You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

BỘ MÔN THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH


….  ….

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM

TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG

TẠI VIỆT NAM

Mã lớp học phần : FIN2001_48K15.3_48K16

Thứ :4

Tiết : 4,5,6

Nhóm : 08

Tên thành viên : Ngô Kim Anh – 48K15.3

Nguyễn Thị Bảo Anh – 48K15.3

Hồ Thị Phương Thảo – 48K16

Đà nẵng, 2023
Bài tp nhóm Th trng và các nh ch tài chính

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NHÓM

*Đánh giá báo cáo: (dành cho GV ghi)

Tiêu chí đánh giá Trọng số Điểm

Nội dung báo cáo 80%

Hình thức báo cáo 20%

Tổng 100%

*Đánh giá hoạt động của các thành viên trong nhóm: (dành cho nhóm ghi)

Nguyễn Thị Hồ Thị Phương


Họ và tên thành viên Ngô Kim Anh
Bảo Anh Thảo

Hệ thống ngân
Liệt kê chi tiết Công ty bảo hiểm Quỹ đầu tư ở
hàng thương mại
công việc đảm nhận ở Việt Nam Việt Nam
Việt Nam

Đánh giá (thang điểm 0-1-2-3)

Mức độ đóng góp nội


dung

Thời gian hoàn thành

Giải quyết vấn đề

Chuyên cần

Thái độ

Tổng cộng

FIN2001_48K15.3-16_Thứ 2_Tiết 456_Nhóm 8 1


Bài tp nhóm Th trng và các nh ch tài chính

MỤC LỤC

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NHÓM...............................................................................1


I. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.....................................3
1. Khái niệm:................................................................................................................3

2. Phân loại...............................................................................................................3

3. Các dịch vụ cơ bản của NHTM:..............................................................................4

4. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại..............................6

5. Xu hướng phát triển của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay...................7

II. CÔNG TY BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM..................................................................8


1. Khái niệm.................................................................................................................8

2. Phân loại...................................................................................................................8

3. Các sản phẩm bảo hiểm phổ biến............................................................................9

4. Thị phần các công ty bảo hiểm tại Việt Nam...........................................................9

5. Xu hướng phát triển của các công ty bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay..................10

III.QUỸ ĐẦU TƯ........................................................................................................11


1.Khái niệm................................................................................................................11

2. Phân loại.................................................................................................................12

3. Các giai đoạn hình thành và phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam...........................13

4. Tình hình hoạt động của các quỹ đầu tư tại Việt Nam...........................................14

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................17

FIN2001_48K15.3-16_Thứ 2_Tiết 456_Nhóm 8 2


Bài tp nhóm Th trng và các nh ch tài chính

I. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

1. Khái niệm:

- Theo khoản 3 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010: Ngân hàng thương mại
(NHTM) là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các
hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. Ngân
hàng thương mại là loại hình định chế tài chính trung gian, thuộc nhóm trung gian tiền
gửi.

2. Phân loại

- Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được chia theo 3 cách:

 Dựa trên hình thức sở hữu thì gồm 5 loại, gồm:

NH quốc doanh Là ngân hàng được mở ra từ 100% vốn của ngân sách Nhà nước.
Là ngân hàng thương mại được tổ chức dưới hình thức công ty cổ
NHTM Cổ phần phần.(Căn cứ khoản 3 Điều 5 nghị định về tổ chức và hoạt động
của ngân hàng thương mại năm 2009)
Là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam bằng vốn
góp của bên Việt Nam và bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên
doanh. Ngân hàng thương mại liên doanh được thành lập dưới hình
NH Liên doanh thức công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên, là pháp
nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.(Căn cứ khoản 5 Điều
5 nghị định về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại
năm 2009)
Là ngân hàng thương mại được thành lập do vốn của nước ngoài,
NH 100% vốn
được phép đặt chi nhánh tại Việt Nam và hoạt động theo pháp luật
nước ngoài
của Việt Nam.
NH chi nhánh Là ngân hàng thương mại tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ

FIN2001_48K15.3-16_Thứ 2_Tiết 456_Nhóm 8 3


Bài tp nhóm Th trng và các nh ch tài chính

nước ngoài tại thuộc sở hữu nước ngoài. (khoản 4 Điều 5 Nghị định về tổ chức và
Việt Nam hoạt động của ngân hàng thương mại năm 2009).

