You are on page 1of 42

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ Ý THỨC BẢO VỆ MÔI


TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM

Môn học: Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh


Giảng viên: Hà Văn Sơn
Mã lớp học phần: 23C1STA50800520
Sinh viên - MSSV: Nguyễn Minh Khoa - 31231023289
Đỗ Hoàng Ngân - 31231026601
Lê Mỹ Hoàng Giang - 31231025978
Khóa - Lớp: K49 - MRP001

TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2023


BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN

Tên thành viên Đánh giá chất lượng đóng góp


Nguyễn Minh Khoa

Đỗ Hoàng Ngân

Lê Mỹ Hoàng Giang
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….1
1. Tóm tắt………………………………………………………………………….1
2. Lời cam đoan…………………………………………………………………...2
3. Lời cảm ơn……………………………………………………………………...3
II. TỔNG QUAN………………………………………………………………….4
1. Đặt vấn đề………………………..……………………………………………..4
2. Mục tiêu dự án và câu hỏi nghiên cứu………………………………………….4
3. Ý nghĩa dự án…..……………………………………………………………….5
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………5
1. Quy trình thực hiện dự án………………………………………………………5
2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………….5
3. Thang đo………………………………………………………………………..5
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA DỰ ÁN……………………………………9
1. Đặc điểm của mẫu khảo sát…………………………………………………….9
2. Phân tích, xử lý kết quả của dữ liệu…………………………………………...12
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………….31
1. Tóm tắt kết quả dự án…………………………………………………………31
2. Một số kiến nghị………………………………………………………………32
3. Hạn chế………………………………………………………………………..34
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………..34
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………35
I. MỞ ĐẦU
1. Tóm tắt
Ô nhiễm môi trường nói chung và vấn đề xử lý rác thải nói riêng đang là một
trong những vấn đề “nóng” được rất nhiều người quan tâm và đề cập mỗi ngày. Việc
giữ gìn môi trường xung quanh chúng ta sạch sẽ có đóng góp cực kỳ to lớn đến cục
diện chung và riêng. Hầu hết chúng ta đều muốn sống, muốn “hòa quyện” chung một
bầu khí xanh - sạch - đẹp với tiêu chí “không rác thải” bởi môi trường không ô nhiễm
sẽ tạo cho con người một thế giới sống lành mạnh, một cơ thể khỏe khoắn tràn đầy
năng lượng, một bầu khí quyển “không độc hại”, một tinh thần hăng say lao động và
làm việc, một ý thức văn minh hơn và hơn hết là một tương lai “XANH” sau này.

Thế nhưng hiện trạng thực tế thì lại rất khác, số lượng chai nhựa, lon nước, hộp
cơm và rất nhiều những rác thải khác đang chất đống mỗi ngày trên những con phố mà
chúng ta tan trường, trên những đại lộ mà chúng ta dừng đèn đỏ, trên các hẻm nhỏ mà
ta từng ghé,... Đã rất lâu rồi chúng ta không được hít thở bằng bầu không khí trong
sạch mà đổi lại là sự ô nhiễm nặng nề đến từ việc không ý thức của bản thân mỗi
người. Rồi đây sẽ có biết bao nhiêu là ca bệnh về đường hô hấp do rác thải gây nên, sẽ
không còn những con đường sạch đẹp hoa rơi như bao ngày trước mà thay vào đó là
rác và rác, con người sẽ mất đi tinh thần học tập và làm việc hăng say vì chẳng một ai
muốn lao động trong điều kiện môi trường thiếu “sạch sẽ” như vậy. Hiểu được tình
trạng môi trường ô nhiễm ngày càng nặng chủ yếu là do ý thức không phân loại rác
gây nên, vì vậy chúng em đã tiến hành một nghiên cứu với chủ đề “Ý thức bảo vệ môi
trường của sinh viên trên địa bàn TP.HCM” để giúp các bạn sinh viên nói riêng và mọi
người hiểu rõ hơn về tính nghiêm trọng của việc không phân loại rác thải cũng như
góp phần nâng cao ý thức của mỗi cá nhân về hành vi này.

Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu này, nhóm chúng em đã tiến hành thu thập
thông tin và dữ liệu qua công cụ “Google form”. Cuộc khảo sát này được tiến hành với
sự tham gia của 300 người, là sinh viên đang theo học tại các trường đại học trên địa
bàn TP.HCM. Kết quả cho thấy hầu hết các bạn sinh viên đều ít có thói quen phân loại
rác. Qua đây, chúng em hiểu được phần nào vấn đề mà các bạn gặp phải hiện nay, từ
đó đề xuất một số ý tưởng giúp mọi người hiểu “đúng” về phân loại rác cũng như nâng
cao hành động tuy nhỏ mà góp phần làm nên cả một môi trường chúng ta đang sống.
2. Lời cam đoan
Đối với dự án “Nghiên cứu về ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên trên địa
bàn TP.HCM” chúng em xin cam đoan là nghiên cứu được thực hiện một cách khách
quan, minh bạch, và công khai. Các tài liệu tham khảo được sử dụng trong đề tài đều
là những tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, có tính chính xác cao. Nếu giáo viên phát hiện
có bản sao, nhóm chúng em xin chịu toàn bộ trách nhiệm về dự án này.
Nhóm tác giả
3. Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Hà Văn Sơn, là giảng
viên trực tiếp giảng dạy chúng em bộ môn Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh
doanh, cũng như là người tận tình hướng dẫn chúng em trong quá trình tiến hành dự
án nghiên cứu này. Những ý kiến đóng góp và nhận xét của thầy không những giúp
chúng em có thể hoàn thành dự án một cách trọn vẹn nhất mà nó còn giúp cho chúng
em tích góp được cho mình những kiến thức, kinh nghiệm mà có thể nói là rất cần
thiết trong cuộc sống và công việc của chúng em sau này.
Bên cạnh đó nhóm chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đối với bạn bè, anh chị
đang là sinh viên của các trường đại học trên địa bàn TP. HCM đã tham gia khảo sát,
giúp chúng em có được nguồn dữ liệu khách quan để nghiên cứu, phân tích nhằm hoàn
thành dự án một cách tốt nhất.
Chúng em đã cố gắng vận dụng những kiến thức có được từ môn học trong học
kì qua để thực hiện nghiên cứu này, nhưng do giới hạn về kiến thức, ít kinh nghiệm
thực tế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em rất mong nhận được
những đánh giá, góp ý, phê bình của thầy và tất cả mọi người.
Cuối cùng, nhóm chúng em kính chúc thầy có thật nhiều sức khỏe, thật nhiều
niềm vui trong cuộc sống. Chúng em mong thầy mãi là người lái đò cần mẫn, tận tình,
tâm huyết với nghề để đưa những thế hệ sinh viên trường UEH đến với bến bờ tri
thức. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm tác giả
II. TỔNG QUAN

1. Đặt vấn đề
Môi trường đóng vai trò
quan trọng và tạo nên tác động lớn
đến sự hoạt động của xã hội, và
hướng đến một môi trường sống
bền vững là một trong những mục
tiêu mà xã hội đã và đang hiện
thực hóa trong cuộc sống cá nhân
mỗi người. Đối với xã hội ngày
nay cùng với sự phát triển mạnh
của công nghệ số, thế hệ sinh viên được kỳ vọng sẽ trở thành thế hệ tiềm năng tham
gia lực lượng lao động với nhận thức to lớn về một môi trường sống bền vững hơn và
bằng những hành động thiết thực lan tỏa giá trị xanh về môi trường đến cộng đồng
sinh sống và xã hội ngoài kia.
Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của xu hướng tiêu dùng nhanh FMCG -
Fast Moving Consumer Goods trong giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng, ít
nhiều đã tác động vào ý thức và hành vi tương tác với môi trường, điều này đã và đang
gây hại đến môi trường bằng nhiều cách trực tiếp và gián tiếp khác nhau. Giới trẻ yêu
thích sự tiện lợi vì những tiện ích mà chúng mang lại trong cuộc sống hằng ngày của
họ, nếu bạn đói bụng, bạn chỉ cần chạy ra cửa hàng tiện lợi, mua một hộp cơm làm sẵn
và thanh toán món hàng ấy. Bạn có thể ăn xong rồi vứt chúng vào thùng rác mà không
cần phải tốn thời gian nấu ăn và dọn dẹp mệt mỏi, thế nhưng bạn sẽ vô tình thải ra một
lượng rác không phân hủy ra môi trường. Có chăng vì sự tiện lợi ấy mà sự quan tâm
đến môi trường sống bền vững ở sinh viên không còn cao nữa hay không?
Để trả lời câu hỏi này, nhóm chúng em quyết định thực hiện cuộc nghiên cứu
này với mục đích làm sáng tỏ liệu rằng sinh viên có thật sự thờ ơ với vấn đề môi
trường bền vững hay không và liệu rằng qua những hành động nhỏ gìn giữ môi trường
sống sinh viên có nhận thức sâu sắc về vấn đề đáng chú ý này hay không.
2. Mục tiêu dự án và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu dự án
Hustle Culture - hay còn được gọi với cái tên “Văn hóa hối hả” - đang là xu
hướng thịnh hành khi nhắc về nhịp sống xã hội ngày nay. Nhịp sống vội vã khiến xu
hướng tiêu dùng “Tiện lợi nhanh chóng” trở thành ưu tiên đối với con người để họ
có thể bắt kịp nhịp sống này mà vẫn đảm bảo sự thỏa mãn nhu cầu cá nhân, từ đó hình
thành xu hướng CPG - Consumer Packaged Goods - Xu hướng tiêu dùng hàng đóng
gói.
Khi ấy các mặt hàng sẽ xuất hiện với số lượng lớn với giá thành rẻ, nhiều mẫu
mã đa dạng nhưng dòng đời sử dụng ngắn sẽ kích thích ham muốn tiêu dùng nhiều
hơn để nhận được cảm giác thỏa mãn nhu cầu bản thân, nhất là đối với các bạn sinh
viên. Tuy nhiên điều đó dẫn đến sự thờ ơ và tổn thương lên môi trường sống xung
quanh. Môi trường là một phần không thể thiếu trong xã hội, cấu tạo nên xã hội vì vậy
họ cần có sự nhìn nhận nghiêm túc về môi trường và vấn đề môi trường bền vững.
Chính vì vậy, chúng em thực hiện dự án này với mục tiêu chính là:
- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá về ý thức bảo vệ môi trường của các bạn sinh
viên hiện nay.
- Từ đó đề xuất giải pháp để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường bền vững của
họ, giúp các bạn sinh viên hình thành tư duy môi trường bền vững một cách
chủ động hơn.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Chúng em thực hiện dự án này nhằm trả lời cho các câu hỏi sau:
- Mức độ quan tâm của sinh viên đối với vấn đề môi trường bền vững?
- Mức độ quan tâm của sinh viên đối với các lý do thúc đẩy thực hiện hành vi
bảo vệ môi trường bền vững?
- Nếu cần phải tạo sự thay đổi, chúng em cần phải đề xuất những giải pháp như
thế nào nhằm nâng cao tỉ lệ nhận thức về môi trường bền vững ở sinh viên?
3. Ý nghĩa dự án
Thông qua dự án nghiên cứu để biết được sinh viên có nhận thức như thế nào
đối với vấn đề lớn như bảo vệ môi trường, từ đó đưa ra những hướng giải pháp cụ thể
và thiết thực nhằm nâng cao tư duy môi trường bền vững một cách chủ động hơn của
các bạn sinh viên hiện nay.

