You are on page 1of 98

.

1 Giới thiệu vải địa kỹ thuật và ứng dụng trong xử lý nền đất yếu
2. Các yêu cầu kỹ thuật của vải địa kỹ thuật.

3. Nguyên lí tính toán thiết kế cải tạo nền đất yếu sử dụng vải địa kỹ thuật

4. Thi công cải tạo nền đất bằng vải địa kĩ thuật
5. Bài tập VD về công trình thực tế sử dụng vải địa kỹ thuật để cải tạo nền đất yếu.

BÀI TẬP LỚN: NỀN MÓNG NÂNG CAO


NHÓM 2: SỬ DỤNG VẢI ĐỊA KỸ THUẬT TRONG XỬ LÝ NỀN
ĐẤT YẾU
1. Giới thiệu vải địa kỹ thuật và ứng dụng trong xử lý nền đất yếu
1.1. Giới thiệu

Vải địa kỹ thuật là một loại vật liệu tổng hợp được tạo thành từ các sợi polymer, chủ
yếu là polypropylene (PP), polyester (PET) hoặc polyamide (PA). Các sợi này được dệt
hoặc đan theo nhiều phương pháp khác nhau để tạo ra các loại vải địa kỹ thuật với các
tính chất và chức năng riêng biệt.

Cấu tạo:

• Sợi: Là thành phần cơ bản của vải địa kỹ thuật, quyết định độ bền, khả năng chịu tải và
tính ổn định của vải.
• Mắt lưới: Là khoảng trống giữa các sợi, quyết định khả năng thoát nước và lọc nước
của vải.
• Lớp phủ: Một số loại vải địa kỹ thuật được phủ thêm một lớp polymer để tăng cường
khả năng chống thấm, chống mài mòn và bảo vệ khỏi tia UV.

- Vải địa kỹ thuật được sản xuất từ polyme tổng hợp, khổ rộng, dạng dệt, dạng không dệt
hoặc dạng phức hợp, có chức năng gia cố, phân cách bảo vệ, lọc, tiêu thoát nước. Vải
được sử dụng cùng các vật liệu khác như: đất, đá, bê tông.. trong xây dựng công trình.
- Vải không dệt : Vải gồm các sợi vải phân bố ngẫu nhiên
( không theo một hướng nhất định nào). Các sợi vải được
liên kết với nhau theo phương pháp xuyên kim gọi là vải
không dệt - xuyên kim, theo phương pháp ép nhiệt gọi là
vải không dệt – ép nhiệt, bằng chất kết dính hóa học gọi
Vải không dệt
là vải không dệt – hóa dính.
- Vải dệt: Vải được sản xuất theo phương pháp dệt, trong đó
các sợi vải hoặc các bó sợi được sắp xếp theo hai phương
vuông góc với nhau.
- Vải phức hợp : Vải được kết hợp bởi các bó sợi polyester,
có cường đồ chịu kéo cao và độ giãn dài kéo đứt nhỏ với
một lớp vải không dệt, có khả năng thấm nước ít.
- Vải phân cách: Vải được phân cách giữa 2 lớp vật liệu Vải dệt
đắp hoặc giữa lớp vật liệu đắp và đất tự nhiên, có chức
năng chính là ngăn ngừa sự trộn lẫn giữa 2 loại vật liệu có
cấp phối khác nhau
- Vải gia cường: Vải có cường độ chịu kéo cao và biến dạng kéo đứt nhỏ, có chức năng
chính là cốt chịu kéo nhằm tăng khả năng chịu kéo của kết cấu, tăng khả năng chống
trượt và giảm biến dạng của công trình.
1.2. Ứng dụng
- Hạn chế tối đa các nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hiểm cho giao thông công cộng
- Cung cấp lực chống trượt, tăng ổn định mái dốc các công trình. Tăng cường độ
bền của đất bằng cơ chế liên kết mạnh mẽ, cải thiện chất lượng đất, ổn định cấu
trúc
- Chống xói mòn, lọc và tiêu thoát nước
- Che chắn mặt vách bờ,bảo vệ bờ kè
- Cải thiện nền đất yếu như sét, cát rời, bùn.
- Trong trường hợp thiệt hại bất ngờ về dưới bề mặt, vải địa như một màng giữ cho
cấu trúc của đường hoặc đường sắt nguyên vẹn đến khi các biện pháp sửa chữa
được thực hiện giúp làm giảm số lượng cọc do đó giúp giảm chi phí.
1.3. Các trường hợp cần sử sụng vải địa kỹ thuật
- San lấp các hố đào
Vải phân cách
- Đắp đường trên nền bùn hoặc nền đất yếu
- Đường đang thi công, đường nông thôn
- Làm ổn định mái dốc, chống sập hầm mỏ.
1.4. Loại đất cần sử dụng:
Chỉ tiêu vật lý:
- Hệ số rỗng: e  1
- Độ ẩm  40 %
- Độ bão hòa: G  0,8
Chỉ tiêu cơ học:
- Sức chịu tải bé R = (0,5 - 1) kG/cm2
- Modun biến dạng: E0  50 kG/cm2
- Hệ số nén  0,01 cm2/kG
- Góc ma sát trong: fi  100
- Lực dính (đối với đất dính): c  0,1 kG/cm2
1.5. Ưu điểm:
- Tạo sàn đạo khi thi công vận chuyển và san lấp mặt bằng
- Ngăn ngừa biến dạng song bùn và đẩy trồi trong quá trình đắp lấn
- Ngăn ngừa sự thâm nhập và tổn thất đất đắp
- Giảm khối lượng đất đắp
- Bọc chặt đầu hệ thống bấc thấm để gia tăng tốc độ cố kết và ngăn ngừa đất nền
thâm nhập vào lớp thoát nước.
- Tạo thuận lợi cho việc truyền lực tối đa từ cốt tre vào đất đắp
2. Các yêu cầu kỹ thuật của vải địa kỹ thuật.
2.1. Yêu cầu về vải.
- Các loại sợi dùng để sản xuất vải phải bao gồm không ít hơn 95% theo trọng
lượng là polymer tổng hợp loại polypropylene , polyamide hoặc polyester .
- Vải phải có các đặc trưng kỹ thuật thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật.
2.2. Yêu cầu kỹ thuật của vải phân cách.
- Vải làm lớp phân cách phải thỏa mãn các yêu cầu :
Bảng 2.2 - Yêu cầu kỹ thuật của vải phân cách
Mức
Phương
Tên chỉ tiêu Vải loại 1 Vải loại 2
pháp thử
eg < 50% eg ≥ 50 % eg < 50% eg ≥ 50 %
Lực kéo giật, N, không nhỏ 1400 900 1100 700 TCVN 8871-
hơn 1
Lực kháng xuyên thủng thanh, 500 350 400 250 TCVN 8871-
N, không nhỏ hơn 4
Lực xé rách hình thang, N, 500 350 400 250 TCVN 8871-
không nhỏ hơn 2

Áp lực kháng bục, kPa, không 3500 1700 2700 1300 TCVN 8871-
nhỏ hơn 5
≤ 0,43 với đất có d15 > 0,075 mm TCVN 8871-
6
Kích thước lỗ biểu kiến, mm ≤ 0,25 với đất có d50 ≥ 0,075 mm ≥ d15
≥ 0,075 với đất có d50 < 0,075 mm
Độ thấm đơn vị, s-1 ≥ 0,50 với đất có d15 > 0,075 mm
≥ 0,20 với đất có d50 ≥ 0,075 mm ≥ d15 ASTM
≥ 0,10 với đất có d50 < 0,075 mm D4491
CHÚ THÍCH:
eg là độ giãn dài kéo giật khi đứt (tại giá trị lực kéo giật lớn nhất) theo TCVN 8871-1;
d15 là đường kính hạt của đất mà các hạt có đường kính nhỏ hơn nó chiếm 15 % theo
trọng lượng;
d50 là đường kính hạt của đất mà các hạt có đường kính nhỏ hơn nó chiếm 50 % theo
trọng lượng.
2.3. Yêu cầu kỹ thuật của vải gia cường.
- Vải địa kỹ thuật làm cốt gia cường nhằm tăng ổn định chống trượt phải thỏa mãn
các yêu cầu :
Bảng 2.3 - Yêu cầu kỹ thuật của vải gia cường

Các chỉ tiêu thử nghiệm Mức Phương pháp thử


Cường độ kéo, kN/m,
Fmax tính toán theo công thức (2) ASTM D4595
không nhỏ hơn
Độ bền kháng tia cực tím
70 ASTM D4355
500 h, %, không nhỏ hơn
≤ 0,43 với đất có d15 > 0,075 mm

Kích thước lỗ biểu kiến ≤ 0,25 với đất có d50 ≥ 0,075 mm


TCVN 8871-6
O95 ≥ d15

≤ 0,22 với đất có d50 < 0,075 mm


Độ thấm đơn vị, s-1, không
0,02 ASTM D4491
nhỏ hơn

2.4. Yêu cầu kỹ thuật của vải làm tầng lọc thoát nước.
- Vải địa kỹ thuật làm tầng lọc thoát nước phải thỏa mãn các yêu cầu :
Bảng 2.4 - Yêu cầu kỹ thuật của vải làm tầng lọc thoát nước

Mức
Tên chỉ tiêu Phương pháp thử
eg < 50 % eg ≥ 50 %
Lực kéo giật, N, không nhỏ hơn 1100 700 TCVN 8871-1
Lực kháng xuyên thủng thanh, N,
400 250 TCVN 8871-4
không nhỏ hơn
Lực xé rách hình thang, N, không
400 250 TCVN 8871-2
nhỏ hơn
Áp lực kháng bục, kPa, không
2700 1300 TCVN 8871-5
nhỏ hơn
Độ bền kháng tia cực tím 500 h,
50 ASTM-D4355
%, không nhỏ hơn
≤ 0,43 với đất có d15 > 0,075 mm

Kích thước lỗ biểu kiến, mm ≤ 0,25 với đất có d50 ≥ 0,075 mm ≥ d15 TCVN 8871-6

≤ 0,22 với đất có d50 < 0,075 mm


≥ 0,5 với đất có d15 > 0,075 mm

Độ thấm đơn vị, s-1 ≤ 0,2 với đất có d50 ≥ 0,075 mm ≥ d15 ASTM-D4491

≤ 0,1 với đất có d50 < 0,075 mm

2.5. Yêu cầu bao bì và bảo quản vải.


- Mỗi cuộn vải phải được dán nhãn cho thấy rõ ràng tên nhà sản xuất, tên chủng
loại, số hiệu lô hàng và số hiệu cuộn vải.
- Mỗi cuộn vải phải được bao gói bằng vật liệu phù hợp để bảo vệ cho vải không bị
hư hỏng do vận chuyển hoặc do tác dụng của nước, ánh nắng mặt trời và các chất
nhiễm bẩn khác.

2.6. Yêu cầu quy định về chỉ khâu vải.


- Chỉ khâu vải phải là chỉ khâu chuyên dùng có đường kính từ 1,0 mm đến 1,5 mm,
lực kéo đứt của 1 sợi chỉ không nhỏ hơn 40 N.

3. Nguyên lí tính toán thiết kế cải tạo nền đất yếu sử dụng vải địa kỹ thuật
Thiết kế vải địa kĩ thuật theo tiêu chuẩn TCVN 9844-2013
Nội dung phần tính toán thiết kế :
+ Vải phân cách phải được tính toán và lựa chọn phù hợp với đặc điểm địa chất nền loại
kết cấu áo đường , vật liệu nền đất và tải trọng tác dụng trong quá trình thi công và vận
hành .
+ Với đường có tầng mặt cấp cao thì bỏ qua ảnh hưởng của vải phân cách khi tính toán
chiều dày kêt cấu của các lớp móng , chỉ xem xét ảnh hưởng của vải trong tính toán chiều
dày tối thiểu của lớp đắp đầu tiên trên mặt vải nhằm đảm bảo đất nền không bị xáo động
hoặc phá hoại cục bộ dưới tác dụng của thiết bị thi công.
+ Chiều rộng vải khi thiết kế phải lớn hơn chiều rộng của nền đường không nhỏ hơn 1m
để cuốn phủ lên lớp thứ nhất của lớp các thoát nước ngang ( thay thế tầng lọc ngược hai
bên nền đường )
3.1. Tính toán vải địa kĩ thuật – sức kháng chọc thủng trong thi công
- Để có khả năng phân cách hiệu quả. Vải địa kỹ thuật phải được bảo đảm không bị chọc
thủng, hư hỏng trong thi công. Trong khi đổ đất, đặc biệt là trên diện rộng. Các vật liệu
sắc nhọn, các lớp đắp không đủ dày. Do đó chiều dày thiết kế tối thiểu của vải là phải
được đảm bảo trong suốt quá trình thi công.
- Ngăn ngừa các trường hợp chọc thủng vải như, bánh xích xe cớ giới, đất đá sắc nhọn, rễ
cây thực vật… Vì thế vải địa kỹ thuật phải thỏa mãn các yêu cầu đó xuyên suốt quá trình
thi công nền đất, nền đường.
- Lực kháng xuyên thủng trong tính toán vải địa kỹ thuật có thể xác định dựa theo điều
kiện cân bằng lực sơ họa. Tổng nội lực theo phương đứng sinh ra trong vải địa là (FEven)
ngay tại thời điểm xuyên thủng được tính như sau:
Feven = πdh.hh.P
Trong đó:
dh = Đường kính trung bình của lổ thủng
hh = Độ lún xuyên thủng lấy bằng dh
P = Áp lực do tải trọng bánh xe tác dụng ở cao trình lớp vải.
- Cần lưu ý rằng, để đánh giá sức kháng thủng trong thi công và lắp đặt. Cần phải xem
xét cả về cường độ chịu kéo, lẫn biến dạng kéo đứt của vải. Để hấp thu và chống đỡ ứng
suất xuyên thủng, vải địa kỹ thuật không dệt phải có độ giãn dài lớn. Hoặc cường độ chịu
kéo cao, hoặc cả hai trường hợp. Vì năng lượng chọc thủng là tích số của cường độ chọc
thủng và độ giãn dài khi thủng.
- Vì vậy. Để thỏa mãn một năng lượng chọc thủng, vải có độ dài kéo đứt nhỏ hơn cần
phải có cường độ chọc thủng thiết kế lớn hơn và ngược lại. Vải có độ giãn dài kéo đứt
lớn hơn có thể chọn cường độ tương ứng nhỏ hơn.
3.2. Tính Toán vải địa kĩ thuật theo tiêu chuẩn lọc ngược
- Hai tiêu chuẩn để đánh giá về đặc trưng lọc ngược, là khả năng giữ đất và hệ số thấm
của vải. Vải địa kỹ thuật cần phải có kích thước lổ hổng đủ nhỏ để ngăn chặn không cho
các hạt đất cần bảo vệ đi qua. Đồng thời kích thước lổ cũng phải đủ lớn để khả năng thấm
nước. Bảo đảm cho áp lực nước trong kẻ rỗng được thoát đi nhanh chóng.

- Tiêu chuẩn về vải địa kỹ thuật không dệt TS hiện nay. Được cho là tốt nhất bởi công
nghệ dệt xuyên kim sợi dài.
- Tiêu chuẩn này được thiết kế dựa trên kết quả thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và ở
hiện trường. Trong thời gian 20 năm qua mà nhà sản xuất vải địa kỹ thuật TS đã cung
cấp.
- Đường kính lổ hổng hiệu dụng của vải địa kỹ thuật TS. Được chọn lựa trên loại đất đắp
với nền đất sét yếu, cùng với trầm tích ở vùng Đông Nam Á. Thường chỉ số dẻo lớn hơn
17.
- Với đất sét có chỉ số dẻo lớn hơn 17 thì kích thước lổ O <=0.15mm là hoàn toàn đảm
bảo tiêu chuẩn về giữ đất.
3.3. Tính toán vải địa kĩ thuật gia cường
- Với các loại công trình như đường bộ và đê đập cao. Khi mà khá năng phá hủy có dạng
trượt sâu qua thân và nền. Để tăng cường độ ổn định, có thể dùng một hay nhiều lớp vải
gia cường, được xác định bằng cung tròn Bishop.

- Việc tính toán vải địa kỹ thuật theo thiết kế. Yêu cầu của vải địa kỹ thuật cường độ cao,
tương đối phức tạp. Do đó mời quý bạn tham khảo thêm các bài viết Hưng Phú xuất bản
trong chuyên mục. Hoặc tham khảo thêm các tiêu chuẩn thiết kế theo TCVN.
3.4. Thiết kế chiều dày lớp đắp nhỏ nhất
- Trong việc xây dựng công trình đất và các loại đường trên nền đất yếu có CBR <3.
Cũng là địa chất tiêu biểu ở Đông Nam Á. Lớp đất đắp đều tiên trên vải, trải trên nền đất
yếu phải có chiều dày thích hợp. Được đảm bảo trong suốt quá trình thi công.
- Điều này cho phép thiết bị thi công đi vào công trường để tiến hành các công tác thi
công tiếp theo. Tất cả các vết lún của vệt bánh xe phải được lấp đầy lại. Nhằm duy trì
chiều dày khối đắp vào đảm bảo ổn định của nền móng đường.
- Chiều dày lớp đất đắp đầu tiên đối với đường có và không có tầng mặt cấp cao, phụ
thuộc vào cường độ CBR của nền đất. Điều kiện hiện trường, tải trọng và lượt xe. Chiều
dày này có thể tính theo phương pháp sau:
+ Phương pháp AASHTO

+ Phương pháp Steward et al (1977)


- Do các yêu cầu về điều kiện làm việc lâu dài, phương pháp thiết kế đường hoặc công
trình đất có tầng mặt cấp cao không thể áp dụng cho thiết kế đường. Đó là do tầng mặt
cấp cao không cho phép xảy ra vết lún dưới bánh xe.
- Tuy nhiên với đường có tầng mặt cấp thấp thường cho phép xảy ra viết lún dưới bánh
xe với một chiều sâu giới hạn nào đó. Với đất nền có CBR >3. Thường không cần sử
dụng vải địa kỹ thuật phân cách, mà chỉ cần thiết cho chức năng lọc ngược, phân cách và
tiêu thoát.
1. Phương pháp AASHTO
Phương pháp này do hiệp hội Giao Thông và Xa Lộ Hoa Kỳ đề xuất năm 1972. Được bổ
sung và cải tiến từ thực tiển sau 20 năm áp dụng vải địa kỹ thuật TS thi công các loại đường
cùng với các kết quả bổ sung trong phòng thí nghiệm. Trong trường hợp đường không có
tầng mặt cấp cao, cần phải cộng thêm ít nhất 75mm vào chiều dày tính toán của lớp trên
cùng. Nhằm bù trừ tổn thất cho xe và mưa gió. Ngoài ra trong trường hợp không dùng vải
địa kỹ thuật phân cách, cũng cần phải cộng thêm ít nhất 150mm vào chiều dày của lớp dưới
cuối cùng đề bù cho phần nền đường bị đất yếu thâm nhập.

2. Phương pháp Steward et al (1977)


- Phương pháp này được Steward, Williamson và Mohney (1977) đề xuất. Được cục
Lâm nghiệp Hoa Kỳ sử dụng (USFS), dựa trên cơ sở phân tích lý thuyết và kinh nghiệm
thực tiễn, từ trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa.
- Phương pháp này xem xét viết lún có thể xảy ra do tải trọng xe. Trong trường hợp
không có vải. Khả năng chịu tải của nền đất yếu dưới tải trọng của bánh xe được tính
theo công thức cổ điển. (Cu, Nc) trong đó Cu là sức kháng cắt không thoát nước của đất
nền và Nc là hệ số khả năng chịu tải được xác định theo bảng 5. Phạm vi áp dụng của
phương pháp Steward như sau:
- Số lượt xe tác dụng không quá 10.000
- Đất đắp hạt thô được dầm nện với CBR >80.
- Nền đất yếu có CBR <3.
- Sức kháng cắt không thoát nước (Cu) của đất nền có thể tính từ CBR như sau:
Cn(kPa) = 28 x CBR
- Giá trị của Nc được xác định từ chiều sâu viết lún, r số lượt xe tương đương, W80kN
cho trường hợp có và không có vải địa phân cách. Từ đó tính được chiều dày thiết kế theo
giá trị (CuNc) và loại tải trọng xe
3.5. Tính toán vải địa kĩ thuật cho thiết kế đường có tầng mặt cấp cao
- Đường có tầng mặt cấp cao (Nhựa asphalt, bê tông v.v…) không cho phép có vết lún.
Vì vậy Christopher và Holtz (1991) đề nghị các giới hạn sau đây nhằm ngăn ngừa vết
lún.
+ Vải địa kỹ thuật không làm tiết giảm chiều dày tính toán vải địa kỹ thuật của các lớp
vật liệu trong kết cấu móng, kể cả móng trên (base Course) và móng dưới (subbase
course).
+ Giữa nền đất yếu và móng dưới (subbase) cần phải có thêm một lớp đất đắp. (Có thể là
cùng hoặc khác với loại vật liệu móng dưới). Gọi là lớp ổn định hóa nền đường. Nhằm
bảo đảm ổn định chất lượng thi công đầm nén lớp nền đường theo thiết kế. Ngăn ngừa
các vết lún và phá hoại cục bộ của lớp nền đường chịu lực. Chiều dày của lớp ổn định
này giảm đáng kể khi dùng vải địa kỹ thuật làm lớp phân cách.
+ Lún và thoát nước cũng cần phải được xem xét, đánh giá đầy đủ như các thiết kế thông
thường.
- Đối với lớp đất đắp ổn định hóa nền đường vừa nêu. Việc thiết kế vải địa phân cách
cũng tiến hành tương tự như đối với đường không có tầng mặt cấp cao. Như tải trọng xe
tính toán là tải trọng và số lượt xe trong thời kỳ thi công.
- Dựa vào các giả thiết trên. Trình tự thiết kế như sau:
1. Thiết kế các lớp áo đường theo phương pháp AASHTO không có vải
2. Thiết kế chiều dày lớp đất đắp ổn định hóa nền đường với lớp vải địa phân cách
trên nền đất yếu theo trình tự giống như đường không có tầng mặt cấp cao, dùng
phương pháp AASHTO. Vải địa kỹ thuật không dệt TS cải tiến. Cho tổng số lưỡng
xe quy đổi lớn hơn 1.000. Hoặc dùng phương pháp Steward (đối với xe quy đổi
nhò hơn 1000).
3. tổng chiều dày của đường là tổng chiều dày của lớp xác định ở bước 1 và bước 2
nêu trên.
4. Xác định sức kháng xuyên thủng của vải trong thi công
5. Kiểm tra tiêu chuẩn lọc ngược của vải
6. Lựa chọn vỉ, thiết lập các quy định kỹ thuật về vật liệu
3.6. Thiết kế đường không có tầng mặt cấp cao và sân kho bãi
- Đối với đường có tầng mặt cấp thấp, một chiều sâu giới hạn của viết lún thường được
cho phép xảy ra trong quá trình sử dụng. Vì vậy toàn bộ chiều dày của đường xem như hệ
thống một lớp.
Quy trình thiết kế như sau:
1. Thiết kế chiều dày đất đắp trên đất yếu không có vải phân cách thỏa mãn điều kiện
xe thi công theo phương pháp AASHTO.
2. Thiết kế chiều dày lớp đất trên đất yếu có vải địa phân cách, thỏa mãn điều kiện xe
thi công theo phương pháp AASHTO – Stewar tổng hợp nhỏ hơn 10.000 lượt xe.
3. Lựa chọn chiều dày lớn nhất tính được trong bước 2.
4. So sánh chiều dày và giảm giá thành trong trường hợp có và không có sử dụng vải.
5. Tính toán cường độ kháng chọc thủng của vải.
6. Kiểm tra tiêu chuẩn lọc ngược
7. Lựa chọn vải và lập quy định kỹ thuật vật liệu

4. Thi công cải tạo nền đất bằng vải địa kĩ thuật
4.1. Bảo quản vải
Trong thời gian lưu kho ở ngoài công trường có nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến
các tính chất cơ lý của vải như là các tác động tại công trường, do bức xạ tia cực tím, do
các hóa chất, lửa hoặc do điều kiện môi trường gây ra.
Một số biện pháp để bảo quản vải:
- Các cuộn vải phải được bao gói.
- Để cao khỏi nền đất ẩm ướt.
- Có biện pháp che đậy phù hợp.
4.2. Công tác trải vải
- Mặt bằng trước khi trải vải cần phải được phát quang và dọn sạch.
- Khi sử dụng vải với mục đích ngăn cách nên trải vải theo chiều cuộn của vải trùng
với hướng di chuyển chính của thiết bị thi công.
- Khi trải với mục đích gia cường phải trải theo chiều cuộn của vải có hướng thăng
góc với tim đường.
- Các nếp nhăn và nếp gấp phải được thẳng.
- Trước khi lắp đất phải kiểm tra và nghiệm thu công tác trải vải.
- Nếu không quy định cụ thể, thời gian tối đa kể từ khi trải vải cho đến khi đắp phủ
kín mặt vải không được quá 7 ngày.
- Không cho phép thiết bị thi công đi lại trực tiếp trên mặt trải.
4.3. Nối vải
Khi sử dụng vải phân cách và lọc thoát nước, tùy theo điều kiện thi công và đặc điểm của
đất nền các tấm vải.
Có 2 cách nối vải:
- Nối chồng mí.
- Nối may.
4.4. Kiểm tra trước khi trải vãi
Trước khi trải vãi phải kiểm tra mặt bằng thi công, thiết bị thi công và vật liệu vải:
- Kiểm tra và nghiệm thu kích thước hình học và cao độ nền trước khi trải vải theo
hồ sơ thiết kế.
- Kiểm tra chứng chỉ chất lượng do nhà sản xuất công bố trong đó nêu rõ tên nhà
sản xuất, tên sản phẩm, chủng loại, thành phần cấu tạo của sợi vải và các thông tin
cần thiết liên quan đến quy định kỹ thuật của hồ sơ thiết kế.
- Thí nghiệm kiểm tra các đặc trưng kỹ thuật yêu cầu của vải với số lượng không ít
hơn 1 mẫu thử nghiệm 10000m2 vãi. Khi thay đổi lô hàng đưa đến công trường
phải thí nghiệm một mẫu theo quy định (qui trình phải tuân thủ theo tiêu chuẩn
TCVN 8222)
- Kiểm tra chỉ may, máy may nối, thí nghiệm kiểm tra cường độ kéo mối nối và lưu
giữ mối nối mẫu để so sánh kiểm tra trong quá trình trải vải.
4.5. Kiểm tra trong quá trình trải vải
Trong quá trình trải vãi, cần phải kiểm tra:
- Phạm vi trải vải đúng theo đồ án thiết kế.
- Chất lượng các mối nối bao gồm chiều rộng chồng mí, khoảng cách từ đường may
đến mép vải, khoảng cách và sự đồng đều các mũi kim so với mối nối mẫu quy
định.
- Chất lượng công tác trải vải bao gồm các nếp gấp, nếp nhăn, trong trường hợp có
lỗ thùng hoặc hư hỏng trên mặt vải cần phải có giải pháp khắc phục.
4.6. Kiểm tra sau khi trải vãi
- Kiểm tra công tác trải vải trước khi đắp.
- Thời gian tối đa cho phép kể từ khi trải vải cho đến khi đắp phủ trên mặt vải quy
định
- Kiểm tra chiều dày tối thiểu của lớp đắp đầu tiên trên mặt vải
4.7. Trước khi nghiệm thu nhà thầu phải
- Kiểm tra chất lượng các hạng mục thi công theo quy định
- Chuẩn bị đầy đủ và hoàn chỉnh hồ sơ nghiệm thu theo đúng các thủ tục về quản lý
dự án
4.8. Kiểm tra phục vụ cho việc nghiệm thu
- Kiểm tra các biên bản đã thực hiện trong quá trình thi công.
- Kiểm tra các yếu tố hình học theo hồ sơ thiết kế.
Kết quả kiểm tra các nội dung chưa đạt yêu cầu theo hồ sơ thiết kế, phải yêu cầu nhà
thầu bổ sung, sửa chữa cho đến khi kiểm tra đạt mới ra văn bản nghiệm thu.
4.9. Nghiệm thu
Việc nghiệm thu hạng mục công trình vải địa kỹ thuật phải thực hiện theo các quy định
hiện hành.
4.10. Trình tự các bước thi công nền đất bằng vải địa kỹ thuật
Bước 1: Phát quang và san sửa mặt bằng
- Dọn dẹp sạch sẽ khu vực thi công, loại bỏ các vật cản, rác thải và lớp đất hữu cơ.
- San phẳng mặt bằng, đảm bảo độ bằng phẳng theo yêu cầu thiết kế.
- Xử lý khu vực có nền đất yếu bằng cách đầm chặt hoặc gia cố thêm.
Bước 2: Trải vải
- Trải vải theo chiều dọc hoặc ngang, đảm bảo mép vải chồng lên nhau tối thiểu
30cm.
- Cố định vải bằng đinh ghim hoặc dải hàn nhiệt.
- Tránh làm rách, thủng hoặc xé rách vải trong quá trình thi công.

