Thuyết minh PBL5 KTS Chương 1-2-3

You might also like

You are on page 1of 42

PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS.

NGÔ PHI MẠNH

Trường Đại Học Bách Khoa


Khoa CN Nhiệt - Điện Lạnh
Học Phần PBL 5: kỹ thuật sấy

Đề Tài: thiết bị sấy thóc 1.5 tấn/mẻ, thiết bị sấy lớp tĩnh và có đảo
giói, sử dụng khói từ thiết bị hóa khí làm tác nhân sấy, nhiệt độ
khói dưới 100OC

GVHD: TS.Ngô Phi Mạnh

SVTH: Trương Ngọc Thạch

Hồ Ngọc Thảnh

Nguyễn Thanh Nhàn

Tháng 1 Năm 2024

Mục lục chương

SVTH: NHÓM 6 1
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

Mục lục chương....................................................................................................................

Mục lục bảng:.......................................................................................................................

Mục lục hình ảnh..................................................................................................................

LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................................

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU ẨM...............................................................

1.1 TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU HẠT THÓC......................................................

1.1.1 Tổng quan về thóc..............................................................................................

1.1.2 Cấu tạo và tính chất cả hạt thóc..........................................................................

1.1.3 Thành phần hóa học của hạt thóc.....................................................................

1.1.4 Các đặc tính chung của khối thóc..................................................................

1.2 TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH KHÍ HÓA NHIÊN LIỆU...................................

1.2.1 Khái niệm chung của quá trình khí hóa nhiên liệu.........................................

1.2.2 Các quá trình trong thiết bị khí hóa................................................................

1.2.3 Quá trình cháy trong thiết bị khí hóa.............................................................

1.2.4 Phân loại khí hóa tầng cố định.......................................................................

1.3.1 Công nghệ sấy thóc........................................................................................

1.3.2 Sơ đồ quy trình công nghệ sấy thóc..................................................................

1.4 PHƯƠNG PHÁP SẤY VÀ THIẾT BỊ SẤY THÓC...............................................

1.4.1 Sấy bằng không khí tự nhiên - phơi nắng.........................................................

1.4.2 Các phương pháp sấy nhân tạo- các dạng máy sấy thóc................................

1.4.2.1 Cấu tạo, phân loại hệ thống sấy tĩnh vỉ ngang............................................

1.4.2.2 Máy sấy tháp..............................................................................................

1.4.2.3 Máy sấy tầng sôi.........................................................................................

1.4.3 Phân tích, chọn loại thiết bị sấy và chế độ sấy thóc...........................................

SVTH: NHÓM 6 2
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

1.4.3.1 Chọn loại thiết bị sấy thóc..........................................................................

1.4.3.2 Chọn chế độ sấy.........................................................................................

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN NHIỆT LÝ THUYẾT BỊ SẤY..............................................

2.1 CÁC THÔNG SỐ CỦA THÓC VÀ TÁC NHÂN SẤY...........................................

2.2 TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CỦA TÁC NHÂN SẤY.......................................

2.2.1 Tính toán khói................................................Error! Bookmark not defined.

2.3 TÍNH TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT..................Error! Bookmark not defined.

2.3.1 Lượng ẩm cần bốc hơi trong 1 giờ.................Error! Bookmark not defined.

2.3.2 Lượng TNS lý thuyết cần thiết Lo.....................Error! Bookmark not defined.

2.4 CÂN BẰNG NHIỆT LƯỢNG..................................Error! Bookmark not defined.

2.3.3 Lưu lượng thể tích trung bình Vtb.....................Error! Bookmark not defined.

2.3.4 Nhiệt lượng tiêu hao trong quá trình sấy lí thuyết Qo......Error! Bookmark
not defined.

2.5 TÍNH TOÁN THỜI GIAN SẤY (chọn)...................................................................

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TB BỊ SẤY......

3.1 TÍNH THIẾT BỊ CHÍNH..........................................................................................

3.1.1 Tính kích thước thùng sấy..............................................................................

3.1.2 Kiểm tra vận tốc tác nhân sấy........................................................................

3.2 TÍNH TỔN THẤT NHIỆT.......................................................................................

3.2.1 Tổn thất nhiệt do vật liệu sấy mang ra ngoài.................................................

3.2.2 Tổn thất nhiệt ra môi trường xung quanh:.....................................................

4.1 TÍNH GIÁ TRỊ TỔNG TỔN THẤT Δ..................................................................

4.2 XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CỦA TNS SAU QUÁ TRÌNH SẤY THỰC:......

4.2.1 Lượng TNS thực tế.........................................................................................

SVTH: NHÓM 6 3
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

4.2.2 Lưu lượng thể tích trung bình trong quá trình sấy thực.................................

4.2.3 Thiết lập bảng cân bằng nhiệt........................................................................

4.2.4 Kiểm tra lại giả thiết về tốc độ tác nhân sấy..................................................

CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC TB TĐN, BUỒNG ĐỐT, BUỒNG HÒA
TRỘN.................................................................................................................................

5.1 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BUỒNG ĐỐT...............................................................

CHƯƠNG 6: TÍNH CHỌN THIẾT BỊ PHỤ: QUẠT, CYCLONE...................................

6.1 TÍNH CHỌN QUẠT..............................................................................................

6.1.1 Tính trở lực.....................................................................................................

6.1.2 Chọn quạt cho thiết bị sấy..............................................................................

6.2 TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN CYCLONE..........................................................

CHƯƠNG 7: BẢN VẼ THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO THIẾT BỊ.........................................

CHƯƠNG 8: THIẾT KẾ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA THIẾT BỊ SẤY.......................

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................

SVTH: NHÓM 6 4
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

Mục lục bảng:


Bảng 1. 1:Thành phần hóa học của thóc:...........................................................................

Bảng 2. 1: bảng thông số...............................................................................................32

Bảng 2. 2: bảng cân bằng ẩm........................................................................................33

Bảng 2. 3: bảng cân bằng nhiệt.....................................................................................34

Bảng 3. 1 Kết quả tính chọn kích thước thùng sấy......................................................39

SVTH: NHÓM 6 5
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

Mục lục hình ảnh


Hình 1. 1. Cấu tạo của hạt thóc..........................................................................................

Hình 1. 2. Đồng bằng sông Hồng vùng sản xuất thóc lớn nhất Việt Nam.......................

Hình 1. 3. Đồng bằng sông Cửu Long vùng sản xuất thóc lớn thứ hai Việt Nam...........

Hình 1. 4. Đồng bằng ven biển miền Trung vùng sản xuất thóc lớn thứ ba Việt Nam
............................................................................................................................................

Hình 1. 5. Quá trình cháy trong thiết bị hóa khí.................................................................

Hình 1. 6. Lò khí hóa ngược chiều.....................................................................................

Hình 1. 7.Lò khí hóa cùng chiều........................................................................................

Hình 1. 8. Lò khí hóa dòng chéo nhau...............................................................................

Hình 1. 9. Quy trình công nghệ sản suất lúa......................................................................

Hình 1. 10. Phương pháp sấy tự nhiên...............................................................................

Hình 1. 11. Sơ đồ nguyên lí của hệ thống sấy tĩnh vỉ ngang có đảo chiều không khí sấy
............................................................................................................................................

Hình 1. 12. Sơ đồ nguyên lí của hệ thống sấy tĩnh vỉ ngang có đảo chiều không khí sấy
............................................................................................................................................

Hình 2. 1 Sơ đồ hệ thống sấy bằng khói từ thiết bị khí hóa..........................................28

Hình 2. 2 Đồ thị I-d: Qúa trình sấy bằng khói thiết bị khí hóa......................................28

Hình 3. 1 Mặt cắt cấu tạo tường thiết bị sấy thùng.......................................................37

Hình 3. 2 Foam và phun foam trực tiếp........................................................................38

SVTH: NHÓM 6 6
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

SVTH: NHÓM 6 7
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

LỜI NÓI ĐẦU


Sấy là một quá trình trao đổi nhiệt và ẩm , dẫn đến việc loại bỏ một phần nước và
độ ẩm ra khỏi vật liệu sấy bằng phương pháp sấy nóng và sấy lạnh.

Kĩ thuật sấy được sử dụng rộng rãi để làm khô hầu hết các loại dược phẩm, ngũ
cốc, các loại hạt và nhiều thực phẩm khác, làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
Quá trình sấy không chỉ đơn thuần là quá trình tách nước và hơi nước ra khỏi vật liệu
mà là một quá trình công nghệ. Nó đòi hỏi sau khi sấy vật liệu sấy phải đảm bảo chất
lượng cao, tiêu tốn năng lượng ít và chi phí vận hành thấp. Trong sấy thóc phải đảm
bảo thóc sau khi sấy có tỉ lệ nứt gãy khi xay xát là thấp nhất.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp sấy khác nhau, đối với thóc người ta có thể
dùng các phương pháp sấy như: phơi nắng tự nhiên, sấy tầng sôi, sấy tháp, sấy tĩnh vỉ
ngang. Đồ án môn học này nhằm thiết kế hệ thống sấy thóc bằng phương pháp sấy tĩnh
vỉ ngang có đảo gió, năng suất 1,5 tấn/mẻ, cung cấp nhiệt bằng khói từ thiết bị hóa khí.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức và tài liệu tham khảo còn nhiều
hạn chế nên đồ án chắc chắn không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận
được ý kiến đóng góp của thầy, cô để đồ án của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn TS Ngô Phi Mạnh đã hướng dẫn tận tình để nhóm
em hoàn thành được đồ án này.

