You are on page 1of 384

CÔNG TY TNHH MỎ NIKEL BẢN PHÚC

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THĂM DÒ QUẶNG NIKEL – ĐỒNG TẠI
KHU TẠ KHOA, HỒNG NGÀI, THUỘC CÁC XÃ TẠ
KHOA, MƯỜNG KHOA, HỒNG NGÀI, SONG PE,
HUYỆN BẮC YÊN VÀ KHU TÀ HỘC, XÃ TÀ HỘC,
HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA
(Trữ lượng tính đến tháng 07 năm 2022)
THUYẾT MINH

SƠN LA, 2024


1
CÔNG TY TNHH MỎ NIKEL BẢN PHÚC

Tác giả: Ths. ĐC. Nguyễn Ngọc Hải


KSTĐ. Nguyễn Trọng Hiệp
TS ĐCCT. Nguyễn Bách Thảo
KSĐVL. Nguyễn Khắc Đức
TSĐC. Đinh Hữu Minh
TSĐC. Stuart Owen
Ths. ĐC. Christopher John Ramsay
TSTK. Đinh Thị Thu Hiên
Ths. TK. Stephen John Ennor
KSTK. Elizabeth Cherisse Brown.

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THĂM DÒ QUẶNG NIKEL – ĐỒNG TẠI
KHU TẠ KHOA, HỒNG NGÀI, THUỘC CÁC XÃ TẠ
KHOA, MƯỜNG KHOA, HỒNG NGÀI, SONG PE,
HUYỆN BẮC YÊN VÀ KHU TÀ HỘC, XÃ TÀ HỘC,
HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA
(Trữ lượng tính đến tháng 07 năm 2022)
THUYẾT MINH

CƠ QUAN CHỦ ĐẦU TƯ CHỦ BIÊN


CÔNG TY TNHH
MỎ NIKEL BẢN PHÚC
TỔNG GIÁM ĐỐC

Nguyễn Ngọc Hải

SƠN LA, 2024


2
MỤC LỤC

MỤC LỤC ...................................................................................................................... 2


MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KHU THĂM DÒ ................................................... 10
I.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ..................................................................................................... 10
I.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN ........................................................................ 12
I.2.1. Địa hình ................................................................................................................ 12
I.2.2. Hệ thống sông, suối .............................................................................................. 12
I.2.3. Khí hậu ................................................................................................................. 12
I.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - NHÂN VĂN ................................................................. 12
I.3.1. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................................ 12
I.3.2. Dân cư, kinh tế ..................................................................................................... 13
I.4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN ............................. 15
I.4.1. Giai đoạn trước năm 1954 .................................................................................... 15
I.4.2. Giai đoạn sau năm 1954 ....................................................................................... 15
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA CHẤT MỎ ........................................... 19
II.1. ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VÙNG TẠ KHOA ....................................... 19
II.1.1. Địa tầng ............................................................................................................... 19
II.1.2 Magma xâm nhập................................................................................................. 20
II.1.3. Cấu trúc ............................................................................................................... 21
II.1.4. Đặc điểm đới phong hoá ..................................................................................... 22
II.1.5. Khoáng sản.......................................................................................................... 23
II.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT- KHOÁNG SẢN CÁC KHU THĂM DÒ VÀ CÁC
MỎ ................................................................................................................................ 26
II.2.1. Khu Tạ Khoa ....................................................................................................... 26
II.2.2. Khu Tà Hộc ......................................................................................................... 60
II.2.3. Khu Hồng Ngài ................................................................................................... 66
II.3. ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HÓA: ............................................................................... 73
II.3.1 Đặc điểm thân quặng đặc sít tính trữ lượng, tài nguyên: ..................................... 73
II.3.2. Đặc điểm thân quặng xâm tán tính trữ lượng, tài nguyên: ................................. 87
CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC THĂM DÒ ĐỊA CHẤT VÀ CÁC VẤN ĐỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG .......................................................................................................... 105
III.1. CÔNG TÁC THĂM DÒ ĐỊA CHẤT ............................................................. 105
III.1.1. Cơ sở phân nhóm mỏ thăm dò. ........................................................................ 105
III.1.2. Công tác trắc địa .............................................................................................. 108
III.1.3. Công tác địa chất ............................................................................................. 128
III.1.4. Công tác địa hóa. ............................................................................................. 131
III.1.5. Công tác địa vật lý ........................................................................................... 139
III.1.6. Thi công công trình thăm dò ........................................................................... 149
3
III.1.7. Công tác lấy, gia công và phân tích mẫu ......................................................... 155
III.1.8. Đánh giá chất lượng kết quả phân tích mẫu .................................................... 166
III.2. CÁC VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ...................................................... 171
III.2.1. Các loại mẫu đã lấy để thí nghiệm, xác định sự có mặt của các khoáng sản
khác, khoáng sản quý hiếm và phóng xạ. .................................................................... 171
III.2.2 Ảnh hưởng của công tác thăm dò đến môi trường ........................................... 172
III.3. NHỮNG THAY ĐỔI VỀ DIỆN TÍCH, PHƯƠNG PHÁP, KHỐI LƯỢNG
..................................................................................................................................... 176
CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG VÀ TÍNH CHẤT CÔNG NGHỆ CỦA
KHOÁNG SẢN .......................................................................................................... 180
IV.1. ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG KHOÁNG SẢN .............................................. 180
IV.1.1. Kiểu quặng tự nhiên và kiểu quặng công nghiệp ............................................ 180
Căn cứ vào đặc điểm thành phần vật chất và kiểu nguồn gốc thành tạo quặng diện tích
thăm dò có thể chia ra 04 kiểu quặng tự nhiên và 02 kiểu quặng công nghiệp như sau:
..................................................................................................................................... 180
IV.1.2. Thành phần khoáng vật. .................................................................................. 180
IV.1.3 Thành phần hóa học ......................................................................................... 191
IV.1.4. Tính chất cơ lý của đá và quặng ...................................................................... 200
IV.2. TÍNH CHẤT CÔNG NGHỆ CỦA QUẶNG ................................................. 203
IV.2.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 203
IV.2.2 Yêu cầu chất lượng tinh quặng Ni.................................................................... 204
IV.2.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 204
IV.2.4 Hàm lượng quặng đầu vào nghiên cứu mẫu công nghệ quặng sulfua nguyên
sinh............................................................................................................................... 205
IV.2.5 Đặc điểm thành phần độ hạt. ............................................................................ 207
IV.2.6 Gia công mẫu ................................................................................................... 207
IV.2.7 Kết quả nghiên cứu khả tuyển .......................................................................... 208
IV.3 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................................. 232
IV.3.1 Kết luận. ........................................................................................................... 232
IV.3.2 Đề xuất ............................................................................................................. 234
IV.4. ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN VẬT CHẤT VÀ CƠ LÝ ĐẤT ĐÁ BÓC. .......... 234
IV.4.1 Thành phần khoáng vật .................................................................................... 234
IV.4.2 Thành phần hóa học đá bóc. ............................................................................. 234
IV.4.3. Tính chất cơ lý ................................................................................................. 234
IV.4.4 Kết quả thí nghiệm đầm chặt tiêu chuẩn. ......................................................... 238
IV.4.5. Mức độ bám dính nhựa đường. ....................................................................... 238
IV.4.6. Mức độ nén dập trong xi lanh ......................................................................... 238
IV.4.7. Mức độ mài mòn trong tang quay ................................................................... 239
IV.4.8. Mức độ phóng xạ ............................................................................................. 239

4
CHƯƠNG 5: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN, ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
VÀ ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT KHAI THÁC MỎ ................................................... 241
V.1 CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐCTV-ĐCCT VÀ KỸ THUẬT KHAI
THÁC MỎ .................................................................................................................. 241
V.1.1. Mục tiêu ............................................................................................................ 241
V.1.2. Nhiệm vụ .......................................................................................................... 241
V.1.3. Khối lượng ........................................................................................................ 241
V.1.4. Nội dung công tác kỹ thuật ............................................................................... 244
V.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN ............................................................. 261
V.2.1. Đặc điểm nước mưa .......................................................................................... 261
V.2.2. Đặc điểm nước mặt ........................................................................................... 264
V.2.3. Đặc điểm nước dưới đất ................................................................................... 271
V.2.4. Dự báo lượng nước chảy vào mỏ ..................................................................... 274
V.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH......................................................... 284
V.3.1. Đặc điểm đất đá trong phạm vi thăm dò ........................................................... 284
V.3.2. Tính chất cơ lý của đất đá ................................................................................. 286
V.3.3. Các hiện tượng địa chất tự nhiên và địa chất công trình .................................. 290
V.4. ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT KHAI THÁC MỎ.................................................. 290
V.4.1. Điều kiện khai thác mỏ lộ thiên ........................................................................ 291
V.4.2. Điều kiện khai thác mỏ hầm lò ......................................................................... 294
V.5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 300
CHƯƠNG 6 CÔNG TÁC TÍNH TRỮ LƯỢNG .................................................... 301
VI.1. CHỈ TIÊU TÍNH TRỮ LƯỢNG TẠM THỜI............................................... 301
VI.1.1 Chỉ tiêu đối với loại quặng sulfua đặc sít: ........................................................ 301
VI.1.2 Chỉ tiêu đối với loại quặng sulfua xâm tán. ..................................................... 301
VI.1.3 Quặng oxi hóa (OXH). ..................................................................................... 302
VI.2. NGUYÊN TẮC KHOANH NỐI THÂN QUẶNG TÍNH TRỮ LƯỢNG ... 302
VI.2.1 Nguyên tắc khoanh nối thân quặng tính trữ lượng ........................................... 302
VI.3. XẾP CẤP TRỮ LƯỢNG ................................................................................. 303
VI.4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRỮ LƯỢNG ......................................................... 305
VI.4.1 Phương pháp mặt cắt song song thẳng đứng .................................................... 305
VI.4.2. Phương pháp khối địa chất .............................................................................. 306
VI.5. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ TÍNH TRỮ LƯỢNG ................................... 307
VI.6. KẾT QUẢ TÍNH TRỮ LƯỢNG VÀ TÀI NGUYÊN CÁC THÂN QUẶNG
..................................................................................................................................... 310
V.6.1. Kết quả tính trữ lượng theo phương pháp mặt cắt song song thẳng đứng. ...... 311
V.6.1.1. Kết quả tính trữ lượng và tài nguyên quặng sulfua Ni xâm tán. ................... 311
VI.6.2. Kết quả tính trữ lượng các thân quặng bằng phương pháp khối địa chất. ...... 335
VI.6.3 Khối lượng đất, đá bóc. .................................................................................... 336
CHƯƠNG 7 ................................................................................................................ 337
5
HIỆU QUẢ THĂM DÒ............................................................................................. 337
VII.1 CƠ SỞ TÍNH CHI PHÍ THĂM DÒ .............................................................. 337
VII.2. CHI PHÍ GIÁ THÀNH CHO CÔNG TÁC THĂM DÒ ............................. 338
VII.3 HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THĂM DÒ ............................................................ 350
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 351
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 355

6
MỞ ĐẦU
Cơ sở pháp lý thành lập báo cáo
Báo cáo kết quả thăm dò được lập trên cơ sở các văn bản pháp lý sau:
- Giấy phép thăm dò số: 1366/GP-BTNMT ngày 10/7/2014.
- Giấy phép thăm dò khoáng sản (gia hạn) số: 2404/GP-BTNMT ngày 30/7/2018.
- Công văn 6506/BTNMT-ĐCKS ngày 27/10/2021 về việc cho phép Công ty điều
chỉnh khối lượng thăm dò của Giấy phép thăm dò số 2404/GP-BTNMT.
- Công văn số 2071/ĐCKS – KS ngày 20/7/2022 của Tổng cục Địa chất và Khoáng
sản Việt Nam về việc cho phép lập Báo cáo thăm dò quặng nikel – đồng tại tỉnh Sơn La.
- Công văn số 2397/ĐCKS-ĐC ngày 12/8/2022 của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản
Việt Nam về kết quả giám sát và kiểm tra tài liệu thi công Đề án thăm dò quặng nikel-đồng
tại khu vực huyện Bắc Yên và huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
- Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT Quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa
mỏ khoáng sản mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp
phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, trình tự thủ tục đóng
cửa mỏ khoáng sản.
Chủ đầu tư, cơ quan giám sát
Chủ đầu tư
Công ty TNHH Mỏ Nikel Bản Phúc (BPNM) có Giấy chứng nhận đầu tư số
241022000033 đăng ký lần đầu ngày 30/7/2007, điều chỉnh lần thứ 8 ngày 06/11/2014 do
UBND tỉnh Sơn La chứng nhận; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5500163026
đăng ký lần đầu ngày 30/7/2017 đăng ký thay đổi lần thứ 11, ngày 06/10/2021.
Công ty có chứng nhận nghành nghề kinh doanh thăm dò, khai thác quặng nikel và
đồng. Công ty có đủ nguồn tài chính cũng như đội ngũ kỹ thuật để thực hiện đề án.
Cơ quan giám sát
Liên đoàn Địa chất Tây Bắc giám sát theo văn bản giao nhiệm vụ số 1147/ĐCKS-
ĐC ngày 11/6/2020 và văn bản số 3431/ĐCKS-ĐC ngày 9/12/2021 của Tổng cục Địa
chất và khoáng sản Việt Nam.
Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án.
Mục tiêu của Đề án:
- Thăm dò tính trữ lượng đạt: 21,0 triệu tấn quặng Ni - Cu.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, qui mô các thân quặng, chất lượng và tính chất công
nghệ quặng.
- Nghiên cứu đặc điểm ĐCTV-ĐCCT và cơ sở địa hình đáp ứng yêu cầu thiết kế khai
thác mỏ.
Nhiệm vụ của Đề án:
- Đo vẽ bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:25.000 trên diện tích 49,7 km2 xác định các
khu vực tồn tại các thân quặng nickel, khoanh định diện tích có triển vọng để thi công thăm
dò.

7
- Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000 (h=2m), xác định các tuyến và công trình
thăm dò từ thiết kế ra thực địa và từ thực địa vào bản đồ.
- Đo vẽ lập bản đồ địa chất- khoáng sản, tỷ lệ 1:2.000 “xác định, khoanh định chính
xác cấu trúc thân khoáng, tính trữ lượng và tài nguyên theo qui định hiện hành”.
- Đo địa vật lý phục vụ cho công tác khoan thăm dò.
- Nghiên cứu đặc điểm ĐCTV- ĐCCT và điều kiện khai thác mỏ.
- Thi công công trình hào, vết lộ, khoan máy, lấy, gia công và phân tích các loại mẫu.
- Lấy mẫu công nghệ nhằm nghiên cứu tính chất công nghệ quặng.
Khối lượng công tác thăm dò của Đề án (giai đoạn 2014-2022):
- Đo vẽ địa chất khu vực tỷ lệ 1:25.000 diện tích 49,7/49,7km2.
- Đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000 diện tích 1,81/9,9 km2 đạt 18,25% so với Đề án
do mới thi công tại 03/11 tiểu khu gồm (Bản Chạng 1,02 km2 , Suối Đán 0,3977 km2 và
Bản Khoa 0,39 km2.)
- Đo vẽ sơ đồ địa chất chi tiết tỷ lệ 1:2.000 diện tích 17,27/17,27 km2 .
- Đo vẽ sơ đồ ĐCTV - ĐCCT tỷ lệ 1:2.000 diện tích 4,05/9,9 km2 đạt 40,9% do mới
thi công tại 04/12 tiểu khu
- Khối lượng khoan thăm dò đã được thực hiện 93.873m/ 517 lỗ khoan đạt 65,05%
so với Đề án. Do mới tập trung thi công khoan tại 04 tiểu khu, các tiểu khu khác tỷ lệ thi
công khoan còn thấp.
- Công trình khai đào (106 công trình hào, 15 vết lộ) đã được thực hiện 3.752,55 m3
đạt 51,6% do thân quặng ẩn, phân bố sâu so với dự kiến nên công tác đào hào không phù
hợp, một số tiểu khu chưa thi công công tác hào.
- Công trình lò đã thi công 01 công trình lò (trong đó có 01 lò chính và 06 lò ngách)
với tổng chiều sâu đã đào là 906,8m đạt 85,39%.
- Công tác địa vật lý trường chuyển đã đo 592 điểm/1.224 điểm đạt 48,37% do chưa
thi công tại một số tiểu khu.
- Lấy gia công và phân tích: Mẫu hóa (lỗ khoan, hào, vết lộ, lò, địa hóa kiểm tra):
19.899 mẫu, trong đó mẫu lõi khoan 16.788 mẫu, mẫu rãnh 828 mẫu, mẫu địa hóa kiểm tra
147 mẫu, mẫu kiểm soát chất lượng 2.136 mẫu; mẫu công nghệ: 05 mẫu; mẫu thạch học lát
mỏng: 131 mẫu; mẫu khoáng tướng: 115 mẫu; mẫu silicat: 28 mẫu; mẫu phóng xạ: 18 mẫu;
mẫu cơ lý đá 65 mẫu; cơ lý đất 35 mẫu; mẫu hóa nước toàn diện: 31 mẫu; mẫu vi lượng
độc hại: 01 mẫu, mẫu vi sinh: 01 mẫu, mẫu thể trọng: phân tích tại thực địa là 16.788 mẫu,
kiểm tra mẫu thể trọng trong phòng thí nghiệm 109 mẫu, lấy và phân tích mẫu địa hóa tại
thực địa 7.644 mẫu. Mẫu phân tích giảm do khối lượng khoan giảm, mới thi công chủ yếu
tại 04 tiểu khu Bản Khoa, Bản Phúc, Suối Đán và Bản chạng, các tiểu khu khác tỷ lệ thi
công còn thấp, riêng mẫu nghiên cứu công nghệ tăng từ 02 thành 04 mẫu do đặc điểm
khoáng hóa tại 04 tiểu khu đã thăm dò là khác nhau.

8
- Kết quả thăm dò.
+ Công tác thăm dò tại 04 tiểu khu: Bản Phúc, Bản Khoa (quặng sulfua Ni xâm tán),
Bản Chạng, Suối Đán (quặng sulfua đặc sít) đã cơ bản hoàn thành, với diện tích
2,2km2/34,74km2 (chiếm 6,34%) diện tích dự kiến.
+ Kết quả thăm dò đã tính được trữ lượng cấp 122: 45.476.676 tấn quặng chứa
224.314 tấn kim loại Ni, 33.662 tấn kim loại Cu, 6.215 tấn kim loại Co, trong đó quặng
sulfua Ni xâm tán: 43.686.455 tấn quặng chứa 208.975 tấn kim loại Ni và 23.184 tấn Cu,
5.402 tấn Co; quặng sulfua đặc sít: 1.790.221 tấn quặng chứa 15.339 tấn kim loại Ni,
10.478 tấn Cu và 813 tấn Co.
Tài nguyên cấp 222: 5.588.558 tấn quặng chứa 33.975 tấn kim loại Ni, 6.069 tấn kim
loại Cu, 832 tấn kim loại Co, trong đó quặng Ni xâm tán: 5.266.917 tấn quặng chứa 32.401
tấn kim loại Ni và 4.741 tấn Cu, 740 tấn Co; quặng Ni đặc sít: 321.641 tấn quặng chứa
1.574 tấn Ni, 1.328 tấn Cu và 92 tấn Co.
Công tác thăm dò được tiến hành tuần tự các phương pháp theo Đề án đã phê duyệt.
Chất lượng thi công các công trình đạt yêu cầu, các tài liệu đã thu thập đầy đủ đúng quy
định có độ tin cậy để lập Báo cáo tổng kết.
Tham gia lâp Báo cáo kết quả thăm dò gồm: Ths ĐC. Nguyễn Ngọc Hải, KSĐC
Hoàng Trung Phong, KSTĐ Nguyễn Trọng Hiệp, KSĐC Bùi Huy Thái, Hoàng Anh Việt,
Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Khương Bình, Trần Duy Long, Đỗ Văn Hoàng, Đỗ Đình Luân,
Hoàng Quốc Tuấn, Trần Quốc Dũng, Nguyễn Thiện Công, Ths ĐC Lê Gia Mừng, TSĐC
Đinh Hữu Minh, KSĐVL Nguyễn Khắc Đức, Ths ĐCTV-ĐCCT Cao Việt Anh, TS ĐCTV-
ĐCCT Nguyễn Bách Thảo, TS ĐC Stuart Owen, Ths ĐC Christopher John Ramsay, TS
Tuyển khoáng Đinh Thị Thu Hiên, Ths Tuyển khoáng Stephen John Ennor, KS Tuyển
khoáng Elizabeth Cherisse Brown, KS Khai thác Nguyễn Văn Thành, KS Môi trường
La Công Biểu, KS khoan Nguyễn Sỹ Hương, Ths khoan Vũ Bá Muôn…
Trong quá trình thi công, thu thập tài liệu và lập Báo cáo, tập thể tác giả luôn nhận
được sự giúp đỡ và góp ý của lãnh đạo và chuyên viên Tổng cục Địa chất và Khoáng sản
Việt Nam, Văn phòng Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản Quốc gia, Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Sơn La và Chính quyền các xã thuộc huyện Mai Sơn và Bắc Yên.
Nhân dịp này tập thể tác giả xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ quý báu đó!

9
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ KHU THĂM DÒ
I.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Khu vực thăm dò quặng nikel – đồng thuộc các xã Mường Khoa, Hồng Ngài, Tạ
Khoa, Song Pe thuộc huyện Bắc Yên và xã Tà Hộc thuộc huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
có diện tích 49,7km2 theo giấy phép thăm dò số 1366/GP-BTNMT (Hình I.1, Bảng I.1)
và diện tích 34,71km2 theo giấy phép thăm dò (gia hạn) số 2404/GP-BTNMT (Hình I.2,
bảng I.2) sau đây gọi là (khu thăm dò). Ranh giới các giấy phép được xác định bởi các
điểm góc có tọa độ theo hệ VN-2000, kinh tuyến trục 1050, múi chiếu 60 như sau:
Bảng I.1 Bảng tọa độ các điểm mốc ranh giới khu vực thăm dò
theo giấy phép thăm dò số 1366/GP-BTNMT.
Hệ tọa độ VN2000 Hệ tọa độ VN2000
Tên 0
(Kinh tuyến trục 105 , múi chiếu Tên (Kinh tuyến trục 1050, múi chiếu
điểm 0
6) điểm 60)
góc góc
X (m) Y (m) X (m) Y (m)
Khu Tà Hộc (13,6 km2) TK26 2.343.495 433.338
TK1 2.351.861 417.757 TK27 2.343.488 435.207
TK2 2.351.861 418.141 TK28 2.342.770 435.207
TK3 2.352.247 418.141 TK29 2.341.762 436.226
TK4 2.352.238 419.275 TK30 2.340.864 436.222
TK5 2.349.987 419.275 TK31 2.340.866 434.703
TK6 2.349.687 419.575 TK32 2.341.410 434.692
TK7 2.349.522 419.574 TK33 2.341.422 432.353
TK8 2.349.458 421.572 TK34 2.340.483 432.350
TK9 2.348.418 422.379 TK35 2.340.482 431.347
TK10 2.345.600 422.369 TK36 2.342.421 431.338
TK11 2.345.605 420.936 TK37 2.342.427 430.283
TK12 2.347.358 419.771 TK38 2.343.741 428.358
TK13 2.348.421 419.775 TK39 2.343.747 427.044
TK14 2.348.419 419.068 TK40 2.345.445 425.293
TK15 2.350.403 417.757 Khu Hồng Ngài (10,6 km2)
Khu Tạ Khoa (25,5 km2) TK41 2.344.494 438.113
TK16 2.348.487 425.305 TK42 2.344.483 440.971
TK17 2.348.484 426.126 TK43 2.343.406 440.971
TK18 2.347.680 426.888 TK44 2.343.406 441.994
TK19 2.345.646 426.879 TK45 2.341.765 441.988
TK20 2.344.560 428.959 TK46 2.341.772 440.152
TK21 2.344.555 430.107 TK47 2.343.085 438.111
TK22 2.344.845 430.109 TK48 2.342.867 443.742
TK23 2.344.841 431.345 TK49 2.342.861 445.431
TK24 2.344.154 431.342 TK50 2.341.388 445.426
TK25 2.344.146 433.338 TK51 2.341.391 443.737
Tổng diện tích thăm dò: 49,7 km2

10
Bảng I.2 Bảng tọa độ các điểm mốc ranh giới khu vực thăm dò
theo giấy phép thăm dò (gia hạn) số 2404/GP-BTNMT.

Hệ tọa độ VN2000 Hệ tọa độ VN2000


Tên Tên
(Kinh tuyến trục 1050, múi chiếu (Kinh tuyến trục 1050, múi chiếu
điểm điểm
60) 60 )
góc góc
X (m) Y (m) X (m) Y (m)
Khu Tà Hộc: 8,72 km2 TK29 2.343.495 433.338
TK1 2.350.426 418.256 TK30 2.342.769 434.923
TK2 2.350.426 419.275 TK31 2.341.797 435.958
TK3 2.349.987 419.275 TK32 2.340.864 435.955
TK4 2.349.687 419.575 TK33 2.340.866 434.703
TK5 2.349.522 419.574 TK34 2.341.410 434.692
TK6 2.349.494 420.455 TK35 2.341.422 432.353
TK7 2.346.838 422.373 TK36 2.340.483 432.350
TK8 2.345.600 422.369 TK37 2.340.482 431.548
TK9 2.345.600 420.936 TK38 2.341.948 431.554
TK10 2.347.358 419.771 TK39 2.341.949 431.336
TK11 2.348.421 419.775 TK40 2.342.421 431.338
TK12 2.348.419 419.068 TK41 2.342.427 430.283
TK13 2.349.653 418.253 TK42 2.343.370 428.902
Khu Tạ Khoa: 21,10 km2 TK43 2.343.671 428.903
TK14 2.348.487 425.305 TK44 2.343.996 428.253
TK15 2.348.484 426.126 TK45 2.344.001 426.782
TK16 2.347.680 426.888 TK46 2.345.445 425.293
TK17 2.346.499 426.883 Khu Hồng Ngài: 4,89 km2
TK18 2.347.537 425.301 TK47 2.343.876 438.112
TK19 2.345.871 425.295 TK48 2.343.873 438.771
TK20 2.345.867 426.126 TK49 2.342.292 440.996
TK21 2.345.138 427.002 TK50 2.341.769 440.996
TK22 2.345.135 427.848 TK51 2.341.772 440.152
TK23 2.344.560 428.959 TK52 2.343.085 438.111
TK24 2.344.555 430.107 TK53 2.342.867 443.742
TK25 2.344.845 430.109 TK54 2.342.861 445.431
TK26 2.344.841 431.345 TK55 2.341.388 445.426
TK27 2.344.154 431.342 TK56 2.341.389 444.775
TK28 2.344.146 433.338 TK57 2.342.424 443.740
Tổng diện tích thăm dò: 34,74 km2

11
I.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
I.2.1. Địa hình
Khu vực thăm dò có địa hình núi cao, dốc đứng, phân cắt mạnh, hiểm trở. Độ cao
thấp nhất 80m, cao nhất 1.969m. Các dãy núi chạy theo phương Tây Bắc-Đông Nam và
bị chia cắt bởi hệ thống suối nhỏ. Sườn dốc từ 30-400.
Địa hình các thung lũng xâm thực mạnh, chủ yếu có dạng chữ V. Ở một số cửa suối
lớn như: suối Khoa, suối Đăm có các vùng trũng hẹp với chiều rộng không quá 100m.
I.2.2. Hệ thống sông, suối
Trong khu vực thăm dò có dòng sông Đà chảy qua theo phương Tây Bắc-Đông
Nam. Hiện tại đoạn sông này thuộc lòng hồ thuỷ điện nên rất thuận lợi cho giao thông
đường thuỷ nối khu vực thăm dò với tỉnh Hoà Bình và thành phố Hà Nội. Mặt khác sông
Đà còn là nguồn cung cấp nước chính phục vụ việc khai thác, chế biến quặng ở mỏ Bản
Phúc.
Các suối trong khu vực thăm dò là suối Khoa và suối Đăm, chảy theo phương Tây
nam-Đông bắc và phương Đông nam-Tây bắc đổ vào sông Đà. Trong các lòng suối này
và các khe nhỏ của chúng lộ đá gốc, thuận lợi cho việc khảo sát địa chất và thường có
nước quanh năm thuận tiện phục vụ cho khoan thăm dò.
I.2.3. Khí hậu
Khu vực thăm dò nói riêng và vùng Tây Bắc Việt Nam nói chung có hai mùa rõ rệt.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều từ tháng 6 đến tháng 8, nhiệt độ cao nhất
33-39oC. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau và cũng là mùa lạnh. Nhiệt độ: thấp
nhất có thể tới 2oC, cao nhất 28oC, trung bình từ 12-14oC.
Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 2.032 mm. Độ ẩm trung bình khoảng 80%.
Sáu tháng cuối năm độ ẩm cao hơn so với sáu tháng đầu năm. Lượng nước bốc hơi trung
bình hàng năm khoảng 1.345 mm.
I.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - NHÂN VĂN
I.3.1. Cơ sở hạ tầng
Trong vùng thăm dò có các tuyến giao thông chính như (Hình I.1): đường thủy là
hồ sông Đà; đường bộ là Quốc lộ 6 và Quốc lộ 37.
Giao thông đường thuỷ theo sông Đà rất thuận lợi, các loại tàu, thuyền, canô có thể
đi lại dễ dàng, phục vụ thăm dò, khai thác và vận chuyển tinh quặng Ni-Cu.
Có thể đi đường bộ đến khu vực thăm dò theo Quốc lộ số 6, đến ngã ba Cò Nòi đi
theo Quốc lộ số 37 khoảng 35km, hoặc từ Hà Nội theo quốc lộ 37 qua cầu Tạ Khoa đi
khoảng 5km là đến khu vực thăm dò.
Từ trung tâm vùng thăm dò có các đường mòn và đường rải đá đi vào các bản các
tuyến khảo sát và tuyến thăm dò. Tuy nhiên những con đường này khá dốc và xấu đi lại
rất khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các công tác
thăm dò đặc biệt là công tác khoan máy.
Khu vực thăm dò có các đường điện từ 220KvA đến 35KvA có thể nối xuống khu
vực mỏ và khu vực thăm dò phục vụ cho công tác khai thác, chế biến quặng.
12
Liên lạc viễn thông thuận tiện, mạng lưới internet cáp quang và hệ thống các trạm
phát sóng di động BTS phủ khắp các khu dân cư nằm trong khu vực thăm dò.
I.3.2. Dân cư, kinh tế
Dân cư trong vùng khá thưa, chủ yếu là người Thái (64,76%), H’Mông (26,6%),
Mường (6,28%), Khơ Mú (1,69%) và người Kinh (0,67%).
Nhân dân trong khu vực thăm dò sống bằng nghề nông, trồng lúa và nương rẫy một
số ít buôn bán nhỏ lẻ, hầu như không có ngành công nghiệp, chỉ có các dịch vụ sửa chữa
nhỏ.
Hầu hết các xã đều có hệ thống các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Ở
đây con em các dân tộc đều được học tiếng Việt và tiếng Thái. Mạng lưới y tế cơ sở có
từ cấp xã.

13
Hình I.1: Sơ đồ vị trí, giao thông vùng thăm dò

14
I.4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
Lịch sử nghiên cứu địa chất khu vực được khái quát như sau:
I.4.1. Giai đoạn trước năm 1954
Đầu thế kỷ 20 các nhà địa chất Pháp đã nghiên cứu sự uốn nếp và các đới dập vỡ ở
trung và hạ lưu sông Đà (J. Deprat, 1914); địa chất Bắc Trung Kỳ và Bắc Kỳ, lập bản
đồ địa chất tỷ lệ 1:250.000 (Ch. Jacob, 1921), tỷ lệ 1:100.000 (L. Dussault, 1929); bản
đồ địa chất vùng Tây Bắc- Thượng Lào tỷ lệ 1:500.000 (J. Fromaget, 1937-1941).
Nhìn chung, tài liệu của các công trình trên là rất sơ lược. Các tác giả đã đưa ra khái
niệm "cửa sổ Tạ Khoa" và thể hiện một số ít khối nhỏ gabrodiabas xuyên lên các thành
tạo Paleozoi, tuy nhiên các khối siêu mafic chưa được đề cập tới.
I.4.2. Giai đoạn sau năm 1954
Sau năm 1954 công tác điều tra địa chất, khoáng sản được tiến hành theo qui hoạch
tổng thể và có hệ thống. Trên diện tích vùng Tạ Khoa đã điều tra lập bản đồ địa chất,
khoáng sản tỷ lệ 1:500.000, 1:200.000 và gần đây đã điều tra lập bản đồ địa chất khoáng
sản tỉ lệ 1:50.000 (Lê Thanh Hựu và nnk..., 2007). Kết quả điều tra cơ bản đã khoanh
định các thể đá siêu mafic liên quan với quặng Ni-Cu được xếp vào phức hệ Ba Vì, gồm
các thành tạo từ siêu mafic đến mafic. Về khoáng sản đã đăng ký 4 mỏ, điểm quặng Ni-
Cu gồm: Bản Mông, Bản Chạng, Bản Khoa, Bản Phúc và 5 điểm khoáng hoá sulfur Ni-
Cu, gồm: Bản Vờ, Bản Cải, Đèo Chẹn, Bản Nguồn, Núi Hom, Cò Mi và Suối Cháy.
Công tác tìm kiếm, thăm dò khoáng sản gồm các giai đoạn sau:
I.4.2.1. Giai đoạn 1954-1993
- Năm 1956: Các nhà địa chất Việt Nam và Liên Xô đã tìm kiếm quặng đồng tại tiểu
khu Bản Phúc bằng các hào, giếng, đã phát hiện ra mạch quặng sulfur Ni-Cu đặc sít,
chiều dài 530 m, dày 6,6-7m, có hàm lượng Cu trung bình là 1,1% và hàm lượng Ni
trung bình là 0,55%.
- Năm 1960-1963: Đoàn Địa chất 17 đã tiến hành thăm dò mỏ Ni- Cu Bản Phúc và
tìm kiếm khu vực xung quanh trong đó có thăm dò thân quặng sulfua đặc sít. Khối lượng
các công trình thăm dò thân quặng sulfua đặc sít tại mỏ Bản Phúc gồm khoan thăm dò
5.063,23m/17 lỗ khoan, 2.837,5m lò, 5.811,1m hào, 10.457 mẫu phân tích hoá và đo vẽ
địa chất tỷ lệ 1:10.000. Kết quả công tác thăm dò đã tính được trữ lượng cấp B+C1+C2
của kim loại đồng, nikel, coban là 163.332 tấn, trong đó 119.402 tấn kim loại nikel,
40.493 tấn đồng và 3.437 tấn kim loại coban.
Khối lượng các công trình tìm kiếm và thăm dò khu vực ngoại vi thân quặng sulfur
đặc sít mỏ Bản Phúc: khoan thăm dò 6.241,01m, 200m lò, 467,2m hào, 2.344 mẫu phân
tích. Kết quả đã phát hiện được các tiểu khu Ni- Cu ở Bản Chạng, Bản Khoa....
I.4.2.2. Giai đoạn từ năm 1993 đến tháng 7 năm 2014
- Năm 1993, Xí nghiệp Liên doanh Mỏ nikel Bản Phúc đã thăm dò bổ sung diện tích
thuộc Dự án khai thác mỏ Bản Phúc và điều tra, đánh giá tài nguyên các tiểu khu xung
quanh mỏ Bản Phúc.
15
- Khảo sát, tìm kiếm trên toàn bộ diện tích được cấp phép 600km2 bao gồm, lấy mẫu
địa hoá bùn đáy, đo từ mặt đất 59 tuyến;
- Bay đo từ tỷ lệ 1:50.000 trên diện tích 600km2, do Liên đoàn Đoàn Vật lý Địa chất
thực hiện. Công ty tổ chức bay đo trường chuyển (EM) và từ hàng không độ cao thấp
bằng trực thăng trên toàn bộ diện tích 600km2, khoảng cách tuyến 250m, tổng chiều dài
tuyến đo 4.200km; đo địa vật lý và trường chuyển trong mỏ theo mạng lưới 100x25m
và khu liền kề mạng lưới 200x25m.
- Lấy mẫu thạch hoá các đá xâm nhập và phun trào trong khu vực; Đo vẽ lập bản đồ
địa chất tỷ lệ 1:50.000 trên diện tích 600km2.
- Đo vẽ lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:2.000 cho tiểu khu Bản Phúc với diện tích 1,94
2
km .
- Khoan thăm dò 4.643,06/24 lỗ khoan tìm kiếm và khoan kiểm tra dị thường địa
vật lý. Đào một số hào.
-Thăm dò bổ sung cho mỏ Bản Phúc phục vụ thiết kế khai thác: khoan từ trên mặt
7.106,48m/37 lỗ, khoan trong lò 2.837,90m/75 lỗ khoan, phân tích hàm lượng (Ni, Cu,
Co, S) 3.998 mẫu lõi khoan.
- Thăm dò bổ sung nâng cấp các khối tài nguyên 333 lên cấp 122: khoan thăm dò
2.710,5m/9 lỗ khoan, phân tích hàm lượng (Ni, Cu, Co, S) 827 mẫu lõi khoan.
- Đã tiến hành lấy và phân tích mẫu, lập bản đồ địa hóa thứ sinh tỉ lệ 1:2.000. Trong
đó công tác lấy, phân tích mẫu tại phòng phân tích và tại thực địa bằng máy Niton với
khối lương 9.384 mẫu.
- Khoan kiểm tra dị thường trường chuyển.
- Lập tuyến thăm dò địa chất, địa vật lý với khoảng cách cọc < 20m: 179,75 km
- Lập tuyến trục thăm dò địa chất với khoảng cách cọc < 20m: 14,0 km
- Đo công trình chủ yếu đưa lên bản đồ: 24 công trình
- Khối lượng khoan thăm dò đã thực hiện cho các tiểu khu trong giai đoạn này là
20.742,8m/103 lỗ khoan, với tổng số mẫu lỗ khoan đã lấy là 6.488 mẫu.
- Đã tiến hành lấy và phân tích mẫu, lập bản đồ địa hóa thứ sinh tỉ lệ 1:2.000. Trong
đó công tác lấy, phân tích mẫu tại phòng phân tích và tại thực địa bằng máy Niton với
khối lương 9.384 mẫu.

16
Bảng I.3 Bảng khối lượng công tác thăm dò đã thi công giai đoạn 1993-2014.

Công tác khoan


Công tác lấy Đo vẽ địa
Số Mẫu lỗ
Khu Tiểu khu Lỗ Khối mẫu địa hóa chất 1/2.000
TT khoan
khoan lượng (m) (m) (Km2)
(mẫu)
1 Bản Phúc 74 14.913,18 5.423 1,94
2 Bản Khoa 679
3 Suối Đán 23 5.186,87 780
Tạ
4 Bản Chạng
Khoa
5 Bản Khằng 1.290
6 Suối Tào 3 301,95 155 2.714
7 Phiêng Pót 1.226
8 Tà Suối Phặng 1.200
9 Hộc Bản Mông 2 96,4 33
10 Suối Háo 1 244,4 97 1.240
Hồng
Suối
11 Ngài 1.035
Chanh
Tổng cộng 103 20.742,8 6.488 9.384 1,94

I.4.2.3. Giai đoạn từ tháng 7 năm 2014 tới nay


- Đo vẽ địa chất khu vực tỷ lệ 1:25.000 diện tích 49,7km2
- Đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000 diện tích 1,81 km2
- Đo vẽ địa chất chi tiết tỷ lệ 1:2.000 diện tích 17,27 km2
- Đo vẽ bản đồ ĐCTV - ĐCCT tỷ lệ 1:2.000 diện tích 4,05 km2
- Công tác địa hóa: Đã tiến hành lấy và phân tích mẫu, lập bản đồ địa hóa thứ sinh tỉ
lệ 1:2.000. Trong đó công tác lấy và phân tích mẫu tại thực địa bằng máy Niton với khối
lương 7.644 mẫu, đã tiến hành gửi phân tích mẫu địa hóa sườn (kiểm tra) bằng phương
pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử là 166 mẫu (gồm mẫu cơ bản và mẫu kiểm soát chất
lượng).
- Công tác địa vật lý trường chuyển đã đo 592 điểm.
- Công trình khai đào (đào hào, vết lộ) đã được thực hiện 3.752,55 m3.
- Công trình lò đã thi công 01 công trình lò (trong đó có 01 lò chính và 06 lò ngách)
với tổng chiều sâu đã đào là 906,8m.
- Khối lượng khoan thăm dò đã được thực hiện 93.873m/ 517 lỗ khoan.
- Phân tích mẫu hóa là 19.899 mẫu, trong đó mẫu lõi khoan 16.788 mẫu, mẫu rãnh
828 mẫu, mẫu địa hóa kiểm tra 147 mẫu và mẫu kiểm soát chất lượng 2.136 mẫu gồm: mẫu
trắng 726 mẫu, 749 mẫu chuẩn và 661 mẫu đúp.
- Mẫu công nghệ đã lấy: 05 mẫu.

17
- Mẫu thạch học lát mỏng: 131 mẫu, khoáng tướng: 115 mẫu, silicat: 28 mẫu, phóng
xạ: 18 mẫu.
- Mẫu cơ lý đá 65 mẫu; cơ lý đất 35 mẫu; mẫu hóa nước 31 mẫu; vi lượng độc hại: 01
mẫu, mẫu vi sinh: 01 mẫu.
- Mẫu thể trọng: Phân tích mẫu thể trọng lỗ khoan tại thực địa là 16.788 mẫu, kiểm
tra mẫu thể trọng với số lượng 109 mẫu.
Hiện trạng khai thác thân quặng sulfua đặc sít Mỏ Bản Phúc
Công ty TNHH Mỏ Nickel Bản Phúc đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy
phép khai thác quăng sulfua đặc sít (Ni, Cu, Co) tại Mỏ Nickel Bản Phúc, xã Mường Khoa,
huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 2089/GP-BTNMT
ngày 17 tháng 12 năm 2007; Giấy phép khai thác khoáng sản số 1211/GP-BTNMT ngày
22 tháng 7 năm 2013; Quyết định về việc điểu chỉnh nội dung Giấy phép khai thác khoáng
sản số 288/QĐ-BTNMT ngày 06 tháng 02 năm 2015; Giấy phép khai thác khoáng sản (Gia
hạn) số 129/GP-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2022. Trữ lượng địa chất được phép khai
thác là 3.138.000 tấn quặng (trữ lượng khai thác: 2.424.600 tấn quặng). Hiện tại trữ lượng
địa chất còn lại là 1.503.528 tấn quặng, trong đó gồm 636.927 tấn quặng sulfua bị oxy hóa,
816.201 tấn quặng sulfua tươi nằm trong phần rìa đường lò đã khai thác và trụ mỏ, và 50.400
tấn quặng ở các khối phần rìa sâu cánh tây và cánh đông thân quặng sulfua đặc sít. Công ty
đang gia hạn thuê đất và lên kế hoạch, phương án để tiếp tục nghiên cứu và khai thác phần
quặng này.

18
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA CHẤT MỎ
Vùng Tạ Khoa (gồm khu Tà Hộc, Tạ Khoa, Hồng Ngài) đã được nhiều tác giả
nghiên cứu, trong Báo cáo này chúng tôi tham khảo và sử dụng tài liệu về địa tầng và
magma của Báo cáo “Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm
tờ Yên Châu" do Lê Thanh Hựu (chủ biên) và nhiều người khác thành lập năm 2007.
Các kết quả điều tra, thăm dò địa chất cho đến nay cho thấy vùng Tạ Khoa là một
nếp lồi phương Tây bắc – Đông Nam, có cấu trúc địa chất phức tạp, khoáng sản chính
và có tiềm năng hơn cả là Ni- Cu. Sau đây là đặc điểm khái quát về địa chất, khoáng sản
(Hình II.1).
II.1. ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VÙNG TẠ KHOA
II.1.1. Địa tầng
Cấu thành nên cấu trúc địa chất của vùng Tạ Khoa là các đá lục nguyên - carbonat,
carbonat và đá núi lửa tuổi từ Devon đến Creta gồm 4 phân vị địa tầng sau đây:
a. Hệ Devon, thống hạ- trung, hệ tầng Nậm Sập (D1-2ns)
Các đá của hệ tầng Nậm Sập lộ ra chủ yếu ở nhân nếp lồi Tạ Khoa, chiếm diện tích
khoảng 140km2. Các đá của hệ tầng bị biến chất mạnh, uốn nếp mạnh mẽ. Hệ tầng được
chia thành 2 tập:
- Tập 1 (D1-2ns1): Gồm các đá phiến thạch anh-biotit, thạch anh-felspat-biotit-
silimanit-granat, đôi khi có cordierit, đá phiến thạch anh- hai mica, thạch anh-felspat-
hai mica-silimanit-cordierit. Ở khu vực từ cầu Tạ Khoa đến Bản Khoa các đá của hệ
tầng bị migmatit hoá. Bề dầy: 760m.
- Tập 2 (D1-2ns2): Gồm các đá phiến thạch anh- felspat-diopsid, thạch anh-felspat-
diopsid-epidot-calcit, thạch anh-diopsid-epidot,calcit-felspat-diopsid, thạch anh felspat-
mica, thạch anh-mica và các thấu kính đá vôi hoa hoá chứa mica. Bề dầy: 730m.
Các hoá thạch tìm thấy đều cho tuổi Devon sớm- giữa.
b. Hệ Devon, thống thượng, hệ tầng Bản Cải (D3bc)
Các đá của hệ tầng Bản Cải lộ ra ở hai cánh của nếp lồi Tạ Khoa tạo thành viền bao
xung quanh hệ tầng Nậm Sập với diện tích khoảng 52km2. Các đá của hệ tầng cũng bị
biến chất, nhưng yếu hơn so với các đá của hệ tầng Nậm Sập và cũng bị vò nhàu uốn
nếp mạnh mẽ. Hệ tầng gồm 2 tập:
- Tập 1 (D3bc1): Nằm chỉnh hợp lên các đá của hệ tầng Nậm Sập, gồm chủ yếu là
đá phiến thạch anh mica, quartzit, sercit. Bề dày: 640m.
- Tập 2 (D3bc2): Đá phylit màu xám, xám sẫm, chuyển lên các đá phiến sét-silic, đá
phiến silic-sét màu xám đen xen sét bột kết. Bề dầy: 600-800m.
c. Hệ Carbon, thống hạ, hệ tầng Đa Niêng (C1đn)
Các đá của hệ tầng Đa Niêng phân bố tạo thành dải bao quanh các đá của hệ tầng
Bản Cải ở cánh đông bắc của nếp lồi Tạ Khoa với tổng diện tích khoảng 25km2. Hệ tầng

19
gồm đá vôi vi hạt, hạt nhỏ màu xám đen phân lớp trung bình đến dày, bề dầy 300m. Hệ
tầng có quan hệ kiến tạo với các hệ tầng Bản Cải, Viên Nam.
d. Hệ Permi, thống thượng, hệ Trias, thống hạ, hệ tầng Viên Nam (P3-T1vn)
Các đá núi lửa của hệ tầng Viên Nam tạo thành hai dải kéo dài theo phương tây bắc
- đông nam ở hai bên cánh nếp lồi Tạ Khoa với tổng diện tích khoảng 30km2. Trong hệ
tầng có mặt các đá thuộc các tướng: tướng phun trào thực sự gồm bazan, bazan hạnh
nhân, bazan porphyr, bazan olivin, bazan cao magne, bazan cầu gối, andesito-bazan;
tướng phun nổ chủ yếu là tuf dung nham bazan; tướng núi lửa gồm trachydacit porphyr,
ryodacit, trachyryolit porphyr. Bề dầy: 400-700m.
e. Hệ Đệ Tứ (ap, dpQ)
Gồm trầm tích sườn lũ, sông tích thành phần là bột, cát, sạn lẫn các mảnh vụn và
tảng đá, bề dày 1-10m.
II.1.2 Magma xâm nhập
Trong vùng Tạ Khoa, hoạt động magma xâm nhập diễn ra khá mạnh mẽ. Theo thành
phần thạch học, đặc điểm thạch hoá- địa hoá cho thấy ở vùng Tạ Khoa có mặt các thành
tạo của phức hệ Ba Vì (P3-T1bv) và phức hệ Phia Bioc (T3npb).
a. Phức hệ Ba Vì (P3-T1bv)
Các đá xâm nhập phức hệ Ba Vì gồm 2 nhóm đá: siêu mafic (P3-T1bv): dunit,
peridotit, verlit, gabro-peridotit (UsP3-T1bv), và nhóm mafic (GP3-T1bv): gabro, gabro
hornblend (pyroxenit biến đổi), gabro diaba, diaba. Chúng phát triển rất rộng rãi trong
vùng Tạ Khoa dưới dạng các khối gần đẳng thước và các đai mạch, có quan hệ xuyên
cắt và nằm tương đối chỉnh hợp theo mặt lớp của các đá thuộc hệ tầng Nậm Sập (D1-
2ns), hệ tầng Bản Cải (D3bc), hệ tầng Đa Niêng (C1đn) và các đá phun trào mafic của hệ

tầng Viên Nam (P1-T1vn) theo phương kéo dài tây bắc-đông nam (trùng phương cấu trúc
chung).
Các đá siêu mafic của phức hệ Ba Vì xuyên cắt các đá trầm tích lục nguyên tuổi
Devon bị biến chất mạnh, thuộc phần trung tâm của nếp lồi Tạ Khoa. Đây là những đối
tượng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với tạo quặng sulfua Ni- Cu ở trong khu vực
này. Đó là các thể xâm nhập mafic lộ ở Bản Mông, Bản Khằng, Bản Phù Luông, Phiêng
Pót, Bản Phúc, Bản Khoa, Suối Đán, Bản Chạng, Cò Muồng, Suối Tào, Bản Chanh (suối
Chanh), Suối Háo. Trong số các thể xâm nhập siêu mafic vừa nêu, chỉ có khối Bản Phúc,
khối Bản Khoa và khối Bản Khằng là lớn hơn cả, đều có diện tích khoảng 0,5 km2.
Các đá mafic chủ yếu phân bố ở hai cánh của cấu trúc nếp lồi Tạ Khoa dưới dạng
đai mạch xuyên theo mặt lớp, mặt ép phiến của các đá và đều có phương chung là tây
bắc- đông nam. Riêng ở vùng Chim Thượng- Chim Hạ xuất hiện một số khối xâm nhập
mafic có dạng thấu kính khá lớn, trong đó khối lộ ra ở Chim Hạ là lớn hơn cả với chiều
dài hơn 3 km, rộng 300- 400m, kéo dài theo phương tây bắc- đông nam. Khối này có
thành phần chủ yếu là: gabro và gabrodiabas.
b. Phức hệ Phia Bioc (T3n pb)
20
Các đá thuộc phức hệ phân bố chủ yếu ở vùng Tà Hộc- Chim Vàn và Tạ Khoa thuộc
nửa tây bắc của cấu trúc nếp lồi Tạ Khoa. Chúng xuyên cắt, gây sừng hóa các đá của hệ
tầng Nậm Sập, Bản Cải và Đa Niêng. Phức hệ gồm 2 pha:
+ Pha 1: granit biotit, granit biotit dạng porphyr, granit hai mica, hạt nhỏ- vừa.
+ Pha 2: pegmatit granit, aplit granit màu xám, xám sáng.
Chúng tạo thành các khối dạng đẳng thước hoặc dạng thấu kính với chiều rộng từ
vài chục mét tới 300-400m, dài vài trăm mét tới 1,3km và các mạch nhỏ có chiều rộng
từ vài chục centimet tới 10-15m, dài vài mét tới vài chục mét, phát triển theo phương tây
bắc-đông nam. Tuổi của phức hệ được xếp vào sát trước Nori (T3n)
II.1.3. Cấu trúc
a. Uốn nếp
Khu vực thăm dò thuộc phức nếp lồi Tạ Khoa kéo dài theo phương tây bắc-đông
nam, với chiều dài khoảng 35-36km và chiều rộng khoảng 8-12km. Góc dốc của hai
cánh dao động từ 50-700 độ và có nơi gần như dốc đứng. Phần đỉnh của nếp lồi tương
đối thoải (khoảng 300). Trên hai cánh của phức nếp lồi phát triển các nếp uốn cấp cao,
không đối xứng, có trục ngắn và cùng có phương trục với nếp lồi Tạ Khoa.
Phần nhân của phức nếp lồi phân bố các đá biến chất cao của Hệ tầng Nậm Sập.
Phần nhân nếp lồi dài khoảng 13km, rộng 5km. Đây là khu vực phân bố của các thân
quặng sulfua nikel và là đối tượng thăm dò của đề án.
b. Đứt gãy
Hoạt động đứt gãy trong khu vực thăm dò xảy ra khá mạnh, được thể hiện rõ nét
qua các hệ thống đứt gãy gồm tây bắc - đông nam, đông bắc - tây nam. Hệ thống đứt
gãy tây bắc - đông nam thuộc hệ thống đứt gãy sớm và hệ thống tây nam – đông bắc
thuộc hệ thống muộn hơn.
Hệ thống đứt gãy phương tây bắc - đông nam trong khu vực gồm các đứt gãy FI-1
đi qua trung tâm khu Tạ Khoa, đứt gãy FI-2 chạy qua khu Tà Hộc, đứt gãy FI-3 và FI-4
đi qua tiểu khu Suối Chanh, đứt gãy FI-5 đi qua khu Suối Háo khu Hồng Ngài. Hệ thống
đứt gãy này là những đứt gãy sớm nhất trong vùng và liên quan với các khối xâm nhập
và đai magma siêu mafic chứa quặng trong khu vực cấu trúc Tạ Khoa.
Đứt gãy FI-1 (đứt gãy Chim Vàn - Cò Muồng) có chiều dài 18km kéo dài theo
phương Tây Bắc – Đông Nam (150-3300). Đây là đứt gãy dạng đới trượt nghịch và trượt
bằng trái, cắm về phía tây nam 235-2400 với góc dốc 70-80o, biên độ dịch trượt lớn nhất
đạt 1.5- 2,0km. Đứt gãy cắt qua đá của hệ tầng Nậm Sập, Bản Cải, Đa Niêng. Liên quan
tới đứt gãy này có một số đứt gãy phụ dạng lông chim tựa vào đứt gãy này gồm 5 đứt
gãy FI-1a, FI-1b, FI-1c, FI-1d và FI-1e đó là các đứt gãy phát triển chủ yếu theo phương
tây bắc – đông nam cắm về tây nam (210-2300) với góc dốc từ 80-850. Hệ thống đứt gãy
FI-1 có ý nghĩa quan trọng đối với các điểm quặng hóa chứa sulfua Ni-Cu tại tiểu khu:
Bản Phúc, Bản Khoa, Bản Khằng, Suối Đán, Suối Tào và Bản Chạng.

21
Đứt gãy FI-2 (đứt gãy Tà Hộc – Đèo Chẹn) cũng là đứt gãy dạng trượt bằng dốc
đứng, chiều dài khoảng 11 km, cự ly dịch trượt 70-160m, cắm về phía tây tây nam 2550
góc dốc 70-750. Đứt gãy cắt qua các đá của các hệ tầng Bản Cải, Đa Niêng. Liên quan
tới đứt gãy này là một số đứt gãy nhánh gồm có đứt gãy FI-2a và FI-2b. Các đứt gãy
này là đứt gãy thuận, phát triển theo phương tây bắc – đông nam cắm về tây nam 2350
với góc 70-800. Đứt gãy FI-2b liên quan tới các đai siêu mafic- mafic chứa quặng sulfua
Ni-Cu tại Bản Mông và Suối Phặng.
Đứt gãy FI-3 (đứt gãy Suối Chanh- Bản Nguồn) là đứt gãy thuận, phương tây bắc-
đông nam cắm về phía đông bắc 500 với góc dốc 70-750. Dọc theo đứt gãy này có một
số các đai xâm nhâp nhỏ liên quan tới quặng sulfua xâm tán tại Suối Chanh
Đứt gãy FI-5 (đứt gãy Suối Háo) là đứt gãy thuận kéo dài theo tây bắc – đông nam
cắm về đông bắc 300 với góc dốc thay đổi từ 50-700. Dọc theo đứt gãy này có một số
các đai xâm nhâp nhỏ liên quan tơi quặng sulfua xâm tán và sulfua đặc sít tại Suối Háo.
Các đứt gãy hệ thống đông bắc - tây nam thuộc pha muộn hơn, làm dịch chuyển các
đứt gãy hệ thống tây bắc – đông nam và cắm về phía tây bắc và cả hướng đông nam với
góc dốc 70 – 850, cắt và làm dich chuyển các đai xâm nhập và các thân quăng từ vài mét
tới 100m.
II.1.4. Đặc điểm đới phong hoá
Khu vực thăm dò nằm trong vùng núi cao từ +130m đến +1200m, địa hình phân cắt
mạnh, sườn núi dốc 300-450, thung lũng có dạng chữ V. Do ảnh hưởng của khí hậu, nhiệt
độ, nước, v.v… trải qua thời gian hàng trăm triệu năm, các đá gốc ở đây đã hình thành
đới phong hoá khá dày, đặc biệt khối siêu mafic Bản Phúc và Bản Khoa.
Đặc điểm đới phong hoá và oxi hóa của các đá:
Các đá có thành phần gồm: đá phiến thạch anh mica, phiến silic, phiến sét, phiến sét
chứa vôi, đá sừng, đá vôi bẩn, trong đới bán phong hoá thường mềm bở, đập dễ vỡ,
ngấm oxit sắt, đá có màu xám vàng nâu loang lổ, song vẫn giữ được cấu tạo của đá gốc,
thế nằm của đá khá rõ. Các mạch sulfur nickel, đồng và các đai siêu mafic xuyên cắt
trong đá trầm tích biến chất ít bị biến đổi, chủ yếu bị nứt nẻ, ngậm oxit sắt màu nâu đỏ,
thế nằm và cấu tạo mạch quặng vẫn giữ được dạng nguyên thuỷ. Chiều dày đới phong
hoá từ trên mặt xuống từ 20m-25m.
Căn cứ vào đặc điểm đới phong hoá trên các khối xâm nhập siêu mafic – mafic thì
chỉ tồn tại đới bán phong hoá (saprolit). Do địa hình dốc, đới phong hoá hoàn toàn
(litoma) thường bị rửa trôi, hoặc còn giữ lại ở phạm vi rất nhỏ với chiều dày trên dưới
1m.
Đối với các khối siêu mafic lớn như Bản Phúc gồm các đá dunit và peridotit có
thành phần olivin chiếm 70%-95%. Olivin bị serpentin hoá rất mạnh, quá trình này làm
tăng thể tích của đá, tăng độ rỗng tạo điều kiện cho quá trình phong hoá xuống sâu hơn.
Chiều dày phong hoá dao động từ 70m đến 150m, trung bình đến 100m.

22
Đá dunit, peridotit bị phong hoá thường có màu xám, xám sáng, bị nứt nẻ nhiều, vẫn
giữ được cấu tạo, kiến trúc ban đầu của đá. Do trong đá siêu mafic có hàm lượng MgO
và SiO2 cao (45-47%) có chứa sulfua niken đồng, mặt khác nguyên tố Ni là một phần
trong cấu trúc ô mạng của olivin (khoáng vật tạo đá của dunit và peridotit). Trong quá
trình phong hoá, hàm lượng MgO, SiO2 có xu hướng giảm đi và Fe2O3, Al2O3 có xu
hướng tăng lên. Hàm lượng Ni từ 0,1% đến 0,2% trong đá gốc, tăng lên đến 0,3%. Sở
dĩ như vậy là do quá trình phong hoá, nguyên tố Ni được các khoáng vật thứ sinh có cấu
tạo silicat lớp hấp phụ và thay thế đồng hình cho nguyên tố Mg tạo nên silicat chứa Ni.
Quá trình này đã hình thành đới silicat nickel trong đới phong hoá của khối siêu mafic
Bản Phúc và khối Bản Khoa.
Theo kết quả nghiên cứu thành phần khoáng vật trong đới phong hoá của khối siêu
mafic khu Tạ Khoa ngoài khoáng vật nguyên sinh của đá gốc: serpentin, phlogopit,
pyroxen có các khoáng vật đặc trưng trong đới phong hoá là: hydrat serpentin, goethit,
vermiculit, montronit. Các khoáng vật này đều chứa Ni với hàm lượng NiO từ 0,1% đến
0,4%.
Quá trình phong hóa và oxi hóa xảy ra mạnh mẽ tại các diện tích có quặng sulfua
Ni-Cu xâm tán trong khối siêu mafic lộ ra trên bề mặt. Chiều sâu của đới phong hóa và
oxi hóa tới 100m so với mặt đất. Tại đó các khoáng vật sulfur nickel-đồng trong đá siêu
mafic trong quá trình phong hoá bị oxi hóa và biến đổi thành các khoáng vật magemit,
violarit, limonit và goethit.
Quá trình phong hóa và oxi hóa cũng xảy ra mạnh mẽ trên mặt các thân quặng sulfua
đặc sít và xuống khá sâu khoảng 15-20m do quặng được thành tạo theo các đới đứt gãy.
Các khoáng vật sulfua Ni-Cu nguyên sinh gồm pyrotin, pyrit, chalcopyrit, magnetit bị
oxi hóa biến đổi thành violarit, covelit, limonit, goethit.
II.1.5. Khoáng sản
Trên bản đồ địa chất và khoáng sản vùng Tạ Khoa đã ghi nhận được 4 mỏ và 13
biểu hiện khoáng sản, trong đó chủ yếu là khoáng sản Ni, Cu, Co gồm mỏ Bản Phúc,
Bản Khoa, Bản Chạng và Suối Đán. Các điểm quặng tại khu Tạ Khoa gồm Bản Khằng,
Suối Tào, Cò Muồng, Phiêng Pót. Các điểm quặng khu Tà Hộc gồm Bản Mông, Suối
Phặng. Các điểm quặng tại khu Hồng Ngài gồm Suối Chanh, Suối Háo.
Các mỏ, điểm quặng và biểu hiện khoáng sản Ni-Cu chủ yếu phân bố ở phần trung
tâm nếp lồi Tạ Khoa. Chúng thường đi cùng các thể siêu mafic dạng khối gần đẳng
thước (Bản Phúc, Bản Khoa, Bản Khằng…), dạng thấu kính và dạng đai mạch có quy
mô khác nhau như đã trình bày trong phần magma xâm nhập của phức hệ Ba Vì.
Quặng sulfua Ni-Cu có dạng mạch đặc sít và xâm tán. Quặng sulfua đặc sít liên
quan tới các đai siêu mafic dạng kênh dẫn magma phân bố độc lập và thường ở cánh
nằm của các khối siêu mafic. Quặng sulfua xâm tán phân bố ở phần đáy trong các khối
magma dạng thể chậu như ở Bản Phúc, Bản Khoa và Bản Khằng. Ở những vị trí khác
và các biểu hiện còn lại chủ yếu là quặng sulfua đặc sít.
23
Hiện tại mỏ Ni -Cu Bản Phúc đã được thăm dò và khai thác quặng sulfua đặc sít. Khu
vực phân bố các thân quặng sulfua xâm tán mỏ Bản Phúc và tiểu khu Bản Khoa, các thân
quặng sulfua đặc sít Bản Chạng, thân quặng SD-TQ1 Suối Đán đã được thăm dò. Các điểm
quặng còn lại mới chỉ được thăm dò với mạng lưới còn thưa và cần được thăm dò bổ xung.
Quặng sulfua Ni-Cu đặc sít và sulfua Ni-Cu xâm tán trong khu vực này bị phong hóa
và oxi hóa do đặc điểm nhiệt đới ẩm nên thân quặng gồm loại quặng sulfua nguyên sinh và
quặng sulfua bị oxi hóa.

24
Hình II.1. Sơ đồ địa chất khoáng sản khu vực Tạ Khoa và các ranh giới giấy phép thăm dò

25
II.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT- KHOÁNG SẢN CÁC KHU THĂM DÒ VÀ CÁC
MỎ
Đặc điểm địa chất, khoáng sản của ba khu thăm dò: Tạ Khoa, Hồng Ngài và Tà
Hộc.
II.2.1. Khu Tạ Khoa
Khu Tạ Khoa có diện tích 25,5km2 gồm 8 tiểu khu: Bản Phúc, Bản Khoa, Suối Đán,
Bản Chạng, Suối Tào, Cò Muồng, Phiêng Pót và Bản Khằng.
Đặc điểm địa chất khu Tạ Khoa
Khu Tạ Khoa có có chiều dài 13,1 km, chiều rộng thay đổi từ 0,9 – 4,1 km, diện tích
25,5km2 gồm 8 tiểu khu: Bản Phúc, Bản Khoa, Suối Đán, Bản Chạng, Suối Tào, Cò
Muồng, Phiêng Pót và Bản Khằng. Khu thăm dò Tạ Khoa nằm ở phần tây nam của nhân
nếp lồi Tạ Khoa có đặc điểm địa chất, magma và khoáng sản như sau.
a. Địa tầng: Khu Tạ Khoa gồm hai hệ tầng Nậm Sập và Bản Cải cụ thể như sau:
Hệ tầng Nậm Sập (D1-2ns): Các đá của hệ tầng Nậm Sập chiếm diện tích chủ yếu
trong khu Tạ Khoa, đươc chia thành 2 tập:
- Tập 1 (D1-2ns1): Gồm các đá phiến thạch anh-biotit, thạch anh-felspat-biotit-
silimanit-granat, đôi khi có cordierit, đá phiến thạch anh- hai mica, thạch anh-felspat-
hai mica-silimanit-cordierit. Bề dầy của tập là 760m.
- Tập 2 (D1-2ns2): Gồm các đá phiến thạch anh- felspat-diopsid, thạch anh-felspat-
diopsid-epidot-calcit, thạch anh-diopsid-epidot, calcit-felspat-diopsid, thạch anh
felspat-mica, thạch anh-mica và các thấu kính đá vôi hoa hoá chứa mica. Bề dầy của tập
là 730m.
Hệ tầng Bản Cải (D3bc): Các đá của hệ tầng Bản Cải chiếm diện tích nhỏ phân bố
phía nam và đông nam của khu Tạ Khoa, gồm 2 tập:
- Tập 1 (D3bc1): Gồm chủ yếu là đá phiến thạch anh mica, quartzit, sercit có quan
hệ chỉnh hợp với các đá của hệ tầng Nậm Sập. Bề dày của tập đạt 640m.
- Tập 2 (D3bc2): Đá phylit màu xám, xám sẫm, chuyển lên các đá phiến sét-silic, đá
phiến silic-sét màu xám đen xen sét bột kết. Bề dầy của tập từ 600-800m.
b. Magma xâm nhập
Trong khu thăm dò Tạ Khoa có mặt các thành tạo magma xâm nhập thành phần
mafic – siêu mafic của phức hệ Ba Vì (P3-T1bv). Các đá xâm nhập phức hệ Ba Vì gồm
2 nhóm đá siêu mafic và mafic. Nhóm đá siêu mafic (UsP3-T1bv, GP3-T1bv) gồm các đá
dunit, peridotit, serpentinit, verlit, gabro-peridotit và nhóm mafic (U-Gb,Gb/P3-T1bv)
gồm có gabro, gabro hornblend (pyroxenit biến đổi), gabro diaba, diaba. Chúng phát
triển dưới dạng các khối gần đẳng thước và dạng đai mạch xuyên cắt và nằm tương đối
chỉnh hợp theo mặt lớp của hệ tầng Nậm Sập (D1-2ns), hệ tầng Bản Cải (D3bc).
Các đá liên quan với quặng sulfua nikel- đồng ở trong khu vực gồm có các thể xâm
nhập mafic lộ ở Bản Phúc, Bản Khoa, Suối Đán, Bản Chạng, Cò Muồng, Suối Tào và
Bản Khằng.
26
Trong số các thể xâm nhập siêu mafic chỉ có khối Bản Phúc, khối Bản Khoa và khối
Bản Khằng là lớn hơn và chứa sulfua Ni xâm tán. Về mặt thạch hoá, các đá siêu mafic
Bản Phúc, Bản Khoa có đặc điểm riêng biệt so với tất cả các đá khác trong khu vực: cao
magie, thấp kiềm, thấp crom, thấp titan (bảng II.1). Đặc điểm thạch hoá này đặc trưng
cho các vùng sinh khoáng nickel.
Bảng II.1. Thành phần oxit các nguyên tố chính
của các đá siêu mafic Bản Phúc- Bản Khoa

Oxit Thấp nhất Cao nhất Trung bình


SiO2 39,56 47,15 43,92
TiO2 0,03 0,30 0,12
Al2O3 0,35 3,00 1,79
FeO 5,33 15,69 9,32
MnO 0,07 0,18 0,11
MgO 35,94 46,62 44,41
CaO 0,07 6,87 1,84
Na2O 0,01 0,25 0,03
K2 O 0,03 0,81 0,23
Cr2O3 0,06 0,64 0,13
P2O5 0,01 0,19 0,06

Các đai xâm nhập siêu mafic ở dạng vỉa, dạng đai cơ thường đi cùng quặng sulfua
Ni đặc sít Bản phúc, Suối Tào, Suối Đán, Bản Trạng, Bản Mông. Các đá có màu xanh
đen, xanh lục, hạt nhỏ cấu tạo ép phiến, độ từ tính thấp hoặc không có từ tính. Đá gồm
pyroxenit, peridotit, pyroxen - gabro với thành phần chủ yếu là clinopyroxen, hornblend,
plagioclas bazơ và khoáng vật quặng. Chúng bị biến đổi mạnh mẽ thành tremolit và
actinolit và được gọi chung là các đai cơ tremolit. Về mặt địa hoá, chúng có đặc điểm
cao MgO (nhưng thấp hơn so với đá siêu mafic Bản Phúc), cao CaO (trung bình 5,89%),
cao Cr2O3 (so với đá siêu mafic Bản Phúc), thấp Na2O + K2O và TiO2 (bảng II.2)

27
Bảng II.2: Hàm lượng oxit trung bình của các nguyên tố chính trong các đai siêu
mafic - mafic chứa sulfur Ni-Cu đặc sít trong khu vực Tạ Khoa.

Oxit Tremolit BP Suối Đán Bản Mông


SiO2 45,46 44,60 43,56
TiO2 0,76 0,68 0,80
Al2O3 7,62 7,80 7,60
Fe2O3 13,19 13,68 14,99
MnO 0,19 0,18 0,19
MgO 25,80 24,50 26,08
CaO 6,35 7,80 6,03
Na2O 0,11 0,16 0,15
K2 O 0,07 0,12 0,11
Cr2O3 0,32 0,41 0,34
P2O5 0,08 0,15 0,12
Ngoài ra các đá mafic – trung tính có dạng đai cơ mạch xuyên theo mặt lớp, mặt ép
phiến của các đá và đều có phương chung là tây bắc- đông nam, có thành phần là gabro,
gabrodiabas và diorit đá có màu xanh lục, xám xanh, xám đen hạt nhỏ, hạt vừa, cấu tạo
khối. Thành phần khoáng vật gồm clinopyroxen, plagioclas, ít olivin, hornblend, ít thạch
anh. Đá bazơ bị biến đổi thứ sinh. Về mặt thạch địa hóa các đá mafic có hàm lượng
trung bình về Al2O3, Na2O+ K2O, nhưng Cr2O3 thấp, còn các đá diorit có hàm lượng
SiO2 cao hơn hẳn, hàm lượng kiềm cao (3,31%), hàm lượng titan cao (1,57%) và MgO
thấp (7,68%). Các đai cơ này thường không chứa quặng sulfua Ni.
c. Cấu trúc
Uốn nếp: Khu thăm dò Tạ Khoa nằm ở cánh tây nam của phức nếp lồi Tạ Khoa nên
các đá có thế nằm chủ yếu cắm về phía tây nam với góc dốc 60-700. Trên các cánh của
phức nếp lồi Tạ Khoa phát triển các nếp uốn cấp cao hơn, không đối xứng, có trục ngắn
và cùng có phương trục với nếp lồi Tạ Khoa. Riêng tại tiểu khu Bản Phúc và Bản Khoa
có các cấu trúc nếp lõm cục bộ với trục nếp uốn thẳng đứng và đôi chỗ cắm về phía
đông bắc làm cho các đá có thể nằm đảo ở một số nơi.
Đứt gãy: Hoạt động đứt gãy trong khu Tạ Khoa xảy ra khá mạnh, được thể hiện rõ
nét qua các hệ thống đứt gãy gồm tây bắc - đông nam, đông bắc - tây nam.
Hệ thống đứt gãy phương tây bắc - đông nam điển hình trong khu vực là đứt gãy F-
I-1 đi qua trung tâm khu Tạ Khoa. Hệ thống đứt gãy này là những đứt gãy quan trọng
trong vùng. Đứt gãy FI-1 là một đới trượt cắm về phía tây nam 235-2400, góc đốc 70-
800. Trong phạm vi khu Tạ Khoa, đứt gãy này có chiều dài 10km. Đứt gãy này cắt qua
các đá của các hệ tầng Nậm Sập, Bản Cải và làm cho các đá của các phân vị đia tầng
này thuộc cánh phía đông bắc bị kéo trượt về phía tây bắc khoảng 2,0 km. Dọc theo đứt
gãy này có các thể xâm nhập siêu mafic lớn như Bản Phúc, Bản Khoa, Bản Khằng.

28
Liên quan tới đứt gãy FI-1 có 5 đứt gãy nhánh dạng lông chim gồm đứt gãy FI-1a,
FI-1b, FI-1c, FI-1d và FI-1e. Chúng phát triển theo phương tây bắc – đông nam cắm về
tây nam (210-2300) với góc dốc từ 80-850. Các đứt gãy nhánh quan trọng gồm có đứt
gãy Bản Chạng (FI-1e), đứt gãy Suối Đán – Suối Tào (FI-1b). Dọc theo các đứt gãy
nhánh này có các đai siêu mafic – mafic và các mạch quặng sulfua Ni-Cu đặc sít như
Suối Đán, Bản Chạng, Suối Tào.
d. Khoáng sản
Trong khu thăm dò Tạ Khoa có khoáng sản Ni-Cu. Khoáng sản Ni-Cu gồm sulfua
đặc sít và xâm tán. Sulfua Ni-Cu đặc sít gồm mỏ Bản Phúc, Bản Chạng, Suối Đán, các
điểm mỏ gồm Bản Khằng, Suối Tào, Cò Muồng, Phiêng Pót.
Dưới đây là đặc điểm địa chất, khoáng sản của từng tiểu khu thuộc khu thăm dò Tạ
Khoa như sau:
II.2.1.1. Tiểu khu Bản Phúc
a. Vị trí:
Tiểu khu Bản Phúc có diện tích 1,94 km2, phân bố ở trung tâm của khu Tạ Khoa.
b. Cấu trúc địa chất
Địa tầng:
Tại Tiểu khu có các đá tập 1 và tập 2 của hệ tầng Nậm Sập (D1-2ns). Các đá tập 1
của hệ tầng có diện phân bố nhỏ ở phía bắc và tây bắc của tiểu khu với thành phần thạch
học gồm các đá phiến mica, đá phiến thạch anh-mica. Các đá thuộc tập 2 của hệ tầng
chiếm phần lớn diện tích của tiểu khu, thành phần gồm sạn kết vôi, đá hoa, đá phiến vôi,
đá phiến mica xen quarzit.
Magma:
Tại tiểu khu Bản Phúc có khối siêu mafic Bản Phúc và các xâm nhập dạng đai mạch,
thành phần chủ yếu là siêu mafic, mafic của phức hệ Ba Vì.
Khối xâm nhập Bản Phúc có thành phần là siêu mafic với diện phân bố khá lớn
trong khu vực. Khối có diện lộ khoảng gần 0,4km2, chiều dài 1020m, chiều rộng 200-
420m chiều dày lớn nhất 470m. Khối xâm nhập dạng hình chậu kéo dài theo phương tây
bắc - đông nam (1440 – 3420), gần song song với thế nằm của các đá hệ tầng Nậm Sập.
Mặt cắt ngang của khối nhìn chung có dạng hình phễu, elip và hình chậu. Từ tuyến
49300E ở phía tây bắc đến tuyến 49850E của khối xâm nhập có hình dạng chậu điển
hình với trục uốn nếp gần thẳng đứng. Từ tuyến 49900E về phía đông nam hình dạng
của khối thay đổi thành hình elip với trục elip cắm về phía đông bắc với góc nghiêng
500, độ sâu đạt tới 470m so với mặt đất.
Kết quả thăm dò cho thấy khối xâm nhập Bản Phúc có tính phân dị khá rõ ràng.
Tính phân dị được xác lập dựa trên cơ sở cấu tạo dồn tích nguyên sinh và đặc điểm thạch
học của đá siêu mafic gồm 3 đới từ trên xuống gồm UB1, UBT và UB2. Trong đó UB2
là đới dưới, UB1 là đới trên và UBT đới trung gian chuyển tiếp.

29
Đới UB1 đươc cấu thành bởi đá peridotit, nằm trên cùng khối. Đới này chiếm khối
lượng chính. Thành phần gồm: olivin bị serpentin hóa chiếm khoảng 50-70% thành phần
vật chất trung gian chiếm tới 30-50% gồm mica, vermiculit và fuxit (>5%), chlorit,
actinolit, tremolit, magnesit... Đá UB1 hầu như không chứa Ni dạng sulfua, mà chỉ tồn
tại Ni dạng oxit, Ni thay thế đồng hình cho các nguyên tố Mg và Fe trong tinh thể olivin.
Theo kết quả thăm dò Ni trong đá UB1 có hàm lượng Ni trung bình 0,29%, Cu: 0,01%,
Co: 0,01%, hàm lượng S rất thấp trung bình 0,08%, tỷ lệ S/Ni đạt 0,28%.

Ảnh II.1 Đá peridotit (UB1) lỗ khoan BP9706 đoạn 200,3m


Đới UBT được cấu thành bởi đá dunit có cấu tạo dồn tích trung bình. Đây là loại đá
chuyển tiếp từ dunit dồn tích chặt sít sang peridotit nên phân bố liền kề với đới dunit
UB2 bên trong trung tâm khối. Đá bị serpentin hóa rất mạnh gồm hơn 65-80% olivin
tàn dư, 20-35% vật chất trung gian gồm phlogopit, chlorit, fuxit, tremolit và breinesit
tạo thành các đám hạt dài dạng sợi, vẩy, mọc xen kẽ với sulfur chứa Ni. Mức độ xâm
tán sulfua Ni-Cu yếu hơn so với đá dunit dồn tích chặt sít UB2 nhưng tốt hơn đá UB1.
Hàm lượng Ni trung bình 0,31%, Cu: 0,01%, Co: 0,01%, S: 0,11- 0,16%, tỷ lệ S/Ni:
0,36-0,5.

30
Ảnh II.2 Đá (UBT) lỗ khoan BP9606 đoạn 80m
Đới UB2 được cấu thành bởi đá dunit với olivin cấu tạo dồn tích chặt sít, nằm dưới
cùng của khối xâm nhập. Thành phần khoáng vật olivin chiếm tới 90-93% olivin bị
serpentin hóa, vật chất trung gian giữa các hạt olivin 5-10% gồm phlogopit, chlorit,
fuxit, tremolit, breinesit và magnetit và các hạt sulfur Ni xâm tán, chủ yếu là pentlandit,
ít hơn là pyrotin. Quặng sulfua xâm tán chủ yếu phân bố trong đới này. Hàm lượng Ni
trung bình 0,42-0,46%, Cu: 0,05%, Co: 0,01%, S: 0,42%, tỷ lệ S/Ni: 0,91-1,0.

Ảnh II.3 Đá dunit lỗ khoan BP9606 đoạn 18,1m

31
Uốn nếp:
Đặc điểm uốn nếp trong khu mỏ nickel Bản Phúc được đặc trưng bởi cấu trúc lõm
với trục nếp lõm có phương tây bắc - đông nam và chạy dọc theo trục dài của khối siêu
mafic Bản Phúc. Các đá của hệ tầng Nậm Sập nằm xung quanh khối xâm nhập Bản Phúc
bị uốn nếp theo cấu trúc nếp lõm. Thế nằm của các đá phức tạp theo đường phương và
hương cắm, nhưng phương phát triển chung là tây bắc - đông nam. Thế nằm của các đá
lộ ra trên mặt cũng như theo tài liệu lỗ khoan ở phía đông nam khối Bản Phúc đa phần
cắm về đông bắc theo hướng 50-700 với góc dốc 70-850. Các đá hệ tầng Nậm Sập phân
bố ở phía đông bắc khối xâm nhập Bản Phúc có thế nằm ngược lại cắm về phía tây nam
với góc dốc giao động từ 50-800.
Cấu trúc nếp lõm được thể hiện rõ quan các mặt cắt ngang cắt qua khối xâm nhập
Bản Phúc. Đặc điểm này có thể thấy từ mặt cắt tuyến 49800E đi về phía tây bắc có trục
nếp lõm dốc đứng. Nhưng từ tuyến này về phía đông nam trục nếp lõm cắm dốc về phía
đông bắc. Đặc điểm này làm cho các đá của hệ tầng Nậm Sập nằm ở sát cánh phía đông
bắc cũng như các đới đá siêu mafic có thế nằm nghịch đảo tức là cắm dốc về phía đông
bắc. Do uốn nếp nghịch đảo đã làm cho các đới quặng sulfua xâm tán trong UB2 và
UBT có thể nằm nghịch đảo và nằm trên đới UB1.
Khe nứt và Đứt gãy:
Trong phạm vi mỏ Bản Phúc có đứt gãy FI-1 nằm phía đông bắc của tiểu khu, kéo
dài khoảng 2km theo phương tây bắc – đông nam. Ngoài ra còn có hai đứt gãy nhánh
của FI-1 gồm đứt gãy FI-1c ở phía đông bắc khối, đứt gãy FI-1d ở phía nam khối Bản
Phúc.
Đứt gãy FI-1 là đới trượt mang tính chất của đứt gãy nghịch và trượt bằng trái với
hướng cắm về phía tây nam (2400) góc dốc 75- 800. Cự ly dịch trượt khoảng 1,5km.
Đứt gãy FI-1c nằm ở phía đông bắc của khối siêu mafic kéo dài 1,8km theo phương
tây bắc – đông nam (130-3100), là đứt gãy nghịch có hướng cắm về tây nam (2200) với
góc dốc 850 ngoài ra lại mang tính chất của đứt gãy trượt bằng trái với cự ly dịch trượt
khoảng 40m.
Đứt gãy FI-1d nằm ở phía tây nam của khối siêu mafic kéo dài 4,7km theo phương
tây bắc-đông nam (140-3200), là đứt gãy thuận có hướng cắm về tây nam (2300) với góc
dốc 85o ngoài ra lại mang tính chất của đứt gãy trượt bằng phải với cự ly dịch trượt 80m.
Các đặc điểm khe nứt trong khu vực khối xâm nhâp siêu mafic chứa quặng
sulfua xâm tán như sau:
- Khu vực phía tây bắc khối, chủ yếu là các khe nứt nằm trong đới quặng cắm về
phía bắc 3580 với góc dốc đứng 890, thứ yếu là các khe nứt cắm về phía đông 920 với
góc dốc đứng 870, ngoài ra còn có các khe nứt cắm thoải về phía đông bắc 40-450 với
góc dốc thoải 17 -250. Tại khu vực này, các khe nứt ở bên dưới thân quặng có hướng
cắm về phía nam 1900 với góc dốc đứng 820 và có loạt khe nứt cắm về phía đông bắc
310 với góc dốc 70-750.
32
- Tại khu phía tây nam khối, chủ yếu là các khe nứt nằm trong đới quặng cắm về
phía đông bắc 590 với góc dốc 450, thứ yếu khe nứt cắm về phía nam 1990 với góc dốc
500. Các đá thuộc cánh treo của thân quặng chủ yếu bị các khe nứt có thế nằm cắm về
phía đông băc 330, góc cắm dốc đứng 880 và ít hơn là khe nứt có thế nằm cắm về phía
tây nam 2220, góc cắm dốc đứng 870 cắt qua.
- Tại khu vực phía bắc khối, trong đới quặng các khe nứt chủ yếu cắm về phía đông
bắc 410 với góc dốc 560. Các đá thuộc cánh treo của thân quặng bị khe nứt có thế nằm
cắm về phía đông bắc 330, góc dốc thoải 340 cắt qua.
- Khu vực giữa khối, các khe nứt trong thân quặng có thế nằm chủ yếu cắm về phía
tây nam 2260 với góc dốc 650.
- Khu vực phân bố các đá hệ tầng Nậm Sập nằm sát ranh giới phía bắc khối xâm
nhập, các khe nứt chủ yếu cắm về phía đông bắc 350 với góc dốc thoải 360. Các khe nứt
này phù hợp với đường hướng dốc của ranh giới khối xâm nhập và thân quặng xâm tán.
- Các kết quả nghiên cứu khe nứt trong lò khai thác cho thấy các khe nứt cắm dốc
về phía đông bắc 300 với góc dốc 70-800. Thế nằm này phù hợp với thế nằm của ranh
giới khối siêu mafic và đới quặng sulfua xâm tán ở phía nam khối.
Đặc điểm phong hóa và oxi hóa
Quá trình phong hóa và oxi hóa xảy ra mạnh mẽ tại khối siêu mafic Bản Phúc đặc
biệt nơi thân quặng sulfua Ni-Cu xâm tán lộ ra bề mặt. Chiều sâu của đới phong hóa và
oxi hóa tới 144,2m so với mặt đất. Theo kết quả nghiên cứu thành phần khoáng vật tạo
đá trong đới bán phong hoá gồm có hydrat serpentin, goethit, vermiculit, montronit. Quá
trình oxi hóa làm cho các khoáng vật sulfur Ni-Cu trong đới quặng xâm tán nguyên sinh
bị oxi hóa. Căn cứ vào mức độ oxi hóa, quặng oxi hóa được phân loại thành oxi hóa
hoàn toàn và bán oxi hóa.
Đới bán oxi hóa được đặc trưng bởi tổ hợp khoáng vật gồm các khoáng vật sulfua
bị oxi hóa xen lẫn với khoáng vật sulfua nguyên sinh. Đới quặng bán oxi hóa nằm bên
trên đới quặng sulfua xâm tán nguyên sinh. Chiều sâu của đới quặng bán oxi hóa phát
triển từ độ sâu 18,6m tới 114,2m. Thành phần khoáng vật quặng gồm các khoáng vật
nguyên sinh magnetit, pyrotin, pentlandit, rất ít chalcopyrit xen lẫn với các khoáng vật
thứ sinh magemit, violarit, limonit, covelit.
Đới oxi hóa hoàn toàn nằm trên cùng, phát triển từ mặt đất tới sâu nhất 67,2m. Đới
có đặc điểm là các khoáng vật sulfua nguyên sinh đã bị oxi hóa hóa hoàn toàn bị biến
đổi thành limonit, goethit, covelit.

33
Hình II.2. Sơ đồ địa chất khoáng sản tiểu khu Bản Phúc

Hình II.3. Mặt cắt địa chất tuyến 49950E tiểu khu Bản Phúc

34
Hình II.4. Mặt cắt dọc địa chất thân quặng sulfua xâm tán tiểu khu Bản Phúc

35
c. Khoáng sản
Qua công tác điều tra, tìm kiếm và thi công các công trình thăm dò đã xác định được
tại tiểu khu có các thân quặng xâm tán trong khối siêu mafic của phức hệ Ba Vì. Dựa
vào vị trí phân bố trong khối xâm nhập siêu mafic các thân quặng được chia làm 2 thân
gồm thân quặng BP-XTA và thân quặng BP-XTB. Thân quặng BP-XTA dạng treo nằm
ở giữa khối, thân quặng BP-XTB dạng vỉa bám đáy khối. Thân quặng BP-XTA, BP-
XTB được tính trữ lượng và tài nguyên có đặc điểm hình thái như sau:
Thân quặng BP-XTA có dạng thấu kính, vỉa, ổ, đôi chỗ dải phân nhánh phát triển
khá liên tục theo phương tây bắc – đông nam (145-3250), với chiều dài 350m.
Thân quặng BP-XTB có dạng dải, vỉa phát triển liên tục theo phương tây bắc-đông
nam (1450 -3250) với chiều dài 930m.
II.2.1.2. Tiểu khu Bản Khoa
a. Vị trí
Tiểu khu Bản Khoa có diện tích là 0,39km2, phân bố ở phía bắc khu Tạ Khoa, cách
tiểu khu Bản Phúc 1,0km về phía bắc.
b. Cấu trúc địa chất mỏ
Địa tầng
Tham gia vào cấu trúc địa chất của tiêu khu là các đá thuộc tập 1 và tập 2 của hệ
tầng Nậm Sập (D1-2ns). Các đá tập 1 của hệ tầng có diện phân bố nhỏ ở phía bắc và đông
bắc của tiểu khu với thành phần thạch học gồm đá phiến mica, đá phiến thạch anh-mica.
Các đá thuộc tập 2 của hệ tầng chiếm phần lớn diện tích, thành phần gồm sạn kết vôi,
đá hoa, đá phiến vôi, đá phiến mica xen quarzit.
Magma
Các đá magma xâm nhập thuộc phức hệ Ba Vì có mặt trong tiểu khu gồm khối siêu
mafic Bản Khoa và một số đai mafic – siêu mafic bị tremolit hóa phân bố xung quanh
và bên dưới khối. Ngoài ra một vài mạch pegmatit nhỏ của phức hệ Phiabioc phân bố ở
phia bắc tiểu khu.
Khối siêu mafic Bản Khoa là khối xâm nhập khá lớn trong khu thăm dò. Khối này
có diện lộ như một vành trăng khuyết, mặt cắt có dạng chậu, chúc nghiêng về phía đông
nam 1120 với góc dốc 30- 400. Đá siêu mafic của khối chủ yếu là peridotite và dunit mầu
xanh đen chứa 60-90% olivin, 3-30% pyroxen, ít phlogopit và talc. Các đá bị serpentin
hoá mạnh. Theo mặt chiếu bằng, khối Bản Khoa có kích thước là 308m theo chiều tây
nam-đông bắc và 301m theo chiều tây bắc-đông nam. Chiều dầy của khối là 164m.
Uốn nếp
Cấu trúc uốn nếp tại tiểu khu được đăc trưng là một cấu trúc nếp lõm với trục nếp
lõm chạy theo phương tây tây bắc – đông đông nam. Trục nếp lõm chạy giữa khối siêu
mafic, có mặt trục dốc đứng chúc về phía nam với góc dốc 800. Các đá biến chất nằm
khá chỉnh hợp với cấu trúc nếp lõm trong khối xâm nhập. Cấu trúc lõm trong khối siêu

36
mafic Bản Khoa được thể hiện qua hình thái của các thân quặng sulfua xâm tán bám đáy
và ranh giới khối xâm nhập và đá vây quanh.
Đứt gãy
Tiểu khu được khống chế bởi hệ thống đứt gãy phương tây bắc – đông nam (FI-1)
và đứt gãy phương đông bắc – tây nam (FII-6).
Đứt gãy phương tây bắc – đông nam: Đứt gãy FI-1 (Chim Vàn – Cò Muồng) nằm
phía tây nam của khối siêu mafic kéo dài khoảng 650m theo phương tây bắc – đông
nam, đây là đứt gãy nghịch cắm về tây nam 2400 với góc dốc 800. Đứt gãy FI-1b là
nhánh của đứt gãy FI-1 nằm phía nam của khối siêu mafic với chiều dài khoảng 700m
theo phương tây bắc – đông nam. Đây là đứt gãy nghịch cắm về hướng tây nam 2100
với góc dốc 850.
Đứt gãy phương đông bắc – tây nam: Đứt gãy FII-6 nằm phía đông nam của khối
siêu mafic. Đứt gãy thuộc pha muộn mang tính chất trượt bằng trái với cự ly dịch trượt
khoảng 40m.
Nghiên cứu khe nứt khối xâm nhâp siêu mafic chứa quặng sulfua xâm tán cho thấy
các đặc điểm của như sau:
- Tại khu vực phía tây của khối các khe nứt nằm trong thân quặng cắm về phía bắc
đông bắc 180, góc dốc 500. Các khe nứt nằm dưới thân quặng cắm về phía đông bắc 310,
góc dốc 550.
- Tại khu vực phía đông của khối các khe nứt nằm trong thân quặng cắm về phía tây
nam 2150 với góc dốc 510.
- Các khe nứt nằm bên trên thân quặng cắm về phía tây nam 2270 với góc đốc thoải
370. Các khe nứt nằm bên dưới thân quặng cắm về phía đông bắc 650 với góc dốc thoải
340. Nhìn chung các khe nứt nằm dưới thân quặng phù hợp với hướng cắm của đới ranh
giới dưới của khối Bản Khoa, phù hợp với hệ thống phá hủy kiến tạo hình thành khối
xâm nhập.

37
Hình II.5. Sơ đồ địa chất khoáng sản Tiểu khu Bản Khoa

Hình II.6. Mặt cắt địa chất tuyến 49800E, Tiểu khu Bản Khoa

38
Hình II.7. Mặt cắt dọc địa chất thân quặng xâm tán tiểu khu Bản Khoa
c. Khoáng sản
Qua công tác điều tra, tìm kiếm và thi công các công trình thăm dò đã xác định được
tại tiểu khu có các thân quặng xâm tán trong khối siêu mafic của phức hệ Ba Vì. Các
thân quặng có dạng rất phức tạp với hình thái dạng vỉa, thấu kinh, dải, dải phân nhánh.
Dựa vào vị trí phân bố trong khối xâm nhập siêu mafic các thân quặng được chia làm
03 thân gồm thân quặng ký hiệu: BK-XTA, BK-XTB và BK-XTC. Thân quặng BK-
XTA nằm ở phần trên của khối xâm nhập, thân quặng BK-XTB nằm giữa khối và thân
quặng BK-XTC nằm ở đáy khối. Thân quặng xâm tán BK-XTA, BK-XTB và BK-XTC
được tính trữ lượng và tài nguyên có đặc điểm hình thái như sau:
Thân quặng BK-XTA có dạng vỉa, thấu kính đôi chỗ dải phân nhánh phình to thu
nhỏ. Thân quặng phát triển liên tục theo phương tây bắc-đông nam (115-2950) với chiều
dài 150m. Thân quặng chủ yếu cắm về tây nam với góc dốc tương đối thoải từ 170 đến
400.

39
Thân quặng BK-XTB có dạng vỉa, thấu kính. Thân quặng phát triển liên tục theo
phương tây bắc-đông nam (115-2950) với chiều dài 250m. Thân quặng có dạng nếp lõm
với mặt trục cắm về tây nam (2020) với góc dốc thay đổi từ 680 đến dốc đứng.
Thân quặng BK-XTC có dạng dải, vỉa, thấu kính. Thân quặng phát triển liên tục
theo phương tây bắc-đông nam (115-2950) với chiều dài 150m. Thân quặng có dạng nếp
lõm với mặt trục cắm về tây nam (2020) góc dốc thay đổi từ 640 đến 750.
II.2.1.3. Tiểu khu Suối Đán
a. Vị trí
Tiểu khu Suối Đán nằm về phía đông bắc mỏ Bản Phúc khoảng 1,0km, có diện tích
thăm dò là 1,53km2, thuộc xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
b. Cấu trúc địa chất
Địa tầng
Tham gia vào cấu trúc của tiểu khu gồm các đá trầm tích bị biến chất của hệ tầng
Nậm Sập và Bản Cải.
Hệ tầng Nậm Sập (D1-2ns): Các đá của hệ tầng này chiếm diện tích chủ yếu của tiểu
khu. Tập dưới (D1-2ns1) với thành phần gồm các đá phiến mica, phiến thạch anh - mica
hạt trung hạt thô, có diện phân bố nhỏ ở phía bắc đông bắc tiểu khu. Tập trên (D1-2ns2)
gồm đá phiến mica, đá hoa, đá phiến sét vôi chiếm diện tích lớn nhất tại tiểu khu.
Hệ tầng Bản Cải (D3bc1) phân bố với diện nhỏ ở phía nam của tiểu khu với thành
phần gồm đá phiến sericit xen quarzit sọc dải.
Magma
Đá magma trong tiểu khu gồm chủ yếu là các đá siêu mafic và mafic thuộc phức hệ
Ba Vì. Các đá siêu mafic – mafic tồn tại dưới dạng các đai mafic – siêu mafic bị tremolit
hóa, phát triển theo phương tây bắc- đông nam, cắm về phía tây nam 2000 với góc dốc
lớn 70-750. Ngoài ra một vài mạch nhỏ pegmatit của phức hệ Phiabioc.
Uốn nếp
Các đá tại tiểu khu Suối Đán có đặc điểm là phần phía tây bắc các đá có cấu trúc
đơn nghiêng cắm dốc về phía tây nam 195-2000 cắm dốc lớn 70-750 nhưng ở phía đông
tại tuyến 49800E gần thác Suối Đán đã bị uốn và cắm về phía đông bắc theo hướng 350
với góc dôc 60-650. Càng về phía đông thác Suối Đán các đá bị uốn nếp tao thành các
nếp lồi xen với nếp lõm ngắn cục bộ.
Đứt gãy
Tiểu khu có hai hệ thống đứt gãy tham gia gồm hệ thống đứt gãy tây bắc – đông
nam (FI-1b) và hệ thống đông bắc – tây nam (FII-6, FII-7, FII-8 và FII-9).
- Hệ thống tây bắc – đông nam: Đứt gãy FI-1b là đứt gẫy nhánh của đứt gãy FI-1.
Đây là gãy đứt gãy thuận chạy theo phương tây bắc – đông nam, cắm vế tây nam 2100,
góc dốc 75- 800. Đứt gãy này liên quan mật thiết với thân sulfua đặc sít của tiểu khu.

40
- Hệ thống đông bắc – tây nam gồm có bốn đứt gãy FII-6, FII-7, FII-8 và FII-9. Đây
là đứt gãy thuộc pha muộn, quy mô nhỏ, phát triển theo phương đông bắc – tây nam,
dạng dịch bằng trái với cự ly dịch trượt từ 40-90m, với góc dốc 80-850.
Tại Suối Đán, dọc theo hệ thống đai xâm nhâp siêu mafic – mafic chứa quặng sulfua
nikel có nhiều khe nứt. Hệ thống khe nứt trong phạm vi đới quặng có thế nằm chủ yếu
cắm dốc về phía nam tây nam 186-2080 với góc dốc đứng 73-850. Các khe nứt nằm ở
phía bắc thân quặng (trụ quăng) cũng cắm rất dốc về phía nam tây nam 189 -1930 với
góc dốc 85-890. Các khe nứt ở phía nam thân quặng (vách quặng) cắm về phía nam tây
nam 195-2130 với góc dốc 75-820. Nhìn chung các khe nứt cùng phương với đai tremolit
và mạch quặng sulfua đặc sít.
Đặc điểm phong hóa và oxi hóa.
Tiểu khu nằm trong vùng núi địa hình phân cắt mạnh, sườn núi dốc trên 400, thung
lũng có dạng chữ V được hình thành do đứt gãy FI-1b. Dưới tác động chịu ảnh hưởng
của khí hậu, nước mặt nhất là nước suối Đán nên các đá gốc đã bị phong hóa mạnh, hình
thành đới phong hoá và oxi hóa ở phần trên thân quặng. Các đá phiến thạch anh mica,
phiến sét chứa vôi, đá vôi bẩn trong đới phong hoá thường mềm bở, dễ vỡ, ngấm oxit
sắt, đá có màu xám vàng nâu loang lổ, nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá gốc, thế nằm
của đá khá rõ. Các mạch sulfur Ni-Cu cùng các đai siêu mafic bị phong hóa và oxi hóa,
chủ yếu bị nứt nẻ, ngậm oxit sắt màu nâu đỏ, thế nằm và cấu tạo mạch quặng vẫn giữ
được dạng nguyên thuỷ. Chiều dày đới bán phong hoá từ trên mặt xuống sâu tơi 20m.
c. Khoáng sản
Qua công tác điều tra, tìm kiếm và thi công các công trình thăm dò đã xác định được
tại tiểu khu có các thân quặng đặc sít dạng mạch kéo dài theo phương tây bắc – đông
nam. Trong đó có hai thân quặng chính ký hiệu SD-TQ1 và SD-TQ2 ngoài ra là các thân
quặng dạng thấu kính ký hiệu TK1, TK2, TK3 và một số thấu kính nhỏ không đặt tên.
Thân quặng SD-TQ1 đạt trữ lượng tài nguyên với kích thước dài 850m theo phương
tây bắc – đông nam (110-2900). Quặng cắm đơn nghiêng về tây nam 2000 với góc dốc
75-850.
Thân quặng SD-TQ2 qua công tác thăm dò sơ bộ trên mặt xác định thân quặng có
kích thước dài khoảng 500m. Thân quặng cắm về phía tây nam với góc dốc 750.

41
Hình II.8. Sơ đồ địa chất khoáng sản Tiểu khu Suối Đán

42
Hình II.9. Mặt cắt địa chất tuyến 50125E, Tiểu khu Suối Đán

43
Hình II.10. Mặt cắt dọc địa chất thân quặng sulfua đặc sít tiểu khu Suối Đán
II.2.1.4. Tiểu khu Bản Chạng
a. Vị trí.
Tiểu khu Bản Chạng cách tiểu khu Bản Phúc khoảng 2,5km về phía đông, diện tích
1,91km2.
b. Cấu trúc địa chất
Địa tầng:
Tại tiểu khu gồm các đá thuộc tập 1, tập 2 của hệ tầng Bản Cải (D3bc):
- Tập 1 (D3bc1) chiếm diện tích nhỏ ở phía bắc, đông bắc của tiểu khu. Thành phần
gồm đá phiến sericit xen quarzit sọc dải.
- Tập 2 (D3bc2) chiếm diện tích chủ yếu của tiểu khu. Thành phần gồm đá phylit, đá
phiến sericit.
Các đá chủ yếu cắm về phía tây nam (220÷2600), góc dốc 55÷800, đôi chỗ có thế
nằm cắm về phía đông bắc (40÷800),
Magma:
Tiểu khu chủ yếu là các đai mafic-siêu mafic thuộc phức hệ Ba Vì. Hệ thống các đai
này có chiều dài lên tới 1.650m kéo dài theo phương tây bắc – đông nam, chiều rộng
khoảng 50m, cắm về tây nam (2100÷2400), góc dốc 500÷700.
Uốn nếp:
Các đá trong tiểu khu có cấu trúc chung là đơn nghiêng cắm về phía tây nam
(220÷2600), góc dốc 55÷800. Một số vị trí ở phía nam tiểu khu có các nếp lõm ngắn với
trục chạy theo phương tây bắc – đông nam, các đá hai bên cánh có góc dốc 65-700.
44
Đứt gãy
Tham gia vào cấu trúc của tiểu khu gồm 2 hệ thống đứt gãy: hệ thống đứt gãy
phương tây bắc – đông nam (FI-1e) và hệ thống đứt gãy phương á kinh tuyến (FII-15).
Hệ thống đứt gãy phương tây bắc - đông nam: Đứt gãy FI-1e là đứt gãy nhánh của
hệ thống đứt gãy FI-1. Đứt gãy FI-1e phát triển theo phương tây bắc – đông nam, cắm
về tây nam 2100 với góc dốc 400÷800. Đứt gãy đóng vai trò khống chế các đai siêu mafic
– mafic và quặng sulfua đặc sít.
Hệ thống đứt gãy á kinh tuyến: Đứt gãy FII-15 là đứt gãy pha muộn, phát triển theo
phương bắc tây bắc – nam đông nam, cắm về phía tây nam 2550 dốc đứng 800. Đứt gãy
làm dịch chuyển các tập đá từ 15-50m.
Về khe nứt, trong tiểu khu nhất là dọc theo hệ thống đai xâm nhâp siêu mafic –
mafic chứa quặng sulfua nikel có rất nhiều khe nứt.
- Tại khu vực phân bố thân quặng tây Bản Chạng (BC-TQ1) có hai hệ thống khe
nứt, trong đó chủ yếu là hệ thống khe nứt phát triển theo phương tây bắc – đông nam,
cắm về tây nam 1950÷2400, góc dốc 600 ÷780. Hệ thống này nằm ở cánh treo và trong
đới quặng. Hệ thống khe nứt phát triển theo phương đông bắc – tây nam, cắm về đông
nam 1300 ÷1650, góc dốc 600÷720, hệ thống này nằm ở cánh trụ của thân quặng.
- Tại khu vực phân bô thân quặng đông Bản Chạng (BC-TQ2) có hai hệ thống khe
nứt, trong đó chủ yếu là hệ thống khe nứt phát triển theo phương tây bắc – đông nam,
cắm về tây nam 1950 ÷ 2550, góc dốc 600 ÷710. Các khe nứt phân bố cánh treo thân
quặng có thế nằm cắm về phía tây nam 2100 với góc dốc 710. Các khe nứt trong đới
quặng chủ yếu là cắm về phía tây nam 2050 với góc dốc 680 và các khe nứt thuộc cánh
nằm thân quặng cắm về phía tây nam 2020 với góc dốc 600
Đặc điểm phong hóa và oxi hóa.
Tiểu khu nằm trong vùng núi cao với sườn khá thoải và bị chia cắt bởi các con suối
nhỏ phát triển theo đứt gãy FI-1e, FII-15 và hệ thống khe nứt. Dưới tác động của khí
hậu, nhiệt độ, nước mặt, hệ thống đứt gãy, khe nứt, đai xâm nhập phát triển mạnh nên
đã hình thành đới phong hoá và oxi hóa phát triển khá sâu. Các đá phylit, phiến sericit
trong đới trên mặt bị phong hóa mềm bở, dễ vỡ, ngấm oxit sắt, đá có màu xám vàng nâu
loang lổ, nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá gốc, thế nằm của đá khá rõ. Mạch sulfur
Ni-Cu đặc sít và các đai siêu mafic – mafic xuyên cắt trong đá trầm tích biến chất bị
biến đổi chuyển thành tổ hợp các khoáng vật thứ sinh gồm limonit, goethit, ít malachit,
covelit. Thế nằm và cấu tạo mạch quặng vẫn giữ được dạng nguyên thuỷ. Chiều dày đới
phong hoá và oxi hóa từ trên mặt xuống tới 13m - 35m.
c. Khoáng sản
Qua công tác điều tra, tìm kiếm và thi công các công trình thăm dò đã xác định được
tại tiểu khu gồm có 02 thân quặng đặc sít chính ký hiệu BC-TQ1, BC-TQ2 và 05 thấu
kính ký hiệu TK1, TK2, TK3, TK4, TK5 ngoài ra có một vài thấu kính nhỏ. Trong đó

45
hai thân quặng đặc sít chính BC-TQ1 và BC-TQ2 đạt trữ lượng tài nguyên với kích
thước như sau:
Thân quặng đặc sít BC-TQ1 với chiều dài khoảng 600m, phát triển theo phương tây
bắc - đông nam (290-1100) cắm về tây nam 2000, góc dốc (60-750), phổ biến 700.
Thân quặng đặc sít BC-TQ2 với chiều dài khoảng 437m, phát triển theo phương tây
bắc - đông nam (105-2850) cắm về nam tây nam 1950 với góc dôc 47-750, trung bình
650.

46
Hình II.11. Sơ đồ địa chất khoáng sản Tiểu khu Bản Chạng

47
Hình II.12. Mặt cắt địa chất tuyến 52000E thân quặng BC-TQ1

48
Hình II.13. Mặt cắt địa chất tuyến 53400E thân quăng BC-TQ2

49
Hình II.14. Mặt cắt dọc địa chất thân quặng sulfua đặc sít tiểu khu Bản Chạng
II.2.1.5. Tiểu khu Bản Khằng
a. Vị trí
Tiểu khu Bản Khằng có diện tích 1,17km2, nằm cách tiểu khu Bản Phúc 5,8 km về
phía tây, thuộc Bản Khằng, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
b. Cấu trúc địa chất
Địa tầng:
Tiểu khu gồm các đá thuộc tập 1, tập 2 của hệ tầng Nậm Sập (D1-2ns):
- Tập 1 (D1-2ns1) gồm các đá phiến thạch anh- biotit, thạch anh- felspat- biotit-
silimanit- granat, đôi khi có cordierit, đá phiến thạch anh- hai mica, thạch anh- felspat-
hai mica- silimanit- cordierit. Bề dầy: 760 m.
- Tập 2 (D1-2ns2) gồm các đá phiến thạch anh-felspat-diopsid, thạch anh-felspat-
diopsid-epidot-calcit, thạch anh-diopsid-epidot, calcit-felspat-diopsid, thạch anh-
felspat-mica, thạch anh-mica và các thấu kính đá vôi hoa hoá chứa mica. Bề dầy tập:
730m.
Magma.
Trong tiểu khu chủ yếu là đá xâm nhập thành phần mafic-siêu mafic của phức hệ
Ba Vì tạo thành khối xâm nhập siêu mafic Bản Khằng và các đai siêu mafic – mafic
chứa khoáng hoá sulfua Ni-Cu. Ngoài ra đôi chỗ xuất hiện một vài đai nhỏ thành phần
pegmatit của phức hệ Phiabioc.
Khối siêu mafic Bản Khằng có diện lộ khoảng 0,02km2, dài 300m, rộng 130m. Khối
phát triển theo phương tây bắc–đông nam (1100÷3100), gần song song với thế nằm của
các đá trầm tích bị biến chất, cắm về phía đông bắc với góc dốc 400. Các đá siêu mafic
50
gồm có pyroxenit, peridotit, dunit. Các đá này phân bố theo đới. Đới đáy dày 3÷10m
dunit màu xanh đen, thành phần chủ yếu olivin hạt thô, cấu tạo khối, đôi chỗ ở sát ranh
giới đáy có cấu tạo ép định hướng, độ từ tính mạnh, chứa xâm tán sulfua. Chuyển tiếp
lên trên là đá peridotit có màu xám xanh đen, hạt thô, cấu tạo khối, chứa 50÷70 olvine
và 30÷50% pyroxen và 7% mica, chiều dày 8÷15m. Ở phần trên cùng là đới đá pyroxenit
với tỷ lệ olivin thấp, chủ yếu pyroxen và 10% mica mà trắng xanh, chiều dày 25÷30m.
Ranh giới của khối xâm nhập Bản Khằng ở phía tây nam là ranh giới đứt gãy với mặt
trượt bị graphit hóa và chứa sulfua bị oxi hóa, có hướng cắm về phía đông bắc 400.
Các đai xâm nhập siêu mafic - mafic bị tremolit hóa khá phổ biến trong tiểu khu,
quan trọng nhất và là đai liên quan tới khoáng hóa sulfua đặc sit là đai mafic - mafic bị
tremolit hóa Bản Khằng. Đai này rộng 5÷32m, dài 650m, phát triển theo phương tây bắc
– đông nam 1300÷3100, có hướng cắm về đông bắc và tây nam với góc dốc từ 500÷700.
Thành phần của đai gồm chủ yếu là tremolit, ít olivin bị serpentin hóa, phlogopit và
sulfua, kiến trúc hạt kim que, hạt trung, cấu tạo ép phiến.
Đai tremolit bị khống chế bởi một đới đứt gãy. Phía cánh nằm của đai tremolit là
đứt gãy rộng 3,5m được biểu hiện bởi đới cà nát, phát tiển theo phương tây bắc-đông
nam, cắm dốc về phía đông bắc (200÷300) với góc dốc tới 750.
Uốn nếp
Tiểu khu Bản Khằng là một phần của nếp lõm cục bộ thuộc cánh phía nam của phức
nếp lồi Tạ Khoa. Nếp lõm có trục dốc đứng, chạy gần giữa khối siêu mafic Bản Khẳng,
phát triển theo phương tây bắc – đông nam 1300÷3100. Các đá hai cánh phía nam cắm
về phía đông bắc 30-400 góc dốc thay đổi từ 60÷800. Các đá ở cánh phía đông bắc nếp
lõm cắm về phía tây nam 210 ÷ 2200 với góc đốc 65÷750..
Đứt gãy
Tại tiểu khu có hai hệ thống đứt gãy gồm hệ thống đứt gãy tây bắc – đông nam và
hệ thống đông băc – tây nam. Trong đó hệ thống đứt gãy tây bắc – đông nam cổ hơn và
bị hệ thống đứt gãy đông bắc – tây nam trẻ hơn cắt và làm dich chuyển hệ thống tây bắc-
đông nam.
- Hệ thống đứt gãy tây băc – đông nam (FI-1a): Đứt gãy FI-1a là đứt gãy phân
nhánh của hệ thống đứt gãy FI-1 (Chim Vàn – Cò Muồng). Đứt gãy phát triển theo
phương tây bắc – đông nam 1400÷3200, cắm về phía tây nam, góc dôc 750. Đứt gãy liên
quan tới đai siêu mafic chứa quặng sulfua đặc sít tại tiểu khu.
- Hệ thống đứt gãy đông bắc – tây nam (FII-1): Đứt gãy này nằm phía đông nam
của tiểu khu phát triển theo phương á kinh tuyến (175-3550). Đây là đứt gãy dịch bằng
phải với cự ly dịch trượt khoảng 90m.

51
Hình II.15. Sơ đồ địa chất khoáng sản tiểu khu Bản Khằng

52
Hình II.16. Mặt cắt tuyến 44325E thân quặng BKh-TQ1, BKh-XT, tiểu khu Bản Khằng
c. Khoáng sản
Qua công tác điều tra, tìm kiếm và thi công các công trình thăm dò đã xác định được
tại tiểu khu gồm có 02 thân quặng đặc sít chính ký hiệu BKh-TQ1, BKh-TQ2 và 01 thân
quặng xâm tán ký hiệu BKh-XT.
Trong đó hai thân quặng đặc sít BKh-TQ1, BKh-TQ2 đạt trữ lượng tài nguyên với
kích thước như sau:
53
Thân quặng đặc sít BKh-TQ1 với chiều dài khoảng 162m, phát triển theo phương
tây bắc - đông nam (1300-3100) cắm về tây nam 2200 với góc dốc từ 730 - 850 trung bình
780.
Thân quặng đặc sít BKh-TQ2 với chiều dài khoảng 250m, phát triển theo phương
tây bắc - đông nam (1350-3150) cắm về phía tây nam 2250 với góc dốc từ 630 - 750 trung
bình 700.
Thân quặng xâm tán BKh-XT xếp cấp tài nguyên 333 có dạng thấu kính phân bố
không liên tục ở đáy và rìa tây nam trong khối xâm nhập siêu mafic. Thân quặng kéo
dài không liên tục khoảng 210m theo phương tây bắc-đông nam 1300÷3100 , cắm dốc về
phía tây nam với góc dốc 760.
II.2.1.6. Tiểu khu Suối Tào
a. Vị trí
Tiểu khu Suối Tào nằm cách mỏ Bản Phúc 6 km về phía đông, diện tích thăm dò
2,83 km2, thuộc địa phận của xã Tạ Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
b. Cấu trúc địa chất
Địa tầng:
Tiểu khu gồm các đá thuộc tập 2 (D2ns2) của hệ tầng Nậm Sập và tập 1 (D3bc1) của
hệ tầng Bản Cải phân bố ở hai cánh nếp lồi. Các đá tập 2 của hệ tầng Nậm Sập phân bố
ở trung tâm tiểu khu gồm các đá thạch anh- felspat- mica, thạch anh- mica và các thấu
kính đá vôi hoa hoá, các đá kéo dài theo đường phương tây bắc-đông nam (1360 -3160),
cắm về cả hướng đông bắc và tây nam với góc 40-700. Các đá tập 1 của hệ tầng Bản Cải
gồm có đá phiến sericit và quarzit phân bố ở hai cánh cắm về phía tây nam 2470 với góc
dốc 60-700.
Magma:
Tiểu khu có các đai mạch siêu mafic - mafic bị tremolit hóa phân bố theo phương
tây bắc-đông nam (1400÷3200), cắm dốc đứng về phía tây nam 2450, khá chỉnh hợp với
các đá trầm tích bị biến chất vây quanh. Đai tremolit Suối Tào chứa sulfua xâm tán phân
bố ở gần trục nếp lồi, kéo dài 1.500m theo phương tây bắc – đông nam, rộng 5-50m,
cắm dốc về phía tây nam.
Ngoài ra trong tiểu khu có một vài đai nhỏ thành phần pegmatit của phức hệ
Phiabioc.
Uốn nếp:
Tiểu khu Suối Tào là phần phía đông nam của nếp lồi Suối Đán – Suối Tào. Đây là
nếp lồi bất đối xứng với mặt trục nếp lồi chạy theo phương tây bắc – đông nam (1420 -
3220), cắm về phía tây nam 2320 với góc 700.
Đứt gãy:
Tiểu khu có hai hệ thống đứt gãy gồm hệ thống đứt gãy tây bắc- đông nam và hệ
thống đứt gãy đông bắc- tây nam. Hệ thống đứt gãy tây bắc-đông nam điển hình là đứt
gãy FI-1b cắm phía tây nam 2400 với góc dốc 800. Hệ thống đứt gãy đông bắc- tây nam
54
(400 - 2200) với góc cắm dốc đứng, gồm có các đứt gãy ngắn, chúng cắt và làm dịch
chuyển các đai siêu mafic – mafic với cự ly 10m tới 70m.
c. Khoáng sản
Qua công tác điều tra, tìm kiếm và thi công các công trình thăm dò đã xác định được
tại tiểu khu gồm có 01 thân quặng đặc sít ký hiệu ST-TQ. Thân quặng đạt trữ lượng tài
nguyên với đặc điểm kích thước như sau:
Thân quặng đặc sít ST-TQ với chiều dài khoảng 290m, phát triển theo phương tây
bắc – đông nam (155-3350), cắm về phía tây nam 2450, góc dốc 75÷800.

Hình II.17. Sơ đồ địa chất khoáng sản tiểu khu Suối Tào

55
Hình II.18. Mặt cắt tuyến 54800E tiểu khu Suối Tào
II.2.1.7. Tiểu khu Cò Muồng
a. Vị trí
Tiểu khu Cò Muồng nằm phía nam Bản Chạng khoảng 1,5km và nằm về phía đông
nam mỏ Bản Phúc khoảng 3,5km, diện tích thăm dò 0,73km2, thuộc địa phận của xã Tạ
Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
b. Cấu trúc địa chất
Tham gia vào cấu trúc địa chất của tiểu khu Cò Muồng gồm các đá trầm tích bị biến
chất của hệ tầng Bản Cải. Tập 1 (D3bc1) gồm các đá phiến sericit và quarzit, chiếm diện
tích phía tây tiểu khu, các đá cắm về phía tây nam 2500 với góc dốc 40-600. Tập 2 (D3bc2)
gồm các đá phylit, đá phiến sericit phân bố ở phía đông bắc tiểu khu, các đá cắm về phía
đông bắc 700 với góc dốc 50-600.
Các đai mạch siêu mafic và mafic thuộc phức hệ Ba Vì có chiều dài khoảng 400m
theo phương đông bắc-tây nam, rộng 20÷60m, cắm về phía đông nam 1530, dốc đứng
hoặc 70÷800. Ngoài ra đôi chỗ có đai nhỏ thành phần pegmatit của phức hệ Phiabioc.

56
Đứt gãy FI-1 (Chim Vàn Cò Muồng) là đứt gãy lớn chạy qua phần giữa tiểu khu, có
phương phát triển tây bắc - đông nam, cắm về tây nam 2400 với góc dốc 75÷800 liên
quan đến các đai siêu mafic – mafic tại Cò Muồng.
c. Khoáng sản
Hiện tại thân quặng tại tiểu khu Cò Muồng chưa được triển khai thăm dò chi tiết do
không đủ thời gian. Thân quặng sulfua lộ ra dọc theo suôi Muồng. Quặng sulfua đặc sít
phân bố trong đai siêu mafic–mafic bị tremolit hóa, phát triển theo phương tây nam –
đông bắc, cắm về phía đông nam 1490 góc dốc 75-800. Thân quặng có bề dày dao động
từ 1m÷5m, trung bình khoảng 2,0m, chiều dài 400m. Kết quả phân tích mẫu cho hàm
lượng trung bình 1,68% Ni, 0,35% Cu và 0,07% Co. Điểm khoáng hóa này được đánh
giá cao về hàm lượng nikel và các nguyên tố đi kèm.
Tài nguyên dự báo khoảng 0,46 triệu tấn quặng xâm tán dày và bán đặc sít, tính đến
độ sâu 200m. Phần tài nguyên dự báo này lấy theo đề án thăm dò đã được phê duyệt.

57
Hình II.19. Sơ đồ địa chất khoáng sản Tiểu khu Cò Muồng
II.2.1.8. Tiểu khu Phiêng Pót
a. Vị trí:
Tiểu khu Phiêng Pót nằm ở Phiêng Pót, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, diện tích
thăm dò 1,69km2.
b. Cấu trúc địa chất
Tham gia vào cấu trúc địa chất của tiểu khu chủ yếu là đá phiến mica hạt thô và đá
phiến chứa vôi của hệ tầng Nậm Sập (D1-2ns) phát triển theo phương tây bắc – đông nam
cắm về phía tây nam 2300 với góc dốc 70÷800 .
Tại tiểu khu các đá magma xuất hiện ở dạng các đai mạch của phức hệ Ba Vì thành
phần là mafic và siêu mafic bị tremolit hóa chứa sulfua nikel phát triển chủ yếu theo
58
phương tây bắc – đông nam, cắm về đông bắc 300, với góc dôc 70÷800. Ngoài ra có các
đai nhỏ thành phần pegmait của phức hệ Phiabioc.
Tại tiểu khu có hệ thống đứt gãy FII-1 phát triển theo phương á kinh tuyến, dốc
đứng, dịch bằng phải với cự ly dịch trượt khoảng 70m.
c. Khoáng sản
Hiện tại thân quặng tại tiểu khu này chưa được thăm dò chi tiết, do thiếu thời gian.
Theo Đề án thân quặng phân bố ở phía bắc suối Phiêng Pót, liên quan tới dị thường
trường chuyển số EM5. Thân quặng sulfua đặc sít dạng mạch, phát triển theo phương
tây bắc – đông nam, cắm về phía tây nam (2400), dài khoảng 250m, dày trung bình 1,5m.
Quặng sulfua có thành phần khoáng vật quặng chủ yếu là pyrotin, ít chalcopyrit và
pyrit. Hàm lượng trung bình khoảng 0,42% Ni và 0,1% Cu.

