You are on page 1of 48

CHƯƠNG 3

CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

TS. BÙI QUÝ THUẤN


NỘI DUNG

1. Khi nào thâm nhập thị trường quốc tế

2. Các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế

3. Lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường quốc tế


TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG

VINFAST THÂM NHẬP THỊ


TRƯỜNG QUỐC TẾ
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Lịch sử hình thành của Vinfast?


2. Ngành nghề kinh doanh chính của Vinfast?
3. Thị trường của Vinfast?
4. Vinfast thâm nhập vào thị trường nào? Bằng hình thức nào? Vì sao?
1. KHI NÀO THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
BA QUYẾT ĐỊNH/ CÂU HỎI CƠ BẢN KHI THÂM NHẬP
VÀO THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ LÀ GÌ?

1. Which markets to enter?


Thâm nhập những thị trường nào?
2. When to enter those markets?
Khi nào thì thâm nhập?
3. On what scale?
Quy mô thâm nhập như thế nào?
THẢO LUẬN
Theo Anh/Chị sức hấp dẫn của một quốc gia/ thị trường dựa vào
yếu tố nào?
LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG THÂM NHẬP
Sức hấp dẫn của một quốc gia phụ thuộc vào sự cân bằng các lợi ích, chi phí và rủi ro liên
quan đến việc kinh doanh tại quốc gia đó
• Lợi ích kinh tế dài hạn của việc kinh doanh tại một quốc gia
- Quy mô của thị trường (về nhân khẩu học)
- Sức mua của thị trường (thu nhập cá nhân)
- Tốc độ phát triển kinh tế
• Chi phí và rủi ro liên quan đến việc kinh doanh tại một quốc gia thường thấp ở các nước có
nền kinh tế tiên tiến và hệ thống chính trị dân chủ ổn định.
- Yếu tố thuận lợi xem xét đầu tiên: sư ổn định của hê thống chính trị + hê thống thị trường
tư do (lạm phát và nợ của khu vực tư nhân không bùng phát,..)
- Yếu tố không thuận lợi: quốc gia có nền chính trị bất ổn, nền kinh tế hỗn hợp hoặc nền
kinh tế chỉ huy ở các nước đang phát triển,…
LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG THÂM NHẬP

Các yếu tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn thị trường tiềm năng của một quốc gia:

- Yếu tố kinh tế và chính trị

- Giá trị tạo ra ở thị trường nước ngoài

• Sư phù hợp của sản phẩm đối với thị trường

• Bản chất của cạnh tranh (đối thủ trong nước và đối thủ từ nước ngoài)

- DN tung ra sản phẩm thị trường đó chưa có và thỏa mãn nhu cầu chưa được đáp
ứng --> giá trị của sản phẩm đối với người tiêu dùng cao?

- DN bán sản phẩm giống đối thủ cạnh tranh --> giá trị của sản phẩm đối với người
tiêu dùng không cao bằng?
THỜI ĐIỂM THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG?

Thời điểm thâm nhập sớm khi doanh nghiệp bước vào thi trường nước
ngoài sớm hơn đối thủ cạnh tranh --> lợi thế của người đi trước (first-
mover advantages)

• Bất lợi của người đi trước (first-mover disadvantages)

- Chi phí tiên phong (pioneering costs) - chi phí mà người thâm
nhập thi trường sớm phải chịu trong khi người gia nhập sau có thể
tránh được.

• Thời điểm thâm nhập muộn khi doanh nghiệp bước vào thị trường
nước ngoài muộn hơn đối thủ cạnh tranh?
QUY MÔ THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG?

• Câu hỏi thảo luận: Các bạn HÃY cho biết


- Ưu điểm/hạn chế của việc thâm nhập ở quy mô nhỏ
- Ưu điểm/hạn chế của việc thâm nhập ở quy mô lớn
- Các công ty sẽ chọn quy mô thâm nhập nào?
QUY MÔ THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG?