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Quy trình thực hiện dự án:


Bước 1: Lựa chọn đề tài nghiên cứu
Bước 2: Đặt câu hỏi và lựa chọn phương pháp nghiên cứu
Bước 3: Đề ra kế hoạch nghiên cứu
Bước 4: Thu thập và xử lý dữ liệu nhận được
Bước 5: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Đối tượng khảo sát: sinh viên
- Cách lấy mẫu: phi ngẫu nhiên
- Công cụ thu thập: bảng câu hỏi trực tuyến qua Google Form.
- Mô tả khảo sát:
● Số lượng: 300
● Thời gian: 13/10/2023 - 20/10/2023
● Địa điểm: địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Thang đo:

Phần Câu hỏi Thang đo


Thông tin Giới tính của bạn là gì? Danh nghĩa

● Nam
● Nữ
Bạn là sinh viên năm mấy? Thứ bậc

● 1
● 2
● 3
● 4

Mức độ quan Bạn hãy cho biết mức độ quan tâm của bạn đối Khoảng
tâm về chủ đề với chủ đề bảo vệ môi trường?
môi trường
● 1 (Hoàn toàn không quan tâm)
● 2 (Không quan tâm)
● 3 (Bình thường)
● 4 (Quan tâm)
● 5 (Hoàn toàn quan tâm)
Chỉ những ai chọn mức độ quan tâm từ 3 đến 5 mới trả lời những câu hỏi phía dưới

Các hoạt động Bạn hãy cho biết mức độ đồng ý với các lý do Khoảng:
trồng cây khiến bạn thích thú với việc trồng cây từ Hoàn toàn
không đồng ý đến
● Làm cho bầu không khí trong lành hơn Hoàn toàn đồng ý
● Là hoạt động thư giãn, giải tỏa căng thẳng
● Vì đó là hành động bảo vệ môi trường
● Làm đẹp góc học tập, góc làm việc
● Giúp cảnh quan đường phố đẹp hơn
Sau khi tham gia các chiến dịch, hoạt động trồng Khoảng
cây, bạn cảm thấy như thế nào với hoạt động
này?
● 1 (Hoàn toàn không hài lòng)
● 2 (Không hài lòng)
● 3 (Bình thường)
● 4 (Hài lòng)
● 5 (Hoàn toàn hài lòng)
Dọn dẹp rác Bạn hãy cho biết mức độ đồng ý với các lý do Khoảng:
khiến bạn tham gia hoạt động dọn dẹp rác từ Hoàn toàn
không đồng ý đến
● Giữ gìn cảnh quan xanh-sạch-đẹp Hoàn toàn đồng ý
● Đó là hành động bảo vệ môi trường
● Là hoạt động thư giãn, "thanh lọc" tâm trí
● Là việc làm có trách nhiệm với rác thải của
bản thân
Bạn hãy cho biết sau khi dọn dẹp rác, bạn có thói Danh nghĩa
quen phân loại rác hay không?

● Có
● Không

Phân loại rác [Đối với ai chọn Có “thói quen phân loại rác”] Danh nghĩa

Bạn hãy cho bạn đã từng thực hành phân loại


rác ở đâu?

● Ở nhà/trọ/kí túc xá…


● Ở trường học/bến xe buýt
● Ở công viên/địa điểm công cộng
[Đối với ai chọn Có “thói quen phân loại rác”] Danh nghĩa
Tần suất mà bạn phân loại rác là bao nhiêu?

● Thường xuyên
● Rất thường xuyên

[Đối với ai chọn Có “thói quen phân loại rác”] Danh nghĩa
Đánh giá tác động sau khi phân loại rác

● Hạn chế lượng rác "chưa qua phân loại" thải


ra môi trường
● Giảm thiểu yếu tố độc hại ảnh hưởng đến
sức khỏe của người dân
● Tiết kiệm thời gian xử lí rác thải khi luân
chuyển về bãi rác
● Hạn chế tình trạng rác chất đống, khó phân
hủy
[Đối với ai chọn Không có “thói quen phân loại rác”] Danh nghĩa
Lí do khái niệm "phân loại rác" còn chần chừ
với bạn

● Phải ghi nhớ quá nhiều nhóm rác thải


● Mất thời gian khi đứng trước thùng phân
loại để bỏ rác
● Dễ nhầm lẫn những nhóm rác
● Những tác động của hành động này không
đáng kể với bạn và môi trường
[Đối với ai chọn Không có “thói quen phân loại rác”] Danh nghĩa

Bạn nghĩ bạn sẽ làm gì để thay đổi thói quen


này?

● Dành thời gian để bản thân nhìn nhận rõ của


"phân loại rác" đến bảo vệ môi trường
● Tìm ra điểm nổi bật để ghi nhớ các nhãn
nhóm rác
● Thực hành phân loại rác nhiều hơn để phân
biệt
[Đối với ai chọn Không có “thói quen phân loại rác”] Khoảng
Sau những câu hỏi trên, bạn nghĩ bạn sẽ thực
hiện thói quen phân loại rác hay không?

● 1 (Hoàn toàn không đồng ý)


● 2 (Không đồng ý)
● 3 (Bình thường)
● 4 (Đồng ý)
● 5 (Hoàn toàn đồng ý)

Tái sử dụng Bạn có hay mua và sử dụng đồ cũ (quần áo, sách Danh nghĩa
đồ cũ vở, giày dép, phụ kiện, đồ gia dụng,...) hay
không?

● Có
● Không
Bạn hãy cho biết mức độ đồng ý với các lý do Khoảng:
khiến bạn mua và sử dụng đồ cũ từ Hoàn toàn
không đồng ý đến
● Vì đó là hành động bảo vệ môi trường Hoàn toàn đồng ý
● Tiết kiệm một khoản chi tiêu mua sắm đồ
mới
● Giúp tăng tuổi thọ cho món đồ
● Không ủng hộ thời trang nhanh (fast
fashion)
● Trải nghiệm cảm giác sở hữu những món đồ
cũ có giá trị
● Sở hữu những món đồ có một-không-hai
Ⅳ . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA DỰ ÁN:
1. Đặc điểm của mẫu khảo sát:
1.1. Giới tính
Sau 1 tuần khảo sát, kết quả thống kê cho thấy:

Lựa chọn Tần số Tần suất phần trăm (%)


Nam 129 43
Nữ 171 57
Tổng 300 100

Bảng 1: Bảng tần số và tần suất phần trăm thể hiện


giới tính của người tham gia khảo sát
Trong tổng số 300 người tham gia thực hiện khảo sát, sinh viên nam có số
lượng 129 người (chiếm 43%), sinh viên nữ có số lượng 171 người (chiếm 57%).
Nhận thấy rằng, có sự chênh lệch tỉ lệ giới tính giữa nam và nữ khá nhỏ, cụ thể là số
lượng nữ gấp khoảng 1.33 lần số lượng nam tham gia khảo sát.
1.2. Năm học của sinh viên

Lựa chọn Tần số Tần suất phần trăm (%)


1 205 68,33
2 56 18,67
3 26 8,67
4 13 4,33
Tổng cộng 300 100

Bảng 2: Bảng tần số và tần suất phần trăm thể hiện


năm học của người tham gia khảo sát
Trong 300 mẫu khảo sát sinh viên trên địa bàn TP. HCM, ta thấy có 205 sinh
viên năm nhất tham gia khảo sát, chiếm tỉ lệ 68,33%. Số lượng sinh viên năm hai, ba
và bốn tham gia khảo sát chiếm 31,67% còn lại. Nguyên nhân chính cho sự chênh lệch
này là do mẫu khảo sát được gửi nhiều cho bạn bè cùng trang lứa - những người bạn
đang học tại UEH và các trường khác trong khu vực TP.HCM. Đồng thời, đây cũng là
lần đầu tiên thực hiện nghiên cứu cũng như chưa thích ứng kịp với môi trường mới, do
đó chúng em chưa thể thực hiện khảo sát nhiều đối với các anh chị sinh viên khóa trên.
Vì vậy, kết quả thống kê này phản ánh tốt cho sinh viên năm nhất và một phần cho các
anh chị sinh viên năm hai, ba và bốn để nhận ra một số vấn đề thông qua dự án này.