Bước 3: Đổ vật liệu đắp (bảo đảm chiều dày tối thiểu trên mặt vải)
- Đổ vật liệu theo từng lớp, mỗi lớp dày tối đa 20cm.

Bước 4: San ủi lớp đất (đúng theo chiều dày thiết kế)
Bước 5: Đầm nén bằng bánh xích và lu rung

5. Bài tập VD về công trình thực tế sử dụng vải địa kỹ thuật để cải tạo nền đất yếu.
Bài 5: Tính toán và bố trí cốt vải địa kỹ thuật cho mái dốc
Chỉ tiêu cơ lý của đất và kích thước mái dốc như sau:

= 18.3 (kN/m3)
= 30 (độ)
c= 14 (kN/m2)
H= 4.8 (m)
q= 22 (kN/m2)
R= 80 (kN/m)
Fs = 1.5
1. Xác định góc nội ma sát có hiệu

0.37 (rad) = 21.1 độ

-Góc nội ma sát có hiệu

-Góc nội ma sát của đất


2. Xác định chiều cao tương đương của mái dốc

6.00 (m)

- Tải trọng q
3. Xác định lực kéo lớn nhất tác dụng lên cốt Tmax
- Hệ số áp lực K tác dụng lên mái dốc từ biểu đồ

0.25

- Xác định lực kéo lớn nhất tác dụng lên cốt:

81 (kN/m)

- Xác định chiều dài cốt trên đỉnh (LT) và chiều dài ở đáy mái dốc (LB) từ biểu đồ:
LB/H' = 1.0522 LB = 6.32 (m)
LT/H' = 0.7477 LT = 4.49 (m)
Tiếp theo là lựa chọn loại cốt chủ hợp lý và tính toán số lớp cần thiết. Loại cốt chủ nghĩa
là các lớp cốt cần thiết để đảm bảo mái dốc không bị mất ổn định bên trong, ngoài,
tổng thể.
4. Tính toán cường độ dài hạn của cốt LTDS

41.322 (kN/m)
Tult
=R= 80 : Cường độ chịu kéo cực hạn của cốt theo ASTM D6637
RFCR = 1.6 : Hệ số giảm cường độ do từ biến
RFID = 1.1 : Hệ số giảm cường độ do tác động khi thi công
RFD = 1.1 : Hệ số giảm độ bền

5. Tính số lớp cốt N

1.97 (lớp cốt) Vậy bố trí 3.00 lớp cốt

6. Tính khoảng cách giữa các lớp cốt Sv

1.6 (m)

7. Vẽ hình bố trí cốt cho kết quả tính toán.

4.49

1.6

4.8

450

6.32
DÙNG BẤC THẤM KẾT HỢP GIA TẢI
TRƯỚC TRONG XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ BẤC THẤM, GIA TẢI TRƯỚC ỨNG DỤNG CỦA
BẤC THẤM KẾT HỢP VỚI GIA TẢI TRƯỚC TRONG VIỆC XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU... 1
1.1 Giới thiệu về bấc thấm ............................................................................................. 1
1.2 Ứng dụng của bấc thấm kết hợp với gia tải trước trong việc xử lý nền đất yếu 3
CHƯƠNG 2: CÁC YÊU CẦU KĨ THUẬT CỦA BẤC THẤM, BẤC THẤM KẾT HỢP
GIA TẢI TRƯỚC .......................................................................................................................... 3
2.1 Thiết kế cấu tạo chung ............................................................................................. 3
2.2 Yêu cầu kĩ thuật của bấc thấm ............................................................................... 4
2.2.1 Bấc thấm phải đạt các chỉ tiêu cơ lí .................................................................. 4
2.2.2 Yêu cầu về vải địa kĩ thuật ................................................................................ 4
2.2.3 Yêu cầu về đệm cát trên đầu bấc thấm: ............................................................ 5
2.2.4 Quy định về bố trí bấc thấm .............................................................................. 5
2.2.5 Yêu cầu về gia tải nén trước ............................................................................. 5
CHƯƠNG 3: NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CẢI TẠO NỀN ĐẤT YẾU
DÙNG BẤC THẤM KẾT HỢP GIA TẢI TRƯỚC ................................................................... 7
3.1 Cơ sở lý thuyết tính toán bài toán cố kết thấm..................................................... 7
3.1.1 Các giải thuyết tính toán cố kết ......................................................................... 7
3.1.2 Bài toán cố kết cơ bản ....................................................................................... 7
3.2 Tính toán bố trí bấc thấm TCVN 9355:2012 ......................................................... 8
3.2.1 Khoảng cách và độ lún của bất thấm ................................................................ 8
3.2.2 Quy định bố trí bất thấm ................................................................................... 9
3.2.3 Nguyên tắc tính toán tải đất đắp ....................................................................... 9
3.3 Ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn để phân tích bài toán gia tải trước 12
3.3.1 Lịch sử phát triển phần tử hữu hạn ................................................................. 12
3.3.2 Giới thiệu phương pháp phần tử hữu hạn ....................................................... 12
3.3.3 Mô tả phương pháp phần tử hữu hạn .............................................................. 12
3.3.4 Điều kiện biên trong phương pháp phần tử hữu hạn....................................... 14
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH THI CÔNG CẢI TẠO NỀN DÙNG BẤC THẤM KẾT
HỢP GIA TẢI TRƯỚC .............................................................................................................. 15
❖ Kiểm tra nghiệm thu chất lượng thi công bấc thấm ........................................... 17
CHƯƠNG 5: CÔNG TRÌNH THỰC TẾ SỬ DỤNG BẤC THẤM ................................. 18
5.1 Đặc điểm công trình ............................................................................................... 18
5.1.1 Giới thiệu chung.............................................................................................. 18
5.1.2 Quy mô và thông tin công trình ...................................................................... 18

Nhóm 2 – N20.67A
PBL5: Thiết kế nhà thép GVHD: ThS. Phan Cẩm Vân

5.1.3 Điều kiện địa chất công trình .......................................................................... 19


5.1.4 Thông số kỹ thuật của bấc thấm...................................................................... 20
5.2 Các thông số đưa vào bài toán .............................................................................. 21
5.3 Tính toán phân tích công trình bằng phần mềm Plaxis 2D ............................... 21
5.3.1 Lý thuyết tính toán .......................................... Error! Bookmark not defined.
5.3.2 Bài toán mô phỏng .......................................................................................... 21
5.3.3 Kết quả tính toán ............................................. Error! Bookmark not defined.
5.4 Tính toán lún của đất nền theo tcvn: 9355- 2012. .. Error! Bookmark not defined.
5.4.1 Tính độ lún cố kết S c (Khi nền đất chưa có bấc thấm) ..Error! Bookmark not
defined.
5.4.2 Xét trong trường hợp xử lí nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp gia tải trước:
Error! Bookmark not defined.

Nhóm 2 – N20.67A
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ BẤC THẤM, GIA TẢI TRƯỚC ỨNG


DỤNG CỦA BẤC THẤM KẾT HỢP VỚI GIA TẢI TRƯỚC TRONG VIỆC
XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU
1.1 Giới thiệu về bấc thấm
Vật thoát nước chế tạo sẵn gồm lõi bằng polypropylene, có tiết diện dạng băng hoặc tròn, bên
ngoài được bọc vỏ lọc bằng vải địa kĩ thuật không dệt tạo thành từ các sợi gắn kết bằng biện
pháp cơ học, hóa học hoặc gia nhiệt.

Bấc thấm là một loại vật liệu kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng hiện
nay với mục đích là thoát nước và tăng độ ổn định cho nền móng

Bấc thấm gồm 2 loại : Bấc thấm dạng băng và bấc thấm dạng tròn

Nhóm 2_20.67 1
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

Bấc thấm dạng băng Bấc thấm dạng băng thường có chiều rộng 100 mm, dày từ 2 mm đến
10 mm lõi có dạng máng, dạng bản hoặc lưới chéo và cuốn thành cuộn có tổng chiều dài hàng
trăm mét.
Bấc thấm dạng tròn: Lõi bấc thấm tròn là ống có gờ, thân có lỗ, đường kính ngoài của lõi 50
mm, đường kính trong 45 mm, có khả năng chống bẹp, chống lão hóa, chịu được va đập và lực
kéo.
Gia tải trước: Biện pháp tác dụng áp lực tạm thời lên nền đất yếu để tạo độ lún trước khi xây
dựng công trình; kết hợp với giải pháp thoát nước sẽ tăng nhanh quá trình ép thoát nước lỗ rỗng,
tăng nhanh tốc độ cố kết của đất yếu, làm cho nền được lún trước, lún ổn định.
Ưu Điểm
+Hiệu quả trong công việc cải thiện sức chịu tải của nền đất
+ Thi công tương đối đơn giản
+Chi phí hợp lý
Nhược Điểm
+Thời gian thi công tương đối lâu
+Gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh
1.2 Ưu điểm của phương pháp bấc thấm kết hợp gia tải trước trong xử lý nền đất
yếu:

1. Hiệu quả cải thiện nền đất:

• Tăng cường khả năng chịu tải: Bấc thấm kết hợp gia tải trước giúp tăng cường độ
nén và sức chịu tải của nền đất, giảm nguy cơ lún và sụt lún.
• Tăng tốc độ cố kết: Phương pháp này đẩy nhanh quá trình thoát nước từ nền đất,
thúc đẩy quá trình cố kết và ổn định nền đất.
• Giảm thiểu lún sau xây dựng: Do nền đất được gia tải trước, lượng lún sau khi xây
dựng sẽ giảm đáng kể, giúp công trình bền vững hơn.

2. Thi công nhanh chóng và hiệu quả:

• Thi công đơn giản: Quy trình thi công tương đối đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao
hay thiết bị phức tạp.
• Tốc độ thi công nhanh: Bấc thấm có thể được thi công nhanh chóng bằng máy móc
chuyên dụng.
• Ít ảnh hưởng đến môi trường: Phương pháp này ít gây tiếng ồn và rung động, hạn
chế ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

3. Ứng dụng rộng rãi:

• Phù hợp với nhiều loại đất: Bấc thấm có thể áp dụng cho nhiều loại đất yếu khác
nhau, từ đất sét đến đất cát.
• Sử dụng cho nhiều công trình: Phương pháp này có thể được sử dụng cho nhiều
loại công trình khác nhau như nhà cao tầng, đường sá, cầu cống, đập thủy điện...

4. Tiết kiệm chi phí:

Nhóm 2_20.67 2
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

• Chi phí thi công hợp lý: So với các phương pháp xử lý nền đất yếu khác như cọc
nhồi, bấc thấm kết hợp gia tải trước có chi phí thi công hợp lý hơn.
• Giảm chi phí bảo trì: Nhờ khả năng cải thiện nền đất hiệu quả, phương pháp này giúp
giảm chi phí bảo trì công trình trong tương lai.
1.3 Nhược điểm của phương pháp bấc thấm kết hợp gia tải trước:

1. Khả năng chịu tải giới hạn: Bấc thấm có khả năng chịu tải nhất định, không phù
hợp với các công trình có tải trọng quá lớn.

2. Yêu cầu thiết kế chi tiết: Cần thiết kế kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả của phương
pháp này, bao gồm việc xác định tải trọng gia tải phù hợp, bố trí bấc thấm hợp lý...

3. Thời gian chờ đợi: Sau khi thi công, cần thời gian để nền đất cố kết dưới tác
dụng của tải trọng gia tải.

1.4 Ứng dụng của bấc thấm kết hợp với gia tải trước trong việc xử lý nền đất yếu
Bấc thấm và gia tải trước có thể được kết hợp với nhau để xử lý nền đất yếu một cách hiệu quả.
Bấc thấm sẽ giúp rút ngắn thời gian thoát nước, do đó thời gian gia tải trước cũng được rút ngắn.
Việc kết hợp hai phương pháp này sẽ giúp tăng cường độ và giảm độ lún của nền đất một cách
nhanh chóng và hiệu quả.

Ứng dụng: (cô cho)

+ Xây dựng nền đường trên đất yếu có yêu cầu tăng nhanh tốc độ cố kết và tăng nhanh
cường độ của đất yếu để đảm bảo ổn định nền đắp và hạn chế độ lún trước khi làm kết
cấu áo đường

+ Tôn nền trên đất yếu để làm mặt bằng chứa vật liệu, để xây dựng các kho chứa một
tầng, để xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp loại nhỏ có tải trọng phân bố
trên diện rộng (sau khi nền đã lún đến ổn định)

CHƯƠNG 2: CÁC YÊU CẦU KĨ THUẬT CỦA BẤC THẤM, BẤC THẤM
KẾT HỢP GIA TẢI TRƯỚC
2.1 Thiết kế cấu tạo chung
Nguyên tắc thiết kế cấu tạo xử lí nền đất yếu bằng bấc thấm:

Nhóm 2_20.67 3
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

1) Phần đắp gia tải nén trước 5) Nền đất yếu


2) Nền đắp 6) Vải địa kỹ thuật
3) Đệm cá 7) Mốc đo lún
4) Bấc thấm 8) Thiết bị đo áp lực nước lỗ rỗng
2.2 Yêu cầu kĩ thuật của bấc thấm
2.2.1 Bấc thấm phải đạt các chỉ tiêu cơ lí
- Cường độ chịu kéo không dưới 1,6 kN;
- Độ giãn dài lớn hơn 20 %;
- Khả năng thoát nước dưới áp lực 10 kPa với gradient thủy lực I = 0,5 từ 80 x 10-6 m³/s đến
140 x 10-6 m³/s;
- Khả năng thoát nước dưới áp lực 400 kPa với gradient thủy lực I = 0,5 từ 60 x 10-6 m³/s đến
80 x 10-6 m³/s.
2.2.2 Yêu cầu về vải địa kĩ thuật
Khi nền là đất yếu ở trạng thái dẻo nhão, có khả năng làm nhiễm bẩn lớp đệm cát trực tiếp bên
trên đầu bấc thấm thì dùng vải địa kĩ thuật ngăn cách lớp đất yếu và lớp đệm cát.
- Sử dụng vải địa kỹ thuật để tăng khả năng chống trượt của khối đắp khi cần thiết;
- Sử dụng vải địa kỹ thuật để làm kết cấu tầng lọc ngược.
-Khi lớp đất yếu không làm nhiễm bẩn tầng đệm cát thoát nước trên đầu bấc thấm thì không
cần dùng vải địa kỹ thuật
Vải địa kĩ thuật phải có các chỉ tiêu cơ lí sau:
- Cường độ chịu kéo không dưới 1,0 kN;
- Độ giãn dài < 65 %;
- Khả năng chống xuyên thủng từ 1500 N đến 5000 N;
- Kích thước lỗ vải 090 < 0,15 mm;

Nhóm 2_20.67 4
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

- Hệ số thấm của vải: ≤ 1,4 x 10-4 m/s


2.2.3 Yêu cầu về đệm cát trên đầu bấc thấm:
Chiều dày tầng đệm cát tối thiểu là 50 cm và phải có biện pháp đảm bảo thoát nước ngang trong
toàn bộ quá trình xử lý nền, chịu được tải trọng của xe máy thi công cắm bấc thấm, cắm được bấc
thấm qua tầng đệm cát dễ dàng và thoát nước tốt.
Cát để làm tầng đệm cát phải là cát thô hoặc cát trung, đạt các yêu cầu sau:
- Tỉ lệ cỡ hạt lớn hơn 0,5 mm phải chiếm trên 50 %;
- Tỉ lệ cỡ hạt nhỏ hơn 0,14 mm không quá 10 %;
- Hệ số thấm của cát không nhỏ hơn 10-4 m/s;
- Hàm lượng hữu cơ không quá 5 %
Độ đầm nén của lớp đệm cát phải thỏa mãn hai điều kiện:
- Máy thi công di chuyển và làm việc ổn định;
- Phù hợp độ chặt K yêu cầu trong kết cấu nền đắp
-Trong phạm vi chiều cao tầng đệm cát và dọc theo chu vi (biên) tầng đệm cát phải có tầng
lọc ngược thiết kế bằng sỏi đá theo cấp phối chọn lọc hoặc sử dụng vải địa kĩ thuật
2.2.4 Quy định về bố trí bấc thấm
Để không làm xáo động đất quá lớn, khoảng cách giữa các bấc thấm quy định tối thiểu là 1,30
m. Để đảm bảo hiệu quả làm việc của mạng lưới bấc thấm, khoảng cách giữa các bấc thấm không
quá 2,20 m. Khi xác định khoảng cách bấc thấm phải chú ý đến điều kiện địa chất công trình cụ
thể bấc thấm làm việc có hiệu quả tốt nhất.
Phải bố trí bấc thấm phân bố đều trên mặt bằng của công trình có điều kiện địa chất công trình
như nhau.
Đối với công trình dân dụng và công nghiệp bấc thấm được bố trí ngay dưới móng công trình
và ra ngoài mép công trình một khoảng bằng 0,2 bề rộng đáy móng.
Đối với công trình đường thì phải bố trí bấc thấm đến chân mái dốc của nền đắp
Bố trí mạng lưới bấc thấm có thể theo hình tam giác đều hoặc theo hình ô vuông.
Chiều dài của bấc thấm phải bố trí hết chiều sâu tầng chịu nén của nền đất dưới tác dụng của
tải trọng công trình. Chiều sâu tầng chịu nén đước tính toán cụ thể cho từng loại công trình.
Khi xác định chiều dài cắm bấc thấm phải đồng thời xét đến:
- Nếu chiều sâu tầng chịu nén Ha nhỏ hơn chiều dày tầng đất yếu thì bấc thấm chỉ cần cắm hết
chiều sâu tầng chịu nén.
- Chiều dài bấc thấm có thể giới hạn ở độ sâu có ứng suất do tải trọng công trình gây ra cân
bằng với áp lực tiền cố kết của đất
- Khi sử dụng bấc thấm phải có hệ thống quan trắc để kiểm tra các dự báo thiết kế và điều chỉnh
bổ sung khi cần thiết.
2.2.5 Yêu cầu về gia tải nén trước
Tổng tải trọng gia tải nén trước lớn hơn hoặc bằng 1,2 lần tổng tải trọng thiết kế của công trình.
Vật liệu gia tải nén trước có thể bằng đất loại sét, đất loại cát hoặc bằng tải trọng công trình
(nếu công trình là nhà).
Khi nền đất không ổn định, phải đắp theo từng giai đoạn. Tải trọng của từng giai đoạn đắp phải
bảo đảm nền luôn trong điều kiện ổn định và được tính toán cụ thể

Nhóm 2_20.67 5
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

Thời gian lưu tải của toàn bộ tải trọng gia tải phải đảm bảo cho quá trình cố kết hoàn thành, nền
đất lún đến ổn định. Nghĩa là chỉ được dỡ tải khi nền đất yếu được gia cố bằng bấc thấm đạt được
độ cố kết yêu cầu.
Khi trong nền cần gia cố có một lớp đất tốt, mỏng (≤ 2 m) nằm bên trên thì phải bảo đảm tải
trọng đặt trên mặt lớp đất tốt phải đủ lớn để phá vỡ được độ bền kết cấu của lớp đất này và gây
nên độ lún theo dự báo.
Đắp gia tải tuân theo các chỉ dẫn trong thiết kế về vật liệu đắp, về thời gian và về tải trọng của
từng giai đoạn.
Áp lực do lớp gia tải gây nên không vượt quá sức chịu tải giới hạn của đất nền để đảm bảo cho
nền lún trong giới hạn quy định đúng với thiết kế mà không phá hoại nền đất cần gia cố.
Khi có nguy cơ nền đất yếu kém ổn định, có khả năng bị lún trồi hoặc bị trượt, thì phải đắp
phản áp để đảm bảo cho nền đắp cao không bị mất ổn định.
Căn cứ vào độ lún ổn định sau khi dỡ tải và cao độ thiết kế của công trình để tính toán khối
lượng đất đắp bù lún.
Đất bù lún phải được đầm chặt đúng quy trình và đảm bảo độ chặt theo yêu cầu thiết kế công
trình.
Khi hết thời gian gia tải, độ lún của nền đắp tương ứng với độ lún tính toán thiết kế, thì cho
phép dỡ tải. Công tác dỡ tải phải tiến hành theo từng lớp (tránh dỡ cục bộ gây mất ổn định nền
đắp). Khi dỡ tải đến độ cao thiết kế, phải dọn sạch các vật liệu không phù hợp.

Nhóm 2_20.67 6
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

CHƯƠNG 3: NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CẢI TẠO NỀN ĐẤT


YẾU DÙNG BẤC THẤM KẾT HỢP GIA TẢI TRƯỚC
3.1 Cơ sở lý thuyết tính toán bài toán cố kết thấm
3.1.1 Các giải thuyết tính toán cố kết
Dựa vào bài toán lún cố kết một chiều của Terzaghi, thiết lập phương trình cố kết thấm
dựa vào các giả thiết sau:

- Đất đồng nhất và bảo hòa nước, hạt đất và nước lỗ rỗng không bị nén;
- Độ thay đổi thể tích ∆ V của phân tố đất là bé so với thể tích ban đầu của đất;
- Sự thấm của đất tuân theo định luật Darcy
- Hệ số thấm là hằng số trong suốt quá trình cố kết
- Từ biến không xuất hiện trong quá trình lún
- Đất đẳng hướng thấm theo các trục x, y, z
- Gia tải ∆𝑃 được đặt tức thời
3.1.2 Bài toán cố kết cơ bản
Khảo sát một phan tố dx, dy, dz tại điểm (x, y, z) trong khối đất. Vận tốc thấm v được phân
tích thành phần Vx, Vy, Vz. Theo định luật bỏa toàn khối lượng thì độ chênh lệch của lượng
nước vào và ra bằng độ thay đổi thể tích của phân tố đất:
V  vx vy vz 
= + +  dxdydz
t  x y z 
e  v v v 
= (1 + e )  x + y + z 
t  x y z 
Định luật Darcy tổng quát có dạng:
k  k  k 
vx = x u ; v y = y u ; vx = z u
 w x w y  w z
Vi phân (2.2) thay vào (2.1) sau khi biến đổi ta được:
u 1 + e   2u  2u  2u 
=  kx + k y 2 + kz 2 
t aw w  x 2 y z 
k (1 + e )
Đặt Cv = - gọi là hệ số cố kết, chúng ta tìm được phương trình vi phân cố kết thấm 3
av w
chiều
u  2u  2u  2u
= Cvx 2 + Cvy 2 + Cvz 2
t x y z
k (1 + e ) k k k
Với Cvx = = x ; Cvy = y ; Cvz = z
av w a0 w a0 w a0 w

Với hệ tọa độ trụ, phương trình (2.4) trở thành

Nhóm 2_20.67 7
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

u   2u 1 u   2u
= Cvz  2 + .  + Cvz 2
t  r r r  z
Phương trình có thể được phân thành hai thành phần:

u   2u 1 u 
Phần xuyên tâm: = Cvz  2 + . 
t  z r r 
u  2u
Phần thấm thẳng đứng: = Cvz 2
t z
Nếu bài toán thấm xem xét trong điều kiện chỉ có thấm đứng, phương trình một chiều
có dạng:
u  2u
= Cvz 2
t z
Phương trình (2.8) là phương trình vi phân cố kết thấm một chiều theo lý thuyết cố kết
của Terzaghi (1943).
Dạng lời giải của phương trình này tùy thuộc vào điều kiện ban đầu và điều kiện biên
thoát nước của lớp đất cố kết.
Trong sơ đồ cố kết có các điều kiện sau
- Tải phân bố đều kín khắp gây ra gia tăng ứng suất không đổi theo chiều sâu;
- Áp lực nước lỗ rỗng thẳng dư ban đầu tại mọi thời điểm trong lớp đất bằng với gia tăng
ứng suât bên ngoài lớp đất
Khi giải phương trình (2.8) ta sẽ giải được giá trị áp lực lỗ rỗng thẳng dư tại thời điểm t
ở độ sâu Z là:
n =
2u M
(
u( z ,t ) =  i sin z .exp − M 2Tv )
n =1 M H

Với: M = ( 2m + 1)
2
Cv t
Và nhân tố thời gian Tv = ; trong đó H – là chiều dài đường thoát nước.
H2
Và độ cố kết ở thời điểm t của cả bề dày lớp cố kết là:
8 − 4 Tv
2
St
U=  1− 2 e
S 
3.2 Tính toán bố trí bấc thấm TCVN 9355:2012
3.2.1 Khoảng cách và độ lún của bất thấm
Nền đất có cắm bấc thấm dưới tác dụng của tải trọng sẽ cố kết theo sơ đồ bài toán đối xứng
trục. Áp lực nước lỗ rỗng và độ cố kết U biến đổi theo thời gian t tùy thuộc khoảng cách bấc
thấm L và các tính chất cơ lí của đất (chiều dày h, hệ số cố kết Cvz, Cvh). Bài toán này có thể giải
quyết bằng máy tính với phần mềm chuyên dụng, hoặc có thể tính bằng tay (xem Phụ lục A, Phụ
lục B).

Nhóm 2_20.67 8
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

3.2.2 Quy định bố trí bất thấm


Phải bố trí bấc thấm phân bố đều trên mặt bằng của công trình có điều kiện địa chất công trình
như nhau.
- Đối với công trình dân dụng và công nghiệp bấc thấm được bố trí ngay dưới móng công
trình và ra ngoài mép công trình một khoảng bằng 0,2 bề rộng đáy móng.
- Đối với công trình đường thì phải bố trí bấc thấm đến chân mái dốc của nền đắp.
- Bố trí mạng lưới bấc thấm có thể theo hình tam giác đều hoặc theo hình ô vuông.

