You are on page 1of 3

CÂU HỎI CHƯƠNG 7: VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Câu 1. Gia đình tập thể tồn tại trong chế độ xã hội nào?
a. Nguyên thủy
b. Chiếm hữu nô lệ
c. Phong kiến
d. Tư bản chủ nghĩa

Câu 2. Gia đình tập thể gồm các kiểu gia đình nào?
a. Gia đình huyết tộc
b. Gia định bạn thân
c. Gia đình cặp đôi
d. Cả A, B, C

Câu 3. Gia đình cá thể bắt đầu xuất hiện trong xã hội nào?
a. Nguyên thủy
b. Chiếm hữu nô lệ
c. Phong kiến
d. Tư bản chủ nghĩa

Câu 4. Điền từ thích hợp vào (...): Theo Hồ Chí Minh, "Nếu không giải phóng (...) là
xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa".
a. Phụ nữ
b. Đàn ông
c. Con người
d. Cá nhân

Câu 5. Chỉ ra luận điểm đúng về gia đình?


a. Gia đình là cầu nối giữa các bộ phận trong hệ thống chính trị cơ sở.
b. Gia đình là một cộng đồng xã hội đặc biệt, chỉ tồn tại trong một giai đoạn lịch sử
nhất định.
c. Gia đình là một tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở.
d. Gia đình là một cộng đồng xã hội đặc biệt, tồn tại lâu dài trong lịch sử xã hội.

Câu 6. Cơ sở hình thành nên gia đình là gì?


a. Quan hệ hôn nhân.
b. Quan hệ văn hóa.
c. Quan hệ chính trị.
d. Quan hệ xã hội.

Câu 7. Điền vào chỗ trống (...) để hoàn thiện luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
"Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt
thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là (...)".
a. Cộng đồng.
b. Gia đình
c. Cơ sở.
d. Nhân dân.
Câu 8. Đặc trưng của cộng đồng gia đình là gì?
a. Yếu tố tình cảm.
b. Yếu tố tâm lý.
c. Yếu tố kinh tế.
d. Yếu tố chính trị.

Câu 9. Yếu tố nào quyết định nhất đến sự ra đời gia đình một vợ một chồng?
a. Nhu cầu phát triển của sản xuất hàng hóa.
b. Chế độ hôn nhân tiến bộ.
c.Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
d. Nhu cầu phát triển của sản xuất tự cấp, tự túc.

Câu 10. Đặc điểm của hình thức gia đình tập thể là gì?
a. Chế độ tư hữu.
b. Chế độ phụ hệ.
c. Chế độ mẫu hệ.
d. Chế độ bóc lột.

Câu 11. Yếu tố nào quyết định nhất đến sự thay thế các hình thức gia đình trong lịch
sử?
a. Yếu tố kinh tế.
b. Yếu tố chính trị.
c. Yếu tố văn hóa.
d. Yếu tố tâm linh.

Câu 12. Chức năng nào là đặc thù của gia đình?
a. Chức năng tái sản xuất ra con người.
b. Chức năng giáo dục và xã hội hóa.
c. Chức năng đối nội.
d. Chức năng đối ngoại.

Câu 13. Luận điểm: "Gia đình là tế bào của xã hội" được hiểu như thế nào?
a. Gia đình quyết định đến quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp.
b. Gia đình quyết định sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội.
c. Gia đình quyết định đến quan hệ bình đẳng, công bằng trong xã hội.
d. Gia đình quyết định đến sự giàu có của xã hội.
A
Câu 14. Cơ sở kinh tế để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
là gì?
a. sản xuất tự cấp, tự túc.
b. Chế độ sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất.
c. Sản xuất hàng hóa.
d. Chế độ sở hữu xã hội đối với tư liệu sản xuất.

Câu 15. Đặc thù riêng có trong chức năng kinh tế của gia đình là gì?
a. Gia đình là chủ thể sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động.
b. Gia đình là chủ thể sản xuất ra tư liệu sản xuất.
c. Gia đình là chủ thể quản lý sản xuất.
d. Gia đình là chủ thể phân phối.,

You might also like