2. Phân tích, xử lý kết quả của dữ liệu:


2.1. Mức độ quan tâm đối với chủ đề bảo vệ môi trường

Lựa chọn Tần số Tần suất phần trăm (%)


1 (Hoàn toàn không quan tâm) 12 4
2 (Không quan tâm) 6 2
3 (Bình thường) 36 12
4 (Quan tâm) 111 37
5 (Hoàn toàn quan tâm) 135 45
Tổng cộng 300 100

Bảng 3: Bảng tần số và tần suất phần trăm thể hiện mức độ quan tâm với
chủ đề bảo vệ môi trường của người tham gia khảo sát

Với 111 sinh viên , chiếm tỉ lệ 37% quan tâm chủ đề bảo vệ môi trường và đặc
biệt có 135 sinh viên, chiếm tỉ lệ 45% rất quan tâm chủ đề này. Qua đây, ta thấy số
sinh viên có sự quan tâm đến việc bảo vệ môi trường chiếm tỉ lệ 82%, đây là một con
số ấn tượng. Có thể nói rằng các bạn sinh viên này nói riêng và thế hệ trẻ ngày nay
cũng ngày càng có nhận thức cao về những vấn đề ô nhiễm môi trường cũng như cách
để gìn giữ, bảo vệ môi trường xung quanh hơn. Từ đó, chúng ta có thể chung tay giúp
sức để bảo vệ một Trái Đất xanh-sạch-đẹp cho các thế hệ mai sau, bởi bất kì một thế
hệ nào cũng xứng đáng tận hưởng những điều tốt đẹp đó.
Bên cạnh đó cũng đáng buồn khi có 54 bạn từ hoàn toàn không quan tâm đến
bàng quan đến việc bảo vệ môi trường, nhưng cũng may mắn thay khi tỉ lệ này chỉ
chiếm 18% trong cuộc khảo sát, khá nhỏ so với 82% sinh viên có quan tâm đến vấn đề
bảo vệ môi trường. Điều này cũng dễ hiểu vì khi thế giới ngày càng phát triển, con
người cũng có nhiều vấn đề để quan tâm hơn, như học hành, kiếm tiền, nhà ở,...
Không phải ai cũng quan tâm đến vấn đề cộng đồng khi vấn đề cá nhân còn chưa giải
quyết tốt và không phải ai cũng đủ nhận thức rằng việc bảo vệ môi trường là một vấn
đề thiết yếu trong hiện tại và tương lai.
**Vì có 282 sinh viên có mức độ quan tâm chủ đề môi trường từ 3-5 nên những
phần sau sẽ lấy tỉ lệ phần trăm trong số 282 bạn này**

2.2. Các lý do khiến sinh viên thích thú với việc trồng cây

Lý do 1: “Giúp cảnh quan đường phố đẹp hơn”


Đối với lý do này, chỉ có khoảng 7.45% trong số 282 người tham gia khảo sát
phản đối phát biểu. Có 9 người (chiếm 3.19%) chọn “Hoàn toàn không đồng ý”, 12
người tham gia chọn “Không đồng ý” (chiếm 4.26%) và số người tham gia khảo sát
trung lập với lý do là 24 (chiếm 8.51%). Có đến 237 người tham gia khảo sát đồng
tình với lý do, trong đó số người “Đồng ý” và “Hoàn toàn đồng ý” lần lượt là 102 và
135 (tương đương với 36.17% và 47.87%). Những con số trên cho ta thấy rõ ràng là
sinh viên TP.HCM ngày nay đa phần nhận thấy rằng việc trồng cây không chỉ tạo ra
một môi trường xanh mát và trong lành mà còn làm tăng tính thẩm mỹ của đường phố
và khu vực xung quanh. Cây cối tạo nên những khung cảnh tươi đẹp, làm dịu đi khí
hậu nóng bức và tạo ra một không gian sống thân thiện hơn. Giới trẻ hiểu rằng cảnh
quan đẹp không chỉ làm tăng chất lượng cuộc sống mà còn tạo ra một cảm giác hài
lòng và tự hào về nơi mình sống. Do đó, họ đồng lòng trong việc trồng cây để tạo nên
cảnh quan đường phố đẹp hơn và góp phần làm cho thành phố trở nên sinh động và
hấp dẫn hơn.

Lý do 2: “Làm đẹp góc học tập, góc làm việc”


Có 114 người tham gia khảo sát “Hoàn toàn đồng ý” (chiếm 40.43%), có đến
117 người “Đồng ý” (chiếm 41.49%), có 6 người “Hoàn toàn không đồng ý” với lý do
(tỉ lệ 2.13%), 12 người “Không đồng ý” (ứng với 4.26%). Còn lại, số người trung lập
với lý do này là 33 (chiếm 11.7%). Thông qua khảo sát, ta thấy được chỉ một số ít các
bạn sinh viên “Không đồng ý” với quan điểm trên, còn lại thì các bạn sinh viên hầu
như rất quan tâm về việc trang trí góc học tập, làm việc của bản thân. Cây xanh có thể
coi là một lựa chọn tốt vì nó không chỉ mang lại sự tươi mới và môi trường làm việc
thoải mái mà còn có tác động tích cực đến tinh thần và sự tập trung. Ngoài ra, cây còn
có khả năng tạo ra không khí trong lành và giảm thiểu tiếng ồn, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc học tập và làm việc hiệu quả. Nhìn thấy góc học tập và góc làm việc được
trang trí bởi những cây xanh thân thiện, các bạn sinh viên sẽ cảm thấy hứng khởi và
động lực để tham gia vào việc học tập và công việc của mình.

Lý do 3: “Vì đó là hành động bảo vệ môi trường”


Với những dữ liệu đã thu thập được, có đến 81 người tham gia khảo sát “Đồng
ý” (chiếm 28.72%) với phát biểu, 159 người “Hoàn toàn đồng ý” (chiếm 56.38%), chỉ
có 3 người “Hoàn toàn không đồng ý” (ứng với 1.06%), số người “Không đồng ý” là 6
người và chiếm tỉ lệ 2.13%; còn lại hơn 1/10 số người tham gia khảo sát (33 người) là
nằm ở phía trung lập (chiếm tỉ lệ 11,7%)
Giả thuyết: Có ít nhất 50% lượt lựa chọn của các bạn sinh viên hoàn toàn đồng ý với
lý do “Vì đó là hành động bảo vệ môi trường”.
Gọi p: Phần trăm lượt lựa chọn hoàn toàn đồng ý với lý do “Vì đó là hành động bảo vệ
môi trường”.
H0: p ≥ 0.5
Ha: p < 0.5
Chọn mức ý nghĩa 𝛼 = 0.05
Lấy mẫu 282 người có 159 lượt lựa chọn hoàn toàn đồng ý với lý do “Vì đó là hành
động bảo vệ môi trường”.

Kiểm định giả thuyết:


p− p0
z=
√❑
→ p – value = 0.9838 > 0.05 → Không thể bác bỏ H0 → Giả thuyết đúng
→ Vậy có ít nhất 50% giới trẻ hoàn toàn đồng ý với lý do “Vì đó là hành động bảo vệ
môi trường”.

Kết quả này có thể xem là rất có lý. Trong những năm gần đây, ý thức về môi
trường đã tăng đáng kể ở bộ phận người trẻ. Họ tích cực tham gia vào các phong trào
môi trường, cùng nhau đấu tranh chống biến đổi khí hậu và giảm thiểu những tác động
có hại của tàn phá rừng. Sự hiểu biết về việc trồng cây góp phần bảo tồn môi trường ở
việc giảm khí CO2 và ngăn chặn sự xói mòn đất và thúc đẩy đa dạng sinh học mạnh
mẽ, người trẻ càng khát vọng xây dựng một tương lai bền vững hơn. Sự cam kết của
họ với việc bảo vệ môi trường được thể hiện rõ ràng qua sự hăng hái tham gia các hoạt
động trồng cây và việc khuyến khích thực hành xanh hơn trong các khía cạnh cuộc
sống khác nhau.

