You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

KHOA KINH TẾ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY VINASOY

GVHD: PHAN THỊ XUÂN HƯƠNG

MÔN: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

LỚP: 63.MARKT-1

Họ và tên thành viên Mã số sinh viên Phần trăm đóng góp


1. Trần Lâm Mỹ Kim 63132189 100%
2. Phan Thị Nhật Hân 63130362 98%
3. Hồ Thị Kim Yến 63136235 98%
4. Lê Ngọc Trâm 63135761 95%
5. Phạm Thị Phương Anh 63131831 98%
6. Mai Khải Huyền 63134254 95%
7. Công Huỳnh Huệ 63133155 95%
NHÓM JOY

0
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TÔNG QUAN VỀ CÔNG TY VINASOY.................2

1.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Sữa đậu nành Việt Nam - Vinasoy........................................3

1.2 Lịch sử hình thành doanh nghiệp.................................................................................................3

1.3 Phát triển doanh nghiệp................................................................................................................3

1.4 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.................................................................................................6

1.5 Mô tả lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.............................................................................7

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH DOANH NGHIỆP........9

2.1 Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài...............................................................................9

2.1.1Môi trường vĩ mô (PASTEL)...............................................................................................9

2.1.2 Phân tích môi trường vi mô: ( Theo mô hình Michael Porter )......................................13

2.2 Sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài.................................................................17

2.3 Kết luận:........................................................................................................................................18

2.4. Ma trận các yếu tố bên ngoài.....................................................................................................19

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ...................................21

3.1 Nguồn nhân lực............................................................................................................................21

3.2 Công tác Marketing của Vinasoy...............................................................................................22

3.2.1 Chính sách sản phẩm (Product)......................................................................................22

3.2.2 Chính sách sách giá cả (Price).........................................................................................22

3.2.3 Chính sách phân phối (Place)..........................................................................................22

3.2.4 Chiến lược chiêu thị.........................................................................................................22

3.3 Công tác nhân lực.........................................................................................................................22

3.4 Công tác sản xuất.........................................................................................................................23

3.5 Ma trận các yếu tố bên trong......................................................................................................23

KHÁNH HÒA 3/2024


1
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP...25

4.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh (competitiveness):.................................................................25

4.2 Đối thủ cạnh tranh:.....................................................................................................................25

4.3. Các yếu tố thành công:...............................................................................................................25

4.4 Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM:........................................................................26

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT:.......................................28

5.1 Điểm mạnh:..................................................................................................................................28

5.2 Điểm yếu........................................................................................................................................28

5.3 Cơ hội:...........................................................................................................................................28

5.4 Thách thức:...................................................................................................................................28

2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TÔNG QUAN VỀ CÔNG TY VINASOY

1.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Sữa đậu nành Việt Nam - Vinasoy.
Công ty Sữa Đậu nành Việt Nam Vinasoy (sau đây gọi tắt là Vinasoy) được
thành lập từ năm 1997, với tên gọi ban đầu là Nhà Máy Sữa Trường Xuân, trực thuộc
Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi. Ban đầu Nhà máy sản xuất kinh doanh nhiều
sản phẩm đa dạng như sữa tiệt trùng, sữa chua và kem. Đến 2005, Vinasoy tập trung
chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm chế biến từ đậu nành và càng ngày nghiên
cứu phát triển nhiều sản phẩm mới cho doanh nghiệp.
Thông tin về Công ty:
Tên công ty: Công ty Sữa Đậu nành Việt Nam Vinasoy;
Địa chỉ: Số 2, đường Nguyễn Chí Thanh, phường Quảng Phú, thành phố Quảng
Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi;
Mã số thuế: 4300205943;
Ngành, nghề kinh doanh: Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
Email: daunanhvn@vinasoy.com.vn;
Website: www.vinasoycorp.vn
Logo của Công ty:

1.2 Lịch sử hình thành doanh nghiệp


Từ hạt đậu nành Việt Nam: Vào những năm 1990, Việt Nam có tiềm năng lớn về
cây đậu nành. Tuy nhiên, người dân chủ yếu sử dụng đậu nành để chế biến thành các
sản phẩm truyền thống như đậu hũ, sữa đậu nành nấu thủ công.
Nhận thấy tiềm năng của thị trường sữa đậu nành, Công ty Cổ phần Đường
Quảng Ngãi đã quyết định đầu tư xây dựng nhà sản xuất sữa đậu nành hiện đại đầu
tiên tại Việt Nam.

3
1.3 Phát triển doanh nghiệp
“Vạn sự khởi đầu nan”: (1997-1999)
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1997. Khi ấy, một nhà máy sữa được thành lập trực
thuộc Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi với tên gọi Trường Xuân – ấp ủ hoài bão
của những người sáng lập về một mùa xuân trường tồn. Với số vốn đầu tư ban đầu 60
tỷ đồng, nhà máy được trang bị một dây chuyền thiết bị hiện đại của tập đoàn Tetra
Pak - Thụy Điển công suất 10 triệu lít/ năm, 100 công nhân. Mặt hàng chủ lực của
công ty lúc bấy giờ là sữa tiệt trùng, sữa chua và kem, riêng sữa đậu nành Fami chỉ là
một sản phẩm nhỏ trong đa dạng sản phẩm.
Là một nhà máy “non trẻ” trong thị trường sữa lúc bấy giờ, Vinasoy phải đối mặt
với đầy rẫy những thách thức. Đó là cuộc đua “không cân sức” trên thị trường sữa với
các nhãn hàng có “tên tuổi” và các hãng sữa ngoại nhập, đó là sự lúng túng trước công
nghệ sản xuất mới, đó là sự dàn trải sản phẩm ảnh hưởng đến chất lượng. Và như một
quy luật tất yếu, Vinasoy không được thị trường chấp nhận, dẫn đến hoạt động cầm
chừng và đứng trước nguy cơ “chết yểu”. Tổng sản lượng hàng năm chỉ đạt 1,1 triệu
lít/ năm với mức lỗ lên đến 30 tỷ (50% tổng vốn đầu tư ban đầu).
Vượt khó và “thoát hiểm”: (2000-2002)
Khó khăn chồng chất khó khăn nhưng Vinasoy vẫn không chùn bước. Vinasoy
không ngừng dò dẫm tìm đường để mở lối cho việc sản xuất của nhà máy. Từ việc tìm
kiếm mọi nguồn gia công cho các nhãn hiệu khác như kem Wall, đầu tư dây chuyền
fino, sản xuất nước tăng lực Lion…cho đến bán kem dạo, chào bán sữa…đó là sự nỗ
lực của một tập thể hơn 100 con người để duy trì hoạt động cho công ty.
Cuối cùng, mọi nỗ lực của Vinasoy cũng được đền đáp. Sự kiện đánh dấu bước
“thoát hiểm” là vào ngày giáng sinh năm 2001, sản phẩm sữa đậu nành Fami được Bộ
Nông nghiệp Hoa Kỳ chọn làm sản phẩm sữa đậu nành độc quyền cung cấp cho
“Chương trình sữa học đường tại Việt Nam”. Sự kiện này chính là “chiếc phao cứu
sinh” để nhà máy tiếp tục hoạt động và mở ra con đường phía trước. Đây không chỉ là
công việc của một nhà sản xuất đơn thuần mà đó là tâm huyết của cả một tập thể nhà
máy mang từng hộp sữa đến với trẻ em vùng sâu vùng xa gặp nhiều khó khăn.
Suốt 8 năm thực hiện chương trình, đã có gần 56 triệu suất sữa đậu nành theo
chân của Vinasoy đến tận tay gần 530 ngàn lượt học sinh tiểu học ở 9 tỉnh miền Bắc
Trung Bộ.
4
Chuyển mình tạo thế tiên phong: (2002-2005)
Đứng trước xu thế đa dạng hóa sản phẩm với sự xuất hiện nhiều công ty đa lĩnh
vực, đa ngành nghề, Vinasoy lại tiếp tục loay hoay và trăn trở với bài toán khó do thị
trường đặt ra. Học hỏi từ chiến lược tập trung trong kinh doanh theo quan điểm của
nhà chiến lược hàng đầu thế giới Michael Porter, Vinasoy đã tìm ra đáp án.
Năm 2003, nhà máy sữa Trường Xuân trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên
chuyên về sữa đậu nành và mặt hàng tiên phong xâm nhập thị trường là sữa đậu nành
Fami.
Song song đó, Vinasoy đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc xây
dựng thương hiệu trên con đường trở thành “người dẫn đầu”. Vinasoy đã chủ động "gõ
cửa" lần lượt 14 nhà tư vấn ở nhiều nơi với một mong mỏi duy nhất là được học hỏi về
xây dựng thương hiệu một cách bài bản.
Đầu năm 2004, Vinasoy đã tình cờ gặp ông Richard Moore và hoàn toàn bị
thuyết phục bởi quan điểm “sức mạnh thương hiệu” của ông, nghĩa là xem thương hiệu
như là một "con người" có hình dáng, có tính cách. Và ngày 16/5/2005, thương hiệu
Vinasoy với tính cách “thiên nhiên, sáng tạo, tận tâm” ra đời và nhà máy sữa Trường
Xuân chính thức đổi thành Công Ty Sữa Đậu Nành Việt Nam - VinaSoy. Đây là bước
đầu tiên trên con đường trở thành “người dẫn đầu” trong ngành sữa đậu nành Việt
Nam.
Dám thay đổi để vươn xa: (2005-2009)
Không dừng lại ở đó, Vinasoy đã không ngừng tiếp thu, tìm tòi và học hỏi từ
trong nước đến ngoài nước về kỹ thuật sản xuất, hệ thống quản lý, xây dựng hệ thống
phân phối, xây dựng chiến dịch marketing khác biệt và hiệu quả.
Chính sự nỗ lực dám thay đổi đã giúp Vinasoy dần dần trở thành một tập thể chặt
chẽ về quản lý, mạnh về chuyên môn và nhạy về thị trường. Vinasoy đã phát triển mô
hình quản lý 4M, áp dụng các hệ thống quản lý Kazen.
Năm 2008, một sự kiện đánh dấu bước phát triển của Vinasoy là dây chuyền máy
rót TBA 22 và TBA 23 với công suất 20-24 nghìn hộp/ giờ (dòng máy công suất lớn
nhất của Tetra Pak) tạo nên sự đột phá về công suất và chất lượng sản phẩm. Dây
chuyền mới thay thế cho 5 máy TBA công suất nhỏ nay đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử
trong giai đoạn thăng trầm của nhà máy và là những minh chứng cho giai đoạn phát
triển của Vinasoy.