 Dựa vào chiến lược kinh doanh thì gồm 3 loại:

NHTM bán Bán buôn, giao dịch và cung cấp những dịch vụ cho các công ty tài
buôn chính hoặc các doanh nghiệp lớn.
Làm các giao dịch, cung cấp dịch vụ cho các đối tượng là khách
NHTM bán lẻ
hàng cá nhân.
NHTM kết hợp
Chuyên làm các giao dịch và cung cấp những dịch vụ cho khách
cả bán buôn và
hàng doanh nghiệp và cá nhân.
bán lẻ

 Dựa vào tính chất hoạt động gồm 2 loại:

Là loại ngân hàng chỉ hoạt động chuyên môn về một lĩnh vực nào đó
NH chuyên
như: công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu hay ngân hàng đầu
doanh
tư.
NH kinh Hoạt động trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, có thể làm hầu hết mọi
doanh nghiệp vụ của một ngân hàng được phép thực hiện đúng theo quy
tổng hợp định pháp luật.

3. Các dịch vụ cơ bản của NHTM:

 Nhóm dịch vụ huy động vốn (dịch vụ nhận tiền gửi) là hoạt động truyền
thống cơ bản và quan trọng nhất của mọi ngân hàng thương mại.

- Tiền gửi thanh toán: Là tài khoản tiền gửi thanh toán do người sử dụng dịch vụ thanh
toán mở tại ngân hàng, thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng.

- Tiền gửi tiết kiệm: là khoản tiền nhàn rỗi của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi
tiết kiệm, được xác nhận trên sổ tiết kiệm và hưởng lãi suất tiết kiệm.

FIN2001_48K15.3-16_Thứ 2_Tiết 456_Nhóm 8 4


Bài tp nhóm Th trng và các nh ch tài chính

- Tiền gửi có kì hạn: là khoản tiền của khách hàng gửi tại ngân hàng trong một thời
hạn nhất định, theo thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng. Sau khi hết kỳ hạn,
khách hàng sẽ được nhận lại tiền gốc và lãi suất.

 Nhóm dịch vụ cho vay:

- Theo đó ngân hàng thương mại giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản
tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận
với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

- Cho vay tiêu dùng: cho cá nhân vay phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng cá nhân.

- Cho vay kinh doanh: cho doanh nghiệp vay để phục vụ cho các hoạt động sản xuất
kinh doanh.

- Cho vay xuất nhập khẩu: cho doanh nghiệp vay phục vụ các hoạt động xuất nhập
khẩu.

 Nhóm dịch vụ tín dụng:

- Nguồn vốn được ngân hàng thương mại sử dụng cho việc cung cấp tín dụng cho các
cá nhân, tổ chức thông qua các hình thức: cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, …

 Nhóm dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:

- Gồm các hoạt động giúp khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính, như chuyển
tiền, thu hộ, chi hộ, ... với các phương pháp: thanh toán tiền mặt, thanh toán qua thẻ,
thanh toán trực tuyến

 Nhóm dịch vụ bảo hiểm:

- Là dịch vụ bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền tại các ngân hàng thương mại. Được
thực hiện bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, duy trì sự ổn định của các tổ chức tham gia
Bảo hiểm tiền gửi và sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng.

FIN2001_48K15.3-16_Thứ 2_Tiết 456_Nhóm 8 5


Bài tp nhóm Th trng và các nh ch tài chính

 Nhóm dịch vụ đầu tư:

- Là dịch vụ mà ngân hàng thương mại cung cấp giúp khách hàng đầu tư vào các tài
sản tài chính, như cổ phiếu (môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, …),
trái phiếu (phát hành trái phiếu, mua bán trái phiếu,... ), bất động sản (cho vay xây nhà,
...),...