Lý do 4: “Là hoạt động thư giãn, giải tỏa căng thẳng”


Ở phát biểu này, có 12 đáp viên “Hoàn toàn không đồng ý” (chiếm tỉ lệ 4,26%),
đồng thời có 18 đáp viên (chiếm 6,38%) “Không đồng ý” với phát biểu. Số lượng đáp
viên trung lập với phát biểu là 60 (chiếm 21,28%). Ngược lại, có 99 đáp viên “Đồng
ý” (tương đương 35,11%), còn lại có 93 đáp viên (tỉ lệ 32,98%) “Hoàn toàn đồng ý”
với phát biểu.
Trong thời đại hiện đại, áp lực và căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày của người trẻ
ngày càng gia tăng. Trồng cây không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường, mà còn là
một cách để giải tỏa căng thẳng tinh thần. Quá trình trồng cây tạo ra sự thư thái và tâm
trạng thoải mái, giúp người trẻ tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống. Ngoài ra, việc
chăm sóc cây cối cũng góp phần xây dựng một môi trường xanh hơn, tạo nên không
gian sống tươi mới và mát mẻ cho cộng đồng. Sự quan tâm này của giới trẻ với lý do
“trồng cây như một hoạt động thư giãn” không chỉ mang lại lợi ích cá nhân mà còn
đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

Lý do 5: “Làm cho bầu không khí trong lành hơn”


Đối với phát biểu này, chỉ có khoảng 4,26% trong số 282 người tham gia khảo sát
phản đối phát biểu. Có 6 người (chiếm 2,13%) chọn “Hoàn toàn không đồng ý”, 6
người tham gia chọn “Không đồng ý” (chiếm 2,13%) và số người tham gia khảo sát
trung lập với phát biểu là 15 (chiếm 31,91%). Có đến 255 người tham gia khảo sát
đồng tình với phát biểu, trong đó số người “Đồng ý” và “Hoàn toàn đồng ý” lần lượt là
90 và 165 (tương đương với 31,91% và 58,51%).
Họ nhận ra rằng cây cối có khả năng hấp thụ khí CO2 và thải ra O2, tạo ra một môi
trường giàu oxi và trong lành. Việc trồng cây giúp cải thiện chất lượng không khí bằng
cách loại bỏ các chất ô nhiễm và bụi bẩn, làm giảm mức độ ô nhiễm và tăng cường sự
tươi mát trong không gian xung quanh. Giới trẻ hiểu rằng bầu không khí trong lành là
yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe và cân bằng tinh thần. Do đóc, bằng việc trồng
cây, họ cống hiến cho việc tạo ra một môi trường sống lành mạnh và tạo nên một
tương lai bền vững cho thế hệ tương lai.

2.3. Mức độ hài lòng sau các chiến dịch, hoạt động trồng cây:

Lựa chọn Tần số Tần suất phần trăm (%)


1 (Hoàn toàn không hài lòng) 6 2,13
2 (Không hài lòng) 3 1,06
3 (Bình thường) 42 14,89
4 (Hài lòng) 96 34,04
5 (Hoàn toàn hài lòng) 135 47,87
Tổng cộng 282 100
Mức độ đồng ý với các lý do khiến bạn tham gia hoạt động dọn dẹp rác

Qua khảo sát, ta thấy phần lớn các bạn sinh viên đều thấy hài lòng sau khi tham
gia các chiến dịch và hoạt động trồng cây xanh. Với 96 sinh viên , chiếm tỉ lệ 34.04%
quan tâm chủ đề bảo vệ môi trường và đặc biệt có 135 sinh viên, chiếm tỉ lệ 47.87%
rất quan tâm chủ đề này. Và chỉ 9 bạn không hài lòng và hoàn không hài lòng sau khi
tham gia các chiến dịch và hoạt động trên, chiếm tỉ lệ 3,19% trong 282 sinh viên thực
hiện khảo sát, khá nhỏ so với số lượng sinh viên cảm thấy hài lòng. Việc trồng cây
không chỉ đem lại sự hài lòng về việc góp phần bảo vệ môi trường, mà còn tạo ra một
cảm giác ý nghĩa và tự hào về đóng góp của mình. Họ tìm được niềm vui khi chứng
kiến những cây trưởng thành dần, mang lại một không gian xanh mát và trong lành
cho cộng đồng. Giới trẻ cũng cảm nhận được sự kết nối với thế giới tự nhiên xung
quanh mình và dần hòa mình vào quá trình sống của cây, tạo nên một trải nghiệm
tương tác ý nghĩa. Đồng thời, việc tham gia trồng cây cũng giúp giới trẻ tạo những
mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng và nhận được sự công nhận và động viên từ những
người xung quanh.

2.4 Mức độ đồng ý với các lý do khiến bạn tham gia hoạt động dọn dẹp rác:

Lý do 1: “Là việc làm có trách nhiệm với rác thải của bản thân”
Đối với lý do này, có đến gần một nửa trong tổng 282 người đồng ý (48,93%)
và 40,42% người hoàn toàn đồng ý. Điều này chứng minh dọn dẹp rác cũng là hoạt
động ý nghĩa, nó tượng trưng như là trách nhiệm, là nghĩa vụ của bản thân mỗi người.
Chỉ có một phần ít là 4,23% không đồng ý và 5,32% trung lập. Đó chỉ là những con số
rất nhỏ trong tổng 282 người điền đơn, chứng tỏ ý thức dọn dẹp rác của sinh viên ngày
càng được nâng cao và tiến bộ, nghĩa là họ có quan tâm đến môi trường như là quan
tâm đến chính bản thân của họ vậy. Môi trường xanh - sạch - đẹp thì bản thân cũng
gọn gàng và tươm tất.

Lý do 2: “Là hoạt động thư giãn, thanh lọc tâm trí”


Duy nhất số ít là 12 (4,25%) và 27 (9,57%) hoàn toàn không đồng ý và không
đồng ý dọn dẹp rác là hoạt động thư giãn, thanh lọc tâm trí. Chắc có lẽ phần trăm
những người trong hai nhóm này có cuộc sống không mấy bận rộn và có nhiều thời
gian dư dả, họ có lẽ dành đủ thời gian cho dọn rác. Tầm khoảng 25,53% giữ ý kiến
trung lập và 29,78% đồng ý, nghĩa là cuộc sống của họ có vẻ bận rộn và họ thích cảm
giác dọn rác bởi đó như là một thú vui tao nhã giúp thư giãn và thanh lọc tâm trí sau
giờ học mệt mỏi và căng thẳng. Và số lượng sinh viên trên địa bàn TP.HCM đồng ý
việc dọn rác là hoạt động thư thái đầu óc chiếm 30,85% trong tổng số lượng sinh viên
trong cuộc khảo sát lần này. Điều đó cho thấy rằng hầu hết sinh viên đều thấy việc dọn
rác cũng như những hoạt động giải trí, nên họ dành phần nhiều thời gian cho việc đó
bên cạnh việc học tập và rèn luyện.

Lý do 3: “Đó là hành động bảo vệ môi trường”


Duy nhất một số ít trong 100% là hoàn toàn không đồng ý với lý do này
(0,00106%), có lẽ là ý thức bảo vệ môi trường của những người này không được cao.
Và tỷ lệ sinh viên có ý kiến không đồng ý (2,12%) và trung lập (6,38%) chỉ chiếm
phần nhỏ so với những sinh viên đồng ý và hoàn toàn đồng ý. Những sinh viên của hai
nhóm này hầu hết là những người có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh khá là cao
vì chiếm 43,61% và 46,8% tương ứng trong tổng số 282 các bạn sinh viên trên địa
bàn TP.HCM. Điều đó có nghĩa là hầu hết mọi người đều công nhận rằng dọn dẹp rác
cũng là một phần thiết yếu, cơ bản trong công cuộc bảo vệ môi trường chung, góp
phần làm tiên tiến hơn bầu khí quyển xung quanh chúng ta.

Lý do 4: “Giữ gìn cảnh quan xanh - sạch - đẹp”


Với lý do này, chỉ có 0,000106% sinh viên nằm trong vùng không đồng ý và số
ít sinh viên hoàn toàn không đồng ý rằng dọn dẹp rác là giữ gìn cảnh quan xanh - sạch
- đẹp (2,12%). Phần lớn sinh viên hoàn toàn đồng ý rằng dọn dẹp rác là góp phần giữ
gìn cảnh quan (51,06%), có lẽ nhóm sinh viên này là một trong số nhiều người ưa
chuộng vẻ đẹp mà thiên nhiên mang lại, còn gì hay hơn khi chúng ta học tập trong một
bầu không khí sạch và một cảnh quan đẹp. Đó cũng coi như là giữ gìn cảnh quan của
toàn thể nước Việt Nam. Và vì với lí do trên, nên có tới 38,3% các bạn sinh viên nằm
trong ô đồng ý. Đặc biệt là chỉ có một phần ít là giữ ý kiến trung lập (7,44%).
2.5 Sau khi dọn dẹp rác, sinh viên có thói quen phân loại rác thải hay không ?