SVTH: NHÓM 6 8
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU ẨM

1.1 TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU HẠT THÓC

1.1.1 Tổng quan về thóc

Thóc là nguồn lương thực chính của gần một nửa dân số trên trái đất. Thóc
được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam châu Á. Về diện tích canh tác thóc đứng hàng
thứ hai sau thóc mỳ nhưng về năng suất của thóc là loại cao nhất.
Theo nhiều nguồn tài liệu thì cây thóc xuất hiện từ hơn 3000 năm trước công
nguyên ở vùng Đông Nam châu Á. Tới nay rất nhiều nước trên khắp năm châu đều có
trồng thóc. Thóc nước là loại cây ưa nước và ẩm, do đó thóc được trồng nhiều ở châu
thổ các sông lớn thuộc các vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới.
Cây thóc thuộc họ hào thảo và có trên 20 loại khác nhau. Phổ biến nhất và có ý
nghĩa kinh tế hơn là loại thóc nước (Oryza sativa). Thóc nước lại được chia làm hai

SVTH: NHÓM 6 9
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

loại là thóc ngắn hạt (Oryza sativa brevis) và thóc hạt bình thường (Oryza sativa
communis). Thóc nước hạt bình thường là loại phổ biến hơn cả và đã tồn tại đến ngày
nay.
Ở nước ta còn có thóc nếp và thóc tẻ (phân biệt theo sự khác nhau về thành
phần và tính chất của nội nhũ).

1.1.2 Cấu tạo và tính chất cả hạt thóc

Thóc là loại lương thực có vỏ trấu bao bọc. Đầu cả vỏ trấu có râu. Tùy theo giống
và điều kiện sinh trưởng, râu thóc có thể dài hoặc ngắn. Ở cuống của vỏ trấu có mày
hạt. Cấu tạo của hạt thóc (Hình 1.1) bao gồm:

Mày thóc: trong quá trình sấy và bảo quản, mày thóc rụng ra làm tăng lượng tạp chất
và bụi trong khối hạt.
Vỏ trấu: bảo vệ hạt gạo, chống các ảnh hưởng của môi trường và sự phá hoại của sinh
vật, nấm mốc. Màu sắc của vỏ trấu cũng khác nhau tùy theo giống thóc và điều kiện
trồng trọt, thường có màu vàng nhạt, vàng nâu hoặc đen. Tỉ lệ của vỏ trấu so với toàn
hạt dao độ trong một phạm vi khá lớn, khoảng 10 đến 30%, thông thường là 17 đến
23%.
Vỏ hạt: bao bọc nội nhũ, thành phần cấu tạo chủ yếu là lipit và protein.
Nội nhũ: là thành phần chính của hạt thóc, chứa 90% là gluxit.
Phôi: nằm ở góc dưới nội nhũ, có nhiệm vụ biến các chất dinh dưỡng trong nội nhũ
để nuôi mầm khi hạt thóc nảy mầm

Hình 1. 1. Cấu tạo của hạt thóc

SVTH: NHÓM 6 10
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

1.1.3 Thành phần hóa học của hạt thóc

Thành phần hóa học của hạt thóc gồm chủ yếu là tinh bột, protein, xenlulose.
Ngoài ra trong hạt thóc còn chứa một số chất khác với hàm lượng ít hơn so với 3 thành
phần kể trên như: đường, tro, chất béo, sinh tố. Thành phần hóa học của hạt thóc phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như giống, đất đai trồng trọt, khí hậu và chế độ chăm sóc. Cùng
chung điều kiện trồng trọt và sinh trưởng, nhưng thành phần hóa học của gạo vỏ ngoài
đỏ khác so với gạo trắng, thông thường hàm lượng chất béo và protein trong vỏ gạo
ngoài đỏ hơn đôi chút. Cùng chung điều kiện trồng trọt và sinh trưởng.
Các thành phần hóa học của hạt thóc:

Bảng 1. 1:Thành phần hóa học của thóc:

Nước Gluxit Protit Lipit Xenlulo Tro Vitamin B1

13% 64,03% 6,69% 2,1% 8,78% 5,36% 5,36%

1.1.4 Các đặc tính chung của khối thóc

Tính tán rời: là đặc tính khi đổ thóc từ trên độ cao h xuống mặt phẳng nằm
ngang, thóc tự dịch chuyển để tạo thành khối có dạng chóp nón. Góc tạo thành bởi
đường sinh với mặt phẳng đáy nằm ngang của hình chóp gọi là góc nghỉ hay góc
nghiêng tự nhiên của khối hạt. Về trị số thì góc nghỉ tự nhiên bằng góc ma sát giữa hạt
với hạt nên còn gọi là góc ma sát trong, kí hiệu (φ 1). Dựa vào độ tan rời này để xác
định sơ bộ chất lượng và sự thay đổi chất lượng thóc trong quá trình sấy và bảo quản.
Đối với thóc, góc nghỉ khoảng từ 32-40o.

Nếu ta để hạt trên một mặt phẳng và bắt đầu nghiêng mặt phẳng này cho tới khi
hạt bắt đầu trượt thì góc giới hạn giữa mặt phẳng nằm ngang và mặt phẳng trượt gọi là
góc trượt (góc ma sát ngoài), kí hiệu (φ2). Trường hợp không phải là một hạt mà là một
khối hạt thì góc trượt có liên quan và phụ thuộc vào góc nghiêng tự nhiên.

Góc nghỉ và góc trượt càng lớn thì độ rời càng nhỏ, ngược lại góc nhỏ thì khả
năng dịch chuyển lớn, nghĩa là độ rời lớn.

SVTH: NHÓM 6 11
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

Độ rời của khối hạt dao động trong khoảng khá rộng tùy thuộc vào các yếu tố như
kích thước, hình dạng hạt và trạng thái bề mặt hạt, độ ẩm của hạt, số lượng và loại tạp
chất trong khối hạt. đối với góc trượt còn thêm một yếu tố quan trọng nữa là loại vật
liệu và trạng thái bề mặt vật liệu trượt. Bề mặt hạt thóc xù xì thì góc nghỉ và góc trượt
lớn.

Độ ẩm tạp chất của khối hạt càng cao đặc biệt là nhiêu tạp chất rác thì độ rời càng
nhỏ. Độ ẩm của khối hạt càng cao thì độ rời càng giảm.

Trong bảo quản, độ rời của khối hạt có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện bảo
quản. nếu bảo quản quá lâu hay đã xảy ra quá trình tự bốc nóng làm cho khối hạt bị nén
chặt, độ rời giảm hay thậm chí có khi mất hẳn độ rời.

Tính tự phân loại: Khối hạt có cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau (hạt chắc,
hạt lép, tạp chất…), không đồng chất (khác nhau về hình dạng, kích thước, tỉ trọng…),
do đó trong quá trình di chuyển chúng tạo nên những vùng khác nhau về chất lượng
gọi là tính tự phân của khối hạt. Hiện tượng tự phân loại ảnh hưởng xấu đến việc làm
khô và bảo quản hạt. Những vùng nhiều hạt lép và tạp chất sẽ dễ bị hút ẩm. Dễ bị cuốn
theo tác nhân sấy trong quá trình sấy.

Độ xốp của khối hạt: độ xốp của vật liệu (ε) là thành phần thể tích bị chiếm chỗ
do khoảng không gian giữa các hạt. Giá trị của độ xốp phụ thuộc vào hình dạng hạt,
cách mà chúng sắp xếp trong khối hạt (những hat nhỏ có thể lấp đầy các khoảng trống
giữa các hạt lớn). Trong quá trình sấy, khối hạt cần có độ xốp (lỗ hổng) cần thiết cho
quá trình truyền nhiệt với tác nhân sấy được dễ dàng. Độ xốp (0.36-0.8) :  = 0,56
(tr14/giáo trình kỹ thuật sấy nông sản thực phẩm-Nguyễn Văn May).

pv
ε =1− (1. 1)
ph

Trong đó: : mật độ khối hạt chứa trong đơn vị thể tích đó( khối lượng thể tích)

: khối lượng riêng của hạt chứa trong đơn vị thể tích đó.

