You are on page 1of 24

TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ SƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔ KHỐI IV Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Phú Sơn, ngày 31 tháng 08 năm 2022

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TỔ CHUYÊN MÔN


Năm học 2022 – 2023

I. Căn cứ xây dựng kế hoạch


Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ giáo dục và
Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Quyết định số 1465/QĐ-UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 17 tháng 8 năm
2022 về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Căn cứ công văn số ...../CV-GD ngày ...../9/2022 của Phòng GD&ĐT Lâm Hà về
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học, năm học 2022 – 2023;
Đối với khối 4 Năm học 2022 - 2023 là năm tiếp tục áp dụng dạy học chương
trình VNEN . Đặc biệt là năm thứ 3 áp dụng việc dạy học tiếp cận chương trình giáo
dục 2018 .
Căn cứ tình hình thực tế, Tổ 4 xây dựng Kế hoạch giáo dục của tổ trong năm học
2022-2023 như sau:
II. Điều kiện thực hiện kế hoạch
1. Đặc điểm tình hình học sinh
100% học sinh trong khối được học 7 buổi/tuần;
.../... tỉ lệ:.....% học sinh học đúng độ tuổi (lớp 4A có 02 em; lớp 4B có ... em;
lớp 4C có 27 em).

Lớp/ Khối Tổng Nữ Dân Khuyết Diện gia đình Ghi


số tộc tật chú
Không nơi
Hộ Hộ cận Mồ
nương tựa
nghèo nghèo côi

4A 40 22 8 0 2 0 0 0
4B 38 19 7 0 0 2 0 0
4C 28 16 0 0 2 0 1 0
TỔNG 106 79 15 0 2 2 2 0
KHỐI 4

1.1. Thời cơ - Thuận lợi


Học sinh ngoan, chăm học nên trong quá trình học các em đều rất nhiệt tình;
phần lớn các em được gia đình quan tâm, ngoan ngoãn, biết vâng lời thầy cô, đoàn
kết, thân ái với bạn bè, có ý thức tự giác cố gắng trong học tập;
Cha mẹ học sinh quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con em mình; Ban
đại diện cha mẹ học sinh của khối có ý thức, trách nhiệm cao với các hoạt động của
lớp của trường;
100% gia đình học sinh sống quanh khu vực Phú Sơn, giao thông thuận tiện
cho việc đi học chuyên cần;
100% học sinh trong khối được học 7 buổi/tuần. Thời gian học tập chính khóa
và hoạt động sinh hoạt ngoại khoá thuận tiện.
1.2. Thách thức - Khó khăn
Một số em chưa mạnh dạn, sôi nổi trong học tập; chữ viết ở một số em còn sai
lỗi chính tả, trình bày bài vở chưa khoa học. Tốc độ viết còn chậm, kĩ năng tính toán
chưa tốt; HS còn hiếu động, chưa biết hợp tác trong khi học nhóm. Một số em còn thụ
động nhút nhát và ngại làm việc, làm việc chậm.
2. Đặc điểm tình hình đội ngũ

TT Họ và tên Năm Nữ Tôn Đảng Trình độ Thành tích năm học Ghi
sinh giáo viên đào tạo trước chú

ĐH CĐ
CSTĐ LĐTT UBHK
1 Hoàng Thị Huế 1968 x Không x x
2 Lương Thị Mỹ 1992 x Không x x
Nguyệt
3 Nguyễn Khoa Ngọc 1985 x Phật x x
Lan
4 Phan Thị Thủy 1986 x Không x x x x x
5 Trần Thị Huệ 1985 x Công x x
giáo
Tổng 05 01 02 04 01 01 04 01

2.1. Thời cơ - Thuận lợi


Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường trong việc
triển khai thực hiện tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Nhà trường đã trang bị đầy đủ các thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ để khối4 thực
hiện tiếp cận chương trình dạy học phổ thông 2018.
Đa số các giáo viên trong tổ đều có thâm niên công tác và có các nhân tố điển
hình trong các phong trào thi đua của ngành.
Được tham gia đầy đủ các đợt bồi dưỡng chuyên môn do Phòng GD & ĐT và
nhà trường tổ chức.
Có đủ giáo viên chủ nhiệm, có giáo viên Mỹ thuật, Âm nhạc, tiếng Anh, Tin học
và GDTC riêng.
GV đều đạt tay nghề khá, giỏi trở lên, có 4/5GV đạt danh hiệu LĐTT (xếp loại
năm học 2020 – 2021); trong đó 1 giáo viện đạt CSTĐ được UBHK
Điều kiện nơi ở của GV ổn định để an tâm công tác.
2.2. Thách thức - Khó khăn
- Chất lượng đội ngũ giáo viên phải đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình
giáo dục phổ thông 2018. Đội ngũ GV phải biết khai thác, ứng dụng hiệu quả công
nghệ thông tin trong đổi mới quản lý và đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng
tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh để nâng cao chất lượng.

Một bộ phận nhỏ (8%) phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em
thiếu tinh thần phối hợp trong việc giáo dục học sinh; chưa thường xuyên kiểm tra,
hướng dẫn con em tự học và thực hành ứng dụng ở nhà, nên hiệu quả giáo dục của
một số học sinh thiếu toàn diện, chưa đạt mục tiêu mong muốn;

