You are on page 1of 97

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

----------🕮----------

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM

MÔN HỌC: PHÂN TÍCH BÁO CÁO

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn : TS.TRẦN THỊ NGA

Nhóm thực hiện : NHÓM 2

Lớp : 2023AA6032015
Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Hà Nội, tháng 12 năm 2023

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với tiến trình phát triển hệ thống kế toán Việt Nam, hệ thống báo cáo
tài chính cũng không ngừng được đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với các chuẩn
mực chung của kế toán quốc tế, thu hẹp sự khác nhau giữa kế toán Việt Nam với
các chuẩn mực chung của kế toán quốc tế. Tuy nhiên, do môi trường kinh tế xã hội
luôn luôn biến động nên hệ thống báo cáo tài chính không ngừng đổi mới và hoàn
thiện cho phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế đáp ứng nhu cầu thông tin
của người sử dụng.

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường
cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong
các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối
với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu
của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để
đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy,
các doanh nghiệp cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng
tác động của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này chỉ thực
hiện được trên cơ sở phân tích tài chính doanh nghiệp.

Đối với thị trường may mặc, theo nhận định của các chuyên gia, tình hình
ngành may mặc trong nước và quốc tế từ năm 2018-2022 bị ảnh hưởng nặng nề bởi
đại dịch Covid-19. Trong nước, doanh thu của các doanh nghiệp may mặc giảm sút
do sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và giảm nhu cầu tiêu dùng và khó khăn trong
việc tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu. Doanh nghiệp Việt Nam cần tìm
hiểu sâu hơn về phân tích báo cáo tài chính để đưa ra những quyết định phù hợp
cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bằng hiểu biết của mình, nhóm chúng em xin
phân tích Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần May Hữu Nghị năm 2018-2022.

Nhóm 2 2 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2

Họ và tên Mã sinh viên

Nguyễn Thị Lan Hương 2020601437

Phạm Thị Hương 2020601463

Dương Thị Hường 2020600033

Lê Thị Hường 2020605791

Nguyễn Thị Hà Phương 2020602912

Nguyễn Thị Khánh Vân 2020602201

Tên đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần may Hữu Nghị giai
đoạn từ 2018 – 2022.

Nhóm 2 3 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỤ THỂ:

Người thực Nội dung công việc Phương pháp thực hiện Thời gian Mức độ
hiện hoàn thành hoàn thành
- Chọn công ty để tiến hành tìm hiểu và
Cả nhóm phân tích và tìm báo cáo tài chính. - Họp nhóm qua Zoom để cùng 9/12 100%
- Nhóm trưởng tiến hành phân công công tìm hiểu và thảo luận các thông
việc cho từng thành viên trong nhóm tin liên quan đến công ty đã
- Tổng quan về công ty cổ phần bao bì chọn
Biên Hòa như: Tên, địa chỉ, ngành nghề - Tìm hiểu thông tin qua Cafef,
kinh doanh, phân tích SWOT vietstock,….
- So sánh HNI với các doanh nghiệp cùng - Tìm hiểu thông tin qua Cafef,
Nguyễn ngành trong các phần. vietstock,…. 10/12-14/12 100%
Thị Lan - Phân tích khả năng sinh lời. - Vận dụng những kiến thức đã
Hương - Thuyết trình. học tiến hành phân tích
- Nộp bài qua zalo nhóm

- Phân tích tình hành tài chính qua - Vận dụng những kiến thức đã
Phạm Thị BCKQKD. học tiến hành phân tích 10/12-14/12 100%
Hương - Đánh giá tình hình tài chính của HNI
trong giai đoạn 2018-2022 từ đó đưa ra - Nộp bài qua zalo nhóm
kiến nghị và giải pháp.

Nhóm 2 4 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
- Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh - Vận dụng những kiến thức đã
Lê Thị - Nhận xét và đưa ra các biện pháp đề xuất học tiến hành phân tích 10/12-15/12 100%
Hường - Làm ppt - Nộp bài qua zalo nhóm

- Viết lời mở đầu - Vận dụng những kiến thức đã


Dương Thị - Phân tích lưu chuyển tiền tệ học tiến hành phân tích 10/12-14/12 100%
Hường - Phân tích khả năng sinh lời - Nộp bài qua zalo nhóm

- Phân tích tình hình tài chính thông qua - Tìm hiểu thông tin qua Cafef,
Nguyễn BCĐKT vietstock,…. 10/12-14/12 100%
Thị Hà - Đánh giá tình hình tài chính của HNI - Vận dụng những kiến thức đã
Phương trong giai đoạn 2018-2022 từ đó đưa ra học tiến hành phân tích
kiến nghị và giải pháp. - Nộp bài qua zalo nhóm
- Tìm câu hỏi phản biện.
- Phân tích khả năng thanh toán -Vận dụng những kiến thức đã
Nguyễn - Nhận xét và đưa ra các biện pháp đề xuất học tiến hành phân tích 10/12-14/12 100%
Thị Khánh - Lời cảm ơn.
Vân -Tìm câu hỏi phản biện. -Nộp bài qua zalo nhóm

- Phân tích Báo cáo tài chính thông qua -Vận dụng những kiến thức đã
Cả nhóm góc độ nhà quản lý, nhà đầu tư và nhà cung học tiến hành phân tích 14/12-15/12 100%
cấp. -Nộp bài qua zalo nhóm
- Tổng hợp word và sửa bài.

Nhóm 2 5 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2................................................................3
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỤ THỂ:.....................................................4
Mục Lục....................................................................................................................6
Danh Mục Bảng:......................................................................................................8
Danh mục biểu đồ:.................................................................................................10
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HỮU NGHỊ...........12
1.1 Giới thiệu công ty Cổ phần May Hữu Nghị................................................12
1.2 Quá trình hình thành và phát triển..................................................................12
1.3. Vị thế kinh doanh...........................................................................................13
1.4 Phân tích SWOT.............................................................................................13
1.4.1 Điểm mạnh - S........................................................................................13
1.4.2 Điểm yếu - W..........................................................................................13
1.4.3 Cơ hội - O................................................................................................14
1.4.4 Thách thức - T.........................................................................................14
1.5 Tình hình ngành may mặc trong nước và quốc tế năm 2018-2022 và hướng đi
của May Hữu Nghị................................................................................................15
PHẦN 2. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG
TY QUA 5 NĂM 2018-2022..................................................................................18
2.1 Các báo cáo tài chính từ năm 2018-2022........................................................18
2.2 Phân tích bảng cân đối kế toán.......................................................................34
2.2.1 Biện pháp đề xuất....................................................................................45
2.2.2 So sánh với một số doanh nghiệp cùng ngành........................................46
2.3 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh.............................................................49
2.3.1 Biện pháp đề xuất....................................................................................56
2.3.2 So sánh với một số doanh nghiệp cùng ngành........................................56
2.4 Phân tích lưu chuyển tiền tệ............................................................................59

Nhóm 2 6 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
PHẦN 3. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN MAY HỮU NGHỊ......................................................................................62
3.1 Phân tích khả năng thanh toán tổng quát........................................................62
3.1.2 So sánh với một số doanh nghiệp cùng ngành........................................63
3.2 Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn...............................................64
3.2.1 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn thông qua Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ................................................................................................................66
3.2.2 Biện pháp đề xuất....................................................................................67
3.2.3 So sánh với một số doanh nghiệp cùng ngành........................................68
3.3 Phân tích khả năng thanh toán dài hạn thông qua Bảng cân đối kế toán........69
PHẦN 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ KHẢ NĂNG SINH
LỜI..........................................................................................................................71
4.1 Phân tích hiệu quả kinh doanh........................................................................71
4.1.2 Biện pháp đề xuất....................................................................................77
4.1.3 So sánh với một số doanh nghiệp cùng ngành........................................77
4.2 Phân tích khả năng sinh lời.............................................................................79
4.2.2 Biện pháp đề xuất....................................................................................83
4.2.3 So sánh với một số doanh nghiệp trong cùng ngành..............................84
PHẦN 5: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DƯỚI GÓC ĐỘ NHÀ ĐẦU
TƯ, NHÀ QUẢN LÝ,NHÀ CUNG CẤP VÀ NHÀ TÍN DỤNG........................86
* Nhà đầu tư..........................................................................................................86
*Nhà quản lý:........................................................................................................89
*Nhà cung cấp.......................................................................................................91
*Nhà tín dụng:.......................................................................................................91
PHẦN 6. KẾT LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
QUA 5 NĂM...........................................................................................................94
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................95

Nhóm 2 7 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
Danh Mục Bảng:
Bảng 1 : Phân tích tình hình biến động về quy mô và cơ cấu tài sản và nguồn vốn
của Công ty năm 2020-2022....................................................................................36
Bảng 2: Phân tích tình hình biến động quy mô tài sản Công ty năm 2018-2022. .37
Bảng 3: Phân tích tình hình biến động cơ cấu tài sản Công ty năm 2018-2022....38
Bảng 4: Phân tích tình hình biến động quy mô cơ cấu Công ty năm 2018-2022. .42
Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn của công ty may Hữu Nghị năm 2018 - 2022..............43
Bảng 6: So sánh tổng tài sản của Hữu Nghị với các công ty cùng ngành................45
Bảng 7: So sánh Vốn chủ sở hữu của Hữu Nghị với các công ty cùng ngành........46
Bảng 8: Phân tích biến động về quy mô và cơ cấu các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả
kinh doanh của Công ty năm 2018-2022.................................................................49
Bảng 9: Phân tích theo cơ cấu 5 năm.......................................................................50
Bảng 10: Bảng so sánh doanh thu thuần của Hữu Nghị với các doanh nghiệp cùng
ngành........................................................................................................................55
Bảng 11: So sánh lợi nhuận sau thuế của Hữu Nghị với các doanh nghiệp cùng
ngành........................................................................................................................56
Bảng 12: Phân tích biến động quy mô và cơ cấu thông qua lưu chuyển tiền tệ năm
2018-2022................................................................................................................58
Bảng biến động về dòng tiền thuần........................................................................59
Bảng 13: Bảng phân tích hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Hữu Nghị năm
2018-2022................................................................................................................61
Bảng 14: So sánh hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Hữu Nghị với một số
doanh nghiệp cùng ngành.........................................................................................62
Bảng 15: Bảng phân tích hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Hữu Nghị
năm 2018-2022.........................................................................................................63
Bảng 16: Bảng hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của HNI thông qua lưu chuyển
tiền tệ........................................................................................................................65
Bảng 17: So sánh hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Hữu Nghị với một số
doanh nghiệp cùng ngành.........................................................................................67
Bảng 18 : Bảng phân tích hệ số khả năng thanh toán dài hạn của Hữu Nghị năm
2018-2022................................................................................................................68
Bảng 19: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty năm 2018-2022.............71
Bảng 21: So sánh số vòng quay HTK của Hữu Nghị và một số doanh nghiệp cùng
ngành........................................................................................................................76
Bảng 22: Khả năng sinh lời theo Dupont.................................................................78
Bảng 23: Đánh giá ảnh hưởng ROA,ROE theo Dupont..........................................79
Nhóm 2 8 Bài tập nhóm PTBCTC
Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
Bảng 24: So sánh chỉ tiêu ROA của Hữu Nghị với các doanh nghiệp trong cùng
ngành........................................................................................................................83
Bảng 25: So sánh chỉ tiêu ROE của Hữu Nghị với các doanh nghiệp trong cùng
ngành........................................................................................................................84

Nhóm 2 9 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Danh mục biểu đồ:


Biểu đồ 1: Sự biến động quy mô của TSNH và TSDH từ 2018-2022 của công ty CP
may Hữu Nghị..........................................................................................................38
Biểu đồ 2: Sự biến động cơ cấu của TSNH và TSDH từ 2018-2022 của công ty CP
may Hữu Nghị..........................................................................................................39
Biểu đồ 3: Biểu đồ xu hướng biến động của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu năm
2018 - năm 2022.......................................................................................................43
Biểu đồ 4: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của Công ty năm 2018-2022.......................44
Biểu đồ 5: So sánh tổng tài sản với các công ty cùng ngành...................................46
Biểu đồ 7: Theo cơ cấu của công ty Hữu Nghị........................................................51
Biểu đồ 8: So sánh doanh thu thuần của Hữu Nghị với các doanh nghiệp cùng
ngành........................................................................................................................56
Biểu đồ 9: So sánh lợi nhuận sau thuế của Hữu Nghị với các doanh nghiệp cùng
ngành........................................................................................................................57
Biểu đồ thể hiện sự biến động về dòng tiền thuần...................................................60
Biểu đồ 10: Biểu đồ thể hiện sự biến động về hệ số khả năng thanh toán tổng quát
của Hữu Nghị giai đoạn 2018-2022.........................................................................62
Biểu đồ 11 : So sánh hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Hữu Nghị và một số
doanh nghiệp cùng ngành.........................................................................................63
Biểu đồ 12: Thể hiện sự biến động các chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn......64
của Công ty năm 2018-2022....................................................................................64
Biểu đồ 13: Biểu đồ Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Hữu Nghị...............66
Thông qua lưu chuyển tiền tệ...................................................................................66
Biểu đồ 14 : So sánh hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Hữu Nghị và một số
doanh nghiệp cùng ngành.........................................................................................68
Biểu đồ 15: Hệ số khả năng thanh toán dài hạn của Hữu Nghị...............................69
..................................................................................................................................72
Biểu đồ 16: Xu hướng biến động sử dụng tài sản....................................................72
Biểu đồ 17: Sử dụng tài sản ngắn hạn......................................................................73
Biểu đồ 18: Sử dụng tài sản dài hạn.........................................................................73
Biểu đồ 19: Chu kỳ luân chuyển..............................................................................74
Biểu đồ 20: So sánh số vòng quay HTK của Hữu Nghị và một số doanh nghiệp
cùng ngành...............................................................................................................78
Biểu đồ 21: Chỉ sự biến động ROA.........................................................................80
Biểu đồ 22: Chỉ sự biến động ROE..........................................................................81

Nhóm 2 10 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
Biểu đồ 23: Chỉ sự biến động ROA của Hữu Nghị vớicác doanh nghiệp trong cùng
ngành........................................................................................................................84
Biểu đồ 24: Chỉ sự biến động ROE của Hữu Nghị với các doanh nghiệp trong cùng
ngành........................................................................................................................85

Nhóm 2 11 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HỮU


NGHỊ
1.1Giới thiệu công ty Cổ phần May Hữu Nghị
- Tên doanh nghiệp:Công Ty Cổ Phần May Hữu Nghị

- Tên giao dịch: HUGAMEX

- Mã số thuế: 0302641539

- Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)

- Nơi đăng ký quản lý: Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh

- Địa chỉ: 638 Nguyễn Duy, Phường 12, Quận 8, TP Hồ Chí Minh

- Đại diện pháp luật: Hà Văn Duyệt

- Giám đốc: Hà Văn Duyệt

- Ngày cấp giấy phép: 08/07/2002A

- Ngày bắt đầu hoạt động: 01/08/2002

- Số lao động: 2630

- Số tài khoản: 102010000085676

- Tên ngân hàng: Sở Giao Dịch II Ngân Hàng Công Thương VN.

- Lĩnh vực hoạt động

• Chuyên sản xuất hàng may mặc cao cấp, kinh doanh – XNK trực tiếp hàng may
mặc. Kinh doanh máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên phụ liệu ngành may.

