You are on page 1of 6

Chuyên đề bồi dưỡng HSG Đặc trưng cơ bản của Thơ Đường qua các bài

thơ trong chương trình ngữ văn 10

ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA THƠ ĐƯỜNG


QUA CÁC BÀI THƠ ĐƯỜNG
TRONG TRƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO
I: ĐẶC TRUNG CƠ BẢN CỦA THƠ ĐƯỜNG
Cấu tứ bằng xác lập những quan hệ tương đồng hay đối lập giữa các sự vật hiện tượng, giữa không gian,
thời gian, giữa các trạng thái tình cảm, giữa tình và cảnh:
Tư duy thơ Đường là tư duy quan hệ. Người ta cảm nhận sâu sắc mối quan hệ giữa các sự vật trong không gian,
giữa các hiện tượng và quá trình trong thời gian, giữa các trạng thái tình cảm, giữa tình và cảnh… Thơ chủ yếu
thể hiện các mối quan hệ ấy. Thế giới nghệ thuật là thế giới của những quan hệ nên chất liệu để xây dựng thế
giới ấy cũng được quan hệ hóa”.
Mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
Các nhà thơ Đường chủ trương xây dựng lên rất nhiều các mối quan hệ: quan hệ xưa-nay; mộng – thực; tiên –
tục; hữu – vô; vô cùng – hữu hạn; sống-chết;
tĩnh-động; tâm – cảnh; không gian-thời gian; đặc biệt là quan hệ giữa tình và cảnh… Chính vì lẽ đó đã làm cho
tứ thơ mới lạ, đồng thời làm nổi bật sự tương đồng hoặc đối lập giữa ác sự vật hiện tượng, giữa các trạng thái
tình cảm.
Đầu tiên giữa ‘các sự vật, hiện tượng, bằng các mối quan hệ, ta thấy được sự đối lập Chẳng hạn với bài
thơ “Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu, chỉ với mối quan hệ giữa lầu Hoàng Hạc và hạc vàng ta thấy được mối quan
hệ giữa cái mất và còn, giữa quá khứ và hiện tại, giữa cái vạn biến và cái trường tồn, giữa tiên và tục Hay trong
bài hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của thi tiên Lý Bạch, cặp hình ảnh “cánh buồm lẻ
loi – khoảng không xanh biếc chính được xây dựng bằng mối quan hệ đối lập giữa cái hữu hình với cái vô hình,
giữa cái bé nhỏ với cái vô tận. Một ví dụ nữa trong bài khe chim kêu của Vương Duy, tác giả xây dựng mối quan
hệ đối lập giữa động và tĩnh đặc sắc: đêm yên tĩnh – hoa quế rụng’, “trăng lên – chim núi kêu”.
Tuy nhiên, qua các mối quan hệ ta còn thấy được sự tương đồng giữa các sự vật, giữa các trạng thái tình cảm.
Trong bài “Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ, cặp hình ảnh thơ đối nghịch (sóng vọt lên tận lưng trời-mây sa sầm
giáp mặt đất là mối quan hệ trong không gian: trên-dưới nhưng cho ta thấy được sự nhất quán trong cảm xúc của
nhà thơ, đó là sự tù túng, ngột ngạt đến nghẹt thở.
Mối quan hệ giữa không gian và thời gian:
Thứ hai là mối quan hệ giữa thời gian và không gian. Nếu xét riêng về thời
gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật thì ‘có rất nhiều điều để nói, tuy nhiên ở đây ta chỉ xét mối quan hệ
giữa thời gian và không gian trong thơ Đường. Đó là sự tương quan qua lại: không gian thơ Đường được thời
gian hóa làm cho nó thêm mênh mông, vời vại; ngước lại, thời gian cũng được không gian hóa (chẳng hạn như,
trong thơ, các dấu tích lịch sử được cảm nhận như cùng tồn tại trong hiện tại, trong không gian. Phạm Ngũ Lão
trong bài “Thuật hoài nhắc tới Vũ Hầu luồng thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu” như là người cùng thời. Đặng Dung
nhắc tới “Đồ điều- Hàn Tín câu cá và Phàn Khoái làm thịt chó mà không thấy xa vời). Theo quan niệm của
Trung Quốc từ Lão Tử, Trang Tử đều không bao giờ tách rời không gian và thời gian thiên trường địa cữu”).