Một số phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trong của cải cách giáo dục
nên chưa thực sự hợp tác với nhà trường và giáo viên trong việc giáo dục con em mình.
3. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Giáo viên thường xuyên sử dụng thiết bị, đồ đùng dạy học, kết hợp ứng dụng
các phần mềm, tài liệu số vào trong giảng dạy một cách hiệu quả. Nhà trường tiếp tục
dành kinh phí bổ sung thêm các đầu sách, thiết bị để phục vụ hoạt động giáo dục
trong nhà trường; mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho dạy và học;
Giáo viên phối hợp và khuyến khích học sinh, cha mẹ học sinh trong công tác
chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học trên lớp;
Tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập
cho con em mình đón năm học 2022 - 2023.
III. Mục tiêu giáo dục năm học 2022 - 2023
1. Mục tiêu chung
Năm học 2022-2023 phòng giáo dục huyện Lâm Hà chỉ đạo và có biện pháp
đến các trường học tập trung cao nhất cho việc tiêm phòng Covid-19 đối với 100%
học sinh coi đây là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu của ngành giáo dục
huyện nhà vừa đảm bảo an toàn dịch bệnh đồng thời tổ chức thực hiện dạy học đổi
mới theo Chương trình GDPT 2018 bảo đảm chất lượng, hiệu quả; bảo đảm tất cả học
sinh hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học phù hợp với điều kiện
thực tế địa phương.
Tăng cường nền nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động
giáo dục. Chú trọng kết hợp dạy chữ với dạy người, giáo dục ý thức, trách nhiệm của
công dân đối với gia đình - nhà trường - xã hội cho học sinh trong khối. Thực hiện tốt
các cuộc vận động, các phong trào thi đua của trường phù hợp với điều kiện của tổ
khối;
Thực hiện dạy học theo hướng định hướng Chương trình giáo dục phổ thông
mới; đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học và đánh giá học sinh tiểu học; vận
dụng phù hợp những thành tố tích cực của các mô hình, phương thức giáo dục tiên
tiến trong nước và quốc tế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học; tích cực và nâng cao hiệu quả trong công tác truyền thông.
Xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ, nâng cao vai trò, trách nhiệm, lương tâm,
đạo đức nhà giáo. Khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.
Bảo đảm thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục thể chất, y tế trường học; phát
động phong trào rèn kỹ năng bơi và phòng, chống đuối nước cho học sinh.
Tăng cường công tác bồi dưỡng thường xuyên, đổi mới sinh hoạt chuyên môn.
Nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật; tạo cơ hội thuận lợi tiếp
cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân
tộc thiểu số. Duy trì vững chắc và củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, nâng cao
chất lượng xây dựng trường chuẩn quốc gia.
2. Chỉ tiêu cụ thể
2.1. Đối với giáo viên
2.1.1. Công tác bồi dưỡng thường xuyên
100% GV được tham gia thảo luận lựa chọn modul học tập và xây dựng kế
hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân theo quy định;
100% GV trong tổ tham gia đầy đủ việc học bổi dưỡng thường xuyên;
100b% GV trong tổ được đánh giá hoàn thành trong công tác dưỡng thường
xuyên trong năm học.
2.1.2. Đánh giá, xếp loại chuẩn nghề nghiệp
GV đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức Tốt: 4/5 = 80 %
GV đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức Khá: 1/5 = 20 %
GV đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức Đạt: 0
GV chưa đạt chuẩn nghề nghiệp: 0
2.1.3. Đánh giá, phân loại viên chức cuối năm học
GV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 4/5 = 80 %
GV hoàn thành tốt nhiệm vụ: 1/5 = 20 %
GV hoàn thành nhiệm vụ: 0
GV không hoàn thành nhiệm vụ: 0
2.1.4. Số lượng đạt GV dạy giỏi các cấp
4 /5= 80 % GV đạt GV dạy giỏi cấp trường;
3/5 = 60% GV đạt GV dạy giỏi cấp cơ sở.
2.2. Đối với học sinh (chỉ tiêu cụ thể)
Học sinh hoàn thành chương trình lớp học: 106./106 tỉ lệ: 100%;
Học sinh được khen thưởng Hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn
luyện: .43./106., tỉ lệ: 41 %.; Hoàn thành tốt các nội dung học tập và rèn
luyện .30./106., tỉ lệ: 28,3 %.; Duy trì sĩ số: 100%;
Thành tích các hoạt động phong trào: 100% các lớp tham gia các phòng trào
văn nghệ chào mừng các ngày lễ trong năm; 100% các lớp tham gia đá bóng, cờ vua
chuẩn bị cho Hội khỏe Phù Đổng các cấp.
Chất lượng giáo dục các môn học (HĐGD)
LỚP TSHS HTT HT CHT GHI CHÚ
SL % SL % SL %
4A 40 18 45 22 55 0 0
4B 38 15 39,5 23 60,5 0 0
4C 28 10 35 18 65 0 0
T.KHỐI 106 43 41 63 59 0 0

- Mức độ hình thành và phát triển Năng lực, Phẩm chất


Về năng lực

Các Lớp TS Tốt Đạt Cần cố gắng


NL TL % TL % TL %
4A 40 25 62,5 15 37,5 0 0
Tự phục 4B 38 25 65,8 13 34,2 0 0
vụ, tự
quản 4C 28 15 53 13 47 0 0
Tổng 106 65 41
4A 40 30 75 10 25 0 0
4B 38 28 73,7 10 26,3 0 0
Hợp tác
4C 28 20 71 8 29 0 0
Tổng 106 78 38
4A 40 25 62,5 15 37,5 0 0

Tự học, 4B 38 25 65,8 13 34,2 0 0


GQVĐ 4C 28 15 53 13 47 0 0
Tổng 106 65 41

Về phẩm chất

Các Lớp TS Tốt Đạt Cần cố gắng


PC TL % TL % TL %
4A 40 30 75 10 25 0 0
Chăm 4B 38 30 79 8 21 0 0
học, chăm
làm 4C 28 20 71 8 29 0 0
Tổng 113 74 65 39 26 0 0
4A 40 30 75 10 25 0 0
Tự tin, 4B 38 25 65,8 13 34,2 0 0
trách
nhiệm 4C 28 20 71 8 29 0 0
Tổng 106 75 31
4A 40 30 75 10 25 0 0
Trung 4B 38 30 79 8 21 0 0
thực, kỉ
luật 4C 28 22 75 6 25 0 0
Tổng 106 82 24
4A 40 38 95 2 5 0 0
Đoàn kết, 4B 38 35 92 3 8 0 0
yêu
thương 4C 28 28 100 0 0 0 0
Tổng 106 101 5 0 0