• Cho thuê nhà xưởng, văn phòng, nhà ở, máy móc, thiết bị ngành may, phương
tiện vận tải đường bộ.

• Kinh doanh bất động sản. Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp.

1.2 Quá trình hình thành và phát triển


- Công ty Cổ phần May Hữu Nghị được thành lập vào năm 1992 tại Hà Nội, Việt
Nam. Ban đầu, công ty chỉ sản xuất các sản phẩm may mặc nhỏ lẻ và phục vụ cho

Nhóm 2 12 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
thị trường trong nước. Tuy nhiên, sau đó công ty đã mở rộng quy mô sản xuất và
phát triển các sản phẩm may mặc chất lượng cao để xuất khẩu sang các thị trường
quốc tế.

- Trong những năm 1990, công ty đã đầu tư mạnh vào công nghệ và trang thiết bị
sản xuất hiện đại, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất sản xuất.
Đến năm 2000, công ty đã trở thành một trong những nhà sản xuất may mặc hàng
đầu tại Việt Nam và được đánh giá cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

- Hiện nay, công ty Cổ phần May Hữu Nghị đã trở thành một trong những đối tác
sản xuất uy tín của nhiều thương hiệu lớn trên thế giới và tiếp tục phát triển để đáp
ứng nhu cầu của thị trường

1.3. Vị thế kinh doanh


-Công ty Cổ phần May Hữu Nghị có vị thế kinh doanh rất tốt trong ngành công
nghiệp may mặc. Với hơn 3.000 công nhân viên có trình độ chuyên môn cao và tay
nghề cao, công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

-Công ty có 04 xí nghiệp được trang bị trên 2.800 máy móc thiết bị mới và hiện
đại, đáp ứng được các yêu cầu công nghệ sản xuất hàng may mặc cao cấp. Năng
lực sản xuất hàng năm của công ty là 1 triệu sản phẩm Jacket và 2 triệu sản phẩm
sơ mi/quần. Sản phẩm của công ty được xuất khẩu chủ yếu tới thị trường các nước
EU, Nhật Mỹ, với kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm đạt 20 triệu USD.

-Công ty cũng hoạt động quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO: 9001:2000, ISO
& SA 8000. Từ những thành tựu này, có thể thấy rằng công ty May Hữu Nghị đang
có vị thế kinh doanh mạnh mẽ và đáng tin cậy trong ngành công nghiệp may mặc.

1.4 Phân tích SWOT


1.4.1 Điểm mạnh - S
- Công ty có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản
phẩm may mặc.

- Công ty có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và tận tâm với công việc.

- Công ty có quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm chặt chẽ, đảm
bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao.

Nhóm 2 13 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
1.4.2 Điểm yếu - W
- Công ty chưa đầu tư đầy đủ vào công nghệ sản xuất mới, gây khó khăn trong việc
cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh.

- Công ty chưa có một chiến lược marketing rõ ràng, gây khó khăn trong việc tiếp
cận và phát triển thị trường mới.

- Công ty chưa có một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả, gây khó khăn trong việc
thu hút và giữ chân nhân viên tài năng.

1.4.3 Cơ hội - O
- Tình hình căng thẳng chính trị tại Myanmar ảnh hưởng tiêu cực đến ngành dệt
may ở nước này khi một số nhà máy dệt may (đặc biệt các nhà máy dệt may do
Trung Quốc sở hữu) bị đập phá, phóng hỏa. Bất ổn chính trị sẽ khiến các nhà bán lẻ
e ngại đặt đơn hàng tại Myanmar mà sẽ tìm quốc gia thay thế khác trong giai đoạn
tới (Việt Nam,Bangladesh, Campuchia,…). Ngành dệt may của Myanmar có cạnh
tranh với Việt Nam tại các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

- Sự kiện liên quan đến Bông Tân Cương kỳ vọng tiếp tục thúc đẩy quá trình dịch
chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang các quốc gia có chi phí lao động thấp hơn
(trong đó có Việt Nam). Vì vậy, Công ty có thể mở rộng thị trường xuất khẩu sang
các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Chính phủ Việt Nam với những biện pháp ngăn chặn dịch bệnh kịp thời đã thực
hiện chiến lược tiêm vắc xin với tốc độ thần tốc cùng với việc tỷ lệ tử vong giảm
mạnh, việc tái phong tỏa trong năm 2022 khó có khả năng xảy ra, đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh của các nhà máy

- Thị trường may mặc Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, cung cầu sản phẩm may
mặc tăng cao.

- Công ty có thể đầu tư vào công nghệ sản xuất mới để cải thiện chất lượng sản
phẩm và tăng năng suất sản xuất.

1.4.4 Thách thức - T


- Tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp làm tổng cầu sụt giảm, các đơn
hàng bị hoãn, hủy, khách hàng chậm thanh toán, hoạt động xuất khẩu bị đình trệ…

- Cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ trong và ngoài nước.

Nhóm 2 14 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
- Thị trường may mặc đang chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế và chính trị, gây
khó khăn trong việc tiếp cận và phát triển thị trường mới.

- Công ty có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và giữ chân nhân viên tài năng
do sự cạnh tranh với các công ty khác.

1.5 Tình hình ngành may mặc trong nước và quốc tế năm 2018-2022 và
hướng đi của May Hữu Nghị
Ngành may mặc Việt Nam:

- Trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2022, ngành công nghiệp may mặc trong nước
và quốc tế đã trải qua nhiều biến động và thách thức. Trên thị trường quốc tế,
ngành may mặc Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Kim ngạch xuất
khẩu hàng may mặc của Việt Nam đã tăng lên và đứng thứ ba trên thế giới, chỉ sau
Trung Quốc và Bangladesh. Điều này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành
may mặc Việt Nam và đóng góp quan trọng vào nền kinh tế.

- Trong năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid – 19, ngành Dệt may Việt
Nam gặp nhiều nhiều khó khăn và thách thức:

• Đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên vật liệu

• Đơn hàng sụt giảm nghiêm trọng khi lệch giãn cách xã hội và thói quen tiêu dùng
thay đổi. Mặc dù dịch bệnh làm tăng nhu cầu các sản phẩm bảo hộ, sản phẩm y tế
khẩu trang (cả nội địa và nước ngoài), tuy nhiên không quá nhiều doanh nghiệp
niêm yết được hưởng lợi từ điều này.

Kết thúc năm 2020, toàn ngành Dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu là 35
tỷ USD, giảm 10% so với năm 2019.

- Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu dệt may phục hồi khả quan dù trải qua nhiều
yếu tố khó khăn. Trong năm 2021, ngành dệt may đạt kim ngạch 39 tỷ USD, tăng
trưởng 11% so với năm 2020, mức kim ngạch này tương đương với giá trị trước
thời điểm Covid – 19 (năm 2019). Mặc dù ngành Dệt may cũng chịu nhiều khó
khăn trong năm như dịch bệnh bùng phát vào quý 3 tại Việt Nam và việc thiếu
container tại cảng nhưng kim ngạch toàn ngành dệt may vẫn tăng trưởng khả quan
nhờ:

• Mức nền thấp của năm 2020

Nhóm 2 15 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
• Đơn hàng truyền thống hồi phục

• Việc dịch chuyển một phần đơn hàng tại các nhà máy miền Nam ra miền Bắc

- Năm 2022, ngành dệt may chịu nhiều áp lực lớn. Xuất khẩu dệt may tăng trưởng
tương đối tốt trong nửa đầu năm 2022, tuy nhiên, bước vào quý III/2022, thị trường
bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm đơn hàng rõ rệt. Nguyên nhân là do các thị trường lớn
là Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU)… có lạm phát cao làm giảm chi tiêu của
người dân, trong đó may mặc là mặt hàng được cắt giảm chi tiêu nhiều. Ngoài ra,
các thị trường là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như Trung Quốc,
Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… vẫn đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt
chống Covid-19, ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu và
tiêu thụ sản phẩm dệt may của Việt Nam.

Tình hình quốc tế:

- Nhu cầu tiêu thụ hàng may mặc và giày dép giảm chưa từng có trong năm 2020.
Cụ thể, theo ước tính vào quý III/2020 của PWC và Wazir Advisors, trong năm
2020, nhu cầu hàng may mặc của EU và Hoa Kỳ giảm lần lượt là 45% và 40% và
giày dép giảm 27% và 21%.

- Trên thế giới, ngành may mặc cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.
Nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa hoặc giảm sản lượng sản xuất. Theo báo cáo
của McKinsey công bố cuối năm 2020, lợi nhuận ngành thời trang toàn cầu đã
giảm 93%. Đã có hơn 10 thương hiệu chuỗi cung ứng và thương hiệu thời trang lớn
phá sản. Ngoài ra, khoảng 200,000 lao động trong các chuỗi cung ứng thời trang tại
Mỹ mất việc làm.

Cũng trong năm vừa qua, Inditex, chủ sở hữu thương hiệu Zara đã phải tuyên bố
đóng cửa 1,200 cửa hàng. Tương tự, H&M từng đặt mục tiêu mở thêm 165 cửa
hàng trong năm 2020, nhưng kế hoạch phải thay đổi vì dịch bệnh. Hãng thời trang
Nhật Bản Uniqlo đã phải đóng cửa khoảng 350 cửa hàng, chiếm 7% số điểm bán
của hãng này trên toàn thế giới.

Hướng đi của Công ty Cổ phần may Hữu Nghị:

- Công ty đã có những bước đi tích cực trong việc chuyển đổi sản xuất sang các sản
phẩm y tế và bảo vệ cá nhân để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Nhóm 2 16 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
- Đồng thời, công ty cũng đang tìm cách tăng cường sự đổi mới và sáng tạo để tạo
ra các sản phẩm mới, đa dạng hóa khách hàng, thị trường và sản phẩm để duy trì
sản xuất.

- Tìm kiếm các nguồn sợi ngay tại Việt Nam, thay vì nhập khẩu, giúp giảm chi phí
và thời gian vận chuyển.

- Tăng năng suất sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu thị trường
sẵn sàng tham gia vào các thị trường xuất khẩu mới.

Tóm lại, Công ty Cổ phần may Hữu Nghị cũng như các doanh nghiệp trong ngành
đang phải đối mặt với nhiều thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp đang tìm cách thích nghi và chuyển đổi để đáp ứng nhu cầu của thị
trường

Nhóm 2 17 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

PHẦN 2. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH


CỦA CÔNG TY QUA 5 NĂM 2018-2022
2.1 Các báo cáo tài chính từ năm 2018-2022

Nhóm 2 18 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Hình 1: BCĐKT năm 2018

Nhóm 2 19 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Hình 2: BCKQKD năm 2018

Nhóm 2 20 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Nhóm 2 21 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Hình 3: BCĐKT năm 2019

Nhóm 2 22 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Hình 4: BCKQKD năm 2019

Nhóm 2 23 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Nhóm 2 24 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Hình 5: BCĐKT năm 2020

Nhóm 2 25 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Hình 6: BCKQKD năm 2020

Nhóm 2 26 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Nhóm 2 27 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Hình 7: BCĐKT năm 2021

Nhóm 2 28 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
Hình 8: BCKQKD năm 2021

Nhóm 2 29 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Hình 9: BCĐKT năm 2022

Nhóm 2 30 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Nhóm 2 31 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Hình 11: BCLCTT năm 2018-2022

Nhóm 2 32 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
2.2 Phân tích bảng cân đối kế toán

Nhóm 2 33 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Nhóm 2 34 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Nhóm 2 35 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Bảng 1 : Phân tích tình hình biến động về quy mô và cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2020-2022

Nhóm 2 36 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ ta thấy, tổng tài sản và nguồn vốn năm 2018
(578,230,312,356) tăng so với năm 2019 (642,121,544,342) với tỷ lệ tăng tương
ứng là 11,05%. Tổng tài sản và nguồn vốn năm 2019 (642,121,544,342) so với năm
2020 (600,545,358,047) giảm 41,576,186,295 đồng tương ứng với tỷ lệ 11,05% .
Tổng tài sản và nguồn vốn năm 2020 (600,545,358,047) so với năm 2021
(538,989,718,556) giảm 61,555,639,491 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 10,25%.
Tổng tài sản và nguồn vốn năm 2021 so với năm 2022 tăng 102,107,502,949 đồng
tương ứng tỷ lệ 25,75%.

- Trước tiên phân tích về tài sản:

● Xu hướng biến động tài sản :

Bảng 2: Phân tích tình hình biến động quy mô tài sản Công ty năm 2018-2022

Biểu đồ 1: Sự biến động quy mô của TSNH và TSDH từ 2018-2022 của công ty CP may
Hữu Nghị

Nhóm 2 37 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
● Cơ cấu tài sản

Bảng 3: Phân tích tình hình biến động cơ cấu tài sản Công ty năm 2018-2022

Biểu đồ 2: Sự biến động cơ cấu của TSNH và TSDH từ 2018-2022 của công ty CP may
Hữu Nghị

+ Qua biểu đồ ta thấy, tốc độ tăng của tái sản cho thấy sự biến động tổng tài sản
của doanh nghiệp trong năm không lớn , Nhưng tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn và tài
sản dài hạn trong doanh nghiệp lại có sự thay đổi đáng kể . Tài sản ngắn hạn trong
5 năm từ 2018 đến 2022 và có xu hướng giảm qua các năm .Tỷ trọng luôn chiếm
hơn 60% đến gần 80% trên Tổng tài sản trong khi Tài sản dài hạn trong 5 năm biến
động không đáng kể và có xu hướng biến động giảm. Sự thay đổi của tài sản ngắn
hạn sẽ được thể hiện thông qua các chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền ,
Phải thu khách hàng , hàng tồn kho , các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn ,... Tuy
nhiên nếu chỉ tiêu khoản phải thu cứ tăng mãi sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền của
doanh nghiệp, có thể dẫn đến nợ xấu phải thu khó đòi. Chính vì nỗi lo này, doanh
nghiệp đã có chính sách về bán hàng thay đổi là sử dụng phương pháp chiết khấu
thanh toán cho những khách hàng thanh toán sớm nên tỷ trọng khoản phải thu
khách hàng từ năm 2019 đã bắt đầu giảm và đến năm 2022 giảm còn 14,43% trên
tổng tài sản.

+ Trong cơ cấu tài sản, Tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tài sản
dài hạn. cụ thể năm 2018 TSNH chiếm 86,35% vào năm 2022 TSNH chiếm

Nhóm 2 38 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
77,21%. Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu do khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn
kho là những khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản, cụ thể khoản phải thu
ngắn hạn có tỷ trọng chiếm gần 40% qua các năm từ 2018 đến 2021 do công ty bán
được nhiều sản phẩm may mặc, việc Kinh doanh máy móc, thiết bị, phụ tùng,
nguyên phụ liệu ngành may có hiệu quả,...

+ Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2018, 2019, 2020 và 2021 thì doanh nghiệp
không có nhưng sang năm 2022, doanh nghiệp mới đầu tư 30.210.000.000 đồng.
Điều này có thể do doanh nghiệp muốn đầu tư để thu được lãi giúp tài chính doanh
nghiệp tăng trưởng hơn.

