You are on page 1of 59

Phụ lục 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH


KHOA KINH TẾ, LUẬT

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY


MÔN LUẬT DÂN SỰ 1

GV biên soạn: Diệp Huyền Thảo


Nguyễn Thị Anh Thư

Trà Vinh, 2015

Lưu hành nội bộ


MỤC LỤC

BAÌ 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM …………….1
1. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự ………………..1
1.1. Đối tượng điều chỉnh ……………………………………………………………….1
1.2 Phương pháp điều chỉnh …………………………………………………………….2
2. Nguồn của Luật Dân sự …………………………………………………………………3
2.1 Khái niệm nguồn của Luật Dân sự ………………………………………………….3
2.2 Phân loại nguồn của Luật Dân sự …………………………………………………..3
3. Các nguyên tắc trong Luật dân sự …………………………………………………….5
4. Sơ lược lịch sử phát triển của Luật Dân sự Việt Nam ………………………………..6
BÀI 2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ ……………………………………………...10
1. Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự ………………………………...10
1.1. Khái niệm …………………………………………………………………………..10
1.2. Đặc điểm ……………………………………………………………………………10
2. Thành phần của quan hệ pháp luật dân sự …………………………………………11
2.1. Chủ thể ……………………………………………………………………………..11
2.2. Khách thể …………………………………………………………………………..11
2.3. Nội dung ……………………………………………………………………………11
3. Phân loại quan hệ pháp luật dân sự ………………………………………………….12
4. Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự ……………..12
4.1. Khái niệm …………………………………………………………………………..12
4.2. Phân loại sự kiện pháp lý …………………………………………………………..12
BÀI 3. CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT ……………………………………15
1. Cá nhân …………………………………………………………………………………15
1.1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân …………………………………………..15
1.2. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân …………………………………………….16
1.3. Tuyên bố cá nhân mất tích, tuyên bố cá nhân chết ……………………………18
1.3.1. Thông báo tìm kiếm người vắng mặt và quản lý tài sản của người vắng mặt
………………………………………………………………………………………..18
1.3.2. Tuyên bố mất tích …………………………………………………………….19
1.3.3. Tuyên bố cá nhân chết ……………………………………………………….20
1.4. Giám hộ …………………………………………………………………………….21
2. Pháp nhân ………………………………………………………………………………24
2.1. Khái niệm và điều kiện của pháp nhân ……………………………………………24

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 2


2.2. Năng lực pháp luật của pháp nhân ………………………………………………..26
2.3. Các loại pháp nhân …………………………………………………………………26
2.4. Hoạt động và yếu tố lý lịch của pháp nhân ………………………………………..27
2.4.1. Hoạt động của pháp nhân ……………………………………………………27
2.4.2. Yếu tố lý lịch của pháp nhân …………………………………………………27
3. Hộ gia đình – chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự ……………………………….28
3.1. Khái niệm …………………………………………………………………………28
3.2. Năng lực chủ thể của hộ gia đình …………………………………………………29
3.3. Hoạt động và trách nhiệm của hộ gia đình ………………………………………29
2. Tổ hợp tác – chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự …………………………………30
4.1. Khái niệm, điều kiện thành lập tổ hợp tác …………………………………………30
4.2. Thành lập tổ hợp tác ……………………………………………………………….31
4.3. Chấm dứt tổ hợp tác và thanh toán tài sản 31
BÀI 4. TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
DÂN SỰ …………………………………………………………………………………..34
1. Tài sản ………………………………………………………………………………….34
1.1. Khái niệm tài sản …………………………………………………………………..34
1.2. Phân loại tài sản ……………………………………………………………………35
1.3. Phân loại vật………………………………………………………………………...38
2. Quyền sở hữu …………………………………………………………………………..39
2.1. Khái niệm về quyền sở hữu ………………………………………………………...39
2.2. Nội dung quyền sở hữu …………………………………………………………….40
2.2.1. Quyền chiếm hữu …………………………………………………………….40
2.2.2. Quyền sử dụng tài sản ………………………………………………………..42
2.2.3. Quyền định đoạt tài sản ………………………………………………………42
2.3. Các hình thức sở hữu ………………………………………………………………43
2.3.1. Sở hữu Nhà nước …………………………………………………………….43
2.3.2. Sở hữu tư nhân ……………………………………………………………….43
2.3.3. Sở hữu chung …………………………………………………………………44
2.3.4. Sở hữu tập thể ………………………………………………………………...44
2.4. Các căn cứ xác lập quyền sở hữu …………………………………………………45
2.4.1. Quyền sở hữu xác lập do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp
pháp, do thu được hoa lợi, lợi tức ………………………………………………….45
2.4.2. Quyền sở hữu theo hợp đồng dân sự và giao dịch một bên …………………45
2.4.3. Quyền sở hữu xác lập đối với vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến ……..45

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 3


2.4.4. Quyền sở hữu xác lập đối với vật chôn giấu, chìm đắm được tìm thấy ……..47
2.4.5. Quyền sở hữu xác lập đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu
………………………………………………………………………………………..47
2.4.6. Quyền sở hữu xác lập đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên ………..47
2.4.7. Quyền sở hữu xác lập đối với gia súc, gia cầm bị thất lạc …………………..48
2.4..8. Xác lập quyền sở hữu theo căn cứ riêng biệt ……………………………….48
BÀI 5. BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU ……………………………………………………..50
1. Khái niệm, đặc điểm các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu …………………………..50
2. Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu ………………………………………………50
2.1. Kiện đòi lại tài sản (Kiện vật quyền): ...…………………………………………….50
2.2. Kiện đòi bồi thường thiệt hại (Kiện trái quyền): …………………………………..52
2.3. Kiện yêu cầu hoàn trả tài sản do được lợi nhưng không có căn cứ pháp luật: ….52

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 4


BÀI 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

 Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:
- Trình bày được khái niệm Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của ngành luật
Dân sự;
- Phân biệt được đối tượng điều chỉnh, phạm vi và phương pháp điều chỉnh của ngành Luật
Dân sự với các ngành luật khác;
- Trình bày được thành phần của quan hệ pháp luật Dân sự;
- Liệt kê được chủ thể của ngành luật Dân sự;
- Trình bày được các nguyên tắc của ngành luật Dân sự;
- Trình bày được các loại nguồn của Luật Dân sự.

1. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự
1.1 Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của một quan hệ pháp luật bất kỳ là các quan hệ xã hội. Các
quan hệ xã hội này được quy phạm pháp luật điều chỉnh, thể hiện ý chí của Nhà nước và
thông qua phương pháp tác động cụ thể. Cùng đặc điểm đó, đối tượng điều chỉnh của ngành
luật Dân sự là các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong quan hệ dân sự, hôn nhân gia
đình, kinh doanh thương mại lao động được quy phạm pháp luật điều chỉnh. (Trong trường
hợp các Văn bản pháp luật của các ngành luật không qui định trực tiếp điều chỉnh các quan
hệ xã hội thì áp dụng bộ luật dân sự để giải quyết)
Quan hệ tài sản: Là quan hệ xã hội được hình thành giữa con người với nhau thông
qua một tài sản nhất định.( không điều chỉnh quan hệ giữa người với tài sản.)
Tài sản: ( Điều 163 BLDS 2005) bao gồm Vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền về tài sản
Quy định về tài sản không chỉ bao gồm việc chiếm hữu, sử dụng, định đọat mà con bao gồm
cả việc dịch chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác, quyền yêu cầu về tài sản…
VD: hợp đồng tặng cho, hợp đồng trao đổi, hợp đồng mua bán tài sản,...
Quan hệ nhân thân: Là quan hệ xã hội phát sinh từ một giá trị tinh thần như danh dự, nhân
phẩm, uy tín của cá nhân …không mang tính giá trị, không tính được thành tiền , không phải
là đối tượng để trao đổi, chuyển dịch từ chủ thể này sang chủ thể khác.
Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản: là những quan hệ không mang đến cho chủ
thể của những giá trị tinh thần đó bất cứ một lợi ích vật chất nào như danh dự, nhân phẩm, tên
gọi, uy tín cá nhân v.v…

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 1


Quan hệ nhân thân gắn với tài sản: là những quan hệ có thể mang lại cho chủ thể
những giá trị tinh thần, những lợi ích vật chất nhất định, hay nói cách khác là các quan hệ mà
trong đó có cả yếu tố nhân thân và yếu tố tài sản.
VD: Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,...
1.2 Phương pháp điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân Sự là những cách thức, biện pháp tác động của
ngành luật đó lên các quan hệ xã hội mang tính tài sản và các quan hệ xã hội mang tính nhân
thân làm cho các quan hệ xã hội đó phát sinh, thay đổi hay chấm dứt phù hợp với ý chí và lợi
ích của Nhà nước.
Chủ thể tham gia vào các quan hệ độc lập và bình đẳng với nhau về tổ chức và tài
sản.Sự bình đẳng này thể hiện ở chỗ không có bên nào có quyền ra lệnh, áp đặt ý chí của
mình cho bên kia. Các chủ thể tham gia quan hệ tài sản tự định đoạt, tự do cam kết, thoả thuận
nhằm vào những mục đích, nhu cầu, lợi ích nhất định của họ nhưng phải “không trái với pháp
luật và đạo đức xã hội” và “ không xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Căn cứ vào cách thức thực hiện quyền, các quyền
dân sự của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự được chia thành quyền đối nhân và
quyền đối vật.
Quyền đối nhân là quyền của chủ thể quyền đối với chủ thể nghĩa vụ, đòi hỏi chủ thể
nghĩa vụ phải thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm thoả mãn nhu cầu về mọi
mặt của mình.
Quyền đối vật là quyền của chủ thể quyền thực hiện một cách trực tiếp hoặc một số
hành vi nhất định đối với một hoặc một khối tài sản.
Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự chủ yếu nhằm tác động, thúc đẩy các hành vi tích
cực, chủ động và sáng tạo của các chủ thể trong việc thiết lập và thực hiện các quan hệ dân sự,
do vậy trong phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự, ngoài những quy phạm cấm, quy phạm
mệnh lệnh thì phần lớn là các quy phạm tuỳ nghi, quy phạm định nghĩa hướng dẫn cho các
chủ thể tham gia những xử sự pháp lý phù hợp. Đặc trưng của phương pháp điều chỉnh của
Luật dân sự là tạo cho các chủ thể tham gia vào quan hệ đó quyền tự thoả thuận – hoà giải để
lựa chọn cách thức, nội dung giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của mình.Trong trường hợp không thể hoà giải hoặc thoả thuận được thì có
thể giải quyết các tranh chấp bằng con đường Toà án theo trình tự thủ tục tố tụng dân sự và
chủ yếu là trên cơ sở yêu cầu của một trong các bên. Các biện pháp bảo vệ do Toà án và cơ
quan nhà nước có thẩm quyền tạo cho chủ thể của quan hệ dân sự quy định trong Điều 9 Bộ
Luật Dân sự 2005 gồm có: công nhận quyền dân sự của mình, buộc chấm dứt hành vi vi

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 2


phạm, buộc xin lỗi cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, buộc bồi thường thiệt
hại.
Tóm lại, phương pháp điều chỉnh đặc trưng của ngành luật Dân sự là phương pháp
bình đẳng, tự do thỏa thuận giữa các chủ thể.
2. Nguồn của Luật Dân sự
2.1 Khái niệm nguồn của Luật Dân sự
Nguồn của Luật Dân sự Việt Nam là các văn bản quy phạm pháp luật dân sự do cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những trình tự luật định nhằm điều chỉnh các
quan hệ dân sự giữa các chủ thể trong một khoảng thời gian và không gian ēnhất định. Một
văn bản để được xem là nguồn của Luật Dân sự phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Chứa đựng các quy tắc xử sự để điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
văn bản không chứa đựng các quy tắc xử sự chung như bản án của Toà án thì không phải là
nguồn của Luật Dân sự.
Chỉ những cơ quan được pháp luật quy định mới có quyền ban hành văn bản quy
phạm pháp luật dân sự việc ban hành theo đúng hình thức, trình tự, thủ tục luật định. Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật quy định hình thức, thủ tục, trình tự ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật và được Nhà nước bảo đảm thi hành bằng các biện pháp thích hợp, trong
đó quan trọng nhất là cưỡng chế buộc thi hành và áp dụng chế tài đối với người có hành vi vi
phạm pháp luật.
2.2 Phân loại nguồn của Luật Dân sự
Có nhiều cách để phân loại nguồn của ngành luật Dân sự, căn cứ phân loại khác nhau
sẽ cho ra kết quả phân loại nguồn khác nhau và các cách phân loại này chỉ mang tính tương
đối.
Căn cứ vào hình thức biểu hiện, chứa đựng các quy phạm pháp luật Dân sự, thì
nguồn của Luật Dân sự bao gồm: văn bản quy phạm pháp luật, tập quán và án lệ. Trong đó,
văn bản quy phạm pháp luật là nguồn chủ yếu nhất; tập quán đóng vai trò là nguồn bổ trợ, tuy
nhiên còn mang tính cục bộ, tản mạn do gắn liền với tập quán địa phương, vùng miền; án lệ
bắt đầu được ghi nhận là nguồn của hệ thống pháp luật, nhưng đang trong giai đoạn xây dựng
theo chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước giúp quá trình áp dụng pháp
luật linh động và gắn liền với thực tiễn vụ việc.
Căn cứ vào hệ thống văn bản chứa đựng, nguồn của luật Dân sự được chia thành văn
bản luật và văn bản dưới luật.
Hiến pháp:
 Đạo luật cơ bản của Nhà nước,

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 3


 Do Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt
Nam ban hành,
 Trong đó các quy định về chế độ chính trị, chế độ kinh tế và các quyền cơ bản
của công dân có vị trí quan trọng có liên quan đến Luật Dân sự.
Bộ Luật Dân sự và các bộ luật, đạo luật khác có liên quan đến luật dân sự như:
 Bộ Luật Hàng hải, Luật Hàng không, Luật Thương mại, Luật Đất đai, Luật Hôn
nhân và Gia đình, Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Công ty, Luật Doanh
nghiệp tư nhân ..
 Do Quôc hội ban hành cũng điều chỉnh các quan hệ dân sự, trong đó Bộ Luật
Dân sự giữ vị trí trung tâm trong các nguồn của Luật Dân sự.
 Các Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến việc thi hành Bộ Luật Dân sự cũng
được coi là nguồn của Luật Dân sự.
Pháp lệnh và Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội:
 Hầu hết các pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội sau thời gian áp dụng đều
được chuyển thành Luật với giá trị pháp lý cao hơn, do cơ quan đại diện là Quốc
hội chuyển hóa, ban hành.
 Ví dụ: Pháp lệnh thừa kế (1990), Pháp lệnh hợp đồng dân sự (1991)…
Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong nước được
nhà nước giao đất, cho thuê đất (năm 1994)…
Nghị định của Chính phủ:
 Phong phú và đa dạng thể hiện hầu hết các lĩnh vực mà Luật Dân sự điều chỉnh.
 Ví dụ như: Nghị định 138/2006 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài,
Nghị định 144/2006 về hội họp, biêu, phường ,
Nghị định 163/2006 về giao dịch bảo đảm,
Nghị định 151/2007 về tổ hợp tác …
Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ
 để cụ thể hoá luật, pháp lệnh, nghị định trong phạm vi, lĩnh vực Bộ, ngành quản lý
là bộ phận quan trọng đối với pháp luật dân sự.
 Ngoài ra, các cơ quan này và các cơ quan có thẩm quyền khác có thể ban hành các
văn bản liên tịch như Thông tư liên tịch.
Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Quyết nghị, Chỉ thị, Thông
tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành, áp dụng pháp luật

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 4


dân sự: đây là loại nguồn theo nghĩa rộng của luật dân sự nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong công tác xét xử.