IV. Tổ chức các môn học và hoạt động giáo dục trong năm học 2022-2023
1. Thực hiện chương trình môn học (Phụ lục1)
Căn cứ Khung chương trình giáo dục tiểu học hiện hành; Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Chương
trình giáo dục phổ thông;
- Tổ chuyên môn cùng giáo viên trong khối thực hiện kế hoạch dạy học cho các
môn học như sau:
* Số tiết dạy lớp 4
TT Hoạt động giáo Số tiết lớp 4
dục Tổng HK1 HK2
1 Tiếng Việt 245 144 136
2 Toán 175 90 85
3 Khoa học 70 36 34
4 Lịch sử - Địa lí 70 36 34
5 Đạo đức 35 18 17
6 Mĩ thuật 35 18 17
7 Âm nhạc 35 18 17
8 Thể dục 70 36 34
9 Kĩ thuật 35 18 17
10 Tiếng Anh 140 72 68
11 Tin học 35 18 17
11 HĐTT 35 18 17

Bảng phân phối chương trình lớp 4 - Học kỳ 1

Tổn
g
Môn/ Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 thời
lượ
ng
8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8
Tiếng Việt 8 144
Toán 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 90
Đạo đức 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
Khoa học 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 36
Lich sử -Địa
2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 36

Mĩ thuật
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
thuật
Âm nhạc 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
Thể dục 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 36
4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 72
Anh văn
Tin học 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 36
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
Kĩ thuật
Tổng số tiết 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 522
bắt
buộc/tuần
Đọc thư 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
viện
2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 36
HĐTT
Tổng số
32 32 32 32 32 32 32 32 32 32 32 32 32 32 32 32 32 32 576
tiết/tuần

Bảng phân phối chương trình lớp 4 - Học kỳ 2

Tổng
1 2 2 thời
Môn / Tuần 20 21 22 24 25 26 28 29 30 31 32 33 34 35
9 3 7 lượng
môn
Tiếng Việt 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 119
Toán 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 85
Đạo đức 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
Khoa học 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 34
Lich sử -Địa
2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 34

Mĩ thuật
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
thuật
Âm nhạc 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
Thể dục 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 34
Tiếng Anh 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 68
Tin học 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 34
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
Kĩ thuật
Tổng số tiết 2 29 29 29 2 29 29 29 2 29 29 29 29 29 29 29 29 493
bắt 9 9 9
buộc/tuần
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
Đọc thư viê

HĐTT 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 34

Tổng số 3 3 3
32 32 32 32 32 32 32 32 32 32 32 32 32 32 544
tiết/tuần 2 2 2

2. Các hoạt động giáo dục


2.1. Đối với giáo viên
2.1.1. Số lượng, tên chuyên đề sẽ tổ chức (ở tổ)
Một số giải pháp phát triển phẩm chất ,năng lực cho học sinh trong dạy học
môn khoa học lớp 4
Phân công: Cô Huế , cô Nguyệt viết lí thuyết , cô Lan, thực hiện tiết dạy.cô
Thủy, cô Huệ hộ trợ các phương tiện thực hiện chuyên đề
2.1.2. Bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành
a) Bồi dưỡng học sinh năng khiếu: Sau 1 tháng trực tiếp giảng dạy, giáo viên
chủ nhiệm, giáo viên bộ môn nắm bắt, phát hiện học sinh có năng khiếu: Toán, Tiếng
Việt, Tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục thể thao (đá bóng, bơi).
b) Phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập: Trên cơ sở bàn giao chất
lượng học sinh giữa GVCN năm học trước vào cuối tháng 5/2022 (đối với GV tiếp
nhận lớp mới); căn cứ tình hình tiếp thu của học sinh mà mình đã từng giảng dạy (đối
với GV theo lớp).
Thực hiện giảng dạy phụ đạo học sinh theo đúng kế hoạch. Linh hoạt trong vận
dụng hình thức phụ đạo; chú trọng động viên, khích lệ, tạo hứng thú học tập cho học
sinh. Tuyệt đối không gây áp lực cho học sinh.
Thường xuyên trao đổi (qua điện thoại, gặp trực tiếp, qua sổ liên lạc điện tử)
với cha mẹ học sinh để cùng phối hợp phụ đạo.
* Thời gian: Thực hiện lồng ghép trong các giờ dạy chính khóa. Nhà trường sắp
xếp vào chiều thứ sáu hàng tuần, sau sinh hoạt chuyên môn, thời gian (từ 15h 30 phút
đến 16h 45 phút).
c) Tổ chức thực hiện
* Tổ trưởng chuyên môn:
Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, nắm bắt tình hình chung;
Tổ chức hội ý hàng tuần cùng các thành viên trong tổ nắm bắt thực tế, bàn biện
pháp điều chỉnh, bổ sung;
Chỉ đạo giáo viên được trong tổ xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với từng
đối tượng học sinh;
Theo dõi tình hình thực hiện, nắm bắt mức độ tiếp thu, hiệu quả công tác bồi
dưỡng, phụ đạo;
Hội ý hàng tuần, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tìm biện pháp bồi dưỡng, phụ
đạo phù hợp;
Báo cáo, đề xuất những nội dung công việc cần hỗ trợ, vấn đề cần chỉ đạo tiếp
theo một cách thường xuyên cho lãnh đạo nhà trường.
* Giáo viên trực tiếp bồi dưỡng, phụ đạo:
Thực hiện soạn, giảng theo kế hoạch chỉ đạo; giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ
môn trực tiếp bồi dưỡng, phụ đạo lồng ghép trong các tiết dạy của mình phụ trách.
Linh hoạt trong vận dụng hình thức bồi dưỡng, phụ đạo; chú trọng động viên,
khích lệ, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Tuyệt đối không gây áp lực cho học sinh.
Định kỳ hàng tháng, báo cáo kết quả công tác bồi dưỡng, phụ đạo; sự tiến bộ,
hạn chế của từng đối tượng học sinh cho tổ trưởng, lãnh đạo nhà trường;
Giáo viên bộ môn thường xuyên trao đổi tình hình về ý thức tham gia học tập,
mức độ tiếp thu của học sinh cho GVCN lớp;
Thường xuyên trao đổi (qua điện thoại, gặp trực tiếp, qua sổ liên lạc điện tử)
với cha mẹ học sinh để cùng phối hợp bồi dưỡng, phụ đạo.
Đề xuất, kiến nghị những nội dung, vấn đề liên quan (nếu cần).
* Thời gian:
Lớp 4A, 4B, 4C, thực hiện lồng ghép trong các giờ dạy kể cả buổi chính và
buổi hai.
2.1.3. Tham gia các hội thi, phong trào chuyên môn (Thi GV Dạy giỏi,...)
Hội thi giáo viên dạy giỏi
Tiêu chuẩn: Giáo viên tham gia dự thi đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định tại
Điểm a, Khoản 2, Điều 8, Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT ngày 20/12/2019 của Bộ
GD&ĐT Thông tư Ban hành Quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục
mầm non; giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cơ sở giáo dục phổ thông.
Nội dung thi, thời gian thi: (theo kế hoạch nhà trường).
Danh sách giáo viên đăng ký thi GV dạy giỏi năm học 2022 - 2023

