You are on page 1of 13

CHƯƠNG 7

LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP

1
I. LẠM PHÁT
1. Khái niệm
Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên liên tục trong một
khoảng thời gian nhất định.
Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục trong
một khoảng thời gian nhất định.
Giảm lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên nhưng với
mức độ tăng chậm hơn so với trước.
Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm gia tăng trong mức giá chung của kỳ này so
với kỳ trước.
Công thức tính tỷ lệ lạm phát như sau:
CPI t - CPI t -1
If = .100
CPI t -1
2
I. LẠM PHÁT
2. Phân loại lạm phát
Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát có thể lạm phát thành 3
loại:
Lạm phát vừa phải khi tỷ lệ lạm phát dưới 10%/năm.
Lạm phát phi mã khi tỷ lệ lạm phát từ 10% đến 999%/năm.
Siêu lạm phát khi tỷ lệ lạm phát từ 1000%/ năm trở lên.

3
I. LẠM PHÁT
3. Nguyên nhân của lạm
phát
a. Lạm phát do cầu (cầu
kéo).
Xuất phát từ sự gia tăng
trong tổng cầu làm
đường AD dịch sang
phải.

4
I. LẠM PHÁT
b. Lạm phát do cung
(chi phí đẩy)
Xuất phát từ sự sụt giảm
trong tổng cung, nguyên
nhân chính là do chi phí sản
xuất trong nền kinh tế tăng
lên.

5
I. LẠM PHÁT
c. Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ.
Những nhà kinh tế học thuộc trường phái tiền tệ cho
rằng lạm phát là do lượng cung tiền thừa quá nhiều trong lưu
thông gây ra.

6
I. LẠM PHÁT
4. Tác động của lạm phát
üPhân phối lại thu nhập và của cải.
üSự điều chỉnh lãi suất danh nghĩa.
üTác động đến sản lượng.

7
I. LẠM PHÁT
5. Biện pháp giảm lạm phát
Lạm phát do cầu kéo.
- Áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp.
- Áp dụng chính sách tiền tệ thu hẹp.

8
I. LẠM PHÁT
5. Biện pháp giảm lạm phát
Lạm phát do chi phí đẩy.
üGiảm thuế, giảm lãi suất.
üTìm nguyên liệu mới rẻ tiền thay thế nguyên liệu cũ.
üCải tiến kỹ thuật SX, áp dụng công nghệ mới để tăng năng
suất lao động và giảm chi phí.

9
II. THẤT NGHIỆP
1. Khái niệm
Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có
khả năng làm việc, đang tìm việc làm và chưa có việc làm.

Tỷ lệ thất nghiệp: là tỷ lệ % của số người thất nghiệp


trong lực lượng lao động.
Lực lượng lao động: là tổng số người thất nghiệp và
số người có việc làm.

10
II. THẤT NGHIỆP
2. Các dạng thất nghiệp.
a. Thất nghiệp tạm thời.
Gồm những người tạm thời không có việc trong thời gian
chuyển công tác hay chuyển chỗ ở.
b. Thất nghiệp do cơ cấu.
Do thay đổi về cơ cấu phát triển các ngành khác nhau trong
nền kinh tế sẽ phát sinh thất nghiệp.
c. Thất nghiệp chu kỳ
Chỉ xảy ra khi nền kinh tế bị suy thoái, sản lượng sụt giảm, thu
nhập giảm, sức mua giảm.

11
II. THẤT NGHIỆP
3. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
(Un).
Tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi
thị trường lao động cân bằng.

12
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT
VÀ THẤT NGHIỆP

Đường cong Phillips ngắn hạn Đường Phillips dài hạn

13

You might also like