3.2.3 Nguyên tắc tính toán tải đất đắp


a) Phân bố ứng suất trong đất nền khi gia tải đất đắp
Ứng suất tính toán trong đất là ứng suất hữu hiệu, ứng suất hữu hiệu trong đất ở trạng thái ban
đầu như sau:

 ' =  − u = ( Pa +  .h) − ( Pa +  w .h)

Pa: Áp suất khí quyển

h: Chiều dày lớp đất

Trong trường hợp gia tải truyền thống, ứng suất hữu hiệu tăng lên do phần tải trọng thêm vào,
do đó ứng suất hữu hiệu sẽ tăng lên tương ứng, ngược lại áp lực nước lổ rỗng còn lại không thay
đổi. Trong trường hợp gia tải chân không, ứng suất tổng không tăng và ứng suất hữu hiệu tăng là
do áp lực nước lỗ rỗng giãm, do tác dụng của ứng suất âm.

Trong trường hợp đó, trạng thái ứng suất có thể mô tả không gian ba chiều với ứng suất hữu
hiệu p’ và độ lệch ứng suất q được định nghĩa như sau:

 1' +  3'
q =  1' +  3' ; p ' = Độ lún tổng cộng của nền
3

Nhóm 2_20.67 9
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

Độ lún tổng cộng của nền đất đường bao gồm: độ lún tức thời, độ lún cố kết sơ cấp và độ
lún cố kết thứ cấp

b) Lún tức thời:


Độ lún tức thời tính theo kinh nghiệm: St=(m-1).Sc ( với m= 1,1-1,4)
Nếu có các biện pháp hạn chế đất yếu bọ đẩy trồi sang ngang dưới tải trọng đắp (như có đắp
phản áp hoặc rải vải địa kỹ thuật…) thì chọn m= 1,1, ngoài ra chiều cao đắp càng lớn và đất càng
yếu thì chọn trị số m càng lớn.

c) Lún cố kết sơ cấp


Xác định theo phương pháp tổng độ lún của các lớp phân tố. Từ thí nghiệm nền đất không nở
hông trong phòng thí nghiệm, độ lún nền đất được xác định như sau:

- Công thức tính lún:


n =
Hi  ipz  ipz +  vzi
Sc =  [Cr lg( i ) + Cc lg(
i i
)]
n =1 1 + e0
i
 vz  ipz
Đất ở trạng thái cố kết thường
Pc i
OCR = 1 = ( vz   ipz )
h
n =
Hi  pz i

Sc =   Cri lg( i )
n =1 1 + e0
i
 vz
Đất quá cố kết: ( vzi   ipz )

+  zi   ipz −  vzi
n =
Hi  ipz  ipz +  vzi
Sc =  [Cr lg( i ) + Cc lg(
i i
)]
n =1 1 + e0
i
 vz  ipz

+  zi   ipz −  vzi
n =
H  pz i

Sc =  i i .Cri lg( i )
n =1 1 + e0  vz
Trong đó:
Hi: Chiều dày tính lún lớp thứ i
σ i : Chiều dày, độ rỗng ban đầu của phân tố thứ i
0
Ci : Chỉ số nén lún hay độ dốc của đoạn đường cong nén lún
c
Ci : Chỉ số nén lún hồi phục khi dỡ tải, hay độ dốc của đoạn đường cong nén lún trong phạm
c

vi σ < σ
i i
z pz

i
: Áp lực tiền cố kết ở lớp thứ i
σp
z

Nhóm 2_20.67 10
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà
i
: Áp lựcσdo trọng lượng bản thân của các lớp đất tự nhiên nằm bên trên tiền
v
z
lớp đất thứ i
σ i : Ứng suất do tải trọng ngoài gây ra ở trọng tâm lớp thứ i
z

Độ lún tổng cộng theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô được dự đoán: S=mSc Trong đó lấy m =

(1,1- 1,4)

d) Lún cố kết thứ cấp


Độ lún này do hiện tượng từ biến trong đất gây nên. Theo Mesri (1973), độ lún này có thể
được xác định như sau:

Theo Mesri (1973), độ lún này có thể được xác định như sau:
t
Sc = Ca .H a log10 ( 2 )
t1
Trong đó:
Cα : Hằng số vật lý, nó được xác định từ thí nghiệm cố kết 1 chiều tiếp ngay sau khi

kết thúc cố kết ban đầu với số gia tải trọng phù hợp;

Hα : Chiều dày tầng đất bắt đầu cố kết thứ cấp bằng H-Sc;
t1: Thời gian bắt đầu xuất hiện lún thứ cấp (đôi khi dùng thời gian tương ứng với 90%
hay 100% cố kết ban đầu)

t2: Thời gian phát sinh độ lún thứ cấp.


e) Tính toán lún theo thời gian
Độ lún cố kết trên đất yếu sau thời gian t được xác định như sau: St=Sc.U
Độ lún cố kết còn lại nền đắp trên đất yếu sau thời gian t được xác định như sau:
S = Sc .(1 − U )
Trong đó:
Sc- là độ lún của nền đất yếu khi chưa có bấc thấm
U- độ cố kết của đất yếu đạt được sau thời gian t
Thiết lập phương trình cố kết thấm của Terzaghi dựa trên các giả thiết sau:
- Đất bảo hòa nước
- Hạt đất và nước lỏ rỗng không bị nén
- Độ thay đổi thể tích 𝛥 V của phân tố đất là bé so với thể tich ban đầu của đất;
- Sự chảy trong cố kết thấm tuân theo định luật Darcy
- Đất đẳng hướng thấm theo các trục x, y, z
- Gia tải 𝛥 P được đặt tức thời
-

Nhóm 2_20.67 11
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

3.3 Ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn để phân tích bài toán gia tải trước
3.3.1 Lịch sử phát triển phần tử hữu hạn
Phương pháp phần tử hữu hạn được bắt nguồn từ những yêu cầu giải các bài toán phức tạp về

Sự phát triển phương pháp phần tữ hữu hạn trong cơ học kết cấu đặt cơ sở cho nguyên lý năng
lượng ví dụ như: nguyên lý công khả dĩ. Phương pháp phần tử hữu hạn cung cấp một cơ số tổng
quát mang tính trực quan theo quy luật tự nhiên, đó là một yêu cầu lớn đối với những kỹ sư kết
cấu.

3.3.2 Giới thiệu phương pháp phần tử hữu hạn


Mô tả phương pháp phần tử hữu hạn

Trong các phần mềm tính toán sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn được sử dụng hiện nay
đều không có các phần tử thoát nước đặc biệt để mô phỏng bấc thấm một cách chính xác nhất,
nên trong quá trình tính toán nhiều tác giả đã đề nghị các phương pháp mô phỏng khac nhau. Sau
đây là hai phương hướng sử dụng hiện nay:

Phương hướng 1

Do tác dụng của bấc thấm chủ yếu là dùng để thoát nước và bấc thấm có tính chất là một
vật liệu đàn hồi nên khi mô phỏng trong phương pháp phần tử hữu hạn, với bài toán phẳng 2D
người ta có thể mô phỏng bấc thấm bằng các phần tử vật liệu đàn hồi thoát nước và có hệ số
thấm nước theo phương thẳng đứng như tốc độ thấm của bấc thấm

Trên thực tế thì bấc thấm hoạt động theo mô hình đối xứng trục nhưng khi mô phỏng bằng phần
mềm Plaxis 2D là mô hình phẳng cho nên cần phải tính toán lại khp và kwp tương ướng là hệ số
thấm ngang và đứng trong mô phỏng. Công thức quy đổi hệ số thấm từ đối xứng trục qua mô hình
2D như sau:

+ Xác định hệ số thấm ngang trong mô hình phẳng


2B2 kha
khp = 2 x
3R na 3 kha
ln( )− + .ln sa
sa 4 ksa

kha và ksa: tương ứng là hệ số thấm ngang trong vùng không xáo trộn và vùng xáo trộn
mô hình ĐXT, theo [4];

2B = S: Là khoảng cách mô phỏng bấc thấm trong MHP;

Nhóm 2_20.67 12
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

R-0,5de : Bán kính vùng ảnh hưởng thoát nước của bấc thấm trong mô hình

rs= 3rm: bán kính vùng xáo trộn;


rm: bán kính kiếm cắm (mandrel)
+ Xác định hệ số thấm đứng trong mô hình phẳng:
qwp: Khả năng thoát nước bấc thấm trong MHP;
qwa: Khả năng thoát nước của bấc thấm trong mô hình ĐXT;
kwa: hệ số thấm của bấc thấm trong mô hình ĐXT.
bw= rw: bề dày bấc thấm trong MHP;

Hình 3.1: Mô hình chuyển đổi các thông số từ mô hình đối xứng (ĐXT) sang mô hình
phẳng(MHP)
- Phương hướng 2
Các bấc thấm được cắm vào trong đất làm tăng nhanh quá trình cố kết thoát nước bên trong nền
đất nên có thể xem vùng có PVD là vùng tương đương. Có thể coi vùng có PVD như vùng đất
bình thường nhưng có hệ số thấm đứng tương đương là kve rất lớn so với hệ số thấm đứng kv của
đất bình thường. Hệ số thấm đứng kv được tính dựa trên sự cân bằng mức độ cố kết với các giả
thiết sau:

+ Dạng biến dạng của nền đất được xử lý bằng PVD gần như là một phương. Vì vậy lý thuyết
cố kết cố kết theo một phương đang được sử dụng trong tính toán cố kết theo phương đứng và
lý thuyết của Hansbo trong tính toán cố kết theo phương ngang vẫn được sử dụng.

Nhóm 2_20.67 13
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

+ Mức độ cố kết tổng là sự kết hợp của mức độ cố kết theo phương đứng và phương
ngang theo quan hệ đã được đề nghị của Scoott (1963).

Để có được sự diễn tả cho hệ số thấm đứng tương đương kve, phương trình cân bằng mức
độ cố kết theo phương đứng được đề nghị như sau:

Uv = 1– exp(–3, 54).Tv (2.37)


Uv: Mức độ cố kết theo phương đứng

Tv: Hệ số thời gian không thứ nguyên

Hệ số thấm tương đương kve được tính như sau (Theo chai và côṇg sư ̣ ,2001):
2,5.l 2 kh
kve = (1 + . ) kv
F .d e2 kv
kh ,kv: hệ số thấm ngang và đứng

F=Fn+Fs+Fr de: Đường kính vùng ảnh hưởng bấc thấm

3.3.3 Điều kiện biên trong phương pháp phần tử hữu hạn
Điều kiện biên trong phương pháp phần tử hữu hạn trong bài toán xử lý nền đất yếu bằng
phương pháp bấc thấm kết hợp gia tải trước.
Điều kiện biên chuyển vị nút phần tử
- Mực nước ngầm
- Biên áp lực nước lỗ rỗng.

Nhóm 2_20.67 14
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH THI CÔNG CẢI TẠO NỀN DÙNG BẤC THẤM
KẾT HỢP GIA TẢI TRƯỚC
Bước 1: Tạo mặt bằng thi công, thi công tầng đệm cát và lắp đặt thiết bị quan trắc:
Phải thi công tầng đệm cát trước khi thi công cắm bấc thấm. Tầng đệm cát này thường làm
bằng cát thô hoặc cát trung và có chiều dày từ 0,5 m đến 0,6 m.
Việc thi công tầng đệm cát phải tuân theo các quy định và quy trình đắp nền (mỗi lớp từ 25
cm đến 30 cm). Độ chặt đầm nén của đệm cát phải thỏa mãn hai điều kiện:
- Máy thi công di chuyển và làm việc ổn định.
- Phù hợp độ chặt K theo thiết kế.
Phía trên tầng đệm cát phải có lớp cát hạt trung để phủ kín bấc thấm với chiều dày tối thiểu là
25 cm (không đắp trực tiếp đất loại sét trên đầu bấc thấm).
Tầng lọc ngược ở phía thấm ra ngoài mái dốc của tầng đệm cát phải được thi công sau khi thi
công cắm bấc thấm và trước khi đắp gia tải (tức là trước khi cho nước từ bấc thấm qua tầng đệm
cát ra ngoài).
Lớp phủ bảo vệ tầng đệm cát phía mái dốc nền đắp được thi công trước khi bắt đầu dỡ tải.

Hình 4.1: Hình ảnh san lấp mặt bằng thi công
Bước 2: Cắm bấc thấm theo vị trí đã thiết kế
❖ Thiết bị cắm bấc thấm có các đặc trưng kĩ thuật sau:
- Trục tâm để lắp bấc thấm có tiết diện 60 mm x 120 mm, dọc trục có vạch chia đến xentimét
để theo dõi chiều sâu cắm bấc thấm và phải có quả dọi để thường xuyên kiểm tra độ thẳng đứng
khi cắm bấc thấm vào lòng đất
- Máy phải có lực đủ lớn để cắm bấc thấm đến độ sâu thiết kế
- Thiết kế trước sơ đồ di chuyển làm việc của máy cắm bấc thấm trên mặt bằng của đệm cát
theo nguyên tắc:
+ Khi di chuyển, máy không được đè lên những đầu bấc thấm đã thi công.
+ Hành trình di chuyển máy là ít nhất.
- Trước khi thi công chính thức, đơn vị thi công phải tổ chức thi công thí điểm trên một phạm
vi đủ để máy di chuyển hai lần đến ba lần khi thực hiện các thao tác cắm bấc thấm, phải có sự
chứng kiến của tư vấn giám sát trong quá trình thí điểm để kiểm tra độ thẳng đứng đúng vị trí và
đảm bảo độ sâu.
Chú ý: khi thi công thí điểm đạt yêu cầu mới được thi công chính thức
❖ Trình tự thi công cắm bấc thấm như sau:
- Định vị tất cả các điểm sẽ phải cắm bấc thấm bằng máy đo đạc thông thường theo hàng dọc
và ngang đúng với thiết kế, đánh dấu vị trí định vị, công việc này cần làm cho từng ca máy;
- Đưa máy cắm bấc thấm vào vị trí theo đúng hành trình đã vạch trước. Xác định vạch xuất
phát trên trục tâm để tính chiều dài thấm bấc được cắm vào đất, kiểm tra độ thẳng đứng của trục
tâm bằng dây dọi hoặc bằng thiết bị con lắc đặt trên giá máy ép;
- Lắp bấc thấm vào trục tâm và điều khiển máy đưa đầu trục tâm đến vị trí cắm bấc thấm;
- Gắn đầu neo vào đầu bấc thấm với chiều dài bấc thấm được gấp lại tối thiểu là 30 cm và
được ghim bằng ghim thép. Các đầu neo phải có kích thước phù hợp với bấc thấm. Kích thước của
đầu neo thường là 85 mm x 150 mm bằng tôn dày 0,5 mm;

Nhóm 2_20.67 15
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

- Cắm trục tâm đã được lắp bấc thấm đến độ sâu thiết kế với tốc độ đều trong pham vi từ 0,2
m/s đến 0,6 m/s. Sau khi cắm bấc thấm xong, kéo trục tâm lên (lúc này đầu neo sẽ giữ bấc thấm
lại trong lòng đất). Khi trục tâm được kéo lên hết, dùng kéo cắt bấc thấm, còn lại 20 cm đầu bấc
thấm nhô lên trên lớp đệm cát và quá trình bắt đầu lại từ đầu với một vị trí cắm bấc thấm tiếp theo.
Chú ý:
- Khi thi công gặp những điều bất thường thì phải báo cáo xin ý kiến tư vấn giải quyết.
- Phải vẽ sơ đồ và ghi chép chi tiết mỗi lần cắm bấc thấm về vị trí, chiều sâu, thời điểm thi
công và các sự cố xảy ra trong quá trình thi công.
- Sau khi cắm bấc thấm xong phải dọn dẹp sạch các mảnh vụn bấc thấm rơi vãi trên mặt bằng
tiến hành đắp lớp cát phủ kín đầu bấc thấm

Hình 4.2: Hình ảnh thi công bấc thấm theo thiết kế

Bước 3: Gia tải


Tạo áp lực cho nền bằng cách chất lên nền 1 tải trọng. Tải có thể là đát, cát, các khối bê tông...
Đắp gia tải tuân theo các chỉ dẫn trong thiết kế về vật liệu đắp, về thời gian và về tải trọng của
từng giai đoạn.
Thường xuyên quan sát xem có nước thoát ra ngoài không. Cần có biện pháp tạo đường thoát
thuận tiện cho nước lỗ rỗng từ nền đất yếu được ép thoát lên rồi chảy ra ngoài phạm vi nền đắp.
Nếu cần (có ý kiến của giám sát viên tư vấn) có thể tạo hố tập trung nước và dùng bơm hút đi.
Trường hợp thật cần thiết và điều kiện kĩ thuật cho phép, có thể dùng phương pháp hút chân không
để hút thoát nước thật nhanh

Hình 4.3: Hình ảnh ứng lực trước bằng đất


Bước 4: Kiểm tra thu thập số liệu quan trắc, phân tích số liệu quan trắc và đánh giá độ cố kết,
nghiệm thu công trình
❖ Kiểm tra, nghiệm thu chất lượng bậc thấm

Nhóm 2_20.67 16
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

- Bấc thấm phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng;


- Mỗi lô hàng phải có chứng chỉ xuất xưởng và kiểm tra chất lượng kèm theo. Khối
lượng kiểm tra trung bình 10 000 m thí nghiệm một mẫu hoặc khi thay đổi lô hàng
nhập;
- Phải ghi lại chiều dài mỗi cuộn bấc thấm và quan sát bằng mắt thường xem bấc có bị
gãy lõi không.
❖ Kiểm tra nghiệm thu chất lượng đệm cát
- Đệm cát phải bảo đảm chất lượng ghi ở 5.5.
- Đối với vật liệu cát làm đệm cứ 500 m³ phải thí nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu một lần.
- Độ chặt của đệm cát được kiểm tra theo quy định.
- Chiều dày của đệm cát không được nhỏ hơn chiều dày thiết kế.
❖ Kiểm tra nghiệm thu chất lượng thi công bấc thấm
- Vị trí cắm bấc thấm không được sai với thiết kế quá 15 cm;
- Bấc thấm phải cắm thẳng đứng, không được lệch quá 5 cm so với chiều thẳng đứng;
- Chiều dài bấc thấm không được sai với chiều dài thiết kế quá 1 %;
- Đầu bấc thấm nhô lên mặt đệm cát tối thiểu là 20 cm, tối đa là 25 cm;
❖ Kiểm tra nghiệm thu các thiết bị quan trắc
- Các thiết bị quan trắc như mốc chuẩn, mốc dẫn, mốc đo lún, mốc đo chuyển vị ngang,
thiết bị đo áp lực nước lỗ rỗng phải bảo đảm đúng chất lượng quy định;
- Những tài liệu kết quả quan trắc phải thực hiện đúng theo yêu cầu thiết kế.
❖ Đánh giá hiệu quả gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm
- Căn cứ vào độ lún thực tế để đánh giá hiệu quả sử dụng bấc thấm. Nếu độ lún thực tế
gần đúng với độ lún thiết kế tính toán thì việc sử dụng bấc thấm là đúng, có hiệu quả
và ngược lại;
- Căn cứ vào chuyển vị ngang và hiện tượng nén trồi đất ra xung quanh (tức là vấn đề
ổn định của nền) để đánh giá việc đắp gia tải là phù hợp hay không. Nếu đất bị nén
trồi hoặc bị trượt thì phải có giải pháp xử lý kịp thời;
- Căn cứ vào lượng nước được ép thoát ra và áp lực nước lỗ rỗng giảm đi để đánh giá
hiệu quả của việc gia tải. Nếu lượng ép thoát nước lỗ rỗng càng nhiều thì việc sử dụng
bấc thấm càng có hiệu quả.
- Cần thiết phải kiểm tra đánh giá hiệu quả một cách toàn diện việc gia cố nền bằng bấc
thấm thoát nước sau các giai đoạn thi công và cuối cùng là sau khi dỡ tải nén trước để
có số liệu chính thức thiết kế nền móng công trình.
- Tư vấn thiết kế quy định các thí nghiệm kiểm tra đất nền sau khi gia cố (có thể khoan
lấy mẫu để thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm xuyên hoặc cắt cánh tại hiện trường để
kiểm tra).
- Việc nghiệm thu công trình gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước phải được
thực hiện theo quy định trong tiêu chuẩn quản lý chất lượng công trình xây dựng hiện
hành.
Bước 5: Dỡ tải và hoàn thiện công tác xử lý nền
Khi hết thời gian gia tải, độ lún của nền đắp tương ứng với độ lún tính toán thiết kế, tư vấn
giám sát thiết kế cho phép dỡ tải. Công tác dỡ tải phải tiến hành theo từng lớp (tránh dỡ cục bộ
gây mất ổn định nền đắp). Khi dỡ tải đến độ cao thiết kế, phải dọn sạch các vật liệu không phù
hợp.

Hình 4.4: Hình ảnh ứng lực trước bằng đất

Nhóm 2_20.67 17
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

CHƯƠNG 5: CÔNG TRÌNH THỰC TẾ SỬ DỤNG BẤC THẤM


5.1 Đặc điểm công trình
5.1.1 Giới thiệu chung

Hình 5.1: Nhà máy nhiệt điện sông Hậu 1


5.1.2 Quy mô và thông tin công trình
Chủ đầu tư: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam)
Tổng thầu EPC: Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama)
Tổng vốn đầu tư: Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu l khoảng 43.043 tỷ đồng tương đương với
2,046 tỷ USD. Nguồn vốn của dự án với 30% vốn chủ sỡ hữu, 70% vốn vay tín dụng khẩu ECA
và vay thương mại khác
Công suất lắp đặt: Nhà máy có tổng công suất 1.200 MW gồm 2 tổ máy (2x600MW) 45
Diện tích xây dựng: 115ha - Địa điểm: Ấp Phú Xuân, Thị trấn Mái Dầm, Huyện Châu Thành,
Tỉnh Hậu Giang
Diện tích đất nền cần xử lý đất yếu: 37 ha
Phương pháp xử lý nền: Sử dụng bấc thấm kết hợp gia tải trước
Nhà thầu tthi công xử lý nền đất yếu: Công ty Cổ phần Địa kỹ thuật Việt Nam (GeoVietnam)

Nhóm 2_20.67 18
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

Hình 5.2: Mặt bằng tổng thể khu nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1- Hậu Giang.
5.1.3 Điều kiện địa chất công trình
5.1.3.1 Mô tả địa chất công trình
Lớp 1: Đất sét, màu xám xanh, nâu vàng, Trạng thái dẻo mềm
Lớp 2a: Đất sét, màu xám đen, xanh xám, xanh xám, Trạng thái dẻo mềm.
Lớp L1: Đất sét pha cát, màu nâu xám, xám xanh, Trạng thái chảy dẻo
Lớp này phân bố ở tất cả các lỗ khoan trừ BH-26, BH-32, BH-39. bề dầy lớp thay đổi từ
0.20m (BH-07) để 2.60m (BH-13)
Lớp 2b: Sét pha cát, màu xám đen, xám xanh, xám xanh, Trạng thái dẻo mềm
Lớp 3a: Sét, màu xám xanh, nâu vàng, Trạng thái nửa cứng
5.1.3.2 Thông số kỹ thuật của từng lớp đất
Bảng chỉ tiêu cơ lý của đất được thể hiện qua bảng dưới đây

Nhóm 2_20.67 19
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

Trong đó c’ và Φ’ xác định theo phương pháp nén 3 tru ̣c cố kết không thoát nước (CU)
5.1.3.3 Chiều cao gia tải
Nền gia tải cao 3,6m
Lớp đệm cát dày 0,6m
5.1.4 Thông số kỹ thuật của bấc thấm
Thông số kỹ thuật của bấc thấm được thể hiện dưới bảng sau:

Nhóm 2_20.67 20
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

5.2 Các thông số đưa vào bài toán


Khu vực đưa vào tính toán trong phần này là khu vực nhà máy chính tại công trình xây dựng
nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1- Hậu Giang.
➢ Hố khoan khảo sát: BH26
➢ Chiều sâu khảo sát: 40m 47
➢ Chiều sâu cắm bấc thấm: 16m
➢ Hình thức cắm bấc thấm: Theo lưới hình vuông
➢ Khoảng cách cắm bấc thấm: 1,3m
➢ Cát đắp thêm dày: 0,6m
Cần xuyên dùng để đóng bấc thấm là loại cần thép hình thoi có kích thước 150x80 mm. Lớp
thép dày 5mm, Vậy đường kính tương đương của cần xuyên là dm=124mm
Việc thi công san lấp lớp đệm cát có trải lớp vải địa chất loại Terram T1500 với sức kháng
kéo là 12,5 kN/m có tác dụng phân cách với đất nền và dễ dàng thi công đầm lèn phần đất đắp
bên trên.
Tính toán phân tích công trình bằng phần mềm Plaxis 2D
5.2.1 Bài toán mô phỏng
Bài toán được tính toán theo 12 bước dựa trên thực tế thi công của công trình:
➢ Bước 1: Trải vải địa kỹ thuật và thi công tầng đệm cát.( 5 ngày)
➢ Bước 2: Chờ lún cố kết (5 ngày)
➢ Bước 3: Thi công bấc thấm. tiến hành thay đổi vùng địa chất xung quanh bấc thấm
thành vùng địa chất quy đổi. (15 ngày)
➢ Bước 4: Chờ lún cố kết.(5 ngày)
➢ Bước 5: Thi công lớp cát đắp lần 1 (15 ngày)
➢ Bước 6: Chờ lún cố kết (45 ngày) 50
➢ Bước 7: Thi công lắp cát đắp lần 2 (15 ngày)
➢ Bước 8: Chờ lún cố kết. (45 ngày)
➢ Bước 9: Thi công lớp cát đắp lần 3 (15 ngày)
➢ Bước 10: Chờ lún cố kết (45 ngày)
➢ Bước 11: Thi công lắp cát đắp lần 4 (15 ngày)
➢ Bước 12: Chờ lún cố kết. Kết thúc quan trắc vào cuối giai đoạn này (45 ngày)
Tổng thời gian xử lý nền : 270 ngày
Bài toán được mô phỏng thực hiện trong hệ tọa độ phẳng, do tính đối xứng của mô hình nên
ta chỉ tiến hành mô phỏng theo ½ mô hình với chiều sâu là toàn bộ lớp đất yếu

Nhóm 2_20.67 21
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
------o0o------

NỀN MÓNG NÂNG CAO

DÙNG BẤC THẤM KẾT HỢP HÚT CHÂN


KHÔNG TRONG XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU

GVHD : TS. NGUYỄN THU HÀ


SVTH : TĂNG VĂN HẢI
VÕ MẠNH HUẤN
NGUYỄN XUÂN DŨNG
NGÔ TẤN ĐẠI
HUỲNH NHẬT DUY
HỒ NGỌC HUY
NHÓM HP : 20.67
NHÓM : 04
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

• CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ BẤC THẤM, HÚT CHÂN KHÔNG VÀ ỨNG


DỤNG CỦA BẤC THẤM KẾT HỢP HÚT CHÂN KHÔNG TRONG XỬ LÝ
NỀN ĐÁT YẾU
• CHƯƠNG 2: YÊU CẦU KĨ THUẬT CỦA BẤC THẤM, BẤC THÁM KẾT
HỢP HÚT CHÂN KHÔNG
• CHƯƠNG 3: NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CẢI TẠO NỀN ĐẤT
YẾU DÙNG BẤC THẤM KẾT HỢP HÚT CHÂN KHÔNG
• CHƯƠNG 4: CÁC BƯỚC THI CÔNG CẢI TẠO NỀN DÙNG BẤC THẤM
KẾT HỢP HÚT CHÂN KHÔNG

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ BẤC THẤM, HÚT CHÂN KHÔNG VÀ ỨNG DỤNG
CỦA BẤC THẤM KẾT HỢP HÚT CHÂN KHÔNG TRONG XỬ LÝ NỀN ĐÁT YẾU

1.1. Giới thiệu về bấc thấm và hút chân không:


- Theo TCVN 9355:2012 thì Bấc thấm (Prefabricated) là vật thoát nước chế tạo sẵn
gồm lõi bằng polypropylene, có tiết diện dạng băng hoặc tròn, bên ngoài được bọc vỏ lọc
bằng vải địa kĩ thuật không dệt tạo thành từ các sợi gắn kết bằng biện pháp cơ học, hóa
học hoặc gia nhiệt.
+ Bấc thấm dạng băng (Band prefabricated): thường có chiều rộng 100mm, dày từ 2mm
đến 10mm lõi có dạng máng, dạng bản hoặc lưới chéo và cuốn thành cuộn có tổng chiều
dài hàng trăm mét.