 Nhóm dịch vụ tư vấn tài chính:

- Là dịch vụ ngân hàng thương mạ được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ
cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trực
thuộc ngân hàng.

4. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.

 Rủi ro tín dụng : Là một trong các loại rủi ro trong lớn nhất và thường xuyên
xảy ra trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, xảy ra khi bên đi vay trong
một giao dịch nào đó không thực hiện thanh toán được.
 Rủi ro lãi suất: Là rủi ro phát sinh khi có sự biến động của chênh lệch giữa lãi
suất cho vay của ngân hàng với lãi suất phải trả cho việc đi vay, dẫn đến làm
giảm thu nhập của ngân hàng.
 Rủi ro hối đoái: Là rủi ro xuất hiện trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do sự
biến động về tỷ giá giữa các đồng tiền. Nếu tỷ giá hối đoái bán ra lớn hơn tỷ giá
mua vào thì nhà kinh doanh có lãi, ngược lại thì bị lỗ.
 Rủi ro nguồn vốn : thường xảy ra dưới 2 hình thức:
- Thừa vốn: là tình trạng vốn tồn đọng ở quỹ nghiệp vụ, bao gồm cả
quỹ thanh toán tiền gửi ở ngân hàng Nhà Nước, quỹ tiền mặt, quỹ dự
trữ của ngân hàng.
- Thiếu vốn: là tình trạng xuất hiện trong các bộ phận thanh toán của
ngân hàng, khi ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu cho vay, đầu
tư và nhu cầu thanh toán của khách hàng.

FIN2001_48K15.3-16_Thứ 2_Tiết 456_Nhóm 8 6


Bài tp nhóm Th trng và các nh ch tài chính

 Rủi ro giá cổ phiếu: là rủi ro do biến động bất lợi của giá cổ phiếu trên thị
trường đối với giá trị của cổ phiếu, giá trị chứng khoán phái sinh trên sổ kinh
doanh của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
 Rủi ro thuần túy: Khi có các tệ nạn, tham nhũng, … gây nên những rủi ro dẫn
đến thiệt hại nặng nề về tài sản cho ngân hàng.

5. Xu hướng phát triển của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay

 Xu hướng phát triển ngân hàng xanh (ngân hàng bền vững):

- Là xu hướng các ngân hàng thương mại phát triển các sản phẩm, dịch vụ và hoạt
động thân thiện với môi trường. Được thể hiện qua các hoạt động: phát triển các sản
phẩm, dịch vụ xanh: (cho vay năng lượng tái tạo, …); tích hợp các yếu tố môi trường
vào hoạt động ngân hàng: (sử dụng năng lượng tái tạo, giảm thiểu chất thải, ...); thúc
đẩy hoạt động cộng đồng về môi trường: (trồng cây xanh, bảo vệ nguồn nước, …)

- Lợi ích: Tăng cường uy tín và thương hiệu của ngân hàng, thu hút thêm khách hàng,
giảm rủi ro hoạt động, góp phần bảo vệ môi trường.

 Xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn của ngân hàng số

- Là xu hướng các ngân hàng thương mại tập trung phát triển các dịch vụ ngân hàng
trên nền tảng số, như mobile banking, internet banking, ...Tăng cường đầu tư vào công
nghệ số, hợp tác với các công ty fintech để phát triển các dịch vụ ngân hàng số và phát
triển các dịch vụ ngân hàng số mới: thanh toán di động, cho vay trực tuyến, ...

- Lợi ích: Tăng cường hiệu quả hoạt động, giảm chi phí, thu hút thêm khách hàng và
nâng cao năng lực cạnh tranh.