3. Các nguyên tắc trong Luật dân sự


* Các nguyên tắc thể hiện bản chất của pháp luật dân sự
- Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận (Điều 4 Bộ Luật Dân Sự) Các bên
hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên
nào Cam kết thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được
cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng. Đây là nguyên tắc kinh điển thể hiện bản chất của
pháp luật dân sự. Theo nguyên tắc này, trong giao lưu dân sự, quyền tự do cam kết, thoả thuận
trong việc xác lập các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với quy định của pháp luật sẽ được
pháp luật bảo đảm. Trong giao lưu dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, mọi sự cấm đoán, áp
đặt, cưỡng ép, ngăn cản đều bị pháp luật cấm. Trong trường hợp này các giao dịch dân sự đó
đều vô hiệu. Mọi cam kết, thoả thuận, giao dịch dân sự hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực
hiện đối với các bên.
- Nguyên tắc bình đẳng (Điều 5 Bộ Luật Dân sự)
Nguyên tắc này quy định và bảo đảm vị trí bình đẳng giữa các bên trong giao lưu dân sự.
Đây là nguyên tắc hiến định được thể hiện trong Luật Dân sự. nó thể hiện vị trí độc lập của
các chủ thể trong giao lưu dân sự.
- Nguyên tắc thiện chí, trung thực (Điều 6 Bộ Luật Dân sự) Đây là nguyên tắc truyền
thống của Luật Dân sự. Thiện chí, trung thực, ngay thẳng là những đòi hỏi cần thiết cả về mặt
pháp lý lẫn đạo lý trong giao lưu dân sự. Việc quan tâm, chăm lo đến quyền và lợi ích hợp
pháp của mỗi bên luôn là yếu tố bắt buộc mỗi bên tham gia phải thực hiện. Nguyên tắc này
còn nhằm mục đích cao hơn đó là tôn trọng và quan tâm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích
công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mọi sự lừa dối trong giao lưu dân sự
đều bị coi là hành vi trái pháp luật và giao dịch dân sự đó có thể bị tuyên là vô hiệu. Tuy
nhiên, nếu một bên cho rằng bên kia không trung thực thì có nghĩa vụ phải chứng minh.
- Nguyên tắc hòa giải (Điều 12 Bộ Luật Dân sự) là nguyên tắc xuyên suốt trong giao
lưu dân sự. Nguyên tắc này có mối liên hệ biện chứng với ba nguyên tắc nêu trên.
* Các nguyên tắc thể hiện tính pháp chế của pháp luật dân sự
- Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự (Điều 7 Bộ Luật Dân sự)
Thể hiện tính pháp chế của pháp luật dân sự đòi hỏi các chủ thể tham gia quan hệ dân sự phải
nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình nếu không thì có thể bị cưỡng chế thực
hiện nghĩa vụ đó và phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật (Điều 11 Bộ Luật Dân sự)

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 5


Đòi hỏi các chủ thể khi xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự phải theo
căn cứ, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định trong trường hợp pháp luật không quy định thì
có thể cam kết thoả thuận và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự, miễn là không trái với
những nguyên tắc cơ bản của Luật Dân sự.
4. Sơ lược lịch sử phát triển của Luật Dân sự Việt Nam
Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công và nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra
đời, ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 90/SL cho phép tạm thời giũ
các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành những luật mới áp dụng cho
toàn quốc. Theo Sắc lệnh này, Bộ dân luật giản yếu Nam kỳ năm 1883, Bộ dân luật Bắc kỳ
năm 1931, Bộ dân luật Trung kỳ năm 1936 vẫn tạm thời có hiệu lực thi hành ở Việt Nam sau
ngày thành lập chính quyền nhân dân.
Bước phát triển tiếp theo là ngày 22/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc
lệnh số 97/SL, theo đó việc tiếp tục áp dụng các luật lệ cũ không được trái với các nguyên tắc
được quy định tại Sắc lệnh này. Sắc lệnh số 97/SL đax đặt cơ sở cho sự hình thành và phát
triển pháp luật dân sự mới ở nước ta, với những nguyên tắc thực sự dân chủ, tiến bộ, mang
tính nhân dân sâu sắc như:”Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi người ta hành sử nó
đúng với quyền lợi của nhân dân” hay “Người ta chỉ được hưởng dụng và sử dụng các vật
thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và không gây thiệt hại đến quyền lợi của
nhân dân” hay “ Người đàn bà có chồng có toàn năng lực về mặt hộ” hay “Khi lập ước mà có
sự tổn thiệt do sự bóc lột của một bên vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh lệch thì khế ước
có thể coi là vô hiệu” .
Việc áp dụng các quy định pháp luật dân sự nói trên kéo dài đến năm 1959 và chấm dứt
khi TANDTC bằng Chỉ thị số 772/CT-TATC đình chỉ việc áp dụng pháp luật phong kiến đế
quốc. Trong những năm từ đầu thập kỳ 60 đến thập kỷ 80, nhiều văn bản pháp luật được ban
hành để điều chỉnh các quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản theo hướng nhằm thực hiện công
cuộc cải tạo và xây dựng XHCN; thực hiện cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung và
bao cấp. cho nên phương pháp mệnh lệnh hành chính đã được sử dụng chủ yếu trong việc
điều chỉnh các quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự. Các nguyên tắc cơ bản, đặc trưng của Luật
Dân sự chưa được coi trọng đúng mức.
Trong những năm 80, thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội do Đảng ta đề ra, đặc
biệt là việc chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường hàng hoá nhiều
thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, đòi hỏi phải có sự điểu chỉnh của pháp luật tương ứng, trong đó có pháp luật dân sự.
Để đáp ứng đòi hỏi đó, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan
hệ dân sự như: Luật Hôn nhân và Gia đình (1986), Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 6


ngoài vào Việt Nam (1988), Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước
ngoài tại Việt Nam (1992) v.v… Một trong những đặc điểm của pháp luật dân sự giai đoạn
này là sự ra đời của hàng loạt pháp lệnh, đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật dân
sự và tạo ra những tiền đề cho việc soạn thảo và ban hành Bộ Luật Dân sự sau này. Tuy
nhiên, nhiều vấn đề cơ bản của Luật Dân sự chưa được pháp luật điều chỉnh đầy đủ, chằng
hạn như các quan hệ về sở hữu tài sản, các hợp đồng dân sự thông dụng v.v… nên trên thực tế
khi giải quyết tranh chấp, Toà án vẫn phải vận dụng các báo cáo tổng kết ngành, báo cáo
chuyên đề và thông tư hướng dẫn của TANDTC để bù lắp chổ trống .
Sự kiện Bộ Luật Dân sự được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày
28/10/1995 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/1996 đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng
của Luật Dân sự Việt Nam. Kể từ ngày có hiệu lực cho đến năm 2005, Bộ Luật Dân sự 1995
đã phát huy được tác dụng của mình trong việc quy định và giải quyết các tranh chấp dân sự
một cách nhanh chóng và thoả đáng nhất.
Nhưng quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ này diễn ra với
một tốc độ chóng mặt.Nền kinh tế nước ta đang hoà nhập rất nhanh với thị trường khu vực và
quốc tế, chính vì vậy mà rất nhiều quan hệ dân sự mới phát sinh hoặc phát triển hơn cần có
được sự quy định và bảo vệ của pháp luật ví dụ như lĩnh vực sở hữu trí tuệ và chuyển giao
công nghệ v.v…Đáp ứng đòi hỏi đó, ngày 14/6/2005, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XI đã
chính thức thông qua Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005. Bộ Luật này có hiệu lực kể từ ngày
1/1/2006.
* Hiệu lực của Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005 : Điều 2 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định về
Hiệu lực của Bộ Luật Dân sự :

BỘ LUẬT DÂN SỰ

ĐƯỢC ÁP DỤNG

ĐỐI VỚI QUAN TRÊN LẢNH QUAN HỆ DÂN


HỆ DÂN SỰ THỔ NƯỚC VIỆT SỰ CÓ YÊU TỐ
NAM NƯỚC NGOÀI

Khoản 1 Hiệu lực về mặt thời gian : Áp dụng đối với quan hệ dân sự được xác lập từ
ngày Bộ luật có hiệu lực, tức là ngày 1/1/2006. Đối với các quan hệ pháp luật dân sự phát sinh
trước ngày 1/1/2006 và chấm dứt trước ngày 1/1/2006 nhưng có tranh chấp sau ngày 1/1/2006
thì áp dụng Bộ Luật Dân sự 1995 để giải quyết. Đối với các quan hệ pháp luật dân sự phát
Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 7
sinh trước ngày 1/1/2006 nhưng kéo dài đến sau 1/1/2006 mà nội dung và hình thức của các
quan hệ pháp luật đó phù hợp với Bộ Luật Dân sự 2005 thì khi xảy ra tranh chấp sẽ áp dụng
Bộ Luật Dân sự 2005 để giải quyết. Đối với các quan hệ pháp luật dân sự phát sinh trước
ngày 1/1/2006, kéo dài đến sau ngày 1/1/2006, nội dung phù hợp với Bộ Luật Dân sự 2005,
hình thức không phù hợp với Bộ Luật Dân sự 2005 nhưng không trái với các nguyên tắc cơ
bản của pháp luật dân sự thì khi xảy ra tranh chấp sẽ áp dụng Bộ Luật Dân sự 2005 để giải
quyết. Đối với các quan hệ pháp luật dân sự phát sinh trước ngày 1/1/2006, kéo dài đến sau
ngày 1/1/2006, về nội dung và hình thức đều trái với Bộ Luật Dân sự 2005 thì áp dụng các
quy định của Bộ Luật Dân sự 1995 trong việc giải quyết tranh chấp.Về thời hiệu, nếu các văn
bản quy phạm pháp luật trước ngày 1/1/2006 có quy định về thời hiệu thì áp dụng các văn bản
quy phạm pháp luật đó. Đối với các quan hệ pháp luật dân sự mà vắn bản quy phạm pháp luật
trước ngày 1/1/2006 không quy định về thời hiệu nhưng Bộ Luật Dân sự 2005 có quy định về
thời hiệu thì áp dụng thời hiệu theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2005. Thời điểm bắt đầu
tình thời hiệu là ngày 1/1/2006.
Khoản 2 quy định về không gian Bộ Luật Dân sự 2005 có hiệu lực, đó là trên toàn bộ
lãnh thổ Việt Nam.
Khoản 3 quy đinh Bộ Luật Dân sự 2005 ngoài việc được áp dụng cho các quan hệ dân
sự thiết lập giữa các chủ thể mang quốc tịch Việt Nam thì còn có hiệu lực đối với cả các quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, nghĩa là quan hệ dân sự giữa chủ thể mang quốc tịch Việt
Nam với chủ thể không mang quốc tịch Việt Nam nhưng được xác lập và thực hiện tại Việt
Nam, trừ trường hợp các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên có quy định khác.

Câu hỏi củng cố bài:


Phần câu hỏi lý thuyết
1. Phân biệt đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự và đối tượng điều chỉnh của luật hành
chính.
2. Hãy nêu 10 ví dụ về quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự và 10 ví dụ
về quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật khác.
3. Những dấu hiệu nào quyết định một quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân
sự;
4. Nêu các đặc điểm của quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.
5. Phân biệt quan hệ nhân thân không gắn với tài sản với quan hệ nhân thân gắn với tài sản
thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.
6. Nêu các đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của luật dân sự.
7. Nêu các nguyên tắc cơ bản đặc trưng của luật dân sự.

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 8


8. Phân biệt giữa các thuật ngữ: tự do thỏa thuận, tự nguyện, tự định đoạt.
9. Phân loại nguồn của luật dân sự. Hãy nêu ít nhất 15 văn bản pháp luật thuộc nguồn của luật
dân sự có giải thích rõ tại sao nó là nguồn.
10. Xác định các điều kiện để một phong tục, tập quán có thể được áp dụng để điều chỉnh một
quan hệ dân sự.
Phần nhận định đúng/sai (giải thích)
1. Tất cả các quan hệ nhân thân là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.
2. Các quan hệ có đối tượng là tài sản là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.
3. Quan hệ thu chi ngân sách nhà nước là quian hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật
dân sự.
4. Tài sản của Nhà nước không thể là đối tượng của các quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều
chỉnh của Luật dân sự.
5. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động là loại quan hệ tài sản thuộc đối
tượng điều chỉnh của Luật dân sự.
6. Chủ thể của quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự chỉ có thể là cá
nhân.
7. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh thuộc loại quan hệ nhân thân không gắn liền với tài
sản;
8. Quan hệ thừa kế là quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.
9. Các chủ thể hoàn toàn có quyền định đoạt việc tham gia, chấm dứt quan hệ dân sự.
10. Nhà nước khi tham gia quan hệ dân sự cũng bình đẳng với các chủ thể khác, trừ khi pháp
luật qui định khác.

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 9


BÀI 2
QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

 Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:
- Trình bày được khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự;
- Trình bày được các bộ phận cấu thành của quan hệ pháp luật dân sự;
- Trình bày khái niệm sự kiện pháp lý;
- Phân loại được các sự kiện pháp lý trên thực tế.

1. Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự


1.1. Khái niệm
Quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh,
mang ý chí của Nhà Nước.
Quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh trong xã
hội được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh, thể hiện ý chí của Nhà nước trong việc
duy trì, phát triển, bảo vệ,…các quan hệ đó.3
1.2. Đặc điểm

Thứ nhất, quan hệ dân sự có sự đa dạng về chủ thể tham gia. Chủ thể của quan hệ
pháp luật dân sự có thể là cá nhân, pháp nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác, thậm chí Nhà
nước CHXHCN Việt Nam cũng có thể tham gia vào với tư cách như một chủ thể đặc biệt.
Thứ hai, khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự các bên chủ thể luôn quan tâm đến
những lợi ích vật chất hoặc lợi ích về tinh thần. Các lợi ích vật chất và tinh thần này có thể
đan xen nhau trong cùng một quan hệ pháp luật dân sự.
Thứ ba, quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự có thể
do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Quan hệ pháp luật dân sự đa số phát sinh từ
ý chí của các bên, nhưng cũng có thể phát sinh từ ý chí của Nhà nước. Tuy nhiên, dù phát sinh
từ căn cứ nào thì các bên tham gia quan hệ pháp luật dân sự cũng có quyền thỏa thuận về đối
tượng, giá cả, phương thức thanh toán,…và các yếu tố khác trong hợp đồng.
Mặc khác, sự thỏa thuận, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền này còn thể hiện sự bình
đẳng về địa vị pháp lý giữa các chủ thể khi tham gia quan hệ.
Thứ tư, trách nhiệm pháp lý mà các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự
phải gánh chịu sẽ gắn với tài sản.
Trách nhiệm pháp lý được đặt ra khi có sự vi phạm pháp luật dân sự xảy ra trên thực
tế. và khi một trong các bên vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ này đều có thể sẽ đem lại sự
thiệt hại nhất định cho những chủ thể khác. Vì vậy, đặc trưng của trách nhiệm dân sự là trách

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 10


nhiệm tài sản của bên vi phạm trước bên bị vi phạm. Trách nhiệm pháp lý có thể do các bên
thỏa thuận theo quy định của pháp luật hoặc do chính pháp luật quy định.
2. Thành phần của quan hệ pháp luật dân sự
2.1. Chủ thể
Như trên đã phân tích, chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự rất đa dạng. Khi tham gia
vào quan hệ pháp luật nói chung, quan hệ pháp luật dân sự nói riêng, các chủ thể phải có tư
cách chủ thể được luật thừa nhận, tư cách chủ thể được đặc trưng bởi hai yếu tố là năng lực
pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Một số chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật
dân sự một cách thường xuyên (cá nhân, pháp nhân), một số khác tham mang tính chuyên biệt
(hộ gia đình, tổ hợp tác). Trong một số trường hợp, chủ thể được Nhà nước giới hạn lại một
cách cụ thể: chỉ có cá nhân mới là người để lại di sản thừa kế, chỉ cá nhân mới được hưởng
thừa kế theo pháp luật, chỉ có Nhà nước mới có quyền sở hữu đối với đất đai.
2.2. Khách thể
Khách thể chính là những lợi ích vật chất hoặc tinh thần nhất định mà các bên chủ thể
trong quan hệ pháp luật quan tâm, hướng đến.
Các lợi ích vật chất luôn gắn với tài sản (Điều 163 BLDS 2005), tuy nhiên trong một
số trường hợp, có thể nó không được biểu hiện ngay khi quan hệ pháp luật dân sự phát sinh.
Ví dụ: Quyền sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật liên quan đến một khối tài sản.
Các lợi ích tinh thần trong quan hệ pháp luật có thể gồm các lợi ích tinh thần không
gắn với lợi ích vật chất hoặc các lợi ích tinh thần gắn với lợi ích vật chất (các quyền liên quan
đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng)
2.3. Nội dung
Nội dung của quan hệ pháp luật dân sự chính là các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự
của các chủ thể.
Quyền dân sự là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể nhất định được hưởng.
Quyền dân sự của các chủ thể thể hiện rất đa dạng: chủ thể được quyền thực hiện hoặc không
thực hiện những hành vi nhất định liên quan đến những quyền mà pháp luật cho, chủ thể được
quyền yêu cầu chủ thể khác thực hiện hoặc không thực hiện hành vi nhất định nhằm bảo vệ
quyền dân sự của mình hoặc người khác, hay chủ thể cũng có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình hoặc người liên quan khác.
Nghĩa vụ dân sự là cách xử sự mà pháp luật buộc chủ thể nhất định phải thực hiện theo
yêu cầu của chủ thể khác hoặc chính Nhà nước. Theo đó, chủ thể phải thực hiện đúng các
nghĩa vụ đã cam kết với chủ thể khác trong quan hệ pháp luật dân sự, đồng thời có nghĩa vụ
tôn trọng quyền dân sự của các chủ thể khác bằng cách không thực hiện hành vi bất lợi cho
họ. Nếu chủ thể vi phạm nghĩa vụ dân sự thì phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi.