Hinh 1: Bấc thấm dạng băng


+ Bấc thấm dạng tròn (Rolled prefabricated): lõi bấc thấm tròn là ống có gờ, thân có lỗ,
đường kính ngoài của lõi 50mm, đường kính trong 45mm, có khả năng chống bẹp, chống
lão hóa, chịu được va đập và lực kéo.
Hình 2: Bấc thấm dạng tròn
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

- Hút chân không trong xử lý nền đất yếu (Vacuum consolidation): là phương pháp cải
tạo nền bằng cách sử dụng áp suất chân không để hút nước ra khỏi đất, từ đó giảm độ lún
cố kết nền đất.
1.2. Ứng dụng của bấc thấm kết hợp với hút chân không trong xủ lý nền đất yếu:
Bấc thấm kết hợp với hút chân không Là phương pháp tạo ra áp lực âm bằng bơm hút
chân không và áp lực âm đó được duy trì bởi hệ thống màng kín khí (Kjellman, 1952).
Biện pháp này sẽ làm tăng áp lực hữu hiệu bằng cách giảm áp lực nước lỗ rỗng dư trong
đất, trong khi áp lực tổng không thay đổi (xem hình dưới). Khi sử dụng bấc thấm để truyền
áp lực chân không vào trong đất, vùng đất xung quanh có xu hướng chuyển dịch vào bên
trong khu vực hút chân không, trong khi với biện pháp gia tải truyền thống sẽ làm cho đất
có xu hướng đẩy trồi ra ngoài. Chính sự hút vào bên trong này sẽ làm giảm độ dịch chuyển
đất ra ngoài khi kết hợp với gia tải thường làm giảm thiểu nguy cơ mất ổn định mái dốc
trong quá trình thi công nền đắp. Bên cạnh đó, thời gian để tạo ra áp lực chân không đạt ổn
định 60kPa-70kPa (tương đương 4m nền đắp) chỉ trong 6-8 ngày, nhanh hơn rất nhiều khi
phải gia tải để tạo ra áp lực tương đương. Một điều quan trọng trong thi công xử lý nền
bằng hút chân không là phải đảm bảo tính kín khí của khu vực được xử lý, để tránh cho áp
lực chân không bị thất thoát ra bên ngoài và đảm bảo đủ áp lực thiết kế.
1.2.1. Ưu nhược điểm của bấc thấm kết hợp hút chân không trong xử lý nền đất yếu:
- Ưu điểm:
+ Giảm đáng kể lượng cát gia tải và bệ phản áp (nếu có);
+ Không chiếm dụng nhiều diện tích thi công;
+ Rút ngắn tiến độ thi công so với phương pháp PVD kết hợp gia tải thường trong
cùng điều kiện tải trọng thiết kế, độ cố kết yêu cầu;
+ Giá thành cạnh tranh so với các phương án xử lý nền khác;
- Nhược điểm:
+ Hiệu quả thấp đối với nền gồm các lớp cát có hệ số thấm cao nằm xen kẹp. Để đảm
bảo chất lượng khi thi công trong điều kiện địa chất như trên, cần phải thi công tường
sét để tăng hiệu quả của quá trình hút chân không.
+ Yêu cầu công nhân có tay nghề để thi công hệ thống chân không.
1.2.2. Phạm vi sử dụng:
Theo TCVN 9842:2013 phương pháp này được sử dụng với các điều kiện sau:
- Sử dụng để thay thế hoặc thay thế một phần tải trọng đắp gia tải trước để cố kết nền
đất sét yếu có sử dụng hệ thống thoát nước thẳng đứng bằng bấc thấm.
- Khi trong lớp đất yếu có xen kẹp lớp đất bụi, đất cát hoặc các lớp thấm nước và khí,
phải dùng các phương pháp bịt kín (tường kín khí) trong khu vực xử lý. Chiều sâu
của tường kín khí phải lớn hơn chiều sâu của lớp xen kẹp dưới cùng
- Chiều sâu xử lý có hiệu quả không quá 35 m và không được sử dụng trong điều kiện
dưới đáy của lớp đất yếu cần xử lý là lớp đất bụi, đất cát hoặc lớp đất có hệ số thấm
lớn hơn 10-5 cm/s.
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

1.2.3. Ứng dụng bấc thấm kết hợp hút chân không trong xử lý nền đất yếu:

Bấc thấm thoát nước được dùng để gia cố nền đất yếu cho các loại công trình sau:
- Xây dựng nền đường trên đất yếu có yêu cầu tăng nhanh tốc độ cố kết và tăng
nhanh cường độ của đất yếu để đảm bảo ổn định nền đắp và hạn chế độ lún trước
khi làm kết cấu áo đường;
- Tôn nền trên đất yếu để làm mặt bằng chứa vật liệu, để xây dựng các kho chứa một
tầng, để xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp loại nhỏ có tải trọng phân
bố trên diện rộng (sau khi nền đã lún đến ổn định).

Một số công trình xử lý nền đất yếu bằng phương pháp bấc thấm kết hợp hút chân không

Hình 4. Công trình “Thi công cắm bấc thấm và xử lý nền đất yếu bằng bơm hút
chân không" thuộc gói thầu số 12 ĐCDA: Thi công xây dựng - Tuyến mới thuộc
Dự án " Đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường xuyên đảo Cát Hải - Cát Bà
(Đoạn Cái Viềng - Mốc Trắng)” là một trong những công trình điển hình cho công
nghệ mới mà chúng tôi đã thực hiện năm 2019. Được Công ty Cổ phần Xây dựng
FS áp dụng.

Hình 5. Công trình ở vùng châu thổ Sông Hồng, BĐSCL, các khu vực ven sông,
ven biển
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

CHƯƠNG 2: YÊU CẦU KĨ THUẬT CỦA BẤC THẤM, BẤC THÁM KẾT
HỢP HÚT CHÂN KHÔNG

2.1. Yêu cầu kĩ thuật của bấc thấm:


- Trong xây dựng nền đất yếu khi xử lý bằng bấc thấm bắt buộc phải bố trí tầng đệm cát
thoát nước hoặc vật liệu thoát nước tương đương , và các hệ thống mốc quan trắc lún ,
máy đo chuyển vị ngang..

1. Đất đắp gia tải 7. Mốc đo chuyển vị ngang trên mặt đất
2. Lớp cát thoát nước 8. Nền đất yếu
3. Lớp vải địa kĩ thuật 9. Đầu đo chuyển vị ngang theo chiều sâu
4. Bấc thấm 10. Mặt đất tự nhiên
5. Thiết bị đo áp lực nước lỗ rỗng
6. Mốc đo lún

2.1.1 Các chỉ tiêu cơ lí


- Bấc thấm phải có hai bộ phận gồm: lõi và vỏ lọc. Vỏ lọc bằng vải địa kỹ thuật không
dệt, vừa có hệ số thấm cao hơn hệ số thấm của đất kề nó từ 3 – 10 lần, nhưng vẫn ngăn
được các hạt nhỏ chui qua. Vỏ và lõi của bấc thấm phải đảm bảo không bị vỡ khi chịu ứng
suất trong quá trình vận chuyển và đặt thiết bị
- Vỏ lọc thấm cần các yêu cầu :
+ Kích thước lỗ vỏ lọc của bấc thấm phù hợp
+ Hệ số thấm của vỏ lọc 10-4 m/s
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

- Bấc thấm phải có các chỉ tiêu cơ lý :

+ Cường độ chịu kéo (cặp hết chiều rộng bấc thấm) không dưới 1,6kN.

+ Độ giãn dài (cặp hết chiều rộng bậc thấm): >20%.

+ Độ giãn dài với lực 0,5 kN < 10%.

+ Khả năng thoát nước với áp lực 10kN/m2 với gradien thủy lực I = 0,5 là: (80-
140).10-6 m3/s.

+ Khả năng thoát nước với áp lực 300kN/m2 với gradien thủy lực I=0,5 là: (60 –
80).10-6 m3/sec.
- Vải địa kĩ thuật có chức năng làm lớp phân cách dưới nền đắp, lớp lọc thoát nước, gia
cường tang ổn định chống trượt . Có các chỉ tiêu cơ lí sau:
+ Cường độ chịu kéo không dưới 1,0 kN;
+ Độ giãn dài < 65 %;
+ Khả năng chống xuyên thủng từ 1500 N đến 5000 N;
+ Kích thước lỗ vải 090 < 0,15 mm;
+ Hệ số thấm của vải: ≤ 1,4 x 10-4 m/s
- Đệm cát có chiều dài tối thiểu là 50 cm và phải có biện pháp đảm bảo thoát nước
ngang trong toàn bộ quá trình xử lý nền, chịu được tải trọng của xe máy thi công cắm bấc
thấm, cắm được bấc thấm qua tầng đệm cát dễ dàng và thoát nước tốt.
Cát để làm tầng đệm cát phải là cát thô hoặc cát trung, đạt các yêu cầu sau:
+ Tỉ lệ cỡ hạt lớn hơn 0,5 mm phải chiếm trên 50 %;
+ Tỉ lệ cỡ hạt nhỏ hơn 0,14 mm không quá 10 %;
+ Hệ số thấm của cát không nhỏ hơn 10-4 m/s;
+ Hàm lượng hữu cơ không quá 5 %
Độ đầm nén của lớp đệm cát phải thỏa mãn hai điều kiện:
+ Máy thi công di chuyển và làm việc ổn định;
+ Phù hợp độ chặt K yêu cầu trong kết cấu nền đắp

2.1.2 Quy trình thi công bấc thấm


- Thiết bị thi công bấc thấm phải có các đặc trưng kỹ thuật sau:

+ Trục tâm để lắp đặt bấc thấm có tiết diện 60mm x 120 mm, dọc trục có vạch chia
đến cm để theo dõi chiều sâu ấn bấc và phải có dây dọi hoặc thiết bị con lắc để thường
xuyên kiểm tra được độ thẳng đứng.
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

+ Máy phải có lực ấn đủ lớn để cắm bấc thấm đến độ sâu thiết kế.

+ Tốc độ ấn lớn nhất 65 m/phút.

+ Tốc độ kéo lên lớn nhất 105m/phút.

+ Chiều sâu lớn nhất: đạt được độ sâu đặt bấc thấm theo yêu cầu thiết kế.

+ Máy phải bảo đảm vững chắc, ổn định khi làm việc trong mọi điều kiện có thể.

+ Máy phải có đủ bộ phận, thiết bị điều chỉnh tốc độ ấn bấc và rút cọc tiêm lên mà
không làm tổn hại tới đất tự nhiên và với bấc thấm.

- Trình tự thi công

+ Khi di chuyển, máy không được đè lên những bấc thấm đã thi công.

+ Hành trình di chuyển của máy là ít nhất

- Trong quá trình thi công

+ Trong quá trình thi công nhà thầu phải có biện pháp kiểm soát chiều dài bấc thấm,
vị trí cắm bấc thấm.

+ Vị trí đặt bấc thấm không được sai với thiết kế quá 15 cm.

+ Phương thẳng đứng của bấc thấm: Kiểm tra phương thẳng đứng của trục tâm so
với dây dọi. Sai số cho phép theo phương thẳng đứng của trục là 5cm/1m

2.1.3 Quy định về bố trí bấc thấm


- Phải bố trí bấc thấm phân bố đều trên mặt bằng của công trình có điều kiện địa chất
công trình như nhau.
- Đối với công trình dân dụng và công nghiệp bấc thấm được bố trí ngay dưới móng
công trình và ra ngoài mép công trình một khoảng bằng 0,2 bề rộng đáy móng.
- Đối với công trình đường thì phải bố trí bấc thấm đến chân mái dốc của nền đắp.
- Bố trí mạng lưới bấc thấm có thể theo hình tam giác đều hoặc theo hình ô vuông
2.2 Yêu cầu kĩ thuật bấc thấm kết hợp hút chân không
2.2.1 Nguyên lý bấc thấm kết hợp hút chân không
- Khi sử dụng bấc thấm để truyền áp lực chân không vào trong đất, người ta thường áp
dụng phương pháp hút chân không để làm khô vùng đất xung quanh mục tiêu cần đóng
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

móng, nhằm giảm thiểu những tác động không mong muốn của nước và các tạp chất trong
đất khi đóng móng
- Trong quá trình thực hiện, áp lực chân không được tạo ra bởi máy bơm hút chân không
và truyền qua bấc thấm đứng (hay còn gọi là ống thấm) được đặt sâu vào đất. Áp suất chân
không tác động lên vùng đất xung quanh, làm cho nước và không khí trong đất bị hút đi và
tạo ra một khu vực không khí và nước trống rỗng.
2.2.2 Các hệ thống cần thiết :
- Máy bơm hút chân không:
+ Công suất: Phù hợp với yêu cầu thiết kế
+ Tạo được áp suất chân không: ≥ 70 kPa
+ Duy trì áp suất ổn định trong thời gian thi công
- Ống dẫn:
+ Chất liệu: Nhựa hoặc kim loại
+ Chịu được áp suất chân không
+ Khả năng chống ăn mòn
- Đầu hút chân không:
+ Chất liệu: Nhựa hoặc kim loại
+ Kết nối với bấc thấmĐảm bảo kín khít
2.2.3 Yêu cầu kĩ thuật
- Bấc thấm được cắm vào đất theo phương thẳng đứng, đảm bảo độ sâu và khoảng cách
theo thiết kế.
- Hệ thống hút chân không được lắp đặt và vận hành theo đúng quy trình.
- Áp suất chân không được duy trì ổn định trong thời gian thi công.
- Quá trình thi công được giám sát và kiểm tra chất lượng theo quy định.
Ưu điểm:
+ Rút ngắn thời gian thi công
+ Tăng cường độ ổn định của nền đất
+ Giảm thiểu lún sau thi công
+ Tăng khả năng chịu tải của nền đất
+Thi công được trong điều kiện địa chất phức tạp
Nhược điểm
+ Chi phí thi công cao
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

+ Yêu cầu kỹ thuật thi công cao


+ Hiệu quả thấp đối với nền đất có lớp cát xen kẹp
2.2.4. Quy tắc bấc thấm kết hợp hút chân không
- Trước hết công tác cắm bấc thấm đứng bằng máy chuyên dụng kết thúc, tiếp đến thi công
trải một lớp màng chống thấm trùm lên toàn bộ nền móng. Lớp này tạo một túi kín khí trên
bề mặt, sau đó dùng máy hút không khí trong nền để thoát nước theo chiều dọc về hai bên
rảnh thoát

- Hình minh họa trong công tác xử lý cải tạo đất mà các bạn đã thấy bên trên.
Phương pháp này tuy tốn kém nhưng rút ngắn thời gian rất nhiều so với phương
pháp gia tải, nếu kết hợp cả hay phương pháp này thì thời gian càng rút ngắn hơn
nữa.

CHƯƠNG 3: NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CẢI TẠO NỀN ĐẤT YẾU
DÙNG BẤC THẤM KẾT HỢP HÚT CHÂN KHÔNG

3.1. Cơ sở nguyên lí cố kết chân không:


- Bản chất của phương pháp hút chân không là tạo ra một áp suất chân không tác dụng
vào khối đất làm giảm áp lực nước lỗ rỗng (hút nước ra), dẫn đến ứng suất hữu hiệu trong
nền đất tăng trong khi ứng suất tổng không thay đổi, từ đó làm tăng quá trình cố kết của
đất nền. Hút chân không làm tăng gradient thủy lực theo phương ngang của dòng thấm, từ
đó thúc đẩy nước thoát ra khỏi đất nền nhanh hơn về phía bấc thấm. Khi hút chân không
tạo ra áp lực nước lỗ rỗng âm dọc theo chiều dài đường thấm và trên mặt đất, làm tăng
gradient thủy lực theo phương ngang (cho nước thoát ra) và tăng ứng suất hiệu quả trong
đất (mặc dù không tăng ứng suất tổng), từ đó điều khiển được tốc độ cố kết của đất mà
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

không làm tăng áp lực nước lỗ rỗng dương (Qian,1992; Leong 2000), kết quả làm giảm
chiều cao đắp của nền đường khi yêu cầu đạt được độ cố kết giống nhau. Khi kết hợp cả
hút chân không và gia tải trước có tác dụng làm giảm chiều cao đắp và thúc đẩy tốc độ cố
kết của đất nền, rút ngắn thời gian thi công.
3.2. Các giả thuyết tính toán cố kết:
• Đất là môi trường liên tục, đồng nhất và đàn hồi.
• Nước trong đất là chất lỏng không nén được.
• Dòng chảy của nước tuân theo định luật Darcy.
• Hệ số nén lún của đất không thay đổi theo thời gian.
• Bấc thấm là vật liệu không thấm nước và có khả năng dẫn nước tốt.
• Bấc thấm được bố trí đều đặn trong nền đất.
• Lưu lượng nước qua bấc thấm được tính theo công thức Darcy.
• Hệ thống hút chân không tạo được áp lực âm đều đặn trong lòng đất.
• Áp lực âm không ảnh hưởng đến cấu trúc của đất.
• Hệ thống hút chân không hoạt động liên tục trong suốt quá trình cố kết.
3.3. Nguyên lý tính toán:
3.3.1. Tính toán bố trí bấc thấm (theo TCVN 9355:2012):
- Nền đất có cắm bấc thấm dưới tác dụng của tải trọng sẽ cố kết theo sơ đồ bài toán
đối xứng trục. Áp lực nước lỗ rỗng và độ cố kết U biến đổi theo thời gian t tùy thuộc
khoảng cách bấc thấm L và các tính chất cơ lí của đất (chiều dày h, hệ số cố kết Cvz,
Cvh)
- Tính toán bố trí bấc thấm phải xuất phát từ yêu cầu đối với mức độ cố kết cần đạt
được hoặc tốc độ lún dự báo còn lại trước khi xây dựng công trình. Trường hợp
chung mức độ cố kết phải đạt được tối thiểu U = 90 %. Đối với đường cấp cao có
thể áp dụng yêu cầu về tốc độ lún dự báo còn lại là dưới 2 cm/năm. Đối với công
trình dân dụng và công nghiệp thì độ cố kết yêu cầu là U > 90 %.
- Tính toán mật độ bấc thấm theo nguyên tắc thử dần với các cự li cắm bấc thấm khác
nhau. Để không làm xáo động đất quá lớn, khoảng cách giữa các bấc thấm quy định
tối thiểu là 1,30 m. Để đảm bảo hiệu quả làm việc của mạng lưới bấc thấm, khoảng
cách giữa các bấc thấm không quá 2,20 m. Khi xác định khoảng cách bấc thấm phải
chú ý đến điều kiện địa chất công trình cụ thể bấc thấm làm việc có hiệu quả tốt
nhất.:
- Tính toán khoảng cách bấc thấm:
Căn cứ vào thời gian cần thiết t (tính bằng phần trăm của năm) để đạt cường độ cố
kết yêu cầu u (%) (thường lấy u = 90 % hay U = 0,9) để xác định đường kính ảnh
hưởng của bấc thấm D (tính bằng mét). Từ đó xác định được khoảng cách giữa các
bấc thấm L (tính bằng mét) theo công thức sau:
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

trong đó:
 = 0,5 ÷ 1,0 Cv là hệ số cố kết thấm, tính bằng mét vuông trên năm (m²/năm);
 là hệ số phụ thuộc n = D/dw xác định theo biểu đồ Hình A.1;
n là trọng lượng của nước tự nhiên lấy bằng 9,81 kN/m³;
P là tải trọng công trình hay tải trọng nén trước, tính bằng kilôpascan (kPa).

Hình A1- Biểu đồ xác định hệ số 

GHI CHÚ: Từ công thức (A1) tính ra D và từ đó tính ra L (khoảng cách các bấc
thấm). Hệ số  do người thiết kế lựa chọn bằng cách thử dần quan hệ n = D/dw sao
cho có độ cố kết U tốt nhất với thời gian cố kết t ngắn nhất.
(dw là đường kính tương đương của bấc thấm dw = 2(a+b)/n; a, b là kích thước bấc
thấm).
A.2 Bố trí bấc thấm theo sơ đồ hình vuông hay hình tam giác
+ Với sơ đồ hình vuông: D = 1,13L (Hình A2)
+ Với sơ đồ hình tam giác: D = 1,05L (Hình A3)
Như vậy khoảng cách giữa các bấc thấm sẽ là:
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

- Quy định về bố trí bấc thấm như sau:


• Phải bố trí bấc thấm phân bố đều trên mặt bằng của công trình có điều kiện địa
chất công trình như nhau.
• Đối với công trình dân dụng và công nghiệp bấc thấm được bố trí ngay dưới
móng công trình và ra ngoài mép công trình một khoảng bằng 0,2 bề rộng đáy
móng.
• Đối với công trình đường thì phải bố trí bấc thấm đến chân mái dốc của nền đắp.
• Bố trí mạng lưới bấc thấm có thể theo hình tam giác đều hoặc theo hình ô vuông.
- Chiều dài của bấc thấm phải bố trí hết chiều sâu tầng chịu nén Ha của nền đất dưới
tác dụng của tải trọng công trình. Chiều sâu tầng chịu nén kết thúc ở điểm có z
trong khoảng 0,1 vz đến 0,2 vz, trong đó z là ứng suất nén do tải trọng công trình
gây ra tại độ sâu z và vz là ứng suất nén do tải trọng các lớp đất bên trên gây nên
ở trạng thái tự nhiên. Giá trị cụ thể của Ha do thiết kế tính toán cụ thể cho từng loại
công trình.
- Khi xác định chiều dài cắm bấc thấm phải đồng thời xét đến các trường hợp sau:
• Nếu chiều sâu tầng chịu nén Ha nhỏ hơn chiều dày tầng đất yếu thì bấc thấm chỉ
cần cắm hết chiều sâu tầng chịu nén
• Chiều dài bấc thấm có thể giới hạn ở độ sâu có ứng suất do tải trọng công trình
gây ra cân bằng với áp lực tiền cố kết của đất z = pz (xác định áp lực tiền cố kết
pz theo TCVN 4200:2012)
• Khi lớp đất yếu quá dày, bề rộng công trình quá lớn cần chú ý chiều sâu thực sự
hiệu quả của bấc thấm
• Trong trường hợp bên dưới Ha có tầng cát chứa nước có áp thì không cắm bấc
thấm vào tầng cát đó.
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

CHƯƠNG 4: CÁC BƯỚC THI CÔNG CẢI TẠO NỀN DÙNG BẤC THẤM KẾT
HỢP HÚT CHÂN KHÔNG
Bước 1 : Đánh giá nền đất. Xác định mức độ yếu và khả năng chịu lực của nền đất
Bước 2 : Tạo mặt bằng và nén chặt nền đất để tạo ra 1 lớp bề mặt ổn định .Sau đó lắp các
thiết bị quan trắc
Hình 6: Tạo mặt bằng thi công
Bước 3 : Thi công lớp đệm cát thoát nước ngang và hệ thống thoát nước mặt
- Phải thi công tầng đệm cát trước khi thi công cắm bấc thấm. Tầng đệm cát này
thường làm bằng cát thô hoặc cát trung và có chiều dày từ 0,5 m đến 0,6 m
- Việc thi công tầng đệm cát phải tuân theo các quy định và quy trình đắp nền (mỗi
lớp từ 25 cm đến 30 cm). Độ chặt đầm nén của đệm cát phải thỏa mãn hai điều
kiện
+ Máy thi công di chuyển và làm việc ổn định;
+ Phù hợp độ chặt K theo thiết kế.
- Phía trên tầng đệm cát phải có lớp cát hạt trung để phủ kín bấc thấm với chiều
dày tối thiểu là 25 cm (không đắp trực tiếp đất loại sét trên đầu bấc thấm).
- Tầng lọc ngược ở phía thấm ra ngoài mái dốc của tầng đệm cát phải được thi
công sau khi thi công cắm bấc thấm và trước khi đắp gia tải (tức là trước khi cho
nước từ bấc thấm qua tầng đệm cát ra ngoài).
- Lớp phủ bảo vệ tầng đệm cát phía mái dốc nền đắp (nếu có) được thi công trước
khi bắt đầu dỡ tải
Hình 7: Thi công lớp đệm cát
Bước 4: Cắm bấc chống thấm
- Định vị tất cả các điểm sẽ phải cắm bấc thấm bằng máy đo đạc thông thường
theo hàng dọc ,ngang đúng vs hồ sơ thiết kế
- Đưa máy cắm bấc vào vị trí theo đúng hành trình đã vạch ra
- Lắp bấc thấm vào trục tâm và điều khiển máy đưa đầu trục tâm đến vị trí đặt bấc.
Gắn đầu neo vào đầu bấc thấm với chiều dài bấc được gập lại không nhỏ hơn 30
cm và được ghim bằng ghim thép. Các đầu neo phải có kích thước phù hợp với
bấc thấm. Kích thước của đầu neo thường là 85 mm x 150 mm bằng tôn dày 0,5
mm
- Cắm trục tâm đã được lắp bấc thấm đến độ sâu thiết kế với tốc độ đều trong
phạm vi từ 0,2 m/s đến 0,6 m/s. Sau khi cắm bấc thấm xong, kéo trục tâm lên
(lúc này đầu neo sẽ giữ bấc thấm lại trong lòng đất). Khi trục tâm đã được kéo
lên hết, dùng kéo cắt đứt bấc thấm, còn lại 20 cm đầu bấc thấm nhô lên trên lớp
đệm cát và quá trình bắt đầu lại từ đầu đối với một vị trí cắm bấc thấm tiếp theo.
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

Hình 8: Thi công cắm bấc thấm


Bước 5 : Lắp đặt hệ thống kín khí
- Định vị vị trí hệ thống hào kín khí theo hồ sơ thiết kế.
- Đào hào kín khí bằng máy thi công đảm bảo kích thước hình học theo hồ sơ thiết
kế.
- Lấp hào kín khí bằng vật liệu được chèn chặt đảm bảo độ kín khí, áp suất chân
không đạt từ 70 đến 80 kPa được kiểm tra bằng quá trình chạy thử hệ thống gia
tải bằng chân không.