 Xu hướng các ngân hàng tập trung đầu tư mạnh vào an ninh mạng

- Xu hướng các ngân hàng thương mại tăng cường đầu tư vào biện pháp bảo vệ an
ninh mạng, ngăn chặn các cuộc tấn công mạng nhằm vào hệ thống thông tin của ngân

FIN2001_48K15.3-16_Thứ 2_Tiết 456_Nhóm 8 7


Bài tp nhóm Th trng và các nh ch tài chính

hàng: đầu tư vào các giải pháp bảo mật, như tường lửa, hệ thống phát hiện và ngăn
chặn xâm nhập (IDS/IPS), ... Hợp tác với các cơ quan chức năng để ngăn chặn và xử
lý các cuộc tấn công mạng. Nâng cao nhận thức của nhân viên về an ninh mạng:

- Lợi ích: Giảm thiểu rủi ro mất mát dữ liệu, rủi ro tài chính. Tăng cường uy tín và
thương hiệu của ngân hàng

 Xu hướng chuyển đổi, phát triển mạnh hơn ngân hàng đại lý

- Là xu hướng các ngân hàng thương mại chuyển đổi mô hình hoạt động từ truyền
thống sang ngân hàng đại lý, ủy quyền cho các tổ chức khác: các cửa hàng tiện lợi, các
công ty tài chính, ...để thực hiện các hoạt động ngân hàng thay mặt cho mình. Ứng
dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình ngân hàng đại
lý.

- Lợi ích: Giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. Tăng cường tiếp cận khách hàng

II. CÔNG TY BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM

1. Khái niệm

- Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa: “Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế
này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty
bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm
vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả nhưng người được bảo hiểm.”

- Công ty bảo hiểm ( Insurance company) ( thuộc nhóm định chế tiết kiệm theo hợp
đồng) là tổ chức tài chính có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích bảo vệ cá
nhân và doanh nghiệp khỏi mất mát tài chính khi xảy ra các rủi ro như tai nạn, tử vong,
bệnh tật, thiệt hại về tài sản…Các công ty bảo hiểm thường ký kết hợp đồng bằng một
chính sách cụ thể với nhiều điều kiện cho khách hàng. Chính sách này sẽ cung cấp cho
khách hàng sự bảo vệ hoặc hoàn trả tài chính khi gặp phải rủi ro và theo đúng nguyên
tắc hợp đồng.

FIN2001_48K15.3-16_Thứ 2_Tiết 456_Nhóm 8 8


Bài tp nhóm Th trng và các nh ch tài chính

2. Phân loại

Công ty bảo hiểm được phân thành 2 nhóm:

 Nhóm các công ty bảo hiểm nhân thọ (bảo hiểm sinh mạng): Là các loại
bảo hiểm nhằm bảo vệ con người trước các rủi ro liên quan đến sức khỏe, thân
thể, tính mạng. Đảm bảo cho các rủi ro có tính chất thay đổi (rõ rệt) theo thời
gian và đối tượng, thường gắn liền với tuổi thọ con người (nên gọi là bảo hiểm
nhân thọ). Các hợp đồng loại này thường là dài hạn (10 năm, 20 năm, trọn
đời,...)

Ví dụ: bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm hưu trí,…

 Nhóm các công ty bảo hiểm phi nhân thọ ( bảo hiểm tài sản và tai nạn): là
các loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất ổn định (tương đối) theo
thời gian và thường độc lập với tuổi thọ con người (nên gọi là bảo hiểm phi
nhân thọ). Hợp đồng bảo hiểm loại này thường là ngắn hạn (một năm).

Ví dụ: bảo hiểm xe cộ, bảo hiểm nhà cửa, bảo hiểm cháy nổ,….

3. Các sản phẩm bảo hiểm phổ biến

- Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xe cộ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm nhà.
Ngoài ra, còn có các loại bảo hiểm khác như: bảo hiểm khoản vay, bảo hiểm hàng hóa,
bảo hiểm cháy nổ,….

4. Thị phần các công ty bảo hiểm tại Việt Nam

Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố
danh sách Top 10 Công ty bảo hiểm uy tín năm 2023. Theo đó, Bảo Việt là đơn vị dẫn
đầu ở cả 2 mảng bảo hiểm nhân thọ (Bao Viet Life) và bảo hiểm phi nhân thọ (Bao
Viet Insurance).

FIN2001_48K15.3-16_Thứ 2_Tiết 456_Nhóm 8 9


Bài tp nhóm Th trng và các nh ch tài chính

- Theo bảng thống kê Top 5 doanh nghiệp


dẫn đầu về thị phần bảo hiểm nhân thọ tại
thị trường Việt Nam lần lượt gồm: Bảo
Việt, Dai-ichi, AIA, Prudential và Chubb.