5
Bước khởi đầu cho phát triển bền vững: ( 2010-2012)
Hai năm trở lại đây là thời gian chứng kiến bước đột phá về mọi mặt của
Vinasoy. Vinasoy nay đã xây dựng hoàn thiện hệ thống danh mục thương hiệu và định
vị thương hiệu. Thành quả lớn nhất mà Vinasoy đạt được là thương hiệu sữa đậu nành
Fami đã chiếm được tình cảm của người tiêu dùng và hiện nay đang dẫn đầu thị phần
sữa đậu nành hộp giấy với gần 80% thị phần sản lượng. Hơn 600 nhân viên bán hàng
toàn quốc với mạng lưới phân phối khắp 63 tỉnh thành. Công suất nhà máy liên tục
tăng trưởng từ 60 triệu lít năm 2010 đến 125 triệu lít năm 2012.
Không dừng ở đó, năm 2012, sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy nguyên chất ra đời
mở đầu cho dòng sản phẩm sáng tạo của ngành hàng đậu nành, thể hiện hướng đi
mới “đầu tư chiều sâu” của Vinasoy. Và cũng trong năm đó, nhà máy thứ 2 của
Vinasoy tại Bắc Ninh với công suất 180 triệu lít được khởi công, khép lại một trang
phát triển 15 năm thăng trầm và rực rỡ của một tập thể đầy nhiệt huyết để mở ra một
trang mới đầy thách thức…
Hiện nay: Vinasoy đã trở thành công ty sữa đậu nành hàng đầu Việt Nam với thị
phần 84,2%. Đồng thời, sở hữu 3 nhà máy hiện đại với tổng công suất hơn 500 triệu
lít/năm. Hiện tại, Vinasoy đã có mặt tại hơn 40 quốc gia trên thế giới thể hiện vị thế
của mình trong lĩnh vực sữa đậu nành Việt Nam.
1.4 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Công ty Sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy trực thuộc Công ty cổ phần Đường
Quảng Ngãi, do đó sơ đồ tổ chức của Vinasoy nằm trong tổng thể sơ đồ tổ chức quản
trị Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi.

6
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Ban kiểm soát

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

P.Hành chính Tổ chức P.Hành chính P.Kỹ thuật Xây P.Kiểm soát Chất P.Công nghệ Trạm Y tế
dựng cơ bản lượng sản phẩm
Kế hoạch tổng hợp kế toán thông tin

NHÓM SẢN XUẤT SỮA ĐẬU NÀNH

Nhà máy sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy


NHÓM SẢN SUẤT NHÓM SẢN XUẤT
SẢN PHẨM KHÁC SẢN PHẨM KHÁC
Nhà máy Sữa đậu nành Vinasoy Bình Dương

Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng đậu nành

Trung tâm nghiên cứu và phát triển đậu nành

Sơ đồ tổ chức quản trị Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi


(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2022)

Qua sơ đồ trên cho thấy vị trí của Vinasoy nắm trong hệ thống mô hình quản trị
của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi, các hoạt động quản trị tuân thủ theo quy
định pháp luật hiện hành đối với Công ty cổ phần đại chúng. Do nằm trong hệ thống
tổng thể tập đoàn gồm 15 đơn vị trực thuộc với hơn 5.000 cán bộ, nhân viên nên Công
ty sẽ rất có lợi thế cạnh tranh về mặt quy mô.

1.5 Mô tả lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp


Công ty Vinasoy hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm
từ đậu nành, bao gồm:
7
Lĩnh vực sữa thương mại: là Doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam
chuyên về các sản phẩm đậu nành, VinaSoy hiện là nhà sản xuất và cung ứng đa dạng
các sản phẩm sữa đậu nành cho thị trường tiêu dùng rộng lớn.
Lĩnh vực sữa Dinh dưỡng Học đường: liên tục nhiều năm liền, VinaSoy vinh dự
được Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ chọn làm nhà cung cấp sữa đậu nành cho các trường
học trong Chương trình Dinh dưỡng Học đường tại Việt Nam từ năm 200.
Tầm nhìn và sứ mạng của doanh nghiệp
Tầm nhìn: Không ngừng kiến tạo hệ sinh thái dinh dưỡng thực vật đẳng cấp
vào năm 2030
Sứ mạng: Tiên phong phát triển các giải pháp dinh dưỡng từ thực vật mang lại
cuộc sống lành mạnh cho mọi nhà, tự hào là biểu tượng chuyên gia dinh dưỡng thực
vật của Việt Nam vươn tầm thế giới.
Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Tâm huyết: Làm việc đam mê, tận tâm, tận lực nhằm mang đến những sản phẩm
dinh dưỡng tối ưu từ thực vật, tốt cho sức khỏe, hoàn hảo trong dịch vụ khách hàng và
bền vững cho môi trường.
Sáng tạo: Luôn nuôi dưỡng khát vọng tiên phong, tinh thần khát khao học hỏi,
sáng tạo linh hoạt, ứng dụng có chọn lọc vào thực tiễn nhằm tạo ra sự khác biệt và lợi
thế cạnh tranh bền vững.
Tốc độ: Hành động nhanh, quyết liệt, thúc đẩy sự phối hợp nhịp nhàng trong tổ
chức; dám nghĩ dám làm, dám đổi mới và linh hoạt cải tiến để thích ứng với sự thay
đổi.
Cam kết: Cam kết nỗ lực hết mình, hành động theo mục tiêu, giữ trọn chữ tín với
khách hàng, đối tác, đồng nghiệp và công ty.
Hợp tác: Thúc đẩy văn hóa hợp tác, gắn kết chặt chẽ cùng đồng nghiệp; thúc đẩy
tinh thần hợp tác đôi bên cũng có lợi với đối tác hướng về một mục tiêu chung.
Trong sạch và đạo đức: Hành xử trung thực, minh bạch, đạo đức trong mọi hoạt
động và giao dịch kinh doanh.