Nhà thơ luôn thấy thời gian trong không gian, không gian biến hóa, bằng chứng là trong thơ Đường mọi biểu
tượng không gian đều hàm chứa thời gian như’ “tha nhật lệ’ (“Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ ), ‘(cựu thời hoa
đình thu bất tri nhân khứ tạm Xuân lai hoàn phát cựu thời hoa”), thu thuỷ”, “xuân sơn (“Làn thuỷ thuỷ, nét xuân
sơn ), “thiên thu tuyết”, “Tần thời minh nguyệt, Hán thời quan”… Ngoài ra thì một số động từ như “tận”, “lưu’,
một dùng để miêu tả trạng thái không gian cũng đồng thời biểu hiện thời gian.
Và như đã nói ở trên, mối quan hệ giữa thời gian và không gian có mục đích
nghệ thuật riêng, đó là tạo nét tương đồng hay đối lập giữa các sự vật hiện tượng, giữa các trạng thái tình cảm.
Như trong bài “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng .Lăng , thời gian là giữa tháng ba, không gian
là dòng sông Trường Giang với hoa khói bồng bềnh trên mặt nước. Mối quan hệ này góp phần thể hiện tình cảm,
cảm xúc của thi nhân: ông buồn thương khi phải chia tay người bạn tri âm tri kỉ mà không hẹn được ngày gặp
lại, nỗi buồn càng khắc sâu hơn khi thời gian chia tay đúng vào mùa xuân – mùa của sự sinh sôi, nảy nở và tươi
mới, trên một con sông tấp nập thuyền bê qua lại xuôi về chốn phồn hoa đô thị Dương Châu.
c Mối quan hệ giữa các tranh thái tình cảm:
Các nhà thơ Đường thể hiện một cách đặc sắc các trạng thái tình cảm như.
Nhớ thương, lưu luyến, nuối tiếc, vui, buồn, mừng, giận, oán sầu…
Ví dụ: “Cô nhân tây từ Hoàng Hạc lâu-yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”
Lý Bạch đã biểu lộ sâu sắc nỗi nhớ thương tha thiết đối với người bạn tri kỉ của mình. Chỉ với một từ “cổ’ mà cái
tình như hàn gắn sâu hơn, đậm đà hơn. ở đây ta nhận thấy có một sự di chuyển không gian đặc biệt: Kẻ ở là mùa
hoa nở rộ mà người đi là con thuyền xuôi dòng Trường Giang mênh mông, bất tận. Sự cô đơn của cánh buồm
cũng chính là sự cô đơn của Lý Bạch và cũng lả nỗi buồn thầm kín, sâu xa của Mạnh Hạo Nhiên. Nhà thơ tả
cảnh người ra đi mà gợi lên cái tình thâm viễn của người ở lại thế mới biết cái hay cực kì trong việc biểu đạt tình
cảm ‘ của ngôn ngữ thơ Đường.
Giống như Lý Bạch, trong “Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu cũng thể hiện nỗi
nhớ nhung đối với người xưa trên lầu cao chót vót, trơ trọi giữa đất trời bao la vô tận. Các từ ngữ, hình ảnh diễn
tả nỗi sấu nhớ miên man trong cái không gian tĩnh mịch như. “tích nhân dĩ thừa”, “Bạch Vân thiên tải không du
du ‘(Yên ba giang thượng sử nhân sầu ,… Ngoài nỗi nhớ bạn còn là nỗi nhớ tha thiết với quê hương của Thôi
Hiệu. Mang tâm trạng đau đớn, tiếc nuối, nhà thơ nhớ quê hương với hàng cây soi bóng, bãi Anh Vũ cỏ thơm
mơn mởn, xanh tươi: “Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ/ Phương thảo lê thê Anh Vũ châu . Cảnh sắc quê nhà
tươi tắn gợi nỗi niềm man mác, trăn trở, lo âu của vị khách xa nhà.
Có thể nói bao trùm lên cả hai bài thơ của Lý Bạch và Thôi Hiệu là nỗi buồn thầm kín mà thấm thía được dựng
lên từ mối quan hệ xưa và nay, thực và mộng, còn và mất. Đồng thời qua sự thể hiện tinh tế từ những từ ngữ giàu
giá trị tạo hình và khả năng biểu đạt tâm trạng nhân vật được vẽ nên một cách rõ nét.