- Còn đối với công ty bảo hiểm phi nhân


thọ thì top 5 lần lượt là: Bảo Việt, PVI,
công ty cổ phần Bảo Minh, ngân hàng
TMCP công thương Việt Nam và công ty
cổ phần bảo hiểm Quân đội.

5. Xu hướng phát triển của các công ty bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay

- Thị trường bảo hiểm Việt Nam đã thực sự sôi động và được dự báo là sẽ phát triển
trong những năm tới. Mặc dù vậy, nếu so với sự phát triển của ngành bảo hiểm thế
giới, thì ngành bảo hiểm ở nước ta vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ.

- Ở Việt Nam, hoạt động bảo hiểm nói chung còn chưa phát triển và chủ yếu mới đáp
ứng được một phần nhu cầu phòng ngừa rủi ro trong các hoạt động của đời sống kinh
tế xã hội. Hiện nay chỉ có hơn 10 công ty bảo hiểm, hoạt động chính vẫn là công ty
bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) và công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (Bảo
Minh), chúng là những doanh nghiệp nhà nước. Nhưng cường độ hoạt động, mức độ
phát triển tài sản nợ và tài sản có cùng phương thức hoạt động vẫn còn rất hạn chế so
với nước ngoài. Vì vậy cần có phương án mở rộng các dịch vụ bảo hiểm sang các
thành phần kinh tế khác để hình thành các công ty bảo hiểm tư nhân, đồng thời có
phương án sử dụng các công ty bảo hiểm như là một tổ chức tài chính trung gian cung

FIN2001_48K15.3-16_Thứ 2_Tiết 456_Nhóm 8 10


Bài tp nhóm Th trng và các nh ch tài chính

ứng vốn cho nền kinh tế.Việc nhanh chóng tổ chức lại hoạt động bảo hiểm rõ ràng là
cần thiết đối với nền kinh tế và xã hội.

- Bằng cách này hay cách khác ngành bảo hiểm Việt Nam luôn cần những biện pháp
nhất định để vươn lên.

 Thứ nhất, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hội nhập trong lĩnh vực bảo hiểm.
Mở rộng hợp tác với các quốc gia phát triển về bảo hiểm ngoài các quốc
gia khu vực châu Á, nhằm học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả
trong công tác quản lý, giám sát thị trường. Phối hợp với các đối tác, các
nhà tài trợ xây dựng, triển khai các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, đáp ứng
nhu cầu, bám sát các mục tiêu trong chiến lược và giải pháp pháttriển của
thị trường bảo hiểm, tăng cường chất lượng chuyên gia tư vấn quốc tế và
đadạng hóa hình thức hỗ trợ, đặc biệt là các hình thức hỗ trợ đào tạo dài
hạn, gắn với thựchành, thực tập.
 Thứ hai, phát triển mô hình Bancassurance tại Việt Nam. Bancassurance là
một thuật ngữ dùng để chỉ việc bán chéo các sản phẩm bảo hiểm qua hệ
thống ngân hàng cho cùng một cơ sở khách hàng. Một cách tổng quát hơn,
có thể hiểu Bancassurance là một kênh trong chiến lược phân phối sản
phẩm của các công ty bảo hiểm (có thể là nhân thọ hoặc phi nhân thọ), liên
kết với các ngân hàng thương mại để cung cấp có hiệu quả các sản phẩm
bảo hiểm cho khách hàng của mình.

- Tại Việt Nam, Bancassurance còn khá mới mẻ, nhưng nó lại hứa hẹn nhiều tiềm năng
phát triển theo khảo sát của tập đoàn tài chính Bảo Việt, số lượng ngân hàng bán các
sản phẩm bảo hiểm trên thế giới đạt ở mức rất cao như ở Mỹ 50%; Châu Âu từ 70%
đến 90%…

- Trong khi đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam là một thị trường còn nhiều tiềm năng
với tốc độ tăng trưởng khá cao do nhu cầu chưa được khai thác hiệu quả, tiền nhàn rỗi
trong dân cư còn rất lớn. Các ngân hàng thương mại Việt Nam có mạng lưới chi nhánh

FIN2001_48K15.3-16_Thứ 2_Tiết 456_Nhóm 8 11


Bài tp nhóm Th trng và các nh ch tài chính

rất rộng, rất thuận lợi trong việc hỗ trợ khách hàng dễ dàng trong việc đóng phí bảo
hiểm, hỗ trợ các công ty bảo hiểm phân phối sản phẩm ở khắp mọi miền đất nước.