SVTH: NHÓM 6 12
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

Hệ số hình dáng thóc (rice shape factor) là một đại lượng vật lý mô tả hình dạng
của hạt thóc. Nó được định nghĩa là tỷ lệ giữa diện tích mặt cắt ngang của hạt thóc với
tổng diện tích xung quanh của hạt thóc. Công thức tính hệ số hình dáng thóc:

A
φ hd= (1. 2)
(2 πr)

Trong đó: hd là hệ số hình dáng thóc

A là diện tích mặt cắt ngang của hạt thóc

r là bán kính đường tròn ngoại tiếp hạt thóc

Hệ số hình dạng: hd = 1,68 [Phụ lục 7/2/315].

Ứng dụng của hệ số hình dáng thóc được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác
nhau, bao gồm: Hệ số hình dáng thóc được sử dụng để đánh giá chất lượng hạt thóc.
Hạt thóc có hình dạng đồng đều, cân đối thường có chất lượng cao hơn hạt thóc có
hình dạng không đồng đều, méo mó. Hệ số hình dáng thóc ảnh hưởng đến quá trình
xay xát, sàng lọc, và chế biến gạo. Hạt thóc có hình dạng đồng đều, cân đối thường dễ
xay xát, sàng lọc, và chế biến hơn hạt thóc có hình dạng không đồng đều, méo mó. Thị
trường gạo: Hệ số hình dáng thóc cũng ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của gạo. Gạo có
hạt thóc hình dạng đồng đều, cân đối thường được bán với giá cao hơn gạo có hạt thóc
có hình dạng không đồng đều, méo mó.

Tính dẫn nhiệt và tính truyền nhiệt: quá trình dẫn nhiệt và truyền nhiệt trong khối
hạt luôn tiến hành theo hai phương pháp song song đó là dẫn nhiệt và đối lưu. Đại
lượng đặc trưng cho khả năng dẫn nhiệt của thóc là hệ số dẫn nhiệt (λ= 0.12-0.2
kCal/m.h. độ)

Tính hấp thụ và nhả các chất khí, hơi ẩm trong quá trình sấy: thường là hiện
tượng ở bề mặt. Vì vậy, trong quá trình sấy luôn xảy ra nhiều giai đoạn:

sấy => ủ => sấy => ủ…

Để giúp độ ẩm trong nhân hạt có thời gian di chuyển ra bề mặt hạt, làm cho thóc
được khô đều và ít bị nứt gãy khi xay xát.

SVTH: NHÓM 6 13
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

Độ ẩm cân bằng: hạt có tính hút ẩm hay nhả ẩm tùy thuộc tương quan giữa độ ẩm hạt
và độ ẩm không khí môi trường. Nếu để 1 lượng hạt có độ ẩm đầu 1 vào môi trường
có độ ẩm tương đối  = const và nhiệt độ T= const, hạt sẽ hút ẩm (nếu khô) hoặc nhả
ẩm (nếu ướt) và sau thời gian đủ dài, độ ẩm hạt sẽ tiệm cận về một giá trị nào đó. Lúc
này, không còn hiện tượng trao đổi ẩm giữa hạt và môi trường, nghĩa là nước trong
vật liệu và hơi nước trong không khí đạt sự cân bằng được gọi là ẩm cân bằng cb
(Hình 1.2).

Hình 1. 2 Độ ẩm cân bằng

1.1.5 Khu vực phân bố thóc


Ở Việt Nam, thóc gạo là nguồn lương thực chính không thể thiếu trong đời sống
con người. thóc còn là nguyên liệu để sản xuất tinh bột, sử dụng nhiều trong các ngành
công nghiệp thực phẩm. Thóc cũng được dùng làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Thóc là cây trồng chủ lực của Việt Nam, được trồng trên khắp cả nước. Tuy nhiên,
thóc tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng, nơi có điều kiện thuận lợi cho sản xuất
thóc như:

Đồng bằng sông Hồng (Hình 1.2): Là vùng sản xuất thóc lớn nhất cả nước,
chiếm khoảng 25% diện tích thóc cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long (Hình 1.3) là
vùng sản xuất thóc lớn thứ hai cả nước, chiếm khoảng 22% diện tích thóc cả nước.
Đồng bằng ven biển miền Trung (Hình 1.4): Là vùng sản xuất thóc lớn thứ ba cả nước,
chiếm khoảng 15% diện tích thóc cả nước.

SVTH: NHÓM 6 14
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

Hình 1. 3. Đồng bằng sông Hồng vùng sản xuất thóc lớn nhất Việt Nam

Hình 1. 4. Đồng bằng sông Cửu Long vùng sản xuất thóc lớn thứ hai Việt Nam

Hình 1. 5. Đồng bằng ven biển miền Trung vùng sản xuất thóc lớn thứ ba Việt Nam

Ngoài ra, thóc còn được trồng ở một số vùng cao, vùng trung du, nhưng diện
tích không lớn. Thóc được trồng theo hai vụ chính là vụ mùa và vụ đông xuân. Vụ
mùa được trồng từ tháng 4 đến tháng 8, vụ đông xuân được trồng từ tháng 10 đến
tháng 3 năm sau. Tổng diện tích thóc cả nước năm 2023 là khoảng 7,9 triệu ha, sản
lượng đạt khoảng 48,1 triệu tấn.

SVTH: NHÓM 6 15
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

Hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ hai thế giới về lượng gạo xuất khẩu trên thế
giới, và tiếp tục đẩy mạnh việc xuất khẩu gạo sang các nước trên thế giới. Đây là một
trong những nguồn thu ngoại tệ chính của đất nước. Tính đến tháng 4/2023, ngành
xuất khẩu gạo ước đạt 1,1 triệu tấn. Với giá trị 573,9 triệu USD tạo ra tổng khối lượng.
Và giá trị xuất khẩu 2,95 triệu tấn với giá trị 1,56 tỷ USD. Tăng 43,6% so với cùng kỳ
năm 2022.

1.2 TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH KHÍ HÓA NHIÊN LIỆU

1.2.1 Khái niệm chung của quá trình khí hóa nhiên liệu

Khí hóa sinh khối là quá trình chuyển đổi nhiệt – hóa sinh khối thành dạng các
sản phẩm khí thông qua các phản ứng hóa học, các biến đổi vật lý và nhiệt. Các quá
trình này có thể diễn ra lần lượt hay đồng thời tùy thuộc vào thiết kế lò khí hóa và
nguồn nhiên liệu.
1.2.2 Các quá trình trong thiết bị khí hóa
Một quá trình khí hóa điển hình gồm bốn giai đoạn sau: sấy, nhiệt phân, khí hóa
và cháy:
- Quá trình sấy: Quá trình này diễn ra đầu tiên khi nhiên liệu được cấp vào lò khí
hóa, nhiên liệu được sấy và tăng nhiệt độ đến khoảng 100 ˚C dẫn đến hơi nước
chứa trên bề mặt và ở các lỗ rỗng bên trong nhiên liệu bay hơi. Ngoài ra, một số
thành phần chất bốc và các thành phần vô cơ có thể cũng thoát ra trong quá trình
này. Kết thúc quá trình này, nhiên liệu đạt trạng thái khô

Sinh khối + Nhiệt → Sinh khối khô + H2O


- Quá trình nhiệt phân: Khi nhiên liệu nhận thêm nhiệt sau quá trình sấy lên đến
khoảng 350oC, cấu trúc của sinh khối bị thay đổi mạnh bởi quá trình phân hủy
nhiệt trong điều kiện không có mặt của chất oxi hóa và giải phóng các sản phẩm
khí (chất bốc). Trong suốt quá trình nhiệt phân, nhiên liệu bị phân rã thành char
(cacbon rắn) và hỗn hợp các sản khí (chất bốc) như trong phương trình