Mối quan hệ giữa tình và cảnh:
Đây là một trong những mối quan hệ khá phổ biến mà các nhà thơ luôn khai
thác và thành công xây dựng nó. Trong thơ Đường, tình và cảnh luôn tồn tại song song hay đối lập một cách sâu
sắc, biểu hiện cụ thể tâm trạng con người trong mối quan hệ giữa không gian và thời gian. Ta thấy rõ điều này
trong rất nhiều các tác phẩm thơ Đường nổi tiếng. Như ở hai câu đầu bài điểu minh giản” của Vương
Duy: “Nhân nhàn quế hoa lạc 1 Dạ tĩnh xuân sơn không” (Người nhàn hoa quế rụng/ Đêm xuân nín vắng teo).
Câu thơ tả cảnh vật nhẹ nhàng, thanh cao. – Một khung cảnh thiên nhiên hữu tình, một bức tranh sơn thuỷ tĩnh
mịch. Cảnh và người hoà hợp, người thì nhàn nhã, cảnh yên tĩnh không một tiếng động dù chỉ là nhỏ nhất.
Không gian ở đây là cảnh sắc trời vào xuân vậy mà lại điềm tĩnh chỉ vài bông hoa li ti nhẹ nhàng. rơi trong đêm
vắng. Đó là ý niệm của sự hoà quyện giữa con người và cảnh vật thiên nhiên. Trong hai câu sau: “Nguyệt xuất
kinh sơn điều / Thời Minh tại giản trung (Trăng lên chim núi hãi / Dưới khe chốc chốc kêu không gian đột ngột
thay đổi, đó là sự xuất hiện của âm thanh và ánh sáng. ánh trăng soi sáng, âm thanh tiếng chim núi tưởng chừng
sẽ làm cho cảnh vật sinh động hơn những ở đây mọi thứ chỉ đủ sức làm nổi bật hơn sự tĩnh lặng của đêm trên nín
vắng. Cảnh hoà hợp với người là vậy, cảnh bình yên thì người bình yên sống một cuộc sống thanh thản. nhàn
nhã chốn điền viên sơn dã lánh tim trần. ấy là sự tồn tại song song giữa tình và cảnh. ‘
Trong bài (khuê oán” của Vương Xương Linh, cảnh và tình tồn tại đối lập với nhau. ấy là hình ảnh nữ phụ nữ
hằng đêm phải đối mặt với bốn bức tường trắng, cô đơn trong cảnh giường đơn gối chiếc vắng vẻ, đìu hiu. Trước
tình cảnh ấy nàng tự trang điểm bước lên lầu với tâm sự thầm kín, não nề. Trên lầu cao nhìn màu xanh dương
liễu đang tràn đầy sức sống trái ngược với tâm trạng chính mình nàng hối hận vì xúi chồng đi để mang vinh hiển
về cho gia đình. Tình và cảnh xâm nhập, thẩm thấu lẫn nhau tạo ra những hình ảnh của nỗi lòng thương nhớ não
nề: “Khuê trung , “bất tri sầu , “hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc , hối dao phu tế mạch phong hầu”. ‘
Mối quan hệ giữa tình và cảnh còn được biểu hiện sâu sắc qua bài thơ “Thu hứng của Đỗ Phủ. Mùa thu trong thơ
Đỗ Phủ bắt đấu từ rừng cây phong xơ xác phủ đầy sương trắng xóa. Mùa thu đã buồn, rừng thu úa vàng lại càng
buồn hơn. Trong cái khí thu mang nặng nỗi sầu thì tâm hồn thi nhân cũng ảm đạm, buồn đau. Không những
miêu tả khí thu u buồn hiu hắt mà nhà thơ còn miêu tả cảnh thu ở lòng sông, lưng trời, mặt đất và cửa ải: “Lưng
trời sóng’ rợn lòng sông thẳm – Mặt đất mây đùn cửa ải ta Hai câu thơ tạo nên hai bức tranh đối nghịch nhau
càng tô đậm tâm trạng u buồn của người viễn xứ. Đặc biệt hình ảnh “Khóm trúc tuôn thêm dòng lệ cũ được làm
đối xứng cho con thuyền buộc chặt tình nhà cũng là buộc cả tấm lòng thương nhớ quê hương. Mùa thu thường
gây nỗi buồn nhưng với Đỗ Phủ mùa thu còn là nỗi lo, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng nhà thơ.
