You are on page 1of 3

1. Trình bày cách sử dụng kính hiển vi để quan sát một mẫu phân tươi.

Quan sát bằng vật kính x10 để tìm kst, cho điểm nghi ngờ vào giữa thị trường và quay sang
kính x40 để xem rõ chi tiết

2. Khi sử dụng kính hiển vi để soi lam máu, anh (chị) cần chú ý đến yếu tố nào để có thể
nhìn thấy rõ KST sốt rét (KST SR) trên phết máu nhuộm?

3. Sau khi soi lam máu tìm KST SR, anh (chị) bảo quản kính hiển vi như thế nào trước
khi cất vào tủ kính?

Làm máu mỏng/ máu dầy

Lưu ý:

- Không nên chích máu khi sát trùng chưa khô cồn, máu chảy lan ra.

- Nếu đâm kim nông quá, nên chích lại, không nên cố nặn cho máu chảy ra.

- Khi nào không lấy máu nữa mới dùng bông cồn để sát trùng tại chỗ lấy máu.

- Có thể làm giọt máu dày và làn mỏng máu trên cùng 1 lam kính: vị trí giọt máu dày ở
khoảng 1/3 lam kính và làn máu mỏng ở 2/3 lam kính.

+ Làn máu mỏng đạt yêu cầu:

- Làn máu phải mỏng đều, không có vết sọc ngang, dọc, không loang lổ.

- Làn máu có đuôi mỏng: Xem kính hiển vi thấy hồng cầu xếp cạnh nhau chứ không chồng
lên nhau và cũng không cách xa nhau.

+ Nguyên nhân làm làn máu mỏng không đạt yêu cầu:

- Máu lấy nhiều quá kéo không tốt: tiêu bản không có đuôi máu.

- Máu trải không đều: cạnh lam kéo máu không phẳng hoặc tiếp xúc giữa cạnh lam kéo máu
và lam kính đựng máu không khít.

- Kéo máu chậm, ngập ngừng hoặc máu bắt đầu đông: tiêu bản sẽ có những vệt dày, sọc.

- Tiêu bản có chỗ trống hoặc lỗ chỗ: lam kính bẩn, có mỡ hoặc ruồi, gián ăn.

+ Giọt máu dày đạt yêu cầu:

- Phải đều hoặc mỏng dần về phía bìa giọt máu.

- Hình dáng tương đối tròn.

- Đường kính từ 1 - 1,2cm.

- Không quá dày, giọt máu quá dày và quá to: lúc khô máu sẽ có những vệt nứt và dễ tróc khi
nhuộm.

- Không quá mỏng: giọt máu quá mỏng, nhỏ (ít máu), mật độ KST thấp nên khó phát hiện.

- Bề dày thích hợp, khi đặt tiêu bản lên tờ báo lúc còn ướt có thể thấy chữ in.
+ Có thể làm giọt máu dày và làn máu mỏng trên cùng một lam kính hoặc trên 2 lam kính
khác nhau.

+ Khi làm tiêu bản kép, làn máu mỏng và giọt máu dày trên cùng 1 lam kính, hai giọt máu
phải cách xa nhau sao cho khi cố định làn máu mỏng bằng cồn thì không ảnh hưởng đến
giọt máu dày.

1. Anh (chị) cho biết giá trị của giọt máu dày và làn máu mỏng?

Giọt máu dày có nhiều ký sinh trùng sốt rét nên giúp cho việc chẩn đoán nhanh. Giọt máu
mỏng giúp cho việc định loại ký sinh trùng sốt rét

2. Nêu những ưu và khuyết điểm của giọt máu dày và làn máu mỏng.

3. Có thể lấy máu tĩnh mạch để làm tiêu bản tìm KST SR?

- Dàn mỏng:
+ Ưu: Tiêu bản máu đàn do hồng cầu không bị phá vỡ nên hình thể ký sinh trùng
đẹp và điển hình. Các thành phần hữu hình của máu đều đẹp và rõ ràng. Giúp
xác định loại ký sinh trùng sốt rét
+ Nhược: mật độ KST thấp nên khó phát hiện.
- Giọt dày:
+ Ưu: lấy nhiều máu nên tập trung nhiều ký sinh trùng.giúp cho việc chẩn đoán
nhanh
+ Nhược: hồng cầu bị phá vỡ nên hình thể có thể thay đổi đôi chút và không đẹp
bằng ở trên tiêu bản làn mỏng

5. Như thế nào là một tiêu bản máu mỏng đẹp? Làm thế nào để có tiêu bản máu mỏng
đẹp?

- Làn máu phải mỏng đều, không có vết sọc ngang, dọc, không loang lổ.

- Làn máu có đuôi mỏng: Xem kính hiển vi thấy hồng cầu xếp cạnh nhau chứ không chồng
lên nhau và cũng không cách xa nhau.

6. Tại sao giọt máu dày bong ra khi nhuộm?

giọt máu quá dày và quá to: lúc khô máu sẽ có những vệt nứt và dễ tróc khi nhuộm.

7. Nêu những tiêu chuẩn của giọt máu dày đẹp.

- Phải đều hoặc mỏng dần về phía bìa giọt máu.

- Hình dáng tương đối tròn.

- Đường kính từ 1 - 1,2cm.

- Không quá dày, giọt máu quá dày và quá to: lúc khô máu sẽ có những vệt nứt và dễ tróc khi
nhuộm.

- Không quá mỏng: giọt máu quá mỏng, nhỏ (ít máu), mật độ KST thấp nên khó phát hiện.

- Bề dày thích hợp, khi đặt tiêu bản lên tờ báo lúc còn ướt có thể thấy chữ in.
8. Phân biệt thể tư dưỡng già và thể giao bào của Plasmodium vivax?

9. Thể tư dưỡng non của P. malariae có điều gì đặc biệt?

10. Mô tả và phân biệt thể tư dưỡng non của P. falciparum và P. vivax?

You might also like