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 11


3. Phân loại quan hệ pháp luật dân sự
Có nhiều cách để phân loại quan hệ pháp luật dân sự, tùy thuộc vào các căn cứ khác
nhau, quan hệ pháp luật dân sự sẽ được chia thành nhiều loại khác nhau. Sau đây là một số
cách phân loại điển hình:
Căn cứ vào nhóm quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự: Quan
hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
Căn cứ vào tính xác định của chủ thể và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật dân sự: quan
hệ pháp luật dân sự tuyệt đối và quan hệ pháp luật dân sự tương đối.
Căn cứ vào cách thức thực hiện quyền của chủ thể: quan hệ pháp luật dân sự vật quyền
và quan hệ pháp luật dân sự trái quyền.
Căn cứ vào sự có đi có lại về lợi ích vật chất giữa các chủ thể: quan hệ dân sự có đền
bù và không có đền bù.
4. Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự
4.1. Khái niệm
Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự chính là các sự kiện
pháp lý do pháp luật quy định mà khi xuất hiện các sự kiện đó thì quan hệ pháp luật dân sự có
thể được phát sinh, được thay đổi hoặc chấm dứt.
4.2. Phân loại sự kiện pháp lý
Căn cứ vào hậu quả pháp lý:
- Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự: là những sự kiện thực tế do
pháp luật quy định mà khi xuất hiện những sự kiện đó thì làm phát sinh quan hệ pháp luật dân
sự.
VD: anh A đánh anh B bị gãy tay, anh A phải bồi thường tiền cho anh B chữa bệnh (
Đ 628 BLDS) vậy giữa anh A và anh B phát sinh trách nhiệm bồi thường.
- Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật dân sự: là những sự kiện thực tế do
pháp luật quy định mà khi xuất hiện những sự kiện đó làm thay đổi một quan hệ pháp luật dân
sự nhất định VD: ông A và ông B thỏa thuận về việc theo đó ông A cho ông B thuê xe ô tô du
lịch với thời hạn 2 tuần, nhưng được 1 tuần thì ông B không cần dùng đến xe ô tô nữa nên ông
B đã thỏa thuận lại với ông A, việc thỏa thuận lại đã làm thay đổi nội dung hợp đồng mà 2
người đã thỏa thuận lúc đầu.
- Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự: là những sự kiện thực tế do
pháp luật quy định mà khi xuất hiện những sự kiện đó thì làm chấm dứt một quan hệ pháp luật
dân sự. VD: ông A bị tai nạn chết thì quan hệ hôn nhân của ông A với vợ ông A sẽ chấm dứt.

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 12


Căn cứ vào tính ý chí trong quan hệ pháp luật dân sự:
Sự kiện pháp lý phát sinh theo ý chí của chủ thể là các hành vi có ý thức của con
người, sự kiện pháp lý được pháp luật quy định hậu quả pháp lý và sự kiện pháp lý phát sinh
khách quan không phụ thuộc vào ý chí của con người.
Hành vi pháp lý chia làm 3 loại:
+ Hành vi hợp pháp : là hành vi phù hợp quy định của pháp luật không trái với đạo
đức xã hội nhằm làm phát sinh, thay đổi chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.
+ Hành vi bất hợp pháp: là những hành vi được thực hiện trái với quy định của pháp
luật và đạo đức xã hội
+ Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng làm phát sinh, thay đổi hay
chấm dứt một quan hệ pháp luật dân sự
Xử sự pháp lý: Là hành vi không nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lý hoặc có mục
đích hướng đến hậu quả pháp lý nhưng hậu quả pháp lý phát sinh hoàn toàn phụ thuộc theo
quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể.
VD: đào tài sản có giá trị lớn nhưng không phải là cổ vật thì người phát hiện sẽ phát
sinh quan hệ tài sản theo quy định của pháp luật.
Sự biến pháp lý: Là sự kiện pháp lý phát sinh một cách khách quan không do hành vi
của con người thực hiện, hoặc có thể ban đầu do hành vi của con người thực hiện nhưng sau
đó con người không thể điều khiển, khống chế được, nhưng lại làm phát sinh hậu quả pháp lý.
VD: Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp. Do hoàn cảnh khách quan A chết, làm
chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa A và B, làm phát sinh quan hệ thừa kế.
Câu hỏi củng cố bài:
Phần câu hỏi lý thuyết
1. Nêu các đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự. Cho ví dụ ở mỗi đặc điểm
2. So sánh quan hệ pháp luật dân sự với quan hệ pháp luật hành chính
3.Phân biệt giữa quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Cho ví dụ.
4. Nêu các căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Mỗi căn cứ cho một
3 ví dụ;
5. Cho ví dụ về chủ thể thực hiện hành vi không nhằm làm phát sinh quyền dân sự và nghĩa
vụ dân sự, nhưng lại làm phát sinh một quan hệ pháp luật dân sự;
6. Nêu ý nghĩa của việc xác định các căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp
luật dân sự;
7. Phân loại quan hệ pháp luật dân sự theo đối tượng của quan hệ. Mỗi loại quan hệ pháp luật
dân sự cho 3 ví dụ;

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 13


8. Phân biệt giữa quan hệ pháp luật dân sự tương đối và quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối.
Cho ví dụ cụ thể;
9. Cho một tình huống cụ thể chứng minh đó là quan hệ pháp luật dân sự (chủ thể, khách thể,
nội dung và căn cứ làm phát sinh, chấm dứt).
Phần nhận định đúng/sai (giải thích)
1. Sự biến là là các sự kiện xảy ra mang tính khách quan với chủ thể và không có tác động
bởi hành vi của con người.
2. Một hành vi chỉ có thể hoặc làm phát sinh, hoặc làm thay đổi, hoặc làm chấm dứt một
quan hệ pháp luật dân sự.
3. Khi một bên hoặc cả hai bên chủ thể chết là căn cứ để chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.
4. Quyền dân sự không chỉ được bảo vệ bằng các biện pháp dân sự mà còn bằng các biện
pháp hành chính hoặc hình sự.
5. Tài sản luôn là đối tượng mà không thể là khách thể của quan hệ pháp luật dân sự.
6. Chỉ những hành vi nào có mục đích làm phát sinh quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự mới là
căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự.

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 14


BÀI 3
CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT

 Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:
- Trình bày được năng lực chủ thể của cá nhân trong quan hệ pháp luật dân sự;
- Trình bày được thủ tục pháp lý và điều kiện tuyên bố cá nhân mất tích, tuyên bố cá
nhân chết, giám hộ đối với cá nhân;
- Trình bày được điều kiện hình thành, năng lực chủ thể của pháp nhân;
- Trình bày được điều kiện, năng lực chủ thể của hộ gia đình;
- Trình bày được điều kiện, năng lực chủ thể của tổ hợp tác;

1. Cá nhân
Cá nhân là chủ thể xuất hiện thường xuyên và quan trọng, chủ yếu nhất trong quan hệ
pháp luật dân sự. Có thể nói, cá nhân tham gia vào tất cả các quan hệ pháp luật dân sự, ngay
cả các quan hệ pháp luật do pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác thực hiện thì cũng thông qua
hành vi của cá nhân.
Cá nhân bao gồm: công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch.
Để cá nhân trở thành chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự thì cá nhân phải có năng
lực chủ thể theo quy định của pháp luật. Năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật dân sự
và năng lực hành vi dân sự.
1.1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Khái niệm năng lực pháp luật dân sự được Luật quy định như sau: “ Năng lực pháp
luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự” (Khoản 1
Điều 14 Bộ luật Dân sự 2005).
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có những đặc điểm riêng biệt sau đây:
 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng cá nhân có các quyền và nghĩa vụ
do Nhà nước quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật dân sự. Theo Khoản 3, Điều 14,
BLDS 2005 năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi
người đó chết. Như vậy, quyền và nghĩa vụ dân sự của cá nhân sẽ xuất hiện cùng thời điểm cá
nhân được sinh ra và mất đi khi cá nhân chết.
 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có tính lịch sử và phụ thuộc vào chế độ chính
trị, bản chất của từng Nhà nước. Qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, năng lực pháp luật dân
sự của cá nhân được quy định khác nhau. Mỗi quốc gia khác nhau sẽ quy định năng lực pháp
luật dân sự cho cá nhân là khác nhau.

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 15


 Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật như nhau một cách bình đẳng (Điều 14, BLDS
2005)
 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không thể bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp
luật quy định. Nhà nước hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân trong một số lĩnh vực
nhất định (sở hữu đất đai), trong một giai đoạn nhất định theo quyết định hoặc bản án của Tòa
án (cấm đi khỏi nơi cư trú, cấm đảm nhận chức vụ, cấm làm những nghề nhất định), hoặc tùy
thuộc vào tính chất khu vực, địa bàn nhất định. Sự hạn chế này đa số chỉ kéo dài trong một
thời hạn nhất định.
Nội dung của năng lực pháp luật dân sự phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã
hội trong những điều kiện lịch sử nhất định. Những quyền dân sự của cá nhân được ghi nhận
ở nhiểu văn bản nhưng quan trọng nhất là Hiến Pháp 1991, Hiến pháp hiện hành năm 2013 và
cụ thể hóa trong BLDS năm 2005.
Có thể chia quyền dân sự của cá nhân thành ba nhóm chính:
+ Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản
+ Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, quyền thừa kế
+Quyền tham gia vào quan hệ dân sự và có các quyền nghĩa vụ phát sinh từ các quan
hệ đó.
1.2. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình
xác lập thực hiện quyền nghĩa vụ dân sự” (Điều 17 Bộ luật Dân sự 2005). Năng lực pháp luật
dân sự là tiền đề, là quyền dân sự khách quan của chủ thể thì năng lực hành vi là khả năng
hành động của chính chủ thể để tạo ra các quyền, thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ. Ngòai
ra năng lực hành vi dân sự còn bao hàm cả năng lực tự chịu trách nhiệm dân sự khi vi phạm
nghĩa vụ dân sự.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi và khả năng
nhận thức và vì vậy được chia làm nhiều mức độ khác nhau.
Các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân gồm:
 Không có năng lực hành vi dân sự: người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi
dân sự, “Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật
xác lập, thực hiện” (Điều 21 BLDS 2005).
 Năng lực hành vi dân sự một phần (có năng lực hành vi dân sự nhưng chưa đầy đủ:
người từ đủ sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi là người có năng lực hành vi dân sự một phần.
Lúc này cá nhân bắt đầu có những nhận thức nhất định, tuy nhiên vẫn còn hạn chế. Mức nhận
thức này được chia ra làm hai cấp độ: người từ đủ sáu tuổi đến dưới mười lăm tuổi, người từ
đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi có tài sản riêng. Việc phân chia này chủ yếu căn cứ

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 16


trên khả năng tài sản và tạo nên thu nhập của chủ thể để thực hiện các nghĩa vụ trong giao
dịch dân sự. Theo đó, người từ đủ sáu tuổi đến dưới mười lăm tuổi chỉ được xác lập các giao
dịch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Người từ đủ mười lăm đến dưới
mười tám tuổi ngoài khả năng xác lập giao dịch như trên, họ có thể xác lập các giao dịch khác
không cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác. Ví dụ: “Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành
văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý”.
 Năng lực hành vi dân sự đầy đủ: người từ đủ mười tám tuổi trở lên có thể tham gia vào
tất cả các giao dịch dân sự nếu họ không bị Tòa án tuyên bố là người bị mất năng lực hành vi
dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
 Mất năng lực hành vi dân sự là trường hợp người do bệnh tâm thần hoặc các bệnh
khác làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của họ, thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi
ích liên quan, Tòa án tuyên bố họ là mất năng lực hành vi dân sự. Người bị mất năng lực hành
vi dân sự có tình trạng pháp lý giống như người không có năng lực hành vi dân sự, mọi giao
dịch dân sự của họ đều do người đại diện theo pháp luật toàn quyền xác lập vì lợi ích của
người mất năng lực hành vi dân sự.
 Hạn chế năng lực hành vi dân sự được áp dụng đối với người bị nghiện ma túy hoặc
các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có
quyền, lợi ích liên quan, tổ chức hữu quan, Tòa án tuyên bố họ bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự rơi vào tình trạng giống như một đứa trẻ từ
đủ sáu tuổi đến dưới mười lăm tuổi, tức là mọi giao dịch dân sự của họ cần phải được người
đại diện đồng ý, trừ các giao dịch phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 17


* Phân biệt Người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ với người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự.
Tiêu chí Người có Năng lực hành vi dân sự Người bị hạn chế năng lực
không đầy đủ hành vi dân sự
Điều kiện áp dụng Dùng để chỉ những người từ đủ 6 Dùng để chỉ những Người
tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nghiện ma túy, nghiện các
chất kích thích khác dẫn
đến phá tán tài sản của gia
đình
Quyết định Không cần có quyết định của tòa án Phải có quyết định của tòa
( vì những người ở độ tuổi này chưa án trên cơ sở có yêu cầu của
phát triển đầy đủ về mặt trí tuệ và người có quyền và nghĩa vụ
thể chất cho nên họ không thể tự liên quan, cơ quan tổ chức.
mình xác lập và thực hiện cá nghĩa thì bị coi là hạn chế năng
vụ dân sự và tự chịu trách nhiệm lực hành vi dân sự.
dân sự)
Xác lập giao dịch dân sự Đối với những người từ đủ 15 tuổi Mọi giao dịch dân sự có
tới chưa đủ 18 tuổi nếu có tài sản liên quan đến tài sản của
riêng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ người bị hạn chế năng lực
thì có thể tự mình xác lập và thực hành vi dân sự đều phải có
hiện các giao dịch dân sự mà không sự đồng ý của người đại
cần có sự đồng ý của người đại diện diện theo PL trừ những giao
theo pháp luật trừ trường hợp pháp dịch phục vụ nhu cầu cuộc
luật có quy định khác. sống hàng ngày

1.3. Tuyên bố cá nhân mất tích, tuyên bố cá nhân chết


Cá nhân là một thực thể pháp lý được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Sự tồn tại của cá
nhân kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định và gắn với những quyền lợi, nghĩa vụ pháp
lý cụ thể. Thông thường cá nhân sinh ra và chết đi theo quy luật thông thường và được đánh
dấu bằng việc khai sinh, khai tử trong quản lý hộ tịch của Nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế
có những trường hợp biệt tích và sự biệt tích của cá nhân lại ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể khác cần Nhà nước có những biện pháp tác động cụ thể.
1.3.1. Thông báo tìm kiếm người vắng mặt và quản lý tài sản của người vắng mặt
Trước khi yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố cá nhân mất tích, tuyên bố cá nhân là
đã chết, những người có quyền và lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra thông báo tìm

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 18


kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú nếu cá nhân biệt tích sáu tháng liền theo quy định của luật
tố tụng dân sự. Đồng thời với yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt, người có quyền và
lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp quản lý tài sản của người vắng
mặt.
Người quản lý tài sản được xác định như sau (Điều 75, BLDS 2005):
 Đối với tài sản đã được người vắng mặt ủy quyền quản lý thì người được ủy
quyền tiếp tục quản lý;
 Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;
 Tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu
vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự thì
con đã thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.
Trong trường hợp không có những người trên đây thì Tòa án chỉ định một trong số
những người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài sản; nếu không có người
thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.
Người quản lý tài sản có những quyền và nghĩa vụ nhất định:
 Có quyền quản lý, trích một phần tài sản quản lý để thực hiện nghĩa vụ của
người vắng mặt;
 Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình;
 Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng;
 Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn của người vắng mặt
bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án;
 Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho
Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường
 Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản.
1.3.2. Tuyên bố mất tích
Điều kiện của việc tuyên bố cá nhân mất tích của người có quyền và nghĩa vụ liên
quan là đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm người vắng mặt theo quy định.
Đồng thời, chủ thể bị tuyên bố phải có thời gian biệt tích hai năm liền trở lên tính từ ngày biết
được tin tức cuối cùng của người đó. Nếu không xác định được thì thời gian này được tính từ
ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng, nếu không xác định được nữa thì
thời gian được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
Hậu quả pháp lý của quyết định tuyên bố cá nhân mất tích:
 Về quan hệ nhân thân: các quan hệ nhân thân tạm dừng, vợ hoặc chồng của
người mất tích nếu có yêu cầu xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 19