Sinh khối khô + Nhiệt → Char + Chất bốc

SVTH: NHÓM 6 16
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

Trong thành phần chất bốc bao gồm các khí nhẹ và các thành phần hữu cơ cao
phân tử (tar). Ở nhiệt độ cao, tar có thể bị crack thành các phân tử nhẹ hơn (CO, CH4),
dẫn đến các sản phẩm chính của quá trình nhiệt phân là CO, CO2, H2, CH4 và một số
hydrocacbon khác (C2H4, C2H6 …). Quá trình này được gọi là “nhiệt phân thứ cấp”.
Quá trình nhiệt phân có thể được viết lại theo cơ chế hai cấp như sau:
𝐺𝑖𝑎𝑖 đ𝑜ạ𝑛 1: 𝑆𝑖𝑛ℎ 𝑘ℎố𝑖 𝑘ℎô + 𝑁ℎ𝑖ệ𝑡 → 𝐶ℎ𝑎𝑟 + 𝐾ℎí + 𝑇𝑎𝑟
𝐺𝑖𝑎𝑖 đ𝑜ạ𝑛 2: 𝑇𝑎𝑟 + 𝑁ℎ𝑖ệ𝑡 → 𝐾ℎí
Chất bốc trong sinh khối có thể chiếm từ 70 – 80% khối lượng sinh khối, do đó
quá trình nhiệt phân có ảnh hưởng đáng kể đến toàn bộ quá trình khí hóa. Tốc độ của
quá trình nhiệt phân (thoát chất bốc) phụ thuộc vào điều kiện vận hành của lò khí hóa
và tính chất của nhiên liệu (tính chất hóa học và tính chất vật lý).
- Quá trình khí hóa: Quá trình khí hóa là kết quả của các phản ứng hóa học giữa
Cacbon trong char và hơi nước, CO2 và H2 trong lò khí hóa cũng như là các
phản ứng giữa các khí tạo thành. Quá trình này xảy ra sau quá trình nhiệt phân
khi nhiệt độ của char thu được từ các quá trình trước ở một mức nhiệt độ nhất
định, thông thường là lớn hơn 700 ˚C. Ở trong quá trình này, chủ yếu diễn ra
phản ứng khử giữa cacbon với CO2 và H2O từ quá trình cháy thành các sản
phẩm khí như CO, H2. Ngoài ra còn có các phản ứng hình thành CH4 và một số
các phản ứng đồng thể khác giữa các chất ở pha khí. Các phản ứng trong quá
trình này thường là các phản ứng thu nhiệt, hấp thụ nhiệt trong suốt quá trình
cháy, ngoại trừ phản ứng cacbon với H2 tạo thành CH4.
- Quá trình cháy: Quá trình cháy một phần nhiên liệu xảy ra trong vùng giàu oxy
trong lò khí hóa. Các phản ứng trong quá trình này là các phản ứng tỏa nhiệt.
Sản phẩm chính của quá trình cháy là CO, CO2, H2O tùy thuộc vào nhiệt độ và
tỷ lệ oxy tham gia phản ứng. Nhiệt sinh ra từ quá trình cháy được sử dụng cho
quá trình sấy nhiên liệu, nhiệt phân và cho các phản ứng trong quá trình khí hóa.

Ở trong một số quá trình khí hóa, nhiệt cấp cho quá trình khí hóa theo kiểu gián
tiếp để tránh quá trình cháy nhiên liệu trong lò khí hóa và tránh sự có mặt của N2 và
CO2 trong hỗn hợp sản phẩm khí.
Có hai dạng phản ứng cháy diễn ra trong lò khí hóa là cháy các khí sinh ra trong

SVTH: NHÓM 6 17
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

quá trình nhiệt phân (cháy đồng thể) và cháy char (cháy dị thể). Tốc độ phản ứng
cháy đồng thể nhanh hơn phản ứng cháy dị thể vì sự hòa trộn của các chất phản ứng
trong pha khí diễn ra dễ dàng và nhanh hơn.

1.2.3 Quá trình cháy trong thiết bị khí hóa

Quá trình khí hóa là quá trình chuyển đổi nhiệt – hóa nhiên liệu rắn hoặc lỏng
thành nhiên liệu khí dưới các tác nhân khí hóa và lò khí hóa là thiết bị dùng để thực
hiện quá trình trên. Quá trình cháy sinh khối trong lò khí hóa khác so với quá trình đốt
cháy trực tiếp sinh khối. Quá trình cháy trong lò khí hóa được thành hai vùng tách biệt:
vùng lớp nhiên liệu và vùng không gian phía trên hoặc tách riêng với lớp nhiên liệu,
tương ứng với vùng sinh khí và vùng cháy khí như (Hình 1.5) minh họa.

Hình 1. 6. Quá trình cháy trong thiết bị hóa khí

1.2.4 Phân loại khí hóa tầng cố định

Lò khí hóa sinh khối là thiết bị dùng để chuyển đổi nhiên liệu sinh khối thành nhiên
liệu khí thông qua các quá trình chuyển đổi nhiệt – hóa trong điều kiện thiếu oxy. Dựa
theo điều kiện dòng, lò khí hóa được chia làm 3 loại:
- Lò khí hóa ngược chiều (Updraft-Hình 1.6): Chiều di chuyển của sản phẩm khí đầu
ra ngược chiều với chiều di chuyển của nhiên liệu.

SVTH: NHÓM 6 18
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

Hình 1. 7. Lò khí hóa ngược chiều


- Lò khí hóa cùng chiều (Downdraft-Hình 1.7): Chiều di chuyển của sản phẩm khí
đầu ra cùng chiều với chiều di chuyển của nhiên liệu.

Hình 1. 8.Lò khí hóa cùng chiều


Lò khí hóa dòng chéo nhau (Crossdraft-Hình 1.8): Chiều di chuyển của sản phẩm khí
đầu ra cắt ngang vuông góc với chiều di chuyển của nhiên liệu.

SVTH: NHÓM 6 19
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

Hình 1. 9. Lò khí hóa dòng chéo nhau

1.3 QUY CÔNG NGHỆ SẤY THÓC

1.3.1 Công nghệ sấy thóc

Thóc là đối tượng cần xử lý nhiệt nhiều hơn bất cứ loại hạt ngũ cốc nào khác.
Sấy làm giảm độ ẩm của thóc vừa thu hoạch đến mức an toàn 2 (12-14) % = 13%
[TL1/tr95] để bảo quản và xay xát. Yêu cầu cơ bản của quá trình sấy là nâng cao tốc
độ sấy, giảm thiểu thời gian sấy và năng lượng tiêu hao mà vẫn giữ được chất lượng
sản phẩm sấy. Trong sấy thóc đối lưu thời gian sấy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
các thông số chế độ sấy (nhiệt độ, độ ẩm tương đối, tốc độ khí sấy, chiều dầy lớp hạt),
phương pháp sấy (sấy liên tục và gián đoạn, sấy có đảo hạt, đảo gió, làm dịu sau sấy...)
và vật liệu sấy (loại thóc, kích thước hạt, độ chín khi thu hoạch, độ ẩm ban đầu và độ
ẩm cuối quá trình sấy của thóc).

1.3.2 Sơ đồ quy trình công nghệ sấy thóc

Thóc sau khi sấy có thể được dùng làm lương thực hoặc để làm giống, dự trữ. Vì
vậy, thóc sau khi sấy cần đảm bảo được các yêu cầu sau:

Hạt thóc còn nguyên vẹn vỏ trấu bao bọc hạt gạo.
Hạt thóc còn giữ nguyên hình dạng, kích thước và màu sắc.
Có mùi vị đặc trưng của hạt thóc và không có mùi vị khác (mùi tác nhân sấy)

SVTH: NHÓM 6 20
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

Hạt thóc không bị rạn nứt, gãy vụn và đặc biệt là thóc giống phải đảm bảo khả năng
nảy mầm của hạt sau khi sấy.
Sau khi sấy, thóc phải đạt độ ẩm bảo quản, nếu không sẽ là môi trường tốt cho mối,
mọt phá hoại.

Tóm tắt quy trình công nghệ:

Hình 1. 10. Quy trình công nghệ sản suất lúa

1.4 PHƯƠNG PHÁP SẤY VÀ THIẾT BỊ SẤY THÓC

1.4.1 Sấy bằng không khí tự nhiên - phơi nắng

Đó là phương pháp lợi dụng ánh nắng mặt trời để làm khô hạt và sản phẩm
(Hình 1.7) Phơi nắng là phương pháp không tốn kém về nhiên liệu. Nó thúc đẩy quá
trình chín sinh lí của hạt, có khả năng diệt trừ nấm, côn trùng, sâu mọt…bởi tác dụng
của ánh nắng mặt trời. Nhưng phơi nắng có nhược điểm là không chủ động và phụ
thuộc vào điều kiện thời tiết rất lớn, nhất là canh tác 2 vụ: Mùa khô rất ngắn ngủi
không cho phép phơi nắng tự nhiên một cách nhanh chóng. Phơi nắng còn tốn nhiều

SVTH: NHÓM 6 21
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

công lao động và không cơ giới hóa được. Thời gian để đạt được độ ẩm an toàn
thường dài. Tuy vậy trong thực tế sản xuất hiện nay, người ta vẫn áp dụng phương
pháp phơi nắng đối với các loại ngũ cốc và một số nông sản khác. Những sản phẩm
cần phơi trải thành những lớp mỏng nên mặt đất hay trên chiếu, phên…nên gặp rất
nhiều bất tiện: dễ bị lẫn cát, dễ bị ẩm khi gặp mưa. Vì vậy khi cần làm khô một khối
lượng lớn sản phẩm trong thời gian ngắn bất kể điều kiện thời tiết thế nào thì ta sử
dụng các phương pháp sấy nhân tạo.