TT Họ và tên Nhiệm vụ được giao Cấp đăng Ghi


kí chú
1 Hoàng Thị Huế GVCN lớp 4A Cấp trường
2 Nguyễn Khoa Ngọc Lan GVCN lớp 4C Cấp cơ sở
3 Phan Thị Thủy GVD Chuyên Âm nhạc Cấp cơ sở
4 Trần Thị Huệ GVD Chuyên Tiếng Anh Cấp cơ sở
Danh sách đăng ký giải pháp hữu ích

TT Họ và tên Nhiệm vụ được Giải pháp


giao
1 Hoàng Thị Huế GVCN lớp 4A Biện pháp giúp học sinh lớp 4A có
hứng thú học tập môn tiếng việt qua
việc xây dựng hệ thống trò
chơi học tập

2 Nuyễn Khoa Ngọc Lan GVCN lớp 4C Một số biện pháp nâng cao kĩ năng
đọc cho hs lớp 4C
3 Phan Thị Thủy GVD Chuyên Âm
nhạc Một số biện pháp phát triển năng
lực âm nhạc trong phân môn đọc
nhạc cho học sinh lớp 2

4 Trần Thị Huệ GVD Chuyên TA Một số biện Pháp cải thiện kĩ năng
nói cho hs tiểu học
Các HĐGD tập thể thực hiện trong năm học 2022 – 2023
( Phụ lục 2)
Thời gian Người t/hiện,
Tháng Nội dung, hình thức
Chủ điểm thực hiện lực lượng
tổ chức
tham gia
Ngày hội An toàn giao
Vui bước đến 23/9 Toàn trường,
9 thông
trường PHHS
Rung chuông vàng
10 Vòng tay bè bạn tiếng Anh 21/10 Toàn trường

Kính yêu thầy cô Văn nghệ; “Gian hàng Toàn trường,


11 18/11
giáo trò chơi” PHHS
Uống nước nhớ Hội thi kể chuyện theo
12 sách 16/12 Toàn trường
nguồn
Yêu Đất nước Thời trang vì môi Toàn trường,
1, 2 17/2
Việt Nam trường thân thiện PHHS
Tổ chức Hoạt động
ngoài giờ lên lớp tháng
Tiến bước lên 3 ngày hội “Thiếu nhi
17/3
3 Đoàn, Yêu quý vui khỏe” nhân dịp kỷ Toàn trường
mẹ và cô giáo niệm 90 năm ngày
thành lập Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh
Tổ chức Hoạt động
Mừng đất nước
4 ngoài giờ lên lớp tháng 21/4 Toàn trường
thống nhất
4 “Ngày hội đọc sách”
Tổ chức Hoạt động
ngoài giờ lên lớp tháng
Kính yêu và biết 5 “Hội thi nét đẹp Đội
5 5/5 Toàn trường
ơn Bác Hồ viên”