Hình 9: Thi công lắp đặt hệ thống kín khí

Bước 6 : Lắp đặt hệ thống hút nước ngang và đồng hồ đo áp suất chân không
- Đào rãnh sâu khoảng 20 cm theo mạng lưới định vị trong lớp đệm cát thoát nước
đảm bảo sao cho hệ thống ống hút nước ngang nằm trong lớp đệm cát.
- Rải và kết nối hệ thống ống hút nước ngang và ống hút chân không nối với máy
bơm chân không.
- Lấp rãnh bằng vật liệu hạt thô thoát nước tốt như: cát thô hoặc sỏi, đá dăm…
- Tại các mối nối giữa ống hút nước ngang và đầu nối ống phải có dây thít bằng
nhựa hoặc bằng thép đảm bảo kín khít và không bị tuột trong suốt quá trình thi
công. Chiều dài mối nối không nhỏ hơn 100 mm
- Lắp đặt hệ thống đồng hồ đo áp suất chân không với hệ thống thoát nước ngang
và ống bơm theo hồ sơ thiết kế. Số lượng đồng hồ đảm bảo có thể theo dõi áp
suất chân không dưới màng kín khí đồng đều tại các vị trí xử lý

Hình 10: Thi công lắp đặt hệ thống hút nước

Bước 7 : Thi công hệ thống quan trắc


- Thi công hệ thống mốc quan trắc lún:
• Kiểm tra kích thước bàn đo lún trước khi thi công
• Định vị vị trí đặt bàn đo lún
• Lắp đặt bàn đo lún, đảm bảo bàn lún được đặt bằng và cố định chắc chắn,
không bị xê dịch khi lấp cát
• Đo xác định các giá trị ban đầu
- Thi công hệ thống quan trắc chuyển vị ngang trên mặt:
• Kiểm tra kích thước cọc mốc trước khi thi công
• Định vị vị trí đặt mốc đo chuyển vị
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

• Cắm mốc đo chuyển vị


• Đo xác định các giá trị ban đầu
- Thi công hệ thống quan trắc chuyển vị ngang theo chiều sâu:
• Kiểm tra thiết bị đo chuyển vị ngang trước khi thi côn
• Định vị vị trí đặt thiết bị
• Khoan tạo lỗ
• Lắp đặt thiết bị
• Đo xác định giá trị ban đầu
- Thi công hệ thống thiết bị đo áp lực nước lỗ rỗng
- Chế độ quan trắc
• Quan trắc lún: chu kỳ quan trắc từ 1 đến 3 ngày/lần trong 1 tháng
• Quan trắc chuyển vị ngang trên bề mặt: Độ chính xác của máy toàn đạc
phải bảo đảm sai số về đo cự ly là ± 5 mm, về đo góc là ± 2,5".
• Quan trắc chuyển vị ngang theo chiều sâu: Độ chính xác của thiết bị đo
không nhỏ hơn 1,0% mm
• Quan trắc áp lực nước lỗ rỗng: Độ chính xác của thiết bị đo phụ thuộc
vào chiều sâu lắp đặt đầu đo nhưng không lớn hơn 0,5 kPa
• Quan trắc áp suất chân không:
+ Chạy thử hệ thống gia tải chân không: 1 lần/ngày
+ Đắp gia tải: 1 lần/ngày
+ Quá trình gia tải: Tuần đầu tiên 1 lần/ngày; tuần thứ hai đến hết giai
đoạn cố kết 2 lần/tuần
+ Trước khi dỡ tải: trong 20 ngày cuối, 1 lần/2 ngày
Bước 8 : Thi công lớp màng kín khí :
- Thi công vải địa kĩ thuật dưới màng kín khí: Trải vải địa kỹ thuật hai mép vải
chồng lên nhau trong khoảng từ 50 mm đến 100 mm. Phải căn cứ vào chiều rộng
vải và kích thước nền đường để trải dọc hoặc ngang vải sao cho đường khâu vải
là ngắn nhất
- Trải màn kín khí
• Các tấm màng kín khí được trải với khoảng chồng mí không nhỏ hơn
100 mm.
• Để tránh màng kín khí bị ảnh hưởng bởi gió, mỗi dãy phải được đè
xuống bằng bao cát trong suốt quá trình trải.

- Hàn màng kín khí:

• Mối hàn đôi sử dụng máy hàn bán tự động. Các mối hàn nối đôi được
sử dụng để nối các cuộn màng kín khí
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

Hình 11: Sơ đồ mối hàn đôi

• Các mối hàn đùn được sử dụng để sửa chữa các vị trí lỗi của màng kín
khí hoặc ở vị trí thiết bị quan trắc xuyên qua hoặc những vị trí mà hàn
đôi không đến được

Hình 12: Sơ đồ mối hàn đùn

• Tại các vị trí ống hút xuyên qua màng kín khí theo phương đứng và
phương ngang các mối hàn được hàn kín khí

Hình 13: Sơ đồ mối hàn tại các mái dốc và ống hút máy bơm
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

Hình 14: Sơ đồ hàn tại các vị trí thiết bị quan trắc

- Sửa chữa các vị trí lỗi trên màng hàn kín khí bằng phương pháp hàn nóng

• Tùy theo kích thước phần bị lỗi cắt miếng vá (màng kín khí) có kích
thước hình chữ nhật hoặc hình vuông phù hợp sao cho phần chồng mí
nằm ngoài phạm vi đánh dấu không nhỏ hơn 100 mm
• Miếng vá và màng kín khí được hàn kín bằng máy hàn đùn, bề rộng của
đường hàn đùn khoảng 30 mm

- Dán màng kín khí:

• Trước khi dán phải kiểm tra phần chồng mí của màng kín khí đảm bảo
không bị cong vênh. Vị trí chồng mí lên nhau phẳng và không nhăn,
sạch và không ẩm ướt
• Bôi keo dính tạo thành dải cách mép liên kết khoảng 300 mm, đặt lớp
màng còn lại lên trên. Bề rộng của dải keo dính không nhỏ hơn 50 mm
• Keo dính sử dụng là loại keo dính màng nhựa polyvinyl chloride thông
thường

- Sửa chữa các vị trí lỗi trên màng kín khí bằng phương pháp dán

• Miếng vá có kích thước tối thiểu (50 x 50) mm (miếng hình vuông) hoặc
đường kính 50 mm (miếng hình tròn)

• Khoảng an toàn từ mép miếng vá đến mép lỗ tối thiểu 50 mm

- Thi công vải địa kỉ thuật trên màng kín khí


Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

Bước 9 : Thi công hệ thống gia tải chân không


- Bố trí bơm chân không
• Máy bơm chân không được nối với ống hút chân không, độ dài liên kết
không nhỏ hơn 100 mm
• Bơm chân không được bố trí ở độ cao phù hợp theo bản vẽ thi công (có
hai loại: loại bơm đặt trên cạn và loại bơm đặt chìm trong nước).

- Hút chân không

• Chạy thử hệ thống bơm chân không


• Trong quá trình tăng áp hút chân không xử lý kín khí, áp lực chân
không dưới màng ở khu vực gia cố tăng lên. Thời gian bắt đầu tính gia
tải chính thức khi áp lực chân không dưới màng kín khí đạt tới và ổn
định ở mức từ 80 kPa trở lên.

Quy trình tăng áp suất chân không:

• Kiểm tra thoát khí và xử lý kín khí


• Gia tải chân không

+ Quá trình gia tải chân không được duy trì liên tục đến khi đạt độ cố
kết theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế.

+ Trong quá trình gia tải phải thường xuyên theo dõi áp lực của máy
bơm để đảm bảo duy trì áp lực hút liên tục

• Trong quá trình hút chân không phải đảm bảo duy trì cung cấp điện, tính
đến tình huống có thể mất điện thường xuyên ở khu vực công trình, trước
khi thi công phải chuẩn bị đủ máy phát điện ở công trường, để đảm bảo
khi mất điện vẫn có thể duy trì điện cho bơm chân không hoạt động liên
tục
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

Hình 17: Sơ đồ quy trình hút chân không

Hình 13: Thi công hút chân không


Bước 10: Thi công lớp bù lún và gia tải thêm:
- Đắp lớp bù lún
• Vật liệu đắp lớp bù lún nằm trên lớp màng kín khí nên sử dụng cát đắp nền.
Yêu cầu về vật liệu, độ chặt và trình tự thi công theo hồ sơ thiết kế
• Số liệu quan trắc lún theo chiều thẳng đứng và quan trắc dịch chuyển ngang
trên mặt của vùng đất yếu hai bên nền đắp trong quá trình đắp nền và đắp
gia tải thêm phải không vượt quá trị số quy định dưới đây
+ Tốc độ lún ở đáy nền đắp tại trục tim của nền đường hoặc trong vùng xử
lý không được vượt quá 10 mm/ngày đêm
+ Tốc độ di chuyển ngang của các cọc đóng các mép nền đắp không được
vượt quá 5 mm/ngày đêm
- Gia tải thêm:
• Đối với đắp gia tải thêm
+ Trước khi đắp gia tải thêm, phải dọn sạch các vật liệu trên bề mặt màng
kín khí có khả năng làm thủng màng.

+ Trải vải địa kỹ thuật bảo vệ lớp màng kín khí

+ Vật liệu đắp gia tải nên sử dụng loại vật liệu phù hợp với các kết cấu theo
hồ sơ thiết kế

• Đối với gia tải thêm bằng cột nước: Tạo các bờ bao theo hồ sơ thiết kế.
Bơm nước gia tải từng cấp theo hồ sơ thiết kế.

Bước 11: Kết thúc hút chân không và dở tải:


Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

Kết thúc hút không khi độ cố kết tính toán từ kết quả quan trắc lún đạt yêu cầu theo hồ
sơ thiết kế. Tháo dỡ hệ thống bơm chân không, dây điện, xử lý kênh mương. Với trường
hợp có chất tải thêm, việc dỡ tải phải tuân thủ theo qui trình để tránh hiện tượng giảm tải
đột ngộ

CHƯƠNG 5: CÔNG TRÌNH THỰC TẾ DÙNG BẤC THẤM KẾT HỢP HÚT
CHÂN KHÔNG ĐỂ CẢI TẠO NỀN ĐẤT YẾU
5.1 Đặc điểm công trình
5.1.1 Giới thiệu chung

Nhà máy xử lí khí Cà Mau


5.1.2 Tổng quan công trình
- Dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy xử lý Khí Cà Mau (GPP CàMau) là một
phần trong kế hoạch thực hiện mục tiêu trong chiến lược phát triển ngành khí Việt Nam
giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025
- Khi Dự án Nhà máy GPP Cà Mau được triển khai và đưa vào vận hành sẽ giúp cân
đối cung cầu về khí tại khu vực Tây Nam Bộ, đa dạng hóa các sản phẩm dầu khí có giá trị
cao, đáp ứng như cầu sản phẩm khí hóa lỏng và hóa dầu tại tỉnh Cà Mau, khu vực Tây
Nam Bộ và trên toàn quốc, góp phần vào việc đảm bảo anninh năng lượng quốc gia, đồng
thời góp phần giải quyết các vấn đề về kinh tế xãhội: tạo việc làm cho lực lượng lao động
địa phương, tăng nguồn thu cho ngân sáchnhà nước cho khu vực miền Tây Nam bộ, đặc
biệt là tỉnh Cà Mau.Dự án Nhà máy GPP Cà Mau dự kiến được thực hiện trong thời gian
23 tháng và hoàn thành vào cuối năm 2016.
- Nhà máy xử lý Khí Cà Mau (GPP Cà Mau) đặt tại Khu Công nghiệp Khánh An, xã
Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau có chiều dài đường ống dẫn khí khoảng 37 km
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

chạy song song với đường ống PM3; công suất 6,2 triệu m3/ngày cùng hệ thống kho chứa
8.000 tấn LPG, 3.000 m3 Condensate gắn liền hành lang an toàn đến cảng phục vụ xuất
sản phẩm. Sau khi đưa vào sử dụng, GPP Cà Mau sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 600
tấn LPG/ngày (tương đương 219.000 tấn LPG/năm) và 35 tấn Condensate/ngày (tương
đương 12.775 tấn Condensate/năm)
- Chủ đầu tư : Tổng công ty khí Việt Nam
- Tổng vốn đầu tư hơn 10.500 tỷ đồng trên diện tích 34,64 ha tại Khu Công nghiệp
Khánh An, ngày 02/5/2018 Nhà máy xử lý Khí Cà Mau được khánh thành đi vào hoạt
động
- Phương pháp xử lý nền : Sử dụng bấc thấm kết hợp hút chân không
- Nhà thầu xử lý nền đất yếu : Công ty Cổ Phần Địa Kỹ Thuật Việt Nam
5.1.3 Điều kiện địa chất công trình
b. Chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất
- Nhìn chung địa chất ở công trình này có lớp đất yếu với chiều dày lớn (khoảng 27m),
cần thiết phải xử lý nền đất yếu.
- Phương pháp gia cố nền được lựa chọn là phương pháp bơm hút chân không kết hợp
bấc thấm. Chiều dài bấc thấm dự định là 28.5m.
Các thông số đất nền sau khi thi công hút chân không phải thỏa mãn các điều kiện sau:

STT Thông số cần đạt được Giá trị

1 Hoạt tải sử dụng 20 kN/m2

2 Mức độ cố kết khi vận hành > 90 %

- Quy trình thi công gia cố nền đất yếu được thực hiện theo các bước sau:
+ Bước 1: Công tác chuẩn bị mặt bằng bao gồm nghiệm thu tọa độ và cao độ các điểm
định vị của khu vực gia cố nền và khảo sát địa chất để xác định các thông số thiết kế.
+ Bước 2: San lấp cát đến cao trình +1.8 m.
+ Bước 3: Cắm bấc thấm và thi công tường sét kín khí.
+ Bước 4: Lắp đặt hệ thống quan trắc.
+ Bước 5: Lắp đặt hệ thống ống thoát nước ngang.
+ Bước 6: Trải lớp vải địa kỹ thuật thứ nhất, 02 lớp màng kín khí và hệ thống bơm hút
chân không.
+ Bước 7: Chạy thử hệ thống hút chân không và kiểm tra tình trạng kín khí.
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

+ Bước 8: Trải lớp vải địa kỹ thuật thứ hai. Vận hành hút chân không.
+ Bước 9: Thi công san lấp cát từ cao trình +1.8m đến cao trình +3.5m.
+ Bước 10: Thi công đắp bù lún giai đoạn 1.
+ Bước 11: Dỡ tải hút chân không, tiến hành khảo sát địa chất sau khi gia cố nền.
+ Bước 12: Đắp bù bổ sung (nếu có) đến cao trình thiết kế.
+ Bước 13: Dọn dẹp vệ sinh và bàn giao mặt bằng
5.2 Tính toán biện pháp gia cố nền bằng phần tử hữu hạn
Ngoài phương pháp giải tích chúng ta còn có thể sử dụng phương pháp phần tử hữu
hạn mà cụ thể ở đây là chương trình Plaxis để tính toán dự báo độ lún cố kết của nền đất
theo từng bước thi công gia cố nền.
- Mô hình tính toán :
- Sử dụng chương trình phần mềm plaxis 2D để mô phỏng tính toán dự báo độ lún của
nền đất theo từng bước thi công gia cố nền. Sử dụng phần tử “drain” để mô phỏng bấc
thấm, sử dụng phần tử “line loading” để mô phỏng tải hút chân không và các tải tăng
thêm trong quá trình thi công. Sử dụng mô hình “soft soil” để mô phỏng các lớp đất yếu,
các thông số của đất lấy theo Bảng 1 ở trên. Mô hình tính toán của nền đất thể hiện như
hình 3.
Bài toán được tính toán theo 7 bước dựa trên thực tế thi công của công trình
• Bước 1: San lấp cát từ cao trình 1.5m đến 1.8m (15 ngày)
• Bước 2: Thi công cắm bấc thấm và tường sét (45 ngày)
• Bước 3: Chạy thử hút chân không (07 ngày).
• Bước 4: Vận hành hút chân không (15 ngày).
• Bước 5: San lấp cát từ cao trình 1.8m đến 3.5m (21 ngày).
• Bước 6: San lấp cát bù lún đợt 1 (30 ngày).
• Bước 7: Giữ tải gia cố nền (52 ngày)
Tổng thời gian xử lý nền: 185 ngày

6. Kết luận
- Phương pháp gia cố nền đất yếu bằng bơm hút chân không kết hợp bấc thấm là một
trong những phương pháp hiệu quả, đẩy nhanh quá trình cố kết của nền đất, tăng sức
chống cắt của đất. Thời gian chờ lún được rút ngắn và nền ổn định hơn so với phương
pháp gia tải trước truyền thống.
- Để tính toán và dự báo tương đối chính xác hiệu quả gia cố nền, độ cố kết sau khi xử
lý thì cần phải có các khảo sát địa kỹ thuật, thí nghiệm trong phòng phù hợp để có các
thông số đất chính xác.
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

- Có thể sử dụng phần tử hữu hạn, cụ thể ở đây là chương trình Plaxis để tính toán dự
báo độ lún cố kết và phân tích ứng xử của đất nền trong suốt quá trình thi công gia cố
nền.
- Cần phải thực hiện công tác quan trắc khi tiến hành gia cố nền đất yếu và sau khi gia
cố thì phải tiến hành khảo sát lại các thông số của đất để đánh giá hiệu quả gia cố của
phương pháp.
- Ngoài ra có thể sử dụng cả 2 phương pháp tính toán kết hợp với số liệu quan trắc
thực tế để phân tích ngược, đánh giá mức độ cố kết của nền đất dưới tải trọng gia cố nền,
tải trọng sử dụng và đồng thời tính toán được độ lún dư còn lại và tốc độ lún của nền
trong giai đoạn vận hành sử dụng.
- Hiện tại công trình đang tiến hành thi công bấc thấm và tường sét. Chưa có kết quả
đo quan trắc của nền đất nên không thể so sánh số liệu thực tế với các số liệu tính toán.
Đây là một hạn chế của bài báo.
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

CỌC ĐẤT XI MĂNG THEO PHƯƠNG PHÁP


JET GROUNGTING

1. GIỚI THIỆU VỀ CỌC XI MĂNG ĐẤT


1.1 Khái niệm cọc xi măng đất
• Giới thiệu
- Cọc xi măng đất (hay còn gọi là cột xi măng đất, trụ xi măng đất).Cọc xi măng đất
là hỗn hợp giữa đất nguyên trạng nơi gia cố và xi măng (có thể kết hợp thêm các
nguyên liệu phụ gia) được phun xuống nền đất bởi thiết bị khoan phun. Mũi khoan
được khoan xuống làm tơi đất cho đến khi đạt độ sâu lớp đất cần gia cố thì quay
ngược lại và dịch chuyển lên. Trong quá trình dịch chuyển lên, xi măng được phun
vào nền đất (bằng áp lực khí nén đối với hỗn hợp khô hoặc bằng bơm vữa đối với
hỗn hợp dạng vữa ướt).
- Công nghệ thi công cọc xi măng – đất với kết quả là tạo ra cột đất gia cố từ vữa xi
măng phụt ra hòa trộn với bản thân đất nền. Nhờ có xi măng bơm phun ra với áp
suất cao, các phần tử đất xung quanh lỗ khoan bị xới tơi ra và hòa trộn với xi măng,
sau khi đông cứng tạo thành một khối đồng nhất gọi là Cọc xi măng đất (soilcrete).
Cọc xi măng – đất hình thành sẽ đóng vai trò ổn định nền và gia cường độ cho nền.
Cường độ chịu nén của xi măng đất từ dao động khoảng 20 ÷ 250 kg/ cm2, tuỳ
thuộc vào loại, hàm lượng xi măng và tỷ lệ đất còn lại trong khối xi măng đất và
loại đất nền.
- Cọc xi măng đất được thi công tạo thành theo phương pháp khoan trộn sâu. Dùng
máy khoan và các thiết bị chuyên dụng khoan vào đất nền với đường kính và chiều
sâu lỗ khoan theo thiết kế. Đất trong quá trình khoan không được lấy lên khỏi lỗ
khoan mà chỉ bị phá vỡ liên kết, kết cấu và được các cánh mũi khoan nghiền tơi,
trộn đều với chất kết dính xi măng (đôi khi có thêm phu gia và cát).
- Nguyên lý của công nghệ này là khi xi măng được trộn với đất, phản ứng với nước
tạo ra Ca(OH)2 từ đó kết hợp với đất nền tạo ra keo ninh kết CSH, đây là quá trình
Hydrat hoá.
1.2 Quy trình thi công cọc xi măng đất
❖ Quy trình thi công cọc xi măng đất bằng công nghệ trộn khô:
Công nghệ trộn khô với phần đất được cắt bởi cần khoan sau đó trộn cùng xi măng khô
bơm dọc theo trục khoan và tạo ra trục xi măng đất. Ngoài phụ gia xi măng khô, còn
có các loại bột khô và hạt kích thước nhỏ được thêm vào. Hàm lượng xi măng sẽ được
điều chỉnh để phù hợp với từng loại đất. Công nghệ trộn khô bao gồm 5 bước chính:
• Bước 1: Xác định máy khoan vào đúng vị trí cọc bằng máy toàn đạc điện tử
• Bước 2: Bắt đầu thực hiện khoan theo độ sâu đã tính toán và xới đều đất
• Bước 3:Bước tiếp theo là phun xi măng và trộn đều vào đất trong khi mũi lên
xuống
• Bước 4: Khoan và trộn xi măng liên tục với lưu lượng chính xác
• Bước 5: Kết thúc và kiểm tra chất lượng cọc.

Nhóm 5_20.67 1
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

❖ Quy trình thi công cọc xi măng đất bằng công nghệ trộn ướt

Công nghệ trộn ướt còn được gọi là công nghệ bê tông hóa đất. Quá trình sử dụng tia
vữa và tia nước phun ra với tốc độ lớn và áp suất cao để xới tơi các phân tử đất nền xung
quanh lỗ khoan sau đó hoà trộn đất cùng vữa tạo ra khối đồng nhất là đất- xi măng. Công
nghệ ướt bao gồm 6 bước chính:

• Bước 1: Xác định máy khoan vào đúng vị trí cọc bằng máy toàn đạc điện tử
• Bước 2: Bắt đầu khoan xuống đất cho tới khi đạt độ sâu theo tính toán ban đầu
• Bước 3: Bơm vữa và trộn theo đúng tốc độ, áp suất quy chuẩn
• Bước 4: Tiếp tục khoan và bơm vữa, đảm bảo lưu lượng vữa theo đúng tính
toán
• Bước 5: Khi độ sâu chạm đến phần mũi cọc, dừng khoan, rút cần khoan lên và
tiến hành nén chặt vữa trong lòng cọc nhờ cấu tạo mũi khoan
• Bước 6: Sau khi mũi khoan đã được rút lên hoàn toàn khỏi miệng hố khoan sẽ
có phần vữa và đất bị trào ngược, cần dọn dẹp
• Bước 7: Kiểm tra chất lượng cọc và chuyển sang mũi khoan tiếp theo

2. Các ứng dụng của cọc xi măng đất trong xây dựng công trình, xử lí nền
đất yếu:
-
- Công trình nhà ở: Trong việc xây dựng các căn nhà trên đất yếu hoặc đất có nguy
cơ sụt lún, cọc xi măng đất có thể được sử dụng để tạo cơ sở ổn định cho căn nhà,
ngăn chặn sự chuyển động của đất.
- Cầu đường và cơ sở giao thông: Cọc xi măng đất có thể được sử dụng để xây dựng
cơ sở cho các cầu đường, đặc biệt là ở các khu vực có đất yếu hoặc đất phần địa
hình khó khăn.
- Nhà máy và công trình công nghiệp: Trong các dự án xây dựng nhà máy hoặc các
công trình công nghiệp, cọc xi măng đất có thể được sử dụng để tạo cơ sở cho các
nhà xưởng, hầm chứa, hoặc các công trình khác.
- Công trình dân dụng và thương mại: Cọc xi măng đất cũng được sử dụng trong
xây dựng các công trình dân dụng và thương mại như tòa nhà cao tầng, trung tâm
thương mại, khách sạn, v.v.
- Công trình biển và ngầm: Trong các công trình xây dựng dưới biển hoặc dưới lòng
đất, cọc xi măng đất có thể được sử dụng để tạo cơ sở cho các cấu trúc như đường
hầm, cảng biển, hệ thống cống ngầm, v.v.

Nhóm 5_20.67 2
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

- Công trình phòng chống thiên tai: Trong các khu vực có nguy cơ thiên tai như lũ
lụt, cọc xi măng đất có thể được sử dụng để xây dựng các công trình phòng chống
lũ, vách chắn, hoặc hệ thống thoát nước.
- * Nêu ra ứng dụng chung cho nghành xây dựng từ đó rút ra ưu nhược điểm
của biện pháp
-
- Ứng dụng chung:
- Cải thiện nền đất yếu: Cọc xi măng đất được sử dụng để cải thiện tính chất của nền
đất yếu, làm tăng độ bền và ổn định cho công trình xây dựng.
- Tạo cơ sở cho công trình: Cọc xi măng đất được đặt để tạo ra cơ sở cứng cáp cho
các công trình xây dựng như nhà ở, cầu đường, nhà máy, và các công trình công
nghiệp khác.
- Chống đổ đất và sụt lún: Cọc xi măng đất được sử dụng để chống đổ đất và sụt
lún, đặc biệt là trong các khu vực có nguy cơ cao về đất đổ.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: So với các phương pháp truyền thống khác như san
lấp, cọc xi măng đất có thể tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình xây dựng.
- Ưu điểm:
- Tăng độ bền và ổn định cho công trình: Cọc xi măng đất cung cấp một nền đất
cứng cáp, giúp tăng độ bền và ổn định cho công trình xây dựng.
- Tiết kiệm chi phí và thời gian: So với các phương pháp truyền thống, cọc xi măng
đất thường tiết kiệm chi phí và thời gian xây dựng.
- Phù hợp với nhiều loại đất yếu: Cọc xi măng đất có thể được sử dụng trên nhiều
loại đất yếu khác nhau, bao gồm đất đầm lầy, đất cát, đất sét, và đất phù sa.
- Nhược điểm:
- Yêu cầu kỹ thuật cao: Việc thi công cọc xi măng đất yêu cầu kỹ thuật cao và chính
xác để đảm bảo hiệu quả của công trình.
- Giới hạn đối với một số địa hình: Cọc xi măng đất có thể không phù hợp hoặc
không hiệu quả trên một số loại địa hình như đá vôi hoặc đất cứng.
- Ảnh hưởng đến môi trường: Quá trình đặt cọc xi măng đất có thể gây ra tiếng ồn
và gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- * Đưa ra các công trình ví dụ:
-

-
- Công trình ứng dụng cọc xi măng đất trong xây dựng công trình

Nhóm 5_20.67 3
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

3. Phương pháp Jet Grouting

3.1. Khái niệm phương pháp Jet Grouting


- Phương pháp Jet grouting: là công nghệ trộn xi măng với đất tại chỗ dưới sâu. Trước
tiên đưa cần khoan đến đáy cọc dự kiến thì dừng lại và bắt đầu bơm vữa xi măng phụt ra
thành tia ở đầu mũi khoan, vừa bơm vữa vừa xoay cần khoan rút lên. Tia nước và vữa phun
ra với áp suất cao (từ 200 atm đến 400 atm), vận tốc lớn (≥100 m/s) làm cho các phần tử
đất xung quanh lỗ khoan bị xói tơi ra, hòa trộn với vữa phụt, sau đó đông cứng tạo thành
một cọc đồng nhất.
- Theo lịch sử phát triển, đã có 3 công nghệ S, D và T ra đời nhằm đạt được mục tiêu
tạo cọc có đường kính lớn hơn và chất lượng trộn đồng đều hơn.
+ Công nghệ đơn pha (Công nghệ S): Sử dụng cần khoan nòng đơn với đầu mũi chỉ
có một lỗ phun (nozzel). Vữa phụt ra với vận tốc 100m/s, vừa cắt đất vừa trộn vữa với đất
một cách đồng thời, tạo ra một cọc đất-xi măng đồng đều. Theo công nghệ này, thông
thường đường kính cọc tạo ra từ 60 cm đến 80 cm tùy vào loại đất. Khả năng tạo chiều dài
cọc đến 25m. Đây là thế hệ thiết bị loại đầu, nay ít dùng.