III.QUỸ ĐẦU TƯ

1.Khái niệm

- Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi
từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hay các loại tài
sản khác được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi cho đầu tư bởi
công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác.

2. Phân loại

- Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại hình quỹ đầu tư căn cứ theo các tiêu chí phân
loại khác nhau.

 Căn cứ vào nguồn vốn huy động:

- Quỹ đầu tư tập thể (Quỹ đại chúng): huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra
công chúng, có thể là cá nhân hay pháp nhân. Quỹ công chúng cung cấp cho các nhà
đầu tư nhỏ phương tiện đầu tư đảm bảo đa dạng hóa đầu tư, giảm thiểu rủi ro và chi
phí đầu tư thấp với hiệu quả cao.

- Quỹ đầu tư cá nhân (Quỹ thành viên): huy động vốn bằng phương thức phát hành
riêng lẻ cho một nhóm, các cá nhân, định chế tài chính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn,
có tính thanh khoản thấp hơn quỹ công chúng thường với lượng vốn lớn, có thể tham
gia vào trong việc kiểm soát đầu tư của quỹ.
 Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn:

- Quỹ đóng: Là hình thức quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành
huy động vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu hay chứng chỉ
đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết thị
trường chứng khoán khi đóng quỹ nhằm tạo tính thanh khoản.Nhà đầu tư có thể mua

FIN2001_48K15.3-16_Thứ 2_Tiết 456_Nhóm 8 12


Bài tp nhóm Th trng và các nh ch tài chính

hoặc bán để thu hồi vốn đầu tư thông qua thị trường thứ cấp.Chứng chỉ quỹ có thể
được giao dịch thấp hoặc cao hơn giá trị tài sản ròng của Quỹ (NAV).

- Quỹ mở: Là quỹ được thành lập với thời gian vô hạn. Sau đợt phát hành lần đầu, giao
dịch mua hay bán của nhà đầu tư được thực hiện định kỳ căn cứ vào giá trị tài sản ròng
(NAV). Giao dịch được thực hiện trực tiếp với công ty Quản Lý Quỹ hoặc tại các Đại
lý chỉ định.Tổng vốn của quỹ biến động theo từng đợt giao dịch theo tính chất đặc thù.
Với hình thức này, các giao dịch mua bán được thực hiện trực tiếp với công ty quản lý
quỹ và không được niêm yết trên thị trường chứng khoán.

 Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ

- Quỹ đầu tư dạng công ty: Trong mô hình này, quỹ đầu tư là một pháp nhân, hình
thành theo quy định của pháp luật từng nước. Công ty quản lý quỹ hoạt động như một
nhà tư vấn đầu tư, chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu
tư và thực hiện các công việc quản trị kinh doanh khác. Mô hình này chưa xuất hiện ở
Việt Nam bởi theo quy định của Uỷ ban chứng khoán nhà nước, quỹ đầu tư không có
tư cách pháp nhân.

- Mô hình tín thác: Mô hình này quỹ đầu tư không phải là pháp nhân. Công ty quản lý
quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành việc huy động vốn, thực hiện việc đầu tư theo
những mục tiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ. Ngân hàng giám sát, bảo quản vốn và các
tài sản của quỹ, quan hệ giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát được thể hiện
bằng hợp đồng giám sát quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên để bảo vệ quyền
lợi của các nhà đầu tư. Nhà đầu tư là những người góp vốn vào quỹ (nhưng không phải
là cổ đông như mô hình quỹ đầu tư dạng công ty) và ủy thác việc đầu tư cho công ty
quản lý quỹ để bảo đảm khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đóng góp của họ.

