You are on page 1of 8

CHƯƠNG I

Câu 36: Giá trị khoa học của kinh tế chính trị Mác - Lênin thể hiện ở đâu?
- Là cơ sở lý luận khoa học cho việc xây dựng đường lối, chính sách phát triển
kinh tế - xã hội của một quốc gia.

Câu 21. Theo C. Mác, Kinh tế chính trị hiểu theo nghĩa rộng là khoa học nghiên
cứu
- quy luật chi phối sự sản xuất và trao đổi những tư liệu sinh hoạt vật chất trong xã
hội loài người.

Câu 26: V.I. Lênin nhấn mạnh: “Chính trị kinh tế học tuyệt nhiên không nghiên
cứu “sự sản xuất”, mà nghiên cứu những quan hệ xã hội giữa người với người
trong sản xuất, nghiên cứu chế độ xã hội của sản xuất” là muốn làm rõ khía cạnh
nào sau đây ?
- Kinh tế chính trị không nghiên cứu biểu hiện kỹ thuật của sự sản xuất và trao đổi
mà là hệ thống các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi.

Câu 29: Quy luật kinh tế được hiểu là


- những mối liên hệ phản ánh bản chất, khách quan, lặp đi lặp lại của các hiện
tượng và quá trình kinh tế trong nền sản xuất xã hội.

Câu 47: Phương án nào KHÔNG PHẢI là ý nghĩa của việc nghiên cứu học tập
Kinh tế chính trị Mác - Lênin đối với với mỗi sinh viên?
- Sinh viên được cung cấp kiến thức, kỹ năng và phương pháp làm giàu, phát triển
kinh tế, nâng cao thu nhập sau khi tốt nghiệp đại học.

Câu 4: Trường phái nào được ghi nhận là hệ thống lý luận kinh tế chính trị bước
đầu nghiên cứu về nền sản xuất tư bản chủ nghĩa?
- Chủ nghĩa trọng thương.

Câu 31: Ph. Ăng-ghen đưa ra cảnh báo: Con người đối xử với tự nhiên đúng như
quy luật của nó thì tự nhiên sẽ phục vụ con người như một “cô hầu gái ngoan
ngoãn”. Trái lại nếu con người can thiệp tùy tiện vào giới tự nhiên một cách trái
quy luật thì giới tự nhiên sẽ trả thù con người, sẽ tác oai tác quái như một “mụ phù
thủy độc ác” là muốn nhấn mạnh tính chất nào dưới đây của quy luật kinh tế?
- Quy luật kinh tế tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của con người,
con người không thể thủ tiêu quy luật kinh tế, nhưng có thể nhận thức và vận dụng
quy luật kinh tế để phục vụ lợi ích của mình. Khi vận dụng không phù hợp, con
người phải thay đổi hành vi của mình chứ không thay đổi được quy luật.

Câu 10: C. Mác đánh giá người có công sáng lập ra kinh tế chính trị tư sản cổ điển
Anh là ai?
- William Petty.

Câu 5: Ý nghĩa của tư tưởng kinh tế của chủ nghĩa trọng thương là gì?
- Chưa phát hiện quy luật kinh tế.

Câu 44: “ Việc vận đúng các quy luật kinh tế khách quan thông qua điều chỉnh
hành vi cá nhân hoặc các chính sách kinh tế sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội
phát triển theo hướng tiến bộ”. Luận điểm này biểu đạt chức năng nào của Kinh tế
chính trị Mác - Lênin?
- Chức năng thực tiễn.

Câu 33: Phương án nào phản ánh đúng về đặc điểm của quy luật kinh tế?
- Mang tính khách quan.
C. Phát huy tác dụng thông qua hoạt động kinh tế của con người.
Câu 17: Phát hiện nào của C. Mác đã tạo ra bước nhảy vọt về lý luận khoa học so
với David Ricardo?
- Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.

Câu 13: Học thuyết nào giữ vị trí là “hòn đá tảng” trong toàn bộ lý luận kinh tế của
C. Mác?
- Học thuyết giá trị thặng dư.

Câu 20. Theo C. Mác, kinh tế chính trị hiểu theo nghĩa hẹp, là khoa học nghiên
cứu
- quan hệ sản xuất và trao đổi trong một phương thức sản xuất nhất định.