Hình II.20. Sơ đồ địa chất khoáng sản tiểu khu Phiêng Pót

59
II.2.2. Khu Tà Hộc
Đặc điểm địa chất khu Tà Hộc
Khu thăm dò Tà hộc có chiều dài 8,3km, chiều rộng thay đổi từ 0,8 – 1,8km, diện
tích 13,6km2 gồm 2 tiểu khu: Bản Mông và Suối Phặng. Khu thăm dò Tà Hộc nằm ở
phía tây nếp lồi Tạ Khoa có đặc điểm địa chất, magma và khoáng sản như sau.
a. Địa tầng:
Khu Tà Hộc gồm các đá của hệ tầng Nậm Sập, Bản Cải với đặc điểm như sau:
Hệ tầng Nậm Sập (D1-2ns):
Khu Tà Hộc có các đá tập 2 (D1-2ns2) của hệ tầng Nậm Sập, chiếm diện tích rất ít ở
phía đông bắc của khu. Thành phần thạch học gồm các đá phiến thạch anh- felspat-
diopsid, thạch anh-felspat- diopsid-epidot-calcit, thạch anh-diopsid-epidot, calcit-
felspat-diopsid, thạch anh felspat-mica, thạch anh-mica và các thấu kính đá vôi hoa hoá
chứa mica. Bề dầy khoảng 730m.
Hệ tầng Bản Cải (D3bc)
Các đá của hệ tầng chiếm diện tích chủ yếu của khu, có đặc điểm như sau:
- Tập 1 (D3bc1): Các đá của tập này có quan hệ chỉnh hợp lên các đá của hệ tầng
Nậm Sập, gồm chủ yếu là đá phiến thạch anh mica, quartzit, sercit. Bề dày khoảng 640m
- Tập 2 (D3bc2): Đá phylit màu xám, xám sẫm, chuyển lên trên là các đá phiến sét-
silic, đá phiến silic-sét màu xám đen xen sét bột kết. Bề dày khoảng 600-800m.
b. Magma xâm nhập
Trong khu thăm dò Tà Hộc có mặt các thành tạo của phức hệ Ba Vì (P3-T1bv)
Phức hệ Ba Vì (P3-T1bv)
Các đá xâm nhập phức hệ Ba Vì gồm 2 nhóm đá. Nhóm thứ nhất gồm các đá siêu
mafic (P3-T1bv): peridotit, pyroxenit, gabro-peridotit và nhóm thứ hai gồm các đá mafic
(GP3-T1bv): gabro, gabro hornblendit, gabro diaba, diaba.
Các đá magma xâm nhập phát triển dưới dạng các đai mạch theo phương tây bắc –
đông nam. Các đai này đều xuyên lên nằm tương đối chỉnh hợp theo mặt lớp của các đá
trầm tích bị biến chất của hệ tầng Nậm Sập (D1-2ns), hệ tầng Bản Cải (D3bc).
Các đá liên quan với quặng sulfua nikel- đồng ở trong khu vực là các thể xâm nhập
dạng đai siêu mafic – mafic xuyên cắt các đá và đều có phương chung là tây bắc- đông
nam lộ ra ở Bản Mông và Suối Phặng.
c. Cấu trúc
Uốn nếp
Khu thăm dò nằm ở cánh tây nam của phức nếp lồi Tạ Khoa và các đá có thế nằm
chủ yếu cắm về phía tây nam 2200 với góc dốc 60-700. Một số vị trí có các nếp uốn cấp
cao hơn không đối xứng, có trục ngắn và cùng có phương trục với nếp lồi Tạ Khoa. Đá
quarzit và phiến sericit ở hai cánh có thế nằm cắm ngược nhau. Các đá ở cánh tây nam
có thế nằm cắm về phía tây nam 2210 với góc dốc từ 560 tới 700. Các đá thuộc cánh đông
bắc có thế nằm cắm về phía đông bắc 410 với góc dốc từ 500 tới 800.
60
Đứt gãy
Tại khu có hệ thống đứt gãy tây bắc - đông nam và hệ thống đứt gãy đông bắc - tây
nam.
Hệ thống đứt gãy phương tây bắc – đông nam: Trong khu vưc có đứt gãy FI-2 đi
qua trung tâm khu Tà Hộc, kéo dài khoảng 11km theo phương tây bắc – đông nam. Đây
là đứt gãy thuận cắm về tây nam (2550) góc dốc 70-750 có cự ly dịch trượt khoảng 160m.
Đứt gãy cắt qua các đá của các hệ tầng Bản Cải, Đa Niêng. Liên quan tới đứt gãy này
có 2 đứt gãy nhánh FI-2a và FI-2b đó là các đứt thuận kéo dài theo phương tây bắc –
đông nam. Đứt gãy FI-2a có chiều dài 7km cắm về tây nam (2500) với góc dốc 800. Đứt
gãy FI-2b có chiều dài 3,2km cắm về tây nam (2500) với góc dốc 800. Hệ thống đứt gãy
FI-2 liên quan tới các đai siêu mafic- mafic chứa quặng sulfua Ni-Cu tại Bản Mông và
Suối Phặng.
Hệ thống đứt gãy phương đông bắc – tây nam: Các hệ thống đứt gãy thuộc pha muộn
gồm các đứt gãy FII-2, FII-3, FII-4. Trong phạm vi khu vực nghiên cứu chúng có chiều
dài từ 2,6-7,5 km phát triển theo phương đông bắc – tây nam. Đây là các hệ thống đứt
gãy dịch bằng phải, cắt và làm dịch trượt hệ thống đứt gãy FI-2, các địa tầng, magma
với cự ly dịch trượt 10-140m.
d. Khoáng sản
Trong khu thăm dò Tà Hộc được đặc trưng bởi khoáng sản Ni-Cu với kiểu sulfua
đặc sít, dạng mạch, liên quan tới các đai xâm nhập siêu mafic – mafic. Các điểm quặng
trong khu vực này gồm Bản Mông và Suối Phặng.
II.2.2.1. Tiểu khu Bản Mông
a. Vị trí
Tiểu khu Bản Mông nằm về phía tây bắc của mỏ Nikel Bản Phúc thuộc xã Tà Hộc,
huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, diện tích thăm dò dự kiến 2,23km2.
b. Cấu trúc địa chất
Tham gia vào cấu trúc của tiểu khu là các đá thuộc tập 1 của hệ tầng Bản Cải (D3bc1),
với thành phần thạch học gồm chủ yếu là quarzit sọc dải xen ít đá phiến sericit. Các đá
có phương tây bắc-đông nam và cắm về phía tây nam 2400 với góc dốc dao động từ 50-
800.
Tại tiểu khu có các hệ thống đai mạch xâm nhập thành phần là siêu mafic, mafic với
phương phát triển tây bắc – đông nam, cắm về tây nam 2300, góc dốc từ 600-800, chiều
dài trên 1,0 km, rộng 30-50m. Các đai có thành phần các đá peridotit, pyroxenit, gabro,
cấu tạo ép phiến, bị tremolit hoá, chứa xâm tán sulfua và sulfua đặc sít. Các đai này đều
xuyên lên nằm tương đối chỉnh hợp theo mặt lớp của các đá của hệ tầng Bản Cải (D3bc).
Trong tiểu khu có hai hệ thống đứt gãy gồm hệ thống đứt gãy tây bắc – đông nam
và hệ thống đứt gãy đông bắc – tây nam.

61
- Hệ thống đứt gãy tây bắc-đông nam gồm các đứt gãy FI-2a và FI-2b. Đứt gãy FI-
2a chạy dọc theo suối Bản Mông và đứt gãy liên quan tới đai siêu mafic- mafic chứa
quặng sulfua Bản Mông cắm về tây nam 2350 với góc dốc 70–800.
- Hệ thống đứt gãy đông bắc-tây nam gồm các đứt gãy ngắn cắm dốc đứng về phía
đông nam 1200 với góc dốc 800 và làm dịch chuyển các đá trầm tích biến chất, các đai
siêu mafic- mafic và dịch trượt hệ thống đứt gãy FI-2, Các đứt gãy này làm dich chuyển
các thành tạo trước nó với cự ly 20-60m.
c. Khoáng sản
Qua công tác điều tra, tìm kiếm và thi công các công trình thăm dò đã xác định được
tại tiểu khu gồm có 01 thân quặng đặc sít ký hiệu BM-TQ. Thân quặng đạt trữ lượng tài
nguyên với đặc điểm kích thước như sau:
Thân quặng đặc sít BM-TQ với chiều dài khoảng 840m, phát triển theo phương tây
bắc – đông nam (140-3200), cắm về phía tây nam 2300, góc dốc 60÷800.

62
Hình II.21. Sơ đồ địa chất khoáng sản tiểu khu Bản Mông

63
Hình II.22. Mặt cắt địa chất tuyến 6450E tiểu khu Bản Mông

II.2.2.2. Tiểu khu Suối Phặng


a. Vị trí
Tiểu khu Suối Phặng thuộc Bản Hộc, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, diện
tích thăm dò 2,22km2.
b. Cấu trúc địa chất
Tham gia vào cấu trúc của khu thăm dò Suối Phặng là các đá của hệ tầng Bản Cải,
gồm quarzit sọc dải xen ít đá quarzit sericit phát triển theo đường phương tây bắc- đông
nam, cắm tây nam 2400 với góc dốc từ 60÷800.
Trong tiểu khu có mặt các đai magma xâm nhấp siêu mafic -mafic thuộc phức hệ
Ba Vì (P3-T1bv). Các đai có chiều dài trên 700m phát triển theo phương tây bắc – đông
nam, cắm về phía tây nam 2400 với góc dốc từ 600÷800, rộng 3÷10m. Các đai có các đá
peridotit, pyroxenit, gabro, cấu tạo ép phiến, bị tremolit hoá, có xâm tán sulfua và sulfua
đặc sít.

64
Đứt gãy tại tiểu khu gồm hai hệ thống: hệ thống đứt gãy tây bắc – đông nam và hệ
thống đứt gãy đông bắc – tây nam.
Hệ thống đứt gãy tây bắc – đông nam có dứt gãy FI-2a là đứt gãy thuận với, nằm ở
giữa tiểu khu, phát triển theo phương tây bắc – đông nam, cắm về phía tây nam 2500
góc dốc 70-800. Cánh đông bắc của đứt gãy bị nâng lên và cánh tây nam tụt xuống. Đứt
gãy này có vai trò khống chế đai siêu mafic bị tremolit hóa chứa quặng sulfua Ni-Cu tại
tiểu khu.
Hệ thống đứt gãy đông bắc – tây nam có đứt gãy FII-3 thuộc pha muộn làm dịch
chuyển đứt gãy FI-2a, các đá của tiểu khu. Đứt gãy phát triển theo phương đông bắc –
tây nam 500 -2300 dốc đứng, làm dịch trượt đứt gãy pha sớm và các tầng đá khoảng 35-
75m.
c. Khoáng sản
Qua công tác điều tra, tìm kiếm và thi công các công trình thăm dò đã xác định được
tại tiểu khu gồm có 01 thân quặng đặc sít ký hiệu SP-TQ. Thân quặng đạt trữ lượng tài
nguyên với đặc điểm kích thước như sau:
Thân quặng đặc sít SP-TQ với chiều dài khoảng 288m, phát triển theo phương tây
bắc – đông nam (155-3350), cắm về phía tây nam 2450, góc dốc 75÷800.

Hình II.23. Sơ đồ địa chất khoáng sản Tiểu khu Suối Phặng
65
Hình II.24. Mặt cắt địa chất tuyến 3475E tiểu khu Suối Phặng
II.2.3. Khu Hồng Ngài
Đặc điểm địa chất khu Hồng Ngài
Khu Hồng Ngài có diện tích 10,6km2 gồm tiểu khu Suối Háo, Suối Chanh. Khu nằm
ở cánh đông bắc nếp lồi Tạ Khoa có đặc điểm địa chất, magma và khoáng sản như sau.
a. Địa tầng:
Tại khu có các đá của hệ tầng Nậm Sập, Bản Cải, Đa Niêng với đặc điểm như sau:
Hệ tầng Nậm Sập (D1-2ns):
Tại khu có các đá thuộc tập 1 (D1-2ns1) của hệ tầng, chiếm diện tích ít được phân bố
phía tây nam của khu, gồm các đá phiến thạch anh-biotit, thạch anh-felspat-biotit-
silimanit-granat, đôi khi có cordierit, đá phiến thạch anh- hai mica, thạch anh-felspat-
hai mica-silimanit-cordierit
Hệ tầng Bản Cải (D3bc):
Các đá của hệ tầng chiếm diện tích chủ yếu của khu Hồng Ngài gồm tập 1 và tập 2:
- Tập 1 (D3bc1): Nằm chỉnh hợp lên các đá của hệ tầng Nậm Sập, gồm chủ yếu là
đá phiến thạch anh mica, quartzit, sercit.
- Tập 2 (D3bc2): Đá phylit màu xám, xám sẫm, chuyển lên các đá phiến sét, phiến
silic, đá phiến sét màu xám đen xen sét bột kết. Bề dầy 80-150m
66
Hệ tầng Đa Niêng (C1đn)
Các đá của hệ tầng chiếm diện tích ít, phân bố tạo thành dải bao quanh các đá của
hệ tầng Bản Cải. Hệ tầng gồm đá vôi, đá phiến sét màu xám đen phân lớp trung bình
đến dày, bề dầy 300m.
b. Magma xâm nhập
Trong khu có các đá magma xâm nhập của phức hệ Ba Vì (P3-T1bv) gồm 2 nhóm
đá: nhóm thứ nhất siêu mafic (P3-T1bv): peridotit, pyroxenit, gabro-peridotit và nhóm
thứ hai gồm mafic (GP3-T1bv): gabro, gabro hornblend, gabro diaba, diaba.
Các đá magma phát triển dưới dạng các đai mạch theo phương tây bắc – đông nam
(1200 -3000) cắm dốc đứng. Các đai này đều xuyên lên nằm tương đối chỉnh hợp theo
mặt lớp của các đá thuộc hệ tầng Bản Cải (D3bc) và hệ tầng Đa Niêng (C1đn).
Các đai này liên quan mật thiết với quặng sulfua nikel – đồng tại tiểu khu Suối Háo
và Suối Chanh.
c. Cấu trúc
Uốn nếp
Khu Hồng Ngài nằm ở cánh đông bắc của phức nếp lồi Tạ Khoa nên các đá có thế
nằm chủ yếu cắm đơn nghiêng về phía đông bắc 600, góc dốc 50-750. Một số vị trí có
các nếp uốn cấp cao hơn không đối xứng, có trục ngắn như nếp lồi Suối Háo, phát triển
theo phương tây bắc – đông nam (1500 – 3300) với cá đá hai bên cánh căm về phía đông
bắc 600 và tây nam 2400 với góc dốc 50-600. Các thể xâm nhập siêu mafic - mafic phát
triển dọc theo trục nếp lồi Suối Háo.
Đứt gãy
Tại khu gồm hai hệ thống đứt gãy chính gồm hệ thống phương tây bắc – đông nam
và hệ thống đông bắc- tây nam, ngoài ra hệ thống đứt gãy á kinh tuyến.
Hệ thống đứt gãy phương tây bắc – đông nam gồm có đứt gãy FI-3, FI-4, FI-5 là hệ
thống đứt gãy liên quan với khoáng hóa tại khu Hồng Ngài. Dọc theo các đứt gãy này
là các đai mafic, siêu mafic và thân quặng sulfua Ni-Cu.
- Đứt gãy FI-3 nằm phía tây nam của khu, kéo dài khoảng 3,5km phát triển theo
phương tây bắc-đông nam (140-3200). Đứt gãy liên quan với quặng Ni-Cu của tiểu khu
Suối Chanh.
- Đứt gãy FI-4 nằm ở giữa khu, kéo dài khoảng 3km theo phương tây bắc – đông
nam (135-3150).
- Đứt gãy FI-5 nằm phía đông bắc của khu, kéo dài khoảng 3km phát triển theo
phương tây bắc – đông nam (120-3000) hướng cắm đông bắc 300 với góc dốc 500. Hệ
thống đứt gãy này cắt qua các đá của hệ tầng Bản Cải và Đa Niêng, liên quan với quặng
Ni-Cu của tiểu khu Suối Háo
Hệ thống đứt gãy phương đông bắc – tây nam là các đứt gãy thuộc pha muộn gồm
các đứt gãy FII-18, FII-19, FII-21, FII-22, FII-23, FII-24 với chiều dài từ 0,9-3,8km theo
phương đông bắc – tây nam. Đây là các hệ thống đứt gãy dịch bằng trái, dịch bằng phải,
67
cắt và làm dịch trượt hệ thống đứt gãy phương tây bắc – đông nam (FI-3, FI-4, FI-5),
địa tầng, các thân magma với cự ly dịch trượt từ 40-120m.
Hệ thống đứt gãy á kinh tuyến: Trong khu vực có một đứt gãy mang số hiệu FII-20
với chiều dài 0,6km theo phương á kinh tuyến (10-1900) là đứt gãy nghịch với hướng
cắm tây tây bắc 2800, góc dốc 700. Hệ thống đứt gãy này làm dịch trượt địa tầng Bản
Cải của khu vực Hồng Ngài.
d. Khoáng sản
Khu Hồng Ngài có các điểm quặng Ni-Cu thuộc kiểu sulfua đặc sít liên quan tới các
đai xâm nhập siêu mafic – mafic.
II.2.3.1. Tiểu khu Suối Háo
a. Vị trí:
Tiểu khu Suối Háo nằm ở phía đông xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La,
diện tích thăm dò 1,28km2.
b. Cấu trúc địa chất
Tiểu khu nằm trong một cấu trúc nếp lồi dài 4,0km, rộng khoảng 2,5km, có trục
phát triển theo phương tây bắc-đông nam (1350 -3150) góc dốc của hai cánh thoải khoảng
30÷400. Tại hai cánh của nếp lồi là các đá thuộc tập 2 hệ tầng Bản Cải (D3bc2) gồm
phylit, sét kết màu xám tới xám đen và đá vôi xám sáng của hệ tầng Đa Niêng (C1đn).
Tại tiểu khu có các đai magma xâm nhập thành phần siêu mafic, mafic thuộc phức
hệ Ba Vì. Các đai kéo dài theo phương tây bắc – đông nam với đặc điểm phần dưới là
đá peridotit, pyroxenit, chuyển dần sang đá gabro xẫm màu và trên cùng là các đá gabro
sáng màu hoặc đá diorit.
Tham gia vào cấu trúc địa chất của tiểu khu có hệ thống đứt gãy tây bắc – đông nam
và hệ thống đứt gãy đông bắc – tây nam.
Hệ thống đứt gãy tây bắc – đông nam: Đứt gãy FI-5 là đứt gãy thuận nằm ở giữa
tiểu khu với chiều dài khoảng 1,5km theo phương tây bắc – đông nam (120-3000) cắm
về đông bắc 300 góc dốc 500. Đứt gãy liên quan với các đai mafic, siêu mafic chứa
khoáng hóa sulfua Ni-Cu của tiểu khu.
Hệ thống đứt gãy đông bắc – tây nam: Đứt gãy FII-23, FII-24 thuộc pha muộn làm
dịch chuyển, hệ thống đứt gãy FI-5 và các tầng đá tại tiểu khu. Đứt gãy FII-23 kéo dài
khoảng 1,5km theo phương đông bắc – tây nam (55-235o) kiểu dịch bằng trái với cự ly
dịch trượt khoảng 100m. Đứt gãy FII-24 kéo dài khoảng 0,9km theo phương đông bắc
– tây nam (60-240o) kiểu dịch bằng phải với cự ly dịch trượt khoảng 50m.
c. Khoáng sản
Hiện tại chưa triển khai công tác thăm dò chi tiết và mới chỉ khoan 02 lỗ khoan.
Theo kết quả thăm dò sơ bộ tại tiểu khu có quặng sulfua xâm tán trong đá siêu mafic và
sulfua đặc sít nằm trong đới dập vỡ cắt qua các thể xâm nhập. Đới khoáng hóa này phát

68
triển theo phương tây bắc–đông nam, cắm về phía tây nam 2300 với góc dốc 60÷650, có
chiều dài khoảng 300m, rộng 1÷30m, chiều dày trung bình khoảng 2,0-9,96m.
Tại lỗ khoan HN00-01, chiều dày đới khoáng hóa sulfua xâm tán 9,69m và 0,15 m
sulfua đặc sít. Quặng sulfua đặc sít Thành phần khoáng vật của quặng sulfua đặc sít 25-
35% pyrotin, 5-7% pentlandit, 3-5% chalcopyrit, ít magnetit. Đới quặng có hàm lượng
trung bình 0,52%Ni, 0,21% Cu và 0,01% Co, trong đó có 0,15m sulfua đặc sít chứa
2,65% Ni, 0,22% Cu và 0,01% Co.

Hình II.25. Sơ đồ địa chất khoáng sản tiểu khu Suối Háo

69
II.2.3.2. Tiểu khu Suối Chanh
a. Vị trí
Tiểu khu Suối Chanh nằm ở phía đông nam xã Sông Pe, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn
La, diện tích thăm dò 1,29km2.
b. Cấu trúc địa chất
Tiểu khu gồm các đá của hệ tầng Bản Cải (D3bc), Nậm Sập (D1-2ns) và một phần
nhỏ của hệ tầng Đa Niêng (C1đn). Các đá cắm về tây nam 2100, góc dốc từ 60÷800.
- Hệ tầng Bản Cải (D3bc1) chiếm diện tích lớn nhất của tiểu khu, gồm các đá tập 1,
tập 2 của hệ tầng. Tập 1 thành phần thạch học gồm có đá phiến sericit xen quarzit sọc
dải. Tập 2 thành phần thạch học gồm: đá phylit, đá phiến sericit.
- Hệ tầng Nậm Sập (D1-2ns) phân bố phía ở tây nam của tiểu khu, gồm các đá thuộc
tập 1 của hệ tầng Nậm Sập (D1-2ns1) với thành phần là các đá phiến thạch anh-biotit,
thạch anh-felspat-biotit-silimanit-granat, đôi khi có cordierit, đá phiến thạch anh- hai
mica, thạch anh-felspat-hai mica-silimanit-cordierit
- Hệ tầng Đa Niêng (C1đn) chiếm diện tích nhỏ, phân bố thành các chỏm nhỏ. Hệ
tầng gồm đá vôi vi hạt, hạt nhỏ màu xám đen, phân lớp trung bình đến dày.
Đá magma xâm nhập tại tiểu khu gồm có các đai siêu mafic, mafic thuộc phức hệ
Ba Vì. Các đai này bị tremolit hóa phát triển theo phương tây bắc- đông nam, có đặc
tính phân dị kết tinh mạnh với thành phần hạt thô sẫm màu ở phần thấp và chuyển dần
lên hạt nhỏ hơn, bị tremolit hóa. Mật độ phân bố của các đai mạch xâm nhập khá dày.
Các thể xâm nhập có chiều rộng 1÷20m, phát triển theo phương tây bắc-đông nam cắm
về tây nam, chúng có quan hệ xuyên cắt và nằm khá chỉnh hợp với đá vây quanh.
Tại tiểu khu có hai hệ thống đứt gãy chủ yếu gồm hệ thống đứt gãy tây bắc – đông
nam, hệ thống đứt gãy đông bắc – tây nam ngoài ra còn có hệ thống đứt gãy á kinh
tuyến.
Hệ thống đứt gãy tây bắc – đông nam gồm có đứt gãy FI-3, FI-4. Đứt gãy FI-3 nằm
phía tây nam của tiểu khu kéo dài khoảng 3,5km phát triển theo phương tây bắc – đông
nam (140-3200), dọc theo đứt gãy này là các đai mafic, siêu mafic và thân quặng sulfua
đặc sít. Đứt gãy FI-4 nằm phía đông bắc của tiểu khu kéo dài khoảng 3km theo phương
tây bắc – đông nam (135-3150), dọc theo đứt gãy có các đai mafic, siêu mafic.
Hệ thống đứt gãy đông bắc – tây nam: Đứt gãy FII-19 thuộc pha muộn làm dịch
chuyển đứt gãy pha sớm và các tầng trầm tích biến chất có mặt ở tiểu khu. Đứt gãy kéo
dài khoảng 1,5km theo phương đông bắc – tây nam (45-2250) kiểu đứt gãy dịch trượt
bằng trái với cự ly dịch trượt khoảng 80m.
Ngoài hai hệ thống đứt gãy trên còn có hệ thống đứt gãy á kinh tuyến FII-20. Đây
là đứt gãy nghịch nằm phía đông bắc của tiểu khu với chiều dài 0,6km theo phương bắc
đông bắc – nam tây nam (10-1900), cắm về phía tây tây bắc (2800) góc dốc 700.

70
Hình II.26. Sơ đồ địa chất khoáng sản tiểu khu Suối Chanh

71
c. Khoáng sản
Hiện tại chưa triển khai công tác thăm dò chi tiết và mới chỉ khoan 1 lỗ khoan tại
Suối Chanh. Theo kết quả thăm dò sơ bộ quặng sulfua xâm tán trong nhiều đai mạch
siêu mafic – mafic, trong đó có một thân có giá trị hơn cả và là đối tượng thăm dò. Thể
xâm nhập này có phương tây bắc–đông nam, cắm về đông bắc 350 với góc dốc 700, rộng
15÷20m, có sulfua xâm tán ở phần đáy của đai. Chiều dày thân quặng 1,28÷2,0m trung
bình 1,55m. Thành phần khoáng vật quặng gồm pyrotin, pentlandit và chalcopyrit. Kết
quả phân tích một số mẫu trên mặt có hàm lượng 0,68%÷1,5% Ni trung bình 1,16%,
0,09÷0,44% Cu trung bình 0,22% và 0,1÷0,19% Co.
Kết quả khoan kiểm tra dị thường trường chuyển đã xác định được một mạch sulfua
đặc sít ở độ sâu 300m so với mặt đất.

Hình II.27. Mặt cắt địa chất tuyến 58065E tiểu khu Suối Chanh

72
II.3. ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HÓA:
Kết quả tổng hợp tài liệu từ giai đoạn trước và quá trình thi công đề án giai đoạn từ
7/2014 đến 7/2022 cho thấy trong vùng Tạ Khoa (khu: Tà Hộc, Tạ Khoa, Hồng Ngài)
có 19 thân quặng chính trong đó 13 thân quặng đặc sít và 06 thân quặng xâm tán. Cụ thể
gồm các thân quặng như sau:
- Quặng đặc sít gồm 13 thân quặng chính tại các tiểu khu thuộc các Khu như sau:
Khu Tạ Khoa: Gồm 09 thân quặng:
+ Tiểu khu Suối Đán: Gồm 02 thân quặng chính chính ký hiệu SD-TQ1, SD-TQ2
và các thân quặng thấu kính ký hiệu TK1, TK2, TK3. Trong đó thân quặng SD-TQ1 đã
thăm dò chi tiết và là thân quặng công nghiệp, thân quặng SD-TQ2 mới thăm dò sơ bộ.
+ Tiểu khu Bản Chạng: Gồm 02 thân quặng chính ký hiệu BC-TQ1, BC-TQ2 và các
thân quặng thấu kính ký hiệu TK1, TK2, TK3, TK4, TK5. Trong đó thân quặng BC-
TQ1 và BC-TQ2 đã thăm dò chi tiết và là thân quặng công nghiệp.
+ Tiểu khu Bản Khằng: Gồm 02 thân quặng đặc sít ký hiệu BKh-TQ1, BKh-TQ2
đang thăm dò chi tiết, một phần thân quặng đã đạt mạng lưới trữ lượng.
+ Tiểu khu Suối Tào: 01 thân quặng ký hiệu ST-TQ thăm dò sơ bộ.
+ Tiểu khu Cò Muồng: 01 thân quặng CM-TQ thăm dò sơ bộ.
+ Tiểu khu Phiêng Pót: 01 thân quặng PP-TQ thăm dò sơ bộ.
Khu Tà Hộc: Gồm 02 thân quặng:
+ Tiểu khu Bản Mông: 01 thân quặng ký hiệu TQ-BM thăm dò sơ bộ.
+ Tiểu khu Suối Phặng: 01 thân quặng ký hiệu TQ-SP thăm dò sơ bộ.
Khu Hồng Ngài: Gồm 02 thân quặng:
+ Tiểu khu Suối Háo: 01 thân quặng TQ-SH thăm dò sơ bộ.
+ Tiểu khu Suối Chanh: 01 thân quặng TQ-SC thăm dò sơ bộ.
- Quặng xâm tán gồm 06 thân quặng tại các tiểu khu thuộc Khu Tạ Khoa như sau:
+ Tiểu khu Bản Phúc: Gồm 02 thân quặng ký hiệu BP-XTA, BP-XTB đã thăm dò
chi tiết và đạt thân quặng công nghiệp.
+ Tiểu khu Bản Khoa: Gồm 03 thân quặng ký hiệu BK-XTA, BK-XTB, BK-XTC
đã thăm dò chi tiết và đạt thân quặng công nghiệp.
+ Tiểu khu Bản Khằng: 01 thân quặng BKh-XT thăm dò sơ bộ.
Dưới đây là mô tả chi tiết cho từng thân quặng chính được tính trữ lượng và tài
nguyên:
II.3.1 Đặc điểm thân quặng đặc sít tính trữ lượng, tài nguyên:
II.3.1.1. Khu Tạ Khoa:
Gồm 09 thân quặng đặc sít tại các tiểu khu Suối Đán, Bản Chạng, Bản Khằng, Suối
Tào, Cò Muồng và Phiêng Pót. Các thân quặng này chủ yếu có dạng mạch, mạch phân
nhánh phân bố trong đai mafic - siêu mafic bị tremolit hóa của phức hệ Ba Vì và trong
các đá trầm tích biến chất thuộc hệ tầng Bản Cải và Nậm Sập. Dưới đây là đặc điểm cho
từng thân quặng đặc sít tại các tiểu khu:
73
a. Tiểu khu Suối Đán
Qua kết quả điều tra tìm kiếm, thi công các công trình thăm dò hào, khoan đã xác
định được tại tiểu khu gồm 02 thân quặng đặc sít ký hiệu SD-TQ1, SD-TQ2 và 03 thấu
kính ký hiệu TK1, TK2, TK3 ngoài ra có một vài thấu kính nhỏ không đặt tên và không
tính tài nguyên trữ lượng. Trong đó thân quặng SD-TQ1 đạt trữ lượng công nghiệp cho
phần quặng nguyên sinh phần trên thân quặng bị oxi hóa xếp cấp tài nguyên 222, và 03
thấu kính xếp tài nguyên 333. Thân quặng SD-TQ2 trong giai đoạn này mới thăm dò sơ
bộ do đó chưa xác định được đặc điểm hình thái thân quặng và chưa xếp cấp tài nguyên
trữ lượng.
Dưới đây là mô tả chi tiết thân quặng chính SD-TQ1.
Thân quặng SD-TQ1 nằm phía tây tiểu khu có dạng mạch kéo dài theo phương tây
bắc – đông nam (110-2900) khoảng 850m từ tuyến 49975E đến tuyến 50825E. Quặng
cắm đơn nghiêng về tây nam 2000 với góc dốc 75-850. Thân quặng được khống chế bởi
70 công trình khoan, 06 công trình hào và 02 vết lộ.
Thân quặng sulfua đặc sít nằm bên trong và rìa đai mafic – siêu mafic bị tremolit
hóa. Các đá vách và trụ của thân quặng là đá siêu mafic- mafic bị tremolit hóa và các đá
trầm tích chứa vôi bị sừng hóa và hoa hóa.
Theo mức độ biến đổi oxi hóa thân quặng chia làm hai loại gồm quặng đặc sít
nguyên sinh và quặng đặc sít bị oxi hóa. Trong đó quặng đặc sít nguyên sinh đạt trữ
lượng công nghiệp, quặng đặc sít bị oxi hóa xếp cấp tài nguyên 222. Dưới đây là đặc
điểm của từng loại quặng như sau:
Đặc điểm quặng đặc sít nguyên sinh
Thân quặng đặc sít nguyên sinh có cấu trúc dạng mạch, mạch phân nhánh, kéo dài
theo phương tây bắc – đông nam khoảng 725m từ tuyến 50050E đến tuyến 50775E và
cắm về tây nam 2000 với góc dốc 75-850. Thân quặng nguyên sinh phát triển từ bề mặt
địa hình (tuyến 50775E) tới độ sâu nhất 265m (tuyến 50000E).
Thân quặng được khống chể bởi 65 công trình khoan và 01 công trình hào. Các đá
ở vách quặng là các đá siêu mafic – mafic bị tremolit hóa. Các đá ở trụ quặng là các đá
phiến mica- thạch anh và trầm tích chứa vôi.
Chiều dày thân quặng biến đổi từ 0,2m đến 7,93m, trung bình 1,55m, mức độ biến
đổi chiều dày không ổn định (Vc=90%). Chiều dày các lớp kẹp từ 0,96m đến 8,85m,
trung bình 3,22m.
Quặng có cấu tạo đặc sít, bán đặc sít, xâm tán dày tới xâm tán thưa, thành phần chủ
yếu là pyrotin, pentlandite, chalcopyrite, pyrit, kiến trúc quặng hạt tha hình, khảm. Cụ
thể:
Quặng sulfua đặc sít chứa 65-80% pyrotin, 5-20% pentlandit, 1-2% chalcopyrit, ít
magnetit.
Quặng sulfua xâm tán dày chứa 15-20% sulfua, trong đó có 10-15% pentlandit, 3-
7% chalcopyrit, ít pyrit, magnetit.
74
Quặng sulfua xâm tán chứa khoảng 3-8% sulfua có thành phần chủ yếu pyrotin, ít
pentlandit, chalcopyrit, pyrit, magnetit.

Ảnh II.4. Pyrotin (Pyr), pentladit (Pld), Ảnh II.5. Chalcopyrit (Chp) xuyên lấp
chalcopyrit (chp) hạt tha hình, quặng theo vi khe nứt tạo vi mạch trong đá rìa
sulfua xâm tán, Lỗ khoan KS21-22 mạch sulfua đặc sít. Lỗ khoan KS21-22
Ảnh 2.4. Pyro tin (Pyr), pentladit (Pld), chalcopyr it (chp) hạt tha h ình, qu ặng su lfua xâm tán, Lỗ khoan KS2 1-22

Ảnh 2.5. Chalcopyr it (Ch p) xuyên lấp theo vi khe n ứt tạo vi mạch trong đá rìa m ạch sulfua đặc s ít. Lỗ khoan KS2 1-22

Ảnh II.6. Quặng sulfua đặc sít trong lỗ khoan KS21-19, thân quặng SD-TQ1.
Người chup: Nguyễn Hữu Nam, năm: 2021
Theo mẫu đơn hàm lượng Ni biến đổi từ 0,05% đến 4,31% trung bình 1,15%, mức
độ biến đổi hàm lượng Ni không đồng đều (Vc=95%); hàm lượng Cu từ 0,05% đến
8,15% trung bình 0,69%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu rất không đồng đều
(Vc=115%); hàm lượng Co từ 0,002% đến 0,16% trung bình 0,04%, mức độ biến đổi
hàm lượng Co không đồng đều (Vc=96%).
Theo công trình hàm lượng Ni biến đổi từ 0,4% đến 3,96% trung bình 1,13%, mức
độ biến đổi hàm lượng Ni không đồng đều (Vc=80%); hàm lượng Cu từ 0,14% đến 2,8%
trung bình 0,70%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu không đồng đều (Vc=78%); hàm
lượng Co từ 0,01% đến 0,15% trung bình 0,04%.
Ngoại trừ Mg và Fe, hàm lượng các nguyên khác trong quặng đều rất thấp. Hàm
lượng Mg từ 0,07% đến 13,1% trung bình 4,46%; hàm lượng Fe từ 2,17% đến 49,9%
75
trung bình 17%. Hàm lương S từ 0,36% đến 34,8% trung bình 9,68%; hàm lượng As
biến đổi từ 3ppm đến 1.058ppm trung bình 34ppm; hàm lượng Cr từ 20ppm đến
2.250ppm trung bình 643ppm; hàm lượng Pb từ 2ppm đến 262ppm trung bình 29ppm;
hàm lượng Zn từ 14ppm đến 2.120ppm trung bình 159ppm; hàm lượng Au biến đổi từ
0,004ppm đến 0,59ppm trung bình 0,11ppm; hàm lượng Pt biến đổi từ 0,003ppm đến
3,89ppm trung bình 0,96ppm; hàm lượng Pd biến đổi từ 0,008ppm đến 1,85ppm trung
bình 0,47ppm.
Đặc điểm quặng đặc sít bị oxi hóa
Quặng đặc sít bị oxi nằm trên quặng đặc sít nguyên sinh, phân bố từ tuyến 50375E
đến tuyến 50775E, dài 395m. Quặng phân bố từ bề mặt địa hình (tuyến 50775E) tới độ
sâu 22 m (tuyến 50375E). Thân quặng có dạng mạch phát triển theo phương tây bắc-
đông nam, cắm về tây nam 2000 với góc dốc 70-750.
Thân quặng được khống chế bởi 02 công trình khoan, 05 công trình hào và 02 vết
lộ. Các đá ở vách thân quặng là các đá phiến mica- thạch anh và đá trầm tích biến chất
chứa vôi. Các dá ở trụ quặng là các đá trầm tích biến chất chứa vôi và đá mafic-siêu
mafic bị tremolit hóa.
Chiều dày thân quặng từ 0,5m đến 4,47m trung bình 1,75m, mức độ biến đổi chiều
dày không ổn định (Vm=77%). Quặng có 01 lớp kẹp với chiều dày 1,77m.
Quặng đặc sít bị oxi hóa thành phần khoáng vật chủ yếu gồm limonit, goethit,
malachit, covelit, magemit, cấu tạo khối đặc sít, bán đặc sít, dạng dải, xâm tán, kiến trúc
keo, khung xương xốp.
Theo mẫu đơn, hàm lượng Ni biến đổi từ 0,02% đến 4% trung bình 1,31%, mức độ
biến đổi hàm lượng Ni rất không đồng đều (Vc=103%); hàm lượng Cu từ 0,09% đến
1,97% trung bình 0,64%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu không đồng đều (Vc=85%);
hàm lượng Co từ 0,01% đến 0,17% trung bình 0,05%, mức độ biến đổi hàm lượng Co
rất không đồng đều (Vc=107%).
Theo công trình, hàm lượng Ni biến đổi từ 0,21% đến 3,96% trung bình 1,33%, mức
độ biến đổi hàm lượng Ni rất không đồng đều (Vc=104%); hàm lượng Cu từ 0,14% đến
1,59% trung bình 0,66%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu không đồng đều (Vc=71%);
hàm lượng Co từ 0% đến 0,17% trung bình 0,05%.
Ngoại trừ Mg và Fe, hàm lượng các nguyên khác trong quặng đều rất thấp. Hàm
lượng Mg từ 0,82% đến 0,93% trung bình 0,88%; hàm lượng Fe từ 8,31% đến 47,89%
trung bình 28,11%. Hàm lương S từ 2,28% đến 31,6% trung bình 17,82%; Hàm lượng
As biến đổi từ 49ppm đến 402ppm trung bình 163ppm; hàm lượng Cr từ 339ppm đến
436ppm trung bình 386ppm; hàm lượng Pb từ 17ppm đến 19ppm trung bình 18ppm,
hàm lượng Zn từ 54ppm đến 100ppm trung bình 76ppm; hàm lượng Au từ 0,03ppm đến
0,07ppm trung bình 0,05ppm; hàm lượng Pt từ 0,9ppm đến 2,16ppm trung bình
1,49ppm; hàm lượng Pd từ 0,82ppm đến 1,6ppm trung bình 1,06ppm.
b. Tiểu khu Bản Chạng
76
Qua kết quả điều tra tìm kiếm, thi công các công trình thăm dò hào, khoan đã xác
định được tại tiểu khu gồm 02 thân quặng đặc sít ký hiệu BC-TQ1, BC-TQ2 và 05 thấu
kính ký hiệu TK1, TK2, TK3, TK4, TK5 ngoài ra có một vài thấu kính nhỏ không đặt
tên và không tính tài nguyên trữ lượng. Trong đó thân quặng đạt trữ lượng công nghiệp
gồm thân quặng BC-TQ1, BC-TQ2 và thấu kính TK2, TK3, TK4, TK5, thấu kính TK1
xếp cấp tài nguyên 333.
Dưới đây là mô tả cho các thân quặng chính BC-TQ1 và BC-TQ2 tính trữ lượng tài
nguyên.
+ Đặc điểm thân quặng đặc sít BC-TQ1
Thân quặng BC-TQ1 nằm phía tây tiểu khu có dạng mạch kéo dài theo phương tây
bắc – đông nam khoảng 600m từ tuyến 51925E đến tuyến 52525E.
Thân quặng phát triển theo phương tây bắc - đông nam (290-1100) cắm về tây nam
2000 khá dốc (60-750), phổ biến 700. Thân quặng duy trì khá ổn định theo đường phương,
nhưng hình thái khá phức tạp với đặc điểm phình to, thu hẹp lại liên tục và phân nhánh.
Thân quặng phình to ở phần trên, sau đó theo chiều sâu có xu hướng giảm dần và vát
nhọn. Thân quặng được khống chế bởi 64 công trình khoan, 05 công trình hào và 01
công trình lò.
Quặng đặc sít liên quan trực tiếp tới đai mafic – siêu mafic và chủ yếu phân bố ở
phần đáy đai xâm nhập siêu mafic – mafic. Biến đổi chủ yếu là tremolit, chlorit, magnesit
hóa. Các đá phylit cạnh đai xâm nhập bị sừng hóa.
Theo mức độ biến đổi oxi hóa thân quặng chia làm hai loại gồm quặng đặc sít
nguyên sinh và quặng đặc sít bị oxi hóa. Trong đó quặng đặc sít nguyên sinh đạt trữ
lượng công nghiệp, quặng đặc sít bị oxi hóa xếp cấp tài nguyên 222. Dưới đây là đặc
điểm của từng loại quặng như sau:
Đặc điểm quặng đặc sít nguyên sinh
Thân quặng đặc sít có dạng mạch, kéo dài theo phương tây bắc - đông nam khoảng
575m từ tuyến 51950E đến tuyến 52525E, cắm về tây nam 2000 với góc dốc (60-750),
phổ biến 700. Thân quặng cách bề mặt địa hình từ 23,7m (tuyến 52525E) đến độ sâu
nhất 187,6m (tuyến 52000E). Thân quặng được khống chể bởi 53 công trình khoan và
02 công trình hào. Chiều dày thân quặng từ 0,21m đến 13,87m trung bình 2,81m, mức
độ biến đổi chiều dày rất không ổn định (Vm=115%). Chiều dày lớp kẹp từ 1,05m đến
7,4m trung bình 3,28m.
Thân quặng đặc sít gồm có quặng sulfua đặc sít, quặng xâm tán dày cấu tạo dạng
lưới, quặng sulfua xâm tán. Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu là pyrotin, pentlandit,
ít chalcopyrit, manhetit, pyrit. Quặng có cấu tạo dạng khối đặc sít, bán đặc sít, mạng
lưới, xâm tán, kiến trúc hạt tha hình.
Quặng sulfua đặc sít chứa trên 60% sulfua, cấu tạo khối, kiến trúc hạt nhỏ nửa tự
hình, hạt tha hình và khảm, chứa 40-50% pyrotin, 10-12% pentlandit, 3-5 % chalcopyrit,
ít magnetit.
77
Quặng sulfua xâm tán dày chứa 15-35% sulfua, cấu tạo dạng lưới, dạng ổ, xâm tán,
kiến trúc hạt nhỏ, hạt tha hình và khảm, gồm 11-20% pyrotin, 6-8% pentlandit, 3-4%
chalcopyrit, ít magnetit, pyrit.
Quặng sulfua xâm tán 5-8% sulfua, cấu tạo xâm tán, kiến trúc hạt nhỏ tha hinh,
thành phần sulfua chủ yếu pyrotin, it pentlandit, chalcopyrit, magnetit.

Ảnh II.7. Quặng sulfua đặc sít tươi trong lỗ khoan BC21-66, thân quặng BC-TQ1.
Người chup: Nguyễn Hữu Nam, năm: 2021

Ảnh II.8. THCS pentlandit (Pld)-Pyrotin Ảnh II.9. Pentlandit (Pld)-chalcopyrit


(Pyr)-chalcopyrit (Chp) hạt tha hình xâm (Chp) cùng pyrotin (Pyr) hạt tha hình
tán tạo thành cấu tạo mạng lưới, trong đai tạo kiến trúc khảm khá điển hình trong
siêu mafic bị tremolit BC-TQ1 quặng sulfua đặc sit, BC-TQ1
Ảnh 2.8. THCS pentla ndit (P ld)-Pyrotin (Pyr)-chalcopyrit (Chp) hạt tha hìn h xâm tán tạo thành cấu tạo mạn g lưới, tron g đai siêu mafic bị tremolit BC- TQ1
Ảnh 2.9. Pentlandit(Pld)-chalcopyrit (Chp) cùng pyrotin (Pyr) hạt tha hìn h tạo kiến trúc khảm khá đ iển hình tron g quặn g sulfua đặc s it, B C-TQ1

78
Đặc điểm hàm lượng các nguyên tố kim loại trong thân quặng như sau:
Theo mẫu đơn, hàm lượng Ni biến đổi từ 0,09% đến 3,27%, trung bình 0,83%, mức
độ biến đổi hàm lượng Ni không đồng đều (Vc=86%); hàm lượng Cu từ 0,004% đến
10,3% trung bình 0,61%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu cực kỳ không đồng đều
(Vc=162%); hàm lượng Co từ 0,01% đến 0,26%, trung bình 0,06%, mức độ biến đổi
hàm lượng Co không đồng đều (Vc=78%).
Theo công trình hàm lượng Ni biến đổi từ 0,21% đến 2,76%, trung bình 0,84%, mức
độ biến đổi hàm lượng Ni rất không đồng đều (Vc=103%); hàm lượng Cu từ 0,06% đến
3,56%, trung bình 0,59%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu rất không đồng đều
(Vc=115%); hàm lượng Co từ 0,01% đến 0,2% trung bình 0,06%.
Ngoại trừ Mg và Fe, các nguyên tố khác trong quặng đều có hàm lượng rất thấp.
Hàm lượng Mg từ 0,03% đến 18,95% trung bình 9,23%; hàm lượng Fe từ 4,67% đến
58% trung bình 21,3%. Hàm lượng S từ 0,04% đến 39,8% trung bình 10,73%; hàm
lượng As biến đổi từ 3ppm đến 5.620ppm trung bình 88ppm; hàm lượng Cr từ 46ppm
đến 2.680ppm trung bình 1.115ppm; hàm lượng Pb từ 1ppm đến 1.840ppm trung bình
80ppm; hàm lượng Zn từ 9ppm đến 1.120ppm trung bình 124ppm; hàm lượng Au từ
0,001ppm đến 0,195ppm trung bình 0,04ppm; hàm lượng Pt từ 0,003ppm đến 1,0ppm
trung bình 0,22ppm; hàm lượng Pd từ 0,001ppm đến 1,0ppm trung bình 0,26ppm.
+ Đặc điểm quặng đặc sít bị oxi hóa
Quặng đặc sít bị oxi hóa phân bố ở phần trên của thân quặng đặc sít nguyên sinh.
Theo bề mặt địa hình quặng cách bề mặt từ 3,0m (tuyến 52100E) đến độ sâu nhất 58,5m
(tuyến 52150E). Thế nằm của thân quặng oxi hóa tương tự như thân quặng nguyên sinh.
Quặng oxi hóa phát triển không liên tục theo đường phương với chiều dài 525m từ tuyến
52000E đến tuyến 52525E. Chiểu dày quặng thay đổi từ 0,67m đến 23,65m trung bình
7,24m, mức độ biến đổi chiều dày không ổn định (Vm=91%). Chiều dày các lớp kẹp từ
0,44m đến 11,6m trung bình 4,81m.
Quặng được khống chế bởi 13 công trình khoan, 05 công trình hào và 01 công trình
lò. Các đá ở vách thân quặng là các đá mafic-siêu mafic bị tremolit hóa. Các đá ở trụ
thân quặng là phylit va có cả các đá mafic-siêu mafic bị tremolit hóa.
Quặng đặc sít bị oxi hóa với thành phần khoáng vật gồm chủ yếu là limonit, goethit,
ít covelit, cấu tạo khối đặc sít, kiến trúc keo.
Đặc điểm phân bố của các nguyên tố kim loại trong thân quặng như sau:
Theo mẫu đơn hàm lượng Ni biến đổi từ 0,03% đến 2,56%, trung bình 0,43%, mức
độ biến đổi hàm lượng Ni rất không đồng đều (Vc=103%); hàm lượng Cu từ 0,01% đến
23,2% trung bình 0,37%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu cực kỳ không đồng đều
(Vc=379%); hàm lượng Co từ 0,003% đến 0,17% trung bình 0,03%, mức độ biến đổi
hàm lượng Co rất không đồng đều (Vc=77%).
Theo công trình hàm lượng Ni biến đổi từ 0,21% đến 2,56% trung bình 0,43%, mức
độ biến đổi hàm lượng Ni rất không đồng đều (Vc=118%); hàm lượng Cu từ 0,02% đến
79
1,1% trung bình 0,37%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu không đồng đều (Vc=67%);
hàm lượng Co từ 0,01% đến 0,14% trung bình 0,03%.
Ngoại trừ Mg và Fe, các nguyên tố khác trong quặng đều có hàm lượng rất thấp.
Hàm lượng Mg từ 0,25% đến 17,2% trung bình 11,13%; hàm lượng Fe từ 1,95% đến
54,3% trung bình 14,99%. Hàm lượng S từ 0,01% đến 41,8% trung bình 0,6%; hàm
lượng As biến đổi từ 3ppm đến 368ppm trung bình 19ppm; hàm lượng Cr từ 61ppm đến
2.960ppm trung bình 1.708ppm; hàm lượng Pb từ 4ppm đến 327ppm trung bình 49ppm;
hàm lượng Zn từ 24ppm đến 429ppm trung bình 110ppm; hàm lượng Au từ 0,001ppm
đến 0,446ppm trung bình 0,027ppm; hàm lượng Pt từ 0,005ppm đến 0,787ppm trung
bình 0,133ppm; hàm lượng Pd từ 0,006ppm đến 0,762ppm trung bình 0,146ppm.
+ Đặc điểm thân quặng đặc sít BC-TQ2
Thân quặng BC-TQ2 nằm ở phía đông tiểu khu Bản Chang. Đây là thân quặng đặc
sít không lộ trên mặt đất và được phát hiện thông qua công tác đo địa vật lý trường
chuyển mặt đất (EM). Thân quặng có dạng mạch kéo dài liên tục theo phương tây bắc –
đông nam (105-2850) khoảng 437m từ tuyến 53075E đến tuyến 53500E. Thân quặng
được khống chế bởi 49 lỗ khoan.
Thân quặng BC-TQ2 phát triển theo phương tây tây bắc – đông đông nam, cắm về
nam tây nam 1950 với góc dôc 47-750, trung bình 650. Thân quặng với hình thái khá
phức tạp, phân nhánh, phình ra và co hẹp lại liên tục theo đường phương và đường
hướng dốc. Quặng đặc sít gồm có các đới sulfua đặc sít, bán đặc sít và các đới quặng
xâm tán. Quặng sulfua đa phần nằm trong đai siêu mafic – mafic và hệ thống vi mạch
sulfua lấp đầy khe nứt phân bố xung quanh đai xâm nhập. Các dải quặng sulfua đặc sít
thường phân bố ở phần đáy của đai xâm nhập. Các đá vây quanh thân quặng đá phylit
bị sừng hóa và các đá siêu mafic – mafic bị tremolit hóa.
Quặng có màu vàng sáng có thành phần khoáng vật quặng chủ yếu là pyrotin,
pentlandit, ít chalcopyrit, magnetit, pyrit, cấu tạo khối đặc sít, bán đặc sít, mạng lưới,
xâm tán, kiến trúc hạt và khảm.
Thân quặng liên quan với đai mafic – siêu mafic. Biến đổi chủ yếu là tremolit,
chlorit, magnesit hóa. Các đá phylit và phiến sercit cạnh đai xâm nhập bị sừng hóa.
Theo mức độ biến đổi oxi hóa thân quặng chia làm hai loại gồm quặng đặc sít
nguyên sinh và quặng đặc sít bị oxi hóa. Trong đó quặng đặc sít nguyên sinh đạt trữ
lượng công nghiệp, quặng đặc sít bị oxi hóa xếp cấp tài nguyên 222. Dưới đây là đặc
điểm của từng loại quặng như sau:
+ Đặc điểm quặng đặc sít nguyên sinh
Thân quặng sulfua đặc sít nguyên sinh nằm dưới quặng oxi hóa và cách mặt đất từ
22m (tuyến 53425E) tới 150m (tuyến 53300E), phân bố từ tuyến 53075E tới 53500E,
dài 437m. Thân quặng phát triển theo phương tây tây bắc – đông đông nam, cắm về tây
nam 1950 với góc dôc 47-750, trung bình 650. Chiều dày quặng từ 0,27m đến 15,55m

80
trung bình 6,98m, mức độ biến đổi chiều dày quặng không ổn định (Vm=57%), chiều
dày các lớp kẹp từ 0,86m đến 7,1m trung bình 2,39m.
Thân quặng này được khống chế bởi 42 lỗ khoan. Các đá ở vách thân quặng là các
đá siêu mafic – mafic bị tremolit hóa. Các đá trụ thân quặng là các đá phylit bị sừng hóa,
các đá siêu mafic – mafic bị tremolit hóa.
Trong thân quặng sulfua gồm có loại quặng sulfua đặc sít, quặng xâm tán dày cấu
tạo dạng lưới, quặng sulfua xâm tán. Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu là pyrotin,
pentlandit, ít chalcopyrit, magnetit, pyrit. Quặng có cấu tạo dạng khối đặc sít, bán đặc
sít, mạng lưới, xâm tán, kiến trúc hạt tha hình.
Đối với quặng sulfua đặc sít với hàm lượng trên 65% sulfua, cấu tạo khối, kiến trúc
hạt nhỏ nửa tự hình, hạt tha hình và khảm, chứa 55-60% pyrotin, 10-15% pentlandit, 3-
5 % chalcopyrit, ít magnetit, pyrit.
Quặng sulfua xâm tán dày chứa 20-35% sulfua, cấu tạo dạng lưới, dạng ổ, xâm tán,
kiến trúc hạt nhỏ, hạt tha hình và khảm, gồm 20-30% pyrotin, 7-10 % pentlandit, 3-4%
chalcopyrit, ít magnetit, pyrit.
Quặng sulfua xâm tán 5-10% sulfua, cấu tạo xâm tán, kiến trúc hạt nhỏ tha hinh,
thành phần sulfua chủ yếu pyrotin, ít pentlandit, chalcopyrit, pyrotin, magnetit.
Theo mẫu đơn hàm lượng Ni từ 0,01% đến 5,38% trung bình 0,77%, mức độ biến
đổi hàm lượng Ni rất không đồng đều (Vc=105%); hàm lượng Cu từ 0,01% đến 19,7%
trung bình 0,55%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu cực kỳ không đồng đều (Vc=189%);
hàm lượng Co từ 0,002% đến 0,23% trung bình 0,04%, mức độ biến đổi hàm lượng Co
rất không đồng đều (Vc=93%).
Theo công trình hàm lượng Ni biến đổi từ 0,21% đến 2,51% trung bình 0,76%, mức
độ biến đổi hàm lượng Ni không đồng đều (Vc=63%); hàm lượng Cu từ 0,06% đến
2,53% trung bình 0,56%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu không đồng đều (Vc=82%);
hàm lượng Co từ 0,01% đến 0,15% trung bình 0,04%.
Ngoại trừ Mg và Fe, các nguyên tố khác trong quặng đều có hàm lượng rất thấp.
hàm lượng Mg biến đổi từ 0,02% đến 18,7% trung bình 12,12%; hàm lượng Fe từ 3,71%
đến 57,2% trung bình 16,14%. Hàm lượng S biến đổi từ 0,07% đến 38,3% trung bình
7,45%; hàm lượng As từ 3ppm đến 4.580ppm trung bình 37ppm; hàm lượng Cr từ
12ppm đến 3.730ppm trung bình 1.253ppm, hàm lượng Pb từ 2ppm đến 686ppm trung
bình 43ppm, hàm lượng Zn từ 12ppm đến 691ppm trung bình 99ppm; hàm lượng Au từ
0,001ppm đến 0,355ppm trung bình 0,05ppm; hàm lượng Pt từ 0,01ppm đến 0,9ppm
trung bình 0,22ppm; hàm lượng Pd từ 0,001ppm đến 1,06ppm trung bình 0,23ppm.
+Đặc điểm quặng đặc sít bị oxi hóa
Quặng đặc sít bị oxi hóa phân bố ở phần trên của thân quặng đặc sít nguyên sinh.
Quặng phát triển không liên tục theo tây bắc – đông nam với chiều dài khoảng 400m từ
tuyến 53075E đến 53450E. Thân quăng kéo dài theo đường phương tây bắc-đông nam,

81
cắm về tây nam 1900 với góc dôc 50-750, trung bình 650. Thân quặng cách bề mặt địa
hình từ 12,3m (tuyến 53400E) đến độ sâu 51,5m (tuyến 53275E).
Thân quặng được khống chế bởi 08 lỗ khoan. Các đá ở vách thân quặng là các đá
mafic-siêu mafic bị tremolit hóa. Các đá ở trụ thân quặng là các đá phylit bị sừng hóa
và đá mafic-siêu mafic bị tremolit hóa
Chiều dày quặng từ 0,73m đến 11,66m trung bình 3,79m, mức độ biến đổi chiều dày
quặng rất không ổn định (Vc=101%), chiều dày các lớp kẹp từ 0,86m đến 8m trung bình
4,87m.
Thành phần khoáng vật quặng gồm chủ yếu limonit, goethit, malachit và covelit, cấu
tạo khối, dạng bán đặc sít, dạng dải, kiến trúc keo.
Theo mẫu đơn hàm lượng Ni biến đổi từ 0,2% đến 1,18% trung bình 0,35%, mức độ
biến đổi hàm lượng Ni không đồng đều (Vc=65%); hàm lượng Cu từ 0,02% đến 1,26%
trung bình 0,16%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu rất không đồng đều (Vc=123%); hàm
lượng Co từ 0,01% đến 0,07% trung bình 0,02%, mức độ biến đổi hàm lượng Co không
đồng đều (Vc=56%).
Theo công trình hàm lượng Ni biến đổi từ 0,2% đến 0,49% trung bình 0,35%, mức
độ biến đổi hàm lượng Ni đồng đều (Vc=34%); hàm lượng Cu từ 0,04% đến 0,25%
trung bình 0,15%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu không đồng đều (Vc=56%); hàm
lượng Co từ 0,01% đến 0,03% trung bình 0,02%.
Các nguyên tố khác trong thân quặng đều có hàm lượng rất thấp ngoại trừ Mg và Fe.
Hàm lượng Mg biến đổi từ 3,57% đến 20,2% trung bình 15,28%; hàm lượng Fe từ 6,38%
đến 18,3% trung bình 9,1%. Hàm lượng S biến đổi từ 0,01% đến 8,65% trung bình
1,31%; hàm lượng As từ 3ppm đến 153ppm trung bình 20ppm; hàm lượng Cr từ 387ppm
đến 2.290ppm trung bình 1.536ppm; hàm lượng Pb từ 2ppm đến 78ppm trung bình
15ppm; hàm lượng Zn từ 52ppm đến 254ppm trung bình 112ppm; hàm lượng Au từ
0,001ppm đến 0,037ppm trung bình 0,01ppm; hàm lượng Pt từ 0,005ppm đến 0,18ppm
trung bình 0,06ppm; hàm lượng Pd từ 0,013ppm đến 0,27ppm trung bình 0,06ppm.
c. Tiểu khu Bản Khằng
Qua kết quả điều tra tìm kiếm, thi công các công trình thăm dò hào, khoan đã xác
định được tại tiểu khu gồm 02 thân quặng đặc sít đạt trữ lượng công nghiệp ký hiệu
BKh-TQ1, BKh-TQ2 và 01 thân quặng xâm tán ký hiệu BKh-XT xếp cấp tài nguyên
333.
Dưới đây là mô tả cho hai thân quặng đặc sít đạt trữ lượng công nghiệp BKh-TQ1
và BKh-TQ2.
+ Đặc điểm thân quặng đặc sít BKh-TQ1
Thân quặng đặc sít phân bố rìa đông nam khối Bản Khằng. Thân quặng chủ yếu
dạng mạch, đôi chỗ phân nhánh, phần trên thân quặng phình to và vát nhọn dần xuống
dưới. Thân quặng kéo dài liên tục theo phương tây bắc-đông nam 1300-3100, cắm dốc
về phía tây nam 2200 với góc dốc từ 730 - 850 trung bình 780. Thân quặng có chiều dài
82
162m từ tuyến 44250E đến tuyến 44400E. Thân quặng được khống chế bởi 26 công
trình khoan và 04 công trình hào.
Dưới đây là mô tả chi tiết cho phần thân quặng đặc sít đạt trữ lượng công nghiệp:
Thân quặng đặc sít BKh-TQ1 đạt trữ lượng công nghiệp với chiều dài 137m theo
phương tây bắc – đông nam từ tuyến 44275E đến 44400E. Thân quặng cách bề mặt địa
hình từ 3,0m (tuyến 44400E) đến độ sâu nhất 259m (tuyến 44300E).
Thân quặng được khống chế bởi 26 công trình khoan và 04 công trình hào. Các đá
ở vách thân quặng là các đá siêu mafic – mafic bị tremolit hóa. Các đá ở trụ quặng là
các đá phiến thạch anh-mica, đá siêu mafic – mafic bị tremolit hóa.
Chiều dày thân quặng từ 0,33m đến 15,84m trung bình 3,67m, mức độ biến đổi
chiều dày quặng không ổn định (Vm=91%), chiều dày các lớp kẹp từ 0,87m đến 5,96m
trung bình 2,87m.
Thành phần khoáng vật quặng đặc sít chứa 40-50% pyrotin, 10-15% pentlandit, 2-
7% chalcopyrit, ít pyrit và magnetit. Quặng có cấu tạo dạng ổ đám, mạng mạch, tới bán
đặc sít và đặc sít.
Theo mẫu đơn hàm lượng Ni biến đổi từ 0,02% đến 2,97% trung bình 0,53%, mức
độ biến đổi hàm lượng Ni không đồng đều (Vc=77%); hàm lượng Cu từ 0,01% đến
4,61% trung bình 0,4%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu rất không đồng đều (Vc=131%);
hàm lượng Co từ 0,001% đến 0,14% trung bình 0,03%, mức độ biến đổi hàm lượng Co
không đồng đều (Vc=73%).
Theo công trình hàm lượng Ni biến đổi từ 0,22% đến 1,08% trung bình 0,52%, mức
độ biến đổi hàm lượng Ni không đồng đều (Vc=48%); hàm lượng Cu từ 0,09% đến 1,2%
trung bình 0,39%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu không đồng đều (Vc=68%); hàm
lượng Co từ 0,01% đến 0,07% trung bình 0,03%.
Ngoại trừ Mg và Fe các nguyên tố khác trong thân quặng có hàm lượng rất thấp.
Hàm lượng Mg biến đổi từ 0,36% đến 18,45% trung bình 10,47%; hàm lượng Fe từ
1,15% đến 46,6% trung bình 13,47%. Hàm lượng S biến đổi từ 0,03% đến 34,5% trung
bình 3,63%; hàm lượng As từ 3ppm đến 475ppm trung bình 20ppm; hàm lượng Cr từ
16ppm đến 2.910ppm trung bình 1.120ppm; hàm lượng Pb từ 1ppm đến 75ppm trung
bình 17ppm; hàm lượng Zn từ 9ppm đến 423ppm trung bình 109ppm; hàm lượng Au từ
0,008ppm đến 0,257ppm trung bình 0,05ppm; hàm lượng Pt từ 0,01ppm đến 0,93ppm
trung bình 0,27ppm; hàm lượng Pd từ 0,04ppm đến 0,83ppm trung bình 0,23ppm.
+ Đặc điểm thân quặng đặc sít BKh-TQ2
Thân quặng chủ yếu ở dạng mạch, đôi chỗ phân nhánh, có xu hướng phình to phía
trên và vát nhọn dần xuống dưới. Thân quặng kéo dài theo phương tây bắc-đông nam
1350-3150, cắm dốc về phía tây nam 2250 với góc dốc từ 630 - 750 trung bình 700. Thân
quặng có chiều dài khoảng 250m từ tuyến 44675E đến tuyến 44900E. Thân quặng được
khống chế bởi 11 công trình khoan và 01 công trình hào.
Dưới đây là mô tả chi tiết cho phần thân quặng đặc sít đạt trữ lượng công nghiệp:
83
Thân quặng đặc sít BKh-TQ2 đạt trữ lượng công nghiệp với chiều dài khoảng 40m
theo phương tây bắc – đông nam từ tuyến 44675E đến 44700E. Thân quặng phát triển
từ bề mặt địa hình (tuyến 44700E) đến độ sâu nhất 119m (tuyến 44700E).
Thân quặng được khống chể bởi 06 công trình khoan và 01 công trình hào. Các đá
ở vách thân quặng là các đá siêu mafic- mafic bị tremolit hóa. Các đá ở trụ thân quặng
là các đá phiến mica- thach anh và các đá trầm tích chưa vôi và các đá mafic-siêu mafic
bị tremolit.
Chiều dày thân quặng từ 0,39m đến 10,84m trung bình 3,43m, mức độ biến đổi
chiều dày quặng rất không ổn định (Vm=119%). Chiều dày lớp kẹp từ 1,74m đến 7,8m
trung bình 4,77m.
Thành phần khoáng vật quặng đặc sít chứa 45-50% pyrotin, 10-15% pentlandit, 2-
7% chalcopyrit, ít pyrit và magnetit. Quặng có cấu tạo dạng xâm tán, dạng ổ đám, mạng
mạch, tới bán đặc sít và đặc sít.
Theo mẫu đơn hàm lượng Ni biến đổi từ 0,13% đến 2,89% trung bình 0,89%, mức
độ biến đổi hàm lượng Ni không đồng đều (Vc=74%); hàm lượng Cu từ 0,04% đến 3,9%
trung bình 0,56%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu rất không đồng đều (Vc=108%); hàm
lượng Co từ 0,01% đến 0,13% trung bình 0,05%, mức độ biến đổi hàm lượng Co không
đồng đều (Vc=67%).
Theo công trình hàm lượng Ni biến đổi từ 0,21% đến 1,18% trung bình 0,8%, mức
độ biến đổi hàm lượng Ni không đồng đều (Vc=59%); hàm lượng Cu từ 0,04% đến
0,72% trung bình 0,51%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu không đồng đều (Vc=57%);
hàm lượng Co từ 0,01% đến 0,06% trung bình 0,04%.
Ngoại trừ Mg và Fe, các nguyên tố khác trong quặng đều có hàm lượng thấp. hàm
lượng Mg biến đổi từ 1,75% đến 18,05% trung bình 11,13%; hàm lượng Fe từ 5,22%
đến 35,9% trung bình 16,48%; hàm lượng S từ 1,11% đến 23,2% trung bình 7,28%; hàm
lượng As từ 3ppm đến 277ppm trung bình 22ppm; hàm lượng Cr từ 133ppm đến
2.520ppm trung bình 1.250ppm; hàm lượng Pb từ 1ppm đến 170ppm trung bình 24ppm;
hàm lượng Zn từ 54ppm đến 400ppm trung bình 116ppm; hàm lượng Au từ 0,005ppm
đến 0,24ppm trung bình 0,05ppm; hàm lượng Pt từ 0,003ppm đến 1,12ppm trung bình
0,18ppm; hàm lượng Pd từ 0,03ppm đến 1,17ppm trung bình 0,28ppm.
d. Tiểu khu Suối Tào
Qua kết quả điều tra tìm kiếm, thăm dò sơ bộ tại tiểu khu đã xác định được 01 thân
quặng đặc sít đạt trữ lượng công nghiệp ký hiệu ST-TQ.
Thân quặng đặc sít ST-TQ đi cùng đai mạch siêu mafic - mafic bị tremolit hoá chứa
khoáng hóa sulfua Ni. Thân quặng phát triển theo phương tây bắc – đông nam (155-
3350), cắm về phía tây nam 2450, góc cắm 75÷800, phân bố từ tuyến 54600E đến
54850E, dài 290m. Thân quặng được khống chế bởi 03 công trình khoan, 01 công trình
hào và 01 vết lộ.
Dưới đây là mô tả chi tiết cho phần thân quặng đặc sít đạt trữ lượng công nghiệp:
84
Thân quặng đặc sít kéo dài theo phương tây bắc – đông nam với chiều dài khoảng
50m từ tuyến 54800E đến tuyến 54850E. Thân quặng phát triển từ bề mặt địa hình đến
độ sâu nhất 60m (tuyến 54800E).
Thân quặng được khống chể bởi 02 công trình khoan, 01 công trình hào và 01 vết
lộ. Các đá ở vách thân quặng là các đá mafic-siêu mafic và các đá phiến mica chứa vôi.
Các đá vở trụ thân qặng cũng là đá siêu mafic – mafic và các đá phiến chứa vôi.
Chiều dày thân quặng từ 1m đến 20,19m trung bình 8,55m, mức độ biến đổi chiều
dày quặng cực kỳ không ổn định (Vm=360%). Chiều dày các lớp kẹp từ 1,97m đến
9,36m trung bình 5,67m.
Thành phần khoáng vật quặng gồm: 7% pyrotin, 5% chalcopyrit, 5% melnhicovit,
ít pentlandit, magnetit và ilmenit. Cấu tạo xâm tán, kiến trúc hạt nhỏ tự hình.
Theo mẫu đơn thân quặng hàm lượng Ni biến đổi từ 0,12% đến 1,14% trung bình
0,46%, mức độ biến đổi hàm lượng Ni không đồng đều (Vc=64%); hàm lượng Cu từ
0,09% đến 1,13% trung bình 0,35%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu không đồng đều
(Vc=73%); hàm lượng Co từ 0,01% đến 0,06% trung bình 0,03%, mức độ biến đổi hàm
lượng Ni không đồng đều (Vc=59%).
Theo công trình hàm lượng Ni biến đổi từ 0,24% đến 1,06% trung bình 0,48%, mức
độ biến đổi hàm lượng Ni không đồng đều (Vc=80%); hàm lượng Cu từ 0,13% đến
1,21% trung bình 0,38%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu rất không đồng đều
(Vc=138%); hàm lượng Co từ 0,01% đến 0,05% trung bình 0,02%.
Hàm lượng các nguyên tố khác trong thân quặng đều rất thấp ngoại trừ Mg và Fe.
Hàm lượng Mg biến đổi từ 7,77% đến 17,09% trung bình 13,56%; hàm lượng Fe từ
6,38% đến 42,4% trung bình 13,5%. Hàm lượng S biến đổi từ 0,87% đến 8,08% trung
bình 3,39%; hàm lượng As từ 5ppm đến 233ppm trung bình 49ppm.
II.3.1.2. Khu Tà Hộc:
Gồm 02 thân quặng đặc sít tại tiểu khu Bản Mông và Suối Phặng. Các thân quặng
này chủ yếu có dạng mạch phân bố trong đai mafic - siêu mafic bị tremolit hóa của phức
hệ Ba Vì. Dưới đây là đặc điểm cho từng thân quặng đặc sít tại các tiểu khu:
a. Tiểu khu Bản Mông
Qua kết quả điều tra tìm kiếm, thăm dò sơ bộ tại tiểu khu đã xác định được 01 thân
quặng đặc sít đạt trữ lượng công nghiệp ký hiệu BM-TQ.
Thân quặng đặc sít BM-TQ đi cùng đai mạch siêu mafic bị tremolit hoá chứa khoáng
hóa sulfua Ni. Thân quặng phát triển theo phương tây bắc – đông nam, cắm về phía tây
nam 2300, góc cắm 60÷800, phân bố từ tuyến 5600E đến 6400E, dài khoảng 840m.
Thành phần khoáng vật quặng gồm 25-30% pyrotin, 10-15% chalcopyrit, 1-3%
pentlandit, chalcopyrit, ít pyrit và magnetit.
Thân quặng được khống chể bởi 08 công trình khoan, 03 công trình hào và 06 vết
lộ. Các đá ở vách thân quặng là các đá mafic-siêu mafic bị tremolit hóa. Các đá ở trụ
thân quặng là các đá quarzit và phiến sericit của hệ tầng Bản Cải.
85
Dưới đây là mô tả chi tiết cho phần thân quặng đặc sít đạt trữ lượng công nghiệp:
Thân quặng đặc sít kéo dài không liên tục từ tuyến 5650E đến tuyến 6050E theo
phương tây bắc – đông nam với chiều dài 425m trong đó có các đoạn quặng với chiều
dài thay đổi từ 45m đến 68m. Thân quặng phát triển từ bề mặt địa hình đến độ sâu nhất
46m (tuyến 6000E).
Thân quặng được khống chế bởi 04 công trình khoan, 02 công trình hào và 04 vết
lộ. Chiều dày thân quặng từ 0,24m đến 2,22m trung bình khoảng 1,08m, mức độ biến
đổi chiều dày quặng không ổn định (Vm=62%). Thân quặng có 01 lớp kẹp với chiều
dày 0,87m.
Theo mẫu đơn thân quặng có hàm lượng Ni biến đổi từ 0,08% đến 6,11% trung bình
0,85%, mức độ biến đổi hàm lượng Ni rất không đồng đều (Vc=142%); hàm lượng Cu
từ 0,04% đến 13,6% trung bình 0,42%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu cực kỳ không
đồng đều (Vc=323%); hàm lượng Co từ 0,004% đến 0,25% trung bình 0,04%, mức độ
biến đổi hàm lượng Co rất không đồng đều (Vc=134%).
Theo công trình hàm lượng Ni biến đổi từ 0,21% đến 4,56% trung bình 0,85%, mức
độ biến đổi hàm lượng Ni cực kỳ không đồng đều (Vc=201%); hàm lượng Cu từ 0,09%
đến 1,67% trung bình 0,42%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu rất không đồng đều
(Vc=111%); hàm lượng Co từ 0,01% đến 0,22% trung bình 0,04%.
Hàm lượng các nguyên tố khác trong quặng đều ở mức thấp ngoại trừ Mg và Fe.
Hàm lượng Mg biến đổi từ 1,11% đến 12,8% trung bình 9,42%, hàm lượng Fe từ 6,75%
đến 51% trung bình 14,06%. Hàm lượng hàm lượng S biến đổi từ 0,61% đến 17,7%
trung bình 2,5%; hàm lượng As từ 3ppm đến 157ppm trung bình 20ppm; hàm lượng Cr
từ 35ppm đến 1.685ppm trung bình 928ppm; hàm lượng Pb từ 1ppm đến 20ppm trung
bình 6ppm; hàm lượng Zn từ 51ppm đến 231ppm trung bình 95ppm; hàm lượng Au từ
0,002ppm đến 0,05ppm trung bình 0,02ppm; hàm lượng Pt từ 0,061ppm đến 0,8ppm
trung bình 0,27ppm; hàm lượng Pd từ 0,06ppm đến 0,63ppm trung bình 0,25ppm.
b. Tiểu khu Suối Phặng
Qua kết quả điều tra tìm kiếm, thăm dò sơ bộ tại tiểu khu đã xác định được 01 thân
quặng đặc sít đạt trữ lượng công nghiệp ký hiệu SP-TQ.
Thân quặng đặc sít SP-TQ đi cùng đai mạch siêu mafic bị tremolit hoá chứa khoáng
hóa sulfua Ni. Thân quặng phát triển theo phương tây bắc – đông nam (155-3350), cắm
về phía tây nam 2450, góc cắm 75÷800, phân bố từ tuyến 3350E đến 3600E, dài khoảng
288m.
Thành phần khoáng vật trong quặng gồm chủ yếu là pyrotin, ít pentlandit, ít
chalcopyrit, magnetit.
Thân quặng được khống chế bằng 5 lỗ khoan và 9 công trình hào.
Dưới đây là mô tả chi tiết cho phần thân quặng đặc sít đạt trữ lượng công nghiệp:
Thân quặng đặc sít kéo dài liên tục theo phương tây bắc – đông nam với chiều dài
khoảng 125m từ tuyến 3400E đến tuyến 3525E. Thân quặng phát triển từ bề mặt địa
86
hình đến độ sâu nhất 52m (tuyến 3525E). Thân quặng được khống chế bởi 05 công trình
khoan, 03 công trình hào.
Chiều dày thân quặng biến đổi từ 0,77m đến 3,17m trung bình 2,03m, mức độ biến
đổi chiều dày quặng không ổn định (Vm=49%). Chiều dày các lớp đá kẹp từ 1,87m đến
13,5m trung bình 6,42m.
Theo mẫu đơn, thân quặng có hàm lượng Ni biến đổi từ 0,21% đến 4,14% trung
bình 1,0%, mức độ biến đổi hàm lượng Ni không đồng đều (Vc=98%); hàm lượng Cu
từ 0,05% đến 5,12% trung bình 0,71%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu cực kỳ không
đồng đều (Vc=167%); hàm lượng Co từ 0,01% đến 0,11% trung bình 0,03%, mức độ
biến đổi hàm lượng Co không đồng đều (Vc=81%).
Theo công trình hàm lượng Ni biến đổi từ 0,3% đến 2,43% trung bình 0,99%, mức
độ biến đổi hàm lượng Ni không đồng đều (Vc=74%); hàm lượng Cu từ 0,05% đến
3,87% trung bình 0,71%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu cực kỳ không đồng đều
(Vc=180%); hàm lượng Co từ 0,01% đến 0,06% trung bình 0,03%.
Ngoại trừ Mg và Fe, các nguyên tố khác đều thâp. Hàm lượng Mg biến đổi từ 2,31%
đến 10,1% trung bình 7,15%; hàm lượng Fe từ 6,02% đến 52,17% trung bình 16,65%.
Hàm lượng S biến đổi từ 0,75% đến 19,8% trung bình 5,65%; hàm lượng As từ 3ppm
đến 5.710ppm trung bình 167ppm; hàm lượng Cr từ 60ppm đến 579ppm trung bình
244ppm; hàm lượng Pb từ 1ppm đến 14ppm trung bình 7ppm; hàm lượng Zn từ 45ppm
đến 300ppm trung bình 110ppm; hàm lượng Au từ 0,001ppm đến 0,22ppm trung bình
0,03ppm; hàm lượng Pt từ 0,003ppm đến 0,04ppm trung bình 0,01ppm; hàm lượng Pd
từ 0,002ppm đến 0,84ppm trung bình 0,04ppm.
II.3.2. Đặc điểm thân quặng xâm tán tính trữ lượng, tài nguyên:
Qua công tác điều tra, tìm kiếm và thi công các công trình thăm dò đã xác định được
05 thân quặng xâm tán tính trữ lượng, tài nguyên của tiểu khu Bản Phúc, Bản Khoa
thuộc Khu Tạ Khoa. Các thân quặng này nằm trong đá siêu mafic của phức hệ Ba Vì.
Dưới đây là đặc điểm chi tiết cho từng thân quặng của từng tiểu khu.
a. Tiểu khu Bản Phúc
Qua kết quả điều tra tìm kiếm, thi công các công trình thăm dò đã xác định được tại
tiểu khu có các thân quặng xâm tán trong khối siêu mafic có dạng khá phức tạp với hình
thái dạng vỉa, thấu kính, dải, dải phân nhánh. Dựa vào vị trí phân bố trong khối xâm
nhập siêu mafic các thân quặng được chia làm 2 thân gồm thân quặng BP-XTA và thân
quặng BP-XTB. Thân quặng BP-XTA dạng treo nằm ở giữa khối, thân quặng BP-XTB
dạng vỉa bám đáy khối. Hình dáng của các thân quặng liên quan chặt chẽ với sự phân
đới của các đá siêu mafic trong khối và chủ yếu liên quan tới các đới đá giàu olivin trong
tầng UB2 và UBT. Các thân quặng gần bề mặt địa hình bị quá trình phong hóa và oxi
hóa nên đã tạo thành các đới quặng oxi hóa được xếp cấp tài nguyên 222.
Thành phần khoáng vật quặng nguyên sinh, quặng oxi hóa của 2 thân quặng có đặc
điểm như sau:
87
- Quặng nguyên sinh: Quặng nguyên sinh nằm dưới quặng oxi hóa với đặc điểm
thành phần khoáng vật quặng chiếm 3-10%, trung bình khoảng 7% sulfua, trong đó chủ
yếu pentlandit, pyrotin, magnetit và rất hiếm chalcopyrit, pyrit, cấu tạo xâm tán dày,
kiến trúc hạt tha hình. Các khoáng vật này xâm tán trong đá dunit thuộc đới UB2 và
UBT. Chúng nằm ở khoảng trống giữa các hạt olivin và cùng với tổ hợp khoáng vật
phlogopit, fuxit, carbonat, antigonit, có kích thước từ trên dưới 1mm đến 5-6mm.
- Quặng oxi hóa: Quặng oxi hóa nằm trong đới oxi hóa, quặng phát triển từ bề mặt
địa hình xuống dưới và nằm trên quặng nguyên sinh. Quá trình biến đổi oxi hóa giảm
dần từ trên bề mặt địa hình xuống dưới sâu. Dựa theo mức độ biến đổi quặng nguyên
sinh trong quá trình oxi hóa chia ra làm hai loại: quặng oxi hóa hoàn toàn và quặng bán
oxi hóa.
+ Quặng bán oxi hóa với đặc điểm là khoáng vật quặng chiếm tỷ lệ khoảng 3-10%
trong đá. Các khoáng vật quặng gồm violarit, limonit, goethit, magemit và covelit và
xen lẫn ít các khoáng vật nguyên sinh gồm pyrotin, pentlandit, chancopyrit.
+ Quặng oxi hóa hoàn toàn có tỷ lệ và thành phần khoáng vật quặng tương tự quặng
sulfua bán oxi hóa nhưng không có khoáng vật quặng sulfua nguyên sinh. Thành phần
khoánh vật gồm có limonit, goethit, magemit.
Biến đổi cạnh thân quặng cũng giống như biến đổi chung của khối siêu mafic đó là
biến đổi serpentin hóa. Một số chỗ thân quặng nằm sát với ranh giới khối có các đá trầm
tích biến chất, các đai siêu mafic – mafic bị biến đổi gồm serpentin hóa, tremolit hóa.
Các đá trầm tích bên ngoài khối chủ yếu bị sừng hóa.
Dưới đây là mô tả cho hai thân quặng xâm tán BP-XTA và BP-XTB.

Ảnh II.10. Quặng sulfua xâm tán trong đá dunit, lỗ khoan BP20-26, độ sâu 71,2 m,
Bản Phúc. Người chup: Nguyễn Hữu Nam, năm 2020

88
Ảnh II.11. Quặng sulfua bị oxi hóa tại độ sâu 11,1m lỗ khoan BP21-12.
Người chup: Nguyễn Hữu Nam, năm: 2020
+ Thân quặng xâm tán BP-XTA
Thân quặng xâm tán BP-XTA dạng thể treo nằm giữa khối siêu mafic Bản Phúc. Về
hình thái thân quặng có dạng rất phức tạp chủ yếu ở dạng thấu kính, dạng vỉa, dạng ổ
bướu, đôi chỗ dạng dải phân nhánh. Thân quặng phát triển khá liên tục theo phương tây
bắc – đông nam (145-3250), từ tuyến 49800E đến tuyến 50100E với chiều dài 350m,
chiều rộng thân quặng theo mặt cắt giao động từ 35m (tuyến 49950E) đến 256m (tuyến
49900E). Theo độ sâu bề mặt địa hình thân quặng cách bề mặt từ 63m (tuyến 49900E)
đến 252m (tuyến 50050E). Các đá ở vách và trụ thân quặng là các đá dunit, peridotit của
tầng UB2 và UBT. Thân quặng được khống chế bởi 28 công trình khoan.
Thân quặng gần bề mặt địa hình bị quá trình phong hóa, oxi hóa làm biến đổi thân
quặng. Theo mức độ biến đổi oxi hóa thân quặng chia làm hai loại gồm quặng xâm tán
nguyên sinh và quặng xâm tán bị oxi hóa. Trong đó quặng xâm tán nguyên sinh đạt trữ
lượng công nghiệp, quặng xâm tán bị oxi hóa xếp cấp tài nguyên 222. Dưới đây là đặc
điểm của từng loại quặng như sau:
Đặc điểm quặng xâm tán nguyên sinh
Thân quặng nằm trong khối siêu mafic có dạng thấu kính phát triển liên tục theo
phương tây bắc đông nam từ tuyến 49800E đến 50100E với chiều dài 350m. Theo độ
sâu bề mặt địa hình thân quặng cách bề mặt từ 70m (tuyến 50050E) đến 252m (tuyến
50050E). Thân quặng được khống chế bởi 03 công trình khoan.
Chiều dày thân quặng biến đổi từ 3m đến 96,7m trung bình 46,67m, mức độ biến
đổi chiều dày quặng không ổn định (Vm=61%). Chiều dày các lớp đá kẹp từ 3,1m đến
111,99m trung bình 25,84m.

89
Theo mẫu đơn, hàm lượng: Ni biến đổi từ 0,01% đến 2,36% trung bình 0,45%, mức
độ biến đổi hàm lượng Ni không đồng đều (Vc=71%); Cu từ 0,001% đến 0,57% trung
bình 0,09%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu rất không đồng đều (Vc=111%); Co từ
0,002% đến 0,04% trung bình 0,01%, mức độ biến đổi hàm lượng Co không đồng đều
(Vc=50%).
Theo trung bình công trình, hàm lượng Ni biến đổi từ 0,3% đến 0,98% trung bình
0,43%, mức độ biến đổi hàm lượng Ni đồng đều (Vc=37%); hàm lượng Cu từ 0,0004%
đến 0,19% trung bình 0,03%; hàm lượng Co từ 0,01% đến 0,02% trung bình 0,01%.
Các nguyên tố khác có mặt trong quặng xâm tán sulfua với hàm lượng rất thấp,
ngoại trừ Mg và Fe. Hàm lượng Mg biến đổi từ 4,16% đến 28,5% trung bình 23,04%;
hàm lượng Fe biến đổi từ 1,64% đến 7,75% trung bình 4,26%. Hàm lượng S từ 0,005%
đến 2,67% trung bình 0,29%; hàm lượng As biến đổi từ 3ppm đến 1.080ppm trung bình
25ppm; hàm lượng Cr từ 12ppm đến 1.980ppm trung bình 327ppm; hàm lượng Pb từ
1ppm đến 168ppm trung bình 7ppm, hàm lượng Zn từ 12ppm đến 278ppm trung bình
50ppm; hàm lượng Au từ 0,001ppm đến 0,17ppm trung bình 0,01ppm; hàm lượng Pt từ
0,003ppm đến 0,34ppm trung bình 0,03ppm; hàm lượng Pd từ 0,001ppm đến 0,57ppm
trung bình 0,03ppm.
Đặc điểm quặng xâm tán bị oxi hóa
Quặng xâm tán bị oxi hóa nằm trên phần quặng xâm tán nguyên sinh, gặp tại tuyến
49900E chiều rộng 149m. Theo độ sâu bề mặt địa hình quặng nằm cách bề mặt từ 63m
đến 112m. Thân quặng được khống chế bởi 03 công trình khoan. Chiều dày quặng từ
5,6m đến 38,7m trung bình 18,77m, mức độ biến đổi chiều dày quặng không ổn định
(Vm=94%). Thân quặng có một lớp kẹp với chiều dày 6,3m.
Theo mẫu đơn hàm lượng Ni biến đổi từ 0,09% đến 0,58%, trung bình 0,32%, mức
độ biến đổi hàm lượng Ni đồng đều (Vc=34%); hàm lượng Cu biến đổi từ 0,01% đến
0,06% trung bình 0,01%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu không đồng đều (Vc=81%);
hàm lượng Co biến đổi từ 0,004% đến 0,01%, trung bình 0,01%, mức độ biến đổi hàm
lượng Co rất đồng đều (Vc=19%).
Theo công trình thăm dò, hàm lượng Ni biến đổi từ 0,31% đến 0,32%, trung bình
0,32%; hàm lượng Cu trung bình 0,007%; hàm lượng Co biến đổi từ 0,01% đến 0,01%
trung bình 0,01%.
Ngoại trừ hàm lượng Mg và Fe có hàm lượng cao, các nguyên tố khác có mặt trong
quặng với hàm lượng rất thấp. Hàm lượng Mg biến đổi từ 9,14% đến 23,8%, trung bình
20,35%; hàm lượng Fe biến đổi từ 2,64% đến 6,14%, trung bình 4,03%; hàm lượng S
biến đổi từ 0,01% đến 0,52%, trung bình 0,1%; hàm lượng As biến đổi từ 3ppm đến
81ppm trung bình 17ppm; hàm lượng Cr biến đổi từ 162ppm đến 424ppm trung bình
271ppm; hàm lượng Pb từ 1ppm đến 30ppm trung bình 6ppm; hàm lượng Zn từ 31ppm
đến 92ppm trung bình 52ppm; hàm lượng Au từ 0,001ppm đến 0,01ppm trung bình

90
0,003ppm; hàm lượng Pt từ 0,003ppm đến 0,41ppm trung bình 0,03ppm; hàm lượng Pd
từ 0,001ppm đến 0,4ppm trung bình 0,02ppm.
+ Quặng xâm tán BP-XTB
Thân quặng dạng vỉa, dạng dải bám đáy của khối xâm nhập, có cấu trúc nếp lõm.
Đây là thân quặng lớn nhất mỏ. Thân quặng phát triển liên tục theo đường phương tây
bắc-đông nam (1450 -3250) từ tuyến 49300E đến 50100E với chiều dài 930m, chiều rộng
thân quặng theo mặt cắt từ 200m (tuyến 49400E) đến 519m (tuyến 49900E). Theo chiều
phát triển thân quặng từ tây bắc – đông nam, cấu trúc nếp lõm của thân quặng thay đổi
theo xu hướng phức tạp dần với góc dốc mặt trục nếp lõm thẳng đứng chuyển sang cắm
về đông bắc với góc dốc 550. Theo độ sâu bề mặt địa hình thân quặng lộ ra trên bề mặt
và phát triển xuống sâu đến 377m (tuyến 49900E).
Thân quặng được khống chế bởi 194 lỗ khoan. Đá vách thân quặng siêu mafic thành
phần peridotit và dunit bị biến đổi serpentin hóa, đá trụ quặng là đá dunit bị serpentin
hóa, nhiều chỗ sát đáy khối xâm nhâp nên có các đá trầm tích biến chất bị sừng hóa và
các đai tremolit.
Thân quặng gần bề mặt địa hình bị quá trình phong hóa, oxi hóa làm biến đổi thân
quặng. Theo mức độ biến đổi oxi hóa thân quặng chia làm hai loại gồm quặng xâm tán
nguyên sinh và quặng xâm tán bị oxi hóa. Trong đó quặng xâm tán nguyên sinh đạt trữ
lượng công nghiệp, quặng xâm tán bị oxi hóa xếp cấp tài nguyên 222. Dưới đây là đặc
điểm của từng loại quặng như sau:
Đặc điểm quặng xâm tán nguyên sinh
Quặng xâm tán nguyên sinh bám đáy khối xâm nhập có quy mô lớn nhất của Mỏ
Bản Phúc. Về hình thái thân quặng khá phức tạp chủ yếu dạng vỉa, dạng dải, dải phân
nhánh, dạng thấu kính. Thân quặng phát triển liên tục theo đường phương tây bắc-đông
nam từ tuyến 49350E đến 50100E với chiều dài 865m. Thân quặng có cấu trúc nếp lõm
với mặt trục thay đổi từ dốc đứng ở phía tây bắc của thân quặng sang cắm dốc về phía
đông bắc ở phía đông nam của thân quặng. Ở phía tây bắc từ tuyến 49300E đến tuyến
49800E mặt trục của nếp lõm gần như dốc đứng với thế nằm cánh đông bắc cắm về tây
nam với góc dốc từ 120 – 500 trung bình 340, cánh tây nam cắm về đông bắc với góc dốc
từ 150 – 570 trung bình 340. Ở phía đông nam thân quặng, từ tuyến 49.850E đến 50.050E,
mặt trục nếp lõm cắm về đông bắc với góc dốc từ 500- 800 trung bình 610, thế nằm 2
cánh nếp lõm cắm về đông bắc với góc dốc trung bình khoảng 550. Theo độ sâu bề mặt
địa hình thân quặng cách bề mặt từ 16m (tuyến 49400E) đến 377m (tuyến 49900E).
Thân quặng được khống chế bởi 167 công trình khoan.
Chiều dày thân quặng biến đổi từ 0,75m đến 143,98m trung bình 27,29m, mức độ
biến đổi chiều dày quặng không ổn định (Vm=73%), chiều dày các lớp kẹp từ 1,8m đến
76,82m trung bình 15,66m.
Theo mẫu đơn, hàm lượng của Ni biến đổi từ 0,001% đến 3,25% trung bình 0,52%,
mức độ biến đổi hàm lượng Ni không đồng đều (Vc=66%); hàm lượng Cu từ 0,0004%
91
đến 0,9% trung bình 0,08%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu rất không đồng đều
(Vc=110%); Co từ 0,002% đến 0,04% trung bình 0,01%, mức độ biến đổi hàm lượng
Co đồng đều (Vc=35%).
Theo công trình, hàm lượng Ni biến đổi từ 0,3% đến 0,99% trung bình 0,5%, mức
độ biến đổi hàm lượng Ni đồng đều (Vc=29%); hàm lượng Cu từ 0,0007% đến 0,26%
trung bình 0,06%; hàm lượng Co từ 0,008% đến 0,02% trung bình 0,01%.
Hàm lượng các nguyên tố khác trong thân quặng rất thấp ngoại trừ hàm lượng Mg
và Fe. Hàm lượng Mg biến đổi từ 0,77% đến 28,3% trung bình 23,15%; hàm lượng Fe
từ 0,26% đến 39,7% trung bình 5,27%. Hàm lượng S từ 0,005% đến 23,5% trung bình
0,52%; hàm lượng As từ 1ppm đến 1.535ppm trung bình 34ppm; hàm lượng Cr từ 7ppm
đến 8.890ppm trung bình 586ppm; hàm lượng Pb từ 1ppm đến 2.510ppm trung bình
7ppm; hàm lượng Zn từ 1ppm đến 2.200ppm trung bình 57ppm; hàm lượng Au từ
0,001ppm đến 0,25ppm trung bình 0,02ppm; hàm lượng Pt từ 0,003ppm đến 0,43ppm
trung bình 0,08ppm; hàm lượng Pd từ 0,001ppm đến 0,55ppm trung bình 0,1ppm.
Đặc điểm quặng xâm tán bị oxi hóa.
Quặng xâm tán bị oxi hóa tạo thành các đới nằm trên hai cánh của thân quặng sulfua
xâm tán nguyên sinh. Đá ở vách và trụ của đới quặng là dunit bị serpentinit hóa bị phong
hóa và oxi hóa với mức độ từ mạnh tới yếu.
Quặng phát triển liên tục theo đường phương tây bắc - đông nam từ tuyến 49300E
đến tuyến 50100E với chiều dài khoảng 930m. Quặng oxi hóa nằm trên quặng oxi hóa
nguyên sinh, tạo thành các đới không liên tục. Theo độ sâu bề mặt địa hình quặng phát
triển từ bề mặt địa hình (tuyến 49550E) đến độ sâu 111m (tuyến 49650E). Quặng được
khống chế bởi 73 công trình khoan. Chiều dày quặng biến đổi từ 1,1m đến 56,55m trung
bình 18,52m, mức độ biến đổi chiều dày quặng không ổn định (Vm=73%), chiều dày
các lớp kẹp từ 2,57m đến 38,41m trung bình 9,51m.
Theo mẫu đơn, hàm lượng Ni biến đổi từ 0,1% đến 2,89%, trung bình 0,66%, mức
độ biến đổi hàm lượng Ni không đồng đều (Vc=61%); hàm lượng Cu biến đổi từ
0,0004% đến 0,72%, trung bình 0,11%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu không đồng đều
(Vc=98%); hàm lượng Co từ 0,003% đến 0,04% trung bình 0,01%, mức độ biến đổi
hàm lượng Co đồng đều (Vc=39%).
Theo công trình, hàm lượng Ni biến đổi từ 0,3% đến 1,1% trung bình 0,63%; hàm
lượng Cu biến đổi từ 0,001% đến 0,39% trung bình 0,09%; hàm lượng Co từ 0,01% đến
0,02% trung bình 0,01%.
Hàm lượng các nguyên tố khác trong thân quặng rất thấp ngoại trừ hàm lượng Mg
và Fe. Hàm lượng Mg biến đổi từ 11,65% đến 26,2% trung bình 21,04%, hàm lượng Fe
biến đổi từ 2,72% đến 15,25% trung bình 5,85%. Hàm lượng S biến đổi từ 0,001% đến
4,75% trung bình 0,2%; hàm lượng As biến đổi từ 3ppm đến 202ppm trung bình 20ppm;
hàm lượng Cr biến đổi từ 177ppm đến 2.540ppm trung bình 693ppm; hàm lượng Pb
biến đổi từ 1ppm đến 103ppm trung bình 5ppm; hàm lượng Zn biến đổi từ 7ppm đến
92
389ppm trung bình 54ppm; hàm lượng Au từ 0,001ppm đến 0,22ppm trung bình
0,03ppm; hàm lượng Pt từ 0,003ppm đến 0,82ppm trung bình 0,08ppm; hàm lượng Pd
từ 0,004ppm đến 0,71ppm trung bình 0,08ppm.
b. Tiểu khu Bản Khoa
Qua công tác tìm kiếm, điều tra và các công trình thăm dò đã xác định được tại tiểu
khu có các thân quặng xâm tán trong khối siêu mafic có dạng rất phức tạp với hình thái
dạng vỉa, thấu kinh, dải, dải phân nhánh. Dựa vào vị trí phân bố của quặng trong không
gian khối siêu mafic chia làm 3 thân quặng gồm: thân quặng BK-XTA, thân quặng BK-
XTB và thân quặng BK-XTC. Các thân quặng gần bề mặt địa hình bị quá trình phong
hóa và oxi hóa nên đã tạo thành các đới quặng oxi hóa được xếp cấp tài nguyên 222.
Thân quặng BK-XTA nằm ở phần trên của khối xâm nhập, thân quặng BK-XTB
nằm giữa khối và thân quặng BK-XTC nằm ở đáy khối.
Theo chiều sâu của khối xâm nhập, càng xuống dưới các thân quặng càng thể hiện
rõ nét cấu trúc nếp lõm với mặt trục cắm về tây nam.
Thành phần khoáng vật quặng nguyên sinh, oxi hóa của 3 thân quặng có đặc điểm
như sau:
Quặng nguyên sinh có thành phần chủ yếu là pyrotin, pentlandit, violarit, ít
chalcopyrit, sphalerit, rất ít magnetit. Pyrotin là khoáng vật chiếm chủ yếu trong quặng,
chiếm 2% khoáng vật xâm tán trong đá, kích thước hạt nhỏ 0,05-0,5mm, phân bố cùng
pentlandit, chalcopyrit, magnetit. Pentlandit với hàm lượng khoảng 1,0%, tồn tại ở dạng
kích thước 0,05-0,4mm. Chalcopyrit có hàm lượng không đáng kể, hạt nhỏ tha hình.
Sphalerit với hàm lượng rất ít, dạng hạt hạt tha hình với kích thước 0,05-0,2mm. Violarit
là khoáng vật thứ sinh biến đổi từ pentlandit, tồn tại ở dạng gặm mòn ven rìa hoặc theo
vi khe nứt trên bề mặt pentlandit.
Quặng oxi hóa có thành phần gồm các khoáng vật limonit, ít goethit, ít violarit

Ảnh II.12. Quặng sulfua xâm tán nguyên sinh trong BK22-12, độ sâu 184,0m, Bản
Khoa. Người chup: Nguyễn Hữu Nam, năm: 2021

93
Các đá ở vách của thân quặng là peridotit. Các đá ở trụ thân quặng chủ yếu là dunit
và các đá trầm tích biến chất bị dập vỡ.
Các đới quặng nằm trong khối xâm nhâp siêu mafic nên đặc điểm biến đổi của các
đá quanh thân quặng chủ yếu là biến đổi serpentin hóa. Một số chỗ thân quặng nằm sát
với ranh giới dưới nơi có mặt cả các đá dunit, đai siêu mafic-mafic, các đá trầm tích biên
chất nên có các kiểu biến đổi mạnh gồm serpentin, tremolit, talc, fuxit, chlorit, magnesit
hóa. Các đá trầm tích biến chất bị sừng hóa.
Dưới đây là mô tả cho ba thân quặng xâm tán BK-XTA, BK-XTB và BK-XTC.
+ Thân quặng xâm tán BK-XTA:
Thân quặng phân bố ở phần trên khối xâm nhập. Về hình thái thân quặng có dạng
rất phức tạp chủ yếu dạng vỉa, thấu kính đôi chỗ dải phân nhánh phình to thu nhỏ. Thân
quặng phát triển liên tục theo phương tây bắc-đông nam (115-2950) từ tuyến 49650E
đến 49800E với chiều dài 150m. Chiều rộng thân quặng theo mặt cắt dao động từ 42,5m
(tuyến 49650E) đến 177m (tuyến 49700E). Thân quặng chủ yếu cắm về tây nam với góc
dốc tương đối thoải từ 170 đến 400. Thân quặng lộ ra mặt đất ở phía đông bắc khối xâm
nhập (tuyến 49700E), chúc sâu về phía tây nam và điểm cuối cách mặt địa hình 190m
(tuyến 49800E).
Thân quặng được khống chế bởi 15 lỗ khoan. Các đá ở vách và trụ là peridotit, dunit.
Thân quặng gần bề mặt địa hình bị quá trình phong hóa, oxi hóa làm biến đổi thân
quặng. Theo mức độ biến đổi oxi hóa thân quặng chia làm hai loại gồm quặng xâm tán
nguyên sinh và quặng xâm tán bị oxi hóa. Trong đó quặng xâm tán nguyên sinh đạt trữ
lượng công nghiệp, quặng xâm tán bị oxi hóa xếp cấp tài nguyên 222. Dưới đây là đặc
điểm của từng loại quặng như sau:
Đặc điểm quặng xâm tán nguyên sinh
Quặng phân bố ở phần trên khối xâm nhập. Về hình thái thân quặng rất phức tạp có
dạng vỉa, thấu kính đôi chỗ dải phân nhánh. Thân quặng phát triển liên tục theo đường
phương tây bắc-đông nam (115-2950) từ tuyến 49650E đến 49800E dài 150m. Thân
quặng chủ yếu có thế nằm đơn nghiêng cắm về tây nam (2020) với góc dốc thay đổi từ
290 đến 400 trung bình 350. Quặng được khống chế bởi 13 công trình khoan.
Chiều dày thân quặng biến đổi từ 1,97m đến 28,2m trung bình 9,08m, mức độ biến
đổi chiều dày quặng không ổn định (Vm=80%). Chiều dày các lớp kẹp từ 5,1m đến
6,0m, trung bình 5,4m.
Thống kê theo mẫu đơn, hàm lượng Ni biến đổi từ 0,13% đến 0,91%, trung bình
0,35%, mức độ biến đổi hàm lượng Ni không đồng đều (Vc=42%); hàm lượng Cu từ
0,02% đến 0,13% trung bình 0,05%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu không đồng đều
(Vc=56%); hàm lượng Co từ 0,01% đến 0,03% trung bình 0,02%, mức độ biến đổi hàm
lượng Co đồng đều (Vc=25%).

94
Theo công trình, hàm lượng Ni biến đổi từ 0,26% đến 0,45%, trung bình 0,35%,
mức độ biến đổi hàm lượng Ni đồng đều (Vc=17%); hàm lượng Cu từ 0,02% đến 0,07%
trung bình 0,05%; hàm lượng Co từ 0,01% đến 0,02% trung bình 0,02%.
Hàm lượng các nguyên tố khác trong thân quặng rất thấp ngoại trừ hàm lượng Mg
và Fe. Hàm lượng Mg biến đổi từ 13,15% đến 26,6% trung bình 21,48%; hàm lượng Fe
từ 5,99% đến 11,7% trung bình 8,37%. Hàm lượng S biến đổi từ 0,28% đến 4,1% trung
bình 1,38%; hàm lượng As biến đổi từ 3ppm đến 184ppm trung bình 16ppm; hàm lượng
Cr từ 305ppm đến 2.210ppm trung bình 889ppm; hàm lượng Pb từ 1ppm đến 12ppm
trung bình 5ppm; hàm lượng Zn từ 46ppm đến 118ppm trung bình 74ppm; hàm lượng
Au từ 0,001ppm đến 0,01ppm trung bình 0,002ppm; hàm lượng Pt từ 0,007ppm đến
0,08ppm trung bình 0,03ppm; hàm lượng Pd từ 0,005ppm đến 0,07ppm trung bình
0,023ppm.
Đặc điểm quặng xâm tán bị oxi hóa
Quặng xâm tán bị oxi hóa tạo thành các đới mỏng nằm trên quặng sulfua xâm tán
nguyên sinh. Các đới quặng này phát triển không liên tục theo phương phát triển của
thân quặng tức là phương đông bắc – tây nam (115-2950). Quặng oxi hóa gặp duy nhất
trên tuyến 49700E. Theo độ sâu địa hình quặng phân bố cách bề mặt địa hình từ 1,5m
(tuyến 49700E) đến độ sâu 70m (tuyến 49700E). Quặng được khống chế bởi 03 công
trình khoan.
Chiều dày thân quặng biến đổi từ 7,67m đến 28m trung bình 14,68m, mức độ biến
đổi chiều dày quặng không ổn định (Vm=79%). Quặng không có lớp kẹp.
Theo mẫu đơn, hàm lượng Ni biến đổi từ 0,26% đến 0,54%, trung bình 0,36%, mức
độ biến đổi hàm lượng Ni rất đồng đều (Vc=19%); hàm lượng Cu từ 0,01% đến 0,1%
trung bình 0,05%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu không đồng đều (Vc=47%); hàm
lượng Co từ 0,01% đến 0,02% trung bình 0,01%, mức độ biến đổi hàm lượng Co rất
đồng đều (Vc=18%).
Theo công trình, hàm lượng Ni biến đổi từ 0,3% đến 0,39% trung bình 0,36%, mức
độ biến đổi hàm lượng Ni đồng đều (Vc=17%); hàm lượng Cu từ 0,04% đến 0,06%
trung bình 0,05%; hàm lượng Co từ 0,01% đến 0,02% trung bình 0,01%.
Hàm lượng các nguyên tố khác trong thân quặng rất thấp ngoại trừ hàm lượng Mg
và Fe. Hàm lượng Mg biến đổi từ 18,35% đến 23,9% trung bình 21,1%; hàm lượng Fe
từ 6,55% đến 10,75% trung bình 7,82%. Hàm lượng S từ 0,01% đến 0,46% trung bình
0,07%; hàm lượng As từ 3ppm đến 68ppm trung bình 20ppm; hàm lượng Cr từ 761ppm
đến 1.910ppm trung bình 1.200ppm; hàm lượng Pb từ 1ppm đến 18ppm trung bình
5ppm; hàm lượng Zn từ 46ppm đến 106ppm trung bình 70ppm; hàm lượng Au từ
0,001ppm đến 0,001ppm trung bình 0,001ppm; hàm lượng Pt từ 0,009ppm đến 0,06ppm
trung bình 0,02ppm; hàm lượng Pd từ 0,008ppm đến 0,05ppm trung bình 0,02ppm.
+ Thân quặng xâm tán BK-XTB:

95
Thân quặng nằm giữa của khối xâm nhập, có hình thái khá phức tạp chủ yếu có dạng
dải, dạng vỉa và thấu kính. Thân quặng phát triển liên tục theo phương tây bắc-đông nam
(115-2950) từ tuyến 49.600E đến 49850E. Thân quặng dài 250m, rộng từ 48m (tuyến
49600E) đến 273m (tuyến 49700E). Thân quặng có dạng nếp lõm với mặt trục cắm về
tây nam (2020) với góc dốc thay đổi từ 680 đến dốc đứng. Cánh đông bắc của thân quặng
cắm về tây nam có góc dốc thay đổi từ 450 đến 600, cánh tây nam cắm về đông bắc có
góc dốc thay đổi từ 150 đến 490. So với bề mặt địa hình thân quặng phân bố cách bề mặt
từ 12m (tuyến 49700E) đến 236m (tuyến 49800E).
Thân quặng được khống chế bởi 33 lỗ khoan. Các đá tại vách và trụ thân quặng là
đá dunit và peridotit.
Thân quặng gần bề mặt địa hình bị quá trình phong hóa, oxi hóa làm biến đổi thân
quặng. Theo mức độ biến đổi oxi hóa thân quặng chia làm hai loại gồm quặng xâm tán
nguyên sinh và quặng xâm tán bị oxi hóa. Trong đó quặng xâm tán nguyên sinh đạt trữ
lượng công nghiệp, quặng xâm tán bị oxi hóa xếp cấp tài nguyên 222. Dưới đây là đặc
điểm của từng loại quặng như sau:
Đặc điểm quặng xâm tán nguyên sinh
Thân quặng phân bố ở giữa của khối xâm nhập. Thân quặng có hình thái dạng dải,
thấu kính, dạng vỉa. Thân quặng phát triển liên tục theo đường phương tây bắc-đông
nam (115-2950) từ tuyến 49600E đến 49850E với chiều dài 250m. Thân quặng có cấu
trúc nếp lõm với trục nếp lõm với mặt trục có khá dốc tới dốc đứng, cánh đông bắc thoài
với góc dốc thay đổi từ 150 đến 440, cánh tây nam dôc hơn với góc dốc 680. Quặng được
khống chế bởi 31 công trình khoan.
Chiều dày thân quặng biến đổi từ 1,28m đến 47,32m trung bình 14,87m, mức độ
biến đổi chiều dày quặng không ổn định (Vm=86%) và chiều dày lớp kẹp từ 3,4m đến
33,09m trung bình 10,71m.
Theo mẫu đơn, hàm lượng Ni biến đổi từ 0,04% đến 2,16%, trung bình 0,38%, mức
độ biến đổi hàm lượng Ni không đồng đều (Vc=59%); hàm lượng Cu từ 0,01% đến 0,4%
trung bình 0,05%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu không đồng đều (Vc=80%); hàm
lượng Co từ 0,003% đến 0,09% trung bình 0,01%, mức độ biến đổi hàm lượng Co đồng
đều (Vc=39%).
Theo công trình, hàm lượng Ni biến đổi từ 0,27% đến 0,62% trung bình 0,37%, mức
độ biến đổi hàm lượng Ni đồng đều (Vc=20%); hàm lượng Cu từ 0,02% đến 0,13%
trung bình 0,05%; hàm lượng Co từ 0,01% đến 0,02% trung bình 0,01%.
Hàm lượng các nguyên tố khác trong thân quặng rất thấp ngoại trừ hàm lượng Mg
và Fe. Hàm lượng Mg biến đổi từ 2,11% đến 27,3% trung bình 21,69%; hàm lượng Fe
từ 2,63% đến 21,6% trung bình 7,49%. Hàm lượng S từ 0,06% đến 9,35% trung bình
1,06%; hàm lượng As từ 3ppm đến 5.890ppm trung bình 115ppm; hàm lượng Cr từ
15ppm đến 2.650ppm trung bình 913ppm; hàm lượng Pb từ 1ppm đến 454ppm trung
bình 9ppm; hàm lượng Zn từ 30ppm đến 223ppm trung bình 75ppm; hàm lượng Au từ
96
0,001ppm đến 0,18ppm trung bình 0,01ppm; hàm lượng Pt từ 0,003ppm đến 0,61ppm
trung bình 0,05ppm; hàm lượng Pd từ 0,001ppm đến 0,6ppm trung bình 0,06ppm.
Đặc điểm quặng xâm tán bị oxi hóa
Quặng xâm tán bị oxi hóa tạo thành các đới nằm trên hai cánh nếp lõm của quặng
sulfua xâm tán nguyên sinh. Các đới quặng này phát triển liên tục theo đường phương
của thân quặng với phương tây bắc – đông nam (115-2950), từ tuyến 49.650E đến
49700E, có chiều dài 50m. So với mặt địa hình, đới quặng cách bề mặt địa hình từ 12m
(tuyến 49700E) đến độ sâu 76m (tuyến 49650E). Quặng được khống chế bởi 03 công
trình khoan.
Chiều dày thân quặng biến đổi từ 3,57m đến 18,71m trung bình 13,34m. Quặng
không có lớp kẹp.
Theo mẫu đơn, hàm lượng Ni biến đổi từ 0,24% đến 0,72% trung bình 0,34%, mức
độ biến đổi hàm lượng Ni đồng đều (Vc=35%); hàm lượng Cu từ 0,01% đến 0,16%
trung bình 0,07%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu không đồng đều (Vc=79%); hàm
lượng Co từ 0,01% đến 0,02% trung bình 0,01%, mức độ biến đổi hàm lượng Co rất
đồng đều (Vc=19%).
Theo công trình, hàm lượng Ni biến đổi từ 0,29% đến 0,39% trung bình 0,34%; hàm
lượng Cu từ 0,03% đến 0,1% trung bình 0,07%; hàm lượng Co từ 0,01% đến 0,01%
trung bình 0,01%.
Hàm lượng các nguyên tố khác trong thân quặng rất thấp ngoại trừ hàm lượng Mg
và Fe. Hàm lượng Mg biến đổi từ 18,95% đến 24,8% trung bình 20,88%; hàm lượng Fe
từ 6,06% đến 8,66% trung bình 6,87%. Hàm lượng S từ 0,01% đến 0,87% trung bình
0,2%; hàm lượng As biến đổi từ 3ppm đến 190ppm trung bình 28ppm; hàm lượng Cr từ
314ppm đến 1.570ppm trung bình 797ppm%; hàm lượng Pb từ 1ppm đến 21ppm trung
bình 8ppm; hàm lượng Zn từ 56ppm đến 95ppm trung bình 74ppm; hàm lượng Au từ
0,001ppm đến 0,1ppm trung bình 0,03ppm; hàm lượng Pt từ 0,006ppm đến 0,16ppm
trung bình 0,04ppm; hàm lượng Pd từ 0,01ppm đến 0,08ppm trung bình 0,03ppm.
+ Thân quặng xâm tán BK-XTC:
Thân quặng phân bố ven rìa đáy của khối xâm nhập. Hình thái thân quặng phức tạp
chủ yếu dạng dải, dạng vỉa thấu kính. Thân quặng phát triển liên tục theo đường phương
tây bắc đông nam (115-2950) từ tuyến 49650E đến 49800E với chiều dài 150m, chiều
rộng thân quặng dao động từ 140m (tuyến 49650E) đến 310m (tuyến 49750E). Thân
quặng có dạng nếp lõm với mặt trục cắm về tây nam (2020) góc dốc thay đổi từ 640 đến
750. Cánh đông bắc cắm về tây nam có góc dốc thay đổi từ 240 đến 600, cánh tây nam
cắm về đông bắc có góc dốc thay đổi từ 450 đến 690. Theo mặt địa hình, thân quặng cách
bề mặt từ 18m (tuyến 49700E) đến 249m (tuyến 49800E).
Thân quặng được khống chế bởi 28 lỗ khoan. Các đá tại vách và trụ thân quặng là
các đá dunit và peridotit.

97
Thân quặng gần bề mặt địa hình bị quá trình phong hóa, oxi hóa làm biến đổi thân
quặng. Theo mức độ biến đổi oxi hóa thân quặng chia làm hai loại gồm quặng xâm tán
nguyên sinh và quặng xâm tán bị oxi hóa. Trong đó quặng xâm tán nguyên sinh đạt trữ
lượng công nghiệp, quặng xâm tán bị oxi hóa xếp cấp tài nguyên 222. Dưới đây là đặc
điểm của từng loại quặng như sau:
Đặc điểm quặng xâm tán nguyên sinh
Thân quặng nằm đáy khối xâm nhập, có hình thái phức tạp chủ yếu dạng dải dạng
vỉa và thấu kính. Quặng phát triển liên tục theo đường phương tây bắc-đông nam (115-
2950), từ tuyến 49650E đến 49800E với chiều dài 150m. Thân quặng có cấu trúc nếp
lõm có mặt trục cắm về tây nam với góc dốc thay đổi từ 640 đến 750 trung bình 680.
Cánh đông bắc của thân quặng cắm về tây nam (2020) với góc dốc thay đổi từ 240 đến
600 trung bình 390, cánh tây nam cắm về đông bắc có góc dốc thay đổi từ 450 đến 690
trung bình 580. Theo mặt địa hình, thân quặng cách bề mặt từ 27m (tuyến 49750E) đến
249m (tuyến 49800E). Quặng được khống chế bởi 27 công trình khoan.
Chiều dày thân quặng biến đổi từ 1,77m đến 65,8m trung bình 13,91m, mức độ biến
đổi chiều dày quặng rất không ổn định (Vm=100%), chiều dày các lớp kẹp từ 3,95m đến
31,13m trung bình 17,61m.
Theo mẫu đơn, hàm lượng Ni biến đổi từ 0,04% đến 2,18% trung bình 0,4%, mức
độ biến đổi hàm lượng Ni không đồng đều (Vc=62%); hàm lượng Cu từ 0,01% đến 0,9%
trung bình 0,07%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu rất không đồng đều (Vc=122%); hàm
lượng Co từ 0,005% đến 0,04% trung bình 0,01%, mức độ biến đổi hàm lượng Co đồng
đều (Vc=32%).
Theo công trình, hàm lượng Ni biến đổi từ 0,25% đến 0,61%, trung bình 0,39%,
mức độ biến đổi đồng đều (Vc=27%); hàm lượng Cu từ 0,01% đến 0,19% trung bình
0,07%; hàm lượng Co từ 0,01% đến 0,03% trung bình 0,01%.
Hàm lượng các nguyên tố khác trong thân quặng rất thấp ngoại trừ hàm lượng Mg
và Fe. Hàm lượng Mg biến đổi từ 8,58% đến 28,4% trung bình 20,99%; hàm lượng Fe
từ 5,33% đến 12,5% trung bình 7,46%. Hàm lượng S từ 0,09% đến 4,19% trung bình
1,1%; hàm lượng As từ 3ppm đến 4.750ppm trung bình 60ppm; hàm lượng Cr từ
224ppm đến 1.975ppm trung bình 975ppm; hàm lượng Pb từ 1ppm đến 76ppm trung
bình 7ppm; hàm lượng Zn từ 19ppm đến 246ppm trung bình 76ppm; hàm lượng Au từ
0,001ppm đến 0,45ppm trung bình 0,02ppm; hàm lượng Pt từ 0,003ppm đến 1,84ppm
trung bình 0,06ppm; hàm lượng Pd từ 0,005ppm đến 0,8ppm trung bình 0,06ppm.
Đặc điểm quặng xâm tán bị oxi hóa
Quặng xâm tán bị oxi hóa phân bố ở trên hai cánh nếp lõm của quặng sulfua xâm
tán. Các đới quặng này phát triển liên tục theo phương tây bắc – đông nam (115-2950)
từ tuyến 49650E đến 49700E có chiều dài 50m. Theo mặt địa hình đới quặng oxi hóa
nằm ở độ sâu từ 18m (tuyến 49700E) đến 104m (tuyến 49650E). Quặng được khống
chế bởi 03 công trình khoan.
98
Chiều dày thân quặng biến đổi từ 2m đến 17,73m trung bình 8,08m. Quặng không
có lớp kẹp.
Theo mẫu đơn, hàm lượng biến đổi Ni từ 0,24% đến 0,72% trung bình 0,34%, mức
độ biến đổi hàm lượng Ni đồng đều (Vc=36%); hàm lượng Cu từ 0,01% đến 0,16%
trung bình 0,07%, mức độ biến đổi hàm lượng Cu không đồng đều (Vc=75%); hàm
lượng Co từ 0,01% đến 0,02% trung bình 0,01%, mức độ biến đổi hàm lượng Co rất
đồng đều (Vc=18%).
Theo công trình, hàm lượng Ni biến đổi từ 0,28% đến 0,39% trung bình 0,31%; hàm
lượng Cu từ 0,04% đến 0,1% trung bình 0,05%; hàm lượng Co trung bình 0,01%.
Hàm lượng các nguyên tố khác trong thân quặng rất thấp ngoại trừ hàm lượng Mg
và Fe. Hàm lượng Mg từ 18,9% đến 23,4% trung bình 20,69%; hàm lượng Fe từ 6,23%
đến 8,66% trung bình 6,88%. Hàm lượng S từ 0,01% đến 0,87% trung bình 0,18%; hàm
lượng As từ 3ppm đến 190ppm trung bình 29ppm; hàm lượng Cr từ 509ppm đến
1.570ppm trung bình 837ppm; hàm lượng Pb từ 1ppm đến 21ppm trung bình 8ppm;
hàm lượng Zn từ 45ppm đến 95ppm trung bình 74ppm; hàm lượng Au từ 0,001ppm đến
0,1ppm trung bình 0,03ppm; hàm lượng Pt từ 0,006ppm đến 0,16ppm trung bình
0,04ppm; hàm lượng Pd từ 0,01ppm đến 0,08ppm trung bình 0,03ppm.

