You are on page 1of 1

Bước vào tuổi dậy thì, trẻ vị thành niên (VTN) phải trải qua rất nhiều sự biến

đổi
về mặt nhận thức, tâm sinh lý và sự thay đổi về hành vi (HV), đồng thời dễ bị ảnh
hưởng tác động từ môi trường khách quan. Trong giai đoạn này, nếu trẻ không nhận
được sự thấu hiểu và quan tâm, chia sẻ đúng cách từ phía gia đình và xã hội thì
những nhìn nhận sai lệch, những HV quá khích, đi ngược lại với những quy định của
đạo đức và pháp luật sẽ khiến các em phải trả giá đắt cho tương lai của chính mình.
Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã
hội (C64)-Bộ Công an cho thấy trong 2 năm gần đây, cả nước đã xảy ra hơn 17.000 vụ
vi phạm pháp luật (VPPL) do hơn 25.000 trẻ em và người chưa thành niên gây ra;
trong đó chiếm phần lớn là các HV cướp tài sản (2.105 vụ), cố ý gây thương tích
(3.236 vụ), gây rối trật tự công cộng (2.035 vụ), trộm cắp tài sản (4.027 vụ)...
Đáng chú ý, số đối tượng dưới 14 tuổi chiếm tỷ lệ gần 20%. Cũng theo C64, độ tuổi
phạm tội hiện nay có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt tội phạm trong tuổi VTN vẫn chiếm
tỷ lệ đáng kể và có chiều hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn tính chất,
mức độ nguy hiểm của HV. Trong những năm trở lại đây xuất hiện khá phổ biến tình
trạng trẻ em và người chưa thành niên tụ tập thành băng nhóm hoạt động manh động,
dùng vũ khí gây ra các vụ án cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng; sử
dụng chất kích thích, ma túy tổng hợp,… Như vậy, những con số thống kê của các cơ
quan chức năng đã phản ánh thực trạng trẻ VTN VPPL đang diễn ra rất phức tạp và có
chiều hướng gia tăng trên phạm vi cả nước, trong đó có Lào Cai-một tỉnh miền núi
phía Bắc với biên giới giáp Trung Quốc, nơi tình trạng này cũng đang ở mức báo
động. Trước tình hình thực tế trên, những nguyên nhân của HV VPPL ở trẻ VTN được
xác định: Thứ nhất là do nhiều trẻ VTN thiếu hiểu biết về pháp luật, không có kỹ
năng sống dẫn đến những HV ngang ngược, thể hiện cái tôi vượt trội không cần phân
biệt đúng sai, phải trái. Thứ hai là do công tác quản lý, quan tâm chăm sóc, giáo
dục của gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội chưa chặt chẽ và hiệu quả. Hiện
nay đã có các nhóm giải pháp được đề xuất và thực hiện như: giáo dục pháp luật cho
trẻ VTN; đưa các trẻ VTN VPPL vào trường giáo dưỡng; tăng cường mối liên hệ giữa
gia đình-nhà trường–xã hội để giáo dục ý thức cho trẻ VTN; các chế tài, khung hình
phạt được áp dụng để xử lý hành vi phạm pháp (HVPP) của trẻ.

You might also like