 Về quan hệ tài sản: Tài sản do người quản lý tiếp tục quản lý. Nếu tòa án giải
quyết ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha mẹ của
người mất tích; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích, không có người
thân thích thì Tòa án chỉ định người quản lý.
Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì
theo yêu cầu của người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy
bỏ quyết định tuyên bố mất tích. Khi đó, hậu quả pháp lý sẽ được thay đổi như sau: tư cách
chủ thể được khôi phục lại tình trạng ban đầu, được nhận lại tài sản do người quản lý chuyển
giao sau khi thanh toán chi phí quản lý. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bi tuyên bố mất
tích đã ly hôn thì quyết định ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.
1.3.3. Tuyên bố cá nhân chết
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là đã
chết khi rơi vào một trong các trường hợp sau:
 Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật
mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống. Như vậy tổng thời gian mà người vắng mặt
khỏi nơi cư trú có thể bị Tòa án tuyên bố là đã chết là năm năm liền mà không có tin tức xác
thực là còn sống hay đã chết.
 Trường hợp thứ hai, cá nhân biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến
tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống. Tùy từng trường hợp cụ thể mà
Tòa án xác định “ngày chiến tranh kết thúc”. Ngày tuyên bố chấm dứt chiến tranh, ngày ký
hiệp định đình chiến, …cũng có thể chưa được coi là ngày chấm dứt chiến tranh nếu chiến sự
vẫn xảy ra.
 Trường hợp thứ ba, cá nhân bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ
ngày tai nạn, thảm họa, thiên tai chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
 Cuối cùng, người có quyền và lợi ích liên quan vẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố
cá nhân là đã chết khi thời gian biệt tích năm năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực là
còn sống, mặc dù trước đó chưa làm bất kỳ thủ tục yêu cầu nào khác.
Vì quyết định tuyên bố chết sẽ chấm dứt tư cách chủ thể của người bị ra quyết định
tuyên bố chết nên khi Tòa án ra quyết định tuyên bố chết thì Tòa án xác định ngày chết của
người bị tuyên bố là đã chết căn cứ vào từng trường hợp cụ thể kể trên.
Khi quyết định một cá nhân là đã chết thì tư cách chủ thể của họ chấm dứt hoàn toàn
giống như cái chết thông thường, các quan hệ nhân thân của họ cũng chấm dứt như một cá
nhân đã chết và vì vậy các tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 20


Tuy nhiên, quyết định tuyên bố một cá nhân là đã chết có thể bị hủy bỏ vì về bản chất
quyết định này chỉ mang tính chất suy đoán pháp lý, khi người bị tuyên bố đã chết trở về hoặc
có tin tức xác thực rằng người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có
quyền, lợi ích liên quan Tòa án sẽ hủy bỏ quyết định ban đầu. Lúc này chính quy định của
pháp luật lại tạo nên sự vướng mắc. Điều này thể hiện ở chổ, về mặc pháp lý một người bị
tuyên bố là đã chết hoàn toàn bị chấm dứt, kể cả tư cách pháp lý về tố tụng của họ, vậy thì
dưới góc độ pháp luật dân sự họ cũng không thể tồn tại tư cách chủ thể để tham gia tố tụng
thông qua việc yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố là đã chết đối với mình.
Trường hợp Tòa án quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố là đã chết sẽ đem lại hậu
quả pháp lý như sau:
 Tư cách chủ thể của người bị tuyên bố là đã chết được trở lại tình trạng ban đầu như
khi họ còn sống.
 Quan hệ nhân thân của người này được khôi phục lại khi Tòa án quyết định hủy bỏ
quyết định tuyên bố người đó là đã chết. Tuy nhiên cần lưu ý về quan hệ hôn nhân của người
bị tuyên bố đã chết trước đó. Nếu vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được
Tòa án cho ly hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 78 BLDS 2005 thì quyết định cho ly hôn
vẫn có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng, họ phải tiến
hành thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Nếu vợ hoặc chồng của người bị
tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân sau này có hiệu lực pháp
luật.
 Quan hệ tài sản: Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những
người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn. Trong trường hợp người
thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm
hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức, nếu
gây thiệt hại thì phải bồi thường.
1.4. Giám hộ
Chế định giám hộ được xây dựng nhằm đảm bảo lợi ích của một thành phần cá nhân
nhất định trong cuộc sống. Những cá nhân này không có khả năng nhận thức và làm chủ được
hành vi của mình do quy luật tự nhiên hoặc do nguyên nhân khác và họ cần được giám hộ,
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp
luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được
giám hộ)(Khoản 1 Điều 58 BLDS 2005).
Người được giám hộ

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 21


Theo quy định tại Khoản 2, Điều 58 BLDS 2005, người được giám hộ được xác định
gồm hai đối tượng cụ thể sau:
Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ
đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền
của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và
nếu cha, mẹ có yêu cầu. Như vậy, nếu người chưa thành niên còn cha, mẹ và cha, mẹ có điều
kiện chăm sóc họ thì cha, mẹ được xác định là người đại diện theo pháp luật của con chưa
thành niên.
Người chưa thành niên dưới 15 tuổi bắt buộc phải có người giám hộ, người chưa thành
niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không nhất thiết phải có người giám hộ.
Bên cạnh người chưa thành niên, BLDS 2005 còn quy định người mất năng lực hành
vi dân sự cũng cần có người giám hộ.
Xuất phát từ việc đảm bảo lợi ích một cách thống nhất cho người được giám hộ nên
theo quy định của pháp luật, một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ
có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông bà theo
quy định tại Khoản 2, Điều 61 hoặc khoản 3 Điều 62 của BLDS 2005.
Người giám hộ
Người giám hộ là cá nhân (có thể là người giám hộ đương nhiên hoặc giám hộ được
cử theo quy định của pháp luật), tổ chức (trong trường hợp được đề nghị đảm nhận việc giám
hộ).
Người giám hộ đương nhiên đối với cá nhân là những người thân thiết, gần gũi nhất
đối với cá nhân được xác định theo quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống tùy từng trường
hợp cụ thể (Điều 61, Điều 62 BLDS 2005)
Giám hộ cử được áp dụng khi không có người giám hộ đương nhiên thì cá nhân đủ
điều kiện do luật định có thể được cử để giám hộ cho người được giám hộ (Điều 63, Điều 64
BLDS 2005). Nếu không cử được người giám hộ thì UBND cấp xã nơi cư trú của người được
giám hộ có trách nhiệm đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ.
Quan hệ giám hộ được xác lập sẽ tạo nên mối quan hệ pháp lý giữa người giám hộ và
người được giám hộ. Do đó để xác định được người giám hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người được giám hộ, tạo cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp liên quan đến
những người giám hộ, pháp luật quy định về điều kiện đối với cá nhân làm người giám hộ
(Điều 60 BLDS 2005). Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
Thứ nhất, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (đủ 18 tuổi trở lên, không bị Tòa án
tuyên bố mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự).

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 22


Thứ hai,có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình
sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
Thứ ba, có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ. Điều kiện cần thiết
được đề cập có thể được hiểu là điều kiện về sức khỏe, điều kiện về vật chất, thời gian để có
thể trực tiếp chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.
Người giám hộ có các quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật.
Người giám hộ có nghĩa vụ khác nhau trong từng trường hợp nhất định phù hợp với
đặc điểm của người được giám hộ. Người giám hộ có nghĩa vụ đại diện cho người được giám
hộ trong các giao dịch dân sự, quản lý tài sản của người được giám hộ. Đối với người được
giám hộ dưới 15 tuổi thì người giám hộ có nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục người được giám hộ;
trường hợp người được giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ có
nghĩa vụ chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ,…(Điều 65, Điều 66,
Điều 67 BLDS 2005). Ngoài ra, người giám hộ phải có trách nhiệm quản lý tài sản của người
được giám hộ như tài sản của mình, không được tặng cho tài sản của người được giám hộ…
Ngoài ra, người giám hộ có quyền được sử dụng tài sản của người được giám hộ để
chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ, được thanh toán các
chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ, được địa diện cho người
được giám hộ trong việc giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhằm bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Thay đổi và chấm dứt việc giám hộ
Việc giám hộ không thể tồn tại vĩnh viễn, khi xuất hiện các căn cứ do pháp luật quy
định thì việc giám hộ có thể được thay đổi hoặc chấm dứt.
Những trường hợp cần thay đổi người giám hộ thông thường liên quan đến việc không
thỏa mãn điều kiện do pháp luật quy định của người giám hộ, người giám hộ vi phạm nghĩa
vụ hoặc người khác có điều kiện tốt hơn đảm nhận việc giám hộ. Khi thay đổi người giám hộ,
người được chuyển giao việc giám hộ sẽ thực hiện việc chăm sóc, quản lý, giáo dục người
được giám hộ. Để đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất tranh chấp phát sinh, là cơ sở để xác
định quyền và nghĩa vụ của người giám hộ, …việc chuyển giao giám hộ phải được lập thành
văn bản, trong đó xác định rõ tình trạng tài sản của người được giám hộ còn lại…
Việc giám hộ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
 Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
 Người được giám hộ chết;
 Cha, mẹ của người được giám hộ đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của
mình;

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 23


 Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
Khi chấm dứt việc giám hộ thì theo Điều 73 BLDS 2005 sẽ có những hậu quả theo
sau:
Khi chấm dứt việc giám hộ thì trong thời hạn ba tháng, kể từ thời điểm chấm dứt việc
giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ hoặc với cha, mẹ của
người được giám hộ.
Trong trường hợp người được giám hộ chết thì trong thời hạn ba tháng kể từ thời điểm
chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế của người được
giám hộ; nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục
quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của
pháp luật về thừa kế và thông báo cho UBND cấp xã nơi người được giám hộ cư trú.
Việc thanh toán tài sản được thực hiện với sự giám sát của người giám sát việc giám
hộ.
Cần nói thêm, các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch dân sự vì lợi ích của
người được giám hộ mà do người giám hộ thực hiện sẽ chuyển cho người được giám hộ khi
người này đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; chuyển cho cha, mẹ của người được giám hộ
trong trường hợp quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 72 BLDS 2005 hoặc chuyển giao
cho người thừa kế của người được giám hộ khi người được giám hộ
2. Pháp nhân
2.1. Khái niệm và điều kiện của pháp nhân
Khái niệm pháp nhân hình thành và phát triển ở thời kì tư bản chủ nghĩa. Dấu hiệu của
một tổ chức có tư cách pháp nhân được xác định như sau: Sự tồn tại độc lập của pháp nhân
mà không phụ thuộc vào sự thay đổi các thành viên trong pháp nhân đó. Đó là "cá thể riêng
biệt", có ý chí riêng, có "đời sống" riêng. Có tài sản riêng, độc lập với tài sản của các thành
viên của nó. Có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản và thực hiện những hành vi pháp
lí nhân danh mình. Có quyền làm nguyên đơn, bị đơn trước toà án.
Điều 84 Bộ luật Dân sự năm 2005,“Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ
điều kiện:
1) Được thành lập một cách hợp pháp.
2) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
3) Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
4) Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập”.
Tóm lại: Pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp có tài sản riêng và
chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật
một cách độc lập.

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 24


Các điều kiện của pháp nhân được xác định tại Điều 84 Bộ luật Dân sự 2005 được
hiểu như sau:
- Được thành lập một cách hợp pháp: Một tổ chức được coi là hợp pháp nếu có mục
đích, nhiệm vụ hợp pháp và được thành lập hợp pháp theo trình tự và thủ tục do luật định.
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: Pháp nhân có hình thái tổ chức như: doanh nghiệp,
công ti, bệnh viện, trường học, hợp tác xã... phù hợp với chức năng và lĩnh vực hoạt động, bảo
đảm tính hiệu quả trong hoạt động của loại hình tổ chức đó.
Pháp nhân phải là một tổ chức độc lập. Giới hạn trong quan hệ dân sự, kinh tế, lao
động với các chủ thể khác.. Pháp nhân có ý chí riêng và hành động theo ý chí của mình, mà
pháp luật thừa nhận thì một tổ chức mới có thể trở thành một chủ thể tham gia vào các quan
hệ pháp luật.
- Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó:
Tài sản riêng của pháp nhân không chỉ là tài sản thuộc sở hữu của pháp nhân (như
công ti, hợp tác xã...) mà có thể được Nhà nước giao pháp nhân đó. Tài sản của pháp nhân độc
lập với tài sản của cá nhân - thành viên của pháp nhân, độc lập với cơ quan cấp trên của pháp
nhân và các tổ chức khác. thuộc quyền của pháp nhân do pháp nhân chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt.Tài sản của pháp nhân thể hiện dưới dạng vốn, các tư liệu sản xuất và các loại tài sản
khác phù hợp với từng loại pháp nhân. Tài sản của pháp nhân được hình thành do Nhà nước
giao quyền sở hữu cho các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội hoặc từ nguồn vốn đóng góp
của các thành viên. Từ hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp... Pháp nhân phải chịu trách
nhiệm bằng tài sản riêng của mình.
- Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập, có thể là
nguyên đơn, bị đơn trước toà án:
Pháp nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định về pháp nhân. Khi pháp
nhân không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc gây thiệt hại cho cá nhân hoặc pháp nhân khác
thì pháp nhân có thể là bị đơn trước toà án. Và ngược lại. Pháp nhân của pháp luật phải thoả
mãn các điều kiện gồm:
 Tiền đề về tổ chức để biến một tập thể người thành một chủ thể độc lập và hợp
pháp để tham gia vào các quan hệ pháp luật;
 Tiền đề vật chất để tham gia vào các quan hệ tài sản và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản đó;
 Tổng hợp các tiền đề tổ chức và vật chất để một tổ chức có tư cách chủ thể
tham gia vào các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân trong khuôn khổ pháp luật và điều lệ
của pháp nhân quy định.

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 25


 Các điều kiện của pháp nhân nêu trên là một thể thống nhất không tách rời
nhau, hợp thành tư cách chủ thể của pháp nhân.

2.2. Năng lực pháp luật của pháp nhân


Là khả năng của pháp nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt
động của mình. NLPL dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng kí hoạt động thì
NLPL dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm đăng kí. NLPL dân sự của pháp nhân
chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.
Pháp nhân năng lực pháp luật
tham gia
QHPLDS năng lực hành vi.
Các pháp nhân khác nhau có năng lực chủ thể khác nhau bởi vì mỗi pháp nhân được
thành lập đều có mục đích hoạt động khác nhau. Do đó, các quyền và nghĩa vụ của mỗi loại
pháp nhân do pháp luật quy định cũng khác nhau. Năng lực chủ thể của pháp nhan đó phải
phù hợp với mục đích hoạt động của pháp nhân đó. Năng lực chủ thể của pháp nhân mang
tính chất chuyên biệt. Năng lực chủ thể của pháp nhân phải phù hợp với mục đích hoạt động
của pháp nhân – được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc được quyết định bởi quyết
định thành lập pháp nhân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã thành lập pháp nhân đó.
Năng lực chủ thể của pháp nhân phát sinh đồng thời và tồn tại tương ứng với thời điểm thành
lập và chấm dứt pháp nhân, năng lực chủ thể pháp nhân phát sinh từ thời điểm đăng ký và
năng lực chủ thể pháp nhân chấm dứt kể từ thời diểm chấm dứt pháp nhân.
2.3. Các loại pháp nhân
Bộ luật Dân sự 2005 đã căn cứ vào nhiệm vụ, mục đích hoạt động cũng như hình thức
sở hữu để làm căn cứ phân loại pháp nhân. Theo điều 110 Bộ luật Dân sự 2005, hiện nay các
pháp nhân ở nước ta được phân thành các loại sau:
Pháp nhân là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân: Đây là những pháp nhân
được nhà nước giao cho tài sản để thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước hoặc một số hoạt
động khác vì lợi ích công cộng,không nhằm mục đích kinh doanh là pháp nhân khi tham gia
quan hệ dân sự.
Pháp nhân là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội: Các pháp nhân là tổ chức
chính trị,tổ chức chính trị xã hội được thành lập nhằm thực hiện mục tiêu chính trị, xã hội,
phục vụ lợi ích chung của xã hội.theo điều lệ là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.
Pháp nhân là tổ chức kinh tế: Pháp nhân là tổ chức kinh tế bao gồm: Các doanh nghiệp
nhà nước, hợp tác xã, công ty, ... hoặc các tổ chức kinh tế khác hội đủ các điều kiện quy định
tại Điều 84 BLDS được thừa nhận là pháp nhân. Điểm khác biệt rõ nết nhất giữa các pháp