Lựa chọn Tần số Tần suất phần trăm (%)


Có 90 31,9
Không 192 68,1
Tổng 282 100

Bảng 4: Bảng tần số và tần suất phần trăm thể hiện


thói quen phân loại rác thải của người tham gia khảo sát

Trong tổng số 282 người tham gia thực hiện khảo sát, sinh viên lựa chọn phân
loại rác sau khi dọn dẹp là 90 và chiếm 32%, sinh viên không có thói quen phân loại
rác là 192 và chiếm 68% tương đương. Nhận thấy rằng, có sự chênh lệch tỉ lệ giữa
sinh viên có và phân loại rác không khá lớn, cụ thể là số lượng gấp khoảng 2,125 lần
số lượng có phân loại rác thải.
**Vì có 192 sinh viên chọn CÓ với việc “có thói quen phân loại rác” nên 3 phần
sau sẽ lấy tỉ lệ phần trăm trong số 192 bạn này**

2.6 Bạn đã từng thực hành phân loại rác ở đâu ?

Nhìn biểu đồ trên, ta có thể dễ dàng thấy được rằng môi trường chính, nơi chủ
yếu mà sinh viên trên địa bàn TP.HCM phân loại rác thải là ở môi trường học đường
và bến xe buýt, với 132 lượt chọn và chiếm 68,75%. Hầu hết ở các trường đại học
đều phát động tiêu chí giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp cùng với hướng dẫn phân
loại rác thải đúng nơi quy định, nên đó cũng là lý do vì sao phần lớn sinh viên phân
loại rác ở môi trường học đường, bởi có cảnh quan xanh sạch thì chúng ta mới có thể
học hành một cách có hiệu quả và năng suất nhất. Trường học sạch thì đó cũng là bộ
mặt của toàn thể Nhà trường và sinh viên. Hơn thế nữa, bến xe buýt cũng phát hành
những bảng poster hướng dẫn phân loại rác đúng cách, và vì đó cũng là môi trường
công cộng, nên sẽ rất là “xấu” và mất thẩm mỹ khi ta không phân loại rác.
Về nhì là ở các công viên và địa điểm công cộng, chiếm 59.38%, bên cạnh
việc học thì các bạn sinh viên trên địa bàn TP.HCM cũng có nhu cầu giải trí. Công
viên là một trong số những địa điểm nổi tiếng ấy, nên tần số lên đến 114 trong tổng
192 sinh viên. Sinh viên có xu hướng ít thích phân loại rác ở nhà trọ và kí túc xá, nên
chỉ chiếm 56,25% trong tổng 100% sinh viên.

2.7 Tần suất phân loại rác là bao nhiêu?

Lựa chọn Tần số Tần suất phần trăm (%)


Thường xuyên 171 89,1%
Rất thường xuyên 21 10,93%
Tổng 192 100

Bảng 5: Bảng thể hiện tần số và tần suất phần trăm


phân loại rác thải của người tham gia khảo sát

Nhìn chung thì sinh viên phần lớn cũng có thói quen hay phân loại rác (11%)
cho rất thường xuyên và đến 89% là thường xuyên, điều đó có nghĩa sinh viên nói
chung trên địa bàn TP.HCM có ý thức bảo vệ môi trường và quan tâm đến vấn đề
phân loại rác đúng nơi đúng chỗ.

2.8 Đánh giá tác động sau khi phân loại rác:

Sau khi phân loại rác, hạn chế lượng rác “chưa qua phân loại” thải ra môi
trường và hạn chế tình trạng rác chất đống, khó phân hủy cùng chiếm tỷ lệ
73.44% ngang nhau. Nhưng sau khi phân loại rác, góp phần giảm thiểu yếu tố độc
hại cho người dân chiếm 79.69% so với tổng thể chứng tỏ việc phân loại rác rất quan
trọng cho sức khỏe chung về lâu và dài. Yếu tố chiếm phần trăm lớn nhất là tiết kiệm
thời gian xử lý rác thải khi luân chuyển về bãi rác với 162 lượt chọn tương đương
với 84.37%, Đó là điều dĩ nhiên vì khi chúng ta góp phần phân loại rác sẽ giúp tiết
kiệm rất nhiều thời gian để luân chuyển, cũng góp phần giữ gìn vệ sinh khi có xe rác
đi ngang qua.

2.9 Những lý do chần chừ việc phân loại rác

**Vì có 90 sinh viên chọn KHÔNG với việc “có thói quen phân loại rác” nên 3
phần sau sẽ lấy tỉ lệ phần trăm trong số 90 bạn này**
Thông qua mẫu khảo sát về việc các bạn sinh viên vẫn còn chần chừ khi đứng
trước việc phân loại rác thải, có thể thấy được rằng sẽ có những lý do giải thích tại sao
lại xuất hiện mức độ quan tâm như thế. Phần đông các bạn sinh viên còn ngần ngại với
việc phân loại rác thải là vì dễ nhầm lẫn giữa những nhóm rác khác nhau và việc phải
ghi nhớ quá nhiều nhóm rác thải. Qua dữ liệu được phân tích dưới đây, ta nhận thấy
được sự chênh lệch tương đối khác nhau giữa các lý do khiến các bạn sinh viên không
mặn mà với việc phân loại rác.

Như quan sát trong biểu đồ, lý do chiếm tỷ lệ lớn nhất trong 4 lý do được nêu
trên là do dễ nhầm lẫn những nhóm rác, với tỷ lệ 73.33% tương ứng với 66 lượt sinh
viên lựa chọn.
Chúng ta sẽ đặt giả thuyết để chứng minh số liệu này phản ánh đúng.
Giả thuyết: Có ít nhất 70% lượt nguyên nhân chần chừ với việc phân loại rác
là do sinh viên dễ nhầm lẫn những nhóm rác.
Gọi p là phần trăm nguyên nhân chần chừ với việc phân loại rác là do sinh viên
dễ nhầm lẫn những nhóm rác.
H0: p ≥ 0 ,7
Hα: p<0 , 7
Chọn mức ý nghĩa α = 0.05
Lấy mẫu 90 người có 66 lượt lựa chọn của sinh viên chần chừ phân loại rác là do
nhầm lẫn những nhóm rác
Kiểm định giả thuyết:

p− p0
z=
√❑
⇒ p - value = 0.7549 > α = 0.05 → Không thể bác bỏ H0 → Giả thuyết đúng

⇒ Vậy có ít nhất 70% lượt nguyên nhân chần chừ với việc phân loại rác là

do sinh viên dễ nhầm lẫn những nhóm rác.

Điều này có thể nói là khá dễ hiểu, khi đặt trong bối cảnh trường UEH, khi ở
các khu vực đổ rác trong khuôn viên các cơ sở của trường có đặt các thùng phân loại
rác dựa trên 3 hoặc 7 nhóm rác khác nhau, việc mỗi nhóm rác các bạn sinh viên phải
nhận dạng từng loại nhóm như vậy gặp khó khăn và dẫn đến tình trạng các bạn sẽ bỏ
nhầm lẫn rác thải nhóm này vào nhóm khác là điều có thể xảy ra. Bên cạnh đó, các
bạn dễ rơi vào trường hợp hiểu sai những loại rác trong từng nhóm rác khiến cho việc
thực hành bỏ rác thải trở nên không có tác dụng đối với nhiệm vụ “phân loại rác thải”
tại trường. Đặt trong bối cảnh lớn hơn các trường đại học trên địa bàn TP. HCM, việc
khuyến khích sinh viên thực hiện công tác phân loại rác tại trường và nơi mình sinh
sống cũng được khích lệ rất nhiều thông qua các hoạt động trải nghiệm do Đoàn
trường và các CLB hội nhóm tổ chức. Tuy nhiên, vẫn còn phản ánh 1 cách hạn chế
rằng các bạn sinh viên sẽ có sự nhầm lẫn khi phân loại rác bỏ vào các nhóm rác thải đã
được xác định từ trước.