2.2. Đối với học sinh


2.2.1. Số lượng, chỉ tiêu HS đạt Hội thi Viết chữ đẹp, giữ vở sạch
3/3 lớp = 100% có học sinh tham gia và đạt giải Hội thi Viết chữ đẹp, giữ vở
sạch;
Nội dung, hình thức, số lượng học sinh tham gia, thời gian thi: Theo kế hoạch
của nhà trường;
Giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm, đầu tư thời gian luyện viết cho học sinh.
Chú trọng rèn viết, rèn cách giữ vở sạch, cách trình bày vở đẹp, khoa học ở tất cả các
loại vở của học sinh.
2.2.2. Số lượng, chỉ tiêu lớp đạt Hội thi Văn nghệ
3/3 lớp = 100% tham gia và đạt giải Hội thi Văn nghệ;
Thể lệ, thời gian thi: Theo kế hoạch của nhà trường;
Giáo viên chủ nhiệm cần đầu tư tập luyện cho học sinh; có thể huy động sự hỗ
trợ từ phụ huynh học sinh trong việc tập luyện, đầu tư trang phục,...Đảm bảo các tiết
mục dự thi có chất lượng.
2.2.3. Số lượng, chỉ tiêu HS đạt Hội thi cờ vua, bóng đá
Thể lệ, thời gian thi: Theo kế hoạch của nhà trường.
Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn phát hiện, tập trung bồi
dưỡng, tập luyện cho học sinh. Huy động phụ huynh có năng khiếu, am hiểu về các
môn thi đấu, cùng tập luyện cho học sinh.
V. Giải pháp thực hiện
1. Sử dụng thiết bị dạy học; ứng dụng CNTT
Thực hiện nghiêm túc việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học trong giáo viên
một cách thường xuyên. Tổ chức làm đồ dùng dạy học có chất lượng nộp vào thư viện
nhà trường theo quy định;
Tham mưu, đề xuất với nhà nhà trường tiếp tục dành kinh phí bổ sung thêm các
đầu sách, thiết bị để phục vụ hoạt động học tập, giáo dục trong tổ; mua sắm các trang
thiết bị cần thiết phục vụ cho dạy và học cho HS khối 3;
Tích cực sử dụng các thiết bị dạy học như máy chiếu để phát huy được tác dụng
của công nghệ thông tin trong dạy và học;
Giáo viên trong cùng tổ phối hợp với nhau sưu tầm tranh ảnh có ở các loại báo,
họa báo, tạp chí, bìa lịch,… hay chọn các loại vật liệu sẵn có ở địa phương như: Trái
cây, hoa, gỗ, tre, rơm, đất,… phù hợp với bài dạy;
Tổ chức cho các nhóm, tổ trong lớp thi đua trưng bày sản phẩm, tập hợp thành
sản phẩm chung của cả lớp để sử dụng dạy học theo các chủ đề thích hợp, làm phong
phú thêm nguồn thiết bị, đồ dùng dạy học;
Tăng cường công tác kiểm tra việc bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học của giáo
viên;
Tích cực ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học;
2. Công tác bồi dưỡng đội ngũ
Giáo viên tích cực bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản
thân thông qua các kênh học tập trên mạng, tham khảo các bài dạy mẫu, các trò chơi
học tập trên Yotube để tìm ra phương pháp, hình thức tổ chức dạy phù hợp cho bản
thân;
Tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi về kinh nghiệm trong nhà trường
giữa các tổ khối, giữa GV có nhiều kinh nghiệm với GV mới ra trường, giữa các
GV có năng khiếu, có năng lực tốt về một lĩnh vực nào đó: Toán, Tin học, Rèn
chữ đẹp,… Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để động viên giáo viên tích cực tự
học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao
đổi với đồng nghiệp;
Tổ trưởng thường tham mưu cho ban giám hiệu để tổ chức chuyên đề dựa trên
những khó khăn thực tế mà giáo viên trong khối gặp phải trong quá trình giảng dạy. Kết
hợp thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm, giúp đỡ giáo viên trong tổ.
3. Thực hiện quy chế SHCM (theo Điều lệ trường TH và thực tế nhà
trường, tổ)
GV chủ động trong việc XDKH bài dạy, đảm bảo phù hợp với đối tượng HS
trong lớp, phù hợp với khả năng của mỗi giáo viên; tinh giản những nội dung dạy học
vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông
hiện hành; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo
dục; bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc
hậu; không dạy những nội dung, bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa vượt quá mức
độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
Thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phổ biến, giáo dục pháp luật; giáo dục
phòng chống tệ nạn xã hội, ma túy; chú trọng tuyên truyền, giáo dục chủ quyền Quốc
gia về biên giới, biển đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi
trường, không sử dụng đồ nhựa dùng một lần; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên
nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an
toàn giao thông và văn hóa giao thông; giáo dục quốc phòng an ninh; giáo dục chuyển
đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực trong gia đình và nhà
trường; tổ chức hoạt động trải nghiệm,... theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Giáo viên chủ động vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức
dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm, tổ chức hướng dẫn cho học
sinh học, tham gia hoạt động, giải quyết vấn đề để có thể tự chiếm lĩnh kiến thức, đạt
được mục tiêu hay yêu cầu cần đạt của bài học; thực hiện các hình thức, phương pháp
dạy học, giáo dục tích cực, tạo được hứng thú cho học sinh; huy động sự tham gia của
mọi học sinh vào các hoạt động học tập, rèn luyện.
Giáo viên chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu
sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ
học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực
hành, trình bày kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết
luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng.
Trong quá trình tổ chức dạy học, cần lưu ý đến cách nêu yêu cầu hay giao
nhiệm vụ học tập cho học sinh; quan tâm theo dõi, quan sát, bao quát, phát hiện kịp
thời những khó khăn của học sinh; khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi
thực hiện nhiệm vụ học tập; các biện pháp hỗ trợ học sinh, phát huy hết khả năng của
học sinh; phân tích, tổng hợp, đánh giá quá trình học tập và kết quả hoạt động của học
sinh; tạo cơ hội và khuyến khích học sinh tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo, lôi
cuốn học sinh vào quá trình tìm hiểu, khám phá, vận dụng kiến thức; giúp học sinh có
hứng thú và có niềm tin trong học tập, rèn luyện để hình thành và phát triển phẩm
chất, năng lực học sinh.
Đối với Hoạt động trải nghiệm, tất cả học sinh đều được chủ động tham gia và
tham gia điều hành trong quá trình tổ chức các hoạt động.
Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên năng lực sử dụng CNTT, ứng dụng các công
nghệ mới vào quá trình dạy học, giáo dục học sinh (sách GK điện tử, học liệu điện
tử). Thường xuyên sinh hoạt chuyên môn trên trang mạng “Trường học kết nối”, trên
phần mềm Office 365 để học tập, chia sẻ, thảo luận, hỗ trợ lẫn nhau về đổi mới
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh và các hoạt động chuyên môn khác.
Tập trung chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn về tổ chức dạy học, tăng
cường các hoạt động dự giờ, thăm lớp, trao đổi, chia sẻ giữa các giáo viên trong tổ,
trong trường.
*Các hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn
a) Sinh hoạt chuyên môn thường xuyên
Tổ chức định kỳ ít nhất 2 lần/tháng, bao gồm các nội dung:
Thảo luận các nội dung chuyên môn có liên quan giữa hai lần sinh hoạt chuyên
môn định kỳ. Nội dung sinh hoạt chuyên môn phải cụ thể, thiết thực và do chính giáo
viên, cán bộ quản lí giáo dục đề xuất, thống nhất và thực hiện.
Thảo luận các bài học trong sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn học; thống nhất
những nội dung cần điều chỉnh, làm cho nội dung các bài học trong sách giáo khoa,
tài liệu học cập nhật, phù hợp với đặc điểm của học sinh, phù hợp với vùng miền.
Trao đổi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động phát huy vai trò chủ động tích cực
của học sinh.
Trao đổi kinh nghiệm đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh.
Các hoạt động hành chính, sự vụ khác trong nội dung hoạt động của tổ chuyên
môn theo quy định.
b) Sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề
Nội dung sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề được tổ chức theo kế hoạch của
tháng, học kỳ hoặc cả năm, bao gồm các nội dung:
Thảo luận việc xây dựng các chuyên đề dạy học, căn cứ vào chương trình và
sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù
hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà
trường. Hoặc tổ chức sinh hoạt chuyên đề về những vấn đề mới, khó trong chương
trình dạy học giáo dục từng khối, lớp.
Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị bài dạy; tổ chức dạy học và dự giờ; phân tích
thảo luận và đánh giá bài dạy minh họa của giáo viên theo hướng phân tích hoạt động
học tập của học sinh; cùng suy ngẫm và vận dụng để hướng dẫn hoạt động học của
học sinh.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh;
thảo luận và biên soạn các phiếu đánh giá, hồ sơ kiểm tra đánh giá học sinh; xây dựng
các ma trận đề kiểm tra và đề kiểm tra; mô tả các câu hỏi và bài tập theo 3 mức (nhận
biết, kết nối, vận dụng) theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT.
Thảo luận trao đổi về biện pháp, sáng kiến trong việc nâng cao chất lượng giáo
dục của giáo viên.
Tổ chức tham quan, tìm hiểu thực tế dạy học tại các trường trong và ngoài
huyện.
c) Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
Giúp giáo viên tìm các giải pháp trong quá trình dạy học nhằm nâng cao kết
quả học tập của học sinh. Người dự giờ tập trung phân tích hoạt động học của học
sinh, phát hiện những khó khăn mà học sinh gặp phải, giáo viên dạy minh họa và
người dự giờ cùng nhau tìm các giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập, mạnh dạn
đưa ra những thay đổi, điều chỉnh nội dung, cách dạy cho phù hợp với đối tượng học
sinh.
Quan tâm tới tất cả học sinh trong lớp, đặc biệt chú ý tới những học sinh gặp
khó khăn trong học tập, hoặc ít tham gia vào các hoạt động học tập, không bỏ rơi bất
cứ học sinh nào.
Tạo cơ hội cho giáo viên phát triển năng lực chuyên môn, phát huy tính sáng
tạo của mình. Thông qua việc dạy và dự giờ minh họa mỗi giáo viên tự rút ra bài học
kinh nghiệm để vận dụng trong các giờ dạy của mình. Dự giờ, nghiên cứu bài học,
không đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên theo các tiêu chí, quy trình đã được
thống nhất, quy định.
Xây dựng các chuyên đề nghiên cứu bài học theo quy trình 4 bước, tập trung
vào đổi mới phương pháp dạy học và hiệu quả giáo dục; chuyên đề được thực hiện
theo qui trình, sau mỗi chuyên đề phải có đánh giá và điều chỉnh nhằm áp dụng vào
thực hiện kế hoạch dạy học hợp lí.
4. Thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đánh giá
học sinh
Căn cứ Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư số
22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 sửa đổi một số điều của Quy trình đánh giá học
sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi chung là Thông tư 22).
Căn cứ vào chuẩn KT-KN của chương trình, giáo viên thực hiện nghiêm túc
các quy định đánh giá học sinh đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng. Đánh giá vì sự tiến
bộ của học sinh; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.
Giáo viên cần phối hợp linh hoạt các kỹ thuật đánh giá, có biện pháp cụ thể
giúp đỡ học sinh kịp thời; giúp học sinh sửa sai, tránh sửa sai hộ trên các sản phẩm
của học sinh; Lời nhận xét trên vở hoặc trên sản phẩm phải thật sự giúp học sinh biết
tự khắc phục để tiến bộ ở các bài sau.
Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn theo dõi, chịu trách nhiệm
đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh đối với môn
mình dạy.
Tổ chức SHCM, tiếp tục hỗ trợ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật đánh
giá thường xuyên học sinh, rút ra những bài học kinh nghiệm; tư vấn kỹ thuật nhằm
nâng cao năng lực đánh giá học sinh theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày
28/8/2014 và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 sửa đổi một số điều
của Quy trình đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-
BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thực hiện lưu trữ đầy đủ Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của các lớp
theo qui định.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lí kết quả giáo dục
và học tập của học sinh để giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, dành nhiều thời gian cho
giáo viên quan tâm đến học sinh và nghiên cứu bài trước khi dạy, thực hiện các
phương pháp dạy học tích cực.
Thực hiện bàn giao chất lượng giáo dục cuối năm học nghiêm túc, lưu trữ hồ sơ
đầy đủ, kiên quyết không để học sinh “ngồi nhầm lớp”; thực hiện khen thưởng học sinh
thực chất, đúng quy định.
VI. Lịch trình thực hiện