Câu 27: Mục đích nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin là nhằm
- phát hiện ra các quy luật kinh tế chi phối quan hệ giữa người với người trong sản
xuất và trao đổi.

Câu 49: Phương án nào KHÔNG PHẢI là ý nghĩa của việc nghiên cứu, học tập
Kinh tế - chính trị Mác - Lênin đối với sinh viên?
- Cung cấp cách thức làm giàu

Câu 8: Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh hình thành và phát triển vào thời gian
nào?
- Cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX.

Câu 42: Phương án nào KHÔNG PHẢI là chức năng thể hiện bản chất khoa học
và cách mạng của Kinh tế - chính trị Mác - Lênin?
- Chức năng giáo dục.
Câu 12: Lý luận kinh tế chính trị của C. Mác và Ph. Ăngghen được thể hiện tập
trung và cô đọng nhất trong tác phẩm nào?
- Tư bản.

Câu 34: Quy luật kinh tế và chính sách kinh tế giống nhau ở đặc điểm nào?
- Đều tác động đến các quan hệ lợi ích.

Câu 43: “Kinh tế chính trị Mác - Lênin góp phần làm phong phú tri thức, tư duy lý
luận của người lao động và toàn xã hội, tăng thêm sự hiểu biết của mỗi cá nhân về
các quan hệ kinh tế, sự vận động và phát triển kinh tế - xã hội tưởng như rất hỗn
loạn nhưng đều tuân theo những quy luật nhất định”. Luận điểm này biểu đạt chức
năng nào của Kinh tế chính trị Mác - Lênin?
- Chức năng nhận thức.

Câu 22: Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa trọng thương thuộc lĩnh vực nào?
- Lưu thông, chủ yếu là ngoại thương

Câu 9: Đóng góp khoa học lớn nhất của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh, thể
hiện sự phát triển vượt bậc về lý luận so với các trường phái trước đó và sau này
được C. Mác kế thừa và đánh giá cao là gì?
- Giá trị là do hao phí lao động tạo ra, giá trị khác với của cải vật chất.

Câu 28. Nhiệm vụ nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác - Lênin là gì?
- Tìm ra bản chất của các quan hệ sản xuất xã hội.

Câu 3: Chủ nghĩa trọng thương ra đời trong thời kỳ nào?


- Tích luỹ nguyên thuỷ tư bản.
Câu 46: Phương án nào dưới đây KHÔNG thể hiện ý nghĩa phương pháp luận
trong nhận thức và hoạt động thực tiễn đối với mỗi sinh viên khi nghiên cứu học
tập Kinh tế chính trị Mác – Lênin?
- Cung cấp thế giới quan và phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo
thế giới.

Câu 35: Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt quy luật kinh tế và chính sách kinh
tế là gì?
- Quy luật kinh tế mang tính khách quan, chính sách kinh tế là sản phẩm chủ quan.

Câu 24: Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh là các quan
hệ kinh tế trong lĩnh vực nào?
- Sản xuất.

Câu 18. Cách thức kế thừa của C. Mác đối với lý luận của kinh tế chính trị tư sản
cổ điển ở Anh như thế nào?
- Kế thừa một cách có phê phán.

Câu 16. Kinh tế chính trị của C. Mác đã kế thừa trực tiếp dòng lý thuyết của nhà tư
tưởng nào thuộc trường phái KTCT cổ điển Anh?
- David Ricardo.

Câu 7: Bước tiến lớn nhất về lý luận của chủ nghĩa trọng nông so với chủ nghĩa
trọng thương, được C. Mác công nhận là gì?
- Chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông vào lĩnh vực sản xuất, bước
đầu lý giải nguồn gốc của giá trị thặng dư là do sản xuất tạo ra.

Câu 14: Kinh tế chính trị Mác - Lênin bắt đầu phát triển vào thời gian nào?
- Từ đầu thế kỷ XIX.

Câu 48: Chọn đáp án trình bày đúng các chức năng của Kinh tế chính trị Mác -
Lênin.
- Nhận thức, thực tiễn, tư tưởng, phương pháp luận.

Câu 2. Kinh tế chính trị chính thức trở thành một môn khoa học vào thời gian nào?
- Thế kỷ XIX.

