You are on page 1of 1

Tác phẩm điện ảnh "Mẹ vắng nhà" (Đạo diễn Trần Khánh Dư) ra đời năm 1979,

được chuyển thể từ truyện kí “Người mẹ cầm súng” của nhà văn Nguyễn Thi.
Phim kể về cuộc sống, sinh hoạt của 5 chị em bé bỏng trong lúc đế quốc Mỹ đẩy
mạnh càn quét bình định trên toàn chiến trường miền Nam nói chung, các tỉnh Tây
Nam Bộ nói riêng. Trong số đó đứa út còn đang tuổi nằm nôi.Mẹ của các em chính
là nữ du kích Út Tịch (do NSƯT Ngọc Thu thủ vai) thường xuyên vắng nhà đi
chiến đấu và cô chị cả, do cháu Vân Dung (trong vai Bé) là chị cả trông các em ở
nhà bày ra nhiều trò vui chơi con trẻ cũng như sự mong mỏi mẹ về. "Mẹ vắng nhà"
là bộ phim có nhiều trẻ nhỏ tham gia xuyên suốt từ đầu đến cuối phim. Những đứa
trẻ tự ăn, tự học, tự chơi với nhau, tự lo cho nhau. Mỗi khi xem phim, thương đến
tận cùng hoàn cảnh thiếu thốn của các em nhỏ trong chiến tranh, không chỉ thiếu
ăn, thiếu mặc mà thiếu cả tình mẹ. Nỗi khát thèm mẹ được thể hiện rõ khi các em
trèo lên cây dừa để ngóng mẹ: "Thấy mẹ không chị Hai?", "Tao thấy mẹ rồi, mẹ
đang chiến đấu...!" là hình ảnh lặp đi lặp lại khiến khán giả xem phim thương đến
trào nước mắt...“Mẹ vắng nhà” là bộ phim tuyệt đẹp và đáng yêu về sự sống, tình
yêu thương và khả năng chịu đựng của những đứa trẻ trong chiến tranh. Bài viết
đưa ra thông điệp: Xã hội càng phát triển thì con người lại càng sống gấp
gáp .Chúng ta hiện nay luôn tìm đến tất cả những gì nhanh, gọn, thuận tiện cho bản
thân. Nhiều khi cách sống vội làm cho con người đánh mất nhiều thông tin, nhiều
giá trị cao cả.

You might also like