+ Các khoản phải thu ngắn hạn qua 5 năm đều có xu hướng tăng. Từ năm
2018(202,915,727,847) đến năm 2020(284,604,899,715) giảm, cụ thể tỷ trọng các
khoản phải thu năm 2020 so với năm 2019 giảm 54,31% nhưng đến năm 2021 đã
có sự biến động lớn. Năm 2021, con số này tăng 19.395.574.125 đồng, tương ứng
tăng 24,24% so với năm 2020. Đến năm 2022 tăng 15.221.386.994 đồng, tương
ứng tăng 15,31%. Trong đó, phải thu khách hàng năm 2021 tăng 19.167.138.250
đồng so với năm 2020 là do tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp, khách
hàng có xu hướng chậm thanh toán các khoản nợ phải thu đến hạn, đến năm 2022,
con số này giảm nhưng không đáng kể. Tiếp theo là khoản trả trước cho người bán
ngắn hạn tăng nhanh qua các năm. Năm 2021 tăng 109.237.273 đồng, tương ứng
tăng 115,47% so với năm 2020. Con số này tiếp tục tăng mạnh vào năm 2022, tăng
14.743.229.825 đồng tương ứng tăng 7232,76%. Sự biến động mạnh mẽ này có thể
do khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu, doanh nghiệp đã tìm kiếm được
nhà cung cấp trong nước tốt và phải đặt cọc trước tiền để mua nguyên vật liệu phục
vụ cho sản xuất các sản phẩm may mặc.

+Chỉ tiêu tiền và các khoản tiền và các khoản tương đương tiền từ năm 2018
(172,064,704,615) đến năm 2020 (284,604,899,715) tăng 112,540,195,100 Khi
xem xét năm 2021(163.101.490.039) so với năm 2020 (284.604.899.715), chỉ tiêu

Nhóm 2 39 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
tiền và các khoản tương đương tiền của công ty cổ phần may Hữu Nghị giảm
121.503.409.676 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 42,69 %. Điều này có thể do
doanh nghiệp đã mua nguyên vật liệu để dự trữ trong thời gian sắp tới vì ảnh hưởng
của đại dịch covid 19 và có các khoản công nợ của khách hàng chưa thu lại được và
đến năm 2022 thì khoản mục tiền và tương đương tiền tăng 37,11% cho thấy công
ty đang có dòng tiền mạnh mẽ, tính thanh khoản cao , sẵn sàng với những biến cố
có thể xảy ra. Tuy nhiên điều này cũng thể hiện công ty đang trong giai đoạn bão
hòa của thị trường, tốc độ phát triển chậm xuống, không có kế hoạch mở rộng sản
xuất kinh doanh, hay đầu tư thêm các sản phẩm khác. Sự tăng này là cũng có thể
do doanh nghiệp đã tiêu thụ được nhiều sản phẩm may mặc và thu hồi được công
nợ của khách hàng.

Từ đó ta thấy được Công ty có thể tạo ra một tỷ lệ lãi cao hơn nếu họ dùng tiền để
đầu tư vào các dự án sản xuất và kinh doanh tiềm năng. Điều này cho thấy Doanh
nghiệp có sự chuyển dịch kết cấu tài sản theo hướng tích cực: tăng số vòng quay
hàng tồn kho, tăng đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn đối với lượng
vốn nhàn rỗi để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

+ Xét đến chỉ tiêu Hàng tồn kho của công ty may Hữu Nghị ta thấy hàng tồn kho
năm 2021 (91.377.663.012) so với năm 2020 (54.754.842.899) tăng
36.622.820.113 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 66.89 % , hàng tồn kho tăng mạnh
so với cùng kỳ thể hiện công ty đang có lượng hàng hóa nhiều , đủ khả năng cung
ứng cho nhu cầu của thị trường. Đối với các Công ty kinh doanh các sản phẩm
theo mùa vụ, có thể đây là thời điểm tích lũy hàng tồn kho để bán vào những thời
điểm trong năm như lễ, tết,.... Tuy nhiên, điều này cũng có thể trường hợp là Công
ty đã xây dựng kế hoạch kinh doanh, và nghiên cứu thị trường chưa đúng, do đó, đã
mua quá nhiều hàng tồn kho, dẫn đến nhu cầu ít, và không tiêu thụ được sản phẩm,
từ đó tồn đọng quá nhiều hàng hóa .

Nhóm 2 40 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
+ Tài sản ngắn hạn khác tăng mạnh trong 3 năm, từ 20.208.725.050 đồng năm 2020
tăng lên 72.638.213.164 đồng năm 2022. Sự tăng này chủ yếu là do khoản thuế
GTGT được khấu trừ khi doanh nghiệp mua nguyên liệu về nhập kho.

+ Xét đến chỉ tiêu Tài sản dài hạn : Tài sản dài hạn năm 2021 giảm 18.463.372.903
đồng so với năm 2020 tương ứng giảm 11,47%, tỷ trọng giảm 0,36%; đến năm
2022 TSDH tăng 3.640.645.549 đồng so với năm 2021 tương ứng tăng 2,55%, tỷ
trọng giảm 3,64%, điều này chứng minh công ty đang rút vốn tập trung vào hoạt
động sản xuất kinh doanh, xây dựng và đổi mới tài sản cố định Đây là một sự thay
đổi hợp lý vì công ty đang mở rộng sản xuất kinh doanh, hoạt động đang có lãi thì
việc thay đổi tỷ trọng tài sản cố định như vậy sẽ tạo ra cho công ty một cơ sở vật
chất, năng lực kinh tế chủ động hơn.

+ Do đặc thù về loại hình kinh doanh của công ty là sản xuất các sản phẩm về quần
áo nên tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản dài hạn. Năm 2021 có xu
hướng giảm 20.942.100.340 đồng, tương ứng giảm 16,32% so với năm 2020 có thể
do doanh nghiệp thanh lý bớt máy móc, thiết bị cũ không sử dụng tới. Sang năm
2022, tài sản cố định tăng 6.599.722.843 đồng, tương ứng tăng 6,14% so với năm
2021 cho thấy doanh nghiệp đang đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ quá trình sản
xuất quần áo, mở rộng quy mô sản xuất.

+ Còn tài sản dài hạn khác từ năm 2018 (22,201,808,841) đến năm 2022
(11,073,271,784) giảm mạnh, nhưng lại có sự tăng lên nhẹ vào năm 2021, tăng
2.478.727.437 đồng rồi giảm xuống vào năm 2022, giảm 2.959.077.294 đồng thể
hiện chi phí trả trước dài hạn của doanh nghiệp không ổn định nhưng không ảnh
hưởng đáng kể tới tài sản dài hạn.

Tóm lại, Tổng tài sản tăng từ 578,230,312,356 năm 2018 đồng lên 641,097,221,505 đồng
vào năm 2022 thực sự là do cố gắng rất nhiều về thay đổi chính sách, mở rộng đầu tư vào
mô hình sản xuất ra các khu công nghiệp lớn mạnh có thể trong tương lai đây là những kế
Nhóm 2 41 Bài tập nhóm PTBCTC
Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
hoạch mà chắc rằng sau này công ty sẽ càng ngày có nhiều chi nhánh và phát triển hơn
nữa.

- Phân tích về Nguồn vốn

● Xu hướng biến động nguồn vốn

Bảng 4: Phân tích tình hình biến động quy mô cơ cấu Công ty năm 2018-2022

Biểu đồ 3: Biểu đồ xu hướng biến động của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu năm 2018 -
năm 2022

● Cơ cấu nguồn vốn

Nhóm 2 42 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn của công ty may Hữu Nghị năm 2018 - 2022

Biểu đồ 4: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của Công ty năm 2018-2022

Nhìn vào biểu đồ về xu hướng biến động và cơ cấu của nguồn vốn ta thấy rằng:

Nợ phải trả biến động thay đổi liên tục qua các năm từ năm 2018 (318,692,040,614 đồng)
tăng trong năm 2019 (326,132,226,220 đồng) và bắt đầu giảm từ năm 2019 đến năm
2021(199,711,525,316) nhưng lại tăng vào năm tiếp theo 2022(243,139,911,537) tương
đương tăng 10,95% có thể là do doanh nghiệp đang muốn mở rộng quy mô

Chỉ tiêu nợ ngắn hạn của doanh nghiệp giảm dần qua 5 năm từ năm 2018 đến năm 2022
cụ thể giảm 71,269,793,793 đồng điều đó có nghĩa là Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước giảm. Đây là tín hiệu không tốt, có thể doanh thu và lợi nhuận không tăng nên thuế
không nhiều, hoạt động kinh doanh có vấn đề. Các khoản phải trả người lao động cũng
giảm có thể doanh nghiệp đang cắt giảm nhân sự, thu hẹp quy mô sản xuất . Nhưng sang
năm 2022, con số này tăng 33.250.027.563 đồng tương ứng tăng 43,92%. Sự tăng
mạnh mẽ này có thể do dịch covid 19 đã được đẩy lùi nên công ty sản xuất kinh
doanh tốt trở lại, tuyển thêm nhiều nhân công phục vụ quá trình sản xuất quần áo.

Chỉ tiêu nợ dài hạn của năm 2019 giảm so với năm 2018 số tiền của 2 năm là giống nhau,
từ năm 2020 chỉ tiêu nợ dài hạn không còn bảng cân đối kế toán. Điều đó cho thấy khả
năng huy động vốn dài hạn của doanh nghiệp thấp Điều này cho thấy công ty đang mất
dần uy tín , vị thế với khách hàng. Doanh nghiệp cần xem xét lại việc gọi vốn, chất lượng

Nhóm 2 43 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
sản phẩm bởi vì nguồn nợ dài hạn cần thiết cho sự phát triển, mở rộng quy mô sản xuất
cho doanh nghiệp.

Năm 2022, doanh nghiệp có thêm khoản chi phí phải trả ngắn hạn 21.193.452.912
đồng, điều này làm nợ ngắn hạn tăng lên trông thấy là do khoản phải trả cho
nguyên liệu đã mua từ người bán nhưng chưa chi trả vì chưa có hóa đơn.

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng tăng từ năm 2018 (259,538,271,742) đến năm
2022 (397,957,309,968) tương ứng tăng 138,419,038,226 đồng. Đây là tín hiệu đáng
mừng cho thấy Doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, kết quả kinh doanh mang lại lợi
nhuận tốt. Việc bổ sung, tăng vốn chủ sở hữu đã giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô cho
hoạt động sản xuất kinh doanh.

Kết luận:

Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty trong 5 năm 2020, 2021, 2022 có sự biến
động rõ rệt do ảnh hưởng của đại dịch covid 19. Công ty cần có các chiến lược, chính
sách tài chính phù hợp, nhanh chóng giúp công ty sản xuất kinh doanh tăng trưởng trở lại
mạnh mẽ vào năm 2023. Doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy để có thể phát triển, mở rộng
quy mô sản xuất kinh doanh trong tương lai.

2.2.1 Biện pháp đề xuất


- Khoản phải thu khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Vì vậy
doanh nghiệp cần phải làm công tác thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn
ảnh hưởng đến tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó doanh
nghiệp cần có một số biện pháp sau:

• Đối với khách hàng mua với khối lượng lớn, công ty nên có những chính sách tín
dụng khuyến khích khách hàng trả sớm để được hưởng chiết khấu. Công ty cần xác
định một tỷ lệ chiết khấu hợp lý để công tác quản lý khoản phải thu khách hàng đạt
kết quả cao nhất.

• Công ty nên phân loại từng đối tượng nợ, sau đó tổ chức ra một bộ phận chuyên
làm nhiệm vụ thu hồi nợ và sẽ theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ.

Nhóm 2 44 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
• Có biện pháp phòng ngừa rủi ro thanh toán như: lựa chọn khách hàng, xác định
mức tín dụng thương mại, yêu cầu tạm ứng hay trả trước một phần tiền hàng.

- Bên cạnh đó, công ty nên có thêm các khoản đầu tư tài chính dài hạn vì đây là
khoản đầu tư an toàn, ổn định cho nguồn tiền nhàn rỗi của công ty giúp sinh lời,
tăng trưởng bền vững hơn so với các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn mà doanh
nghiệp mới đầu tư.

2.2.2 So sánh với một số doanh nghiệp cùng ngành


● Tổng tài sản:

Bảng 6: So sánh tổng tài sản của Hữu Nghị với các công ty cùng ngành

Biểu đồ 5: So sánh tổng tài sản với các công ty cùng ngành
Nhìn vào biểu đồ cho thấy Công ty CP may Hữu Nghị luôn giữ vững được tổng tài
sản ở tầm trung so với các công ty khác cùng ngành, công ty không có biến động
lớn qua các năm cho thấy tiềm lực của công ty chưa cao.Trong cả 4 công ty thì
Công ty Cổ phần may Sài Gòn trong 4 năm đầu đều có tổng tài sản lớn nhất so với
3 công ty còn lại tuy nhiên vào năm 2022 thì tổng tài sản của công ty đã giảm mạnh
so với các năm trước. Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy trong năm 2021 thì các công
ty đều có dấu hiệu bị giảm sút do ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Có thể thấy tại thời
điểm này do vấn đề cách ly xã hội đã ảnh hưởng đến nhu cầu của người dùng. Tuy
Nhóm 2 45 Bài tập nhóm PTBCTC
Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
nhiên thì ta có thể thấy trong năm 2022 Công ty cổ phần may Hữu Nghị đã có sự
tăng trưởng tổng tài sản so với các công ty khác cùng ngành. Điều đó cho thấy có
thể công ty đã tìm ra hướng phát triển đúng đắn.

● Vốn chủ sở hữu

Bảng 7: So sánh Vốn chủ sở hữu của Hữu Nghị với các công ty cùng ngành

Biểu đồ 6: So sánh Vốn chủ sở hữu của Hữu Nghị với các công ty cùng ngành

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy nguồn vốn chủ sở hữu của HNI và các công ty cùng
ngành luôn được duy trì ở mức ổn định từ năm 2018 đến 2022 so với các doanh
nghiệp cùng ngành nhưng điều đó cũng thể hiện trong 5 năm ngoài việc giữ được
mức vốn ổn định thì tình trạng nguồn vốn của HNI cũng phản ánh phần nào việc
HNI chưa hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. Nhưng phần nào có thể hiểu

Nhóm 2 46 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
được do từ năm 2019 đến năm 2022 nền kinh tế đang bị ảnh hưởng khá lớn từ dịch
Covid-19.

Kết luận:

Từ sự so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành ta có thể thấy HNI là một doanh
nghiệp có tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu luôn được duy trì ổn định không có
sự biến động lớn mặc cho sự ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Tuy nhiên để tiếp tục phát triển và trở thành công ty đối thủ cạnh tranh tiềm năng
của các công ty cùng ngành khác thì công ty nên tìm các phương pháp và đưa ra
các chính sách để tăng tiềm lực cho công ty. Chẳng hạn như áp dụng tốt các yếu tố
quyết định việc lựa chọn nhà cung cấp may mặc như: Chất lượng sản phẩm, có khả
năng thực hiện nhiều mẫu mã mới, bắt trend; giá cả cạnh tranh và dịch vụ chăm sóc
khách hàng tốt , đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra có thể công ty
không ngừng đổi mới các thiết bị máy móc hiện đại, mở rộng dây chuyền sản xuất
để nâng cao chất lượng sản phẩm, làm hài lòng khách hàng góp phần củng cố và
nâng cao vị thế của công ty trên thị trường.