99
Bảng II.3. Bảng thống kê đặc chưng các thân quặng công nghiệp theo khu, tiểu khu
Đặc điểm thân quặng Công
Hàm lượng Hàm lượng trình
Tiểu Tên Loại Chiều
TT Khu theo mẫu đơn theo công trình tham gia
khu TQ quặng dài Thế nằm (0) Chiều dày Hình thái
tính trữ
(m) Ni (%) Cu (%) Ni (%) Cu (%)
lượng
BP-XTA Từ: 3m Từ: 0,01 Từ: 0,001 Từ: 0,3 Từ: 0,0004
Thấu
Kéo dài phương Tây bắc Đến: 96,7m Đến: 2,36 Đến: 0,57 Đến: 0,98 Đến: 0,19 28 lỗ
1 350 kính, vỉa,
– Đông nam (145-325) TB: 46,67m TB: 0,45 TB: 0,09 TB: 0,43 TB: 0,03 khoan

Bản Vm: 61% Vc: 71% Vc: 111% Vc: 37%
Phúc Kéo dài phương Tây bắc Từ: 0,75m Từ: 0,001 Từ: 0,0004 Từ: 0,3 Từ: 0,0007 Vỉa, dải,
BP-XTB

– Đông nam (145-325). Đến: 143,98m Đến: 3,25 Đến: 0,9 Đến: 0,99 Đến: 0,26 dải phân 167 lỗ
2 865
Góc dốc mặt trục nếp TB: 27,29m TB: 0,52 TB: 0,08 TB: 0,5 TB: 0,06 nhánh, khoan
lõm thay đổi từ 90-55 Vm: 73% Vc: 66% Vc: 110% Vc: 29% thấu kính
Từ: 1,97m Từ: 0,13 Từ: 0,02 Từ: 0,26 Từ: 0,02 Vỉa, thấu
BK-XTA

Xâm Kéo dài phương Tây bắc Đến: 28,2m Đến: 0,91 Đến: 0,13 Đến: 0,45 Đến: 0,07 kính, dải 13 lỗ
3 150
tán – Đông nam (115-295) TB: 9,08m TB: 0,35 TB: 0,05 TB: 0,35 TB: 0,05 phân khoan
Vm: 80% Vc: 42% Vc: 56% Vc: 17% nhánh
Kéo dài phương Tây bắc Từ: 1,28m Từ: 0,04 Từ: 0,01 Từ: 0,27 Từ: 0,02
BK-XTB

Dải, thấu
Bản – Đông nam (115-295) Đến: 47,32m Đến: 2,16 Đến: 0,4 Đến: 0,62 Đến: 0,13 31 lỗ
4 Tạ 250 kính,
Khoa Mặt trục nếp lõm cắm TB: 14,87m TB: 0,38 TB: 0,05 TB: 0,37 TB: 0,05 khoan
Khoa dạng vỉa
về 202, góc dốc 45-60. Vm: 86% Vc: 59% Vc: 80% Vc: 20%
Kéo dài phương Tây bắc Từ: 1,77m Từ: 0,04 Từ: 0,01 Từ: 0,25 Từ: 0,01
BK-XTC

– Đông nam (115-295) Đến: 65,8m Đến: 2,18 Đến: 0,9 Đến: 0,61 Đến: 0,19 Dải, thấu 27 lỗ
5 150
Mặt trục nếp lõm cắm TB: 13,91m TB: 0,4 TB: 0,07 TB: 0,39 TB: 0,07 kính, vỉa khoan
về 202, góc dốc 64-75. Vm: 100% Vc: 62% Vc: 122% Vc: 27%
Từ: 0,2m Từ: 0,05 Từ: 0,05 Từ: 0,4 Từ: 0,14 Mạch,
SD-TQ1

01 hào và
Suối Đặc sít Đến: 7,93m Đến: 4,31 Đến: 8,15 Đến: 3,96 Đến: 2,8 mạch
6 725 Thế nằm: 20075-85 65 lỗ
Đán TB: 1,55m TB: 1,15 TB: 0,7 TB: 1,13 TB: 0,7 phân
khoan
Vm: 90% Vc: 95% Vc: 115% Vc: 80% Vc: 78% nhánh

100
Đặc điểm thân quặng Công
Hàm lượng Hàm lượng trình
Tiểu Tên Loại Chiều
TT Khu 0 theo mẫu đơn theo công trình tham gia
khu TQ quặng dài Thế nằm ( ) Chiều dày Hình thái
tính trữ
(m) Ni (%) Cu (%) Ni (%) Cu (%)
lượng
Từ: 0,21m Từ: 0,09 Từ: 0,004 Từ: 0,21 Từ: 0,06

BC-TQ1
02 hào và
Đến: 13,87m Đến: 3,27 Đến: 10,3 Đến: 2,76 Đến: 3,56
7 575 Thế nằm: 20060-75 Mạch 53 lỗ
TB: 2,81m TB: 0,83 TB: 0,61 TB: 0,84 TB: 0,59
khoan
Bản Vm: 115% Vc: 86% Vc: 162% Vc: 103% Vc: 115%
Chạng Từ: 0,27m Từ: 0,01 Từ: 0,01 Từ: 0,21 Từ: 0,06 Mạch,
BC-TQ2

Đến: 15,55m Đến: 5,38 Đến: 19,7 Đến: 2,51 Đến: 2,53 mạch 42 lỗ
8 437 Thế nằm: 19547-75
TB: 6,98m TB: 0,77 TB: 0,55 TB: 0,76 TB: 0,56 phân khoan
Vm: 57% Vc: 105% Vc: 189% Vc: 63% Vc: 82% nhánh
Từ: 0,33m Từ: 0,02 Từ: 0,01 Từ: 0,22 Từ: 0,09
BKh-TQ1

Mạch, đôi 04 hào và


Đến: 15,84m Đến: 2,97 Đến: 4,61 Đến: 1,08 Đến: 1,2
9 137 Thế nằm: 22073-85 chỗ phân 26 lỗ
TB: 3,67m TB: 0,53 TB: 0,4 TB: 0,52 TB: 0,39
nhánh khoan
Vm: 91% Vc: 77% Vc: 131% Vc: 48% Vc: 68%
Tạ Bản Đặc sít
Khoa Khằng Từ: 0,39m Từ: 0,13 Từ: 0,04 Từ: 0,21 Từ: 0,04
BKh-TQ2

Mạch, đôi 01 hào và


Đến: 10,84m Đến: 2,89 Đến: 3,9 Đến: 1,18 Đến: 0,72
10 40 Thế nằm: 22563-75 chỗ phân 06 lỗ
TB: 3,43m TB: 0,89 TB: 0,56 TB: 0,8 TB: 0,51
nhánh khoan
Vm: 119% Vc: 74% Vc: 108% Vc: 59% Vc: 57%
Từ: 1,0m Từ: 0,12 Từ: 0,09 Từ: 0,24 Từ: 0,13 01 vết lộ,
ST-TQ

Suối Đến: 20,19m Đến: 1,14 Đến: 1,13 Đến: 1,06 Đến: 1,21 01 hào và
11 50 Thế nằm: 24575-80 Mạch
Tào TB: 8,55m TB: 0,46 TB: 0,35 TB: 0,48 TB: 0,38 02 lỗ
Vm: 360% Vc: 64% Vc: 73% Vc: 80% Vc: 138% khoan
Từ: 0,24m Từ: 0,08 Từ: 0,04 Từ: 0,21 Từ: 0,09 04 vết lộ,
TQ-BM

Bản Đến: 2,22m Đến: 6,11 Đến: 13,6 Đến: 4,56 Đến: 1,67 02 hào và
12 425 Thế nằm: 23060-80 Mạch
Mông TB: 1,08m TB: 0,85 TB: 0,42 TB: 0,85 TB: 0,42 04 lỗ
Tà Đặc sít Vm: 62% Vc: 142% Vc: 323% Vc: 201% Vc: 111% khoan
Hộc Từ: 0,77m Từ: 0,21 Từ: 0,05 Từ: 0,3 Từ: 0,05
03 hào và
TQ-SP

Suối Đến: 3,17m Đến: 4,14 Đến: 5,12 Đến: 2,43 Đến: 3,87
13 125 Thế nằm: 24575-80 Mạch 05 lỗ
Phặng TB: 2,03m TB: 1,0 TB: 0,71 TB: 0,99 TB: 0,71
khoan
Vm: 49% Vc: 98% Vc: 167% Vc: 74% Vc: 180%

101
Bảng II.4. Thống kê công trình khống chế các thân quặng chính đạt trữ lượng công nghiệp của các khu

Tiểu Tên Loại Công trình khống chế thân quặng đạt trữ lượng công nghiệp
TT Khu
khu TQ quặng Khoan Hào Vết lộ Tổng
BP04-28, BP04-42, BP04-43, BP04-52, BP04-54, BP04-57, BP04-68,
BP14-06, BP19-07, BP19-35, BP19-45, BP20-04, BP20-10, BP20-15,

XTA
BP-
1 28
BP20-22, BP20-40A, BP20-42, BP20-44, BP20-52, BP20-55, BP20-56,
BP20-57, BP21-02A, BP21-24, BP9703, BP9704, BP9706, BP9707
BP01-20, BP03-12, BP03-6, BP03-9, BP04-27, BP04-28, BP04-30A,
BP04-35, BP04-36, BP04-39, BP04-42, BP04-43, BP04-45, BP04-47,
BP04-48, BP04-50A, BP04-51A, BP04-52, BP04-53, BP04-54, BP04-55A,
BP04-57, BP04-60, BP04-61, BP04-63, BP04-64, BP04-70, BP08-02,
BP08-10, BP08-11, BP08-19, BP08-32, BP13-03, BP13-04, BP13-05,
BP13-06, BP13-07, BP14-01, BP14-02, BP14-03, BP14-04, BP14-05,
BP14-06, BP19-01, BP19-02, BP19-05, BP19-07, BP19-14, BP19-17,
BP19-18, BP19-19, BP19-20, BP19-21, BP19-22, BP19-23, BP19-24,
BP19-25, BP19-26, BP19-27, BP19-28, BP19-29, BP19-30, BP19-31,
Bản Phúc

Tạ Xâm tán BP19-32, BP19-33, BP19-34, BP19-35, BP19-36, BP19-37, BP19-38,


Khoa BP19-39, BP19-40, BP19-41, BP19-42, BP19-43, BP19-45, BP19-46,
BP-XTB

BP20-01, BP20-02, BP20-03, BP20-04, BP20-05, BP20-06, BP20-07,


2 167
BP20-08, BP20-09, BP20-10, BP20-11, BP20-12, BP20-13, BP20-14,
BP20-15, BP20-16, BP20-17, BP20-19, BP20-20, BP20-21, BP20-22,
BP202-25, BP202-26, BP202-28, BP20-23, BP20-24, BP20-27, BP20-32,
BP20-33, BP20-34, BP20-37, BP20-38, BP20-40A, BP20-41, BP20-42,
BP20-43, BP20-44, BP20-45, BP20-48, BP20-50, BP20-51, BP20-52,
BP20-53, BP20-55, BP20-56, BP20-57, BP21-01, BP21-02A, BP21-03,
BP21-04, BP21-05, BP21-07GH, BP21-08, BP21-08GH, BP21-09, BP21-
10, BP21-11, BP21-12, BP21-14, BP21-15, BP21-16, BP21-17, BP21-18,
BP21-20, BP21-21, BP21-22, BP21-23, BP21-25, BP21-26, BP21-27,
BP21-29, BP21-31, BP21-32, BP21-33, BP21-34, BP21-35, BP21-36,
BP21-39, BP9601, BP9607, BP9608, BP9704, BP9705, BP9706, BP9707,
BP9708, BP9709, BP9710, BP9712, BP9714.

102
Tiểu Tên Loại Công trình khống chế thân quặng đạt trữ lượng công nghiệp
TT Khu
khu TQ quặng Khoan Hào Vết lộ Tổng

BK-XTA
BK21-01, BK21-02, BK21-03, BK21-04, BK21-09, BK21-12, BK21-17,
3 13
BK21-19, BK22-04, BK22-06A, BK22-11, BK22-24, BK22-28.

Bản Khoa BK20-02, BK20-04, BK20-05, BK20-06, BK20-07, BK21-01, BK21-02,

BK-XTB
Xâm tán BK21-03, BK21-04, BK21-05, BK21-08, BK21-09, BK21-10, BK21-11,
4 BK21-12, BK21-13, BK21-14, BK21-17, BK21-18, BK21-20, BK22-02, 31
BK22-03, BK22-04, BK22-06A, BK22-07, BK22-09, BK22-11, BK22-16,
BK22-22, BK22-24, BK22-28.
BK20-01, BK20-02, BK20-03, BK20-04, BK20-06, BK21-01, BK21-02,
BK-XTC

BK21-04, BK21-06, BK21-07, BK21-08, BK21-09, BK21-10, BK21-11,


5 27
BK21-14, BK21-17, BK21-18, BK21-20, BK22-01, BK22-03, BK22-04,
BK22-06A, BK22-09, BK22-16, BK22-22, BK22-24, BK22-28.
BP00-01, BP00-11, BP01-12, BP05-01, BP05-02, BP05-03, BPN07-01,
BPN07-02, KS20-01A, KS20-03, KS20-04, KS20-05, KS21-02, KS21-03,
Tạ KS21-04, KS21-05, KS21-06, KS21-07, KS21-08, KS21-09, KS21-10,
Khoa KS21-11, KS21-12, KS21-13, KS21-15, KS21-18, KS21-19, KS21-20,
Suối Đán

SD-TQ1

KS21-22, KS21-23, KS21-26, KS21-29, KS21-30, KS21-31, KS21-32,


6 KSH3 66
KS21-33, KS21-34, KS21-35, KS21-37, KS21-38, KS21-39, KS21-40,
KS21-41, KS21-42, KS21-43, KS22-01, KS22-02, KS22-04, KS22-05,
KS22-06, KS22-10, KS22-15, KS22-19, KS22-20, KS22-21, KS22-22,
KS22-23, KS22-24, KS22-25, KS22-26, KS22-27, KS22-28, KS22-29,
Đặc sít KS22-30, KS22-31.
BC20-01, BC20-02, BC20-06, BC20-09, BC20-11, BC20-13, BC20-15,
BC20-19, BC20-29, BC20-32, BC20-34, BC20-35, BC20-36, BC21-13,
Bản Chạng

BC21-14, BC21-15, BC21-16, BC21-18, BC21-21, BC21-23, BC21-24,


BC-TQ1

BC21-28, BC21-29, BC21-30, BC21-31, BC21-33, BC21-34, BC21-37, BCH07,


7 55
BC21-38, BC21-40, BC21-42, BC21-43, BC21-44, BC21-48, BC21-47, BCH11
BC21-50, BC21-51, BC21-57, BC21-62, BC21-64, BC21-91, BC21-92,
BC21-94, BC21-103, BC21-106, BC21-108, BC21-111, BC21-114, BC21-
117, BC22-02, BC22-06, BC22-07, BC22-09.

103
Tiểu Tên Loại Công trình khống chế thân quặng đạt trữ lượng công nghiệp
TT Khu
khu TQ quặng Khoan Hào Vết lộ Tổng
BC20-03, BC20-04, BC20-07, BC20-08, BC20-10, BC20-12, BC20-16,
BC20-20, BC20-26, BC20-38, BC20-39, BC20-41, BC20-42, BC20-44,

BC-TQ2
BC21-03, BC21-05, BC21-06, BC21-07, BC21-09, BC21-10, BC21-104,
8 42
BC21-11, BC21-12, BC21-46, BC21-49, BC21-52, BC21-58, BC21-63,
BC21-66, BC21-67, BC21-69, BC21-71, BC21-72, BC21-73, BC21-74,
BC21-75, BC21-77, BC21-78, BC21-82, BC21-84, BC21-87, BC21-90.
BKh17-01, BKh17-02, BKh17-03, BKh17-04, BKh18-01, BKh18-02, BKhH01-K2,
9 BKh-Q1 BKh18-03, BKh18-04, BKh18-05, TC20-01, TC20-02, TC20-03, TC20-04, BKhH02,
30
TC20-05, TC21-01, TC21-02, TC21-15, TC21-16, TC21-17, TC21-18, BKhH04,
Bản Khằng

Tạ Đặc sít TC21-19, TC21-20, TC21-21, TC21-22, TC21-23, TC21-26. BKhH10


Khoa
BKh-Q2

10 TC21-03, TC21-04, TC21-06, TC21-34, TC21-36, TC21-37. BKhH06 07


ST-TQ
Suối
Tào

11 ST07-01, ST07-02. STH01 PGO1545 04

BMOC08,
TQ-BM
Mông

BMH09, BMOC10,
Bản

12 BM09-01, BM09-02, BM22-01, BM22-07. 10


BMH12 BMOC11,
Tà BMOC12
Đặc sít
Hộc
SPH13-1,
TQ-SP
Phặng
Suối

13 SP14-04, SP21-02, SP21-03, SP22-01, SP22-02. SPH13-2, 08


SPH15

104
CHƯƠNG 3
CÔNG TÁC THĂM DÒ ĐỊA CHẤT VÀ
CÁC VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
III.1. CÔNG TÁC THĂM DÒ ĐỊA CHẤT
III.1.1. Cơ sở phân nhóm mỏ thăm dò.
Các mỏ sulfua Ni-Cu trong diện tích giấy phép thăm dò gồm 02 loại sulfua Ni-Cu
đặc sít mạch đơn hoặc đi cùng đai mạch siêu mafic và sulfua Ni xâm tán phân bố trong
các đá xâm nhâp magma siêu mafic.
a. Thân quặng sulfua Ni - Cu đặc sít.
Các thân quặng sulfua Ni đặc sít dạng mạch liên quan và có tính cộng sinh với các
đai xâm nhập siêu mafic bị khống chế bởi các đứt gãy hoặc các đới dập vỡ kiến tạo.
Thân quặng chủ yếu cắm về tây nam, góc dốc 47 - 850, nhìn chung các thân quặng uốn
lượn khá phức tạp theo đường phương và hướng cắm. Chiều dày thân quặng phình to,
bóp lại liên tục, có nhiều lớp kẹp, thuộc nhóm phức tạp. Do những đặc điểm này dẫn tới
mạch quặng biến đổi về chiều dày và hàm lượng quặng theo đường phương và hướng
dốc (Bảng III.1)

Bảng III.1 Bảng tổng hợp hệ số biến thiên chiều dày và hàm lượng
các thân quặng đặc sít

Kích thước thân quặng (m) Hàm lượng (%)

Nhóm mỏ
Tiểu Thân Dày Ni Cu
TT
Vm %

khu quặng Dài


Max

Max

Max
Min

Min

Min
TB

TB

TB
Vc

Vc
Suối
1 SD-TQ1 725 0,20 7,93 1,55 90 0,40 3,96 1,13 80 0,14 2,80 0,70 78 III
Đán

2 BC-TQ1 575 0,21 13,87 2,81 115 0,21 2,76 0,84 103 0,06 3,56 0,59 115 III
Bản
Chạng
3 BC-TQ2 437 0,27 15,55 6,98 57 0,21 2,51 0,76 63 0,06 2,53 0,56 82 III

4 BKh-TQ1 137 0,33 15,84 3,67 91 0,22 1,08 0,52 48 0,09 1,20 0,39 68 III
Bản
Khằng
5 BKh-TQ2 40 0,39 10,84 3,43 119 0,21 1,18 0,80 59 0,04 0,72 0,51 57 III

Suối
6 ST-TQ 50 1,00 20,19 8,55 360 0,24 1,06 0,48 80 0,13 1,21 0,38 138 III
Tào
Bản
7 BM-TQ 425 0,24 2,22 1,08 62 0,21 4,56 0,85 201 0,09 1,67 0,42 111 III
Mông
Suối
8 SP-TQ 125 0,77 3,17 2,03 49 0,30 2,43 0,99 74 0,05 3,87 0,71 180 III
Phặng

105
b. Thân quặng sulfua Ni xâm tán.
Các thân quặng sulfua Ni xâm tán nằm trong các khối xâm nhập siêu mafic, các thân
quặng xâm tán thường phân bố ở dạng vỉa bám đáy, dạng treo hay đới, ổ, với mật độ
phân bố của các khoáng vật sulfua xâm tán khá đồng đều trong đới quặng. Hình thái
thân quặng phức tạp. Kết quả nghiên cứu thống kê mỏ sulfua xâm tán Bản Phúc và Bản
Khoa cho thấy hệ số biến đổi chiều dày thuộc mức biến đổi mạnh. Hệ số biến thiên hàm
lượng thuộc loại biến đổi đồng đều (Bảng III.2)

Bảng III.2 Bảng tổng hợp hệ số biến thiên chiều dày và hàm lượng các thân
quặng xâm tán

Kích thước thân quặng (m) Hàm lượng (%)

Nhóm mỏ
Tiểu Thân Dày Ni Cu
TT
khu quặng Dài
Max

Max

Max
Min

Min

Min
Vm
TB

TB

TB
Vc
1
BP-
350 3,00 96,70 46,47 61
%
0,30 0,98 0,43 37 0,0004 0,19 0,03 III
Bản XTA
Phúc BP-
2 865 0,75 143,98 27,29 73 0,30 0,99 0,50 29 0,0007 0,26 0,06 III
XTB
BK-
3 150 1,97 28,20 9,08 80 0,26 0,45 0,35 17 0,02 0,07 0,05 III
XTA
Bản BK-
4 250 1,28 47,32 14,87 86 0,27 0,62 0,37 20 0,02 0,13 0,05 III
Khoa XTB
BK-
5 150 1,77 65,80 13,91 100 0,25 0,61 0,39 27 0,01 0,19 0,07 III
XTC

Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc địa chất mỏ, đặc điểm hình thái, cấu tạo, thế nằm, đặc
điểm chất lượng của thân quặng sulfua đặc sít và xâm tán. Căn cứ Thông tư số
60/2017/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2017; tham khảo Quyết định 06/2006/QĐ-
BTNMT ngày 07 tháng 06 năm 2006 quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên
khoáng sản rắn; Công văn số 3006/BTNMT-VPTL ngày 14 tháng 07 năm 2006 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường và đối sánh với đặc điểm thân quặng của vùng mỏ, chúng tôi
xếp các thân quặng sulfua đặc sít và xâm tán của Báo cáo vào nhóm mỏ III, nhóm mỏ
có cấu tạo phức tạp. Trữ lượng thăm dò đến cấp 122.
c. Lựa chọn mạng lưới thăm dò.
Căn cứ Thông tư số 60/2017/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2017; Quyết định
06/2006/QĐ-BTNMT ngày 07 tháng 06 năm 2006 quy định về phân cấp trữ lượng và
tài nguyên khoáng sản rắn; Công văn số 3006/BTNMT-VPTL ngày 14 tháng 07 năm
2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và tham khảo mạng lưới thăm dò của Báo cáo

106
“Thăm dò mỏ nickel Bản Phúc xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La” năm
2006, chúng tôi thăm dò mạng lưới như sau:
+ Mạng lưới đối với quặng sulfua Ni - Cu đặc sít.
Tuyến thăm dò có phương vị 220÷2020.Các công trình thăm dò được thi công trên
các tuyến song song và thẳng góc với đường phương thân quặng, khoảng cách giữa cách
tuyến thăm dò 25÷50m. Khoảng cách công trình trên tuyến 25÷50m.
+ Mạng lưới đối với quặng sulfua xâm tán trong khối siêu mafic Bản Phúc và
Bản Khoa.
Tuyến thăm dò có phương vị 220÷2020. Các công trình thăm dò được thi công trên
các tuyến song song và thẳng góc với đường phương thân quặng khoảng cách tuyến
thăm dò cơ bản là 50m, khoảng cách công trình trên tuyến phổ biến 50m.
d. Tài liệu công trình giai đoạn 1993-2014.
Trong Báo cáo có sử dụng các công trình thăm dò giai đoạn trước năm 2014. Các
công trình trước khi đưa vào sử dụng cho Báo cáo được đánh giá chất lượng đầy đủ.
Tổng cộng 103 công trình khoan máy đã được cập nhật hệ tọa độ Vn2000-KTT104’5
múi chiếu 3 độ (theo hệ tọa độ chung của mỏ) bằng phương pháp kinh vĩ.
Công tác khoan thuộc giai đoạn trước đây được tiến hành bằng phương pháp khoan
luồn, với tỉ lệ thu hồi mẫu cao >90%.
Trong suốt quá trình thi công công trình khoan máy, kỹ thuật theo dõi mô tả khoan
liên tục tại thực địa và được cập nhật vào sổ, theo đúng quy định hiện hành.
Kết quả phân tích chất lượng mẫu: Trong quá trình Báo cáo kết quả thăm dò, chúng
tôi đã xử dụng, tham khảo tài liệu kết quả phân tích của 6.488 mẫu thuộc 103 lỗ khoan
trước đây (gồm 15 lỗ khoan tham khảo và 88 lỗ khoan phục vụ cho Báo cáo cụ thể: 81
lỗ khoan tham gia tính trữ lượng tài nguyên: Bản Phúc (67 lỗ khoan), Suối Đán (08 lỗ
khoan), Bản Mông (02 lỗ khoan), Suối Tào (03 lỗ khoan) và Suối Háo (01 lỗ khoan) và
07 lỗ khoan khống chế: Bản phúc (06 lỗ khoan), Suối Đán (01 lỗ khoan)). Các mẫu lõi
khoan thuộc giai đoạn trước được tiến hành phân tích bằng các phương pháp hiện đại
tại các phòng phân tích uy tín của nước ngoài (Canada, Australia). Để xem xét độ tin
cậy của kết quả phân tích trước đây, công ty đã tiến hành cho phân tích lại 178 mẫu
(mẫu lặp lại) bằng phương pháp phân tích tương đương hoặc cao hơn so với phương
pháp phân tích của mẫu cơ bản tại phòng phân tích của Australia. Công tác đánh giá sai
số và xử lý kết quả phân tích tuân thủ theo thông tư 62/2014/TT-BTNMT ngày 09 tháng
12 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và được thể hiện trong phụ lục 4 của
báo cáo. Dưới đây là kết quả đánh giá chất lượng kết quả phân tích mẫu.
* Phân tích mẫu cơ bản trước 7/2014:
+ Tổng số mẫu hóa cơ bản của 103 lỗ khoan: 6.488 mẫu
+ Phương pháp phân tích: ICP-OES, ICP-AES, AAS
+ Đơn vị phân tích: Lakefield Research (Canada), Falconbridge, Genalysis
laboratory services (Australia) và Australian laborarory services-ALS (Australia)
*Phân tích mẫu lặp lại năm 2020:
107
+ Số lượng mẫu lặp lại tham gia phân tích: 178 mẫu
+ Phương pháp phân tích: ICP-AES
+ Đơn vị phân tích: Australian laborarory services-ALS (Australia)
Đánh giá sai số và xử lý kết quả phân tích mẫu lặp lại cho hàm lượng Ni
Công tác đánh giá sai số mẫu lặp lại với mẫu cơ bản được tiến hành trên các đoạn
mẫu có kết quả phân tích và đảm bảo chiều dài đoạn mẫu liên tục. Các mẫu cơ bản, mẫu
lặp lại trên đoạn mẫu này được xử lý bằng phương pháp gia quyền hàm lượng chiều dài
trên đoạn mẫu rồi mới tiến hành đánh giá sai số. Tổng số các đoạn mẫu đã tính toán gia
quyền là 144 đoạn mẫu trong đó gồm 378 mẫu cơ bản và 178 mẫu lặp lại.
Đánh giá sai số mẫu lặp lại được thực hiện theo thông tư 62/2014/TT-BTNMT ngày
09 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về kiểm soát chất lượng các kết quả phân tích mẫu địa chất, khoáng sản.
Công tác xử lý mẫu lặp lại được thực hiện theo công thức sau:
X − X ks
S = cb x 100 (1)
X
X + X ks
Giá trị trung bình: X = cb (2)
2
Trong đó:
S là sai số tính được.
Xcb là kết quả phân tích mẫu cơ bản.
Xks là kết quả phân tích mẫu lặp lại.
Kết quả tính sai số cho 144 đoạn mẫu tham gia tính toán cho kết quả giá trị sai số
|S| đều nhỏ hơn giá trị sai số cho phép (() (xem Phụ lục 4 của Báo cáo).
Kết quả phân tích mẫu cơ bản của các lô mẫu phân tích thuộc giai đoạn trước đây
(1993-2014) đủ tin cậy để sử dụng.
- Kết luận: Thông qua việc đánh giá lại các tài liệu công trình khoan (103 lỗ khoan)
như: vị trí, chất lượng tài liệu, kết quả phân tích mẫu, qua đó khẳng định tài liệu của 103
công trình khoan máy đủ độ tin cậy để sử dụng trong Báo cáo thăm dò này.
III.1.2. Công tác trắc địa
III.1.2.1. Tài liệu cũ và mức độ sử dụng
a. Tài liệu cũ:
+ Lưới khống chế mặt bằng và độ cao:
- Lưới khống chế tọa độ, độ cao Nhà nước: Theo dữ liệu lưới khống chế mặt bằng
và độ cao Quốc gia thì khu vực đề án thăm dò Tạ Khoa có tất cả 11 điểm tam giác hạng
3 (ĐCCS) trong đó có 3 điểm có số hiệu 101456, 101417 và 101437 được sử dụng trong
công tác lập lưới khống chế đo ảnh; có 8 điểm dùng để thiết kế lưới khống chế cho 12
tiểu khu thăm dò gồm 101445, 101460, 101461, 101443, 101442, 101464, 101462,
101463 và 2 điểm độ cao hạng 3 Nhà nước có số hiệu II(YB-CN)24 và II(YB-CN)23.
- Lưới khống chế mặt bằng và độ cao đã thi công phục vụ công tác thăm dò và khai
thác tại mỏ Nikel Bản Phúc (thuộc tiểu khu bản Phúc) từ năm 2004 đến năm 2012 gồm:

108
+ Năm 2004 tiểu khu Bản Phúc đã thành lập 6 điểm lưới giải tích loại I đo theo công
nghệ GPS và 27 điểm lưới đa giác loại II đo công nghệ GPS và máy toàn đạc điện tử.
Thành lập 1 lưới độ cao hạng 4 dài 26km và 2 lưới độ cao thủy chuẩn kỹ thuật dài
9,62km. (tham khảo Báo cáo thăm dò mỏ Nickel Bản Phúc năm 2006).
+ Năm 2005 toàn bộ khu Tạ Khoa được thành lập 1 lưới khống chế ảnh gồm 8 điểm
khống chế trên cơ sở 3 điểm ĐCCS có số hiệu 101456, 101417 và 101437 phủ trùm toàn
bộ diện tích 600km2 bằng công nghệ GPS phục vụ cho công tác bay chụp ảnh hàng
không thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5.000 với khoảng cao đều h = 5m.
+ Năm 2007 tiểu khu Bản Phúc thành lập 1 lưới giải tích loại II phục vụ công tác
xây dựng mỏ Bản Phúc bằng công nghệ GPS.
+ Năm 2012 để phục vụ cụng tác đào lò khai thác tiểu khu Bản Phúc thành lập thêm
1 lưới giải tích loại 2 gồm 9 điểm đo theo công nghệ GPS. (tham khảo Báo cáo thăm dò
nâng cấp các khối tài nguyên: II.333, 3.333, IV.333, V.333, VI.333 và VII.333 trong
phạm vi giấy phép khai thác số 1211/GP-BTNMT của mỏ Nickel Bản Phúc).
+ Bản đồ địa hình:
- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 (h = 20m) sử dụng 4 mảnh có danh pháp F48-65-
A, F48-65-B, F48-65-C và F48-65-D do Tổng cục Địa chính xuất bản năm 1995.
- Nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 (h = 10m) của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
các xã Mường Khoa, Tạ Khoa, Song Pe, Hồng Ngài, Chim Vàn, Phiêng Ban, TT. Bắc
Yên, huyện Bắc Yên và xã Tà Hộc, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La được thành
lập bằng công nghệ ảnh số do Tổng cục Địa chính xuất bản năm 2001.
- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5.000 (h = 5m) sử dụng 22 mảnh do Công ty TNHH mỏ
Nikel Bản Phúc thuê Xí nghiệp chụp ảnh hàng không của Công ty Trắc địa bản đồ -
BQP thành lập năm 2005 và Liên đoàn Trắc địa Địa hình thành lập bổ sung năm 2007.
- Bản đồ địa hỉnh tỷ lệ 1:2.000 (h = 2m) thuộc tiểu khu Bản Phúc gồm 9 mảnh thành
lập năm 2004 và Bản đồ hiện trạng khai thác cập nhật đến 31 tháng 12 năm 2021 với
diện tích là 2,61km2.
b. Mức độ sử dụng.
+ Lưới khống chế mặt bằng và độ cao:
+ Lưới khống chế tọa độ, độ cao Nhà nước quanh khu thăm dó có 8 điểm khống chế
mặt bằng hạng 3 Nhà nước (ĐCCS) và 02 mốc độ cao hạng II Nhà nước, tuy nhiên trong
quá trình khảo sát thực tế để thi công đề án phát hiện thấy mất 05 mốc bị mất gồm các
mốc 101461, 101443, 101442, 101464, 101462 do địa hình trượt lở do mưa lũ, san lấp
làm đường; 02 mốc độ cao Nhà nước bị vùi lấp do các công trình xây dựng nhà cửa của
địa phương cho nên quá trình thi công đề án được điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với
điều kiện mốc khởi tính theo hiện trạng.
+ Tổng số 06 điểm lưới giải tích loại 1 vẫn đang sử dụng 05 điểm và mất 01 điểm.
+ Tổng 27 điểm lưới giải tích loại 2 và đa giác loại 2 thành lập năm 2004 do quá
trình xây dựng mỏ có 10 điểm đã bị mất. Các điểm còn lại vẫn đang sử dụng.

109
+ Tổng 18 điểm lưới giải tích loại 2 thành lập năm 2007 do quá trình xây dựng mỏ
có 6 điểm đã bị mất. Các điểm còn lại vẫn đang sử dụng.
+ Tổng 7 điểm lưới giải tích loại 2 thành lập năm 2013. Các điểm còn lại vẫn đang
sử dụng.
Bảng III.3 Bảng thống kê các điểm khống chế tọa độ, độ cao đã thành lập trước
năm 2014 còn tồn tại ngoài thực địa và sử dụng cho báo cáo.
Toạ độ VN2000 KTT Toạ độ VN2000 KTT 105°
Số Tên Độ cao Cấp Năm
104.5° M3° M6°
tt điểm hạng đo
X (m) Y (m) X (m) Y (m) (m)
1 101445 2351150,870 470833,253 2350619,768 418964,749 150,051 ĐCCS
2 101460 2344534,355 475715,115 2343989,398 423824,552 318,107 ĐCCS
3 101463 2341136,293 488274,049 2340552,597 436369,656 139,772 ĐCCS
4 GPS01 2343938,305 481109,076 2343376,483 429215,314 331,390 GT1 2004
5 GPS03 2344643,728 482805,839 2344076,390 430913,884 290,189 GT1 2004
6 GPS04 2343510,117 481876,079 2342945,990 429980,776 556,066 GT1 2004
7 GPS05 2344306,141 481916,836 2343741,678 430024,042 393,320 GT1 2004
8 GPS06 2344084,540 482777,490 2343517,424 430883,778 346,375 GT1 2004
9 II-01 2343183,166 482305,139 2342617,767 430408,702 389,229 ĐG2 2004
10 II-04 2343984,482 481961,948 2343419,954 430068,124 474,630 ĐG2 2004
11 II-08 2343827,032 481804,792 2343263,046 429910,513 424,614 ĐG2 2004
13 II-11 2344462,003 482412,225 2343895,947 430519,790 252,400 ĐG2 2004
14 II-12 2344584,471 482248,615 2344018,902 430356,605 215,463 ĐG2 2004
15 II-13 2344652,581 481828,709 2344088,318 429937,024 302,758 ĐG2 2004
16 II-14 2344946,117 481730,113 2344382,098 429839,376 239,775 ĐG2 2004
17 II-15 2344809,646 481225,279 2344247,245 429334,236 253,468 ĐG2 2004
18 II-16 2344624,220 481147,588 2344062,113 429255,983 251,250 ĐG2 2004
19 II-17 2344423,685 480941,516 2343862,284 429049,334 167,128 ĐG2 2004
20 II-18 2344328,816 481158,742 2343766,753 429266,208 226,361 ĐG2 2004
21 II-19 2343725,921 481087,185 2343164,226 429192,762 447,672 ĐG2 2004
22 II-20 2343333,714 481187,448 2342771,796 429291,761 493,099 ĐG2 2004
23 II-21 2343508,017 482589,248 2342941,641 430693,769 378,050 ĐG2 2004
24 II-22 2343747,950 482747,480 2343181,012 430852,708 303,461 ĐG2 2004
25 II-23 2343955,957 482375,271 2343390,140 430481,257 318,064 ĐG2 2004
26 II-24 2343438,022 481406,746 2342875,395 429511,340 436,012 ĐG2 2004
27 C-02 2343947,912 481360,778 2343385,301 429466,986 217,780 GT2 2007
28 C-04 2344042,318 481272,639 2343479,951 429379,167 202,519 GT2 2007
29 C-05 2343645,968 481854,209 2343081,872 429959,345 461,612 GT2 2007
30 C-06 2343797,624 481848,885 2343233,502 429954,496 453,040 GT2 2007
31 C-07 2343794,396 482073,184 2343229,572 430178,734 489,818 GT2 2007
32 C-08 2343661,492 482027,498 2343096,849 430132,640 529,900 GT2 2007
33 C-09 2343574,908 481933,011 2343010,577 430037,903 533,782 GT2 2007
34 C-10 2343660,451 481960,203 2343096,010 430065,354 545,164 GT2 2007
35 BP2 2344608,452 482502,783 2344042,067 430610,791 167,173 GT2 2007
36 BP3 2344623,345 482650,842 2344056,494 430758,862 189,437 GT2 2007

110
Toạ độ VN2000 KTT Toạ độ VN2000 KTT 105°
Số Tên Độ cao Cấp Năm
104.5° M3° M6°
tt điểm hạng đo
X (m) Y (m) X (m) Y (m) (m)
37 BP4 2344353,740 482668,280 2343786,899 430775,444 283,617 GT2 2007
38 T-01 2344485,191 482533,966 2343918,752 430641,581 207,305 GT2 2007
39 BP01 2343920,985 481492,754 2343357,956 429598,845 233,733 GT2 2013
40 BP02 2343753,945 481331,019 2343191,470 429436,624 274,448 GT2 2013
41 BP03 2344018,577 481212,157 2343456,416 429318,626 243,221 GT2 2013
42 BP04 2343795,856 481897,197 2343231,592 430002,792 457,478 GT2 2013
43 BP05 2343659,508 482168,605 2343094,420 430273,701 479,004 GT2 2013
44 BP06 2343376,935 482276,905 2342811,577 430381,087 404,568 GT2 2013
45 BP07 2344016,758 482453,788 2343450,677 430559,939 281,869 GT2 2013

+ Bản đồ địa hình


Bản đồ địa hình các tỷ lệ đã thành lập.
+ Nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 (h = 10m) của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
do Tổng cục Địa chính xuất bản năm 2001 dùng làm cơ sở để lập bản đồ địa chất 1/25000
và các bản đồ, sơ đồ chuyên đề khác của đề án.
+ Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5.000 (h = 5m) do Công ty TNHH mỏ Nikel Bản Phúc
thành lập năm 2005 dùng làm nền địa hình cơ sở cho công tác tìm kiếm đánh giá và
thăm dò các tiểu khu có triển vọng thấp như: Tiểu khu Bản Khằng, Phiêng Pót, Bản
Mông, Suối Háo, Suối Phặng, Suối Tào, Suối Chanh và Cò Muồng.
+ Do bộ bản đồ địa hình được thành lập từ năm 2004 (h = 2m) thuộc tiểu khu Bản
Phúc để phục vụ công tác Báo cáo kết quả thăm dò. Quá trình xây dựng nhà máy, khu
vực thăm dò, khu vực khai thác và các công trình phụ trợ khai thác mỏ một số điện tích
địa hình khu mỏ bị thay đổi các diện tích còn lại ít hoặc không bị thay đổi. Bản đồ được
cập nhật theo báo cáo hiện trạng khai thác cập nhật đến 31 tháng 12 năm 2021 với diện
tích là 2,61km2.
Chất lượng bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000.
+ Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000 được thành lập bằng công nghệ ảnh theo hợp đồng
số 05/2004/HĐKT giữa Xí nghiệp liên doanh mỏ Nikel Bản Phúc và Xí nghiệp chụp
ảnh hàng không của Công ty trắc địa bản đồ - Bộ Quốc phòng ngày 21/4/2004.
+ Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000 (h = 5m) được thành lập bằng công nghệ ảnh màu
hàng không tỷ lệ 1/20.000 sử dụng máy chụp ảnh hàng không RC-30, độ cao bay chụp
khoảng 12000km. Quy trình thành lập được thực hiện như sau:
- Khảo sát thiết kế diện tích bay chụp trên diện tích 600km2.
- Lập 08 điểm lưới khống chế ảnh có số hiệu từ N001 đến N008 trên cơ sở 03 điểm
tam giác hạng 3 nhà nước là 101456, 101437 và 101417. Lưới được đo đạc bằng công
nghệ GNSS và công tác tính toán bình sai bằng phần mềm chuyên dụng. Kết quả bình
sai các chỉ tiêu đạt như sau:
RMS lớn nhất: (N006 - N005) RMS = 0,042 (cho phép ≤ 0,02 + 0,004D km)
RATIO nhỏ nhất: (N005 - N001) RATIO = 1,500 (cho phép ≥ 1,5)
111
Sai số vị trí điểm lớn nhất: (N004) mp = 0,062m (cho phép mp ≤ 5cm)
Sai số tương đối cạnh lớn nhất: (N006-1437) ms/S=1/ 245652 (cho phép 1/50000)
Sai số phương vị lớn nhất: (N006 - N005) ma = 0,82" (cho phép mα ≤ 5”)
Sai số chênh cao lớn nhất: (N006 - N004) mh = 0,158m (cho phép fh ≤ ± 60√L
mm, L km)
- Bay chụp ảnh hàng không, xử lý ảnh.
- Tăng dày điểm khống chế ảnh bằng phần mềm chuyên dụng, tổng số điểm ảnh
tăng dày là 1106 điểm.
- Vẽ bản đồ địa hình trên trạm ảnh số bằng phần mềm chuyên dụng, diện tích đo vẽ
bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000 (h = 5m) bao trùm toàn bộ diện tích thăm dò 49,7km2.
- Nội dung bản đồ được thể hiện đúng theo quy phạm, các hạn sai trong quá trình
kiểm tra nghiệm thu tại thực địa và văn phòng đạt yêu cầu.
(Toàn bộ tài liệu trắc địa của mỏ được thành lập trên hệ tọa độ VN-2000 kinh tuyến
trục 104° 30’ múi chiếu 3°, độ cao Hòn Dấu).
III.1.2.2. Lưới khống chế mặt bằng và độ cao
Theo thiết kế của đề án để đảm bảo đủ mật độ lưới khống chế mặt bằng và độ cao
cho 12 tiểu khu cần tổng số 9 mạng lưới giải tích loại 1 với tổng 35 điểm và 11 đường
truyền đa giác loại 2 gồm 75 điểm. Tuy nhiên trong quá trình thi công công tác thăm dò
chi tiết của từng tiểu khu thì trong đó có 05 tiểu khu đạt yêu cầu về trữ lượng và tài
nguyên gồm: Tiểu khu Bản Phúc, Bản Khoa, Suối Đán (SD-TQ1), Bản Chạng và Bản
Khằng; các tiểu khu còn lại vẫn đang trong quá trình thăm dò sơ bộ nên giai đoạn báo
cáo này công tác thành lập lưới khống chế mặt bằng và độ cao chủ yếu tại 5 tiểu khu
trên. Theo thiết kế của đề án thăm dò thì lưới giải tích loại 1 được thành lập cho 2 tiểu
khu là Suối Đán (lưới số 5) và Bản Khằng (lưới số 3).
a. Lưới giải tích loại 1
+ Lưới được phát triển từ các điểm hạng 3 Nhà nước (điểm ĐCCS) có đồ hình là
chuỗi tam giác. Giai đoạn này lưới được đo đạc cho 2 tiểu khu Bản Khằng và Suối Đán.
- Tiểu khu Bản Khằng (lưới số 3). Lưới được thành lập 04 điểm mới có số hiệu từ
GPS15 đến GPS18 trên cơ sở 2 điểm tam giác hạng 3 Nhà nước là 101445 và 101460.
- Tiểu khu Suối Đán (lưới số 5). Lưới được thành lập 04 điểm mới có số hiệu từ
GPS22 đến GPS25 trên cơ sở 2 điểm tam giác hạng 3 Nhà nước là 101463 và 101460.
Lưới được điều chỉnh 2 điểm gốc là 101443 và 101462 do mốc bị mất thành 2 điểm
101463 và 101460.
+ Sử dụng máy 05 máy GPS M5+ (GPS/GLONASS/BeiDou) tích hợp mạng 3G,
UHF và bluetooth của hãng CHCNAV để đo, và đo theo phương pháp đo tĩnh (Static)
với thời gian đo từ 75 đến 120 phút. Lưới được đo kết hợp giữa mặt bằng và độ cao cùng
lúc bằng công nghệ GPS.
+ Toạ độ, độ cao của các điểm GPS được tính trên hệ toạ độ VN-2000 tính toán bình
sai bằng phần mềm Compaq của hãng CHC và biên tập bằng phần mềm DPSurvey.
+ Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu đạt được như bảng III.4 dưới.
112
Bảng III.4 Bảng thống kê các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu sau bình sai lưới giải tích
loại 1 so với quy định của quy phạm.

Lưới số 3 (Bản Khằng) Lưới số 5 (Suối Đán)


Sai số cho
Loại sai số SS sau SS sau
phép Cạnh, điểm Cạnh, điểm
bình sai bình sai
≤ 0,02 +
RMS lớn nhất 0,013 GPS17-101445 0,033 101460-GPS25
0,004D km
RATIO nhỏ nhất ≥ 1,5 10,000 GPS17-GPS16 6,900 GPS22-GPS25
SSTP phương vị
mα ≤ 5” 2,99" GPS17-GPS18 2,53" GPS23-GPS24
cạnh lớn nhất
Sai số vị trí điểm
mp ≤ 5cm 0,007(m) GPS18 0,006 (m) GPS22
lớn nhất
SSTP tương đối
ms/S =
chiều dài cạnh 1/ 68.424 GPS17-GPS18 1/ 84.973 GPS23-GPS24
1/20.000
lớn nhất
SSTP chênh cao fh ≤ ± 60√L
0,016(m) 101460-GPS15 0,021(m) GPS24-101463
lớn nhất mm (L km)

b. Lưới đa giác loại 2


+ Lưới đa giác loại 2 được phát triển từ các điểm hạng 3 Nhà nước (điểm ĐCCS)
và các điểm lưới giải tích loại 1, lưới có đồ hình là các chuỗi tam giác xen kẽ đa giác
trung tâm. Lưới được đo đạc theo công nghệ GPS. Giai đoạn này lưới được đo đạc cho
4 tiểu khu Bản Khằng, Bản Khoa, Suối Đán và Bản Chạng.
+ Lưới đa giác loại 2 được thành lập tại 04 tiểu khu gồm 04 lưới được đo theo công
nghệ GPS với tổng số 39 điểm mới được thành lập cụ thể gồm các tiểu khu sau:
- Tiểu khu Bản Chạng: Do các mốc tam giác hạng 3 Nhà nước được thiết kế cho
lưới giải tích loại 1 của 2 tiểu khu Bản Chạng – Cò Muồng bị mất và chỉ có tiểu khu
Bản Chạng được thi công thăm dò chi tiết để đưa vào báo cáo trữ lượng nên lưới khống
chế giải tích loại 1 chung (lưới số 6 theo đề án) không được thi công vì vậy tiểu khu Bản
Chạng được thi công là lưới đa giác loại 2 với tổng số điểm mới thành lập là 20 điểm có
số hiệu từ II31 đến II50 trên cơ sở 01 mốc hạng 3 nhà nước còn sử dụng được là điểm
101463 và 01 điểm giải tích loại 1 tại tiểu khu Bản Phúc là điểm GPS04. Qua kết quả
tính toán bình sai nhận thấy rằng điểm mốc tam giác hạng 3 Nhà nước có số hiệu 101463
đã bị biến dạng về tọa độ và độ cao dẫn đến kết quả bình sai lưới có giá trị sai số trung
phương phương vị cạnh (II35-II38 = 266,79m). mα = 19,63" vượt hạn sai cho phép
nhưng không quá 2 lần (mα(cf) ≤ 10,0") so với chiều dài cạnh dưới 400m. Do tiểu khu có
hệ thống thực phủ rậm rạp, mức độ thông hướng kém và sự hạn chế của chính quyền địa
phương về chặt phá cây rừng cũng như toàn bộ khu vực này không còn điểm mốc tam

113
giác hạng 3 nào còn tồn tại nên Chủ nhiệm đề án vẫn quyết định cho sử dụng mốc này
làm mốc khởi tính cho lưới.
- Tiểu Khu Suối Đán: Lưới đa giác loại 2 tiểu khu Suối Đán được thành lập 07 điểm
mới có số hiệu từ II69 đến II75 trên cơ sở 03 điểm lưới giải tích loại 1 là GPS22, GPS24
và GPS25. Theo đề án lưới đa giác loại 2 được thiết kế liên tục của 2 tiểu khu Bản Khoa
và Suối Đán nhưng do quá trình thi công thăm dò có mức độ ưu tiên khác nhau nên lưới
này đã được tách thành 2 có đồ hình dạng chuỗi tam giác riêng biệt cho 2 tiểu khu.
- Tiểu khu Bản Khoa: Lưới đa giác loại 2 tiểu khu Bản Khoa được thành lập 04
điểm mới có số hiệu từ II66 đến II68 trên cơ sở 02 điểm lưới giải tích loại 1 là GPS03
và GPS05 có đồ hình dạng chuỗi tam giác.
- Tiểu khu Bản Khằng: Lưới đa giác loại 2 tiểu khu Bản Khằng được thành lập 08
điểm mới có số hiệu từ II50 đến II57 trên cơ sở 04 điểm lưới giải tích loại 1 là GPS15,
GPS16, GPS17 và GPS18 có đồ hình dạng mạng tam giác.
+ Sử dụng máy 05 máy GPS M5+ (GPS/GLONASS/BeiDou) tích hợp mạng 3G,
UHF và bluetooth của hãng CHCNAV để đo, và đo theo phương pháp đo tĩnh (Static)
với thời gian đo từ 45 đến 120 phút. Lưới được đo kết hợp giữa mặt bằng và độ cao cùng
lúc bằng công nghệ GPS.
+ Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu đạt được như bảng III.5 dưới đây:

114
Bảng III.5. Bảng thống kê các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu sau bình sai lưới đa giác loại 2 so với quy định của quy phạm.

Bản Chạng Suối Đán Bản Khoa Bản Khằng


Sai số cho
Loại sai số SS sau SS sau SS sau SS sau
phép Cạnh, điểm Cạnh, điểm Cạnh, điểm Cạnh, điểm
bình sai bình sai bình sai bình sai
≤ 0,02 +
RMS lớn nhất 0,030 II50-II46 0,016 GPS22-GPS25 0,015 II67-II68 0,018 II52-II53
0,004D km
RATIO nhỏ nhất ≥ 1,5 4,000 II36-II40 6,900 GPS22-GPS25 27,600 II65-II66 21,100 II52-II53
SSTP phương vị
mα ≤ 10” 19,63" II35-II38 7,79" II69-II70 3,40" II67-II66 5,49" II52-II51
cạnh lớn nhất
Sai số vị trí điểm
mp ≤ 5cm 0,026(m) II36 0,018(m) II70 0,005 (m) II66 0,008 (m) II52
lớn nhất
SSTP tương đối
ms/S =
chiều dài cạnh 1/ 10.729 II35-II38 1/ 27.986 II69-II70 1/ 50.498 II67-II68 1/ 39.294 II52-II51
1/10.000
lớn nhất
SSTP chênh cao fh ≤ ± 75√L
0,091(m) II41-GPS04 0,026(m) II69-II70 0,011(m) II68-II66 0,028(m) II52-II53
lớn nhất mm (L km)

115
c. Lưới đường sườn.
Lưới đường sườn được phát triển dựa trên các điểm đa giác loại 2 trở lên nhằm tăng
dày điểm trạm máy phục vụ công tác đo đạc và bố trí các công trình thăm dò như khoan,
hào và lò. Lưới đường sườn kinh vĩ được thành lập tại 05 tiểu khu trong đó 04 tiểu khu
thành lập bằng máy toàn đạc điện tử Leica TCRA 1203+ và TCR 1200+ (tiểu khu Bản
Phúc, Bản Khoa, Suối Đán, Bản Chạng) và 01 tiểu khu lưới được thành lập bằng công
nghệ GPS (tiểu khu Bản Khằng). Công tác đo đạc các lưới như sau:
+ Lưới đường sườn thành lập bằng máy toàn đạc điện tử Leica TCRA 1203+ và
TCR 1200+ có độ chính xác đo góc ± 3” và độ chính xác đo cạnh là ms = ± 3mm +
2ppm10-6D (D là chiều dài cạnh đo). Góc ngang 2 lần, chênh lệch giữa 2 nửa lần đo,
giữa 2 lần đo và chênh lệch hướng quy “0” nhỏ hoặc bằng 8”. Cạnh đo 2 lần riêng biệt,
chênh lệch kết quả giữa các lần đo ≤ ± 2a (a là hằng số sai số hệ thống cố định có trong
lý lịch của từng loại máy toàn đạc điện tử). Độ cao lưới đường sườn xác định độ cao
bằng phương pháp đo cao lượng giác trên cơ sở đo chênh cao kết hợp đồng thời với đo
góc đường chuyền, giá trị chênh cao giữa đo đi và đo về nhỏ hơn ±100xLmm (L chiều
dài tính bằng km).
+ Công tác tính toán bình sai bằng phần mềm chuyên dụng với các lưới đo bằng
máy toàn đạc điện tử được bình sai bằng phần mềm HHMAPS 2011.
+ Lưới đường sườn thành lập tại 04 tiểu khu thành lập bằng máy toàn đạc điện tử
gồm tiểu khu Bản Phúc, Bản Khoa, Suối Đán, Bản Chạng như sau.
- Tiểu khu Bản Phúc: Lưới được thành lập gồm 08 điểm mới xuất phát từ các điểm
lưới có độ chính xác từ đa giác 2 trở lên gồm các điểm II-04, BP05, BP06, II-13 và
GPS05, lưới được thành lập bằng máy toàn đạc điện tử nhằm tăng dày điểm đứng máy
để đo chuyển các lỗ khoan thăm dò, đồ hình lưới là đường chuyền phù hợp có 1 điểm
nút, chiều dài toàn bộ lưới 1,372km.
- Tiểu khu Bản Chạng: Lưới được thành lập gồm 38 điểm mới xuất phát từ 09 điểm
lưới có độ chính xác từ đa giác 2 trở lên gồm các điểm II32, II41, II33, II37, II42, II43,
II45, II44 và II46, lưới có đồ hình là đường chuyền phù hợp có 3 điểm nút và được thành
lập bằng máy toàn đạc điện tử nhằm tăng dày điểm đứng máy để đo chuyển các lỗ khoan
thăm dò, chiều dài toàn bộ lưới 4,039km.
- Tiểu khu Suối Đán (SD-TQ1): Lưới được thành lập gồm 07 điểm mới từ K1 đến
K7 xuất phát từ 04 điểm lưới có độ chính xác từ đa giác 2 trở lên gồm các điểm II11,
II12, II70 và GPS22, lưới có đồ hình là đường chuyền phù hợp và được thành lập bằng
máy toàn đạc điện tử nhằm tăng dày điểm đứng máy để đo chuyển các lỗ khoan thăm
dò, chiều dài toàn bộ lưới 1,403km.
- Tiểu khu Bản Khoa: Lưới được thành lập gồm 10 điểm mới từ BK1 đến BK10
xuất phát từ 04 điểm lưới có độ chính xác từ đa giác 2 trở lên gồm các điểm II65, II66,
II67 và II68, lưới có đồ hình là 03 đường chuyền phù hợp gồm xuất phát từ 1 cạnh kép
về 1 điểm và xuất phát 1 điểm khép về 1 điểm, lưới được thành lập bằng máy toàn đạc

116
điện tử nhằm tăng dày điểm đứng máy để đo chuyển các lỗ khoan thăm dò, chiều dài
toàn bộ lưới 3,002km.
+ Kết quả đánh giá độ chính xác lưới được thể hiện tại bảng III.6 dưới đây:

117
Bảng III.6. Bảng thống kê các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu sau bình sai lưới đường sườn đo đạc bằng máy toàn đạc điện tử
so với quy định của quy phạm.

Bản Chạng Suối Đán Bản Khoa Bản Phúc


Sai số cho
Loại sai số SS sau Cạnh, SS sau Cạnh, SS sau Cạnh, SS sau Cạnh,
phép
bình sai điểm bình sai điểm bình sai điểm bình sai điểm
A. Đối với lưới khống chế mặt bằng.
SSTP trọng số đơn vị
25” 19,18” 22,90" 15,44" 5,00”
(mo)
SSTP vị trí điểm yếu
0,10(m) 0,056(m) B7 0,043(m) K4 0,036(m) BK2 0,013(m) P18
nhất (mp)
SSTP tương đối cạnh
1/2.000 1/2.300 A23-A24 1/4.600 K2-K3 1/9.300 BK1-II65 1/8.700 P27 - P31
yếu nhất (ms/S)
SSTP phương vị yếu
29,71" A14-II42 25,63" K4-K5 15,48" BK2-BK3 6,76(") P31 - P18
nhất (mα)
B. Đối với lưới khống chế độ cao.
SSTP trọng số đơn vị 0,019 0,015 0,011 0,015
(mo) (m/Km) (m/Km) (m/Km) (m/Km)
SSTP độ cao lớn nhất
0,012(m) B7 0,008(m) K4 0,007(m) BK4 0,008(m) P18
(mH)
Sai số trị đo chênh cao fh ≤ ± 75√L
0,009(m) II32-B12 0,006(m) II70-K1 0,005(m) BK6-II67 0,006(m) GPS05-P4
lớn nhất (mh) mm (L km)

118
+ Lưới đường sườn thành lập bằng công nghệ GPS sử dụng máy 05 máy GPS M5+
(GPS/GLONASS/BeiDou) tích hợp mạng 3G, UHF và bluetooth của hãng CHCNAV
để đo, và đo theo phương pháp đo tĩnh (Static) với thời gian đo từ 45 đến 90 phút. Lưới
được đo kết hợp giữa mặt bằng và độ cao cùng lúc bằng công nghệ GPS.
- Tiểu khu Bản Khằng: Lưới đường sườn được thành lập gồm 11 điểm mới từ TC1
đến TC11 xuất phát từ 06 điểm lưới có độ chính xác từ đa giác 2 trở lên gồm các điểm
II51, II52, II54, II56, II57 và GPS15, lưới có đồ hình là 03 đường chuyền phù hợp gồm
xuất phát từ 1 cạnh kép về 1 điểm và xuất phát 1 điểm khép về 1 điểm, lưới được thành
lập bằng công nghệ GPS nhằm tăng dày điểm đứng máy để đo chuyển các lỗ khoan
thăm dò, chiều dài toàn bộ lưới 4,762km.
+ Lưới được đo đạc bằng công nghệ GPS được bình sai bằng phần mềm Compaq
và biên tập bằng phần mềm DPSurvey.
+ Kết quả đánh giá độ chính xác lưới theo công nghệ GPS:
RMS lớn nhất: (II52-TC10) = 0,019
RATIO nhỏ nhất: (TC10-TC11) = 11.400
Sai số vị trí điểm lớn nhất: (TC7). mp = 0,050(m).
Sai số trung phương tương đối cạnh lớn nhất: (TC8-TC7). mS/S = 1/ 2.870
Sai số trung phương chênh cao: Lớn nhất: (II52-TC11). mh= 0,019(m)
d. Chôn mốc.
+ Mốc lưới giải tích loại 1 và đa giác loại 2 được đổ bê tông tâm sứ với kích thước
là 20×20×40cm tại thực địa, mốc được chôn nổi trên bề mặt địa hình từ 3÷5cm để thuận
tiện cho công tác tìm mốc đo đạc trong quá trình thi công đề án.
+ Mốc đường chuyền kinh vĩ được làm bằng gỗ có tâm là đinh vít với kích thước
4x4x40cm, mốc được làm bằng gỗ tốt chắc chắn và đóng nổi trên mặt đất khoàng 5cm
để thuận tiện cho công tác tìm mốc đo đạc trong quá trình thi công đề án.
e. Nhận xét.
+ Từ kết quả đo đạc và tính toán bình sai lưới đạt được như trên nhận thấy các hạn
sai đều nằm trong quy phạm (96 TCN 42-90 phần ngoài trời) và các quy phạm cũng như
tiêu chuẩn ngành hiện hành.
+ Tuy nhiên do khu vực đề án thăm dò nằm tại vùng núi phía bắc chủ yếu là đồi núi
cao, địa hình phân cắt lớn, tốc độ phát triển hạ tầng dân cư nhanh, trong những năm gần
đây do thiên tai mưa lũ nhiều nên hệ thống các mốc khống chế Nhà nước về mặt bằng
và độ cao đã bị mất cũng như biến dạng nhiều dẫn tới kết quả đo đạc khi khép vào mốc
khởi tính bị yếu nhưng không còn sự lựa chọn. Với chất lượng đạt được của các lưới
khống chế về mặt bằng và độ cao trên vẫn đảm bảo hạn sai để đo chuyển các công trình
thằm dò và đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 cho các tiểu khu như đề án nêu.
+ Tất cả các máy móc đều được kiểm nghiệm và hiệu chuẩn theo quy định.
III.1.2.3. Thành lập bản đồ địa hình.
Theo đề án tất cả 12 tiểu khu đều được thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 với
khoảng cao đều h = 2m. Tuy nhiên trong 12 tiểu khu thì chỉ có 04 tiểu khu được thăm
119
dò chi tiết và lập báo cáo kết quả thăm dò tính trữ lượng xin cấp phép khai thác đợt này
gồm: Tiểu khu Bản Phúc, Bản Khoa, Suối Đán (SD-TQ1) và Bản Chạng.
a. Cơ sở toán học.
Bản đồ địa hình thành lập trên hệ tọa độ VN-2000 kinh tuyến trục 104° 30’, múi
chiếu 3° (kinh tuyến trục 104° 30’ đi qua trung tâm khu thăm dò diện tích theo giấy phép
600km2).
+ Hệ độ cao là độ cao Hòn Dấu – Hải Phòng.
+ Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 với khoảng cao đều đường bình độ là h =
2m, thể hiện đầy đủ dáng địa hình, địa vật, hệ thống giao thông, hệ thống thủy văn, dân
cư, các công trình kiến trúc, các loại ranh giới và hệ thống thực phủ, ….
+ Mật độ điểm đo chi tiết địa hình đảm bảo từ 45÷75 điểm/1dm2. Các điểm đo đều
được đo tại các vị trí thay đổi của địa hình và địa vật, phản ánh đúng dáng địa hình và
hình dáng địa vật đúng như thực tế.
+ Bản đồ được biên vẽ theo đúng quy phạm và ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000
hiện hành.
b. Công tác đo đạc bản đồ địa hình.
Tiểu khu Bản Phúc.
+ Tiểu khu Bản Phúc được Bộ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 (h = 2m) với diện tích
2,61 km2 được thành lập từ năm 2004 để phục vụ công tác báo cáo kết quả thăm dò năm
2007 và năm 2013, theo giấy phép khai thác số 1211/GP-BTNMT. Do quá trình thăm
dò, xây dựng và khai thác mỏ đã làm thay đổi một số khu vực như hệ thống giao thông,
khu vực khoan thăm dò và các khu vực phụ trợ khai thác, tuy nhiên từ năm 2007 đến
nay hàng năm bản đồ địa hình khu mỏ đã được cập nhật theo hiện trạng để lập hồ sơ
Báo cáo hiện trạng khai thác mỏ cho các cơ quan chức năng.
+ Bản đồ địa hình được đo đạc cập nhật hiện trạng hàng năm bằng máy toàn đạc
điện tử TCR1203+ của hãng Leica có độ chính xác đo góc mβ = 3” và sai số đo cạnh
ms= ± 2mm + 3mm.D.10-6. Điểm chi tiết địa hình được đo theo phương pháp tọa độ cực
xác định tọa độ và độ cao trực tiếp ngay trên thực địa và được lưu vào thẻ nhớ của máy
toàn đạc.
+ Bản đồ địa hình được biên tập và chỉnh sửa trên các phần mềm chuyên dụng 2D
và 3D như Microstation, Mapinfor-Discover, Surpac, …. Để phục vụ công tác thăm dò
và khai thác cũng như các công tác xây dựng các công trình phụ trợ của mỏ.
Các tiểu khu Bản Chạng, Bản Khoa và Suối Đán (SD-TQ1).
+ Đề án thăm được thi công tại huyện Bắc Yên và huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La là
vùng miền núi phía Tây bắc có địa hình phức tạp, độ phân cắt và dốc lớn, hệ thống rừng
tái sinh rậm rạp chủ yếu là rừng cây bui, cây tre, cây lay cũng như sự không cho phép
chặt phá rừng của UBND tỉnh Sơn La cũng như chính quyền và nhân dân sở tại nên
công tác đo vẽ bản đồ địa hình được nêu trong đề án là “thành lập bằng phương pháp đo
vẽ trực tiếp bằng máy kinh vĩ” là không thực hiện được. Quá trình thi công gặp khó khăn
và gần như không thực hiện được nên Công ty đã làm công văn xin thay đổi phương
120
pháp đo vẽ bản đồ địa hình bằng phương pháp kinh vĩ sang đo đạc địa hình bằng công
nghệ GNSS - RTK (Real Time Kinematics).
Nguyên lý và thiết bị đo RTK.
* Nguyên lý: Để đo RTK cần tới ít nhất 2 thiết bị thu tín hiệu GNSS chuyên dụng,
một thiết bị đặt tại vị trí cố định (Base station) và một thiết bị di động tới các điểm cần
đo (Rover station). Trạm Base có nhiệm vụ thu tín hiệu của nhiều vệ tinh cùng lúc, ở
nhiều dải tần khác nhau để đảm bảo tính chính xác, sau đó truyền tín hiệu hiệu chỉnh tới
trạm Rover. Trạm Rover ngoài nhiệm vụ thu tín hiệu vệ tinh như trạm Base, nó còn phải
nhận tín hiệu hiệu chỉnh từ trạm Base, sau đó so sánh, tính toán để từ đó đưa ra kết quả
chính xác nhất cho phép đo.
* Thiết bị đo RTK: Các thiết bị sử dụng khi đo RTK là những máy GNSS RTK có
khả năng thu tín hiệu vệ tinh mạnh, máy cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Là máy đa tần, tức là cùng lúc nhận được 2 tín hiệu ở 2 tần số khác nhau từ một
vệ tinh. Ví dụ: Thu tín hiệu E1 và E5a từ vệ tinh Galileo. Hoặc cùng lúc thu về được tín
hiệu L1 và L5 của GPS. Máy có số kênh lớn từ 200 đến 800 kênh.
- Máy nhận được tín hiệu từ nhiều vệ tinh cùng lúc: GPS, Glonass, Galileo, Beidou,
IRNSS, QZSS… Máy thu GNSS phải nhận được từ các hệ thống vệ tinh cải chính như
SBAS, L-Band, …
Phương pháp đo RTK.
- Có 3 phương pháp đo RTK hiện nay đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam
gồm: Đo RTK sử dụng trạm CORS; đo RTK sử dụng trạm tĩnh (trạm base) và đo RTK
bằng trạm Base 3G. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm khác khau như đối với khu
vực thi công đề án đã lựa chọn sử sụng đo RTK sử dụng trạm tĩnh (trạm base) vì khu
vực có đồi núi phân cắt lớn, hệ thông mạng 3G, 4G, LTE… không ổn định và độ phủ
thấp nên kết nối với trạm CORS là không phù hợp với các khu vực đo vẽ của đề án.
- Theo Quyết định số 05/2007/QĐ-BTNMT ngày 27/2/2007 của bộ Tài Nguyên Môi
Trường, khi đo RTK, Cả trạm tĩnh và trạm động đều phải được cài đặt tham số để tính
toán chuyển từ hệ WGS-84 về hệ tọa độ VN2000 và trạm tĩnh và trạm động không được
cách nhau quá 12km.
- Phương pháp đo RTK trạm tĩnh (trạm base) sử dụng nhiều máy thu GNSS chuyên
dụng dùng 01 máy thiết lập làm trạm tĩnh (Base) và nhiều máy thiết lập làm trạm động
(Rover), các máy kết nối với nhau bằng bộ phát Radio ngoài.
+ Phương pháp đo RTK tại các tiểu khu Bản Chạng, Bản Khoa và Suối Đán (SD-
TQ1) được thực hiện như sau:
* Sử dụng 06 máy RTK GNSS M6II PRO đa tần (GPS/GLONASS/Galileo/BeiDou)
của hãng CHCNAV có độ chính xác GNSS đo động thời gian thực (RTK) là: Mặt bằng:
8mm + 0,5ppm RMS; độ cao: 15mm + 0,5ppm RMS với thời gian khởi đo: < 10s. Sử
dụng Phương pháp đo RTK trạm tĩnh trong đó 01 máy được đặt làm trạm Base kết hợp
với bộ phát Radio và 05 máy làm các trạm Rove (các máy đề cài đặt thông số chuyển
đổi từ hệ tọa độ WGS-84 về hệ tọa độ VN2000). Đặt trạm base tại nơi cao thông thoáng
121
đối xứng với sườn địa hình cần đo để tín hiệu thu phát được tốt nhất, Fixd trạm base với
điểm tọa độ gốc có độ chính xác từ lưới đường chuyền kinh vĩ trở lên thông qua sổ tay.
Sau khi 05 máy rove kết nối với trạm base thì tiến hành đo địa hình, để thuận tiện cho
việc đo được đầy đủ không bỏ sót thì mỗi rove chọn một mức độ cao địa hình nhất định
để đo. Khoảng cách các điểm đo trung bình là 20m/ điểm, thời gian đo tùy thuộc vào
mức độ rậm rạp và bắt được tín hiệu của máy < 30s.
* Ưu điểm: Tiết kiệm 20÷30% thời gian khảo sát so với các phép đo truyền thống,
không cần xử lý số liệu sau khi đo tọa độ quốc gia VN2000, không cần thông hướng nên
không ảnh hưởng đến hệ thống thực phủ tại khu đo, sử dụng nhân lực tối đa, thời gian
đo nhanh và quản lý được mật độ điểm đo ngay trên màn hình sổ tay.
* Diện tích đo đạc bản đồ:
- Bản đồ địa hình tiểu khu Bản Chạng được đo với diện tích điều chỉnh lại ranh giới
đo vẽ bản đồ địa hình sau khi phát hiện thân quặng BC-QT2 kéo dài về phía đông hơn
so với đề án là 1,02km2 với mật độ điểm đo < 20m/ điểm.
- Bản đồ địa hình tiểu khu Bản Khoa được đo với diện tích là 0,39km2, với mật độ
điểm đo < 20m/ điểm.
- Bản đồ địa hình tiểu khu Suối Đán (SD-TQ1) chủ yêu được đo tại khu vực thân
quặng 1, khu vực thân quặng 2 đang đang trong giai đoạn thăm dò sơ bộ nên công tác
đo vẽ bản đồ địa hình chưa được thực hiện. Diện tích khu thân quặng SD-TQ1 được đo
với diện tích là 0,3977km2, với mật độ điểm đo < 20m/ điểm. Tuy nhiên khu này có rất
nhiều vách đá dốc đứng do trượt lở trong quá trình mưa lũ nên các khu trượt lở không
đo đạc được.
c. Công tác biên vẽ và nội dung bản đồ địa hình.
- Bản đồ được biên tập và nội suy đường bình độ từ các điểm chi tiết địa hình, điểm
khống chế mặt bằng - độ cao, các điểm công trình thăm dò bằng thuật toán nghịc đảo
khoảng cách trên các phần mềm chuyên dụng 2D và 3D như Microstation, Mapinfor-
Discover, Surpac, Vulcan, Micromine ….
- Bản đồ thể hiện rõ đường bình độ với khoảng cao đều h = 2m, các điểm lưới khống
chế từ điểm đa giác loại 2, hệ thống giao thông, thủy văn, dân cư, năng lượng, các công
trình thăm dò (khoan, hào, vết lộ, …), hệ thống thực vật, ... và các đường ranh giới hành
chính.
- Lưới ô vuông trên bản đồ địa hình được thể hiện hệ tọa độ VN-2000 kinh tuyến
trục 104° 30’, múi chiếu 3° và kinh tuyến trục 105°, múi chiếu 6° để tiện sử dụng.
- Tại mỗi tiểu khu đo đạc bản đồ không thực hiện công tác chia mảnh mà để trọn
trên 1 tờ để thuận tiện sử dụng trong quá trình thi công cũng như xây dựng mô hình 3D.
d. Giải trình về khối lượng đo vẽ bản đồ địa hình.
Theo như đề án thăm dò phê duyệt tổng số 11 tiểu khu cần thành lập mới bản đồ địa
hình tỷ lệ 1/2.000 (h = 2m) với khối lượng đo vẽ là 9,9km2. Đến thời điểm lập báo cáo
thăm dò thì đề án mới thành lập được 3/11 tiểu khu tương đương với 1,81/9,9km2 diện
tích được đo vẽ (không bao gồm diện tích tiểu khu Bản Phúc) với các lý do sau:
122
- Đến thời điểm Giấy phép thăm dò (gia hạn) 2404/GP-BTNMT cấp hết hạn thì đề
án mới thi công hoàn thiện được 4/12 tiểu khu.
- Các tiểu khu còn lại (8/12 tiểu khu) vẫn đang trong giai đoạn thăm dò sơ bộ, chưa
làm rõ được diện thân quặng tính trữ lượng, khối lượng các công trình thăm dò ít nên
công tác trắc địa nói chung và công tác thành lập bản đồ địa hình nói riêng chưa được
ưu tiên triển khai.
III.1.2.4. Công tác trắc địa công trình
a. Công tác trắc địa công trình khoan và hào
Do địa hình khó khăn và hệ thống thực vật phủ rậm rạp dẫn đến các điểm lưới đường
sườn kinh vĩ cũng không tiếp cận được vị trí các công trình thăm dò nên quá trình đo
chuyển công trình cần phát triển thêm hệ thống cọc phụ để tiếp cận gần nhất vị trí các
công trình thăm dò. Các cọc phụ này được phát triển từ các điểm gốc có độ chính xác từ
đường sườn kinh vĩ trở lên, tọa độ điểm cọc phụ được đo bằng máy toàn đạc điện tử
Leica TCR 1203+ đo 2 lần thuận đảo ống kính lấy trung bình, tại các trạm đo chỉ phát
triển thêm 1 cọc phụ trong trường hợp đặc biệt thì phát triển không quá 2 cọc phụ nối
tiếp nhau.
+ Chuyển công trình từ thiết kế ra thực địa:
- Công tác này chủ yếu là chuyển các lỗ khoan thăm dò từ thiết kế ra thực địa. Dùng
máy toàn đạc điện tử Leica TCR 1203+ để chuyển từ thiết kế ra thực địa bằng bài toán
Setting Out có sẵn trong máy đo dựa trên cơ sở các điểm khống chế mặt bằng và độ cao
có độ chính xác từ cọc phụ trở lên. Trước khi chuyển công trình khoan tọa độ các điểm
khống chế và tọa độ thiết kế của công trình khoan cần chuyển được nhập vào máy toàn
đạc thông qua bài toán Setting Out và máy sẽ tự tính giá trị góc phương vị và chiều dài
cạnh điểm cần chuyển, các giá trị này được ghi vào nhật ký trước khi ra đo chuyển.
Đứng máy và định hướng tại cặp điểm lưới khống chế mà đã lựa chọn để tính các giá trị
phương vị và chiều dài đối với điểm cần chuyển sau đó quay ống kính thuận chiều kim
đồng hồ sao cho giá trị gia số góc phương vị bằng 0, trên hướng ống kính ta đo ra giá trị
chiều dài cạnh như đã được tính toán trước đó là được vị trí cần chuyển ra thực địa.
- Tổng khối lượng công trình khoan chuyển từ thiết kế ra thực địa bằng máy toàn
đạc điện tử trong thời gian thi công đề án là 484 công trình (Bản Phúc 135LK; Bản Khoa
44LK; Suối Đán 81LK; Bản Chạng 176LK và Bản Khằng 48LK)
+ Đo công trình chủ yếu và thứ yếu từ thực địa đưa lên bản đồ: Công tác này chủ
yếu đo lại tọa độ độ cao các lỗ khoan đã thi tại thực địa đưa lên bản đồ bằng máy toàn
đạc điện tử Leica TCR 1203+, Set 230R và máy RTK GNSS M6II PRO trạm tĩnh gồm
742 công trình: 621 công trình khoan, 106 công trình hào và 15 vết lộ trong đó:
* Phương pháp kinh vĩ: 494 công trình khoan; 70 công trình hào, lò và vết lộ.
* Phương pháp RTK: 23 công trình khoan; 53 công trình hào, lò và vết lộ.
* Tổng công trình khoan, hào, lò và vết lộ thực hiện trước đề án là 102 công trình.
- Công tác đo các công trình thăm dò bằng máy toàn đạc điện tử: Đứng máy và định
hướng tại điểm khống chế có độ chính xác từ điểm cọc phụ trở lên, sử dụng phương
123
pháp đo tọa độ cực để xác định tọa độ và độ cao các công trình thăm dò đã thi công tại
05 tiểu khu Bản Phúc, Bản Khoa, Suối Đán, Bản Chạng và Bản Khằng. Kết quả đo đạc
được ghi chép vào sổ sách nhật ký ngay tại thực địa. Tổng khối lượng các công trình
thăm dò là 592 công trình khoan; trong đó khối lượng công trình chủ yếu thực hiện trước
khi lập đề án là 97, công trình và thực hiện trong thời gian thi công đề án là 495 công
trình. Công trình thứ yếu là 67 công trình gồm khu Suối Đán, Bản Chạng và Bản Khằng.
- Công tác đo các công trình thăm dò bằng Phương pháp RTK sử dụng máy RTK
GNSS M6II PRO. Tại mỗi tiểu khu sửa dụng 3 máy RTK GNSS M6II PRO, 01 máy sử
dụng làm trạm Base và 02 máy làm Rover được đo nối từ 2 điểm tam giác hạng 3 nhà
nước là 101445, 101463 và 01 điểm GPS01 để xác định tọa độ các công trình khoan đã
thi công tại các tiểu khu Suối Tào, Bản Mông, Suối Phặng, Suối Chanh và Suối Háo với
tổng khối lượng các công trình thăm dò là 83 công trình (61 công trình trước khi lập đề
án và 22 công trình thực hiện trong thời gian thi công đề án).
b. Công tác trắc địa công trình lò lấy mẫu lớn tại tiểu khu Bản Phúc:
Lưới khống chế trắc địa thi công đường lò lấy mẫu lớn.
+ Để công tác đào lò lấy mẫu lớn được chính xác và đúng với hồ sơ thiết kế được
phên duyệt thì công tác trắc địa đã lập 01 lưới khống chế mặt bằng và độ cao dạng đường
chuyền toàn đạc để dẫn tọa độ và độ cao VN-2000 vào trong đường lò. Lưới được thành
lập là 08 điểm mới có số hiệu từ K1 đến K7 và điểm IA8 trên cơ sở 02 điểm gốc có số
hiệu là A3 và C4, lưới thành lập theo dạng đường chuyền phù hợp chạy dọc theo đường
lò chính và kết thúc tại điểm IA8, điểm IA8 này tạo thành 1 góc tròn 360°. Chiều dài
toàn lưới là 0,858km.
+ Lưới được đo theo phương pháp đo góc, cạnh và chênh cao; góc đo 2 vòng lấy
trung bình, cạnh đo 4 lần đi và về lấy trung bình và chênh cao 4 lần đi và về lấy trung
bình. Sử dụng máy toàn đạc điện tử Leica TCR 005 để đo đạc, máy móc trước khi thi
công đều được kiểm nghiệm và hiệu chuẩn theo đúng quy định.
+ Do lưới khống chế được thành lập theo dạng đường chuyền phù hợp phát triển
theo tiến độ công tác đào lò nên quá trình thi công lưới kéo dài từ khi bắt đầu đào lò cho
đến khi kết thúc lò, do vậy để đảm bảo độ chính xác đo đạc trong quá trình thi công lò
lưới được tiến hành đo đi và đo về tạo thành 1 vòng khép kín để tính toán bình sai.
+ Các chỉ tiêu của lưới đạt được sau bình sai.
Lưới mặt phẳng:
* Sai số trung phương trọng số đơn vị: mo = ± 1,452”.
* Sai số vị trí điểm yếu nhất: (IA8) mp = 0,012(m).
* Sai số trung phương tương đối cạnh yếu: (K4-K5) ms/S = 1/45.700
* Sai số trung phương phương vị cạnh yếu: (K7-IA8) mα = 03,6"
* Sai số trung phương tương hỗ hai điểm yếu: (K6-K7) m(t.h) = 0,006(m).
Lưới độ cao:
* Sai số trung phương trọng số đơn vị: mh = ±18,01mm/Km
* SSTP độ cao điểm yếu nhất: (K5) mH = 29,0(mm).
124
* SSTP chênh cao yếu nhất: (K7-K6) mh = 19,07(mm).
Công tác chuyển công trình chủ yếu từ thiết kế ra thực địa và đo thu về bản đồ.
+ Tương tự như công tác chuyển các công trình chủ yếu từ thiết kế ra thực địa thì
công tác chuyển vị trí từ thiết kế ra thực là các điểm khởi đầu tim lò, áp dụng bài toán
Setting Out có sẵn trong máy Leica TCR 005 để đo chuyển công trình dựa trên các giá
trị phương vị và chiều dài tính trước. Sử dụng phương pháp tọa độ cực để đo thu về bản
đồ.
+ Tổng số điểm tim lò được đo, chuyển ra thực địa và đo thu về là 16 điểm. Các
điểm đứng máy đo chuyển là các điểm có độ chính xác từ lưới đường sường kinh vĩ.
Công tác định hướng đào lò.
+ Để công tác khoan nổ mìn được đúng như thiết kế, công tác định hướng đào lò
luôn được thực hiện thường xuyên mỗi khi khoan nổ xong 5m đường lò.
+ Trước khi khoan nổ sử dụng máy toàn đạc điện tử Leica TCR 005 đứng máy và
định hướng tại điểm khống chế, sử dụng bài toán OFFSET có sẵn trong máy đo để tiến
hành định hướng đào lò, khoảng cách điểm định hướng trên trục chính là 5m. Quá trình
đo ngắm sử dụng tia Laze của máy để xác định hướng và sử dụng sơn đỏ đánh dấu trên
gương và nóc lò. Các giá trị tọa độ, độ cao các điểm định hướng được lưu lại vào máy
và ghi ra nhật ký. Tổng số điểm định hướng đào lò là 182 điểm.
Công tác đo bình đồ địa hình đáy lò.
Công tác đo đạc địa hình chi tiết đường lò được thực hiện sau mỗi gương khoan nổ
và xúc dọn xong, công tác đo đạc nhằm xây dựng mô hình đường lò 3D và 2D. Sử dụng
máy toàn đạc điện tử Leica TCR 005 để đo đạc, áp dụng bài toán tọa độ cực và chế độ
đo không gương để đo đạc, số liệu đo được lưu vào thẻ nhớ của máy. Diện tích đo bình
đồ đáy lò là 0,018km2. Bình đồ địa hình đáy lò được với tỷ lệ 1/500 với khoảng cao đều
h = 0,5m, bản đồ thể hiện chi tiết thiết diện đường lò, các công trình phụ trợ và các
đường ranh giới địa chất.
c. Công tác lập tuyến thăm dò địa hóa và địa vật lý:
+ Công tác lập tuyến địa hóa bằng máy GPS cầm tay Gamin (GSPmap 60CSX), các
mạng lưới tuyến thiết kế, điểm đo trên tuyến và bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/10.000 được
đưa vào máy, trên cơ sở bản đồ và điểm thiết kế hiển thị trên máy GPS cầm tay các kỹ
sư địa chất đi theo điểm thiết kế này trên thực địa, mạng lưới tuyến địa hóa là từ 25÷50m/
tuyến, từ 10÷20m/ điểm. Khối lượng tuyến lấy mẫu địa hóa được thực hiện trước ngày
lập đề án thăm dò 10/07/2014 nên không đưa vào báo cáo này.
+ Công tác lập tuyến thăm dò đo từ mặt đất: Tương tự như công tác lập tuyến địa
hóa tuyến đo từ mạt đất cũng thành lập bằng GPS cầm tay, mạng lưới tuyến địa hóa là
50m/ tuyến, từ 10÷20m/ điểm. Khối lượng tuyến lấy mẫu địa hóa được thực hiện trước
ngày lập đề án thăm dò 10/07/2014 nên không đưa vào báo cáo này.
+ Công tác lập tuyến thăm dò trường chuyển mặt đất (EM). Tuyến EM cũng thành
lập GPS cầm tay nhưng khoảng cách mạng lưới và điểm thưa hơn là 100/ tuyến và 50m/
điểm đo, độ cao điểm đo được đồ giải trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5000 (h=5m).
125
Bảng III.7. Bảng thống kê khối lượng công tác trắc địa công trình và phương pháp thi công theo đề án thăm dò từ 10/7/2014
đến 10/7/2022.

Số thứ Chuyển công trình chủ Đo công trình chủ yếu Đo công trình thứ yếu Đo mặt cắt tuyến thăm dò
Tiểu Khu
tự yếu (công trình) lên bản đồ (công trình) lên bản đồ (công trình) Số tuyến Km

Phương pháp đo đạc Toàn đạc RTK Toàn đạc RTK Toàn đạc RTK RTK
1 Bản Phúc
+ Trên mặt 135 135 17 14.78
+ Lò lấy mẫu lớn 16 16 182
2 Bản Khoa 44 44 1
3 Suối Đán 81 81 22
4 Bản Chạng 176 176 24 44 13.375
5 Suối tào 2 3
6 Bản Khằng 48 58 23
7 Bản Mông 11 27
8 Suối Phặng 7 23
9 Suối Háo 2
10 Suối Chanh 1
11 Cò Muồng
12 Phiêng Pót
Tổng 500 510 23 252 53 61 28.155

Toàn đạc: Là pương pháp kinh vĩ đo đạc bằng máy toàn đạc điện tử Leica, Set, …
RTK: Là phương pháp đo theo công nghệ vệ tinh GNSS - RTK trạm tĩnh thời gian thực.

126
III.1.2.5. Công tác kiểm tra nghiệm thu
+ Công tác kiểm tra nghiệm thu định kỳ luôn được thực hiện bới công ty và chủ
nhiệm đề án, thời gian kiểm tra định kỳ khoảng 6 tháng một lần. Tỷ lệ kiểm tra định kỳ
khoảng 10% khối lượng thực hiện trong 6 tháng bao gồm các công tác sau:
- Kiểm tra công tác đo lưới khống chế mặt bằng và độ cao, dung máy toàn đạc điện
tử Leica TCR 1203+ đo góc, cạnh và chênh cao kiểm tra với số liệu lưới đã bình sai.
- Kiểm tra kiết quả tọa độ và độ cao đo chuyển các công trình chủ yếu từ thiết kế ra
thực địa và đo thu về bản đồ.
- Kiểm tra bản đồ địa hình thành lập bằng phương pháp RTK trạm tĩnh, phương
pháp kiểm tra là đo phân tán địa hình.
+ Kết quả công tác kiểm tra nghiệm thu đạt yêu cầu như quy phạm quy định.
+ Hồ sơ kiểm tra nghiệm thu được lập ngay tại thời gian kiểm tra nghiệm thu và
được lưu tại văn phòng của công ty.
+ Toàn bộ các thiết bị đo đạc đều được kiểm nghiệm, kiểm định đạt và hiệu chuẩn
yêu cầu của quy định của quy phạm.
Bảng III.8. Bảng thống kê khối lượng công tác trắc địa đã thi công
so với đề án và khối lượng còn lại chưa thi công.
Tổng Tổng % khối
Đơn Tổng KL
KL khối lượng
Số TT Hạng mục công việc vị đã thi Ghi chú
theo lượng còn đã thi
tính công
đề án lại công
I Công tác trắc địa cho thăm dò
1 Mua điểm mốc tọa độ nhà nước điểm 16 16 0 100%
2 Lập lưới giải tích GPS 1 (KK IV) điểm 50 8 42 16%
3 Lập lưới đa giác loại 2
Đề án đo
3.1 Gián tiếp (KK IV) đo kinh vĩ km 41,61 41,61
kinh vĩ
Thi công đo
3.2 GPS (KK IV) đo GPS điểm 39
GPS
Lập đường sườn kinh vĩ gián tiếp
4 km 27,5 9,82 17,68 36%
(KK IV) đo kinh vĩ
Lập đường sườn kinh vĩ gián tiếp Thi công đo
5 điểm 0 11
(KK IV) đo GPS GPS
Đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000,
6
h=2m.
6.1 Ngoại nghiệp (KK IV) km2 9,9 1,81 8,09 18%
6.2 Nội nghiệp (KK IV) km2 9,9 1,81 8,09 18%
Đưa công trình chủ yếu từ thiết kế ra
7 điểm 791 495 296 63%
thực địa (KK IV)
Đo công trình chủ yếu và đưa vào
8 điểm 791 517 274 65%
bản đồ (KK IV)
Đo công trình thứ yếu và đưa vào
9 điểm 210 121 89 58%
bản đồ (KK IV)

127
Tổng Tổng % khối
Đơn Tổng KL
KL khối lượng
Số TT Hạng mục công việc vị đã thi Ghi chú
theo lượng còn đã thi
tính công
đề án lại công
10 Đo vẽ mặt cắt địa hình tỷ lệ 1: 2000 km
10.1 Ngoài trời; (KK IV) km 12 12 0%
10.1 Trong phòng km 12 12 0%
11 Mốc ranh giới bổ sung (KK IV) mốc 26 0 100%
II Công tác trắc địa cho đào lò lấy mẫu lớn
Lập đường sườn kinh vĩ gián tiếp
12 km 2 0,86 1,14 43%
(KK4)
Đưa công trình chủ yếu từ thiết kế ra
13 điểm 16 16 0 100%
thực địa (KK4)
Đo công trình chủ yếu và đưa vào
14 điểm 16 16 0 100%
bản đồ (KK4)
Định hướng đào lò (5m 1 điểm đo
15 điểm 212 182 30 86%
KK2)
16 Đo vẽ bản đồ lò (KK4) 0
16.1 Thực địa (h=0,5m) km2 0,02 0,02 0 100%
16.1 Trong phòng (ĐBĐ 0,5m) km2 0,02 0,02 0 100%
III.1.3. Công tác địa chất
Đã tiến hành điều tra đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:25.000 và 1:2.000, lấy mẫu địa hóa
sườn theo tuyến trên bản đồ tỷ lệ 1:2.000.
III.1.3.1. Điều tra, lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:25.000
a. Mục tiêu, nhiệm vụ, khối lượng
Mục tiêu:
Nhằm xác định cấu trúc địa chất khu vực: Tà Hộc, Tạ Khoa và Hồng Ngài, phát
hiện các thể đá siêu mafic, mafic, khoanh định các các thân quặng, khoáng hóa Ni-Cu,
các đới đứt gãy, các đới dập vỡ, các diện tích có khả năng phát hiện các thân quặng để
định hướng cho công tác khảo sát, thăm dò và phát triển mỏ.
Nhiệm vụ:
- Đo vẽ, mô tả, làm rõ quan hệ địa tầng, magma tại khu vực Tạ Khoa, Hồng Ngài
và Tà Hộc
- Làm rõ các cấu trúc, đứt gãy
- Lấy mẫu địa hóa sườn
- Phát hiện, khoanh định diện phân bố của các thân quặng, khoáng hóa Ni – Cu.
Khối lượng:
Tổng diện tích lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:25.000 đã thi công là 49,7km2 trong đó
khu Tà Hộc 13,6km2, khu Tạ Khoa 25,5km2, khu Hồng Ngài 10,6km2.
b. Các công tác kỹ thuật áp dụng trong quá trình đo vẽ tỷ lệ 1:25.000
Công tác khảo sát và lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:25.000 được tiến hành cho 03 khu:
Tạ Khoa, Tà Hộc và Hồng Ngài với tổng diện tích 49,7km2. Trong quá trình điều tra sử
128
dụng bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 do Tổng cục Địa chính xuất bản năm 2001 hệ tọa
độ VN-2000 kinh tuyến trục 105° múi chiếu 6°.
Các lộ trình địa chất chủ yếu theo khe, suối, sông, đường mòn, đường liên xã đảm
bảo các điểm khảo sát cách nhau không quá 250m, những nơi cấu trúc địa chất phức tạp,
nơi có các dấu hiệu liên quan đến khoáng sản thì điểm khảo sát được đan dầy hơn. Vị
trí các điểm khảo sát được định vị bằng GPS cầm tay Gamin 60Csx Map, trường hợp
địa hình phân cắt mạnh, cây che phủ định vị bằng GPS có độ chính xác không cao, thì
dọc theo tuyến lộ trình dùng địa bàn, thước dây để định vị. Trên tuyến lộ trình quan sát
và mô tả liên tục. Tất cả các điểm quan sát đều được đưa lên sơ đồ tài liệu thực tế theo
quy định hiện hành.
Tổng số lộ trình khảo sát đã thực hiện là 101 lộ trình với tổng chiều dài 169,1km
trên tổng khối lượng 49,7km2, mật độ điểm khảo sát: 16 điểm/km2, chiều dài lộ trình đạt
3,4 km/km2. Tổng số điểm khảo sát là 792 điểm, trong đó điểm lộ là 777 điểm chiếm tỷ
lệ 98,1%. Với mật độ điểm khảo sát, chiều dài lộ trình như trên công tác đo vẽ tỷ lệ
1/25.000 đã đáp ứng được yêu cầu của Đề án đề ra đối với cấu trúc địa chất rất phức tạp
(chiều dài lộ trình đạt 1,6÷2,5km/km2).
Kết quả: Công tác đo vẽ địa chất tỷ lệ 1/25.000 cho 3 khu vực đã thực hiện theo tình
hình địa chất thực tế, bám sát theo yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ, đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật và chất lượng của Đề án để ra. Kết quả đã thành lập được bản đồ địa chất khu vực
tỷ lệ 1:25.000 cho 3 khu: Tà Hộc, Tạ Khoa và Hồng Ngài, trên bản đồ thể hiện rõ sự
phân bố, ranh giới của các thể địa chất, đặc điểm về cấu trúc uốn nếp, đứt gãy và 12
điểm khoáng hóa sulfua Ni-Cu đây là cơ sở để lập các diện tích đo vẽ chi tiết tỷ lệ
1/2.000 cho giai đoạn tiếp theo.
c. Các sản phẩm
- Tài liệu nguyên thủy gồm: Sổ nhật ký địa chất; sơ đồ tài liệu thực tế tỷ lệ 1/25.000;
sổ lấy mẫu khoáng tướng; sổ lấy mẫu lát mỏng; sổ ghi chép mẫu cục.
- Tài liệu tổng hợp gồm: Bản đồ địa chất tỷ lệ 1/25.000, sơ đồ tài liệu thực tế tỷ lệ
1/25.000.
III.1.3.2. Đo vẽ lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:2.000
a. Mục tiêu nhiệm vụ, khối lượng
Mục tiêu:
Công tác lập bản đồ địa chất 1:2.000 cho các tiểu khu nhằm khoanh định cấu trúc
địa chất, hình dạng thân quặng và khoanh nối các thân quặng phục vụ cho công tác thăm
dò.
Nhiệm vụ:
- Đo vẽ, phân chia và khoanh định các thành tạo địa tầng, magma; phát hiện, đo vẽ
cấu trúc, đứt gãy tại các tiểu khu.
- Phát hiện, đo vẽ, khoanh định cấu trúc, hình dáng thân quặng.
- Lấy mẫu, phân tích đánh giá hàm lượng Ni-Cu.
- Xác định quy luật và khoanh định diện tích có triển vọng của quặng.
129
- Thiết kế các công trình địa chất nhằm phát hiện, khống chế, đánh giá tiềm năng
khoáng sản Ni - Cu.
Khối lượng:
Tổng diện tích đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:2.000 đã thi công cho các tiểu khu là 17,27km2/
17,27km2 theo Đề án. Khối lượng đã đo vẽ được phân bổ cho các tiểu khu theo bảng
dưới đây:
Bảng III.9. Khối lượng đã đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:2.000 cho từng tiểu khu

TT Khu vực Tên tiểu khu Đơn vị tính Diện tích Ghi chú
1 Bản Khoa km2 0,39 Bản đồ địa chất
0,399 Bản đồ địa chất
2 Suối Đán km2
1,13 Sơ đồ địa chất
1,02 Bản đồ địa chất
3 Bản Chạng km2
Tạ Khoa 0.89 Sơ đồ địa chất
4 Suối Tào km2 2,83 Sơ đồ địa chất
2
5 Cò Muồng km 0,73 Sơ đồ địa chất
2
6 Phiêng Pót km 1,69 Sơ đồ địa chất
7 Bản Khằng km2 1,17 Sơ đồ địa chất
2
8 Bản Mông km 2,23 Sơ đồ địa chất
Tà Hộc
9 Suối Phặng km2 2,22 Sơ đồ địa chất
2
10 Suối Háo km 1,28 Sơ đồ địa chất
Hồng Ngài 2
11 Suối Chanh km 1,29 Sơ đồ địa chất
Tổng diện tích đo vẽ km2 17,27
b. Các công tác kỹ thuật áp dụng trong quá trình đo vẽ tỷ lệ 1:2.000
Công tác đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:2.000 cho các tiểu khu được tiến hành trên cơ sở bản
đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000 với những tiểu khu chưa có bản đồ địa hình 1:2.000 thì sử dụng
bản đồ địa hình 1:5.000. Mạng lưới đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:2.000 được lập gồm một tuyến
trục và các tuyến ngang cách nhau 50m/tuyến, các tuyến ngang này được bố trí vuông
góc với đường phương cấu trúc chung của mỗi tiểu khu. Các lộ trình địa chất chủ yếu
được khảo sát theo tuyến, ngoài ra theo khe, suối, sông, đường mòn, đường liên xã, các
điểm khảo sát cách nhau không quá 100m, những nơi cấu trúc địa chất phức tạp, nơi có
các dấu hiệu liên quan đến khoáng sản thì điểm khảo sát được đan dầy hơn. Vị trí các
điểm khảo sát, các công trình, các vị trí lấy mẫu được định vị bằng GPS cầm tay Gamin
60Csx Map, trường hợp địa hình phân cắt mạnh, cây che phủ định vị bằng GPS có độ
chính xác không cao, thì dọc theo tuyến lộ trình dùng địa bàn, thước dây để định vị.
Trên tuyến lộ trình quan sát và mô tả liên tục. Tất cả các điểm quan sát đều được đưa
lên sơ đồ tài liệu thực tế theo quy định hiện hành.
Tổng số lộ trình khảo sát đã thực hiện cho 11 tiểu khu là 260 lộ trình với tổng chiều
dài 344,14km trên tổng khối lượng 17,27km2, mật độ điểm khảo sát: 269 điểm/km2,
chiều dài lộ trình đạt 19,9 km/km2. Tổng số điểm khảo sát là 4637 điểm, trong đó điểm
130
lộ là 2638 điểm chiếm tỷ lệ 56,9% điểm phủ là 1999 điểm chiếm tỷ lệ 43,1%. Với mật
độ điểm khảo sát, chiều dài lộ trình như trên công tác đo vẽ địa chất tỷ lệ 1/2.000 đạt
yêu cầu về mức độ điều tra đo vẽ địa chất cho cấu trúc địa chất phức tạp (Theo thông tư
số 03/2011/TT-BTNMT ngày 29/1/2011 về Quy định nội dung lập bản đồ địa chất
khoáng sản chi tiết và thiết kế, bố trí các dạng công việc đánh giá khoáng sản).
Kết quả: Công tác đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:2.000 cho 11 tiểu khu đã được thực hiện
theo tình hình địa chất thực tế, bám sát theo yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ, đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật và chất lượng của Đề án để ra. Kết quả đã thành lập được bản đồ và sơ đồ
địa chất tỷ lệ 1:2.000 cho khu Tạ Khoa với 07 tiểu khu: Bản Khoa, Suối Đán, Bản Chạng,
Suối Tào, Cò Muồng, Phiêng Pót và Bản Khằng. Khu Tà Hộc với 02 tiểu khu: Bản Mông
và Suối Phặng. Khu Hồng Ngài với 02 tiểu khu là Suối Háo và Suối Chanh (bảng 3.8)
trên bản đồ thể hiện rõ sự phân bố, ranh giới của các thể địa chất, đặc điểm về cấu trúc
uốn nếp, đứt gãy và các điểm khoáng hóa sulfua Ni-Cu kết quả này là cơ sở để bố trí
các công trình thăm dò, các hạng mục tiếp theo.
c. Các sản phẩm
- Tài liệu nguyên thủy gồm: Sổ nhật ký địa chất; sơ đồ tài liệu thực tế tỷ lệ 1:2.000
cho 11 tiểu khu; sổ lấy mẫu khoáng tướng; sổ lấy mẫu lát mỏng; sổ ghi chép mẫu cục.
- Tài liệu tổng hợp gồm: Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:2.000, sơ đồ tài liệu thực tế tỷ lệ
1:2.000 cho các tiểu khu.
Bảng III.10. Bảng thống kê khối lượng đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:25.000 và 1:2.000
đã thi công
Tổng
% khối
khối Tổng khối Tổng khối
Số Đơn vị lượng
Hạng mục công việc lượng lượng đã lượng còn
TT tính đã thi
theo đề thi công lại
công
án
Đo vẽ địa chất - điều tra khoáng sản
1
sơ bộ tỷ lệ 1/25.000
1.1 Ngoài trời (ĐCRPT,GTRK,ATB) km2 49,70 49,70 0 100%
1.2 Trong phòng (ĐCRPT,GTRK,ATB) km2 49,70 49,70 0 100%
Đo vẽ địa chất khoáng sản tỷ lệ
2
1/2.000
2.1 Ngoài trời (CTĐCPT; không QSX) km2 17,27 17,27 0 100%
Trong phòng (CTĐCPT; không
2.2 km2 17,27 17,27 0 100%
QSX)

III.1.4. Công tác địa hóa.


Công tác địa hóa được thực hiện trong quá trình đo vẽ địa chất 1:25.000 và 1:2.000.
a. Mục tiêu, nhiệm vụ, khối lượng
131
Mục tiêu: Công tác lấy mẫu địa hóa sườn nhằm khoanh định các diện tích tồn tại và
có khả năng tồn tại các thân quặng Ni - Cu còn ẩn ngoài các thân quặng đã phát hiện.
Dự đoán sự phát triển theo đường phương của các thân quặng làm cơ sở điều chỉnh định
hướng công tác thăm dò.
Nhiệm vụ:
- Tiếp tục lấy mẫu địa hóa sườn 5/11 tiểu khu còn lại đã được thiết kế trong đề án.
- Đi lộ trình lấy mẫu, phân tích hàm lượng tất cả các mẫu địa hóa sườn theo các
tuyến vuông góc với phương cấu trúc của thân quặng
- Khoanh định các diện tích có dị thường nguyên tố Ni - Cu cho các tiểu khu.
- Tổng khối lượng mẫu địa hóa đã lấy giai đoạn thăm dò 2014 - 2022 là 7.644 mẫu.

Bảng III.11. Bảng khối lượng lấy mẫu địa hóa tỷ lệ 1:2.000 cho từng tiểu khu

TT Khu vực Tiểu khu Số lượng mẫu Thời gian lấy mẫu
1 Suối Đán 1.571 2015
2 Tạ Khoa Bản Chạng 2.046 2015
3 Cò Muồng 1.400 2016
4 Bản Mông 1.616 2016
Tà Hộc
5 Suối Phặng 1.011 2016
Tổng sau tháng 7/2014 7.644
b. Các kỹ thuật áp dụng trong quá trình lấy mẫu địa hóa sườn
Công tác địa hóa cho 11 tiểu khu được tiến hành trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000.
Hệ thống tuyến lấy mẫu được lập gồm 01 tuyến trục và các tuyến ngang cách nhau
50m/tuyến, các tuyến ngang này được bố trí vuông góc với đường phương cấu trúc
chung của mỗi tiểu khu, các mẫu địa hóa sườn trên tuyến cách nhau 10÷20m. Mẫu được
lấy trên đất phong hóa tàn dư ở độ sâu từ 0,3÷0,4m, trọng lượng mỗi mẫu lấy khoảng
600g đựng trong túi nilon có etiket, tất cả các vị trí lấy mẫu địa hóa được định vị bằng
GPS cầm tay. Mẫu sau khi lấy được gia công sơ bộ ngoài thực địa tiến hành phơi khô
và được sàng qua rây để lấy mẫu có độ hạt ≤ 1,0mm, trọng lượng mẫu còn khoảng 100
- 150g và được phân tích hàm lượng Ni, Cu tại thực địa bằng thiết bị XRF (Niton™
XL3t XRF Analyzer) cầm tay, ngoài ra để kiểm tra kết quả phân tích mẫu của thiết bị
XRF đã tiến hành lấy và gửi đi gia công phân tích mẫu bằng phương pháp hấp thụ
nguyên tử tại Công ty SGS Việt Nam TNHH với số lượng 147 mẫu địa hóa và 19 mẫu
kiểm soát chất lượng gồm 6 mẫu đúp, 7 mẫu chuẩn và 6 mẫu trắng hạt mịn. Sau khi có
kết quả mẫu đươc nạp vào máy vi tính để xử lý số liệu, khoanh nối các vành phân tán
địa hóa.
c. Xác định bậc dị thường địa hóa:
Việc xác định bậc dị thường địa hóa Ni của Báo cáo trên cơ sở căn cứ vào đặc điểm
khoáng hóa, xử lý kết quả đặc cao các nguyên tố Ni-Cu bằng qui tắc 3 sigma.

132
Các bậc dị thường bậc 1 bằng giá trị trung bình cộng với độ lệch chuẩn σ; dị thường
bậc 2 bằng giá trị trung bình cộng với 2 lần σ và dị thường bậc 3 bằng giá trị trung bình
cộng với 3 lần σ. Hoặc từ giá trị dị thường bậc 1 xác định các dị thường bậc cao hơn
bằng cách nhân đôi lên.
Dị thường bậc 1 trong khoảng: 𝐶𝑑𝑡 = 𝐶 + 𝜎
Dị thường bậc 2 trong khoảng: 𝐶𝑑𝑡 = 𝐶 + 2𝜎
Dị thường bậc 3 trong khoảng: 𝐶𝑑𝑡 = 𝐶 + 3𝜎
Trong đó:
Cdt: Bậc dị thường.
𝐶 - hàm lượng trung bình toàn bộ tập mẫu
𝐶 +𝐶 +⋯+𝐶𝑛
𝐶= 1 2 (với n là tổng số mẫu)
𝑛
σ: độ lệch tiêu chuẩn.
𝑛
∑ (𝐶𝑖 −𝐶 ) ̅ 2
σ = √ 𝑖=1 (với n là tổng số mẫu)
𝑛−1
Các tập mẫu của từng tiểu khu được sử lý các giá trị đặc cao trước khi tính toán giá
trị bậc dị thường.
Việc tính toán các thông số thống kê cho các tập mẫu địa hòa (𝐶, σ) được thực hiện
bằng phần mềm excel. Kết quả cho thấy các giá trị dị thường bậc 2 và 3 khá trùng với
các đới chứa đai siêu mafic – mafic chứa quặng sulfua Ni-Cu.
Kết quả của công tác lấy mẫu địa hóa sườn đã vạch ra được các đới dị thường Ni và
Cu cho từng tiểu khu và được thể hiện trên bản đồ địa hóa tỷ lệ 1:2.000. Dưới đây là kết
quả đạt được trong công tác địa hóa từng tiểu khu như sau:

133
Bảng III.12. Bảng thống kê các vành phân tán địa hóa cho từng tiểu khu

Nguyên tố Ni (ppm) Nguyên tố Cu (ppm)


Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3

Ni trung bình
Số Độ
Số Ni Độ
Tiểu khu lượng lệch
TT trung lệch Làm Làm Làm Làm Làm Làm
mẫu Tính Tính Tính chu Tính Tính Tính
bình chuẩn tròn tròn tròn tròn tròn tròn
ẩn

1 Bản Khoa 679 438 816 1.254 1.000 2.071 2.00 2.887 3.000 47 90 137 100 227 200 317 300
2 Suối Đán 1.571 202 634 836 800 1.471 1.40 2.105 2.000 83 570 653 600 1.223 1.200 1.794 1.800
3 Bản Chạng 2.046 170 247 417 400 664 600 911 800 167 324 492 400 816 800 1.140 1.200
4 Suối Tào 2.714 175 78 252 200 330 300 407 400 30 39 69 50 107 100 146 150
5 Cò Muồng 1.400 96 72 168 150 240 250 312 350 19 34 53 50 86 100 120 150
6 Phiêng Pót 1.226 47 35 83 80 118 120 154 160 30 26 56 50 83 80 109 110
7 Bản Khằng 1.290 215 313 528 400 841 800 1.154 1.200 44 63 107 100 170 150 234 250
8 Bản Mông 1.616 11 40 51 50 91 100 132 150 2 10 12 10 22 20 32 30
9 Suối Phặng 2.211 49 92 141 150 233 250 325 350 10 27 37 40 64 60 91 80
10 Suối Chanh 1.035 231 107 338 300 445 400 552 500 37 33 70 70 103 100 136 130
11 Suối Háo 1.240 225 167 391 300 558 500 725 700 76 32 108 100 140 150 172 200

Từ kết quả bảng tính bậc dị thường chi tiết cho từng tiểu khu trên không thể cho ra các bậc dị thường chung cho toàn đề án được,
mỗi tiểu khu có có giá trị Ni-Cu trung bình và độ lệch chuẩn có độ chênh lệch quá lớn. Vì vậy các bản đồ dị thường địa hóa được khoanh
vẽ riêng biệt cho từng tiểu khu.

134
- Tiểu khu Bản Khoa: các dị thường thường Ni và Cu bao trùm lên diện lộ của
khối magma xâm nhập thành phần siêu mafic, các vành dị thường đa phần được phân
bố ở phía rìa nam và tây nam của khối. Các dị thường Cu thể hiện mạnh ở rìa tây nam
khối (Hình III.1).
- Tiểu khu Suối Đán: Các dị thường Ni và Cu trùng khớp với thân quặng sulfur Ni-
Cu đặc sít Suối Đán cũng như diện lộ các thể siêu mafic trên thượng nguồn Suối Đán.
Các dị thường này là cơ sở để tìm thêm các thể xâm nhập siêu mafic trong tiểu khu.
- Tiểu khu Bản Chạng: đã khoanh định được các đới dị thường Ni, Cu các đới dị
thường này phân bố thành một đới dị thường tập trung. Trong đới dị thường tập trung
này có các đới dị thương liên quan tới thân sulfur đặc sít và xâm tán dày trong đai
tremolite. Các dị thường này là cơ sở để thiết kế các công trình hào trong giai đoạn vừa
qua và kết quả đã xác định dược hai đới khoáng hóa sulfur Ni-Cu trên mặt tại Bản Chạng
(Hình III.2).
- Tiểu khu Suối Tào: Sự phân bố của các dị thường Ni trùng với các đai mafic -
siêu mafic. Các dị thường Cu trùng với dị thường Ni liên quan tới các đai siêu mafic bị
tremolit hóa chứa khoáng hóa sulfur Ni-Cu. Các dị thường gồm cả Ni và Cu thường là
các dị thường ngắn và tập trung dọc theo các đai siêu mafic bị tremolit và phân bố dọc
theo suối Tào.
- Tiểu khu Bản Khằng: Các dị thường Ni thứ sinh khá trùng khớp với diên lộ của
khối siêu mafic Bản Khằng và các đai mạch mafic – siêu mafic trong khu vực. Sự phân
bố của dị thường bậc 2 và bậc 3 của Ni trong đất thể hiện tính không liên tục của các
vành dị thường nhưng phản ánh rõ sự phân bố của khối siêu mafic và hệ thống đai mafic
– siêu mafic dạng kênh dẫn kết nối với khối.

135
Hình III.1: Sơ đồ dị thường địa hóa sườn Ni-Cu tiểu khu Bản Khoa.

136
Hình III.2: Sơ đồ dị thường địa hóa sườn Ni-Cu tiểu khu Bản Chạng.

137
Các dị thường Cu thứ sinh cũng trùng với đai mafic – siêu mafic chứa khoáng hóa
và đới tiếp xúc trong của khối Bản Khằng nơi cũng có biểu hiện khoáng hóa sulfur Ni-
Cu. Các vành dị thường bậc 2 và 3 rất khớp với các đới mũ sắt nằm trong các đai mafic
– siêu mafic chứa khoáng hóa. Trên thực tế, các dị thường đồng bâc 2 và 3 là đối tượng
được sử dụng đào hào và kết quả đào hào đã làm rõ các đá xâm nhập chứa quặng và các
mũ sắt chứa nikel và đồng.
- Tiểu khu Cò Muồng: Dị thường này trùng với diện lộ của đai xâm nhập siêu
mafic Cò Muồng chứa khoáng hóa sulfur.
- Tiểu khu Phiêng Pót: Các dị thường Ni và Cu trong khu vực tạo thành các dải dị
thường không liên tục.
- Tiểu khu Bản Mông: Có 4 dải dị thường Ni gồm dải trung tâm, dải phía tây nam,
2 dải đông bắc. Trong đó dải dị thường trung tâm chạy theo Suối Bản Mông liên quan
tới các đá siêu mafic bị tremolit hóa chứa khoáng hóa sulfur Ni-Cu.
Đối với Cu, chỉ có dải dị thường trung tâm nằm trùng với dị thường Ni trung tâm.
Dải dị thường này liên quan tới khoáng hóa sulfur Ni-Cu.
- Tiểu khu Suối Phặng: Các dị thường Cu và Ni tập trung ở phía tây và trung tâm
tiểu khu Suối Phằng. Trong đó khu trung tâm, các dị thường Ni và Cu khá trùng nhau
gồm các đới đơn lẻ phát triển theo cùng một đường phương tạo thành một dải lớn. Dải
dị thường này liên quan tới đới khoáng hóa sulfur Ni-Cu của tiểu khu.
Khu vực phía tây tiểu khu, có các dị thường Ni và Cu cũng khá trùng nhau. Dải dị
thường này liên quan tới các đai mafic – siêu mafic.
- Tiểu khu Suối Háo: Kết quả đã khoanh định các vành phân tán Ni khá trùng với
các thể xâm nhập siêu mafic và mafic. Các vành phân tán 700ppm Ni và nhất là các
vành phân tán trên 700ppm Ni trùng với các thân siêu mafic. Các vành phân tán Cu đã
được khoanh thành 03 bậc dị thường, trong đó các vành bậc 2 (100ppm) và bậc 3
(150ppm) trùng với các đai siêu mafic chứa khoáng hóa sulfua Ni-Cu.
- Tiểu khu Suối Chanh: Các dị thường Ni phân bố dạng khá đẳng thước ở khu vực
đông nam của tiểu khu, có thể liên quan tới một khối xâm nhập nhưng không lộ trên mặt
đất. Tại khu trung tâm có dị thường Ni trùng với dị thường Cu liên quan tới đai siêu
mafic bị tremolit chứa khoáng hóa sulfur Ni-Cu.
Qua kết quả công tác địa hóa sườn đối sánh với tài liệu đo vẽ địa chất 1/2.000 của
11 tiểu khu, nhận thấy các vành phân tán địa hóa đều liên quan tới khối magma xâm
nhập thành phần siêu mafic - mafic, và các thân quặng sulfua. Từ kết quả này đã bố trí
thiết kế thi công các công trình hào tại các tiểu khu và đã xác định được thêm các thân
quặng ẩn.
c. Các sản phẩm
Đã thành lập sơ đồ kết quả lấy mẫu địa hóa sườn tỷ lệ 1/2.000 cho 11 tiểu khu.

138
III.1.5. Công tác địa vật lý
a. Công tác đo trường chuyển mặt đất
Công tác đo trường chuyển miền thời gian với khung phát cố định (FLTEM) là
phương pháp chủ đạo trong việc tìm kiếm và thăm dò quặng sulfua nikel ẩn tại các tiểu
khu thăm dò.
- Mục tiêu
Phương pháp trường chuyển sử dụng trong công tác khảo sát tại các diện tích thăm
dò nhằm xác định các khối, đới có độ dẫn điện tốt, khoanh định các đới có độ dẫn cao
có liên quan đến các đới khoáng hóa sulfua nikel, từ đó xây dựng mô hình đới dẫn điện
liên quan tới khoáng hóa.
- Nhiệm vụ
Để thực hiện các mục tiêu đề ra, công tác đo trường chuyển cần thực hiện các nhiệm
vụ cụ thể sau:
+ Phát tuyến, định điểm đo, đóng cọc có ghi số hiệu điểm đo và số hiệu tuyến.
+ Phát quang đường để rải khung dây phát, buộc dây tiêu đánh dấu đường mà khung
dây phát đi qua.
+ Tiến hành thu thập số liệu, đánh giá chất lượng số liệu thu thập được.
+ Tiến hành phân tích minh giải bằng phần mềm chuyên dụng.
+ Kết hợp với tài liệu địa chất để đưa ra mô hình minh giải tối ưu.
- Phương pháp và thiết bị khảo sát
Phương pháp khảo sát.
Phương pháp khảo sát địa vật lý được sử dụng tại các tiểu khu là phương pháp đo
trường chuyển theo miền thời gian với khung phát cố định (FLTEM). Phương pháp đo
trường chuyển theo miền thời gian là phương pháp đo trường điện từ thứ cấp của đối
tượng địa chất mà được hình thành do tác động của trường điện từ sơ cấp được tạo ra
khi có dòng điện chạy trong khung dây phát. Trường điện từ được đo với các cửa khoảng
thời gian sau khi ngắt dòng phát của khung phát. Khi khảo sát với khung phát cố định
các điểm đo được bố trí cả trong và ngoài khung phát.
Thiết bị trường chuyển
Sử dụng hệ thống thiết bị đo trường chuyển của hãng EMIT bao gồm:
- Máy phát: SMARTx4
- Hệ thống thu thập số liệu: SMARTem24System
- Đầu thu: SMART Fluxgate (đầu đo từ 3 thành phần X, Y, Z)
- Máy phát phát điện: Máy phát Honda 7kVA
- Thời gian của các cửa sổ thời gian: 0,087s ÷ 218,259ms
Khối lượng thi công
Công tác đo FLTEM được tiến hành tại 3 tiểu khu; tiểu khu Bản Chạng (Bản Chạng
kéo dài), tiểu khu Suối Chanh và tiểu khu Suối Phặng. Khung phát hình vuông với kích
thước các cạnh là 500m × 500m. Khoảng cách giữa các điểm đo 50m, khoảng cách tuyến

139
100m. Với tổng khối lượng cả 3 tiểu vùng là 592 điểm bao gồm cả điểm kiểm tra. Khối
lượng đo của các tiểu khu được trình bày trong các bảng dưới đây.

Bảng III.13. Khối lượng đo FLEM tiểu khu Bản


Tọa độ đầu tuyến
Chiều Số Số điểm
Số Hệ tọa độ địa Hệ Phương
dài điểm đo kiểm
tt phương tọa độ WGS84 vị tuyến
(m) đo tra
Tuyến Cọc X (m) Y (m)
1 52925E 79500N 432818 2341390 22/338° 1000 20 1
2 53025E 79500N 432914 2341354 22/338° 1000 20 1
3 53125E 79500N 433007 2341318 22/338° 1000 20 1
4 53225E 79500N 433101 2341279 22/338° 1000 20 1
5 53325E 79600N 433223 2341346 22/338° 1000 20 1
6 53425E 79600N 433324 2341290 22/338° 1000 20 1
7 53525E 79600N 433411 2341256 22/338° 1000 20 1
8 53625E 79600N 433506 2341219 22/338° 1000 20 1
Tổng 160 8

Bảng III.14. Khối lượng đo FLEM tiểu khu Suối Phặng


Tọa độ đầu tuyến
Chiều Số Số điểm
Số Hệ tọa độ địa Phương
Hệ tọa độ WGS84 dài điểm đo kiểm
tt phương vị tuyến
(m) đo tra
Tuyến Cọc X (m) Y (m)
1 20100E 99100N 418983 2348908 57/303° 1650 34 4
2 20200E 99100N 419035 2348828 57/303° 1650 34 4
3 20300E 99100N 419090 2348745 57/303° 1650 34 4
4 20400E 99100N 419146 2348662 57/303° 1650 34 4
5 20500E 99550N 419577 2348827 57/303° 1200 25 3
6 20600E 99550N 419631 2348743 57/303° 1200 25 3
7 20700E 99550N 419687 2348660 57/303° 1200 25 3
8 20800E 99550N 419741 2348579 57/303° 1200 25 3
Tổng 236 28

Bảng III.15. Khối lượng đo FLEM tiểu khu Suối Chanh


Tọa độ đầu tuyến
Phương Chiều Số
Số Hệ toạ độ địa Số điểm
Hệ tọa độ WGS84 vị dài điểm
tt phương kiểm tra
tuyến (m) đo
Tuyến Cọc X (m) Y (m)
1 59000E 84500N 438733 2342837 22/338° 1000 19 1
140
Tọa độ đầu tuyến
Phương Chiều Số
Số Hệ toạ độ địa Số điểm
Hệ tọa độ WGS84 vị dài điểm
tt phương kiểm tra
tuyến (m) đo
Tuyến Cọc X (m) Y (m)
2 59100E 84500E 438816 2342782 22/338° 1000 19 1
3 59200E 84500E 438900 2342727 22/338° 1000 19 1
4 59300E 84500E 438983 2342672 22/338° 1000 19 1
5 59400E 84500E 439066 2342617 22/338° 1000 19 1
6 59500E 84500E 439151 2342562 22/338° 1000 19 1
7 59600E 84500E 439234 2342506 22/338° 1000 19 1
8 59700E 84500E 439317 2342453 22/338° 1000 19 1
Tổng 152 8
+ Kết quả công tác đo FLTEM.
Công tác thi công thu thập số liệu tại thực địa hoàn thành với chất lượng tài liệu tốt,
được xử lý với phần mềm chuyên dụng Maxwell của hãng EMIT phát triển. Sai số đo
thể được trình bày trong bảng dưới đây.

Bảng III.16. Bảng thống kê sai số đo 3 trục (X, Y, Z) so với TCVN9424:2012


Số Sai số đo Sai số
Vùng khảo sát
tt Kênh X Kênh Y Kênh Z cho phép
1 Tiểu khu Bản Chạng 2,70% 4,07% 2,01% 20%
2 Tiểu khu Suối Phặng 3,84% 3,81% 2,54% 20%
3 Tiểu khu Suối Chanh 3,05% 4,18% 3,50% 20%
Sai số đo nhỏ hơn sai số cho phép 20% theo qui định của Tiêu Chuẩn Việt Nam về
công tác đo địa vật lý trường chuyển (TCVN9424:2012)
Từ số liệu thu thập được, công tác xử lý và minh giải tài liệu đã đưa ra được
những kết quả khả quan. Kết quả xử lý minh giải tài liệu đã đưa ra được các đới dị
thường có độ dẫn điện tốt liên quan đến các đới khoáng hóa sulfua và các dị thường để
làm rõ các đá gốc có tính dẫn điện của vùng.
Các đới dị thường tiểu khu Bản Chạng.
Trong tiểu khu Bản Chang công tác khảo sát FLTEM tiến hành khảo sát trên 8
tuyến khảo sát gồm các tuyến: 50925E, 53025E, 53125E, 53225E, 53325E, 53425E,
53525E, 53625E với 4 khung phát Loop_BC01, Loop_BC02, Loop_BC03 và
Loop_BC04. Số liệu thu thập được ở đây có chất lượng cao, rõ ràng. Kết quả xử lý và
minh giải tài liệu tại khu vực này đã chỉ ra 9 đới dị thường bao gồm các đới: LP14-1,
LP14-2, LP15-1, LP15-2, LP16-1, LP16-2, LP17-1, LP17-2 và LP17-3. Trong đó các
đới dị thường LP14-1, LP15-1, LP16-1, LP17-1 và LP17-2 là những đới dị thường
mạnh. Kết quả mô hình hóa cho thấy các đới dị thường này có độ dẫn điện cao từ 7000(S)

141
đến 34227(S) và phù hợp với các đối tượng địa chất là các đới khoáng hóa chứa sulfua
đặc sít.

