You are on page 1of 1

Mặc dù chiến tranh đã đi qua nhưng những cuộc hi sinh, bảo vệ độc lập vẫn còn trong tâm

trí người dân Việt Nam ta. Trong cuốc chiến tranh chống ngoại
xâm để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dành lại sự hòa bình, những người lính luôn là hình tượng đặc sắc nhất và có những công lao lớn nhất
đối với đất nước và Tổ Quốc. Họ là những người lính uy nghiêm, đứng trong tư thế canh gác nghiêm trang chứng tỏ lòng dũng cảm bảo vệ Tổ Quốc của
họ. Bởi vậy, đề tài người lính đã xuất hiện trong các tác phẩm văn học Việt Nam ngợi ca sự hi sinh của những người lính dũng cảm ngày đêm chiến đấu vì
đất nước. Điều này đã được thể hiện rõ qua hai tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật cho thấy
tinh thần chiến đầu anh dũng của người lính và tình đồng chí của họ qua những năm tháng chiến đấu cùng nhau.
Hình ảnh người lính trong hai bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đều là
những con người bình dị, mộc mạc, giàu tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập tự do. Mặc dù, họ có sự khác biệt về hoàn cảnh chiến đấu
và xuất thân nhưng họ mang trong mình nét đẹp bình di, thuần khiết, sẵn sàng hi sinh vì Tổ Quốc. Người lính qua những câu thơ trong bài
"Đồng chí" được Chính Hữu viết lên vào năm 1948 của những ngày chống giặc Pháp xâm lược nước ta sau cách mạng tháng Tám vì vậy
nên cuộc sống của những người lính vô cùng khó khăn, vất vả, thiếu thốn trăm bề ở chiến khu. Họ hiểu được nỗi đau của dân tộc, nghe
theo tiếng gọi của Tổ Quốc cùng với khát vọng tự do, những anh nông dân nghèo bỏ lại sau lưng ruộng đồng, "giếng nước gốc đa" sẵn
sàng vì nước quên thân, tình nguyện ra nhập ngũ cầm lấy khẩu súng cách mạng chống quân xâm lược bảo vệ Tổ Quốc.
Nếu “Đồng chí” của Chính Hữu được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp thì “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm
Tiến Duật được ra đời vào năm 1969 tại thời điểm công cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta đang diễn ra vô cùng ác liệt ở Miền
Nam nước ta. Những người chiến sĩ trong bài thơ được tác giả Phạm Tiến Duật tái hiện lại thông qua sự song hành, sóng đôi giữa hình
ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Họ sẵn sàng gác lại những ước mơ hoài bão của tương
lai để cống hiến tuổi thanh xuân theo tiếng gọi của miền Nam ruột thịt, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ đất nước. Những chiếc xe không có kính
trong bài thơ đầu tiên là những chiếc xe nguyên vẹn nhưng do “bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi” cho thấy sự tàn phá khốc liệt của bom
đạn kẻ thù, đồng thời gợi nên sự gian truân, hiểm nguy trên đường ra mặt trận của các chiến sĩ. Mặc dù vậy những những người lính vẫn
ung dung, lạc quan “Ung dung buồng lái ta ngồi” bỏ qua tất cả, mặc kệ hiểm nguy xe vẫn chạy vì Miền Nam Tổ Quốc.
Qua hai bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, hình ảnh người lính trong hai bài
thơ đều là những con người giàu ý chí, nghị lực, chấp nhận, coi thường và vượt lên trên mọi khó khăn ấy bằng tinh thần lạc quan, bằng tinh
thần đồng đội, đồng chí keo sơn, mật thiết. Sự gần gũi, thân quen giữa những người lính qua các thời kì được thể hiện qua hình ảnh anh bộ
đội cụ Hộ và anh chiến sĩ Trường Sơn. Từ anh bộ đội cụ Hồ thời kì kháng chiến chống Pháp đến anh chiến sĩ Trường Sơn trong thời chống
Mỹ đều có chung một nét đẹp truyền thống kiên cường, bất khuất, dũng cảm với tinh thần lạc quan. Họ là những con người không chỉ
dũng cảm mà còn có một tinh thần đồng đội mãnh liệt, luôn gắn bó, giúp đỡ và đồng hành cùng vói nhau trong suốt hành trình chiến đấu
chống quân xâm lược. Hai bài thơ cho thấy từ đời sống thực với những chi tiết thật đến trần trụi của cuộc sống người lính nhưng bút pháp
và giọng điệu khác nhau. Ở bài thơ của Chính Hữu, ông mang vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội vào thơ còn ở tác phẩm của Phạm Tiến
Duật, ông lại tập trung làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn bom đạn kẻ thù của những người lính
Trường Sơn. Qua đó, cho thấy trách nhiệm công dân của người chiến sĩ dành cho đất nước. Họ đều là những người lính bất chấp không
ngại khó khăn sẵn sàng vì đất nước. Họ hiện lên gần gũi, thân thương, tự nguyện hi sinh, chấp nhận mọi khó khăn gian khổ, quyết tâm
chiến đấu, cùng với nghĩa tình đồng đội ấm áp. Tất cả là những nét đẹp nổi bật về hình ảnh người lính trong thơ của Chính Hữu và Phạm
Tiến Duật trong hai cuộc kháng chiến chống giặc Pháp và Mỹ.

You might also like