Nhóm 2 47 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
2.3 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

Nhóm 2 48 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Bảng 8: Phân tích biến động về quy mô và cơ cấu các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2018-2022

Nhóm 2 49 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Bảng 9: Phân tích theo cơ cấu 5 năm

Biểu đồ 7: Theo cơ cấu của công ty Hữu Nghị


Nhận xét:

Qua bảng phân tích ta có thể thấy tình hình kinh doanh của Hữu Nghị ở giai đoạn
2018- 2022 có nhiều sự biến động:

Về doanh thu :

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2018 khoản mục này của công ty
đạt 1,349,745,091,165 đồng chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản mục về
doanh thu của công ty. Năm 2019 doanh thu BH và CCDV là 1,193,531,678,584 đ
giảm 156,213,412,581 đồng tương ứng giảm 11,56% so với 2018. Con số này ở các

Nhóm 2 50 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
năm 2020, 2021 tiếp tục có sự giảm mạnh lần lượt là 900,003,373,261 đồng và
779,295,989,789 đồng tương ứng mức giảm 24,59% ở năm 2020 so với Năm 2019
và 13,41% năm 2021 so với năm 2020. Nguyên nhân khiến doanh thu bán hàng và
CCDV giảm mạnh ở giai đoạn 2018-2021 là do dịch covid 19 diễn ra khiến nền
kinh tế suy giảm, các doanh nghiệp trong ngành may mặc gặp phải không ít khó
khăn khi sản lượng tiêu thụ sản phẩm và xuất nhập khẩu trong và ngoài nước giảm
mạnh. Tuy nhiên năm 2022, doanh thu bán hàng và ccdv đạt 1,128,871,678,748
đồng tăng 349,575,688,959 đồng tương ứng với mức tang 44.86% so với năm
2021. Năm 2022 doanh thu tăng trở lại là do dịch covid 19 suy giảm , doanh nghiệp
có những phương án bán hàng tốt hơn phù hợp với hoàn cảnh cũng như nhu cầu
của người tiêu dùng . Từ những con số trên ta có thể thấy năm 2022 doanh thu của
công ty có sự tăng trưởng tương đối nhanh. Điều đó chứng tỏ công ty đã không
ngừng tìm kiếm mở rộng thị trường, mở rộng sản xuất, đồng thời cũng thể hiện chất
lượng sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng đƣợc nâng cao, tạo dựng uy tín trên
thị trường.

- Cũng giống như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động
tài chính của công ty có nhiều biến động qua 5 năm phân tích. Năm 2019, doanh
thu tài chính đạt 7,641,165,740 đồng giảm 2,760,328,525 đồng tương ứng giảm
26,54% so với năm 1018. Ở các năm tiếp theo là năm 2020 và 2021, con số này
liên tục giảm mạnh tương ứng là 5,056,259,278 đồng ,3,146,057,166 đồng. Các
khoản doanh thu hoạt động tài chính của công ty phát sinh chủ yếu từ lãi chênh
lệch tỷ giá, lãi bán ngoại tệ và lãi tiền gửi, tiền cho vay. Khi tình hình kinh tế suy
thoái thì các khoản này cũng giảm kéo theo doanh thu giảm. Năm 2022, doanh thu
tài chính tăng mạnh ở mức 16,582,988,151 đồng tương đương 527,1% so với năm
2021. Qua đây có thể nói doanh thu hoạt động tài chính của công ty có biến động
rất lớn và phụ thuộc vào tỷ giá hạch toán và tỷ giá thực tế khi thực hiện các hợp
đồng xuất khẩu.

Nhóm 2 51 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
- Các khoản thu nhập khác là những khoản thu được từ hoạt động thanh lý, nhượng
bán TSCĐ, thu từ chênh lệch số dư công nợ phải thu, phải trả, tiền phạt vi phạm
hợp đồng, tiền phí chuyển nhượng cổ phần, thu từ tiết kiệm nguyên phụ kiện và các
khoản thu nhập khác, trong các khoản thu nhập này chiếm giá trị lớn nhất là khoản
thu nhập từ hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định cụ thể trong giai đoạn
2018-2022 biến động tăng ở năm 2019 và 2021 với mức tăng năm 2019 là
1,164,812,469 đông tương đương 162.52% so với năm 2018 và 2021 tăng
879,071,877 đồng so với 2020 .Tuy nhiên năm 2020 và 2022 các khoản thu nhập
khác giảm cụ thể năm 2020 giảm 927,243,347 đồng so với năm 2019, năm 2022
giảm -577,185,287 đồng so với năm 2021. Nhưng nhìn chung qua 5 năm phân tích
tuy có nhiều biến động những khoản mục này vẫn có xu hướng tăng .

Về chi phí :

- Giá vốn hàng bán: Năm 2019 giá vốn hàng bán của công ty đạt
1,025,141,215,425 đồng giảm so với năm 2018 là 142,455,431,109 đồng tương
đương giảm 12,20% . Năm 2020 giá vốn hàng bán tiếp tục giảm(285,391,340,487
đông giảm 27.84% so với năm 2019. Năm 2021 giảm 67,148,603,017 đồng so với
2020 tương ứng giảm 9.08%. Năm 2022, giá vốn hàng bán tăng mạnh 40,57% so
với năm 2021 ( tăng 272,901,005,226 đồng ). Nguyên nhân của sự biến động về giá
vốn này của công ty là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế những năm dịch
covid 19. Doanh thu cũng như quy mô hàng hóa của doanh nghiệp giảm khiến cho
giá vốn giảm theo . Năm 2022 doanh thu bán hàng của công ty tăng trở lại , quy mô
sản xuất tăng, các chi phí đầu vào đều tăng cao mà ở đây chủ yếu là chi phí về
nguyên vật liệu khiến giá vốn cũng tăng theo đó.

- Chi phí tài chính : Các khoản chi phí tài chính của công ty gồm lãi tiền vay, lỗ do
bán ngoại tệ, lỗ do chênh lệch tỷ giá chiếm giá trị lớn nhất là chi phí lãi tiền vay.
Năm 2018, chi phí tài chính của công ty là 3,140,992,196 đồng trong đó chi phí lãi

Nhóm 2 52 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
vay là 640,951,231 đồng . Năm 2019 là 2,366,207,441 đồng, 2020 là
3,409,327,364 đồng , 2021 là 4,607,852,191 đồng và 2022 đạt 11,965,328,954
đồng . Chi phí tài chính qua các năm tăng giảm theo tỷ lệ tăng giảm của khoản mục
doanh thu tài chính trên BCTC . Chi phí tài chính tăng cũng do chi phí lãi vay tăng
nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã tăng các khoản vay ngắn hạn và vay dài hạn.

- Chi phí bán hàng : Chi phí bán hàng là những khoản chi phí dành cho nhân viên
bán hàng, chi phí tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến thị trường cụ thể: năm 2019 chi phí
bán hàng giảm 556,965,153 đồng so với năm 2018 ( giảm 3.97%). Năm 2020 tiếp
tục giảm 8.18% so với năm 2019. Đến năm 2021, chi phí bán hàng tăng nhẹ ở mức
3.88% và tăng mạnh ở năm 2022 với mức tăng 17,3%. Chi phí bán hàng qua các
năm đều chiếm tỷ trọng trên 1% trong BCTC, chi phí tăng trong năm 2022 và tăng
cùng với doanh thu bán hàng là dấu hiệu tốt chứng tỏ công ty đã có những cải tiến
trong việc lập kế hoạch đưa ra các phƣơng án bán hàng tối ưu là hợp lý, tiết kiệm
đáng kể chi phí mà vẫn tăng được doanh thu.

- Chi chí quản lý doanh nghiệp : Năm 2019 chi phí QL doanh nghiệp đạt
40,419,610,637 đồng giảm 24.43% so với 2018. Năm 2020 chi phí QLDN đạt
25,713,456,079 đồng giảm mạnh so với 2019 và giảm 36.38% . Năm 2021
CPQLDN đạt 49,288,308,356 đồng và năm 2022 đạt 59,110,316,362 đồng , đây là
2 năm chi phí quản lý doanh nghiệp có sự tăng mạnh trở lại. Nguyên nhân chi phí
QLDN giảm là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế giai đoạn 1018-2021 khiến cho
doanh nghiệp phải cắt giảm các khoản đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị cho
phân xưởng sản xuất , bàn ghế cho bộ phận văn phòng. Tuy nhiên từ 2021-2022,
tình hình kinh doanh dần ổn định trở lại, công ty thích ứng được với tình hình kinh
tế và tăng doanh thu nên các khoản chi phí QLDN cũng tăng theo đó.

Về lợi nhuận :

Nhóm 2 53 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Theo biến động của doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ. Các khoản lợi nhuận gộp của công ty giai đoạn
2018-2022 cũng biến động tương tự như 2 chỉ tiêu trên. Năm 2018-2022 lợi nhuận
gộp của công ty tương ứng như sau: Năm 2018 đạt 182,148,444,631 đồng, 2019 đạt
168,390,463,159 đồng , năm 2020 đạt: 160,253,498,323 đồng , năm 2021 là
106,681,072,368 đồng và 2022 con số này là 183,369,401,401 đồng. Nhìn chung ,
lợi nhuận gộp của công ty tăng trong 5 năm tuy nhiên doanh nghiệp cần tìm ra các
phương án giảm giá vốn hàng bán để nâng cao lợi nhuận gộp trong những năm tiếp
theo.

- Lợi nhuận sau thuế TNDN : Mặc dù các chỉ tiêu về doanh thu và chi phí có nhiều
biến động nhưng lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty tăng đều qua các năm từ
2018-2020 cụ thể như sau: Năm 2019, LNST đạt 96,971,590,490 đồng tăng
797,056,242 đồng tương ứng tăng 0.83% so với năm 2018. Năm 2020 LNST tiếp
tục tăng nhẹ với mức tăng 2.84% so với năm 2019. Nguyên nhân LNST của công
ty tăng trong giai đoạn này là do các khoản lợi nhuận khác tăng mạnh cũng như các
khoản chi phí giảm.Năm 2021, LNST giảm mạnh 64,64% so với năm 2020 do chi
phí quản lý doanh nghiệp tăng cao. Đến năm 2022, LNST tăng 156.43% so với
năm 2021 do doanh nghiệp đã có những phương án hiệu quả giảm các loại chi phí
đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi vay,..

Qua bảng phân tích BCTC của công ty giai đoạn 2018-2022 ta thấy các khoản mục
lợi nhuận luôn giữ tỷ trọng ổn định qua các năm. Doanh nghiệp đã kiểm soát khá
tốt về các khoản chi tiêu, hiệu quả lao động giúp đạt được lợi nhuận như mong
muốn. Tuy nhiên, Doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể để giảm chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tiếp tục
tìm các nguồn cung hàng hóa với giá cả hợp lý và ổn định nhằm giảm giá vốn hàng
bán và tăng lợi nhuận .

Nhóm 2 54 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

2.3.1 Biện pháp đề xuất


- Nâng cao chất lượng, hiệu quả và chính sách sản phẩm:

• Không ngừng thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, sản phẩm dựa trên nghiên cứu thị
trường. Cần đảm bảo sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
• Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu quyết định uy tín, định vị thương hiệu
cho doanh nghiệp. Do đó, cần đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn được phát triển
theo hướng tích cực.

- Kiểm soát chi phí hoạt động và chi phí tài chính:

• Cắt giảm nhân sự không cần thiết, nhân sự không đủ tay nghề

• Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình sản xuất, kinh doanh, quản lý

• Cân đối doanh thu tài chính và chi phí tài chính

2.3.2 So sánh với một số doanh nghiệp cùng ngành


* Doanh thu thuần

Bảng 10: Bảng so sánh doanh thu thuần của Hữu Nghị với các doanh nghiệp cùng ngành

Biểu đồ 8: So sánh doanh thu thuần của Hữu Nghị với các doanh nghiệp cùng ngành
Qua biểu đồ ta có thể thấy doanh thu thuần của HNI không có sự biến động
quá lớn qua các năm và luôn nằm trong mức trung bình so với các công ty cùng
ngành đang được so sánh. Doanh thu thuần của HNI cũng như GMC có sự sụt giảm
dần vào năm 2018-2020 khả năng là do sự ảnh hưởng của dịch covid-19, tuy nhiên
Nhóm 2 55 Bài tập nhóm PTBCTC
Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
thì GMC lại có sự biến động khá lớn khi giảm từ hơn 1 nghìn tỷ xuống còn hơn 600
tỷ.Bên cạnh đó ta có thể thấy X20 đã có những chính sách và giải pháp khá tốt
khiến cho doanh thu thuần trong năm 2020 đạt được con số đáng kinh ngạc so với
các doanh nghiệp cùng ngành còn lại. Tuy nhiên từ năm 2021 thì HNI nhìn chung
đã tìm ra cách khắc phục và gia tăng đáng kể trong năm 2022. Đây là một dấu hiệu
tốt cho thấy công ty đã có các giải pháp và chính sách linh hoạt nhằm thực hiện
được những mục tiêu đã đặt ra: vừa kiểm soát được dịch bệnh, vừa phục hồi và duy
trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

*Lợi nhuận sau thuế:

Bảng 11: So sánh lợi nhuận sau thuế của Hữu Nghị với các doanh nghiệp cùng ngành

Biểu đồ 9: So sánh lợi nhuận sau thuế của Hữu Nghị với các doanh nghiệp cùng ngành
Qua biểu đồ trên ta có thể thấy HNI có lợi nhuận sau thuế cao nhất so với các
đối thủ cùng ngành trong 3 năm 2020-2022, tuy trong 2 năm 2018 và 2019 HNI có
lợi nhuận sau thuế không bằng GMC nhưng vẫn duy trì ổn định sự biến động qua
các năm. Lợi nhuận sau thuế cao nhất ở năm 2020 tuy có sự sụt giảm trong năm
2021, nhưng đến năm 2022 lại có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Trong khi Lợi nhuận

Nhóm 2 56 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
sau thuế của HNI đạt hơn 90 tỷ đồng trong năm 2022 thì Công ty GMC chỉ đạt hơn
16 tỷ ,công ty TET cũng chỉ đạt 9.756.881.421đồng, còn X20 thì có lợi nhuận là
âm 64 tỷ đồng Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hữu Nghị là tốt
qua các năm, mức độ độc lập tài chính của công ty cao, lợi nhuận của công ty luôn
ổn định. Mặc dù trong khi bối cảnh kinh tế đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch
bệnh, năm 2022 là năm mà các DN đang trên đà phục hồi kinh tế thì Hữu Nghị đã
đạt được hơn 90 tỷ đồng LNST, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty đã có các
giải pháp và chính sách linh hoạt nhằm thực hiện được những mục tiêu đã đặt ra:
vừa kiểm soát được dịch bệnh, vừa phục hồi và duy trì hoạt động sản xuất kinh
doanh.

Nhóm 2 57 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
2.4 Phân tích lưu chuyển tiền tệ

Bảng 12: Phân tích biến động quy mô và cơ cấu thông qua lưu chuyển tiền tệ năm 2018-2022

Nhóm 2 58 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
Nhận xét:

Theo BCLCTT hợp nhất của công ty cụ thể như sau:

Bảng biến động về dòng tiền thuần.