Hình 1. 11. Phương pháp sấy tự nhiên

1.4.2 Các phương pháp sấy nhân tạo- các dạng máy sấy thóc

1.4.2.1 Cấu tạo, phân loại hệ thống sấy tĩnh vỉ ngang.

Máy sấy tĩnh vỉ ngang có cấu tạo đơn giản, phù hợp với sản xuất phân tán và
giá thành chấp nhận được. Máy sấy tĩnh vỉ ngang có cấu tạo bao gồm 4 bộ phận chính:
quạt, lò đốt, thùng sấy và nhà che. Được chia làm 2 loại là loại không có đảo gió và
loại có đảo gió.

Máy sấy tĩnh vỉ ngang loại không đảo gió:

Quá trình sấy được thực hiện như sau: thóc được đổ trên mặt sàn lưới lỗ với lớp
dày khoảng 0.2-0.5m. Không khí nóng tạo nên bởi lò đốt, được quạt sấy hút và thổi
vào gió hông, sau khi đã hòa trộn với không khí môi trường đạt đến nhiệt độ khí sấy
cần thiết. Sau đó từ ống gió hông, khí sấy chuyển hướng qua buồng gió chính (Thùng

SVTH: NHÓM 6 22
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

sấy) nằm phía dưới sàn lỗ và đi hướng lên xuyên qua lớp hạt mang ẩm thoát ra ngoài.
Quá trình sấy tiếp diễn cho đến khi cả lớp hạt dưới và trên đạt được độ ẩm cần thiết.

Nhược điểm của loại không có đảo gió là chiếm nhiều mặt bằng tức năng suất
thấp tính theo diện tích chiếm chỗ. Phải đảo trộn thủ công để có sự đồng đều ẩm độ hạt
saukhi sấy, nên không phù hợp với yêu cầu cơ giới hóa công đoạn sấy.

Máy sấy tĩnh vỉ ngang loại có đảo chiều không khí sấy:

Để khắc phục nhược điểm của loại sấy không đảo gió. Máy sấy vỉ ngang loại có
đảo chiều không khí sấy có những ưu điểm mới là kết cấu nhỏ gọn, so với các máy sáy
tĩnh với cùng năng suất, nó chỉ chiếm ½ diện tích mặt bằng lắp đặt, do sấy lớp hạt dầy
hơn (50-60cm). không còn tốn công lao động cào đảo, vẫn đảm bảo độ đồng đều ẩm
độ hạt sau khi sấy. Giải quyết được bài toán đồng đều ẩm độ hạt sau khi sấy, vì về
nguyên tắc, luồng khí đi lên hoặc đi xuống theo phương thẳng đứng thì đồng đều nhất.
Ngoài ra, lớp hạt nằm ngang ít chịu nén, có khả năng tự điều chỉnh cục bộ khối vật liệu
sấy do co rút khi vật liệu sấy khô dần, ít tác động xấu đến độ phân bố gió đã được thiết
lập, do đó tăng được khả năng đồng đều về ẩm độ sau cùng của sản phẩm. Điều này
khó đạt được nếu đảo chiều với lớp hạt thẳng đứng.

1.4.2.2 Máy sấy tháp

Cấu tạo, nguyên lí hoạt động và đặc điểm:

Hệ thống máy sấy gồm caloriphe hoặc cấp nhiệt trực tiếp từ buồng đốt hòa trộn
với không khí, hệ thống quạt và các thiết bị phụ trợ khác. Tháp sấy là một không gian
hình hộp mà chiều cao lớn hơn rất nhiều so với chiều rộng và chiều dài. Trong tháp
sấy người ta bố trí các hệ thống kênh dẫn và thải tác nhân xen kẽ nhau ngay trong lớp
vật liệu sấy. Tác nhân sấy từ kênh dẫn gió nóng luồng lách qua lớp vật liệu thực hiện
quá trình trao đổi nhiệt sấy và nhận thêm ẩm đi vào các kênh thải ra ngoài. Vật liệu sấy
chuyển động từ trên xuống dưới từ tính tự chảy do trọng lượng bản thân của chúng.
Tháp sấy nhận nhiệt do trao đổi nhiệt đối lưu giũa dòng tác nhân chuyển động vừa
ngược chiều vừa cắt ngang và do dẫn nhiệt từ bề mặt kênh dẫn và kênh thải qua lớp
vật liệu nằm trên các bề mặt đó. Vì vậy trong thiết bị sấy tháp, nhiệt lượng vật liệu sấy

SVTH: NHÓM 6 23
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

nhận được gồm 2 thành phần: thành phần đối lưu giũa tác nhân sấy với khối lượng hạt
và thành phần dẫn nhiệt giữa bề mặt các kênh gió nóng, kênh thải ẩm với chính lớp vật
liệu nằm trên đó.

Khi sấy hạt di chuyển từ trên cao (do gầu tải hoặc vít tải đưa lên) xuống mặt đất
theo chuyển động thẳng đứng hoặc dích dắc trong tháp sấy. Tùy theo cách bố trí của
dòng hạt di chuyển qua tháp sấy có thể lien tục hoặc tuần hoàn - theo mẻ.

Sấy tháp liên tục:

Hạt qua tháp sấy một lượt rồi vào bin ủ, và nghỉ (ủ) ở đó một thời gian (từ 2-
24h tùy chế độ sấy và loại hạt) sau đó lại qua tháp sấy lượt thứ 2,3…mục đích của ủ là
cho độ ẩm ở trung tâm hạt có thời gian ra ngoài mặt để dễ bốc hơi. Chênh lệch ẩm độ
quá nhiều giữa gần mặt hat với trung tâm hạt sẽ gây ứng suất làm gãy vỡ hạt. điều này
là tối kị trong sấy thóc. Xay ra gạo bị bể thành tấm.

Không khí vào từ những máng úp ngược, và thoát ra ở những máng song song
nằm so le phía trên và phía dưới.

Sấy tháp tuần hoàn:

Hạt đi qua tháp sấy được gầu tải đư trở lại tháp. Thời gian “ủ” thực chất là thời
gian hạt ở trong gầu tải và ở trong thùng chứa phía trên thùng sấy nên tương đối ngắn,
khoảng 30’. Hạt chảy xuống giữa hai vách lưới lỗ song song cách nhau 15-23cm.
không khí từ buồng giữa thổi xuyên qua lớp hạt. lớp hạt trong và lớp hạt ngoài cứ đi
xuống song song, không trộn lẫn nhau nên có sự chênh lệch độ ẩm cuối.

So với máy sấy tĩnh, các loại máy sấy tháp hiện chưa được sử dụng nhiều đặc
biệt là sấy thóc vì các loại máy này chỉ hoạt động hiệu quả với thóc có độ ẩm <24%
chỉ có ở vụ Đông Xuân, còn Hè Thu thường 28-30%, và hiện tại “tập quán” sấy ở ta
chủ yếu “đối phó” cho vụ Hè Thu. Ngoài ra, vấn đề giá đầu tư và chi phí sấy các loại
máy này đều khá cao sao với các loại máy sấy tĩnh vỉ ngang.

1.4.2.3 Máy sấy tầng sôi

Sấy tầng sôi là một trong các phương thức sấy thích hợp cho việc sấy các hạt
nông sản. Bộ phận chính của TBS tầng sôi là một thùng sấy, phía dưới thùng sấy đặt

SVTH: NHÓM 6 24
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

ghi lò. Ghi thùng sấy là một tấm thép có đục nhiều lỗ thích hợp hoặc lưới thép để tác
nhân sấy đi qua nhưung hạt không lọt xuống được. tác nhân sấy có nhiệt độ cao, độ ẩm
thấp được thổi từ dưới lên để đi qua lớp vật liệu. Với tốc độ đủ lớn, tác nhân sấy nâng
các hạt vật liệu và làm cho lớp hạt xáo trộn. Quá trình sôi này là quá trình trao đổi
nhiệt ẩm mãnh liệt nhất giữa tác nhân sấy và vật liệu sấy. Các hạt vật liệu khô hơn nên
nhẹ hơn sẽ nằm ở lớp trên của tầng hạt đang sôi; và ở một độ cao nào đó hạt khô sẽ
được đưa ra ngoài qua đường tháo liệu.