Câu 6: Chủ nghĩa trọng thương lý giải nguồn gốc của lợi nhuận được tạo ra từ
đâu?
- Thương nghiệp.

Câu 50: Học tập Kinh tế chính trị Mác - Lênin giúp mỗi sinh viên hiểu được quy
luật nào?
- Sự thay đổi của các phương thức sản xuất, các hình thái kinh tế xã hội là tất yếu,
lịch sử.

Câu 41. “Kinh tế chính trị Mác - Lênin cung cấp nền tảng lý luận khoa học cho các
khoa học kinh tế chuyên ngành”. Luận điểm này biểu đạt chức năng nào của KTCT
Mác - Lênin?
- Chức năng phương pháp luận.

Câu 45: “Kinh tế chính trị Mác-Lênin tham gia đắc lực vào sự hình thành phương
pháp luận, cơ sở khoa học để giải quyết hài hoà các quan hệ lợi ích trong quá trình
phát triển, tạo động lực thúc đẩy từng cá nhân và toàn xã hội, từ đó không ngừng
cải thiện đời sống vật chất, tinh thần toàn xã hội”. Luận điểm này biểu đạt chức
năng nào của Kinh tế chính trị Mác-Lênin?
- Chức năng thực tiễn.
Câu 19. Một trong những thành tựu nổi bật của V.I. Lênin khi kế thừa và phát triển
kinh tế chính trị của C. Mác là gì?
- Chỉ ra những đặc điểm kinh tế của độc quyền, độc quyền nhà nước trong chủ
nghĩa tư bản.

Câu 37: Đâu là phương pháp quan trọng nhất được sử dụng trong nghiên cứu Kinh
tế chính trị Mác - Lênin ?
- Phương pháp trừu tượng hoá khoa học.

Câu 40: Phương án nào dưới đây KHÔNG thể hiện chức năng tư tưởng của Kinh
tế - chính trị Mác - Lênin?
- Là cơ sở lý luận để nhận diện và định vị vai trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân
khi tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội.

Câu 23: Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa trọng nông thuộc lĩnh vực nào?
- Nông nghiệp.

Câu 25: Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin là
- các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi đặt trong mối liên hệ biện chứng với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của
phương thức sản xuất nhất định.

Câu 1. Thuật ngữ khoa học “kinh tế chính trị” xuất hiện lần đầu tiên vào năm nào
và do ai đưa ra?
- 1615 do A. Mony
Câu 15. Quá trình hình thành và phát triển của khoa học kinh tế chính trị và kinh tế
chính trị Mác - Lênin theo trình tự nào?
- Chủ nghĩa trọng thương - Chủ nghĩa trọng nông - Kinh tế chính trị tư sản cổ điển
- Kinh tế chính trị Mác - Lênin.

Câu 11: Lý luận Kinh tế chính trị của C. Mác được kế thừa và phát triển trực tiếp
thành tựu của trường phái kinh tế nào?
- Kinh tế chính trị tư sản cổ điển ở Anh.

Câu 39: Chức năng nào của Kinh tế chính trị Mác - Lênin quan trọng nhất, có ý
nghĩa quyết định các chức năng còn lại?
- Chức năng nhận thức.

Câu 30: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh luận điểm khoa học:
Quy luật kinh tế tồn tại …(1)…, không phụ thuộc vào ý chí của con người, con
người không thể …(2)…quy luật kinh tế, nhưng có thể …(3)… và …(4)… quy
luật kinh tế.
- (1) khách quan, (2) thủ tiêu, (3) nhận thức, (4) vận dụng.

Câu 32: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh luận điểm khoa học:
Chính sách kinh tế là sản phẩm …(1)… của con người được hình thành trên cơ sở
…(2)… các quy luật kinh tế.
- (1) chủ quan, (2) vận dụng.

Câu 38: Phương pháp trừu tượng hoá khoa học trong nghiên cứu kinh tế chính trị
Mác - Lênin được tiến hành bằng cách nào?
- Nhận ra và gạt bỏ khỏi quá trình nghiên cứu các yếu tố ngẫu nhiên, hiện tượng
tạm thời, gián tiếp, trên cơ sở đó tách ra được những dấu hiệu điển hình, bền vững,
ổn định, trực tiếp của đối tượng nghiên cứu.

You might also like