Quy mô nhỏ Quy mô lớn

• Có thời gian thu thập và chuẩn • Cam kết với thị trường => thu hút khách hàng và
bị thông tin nhà phân phối
• Khó xây dựng thị phần • Khó linh hoạt trong việc mở rộng thị trường
khác
• Lợi thế người đi trước, chi phí chuyển đổi
KẾT LUẬN
• Các công ty ở các nước đang phát triển thường thâm nhập thi trường
nước ngoài muộn do nguồn lực hạn chế nhưng vẫn thành công so với
đối thủ canh tranh có mặt lâu trên thi trường bằng cách theo đuổi các
chiến lược phù hợp

- Có cơ hội học hỏi từ các đối thủ canh tranh đến từ nước ngoài
=> thiết lập mức chuẩn trong hoạt động và hiệu quả quản lý

- Công ty trong nước tạo sư khác biệt so với công ty đa quốc gia đến
từ nước ngoài bằng cách tập trung vào ngách thi trường mà công ty đa
quốc gia không thể đáp ứng hoặc đáp ứng không hiệu quả do cung
cấp sản phẩm tiêu chuẩn hóa toàn cầu.

- Tiếp theo bắt đầu hiện diện mạnh ở nước ngoài


2. CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

2.1. Theo hình thức thương mại

2.2. Theo hình thức hợp đồng

2.3. Theo hình thức đầu tư


2.1. THEO HÌNH THỨC • Xuất khẩu: Xuất khẩu là việc bán sản phẩm
THƯƠNG MẠI được sản xuất tại một nước cho người tiêu dùng
tại một nước khác
Theo điều 28/ khoản 1: Xuất khẩu hàng hóa là việc
hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ
Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo
quy định của pháp luật
- Trong thực tế, hoạt động xuất khẩu chia thành 2
hình thức: Trực tiếp và Gián tiếp
2.1. THEO HÌNH THỨC • Xuất khẩu trực tiếp: là hoạt động theo đó doanh
THƯƠNG MẠI nghiệp sản xuất hoặc thu mua hàng hóa ở thị
trường trong nước rồi trực tiếp bán cho người
mua ở thị trường nước ngoài mà không sử dụng
các trung gian thương mại.
• Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức xuất khẩu
hàng hóa khi nhà xuất khẩu không làm việc trực
tiếp với người nhập khẩu ở nước ngoài mà sẽ
thông qua một bên thứ ba thường được gọi là
trung gian thương mại để thực hiện các phần
công việc liên quan.
2.1. THEO HÌNH THỨC
THƯƠNG MẠI • Xuất khẩu gián tiếp: Có 5 hình thức liên quan đến
XK gián tiếp.

- Đại lý thu mua xuất khẩu

- Môi giới

- Công ty quản lý xuất khẩu

- Công ty thương mại

- Hợp tác xuất khẩu


1. Mở rộng thị trường và tăng doanh thu cho DN: Việc bán hàng cho
thị trường nước ngoài chính là cách mở rộng thị trường vượt ra
khỏi biên giới quốc gia, góp phần nâng tầm của DN
Mục tiêu của xuất khẩu? 2. Quảng bá thương hiệu của DN và quốc gia trên thị trường quốc tế:
Các DN lớn mạnh thực hiện xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ có giá trị
ra trường quốc tế nhằm chiếm lĩnh thị trường sẽ giúp DN khẳng
định thương hiệu. Quốc gia có nhiều thương hiệu mạnh thì cũng
khẳng định thương hiệu của chính quốc gia đó
3. Đem lại ngoại tệ cho đất nước: Mục tiêu và lợi ích này của XK
mang tính vĩ mô và cũng là yếu tố then chốt mà các quốc gia
khuyến khích đẩy mạnh hoạt động XK để đảm bảo cán cân thanh
toán, tăng tích lũy và dự trữ ngoại tệ
4. Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế toàn cầu: Thông
qua đáp ứng lợi ích của các DN và các quốc gia. Xuất khẩu thúc
đẩy sản xuất trong nước thông qua khuyến khích việc tận dụng lợi
thế tuyệt đối cũng như lợi thế so sánh của các nước
THẢO LUẬN
Ưu và Nhược điểm
của xuất khẩu Anh/Chị hãy cho biết ưu và nhược điểm của xuất khẩu
2.1. THEO HÌNH THỨC • Nhập khẩu: Nhập khẩu hàng hóa được hiểu là các
THƯƠNG MẠI nghiệp vụ cần thiết để đưa hàng hóa hay nguyên vật
liệu từ bên ngoài vào trong lãnh thổ một quốc gia
hoặc từ khu vực đặc biệt như khu vực hải quan riêng
nằm trên quốc gia đó để phục vụ tiêu dùng, đáp ứng
nhu cầu sản xuất kinh doanh, hoặc để chờ tái xuất
nhằm mục đích thu lợi nhuận
Theo điều 28/ khoản 2: Nhập khẩu hàng hóa là việc
hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước
ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt
Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định
của pháp luật.
- Trong thực tế, hoạt động nhập khẩu cũng chia thành 2
hình thức: Trực tiếp và Gián tiếp
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA NHẬP KHẨU