Hình III.3. Vị trí các dị thường tại Tiểu khu Bản Chạng
Bảng III.17. Thông số mô hình của các đới dị thường tiểu khu Bản Chạng
Tên đới dị
LP14-1 LP14-2 LP15-1 LP15-2 LP16-1 LP16-2 LP17-2 LP17-3
thường
Tọa độ X 433297 432998 433297 433015 433574 433503 433395 433505
tâm dị Y 2341805 2341700 2341823 2341690 2341727 2341622 2341760 2341615
thường Z 761,3 625 765,39 670 845,6 718,5 795 769,5
Độ dài 400 900 399,1 1000 182,3 900 100 1000
Độ sâu kéo
22.2 600 19 700 42.6 600 13 800
dài
Góc dốc -27,2 526,731 45,2 55 46,2 57,3 62,4 57,3
Đường
26 204 207,8 200 202,3 202,5 195 200
hướng dốc
Độ dẫn điện 7000 53,4 19160 100 8752,8 84 34227 84

142
Trên cơ sở khoan kiểm tra các dị thường có độ dẫn điện cao từ 7000(S) đến 34227(S)
đã tìm ra thân quặng MSV ẩn (BC-TQ2) tại tiểu khu Bản Chạng. Thân quặng có chiều
dài khoảng 450m xuất hiện từ tuyến 53025E đến 53525E và có độ sâu phù hợp với độ
sâu của các đới dị thường.

Hình III.4. Mô hình dị thường EM với thân quặng ẩn MSV tại Tiểu khu Bản Chạng

Hình III.5. Mặt cắt địa chất – địa vật lý tuyến 53530E tại Tiểu khu Bản Chạng

Các đới dị thường tiểu khu Suối Phặng.


Trong tiểu khu Suối Phặng công tác khảo sát FLEM tiến hành khảo sát trên 8 tuyến
khảo sát gồm các tuyến: 20100E, 20200E, 20300E, 20400E, 20500E, 20600E, 20700E,
143
20800E với 4 khung phát Loop_SP1, Loop_SP2, Loop_SP3 và Loop_SP4. Số liệu thu
thập được ở đây có chất lượng tốt, rõ ràng. Kết quả xử lý và minh giải tài liệu tại khu
vực này đã chỉ ra 9 đới dị thường gồm các đới: SP_LP1-1, SP_LP1-2, SP_LP1-3,
SP_LP2-1, SP_LP2-2, SP_LP2-3, SP_LP3-1, SP_LP3-2 và SP_LP4-1. Trong đó các
đới dị thường SP_LP1-1 và SP_LP2-1 là các đới dị thường liên quan tới một thành tạo
địa chất có tính chất dẫn điện.
Bảng III.18. Thông số mô hình của các đới dị thường tiểu khu Suối Phặng
Tên đới dị SP_ SP_ SP_ SP _ SP SP SP SP SP
thường LP1-1 LP1-2 LP1-3 LP2-1 _LP2-2 _LP2-3 _LP3-1 _LP3-2 _LP4-1
X 419905 419755 419795 420001 419775 420375 420114 420536 420113
Tọa độ
tâm dị Y 2348930 2349445 2349355 2349355 2349405 2349865 2348875 2349751 2348912
thường
Z -1225 225 250 316 220 -275 382 -186 375
Độ dài 1750 60 30 600 50 1800 2500 1683 2500
Độ sâu
1601 50 30 44 50 1400 55 1500 75
kéo dài
Góc dốc -54 80 80 78 57,5 55 78 55 77
Đường
74 236 236 259 252.5 257,5 263 248 260
hướng dốc
Độ dẫn
197 200 200 4820 250 200 2749 262 1500
điện

144
Hình III.6. Vị trí các đới dị thường tiểu khu Suối Phặng
Các đới dị thường tiểu khu Suối Chanh.
Trong tiểu khu Suối Chanh công tác khảo sát FLEM đã tiến hành khảo sát trên 8
tuyến, bao gồm các tuyến có số hiệu sau: 59000, 59100, 59200, 59300, 59400, 59500,
59600, 59700, với 4 khung phát Loop_SC03, Loop_SC04, Loop_SC05, Loop_SC06.
Số liệu đã thu thập tại đây có chất lượng cao, rõ ràng. Kết quả xử lý, minh giải tài liệu
đã chỉ ra 11 đới dị thường. Các đới dị thường gồm các đới SC_LP3-1, SC_LP3-2,
SC_LP4-1, SC_LP4-2, SC_LP5-1, SC_LP5-2, SC_LP5-3, SC_LP5-4, SC_LP6-1,
SC_LP6-2 và SC LP6-3. Trong đó các dị thường SC_LP5-1, SC_LP5-2, SC_LP6-1 và
SCLP6-2 là những dị thường mạnh, kết quả mô hình hóa cho thấy đây là những đối
tượng có độ dẫn cao từ 900S đến 4500S. Đây là các đối tượng phù hợp với các đối tượng
địa chất là các đới khoáng hóa sulfua đặc sít.

145
Hình III.7. Vị trí các đới dị thường tiểu khu Suối Chanh

146
Bảng III.19. Thông số mô hình của các đới dị thường tiểu khu Suối Chanh

SC_LP3-1

SC_LP3-2

SC_LP4-1

SC_LP4-2

SC_LP5-1

SC_LP5-2

SC_LP5-3

SC_LP5-4

SC_LP6-1

SC_LP6-2

SC_LP6-3
Tên dị thường

439083

438897

439165

439360

439441

439799

439425

439146

439423

439768

439405
X

Tọa độ tâm
2342671

2343015
2343006

2343140

2342840

2343047

2343065

2342505

2342851

2343067

2343095
dị thường
Y

Z 140 686 150 370 546 627 355 723 562 631 380
Độ dài 1000 800 750 300 50 215 500 171 67 105 300
Độ sâu kéo dài 85 31 100 100 37 75 115 12 47 98 154
Góc dốc 35 35 60 70 75 66 62.6 37 86 67 62
Đường hướng
172 26 20 202.5 205 206 205 8 204 203 192
dốc
Độ dẫn điện 925 29940 900 300 1098 4546 140 60000 922 3954 175
“Hệ tọa độ sử dụng tính toán và minh giải theo hệ WGS84 sau đó kết quả được chuyển
về hệ VN2000, Kinh tuyến trục 104,50, múi 30”
c. Công tác đo địa vật lý lỗ khoan.
Công tác đo địa vật lý lỗ khoan trong báo cáo này chủ yếu là công tác đo độ lệch lỗ
khoan nhằm xác định đường đi thực tế của lỗ khoan trong không gian. Công tác này
nhằm xác định liên tục các thông số phương vị và góc nghiêng của lỗ khoan từ miệng
lỗ khoan đến kết thúc chiều sâu lỗ khoan với khoảng các cách trạm đo từ 3÷30m/ lần đo
tùy theo các thiết bị đo đạc.
+ Nguyên lý
Trong quá trình thi công đề án đã sử dụng 02 thiết bị đo độ lệch lỗ khoan gồm: Thiết
bị cơ (KXP-2) của Trung Quốc và thiết bị điện tử (GyroSmart, Deviflex) đo theo nguyên
lý con quay hồi chuyển (GyroScope) của hãng Downhosurvey - Australia.
- Nguyên lý đo bằng thiết bị cơ KXP-2 của Trung Quốc. Thiết bị này sử dụng 2
đồng hồ cơ chạy bằng dây cót có chốt cố định kim đồng hồ đến 60’ lắp trong 1 ống đo,
đồng hồ đo phương vị sử dụng kim nam châm vĩnh cửu để đo trên bản độ có khắc vạch
từ 0-180 độ với khoảng chia là 0,5° mỗi vạch khắc. Đồng hồ đo góc nghiêng sử dụng
nguyên lý trọng lực để đo trên bản độ có khắc vạch từ 0-90° với khoảng chia là 0,5° mỗi
vạch khắc. Trước khi đo tiến hành lên giây cót cho các đồng hồ với giá trị thời gian cần
đo sau đo lắp vào ống đo thả cố định vào trong lỗ khoan tại các vị trí độ sâu cần đo như
0m, 30m, 60m, …. m. Tại các độ sâu này cần cố định máy đo trong khoảng thời gian >

147
thời gian lên giây cót của thiết bị để đảm bảo rằng khi kéo thiết bị lên thì chốt cố định
kim đồng hồ đã được cố định. Mỗi bộ đo gồm 2 ống đo, mỗi ống có 1 đồng hồ đo phương
vị và 1 đồng hồ đo góc nghiêng, như vậy mỗi trạm đo dữ liệu của trạm được lấy trung
bình từ 2 thiết bị đo. Chiều sâu vị trí đo được xác định bằng chiều sâu của cáp lấy mẫu
của máy khoan. Công tác đo phương vị bằng thiết bị này sẽ không tốt nếu đo trong ống
sắt nên các lỗ khoan được đo đạc bằng thiết bị này chỉ sử dụng được kết quả đo góc
nghiêng của lỗ khoan.
- Nguyên lý đo bằng con quay hồi chuyển (GyroScope). Sử dụng 1 cảm biến con
quay hồi chuyển tốc độ cao kết hợp với thuật toán điều hướng để đo đạc góc phương vị
và góc nghiêng của lỗ khoan. Trước khi đo thiết bị được cài đặt các thông số cơ bản và
được đo từ miệng lỗ khoan xuống đến đáy lỗ khoan và đo ngược từ đáy lỗ khoan lên
miệng lỗ khoan, thời gian đo liên tục với tốc đô đo từ 60-80m/ phút. Sai số đo góc
nghiêng là ± 0,1° và sai số đo phương vị là ± 0,5°. Sử dụng bộ đo chiều sâu điện tử để
đo chiều dài dây cáp khoan thả thiết bị xuống. Số liệu được sử lý bằng phần mềm chuyên
dụng, số liệu các trạm đo được lấy từ khoảng cách là 3m, 5m, 10m, 15m, … m tùy thuộc
vào mục tiêu; thông thường là để 3m/ trạm.
+ Thiết bị đo và khối lượng.
- Thiết bị đo: Các thiết bị được sử dụng để đo độ lệch lỗ khoan gồm: KXP-2 (Chinese
tool), GyroSmart, Deviflex.
- Khối lượng: Đã tiến hành đo độ lệch lỗ khoan là 493/517 lỗ khoan cụ thể:
Tổng số các lỗ khoan đo bằng thiết bị cơ KXP-2 (Chinese tool) là 38 lỗ, các lỗ này
chủ yếu lấy giá trị đo góc nghiêng đưa vào dữ liệu khoan.
Tổng số các lỗ khoan đo bằng các thiết bị điện tử GyroSmart, Deviflex là: 455 lỗ
khoan trong đó đo trong lỗ khoan xiên là 450 lỗ và lỗ khoan thẳng đứng là 5 lỗ khoan.
Tổng số các lỗ khoan không đo là 24 lỗ. Các lỗ khoan không đo được đa số là các
lỗ khoan cũ, các lỗ khoan nông gần như thẳng đứng -90°, một số lỗ khoan không đo do
bị sập thành lỗ hoặc thiết bị đo hỏng. Tổng số các lỗ khoan không đo hoặc không đo
được chiếm 5% toàn bộ lỗ khoan và chủ yếu tại tiểu khu Bản Phúc nên công tác tính
toán trữ lượng gần như không bị ảnh hưởng.
Bảng III.20: Thống kê số lượng lỗ khoan đã tiến hành đo độ lệch

Lỗ khoan thẳng đứng


Lỗ khoan xiên (<89o)
Tổng (>89o)
s Tiểu khu
LK Thiết bị Không Thiết bị Thiết bị Không
Tổng Tổng
điện tử đo cơ điện tử đo
1 Bản Phúc 135 4 17 21 22 91 1 114
2 Bản Khoa 44 1 1 1 42 43
3 Suối Đán 81 4 77 81
4 Bản Chạng 176 5 171 176
5 Bản Khằng 58 6 46 6 58
148
Lỗ khoan thẳng đứng
Lỗ khoan xiên (<89o)
Tổng (>89o)
s Tiểu khu
LK Thiết bị Không Thiết bị Thiết bị Không
Tổng Tổng
điện tử đo cơ điện tử đo
6 Suối Tào 2 2 2
7 Bản Mông 11 11 11
8 Suối Phặng 7 7 7
9 Suối Háo 2 2 2
10 Suối Chanh 1 1 1
Tổng 517 5 17 22 38 450 7 495

III.1.6. Thi công công trình thăm dò


a. Công trình khai đào
Công trình trên mặt
+ Mục tiêu nhiệm vụ
Công trình hào, dọn vết lộ nhằm phát hiện và theo dõi thân quặng phần trên mặt,
kiểm tra dị thường địa hóa, dị thường địa vật lý, xác định thế nằm thân quặng, quan hệ
giữa quặng và đá vây quanh, lấy các loại mẫu xác định thành phần và chất lượng quặng,
phục vụ khoanh nối thân quặng tính trữ lượng.
+ Cơ sở bố trí công trình hào
Dựa theo tài liệu đo vẽ địa chất, tài liệu địa hóa sườn và địa vật lý để làm cơ sở bố
trí các công trình hào, dọn vết lộ cho các tiểu khu.
+ Khối lượng
Khối lượng đào hào, dọn vết lộ đã thi công chủ yếu tại 2 khu Tạ Khoa và Tà Hộc là
3.752,55m3/6.600m3, lấy 880 mẫu rãnh, trong đó: đã dọn 15 vết lộ với khối lượng
56,65m3, đào 106 công trình hào với khối lượng 3.695,9m3. Khối lượng thi công hào,
dọn vết lộ cho các khu được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng III.21. Khối lượng công trình hào, vết lộ đã thi công
Số hào
Số Số Khối vết lộ gặp
Mẫu
TT Khu Tiểu khu lượng lượng lượng quặng
rãnh
vết lộ hào (m³) tính
TL/TN
1 Bản Khoa 1 52 11 1
2 Suối Đán 4 18 450,95 58 9
Tạ
3 Bản Chạng 22 1.010,3 277 6
Khoa
4 Suối Tào 3 69,5 10 2
5 Bản Khằng 23 951,5 201 5

149
Số hào
Số Số Khối vết lộ gặp
Mẫu
TT Khu Tiểu khu lượng lượng lượng quặng
rãnh
vết lộ hào (m³) tính
TL/TN
6 Tổng 4 71 2.534,25 557 23
7 Bản Mông 9 18 524,8 208 8
8 Tà Hộc Suối Phặng 2 21 693,5 115 5
9 Tổng 11 50 1.218,3 323 13
Tổng khối lượng 2 khu 15 106 3.752,55 880 36
+ Kỹ thuật thi công
Vết lộ: Đã tiến hành dọn 15 vết lộ tại những vị trí lộ kém, mà tại đó có biểu hiện
quặng, hoặc cần làm rõ về quan hệ giữa các thành tạo địa chất. Các thông tin của vết lộ
như đặc điểm địa chất, hình thái thân quặng, vị trí lấy mẫu được kỹ thuật địa chất mô tả
ngay tại thực địa và được thể hiện trên giấy kẻ ô ly với tỷ lệ 1:50.
Phương pháp thi công vết lộ: Được tiến hành bằng phương pháp thủ công.
Hào: Đã tiến hành thi công 106 công trình hào gồm các hào đơn và hào tuyến, các
hào được bố trí thành các tuyến hào trên hệ thống các tuyến thăm dò của tầng tiểu khu,
kích thước các hào rộng 1m, chiều dài hào đảm bảo khống chế hết thân quặng làm rõ
được cấu trúc, quan hệ giữa các thành tạo địa chất, đối với hào tuyến có các đốc hào với
bề dày tối thiểu 1m nhằm đảm bảo độ ổn định của các khoang hào, chiều sâu hào từ
0,85÷6,15m trung bình 2,6m. Trong quá trình thi công, kỹ thuật địa chất tiến hành theo
dõi mô tả, đo vẽ, thu thập các đặc điểm địa chất, hình thái thân quặng và lấy mẫu ngay
tại thực địa, các thông tin này được thể hiện trên thiết đồ gồm một vách và đáy được thể
hiện trên giấy kẻ ô ly với tỷ lệ 1:25÷1:100 theo đúng quy định hiện hành.
Phương pháp thi công: Đối với lớp đất đá cấp I-IV của hào sử dụng phương pháp
đào thủ công. Các khoang hào có chiều sâu lớn hơn 2,0m tiến hành chống chèn. Công
tác hoàn thổ: Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin về địa chất của hào, tiến hành lấp
hào bằng vật liệu tại chỗ để trả lại mặt bằng, nhằm đảm bảo không gây hại cho động vật,
con người qua lại.
+ Kết quả đạt được
Các vết lộ và hào thăm dò đã cơ bản khống chế được phần nào cấu trúc của thân
quặng đáp ứng nhiệm vụ đề ra. Có 36/121 (chiếm tỉ lệ 29,75%) vết lộ và hào gặp quặng
tham gia vào tính trữ lượng và tài nguyên.
b. Công trình lò
+ Mục tiêu nhiệm vụ
Mục tiêu: Công trình lò được tiến hành nhằm mục đích lấy mẫu lớn nghiên cứu công
nghệ cho quặng sulfua xâm tán tại tiểu khu Bản Phúc. Mẫu công nghệ nhằm nghiên cứu

150
đặc tính công nghệ, khả năng, quy trình tuyển khoáng và sản xuất tinh quặng Ni cho
quặng sulfua xâm tán tại tiểu khu.
Nhiệm vụ: Xác định vị trí và diện tích đào lò để tiến hành lấy mẫu lớn nghiên cứu
công nghệ cho quặng sulfua xâm tán; Nghiên cứu, điều chỉnh công nghệ tuyển của nhà
máy hiện tại và nghiên cứu công nghệ cho nhà máy chế biến sâu.
+ Cơ sở bố trí thi công
Theo Đề án việc đào lò lấy mẫu lớn nghiên cứu công nghệ đươc triển khai cho quặng
sulfua xâm tán tại tiểu khu Bản Phúc. Qua công tác đo vẽ địa chất kết hợp công tác
khoan và kết quả phân tích mẫu hóa lõi khoan, từ đó xác định được vị trí thân quặng
sulfua xâm tán tại khối siêu mafic của tiểu khu. Làm cơ sở cho việc đào lò lấy mẫu lớn
nghiên cứu công nghệ đảm bảo tính đại diện.
Công trình lò lấy mẫu công nghệ được thi công gồm 01 lò chính (lò vận tải), và 06
lò ngách đi qua thân quặng sulfua xâm tán. Tại các lò ngách và một phần lò chính tiến
hành lấy mẫu công nghệ cho mẫu quặng sulfua xâm tán.
+ Khối lượng đã thi công
Đã tiến hành thi công 01 công trình lò (trong đó có 01 lò chính và 06 lò ngách) tại
tiểu khu Bản Phúc với tổng chiều sâu đã đào được là 906,8m trong đó chiều sâu từ
0÷100m là 289,8m, chiều sâu từ 0÷200m là 397m và chiều sâu từ 0÷300m là 220m.
Đã tiến hành lấy 4.669 tấn mẫu quặng sulfua Ni xâm tán.
+ Kỹ thuật và phương pháp thi công
Công trình lò trước khi thi công được đưa ra thực địa bằng máy toàn đạc điện tử và
để đảm bảo công tác đào lò đúng thiết kế, công tác dịnh hướng đào lò luôn được thực
hiện thường xuyên mỗi khi khoan nổ xong 5m đường lò (vị trí, độ cao, địa hình lò được
thể hiện chi tiết tại Phụ lục Trắc địa). Lò được thi công gồm 01 lò chính và 06 lò ngách
với tổng chiều dài 906,8m, rộng từ 1,9÷2,1m, cao từ 1,9÷2,1m, các gương lò cách nhau
từ 1,0÷2,0m. Phương pháp thi công là nổ mìn kết hợp với cơ giới. Để đảm bảo an toàn
cho người lao động và máy móc thi công trong lò, quá trình thi công thường xuyên đo
kiểm tra hàm lượng khí độc trong lò sau mỗi lần nổ mìn, nếu thấy nồng độ không khí
không đảm bảo tiến hành thông gió, ngoài ra trong quá trình thi công tiến hành gia cố
khoan neo hầm, cậy, bẩy đá om, khơi thông thoát nước, kiểm tra hệ thống chiếu sáng,
thiết bị điện.
+ Công tác đo vẽ chi tiết địa chất trong lò
- Công tác đo vẽ chi tiết địa chất lò được thực hiện liên tục trong quá trình thi công.
Kỹ thuật địa chất tiến hành theo dõi mô tả, đo vẽ, thu thập các đặc điểm địa chất, hình
thái thân quặng và lấy mẫu ngay tại thực địa, các thông tin này được thể hiện trên thiết
đồ gồm vách trái, vách phải, trần và gương lò được thể hiện trên giấy với tỷ lệ 1:25÷1:50
theo đúng quy định hiện hành. Khoảng cách đo vẽ gương lò là 1,6m/ gương, sử dụng
địa bàn, thước dây và máy ảnh để đo vẽ. Tất cả các gương lò sau khi nổ mìn, bốc xúc
xong sẽ được rửa sạnh bằng nước, sau đó đo vẽ các yếu tố thạch học, cấu trúc và đới

151
khoáng hóa, tuy nhiên do quặng xâm tán rất mịn không thể nhìn được bằng mắt thường
nên không thể khoanh được rõ ràng các ranh giới đới khoáng hóa.
- Công tác đo vẽ địa chất chi tiết đường lò để định hướng cho công tác đào, lấy mẫu
lớn theo đúng tiến độ và khối lượng theo đề án được phê duyệt.
- Thiết đồ lò được đo vẽ chi tiết các đối tượng như: ranh giới giữa các đá trầm tích
biến chất và đá magma siêu mafic, các yếu tố cấu trúc địa chất bao gồm thế nằm đá trầm
tích, các khe nứt, các hệ thống đứt gãy chính trong lò, các cấu trúc uốn nếp, đới dập vỡ,
các đới khoáng hóa và mật độ khoáng hóa.
- Khối lượng đo vẽ: Tổng chiều dài đường lò được đo vẽ là: 906,8m/1060m tương
đương với 0,018/0,02km2.
- Sản phẩm bao gồm: Thiết đồ lò gồm: Gương lò, vách phải, vách trái và trần lò.
+ Kết quả công tác đào lò.
Công tác thi công lò đã đáp ứng được yêu cầu của Đề án để ra, lấy mẫu công nghệ
để phục vụ công tác nghiên cứu đặc tính công nghệ, khả năng tuyển khoáng và luyện
kim của quặng sulfua xâm tán, ngoài ra công tác đào lò cũng góp phần xác định ranh
giới, đặc điểm địa chất, quặng hóa của thân quặng xâm tán mỏ Bản Phúc.
b. Công trình khoan máy
+ Mục tiêu nhiệm vụ
Công trình khoan máy để lấy mẫu phục vụ việc khoanh định các thân quặng theo
chiều sâu, nghiên cứu cấu trúc địa chất dọc theo chiều sâu lõ khoan và lấy mẫu đánh giá
chất lượng quặng.
+ Cơ sở bố trí mạng lưới công trình khoan máy
Dựa theo các đặc điểm thân quặng trong quá trình đo vẽ địa chất, kết hợp tài liệu
địa hóa sườn, địa vật lý và công tác hào làm cơ sở bố trí mạng lưới công trình khoan cho
mỗi tiểu khu. Mạng lưới công trình khoan thăm dò đối với thân quặng xâm tán là 50m
× 50÷100m, đối với thân quặng đặc sít là 25÷50m × 25÷50m.
+ Thiết bị và công nghệ khoan
Trên cơ sở phân tích tài liệu địa chất, địa vật lý cho thấy các thân quặng ở các tiểu
khu chủ yếu có độ dốc lớn 60°-80° do vậy công trình khoan chủ yếu là các lỗ khoan
xiên, đối với một số thân quặng có thế nằm thoải sẽ tiến hành khoan thẳng đứng. Các lỗ
khoan nghiêng luôn được đo kiểm góc nghiêng và phương vị của lỗ khoan trong khi
khoan khoảng 50% chiều sâu lỗ khoan dự kiến để điều chỉnh đường đi của lỗ khoan so
với vị trí cắt quặng dự kiến. Khi kết thúc khoan sẽ tiến hành đo phương vị và góc nghiêng
theo cự ly 3m/lần đo bằng các thiết bị điện tử (GyroSmart, DaviFlex) của Australia và
từ 20÷30m/lần bằng các thiết bị cơ của Trung Quốc, các thiết bị này do Công ty trang
bị.
Đường kính lỗ khoan được sử dụng cỡ PQ, HQ, NQ tương ứng với đường kính
trong 98 mm, 64 mm và 49 mm, dung dịch khoan là sét bentonit.

152
Đối với các lỗ khoan có độ sâu dưới 300m sử dụng máy khoan GK300, GX-1TD,
các lỗ khoan có độ sâu lớn hơn 300m sử dụng máy khoan Longyear LY 38, Longyear
LN 38, NL-38 và XY-42T.
Tất cả các lỗ khoan sau khi kết thúc khoan đã tiến hành hoàn trả mặt bằng, vị trí
miệng lỗ khoan được đổ mốc xi măng trên có ghi số hiệu lỗ khoan, độ sâu, phương vị
và góc nghiêng, ngày tháng năm khởi công, kết thúc.
Cấu trúc lỗ khoan: Các loại đất đá gặp trong các lỗ khoan tại các tiểu khu cơ bản
bao gồm phần trên là lớp đất phủ, tiếp đến là lớp đá bán phong hóa và sau đó là đá tươi
quặng. Lỗ khoan chỉ dừng khoan khi khoan qua đới quặng khoảng 10-20m. Cấu trúc cơ
bản của các lỗ khoan đã thi công như sau:
- Lớp đất phủ: Khoan với đường kính PQ, chống ống đường kính 108mm hoặc 114mm.
- Lớp đá bán phong hóa: Khoan với đường kính HQ chống ống đường kính 89mm
- Lớp quặng và đá gốc tươi: Khoan với đường kính NQ đến kết thúc lỗ khoan
- Tùy thuộc vào đặc điểm về địa chất, thân quặng và điều kiện thi công thực tế,
vị trí khoan cũng như thông số khoan được thay đổi.
Đối với công tác khoan lấy mẫu, sau mỗi hiệp khoan mẫu trong lõi khoan được sắp
xếp theo đúng thứ tự từ trên xuống dưới, trong các khay đựng lõi khoan phải có etiket
ghi đầy đủ thông tin của mỗi hiệp (tên lỗ khoan, độ sâu của hiệp từ đến, chiều dài khoan
được, mẫu lấy được) khoan bằng sơn. Đầu của khay mẫu ghi rõ số hiệu lỗ khoan, thứ tự
khay mẫu, từ … m đến …m bằng sơn đỏ.
Trong suốt quá trình thi công công trình khoan máy, kỹ thuật địa chất tiến hành
theo dõi mô tả khoan liên tục tại thực địa, các đặc điểm về địa tầng, magma, quặng hóa
và vị trí lấy mẫu được thể hiện trên thiết đồ với tỷ lệ bản vẽ 1/100, ngoài ra trong sổ mô
tả công trình khoan có thể hiện kết quả đo độ lệch của tầng lỗ khoan.
+ Số lượng, khối lượng đã thực hiện
Công tác khoan cho các tiểu khu đã thực hiện là 517 lỗ khoan với khối lượng
93.873,0m khoan. Các lỗ khoan chủ yếu đều gặp quặng, khoáng hóa Ni-Cu. Khối lượng
cụ thể được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng III.22. Tổng hợp khối lượng khoan cho các tiểu khu
Thi công từ 7/2014 đến nay
Tỉ lệ thu hồi mẫu
TT Khu Tiểu khu Số lượng Khối lượng Mẫu LK
(%)
LK (m) (mẫu)
1 Bản Phúc 135 28.677,8 7.290 97,02
2 Bản Khoa 44 8.784,6 2.199 97,9
3 Tạ Suối Đán 81 22.436,5 1.500 98,59
4 Khoa Bản Chạng 176 19.507,5 3.688 96,92
5 Bản Khằng 58 10.721,7 1.543 98,82
6 Suối Tào 2 794 68 97,91
7 Tà Bản Mông 11 1.257,3 296 98,33
8 Hộc Suối Phặng 7 728,3 63 98,75
9 Hồng Suối Háo 2 622,3 106 99,4
10 Ngài Suối Chanh 1 343 35 100

153
Thi công từ 7/2014 đến nay
Tỉ lệ thu hồi mẫu
TT Khu Tiểu khu Số lượng Khối lượng Mẫu LK
(%)
LK (m) (mẫu)
Tỉ lệ thu hồi mẫu
Tổng cộng 517 93.873 16.788 trung bình các tiểu
khu: 97,72%

+ Chất lượng mẫu lõi khoan


Các lỗ khoan đều đảm bảo tỷ lệ thu hồi mẫu cao, trung bình cho toàn đề án tỷ lệ
thu hồi mẫu lõi khoan đạt trên 97%. Mẫu lõi khoan đảm bảo sạch, nguyên dạng, đúng
thứ tự địa tầng và được sắp xếp vào khay mẫu theo đúng quy định hiện hành. Các mẫu
lõi khoan đảm bảo chất lượng để tiến hành công tác lấy các loại mẫu theo yêu cầu Đề
án đặt ra.
+ Đánh giá hiệu quả công trình khoan máy
Công tác khoan máy đã thực hiện đúng theo các quy định hiện hành về khoan máy.
Khối lượng thực hiện đã bám sát theo Đề án. Các lỗ khoan được bố trí đúng theo mạng
lưới đề ra của Đề án và được khoan đến hết quặng, biểu hiện khoáng sản theo chiều sâu
lỗ khoan. Tỷ lệ các lỗ khoan gặp quặng và tham gia tính trữ lượng tài nguyên đạt 392/517
lỗ khoan chiếm 75,82%. Cụ thể kết quả thi công công trình khoan máy cho từng tiểu
khu như sau:
Bảng III.23: Thống kê số lượng lỗ khoan gặp quặng và tham gia tính
trữ lượng tài nguyên cho từng tiểu khu
Tổng số lỗ khoan
Tổng số lỗ
gặp quặng và tham gia Tỉ lệ
TT Tiểu khu khoan thi
tính trữ lượng tài (%)
công
nguyên
1 Bản Phúc 135 128 94,81
2 Bản Khoa 44 38 86,36
3 Suối Đán 81 63 77,78
4 Bản Chạng 176 113 64,2
5 Bản Khằng 58 39 67,24
6 Suối Tào 2 0 0
7 Bản Mông 11 6 54,55
8 Suối Phặng 7 5 71,43
9 Suối Háo 2 0 0
10 Suối Chanh 1 0 0
Tổng cộng 517 392 75,82
c) Các sản phẩm
Tài liệu nguyên thủy gồm:

154
- Công trình khai đào trên mặt: các thiết đồ hào, vết lộ, sổ thống kê, sổ lấy mẫu và
các quyết định thi công công trình, quyết định ngừng thi công, biên bản lấp công trình,
biên bản nghiệm thu công trình và biên bản sự cố sập thành lỗ khoan.
- Công trình lò: nhật ký địa chât, nhật ký thi công, sổ thống kê, sổ lấy mẫu, thiết đổ
công trình lò (vách, trần và gương), và quyết định thi công, quyết định dừng thi công,
biên bản nghiệm thu.
- Công trình khoan: sổ nhật ký lỗ khoan, sổ mô tả công trình khoan, sổ lấy mẫu lõi
khoan, sổ thống kê các công trình khoan và quyết định thi công, quyết định dừng thi
công, biên bản nghiệm thu công trình và ảnh chụp khay mẫu, mốc lỗ khoan.
III.1.7. Công tác lấy, gia công và phân tích mẫu
a. Công tác lấy mẫu
Lấy mẫu để xác định thành phần vật chất và chất lượng quặng
+ Mẫu rãnh
Mẫu rãnh được lấy ở công trình hào, vết lộ và lò (lò cũ BCL13) để phân tích hoá
và các phương pháp khác nhằm xác định hàm lượng các chất có ích, có hại trong thân
quặng.
Kích thước mẫu rãnh được lấy cơ bản theo đúng Đề án với tiết diện mẫu rãnh
10cm×5cm, chiều dài mẫu chủ yếu từ 0,25÷2,0m, khối lượng từ 0,6÷15kg, với khối
lượng từ 0,6÷15kg. Cách thức tiến hành lấy mẫu rãnh như sau: Đâu tiên làm sạch sau
đó đánh dấu vị trí lấy mẫu, lót bạt hứng mẫu, tiếp đến dùng búa đục để tiến hành lấy
mẫu; sau khi lấy mẫu xong tiến hành thu hồi mẫu vào túi mẫu, đo kiểm tra kích thước
mẫu rãnh và cân khối lượng mẫu, cuối cùng ghi eteket bỏ vào túi đựng mẫu, viết số
hiệu trên túi mẫu.
Khối lượng mẫu đã lấy là: 935 mẫu (trong đó có 55 mẫu của lò BCL13).
+ Mẫu lõi khoan
Mẫu lõi khoan được lấy ở công trình khoan để phân tích hoá và các phương pháp
khác nhằm xác định hàm lượng các chất có ích, có hại trong thân quặng.
Mẫu lõi khoan, lấy 1/4 mẫu lõi khoan bằng cách cưa dọc theo chiều dài lõi khoan,
còn lại 3/4 mẫu để lưu, chiều dài mẫu khoan cho các tiểu khu phổ biến từ 1,0÷3,0m đối
với quặng sulfua xâm tán và từ 0,25÷1,0m đối với quặng sulfua đặc sít, với khối lượng
từ 0,5÷5,0kg.
Mẫu được cân xong được đựng trong túi mẫu có eteket, bên ngoài viết số hiệu trên
túi mẫu.
Khối lượng mẫu đã lấy từ 7/2014 đến nay là 16.788 mẫu.
Lấy mẫu nghiên cứu công nghệ và kỹ thuật
+ Mẫu công nghệ
Mẫu công nghệ được lấy đại diện cho các loại quặng sulfua đặc sít và quặng
sulfua xâm tán nhằm nghiên cứu đặc tính công nghệ, khả năng, quy trình tuyển
khoáng và sản xuất tinh quặng Ni. Quy trình lấy và bảo quản mẫu phục vụ cho công
tác tuyển khoáng được thực hiện như sau: đối với mẫu được lấy tại công trình khoan
155
tiến hành bọc túi ni lông dán nhãn ghi etiket và bảo quản trong tủ đông với nhiệt độ
âm 10°C; đối với mẫu công nghệ lấy tại công trình lò: sau mỗi quá trình lấy mẫu tại
lò tiến hành đưa vào máy để đập, nghiền thô rồi trộn đều giản ước đến kích thước
hạt ≤15mm sau đó bọc túi ni lông dán nhãn cho từng mẫu và được bảo quản trong
tủ đông với nhiệt độ âm 10°C. Cụ thể mẫu công nghệ cho từng tiểu khu như sau:
Mẫu công nghệ quặng xâm tán: được lấy tại mỏ Bản Phúc và Bản Khoa
+ Tiểu khu Bản Phúc: Đã tiến hành lấy 02 mẫu công nghệ (01 mẫu quặng nguyên
sinh và 01 mẫu quặng quặng oxi hóa (OXH) và bán OXH), trong đó mẫu quặng xâm
tán nguyên sinh được lấy với quy mô bán công nghiệp, mẫu được lấy trong lò và lỗ
khoan đại diện cho các đới quặng trong thân quặng sulfua xâm tán nguyên sinh với
khối lượng 4.669,64 tấn trong đó mẫu lò 4.669 tấn, lõi khoan: 636,5kg. Mẫu công nghệ
quặng OXH và bán OXH được lấy trong lỗ khoan và trong đới OXH và bán OXH
đại diện cho thân quặng. Khối lượng 57,72kg.
+ Tiểu khu Bản Khoa: Tiến hành lấy 01 mẫu công nghệ cho quặng sulfua xâm
tán nguyên sinh, mẫu được lấy tại các công trình khoan với tổng khối lượng
120,02kg.

Bảng III.24. Mẫu công nghệ quặng đặc sít: Quặng sulfua đặc sít đã được lấy tại
thân quặng Suối Đán và Bản Chạng

Số lượng Số
Khối
Tiểu mẫu Công trình lượng Đơn
Loại mẫu lượng
khu công tham gia công vị
mẫu
nghệ trình
Mẫu sulfua Công trình
01 Tấn 4.669
xâm tán lò
01
nguyên Công trình
41 Tấn 0,64
Bản sinh khoan
Phúc Tổng 42 Tấn 4.669,64
Mẫu sulfua
Công trình
xâm tán bị 01 01 Kg 57,72
khoan
oxi hóa
Mẫu sulfua
Bản xâm tán Công trình
01 11 Kg 120,02
Khoa nguyên khoan
sinh
Tổng 03 54 Tấn 4.669,81
+ Tiểu khu Bản Chạng: Tiến hành lấy 01 mẫu công nghệ tươi cho quặng sulfua
đặc sít, mẫu được lấy tại các công trình khoan với tổng khối lượng 56,33kg.

156
+ Tiểu khu Suối Đán: Tiến hành lấy 01 mẫu công nghệ tươi cho quặng sulfua
đặc sít, mẫu được lấy tại các công trình khoan với tổng khối lượng 56,76kg.
Bảng III.25. Tổng hợp khối lượng mẫu tuyển khoáng cho các tiểu khu

Số lượng Số
Khối
Tiểu mẫu Công trình lượng Đơn
Loại mẫu lượng
khu công tham gia công vị
mẫu
nghệ trình
Bản Mẫu sulfua Công trình
01 06 Kg 56,33
Chạng đặc sít tươi khoan
Mẫu sulfua
Suối đặc sít Công trình
01 17 Kg 56,76
Đán nguyên khoan
sinh
Tổng 02 23 Kg 113,09
Tổng khối lượng mẫu công nghệ đã lấy là 05 mẫu với khối lượng 4.669,93 tấn.
+ Mẫu thể trọng
Mẫu thể trọng được lấy trong lỗ khoan tại tất cả các vị trí lấy mẫu hóa của thân
quặng và được phân tích ngay tại thực địa, một phần mẫu được lấy để phân tích kiểm
tra trong phòng thí nghiệm. Nhằm mục đích xác định thể trọng của thân quặng.
Khối lượng mẫu đã lấy là 16.788 mẫu, trong đó Bản Phúc 7.290 mẫu, Bản Khoa
2.199 mẫu, Suối Đán 1.500 mẫu, Bản Chạng 3.688 mẫu, Bản Khằng 1.543 mẫu,
Suối Tào 68 mẫu, Bản Mông 296 mẫu, Suối Phặng 63 mẫu, Suối Háo 106 mẫu và
Suối Chanh 35 mẫu.
Trong tổng số 16.788 mẫu thể trọng đã tiến hành lấy 109 mẫu để tiến hành kiểm
tra thể trọng trong phòng thí nghiệm.
+ Mẫu cơ lý đất, đá
Mẫu cơ lý đất
Mục đích là xác định thành phần hạt, cấu trúc, trạng thái, đặc tính hoá lý và tính
chất cơ lý của lớp phủ Đệ tứ nhằm đánh giá độ ổn định cho xây dựng, cắt moong
khai thác. Mẫu được lấy ở vách và trụ các thân quặng dự kiến khai thác lộ thiên.
Mẫu được lấy ở các lỗ khoan với kích thước chiều dài mẫu L=20cm, đường kính
91mm. Mẫu được bọc vải màn, tráng paraphin có nhãn và được đựng trong hộp
tôn để giữ nguyên trạng thái tự nhiên.
Khối lượng mẫu đã lấy là 35 mẫu trong đó Bản Phúc 7 mẫu, Bản Chạng 12 mẫu,
Bản Khoa 8 mẫu, Suối Đán 8 mẫu.
Mẫu cơ lý đá
Mục đích: Nhằm xác định các chỉ tiêu cơ lý của quặng và các đá vây quanh phục
vụ công tác đánh giá điều kiện địa chất công trình.

157
Vị trí lấy mẫu: Mẫu được lấy ở lỗ khoan mỗi mẫu 6 thỏi, chiều dài mỗi thỏi L
10cm, đường kính 71mm, mẫu được lấy theo địa tầng, ưu tiên ở vách và trụ thân
quặng ở các lỗ khoan gặp quặng.
Khối lượng mẫu cơ lý đá tại công trình khoan là: 65 mẫu trong đó Bản Phúc 13
mẫu, Bản Chạng 26 mẫu, Bản Khoa 13 mẫu, Suối Đán 13 mẫu.
Mẫu phổ gama (Phân tích phóng xạ U, Th)
Nhằm xác định các tham số địa vật lý U, Th trong đá và quặng.
Mẫu được lấy ở lỗ khoan tại các vị trí thân quặng đặc sít, xâm tán và các đá vây
quanh thân quặng. Kích thước mẫu dài khoảng 10 cm, trọng lượng mẫu khoảng 3kg.
Khối lượng mẫu đã lấy là: 18 mẫu trong đó Bản Khoa 3 mẫu, Bản Phúc 5 mẫu,
Suối Đán 3 mẫu, Bản Chạng 7 mẫu.
Lấy mẫu nghiên cứu thành phần hóa học đá (Mẫu silicat)
Nhằm xác định thành phần oxit của các nguyên tố tạo đá, mẫu được lấy chủ yếu
trong các khối đá magma tại các công trình khoan máy, trọng lượng khoảng
0,5kg/mẫu.
Khối lượng mẫu đã lấy là: 28 mẫu trong đó tiểu khu Bản Chạng 8 mẫu, Bản
Khoa 10 mẫu, Bản Khằng 6 mẫu và Suối Đán 4 mẫu.
+ Lấy mẫu nghiên cứu thạch học, khoáng vật
Mẫu lát mỏng
Mẫu lát mỏng nhằm xác định thành phần khoáng vật, tên đá phục vụ cho công
tác phân chia, khoanh nối các đá magma, các đá biến đổi vây quanh quặng, trong
quặng.
Mẫu được lấy từ lộ trình, các công trình khoan đảm bảo mẫu tươi không bị phong
hóa. Kích thước các mẫu 2×3×6 cm.
Khối lượng mẫu đã lấy là: 131 mẫu.
Mẫu khoáng tướng
Nhằm xác định thành phần khoáng vật, cấu tạo, kiến trúc quặng phục vụ cho
công tác đánh giá chất lượng quặng.
Mẫu được lấy trong các thân quặng sulfua đặc sít. Kích thước mẫu 2×3×3 cm.
Khối lượng mẫu đã lấy là: 115 mẫu.
+ Mẫu kiểm soát chất lượng
Mẫu chuẩn
Mẫu chuẩn là những mẫu đã được kiểm nghiệm, công nhận hàm lượng Ni, Cu,
Co của mẫu là chính xác, được mua tại cơ sở Ore Research & Exploration Pty Ltd
(ORE) có địa chỉ tại thành phố Bayswater North, Australia.
Khối lượng mẫu đã lấy từ tháng 7/2014 đến nay là: 749 mẫu, trong đó phục vụ
phân tích hóa mẫu lõi khoan là 741 mẫu, mẫu địa hóa là 07 mẫu và 01 mẫu phục vụ
phân tích lô mẫu trắng hạt thô
Mẫu trắng

158
Là mẫu đã biết thành phần cần phân tích nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương
pháp nhân tích nhằm kiểm soát độ nhiễm bẩn của phòng thí nghiêm. Mẫu được mua
tại cơ sở Ore Research & Exploration Pty Ltd (ORE) có địa chỉ tại thành phố
Bayswater North, Australia.
Khối lượng mẫu đã lấy từ tháng 7/2014 đến nay là: là 705 mẫu trong đó phân
tích các lô mẫu lõi khoan là 699 mẫu trắng hạt thô, các lô mẫu địa hóa là 06 mẫu
trắng hạt mịn
Mẫu đúp
Đã tiến hành lấy 661 mẫu để kiểm soát chất lượng các lô mẫu phân tích hóa,
trong đó lô mẫu lõi khoan đã lấy 655 mẫu, lô mẫu địa hóa sườn là 06 mẫu.
Mẫu nước
Mục đích: đánh giá tính chất vật lý, xác định thành phần hoá học, vi sinh vật của
các nguồn nước, tìm hiểu mối quan hệ giữa các tầng chứa nước và giữa nước dưới
đất với nước mặt. Xác định đặc tính kỹ thuật và mức độ ảnh hưởng của chúng đến
thiết bị khai thác và con người.
Mẫu nước được lấy tại các trạm quan trắc, trên các dòng chảy, các khối nước
mặt, các nguồn xuất lộ nước theo hai mùa đại diện cho tầng chứa nước, trên các
công trình thăm dò và các lỗ khoan hút nước thí nghiệm.
Khối lượng mẫu nước mặt đã lấy là 13 mẫu trong đó Bản Phúc 1 mẫu, Bản
Chạng 9 mẫu, Bản Khoa 1 mẫu, Suối Đán 2 mẫu.
Khối lượng mẫu nước lỗ khoan đã lấy 19 mẫu trong đó Bản Phúc 3 mẫu, Bản
Chạng 8 mẫu, Bản Khoa 5 mẫu, Suối Đán 3 mẫu.
Khối lượng mẫu nước mưa đã lấy là 01 mẫu thuộc Bản Khoa.
b. Công tác gia công mẫu
Tất cả các loại mẫu đều được thực hiện gia công đúng theo tiêu chuẩn và các
quy phạm, quy chế hiện hành.
- Mẫu lát mỏng, khoáng tướng được tiến hành gia công tại các đơn vị của trường
Đại học Mỏ Địa chất (Bộ môn Khoáng thạch (nay là Bộ môn Khoáng Thạch – Địa
Hóa); Trung tâm nghiên cứu môi trường địa chất; Trung tâm Triển khai Công nghệ
Khoáng chất để gia công và Bộ môn Khoáng sản (nay là Bộ môn Tìm kiếm – Thăm
dò)), mẫu XRD được thực hiện tại Viện Địa chất – Viện Hàn Lâm Khoa học Công
nghệ Việt Nam, mẫu QEMSCAN được phân tích tại trung tâm phân tích ALS của
Úc.
- Mẫu địa hóa sườn được lấy tại thực địa với trọng lượng trung bình mỗi mẫu
khoảng 600g đươc tiến hành gia công sơ bộ tại thực địa qua rây ≈ 1mm, trọng lượng
mẫu còn khoảng 100 ÷ 150g. Công tác gia công sơ bộ cho mẫu địa hóa từ 7/2014
đến nay là 7.644 mẫu.
- Mẫu rãnh, lõi khoan, mẫu trắng, mẫu phổ gamma, mẫu silicat và mẫu địa hóa
sườn (kiểm tra) được tiến hành gia công tại Công ty SGS Việt Nam TNHH, Trung
tâm Phân tích-Viện Địa chất, Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Xạ - Hiếm. Các phòng
159
gia công phân tích mẫu bằng cách đập nhỏ, nghiền toàn bộ khối lượng mẫu đến
đường kính 5mm mới tiến hành giản ước cho đến cỡ rây 0,074 ÷ 0,075mm với trọng
lượng mẫu cuối cùng khoảng 200 ÷ 250g.
QUY TRÌNH GIA CÔNG MẪU HÓA

Mẫu ban đầu

Kiểm tra điều kiện mẫu và đăng kí

Làm khô tại 1050C trong 2 tiếng

Nghiền thô thành hạt quặng kích


thước 5mm bằng máy đập hàm, đạt Kiểm tra cỡ hạt sau mỗi 20
mẫu
90% cấp hạt -5mmm

Trộn đều và giản lược

Mẫu lưu: đựng trong túi Nghiền thành hạt kích Kiểm tra cỡ hạt
mẫu có eteket, bên ngoài túi thước 0.075mm, đạt sau mỗi 20 mẫu
ghi số hiệu mẫu. 90% cấp hạt ≤ 0,075mm

Trộn đều và giản lược

Mẫu lưu: đựng trong túi mẫu có Mẫu phân tích: đựng trong túi
eteket, bên ngoài túi ghi số hiệu mẫu có eteket, bên ngoài túi ghi
mẫu. số hiệu mẫu.

Hình III.8. Sơ đồ gia công mẫu hóa


160
Bảng III.26. Tổng hợp khối lượng công tác gia công mẫu đã thực hiện

Khối
Đơn vị
TT Tên mẫu lượng đã Ghi chú
tính
thực hiện
1 Mẫu lát mỏng Mẫu 131
2 Mẫu khoáng tướng Mẫu 115
3 Mẫu rãnh Mẫu 828
4 Mẫu lõi khoan Mẫu 16.788
5 Mẫu trắng Mẫu 699
6 Mẫu địa hóa sườn Mẫu 7.644 Gia công tại thực địa
7 Mẫu kiểm tra địa hóa sườn Mẫu 147
8 Mẫu phổ gamma Mẫu 18
9 Mẫu silicat Mẫu 28
Tổng mẫu gia công thực địa Mẫu 7.644
Tổng mẫu gửi đi gia công Mẫu 18.754
Tổng mẫu đã được gia công Mẫu 26.398
- Mẫu công nghệ: Mẫu này được tiến hành gia công theo các sơ đồ riêng của
tuyển khoáng, phần công tác gia công này được trình bày trong Báo cáo tuyển
khoáng.
c. Phân tích mẫu
+ Phân tích nghiên cứu thạch học, khoáng vật
Mẫu lát mỏng
Mẫu sau khi gia công được tiến hành phân tích mẫu dưới kính hiển vi thấu quang
nhằm xác định thành phần khoáng vật tạo đá, khoáng vật phụ, đặc điểm cấu tạo, kiến
trúc và tên đá.
Khối lượng mẫu đã phân tích là: 131 mẫu.
Mẫu được phân tích tại các đơn vị của trường Đại học Mỏ Địa chất (Bộ môn khoáng
thạch (nay là Bộ môn Khoáng Thạch – Địa Hóa); Trung tâm Nghiên cứu môi trường
địa chất).
Mẫu khoáng tướng
Mẫu sau khi được gia công tiến hành phân tích dưới kính hiển vi phản quang nhằm
nghiên cứu thành phần khoáng vật tạo quặng, cấu tạo - kiến trúc, tổ hợp khoáng vật,
thứ tự sinh thành và định hướng cho công tác tuyển khoáng.
Khối lượng mẫu đã phân tích là: 115 mẫu.
Mẫu được phân tích tại các đơn vị của trường Đại học Mỏ Địa chất (Trung tâm
Nghiên cứu môi trường địa chất; Trung tâm Triển khai Công nghệ Khoáng chất; Bộ
môn khoáng sản (nay là Bộ môn Tìm kiếm – Thăm dò))

161
+ Phân tích mẫu địa hóa
Mẫu địa hóa sau khi được gia công sơ bộ tại thực địa sẽ tiến hành phân tích bằng
máy phân tích cầm tay (Niton) ngay tại thực địa nhằm xác định hàm lượng nguyên tố
Ni, Cu, Co. Phương pháp phân tích dựa trên sử dụng thiết bị phân tích huỳnh quang tia
X (XRF). Nguyên lý của phương pháp này sử dụng nguồn kích thích sẽ chiếu huỳnh
quang tia X (chùm tia X huỳnh quang này đặc trưng cho từng nguyên tố) vào mẫu cần
phân tích và được phân tích trong thiết bị XRF, bộ phận xử lý tín hiệu sẽ so sánh chùm
tia X huỳnh quang đo được với thư viện phổ huỳnh quang chuẩn để cho ra kết quả cần
đo. Tổng số mẫu đã phân tích bằng phương pháp này từ 7/2014 đến nay đã tiến hành
phân tích là 7.644 mẫu.
Đã gửi phân tích 166 mẫu địa hóa sườn kiểm tra (trong đó 147 mẫu cơ bản, 06
mẫu đúp, 07 mẫu chuẩn và 06 mẫu trắng). Mẫu được phân tích bằng phương pháp
quang phổ plasma (Ni, Cu, Co) tại công ty SGS Việt Nam TNHH.
+ Phân tích mẫu rãnh, mẫu lõi khoan.
Mẫu rãnh, lõi khoan sau khi được gia công với cấp hạt ≤ 0,075mm kết hợp với
mẫu kiểm soát chất lượng được gửi đi phân tích bằng phương pháp quang phổ hấp
thụ nguyên tử (AAS), phương pháp quang phổ plasma (ICP-AES) và phổ khối
plasma (ICP-MS).
Nguyên lý phương pháp phân tích quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS): Mẫu
gia công xong được xử lý bằng phương pháp hóa học để đưa về dạng dung dịch.
Dung dịch mẫu đặt vào buồng nguyên tử hóa của máy AAS. Dùng ngọn lửa để
nguyên tử hóa và đo độ hấp thụ của nguyên tố cần đo. Sử dụng đường chuẩn từ phép
đo độ hấp thụ của dung dịch chuẩn, ta suy được hàm lượng của nguyên tố cần đo.
Tổng số mẫu rãnh, mẫu lõi khoan đã phân tích bằng phương pháp này là 1.012 mẫu
(trong đó mẫu cơ bản gồm 828 mẫu rãnh và 163 mẫu lõi khoan, mẫu kiểm soát chất
lượng 21 mẫu trong đó mẫu chuẩn: 07 mẫu, mẫu trắng: 14 mẫu). Mẫu được phân
tích tại công ty SGS Việt Nam TNHH.
Nguyên lý phương pháp phân tích quang phổ plasma (ICP-AES): Mẫu gia công
xong được xử lý bằng phương pháp hóa học để đưa về dạng dung dịch. Xác định
hàm lượng các nguyên tố dựa trên nguyên tắc phổ phát xạ nguyên tử có nguồn năng
lượng plasma. Plasma là một hỗn hợp ở thể khí phát sóng cực mạnh với nhiệt độ ở
phần trung tâm đạt tới 7.000÷11.000oC. Với nhiệt độ này các vật chất nằm trong
vùng plasma đều bị hóa hơi hoặc ion hóa kích thích phổ phát xạ. Tổng số mẫu lõi
khoan đã phân tích bằng phương pháp này là 18.699 mẫu (trong đó mẫu cơ bản là
16.625 mẫu, mẫu kiểm soát chất lượng 2.074 mẫu trong đó mẫu đúp: 655 mẫu, mẫu
chuẩn: 734 mẫu, mẫu trắng: 685 mẫu). Mẫu được phân tích tại Trung tâm phân tích
Australian Laboratory Services PTY. LTD (ALS) của Australia.
Nguyên lý phương pháp phân tích phổ khối plasma (ICP-MS) dựa trên sự tách các
hạt tích điện theo tỷ số khối lượng/ điện tích của chúng. Tổng số mẫu đã gửi đi phân
tích bằng phương pháp này là 22 mẫu trong đó mẫu cơ bản (mẫu trắng hạt thô) 20 mẫu,
162
mẫu kiểm soát chất lượng: 01 mẫu trắng và 01 mẫu chuẩn. Mẫu được phân tích tại
Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Địa chất – Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam.
Kết luận: Các phương pháp phân tích trên đều sử dụng hiệu quả cho phân tích
hàm lượng Ni của Báo cáo.
+ Phân tích mẫu nghiên cứu kỹ thuật, công nghệ.
Mẫu công nghệ
Đã tiến hành phân tích 05 mẫu công nghệ cho tiểu khu Bản Phúc, Bản Chạng, Suối
Đán và Bản Khoa. Công tác phân tích mẫu công nghệ sẽ được trình bày cụ thể trong
Báo cáo tuyển khoáng.
Mẫu thể trọng nhỏ
- Phân tích tại thực địa: Đã tiến hành phân tích thể trọng ngay tại thực địa là: 16.788
mẫu. Phương pháp phân tích tại thực địa được tiến hành theo trình tự như sau:
Bước 1: Kiểm tra dụng cụ, thiết bị trước khi cân mẫu:
+ Bộ dụng cụ, thiết bị cân mẫu được đặt ở trong phòng kín nhằm chánh ảnh hưởng
của gió và môi trường xung quanh.
+ Trước khi cân tỷ trọng bằng cân điện tử (Vibra Shinko 30Kg/1g TPS30), tiến
hành bật máy và hiệu chỉnh sao cho bọt thủy về chính giữa để đảm bảo máy ở vị trí cân
bằng. Sử dụng quả cân chuẩn (500g) để kiểm tra sai số của cân sau mỗi lần đo, đảm
bảo sai số nằm trong ngưỡng ≤1,0g.
+ Xô đựng nước sạch thường xuyên được cọ rửa sạch và thay nước sau mỗi lần cân
+ Giá sắt đựng mẫu để cân (được đặt trong xô đựng nước), được kiểm tra nhằm
đảm bảo giá sắt luôn ở vị trí cân bằng, sau mỗi lần đo giá sắt được vệ sinh sạch sẽ.
Bước 2: Tiến hành cân mẫu
+ Đối với mẫu lõi khoan ít bị phong hóa giữ được nguyên thỏi, tiến hành rửa sạch
rồi phơi khô. Sau đó đặt mẫu lên bàn cân để cân khô, nhập kết quả cân khô vào sổ. Tiếp
đến thả mẫu vào giá sắt để tiến hành cân ướt, nhập kết quả cân ướt vào sổ. Sau khi cân
xong cho mẫu vào túi.
+ Đối với mẫu lõi khoan bị phong hóa, nứt nẻ không còn giữ được nguyên thỏi,
tiến hành cân khô mẫu, sau khi cân khô mẫu xong tiến hành phủ mẫu bằng nến (parafin)
đảm bảo nến phủ toàn bộ mẫu chánh nước và không khí lọt vào trong quá trình cân
mẫu. Mẫu được phủ nến xong quy trình cân mẫu được tiến hành như mẫu nguyên thỏi
gồm cân khô và cân ướt.
Bước 3: Xác định thể trọng mẫu (g/cm3)
+ Đối với mẫu nguyên thỏi sử dụng công thức để tính thể trọng mẫu như sau:
Khối lượng cân khô
𝑇ℎể 𝑡𝑟ọ𝑛𝑔 =
(Khối lượng cân khô − Khối lượng cân ướt)
+ Đối với mẫu bị phong hóa sử dụng công thức để tính thể trọng mẫu như sau:
a
𝑇ℎể 𝑡𝑟ọ𝑛𝑔 =
(b − c) − (b − a)/0,9

163
Trong đó: a: Khối lượng cân khô của mẫu (g)
b: Khối lượng cân khô của mẫu được bọc nến (g)
c: Khối lượng cân ướt của mẫu được bọc nến (g)
Thể trọng của nến là 0,9 (g/cm3)
- Phân tích trong phòng: Đã tiến hành gửi phân tích thể trọng trong phòng là: 109
mẫu. Mẫu được gửi phân tích tại Công ty Cổ phần Khảo sát thiết kế và xây dựng USCO.
Mẫu cơ lý đá toàn diện
Chỉ tiêu phân tích: khối lượng thể tích, khối lượng riêng, hệ số kiên cố, cường độ
kháng nén, dính kết, góc ma sát trong, hệ số mềm hoá, mô đun đàn hồi, cường độ kháng
kéo (9 chỉ tiêu).
Khối lượng mẫu đã phân tích là: 65 mẫu.
Mẫu được gửi phân tích tại Công ty Cổ phần Khảo sát thiết kế và xây dựng USCO.
Mẫu cơ lý đất toàn diện
Chỉ tiêu phân tích gồm: thành phần hạt, độ ẩm tự nhiên, khối lượng riêng, khối lượng
thể tích, hệ số rỗng, độ bão hoà, giới hạn chảy, chỉ số dẻo, góc ma sát trong, lực dính
kết, hệ số nén lún … (13 chỉ tiêu)
Khối lượng mẫu đã phân tích là: 35 mẫu.
Mẫu được gửi phân tích tại Công ty Cổ phần Khảo sát thiết kế và xây dựng USCO.
Mẫu phổ gama
Mẫu phổ gama phân tích gồm xác định tổng xạ () của 2 nguyên tố urani, thori.
Khối lượng mẫu đã phân tích là: 18 mẫu.
Mẫu được phân tích tại Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Xạ - Hiếm
+ Phân tích nghiên cứu thành phần hóa học đá (mẫu silicat)
Phân tích 12 oxit của các nguyên tố tạo đá gồm: SiO2, TiO2, Al2O3, FeO, Fe2O3,
MnO, MgO, CaO, Na2O, K2O, Cr2O3, P2O5
Khối lượng mẫu đã phân tích là: 28 mẫu..
Mẫu được phân tích tại Trung tâm Phân tích - Viện Địa chất.
+ Phân tích mẫu nước
Mẫu hóa nước toàn diện
Các chỉ tiêu phân tích mẫu toàn diện gồm: tính chất vật lý, độ pH, HCO-3, SO2-4, Cl-
, CO-, NO-3, NO-2, Ca2+, NH+4, Mg2+, Fe3+, CO2 tự do, SiO2, cặn khô, Na++K+ (bằng tính
toán), độ cứng tổng quát, độ cứng carbonat và không carbonat, CO2 ăn mòn.
Khối lượng mẫu đã phân tích là: 31 mẫu.
Mẫu được phân tích tại Công ty Cổ phần khảo sát thiết kế và xây dựng USCO, công
ty cổ phần tư vấn và kiểm định xây dựng – GOTTA Việt Nam.
Mẫu vi sinh
164
Mẫu được gửi phân tích nhằm xác định: tổng số vi trùng yếm khí trong 1ml, tổng
số Coliform, tổng số fecalcoliform trong 100ml.
Khối lượng mẫu đã phân tích là: 1 mẫu
Mẫu được phân tích tại Công ty Cổ phần khảo sát thiết kế và xây dựng USCO
Mẫu vi lượng độc hại As
Các chỉ tiêu phân tích mẫu gồm: As, Cu, Ni, Sn, Ga, V, Mo, Co, Sb, Li, Cd, Bi.
Khối lượng mẫu đã phân tích là: 1 mẫu
Bảng III.27. Bảng tổng hợp khối lượng công tác phân tích mẫu

Đơn vị Khối
TT Tên mẫu Ghi chú
tính lượng
1 Mẫu lát mỏng Mẫu 131 Gửi đi phân tích
2 Mẫu khoáng tướng Mẫu 115 Gửi đi phân tích
3 Mẫu thể trọng Mẫu 16.788 Cân tại thực địa
4 Mẫu thể trọng kiểm tra Mẫu 109 Gửi đi phân tích
Gửi đi phân tích gồm: 16.625
Phân tích quang phổ
mẫu khoan, 147 mẫu địa hóa
5 plasma 3 nguyên tố chính Mẫu 18.865
kiểm tra, 691 mẫu trắng, 741
Ni, Cu, Co
mẫu chuẩn, 661 mẫu đúp
6 Mẫu silicat Mẫu 28 Gửi đi phân tích
Mẫu phóng xạ (phổ
7 Mẫu 18 Gửi đi phân tích
gamma)
8 Mẫu hóa nước toàn diện Mẫu 31 Gửi đi phân tích
9 Mẫu vi sinh Mẫu 1 Gửi đi phân tích
10 Mẫu vi lượng độc hại As Mẫu 1 Gửi đi phân tích
11 Cơ lý đá toàn diện Mẫu 65 Gửi đi phân tích
12 Cơ lý đất toàn diện Mẫu 35 Gửi đi phân tích
Phân tích tại thực địa bằng máy
13 Mẫu địa hóa Mẫu 7.644
Niton
Gửi đi phân tích gồm: 828 mẫu
Phân tích quang phổ hấp
14 Mẫu 1.012 rãnh,163 mẫu lõi khoan, 14
thụ nguyên tử
mẫu trắng, 7 mẫu chuẩn.
Gửi đi phân tích gồm: 20 mẫu
15 Phân tích phổ khối Plasma Mẫu 22 cơ bản, 01 mẫu trắng, 01 mẫu
chuẩn.
Được báo cáo cụ thể trong báo
16 Mẫu công nghệ Mẫu 05
cáo tuyển khoáng
Tổng mẫu phân tích tại thực
Mẫu 25.087
địa
165
Đơn vị Khối
TT Tên mẫu Ghi chú
tính lượng
Tổng mẫu gửi đi phân tích Mẫu 20.438
Tổng mẫu đã được phân tích Mẫu 45.525
III.1.8. Đánh giá chất lượng kết quả phân tích mẫu
Tất cả các mẫu phân tích đều được thực hiện phân tích theo đúng hệ thống tiêu
chuẩn về phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm. Kết quả phân tích các loại mẫu đã đạt
được mục tiêu đề ra của đề án, đảm bảo độ tin cậy cho các công tác khoanh nối tính trữ
lượng tài nguyên thân quặng, ranh giới địa tầng, magma trong các tiểu khu góp phần
quan trọng cho công tác thăm dò.
Các lô mẫu hóa rãnh, lõi khoan, mẫu địa hóa sườn kiểm tra gửi đi phân tích đều có
kèm các mẫu kiểm soát chất lượng gồm: mẫu chuẩn, mẫu trắng, mẫu đúp, để phục vụ
công tác kiểm soát chất lượng mẫu phân tích theo (Thông tư số 06/2011/TT-BTNMT,
ngày 29 tháng 01 năm 2011 và thông tư số 62/2014/TT-BTNMT, ngày 09 tháng 02 năm
2014, quy định về kiểm soát chất lượng các kết quả phân tích mẫu địa chất, khoáng
sản). Qua kết quả đánh giá sai số kết quả phân tích mẫu hóa, thì tất cả các mẫu đều đạt
yêu cầu về chất lượng, đảm bảo độ tin cậy để tính trữ lượng tài nguyên quặng.
Các kết quả phân tích hoá nước toàn diện, mẫu vi sinh, mẫu vi lượng độc hại As và
mẫu cơ lý đá toàn diện, cơ lý đất toàn diện đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho công
tác đánh giá điều kiện địa chất thuỷ văn - địa chất công trình cho mỏ.
Dưới đây là kết quả đánh giá sai số đối với công tác phân tích mẫu hóa, mẫu thể trọng
kiểm tra:
III.1.8.1 Đánh giá sai số công tác phân tích mẫu hóa
Công tác đánh giá sai số và xử lý kết quả phân tích các mẫu kiểm soát chất lượng
trong các lô mẫu cho từng tiểu khu Bản Phúc, Bản Chạng, Bản Khoa và Suối Đán tuân
thủ theo thông tư 62/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và được thể hiện trong
phụ lục 4 của báo cáo. Dưới đây là kết quả đánh giá chất lượng kết quả phân tích mẫu.
a. Thống kê khối lượng mẫu kiểm soát chất lượng
Công tác kiểm soát kết quả phân tích mẫu khoan liên tục được thực hiện trong giai
đoạn từ năm 2004 đến 2022 cho các khu vực thăm dò bao gồm Bản Phúc, Bản Khoa,
Suối Đán và Bản Chạng. Công tác kiểm soát kết quả phân tích mẫu đã được áp dụng qui
trình giám sát/ quản lý chất lượng với mỗi mẻ mẫu thông thường bao gồm 22 mẫu lõi
khoan, 1 mẫu trống hạt thô, 1 mẫu đúp và một mẫu chuẩn đã có hàm lượng Ni, Cu và
Co xác định. Trong trường hợp lô mẫu có nhiều mẫu cơ bản, số lượng mẫu trống, mẫu
chuẩn, mẫu đúp sẽ được tăng thêm. Dưới đây là bảng tổng hợp các mẫu kiểm soát chất
lượng đã gửi đi phân tích cùng các lô mẫu cơ bản:

166
Bảng III.28. Tổng hợp các mẫu chuẩn và mẫu trống được sử dụng trong
đề án thăm dò
Mẫu Hàm lượng mẫu kiểm soát chất lượng Số
kiểm Loại mẫu Tên mẫu Mô tả Ni Ni Cu Cu Co Co lượng
soát (%) (ppm) (%) (ppm) (%) (ppm) mẫu
Mẫu Đá vôi xây dựng lấy tại
Mẫu trống
Mẫu hạt thô trống hạt TT. Hát Lót (cách mỏ 40 - - - - - - 407
trống thô km) cỡ 1-2cm
(trắng) Mẫu trống OREAS Mẫu trống nguồn từ
0,0001 0,0001 0,0001 110
hạt mịn 22P quartz với 0.5% sắt oxit
Mẫu có Mẫu được lấy từ khối
OREAS
hàm lượng gabronorit phức hệ Giles 2247 2327 75 234
13b
rất thấp ( Australia)
Mẫu được lấy từ quặng
Mẫu có
OREAS sulfua đặc sít nguồn gốc
hàm lượng 1,41 887 286 118
73a siêu mafic tại mỏ nikel
trung bình
Cosmos ( Australia)
Mẫu được lấy từ quặng
Mẫu Mẫu có sulfua trong khối
OREAS
chuẩn hàm lượng gabronorit phức hệ 2,12 0,9 0,0317 229
680
cao Black Hill Norite
(Adelaide, Australia)
Mẫu có
Mẫu quặng Ni có hàm
hàm lượng G_MHB1 0,86 0,04 0,0253 99
lượng trung bình
trung bình
Mẫu có
Mẫu quặng Ni có hàm
hàm lượng G_BM64 0,63 0,03 0,0024 45
lượng thấp
trung bình
Mẫu
Mẫu đúp 275
đúp

b. Đánh giá sai số và xử lý kết quả phân tích


Mẫu chuẩn:
Đã tiến hành đánh giá 05 mẫu chuẩn với tổng số mẫu tham gia là 725 mẫu theo quy
định hiện hành (TT62/2014/BTNMT). Qua tính toán nhận thấy sai số (|Z|) đối với
nguyên tố Ni có giá trị nhỏ hơn 2, như vậy các kết quả phân tích của lô mẫu được chèn
mẫu chuẩn này được chấp nhận. Dưới đây là bảng đánh giá và xử lý kết quả phân tích:

167
Bảng III.29. Bảng đánh giá và xử lý kết quả phân tích mẫu chuẩn
đối với chỉ tiêu Ni
Tiểu khu
Mẫu Đánh giá
TT Bản Bản Suối Bản Kết quả xử lý
chuẩn sai số
Phúc Khoa Đán Chạng
Số lượng
170 9 12 43
(mẫu) │Z│< 2 Chất
OREAS Cc (%) 0,22 0,22 0,22 0,22 lượng phân tích
1
13b 0,23 0,23 tốt, kết quả được
Cpt (%) 0,230 0,228
1 0 chấp nhận
Sai số (|Z|) 0,48 0,39 0,58 0,42
Số lượng
11 43 7 57 │Z│< 2 Chất
(mẫu)
OREAS lượng phân tích
2 Cc (%) 1,41 1,41 1,41 1,41
73a tốt, kết quả được
Cpt (%) 1,41 1,41 1,40 1,41
chấp nhận
Sai số (|Z|) 0,69 0,64 0,98 0,65
Số lượng
146 17 13 53 │Z│< 2 Chất
(mẫu)
OREAS lượng phân tích
3 Cc (%) 2,12 2,12 2,12 2,12
680 tốt, kết quả được
Cpt (%) 2,15 2,12 2,13 2,14
chấp nhận
Sai số (|Z|) 0,83 0,88 0,75 0,90
Số lượng
99 │Z│< 2 Chất
(mẫu)
G_MHB lượng phân tích
4 Cc (%) 0,86
1 tốt, kết quả được
Cpt (%) 0,84
chấp nhận
Sai số (|Z|) 0,56
Số lượng
45 │Z│< 2 Chất
(mẫu)
lượng phân tích
5 G_BM64 Cc (%) 0,63
tốt, kết quả được
Cpt (%) 0,63
chấp nhận
Sai số (|Z|) 0,62
Mẫu trống (trắng):
+ Mẫu trống hạt thô
Bản Phúc đã chèn 407 mẫu trống hạt thô là đá vôi tuổi Trias lấy tại khu vực thị trấn
Hát Lót cách xa khu vực mỏ 30km. Công ty đã lấy đại diện 05 mẫu trong số 407 mẫu
trống để phân tích lại tại Trung tâm phân tích và thí nghiệm Địa chất, kết quả phân tích
Ni trung bình cho cả 5 mẫu dao động quanh 25 ppm. Về cơ bản các mẫu đều nằm dưới
đường trung bình 25ppm.
+ Mẫu trống hạt mịn OREAS 22P:
168
Tổng số 110 mẫu chuẩn OREAS 22P đã chèn vào các lô mẫu từ giai đoạn 2004 cho
Tiểu khu Bản Phúc. Kết quả chỉ có 2 trong số 110 mẫu có kết quả phân tích Ni cao trên
50ppm, 108 mẫu còn lại có giá trị nhỏ hơn 50ppm.
Từ các kết quả đánh giá sai số các mẫu kiểm soát chất lượng (mẫu chuẩn, mẫu trắng)
cho thấy kết quả phân tích của các lô mẫu cơ bản đủ tin cậy để sử dụng.
III.1.8.2 Đánh giá sai số công tác phân tích mẫu thể trọng
Sau khi có kết quả phân tích 109 mẫu thể trọng ở phòng thí nghiệm, tiến hành đánh
giá sai số giữa cân thể trọng được xác định ngoài thực địa với phân tích thể trọng trong
phòng dựa trên các tiêu chí về mức độ phong hóa của quặng và đá vây quanh quặng của
cho từng tiểu khu (chi tiết tại phụ lục 4 của báo cáo). Dưới đây là kết quả đánh giá sai
số phân tích mẫu thể trọng:
a. Thống kê khối lượng mẫu thể trọng tham gia đánh giá sai số
Mẫu tham gia đánh giá sai số được lấy đại diện cho từng loại quặng, đá vây quanh
quặng của mỗi tiểu khu cụ thể số lượng mẫu như bảng dưới đây:
Bảng III.30 Thống kê mẫu tham gia đánh giá sai số mẫu thể trọng
Số lượng mẫu
TT Khu Tiểu khu Quặng oxi Quặng nguyên Đá vây quanh Tổng
hóa sinh quặng
1 Bản Phúc 19 08 03 30
Bản 03
2 06 11 20
Khoa
3 Tạ Suối Đán 06 04 10
Khoa Bản 02
4 08 10 20
Chạng
Bản 01
5 19 20
Khằng
Suối
6 03 03
Tà Phặng
Hộc Bản 05
7 01 06
Mông
Tổng 33 58 18 109
b. Kết quả đánh giá sai số mẫu thể trọng
Qua công tác đối sánh kết quả phân tích mẫu thể trọng giữa cân tại thực địa với kết
quả gửi phân tích, tất cả các mẫu đều đạt yêu cầu nằm trong ngưỡng sai số cho phép
≤10%. Dưới đây là bảng kết quả đánh giá sai số:

169
Bảng III.31 Kết quả đánh giá sai số mẫu thể trọng

Quặng oxi hóa Quặng nguyên sinh Đá vây quanh quặng


Kết quả phân tích (g/cm3) Kết quả phân tích (g/cm3) Kết quả phân tích (g/cm3)
Tiểu Sai Sai Sai
TT Khu Giá trị Gửi phân Cân thực Gửi phân Gửi phân
khu Cân thực địa số số Cân thực địa số
tích địa tích tích
(dt) (%) (%) (dt) (%)
(dp) (dt) (dp) (dp)
Nhỏ nhất 2,14 2,13 0,04 2,56 2,50 0,09 2,26 2,23 0,86
Bản
1 Lớn nhất 2,61 2,58 9,78 2,69 2,64 3,48 2,67 2,59 3,20
Phúc
Trung bình 2,44 2,38 3,09 2,61 2,59 1,61 2,43 2,38 1,80
Nhỏ nhất 2,34 2,31 0,30 2,63 2,57 0,02 2,59 2,55 0,75
Bản
2 Lớn nhất 2,52 2,46 8,32 2,98 2,95 2,54 2,69 2,63 5,45
Khoa
Trung bình 2,44 2,39 3,22 2,73 2,70 1,37 2,66 2,60 2,85
Nhỏ nhất 2,80 2,70 0,62 2,79 2,79 0,03
Tạ Suối
3 Lớn nhất 3,93 3,91 10 3,08 2,93 5,03
Khoa Đán
Trung bình 3,32 3,24 3,95 2,94 2,88 2,17
Nhỏ nhất 1,85 2,05 0,28 2,75 2,72 0,55 2,42 2,46 1,68
Bản
4 Lớn nhất 2,48 2,47 9,58 4,35 4,55 8,21 2,80 2,73 2,52
Chạng
Trung bình 0,16 2,21 4,72 3,36 3,38 3,92 2,61 2,60 2,10
Nhỏ nhất 2,87 2,77 0,43
Bản
5 Lớn nhất 4,17 4,03 9,91
Khằng
Trung bình 3,15 3,12 5,13 2,96 2,78 6,6
Nhỏ nhất 2,82 2,93 2,27
Suối
6 Lớn nhất 3,00 3,25 9,70
Phặng
Tà Trung bình 2,92 3,10 7,19
Hộc Nhỏ nhất 2,74 2,92 0,87
Bản
7 Lớn nhất 3,01 3,02 9,18
Mông
Trung bình 2,94 2,94 0,1 2,94 2,96 2,95

170
III.2. CÁC VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
III.2.1. Các loại mẫu đã lấy để thí nghiệm, xác định sự có mặt của các khoáng sản
khác, khoáng sản quý hiếm và phóng xạ.
Trong quá trình đo vẽ địa chất, lấy mẫu thạch học, khoáng tướng, mẫu silicat mẫu
địa hóa sườn, lấy mẫu hào, mẫu lõi khoan và phân tích đa nguyên tố bằng phương pháp
quang phổ plasma ICP-AES đã xác định rõ trong khu vực thăm dò chỉ có loại khoáng
sản sulfua Ni-Cu liên quan tới xâm nhập siêu mafic-mafic và một số mạch pyrotin và
pyrit không chứa các kim loại có giá trị. Do đó có thể thấy không có sự có mặt của các
loại khoáng sản khác nhất là các khoáng sản quý hiếm trong diện tích thăm dò.
Về sự có mặt của các nguyên tố phóng xạ: Qua phân tích 18 mẫu lõi khoan, kết quả
cho thấy hàm lượng U trong khoảng 0,06÷3,43ppm trung bình khoảng 0,92ppm, Th
trong khoảng 0,32÷16,53ppm trung bình khoảng 4,44ppm. Căn cứ tỷ lệ quy đổi tại
TCVN 9419:2012 và theo quy định tại QCVN 59:2014/BTNMT các mẫu lõi khoan có
hoạt độ phóng xạ riêng <70 Bq/Kg nằm dưới ngưỡng quy định. Do đó có thể sử dụng
đưa vào sản xuất mà không ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Bảng III.32. Kết quả phân tích hàm lượng U và Th trong mẫu lõi khoan

U Th
STT Ký hiệu mẫu
ppm Bq/Kg ppm Bq/Kg
1 BP2055_PX198.4 0,97 11,98 2,71 11,00
2 BP2052_PX133.6 0,47 5,80 2,00 8,12
3 BP2026_PX90.45 0,15 1,85 0,56 2,27
4 BP1935_PX188.3 0,61 7,53 1,83 7,43
5 BP1935_PX222.1 0,80 9,88 1,97 8,00
6 BK2102_PX62 0,52 6,42 2,20 8,93
7 BC2006_PX133.3 0,28 3,46 1,19 4,83
8 BK2111_PX131.25 0,11 1,36 0,74 3,00
9 BK2105_PX83.1 2,30 28,41 15,99 64,92
10 BC21106_PX128 0,25 3,09 1,44 5,85
11 BC21010_PX57.35 0,06 0,74 0,32 1,30
12 BC2006_PX90.4 0,24 2,96 1,24 5,03
13 BC2008_PX58.6 0,15 1,85 0,96 3,90
14 BC2008_PX51.6 2,54 31,37 12,93 52,50
15 BC2006_PX104 3,43 42,36 16,53 67,11
16 KS2003_PX204.5 0,21 2,59 0,95 3,86
17 KS2122_PX200.5 0,22 2,72 1,16 4,71
18 KS2122_PX207.3 3,26 40,26 15,24 61,87
Về sự ảnh hưởng của nguyên tố As, Pb trong tầng đất mặt của các thân quặng tại
các tiểu khu, nhận thấy hàm lượng As, Pb đối với các thân quặng bị oxi hóa có hàm
171
lượng dưới ngưỡng quy định đối với đất công nghiệp (theo QCVN 03-
MT:2015/BTNMT). Dưới đây là bảng tổng hợp các thân quặng bị oxi hóa của các tiểu
khu
Bảng III.33. Bảng đối sánh hàm lượng As, Pb của các thân quặng bị oxi hóa đối
với đất công nghiệp (theo QCVN 03-MT:2015-BTNMT)

Hàm lượng (ppm)


Hàm lượng đối với
Loại Tiểu trung bình đất công nghiệp
TT Thân Quặng
quặng khu (ppm) QCVN 03-MT:2015-
BTNMT
As Pb As Pb
1 Bản BC-TQ1 Oxi hóa 19 49 25 300
Đặc sít
2 Chạng BC-TQ2 Oxi hóa 20 15 25 300
BP- Oxi hóa
3 17 6 25 300
Bản XTA
Xâm Phúc BP- Oxi hóa
4 20 5 25 300
tán XTB
Bản BK- Oxi hóa
5 20 5 25 300
Khoa XTA
III.2.2 Ảnh hưởng của công tác thăm dò đến môi trường
a. Mức độ biến đổi cảnh quan thiên nhiên trong vùng.
Công tác thăm dò tại các tiểu khu thăm dò với tổng số 517 lỗ khoan. Mỗi lỗ khoan
có diện tích nền khoan trung bình 20÷30m2, phần lớn sử dụng nền khoan chùm từ 2÷8
lỗ khoan trên một nền khoan nên tổng diện tích bị ảnh hưởng ước tính 5000m2 chiếm
một phần rất nhỏ so với diện tích được cấp phép thăm dò.
Với phương án đào lò lấy mẫu lớn và nghiên cứu công nghệ tuyển khoáng đường lò
thăm dò được phát triển từ đường lò cũ, quá trình nghiên cứu công nghệ được thực hiện
trên dây truyền nhà máy đã có không phát sinh thêm diện tích bị tác động ảnh hưởng.
Như vậy có thể thấy rằng công tác thăm dò và nghiên cứu công nghệ tuyển khoáng
ảnh hưởng rất nhỏ tới sự biến đổi cảnh quan thiên nhiên trong vùng.

172
b. Sự thay đổi chế độ nước mặt, nước ngầm.

Hình III.9. Đồ thị diễn biến thủy văn các suối trong khu vực thăm dò:

Hình III.10. Diễn biến cao độ mực nước tại lỗ khoan BP19-27 và BP19-37
Theo dữ liệu quan trắc thủy văn do Công ty thực hiện trong thời gian từ 03/2020
đến hết tháng 02/2021 cho thấy: diễn biến thủy văn của 2 suối tại khu vực thăm dò có
sự thay đổi tương tự nhau trong cùng một thời điểm, cho thấy các vị trí thăm dò hầu như
không xảy ra hiện tượng bồi lấp ngăn cản thay đổi dòng chảy tự nhiên dẫn đến thay đổi
chế độ nước mặt. Tương tự với đó: Mực nước tại các lỗ khoan cũng có diễn biến thay đổi
tương đồng với nhau. Sự đồng đều về diễn biến cho thấy công tác khoan thăm dò không
ảnh hưởng tới sự thay đổi chế độ nước ngầm tại các khu vực khoan thăm dò.
Với công tác đào lò lấy mẫu lớn và nghiên cứu công nghệ tuyển khoáng, khu vực
khai thác nằm trên cao độ mực nước ngầm tự nhiên. Thực tế thi công cho thấy lượng
nước ngầm phát sinh có lưu lượng rất nhỏ không đáng kể hầu hết đều duy trì ở lại trong
các đường lò không phát sinh nước thải hầm lò ra ngoài môi trường.
Nước sử dụng cho nghiên cứu tuyển khoáng: là nước tại hồ thải quặng đuôi TSF,
khi kết thúc quy trình tuyển quặng đuôi thải cũng sẽ được bơm ngược lại để lưu trữ tại
đây (không xả thải) do đó không ảnh hưởng đến chế độ cũng như chất lượng nước mặt.
c. Những ảnh hưởng khác
173
Sự nhiễm bẩn bầu khí quyển, thủy quyển
Các vị trí khoan được bố trí không gần nhau, khoảng thời gian hoạt động liên tục
thường ngắn, đảm bảo khoảng cách tối thiểu với khu dân cư, mức độ phát thải không
lớn, các thiết bị thường xuyên được kiểm tra bảo dưỡng, bố trí khu gia công mẫu riêng-
khép kín cho nên ảnh hưởng làm nhiễm bẩn bầu khí quyển và thủy quyển do công tác
thăm dò trên thực tế là nhỏ và phạm vi hẹp.
Tác động làm giảm độ phì nhiêu của đất trồng
Theo như phân tích tại mục 2.2.1 diện tích đất bị ảnh hưởng- tác động rất nhỏ, để
đảm bảo hạn chế tối đa tác động đến môi trường cũng như phục hồi tốt nhất trạng thái
ban đầu phần diện tích bị ảnh hưởng Công ty đã tiến hành hoàn thổ và trồng cây tại các
vị trí tiến hành thăm dò trước khi bàn giao lại cho chính quyền địa phương cũng như
chủ sử dụng đất. Nhìn nhận ở một khía cạnh khác việc đất trồng được cày xới cũng sẽ
làm tăng độ phì nhiêu của đất.
Các ảnh hưởng tiêu cực khác
Thực tế trong quá trình tiến hành công tác khoan thăm dò cho thấy diện tích ảnh
hưởng không lớn, tiến hành trong thời gian ngắn (khoảng 1÷2 tuần) thêm vào đó các
nguy cơ lớn luôn được đánh giá và kiểm soát sớm nên không gây các ảnh hưởng tiêu
cực như sạt lở gây mất diện tích lớn đất canh tác, đất rừng.
Công tác đào lò lấy mẫu lớn được tiến hành từ vị trí lò cũ ít có ảnh hưởng ra bên
ngoài cộng đồng dân cư xung quanh, quá trình nghiên cứu công nghệ tuyển quặng (vận
hành nhà máy) chỉ diễn ra trong thời gian ngắn do đó các ảnh hưởng được đánh giá là
nhỏ và hầu hết chỉ trong phạm vi Mỏ, không có các ảnh hưởng tiêu cực.
Các giải pháp làm giảm thiểu tác động môi trường đã được thực hiện.
Công ty sử dụng các máy đo trắc địa tiên tiến, máy GPS cầm tay để hạn chế tối đa
việc chặt, bóc phủ thực vật theo các tuyến đo trắc địa và tuyến thăm dò. Khi phát tuyến,
đào hào, lấy mẫu trên mặt… hạn chế tối đa việc chặt cây.
Các công trình thăm dò (giếng, hào, dọn vết lộ…) sau khi đo vẽ, lấy mẫu xong cacs
công trình thăm dò được san lấp nhằm trả lại mặt bằng, trồng cây che phủ và đảm bảo
an toàn lao động.
Trong quá trình khoan thăm dò các biện pháp sau đây được áp dụng:
- Trong quá trình thăm dò bằng các phương tiện cơ khí (khoan thăm dò) sử dụng tối
đa loại máy khoan nhỏ vận chuyển bằng thủ công để giảm bớt các hoạt động tác động
mạnh đến môi trường như làm đường bằng cơ giới, v.v.
- Tăng cường khoan 2÷8 lỗ khoan trên một nền nhằm hạn chế làm đường và làm
nền khoan.
- Bơm cấp nước cho khoan thăm dò được đặt ở độ cao và khoảng cách thích hợp so
với các nguồn nước, tránh ô nhiễm trong quá trình hoạt động.
- Tạo rãnh và hố thu để dẫn và thu gom nước thải cũng như dung dịch khoan, dầu
máy. Thiết kế khay hứng dầu tại vị trí có phuy dầu đang sử dụng nhằm hạn chế tối đa
174
việc tràn đổ. Tất cả dầu, xăng, v.v. được cất giữ cẩn thận ở xa các nguồn nước với
khoảng cách thích hợp để tránh nước mưa chảy tràn mang theo trầm tích và chất thải
gây ô nhiễm vào môi trường.
- Các công trình khai đào được san lấp, hoàn trả lại đất bóc mặt, trồng cây ngay sau
khi đã thu thập đầy đủ các loại tài liệu, lấy các loại mẫu và đã được nghiệm thu, nhằm
trả lại mặt bằng tự nhiên giảm thiểu sự xâm thực, xói mòn các thân quặng và tránh
nguy hiểm cho người và gia súc đi lại.

Hình III.11. Trồng cây phủ xanh, chống xói mòn các khu vực bị xáo trộn đất
- Khi thi công công trình khoan xong được trám lấp bằng xi măng, cát (bê tông)
hoặc sét nhằm bảo vệ cho quặng không bị oxi hóa cũng như đảm bảo an toàn cho việc
khai thác sau này.
- Tại các lán trại nhà vệ sinh được bố trí cách xa khu ở của công nhân và nguồn
nước sử dụng. Các thải rắn và chất thải sinh hoạt được thu gom tại chỗ và chuyển về
khu lưu trữ chất thải sinh hoạt của công ty sau đó chuyển giao cho đơn vị xử lý CTRSH
theo đúng quy định.
- Dung dịch khoan được đưa vào hố chứa dung dịch khoan để xử lý lắng và nước
lượng nước này được tái sử dụng tuần hoàn trong quá trình khoan. Đối với dầu máy,
xăng, dầu diesel các chất này được thu gom và xử lý theo các quy định về bảo vệ môi
trường.
- Trường hợp các chất thải này bị tràn ra ngoài không thu gom được, sử dụng chất
hòa tan thích hợp để xử lý nhằm bảo vệ môi trường.
- Đối với mẫu địa chất sau khi tiến hành đo đạc, phân tích nghiên cứu sẽ được bố trí
phân loại để lưu trữ tại nhà kho của bộ phận địa chất đảm bảo khô ráo thoáng mát giảm
hạn chế ẩm thấp và tiếp xúc với nước.
- Công tác gia công mẫu được thực hiện trong khu vực quy định, có mái che và rào
chắn xung quanh, cách xa khu dân cư giảm thiểu tối đa việc phát sinh bụi, ồn. Nước
sử dụng cho quá trình cắt rửa được thu gom về hố lắng riêng không xả ra môi trường.
- Phương án lấy mẫu lớn và nghiên cứu công nghệ tuyển khoáng thực hiện theo ý
kiến của Cục địa chất khoáng sản- BTNMT trong công văn số 6506/BTNMT-ĐCKS

175
ngày 7 tháng 10 năm 2021. Trước khi tiến hành Công ty đã phối hợp với đơn vị tư vấn
Trung tâm Quan trắc Tài nguyên Môi trường tỉnh Sơn La tiến hành lập kế hoạch BVMT
trình nộp cho UBND huyện Bắc Yên xem xét phê duyệt.
III.3. NHỮNG THAY ĐỔI VỀ DIỆN TÍCH, PHƯƠNG PHÁP, KHỐI LƯỢNG
Trong quá trình thăm dò diện tích thăm dò giảm từ 49,7km2 theo Giấy phép
1366/GP-BTNMT xuống còn 34,74km2 theo Giấy phép thăm dò (gia hạn) số 2404/GP-
BTNMT.
Về phương pháp thăm dò: Công ty xin chuyển một số lỗ khoan từ lỗ khoan đơn sang
khoan chùm trên 1 nền khoan, bổ sung thêm phương pháp đào lò lấy mẫu nghiên cứu
công nghệ, về trắc địa chuyển từ phương pháp đo kinh vĩ sang đo bằng GPS GNSS.
Về khối lượng: Đề án có điều chỉnh khối lượng thăm dò và được Bộ Tài nguyên và
Môi trường chấp nhận tại Công văn số 6506/BTNMT-ĐCKS ngày 27/10/2021 và Công
văn 2071/ĐCKS-KS của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
- Các hạng mục công việc không thi công so với đề án:
Bay đo điện từ theo tuyến định sẵn, đo từ proton, đo trường chuyển lỗ khoan: các
hạng mục trên không thực hiện do khu vực thăm dò có nhiều đường dây điện cao thế
chạy qua nên việc bay đo và đo từ mặt đất không hiệu quả. Việc không thực hiện các
hạng mục trên là phù hợp với đặc điểm thực tế tại khu vực thăm dò.
Lập lưới đa giác loại 2 gián tiếp bằng phương pháp toàn đạc không thực hiện do địa
hình phức tạp, nhiều cây cối nên thông hướng kém và đã chuyển sang đo bằng GPS
GNSS có độ chính xác tương đương là chấp nhận được.
Đo vẽ mặt cắt dịa hình tỷ lệ 1:2000, mốc ranh giới bổ sung không thực hiện do đặc
điểm cấu trúc thân quặng rất phức tạp; diện tích thăm dò gia hạn nằm trong phạm vi
Giấy phép thăm dò được cấp năm 2014.
Phân tích mẫu hóa nhóm 3 nguyên tố chính Ni, Cu, Co và nguyên tố phụ. Do các
mẫu phân tích hóa cơ bản đã phân tích các chỉ tiêu trên.
- Các hạng mục có khối lượng tăng, giảm so với đề án
Mua mốc tọa độ nhà nước tăng, do 05 mốc mua trước đó không có tại thực địa nên
mua bổ sung để đảm bảo phục vụ công tác trắc địa trong khu vực thăm dò.
Lập lưới đa giác loại 2 gián tiếp đo bằng GPS-GNSS, lập lưới đường sườn kinh vĩ
gián tiếp tăng do phương pháp toàn đạc không thực hiện được phải thay thế bằng đo
GPS GNSS.
Lấy mẫu công nghệ tăng 02 mẫu so với Đề án do đặc điểm quặng hóa giữa các Tiểu
khu có sự khác biệt nên lấy thêm 02 mẫu tại 02 tiểu khu là Bản Khoa và Bản Chạng để
đảm bảo đánh giá tính khách quan trong khu vực thăm dò.
Các hạng mục giảm so với khối lượng đề án gồm một số hạng mục như sau: Công tác
trắc địa; công tác ĐCTV-ĐCCT; công tác địa vật lý; công tác đo trường chuyển mặt đất
(EM); công tác khai đào: hào, dọn vết lộ, lò; công tác khoan; công tác mẫu: công tác lấy
mẫu, công tác gia công mẫu, công tác phân tích mẫu được thể hiện trong Bảng III.32.
176
Nguyên nhân chủ yếu do đến thời điểm hiện tại Đề án mới tập trung chủ yếu thi
công tại 4/12 tiểu khu gồm Bản Phúc, Bản Khoa, Bản Chạng và Suối Đán, các tiểu khu
còn lại tỷ lệ thi công thăm dò thấp.
Mặt khác một số hạng mục có sự thay đổi giảm khối lượng như đào lò, khoan là do
các thân quặng phân bố nông hơn dự kiến nên độ sâu gặp quặng nông hơn.
Các thay đổi về kỹ thuật thi công, vị trí công trình và khối lượng của Đề án đã thực
hiện đã được Công ty báo cáo, giải trình và được Bộ tài nguyên và Môi trường cho
phép tại Công văn số 6506/BTNMT-ĐCKS ngày 27 tháng 10 năm 2021 cho phép điều
chỉnh Đề án và Công văn số 2071/ĐCKS-KS ngày 20 tháng 7 năm 2022 về việc điều chỉnh
và lập báo cáo kết quả thăm dò quặng nikel – đồng tại tỉnh Sơn La.

Bảng III.34. Bảng tổng hợp khối lượng của Đề án và Báo cáo
Khối Tổng khối Khối Tỉ lệ
lượng lượng thi công lượng phần
TT Hạng mục công việc ĐVT
toàn từ 2014 đến Tăng (+), trăm
đề án 10/7/2022 Giảm (-) (%)
I Công tác địa chất
I.1 Công tác địa chất trên mặt
1 Đo vẽ địa chất - điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/25.000 km2 49,70 49,70 0 100,00
2 Đo vẽ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/2.000 km2 17,27 17,27 0 100,00
I.2 Công tác địa chất lò km2 0,02 0,018 -0,002 90,00
II Công tác ĐCTV-ĐCCT
Đo vẽ địa chất thủy văn, địa chất công trình tỷ lệ
1 km2 9,90 4,05 -5,85 40,90
1/2.000
2 Bơm nước thí nghiệm lỗ khoan
2.1 Chuẩn bị và kết thúc lần 15 5 -10 33,33
2.2 Tiến hành bơm (1 nén khí) ca 346,00 121,75 -224,25 35,19
2.3 Đo phục hồi ca 138,00 87,875 -50,125 63,68
2.4 Trong phòng (21-40) ca điểm 15 5 -10 33,33
Quan trắc động thái nước mặt (27 trạm),
3 lần 3.042 772 -2.270 25,38
MDDLK-KC <5km
Quan trắc động thái nước dưới đất (14 LK),
4 lần 1.569 667 -902 42,51
MDDLK-KC <5km
5 Xử lý số liệu của quan trắc viên 100sl 40,72 14,40 -26,32 35,36
III Công tác địa vật lý
1 Đo từ proton (T=100,d=20) điểm 6.744 0 -6.744 0,00
2 Đo trường chuyển mặt đất (EM) điểm 1.224 592 -632 48,37
3 Đo trường chuyển lỗ khoan lk 55 4 -51 7,27
IV Công tác trắc địa
IV.1 Công tác trắc địa cho thăm dò
1 Mua điểm mốc tọa độ nhà nước (khái toán) điểm 16 16 0 100,00
2 Lập lưới giải tích GPS 1 (KK loại IV) điểm 50 8 -42 16,00
3 Lập lưới đa giác loại 2 GPS (KK loại IV) điểm 42 39 -2,606 93,74
Lập đường sườn kinh vĩ gián tiếp (KK loại IV)
4 km 27,50 9,82 -17,68 35,69
đo kinh vĩ
Lập đường sườn kinh vĩ gián tiếp (KK loại IV)
5 điểm 0 11 +11
đo GPS (tính theo đo lưới GT loại 2 KK1)
6 Đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000, h=2m. km2 9,90 1,81 -8 18,25
Đưa công trình chủ yếu từ thiết kế ra thực địa
7 điểm 791 495 -296 62,58
(KK loại IV)
177
Khối Tổng khối Khối Tỉ lệ
lượng lượng thi công lượng phần
TT Hạng mục công việc ĐVT
toàn từ 2014 đến Tăng (+), trăm
đề án 10/7/2022 Giảm (-) (%)
Đo công trình chủ yếu và đưa vào bản đồ (KK
8 điểm 791 517 -274 65,36
loại IV)
Đo công trình thứ yếu và đưa vào bản đồ (KK
9 điểm 210 121 -89 57,62
loại IV)
10 Đo vẽ mặt cắt địa hình tỷ lệ 1: 2000 km 12 0 -12 0,00
Mốc ranh giới bổ sung (lấy theo đưa công trình
11 mốc 26 0 -26 0,00
thứ yếu từ thiết kế ra thực địa, KK loại IV)
IV.2 Công tác trắc địa cho đào lò lấy mẫu lớn
1 Lập đường sườn kinh vĩ gián tiếp (KK4) km 2,00 0,86 -1,14 42,90
Đưa công trình chủ yếu từ thiết kế ra thực địa
2 điểm 16 16 0 100,00
(KK4)
3 Đo công trình chủ yếu và đưa vào bản đồ (KK4) điểm 16 16 0 100,00
4 Định hướng đào lò (5m 1 điểm đo KK2) điểm 212 182 -30 85,85
5 Đo vẽ bản đồ lò (KK4) km2 0,02 0,018 -0,002 90,00
V Công tác khoan, khai đào
1 Hào, Vết lộ m3 7.272,55 3.752,55 -3.520 51,60
1.1 Đất đá TB cấp I-III; 50% m3 3.971,90 2.211,90 -1.760 55,69
1.2 Đất đá TB cấp IV; 30% m3 2.596,65 1.540,65 -1.056 59,33
1.3 Đất đá TB cấp VII; 20% m3 704,00 0 -704 0,00
2 Lò (LCC-CDD-VIII) m 1.061,90 906,80 -155,1 85,39
2.1 Chiều sâu 0-100m m 144,50 289,80 +145,3 200,55
2.2 Chiều sâu 0-200m m 684,00 397,00 -287 58,04
2.3 Chiều sâu 0-300m m 233,40 220,00 -13,4 94,26
3 Khoan máy m 144.299,00 93.873,00 -50.426 65,05
3.1 Chiều sâu lỗ khoan đến 100m
+ Đất đá cấp IV, khoan doa 132mm 30%; HS 1,31) m 5.695,47 4.247,07 -1.448,4 74,57
+ Đất đá cấp VIII m 9.503,83 5.537,83 -3.966 58,27
3.2 Chiều sâu lỗ khoan đến 200m
+ Đất đá cấp IV, khoan doa 132mm 30%; HS 1,31) m 15.120,18 8.362,13 -6.758,05 55,30
+ Đất đá cấp VIII m 34.651,02 20.612,37 -14.038,65 59,49
3.3 Chiều sâu lỗ khoan đến 300m
+ Đất đá cấp IV, khoan doa 132mm 30%; HS 1,31) m 10.847,67 5.400,32 -5.447,35 49,78
+ Đất đá cấp VIII m 27.646,43 18.504,88 -9.141,55 66,93
3.4 Chiều sâu lỗ khoan đến 400m
+ Đất đá cấp IV, khoan doa 132mm 30%; HS 1,31) m 6.248,44 4.524,22 -1.724,22 72,41
+ Đất đá cấp VIII m 19.024,01 18.422,03 -601,98 96,84
3.5 Chiều sâu lỗ khoan đến 500m
+ Đất đá cấp IV, khoan doa 132mm 30%; HS 1,31) m 3.297,83 800,43 -2.497,4 24,27
+ Đất đá cấp VIII m 11.086,92 6.284,52 -4.802,4 56,68
3.6 Chiều sâu lỗ khoan đến 600m
+ Đất đá cấp IV, khoan doa 132mm 30%; HS 1,31) m 63,60 63,60 0 100,00
+ Đất đá cấp VIII m 471,40 471,40 0 100,00
3.7 Chiều sâu lỗ khoan đến 700m
+ Đất đá cấp IV, khoan doa 132mm 30%; HS 1,31) m 62.00 62.00 0 100,00
+ Đất đá cấp VIII m 580,20 580,20 0 100,00
VI Công tác lấy mẫu
1 Mẫu rãnh (10x5x100)cm; Đất đá TB cấp VII. mẫu 1.380 935 -445 67,75
2 Mẫu lõi khoan; Đất đá TB cấp VIII; dài 1,0m. mẫu 20.266 16.788 -3.478 82,84
3 Mẫu nước
3.1 Nước mặt (GTK; K/c<5km) mẫu 63 14 -49 22,22
178
Khối Tổng khối Khối Tỉ lệ
lượng lượng thi công lượng phần
TT Hạng mục công việc ĐVT
toàn từ 2014 đến Tăng (+), trăm
đề án 10/7/2022 Giảm (-) (%)
3.2 Nước lỗ khoan (GTK; K/c<5km) mẫu 119 19 -100 15,97
4 Mẫu cơ lý đá.
4.1 Mẫu cơ lý đá tại công trình hào (20x20x20)cm mẫu 28 0 -28 0,00
Mẫu cơ lý đá tại công trình khoan (L.10cm;
4.2 mẫu 161 65 -96 40,37
d>0,71cm)
5 Mẫu cơ lý đất.
5.1 Mẫu cơ lý đất tại công trình hào (20x20x20)cm mẫu 26 0 -26 0,00
Mẫu cơ lý đất tại công trình khoan (L.10cm;
5.2 mẫu 57 35 -22 61,40
d>0,71cm)
6 Mẫu địa hóa đất phủ mẫu 7.754 7.644 -110 98,58
7 Mẫu Silicat (12 oxit) mẫu 44 28 -16 63,64
8 Mẫu phóng xạ (U, Th) mẫu 72 18 -54 25,00
9 Lấy và cân mẫu thể trọng (tại thực địa) mẫu 20.717 16.788 -3.929 81,03
10 Mẫu lát mỏng, KK loại III mẫu 294 131 -163 44,56
11 Mẫu khoáng tướng, KK loại III mẫu 259 115 -144 44,40
VII Công tác gia công mẫu
1 Mẫu lát mỏng, KK loại III mẫu 294 131 -163 44,56
2 Mẫu khoáng tướng, KK loại III mẫu 259 115 -144 44,40
3 Mẫu rãnh (3-7kg, đất đá TB cấp VII.) mẫu 1.273 828 -445 65,04
4 Mẫu lõi khoan (3-7kg, đất đá TB cấp VIII.) mẫu 19.947 16.788 -3.159 84,16
5 Gia công mẫu trắng hạt thô mẫu 699 699 0 100,00
6 Mẫu Silicat 12 Oxit mẫu 44 28 -16 63,64
7 Mẫu phóng xạ (U,Th) mẫu 72 18 -54 25,00
8 Mẫu địa hóa + Mẫu địa hóa kiểm tra mẫu 7.754 7.791 +37 100,48
VIII Công tác phân tích mẫu
1 Mẫu lát mỏng thạch học mẫu 293 131 -162 44,71
2 Mẫu khoáng tướng mẫu 259 115 -144 44,40
3 Mẫu thể trọng nhỏ (Mẫu thể trọng kiểm tra) mẫu 130 109 -21 83,85
Mẫu xác định hàm lượng quặng bằng quang phổ
4 plasma 3 nguyên tố chính Ni, Cu, Co ( PT nước mẫu 24.091 19.899 -4.192 82,60
ngoài bằng ICP-AES) + Hấp thụ nguyên tử
Mẫu Silicat 12 oxit (SiO2, TiO2, Al2O3, FeO,
5 mẫu 44 28 -16 63,64
Fe2O3, MnO, MgO,CaO, Na2O, K2O, Cr2O3, P2O5)
6 Mẫu phóng xạ (U,Th) mẫu 72 18 -54 25,00
7 Mẫu hiển vi điện tử mẫu 120 0 -120 0,00
8 Mẫu hoá nước toàn diện mẫu 360 31 -329 8,61
9 Mẫu vi sinh mẫu 6 1 -5 16,67
10 Mẫu vi lượng độc hại As mẫu 6 1 -5 16,67
11 Mẫu cơ lý đá toàn diện mẫu 189 65 -124 34,39
12 Mẫu cơ lý đất toàn diện mẫu 83 35 -48 42,17
13 Mẫu quang phổ HTNT (Ni, Cu, Pb, Zn) mẫu 110 0 -110 0,00
14 Lấy, gia công, phân tích mẫu công nghệ mẫu 4 4 0 100,00
Mẫu hóa nhóm 3 nguyên tố chính Ni, Cu, Co,
15 các nguyên tố phụ (Fe, Mg, S, As), nhóm platin mẫu 52 0 -52 0,00
(Au, Pd, Pt) và nhóm đất hiếm

179
CHƯƠNG 4
ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG VÀ TÍNH CHẤT
CÔNG NGHỆ CỦA KHOÁNG SẢN
IV.1. ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG KHOÁNG SẢN
IV.1.1. Kiểu quặng tự nhiên và kiểu quặng công nghiệp
Căn cứ vào đặc điểm thành phần vật chất và kiểu nguồn gốc thành tạo quặng diện
tích thăm dò có thể chia ra 04 kiểu quặng tự nhiên và 02 kiểu quặng công nghiệp như
sau:
a. Kiểu quặng tự nhiên:
+ Quặng sulfua xâm tán có 02 kiểu quặng tự nhiên gồm:
Quặng sulfua xâm tán nguyên sinh
Quặng sulfua xâm tán oxi hóa
+ Quặng sulfua đặc sít có 02 kiểu quặng tự nhiên gồm:
Quặng sulfua đặc sít nguyên sinh
Quặng sulfua đặc sít oxi hóa
b. Kiểu quặng công nghiệp.
+ Quặng sulfua xâm tán nguyên sinh
+ Quặng sulfua đặc sít nguyên sinh
c. Đặc điểm phân bố các loại quặng.
Quặng sulfua đặc sít nguyên sinh: gồm 2 loại quặng: quặng sulfur Ni-Cu đặc sít
dạng mạch đơn phân bố rìa đai siêu mafic và quặng sulfur Ni-Cu đặc sít dạng ổ, xâm
tán trong đai mạch siêu mafic gọi chung là quặng sulfur Ni-Cu đặc sít. Quặng nguyên
sinh phân bố dưới bề mặt phong hóa, oxi hóa của thân quặng.
Quặng sulfua xâm tán nguyên sinh: Quặng sulfua Ni xâm tán phân bố trong khối
siêu mafic Bản Khoa và Bản Phúc. Phân bố dưới bề mặt phong hóa, oxi hóa của thân
quặng.
Quặng oxi hóa nằm trong đới phong hoá, oxi hóa phân bố chủ yếu phần trên các
thân quặng sulfua Ni nguyên sinh, chiếm khối lượng nhỏ.
Quặng oxi hóa do tính chất công nghệ phức tạp, chưa có hiêu quả kinh tế.
Thành phần vật chất được nghiên cứu cho các loại quặng trên tuy nhiên hiện tại có
4 tiểu khu Bản Phúc, Bản Khoa (quặng xâm tán), Bản Chạng và Suối Đán (quặng sulfua
đặc sít) đã thăm dò tính được trữ lượng, tài nguyên ở mỏ, nên Báo cáo tập trung nghiên
cứu thành phần vật chất cho các thân quặng tại các tiểu khu này.
IV.1.2. Thành phần khoáng vật.
IV.1.2.1 Quặng nguyên sinh xâm tán.
a. Tiểu khu Bản Phúc.
Quặng sulfua Ni xâm tán phân bố trong đáy khối xâm nhập thành phần khoáng vật
quặng chiếm khoảng 2,5% bao gồm: Pyrotin (0,07%), Pentlandit (0,79%), Violarit
180
(0,04%), Valerit (0,36%), sulfua – Ni mọc ghép (0,72%) ngoài ra là các khoáng vật phi
quặng chiếm 95% - 97% trong đó chiếm chủ yếu là serpentin, magnetit, chlorit,
phlogopit và các khoáng vật khác (Bảng IV.1).
Pentlandit là khoáng vật chứa Ni chủ yếu được tìm thấy trong mẫu, chiếm tới 0,79%
khối lượng mẫu. Trong mẫu còn có mặt các khoáng vật vết (có hàm lượng rất nhỏ)
violarit và millerit, các khoáng vật này đều chiếm khối lượng ≤ 0,05%. Một vài hạt pha
khoáng vật Ni-As-(S) cũng được tìm thấy. Một số khoáng vật chứa Ni được đề cập ở
trên có xu hướng liên kết chặt chẽ với các khoáng vật silicat. Những khoáng vật kích
thước nhỏ, mọc xen này có thể dẫn đến những dấu hiệu các nguyên tố trộn lẫn ở các
điểm phân tích QEMSCAN. Serpentin là khoáng vật silicat chiếm ưu thế trong mẫu,
chiếm tới 82,1% khối lượng mẫu. Các khoáng vật silicat nhỏ khác được phát hiện là
mica, chlorit, talc và amphibol.
Bảng IV.1. Tổng hợp khoáng vật trong mẫu Bản Phúc
STT Nhóm khoáng vật Tỉ lệ (%)
1 Sulfua-Ni-Fe (pentlandit) 0,79
2 Sulfua-Ni-Fe (violarit) 0,04
3 Sulfua-Ni (millerit/ khoáng vật tương tự) 0,05
4 Sulfua-Ni mọc ghép 0,72
5 Chalcopyrit/ khoáng vật tương tự 0,05
6 Vallerit/ khoáng vật tương tự 0,36
7 Sphalerit 0,02
8 Pyrotin 0,07
9 Pyrit 0,04
10 Serpentin (Mg+Si) 82,1
11 Talc (Mg+Si) 0,69
12 Chlorit (Mg+Al+Si) 2,59
Amphibol và khoáng vật tương tự
13 1,85
(Ca+Mg+Si)
Mica và khoáng vật tương tự
14 2,39
(K+Mg+Fe+Al+Si)
15 Felspat 0,03
16 Thạch anh 0,01
17 Magnetit/hematit/ khoáng vật tương tự 4,79
18 Carbonat/brucit và khoáng vật tương tự 2,52
19 Khoáng vật khác 0,84

181
Khoáng vật chính là serpentin (Serp), tạo
thành các mảng mạch song song, kéo dài
theo chiều dài hạt protolith. Các mạch
serpentin muộn cắt ngang những mạch
sớm tại góc cao ở một vài nơi. TL. XPL.
Trường quan sát ∼4 mm.

Chlorit (Chl) là khoáng vật phụ xuất hiện


trong một loạt các cấu trúc sau: Mạch cắt
ngang mạch serpentin (Serp) và thường
liên kết với magnetit và sulfua. TL. XPL.
Trường quan sát ∼1 mm.

Pentlandit tìm thấy ở dưới dạng những


mảnh vỡ trong magnetit, chỉ ra mối quan
hệ phản ứng, với sự phát triển của
magnetit với pentlandit. RFL. PPL.
Trường quan sát ∼1 mm.

Ảnh IV.1. Một số hình ảnh về thành phần khoáng vật


của quặng sulfua xâm tán tiểu khu Bản Phúc
b. Tiểu Khu Bản Khoa
Niken ở dạng khoáng vật sulfua tồn tại chủ yếu trong pentlandit. Các khoáng vật tạo đá
chủ yếu là các khoáng vật thuộc nhóm olivin, serpentin và amphibol.

182
Bảng IV.2. Kết quả phân tích khoáng vật trong quặng sulfua xâm tán Bản Khoa

STT Nhóm khoáng vật Tỷ lệ (%)


1 Sulfua-Ni-Fe (pentlandit) 1,00
2 Chalcopyrit <1
3 Clinochlore (Clorit) 8,50
4 Dolomit 2,00
5 Magnetit 5,60
6 Mica 8,00
7 Olivin 6,00
8 Amphibol 10,20
9 Pyrit <1
10 Pyroxen 2,56
11 Pyrotin 2,17
12 Serpentin 56,20
13 Talc 5,43

Các sulfua chứa niken được thấy ở tất cả các đá dunit biến đổi. Pentlandit là
khoáng vật phổ biến nhất, nhưng phân bố ở mức khoáng vật phụ hoặc dạng rất ít (dạng
vết) trong hầu hết các mẫu. Pentlandit có thể biến đổi thành các sản phẩm ở dạng lát
mỏng như heazlewoodite (đôi khi là pha chính chứa Ni) và millerit (xuất hiện dạng vết).
Khoáng vật pentlandit chủ yếu dạng hạt nhỏ kích thước 0,05-0,4mm nằm trong các cấu
trúc xen kẽ
Các pha biến đổi chứa Cu nhiệt độ thấp như là bornit, digenit và covelit đều ở
mức rất ít (dạng vết). Chalcopyrit hiếm gặp, nhưng được quan sát thấy dưới dạng hạt
hỗn hợp với pentlandit và như là pha tái di chuyển trong các vi mạch. Khoáng vật phi
quặng chủ yếu là các khoáng vật silicat như serpentin, talc, amphibol. Magnetit dạng
mạch mọc xen và nằm trong các pha sulfua.
Trong hầu hết các mẫu lát mỏng serpentin là khoáng vật phổ biến nhất chiếm
56%, và thường đi cùng với tremolit, phlogopit và chlorit với tỉ lệ khác nhau. Talc được
tìm thấy trong một số mẫu và cấp hạt với hàm lượng từ 1-9% trung bình 5,43%.

183
Cpx: Pyroxen dạng lăng trụ tự hình, nửa tự hình,
kích 0,3 - 0,8 mm, bị chlorit hóa nhẹ, cục bộ.
Mg: Magnesit dạng hạt nhỏ tự hình, nửa tự hình,
kích thước 0,1 - 0,7 mm, chủ yếu xuyên lấp theo
khe nứt.

Ol: Olivin dạng lăng trụ ngắn tự hình, gặm mòn


tàn dư, bị talc hóa, magnesit hóa rất nhẹ, cục bộ.
Cpx: Pyroxen xiên (augit) dạng lăng trụ tha hình,
kích thước 1 - 1,5 mm, bị tremolit hóa nhẹ.

Pentlandit (Pld), pyrotin (Pyr) hạt tha hình xâm


tán thành ổ trong đá

Pentlandit (Pld), pyrotin (Pyr) hạt tha hình tạo ổ


xâm tán trong đá.

Violarit (Vio) thay thế gần như hoàn toàn cho


pentlandit (Pld) xâm tán cùng pyrotin (Pyr) trong
đá.

Ảnh IV.2. Một số hình ảnh về thành phần khoáng vật


của quặng sulfua xâm tán tiểu khu Bản Khoa

184
IV.1.2.2 Quặng nguyên sinh đặc sít.
a. Tiểu khu Suối Đán
Kết quả phân tích thành phần khoáng vật quặng sulfua đặc sít bằng phương pháp
QEMSCAN (đánh giá định lượng khoáng chất bằng kính hiển vi điện tử quét) đã cho
thấy khoáng vật dạng sulfua chiếm chủ yếu trong quặng sulfua đặc sít là pyrotin, khoáng
vật chính chứa niken là pentlandit, khoáng vật phi quặng chủ yếu là thạch anh, mica.
Bảng IV.3. Kết quả phân tích thành phần khoáng vật bằng QEMSCAN
STT Nhóm khoáng vật Tỉ lệ %
1 Sulfua (pentlandit) 2,80
2 Sulfua Ni-Fe (violarit) 0,05
3 Sulfua Ni xen lẫn 0,12
4 Chalcopyrit/tương tự 2,26
5 Vallerit/tượng tự 0,03
6 Pyrotin 20,6
7 Pyrit 0,13
8 Sphalerit 0,02
9 Serpentin (Mg+Si) 0,33
10 Talc (Mg+Si) 0,25
11 Chlorit (Mg+Al+Si) 5,02
12 Amphibol và tương tự (Ca+Mg+Si) 8,64
13 Epidot (Ca+Al+Si)/tương tự 5,36
14 Mica và tương tự (K+Mg+Fe+Al+Si) 18,1
15 Felspat 8,02
16 Thạch anh 24,1
17 Các khoáng vật khác 4,18
Kết quả phân tích cho thấy:
Các khoáng vật sulfua chiếm 26% trong đó chiếm chủ yếu là pyrotin 20,6%, ít hơn
là pentlandit 2,8%, chalcopyrit 2,26%.
Khoáng vật tạo đá chiếm 74% trong đó khoáng vật chủ yếu là thạch anh 24%, ít hơn
là amphibol 8,64% và nhóm khoáng vật mica 18,1%.
- Pentlandit là khoáng vật chứa niken chủ yếu (2,8%) có trong mẫu quặng đặc sít,
ngoài ra thấy sự xuất hiện của khoáng vật niken khác (~0,17%) như: Violarit, sulfua Ni
xen lẫn. Các khoáng vật sulfua khác đi kèm gồm: Chalcopyrit, vallerit, pyrotin, pyrit,
sphalerit chiếm 23%, chiếm chủ yếu là pyrotin.
- Khoáng vật oxit và silicat chiếm khoảng 73% khối lượng mẫu, trong đó chủ yếu
là thạch anh, nhóm khoáng vật thường ảnh hưởng đến tuyển nổi khoáng vật sulfua chiếm
khoảng 14%. Nhóm khoáng vật mica cũng chiếm tương đối 18% khối lượng mẫu, thể
hiện ở khoáng vật annit, biotit và phlogopit.
185
Tr. Tremolit dạng vi lăng trụ hình kim, que,
đôi khi giả hình theo các tấm pyroxen nguyên
thủy, kích thước dài 0,3 - 2,5 mm.
Cl. Chlorit giàu magne (loại pennin) dạng vi
vảy tha hình đến tấm giả hình theo phlogopit,
kích thước 0,01 - 1 mm.

Pyrotin (Pyr), pentlandit (Pld) và chalcopyrit


(Chp) tạo tập hợp ổ đặc sít.

Pyrotin (Pyr), pentlandit (Pld), chalcopyrit


(Chp), hạt tha hình tạo ổ xâm tán trong nền đá.

Ảnh IV.3. Một số hình ảnh về thành phần khoáng vật của
quặng sulfua đặc sít tiểu khu Suối Đán
b. Tiểu khu Bản Chạng
Kết quả nghiên cứu sự phân bố khoáng vật thực hiện bởi ALS được thể hiện trong bảng
IV.4.

186
Bảng IV.4. Tổng hợp đặc điểm phân bố khoáng vật quặng sulfua đặc sít
tiểu khu Bản Chạng
TQ đông Bản Chạng TQ tây Bản Chạng
STT Nhóm khoáng vật (BC-TQ2) (BC-TQ1)
% %
1 Sulfua Ni-Fe (pentlandit) 2,09 1,71
2 Sulfua Ni-Fe (violarit) 0,09 0,23
3 Sulfua Ni mọc xen 0,28 0,13
4 Chalcopyrit/khoáng vật tương tự 1,95 2,04
5 Valleriit/ khoáng vật tương tự 0,28 0,04
6 Pyrotin 18,7 19,9
7 Pyrit 0,15 1,50
8 Sphalerit 0,02 0,02
9 Serpentin (Mg+Si) 14,3 4,94
10 Talc (Mg+Si) 13,5 3,66
11 Chlorit (Mg+Al+Si) 10,5 7,15
Amphibol và khoáng vật tương tự
12 11,8 13,6
(Ca+Mg+Si)
13 Epidot (Ca+Al+Si) 0,22 0,66
Mica và khoáng vật tương tự
14 6,32 16,4
(K+Mg+Fe+Al+Si)
15 Felspat 4,55 10,8
16 Thạch anh 4,48 11,7
17 Carbonat 7,91 2,44
18 Các khoáng vật khác 2,48 3,08
- Khoáng vật chứa niken được tìm thấy trong phân tích kích thước hạt phân bố niken
chủ yếu là tổ hợp Ni-Fe sulfua, như pentlandit, violarit và niken sulfua mọc xen kẽ.
- Khoáng vật phi quặng chủ yếu là sulfua sắt như pyrotin và pyrit, hoặc các khoáng vật
silicat như serpentin, chlorit, talc, amphibol và mica.

187
Tr: Tremolit dạng vi lăng trụ hình kim, que,
đôi khi giả hình theo các tấm pyroxen
nguyên sinh, kích thước dài 0,3 - 3mm.
Cl: Chlorit giàu magne (loại pennin) dạng
vi vảy tha hình đến tấm giả hình theo
phlogopit, kích thước 0,1-1mm
q: Khoáng vật quặng nguyên sinh dạng hạt
tự hình, nửa tự hình, kích thước 0,05 - 1mm.
Khoáng vật quặng thứ sinh dạng vi hạt (bụi)
tha hình, nửa tự hình, giải phóng do quá
trình biến đổi.

Bt: Biotit, Pl: Plagioclas, Qu: Thạch anh,


Mg: Magnesit, q: Khoáng vật quặng

Pentlandit (Pld)-Pyrotin (Pyr)-chalcopyrit


(Chp) hạt tha hình xâm tán thành ổ trong đá

Pentlandit (Pld) - chalcopyrit (Chp)-


pyrotin (Pyr) hạt tha hình xâm tán thành ổ,
đám hạt trong đá.