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 26


nhân là tổ chức kinh tế và các loại pháp nhân khác là hoạt động của các pháp nhân kinh tế
nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.
Pháp nhân là tổ chức chính trị xã hội – nghiề nghiệp, tổ chức xã hội,tổ chức xã hội
nghề nghiệp: Đây là các tổ chức hội đủ các điều kiện quy định tại điều 84 BLDS, các tổ chức
này thông thường được lập trên cơ sở một ngành nghề hoặc một tiêu chí, sở thích nhất định.
Ví dụ : hội nhà báo, hội nhà văn,hộ nghệ s ...
Pháp nhân là qu xã hội, qu từ thiện: Qu xã hội,qu từ thiện là các tổ chức được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, chuẩn y điều lệ hoạt động vì mục đích khuyến khích
phát triển văn hóa,khoa học từ thiện và các mục đích xã hội,nhân đạo khác, không nhằm mục
đích lợi nhuận.
Các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại điều 84: Ngoài các tổ chức nói trên,các
tổ chức khác khi hội đủ các điều kiện quy định tại điều 84 BLDS đều được xem là pháp nhân.
2.4. Hoạt động và yếu tố lý lịch của pháp nhân
2.4.1. Hoạt động của pháp nhân
Mọi hoạt động của pháp nhân đều được tiến hành thông qua hành vi những cá nhân
người đại diện của pháp nhân. Đại diện của pháp nhân được thực hiện dưới 2 hình thức: Đại
diện theo pháp luật (đại diện đương nhiên): theo Khoản 4 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2005 là:
“người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hay cơ quan nhà nước có
thẩm quyền” . Người đại diện thực hiện các hành vi nhằm duy trì hoạt động của pháp nhân
trong khuôn khổ của pháp luật
VD: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thanh viên thì chủ sở hữu công ty là người đại
diện theo pháp luật của công ty.
Đại diện theo ủy quyền:người đại diện cho pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác
theo quy định của pháp luật. Người ủy quyền thực hiện các giao dịch trong phạm vi thẩm
quyền được xác nhận theo văn bản ủy quyền và chỉ được ủy quyền lai khi người ủy quyền
đồng ý.
VD: Người được chủ công ty ủy quyền cho việc quản lý của công ty là người đại diện
theo ủy quyền của công ty
2.4.2. Yếu tố lý lịch của pháp nhân
Là tổng hợp các sự kiện pháp lý để cá biệt hóa pháp nhân với các pháp nhân khác khi
tham gia váo các quan hệ pháp luật; Quốc tịch pháp nhân:là mối liên hệ pháp lý giữa pháp
nhân với nhà nước, mỗi pháp nhân có quốc tịch riêng.
Theo điều 88 Bộ luật Dân sự 2005 trong trường hợp pháp luật quy định pháp nhân
phải có điều lệ thì điều lệ của pháp nhân phải được các sáng lập viên hoặc đại hội thành viên
thông qua điều lệ của pháp nhân phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận trong

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 27


trường hợp pháp luật có quy định. Ðiều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây:
Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn
của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác. Quyền, nghĩa vụ của các thành
viên. Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ. Ðiều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể
pháp nhân.
3. Hộ gia đình – chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự
3.1. Khái niệm
Hộ gia đình được ghi nhận trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự lần đầu tiên
trong quy định của Bộ luật Dân sự 1995. Trên nguyên tắc kế thừa, Bộ luật Dân sự 2005 cũng
thừa nhận hộ gia đình là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.
Khái niệm “hộ gia đình” là khái niệm không được ghi nhận trong bất cứ một văn bản
pháp luật nào, mà đây là khái niệm ghép của hai từ “hộ” và gia đình”. “Hộ” được hiểu như
một sự ghi nhận tồn tại của gia đình thông qua việc đăng ký với Nhà nước tại cơ quan có thẩm
quyền. Về khái niệm “gia đình” thì được Luật Hôn nhân và gia đình giải thích như sau: “Gia
đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi
dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.”
(Khoản 2, Điều 3, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Điều 106 Bộ luật Dân sự 2005 quy định “ Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản
chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi
tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”.
Mặc dù pháp luật không quy định cụ thể, tuy nhiên hộ gia đình chỉ được coi là chủ thể
của quan hệ pháp luật dân sự khi đáp ứng được các điều kiện sau:
 Thành viên của hộ gia đình tối thiểu từ 2 người trở lên;
 Các thành viên phải có mối liên hệ ràng buộc nhất định, ngoài mối liên hệ về hôn
nhân, huyết thống, nuôi dưỡng thì các thành viên còn phải chung hộ khẩu;
 Các thành viên có tài sản chung và tài sản chung này được dùng để hoạt động kinh tế
chung trong các quan hệ pháp luật dân sự, mà pháp luật cho phép hộ gia đình được tham gia.
Điều 108, Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng
đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tìa sản do các thành viên đóng góp
cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà
các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ”.
Tài sản chung của hộ có thể là sở hữu chung hợp nhất (hộ chỉ gồm vợ và chồng) hoặc
tài sản chung thuộc sở hữu chung theo phần.

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 28


3.2. Năng lực chủ thể của hộ gia đình
Để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự hộ gia đình phải có năng lực chủ thể.
Năng lực chủ thể của hộ gia đình có những nét tương đồng với năng lực chủ thể của pháp
nhân. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của hộ gia đình phát sinh đồng thời với việc
hình thành hộ gia đình với tư cách chủ thể. Năng lực chủ thể của hộ gia do pháp luật quy đình
và có tính chất hạn chế trong một số lĩnh vực – đó là “hoạt động kinh tế chung trong quan hệ
sử dụng đất, trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất kinh
doanh khác do pháp luật quy định”(Điều 106 Bộ luật Dân sự 2005).
Hộ gia đình là chủ thể hạn chế trong các quan hệ dân sự, chỉ được tham gia vào các
quan hệ dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất và tham gia vào một số quan hệ khác phục vụ
nhu cầu sản xuất, kinh doanh chung của cả hộ. Việc phát sinh hay chấm dứt một hộ gia đình
hoặc thay đổi vai trò chủ hộ trong một hộ gia đình nhiều khi không thể xác định bằng các quy
tắc pháp luật. Vì vậy, tuy hộ gia đình với tư cách là chủ thể nhưng pháp luật không quy định
cách thức phát sinh, trình tự phát sinh hay chấm dứt một hộ gia đình phải căn cứ vào điều kiện
thực tế tồn tại của hộ gia đình đó để xác nhận một hộ gia đình với tư cách chủ thể. Nếu như
thỏa mãn điều kiện có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung thì có thể hình thành một hộ
gia đìnhvới tư cách là chủ thể tham gia vào các quan hệ do pháp luật quy định.
3.3. Hoạt động và trách nhiệm của hộ gia đình
Hộ gia đình hoạt động với tư cách chủ thể trong quan hệ dân sự thông qua đại diện của
hộ gia đình mà pháp luật gọi là chủ hộ. Chủ hộ là người đại diện cho hộ trong các giao dịch
dân sự vì lợi ích chung của hộ. Khi tham gia vào các giao dịch dân sự, chủ hộ đại diện cho hộ
gia đình không cần có sự đồng ý của các thành viên nếu mục đích giao dịch đó phục vụ lợi ích
chung của cả hộ. Chủ hộ có thể ủy quyền cho thành viên đã thành niên làm đại diện cho hộ
gia đình trong các quan hệ dân sự, việc ủy quyền phải tuân thủ theo các quy tắc chung về ủy
quyền. Người được ủy quyền là thành viên của hộ gia đình phải có đầy đủ năng lực hành vi
dân sự. Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập vì lợi ích chung của hộ gia
đình làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của cả hộ gia đình.
Người đại diện cho hộ gia đình xác lập, thực hiện các giao dịch làm phát sinh quyền
và nghĩa vụ cho cả hộ đồng thời cũng làm phát sinh trách nhiệm cho cả hộ với tư cách chủ
thể. Trước tiên trách nhiệm của cả hộ gia đình được xác định bằng tài sản chung của hộ.
Trong trường hợp tài sản chung của hộ không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các
thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sãn riêng của mình. Trách nhiệm tài sản của
hộ gia đình là trách nhiệm vô hạn.
Ví dụ: Khi một gia đình gồm 4 người và họ đều trên 18 tuổi. Gồm ba mẹ và 2 con trai.
2 con trai đã có gia đình và nhà riêng. Họ cùng mở một công ty kinh doanh trên khu đất của

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 29


gia đình theo hình thức góp vốn. Và khu đất này là tài sản chung của gia đình được họ thỏa
thuận từ trước rồi. Trong quá trình kinh doanh không may bị thua lỗ, buộc hộ gia đình này
phải sang nhượng khu đất để lấy tiền trả nợ. Trong trường hợp mà số tiền bán đất không để
trả nợ thì 4 thành viên trong gia đình này phải lấy tài sản riêng của mình góp vào trả nợ.
4. Tổ hợp tác – chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự
4.1. Khái niệm, điều kiện thành lập tổ hợp tác
Sự liên kết giữa các cá nhân khác nhau trong các lĩnh vực, các công việc cụ thể của
đời sống hàng ngày luôn là yêu cầu tất yêu. Tuy nhiên, có nhiều mức độ liên kết khác nhau,
có những cá nhân liên kết nhau nhằm thực hiện một công việc chung nào đó nhưng chưa thật
cần thiết sự điều chỉnh như một pháp nhân đối với họ. Vì vậy quy chế pháp lý về tổ hợp tác ra
đời trong pháp luật dân sự, công nhận tổ hợp tác là một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.
Ngoài tên gọi tổ hợp tác, còn cá các tên gọi khác như “nhóm liên kết”, “câu lạc bộ”, “tổ tương
trợ”,…
Theo Điều 111 Bộ luật Dân sự 2005, tổ hợp tác là sự kết nhóm của từ 3 cá nhân trở
lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những
công việc nhất định, cùng hưởng lợi ích và cùng chịu trách nhiệm.
Có thể hiểu: Tổ hợp tác là sự thỏa thuận liên kết giữa các cá nhân theo quy định của
pháp luật dân sự để tham gia các quan hệ dân sự theo sự thỏa thuận liên kết đó.
Tương tự như hộ gia đình, tổ hợp tác là chủ thể không thường xuyên của quan hệ pháp
luật dân sự. Phạm vi tham gia quan hệ dân sự của tổ hợp tác bị giới hạn bởi nội dung công
việc hợp tác được nêu trong hợp đồng hợp tác của tổ hợp tác.
Theo quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động của tổ hợp tác thì tổ hợp tác phải
thỏa mãn các điều kiện sau đây:
 Số lượng thành viên của tổ hợp tác tối thiểu phải từ ba cá nhân trở lên, các cá nhân
phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, mỗi cá nhân có thể là tổ viên của nhiều tổ hợp tác;
 Các cá nhân phải cùng nhau thỏa thuận về những nội dung cụ thể của việc hợp tác:
Đóng góp tài sản, công việc hợp tác…
 Sự thỏa thuận của các cá nhân phải được thể hiện ở hợp đồng hợp tác và hợp đồng này
phải có chứng thực của UBND cấp xã, phường, thị trấn.
Tổ hợp tác tồn tại với quy mô và cơ cấu còn đơn giản, pháp luật chỉ quy định số lượng
tối thiểu mà không quy định số lượng tối đa. Vì vậy mà khi “…Tổ hợp tác có đủ điều kiện để
trở thành pháp nhân theo quy định của pháp luật thì đăng ký hoạt động với tư cách pháp
nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.” (Khoản 1, Điều 111 Bộ luật Dân sự 2005).

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 30


4.2. Thành lập tổ hợp tác
Hợp đồng thành lập tổ hợp tác phải lập thành văn bản có chứng thực của UBND xã,
phường, thị trấn (Khoản 1 Ðiều 120 Bộ luật Dân sự 2005) nơi cư trú của tổ trưởng và của các
tổ viên phải được ghi nhận trong hợp đồng thành lập tổ hợp tác, như là một trong những nội
dung chủ yếu của hợp đồng; còn nơi hoạt động của tổ hợp tác không nhất thiết được ghi nhận
trong hợp đồng đó. Ngoài nơi cư trú của các thành viên, hợp đồng thành lập tổ hợp tác còn
phải có các chi tiết về mục đích, thời hạn của hợp đồng hợp tác; họ tên của các thành viên
mức đóng góp tài sản (nếu có); phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức giữa các tổ viên;
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ trưởng, của các tổ viên; điều kiện nhận tổ viên mới và
ra khỏi tổ hợp tác; điều kiện chấm dứt tổ hợp tác và các thoả thuận khác (Khoản 2 Ðiều 120
Bộ luật Dân sự 2005).
Tổ hợp tác được đại diện bởi tổ trưởng, do các tổ viên cử ra (Ðiều 122 Bộ luật Dân
sự). Thể thức cử tổ trưởng phải được quy định trong hợp đồng thành lập tổ. Tổ trưởng có thể
uỷ quyền cho tổ viên thực hiện một số công việc nhất định cần thiết cho tổ. Tổ trưởng tổ hợp
tác không có những quyền hạn rộng rãi trong việc đại diện như chủ hộ gia đình: các giao dịch
do tổ trưởng xác lậpnhân danh tổ phải đượüc sự đồng ý của đa số tổ viên nhắc lại rằng “đa số
tổ viên” chứ không phải “đa số tổ viên dự họp”; riêng việc định đoạt các tài sản là tư liệu sản
xuất của tổ phải được sự đồng ý của tất cả tổ viên (khoản 2 Ðiều 123 Bộ luật Dân sự 2005 ).
4.3. Chấm dứt tổ hợp tác và thanh toán tài sản
Tổ hợp tác chấm dứt trong những trường hợp quy định tại khoản 1Ðiều 129BLDS bao
gồm:
a) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác
b) Mục đích của việc hợp tác đã đạt được
c) Các tổ viên thoả thuận chấm dứt tổ hợp tác.
Việc chấm dứt tổ hợp tác phải được báo cáo với UBND xã, phường, thị trấn nơi đã
chứng thực hợp đồng hợp tác. Tổ hợp tác cũng có thể chấm dứt theo quyết định của cơ quan
có thẩm quyền trong những trường hợp do pháp luật quy định (khoản 2 Ðiều 129 BLDS) Tài
sản còn lại của tổ hợp tác, sau khi thanh toán các khoản nợ, được phân chia cho các tổ viên
theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thoả thuận khác
(khoản 3 Ðiều 129 BLDS).
Câu hỏi củng cố bài:
Phần lý thuyết
Câu 1. Căn cứ vào tiêu chí nào để xác định nơi cư trú của cá nhân?
Câu 2. Tư cách chủ thể pháp luật của cá nhân được xác định như thế nào trước khi sinh ra và
khi cái chết sinh học chưa xác định?

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 31


Câu 3. Khi cá nhân ở trong tình trạng không có năng lực hành vi thì được luật bảo vệ như thế
nào?
Câu 4. pháp nhân được hình thành như thế nào theo dòng lịch sử?
Câu 5. phân tích tính chất pháp lý của pháp nhân?
Câu 6. pháp nhân được hình thành theo những loại hình nào?
Câu 7. Hiểu như thế nào về hộ gia đình và tổ hợp tác?
Câu 8. Hộ gia đình và tổ hợp tác chịu trách nhiệm dân sự như thế nào?
Câu 9. Phân biệt trách nhiệm tài sản của thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác và pháp nhân?
Câu 10. Xác định các giao dịch dân sự mà Hộ gia đình có thể tham gia xác lập, chấm dứt?
Phần nhận định đúng/sai (giải thích)
1. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân phát sinh cùng một thời điểm.
2. Năng lực hành vi và năng lực pháp luật của pháp nhân phát sinh cùng một thời điểm.
3. Quan hệ đại diện đối với người bị hạn chế chế năng lực hành vi dân sự không phải quan hệ
giám hộ.
4. Các giao dịch do người dưới 6 tuổi xác lập, thực hiện, chấm dứt đều vô hiệu.
5. Tuyên bố một người là đã chết làm chấm dứt các quyền nhân thân và quyền tài sản của
người bị tuyên bố.
6. Khi người bị tuyên bố đã chết lại trở về thì phục hồi lại toàn bộ quyền nhân thân và quyền
tài sản của họ.
7. Năng lực pháp luật của cá nhân phát sinh từ lúc cá nhân được sinh ra.
8. Việc một cá nhân bị tòa án tuyên bố mất tích làm chấm dứt quan hệ hôn nhân của người đó.
9. Cá nhân là người mang quốc tịch Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài bình đẳng về
năng lực pháp luật dân sự
10. Pháp nhân hoạt động thông qua người đại diện của pháp nhân.
11. Giao dịch vì lợi ích của người mất năng lực hành vi dân sự do người đại diện thực hiện.
12. Tất cả giao dịch liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đều
phải được sự đồng ý của người đại diện.
13. Trụ sở của pháp nhân phải là trụ sở nơi cơ quan điều hành làm việc.
14. Khi người đại diện theo pháp luật của pháp nhân chết thì pháp nhân chấm dứt.
15. Nếu đủ điều kiện trở thành pháp nhân, tổ hợp tác có tư cách pháp nhân.
16. Các tổ viên Tổ hợp tác chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các
nghĩa vụ tái sản của Tổ hợp tác.
17. Các thành viên hộ gia đình phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình
đối với các nghĩa vụ tài sản của hộ gia đình.

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 32


18. Pháp nhân chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các nghĩa vụ của pháp nhân. Nếu tài sản của
pháp nhân không đủ để thực hiện nghĩa vụ, thì nghĩa vụ đó được thực hiện bằng tài sản riêng
của các thành viên.
19. Hộ gia đình được thành lập theo quyết định của ủy ban nhân dân cấp cơ sở.
20. Các giao dịch liên quan đến tư liệu sản xuất của Hộ gia đình phải được sự đồng ý của tất
cả các thành viên hộ gia đình;

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 33


BÀI 4
TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ

 Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:
- Trình bày được khái niệm tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành;
- Trình bày được các cách phân loại tài sản, ý nghĩa của việc phân loại;
- Phân tích được nội dung quyền sở hữu;
- Phân tích và vận dụng được các căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu tài sản.