Cấu tứ thơ Đường luôn có những đặc trưng riêng của nó nhưng ở bất cứ hình
thức nào, các mối quan hệ giữa không gian và thời gian, giữa cá trạng thái tình cảm, giữa tình và cảnh vẫn luôn
được thể hiện rõ nét và”.mang tính khái quát cao.
Ngôn ngữ tinh luyện cao độ với những từ đắt (nhãn tự) gợi được linh hồn của đối tượng thể hiện:
Văn chương là nghệ thuật ngôn từ. .Điều này càng đúng với thơ, đặc biệt là
thơ Đường. Chữ dùng ở thơ Đường thường đơn giản nhưng rất tinh luyện. Số chữ được ghép dùng rất ít (chỉ 20
cho ở thể thơ tứ tuyệt ngũ ngôn và 56 chữ ở thơ thất ngôn bát cú), cho nên từ ngữ ở thơ Đường luật phần lớn
được sử dụng rất đắt.. Đỗ Phủ nói “Ngữ bất kinh nhân tử bất hưu (Lời thưa làm cho người ta kinh ngạc, chết rồi
vẫn chưa yên Thậm chí, có nhà thơ coi mỗi chữ trong thơ Đường luật có vai trò như một ông thánh, ông hiền.
Khi phân tích thơ Đường, người ta thường nói tới danh từ khi nhãn” (nhãn
tự) tức là “con mắt thơ”. Tô Đông Pha đã từng nói: truyền thần chủ nan tại mục” (Ve truyền thần khó nhất là
con mắt). Nếu như trong con người, đôi mắt giữ một vị trí biểu hiện đặc biệt quan trọng thì trong thơ Đường, u
nhãn tự ‘ lại gợi lên được linh hồn của bài thơ. Một chữ hạ xuống đôi khi là then chốt, trụ cột cho toàn bài thơ,
một cho là tinh hoa là cột đỡ cho cá một cung điện ngôn từ Nếu thiếu đi hay mất đi một từ ấy thôi bài thơ sẽ trở
nên thật xoàng xĩnh đôi khi chẳng còn chút thơ nào. Cũng bởi thế, nhìn vào một “nhãn tự ấy thôi người đọc có
thể nắm bắt được toàn bài như soi mình thấu đáy hồ thu. Nhìn chung, từ đắt, mắt chữ là những từ chìa khoá được
tinh luyện cao độ, có sức khái quát cao, làm nổi bật được cái thần của sự vật.
Chẳng hạn với bài thơ hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu, mối quan hệ giữa lầu
Hoàng Hạc và hạc vàng cũng là quan hệ giữa chữ “khứ ‘ và chữ “không , nghĩa là quan hệ giữa cái mất và cái
còn, giữa quá khứ và hiện tại. Câu thơ nói đến hạc càng lấy thanh trắc làm chủ âm và chữ ‘(khứ’ làm nhãn tự đe
nói có mất. Câu thơ tả lầu hạc lấy thanh bằng làm chủ âm và chữ “không làm nhãn tứ để nói cái còn, cái trống
trải “du du . Việc sử dụng .các yếu tố hình thức vừa nêu đều tập trung tô đậm cảm xúc bâng khuâng, suy tư, tiếc
nuối của nhân vật trữ tình trước cảnh lầu Hoàng Hạc còn đó mà hạc vàng đã bay đi.
Hay với bài thơ “Khuê oán của Vương Xương Linh thì nhãn tự của nó chính
là chữ “sắc” (“Hốt kiến mạch đầu dương liêu sắc 1 Hối giao phu tế mịch phong hầu ). Tứ thơ này đặc sắc vì
người thiếu phụ thấy cái “màu cây dương liễu ở đấu đường mà hoảng hốt (hốt kiến) cho thân phận chinh phụ của
mình, hối tiếc đã cho chồng đi chinh chiến.