Ảnh IV.4. một số hình ảnh về thành phần khoáng vật của quặng sulfua đặc sít
tiểu khu Bản Chạng
188
IV.1.2.3 Quặng oxi hóa.
a. Quặng Ni xâm tán bị oxi hóa.
Thành phần khoáng vật trong quặng sufua xâm tán bị oxi hóa phân bố trong khối xâm
nhập siêu mafic Bản Khoa và Bản Phúc như sau:
Khoáng vật tạo đá gồm: Chủ yếu là serpentin chiếm từ 20-90%, ít hơn là chlorit giàu
magie (pennin): 4-5%, magnesit: 2-3%

Srp: Serpentin; Tr: Tremolit; Srp: Serpentin; Cl: Chlorit


q: Khoáng vật quặng
Ảnh IV.5. Một số hình ảnh về khoáng vật tạo đá của tiểu khu Bản Phúc và Bản Khoa
Khoáng vật tạo quặng gồm:
+ Khoáng vật nguyên sinh: penlandit 0,2-0,3%, pyrotin: 0,5-2%
+ Khoáng vật thứ sinh: Covelin 0,1%, violarite 0,2%, goethit 0,2-0,5%, magemit 1-
2%
Pentlandit: Pentlandit tồn tại dạng hạt tha hình, với kích thước từ 0,1-0,2mm và
thường đi cùng với pyrotin tạo thành 1 THCSKV trên nền đá. Đôi chỗ quan sát rõ violarit
thay thế gặm mòn một phần theo vi khe nứt trên bề mặt hoặc thay thế hoàn toàn ở dạng
giả hình cho một số hạt pentlandit.
Pyrotin: Pyrotin tồn tại dạng hạt tha hình với kích thước dao động từ 0,05-0,3mm,
chúng tạo thành ổ nhỏ cùng pentlandit xâm tán trong đá. Hầu hết các hạt pyrotin quan
sát trong mẫu đều đang bị goethit gặm mòn thay thế.
Magemit: Magemit thay thế rõ cho magnetit, đa số magemit đã thay thế hoàn toàn
và giả hình cho các hạt magnetit với kích thước phổ biến 0,1-0,2mm. Trong magemit
nhiều chỗ còn chứa tàn dư của magnetit chưa bị thay thế hết. Magemit phân bố xâm tán
thành ổ hoặc dải trong đá.
Goethit: Goethit tồn tại ở dạng keo hoặc đôi khi dạng hạt giả hình theo một số hạt
khoáng vật pyrotin có trước,
Violarit: Trong mẫu gặp violarit với hàm lượng khoảng 0,2%. Violarit tồn tại ở dạng
keo thay thế gặm mòn ven rìa hoặc theo vi khe nứt trên bề mặt pentlandit. Đôi chỗ
violarit ở dạng hạt giả hình thay thế hoàn toàn cho pentlandit xâm tán tạo ổ cùng pyrotin
trong nền đá.
189
Goethit (Gh) tạo ổ thay thế gần như hoàn Pyrotin (Pyr), Pentlandit (Pld) hat tha
toàn cho pyrotin (Pyr) xâm tántrong đá hình tạo ổ cùng goethit (Gh) xâm tán
trong đá

Violarit (Vio) thay thế gần như hoàn


Goethit(Gh) tạo ổ thay thế gần như hoàn
toàn cho pentlandit (Pld) xâm tán cùng
toàn cho pyrotin (Pyr) xâm tán trong đá
pyrotin (Pyr) trong đá

Magemit (Mg) phân bố xâm tán tạo ổ cùng pyrotin (Pyr) trong nền phi quặng
Ảnh IV.6: Một số hình ảnh về khoáng vật tạo quặng của tiểu khu Bản Phúc và Bản
Khoa
b. Quặng Ni đặc sít bị oxi hóa
Thành phần khoáng vật trong quặng sulfua đặc sít bị oxi hóa:
Khoáng vật tạo quặng.
+ Khoáng vật nguyên sinh: pentlandit 0,3-10%, pyrotin: 0,5-25%, chalcopyrit: 0,1-
5%
+ Khoáng vật thứ sinh: goethit: 68-80%, violarit: 0,3%, covenlit: 2%, violarit: 0,2%

190
Khoáng vật tạo đá: Chủ yếu là tremolit chiếm từ 80-97%, ít hơn là chlorit giàu magie
(pennin): 3-10%.

Pyrotin (Pyr) tàn dư trên nền goethit Pyrotin (Pyr), sphalerit (Spl) tạo ổ nhỏ
(Gh) xâm tán trong đá

Violarit (Vio) thay thế hoàn toàn cho


Pentlandit (Pld) và
pentlandit tạo ổ xâm tá trong nền phi
chalcopyrit (Chp) tạo ổ nhỏ xâm tán
quặng
trong đá
Ảnh IV.7. Một số hình ảnh về khoáng vật tạo quặng của tiểu khu Bản Chạng
IV.1.3 Thành phần hóa học
a. Quặng Ni xâm tán
+ Quặng sunfua nguyên sinh: Nhìn chung quặng sulfua Ni xâm tán nguyên sinh có
hàm lượng Ni thấp. Hàm lượng Cu và Co rất thấp dạng nguyên tố vết không thể thu hồi
trong quá trình tuyển, hàm lượng Mg cao, không có hoặc rất thấp các nguyên tố có hại.
+ Quặng oxi hóa: Quặng sulfua Ni xâm tán bị oxi hóa có hàm lượng Ni thấp, Mg
cao, hàm lượng S rất thấp. Hiện tại loại quặng này tuyển chưa có hiệu quả kinh tế.
b. Quặng Ni đặc sít.
+ Quặng nguyên sinh: nhìn chung quặng sulfur Ni đặc sít nguyên sinh có hàm lượng
Ni, Cu cao hơn loại quặng sulfua xâm tán, nhưng có hàm lượng Mg thấp hơn quặng
sulfua xâm tán, không chứa hoặc dạng vết các nguyên tố nhóm platin và vàng, không
có hoặc rất thấp các nguyên tố có hại.
+ Quặng oxi hóa: nhìn chung quặng Ni oxi hóa có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp,
hiện loại quặng tuyển chưa có hiệu quả kinh tế.
Kết quả chi tiết thành phần hóa học các thân quặng được thể hiện trong các bảng
4.5, 4.6, 4.7, 4.8, 4.9, 4.10 và 4.11 dưới đây:

191
Bảng IV.5: Đặc điểm hàm lượng các nguyên tố chính trong thân quặng nguyên
sinh theo mẫu đơn

Loại Thân Hàm Hàm lượng theo mẫu đơn


TT Khu Tiểu khu
hình quặng lượng Ni (%) Cu (%) Co (%)
Thấp nhất 0,011 0,001 0,002
BP-XTA Cao nhất 2,360 0,570 0,036
Trung bình 0,446 0,092 0,010
1 Bản Phúc
Thấp nhất 0,001 0,0004 0,002
BP-XTB Cao nhất 3,250 0,900 0,042
Trung bình 0,518 0,079 0,013
Thấp nhất 0,132 0,015 0,009
Xâm tán BK-XTA Cao nhất 0,907 0,128 0,028
Trung bình 0,353 0,049 0,016
Thấp nhất 0,040 0,005 0,003
2 Bản Khoa BK-XTB Cao nhất 2,160 0,399 0,086
Trung bình 0,379 0,054 0,015
Thấp nhất 0,041 0,006 0,005
BK-XTC Cao nhất 2,180 0,903 0,038
Trung bình 0,398 0,067 0,015
Thấp nhất 0,016 0,010 0,001
Tạ
BKh-TQ1 Cao nhất 2,970 4,610 0,138
Khoa
Bản Trung bình 0,532 0,398 0,033
3
Khằng Thấp nhất 0,132 0,043 0,008
BKh-TQ2 Cao nhất 2,890 3,900 0,125
Trung bình 0,894 0,564 0,047
Thấp nhất 0,053 0,045 0,002
4 Suối Đán SD-TQ1 Cao nhất 4,310 8,150 0,159
Trung bình 1,148 0,694 0,043
Thấp nhất 0,085 0,004 0,006
BC-TQ1 Cao nhất 3,270 10,300 0,261
Bản Trung bình 0,829 0,613 0,056
5 Đặc sít
Chạng Thấp nhất 0,008 0,007 0,002
BC-TQ2 Cao nhất 5,380 19,700 0,225
Trung bình 0,770 0,555 0,044
Thấp nhất 0,120 0,090 0,005
6 Suối Tào ST-TQ Cao nhất 1,140 1,130 0,060
Trung bình 0,459 0,350 0,025
Thấp nhất 0,080 0,040 0,004
Bản
7 BM-TQ Cao nhất 6,110 13,600 0,248
Mông
Trung bình 0,852 0,424 0,040
Tà Hộc
Thấp nhất 0,205 0,050 0,008
Suối
8 SP-TQ Cao nhất 4,140 5,120 0,106
Phặng
Trung bình 0,995 0,708 0,029

192
Bảng IV.6: Đặc điểm hàm lượng các nguyên tố đi kèm trong thân quặng nguyên sinh theo đơn mẫu
Hàm lượng theo mẫu đơn
Tiểu Loại Thân Hàm
TT Khu Mg Fe S As Cr Pb Zn Au Pt Pd
khu hình quặng lượng
(%) (%) (%) (ppm) (ppm) (ppm) (ppm) (ppm) (ppm) (ppm)
Thấp nhất 4,160 1,640 0,005 3 12 1 12 0,001 0,003 0,001
BP-XTA Cao nhất 28,500 7,750 2,674 1.080 1.980 168 278 0,170 0,336 0,569
Bản Trung bình 23,039 4,257 0,287 25 327 7 50 0,010 0,034 0,034
1
Phúc Thấp nhất 0,770 0,260 0,005 1 7 1 1 0,001 0,003 0,001
BP-XTB Cao nhất 28,300 39,700 23,500 1.535 8.890 2.510 2.200 0,250 0,43 0,55
Trung bình 23,147 5,269 0,523 34 586 7 57 0,022 0,078 0,095
Thấp nhất 13,150 5,990 0,280 3 305 1 46 0,001 0,007 0,005
Xâm
BK-XTA Cao nhất 26,600 11,700 4,100 184 2.210 12 118 0,010 0,082 0,071
tán
Trung bình 21,478 8,371 1,376 16 889 5 74 0,002 0,025 0,023
Thấp nhất 2,110 2,630 0,060 3 15 1 30 0,001 0,003 0,001
Bản
2 BK-XTB Cao nhất 27,300 21,600 9,350 5.890 2.650 454 223 0,180 0,608 0,599
Khoa
Tạ Trung bình 21,694 7,487 1,062 115 913 9 75 0,011 0,054 0,055
Khoa
Thấp nhất 8,580 5,330 0,090 3 224 1 19 0,001 0,003 0,005
BK-XTC Cao nhất 28,400 12,500 4,190 4.750 1.975 76 246 0,451 1,835 0,803
Trung bình 20,986 7,460 1,101 60 975 7 76 0,016 0,061 0,061
Thấp nhất 0,360 1,150 0,030 3 16 1 9 0,008 0,01 0,04
BKh-TQ1 Cao nhất 18,450 46,600 34,500 475 2.910 75 423 0,257 0,93 0,83
Bản Trung bình 10,474 13,472 3,629 20 1.120 17 109 0,046 0,27 0,23
3
Khằng Thấp nhất 1,750 5,220 1,110 3 133 1 54 0,005 0,003 0,032
BKh-TQ2 Cao nhất 18,050 35,900 23,200 277 2.520 170 400 0,241 1,115 1,170
Đặc sít Trung bình 11,128 16,477 7,277 22 1.250 24 116 0,046 0,183 0,277
Thấp nhất 0,070 2,170 0,360 3 20 2 14 0,004 0,003 0,008
Suối
4 SD-TQ1 Cao nhất 13,100 49,900 34,800 1.058 2.250 262 2.120 0,59 3,89 1,85
Đán
Trung bình 4,459 17,003 9,683 34 643 29 159 0,11 0,96 0,47
5 BC-TQ1 Thấp nhất 0,030 4,670 0,040 3 46 1 9 0,001 0,003 0,001

193
Hàm lượng theo mẫu đơn
Tiểu Loại Thân Hàm
TT Khu Mg Fe S As Cr Pb Zn Au Pt Pd
khu hình quặng lượng
(%) (%) (%) (ppm) (ppm) (ppm) (ppm) (ppm) (ppm) (ppm)
Cao nhất 18,950 58,000 39,800 5.620 2.680 1.840 1.120 0,195 1,0 1,0
Trung bình 9,234 21,302 10,729 88 1115 80 124 0,036 0,219 0,255
Bản
Thấp nhất 0,020 3,710 0,070 3 12 2 12 0,001 0,01 0,001
Tạ Chạng
Khoa BC-TQ2 Cao nhất 18,700 57,200 38,300 4.580 3.730 686 691 0,355 0,908 1,06
Trung bình 12,122 16,137 7,453 37 1253 43 99 0,05 0,22 0,23
Thấp nhất 7,772 6,370 0,872 5
Suối Đặc sít
6 ST-TQ Cao nhất 17,085 42,400 8,080 233
Tào
Trung bình 13,563 13,501 3,391 49
Thấp nhất 1,110 6,750 0,610 3 35 1 51 0,002 0,061 0,058
Bản
7 BM-TQ Cao nhất 12,800 51,000 17,700 157 1.685 20 231 0,045 0,796 0,629
Mông
Trung bình 9,418 14,063 2,497 20 928 6 95 0,024 0,269 0,247
Tà Hộc
Thấp nhất 2,310 6,020 0,750 3 60 1 45 0,001 0,003 0,002
Suối
8 SP-TQ Cao nhất 10,100 52,170 19,800 5.710 579 14 300 0,217 0,036 0,844
Phặng
Trung bình 7,151 16,646 5,652 167 244 7 110 0,028 0,013 0,039

194
Bảng IV.7: Đặc điểm hàm lượng các nguyên tố chính trong thân quặng oxi hóa
theo đơn mẫu

Hàm lượng theo mẫu đơn


Loại Thân Hàm
TT Khu Tiểu khu Co
hình quặng lượng Ni (%) Cu (%)
(%)
Thấp nhất 0,085 0,010 0,004
BP-XTA Cao nhất 0,582 0,060 0,010
Trung bình 0,317 0,015 0,008
1 Bản Phúc
Thấp nhất 0,100 0,0004 0,003
BP-XTB Cao nhất 2,890 0,720 0,040
Trung bình 0,663 0,106 0,015
Thấp nhất 0,260 0,013 0,011
Xâm tán BK-XTA Cao nhất 0,540 0,095 0,021
Trung bình 0,356 0,046 0,014
Thấp nhất 0,240 0,008 0,010
Bản
2 BK-XTB Cao nhất 0,720 0,163 0,019
Khoa
Tạ Trung bình 0,341 0,067 0,013
Khoa Thấp nhất 0,240 0,008 0,011
BK-XTC Cao nhất 0,720 0,163 0,019
Trung bình 0,340 0,071 0,013
Thấp nhất 0,020 0,090 0,009
3 Suối Đán SD-TQ1 Cao nhất 4,000 1,970 0,165
Trung bình 1,306 0,637 0,047
Thấp nhất 0,025 0,013 0,003
Đặc sít BC-TQ1 Cao nhất 2,560 23,200 0,173
Bản Trung bình 0,426 0,371 0,028
4
Chạng Thấp nhất 0,204 0,020 0,011
BC-TQ2 Cao nhất 1,175 1,255 0,065
Trung bình 0,352 0,158 0,020

195
Bảng IV.8: Đặc điểm hàm lượng các nguyên tố đi kèm trong thân quặng oxi hóa theo đơn mẫu
Hàm lượng theo mẫu đơn
Tiểu Loại Thân Hàm
TT Khu Mg Fe S As Cr Pb Zn Au Pt Pd
khu hình quặng lượng (%) (%) (%) (ppm) (ppm) (ppm) (ppm) (ppm) (ppm) (ppm)
Thấp nhất 9,140 2,640 0,005 3 162 1 31 0,001 0,003 0,001
BP-XTA Cao nhất 23,800 6,140 0,520 81 424 30 92 0,014 0,412 0,396
Bản Trung bình 20,353 4,032 0,100 17 271 6 52 0,003 0,030 0,020
1
Phúc Thấp nhất 11,650 2,720 0,001 3 177 1 7 0,001 0,003 0,004
BP-XTB Cao nhất 26,200 15,250 4,750 202 2.540 103 389 0,223 0,819 0,714
Trung bình 21,042 5,850 0,197 20 693 5 54 0,026 0,077 0,082
Thấp nhất 18,350 6,550 0,010 3 761 1 46 0,001 0,009 0,008
Xâm
BK-XTA Cao nhất 23,900 10,750 0,460 68 1.910 18 106 0,001 0,055 0,045
tán
Trung bình 21,098 7,825 0,070 20 1.200 5 70 0,001 0,021 0,018
Thấp nhất 18,950 6,060 0,010 3 314 1 56 0,001 0,006 0,011
Bản
2 BK-XTB Cao nhất 24,800 8,660 0,870 190 1.570 21 95 0,104 0,155 0,077
Khoa
Tạ Trung bình 20,879 6,870 0,195 28 797 8 74 0,026 0,037 0,029
Khoa Thấp nhất 18,900 6,230 0,010 3 509 1 45 0,001 0,006 0,011
BK-XTC Cao nhất 23,400 8,660 0,870 190 1.570 21 95 0,104 0,155 0,077
Trung bình 20,690 6,881 0,182 29 837 8 74 0,026 0,036 0,027
Thấp nhất 0,820 8,310 2,279 49 339 17 54 0,033 0,868 0,820
Suối
3 SD-TQ1 Cao nhất 0,930 47,890 31,600 402 436 19 100 0,069 2,159 1,600
Đán
Trung bình 0,876 28,115 17,820 163 386 18 76 0,051 1,492 1,056
Thấp nhất 0,250 1,950 0,005 3 61 4 24 0,001 0,005 0,006
Đặc sít BC-TQ1 Cao nhất 17,200 54,300 41,800 368 2.960 327 429 0,446 0,787 0,762
Bản Trung bình 11,132 14,988 0,601 19 1.708 49 110 0,027 0,133 0,146
4
Chạng Thấp nhất 3,570 6,380 0,010 3 387 2 52 0,001 0,005 0,013
BC-TQ2 Cao nhất 20,200 18,300 8,650 153 2.290 78 254 0,037 0,181 0,266
Trung bình 15,277 9,100 1,309 20 1.536 15 112 0,011 0,055 0,064

196
Bảng IV.9: Bảng hàm lượng trung bình nguyên tố chính trong thân quặng
nguyên sinh theo trung bình công trình
Loại Hàm lượng TB công trình (%)
TT Khu Tiểu khu Thân quặng Hàm lượng
hình Ni Cu Co
Thấp nhất 0,30 0,0004 0,01
BP-XTA Cao nhất 0,98 0,19 0,02
Trung bình 0,43 0,03 0,01
1 Bản Phúc
Thấp nhất 0,30 0,0007 0,008
BP-XTB Cao nhất 0,99 0,26 0,02
Trung bình 0,50 0,06 0,01
Thấp nhất 0,26 0,02 0,01
Xâm tán BK-XTA Cao nhất 0,45 0,07 0,02
Trung bình 0,35 0,05 0,02
Thấp nhất 0,27 0,02 0,01
2 Bản Khoa BK-XTB Cao nhất 0,62 0,13 0,02
Trung bình 0,37 0,05 0,01
Thấp nhất 0,25 0,01 0,01
BK-XTC Cao nhất 0,61 0,19 0,03
Trung bình 0,39 0,07 0,01
Thấp nhất 0,22 0,09 0,01
Tạ
BKh-TQ1 Cao nhất 1,08 1,20 0,07
Khoa
Bản Trung bình 0,52 0,39 0,03
3
Khằng Thấp nhất 0,21 0,04 0,01
BKh-TQ2 Cao nhất 1,18 0,72 0,06
Trung bình 0,80 0,51 0,04
Thấp nhất 0,40 0,14 0,01
4 Suối Đán SD-TQ1 Cao nhất 3,96 2,80 0,15
Trung bình 1,13 0,70 0,04
Thấp nhất 0,21 0,06 0,01
BC-TQ1 Cao nhất 2,76 3,56 0,20
Bản Trung bình 0,84 0,59 0,06
5 Đặc sít
Chạng Thấp nhất 0,21 0,06 0,01
BC-TQ2 Cao nhất 2,51 2,53 0,15
Trung bình 0,76 0,56 0,04
Thấp nhất 0,24 0,13 0,01
6 Suối Tào ST-TQ Cao nhất 1,06 1,21 0,05
Trung bình 0,48 0,38 0,02
Thấp nhất 0,21 0,09 0,01
Bản
7 BM-TQ Cao nhất 4,56 1,67 0,22
Mông
Trung bình 0,85 0,42 0,04
Tà Hộc
Thấp nhất 0,30 0,05 0,01
Suối
8 SP-TQ Cao nhất 2,43 3,87 0,06
Phặng
Trung bình 0,99 0,71 0,03

197
Bảng IV.10: Bảng hàm lượng trung bình nguyên tố chính trong thân quặng oxi hóa
theo trung bình công trình
Tiểu Loại ThânHàm Hàm lượng TB công trình (%)
TT Khu
khu hình quặng
lượng Ni Cu Co
Thấp nhất 0,31 0,01 0,01
Cao nhất 0,32 0,01 0,01
BP-XTA
Trung
0,32 0,01 0,01
Bản bình
1
Phúc Thấp nhất 0,30 0,001 0,01
Cao nhất 1,10 0,39 0,02
BP-XTB
Trung
0,63 0,10 0,01
bình
Thấp nhất 0,30 0,04 0,01
BK- Cao nhất 0,39 0,06 0,02
Xâm tán
XTA Trung
0,36 0,05 0,01
bình
Thấp nhất 0,29 0,03 0,01
Bản Cao nhất 0,39 0,10 0,01
2 BK-XTB
Khoa Trung
0,34 0,07 0,01
Tạ bình
Khoa Thấp nhất 0,28 0,04 0,01
Cao nhất 0,39 0,10 0,01
BK-XTC
Trung
0,31 0,05 0,01
bình
Thấp nhất 0,21 0,14 0,01
Cao nhất 3,96 1,59 0,17
4 Suối Đán SD-TQ1
Trung
1,33 0,66 0,05
bình
Thấp nhất 0,21 0,02 0,01
Cao nhất 2,56 1,10 0,14
Đặc sít BC-TQ1
Trung
0,43 0,37 0,03
Bản bình
5
Chạng Thấp nhất 0,20 0,04 0,01
Cao nhất 0,49 0,25 0,03
BC-TQ2
Trung
0,35 0,15 0,02
bình

198
Bảng IV.11: Bảng hàm lượng trung bình theo khối trữ lượng, tài nguyên
Chiều Hàm lượng trung bình
Tên thân Tên khối
Số TT Khu Tiểu khu dày TB khối (%)
quặng TL/TN
khối (m) Ni Cu Co
I. Quặng xâm tán
1 1-122 19,88 0,48 0,05 0,01
2 2-122 25,33 0,52 0,06 0,01
3 3-122 33,40 0,49 0,05 0,01
4 4-122 19,59 0,51 0,06 0,01
BP-XTB
5 Bản Phúc 5-122 34,30 0,48 0,05 0,01
6 6-122 42,19 0,54 0,07 0,01
7 7-122 23,19 0,43 0,04 0,01
8 9-122 33,30 0,47 0,06 0,01
9 BP-XTA 8-122 42,19 0,54 0,07 0,01
10 10-122 4,31 0,32 0,04 0,02
BK-XTA
11 11-122 9,28 0,35 0,05 0,02
12 12-122 6,00 0,33 0,04 0,02
13 BK-XTB 13-122 10,35 0,39 0,06 0,02
Bản Khoa
14 14-122 16,98 0,37 0,06 0,01
15 15-122 9,28 0,39 0,05 0,02
Tạ Khoa
16 BK-XTC 16-122 15,77 0,38 0,07 0,01
17 17-122 22,03 0,38 0,07 0,01
18 1-222 9,24 0,46 0,06 0,01
19 2-222 9,00 0,61 0,10 0,01
20 3-222 21,12 0,57 0,09 0,01
BP-XTB
21 Bản Phúc 4-222 16,74 0,62 0,11 0,01
22 6-222 22,9 0,7 0,1 0,02
23 9-222 21,44 0,59 0,09 0,01
24 BP-XTA 8-222 18,77 0,32 0,00 0,01
25 10-222 8,37 0,39 0,06 0,02
BK-XTA
26 11-222 17,84 0,35 0,04 0,01
Bản Khoa
27 BK-XTB 14-222 13,34 0,33 0,06 0,01
28 BK-XTC 16-222 8,08 0,31 0,05 0,01
29 BKh-1-333 5,75 0,38 0,13 0,02
Bản Khằng BKh-XT
30 BKh-2-333 9,26 0,34 0,07 0,02
II. Quặng đặc sít
1 I.122 1,65 1,30 0,65 0,05
2 Suối Đán SD-TQ II.122 1,53 1,01 0,69 0,03
3 III.122 1,52 1,26 0,8 0,04
4 IV-122 3,58 0,6 0,8 0,06
5 V-122 1,43 1,40 0,65 0,08
6 BC-TQ1 VI-122 3,46 0,76 0,49 0,05
7 TK2-122 1,80 0,40 0,32 0,02
Tạ Khoa Bản Chạng
8 TK3-122 2,64 0,77 0,47 0,04
9 VII-122 7,43 0,77 0,59 0,05
10 TQ-BC2 VIII-122 7,20 0,74 0,53 0,04
11 TK4-122 1,78 0,42 0,24 0,02
12 BKh-TQ1 IX.122 3,54 0,53 0,41 0,03
Bản Khằng
13 BKh-TQ2 X.122 3,58 0,84 0,53 0,05
14 Suối Tào ST-TQ XV.122 8,40 0,48 0,38 0,02
15 Tà Hộc Bản Mông BM-TQ XI.122 1,74 1,03 0,66 0,01
199
Chiều Hàm lượng trung bình
Tên thân Tên khối
Số TT Khu Tiểu khu dày TB khối (%)
quặng TL/TN
khối (m) Ni Cu Co
16 XII.122 1,22 1,32 0,29 0,07
17 XIII.122 0,61 1,47 0,29 0,06
18 Suối Phặng SP-TQ XIV.122 2,10 0,98 0,81 0,03
19 Suối Đán SD-TQ1 III-222 1,62 1,4 0,65 0,05
20 IV-222 2,59 0,35 0,21 0,03
21 V-222 7,00 0,44 0,46 0,03
22 BC-TQ1 VI-222 9,33 0,48 0,26 0,03
23 TK2-222 5,98 0,39 0,12 0,02
24 Bản Chạng TK3-222 2,64 0,77 0,47 0,04
25 VII-222 2,4 0,41 0,19 0,02
26 VIII-222 4,43 0,26 0,1 0,02
BC-TQ2
27 TK4-222 1,95 0,23 0,09 0,02
28 TK5-222 3,9 0,32 0,41 0,02
29 I-333 1,07 1,13 0,52 0,04
30 II-333 2,33 0,91 0,55 0,04
31 III-333 1,33 1,31 0,73 0,05
Tạ Khoa
32 SD-TQ1 TK1-333 2,22 0,2 0,07 0,01
Suối Đán
33 TK2-333 1,34 0,21 0,05 0,01
34 TK3-333 0,68 1,41 0,18 0,06
35 TK4-333 2,03 0,33 0,2 0,01
36 SD-TQ2 SD2-I-333 0,40 1,13 0,25 0,00
37 IV-333 5,86 0,51 0,74 0,06
38 Bản Chạng BC-TQ1 VI-333 1,85 1,04 1,09 0,06
39 TK1-333 1,94 0,25 0,47 0,02
40 Cò Muồng CM-TQ CM-I-333 2,00 1,68 0,35 0,03
41 BKh-TQ1 BKh-I-333 4,66 0,55 0,43 0,04
Bản Khằng
42 BKh-TQ2 BKh-II-333 3,58 0,27 0,17 0,02
43 Phiêng Pót PP-TQ PP-I-333 1,23 0,47 0,04 0,01
44 Suối Tào ST-TQ ST-I-333 1,45 0,48 0,37 0,02
45 Bản Mông BM-TQ BM-I-333 1,37 0,94 0,28 0,03
Tà Hộc
46 Suối Phặng SP-TQ SP-I-333 1,55 0,71 0,59 0,02
47 Hồng Suối Háo SH-TQ SH-I-333 7,18 0,52 0,21 0,01
48 Ngài Suối Chanh SC-TQ SC-I-333 1,55 1,16 0,22 0,01
Như vậy các khối trữ lượng đều có hàm lượng Ni lớn hơn hàm lượng công nghiệp tối
thiểu.
IV.1.4. Tính chất cơ lý của đá và quặng
Trong quá trình tiến hành công tác thăm dò, đã lấy và phân tích 65 mẫu cơ lý phân
tích toàn diện tại Công ty Cổ phần Khảo sát thiết kế và xây dựng USCO. Trong 65 mẫu
cơ lý có 08 mẫu lấy tại thân quặng nguyên sinh gồm Bản Phúc (01 mẫu), Bản Khoa (04
mẫu), Bản Chạng (02 mẫu) và Suối Đán (01 mẫu). Dưới đây là kết quả phân tích các
tính chất cơ lý đá và các thân quặng của các tiểu khu trên (bảng IV.12, bảng IV.13).

200
Bảng IV.12: Bảng tổng hợp kết quả phân tích mẫu cơ lý của các thân quặng nguyên sinh
Cường độ
Hệ số bền
Độ ẩm Dung trọng Khối kháng Hệ số
Độ vững Lực dính Góc
Loại Thân (%) (g/cm3) lượng nén hóa
TT Khu Tiểu khu rỗng (kG/cm2) (f) kết ma sát
hình quặng riêng mềm
(%) (kG/cm2) (độ)
Bão Khô Tự Bão (g/cm3) Khô Bão Khô Bão (n)
Khô
hòa gió nhiên hòa gió hòa gió hòa
1 Bản Phúc BP-XTB 0,35 0,27 2,64 2,63 2,64 2,68 1,87 864 840 8,25 8,09 0,97 181 44°38¢
0,11 0,08 2,95 2,95 2,95 2,98 1,01 538 521 6,02 5,91 0,97 118 42°31¢
Xâm BK-XTA
Bản 0,14 0,08 2,98 2,98 2,98 3,01 1 444 422 5,33 5,16 0,95 102 40°50¢
2 tán
Tạ Khoa BK-XTB 0,28 0,17 3,11 3,1 3,11 3,14 1,27 240 223 3,62 3,47 0,93 60 36°27¢
Khoa BK-XTC 0,17 0,14 2,68 2,68 2,68 2,72 1,47 399 379 4,98 4,82 0,95 95 39°11¢
3 Suối Đán SD-TQ1 0,6 0,03 3,01 3,01 3,03 3,06 1,63 895 877 8,45 8,33 0,98 143 54°27¢
Đặc
Bản BC-TQ1 0,28 0,2 4,5 4,49 4,5 4,52 0,66 812 796 7,91 7,8 0,98 144 50°58¢
4 sít
Chạng BC-TQ2 0,35 0,28 4,6 4,59 4,61 4,63 0,86 869 851 8,28 8,16 0,98 147 52°31¢

201
Bảng IV.13: Bảng tổng hợp kết quả phân tích mẫu cơ lý đá tại các tiểu khu
Cường độ kháng
Khối Hệ số bền vững Hệ số
Độ ẩm (%) Dung trọng (g/cm3) Độ nén Lực dính Góc
lượng (f) hóa
TT Khu Tiểu khu Giá trị rỗng (kG/cm2) kết ma sát
riêng mềm
Bão Khô Tự Bão (%) Khô Bão (kG/cm2) (độ)
Khô (g/cm3) Khô gió Bão hòa (n)
hòa gió nhiên hòa gió hòa
Nhỏ nhất 0,12 0,07 2,18 2,05 2,29 2,68 0,72 52,00 35,00 1,49 1,20 0,67 14,00 32°01¢
1 Bản Phúc Lớn nhất 12,13 7,24 2,99 2,97 2,99 3,01 23,51 1163,00 1142,00 10,10 9,98 0,98 209,00 50°29¢
Trung bình 3,89 2,46 2,61 2,56 2,64 2,78 8,27 596,50 575,25 6,02 5,83 0,89 123,42 40°49¢
Nhỏ nhất 0,10 0,07 2,69 2,69 2,69 2,72 0,95 348,90 327,90 4,57 4,40 0,94 82,00 38°00¢
2 Bản Khoa Lớn nhất 0,25 0,16 3,13 3,13 3,13 3,16 1,10 605,40 587,20 6,51 6,38 0,97 126,00 45°22¢
Trung bình 0,16 0,11 2,92 2,92 2,92 2,95 1,02 468,97 450,03 5,50 5,35 0,96 105,89 41°02¢
Nhỏ nhất 0,12 0,05 2,69 2,69 2,69 2,72 0,99 190,10 178,70 3,15 3,04 0,94 43,00 41°16¢
3 Suối Đán Lớn nhất 0,22 0,25 3,01 3,01 3,01 3,04 1,78 884,10 866,40 8,38 8,26 0,98 143,00 54°15¢
Tạ Trung bình 0,17 0,13 2,79 2,79 2,79 2,82 1,24 423,95 410,14 5,06 4,95 0,96 79,67 46°59¢
Khoa Tây Nhỏ nhất 0,20 0,14 2,48 2,47 2,56 2,69 0,67 114,10 53,80 2,33 1,52 0,47 32,00 29°06¢
Bản Lớn nhất 3,72 1,41 2,96 2,96 2,97 2,98 8,18 638,30 619,10 6,74 6,61 0,97 128,00 47°56¢
Chạng
(BC- Trung bình 0,96 0,35 2,77 2,76 2,79 2,82 2,03 353,39 326,98 4,51 4,25 0,87 79,00 40°00¢
Bản TQ1)
4
Chạng Đông Nhỏ nhất 0,19 0,12 2,27 2,24 2,33 2,69 0,67 142,60 82,70 2,66 1,94 0,58 40,00 31°54¢
Bản Lớn nhất 4,22 1,53 3,03 3,02 3,03 3,06 16,73 789,40 773,60 7,76 7,66 0,98 143,00 50°17¢
Chạng
(BC- Trung bình 0,70 0,30 2,79 2,79 2,80 2,85 2,50 518,67 495,03 5,77 5,56 0,92 104,50 43°35¢
TQ2)

202
IV.2. TÍNH CHẤT CÔNG NGHỆ CỦA QUẶNG
IV.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu tính chất công nghệ của từng tiểu khu được lựa chọn trên các
tiêu chí sau: Khoáng vật chứa niken tồn tại ở dạng sulfua, và hàm lượng niken trong
quặng đầu cần đáp ứng theo hàm lượng công nghiệp tối thiểu áp dụng cho từng tiểu khu.
Do đó Công ty đã tiến hành lấy mẫu nghiên cứu tính chất công nghệ tại các tiểu khu chi
tiết như sau:
Do có sự khác biệt về đặc điểm quặng hóa giữa các tiểu khu nên Công ty đã triển
khai nghiên cứu 05 mẫu công nghệ (02 mẫu sulfua Ni thân quặng xâm tán Bản Khoa và
Bản Phúc, 02 mẫu sulfua Ni đặc sít tiểu khu Bản Chạng và Suối Đán, và 01 mẫu quặng
OXH).
Mẫu nghiên cứu tính khả tuyển được lấy từ các lỗ khoan thăm dò trong các tiểu khu Bản
Phúc, Bản Khoa, Bản Chạng, Suối Đán và mẫu lớn bằng phương pháp đào lò của tiểu
khu Bản Phúc thuộc vùng khảo sát của Đề án.
Ngoài ra, Công ty cũng tiến hành lấy mẫu nghiên cứu sơ bộ khả năng thu hồi Ni
trong quặng oxi hóa thuộc tiểu khu Bản Phúc.
Bảng IV.14 Bảng khối lượng mẫu quặng sulfua đặc sít và xâm tán

Vị trí mẫu (Tại Từ Đến Khối


Tiểu khu Tên mẫu Đá
thân quặng) (m) (m) lượng (kg)
I. Quặng sulfua xâm tán
BP21-18 comp 1 Phía Đông 51,10 57,00 UB2 10,30
BP21-25 comp 1 Phía Tây 48,60 56,20 UB2 7,28
Hight grade BP
Mẫu gộp 99,30
comp
Bản Phúc BP20-52 comp 3 Phía Đông 100,60 109 UB2 11,12
xâm tán BP20-45 comp 1 Trung tâm 300,50 306,2 UB2 7,06
(mẫu lõi BP20-53 comp 3 Phía Đông 124,15 135,10 UB2 16,65
khoan) BP21-36 comp 2 Trung Tâm 163,00 168,90 UB2 4,75
BP19-05 comp Trung tâm 124,00 144,00 UB2 3,73
BP comp 5 Mẫu gộp 24,00
BP20-28 comp 3 Trung Tâm 108,90 138,15 UB2 6,00
BP20-53 Comp 5 Phía đông 152,00 160,70 UB2 12,28
UBT,
Muong zone Phía tây 1.862
UB2
Bản Phúc
UBT,
xâm tán Center zone Trung tâm 931
UB1
(mẫu lò)
KC zone Phía đông UB2 1.875

203
Vị trí mẫu (Tại Từ Đến Khối
Tiểu khu Tên mẫu Đá
thân quặng) (m) (m) lượng (kg)
Ban Khoa Mẫu gộp Trung
UB2 44,49
Composite 1 tâm
Bản
LGBK1-03,01
Khoa Phía Đông 93,80 101,80 UB2 9,17
(BK21-13)
xâm tán
Mẫu gộp Trung
Composite2-BK2 UB2 34,81
tâm+ Phía Đông
II. Quặng sulfua đặc sít
Mẫu gộp
Composite BC Đông TQ1+ 31,71
Bản Trung tâm TQ2
Chạng LGBC1-03
Phía Đông TQ1 85,70 92,40 Mẫu gộp 7,75
đặc sít (BC21-51)
BC1-04 (BC21-
Trung tâm TQ2 65,00 78,30 Mẫu gộp 16,87
72)
KS2-01-Head Mẫu gộp Mẫu gộp
KS2-01,35 Mẫu gộp Mẫu gộp
Suối Đán
KS2-01,36 Mẫu gộp Mẫu gộp 81,4
đặc sít
KS2-01,44 Mẫu gộp Mẫu gộp
KS2-01,47 Mẫu gộp Mẫu gộp
IV.2.2 Yêu cầu chất lượng tinh quặng Ni
Theo kế hoạch của Công ty TNHH Mỏ Nikel Bản Phúc sẽ sử dụng tinh quặng
(Ni ≥8%) sau quá trình khai thác-tuyển làm nguyên liệu đầu vào cho Nhà máy chế biến
sâu. Lấy Ni trong tinh quặng để tạo ra tiền chất NCM 811 (Ni, Co, Mn), là thành phần
chế tạo pin điện. Với yêu cầu chất lượng Ni trong tinh quặng từ 8%, hàm lượng MgO
không khống chế do dùng phương pháp thủy luyện, do đó tinh quặng của Báo cáo đáp
ứng tiêu chuẩn nguyên liệu đầu vào cho khâu chế biến sâu sử dụng công nghệ thủy
luyện, sự có mặt các nguyên tố hóa học khác ngoài Ni không gây hại cho quá trình thủy
luyện.
IV.2.3 Phương pháp nghiên cứu
Ứng dụng các phương pháp phân tích thành phần khoáng vật (QEMSCAN,
XRD), hoá học, phân tích thành phần độ hạt để nghiên cứu đánh giá thành phần vật chất
mẫu, QEMSCAN® là hệ thống phân tích dựa trên QEM*SEM hoàn toàn tự động được
phát triển vào những năm 1990. Các thiết bị QEMSCAN có khả năng đạt được 200,000
lần đếm/ giây, sử dụng bộ xử lý xung kỹ thuật số và bộ cảm biến tia X các nguyên tố
nhẹ EDS (phổ tán sắc năng lượng tia X). Với mẫu hạt thô, phân tích sử dụng phương
pháp QEMSCAN Field Scan (FS) ở khoảng cách điểm ảnh 6 µm pixel; Với mẫu hạt

204
mịn: phân tích bằng phương pháp phân tích QEMSCAN Particle Mineralogical Analysis
(PMA) ở khoảng cách điểm ảnh 1,5 µm pixel. QEMSCAN được thực hiện bởi phòng
phân tích ALS Metallurgy tại Perth, Úc.
XRD được thực hiện tại Viện Địa chất – Viện Hàn Lâm Khoa học Công nghệ
Việt Nam trên thiết bị Empyrean (PANalytical- Hà Lan), sử dụng phần mềm HighScore
Plus định lượng khoáng vật và phòng phân tích ALS Metallurgy tại Perth, Úc trên thiết
bị Bruker D4 và D2, sử dụng phần mềm SIROQUANT định lượng khoáng vật.
Phân tích hóa các nguyên tố được thực hiện tại phòng phân tích SGS Hải Phòng và
phòng phân tích ALS Metallurgy tại Perth, Úc bằng AAS và ICP-OES.
Phân tích thành phần độ hạt được thực hiện tại phòng thí nghiệm của Công ty Mỏ Nikel
Bản Phúc và trên thiết bị Mastersize của hãng Malvern.
Các phương pháp tuyển sẽ được xem xét, lựa chọn áp dụng làm giàu khoáng vật
nikel sulfua trong quặng nikel sulfua xâm tán và nikel sulfua đặc sít, dựa trên các kết
quả nghiên cứu thành phần khoáng vật, thành phần hóa học của quặng.
IV.2.4 Hàm lượng quặng đầu vào nghiên cứu mẫu công nghệ quặng sulfua
nguyên sinh.
IV.2.4.1. Thành phần khoáng vật:
+ Quặng nikel sulfua xâm tán: Pentlandit là khoáng vật chứa Ni chủ yếu được
tìm thấy trong mẫu, chiếm tới 0,79% khối lượng mẫu. Trong mẫu còn có mặt các khoáng
vật vết (có hàm lượng rất nhỏ) violarit và millerit, các khoáng vật này đều chiếm khối
lượng nhỏ hơn 0,05%. Một vài hạt pha khoáng vật Ni-As-(S) cũng được tìm thấy.
Serpentin là khoáng vật silicat chiếm ưu thế trong mẫu chiếm tới 82,1% khối lượng mẫu.
Các khoáng vật silicat nhỏ khác được phát hiện là mica, chlorit, talc và amphibol.
+ Quặng nikel sulfua đặc sít: Pentlandit là khoáng vật chứa nikel chủ yếu (2,8%),
ngoài ra thấy sự xuất hiện của khoáng vật nikel khác (~0,17%) như: Violarite, sulfua Ni
xen lẫn. Các khoáng vật sulfua khác đi kèm gồm: Chalcopyrit, valerit, pyrotin, pyrit,
sphalerit chiếm 23%, chiếm chủ yếu là pyrotin. Khoáng vật oxit và silicat chiếm khoảng
73% khối lượng mẫu, trong đó chủ yếu là thạch anh. Nhóm khoáng vật thường ảnh
hưởng đến tuyển nổi khoáng vật sulfua chiếm khoảng 14%. Nhóm khoáng vật mica cũng
chiếm tương đối 18% khối lượng mẫu, thể hiện ở khoáng vật annit, biotit và phlogopite.
IV.2.4.2 Hàm lượng quặng.
Dựa trên số liệu các mẫu lõi khoan của các tiểu khu được lựa chọn trong dải hàm
lượng để thực hiện các thí nghiệm điều kiện làm giàu khoáng vật chứa nikel. Mẫu tuyển
khoáng tổng hợp từ các mẫu lõi khoan đại diện cho từng tiểu khu, có kết quả phân tích
hóa đầu vào một số nguyên tố trình bày trong (bảng IV.15):

205
Bảng IV.15 Kết quả phân tích hoá đầu vào một số nguyên tố các mẫu nghiên cứu
Từ Đến Hàm lượng các nguyên tố (%)
Tiểu khu Tên mẫu Vị trí mẫu (Tại thân quặng)
(m) (m) Ni S S/Ni MgO Fe Cu Co
BP21-18 comp 1 Phía Đông 51,10 57,00 0,31 0,18 0,58 36,66 4,78 0,00 0,01
BP21-25 comp 1 Phía Tây 48,60 56,20 0,37 0,41 1,11 39,41 6,01 0,07 0,01
Hight grade BP comp Mẫu gộp 0,54 0,55 1,02 38,39 5,58 0,07 0,01
BP20-52 comp 3 Phía Đông 100,60 109 0,45 0,40 0,89 38,37 5,78 0,05 0,01
Bản Phúc
BP20-45 comp 1 Trung tâm 300,50 306,2 0,40 0,43 1,08 38,30 4,92 0,07 0,01
xâm tán
BP20-53 comp 3 Phía Đông 124,15 135,10 0,50 0,88 1,76 35,84 6,78 0,05 0,02
(mẫu lõi
BP21-36 comp 2 Trung Tâm 163,00 168,90 0,29 0,18 0,62 37,79 4,74 0,00 0,01
khoan)
BP19-05 comp Trung tâm 124,00 144,00 0,37 0,32 0,86 38,97 5,86 0,03 0,01
BP comp 5 Mẫu gộp 0,49 0,54 1,10 37,85 5,38 0,05 0,01
BP20-28 comp 3 Trung Tâm 108,90 138,15 0,54 0,59 1,09 38,62 5,71 0,10 0,02
BP20-53 Comp 5 Phía đông 152,00 160,70 0,56 0,48 0,86 37,65 4,82 0,09 0,01
Bản Phúc Muong zone Phía tây 0,49 0,36 0,73 38,18 4,98 0,05 0,01
xâm tán Center zone Trung tâm 0,51 0,31 0,61 36,30 4,69 0,07 0,01
(mẫu lò) KC zone Phía đông 0,45 0,40 0,89 36,30 5,34 0,06 0,01
Ban Khoa Composite 1 Mẫu gộp Trung tâm 0,41 1,44 3,51 34,22 8,47 0,06 0,02
Bản Khoa
LGBK1-03,01 (BK21-13) Phía Đông 93,80 101,80 0,32 0,82 2,56 33,57 6,95 0,08 0,01
xâm tán
Composite2-BK2 Mẫu gộp Trung tâm+ Phía Đông 0,25 0,83 3,32 34,47 7,91 0,03 0,01
Mẫu gộp
Composite BC 0,61 6,42 10,52 15,66 13,80 0,43 0,04
Bản Chạng Đông TQ1+Trung tâm TQ2
đặc sít LGBC1-03 (BC21-51) Phía Đông TQ1 85,70 92,40 0,50 6,74 13,48 2,33 12,06 0,31 0,03
BC1-04 (BC21-72) Trung tâm TQ2 65,00 78,30 0,59 5,69 9,64 16,22 13,83 0,52 0,03
KS2-01-Head Mẫu gộp 1,26 11,30 8,97 6,85 18,72 0,64 0,04
KS2-01,35 Mẫu gộp 1,29 11,05 8,57 6,71 18,86 0,69 0,05
Suối Đán
KS2-01,36 Mẫu gộp 1,26 11,12 8,83 6,42 19,21 0,68 0,05
đặc sít
KS2-01,44 Mẫu gộp 1,28 11,69 9,13 6,56 19,16 0,69 0,05
KS2-01,47 Mẫu gộp 1,28 11,45 8,95 6,50 19,14 0,67 0,04

206
- Quặng nikel sulfua xâm tán (Bản Phúc và Bản Khoa) có dải hàm lượng từ 0,25
đến 1% Ni, hàm lượng lưu huỳnh 0,17% đến 1,07%, tỷ lệ S/Ni dao động từ 0,5-2,58.
Quặng nikel sulfua đặc sít (Bản Chạng và Suối Đán) hàm lượng Ni trong khoảng 0,4 –
1,29%, tỷ lệ S/Ni dao động từ 8-13. Hàm lượng niken sulfua được lựa chọn trong quặng
đặc sít đại diện cho toàn bộ thân quặng.
- Hàm lượng MgO trong quặng xâm tán Tạ Khoa cao từ 35-40% MgO, hàm lượng
MgO trong quặng nikel xâm tán cao gần gấp hai lần so với quặng nikel-đồng xâm tán
tại Cao Bằng. Trong khi MgO trong quặng đặc sít Tạ Khoa < 16%, Fe trong quặng đặc
sít cao gần gấp đôi trong quặng xâm tán.
- Quặng nikel sulfua xâm tán với nguyên tố có ích chủ yếu là Ni. Đối với quặng đặc
sít ngoài Ni còn có Cu có khả năng được làm giàu trong quá trình tuyển nổi quặng nikel
sulfua. Các nguyên tố khác có khả năng đi vào sản phẩm tinh quặng chỉ ở dạng vết.
IV.2.5 Đặc điểm thành phần độ hạt.
Quặng nguyên khai sau khi được đập nghiền giảm cấp hạt, mẫu được lấy phân tích
mức độ phân bố thành phần hóa học theo cấp hạt (bảng IV.16)
Bảng IV.16 kết quả phân tích thành phần độ hạt điển hình quặng đầu quặng
sulfua xâm tán và đặc sít
Kích thước Quặng đầu Ni S Cu Co
hạt
Thu % lọt Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực
µm hoạch sàng lượng thu % lượng thu % lượng thu % lượng thu %
% % % % %
+75 27,9 72,1 0,40 20,5 0,24 19,3 0,05 21,4 0,01 23,3
+38 22,6 49,5 0,56 23,2 0,38 24,7 0,05 17,3 0,01 23,1
+10 26,0 23,5 0,78 37,3 0,53 39,7 0,09 35,9 0,02 36,2
-10 23,5 0,00 0,44 19,0 0,24 16,2 0,07 25,3 0,01 17,4
Tổng 100,0 0,54 100,0 0,35 100,0 0,07 100,0 0,01 100,0
IV.2.6 Gia công mẫu
Mẫu sử dụng trong nghiên cứu là các mẫu được cắt ra từ các đoạn của mẫu lõi khoan
mẫu lấy một phần tư lõi khoan, thuộc khu vực thân quặng.
Mẫu được gia công theo sơ đồ (Hình IV.1).
Khối lượng mẫu tối thiểu trong quá trình phân chia giản lược là:
Qmin = 0,1*d2max (d là kích thước độ hạt lớn nhất)
Mẫu thu được sau khi gia công trộn đều giản lược thành những mẫu nhỏ theo yêu
cầu quá trình thí nghiệm.
Mẫu lớn Bản Phúc được chia thành 2 loại: Mẫu chạy với dây chuyền Nhà máy tuyển
hiện tại và mẫu chạy trong phòng thí nghiệm.
Mẫu chạy nhà máy khối lượng khoảng 200T/mẫu/lần chạy.
Mẫu thí nghiệm trong phòng: 1-2kg/mẫu.
207
Mẫu đầu

Đập d=2 mm

Sàng 2 mm

Mẫu phân tích thành Mẫu thí nghiệm Mẫu lưu


phần vật chất

Hình IV.1. Sơ đồ gia công mẫu và chuẩn bị mẫu thí nghiệm


IV.2.7 Kết quả nghiên cứu khả tuyển
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu quặng nikel trong nước như quặng nikel
sulfua đặc sít Bản Phúc trước đây, quặng sulfua xâm tán Cao Bằng và một số mỏ nikel
ở nước ngoài như mỏ Selebi-Phikwe ở Botswana, mỏ Yanbian ở Trung Quốc đều cho
thấy sự tương tự về khoáng vật chứa nikel (pentlandit) và các khoáng vật khác có trong
mẫu nghiên cứu. Các nghiên cứu đó cũng khẳng định phương pháp làm giàu hiệu quả
được áp dụng là tuyển nổi.
Mẫu nghiên cứu trong Báo cáo, khoáng vật nikel trong mẫu chủ yếu là khoáng
vật nikel sulfua có độ xâm nhiễm mịn, xen kẽ với các sulfua sắt, cùng một phần nikel bị
biến chất. Tỷ trọng của các khoáng vật sulfua và khoáng vật silicat có sự khác biệt, tuy
nhiên do độ xâm nhiễm tương đối mịn giữa chúng (0,02mm-0,05mm) nên việc áp dụng
phương pháp tuyển trọng lực với loại quặng này là không hiệu quả. Thành phần vật chất
quặng nikel sulfua tương tự như các mỏ nikel trên thế giới với khoáng vật chính chứa
nikel là pentlandit, phương pháp tuyển nổi đã được áp dụng hiệu quả đối với loại quặng
này và đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu. Do đó phương pháp làm
giàu quặng bằng tuyển nổi được lựa chọn thực hiện các thí nghiệm nhằm đánh giá khả
năng tuyển cho đối tượng quặng này.
Cũng để khẳng định việc áp dụng phương pháp tuyển nổi là hợp lý với mẫu nghiên cứu,
nhóm nghiên cứu đã tiến hành các thí nghiệm thăm dò khẳng định tính chịu tuyển của
208
quặng và thí nghiệm điều kiện để tìm ra các loại thuốc tuyển và chi phí thuốc cơ bản
cho đối tượng nghiên cứu. Sau đó sẽ tiến hành thí nghiệm tuyển theo sơ đồ để đánh giá
tổng thể sự tương tác của các loại thuốc tuyển và lựa chọn được vòng tuyển, khâu tuyển
thích hợp nhằm đề xuất sơ đồ công nghệ phù hợp áp dụng cho đối tượng nghiên cứu.
Các thí nghiệm được thực hiện dựa theo sơ đồ tuyển cơ bản- sơ đồ nguyên tắc (Hình
4.2).

Mẫu đầu
(Nghiền 80% cấp 0,075mm)

Tuyển chính sulfua nikel

Tuyển tinh Tuyển vét

Tinh quặng Sản phẩm trung gian Đuôi thải

Hình IV.2. Sơ đồ nguyên tắc thí nghiệm tuyển quặng nikel sulfua

IV.2.7.1 Kết quả nghiên cứu khả tuyển quặng nikel sulfua xâm tán
a. Thí nghiệm tuyển quặng nikel sulfua xâm tán tiểu khu Bản Phúc
Thí nghiệm thăm dò và các thí nghiệm điều kiện lựa chọn thuốc tuyển cho thấy
tuyển nổi nikel sulfua việc sử dụng thuốc tập hợp SEX, thuốc đè chìm dùng thủy tinh
lỏng, thuốc tạo bọt dùng MIBC cho kết quả tốt.
Thí nghiệm vòng hở thực hiện dựa trên các chi phí xác định trong các thí nghiệm
điều kiện và được thể hiện theo sơ đồ (Hình IV.3). Sơ đồ vòng hở: Với hàm lượng quặng
đầu vào 0,3 - 1,0 %Ni, Cu: 0,02-0,05% kết quả thí nghiệm như bảng dưới đây.

209
Bảng IV.17 Kết quả thí nghiệm theo sơ đồ vòng hở tuyển quặng nikel sulfua xâm tán Bản Phúc đối với mẫu lõi khoan

Ni, % S, % MgO, % Fe, % Cu, % Co, %


Thí
Sản phẩm Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực
nghiệm
lượng thu lượng thu lượng thu lượng thu lượng thu lượng thu
Tinh quặng
9,48 61,90 5,90 53,15 32,63 2,96 7,28 5,37 0,07 7,37 0,32 80,41
Ni
Trung gian 1 2,57 12,23 1,72 11,29 37,20 2,46 4,09 2,20 0,06 4,59 0,10 17,59
Sơ đồ
Trung gian 2 0,31 8,13 0,25 9,04 37,39 13,60 4,15 12,29 0,04 15,44 0,002 2,00
vòng hở
Đuôi thải 0,12 17,74 0,13 26,52 39,46 80,98 4,80 80,15 0,03 72,59 0,00 0,00
Tinh quặng
8,00 68,12 4,93 57,86 33,70 3,98 6,54 6,29 0,07 9,29 0,27 87,75
tại 8%Ni

210
Mẫu đầu
(nghiền 80% cấp 0,075mm)

-SEX: 250 - 400 g/t


-SEX: 0 - 25g/t -Thủy tinh lỏng: 3100 g/t
-Thủy tinh lỏng: 0 - 200g/t Tuyển chính - Tạo bọt: MIBC
-Tạo bọt: MIBC

-SEX: 25 - 100 g/t


Tuyển tinh
-Thủy tinh lỏng: 200 g/t
-Tạo bọt: MIBC

Tinh quặng
Tuyển vét 1

-SEX: 25 g/t

Tuyển tinh vét 2

-SEX: 25 g/t
-Thủy tinh lỏng: 200 g/t
-Tạo bọt: MIBC Đuôi thải

Sản phẩm trung gian 1 Sản phẩm trung gian 2

Tuyển tinh vét


Hình IV.3 Sơ đồ thí nghiệm tuyển vòng hở quặng nikel sulfua xâm tán Bản Phúc

211
10

7
Hàm lượng Ni, %

0
30 40 50 60 70 80 90
Thực thu Ni, %

Hình IV.4 Đồ thị biểu thị mối tương quan giữa hàm lượng và thực thu các sản phẩm
tuyển quặng nikel sulfua xâm tán Bản Phúc
Kết quả thí nghiệm tuyển vòng hở mẫu lõi khoan cho thấy hàm lượng nikel trong
tinh quặng đạt 9,48% Ni cùng với thực thu là 61,90%. Dựa trên đồ thị (Hình IV.4) Nikel
trong sản phẩm trung gian dao động từ 0,3 - 2,57% Ni, hàm lượng chưa cao bởi tính
chất của đối tượng quặng nghiên cứu có độ xâm nhiễm mịn, phân tán đều trong nền mẫu
cho nên trong sản phẩm trung gian khoáng vật có ích chưa được tách khỏi hoàn toàn với
đá tạp làm cho sản phẩm bọt cũng như sản phẩm đuôi của khâu tuyển trung gian (khâu
tuyển tinh vét) đạt hàm lượng tinh quặng cao theo yêu cầu.
Thí nghiệm sơ đồ vòng kín (Hình IV.5) được thực hiện với mẫu lớn chạy bán công
nghiệp dựa trên cơ sở các chi phí đã được xác định qua các thí nghiệm điều kiện. Việc
sử dụng vòng kín giúp quay vòng sản phẩm tiếp tục tham gia vào quá trình tuyển nhằm
nâng cao chất lượng và thực thu sản phẩm tinh quặng. Trong quá trình sản xuất thực tiễn
việc thực hiện trong vòng kín còn nhằm thể hiện tính liên tục trong quá trình xử lý quặng
và tận dụng tối ưu được những yếu tố như sự tương tác lên bề mặt khoáng vật và sự
khoáng hoá của khoáng vật theo thời gian. Hàm lượng quặng đầu vào 0,3 - 1,0 %Ni, Cu:
0,05-0,09% cho sơ đồ vòng kín kết quả thí nghiệm như bảng dưới đây:

212
Mẫu đầu

(nghiền 80% cấp 0,075mm)

-SEX: 350 g/t

-Thủy tinh lỏng: 3000 g/t

-SEX: 25g/t - Tạo bọt: MIBC

-Thủy tinh lỏng: 500g/t Tuyển chính

-Tạo bọt: MIBC

Tuyển tinh

-SEX: 25 g/t
Tuyển tinh vét

-SEX: 50 g/t

-Tạo bọt: MIBC


Tinh quặng Tuyển vét

Đuôi thải

Hình IV.5 Sơ đồ thí nghiệm tuyển vòng kín quặng nikel sulfua xâm tán Bản Phúc
Bảng IV.18 Kết quả thí nghiệm theo sơ đồ vòng hở tuyển quặng nikel sulfua xâm
tán Bản Phúc đối với mẫu lớn (bán công nghiệp)
Ni, % S, % MgO, % Fe, % Cu, % Co, %
Thí Sản
Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực
nghiệm phẩm
lượng thu lượng thu lượng thu lượng thu lượng thu lượng thu
Tinh
quặng 15,40 49,08 12,30 53,58 22,63 0,99 10,59 3,74 1,38 40,96 0,30 50,05
Ni
Trung
2,65 6,57 1,98 6,71 35,93 1,23 4,63 1,27 0,31 7,07 0,05 7,03
gian 1
Sơ đồ
Trung
vòng 0,36 9,52 0,24 8,67 40,02 14,57 4,31 12,62 0,05 11,08 0,01 11,11
gian 2
hở
Đuôi
0,23 34,83 0,15 31,04 39,89 83,21 4,91 82,37 0,03 40,89 0,004 31,81
thải
Tinh
quặng 9,82 55,66 7,78 60,29 22,45 2,22 7,98 5,01 0,2 59,11 0,19 57,08
gộp
213
Bảng IV.19 Kết quả thí nghiệm theo sơ đồ vòng kín tuyển quặng nikel sulfua xâm
tán Bản Phúc đối với mẫu lớn (bán công nghiệp)

Ni, % S, % MgO, % Fe, % Cu, % Co, %


Thí
Sản phẩm Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực
nghiệm
lượng thu lượng thu lượng thu lượng thu lượng thu lượng thu
Sơ đồ Tinh quặng Ni 9,89 59,82 9,67 62,02 25,64 4,63 9,75 8,63 0,71 27,43 0.19 75,50
vòng kín Đuôi thải 0,22 40,18 0,18 37,98 39,12 95,37 4,76 91,37 0,06 72,57 0.01 24,50

Kết quả thí nghiệm tuyển vòng kín với mẫu lớn bán công nghiệp cho thấy hàm
lượng nikel trong tinh quặng đạt 9,89% Ni cùng với thực thu là 59,82%. Nếu điều chỉnh
sản phẩm ở mức hàm lượng tinh quặng 8% Ni thì thực thu tương ứng trên 60%. Cần
thêm khâu tuyển vét để giảm tối đa hàm lượng nikel mất vào đuôi thải.
Dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thành phần vật chất, thí nghiệm điều kiện,
thí nghiệm theo sơ đồ vòng hở với mẫu lõi khoan và vòng kín với mẫu lớn Công ty kiến
nghị như sau:
+ Sơ đồ tuyển kiến nghị áp dụng cho đối tượng mẫu nghiên cứu là sơ đồ vòng kín,
được nêu trong (Hình IV.6).
+ Chỉ tiêu dự kiến trong Bảng IV.20.

214
Quặng nguyên khai

Đập, sàng

Nghiền, phân cấp

(80% cấp 0,075mm)

Tuyển chính 1

Tuyển tinh 1 Tuyển vét 1

Tuyển tinh 2 Tuyển vét 2

Tinh quặng Đuôi thải


Nghiền lại

Hình IV.6 Sơ đồ tuyển kiến nghị tuyển quặng nikel sulfua xâm tán Bản Phúc

Bảng IV.20 Chỉ tiêu sản phẩm tuyển dự kiến tuyển quặng nikel sulfua xâm tán
Bản Phúc
Sản phẩm Hàm lượng, % Thực thu, %
Tổng sản phẩm tinh quặng ≥8 ≥ 60
Tổng Nikel sulfua trong tinh quặng ≥8 ≥ 68
Tổng sản phẩm thải <0,25 < 40
Tổng Nikel không sulfua trong đuôi thải ~ 0,13 ~ 21
Tổng Nikel sulfua trong đuôi thải ~ 0,12 ~ 19
Quặng đầu 0,30 - 1 100,00

215
Kết quả phân tích hóa thành phần vật chất sản phẩm thải, xác định được sự phân
bố khoáng vật nikel không sulfua trên các mẫu được khảo sát như được trình bày trong
hình IV.7.

Hình IV.7 Sự có mặt của khoáng vật nikel không sulfua trong đuôi thải tuyển quặng
nikel sulfua xâm tán Bản Phúc
Phân tích thống kê cơ bản được trình bày trong bảng IV.21 cho thấy phương pháp
an toàn nhất để phân tích thực thu của nikel sulfua sẽ là sử dụng giá trị trung bình của
các số liệu để tính đến độ lệch phân phối.
Bảng IV.21. Phân tích thống kê nikel không sulfua trong sản phẩm thải (%)
Tổng sản phẩm thải Nikel không
Thống kê
sulfua (%)
Tối thiểu 0,06
Maxium 0,23
Trung bình 0,12
Trung bình ước tính 0,10
Không có mối quan hệ nào được xác định giữa nikel không sulfua trong đuôi thải
(%) và quặng đầu vào (%), được chứng minh trong hình IV.8.

216
Nikel không sulfua trong sản phẩm thải
(%) và quặng đầu vào (%)
0.25

Nikel không sulfua trong sản phẩm thải (%)


0.20

0.15

0.10

0.05

0.00
0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40
quặng đầu vào (%)
Hình IV.8. Nikel không sulfua trong sản phẩm thải và quặng đầu vào Bản Phúc
Mô hình hóa số liệu kết quả tuyển nổi trong đó đã phân tích nikel không sulfua,
đã xác định rằng có thể đó là mối quan hệ đa yếu tố và xem xét được xác định giữa tổng
thực thu nikel và nikel sulfua. Mối quan hệ đó được thể hiện trong hình 4.9, tính toán
tổng thực thu nikel cho quặng xâm tán nikel Bản Phúc là 60%, nhưng khi xem xét tính
toán thực thu nikel sulfua là 68% so với tài nguyên quặng xâm tán Bản Phúc. Công việc
tiếp theo xác định mức độ của nikel không sulfua trong đuôi thải tuyển nổi sẽ được thực
hiện như một phần của công việc trong tương lai hướng tới nghiên cứu xác định tính
phù hợp cho nghiên cứu khả thi quặng nikel xâm tán Bản Phúc.
Thí nghiệm tuyển quặng nikel sulfua xâm tán tiểu khu Bản Khoa
Các thí nghiệm thăm dò và thí nghiệm điều kiện đã được thực hiện trên mẫu
quặng thuộc tiểu khu Bản Khoa cũng đã khảng định rằng sử dụng thuốc tập hợp SEX
với chi phí SEX 365g/t, thuốc đè chìm dùng thủy tinh lỏng đè chìm các khoáng vật
silicat cho kết quả tốt với chi phí 3000g/t, thuốc tạo bọt dùng MIBC với chi phí là 50g/t
cho kết quả tốt nhất. Đây là yếu tố cơ bản cho việc thực hiện tuyển thí nghiệm trên sơ
đồ.
Thí nghiệm sơ đồ vòng hở được thực hiện với 2 phương án: Nghiền lại tinh quặng
tuyển nổi và không nghiền lại trên cùng chế độ thuốc cơ bản. Kết quả hai thí nghiệm
(Bảng IV.22 và Hình IV.10) cho thấy hàm lượng nikel trong tinh quặng khác nhau giữa
hai thí nghiệm, tinh quặng có thể đạt 10,4%Ni với thí nghiệm vòng hở 1 và tinh quặng
đạt 14,94%Ni khi có khâu nghiền lại.
Sản phẩm trung gian 4 xuống đến sản phẩm trung gian 1 của thí nghiệm nghiền
lại đều cho kết quả cao hơn thí nghiệm không nghiền lại, điều đó có thể lý giải rằng
217
nghiền lại có thể tiếp tục giải phóng khoáng vật ra khỏi đất đá tạp, tuy nhiên nó cũng tạo
mùn mịn có thể từ đá tạp hoặc từ khoáng có ích do bị quá trình nghiền mùn quá mịn
không tham gia quá trình tuyển nổi chọn lọc chúng có thể đi vào cả sản phẩm đuôi và
sản phẩm bọt, cụ thể rõ với mẫu nghiền lại các đá tạp được tách ra làm cho sản phẩm
tinh quặng đạt được cao hơn, tuy nhiên có khoáng đã tách ra khỏi đá tạp rồi lại bị nghiền
tiếp bị tạo mùn do quá nghiền sẽ đi vào sản phẩm đuôi, vì vậy sản phẩm tinh quặng có
hàm lượng cao nhưng thực thu sẽ giảm.
Với những kết quả của hai thí nghiệm vòng hở, để đạt tinh quặng 8%Ni nếu sử
dụng nghiền lại thì sẽ đưa vào nghiền các sản phẩm trung gian có hàm lượng thấp để
tiếp tục giải phóng khoáng vật để nâng cao hàm lượng tinh quặng tránh nghiền lại những
khoáng đã được giải phóng.
Với quặng đầu vào 0,25 - 0,42%, tiến hành thí nghiệm theo sơ đồ tuyển vòng hở
cho kết quả thí nghiệm như bảng dưới đây:

218
Bảng IV.22 Bảng kết quả thí nghiệm theo sơ đồ vòng hở
Ni, % S, % MgO, % Fe, % Cu, % Co, %
Thí Sản phẩm Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực
nghiệm lượng thu lượng thu lượng thu lượng thu lượng thu lượng thu
Thí Tinh quặng Ni 10,14 45,44 20,60 22,50 13,64 0,77 28,52 6,22 1,57 48,31 0,4 41,88
nghiệm
Sản phẩm
tuyển 4,68 6,21 15,70 5,08 20,03 0,33 24,42 1,58 0,49 4,46 0,17 5,18
trung gian 4
sơ đồ
Sản phẩm
vòng 3,70 5,39 13,60 4,83 21,31 0,39 22,37 1,59 0,37 3,70 0,14 4,58
trung gian 3
hở
Sản phẩm
không 2,62 5,82 11,10 6,01 22,66 0,63 21,31 2,30 0,21 3,21 0,09 4,86
trung gian 2

nghiền Sản phẩm
1,04 8,36 7,19 14,09 27,23 2,75 14,43 5,64 0,10 5,36 0,04 7,48
lại trung gian 1
Đuôi thải 0,13 28,78 0,88 47,48 34,25 95,13 7,68 82,68 0,02 34,96 0,01 36,03
Tinh quặng
8,00 56,27 12,29 52,52 22,14 4,87 20,32 17,32 0,54 65,04 0,16 63,97
tại 8%Ni
Thí Tinh quặng Ni 14,94 29,12 23,50 11,29 10,05 0,25 27,86 2,66 3,03 42,32 0,58 27,00
nghiệm
Sản phẩm
tuyển 9,09 5,91 15,20 2,44 17,93 0,15 21,21 0,67 1,09 5,07 0,36 5,54
trung gian 4
sơ đồ
Sản phẩm
vòng 7,34 7,02 13,10 3,09 19,79 0,24 20,15 0,94 0,57 3,91 0,29 6,57
trung gian 3
hở có
Sản phẩm
nghiền 4,89 9,65 11,60 5,64 22,06 0,56 19,52 1,88 0,28 3,96 0,17 8,19
trung gian 2
lại
Sản phẩm
1,52 17,65 10,30 29,49 24,56 3,67 19,28 10,95 0,10 8,65 0,06 15,89
trung gian 1
36,80
Đuôi thải 0,14 30,65 0,89 48,05 33,80 95,13 7,74 82,89 0,02 36,08 0,01
Tinh quặng
8,00 56,19 12,29 51,95 22,10 4.87 20,41 17,11 0,52 63,92 0,15 63,20
tại 8%Ni

16

14

12

thí nghiệm
Hàm lượng Ni, %

10
vòng hở
8

Thí nghiệm
6
vòng hở có
thêm khâu
4 nghiền lại

0
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Thực thu Ni, %
Hình IV.9 Đồ thị thể hiện kết quả tuyển thí nghiệm vòng hở mẫu Bản Khoa

219
Mẫu đầu

(nghiền 80% cấp 0,075mm)


-SEX: 250 g/t
-Thủy tinh lỏng: 3000 g/t
-Thời gian:11 phút
Tuyển chính

-SEX: 75 g/t

-Thời gian 30 phút


Tuyển vét
-SEX: 30 g/t

-Thời gian 18 phút


Đuôi thải
Nghiền mịn 95% cấp 0,038mm

Tuyển tinh 1
-SEX: 20 g/t
-Thời gian 13 phút

Sản phẩm trung gian 1 Tuyển tinh 2


-SEX: 15 g/t
-Thời gian 10 phút

Sản phẩm trung gian 2 Tuyển tinh 3


-SEX: 5 g/t
-Thời gian 8 phút

Sản phẩm trung gian 3 Tuyển tinh 4

Sản phẩm trung gian 4 Tinh quặng

Hình IV.10 Sơ đồ thí nghiệm vòng hở có khâu nghiền lại (Bản Khoa)

220
Mẫu đầu

(nghiền 80% cấp 0,075mm)


-SEX: 250 g/t
-Thủy tinh lỏng: 3000 g/t
-Thời gian:11 phút
Tuyển chính

-SEX: 75 g/t

-Thời gian 30 phút


Tuyển vét
-SEX: 20 g/t

-Thời gian 10 phút


Đuôi thải Tuyển tinh 1
-SEX: 10 g/t
-Thời gian 7 phút

Sản phẩm trung gian 1 Tuyển tinh 2

-SEX: 5 g/t
-Thời gian 6 phút

Sản phẩm trung gian 2 Tuyển tinh 3


-SEX: 5 g/t
-Thời gian 5 phút

Sản phẩm trung gian 3 Tuyển tinh 4

Sản phẩm trung gian 4 Tinh quặng

Hình IV.11 Sơ đồ thí nghiệm vòng hở không nghiền lại (Bản Khoa)
Dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thành phần vật chất, thí nghiệm điều kiện,
thí nghiệm vòng hở, sơ đồ tuyển kiến nghị áp dụng cho mẫu Bản Khoa là sơ đồ vòng
kín (Hình IV.13) cần có khâu nghiền lại các sản phẩm trung gian có hàm lượng thấp để
tiếp tục giải phóng khoáng vật nâng cao hàm lượng tinh quặng, kiến nghị sử các chỉ tiêu
sản phẩm dự kiến trong bảng IV.23.

221
Quặng nguyên khai

Đập, sàng

Nghiền, phân cấp

(80% cấp 0,075mm)

Tuyển chính 1

Tuyển tinh 1 Tuyển vét 1

Tuyển tinh 2 Tuyển vét 2

Tinh quặng Đuôi thải


Nghiền lại

Hình IV.12 Sơ đồ tuyển kiến nghị tuyển quặng nikel sulfua xâm tán Bản Khoa

Bảng IV.23 Chỉ tiêu sản phẩm tuyển dự kiến tuyển quặng nikel sulfua
xâm tán tiểu khu Bản Khoa
Sản phẩm Hàm lượng, % Thực thu, %
Tổng Nikel trong tinh quặng ≥ 8% ≥ 56%
Tổng sản phẩm thải < 0,14% < 40
Quặng đầu 0,25-0,42 100,00
Chi tiết báo cáo tính khả tuyển quặng nikel sufua xâm tán Bản Khoa được trình bày
trong Phụ lục 8.

222
IV.2.6.2 Kết quả nghiên cứu khả tuyển quặng nikel sulfua đặc sít

a. Thí nghiệm tuyển quặng nikel sulfua đặc sít tiểu khu Bản Chạng

Kết quả thí nghiệm thăm dò, thí nghiệm điều kiện lựa chọn thuốc và chi phí thuốc
nhận thấy việc sử dụng thuốc tập hợp SEX cho kết quả tốt với chi phí 45g/t. Do thành
phần khoáng vật của quặng đặc sít có sự thay đổi so với quặng xâm tán nên thủy tinh
lỏng trong các thí nghiệm điều kiện mang tính chất phân tán nhiều hơn là tính đè chìm,
kết quả thí nghiệm chọn chi phí thủy tinh lỏng 900g/t là khả quan hơn cả. Thuốc đè chìm
các khoáng vật là Sesbaian Gum với chi phí 550g/t, chi phí Sesbaian phụ thuộc nhiều
vào lượng khoáng talc trong mẫu, sự biến đổi của khoáng vật talc trong các thân quặng
và yêu cầu hàm lượng và thực thu trong mỗi khâu tuyển mà điều phối lượng Sesbaian
Gum hợp lý. Sau khi xác định các điều kiện tuyển phù hợp nhóm nghiên cứu tiến hành
thí nghiệm theo sơ đồ.

Kết quả thí nghiệm vòng hở tuyển quặng nikel sulfua đặc sít Bản Chạng với quặng
đầu vào có hàm lượng Ni 0,50 - 0,70%, theo sơ đồ hình IV.14 cho thấy với hàm lượng
nikel trong tinh quặng 8%, thực thu đạt ~70% (Hình IV.15 và Bảng IV.24), điều đó
chứng tỏ khoáng vật chứa nikel được giải phóng khá tốt ở cấp nghiền lựa chọn. Sản
phẩm trung gian 1 và 2 hầu hết đã thu hồi lượng lớn nikel còn lại, các sản phẩm trung
gian này có thể quay vòng tuyển lại để chọn lọc hơn đạt sản phẩm như ý muốn. Sản
phẩm trung gian 3 vẫn còn hàm lượng thấp nikel cần thu hồi, song song với sự có mặt
với hàm lượng sulfua trong sản phẩm này cũng thấp đây có thể là một phần nikel sulfua
chưa tách hoàn toàn khỏi khoáng vật đi kèm hoặc chưa được nổi tốt trong quá trình
tuyển.

223
Mẫu đầu

(nghiền 80% cấp 0,075mm)


-SEX: 15 g/t
-Thủy tinh lỏng: 400 g/t
- Sesbaian Gum: 200 g/t
-Thời gian:7 phút

Tuyển chính
-SEX: 5 g/t -SEX: 15 g/t

-Thủy tinh lỏng: 400 g/t -Thủy tinh lỏng: 300 g/t

- Sesbaian Gum: 200 g/t - Sesbaian Gum: 100 g/t

Tuyển tinh Tuyển vét

Tinh quặng -SEX: 10 g/t Đuôi thải


-Thời gian 5 phút

Tuyển tinh vét 1

-Thời gian 5 phút

Trung gian 1 Tuyển tinh vét 2

Trung gian 2 Trung gian 3

Hình IV.13 Sơ đồ thí nghiệm vòng hở tuyển quặng nikel sulfua đặc sít Bản Chạng

Bảng IV.24 Kết quả thí nghiệm vòng hở tuyển quặng nikel sulfua đặc sít
Bản Chạng
Ni, % S, % MgO, % Fe, % Cu, % Co, %
Sản phẩm Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực
lượng thu lượng thu lượng thu lượng thu lượng thu lượng thu
Tinh quặng
11,52 43,08 26,10 9,36 5,15 0,74 28,57 4,79 11,45 87,42 0,76 46,92
Ni
Trung gian 1 6,50 18,35 22,10 5,98 8,01 0,87 30,25 3,83 0,81 4,67 0,44 20,61
Trung gian 2 3,41 10,64 22,10 6,61 9,88 1,18 32,18 4,50 0,17 1,08 0,21 10,98
Trung gian 3 0,44 7,84 7,18 12,27 21,72 14,86 14,11 11,28 0,08 2,98 0,02 7,03
Đuôi thải 0,16 20,09 5,46 65,77 17,08 82,35 13,42 75,59 0,02 3,85 0,01 14,46
Tinh quặng
8,00 68,98 23,83 19,71 7,22 2,39 29,98 11,60 5,27 92,80 0,53 74,78
tại 8%Ni

224
28

24

20

Đường biểu
Hàm lượng, %

16 diễn Niken

Đường biểu
12
diễn sunphua

0
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Thực thu, %

Hình IV.14 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa hàm lượng và thực thu các sản
phẩm tuyển quặng nikel sulfua đặc sít Bản Chạng
Dựa trên kết quả các thí nhiệm điều kiện và thí nghiệm sơ đồ vòng hở công ty đưa
ra kiến nghị như sau:
+ Sơ đồ tuyển kiến nghị áp dụng cho tuyển quặng nikel sulfua đặc sít Bản Chạng
là sơ đồ vòng kín được trình bày trong Hình IV.16.
+ Dự kiến các chỉ tiêu đạt được trong bảng IV.25.
Bảng IV.25. Chỉ tiêu sản phẩm tuyển dự kiến tuyển quặng nikel sulfua đặc sít
Bản Chạng
Sản phẩm Hàm lượng, % Thực thu, %
Tổng sản phẩm Ni trong tinh quặng ≥ 8% ≥ 70%
Tổng sản phẩm Cu trong tinh quặng 5,0 ~ 5,5% 90~ 95%
Tổng sản phẩm thải < 0,16% < 30
Quặng đầu 0,50-0,70 100,00

225
Quặng nguyên khai

Đập, sàng

Nghiền, phân cấp

(80% cấp 0,075mm)

Tuyển chính

Tuyển tinh Tuyển vét

Tinh quặng Đuôi thải

Tuyển tinh vét 1

Tuyển tinh vét 2

Hình IV.15 Sơ đồ kiến nghị tuyển quặng nikel sulfua đặc sít Bản Chạng
Chi tiết báo cáo tính khả tuyển quặng nikel sufua đặc sít Bản Chạng được trình bày
trong Phụ lục 8
b. Thí nghiệm tuyển quặng nikel sulfua đặc sít tiểu khu Suối Đán
Dựa trên các kết quả thí nghiệm quặng nikel đặc sít Bản Phúc những năm 2004 và
kết quả thí nghiệm quặng nikel sulfua đặc sít Bản Chạng, tiến hành thí nghiệm đối với
quặng Suối Đán, các thí nghiệm điều kiện được tiến hành nhằm tìm ra chi phí tối ưu để
có thể thu hồi được tinh quặng và thực thu tốt nhất. Kết quả thí nghiệm đã khẳng định
việc lựa chọn SEX làm thuốc tập hợp với chi phí 45g/t, SMBS chi phí 400g/t kết hợp
với Finnfix 300 chi phí 220g/t làm thuốc đè chìm, giữ môi trường pH≥9 và tạo bọt là
MIBC cho kết quả tuyển tốt.
226
Thí nghiệm sơ đồ vòng hở thể hiện trên sơ đồ Hình IV.17 được thực hiện dựa trên
các chí phí tìm được trong các thí nghiệm điều kiện. Kết quả tuyển sơ đồ vòng hở quặng
tiểu khu Suối Đán với quặng đầu vào có hàm lượng Ni 0,3 – 3,3% cho thấy tinh quặng
cao nhất có thể đạt 12,9% Ni thực thu tương ứng là 18,64% (bảng 4.26). Tổng tinh quặng
8,58% Ni với thực thu 78,64% thì hàm lượng sulfua tương đối cao trên >36%S, tương
ứng với hàm lượng Fe ~47% thực thu 28,43% phù hợp với sự có mặt chủ yếu của khoáng
vật pyrotin, Cu có thể đạt 5,5% thực thu ~94%, trong khi Co từ nguyên tố vết hàm lượng
rất thấp cũng xuất hiện trong tinh quặng có thể tới 0,35%.
Bảng IV.26. Bảng kết quả thí nghiệm tuyển sơ đồ vòng hở quặng nikel sulfua
đặc sít Suối Đán
Ni, % S, % MgO, % Fe, % Cu, % Co, %
Sản phẩm Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực
lượng thu lượng thu lượng thu lượng thu lượng thu lượng thu
Quặng tinh 0,34 19,65
8,31 17,81 33,50 8,16 0,61 0,26 35,16 4,95 16,48 65,97
chính 1
Quặng tinh 0,54 20,95
12,90 18,64 31,80 5,22 1,14 0,32 38,73 3,68 6,01 16,22
chính 2
Quặng tinh 0,53 24,49
12,68 21,89 32,50 6,37 1,28 0,43 40,98 4,65 2,09 6,74
chính 3
Quặng tinh 0,31 13,74
7,49 12,54 34,00 6,47 1,23 0,41 45,51 5,01 0,90 2,81
chính 4
Quặng tinh 0,12 3,53
3,57 3,95 35,10 4,42 1,26 0,27 50,90 3,71 0,50 1,04
chính 5
Sản phẩm 0,05 2,86
1,75 3,81 30,80 7,61 3,20 1,37 44,94 6,43 0,26 1,05
trung gian
Đuôi thải 0,31 21,36 7,89 61,75 7,15 96,93 15,80 71,57 0,05 6,18 0,01 14,78
Tinh quặng
8,00 77,82 32,89 36,34 1,42 2,72 41,94 26,82 5,15 93,56 0,32 84,51
tại 8%Ni
Từ các kết quả nêu trên công ty kiến nghị:
+ Sơ đồ kiến nghị tuyển quặng nikel sulfua đặc sít Suối Đán là sơ đồ vòng kín
được trình bày trong hình IV.18.
+ Các chỉ tiêu dự kiến và bảng IV.27
Bảng IV.27 Chỉ tiêu sản phẩm tuyển dự kiến
Sản phẩm Hàm lượng, % Thực thu, %
Tổng sản phẩm Ni trong tinh quặng ≥8 ≥ 80
Tổng sản phẩm Cu trong tinh quặng ~ 5,5% ~ 94%
Tổng sản phẩm thải ≤ 0,15 ≤ 20
Quặng đầu 0,3-3,3 100,00

227
Mẫu đầu
(nghiền 80% cấp 0,075mm)

+PH≥9 (Điều chỉnh bởi Xô đa)

+SMBS: 400 g/t

+Finnfix: 200 g/t

+SEX:
Tuyển chính 1 25 g/t

Tuyển chính 2
+SEX: 20 g/t
Tuyển vét 1

Tuyển vét 2
+PH≥9;

+SMBS: 40 g/t
Đuôi thải
+Finnfix: 20 g/t
Tuyển tinh 1
+SEX: 10 g/t

Tinh quặng 1
Tuyển tinh 2

Tuyển tinh 3
Tinh quặng 2
+SEX: 5 g/t

Tinh quặng 3
Tuyển tinh 4
+SEX: 5 g/t

Tinh quặng 4
Tuyển tinh 5

Tinh quặng 5 Sản phẩm trung gian

Hình IV.16 Sơ đồ thí nghiệm tuyển vòng hở quặng nikel sulfua đặc sít Suối Đán

228
Quặng nguyên khai

Đập, sàng

Nghiền, phân cấp

(80% cấp 0,075mm)

Tuyển chính 1

Tuyển tinh Tuyển vét

Tinh quặng Đuôi thải

Tuyển tinh vét 1

Tuyển tinh vét 2

Hình IV.17 Sơ đồ tuyển kiến nghị vòng kín quặng nikel sulfua đặc sít Suối Đán
Chi tiết báo cáo tính khả tuyển quặng nikel sufua đặc sít Suối Đán được trình bày
trong Phụ lục 8.
IV.2.7 Mẫu công nghệ quặng niken oxi hóa
a. Thành phần khoáng vật và hóa học mẫu quặng niken oxi hóa
Quặng niken bị oxi hóa có thành phần khoáng vật chủ yếu là olivin, pyroxen,
phlogopit, tremolit. Olivin nguyên thủy một số còn thể hiện khá rõ hình dáng ban đầu là
lăng trụ ngắn tự hình, gặm mòn, với kích thước 0,5 - 2 mm. Tremolit dạng vi lăng trụ
hình kim, que, đôi khi giả hình theo các tấm pyroxen nguyên thủy tự hình, kích thước
dài 0,3 - 2,5 mm. Chlorit giàu magne (loại pennin) dạng vi vảy tha hình đến tấm giả hình
theo phlogopit, kích thước 0,05 - 1,8 mm. Khoáng vật quặng (3-5%) dạng hạt tự hình,
nửa tự hình, kích thước 0,05 - 0,1 mm, không thấu quang, xâm tán không đều, ngoài ra
có một ít dạng vi hạt (bụi) tha hình, nửa tự hình, giải phóng do quá trình biến đổi.
Ngoài ra một số mẫu gặp goethit với hàm lượng khá cao khoảng 80%. Goethit
thường tồn tại dưới dạng hạt giả hình hoặc đôi khi dưới dạng mạng mạch nhỏ thay thế,
229
gắn kết các hạt khoáng vật nguyên sinh, covenlit với hàm lượng khoảng 2%, tồn tại
dưới dạng riềm mỏng hoặc đôi khi giả hình theo một số hạt khoáng vật chalcopyrit.

Ảnh IV.8: Goethit(Gh) tạo ổ thay thế gần như hoàn toàn cho pyrotin (Pyr) xâm tán

Ảnh IV.9: Violarit (Vio) thay thế gần như hoàn toàn cho pentlandit (Pld) xâm tán
cùng pyrotin (Pyr)
Bảng IV.28 Hàm lượng các nguyên tố trong mẫu quặng niken oxi hóa
TT Nguyên tố Đơn vị Hàm lượng
1 SiO2 % 38,4
2 Al % 0,72
3 Ca % 0,21
4 Co % 0,02
5 Cu % 0,26
6 Fe % 6,89
7 MgO % 34,2
8 Ni % 0,98
9 S % 0,09
10 Cr ppm 1200
11 K ppm 500
12 Mn ppm 600
13 Mo ppm <5
14 Na ppm 220
15 P ppm 300
16 Ti ppm 400

230
Bảng IV.29 Phân bố các nguyên tố chủ yếu trong phân tích cấp hạt quặng đầu
Thu Lọt
Co Cu Fe MgO Ni S
hoạch sàng
Cỡ
Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực Hàm Thực
hạt
% % lượng thu lượng thu lượng thu lượng thu lượng thu lượng thu
(µm)
% % % % % % % % % % % %
3350 0,0 100,0
2360 19,2 80,8 0,012 14,5 0,28 19,8 6,26 17,4 36,2 19,7 0,92 17,6 0,06 19,1
1180 36,4 44,3 0,014 32,0 0,25 33,5 6,39 33,7 35,8 37,0 0,96 34,9 0,07 42,3
600 16,7 27,7 0,015 15,7 0,25 15,3 6,65 16,0 35,7 16,9 0,99 16,4 0,05 13,8
300 9,1 18,6 0,015 8,52 0,26 8,65 6,98 9,13 35,3 9,07 0,99 8,93 0,05 7,50
150 6,0 12,6 0,016 6,04 0,24 5,31 7,79 6,77 34,8 5,94 0,99 5,94 0,05 4,99
75 3,7 8,9 0,019 4,41 0,27 3,67 9,03 4,83 33,7 3,54 1,04 3,83 0,05 3,07
38 2,2 6,7 0,024 3,31 0,31 2,50 10,0 3,17 32,0 2,00 1,12 2,45 0,07 2,55
-38 6,7 0,0 0,037 15,6 0,46 11,3 9,33 9,05 30,4 5,79 1,48 9,90 0,06 6,67
Tổng 100,0 0,0 0,016 100,0 0,27 100,0 6,92 100,0 35,2 100,0 1,00 100,0 0,06 100,0
Q,đầu 0,017 0,26 6,89 34,2 0,98 0,09

100
Phân bố cấp hạt
90
80
70
60

Lọt sàng (%)


50
40
30
20
10
0
10 100 1000 10000
Kích thước hạt (µm)

Hình IV.18 Đường cong biểu thị sự phân bố các cấp hạt
Quặng đầu có hàm lượng Ni 0,98%, khoảng 7% khối lượng mẫu được tìm thấy ở
cấp hạt mịn (-38µm). Với hàm lượng magie cao trong quặng đầu (~34% MgO), và
phương pháp hòa tách bằng axit được lựa chọn, sẽ cho thấy rằng khả năng mức tiêu thụ
axit trong các thí nghiệm hòa tách sẽ cao.
b. Kết quả thí nghiệm hòa tách quặng niken oxi hóa.
Thí nghiệm thăm dò với 2 quá trình chìm nổi tỷ trọng 2,8-3 t/m3 và hóa tách bằng
axit đã cho thấy:
Với quặng đầu vào có hàm lượng Ni 0,98%, kết quả nghiên cứu bước đầu cho
thấy hiệu quả thu hồi Ni trong tinh quặng rất thấp, nếu tuyển trọng lực chỉ thu hồi được
sản phẩm có hàm lượng Ni 1,44%, thực thu 3,03%. Trong khi thí nghiệm 24h hòa tách
bằng axit H2SO4 hiệu suất hòa tách với Ni đạt 28,6%, sử dụng 146kg/t quặng đầu; hiệu
suất hòa tách đạt 64,8% với Ni khi tăng lượng axit sử dụng lên 408 kg/t quặng đầu. Dựa

231
vào kết quả thăm dò các thí nghiệm tiếp theo sẽ sử dụng phương pháp hòa tách bằng
axit với mục tiêu pH = 1.
Các thí nghiệm điều kiện với chi phí axit H2SO4 từ 400-557 kg/tấn quặng đầu,
thay đổi tỷ lệ hỗn hợp H2SO4+NaCl, thay đổi nhiệt độ (60-80°C), và tỷ lệ lỏng rắn (30-
40% rắn), các kết quả cho thấy hiệu suất hòa tách lớn nhất 74,6% Ni khi dùng 557 kg
H2SO4 cho 1 tấn quặng và 71,1% Ni khi dùng 398 kg H2SO4 + 40g/L NaCl. Các sản
phẩm sau lọc đều có xu hướng kết tinh hoàn toàn, nên cần phải sử dụng dung dịch rửa
để làm sạch các sản phẩm.
Như vậy quá trình tuyển có khả năng thu hồi quặng Ni trong quặng oxi hóa, tuy
nhiên khối lượng axit dùng cho 1 tấn quặng đầu vào tương đối lớn, hiệu suất hòa tách
mới chỉ đạt ~75% Ni. Khối lượng axit được dùng như trên là lớn, do đó việc sử lý về
môi trường sẽ phức tạp và do đó loại quặng này chưa có hiệu quả kinh tế.
IV.3 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
IV.3.1 Kết luận.
- Mẫu nghiên cứu quặng nikel xâm tán Bản Phúc, Bản Khoa và đặc sít Bản Chạng,
Suối Đán của Báo cáo được lấy từ các lỗ khoan thăm dò và mẫu lớn bằng phương pháp
đào lò đại diện cho các tiểu khu thuộc vùng khảo sát của Đề án.
- Quặng nikel sulfua xâm tán (Bản Phúc và Bản Khoa) có dải hàm lượng từ 0,25
đến ~1% Ni, hàm lượng lưu huỳnh 0,17% đến 1,07%, tỷ lệ S/Ni dao động từ 0,5-1.
Quặng nikel sulfua xâm tán với nguyên tố có ích chủ yếu là Ni, các nguyên tố khác như
Cu, Co ở dạng vết, không có giá trị về kinh tế. Quặng nikel sulfua đặc sít (Bản Chạng
và Suối Đán) hàm lượng Ni trong khoảng 0,4 – 1,29%, tỷ lệ S/Ni dao động từ 8-13, hàm
lượng MgO trong quặng xâm tán Tạ Khoa cao từ 35-40% MgO, cao gần gấp hai lần so
với MgO trong quặng đặc sít Tạ Khoa < 16%, Fe trong quặng đặc sít cao gần gấp đôi
trong quặng xâm tán. Quá trình tuyển quặng đặc sít đã cho thấy ngoài làm giàu được Ni,
Cu cũng được xác định là nguyên tố được làm giàu và có khả năng thu hồi thành sản
phẩm phụ của quá trình chế biến sâu.
Quặng nikel sulfua xâm tán: Pentlandit là khoáng vật chứa Ni chủ yếu được tìm
thấy trong mẫu, chiếm tới 0,79% khối lượng mẫu. Trong mẫu còn có mặt các khoáng
vật vết (có hàm lượng rất nhỏ) violarit và millerit, các khoáng vật này đều chiếm khối
lượng nhỏ hơn 0,05%. Một vài hạt pha khoáng vật Ni-As-(S) cũng được tìm thấy. Một
số khoáng vật chứa Ni được đề cập ở trên có xu hướng liên kết chặt chẽ với các khoáng
vật silicat. Những khoáng vật kích thước nhỏ, có kiến trúc mọc xen này có thể dẫn đến
những dấu hiệu các nguyên tố trộn lẫn ở các điểm phân tích QEMSCAN.
Serpentin là khoáng vật silicat chiếm ưu thế trong mẫu, chiếm tới 82,1% khối
lượng mẫu, khoáng vật đi kèm và tính chất của nó ảnh hưởng rất nhiều đến việc lựa chọn
thuốc đè chìm và chi phí sử dụng. Sự có mặt của chrysotile làm gia tăng độ nhớt trong
quá trình tuyển nổi, bên cạnh đó lượng khoáng vật talc và amphibol cũng tác động đến
quá trình lựa chọn thuốc đè chìm và chi phí.
232
- Quặng nikel sulfua đặc sít: Pentlandit là khoáng vật chứa nikel chủ yếu (2,8%),
ngoài ra thấy sự xuất hiện của khoáng vật nikel khác (~0,17%) như: Violarit, sulfua Ni
xen lẫn. Các khoáng vật sulfua khác đi kèm gồm: Chalcopyrit, vallerit, pyrotin, pyrit,
sphalerit chiếm 23%, chiếm chủ yếu là pyrotin.
Đối với quặng đặc sít, ngoài Ni còn có Cu có khả năng được làm giàu trong quá
trình tuyển nổi quặng nikel sulfua. Các nguyên tố khác có khả năng đi vào sản phẩm
tinh quặng chỉ ở dạng vết.
Khoáng vật oxit và silicat chiếm khoảng 73% khối lượng mẫu, trong đó chủ yếu
là thạch anh. Nhóm khoáng vật thường ảnh hưởng đến tuyển nổi khoáng vật sulfua
chiếm khoảng 14%. Nhóm khoáng vật mica cũng chiếm tương đối 18% khối lượng mẫu,
thể hiện ở khoáng vật annit, biotit và phlogopit.
- Các loại thuốc được sử dụng cho tuyển quặng xâm tán là thuốc tập hợp SEX,
thuốc đè chìm thủy tinh lỏng và tạo bọt MIBC, thuốc tuyển sử dụng cho tuyển quặng
đặc sít là thuốc tập hợp SEX, thuốc phân tán thủy tinh lỏng, thuốc đè chìm Sesbaian
Gum và tạo bọt MIBC.
- Nghiên cứu đưa ra sơ đồ kiến nghị phù hợp với quặng xâm tán và đặc sít dựa
trên các kết quả thí nghiệm đạt được. Sơ đồ kiến nghị hợp lý, sản phẩm tinh quặng nikel
xâm tán có thể đạt được hàm lượng ≥8% Ni, thực thu ≥60 % tổng nikel, quặng nikel đặc
sít với độ thu hồi nikel sulfua ≥68%, hàm lượng Ni 0,25 đến 1,29%.
- Tinh quặng nikel đặc sít Bản Chạng có thể đạt được hàm lượng ≥8% Ni, thực
thu ≥70%, hàm lượng quặng đầu vào dao động từ 0,50%-0,70% Ni.
- Quặng đặc sít Suối Đán thu được tinh quặng ở mức hàm lượng > 8% Ni, và thực
thu tương ứng đạt >80%, hàm lượng S tương đối cao trên 35% thực thu tương ứng 38%,
quặng đầu vào có tổng hàm lượng dao động từ 0,3 – 3,3% Ni. Sản phẩm tinh quặng như
vậy sẽ rất có lợi cho khâu chế biến sâu tiếp theo.
- Kết quả nghiên cứu khẳng định khả năng làm giàu khoáng vật nikel sulfua trong
các tiểu khu cho tinh quặng đáp ứng tiêu chuẩn nguyên liệu đầu vào cho khâu chế biến
sâu sử dụng công nghệ thủy luyện. Sự có mặt của các nguyên tố hóa học khác ngoài Ni
không gây hại trong quá trình thủy luyện.
- Bạch kim, palađi và vàng không có hiệu quả kinh tế do hàm lượng thấp trong
thân quặng và trong tinh quặng. Trong quá trình luyện kim, không có nguyên tố nào có
khả năng thu hồi. Thêm vào đó, tinh quặng nikel được tính toán trên các mỏ sunfua lớn
hoặc các hợp đồng thương mại phổ biến không đáp ứng các điều khoản về khả năng
thanh toán các nguyên tố này.
- Ngoài ra thí nghiệm hòa tách cơ bản chứng minh được khả năng thu hồi Ni
trong quặng niken oxi hóa, tuy nhiên khối lượng axit dùng cho 1 tấn quặng đầu vào
tương đối lớn, hiệu suất hòa tách mới chỉ đạt ~75% Ni, với khối lượng axit được dùng
như vậy, các vấn đề môi trường cần xử lý sẽ phức tạp.

233
- Đối với quặng niken oxi hóa, thành phần khoáng vật bị biến đổi so với quặng
tươi, khoáng vật chứa niken tồn tại chủ yếu dưới dạng khoáng vật oxit và một phần
khoáng vật niken dạng sulphua. Công ty đã tiến hành một số thí nghiệm thăm dò và chỉ
đạt được thực thu 41%, với đối tượng quặng này, trên thế giới có các mỏ của Indonesia,
Úc, và công nghệ chế biến đang được áp dụng là thủy luyện trực tiếp từ quặng. Do đó,
Công ty cần nghiên cứu thêm để tìm ra phương án công nghệ làm giàu hợp lý và hiệu
quả.
IV.3.2 Đề xuất
Để nâng cao giá trị, làm giàu khoáng sản hơn nữa cần có những nghiên cứu
chuyên môn sâu hơn để tách và thu hồi các khoáng vật nikel trong những sản phẩm trung
gian của quá trình tuyển mà phạm vi báo cáo này chưa nghiên cứu hết được nhằm nâng
cao thu hồi tài nguyên, chống lãng phí và bảo vệ môi trường.
Đối với loại quặng niken oxi hóa cần được nghiên cứu phương án công nghệ hợp
lý hơn.
IV.4. ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN VẬT CHẤT VÀ CƠ LÝ ĐẤT ĐÁ BÓC.
Đá bóc (đá thải) của quá trình khai thác chủ yếu là đá siêu mafic phức hệ Ba Vì
và đá phiến mica hệ tầng Nậm Sập. Phân bố trong diện tích bờ moong dự kiến của quá
trình khai thác lộ thiên quặng sulfua xâm tán tại Bản Phúc và Bản Khoa.
IV.4.1 Thành phần khoáng vật
+ Khoáng vật trong đá thải siêu mafic: Serpentine chiếm 50-75%, mica, clorit,
magnesit 5%.
+ Khoáng vật trong đá phiến: Thạch anh 50-80%, mica 10%
IV.4.2 Thành phần hóa học đá bóc.
+ Đá siêu mafic: SiO2: 44,6%, TiO2: 0,11, MgO: 43,13%, FeO: 5,9%, CaO:
4,27%, Al2O3: 1,74%, MnO: 0,15%, SO3: 0,05%. Cl-: 0,013%
+ Đá phiến: SiO2: 75,36%, SO3:0,05, Cl-: 0,012%
Thành phần hóa học của đá bóc trong diện tích thăm dò hàm lượng SO3 trung
bình 0,05% nên đá bóc trong diện tích thăm dò đạt chỉ tiêu làm vật liệu xây dựng thông
thường làm cốt liệu bê tông xây dựng, bê tông nhựa trải đường giao thông bộ.
IV.4.3. Tính chất cơ lý
Kết quả phân tích 21 mẫu cơ lý toàn diện đá vôi tại khu vực thăm dò cho thấy
tính chất cơ lý của đá bóc như sau:
a. Đá siêu mafic:
Độ ẩm dao động từ 0,12% đến 0,96% trung bình 0,29% đối với đá tươi, từ 8,86%
đến 12,13% trung bình 10,74% đối với đá phong hóa.
Khối lượng thể tích tự nhiên từ 2,68g/cm3 đến 3,13g/cm3 trung bình 2,97g/cm3
đối với đá tươi; từ 2,18/cm3 đến 2,27g/cm3 trung bình 2,23g/cm3 đối với đá phong hóa.
Khối lượng thể tích khô từ 2,68g/cm3 đến 3,13g/cm3 trung bình 2,97g/cm3 đối
với đá tươi; từ 2,05g/cm3 đến 2,12g/cm3 trung bình 2,09g/cm3 đối với đá phong hóa.
234
Tỷ trọng từ 2,72g/cm3 đến 3,16g/cm3 trung bình 3,01g/cm3 đối với đá tươi; từ
2,68g/cm3 đến 2,69g/cm3 trung bình 2,69g/cm3 với đá phong hóa;
Độ rỗng từ 0,95% đến 2,08% trung bình 1,19% đối với đá tươi; từ 21,19% đến
23,51% trung bình 22,33% đối với đá phong hóa.
Cường độ kháng nén trạng thái khô từ 239,6 kG/cm2 đến 733kG/cm2 trung bình
452,91kG/cm2 với đá tươi; từ 52 kG/cm2 đến 86kG/cm2 trung bình 63kG/cm2 với đá
phong hóa;
Cường độ kháng nén trạng thái bão hòa từ 222,9kG/cm2 đến 709kG/cm2 trung
bình 432,72kG/cm2 đối với đá tươi; từ 35kG/cm2 đến 72kG/cm2 trung bình 46,75kG/cm2
đối với đá phong hóa.
Hệ số kiên cố trạng thái khô từ 3,62 đến 7,39 trung bình 5,36 đối với đá tươi; từ
1,49 đến 1,98 trung bình 1,65 đối với đá phong hóa;
Hệ số kiên cố trạng thái bão hòa từ 3,47 đến 7,22 trung bình 5,2 đối với đá tươi;
từ 1,2 đến 1,78 trung bình 1,39 đối với đá phong hóa.
Hệ số hóa mềm từ 0,93 đến 0,97 trung bình 0,95 đối với đá tươi; từ 0,67 đến 0,83,
trung bình 0,73 đối với đá phong hóa.
Tính chất cơ lý của đá siêu mafic tươi theo cường độ kháng nén ở trạng thái bão
hòa trung bình 452,91kG/cm2 lớn hơn so với chỉ tiêu đá xây dựng (≥ 200 Kg/cm2 tại
Quyết định 13/2008/QĐ-BTNMT) đo đó đạt chỉ tiêu làm vật liệu xây dựng thông thường
làm cốt liệu bê tông xây dựng, bê tông nhựa trải đường giao thông bộ.
b. Đá phiến mica.
Độ ẩm dao động từ 0,12% đến 0,17% trung bình 0,14%.
Khối lượng thể tích tự nhiên từ 2,69g/cm3 đến 2,75g/cm3 trung bình 2,72g/cm3.
Khối lượng thể tích khô từ 2,69g/cm3 đến 2,75g/cm3 trung bình 2,72g/cm3.
Tỷ trọng từ 2,72g/cm3 đến 2,77g/cm3 trung bình 2,75g/cm3;
Độ rỗng từ 0,72% đến 1,1% trung bình 0,9%.
Cường độ kháng nén trạng thái khô từ 491,5 kG/cm2 đến 1163kG/cm2 trung bình
792,7kG/cm2.
Cường độ kháng nén trạng thái bão hòa từ 471,9kG/cm2 đến 1142kG/cm2 trung
bình 773,4kG/cm2.
Hệ số kiên cố trạng thái khô từ 5,69 đến 10,1 trung bình 7,72
Hệ số kiên cố trạng thái bão hòa từ 5,54 đến 9,98 trung bình 7,59
Hệ số hóa mềm từ 0,96 đến 0,98, trung bình 0,97
Tính chất cơ lý của đá siêu mafic tươi theo cường độ kháng nén ở trạng thái bão
hòa trung bình 792,7kG/cm2 lớn hơn so với chỉ tiêu đá xây dựng (≥ 200 Kg/cm2 tại Quyết
định 13/2008/QĐ-BTNMT) do đó đạt chỉ tiêu làm vật liệu xây dựng thông thường làm
cốt liệu bê tông xây dựng, bê tông nhựa trải đường giao thông bộ.

235
Bảng IV.30. Kết quả phân tích mẫu cơ lý đá siêu mafic
Cường độ
Độ ẩm Dung trọng Khối Hệ số bền vững Hệ số
Độ kháng nén
lượng hóa
Loại Ký hiệu Bão Khô Tự Bão rỗng Khô Bão Khô Bão
STT Khô riêng mềm
đá mẫu hòa gió nhiên hòa gió hòa gió hòa
Wbh Wtn v k bh r n Rtn Rbh
Ftn Fbh n
% % g/cm3 g/cm3 g/cm3 g/cm3 % kG/cm2 kG/cm2
1 BPCLR-01 12,13 6,56 2,24 2,10 2,35 2,69 21,93 55,00 38,00 1,54 1,25 0,69
2 BPCLR-02 8,86 7,24 2,27 2,12 2,31 2,69 21,19 86,00 72,00 1,98 1,78 0,83
3 Đá BPCLR-03 9,88 6,87 2,22 2,08 2,29 2,69 22,68 59,00 42,00 1,60 1,33 0,72
4 phong BPCLR-04 12,10 6,32 2,18 2,05 2,30 2,68 23,51 52,00 35,00 1,49 1,20 0,67
5 hóa Min 8,86 6,32 2,18 2,05 2,29 2,68 21,19 52,00 35,00 1,49 1,20 0,67
6 Max 12,13 7,24 2,27 2,12 2,35 2,69 23,51 86,00 72,00 1,98 1,78 0,83
7 Trung bình 10,74 6,75 2,23 2,09 2,31 2,69 22,33 63,00 46,75 1,65 1,39 0,73
8 BPCLR-05 0,64 0,52 2,99 2,97 2,99 3,01 1,33 621,00 597,00 6,62 6,45 0,96
9 BPCLR-06 0,96 0,64 2,85 2,83 2,86 2,89 2,08 733,00 709,00 7,39 7,22 0,97
10 BKCLR-04 0,14 0,08 2,98 2,98 2,98 3,01 1,00 444,20 422,00 5,33 5,16 0,95
11 BKCLR-05 0,12 0,09 3,13 3,13 3,13 3,16 0,95 518,50 497,70 5,89 5,73 0,96
12 BKCLR-06 0,13 0,10 3,10 3,10 3,10 3,13 0,96 365,70 347,40 4,71 4,56 0,95
13 BKCLR-07 0,25 0,16 3,11 3,11 3,12 3,14 0,96 391,90 372,30 4,92 4,76 0,95
Siêu
14 BKCLR-08 0,10 0,07 2,91 2,91 2,91 2,94 1,02 521,00 505,40 5,90 5,79 0,97
mafic
15 BKCLR-09 0,18 0,10 2,98 2,98 2,99 3,01 1,00 348,90 327,90 4,57 4,40 0,94
tươi
16 BKCLR-10 0,28 0,17 3,11 3,10 3,11 3,14 1,27 239,60 222,90 3,62 3,47 0,93
17 BKCLR-11 0,17 0,14 2,68 2,68 2,68 2,72 1,47 398,80 378,90 4,98 4,82 0,95
18 BKCLR-12 0,23 0,12 2,88 2,88 2,89 2,91 1,03 399,40 379,40 4,98 4,82 0,95
19 Min 0,10 0,07 2,68 2,68 2,68 2,72 0,95 239,60 222,90 3,62 3,47 0,93
20 Max 0,96 0,64 3,13 3,13 3,13 3,16 2,08 733,00 709,00 7,39 7,22 0,97
21 Trung bình 0,29 0,20 2,97 2,97 2,98 3,01 1,19 452,91 432,72 5,36 5,20 0,95

236
Bảng IV.31. Kết quả phân tích mẫu cơ lý đá phiến
Cường độ kháng
Độ ẩm Dung trọng Khối Hệ số bền vững Hệ số
Độ nén
lượng hóa
Loại Ký hiệu Bão Khô Tự Bão rỗng Bão Khô Bão
STT Khô riêng Khô gió mềm
đá mẫu hòa gió nhiên hòa hòa gió hòa
Wbh Wtn gv gk gbh gr n Rtn Rbh
Ftn Fbh n
% % g/cm3 g/cm3 g/cm3 g/cm3 % kG/cm2 kG/cm2
1 BPCLR-11 0,13 0,09 2,75 2,75 2,75 2,77 0,72 967 946 8,9 8,77 0,98
2 BPCLR-12 0,12 0,07 2,74 2,74 2,74 2,76 0,72 1163 1142 10,1 9,98 0,98
3 BPCLR-13 0,17 0,16 2,75 2,75 2,75 2,77 0,72 951 932 8,8 8,68 0,98
4 Đá BKCLR-01 0,17 0,14 2,71 2,71 2,71 2,74 1,09 491,5 471,9 5,69 5,54 0,96
5 Phiến BKCLR-02 0,14 0,11 2,73 2,73 2,73 2,76 1,09 578,4 561,1 6,32 6,2 0,97
6 mica BKCLR-13 0,14 0,09 2,69 2,69 2,69 2,72 1,1 605,4 587,2 6,51 6,38 0,97
7 Min 0,12 0,07 2,69 2,69 2,69 2,72 0,72 491,50 471,90 5,69 5,54 0,96
8 Max 0,17 0,16 2,75 2,75 2,75 2,77 1,10 1163,00 1142,00 10,10 9,98 0,98
9 Trung bình 0,15 0,11 2,73 2,73 2,73 2,75 0,91 792,72 773,37 7,72 7,59 0,97

237
IV.4.4 Kết quả thí nghiệm đầm chặt tiêu chuẩn.
Thí nghiệm đầm chặt tiêu chuẩn được tiến hành thí nghiệm với 06 mẫu đá bị
phong hóa. Kết quả được thể hiện trong bảng IV.32
Bảng IV.32 kết quả đầm chặt tiêu chuẩn
Đơn Mẫu Trung
STT Thí nghiệm
vị ST1 ST2 ST3 ST4 ST5 ST6 bình
1 Độ ẩm tốt nhất % 19,83 21,10 20,50 19,00 18,65 19,40 19,75
Độ ẩm đầm chặt tốt
2 % 18 17,61 16,47 15,38 16,94 16,31 16,78
nhất đã hiệu chỉnh
3 KLTT khô lớn nhất g/cm3 1,766 1,774 1,699 1,944 1,946 1,952 295,89
KLTTLN khô đã hiệu
4 g/cm3 1,824 1,8807 1,8327 2,0535 1,997 2,0422 305,63
chỉnh
IV.4.5. Mức độ bám dính nhựa đường.
Kết quả phân tích 6 mẫu đá bóc ký hiệu RT1 đến RT6 về chỉ tiêu bám dính nhựa
đường trong khu vực thăm dò cho thấy tính chất bám dính nhựa đường của đá siêu mafic
và đá phiến có độ bám dính tốt đạt cấp độ 5 (theo tiêu chuẩn TCVN 7504:2005) đá bóc
khu vực thăm dò đạt chất lượng vật liệu xây dựng thông thường làm cốt liệu bê tông xây
dựng, bê tông nhựa trải đường giao thông đường bộ.
Bảng IV.33. Kết quả phân tích mẫu bám dính nhựa đường
STT Số hiệu mẫu Tên đá Độ bám dính Ghi chú
1 RT1 Siêu mafic tươi Cấp 5 Bám dính tốt
2 RT2 Siêu mafic tươi Cấp 5 Bám dính tốt
3 RT3 Siêu mafic tươi Cấp 5 Bám dính tốt
4 RT4 Phiến mica Cấp 5 Bám dính tốt
5 RT5 Phiến mica Cấp 5 Bám dính tốt
6 RT6 Phiến mica Cấp 5 Bám dính tốt
IV.4.6. Mức độ nén dập trong xi lanh
Kết quả phân tích 6 mẫu đá bóc trong đó có 03 mẫu đá siêu mafic ký hiệu RT13,
RT14, RT15, 03 mẫu đá phiến mica: RT16, RT17, RT18 về chỉ tiêu nén dập trong xi
lanh trong khu vực thăm dò cho thấy tính chất nén dập của đá siêu mafic có độ nén dập
trạng thái bão hòa dao động từ 8,5% đến 13,5% trung bình 10,8% (Phụ lục 3 Báo cáo).
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7570:2006 đá bóc khu vực thăm dò đạt chất
lượng vật liệu xây dựng thông thường làm cốt liệu bê tông mác (B15-B25), vật liệu xây
dựng thông thường, … (Phụ lục 4 của TCVN7570:2006).

238
Bảng IV.34. Kết quả phân tích mẫu nén dập trong xi lanh
Độ nén dập trong xi lanh (%)
Thông số
Mẫu thí nghiệm TCVN 7570:2006
Giá trị nhỏ nhất 8,5
Giá trị lớn nhất 13,5
Trung bình 10,8 <14
IV.4.7. Mức độ mài mòn trong tang quay
Kết quả phân tích 06 mẫu đá bóc trong đó 03 mẫu đá siêu mafic, 03 mẫu đá phiến
về chỉ tiêu mài mòn trong tang quay trong khu vực thăm dò cho thấy tính chất mài mòn
của đá bóc dao động từ 13,1% đến 14,8% trung bình là 14% (Phụ lục 3 Báo cáo).
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7570:2006 quy định vật liệu cấp phối đá răm
có độ mài mòn <35% đối với loại I. Đá bóc khu vực thăm dò có độ mài mòn trung bình
14% nên đá bóc đạt chất lượng vật liệu xây dựng thông thường làm cốt liệu bê tông xây
dựng, bê tông nhựa trải đường giao thông bộ, vật liệu xây dựng thông thường...(Phụ lục
4 của TCVN7570:2006).
Bảng IV.35. Kết quả phân tích mẫu mài mòn tang quay
Độ mài mòn (%)
Thông số TCVN
Mẫu thí nghiệm
7570:2006
Giá trị nhỏ nhất 13,1
Giá trị lớn nhất 14,8
Trung bình 14,0 <35
IV.4.8. Mức độ phóng xạ
Về sự có mặt của các nguyên tố phóng xạ: Qua phân tích 08 mẫu lõi khoan, kết
quả cho thấy hàm lượng U trong khoảng 0,11÷2,3ppm trung bình khoảng 0,74ppm; Th
trong khoảng 0,56÷15,99ppm trung bình khoảng 3,5ppm. Căn cứ tỷ lệ quy đổi tại TCVN
9419:2012 và theo quy định tại QCVN 59:2014/BTNMT các mẫu lõi khoan có hoạt độ
phóng xạ riêng <70 Bq/Kg nằm dưới ngưỡng quy định. Do đó có thể sử dụng đưa vào
sản xuất mà không ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

239
Bảng IV.36. Kết quả phân tích hàm lượng U và Th trong mẫu lõi khoan
QCVN
U Th 59:2014/
STT Ký hiệu mẫu
BTNMT
ppm Bq/Kg ppm Bq/Kg Bq/Kg
1 BP2055_PX198.4 0,97 11,98 2,71 11,00
2 BP2052_PX133.6 0,47 5,80 2,00 8,12
3 BP2026_PX90.45 0,15 1,85 0,56 2,27
4 BP1935_PX188.3 0,61 7,53 1,83 7,43
5 BP1935_PX222.1 0,80 9,88 1,97 8,00 <70
6 BK2102_PX62 0,52 6,42 2,20 8,93
7 BK2111_PX131.25 0,11 1,36 0,74 3,00
8 BK2105_PX83.1 2,30 28,41 15,99 64,92

Kết luận: Đất, đá bóc của quá trình khai thác đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật làm
vật liệu xan lấp và xây dựng thông thường.

240
CHƯƠNG 5
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN, ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ
ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT KHAI THÁC MỎ

V.1 CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐCTV-ĐCCT VÀ KỸ THUẬT KHAI
THÁC MỎ
V.1.1. Mục tiêu
Công tác nghiên cứu địa chất thủy văn – địa chất công trình (ĐCTV-ĐCCT) và điều
kiện kỹ thuật khai thác mỏ được tiến hành đồng thời với công tác thăm dò quặng Nikel
– Đồng tại khu Tạ Khoa, Hồng Ngài, thuộc xã Mường Khoa, Tạ Khoa, Hồng Ngài, Song
Pe, huyện Bắc Yên và khu Tà Hộc, thuộc xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Mục
tiêu của công tác là làm sáng tỏ điều kiện và đặc điểm ĐCTV-ĐCCT của khu vực mỏ
cũng như ảnh hưởng đến công tác khai thác mỏ sau này và điều kiện kỹ thuật trong quá
trình khai thác mỏ.
V.1.2. Nhiệm vụ
Công tác nghiên cứu đặc điểm ĐCTV-ĐCCT gồm những nhiệm vụ sau:
+ Xác định diện phân bố, chiều dày đới phong hóa của các đá hệ tầng Nậm Sập và
phức hệ Ba Vì;
+ Phân chia các đơn vị ĐCTV: diện phân bố, thành phần thạch học, chiều dày, thế
nằm, tính chất thủy lực, chiều sâu mực nước, tính thấm nước của đất đá, điều kiện cấp
và thoát nước;
+ Xác định các tính chất vật lý và thành phần hóa học của nước;
+ Đánh giá các nguồn nước và dự báo lượng nước chảy vào công trình khai thác, luận
chứng và đề xuất biện pháp tháo khô mỏ.
+ Đánh giá các đặc điểm địa chất công trình: xác định tính chất cơ lý, thành phần,
trạng thái của đất, đá trong khu mỏ;
+ Đánh giá điều kiện khai thác, sự ổn định mái dốc bờ moong khai thác.
V.1.3. Khối lượng
Khối lượng cụ thể của các công tác nghiên cứu ĐCTV-ĐCCT đã tiến hành tại khu
Tạ Khoa, được thực hiện riêng cho các tiểu khu bao gồm Bản Phúc, Bản Chạng, Bản
Khoa, phạm vi thân quặng 1 tiểu khu Suối Đán (SD-TQ1), Suối Phặng và Bản Khằng
trong thời gian từ 08/2014 – 06/2022 được thể hiện trong bảng IV.1.

241
Bảng V.1. Khối lượng các công tác nghiên cứu ĐCTV-ĐCCT
Đơn Bản Phúc Bản Chạng Bản Khoa Suối Đán Đánh giá
STT Hạng mục công việc vị Được Thực Được Thực Được Thực Được Thực mức độ
tính duyệt hiện duyệt hiện duyệt hiện duyệt hiện hoàn thành
Đo vẽ bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ
1
1/2.000
1.1 Ngoài trời km2 1,94 1,94 1,02 1,02 0,39 0,39 1,24 0,7 100%
2
1.2 Trong phòng km 1,94 1,94 1,02 1,02 0,39 0,39 1,24 0,7 100%
Quan trắc đơn giản ĐCTV- Lỗ
2 94 176 57 76
ĐCCT (khi khoan, đào) khoan
Lỗ
3 Bơm nước thí nghiệm 1 1 1 2 1 1 2 1 100%
khoan
Lắp đặt tháo dỡ thiết bị bơm (chuẩn
3.1 lần 1 1 1 2 1 1 2 1 100%
bị và kết thúc)
Tiến hành bơm (Bơm thổi rửa lỗ
3.2 khoan, bơm nước thí nghiệm thử, ca 23 24 23 48 23 24 46 25,75 105%
bơm nước thí nghiệm đơn)
3.3 Đo mực nước hồi phục ca 9 12 9 37,38 9 16,25 18 22,25 195%
4 Quan trắc động thái nước
4.1 Quan trắc động thái nước mặt trạm 0 03 03 03 03 0 03 02 89%
4.2 Quan trắc động thái nước mặt lần đo 0 282 276 294 276 0 276 196 93%
4.3 Quan trắc động thái nước dưới đất trạm 01 03 01 02 02 01 02 01 117%
4.4 Quan trắc động thái nước dưới đất lần đo 92 282 92 196 184 92 184 98 145%
5 Lấy mẫu hóa nước toàn diện mẫu 4 4 14 17 24 07 24 05 50%
5.1 Lấy trong lộ trình mẫu 0 0 4 4 4 1 10 0 100%
242
Đơn Bản Phúc Bản Chạng Bản Khoa Suối Đán Đánh giá
STT Hạng mục công việc vị Được Thực Được Thực Được Thực Được Thực mức độ
tính duyệt hiện duyệt hiện duyệt hiện duyệt hiện hoàn thành
5.2 Lấy trong bơm nước thí nghiệm mẫu 3 3 3 6 6 3 6 3 83%
5.3 Lấy trong quan trắc động thái mẫu 1 1 7 7 8 0 8 2 42%
5.4 Lấy mẫu nước mưa mẫu 0 0 0 0 4 1 0 0 25%
6 Lấy mẫu vi sinh mẫu 0 0 0 0 2 1 0 0 50%
7 Lấy mẫu vi lượng độc hại mẫu 0 0 0 0 2 1 0 0 50%
8 Lấy mẫu cơ lý đất mẫu 8 7 6 12 8 8 8 8 117%
9 Lấy mẫu cơ lý đá mẫu 13 13 13 26 23 13 23 13 90%
10 Phân tích mẫu mẫu 24 24 33 55 26 28 55 26 86%
10.1 Mẫu hóa nước toàn diện mẫu 4 4 14 17 22 5 24 5 50%
10.2 Mẫu vi sinh mẫu 0 0 0 0 2 1 0 0 50%
10.3 Mẫu vi lượng độc hại mẫu 0 0 0 0 2 1 0 0 50%
10.4 Mẫu cơ lý đất mẫu 8 7 6 12 8 8 8 8 117%
10.5 Mẫu cơ lý đá mẫu 13 13 13 26 23 13 23 13 90%
Thu thập tài liệu khí tượng thủy
11 năm 0 10 0 10 5 10 0 10 200%
văn (khái toán)

Tại tiểu khu Suối Phặng, tiến hành quan trắc đơn giản (ĐCTV-ĐCCT) khi khoan, đào tại 1 lỗ khoan.
Tại tiểu khu Bản Khằng, tiến hành quan trắc đơn giản (ĐCTV-ĐCCT) khi khoan, đào tại 10 lỗ khoan.