Thời gian Dự kiến nội dung công việc chính Người


thực hiện
Tháng 8/2022 - Xây dựng các nề nếp học tập và biên chế lớp. GV tổ 4
- Mượn ĐDHT, mượn SGK cho HS.
- Họp tổ để triển khai các hoạt động trong tháng.
Quy định vở HS.
- Vận động học sinh ra lớp theo danh sách.
- Lên kế hoạch thực hiện chuyên đề của tổ.
Tháng 9/2022 - Chuẩn bị điều kiện cho ngày khai giảng. GV tổ 4
- Thực hiện chương trình từ tuần 1→ tuần 4
- Họp phụ huynh đầu năm.
- Lập Kế hoạch học BDTX năm học 2022 – 2023.
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch của từng cá nhân, tổ
khối.
- Duy trì sĩ số và củng cố nền nếp lớp.
- Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứa bài học
- Giáo dục HS phòng chống dịch bệnh Covid -19
- Thực hiện công tác rèn chữ giữ vở.
- Sử dụng đồ dùng dạy học
- Tổ chức vui Trung Thu cho HS.
- Kiểm tra công tác vệ sinh, đồ dùng học tập.
Tháng - Thực hiện chương trình từ tuần 5→ tuần 8 GV tổ 4
10/2022 - Duy trì sĩ số HS.
- Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứa bài học
- Giáo dục HS phòng chống dịch bệnh Covid -19
- Dự giờ GV trong khối. Mượn đồ dùng dạy học.
- Phát động phong trào tiết học tốt chào mừng ngày
phụ nữ Việt Nam 20/10
- Học BDTX theo kế hoạch
- KT nền nếp học tập của HS.
Tháng - Thực hiện chương trình từ tuần 9→ tuần 12. GV tổ4
11/2022 - Duy trì sĩ số và củng cố nền nếp lớp.
- Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứa bài học
- Thi GV giỏi cấp trường
- Thi đua dạy tốt- học tốt chào mừng ngày 20/11.
Sưu tầm tranh
- Giáo dục HS phòng chống dịch bệnh Covid -19
- Học BDTX theo kế hoạch.
- Kiểm tra HSSS của GV. Sơ kết thi đua đợt 1
Tháng - Duy trì sĩ số HS GV tổ 4
12/2022 - Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứa bài học
- Thực hiện chương trình từ tuần 13→ tuần 17.
- Giáo dục HS phòng chống dịch bệnh Covid -19
- Tiếp tục bồi dưỡng HS năng khiếu, nâng cao chất
lượng HS đại trà.
- Kiểm tra vệ sinh HS, đồ dùng học tập,…
- Học BDTX theo kế hoạch
Tháng 1/2023 -Thực hiện chương trình học kì 2: Tuần 18 →Tuần GV tổ 4
21
- Dự giờ, góp ý giáo viên trong khối.
- Áp dụng chuyên đề vào giảng dạy.
- Mượn và sử dụng ĐDDH.
- Giáo dục HS phòng chống dịch bệnh Covid -19
- Tổ chức kiểm tra cuối HKI cho học sinh
- Tuyên truyền các bệnh mùa đông.
- Họp phụ huynh báo cáo kết quả học tập của học
sinh học kì 1.
- Sơ kết học kì 1.
Tháng 2 -Thực hiện chương trình học kì 2: Tuần 22 → Tuần GV tổ 4
/2023 24
- Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứa bài học
- Mượn và sử dụng ĐDDH.
- Sinh hoạt tổ chuyên môn.
- GV tự học BDTX theo kế hoạch đăng kí đầu
năm.
- Tuyên truyền các bệnh mùa đông.
- Thực hiện nghỉ Tết Nguyên đán.
Tháng 3/2023 -Thực hiện chương trình tuần 25 →tuần 29. GV tổ 4
- Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứa bài học
-Mượn và sử dụng ĐDDH.
-Sinh hoạt chuyên môn – Kiểm tra hồ sơ lần 3.
-GV tự học BDTX theo kế hoạch đăng kí đầu năm.
- Tham gia dạy tốt chào mừng ngày quốc tế phụ nữ
8/ 3 và ngày thành lập đoàn thanh niên cộng sản
HCM 26/3.
Tháng 4/2023 -Thực hiện chương trình tuần 30 → tuần 33 GV tổ 4
- Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứa bài học
- Duy trì sĩ số và củng cố nền nếp lớp.
- Giáo dục HS phòng chống dịch bệnh Covid -19.
- Ôn luyện học sinh và nâng cao chất lượng đại trà.
- Tiếp tục dạy và học kết hợp ôn tập chuẩn bị cho
kì kiểm tra định kì cuối năm học.
- Giáo viên tự học BDTX theo kế hoạch đã đăng ký
Tháng 5/2023 - Thực hiện chương trình tuần 34 → tuần 35. GV tổ 4
- Duy trì sĩ số và củng cố nền nếp lớp.
- Giáo dục HS phòng chống dịch bệnh Covid -19.
- GV làm bài thu hoạch BDTX, đánh giá xếp loại
các thành viên trong tổ.
- HS kiểm tra cuối năm
- Họp phụ huynh cuối năm học.
- Tổng kết các đợt thi đua.
- Đánh giá xếp loại cuối năm; cập nhật hồ sơ sổ
sách; xét duyệt lên lớp.
- Hoàn thành học bạ - phiếu Liên lạc.
-Tổng kết năm học.
- Bàn giao chất lượng HS.
VII. Tổ chức thực hiện
1. Phân công
Tổ trưởng (Nhiệm vụ cụ thể)
Xây dựng kế hoạch môn học, kế hoạch hoạt động của tổ; đẩy mạnh các biện
pháp đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục; tổ chức sinh hoạt
tổ, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ;
Hàng tháng, kiểm tra đánh giá, xếp loại, rút kinh nghiệm các hoạt động của tổ
chuyên môn theo quy định;
Chỉ đạo xây dựng và tổ chức chuyên đề, tập huấn chuyên môn;