1 lý do nữa được các bạn sinh viên lựa chọn khi được hỏi rằng điều gì khiến
các bạn còn chần chừ khi tiến hành phân loại rác, đó chính là việc phải ghi nhớ quá
nhiều nhóm rác thải, với 51 lượt chọn chiếm 56.67%. Cũng tương tự như việc dễ gây
nhầm lẫn, việc các bạn sinh viên được biết thêm về những nhóm rác thải cũng đi đôi
với việc phải ghi nhớ từng ấy nhóm rác. Thế nhưng vì số lượng mỗi loại rác là khá
nhiều trung bình mỗi nhóm rác thải thế nên việc phải ghi nhớ nhiều như thế là một trở
ngại làm cho các bạn sinh viên dè chừng hơn nữa với việc thực hành phân loại rác.
Xếp sau đó là việc các bạn nhận ra rằng việc phân loại rác khiến các bạn bị mất thời
gian khi đứng trước các thùng phân loại trước khi bỏ rác vào thùng rác. Chiếm tỷ
lệ không hề nhỏ với 43.33% tương đương với 39 lượt chọn trong tổng số 90 bạn được
trả lời cho câu hỏi này, đây cũng là một trong những lý do khiến cho việc phân loại rác
không mấy quan trọng với các bạn.
Khi bước vào ngưỡng cửa đại học, các bạn sinh viên cũng hình thành cho mình
những thói quen và nếp sống mới ở môi trường lớn hơn. 1 trong những sự thay đổi ấy
đó chính là việc các bạn sinh viên phải xây dựng thói quen quản lý thời gian cho bản
thân mình. Và có thể thấy ở bản thân mình phải sắp xếp thời gian cho việc học tập, vui
chơi, đi làm,... để phát triển bản thân và đạt được những mục tiêu bản thân đã đặt ra
khi bước vào cánh cổng đại học. Và vì vậy thời gian rất quý báu đối với họ nên việc
lãng phí thời gian dù là một khoảng rất nhỏ vẫn là điều các bạn rất hạn chế và không
nên. Quay trở lại vấn đề, việc đứng trước các thùng phân loại rác và tìm xem nhóm rác
nào là đúng để bỏ rác vào thùng rác tốn một khoảng thời gian kha khá lớn, tuy nhiên
theo như khảo sát chúng em thu thập, thì việc làm đó lãng phí thời gian quý giá của
các bạn, và điều này có thể phần nào đó dẫn đến tâm lý hành vi bỏ rác một cách bừa
bãi “Tại sao lại phải bỏ ra khoảng thời gian quý báu của tôi cho việc này trong khi
tôi chỉ cần 1 giây để vứt rác vào thùng rác, dù sao rác vẫn là rác mà”

Lý do còn lại được đề cập trong câu hỏi khảo sát này dù chiếm tỷ lệ khá nhỏ
nhưng cũng phần nào phản ánh câu chuyện của các bạn khi các bạn chần chừ với việc
phân loại rác. Đó là việc những tác động của hành động này là không đáng kể đối
với bạn và môi trường. Lý do này có thể bắt nguồn từ hiện trạng thực tế trên địa bàn
TP. HCM.

Từ đầu năm 2021, TP. HCM đã triển khai chương trình phân loại CTRSH tại
nguồn, dù mang lại thuận lợi cho cả người dân và các đơn vị thu gom, vận chuyển và
xử lý rác, vẫn còn rất nhiều hạn chế, vướng mắc và chưa đạt được theo yêu cầu đề ra.
Nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu đồng bộ trong khâu phân loại, thu gom đến khâu xử
lý. Bên cạnh đó, tâm lý người dân “ngại” để nhiều thùng rác trong nhà và lý do ảnh
hưởng đến việc các bạn sinh viên, những người đang sinh sống và học tập trên địa bàn
lựa chọn phương án ở trên nằm ở việc “khi người dân đã phân loại thành từng loại
riêng nhưng khi đơn vị đến thu gom lại gộp chung vào nhau”. Sự việc này phần nào
thể hiện tâm lý không còn mặn mà với việc phân loại rác thể hiện ở người dân trên địa
bàn nói chung và các bạn sinh viên nói riêng.

I.
2.10 Những việc làm thay đổi thói quen này?

Với những rào cản đã được đề cập bên trên xuất hiện ở các bạn sinh viên trên
địa bàn, chúng em đã đưa ra 3 giải pháp mà phần nào đó có thể giúp các bạn thay đổi
cách nhìn nhận của mình về hành động phân loại rác.

Qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy được rằng, giải pháp được phần lớn
các bạn sinh viên lựa chọn nhiều nhất đó là tìm ra điểm nổi bật để ghi nhớ các nhãn
nhóm rác, với tỷ lệ phần trăm lên đến 66.67%. Để tăng độ chính xác cho kết quả,
nhóm chúng em đã sử dụng phương pháp suy diễn thống kê để đánh giá mức độ tin
cậy về lý do trên.

Giả thuyết: Có ít nhất 60% lượt lựa chọn của sinh viên thay đổi thói quen phân
loại rác bằng việc tìm ra điểm nổi bật để ghi nhớ các nhãn nhóm rác.

Gọi p là phần trăm lựa chọn của sinh viên thay đổi thói quen phân loại rác bằng
việc tìm ra điểm nổi bật để ghi nhớ các nhãn nhóm rác.
H0: p ≥ 0.6
Hα: p<0.6
Chọn mức ý nghĩa α = 0.05
Lấy mẫu 90 người có 60 lượt thay đổi thói quen phân loại rác bằng việc tìm ra điểm
nổi bật để ghi nhớ các nhãn nhóm rác
Kiểm định giả thuyết:

p− p0
z=
√❑
⇒ p - value = 0.9015 > α = 0.05 → Không thể bác bỏ H0 → Giả thuyết đúng

⇒ Vậy có ít nhất 60% lượt thay đổi thói quen phân loại rác bằng việc tìm ra
điểm nổi bật để ghi nhớ các nhãn nhóm rác

Xuất phát từ việc các bạn sinh viên dễ rơi vào trạng thái nhầm lẫn và khó có thể
nhớ hết tất cả các nhóm rác thải, chính vì thế việc tìm kiếm những đặc điểm nổi bật để
đại diện cho từng nhóm rác ấy là giải pháp được các bạn lựa chọn nhiều nhất. Từ đó
có thể dễ dàng ghi nhớ các nhóm rác thải hơn và cải thiện tình trạng nhầm lẫn không
biết bỏ rác này vào thùng phân loại rác nào tại nơi sinh hoạt và nơi công cộng.

Bên cạnh đó, 48 trong tổng số 90 lượt lựa chọn của sinh viên chiếm tương
đương 53.33% dành thời gian để bản thân nhìn nhận rõ của "phân loại rác" đến
bảo vệ môi trường. Song song với việc tập cho bản thân thói quen ghi nhớ phù hợp,
sự thay đổi trong nhận thức cũng là 1 trong những yếu tố quan trọng nhất thay đổi cái
nhìn tốt hơn trước việc phân loại rác. Vì một nhận thức đúng đắn về thói quen phân
loại rác sẽ là kim chỉ nam để thúc đẩy những hành động thiết thực hơn vì một môi
trường sạch đẹp hơn.

Và 1 trong những giải pháp cần thiết nhất để các bạn sinh viên có thể cải thiện
việc chần chừ phân loại rác đó là phải thực hành phân loại rác nhiều hơn để phân
biệt với tỷ lệ 50% tương đương với 1 nửa số lượt sinh viên khảo sát lựa chọn. Điều
này cũng phản ánh việc khi đã có 1 nhận thức đúng đắn về việc phân loại rác, cần phải
có tâm thế hành động để duy trì nhận thức ấy, và biến nhận thức trở thành ý thức của
mỗi cá nhân để cùng chung tay bảo vệ môi trường và phát huy nếp sống đẹp đẽ đó.

2.11 Sau những câu hỏi trên, bạn nghĩ bạn sẽ thực hiện thói quen phân loại rác
hay không?

Sau khi các bạn sinh viên lựa chọn cho mình những giải pháp để có thể đẩy lùi
tình trạng dè chừng với việc phân loại rác, mức độ các bạn đồng ý với việc sẽ thay đổi
cái nhìn của bản thân mình và sẽ thực hiện phân loại rác có sự phân hóa khá lớn được
thể hiện trong biểu đồ trên. Với số lượng là 90 bạn sinh viên được khảo sát, có 33 bạn
chọn mức độ đồng ý ở mức 3 với tỷ lệ chiếm 36.67% và 36 bạn chọn mức độ đồng ý ở
mức 4 với tỷ lệ 40%. Với mức độ 3, điều này phản ánh việc các bạn giữ thái độ trung
lập khi được hỏi về có đồng ý thay đổi để thực hiện thói quen phân loại rác hay không,
tuy nhiên số lượng các bạn sinh viên chọn mức 4 lại nhỉnh hơn hẳn và chiếm tỷ lệ
phần trăm cao nhất. Cùng với đó thì khi thực hiện khảo sát, 16.67% các bạn sinh viên
ủng hộ việc mình “Hoàn toàn đồng ý”, và nếu xét 1 cách tổng thể hơn, sẽ có hơn
50% các bạn sinh viên Đồng ý với quyết định rằng sẽ thay đổi và hình thành thói
quen phân loại rác thải sau những lý do và giải pháp mà nhóm chúng em đã đưa ra cho
các bạn lựa chọn.

Mặc dù số lượng từ mức 3 đến mức 5 chiếm tỷ lệ áp đảo khi xét trong tổng số
90 bạn được khảo sát ở mục này, vẫn còn đó 3 bạn sinh viên chọn mức 1 và mức 2,
cùng chiếm tỷ lệ 3.33%. Có thể hiểu được rằng, dù đã đưa ra những hướng giải pháp
để các bạn sinh viên thay đổi cái nhìn trở nên tích cực hơn về việc sẵn sàng thực hành
phân loại rác, vẫn có những bạn giữ nguyên quan điểm cũ của mình đối với việc làm
này.

Để tăng độ chính xác, nhóm chúng em đã sử dụng phương pháp thống kê suy
diễn để ước lượng khoảng về tỷ lệ sinh viên hài lòng với việc thay đổi thói quen phân
loại rác thải.