8
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH DOANH NGHIỆP

2.1 Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài


2.1.1Môi trường vĩ mô (PASTEL)
Chính trị:
Theo nghị định số 3399/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công
nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Khuyến khích
doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa, chủ động hội nhập với khu vực – Sự
ổn định trị hệ thống phát luật Việt Nam giai đoạn ổn định xây dựng ngày càng hoàn
thiện, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế phát triển cho Vinasoy tập trung
phát triển sản xuất
=> Cơ hội: Với hệ thống trị ổn định tạo điều kiện để doanh nghiệp thuộc ngành
công nghiệp chế biến sữa mở rộng phát triển.
Trong nhiều năm trở lại đây tình hình chính trị của Việt Nam luôn ổn định,
không phát sinh căng thẳng với các nước và khu vực trên thế giới.
Trong nước: Việt Nam thực hiện tốt công tác đại đoàn kết dân tộc, không gây
chia rẽ nội bộ. Thực hiện thống nhất, đoàn kết dân tộc, ổn định về mặt chính trị. Môi
trường đầu tư tiếp tục được cải thiện thông thoáng hơn, là điểm đến của nhiều nhà đầu
tư trong và ngoài nước. Các bộ ngành, địa phương tích cực cải cách hành chính, giảm
thiểu, rút ngắn, đơn giản hóa các thủ tục cấp giấy phép đầu tư, thủ tục đăng ký kinh
doanh, kê khai, nộp thuế.
Về chính sách đối ngoại: Việt Nam tăng cường hợp tác với tất cả các quốc gia,
vùng, lãnh thổ trên thế giới trên cơ sở bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Xây dựng một
trật tự thế giới công bằng, bình đẳng. Việt Nam là thành viên tích cực của các Tổ chức
quốc tế như Liên hợp quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Phong trào
Không liên kết, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn
đàn kinh tế Á – Âu (ASEM).

9
=> Cơ hội cho Việt Nam đóng góp vào sự phát triển chung của toàn thế giới.
Hoạt động chính trị đối ngoại tác động đến hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu của
Vinasoy. Một số lượng lớn nguyên liệu được nhập khẩu từ nước ngoài như bao bì hộp
sữa, các loại nguyên phụ liệu, phụ tùng, máy móc…Ngoài ra các hoạt động xuất khẩu
các sản phẩm sữa ra nước ngoài cũng đang được Công ty nghiên cứu, lựa chọn thí
điểm để xuất khẩu, tiến tới xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài. Cộng đồng
ASEAN được thành lập là cơ hội và cũng là thách thức để Vinasoy khẳng định thương
hiệu của mình.
Kinh tế:
Sữa sản phẩm quen thuộc đời sống người dân, trước năm 90 chỉ có 1-2 nhà sản
xuất, phân phối sữa, thị trường sữa Việt Nam có gần 20 hãng nội địa. Nhiều doanh
nghiệp phân phối sữa chia thị trường tiềm năng với 98 triệu dân.
=> Thách thức: Cạnh tranh thương hiệu sữa vô cùng gay gắt – Thị trường sữa
Việt Nam hiện có khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động, trong đó có 40 doanh nghiệp
sản xuất và phân phối sữa. Các doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 75% thị phần,
trong khi các doanh nghiệp ngoại chiếm khoảng 25%. Quy mô Thị trường Sữa ước
tính đạt 620 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 768,80 tỷ USD vào năm 2029,
tăng trưởng với tốc độ CAGR là 4,40% trong giai đoạn dự báo (2024-2029).

Nhu cầu ngày càng tăng về các công thức làm từ sữa từ các kênh dịch vụ thực
phẩm đang thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường sữa toàn cầu. Doanh số bán sữa
thông qua các kênh thương mại được dự đoán sẽ tăng 9% vào năm 2025 so với năm
2022. Sự tăng trưởng của phân khúc này là do tiêu thụ thực phẩm được chế biến xa
nhà. Vào năm 2022, 47% người tiêu dùng trên toàn cầu dùng bữa tại nhà hàng và 31%
người tiêu dùng đặt món ăn từ các kênh dịch vụ ăn uống. Châu Á - Thái Bình Dương
là một trong những thị trường bán sản phẩm sữa qua kênh trực tuyến lớn nhất trên toàn
cầu, tăng trưởng 10,2% về giá trị từ năm 2018 đến năm 2022.

Ưu điểm như giao hàng miễn phí, dễ dàng hủy đơn hàng, quy trình hoàn tiền và
cung cấp mã phiếu giảm giá bởi những nền tảng này cung cấp cho người tiêu dùng trải
nghiệm mua sắm không rắc rối.
=> Cơ hội : Nhu cầu người tiêu dùng cho sản phẩm sữa đậu nành ngày càng
tăng-Hiệp định sản xuất sữa Việt Nam Trung Quốc ký Protocol ký kết thị trường

10
Trung Quốc thị trường Trung Quốc, khả năng nông sản nhiều thực tế doanh nghiệp
Việt Nam đáp ứng phần nhỏ, chưa tới 2% tổng kim ngạch nhập khẩu Trung Quốc nên
dư địa thị trường lớn dẫn đến cơ hội sản xuất sữa từ hiệp định Protocol-Việt Nam có
1000 doanh nghiệp khu chế xuất, khu công nghiệp với số lượng công nhân lớn. Đây là
thị trường màu mỡ, công ty hướng đến khai thác xâm nhập thị trường tiềm năng.

Về xu hướng lãi suất của thị trường: đang dần ổn định và trở về với giá trị thực
của thị trường. Lãi suất cho vay khoảng từ 9-12%/năm, phù hợp với xu hướng chung
của nền kinh tế.

Vào năm 2020, Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách kinh tế nhằm ứng phó
với đại dịch COVID-19 và duy trì tăng trưởng kinh tế. Trong đó có gói hỗ trợ 62.000
tỷ đồng bao gồm các biện pháp như miễn, giảm thế, phí cho doanh nghiệp; hỗ trợ lãi
suất vay. Đồng thời đó, còn có chương trình hỗ trợ lãi suất vay 2% cho các doanh
nghiệp đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tuy rằng, vào giai đoạn ấy, Vinasoy
cũng đã rất khó khăn trong việc duy trì sản xuất nhưng nhờ có các chính sách kinh tế
mà chính phủ đưa ra kịp thời đã giúp Công ty Sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy vượt
qua được giai đoạn khó khăn.