Tham gia công tác kiểm tra nội bộ theo kế hoạch;
Tham gia các hoạt động của Hội đồng tư vấn.
Các thành viên trong tổ
Thực hiện giảng dạy theo phân công; Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên
môn.
Chịu trách nhiệm về chất lượng của lớp, của môn học mình phụ trách.
Kết hợp với Đoàn thanh niên, Đội – Sao và các bộ phận trong nhà trường để
thực hiện nhiệm vụ chung.
Tham gia đầy đủ, nghiêm túc các buổi SHCM, tổ chức chuyên đề, tập huấn do
các cấp tổ chức.
Tích cực tự học BDTX, tự trau dồi nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và
trình độ đào tạo, học tập bồi dưỡng tiếng Anh, tin học,…
Thực hiện có chất lượng Tiết đọc thư viện.
Tiếp tục tuyên truyền tới cha mẹ học sinh về chương trình giáo dục phổ thông
2018 dưới các hình thức: Trao đổi trực tiếp qua các buổi họp cha mẹ học sinh đầu
năm, cuối học kì 1 và cuối năm.
2. Công tác phối hợp
Với Tổng phụ trách Đội
Phối hợp với Tổng phụ trách đội, sao nhi đồng tổ chức một số hoạt động ngoại
khóa như hoạt động trao đổi về biện pháp học tập, thi hùng biện, các hoạt động bảo vệ
thiên nhiên, môi trường. Nội dung sinh hoạt nên gắn với các hoạt động chủ điểm
tháng, gắn với các ngày kỉ niệm lớn, gắn với các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội diễn ra ở địa phương. Hình thức sinh hoạt cần đa dạng, có thể là thi văn nghệ giữa
các tổ, có thể chỉ là đố vui hay sưu tầm hình ảnh tuyên truyền sự kiện,...
Tạo môi trường chung để học sinh cùng trải nghiệm những xúc cảm tích cực,
không khí thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ và lắng nghe ý kiến của nhau;
Phát động các phong trào thi đua theo từng đợt. Sau mỗi đợt thi đua, Đội cần
tổng kết và tuyên dương những tấm gương điển hình để khích lệ học sinh kịp thời,
góp phần giáo dục học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ;
Phát huy vai trò tự quản của nhi đồng dưới sự hướng dẫn của giáo viên Tổng phụ
trách đội, nâng cao chất lượng hoạt động của sao tự quản trong học tập, vui chơi, sinh
hoạt;
Duy trì phong trào trang trí các lớp học đẹp, thân thiện đảm bảo tính giáo dục
cao. Tổ chức tốt ngày hội vệ sinh trường học, giáo dục học sinh giữ gìn trường lớp
xanh – sạch – đẹp.
Với nhân viên thư viện, thiết bị
Tăng cường mượn và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học phục vụ trong công tác
giảng dạy.
Tư vấn, góp ý với nhân viên thiết bị những đồ dùng học tập cần thiết trong năm
học để mua bổ sung hàng năm.
Chia sẻ, học hỏi cách sử dụng những trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ tích cực cho
hoạt động dạy học.
Với nhân viên y tế
Phối hợp chặt chẽ để giúp học sinh thực hiện súc miệng bằng nước flo trong giờ
giải lao thêm hiệu quả;
Phối hợp chặt chẽ để thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ; sơ
cứu kịp thời khi trẻ bị ốm đau, mệt mỏi,…
Với cha mẹ học sinh
Luôn tìm tòi, suy nghĩ để có hình thức và nội dung tuyên truyền, phối kết hợp
phù hợp với các bậc phụ huynh;
Tạo mối quan hệ cởi mở giữa phụ huynh và giáo viên. Thường xuyên trao đổi
với phụ huynh về thực tế của trẻ để kịp thời có biện pháp khắc phục;
Luôn lắng nghe chia sẻ, tâm tư nguyện vọng, cũng như sự đóng góp ý kiến của
các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ của các bậc phụ huynh.
3. Công tác kiểm tra
3.1. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên
Kiểm tra thường xuyên 100% giáo viên: Dự giờ; Công tác đánh giá thường
xuyên học sinh; Hồ sơ giáo viên; Công tác tự học BDTX; Công tác bồi dưỡng, phụ
đạo học sinh; công tác làm và sử dụng ĐDDH (2 lần/GV/năm học).
3.2. Kiểm tra hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh:
Đồ dùng học tập; Công tác rèn chữ, giữ vở; Khảo sát chất lượng; Công tác vệ
sinh cá nhân: 1 lần/tháng (100% số lớp).
4. Chế độ thông tin, báo cáo
- Báo cáo thường xuyên: Giáo viên báo cáo cho tổ trưởng; tổ trưởng báo cáo
nhà trường vào 27 hàng tháng.
- Báo cáo định kỳ: Thực hiện báo cáo định kỳ bằng văn bản, trên phần mềm Cơ
sở dữ liệu theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch giáo dục tổ chuyên môn, năm học 2022 – 2023 của Tổ 4.
Trong quá trình thực hiện, tùy tình hình thực tế, kế hoạch có thể điều chỉnh, bổ sung
cho phù hợp./.
PHÊ DUYỆT TỔ TRƯỞNG
CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG

Hoàng Thị Thu Hằng Hoàng Thị Huế

You might also like