Ta có: n = 90

Σ xi . f i
Trung bình mẫu của dữ liệu x= =3.63
Σfi

Phương sai mẫu và độ lệch chuẩn mẫu cho dữ liệu

2
2 Σ f i .(x i−x)
s= =0.8415 → s=0.91737
n−1

Sử dụng mức độ tin cậy 95%, ta có: t α / 2=t 0.025=1.96

Sai số ước lượng:

s
ε =t α / 2 .
√❑

Khoảng tin cậy với việc thay đổi thói quen phân loại rác thải từ mức 1 - 5 là:

[ x ± ε ] =[ 3.63 ± 0.18953 ]= [ 3.44047 ; 3.81953 ]


→ Ước lượng khoảng của trung bình tổng thể là 3.63; sai số biên là 0.18953 ; và
khoảng tin cậy là 95% là [ 3.44047 ; 3.81953 ] . Vì vậy ta tin tưởng ở mức 95% rằng mức
độ hài lòng với việc thay đổi thói quen phân loại rác thải là nằm giữa 3,44 và 3,82

2.12 Bạn có hay mua và sử dụng đồ cũ (quần áo, sách vở, giày dép, phụ kiện, đồ
gia dụng,...) hay không?

Bên cạnh phân loại rác thải, 1 trong những việc làm góp phần bảo vệ môi
trường mà đa số chúng ta sẽ không ngờ đến, đó chính là việc sử dụng đồ cũ, đồ
secondhand hay có tên gọi khác là đồ đã sử dụng 1 lần. Và qua bảng số liệu được cập
nhật từ cuộc khảo sát của chúng em đối với 282 bạn sinh viên, có thể thấy 198 bạn
sinh viên đã từng mua và sử dụng đồ cũ, đồ secondhand, chiếm tỷ lệ khá lớn với
70.21%

Giả thuyết: Có ít nhất 70% lượt lựa chọn của sinh viên chọn CÓ đối với việc
từng mua và có sử dụng đồ cũ, đồ secondhand.

Gọi p là phần trăm lựa chọn của sinh viên chọn CÓ đối với việc từng mua và có
sử dụng đồ cũ, đồ secondhand.
H0: p ≥ 0 ,7
Hα: p<0 , 7
Chọn mức ý nghĩa α = 0,05
Lấy mẫu 282 người có 198 lượt chọn CÓ đối với việc từng mua và có sử dụng đồ cũ,
đồ secondhand.
Kiểm định giả thuyết:

p− p0
z=
√❑
⇒ p - value = 0,5319 > α = 0,05 → Không thể bác bỏ H0 → Giả thuyết đúng

⇒ Vậy có ít nhất 70% lượt chọn CÓ đối với việc từng mua và có sử dụng đồ
cũ, đồ secondhand.

Đây là 1 tỷ lệ khá đáng chú ý, khi xu hướng về môi trường bền vững được phổ
cập và lan rộng trong thời đại số ngày nay, chúng dần dần tiếp cận đến đối tượng trẻ,
các bạn gen Z và phát triển mạnh nhất ở lứa các bạn sinh viên. Cùng với đó, xu hướng
đồ secondhand cũng trở thành chủ đề đáng chú ý trong 1 vài năm trở lại đây. Cụm từ
“Thời trang bền vững” dần trở nên quen thuộc với các bạn trẻ, điều đó phản ánh ở việc
xu hướng sử dụng đồ cũ, đồ đã qua dùng 1 lần ngày càng nhiều, nhất là ở mảng quần
áo, giày dép và phụ kiện, và phần nào đó phản ánh qua bảng số liệu phía trên.

Tuy nhiên bảng số liệu ấy cũng phản ánh rằng có 84 bạn lựa chọn rằng mình
chưa từng mua hay sử dụng đồ cũ, đồ secondhand, chiếm tỷ lệ 29.79%.
**Vì có 198 sinh viên chọn CÓ với việc “mua và sử dụng đồ cũ, đồ secondhand”
nên phần sau sẽ lấy tỉ lệ phần trăm trong số 198 bạn này**

2.13 Các lý do khiến bạn mua và sử dụng đồ cũ

Lý do 1: “Sở hữu những món đồ có một-không-hai”

Đối với lý do này, có sự chênh lệch phần trăm không quá lớn khi có 63 lượt
bình chọn của sinh viên “Hoàn toàn đồng ý” chiếm 31.82%, 60 lượt bình chọn với
quan điểm “Đồng ý” (chiếm 30.3%) và 28.79% sinh viên ủng hộ quan điểm “Trung
lập” tương đương với 57 lượt lựa chọn. 3 số liệu trên có tỷ lệ phần trăm khá gần nhau
chứng minh rằng các bạn sinh viên có cái nhìn khá tốt về việc sắm cho mình những
món đồ có một-không-hai là lý do sẽ khiến các bạn mua và sử dụng đồ cũ, đồ
secondhand. Đương nhiên vẫn sẽ có những bạn không ủng hộ lý do này khi thể hiện ở
trong bảng số liệu trên, có 9 lượt bình chọn cho “Hoàn toàn không đồng ý” và
“Không đồng ý” với tỷ lệ bằng nhau là 4.55%.
Như đã nhìn thấy trên bảng số liệu, số lượng các bạn sinh viên ở 2 bên đối lập
nhau có sự chênh lệch quá lớn với khoảng 52%, điều đó chứng tỏ rằng các bạn sinh
viên ngày nay đang dần nhận ra được việc mua sắm và sử dụng đồ cũ, đồ secondhand
sẽ mang lại cảm giác như các bạn đang sở hữu những món đồ độc nhất có một không
hai.

Lý do 2: “Trải nghiệm cảm giác sở hữu những món đồ cũ có giá trị”

Có 78 lượt bình chọn của sinh viên “Đồng ý” với lý do trên, chiếm tỷ lệ lớn
nhất với 39.39%, theo sau đó không có gì quá bất ngờ khi 31.82% các bạn sinh viên
“Hoàn toàn đồng ý” hơn nữa. Có gần 20% các bạn sinh viên có quan điểm trung lập
với lý do này, còn lại “Không đồng ý” và “Hoàn toàn không đồng ý” chiếm tỷ lệ lần
lượt là 6.06% và 4.55% tương ứng với 12 và 9 lượt chọn của sinh viên.

Giả thuyết: Có ít nhất 30% lượt lựa chọn của sinh viên chọn “Hoàn toàn
đồng ý” khi mua và sử dụng đồ cũ là để Trải nghiệm cảm giác sở hữu những món
đồ cũ có giá trị.

Gọi p là phần trăm lựa chọn của sinh viên chọn “Hoàn toàn đồng ý” khi mua
và sử dụng đồ cũ là để Trải nghiệm cảm giác sở hữu những món đồ cũ có giá trị.
H0: p ≥ 0 ,3
Hα: p<0 , 3
Chọn mức ý nghĩa α = 0,05
Lấy mẫu 63 người có 198 lượt chọn “Hoàn toàn đồng ý” khi mua và sử dụng đồ cũ là
để Trải nghiệm cảm giác sở hữu những món đồ cũ có giá trị.
Kiểm định giả thuyết:

p− p0
z=
√❑
⇒ p - value = 0,2123 > α = 0,05 → Không thể bác bỏ H0 → Giả thuyết đúng

⇒ Vậy có ít nhất 30% lượt chọn “Hoàn toàn đồng ý” khi mua và sử dụng đồ
cũ là để Trải nghiệm cảm giác sở hữu những món đồ cũ có giá trị.

Mặc dù người ta vẫn cho rằng những món đồ đắt tiền và sang trọng mới mang
lại cảm giác có giá trị hơn, nhưng ở những khía cạnh nào đó, người ta sẽ cảm nhận
được rằng những món hàng đắt đỏ ấy chỉ có giá trị trong 1 khoảng thời gian nào đó
nhất định nào đó. Trái lại những món đồ cũ lại có thể trở thành những món quà, những
thứ có giá trị hơn hẳn vì ở trong chúng chất chứa những câu chuyện và kỷ niệm đẹp đẽ
gắn liền với chúng. Ở chúng gợi lên những thước phim đẹp, những khoảnh khắc mà
những người chủ nhân của chúng đã từng trải qua, và những món quà cũ ấy là minh
chứng gián tiếp kể những điều giản đơn ấy với mọi người.

Lý do 3: “Không ủng hộ thời trang nhanh (fast fashion)”

Lý do tiếp theo chúng em đưa vào trong câu hỏi này đó là việc động lực để các
bạn sinh viên mua và sử dụng đồ cũ, đồ secondhand là vì không ủng hộ thời trang
nhanh (fast fashion). Quan sát trên bảng số liệu, ta có thể thấy được rằng có 78 các
bạn sinh viên “Hoàn toàn đồng ý” với lý do trên, cũng như chiếm tỷ lệ cao nhất trong
tổng số với 39.39%. Theo sau đó về mặt số lượng bình chọn vẫn là quan điểm “Đồng
ý” với con số 54 lượt bình chọn tương đương 27.27%, và xét dựa trên 2 trạng thái đối
lập thì hơn 50% các bạn sinh viên đồng ý với việc không ủng hộ thời trang nhanh (fast
fashion) trước khi mua và sử dụng đồ cũ đồ secondhand. Cụ thể chỉ có 12.12% số lượt
bình chọn nói rằng không đồng ý với lý do trên, với 4.55% cho “Hoàn toàn không
đồng ý” và 7.58% cho “Không đồng ý”

Với số liệu được phản ánh ở trên, chúng ta có thể nhận ra rằng xu hướng thời
trang nhanh đang dần được thay thế bởi xu hướng thời trang bền vững, bằng chứng ở
việc ý thức của đối tượng là các bạn trẻ, đặc biệt là ở các bạn sinh viên có cái nhìn
thay đổi tích cực hơn khi nhận ra tầm quan trọng của việc tận dụng đồ dùng cũ và phối
lại với đa dạng phong cách khác nhau. Đó là một cách hay để biến những món đồ cũ
thành mới, cũng như là việc các bạn sinh viên có thể thỏa sức sáng tạo ra nhiều kiểu
dáng phong cách phối đồ khác nhau để khiến bản thân mình tự tin và cá tính hơn.