Biể u đồ thể hiệ n sự biế n độ ng về dò ng tiề n thuầ n


200,000,000,000

150,000,000,000

100,000,000,000

50,000,000,000

0
2018 2019 2020 2021 2022
-50,000,000,000

-100,000,000,000

-150,000,000,000

Lưu chuyể n tiề n thuầ n từ hoạ t động kinh doanh Lưu chuyể n tiề n thuầ n từ hoạ t động đầ u tư
Lưu chuyể n tiề n thuầ n từ hoạ t động tà i chính Lưu chuyể n tiề n thuầ n trong nă m

Biểu đồ thể hiện sự biến động về dòng tiền thuần


- Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2018 là 83,828,495,274
đồng sang năm 2019 tăng lên là 156,248,256,730 đồng, tăng 72,419,761,456
đồng so với năm 2018, tương đương với tăng 86,390%. Năm 2020 giảm xuống
còn 140,911,921,210 đồng, giảm 15,336,335,520 đồng so với năm 2019, tương
đương với giảm 9,815%. Đến năm 2021 tiếp tục giảm mạnh còn 63,339,165,997
đồng, giảm 77,572,755,213 đồng tương ứng giảm 55,051%. Nhưng sang đến
năm 2022 lại tăng mạnh lên đến 138,728,494,898 đồng tăng 75,389,328,901
đồng so với năm 2021 và tương ứng tăng 119,025% Điều này cho biết hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp khá là ổn định, mặc dù năm 2020 và năm 2021 có
giảm nhưng doanh đã có biện pháp để vực mạnh mẽ lại trong năm kế tiếp. Sự
tăng lên này cho thấy tiền thu từ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp lớn hơn
các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra.

- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư: Trong giai đoạn năm 2018-2022 lưu
chuyển tiền từ hoạt động đầu tư rất kém cho biết chúng ta phải chi trả cho các
khoản đầu tư quá lớn so với các khoản mà công ty thu được từ hoạt động đầu tư,
Nhóm 2 59 Bài tập nhóm PTBCTC
Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
do trong kì doanh nghiệp đã bổ sung thiết bị máy móc, phương tiện vận chuyển
hàng hóa và con người để đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra tốt nhất và
hoạt động có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó công ty mở rộng vốn bằng việc đi vay
bên ngoài từ các ngân hàng, thậm chí các khoản công ty đã cho vay trước kia
nhưng không thu hồi được gốc vay.

- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính qua các năm từ năm 2018 đến
năm 2022 đều có xu hướng âm chủ yếu là do tiền chi trả các khoản đi vay quá
lớn, mà tiền thu từ các khoản cho vay thì rất là ít. Sự giảm đi này chủ yếu là do
số tiền doanh nghiệp chi ra để chi trả gốc vay cho các ngân hàng là rất lớn. Lưu
chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính của công ty giảm đi cho thấy doanh
nghiệp đã tự chủ hơn về mặt tài chính bằng việc giảm các khoản vay và đẩy
mạnh hoạt động trả nợ gốc vay.

Kết luận: Thông qua phân tích cụ thể các dòng tiền tại công ty cổ phần May Hữu
Nghị có thể thấy lưu chuyển tiền thuần qua các năm từ năm 2020 đến năm 2022 có
nhiều bất ổn và biến động; trong đó doanh nghiệp cần tập trung cải thiện lưu
chuyển tiền từ hoạt động đầu tư vì đây là hoạt động này qua các năm hầu như đều
âm. Do đó DN cần cân nhắc các khoản tiền thu vào và chi ra ở khoản

Nhóm 2 60 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

PHẦN 3. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG


TY CỔ PHẦN MAY HỮU NGHỊ

3.1 Phân tích khả năng thanh toán tổng quát

Bảng 13: Bảng phân tích hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Hữu Nghị năm 2018-
2022

Biểu đồ 10: Biểu đồ thể hiện sự biến động về hệ số khả năng thanh toán tổng quát của
Hữu Nghị giai đoạn 2018-2022
Nhận xét:

Từ năm 2018 đến 2022 lần lượt là: năm 2018 là 1,81 lần; năm 2019 là 1,97 lần;
năm 2020 là 2,53 lần; và tiếp tục tăng lên 2,7 lần vào năm 2021, sau đó giảm nhẹ
xuống 2,64 lần vào năm 2022. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của nợ phải trả nhỏ
hơn tốc độ tăng của tổng tài sản dẫn tới hệ số khả năng thanh toán tổng quát tăng.
Điều này cho thấy, mức độ tham gia tài trợ tài sản của doanh nghiệp từ nợ phải trả

Nhóm 2 61 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
giảm hay khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp tăng. Trong 5 năm trên
hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có
đủ và thừa tài sản để thanh toán nợ phải trả, đó là nhân tố hấp dẫn các tín dụng cho
vay dài hạn.

3.1.2 So sánh với một số doanh nghiệp cùng ngành


*Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:

Bảng 14: So sánh hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Hữu Nghị với một số doanh
nghiệp cùng ngành

Biểu đồ 11 : So sánh hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Hữu Nghị và một số doanh
nghiệp cùng ngành

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, khả năng thanh toán tổng quát của TET là cao nhất, do
TET chủ yếu sử dụng nguồn vốn nội bộ để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tỷ trọng
Nợ phải trả trong 5 năm chỉ chiếm khoảng xấp xỉ 6% trong tổng nguồn vốn, đây là con số

Nhóm 2 62 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
có thể nói là an toàn cho doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ phải
trả. Còn 3 công ty HNI, GMC, X20 biến động tương đối đồng đều qua các năm. Điều này
cũng cho thấy HNI có khả năng thanh toán tổng quát tương đối ổn định so với 2 công ty
tuy nhiên hệ số khả năng thanh toán tổng quát chưa cao vượt bậc. Vì vậy, công ty cần có
thêm những chính sách để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn từ các nhà đầu tư, gia tăng
nguồn vốn nội bộ trong công ty.
3.2 Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Bảng 15: Bảng phân tích hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Hữu Nghị năm
2018-2022

Biểu đồ 12: Thể hiện sự biến động các chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn
của Công ty năm 2018-2022
Nhận xét:

Nhìn chung, hệ số về khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là tốt, hệ số khả
năng thanh toán ngắn hạn và hệ số khả năng thanh toán nhanh đều lớn hơn 1, hệ số
khả năng thanh toán tức thời xấp xỉ bằng 1 cho thấy tài sản ngắn hạn có khả năng

Nhóm 2 63 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
bù đắp các khoản nợ khi phát sinh, cụ thể như sau:
-Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn:

+ Năm 2018, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn là 1,59 lần. Tức là cứ một đồng nợ ngắn
hạn được đảm bảo bởi 1,59 đồng tài sản ngắn hạn và con số này vào năm 2019 là
1,58 lần, 2020 là 1,85 lần, 2021 là 1,99 và năm 2022 là 2,04 lần. Từ năm 2018 đến
năm 2019 có sự giảm nhẹ do sự tăng nhẹ ở cả tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Từ
năm 2019 đến năm 2020 tăng từ 1,58 lên 1,85. Từ năm 2020 đến năm 2021, hệ số
thanh toán nợ ngắn hạn giữa hai năm này không có sự biến đổi lớn, tăng từ 1,85 lên
1,99. Điều này cho thấy công ty vẫn duy trì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ổn
định trong giai đoạn này. Tuy nhiên, tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là do khoản trả
trước cho người bán ngắn hạn tăng, doanh nghiệp cần thương lượng, đàm phán với
nhà cung cấp để có được lợi thế kinh doanh. Từ năm 2021 đến năm 2022, hệ số
thanh toán nợ ngắn hạn tăng đáng kể từ 1,99 lên đến 2,04. Nguyên nhân là do tốc
độ tăng của tài sản ngắn hạn cao hơn nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy công ty đã cải
thiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và sử dụng tài sản ngắn hạn hiệu quả hơn
trong quá trình phát triển.
- Hệ số thanh toán nhanh:
+ Năm 2018 hệ số thanh toán nhanh của công ty là 1,26 lần, tức là cứ một đồng nợ
ngắn hạn của công ty được đảm bảo bởi 1,26 đồng tài sản ngắn hạn sau khi loại trừ
hàng tồn kho. Trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2022, hệ số thanh toán
nhanh của công ty có sự gia tăng đáng kể từ 1,26 lên đến 1,81. Điều này cho thấy
công ty đã tăng cường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng cách sử dụng tài sản
ngắn hạn một cách hiệu quả hơn và duy trì mức độ tiền mặt và các khoản tương
đương tiền tốt hơn.
Hệ số thanh toán tức thời:
+ Năm 2018 hệ số thanh toán tức thời là 0,55 lần. Hệ số này cho biết cứ một đồng
nợ ngắn hạn của doanh nghiệp sẽ được đảm bảo bởi 0,55 đồng tiền và tương đương
tiền. Giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, hệ số thanh toán tức thời của Hữu Nghị
tăng từ 0,55 lên đến 1,02 điều này là do tốc độ tăng của tiền và tương đương tiền
lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2021,
hệ số thanh toán tức thời của công ty giảm từ 1,20 xuống đến 0,82, cho thấy công
ty đã không tăng cường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn một cách linh
hoạt hơn và duy trì lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền tốt. Từ năm 2021
đến năm 2022, hệ số này tăng nhẹ trở lại lên 0,92, nhìn chung trong giai đoạn này,
công ty đã duy trì khả năng thanh toán tức thời bằng tiền là các khoản tương đương

Nhóm 2 64 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
tiền cho các khoản nợ ngắn hạn.
Tổng kết, trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2022, công ty Hữu nghị đã
có những bước cải thiện đáng kể về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, sử dụng tài
sản ngắn hạn một cách hiệu quả hơn và duy trì khả năng thanh toán tức thời tốt
hơn. Sự cải thiện này thể hiện sự quản lý tài chính tốt và tăng cường tính thanh
khoản của công ty, góp phần hỗ trợ cho sự ổn định và phát triển của công ty trong
tương lai.

3.2.1 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn thông qua Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ.

Bảng 16: Bảng hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của HNI thông qua lưu chuyển tiền
tệ

Biểu đồ 13: Biểu đồ Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Hữu Nghị
Thông qua lưu chuyển tiền tệ

Nhận xét về KNTT ngắn hạn theo LCTT

Nhóm 2 65 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
Để biết một doanh nghiệp khi nào có đủ nguồn tiền để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn
từ hoạt động sản xuất kinh doanh thì chúng ta hãy cùng nhau phân tích về Hệ số dòng tiền
trên Nợ ngắn hạn của công ty cổ phần may Hữu Nghị. Giai đoạn từ 2018-2020 có sự tăng
lên trong năm 2019 từ 0,28 lần lên 0,49 lần tương ứng tỷ lệ tăng là 76,58%. Do trong năm
2019 lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 72.419.761.456 đồng cụ thể ta
đã thu được số tiền của khách hàng là rất lớn, chỉ tiêu hàng tồn kho cũng tăng đáng kể.
Năm 2020 có sự tăng nhẹ.

Tuy nhiên được 2021 con số này tụt dốc không phanh xuống còn -0,29 lần vào năm
2021, chủ yếu do lỗ từ hoạt động đầu tư, hàng tồn kho xuống mức cạn. Trong khi ấy tổng
nợ ngắn hạn thì lại tăng lên qua các năm chủ yếu do doanh nghiệp vay các khoản vay
ngắn hạn. Sang đến năm 2022 hệ số dòng tiền/nợ ngắn hạn tiếp tục tăng trở lại cao hơn cả
năm 2020.

Trong cả 5 năm thì hệ số này đều thấp hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ
dòng tiền thuần sản xuất kinh doanh là chưa tốt, trong năm dòng tiền từ hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa thể bù đắp khoản nợ ngắn hạn mà cần phải tìm
nguồn tài trợ khác để thanh toán nợ ngắn hạn.

Kết luận: Như vậy từ các chỉ tiêu thời điểm và thời kì thì tình hình thanh toán nợ
ngắn hạn của công ty là chưa ổn định, công ty cần có các biện pháp tăng dòng tiền
thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.2.2 Biện pháp đề xuất


- Lập kế hoạch dòng tiền: Kế hoạch dòng tiền giúp doanh nghiệp xác định các
khoản thu và chi trong tương lai, từ đó có kế hoạch sử dụng tiền mặt hiệu quả.
- Theo dõi dòng tiền: Ghi chép và phân tích các khoản thu và chi thực tế của doanh
nghiệp, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết.
- Kiểm soát dòng tiền:
• Tăng cường thu hồi nợ
• Quản lý những khoản phải trả
• Tiết kiệm chi phí, cắt giảm chi phí không cần thiết

Nhóm 2 66 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
3.2.3 So sánh với một số doanh nghiệp cùng ngành

Bảng 17: So sánh hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Hữu Nghị với một số doanh
nghiệp cùng ngành

Biểu đồ 14 : So sánh hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Hữu Nghị và một số doanh
nghiệp cùng ngành
Nhìn vào biểu đồ ta thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của TET trong giai đoạn
2018-2022 là cao nhất do công ty này sử dụng ít vốn vay ngắn hạn nên tỷ lệ Nợ
ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nguồn vốn nên TET có khả năng thanh
toán Nợ ngắn hạn rất tốt, tiếp đến là công ty GMC đứng thứ 2 trong 4 doanh
nghiệp, tuy nhiên công ty GMC có sự biến động không ổn định với sự tăng giảm
không ổn định qua từng năm. Tiếp đến tuy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
công ty HNI đứng thứ 3 trong 4 công ty nhưng mức độ biến động tăng ổn định qua
từng năm. Nhìn chung, khả năng thanh toán của 3 Công ty tương đối tích cực khi
hệ số thanh toán ngắn hạn duy trì ở mức lớn hơn 1, cho thấy các Công ty vẫn giữ

Nhóm 2 67 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
được khả năng tài chính lành mạnh. Tuy nhiên qua biểu đồ ta có thể thấy khả năng
thanh toán của X20 trong năm 5 đều nhỏ hơn 1 cho thấy công ty X20 không có khả
năng đáp ứng tạm thời khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thấp.

3.3 Phân tích khả năng thanh toán dài hạn thông qua Bảng cân đối kế
toán

Bảng 18 : Bảng phân tích hệ số khả năng thanh toán dài hạn của Hữu Nghị năm 2018-
2022

Biểu đồ 15: Hệ số khả năng thanh toán dài hạn của Hữu Nghị

Nhóm 2 68 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
Nhận xét:

-Hệ số khả năng thanh toán nợ phải trả:


Hệ số nợ phải trả trên tài sản đảm bảo của Hữu Nghị phản ánh xác thực và thận trọng khả
năng bảo vệ cho các chủ nợ trong trường hợp công ty mất khả năng thanh toán. Hệ số nợ
phải trả năm 2019 giảm 0,15 lần tương ứng giảm 12% so với năm 2018. Ở những năm
tiếp theo hệ số này vẫn liên tục giảm cụ thể hệ số này đã từ 1,24 vào năm 2018 và còn
0,61 vào năm 2022. Nhìn chung, chỉ số này trong 5 năm đều ở mức xấp xỉ 0,5 lần cho
thấy khả năng đảm bảo cho việc thanh toán trong trường hợp công ty phá sản vẫn là khá
tốt. Tuy nhiên doanh nghiệp cần có biện pháp tốt hơn nữa để đảm bảo cho hệ số này càng
cao càng tốt.
-Hệ số thanh toán nợ dài hạn:

Hệ số thanh toán nợ dài hạn của năm 2018 và năm 2019 đều rất cao cho thấy
doanh nghiệp bảo đảm và thừa khả năng thanh toán nợ dài hạn. Nhưng hệ số khả
năng thanh toán dài hạn từ năm 2020 đến năm 2022 đều bằng 0, cho ta thấy cứ 1
đồng nợ dài hạn của công ty được tài trợ bởi 0 đồng tài sản dài hạn. Điều này đến
từ việc nợ dài hạn của công ty trong 3 năm này bằng 0.

-Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:


Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty từ năm 2018 đến năm 2021 đều cao
chứng tỏ khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp không
những có khả năng tính phí lãi vay mà còn than thanh toán nợ gốc vay, chứng tỏ
tiền tiền vay đã sử dụng có hiệu quả. Đến năm 2022, hệ số này đã bằng 0 chứng tỏ
doanh nghiệp đã thanh toán hết và không còn các khoản lãi tiền vay ngắn hạn, lãi
tiền vay dài hạn, lãi tiền vay trên các khoản thấu chi (hạn mức tín dụng), lãi suất
trái phiếu, nợ chuyển đổi (kể cả chi phí phát hành trái phiếu của trái phiếu thường
và trái phiếu chuyển đổi)...

Qua đó, ta có thể thấy được khả năng thanh toán dài hạn của Công ty Cổ phần may
Hữu Nghị là tốt, đủ khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp.

Nhóm 2 69 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

PHẦN 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI
4.1 Phân tích hiệu quả kinh doanh

Nhóm 2 70 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Số vòng quay tổng tài sản 2,33 1,91 1,50 1,45 1,76
Số vòng quay tài sản ngắn hạn 2,7 2,35 2,05 1,97 2,28
Số vòng quay tài sản dài hạn 17,09 10,251 5,59 5,47 7,72
Số vòng quay tài sản cố định 29,29 14,99 7,01 7,25 9,90

Bảng 19: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty năm 2018-2022

Biểu đồ thể hiện xu hướ ng biến độ ng hiệu quả sử dụ ng tà i sả n


35
30
25
20
15
10
5
0
Nă m 2018 Nă m 2019 Nă m 2020 Nă m 2021 Nă m 2022

Số vòng quay tổng tà i sả n Số vòng quay tà i sả n ngắ n hạ n


Số vòng quay tà i sả n ngắ n hạ n2 Số vòng quay tà i sả n cố định

Biểu đồ 16: Xu hướng biến động sử dụng tài sản

Nhóm 2 71 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Biểu đồ thể hiện xu hướ ng biến độ ng hiệu quả sử dụ ng


tà i sả n ngắ n hạ n
40

35

30

25

20

15

10

0
Nă m 2018 Nă m 2019 Nă m 2020 Nă m 2021 Nă m 2022

Số vòng quay hà ng tồn kho Số vòng quay khoả n phả i thu củ a khá ch hà ng
Số vòng quay khoả n phả i trả cho ngườ i bá n

Biểu đồ 17: Sử dụng tài sản ngắn hạn

Biểu đồ thể hiện xu hướ ng biến độ ng hiệu quả sử dụ ng


tà i sả n dà i hạ n
35

30

25

20

15

10

0
Nă m 2018 Nă m 2019 Nă m 2020 Nă m 2021 Nă m 2022

Số vòng qua tà i sả n dà i hạ n Sứ c sả n xuấ t củ a tà i sả n cố định

Biểu đồ 18: Sử dụng tài sản dài hạn

Nhóm 2 72 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Biểu đồ thể hiện xu hướ ng biến độ ng chu kỳ luâ n chuyển


tiền
80

70

60

50

40

30

20

10

0
Nă m 2018 Nă m 2019 Nă m 2020 Nă m 2021 Nă m 2022

Chu kỳ luâ n chuyể n tiề n

Biểu đồ 19: Chu kỳ luân chuyển

Nhận xét:
* Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn:
1. Số vòng quay tài sản trong 5 năm là tương đối thấp. Năm 2018 là 2,33; năm tiếp
theo giảm liên tục, cụ thể: năm 2019 là 1,91; năm 2020 là 1,5 và chỉ tiêu này tiếp
tục giảm ở năm 2021 là 1,45. Sang tới năm 2022 chỉ tiêu này tăng lên 0,32 lần
tương ứng với tỷ lệ tăng 21,79% tuy nhiên vẫn còn rất thấp. Điều này đồng nghĩa
với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh chưa
được hiệu quả, lợi ích kinh tế tạo ra nhỏ.

Số vòng quay tài sản ngắn hạn cho biết cứ một đồng tài sản ngắn hạn thì tạo ra
được bao nhiêu doanh thu thuần. Chỉ tiêu này qua các năm cũng có nhiều biến
động. Cụ thể: năm 2018 chỉ tiêu này là 2,7 ; năm 2019 giảm xuống còn 2,35 ; năm
2020 chỉ tiêu này tiếp tục giảm còn 2,05 đến 2021 chỉ tiêu này chỉ còn 1,97 tương
ứng với tỷ lệ giảm 4,00%. Năm 2022 lại tăng lên 2,28. Nhìn chung chỉ tiêu này qua
các năm là tương đối thấp, chứng tỏ công ty chưa có các kế hoạch phù hợp sử dụng
tối đa tài sản ngắn để tạo ra doanh thu.

2. Số vòng quay hàng tồn kho cho biết bao nhiêu lần hàng tồn kho được quay trong
vòng 1 năm. Năm 2018 chỉ tiêu này là 13,11 đến năm 2019 tăng lên là 14,28; chỉ
tiêu này tiếp tục tăng ở năm 2020 là 16,46. Tuy nhiên đến năm 2021 lại có sự sụt
Nhóm 2 73 Bài tập nhóm PTBCTC
Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
giảm mạnh so với 2020, giảm xuống còn 8,53, như vậy đã giảm xuống 7,91 lần
tương ứng với tỷ lệ giảm 48,12%. Năm 2022 chỉ tiêu này lại tăng lên 12,44 lần
tương ứng với tỷ lệ tăng 145,85%, mặc dù chưa đạt được kì vọng nhưng đây là một
tín hiệu tích cực. Hệ số quay vòng hàng tồn kho tăng lên, như vậy sẽ làm tăng hiệu
quả sử dụng vốn do giảm chi phí bảo quản, giảm hao hụt và rủi ro tài chính của
doanh nghiệp tuy nhiên hệ số này còn tương đối thấp, doanh nghiệp cần đưa ra các
chính sách phù hợp để cải thiện vấn đề này.

3. Thời gian quay vòng hàng tồn kho càng thấp chứng tỏ hàng tồn kho quay vòng
càng nhanh. Có thể thấy hệ số này trong 5 năm 2018 đến 2019 luôn biến động, năm
2018 là 27,83 sau đó chỉ tiêu này lại giảm còn 25,56 tại năm 2019. Năm 2020 là
22,21 tăng đột ngột lên 42,8 năm 2021 và giảm mạnh vào năm 2022 xuống còn
17,41. Sự tăng giảm thất thường này nói lên doanh nghiệp đang kinh doanh không
hiệu quả. Trong những năm tiếp theo doanh nghiệp cần đưa ra những biện pháp
phù hợp để giảm thời gian quay vòng hàng tồn kho xuống, tuy nhiên hệ số này thấp
quá cũng không tốt, vì như vậy đồng nghĩa với việc lượng hàng dự trữ trong kho
không nhiều, trường hợp cung cầu tăng đột ngột thì doanh nghiệp sẽ không đủ hàng
hóa cung cấp cho khách hàng, dẫn đến doanh nghiệp bị mất khách hàng và đối thủ
cạnh tranh sẽ gia tăng thị phần.

4. Số vòng quay các khoản phải thu khách hàng có nhiều biến động. Từ năm 2018
đến 2019 hệ số này tăng nhẹ từ 6,92 lên 7,12; đến năm 2020 hệ số tiếp tục tăng lên
là 11,36. Tuy nhiên đến 2021 hệ số này giảm xuống còn 7,92 và tăng trở lại vào
năm 2022 là 12,20. Điều này chứng tỏ hiệu quả quản lý khoản phải thu khách hàng
tăng.

5. Số vòng quay hàng tồn kho tăng dẫn tới thời gian thu hồi các khoản phải thu
giảm. Năm 2018 hệ số này là cáo nhất trong 5 năm là 52,69 có nghĩa là trong năm
2018 phải mất 52,69 ngày mới thu hồi được tiền kể từ lúc bán hàng. Năm 2022 hệ
số này là nhỏ nhất, doanh nghiệp chỉ cần mất 29,91 ngày để thu hồi được tiền kể từ
lúc bán hàng, đã có sự cải thiện rõ rệt. Doanh nghiệp cần theo dõi, phân loại và
kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ phải thu, tăng số vòng quay để nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn.

6. Hệ số vòng quay thanh toán khoản phải trả cho người bán năm 2018 là 27,93 đến
2019 thì giảm nhẹ còn 27,32, hệ số này tiếp tục giảm mạnh đến 2020 còn 13,55.
Tại năm 2021 hệ số này tăng lên 24,15 và 2022 vẫn tiếp tục tăng lên là 37,34. Chỉ

Nhóm 2 74 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
số này phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Năm 2022 chỉ số này
cao nhất trong 5 năm chứng tỏ doanh nghiệp không giảm được chi phí về vốn đồng
thời uy tín về quan hệ thanh toán của doanh nghiệp có phần giảm sút nên các đối
tác không cho trả chậm.

7.Chu kỳ luân chuyển tiền năm 2018 là 67,48 đến 2019 thì giảm còn 63,41, tiếp tục
giảm mạnh đến năm 2020 là 27,39. Tuy nhiên đến năm 2021 chu kỳ luân chuyển là
73,76 lần tăng hơn 2020 tận 46,37 lần đều đó cho thấy doanh nghiệp đang kéo dài
chu trình lên rất nhiều điều đó là không tốt có thể doanh nghiệp không thể giảm
được thời gian quay vòng HTK, thời gian thu hồi các khoản phải thu KH cũng như
không kéo dài tận dụng được thời gian thanh toán với người bán. Tuy nhiên đến
năm 2022 nhờ có những chính sách cụ thể rõ ràng mà doanh nghiệp rút ngắn chu
trình được 36,22 lần so với năm 2021 đó là một sự thay đổi tốt rõ rệt doanh nghiệp
cần tận dụng và phát huy.

Nhìn chung, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
có xu hướng giảm dần theo từng năm cho thấy công ty đang gặp vấn đề trong việc
quản lí và sử dụng tài sản ngắn hạn, mặc dù năm 2022 có sự khởi sắc hơn 2021
nhưng so với các năm trước đại dịch thì vẫn chưa thật sự tốt, công ty cần có sự điều
chỉnh lại các chính sách của mình để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

* Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn


8. Số vòng quay tài sản dài hạn nói lên cường độ sử dụng tài sản dài hạn, nó phản
ánh cứ một đồng tài sản dài hạn có khả năng tạo ra bao nhiêu doanh thu thuần. Từ
2018 hệ số này là 17,09 giảm xuống còn 10,25 ở năm 2019, hệ số này tiếp tục giảm
đến năm 2020 còn 5,59. Giảm nhẹ ở năm 2021 và tăng trở lại vào năm 2022.

9. Sức sản xuất của tài sản cố định nói lên cường độ sử dụng tài sản cố định và ta
cũng thấy hệ số này giảm liên tục từ 2018 đến 2020 sau lại tăng liên tục từ 2020
đến 2022. Nhìn chung, Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn có xu hướng giảm xuống,
đây là một phần lý do dẫn đến sự đi xuống trong hiệu quả kinh doanh của công ty.

Nhóm 2 75 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
4.1.2 Biện pháp đề xuất
- Khẳng định uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, đàm phán, thương
lượng với nhà cung cấp để tăng thời gian chiếm dụng vốn

- Đề cao các chính sách sản phẩm

• Đưa ra các chính sách về giá

• Nghiên cứu thị trường, phân tích vòng đời sản phẩm và tình hình cạnh
tranh trên thị trường.

- Chú trọng vào các hoạt động Marketing

- Đào tạo nâng cao tay nghề công nhân viên

4.1.3 So sánh với một số doanh nghiệp cùng ngành

Bảng 21: So sánh số vòng quay HTK của Hữu Nghị và một số doanh nghiệp cùng ngành

Nhóm 2 76 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Biểu đồ 20: So sánh số vòng quay HTK của Hữu Nghị và một số doanh nghiệp cùng
ngành
Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy trong 2 năm 2018-2019 công ty TET không
có số vòng quay HTK do không có giá trị HTK trên Bảng cân đối kế toán. Ta có
thể thấy số liệu chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho của HNI trong 5 năm khá cao so
với các công ty còn lại điều đó thể hiện có thể HNI đã rút ngắn được chu kỳ sản
xuất kinh doanh, sản xuất sản phẩm cũng như đã tối ưu hóa được số lượng HTK
dẫn đến lượng hàng trong kho không bị tồn nhiều. Mặc dù trong năm 2021 số vòng
quay HTK của HNI giảm mạnh nhưng vào năm 2022 có vẻ HNI đã tìm ra giải pháp
giúp cho số lượng vòng quay HTK tăng mạnh. Đó là ưu thế của HNI so với các
công ty khác. HNI nên tiếp tục duy trì thế mạnh để cạnh tranh được với các công ty
cùng ngành khác.

Nhóm 2 77 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

4.2 Phân tích khả năng sinh lời

Bảng 22: Khả năng sinh lời theo Dupont

Nhóm 2 78 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Bảng 23: Đánh giá ảnh hưởng ROA,ROE theo Dupont

Biểu đồ 21: Chỉ sự biến động ROA

Nhóm 2 79 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Biểu đồ 22: Chỉ sự biến động ROE

Nhóm 2 80 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Nhận xét:

Nhìn vào bảng phân tích có thể thấy các hệ số đánh giá khả năng sinh lời của công
ty có nhiều sự biến động. Cụ thể như sau:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu ROS năm 2018 có 7,13% có nghĩa là
trong 100 đồng doanh thu về công ty giữ lại được 7,13 đồng lợi nhuận sau thuế,
con số này tăng lên 8,12 đồng trong năm 2019 và tiếp tục tăng lên 11,08 đồng vào
năm 2020, như vậy đã tăng lên 3,95 đồng.Năm 2021 do dịch bệnh Covid 19 kéo
dài, hoạt động chủ yếu của công ty là xuất khẩu ra nước ngoài bị đình trệ, công ty
đẩy mạnh quảng cáo trong nước nhưng các đơn hàng vẫn sụt giảm nghiêm trọng do
nhu cầu tiêu dùng thay đổi. Các mặt hàng của công ty như Áo jacket, Áo sơ mi,
Quần jeans… không được ưa chuộng, thay vào đó là nhu cầu về các sản phẩm bảo
hộ, sản phẩm y tế khẩu trang. Năm 2021 so với năm 2020, chỉ tiêu ROS giảm
xuống còn 4,52 có thể chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2021
đều tăng so với năm 2020 trong khi doanh thu thuần lại giảm đáng kể. Tuy nhiên
năm 2022 ROS tăng lên tân 77,02% so với 2021 công ty đã biến quản lý các khoản
chi phí tốt hơn tạo ra doanh thu tốt hơn.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản ROA của công ty năm 2018 là 17,02 %, có
nghĩa là cứ 100 đồng vốn doanh nghiệp đầu tư vào tài sản tạo ra được 17,02 đồng
lợi nhuận sau thuế, con số này chỉ còn 16,13 đồng năm 2019 và con số này năm
2020 tăng lên là 16,29 đồng tới năm 2021 lại giảm xuống thành 6,19 đồng. Điều
này chủ yếu là do năm 2021 chỉ tiêu ROS giảm đáng kể so với năm 2020, bên cạnh
đó là do sự giảm nhẹ của vòng quay tài sản. Vòng quay tổng tài sản SOA năm 2021
giảm 0,102 lần so với năm 2020 cho thấy cường độ sử dụng tài sản của doanh
nghiệp giảm, số vòng quay tác động làm ROA giảm 0,462%.