Nhóm 5_20.67 4
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

+ Công nghệ hai pha (Công nghệ D): Sử dụng cần khoan nòng đôi, lõi trong bơm
vữa, lõi ngoài bơm khí. Lỗ phun kép có 2 vòng, vòng trong phun vữa, vòng ngoài phun
khí. Hỗn hợp vữa được bơm ở áp suất cao [> 20 Mpa (200 atm)] phun ra ở vòng trong,
đồng thời bơm khí nén [> 20 Mpa (200 atm)] phun ra ở vòng ngoài. Tia khí nén sẽ bao bọc
quanh tia vữa làm giảm ma sát, cho phép vữa xâm nhập sâu vào trong đất, do vậy tạo ra
cọc đất-xi măng có đường kính lớn. Theo công nghệ này, thông thường đường kính cọc
tạo ra từ 80 cm đến 150 cm tùy vào loại đất. Khả năng tạo chiều dài cọc đến 45m. Đây là
thiết bị phổ biến hiện nay.

+ Công nghệ ba pha (Công nghệ T): Sử dụng cần khoan nòng 3. Đầu mũi khoan gắn
2 lỗ phun, lỗ phun đơn phía dưới để phun vữa, lỗ phun kép nằm phía trên để phun nước và
khí. Nước được bơm dưới áp suất cao, kết hợp với dòng khí nén xung quanh tia nước có
tác dụng phá vỡ đất sơ bộ. Vữa được bơm qua một vòi riêng biệt nằm dưới lấp đầy vữa vào
các phần tử đất vữa được phá vỡ. Theo công nghệ này, thông thường đường kính cọc tạo
ra từ 100 cm đến 500 cm tùy vào loại đất. Khả năng tạo chiều dài cọc đến 50 m. Loại thiết
bị này ít phổ biến, chỉ sử dụng khi có những yêu cầu phải tạo cọc có đường kính từ 3 m
đến 5 m hoặc những yêu cầu đặc biệt khác.

- Dây chuyền thiết bị của công nghệ Jet-grouting gồm:


+ Thiết bị khoan (kết hợp phun vữa) phải có bộ cài đặt và điều khiển tốc độ rút cần,
tốc độ vòng xoay. Điều chỉnh độ thẳng của cần bằng kích thủy lực kết hợp bọt nước.

Nhóm 5_20.67 5
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

+ Bơm cao áp: Bơm cao áp hoạt động theo nguyên lý pistong, áp lực bơm từ 20 Mpa
đến 40 MPa (từ 200 atm đến 400 atm) điều chỉnh được trong quá trình thi công. Bơm phải
có đồng hồ đo áp lực, lưu lượng, đo tốc độ vòng tua của động cơ, van an toàn. Kèm theo
còn có dây dẫn vữa cao áp đến cần khoan. Trong một số trường hợp đặc biệt (dây dẫn quá
dài), trên đường dẫn còn bố trí đồng hồ đo áp lực để điều chỉnh máy bơm nếu áp lực bị tổn
thất. Nó có thể kết hợp để ghi lại lượng vữa đã đi qua.
+ Máy trộn vữa: Máy trộn vữa xi măng phải có dung tích tối thiểu 200 L, loại thùng
kép nhằm tăng độ khuấy đều. Một thùng trộn sơ cấp có tốc độ quay thấp, thùng thứ cấp tốc
độ quay cao hơn. Xi măng và nước phải đong đếm và ghi lại. Trong trường hợp sử dụng
xilô để cấp xi măng thì có thể gắn thiết bị đo đếm xi măng tại xilô, tuy nhiên phải kiểm
định đồng hồ đo định kỳ để đảm bảo độ chính xác. Trong trường hợp xi măng cấp bằng
bao, nước đong bằng thùng thì phải có quy trình giám sát chặt chẽ.
+ Ngoài các thiết bị chính nêu trên còn có những thiết bị khác như: máy bơm nước,
cẩu, máy nâng chuyển, ôtô vận chuyển, máy toàn đạc điện tử, v.v.

- Ưu điểm của phương pháp Jet-grouting


+ Tối ưu hóa chất lượng thi công. Chất lượng cọc đồng đều
+ Thi công nhanh tiết kiệm thời gian và chi phí so với phương pháp cọc xi măng đất
đường kính nhỏ truyền thống
+ Khả năng xử lý ở những chiều sâu cục bộ và chiều sâu lớn tới hơn 50m
+ Phạm vi áp dụng rộng, thích hợp mọi loại đất, từ bùn sét đến sỏi, cuội.
+ Có thể xử lý các lớp đất yếu một cách cục bộ, không ảnh hưởng đến các lớp đất
tốt.
+ Có thể xử lý dưới móng hoặc kết cấu hiện có mà không cần ảnh hưởng đến công
trình.
+ Đáp ứng được nhiều dạng địa chất khác nhau. Thi công được trong nước
+ Mặt bằng thi công nhỏ, ít chấn động, ít tiếng ồn, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến các
công trình lân cận.
+ Thiết bị nhỏ gọn, có thể thi công trong không gian có chiều cao hạn chế, nhiều
chướng ngại vật.
+ Kỹ thuật thi công không phức tạp, ít có yếu tố rủi ro
+ Hiệu quả cao, ít ảnh hưởng đến môi trường.

Nhóm 5_20.67 6
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

- Ứng dụng của công nghệ:


+ Chống thấm cho đê, đập đất
+ Chống thấm đáy cột
+ Gia cố móng sâu cho công trình xây dựng trên nền đất yếu
+ Giải pháp phụ trợ cho thi công cọc Barret
+ Xử lý nền đất yếu cho công trình Xây dựng, Giao thông, Thủy lợi
+ Xử lý nền cho các công trình ngầm

4.1 Thiết kế cọc xi măng đất theo phương pháp Jet-Grouting:


Cọc đất xi măng được thiết kế theo phương pháp jet grouting có các thông số quan
trọng sau:
1. Đường kính cọc: Đường kính của cọc đất xi măng thường được lựa chọn trong
khoảng từ 0,5m đến 2m, tùy thuộc vào yêu cầu thiết kế và khả năng nâng của công trình.
2. Độ sâu cọc: Độ sâu của cọc đất xi măng cũng phụ thuộc vào yêu cầu thiết kế
và tính chất đất. Thông thường, độ sâu của cọc thường từ vài mét đến vài chục mét.
3. Khoảng cách giữa các cọc: Khoảng cách giữa các cọc đất xi măng thường
được xác định dựa trên yêu cầu cơ địa và tải trọng từ công trình. Khoảng cách này có thể
thay đổi từ vài mét đến vài chục mét.
4. Áp lực phun: Áp lực phun xi măng vào đất để tạo cọc được điều chỉnh để đảm
bảo đủ sức chịu tải của cọc và đạt được mục tiêu thiết kế. Áp lực phun thường dao động
từ 10 đến 25 MPa.
5. Lưu lượng phun: Lưu lượng phun xi măng vào đất cũng quan trọng để đảm
bảo cọc có đủ độ mạnh và chất lượng. Lưu lượng phun thường từ 0,1 đến 1,5 m3/phút.
6. Thời gian phun: Thời gian phun xi măng vào đất cũng ảnh hưởng đến độ chắc
cọc. Thời gian phun thường từ vài giây đến vài chục giây cho mỗi cọc.

Để thiết kế cọc đất xi măng kế theo phương pháp jet grouting, bạn có thể tuân theo các
bước dưới đây:
Bước 1: Xác định yêu cầu thiết kế:
• Xác định tải trọng và yêu cầu cơ học của công trình.

Nhóm 5_20.67 7
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

• Xác định mục tiêu của việc sử dụng cọc đất xi măng kế và vị trí cần triển khai.
Bước 2: Đánh giá đặc điểm địa chất:
• Tiến hành điều tra địa chất để thu thập thông tin về đặc điểm địa chất của khu vực
thi công.
• Xác định đặc tính cơ học và đặc trưng của đất trong khu vực cần xử lý.
Bước 3: Thiết kế cọc đất xi măng kế:
• Xác định đường kính và chiều dài của cọc dựa trên yêu cầu tải trọng và đặc điểm
địa chất.
• Xác định mật độ và khoảng cách giữa các cọc để đảm bảo khả năng chống sụt lún
và tải trọng chịu được.
• Lựa chọn hệ số an toàn cho cọc đất xi măng kế dựa trên tiêu chuẩn thiết kế và yêu
cầu của công trình.
Bước 4: Xác định quy trình thi công:
• Xác định quy trình thi công cụ thể cho phương pháp jet grouting, bao gồm:
• Lựa chọn loại xi măng và tỷ lệ trộn phù hợp.
• Xác định áp suất, lưu lượng và thời gian phun xi măng.
• Xác định vị trí và mật độ các lỗ phun xi măng trên mặt đất và độ sâu.
• Xác định quy trình kiểm soát chất lượng trong quá trình thi công.
Bước 5: Kiểm tra và giám sát thi công:
• Thực hiện kiểm tra và giám sát quá trình thi công để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu
thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật.
• Đánh giá chất lượng cọc đất xi măng kế thông qua các phương pháp thí nghiệm và
kiểm tra cốt liệu.
Bước 6: Đánh giá hiệu quả:
• Đánh giá hiệu quả của cọc đất xi măng kế dựa trên kết quả kiểm tra và giám sát sau
khi hoàn thành thi công.
• Đánh giá khả năng chống sụt lún, khả năng chịu tải và hiệu quả kinh tế của phương
pháp jet grouting.
4.2 Quy trình thi công Jet Grouting:
1. Chuẩn bị công trình: Trước khi bắt đầu thi công, cần tiến hành chuẩn bị công trình
bằng việc xác định vị trí và kích thước của các cọc cần tạo.
2. Khoan đến đáy cọc dự kiến thì dừng lại
3. Bắt đầu rót vữa xi măng phụt ra thành tia ở đầu mũi khoan
4. Thi công cột phun vữa, vừa bơm vữa vừa xoay cần khoan rút lên, tia nước và vữa
phun ra với áp suất cao, vận tốc lớn làm cho các phần từ đất xung quanh lỗ khoan
bị xói tơi ra, hòa trộn với vữa phụt, sau đó đông cứng tạo thành một cọc đồng nhất
5. Lặp lại cho các cột tiếp theo
6. Kiểm tra chất lượng: Quá trình Jet Grouting thường đi kèm với việc kiểm tra chất
lượng để đảm bảo rằng các cọc tạo ra đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật

Nhóm 5_20.67 8
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

7. Hoàn thiện: Khi cọc Jet Grouting đã được tạo thành và kiểm tra chất lượng, công
trình tiến hành các bước hoàn hiện như làm sạch khu vực làm việc và tiến hành
các công việc hoàn thiện khác

5. Bài tập: Ví dụ công trình thực tế sử dụng cọc đất xi măng theo phương pháp Jet
Groungting (các thông số kỹ thuật nền đất yếu, lựa chọn cọc đất xi măng, kích thước cọc,
thông số kỹ thuật của cọc, thi công... các thông số nền sau khi sử lý, kết cấu công trình
sau xử lý... các bản vẽ, hình ảnh cụ thể)
5.1. Giới thiệu công trình:

- Sử dụng công nghệ khoan phụt vữa áp lực cao (jet - grouting) như đã giới thiệu ở
trên, hiện là một trong những công nghệ gia cố nền đất yếu phổ biến được sử dụng
trên thế giới và các dự án xây dựng hạ tầng và các khu công nghiệp ở Việt Nam.

- Cụ thể, tại dự án tuyến Metro số 1 TP. Hồ Chí Minh, công nghệ này được áp dụng tại
vị trí tiếp giáp với giếng khởi tạo và giếng nhận nơi tuyến hầm đi qua và bảo vệ công
trình lân cận tuyến tại vị trí tiếp giáp với nhà hát lớn thành phố. Với mục tiêu giới thiệu
và đánh giá hiệu quả công nghệ, phục vụ cho các dự án xây dựng đường hầm Metro ở
Việt Nam sắp tới.
-Dự án đường sắt đô thị tuyến Metro số 1 TP. Hồ Chí Minh từ ga Bến Thành đi công
viên Suối Tiên có tổng chiều dài là 19,7 km,trong đó có 17,1 km đi trên cao và 2,6 km đi
ngầm qua khu vực trung tâm thành phố.

Nhóm 5_20.67 9
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

5.2. Tính toán thiết kế và triển khai thi công:


Kết luận:
- Công nghệ Jet-Grouting được sử dụng trong dự án Metro 1 TP Hồ Chí Minh cho
thấy hiệu quả trong việc đảm bảo ổn định quá trình thi công và bảo vệ công trình lân cận.
Dựa trên số liệu đo đạc tại dự án cùng với kết quả thí nghiệm, khu vực gia cố đạt cường
độ lớn hơn so với thiết kế và đảm bảo ổn định cho quá trình thi công hầm.

Nhóm 5_20.67 10
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

Nhóm 5_20.67 11
Nền móng nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thu Hà

Nhóm 5_20.67 12
So sánh chi tiết phương pháp xử lý nền đất yếu bằng
bấc thấm kết hợp gia tải trước, bấc thấm hút chân
không, vải địa kỹ thuật và cọc xi măng đất:
1. Cấu tạo:

Bấc thấm kết hợp gia tải trước:

• Bấc thấm: Lõi thoát nước (nhựa PP dạng sóng hoặc ziczac) + Vỏ lọc (vải địa kỹ
thuật không dệt)
• Hệ thống gia tải: Tải trọng (đất, khối bê tông,...) + Hệ thống hỗ trợ (giàn giáo,
neo...)

Bấc thấm hút chân không:

• Bấc thấm: Lõi thoát nước (nhựa PP dạng sóng hoặc ziczac) + Vỏ lọc (vải địa kỹ
thuật không dệt)
• Hệ thống hút chân không: Máy bơm chân không + Hệ thống đường ống

Vải địa kỹ thuật:

• Sợi tổng hợp (PP, PET,...) được đan hoặc dệt thành tấm

Cọc xi măng đất:

• Hỗn hợp xi măng, đất và nước được trộn theo tỷ lệ nhất định
• Đóng sâu vào nền đất bằng máy thi công chuyên dụng

2. Nguyên lý hoạt động:

Bấc thấm kết hợp gia tải trước:

• Thoát nước: Nước di chuyển theo rãnh dọc của lõi thoát nước, thoát ra ngoài.
• Gia cố: Bấc thấm tạo thành hệ thống gia cố, tăng cường sức chịu tải và giảm
nguy cơ sụt lún.
• Gia tải trước: Nén chặt nền đất, tăng cường độ rắn và giảm tính biến dạng.

Bấc thấm hút chân không:

• Hút chân không: Tạo áp lực âm trong bấc thấm, hút nước từ nền đất ra ngoài.
• Thoát nước: Nước thoát ra ngoài qua hệ thống đường ống.

Vải địa kỹ thuật:

• Tăng cường sức chịu tải: Phân bố đều tải trọng trên diện rộng.
• Phân cách: Ngăn chặn sự trộn lẫn và xói mòn của các lớp đất.
• Lọc nước: Thoát nước và thoát nước, giảm áp lực nước trong nền đất.
Cọc xi măng đất:

• Gia cố: Tăng cường sức chịu tải và giảm nguy cơ sụt lún.
• Cải thiện tính ổn định: Tăng cường độ rắn và giảm tính biến dạng.

3. Hiệu quả:

Bấc thấm kết hợp gia tải trước:

• Hiệu quả cao trong việc thoát nước và gia cố nền đất.
• Phù hợp với nhiều loại nền đất yếu khác nhau.
• Hiệu quả cao trong việc cải thiện sức chịu tải và giảm lún.

Bấc thấm hút chân không:

• Hiệu quả cao trong việc thoát nước.


• Phù hợp với nền đất sét mềm và có độ thấm thấp.
• Hiệu quả cao trong việc rút ngắn thời gian thi công.

Vải địa kỹ thuật:

• Hiệu quả trong việc gia cố nền đất, phân cách các lớp đất và lọc nước.
• Phù hợp với nhiều loại nền đất khác nhau.
• Hiệu quả cao trong việc cải thiện khả năng thoát nước.

Cọc xi măng đất:

• Hiệu quả cao trong việc gia cố nền đất yếu và cải thiện tính ổn định.
• Phù hợp với nhiều loại nền đất yếu khác nhau.
• Hiệu quả cao trong việc cải thiện sức chịu tải và giảm lún.

4. Ưu điểm:

Bấc thấm kết hợp gia tải trước:

• Hiệu quả cao, phù hợp nhiều loại nền đất.


• Tăng cường sức chịu tải, giảm nguy cơ sụt lún.
• Rút ngắn thời gian chờ đợi nền đất cố kết.

Bấc thấm hút chân không:

• Thi công nhanh chóng, tiết kiệm chi phí.


• Hiệu quả cao trong việc thoát nước, rút ngắn thời gian thi công.
• Ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Vải địa kỹ thuật:

• Chi phí thấp, thi công dễ dàng.


• Có nhiều ứng dụng đa dạng.
• Ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Cọc xi măng đất:

• Hiệu quả cao, phù hợp nhiều loại nền đất.


• Tăng cường sức chịu tải, giảm nguy cơ sụt lún.
• Tăng cường độ rắn và giảm tính biến dạng.

5. Nhược điểm:

Bấc thấm kết hợp gia tải trước:

• Chi phí thi công cao.


• Thời gian thi công tương đối dài.

• Yêu cầu kỹ thuật thi công cao hơn so với các phương pháp khác.

Bấc thấm hút chân không:

• Hiệu quả phụ thuộc vào độ kín của hệ thống hút chân không.
• Có thể gây ảnh hưởng đến kết cấu xung quanh do áp lực âm trong hệ thống.
• Yêu cầu nguồn điện và máy móc chuyên dụng.

Vải địa kỹ thuật:

• Hiệu quả thấp hơn so với các phương pháp khác trong việc gia cố nền đất yếu.
• Không phù hợp với nền đất quá yếu hoặc có tải trọng cao.
• Khó thi công ở khu vực có nhiều chướng ngại vật.

Cọc xi măng đất:

• Chi phí thi công cao.


• Thi công khó khăn và tốn nhiều thời gian.
• Có thể gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh do sử dụng xi măng.

Bảng so sánh:

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm

Bấc thấm
Hiệu quả cao, phù hợp nhiều Chi phí cao, thời gian thi
kết hợp
loại nền đất, rút ngắn thời gian công dài, yêu cầu kỹ thuật thi
gia tải
chờ đợi nền đất cố kết công cao
trước

Hiệu quả phụ thuộc độ kín hệ


Thi công nhanh chóng, tiết
Bấc thấm thống, có thể gây ảnh hưởng
kiệm chi phí, hiệu quả cao
hút chân đến kết cấu xung quanh, yêu
trong việc thoát nước, rút ngắn
không cầu nguồn điện và máy móc
thời gian thi công, ít ảnh
chuyên dụng
hưởng đến môi trường xung
quanh

Hiệu quả thấp hơn, không


Chi phí thấp, thi công dễ dàng,
phù hợp với nền đất quá yếu
Vải địa kỹ có nhiều ứng dụng đa dạng, ít
hoặc có tải trọng cao, khó thi
thuật ảnh hưởng đến môi trường
công ở khu vực có nhiều
xung quanh
chướng ngại vật

Hiệu quả cao, phù hợp nhiều


Chi phí cao, thi công khó
loại nền đất, tăng cường sức
Cọc xi khăn và tốn nhiều thời gian,
chịu tải, giảm nguy cơ sụt lún,
măng đất có thể gây ảnh hưởng đến
tăng cường độ rắn và giảm
môi trường xung quanh
tính biến dạng

Tiêu chí Bấc thấm gia tải trước Vải địa kỹ thuật

Chức
Gia cường, phân bố tải
năng Thoát nước, thoát áp, gia cường
trọng, chống thấm
chính

Ống vải địa kỹ thuật dệt hoặc


Lớp vải dệt hoặc không
Cấu tạo không dệt, lõi rỗng, được gia tải
dệt từ sợi tổng hợp
trước

Cách
thức thi Cài đặt dọc theo nền đất và gia tải Trải phẳng trên nền đất
công

Ứng Nền đất yếu, cần gia


Nền đất yếu, lún, sụt, úng ngập
dụng cường, chống thấm

- Hiệu quả cao trong việc thoát - Chi phí thấp - Thi công
nước, thoát áp - Tăng cường độ đơn giản - Tăng cường
Ưu điểm
ổn định cho nền đất - Có thể thi sức chịu tải - Bảo vệ môi
công trong nhiều điều kiện trường

- Hiệu quả phụ thuộc vào


- Chi phí cao - Thi công phức tạp -
Nhược loại vải và cách thi công -
Có thể ảnh hưởng đến môi
điểm Không phù hợp với nền
trường xung quanh
đất quá yếu
So sánh ưu nhược điểm, phạm vi sử dụng của 2
phương pháp: Bấc thấm kết hợp gia tải trước và Bấc
thấm kết hợp hút chân không
1. Bấc thấm kết hợp gia tải trước:

1.1 Nguyên lý:

• Bấc thấm được đặt vào nền đất yếu và sau đó được gia tải trước bằng một lực kéo nhất
định.
• Lực kéo này giúp nén chặt đất xung quanh bấc thấm, tạo thành một vùng đất có độ nén
cao.
• Vùng đất này sẽ hoạt động như một "màng chắn" giúp thoát nước và thoát áp từ nền đất
yếu, đồng thời tăng cường độ ổn định cho nền đất.

1.2 Ưu điểm:

• Hiệu quả cao trong việc thoát nước, thoát áp: Bấc thấm gia tải trước có khả năng thoát
nước và thoát áp hiệu quả hơn so với bấc thấm thông thường.
• Tăng cường độ ổn định cho nền đất: Bấc thấm gia tải trước giúp gia cường nền đất
hiệu quả, tăng cường sức chịu tải và giảm thiểu sự biến dạng và lún.
• Có thể thi công trong nhiều điều kiện: Bấc thấm gia tải trước có thể thi công trong
nhiều điều kiện địa chất và môi trường khác nhau.

1.3 Nhược điểm:

• Chi phí cao: Bấc thấm gia tải trước có chi phí cao hơn so với bấc thấm thông thường do
cần sử dụng thêm thiết bị gia tải.
• Thi công phức tạp: Thi công bấc thấm gia tải trước phức tạp hơn so với bấc thấm thông
thường, đòi hỏi kỹ thuật thi công cao hơn.
• Có thể ảnh hưởng đến môi trường xung quanh: Việc thi công bấc thấm gia tải trước có
thể ảnh hưởng đến môi trường xung quanh do sử dụng các thiết bị thi công hạng nặng.

1.4 Phạm vi sử dụng:

• Nền đất yếu, lún, sụt, úng ngập.


• Nền đất cần gia cường trước khi thi công công trình.
• Nền đất có tải trọng cao.

2. Bấc thấm kết hợp hút chân không:

2.1 Nguyên lý:

• Bấc thấm được đặt vào nền đất yếu và sau đó sử dụng máy bơm hút chân không để tạo
áp lực âm trong bấc thấm.
• Áp lực âm này sẽ hút nước từ nền đất xung quanh bấc thấm, làm giảm độ bão hòa và
tăng cường độ ổn định cho nền đất.

2.2 Ưu điểm:

• Chi phí thấp: Bấc thấm kết hợp hút chân không có chi phí thấp hơn so với bấc thấm gia
tải trước.
• Thi công đơn giản: Thi công bấc thấm kết hợp hút chân không đơn giản hơn so với bấc
thấm gia tải trước.
• Ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh: Việc thi công bấc thấm kết hợp hút chân
không ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh hơn so với bấc thấm gia tải trước.

2.3 Nhược điểm:

• Hiệu quả phụ thuộc vào độ sâu của bấc thấm: Hiệu quả thoát nước và thoát áp của
phương pháp này phụ thuộc vào độ sâu của bấc thấm.
• Có thể không phù hợp với nền đất quá yếu: Bấc thấm kết hợp hút chân không có thể
không phù hợp với nền đất quá yếu hoặc có độ bão hòa cao.

2.4 Phạm vi sử dụng:

• Nền đất yếu, lún, sụt, úng ngập.


• Nền đất cần gia cường trước khi thi công công trình.
• Nền đất có tải trọng thấp đến trung bình.

Bảng so sánh:

Bấc thấm kết hợp hút chân


Tiêu chí Bấc thấm kết hợp gia tải trước
không

Nguyên Gia tải trước bấc thấm để nén Hút chân không để thoát
lý chặt đất nước từ nền đất

- Hiệu quả cao trong việc thoát - Chi phí thấp - Thi công
nước, thoát áp - Tăng cường độ đơn giản - Ít ảnh hưởng
Ưu điểm
ổn định cho nền đất - Có thể thi đến môi trường xung
công trong nhiều điều kiện quanh

- Hiệu quả phụ thuộc vào


- Chi phí cao - Thi công phức tạp
Nhược độ sâu của bấc thấm - Có
- Có thể ảnh hưởng đến môi
điểm thể không phù hợp với
trường xung quanh
nền đất quá yếu

- Nền đất yếu, lún, sụt, úng ngập


Phạm vi - Nền đất cần gia cường trước
- Nền đất yếu
sử dụng khi thi công công trình - Nền đất
có tải trọng cao
Phân biệt các công nghệ thi công cọc đất – xi măng:
Có hai công nghệ thi công cọc đất – xi măng phổ biến hiện nay:

1. Công nghệ trộn khô (Dry Jet Mixing):

• Nguyên lý:
o Sử dụng máy trộn cơ học để trộn xi măng khô với đất tại hiện trường.
o Hỗn hợp đất – xi măng được trộn đều và đưa vào lòng đất bằng khí nén.
o Cọc đất – xi măng được hình thành do quá trình rắn chắc của xi măng.
• Ưu điểm:
o Chi phí thấp.
o Thi công đơn giản.
o Có thể thi công trong điều kiện địa chất phức tạp.
• Nhược điểm:
o Chất lượng cọc không đồng đều.
o Khả năng chịu tải thấp hơn so với công nghệ trộn ướt.
o Có thể ảnh hưởng đến môi trường xung quanh do bụi xi măng.

2. Công nghệ trộn ướt (Wet Mixing hay Jet-grouting):

• Nguyên lý:
o Trộn xi măng với nước theo tỷ lệ định trước tạo thành vữa xi măng.
o Vữa xi măng được đưa vào lòng đất bằng máy bơm.
o Cọc đất – xi măng được hình thành do quá trình rắn chắc của vữa xi măng.
• Ưu điểm:
o Chất lượng cọc đồng đều.
o Khả năng chịu tải cao.
o Ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
• Nhược điểm:
o Chi phí cao hơn so với công nghệ trộn khô.
o Thi công phức tạp hơn so với công nghệ trộn khô.