3. Các giai đoạn hình thành và phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam.

- Tại Việt Nam, lần đầu tiên được đề cập vào năm 1998 cùng với sự ra đời của Nghị
định số 48/1998/NĐ-CP. Đây là các quy định có ý nghĩa mở đầu cho việc hình thành
và phát triển mô hình quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam. Luật Chứng khoán năm

FIN2001_48K15.3-16_Thứ 2_Tiết 456_Nhóm 8 13


Bài tp nhóm Th trng và các nh ch tài chính

2019 đã có những quy định cụ thể hơn về thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý của
quỹ này.

- Khung pháp lý về quỹ liên tục được củng cố, hoàn thiện. Là nền tảng cho sự hình
thành và phát triển của hệ thống các quỹ tại Việt Nam. Có thể chia thành 3 giai đoạn
theo mức độ phát triển

Giai đoạn 1: Giai đoạn 2: 2011- Giai đoạn 3: sau năm 2020
1998-2010. 2019.

Đây là giai đoạn Điểm nổi bật là sự ra Với các quy định mới về sử dụng vốn và
mà các quỹ bắt đời của Thông tư số tài sản của quỹ đầu tư, các quỹ đầu tư
đầu hình thành 212/2012/TT-BTC được đầu tư vào chứng chỉ quỹ đại chúng,
và chưa phát hướng dẫn thành lập cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại
triển mạnh do và hoạt động của chúng do các công ty quản lý quỹ khác
chưa có hệ công ty quản lý quỹ quản lý, có nghĩa quỹ đầu tư được phép
thống pháp lý (Thông tư 212) và đầu tư vào chứng chỉ quỹ ETF để đa dạng
đầy đủ cũng như các thông tư hướng hóa danh mục. Với tài sản được phép đầu
thị trường chứng dẫn thành lập và tư của quỹ mở cũng được quy định đa
khoán trong giai hoạt động của các dạng hơn. Quy định về số lượng thành
đoạn này cũng loại hình quỹ đầu ư viên của quỹ thành viên và yêu cầu
mới bước đầu chứng khoán, gồm chuyển nhượng của quỹ thành viên được
hình thành và quỹ thành viên, quỹ mở rộng từ 2 đến 99 thành viên góp vốn
phát triển đóng, quỹ mở, quỹ và chỉ bao gồm thành viên là nhà đầu tư
ETF (quỹ hoán đổi chứng khoán chuyên nghiệp. Yêu cầu với
danh mục), quỹ nhân viên của ngân hàng giám sát tăng
REIT (quỹ tín thác lên, quy định nhân viên của ngân hàng
đầu tư bất động sản), giám sát có bằng đại học trở lên chuyên
công ty đầu tư ngành về kế toán, kiểm toán được xét đáp
chứng khoán. ứng một trong các điều kiện để thực hiện
giám sát/quản trị quỹ đầu tư.

FIN2001_48K15.3-16_Thứ 2_Tiết 456_Nhóm 8 14


Bài tp nhóm Th trng và các nh ch tài chính

4. Tình hình hoạt động của các quỹ đầu tư tại Việt Nam

- Tại Việt Nam, các quỹ đầu tư được các công ty quản lý quỹ thành lập trực thuộc các
NHTM, doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán. Có nguồn vốn hỗ
trợ lớn từ tập đoàn mẹ (Bảo Việt, Eastspring, Dai-chi, Manulife) hoặc mang thương
hiệu của các tập đoàn uy tín (Vietcombank, VFM, Kỹ thương, SSI). Một số quỹ đã tập
trung vào đầu tư trái phiếu (bao gồm TPCP, TPDN, tài sản ngắn hạn khác) như: quỹ
đầu tư chứng khoán trái phiếu trái phiếu MB Capital Việt Nam, Quỹ đầu tư trái phiếu
VCBF (VCBF-FIF)…

- Về mạng lưới phân phối, có thể phân thành 2 nhóm quỹ đầu tư trái phiếu, 1 nhóm
trực thuộc các ngân hàng thương mại và 1 nhóm thuộc các công ty chứng khoán, các
quỹ đầu tư độc lập. Đối với các quỹ thuộc các NHTM, với lợi thế về hệ thống chi
nhánh ngân hàng, với việc các NHTM thường thành lập công ty chứng khoán, các quỹ
này có khả năng xây dựng mạng lưới phân phối rộng khắp để tiếp xúc với khách hàng.