Năm 2022, chỉ tiêu ROA là 15,32%, tăng 9,13% so với năm 2021. Nguyên nhân là
do ROS và SOA tăng. Vòng quay tổng tài sản SOA năm 2022 là 1,913 lần, tăng
0,55 lần so với năm 2021. Khả năng sử dụng hiệu quả đồng vốn của doanh nghiệp
được cải thiện đáng kể. Công ty đầu tư mua mới dây chuyền máy móc thiết bị dẫn
đến tăng số lượng và chất lượng sản phẩm đầu ra. Số vòng quay tác động làm ROA
tăng 4,369% cần phát huy.

Nhóm 2 81 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ROE của công ty năm 2018 là
37,96%, có nghĩa là 100 đồng vốn doanh nghiệp đầu tư vào tài sản tạo ra được
37,96 đồng lợi nhuận sau thuế, con số này chỉ con số này giảm liên tục giảm dần
vào các năm sau đó, cụ thể: năm 2019 là 34.79 đồng, năm 2020 là 30,18 đồng, năm
2021 là 10,04 đồng và năm 2022 là 24,53 đồng.Năm 2021 ROE giảm do ROS giảm
mạnh tác động làm giảm 12,148%, do SOA làm giảm 0,856%. Hệ số nhân AOE
năm 2021 giảm 0,230 lần so với năm 2020, doanh nghiệp có xu hướng giảm bớt nợ
phải trả và tăng cường vốn chủ sở hữu, làm cho ROE giảm 6,418%. Năm 2022, chỉ
tiêu ROE là 24,53%, tăng 39,88% so với năm 2021. ROE tăng là do ROS tăng tác
động làm ROE tăng 5,655%, do SOA làm tăng 7,090%. Hệ số nhân AOE năm
2022 giảm 0,02 lần so với năm 2021, doanh nghiệp tiếp tục giảm bớt nợ phải trả và
tăng cường vốn chủ sở hữu, làm cho ROE giảm 15,345%. Tỷ lệ nợ phải trả trên
tổng nguồn vốn có xu hướng giảm nhẹ cho thấy công ty có khả năng tự chủ tài
chính tốt, sử dụng vốn chủ ở hữu để tài trợ cho hoạt động kinh doanh.

Kết luận:

Như vậy sự sụt giảm của các chỉ tiêu sinh lời là do sự ảnh hưởng của rất nhiều nhân
tố. Tuy nhiên nguyên nhân chính là doanh thu sụt giảm, tỷ suất chi phí gia tăng,
cũng có thể do sản phẩm của công ty không đáp ứng được nhu cầu của thị trường,
công tác bán hàng của doanh nghiệp chưa thật sự hiệu quả, các chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp chưa thật sự phù hợp hoặc là do sự biến động của nền kinh
tế do đại dịch Covid19… đã làm cho hàng hóa của doanh nghiệp tồn đọng, khả
năng thanh toán kém, chi phí tăng cao. Lợi nhuận giảm đi ảnh hưởng tới hiệu quả
kinh doanh. Doanh nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện các giải pháp
phù hợp để khắc phục. Nhất là các chỉ tiêu trong năm 2021 còn sụp giảm hơn so
với năm 2019 khi bắt đầu dịch bệnh. Mặc dù đến năm 2022, tỷ suất sinh lời của
doanh nghiệp được cải thiện đáng kể. Doanh nghiệp cần đưa ra những biện pháp cụ
thể để duy trì và tăng cường tỷ suất sinh lời. Doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ xem
nguyên nhân chính nào để khắc phục kịp thời.

4.2.2 Biện pháp đề xuất


- Điều tra khảo sát nhu cầu thị trường, trong ngắn hạn sản xuất khẩu trang, thiết bị
y tế phục vụ khách hàng, trong dài hạn tăng cường sản xuất sản phẩm từ vải tái chế
thân thiện với môi trường, ưu tiên thời trang bền vững

Nhóm 2 82 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
- Tăng cường công tác quảng bá sản phẩm trong nước, có thể quảng cáo sản phẩm
qua mạng xã hội, tivi…

- Tư vấn khách hàng qua điện thoại, đẩy mạnh bán hàng online

- Nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ: Để tăng doanh số bán hàng và sinh
lợi, công ty cần chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này bao
gồm việc sử dụng chất liệu tốt, thiết kế sáng tạo và chất lượng gia công tốt

- Chăm sóc khách hàng tốt: lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng và tạo ra các
chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

4.2.3 So sánh với một số doanh nghiệp trong cùng ngành


* Chỉ tiêu ROA

Bảng 24: So sánh chỉ tiêu ROA của Hữu Nghị với các doanh nghiệp trong cùng ngành

Biểu đồ 23: Chỉ sự biến động ROA của Hữu Nghị vớicác doanh nghiệp trong cùng ngành
Qua biểu đồ ta có thể thấy công ty HNI có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
Tổng tài sản là cao so với 3 công ty cùng ngành. Cụ thể thì năm 2018 HNI có ROA

Nhóm 2 83 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
đạt 17.20% chỉ đứng sau công ty TET (19%) nhưng bắt đầu từ năm 2019 đến năm
2022 thì chỉ tiêu ROA của công ty HNI không có biến động nhiều nhưng điều đó
cũng giúp cho HNI có ROA cao nhất trong 4 công ty. Điều đó cũng thể hiện việc
HNI đã kiểm soát tốt được các chi phí hoạt động cũng như đã sử dụng hiệu quả
đồng vốn của doanh nghiệp.

*Chỉ tiêu ROE

Bảng 25: So sánh chỉ tiêu ROE của Hữu Nghị với các doanh nghiệp trong cùng ngành

Biểu đồ 24: Chỉ sự biến động ROE của Hữu Nghị với các doanh nghiệp trong cùng
ngành

Từ biểu đồ ta có thể thấy so với các đối thủ cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên vốn chủ sở hữu ROE của HNI là cao nhất cho thấy hiệu quả sử dụng đồng
vốn tốt. Công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay để

Nhóm 2 84 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
phục vụ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ tiêu này có xu hướng giảm, đặc biệt
giảm mạnh vào năm 2021 cần khắc phục.

PHẦN 5: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DƯỚI GÓC ĐỘ


NHÀ ĐẦU TƯ, NHÀ QUẢN LÝ,NHÀ CUNG CẤP VÀ NHÀ TÍN
DỤNG.
* Nhà đầu tư
Sau khi phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần May Hữu Nghị, chúng ta có thể
thấy trong giai đoạn từ 2018 – 2022 là giai đoạn có nhiều biến động mạnh của các chỉ số
tài chính có ảnh hưởng tới công ty và sự thu hút đối với các nhà đầu tư. Theo cách hiểu
chung nhất, nhà đầu tư là người tham gia vào một hoặc nhiều vụ đầu tư dưới các hình
thức khác nhau. Nhà đầu tư có thể là một cá nhân đơn lẻ, một doanh nghiệp hoặc một tổ
chức. Trong ngành tài chính, cụm từ này dùng để chỉ về một nhóm người hoặc công ty
thường xuyên mua chứng khoán, cổ phiếu, để thu được lãi tài chính, hay cung cấp vốn
phát triển công ty. Những cá nhân mua và nắm giữ các tài sản trong một thời gian dài, có
sự nhận định, phân tích và tính toán với mục tiêu lãi vốn dài hạn không vì thu nhập ngắn
hạn cũng được gọi là nhà đầu tư. Nhà đầu tư đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát
triển của công ty thông qua việc mua chứng khoán, cổ phiếu và rót vốn vào doanh nghiệp.
Điều mà họ quan tâm khi đầu tư cho công ty là liệu công ty có đủ là khả năng thanh toán
và hiệu quả kinh doanh của công ty như thế nào? Họ sẽ tính toán thông qua BCTC của
công ty để đưa ra lựa chọn đúng nhất. Cụ thể ta thấy được ở Công ty cổ phần may Hữu
Nghị như sau:
- Khả năng sinh lời của công ty trong giai đoạn 2018-2022 có sự tăng giảm không đồng
đều. Mặc dù trong những năm qua luôn có tác động ảnh chung của toàn ngành may việt
do một phần sự cạnh tranh mạnh mẽ của nguồn hàng nhập khẩu vào nước ta của các
doanh nghiệp nước ngoài và sự chững lại của nền kinh tế do sự xuất hiện của dịch bệnh
Covid 19 là khó khăn chung của cả đất nước xong Hữu Nghị vẫn tìm ra những chính sách,
phát huy những thế mạnh của mình để làm tăng khả năng sinh lời qua từng năm. Và
ngành may của nước ta đã ổn định phát triển cho đến ngày hôm nay. So với trung bình
ngành thì khả năng sinh lời của công ty rất tốt so với mặt bằng chung và là công ty rất

Nhóm 2 85 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
đáng để cân nhắc việc rót vốn đầu tư vào công ty hay cũng là nơi tiềm năm để mua cổ
phiếu, chứng khoán…
- Hiệu quả sử dụng tài sản:
+ Công ty đầu tư vào tài sản ngày càng hiệu quả để tạo ra doanh thu khiến cho dòng
tiền trong công ty càng lớn.. Thêm vào đó trong giai đoạn này công ty đã cho thấy tài sản
dài hạn của công ty đang được sử dụng hiệu quả qua việc tính toán phân tích vòng quay
sử dụng tài sản dài hạn, và bên cạnh đó hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty
cũng tăng dần, công ty đã có biện pháp xúc tiến bán hàng và tránh tình trạng bị tồn đọng
hàng.
+ Tài sản ngắn hạn qua 5 năm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản( hầu hết đều chiếm
lên tới 70%). Tiền và các khoản tương đương tiền tăng trong năm 2022 là do công ty có
kế hoạch tăng nhu cầu về vốn bằng tiền trong lưu thông đảm bảo khả năng thanh toán các
khoản lãi đến hạn , phục vụ hoạt động kinh doanh.
+ Ta thấy một dấu hiệu khác đáng mừng là khả năng phải trả người bán. Doanh nghiệp
đã làm rất tốt trong khoản đó. Điều này cho thấy công ty đã quan tâm đến tình hình trả
nợ , tránh bị chiếm dụng vốn nhà cung cấp có thể thanh toán nợ tốt khi đến hạn.
+ Tuy doanh nghiệp đã có những thông tin đáng mừng như vậy nhưng khả năng phải
thu khách hàng của doanh nghiệp cũng đã giảm đi đáng kể. Có thể lúc đó doanh nghiệp
muốn bán được nhiều hàng muốn tăng lợi nhuận cũng nhưng doanh thu lên cao. Nhưng
hành động này có thể không ổn với công ty vì cho khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều
và quá lâu sẽ ảnh hưởng có thể khoản cho khách hàng nợ đó doanh nghiệp đã có thể thu
hồi được sớm nếu có chính sách tích cực và có thể mang đi đầu tư vào một khoản nào đó
để sinh lời. Nếu doanh nghiệp cứ giữ như vậy sang năm 2023 sẽ dễ mất điểm trong mắt
các nhà đầu tư và tiềm ẩn về rủi ro tài chính sẽ lớn hơn.
=> Do vậy, công ty cần tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, phát huy những ưu thế
mà mình đã đạt được trong các năm trước, kiểm soát chi phí đồng thời nâng cao hơn nữa
hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu từ đó tạo sức hút với các nhà đầu tư.
- Hệ số tài chính của doanh nghiệp qua 5 năm giữ ở mức ổn định, mức tăng giảm không
đáng kể, cụ thể:

Nhóm 2 86 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn các năm nhìn chung đều lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp
luôn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn. Công ty
nên có chính sách hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán này được an toàn.
+ Hệ số nợ của doanh nghiệp giảm do nợ phải trả có xu hướng giảm và nhỏ hơn hệ số tự
tài trợ. Tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bằng các khoản vốn của chủ sở hữu,
đây cũng là đòn bẩy tài chính giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nợ dài hạn không
đáng kể so với vốn chủ sở hữu cũng như thấp trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Toàn bộ nợ
dài của DN có thể đảm bảo bởi vốn chủ sở hữu hiện có. Tóm lại, các chủ nợ của doanh
nghiệp khả năng được bảo vệ tốt và các nhà đầu tư có thể yên tâm hơn về vốn đầu tư của
mình trong tương lai.
=> Kết luận chung: Như vậy dựa vào chỉ tiêu khả năng thanh toán và hiệu quả kinh doanh
của công ty, nhà đầu tư có thể cân nhắc được về việc bắt đầu hay tiếp tục đầu tư vào công
ty cổ phần may Hữu Nghị. Dưới góc độ nhà đầu tư sau khi tính toán thì có thể thấy rằng
công ty này là nơi tiềm năng để đầu tư, ít mạo hiểm hiểm hơn và đây cũng là một trong
những doanh nghiệp về may mặc có chỉ số tốt so với các doanh nghiệp trong cùng ngành

● Giải pháp cải thiện tình hình tài chính dưới góc độ nhà đầu tư:

Theo những phân tích ở trên, chúng ta có thể đưa ra các quyết sách, định hướng
giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề kinh tế, ngày càng tăng trưởng phát triển
như sau:

- Tiếp tục nâng cao, đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu và không ngừng cập nhập các
công nghệ mới tiên tiến, áp dụng và các công đoạn sản xuất giúp chủ động trong
nguồn cung nguyên vật liệu, đa dạng hóa các sản phẩm mới, giảm giá thành sản
phẩm, tăng sản lượng tiêu thụ.

- Nghiên cứu và ứng dụng số hóa vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng
nguồn nhân lực cốt lõi và tăng cường hợp tác với các chuyên gia đầu ngành trên thế
giới. Bồi dưỡng, trau dồi kỹ năng và nghiệp vụ cho đội ngũ nghiên cứu và phát
triển, xây dựng nguồn nhân lực năng động, nhiệt huyết, sáng tạo.

- Tập trung phát triển các sản phẩm mới trọng tâm, các sản phẩm phù hợp xu
hướng người tiêu dùng, tạo sức khác biệt nhằn tăng sức cạnh tranh.

Nhóm 2 87 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
- Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận liên quan, đặc biệt là bộ phận Marketing và
kinh doanh nhằm nắm bắt chính xác thông tin, yêu cầu của thị trường về sản phẩm
mới, để sản phẩm mới được đưa ra thị trường và đến với khách hàng một cách hiệu
quả nhất. Đẩy mạnh các bộ sản phẩm cambo, set, thay đổi hình ảnh bao bì, tăng sức
hút của sản phẩm.

- Có các chính sách bán hàng hợp lý trong thời điểm nền kinh tế còn gặp nhiều khó
khăn, đẩy mạnh bán hàng trên các trang thương mại điện tử, tiếp tục tăng cường
xuất khẩu, kinh doanh quốc tế.

