You are on page 1of 2

UBND TỈNH BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 - 2012


MÔN THI: SINH HỌC – LỚP 12 – THPT
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi 20 tháng 3 năm 2012
==============
Câu 1 (2,5 điểm):
1. Ở thực vật, tự tỉa cành là gì? Tự tỉa thưa là gì? Hiện tượng tự tỉa cành và hiện tượng tự tỉa thưa giống
và khác nhau như thế nào?
2. Một quần xã sinh vật gồm các loài sau: dê, gà, cáo, hổ, thỏ, mèo rừng, cỏ, vi sinh vật phân giải.
a. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn có thể có trong quần xã trên.
b. Phân tích mối quan hệ giữa hai quần thể gà và cáo. Đó là hiện tượng gì?
Câu 2 (5,0 điểm):
1. Trình bày phương pháp nhận biết hai gen không alen phân li độc lập, liên kết gen hoàn toàn, hoán
vị gen, tương tác qua lại với nhau trong việc quy định tính trạng. Lấy ví dụ cụ thể để minh hoạ.
2. Hãy giải thích vì sao cùng một kiểu đột biến thay thế cặp nuclêôtit lại có thể không gây nên hậu
quả gì đối với prôtêin tương ứng trong một số trường hợp, nhưng lại gây nên hậu quả rất rõ rệt trong các
trường hợp khác?
3. Nêu hai khác biệt chính giữa một gen cấu trúc điển hình của sinh vật nhân sơ (vi khuẩn) với một
gen cấu trúc điển hình của sinh vật nhân thực. Cấu trúc của các loại gen này có ý nghĩa gì cho các sinh vật
nhân sơ và sinh vật nhân thực?
Câu 3 (4,0 điểm):
1. Kể tên những dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN của một
nhiễm sắc thể. Hậu quả chung của những dạng đột biến này.
2. Ở người, alen lặn m quy định khả năng tiết ra một chất nặng mùi trong mồ hôi. Người có alen trội
M không có khả năng tiết ra chất này. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số
alen m bằng 0,6. Tính xác suất để một cặp vợ chồng bất kì trong quần thể này sinh ra một người con gái
có khả năng tiết chất nặng mùi nói trên. Biết rằng gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Câu 4 (3,5 điểm):
1. Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, những nhận định sau đây về cơ chế tiến hoá là đúng hay sai?
Giải thích.
a. Trong điều kiện bình thường, CLTN luôn đào thải hết một alen lặn gây chết ra khỏi QT giao phối.
b. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố trực tiếp tạo ra những kiểu gen thích nghi với môi trường.
2. Nêu mối quan hệ giữa đột biến và giao phối trong tiến hoá nhỏ.
3. Hãy nêu điểm khác nhau giữa 3 học thuyết tiến hóa: thuyết Lamac, thuyết Đacuyn và thuyết hiện đại
về hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới, chiều hướng tiến hoá.
Câu 5 (5,0 điểm):
1. F1 chứa 3 cặp gen dị hợp, khi giảm phân đã tạo ra 8 loại giao tử với thành phần gen như sau:
aBD = aBd = AbD = Abd = 190; ABD = ABd = abD = abd = 10.
Hãy biện luận và viết kiểu gen F1.
2. Trong một phép lai phân tích thu được 6 kiểu hình với thành phần gen như sau:
1
A – B – C – = 112; aabbcc = 110; A – B – cc = 69; aabbC – = 69; A – bbC – = 21; aaB – cc = 19
Xác định kiểu gen của cơ thể đem lai phân tích và lập bản đồ gen.

--------------Hết --------------
(Đề thi gồm 02 trang)

You might also like