Ưu điểm của sấy tầng sôi là:

- Năng suất sấy cao

- Vật liệu sấy khô đều

- Có thể tiến hành sấy liên tục

- Hệ thống thiết bị sấy liên tục

- Dễ điều chỉnh nhiệt độ vật liệu ra khỏi thùng sấy

- Có thể điều chỉnh thời gian sấy

Nhược điểm:

- Trở lực sôi lớn

- Tiêu hao nhiều điện năng để thổi khí tạo lớp sôi

- Yêu cầu cỡ hạt nhỏ và tương đối đồng đều

1.4.3 Phân tích, chọn loại thiết bị sấy và chế độ sấy thóc

1.4.3.1 Chọn loại thiết bị sấy thóc

Như ta biết thiết bị sấy vỉ ngang có thể vận hành không phụ thuộc vào thời tiết
và có năng suất sấy cao hơn, thời gian sấy ngắn hơn và chất lượng sản phẩm sấy tốt
hơn so với việc phơi thóc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, cho đến nay các
kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình dự đoán thời gian sấy thóc tĩnh theo lớp dầy
(ứng với kiểu thiết bị sấy vỉ ngang) được công bố trong và ngoài nước là rất ít. Việc dự
đoán thời gian sấy một mẻ thóc sấy là rất quan trọng, vì ứng với các điều kiện sấy xác

SVTH: NHÓM 6 25
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

định nếu thời gian sấy không đủ thì thóc sẽ không sấy được xuống độ ẩm bảo quản an
toàn, còn nếu ngược lại thì sẽ lại làm giảm năng suất của thiết bị, làm tăng giá thành
của một đơn vị sản phẩm sấy. cấu trúc và dạng liên kết ẩm trong hạt thóc…). Trong
bài này ta sử dụng phương pháp sấy tĩnh vỉ ngang để sấy thóc. Trong đó ảnh hưởng
của nhiệt độ và tốc độ khí sấy, chiều dầy lớp hạt và khoảng thời gian giữa các lần đảo
gió đến thời gian sấy riêng trong sấy thóc tĩnh theo lớp dầy. Các điều kiện ban đầu như
nguồn gốc của hạt, điều kiện thu hoạch và xử lý hạt trước quá trình sấy. Ảnh hưởng
của độ ẩm tương đối của khí sấy có vai trò quan trọng đối với quá trình sấy thóc. Sơ đồ
cấu tạo, nguyên lí hệ thống sấy tĩnh vỉ ngang, có đảo gió:

Theo trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia và tài liệu nghiên cứu của viện Cơ
Điện Nông Nghiệp và Công Nghệ Sau Thu Hoạch, thóc thường sấy ở nhiệt độ 50 0-
900C, vì ở nhiệt độ này đường và chất béo không bị phá hủy và không bị biến dạng và
thóc không bị nứt vỏ. Sơ đồ nguyên lí của hệ thống sấy tĩnh vỉ ngang có đảo chiều
không khí sấy (Hình 1.8 và 1.9):

Hình 1. 12. Sơ đồ nguyên lí của hệ thống sấy tĩnh vỉ ngang có đảo chiều không khí sấy

SVTH: NHÓM 6 26
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

Hình 1. 13. Sơ đồ nguyên lí của hệ thống sấy tĩnh vỉ ngang có đảo chiều không khí sấy
1.4.3.2 Chọn chế độ sấy

Trong hệ thống máy sấy tĩnh vỉ ngang loại có đảo chiều gió. Thóc được đổ vào
thùng sấy dưới là mặt sàn có đột lỗ cho không khí nóng đi qua. Khói nóng được tạo ra
từ thiết bị khí hóa đốt trấu với nhiệt độ cao đến buồng hòa trộn với không khí ngoài
trời làm giảm đến nhiệt độ sấy thích hợp. Không khí được quạt hút và chuyển đến
thùng sấy. Tại đây diễn ra quá trình sấy và làm giảm ẩm.

Đầu tiên mở van dưới, đóng van trên để cho tác nhân sấy đi từ dưới lên mang
theo hơi nước thoát ra ngoài môi trường, sau đó không khí nóng được đảo chiều. phía
trên thùng sấy được đậy lại bằng bạt. Mở van trên và đóng van dưới để khí nóng đi từ
trên xuống và dẫn ẩm ra ngoài.

Trong phương pháp sấy tĩnh vỉ ngang có đảo chiều gió cần chú ý đến ảnh
hưởng đồng thời của nhiệt độ và tốc độ khí sấy, chiều dày lớp hạt và khoảng thời gian
giữa các lần đảo gió. Theo thực nghiệm ta lấy thời gian đảo gió là 1h/lần. Thời gian
đảo xác định dựa vào quan hệ giữa nhiệt độ sấy và thời gian sấy tối đa ở các độ ẩm hạt
khác nhau để không hủy hoại đến khả năng sống của hạt (Pedersen, USA) [Bảng
4/tr29/TL3].

SVTH: NHÓM 6 27
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

1.4.4 Chọn tác nhân sấy

Để tạo ra không khí nóng ẩm nhất thiết phải có bộ phận gia nhiệt không khí để
cung cấp năng lượng, các trường hợp này chi phí đầu tư lớn và chi phí tăng lượng cao.
Trong nhiều trường hợp cho phép, ta có thể tận dụng khói từ thiết bị khí hóa để sấy.
Trong buồng đốt thiết bị khí hóa, nhiên liệu được đốt cháy với hệ số không khí thừa
thích hợp để quá sấy tốt nhất. Tác nhân sấy là hỗn hợp khói và không khí được hòa
trộn với nhau, ở đây thêm không khí hòa trộn với khói để tạo thành môi chất sấy có
nhiệt độ thích hợp dưới 100oC. Sau đó môi chất sấy được dẫn qua các kênh dẫn để trao
đổi nhiệt, ẩm với khối thóc mang vào, sau đó khí thải được dẫn ra ngoài.

Trong phương pháp này ta sử dụng tác nhân sấy là khói tận dụng của thiết bị
khí hóa. Khói thường được sử dụng trong các thiết bị sấy vừa cung cấp nhiệt cho vật
liệu sấy vừa mang ẩm thải vào môi trường. Khói được sinh ra do đốt trấu, nguồn nhiên
liệu rất dồi dào ở vùng đồng bằng cả nước.

Trong khói chỉ có hai thành phần là khói khô và hơi nước. Coi khói là tác nhân
sấy vì thế ta có thể dùng đồ thị I-d của không khí ẩm để biểu diễn các trạng thái hay
quá trình nhiệt động của khói. Hay nói cách khác khói cũng có các thông số như
entanpy I, độ chứa ẩm d, độ ẩm tương đối giống như không khí ẩm.

SVTH: NHÓM 6 28
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN NHIỆT LÝ THUYẾT BỊ SẤY


2.1 Tính toán quá trình sấy lý thuyết

Trong khói chỉ có hai thành phần là khói khô và hơi nước. Coi khói là tác nhân
sấy vì thế ta có thể dùng đồ thị I-d của không khí ẩm để biểu diễn các trạng thái hay
quá trình nhiệt động của khói. Hay nói cách khác khói cũng có các thông số như
entanpy I, độ chứa ẩm d, độ ẩm tương đối giống như không khí ẩm (Hình 2.1-2.2).

Hình 2. 1 Sơ đồ hệ thống sấy bằng khói từ thiết bị khí hóa

SVTH: NHÓM 6 29
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

Hình 2. 2 Đồ thị I-d: Quá trình sấy bằng khói thiết bị khí hóa

Các thông số tác nhân: Thành phần khí hóa với các thành phần theo
[bảng4.2/8/24]:

CO2=9,7%; H2O=4,8%; H2=14,5%; N2=48,4%; CO=21%; CH4=2%

Theo tài liệu sách tính toán và thiết kế hệ thống sấy - Trần Văn Phú ta có các
thông số kích thước sau của thóc:

Các thông số khác: [Phụ lục 1/2/346]

Nhiệt dung riêng: C = 1,5 KJ/Kg


Nhiệt dung riêng của khói khô bằng nhiệt dung riêng của không khí:
Ckhoik=Ckk=1,004 kJ/kgđộ

Vật liệu trước khi vào thiết bị sấy: Ta chọn t vl= t0=28˚C, nhiệt độ trung bình Đà
Nẵng[Theo vi.weatherspark.com] ; 1 =(30-35) %= 30% [1/95]

Độ ẩm cân bằng của thóc: cb= 14,7% [5]


Vật liệu sau khi ra khỏi thiết bị sấy: ta chọn theo chế độ sấy của thiết bị sấy vỉ
ngang 2 (12-14) %= 13% [1/95].

Nhiệt độ tác nhân sấy sau khi ra buồng sấy: đối với sản phẩm hạt thóc cho
người tiêu thụ, nhiệt độ sấy tối đa t1=44 ˚C [3/25/bảng 3].
2.2 Tính toán các thông số của tác nhân sấy

SVTH: NHÓM 6 30
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

2.2.1. Xác định lượng không khí khô lí thuyết cho quá trình cháy nhiên liệu

Nhiệt trị cao của nhiên liệu từ thiết bị khí hóa:

Qc =418,36. (30,2[CO]+30,5[H2] +95[CH4]) (kJ/m3) [2/53] (2. 1)

Nhiệt trị cao của nhiên liệu từ thiết bị khí hóa:

Qt =418,36. (30,2[CO]+25,8[H2] +85,5[CH4]) (kJ/m3) [2/53] (2. 2)


Lượng không khí khô cần thiết để cháy 1 kg nhiên liệu:
Lo = 11,6C+34,8H+4,3(S-O) (kgkkk/kgnl) [TL2/trang 55] (2. 3)

Hiệu suất buồng đốt là thước đo hiệu quả của quá trình đốt cháy nhiên liệu
trong buồng đốt. Nó được tính bằng tỷ lệ giữa năng lượng nhiệt được giải phóng từ
nhiên liệu và năng lượng nhiệt được sử dụng để làm việc (thường được biểu thị dưới
dạng công suất). Hiệu suất buồng đốt (chọn 70-80%) [6/10]. Chọn 80% đây là mức
hiệu suất buồng đốt cao và cho thấy rằng buồng đốt đang hoạt động rất hiệu quả. Tuy
nhiên, để đạt được mức hiệu suất này thường cần sử dụng các thiết kế phức tạp và vật
liệu đắt tiền.