- Thực hiện đầu tư, mở rộng thị trường an toàn, có lợi, sử dụng các khoản vay một
cách có hiệu quả, phải luôn đảm bảo lượng tiền ổn định trong doanh nghiệp.

*Nhà quản lý:


Kinh tế – xã hội Việt Nam năm 2022 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang
phải đối mặt với những thách thức lớn, biến động nhanh, khó lường và tính bất ổn cao;
lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ buộc các quốc gia phải thắt chặt
chính sách tiền tệ. Cạnh tranh chiến lược, địa chính trị giữa các nước lớn, xung đột quân
sự giữa Nga và Ukraine; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, mưa bão, hạn hán… đã
làm gia tăng rủi ro đến thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương
thực toàn cầu. Nền kinh tế nước ta trong năm 2022 đã phục hồi mạnh mẽ, kinh tế vĩ mô
ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo. Một số ngành đã có
mức tăng trưởng cao hơn năm trước khi có dịch Covid-19. Việt Nam thuộc nhóm các
nước có mức lạm phát thấp so với mặt bằng chung.

Theo Tổng cục thống kê, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2022 của Việt Nam lần đầu
tiên vượt 400 tỉ USD; GDP bình quân đầu người năm 2022 ước đạt 95,6 triệu đồng/người,
tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021. Đặt biệt, GDP năm 2022 của
Việt Nam ghi nhận mức tăng 8,02% so với năm trước, cao nhất trong vòng 12 năm qua.

Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) năm 2022, ngành dệt may Việt Nam
đặt mục tiêu 42,5 tỷ USD, phấn đấu đạt 43 tỷ USD. Để đạt được kết quả trên, sẽ phải có
các giải pháp chiến lược về ổn định lao động và cố gắng nâng thu nhập của người lao

Nhóm 2 88 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
động trong ngành lên 4,5 - 4,6 ngàn USD/người/năm. Ông Giang nhấn mạnh, các doanh
nghiệp Việt Nam phải xây dựng tầm nhìn mới, có khát vọng khẳng định vị thế của mình.
Ngành dệt may Việt Nam không cạnh tranh lao động giá rẻ mà cạnh tranh về sự minh
bạch, chất lượng sản phẩm, công nghệ, năng suất lao động, thời gian giao hàng, tiết giảm
tối đa năng lượng, tài nguyên. VITAS sẽ luôn luôn chia sẻ, đồng hành cùng các DN, kiến
nghị giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của DN. Mọi hoạt động đều hướng tới
mục tiêu vì sự phát triển bền vững của mỗi DN cũng như ngành dệt may Việt Nam.

Để chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định thì phải dựa trên các con số cụ thể, việc
phân tích sẽ đánh sâu vào yếu tố mạnh yếu của doanh nghiệp như: chỉ số nguồn vốn, hệ
số khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng tài sản, tỷ suất sinh lời. công ty xây dựng quy
trình vận hành, sản xuất theo tiêu chuẩn riêng, từng ví trí công việc trên dây chuyền sản
xuất đều được kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó,
nguồn nguyên liệu đạt chất lượng để sản xuất từ trong và ngoài nước cũng là một trong
những yếu tố giúp nâng cao chất lượng sản phẩm của HNI.
- Định kỳ kiểm tra và thực hiện khảo sát ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm
để có những đánh giá khách quan về chất lượng từ đó xây dựng kế hoạch khắc phục –
phòng ngừa và cải tiến chất lượng.
- Công ty thực hiện việc tự cung cấp sản phẩm trực tiếp đến khách hàng mà không
qua bất cứ đơn vị trung gian nào, do đó Công ty giảm được chi phí vận chuyển. Đồng thời
Công ty trực tiếp cung cấp sản phẩm theo đơn hàng của khách hàng và đã loại bỏ được
vấn đề nan giải là hàng tồn kho thành phẩm.
- Ngân sách sử dụng cho từng bộ phận, phân xưởng đều đều phải thông qua các quy
định, quy trình, tiêu chuẩn và phải dựa trên cơ sở đảm bảo định mức đã ban hành. Tiến
hành hướng dẫn, kiểm tra định kỳ, đột xuất nhằm đảm bảo sự tuân thủ trong việc quản lý
ngân sách. Ngoài ra, định kỳ lập dự toán, phê duyệt, sử dụng và quyết toán chi phí nhằm
loại bỏ lãng phí.
- Là người trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp, nhà quản lý hiểu rõ nhất tài
chính doanh nghiệp, do đó họ có nhiều thông tin phục vụ cho việc phân tích. Phân tích
báo cáo tài chính doanh nghiệp đối với nhà quản lý nhằm đáp ứng những mục tiêu sau:

Nhóm 2 89 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
+ Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã
qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài
chính trong hoạt động của doanh nghiệp.
+ Đảm bảo cho các quyết định của Ban giám đốc phù hợp với tình hình thực tế của
doanh nghiệp, như quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận...;
+ Cung cấp thông tin cơ sở cho những dự đoán tài chính
+ Căn cứ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp. Phân tích
báo cáo tài chính làm rõ điều quan trọng của dự đoán tài chính, mà dự đoán là nền tảng
của hoạt động quản lý, làm sáng tỏ, không chỉ chính sách tài chính mà còn làm rõ các
chính sách chung trong doanh nghiệp.

*Nhà cung cấp


Thông qua số vòng quay khoản phải trả của doanh nghiệp mỗi nhà cung cấp có thể
biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào. Để xem có nên tiếp tục bán
hàng cho doanh nghiệp hay không, hay đối với những khách hàng mới họ có thể lên định
mức tín dụng và từ đó yêu cầu nhà cung cấp thanh toán bớt tiền hàng rồi được kí kết hợp
đồng mua hàng tiếp theo. Phân tích BCTC để quyết định xem có nên cho doanh nghiệp
mua hàng chịu hay không, vì cần phải biết rõ khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong
thời điểm sắp tới. Nếu doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhà cung cấp trong thời gian dài
có thể ảnh hưởng xấu đến sau này khi mua hàng có thể bị nhà cung cấp tăng giá, không
được hưởng ưu đãi, chiết khấu khi mua hàng.
Trong giai đoạn từ năm 2018-2022, HNI có hệ số vòng quay phải trả nhà cung cấp
giảm dần qua các năm và là hệ số có thời gian quay vòng ngắn nhất trong chu trình luân
chuyển dòng tiền thuần.Số vòng quay thanh toán khoản phải trả cho người bán của HNI
không quá lớn điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đã theo dõi các khoản phải trả rất hiệu quả
và đến kỳ phải trả thì thanh toán đầy đủ cho nhà cung cấp, điều đó sẽ tạo ra mối quan hệ
lâu dài trong việc cung cấp nguyên vật liệu đầu vào đầy đủ, đảm bảo chất lượng tốt, được
hưởng nhiều ưu đãi tốt nhất.

Nhóm 2 90 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
*Nhà tín dụng:
Nhà đầu tư tín dụng là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đáp ứng
nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Khi cho vay, họ phải biết chắc
được khả năng hoàn trả tiền vay. Thu nhập của họ là lãi suất tiền cho vay. Do đó,
phân tích hoạt động tài chính đối với người cho vay là xác định khả năng hoàn trả
nợ của khách hàng. Tuy nhiên, phân tích đối với những khoản cho vay dài hạn và
những khoản cho vay ngắn hạn có những nét khác nhau. Từ đó đưa ra nhưng đối
sách:
- Ta có thể thấy rằng hệ số thanh toán tổng quát của công ty đã giữ ổn định
trong giai đoạn từ 2018 đến 2022 dao động từ 1.81 lần đến 2.70 điều này cho thấy
công ty đang có khả năng dẫn đến tăng rủi ro và tạo áp lực lên doanh trong việc tài
trợ.
- Đối với khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán hiện thời và hệ số
thanh toán nhanh của công ty đều có xu hướng tăng đến một mức nào đó, tuy nhiên
hệ số thanh toán nhanh vẫn có một vài chỗ âm, thể hiện rằng công ty đang sử dụng
nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Cụ thể như tăng 0.55 lần
từ năm 2018 đến 2019 đồng nghĩa với việc công ty đang có quỹ tiền dự phòng đủ
để thanh toán cho các khoản phải trả ngắn hạn.
- Về kết quả kinh doanh của Công ty mặc dù công ty vẫn tạo ta lợi nhuận tuy
nhiên việc kiểm soát chi phí của công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả, công ty cần
xem xét lại trình độ quản lý chi phí.
- Các chi phí hoạt động như chi phí tài chính, chí phí bán hàng, chi phí quản
lý doanh nghiệp được duy trì ở mức thấp. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty
năm 2022 so với năm 2021 giảm đi. do chi phí nhân viên quản lý giảm, thể hiện
một phần là số lượng người lao động giảm và tiền lương là phần đảm bảo đời sống
của người lao động giảm đi.

Nhóm 2 91 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
- Hệ số thanh toán tức thời của doanh nghiệp khá thấp, điều này sẽ gây ra sự
ái ngại cho các tổ chức tín dụng do họ đánh giá doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi
cần phải thanh toán đúng hạn các khoản nợ. Cho vay vốn là hoạt động tín dụng
mang lại thu nhập cho ngân hàng với việc cho vay và thu lãi giúp ngân hàng trang
trải các chi phí liên quan và thu lãi hạn chế thấp nhất nguy cơ rủi ro. Hiệu quả tín
dụng đánh giá khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng có chất lượng, hiệu quả
hay không qua các chỉ tiêu về lợi nhuận, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, hiệu quả sử dụng
vốn,... Từ đó đưa ra một vài giải pháp như sau:
- Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán
bộ nhân viên .
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng vay vốn và dự án vay
vốn tại NHPT, nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát nội bộ
- Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tại NHPT, hệ thống xếp hạng tín dụng
nội bộ

Nhóm 2 92 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

PHẦN 6. KẾT LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA


CÔNG TY QUA 5 NĂM
Công ty Cổ phần may Hữu Nghị cũng như các doanh nghiệp trong ngành đã và
đang phải đối mặt với nhiều thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra. Từ năm 2018
đến năm 2022, tình hình tài chính của doanh nghiệp có những sự thay đổi đáng kể.

Năm 2021, tổng tài sản và tổng nguồn vốn giảm sút đáng kể so với 2 năm trước là
năm 2018-2019 với sự sụt giảm chủ yếu của chỉ tiêu tiền và các khoản tương
đương tiền. Tuy nhiên, Công ty đã có các chiến lược, chính sách tài chính phù hợp,
nhanh chóng giúp công ty sản xuất kinh doanh tăng trưởng trở lại mạnh mẽ vào
năm 2022

Kết quả kinh doanh của công ty Hữu Nghị giai đoạn 2018-2022 xảy ra nhiều biến
động. Trong 2 năm 2018-2019 tình hình kinh doanh của công ty diễn ra rất ổn định
khi doanh thu của năm 2019 tăng lên so với năm 2018.Nhưng đến năm 2021, tình
hình kinh doanh giảm sút do doanh thu bán hàng giảm mạnh, chi phí hoạt động và
chi phí tài chính tăng cao cần kiểm soát chặt chẽ. Nhưng đến năm 2022, kết quả
kinh doanh của công ty có sự tăng trưởng tốt. Về khả năng thanh toán nợ, khả năng
thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp trong giai đoạn 2018-2022 nhìn chung khá
khả quan, công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, xét về
tính thời kỳ, công ty cần có các biện pháp tăng dòng tiền thuần từ hoạt động sản
xuất kinh doanh.

Về hiệu quả sử dụng tài sản, doanh nghiệp đang có sự cải thiện sau dịch bệnh. Ở
năm 2021 các chỉ tiêu đều giảm, tuy nhiên sang đến năm 2022, Công ty đã đưa ra
những giải pháp cụ thể để cải thiện được tình hình sản xuất trong thời kỳ kinh tế
gặp nhiều khó khăn khiến các chỉ tiêu tăng đều và cải thiện đáng kể.

Sự sụt giảm của các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời năm 2021 là do ảnh hưởng của nhiều
nhân tố. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do doanh thu sụt giảm, tỷ suất chi phí gia
tăng do dịch bệnh Covid làm hoạt động xuất khẩu đình trệ, chiến dịch quảng cáo
của doanh nghiệp chưa hiệu quả.

Bên cạnh những khó khăn, thách thức, ngành may mặc Việt Nam cũng có rất nhiều
cơ hội từ sự giúp đỡ từ chính phủ Việt Nam và triển vọng xuất khẩu sang các nước
trong khu vực và trên thế giới. Công ty Cổ phần may Hữu Nghị cần nắm bắt cơ hội
để phát triển, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong tương lai.
Nhóm 2 93 Bài tập nhóm PTBCTC
Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

Nhóm 2 94 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Công
nghiệp Hà Nội đã đưa bộ môn Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vào trong
chương trình, một cách dễ hiểu nhất, để chúng em có thể học tập, nắm vững kiến
thức dễ dàng. Ngoài việc học những kiến thức cơ bản, Trường Đại học Công
nghiệp Hà Nội còn đưa vào chương trình dạy học các hoạt động để sinh viên có thể
cải thiện khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng về word, excel, khả năng
phân tích tổng quát cụ thể các báo cáo tài chính.... Của chúng em.

Để có được bài tập nhóm này thành công, nhóm 2 chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc và chân thành nhất đến cô Trần Thị Nga – người đã tận tình chỉ bảo và dìu
dắt chúng em trong suốt thời gian học tập bộ môn Phân tích báo cáo tài chính
doanh nghiệp. Chúng em sẽ luôn luôn ghi nhớ những lời chia sẻ, giảng dạy tận tình,
tâm huyết của cô. Chúng em cảm ơn cô đã giúp chúng em hiểu được, nắm vững
những kiến thức, nền tảng của chuyên ngành kế toán – kiểm toán để phục vụ cho
việc học cũng như kiến thức chuyên ngành sau khi ra trường đời.

Có lẽ kiến thức là vô hạn và sự tiếp nhận kiến thức của bản thân chúng em luôn tồn
tại những hạn chế nhất định. Trong bài tập nhóm chắc chắn sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý từ cô và các bạn
để bài tập nhóm của chúng em có thể ngày một hoàn thiện hơn.

Lời cuối cùng, chúng em kính chúc toàn thể Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
và cô giáo có nhiều sức khỏe và luôn thành công, hạnh phúc trong cuộc sống.

Chúng em xin trân trọng cảm ơn!

Nhóm 2 95 Bài tập nhóm PTBCTC


Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán Kiểm toán
Danh mục tài liệu tham khảo
https://static2.vietstock.vn/data/UPCOM/2020/BCTC/VN/NAM/
HNI_Baocaotaichinh_2020_Kiemtoan.pdf

https://static2.vietstock.vn/data/UPCOM/2021/BCTC/VN/NAM/
HNI_Baocaotaichinh_2021_Kiemtoan/
1_hni_2022_3_22_4a9d0a9_2022bao_cao_tai_chinh_full.pdf

https://static2.vietstock.vn/data/UPCOM/2022/BCTC/VN/NAM/
HNI_Baocaotaichinh_2022_Kiemtoan/
2_hni_2023_3_23_bedf2a8_1baocaotaichinh_nam_2022ktoanfull_sign.pdf

Nhóm 2 96 Bài tập nhóm PTBCTC

You might also like