NHẬP KHẨU TRỰC TIẾP NHẬP KHẨU GIÁN TIẾP (ỦY THÁC)
Phù hợp với những cá nhân chưa có tư cách pháp nhân
Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí kinh doanh
hoặc với doanh nghiệp nhỏ hay mới được thành lập
Doanh nghiệp có thể bám sát và nắm vững được thông Doanh nghiệp có thể tận dụng sự am hiểu thị trường và
tin thị trường, thường xuyên trảo đổi và hiểu rõ được kinh nghiệm của bên trung gian này để tiết kiệm được
đối tác, qua đó giúp nắm bắt được các cơ hội trên thị thời gian cũng như nhân lực đồng thời đảm bảo việc
trường nhập khẩu hàng diễn ra thông suốt như kế hoạch
Giúp doanh nghiệp giám sát và kiểm soát chặt chẽ các
phần công việc trong quá trình tìm kiếm đối tác, ký kết
và thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải tự
Doanh nghiệp phải trả chi phí sử dụng dịch vụ ủy thác
mình chịu toàn bộ trách nhiệm đối với các hoạt động
cho bên trung gian
của mình liên quan đến nhập khẩu hàng hóa
Bên ủy thác có thể rơi vào tình trạng bị động và chậm
phản ứng trước các tình huống phát sinh trong quá trình
nhập khẩu hàng hóa do phải làm việc qua bên trung
gian
• Mua bán đối lưu: Mua bán đối lưu là một phương thức
2.1. THEO HÌNH THỨC giao dịch trong đó hoạt động xuất khẩu kết hợp chặt chẽ
THƯƠNG MẠI với hoạt động nhập khẩu, người Bán đồng thời là người
Mua, với lượng hàng hóa trao đổi có sự tương đương về
mặt giá trị
=>Phương thức này còn được gọi là mua bán hai chiều
hoặc mua bán đối ứng, nguyên tắc hoạt động của nó là
“Tôi sẽ mua hàng hóa của anh nếu anh mua hàng của
tôi”
• Một số hình thức mua bán đối lưu: Hàng đổi hàng,
Mua đối lưu, Mua lại sản phẩm, Bù trừ, Chuyển nợ,
Giao dịch bồi hoàn
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA THƯƠNG MẠI ĐỐI LƯU

ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM


Hàng hóa trao đổi thường không sử dụng tiền tệ làm
Hình thức mua bán đối lưu thể hiện rõ ở sự phức tạp về
trung gian nên các bên không bị ảnh hưởng của vấn đề
nghiệp vụ và nguyên tắc ứng dụng
tỉ giá trong giao dịch ngoại thương
Hình thức mua bán đối lưu không sử dụng tiền tệ làm Hình thức đối lưu gắn chặt giữa xuất khẩu và nhập
trung gian thì vấn đề về chi phí giao dịch và thanh khẩu nên nghiệp vụ phức tạp và khó khăn hơn. Người
toán cũng giảm đi khá nhiều. Các bên tham gia mua mua đồng thời là người bán nên có nhiều trách nhiệm
bán đối lưu sẽ tiết kiệm được chi phí thanh toán và giao và nghĩa vụ hơn
dịch với ngân hàng

Mua bán đối lưu còn được sử dụng khi thiếu các điều Hình thức mua bán đối lưu có nhiều nguyên tắc đòi hỏi
kiện thực hiện mua bán hàng hóa thông thường như phải cân bằng nên phạm vi ứng dụng cho mọi loại hàng
một bên thiếu ngoại tệ, do hàng hóa không được hóa có hạn chế. Hình thức cân bằng và định giá hàng
hoàn hảo, hàng tồn kho,... Do vậy, mua bán đối lưu dù của đối tác thường phát sinh mâu thuẫn như sự nhượng
cách thức trao đổi sơ khai nhưng vẫn được sử dụng bộ hay áp đặt
rộng rãi trong ngoại thương nhằm thúc đẩy thương mại
phát triển đa dạng
• Hợp đồng thuê ngoài hoạt động sản xuất (HĐ
gia công): Là hình thức kinh doanh mà theo đó một
công ty trong nước sẽ tìm kiếm lựa chọn đối tác ở
2.2. THEO HÌNH THỨC thị trường nước ngoài phù hợp để ký kết hợp đồng
HỢP ĐỒNG thuê đối tác này sản xuất các sản phẩm mang nhãn
hiệu của mình và theo đúng quy cách, phẩm chất
cũng như mẫu thiết kế mà mình đưa ra
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HĐ GIA CÔNG

ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM


Giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được vốn Nguy cơ mất kiểm soát đối với hoạt động
cũng như các nguồn lực cần thiết khác sản xuất các sản phẩm
Rủi ro về mất bản quyền đối với các tài
Tận dụng được công nghệ và năng lực sản
sản trí tuệ và khả năng xuất hiện đối thủ
xuất của đối tác
cạnh tranh mới trên thị trường
Phát triển được các năng lực và giá trị cốt Có nguy cơ thiếu linh hoạt trong điều
lõi của doanh nghiệp chỉnh nguồn cung sản phẩm đáp ứng nhu
cầu thị trường

Tạo nên sự linh hoạt khi trong khâu sản


xuất của doanh nghiệp
• Hợp đồng cấp phép kinh doanh quốc tế (International
Licensing): là hình thức kinh doanh theo đó một DN thỏa
thuận để trao cho bên được cấp phép quyền được sử dụng các
tài sản trí tuệ như bằng sáng chế, thiết kế công nghiệp, bí
2.2. THEO HÌNH THỨC quyết kinh doanh hay những tài sản vô hình như thương hiệu,
HỢP ĐỒNG nhãn mác sản phẩm của mình trong một khoảng thời gian xác
định và trên một phạm vi địa lý cụ thể
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM
CỦA HĐ CẤP PHÉP KINH DOANH QUỐC TẾ
ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
Doanh nghiệp không phải đầu tư một
Bên cấp phép có thể mất đi sự kiểm soát
lượng vốn và nguồn lực lớn để đầu tư các
đối với các sở hữu trí tuệ hay các tài sản
tài sản cùng máy móc thiết bị phục vụ sản
vô hình mà mình đang nắm giữ
xuất ở thị trường nước ngoài
Ít rủi ro hơn khi kinh doanh ở thị trường Có thể tạo ra những đối thủ cạnh tranh
nước ngoài so với các hình thức khác trong tương lai
Có thể giúp doanh nghiệp tiến vào một số
thị trường vốn bị hạn chế bởi các rào cản
thương mại hoặc rào cản đầu tư

Phần nào hạn chế được tình trạng bị gian


thương lén sao chép và giả mạo
• Hợp đồng nhượng quyền (Franchising): Là mối quan hệ
theo hợp đồng giữa hai hay nhiều bên trong đó bên nhận
quyền được cấp quyền bán hoặc phân phối sản phẩm hoặc
dịch vụ theo cùng một kế hoạch kinh doanh hay hệ thống
tiếp thị mà bên nhượng quyền đưa ra trong một khoảng
2.2. THEO HÌNH THỨC thời gian xác định
HỢP ĐỒNG
• Trong thực tế hoạt động kinh doanh có hai dạng nhượng
quyền thương mại chính:
- Nhượng quyền sản phẩm và nhãn hiệu
- Nhượng quyền mô hình kinh doanh
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA NHƯỢNG QUYỀN

ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM

Giúp doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng


Khó khăn trong việc duy trì kiểm soát đối
thị trường về phạm vi địa lý với chi phí
với bên nhận quyền
đầu tư thấp
Bên nhượng quyền sẽ phải đối mặt với
Rủi ro để lọt bí quyết công nghệ kinh
mức độ rủi ro thấp hơn so với việc tự mình
doanh vào tay đối tác nhận quyền
đầu tư
Có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới hoạt
Bên nhượng quyền có quyền giám sát ở
động kinh doanh chung của toàn bộ hệ
mức độ cao hơn so với phương thức cấp
thống cũng như thương hiệu và hình ảnh
phép
của bên nhượng quyền
• Hợp đồng chìa khóa trao tay (Turnkey Contract): Là
một thỏa thuận theo đó một doanh nghiệp sẽ đảm nhận thực
hiện toàn bộ các phần công việc của một dự án từ khâu
2.2. THEO HÌNH THỨC
khảo sát, lập dự án, thiết kế, xây dựng, đào tạo nhân lực
HỢP ĐỒNG
điều hành, và vận hành thử nghiệm để rồi sau khi hoàn
thành toàn bộ các công việc đó, toàn bộ sản phẩm của dự án
được chuyển giao cho bên đặt hàng đưa vào sử dụng và
khai thác.
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HĐ CHÌA KHÓA TRAO TAY

ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM


Một cách thức hiệu quả để doanh
nghiệp có thể vượt qua các rào cản Yêu cầu khắt khe về bản thân doanh
thương mại mà chính phủ nước sở tại nghiệp
đặt ra
Doanh nghiệp có quyền tự chủ khi thực Có thể tạo ra các đối thủ cạnh tranh
hiện hợp đồng trong tương lai
• Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Là một phương thức
quốc tế hoá mà trong đó, các công ty thiết lập được sự hiện
diện của mình ở nước ngoài thông qua quyền sở hữu
những tài sản sản xuất như vốn, công nghệ, lao động, đất
2.3. THEO HÌNH THỨC đai, và các trang thiết bị
ĐẦU TƯ
• Mục đích của FDI:
- Tìm kiếm thị trường
- Tìm kiếm nguồn lực, tài sản
- Tìm kiếm sự hiệu quả
• Các hình thức đầu tư FDI
• Theo hình thức đầu tư

1. Đầu tư mới (Greenfield Investment): Là hoạt động đầu tư


trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước
2.3. THEO HÌNH THỨC ngoài, hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh đã tồn tại
ĐẦU TƯ
2. Mua lại (Acquisition): Là việc đầu tư hay mua trực tiếp một
công ty đang hoạt động hay cơ sở xuất kinh doanh đã có trên thị
trường

3. Sáp nhập (Merge): Là một dạng đặc biệt của mua lại mà trong
đó hai công ty sẽ cùng góp vốn chung/ sáp nhập để thành lập một
công ty mới và lớn hơn
• Theo mức độ hợp nhất

2.3. THEO HÌNH THỨC


ĐẦU TƯ
• Hợp nhất theo chiều dọc (Vertical FDI): là một liên
kết từ đó công ty sở hữu, hay tìm cách sở hữu nhiều
công đoạn của chuỗi giá trị để sản xuất, bán hàng và
vận chuyển hàng hóa hoặc dịch vụ
- Hợp nhất tiến (Forward vertical integration): Công
2.3. THEO HÌNH THỨC ty phát triển khả năng bán các đầu ra của mình bằng
ĐẦU TƯ cách đầu tư vào cơ sở kinh doanh chuỗi giá trị xuôi
dòng -> nghĩa là các hoạt động marketing và bán
hàng
- Hợp nhất lùi (Backward vertical integration): Công
ty tìm cách cung cấp đầu vào cho các nhà sản xuất
trong nước hoặc ngoài nước của mình bằng cách đầu
tư vào cơ sở kinh doanh ngược dòng, điển hình như
các nhà máy, nhà máy lắp ráp hay các hoạt động tinh
chế
• Hợp nhất theo chiều ngang (Horizontal FDI): là
một liên kết từ đó công ty sở hữu, hay tìm cách sở hữu
các hoạt động liên quan đến một bước đơn lẻ của
2.3. THEO HÌNH THỨC
ĐẦU TƯ chuỗi giá trị của công ty

- Mục đích: đạt lợi ích kinh tế nhờ quy mô, mở rộng
hệ thống sản phẩm, tăng tính sinh lợi, hoặc loại bỏ
đối thủ
• Căn cứ vào bản chất của quyền sở hữu