Dưới đây là bảng tóm tắt các đặc điểm và tính chất của các loại vải địa kỹ thuật:

Loại vải Đặc điểm Tính chất Ứng dụng

Chịu tải tốt, khả Gia cố nền đất,


Vải địa kỹ Sợi đan xen, có độ
năng lọc nước đường bộ,
thuật dệt bền cao
trung bình đường sắt

Vải địa kỹ Sợi liên kết ngẫu Chịu tải trung Thoát nước, lọc
thuật không nhiên, có khả năng bình, khả năng nước, phân
dệt lọc nước tốt lọc nước tốt cách

Vải địa kỹ Chịu tải cao, khả Gia cố nền đất


Kết hợp dệt và
thuật phức năng lọc nước yếu, bờ kè, sạt
không dệt
hợp tốt lở đất
các loại nền đất yếu thường gặp:
1. Đất sét mềm: Loại đất này có độ dẻo cao, hàm lượng nước cao, khả năng chịu tải thấp
và dễ bị lún, sụt lún.
2. Đất bùn: Loại đất này có thành phần chủ yếu là chất hữu cơ, độ rỗng cao, khả năng chịu
tải thấp và dễ bị lún, sụt lún.
3. Đất than bùn: Loại đất này có thành phần chủ yếu là than bùn, độ rỗng cao, khả năng
chịu tải thấp và dễ bị lún, sụt lún.
4. Cát chảy: Loại đất này có thành phần chủ yếu là hạt cát mịn, độ rỗng cao, khả năng chịu
tải thấp và dễ bị lún, sụt lún khi chịu tải trọng động.
5. Đất bazan: Loại đất này có độ rỗng cao, dung trọng khô bé, khả năng thấm nước cao, dễ
bị lún sập.
6. Nền đấtถม: Loại nền đất này được tạo thành từ việc san lấp, đắp đất. Nền đất đắp có thể
bị lún, sụt lún do quá trình nén lún chưa hoàn toàn hoặc do chất lượng vật liệu san lấp
không tốt.
7. Nền đất yếu do mực nước ngầm cao: Nền đất có mực nước ngầm cao làm giảm độ
rỗng, tăng độ bão hòa, giảm khả năng chịu tải và dễ bị lún, sụt lún.

Ngoài ra, còn có một số loại nền đất yếu khác như:

• Đất đá phong hóa


• Đất F1, F2
• Đất mùn
• Nền đất yếu do thi công sai kỹ thuật

Dấu hiệu nhận biết nền đất yếu:

• Mặt đất lún: Mặt đất xung quanh công trình bị lún xuống, tạo thành các hố, rãnh hoặc lún
không đều.
• Nứt nẻ công trình: Tường, móng, sàn nhà xuất hiện các vết nứt, khe hở.
• Cửa sổ, cửa ra vào bị kẹt: Do sự lún, sụt lún của nền đất, cửa sổ, cửa ra vào bị kẹt, khó
mở hoặc đóng.
• Nghiêng công trình: Công trình bị nghiêng về một phía hoặc nhiều phía.

Biện pháp xử lý nền đất yếu:

• Gia cố nền đất: Sử dụng các biện pháp như bấc thấm, cọc xi măng đất, vải địa kỹ thuật
để gia cố nền đất, tăng cường khả năng chịu tải.
• Thoát nước: Tạo hệ thống thoát nước hiệu quả để giảm hàm lượng nước trong nền đất,
tăng cường độ ổn định.
• Giảm tải trọng công trình: Giảm tải trọng công trình bằng cách thay đổi thiết kế, sử dụng
vật liệu nhẹ.
• Thi công đúng kỹ thuật: Thi công nền móng đúng kỹ thuật, xử lý nền đất yếu trước khi
thi công.

Lựa chọn biện pháp xử lý nền đất yếu:

Việc lựa chọn biện pháp xử lý nền đất yếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

• Loại nền đất


• Mức độ yếu của nền đất
• Tải trọng công trình
• Kinh phí
• Yêu cầu về thời gian thi công
• Điều kiện thi công

Nhóm 1: Gia cố nền đất yếu


Câu 1: Các nguyên nhân dẫn đến gia cố nền đất yếu:
- Nền móng không đảm bảo:
o Nền móng không phù hợp với địa chất khu vực
o Thi công không đảm bảo kỹ thuật
- Lún móng không đều
o Nền đất không đồng nhất
o Tải trọng không đều
- Ảnh hưởng của môi trường
o Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu làm cho mực nước ngầm thay đổi
o Nước ngầm: Mực nước ngầm cao làm giảm độ bền của nền đất
- Do tác động của môi atrường
o Khai thác nước ngầm quá mức: Khai thác nước ngầm quá mức làm giảm mực nước ngầm
o Xây dựng công trình cao tầng: Xây dựng công trình cao tầng làm tăng tải trọng lên nền đất

Câu 2: Tìm hiểu các loại vật liệu mới dùng cho kết cấu nhằm giảm độ lún của công trình xây dựng?
a. Bê tông tự san phẳng:
Bê tông này có khả năng tự điều chỉnh để đạt được sự lan tỏa tự nhiên và đồng đều trong quá trình
đổ mà không cần sự xáo trộn cơ học. SCCV giảm được các vết nứt do quá trình đổ bê tông không
đồng đều, từ đó giảm độ lún và cải thiện tính thẩm mỹ của bề mặt bê tông.
b. Vật liệu composite gia cường:
Lưới địa: là một mạng lưới hoặc mảng vật liệu có cấu trúc đặc biệt, thường được làm từ các vật
liệu như nhựa. Các vật liệu này được chọn vì khả năng chịu lực kéo và tính đàn hồi của chúng, giúp
cải thiện tính chất cơ học của nền đất, được sử dụng để gia cố đất đai và cải thiện tính năng cơ học
của nền đất. Chúng thường được sử dụng trong các ứng dụng như cải tạo đường, mương, và công
trình xây dựng khác nhằm tăng cường độ cứng và chịu tải của nền đất. Geogrid cũng có thể được sử
dụng trong việc kiểm soát sự sụt lún đất đai và làm giảm sự chuyển động của nền đất trong một số
trường hợp.
Vải địa: Nguyên lý truyền tải của lưới địa và vải địa dựa vào hai khái niệm chính là phân tán lực và
cản trở đứng. Dưới đây là cách chúng hoạt động:
Phân tán lực: Lực ngang được tạo ra từ việc biến đổi lực dọc giúp phân tán áp lực đối với đất xung
quanh một cách hiệu quả hơn. Thay vì tập trung lực tác động một cách chủ yếu vào một điểm, lực
ngang lan rộng trên một diện tích lớn hơn, giảm nguy cơ gây ra sự cô đặc không mong muốn trong
đất và ổn định cấu trúc.
Giảm sự lún sụt: Lực ngang cũng giúp ngăn chặn sự di chuyển dọc theo hướng lực tác động. Khi
lực tác động xuống bề mặt đất được chuyển đổi thành lực ngang, nó tạo ra một sức cản trở đứng,
ngăn chặn sự lún sụt của đất và giữ cho cấu trúc được ổn định hơn.
Tăng cường độ bền của đất: Lực ngang tạo ra một áp lực dọc đối với đất, làm tăng cường sức bền
của đất và ngăn chặn sự đổ vỡ hoặc sụt lún. Điều này làm cho đất trở nên ổn định hơn và giảm thiểu
rủi ro gây hại cho cấu trúc.
Tăng khả năng chống đẩy của cấu trúc: Lực ngang cũng có thể cung cấp sự hỗ trợ cho các cấu trúc
trong việc chống lại các lực đẩy ngang từ đất hoặc nước. Điều này đặc biệt quan trọng trong các
ứng dụng như xây dựng tường chống lở đất hoặc tường chống đập sóng.
Các loại cốt sợi: Có khả năng chịu lực tốt, được sử dụng để gia cố nền đất. Cốt sợi thường được
trộn vào bê tông để cải thiện tính chất cơ học của bê tông. Việc này có thể giúp tăng cường độ cứng,
khả năng chịu lực kéo và chống nứt của bề mặt bê tông.
Vật liệu siêu nhẹ: Sử dụng vật liệu nhẹ để giảm tải trọng công trình tác dụng lên nền đất
Câu 3: Khe lún và vai trò khe lún trong hạn chế lún lệch? Ảnh hưởng của lún lệch lên các công
trình có độ cứng khác nhau?
Vai trò: Nhằm giảm tải trọng chênh lệch giữa 2 khối kết cấu, giúp công trình ổn định và tránh hiện
tượng bị hư hại bê tông do bị lún lệch.
Ảnh hưởng: Lún móng nhà có thể gây ra ảnh hưởng đến các hạng mục kết cấu khác trong công
trình xây dựng. Nếu móng nhà bị lún, tầng trệt của công trình sẽ bị chuyển vị và dẫn đến các tầng
trên cũng bị chuyển vị theo. Điều này có thể gây ra áp lực không đều lên các trụ, dầm và cột, ảnh
hưởng đến độ cứng và độ bền của chúng.
Nguyên nhân:
- Nền đất yếu: Nền đất khu vực Bitexco chủ yếu là đất sét pha cát, có sức chịu tải thấp dễ gây
lún, nghiêng, sập công trình, gây hư hại đường ống, cống ngầm, ảnh hưởng đến môi trường xung
quanh
- Tải trọng công trình lớn: Tòa nhà Bitexco cao 68 tầng, với tổng trọng lượng khoảng 220.000
tấn.
- Thi công: Quá trình thi công gặp nhiều khó khăn do địa chất phức tạp.
- Yếu tố môi trường: Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao có thể ảnh hưởng đến mực nước
ngầm và sức chịu tải của nền đất.
- Ảnh hưởng của các công trình xung quanh: Việc thi công các công trình xung quanh có
thể ảnh hưởng đến nền đất.
Nhóm 2: Sử dụng vải địa kỹ thuật trong xử lý nền đất yếu:
1. Nêu vai trò của vải địa kỹ thuật trong xử lý nền đất yếu?
Vải địa kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong xử lý nền đất yếu, bao gồm:
• Tăng cường độ chịu tải: Vải địa kỹ thuật giúp phân bố tải trọng đều trên nền đất, giảm nguy cơ
lún, nghiêng. Lực kéo của vải giúp phân tán tải trọng, giảm áp lực lên nền đất yếu.
• Tăng cường độ ổn định: Vải địa kỹ thuật giúp ngăn chặn sự xói mòn, sụt trượt của nền đất. Tính
liên kết của vải giúp giữ cố kết các hạt đất, tăng cường độ ổn định cho nền đất.
• Thoát nước: Vải địa kỹ thuật giúp thoát nước tốt, giảm độ ẩm trong nền đất, tăng cường độ ổn
định. Lớp vải này tạo thành một đường dẫn nước, giúp thoát nước nhanh chóng khỏi nền đất, giảm
nguy cơ lún do nước.
• Cách ly: Vải địa kỹ thuật giúp ngăn cách các lớp vật liệu khác nhau, giảm nguy cơ trộn lẫn, tạo sự
ổn định cho kết cấu.
• Bảo vệ môi trường: Vải địa kỹ thuật giúp hạn chế xói mòn, bảo vệ môi trường xung quanh.
2. Vải địa kỹ thuật có những ưu điểm gì so với các phương pháp xử lý nền đất yếu truyền
thống?
• Hiệu quả cao: Vải địa kỹ thuật giúp tăng cường độ chịu tải, ổn định và thoát nước cho nền đất hiệu
quả.
• Thi công dễ dàng: Vải địa kỹ thuật dễ thi công, tiết kiệm thời gian và chi phí so với các phương
pháp truyền thống.
• Tính linh hoạt: Vải địa kỹ thuật có thể sử dụng cho nhiều loại công trình khác nhau với các điều
kiện nền đất khác nhau.
• Độ bền cao: Vải địa kỹ thuật có độ bền cao, tuổi thọ sử dụng lâu dài.
• Thân thiện với môi trường: Vải địa kỹ thuật không gây ô nhiễm môi trường.
3. Nêu các loại vải địa kỹ thuật thường dùng trong xử lý nền đất yếu?
• Vải địa kỹ thuật dệt: Loại vải này có độ bền cao, chịu tải tốt, thường được sử dụng để gia cố nền
đường, kè bờ sông, hồ.
• Vải địa kỹ thuật nỉ: Loại vải này có khả năng lọc nước tốt, thường được sử dụng để thoát nước,
chống xói mòn.
• Vải địa kỹ thuật đan: Loại vải này có độ dẻo dai cao, thường được sử dụng để gia cố mái dốc,
chống sạt lở.
4. Lựa chọn loại vải địa kỹ thuật nào phù hợp với từng ứng dụng cụ thể?
Việc lựa chọn loại vải địa kỹ thuật phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
• Loại công trình: Mỗi loại công trình sẽ có yêu cầu khác nhau về độ chịu tải, khả năng thoát nước,
độ bền, v.v.
• Điều kiện nền đất: Cần lựa chọn loại vải phù hợp với đặc điểm của nền đất như độ dẻo dai, khả
năng thấm nước, v.v.
• Tải trọng: Cần lựa chọn loại vải có khả năng chịu tải phù hợp với tải trọng công trình.
• Kinh phí: Cần cân nhắc kinh phí đầu tư cho việc sử dụng vải địa kỹ thuật.
5. Trình bày quy trình thi công xử lý nền đất yếu bằng vải địa kỹ thuật?
Quy trình thi công cơ bản bao gồm các bước sau:
• Chuẩn bị mặt bằng: Mặt bằng cần được san phẳng, loại bỏ các vật liệu cản trở như cây cỏ, đá, v.v.
• Trải vải địa kỹ thuật: Vải được trải phẳng trên mặt bằng, đảm bảo không bị rách, thủng.
• Lấp đất: Lấp đất lên trên theo thiết kế.
• Cán lèn: Cán lèn để đảm bảo độ chặt của nền đất.
6. Nêu các lưu ý khi thi công xử lý nền đất yếu bằng vải địa kỹ thuật?
• Cần lựa chọn loại vải địa kỹ thuật phù hợp với từng ứng dụng cụ thể.
• Thi công đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả.
• Giám sát chặt chẽ quá trình thi công để đảm bảo chất lượng.
7. Một số ví dụ ứng dụng của vải địa kỹ thuật trong xử lý nền đất yếu?
• Gia cố nền đường: Vải địa kỹ thuật được sử
share
more_vert
• Kè bờ sông, hồ: Vải địa kỹ thuật được sử dụng để kè bờ sông, hồ, ngăn chặn sự xói mòn, sụt trượt.
• Xây dựng đập: Vải địa kỹ thuật được sử dụng để xây dựng đập, tăng cường độ ổn định, chống
thấm.
• Móng công trình: Vải địa kỹ thuật được sử dụng để gia cố móng công trình, tăng cường độ chịu
tải, giảm nguy cơ lún, nghiêng.
• Thoát nước: Vải địa kỹ thuật được sử dụng để thoát nước cho các công trình như sân golf, sân vận
động, đường hầm, v.v.
• Chống xói mòn: Vải địa kỹ thuật được sử dụng để chống xói mòn cho các dốc taluy, bờ kè, v.v.
• Phân cách lớp vật liệu: Vải địa kỹ thuật được sử dụng để phân cách các lớp vật liệu khác nhau
trong thi công, tránh trộn lẫn, đảm bảo độ ổn định cho kết cấu.
8. Nêu một số hạn chế của việc sử dụng vải địa kỹ thuật trong xử lý nền đất yếu?
• Khả năng chịu tải giới hạn: Vải địa kỹ thuật có khả năng chịu tải nhất định, cần lựa chọn loại vải
phù hợp với tải trọng công trình.
• Độ bền hóa học: Một số loại vải địa kỹ thuật có thể bị ảnh hưởng bởi các tác nhân hóa học trong
môi trường.
• Khả năng thi công: Việc thi công vải địa kỹ thuật cần được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật có
chuyên môn.
• Chi phí: Chi phí đầu tư cho việc sử dụng vải địa kỹ thuật có thể cao hơn so với các phương pháp
truyền thống.
9. So sánh ưu và nhược điểm của việc sử dụng vải địa kỹ thuật với các phương pháp xử lý nền
đất yếu khác?
Ưu điểm:
• Hiệu quả cao: Tăng cường độ chịu tải, ổn định và thoát nước cho nền đất hiệu quả.
• Thi công dễ dàng: Tiết kiệm thời gian và chi phí so với các phương pháp truyền thống.
• Tính linh hoạt: Sử dụng cho nhiều loại công trình khác nhau với các điều kiện nền đất khác nhau.
• Độ bền cao: Tuổi thọ sử dụng lâu dài.
• Thân thiện với môi trường: Không gây ô nhiễm môi trường.
Nhược điểm:
• Khả năng chịu tải giới hạn: Cần lựa chọn loại vải phù hợp với tải trọng công trình.
• Độ bền hóa học: Một số loại vải địa kỹ thuật có thể bị ảnh hưởng bởi các tác nhân hóa học trong
môi trường.
• Khả năng thi công: Cần được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn.
• Chi phí: Chi phí đầu tư ban đầu có thể cao hơn so với các phương pháp truyền thống.
10. Tìm hiểu về một số dự án sử dụng vải địa kỹ thuật trong xử lý nền đất yếu tại Việt Nam?
• Dự án cải tạo đường Hồ Chí Minh: Sử dụng vải địa kỹ thuật để gia cố nền đường, tăng
cường độ chịu tải, giảm nguy cơ lún, nghiêng.
• Dự án xây dựng đập thủy điện Lai Châu: Sử dụng vải địa kỹ thuật để tăng cường độ ổn
định, chống thấm cho đập.
• Dự án kè bờ sông Sài Gòn: Sử dụng vải địa kỹ thuật để kè bờ sông, ngăn chặn sự xói mòn,
sụt trượt.

Dự án Khu Công nghiệp Samsung Thai Nguyen cũng có thể sử dụng vải địa kỹ thuật
(geotextile) trong quá trình xử lý nền đất yếu để:
1. Ngăn chặn sự xuyên thấm của nước: Vải địa kỹ thuật được đặt ở giữa các lớp đất để tạo
ra một lớp chắn ngăn chặn sự xuyên thấm của nước từ các lớp đất trên xuống nền đất
dưới. Điều này giúp cải thiện tính chất dẫn nước và thoát nước của đất, ngăn chặn sự lưu
thông của nước trong đất và giảm nguy cơ sụt lún.
2. Tăng cường tính ổn định của nền móng: Bằng cách tạo ra một lớp đệm chắc chắn dưới
nền móng, vải địa kỹ thuật giúp tăng cường tính ổn định của nền móng, ngăn chặn sự
biến dạng không mong muốn và đảm bảo tính bền vững của công trình.
Nhóm 3: DÙNG BẤC THẤM KẾT HỢP GIA TẢI TRƯỚC TRONG XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU
1. Nguyên lý hoạt động của bấc thấm:
Bấc thấm là một ống dẹp dẫn nước từ dưới lòng đất lên trên mặt đất, hoặc một cái ống dẹp dẫn
nước từ phương ngang trên mặt đất với mục đích đẩy nhanh quá trình cố kết nền đất.

Gồm 2 loại:
Bấc thấm đứng: là một ống dẫn nước ngầm từ lòng đất lên bề mặt theo chiều đứng.
Bấc thấm ngang: là một ống dẫn dẹp có bản rộng từ 15cm trở lên và có độ dày từ 0,5cm đến 0,8cm,
dùng đề thoát nước theo phương ngang trên mặt đất.

Gia tải trước:


Gia tải trước là phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cách đắp tải trọng lên nền đất trong một thời
gian nhất định để đẩy nhanh quá trình cố kết, làm tăng cường độ và giảm độ lún của nền đất.
Ưu Điểm
+Hiệu quả trong công việc cải thiện sức chịu tải của nền đất
+ Thi công tương đối đơn giản
+Chi phí hợp lý
Nhược Điểm
+Thời gian thi công tương đối lâu
+Gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh
2. Ứng dụng của bấc thấm kết hợp với gia tải trước trong việc xử lý nền đất yếu
Bấc thấm và gia tải trước có thể được kết hợp với nhau để xử lý nền đất yếu một cách hiệu quả. Bấc
thấm sẽ giúp rút ngắn thời gian thoát nước, do đó thời gian gia tải trước cũng được rút ngắn. Việc
kết hợp hai phương pháp này sẽ giúp tăng cường độ và giảm độ lún của nền đất một cách nhanh
chóng và hiệu quả.

Bấc thấm thoát nước được dùng để gia cố nền đất yếu cho các loại công trình sau:
- Xây dựng nền đường trên đất yếu có yêu cầu tăng nhanh tốc độ cố kết và tăng nhanh cường độ của
đất yếu để đảm bảo ổn định nền đắp và hạn chế độ lún trước khi làm kết cấu áo đường;
- Tôn nền trên đất yếu để làm mặt bằng chứa vật liệu, để xây dựng các kho chứa một tầng, để xây
dựng các công trình dân dụng và công nghiệp loại nhỏ có tải trọng phân bố trên diện rộng (sau khi
nền đã lún đến ổn định).
4. Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của phương pháp bấc thấm kết hợp gia tải
trước?
• Loại đất: Hiệu quả nhất với đất sét mềm.
• Độ dày lớp đất yếu: Hiệu quả giảm dần khi độ dày lớp đất yếu tăng.
• Đặc tính bấc thấm: Loại vật liệu, độ dài, và khoảng cách giữa các bấc thấm.
• Lượng tải trọng: Cần áp dụng tải trọng phù hợp để đạt hiệu quả tối ưu.
• Thời gian gia tải: Thời gian gia tải cần đủ để đạt được độ cố kết mong muốn.
• Chất lượng thi công: Ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xử lý.
5. Đưa ra một số ví dụ ứng dụng của phương pháp bấc thấm kết hợp gia tải trước trong thực
tế?
Phương pháp bấc thấm kết hợp gia tải trước được ứng dụng rộng rãi trong xử lý nền đất yếu
cho các công trình sau:
Xử lý nền đất yếu cho các công trình cao tầng:
• Các tòa nhà cao tầng, chung cư, khách sạn.
• Tải trọng của công trình cao tầng có thể gây lún, nghiêng nếu nền đất yếu.
• Phương pháp bấc thấm kết hợp gia tải trước giúp tăng cường độ chịu tải và ổn định của nền
đất, đảm bảo an toàn cho công trình.
Xử lý nền đất yếu cho các công trình đường giao thông:
• Đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh lộ.
• Tải trọng xe cộ có thể gây lún, nứt, sụt lún mặt đường nếu nền đất yếu.
• Phương pháp bấc thấm kết hợp gia tải trước giúp tăng cường độ chịu tải và ổn định của nền
đất, đảm bảo an toàn cho giao thông.
Xử lý nền đất yếu cho các công trình đập:
• Đập thủy điện, đập thủy lợi.
• Áp lực nước của đập có thể gây lún, sụt trượt nếu nền đất yếu.
• Phương pháp bấc thấm kết hợp gia tải trước giúp tăng cường độ chịu tải và ổn định của nền
đất, đảm bảo an toàn cho đập.
Xử lý nền đất yếu cho các công trình sân bay:
• Sân bay quốc tế, sân bay nội địa.
• Tải trọng máy bay có thể gây lún, nứt, sụt lún mặt đường băng nếu nền đất yếu.
• Phương pháp bấc thấm kết hợp gia tải trước giúp tăng cường độ chịu tải và ổn định của nền
đất, đảm bảo an toàn cho bay.
Xử lý nền đất yếu cho các công trình khác:
• Cầu cảng, bến du thuyền.
• Tải trọng của các công trình này có thể gây lún, sụt trượt nếu nền đất yếu.
• Phương pháp bấc thấm kết hợp gia tải trước giúp tăng cường độ chịu tải và ổn định của nền
đất, đảm bảo an toàn cho công trình.
Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể được ứng dụng để xử lý nền đất yếu cho các công
trình khác như nhà máy, khu công nghiệp, v.v.
Ví dụ cụ thể:
• Công trình: Tòa nhà Bitexco, TP. Hồ Chí Minh.
• Phương pháp xử lý: Bấc thấm kết hợp gia tải trước.
• Mục đích: Tăng cường độ chịu tải và ổn định của nền đất, đảm bảo an toàn cho công trình.
6. Trình bày một số lưu ý khi sử dụng phương pháp bấc thấm kết hợp gia tải trước?
Lựa chọn loại bấc thấm:
• Cần lựa chọn loại bấc thấm phù hợp với loại đất và yêu cầu kỹ thuật.
• Các yếu tố cần quan tâm:
o Chất liệu bấc thấm: Polyester, polypropylene, hoặc vật liệu tổng hợp khác.
o Khả năng chịu tải của bấc thấm.
o Độ dài và đường kính của bấc thấm.
o Khoảng cách giữa các bấc thấm.
Thiết kế tải trọng:
• Cần thiết kế tải trọng phù hợp để tránh ảnh hưởng đến các công trình xung quanh.
• Các yếu tố cần quan tâm:
o Loại tải trọng: Đắp đất, bồn chứa nước, hệ thống neo.
o Lượng tải trọng áp dụng.
o Thời gian gia tải.
Thi công:
• Thi công bấc thấm và gia tải theo đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
• Các yếu tố cần quan tâm:
o Kỹ thuật thi công bấc thấm: Khoan, rung, lấp đất, đầm chặt.
o Kỹ thuật thi công gia tải: Đắp đất, đặt bồn chứa nước, hệ thống neo.
o Giám sát và kiểm tra chất lượng thi công.
Giám sát và theo dõi:
• Cần giám sát và theo dõi quá trình thi công và vận hành công trình để đảm bảo an toàn và
hiệu quả.
• Các yếu tố cần quan tâm:
o Theo dõi quá trình lún, nghiêng của công trình.
o Kiểm tra tải trọng thi công.
o Thử nghiệm tải trọng.
Ngoài ra, cần lưu ý:
• An toàn lao động trong quá trình thi công.
• Bảo vệ môi trường xung quanh.
• Tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật.
7. So sánh hiệu quả của phương pháp bấc thấm kết hợp gia tải trước với phương pháp gia tải trước
thông thường?
Bấc thấm kết hợp gia tải trước:
• Hiệu quả xử lý cao hơn do kết hợp hai phương pháp.
• Rút ngắn thời gian thi công do thoát nước nhanh hơn.
• Chi phí hợp lý hơn do sử dụng ít vật liệu hơn.
• Ít tác động đến môi trường hơn do không cần đào đất.
Gia tải trước thông thường:
• Hiệu quả xử lý thấp hơn do chỉ áp dụng một phương pháp.
• Thời gian thi công lâu hơn do cần chờ nước thoát tự nhiên.
• Chi phí cao hơn do sử dụng nhiều vật liệu hơn.
• Tác động đến môi trường nhiều hơn do cần đào đất.
8. Giải thích lý do vì sao cần kết hợp bấc thấm với gia tải trước trong xử lý nền đất yếu?
Gia tải trước:
• Giúp đẩy nhanh quá trình cố kết của nền đất yếu.
• Làm giảm độ lún và tăng cường độ chịu tải của nền đất.
Bấc thấm:
• Giúp thoát nước hiệu quả từ nền đất yếu.
• Giảm áp lực nước lỗ rỗng trong nền đất.
• Tăng cường độ ổn định của nền đất.
Kết hợp hai phương pháp:
• Tăng hiệu quả xử lý nền đất yếu.
• Rút ngắn thời gian thi công.
• Giảm chi phí thi công.
• Hạn chế tác động môi trường.
9. Nêu các biện pháp kiểm tra chất lượng thi công của phương pháp bấc thấm kết hợp gia tải
trước?
Để đảm bảo chất lượng thi công của phương pháp bấc thấm kết hợp gia tải trước, cần thực
hiện các biện pháp kiểm tra sau:
1. Kiểm tra chất lượng bấc thấm:
• Kiểm tra vật liệu bấc thấm:
o So sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật.
o Kiểm tra bằng các phương pháp thử nghiệm như thí nghiệm kéo, thí nghiệm nén, thí
nghiệm thấm nước.
• Kiểm tra kích thước và độ bền của bấc thấm:
o Đảm bảo bấc thấm có kích thước và độ bền phù hợp với yêu cầu thiết kế.
o Kiểm tra bằng các phương pháp đo lường như thước đo, máy đo lực.
• Kiểm tra khả năng thoát nước của bấc thấm:
o Đảm bảo bấc thấm có khả năng thoát nước tốt.
o Kiểm tra bằng phương pháp thí nghiệm thoát nước.
2. Kiểm tra tải trọng thi công:
• Kiểm tra tải trọng áp dụng:
o Đảm bảo tải trọng áp dụng phù hợp với yêu cầu thiết kế.
o Kiểm tra bằng các phương pháp đo lường như máy đo lực, cảm biến tải trọng.
• Kiểm tra thời gian gia tải:
o Đảm bảo thời gian gia tải đủ để đạt được hiệu quả xử lý mong muốn.
o Ghi chép và theo dõi thời gian gia tải.
3. Theo dõi quá trình lún, nghiêng của công trình:
• Lắp đặt các thiết bị theo dõi:
o Như máy đo lún, máy đo nghiêng.
o Theo dõi và ghi chép số liệu theo thời gian.
• So sánh số liệu theo dõi với tiêu chuẩn cho phép:
o Đảm bảo lún, nghiêng của công trình nằm trong giới hạn cho phép.
4. Thử nghiệm tải trọng:
• Áp dụng tải trọng thử nghiệm lên công trình:
o Theo dõi và ghi chép số liệu về lún, nghiêng.
• So sánh số liệu thử nghiệm với số liệu thiết kế:
o Đánh giá hiệu quả xử lý của phương pháp bấc thấm kết hợp gia tải trước.