Một số ý kiến cho rằng nhãn tự thường nằm ở vị trí thứ ba trong câu thơ ngũ ngôn và sẽ là chữ thứ năm trong
câu thơ thất ngôn. Điều này đúng trong một số trường hợp như bài “Khe chim kêu” của Vương Duy thì nhãn tự
chính là từ kinh (“Nguyệt xuất kinh sơn điểu Từ “kinh xuất hiện đã tạo nên linh hồn của bài thơ: Không khí yên
tĩnh tới mức mà một ấn tượng về thị giác (trăng lên) đã tạo nên hiệu quả như một tiếng động. Tuy nhiên, đây
cũng chỉ là sự thống kê trong nhiều bài thơ Đường. Rất nhiều bài thơ mà nhãn tự của nó không nằm trong những
vị trí như đã nêu mà vẫn thể hiện được cái thần của bài thơ, như chữ “sắc” trong bài “Khuê oán (nằm ở vị trí thứ
7); hay từ “khứ” (ở vị trí thứ 7) và từ “không” (ở vị trí thứ 3) trong bài “Hoàng Hạc lâu”. Dù ở vị trí nào đi
chăng nữa thì nhãn tự vẫn là từ làm nổi bật cái thần của sự vật, gợi toát lên được linh hồn của cả bài thơ.
Tính hàm súc cao nhiều bình diện nghĩa dồn nén trong một phạm vi chữ hạn chế, tạo nên những .ý ngoài
lời:
Hàm súc là hình thức diễn đạt, .qua đó, người nói có thể thông báo được một
nội dung lớn nhất bằng một số lượng các yếu tố ngôn ngữ ít nhất. Đây là đặc điểm, đồng thời cũng là yêu cầu rất
cao của của ngôn từ văn học. Tính hàm súc của ngôn từ văn học có những biểu hiện cụ thể như sau: tính đa
nghĩa, sự thống nhất tối đa các chức năng và đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật trong một yếu tố (hoặc một vài
yếu /tô) của lời nói (luật thơ), tính hàm súc của ngôn ngữ văn học còn thể hiện ở dung lượng lớn những ý nghĩ,
tình cảm mà người viết không viết ra, nhưng người đọc có thể tự mình suy ra được (tính hàm ẩn) và một số kết
cấu khác như đứt nối, gợi tả…
Đặc trưng mĩ học của thơ Đường trước hết biểu hiện ở tính hàm súc, ít lời nhiều ý, ý ở ngoài lời. Kết cấu thơ
Đường luật hết sức chặt chẽ, mỗi bài thơ giống như một bài toán giải đáp một vấn đề xã hội bằng hình tượng
nghệ thuật. Thơ Đường luật đúc kết những kinh nghiệm quá khứ nâng lên thành luật bằng trắc đối xứng. Đối
xứng chính là mâu thuẫn thống nhất trong âm thanh, đối xứng càng cao, hài hoà càng lớn.
Sự thống nhất tối đa các chức năng và đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật trong một yếu tố (hoặc một vài yếu tô)
của lời nói, tính hàm súc của ngôn ngữ văn học còn thể hiện ở dưng lượng lớn những ý nghĩ (luật thơ). Do đó
câu số chữ của một bài thơ được hạn định, nên các nhà thơ phải tìm tòi những tinh hoa của dân gian, kết hợp với
điển cố lịch sử và từ hoa lệ của văn học thành văn. Sự quy định niêm luật cho một thể thơ có thể hạn chế sự biểu
đạt những tình cảm bay bổng, phông khoáng, nhưng nó buộc phải sáng tảo ngôn ngữ hàm súc, cấu tứ chặt chẽ.
Thơ Đường có phong độ một tâm hồn á Đông, gắn tâm tư tình cảm con người với thiên nhiên đất nước. Tình
cảm biểu hiện trong thơ Đường muôn màu muôn vẻ, có khi bồng bột, bay bổng, có khi thâm trầm, uẩn khúc
quanh co. Có thể nói, nó như những dòng thác đổ dồn về một con sông lớn cuồn cuộn.
Một bại thơ năm cho tuyệt cú vẻn vẹn chỉ có hai mươi chữ, nhưng càng ít chữ, càng phải cân nhắc tho nên từ
ngữ ở thơ Đường luật phần lớn được sử dụng rất đắt. Tuy hàm súc như vậy nhưng thơ Đường luật không phải là
những lời thuyết lí khô khan. Người ta lấy làm kinh ngạc là một bài thơ chỉ ngắn gọn hai mươi chữ mà lại là một
bức tranh có cả sương, trăng, cử chỉ ngẩng lên cúi xuống vì nhớ quê:
TĨNH DẠ TỨ
“Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sơn.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương .
(LÝ BẠCH)
CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
“Đầu giường ánh trăng rọi,
Mặt đất như phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương
(Lương Duy Thứ – âm vang thơ Đường)
Đọc một bài thơ Đường, nhất là loại tứ tuyệt bốn câu 5 hoặc 7 chữ, có khi
người ta phải . lắng nghe cái âm vang của thơ Đường, tưởng tượng ra những đường nét và màu sắc của nó, để có
thể cảm nhận hình tượng chung của bài thơ như kiểu nghe một bản xô-nát chứ không phải dựa vào những chi tiết
ngôn ngữ cụ thể của bài thơ. Mặt khác, do truyền thống gắn bó giữa thi, nhạc và họa, một bài thơ hay bao giờ
cũng gợi lên những âm thanh và đường nét, chính cái đó đã tạo nên âm vang sâu. xa của thơ Đường. Trong cách
cảm nhận, thơ Đường chú ý khám phá sự thống nhất, sự giao cảm mà trước hết là sự thống nhất giữa con người
và thiên nhiên. Trong cách cấu tứ, cái “tôi” trữ tình thường hoà lẫn vào thiên nhiên và ngoại cảnh. Trong cảm
biểu hiện, ba yếu tố thi, nhạc, họa thường quấn quyện làm một. Về cấu trúc, bài thơ thường gọn nhẹ, cô đúc,
ngôn ngữ gợi nhiều hơn tả, ý tại ngôn ngoại.
* Tính đa nghĩa:
Tính đa nghĩa là thuộc tính chung của văn chương và ở một số trường hợp
đặc biệt thì nó được khai thác tối đa cho nên nếu chỉ đọc lướt qua thì chưa thể biết được tác giả muốn nói gì.
Chẳng hạn như trường hợp của Lý Bạch trong “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” có
câu. “Yên hoa tam ,/Nguyệt há Dương Châu (Giữa’ mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng), bốn chữ yên hoa
tam nguyệt” được dùng để chỉ thời gian, với ý nghĩa là tháng ba, vào mùa xuân. “Yên hoa” là “hoa và
khói”, thường chỉ khói sóng trên sông, khói sương mù – một hình tượng nghệ thuật đầy gợi cảm, làm thức dậy
bao nỗi niềm tâm sự của thi nhân. “Yên hoa” còn có nghĩa là cảnh đẹp mùa xuân. Trong thơ Đường đây là một
cách làm phổ biến.
Một ví dụ khác là bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ: “Ngọc lộ điêu thương phong
thụ lâm 1 Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm . “Ngọc lộ” – móc ngọc, hình ảnh ẩn dụ nói về hạt móc long lanh như hạt
ngọc. “Ngọc lộ” đã làm héo hon, điêu tàn cả một rừng phong bao la. Hình ảnh rừng phong gợi lên một vẻ thu,
một sắc thu tiêu điều, buồn bã. Rừng phong còn là một biểu tượng của mùa thu phương Bắc.Với hình ảnh ẩn dụ
và nhân hoá với 2 cặp từ gợi tả (điêu thương, tiêu sâm), Đỗ Phủ đã làm hiện lên một không gian núi rừng mang
một màu sắc buồn thương tàn tạ, hiu hắt.
Tính hàm ẩn
( Dung lượng lớn những ý nghĩ, . tình cảm mà người viết không viết ra, nhưng người đọc có thể tự mình suy ra
được (tính hàm ẩn).