Xã hội:
Thị hiếu, trào lưu: Xu hướng sử dụng các loại nước giải khát có lợi cho sức khỏe
đang bùng nổ tại thị trường Việt Nam. Người dân chuyển sang lựa chọn các sản phẩm
đến từ thiên nhiên bổ dưỡng cho súc khỏe như sữa, các chế phẩm từ sữa, các loại ước
có nguồn gốc từ đậu nành, trà xanh, trà bí đao,…
Phong cách sống: Người Việt Nam ngày nay có phong cách sống hiện đại hơn.
Họ rất thích tiêu thụ những sản hẩm có khả năng sử dụng nhanh, tác dụng tốt cho sức
khỏe.
Phong tục, tập quán, truyền thống: Người Việt Nam rất gần gũi với những sản
phẩm đồ uống đến từ thiên nhiên đặc biệt là sữa đậu nành vô cùng bổ dưỡng.
Dân số, cơ cấu dân số, tỉ lệ tăng giảm dân số: Việt Nam có dân số khoảng trên
85,7 triệu người. Tỉ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999-2009 là
1,2%/năm. Do vậy, đây là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng và triển vọng, vừa là
nguồn nhân lực dồi dào với giá nhân công rẻ.
Công nghệ:
11
Dây chuyền thiết bị của VinaSoy do tập đoàn TetraPak -Thụy Điển cung cấp.
Đây là hệ thống thiết bị sản xuất sữa đậu nành đồng bộ duy nhất tại Việt Nam.
Kết hợp với việc áp dụng phù hợp công nghệ Tetra-AlwinSoy, hệ thống này đã
tạo nên sự đột phá về chất lượng sữa đậu nành đậm đà tự nhiên, vừa bảo toàn các
thành phần dinh dưỡng quý giá có trong đậu nành.
Chất lượng sản phẩm của VinaSoy luôn ổn định và an toàn nhờ việc quản lý
chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 và tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm HACCP.
 An toàn vệ sinh:
Công đoạn làm sạch đậu đảm bảo lọai trừ các tạp chất không mong muốn như
rác, kim lọai nhiễm từ, đá, sạn có trong đậu nành.
Quy trình khép kín giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
 Đảm bảo dinh dưỡng:
Công đọan khử hoạt tính enzime vừa có tác dụng lọai bỏ các enzime có hại
trong đậu nành vừa giúp loại bỏ mùi hăng của đậu.
Chế độ tiệt trùng ở nhiệt độ cao trong thời gian cực ngắn vừa giữ được hương vị
đậu nành đậm đà tự nhiên vừa bảo toàn các thành phần dinh dưỡng quý giá có trong
đậu nành.
 Tiện dụng:
Sản phẩm được đóng gói trong bao bì giấy nên thời gian bảo quản dài và sử
dụng được mọi lúc, mọi nơi.
Môi trường:
Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, nhìn chung thích hợp cho việc phát triển trồng đặc
biệt họ Đậu nành là số trồng phổ biến. Trong đó, tỉnh phía Bắc chiếm 82,6% diện tích
78,8% sản lượng đậu nành. Cây đậu nành trồng vụ xuân, vụ hè thu vụ đông. Tập trung
phát triển đậu nành phía Bắc nâng tổng diện tích lên 200 nghìn vào năm 2015; 250
nghìn vào 2020 sở áp dụng kỹ thuật nâng cao đáp ứng nhu cầu.
Cung cấp cho thị trường sữa đậu nành Việt Nam nguồn nguyên liệu ổn định có
chất lượng. Tuy nhiên, khí hậu nóng ẩm tạo bất lợi cho công tác bảo quản quá trình dự
trữ vận chuyển sản phẩm. Khí hậu lại bất lợi, thời tiết bão, lũ lụt, hạn hán thường
xuyên đe dọa ảnh hưởng lớn tới việc tiêu thụ sản phẩm công ty.
12
Pháp lý:
Việt Nam là quốc gia ổn định hệ thống luật pháp xây dựng ngày càng hoàn thiện
tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế Chính phủ có nhiều hỗ trợ cho hoạt động kinh
doanh ngành sữa, cho phép ngân sách phát triển tỷ đồng với ngày hết hạn năm 2020
cho ngành công nghiệp sữa giảm thuế suất cho sản phẩm sữa tháng 7/2010.
Bộ Y Tế Việt Nam chứng minh quy định đòi hỏi sản phẩm sữa phải đáp ứng chất
lượng tiêu chuẩn về sách giá sữa. Từ năm 2004, Chính phủ triển khai quyết định số
1097 QĐ – BTC ngày 20/5/2014 việc áp dụng biện pháp bình ổn giá sữa đặc biệt với
sản phẩm sữa dành cho trẻ em. Điều đó là thuận lợi lớn để Vinasoy cạnh tranh mở
rộng thị phần tạo sản phẩm sữa dành cho trẻ em.
Năm 1995-2007, Việt Nam trở thành viên ASEAN WTO Việt Nam gia nhập Tổ
chức thương mại giới (WTO), Vinasoy có cơ hội mới, vận hội để hội nhập phát triển
với ngành công nghiệp sữa Thế Giới, đưa sản phẩm ra nước ngoài, đến với quốc gia
Trung Quốc, Nhật Bản tới thị trường Mỹ vào quý III/2021.
2.1.2 Phân tích môi trường vi mô: ( Theo mô hình Michael Porter )
Đối thủ cạnh tranh:
Trước khi Vinasoy gia nhập thị trường sữa đậu này thì đã ó nhiều cơ sở gia nhập
ngành hàng này như các cơ sở sản xuất thủ công, sữa đậu nành đóng chai của Công Ty
Tân Hiệp Phát, Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn – Tribeco…
Hiện nay, đối thủ của Vinasoy tiếp tục gia nhập vào thị trường sản phẩm sữa đậu
nành vì thấy nhiều tiềm năng và đang phát triễn rất vững mạnh như Công ty cổ phần
thực phẩm dinh dưỡng Nutifood, Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. Các sản
phẩm đối thủ của Vinasoy như:
Công ty Tân Hiệp Phát với sản phẩm Soya Number 1. Xuất phát từ vấn đề người
tiêu dùng đang gặp phải, với thỏa mãn các nhu cầu chưa được đáp ứng của khách
hàng, sản phẩm mới của Number 1 Soya Canxi với kiểu dáng hiện đại, tiện dụng.
Tribeco với sản phẩm sữa đậu nành Trisoy nhưng công ty đã giải thể vào năm
2013 nên không còn sản xuất bất kỳ sản phẩm nào nữa.
Nutifood thì có các sản phẩm như: Sữa đậu nành Nuti Canxi, Sữa đậu nành
Collagen NutiZen và Sữa đậu nành Nha đam NutiZen để cạnh tranh với Vinasoy.

13
Vinamilk với các dòng sản phẩm như: Sữa đậu nành tươi Vinamilk, Sữa đậu
nành Đậu đỏ Vinamilk, Sữa đậu nành Hạnh nhân Vinamilk, Sữa đậu nành Hạt óc chó,
Sữa đậu nành Gấp đôi Canxi và Sữa đậu nành Goldsoy.
Đánh giá chung về đối thủ cạnh tranh:
Điểm mạnh:
- Có nhiều kinh nghiệm trong ngành sữa thực vật và sữa động vật;
- Năng lực tài chính mạnh mẽ;
- Hệ thống phân phối sữa động vật, sữa chua có sẵn;
- Đối thủ cạnh tranh sử dụng các chiến lược marketing bài bản.
Điểm yếu:
- Thương hiệu sữa đậu nành của các đối thủ chưa đủ mạnh;
- Chất lượng và hương vị khác biệt so với sản phẩm của Vinasoy;
- Thiếu sự nhận diện từ khách hàng đối với sản phẩm sữa đậu nành;
- Một số nhãn hàng chưa thật sự tạo được dấu ấn cho khách hàng đối với
ngành hàng sữa đậu nành (Vinamilk, Tân Hiệp Phát).
Không những đối với các đối thủ cạnh tranh lớn thì Vinasoy vẫn luôn phải đối
mặt với các cơ sở sản xuất sữa đậu nành nhỏ lẻ thủ công đang chiếm lĩnh thị phần giá
rẻ và sẵn sàng gia nhập thị trường chính thức.
Kết luận:
- Vinasoy đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ lớn mạnh
đặc biệt là Nutifood.
- Để duy trì vị thế dẫn đầu, Vinasoy cần tập trung vào nâng cao chất lượng sản
phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh marketing và xây dựng thương hiệu
cá nhân.
Nhà cung ứng:
Hiện nay Vinasoy có nhiều nhà cung cấp ở trong và người nước để phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm sữa của Công ty. Các nhà cung cấp mà
Vinasoy hợp tác đều rất uy tín, có năng lực cao và đảm bảo cung cấp chất lượng tốt.
Đối với nguyên liệu chính như đậu nành thì được cung cấp từ các nhà thu mua
trực tiếp đậu nành của người nông dân nuôi trồng đậu ở các tỉnh như Đắc Nông, Đắc
Lắc, Gia Lai, Kon Tum, chiếm khoảng 85% đến 90% sả lượng đậu nành để được đưa