10. Dự đoán những xu hướng phát triển của phương pháp bấc thấm kết hợp gia tải trước
trong tương lai?
Xu hướng phát triển:
• Cải tiến vật liệu bấc thấm:
o Tăng cường độ chịu tải, độ bền và khả năng thoát nước.
o Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.
• Phát triển kỹ thuật thi công:
o Tăng hiệu quả và giảm chi phí thi công.
o Áp dụng các kỹ thuật thi công mới như thi công bằng máy móc tự động.
• Ứng dụng cho các công trình phức tạp:
o Cầu cao, đường hầm, v.v.
o Sử dụng phương pháp này cho các công trình có yêu cầu cao về độ ổn định và an
toàn.
Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể được kết hợp với các phương pháp xử lý nền đất yếu
khác để tăng hiệu quả.
Ví dụ:
• Kết hợp với phương pháp gia cố bằng cọc để tăng cường độ chịu tải của nền đất.
• Kết hợp với phương pháp thoát nước bằng giếng để tăng tốc độ thoát nước.
Với những ưu điểm và tiềm năng phát triển, phương pháp bấc thấm kết hợp gia tải trước hứa
hẹn sẽ là một giải pháp hiệu quả và phổ biến trong xử lý nền đất yếu trong tương lai.

11: Công trình nào sử dụng dùng bấc thấm kết hợp gia tải trước trong xử lý nền đất yếu?
dự án xây dựng đường cao tốc trọng điểm Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây (CTDT)
phần đoạn qua khu vực Đồng Nai: Đoạn đường cao tốc này đi qua nhiều khu vực có địa
chất đặc biệt, bao gồm đất đai yếu và đất đai lầy lội nên Bấc thấm được đặt ở giữa các lớp
đất dưới nền móng của đường cao tốc hoặc đường sắt để ngăn chặn sự lưu thông của
nước trong đất và ngăn chặn sự xuyên thấm của nước từ các lớp đất trên xuống các lớp
đất dưới. Điều này giúp cải thiện tính chất kỹ thuật của đất đai và giảm nguy cơ sụt lún
cộng với Trước khi bắt đầu xây dựng công trình chính, có thể sử dụng các phương tiện gia
tải trước như các phương tiện nặng hoặc máy móc để tạo ra tải trọng lớn lên mặt đất. Điều
này giúp đất đai được nén chặt và định hình trước khi công trình chính bắt đầu, làm giảm
nguy cơ sụt lún và biến dạng sau này.
Nhóm 4: DÙNG BẤC THẤM KẾT HỢP HÚT CHÂN KHÔNG TRONG XỬ LÝ NỀN ĐẤT
YẾU
1. Nguyên lý hoạt động của bấc thầm kết hợp hút chân không trong nền đất yếu:
a. Nguyên lý thoát nước và cố kết đất bằng bấc thấm:
• Bấc thấm được làm bằng vật liệu tổng hợp như polyester, polypropylene có khả năng thấm nước
tốt.
• Bấc thấm được đặt vào lòng đất theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng.
• Khi áp lực chân không được tạo ra, nước trong đất sẽ bị hút vào bấc thấm và thoát ra ngoài.
• Việc thoát nước làm giảm độ bão hòa của đất, dẫn đến tăng cường độ rỗng và tăng cường độ cắt của
đất.
• Quá trình thoát nước và cố kết đất diễn ra từ từ, có thể mất vài tháng hoặc vài năm.
b. Vai trò của áp lực chân không:
• Áp lực chân không đóng vai trò quan trọng trong việc hút nước ra khỏi đất.
• Áp lực chân không càng cao, tốc độ thoát nước càng nhanh, hiệu quả gia cố càng cao.
• Áp lực chân không thường được tạo ra bằng máy bơm chân không.
2. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp:
a. Ưu điểm:
• Hiệu quả cao trong việc gia cố nền đất yếu, đặc biệt là các loại đất sét mềm.
• Thi công tương đối đơn giản, không gây rung động ảnh hưởng đến công trình xung quanh.
• Có thể thi công trong điều kiện địa chất phức tạp.
• Tốn ít vật liệu và chi phí thi công so với các phương pháp gia cố khác.
• Thân thiện với môi trường.
b. Nhược điểm:
• Thời gian thi công tương đối lâu.
• Hiệu quả gia cố phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại đất, độ sâu xử lý, áp lực chân không.
• Cần có máy móc chuyên dụng để tạo áp lực chân không.
• Có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống ngầm trong khu vực thi công.
c. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp:
• Loại đất: Phương pháp hiệu quả nhất với các loại đất sét mềm.
• Độ sâu xử lý: Hiệu quả gia cố giảm dần theo độ sâu.
• Áp lực chân không: Áp lực chân không càng cao, hiệu quả gia cố càng cao.
• Thời gian thi công: Thời gian thi công càng lâu, hiệu quả gia cố càng cao.
• Chất lượng thi công: Thi công đúng kỹ thuật sẽ đảm bảo hiệu quả gia cố.
3. Ứng dụng của phương pháp:
a. Các loại nền đất yếu phù hợp với phương pháp:
• Đất sét mềm
• Đất bùn
• Đất sét pha cát
• Đất có độ nén lún cao
b. Ví dụ về ứng dụng của phương pháp trong thực tế:
• Gia cố nền móng cho công trình nhà cao tầng
• Gia cố nền đường
• Xử lý sụt lún đất
• Củng cố bờ sông, bờ kè
4. Thiết kế hệ thống gia cố:
a. Các bước thiết kế hệ thống bấc thấm và hút chân không:
• Xác định các thông số kỹ thuật của nền đất
• Lựa chọn loại bấc thấm phù hợp
• Xác định vị trí, số lượng và độ dài của bấc thấm
• Thiết kế hệ thống hút chân không
• Lập dự toán kinh phí
b. Các yếu tố cần lưu ý khi thiết kế:
• Loại đất và đặc tính của đất
• Tải trọng công trình
• Yêu cầu về độ lún
• Điều kiện địa chất và địa hình
• Kinh phí thi công
5. Thi công và giám sát thi công:
a. Các bước thi công hệ thống gia cố:
• Chuẩn bị mặt bằng
• Đặt bấc thấm
• Lắp đặt hệ thống hút chân không
• Tạo áp lực chân không
• Giám sát quá trình thi công
b. Biện pháp giám sát thi công:
• Kiểm tra chất lượng bấc thấm
• Kiểm tra vị trí và độ sâu của bấc thấm
• Giám sát quá trình tạo áp lực chân không
• Lắp đặt các thiết bị đo lún để theo dõi độ lún của nền đất trong quá trình thi công và sau khi
thi công hoàn thành.
• So sánh kết quả đo lún với dự toán để đánh giá hiệu quả của phương pháp gia cố.
6. Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp:
• Cần lựa chọn loại bấc thấm phù hợp với loại đất và yêu cầu của công trình.
• Thi công cần được thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả gia cố.
• Cần theo dõi và giám sát quá trình thi công để đảm bảo chất lượng.
Giải thích các vấn đề cần lưu ý khi sử dụng phương pháp:
• Lựa chọn loại bấc thấm: Loại bấc thấm cần có khả năng thấm nước tốt, độ bền cao và phù
hợp với loại đất.
• Thi công đúng kỹ thuật: Thi công cần đảm bảo bấc thấm được đặt đúng vị trí, độ sâu và
được kết nối chặt chẽ với hệ thống hút chân không.
• Theo dõi và giám sát: Cần theo dõi độ lún của nền đất và hiệu quả thoát nước để đánh giá
hiệu quả của phương pháp gia cố.
Biện pháp phòng ngừa và khắc phục sự cố:
• Lựa chọn nhà thầu uy tín: Lựa chọn nhà thầu có kinh nghiệm thi công phương pháp gia cố
bằng bấc thấm và hút chân không.
• Giám sát thi công chặt chẽ: Giám sát thi công để đảm bảo chất lượng thi công.
• Có phương án dự phòng: Có phương án dự phòng trong trường hợp xảy ra sự cố như hỏng
hóc máy móc, rò rỉ chân không.
7. So sánh phương pháp gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp gia tải trước và phương
pháp gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp hút chân không
1. Nguyên lý hoạt động:
a. Bấc thấm kết hợp gia tải trước:
• Bấc thấm được sử dụng để thoát nước, tăng cường độ rỗng và tăng cường độ cắt của đất.
• Gia tải trước được áp dụng để ép nước ra khỏi đất và tăng cường độ nén của đất.
b. Bấc thấm kết hợp hút chân không:
• Bấc thấm được sử dụng để thoát nước, tăng cường độ rỗng và tăng cường độ cắt của đất.
• Hút chân không được áp dụng để tạo áp lực âm, hút nước ra khỏi đất và tăng tốc độ thoát
nước.
2. Ưu điểm và nhược điểm:
a. Bấc thấm kết hợp gia tải trước:
Ưu điểm:
• Hiệu quả cao trong việc gia cố nền đất yếu.
• Có thể áp dụng cho nhiều loại đất khác nhau.
• Thi công tương đối đơn giản.
Nhược điểm:
• Tốn nhiều thời gian để thi công gia tải trước.
• Có thể gây ảnh hưởng đến công trình xung quanh do rung động trong quá trình thi công.
b. Bấc thấm kết hợp hút chân không:
Ưu điểm:
• Hiệu quả cao trong việc gia cố nền đất yếu.
• Thi công nhanh chóng và đơn giản hơn so với phương pháp gia tải trước.
• Không gây rung động trong quá trình thi công.
Nhược điểm:
• Chi phí thi công cao hơn so với phương pháp gia tải trước.
• Hiệu quả gia cố phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại đất, độ sâu xử lý, áp lực chân không.
3. Ứng dụng:
a. Bấc thấm kết hợp gia tải trước:
• Phù hợp với các công trình có tải trọng lớn, cần độ lún thấp.
• Ví dụ: nhà cao tầng, cầu đường, đập thủy điện.
b. Bấc thấm kết hợp hút chân không:
• Phù hợp với các công trình có tải trọng vừa phải, cần thi công nhanh chóng.
• Ví dụ: nhà dân dụng, đường giao thông nội bộ, khu vực sụt lún đất.
4. Lựa chọn phương pháp phù hợp:
Lựa chọn phương pháp gia cố nền đất yếu phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
• Loại đất
• Tải trọng công trình
• Yêu cầu về độ lún
• Thời gian thi công
• Kinh phí
5. Kết luận:
Cả hai phương pháp gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp gia tải trước và phương pháp gia cố
nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp hút chân không đều có hiệu quả cao. Lựa chọn phương pháp phù
hợp cần dựa trên các yếu tố cụ thể của từng công trình.
6. Công trình cụ thể:
dự án xây dựng Cầu Cần Thơ ở Việt Nam: kỹ thuật kết hợp bấc thấm và hút chân không có
thể đã được sử dụng để xử lý nền đất yếu hoặc sông lầy ở khu vực nền móng của cầu. Vì
sông Mekong mang theo lượng lớn bùn và cát từ các vùng nguồn, đất đai ở khu vực này
thường là đất đai yếu, có khả năng sụt lún và biến dạng dễ dàng khi chịu tải trọng từ công
trình xây dựng. Sông Mekong thường xuyên gặp các hiện tượng lũ lụt và triều cường, đặc
biệt là trong mùa mưa và mùa khô. Điều này có thể gây ra sự di chuyển đất đai và làm ảnh
hưởng đến tính ổn định của nền móng.
So sánh phương pháp giữa bấc thấm gia tải trước và phương pháp bấc thấm kết hợp hút chân không
PP bấc thấm gia tải trước PP bấc thấm kết hợp hút chân không
Khái niệm Bấc thấm gia tải trước là một loại bấc là phương pháp cải tạo nền bằng cách sử
thấm được kéo căng trước khi lắp đặt. dụng áp suất chân không để hút nước ra
Quá trình gia tải trước này làm giảm khỏi đất, từ đó giảm độ lún cố kết nền
độ giãn dài và tăng cường độ cứng của đất.
bấc thấm, khiến nó thích hợp cho các
ứng dụng chịu tải trọng cao.
Phạm vi sử Phương pháp bấc thấm gia tải trước -Sử dụng để thay thế hoặc thay thế một
dụng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng phần tải trọng đắp gia tải trước để cố kết
dụng kỹ thuật, bao gồm: nền đất sét yếu có sử dụng hệ thống
thoát nước thẳng đứng bằng bấc thấm.
-Cải thiện nền đất yếu: Tăng cường nền
đất yếu bằng cách gia tăng độ bền cắt -Khi trong lớp đất yếu có xen kẹp lớp
và giảm độ lún. đất bụi, đất cát hoặc các lớp thấm nước
và khí, phải dùng các phương pháp bịt
kín (tường kín khí) trong khu vực xử lý.
Chiều sâu của tường kín khí phải lớn
-Giảm lún: Giảm lún cho các công trình hơn chiều sâu của lớp xen kẹp dưới cùng
chịu tải trọng cao được xây dựng trên
nền đất yếu. - Chiều sâu xử lý có hiệu quả không quá
35 m và không được sử dụng trong điều
-Ổn định sườn dốc: Ngăn ngừa hoặc ổn kiện dưới đáy của lớp đất yếu cần xử lý
định các sườn dốc không ổn định bằng là lớp đất bụi, đất cát hoặc lớp đất có hệ
cách cải thiện độ bền kéo và chống lại số thấm lớn hơn 10-5 cm/s.
lực cắt.

-Cải tạo nền móng: Cải thiện khả năng


chịu tải của nền móng hiện có bằng
cách gia tăng độ bền cắt và giảm độ lún.

-Ngăn nước: Tạo rào chắn thấm nước


dưới lòng đất để kiểm soát dòng chảy
hoặc ngăn ngừa thấm nước vào các
công trình.

-Củng cố đê kè: Tăng cường độ bền và


khả năng chống xói mòn của các đê kè
bằng cách cải thiện khả năng thoát
nước và tăng độ kháng cắt.

-Củng cố móng cọc: Cải thiện khả năng


chịu tải và giảm độ lún của cọc bằng
cách tăng độ chặt của nền đất xung
quanh.

-Củng cố nền đường: Tăng cường khả


năng chịu tải của nền đường bằng cách
giảm lún và chống lại sự nứt nẻ.
Ưu điểm +Tăng sức chịu tải của nền đất yếu: Áp + Giảm đáng kể lượng cát gia tải và bệ
lực tải trước giúp nén chặt đất yếu, làm phản áp (nếu có);
tăng sức chịu tải của nền đất.
+ Không chiếm dụng nhiều diện tích thi
+Cải thiện độ ổn định của nền đất: Tải công;
trọng được phân bố đều hơn trên toàn
bộ diện tích nền đất, cải thiện độ ổn + Rút ngắn tiến độ thi công so với
định và giảm nguy cơ lún. phương pháp PVD kết hợp gia tải
thường trong cùng điều kiện tải trọng
+Giảm sự lún sau xây dựng: Bấc thấm thiết kế, độ cố kết yêu cầu;
trước sẽ chịu một phần tải trọng công
trình, do đó giảm tải trọng lên nền đất + Giá thành cạnh tranh so với các
và giảm sự lún khi công trình được xây phương án xử lý nền khác;
dựng.

+Tiết kiệm chi phí: Bằng cách tăng


cường sức chịu tải của nền đất, phương
pháp bấc thấm gia tải trước có thể giúp
giảm chi phí xử lý nền đất, chẳng hạn
như đào sâu móng hay đóng cọc.
+Thời gian thi công ngắn: Thi công bấc
thấm trước nhanh hơn các phương pháp
xử lý nền đất khác, tiết kiệm thời gian
xây dựng tổng thể.

+Thân thiện với môi trường: Bấc thấm


trước không tạo ra tiếng ồn, rung động
hoặc ô nhiễm, khiến nó trở thành một
phương pháp thân thiện với môi
trường.

+Phù hợp với nhiều điều kiện đất:


Phương pháp này có thể được áp dụng
cho một loạt các loại đất, bao gồm đất
sét, đất bùn và cát.

+Có thể sử dụng ở những nơi có không


gian hạn chế: Bấc thấm trước có thể
được thi công trong những khu vực
chật hẹp, chẳng hạn như dưới đường
hoặc bên cạnh các tòa nhà hiện có.

+Tính linh hoạt: Phương pháp này có


thể được tùy chỉnh theo nhu cầu cụ thể
của dự án, chẳng hạn như tải trọng yêu
cầu, độ sâu của nền đất và loại đất.
Nhược +Chi phí cao: Phương pháp này yêu +Chi phí cao: Thi công phương pháp
điểm cầu thiết bị và vật liệu chuyên dụng, này đòi hỏi các thiết bị chuyên dụng đắt
làm tăng đáng kể chi phí. tiền.

+Tốn thời gian: Quá trình lắp đặt có thể +Tiến độ chậm: Quá trình thi công kéo
mất nhiều thời gian, đặc biệt là đối với dài, yêu cầu thời gian hút chân không
các công trình lớn. kéo dài để đảm bảo hiệu quả thoát nước.

+Phụ thuộc vào địa chất: Phương pháp +Chỉ phù hợp với địa chất nhất định: Đất
này không phù hợp với tất cả các điều sét hoặc đất có độ thấm thấp không phù
kiện địa chất, chẳng hạn như đất yếu hợp với phương pháp này.
hoặc đất đá có lỗ rỗng lớn.
+Khó kiểm soát áp suất hút chân không:
+Khó xử lý nước: Các bấc thấm có thể Nếu áp suất hút quá cao, có thể làm hỏng
đóng vai trò như một đường dẫn nước, kết cấu đất, ngược lại nếu áp suất quá
dẫn đến việc nước ngầm chảy ra theo thấp, không đủ để thoát nước hiệu quả.
phương ngang.
+Ảnh hưởng đến các công trình lân cận:
+Hao hụt cường độ theo thời gian: Các Quá trình hút chân không có thể làm xáo
bấc thấm có thể bị ăn mòn hoặc suy yếu trộn đất xung quanh, ảnh hưởng đến sự
theo thời gian, làm giảm cường độ của ổn định của các công trình lân cận.
lớp đất gia cố.
+Khả năng thoát nước có thể giảm theo
+Khó kiểm soát: Rất khó để kiểm soát thời gian: Sau một thời gian sử dụng,
chính xác lực căng trước được áp dụng bấc thấm có thể bị tắc nghẽn hoặc hư
cho các bấc thấm, điều này có thể ảnh hỏng, làm giảm hiệu quả thoát nước.
hưởng đến hiệu quả của quá trình gia
cố. +Yêu cầu bảo trì thường xuyên: Hệ
thống bấc thấm cần được kiểm tra và
+Nguy cơ hư hỏng khi đóng cọc: Việc bảo trì thường xuyên để đảm bảo vẫn
đóng cọc có thể làm hỏng các bấc thấm hoạt động hiệu quả.
gần đó, dẫn đến việc gia cố kém hiệu
quả.
Ứng dụng Bấc thấm và gia tải trước có thể được Bấc thấm thoát nước được dùng để gia
kết hợp với nhau để xử lý nền đất yếu cố nền đất yếu cho các loại công trình
một cách hiệu quả. Bấc thấm sẽ giúp rút sau:
ngắn thời gian thoát nước, do đó thời
gian gia tải trước cũng được rút ngắn. -Xây dựng nền đường trên đất yếu có
Việc kết hợp hai phương pháp này sẽ yêu cầu tăng nhanh tốc độ cố kết và tăng
giúp tăng cường độ và giảm độ lún của nhanh cường độ của đất yếu để đảm bảo
nền đất một cách nhanh chóng và hiệu ổn định nền đắp và hạn chế độ lún trước
quả. khi làm kết cấu áo đường;

-Tôn nền trên đất yếu để làm mặt bằng


chứa vật liệu, để xây dựng các kho chứa
một tầng, để xây dựng các công trình
dân dụng và công nghiệp loại nhỏ có tải
trọng phân bố trên diện rộng (sau khi
nền đã lún đến ổn định).
NHÓM 5: CỌC ĐẤT XI MĂNG ĐẤT THEO PHƯƠNG PHÁP JET GROUNGTING
1. CỌC XI MĂNG ĐẤT:
Công nghệ thi công cọc xi măng – đất với kết quả là tạo ra cột đất gia cố từ vữa xi măng phụt ra hòa
trộn với bản thân đất nền. Nhờ có xi măng bơm phun ra với áp suất cao, các phần tử đất xung quanh
lỗ khoan bị xới tơi ra và hòa trộn với xi măng, sau khi đông cứng tạo thành một khối đồng nhất gọi
là Cọc xi măng đất (soilcrete). Cọc xi măng – đất hình thành sẽ đóng vai trò ổn định nền và gia cố
cường độ cho nền.
1. Nguyên lý hoạt động của phương pháp jet grouting:
a. Nguyên tắc cắt và trộn đất với vữa xi măng:
• Mũi khoan jet grouting có các đầu vòi phun vữa xi măng và khí/nước áp lực cao.
• Luồng jet tạo ra có tốc độ cao, tạo ra lực cắt và trộn đất với vữa xi măng tại chỗ.
• Quá trình trộn diễn ra liên tục khi mũi khoan được rút lên, tạo thành cọc jet grouting.
b. Vai trò của áp lực cao:
• Áp lực cao giúp tạo ra luồng jet có tốc độ cao, đủ mạnh để cắt và trộn đất.
• Áp lực cao cũng giúp vữa xi măng thâm nhập sâu vào đất, tạo thành cọc có cường độ cao.
2. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp:
a. Ưu điểm:
• Hiệu quả cao trong việc gia cố nền đất yếu.
• Có thể áp dụng cho nhiều loại đất khác nhau.
• Thi công tương đối đơn giản.
• Tạo thành cọc liên tục, không có khe hở, đảm bảo tính đồng nhất.
• Có thể thi công trong điều kiện địa chất phức tạp.
• Ít rung động, ảnh hưởng nhỏ đến công trình xung quanh.
b. Nhược điểm:
• Chi phí thi công cao hơn so với một số phương pháp gia cố khác.
• Có thể gây tiếng ồn trong quá trình thi công.
• Cần có thiết bị chuyên dụng và đội ngũ thi công có kinh nghiệm.
• Hiệu quả thi công phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại đất, độ sâu xử lý, áp lực jet.
c. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thi công:
• Loại đất: Phương pháp hiệu quả nhất với các loại đất sét, cát pha.
• Độ sâu xử lý: Hiệu quả gia cố giảm dần theo độ sâu.
• Áp lực jet: Áp lực jet càng cao, hiệu quả gia cố càng cao.
• Chất lượng vữa xi măng: Vữa xi măng cần có cường độ cao và độ chảy phù hợp.
• Kỹ thuật thi công: Thi công đúng kỹ thuật sẽ đảm bảo hiệu quả gia cố.
3. Ứng dụng của phương pháp:
a. Các loại nền đất yếu phù hợp với phương pháp:
• Đất sét mềm
• Đất sét pha cát
• Đất bùn
• Đất có độ nén lún cao
• Nền đất bị sụt lún
b. Ví dụ về ứng dụng của phương pháp trong thực tế:
• Gia cố nền móng cho công trình nhà cao tầng, cầu đường, đập thủy điện.
• Xử lý sụt lún đất, lún nền.
• Củng cố bờ sông, bờ kè.
• Chống thấm cho các công trình ngầm.
4. Thiết kế cọc jet grouting:
a. Các bước thiết kế cọc jet grouting:
• Xác định các thông số kỹ thuật của nền đất.
• Lựa chọn loại vữa xi măng phù hợp.
• Xác định vị trí, số lượng và kích thước của cọc jet grouting.
• Thiết kế hệ thống jet grouting.
• Lập dự toán kinh phí.
b. Các yếu tố cần lưu ý khi thiết kế:
• Loại đất và đặc tính của đất.
• Tải trọng công trình.
• Yêu cầu về độ lún.
• Điều kiện địa chất và địa hình.
• Kinh phí thi công.
5. Thi công và giám sát thi công:
a. Các bước thi công cọc jet grouting:
• Chuẩn bị mặt bằng.
• Khoan tạo lỗ.
• Hạ mũi khoan jet grouting.
• Phun vữa xi măng và khí/nước.
• Rút mũi khoan.
• Giám sát quá trình thi công.
b. Biện pháp giám sát thi công:
• Kiểm tra chất lượng vữa xi măng.
• Kiểm tra vị trí và độ sâu của cọc jet grouting.
• Giám sát quá trình phun vữa.
• Theo dõi độ lún của nền đất.
6. Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng phương pháp jet grounting
a. Vấn đề cần lưu ý:
• Lựa chọn nhà thầu uy tín và có kinh nghiệm thi công Jet Grouting.
• Sử dụng vật liệu chất lượng cao, phù hợp với loại đất và yêu cầu của công trình.
• Thi công đúng kỹ thuật, tuân thủ các quy định trong thiết kế.
• Giám sát chặt chẽ quá trình thi công để đảm bảo chất lượng.
b. Biện pháp phòng ngừa và khắc phục sự cố:
• Rò rỉ vữa: Sử dụng vữa có độ chảy phù hợp, kiểm tra kỹ lưỡng các mối nối.
• Lún đất: Theo dõi độ lún của nền đất trong quá trình thi công và sau khi thi công hoàn
thành, có biện pháp xử lý kịp thời.
• Nứt cọc: Sử dụng vữa có cường độ cao, thi công đúng kỹ thuật.
• Gây tiếng ồn: Sử dụng các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn như thi công vào ban ngày, sử
dụng vách ngăn cách âm.
7. Một số công trình sử dụng cọc xi măng đất:
• Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Long Thành International Airport)
ở tỉnh Đồng Nai: địa chất ở dưới công trình Cảng hàng không quốc tế Long Thành có thể đa
dạng về tính chất địa chất, tuy nhiên, thường xuyên có mặt đất đai yếu, đất đai có độ nén
chậm hoặc đất đai không ổn định. Các vấn đề này có thể phát sinh từ các yếu tố như đất đai
sét, đất đai tự nhiên có cấu trúc tinh thể kém, hoặc do tác động từ dòng chảy dưới lòng đất.

You might also like