1. Tài sản
1.1. Khái niệm tài sản
Khái niệm tài sản được nhiều lĩnh vực đời sống đề cập đến và đánh giá là vấn đề quan
trọng, có ý nghĩa to lớn trong xã hội loài người. Mỗi lĩnh vực có cách nhìn nhận và đưa ra
khái niệm khác nhau về tài sản. Khoa học pháp lý nước ta đưa ra khái niệm về tài sản bằng
việc liệt kê một cách cụ thể, tài sản gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Vật, là bộ phận của thế giới vật chất, có thể tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí. Vật tồn tại
khách quan mà con người có thể cảm giác được bằng các giác quan của mình, có thể có sẵn
trong tự nhiên hoặc do con người lao động, sang tạo ra. Vật chỉ có ý nghĩa khi nó trở thành
đối tượng trong quan hệ pháp luật nên nếu bộ phận vật chất tồn tại nhưng con người không
thể kiểm soát, chiếm hữu được thì về ý nghĩa pháp lý sẽ không được thừa nhận là tài sản. Tài
sản phải mang lại lợi ích cho các chủ thể trong quan hệ pháp lý nhất định, đặc biệt là quan hệ
pháp luật dân sự. Vật để trở thành tài sản trong luật dân sự phải thỏa mãn các điều kiện:
 Là vật thật, tồn tại trong thế giới vật chất, con người có thể cảm giác được, chiếm hữu
được;
 Mang lại lợi ích nhất định, giá trị nhất định cho các chủ thể;
 Được phép lưu thông trong giao dịch dân sự.
Tiền, theo kinh tế chính trị học tiền được xem là vật ngang giá chung được sử dụng
làm thước đo giá trị của các loại tài sản khác. Tiền thông thường được dùng để chỉ đồng tiền
do Nhà nước phát hành và có giá trị lưu hành thực tế. Ngoài ra tiền còn thể hiện chủ quyền
của một quốc gia, vị thế kinh tế, chính trị của một đất nước. Khác với Bộ luật Dân sự 1995
quy định tiền thanh toán phải là tiền Việt Nam, thì theo Bộ luật Dân sự 2005 có thể hiểu tiền
gồm nội tệ và ngoại tệ. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2005 xác định tiền Việt Nam được lưu
hành rộng rãi, ngoại tệ là loại tài sản hạn chế lưu thông. Tiền do Ngân hàng Nhà nước độc
quyền phát hành với nhiều mệnh giá từ 200 VND đến 500.000 VND. Việc hủy hoại tiền tệ
(cắt, xé, đốt) bị nghiêm cấm.
Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 34
Giấy tờ có giá, đây là loại tài sản được sử dụng phổ biến hiện nay đặc biệt là trong các
hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được
bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá gồm: séc, cổ phiếu, tín
phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, công trái,…Khác với tiền chỉ do Ngân hàng Nhà nước
ban hành, giấy tờ có giá có thể do Chính phủ, ngân hàng, kho bạc, các công ty cổ
phần….Giấy tờ có giá có các đặc tính khác hẳn với tiền như: có thể có mệnh giá hoặc không,
có thể có thời hạn sử dụng hoặc không, có thể ghi danh hoặc không và việc định đoạt giấy tờ
có giá cũng không bị hạn chế như định đoạt tiền.
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch
dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ (Điều 181, Bộ luật Dân sự 2005). Quyền tài sản được đề
cập ở đây chính là một quyền năng dân sự chủ quan của chủ thể được pháp luật ghi nhận và
bảo vệ. Quyền này phải trị giá được bằng tiền hay nói cách khác là phải tương đương với một
đại lượng vật chất nhất định. Quyền tài sản có rất nhiều nhưng chỉ những quyền nào có thể trở
thành đối tượng trong các giao dịch dân sự thì mới được coi là tài sản tại Điều 163, Bộ luật
Dân sự 2005. Pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay ghi nhận một số quyền tài sản như: quyền
sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối
với tài sản, quyền tài sản phát sinh từ các quyền sở hữu trí tuệ (quyền tác giả, sở hữu công
nghiệp, sở hữu giống cây trồng,…), quyền đòi nợ, quyền nhận tiền bảo hiểm đối với vật được
bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ
hợp đồng (Điều 322, Bộ luật Dân sự 2005).
1.2. Phân loại tài sản
Có nhiều căn cứ để phân loại tài sản, mỗi căn cứ khác nhau sẽ đưa ra nhiều loại tài sản
khác nhau dựa trên những đặc tính nhất định của tài sản. Xuất phát từ việc mỗi loại tài sản cần
có quy chế pháp lý phù hợp, đặc tính khác nhau của tài sản đặt ra yêu cầu khác biệt nhất định
cho thực tiễn pháp lý, tài sản được chia ra làm các loại sau:
 Bất động sản và động sản:
Việc phân chia này chủ yếu dựa trên đặc tính vật lý về khả năng di động của tài sản
trong thế giới vật chất. Tuy nhiên, Điều 174, BLDS 2005 sử dụng cách thức liệt kê loại trừ
như sau:
“Bất động sản là các tài sản bao gồm:
- Đất đai;
- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công
trình xây dựng đó;
- Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
- Các tài sản khác do pháp luật quy định.

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 35


Động sản là những tài sản không phải là bất động sản”.
Một số tài sản khác được pháp luật liên quan quy định không nằm trong số các tài sản
được liệt kê trên cũng được đề cập đến. Ví dụ theo Điều 6, Luật Kinh doanh bất động sản thì
quyền sử dụng đất là bất động sản.
Cách phân loại này được hầu hết các quốc gia trên thế giới sử dụng để đưa ra các quy
chế pháp lý khác nhau đối với động sản và bất động sản. Tuy nhiên, các nước khác nhau có
cách đánh giá và đưa ra khái niệm về động sản và bất động sản rất khác nhau. Việc phân loại
tài sản thành động sản và bất động sản đối với Việt Nam có một số ý nghĩa quan trọng chủ
yếu sau:
- Xác định thủ tục đăng ký đối với tài sản (Điều 167 Bộ luật Dân sự 2005);
- Xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản (Điều 168 Bộ luật Dân
sự 2005);
- Xác định địa điểm thực hiện nghĩa vụ đối với các giao dịch về tài sản nếu các bên
không đưa ra thỏa thuận;
- Xác định căn cứ xác lập quyền sở hữu (Điều 239, Điều 247 Bộ luật Dân sự 2005);
- Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự.
 Tài sản gốc, hoa lợi và lợi tức
Dựa vào nguồn gốc và cách thức hình thành tài sản mà có thể chia tài sản thành tài
sản gốc, hoa lợi và lợi tức.
Tài sản gốc được hiểu là tài sản khi sử dụng, khai thác công dụng thì sinh ra lợi ích vật
chất nhất định.
Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại như con bê con do con bò đẻ ra, hoa
quả, ngũ cốc thu hoạch từ cây cối,…Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản
mà không phải tài sản tự sinh ra. Ví dụ như: tiền thuê nhà, tiền lãi,…Như vậy cả hoa lợi và lợi
tức đều là những tài sản sinh ra từ việc sử dụng, khai thác tài sản gốc.
Đối với hoa lợi và lợi tức thu được từ tài sản gốc cần lưu ý:
Thứ nhất, hoa lợi và lợi tức chỉ được xem xét khi nó tách rời tài sản gốc, nếu không nó
vẫn là một bộ phận không thể thiếu của tài sản gốc.
Thứ hai, hoa lợi và lợi tức chỉ được đề cập đến khi việc sản sinh ra chúng không làm
giảm sút, ảnh hưởng trạng thái ban đầu của tài sản gốc.
Ý nghĩa pháp lý của việc phân loại tài sản thành tài sản gốc, hoa lợi và lợi tức:
- Xác định chủ sở hữu của tài sản: về nguyên tắc thì hoa lợi sẽ thuộc về chủ sở hữu tài
sản, lợi tức sẽ thuộc về người có quyền sử dụng hợp pháp tài sản đó.
- Trong một số trường hợp, người chiếm hữu tài sản gốc chỉ được hưởng hoa lợi từ tài
sản gốc mà không được khai thác công dụng của tài sản để thu lợi tức. Ví dụ: chiếm hữu hợp

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 36


pháp gia súc, cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ (Điều 242, Điều 243, Điều 416 Bộ luật
Dân sự 2005).
 Tài sản có đăng ký quyền sở hữu, tài sản không đăng ký quyền sở hữu
Nhà nước quy định việc đăng ký quyền sở hữu đối với một số tài sản nhất định có ý
nghĩa về mặt chính trị, kinh tế, quản lý nhà nước,…Tài sản mà pháp luật quy định bắt buộc
đăng ký quyền sở hữu thì việc đăng ký mới được công nhận quyền sở hữu đối với tài sản. Ví
dụ: nhà, máy bay, tàu biển, ô tô, súng săn, súng thể thao…Ngược lại, có các tài sản nhà nước
không buộc phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ý nghĩa phân loại chủ yếu là xác định thời điểm chuyển giao, phát sinh quyền sở hữu
(Điều 439, Bộ luật Dân sự 2005), xác định cách thức kiện đòi tài sản (Điều 257, Điều 258 Bộ
luật Dân sự 2005)
 Tài sản cấm lưu thông, hạn chế lưu thông, tự do lưu thông
Căn cứ vào chế độ pháp lý đối với tài sản, người ta phân chia tài sản thành ba loại: Tài
sản cấm lưu thông, tài sản hạn chế lưu thông và tài sản tự do lưu thông.
Một số tài sản được Nhà nước xác định việc lưu thông của nó gây ảnh hưởng đối với
nên kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng nên pháp luật cấm giao dịch: vũ khí quân dụng, ma
túy, chất phóng xạ, động vật quý hiếm…
Tài sản hạn chế lưu thông là tài sản khi dịch chuyển trong giao dịch dân sự phải tuân
theo những quy chế pháp lý đặc biệt, đôi khi phải cần có sự đồng ý, cho phép của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền: vũ khí thể thao, thanh toán bằng ngoại tệ với số lượng lớn…
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch, phát triển kinh tế, xã hội, các tài sản đa số
tồn tại dưới dạng tự do lưu thông, giao dịch đối với tài sản này được thực hiện không cần phải
xin phép.
Việc xác định tính chất lưu thông của hàng hóa giúp xác định hiệu lực pháp lý của
giao dịch. Giao dịch đối với tài sản cấm lưu thông không được pháp luật thừa nhận và bị vô
hiệu tuyệt đối. Những giao dịch liên quan đến tài sản hạn chế lưu thông chỉ có giá trị khi thực
hiện đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định.
 Tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai
Cách phân loại này được căn cứ trên thời điểm hình thành tài sản và thời điểm xác lập
quyền sở hữu cho chủ sở hữu.
Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành vào thời điểm hiện tại và được xác lập quyền
sở hữu cho chủ sở hữu.
Ngược lại, tài sản hình thành trong tương lai được hiểu là tài sản chưa tồn tại hoặc
chưa hình thành đồng bộ vào thời điểm xem xét (thời điểm xác lập giao dịch, xác lập nghĩa

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 37


vụ) nhưng chắc chắn sẽ có hoặc được hình thành trong tương lai, hoặc sẽ xác lập quyền sở
hữu sau này.
Việc phân loại này có ý nghĩa xác định đối tượng của nghĩa vụ dân sự một cách cụ thể
(Điều 282, Điều 411 Bộ luật Dân sự 2005).
1.3. Phân loại vật
Vật được xác định là yếu tố tồn tại của thế giới vật chất, tùy thuộc vào tính chất, đặc
điểm, giá trị khác nhau, vật được chia làm nhiều loại khác nhau.
 Vật chính và vật phụ
Dựa vào mối liên hệ, phụ thuộc về công dụng của vật đối với nhau mà vật được phân
thành vật chính và vật phụ.
Vật chính là vật độc lập có thể khai thác công dụng theo tính năng. Vật phụ là vật trực
tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng
có thể tách khỏi vật chính.
Ví dụ: máy tính bàn là vật chính, chuột máy tính là vật phụ.
Việc phân loại này giúp xác định đúng nghĩa vụ giao vật. Bên có nghĩa vụ phải thực
hiện việc chuyển giao vật phụ cùng với vật chính nhằm đảm bảo việc khai thác tính năng của
vật chính, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Ngoài ra, cách phân loại này còn giúp xác định
quyền sở hữu của các chủ sở hữu khi sáp nhập tài sản (Điều 236, BLDS 2005).
 Vật chia được và vật không chia được
Dựa vào giá trị của vật khi được chia ra thành các phần nhỏ mà vật được chia thành
vật chia được và vật không chia được.
Vật chia được là vật khi bị chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng. Vật
không chia được là vật khi chia thành các phần nhỏ thì mỗi phần không thể có được tính năng
sử dụng như ban đầu.
Ví dụ: Vải là vật chia được, xe máy là vật không chia được.
Cách phân loại này được dùng khi các chủ thể cần phân chia tài sản, đối với vật chia
được thì sẽ được chia trên chính hiện vật để đảm bảo khách quan, công bằng, đối với vật
không chia được vì ảnh hưởng đến giá trị sử dụng của vật thì sẽ được chia theo giá trị và được
tính trị giá bằng tiền.
 Vật tiêu hao và vật không tiêu hao
Dựa vào đặc tính, giá trị của tài sản sau khi sử dụng người ta chia vật ra thành vật tiêu
hao và vật không tiêu hao.
Vật tiêu hao là vật đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được hình dáng,
tính chất, và tính năng sử dụng ban đầu. Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều
lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 38


Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng thuê hoặc mượn tài sản, bởi các loại
hợp đồng này bên thuê hoặc bên mượn sau khi chấm dứt hợp đồng sẽ phải hoàn trả lại đúng
tài sản ban đầu.
 Vật cùng loại và vật đặc định
Dựa vào dấu hiệu phân biệt giữa các tài sản với nhau, người ta chia tài sản thành vật
cùng loại và vật đặc định.
Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định
được bằng một đơn vị đo lường cụ thể. Ngược lại, vật đăc định là vật phân biệt được với các
vật khác bằng các ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, vị trí và đôi khi chỉ ở thời điểm xuất
hiện,…
Vật đặc định là đối tượng của hợp đồng mượn, cho thuê tài sản, khi chấm dứt hợp
đồng bên có nghĩa vụ hoàn trả, bên có nghĩa vụ chỉ cần giao đúng số lượng với chất lượng
trung bình của các vật cùng loại khác là được.
 Vật đồng bộ và vật không đồng bộ
nghĩa vụ phải hoàn trả đúng vật đó, nếu không sẽ bị coi là vi phạm nghĩa vụ và phải
chịu trách nhiệm dân sự. Vật cùng loại là đối tượng của hợp đồng vay tài sản, và các hợp
đồng khác mà khi thực hiện
Vật đồng bộ là vật gồm cá phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ nhau hợp thành
chính thể mà nếu thiếu một trong các bộ phận hoặc có bộ phận không trùng khớp thì không sử
dụng được hoặc giá trị sử dụng vật bị giảm sút. Vật đồng bộ thường được gọi ở dạng đôi, cặp,
bộ,…Ngược lại thì được xác định là vật không đồng bộ.
Cách phân loại này dùng để xem xét xác định nghĩa vụ chuyển giao vật của bên có
nghĩa vụ đối với bên có quyền.
Cách phân loại này chỉ được xem xét trong trường hợp vật được tập hợp từ các vật
đơn chiếc tạo thành, không dùng cho vật đơn chiếc, độc lập.
2. Quyền sở hữu
2.1. Khái niệm về quyền sở hữu
Ngay từ thời kỳ sơ khai của lịch sử xã hội loài người, con người đã biết chiếm giữ
những nguồn tài sản sẵn có trong thế giới tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu của mình. Qua quá
trình phát triển, con người biết tạo ra những tài sản, của cải khác nhau. Như một nhu cầu tất
yếu, quan hệ sở hữu được hình thành bởi chính ý thức của con người. Theo Bộ luật Dân sự
2005 ghi nhận quyền sở hữu như một quyền năng dân sự đối với tài sản. “Quyền sở hữu bao
gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy
định của pháp luật…”. Như vậy Bộ luật Dân sự 2005 chỉ đưa ra khái niệm về quyền sở hữu