14
vào sản xuất. Đối với, sử dụng đậu nành nhập khẩu từ nhà cung cấp nước ngoài thì
chiếm khoảng 10% đến 15%. Để hỗ trợ công tác khuyến khích nông dân trồng đậu
nành cung cấp trực tiếp cho Vinasoy thì các nhà cung cấp Vinasoy đã thành lập trung
tâm nghiên cứu và ứng dụng đậu nành. Các hoạt động chính của Trung tâm nghiên cứu
đều nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đầu vào đến việc nghiên cứu về hạt đậu nành
và công nghệ sản xuất để có thể chế biến ra các sản phẩm trở nên giàu chất dinh dưỡng
phục vụ người tiêu dùng của Vinasoy.
Trung tâm nghiên cứu đã cho ra đời một giống đậu nành mới “Cư Jut” vào tháng
8 năm 2015 với chất lượng và năng suất cao hơn so với các giống hạt địa phương, ít
nhiễm sâu bệnh mà đảm bảo chất lượng không đổi. Hiện nay, Vinasoy đã phát triễn
thành công giống hạt đậu nành mới là “VINASOY 02-NS” được Bộ Nông nghiệp và
Phát triễn nông thôn cấp phép cho lưu hành sản xuất đại trà tại Miền Trung, Tây
Nguyên, Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long. Kể từ đó, có giá thành
sản xuất thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định cho
Vinasoy cho tới hiện nay. Trong đó, điều kiện thuận lợi của Đồng bằng Sông Cửu
Long được xác định sẽ là vùng nguyên liệu trọng điểm trong tương lai của Vinasoy.
Đối với các nguyên liệu như đường RS, RE thì Vinasoy được nhập cung cấp trực
tiếp từ công ty mẹ và các công ty đường trong nước như Đường Lam Sơn. Theo báo
cáo thường niên 2020 của Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi chiếm khoảng 17,5%
thị phần đường tiêu thụ trong cả nước. Do vậy, nguồn cung cấp nguyên liệu đường cho
Vinasoy luôn được đảm bảo.
Đối với nguyên liệu như bao bì sản phẩm thì được nhập khẩu từ nước ngoài cùng
với một số loại nhiên liệu và phụ gia khác. Các nhà cung cấp công cụ dụng cụ, nguyên
vật liệu và phụ tùng đều là những nhà cung cấp lâu dài, ổn định với Vinasoy, Công ty
luôn hài hòa giữa lợi ích của cả hai bên, vì vậy Vinasoy ít chịu áp lực và phụ thuộc từ
các phía nhà cung cấp.
Áp lực người mua:
Khách hàng là yếu tố then chốt cho sự thành công của Vinasoy nên việc Vinasoy
cần đáp ứng nhu cầu và giải quyết áp lực từ khách hàng để duy trì vị thế dẫn đầu trên
thị trường sản phẩm sửa đậu nành ngày nay của bản thân.
Vai trò của khách hàng là cực kỳ quan trọng vì nó là nền tảng của sự thành công
của Vinasoy. Nhu cầu đa dạng của khách hàng đã thúc đẩy Vinasoy liên tục nghiên
15
cứu để cải tiến sản phẩm của mình. Không những thế, khách hàng của Vinasoy đã giúp
cho thương hiệu có lợi thế cạnh tranh hơn đối với dòng sản phẩm sữa đậu nành, tạo
dựng vị thế dẫn đầu thị trường.
Hiện nay, khách hàng rất thông minh và họ có nhiều sự lựa chọn vì họ có thể tiếp
cận mạnh mẽ với công nghệ thông tin (Internet, mạng xã hội,…) nên họ rất dẽ dàng so
sánh sản phẩm qua giá cả và thương hiệu. Điều này dẫn tới việc khách hàng lựa chọn
khắt khe trước khi mua hàng, họ sẽ ưu tiên những sản phẩm chất lượng cao, giá cả hợp
lý và phù hợp với nhu cầu cá nhân. Vì thế, Vinasoy cần nâng cao chất lượng, đa dạng
hóa sản xuất và xây dựng thương hiệu mạnh để thu hút khách hàng. Đồng thời đó,
khách hàng mong muốn có nhiều sự lựa chọn hơn về hương vị, thành phần, chức năng,
… Yêu cầu nhãn hàng phải đáp ứng nhu cầu đòi hỏi đó nên Vinasoy cần phải bám sát
thị hiếu, sáng tạo sản phẩm mới để thu hút khách hàng.
Khách hàng ngày càng ưu tiên vấn đề an toàn thực phẩm nên họ có xu hướng ưu
tiên các sản phẩm có nguồn góc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh. Nhưng mà, vào ngày 27/3,
Trạm kiểm dịch Osaka của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã kiểm tra và
phát hiện sản phẩm sữa dương tính với vi khuẩn Coliform, kênh NHK news (Nhật)
đưa tin về sự việc sản phẩm sữa đậu nành Việt Nam bị nhiễm khuẩn Coliform được
phát hiện tại Nhật Bản. Sau đó, một số kênh có diễn dịch thông tin sai lệch và lan
truyền trên mạng xã hội về việc sản phẩm Sữa đậu nành Fami Calcium Soymilk phát
hiện nhiễm khuẩn gây ung thư ở Nhật Bản. Theo Vinasoy, về lô hàng Fami Canxi nghi
nhiễm khuẩn Coliform tại Nhật, thành phố Chiba yêu cầu công ty Next Trading thu hồi
lô hàng gồm 15 thùng sữa loại 200 ml và 10 thùng loại 1 lít. Sau khi nhận thông tin,
nhà nhập khẩu ở Nhật đã thu hồi toàn bộ lô hàng này và gửi mẫu cho đơn vị thứ ba tại
Nhật Bản để kiểm định. Vì thế, càng khẳng định được rằng Vinasoy đã rất biết cách xử
lý truyền thông và lập tức thu hồi hàng hóa bị vấn đề một cách nhanh chóng để kiểm
tra. Điều này thể hiện, Vinasoy đã luôn cố gắng xây dựng uy tín của bản thân về chất
lượng và an toàn thực phẩm tạo dựng niềm tin cho khách hàng.

Hàng hóa thay thế:

Vì thị trường sữa ở Việt Nam luôn là một vùng đất màu mỡ cho các doanh
nghiệp khác. Đồng thời đó, nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, sở thích cá
nhân cũng ngày càng đặc trưng nên không phải tự nhiên mà dòng sản phẩm sữa đậu
16
nành của Vinasoy cũng sẽ dễ dàng bị thay thế qua các sản phẩm như sữa bò, sữa bột,
sữa hạt, nước ép trái cây, nước uống bổ sung dinh dưỡng, sữa chua. Đó là những sản
phẩm chỉ dựa trên nhu cầu sức khỏe còn những sản phẩm như: nước ngọt, nước giải
khát,… những sản phẩm đáp ứng nhu cầu ăn uống, đa dạng. Vậy nên, Vinasoy sẽ phải
luôn đa dạng hóa sản phẩm của mình để ngày càng dễ tiếp cận với khách hàng hơn,
nếu không trong tương lai sẽ rất dễ bị người tiêu dùng lãng quên trong chính thị trường
mà mình đang dẫn đầu.

Đối thủ tiềm ẩn:

Hiện nay, Vinasoy còn phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất sữa
đậu nành đế từ các nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… Tuy
các nhãn hàng này, vẫn chưa có nhiều dấu ấn đối với khách hàng Việt Nam hiện nay,
nhưng người tiêu dùng luôn có xu hướng thích trải nghiệm những điều mới mẻ. Đồng
thời đó, các nhãn hàng này đã marketing rất tốt qua các Social Media nhằm thu hút
lượng lớn khách hàng Việt Nam với nhu cầu trải nghiệm như Sữa đậu nành Ichiban,
Sữa đậu nành đen Binggrae, Sữa đậu nành Yeo’s,… bản thân họ đã tạo ra những dòng
sản phẩm phối hợp các nguồn nguyên liệu như hạt nhân, mè đen,… để dùng chung với
sữa đậu nành, tạo lên sự độc đáo trong mắt khách hàng, cung cấp được nhiều dưỡng
chất hơn cho người tiêu dùng.
Không những thế, Vinasoy còn phải đối mặt với các công ty mới gia nhập vào thị
trường sữa đậu nành này như Sữa đậu nành Ecosoy với giá rất rẻ và thiết kế hiện đại,
dễ mang đi và sử dụng.
2.2 Sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài
Các yếu tố chính trị, pháp lý tác động đến hoạt động ngành sữa nói chung và sữa
đậu nành của Vinasoy nói riêng về các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm, giới
hạn vòng đời sản phẩm sữa. Các chính sách về thuế nhập khẩu, hải quan, lao động có
ảnh hưởng nhập nguyên liệu của Vinasoy…Với những thách thức trên đòi hỏi khi xây
dựng chiến lược, các nhà Lãnh đạo phải nghiên cứu kỹ.
Các yếu tố về kinh tế như lãi suất ngân hàng, tăng trưởng của nền kinh tế, kích
cầu của chính phủ, Hiệp định EVFTA và CPTPP giúp Việt Nam tác động đến cầu sản
phẩm của thị trường ngành sữa đậu nành giúp Vinasoy xuất khẩu sữa sang các thị
trường lớn như EU và Nhật Bản.
17
Các yếu tố văn hóa, xã hội của Việt Nam tác động đến quan niệm tiêu dùng các
sản phẩm có nguồn gốc từ đậu nành, nhiều ý kiến trái chiều về tác động của sữa đến
sức khỏe nam giới mặc dù chưa có những nghiên cứu công bố chính thức. Đây cũng là
thách thức cho lãnh đạo Vinasoy trong công tác truyền thông và công tác nghiên cứu
phát triển.
Công nghệ sản xuất sữa luôn biến động, sự cập nhật và ứng dụng các công nghệ
sản xuất luôn là bài toán trong công tác đầu tư của Vinasoy. Đầu tư một thiết bị hoặc
một công nghệ mới đòi hỏi chi phí đầu tư lớn mà thu hồi vốn trong thời gian dài. Do
đó khi xây dựng chiến lược cần phải tính đến hoạt động công nghệ sản xuất.
Đối thủ cạnh tranh trong ngành ngày càng gây áp lực đối với Vinasoy trong khi
xây dựng chiến lược, ngoài các đối thủ truyền thống ra thì luôn tiềm ẩn những Công ty
luôn mong muốn tham gia vào ngành hàng sữa đậu nành. Quá trình lập chiến lược
Lãnh đạo Vinasoy luôn đặt yếu tố đối thủ cạnh tranh lên hàng đầu.
Nhà cung cấp ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu sản xuất, nhất là những vật tư
chính như đậu nành trong nước, đường, bao bì…Nếu không có sự hợp tác bền chặt,
đôi bên cùng có lợi thì sẽ là nguy cơ ảnh hởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm của
Vinasoy. Khi lập chiến lược sản xuất kinh doanh, yếu tố nhà cung cấp đầu vào cần
được tính toán cẩn trọng.
Hàng hóa thay thế sản phẩm sữa đậu nành có khá nhiều như sữa bò, sữa bột, các
thực phẩm chức năng tương đương sữa đậu nành luôn có ảnh hưởng đến chiến lược
giá và marketing của Vinasoy.
2.3 Kết luận:
Dựa trên mô hình 5 lực cạnh tranh của Michael Porter thì chúng ta cũng đã nhìn
nhận rõ được có rất nhiều yếu tố nguy cơ, thách thức gây trở ngại cho Vinasoy và
đồng thời đó cũng có những cơ hội của Vinasoy trong lĩnh vực sữa đậu nành ngày nay
của Việt Nam.
Sau đây là 15 yếu tố có vai trò quyết định và ảnh hưởng lớn nhất đối với
Vinasoy:
- Sự ổn định về chính trị - xã hội và môi trường đầu tư.
- Chính sách bảo vệ môi trường.
- Các quy định, quy chuẩn ngành sữa.

18
- Lãi suất ngân hàng.
- Chính sách kinh tế của Chính phủ.
- Tăng trưởng của nền kinh tế.
- Việt Nam ký Hiệp định EVFTA và CPTPP.
- Thu nhập của người tiêu dùng.
- Quan niệm, hiểu biết về đậu nành của người tiêu dùng.
- Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sữa đậu nành.
- Sự thay đổi về nông nghiệp, công nghiệp, sản xuất, chế biến sữa.
- Các hoạt động nghiên cứu và phát triễn về hạt đậu nành.
- Nguồn cung cấp nguyên liệu đậu nành.
- Các hoạt động nghiên cứu và phát triễn về hạt đậu nành.
- Sự gia tăng các đối thủ tiềm ẩn.
- Sự xuất hiện nhiều sản phẩm thay thế sữa đậu nành.
2.4 Ma trận các yếu tố bên ngoài
Từ những thông tin trên và phân tích các yếu tố môi trường quan trọng có ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và chiến lược của Vinasoy, ta lập bảng ma
trận như sau:
Ma Trận Các Yếu Tố Bên Ngoài Vinasoy (EFE)

Mức độ quan Trọng số Điểm quan


STT Yếu tố đánh giá trọng trọng

1 Sự ổn định về chính trị - xã hội 0,05 3 0,15


và môi trường đầu tư
2 Chính sách bao vệ môi trường 0,02 2 0,04

3 Các quy định, quy chuẩn ngành 0,05 3 0,15


sữa
4 Lãi suất ngân hàng 0,04 2 0,08

5 Chính sách kinh tế của Chính phủ 0,07 4 0,28

6 Tăng trưởng của nền kinh tế 0,07 4 0,28

19
7 Việt Nam ký Hiệp định EVFTA 0,07 3 0,21
và CPTPP
8 Thu nhập của người tiêu dùng 0,08 3 0,24

9 Quan niệm, hiểu biết về đậu nành 0,09 4 0,36


của người tiêu dùng

10 Sự cạnh tranh giữa các doanh 0,09 4 0,36


nghiệp sữa đậu nành
11 Sự thay đổi về nông nghiệp, công 0,09 4 0,36
nghiệp, sản xuất, chế biến sữa
12 Nguồn cung cấp nguyên liệu đậu 0,08 3 0,24
nành

13 Các hoạt động nghiên cứu và phát 0,07 3 0,21


triễn về hạt đậu nành
14 Sự gia tăng các đối thủ tiềm ẩn 0,07 3 0,21

15 Sự xuất hiện nhiều sản phẩm thay 0,05 2 0,1


thế sữa đậu nành
TỔNG CỘNG 1,00 3,27

Mức điểm quan trọng là 3,27 cao hơn nhiều so với mức bình quân là 2,5 cho thấy
các chiến lược mà Vinasoy đang áp dụng có phản ứng tốt với các yếu tố bên ngoài có
ảnh hưởng trực tiếp.

20
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ

3.1 Nguồn nhân lực

Vinasoy có nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ nhân viên được đào tạo
chuyên nghiệp và có kinh nghiệm trong ngành sản xuất đồ uống. Công ty đầu tư nhiều
vào việc phát triển và nâng cao năng lực của nhân sự để đáp ứng nhu cầu thị trường và
đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Vào năm 2020 Vinasoy được mạng cộng đồng nghề nghiệp Anphabe bình chọn
là Top 100 Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam 2020, Vinasoy đã hân hạnh được
vinh danh nhiều năm liên tiếp.

Hiện nay Vinasoy có 3 nhà máy sản xuất sữa đậu nành tại các tỉnh Bắc Ninh,
Quảng Ngãi và Bình Dương với tổng công suất hơn 390 triệu lít/năm và được bình
chọn vào top 5 nhà sản xuất sữa đậu nành lớn nhất thế giới.Tính tới thời điểm năm
2020 thì Vinasoy sở hữu nguồn nhân lực dồi dào ước tính khoảng 3,000 nhân viên bao
gồm cả 3 nhà máy, các văn phòng và nhân viên thị trường. Với mục tiêu xây dựng và
phát triển một đội ngũ nhân viên giỏi về nghiệp vụ, chuyên nghiệp trong tác phong
làm việc, nhân viên được tạo điều kiện để liên tục trau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ
năng cũng như đồng thời bồi dưỡng về phẩm chất.

3.2 Công tác Marketing của Vinasoy


3.2.1 Chính sách sản phẩm (Product)

Công ty không ngừng đa dạng hóa mẫu mã, hương vị… nhằm phục vụ cho từng
phân khúc thị trường đồng thời thực hiện một số cải tiến về bao bì sản phẩm để tạo sự
độc đáo, cải thiện doanh số và thu hút sự chú ý của khách hàng.

3.2.2 Chính sách sách giá cả (Price)


Hiện tại, so với các đối thủ cạnh tranh thì thương hiệu sữa đậu nành Vinasoy
đang định giá cao hơn giá của đối thủ khác: Vinamilk, Nutifood. Tuy nhiên, mức giá

21
này vẫn được phần lớn khách hàng đón nhận và đem về nguồn doanh thu khổng lồ cho
thương hiệu này. Chính sách giá cả hợp lý giúp Vinasoy ngăn chặn đối thủ cạnh tranh
chiếm thị trường mục tiêu.

3.2.3 Chính sách phân phối (Place)

Thường xuyên tổ chức nhiều các chiến lược xúc tiến bán hàng cho các kênh
phân phối. Tăng cường sử dụng poster trưng bày, áp phích,… Hỗ trợ hệ thống đại lý
trong việc đào tạo, lựa chọn nhân viên bán hàng theo các tiêu chuẩn chung nhằm tăng
mức uy tín của Vinasoy, đồng bộ hóa dịch vụ và chuẩn hóa hình ảnh thương hiệu.