243
Như vậy, công tác đo vẽ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1/2.000 đã thực hiện được tổng diện
tích 4,05km2 trên diện tích được duyệt là 4,59km2. Tại các tiểu khu Bản Phúc, Bản
Chạng và Bản Khoa, diện tích đo vẽ và khối lượng hầu hết các dạng công tác đều đủ
hoặc vượt so với khối lượng công tác được duyệt. Riêng tiểu khu Suối Đán mới thực
hiện đo vẽ cho phần diện tích phân bố thân quặng 1 (TQ-SD1) với diện tích 0,7km2 trên
diện tích 1,24km2 được duyệt, chính vì vậy khối lượng công tác bơm nước thí nghiệm,
quan trắc động thái và lấy mẫu phân tích đều giảm so với đề cương được duyệt. Bên
cạnh đó, khối lượng điểm quan trắc và số lần quan trắc động thái, lấy và phân tích mẫu
nước mặt thấp hơn khối lượng được duyệt còn do các suối trong diện tích đo vẽ tại tiểu
khu Bản Khoa hầu như cạn nước vào mùa khô, dòng chảy tràn tạm thời vào mùa mưa
và chỉ thực hiện đo vẽ phần thân quặng TQ-SD1. Khối lượng các công tác thăm dò tại
khu vực Bản Chạng tăng do tiểu khu Bản Chạng khảo sát cho diện tích phân bố 02 thân
quặng.
Khối lượng các dạng công tác cơ bản đáp ứng yêu cầu của công tác thăm dò, tổng
khối lượng các dạng công tác như bơm hút nước thí nghiệm, quan trắc động thái nước
dưới đất, lấy và phân tích mẫu đất đều tăng so với khối lượng được duyệt.
V.1.4. Nội dung công tác kỹ thuật
a. Đo vẽ bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1/2.000
+ Mục đích, nhiệm vụ
Mục đích của công tác đo vẽ ĐCTV-ĐCCT nhằm thành lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT
khu Tạ Khoa, Hồng Ngài. Đánh giá các yếu tố khí tượng thuỷ văn, địa hình, địa mạo,
cấu trúc địa chất, phát hiện các điểm trượt lở, mức độ phong hóa, nứt nẻ, các điểm xuất
lộ nước dưới đất và ảnh hưởng của chúng đến công tác khai thác mỏ, lấy các mẫu nghiên
cứu ĐCTV-ĐCCT.
+ Phương pháp tiến hành
Trong quá trình đo vẽ đã tiến hành đi lộ trình theo mạng sông suối, đường giao thông
và đỉnh phân thủy, sử dụng địa bàn để xác định phương vị dòng chảy của suối và độ dốc
lòng suối, độ dốc hai bên sườn núi, đỉnh phân thủy và khoanh định diện tích các điểm
trượt lở, sử dụng can 2 lít và đồng hồ bấm giây xác định lưu lượng của các điểm xuất lộ
nước và sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ nước.
+ Khối lượng
Tiến hành đo vẽ bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1/2.000 các tiểu khu thuộc khu Tạ Khoa,
Hồng Ngài bao gồm tiểu khu Bản Phúc, tiểu khu Bản Chạng, tiểu khu Bản Khoa và phần
thân quặng 1 tại tiểu khu Suối Đán (TQ-SD1). Tổng diện tích đo vẽ đã thực hiện tại các
tiểu khu là 4,05 km2. Quá trình đo vẽ tiến hành theo 60 lộ trình với tổng chiều dài đo vẽ
55.461km và 880 điểm khảo sát (trung bình 1 km2 đo vẽ đã thực hiện 13,3km lộ trình
và 211 điểm khảo sát). Các tuyến lộ trình được bố trí dọc theo các tuyến đường giao
thông, đường mòn trong diện tích khu mỏ, dọc theo các suối và nhánh của chúng, các
khe trũng. Bảng tổng hợp công tác đo vẽ theo từng tiểu khu được thể hiện trong bản
dưới
244
Bảng V.2. Tổng hợp khối lượng công tác đo vẽ theo các tiểu khu thuộc
Khu Tạ Khoa
Tiểu khu
Tiểu khu Tiểu khu Tiểu khu
Nội dung công việc Bản Tổng
Bản Phúc Bản Khoa Suối Đán
Chạng
Diện tích đo vẽ 1,94 1,02 0,39 0,7 4.05
Số lộ trình đo vẽ 22 16 11 11 60
Tổng chiều dài lộ trình (km) 17.881 18.041 9.075 10.464 55.461
Số điểm khảo sát 339 222 142 176 879
Điểm lộ đá 266 130 79 135 610
Điểm phủ 50 73 60 39 222
Điểm lộ nước 10 12 3 - 25
Điểm đo lưu lượng suối 13 7 0 2 22
+ Kết quả đạt được.
Quá trình đo vẽ đã xác định được 25 điểm xuất lộ nước, 617 điểm lộ đá gốc, 218
điểm lộ đất phủ và 22 điểm đo lưu lượng suối. Các điểm lộ đã được mô tả chi tiết trong
sổ nhật ký lộ trình ĐCTV-ĐCCT của các tiểu khu và được thể hiện lên bản đồ theo quy
phạm hiện hành. Các lộ trình khảo sát ĐCTV-ĐCCT đã cơ bản thu thập được các số liệu
của hệ thống mạng lưới các suối trong khu mỏ.
Nhìn chung công tác đo vẽ ĐCTV-ĐCCT đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của đề án
nêu ra. Đã thu thập và khoanh định các ranh giới chứa nước, cách nước, các điểm lộ
nước, xác định diện tích lưu vực của suối, các điểm sạt lở và biểu diễn một cách tương
đối trên bản đồ. Tài liệu đo vẽ bảo đảm độ tin cậy cho việc thành lập bản đồ ĐCTV-
ĐCCT tỷ lệ 1/2.000.
b. Công tác quan trắc đơn giản ĐCTV-ĐCCT khi khoan
+ Mục đích, nhiệm vụ.
Mục đích của công tác quan trắc đơn giản khi khoan là nghiên cứu nhằm tìm hiểu
mức độ ổn định của thành lỗ khoan, thành hào, phân chia các lớp đất đá theo chiều sâu,
tính chất chứa nước, tính chất vật lý và thành phần hóa học của nước và xác định thành
phần thạch học, tính chất cơ lý các lớp đất đá, quặng và các hiện tượng địa chất động
lực công trình có thể xảy ra trong quá trình khai thác, xác định mực nước tĩnh các công
trình phục vụ khai thác sau này.
+ Phương pháp tiến hành.
Tại mỗi lỗ khoan đều mô tả chi tiết màu sắc, thành phần đất đá và bề dày của chúng,
lấy mẫu phân tích tính chất cơ lý và thành phần hạt, theo dõi lượng tiêu hao và mất dung
dịch, hiện tượng tụt cần khoan, nước phun, mô tả đặc điểm ĐCTV-ĐCCT của các lớp
đá khoan qua. Khi công trình kết thúc tiến hành xác định mực nước tĩnh của lỗ khoan.
+ Khối lượng.

245
Tiến hành quan trắc đơn giản ĐCTV-ĐCCT khu Tạ Khoa, tổng số 414 lỗ khoan.
Khối lượng quan trắc tại từng tiểu khu được thể hiện trong bảng V.3. Công tác quan trắc
bao gồm xác định lượng tiêu hao dung dịch, mực nước xuất hiện và ổn định, tính thấm,
mức độ chứa nước của đất đá và chiều dày lớp phong hóa. Kết quả quan trắc đơn giản
đã phát hiện được 345 lỗ khoan gặp nước dưới đất, chiếm 83,3%; các tiểu khu có tỷ lệ
lỗ khoan gặp nước cao nhất là Bản Khoa, Suối Đán và Bản Chạng với tỷ lệ lần lượt là
98,2%, 97,4% và 92%.
Bảng V.3. Tổng hợp khối lượng công tác quan trắc đơn giản khi khoan tại
các tiểu khu
Tiểu Tiểu
Tiểu khu Tiểu khu
Nội dung Tiểu khu Tiểu khu khu khu
Bản Bản Tổng
công việc Bản Phúc Suối Đán Suối Bản
Chạng Khoa
Phặng Khằng
Số lỗ khoan 94 176 57 76 1 10 414
Số lỗ khoan
50 162 56 74 0 3 345
gặp nước
Tỷ lệ lỗ
khoan gặp 53,2 92,0 98,2 97,4 0 30,0 83,3
nước (%)
+ Đánh giá chất lượng tài liệu
Công tác quan trắc đơn giản ĐCTV-ĐCCT khi khoan đã thu thập đầy đủ tài liệu làm
cơ sở đánh giá điều kiện ĐCTV-ĐCCT các tiểu khu thuộc khu thăm dò.
c. Quan trắc động thái nước mặt
+ Mục đích.
Nhằm làm sáng tỏ tính chất và quy luật biến đổi lưu lượng, mực nước trên mặt theo
thời gian và không gian. Đánh giá khả năng tập trung và tiêu thoát nước cũng như mối
quan hệ thủy lực giữa nước mặt và nước dưới đất.
+ Phương pháp tiến hành.
Công tác quan trắc động thái nước mặt ở khu Tạ Khoa được thực hiện với thời gian
01 năm thủy văn. Lưu lượng dòng chảy mặt được đo bằng phương pháp ván đo, sử dụng
ván đo hình tam giác tại các thời điểm lưu lượng nhỏ (dưới 3 l/s) và ván đo hình chữ
nhật (từ 3-10 l/s), sử dụng ván đo hình thang tại các thời điểm mùa mưa (lưu lượng trên
10 l/s), nhiệt độ nước và nhiệt độ không khí đo bằng nhiệt kế. Các tài liệu thu thập được
ghi chép rõ ràng theo quy định, chỉnh lý tính toán để lập báo cáo tổng kết. Kỹ thuật bố
trí ván đo tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật quy định trong Quy định kỹ thuật bơm
nước thí nghiệm trong điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất - Ban hành tại Thông
tư số 08/2015/TT-BTNMT ngày 26/2/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hình V.1
thể hiện thiết kế kỹ thuật và công thức tính toán tương ứng với từng loại ván đo.

246
Hình V.1. Sơ đồ thiết kế ván đo và công thức tính toán tương ứng
Q – lưu lượng đo theo ván; h – chiều cao mực nước trước mép ván (cm); b – chiều
rộng mép ván dưới (cm)
+ Khối lượng
Tổng số trạm quan trắc nước mặt khu Tạ Khoa là 8 trạm bao gồm 3 trạm tại tiểu
khu Bản Phúc, 3 trạm tại tiểu khu Bản Chạng, 2 trạm tại tiểu khu Suối Đán. Tại tiểu khu
Bản Khoa không thiết kế trạm quan trắc nước mặt do các suối hầu như cạn nước quanh
năm và chỉ có dòng chảy thời gian ngắn trong và sau các đợt mưa. Tất cả các trạm đều
tiến hành quan trắc trong thời gian một năm thủy văn. Thời gian bắt đầu quan trắc tại
các tiểu khu khác nhau, trong đó triển khai quan trắc tại tiểu khu Bản Phúc sớm nhất, từ
03/2020 và kết thúc muộn nhất tại tiểu khu Bản Chạng và Suối Đán vào cuối tháng
4/2022. Tổng số lần quan trắc nước mặt tại các trạm đã thực hiện trong đề án là 772 lần.
Tần suất quan trắc thay đổi theo mùa, 5 ngày/lần đo vào mùa khô và 3 ngày/lần đo vào
mùa mưa. Thông tin các trạm quan trắc nước mặt được thể hiện trong Bảng V.4.
Bảng V.4. Tổng hợp thông tin các trạm quan trắc nước mặt tại các tiểu khu
Tọa độ
Tiểu khu Trạm Suối
X Y
Trạm T1 Suối Co Trai 2343664,00 482573,46
Bản Phúc Trạm T2 Suối Lập 2344612,89 482352,14
Trạm T3 Suối Luống Sến 2344675,62 481595,67
Trạm T1 Suối Mánh 2341912,00 483793,00
Bản Chạng Trạm T2 Suối Trạng 2342882,00 483513,00
Trạm T3 Suối Noóng Ỏ 2342707,00 485583,00
Trạm T1 Suối Đán Đanh 2344451,00 483191,00
Suối Đán
Trạm T2 Suối Đán Nhả 2344728,00 482652,00
+ Kết quả quan trắc động thái nước mặt tại từng tiểu khu như sau:
247
Tiểu khu Bản Phúc:
Trạm T1 (suối Co Trai): quan trắc tại vị trí dòng mặt chảy ra khỏi phạm vi mỏ (thuộc
nhánh của suối Đăm). Lưu lượng lớn nhất ghi nhận được trong thời gian quan trắc là
18,73 l/s (tại thời điểm ngày 28/9/2020), nhỏ nhất là 0,60 l/s, trung bình là 4,59 l/s. Hệ
số biến đổi giữa lưu lượng dòng chảy lớn nhất và nhỏ nhất là 31,14 và hệ số biến đổi
giữa trung bình các tháng mùa mưa và các tháng mùa khô là 2,41.
Trạm T2 (suối Lập): quan trắc tại vị trí dòng mặt chảy ra khỏi phạm vi khu mỏ. Lưu
lượng lớn nhất là 3,39 l/s, nhỏ nhất là 0,12 l/s, trung bình là 0,60 l/s. Hệ số biến đổi giữa
lưu lượng dòng chảy lớn nhất và nhỏ nhất là 27,14 và hệ số biến đổi giữa trung bình các
tháng mùa mưa và các tháng mùa khô là 1,99.
Trạm T3 (suối Luống Sến): quan trắc tại vị trí dòng mặt chảy ra khỏi phạm vi khu
mỏ. Lưu lượng lớn nhất là 3,05 l/s, nhỏ nhất là 0,08 l/s, trung bình là 0,52 l/s. Hệ số biến
đổi giữa lưu lượng dòng chảy lớn nhất và nhỏ nhất là 38,57 và hệ số biến đổi giữa trung
bình các tháng mùa mưa và các tháng mùa khô là 1,11.
Tiểu khu Bản Chạng:
Bố trí 3 trạm quan trắc T1, T2 và T3 lần lượt tại suối Mánh, suối Trạng và suối
Nóong Ọ. Thời gian quan trắc từ 05/2021 – 04/2022.
Trạm T1 (suối Mánh): quan trắc tại vị trí dòng mặt chảy ra khỏi phạm vi khu mỏ.
Lưu lượng suối khá nhỏ, lớn nhất là 0,37 l/s (đo ngày 12/6/2021), nhỏ nhất là 0,01l/s,
lưu lượng trung bình là 0,07 l/s. Lưu lượng trung bình các tháng mùa mưa đạt khoảng
0,1 l/s, mùa khô đạt 0,03 l/s, tháng cao nhất là tháng 6/2021 với lưu lượng 0,19 l/s, trung
bình các tháng còn lại dao động trong khoảng từ 0-0,1 l/s. Hệ số biến đổi giữa lưu lượng
dòng chảy lớn nhất và nhỏ nhất là 26,33 và hệ số biến đổi trung bình các tháng mùa
mưa và các tháng mùa khô là 2,79.
Trạm T2 (suối Trạng): quan trắc tại vị trí dòng mặt chảy ra khỏi phạm vi khu mỏ.
Lưu lượng lớn nhất là 1.34 l/s, nhỏ nhất là 0,02 l/s, trung bình là 0,26 l/s. Lưu lượng
trung bình các tháng mùa mưa đạt 0,3 l/s, mùa khô đạt 0,21 l/s, tháng cao nhất là tháng
9/2021 với lưu lượng 0,54 l/s, các tháng còn lại dao động trong khoảng từ 0,1-0,25 l/s.
Hệ số biến đổi giữa lưu lượng dòng chảy lớn nhất và nhỏ nhất là 60,68 và hệ số biến
đổi trung bình các tháng mùa mưa và các tháng mùa khô là 1,45.
Trạm T3 (suối Nóong Ọ): quan trắc tại vị trí dòng mặt chảy ra khỏi phạm vi khu
mỏ. Lưu lượng lớn nhất là 2,53l/s, nhỏ nhất là 0,01 l/s, trung bình là 0,34 l/s. Lưu lượng
trung bình các tháng mùa mưa đạt 0,37 l/s, mùa khô đạt 0,3 l/s, cao nhất là tháng 9/2021
với lưu lượng 0,76 l/s, các tháng còn lại dao động trong khoảng từ 0,18-0,28 l/s. Hệ số
biến đổi giữa lưu lượng dòng chảy lớn nhất và nhỏ nhất là 181,02 và hệ số biến đổi
trung bình là các tháng mùa mưa và các tháng mùa khô 1,25.
Tiểu khu Suối Đán:
Trong phần diện tích thân quặng 1 thuộc tiểu khu Suối Đán, bố trí 2 trạm quan trắc
tại Suối Đán Đanh và suối Đán Nhả. Thời gian quan trắc bắt đầu từ tháng 05/2021 đến
hết tháng 4/2022.
248
Trạm T1 (suối Đán Đanh): quan trắc tại vị trí dòng mặt chảy ra khỏi phạm vi khu
mỏ. Lưu lượng suối khá nhỏ, lớn nhất là 5,0l/s (đo ngày 24/6/2021), nhỏ nhất là 0,99 l/s,
trung bình là 2,32 l/s. Lưu lượng trung bình các tháng mùa mưa đạt khoảng 2,73 l/s,
mùa khô đạt 1,62 l/s, nhất là tháng 6/2021 với lưu lượng 3,28 l/s. Hệ số biến đổi giữa
lưu lượng dòng chảy lớn nhất và nhỏ nhất là 5,04 và hệ số biến đổi trung bình các tháng
mùa mưa và các tháng mùa khô là 1,68.
Trạm T2 (suối Đán Nhả): quan trắc tại vị trí dòng mặt chảy ra khỏi phạm vi khu mỏ.
Lưu lượng lớn nhất là 2,95 l/s, nhỏ nhất là 0,12 l/s, trung bình là 0,62 l/s. Lưu lượng trung
bình các tháng mùa mưa đạt 0,72 l/s, mùa khô đạt 0,44l/s, tháng cao nhất là tháng 9/2021
với lưu lượng 1,08 l/s. Hệ số biến đổi giữa lưu lượng dòng chảy lớn nhất và nhỏ nhất là
23,61 và hệ số biến đổi trung bình các tháng mùa mưa và các tháng mùa khô là 1,65.
Công tác quan trắc nước mặt tại các tiểu khu

(a) (b) (c)


Ảnh V.1. Công tác quan trắc động thái nước mặt tại các trạm suối Noóng Ỏ (a), suối
Lập (b) và suối Đán Đanh (c)
Tổng hợp khối lượng công tác quan trắc nước mặt các tiểu khu trong khu mỏ Tạ Khoa,
Hồng Ngài được thể hiện trong bảng V.5.
Bảng V.5. Tổng hợp khối lượng công tác quan trắc nước mặt tại các tiểu khu
Tiểu khu Tiểu khu Tiểu khu Tiểu khu Tổng khối
Nội dung công việc
Bản Phúc Bản Chạng Bản Khoa Suối Đán lượng
Số trạm quan trắc 3 3 - 2 8
Thời gian quan trắc 3/2020- 5/2021- 5/2021-
- 12 tháng
(bắt đầu-kết thúc) 2/2021 4/2022 4/2022
Số lần quan trắc tại
94 98 - 98 290
mỗi trạm
Tổng số lần quan
282 294 - 196 772
trắc theo tiểu khu
d. Quan trắc động thái nước dưới đất
+ Mục đích.
Làm sáng tỏ quy luật biến đổi nước dưới đất theo thời gian và không gian. Xác định
độ dâng cao mực nước dưới đất so với độ cao tồn tại các thân quặng, quan hệ thủy lực
249
giữa nước mặt và nước dưới đất, điều kiện cung cấp, thoát nước liên quan đến thân
quặng.
+ Phương pháp tiến hành.
Đối với các lỗ khoan tiến hành quan trắc gồm đo mực nước tĩnh bằng thước dây đo
điện với tần suất quan trắc 3 ngày/lần vào mùa mưa và 5 ngày/lần tại thời điểm mùa
khô, kéo dài 1 năm thủy văn, nhiệt độ nước và nhiệt độ không khí được đo bằng nhiệt
kế chuyên dụng.
+ Khối lượng.
Công tác quan trắc động thái nước dưới đất khu Tạ Khoa đã thực hiện tại 07 lỗ
khoan trong đó có 3 lỗ khoan tại Bản Phúc, 2 lỗ khoan tại Bản Chạng, 1 lỗ khoan tại
Bản Khoa và 1 lỗ khoan tại Suối Đán. Thời gian quan trắc tại các lỗ khoan là 01 năm
thủy văn, bắt đầu sớm nhất tại các lỗ khoan Bản Phúc (từ tháng 3/2020) và kết thúc
muộn nhất là lỗ khoan Bản Khoa (6/2022). Tần suất quan trắc thay đổi theo mùa, 5
ngày/lần đo vào mùa khô, 3 ngày/lần đo vào mùa mưa. Các lỗ khoan quan trắc động thái
nước dưới đất đều được đặt ống chống, ống lọc và gia cố nắp sắt, có khóa bảo vệ sử
dụng lâu dài.
+ Kết quả quan trắc nước dưới đất ở các tiểu khu như sau:
Tiểu khu Bản Phúc.
Lỗ khoan BP19-27: chiều sâu mực nước tĩnh lớn nhất là 117,0m, nhỏ nhất là
113,0m, trung bình là 114,8m. Hệ số biến đổi giữa mực nước lớn nhất và nhỏ nhất là
1,04; hệ số biến đổi mực nước trung bình giữa các tháng mùa mưa và mùa khô là 1,02.
Lỗ khoan BP19-36: chiều sâu mực nước tĩnh lớn nhất là 55,2m, nhỏ nhất là 49,2m,
trung bình là 52,0m. Hệ số biến đổi lớn nhất là 1,12, hệ số biến đổi mực nước trung bình
giữa các tháng mùa mưa và mùa khô là 1,07.
Lỗ khoan BP19-37: chiều sâu mực nước tĩnh lớn nhất là 89,0m, nhỏ nhất là 85,0m,
trung bình là 86,9m. Hệ số biến đổi giữa mực nước lớn nhất và nhỏ nhất là 1,05 và hệ
số biến đổi mực nước trung bình giữa các tháng mùa mưa và mùa khô là 1,02.
Tiểu khu Bản Chạng.
Lỗ khoan BC20-38: chiều sâu mực nước tĩnh lớn nhất là 13,67m tại thời điểm
29/04/2022, nhỏ nhất là 9,90m tại thời điểm ngày 10/09/2021, trung bình là 12,77m.
Mực nước trung bình các tháng mùa mưa là 12,51m, mùa khô là 13,24m. Hệ số biến đổi
giữa mực nước lớn nhất và nhỏ nhất là 1,38 và hệ số biến đổi mực nước trung bình giữa
các tháng mùa mưa và mùa khô là 0,94.
Lỗ khoan BC21-29: chiều sâu mực nước tĩnh lớn nhất là 14,9m vào ngày
05/03/2022, nhỏ nhất là 4,5m vào thời điểm ngày 01/05/2021, trung bình là 10,41m.
Mực nước trung bình các tháng mùa mưa là 8,43m, mùa khô là 13,81m. Hệ số biến đổi
giữa mực nước lớn nhất và nhỏ nhất là 3,31 và hệ số biến đổi mực nước trung bình giữa
các tháng mùa mưa và mùa khô là 0,61.
Tiểu khu Bản Khoa

250
Công tác quan trắc động thái nước dưới đất ở tiểu khu Bản Khoa đã thực hiện tại lỗ
khoan BK20-02 từ tháng 7/2021 đến giữa tháng 6/2022.
Lỗ khoan BK20-02 quan trắc động thái nước dưới đất được đặt ống chống, ống lọc
và gia cố nắp sắt, có khóa bảo vệ sử dụng lâu dài. Chiều sâu mực nước tĩnh lớn nhất là
41,67m tại thời điểm 18/02/2022, nhỏ nhất là 32,8m tại thời điểm ngày 22/09/2021,
trung bình là 37,38m. Mực nước trung bình các tháng mùa mưa là 36,36m, mùa khô là
38,97m. Hệ số biến đổi giữa mực nước lớn nhất và nhỏ nhất là 1,27 và hệ số biến đổi
mực nước trung bình giữa các tháng mùa mưa và mùa khô là 0,93.
Tiểu khu Suối Đán
Lỗ khoan KS21-10: chiều sâu mực nước tĩnh lớn nhất là 43,28m (cao độ mực nước
là 173,93m) tại thời điểm 29/04/2022, nhất là 38,50m tại thời điểm ngày 19/10/2021,
trung bình là 40,78m. Mực nước trung bình các tháng mùa mưa là 42,06m, trung bình
mùa khô là 39,54m. Hệ số biến đổi giữa mực nước lớn nhất và nhỏ nhất là 1,12 và hệ
số biến đổi mực nước trung bình giữa các tháng mùa mưa và mùa khô là 1,06.
Công tác quan trắc nước dưới đất tại các lỗ khoan

Ảnh V.2. Công tác quan trắc động thái nước dưới đất tại các trạm BC20-38
và BP19-37 (từ trái qua phải)
Bảng V.6. Tổng hợp khối lượng công tác quan trắc nước dưới đất tại các tiểu khu
Nội dung công Tiểu khu Bản Tiểu khu Tiểu khu Tiểu khu
Tổng
việc Phúc Bản Chạng Bản Khoa Suối Đán
Số trạm quan trắc
3 2 1 1 7
nước dưới đất
Thời gian quan trắc 3/2020- 5/2021- 07/2021- 5/2021-
12 tháng
(bắt đầu-kết thúc) 2/2021 4/2022 06/2022 4/2022
Số lần quan trắc 93 hoặc 94
98 92 98 381/382
mỗi trạm (tùy trạm)

251
Nội dung công Tiểu khu Bản Tiểu khu Tiểu khu Tiểu khu
Tổng
việc Phúc Bản Chạng Bản Khoa Suối Đán
Tổng số lần quan
281 196 92 98 667
trắc theo tiểu khu
+ Đánh giá chất lượng tài liệu.
Công tác quan trắc động thái nước dưới đất đáp ứng được yêu cầu của đề án. Các
thông số được ghi vào sổ quan trắc đầy đủ theo đúng quy trình quy phạm và biểu diễn
trên biểu đồ quan trắc nước dưới đất. Qua kết quả quan trắc động thái nước dưới đất cơ
bản đã nắm được quan hệ thủy lực giữa nước mặt và nước dưới đất (được trình bày trong
mục V.2.2) và sự biến đổi tương đối về mực nước dưới đất, nhiệt độ nước của vùng
nghiên cứu (mục V.2.3).
e. Bơm nước thí nghiệm
+ Mục đích
Công tác bơm nước thí nghiệm lỗ khoan nhằm xác định các thông số ĐCTV và đánh
giá mức độ phong phú của nước dưới đất trong vùng phục vụ công tác tháo khô mỏ, lấy
mẫu nước nghiên cứu các chỉ tiêu hóa học, vi lượng và vi sinh để đánh giá chỉ tiêu kỹ
thuật các nguồn nước.
+ Phương pháp tiến hành
Dựa theo tài liệu mô tả công tác khoan, lựa chọn các lỗ khoan có đặc điểm địa tầng
đặc trưng cho từng tiểu khu. Tài liệu thăm dò tại các tiểu khu cho thấy khu vực Tạ Khoa,
Hồng Ngài có đặc điểm chung là đều xuất hiện các đá xâm nhập của phức hệ Ba Vì (P3-
T1bv) và trầm tích biến chất của hệ tầng Nậm Sập (D1-2ns) và hệ tầng Bản Cải (D3bc).
Đá phong hóa nứt nẻ nhiều, chủ yếu là các khe nứt nhỏ bị lấp đầy bởi vật chất lấp nhét
như sét, bột, mùn khoan. Các khe nứt trong đới dập vỡ có liên quan tới các đứt gãy nhỏ,
khả năng lưu thông và tàng trữ nước kém-trung bình.
Công tác bơm thổi rửa lỗ khoan và bơm nước thí nghiệm thử được thực hiện trước
khi tiến hành bơm nước thí nghiệm chính thức. Bơm thổi rửa lỗ khoan nhằm mục đích
làm sạch lỗ khoan, đảm bảo sự lưu thông bình thường của nước từ tầng chứa nước vào
lỗ khoan trước khi bơm nước thí nghiệm. Công tác bơm thổi rửa lỗ khoan được tiến
hành 03 ca máy đến khi nước lên trong, sạch, không còn mùn và dung dịch khoan. Sau
khi mực nước hồi phục hoàn toàn, tiến hành bơm nước thí nghiệm thử.
Bơm nước thí nghiệm thử nhằm đánh giá mức độ giàu nước, sơ bộ xác định trị số
hạ thấp nước để kiểm tra sự phù hợp của các thông số thiết kế và điều kiện thực tế của
tầng chứa nước. Công tác bơm nước thí nghiệm thử được tiến hành 03 ca máy, đảm bảo
cho bơm nước thí nghiệm chính thức đạt yêu cầu về các thông số thiết kế như hệ số
ngập, lưu lượng bơm.
Công tác bơm nước thí nghiệm chính thức được thiết kế và thực hiện với 03 đợt hạ
thấp mực nước, mỗi đợt 06 ca máy. Độ chính xác của tài liệu bơm nước thí nghiệm đối

252
với tất cả các đợt hạ thấp mực nước được theo dõi ở 08 giờ cuối mỗi đợt để quyết định
dừng đợt bơm và tuân thủ theo:
𝑄𝑚𝑎𝑥 − 𝑄𝑚𝑖𝑛
= 2 ÷ 5%
𝑄𝑚𝑎𝑥
𝑆𝑚𝑎𝑥 − 𝑆𝑚𝑖𝑛 = 1 ÷ 2 cm
Thiết bị thí nghiệm bao gồm máy bơm nén khí XAS 97, ống dẫn nước Ф60mm, ống
dẫn hơi Ф27mm, ống đo mực nước Ф21mm, thiết bị đo mực nước (ampe kế và
Yamayo), bộ dây điện có khắc mét, dụng cụ đo lưu lượng (thùng định lượng), đồng hồ
bấm giây, nhiệt kế bách phân đo nhiệt độ (nước và không khí).
Các yêu cầu đối với bơm nước thí nghiệm gồm:
- Đo và ghi chép đầy đủ chiều sâu mực nước tĩnh, chiều sâu lỗ khoan trước và sau khi
bơm nước thí nghiệm;
- Việc đo mực nước, lưu lượng, nhiệt độ và tần suất đo được thực hiện theo quy định
hiện hành về kỹ thuật bơm nước thí nghiệm, tần suất đo được thể hiện trong Bảng V.7;
- Kiểm tra tần suất đo mực nước, lưu lượng, nhiệt độ, tốc độ hạ thấp mực nước theo thời
gian;
- Tính toán trị số hạ thấp mực nước và lưu lượng bơm trung bình của 08 giờ cuối cùng;
- Tài liệu bơm nước thí nghiệm được chỉnh lý ngay ngoài thực địa.
Bảng V.7. Tần suất đo mực nước, lưu lượng và nhiệt độ nước

Thời lượng Đo mực nước Đo lưu lượng Đo nhiệt độ


20 phút đầu 1 phút đo 1 lần 5 phút đo 1 lần 30 phút đo 1 lần
20 phút tiếp theo 2 phút đo 1 lần 5 phút đo 1 lần 30 phút đo 1 lần
Hết giờ đầu 5 phút đo 1 lần 5 phút đo 1 lần 30 phút đo 1 lần
Hết giờ thứ 2 10 phút đo 1 lần 10 phút đo 1 lần 30 phút đo 1 lần
Hết giờ thứ 5 20 phút đo 1 lần 20 phút đo 1 lần 1 giờ đo 1 lần
Hết giờ thứ 10 30 phút đo 1 lần 30 phút đo 1 lần 1 giờ đo 1 lần
Từ giờ thứ 11 đến kết thúc 1 giờ đo 1 lần 1 giờ đo 1 lần 1 giờ đo 1 lần

Ảnh V.3. Công tác hút nước thí nghiệm tại lỗ khoan BP19-36 tiểu khu Bản Phúc
253
+ Khối lượng
Khối lượng công tác bơm hút thí nghiệm tại các tiểu khu được thực hiện theo đề án
đã được phê duyệt. Các lỗ khoan thí nghiệm được lựa chọn dựa trên tài liệu công tác
khoan thăm dò nhằm đảm bảo các yếu tố như: nằm trong vị trí phân bố thân quặng, mức
độ chứa nước lớn nhất, đại diện cho đặc điểm địa chất thủy văn của khu vực thăm dò.
Chiều dày tầng chứa nước sử dụng trong tính toán thông số được tính bằng tổng chiều
dày các đới nứt nẻ, dập vỡ.
Bảng V.8. Tổng hợp thông tin các lỗ khoan hút nước thí nghiệm tại các tiểu khu
Tọa độ Chiều
Chiều sâu Chiều dày
Tiểu Lỗ sâu mực
lỗ khoan tầng chứa
khu khoan X Y Z nước tĩnh
(m) nước (m)
(m)
Bản
BP19-36 481800,55 2344324,73 332,73 98,8 50,0 48,8
Phúc
Bản BC20-38 485059,57 2342391,39 798,53 140,4 13,2 50,0
Chạng BC21-29 483994,93 2342545,41 619,89 90,5 8,2 50,0
Bản
BK20-02 481800,55 2344324,73 332,73 98,8 40,0 40,0
Khoa
Suối
KS21-10 482515,90 2344479,40 213,17 341,0 43,32 40,0
Đán
Trong vùng đã bơm thí nghiệm 5 lỗ khoan với khối lượng 121,75 ca máy bao gồm
15 ca bơm thổi rửa, 15 ca bơm thí nghiệm thử và 91,75 ca bơm thí nghiệm; 87,88 ca đo
hồi phục, tại mỗi lỗ khoan tiến hành bơm hút nước thí nghiệm tối thiểu 6 ca và đo hồi
phục tối thiểu 3 ca cho đến khi mực nước đạt ổn định. Khối lượng các công tác cụ thể
được thể hiện như trong bảng V.9.

254
Bảng V.9. Tổng hợp khối lượng công tác bơm hút nước thí nghiệm
tại các tiểu khu
Tiểu khu Tiểu khu Tiểu khu Tiểu khu
Nội dung công việc Tổng
Bản Phúc Bản Chạng Bản Khoa Suối Đán
Số điểm thí nghiệm 1 2 1 1 5
Bơm thổi rửa (ca) 3 6 3 3 15
Bơm thử (ca) 3 6 3 3 15
Bơm thí nghiệm (ca) 18 36 18 19,75 91,75
Thí nghiệm hồi phục (ca) 12 37,38 16,25 22,25 87,88
+ Kết quả công tác hút nước thí nghiệm.
Kết quả bơm nước thí nghiệm của 5 lỗ khoan với 03 lần hạ thấp mực nước được
thể hiện trong Bảng V.10, với lưu lượng bơm thí nghiệm thay đổi trong khoảng 0,05-
0,241l/s, mực nước hạ thấp từ 3,3m (lỗ khoan thuộc tiểu khu Bản Phúc) đến 59,3m (lỗ
khoan tại Bản Chạng), tỷ lưu lượng 0,0026-0,025l/sm, đủ điều kiện để tính toán các
thông số địa chất thủy văn.
Bảng V.10. Tổng hợp thông số bơm nước thí nghiệm lỗ khoan tại các tiểu khu

Lưu lượng Q Mực nước hạ Tỷ lưu lượng


Tiểu khu Lỗ khoan Đợt bơm
(l/s) thấp S (m) q (l/sm)
Thử 0,186 10,45 0,0180
1 0,182 11,00 0,0170
Bản Phúc BP19-36
2 0,169 6,80 0,0250
3 0,148 3,30 0,0450
Thử 0,165 51,27 0,0032
1 0,154 59,30 0,0026
BC20-38
2 0,143 49,80 0,0029
3 0,133 40,80 0,0033
Bản Chạng
Thử 0,190 13,54 0,0140
1 0,175 15,00 0,0117
BC21-29
2 0,165 11,50 0,0143
3 0,145 8,30 0,0175
Thử 0,087 15,76 0,0055
1 0,081 15,77 0,0051
Bản Khoa BK20-02
2 0,066 11,49 0,0057
3 0,050 8,65 0,0058
Thử 0,606 7,32 0,0850
1 0,724 10,41 0,0700
Suối Đán KS21-10
2 0,670 7,90 0,0850
3 0,491 9,59 0,0510
Max 0,724 59,30 0,0850
Min 0,050 3,30 0,0025
T.bình 0,240 17,82 0,0249
Dựa trên tài liệu hút nước thí nghiệm và đo hồi phục mực nước tại các lỗ khoan, các
thông số địa chất thủy văn được tính toán theo 2 phương pháp để đối sánh và lựa chọn
255
đảm bảo việc tính toán, thiết kế tháo khô mỏ đảm bảo an toàn nhất. Các phương pháp
tính toán thông số Địa chất thủy văn được lựa chọn bao gồm: phương pháp hiệu chỉnh
của Jacob (Cooper và Jacob, 1946 dựa trên công thức của Theis) và phương pháp Theis
Recovery cho tài liệu hồi phục mực nước.
- Phương pháp của Jacob (Cooper-Jacob, 1944 hiệu chỉnh từ công thức Theis,
1935) cho tài liệu hút nước (hạ thấp mực nước)
Thông số địa chất thủy văn thu được trong thí nghiệm tính toán hệ số thấm là thông
số tổng hợp cho toàn bộ tầng chứa nước. Theis (1935) đã xây dựng công thức tính toán
hệ số thấm theo tài liệu hút nước thí nghiệm cho tầng chứa nước có áp. Công thức tính
toán hệ số thấm K được sử dụng như sau:
2.3𝑄
𝐾𝑚 =
4𝜋∆𝑠
Trong đó:
K – Hệ số thấm của tầng chứa nước (m/ngày)
Q – Lưu lượng của lỗ khoan (m3/ngày)
m – Chiều dày đới bão hòa, từ đáy lỗ khoan đến mực nước tĩnh (m)
s – Trị số hạ thấp mực nước quan trắc (m)
Trong thực tế, khi tính toán cho các tầng chứa nước không áp, mực nước biến đổi
bị ảnh hưởng bởi không khí (theo Bouwer-Rice, 1978). Chính vì vậy, Jacob (1944) đã
đề xuất áp dụng công thức của Theis và có hiệu chỉnh để tính toán trong điều kiện tầng
chứa nước không áp, cụ thể:
2.3𝑄
𝐾𝑚 =
4𝜋∆𝑠′
Trong đó: s’ – Trị số hạ thấp mực nước hiệu chỉnh (m) theo công thức của Jacob:

𝑠2
𝑠 =𝑠−( )
2𝑚
- Phương pháp Theis Recovery cho tài liệu hồi phục mực nước
Theis (1935) đã xây dựng công thức tính toán hệ số thấm theo tài liệu đo hồi phục
mực nước. Theo đó, trị số hồi phục mực nước hiệu chỉnh (m) sau khi dừng bơm được
tính theo công thức:
𝑄
𝑠′ = 𝑊 (𝑢 ) − 𝑊 (𝑢 ′ )
4𝜋𝐾𝑚
𝑟2𝑆 ′
𝑟2𝑆′
𝑢= 𝑢 =
4𝐾𝑚𝑡 4𝐾𝑚𝑡 ′
Trong đó:
K – Hệ số thấm của tầng chứa nước (m/ngày)
Q – Lưu lượng của lỗ khoan (m3/ngày)
m – Chiều dày đới bão hòa, từ đáy lỗ khoan đến mực nước tĩnh (m)
r – khoảng cách đến lỗ khoan quan sát hoặc bán kính lỗ khoan thí nghiệm
S và S’- hệ số nhả nước lần lượt cho quá trình hút nước thí nghiệm và đo
hồi phục mực nước

256
Do S, S’ và T (Km) đều là các hằng số nên công thức tính toán hồi phục mực nước
được viết gọn lại như sau:
2.3𝑄 𝑡
𝑠′ = 𝑙𝑜𝑔 ( ′ )
4𝜋𝐾𝑚 𝑡
Trong đó: t/t’ – Tỷ số giữa tổng thời gian thí nghiệm kể từ khi bắt đầu bơm (thời
gian bơm) và thời gian kể từ khi dừng bơm (bắt đầu đo hồi phục mực nước)
Kết quả tính toán các thông số địa chất thủy văn được tính cho các lỗ khoan thí
nghiệm theo từng đợt thí nghiệm hút nước và hồi phục mực nước được tính toán bằng
phần mềm Aquifer Test (Bảng V.11). Kết quả tính toán chi tiết như sau:
Bảng V.11: Tổng hợp kết quả tính toán hệ số thấm các đới chứa nước tính toán bằng
phương pháp Jacob đối với tài liệu thí nghiệm hút nước và hồi phục mực nước
Lưu Mực nước
Chiều dày Hệ số dẫn Hệ số
Tiểu Tên công Đợt lượng Q hạ thấp S
Đợt đo đới bão nước Km thấm K
khu trình bơm (m3/ngày quan sát
hòa m (m) (m2/ngày) (m/ngày)
) (m)
I Hạ thấp 1,3225 0,0271
15,725 48,8 11,0
Hồi phục 1,4835 0,0304
II Hạ thấp 2,0154 0,0413
BP19-36 14,6 48,8 6,8
Hồi phục 2,0886 0,0428
Bản III Hạ thấp 3,1915 0,0654
12,787 48,8 3,3
Phúc Hồi phục 3,3623 0,0689
Lớn nhất 3,36232 0,0689
Nhỏ nhất 1,32248 0,0271
Trung
2,243987 0,045983
bình
I Hạ thấp 0,409 8,18x10-3
13,306 50,0 59,3
Hồi phục 0,431 8,62x10-3
II Hạ thấp 0,462 9,23x10-3
BC20-38 12,355 50,0 49,8
Hồi phục 0,445 8,90x10-3
III Hạ thấp 40,8 0,412 8,25x10-3
11,405 50,0
Hồi phục 0,385 7,71x10-3
I Hạ thấp 0,685 1,37x10-2
Bản Chạng 15,12 50,0 15,00
Hồi phục 0,633 1,27x10-2
II Hạ thấp 0,830 1,66x10-2
BC21-29 14,256 50,0 11,50
Hồi phục 0,852 1,70x10-2
III Hạ thấp 1,260 2,53x10-2
12,528 50,0 8,30
Hồi phục 1,120 2,24x10-2
Lớn nhất 1,26 2,53x10-2
Nhỏ nhất 0,385 7,77x10-3
257
Lưu Mực nước
Chiều dày Hệ số dẫn Hệ số
Tiểu Tên công Đợt lượng Q hạ thấp S
Đợt đo đới bão nước Km thấm K
khu trình bơm (m3/ngày quan sát
hòa m (m) (m2/ngày) (m/ngày)
) (m)
T.bình 0,436 8,73x10-3
I Hạ thấp 0,867 2,17x10-2
7,134 40 15,77
Hồi phục 0,622 1,55x10-2
II Hạ thấp 0,921 2,30x10-2
BK20-02 5,9 40 11,49
Hồi phục 0,579 1,45x10-2
Bản
III Hạ thấp 0,826 2,06x10-2
Khoa 4,4 40 8,65
Hồi phục 0,511 1,28x10-2
Lớn nhất 0,921 2,30x10-2
Nhỏ nhất 0,511 1,28x10-2
T.bình 0,721 1,80x10-2
I Hạ thấp 7,23 1,81x10-1
62,55 40 10,41
Hồi phục 3,96 9,89x10-2
II Hạ thấp 7,72 1,93x10-1
KS21-10 57,89 40 7,9
Hồi phục 1,2 2,99x10-2
Suối
III Hạ thấp 4,49 1,12x10-1
Đán 42,42 40 9,59
Hồi phục 1,34 3,35x10-2
Lớn nhất 7,72 1,93x10-1
Nhỏ nhất 1,20 2,99x10-2
T.bình 4,32 1,08x10-1
Kết quả thí nghiệm tại các tiểu khu cho thấy hệ số thấm trong đất đá các đới chứa
nước tại các vị trí thí nghiệm là không đồng nhất. Do đó, để đảm bảo việc xác định lượng
nước chảy vào mỏ khai thác cũng như khả năng tháo khô mỏ an toàn nhất, chúng tôi sẽ
lựa chọn hệ số thấm lớn nhất tính toán được để đại diện cho hệ số thấm của từng khu
vực mỏ dự kiến khai thác.
+ Đánh giá chất lượng tài liệu.
Công tác bơm nước thí nghiệm đã tiến hành theo đúng Quy trình hút nước thí
nghiệm phải được thực hiện đúng theo: “Quy định kỹ thuật bơm nước thí nghiệm trong
điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất - Ban hành tại Thông tư số 08/2015/TT-
BTNMT ngày 26/2/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các số liệu thu thập được
ghi chép rõ ràng vào sổ nhật ký, chỉnh lý, vẽ biểu đồ tổng hợp theo quy định hiện hành
phục vụ tính toán các thông số ĐCT5.
f. Công tác lấy và phân tích mẫu nước
+ Mục đích, nhiệm vụ
Để phân tích tính chất vật lý, thành phần hóa học và một số đặc tính của nước như:
Độ ăn mòn của nước với vật liệu xây dựng và thiết bị khi thai thác, hệ số sủi bọt, hệ số
258
tạo cặn, độ cứng, … trên cơ sở đó gọi tên nước theo thành phần hóa học, đánh giá chất
lượng nước và khả năng cung cấp để phục vụ cho công tác khai thác khoáng sản.
+ Phương pháp tiến hành
Cách lấy, bảo quản, vận chuyển mẫu thực hiện theo quy định tại Thông tư số
13/2014/TT-BTNMT ngày 17 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất. Mẫu nước dưới
đất tại các lỗ khoan được lấy vào cuối các kỳ bơm. Mẫu được lấy trực tiếp từ các suối,
mạch lộ nước dưới đất và các lỗ khoan bơm nước thí nghiệm bằng các can nhựa. Can
nhựa phải sạch và trước khi lấy phải súc lại bằng nước sắp lấy 2 đến 3 lần. Dung tích
mẫu 2lít, mẫu được đậy nút và bảo quản cẩn thận đưa về phòng thí nghiệm để phân tích.
+ Khối lượng
Tổng số lượng mẫu hóa nước đã tiến hành lấy và phân tích là 33 mẫu, bao gồm có
19 mẫu nước dưới đất, 13 mẫu nước mặt, 01 mẫu nước mưa. Các mẫu nước dưới đất
được lấy tại các lỗ khoan bơm thí nghiệm (lấy ở cuối mỗi đợt bơm nước thí nghiệm) và
các mẫu nước mặt được lấy tại các trạm quan trắc động thái nước mặt trên các suối chính
tại các tiểu khu. Ngoài ra, một số mẫu nước được lấy tại các lỗ khoan theo mùa mưa,
mùa khô và một số mẫu nước mặt được lấy tại các điểm xuất lộ trong các lộ trình khảo
sát. Trong số đó có 31 mẫu phân tích toàn diện, 01 mẫu phân tích các chỉ tiêu vi sinh và
1 mẫu phân tích các chỉ tiêu vi lượng.
Các mẫu phân tích toàn diện bao gồm các chỉ tiêu sau: Màu, mùi, vị, độ pH, CO2 tự
do, CO2 ăn mòn, CO2 liên kết, độ cứng tạm thời, độ cứng vĩnh viễn, tổng độ cứng, hàm
lượng SiO2, Ca2+, Mg2+, Fe+, NH4+, Na+, K+, HCO3-, Cl-, CO32-, SO4-, NO2-, NO3- và
PO43-, cặn sấy khô ở 1300C. Khối lượng mẫu nước từng tiểu khu được thể hiện trong
Bảng V.12. Thông tin chi tiết các điểm lấy mẫu nước được thể hiện chi tiết trong phụ
lục báo cáo của từng tiểu khu.
Bảng V.12. Tổng hợp khối lượng công tác lấy mẫu nước tại các tiểu khu

Nội dung công việc Bản Phúc Bản Chạng Bản Khoa Suối Đán Tổng
Số lượng mẫu nước 4 17 7 5 33
Mẫu nước dưới đất 3 8 5 3 19
Mẫu nước mặt 1 9 1 2 13
Mẫu nước mưa - - 1 - 1
Mẫu vi sinh - - 1 0 1
Mẫu vi lượng - - 1 0 1
+ Đánh giá chất lượng tài liệu
Các mẫu nước được lấy đúng quy cách, bảo quản, vận chuyển và được phân tích tại
Trung tâm nghiên cứu Địa kỹ thuật (Trường Đại học Mỏ - Địa chất) và Công ty Cổ phần
Khảo sát Thiết kế và Xây dựng USCO.
g. Công tác lấy và phân tích mẫu cơ lý đất và cơ lý đá

259
+ Mục đích, nhiệm vụ
Các mẫu đất được thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu thành phần hạt, tính chất vật lý
(độ ẩm tự nhiên, khối lượng thể tích, khối lượng thể tích khô, khối lượng riêng, hệ số
rỗng tự nhiên, độ lỗ rỗng, độ bão hòa, giới hạn chảy, giới hạn dẻo, chỉ số dẻo, Độ sệt,
Hệ số nén, Lực dính kết, Góc ma sát. Các mẫu đá được tiến thành thí nghiệm phân tích
14 chỉ tiêu cơ lý đá.
+ Phương pháp tiến hành
Các mẫu cơ lý đất được lấy phân bố trong diện thăm dò với chiều dài mẫu L=20cm,
đường kính 91mm. Mẫu được bọc vải màn, tráng paraphin có nhãn và được đựng trong
hộp tôn để giữ nguyên trạng thái tự nhiên. Chỉ tiêu phân tích gồm: thành phần hạt, độ
ẩm tự nhiên, khối lượng riêng, khối lượng thể tích, hệ số rỗng, độ bão hoà, giới hạn
chảy, chỉ số dẻo, góc ma sát trong, lực dính kết, hệ số nén lún, … (13 chỉ tiêu).
Các mẫu cơ lý đá được lấy trong lỗ khoan gặp quặng và phân tích các chỉ tiêu: khối
lượng thể tích, khối lượng riêng, hệ số kiên cố, cường độ kháng nén, dính kết, góc ma
sát trong, hệ số mềm hoá, mô đun đàn hồi, cường độ kháng kéo (9 chỉ tiêu).
+ Khối lượng
Khối lượng mẫu cơ lý đất và cơ lý đá đã lấy và phân tích là 100 mẫu, trong đó 35
mẫu cơ lý đất và 65 mẫu cơ lý đá. Các mẫu cơ lý đất được lấy rải rác trong diện tích
thăm dò. Các mẫu cơ lý đá được lấy trong các lỗ khoan (BP21-04GH, BC21-85, BC21-
90, BC21-98, BC21-103, BC21-104, BC21-107, BC21-108, BC21-109, BK22-24 và
KS22-19). Khối lượng các mẫu phân tích cơ lý đá và cơ lý đất cụ thể từng tiểu khu được
thể hiện trong Bảng V.13.
Bảng V.13. Tổng hợp khối lượng mẫu cơ lý đất và cơ lý đá tại các tiểu khu

Nội dung công việc Bản Phúc Bản Chạng Bản Khoa Suối Đán Tổng

Số lượng mẫu 20 38 21 21 100


Số mẫu cơ lý đất 7 12 8 8 35
Số mẫu cơ lý đá 13 26 13 13 65
+ Đánh giá chất lượng tài liệu
Các loại mẫu đất đá được lấy đúng quy cách, bảo quản, vận chuyển và gửi phân tích
tại Trung tâm Thí nghiệm và Kiểm định xây dựng SDC và Công ty Cổ phần Khảo sát
thiết kế và Xây dựng USCO.
Các sản phẩm: Danh mục tài liệu nguyên thủy được thể hiện trong bảng dưới.

260
Bảng V.14: Tổng hợp tài liệu nguyên thủy các tiểu khu

Số lượng tài liệu nguyên thủy


(quyển/tờ)
Danh mục
Bản Bản Bản Suối
Phúc Chạng Khoa Đán

Nhật lý lộ trình ĐCTV-ĐCCT 2 2 1 1


Bản đồ tài liệu thực tế ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ
1 1 1 1
1/2.000
Bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1/2000 1 1 1 1
Mặt cắt ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1/2000 3 6 3 3
Sổ quan trắc ĐCTV-ĐCCT công trình khoa 88 176 57 74
Sổ hút nước TN lỗ khoan 1 2 1 1
Sổ quan trắc động thái nước mặt 3 3 0 2
Sổ quan trắc động thái nước dưới đất 3 2 1 1
Sổ tổng hợp tài liệu khí tượng thủy văn 1 quyển (10 năm)
Sổ lấy mẫu cơ lý đất, đá và nước 1 1 1 1
Sổ thống kê lộ trình 1 1 1 1
Tài liệu tổng hợp quy định tại phần phụ lục ĐCTV-ĐCCT bao gồm:
+ Thống kê các mạch nước
+ Thống kê các lỗ khoan gặp nước dưới đất
+ Tổng hợp kết quả phân tích thành phần hóa học mẫu nước
+ Kết quả phân tích mẫu cơ lý đất
+ Kết quả phân tích mẫu cơ lý đá Quan trắc động thái nước dưới đất
+ Quan trắc động thái nước mặt
+ Hệ số biến đổi
+ Kết quả tính toán bơm nước thí nghiệm
+ Thống kê chiều sâu phong hóa theo tài liệu khoan và quan trắc đơn giản địa chất
thủy văn – địa chất công trình
+ Tổng hợp kết quả thu thập tài liệu khí tượng thủy văn
+ Đồ thị:
Đồ thì khí tượng thủy văn, đồ thị quan trắc động thái nước mặt, đồ thị quan trắc
động thái nước dưới đất và đồ thị tổng hợp bơm nước thí nghiệm
V.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
V.2.1. Đặc điểm nước mưa
Qua tài liệu thu thập lượng mưa theo ngày tại trạm Cò Nòi và Bắc Yên từ 2011 đến
hết năm 2020 cho thấy lượng mưa trong vùng tương đối phong phú, trung bình 10 năm
là: 1.386 mm/năm hay trung bình 3,8 mm/ngày tại trạm Cò Nòi và 1.591 mm/năm và
trung bình 4,35mm/ngày theo số liệu trạm Bắc Yên. Tuy nhiên lượng mưa hàng năm có
sự chênh lệch nhau khá lớn năm 2018 là 1.810,5mm nhưng năm 2011 chỉ có 1.125,6mm
261
tại trạm Cò Nòi và dao động từ 1245mm (năm 2011) đến 2.050mm (năm 2019) tại trạm
Bắc Yên. Lượng mưa lớn nhất trong một ngày đêm lên tới 137,5mm vào ngày 11 tháng
10 năm 2017. Số liệu quan trắc lượng mưa tại trạm khí tượng Cò Nòi và Bắc Yên giai
đoàn 2011-2020 được thể hiện trong bảng V.15 và bảng V.16.
Tổng lượng bốc hơi ghi nhận được tại khu vực lân cận tiểu khu Bản Chạng tương
đối lớn, dao động từ 810-1.074 mm/năm theo tài liệu quan trắc tại Bắc Yên từ 2011-
2020, số liệu trạm Cò Nòi cho thấy lượng bốc hơi theo năm dao động từ 967 đến 1.326
mm/năm.
Bảng V.15: Bảng tổng hợp lượng mưa tháng (mm) theo tài liệu quan trắc khí
tượng trạm Cò Nòi (2011-2020)

Tổng lượng mưa tháng (mm) Tổng


l.mưa
Năm
năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
(mm)
2011 8,3 9,5 94,2 49,3 129,8 216,5 205,5 254,9 102,9 35,2 15,0 4,5 1125,6
2012 71,0 2,5 6,1 62,9 130,2 209,5 425,7 395,8 141,1 28,1 16,3 38,7 1527,9
2013 19,3 6,6 32,2 74,0 165,7 276,3 288,6 242,6 89,4 19,8 8,6 38,8 1261,9
2014 0,0 16,2 34,7 130,6 108,4 275,2 205,0 258,8 159,2 31,5 61,2 0,0 1280,8
2015 54,9 4,1 10,9 42,3 63,3 279,4 326,6 249,8 145,2 70,7 16,6 78,8 1342,6
2016 106,3 14,9 9,5 204,3 343,1 122,2 101,7 274,1 157,1 31,5 68,2 0,4 1433,3
2017 120,2 4,5 47,7 60,7 146,7 157,5 228,6 192,8 102,5 88,0 4,9 55,4 1209,5
2018 31,3 13,7 43,0 115,2 281,5 230,5 278,1 556,4 90,9 98,6 19,9 51,4 1810,5
2019 50,0 24,1 23,7 53,6 201,1 296,4 278,5 319,6 59,7 60,4 15,5 0,7 1383,3
2020 1,7 0,0 88,5 261,7 145,7 85,2 293,1 282,5 290,5 41,0 2,2 0,0 1492,1

262
Bảng V.16: Bảng tổng hợp lượng mưa tháng (mm) theo tài liệu quan trắc khí
tượng trạm Bắc Yên (2011-2020)

Tổng lượng mưa tháng (mm) Tổng


l.mưa
Năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII năm
(mm)
2011 17,4 26,4 117,2 63,2 119,9 218,8 160,2 237,3 241,6 37,5 3,4 2,1 1245,0
2012 105,9 5,2 7,9 80,3 160,9 158,8 304,0 350,5 239,7 76,7 60,7 37,1 1587,7
2013 25,1 8,9 57,2 114,1 241,3 316,7 320,4 379,7 199,4 34,5 14,9 53,9 1766,1
2014 3,2 19,0 43,4 128,7 84,6 294,2 357,4 201,3 154,6 63,7 65,7 0,0 1415,8
2015 67,6 2,9 15,1 59,1 137,3 195,3 275,2 316,2 220,8 67,0 37,1 127,5 1521,1
2016 116,9 36,6 16,8 147,6 275,5 24,1 158,9 424,2 86,8 22,4 59,6 0,0 1369,4
2017 113,0 7,9 82,0 132,0 191,0 227,4 338,5 280,3 98,4 256,9 6,9 77,0 1811,3
2018 29,5 25,7 14,8 140,1 110,3 235,5 533,5 588,7 112,1 149,9 47,9 62,4 2050,4
2019 65,8 25,1 29,9 72,4 387,4 185,2 288,3 293,4 115,2 83,3 18,5 0,2 1564,7
2020 5,2 3,7 100,2 205,1 127,5 51,8 335,9 375,8 290,4 80,4 4,9 0,1 1581,0
Diễn biến các yếu tố mưa, bốc hơi và nhiệt độ của khu vực quan trắc tại trạm Cò
Nòi và Bắc Yên được trình bày trong Hình V.. Lượng mưa hàng năm của trạm Bắc Yên
cao hơn so với tại trạm Cò Nòi khoảng 20% trong khi lượng bốc hơi thì theo xu thế
ngược lại. Xét vị trí địa lý và điều kiện địa hình thì khu vực nghiên cứu gần và tương
đồng với khu vực Bắc Yên hơn, chính vì vậy, số liệu khí tượng đưa vào tính toán cho
mỏ được lấy từ số liệu quan trắc trạm Bắc Yên. Dựa vào số liệu mưa của 10 năm từ
2011-2020, lượng mưa lớn nhất đo được là 0,1375 m/ngày vào ngày 11/10/2017 ở trạm
khí tượng thủy văn Bắc Yên.

Đồ thị khí tượng trạm Cò Nòi Đồ thị khí tượng trạm Bắc Yên
2500 24 2500 24
Lượng mưa Lượng mưa
Lượng mưa, lượng bốc hơi (mm)

Lượng bốc hơi


Lượng mưa, lượng bốc hơi (mm)

2000 Lượng bốc hơi 23 23


2000 Nhiệt độ
Nhiệt độ
22 22
Nhiệt độ (oC)

Nhiệt độ (oC)

1500 1500
21 21
1000 1000
20 20
500 19 500 19

0 18 0 18
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020

Năm Năm
Hình V.2: Đồ thị khí tượng tại trạm Cò Nòi và trạm Bắc Yên (2011-2020)
263
V.2.2. Đặc điểm nước mặt
a. Suối
+ Tiểu khu Bản Phúc
Suối Đăm là suối lớn và nằm về phía Đông, Đông Bắc của tiểu khu Bản Phúc. Suối
bắt nguồn từ Bản Chạng và đổ về lòng hồ sông Đà. Lưu vực của suối khá rộng, có nhiều
nhánh suối nhỏ đổ về đây. Lòng suối rộng 1-30m với độ dốc 3-50. Vật liệu tích tụ bao
gồm cát, bột, sạn, sỏi, cuội và hòn lăn đa khoáng có kích thước khác nhau. Lưu lượng
dòng chảy thay đổi theo mùa. Trên dòng chảy của suối không đặt trạm quan trắc động
thái nước mặt, tuy nhiên trong quá trình đo vẽ bản đồ ĐCTV-ĐCCT 1/2.000 đã tiến
hành đo lưu lượng suối trong cùng một thời điểm. Lưu lượng ở thượng nguồn là 7,2 l/s
(điểm khảo sát BP1069) và lưu lượng ở hạ nguồn là 7,486 l/s (điểm khảo sát BP1077).
Số liệu đo đạc cho thấy vào đầu mùa khô, lưu lượng nước suối gần như được bảo toàn
giữa trạm thượng nguồn và hạ nguồn cho thấy gần như không có quan hệ thủy lực của
nước mặt và nước dưới đất dọc chiều dài suối.
Suối Co Trai nằm về phía Đông Nam của tiểu khu Bản Phúc. Chiều dài suối trong
mỏ khoảng 480m. Lòng suối rộng 2-5m với độ dốc 3-80. Thác cao khoảng 15 -20m, địa
hình hiểm trở. Vật liệu tích tụ bao gồm ít cát, sạn, chủ yếu lộ đá gốc ở lòng và hai bên
bờ. Nước chảy thành dòng liên tục quanh năm. Trạm quan trắc động thái nước mặt Trạm
T1 được đặt ở hạ nguồn của suối (phía hồ thải lỏng). Lưu lượng ở hạ nguồn là 3,524 l/s
(điểm khảo sát BP1044) và lưu lượng ở thượng nguồn là 0,218 l/s và 0,993 l/s (lần lượt
tại hai nhánh suối của điểm khảo sát BP1053 và BP1054) cho thấy lưu lượng tăng dần
từ thượng lưu về phía hạ lưu. Như vậy, trong thời gian mùa khô nước dưới đất bổ cập
nước cho suối Co Trai. Kết quả phân tích mẫu hóa nước lấy ở trạm T1 cho thấy nước
thuộc kiểu Bicacbonat Sunfat Canxi Magie, tổng độ khoáng hóa là 0,464 g/l, độ pH 8,48.
Nước có chỉ tiêu CO2 ăn mòn là 18,7 mg/l nhưng nước có tính kiềm (pH=8,48), các
nhân tố hóa học khác như NH4+, Mg2+, SO4- đều có giá trị thấp hơn nhiều so với mức
nguy cơ gây ăn mòn, chính vì vậy nước được đánh giá là có tính xâm thực yếu đối với
bê tông và kim loại. Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại trạm quan trắc T1 suối Co Trai
được thể hiện trong bảng

264
Bảng V.19.
Suối Lập là nhánh của suối Đăm, nằm phía Đông Bắc của tiểu khu Bản Phúc. Chiều
dài suối khoảng 700m, lòng suối rộng 1-3m với độ dốc 5-100. Vật liệu tích tụ bao gồm
ít cát, sạn, chủ yếu lộ đá gốc ở lòng và hai bên bờ. Nước chảy thành dòng liên tục quanh
năm. Trạm quan trắc động thái nước mặt T2 được đặt tại tại hạ nguồn của suối. Lưu
lượng ở hạ nguồn là 0,184 l/s (điểm khảo sát BP1087) và lưu lượng ở thượng nguồn là
0,079 l/s (điểm khảo sát BP1094). Số liệu đo đạc tại thời điểm mùa khô cho thấy lưu
lượng tăng dần về phía hạ lưu của suối Lập. Như vậy, nước dưới đất cung cấp nước cho
suối Lập.
Suối Luống Sến nằm phía Tây Bắc của tiểu khu Bản Phúc. Chiều dài của suối
khoảng 650m, lòng suối rộng 1-5m với độ dốc 3-80. Vật liệu tích tụ ở lòng suối bao gồm
cát, sạn, sỏi, mảnh vụn, hòn lăn đá phiến thạch anh mica. Trạm quan trắc động thái nước
mặt T3 được đặt tại hạ nguồn của suối. Lưu lượng ở hạ nguồn là 3,287 l/s (điểm khảo
sát BP1063) và lưu lượng ở thượng nguồn là 0,321 l/s (điểm xuất lộ nước dưới đất
BP1008). Tương tự như suối Co Trai và suối Lập, nước dưới đất cung cấp nước cho
suối Luống Sến trong thời gian mùa khô.
Thiết lập các đồ thị tương quan giữa tài liệu quan trắc lưu lượng nước suối tại các
trạm quan trắc nước mặt T1, T2 và T3 với các lỗ khoan quan trắc nước dưới đất BP19-
27, BP19-36 và BP19-37 trong cùng giai đoạn từ 3/4/2020 đến 28/2/2021. Các đồ thị
tương quan mực nước dưới đất với lưu lượng suối được thể hiện trong bảng Phụ lục.
Kết quả tính toán hệ số tương quan R2 giữa cao độ mực nước dưới đất và lưu lượng nước
tại các suối rất nhỏ, từ 0.0029 đến 0.24, cho thấy nước dưới đất và nước mặt có hầu như
không có quan hệ thủy lực với nhau. Biên độ dao động của nước dưới đất lệch pha so
với lưu lượng nước mặt tại các trạm đo gần nhất và có độ trễ khoảng 30-40 ngày. Mức
độ quan hệ thủy lực yếu là do sự có mặt của lớp đá phiến sét peridotite có thành phần
chủ yếu là sét, sepentine có khả năng thấm và chứa nước kém phủ trên bề mặt với bề
dày biến đổi từ xấp xỉ 10m đến trên 15m. Bên cạnh đó, độ dốc địa hình lớn cũng là
nguyên nhân dẫn đến lượng nước mặt bổ cập cho nước dưới đất tiểu khu Bản Phúc là
không đáng kể, tương quan thủy lực nước mặt và nước dưới đất là không chặt chẽ. Tuy
nhiên, trong môi trường đất đá nứt nẻ, không đồng nhất và dị hướng, quan hệ thủy lực
nước mặt và nước dưới đất phụ thuộc rất nhiều vào vị trí lỗ khoan quan trắc nước dưới
đất với các dòng chảy mặt. Các lỗ khoan trong các đới dập vỡ, đứt gãy có giao cắt với
các dòng chảy thường có quan hệ thủy lực chặt chẽ với nước mặt.
Trong diện tích tiểu khu Bản Phúc, các suối nhánh đều có lưu lượng nhỏ chảy về
suối Đăm và lòng hồ Sông Đà. Nguồn cung cấp cho các suối nhánh chủ yếu là nước
mưa, nước khe nứt của các đá trong hệ tầng Nậm Sập và phức hệ Ba Vì xuất lộ theo
mực xâm thực địa phương. Dựa vào kết quả phân tích thành phần hoá học và đặc tính
kỹ thuật cho thấy nước ở đây thuộc loại Bicacbonat Sunfat Canxi Magie, nước có tính
ba-zơ, độ tổng khoáng hóa là 0,4 g/l; pH là 8,48, có thể sử dụng trong sản xuất và có

265
tính ăn mòn CO2, xâm thực yếu đối với bê tông và kim loại. Trong quá trình khai thác,
nguồn nước này không ảnh hưởng nhiều đến việc khai thác quặng.
+ Tiểu khu Bản Chạng
Trong khu vực mỏ Bản Chạng có 03 suối nước mặt: suối Mánh, suối Trạng và suối
Noóng Ỏ.
- Suối Mánh nằm ở phía Tây Nam khu vực Bản Chạng, chảy từ phạm vi mỏ theo
hướng về phía tây, tây nam của mỏ. Vật liệu tích tụ bao gồm cát, bột, sạn, sỏi, cuội và
hòn lăn đa khoáng có kích thước khác nhau. Lưu lượng dòng chảy thay đổi theo mùa.
- Suối Trạng nằm về phía Tây, Tây Bắc của tiểu khu Bản Chạng. Lòng suối rộng
1-30m với độ dốc 3-50. Hướng dòng chảy chủ đạo của suối Trạng là từ Đông sang Tây,
chiều dài của suối trong diện tích đo vẽ địa chất, địa chất thủy văn là khoảng 1,7km.
- Suối Noóng Ỏ nằm về phía Đông Nam của tiểu khu Bản Chạng. Chiều dài suối
trong mỏ khoảng 480m. Lòng suối rộng 2-5m với độ dốc 3-80. Vật liệu tích tụ bao gồm
ít cát, sạn, chủ yếu lộ đá gốc ở lòng và hai bên bờ. Nước chảy thành dòng liên tục quanh
năm.
Đặc điểm vận động và lưu lượng các dòng suối trong tiểu khu Bản Chạng được tổng
hợp trong bảng V.17.
Bảng V.17: Tổng hợp kết quả quan trắc lưu lượng các suối khu vực
mỏ Bản Chạng

Đặc trưng Suối Mánh Suối Trạng Suối Noóng Ỏ


Trạm quan trắc T1 T2 T3
Phân bố khu vực tây
Phân bố khu vực Nằm ở phía đông
nam của tiểu khu,
phía tây bắc của tiểu bắc của khoảnh
chảy từ khu mỏ ra
khu Bản Chạng, phía đông Bản
Mô tả chung vùng rìa theo hướng
chảy từ khu mỏ ra Chạng, chảy từ
đông sang tây sau đó
bên rìa theo hướng khu mỏ ra bên
chảy theo hướng bắc-
từ đông sang tây. rìa.
nam
Chiều dài (m) 1220 1765 1109
Ký hiệu các BCHN-06, BCHN- BCHN-04,
BCHN-05, BCHN-13
mẫu nước 10, BCHN-12 BCHN-11
T.gian quan trắc 5/2021-4/2022 5/2021-4/2022 5/2021-4/2022
L.lượng q.trắc Ma
Max Min TB Max Min TB Min TB
(l/s) x
05/2021 0,10 0,03 0,06 0,22 0,04 0,10 0,28 0,08 0,18
06/2021 0,37 0,08 0,19 1,34 0,03 0,43 0,45 0,01 0,22
07/2021 0,24 0,04 0,16 0,42 0,06 0,28 0,37 0,22 0,27
08/2021 0,22 0,06 0,12 0,34 0,12 0,20 1,23 0,14 0,43
266
Đặc trưng Suối Mánh Suối Trạng Suối Noóng Ỏ
Trạm quan trắc T1 T2 T3
09/2021 0,14 0,01 0,05 0,78 0,24 0,54 2,53 0,24 0,76
10/2021 0,04 0,01 0,02 0,48 0,09 0,27 0,78 0,18 0,37
11/2021 0,01 0,01 0,01 0,24 0,10 0,17 0,28 0,20 0,26
12/2021 0,02 0,01 0,02 0,22 0,09 0,15 0,54 0,15 0,25
01/2022 0,03 0,01 0,02 0,48 0,03 0,19 0,51 0,24 0,38
02/2022 0,14 0,01 0,05 1,18 0,10 0,34 0,37 0,22 0,29
03/2022 0,08 0,04 0,06 0,32 0,15 0,25 0,37 0,28 0,33
04/2022 0,08 0,03 0,05 0,32 0,02 0,13 0,39 0,22 0,28
TB năm 0,12 0,03 0,07 0,53 0,09 0,25 0,67 0,18 0,34
Tài liệu quan trắc tại các trạm T1, T2, T3 từ tháng 5/2021 đến tháng 4/2022 cho lưu
lượng các dòng suối là không lớn, tại suối Mánh, lưu lượng lớn nhất ghi nhận được là
0,37 l/s, trung bình năm là 0,07 l/s, các thời gian mùa khô hầu như không có nước. Trạm
T2 tại Suối Trạng lưu lượng lớn nhất là 1,34 l/s, trung bình năm là 0,25 l/s, các thời điểm
mùa khô, suối có rất ít nước, lưu lượng dưới 0,1 l/s. Trạm T3 được đặt ở hạ nguồn của
suối Noóng Ỏ có lưu lượng lớn nhất trong thời gian quan trắc đạt 2,53 l/s vào thời điểm
tháng 9/2021, trung bình năm là 0,34 l/s.
Dựa trên các số liệu quan trắc lưu lượng dòng mặt tại các suối và cao độ mực nước
dưới đất tại các lỗ khoan quan trắc trong tiểu khu Bản Chạng trong 1 năm thủy văn từ
5/2021-4/2022, thành lập các đồ thị tương quan giữa lưu lượng dòng mặt và mực nước
dưới đất. Kết quả xác định hệ số tương quan giữa lưu lượng suối và cao độ mực nước
dưới đất là tương đối nhỏ, R2 từ 0,0002 đến 0,34, cho thấy mối quan hệ thủy lực giữa
nước dưới đất và nước mặt là không chặt chẽ. Yếu tố quyết định đến mối quan hệ thủy
lực giữa nước dưới đất và nước mặt tại tiểu khu Bản Chạng do lớp thấm nước yếu có bề
dày trên 10m phủ trên bề mặt, thêm vào đó là độ dốc địa hình và hướng dòng chảy tạo
điều kiện thuận lợi cho nước mưa đi ra khỏi phạm vi mỏ. Ngoài ra, tương tự như tiểu
khu Bản Phúc, các yếu tố độ dốc địa hình và tính bất đồng nhất, dị hướng của môi trường
đất đá nứt nẻ của tiểu khu Bản Chạng cũng là nguyên nhân làm cho kết quả đánh giá
quan hệ thủy lực giữa nước mặt và nước dưới đất theo tài liệu quan trắc là không chặt
chẽ. Tuy nhiên, trong giai đoạn thiết kế cần thiết có các công tác quan trắc bổ sung để
đánh giá một cách đầy đủ hơn mối quan hệ giữa nước mặt và nước dưới đất để tính toán,
dự báo một cách chính xác lượng nước dưới đất chảy vào công trình khai thác mỏ.
Các kết quả phân tích thành phần hóa học của các mẫu nước mặt được tổng hợp
trong

267
Bảng V.19 cho thấy tại thời điểm mùa mưa nước thuộc kiểu Bicacbonat Canxi
Magie, thời điểm mùa khô nước thuộc kiểu Bicacbonat Canxi. Tại suối Mánh, tổng độ
khoáng hóa biến đổi giữa mùa mưa và mùa khô lần lượt là 0,3283 g/l và 0,1597 g/l, độ
pH tương đối ổn định trong khoảng 6,70 đến 6,85. Tại suối Trạng, tổng độ khoáng hóa
tương đối ổn định, trong khoảng 0,1698 g/l và 0,1862 g/l, độ pH tương đối ổn định trong
khoảng 6,75 đến 6,80. Tại suối Noóng Ỏ, tổng độ khoáng hóa biến đổi giữa mùa mưa
và mùa khô lần lượt là 0,1784 g/l và 0,1473 g/l, độ pH tương đối ổn định trong khoảng
6,80 đến 6,85. Nước mặt trong khu vực có tính ăn mòn CO2, xâm thực yếu đối với bê
tông và kim loại.
Như vậy, các suối đều chảy từ trong tiểu khu Bản Chạng ra bên ngoài, chiều dài các
suối từ xấp xỉ 1km đến 1,7km. Các suối đều có đặc điểm chung là dòng chảy tạm thời,
các tháng mùa khô dòng chảy rất nhỏ, lưu lượng trung bình theo tháng và theo năm
tương đối nhỏ. Số liệu quan trắc lưu lượng dòng chảy mặt mực nước dưới đất cho giá
trị tương quan nhỏ, chứng tỏ mối quan hệ giữa nước mặt và nước dưới đất là không chặt
chẽ. So sánh lưu lượng dòng chảy tại các trạm quan trắc thượng lưu và hạ lưu cho thấy
tại thời điểm mùa khô, nước suối chủ yếu do dưới đất thấm rỉ ra qua các khe nứt của các
đá trong hệ tầng Nậm Sập và phức hệ Ba Vì xuất lộ theo mực xâm thực địa phương.
Nước có thể sử dụng trong sản xuất do có tính ăn mòn CO2, xâm thực yếu đối với bê
tông và kim loại. Trong quá trình khai thác, nguồn nước này không ảnh hưởng nhiều
đến việc khai thác quặng.
+ Tiểu khu Bản Khoa
Như đã trình bày ở trên, trong tiểu khu Bản Khoa có một số nhánh suối nhỏ, chỉ
xuất hiện dòng chảy trong và ngay sau cơn mưa. Chính vì vậy, đặc điểm nước mặt tiểu
khu Bản Khoa được đánh giá là khá đơn giản.
+ Tiểu khu Suối Đán
Trong khu vực thân quặng 1 tiểu khu Suối Đán có 02 suối nước mặt: suối Đán Đanh
và suối Đán Nhả. Trên dòng chảy của suối tiến hành đo đạc quan trắc tại 02 trạm T1 và
T2 từ tháng 5/2021 đến hết tháng 4/2022 với tần suất 3 ngày/lần đo vào mùa mưa và 5
ngày/lần đo vào mùa khô.
- Suối Đán Đanh chảy vào khu vực thân quặng theo hướng từ đông sang tây và nối
với suối Đán Nhả. Vật liệu tích tụ bao gồm cát, bột, sạn, sỏi, cuội và hòn lăn đa khoáng
có kích thước khác nhau. Lưu lượng dòng chảy thay đổi theo mùa. Tại trạm T1, lưu
lượng suối khá nhỏ, lớn nhất là 5,0 l/s, lưu lượng nhỏ nhất là 0,99 l/s, lưu lượng trung
bình là 2,32 l/s.
- Suối Đán Nhả có lưu lượng biến đổi trong năm từ 0,12 l/s đến 2,95 l/s, lưu lượng
trung bình là 0,62 l/s.
Kết quả phân tích mẫu hóa nước lấy ở trạm T1 và T2 đều cho thấy tại thời điểm mùa
mưa nước thuộc kiểu Bicacbonat Canxi, tổng độ khoáng hóa biến đổi giữa mùa mưa và
mùa khô lần lượt là 0,192 g/l và 0,204 g/l, độ pH tương đối ổn định trong khoảng 6,70

268
đến 6,80. Nước có tính ăn mòn CO2, xâm thực yếu đối với bê tông và kim loại. Tổng
hợp kết quả quan trắc tại các suối trong tiểu khu được trình bày trong Bảng V.18.
Bảng V.18: Bảng tổng hợp kết quả quan trắc lưu lượng tiểu khu suối Đán
Đặc trưng Suối Đán Đanh Suối Đán Nhả
Trạm quan trắc T1 T2
Chảy vào khu vực thân quặng Phân bố khu vực phía tây bắc của thân
Mô tả chung 1 theo hướng từ đông sang tây quặng SD-TQ1, chảy theo hướng bắc-
và nối với suối Đán Nhả nam và đổ vào suối Đán Đanh
Chiều dài (m) 850 507
Ký hiệu các mẫu nước KSHN-05 KSHN-04
Thời gian quan trắc 5/2021-4/2022 5/2021-4/2022
Lưu lượng quan trắc (l/s) Max Min TB Max Min TB
05/2021 3,40 1,81 2,49 1,23 0,14 0,38
06/2021 5,00 2,16 3,28 2,95 0,12 0,92
07/2021 3,69 1,04 2,73 1,81 0,45 0,96
08/2021 2,95 2,38 2,59 0,91 0,30 0,54
09/2021 3,69 2,53 3,08 1,81 0,54 1,08
10/2021 2,78 1,81 2,26 0,99 0,22 0,50
11/2021 2,61 1,81 2,11 0,48 0,26 0,34
12/2021 2,23 1,69 2,04 0,45 0,30 0,38
01/2022 2,16 0,99 1,51 0,82 0,22 0,43
02/2022 1,95 1,09 1,41 1,75 0,26 0,61
03/2022 1,81 1,13 1,37 0,60 0,34 0,50
04/2022 1,39 1,13 1,28 0,60 0,26 0,36
Trung bình năm 2,81 1,63 2,18 1,20 0,28 0,58

Như vậy, trong diện tích thân quặng 1 thuộc tiểu khu suối Đán (SD-TQ1) có 2 suối
nhỏ là suối Đán Đanh và suối Đán Nhả, đều chảy từ phía đông và phía bắc đi qua khu
vực thân quặng và hợp lại và đi ra khỏi khu vực thân quặng ra bên ngoài ở phía tây.
Chiều dài các suối chảy qua khu vực thân quặng khoảng trên 500m. Các suối đều có đặc
điểm chung là có lưu lượng tương đối nhỏ, mùa khô lưu lượng nước chảy vào khu vực
thân quặng tại trạm T1 là dưới 1,63 l/s, trung bình mùa mưa là 2,81 l/s. Trạm đo T2 tại
suối Đán Nhả cho thấy lưu lượng nước là rất nhỏ, trung bình mùa khô là 0,58 l/s, mùa
mưa là 1,20 l/s. Xây dựng các đồ thị tương quan giữa lưu lượng dòng chảy tại trạm T1,
T2 và cao độ mực nước dưới đất tại các lỗ khoan quan trắc trong khoảng thời gian từ
1/5/2020-29/4/2021 cho thấy hệ số tương quan rất nhỏ, R2 từ 0,0012 đến 0,0068. Đồ thị
dao động mực nước dưới đất có xu hướng ngược với lưu lượng quan trắc tại các dòng
mặt (mực nước dưới đất hạ thấp cực tiểu trong các tháng mùa mưa). Có thể đánh giá
mối quan hệ thủy lực giữa nước suối và nước dưới đất là không chặt chẽ, do lớp phủ bề
mặt có thành phần chủ yếu là sét, sepentine có khả năng thấm và chứa nước kém, bề dày
269
lớn hạn chế nước mưa, nước mặt thấm xuống nước dưới đất. Ngoài ra, độ dốc địa hình
lớn và đặc điểm bất đồng nhất, dị hướng của đất đá chứa nước trong thành tạo nứt nẻ
cũng là lý do làm giảm mối quan hệ thủy lực giữa nước mặt và nước dưới đất.
Kết quả phân tích các mẫu nước mặt thuộc tiểu khu Bản Phúc, Bản Chạng và Suối
Đán được thể hiện trong bảng 5.19. Dựa vào các kết quả phân tích các thành phần hóa
học và đặc tính kỹ thuật cho thấy nước tại các tiểu khu Bản Chạng và Suối Đán thuộc
loại hình Bicacbonat – Canxi và Bicacbonat – Canxi – Magie. Nước có thể sử dụng
trong sản xuất do có tính ăn mòn CO2, xâm thực yếu đối với bê tông và kim loại. Các
chỉ tiêu cho thấy nước có thể sử dụng phục vụ cho mục đích sinh hoạt trong quá trình
khai thác mỏ. Tại tiểu khu Bản Phúc tiến hành lấy 01 mẫu nước mặt tại suối Co Trai,
các chỉ tiêu phân tích cho thấy nước có loại hình Bicacbonat-Sunfat-Canxi-Magie. Nhìn
chung, hầu hết các chỉ tiêu của các mẫu đều trong nằm giới hạn cho phép cho mục đích
sinh hoạt và dùng trong quá trình khai thác khoáng sản, nguy cơ ăn mòn bê tông và kim
loại yếu.

270
Bảng V.19: Tổng hợp kết quả phân tích mẫu hóa nước mặt tại các điểm quan trắc
và các điểm lộ trình dọc suối thuộc tiểu khu Bản Phúc, Bản Chạng và Suối Đán
Bản Bản Chạng Suối Đán
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Phúc Max Min TB Max Min TB
1 Màu sắc Không Không Không Không Không Không Không
2 Mùi Không Không Không Không Không Không Không
3 Vị Không Không Không Không Không Không Không
4 Ca2+ mg/l 74,15 52,57 1,83 30,55 34,29 1,81 18,05
2+
5 Mg mg/l 29,18 16,68 0,27 6,67 6,49 0,61 3,55
6 Fe3+ mg/l 0,00 1,36 0,04 1,11 1,47 0,07 0,77
7 Na++K+ mg/l 6,91 1,50 0,01 0,70 0,76 0,02 0,39
8 NH4+ mg/l 0,00 0,10 0,01 0,09 0,1 0,01 0,055
2+
9 Fe mg/l 0,00 0,00 0,00 0,00 0 0 0
10 HCO3- mg/l 244,08 244,00 102,51 138,83 146,44 136,67 141,555
11 SO42- mg/l 96,32 1,00 0,50 0,89 1 1 1
12 Cl- mg/l 7,09 3,55 3,55 3,55 3,55 3,55 3,55
-
13 NO3 mg/l Vết Vết Vết Vết Vết Vết Vết
14 NO2- mg/l Vết Vết Vết Vết Vết Vết Vết
15 CO32- mg/l 6,20 0,00 0,00 0,00 0 0 0
16 Độ pH 8,48 6,85 6,70 6,77 6,8 6,7 6,75
Tổng độ
17 Độ Đức 17,08 11,25 4,75 6,44 6,77 6,29 6,53
cứng
Đ.cứng tạm
18 Độ Đức 7,0 11,20 4,70 6,37 6,72 6,27 6,495
thời
Đ.cứng vĩnh
19 Độ Đức 10,08 0,16 0,03 0,07 0,05 0,02 0,035
viễn
20 Độ oxy hóa mgO2/l 1,20 0,80 0,93 1,6 1,2 1,4
21 CO2 tự do mg/l 0,00 3,30 2,20 2,44 3,3 3,3 3,3
22 CO2 ăn mòn mg/l 18,70 0,88 0,00 0,10 0 0 0
23 Cặn sấy khô mg/l 251,4 328,34 147,29 194,75 204,7 192,3 198,5
24 SiO2 mg/l 17,0 1,69 1,18 1,50 1,87 1,78 1,825
25 Al2O3 mg/l 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
Bicacbonat
Sunfat Bicacbonat - Canxi
25 Tên gọi Bicacbonat - Canxi
Canxi Bicacbonat - Canxi -Magie
Magie

271
Đánh giá chung: Từ số liệu quan trắc nước mặt và kết quả phân tích mẫu tại một số
trạm trong các phạm vi thăm dò cho thấy hầu hết các suối trong khu vực có lưu lượng
tương đối nhỏ. Nhiều suối hầu như cạn nước vào các tháng mùa khô. Các tiểu khu Bản
Phúc, Bản Khoa có đặc điểm chung là phạm vi phân bố quặng (diện tích moong lộ thiên
dự kiến) có địa hình cao hơn xung quanh, các suối không chảy qua phạm vi moong khai
thác nên các dòng mặt ít ảnh hưởng đến công tác khai thác tại các moong lộ thiên. Dựa
trên hệ số tương quan R2 giữa lưu lượng tại các suối và cao độ nước dưới đất tại các lỗ
khoan quan trắc cho thấy quan hệ thủy lực của nước dưới đất và nước mặt là không chặt
chẽ. Quan hệ thủy lực không chặt chẽ là do lớp phủ bề mặt có thành phần chủ yếu là sét,
sepentine có khả năng thấm và chứa nước kém, bề dày lớn hạn chế nước mưa, nước mặt
thấm xuống nước dưới đất. Ngoài ra, hầu hết các tiểu khu thăm dò đều có địa hình dốc
thuận lợi cho nước chảy tràn trên mặt, tính bất đồng nhất và dị hướng của môi trường
đất đá nứt nẻ của cũng là nguyên nhân làm cho kết quả đánh giá quan hệ thủy lực giữa
nước mặt và nước dưới đất theo tài liệu quan trắc là không chặt chẽ. Tuy nhiên, trong
giai đoạn thiết kế cần khảo sát, thiết kế bổ sung các lỗ khoan quan trắc dọc các đứt gãy
giao cắt với các dòng chảy mặt để đánh giá một cách đầy đủ hơn mối quan hệ giữa nước
mặt và nước dưới đất để tính toán, dự báo một cách chính xác lượng nước dưới đất chảy
vào công trình khai thác mỏ. Kết quả phân tích các thành phần hóa học và chỉ tiêu kỹ
thuật cho thấy nước mặt có tính ăn mòn yếu, hàm lượng cặn sấy khô nằm trong giới hạn
cho phép, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, chất lượng nước đáp ứng cho phục
vụ sinh hoạt trong quá trình khai thác mỏ.
b. Hồ chứa nước
Trong diện tích khu mỏ có duy nhất một hồ thải do công ty TNHH Mỏ Nikel Bản
Phúc xây đập chặn dòng suối Đăm tạo thành hồ chứa nước rộng 9,465ha. Nguồn cung
cấp chủ yếu cho hồ là nước của suối Đăm, nước của các suối nhánh nhỏ và nước mưa.
Nguồn thoát gồm bốc hơi, thoát do cung cấp cho nước dưới đất và chủ yếu là cung cấp
cho lòng hồ Sông Đà.
V.2.3. Đặc điểm nước dưới đất
Căn cứ vào thành phần thạch học và mức độ chứa nước của đất đá có thể chia ra các
đơn vị địa chất thủy văn như sau:
a. Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Đệ tứ không phân chia (Q).
Tầng chứa nước lỗ hổng phân bố rộng rãi trên bề mặt. Thành phần chủ yếu là sét,
sạn, cát, bột, mảnh vụn đá phiến, mùn thực vật và rễ cỏ cây với bề dày khoảng 0,2 – 3m.
Tầng chứa nước có khả năng thấm và chứa nước kém. Các trầm tích dọc hai bên các cửa
suối với thành phần chủ yếu là cát, mảnh vụn đá phiến, cuội, sỏi, tảng lăn, bề dày 1 - 2m
có khả năng thấm và chứa nước tốt. Nguồn cung cấp là nước mưa và nước suối.
Nhìn chung các trầm tích Đệ tứ không phân chia có bề dày mỏng, lượng nước ít.
Trong quá trình đo vẽ bản đồ ĐCTV-ĐCCT 1/2.000 đã phát hiện được 03 điểm xuất lộ
nước trong tầng, lưu lượng từ 0,033–0,061 l/s, trung bình 0,046 l/s. Nước trong tầng

272
chứa nước này không gây ảnh hưởng lớn đến điều kiện khai thác mỏ. Trên bản đồ
ĐCTV-ĐCCT không thể hiện màu của tầng chứa nước này.
b. Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích biến chất hệ Devon, thống
thượng, hệ tầng Bản Cải (D3bc)
Tầng chứa nước nằm ở phần rìa của khối quặng chính với diện tích khá rộng. Thành
phần chủ yếu là đá phiến thạch anh mica, đá phiến sericit và đá phiến chứa vôi. Các đá
có nhiều khe nứt nhỏ, các khe nứt giảm dần theo chiều sâu, vật chất lấp nhét bao gồm ít
sét, bột, mùn thực vật và rễ cỏ cây.
Tầng chứa nước có khả năng thấm và chứa nước kém. Trong quá trình đo vẽ bản đồ
ĐCTV-ĐCCT 1/2.000 đã phát hiện được 06 điểm xuất lộ nước trong tầng. Lưu lượng
từ 0,02-0,045 l/s, trung bình 0,036 l/s.
c. Tầng chứa nước khe nứt trong các đá xâm nhập của phức hệ Ba Vì (P3-T1bv)
Phức hệ này chiếm diện tích chủ yếu trong khu thăm dò. Chiều dày đới đá phong
hóa thay đổi từ 9,4-176,0m, trung bình là 79,8m. Đá bán phong hóa chiếm chủ yếu, có
nhiều khe nứt nhỏ với vật chất lấp nhét gồm cát, bột, sét mùn thực vật và rễ cỏ cây. Đá
tươi chứa quặng có ít khe nứt nhỏ và giảm dần theo chiều sâu. Nước dưới đất tồn tại chủ
yếu trong các khe nứt và lỗ hổng của đá phong hóa. Tầng chứa nước có khả năng thấm
và chứa nước kém.
Kết quả bơm nước thí nghiệm của lỗ khoan BP19-36 tại tiểu khu Bản Phúc cho thấy
mực nước tĩnh trong lỗ khoan là 50m, lưu lượng bơm thay đổi từ 12,787-15,725
m3/ngày, trung bình 13,39 m3/ngày, mực nước hạ thấp thay đổi từ 3,3-11,0m, trung bình
7,03m, hệ số thấm thay đổi từ 0,0271-0,0689 m/ngày, trung bình 0,046 m/ngày.
Kết quả phân tích mẫu hóa nước của 03 mẫu nước ở lỗ khoan BP19-36 thuộc tiểu
khu Bản Phúc cho kết quả kiểu nước là Bicacbonat Magie, Bicacbonat Canxi Magie,
Bicacbonat Magie Canxi, tổng độ khoáng hóa từ 0,36-0,94 g/l, trung bình 0,65 g/l, độ
pH từ 8,23-8,58, trung bình 8,4. Nước có tính ăn mòn CO2, xâm thực yếu đối với bê
tông và kim loại.
Tại tiểu khu Bản Chạng, kết quả bơm nước thí nghiệm của 2 lỗ khoan đặc trưng cho
khu phía đông mỏ (BC20-38) và khu phía tây mỏ (BC21-29) và tài liệu đo đạc mực
nước trong 174 lỗ khoan địa chất, địa chất thủy văn của khu mỏ cho 12 lỗ khoan không
có nước, chiếm 6,8%. Mực nước tĩnh trong các lỗ khoan dao động từ dưới 10 đến 66,8m,
trung bình là 27,5m. Công tác hút nước thí nghiệm với 3 cấp lưu lượng tại hai lỗ khoan
cho thấy hệ số dẫn của tầng chứa nước thay đổi từ 0,385-1,260 m2/ngày, trung bình 4,36
m2/ngày, mực nước hạ thấp thay đổi từ 8,3-59,3m, trung bình 30,78m, hệ số thấm trung
bình thay đổi từ 0,00777-0,0253 m/ngày, trung bình 0,00873 m/ngày.
Tại tiểu khu Bản Khoa, kết quả phân tích mẫu hóa nước của 03 mẫu nước tại lỗ
khoan bơm hút thí nghiệm BK20-02 cho thấy nước trong phức hệ có kiểu nước là
Bicacbonat Magie, Bicacbonat Canxi Magie và Bicacbonat Canxi, tổng độ khoáng hóa
từ 0,202-0,374g/l, trung bình 0,280g/l, độ pH các mẫu nước rất ổn định, dao động trong

273
khoảng 6,70-6,85, trung bình 6,78. Nước có tính ăn mòn CO2, xâm thực yếu đối với bê
tông và kim loại.
Tại tiểu khu Suối Đán, kết quả phân tích mẫu hóa nước của 03 mẫu nước tại lỗ
khoan bơm hút thí nghiệm KS21-10 cho kết quả kiểu nước là Bicacbonat Canxi, tổng
độ khoáng hóa từ 0,149-0,197 g/l, trung bình 0,174 g/l, độ pH các mẫu nước rất ổn định,
dao động trong khoảng 6,70-6,85, trung bình 6,75. Nước không có tính ăn mòn CO2,
xâm thực đối với bê tông và kim loại. Bảng V.20 tổng hợp các kết quả phân tích chất
lượng nước dưới đất các tiểu khu thuộc đề án.
Bảng V.20. Kết quả phân tích thành phần hóa học nước dưới đất tại Bản Chạng
Chỉ Đơn Bản Phúc Bản Chạng Bản Khoa Suối Đán
STT
tiêu vị Max Min TB Max Min TB Max Min TB Max Min TB

1 Màu sắc Không Không Không Không Không Không Không Không Không Không Không Không

2 Mùi Không Không Không Không Không Không Không Không Không Không Không Không

3 Vị Không Không Không Không Không Không Không Không Không Không Không Không

4 Ca2+ mg/l 18,04 46,09 32,065 57,90 36,19 44,21 36,2 27,4 31,6 36,19 26,67 31,37

5 Mg2+ mg/l 25,54 138,62 82,08 20,85 6,95 12,29 7,4 5,3 6,3 6,25 4,63 5,63

6 Fe3+ mg/l 0 0 0 1,56 1,19 1,35 1,4 1,3 1,4 1,37 1,25 1,30

7 Na++K+ mg/l 9,21 23,02 16,115 16,74 0,64 5,35 0,8 0,6 0,7 0,71 0,55 0,63

8 NH4+ mg/l 0 0 0 0,12 0,10 0,10 0,1 0,1 0,1 0,10 0,10 0,10

9 Fe2+ mg/l 0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,0 0,0 0,0 0,00 0,00 0,00

10 HCO3- mg/l 213,57 683,42 448,495 280,60 144,00 193,68 157,4 109,8 133,2 140,33 103,73 122,84

11 SO42- mg/l 38,53 57,79 48,16 45,00 1,00 11,94 23,0 0,5 5,3 1,00 0,50 0,83

12 Cl- mg/l 7,09 14,18 10,635 3,55 3,55 3,55 3,5 3,5 3,5 3,55 3,55 3,55

13 NO3- mg/l 0,945 1,322 1,1335 Vết Vết Vết Vết Vết Vết Vết Vết Vết

14 NO2- mg/l 0,004 0,021 0,0125 Vết Vết Vết Vết Vết Vết Vết Vết Vết

15 CO32- mg/l 9,3 27,9 18,6 0,00 0,00 0,00 0,0 0,0 0,0 0,00 0,00 0,00

16 Độ pH 8,23 8,58 8,405 6,85 6,70 6,78 6,8 6,7 6,8 6,85 6,70 6,77
Tổng độ Độ
17 12,32 34,44 23,38 12,97 6,67 9,05 7,3 5,1 6,2 6,51 4,80 5,69
cứng Đức
Đ.cứng Độ
18 2,8 18,2 10,5 12,88 6,61 8,89 7,2 5,0 6,1 6,44 4,76 5,64
tạm thời Đức
Đ.cứng Độ
19 9,52 16,24 12,88 0,69 0,05 0,16 0,1 0,0 0,1 0,07 0,04 0,05
vĩnh viễn Đức
Độ oxy mgO
20 1,20 0,80 0,85 1,6 0,8 1,1 1,20 0,80 1,07
hóa 2/l

CO2 tự
21 mg/l 0 0 0 2,20 1,10 2,06 3,3 2,2 2,4 3,30 2,20 2,57
do
CO2 ăn
22 mg/l 17,6 1,,8 18,7 2,20 0,00 0,28 0,0 0,0 0,0 0,00 0,00 0,00
mòn

274
Chỉ Đơn Bản Phúc Bản Chạng Bản Khoa Suối Đán
STT
tiêu vị Max Min TB Max Min TB Max Min TB Max Min TB
Cặn sấy
23 mg/l 365,26 943,71 654,485 374,12 202,63 280,47 204,8 156,7 179,7 197,30 149,80 174,27
khô
24 SiO2 mg/l 18,1 67 42,55 1,86 1,25 1,56 1,9 1,7 1,8 1,83 1,71 1,77

25 Al2O3 mg/l 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,0 0,0 0,0 0,00 0,00 0,00
Bicacbonat - Canxi -
25 Tên gọi Magie Bicacbonat - Canxi Bicacbonat - Canxi Bicacbonat - Canxi
Bicacbonat - Magie
Đánh giá chung: Theo tài liệu quan trắc và phân tích chất lượng nước cho thấy động
thái nước dưới đất biến đổi theo mùa trong năm. Đây là phức hệ chứa quặng Nikel, Đồng
và Coban nên nước dưới đất trong phức hệ ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện khai thác mỏ.
Nước có độ pH ổn định, dao động trong khoảng 6,7 đến 8,5, hàm lượng CO2 ăn mòn thấp,
hầu hết dưới 2mg/l, riêng mẫu lấy tại Bản Phúc có hàm lượng từ 17,6-19,8 mg/l. Nhìn chung
nước có tính ăn mòn yếu đối với bê-tông và kim loại. Các chỉ tiêu chất lượng nước đáp ứng
cho mục đính sinh hoạt trong quá trình khai thác.
V.2.4. Dự báo lượng nước chảy vào mỏ
Lượng nước chảy vào mỏ được dự báo cho từng tiểu khu riêng biệt căn cứ vào điều
kiện địa hình, thủy văn, địa chất thủy văn và dự kiến khai thác. Căn cứ vào kết quả thăm
dò tại các tiểu khu, quy mô và hình thức khai thác dự kiến được thể hiện trong bảng
V.21.
Bảng V.21. Thông tin diện tích, chiều sâu và hình thức khai thác tại các mỏ
Chiều Cao độ Hình thức
Ký hiệu Diện tích sâu đỉnh cao Cao độ khai thác
Tiểu khu thân mỏ khai khai nhất của kết thúc dự kiến
2
quặng thác (m ) thác mỏ (m) mỏ (m)
(m)
Bản Phúc 843.269 470 +560 +90 Lộ thiên
Bản TQ-BC01 150.400 140 +510 Hầm lò
Chạng TQ-BC02 124.600 130 +710 Hầm lò
Bản Khoa TQ-BK2 499.728 490 +550 +60 Lộ thiên
Suối Đán TQ-SD01 227.100 330 -100 Hầm lò
Theo số liệu của hai trạm quan trắc khí tượng thủy văn, lượng mưa lớn nhất đo được
là 0,1375m/ngày vào ngày 11/10/2017 ở trạm khí tượng thủy văn Bắc Yên. Kết quả tính
toán lượng nước chảy vào mỏ cho từng tiểu khu như sau:
a. Tiểu khu Bản Phúc
Từ kết quả khảo sát thăm dò trong giai đoạn vừa qua cho thấy khu vực moong khai
thác có địa hình cao hơn phần xung quanh, các suối nhỏ đều có phần thượng nguồn bắt
đầu từ phạm vi moong khai thác và thoát ra ngoài, mùa khô lưu lượng của các suối rất
nhỏ và chủ yếu được thấm rỉ từ đất đá. Trong quá trình khai thác, suối Co Trai nằm ở

275
rìa Đông Nam của khu mỏ, nước suối chảy vào hồ thải lỏng và theo suối Đăm chảy ra
lòng hồ Sông Đà, do đó không ảnh hưởng đến moong khai thác.
Như vậy, chúng tôi đánh giá trong quá trình khai thác sau này có thể có 2 nguồn
nước chảy vào công trình khai thác đó là nước mưa và nước dưới đất.
Moong khai thác dự kiến được thiết kế dựa trên phạm vi phân bố của khoáng sản và
có diện tích trên bề mặt là 843.269m2. Lượng nước chảy vào moong khai thác (Q) được
tính toán bằng tổng lượng nước mưa rơi trực tiếp trên diện tích mở của moong (Qmưa) và
lượng nước dưới đất chảy vào moong từ các đá của hệ tầng Bản Cải và phức hệ Ba Vì
(Qndđ).
+ Lượng nước mưa lớn nhất rơi trực tiếp trên diện tích moong khai thác (Qmưa)
Theo số liệu thu thập của hai trạm quan trắc khí tượng thủy văn Bắc Yên và Cò Nòi
trong giai đoạn 2011-2020, lượng mưa lớn nhất ghi nhận được là 0,1375m/ngày vào
ngày 11/10/2017 tại trạm Bắc Yên. Lượng mưa rơi trực tiếp trên diện tích mở của moong
khai thác được tính theo công thức:

𝑄𝑚ư𝑎 = 𝐴 × 𝐹
Trong đó:
Qmưa – lượng mưa rơi trực tiếp (m3/ngày)
A– lượng mưa lớn nhất (m/ngày) tính thêm 5% hệ số biến đối khí hậu,
A = 0,1375x1,05 = 0,1444m/ngày.
F: diện tích moong khai thác lộ thiên F=843.269 (m2)
Do đó, lượng mưa rơi trực tiếp trên diện tích moong là:
𝑄𝑚ư𝑎 = 0,1444× 843.269= 121.768,04 (m3/ngày)
Đây là lượng nước mưa dự tính lớn nhất trong một ngày đêm trên diện tích của
moong khi khai thác lộ thiên.
+ Lượng nước dưới đất (Qndđ).
Moong khai thác được coi như một hố thu nước có kích thước lớn hay “giếng lớn”,
lượng nước dưới đất chảy vào moong khai trường bao gồm lượng nước chảy từ các lớp
đất đá phủ và từ các lớp đất đá gốc đến cao độ đáy moong khai thác là +90m.
Theo tài liệu các lỗ khoan trong phạm vi dự kiến khai thác cho thấy phần phía trên
đới bão hòa nước là các đá peridotite, pegmatit hoặc dunit bị phong hóa rất mạnh, mạnh
đến trung bình, thành phần thạch học chủ yếu là sét, secpentin, limonit,… mức độ thấm
và chứa nước kém, chiều dày từ 8m đến hơn 15m. Bên dưới là các lớp có thành phần
tương tự song kiến trúc hạt có xu hướng thô dần theo chiều sâu, mức độ thấm và chứa
nước trung bình. Mực nước đo được tại các lỗ khoan đều nằm trong đới này và dưới các
lớp thấm nước yếu bề trên mặt vài chục mét. Chính vì vậy, các tầng chứa nước trong
phạm vi mỏ được coi như các tầng chứa nước không áp. Theo công thức của J. Duypuit
thì lượng nước chảy vào giếng lớn cho tầng chứa nước không áp như sau:
1,366. 𝐾 (2𝐻 − 𝑆). 𝑆
𝑄𝑛𝑑đ = , 𝑚3 /𝑛𝑔à𝑦
𝑙𝑔𝑅 − 𝑙𝑔𝑟0
276
Trong đó:
Qndđ – lưu lượng của nước dưới đất chảy vào moong khai thác (m3/ngày)
K – hệ số thấm của đất đá (hệ số thấm lớn nhất trong 03 đợt bơm nước thí
nghiệm tại lỗ khoan BP19-36, K max= 0,0707m/ngày)
H – chiều cao cột nước tính đến mức khai thác dự kiến, (m), lấy bằng hiệu
số của cao độ trung bình mực nước tĩnh trong khai trường và cao độ đáy moong khai
thác. Trong đề án này, mực nước đo được tại 50 lỗ khoan quan trắc đơn giản vào các
thời điểm khác nhau cho thấy cốt mực nước trung bình trong tiểu khu Bản Phúc là
293.99m. Số liệu quan trắc tại các lỗ khoan BP19-36 trong vòng 1 năm cho thấy mực
nước chênh giữa mùa mưa và mùa khô là khoảng 6m. Để đảm bảo an toàn trong quá
trình khai thác, chúng tôi giả sử mực nước tất cả các lỗ khoan đo được là mực nước thấp
nhất (thời điểm cuối mùa khô), do đó chiều cao cột nước sẽ cộng với biên độ chênh lớn
nhất trong năm ghi nhận được tại khu vực mỏ Bản Phúc trong giai đoạn quan trắc. Như
vậy, cốt cao mực nước tính toán được sử dụng tính toán là: 293.99+6 = 299.99 (m), làm
tròn 300 (m).
S – Trị số hạ thấp mực nước trong “giếng lớn” cần đạt được cho quá trình
khai thác đến chiều sâu kết thúc mỏ. Để đảm bảo an toàn, chúng tôi thiết kế mực nước
hạ thấp dưới đáy moong kết thúc khai thác 5m, do đó trị số hạ thấp mực nước ứng với
mỗi địa cấp khai thác được tính bằng:
S = H + 5 (m)
R – bán kính ảnh hưởng dẫn dùng của moong khai thác lộ thiên (m)
R = Rtt + r
Rtt: Bán kính ảnh hưởng khi hạ thấp mực nước đến các mức địa cấp khai
thác, tính theo công thức của KuSakin áp dụng cho tầng chứa nước không áp dựa vào
mực nước hạ thấp S (=H + 5,0) và hệ số thấm K (lớn nhất),
𝑅𝑡𝑡 = 2𝑆√𝐻 × 𝐾
r – bán kính giếng tương ứng với diện tích “giếng lớn”, trong trường hợp
mỏ Bản Phúc có dạng tương đương hình chữ nhật, khi tỷ số giữa giữa chiều dài L
(khoảng 1150m) và chiều rộng B (khoảng 770m) có giá trị nhỏ hơn 3 thì bán kính giếng
sẽ được tính theo công thức kinh nghiệm:
𝑟 = 0,565√𝐹
Với F – diện tích của moong thiết kế, tính theo F= 843.269 (m2)
𝑟 = 0,565√843.269 = 518,8 (𝑚)
Do đó, lưu lượng của nước dưới đất và tổng lượng nước bao gồm cả lượng nước
mưa chảy vào moong khai thác ứng với các mức địa cấp khai thác được tính toán và thể
hiện trong bảng:

277
Bảng V.22. Kết quả dự tính tổng lượng nước chảy vào moong khai thác lộ thiên
tiểu khu Bản Phúc tương ứng với các địa cấp khai thác khác nhau
Địa
cấp
K H S Rtt r R Qmưa Q ndđ Q Q
khai
thác
(m) (m/ng) (m) (m) (m) (m) (m) (m3/ng) (m3/ng) (m3/ng) (m3/giờ)
250 0.0707 50 55 206.8 518.8 725.7 0.0 1640.5 123408.6 5142.0
200 0.0707 100 105 558.4 518.8 1077.2 121768.0 3036.4 124804.4 5200.2
150 0.0707 150 155 1009.5 518.8 1528.4 121768.0 4626.1 126394.2 5266.4
100 0.0707 200 205 1541.7 518.8 2060.6 121768.0 6445.6 128213.7 5342.2
90 0.0707 210 215 1656.9 518.8 2175.7 121768.0 6837.2 128605.2 5358.5
Ngoài ra, trong quá trình thăm dò, công ty đã tiến hành đào lò lấy mẫu quặng Sulfua
xâm tán tại tiểu khu Bản Phúc phục vụ nghiên cứu công nghệ tuyển khoáng. Tổng chiều
dài đường lò là 906,8m, rộng từ 1,9-2,1m, cao từ 1,9-2,1m. Từ tháng 4 đến tháng 6/2022
đã tiến hành quan trắc lượng nước chảy vào mỏ bằng phương pháp ván đo tam giác.
Chiều dài đường lò quan trắc thay đổi theo thời gian, tại thời điểm bắt đầu quan trắc là
680m và thời điểm kết thúc quan trắc là hơn 900m. Cao độ điểm quan trắc lưu lượng là
1255m, cao độ mực nước ngầm tương ứng vị trí đặt ván đo quan trắc lưu lượng là 1267m.
Bảng tổng hợp số liệu quan trắc được trình bày trong phụ lục 6, quyển 3. Số liệu quan
trắc cho thấy lưu lượng nước chảy vào đường lò đạt giá trị lớn nhất tại thời điểm ngày
29/4/2022 khi chiều dài đường lò là 680m với lượng nước thoát ra đo được là 2.38 l/s,
tương đương 205.71m3/ngày. Tính trung bình lượng nước thoát ra cho 1 mét đường lò
sẽ là q=0.3025m3/ngày tại thời điểm quan trắc tháng 4/2022.
b. Tiểu khu Bản Khoa
Theo thiết kế, tiểu khu Bản Khoa sẽ được khai thác theo hình thức mỏ lộ thiên với
diện tích và chiều sâu kết thúc khai thác dự kiến được thể hiện trong Bảng V.21. Từ kết
quả khảo sát thăm dò tiểu khu Bản Khoa trong giai đoạn vừa qua cho thấy các suối nhỏ
hầu như không có nước, chỉ xuất hiện dòng chảy trong và sau các đợt mưa. Khu vực
moong khai thác có địa hình cao hơn phần xung quanh, chính vì vậy các dòng chảy mặt
đều có xu hướng thoát ra bên ngoài phạm vi moong khai thác. Trong quá trình khai thác,
các dòng chảy mặt sẽ được được thiết kế dẫn dòng ra bên ngoài phạm vi của moong, do
đó ít ảnh hưởng đến moong khai thác.
Như vậy, chúng tôi có thể đánh giá trong quá trình khai thác tại tiểu khu Bản Khoa
sau này có thể có 2 nguồn nước chảy vào công trình khai thác bao gồm lượng nước mưa
rơi trên phần diện tích của moong và nước dưới đất.
Diện tích moong khai thác tiểu khu Bản Khoa dự kiến là 499.728m2, chiều sâu khai
thác của mỏ là 490m và cốt cao kết thúc mỏ là +60m. Công thức tính toán lượng nước
chảy vào mỏ được áp dụng tương tự như với mỏ Bản Phúc.
278
+ Lượng nước mưa lớn nhất rơi trực tiếp trên diện tích moong khai thác (Qmưa).
Lượng mưa rơi trực tiếp trên diện tích mở của moong được luận chứng tính toán
tương tự như đối với tiểu khu Bản Phúc và có kết quả như sau:
𝑄𝑚ư𝑎 = 0,1444× 499.728= 72.160,72 (m3/ngày)
+ Lượng nước dưới đất (Qndđ).
Dựa vào phân bố mực nước dưới đất và phân bố đới đất phong hóa, nứt nẻ có khả
năng thấm và chứa nước cho thấy tầng chứa nước trong phạm vi dự kiến khai thác tại
tiểu khu Bản Khoa có đặc điểm thủy lực là không áp. Áp dụng công thức Duipuit cho
tính toán lượng nước chảy vào moong khai thác thuộc tiểu khu Bản Khoa từ các lớp đất
đá gốc đến cao độ đáy moong khai thác là +60m:
1,366. 𝐾 (2𝐻 − 𝑆). 𝑆
𝑄𝑛𝑑đ = , 𝑚3 /𝑛𝑔à𝑦
𝑙𝑔𝑅 − 𝑙𝑔𝑟0
K – hệ số thấm của đất đá (để an toàn, chúng tôi lấy hệ số thấm lớn nhất trong 03
đợt bơm nước thí nghiệm tại lỗ khoan BK20-02, K max= 2,30x10-2 m/ngày )
Trong đề án này, mực nước đo được tại 56 lỗ khoan quan trắc đơn giản vào các thời
điểm khác nhau cho thấy cốt mực nước trung bình trong tiểu khu Bản Khoa là 234,4m.
Số liệu quan trắc tại các lỗ khoan BK20-02 trong vòng 1 năm cho thấy mực nước chênh
giữa mùa mưa và mùa khô là khoảng 10m. Để đảm bảo an toàn trong quá trình khai
thác, chúng tôi giả sử mực nước tất cả các lỗ khoan ghi nhận được là mực nước thấp
nhất (tương ứng mực nước vào cuối mùa khô), do đó chiều cao cột nước để tính toán
lượng nước chảy vào mỏ sẽ được cộng với biên độ chênh lớn nhất trong năm lớn nhất
ghi nhận được tại khu vực mỏ trong giai đoạn quan trắc là 10m. Cốt cao mực nước đưa
vào tính toán sẽ là:
H= (234,4+10) = 244,4 (m)
Như đã luận chứng khi tính toán cho mỏ Bản Phúc, trị số hạ thấp mực nước khi
khai thác cần đạt mức dưới đáy moong kết thúc khai thác là 5m, do đó:
S = H + 5 (m)
𝑟 = 0,565√𝐹 = 0,565√499.728 = 399,4𝑚
Do đó, lưu lượng của nước dưới đất và tổng lượng nước bao gồm cả lượng nước
mưa chảy vào moong khai thác tiểu khu Bản Khoa ứng với các mức địa cấp khai thác
được tính toán và thể hiện trong bảng:

279
Bảng V.23. Kết quả dự tính tổng lượng nước chảy vào moong khai thác lộ thiên
tiểu khu Bản Khoa tương ứng với các địa cấp khai thác khác nhau
Địa
cấp
K H S Rtt r R Qmưa Q ndđ Q Q
khai
thác
(m) (m/ng) (m) (m) (m) (m) (m) (m3/ng) (m3/ng) (m3/ng) (m3/giờ)
200 0.0230 44.4 49.4 99.8 399.4 499.2 72160.7 631.1 72791.8 3033.0
150 0.0230 94.4 99.4 292.9 399.4 692.3 72160.7 1168.6 73329.3 3055.4
100 0.0230 144.4 149.4 544.5 399.4 943.9 72160.7 1751.7 73912.4 3079.7
60 0.0230 184.4 189.4 780.1 399.4 1179.5 72160.7 2269.9 74430.7 3101.3
c. Tiểu khu Bản Chạng
Trên cơ sở các kết quả thăm dò, điều kiện địa chất và phân bố của thân quặng tiểu
khu Bản Chạng dự kiến khai thác bằng mỏ hầm lò. Khu vực dự kiến khai thác hầm lò
thuộc tiểu khu Bản Chạng có địa hình cao hơn phần xung quanh. Trong quá trình khai
thác, nước từ các suối có thể điều chỉnh cho chảy ra bên ngoài phạm vi của mỏ để hạn
chế ảnh hưởng của nước mặt đến hoạt động khai thác.
Để dự tính lượng nước chảy vào công trình hầm lò khi khai thác tại tiểu khu Bản
Chạng, chúng tôi tiến hành tính lưu lượng đơn vị (q) là lượng nước dưới đất chảy vào
1m lò. Theo tài liệu khoan thăm dò cho thấy bên trên mực nước dưới đất có nhiều lớp
có mức độ phong hóa kém, không nứt nẻ và có thể có là các lớp thấm nước yếu hoặc
không thấm nước. Do đó, các đới chứa nước trong phạm vi khu mỏ thuộc tiểu khu Bản
Chạng có đặc tính thủy lực là nước có áp. Lưu lượng đơn vị từ tầng chứa nước vào công
trình khai thác hầm lò (công trình khai thác nằm ngang) trong tầng chứa nước có áp
được tính theo công thức sau:
(2𝐻−𝑚)
𝑞 = 𝐾𝑚 (m3/ngày)
2𝑅
Trong đó: Trong đó:
q: Lưu lượng nước từ tầng ngầm chảy vào 1 mét lò, m3/ngày;
K: Hệ số thấm nước, để đảm bảo an toàn khi khai thác chúng tôi chọn hệ số thấm lớn
nhất tại lỗ khoan bơm nước thí nghiệm;
H: Chiều cao trung bình cột nước tính từ mực thủy tĩnh đến địa cấp khai thác (m)
m: Chiều dày trung bình đất đá chứa nước tính từ đáy địa tầng theo từng cấp khai
thác (m). Theo kết quả thống kê tài liệu khoan tại 176 lỗ khoan thuộc tiểu khu Bản
Chạng cho thấy tỷ lệ các lớp đá phong hóa chứa nước cho toàn bộ địa tầng tại các lỗ
khoan bơm nước thí nghiệm là 26.5. Do đó, chiều dày trung bình đất đá chứa nước
R: Bán kính ảnh hưởng, R = 10.S K
* Hầm lò khai thác thân quặng TQ-BC1:
Theo thiết kế, chiều sâu khai thác hầm lò tại thân quặng TQ-BC1 khoảng 140m, từ
cao độ +650m xuống đến mức +510m.
280
K – hệ số thấm của đất đá (theo hệ số thấm lớn nhất các đợt bơm nước thí nghiệm,
K max= 2.53x10-2 m/ngày)
Cao độ mực nước trung bình đo được tại các lỗ khoan trong phạm vi thân quặng
TQ-BC1 là 610,93(m).
H - Chiều cao trung bình cột nước tính từ mực thủy tĩnh đến địa cấp khai thác sẽ là:
H= 610,93– 510 = 100,93 (m)
Bán kính ảnh hưởng khi tháo khô mực nước phục vụ khai thác hầm lò được tính
theo công thức cho tầng chứa nước có áp. Trị số hạ thấp mực nước trong khai thác hầm
lò được tính từ mực nước đến đáy hầm lò, do đó S=H
𝑅 = 10𝑆√𝐾 (m)
Do vậy, bán kính ảnh hưởng khi khai thác ở các địa cấp khác nhau sẽ thay đổi, càng
khai thác xuống sâu, cột nước cần hạ thấp càng tăng nên bán kính ảnh hưởng sẽ càng
lớn. Chi tiết tính toán bán kính ảnh hưởng khi khai thác thân quặng TQ-BC2 được tính
toán và tổng hợp trong bảng sau:
Lưu lượng đơn vị của nước dưới đất vào hầm lò ở các mức khai thác dưới mực nước
được thể hiện trong bảng sau:
Bảng V.24. Kết quả dự tính nước ngầm chảy vào 1m lò khai thác theo theo địa
cấp khi khai thác thân quặng TQ1 tại tiểu khu Bản Chạng
Mức Lưu
Các thông số tham gia tính toán
khai lượng
thác H Tỷ lệ chiều m R q
K (m/ng) 3
(m) (m) dày TCN (m) (m) (m /ng.m)
+610 0,93 0,26 0,2418 0,0253 1,48 0,003
+600 10,93 0,26 2,8418 0,0253 17,39 0,039
+590 20,93 0,26 5,4418 0,0253 33,29 0,075
+580 30,93 0,26 8,0418 0,0253 49,2 0,111
+570 40,93 0,26 10,642 0,0253 65,1 0,147
+560 50,93 0,26 13,242 0,0253 81,01 0,183
+550 60,93 0,26 15,842 0,0253 96,92 0,219
+540 70,93 0,26 18,442 0,0253 112,82 0,255
+530 80,93 0,26 21,042 0,0253 128,73 0,291
+520 90,93 0,26 23,642 0,0253 144,63 0,327
+510 100,93 0,26 26,242 0,0253 160,54 0,363
Kết quả tính toán cho thấy lưu lượng đơn vị trung bình cho mỗi mét đường lò tăng
dần theo chiều sâu do phụ thuộc vào độ chênh mực nước với mức khai thác. Lượng nước
chảy vào mỏ mùa mưa ngoài việc chịu ảnh hưởng của lượng nước mưa còn phụ thuộc
vào phạm vi mở rộng khai thác và tuỳ thuộc các khe nứt xuất hiện theo trong quá trình
khai thác. Vì vậy, trong quá trình khai thác cần tính đến tất cả những yếu tố trên.
*Moong khai thác thân quặng TQ-BC2:
Lượng nước chảy vào công trình khai thác hầm lò trong quá trình khai thác thân
quặng TQ-BC2 được áp dụng tính toán tương tự như đối với thân quặng TQ-BC1.