- Với nhóm các quỹ thành lập từ các công ty chứng khoán và các quỹ độc lập, phân
phối thực hiện thông qua hệ thống các chi nhánh của các công ty chứng khoán trực
tiếp qua các ứng dụng được tải và kết nối với điện thoại của các nhà đầu tư. Được xem
là kênh hiệu quả trong bối cảnh người dùng điện thoại thông minh và kết nối internet
tăng trưởng không ngừng.

- Theo tin nhanh chứng khoán, tính từ đầu năm đến 13/9/2023, các quỹ mở ghi nhận tỷ
suất lợi nhuận cao hơn so với bình quân thị trường. Quỹ mở VinaCapital VESAF dẫn
đầu với lợi nhuận tăng 37%, tiếp đó là SSISCA với mức tăng gần 36% VCBF MGF
tăng 35%, DCDS tăng 34,8%, DCBC tăng 28,7%... trong khi chỉ số VN-Index tăng
20%. Từ đầu năm 2023 tới cuối tháng 9, VN-Index tăng hơn 10%, riêng quý III tăng
hơn 3% (dù tháng 9 giảm 5,7%). Theo đó, các quỹ đầu tư duy trì hiệu suất sinh lời
dương trong 3 quý đầu năm.

- Các quỹ ETF đang giữ phong độ là nhóm có hiệu quả sinh lời tích cực. SSIAM
VNFin Lead ETF ghi nhận hiệu suất sinh lời hơn 32%, VN-Index tính đến ngày 11/10
tăng 13,56%. Giá trị tài sản ròng (NAV) của Quỹ đạt 3,914,9 tỷ đồng.

FIN2001_48K15.3-16_Thứ 2_Tiết 456_Nhóm 8 15


Bài tp nhóm Th trng và các nh ch tài chính

- Quỹ VNFin Lead ETF mô phỏng chỉ số VNFin Lead Index, bao gồm tối thiểu 10 cổ
phiếu từ các thành phần thuộc chỉ số ngành tài chính, chủ yếu là ngân hàng đang đại
diện cho 25% vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam.

- Các quỹ ETF khác như DCVFM VNMidcap ETF DOVFM VNDiamond ETF
DOVEM VN30 ETF cũng có hiệu suất đầu tư nổi bật, với mức tăng lần lượt 26%,
19% và 17% trong 9 tháng đầu năm 2023.

- Đối với quỹ ngoại Fubon FTSE Vietnarn ETF (Fubon ETF), hiệu suất sinh lời trong
6 tháng là hơn 25%.

- Với các quỹ chủ động, Quỹ đầu tư chứng


khoán năng động DC (DCDS) đạt hiệu suất
đầu tư 26,15% tính tới ngày 10/10/2023
Tính theo nhóm ngành , DCDS đang rót
22,8% vốn vào cổ phiếu ngân hàng, nhóm
bất động sảng và công nghệ.

- Top 10 cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của PYN Elite có một nửa là
các ngân hàng:

FIN2001_48K15.3-16_Thứ 2_Tiết 456_Nhóm 8 16


Bài tp nhóm Th trng và các nh ch tài chính

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

https://thitruongtaichinhtiente.vn/cac-loai-rui-ro-trong-hoat-dong-ngan-hang-
23811.html

2. Công ty bảo hiểm ở Việt Nam

https://tapchitaichinh.vn/thi-truong-bao-hiem-viet-nam-phat-trien-an-toan-ben-vung-
hieu-qua.html

3. Quỹ đầu tư

https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/cac-quy-dau-tu-lac-quan-ve-thi-truong-
post331790.html

FIN2001_48K15.3-16_Thứ 2_Tiết 456_Nhóm 8 17

You might also like