3.2.4 Chiến lược chiêu thị


Với slogan “Fami ngon sánh mịn, uống không ngừng” cùng một số TVC tiêu
biểu, thương hiệu Vinasoy đã hoàn toàn truyền tải được nội dung của từng chiến dịch
đến với khách hàng. Tập trung vào các hoạt động quảng cáo trên truyền hình, tivi, như
đài HTV7, HTV9, đài truyền hình Việt Nam VTV3, Vinasoy luôn để lại những ấn
tượng đằng sau những TVC này. Không chỉ dừng lại ở đó, thương hiệu sữa đậu nành
Việt Nam còn thực hiện những chiến dịch treo bảng cáo ngoài trời tại các điểm xe bus,
trên các bảng đèn LED, quảng cáo trên ô tô BeCar… nhằm định vị hình ảnh trong lòng
khách hàng.

3.3 Công tác nhân lực

VinaSoy đã hoàn thành và khởi công dự án mở rộng nâng công suất sản xuất sữa
lên đến 40 triệu lít sữa/ năm với tổng vốn đầu tư hơn 77 tỷ đồng. Tạo cơ hội việc làm,
giúp ổn định cuộc sống cho hàng ngàn lao động.

Vinasoy luôn có chính sách ưu đãi, tạo mọi điều kiện tốt nhất để có thể nắm giữ
những vị trí quan trọng nhằm xây dựng đội ngũ nhân viên nòng cốt.

Vinasoy mở rộng công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại các trường Cao đẳng
nghề trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội....

Đẩy mạnh các hoạt động team building, truyền thông nội bộ, văn hóa, văn nghệ...
Các hoạt động này đem đến tác dụng truyền thông, kết nối nội bộ.

22
3.4 Công tác sản xuất

Dây chuyền thiết bị của Vinasoy là hệ thống thiết bị sản xuất sữa đậu nành đồng
bộ duy nhất tại Việt Nam được cung cấp từ tập đoàn Tetrapak - Thụy Điển.

Vệ sinh an toàn được chú trọng ngay từ công đoạn làm sạch đậu, đảm bảo loại
trừ các tạp chất mong muốn như rác, kim loại nhiễm từ, đá, sạn có trong đậu nành.

Với quy trình sản xuất khép kín của Vinasoy, sản phẩm sữa đậu nành được đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở mức cao nhất.

Các dưỡng chất quan trọng trong hạt đậu nành được bảo toàn cũng như lưu giữ
được hương vị đậm đà tự nhiên nhờ áp dụng chế độ tiệt trùng ở nhiệt độ cao trong thời
gian cực ngắn. Đồng thời, quy trình sản xuất trải qua công đoạn khử hoạt tính enzyme
vừa có tác dụng loại bỏ các enzyme gây khó tiêu trong đậu nành mà không làm các
tính dinh dưỡng có trong đậu nành bị mất đi

Sản phẩm sữa đậu nành được đóng gói trong bao bì giấy rất tiện lợi. Kéo dài thời
gian bảo quản, có thể sử dụng sản phẩm mọi lúc, mọi nơi.

3.5 Ma trận các yếu tố bên trong

Từ những thông tin trên và phân tích các yếu tố môi trường quan trọng có ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và chiến lược của Vinasoy, ta lập bảng ma
trận như sau:

Mức độ
Các yếu tố thành công quan trọng Trọng số Điểm quan
trọng
Uy tín, thương hiệu 0.1 4 0.4

Công nghệ sản xuất sữa 0.09 3 0.27

Chất lượng sản phẩm 0.09 3 0.27

Khả năng cạnh tranh trên thị 0.08 3 0.24


trường
Nghiên cứu thị trường 0.08 3 0.24

23
Hoạt động marketing 0.08 2 0.16

Chính sách giá bán sản phẩm 0.05 1 0.05

Hoạt động cung ứng, logistics 0.09 2 0.18


Dịch vụ chăm sóc khách hàng 0.07 3 0.21

Mạng lưới phân phối 0.07 2 0.14


Nghiên cứu phát triển sản phẩm 0.1 3 0.3
Khả năng tài chính của công ty 0.05 3 0.15

TỔNG CỘNG 1 2,61

Mức điểm quan trọng là 2,61 cao hơn so với mức bình quân là 2,5 cho thấy các
yếu tố nội tại của Vinasoy có năng lực cạnh tranh tốt so với các đối thủ cạnh tranh.

24
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

4.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh (competitiveness):


Năng lực cạnh tranh là khả năng doanh nghiệp hay tổ chức có thực lực và lợi
thế của chủ thể kinh doanh so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các
đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn.

Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage): là khả năng mà doanh nghiệp
có thể tạo ra giá trị của sản phẩm và dịch vụ cao hơn cho khách hàng so với sản phẩm
tương đương của đối thủ cạnh tranh.

4.2 Đối thủ cạnh tranh:


Vinamilk: Thương hiệu hàng đầu Việt Nam với thị phần hơn 50% có sản phẩm
đa dạng. Doanh nghiệp đưa ra nhiều sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhiều lứa tuổi khác
nhau và mạng lưới phân phối rộng rãi nhờ vậy rất dễ tiếp cận với khách hàng.
Vinamilk có đội ngũ chuyên nghiệp và chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo cùng
với hệ thống quản trị công ty hiệu quả.
Nutifood: Doanh nghiệp dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam với sự tin tưởng chất
lượng sản phẩm tuyệt đối cùng với sự đa dạng sản phẩm từ trẻ em đến người lớn tuổi.
Thị trường phân phối của công ty lớn ở trong nước cũng như phân phối ra nước ngoài.
Hệ thống quản lý hiện đại và đội ngũ chuyên viên vô cùng chuyên nghiệp.
4.3 Các yếu tố thành công:
1. Uy tín/ thương hiệu
2. Văn hóa doanh nghiệp
3. Công nghệ sản xuất sữa
4. Chất lượng sản phẩm
5. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh
6. Khả năng cạnh tranh trên thị trường
7. Nghiên cứu thị trường

25
8. Hoạt động marketing
9. Chính sách giá bán sản phẩm
10. Hoạt động cung ứng, logistics
11. Dịch vụ chăm sóc khách hàng
12. Hệ thống phân phối
13. Nghiên cứu phát triển sản phẩm
14. Khả năng tài chính của công ty
4.4 Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM:
Nhằm đánh giá điểm tương đồng so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của
Vinasoy như: Công ty Vinamilk, Công ty Nutifood. Bảng so sánh các điểm tương
đồng thể hiện sự mạnh yếu giữa các công ty như sau:
Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM

Các yếu tố thành Mức độ Vinasoy Vinamilk Nutifood


công quan
PL ĐQT PL ĐQT PL ĐQT
trọng

Uy tín, thương 0.1 4 0.4 4 0.4 3 0.3


hiệu

Văn hóa DN 0.05 4 0.2 3 0.15 2 0.1

Công nghệ sản 0.06 2 0.12 3 0.18 3 0.18


xuất sữa

Chất lượng sản 0.05 3 0.15 4 0.2 3 0.15


phẩm

Cơ sở hạ tầng 0.06 2 0.12 3 0.18 2 0.12


phục vụ SXKD

Khả năng cạnh 0.07 2 0.14 3 0.21 3 0.21


tranh trên thị
trường

26
Nghiên cứu thị 0.08 3 0.24 3 0.24 3 0.24
trường

Hoạt động 0.08 2 0.16 4 0.32 4 0.32


marketing

Chính sách giá 0.05 3 0.15 3 0.15 2 0.1


bán sản phẩm

Hoạt động cung 0.1 2 0.2 2 0.2 2 0.2


ứng, logistics

Dịch vụ chăm sóc 0.09 3 0.27 3 0.27 4 0.36


khách hàng

Mạng lưới phân 0.07 4 0.28 2 0.14 2 0.14


phối

Nghiên cứu phát 0.06 3 0.24 4 0.32 2 0.12


triển sản phẩm

Khả năng tài 0.08 4 0.32 3 0.24 3 0.24


chính của công ty

Công ty sữa đậu nành Vinasoy đang đứng trước những khó khăn thách thức
trong tăng trưởng do thị trường cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ như Nutifood,
Vinamilk. Sự mở rộng quy mô phát triển doanh số chất lượng sản phẩm ngày càng có
nhiều đối thủ tham gia ngành đòi hỏi lãnh đạo cần có một chiến lược phát triển mới để
phát triển trong tương lai. Doanh thu của Vinasoy trong năm 2022 đặt hơn 4000 tỷ
tăng trưởng 10% so với năm 2021. Vinasoy đang đầu tư vào mở rộng nhà máy sản
xuất và tăng cường hệ thống phân phối. Vinasoy đang tập trung vào chiến lược tăng
cường đổi sản phẩm mới để ngày càng mở rộng trên thị trường quốc tế cùng với đó là
phát triển các kênh bán hàng trực tuyến giúp nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như
mang lại doanh thu cho công ty.