281
Theo thiết kế, chiều sâu khai thác hầm lò tại thân quặng TQ-BC2 khoảng 130m, từ
cao độ +840m xuống đến mức +710m.
K – hệ số thấm của đất đá (theo hệ số thấm lớn nhất các đợt bơm nước thí nghiệm
tại lỗ khoan BC20-38, K max= 9,23x10-3 m/ngày)
Cao độ mực nước trung bình đo được tại các lỗ khoan trong phạm vi thân quặng
TQ-BC2 là 821,3(m).
H - Chiều cao cột nước tính từ mực thủy tĩnh đến địa cấp khai thác tại khu vực thân
quặng TQ-BC2 được lấy theo tài liệu quan trắc tại lỗ khoan BC20-38 là:
H= 821,3– 710 = 121,3 (m)
Bán kính ảnh hưởng khi tháo khô mực nước phục vụ khai thác hầm lò được tính
theo công thức cho tầng chứa nước có áp.
𝑅 = 10𝑆√𝐾 (m)
Trị số hạ thấp mực nước trong khai thác hầm lò được tính từ mực nước đến đáy hầm
lò, do đó S=H. Tương ứng với các địa cấp khai thác khác nhau mà bán kính ảnh hưởng
sẽ được toán cụ thể.
Lưu lượng đơn vị của nước dưới đất vào hầm lò ở các mức khai thác dưới mực nước
được thể hiện trong bảng sau:
Bảng V.25. Kết quả dự tính nước ngầm chảy vào 1m lò khai thác theo địa cấp
theo khi khai thác thân quặng TQ2 tại tiểu khu Bản Chạng
Mức Lưu
Các thông số tham gia tính toán
khai lượng
thác H Tỷ lệ chiều m R q
K (m/ng) 3
(m) (m) dày TCN (m) (m) (m /ng.m)
+820 1,3 0,26 0,338 0,0092 1,25 0,003
+810 11,3 0,26 2,938 0,0092 10,86 0,024
+800 21,3 0,26 5,538 0,0092 20,46 0,046
+790 31,3 0,26 8,138 0,0092 30,07 0,068
+780 41,3 0,26 10,738 0,0092 39,68 0,089
+770 51,3 0,26 13,338 0,0092 49,29 0,111
+760 61,3 0,26 15,938 0,0092 58,89 0,133
+750 71,3 0,26 18,538 0,0092 68,5 0,154
+740 81,3 0,26 21,138 0,0092 78,11 0,176
+730 91,3 0,26 23,738 0,0092 87,71 0,198
+720 101,3 0,26 26,338 0,0092 97,32 0,219
+710 111,3 0,26 28,938 0,0092 106,93 0,241
Đối với các mỏ hầm lò, quá trình thi công khai thác có tiến hành khoan, nổ mìn sẽ
có thể làm xuất hiện mới các khe nứt và làm tăng khả năng thấm nước của đất đá. Ngoài
ra, sự xuất hiện các đường lò cũng sẽ làm tăng nguy cơ nước chảy vào vị trí đang khai
thác và kéo theo lượng nước mưa từ trên mặt. Chính vì vậy, trong quá trình khai thác
282
cần tính toán đến tất cả những yếu tố trên để có phương pháp phòng, tránh các nguy cơ
do nước dưới đất ảnh hưởng đến hoạt động khai thác.
d. Tiểu khu Suối Đán
Căn cứ vào phân tích hiệu quả theo điều kiện địa chất và đặc điểm phân bố của vỉa
quặng tại tiểu khu Suối Đán, phương án khai thác dự kiến được đưa ra là khai thác hầm
lò. Việc dự tính lượng nước chảy vào công trình hầm lò khi khai thác thân quặng TQ1-
SĐ tại tiểu khu Suối Đán cũng được luận chứng và áp dụng tương tự đối với các công
trình hầm lò tại tiểu khu Bản Chạng. Lưu lượng đơn vị từ tầng chứa nước vào công trình
khai thác hầm lò được tính theo công thức sau:
(2𝐻−𝑚)
𝑞 = 𝐾𝑚 (m3/ngày)
2𝑅
Theo thiết kế, chiều sâu khai thác hầm lò tại thân quặng TQ1 tiểu khu Suối Đán
khoảng 330m, từ cao độ +240m xuống đến mức -100m.
K – hệ số thấm lấy theo giá trị lớn nhất giữa các đợt bơm thí nghiệm tại lỗ khoan
KS21-10, K max= 0,193 m/ngày.
m: Chiều dày trung bình đất đá chứa nước tính từ đáy địa tầng theo từng cấp khai
thác (m). Theo kết quả thống kê tài liệu khoan tại 76 lỗ khoan có nước thuộc tiểu khu
Suối Đán cho thấy tỷ lệ các lớp đá phong hóa chứa nước cho toàn bộ địa tầng tại các lỗ
khoan 10.7%.
Cao độ mực nước trung bình đo được tại 76 lỗ khoan quan trắc đơn giản tại tiểu khu
Suối Đán vào các thời điểm khác nhau cho giá trị là +191,4m. Số liệu quan trắc tại các
lỗ khoan KS21-10 trong vòng 1 năm cho thấy mực nước chênh giữa mùa mưa và mùa
khô là khoảng 5m. Để an toàn, coi mực nước trung bình đo được là mực nước thấp nhất
(tương ứng với mực nước mùa khô), nên chiều cao cột nước khi khai thác hầm lò đến
địa cấp -100m sẽ là:
H= (191,4+5,0) - (-100) = 296,4 (m)
S = H = 296,4 (m)
Bán kính ảnh hưởng khi tháo khô mực nước phục vụ khai thác hầm lò được tính
theo công thức cho tầng chứa nước có áp. Trị số hạ thấp mực nước trong khai thác hầm
lò được tính từ mực nước đến đáy hầm lò, do đó S=H
Bán kính ảnh hưởng sẽ biến đổi theo từng địa cấp khai thác và được tính toán, tổng
hợp trong bảng dưới đây.
Lưu lượng đơn vị của nước dưới đất vào hầm lò ở các mức khai thác dưới mực nước
được thể hiện trong bảng sau:

283
Bảng V.26. Kết quả dự tính nước ngầm chảy vào 1m lò khai thác theo địa cấp khi
khai thác thân quặng TQ1 tại tiểu khu Suối Đán
Lưu
Mức Các thông số tham gia tính toán
lượng
khai
Tỷ lệ
thác H m K R q
chiều dày
(m) (m) (m) (m/ng) (m) (m3/ng.m)
TCN
180 11,4 10,7 1,2198 0,193 50,08 0,051
160 31,4 10,7 3,3598 0,193 137,95 0,140
140 51,4 10,7 5,4998 0,193 225,81 0,229
120 71,4 10,7 7,6398 0,193 313,67 0,318
100 91,4 10,7 9,7798 0,193 401,54 0,407
80 111,4 10,7 11,92 0,193 489,4 0,496
60 131,4 10,7 14,06 0,193 577,26 0,585
40 151,4 10,7 16,2 0,193 665,13 0,674
20 171,4 10,7 18,34 0,193 752,99 0,763
0 191,4 10,7 20,48 0,193 840,85 0,852
-20 211,4 10,7 22,62 0,193 928,72 0,941
-40 231,4 10,7 24,76 0,193 1016,6 1,030
-60 251,4 10,7 26,9 0,193 1104,4 1,119
-80 271,4 10,7 29,04 0,193 1192,3 1,208
-100 291,4 10,7 31,18 0,193 1280,2 1,297
Đánh giá chung: Như vậy, khi thiết kế khai thác phải chú ý xây dựng trạm bơm có
công suất phù hợp với lượng nước cần tháo khô ở mỗi moong khai thác tại các tiểu khu
theo kết quả dự tính ở trên.
Đối với các mỏ dự kiến khai thác lộ thiên (tiểu khu Bản Phúc và Bản Khoa) đều có
thuận lợi là địa hình các khu mỏ dốc và có cốt cao lớn so với diện tích xung quanh nên
khả năng tiêu thoát nước trong quá trình khai thác tương đối thuận lợi. Lượng nước chảy
vào moong khai thác chủ yếu từ lượng nước mưa rơi trên diện tích moong và lượng
dòng ngầm chảy vào.
Đối với các mỏ dự kiến khai thác bằng công trình hầm lò, lượng nước dưới đất chảy
vào mỗi mét đường lò khai thác được tính toán cho từng địa cấp khác nhau.
Tuy nhiên, trong quá trình khai thác lộ thiên và hầm lò đều có xu hướng làm xuất
hiện mới các nứt nẻ trong đất đá, làm ra tăng khả năng thấm nước của đất đá, dẫn đến
tăng nguy cơ nước chảy vào công trình từ môi trường đất đá chứa nước bên rìa cũng
như từ nguồn nước mưa, nước mặt. Chính vì vậy, khi khai thác cần xem xét và có các
phương án đề phòng các ảnh hưởng tiêu cực của nước dưới đất đến hoạt động khai thác.
Nước ăn uống tại các tiểu khu trong quá trình khai thác được sử dụng hoàn toàn
bằng nước lọc tinh khiết được mua tại cơ sở sản xuất nước lọc tinh khiết ở Tiểu Khu 3,
284
thị trấn Bắc Yên, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Trong khi đó, nước sinh hoạt phục vụ
khai thác mỏ được dẫn từ nguồn nước mặt của suối Đán, cách trung tâm văn phòng mỏ
1,5 km. Nước đã được xử lý theo quy trình, đảm bảo vệ sinh và là nguồn nước đã được
cán bộ công nhân viên của công ty cũng như nhân dân xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La sử dụng trong nhiều năm. Trong quá trình khai thác khoáng sản có thể sử
dụng lượng nước mặt và nước ngầm khi tháo khô mỏ để xử lý phục vụ công tác tuyển
khoáng và các công tác khác của hoạt động khai thác.
V.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
V.3.1. Đặc điểm đất đá trong phạm vi thăm dò
Tại khu vực nghiên cứu, trong phạm vi khoan khảo thăm dò gặp các thành tạo địa
chất chính theo thứ tự từ trên xuống như sau:
- Các thành tạo trầm tích Đệ tứ (Q): bao gồm các thành tạo trầm tích (aQ), lũ tích
(pQ) sườn tích dQ, tàn tích (eQ). Các thành tạo aluvi và proluvi phân bố dọc các suối.
Các trầm tích deluvi phân bố trên các sườn thoải và thấp. Đất tàn tích và sườn tích phân
bố trên hầu hết diện tích địa hình, nằm trực tiếp trên bề mặt đá gốc trong khu vực. Đất
tàn tích và sườn tích có thành phần gồm sét, sét pha lẫn dăm sạn, mảnh vụn đá của các
thành tạo đá gốc có trong khu vực bao gồm các đá trầm tích và đá biến chất của các hệ
tầng Nậm Sập, Bản Cải và các đá xâm nhập của phức hệ Ba Vì. Theo kết quả thí nghiệm,
vật liệu là đất á sét, trạng thái của đất thay đổi từ dẻo cứng đến cứng, hầu hết các mẫu
đất có trạng thái nửa cứng. Chiều dày trung bình 0,5-5m, tại một số vị trí có bề dày lớn
hơn. Các thành tạo Đệ tứ chịu tác động mạnh mẽ của hoạt động xâm thực bào mòn do
hoạt động của dòng bề mặt, dòng chảy tạm thời về mùa mưa gây nên. Lớp đất phủ ít có
ý nghĩa đối với khai thác (sẽ gạt bỏ) khi khai thác.
- Các thành tạo đá gốc: đá gốc trong phạm vi nghiên cứu gồm các đá của các hệ tầng
Nậm Sập và Bản Cải với thành phần là các loại đá trầm tích và đá trầm tích bị biến chất
khác nhau theo các phân khu. Bên cạnh đó trong khu vự còn các đá xâm nhập siêu mafic
của phức hệ Ba Vì. Một số chỗ đá bị xuyên cắt bởi các đới dập vỡ nhỏ lấp đầy dăm kết
kiến tạo và grafit. Nhìn chung trên toàn vùng nghiên cứu, đá bị chia cắt bởi nhiều hệ
thống khe nứt khác nhau. Trong đó, hệ thống khe nứt theo mặt lớp phát triển mạnh nhất.
Nó có đường phương Tây Bắc - Đông Nam, cắm về phía Đông Bắc với góc dốc lớn (65-
850), có nơi nghịch đảo, cắm về phía Tây Nam với góc dốc 40-600. Bên cạnh đó là hệ
thống khe nứt kiến tạo cắt ngang hệ tầng đá có phương Đông Bắc - Tây Nam, cắm về
phía Tây Bắc dưới góc 70-800 và hệ thống khe nứt chéo phương á kinh tuyến và á vĩ
tuyến với góc cắm khác nhau. Phần lớn các khe nứt trong khu vực là khe nứt kín. Các
khe nứt mở có chiều rộng 1-2mm, ít khi đến 5mm. Vật chất lấp nhét là sét và canxit
mềm bở do bị tẩm ướt nước.
- Theo đặc điểm phong hóa, đá trong khu vực được chia thành 2 đới: đới bị phong
hóa và đá tươi. Ranh giới giữa đới đá phong hóa và đá gốc biến đổi mạnh, từ độ sâu một
vài mét đến hàng chục mét, có chỗ hơn 100m so với mặt đất. Đới đá phong hóa phát
triển sâu hơn ở phức hệ đá xâm nhập siêu mafic.
285
Đới đá phong hóa:
Đá bị phong hóa nhẹ, vừa đến mạnh, mức độ nứt nẻ mạnh đến vừa, đôi chỗ nứt nẻ
rất mạnh (dựa trên chỉ số RQD và theo TCVN 11676: 2016 – Phân cấp đất đá cho thi
công). Những chỗ bị nứt nẻ dập vỡ có tính chất địa chất công trình kém bền vững. Đá
trong lớp này chứa nước áp lực cục bộ trong các khe nứt và lỗ hổng nhưng nghèo và có
ảnh hưởng không đáng kể tới công trình đi qua. Dựa trên cường độ kháng nén một trục
và hệ số hóa mềm, đá có độ bền vừa và có khả năng hóa mềm, tuy nhiên mức độ hóa
mềm nhỏ và chỉ các đá có khả năng hóa mềm phân bố cục bộ.
Đới đá tươi:
Đá không bị phong hóa, mức độ nứt nẻ không đều, từ ít nứt nẻ đến nứt nẻ mạnh. Đá
có có độ bền vừa đến rất bền và không có khả năng hóa mềm.
Đặc điểm đá gốc tại các tiểu khu được trình bày chi tiết trong các mục sau.
a. Đặc điểm đất đá thuộc tiểu khu mỏ Bản Phúc
Tại tiểu khu Bản Phúc có các đá của hệ tầng Nậm Sập (D1-2 ns) và các đá xâm nhập
dạng khối và các đại mạch, thành phần chủ yếu là mafic và siêu mafic.
Khối xâm nhập Bản Phúc có thành phần siêu mafic có kích thước lớn, dạng hình
chậu kéo dài, phát triển theo phương tây bắc-đông nam, gần song song với thế nằm của
các đá trầm tích biến chất có diện lộ khoảng 0,4km2, dài 800m, rộng 200-420m, dày lớn
nhất 470m và. Mặt cắt ngang của khối nhìn chung có dạng hình phễu, elip và hình chậu.
Càng về phía đông nam dạng hình chậu càng sâu hơn, độ sâu đạt tới 470m so với mặt
đất.
Các đá trầm tích biến chất gồm hai tập: Tập 1 chủ yếu là đá phiến mica màu xám
bạc, đá phiến thạch anh mica, phân bố ở phần phía tây và phía đông nam mỏ. Tập 2 gồm
sạn kết vôi, đá hoa, đá phiến vôi, đá phiến mica xen quarzit, tập này chiếm phần lớn
diện tích khu thăm dò.
Các đá trầm tích biến chất xung quanh khối xâm nhập Bản Phúc có thế nằm rất phức
tạp, uốn lượn theo đường phương và hướng cắm, nhưng phương phát triển chung là tây
bắc-đông nam. Thế nằm của các đá lộ ra trên mặt cũng như theo tài liệu lỗ khoan đều
cắm về đông bắc (20-50o). Các đá ở phía tây nam phần lớn cắm về phía đông bắc với
góc dốc 70-850.
Trong phạm vi mỏ Bản Phúc xác định được 3 đứt gãy thuộc hệ thống tây bắc-đông
nam. Các đứt gãy được đặt tên theo tên địa phương gồm Chim Vàn- Cò Muồng (F1),
đứt gãy suối Đông Sên (F2) và đứt gãy Suối Phúc (F3).
b. Đặc điểm đất đá thuộc tiểu khu Bản Chạng
Trong tiểu khu chủ yếu là các đá của hệ tầng Nậm Sập (D1-2ns) và hệ tầng Bản Cải
(D3bc) phân bố trên hầu hết diện tích của tiểu khu, đa phần cắm về phía tây nam
(220÷2600), góc dốc 55÷80o, đôi chỗ có thế nằm đảo cắm về phía đông bắc.
Trong tiểu khu có một số thân siêu mafic- mafic Bản Chạng dạng đai tạo thành một
hệ thống dài 1.400m, với các đai riêng lẻ có chiểu rộng tới 50m, chạy theo phương tây

286
bắc, cắm về tây nam (2100÷2400), góc dốc 500÷700, chứa các thấu kính quặng sulfua đặc
sít và xâm tán.
Trong tiểu khu có F1 là đứt gãy lớn, nằm ở phía tây nam tiểu khu, có phương phát
triển tây bắc- đông nam, cắm về tây nam với góc dốc 75o÷80o. Hệ thống đứt gãy tây bắc
- đông nam có đường phương 2900-3100 cắm về tây nam với góc 400÷800. Các đứt gãy
này chiếm ưu thế tại tiểu khu và là các đứt gãy dạng lông chim xuât phát từ đứt gãy F1
(đứt gãy Chim Vàn – Cò Muồng). Các đứt gãy á kinh tuyến và đứt gãy đông bắc – tây
nam là đứt gãy muộn hơn cắt và là xê dịch các đai, thân quặng với cự ly 30÷50m. Các
đá bị uốn nếp mạnh tạo thành các trục uốn nếp ngắn và cắm về tây nam. Trong tiểu khu
có một số các trục nếp uốn nhỏ.
c. Đặc điểm đất đá thuộc tiểu khu Bản Khoa
Các đá chủ yếu là các đá phiến chứa vôi, quarzit, bị sừng hoá mạnh của hệ tầng Nậm
Sập. Đá magma trong tiểu khu gồm có siêu mafic thuộc phức hệ Ba Vì và các thể
pegmatit, granit thuộc phức hệ Phia Bioc. Các đá biến chất có cấu trúc nếp lõm cục bộ
chỉnh hợp với cấu trúc nếp lõm trong khối xâm nhập.
Khối siêu mafic Bản Khoa là khối xâm nhập khá lớn trong khu thăm dò. Khối này
có dạng thể chậu, diện lộ của khối trên mặt dạng vành trăng khuyết, mặt cắt có dạng
chậu, chúc nghiêng về phía đông nam (30-40o). Đá siêu mafic của khối chủ yếu là dunit
màu xanh đen, với 90% olivin, bị serpentin hoá mạnh.
d. Đặc điểm đất đá thuộc tiểu khu Suối Đán
Phần lớn diện tích tiểu khu Suối Đán là các đá phiến, quarzit, đá hoa, đá phiến vôi
của hệ tầng Nậm Sập (D1-2 ns2). Phía nam có mặt các đá phiến sericit xen quarzit sọc dải
của hệ tầng Bản Cải, tập 1 (D3bc1).
Các đai mạch xâm nhập siêu mafic có màu xanh đen chủ yếu là olivin, có ít sulfua
xâm tán, dày 3m. Ở trung tâm và đông nam Suối Đán có các đai mạch tremolit và mafic
kéo dài theo phương tây bắc- đông nam cắm về phía tây nam và đông bắc với góc dốc
lớn.
Các đá của trong khu vực Suối Đán đa phần cắm về phía tây nam (2300) với góc dốc
lớn 50-700. Một vài diện tích ở phía đông phần trên mặt có thế nằm đảo. Dọc theo Suối
Đán là một đới siết ép kéo dài theo phương á vĩ tuyến, dọc theo đó có đai mạch tremolit.
V.3.2. Tính chất cơ lý của đất đá
Theo kết quả thí nghiệm và chỉnh lý kết quả thí nghiệm các mẫu đất đá, các chỉ tiêu
cơ lý của đất đá được trình bày trong bảng theo từng phân khu. Các giá trị lớn nhất, giá
trị nhỏ nhất và giá trị trung bình của các chỉ tiêu cơ lý mẫu đất, đá bị phong hóa và đá
tươi được thể hiện lần lượt trong các bảng 5.25; 5.26 và 5.27 .Bảng tổng hợp các chỉ
tiêu cơ lý mẫu đất đá theo thí nghiệm trong phòng được thể hiện trong phụ lục 5.

287
Bảng V.27: Giá trị của các chỉ tiêu cơ lý mẫu đất
Bản Phúc Bản Chạng Bản Khoa Suối Đán
Chỉ tiêu
Max Min TB Max Min TB Max Min TB Max Min TB

Hạt sét
<0,005 26,4 24,6 23,0 25,5 22,2 23,6 14,6 6,3 10,13 24,6 5,4 16,6
(%)

0,0050,01 17,8 9,9 11,5 24,9 16,9 17,8 13,6 6,0 8,85 10,0 5,7 7,5
Hạt bụi
(%)
0,010,05 46,6 35,4 34,7 42,2 31,0 34,9 37,2 18,4 26,03 25,5 11,6 19,4

0,050,1 20,5 14,0 14,7 14,0 5,2 12,1 22,3 7,0 17,88 29,4 12,3 22,9

0,10,25 7,5 1,1 3,2 4,5 1,7 3,3 29 8,0 15,95 12,2 5,6 8,8
Hạt cát
0,250,5 2,9 0,3 0,9 2,8 1,4 1,8 12,8 4,4 6,93 5,8 1,3 3,5
(%)

0,51,0 0,7 0,2 0,3 3,4 1,2 1,8 3,3 1,0 1,81 4,3 0,8 2,1

1,02,0 4,1 1,2 2,4 3,3 0,3 1,5 6,4 1,1 3,0

2,05,0 7,2 0,6 3,3 12,4 1,9 5,1


Sỏi sạn
(%)
5,010,0 16,2 3,1 5,5 10,4 1,7 5,6

10,020,0 10,3 6,7 2,1 16,8 13,4 5,6


Cuội
(%)
20,040,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

Độ ẩm tự nhiên (%) 39,7 19,7 29,2 25,8 17,4 21,9 24,90 20,3 21,63 22,6 20,7 21,4
Dung trọng tự nhiên
1,72 1,59 1,65 1,57 1,51 1,54 1,57 1,3 1,35 1,9 1,4 1,7
(g/cm3)
Dung trọng khô
1,44 1,14 1,28 1,32 1,21 1,26 1,30 1,0 1,11 1,6 1,2 1,4
(g/cm3)
Tỷ trọng (g/cm3) 2,68 2,68 2,68 2,68 2,68 2,68 2,68 2,7 2,68 2,7 2,7 2,7

Hệ số rỗng 1,355 0,865 1,096 1,218 1,030 1,129 1,64 1,1 1,42 1,3 0,7 1,0

Độ rỗng (%) 57,5 46,4 52,3 54,9 50,7 53,0 62,06 51,5 58,46 56,8 41,1 48,9

Độ bão hòa (%) 78,5 61,0 71,4 56,8 45,3 52,1 52,65 36,3 41,44 83,9 42,8 61,7

Giới hạn chảy (%) 48,0 31,7 39,4 36,3 31,1 33,1 33,26 28,7 30,22 32,3 29,7 31,1

Giới hạn dẻo (%) 33,2 18,7 25,4 23,5 20,0 20,8 22,26 17,9 19,26 20,4 18,1 19,0

Chỉ số dẻo (%) 14,8 13,0 14,0 13,0 10,3 11,6 11,50 10,0 10,96 13,7 9,6 12,1

Độ sệt 0,44 0,08 0,27 0,20 -0,4 0,04 0,24 0,18 0,22 0,23 0,19 0,2
Hệ số nén lún
0,048 0,011 0,030 0,026 0,010 0,018 0,04 0,0 0,03 0,032 0,022 0,026
(cm2/kG)
Lực dính kết
0,250 0,229 0,240 0,229 0,202 0,214 0,21 0,2 0,20 0,2 0,2 0,21
(kG/cm2)
Góc ma sát trong (độ) 17°52´ 14°33´ 16°03´ 20°26´ 17°33´ 18°24´ 16°22´ 15°22´ 15°50´ 17°03´ 15°40´ 16°13´

288
Bảng V.28: Giá trị của các chỉ tiêu cơ lý đới đá bị phong hóa
Suối Bản
Bản Phúc Bản Chạng
Chỉ tiêu Đán Khoa
Max Min TB Max Min TB TB* TB*
Độ ẩm Bão hòa 12,13 8,86 10,74 4,22 0,34 1,32
(%) Khô gió 7,24 6,32 6,75 1,53 0,18 0,56
Tự
Dung 2,27 2,18 2,23 3,03 2,27 2,72
nhiên
trọng
Khô 2,12 2,05 2,09 3,02 2,24 2,71
(g/cm3)
Bão hòa 2,35 2,29 2,31 3,03 2,33 2,75 2,5 2,5
Khối lượng riêng
2,69 2,68 2,69 3,06 2,69 2,82
(g/cm3)
Độ rỗng (%) 23,51 21,19 22,33 16,73 0,71 3,71
Cường độ Khô gió 86 52 63 638,3 130,2 325
kháng 50 50
nén Bão hòa 72 35 47 619,1 42,9 295
(KG/cm2)
Hệ số bền Khô gió 1,98 1,49 1,65 6,74 2,52 4,26
vững Bão hòa 1,78 1,20 1,39 6,61 1,8 3,96
Hệ số hóa mềm 0,83 0,67 0,73 0,97 0,56 0,85
Lực dính kết 15 15
22 14 17 128,2 38,3 72,2
(KG/cm2)
35o20 32o01 33o37
Góc ma sát trong ’ ’ ’
47o55’ 29o05’ 39o64’ 35o00’ 35o0’

*Giá trị trung bình của các trường hợp không có mẫu thí nghiệm được lấy tham khảo
theo kiến nghị của M.M. Protodjakonow và tham khảo chỉ tiêu của tiểu khu Bản Phúc.

289
Bảng V.29: Giá trị của các chỉ tiêu cơ lý đới đá tươi
Bản Phúc Bản Chạng Bản Khoa Suối Đán
Chỉ tiêu Trung Trung Trung Trung
Max Min Max Min Max Min Max Min
bình bình bình bình
Độ ẩm Bão hòa 0,96 0,12 0,45 1,22 0,19 0,37 0,28 0,10 0,17 0,6 0,12 0,21
(%) Khô gió 0,64 0,07 0,31 0,42 0,12 0,19 0,17 0,07 0,11 0,25 0,03 0,12
Dung Tự nhiên 2,99 2,64 2,78 4,6 2,68 3,02 3,13 2,68 2,92 3,01 2,69 2,8
trọng Khô 2,97 2,63 2,77 4,59 2,68 3,01 3,13 2,68 2,92 3,01 2,69 2,8
3
(g/cm ) Bão hòa 2,99 2,64 2,78 4,61 2,69 3,03 3,13 2,68 2,92 3,03 2,69 2,8
Khối lượng riêng
3,01 2,68 2,81 3,06 3,16 2,72 2,95 3,06 2,72 2,8
(g/cm3) 4.63 2.7
Độ rỗng (%) 2,23 1,31 1,97 0,66 1,06 1,47 0,95 1,07 1,78 0,99 1,27
Cường độ Khô gió 1163 0,72 863 868,6 180,6 554,8 605,4 239,6 449,3 895,3 190,1 460,2
kháng
nén Bão hòa 1142 509 840 851,2 158,9 535,2 587,2 222,9 430,4 877,4 178,7 446,1
2
(KG/cm )
Hệ số bền Khô gió 10,1 6,03 8,21 8,28 3,06 6,07 6,51 3,62 5,34 8,45 3,15 5,32
vững Bão hòa 9,98 5,82 8,05 8,16 2,83 5,92 6,38 3,47 5,2 8,33 3,04 5,21
Hệ số hóa mềm 0,98 0,95 0,97 0,98 0,88 0,96 0,97 0,93 0,96 0,98 0,94 0,96
Lực dính kết (KG/cm2) 209 132 1777 147,4 57,15 114,8 125,5 60,4 102,2 143,5 42,6 84,6
Góc ma sát trong 50o29’ 37o48’ 44o26’ 52o31’ 35o24' 42o32’ 45o22’ 36o27’ 40o38’ 54o27’ 41o16’ 47o33’

290
V.3.3. Các hiện tượng địa chất tự nhiên và địa chất công trình
Trong khu vực nghiên cứu các hiện tượng địa chất động lực công trình có thể xảy
ra, bao gồm: phong hóa, bào mòn, trượt lở và lũ bùn đá.
- Hiện tượng phong hóa: hiện tượng này xảy ra trên toàn bộ diện tích khu vực thăm
dò tạo nên một đới tàn tích mềm bở.
- Hiện tượng bào mòn: sự bào mòn bề mặt địa hình do các dòng chảy tạm thời xảy
ra trên diện rộng. Đặc biệt về mùa mưa do địa hình dốc và lớp phủ thực vật thưa nên
khả năng hình thành các dòng chảy tập trung hình thành các khe xói, rãnh xói.
- Hiện tượng trượt lở: trượt lở trong khu vực có thể xảy ra với quy mô vừa và nhỏ,
xảy ra do ảnh hưởng của quá trình phong hóa, bề mặt địa hình dốc và các tác động của
nước mưa. Theo quan sát trong quá trình đo vẽ, hiện tượng trượt lở chủ yếu xảy ra cục
bộ trong tầng đất phủ với quy mô nhỏ, chủ yếu xảy ra ở các triền núi ven suối và các vị
trí sườn dốc bị đào cắt do làm đường. Một số điểm trượt lở đã xảy ra trong đới dập vỡ,
nứt nẻ của đá gốc khi có hoạt động đào cắt địa hình làm đường. Hiện tượng trượt lở có
khả năng xảy ra khi khai thác trong các đới dập vỡ, nứt nẻ của đá với góc dốc sườn tầng
và góc dốc bờ mỏ lớn. Dưới tác dụng của trọng lực, các chấn động rung (hoạt động của
thiết bị máy móc khai thác, của nước và cả động đất) các đới dập vỡ, đá sẽ tách rời và
dịch chuyển xuống lòng moong khai thác, nhất là khi bề mặt của các đới khe nứt cắm
về phía lòng moong khai thác. Sự có mặt của các mặt yếu (đứt gãy, phá huỷ của đứt gãy
và các khe nứt lớn) sẽ có ảnh hưởng lớn ổn định của các bờ dốc, có nguy cơ gây trượt
lở cao. Công tác an toàn luôn được chú trọng, cần lưu ý hiện tượng này có khả năng xảy
ra khi khai thác.
- Hiện tượng động đất: Ổn định của công trình khai thác có thể chịu ảnh hưởng của
động đất. Động đất nếu xảy ra có thể làm giảm hệ số ổn định của mái dốc mỏ lộ thiên
và tăng áp lực lên kết cấu chống đỡ công trình ngầm. Dựa trên tài liệu công bố về Tai
biến động đất các tỉnh tây bắc Việt Nam của Cao Đình Triều và đồng sự (2010), khu
vực các tiểu khu dự kiến khai thác nằm trong vùng phát sinh động đất có độ mạnh M=4,5
đến 5,5 độ Richter, chấn động cấp VII (theo thang MSK64) do sự có mặt của đứt gẫy
sinh chấn. Theo phụ lục của TCVN-9386-2012, gia tốc nền cực đại khu vực huyện Bắc
Yên amax = 0,0871g = 0,854m/s2 (động đất chu kỳ lặp lại 475 năm).
Ngoài ra, do địa hình dốc nên tại các khu vực các dòng suối và các khe xói có thể
xảy ra lũ ống, kèm theo lũ bùn đá.
V.4. ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT KHAI THÁC MỎ
Khu vực thăm dò của mỏ thuộc dãy núi cao kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông
Nam, có độ dốc 25o-50o.
Nhìn chung khu mỏ nằm trên địa bàn kinh tế tương đối phát triển, đã có điện lưới
quốc gia, bệnh viện đa khoa huyện Bắc Yên, trường học, sóng điện thoại phủ khắp,
đường giao thông khá tốt. Khi thiết kế khai thác cần hạn chế tối đa việc hủy hoại lớp
phủ thực vật trên các sườn núi và xung quanh moong khai thác nhằm nhằm giảm tốc độ
dòng chảy tràn trên mặt, chống bóc mòn bề mặt địa hình. Ngoài ra không đổ đất thải
291
trên các sườn núi làm tăng tải trọng phụ, có thể gây ra hiện tượng địa chất công trình bất
lợi, như trượt lở, sạt, đá lăn ảnh hưởng đến sinh thái tự nhiên cũng như an toàn công
trường.
Đất đá trong khu vực thường bị nứt nẻ kém ổn định về ĐCCT khi có các công trình
đi qua. Các tác động của quá trình khai thác như nổ mìn và các hoạt động khác sẽ làm
giảm độ bền của đất đá. Do vậy trong quá trình khai thác khoáng sản thì vần đề ĐCCT
cần phải quan tâm là khả năng xảy ra các hiện tượng trượt lở các bờ moong khi khai
thác lộ thiên và sập lở hầm lò khi bố trí các công trình ngầm. Cần chú ý tới góc dốc sườn
tầng cho phép và tính toán áp lực đất đá tác dụng lên khung chống hầm lò. Đặc biệt chú
ý tới các mặt yếu (đứt gãy, phá huỷ của đứt gãy và các khe nứt lớn). Khi gặp các yếu tố
bất lợi này, cần có đánh giá cụ thể tuỳ vào điều kiện thực tế khi đào khai thác.
Diện tích khu vực thăm dò thuộc hai dãy núi cao kéo dài theo phương Tây Bắc -
Đông Nam. Địa hình chung thấp dần về phía Tây Bắc, hướng về lòng hồ Sông Đà, cao
độ tuyệt đối 140-740m, chênh lệch cao độ lên đến 700m, chủ yếu là sườn dốc với độ
dốc 25o-50o. Tại các tiểu khu có các thân quặng lộ ra trên mặt không liên tục, chúng nằm
thành các khối có kích thước khác nhau. Với thân quặng khối lớn như ở tiểu khu Bản
Phúc và Bản Khoa, khai thác lộ thiên là biện pháp phù hợp để khai thác triệt để các thân
quặng. Để khai thác quặng cần mở khai trường trên các tiểu khu. Ở khai trường này, đất
đá thải đem đổ vào thung lũng và các vị trí đã được nhà nước cấp phép.
V.4.1. Điều kiện khai thác mỏ lộ thiên
*Góc nghiêng sườn tầng :
Khi khai thác lộ thiên, góc nghiêng sườn tầng công trường khai thác lộ thiên được
xác định theo công thức của H.V Maclob đối với:
+ Đới đất phủ và phong hóa bở rời:
C
tg = tagtb + tb
 tb H
+ Đới đá bị phong hóa:
tagtb Ctb
tg = +
K  tb H
+ Đới đá tươi (có sự bổ sung của X.Ppopop về hệ số mềm yếu):
tag min Cmin tb
tg = +
K  tb H
Trong đó:
α – góc dốc sườn tầng ổn định (độ)
tb – góc ma sát trong nhỏ nhất (độ)
Ctb – lực dính kết nhỏ nhất ở trạng thái tự nhiên (T/m2)
tb – dung trọng trung bình (T/m3) (là dung trọng tự nhiên đối với đới phủ và dung
trọng bão hòa đối với đới phong hóa và chưa phong hóa)
H – chiều sâu cắt tầng (m)

292
K – hệ số an toàn (lấy bằng 1,1)
min – góc ma sát trong nhỏ nhất ở trạng thái bão hòa nước (độ)
Cmin – lực dính kết nhỏ nhất ở trạng thái bão hòa nước (T/m2)
tb – hệ số mềm yếu của đá
Để đảm bảo an toàn, trong tính toán, các góc ma sát trong và lực dính kết lấy giá trị
nhỏ nhất, khối lượng thể tích của đá ở trạng thái bão hòa. Tuy các mẫu cơ lý được lấy ở
nhiều độ sâu khác nhau nhưng bề mặt địa hình thay đổi phức tạp, chiều sâu ranh giới
giữa các đới phong hoá cùng tính chất cơ lý cũng biến đổi mạnh theo không gian. Do
vậy, chúng tôi đã xác định góc nghiêng sườn tầng theo từng đới đất đá. Các chỉ tiêu cơ
lý tính toán của các đới đất đá ở từng tiểu khu như trong bảng V.30.
Bảng V.30. Các chỉ tiêu cơ lý của đất đá và thông số tính toán góc nghiêng sườn tầng
Tiểu Đới tb tb Ctb min Cmin tb
3 2 2
khu (T/m ) (T/m ) (T/m )
Bản Đất phủ 1,65 16º03’ 0,24
Phúc Đá phong hoá 2,31 33º37’ 17 32º01’ 14 0,73
Đá tươi 2,78 35º21’ 57 37º48’ 132 0,97
Bản Đất phủ 1,35 15º50’ 0,205
Khoa Đá phong hoá 2,5 35º00 15 0,73
Đá tươi 2,92 40º38’ 102 36º27’ 60 0,96
Trên cơ sở các kết quả thí nghiệm mẫu và phân tích các chỉ tiêu cơ lý cho từng đới
đất đá, thay vào công thức, chúng tôi xác định được góc nghiêng sườn tầng theo các
chiều cao tầng khai thác khác nhau, tương ứng với các loại đất đá. Góc dốc ổn định sườn
tầng khai thác cho các đới đất đá được thể hiện theo từng tiểu khu như trong bảng 5.28.
Lưu ý: đây là góc dốc cho trường hợp các yếu tố nứt nẻ và đứt gãy không đóng vai
trò quyết định tới ổn định của bờ dốc. Khi sự có mặt của các khe nứt và đứt gãy có thế
nằm bất lợi so với sườn tầng và bờ mỏ, có tính quyết định tới ổn định của mái dốc thì
cần có đánh giá riêng khả năng trượt theo các mặt yếu tuỳ vào điều kiện thực tế.
Bảng V. 301. Góc nghiêng ổn định sườn tầng theo từng tiểu khu

Chiều sâu Góc dốc ổn định sườn tầng  (độ)


Tiểu khu cắt tầng Đất phủ và tàn Đới đá bị phong Đới đá
(m) tích hóa tươi
5 17°35´
10 53°16´ 79°20´
Bản Phúc 30 40°21´ 65°57´
60 36°01´ 55°49´
90 34°27´ 50°35´
5 17°26´
Bản Khoa
10 51o2 69°17´
293
Chiều sâu Góc dốc ổn định sườn tầng  (độ)
Tiểu khu cắt tầng Đất phủ và tàn Đới đá bị phong Đới đá
(m) tích hóa tươi
30 39o55 53°02´
o
60 36 22 45°00´
90 35o7 41°41´
Từ kết quả tính toán ở trên cho thấy trong diện tích thăm dò các tiểu khu khá đồng
nhất và ổn định theo diện cũng như theo chiều sâu. Sự chênh lệch về góc nghiêng sườn
tầng an toàn khi thiết kế đối với cùng chiều cao tầng khai thác ở các mức sâu khai thác
khác nhau không lớn.
Để đảm bảo an toàn trong khai thác lộ thiên, độ dốc sườn tầng được thiết kế không
vượt quá 75 độ theo quy định tại mục 5.3, điều 9, QCVN 04:2009/BCT. Để đảm bảo an
toàn khi khai thác, cần thiết kế sườn tầng trong lớp đá gốc có góc dốc ứng với từng loại
đá và chiều cao tầng khai thác không được vượt quá giá trị tính toán như trong bảng
trên. Do đá trong khu vực thăm dò thường bị nứt nẻ, dập vỡ nên trong quá trình khai
thác cần có đánh giá thường xuyên để điều chỉnh góc nghiêng sườn tầng khai thác cho
phù hợp, đảm bảo an toàn trong khai thác mỏ.
*Góc nghiêng bờ mỏ:
Để đảm bảo an toàn trong thiết kế khai thác lộ thiên, ngoài tính toán xác định góc
dốc sườn tầng, báo cáo đã tính toán góc nghiêng bờ mỏ để đánh giá độ an toàn của bờ
mỏ trong suốt quá trình khai thác đến khi kết thúc khai thác. Góc nghiêng bờ mỏ được
xác định theo công thức:
n.h
tg =
 bv +  b0 +  b +n.h. cot g
Trong đó:
n - số tầng trên bờ mỏ
h - chiều cao tầng khai thác
bv – chiều rộng đai bảo vệ
b0 chiều rộng đai dọn sạch
b – chiều rộng mặt tầng công tác
 - góc nghiêng sườn tầng kết thúc
Căn cứ vào đặc điểm địa hình thực tế tại các diện tích thăm dò và các thông số thiết
kế khai thác phổ biến đối với các mỏ đá khai thác bằng phương pháp lộ thiên, các thông
số áp dụng để đưa vào tính toán như sau:
Với chiều cao tầng khai thác thiết kế phổ biến h=10m, số tầng khai thác là n. Chiều
rộng đai bảo vệ thông thường bv=2m, số đai bảo vệ (n-1); chiều rộng đai dọn sạch thông
thường b0=1m, số đai dọn sạch (n-1); chiều rộng mặt bằng tầng công tác thông thường
4,2m, số tầng công tác là (n-1). Với các thông số cao độ đỉnh mỏ cao nhất và cao độ kết
thúc khai thác sẽ xác định được số tầng khai thác như trong Bảng V.32
294
Thay các thông số dự kiến vào công thức ở trên, tính được góc dốc bờ mỏ. Đây là
góc dốc phù hợp đảm bảo an toàn cho hoạt động khai thác. Chi tiết kết quả góc dốc bờ
mỏ theo từng tiểu khu được thể hiện trong Bảng 5.33.
Bảng V.312. Thông số khai thác mỏ lộ thiên dự kiến ở các tiểu khu
Cao độ đỉnh Cao độ kết Chiều sâu
Mỏ Số tầng
cao nhất thúc mỏ (m)
Bản Phúc +560 +90 470 47
Bản Khoa +550 +60 490 49

Bảng V.323. Kết quả tính góc dốc bờ mỏ theo từng tiểu khu
Tiểu Đới đất h bv b0
n b (m) (Độ) tgγ γ (độ)
khu đá (m) (m) (m)
Bản Đá phong 47 10 92 46 193,2 53 0,88 34o26’
Phúc hoá
Đá tươi 47 10 92 46 193,2 75 1,03 45o48’
Bản Đá phong 49 10 96 48 40 51 0,844 40o09’
Khoa hoá
Đá tươi 49 10 96 48 40 69 1,317 52o47’

V.4.2. Điều kiện khai thác mỏ hầm lò


Đối với các tiểu khu Suối Đán và Bản Chạng, căn cứ vào đặc điểm cấu trúc và sự
phân bố các thân quặng, phương pháp khai thác hầm lò là phù hợp. Khi thiết kế khai
thác cần chú ý áp lực đất đá tác dụng lên khung chống hầm lò và biện pháp tháo khô
mỏ.
a. Dự tính áp lực lên lò bằng:
+ Áp lực đá lên nóc lò (Theo M.M. Protodjakonow):
𝑃𝑛 = 𝛾ℎ𝐻
+ Áp lực đá theo phương ngang ở nóc lò (Theo Tximbarevich):
P1 = γ*hH*tg2(450 – φ/2)
+ Áp lực đá theo phương ngang ở nền lò (Theo Tximbarevich):
P2 = γ*(hH+h)*tg2(450 - φ/2)
Trong đó: b là chiều rộng lò, b = 3m
h chiều cao lò, h = 4m
γ là khối lượng thể tích tự nhiên khối đá trên nóc lò
n
f là hệ số kiên cố của đất đá, f = ;
100
φ là góc ma sát trong
hH là chiều cao của vòm cân bằng

295
b
với f≥5 thì hH =
2f
𝑏 𝜑
+ℎ𝑡𝑎𝑛(45− )
Với f<5 𝐻𝐻 = 2 2
𝑓
X0 Là chiều sâu ảnh hưởng của áp lực chủ động
tg 4 (450 −  / 2)
X 0 = H1
1 − tg 4 (450 −  / 2)
H1 = h + h H
 2 
R0 là áp lực chủ động: R0 = ( X 0 + 2 X 0 H1 )tg 2 (450 − )
2 2
 
Q0 là áp lực bị động: Q0 = X 02tg 2 (450 + )
2 2
Áp lực đẩy ngang:
D0 = R 0 – Q0
Dự tính áp lực lên giếng
+ Áp lực ngang lên giếng ở độ sâu H:
P = γHtg2(450 – φ*/2)
φ* là góc ma sát trong biểu kiến:
φ* = arctgf
H là chiều sâu điểm đang xét của giếng mỏ (giả định H = 50m).
Trên cơ sở các kết quả phân tích mẫu và tham khảo giá trị các chỉ tiêu cơ lý cho
trường hợp không có mẫu thí nghiệm, thay vào công thức, chúng tôi xác định được các
giá trị áp lực đất đá khác nhau tác dụng lên lò bằng và lò đứng cho các đới khác nhau ở
cho 2 tiểu khu Bản Chạng và Suối Đán. Trường hợp khi lò đi trong thân quặng tương
ứng với trường hợp mức tính max. Theo kết quả thí nghiệm mẫu đá chứa quặng ở cả 2
tiểu khu với số hạn chế mẫu thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý có thể thấy quặng có khối lượng
thể tích lớn song độ bền nén của mẫu quặng lớn, đồng nghĩa với hệ số kiên cố lớn. Kết
quả tính toán các loại áp lực đá được thể hiện theo từng tiểu khu và từng đới như trong
Bảng 5.31. Kết quả tính toán cho thấy khi làm hầm lò trong thân quặng thì áp lực đất đá
lên lò nhỏ hơn so với khi làm lò trong đá thường. Từ những kết quả tính toán này, chúng
tôi chọn các giá trị áp lực đất đá khi thiết kế khung chống hầm lò cho công trình đi qua
các đới đá là giá trị lớn nhất của mỗi loại áp lực.
b. Dự tính áp lực mỏ lên lò nghiêng
+ Dự tính áp lực mỏ lên nóc lò nghiêng
Để đánh giá mức độ ổn định ĐCCT, chúng tôi sử dụng công thức tính áp lực nóc lò
(lò nghiêng) của Tximbazevich như sau:
2
Qn = b1. (kN/m )
a  h   
Với b1 = 1 ; a1 = a + tg  45o − 
f  cos   2 
Trong đó:
296
 : độ dốc lò nghiêng, lấy độ dốc trung bình là 10 độ.
Qn: Áp lực mỏ lên nóc lò (kN/m2);
b1: Chiều cao của vòm phá hủy (m);
γ: Khối lượng thể tích lớn nhất của các lớp đá ở vách (kN/m3 );
a: Nửa chiều rộng của đường lò (m), lấy a = 1,5m;
a1: Nửa chiều rộng vòm phá hủy (m);
h: Chiều cao lò (m), dự kiến lấy h = 4,0 m;
n: Cường độ kháng nén nhỏ nhất của các lớp đá ở vách (kG/cm2);
n
f: Hệ số kiên cố của đất đá f = ;
100
+ Dự tính áp lực bên hông lò nghiêng
Để dự tính áp lực lên hông lò, chúng tôi sử dụng giả thuyết về áp lực đất đá bên
hông lò của Tximbarevic với công thức như sau:
Áp lực hông lò:
𝛾ℎ(2𝑏1 + ℎ) 2 𝛼
𝑄𝑠 = 𝑡𝑔 (45𝑜 − )
2 2
Trong đó
b1: Chiều cao của vòm phá hủy (m);
h: Chiều cao lò (m), dự kiến lấy h = 4,0 m;
+ Dự tính áp lực bên đáy lò nghiêng
Áp lực lên đáy lò:

N = 2D0 − tg (45 −
0
)
2
Trong đó:
Qbđ: Áp lực bị động (kN/m2);
Qcđ: Áp lực chủ động lên nền (kN/m2);

a + htg (450 − )
b1: Chiều cao của vòm phá hủy (m); b1 = 2
f
D0 = Qcđ - Qbđ
𝛾𝑥𝑜 𝛼
𝑄𝑐đ = (𝑥𝑜 + 2𝐻1 )𝑡𝑔2 (45𝑜 − )
2 2
H1 = b 1 + h
𝑥𝑜2 2 𝛼
𝑄𝑏đ = 𝑡𝑔 (45𝑜 + )
2 2
x0: Chiều sâu phá hủy của đất đá
900 − 
4
H1tg ( )
x0 = 2
4 90 − 
0
1 − tg ( )
2

297
Kết quả tính toán các thành phần áp lực lên lò nghiêng được thể hiện trong bảng
V.34 và bảng V.35.

298
Bảng V.334. Kết quả xác định áp lực đất đá tác dụng lên nóc lò, thành lò bằng và thành giếng mỏ qua các đới đá khác nhau
φ γ hH H1 X0 Q0 R0 D0 φ* Pn P1 P2 P
Tiểu Mức
Đới f (KN/m (KN/m 2 2
(KN/m (KN/m (KN/m 2
khu tính (độ) (KN/m3) (m) (m) (m) (KN/m) (độ) (KN/m2)
) ) ) ) )
Max 6,191 47°55’ 30,3 0,242 0,242 0,005 0,003 0,005 80,82 14,87 1,085 19,019 0,002 9,765
Đới
phong Min 0,429 29°05’ 23,3 3,497 8,98 1,22 50,134 94,285 23,22 209,23 28,181 60,416 44,151 506,13
hóa
TB 2,95 39°64’ 27,7 0,508 1,140 0,056 0,2 0,393 71,27 31,57 3,05 27,066 0,193 37,671
Bản Max 8,512 52°31’ 46,1 0,176 0,176 0,002 0,001 0,002 83,3 15,47 0,934 22,158 0,001 7,898
Chạng
Đới đá
Min 1,589 35°24’ 26,9 0,944 2,243 0,171 1,476 2,854 57,82 60,34 6,765 35,429 1,378 111,906
tươi
TB 5,352 42°32’ 30,2 0,28 0,280 0,011 0,009 0,018 79,42 18,39 1,635 24,99 0,009 12,945

Max - - - - - - - - - - - - - -
Đới
phong Min - -- - - - - - - - - - - - -
hóa
Suối TB 2,5 40°00’ 25 0,6 1,433 0,114 0,599 1,151 68,2 35,82 4,065 31,164 0,552 46,354
Đán Max 8,774 54°27’ 46,1 0,171 0,171 0,002 0,001 0,002 83,5 14,62 0,81 19,762 0,001 7,432
Đới đá
Min 1,787 41°16’ 26,9 0,839 1,853 0,081 0,43 0,846 60,77 49,85 4,629 26,698 0,416 91,454
tươi
TB 4,461 47°33’ 30, 2 0,336 0,685 0,016 0,026 0,05 77,37 20,67 1,531 19,752 0,024 18,493

299
Bảng V.35. Tổng hợp kết quả dự tính các thành phần áp lực lên lò nghiêng theo từng tiểu khu
Khối Áp lực
Hệ số Áp lực Chiề Áp lực
lượng chủ
độ cứng Nửa Áp lực lên u sâu bị động
thể tích Chiều động Áp lực
nhỏ chiều lên nóc hông lò phá lên đáy
Mứ lớn Góc ma cao lên đáy lên đáy
Tiể nhất rộng lò nghiêng huỷ lò
Tên đới c nhất sát trong  vòm lò lò N
u khu của 0
vòm nghiêng Qs của nghiêng
tính của () phá hủy nghiêng (kN/m2
vách phá hủy Qn (kN/m2 đất (Qbđ)
vách (b1) (m) Qcđ )
vỉa (a1) (T/m2) ) đá Xo (kN/m2
vỉa  (kN/m2
(f) (m) )
(kN/m3) )
Đới đá Max 6,191 30,3  3,0624 0,242 7,34 191,35 0,24 22,16 0,04 15,58
phong Min 0,429 23,3  3,889 9,065 211,20 726,07 8,91 2561,37 56,39 1763,73
hoá TB 2,95 27,7  3,391 1,1495 31,84 245,70 1,13 125,95 0,91 88,04
Bản Chạng
Max 8,512 46,1  2,878 0,176 8,12 282,55 0,17 23,97 0,02 16,86
Đới đá
Min 1,589 26,9  3,596 2,263 60,88 322,99 2,23 310,84 3,52 216,38
tươi
TB 5,352 30,2  3,286 0,28 8,46 193,95 0,28 25,88 0,05 18,19

Đới Max - - - - - - - - - - -
phong Min - - - - - - - -
hóa TB 2,5 25  3,394 1,358 33,94 236,40 1,33 141,54 1,26 98,77
Suối Đán
Đới đá Max 8,774 46,1  2,802 0,171 7,88 281,86 0,17 23,21 0,02 16,33
tươi Min 1,787 26,9  3,339 1,869 50,27 293,10 1,84 236,18 2,40 164,60
TB 4,461 30,2  3,077 0,6891 20,83 228,78 0,68 72,52 0,33 50,83

300
V.5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Như vậy, công tác điều tra ĐCTV-ĐCCT đã làm sáng tỏ được những nét cơ bản
nhất về đặc điểm ĐCTV-ĐCCT của khu Tạ Khoa – Hồng Ngài, thuộc các xã Mường
Khoa, Tạ Khoa, Hồng Ngài, Song Pe, huyện Bắc Yên và khu Tà Hộc thuộc xã Tà Hộc,
huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La làm cơ sở thiết kế các công trình phục vụ cho công tác
nghiên cứu khai thác mỏ, bảo đảm cho công tác khai thác an toàn và hiệu quả.
Lượng nước chảy vào các moong lộ thiên dự kiến khai thác tại tiểu khu Bản Phúc
và Bản Khoa là không lớn, chủ yếu từ nguồn nước mưa rơi trực tiếp trên bề mặt moong
và một lượng nhỏ thấm từ các lớp đất đá xung quanh moong đến chiều sâu dự kiến đáy
moong. Đối với các mỏ dự kiến khai thác hầm lò, lượng nước chảy vào mỏ phụ thuộc
vào chiều sâu khai thác và độ chênh giữa mực nước ngầm và mức khai thác. Khi khai
thác, nghiên cứu thiết kế chi tiết các giải pháp hạn chế nước chảy vào các moong khai
thác và hệ thống đường lò. Trong gia đoạn thiết kế, cần bổ sung thêm các công trình
quan trắc nhằm xác định mối quan hệ giữa nước mặt tại các suối và nước dưới đất trong
khu vực moong lộ thiên và các đường lò dự kiến khai thác nhằm đánh giá nguy cơ nước
chảy vào mỏ từ nguồn nước mặt.
Khi khai thác đá bằng phương pháp lộ thiên phải dùng phương pháp cắt tầng và khai
thác tuần tự từ trên xuống dưới. Không được khai thác theo kiểu cắt chân hoặc khoét
hàm ếch. Chiều cao tầng khai thác trong tầng phủ không quá 5m. Chiều cao tầng khai
thác đá bằng phương pháp lộ thiên không được quá 20m nếu cơ khí hoá toàn bộ quá
trình khai thác.
Khi khai bằng phương pháp hầm lò, cần chú ý các vị trí có các đứt gãy và đới phá
hủy của đứt gãy hoặc đá bị phong hóa mạnh mẽ. Khi đào vào những đoạn này có thể
xảy ra đá rơi, sập lở, tróc lở đồng thời gây áp lực đất đá lớn lên kết cấu chống lò. Do đó,
cần có biện pháp chống chèn hợp lý.
Trong báo cáo này, các tính toán về điều kiện khai thác mỏ là tính toán sơ bộ. Do
số lượng mẫu thí nghiệm xác định chỉ tiêu cơ lý của đất đá còn hạn chế. Trong khi mặt
cắt địa chất công trình cho thấy các lớp đất đá khác nhau có bề dày thay đổi và phân bố
phức tạp. Do đó, trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật cần bổ sung thí nghiệm cơ lý mẫu đất
đá cho các đới để có thể có tính toán chi tiết hơn.
Khi thiết kế khai thác cần chú ý đến các nứt nẻ và các đới phá hủy của đứt gãy. Các
mặt khe nứt luôn tiềm ẩn các mặt trượt gây mất ổn định khối đá, gây ra trượt lở công
trình khai thác. Tùy thuộc vào hướng đào mà các yếu tố khe nứt và đứt gãy có thể có vai
trò quyết định đến ổn định của bờ dốc. Khi đó, cần có đánh giá cẩn thận khả năng trượt
theo các nứt nẻ, đứt gãy và đới phá huỷ theo điều kiện khai thác thực tế. Do đó, ở giai
đoạn khảo sát tiếp theo, cần chú ý lấy mẫu đất đá ở các đới dập vỡ thí nghiệm xác định
các chỉ tiêu cơ lý phục vụ tính toán thiết kế.
Bên cạnh đó, cũng cần đề phòng sự cố sạt lở, trượt đá theo các mặt nứt nẻ ở vách
moong trong quá trình khai thác. Chú ý xác định các đứt gẫy và nứt nẻ thường xuyên
trong quá trình khai thác, đánh giá tính nứt nẻ, dập vỡ của đá để kiểm tra và đánh giá lại
tính chất cơ lý của đá để điều chỉnh thiết kế phù hợp tại mỏ. Vì vậy, trong quá trình khai
thác cần tuân thủ các quy trình, quy phạm về công tác an toàn để đảm bảo an toàn cho
người và trang thiết bị trong quá trình khai thác mỏ.

301
CHƯƠNG 6
CÔNG TÁC TÍNH TRỮ LƯỢNG
VI.1. CHỈ TIÊU TÍNH TRỮ LƯỢNG TẠM THỜI
Trong phạm vi diện tích thăm dò tồn tại hai loại quặng là quặng sulfua Ni đặc sít và
quặng sulfua Ni xâm tán.
Với quặng sulfua đặc sít Công ty đã thăm dò và khai thác có hiệu quả kinh tế cho
quặng sulfua Ni đặc sít mỏ Ni Bản Phúc với hàm lượng biên Ni: 0,2%. Hàm lượng công
nghiệp 0,4%, chiều dày thân quặng và lớp kẹp tối đa là 1m.
Với quặng sulfua xâm tán, công tác thăm dò đã lấy mẫu công nghệ quy mô bán công
nghiệp để nghiên cứu khả năng tuyển, hiệu quả kinh tế khi khai thác.
Trên cơ sở kết quả thăm dò, kết quả nghiên cứu chất lượng và nghiên cứu mẫu công
nghệ của 04 tiểu khu đã hoàn thành công tác thăm dò, tham khảo chỉ tiêu tính trữ lượng
cho các mỏ Ni - Cu ở Việt Nam, tham khảo chỉ tiêu tính trữ lượng tạm thời mỏ Nikel
Bản Phúc tại quyết định số: 94/QĐ-HĐTL ngày 26 tháng 04 năm 2006 của Chủ tịch Hội
đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản.
Công ty đã tiến hành luận giải chỉ tiêu tạm thời tính trữ lượng của Báo cáo như sau:
VI.1.1 Chỉ tiêu đối với loại quặng sulfua đặc sít:
a. Các chỉ tiêu về chất lượng.
- Hàm lượng biên nikel: Cb = 0,2%;
- Hàm lượng trung bình của khối trữ lượng: Cmin ≥ 0,4%;
b. Các chỉ tiêu về điều kiện khai thác mỏ:
- Chiều dày tối thiểu của thân quặng: 1,0m;
- Chiều dày lớp kẹp tối đa cho phép khoanh vào ranh giới thân quặng: 1,0m;
- Khi chiều dày thân quặng < 1,0m, hàm lượng nikel cao được phép sử dụng chỉ
tiêu tích chiều dày nhân với hàm lượng (m%)  0,4m%;
VI.1.2 Chỉ tiêu đối với loại quặng sulfua xâm tán.
a. Quặng xâm tán trong đá siêu mafic (đới UBT, UB2) mỏ Bản Phúc
Các chỉ tiêu về chất lượng
- Hàm lượng biên nikel: Cb= 0,3%;
- Hàm lượng trung bình của khối trữ lượng: Cmin ≥ 0,4%;
Các chỉ tiêu về điều kiện khai thác mỏ:
- Chiều dày tối thiểu của thân quặng: 3,0m;
- Chiều dày lớp kẹp tối đa cho phép khoanh vào ranh giới thân quặng: 3,0m.
b. Quặng xâm tán trong đá siêu mafic Bản Khoa.
Các chỉ tiêu về chất lượng quặng
- Hàm lượng biên nikel: Cb= 0,25%;
- Hàm lượng trung bình của khối trữ lượng: Cmin ≥ 0,3%;
Các chỉ tiêu về điều kiện khai thác mỏ
- Chiều dày tối thiểu của thân quặng: 3,0m;
- Chiều dày lớp kẹp tối đa cho phép khoanh vào ranh giới thân quặng: 3,0m.
302
VI.1.3 Quặng oxi hóa (OXH).
Quặng oxi hóa kết quả tuyển cho thấy đối với quặng này chưa có hiệu quả kinh
tế vì vậy trong báo cáo này xếp tài nguyên cấp 222 và 333.
VI.2. NGUYÊN TẮC KHOANH NỐI THÂN QUẶNG TÍNH TRỮ LƯỢNG
VI.2.1 Nguyên tắc khoanh nối thân quặng tính trữ lượng
Ranh giới thân quặng tính trữ lượng được xác định theo chỉ tiêu hàm lượng biên
trong phần quặng nguyên sinh và chiều dày tối thiểu của thân quặng theo nguyên tắc:
Đối với thân quặng đặc sít: Hàm lượng biên Ni: 0,2% và chiều dày thân quặng: ≥
1m, chiều dày lớp kẹp tối đa 1m.
Đối với thân quặng sulfua Ni xâm tán tiểu khu Bản Phúc: Hàm lượng biên Ni:
0,3% và ranh giới thân quặng nằm trong đới UB2 hoặc UBT chiều dày thân quặng ≥
3m, chiều dày lớp kẹp tối đa 3m.
Đối với quặng sulfua Ni xâm tán tiểu khu Bản Khoa: Hàm lượng biên Ni 0,25%,
chiều dày thân quặng ≥ 3m. chiều dày lớp kẹp tối đa 3m.
+ Với trường hợp thân quặng có chiều dày không đạt chiều dày công nghiệp, nhưng
hàm lượng Ni cao, chúng tôi sử dụng chỉ tiêu mét phần trăm (m%), để khoanh nối vào
thân quặng.
+ Trường hợp 1: Công trình gặp quặng một công trình gặp quặng không đạt chỉ tiêu
tính trữ lượng khi đó ranh giới thân quặng công nghiệp được xác định trên cơ sở xác
định điểm tựa theo công thức.
𝑚𝐶𝑁 − 𝑚𝐵
𝑥 = xL
𝑚𝐴 − 𝑚𝐵
Trong đó:
x – Khoảng cách từ điểm lấy mẫu (B) có chiều dày không đạt chỉ tiêu đến ranh giới
thân quặng.
𝑚𝐴 , 𝑚𝐵 : chiều dày thân quặng tại các điểm lấy mẫu đạt chỉ tiêu công nghiệp (A),
và không đạt chỉ tiêu công nghiệp (B).
𝑚𝐶𝑁 : Chiều dày công nghiệp tối thiểu.
L: Khoảng các điểm lấy mẫu A và B.
+ Trường hợp 1 công trình gặp quặng và công trình không gặp quặng thì điểm ranh
giới không “0” thân quặng được xác định trên cơ sở điểm chính giữa 2 công trình, gianh
giới thân quặng công nghiệp được xác định trên cơ sở nội suy trên cơ sở tỷ lệ về chiều
dày công trình gặp quặng và khoảng cách đến điểm “0”.
+ Trường hợp công trình ngoài rìa gặp thân quặng đạt chỉ tiêu tính trữ lượng, ranh
giới thân quặng tính trữ lượng được khoanh nối theo phép ngoại suy từ công trình gặp
quặng với khoảng cách bằng nửa mạng lưới thi công công trình.
Ranh giới khối tính trữ lượng: cấp 122 và tài ngyên 222 cơ bản nối qua các công
trình gặp quặng đạt chỉ tiêu tính trữ lượng, một số trường hợp sẽ được ngoại suy phù
hợp theo thực tế địa chất.

303
Đối với các khối tài nguyên cấp 333 là các khối mạng lưới thăm dò chưa đạt cấp
122 và ranh giới ngoại suy.
Kết quả khoanh nối thân quặng tính trữ lượng: Trên cơ sở sử dụng chỉ tiêu tính trữ
lượng và cấu trúc địa chất đã khoanh nối được 13 thân quặng công nghiệp gồm:
Khu Tạ Khoa: 11 thân quặng gồm: Tiểu khu Bản Phúc 02 thân quặng: BP-XTA,
BP-XTB; tiểu khu Bản Khoa: 03 thân quặng BK-XTA, BK-XTB, BK-XTC; tiểu khu
Bản Chạng 02 thân quặng: BC-TQ1, BC-TQ2; tiểu khu Suối Đán: SD-TQ1; tiểu khu
Bản Khằng: BKh-TQ1, BKh-TQ2; tiểu khu Suối Tào: ST-TQ.
Khu Tà Hộc: 02 thân quặng, gồm: Tiểu khu Bản Mông BM-TQ, tiểu khu Suối
Phặng SP-TQ.
VI.3. XẾP CẤP TRỮ LƯỢNG
Trong diện tích thăm dò có 02 loại quặng là sulfua Ni xâm tán trong các khối siêu
mafic (Tiểu khu Bản Phúc, Bản Khoa) và sulfua đặc sít đi cùng các đai cơ tremolit.
Căn cứ vào đặc điểm thân quặng sulfua Ni xâm tán và đặc sít, các khối trữ lượng
được khoanh nối dựa vào đặc tính chung của khối quặng về chiều dày, về mạng lưới
thăm dò, về tính đồng đều của hàm lượng, ổn định chiều dày thân quặng xếp cấp trữ
lượng và tài nguyên như sau:
Trữ lượng cấp 122: là phần thân sulfua Ni xâm tán hoặc đặc sít nguyên sinh:
+ Mức độ nghiên cứu địa chất: Trữ lượng được xếp vào cấp 122 phải đảm bảo mạng
lưới công trình thăm dò 50m × 50m đối với thân quặng sulfua xâm tán và 25÷50m ×
25÷50m đối với quặng sulfua đặc sít. Xác định được các đặc điểm chính về hình dạng,
kích thước, điều kiện thế nằm và mức độ ổn định của thân quặng. Xác định được những
nét chính về cấu trúc thân quặng, khoanh định được những lớp kẹp không quặng hoặc
không đạt chỉ tiêu công nghiệp. Tại điểm công trình cắt qua thân quặng xác định được
ranh giới vách, trụ thân quặng, lấy mẫu nghiên cứu chất lượng quặng đầy đủ, tin cậy.
Các điều kiện địa chất thuỷ văn - địa chất công trình và các điều kiện khai thác mỏ được
nghiên cứu đủ cơ sở để thiết kế khai thác mỏ. Xếp mã số 2.
+ Tính chất công nghệ: Đã phân chia được các loại quặng và tính chất công nghệ
của từng loại quặng bằng mẫu thí nghiệm tuyển khoáng ở quy mô phòng thí nghiệm
hoặc bán công nghiệp. Trong báo cáo các thân quặng xâm tán nguyên sinh tại tiểu khu
Bản Phúc, Bản Khoa và quặng sulfua đặc sít nguyên sinh tại tiểu khu Bản Chạng, Suối
Đán đã được nghiên cứu. Một số thân quặng tại các tiểu khu: Bản Khằng, Bản Mông,
Suối Phặng, Suối Tào hiện chưa có nghiên cứu mẫu Công nghệ, nhưng với đặc điểm về
quặng hóa tương tự như quặng sulfua đặc sít tại mỏ Nikel Bản Phúc đã được khai thác
chúng tôi đã xếp một phần diện tích các thân quặng này đã thăm dò đạt mạng lưới vào
cấp trữ lượng 122. Xếp mã số 2.
+ Về tính khả thi: Kết quả nghiên cứu mẫu công nghệ bán công nghiệp chứng minh
việc khai thác, tuyển Ni là có hiệu quả kinh tế xếp mã số 1.
Tài nguyên cấp 222: Là phần quặng phân bố trong đới oxi hóa và bán oxi hóa của
thân quặng, đã thăm dò đạt mạng lưới tương đương trữ lượng cấp 122, đã được nghiên
304
cứu mẫu công nghệ, chứng minh chưa có hiệu quả kinh tế trong tương lai khi có sự thay
đổi công nghệ có thể tuyển thu hồi phần quặng này. Trên mặt cắt phần tài nguyên này
nằm trên đường phong hóa, oxi hóa của thân quặng, phân bố phía trên thân quặng
nguyên sinh gần với bề mặt địa hình.
Ngoài ra các khối quặng nguyên sinh đạt mạng lưới thăm dò cấp 122 nhưng có hàm
lượng trung bình khối từ hàm lượng biên đến hàm lượng công nghiệp cũng được xếp
vào cấp tài nguyên 222.
Tài nguyên cấp 333: Tài nguyên cấp 333 là những khoảnh còn lại, công trình thăm
dò không đạt mạng lưới thăm dò trữ lượng cấp 122 hoặc phần thân quặng ngoại suy từ
các khối trữ lượng 122. Mức độ nghiên cứu đặc điểm hình thái, kích thước, điều kiện
thế nằm, cấu trúc thân quặng chưa đạt yêu cầu của trữ lượng cấp 122.
Dựa vào mạng lưới tuyến và vị trí các công trình thăm dò, đặc điểm địa chất thân
quặng và đặc điểm hình thái thân quặng, chúng tôi khoanh nối và phân chia các thân
quặng thành các khối trữ lượng cấp 122, tài nguyên cấp 222 và 333 như sau:
+ Khối trữ lượng cấp 122: 30 khối (11 khối quặng sulfua xâm tán, 19 khối quặng
sulfua đặc sít)
+ Khối tài nguyên cấp 222: 33 khối (21 khối quặng sulfua xâm tán, 12 khối quặng
sulfua đặc sít)
+ Khối tài nguyên cấp 333: 23 khối (23 khối quặng sulfua đặc sít)
Cụ thể cho từng Khu như sau (bảng VI.1):
Bảng VI.1 Bảng thống kê thân quặng và số khối trữ lượng và tài nguyên
Tên thân Số khối trữ Số khối tài Số khối tài
STT Tiểu khu
quặng lượng cấp 122 nguyên 222 nguyên 333
I Khu Tạ Khoa 32 22 19
BP-XTA 1 1
1 Bản Phúc
BP-XTB 8 6
BK-XTA 2 2
2 Bản Khoa BK-XTB 3 1
BK-XTC 3 1
BC-TQ1 5 6 4
3 Bản Chạng
BC-TQ2 4 4
4 Suối Đán SD-TQ1 3 1 8
BKh-TQ1 1 1
5 Bản Khằng BKh-TQ2 1 1
BKh-XT 3
6 Suối Tào ST-TQ 1 2
II Khu Tà Hộc 04 06
7 Bản Mông BM-TQ 3 5
8 Suối Phặng SP-TQ 1 1
Tổng (I+II) 36 22 25

305
VI.4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRỮ LƯỢNG
VI.4.1 Phương pháp mặt cắt song song thẳng đứng
Căn cứ vào đặc điểm hình thái, điều kiện thế nằm, cấu tạo các thân quặng, phương
pháp thăm dò và mạng lưới công trình thăm dò. Báo cáo đã lựa chọn phương pháp mặt
cắt song song thẳng đứng để tính trữ lượng và tài nguyên các thân quặng và tính khối
lượng đá bóc bên trong các thân quặng này. Phương pháp này được sử dụng chính thức
cho kết quả tính trữ lượng và tài nguyên của Báo cáo.
+ Các mặt cắt tính trữ lượng theo tuyến thăm dò và được đo vẽ tỷ lệ: 1:1000 và
1:2000, trên cơ sở bản đồ địa hình tỷ lệ: 1:1000 và 1:2000.
+ Các Bình đồ phân khối tính trữ lượng tỷ lệ: 1:1000, thành lập cho từng thân quặng.
Đối với phần thân quặng cắm dốc 700 - 900 được thành lập bình đồ tính trữ lượng
trên mặt chiếu đứng, đo vẽ theo điểm cắt trụ thân quặng.
Ngoài ra đối với phần thân quặng dạng hình chậu, hoặc cắm thoải đến nằm ngang
được thành lập bình đồ theo hình chiếu bằng, đo vẽ theo điểm cắt trụ thân quặng.
Trữ lượng quặng của từng khối trữ lượng được tính theo công thức (1) sau:
Trữ lượng quặng: Q = V.D (1)
Trữ lượng kim loại: P = Q.C (2)
Tuỳ theo chênh lệch diện tích thân quặng (đá kẹp) giữa hai mặt cắt liền kề hoặc hình
dạng khối trữ lượng (đá kẹp), V được áp dụng theo các công thức sau:
+ Khi diện tích giữa hai mặt cắt chênh lệch nhau không quá 40%:
𝑆 +𝑆
𝑉 = 1 2 𝑥𝐿; (1)
2
+ Khi diện tích giữa 2 mặt cắt chênh lệch nhau trên 40%:
𝑆1 +𝑆2 +√𝑆1 𝑆2
𝑉= xL (2)
3
+ Trường hợp khối trữ lượng có dạng hình nêm:
𝑆
𝑉 = 𝑥𝐿; (3)
2
+ Trường hợp khối trữ lượng có dạng hình nón:
𝑆
𝑉= 𝐿 (4)
3
+ Trường hợp khối trữ lượng được khống chế bằng môt mặt cắt thì thể tích:
𝑆𝑥𝑆′
𝑉=
𝑙

Trong đó: Q: Trữ lượng quặng (tấn)


V: Thể tích giữa 2 mặt cắt song song (m3)
D: Thể trọng quặng (tấn/m3)
L: Khoảng cách giữa 2 mặt cắt song song, hoặc ngoại suy
l: Chiều dài mặt cắt
S1: Diện tích thân quặng trên mặt cắt thứ nhất (m2)
S2: Diện tích thân quặng trên mặt cắt thứ hai (m2)
C: Hàm lượng Ni, Cu, Co (%) trung bình theo khối trữ lượng
306
P: Trữ lượng kim loại (tấn)
S: Diện tích thân quặng trước mặt cắt khối ven rìa
S’ Diện tích mặt cắt khối ven rìa
VI.4.2. Phương pháp khối địa chất
+ Do các thân quặng biến đổi mạnh về đường phương và hướng dốc, chiều dày thân
quặng, do đó phương pháp khối địa chất sử dụng kiểm tra đối sánh với phương pháp
chính trữ lượng mặt cắt song song thẳng đứng và phương pháp mặt cắt dọc chiếu đứng.
+ Ngoài ra để tính tài nguyên 333 cho các thân quặng hoặc phần thân quặng chưa
có hoặc có ít công trình thăm dò chưa đủ mạng lưới tính trữ lượng. Bao gồm các thân
quặng Suối Phặng, Bản Mông, Suối Tào, Bản Khằng. Sử dụng phương pháp khối địa
chất.
Phương pháp khối địa chất chiếu lên bình đồ chiếu đứng theo công thức:
Q = V.D
P = Q.C
Thể tích thân quặng được tính theo công thức V = St.mtq
𝑆
St = cd
Sinα
Trong đó: Q: Trữ lượng quặng (tấn)
V: Thể tích thân quặng (m3)
D: Thể trọng quặng (tấn/m3)
St: Diện tích thật thân quặng (m2)
Scd Diện tích thân quặng theo bình đồ chiếu đứng (m2)
C: Hàm lượng Ni, Cu, Co (%) trung bình theo khối trữ lượng
P: Trữ lượng kim loại (tấn)
α: Góc dốc thân quặng

307
VI.5. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ TÍNH TRỮ LƯỢNG
Các thông số tính trữ lượng gồm: Khoảng cách giữa 2 mặt cắt (L), diện tích thân
quặng trên mặt cắt (S1 và S2), hàm lượng Ni, Cu, Co, (C) và thể trọng quặng (D).
- Thông số L: Khoảng cách giữa các tuyến thăm dò, đầu tuyến cuối tuyến có toạ độ
và độ cao theo hệ VN.2000. Được đo trên tuyến ngoài thực địa hoặc đo trên bình đồ.
- Thống số S: Diện tích thân quặng trên mặt cắt được xác định bằng phần mềm
Mapinfo.
- Thông số D: Thể trọng quặng được xác định từ các mẫu đơn ngay trong quá trình
gia công mẫu, mẫu thể trọng quặng được xác định bằng phương pháp trung bình cộng
của các công trình:
∑𝑛
𝑖=1 𝐷𝑖
D=
𝑛
Trong đó: Di Thể trọng quặng theo mẫu đơn thứ i
n: Số điểm công trình trong khối tính trữ lượng
Trong 109 mẫu phân tích thể trọng kiểm tra, có 93 mẫu thuộc quặng oxi hóa và
quặng nguyên sinh của các thân quặng thuộc các tiểu khu như bảng dưới đây:
Bảng VI.2 Bảng thống kê số lượng mẫu thể trọng kiểm tra được lấy tại thân
quặng của các tiểu khu
Số lượng mẫu thể trọng kiểm
Tên thân tra
TT Khu Tiểu khu Tổng
quặng Quặng oxi Quặng nguyên
hóa sinh
1 Bản Phúc BP-XTB 19 8 27
BK-XTA 2 2
Bản
2 BK-XTB 4 6 10
Khoa
BK-XTC 4 5 9
Tạ
3 Suối Đán SD-TQ1 6 6
Khoa
Bản BC-TQ1 5 5 10
4
Chạng BC-TQ2 1 5 6
Bản BKh-TQ1 13 13
5
Khằng BKh-TQ2 6 6
Suối
6 SP-TQ 3 3
Tà Phặng
Hộc Bản
7 BM-TQ 1 1
Mông
Tổng 35 58 93
Qua phân tích 93 mẫu thể trọng kiểm tra so sánh với thể trọng trung bình công
trình tham gia tính trữ lượng, tài nguyên của thân quặng các tiểu khu, nhận thấy giá trị
thể trọng trung bình của các thân quặng cơ bản nằm trong khoảng giá trị nhỏ nhất –
lớn nhất của mẫu thể trọng kiểm tra. Dưới đây là bảng so sánh:

308
Bảng VI.3: Bảng so sánh thể trọng trung bình công trình với thể trọng kiểm tra của thân quặng
Quặng oxi hóa Quặng nguyên sinh
3
Tên Thể trọng (g/cm ) Thể trọng (g/cm3)
Tiểu
TT Khu thân Giá trị Thể Trung Thể Trung
khu Đánh giá Đánh giá
quặng trọng bình công trọng bình công
kiểm tra trình kiểm tra trình
Nhỏ nhất 2,1 Thể trọng trung bình công trình 2,5 Thể trọng trung bình công
Bản BP-
1 Lớn nhất 2,6 nằm trong khoảng thể trọng 2,6 trình nằm trong khoảng thể
Phúc XTB
Trung bình 2,4 2,4 kiểm tra 2,6 2,6 trọng kiểm tra
Nhỏ nhất 2,4 Mẫu thể trọng kiểm tra 02 mẫu
BK-
Lớn nhất 2,4 quá ít để so sánh với thể trọng
XTA
Trung bình 2,4 2,5 trung bình công trình.
Nhỏ nhất 2,3 Thể trọng trung bình công trình 2,6 Thể trọng trung bình công
Bản BK-
2 Lớn nhất 2,5 lớn hơn 0,1 khoảng thể trọng 3,0 trình nằm trong khoảng thể
Khoa XTB
Trung bình 2,4 2,6 kiểm tra 2,7 2,9 trọng kiểm tra
Nhỏ nhất 2,3 Thể trọng trung bình công trình 2,6 Thể trọng trung bình công
BK-
Lớn nhất 2,5 nằm trong khoảng thể trọng 2,9 trình nằm trong khoảng thể
XTC
Trung bình 2,4 2,5 kiểm tra 2,7 2,8 trọng kiểm tra
Nhỏ nhất 2,7 Thể trọng trung bình công
Tạ Suối SD-
3 Lớn nhất 3,9 trình lớn hơn khoảng thể
Khoa Đán TQ1
Trung bình 3,2 3,3 trọng kiểm tra
Nhỏ nhất 2,1 Thể trọng trung bình công trình 2,7 Thể trọng trung bình công
BC-
Lớn nhất 2,3 nằm trong khoảng thể trọng 4,4 trình nằm trong khoảng thể
TQ1
Bản Trung bình 2,2 2,3 kiểm tra 3,4 3,3 trọng kiểm tra
4
Chạng Nhỏ nhất Mẫu thể trọng kiểm tra 01 mẫu 3,0 Thể trọng trung bình công
BC-
Lớn nhất quá ít để so sánh với thể trọng 4,6 trình nằm trong khoảng thể
TQ2
Trung bình 2,5 2,7 trung bình công trình. 3,4 3,1 trọng kiểm tra
Nhỏ nhất 2,8 Thể trọng trung bình công
BKh-
Lớn nhất 3,4 trình nằm trong khoảng thể
TQ1
Bản Trung bình 3,1 3,0 trọng kiểm tra
5 Nhỏ nhất 2,8
Khằng Thể trọng trung bình công
BKh- Lớn nhất 4,0 trình nằm trong khoảng thể
TQ2
Trung bình 3,2 3,1 trọng kiểm tra
6 Nhỏ nhất 2,9

309
Quặng oxi hóa Quặng nguyên sinh
3
Tên Thể trọng (g/cm ) Thể trọng (g/cm3)
Tiểu
TT Khu thân Giá trị Thể Trung Thể Trung
khu Đánh giá Đánh giá
quặng trọng bình công trọng bình công
kiểm tra trình kiểm tra trình
Lớn nhất 3,3 Thể trọng trung bình công
Suối SP-
trình nằm trong khoảng thể
Phặng TQ Trung bình 3,1 3,0
Tà trọng kiểm tra
Hộc Nhỏ nhất Mẫu thể trọng kiểm tra 01
Bản BM-
7 Lớn nhất mẫu quá ít để so sánh với thể
Mông TQ
Trung bình 2,94 2,96 trọng trung bình công trình.

310
- Thông số C: Hàm lượng Ni, Cu, Co trung bình theo khối trữ lượng được tính theo
phương pháp gia quyền với chiều dài mẫu.
∑𝑛𝑖=1 𝑙𝑖 𝐶𝑖
𝐶= 𝑛
∑𝑖=1 𝑙𝑖
Trong đó: li: Chiều dài mẫu thứ i
Ci: Hàm lượng mẫu thứ i
+ Chiều dày thật thân quặng được xác định theo công thức
𝑀𝑡 = 𝑙. 𝑠𝑖𝑛 
+ Nếu lỗ khoan không cắt vuông góc với đường phương thân quặng, thì chiều
dày thật được xác định dựa theo công thức:
𝑀𝑡 = 𝑙. sin  . 𝑐𝑜𝑠 𝜃
Trong đó:
Mt: Là chiều dày thật thân quặng
l: chiều dày quặng được đo theo mẫu lõi khoan;
: góc kẹp giữa góc dốc lỗ khoan và thân quặng
θ: góc kẹp giữa phương vị lỗ khoan và phương vị hướng dốc của thân
quặng
VI.6. KẾT QUẢ TÍNH TRỮ LƯỢNG VÀ TÀI NGUYÊN CÁC THÂN QUẶNG
Tổng số có 12 tiểu khu thuộc giấy phép thăm dò, trong giai đoạn này Công ty đã
hoàn thành thi công thăm dò tại 04 tiểu khu thuộc khu vực Tạ Khoa gồm: Quặng sulfua
xâm tán: Tiểu khu Bản Phúc, tiểu khu Bản Khoa; quặng sulfua đặc sít: Tiểu khu Bản
Chạng (thân quặng BC-TQ1, BC-TQ2) và tiểu khu Suối Đán (thân quặng SD-TQ1). Các
tiểu khu còn lại tỷ lệ thi công còn thấp do đó chỉ có một số diện tích thân quặng có trữ
lượng cấp 122.
Tổng trữ lượng và tài nguyên quặng xâm tán và đặc sít cấp 122+222+333 (trữ lượng
và tài nguyên tính đến ngày 10/7/2022) cho toàn bộ báo cáo là: 54.061.929 tấn quặng.
+ Tổng trữ lượng quặng cấp 122: 45.476.676 tấn quặng.
+ Tổng tài nguyên quặng cấp 222: 5.588.558 tấn quặng.
+ Tổng tài nguyên quặng cấp 333: 2.996.695 tấn quặng.
Tổng số thân quặng có trữ lượng cấp 122 của 3 khu Tạ Khoa, Tà Hộc, Hồng Ngài
là: 13 thân quặng. Trong đó:
• Khu Tạ Khoa có 11 thân quặng gồm:
+ Tiểu khu Bản Phúc 02 thân quặng xâm tán: BP-XTA, BP-XTB
+ Tiều khu Bản Khoa 03 thân quặng xâm tán: BK-XTA, BK-XTB, BK-XTC
+ Tiểu khu Bản Chạng 02 thân quặng đặc sít: BC-TQ1, BC-TQ2
+ Tiểu khu Suối Đán 01 thân quặng đặc sít: SD-TQ1
+ Tiểu khu Bản Khằng 02 thân quặng đặc sít: BKh-TQ1, BKh-TQ2
+ Tiểu khu Suối Tào 01 thân quặng đặc sít: ST-TQ
• Khu Tà Hộc 02 thân quặng gồm:
+ Tiểu khu Bản Mông 01 thân quặng đặc sít: BM-TQ
311
+ Tiểu khu Suối Phặng 01 thân quặng đặc sít: SP-TQ
• Khu Hồng Ngài hiện chưa có thân quặng nào có trữ lượng cấp 122.
+ Tiểu khu Suối Háo và Suối Chanh chưa có thân quặng cấp trữ lượng 122
V.6.1. Kết quả tính trữ lượng theo phương pháp mặt cắt song song thẳng đứng.
V.6.1.1. Kết quả tính trữ lượng và tài nguyên quặng sulfua Ni xâm tán.
a. Trữ lượng cấp 122 quặng xâm tán.
- Khu Tạ Khoa: 43.686.455 tấn quặng, chứa 208.975 tấn kim loại Ni và 23.184 tấn
Cu, 5.402 tấn Co, trong đó:
+ Tiểu khu Bản Phúc: 39.689.408 tấn quặng, chứa 193.937 tấn kim loại Ni và 20.857
tấn Cu, 4.842 tấn Co. (bảng VI.4)
+ Tiểu khu Bản Khoa: 3.997.047 tấn quặng, chứa 15.038 tấn kim loại Ni và 2.327 tấn
Cu, 560 tấn Co. (bảng VI.9)
b. Tài nguyên cấp 222
Khu Tạ Khoa: 5.266.917 tấn quặng, chứa 32.401 tấn kim loại Ni và 4.741 tấm Cu,
740 tấn Co, trong đó:
+ Tiểu khu Bản Phúc: 5.083.004 tấn quặng, chứa 31.787 tấn kim loại Ni và 4.641
tấn Cu, 719 tấn Co
+ Tiểu khu Bản Khoa: 183.913 tấn quặng, chứa 614 tấn kim loại Ni và 100 tấn
Cu, 21 tấn Co
c. Tài nguyên cấp 333 quặng xâm tán.
Khu Tạ Khoa: tiểu khu Bản Khằng 720.354 tấn quặngchứa 2.437 tấn kim loại Ni,
và 511 tấn Cu, 144 tấn Co (bảng VI.18).

312
Bảng VI.4: Bảng tóm tắt tính trữ lượng (122) quặng sulfua xâm tán tiểu khu Bản Phúc
Tên Khoảng Khối lượng kim
Trung bình 2 mặt cắt liền kề Trữ Trữ lượng
khối – Diện cách loại đi kèm
Số Thân Thể tích lượng/ Tài kim loại
cấp Tuyến Thể tích giữa 2 mặt
TT quặng (m3) nguyên Ni Cu Co
trữ Ni % Cu % Co % trọng (m2) cắt
(tấn) (Tấn) (Tấn) (Tấn)
lượng T/m3 liền kề (m)
1 49350E 0,34 0,02 0,01 2,65 1.054 25 8.782 23.244 79 6 3
2 BP- 49400E 0,40 0,04 0,01 2,69 2.827 50 93.449 251.020 1.000 103 31
1-122
3 XTB 49450E 0,49 0,06 0,01 2,65 5.982 50 215.358 570.253 2.780 353 72
4 49500E 0,50 0,05 0,01 2,59 10.538 50 407.672 1.054.604 5.253 575 131
Trung bình 0.48 0,05 0,01 2,62
Tổng 20.401 175 725.261 1.899.121 9.112 1.037 237
1 49500E 0,49 0,05 0,01 2,58 10.539
2 BP- 49550E 0,49 0,05 0,01 2,59 10.274 50 520.323 1.348.737 6.617 681 166
2-122
3 XTB 49600E 0,53 0,06 0,01 2,61 17.584 50 696.450 1.819.452 9.685 1.087 231
4 49650E 0,54 0,06 0,01 2,63 13.036 50 765.495 2.010.261 10.831 1.227 258
Trung bình 0.52 0,06 0,01 2,61
Tổng 51.433 150 1.982.268 5.178.450 27.133 2.995 655
1 49650E 0,47 0,05 0,01 2,64 11.870
2 BP- 49700E 0,49 0,05 0,01 2,62 11.145 50 575.380 1.507.274 7.333 783 190
3-122
3 XTB 49750E 0,48 0,04 0,01 2,62 20.320 50 775.234 2.034.519 9.865 872 246
4 49800E 0,50 0,05 0,01 2,67 15.596 50 897.898 2.396.887 11.914 1,125 291
Trung bình 0.49 0,05 0,01 2,64
Tổng 58.931 150 2.248.512 5.938.680 29.112 2.780 727
1 49650E 0,73 0,08 0,01 2,62 1.166
2 49700E 0,68 0,08 0,01 2,63 1.321 50 62.185 163.527 1.113 127 22
3 49750E 0,58 0,06 0,01 2,63 916 50 55.938 147.392 851 94 18
4 BP- 49800E 0,66 0,09 0,01 2,71 5.967 50 153.701 415.871 2.760 375 58
4-122
5 XTB 49850E 0,53 0,07 0,01 2,66 4.645 50 265.287 704.593 3.705 479 89
6 49900E 0,38 0,03 0,01 2,66 2.958 50 188.470 501.412 1.882 152 58
7 49950E 0,39 0,03 0,01 2,68 3.395 50 158.807 426.050 1.643 111 50
8 50000E 0,48 0,06 0,01 2,63 5.049 50 211.100 556.642 2.649 327 68
313
Tên Khoảng Khối lượng kim
Trung bình 2 mặt cắt liền kề Trữ Trữ lượng
khối – Diện cách loại đi kèm
Số Thân Thể tích lượng/ Tài kim loại
cấp Tuyến Thể tích giữa 2 mặt
TT quặng (m3) nguyên Ni Cu Co
trữ Ni % Cu % Co % trọng (m2) cắt
(tấn) (Tấn) (Tấn) (Tấn)
lượng T/m3 liền kề (m)
9 50050E 0,53 0,07 0,01 2,65 11.297 50 398.308 1.056.499 5.579 786 131
Trung bình 0,51 0,06 0,01 2,66
Tổng 36.714 400 1.493.796 3.971.986 20.182 2.451 494
1 49800E 0,52 0,06 0,01 2,70 15.596
2 BP- 49850E 0,51 0,06 0,01 2,66 13.851 50 736.182 1.958.320 10.060 1.101 239
5-122
3 XTB 49900E 0,49 0,05 0,01 2,60 13.782 50 690.819 1.797.252 8.797 928 220
4 49950E 0,45 0,05 0,01 2,62 13.612 50 684.843 1.797.492 8.046 830 219
Trung bình 0,48 0,05 0,01 2,63
Tổng 56.841 150 2.111.844 5.553.064 26.903 2.859 678
1 49750E 0,35 0,02 0,01 2,53 1 50
2 49800E 0,38 0,03 0,01 2,61 3.834 50 64.944 169.440 643 48 20
3 49850E 0,40 0,04 0,01 2,61 8.890 50 309.361 805.970 3.263 284 95
BP-
4 6-122 49900E 0,54 0,07 0,01 2,54 11.902 50 519.805 1.321.057 7.118 952 182
XTB
5 49950E 0,61 0,09 0,01 2,56 12.912 50 620.352 1.588.689 9.653 1.396 233
6 50000E 0,57 0,08 0,01 2,50 12.510 50 635.560 1.586.798 9.088 1.249 230
7 50050E 0,53 0,07 0,01 2,50 14.361 50 671.780 1.676.658 8.807 1.208 228
Trung bình 0,54 0,07 0,01 2,53
Tổng 64.410 350 2.821.802 7.148.612 38.572 5.137 988
1 49950E 0,42 0,04 0,01 2,66 13.612 50
BP-
2 7-122 50000E 0,44 0,04 0,01 2,66 6.161 50 482.173 1.282.039 5.651 533 154
XTB
3 50050E 0,42 0,03 0,01 2,65 5.949 50 302.745 802.939 3.347 211 90
Trung bình 0,43 0,04 0,01 2,66
Tổng 25.722 150 784.918 2.084.978 8.997 744 245
1 50050E 0,48 0,06 0,01 2,64 37.784
BP-
2 9-122 50100E 0,48 0,06 0,01 2,64 2.508 50 833.803 2.201.287 10.463 1,219 259
XTB
3 50125E 0,44 0,06 0,01 2,64 2.509 25 20.904 55.272 244 32 7
Trung bình 0,47 0,06 0,01 2,64

314
Tên Khoảng Khối lượng kim
Trung bình 2 mặt cắt liền kề Trữ Trữ lượng
khối – Diện cách loại đi kèm
Số Thân Thể tích lượng/ Tài kim loại
cấp Tuyến Thể tích giữa 2 mặt
TT quặng (m3) nguyên Ni Cu Co
trữ Ni % Cu % Co % trọng (m2) cắt
(tấn) (Tấn) (Tấn) (Tấn)
lượng T/m3 liền kề (m)
Tổng 42.801 75 854.707 2.256.559 10.707 1.251 266
Tổng BP-XTB 13.023.108 34.031.450 170.718 19.252 4.289
1 49800E 0,34 0,01 0,01 2,76 7.738 25 64.483 177.655 612 13 15
2 49850E 0,37 0,02 0,01 2,75 11.047 50 469.625 1.291.075 4.833 277 119
3 BP- 49900E 0,36 0,02 0,01 2,72 14.571 50 638.423 1.733.351 6.206 297 156
8-122
4 XTA 49990E 0,33 0,01 0,01 2,70 522 50 297.497 802.947 2.647 45 67
5 50000E 0,60 0,07 0,01 2,68 8.779 50 190.674 510.613 3.052 381 66
6 50050E 0,54 0,06 0,01 2,68 6.178 50 373.907 1.003.203 5.390 583 118
50075E 0,34 0,01 0,01 2,70 6.177 25 51,480 139,114 479 7 11
Trung bình 0,41 0,03 0,01 2,71
Tổng BP-XTA 55.012 300 2.086.089 5.657.958 23.219 1.603 552
Tổng BP-XTA+BP-XTB 39.689.408 193.937 20.856 4.841

315
Bảng VI.5: Bảng tổng hợp trữ lượng (122) quặng sulfua xâm tán tiểu khu Bản Phúc
Tên khối Hàm lượng trung bình Trữ lượng Nguyên tố đi kèm
Số Thân Trữ lượng
– cấp trữ kim loại Ni Cu Co
TT quặng Ni % Cu % Co % (tấn)
lượng (Tấn) (Tấn) (Tấn)
1 1-122 0,48 0,05 0,01 1.899.121 9.112 1.037 237
2 2-122 0,52 0,06 0,01 5.178.450 27.133 2.995 655
3 3-122 0,49 0,05 0,01 5.938.680 29.112 2.780 727
4 BP- 4-122 0,51 0,06 0,01 3.971.986 20.182 2.451 494
5 XTB 5-122 0,48 0,05 0,01 5.553.064 26.903 2.859 678
6 6-122 0,54 0,07 0,01 7.148.612 38.572 5.137 988
7 7-122 0,43 0,04 0,01 2.084.978 8.997 744 245
8 9-122 0,47 0,06 0,01 2.256.559 10.707 1.251 266
Tổng BP-XTB 0,50 0,06 0,01 34.031.450 170.718 19.254 4.290
BP-
1 8-122 0,41 0,03 0,01 5.657.958 23.219 1.603 552
XTA
Tổng BP-XTA 0,41 0,03 0,01 5.657.958 23.219 1.603 552
Tổng BP-XTA+BP-
0,49 0,05 0,01 39.689.408 193.937 20.857 4.842
XTB

316
Bảng VI.6: Bảng tóm tắt tính tài nguyên (222) quặng sulfua xâm tán tiểu khu Bản Phúc
Trữ Trữ Nguyên tố đi
Tên Trung bình khối 2 mặt cắt liền kề Khoảng cách
Diện lượng/ lượng kèm
Số Thân khối – giữa 2 mặt cắt Thể tích
Tuyến tích Tài kim
TT quặng cấp trữ Thể trọng liền kề (m3) Cu Co
Ni % Cu % Co % (m2) nguyên loại Ni
lượng T/m3 (m) (Tấn) (Tấn)
(tấn) (Tấn)
1 49300E 0,57 0,10 0,01 2,59 1.886 25 23.581 61.191 351 60 8
2 49350E 0,53 0,08 0,01 2,56 407 50 52.836 135.477 711 111 18
3 BP-XTB 1a-222 49400E 0,53 0,06 0,01 2,35 510 50 22.930 53.910 287 32 6
4 49425E 0,53 0,06 0,01 2,28 510 25 6.375 14.506 77 9 2
Tổng 265.084 1.426 212 33
1 49300E 0,38 0,03 0,01 2,82 509 25 6.359 17.960 68 5 2
2 49350E 0,36 0,03 0,01 2,55 374 50 22.075 56.183 202 20 6
3 49400E 0,35 0,05 0,01 2,50 246 50 15.500 38.759 136 19 5
BP-XTB 1b-222
4 49450E 0,38 0,05 0,01 2,58 871 50 26.320 67.991 260 34 8
5 49500E 0,40 0,05 0,01 2,52 105 50 21.317 53.722 213 24 6
Tổng 234.615 879 102 27
1 49500E 0,46 0,09 0,02 2,52 246 25 3.071 7.743 36 7 1
BP-XTB 1c-222
2 Tổng 7.743 36 7 1
Trung bình 0,46 0,06 0,01 2,53
Tổng 1-222 5.664 400 200.364 507.442 2.341 321 62
1 49500E 0,46 0,09 0,02 2,52 246 25 3.071 7.743 36 7 1
2 49550E 0,67 0,12 0,01 2,55 1.665 50 42.511 108.340 726 131 16
3 BP-XTB 2a-222 49600E 0,66 0,11 0,01 2,54 781 50 59.791 151.814 1.005 171 21
4 49650E 0,45 0,05 0,01 2,54 603 50 34.610 87.743 395 47 11
Tổng 355.640 2.162 355 49
1 49500E 0,58 0,02 0,01 2,50 105
2 49550E 0,82 0,11 0,01 2,50 131 50 5.900 14.742 121 15 2
3 BP-XTB 2b-222 49600E 0,61 0,09 0,01 2,52 381 50 12.245 30.822 189 28 4
4 49650E 0,40 0,04 0,01 2,49 18 50 8.028 20.025 80 9 2
Tổng 65.589 390 53 8
Trung bình 0,61 0,10 0,01 2,54
Tổng 2-222 3.930 325 166.156 421.229 2.552 408 57
1 49650E 0,42 0,05 0,01 2,56 603
BP-XTB 3-222
2 49700E 0,46 0,07 0,01 2,48 1.693 50 55.115 136.678 622 89 17
317
Trữ Trữ Nguyên tố đi
Tên Trung bình khối 2 mặt cắt liền kề Khoảng cách
Diện lượng/ lượng kèm
Số Thân khối – giữa 2 mặt cắt Thể tích
Tuyến tích Tài kim
TT quặng cấp trữ Thể trọng liền kề (m3) Cu Co
Ni % Cu % Co % (m2) nguyên loại Ni
lượng T/m3 (m) (Tấn) (Tấn)
(tấn) (Tấn)
3 49750E 0,46 0,07 0,01 2,45 1.271 50 74.103 181.372 829 119 24
4 49800E 0,76 0,12 0,01 2,39 1.742 50 75.305 180.136 1.371 219 26
Trung bình 0,57 0,09 0,01 2,44
Tổng 3-222 5.309 150 204.523 498.186 2.822 427 66
1 49800E 0,33 0,04 0,01 2,38 270 25 3.371 8.013 26 3 1
2 49850E 0,45 0,06 0,01 2,50 459 50 18.009 44.979 200 26 6
3 49900E 0,55 0,10 0,02 2,58 260 50 17.735 45.788 252 45 7
4 BP-XTB 4a-222 49950E 0,72 0,15 0,02 2,48 1.370 50 37.109 91.957 658 138 15
5 50000E 0,69 0,13 0,02 2,42 1.178 50 63.710 154.146 1.064 204 23
6 50050E 0,67 0,13 0,02 2,47 1.947 50 78.140 193.386 1.304 253 29
Tổng 538.269 3.504 669 82
1 49700E 0,38 0,03 0,01 2,47 18
2 49700E 0,36 0,02 0,01 2,46 381 50 8.028 19.725 72 4 2
3 49750E 0,34 0,01 0,01 2,41 60 50 9.872 23.776 80 3 2
BP-XTB 4b-222
4 49800E 0,34 0,02 0,01 2,82 131 50 4.664 13.166 44 2 1
5 49825E 0,34 0,02 0,01 3,23 131 25 1.638 5.288 18 1 1
Tổng 61.955 214 10 6
Trung bình 0,62 0,11 0,01 2,48
Tổng 4-222 6.205 450 242.276 600.224 3.717 679 88
1 BP-XTB 5-222
1 49800E 0,32 0,00 0,01 2,27 3.220 25 26.831 60.892 197 2 6
2 49800E 0,59 0,07 0,01 2,26 4.961
3 49850E 0,78 0,11 0,02 2,36 8.873 50 341.152 805.725 6.321 861 127
4 49900E 0,82 0,12 0,02 2,44 2.609 50 271.569 663.136 5.452 782 114
BP-XTB 6a-222
5 49950E 0,67 0,11 0,02 2,57 2.251 50 121.503 312.638 2.094 345 51
6 50000E 0,61 0,11 0,02 2,62 201 50 52.069 136.388 832 145 22
7 50025E 0,61 0,11 0,02 2,81 201 25 2.511 7.048 43 8 1
Tổng 1.985.827 14.939 2.144 320
1 49900E 0,51 0,06 0,01 2,37 983 25 12.281 29.107 147 16 3
2 BP-XTB 6b-222 49950E 0,54 0,06 0,01 2,45 1.915 50 71.155 174.068 947 111 23
3 50000E 0,48 0,06 0,01 2,59 1.622 50 88.418 228.780 1.099 129 28
318
Trữ Trữ Nguyên tố đi
Tên Trung bình khối 2 mặt cắt liền kề Khoảng cách
Diện lượng/ lượng kèm
Số Thân khối – giữa 2 mặt cắt Thể tích
Tuyến tích Tài kim
TT quặng cấp trữ Thể trọng liền kề (m3) Cu Co
Ni % Cu % Co % (m2) nguyên loại Ni
lượng T/m3 (m) (Tấn) (Tấn)
(tấn) (Tấn)
4 50050E 0,58 0,08 0,01 2,50 878 50 61.533 154.016 896 124 18
Tổng 585.971 3.090 380 72
Trung bình 0,70 0,10 0,02 2,45
Tổng 6-222 27.713 425 1.049.022 2.571.798 18.029 2.525 392
1 BP-XTB 7-222
1 50050E 0,40 0,04 0,01 2,65 529 25 6.611 17.533 70 7 2
2 50100E 0,56 0,08 0,01 2,33 1.709 50 53.152 123.757 696 101 16
BP-XTB 9a-222
3 50125E 0,56 0,08 0,01 2,00 1.709 25 21.368 42.836 241 35 6
Tổng 184.126 1.007 143 24
1 50050E 0,54 0,08 0,01 2,50 878
2 50100E 0,61 0,09 0,01 2,45 32 50 17.963 43.971 269 41 5
BP-XTB 9b-222
3 50125E 0,61 0,09 0,01 2,33 32 25 403 938 6 1 0
Tổng 44.909 275 42 5
1 50075E 0,71 0,15 0,02 2,47 1.947 25 24.341 60.189 426 87 9
BP-XTB 9c-222
Tổng 60.189 426 87 9
Trung bình 0,59 0,09 0,01 2,34
Tổng 9-222 6.837 200 123.838 289.224 1.707 272 39
Tổng BP-XTB 4.888.102 31.169 4.632 704
1 BP-XTA 8-222 49900E 0,32 0,00 0,01 2,60 2.996 50 74.905 194.901 619 9 15
Trung bình 0,32 0,00 0,01 2,60
Tổng 8-222 2.996 50 74.905 194.901 619 9 15
Tổng BP-XTA 194.901 619 9 15
Tổng BP-XTA+BP-XTB 5.083.004 31.787 4.641 719

319
Bảng VI.7: Bảng tổng hợp tài nguyên (222) quặng sulfua xâm tán tiểu khu Bản Phúc
Tên khối – Hàm lượng trung bình Tài nguyên Nguyên tố đi kèm
Số Thân Tài nguyên
cấp tài kim loại Ni Cu Co
TT quặng Ni % Cu % Co % (tấn)
nguyên (Tấn) (Tấn) (Tấn)
1 1-222 0,46 0,06 0,01 507.442 2.341 321 62
2 2-222 0,61 0,10 0,01 421.229 2.552 408 57
3 3-222 0,57 0,09 0,01 498.186 2.822 427 66
4 4-222 0,62 0,11 0,01 600.224 3.717 679 88
BP-XTB
5 5-222 - - - - - - -
6 6-222 0,70 0,10 0,02 2.571.798 18.029 2.525 392
7 7-222 - - - - - - -
8 9-222 0,59 0,09 0,01 289.224 1.707 272 39
Tổng BP-XTB 0,64 0.09 0,01 4.888.103 31,168 4.632 704
1 BP-XTA 8-222 0,32 0,00 0,01 194.901 619 9 15
Tổng BP-XTA 0,32 0,00 0,01 194.901 619 9 15
Tổng BP-XTA+BP-XTB 0,63 0,09 0,01 5.083.004 31.787 4.641 719
Bảng VI.8: Bảng tổng hợp trữ lượng (122) - tài nguyên (222) quặng sulfua xâm tán tiểu khu Bản Phúc
Tên khối – Trữ lượng Nguyên tố đi kèm Tên khối – Tài Tài nguyên Nguyên tố đi kèm Tỷ lệ
Số Thân Trữ lượng
cấp trữ kim loại Ni Cu Co cấp tài nguyên kim loại Ni Cu Co tài nguyên/
TT quặng (tấn)
lượng (Tấn) (Tấn) (Tấn) nguyên (tấn) (Tấn) (Tấn) (Tấn) trữ lượng (%)
1 1-122 1.899.121 9.112 1.037 237 1-222 507.442 2.341 321 62 27
2 2-122 5.178.450 27.133 2.995 655 2-222 421.229 2.552 408 57 8
3 3-122 5.938.680 29.112 2.780 727 3-222 498.186 2.822 427 66 8
4 4-122 3.971.986 20.182 2.451 494 4-222 600.224 3.717 679 88 15
BP-XTB
5 5-122 5.553.064 26.903 2.859 678 5-222 - - - -
6 6-122 7.148.612 38.572 5.137 988 6-222 2.571.798 18.029 2.525 392 36
7 7-122 2.084.978 8.997 744 245 7-222 - - - -
8 9-122 2.256.559 10.707 1.251 266 9-222 289.224 1.707 272 39 13
Tổng BP-XTB 34.031.450 170.718 19.254 4.290 4.888.103 31.168 4.632 704 14
1 BP-XTA 8-122 5.657.958 23.219 1.603 552 8-222 194.901 619 9 15 4
Tổng BP-XTA 5.657.958 23.219 1.603 552 194.901 619 9 15 4
Tổng BP-XTA+BP-XTB 39.689.408 193.937 20.857 4.842 5.083.004 31.787 4.641 719 13

320
Bảng VI.9: Bảng tóm tắt tính trữ lượng (122) quặng sulfua xâm tán tiểu khu Bản Khoa

Tên Khoảng Trữ Khối lượng


Trung bình 2 mặt cắt liền kề
khối – Diện cách Trữ lượng/ lượng kim loại đi kèm
Số Thân Thể tích
cấp Tuyến tích giữa 2 mặt Tài nguyên kim loại
TT quặng Thể (m3)
trữ Ni Co (m2) cắt (tấn) Ni Cu Co
Cu % trọng
lượng % % liền kề (m) (Tấn) (Tấn) (Tấn)
T/m3
1 49700E 0,29 0,02 0,01 2,93 219 25 2.743 8.037 23 2 1
BK-
2 10-122 49750E 0,32 0,04 0,02 2,84 193 50 10.320 29.309 94 13 5
XTA
3 49775E 0,33 0,05 0,02 25 2.418 6.867 23 3 1
Trung bình 0.32 0,04 0,02 2,86
Tổng 413 100 15.481 44.213 140 18 7
1 49650E 0,26 0,03 0,01 2,92 39 25 484 1.413 4 0 0
2 49700E 0,35 0,05 0,02 2,92 1.392 50 27.721 81.063 287 41 14
BP-
3 11-122 49750E 0,36 0,05 0,02 2,89 288 50 38.575 111.626 398 56 20
XTA
4 49800E 0,35 0,05 0,02 2,75 641 50 22.649 62.376 218 28 12
5 49825E 0,36 0,05 0,02 2,72 641 25 8.009 22.057 79 11 4
Trung bình 0.35 0,05 0,02 2,86
Tổng 3.001 200 97.438 278.535 986 136 50
Tổng BK-XTA 322.748 1.126 154 57
1 49650E 0,35 0,05 0,02 3,06 176 13 1.097 3.351 12 2 1
2 49700E 0,35 0,05 0,02 2,96 676 50 19.939 59.085 208 27 10
BK-
3 12-122 49750E 0,34 0,04 0,01 2,87 273 50 22.983 65.916 224 26 9
XTB
4 49800E 0,31 0,03 0,01 2,71 693 50 24.155 65.460 201 20 9
5 49825E 0,31 0,03 0,02 2,71 693 25 8.665 23.482 73 7 4
Trung bình 0.33 0,04 0,02 2,83
Tổng 2.511 188 76.839 217.294 716 81 33
1 BK- 49650E 0,38 0,06 0,01 2,91 1.441 25 18.006 52.397 198 33 7
13-122
2 XTB 49700E 0,39 0,07 0,02 2,94 379 50 42.627 125.180 486 82 19

321
Tên Khoảng Trữ Khối lượng
Trung bình 2 mặt cắt liền kề
khối – Diện cách Trữ lượng/ lượng kim loại đi kèm
Số Thân Thể tích
cấp Tuyến tích giữa 2 mặt Tài nguyên kim loại
TT quặng Thể (m3)
trữ Ni Co (m2) cắt (tấn) Ni Cu Co
lượng Cu % trọng liền kề (m) (Tấn)
% % (Tấn) (Tấn)
T/m3
3 49750E 0,45 0,07 0,02 2,88 561 50 23.500 67.739 306 46 13
4 49800E 0,38 0,05 0,02 2,85 1.560 50 53.043 151.260 582 77 28
5 49825E 0,34 0,04 0,02 2,85 1.560 25 19.504 55.619 190 24 10
Trung bình 0.39 0,06 0,02 2,89
Tổng 5.501 200 156.679 452.195 1.762 262 78
1 49600E 0,34 0,13 0,01 2,98 136 13 850 2.533 9 3 0
2 49650E 0,32 0,06 0,01 2,86 351 50 11.765 33.647 108 20 3
3 BK- 49700E 0,43 0,08 0,01 2,78 1.585 50 44.708 124.177 535 96 16
14-122
4 XTB 49750E 0,36 0,05 0,01 2,81 3.601 50 126.240 355.275 1.290 194 39
5 49800E 0,36 0,05 0,01 2,83 1.831 50 135.783 383.721 1.378 185 38
6 49850E 0,40 0,06 0,01 2,81 352 50 49.742 139.691 556 78 14
Trung bình 0.37 0,06 0,01 2,82
Tổng 7.855 263 369.087 1.039.045 3.876 576 110
Tổng BK-XTB 1.708.534 6.354 919 221
1 49650E 0,47 0,14 0,02 2,79 192 25 2.394 6.667 32 9 2

2 49700E 0,36 0,06 0,02 2,86 1.269 50 32.558 92.993 331 56 18


BK-
3 15-122 49750E 0,37 0,05 0,02 2,91 3.733 50 119.631 347.691 1.304 171 66
XTC
4 49800E 0,41 0,05 0,02 2,92 520 50 94.075 275.102 1.120 139 52

5 49825E 0,43 0,06 0,02 2,92 520 25 6.494 18.990 82 11 4


Trung bình 0.39 0,05 0,02 2,91
Tổng 6.232 200 255.151 741.443 2.869 386 142

322
Tên Khoảng Trữ Khối lượng
Trung bình 2 mặt cắt liền kề
khối – Diện cách Trữ lượng/ lượng kim loại đi kèm
Số Thân Thể tích
cấp Tuyến tích giữa 2 mặt Tài nguyên kim loại
TT quặng Thể (m3)
trữ Ni Co (m2) cắt (tấn) Ni Cu Co
lượng Cu % trọng liền kề (m) (Tấn)
% % (Tấn) (Tấn)
T/m3
1 49650E 0,34 0,13 0,02 2,76 352 25 4.399 12.119 42 16 2
BK-
2 16-122 49700E 0,31 0,07 0,01 2,71 838 50 28.880 78.265 244 56 10
XTC
3 49750E 0,40 0,07 0,01 2,77 3.492 50 100.676 278.441 1.118 197 34
Trung bình 0.38 0,07 0,01 2,75
Tổng 4.682 125 133.955 368.825 1.405 269 46
1 49750E 0,43 0,08 0,01 2,81 3.492
BK-
2 17-122 49800E 0,39 0,07 0,01 2,80 5.826 50 232.953 651.749 2,561 469 74
XTC
3 49825E 0,35 0,06 0,01 2,80 5.826 25 72.825 203.748 723 131 20
Trung bình 0.38 0,07 0,01 2,80
Tổng 15.144 75 305.778 855.497 3,284 599 94
Tổng BK-XTC 694.884 1.965.765 7.558 1.254 282

Tổng BK-XTA+BK-XTB+BK-XTC 3.997.047 15.038 2.327 560

323
Bảng VI.10: Bảng tổng hợp kết quả tính trữ lượng (122) quặng sulfua xâm tán Bản Khoa

Hàm lượng trung bình Trữ Nguyên tố đi kèm


lượng
Tên khối Trữ
Số Thân kim
– cấp trữ Cu Co lượng Cu Co
TT quặng Ni % loại
lượng % % (tấn) (Tấn) (Tấn)
Ni
(Tấn)
1 BK- 10-122 0,32 0,04 0,02 44.213 140 18 7
2 XTA 11-122 0,35 0,05 0,02 278.535 986 136 50
Tổng BK-XTA 0,35 0,05 0,02 322.748 1.126 154 57
3 12-122 0,33 0,04 0,02 217.294 716 81 33
BK-
1 13-122 0,39 0,06 0,02 452.195 1.762 262 78
XTB
2 14-122 0,37 0,06 0,01 1.039.045 3.876 576 110
Tổng BK-XTB 0,37 0,05 0,01 1.708.534 6.354 919 221
3 15-122 0,39 0,05 0,02 741.443 2.869 386 142
BK-
1 16-122 0,38 0,07 0,01 368.825 1.405 269 46
XTC
2 17-122 0,38 0,07 0,01 855.497 3.284 599 94
Tổng BK-XTC 0,38 0,06 0,01 1.965.765 7.558 1.254 282
Tổng BP-XTA+BP-
0,38 0,06 0,01 3.997.047 15.038 2.327 560
XTB

324
Bảng VI.11: Bảng tóm tắt tính tài nguyên (222) quặng sulfua xâm tán Bản Khoa
Trung bình khối 2 mặt cắt liền kề Trữ Nguyên tố đi kèm
Khoảng cách Trữ
Tên khối – Diện Thể lượng
Số Thân Thể giữa 2 mặt cắt lượng/ Tài
cấp trữ Tuyến tích tích kim loại Cu Co
TT quặng Ni % Cu % Co % trọng liền kề nguyên
lượng (m2) (m3) Ni (Tấn) (Tấn)
T/m3 (m) (tấn)
(Tấn)
1 BK-XTA 10-222 49700E 0,39 0,06 0,02 2.44 213 50 5.320 12.981 51 8 3
Trung bình 0.39 0,06 0,02 2,44
Tổng 213 50 5.320 12.981 51 8 3
1 BK-XTA 11-222 49700E 0,35 0,04 0,01 2.59 738 50 18.438 47.661 165 21 5
Trung bình 0.35 0,04 0,01 2,59
Tổng 738 50 18.438 47.661 165 21 5
Tổng BK-XTA 60.642 216 29 8
1 49650E 0,39 0,10 0,01 2.57 330 25 4.126 10.604 41 11 1
2 49700E 0,34 0,07 0,01 2.54 390 50 17.995 45.617 156 32 5
BK-XTB 14-222
3 49750E 0,29 0,04 0,01 2.67 149 50 13.458 35.932 105 14 4
4 49775E 0,31 0,03 0,01 2.84 149 25 1.858 5.277 16 2 1
Trung bình 0.33 0,06 0,01 2,60
Tổng 1,017 150 37.437 97.430 319 58 10
Tổng BK-XTB 97.430 319 58 10
1 49650E 0,36 0,09 0,01 2.54 59 25 740 1.880 7 2 0
BK-XTC 16-222 49700E 0,31 0,05 0,01 2.53 226 50 6.685 16.892 52 9 2
2 49725E 0,29 0,04 0,01 2.50 226 25 2.828 7.070 21 3 1
Trung bình 0.31 0,05 0,01 2,52
Tổng 512 100 10.253 25.841 79 13 3
Tổng BK-XTC 25.841 79 13 3
Tổng BK-XTA+BK-XTB+BK-XTC 183.913 614 100 21

325
Bảng VI.12: Bảng tổng hợp kết quả tính tài nguyên (222) quặng sulfua xâm tán Bản Khoa
Hàm lượng trung bình Trữ lượng Nguyên tố đi kèm
Tên khối – Trữ
Số Thân kim loại
cấp trữ lượng Cu Co
TT quặng Ni % Cu % Co % Ni
lượng (tấn) (Tấn) (Tấn)
(Tấn)
1 BK- 10-222 0,39 0.06 0.02 12.981 51 8 3
2 XTA 11-222 0,35 0.04 0.01 47.661 165 21 5
Tổng BK-XTA 0,36 0.05 0,01 60.642 216 29 8
3 12-222 - - - - - - -
BK-
1 13-222 - - - - - - -
XTB
2 14-222 0,33 0.06 0.01 97.430 319 58 10
Tổng BK-XTB 0,33 0.06 0,01 97.430 319 58 10
3 15-222 - - - - - - -
BK-
1 16-222 0,31 0.05 0.01 25.841 79 13 3
XTC
2 17-222 - - - - - - -
Tổng BK-XTC 0,31 0,05 0,01 25.841 79 13 3
Tổng BK-XTA+BK-XTB 0,33 0,05 0,01 183.913 614 100 21

326
Bảng VI.13: Bảng tổng hợp trữ lượng (122) - tài nguyên (222) quặng sulfua xâm tán tiểu khu Bản Khoa
Trữ Nguyên tố đi Tài
Tên Nguyên tố đi kèm Tỷ lệ
Trữ lượng kèm Tên khối Tài nguyên
Số Thân khối – tài nguyên/
lượng kim loại – cấp tài nguyên kim loại
TT quặng cấp trữ Cu Co Cu Co trữ lượng
(tấn) Ni nguyên (tấn) Ni
lượng (Tấn) (Tấn) (Tấn) (Tấn) (%)
(Tấn) (Tấn)
1 BK- 10-122 44.213 140 18 7 10-222 12.981 51 8 3 29
2 XTA 11-122 278.535 986 136 50 11-222 47.661 165 21 5 17
Tổng BK-XTA 322.748 1.126 154 57 60.642 216 29 8 19
3 12-122 217.294 716 81 33 12-222 - - - - -
BK-
1 13-122 452.195 1,762 262 78 13-222 - - - - -
XTB
2 14-122 1.039.045 3,876 576 110 14-222 97.430 319 58 10 9
Tổng BK-XTB 1.708.534 6.354 919 221 97.430 319 58 10 6
3 15-122 741.443 2,869 386 142 15-222 - - - - -
BK-
1 16-122 368.825 1,405 269 46 16-222 25.841 79 13 3 7
XTC
2 17-122 855.497 3,284 599 94 17-222 - - - - -
Tổng BK-XTC 1.965.765 7.558 1.254 282 25.841 79 13 3 1
Tổng BK-XTA+BK-
3.997.047 15.038 2.327 560 183.913 5
XTB 614 100 21

327
Bảng VI.14: Bảng tổng hợp kết quả tính trữ lượng quặng sulfua xâm tán
Tên Hàm lượng trung bình Trữ Khối lượng kim
Trữ lượng
Số Tiểu Loại Thân khối – khối lượng loại đi kèm
Khu quặng
TT khu quặng quặng cấp trữ Ni Cu Co kim loại
(tấn) Cu (tấn) Co (tấn)
lượng (%) (%) (%) Ni (tấn)
1 1-122 1.899.121 0,48 0,05 0,01 9.112 1.037 237
2 2-122 5.178.450 0,52 0,06 0,01 27.133 2.995 655
3 3-122 5.938.680 0,49 0,05 0,01 29.112 2.780 727
4 4-122 3.971.986 0,51 0,06 0,01 20.182 2.451 494
BP-
5 5-122 5.553.064 0,48 0,05 0,01 26.903 2.859 678
XTB
6 6-122 7.148.612 0,54 0,07 0,01 38.572 5.137 988
Bản Xâm
7 7-122 2.084.978 0,43 0,04 0,01 8.997 744 245
Phúc tán
8 9-122 2.256.559 0,47 0,06 0,01 10.707 1.251 266
Tổng 34.031.450 0,50 0,06 0,01 170.718 19.254 4,290
BP-
9 8-122 5.657.958 0,41 0,03 0,01 23.219
XTA 1.603 552
Tạ
BP-XTA+BP-
Tổng Khoa 39.689.408 0,49 0,05 0,01 193.937 20.857 4.842
XTB
1 BK- 10-122 44.213 0,32 0,04 0,02 140 18 7
2 XTA 11-122 278.535 0,35 0,05 0,02 986 136 50
3 12-122 217.294 0,33 0,04 0,02 716 81 33
BK-
4 13-122 452.195 0,39 0,06 0,02 1.762 262 78
XTB
5 Bản Xâm 14-122 1.039.045 0,37 0,06 0,01 3.876 576 110
6 Khoa tán 15-122 741.443 0,39 0,05 0,02 2.869 386 142
BK-
7 16-122 368.825 0,38 0,07 0,01 1.405 269 46
XTC
8 17-122 855.497 0,38 0,07 0,01 3.284 599 94
BK-XTA+BK-
Tổng 3.997.047 0,38 0,06 0,01 15.038 2.327 560
XTB+ BK-XTC
Tổng trữ lượng quặng xâm tán 43.686.455 208.975 23.184 5.402
328
Bảng VI.15: Bảng kết quả tính tài nguyên cấp 222 quặng sulfua xâm tán (quặng OXH)
Tài Hàm lượng trung bình Tài Khối lượng kim loại
Tên khối
Số Tiểu Loại Thân nguyên khối nguyên đi kèm
Khu – cấp tài
TT khu quặng quặng quặng kim loại
nguyên Ni (%) Cu (%) Co (%) Cu (tấn) Co (tấn)
(tấn) Ni (tấn)
1 1-222 507.442 0,46 0,06 0,01 2.341 321 62
2 2-222 421.229 0,61 0,10 0,01 2.552 408 57
3 3-222 498.186 0,57 0,09 0,01 2.822 427 66
4 4-222 600.224 0,62 0,11 0,01 3.717 679 88
5 BP-XTB 5-222
Bản
6 Xâm tán 6-222 2.571.798 0,70 0,10 0,02 18.029 2.525 392
Phúc
7 7-222
8 9-222 289.224 0,59 0,09 0,01 1.707 272 39
Tổng 4.888.103 0,64 0,09 0,01 31.168 4.632 704
9 BP-XTA 8-222 194.901 0,32 0,00 0,01 619 9 15
Tổng Tạ BP-XTA+BP-XTB 5.083.004 0.63 0,09 0,01 31,787 4.641 719
Khoa
1 10-222 12.981 0,39 0,06 0,02 51 8 3
BK-XTA
2 11-222 47.661 0,35 0,04 0,01 165 21 5
3 12-222
4 BK-XTB 13-222
5 Bản 14-222 97.430 0,33 0,06 0,01 319 58 10
6 Xâm tán 15-222
Khoa
7 BK-XTC 16-222 25.841 0,31 0,05 0,01 79 13 3
8 17-222
BK-XTA+BK-XTB+
Tổng 183.913 0.33 0,05 0,01 614 100 21
BK-XTC
Tổng tài nguyên quặng xâm tán 5.266.917 32.401 4.741 740

329
+ Từ bảng tính trữ lượng, tài nguyên trên cho thấy các kim loại Cu và Co trong
quặng sulfua xân tán có hàm lượng rất thấp hàm lượng Cu biến đổi 0,03% đến 0,14%
trung bình 0,05%, hàm lượng Co biến đổi từ 0,01% đến 0,02% trung bình 0,01%, kết
quả nghiên cứu mẫu nghệ đã chỉ ra rằng, hiện nay các kim loại Cu và Co trong quặng
sulfua xâm tán chưa thể thu hồi trong quá trình tuyển và chưa có giá trị kinh tế.
VI.6.1.1. Kết quả tính trữ lượng và tài nguyên quặng sulfua Ni đặc sít

a. Trữ lượng cấp 122:


Tổng trữ lượng cấp 122 quặng đặc sít là: 1.790.221 tấn quặng, chứa 15.339 tấn Ni,
10.478 tấn Cu và 813 tấn Co. Trong đó:
- Khu Tạ Khoa: Trữ lượng cấp 122: 1.762.678 tấn quặng, chứa 15.029 tấn Ni,
10.305 tấn Cu và 804 tấn Co.
Trong đó:
+ Tiểu khu Bản Chạng: 1.001.937 tấn quặng, chứa 8.058 tấn kim loại Ni, 5.833 tấn
kim loại Cu và 506 tấn Co.
+ Tiểu khu Suối Đán: 414.892 tấn quặng, chứa 4.957 tấn kim loại Ni, 2.991 tấn kim
loại Cu và 179 tấn Co.
+Tiểu khu Bản Khằng: 308.565 tấn quặng, chứa 1.835 tấn kim loại Ni, 1.341 tấn
kim loại Cu và 112 tấn Co.
+Tiểu khu Suối Tào : 37.284 tấn quặng, chứa 179 tấn kim loại Ni, 140 tấn kim loại
Cu và 8 tấn Co.
- Khu Tà hộc: Trữ lượng cấp 122: 27.543 tấn quặng, chứa 310 tấn Ni, 173 tấn Cu
và 9 tấn Co.
Trong đó:
+ Tiểu khu Bản Mông: 12.849 tấn quặng, chứa 166 tấn kim loại Ni, 54 tấn kim loại
Cu và 5 tấn Co.
+ Tiểu khu Suối Phặng: 14.694 tấn quặng, chứa 144 tấn kim loại Ni, 119 tấn kim
loại Cu và 4 tấn Co.
b. Tài nguyên cấp 222:
Phân bố hoàn toàn trong khu Tạ Khoa với 321.641 tấn quặng, chứa 1.574 tấn kim
loại Ni, 1.328 tấn kim loại Cu, và 92 tấn Co.
Trong đó:
+ Tiểu khu Suối Đán: 23.549 tấn quặng, chứa 330 tấn kim loại Ni, 152 tấn kim loại
Cu và 12 tấn Co.
+ Tiểu khu Bản chạng: 298.092 tấn quặng, chứa 1.244 tấn kim loại Ni, 1.176 tấn
kim loại Cu và 80 tấn Co.
c. Tài nguyên cấp 333:
Tổng tài nguyên cấp 333 quặng đặc sít là: 2.276.341 tấn quặng, chứa 17.407 tấn
Ni, 6.738 tấn Cu, và 454 tấn Co (bảng 6.18). Trong đó:

330
- Khu Tạ Khoa: 930.016 tấn quặng, chứa 7.228 tấn Ni, 3.272 tấn Cu và 265 tấn
Co . Trong đó:
+ Tiểu khu Bản Chạng: 46.360 tấn quặng, chứa 257 tấn kim loại Ni , 341 tấn kim
loại Cu, và 22 tấn Co.
+ Tiểu khu Suối Đán: 151.197 tấn quặng, chứa 1.526 tấn kim loại Ni , 580 tấn kim
loại Cu, và 49 tấn Co.
+ Tiểu khu Bản Khằng: 276.232 tấn quặng, chứa 1.279 tấn kim loại Ni , 966 tấn kim
loại Cu, và 88 tấn Co.
+ Tiểu khu Phiêng Pót: 81.807 tấn quặng, chứa 381 tấn kim loại Ni, 36 tấn kim loại
Cu, và 8 tấn Co.
+ Tiểu khu Suối Tào: 208.404 tấn quặng, chứa 996 tấn kim loại Ni, 768 tấn kim loại
Cu, và 47 tấn Co.
- Khu Tà Hộc: 412.215 tấn quặng, chứa 3.659 tấn Ni, 1.479 tấn Cu, và 104 tấn Co.
Trong đó:
+ Tiểu khu Bản Mông: 311.157 tấn quặng, chứa 2.937 tấn kim loại Ni, 885 tấn kim
loại Cu, và 80 tấn Co.
+ Tiểu khu Suối Phặng: 101.058 tấn quặng, chứa 722 tấn kim loại Ni, 594 tấn kim
loại Cu, và 24 tấn Co.
- Khu Hồng Ngài: 934.110 tấn quặng, chứa 6.520 tấn Ni, 1.987 tấn, và 85 tấn Co.
Trong đó:
+ Tiểu khu Suối Háo: 679.994 tấn quặng, chứa 3.569 tấn kim loại Ni, 1.428 tấn kim
loại Cu, và 50 tấn Co.
+ Tiểu khu Suối Chanh: 254.116 tấn quặng, chứa 2.951 tấn kim loại Ni, 559 tấn kim
loại Cu, và 35 tấn Co.