Nghĩa hàm ẩn là nghĩa không lộ ra ngay trên câu chữ mà là nghĩa được suy ra , / nghĩa tường minh bởi một căn
cứ nào đấy. Thơ giới chung) thường dừng ngôn ngữ ẩn dụ, mà ngôn ngữ ẩn dụ trong thơ thường có hệ quy chiếu
khác biệt với ngôn ngữ văn viết, ngôn ngữ trao đổi thường ngày. Nếu trong văn viết thường dừng ngôn ngữ cụ
thể để vẽ thật đầy đủ, thật chi tiết một bức chân dưng thì ngược lại, thơ đường thường dùng ngôn ngữ ẩn dụ
mang nhiều tính ước lệ nhưng lại thật cô đọng để vẽ nên những nét phát họa với những điểm chấm phá trừu
tượng nhưng lại mang sức liên tưởng, biểu cảm cao. Chính vì vậy mà người ta nói “ý tại ngôn ngoại” để nói về
tính hàm súc trong sự biểu đạt của thơ ca. Chính vì thế trong “Hoàng Học lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng
Lăng” Lý Bạch đã viết:
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
(Bạn’ từ lầu Hạc lên đường)
Người ra đi: “cố nhân” – bạn cũ gợi tình cảm nhớ thương, lưu luyến, tha thiết, mang hàm nghĩa về mối quan hệ
gắn bó tha thiết giữa bạn với bạn. Hay trong “Thu hứng” của Đỗ Phủ có viết:
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ
Cô chu nhất hệ cố viên tâm .
Cúc, dòng lệ, con thuyền lẻ loi (cô chu), vườn cũ, dao thước, tiếng chày đập
vải vừa mang tính hiện thực, vừa mang màu sắc ước lệ tượng trưng, rất giàu chất trữ tình.’ Mùa thu trước, Đỗ
Phủ ở Vân An, mùa thu này, ông ở Quỳ Châu. Hai mùa thu trôi qua, hai lần nhìn hoa cúc nở, cả hai đều rơi nước
mắt: “Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lại Đã bao lần nhà thơ gửi gắm hi vọng được về quê bằng một chiếc thuyền,
nhưng chiếc thuyền vẫn bị buộc chặt ở bến sông, nơi đất khách quê người: “Cô chu nhật hệ cố viên tâm”. Nói về
nỗi nhớ quê nhà, nỗi buồn li hương thì đó là hai câu thơ tuyệt cú.
* Kết cấu theo kiểu đứt – nối:
Kết cấu theo kiểu đứt nối là tạo những khoảng trống tương đối, những bước
“hẫng’ đầy dụng ý trong dòng vận động của mạch thơ. Đứt là dừng lại không miêu tả, chuyển sang ý mới mà
không liên hệ với cái cũ. Nối nghĩa là qua cái ngừng ngắt, không nói đến ấy, lại thấy mối liên hệ bền chắc bên
trong của tứ thơ và bước nhảy vọt chuyển hẳn sang cấp độ mới cao hơn sâu hơn về hình tượng ý tưởng thơ. Lấy
ví dụ trong một bài thơ tứ duyệt của Lý Bạch tặng Uông Luân, bài này có 3 câu đầu như sau:
Lý Bạch thừa chu tương dục hành
Hốt văn ngạn thương đạp ca thanh
Đào hoa đầm thuỷ thâm thiên xích
tả lại một cuộc tiễn đưa lưu luyến giữa nhà thơ Lý Bạch và bạn. Một bất ngờ
thú vị và cảm động: nhà thơ sắp dứt áo ra đi lại được thấy bạn nặng tình ra tận nơi đưa tiễn. Nhưng câu thơ thứ
ba dường như lại ngoặc sang một hướng miêu tả khác một dối tượng khác (đầm đào hoa) và có vẻ không liên
quan gì tới tình bạn mà tác giả đã nêu lên từ đầu. Rõ ràng ở đây có sự đứt đoạn đáng kể, gây bất ngờ cho đọc giả.
Và nối lại ở câu: ‘
“Nước đầm nghìn thước Đào Hoa
Uông Luân tình bác tiễn ta sầu nhiều .
Bỗng thấy sự can thiệp của hình ảnh hoa đào ở đây trở nên có lí khi được
đem so sánh với độ nông sâu của tình bạn. Hình ảnh Đào Hoa như một sự lắng đọng cần thiết cho tâm tưởng. Từ
đây nhà thơ không nói đến cái nhìn thấy được của tình bạn nữa mà chuyển sang nói đến cái không thấy được.
Chính ấy mới là cốt lõi thân tình. Trong thơ Đường những bước “hẫng bất ngờ này không phải là hiếm. Quả thực
sự hàm súc là một phẩm hạnh cao quý của thơ ca.

You might also like