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 39


bằng cách liệt kê nội dung của quyền năng này chứ không đưa ra một giải thích pháp lý chính
thức.
Hiểu theo nghĩa rộng quyền sở hữu là một phạm trù pháp lý, phản ánh các quan hệ
sởhữu trong một chế độ sở hữu nhất định, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ sở hữu trong xã hội. Các quy phạm pháp luật này do Nhà nước ban hành để
điều chỉnh các quan hệ phát sinh thuộc lỉnh vực chiếm hữu sử dụng và định đoạt tài sản.
Hiểu theo nghĩa hẹp quyền sở hữu là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể
được thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.
2.2. Nội dung quyền sở hữu
Quyền sở hữu là một quyền năng dân sự chủ quan và mang tính chất cụ thể của chủ sỡ
hữu. Bao gồm các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt đối với tài sản.
2.2.1. Quyền chiếm hữu
Theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Dân sự 2005 thì quyền chiếm hữu là quyền năng
nắm giữ, quản lý tài sản.
Trên thực tế, để thực hiện hành vi này chủ sở hữu phải tự mình thực hiện các hành vi
cụ thể để có được việc chiếm hữu thực tế. Đó là quyền kiểm soát, làm chủ và chi phối vật đó
theo ý chí của mình, không bị hạn chế và gián đoạn về thời gian (Điều 184 Bộ luật Dân sự
2005). Ngoài ra, chủ sở hữu có thể chuyển quyền chiếm hữu của mình cho những chủ thể
khác thông qua một hợp đồng dân sự hoặc một một sự kiện pháp lý bất ngờ không theo ý chí
của họ như: đánh rơi, thất lạc, bỏ quên, chôn giấu không tìm thấy,…Tuy nhiên, trong các
trường hợp này chủ sở hữu vẫn có quyền chiếm hữu pháp lý đối với tài sản. Nghĩa là pháp
luật vẫn công nhận cho chủ sở hữu quyền chiếm hữu dù người đó không còn trực tiếp nắm giữ
và chi phối tài sản. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu chỉ chấm dứt hoàn toàn khi chủ sở hữu
quyết định bán, trao đổi, tặng cho, từ bỏ tài sản đó hoặc theo các căn cứ được quy định từ
Điều 252 đến Điều 254 Bộ luật Dân sự 2005.
Như vậy, căn cứ vào tình trạng quản lý, nắm giữ tài sản thì quyền chiếm hữu gồm hai
dạng chiếm hữu thực tế và chiếm hữu của chủ sở hữu.
Căn cứ vào tính hợp pháp của việc chiếm hữu, pháp luật ghi nhận việc chiếm hữu có
căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật của chủ thể như sau:
 Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
Là hình thức chiếm hữu tài sản một cách hợp pháp, được pháp luật thừa nhận và bảo
vệ:
- Chiếm hữu của chủ sở hữu;
- Người được chủ sở hữu ủy quyền;

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 40


- Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với
quy định của pháp luật (Điều 186 Bộ luật Dân sự 2005);
- Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu,
tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp
luật quy định (Điều 187 Bộ luật Dân sự 2005);
- Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với
điều kiện do pháp luật quy định (Điều 188 Bộ luật Dân sự 2005);
- Các trường hợp khác do pháp luật quy định như: chiếm hữu tài sản trên cơ sở một
mệnh lệnh, quyền đương nhiên của cơ quan có thẩm quyền đối với tài sản.
 Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
Là trường hợp chiếm hữu tài sản không dựa trên các căn cứ do pháp luật dân sự quy
định nêu trên. Trong việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật phân biệt ra hai trường hợp
sau đây:
- Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình: Điều 189 Bộ luật Dân sự
2005 quy định: “Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là
người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn
cứ pháp luật”.
Có nghĩa là, để được coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình phải
thỏa mãn các yêu cầu sau:
Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật;
Ý thức của người chiếm hữu tài sản về việc chiếm hữu là không biết việc chiếm hữu là
bất hợp pháp;
Không thể biết việc chiếm hữu đó là bất hợp pháp.
Thông thường, đối với việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì
người chiếm hữu tài sản (không phải đăng ký quyền sở hữu) theo sự chuyển giao từ người
khác mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu là bất hợp pháp.
- Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình: việc chiếm hữu không dựa
trên các căn cứ pháp luật quy định, người chiếm hữu biết việc chiếm hữu là bất hợp pháp hoặc
không biết nhưng trong trường hợp pháp luật bắt buộc phải biết việc chiếm hữu đó là bất hợp
pháp.
Ví dụ: Mua tài sản do trộm cắp mà có, mua xe ôtô, gắn máy không có giấy tờ, mua
nhà trên diện tích đất lấn chiếm,…
Nguyên tắc chung là pháp luật chỉ bảo vệ quyền lợi của người chiếm hữu hợp pháp.
Mặc dù vậy, việc xác định chủ thể có ngay tình hay không trong việc chiếm hữu không có căn

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 41


cứ pháp luật có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định quyền lợi của người chiếm hữu (hưởng hoa
lợi, lợi tức; xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu; thanh toán chi phí làm tang giá trị tài sản,…)
2.2.2. Quyền sử dụng tài sản
“Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”
(Điều 192 Bộ luật Dân sự 2005).
Quyền khai thác công dụng của tài sản là việc khai thác lợi ích mà tài sản mang lại
phù hợp với công dụng của tài sản (xe giúp di chuyển, nhà để ở,…).
Hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản là việc khai thác lợi ích từ sản vật tự nhiên hoặc lợi
ích từ việc khai thác tài sản mang lại.
Quyền sử dụng tài sản có thể được thực hiện bởi chủ sở hữu tài sản hoặc người không
phải là chủ sở hữu trong một số trường hợp nhất định:
- Chủ sở hữu có toàn quyền sử dụng đối với tài sản thuộc sở hữu của mình nhưng không
được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác.
- Người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản:
+ Thông qua hợp đồng với chủ sở hữu: Việc sử dụng tài sản được thực hiện theo thỏa
thuận trong nội dung của hợp đồng dựa trên các quy định của pháp luật.
+ Pháp luật cho phép: Việc sử dụng dựa trên các nguyên tắc và giới hạn do pháp luật quy
định. Ví dụ: Người giám hộ có quyền sử dụng tài sản của người được giám hộ vì mục đích
chăm sóc, chi dùng nhu cầu cần thiết của người được giám hộ.
+ Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được quyền sử
dụng tài sản mà mình chiếm hữu.
2.2.3. Quyền định đoạt tài sản
Theo quy định tại Điều 195 Bộ luật Dân sự 2005: “Quyền định đoạt là quyền chuyển
giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó”.
Bộ luật Dân sự 2005 chỉ đề cập đến khía cạnh chuyển giao quyền sở hữu hoặc từ bỏ
quyền này đối với tài sản của chủ sở hữu, không đề cập đến việc chủ sở hữu có quyền tiêu
dùng, tiêu hủy tài sản thuộc sở hữu của mình. Tuy nhiên, những quyền năng này vẫn tồn tại
và được tôn trọng trên thực tế.
- Chuyển giao quyền sở hữu: việc chuyển giao quyền sở hữu có thể được thực hiện
thông qua hợp đồng hoặc giao dịch một bên của chủ sở hữu đối với các chủ thể khác.
- Từ bỏ quyền sở hữu: chủ sở hữu thể hiện ý chí muốn chấm dứt quyền sở hữu đối với
tài sản thuộc sở hữu của mình (Điều 249 Bộ luật Dân sự 2005). Tuy nhiên, việc từ bỏ quyền
này phải chịu sự giới hạn của các quy định của pháp luật (trật tự an toàn xã hội, an toàn môi
trường,…).

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 42


Việc định đoạt tài sản được thực hiện bởi chủ sở hữu tài sản, chủ sở hữu cũng có
quyền ủy quyền người khác thực hiện việc định đoạt đối với tài sản hoặc trong một số trường
hợp nhất định tài sản được định đoạt theo quy định của pháp luật (Kê biên, bán đấu giá tài
sản; người giám hộ được bán tài sản vì lợi ích, nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ).
Việc định đoạt tài sản phải tuân theo các nguyên tắc của pháp luật dân sự: năng lực
chủ thể, trình tự thủ tục định đoạt tài sản (nếu có),…
Ngoài ra, quyền định đoạt cũng bị giới hạn trong một số trường hợp nhất định. Điều
này xuất phát từ lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác. Ví dụ như: quyền định đoạt đối với tài sản là di tích lịch sử, văn vật, …; quyền ưu tiên
mua của đồng sở hữu,…
2.3. Các hình thức sở hữu
2.3.1. Sở hữu Nhà nước
Theo Điều 200 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
Những tài sản như đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn
lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng bờ, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí
nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội, khoa học, k thuật,
ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà
nước, đều thuộc sở hữu nhà nước. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện
quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
Nhà nước là chủ sở hữu đối với tòan bộ tài sản của quốc gia. Để thực hiện quyền quản
lý thống nhất tài sản thuộc sở hữu nhà nước, Chính phủ không phải tự mình sử dụng và định
đoạt nó mà phải giao cho các cơ quan, tổ chức sử dụng để bảo đảm hoạt động của Bộ máy
Nhà nước nói chung, giao cho các doanh nghiệp. Các chủ thể được Nhà nước giao tài sản để
quản lý, khai thác tài sản của quốc gia một cách tiết kiệm và hiệu quả.
2.3.2. Sở hữu tư nhân
Sở hữu của cá nhân đối với tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt tiêu dùng. Tài sản thuộc
sở hữu tư nhân còn bao gồm thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, vốn, hoa lợi, lợi tức
và các tài sản hợp pháp khác của mỗi cá nhân. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu tư nhân không
bị hạn chế về số lượng, giá trị. Cá nhân không được sở hữu đối với tài sản mà pháp luật quy
định không thể thuộc sở hữu tư nhân, như đất đai, sông hồ, các mỏ khoáng sản, vũ khí quân
dụng….Cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình nhằm
phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hoặc sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác phù hợp
với quy định của pháp luật, nhưng không gây thiệt hại và ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà
nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích pháp luật của người khác (khoản 1, 2 Điều 213 Bộ luật
Dân sự 2005).

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 43


Chủ thể là những cá nhân không phân biệt quốc tịch giai cấp hoặc các yếu tố xã hội
khác, các tiểu chủ như cửa hàng, cửa hiệu (chủ yếu hoạt động sản xuất vừa và nhỏ) có tư liệu
sản xuất, hoặc tư bản tư nhân là những người sở hữu đối với các nhà máy, xí nghiệp các
doanh nghiệp tư nhân hoạt động sản xuất và có điều kiện kinh doanh mang tính chất chuyên
nghiệp, vốn lớn, có thuê lao động và quy mô lớn …
Cá nhân được quyền sở hữu tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, thu nhập hợp pháp
không hạn chế về số lượng. Tuy nhiên, không được sở hữu đối với tư liệu sản xuất là khách
thể đặc biệt. Pháp luật hạn chế việc chuyển Bất động sản cho người nước ngoài.
2.3.3. Sở hữu chung
Là sở hữu chung của hai hay nhiều người đối với một hoặc một số tài sản nhất định.
Sở hữu chung là hình thức khá phổ biến ở nước ta, đó là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với
tài sản, tài sản thuộc sở hữu chung là tài sản chung. Tài sản chung được hình thành theo thỏa
thuận của các chủ sở hữu tài sản (như góp vốn, cùng làm chung hoặc tài sản được thừa kế
chung không chia…), theo quy định của pháp luật (tài sản chung của vợ chồng) hoặc theo tập
quán (tài sản của công cộng). Trong sở hữu chung luôn tồn tại ít nhất hai chủ thể được gọi là
đồng chủ sở hữu chủ (có đầy đủ các quyền năng của một chủ sở hữu đối với tài sản chung)
Tài sản trong sở hữu chung có tính thống nhất, quyền năng của các đồng sở hữu chủ được xác
định trên toàn bộ tài sản chung chứ không phải một phần nào của tài sản.
Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó có phần quyền sở hữu của mỗi
chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung (Điều 217 Bộ luật Dân sự 2005).Sở
hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp
nhất không thể phân chia (Điều 220 Bộ luật Dân sự 2005).
2.3.4. Sở hữu tập thể
Sở hữu tập thể là hình thức sở hữu trước đây được các nước theo chế độ xã hội chủ
nghĩa chú trọng và đánh giá cao trong nền kinh tế. “Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã
hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp
sức hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều
lệ, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi”.
Chủ thể của sở hữu tập thể là các cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức vào sản
xuất, kinh donah. Hình thức sở hữu tập thể tiêu biểu là hợp tác xã, là một loại hình doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân chịu sự điều chỉnh của BLDS 2005 và Luật hợp tác xã 2003 về
quyền và nghĩa vụ một cách cụ thể.
Tài sản của sở hữu tập thể gồm: tài sản được đóng góp từ các thành viên, thu nhập hợp
pháp, tài sản được nhà nước hỗ trợ, các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 44


Ngoài ra, Bộ luật Dân sự 2005 còn quy định hình thức sở hữu của tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội; hình thức sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức
xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội.
2.4. Các căn cứ xác lập quyền sở hữu
Căn cứ lập quyền sở hữu là những sự kiện xảy ra trong thực tế nhưng có ý nghĩa pháp
lý do Bộ luật Dân sự quy định, thông qua đó làm phát sinh quyền sở hữu của một hoặc nhiều
chủ thể đối với tài sản.
2.4.1. Quyền sở hữu xác lập do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp
pháp, do thu được hoa lợi, lợi tức
Người lao động sẽ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do lao động sản xuất, kinh
doanh hợp pháp kể từ thời điểm tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh mà có được tài sản.
Ví dụ: Ông A làm việc trong công ty và cuối tháng được trả lương. Như vậy, tiền
lương thuộc quyền sở hữu của ông A. Căn cứ để ông A xác lập quyền sở hữu đối với số tiền
này là từ hành vi “lao động” của mình.
Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa
thuận hoặc theo quy định của pháp luật kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó.
Ví dụ: ông A là cổ đông của công ty B. Cuối năm, ông A được công ty thanh toán 5
triệu đồng cổ tức (lợi nhuận kinh doanh). Như vậy, 5 triệu đồng (tiền cũng là một dạng tài
sản) thuộc quyền sở hữu của ông A theo căn cứ “hưởng lợi tức”.
2.4.2. Quyền sở hữu theo hợp đồng dân sự và giao dịch một bên

Xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng dân sự: dựa trên sự thỏa thuận giữa các chủ thể
làm phát sinh sự dịch chuyển quyền sở hữu đối với tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác.
Ví dụ: Ông A bán căn nhà của mình cho ông B. Như vậy quyền sở hữu nhà đã chuyển
từ ông A qua ông B thông qua việc “chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận” giữa hai bên.
Xác lập quyền sở hữu theo giao dịch một bên: giao dịch phát sinh trên ý chí của một
chủ thể làm phát sinh quyền sở hữu tài sản: (Tặng cho không có điều kiện).

2.4.3. Quyền sở hữu xác lập đối với vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến
Trong các trường hợp này căn cứ phát sinh quyền sở hữu đối với vật mới có những
đặc thù nhất định và có tính hoàn lại đối với các chủ thể khác.
 Sáp nhập tài sản: việc xác lập quyền sở hữu đối với vật mới có tính đến vật chính-phụ,
động sản - bất động sản; ý chí của chủ thể sáp nhập tài sản (Điều 236 Bộ luật Dân sự 2005).
- Tài sản của nhiều chủ sở hữu sáp nhập tạo thành vật không chia được (không xác định
tài sản đã sáp nhập là vật chính hay phụ) thì vật tạo thành là tài sản chung của chủ sở hữu

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 45


- Trong trường hợp tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới tạo thành
thuộc sở hữu của vật chính (tính từ thời điểm vật mới được tạo thành) chủ sở hữu tài sản mới
phải thanh toán lại cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, nếu không có thỏa
thuận khác.
- Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản của mình mặc dù
biết hoặc không biết nhưng Pl bắt buộc phải biết đó không phải là tài sản của mình (không có
sự đồng ý của chủ sở hữu) cách thức giải quyết:
+ Yêu cầu người sáp nhập phải giao tài sản cho mình và sẽ thanh toán lại phần giá trị tài
sản của người đó
+ Yêu cầu người sáp nhập tài sản phải thanh toán giá trị của phần tài sản của mình và phải
bồi thường thiệt hại( nếu không nhận tài sản)
 Trộn lẫn tài sản: được thực hiện đối với tài sản là vật cùng loại. Nếu việc trộn lẫn tài
sản theo ý chí các chủ thể thì vật mới được xác định là tài sản chung. Pháp luật bảo vệ quyền
của người có tài sản bị trộn lẫn không theo ý chí bằng cách cho phép họ có quyền yêu cầu
người trộn lẫn giao vật mới cho mình, thanh toán chi phí cho người trộn lẫn hoặc yêu cầu
người trộn lẫn thanh toán phần giá trị bị trộn lẫn và bồi thường thiệt hại.
- Nếu vật mới được trộn lẫn là vật không chia được và do tài sản của nhiều chủ sở hữu
khác nhau tạo thành thì vật mới sẽ là tài sản thuộc sở hữu chung
- Khi một người trộn lẫn tài sản của người khác vào tài sản của mình mặc dù biết hoặc
không biết nhưng Pl bắt buộc phải biết đó không phải là tài sản của mình (không có sự đồng ý
của chủ sở hữu) cách thức giải quyết:
+ Yêu cầu người trộn lẫn phải giao tài sản cho mình và sẽ thanh toán lại phần giá trị tài
sản của người đó
+ Yêu cầu người trộn lẫn tài sản phải thanh toán giá trị của phần tài sản của mình và phải
bồi thường thiệt hại( nếu không nhận tài sản)
 Chế biến tài sản:
- Chủ sở hữu của nguyên vật liệu đem chế biến tạo thành vật mới cũng là chủ sở hữu của
vật mới tạo thành
- Người dùng nguyên vật liệu của người khác chế biến thành vật mới
+ Trong trường hợp ngay tình thì vẫn được coi là chủ sở hữu vật mới nhưng phải thanh
toán giá trị của nguyên vật liệu và bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó.
+Trong trường hợp không ngay tình thì phải hoàn trả vật mới được tạo thành cho chủ sở
hữu nguyên vật liệu khi bị kiện và phải bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra.