Lý do 4: “Giúp tăng tuổi thọ cho món đồ”

Bên cạnh ủng hộ thời trang bền vững, việc mua và sử dụng đồ cũ, đồ
secondhand cũng là một cách mà các bạn sinh viên quyết định lựa chọn để giúp tăng
tuổi thọ cho món đồ ấy. Có thể thấy 40.91% các bạn sinh viên “Hoàn toàn đồng ý”
với quan điểm này. Trong khi chỉ có 36 lượt bình chọn từ các bạn sinh viên thể hiện
quan điểm “Trung lập” với lý do giúp tăng tuổi thọ món đồ, chiếm 18.18% trong
tổng số 100% về lượt bình chọn, thì số lượng chọn “Đồng ý” lại gấp đôi hơn với 72
lượt bình chọn, tương đương với 36.36%. Chiếm tỷ lệ thấp nhất với 4.55% thuộc về
quan điểm “Không đồng ý” và đáng chú ý hơn hết là không có lựa chọn nào dành cho
quan điểm “Hoàn toàn không đồng ý”.

Không phải chỉ có con người mới cần quan tâm đến tuổi thọ, mà những món đồ
vô tri vô giác ấy cũng cần được quan tâm, cũng muốn được kéo dài vòng đời tuổi thọ
của chúng. Và khi nhận thức này, thông qua bảng số liệu trên, được các bạn sinh viên
ủng hộ và nhìn nhận tích cực rất lớn, đó cũng là lúc ý thức của mọi người về bảo vệ
môi trường nói chung và việc mua, sử dụng đồ cũ, đồ secondhand nói riêng được nâng
cao hơn.

Lý do 5: “Giúp tăng tuổi thọ cho món đồ”

Đối với quan điểm này có gần 90% tỷ lệ bình chọn cho “Đồng ý” và “Hoàn
toàn đồng ý”, gấp hơn 9 lần so với tỷ lệ bình chọn không ủng hộ lý do trên. Cụ thể có
93 lượt bình chọn từ các bạn sinh viên “Đồng ý” khi cho rằng sử dụng đồ cũ sẽ tiết
kiệm một khoản chi tiêu mua sắm đồ mới, chiếm tỷ lệ 46.97% và 87 trong số 198 lượt
khảo sát sinh viên tương đương với tỷ lệ 43.94% bình chọn “Hoàn toàn đồng ý”.
Ngược lại, số lượt bình chọn “Trung lập” và “Hoàn toàn không đồng ý” chiếm tỷ lệ
khá nhỏ với lần lượt là 7.68% và 1.52% trong khi không có lượt bình chọn nào dành
cho quan điểm “Không đồng ý”

Tài chính là 1 trong những vấn đề các bạn sinh viên quan tâm rất nhiều, và
trong việc chi tiêu mua sắm quần áo cũng thế. Vì nguồn tài chính đa phần bị giới hạn
nên việc mua sắm cũng bị ảnh hưởng không kém, chính vì thế, mua và sử dụng đồ cũ,
đồ secondhand với mức giá rẻ và hợp lý hơn là 1 giải pháp tối ưu nhất để vừa tiết kiệm
1 khoản chi tiêu vừa sắm cho mình những bộ đồ đẹp.

Lý do 6 “Vì đó là hành vi bảo vệ môi trường”

Có khoảng hơn ba phần tư số lượt bình chọn từ sinh viên “Đồng ý” và “Hoàn
toàn đồng ý” với quan điểm này. Cụ thể hơn, có đến 87 trên tổng số 198 sinh viên
được khảo sát “Đồng ý” với việc mua và sử dụng đồ cũ, đồ secondhand là hành vi bảo
vệ môi trường, chiếm tỷ lệ phần trăm lớn nhất với 43.94%. Xếp ở vị trí thứ 2 thuộc về
tỷ lệ bình chọn cho quan điểm “Hoàn toàn đồng ý” với lý do này, chiếm 33.33%
tương đương với 66 lượt bình chọn từ sinh viên. Trong khi đó, số ý kiến bày tỏ quan
điểm “Trung lập” với lý do trên chiếm 18.18%, chỉ bằng gần một phần năm trên tổng
số 100% và chỉ có 4.55% tỷ lệ bình chọn cho “Hoàn toàn không đồng ý” tương
đương với 9 lượt bình chọn.

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

1. Tóm tắt kết quả dự án


Về ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh, ta có thể thấy được qua cuộc khảo sát này rằng các bạn sinh viên có sự quan
tâm rất lớn đối với vấn đề vẫn đang còn nhức nhối hiện nay. Thông qua cuộc khảo sát
mà chúng em phân tích về vấn đề bảo vệ môi trường thông qua việc phản ánh mức độ
quan tâm của các bạn đối với 3 hành động Trồng cây xanh, Phân loại rác thải và Tái
sử dụng đồ cũ, lấy ý kiến khảo sát từ 300 sinh viên trên địa bàn thành phố, chúng em
phân tích được rằng cho dù là những hành động nhỏ nhưng lại được sự đón nhận và
quan tâm rất lớn đến từ các bạn khi đang ở độ tuổi lo lắng cho việc học tập.
Và khi vấn đề ô nhiễm môi trường và những tình trạng xả thải đáng báo động
ngày một nhiều hơn, ý thức của các bạn cũng dần trở nên lớn hơn, trách nhiệm cũng
kéo theo đó mà tăng dần lên. Đây là một tín hiệu đáng mừng khi thế hệ thanh niên trẻ,
phản ánh rõ ràng nhất ở thế hệ sinh viên dần nhận ra tầm quan trọng của trách nhiệm
cá nhân tác động lên vấn đề môi trường và hướng đến một môi trường xanh - sạch -
đẹp và bền vững hơn ở hiện tại và tương lai. Đó cũng nhờ vào sự phát triển của
internet mà thông tin đến gần hơn với các bạn sinh viên, để các bạn được tiếp cận với
những vấn đề này một cách dễ dàng hơn.

2. Một số kiến nghị


- Luyện tập thói quen phân loại rác: bảo vệ môi trường nói chung và phân loại
rác nói riêng là những hành động thiết yếu hướng đến một cộng đồng xanh -
sạch - đẹp. Đó dường như là những điều cơ bản để chung tay kiến tạo một thế
giới “bền vững”. Thế nên việc phân loại rác rất quan trọng, biết cách phân loại
cũng như biết được thêm về “con đường” bảo vệ môi trường và Trái Đất, sẽ
không còn những rác thải trộn lẫn bị vứt lung tung nơi góc phố nào nữa. Điều
đó cũng góp phần tạo nên ý thức tốt đẹp cho mỗi cá nhân.
- Làm quen dần với khái niệm “tái sử dụng đồ cũ”: việc sử dụng lại đồ cũ trong
những năm gần đây gần như là xu hướng bảo vệ môi trường theo cách mới và
hiện đại hơn, đó cũng góp phần giúp chúng ta tiết kiệm chi phí hơn trên mọi
lĩnh vực, tăng tuổi thọ cho món đồ, cũng như là một cách để ta thêm “yêu
thương” và trân trọng hơn với những gì cũ kỹ nhất.

3. Hạn chế
- Đối với đề tài nghiên cứu
● Phạm vi khảo sát chỉ bao gồm các sinh viên đến từ các trường đại học ở Thành
phố Hồ Chí Minh, điều này có nghĩa là kết quả khảo sát có thể không đảm bảo
tính khách quan do thiếu ý kiến từ sinh viên thuộc các trường đại học nằm
ngoài khu vực này.
● Dự án được thực hiện với quy mô nhỏ, dẫn đến việc thu hút ít người tham gia
khảo sát.
● Trong quá trình tiến hành khảo sát, có khả năng xuất hiện các phản hồi nhanh
chóng nhưng không chắc chắn là chính xác và trung thực. Do đó, số liệu khảo
sát chỉ mang tính chất tổng quan và tham khảo, không thể phản ánh đầy đủ và
chính xác về ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay.

- Đối với nhóm


● Bởi vì đây là dự án đầu tiên của nhóm,, nên nó vẫn tồn tại nhiều hạn chế, sự bỡ
ngỡ và thiếu kinh nghiệm trong việc sử dụng từ ngữ phù hợp, cách trình bày
thông tin, tính toán, và tổ chức bố cục của dự án.
● Do thiếu sót trong kiến thức chuyên môn, nhóm khó tránh khỏi việc mắc phải
một số sai sót trong quá trình hoàn thành dự án.

You might also like