27
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT

5.1 Điểm mạnh:


1. Nguồn lực mạnh mẽ từ công ty mẹ
2. Sản phẩm chất lượng cao/ thương hiệu mạnh.
3. Năng lực đội ngũ bán hàng, phân phối thị trường.
4. Công nghệ sản xuất sữa hiện đại.
5. Chiến lược Marketing hiệu quả.
6. Công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm.
5.2 Điểm yếu
1. Năng lực sản xuất so với nhu cầu của thị trường còn thấp.
2. Chưa đa dạng hóa được sản phẩm của mình.
3. Công tác nghiên cứu thị trường chưa được khai thác tối đa.
5.3 Cơ hội:
1. Sự ổn định về chính trị - xã hội và môi trường đầu tư.
2. Người dân ngày càng có ý thức về sức khỏe.
3. Thị trường sữa vẫn rất tiềm năng.
4. Công nghệ truyền thông ở Việt Nam đang phát triễn mạnh mẽ.
5.4 Thách thức:
1. Sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành ngày càng tăng.
2. Sự cạnh tranh về sản phẩm thay thế.
3. Khủng hoảng kinh tế thế giới.

28
Cơ Hội (O): Thách Thức (T):
O1: Sự ổn định về chính trị - xã hội và T1: Sự cạnh tranh giữa các công ty
môi trường đầu tư trong ngành ngày càng tăng. ( Trong
O2: Người dân ngày càng có ý thức về và ngoài nước nói chung )
sức khỏe. T2: Sự cạnh tranh về sản phẩm thay
O3: Thị trường sữa vẫn rất tiềm năng. thế.

O4: Công nghệ truyền thông ở Việt T3: Khủng hoảng kinh tế thế giới.
Nam đang phát triễn mạnh mẽ.

Điểm Mạnh (S): S/O S/W


(Sử dụng điểm mạnh để khai thác cơ (Sử dụng điểm mạnh để vượt qua
hội) thách thức)

S1: Nguồn lực mạnh mẽ từ công ty mẹ. S1,S2,S3,S4,S5,O2,O3,O4: Sử dụng S1,S2,S5,T1: Sử dụng chiến lược
S2: Sản phẩm chất lượng cao/ thương các chiến lược Marketing tiếp tục giữ marketing và chiến lược bán hàng
hiệu mạnh. vững, mở rộng, tăng trưởng thị phần để tìm kiếm thị trường và xuất khẩu

S3: Năng lực đội ngũ bán hàng, phân nhờ uy tín, thương hiệu. các sản phẩm.

phối thị trường S2,S4,S6,O2: Đa dạng hóa sản phẩm S1,S2,S4,T1,T2: Sử dụng bí quyết

S4: Công nghệ sản xuất sữa hiện đại. theo chiều sâu. công nghệ, năng lực uy tín để nâng
S5,S6,O2,O3: Mở rộng danh mục sản cao chất lượng sản phẩm
S5: Chiến lược Marketing hiệu quả.
phẩm mới. S1,S4,S6,T3: Tận dụng các nguồn
S6: Công tác nghiên cứu phát triển sản
S2,S5,O1,O4: Mở rộng thị trường tăng lực sẵn có để tiết kiệm nguồn
phẩm.
độ uy tính nguyên vật liệu

Điểm Yếu (W): W/O W/T


(Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm (Hạn chế thách thức khắc phục
yếu) điểm yếu)

W1: Năng lực sản xuất so với nhu cầu O3,W3: Cơ hội để đẩy mạnh công tác W1,W2,T1,T2: Đầu tư mạnh mẽ
của thị trường còn thấp. nghiên cứu. vào nguồn nhân lực, các hoạt động
W2: Chưa đa dạng hóa được sản phẩm O2,O3,W1,W2: Lợi dụng nhu cầu và thị chăm sóc khách hàng, cung ứng để
của mình. trường tiềm năng để tăng trưởng sản nâng cao hình ảnh, thương hiệu

W3: Công tác nghiên cứu thị trường xuất, nghiên cứu sản phẩm làm đa dạng trước các đối thủ.

chưa được khai thác tối đa. hóa. W3,T3: Phải khai thác được tối đa
thị trường thì mới có thể vượt qua
được giai đoạn khủng hoảng.

Từ những điểm mạnh, điểm yếu nội tại và cơ hội đe dọa và những thông tin trên
sẽ hình thành ma trận SWOT như sau:

Ma Trận SWOT hình thành chiến lược

29
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. VINASOY ĐIỀU TỐT ĐẸP ĐẾN TỪ THIÊN NHIÊN, nguồn:


https://vinasoy.com/ - ngày truy cập: 16/03/2024.
2. GIÁO DỤC THỦ ĐÔ, ngày 02/04/2023, “Vinasoy lên tiếng về lô sữa đậu nành
bị thu hồi ở Nhật Bản”, nguồn: https://giaoducthudo.giaoducthoidai.vn/ - ngày
truy cập 16/03/2024.
3. BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN QNS NĂM 2020, nguồn:
https://static2.vietstock.vn/data/HNX/2022/BCTN/VN/QNS_Baocaothuongnien
_2022.pdf - Ngày truy cập: 16/03/2024.
4. TẠP CHÍ TÀI CHÍNH, ngày 28/10/2023, “Gia nhập hiệp định CPTPP mở ra
nhiều cơ hội cho kinh tế Việt Nam”, nguồn: https://tapchitaichinh.vn/ - Ngày
truy cập 17/03/2024.
5. CÔNG THƯƠNG, ngày 28/10/2020, “EVFTA giúp ngành sữa gia tăng cạnh
tranh trên sân nhà, gạo hưởng lợi xuất khẩu trong dài hạn”, nguồn:
https://congthuong.vn/ - Ngày truy cập 17/03/2023.
6. TẠP CHÍ TRI THỨC, “Vinasoy – Thương hiệu Việt ghi danh bản đồ toàn cầu”,
nguồn: https://znews.vn/ - Ngày truy cập 14/03/2024.
7. MISA AMIS, ngày 24/06/2022, “Chiến lược marketing của Vinasoy: Táo bạo
thành công”, nguồn: https://amis.misa.vn/ - Ngày truy cập 14/03/2024.
8. BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ, ngày 19/12/2023, “Chính sách kích cầu tiêu
dùng nội địa: Cần các giải pháp đồng bộ, dứt khoát”, nguồn:
https://baochinhphu.vn/ - Ngày truy cập 17/04/2024.
9. TIÊU DÙNG PLUS, ngày 12/04/2020, “Áp dụng các gói hỗ trợ đặc biệt: Cú
hích cho nền kinh tế”, nguồn: https://tieudungplus.vn/ - Ngày truy cậy
18/03/2024.
10. Công nghệ quản lý chất lượng, nguồn: https://vinasoy.com/cong-nghe-quan-ly-
chat-luong/ - Ngày truy cập 19/3/2024.
11. Chiến lược Marketing của Vinasoy, nguồn: https://amis.misa.vn/53775/chien-
luoc-marketing-cua-vinasoy/ - Ngày truy cập 19/3/2024.
12. Vinasoy được vinh danh trong top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, nguồn:
https://vinasoy.com/truyen-thong/vinasoy-duoc-vinh-danh-trong-top-100-noi-
lam-viec-tot-nhat-viet-nam-2020/ - Ngày truy cập 19/3/2024.

30

You might also like