2.3. THEO HÌNH THỨC


ĐẦU TƯ
• Đầu tư trực tiếp toàn phần (100%) là hình thức đầu
tư trực tiếp trong đó nhà đầu tư giữ quyền sở hữu hoàn
toàn tài sản ở nước ngoài. Công ty mẹ có quyền kiểm
2.3. THEO HÌNH THỨC soát và quản lý hoàn toàn đối với các hoạt động của
ĐẦU TƯ
doanh nghiệp con ở nước ngoài
- Ưu điểm:
+ Bảo vệ được công nghệ
+ Kiểm soát chặt chẽ, phối hợp chiến lược toàn cầu
+ Chuyên môn hóa để tối đa chuỗi giá trị
- Nhược điểm: Chi phí cao nhất, rủi ro cao
• Liên doanh/vốn cổ phần là một dạng của hợp tác
trong đó một công ty được thành lập qua việc đầu
tư hoặc góp tài sản chung của hai hay nhiều hãng
đối tác để tạo nên một pháp nhân mới
2.3. THEO HÌNH THỨC
- Ưu điểm:
ĐẦU TƯ
+ Đối tác ở địa phương hiểu rõ môi trường kinh
doanh
+ Chia sẻ chi phí và rủi ro với đối tác
+ Rủi ro thấp về quốc hữu hóa
- Nhược điểm: Thiếu kiểm soát về công nghệ, khó đạt
hiệu quả quy mô
• Liên minh chiến lược (Strategic Alliance): Liên
minh chiến lược là một dạng hợp tác giữa các
công ty trong cùng chuỗi giá trị nhằm mục đích
2.3. THEO HÌNH THỨC
ĐẦU TƯ tăng lợi thế cạnh tranh của tất cả các bên

• Căn cứ vào mục đích chung mà các bên hướng tới


thì có thể có hai dạng liên minh là liên minh toàn
diện và liên minh theo chức năng
Liên minh toàn diện:

• Các bên tham gia vào mọi khâu của hoạt động sản xuất
2.3. THEO HÌNH THỨC kinh doanh đem lại lợi ích chung
ĐẦU TƯ
Liên minh theo chức năng:

• Các bên tham gia để chia sẻ nguồn lực, khả năng mà


bản thân đang nắm giữ để hình thành một chuỗi giá trị
mới đem lại lợi ích cho toàn thể các bên tham gia
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA LIÊN MINH CHIẾN LƯỢC
ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM

Rủi ro để mất công nghệ, bí quyết kinh


Thuận lợi hơn cho việc thâm nhập vào thị
doanh vào tay đối tác
trường quốc tế

Giúp doanh nghiệp chia sẻ chi phí cố định


Xung đột và tranh chấp dễ dàng nảy sinh
để phát triển các sản phẩm dịch vụ mới,
hơn
cũng như chia sẻ rủi ro với các đối tác
Một liên minh chiến lược tồn tại trong
Các bên ít bị ràng buộc với nhau hơn
thời gian dài có thể khiến các bên nảy
sinh sự phụ thuộc lẫn nhau
• Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI): Các nhà đầu tư
thực hiện việc mua phần vốn góp của doanh nghiệp
chưa niệm yết, cố phiếu, trái phiếu và các loại chứng
khoán trên thị trường chứng khoán của các công ty đã
2.3. THEO HÌNH THỨC niêm yết trên sàn chứng khoán
ĐẦU TƯ - Các nhà đầu tư không trực tiếp sở hữu tài sản của công
ty nhận đầu tư
- Các nhà đầu tư nước ngoài cũng không phải chịu ràng
buộc gì liên quan đến chuyển giao tài sản, công nghệ,
nhân lực, kinh nghiệm cho phía công ty nhận đầu tư
• Lợi ích của đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI):

- Đối với DN nhận đầu tư: Chủ DN sẽ nhận được nguồn


đầu tư này như một nguồn lực tài chính hữu ích để tiếp
2.3. THEO HÌNH THỨC tục hoạt động kinh doanh
ĐẦU TƯ
- Đối với quốc gia có DN nhận đầu tư:

+ Thúc đẩy thị trường tài chính phát triển

+ Giúp DN trong nước có thể tiếp cận được nguồn vốn


mới với chi phí sử dụng vốn thấp hơn
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP

ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM

Nhà đầu tư không được quyền kiểm soát


Cho phép các nhà đàu tư là các cá nhân
trực tiếp hoặc quản lý, điều hành hoạt
cũng có thể tham gia vào thị trường quốc tế
động kinh doanh của doanh nghiệp
Giúp các nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục Phần lợi ích nhận được cũng thường thấp
đầu tư của mình hơn so với đầu tư trực tiếp
Giúp cho danh mục đầu tư ít bị biến động
hơn. Nhanh chóng thu lợi nhuận

Đầu tư gián tiếp có tính thanh khoản cao


hơn đầu tư trực tiếp
3. LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ
TRƯỜNG QUỐC TẾ
Thảo luận: Theo Anh/Chị khi lựa chọn thị trường quốc tế cần xem xét
yếu tố nào?

Ngoài ra, cần đánh giá Ưu/Nhược


điểm của các phương thức thâm
nhập thị trường quốc tế
KẾT THÚC

You might also like