Hệ số không khí thừa là một thông số quan trọng trong quá trình đốt cháy, ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả và độ an toàn của buồng đốt. việc lựa chọn α bd phù hợp
sẽ giúp đảm bảo: hiệu quả đốt cháy cao, nhiệt độ buồng đốt ổn định, an toàn vận hành
giá trị α bd tối ưu cho buồng đốt thường nằm trong khoảng 1,2 – 1,3. Tuy nhiên, α bd có
thể thay đổi tùy thuộc vào loại nhiên liệu sử dụng,loại buồng đốt, điều kiện vận hành
và trong đó ta sử dụng loại nguyên liệu là khí dễ cháy nên ta chọnα bd=1,2. [2/57]
2.2.2 Lượng không khí thực tế cần thiết để cháy một kg nhiên liệu:

L = L0. α bd (kgkkk/kgnl) [2/56] (2. 4)


Xác định trạng thái của tác nhân sấy sau thiết bị khí hóa:

Lượng hơi nước chứa trong khói:


La’ = (9.H +A) +α bd. Lo.do (kgẩm/kgnl) [2/59] (2. 5)
Lượng khói khô trước khi hòa trộn khi đốt cháy 1 kg nhiên liệu:
Lk’ = (α bd.Lo+1)-(Tr + 9.H+A) (kg/kgnl) [2/59] (2. 6)
Độ chứa ẩm của khói:

SVTH: NHÓM 6 31
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

'
G a kgẩm
d ' k= ' ( )[2/ 56] (2. 7)
G kk kgk
Entanpi khói lò:
' (Qc ∗ηbd +C nl∗t nl + α bd∗Lo∗I o)
I k= }¿ (kJ/kg) [2/60] (2. 8)
Lk ¿

Entanpi hơi nước trong khói sau buồng hòa trộn:


Ia=I = (2500 +1,842t2) (kJ/kg) [2/57] (2. 9)
Entanpi hơi nước trong không khí ngoài trời:
iao=2500+1,842to (kJ/kg) [2/57] (2. 10)
Nhiệt dung riêng nhiên liệu trấu theo thóc ngắn hạt theo Morita&Singh html:
Cnl= 1,269+0,03487.φ 2(kJ/kg độ) [7] (2. 11)
Nhiệt độ khói sau buồng đốt:
' '
' I k −d k∗2500
t k= ' ˚C [2/60] (2. 12)
(1 , 004+ d k∗1 , 842)
Xác định trạng thái của tác nhân sấy sau buồng hòa trộn:

Hệ số không khí thừa sau bường hòa trộn:


19800(1− A)n+C nl t nl −[1−0 , 451(1− A) i a−0 , 43 (1− A)1 ,004 t]
α= [2/58]
5 , 96 (1− A){x o (i a−i ao )+ 1, 004 (t−t o)}

(2. 13)
Lượng hơi nước chứa trong khói:
La = (9.H+A) + 𝛼 Lo.do (kgh/kgnl) [2/59] (2. 14)
Lượng khói khô trước khi hòa trộn khi đốt cháy 1 kg nhiên liệu:
Lk= (𝛼. Lo+ 1) - (Tr + 9.H + A) (kgh/kgnl) [2/59] (2. 15)

2.2.3 Cơ sở lý thuyết của thể tích của không khí và sản phẩm cháy

- Ở trạng thái không khí ngoài trời A: to =28 ˚C, 0,8, P khí quyển=1,01 at

Phân áp suất bảo hòa của hơi nước trong không khí ẩm theo nhiệt độ:
4026 , 42
P0 = exp(12 - ) bar[2/41] (2. 16)
235 ,5+ t 0
Độ chứa ẩm (hàm ẩm):

SVTH: NHÓM 6 32
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

ϕ 0 P0
d0 = 0,612 B−ϕ 0 P0 (kg/kgkkk ) [2/41] (2. 17)

Entanpi của không khí:

i0 = 1,004 t0 + d0 (2500 +1,842t0) (kJ/kgkkk) [2/41] (2. 18)

Thể tích riêng của không khí ẩm: Áp dụng phương trình trạng thái khí lý tưởng

V0=(288*T)/ (Pkq - φ*Pbh) (m3/kgkkk) [phương trình khí lý tưởng] (2. 19)
- Trạng thái của tác nhân sấy sau buồng hòa trộn H: t1 =44˚C [Bảng 3/3]
Phân áp suất bảo hòa của hơi nước trong khói theo nhiệt độ:
4026 , 42
Pb1 = exp(12 - ) bar [2/41] (2. 20)
235 ,5+ t 1
Độ chứa ẩm (hàm ẩm) của khói:
α bd∗Lo∗X o
d 1=(9 H + A)+ ∗Lo +{1−Tr−(9 H + A)} (2. 21)
α bd

Entanpi của tác nhân sấy sau buồng hòa trộn:

QC η+ Cnl t nl + L0 I 0
I1 = (kJ/kgkkk) (2. 22)
Lk

Độ ẩm tương đối của tác nhân sấy sau buồng hòa trộn:

d 1∗P
1= p b 2∗(0 ,621+ d 2) (%)[2/41] (2. 23)

Thể tích riêng của không khí ẩm:

v1=(288*T1)/ (Pkq - φ*P1) (m3/kgkkk) [phương trình khí lý tưởng] (2. 24)

- Trạng thái của tác nhân sấy sau khi ra khỏi thiết bị C:

Tác nhân sấy sau khi ra thiết bị sấy: Chọn nhiệt độ ra t2 = 27 ˚C. Vì t2=tđs+2 Vì
nhiệt độ t2 được chọn sao cho đủ bé để tiết kiệm nhiệt lượng và tránh xa ht đọng
sương. Với nhiệt độ động sương dựa vào đồ thị i-d. Ta có: d0=d1=19 (gẩm/kgkkk) giao

SVTH: NHÓM 6 33
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

với đường φ=100% suy ra tđs =24 ˚C. Vì ta đang tính toán theo quá trình sấy lý thuyết
thì I2 = I1.

Lượng chứa ẩm tính theo công thức:

I 2−C pk t 2
d2 = ( kgẩm/ kgkkk) (2. 25)
i2

Entanpi của khói theo công thức:

Với i2 = 2500 + 1,842 t2 (kJ/kg) (2. 26)

Thể tích riêng của khói theo công thức:

V2=(288*T2)/ (Pkq - φ*P2) (2. 27)

Độ ẩm của tác nhân sấy tại điểm C theo công thức:

d 2∗P
2= p b 2∗(0 ,621+ d 2) (2. 28)

Thông số
Quá trình P(bar t(˚C
) d(kg/kgkkk) I(kJ/kgkkk) 3
v(m /kgkkk)  )
A 0,033 0,015 65,043 0,874 75 25,6
29,66
H 0,090 0,017 70,994 0,906 4 44
78,51
C 0,035 0,017 70,994 0,861 7 27
Bảng 2. 1: Bảng thông số

2.3. Cơ sở tính toán cân bằng vật chất

Độ ẩm tương đối đầu vào:


ω1=30% [2/95]
Độ ẩm tương đối đầu ra:
ω2=13% [2/95]
Khối lượng của gạch đi ra khỏi thiết bị sấy:
G2=1,5 (T/mẻ) [ đề bài]
Năng suất thiết bị sấy theo nhập liệu:
G1=G2. (1-ω2)/(1-ω1) (kg/h) [2/262] (2. 29)

SVTH: NHÓM 6 34
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

Lượng ẩm cần bốc hơi trong một giờ:


W=G2(w1-w2/100-w1) (kg/h) [2/262] (2. 30)
Lượng vật liệu khô tuyệt đối:
Gk=G1. (1-ω1) (kg/h) [2/262] (2. 31)
ω1(%) ω2(%) G2(kgẩm/mẻ) G1(kg/h) W(kg/h) Gk(kg/h)
30 13 1500 1864,29 364,29 1305
Bảng 2. 2: Bảng cân bằng ẩm
2.4. Cơ sở tính toán cân bằng vật chất
Lượng khói cần thiết để bốc hơi 1kg ẩm:
l0=1/(d2-d1) (kgkk/kg) (2. 32)
Lượng khói cần thiết:
L0=W.lo (kgkk/h) (2. 33)
Lưu lượng thể tích của TNS trước quá trình sấy lý thuyết:
V1=v1.Lo (m3/h) (2. 34)
Lưu lượng thể tích của TNS sau quá trình sấy lý thuyết:
V2=v2.lo (m3/h) (2. 35)
Lưu lượng thể tích trung bình:
Vtb=0,5(V1+V2) (m3/h) (2. 36)
Nhiệt lượng tiêu hao trong quá trình sấy lý thuyết:
Q0=L0(I1-I0) (kJ/h) (2. 37)
Nhiệt lượng tiêu hao trong quá trình sấy lý thuyết để làm bay hơi 1kg ẩm:
q0=l0. (I1-I0) (kJ/kẩm) (2. 38)

l0(kgkk/kgẩm) L0(kgkk/h) V1(m3/h) V2(m3/h) Vtb(m3/h) Q0(kJ/h) qo(kJ/kgẩm)


1161142,7 1051515,1 999759,4 1025637,2 6909730,6
3187,45 4 1 8 9 7 18967,89
Bảng 2. 3: Bảng cân bằng nhiệt

SVTH: NHÓM 6 35
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN VÀ TÍNH TOÁN THIẾT


KẾ TB BỊ SẤY
3.1 TÍNH THIẾT BỊ CHÍNH

3.1.1 Tính kích thước thùng sấy

Theo tài liệu [2] ta có các thông số kích thước sau của kích thước thùng sấy:

Khối lượng riêng của thóc: ρvl= 500 Kg/m3

Năng xuất nhập liệu: G2=1500 Kg/mẻ

Chiều rộng sàn sấy thóc: Bt=2381 mm

Chiều dài sàn sấy: Lt= 2800 mm

Theo công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật ta có:

V = Ht.Lt. Bt m3 (3. 1)

Chọn lớp thóc có chiều cao là Ht= 450 mm để đảm bảo thóc được sấy đều, không
có hiện tượng lớp thóc ở giữa ẩm hơn 2 mặt ngoài.

Diện tích của thùng sấy theo công thức [2/207]:

Ft=Bt.Lt=V/Ht m2 (3. 2)

Chọn chiều cao từ đáy tới vỉ: Hđ= 400 mm

Chọn chiều cao từ lớp trên thóc tới nắp: Hn= 400 mm

Vậy ta có tổng chiều cao thùng sấy:

H=Ht+Hđ+Hn=1250 mm (3. 3)

SVTH: NHÓM 6 36
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

Hình 3. 1 Mặt cắt cấu tạo tường thiết bị sấy thùng

Độ dày lớp tôn Tôn Hoa Sen:

δ t = 45 mm [12]

Hệ số dẫn nhiệt lớp tôn là theo tiêu chuẩn QCVN 09:2013/BXD:

λ t= 58 W/mK

Polyurethane foams là hợp chất hữu cơ cao phân tử gồm 2 thành phần chủ
yếu: Polyols và Isocyanate, phối trộn bằng thiết bị chuyên dụng. Tạo nên sản phẩm có
dạng bọt xốp siêu nhẹ, không vị, không mùi, màu trắng ngà. Hai hợp chất này được trộn
lẫn hài hòa vào nhau với tỉ lệ nhất định bằng máy trộn chuyên dụng. Sau đó hợp chất sẽ

SVTH: NHÓM 6 37
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

được phun trực tiếp lên bề mặt cần thi công bằng máy phun xốp pu dưới lực cao áp tạo
thành bọt xốp có khả năng cách âm, chống nóng và chống cháy lan cao như hình 3.2

Hình 3. 2 Foam và phun foam trực tiếp

Độ dày lớp cách nhiệt foam:

δ cn=50 mm [12]

Hệ số lớp cách nhiệt:

λ cn= 3 W/mK [9]

Độ dày tấm inox 304 theo tiêu chuẩn ASTM A312:

δ i= 50 mm [10]

Hệ số dẫn nhiệt inox 304:

λ i=16 W/mK [11]

Theo tiêu chuẩn và quan hệ giữa chiều dài và chiều rộng ta chọn sàn sấy có:

Chiều dài: D = 2,8 m =2800 mm


Chiều rộng: R = 2,381 m =2381 mm

SVTH: NHÓM 6 38
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

Chọn chiều cao từ đáy đến vỉ là 400 mm, từ mặt trên lớp thóc đến thành nắp là
400mm.
 Vậy tổng chiều cao của buồng sấy là:1250 mm
Vật liệu làm sàn là vỉ inox có đột lỗ với đường kính lỗ lưới ta chọn là 2,5mm
để hạt không lọt qua và đảm bảo độ bền được lâu, không han ghỉ do nhiệt độ cao.
Dưới sàn có các thanh chắn ngang để sàn không bị võng, khoảng cách các thanh
là 560 mm. Xung quanh sàn được bọc cách nhiệt bằng foam và lớp ngoài cùng là
lớp tôn, để tránh thất thoát nhiệt ra môi trường xung quanh trong quá trình sấy.

Ký hiệu Đơn vị Kết quả


Bt mm 2381
Lt mm 2800
Ht mm 450
Hđ mm 400
Hn mm 400
H mm 1250
Ft m2 6,67
dt mm 45
W/
lt mK 58
dCN mm 50
W/
lCN mK 0,03
δi mm 50
W/
lI=(16-20) mK 16
Vvls m3 3
Bảng 3. 1 Kết quả tính chọn kích thước thùng sấy

SVTH: NHÓM 6 39
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN NHIỆT THỰC TẾ THIẾT BỊ SẤY

4.1 TÍNH TỔN THẤT NHIỆT

4.2.1 Tổn thất nhiệt do vật liệu sấy mang ra ngoài

4.2.2 Tổn thất nhiệt ra môi trường xung quanh:

+ Tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che: tường bao che
+ Tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che: Trần bao che nền bao che

4.2.3 Kiểm tra vận tốc tác nhân sấy

4.2 TÍNH GIÁ TRỊ TỔNG TỔN THẤT Δ


4.3 XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CỦA TNS SAU QUÁ TRÌNH
SẤY THỰC:

4.3.1 Lượng TNS thực tế

4.3.2 Lưu lượng thể tích trung bình trong quá trình sấy thực

4.3.3 Thiết lập bảng cân bằng nhiệt

4.3.4 Kiểm tra lại giả thiết về tốc độ tác nhân sấy

CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC TB TĐN, BUỒNG


ĐỐT, BUỒNG HÒA TRỘN
5.1 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BUỒNG ĐỐT

SVTH: NHÓM 6 40
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

CHƯƠNG 6: TÍNH CHỌN THIẾT BỊ PHỤ: QUẠT, CYCLONE


6.1 TÍNH CHỌN QUẠT

6.1.1 Tính trở lực

6.1.2 Chọn quạt cho thiết bị sấy

6.2 TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN CYCLONE

CHƯƠNG 7: BẢN VẼ THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO THIẾT BỊ

CHƯƠNG 8: THIẾT KẾ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA THIẾT BỊ


SẤY.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Sách kỹ thuật sấy-Trần Văn Phú.
[2]. Sách Tính toán và thiết kế hệ thống sấy-Trần Văn Phú.
[3]. Sách sấy và bảo quản thóc, ngô giống trong gia đình-Cao Văn Hùng; Nguyễn Hữu
Dương.

[4]. Giáo trình kỹ thuật sấy nông sản thực phẩm-Nguyễn Văn May

[5]. Ẩm độ cân bằng của một số hạt (ASAE,1994).[https://maysaynonglam.com/tin-tuc/am-


do-can-bang-208.html]

[6]. tài liệu kỹ thuật của hãng Siemens về dòng sản phẩm lò đốt khí tự nhiên
Sinamics G120:

[7] https://maysaynonglam.com/tin-tuc/tinh-chat-nhiet-cua-khoi-hat-206.

SVTH: NHÓM 6 41
PBL5: KỸ THUẬT SẤY GVHD: TS. NGÔ PHI MẠNH

[8]biogas handbook of biomass gasifier.


[9] https://congnghepu.vn/tin-tuc/foam-pu-cach-nhiet.html
[10]https://thepbaotin.com/catalogue-inox-gia-anh-moi-nhat-nam/?
fbclid=IwAR2igZc3C1VAL9HXgyY3QEp33wae3APhzEFgtxl2VwtQg5VKfLA2dTsNk
28
[11] https://inoxgiaanh.com.vn/inox-co-dan-nhiet-khong.html
[12]https://thepmanhtienphat.com/gia-ton-hoa-sen/?
fbclid=IwAR1kn2VyUyOKiMwYainmiUElVPDyc6gzU_kxMFCTCrKsszRI-
40bsyF8p90

SVTH: NHÓM 6 42

You might also like