331
Bảng V.16: Bảng kết quả tính trữ lượng quặng sulfua đặc sít
Khối lượng
Hàm lượng trung bình Trữ lượng kim nguyên tố
Loại Tên khối Trữ lượng
TT Khu Tiểu khu Thân quặng khối (%) loại (tấn) kim loại đi
quặng – cấp TL quặng (tấn)
kèm (tấn)
Ni Cu Co Ni Cu Co
1 I-122 132.753 1,30 0,65 0,05 1.722 868 66
2 II-122 125.654 1,01 0,69 0,03 1.269 868 43
Suối Đán Đặc sít SD-TQ
3 III-122 156.485 1,26 0,80 0,04 1.966 1.255 70
Tổng 414.892 1,19 0,72 0,04 4.957 2.991 179
1 IV-122 113.403 0,60 0,80 0,06 684 912 69
2 V-122 106.446 1,40 0,65 0,18 1.485 689 91
3 BC-TQ1 VI-122 215.621 0,76 0,49 0,05 1.633 1.067 97
4 TK2-122 395 0,40 0,32 0,02 2 1
5 TK3-122 263 0,77 0,47 0,04 2 1
Tạ
Tổng Bản Chạng Đặc sít BC-TQ1 436.128 0,87 0,61 0,08 3.806 2.670 257
Khoa
1 VII-122 287.561 0,77 0,59 0,05 2.217 1.708 133
2 BC-TQ2 VIII-122 270.403 0,74 0,53 0,04 2.002 1.436 113
3 TK4-122 7.845 0,42 0,24 0,02 33 19 2
Tổng BC-TQ2 565.809 0,75 0,56 0,04 4.252 3.163 248
Tổng BC-TQ1 + BC-TQ2 1.001.937 0,80 0,58 0,06 8.058 5.833 505
1 BKh-TQ1 IX-122 246.536 0,53 0,41 0,03 1.314 1.014 84
2 Bản Khằng Đặc sít BKh-TQ2 X-122 62.029 0,84 0,53 0,05 521 327 28
Tổng BKh-TQ1 +BKh-TQ2 308.565 0,59 0,43 0,04 1.835 1.341 112
1 Suối Tào Đặc sít ST-TQ XV-122 37.284 0,48 0,38 0,02 179 140 8
1 XI-122 4.546 1,03 0,66 0,01 47 30
2 XII-122 1.681 1,32 0,29 0,07 22 5 1
Tà Bản Mông Đặc sít BM-TQ
3 XIII-122 6.622 1,47 0,29 0,06 97 19 4
Hộc
Tổng 12.849 1,29 0,42 0,04 166 54 5
1 Suối Phặng Đặc sít SP-TQ XIV-122 14.694 0,98 0,81 0,03 144 119 4
Tổng quặng đặc sít 1.790.221 0,86 0,59 0,05 15.339 10.478 813

332
Bảng VI.17: Bảng kết quả tính tài nguyên cấp 222 quặng sulfua đặc sít (loại quặng OXH)
Khối lượng
Tên Tên Tài nguyên Hàm lượng trung bình Tài nguyên kim loại nguyên tố
Loại quặng khối (tấn) kim loại đi
Số TT Khu Tiểu khu thân khối –
quặng kèm (tấn)
quặng cấp TN
tấn Ni % Cu % Co % Ni Cu Co
Tổng SD-TQ1 Suối Đán SD-TQ1 III-222 23.549 1,40 0,65 0,05 330 152 12
1 IV-222 16.623 0,35 0,21 0,03 59 35 5
2 V-222 211.782 0,44 0,46 0,03 929 967 61
3 BC-TQ1 VI-222 13.876 0,48 0,26 0,03 66 36 4
4 TK2-222 375 0,39 0,12 0,02 1
5 Tạ TK3-222 1.386 0,77 0,47 0,04 11 6
Bản Đặc sít 244.042 0,44 0,43 0,03 1.066 1.044 70
Tổng BC-TQ1 Khoa
Chạng
1 VII-222 18.396 0,41 0,19 0,02 75 36 4
2 VIII-222 9.111 0,26 0,10 0,02 24 9 1
BC-TQ2
3 TK4-222 6.844 0,23 0,09 0,02 16 6 1
4 TK5-222 19.699 0,32 0,41 0,02 63 81 4
Tổng BC-TQ2 54.050 0,33 0,25 0,02 178 132 10
Tổng BC-TQ1+BC-TQ2 298.092 0,42 0,39 0,03 1.244 1.176 80
Tổng quặng đặc sít 321.641 0,49 0,41 0,03 1.574 1.328 92

333
Bảng VI.18: Bảng tổng hợp kết quả tính tài nguyên cấp 333
Diện Chiều Hàm lượng TB Trữ lượng, tài nguyên
Diện
Số hiệu Số hiệu tích dày Tài nguyên (%) kim loại Phương
Số Tiểu tích SG
thân khối - tài chiếu TB quặng pháp
TT khu thật (T/m3) Ni Cu Co
quặng nguyên đứng TQ (cấp 333) Ni Cu Co tính
(m2) (tấn) (tấn) (tấn)
(m2) (m)
I-333 1,07 3,08 11.028 1,13 0,52 0,04 125 57 4 MCSS
II-333 2,33 3,29 18.273 0,91 0,55 0,04 167 101 7 MCSS
III-333 1,33 3,37 30.936 1,31 0,73 0,05 406 225 16 MCSS
SD-
TK1-333 2,22 2,86 8.094 0,2 0,07 0,01 16 6 1 MCSS
Suối TQ1
1 TK2-333 1,34 3,01 4.033 0,21 0,05 0,01 8 2 0 MCSS
Đán
TK3-333 0,68 3,59 3.321 1,41 0,18 0,06 47 6 2 MCSS
TK4-333 2,03 2,91 11.775 0,33 0,2 0,01 39 24 1 MCSS
SD- 18
SD2-I-333 53.071 53.304 0,40 3,00 63.737 1,13 0,25 0,03 718 159 Khối ĐC
TQ2
IV-333 5,86 3,36 20.477 0,51 0,74 0,06 105 151 11 MCSS
Bản BC-
2 VI-333 1,85 3,43 10.934 1,04 1,09 0,06 114 119 7 MCSS
Chạng TQ1
TK1-333 1,94 3,1 14.949 0,25 0,47 0,02 38 71 4 MCSS
Cò CM-
3 CM-I-333 27.186 27.305 2,00 3,04 166.016 1,68 0,35 0,03 2.789 581 51 Khối ĐC
Muồng TQ
Bkh- BKh-I-
4,66 3,14 190.824 0,55 0,43 0,04 1.051 823 71 MCSS
TQ1 333
Bkh- BKh-II-
3,58 2,97 85.408 0,27 0,17 0,02 228 143 17 MCSS
Bản TQ2 333
4
Khẳng BKh-1-
5,75 2,85 34.514 0,38 0,13 0,02 131 45 7 MCSS
Bkh- 333
XT BKh-2- 685.840 2.306 466 137
26.538 26.947 9,26 2,75 0,34 0,07 0,02 Khối ĐC
333
Phiêng
5 PP-TQ PP-I-333 17.333 21.819 1,40 2,66 81.807 0,47 0,04 0,01 381 36 8 Khối ĐC
Pót
Suối
6 ST-TQ ST-I-333 38.046 47.893 1,45 3,01 208.404 0,48 0,37 0,02 996 768 47 Khối ĐC
Tào
Bản BM-
7 BM-I-333 56.130 74.959 1,37 3,03 311.157 0,94 0,28 0,03 2.937 885 80 Khối ĐC
Mông TQ

334
Diện Chiều Hàm lượng TB Trữ lượng, tài nguyên
Diện
Số hiệu Số hiệu tích dày Tài nguyên (%) kim loại Phương
Số Tiểu tích SG
thân khối - tài chiếu TB quặng pháp
TT khu thật (T/m3) Ni Cu Co
quặng nguyên đứng TQ (cấp 333) Ni Cu Co tính
(m2) (tấn) (tấn) (tấn)
(m2) (m)
Suối
8 SP-TQ SP-I-333 16.442 22.065 1,55 2,95 101.058 0,71 0,59 0,02 722 594 24 Khối ĐC
Phặng
Suối
9 SH-TQ SH-I-333 31.039 31.175 7,18 3,04 679.994 0,52 0,21 0,01 3.569 1,428 50 Khối ĐC
Háo
Suối
10 SC-TQ SC-I-333 53.694 53.930 1,55 3,04 254.116 1,16 0,22 0,01 2.951 559 35 Khối ĐC
Chanh
333 410.052 0,57 0,42 0,03 2.344 1.728 141 MCSS
Đặc xít
333 1.866.289 0,81 0,27 0,02 15.063 5.010 313 Khối ĐC
Tổng 2.276.341 0,76 0,30 0,02 17.407 6.738 454
Xâm 333 34.514 0,38 0,13 0,02 131 45 7 MCSS
tán 333 685.840 0,34 0,07 0,02 2.306 466 137 Khối ĐC
Tổng 720.354 0,34 0,07 0,02 2.437 511 144
Tổng cộng cấp 333 2.996.695 0,66 0,24 0,02 19.844 7.249 598

335
+ Từ các bảng tính trữ lượng, tài nguyên trên cho thấy kim loại Co trong quặng
sulfua đặc sít có hàm lượng rất thấp hàm lượng Co biến đổi từ 0,02% đến 0,18% trung
bình 0,05%, kết quả nghiên cứu mẫu nghệ đã chỉ ra rằng, hiện nay các kim loại Co trong
quặng sulfua đặc sít chưa thể thu hồi trong quá trình tuyển.
VI.6.2. Kết quả tính trữ lượng các thân quặng bằng phương pháp khối địa chất.
Một số thân quặng đặc sít tại Bản Chạng BC-TQ1 và BC-TQ2, Suối Đán SD-TQ1,
một số khối trong thân quặng xâm tán mỏ Bản Phúc BP-XTB, ngoài tính trữ lượng bằng
phương pháp mặt cắt song song thẳng đứng còn được tính trữ lượng bằng Phương pháp
khối địa chất nhằm mục đích kiểm tra đối sánh với phương pháp tính trữ lượng là mặt
cắt song song thẳng đứng.
Bảng VI.19: So sánh kết quả tính trữ lượng các thân quặng Suối Đán và Bản
Chạng, Bản Phúc bằng phương pháp khối địa chất và mặt cắt song song
Trữ lượng/ tài
Trữ lượng/ tài Chênh lệch Trữ
nguyên theo
nguyên theo lượng/ tài nguyên
phương pháp
Tiểu Loại Tên thân quặng/ phương pháp thân quặng PP
Cấp TL/TN mặt cắt song
Khu quặng Khối Trữ lượng khối địa chất (MCSS-KĐC)/MCSS
song
chênh
tấn tấn tấn
lệch
122 433.602 435.469 1.867 0,43%
BC-TQ1 222 242.039 242.281 242 0,10%
333 31.241 31.411 170 0,54%
Tổng 122+222+333 706.882 709.161 2.279 0,32%
Bản
122 560.672 557.964 -2.708 -0,48%
Chạng BC-TQ2
222 28.203 27.506 -697 -2,47%
Đặc
Tổng 122+222 588.875 585.470 -3.405 -0,58%
sít
BC-TQ1+BC-
122+222+333 1.295.757 1.294.631 -1.126 -0,09%
TQ2
122 397.193 414.892 17.698 4,3%
Suối SD-TQ1 222 24.715 23.549 -1.165 -4,9%
Đán 333 88.979 87.459 -1.519 -1,7%
Tổng 122+222 510.887 525.900 15.014 2,9%
BP-XTB
1-122 122 1.961.750 1.899.121 -62.629 -3,19%
2-122 122 5.004.475 5.178.450 173.975 3,48%
Bản Xâm
3-122 122 5.710.528 5.938.680 228.152 4,00%
Phúc tán
5-122 122 5.286.226 5.553.064 266.838 5,05%
7-122 122 2.184.344 2.084.978 -99.366 -4,55%
Tổng BP-XTB 20.147.324 20.654.293 506.969 2,52%
Tổng Đặc sít + Xâm tán 21.953.968 22.474.824 520.856 2,37%
Nhận xét: với cấp trữ lượng cấp 122 và tài nguyên cấp 333, Phương pháp khối địa
chất thường có trữ lượng thấp hơn không nhiều so với với phương pháp mặt cắt song
song, dao động từ 0,10% đến 5,05% trung bình 2,37% chứng tỏ phương pháp mặt cắt
song song thẳng đứng sử dụng tính trữ lượng trong Báo cáo là phù hợp và tin cậy.

336
VI.6.3 Khối lượng đất, đá bóc.
Dự kiến quặng sulfua xâm tán tại Bản Phúc và Bản Khoa sẽ được khai thác bằng
phương pháp lộ thiên, quặng sulfua xâm tán tại Mỏ Bản Phúc dự kiến từ +110m trở lên
và tại Mỏ Bản Khoa từ +60 m trở lên.
Diện tích khoanh nối đá bóc: Khối lượng đất, đá bóc được tính toán trên diện tích
nằm trong moong khai thác dự kiến, trừ đi phần diện tích thân quặng phân bố trong đó,
diện tích phần đất, đá bóc bị phong hóa được tính từ bề mặt phong hóa (OXH) lên đến
bề mặt địa hình.
Phương pháp tính khối lượng đất, đá bóc: Sử dụng phương pháp mặt cắt song song
thẳng đứng.
Kết quả hệ số bốc đất của tổng hai mỏ Bản Phúc và Bản Khoa là 5,3 m3 đá thải sẽ
thu được 1 m3 sulfua xâm tán. (Bảng VI.20)
Bảng VI.20: Khối lượng đất bốc quặng sulfua xâm tán

Tổng trữ lượng


Loại đất đá Thể tích (m3)
quặng và đá thải
Đất, đá siêu mafic phong hóa 20.377.753
Đất, đá phiến phong hóa 23.767.929
Đá bóc (đá thải)
Siêu mafic tươi 23.853.833
Đá phiến tươi 32.571.935
Tổng đá thải 100.571.449
Quặng Quặng 18.836.745
Hệ số quặng/đá thải 1/5,3

337
CHƯƠNG 7
HIỆU QUẢ THĂM DÒ
Đề án thăm dò quặng nikel – đồng tại khu Tạ Khoa, Hồng Ngài thuộc các xã Mường
Khoa, Tạ Khoa, Hồng Ngài, Song Pe huyện Bắc Yên và khu Tà Hộc, xã Tà Hộc, huyện
Mai Sơn, tỉnh Sơn La được thi công từ năm 1993 đến tháng 10 tháng 7 năm 2022 trên
cơ sở các giấy phép sau:
+ Từ năm 1993 đến tháng 7 năm 2014, công tác tìm kiếm và thăm dò trên cơ sở giấy
chứng nhận đầu tư số 522/GP ngày 29/01/1993 của UB Nhà nước về hợp tác và đầu tư
trên diện tích 600km2.
+ Từ tháng 7 năm 2014 đến 10/7/2018, công tác tìm kiếm và thăm dò được thực
hiện theo giấy phép thăm dò số 1366/GP-BTNMT
+ Từ 11/7/2018 đến 10/7/2022, công tác tìm kiếm và thăm dò được thực hiện theo
giấy phép thăm dò (gia hạn) số 2404/GP-BTNMT, Công văn cố 6506/BTNMT-ĐCKS
ngày 27/10/2021 và các văn bản về điều chỉnh khối lượng được các Cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt.
VII.1 CƠ SỞ TÍNH CHI PHÍ THĂM DÒ
Kinh phí của đề án được tính toán theo quy định của Nhà nước, Bộ Tài nguyên và
Môi trường, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản và các Bộ ngành liên quan.
Công tác tìm kiếm và thăm dò của đề án dược thi công trong thời gian dài và trải
qua 03 thời kỳ khác nhau. Do đó công tác tính toán chi phí thăm dò được chia ra 03 thời
kỳ để có cơ sở áp dụng các bộ đơn giá các công trình địa chất (có khấu hao tài sản) đã
được đề án phê duyệt.
+ Từ năm 1993 đến tháng 7 năm 2014, chi phí công tác tìm kiếm và thăm dò áp
dụng bộ đơn giá các công trình địa chất tại thời điểm tổng kết lập đề án là: Đơn giá tính
toán áp dụng là bộ đơn giá các công trình địa chất theo mức lương cơ sở 1.150.000
đồng/tháng. Được ban hành kèm Quyết định số 2176/QĐ-BTNMT ngày 8/11/2013 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Toàn bộ chi phí tìm kiếm và thăm dò của giai
đoạn này được tính cho công tác lập đề án thăm dò.
+ Từ tháng 7 năm 2014 đến 10/7/2018, chi phí công tác tìm kiếm và thăm dò áp
dụng tính toán theo bộ đơn giá các công trình địa chất theo mức lương cơ sở 1.150.000
đồng/tháng (có khấu hao tài sản). Được ban hành kèm Quyết định số 2176/QĐ-BTNMT
ngày 8/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Từ 11/7/2018 đến 10/7/2022:
- Đối với công tác thăm dò trên mặt; chi phí công tác tìm kiếm và thăm dò áp dụng
tính toán theo bộ đơn giá các công trình địa chất theo mức lương cơ sở
1.300.000đồng/tháng (có khấu hao tài sản). Được ban hành kèm Quyết định số
3282/QĐ-BTNMT ngày 22/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Đối với công tác đào lò lấy mẫu lớn; chi phí công tác thì công và lấy mẫu áp dụng
theo bộ đơn giá các công trình địa chất mức lương cơ bản 1.490.000đồng/tháng (có khấu

338
hao tài sản). Được ban hành kèm Quyết định số: 1997/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 7
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đối với công tác lập dự toán giá trị được tính toán theo Thông tư liên tịch số
40/2009/TTLT-BTC-BTNMT ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài chính – Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
Đối với công tác chi phí quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng
sản được tính toán theo Thông tư 191/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của
Bộ Tài chính.
Đối với các dạng công việc không có đơn giá trong Quyết định số 2176/QĐ-
BTNMT và 3282/QĐ-BTNM được áp dụng đơn giá của các Bộ, ngành có liên quan
hoặc chi phí thực tế tại thời điểm thi công đề án thăm dò.
VII.2. CHI PHÍ GIÁ THÀNH CHO CÔNG TÁC THĂM DÒ
Chi phí thăm dò cho “Đề án thăm dò quặng nikel – đồng tại khu Tạ Khoa, Hồng
Ngài thuộc các xã Mường Khoa, Tạ Khoa, Hồng Ngài, Song Pe huyện Bắc Yên và khu
Tà Hộc, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La” được tính tổng khối lượng và chi phí
từ năm 1993 đến 10/7/2022 trên toàn bộ khối lượng các công trình thăm dò tham gia
tính trữ lượng và tài nguyên các thân quặng sulfua đặc sít và sulfua xâm tán. Tổng chi
phí của đề án qua các lần điều chỉnh khối lượng đã được các Cơ quan chức năng chấp
thuận là: 649.023.673.023,17 đồng trong đó:
+ Tổng giá trị công tác thăm dò đã thi công từ 1993 đến hết 10/7/2022 là:
374.593.985.915,31 đồng.
+ Tổng giá trị còn lại của đề án chưa thăm dò sau 10/7/2022 là: 274.429.687.107,86
đồng.
Tổng giá trị trên đã bao gồm 10% thuế VAT, chi tiết được thể hiện tại bảng VII.1
dưới đây.

339
Bảng VII.1 Bảng tổng hợp khối lượng và giá trị đã thi công và giá trị còn lại của đề án được phê duyệt
Đơn vị tính: đồng
Khối lượng và giá trị thực hiện

Từ 10/7/2014 đến 10/7/2018 Từ 10/7/2018 đến 10/7/2022 Tổng khối lượng và chi phí thi
công toàn đề án từ 2014 đến Chênh lệch:
Đơn GPTD số 1366/BTNMT GPTD số 2404/BTNMT
Số 10/7/2022 Tăng (+); Giảm (-)
Hạng mục công việc vị
TT Đơn giá theo các Quyết định số:
tính Đơn giá theo QĐ số 2176/QĐ- Đơn giá theo QĐ số 3282/QĐ- 2176/QĐ-BTNMT, 3282/QĐ-
BTNMT BTNM và 1997/QĐ-BTNMT BTNM và 1997/QĐ-BTNMT
Khối Khối Khối
Thành tiền Thành tiền Thành tiền Khối lượng Thành tiền %
lượng lượng lượng
A CHI PHÍ ĐIỀU TRA ĐỊA CHẤT đồng 46,029,833,318.88 260,461,559,548.13 306,491,392,867.01 197,150,128,027.48
Lập đề án; (Theo Thông tư số
136/2017/TT-BTC. Đối với nhiệm vụ,
dự án có chi phí thực hiện lớn hơn 50 tỷ
A.1 đồng, thì cứ 1 tỷ đồng tăng thêm được Đ/a 21,898,643,545.61 886,283,891.92 22,784,927,437.53 -99,697,316.36 -0.4%
bổ sung 0,003 của phần tăng thêm và
khối lượng đã thi công trước khi lập đề
án thăm dò).)
A.2 Thi công đồng 23,481,533,041.57 255,795,748,626.62 279,277,281,668.19 201,899,028,726.09 42.0%
I Công tác địa chất đồng 6,139,695,541.46 15,213,103.37 6,154,908,644.83 1,690,344.82 0.0%
I.1 Công tác địa chất trên mặt đồng 6,139,695,541.46 100.0%
Đo vẽ địa chất - điều tra khoáng sản sơ
1
bộ tỷ lệ 1/25.000
1.1 Ngoài trời (ĐCRPT,GTRK,ATB) km2 49.70 422,913,154.30 49.70 422,913,154.30 0.00 0.00 0.0%
1.2 Trong phòng (ĐCRPT,GTRK,ATB) km2 49.70 386,310,744.40 49.70 386,310,744.40 0.00 0.00 0.0%
2 Đo vẽ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/2.000
2.1 Ngoài trời (CTĐCPT; không QSX) km2 17.27 2,224,033,466.82 17.27 2,224,033,466.82 0.00 0.00 0.0%
2.2 Trong phòng (CTĐCPT; không QSX) km2 17.27 3,106,438,175.94 17.27 3,106,438,175.94 0.00 0.00 0.0%
I.2 Công tác địa chất lò 15,213,103.37 15,213,103.37 0.00 1,690,344.82 10.0%
1 Đo vẽ chi tiết địa chất trong lò
1.1 Thực địa (1/2000, KQSX, CTĐC RPT) km2 0.018 3,688,620.51 0.018 3,688,620.51 0.002 409,846.72 10.0%
Trong phòng (1/1000, KQSX, CTĐC
1.2 km2 0.018 11,524,482.86 0.018 11,524,482.86 0.002 1,280,498.10 10.0%
RPT)
II Công tác ĐCTV-ĐCCT đồng 1,587,678,802.65 1,587,678,802.65 0.00 2,977,939,788.78 65.2%

340
Khối lượng và giá trị thực hiện

Từ 10/7/2014 đến 10/7/2018 Từ 10/7/2018 đến 10/7/2022 Tổng khối lượng và chi phí thi
công toàn đề án từ 2014 đến Chênh lệch:
Đơn GPTD số 1366/BTNMT GPTD số 2404/BTNMT
Số 10/7/2022 Tăng (+); Giảm (-)
Hạng mục công việc vị
TT Đơn giá theo các Quyết định số:
tính Đơn giá theo QĐ số 2176/QĐ- Đơn giá theo QĐ số 3282/QĐ- 2176/QĐ-BTNMT, 3282/QĐ-
BTNMT BTNM và 1997/QĐ-BTNMT BTNM và 1997/QĐ-BTNMT
Khối Khối Khối
Thành tiền Thành tiền Thành tiền Khối lượng Thành tiền %
lượng lượng lượng
Đo vẽ địa chất thủy văn, địa chất công
1
trình tỷ lệ 1/2.000
Ngoài trời (không có giá tính bằng đơn
1.1 giá cáo nhất của tỷ lệ 1//5.000), km2 4.05 165,144,217.50 4.05 165,144,217.50 5.85 238,672,131.82 59.1%
MDDLRK-MĐĐV-PT
1.2 Trong phòng km2 4.05 46,611,385.20 4.05 46,611,385.20 5.85 67,364,385.15 59.1%
2 Bơm nước thí nghiệm lỗ khoan
2.1 Chuẩn bị và kết thúc lần 5.00 115,515,295.00 5.00 115,515,295.00 10.00 231,030,590.00 66.7%
2.2 Tiến hành bơm (1 nén khí) ca 121.75 349,960,513.25 121.75 349,960,513.25 224.25 644,588,460.75 64.8%
2.3 Đo phục hồi ca 87.88 117,585,537.50 87.88 117,585,537.50 50.13 67,072,262.50 36.3%
2.4 Trong phòng (21-40) ca điểm 5.00 29,639,595.00 5.00 29,639,595.00 10.00 59,279,190.00 66.7%
Quan trắc động thái nước mặt (27 trạm),
3 lần 772.00 391,725,152.00 772.00 391,725,152.00 2,270.00 1,151,834,320.00 74.6%
MDDLK-KC <5km
Quan trắc động thái nước dưới đất (14
4 lần 667.00 338,446,472.00 667.00 338,446,472.00 902.00 457,689,232.00 57.5%
LK), MDDLK-KC <5km
5 Xử lý số liệu của quan trắc viên 100sl 14.40 33,050,635.20 14.40 33,050,635.20 26.32 60,409,216.56 64.6%
III Công tác địa vật lý đồng 360,000,000.00 5,660,591,520.00 6,020,591,520.00 0.00 11,010,842,568.00 64.7%
Bay đo điện - từ theo tuyến định sẵn
1 km
(Ngoài trời + Trong phòng) (khái toán)
2 Đo từ proton (T=100,d=20)
2.1 Thực địa (ĐH loại IV) (Mag) điểm 6,744.00 324,608,952.00 100.0%
2.2 Trong phòng (Mag) điểm 6,744.00 53,169,696.00 100.0%
3 Đo trường chuyển mặt đất
3.1 Thực địa (ĐH loại IV) (EM) điểm 592.00 4,091,301,344.00 592.00 4,091,301,344.00 632.00 4,367,740,624.00 51.6%
3.2 Trong phòng (EM) điểm 592.00 1,569,290,176.00 592.00 1,569,290,176.00 632.00 1,675,323,296.00 51.6%
4 Đo trường chuyển lỗ khoan (khái toán) lk 4.00 360,000,000.00 4.00 360,000,000.00 51.00 4,590,000,000.00 92.7%

341
Khối lượng và giá trị thực hiện

Từ 10/7/2014 đến 10/7/2018 Từ 10/7/2018 đến 10/7/2022 Tổng khối lượng và chi phí thi
công toàn đề án từ 2014 đến Chênh lệch:
Đơn GPTD số 1366/BTNMT GPTD số 2404/BTNMT
Số 10/7/2022 Tăng (+); Giảm (-)
Hạng mục công việc vị
TT Đơn giá theo các Quyết định số:
tính Đơn giá theo QĐ số 2176/QĐ- Đơn giá theo QĐ số 3282/QĐ- 2176/QĐ-BTNMT, 3282/QĐ-
BTNMT BTNM và 1997/QĐ-BTNMT BTNM và 1997/QĐ-BTNMT
Khối Khối Khối
Thành tiền Thành tiền Thành tiền Khối lượng Thành tiền %
lượng lượng lượng
IV Công tác trắc địa đồng 261,976,593.00 4,003,744,253.92 4,265,720,846.92 4,494,802,164.20 51.3%
IV.1 Công tác trắc địa cho thăm dò 261,976,593.00 4,003,744,253.92 4,265,720,846.92 4,204,196,764.46 49.6%
Mua điểm mốc tọa độ nhà nước (khái
1 điểm 8.00 2,400,000.00 8.00 4,000,000.00 16.00 6,400,000.00 0.00 0.00 0.0%
toán)
2 Lập lưới giải tích GPS 1 (KK loại IV) điểm 8.00 161,497,528.00 8.00 161,497,528.00 42.00 847,862,022.00 84.0%
Lập lưới đa giác loại 2 GPS (KK loại
3 điểm 39.00 467,930,386.81 39.00 467,930,386.81 2.61 -50,086,446.35 -12.0%
IV)
Lập đường sườn kinh vĩ gián tiếp (KK
4 km 9.82 93,213,815.76 9.82 93,213,815.76 17.68 167,929,209.24 64.3%
loại IV) đo kinh vĩ
Lập đường sườn kinh vĩ gián tiếp (KK
5 loại IV) đo GPS (tính theo đo lưới GT điểm 11.00 42,357,942.55 11.00 42,357,942.55 -11.00 -42,357,942.55 100.0%
loại 2 KK1)
Đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000,
6
h=2m.
6.1 Ngoại nghiệp (KK loại IV) km2 1.81 341,991,684.05 1.81 341,991,684.05 8.10 1,531,555,943.02 81.7%
6.2 Nội nghiệp (KK loại IV) km2 1.81 40,918,898.35 1.81 40,918,898.35 8.10 183,248,847.50 81.7%
Đưa công trình chủ yếu từ thiết kế ra
7 điểm 19.00 47,691,178.00 476.00 1,339,923,816.00 495.00 1,387,614,994.00 296.00 833,229,936.00 37.5%
thực địa (KK loại IV)
Đo công trình chủ yếu và đưa vào bản
8 điểm 19.00 42,680,346.00 498.00 1,258,556,058.00 517.00 1,301,236,404.00 274.00 692,458,554.00 34.7%
đồ (KK loại IV)
Đo công trình thứ yếu và đưa vào bản
9 điểm 121.00 169,205,069.00 121.00 169,205,069.00 89.00 132,334,990.00 43.9%
đồ (KK loại IV)
Định tuyến tìm kiếm thăm dò (KC cọc
10 km
<20m, KK loại IV)
Định tuyến tìm kiếm thăm dò (KC cọc
11 km
<50m, KK loại IV)
12 Đo vẽ mặt cắt địa hình tỷ lệ 1: 2000 km
12.1 Ngoài trời; KK loại IV km 12.00 103,541,496.00 100.0%
12.2 Trong phòng km 12.00 11,323,764.00 100.0%

342
Khối lượng và giá trị thực hiện

Từ 10/7/2014 đến 10/7/2018 Từ 10/7/2018 đến 10/7/2022 Tổng khối lượng và chi phí thi
công toàn đề án từ 2014 đến Chênh lệch:
Đơn GPTD số 1366/BTNMT GPTD số 2404/BTNMT
Số 10/7/2022 Tăng (+); Giảm (-)
Hạng mục công việc vị
TT Đơn giá theo các Quyết định số:
tính Đơn giá theo QĐ số 2176/QĐ- Đơn giá theo QĐ số 3282/QĐ- 2176/QĐ-BTNMT, 3282/QĐ-
BTNMT BTNM và 1997/QĐ-BTNMT BTNM và 1997/QĐ-BTNMT
Khối Khối Khối
Thành tiền Thành tiền Thành tiền Khối lượng Thành tiền %
lượng lượng lượng
Mốc ranh giới bổ sung (lấy theo đưa
13 công trình thứ yếu từ thiết kế ra thực mốc 26.00 46,510,516.00 100.0%
địa, KK loại IV)
Công tác trắc địa cho đào lò lấy mẫu
IV.1 290,605,399.75 100.0%
lớn
14 Lập đường sườn kinh vĩ gián tiếp (KK4) km 0.86 7,158,120.62 0.86 7,158,120.62 1.14 9,527,475.23 57.1%
Đưa công trình chủ yếu từ thiết kế ra
15 điểm 16.00 39,855,673.65 16.00 39,855,673.65 0.00 0.00 0.0%
thực địa (KK4)
Đo công trình chủ yếu và đưa vào bản
16 điểm 16.00 35,789,361.81 16.00 35,789,361.81 0.00 0.00 0.0%
đồ (KK4)
17 Định hướng đào lò (5m 1 điểm đo KK2) điểm 182.00 163,310,322.15 182.00 163,310,322.15 30.00 26,919,283.87 14.2%
18 Đo vẽ bản đồ lò (KK4)
18.1 Thực địa (h=0,5m) km2 0.02 6,462,680.31 0.02 6,462,680.31 718,075.59 10.0%
18.2 Trong phòng (ĐBĐ0,5m) km2 0.02 777,965.86 0.02 777,965.86 86,440.65 10.0%
V Công tác khoan, khai đào đồng 3,752.55 13,890,308,656.53 226,634,064,646.29 3,752.55 240,524,373,302.82 3,520.00 145,977,777,663.88 37.8%
1 Hào 0-8m m3 3,752.55 3,752.55 3,520.00 5,652,312,175.45 100.0%
1.1 Đất đá TB cấp I-III; 50% m3 2,211.90 1,487,460,723.90 2,211.90 1,487,460,723.90 1,760.00 1,282,123,040.00 46.3%
1.2 Đất đá TB cấp IV; 30% m3 1,540.65 1,195,770,875.55 1,540.65 1,195,770,875.55 1,056.00 893,638,944.00 42.8%
1.3 Đất đá TB cấp VII; 20% m3 704.00 793,318,592.00 100.0%
2 Khoan máy m 4,166.55 10,696,339,991.88 89,706.45 226,634,064,646.29 93,873.00 237,330,404,638.17 50,426.00 117,705,385,871.36 33.2%
2.1 Chiều sâu lỗ khoan đến 100m m
Đất đá cấp IV, khoan doa 132mm 30%;
+ m 182.53 184,796,575.40 4,064.54 4,312,670,493.39 4,247.07 4,497,467,068.80 1,448.40 1,536,821,372.81 25.5%
HS 1,31)
+ Đất đá cấp VIII m 187.47 396,192,911.49 5,350.36 11,734,687,770.72 5,537.83 12,130,880,682.21 3,966.00 8,698,437,432.00 41.8%
2.2 Chiều sâu lỗ khoan đến 200m m
Đất đá cấp IV, khoan doa 132mm 30%;
+ m 152.28 167,104,614.85 8,209.85 9,449,388,259.12 8,362.13 9,616,492,873.97 6,758.05 7,778,392,823.81 44.7%
HS 1,31)
343
Khối lượng và giá trị thực hiện

Từ 10/7/2014 đến 10/7/2018 Từ 10/7/2018 đến 10/7/2022 Tổng khối lượng và chi phí thi
công toàn đề án từ 2014 đến Chênh lệch:
Đơn GPTD số 1366/BTNMT GPTD số 2404/BTNMT
Số 10/7/2022 Tăng (+); Giảm (-)
Hạng mục công việc vị
TT Đơn giá theo các Quyết định số:
tính Đơn giá theo QĐ số 2176/QĐ- Đơn giá theo QĐ số 3282/QĐ- 2176/QĐ-BTNMT, 3282/QĐ-
BTNMT BTNM và 1997/QĐ-BTNMT BTNM và 1997/QĐ-BTNMT
Khối Khối Khối
Thành tiền Thành tiền Thành tiền Khối lượng Thành tiền %
lượng lượng lượng
+ Đất đá cấp VIII m 690.42 1,535,172,344.28 19,921.95 46,002,053,652.30 20,612.37 47,537,225,996.58 14,038.65 32,416,843,256.10 40.5%
2.3 Chiều sâu lỗ khoan đến 300m m
Đất đá cấp IV, khoan doa 132mm 30%;
+ m 59.00 74,355,607.27 5,341.32 8,897,152,737.47 5,400.32 8,971,508,344.74 5,447.35 9,073,769,211.44 50.3%
HS 1,31)
+ Đất đá cấp VIII m 387.30 982,197,060.30 18,117.58 62,804,717,893.06 18,504.88 63,786,914,953.36 9,141.55 31,689,247,065.85 33.2%
2.4 Chiều sâu lỗ khoan đến 400m m
Đất đá cấp IV, khoan doa 132mm 30%;
+ m 88.63 140,674,897.36 4,435.59 7,302,244,662.17 4,524.22 7,442,919,559.52 1,724.22 2,838,557,281.31 27.6%
HS 1,31)
+ Đất đá cấp VIII m 303.47 909,022,231.69 18,118.56 55,423,805,349.12 18,422.03 56,332,827,580.81 601.98 1,841,427,924.96 3.2%
2.5 Chiều sâu lỗ khoan đến 500m m
Đất đá cấp IV, khoan doa 132mm 30%;
+ m 425.68 849,643,943.45 374.75 802,165,019.07 800.43 1,651,808,962.51 2,497.40 5,345,768,962.28 76.4%
HS 1,31)
+ Đất đá cấp VIII m 1,689.77 5,457,179,805.80 4,594.75 15,773,280,517.00 6,284.52 21,230,460,322.80 4,802.40 16,486,120,540.80 43.7%
2.6 Chiều sâu lỗ khoan đến 600m m
Đất đá cấp IV, khoan doa 132mm 30%;
+ m 63.60 141,840,793.69 63.60 141,840,793.69 0.00 0.00 0.0%
HS 1,31)
+ Đất đá cấp VIII m 471.40 1,711,390,870.33 471.40 1,711,390,870.33 0.00 0.00 0.0%
2.7 Chiều sâu lỗ khoan đến 700m m
Đất đá cấp IV, khoan doa 132mm 30%;
+ m 62.00 142,418,562.11 62.00 142,418,562.11 0.00 0.00 0.0%
HS 1,31)
+ Đất đá cấp VIII m 580.20 2,136,248,066.73 580.20 2,136,248,066.73 0.00 0.00 0.0%
3 Lấp công trình hào m3 3,752.55 510,737,065.20 3,752.55 510,737,065.20 -992.55 -85,865,425.20 -20.2%
4 Lò (LCC-CDD-VIII) 21,744,954,407.15 0.00 21,744,954,407.15 1,061.90 3,644,222,234.56 14.4%
Thi công lò cơ khí bằng búa khoan ép
4.1 hơi, thiết diện lò 2,72m2, Vận tải xe
goòng
4.2 Chiều sâu 0-100m m 289.80 6,194,306,789.58 289.80 6,194,306,789.58 -145.30 -3,105,703,162.61 -100.6%

344
Khối lượng và giá trị thực hiện

Từ 10/7/2014 đến 10/7/2018 Từ 10/7/2018 đến 10/7/2022 Tổng khối lượng và chi phí thi
công toàn đề án từ 2014 đến Chênh lệch:
Đơn GPTD số 1366/BTNMT GPTD số 2404/BTNMT
Số 10/7/2022 Tăng (+); Giảm (-)
Hạng mục công việc vị
TT Đơn giá theo các Quyết định số:
tính Đơn giá theo QĐ số 2176/QĐ- Đơn giá theo QĐ số 3282/QĐ- 2176/QĐ-BTNMT, 3282/QĐ-
BTNMT BTNM và 1997/QĐ-BTNMT BTNM và 1997/QĐ-BTNMT
Khối Khối Khối
Thành tiền Thành tiền Thành tiền Khối lượng Thành tiền %
lượng lượng lượng
4.3 Chiều sâu 0-200m m 397.00 8,765,312,970.09 397.00 8,765,312,970.09 287.00 6,336,636,832.29 42.0%
4.4 Chiều sâu 0-300m m 220.00 6,785,334,647.48 220.00 6,785,334,647.48 13.40 413,288,564.89 5.7%
VI Công tác lấy mẫu đồng 1,456,356,716.85 5,685,890,571.02 7,142,247,287.87 1,775,275,927.98 19.9%
Mẫu rãnh (10x5x100)cm; Đất đá TB
1
cấp VII.
1.1 Lấy mẫu mẫu 935.00 225,991,370.00 935.00 225,991,370.00 445.00 127,043,050.00 36.0%
1.2 Lập tài liệu mẫu mẫu 935.00 90,300,430.00 935.00 90,300,430.00 445.00 48,104,500.00 34.8%
Mẫu lõi khoan; Đất đá TB cấp VIII; dài
2
1,0m.
2.1 Lấy mẫu mẫu 893.00 175,931,716.00 15,895.00 3,346,215,400.00 16,788.00 3,522,147,116.00 3,478.00 732,188,560.00 17.2%
2.5 Lập tài liệu mẫu (2) mẫu 1,010.00 59,739,480.00 17,873.00 1,175,328,480.00 18,883.00 1,235,067,960.00 3,687.00 242,457,120.00 16.4%
3 Mẫu nước
3.1 Nước mặt (GTK; K/c<5km)
+ Lấy mẫu mẫu 14.00 9,264,164.00 14.00 9,264,164.00 49.00 32,424,574.00 77.8%
+ Xử lý mẫu nước mẫu 14.00 3,469,536.00 14.00 3,469,536.00 49.00 12,143,376.00 77.8%
3.2 Nước lỗ khoan (GTK; K/c<5km)
+ Lấy mẫu mẫu 19.00 32,785,317.00 19.00 32,785,317.00 100.00 172,554,300.00 84.0%
+ Xử lý mẫu nước mẫu 19.00 4,708,656.00 19.00 4,708,656.00 100.00 24,782,400.00 84.0%
4 Mẫu cơ lý đá.
Mẫu cơ lý đá tại công trình hào
4.1
(20x20x20)cm
+ Lấy mẫu (CSLM-0+4m-IV-VI) mẫu 28.00 22,761,844.00 100.0%
+ Trong phòng mẫu 28.00 6,414,716.00 100.0%
Mẫu cơ lý đá tại công trình khoan
4.2
(L.10cm; d>0,71cm)
+ Lấy mẫu (CĐĐ-V-VII) mẫu 65.00 48,872,785.00 65.00 48,872,785.00 96.00 72,181,344.00 59.6%

345
Khối lượng và giá trị thực hiện

Từ 10/7/2014 đến 10/7/2018 Từ 10/7/2018 đến 10/7/2022 Tổng khối lượng và chi phí thi
công toàn đề án từ 2014 đến Chênh lệch:
Đơn GPTD số 1366/BTNMT GPTD số 2404/BTNMT
Số 10/7/2022 Tăng (+); Giảm (-)
Hạng mục công việc vị
TT Đơn giá theo các Quyết định số:
tính Đơn giá theo QĐ số 2176/QĐ- Đơn giá theo QĐ số 3282/QĐ- 2176/QĐ-BTNMT, 3282/QĐ-
BTNMT BTNM và 1997/QĐ-BTNMT BTNM và 1997/QĐ-BTNMT
Khối Khối Khối
Thành tiền Thành tiền Thành tiền Khối lượng Thành tiền %
lượng lượng lượng
+ Trong phòng mẫu 65.00 14,891,305.00 65.00 14,891,305.00 96.00 21,993,312.00 59.6%
5 Mẫu cơ lý đất.
Mẫu cơ lý đất tại công trình hào
5.1
(20x20x20)cm
+ Lấy mẫu độ sâu >3m mẫu 26.00 16,723,772.00 100.0%
+ Trong phòng mẫu 26.00 5,956,522.00 100.0%
Mẫu cơ lý đất tại công trình khoan
5.2
(L.10cm; d>0,71cm)
+ Lấy mẫu độ sâu 26-30m mẫu 35.00 42,870,835.00 35.00 42,870,835.00 22.00 26,947,382.00 38.6%
+ Trong phòng mẫu 35.00 8,018,395.00 35.00 8,018,395.00 22.00 5,040,134.00 38.6%
6 Địa hóa đất phủ và mẫu kiểm tra
Lấy mẫu; Cấp I-IV, GTK; sâu >0,3-
6.1 mẫu 7,644.00 845,464,620.00 7,644.00 845,464,620.00 110.00 9,875,470.00 1.2%
0,5m
6.2 Trong phòng mẫu 110.00 6,069,250.00 100.0%
7 Mẫu Silicat (12 oxit) mẫu 0.0%
8 Mẫu phóng xạ (U, Th) mẫu 0.0%
9 Lấy và cân tỷ trọng d (khái toán) mẫu 899.00 44,950,000.00 16,544.00 992,640,000.00 16,788.00 1,037,590,000.00 3,274.00 196,440,000.00 15.9%
VI Công tác gia công mẫu đồng 801,826,744.73 3,562,357,264.37 0.00 4,364,184,009.10 0.00 738,975,061.90 14.5%
1 Mẫu lát mỏng, KK loại III mẫu 71.00 9,182,856.00 60.00 8,456,820.00 131.00 17,639,676.00 163.00 22,974,361.00 56.6%
2 Mẫu khoáng tướng, KK loại III mẫu 50.00 15,393,550.00 65.00 22,547,915.00 115.00 37,941,465.00 144.00 49,952,304.00 56.8%
3 Mẫu rãnh (3-7kg, đất đá TB cấp VII.) mẫu 828.00 128,648,016.00 828.00 128,648,016.00 445.00 75,080,400.00 36.9%
Mẫu lõi khoan (3-7kg, đất đá TB cấp
4 mẫu 893.00 177,843,629.00 15,895.00 3,445,098,195.00 16,788.00 3,622,941,824.00 3,159.00 684,684,819.00 15.9%
VIII.)
Mẫu địa hóa (Mẫu bột (≤1 mm), cấp đất
5 đá IV-VII, trọng lượng ban đầu của mẫu mẫu 7,644.00 452,631,816.00 147.00 14,251,503.00 7,791.00 466,883,319.00 -37.00 -3,587,113.00 -0.8%
<0,3 kg)
VIII Công tác phân tích mẫu đồng 571,368,789.00 0.00 8,646,208,465.00 0.00 9,217,577,254.00 0.00 34,427,526,494.53 78.9%

346
Khối lượng và giá trị thực hiện

Từ 10/7/2014 đến 10/7/2018 Từ 10/7/2018 đến 10/7/2022 Tổng khối lượng và chi phí thi
công toàn đề án từ 2014 đến Chênh lệch:
Đơn GPTD số 1366/BTNMT GPTD số 2404/BTNMT
Số 10/7/2022 Tăng (+); Giảm (-)
Hạng mục công việc vị
TT Đơn giá theo các Quyết định số:
tính Đơn giá theo QĐ số 2176/QĐ- Đơn giá theo QĐ số 3282/QĐ- 2176/QĐ-BTNMT, 3282/QĐ-
BTNMT BTNM và 1997/QĐ-BTNMT BTNM và 1997/QĐ-BTNMT
Khối Khối Khối
Thành tiền Thành tiền Thành tiền Khối lượng Thành tiền %
lượng lượng lượng
PT chi tiết mẫu lát mỏng thạch học cấp
1 mẫu 71.00 33,606,927.00 60.00 31,825,740.00 131.00 65,432,667.00 162.00 85,929,498.00 56.8%
I
2 PT chi tiết mẫu khoáng tướng. mẫu 50.00 28,086,300.00 65.00 40,892,475.00 115.00 68,978,775.00 144.00 90,592,560.00 56.8%
3 PT thể trọng nhỏ. mẫu 0.00 0.00 109.00 21,426,566.00 109.00 21,426,566.00 21.00 4,128,054.00 16.2%
PT mẫu xác định hàm lượng quặng
bằng quang phổ plasma 3 nguyên tố
4 mẫu 1,838.00 509,675,562.00 18,061.00 5,052,817,604.00 19,899.00 5,562,493,166.00 4,192.00 21,719,766,696.00 79.6%
chính Ni, Cu, Co ( PT nước ngoài bằng
ICP-AES)
PT Silicat 12 oxit (SiO2, TiO2, Al2O3,
5 FeO, Fe2O3, MnO, MgO,CaO, Na2O, mẫu 28.00 47,306,840.00 28.00 47,306,840.00 16.00 27,032,480.00 36.4%
K2O, Cr2O3, P2O5)
6 PT phóng xạ (U,Th) mẫu 18.00 53,992,008.00 18.00 53,992,008.00 54.00 161,976,024.00 75.0%
7 Phân tích hiển vi điện tử mẫu 0.00 0.00 120.00 117,656,400.00 100.0%
8 Hoá nước toàn diện mẫu 31.00 24,196,616.00 31.00 24,196,616.00 329.00 256,796,344.00 91.4%
9 Mẫu vi sinh (khái toán 10 chỉ tiêu) mẫu 1.00 631,276.00 1.00 631,276.00 5.00 4,168,724.00 86.8%
10 Mẫu vi lượng độc hại As. mẫu 1.00 219,930.00 1.00 219,930.00 5.00 1,099,650.00 83.3%
11 Cơ lý đá toàn diện mẫu 65.00 293,105,605.00 65.00 293,105,605.00 124.00 559,155,308.00 65.6%
12 Cơ lý đất toàn diện mẫu 35.00 72,930,515.00 35.00 72,930,515.00 48.00 100,018,992.00 57.8%
13 Quang phổ HTNT (Ni, Cu, Pb, Zn) mẫu 0.00 0.00 0.00 0.00 110.00 33,011,550.00 100.0%
Lấy, gia công, phân tích mẫu công nghệ
14 mẫu 4.00 14,197,511,904.53 4.00 14,197,511,904.53 0.00 0.00 0.0%
(khái toán)
PT mẫu hóa nhóm 3 nguyên tố chính
Ni, Cu, Co, các nguyên tố phụ (Fe, Mg,
15 S, As), nhóm platin (Au, Pd, Pt) và mẫu 52.00 75,545,600.00 100.0%
nhóm đất hiếm (khái toán PT nước
ngoài bằng ICP-MS)
IX Ứng dụng tin học. đồng 0.00 494,198,712.00 100.0%
1 Số hóa bản đồ chuyên môn loại, BD PT2 mảnh 24.00 238,142,304.00 100.0%

347
Khối lượng và giá trị thực hiện

Từ 10/7/2014 đến 10/7/2018 Từ 10/7/2018 đến 10/7/2022 Tổng khối lượng và chi phí thi
công toàn đề án từ 2014 đến Chênh lệch:
Đơn GPTD số 1366/BTNMT GPTD số 2404/BTNMT
Số 10/7/2022 Tăng (+); Giảm (-)
Hạng mục công việc vị
TT Đơn giá theo các Quyết định số:
tính Đơn giá theo QĐ số 2176/QĐ- Đơn giá theo QĐ số 3282/QĐ- 2176/QĐ-BTNMT, 3282/QĐ-
BTNMT BTNM và 1997/QĐ-BTNMT BTNM và 1997/QĐ-BTNMT
Khối Khối Khối
Thành tiền Thành tiền Thành tiền Khối lượng Thành tiền %
lượng lượng lượng
Số hóa các mặt cắt, bản vẽ các công
2 mảnh 36.00 256,056,408.00 100.0%
trình, thiết đồ các lỗ khoan. BD PT1
Lập báo cáo tổng kết đề án; (Theo
Thông tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22
tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính -
A.3 Đối với nhiệm vụ, dự án có chi phí thực B/c 1.00 621,859,097.70 3,731,419,459.59 1.00 4,353,278,557.29 1.00 -498,486,581.82 -12.9%
hiện lớn hơn 50 tỷ đồng, thì cứ 01 tỷ
đồng tăng thêm được bổ sung 0,015 của
phân tăng thêm).
A.4 Can in giao nộp báo cáo đồng 27,797,634.00 48,107,570.00 75,905,204.00 0.00 36,000,000.00 32.2%
1 Đóng quyển quyển 20.00 1,400,000.00 50.00 3,500,000.00 70.00 4,900,000.00 50.00 3,500,000.00 41.7%
2 In bản đồ mảnh 150.00 15,000,000.00 250.00 25,000,000.00 400.00 40,000,000.00 250.00 25,000,000.00 38.5%
3 Hộp đựng bản đồ hộp 5.00 400,000.00 50.00 5,000,000.00 55.00 5,400,000.00 50.00 5,000,000.00 48.1%
4 Hòm + khóa đựng tài liệu cái 3.00 1,500,000.00 5.00 2,500,000.00 8.00 4,000,000.00 5.00 2,500,000.00 38.5%
5 Kiểm tra, thu nận báo cáo B/c 1.00 9,497,634.00 1.00 12,107,570.00 2.00 21,605,204.00 0.00 0.00 0.0%
B Chi phí khác đồng 2,401,465,062.00 22,917,441,109.30 25,318,906,171.30 45,131,036,482.14 64.1%
Ống chống; TB chống thêm 16m/1LK;
1 m 510.00 255,000,000.00 9,338.20 3,499,862,940.00 9,848.20 3,754,862,940.00
(khái toán)
2 Ống dẫn nước phụ vụ khoan (khái toán) m 1,700.00 34,000,000.00 12,000.00 600,000,000.00 13,700.00 634,000,000.00
3 Tháo lắp máy khoan.
3.1 Lỗ khoan sâu đến 100m lần 5.00 53,161,200.00 81.00 1,009,665,324.00 86.00 1,062,826,524.00
3.2 Lỗ khoan sâu >100m-300m lần 8.00 186,076,592.00 158.00 4,308,153,926.00 166.00 4,494,230,518.00
3.3 Lỗ khoan sâu >300m-500m lần 4.00 214,066,620.00 39.00 2,410,411,419.00 43.00 2,624,478,039.00
4 Vận chuyển máy khoan.
4.1 Lỗ khoan sâu đến 100m lần 5.00 11,062,170.00 81.00 140,770,224.00 86.00 151,832,394.00
4.2 Lỗ khoan sâu >100m-300m lần 8.00 32,683,648.00 158.00 507,053,284.00 166.00 539,736,932.00
4.3 Lỗ khoan sâu >300m-500m lần 4.00 23,414,832.00 39.00 148,225,467.00 43.00 171,640,299.00
348
Khối lượng và giá trị thực hiện

Từ 10/7/2014 đến 10/7/2018 Từ 10/7/2018 đến 10/7/2022 Tổng khối lượng và chi phí thi
công toàn đề án từ 2014 đến Chênh lệch:
Đơn GPTD số 1366/BTNMT GPTD số 2404/BTNMT
Số 10/7/2022 Tăng (+); Giảm (-)
Hạng mục công việc vị
TT Đơn giá theo các Quyết định số:
tính Đơn giá theo QĐ số 2176/QĐ- Đơn giá theo QĐ số 3282/QĐ- 2176/QĐ-BTNMT, 3282/QĐ-
BTNMT BTNM và 1997/QĐ-BTNMT BTNM và 1997/QĐ-BTNMT
Khối Khối Khối
Thành tiền Thành tiền Thành tiền Khối lượng Thành tiền %
lượng lượng lượng
5 Làm nền khoan
5.1 Lỗ khoan sâu đến 100m (khái toán). nền 5.00 20,000,000.00 81.00 366,120,000.00 86.00 386,120,000.00
5.2 Lỗ khoan sâu >100m-300m (khái toán). nền 8.00 40,000,000.00 158.00 892,700,000.00 166.00 932,700,000.00
5.3 Lỗ khoan sâu >300m-500m (khái toán). nền 4.00 24,000,000.00 39.00 264,420,000.00 43.00 288,420,000.00
6 Sửa đường (khái toán) km 2.00 140,000,000.00 6.35 502,285,000.00 8.35 642,285,000.00
7 Làm đường khoan (khái toán) km 2.00 400,000,000.00 8.40 1,898,400,000.00 10.40 2,298,400,000.00
8 Vận chuyển CBCNV (khái toán) đồng 80,000,000.00 500,000,000.00 580,000,000.00
Vận chuyển máy khoan và thiết bị đi
9 đồng 60,000,000.00 600,000,000.00 660,000,000.00
kèm (khái toán)
10 Vận chuyển mẫu lõi khoan (khái toán) đồng 20,000,000.00 400,000,000.00 420,000,000.00
11 Đền bù hoa màu. đồng 3,345,998,333.00 3,345,998,333.00
12 Mua tài liệu khí tượng (khái toán) đồng 10.00 20,000,000.00 10.00 20,000,000.00
13 Bảo quản rút gọn mẫu (khái toán) đồng 768,000,000.00 1,407,300,000.00 2,175,300,000.00
14 Mua mẫu chuẩn cho PT ICP-AES đồng 200.00 40,000,000.00 727.00 96,075,192.30 927.00 136,075,192.30
C Cộng (A+B) đồng 46,029,833,318.88 283,379,000,657.43 329,408,833,976.31 244,682,629,571.62 42.6%
Chi phí thẩm định, đánh giá trữ
lượng KS (theo Thông tư số
191/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11
D đồng 102,732,387.21 602,522,594.61 705,254,981.82 413,137,666.93 36.9%
năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
(trên 20 tỷ = 85 triệu + (0,2% x phần
vượt trên 20 tỷ đồng))
Chi phí giám sát thi công đề án;
(Thông tư số: 44/2016/TT-BTNMT
E ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài đồng 867,786,482.75 9,558,111,754.86 10,425,898,237.61 4,385,766,495.87 29.6%
nguyên và Môi trường) (20% của chi
phí chung)
F Cộng (C + D +E) đồng 47,000,352,188.84 293,539,635,006.90 340,539,987,195.74 249,481,533,734.42 42.3%
G Thuế giá trị gia tăng 10% (VAT) đồng 4,700,035,218.88 29,353,963,500.69 34,053,998,719.57 24,948,153,373.44 42.3%
349
Khối lượng và giá trị thực hiện

Từ 10/7/2014 đến 10/7/2018 Từ 10/7/2018 đến 10/7/2022 Tổng khối lượng và chi phí thi
công toàn đề án từ 2014 đến Chênh lệch:
Đơn GPTD số 1366/BTNMT GPTD số 2404/BTNMT
Số 10/7/2022 Tăng (+); Giảm (-)
Hạng mục công việc vị
TT Đơn giá theo các Quyết định số:
tính Đơn giá theo QĐ số 2176/QĐ- Đơn giá theo QĐ số 3282/QĐ- 2176/QĐ-BTNMT, 3282/QĐ-
BTNMT BTNM và 1997/QĐ-BTNMT BTNM và 1997/QĐ-BTNMT
Khối Khối Khối
Thành tiền Thành tiền Thành tiền Khối lượng Thành tiền %
lượng lượng lượng
H TỔNG CỘNG (F + G) đồng 51,700,387,407.73 322,893,598,507.59 374,593,985,915.31 274,429,687,107.86 42.3%

350
VII.3 HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THĂM DÒ
+ Hiệu quả công tác thăm dò tính trên cơ sở giá thành thăm dò:
- Giá thành thăm dò cho 1 tấn quặng nikel - đồng cấp trữ lượng 122 bao gồm quặng
sulfua xâm tán và sulfua đặc sít là:
Tổng giá trị thăm 374.593.985.915,31
Đơn giá 1 tấn dò (đồng)
= = = 8.237,06 đồng/ tấn
quặng Tổng trữ lượng cấp 45.476.673 (tấn
122 đạt được quặng)
- Giá thành thăm dò cho 1 tấn kim loại nikel quy đổi theo cấp trữ lượng 122 bao
gồm tổng các kim loại Ni + Cu + Co.
* Giá trị quy đổi dựa trên giá bán các kim loại thành phẩm tương ứng trên thị trường
thế giới tại thời điểm lập báo cáo thăm dò như sau: 1 tấn Cu = 0,41 tấn Ni. 1 tấn Co =
2,81 tấn Ni
* Tổng khối lượng Ni quy đổi là: 224.315Ni + 0,38×33.663Cu + 2,48× 6.216Co =
267.927 tấn Ni
Tổng giá trị thăm 374.593.985.915,31
Đơn giá 1 tấn dò (đồng) 1.389.119,54
= = =
kim loại Ni Tổng khối lượng Ni đồng/ tấn Ni
267.927 (tấn Ni)
quy đổi
+ Phân tích tính đúng đắn của các phương pháp công tác đã được áp dụng và những
đề nghị để nâng cao hiệu quả thăm dò.
Đề án “thăm dò quặng nikel – đồng tại khu Tạ Khoa, Hồng Ngài thuộc các xã
Mường Khoa, Tạ Khoa, Hồng Ngài, Song Pe huyện Bắc Yên và khu Tà Hộc, xã Tà Hộc,
huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La” nằm trên diện tích rộng gồm 12 tiểu khu với 2 loại quặng
sulfua niken đặc sít và xâm tán, công tác thăm dò được triển khai thi công theo tuần tự
bằng tổ hợp các phương pháp thăm dò ứng dụng các thiết bị hiện đại, tiên tiến nhất hiện
nay: Công tác trắc địa; Công tác địa chất: Đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:25.000 và lập
bản đồ địa chất tỷ lệ 1:2000; Công tác ĐCTV-ĐCCT; Công tác Địa vật lý; Công tác
khoan, khai đào; Công tác lấy, gia công, phân tích mẫu.
Việc lựa chọn các phương pháp trong quá trình thi công đề án là khoa học, hợp lý.
Trong quá trình thi công đề án công tác kiểm tra, giám sát đóng vai trò hết sức quan
trọng, từ đó có thể đề ra những giải pháp thực hiện và kịp thời điều chỉnh khối lượng
các dạng công tác cho phù hợp với tình hình thực tế theo điều kiện và diễn biến địa chất
của vùng mỏ, đó là một trong những yếu tố chủ yếu giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu
quả trong công tác thăm dò.

351
KẾT LUẬN
1. Thực hiện Giấy phép thăm dò số 1366/GP-BTNMT cấp ngày 10/7/2014 và Giấy
phép thăm dò khoáng sản (gia hạn) số 2404/GP-BTNMT cấp ngày 30/7/2018 và Công văn
số 6506/BTNMT-ĐCKS ngày 27 tháng 10 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Công tác thăm dò đã được thực hiện bài bản, áp dụng các công nghệ thăm dò tiên tiến về
địa vật lý, địa hóa, khoan thăm dò theo mạng lưới đảm bảo khống chế thân quặng trong
không gian ba chiều, công tác phân tích mẫu tại các trung tâm quốc tế có uy tín cao trên thế
giới tại ALS của Úc.
Công tác thăm dò đã hoàn thành đo vẽ địa chất tỉ lệ 1:25.000 cho 49,7 km2; đo vẽ sơ
đồ địa chất tỉ lệ 1:2000 cho 11 tiểu khu với khối lượng 17,27 km2; đo vẽ địa chất công trình
và địa chất thủy văn cho 4 tiểu khu: Bản Phúc, Bản Khoa, Bản Chạng, Suối Đán; khảo sát
địa vật lý trường chuyển cho các tiểu khu: Bản Chạng, Suối Chanh, Suối Phặng; đào hào,
vết lộ 3.752,55 m3; khoan thăm dò 93.873m / 517 lỗ khoan; lấy và phân tích 16.788 mẫu
lõi khoan, 828 mẫu rãnh; lấy và thí nghiệm công nghệ đối với 5 mẫu lớn; lấy và phân tích
131 mẫu mẫu thạch học lát mỏng và 115 mẫu khoáng tướng, 28 mẫu silicat, 18 mẫu phóng
xạ, 65 mẫu cơ lý đá, 35 mẫu cơ lý đất, 31 mẫu hóa nước, 01 mẫu vi lượng độc hại, 01 mẫu
vi sinh.
Kết quả thăm dò đã xác định được những đặc điểm cơ bản về cấu trúc địa chất mỏ,
hình thái, điều kiện thế nằm, cấu tạo thân quặng, mức độ biến đổi chiều dày, chất lượng
quặng theo đường phương và hướng cắm của các thân quặng.
2. Khu vực thăm dò nằm trong phức nếp lồi Tạ Khoa, thuộc đới rift nội lục sông Đà,
được đặc trưng bởi sự phát triển các thành tạo xâm nhập magma siêu mafic – mafic phức
hệ Ba Vì và các trầm tích biến chất gồm có đá phiến thạch anh – felspat dạng gneis đá
phiến mica, đá phiến thạch anh mica hạt thô thuộc hệ tầng Nậm Sập và các đá phiến, đá
sừng xen kẹp lớp mỏng quarzit thuộc hệ tầng Bản Cải. Phương cấu trúc chung của vùng
Tạ Khoa là tây bắc-đông nam trùng với phương của phức nếp lồi Tạ Khoa.
Trong vùng Tạ Khoa có các khối và đai xâm nhập siêu mafic-mafic như khối Bản
Phúc, khối Bản Khoa, khối Bản Khằng, đai siêu mafic Suối Đán, Bản Chạng, Bản Mông,
Suối Phằng, Suối Tào, v.v. đều thuộc phức hệ Ba Vì. Trong đó khối siêu mafic Bản Phúc
và Bản Khoa có kích thước lớn nhất. Các mỏ và các điểm quặng sulfur Ni-Cu trong
vùng Tạ Khoa đều có liên quan về nguồn gốc với xâm nhập magma siêu mafic này.
3. Kết quả nghiên cứu chất lượng và tính chất công nghệ cho thấy quặng sulfua xâm
tán nguyên sinh tại Mỏ Bản Phúc và Bản Khoa với thành phần chủ yếu là pyrotin,
pentlandite và rất hiếm chalcopyrit. Quặng xâm tán nguyên sinh tiểu khu Bản Phúc có
hàm lượng Ni trung bình khối 0,49%. Quặng sulfua xâm tán nguyên sinh tiểu khu Bản
Khoa có hàm lượng trung bình Ni 0,38%, hàm lượng S trung bình 0,44% cho tiểu khu
Bản Phúc, 1,21% cho tiểu khu Bản Khoa; hàm lượng Cu và Co rất thấp chưa thể thu hồi
trong quá trình tuyển. Ni tồn tại trong cấu trúc sulfua như pentlandite và trong ô mạng
olivin và serpentin. Hai khoáng vật silicate này chiếm tới 82,1% trong quặng xâm tán
tiểu khu Bản Phúc và 61% trong quặng xâm tán tiểu khu Bản Khoa, hàm lượng MgO
352
trong đá 35-40%. Kết quả nghiên cứu tuyển khoáng cho thấy có thể sản xuất tinh quặng
đạt hàm lượng ≥ 8% Ni thực thu ≥ 60%. Hàm lượng MgO không ảnh hưởng đến chất
lượng tinh quặng do sử dụng công nghệ thủy luyện.
Kết quả nghiên cứu chất lượng và tính chất công nghệ cho thấy quặng sulfua đặc
sít tại Suối Đán và Bản Chạng với thành phần khoáng vật chủ yếu là pyrotin, ít
pentlandite và chalcopyrit, hiếm hơn là pyrit, sphalerite. Quặng sulfua đặc sít nguyên
sinh tiểu khu Suối Đán có hàm lượng trung bình khối 1,18% Ni, 0,73% Cu, quặng sulfua
đặc sít nguyên sinh tiểu khu Bản Chạng có hàm lượng trung bình 0,79% Ni, 0,58% Cu.
Kết quả nghiên cứu tuyển khoáng quặng sulfua đặc sít có thể sản xuất tinh quặng đạt
hàm lượng ≥ 8% Ni thực thu ≥ 70%, hàm lượng Cu >5,5% thực thu 92%, Co hàm lượng
rất thấp, ở dạng vết chưa thể thu hồi trong quá trình tuyển. Chất lượng tinh quặng nêu
trên đáp ứng yêu cầu tinh quặng cho nhà máy chế biến sâu của Công ty. Đối với quặng
oxi hóa của cả hai loại quặng đặc sít và xâm tán hiện chưa có công nghệ tuyển phù hợp
và chưa có hiệu quả kinh tế.
4. Về điều kiện khai thác mỏ, mức độ nghiên cứu địa chất thuỷ văn - địa chất công
trình và điều kiện khai thác mỏ đáp ứng yêu cầu cho thiết kế khai thác mỏ. Khai thác
thân quặng sulfua xâm tán tiểu khu Bản Phúc và tiểu khu Bản Khoa bằng phương pháp
khai thác lộ thiên. Khai thác các thân quặng sulfua đặc sít tiểu khu Suối Đán và tiểu khu
Bản Chạng bằng phương pháp khai thác hầm lò.
5 Kết quả tính trữ lượng các mỏ và các điểm quặng và khối lượng đất, đá bóc.
5.1 Kết quả tính trữ lượng các mỏ và các điểm quặng.
Kết quả thăm dò tới thời điểm lập báo cáo tại các tiểu khu Bản Phúc, Bản Khoa,
Bản Chạng, Suối Đán, Bản Khằng, Suối Tào, Bản Mông, Suối Phặng cho thấy tổng trữ
lượng của cả quặng sulfua xâm tán và sulfua đặc sít cấp 122: 45.476.676 tấn quặng chứa
224.314 tấn kim loại Ni, 33.662 tấn kim loại Cu, 6.215 tấn kim loại Co, trong đó quặng
sulfua Ni xâm tán: 43.686.455 tấn quặng chứa 208.975 tấn kim loại Ni và 23.184 tấn Cu,
5.402 tấn Co; quặng sulfua đặc sít: 1.790.221 tấn quặng chứa 15.339 tấn kim loại Ni,
10.478 tấn Cu và 813 tấn Co.
Tài nguyên cấp 222: 5.588.558 tấn quặng chứa 33.975 tấn kim loại Ni, 6.069 tấn kim
loại Cu, 832 tấn kim loại Co, trong đó quặng Ni xâm tán: 5.266.917 tấn quặng chứa 32.401
tấn kim loại Ni và 4.741 tấn Cu, 740 tấn Co; quặng Ni đặc sít: 321.641 tấn quặng chứa
1.574 tấn Ni, 1.328 tấn Cu và 92 tấn Co.
Tài nguyên cấp 333: 2.996.695 tấn quặng, chứa 19.844 tấn kim loại Ni, 7.249 tấn kim
loại Cu và 598 tấn kim loại Co. Trong đó quặng Ni xâm tán: 720.354 tấn quặng, chứa 2.437
tấn kim loại Ni và 511 tấn kim loại Cu, 144 tấn kim loại Co. Quặng sulfua đặc sít 2.276.341
tấn quặng chứa 17.407 tấn kim loại Ni, 6.738 tấn kim loại Cu và 454 tấn kim loại Co.
Trữ lượng tập trung tại các tiểu khu Bản Phúc, Bản Khoa, Bản Chạng và Suối Đán
(SD-TQ1) cụ thể từng tiểu khu như sau:
- Tiểu khu Bản Phúc có trữ lượng quặng sulfua xâm tán là 39.689.408 tấn quặng,
tương ứng 193.937 tấn Ni, 20.857 tấn Cu, 4.842 tấn Co.
353
- Tiểu khu Bản Khoa có trữ lượng quặng sulfua xâm tán là 3.997.047 tấn quặng,
tương ứng 15.038 tấn Ni, 2.327 tấn Cu, 560 tấn Co.
- Tiểu khu Bản Chạng có trữ lượng quặng sulfua đặc sít là 1.001.937 tấn quặng,
tương ứng 8.058 tấn Ni, 5.833 tấn Cu, 505 tấn Co.
- Tiểu khu Suối Đán thân quặng 1 (SD-TQ1) có trữ lượng quặng sulfua đặc sít là
414.892 tấn quặng, tương ứng 4.957 tấn Ni và 2.991 tấn Cu, 179 tấn Co.
Các thân quặng một phần đạt mạng lưới thăm dò cấp trữ lượng 122 gồm: Bản Khằng
trữ lượng quặng sulfua đặc sít đạt 308.565 tấn, tương ứng 1.835 tấn Ni và 1.341 tấn Cu,
112 tấn Co; Suối Tào: 37.284 tấn quặng, tương ứng 179 tấn Ni, 140 tấn Cu, 8 tấn Co;
Bản Mông: 12.849 tấn quặng, tương ứng 166 tấn Ni và 54 tấn Cu, 5 tấn Co; Suối Phặng:
14.694 tấn quặng, tương ứng 144 tấn Ni và 119 tấn Cu, 4 tấn Co.
5.2. Kết quả tính khối lượng đất, đá bóc của quá trình khai thác.
Dự kiến quặng sulfua xâm tán tại Bản Phúc và Bản Khoa sẽ được khai thác bằng
phương pháp lộ thiên, quặng sulfua xâm tán tại Mỏ Bản Phúc dự kiến từ +110m trở lên
và tại Mỏ Bản Khoa từ +60 m trở lên. Khối lượng đất đá bóc của quá trình khai thác dự
kiến là 100,5 triệu m3, với những thí nghiệm hóa, lý khẳng định đất, đá bóc của quá trình
khai thác đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật làm làm vật liệu xan lấp và xây dựng thông
thường.
6. Định hướng công tác nghiên cứu, thăm dò tiếp theo.
Kết quả thăm dò đã cơ bản hoàn thành tại các tiểu khu Bản Phúc, Bản Khoa, Bản
Chạng và thân quặng 1 (SD-TQ1) tiểu khu Suối Đán có thể thiết kế khai thác, tổng diện
tích dự kiến của các tiểu khu này là 2,2 km2. Phần diện tích còn lại tại các tiểu khu mạng
lưới thăm dò còn thưa thi công trong Giấy phép thăm dò này gồm Khu Tạ Khoa: tiểu
khu Suối Đán (SD-TQ2), Suối Tào (ST-TQ), Cò Muồng (CM-TQ), Phiêng Pót PP-TQ,
Bản Khằng (BKh-TQ1, BKh-TQ2, BKh-XT), khu Tà Hộc: tiểu khu Suối Phặng (SP-
TQ), Bản Mông (BM-TQ). khu Hồng Ngài: tiểu khu Suối Háo (SH-TQ) và Suối Chanh
(SC-TQ), các tiểu khu này đã được điều tra đo vẽ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1/25.000 và
1/2.000, đã lấy mẫu địa hóa, thi công một số lỗ khoan và hào kết quả đã sơ bộ xác định
được cấu trúc, đặc điểm quặng hóa, tiềm năng khoáng hóa với trữ lượng, tài nguyên dự
kiến khoảng 3,0 triệu tấn quặng Ni – Cu, trong đó 2,3 triệu tấn quặng Ni-Cu đặc sít, hàm
lượng trung bình dự kiến Ni: 0,76%, Cu: 0,3% đề nghị BTNMT cho phép Công ty tiếp
tục thi công trong Giấy phép thăm dò mới.
Theo kết quả thăm dò hiện tại có thể phân ra các tiểu khu theo mức độ triển vọng
và ưu tiên như sau:
+ Triển vọng nhất: Khu Tạ Khoa: tiểu khu Bản Khằng đã phát hiện quặng sulfua
đặc sít và xâm tán, đã tiến hành thi công công trình hào, khoan: 58 lỗ khoan trong đó
39 lỗ khoan gặp quặng và tham gia tính trữ lượng tài nguyên, 23 công trình hào trong
đó 05 hào gặp quặng và tham gia tính trữ lượng tài nguyên. Trữ lượng và tài nguyên
đạt 1.305.151 tấn quặng trong đó 5.551 tấn Ni, 2.818 tấn Cu, 344 tấn Co.

354
+ Triển vọng trung bình: Khu Tạ Khoa: tiểu khu Suối Tào, Suối Đán Thân quặng
2 (SD-TQ2); Khu Tà Hộc: Bản Mông, Suối Phặng.
+ Có triển vọng: Khu Tạ Khoa: Tiểu khu Cò Muồng, Phiêng Pót; Khu Hồng Ngài:
Suối Chanh, Suối Háo.
Công ty TNHH Mỏ Nikel Bản Phúc với chiến lược khai thác và chế biến sâu quặng
sulfua nikel phục vụ công nghiệp chế tạo tiền chất cho pin năng lượng tại Sơn La nên
việc tìm thêm nguồn quặng sulfua nikel là vấn đề cấp thiết.
Trong quá trình thi công, thu thập tài liệu và lập Báo cáo, tập thể tác giả luôn nhận
được sự giúp đỡ, góp ý của lãnh đạo và chuyên viên Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt
Nam, Văn phòng Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Sơn La và Chính quyền các xã thuộc huyện Mai Sơn và Bắc Yên.
Nhân dịp này tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó!
Sơn La, tháng năm 2024
TM tập thể tác giả
Chủ biên

Ths. Nguyễn Ngọc Hải

355
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ALS (tháng 8 năm 2021) Báo cáo phân tích thành phần khoáng vật số MIN5140,
phân tích định lượng khoáng vật tự động cho hai mẫu phức hợp quặng sulfua đặc sít
Đông Bản Chạng và Tây Bản Chạng, Đề án Bản Chạng.
2. ALS (tháng 8 năm 2021) Báo cáo phân tích thành phần khoáng vật số MIN5163,
phân tích định lượng khoáng vật cho mẫu phức hợp của quặng sulfua đặc sít tiểu khu
Suối Đán.
3. ALS (tháng 11 năm 2021) Bao cáo phân tích thành phần khoáng vật số MIN5405,
phân tích định lượng khoáng vật tự động cho mẫu phức hợp của quặng sulfua xâm tán,
Mỏ Bản Phuc.
4. Baker, M. (1990): Báo cáo tiền khả thi mỏ nikel - đồng Bản Phúc. Báo cáo riêng
của công ty soạn thảo cho AMR, tiếng Anh,
5. Barnes, S. J. (1993): Nghiên cứu điều tra địa hoá mỏ nikel Bản Phúc và các đá đi
kèm, phía Bắc Việt Nam, CSIRO, tiếng Anh.
6. Barnes, S. J. (1994): Báo cáo thăm dò và khai thác 43R, thạch học sulfua Ni - Cu
các mẫu quặng từ Bản Phúc, Việt Nam, CSIRO, tiếng Anh.
7. Banks, Micheal (1997): Thạch học các lõi khoan 1996 và kết luận. Báo cáo riêng
của công ty soạn thảo cho AMR Resources Ltd, tiếng Anh.
8. Bates, T. E. (1996): Tóm tắt về tài nguyên nickel, đồng và cobalt, ngoại vi Bản
Phúc, vùng giấy phép Tạ Khoa, Việt Nam. Tiếng Anh.
9. Bates, T. E. (2002): Nghiên cứu quy mô sơ bộ; tiềm năng khai thác lộ thiên, mỏ
Bản Phúc, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Báo cáo riêng của công ty.
10. Bates, T. E. (2003): Đánh giá lại khoáng sản mỏ nikel Bản Phúc lần 2, tỉnh Sơn
La, Việt Nam.
11. Đinh Hữu Minh và nnk (2006), Báo cáo thăm báo cáo kết quả thăm dò mỏ Nikel
Bản Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên.
12. Đinh Hữu Minh và nnk (2014), Báo cáo thăm báo cáo thăm dò nâng cấp các
khối tài nguyên II.333, III.333, IV.333, V.333, VI.333 VÀ VII.333 trong phạm vi Giấy
phép khai thác số 1211/GP-BTNM của mỏ Nikel Bản Phúc, xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên.
13. Bewsher, A. (2004): Báo cáo cập nhật đánh giá tài nguyên, giai đoạn khoan 1
năm 2004. Mỏ nikel đồng Bản Phúc, Việt Nam. Tháng 9 năm 2004. Tiếng Anh.
14. Coote, A. (1989): Mỏ nikel - đồng Bản Phúc: Chương trình lấy mẫu rãnh. Báo
cáo riêng của công ty soạn thảo cho AMR. Tiếng Anh.
15. Gregg Speyers. (2020) Báo cáo khảo sát trường chuyển miền thời gian khung
phát cố định FLTEM tại Tiểu khu Bản Chạng.
16. Gregg Speyers. (2021), Báo cáo khảo sát trường chuyển miền thời gian khung
phát cố định FLTEM tại Tiểu khu Suối Phặng.

356
17. Gregg Speyers. (2022), Báo cáo khảo sát trường chuyển miền thời gian khung
phát cố định FLTEM tại Tiểu khu Bản Chanh.
18. Glotov, A.I., (2001) The Ban Phuc Ni–Cu–PGE deposit related to the
Phanerozoic komatiite–basalt association in the Song Da Rift, Northwestern Vietnam.
The Canadian Mineralogist, Vol. 39, pg. 573–589.
19. K Evans, tháng 10, 2021, báo cáo nghiên cứu thạch hoc cho quặng sulfua xâm
tán Mỏ Bản Phúc thuộc Đề án Tạ Khoa.
20. K Evans, tháng 10, 2021, báo cáo nghiên cứu thạch học cho Bản Khằng, Bản
Chạng, Suối Đán thuộc Đề án Tạ Khoa.
21. Leighton, D. G. (1997): Báo cáo địa chất về dự án mỏ nikel - đồng Bản Phúc,
Bắc Việt Nam. Báo cáo riêng của công ty soạn thảo cho Spectrum Resources Ltd. Tiếng
Anh.
23. Rowger Townend & Associates consulting (2004): Phân tích TPKV ba mẫu
tuyển khoáng hỗn hợp Mỏ Nikel Bản Phúc.

357
DANH MỤC PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO
Số
TT Tên Phụ lục
quyển
Phụ lục số 1:
1 1
Báo cáo luận giải chỉ tiêu tạm thời tính trữ lượng khoáng sản
Phụ lục số 2:
2 9
Công tác trắc địa
Phụ lục số 3:
3 8
Kết quả phân tích các loại mẫu
Phụ lục số 4:
4 Kết quả tính toán (gồm sai số phân tích mẫu, thống kê hàm lượng, 9
chiều dày theo mẫu đơn, công trình, thân quặng...)
Phụ lục số 5:
5 Kết quả tính trữ lượng (gồm kết quả tính hàm lượng trung bình 2
công trình, khối trữ lượng, thể trọng, trữ lượng, tài nguyên....)
Phụ lục số 6:
6 Công tác ĐCTV-ĐCCT (bao gồm toàn bộ các hạng mục của thủy 4
văn và công trình)
Phụ lục số 7:
7 4
Công tác Địa vật lý
Phụ lục số 8:
8 4
Kết quả thí nghiệm mẫu công nghệ

DANH MỤC BẢN VẼ KÈM THEO BÁO CÁO

Số
Số hiệu
TT Tên bản vẽ Tỷ lệ bản
bản vẽ
vẽ
I KHU VỰC TẠ KHOA
Sơ đồ địa chất khu vực Tạ Khoa, xã Tạ
Khoa, Mường Khoa, Hồng Ngài, Song
1 1 1:25.000 1
Pe, huyện Bắc Yên và xã Tà Hộc, huyện
Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Sơ đồ địa chất khu Tạ Khoa, xã Tạ
2 Khoa, Mường Khoa, huyện Bắc Yên, 2 1:25.000 1
tỉnh Sơn La
Sơ đồ địa chất khu Tà Hộc, xã Tà Hộc,
3 3 1:25.000 1
huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Sơ đồ địa chất khu Hồng Ngài, Song Pe,
4 4 1:25.000 1
huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Sơ đồ lưới khống chế mặt bằng và độ
cao xã Mường Khoa, Tạ Khoa, Hồng
5 5 1:20.000 1
Ngài, Sông Pe, huyện Bắc Yên và xã Tà
Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

358
Số
Số hiệu
TT Tên bản vẽ Tỷ lệ bản
bản vẽ
vẽ
Sơ đồ địa vật lý từ và trường chuyển xã
Tạ Khoa, Mường Khoa, Hồng Ngài,
6 6 1:50.000 1
Song Pe, huyện Bắc Yên và xã Tà Hộc,
huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Sơ đồ mức độ nghiên cứu địa chất khu
vực Tạ Khoa, xã Tạ Khoa, Mường
7 Khoa, Hồng Ngài, Song Pe, huyện Bắc 7 1:25.000 1
Yên và xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh
Sơn La
II TIỂU KHU BẢN PHÚC
Bản đồ địa hình tiểu khu Bản Phúc, xã
8 Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn 8 1:2.000 1
La
Bản đồ địa chất tiểu khu Bản Phúc, xã
9 Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn 9 1:2.000 1
la
Bản đồ tài liệu thực tế địa chất và thi
công công trình thăm dò tiểu khu Bản 10.1,
10 1:1.000 2
Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, 10.2
tỉnh Sơn La
Bình đồ phân bố khối tài nguyên thân
quặng xâm tán BP-XTB tiểu khu Bản
11 11 1:2.000 1
Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La
Sơ đồ phân bố các khối trữ lượng, tài
nguyên thân quặng xâm tán BP-XTB
12 12 1:2.000 1
tiểu khu Bản Phúc, xã Mường Khoa,
huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Sơ đồ phân bố các khối trữ lượng thân
quặng xâm tán BP-XTB tiểu khu Bản
13 13 1:2.000 1
Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La
Sơ đồ phân bố các khối trữ lượng thân
quặng xâm tán BP-Txã tiểu khu Bản
14 14 1:2.000 1
Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La
Bình đồ chiếu bằng thân quặng xâm tán
mức cao độ +250mEL tiểu khu Bản
15 15 1:2.000 1
Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La
Mặt cắt dọc địa chất quặng xâm tán tiểu
16 khu Bản Phúc, xã Mường Khoa, huyện 16 1:1.000 1
Bắc Yên, tỉnh Sơn La

Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài


17 17 1:1.000 1
nguyên tuyến 49300E tiểu khu Bản

359
Số
Số hiệu
TT Tên bản vẽ Tỷ lệ bản
bản vẽ
vẽ
Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La

Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài


nguyên tuyến 49350E tiểu khu Bản
18 18 1:1.000 1
Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 49400E tiểu khu Bản
19 19 1:1.000 1
Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 49450E tiểu khu Bản
20 20 1:1.000 1
Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 49500E tiểu khu Bản
21 21 1:1.000 1
Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 49550E tiểu khu Bản
22 22 1:1.000 1
Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 49600E tiểu khu Bản
23 23 1:1.000 1
Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 49650E tiểu khu Bản
24 24 1:1.000 1
Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 49700E tiểu khu Bản
25 25 1:1.000 1
Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 49750E tiểu khu Bản
26 26 1:1.000 1
Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 49800E tiểu khu Bản
27 27 1:1.000 1
Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 49850E tiểu khu Bản
28 28 1:1.000 1
Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La

360
Số
Số hiệu
TT Tên bản vẽ Tỷ lệ bản
bản vẽ
vẽ
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 49900E tiểu khu Bản
29 29 1:1.000 1
Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 49950E tiểu khu Bản
30 30 1:1.000 1
Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50000E tiểu khu Bản
31 31 1:1.000 1
Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50050E tiểu khu Bản
32 32 1:1.000 1
Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50100E tiểu khu Bản
33 33 1:1.000 1
Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La
Bản đồ địa chất thủy văn - địa chất công
34 trình tiểu khu Bản Phúc, xã Mường 34 1:2.000 1
Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Bản đồ tài liệu thực tế địa chất thủy văn
- địa chất công trình tiểu khu Bản Phúc,
35 35 1:2.000 1
xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất thủy văn - địa chất công
trình tuyến 49550E tiểu khu Bản Phúc,
36 36 1:1.000 1
xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất thủy văn - địa chất công
trình tuyến 49650E tiểu khu Bản Phúc,
37 37 1:1.000 1
xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất thủy văn - địa chất công
trình tuyến 49750E tiểu khu Bản Phúc,
38 38 1:1.000 1
xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La
Thiết đồ công trình khoan ĐCTV-ĐCCT
lỗ khoan: BP21-04GH, BP19-36 tiểu
39 39 1:200 1
khu Bản Phúc, xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
III TIỂU KHU BẢN KHOA

361
Số
Số hiệu
TT Tên bản vẽ Tỷ lệ bản
bản vẽ
vẽ
Bản đồ địa hình tiểu khu Bản Khoa, khu
40 Tạ Khoa, xã Mường Khoa, huyện Bắc 40 1:2.000 1
Yên, tỉnh Sơn La
Bản đồ địa chất tiểu khu Bản Khoa, khi
41 Tạ Khoa, xã Mường Khoa, huyện Bắc 41 1:2.000 1
Yên, tỉnh Sơn La
Bản đồ tài liệu thực tế địa chất thăm dò
quặng xâm tán, tiểu khu Bản Khoa, khu
42 42 1:2.000 1
Tạ Khoa, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Sơ đồ kết quả lấy mẫu địa hóa, tiểu khu
43 Bản Khoa, xã Mường Khoa, huyện Bắc 43 1:2.000 1
Yên, tỉnh Sơn La
Sơ đồ phân bố các khối trữ lượng, tài
nguyên thân quặng xâm tán BK-XTA
44 44 1:1.000 1
tiểu khu Bản Khoa, khu Tạ Khoa, xã Tạ
Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Sơ đồ phân bố các khối trữ lượng, tài
nguyên thân quặng xâm tán BK-XTB
45 45 1:1.000 1
tiểu khu Bản Khoa, khu Tạ Khoa, xã Tạ
Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Sơ đồ phân bố các khối trữ lượng, tài
nguyên thân quặng xâm tán BK-XTC
46 46 1:1.000 1
tiểu khu Bản Khoa, khu Tạ Khoa, xã Tạ
Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt dọc địa chất quặng xâm tán tiểu
47 khu Bản Khoa, khu tạ Khoa, huyện Bắc 47 1:1.000 1
Yên, tỉnh Sơn La
Bình đồ chiếu bằng thân quặng BK-XT
mức cao độ +190mEL tiểu khu Bản
48 48 1:1.000 1
Khoa, xã Tạ Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 49600E tiểu khu Bản
49 49 1:1.000 1
Khoa, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 49650E tiểu khu Bản
50 50 1:1.000 1
Khoa, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 49700E tiểu khu Bản
51 51 1:1.000 1
Khoa, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La

362
Số
Số hiệu
TT Tên bản vẽ Tỷ lệ bản
bản vẽ
vẽ
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 49750E tiểu khu Bản
52 52 1:1.000 1
Khoa, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 49800E tiểu khu Bản
53 53 1:1.000 1
Khoa, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 49850E tiểu khu Bản
54 54 1:1.000 1
Khoa, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La
Sơ đồ địa chất thủy văn - địa chất công
55 trình tiểu khu Bản Khoa, xã Mường 55 1:2.000 1
Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Sơ đồ tài liệu thực tế địa chất thủy văn -
địa chất công trình, tiểu khu Bản Chạng,
56 56 1:2.000 1
xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất thủy văn - địa chất công
trình tuyến 49650E tiểu khu Bản Khoa,
57 57 1:1.000 1
xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất thủy văn - địa chất công
trình tuyến 49750E tiểu khu Bản Khoa,
58 58 1:1.000 1
xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất thủy văn - địa chất công
trình tuyến 49800E tiểu khu Bản Khoa,
59 59 1:1.000 1
xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La
Thiết đồ công trình khoan ĐCTV-ĐCCT
lỗ khoan: BK20-02 tiểu khu Bản Khoa,
60 60 1:200 1
xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La
IV TIỂU KHU SUỐI ĐÁN
Bản đồ địa hình tiểu khu Suối Đán (SD-
61 TQ1), xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, 61 1:2.000 1
tỉnh Sơn La
Sơ đồ địa chất, tiểu khu Suối Đán (SD-
62 TQ1), xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, 62 1:2.000 1
tỉnh Sơn La
Sơ đồ tài liệu thực địa chất thăm dò thân
quặng SD-TQ1, tiểu khu Suối Đán, xã
63 63 1:2.000 1
Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn
La

363
Số
Số hiệu
TT Tên bản vẽ Tỷ lệ bản
bản vẽ
vẽ
Sơ đồ kết quả lấy mẫu địa hóa sườn tiểu
64 khu Suối Đán, xã Mường Khoa, huyện 64.1 1:2.000 1
Bắc Yên, tỉnh Sơn La (Mảnh 1)
Sơ đồ kết quả lấy mẫu địa hóa sườn tiểu
65 khu Suối Đán, xã Mường Khoa, huyện 64.2 1:2.000 1
Bắc Yên, tỉnh Sơn La (Mảnh 2)
Sơ đồ chiếu bằng phân khối tính trữ
lượng, tài nguyên thân quặng SD-TQ1,
66 66 1:1.000 1
tiểu khu Suối Đán, xã Mường Khoa,
huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt dọc chiếu đứng phân khối tính
trữ lượng, tài nguyên thân quặng SD-
67 66 1:1.000 1
TQ1, tiểu khu Suối Đán, xã Mường
Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Bình đồ chiếu bằng thân quặng SD-TQ1
mức độ cao 10m, tiểu khu Suối Đán, xã
68 67 1:1.000 1
Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn
La
Bình đồ chiều bằng thân quặng SD-TQ1
mức cao độ 170m, tiểu khu Suối Đán, xã
69 68 1:1.000 1
Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn
La
Mặt cắt dọc địa chất thân quặng SD-
70 TQ1, tiểu khu Suối Đán, xã Mường 69 1:1.000 1
Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 49975E, tiểu khu Suối
71 70 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50000E, tiểu khu Suối
72 71 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50025E, tiểu khu Suối
73 72 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50050E, tiểu khu Suối
74 73 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50075E, tiểu khu Suối
75 74 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La

364
Số
Số hiệu
TT Tên bản vẽ Tỷ lệ bản
bản vẽ
vẽ
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50100E, tiểu khu Suối
76 75 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50125E, tiểu khu Suối
77 76 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50150E, tiểu khu Suối
78 77 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50200E, tiểu khu Suối
79 78 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50225E, tiểu khu Suối
80 79 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50250E, tiểu khu Suối
81 80 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50275E, tiểu khu Suối
82 81 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50300E, tiểu khu Suối
83 82 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50350E, tiểu khu Suối
84 83 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50375E, tiểu khu Suối
85 84 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50400E, tiểu khu Suối
86 85 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50425E, tiểu khu Suối
87 86 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
365
Số
Số hiệu
TT Tên bản vẽ Tỷ lệ bản
bản vẽ
vẽ
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50450E, tiểu khu Suối
88 87 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50475E, tiểu khu Suối
89 88 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50500E, tiểu khu Suối
90 89 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50525E, tiểu khu Suối
91 90 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50550E, tiểu khu Suối
92 91 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50575E, tiểu khu Suối
93 92 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50600E, tiểu khu Suối
94 93 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50625E, tiểu khu Suối
95 94 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50650E, tiểu khu Suối
96 95 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50675E, tiểu khu Suối
97 96 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50700E, tiểu khu Suối
98 97 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50725E, tiểu khu Suối
99 98 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
366
Số
Số hiệu
TT Tên bản vẽ Tỷ lệ bản
bản vẽ
vẽ
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50750E, tiểu khu Suối
100 99 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50775E, tiểu khu Suối
101 100 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50800E, tiểu khu Suối
102 101 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 50825E, tiểu khu Suối
103 102 1:750 1
Đán (SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Sơ đồ địa chất thủy văn-địa chất công
104 trình, tiểu khu Suối Đán, xã Mường 103 1:2000 1
Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Sơ đồ tài liệu thực tế địa chất thủy văn -
địa chất công trình, tiểu khu Suối Đán,
105 104 1:2000 1
xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất thủy văn-địa chất công
trình tuyến 50150E, tiểu khu Suối Đán,
106 105 1:1000 1
xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất thủy văn-địa chất công
trình tuyến 50400E, tiểu khu Suối Đán,
107 106 1:1000 1
xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất thủy văn-địa chất công
trình tuyến 50750E, tiểu khu Suối Đán
108 107 1:1000 1
(SD-TQ1), xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Thiết đồ công trình khoan DCTV-ĐCCT
lỗ khoan KS21-10, tiểu khu Suối Đán,
109 108 1:200 1
xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La
Sơ đồ tài liệu thực tế địa chất thăm dò
thân quặng SD-TQ2, tiểu khu Suối Đán,
110 109 1:2000 1
xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La
Sơ đồ địa chất, tiểu khu Suối Đán (SD-
111 TQ2), xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, 110 1:2000 1
tỉnh Sơn La

367
Số
Số hiệu
TT Tên bản vẽ Tỷ lệ bản
bản vẽ
vẽ
Mặt cắt địa chất tính tài nguyên tuyến
51200E, Tiểu khuc Suối Đán (SD-TQ2),
112 111 1:750 1
xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất tính tài nguyên tuyến
51400E, Tiểu khuc Suối Đán (SD-TQ2),
113 112 1:750 1
xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất tính tài nguyên tuyến
51600E, Tiểu khuc Suối Đán (SD-TQ2),
114 113 1:750 1
xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt dọc chiếu đứng phân khối tính
tài nguyên thân quặng SD-TQ2, Tiểu
115 114 1:750 1
khu Suối Đán (SD-TQ2), xã Mường
Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
V TIỂU KHU BẢN CHẠNG
Bản đồ địa hình, tiểu khu Bản Chạng, xã
116 Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn 115 1:2000 1
La
Sơ đồ địa chất, tiểu khu Bản Chạng, xã
117 Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn 116 1:2000 1
La
Sơ đồ tài liệu thực tế địa chất thăm dò
thân quặng BC-TQ1 và BC-TQ2, tiểu
118 117 1:2000 1
khu Bản Chạng, xã Mường Khoa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Sơ đồ kết quả lấy mẫu địa hóa sườn, tiểu
119 khu Bản Chạng, xã Mường Khoa, huyện 118 1:2000 1
Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt dọc chiếu đứng và sơ đồ chiếu
bằng phân khối tính trữ lượng, tài
120 nguyên thân quặng BC-TQ1, tiểu khu 119 1:1000 1
Bản Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt dọc chiếu đứng và sơ đồ chiếu
bằng phân khối tính trữ lượng, tài
121 nguyên thân quặng BC-TQ2, tiểu khu 120 1:1000 1
Bản Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Bình đồ chiếu bằng thân quặng BC-TQ1
mức cao độ 590m, tiểu khu Bản Chạng,
122 121 1:1000 1
xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La

368
Số
Số hiệu
TT Tên bản vẽ Tỷ lệ bản
bản vẽ
vẽ
Bình đồ chiếu bằng thân quặng BC-TQ2
mức cao độ 750m, tiểu khu Bản Chạng,
123 122 1:1000 1
xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt dọc địa chất thăn quặng BC-
124 TQ1, tiểu khu Bản Chạng, xã Mường 123 1:1000 1
Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt dọc địa chất thăn quặng BC-
125 TQ2, tiểu khu Bản Chạng, xã Mường 124 1:1000 1
Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 51950E, tiểu khu Bản
126 125 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 52000E, tiểu khu Bản
127 126 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 52025E, tiểu khu Bản
128 127 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 52050E, tiểu khu Bản
129 128 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 52075E, tiểu khu Bản
130 129 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 52100E, tiểu khu Bản
131 130 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 52125E, tiểu khu Bản
132 131 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 52150E, tiểu khu Bản
133 132 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 52175E, tiểu khu Bản
134 133 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La

369
Số
Số hiệu
TT Tên bản vẽ Tỷ lệ bản
bản vẽ
vẽ
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 52200E, tiểu khu Bản
135 134 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 52225E, tiểu khu Bản
136 135 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 52250E, tiểu khu Bản
137 136 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 52275E, tiểu khu Bản
138 137 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 52300E, tiểu khu Bản
139 138 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 52335E, tiểu khu Bản
140 139 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 52360E, tiểu khu Bản
141 140 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 52385E, tiểu khu Bản
142 141 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 52415E, tiểu khu Bản
143 142 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 52450E, tiểu khu Bản
144 143 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 52475E, tiểu khu Bản
145 144 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 52500E, tiểu khu Bản
146 145 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
370
Số
Số hiệu
TT Tên bản vẽ Tỷ lệ bản
bản vẽ
vẽ
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 52525E, tiểu khu Bản
147 146 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 52550E, tiểu khu Bản
148 147 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 52600E, tiểu khu Bản
149 148 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 52700E, tiểu khu Bản
150 149 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 53050E, tiểu khu Bản
151 150 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 53075E, tiểu khu Bản
152 151 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 53100E, tiểu khu Bản
153 152 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 53125E, tiểu khu Bản
154 153 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 53150E, tiểu khu Bản
155 154 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 53175E, tiểu khu Bản
156 155 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 53200E, tiểu khu Bản
157 156 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 53225E, tiểu khu Bản
158 157 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
371
Số
Số hiệu
TT Tên bản vẽ Tỷ lệ bản
bản vẽ
vẽ
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 53250E, tiểu khu Bản
159 158 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 53275E, tiểu khu Bản
160 159 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 53300E, tiểu khu Bản
161 160 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 53325E, tiểu khu Bản
162 161 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 53350E, tiểu khu Bản
163 162 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 53375E, tiểu khu Bản
164 163 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 53400E, tiểu khu Bản
165 164 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 53425E, tiểu khu Bản
166 165 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 53450E, tiểu khu Bản
167 166 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 53475E, tiểu khu Bản
168 167 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 53525E, tiểu khu Bản
169 168 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Sơ đồ địa chất thủy văn-địa chất công
170 trình, tiểu khu Bản Chạng, xã Mường 169 1:2000 1
Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La

372
Số
Số hiệu
TT Tên bản vẽ Tỷ lệ bản
bản vẽ
vẽ
Sơ đồ tài liệu thực tế địa chất thủy văn-
địa chất công trình, tiểu khu Bản Chạng,
171 170 1:2000 1
xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất thủy văn-địa chất công
trình tuyến 53150E, tiểu khu Bản
172 171 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất thủy văn-địa chất công
trình tuyến 53300E, tiểu khu Bản
173 172 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất thủy văn-địa chất công
trình tuyến 53450E, tiểu khu Bản
174 173 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất thủy văn-địa chất công
trình tuyến 52000E, tiểu khu Bản
175 174 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất thủy văn-địa chất công
trình tuyến 52250E, tiểu khu Bản
176 175 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất thủy văn-địa chất công
trình tuyến 52450E, tiểu khu Bản
177 176 1:750 1
Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Thiết đồ công trình ĐCTV-ĐCCT lỗ
khoan BC20-38, tiểu khu Bản Chạng, xã
178 177 1:200 1
Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn
La
Thiết đồ công trình ĐCTV-ĐCCT lỗ
khoan BC21-29, tiểu khu Bản Chạng, xã
179 178 1:200 1
Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn
La
Sơ đồ khảo sát địa vật lý trường chuyển
mặt đất (FLTEM), tiểu khu Bản Chạng,
180 179 1:2000 1
xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt đia chất và địa vật lý trường
chuyển FLTEM tuyến 53250E, tiểu khu
181 180 1:750 1
Bản Chạng, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
VI TIỂU KHU BẢN KHẰNG
Sơ đồ địa chất, tiểu khu Bản Khằng, xã
182 Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn 181 1:2000 1
La
373
Số
Số hiệu
TT Tên bản vẽ Tỷ lệ bản
bản vẽ
vẽ
Sơ đồ tài liệu thực tế địa chất thăm dò
thân quặng Bkh-TQ1, Bkh-TQ2 và Bkh-
183 182 1:2000 1
XT, tiểu khu Bản Khằng, xã Mường
Khoa, tỉnh Sơn La
Sơ đồ mẫu địa hóa đất phủ, tiểu khu Bản
184 183 1:2000 1
Khằng, xã Mường Khoa, tỉnh Sơn La
Mặt cắt dọc chiếu đứng phân khối tính
trữ lượng , tài nguyên thân quặng BKh-
185 TQ1, BKh-TQ2 và BKh-XT, tiểu khu 184 1:1000 1
Bản Khằng, xã Mường Khoa, tỉnh Sơn
La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 44025E, tiểu khu Bản
186 185 1:750 1
Khằng-xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 44125E, tiểu khu Bản
187 186 1:750 1
Khằng-xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 44175E, tiểu khu Bản
188 187 1:750 1
Khằng-xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 44250E, tiểu khu Bản
189 188 1:750 1
Khằng-xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 44275E, tiểu khu Bản
190 189 1:750 1
Khằng-xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 44300E, tiểu khu Bản
191 190 1:750 1
Khằng-xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 44325E, tiểu khu Bản
192 191 1:750 1
Khằng-xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 44350E, tiểu khu Bản
193 192 1:750 1
Khằng-xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 44375E, tiểu khu Bản
194 193 1:750 1
Khằng-xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La

374
Số
Số hiệu
TT Tên bản vẽ Tỷ lệ bản
bản vẽ
vẽ
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 44400E, tiểu khu Bản
195 194 1:750 1
Khằng-xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 44425E, tiểu khu Bản
196 195 1:750 1
Khằng-xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 44550E, tiểu khu Bản
197 196 1:750 1
Khằng-xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 44650E, tiểu khu Bản
198 197 1:750 1
Khằng-xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 44675E, tiểu khu Bản
199 198 1:750 1
Khằng-xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 44700E, tiểu khu Bản
200 199 1:750 1
Khằng-xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 44725E, tiểu khu Bản
201 200 1:750 1
Khằng-xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 44750E, tiểu khu Bản
202 201 1:750 1
Khằng-xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 44775E, tiểu khu Bản
203 202 1:750 1
Khằng-xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 44800E, tiểu khu Bản
204 203 1:750 1
Khằng-xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 44850E, tiểu khu Bản
205 204 1:750 1
Khằng-xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 44875E, tiểu khu Bản
206 205 1:750 1
Khằng-xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
375
Số
Số hiệu
TT Tên bản vẽ Tỷ lệ bản
bản vẽ
vẽ
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 44900E, tiểu khu Bản
207 206 1:750 1
Khằng-xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 44950E, tiểu khu Bản
208 207 1:750 1
Khằng-xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
VII TIỂU KHU SUỐI PHẶNG
Sơ đồ địa chất, tiểu khu Suối Phặng, xã
209 208 1:2000 1
Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Sơ đồ tài liệu thực tế địa chất thăm dò
quặng đặc sít, tiểu khu Suối Phặng, xã
210 209.1 1:2000 1
Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
(Mảnh số 1)
Sơ đồ tài liệu thực tế địa chất thăm dò
quặng đặc sít, tiểu khu Suối Phặng, xã
211 209.2 1:2000 1
Tà Hộc, huyện Mai Sơn , tỉnh Sơn La
(Mảnh số 2)
Sơ đồ kết quả lẫy mẫu địa hóa sườn, tiểu
khu Suối Phặng, xã Tà Hộc, huyện Mai
212 210.1 1:2000 1
Sơn , tỉnh Sơn La
(Mảnh số 1)
Sơ đồ kết quả lẫy mẫu địa hóa sườn, tiểu
khu Suối Phặng, xã Tà Hộc, huyện Mai
213 210.2 1:2000 1
Sơn , tỉnh Sơn La
(Mảnh số 2)
Mặt cắt dọc phân khối tính trữ lượng, tài
nguyên thân quặng SP-TQ, tiểu khu
214 211 1:1000 1
Suối Phặng, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn,
tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 3350E, tiểu khu Suối
215 212 1:750 1
Phặng, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 3400E, tiểu khu Suối
216 213 1:750 1
Phặng, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 3450E, tiểu khu Suối
217 214 1:750 1
Phặng, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 3475E, tiểu khu Suối
218 215 1:750 1
Phặng, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh
Sơn La
376
Số
Số hiệu
TT Tên bản vẽ Tỷ lệ bản
bản vẽ
vẽ
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 3500E, tiểu khu Suối
219 216 1:750 1
Phặng, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 3525E, tiểu khu Suối
220 217 1:750 1
Phặng, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 3600E, tiểu khu Suối
221 218 1:750 1
Phặng, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh
Sơn La
Sơ đồ khảo sát địa vật lý trường chuyển
222 mặt đất (FLTEM), tiểu khu Suối Phặng, 219 1:2000 1
xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất và địa vật lý trường
chuyển FLTEM tuyến 3525E, tiểu khu
223 220 1:750 1
Suối Phặng, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn ,
tỉnh Sơn La
VIII TIỂU KHU BẢN MÔNG
Sơ đồ địa chất, tiểu khu Bản Mông, xã
224 Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La 221.1 1:2000 1
(Mảnh số 1)
Sơ đồ địa chất, tiểu khu Bản Mông, xã
225 Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La 221.2 1:2000 1
(Mảnh số 2)
Sơ đồ tài liệu thực tế địa chất thăm dò
quặng đặc sít, tiểu khu Bản Mông, xã Tà
226 222.1 1:2000 1
Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
(Mảnh số 1)
Sơ đồ tài liệu thực tế địa chất thăm dò
quặng đặc sít, tiểu khu Bản Mông, xã Tà
227 222.2 1:2000 1
Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
(Mảnh số 2)
Sơ đồ kết quả lấy mẫu địa hóa sườn, tiểu
228 khu Bản Mông, xã Tà Hộc, huyện Mai 223.1 1:2000 1
Sơn, tỉnh Sơn La (Mảnh số 1)
Sơ đồ kết quả lấy mẫu địa hóa sườn, tiểu
229 khu Bản Mông, xã Tà Hộc, huyện Mai 223.2 1:2000 1
Sơn, tỉnh Sơn La (Mảnh số 2)
Mặt cắt dọc chiếu đứng phân khối tính
trữ lượng, tài nguyên thân quặng BM-
230 224 1:2000 1
TQ, tiểu khu Bản Mông, xã Tà Hộc,
huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

377
Số
Số hiệu
TT Tên bản vẽ Tỷ lệ bản
bản vẽ
vẽ
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 5650E, tiểu khu Bản
231 225 1:750 1
Mông, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 5850E, tiểu khu Bản
232 226 1:750 1
Mông, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 5900E, tiểu khu Bản
233 227 1:750 1
Mông, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 5950E, tiểu khu Bản
234 228 1:750 1
Mông, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 6000E, tiểu khu Bản
235 229 1:750 1
Mông, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 6050E, tiểu khu Bản
236 230 1:750 1
Mông, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 6175E, tiểu khu Bản
237 231 1:750 1
Mông, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 6225E, tiểu khu Bản
238 232 1:750 1
Mông, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 6400E, tiểu khu Bản
239 233 1:750 1
Mông, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 6450E, tiểu khu Bản
240 234 1:750 1
Mông, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh
Sơn La
IX TIỂU KHU SUỐI TÀO
Sơ đồ địa chất, tiểu khu Suối Tào, xã Tạ
241 235 1:2000 1
Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Sơ đồ tài liệu thực tế địa chất thăm dò
quặng đặc sít, tiểu khu Suối Tào, xã Tạ
242 236.1 1:2000 1
Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
(Mảnh số 1)

378
Số
Số hiệu
TT Tên bản vẽ Tỷ lệ bản
bản vẽ
vẽ
Sơ đồ tài liệu thực tế địa chất thăm dò
quặng đặc sít, tiểu khu Suối Tào, xã Tạ
243 236.2 1:2000 1
Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
(Mảnh số 2)
Sơ đồ kết quả lấy mẫu địa hóa sườn, tiểu
244 khu Suối Tào, xã Tạ Khoa, huyện Bắc 237.1 1:2000 1
Yên, tỉnh Sơn La (Mảnh số 1)
Sơ đồ kết quả lấy mẫu địa hóa sườn, tiểu
245 khu Suối Tào, xã Tạ Khoa, huyện Bắc 237.2 1:2000 1
Yên, tỉnh Sơn La (Mảnh số 2)
Mặt cắt dọc chiếu đứng phân khối tính
trữ lượng, tài nguyên thân quặng ST-
246 238 1:2000 1
TQ, tiểu khu Suối Tào, xã Tạ Khoa,
huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 54650E, tiểu khu Suối
247 239 1:750 1
Tào, xã Tạ Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 54800E, tiểu khu Suối
248 240 1:750 1
Tào, xã Tạ Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La
Mặt cắt địa chất tính trữ lượng và tài
nguyên tuyến 54850E, tiểu khu Suối
249 241 1:750 1
Tào, xã Tạ Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La
X TIỂU KHU PHIÊNG PÓT
Sơ đồ địa chất, tiểu khu Phiêng Pót, xã
250 Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn 242 1:2000 1
La
Sơ đồ tài liệu thực tế, tiểu khu Phiêng
251 Pót, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, 243.1 1:2000 1
tỉnh Sơn La (Mảnh Số 1)
Sơ đồ tài liệu thực tế, tiểu khu Phiêng
252 Pót, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, 243.2 1:2000 1
tỉnh Sơn La (Mảnh Số 2)
Sơ đồ kết quả lấy mẫu địa hóa sườn, tiểu
253 khu Phiêng Pót, xã Mường Khoa, huyện 244.1 1:2000 1
Bắc Yên, tỉnh Sơn La (Mảnh số 1)
Sơ đồ kết quả lấy mẫu địa hóa sườn, tiểu
254 khu Phiêng Pót, xã Mường Khoa, huyện 244.2 1:2000 1
Bắc Yên, tỉnh Sơn La (Mảnh số 2)

379
Số
Số hiệu
TT Tên bản vẽ Tỷ lệ bản
bản vẽ
vẽ
Mặt cắt dọc chiếu đứng phân khối tính
tài nguyên thân quặng PP-TQ, tiểu khu
255 245 1:2000 1
Phiêng Pót, xã Mường Khoa, huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính tài nguyên tuyến
256 46300E, tiểu khu Phiêng Pót, xã Mường 246 1:750 1
Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính tài nguyên tuyến
257 46200E, tiểu khu Phiêng Pót, xã Mường 247 1:750 1
Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính tài nguyên tuyến
258 46100E, tiểu khu Phiêng Pót, xã Mường 248 1:750 1
Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
XI TIỂU KHU CÒ MUỒNG
Sơ đồ địa chất , tiểu khu Cò Muồng, xã
259 249 1:2000 1
Tạ Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Sơ đồ tài liệu thực tế địa chất, tiểu khu
260 Cò Muồng, xã Tạ Khoa, huyện Bắc Yên, 250 1:2000 1
tỉnh Sơn La
Sơ đồ kết quả lấy mẫu địa hóa sườn, tiểu
261 khu Cò Muồng, xã Tạ Khoa, huyện Bắc 251 1:2000 1
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt dọc chiếu đứng phân khối tính
tài nguyên thân quặng CM-TQ, tiểu khu
262 252 1:2000 1
Cò Muồng, xã Tạ Khoa, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính tài nguyên tuyến
263 48800E, tiểu khu Cò Muồng, xã Tạ 253 1:750 1
Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
XII TIỂU KHU SUỐI CHANH
Sơ đồ địa chất dự kiến bố trí công trình
264 thăm dò, tiểu khu Suối Chanh, xã Song 254 1:2000 1
Pe, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Sơ đồ tài liệu thực tế địa chất, tiểu khu
265 Suối Chanh, xã Song Pe, huyện Bắc 255 1:2000 1
Yên, tỉnh Sơn La
Sơ đồ kết quả lấy mẫu địa hóa sườn, tiểu
266 khu Suối Chanh, xã Song Pe, huyện Bắc 256 1:2000 1
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt dọc tính tài nguyên thân quặng
Sulfua đặt sít (SC-TQ), tiểu khu Suối
267 257 1:2000 1
Chanh, xã Song Pe, huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La
380
Số
Số hiệu
TT Tên bản vẽ Tỷ lệ bản
bản vẽ
vẽ
Mặt cắt địa chất tính tài nguyên tuyến
268 8300E, tiểu khu Suối Chanh (SC-TQ), 258 1:750 1
xã Song Pe, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính tài nguyên tuyến
269 8700E, tiểu khu Suối Chanh (SC-TQ), 259 1:750 1
xã Song Pe, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính tài nguyên tuyến
270 8800E, tiểu khu Suối Chanh (SC-TQ), 260 1:750 1
xã Song Pe, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Sơ đồ khảo sát địa vật lý trường chuyển
mặt đất (FLTEM), tiểu khu Suối Chanh
271 261 1: 2000 1
(SC-TQ), xã Song Pe, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La
XIII TIỂU KHU SUỐI HÁO
Sơ đồ địa chất, tiểu khu Suối Háo, xã
272 262 1: 2000 1
Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Sơ đồ tài liệu thực tế địa chất, tiểu khu
273 Suối Háo, xã Hồng Ngài, huyện Bắc 263 1: 2000 1
Yên, tỉnh Sơn La
Sơ đồ kết quả lấy mẫu địa hóa sườn, tiểu
274 khu Suối Háo, xã Hồng Ngài, huyện Bắc 264 1: 2000 1
Yên, tỉnh Sơn La
Mặt cắt dọc tính tài nguyên thân quặng
Sulfua đặt sít (SH-TQ), tiểu khu Suối
275 265 1:1000 1
Háo, xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La
Mặt cắt địa chất tính tài nguyên tuyến
276 73500E, tiểu khu Suối Háo, xã Hồng 266 1:750 1
Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La

381

You might also like