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 46


Ví dụ: Ông A có một số nguyên vật liệu là trái cây các loại và ông đã chế biến thành một
loại rượu tổng hợp. Rượu này có được là do sự “chế biến” của ông A và ông A là chủ sở hữu
của số rượu này.
2.4.4. Quyền sở hữu xác lập đối với vật chôn giấu, chìm đắm được tìm thấy
Vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được
ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ đi chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với vật đó
được xác định như sau:
+ Vật được tìm thấy là di tích lịch sử, văn hóa thì thuộc Nhà nước, người tìm thấy vật
hưởng một khoản tiền theo quy định pháp luật.
+ Vật tìm thấy không phải là di tích lịch sử, văn hóa mà có giá trị đến mười tháng
lương tối thiểu do Nhà nước quy định thi thuộc sở hữu của người tìm thấy.
+ Vật tìm thấy nếu lớn hơn 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộc
nhà nước người tìm thấy sẽ được hưởng giá trị = 10 tháng lương tối thiểu và 50% giá trị của
phần vượt quá 10 tháng lương tối thiểu đó phần giá trị còn lại thuộc nhà nước.
2.4.5. Quyền sở hữu xác lập đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu
- Vật vô chủ là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó. Người phát
hiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu động sản đó, nếu là bất động sản sẽ thuộc
Nhà nước
- Người phát hiện vật không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao
nộp cho Ủy ban nhân dân xã hoặc Công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở
hữu biết mà nhận lại. (phải lập biên bản về tình trạng vật, số lượng vv..) Nếu vật là động sản
thì sau một năm kể từ ngày thông báo công khai mà vẫn không ai đến nhận (không xác định ai
là chủ sở hữu) thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện. Nếu là Bất động sản thì sau
5 năm kể từ ngày thông báo công khai mà vẫn chưa xác định được ai là chủ sở hữu thì bất
động sản đó thuộc Nhà nước (người phát hiện hưởng khoản tiền theo quy định của pháp luật).
2.4.6. Quyền sở hữu xác lập đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên
Trong trường hợp nhặt được vật do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không biết địa chỉ người
đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho cơ quan công an, Ủy ban nhân
dân để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
Sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ
sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến 10 tháng lương tối thiểu do
nhà nước quy định thì vật đó thuộc sở hữu của người nhặt được, nếu vật có giá trị hơn mười
tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định thì sau khi trừ đi chi phí bảo quản người nhặt
được sẽ được hưởng 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần
vượt quá mười tháng lương tối thiểu, phần còn lại thuộc nhà nước.

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 47


2.4.7. Quyền sở hữu xác lập đối với gia súc, gia cầm bị thất lạc
Người bắt được gia súc thất lạc phải nuôi giữ và báo cho Ủy ban nhân dân nơi người
đó chu trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Chủ sở hữu khi nhận lại
gia súc phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được
Sau 6 tháng kể từ ngày thông báo công khai mà không ai đến nhận thì gia súc thuộc sở
hữu của người bắt được, nếu gia súc bắt được là gia súc thả rông theo tập quán một số dân tộc
thì thời hạn này là một năm.
Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc sinh con thì người bắt được
hưởng một nửa số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.
2.4.8. Xác lập quyền sở hữu theo căn cứ riêng biệt
Do bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thầm quyền.
Do thời hiệu : người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
nhưng ngay tình, liên tục công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, 30 năm đối
với bất động sản tính từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu tài sản.
Bài tập củng cố bài:
Bài 1: Chị A nhân viên CT cổ phần Dược phẩm Lan Anh phát hiện một máy tính xách
tay hiệu apple aspire one D688 của ai đó bỏ quên khi kết thúc cuộc hội nghị khách hàng các
nước khu vực Đông Nam Á. Ngay sau đó, phòng Kế Hoạch của công ty Lan Anh đã thông
báo công khai trong toàn thể nhân viên, cán bộ trong Công Ty và khách hàng một mẫu tin
nhắn như sau: Chúng tôi có nhặt được một máy vi tính xách tay không rõ là của ai, nay thông
báo đến quý khách hàng và toàn công ty biết để nhận lại. Quá 3 tháng mà không ai đến nhận
lại thì chúng tôi sẽ bán máy và sung vào công quĩ. Mọi khiếu nai về sau chúng tôi hoàn toàn
không chịu trách nhiệm”. Hết thời hạn thông báo mà không ai đến nhận nên Công ty đã bán
máy tính trên cho anh B với giá 8.888.000. Tám tháng sau khi chiếc máy tính đã được bán
ông Antonio người Tây Ban Nha có dịp trở về Việt Nam ông đến công ty xin nhận lại chiếc
máy tính đã bỏ quên trong lần hội nghị khách hàng năm trước nhưng công ty trả lời máy tính
đó đã được bán cho anh B và tiền bá đã sung vào công qu .
Hỏi : Trong trường hợp ông Antonio yêu cầu hoàn trả lại tài sản thì quyền lợi của ông
có được bảo vệ theo luật Việt Nam không? Tranh chấp trên sẽ giải quyết thế nào?
Bài 2: Trong dịp nghĩ hè anh A và gia đình đi tắm biển Nha Trang, anh A phát hiện có
một viên đá màu ngọc bích rất đẹp, anh nhặt đem về để vào tủ bup-phê làm vật trang trí. Một
hôm anh L đến nhà A chơi, thấy viên đá đẹp nên hỏi xin, và cho con của anh A là 50.000
đồng. Trong dip đi thành phố anh A mới biết viên đá trước đây mình nhặt được là viên ngọc
bích có giá trên thị trường tính ở thời điểm hiện tại là 4000 USD tương đương 76.000.000
đồng khi về nhà A đến xin L trả lại viên đá cho mình, nhưng L không đồng ý.

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 48


Hỏi: viên đá trên thuộc về ai? Tranh chấp trên giải quyết như thế nào?
Bài 3 : Ông vui một hôm đào đất trong vườn nhà mình phát hiện được một hộp đựng
vàng chôn sâu dưới lòng đất. Mặc dù đã cố gắng giữ bí mật nhưng thông tin trên vẫn bị lộ ra
ngoài Công an phường X đã mời ông Vui đến để trình bày sự việc và ông Vui cũng thừa
nhận việc mình đã tìm được 10 lượng vàng. Cho rằng hành vi giấu giếm tài sản có giá trị lớn
của ông Vui là trái PL nên công an Phường kiến nghị cơ quan NN có thẩm quyền tịch thu
toàn bộ số vàng và sung công quĩ. Ông vui không đồng ý theo ông Vui thì ông có công trong
việc phát hiện số vàng này nên ông phải được hưởng một số tài sản theo quy định của Pháp
luật. Anh chị hãy giải quyết vụ việc trên
Nhận Định Đúng/ Sai (Giải Thích)
1. Người nhặt được tài sản do người khác đánh rơi là người chiếm hữu ngay tình tài
sản đó.
2. Khi phát hiện ra tài sản nhưng không xác định tài sản này là của ai thì người phát
hiện đầu tiên được xác lập tài sản đó.
3. Các căn cứ chấm dứt quyền sở hữu cũng là căn cứ xác lập quyền sở hữu.
4. Một người chiếm hữu tài sản công ngay, liên tục và ngay tình thì sẽ là chủ sở hữu tài
sản đó
5. Nhà nước chỉ tham gia các giao dịch dân sự khi thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng
và định đoạt tài sản của Nhà nước;

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 49


BÀI 5

BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU

 Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:

- Trình bày được khái niệm bảo vệ quyền sở hữu;


- Phân tích được các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu;
- Áp dụng được các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu vào trường hợp cụ thể.

1. Khái niệm, đặc điểm các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
Bảo vệ quyền sở hữu là việc chủ sở hữu tự mình hoặc yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp pháp lý để bảo vệ tài sản của mình khi có hành vi xâm
phạm.
Bảo vệ quyền sở hữu có các đặc điểm sau:
- Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu rất đa dạng
- Được áp dụng rộng rãi hơn so với các biện pháp bảo đảm khác.
- Trong nhiều trường hợp không thể áp dụng xử phạt hành chính, nhưng vẫn có thể áp
dụng biện pháp dân sự.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người có quyền dân sự bị xâm phạm tự mình chủ động
đề xuất yêu cầu.
- Tạo khả năng khắc phục thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu, khôi phục lợi ích vật
chất cho chủ sở hữu theo tình trạng ban đầu.
2. Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu
2.1. Kiện đòi lại tài sản (Kiện vật quyền):
Kiện đòi lại tài sản là việc chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp, yêu cầu tòa án
hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại vật
cho mình.
Điều kiện để thực hiện biện pháp kiện đòi lại tài sản:
- Vật đó phải còn (không thể là vật hình thành trong tương lai)
- Tài sản đó đang bị chiếm giữ bất hợp pháp
- Nguyên đơn khởi kiện là người có giả thuyết có quyền và lợi ích bị xâm phạm có thể
là chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp tài sản.
- Bị đơn trong vụ kiện đòi lại vật phải là người đang thực tế chiếm hữu tài sản đó,
nhưng việc chiếm hữu đó là bất hợp pháp.
Phương thức kiện đòi lại tài sản có thể được khái quát như sau:

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 50


* Trường hợp 1:

Hợp đồng có đền bù

CH.BHP.NT
A (máy tính xách tay) ------B ( trộm) ------C ( mua tài sản này)

CH.BHP.KNT
Chủ Sở hữu Người thực tế nắm giữ tài sản

Một động sản không phải đăng ký sở hữu rời khỏi chủ sở hữu (ngòai ý chí của chủ sở
hữu) thì người đang thực tế chiếm hữu tài sản đó dù ngay tình hay không ngay tình, thông qua
hợp đồng có đền bù hay không đền bù đều phải trả lại cho tài sản đó cho chủ sở hữu khi bị
khởi kiện (Nếu ngay tình thi người chiếm hữu thực tế được giải quyết thông qua việc kiện đòi
bồi thường ở người đã chuyền dịch động sản cho mình)
* Trường hợp 2:
Hợp đồng có đền bù

CH.BHP.NT
A ( máy tính xách tay)---B (mượn) ------C ( trộm)...... D (mua)

CH.BHP.KNT
Chủ Sở hữu Người chiếm hữu hợp pháp Người thực tế nắm giữ tài sản

Một động sản không phải đăng ký sở hữu rời khỏi chủ sở hữu theo ý chí của
Chủ sở hữu, nhưng sau đó vật rời khỏi người chiếm hữu hợp pháp ngòai ý chí của người này
thì người đang thực tế chiếm hữu tài sản đó dù ngay tình hay không ngay tình, thông qua hợp
đồng có đền bù hay không đền bù đều phải trả lại cho tài sản đó cho chủ sở hữu khi bị khởi
kiện (Nếu ngay tình thi người chiếm hữu thực tế được giải quyết thông qua việc kiện đòi bồi
thường ở người đã chuyền dịch động sản cho mình). Nguyên đơn trong việc kiện là chủ sở
hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 51


* Trường hợp 3:
Hợp đồng không có đền bù

A ( máy tính xách tay) ----- B (mượn) ------ C ( được tặng)

Chủ Sở hữu Người chiếm hữu hợp pháp Người thực tế nắm giữ tài sản

Một động sản không phải đăng ký sở hữu rời khỏi chủ sở hữu theo ý chí của
chủ sở hữu, và sau đó vật rời khỏi người chiếm hữu hợp pháp theo ý chí của người này (thông
qua hợp đồng không có đền bù) chủ sở hữu được quyền đòi lại động sản từ người chiếm hữu
thực tế (không có kiện đòi BTTH). Tuy nhiên nếu người chiếm hữu thực tế có khôi phục sữa
chữa, đầu tư vào tài sản sẽ được hoàn lại số tiền đó thông qua người chiếm hữu hợp pháp.
*Lưu ý: Đối với vật là Động sản phải đăng ký sở hữu hoặc bất động sản thì dù người
đang thực tế chiếm hữu vật là ngay tình hay không ngay tình thì phải trả lại tài sản cho chủ sở
hữu khi bị kiện (không phân biệt hợp đồng có đền bù hay không đền bù) Trừ trường hợp:
người đang thực tế chiếm hữu vật là ngay tình nhận tài sản thông qua bán đấu giá hoặc theo
các bản án quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu nhưng sau đó bản
án bị hủy bỏ.
2.2. Kiện đòi bồi thường thiệt hại (Kiện trái quyền):
Là việc chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu người có hành vi trái PL
xâm phạm đến quyền sở hữu gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại
Điều kiện: Có thiệt hại xảy ra trên thực tế, phải là hành vi trái PL (người vi phạm phải
có lỗi) và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái Pl với thiệt hại đã xãy ra trên thực tế.
2.3. Kiện yêu cầu hoàn trả tài sản do được lợi nhưng không có căn cứ pháp luật:
Được hiểu là việc một người chiếm hữu sử dụng định đoạt tài sản của một chủ sở hữu
khác nhưng người này không biết tài sản đó là của người khác mà nghĩ là của mình, gây thiệt
hại về tài sản cho chủ sở hữu.
Điều kiện:
+ Có chủ thể được lợi về tài sản nhưng sự được lợi này không có căn cứ PL
+ Có chủ thể bị thiệt hại về tài sản
+ Người được lợi về tài sản không có lỗi
Phương thức giải quyết:
- Người được lợi phải có nghĩa vụ hoàn trả lại tài sản cho chủ sở hữu

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 52


+ Đối với tài sản hoàn trả là vật đặc định (xe, tivi, tủ lạnh…) thì phải trả đúng vật đó.
Nếu vật đó bị mất hoặc hư hỏng phải đền bù bằng tiền (trừ trường hợp có thỏa thuận khác)
+ Đối với vật cùng loại phải trả vật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền
+ Trong trường hợp hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản mà người được lợi đã chiếm hữu bất
hợp pháp không ngay tình thì người này phải hoàn trả hoa lợi lợi tức thu được từ thời điểm chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản được lợi về tài sản nhưng không có căn cứ pháp luật
+Trong trường hợp người này được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng
ngay tình thì họ chỉ trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người này biết được việc lợi về
tài sản của mình là không có căn cứ pháp luật.
Bài tập củng cố bài
Bài 1: Ngày 10/10/2008, ông A bắt được một con trâu đi lạc, ông A đã đem trâu về
nhà nuôi dưỡng chu đáo và thông báo công khai với mọi người trong xóm ngay ngày hôm sau
đó để ai mất đến nhận lại. Qua 6 tháng không thấy ai đến nhận, Ngày 15/04/2009. A bán trâu
đó cho B ở huyện bên. Khi nghe F kể về việc ông B mua được con trâu do ông A ở huyện bên
bắt được mà không biết là của ai, thì ông N nghi ngờ trâu đó là của mình bị mất trước đây, sau
khi biết chính xác đó là trâu của mình ông N làm đơn đến chính quyền địa phương xin nhận
lại con trâu bị mất, ông N đòi B trả lại trâu cho mình, nhưng B không đồng ý. Hôm sau, ông
N sang gặp A, đòi A trả trâu cho mình, A cho rằng mình đã xác lập quyền sở hữu theo quy
định của pháp luật rồi hơn nữa A đã bán con trâu rồi hợp đồng có hiệu lực nên không thể đòi
lại.
Hỏi theo quy định của pháp luật hiện hành thì quyền lợi của chủ trâu có được bảo vệ
không? Nếu có thì theo phương thức kiện đòi vật hay kiện đòi bồi thường thiệt hại? (giải
thích)
Nếu trong thời gian A bắt được trâu mà con trâu đó đẻ ra một con nghé con, thì quyền
lợi của các bên liên quan được giải quyết như thế nào? Vì sao?
Bài 2: Ông Đường đi thăm ruộng, phát hiện có một con bò của một nhà ai đó đi lạc,
đang phá rẫy bắp bà Hoa. Ông Đường dắt bò vào cột ở gốc cây ô môi gần bờ kênh rồi trở về
nhà. Mấy ngày sau khi đi thăm bà con xa về mới hay con bò chết, chủ bò kiện đòi gia đình
ông phải bồi thường thiệt hại vì đã làm chết con bò, nhưng gia đình ông không chịu.
Phần nhận định Đúng/Sai (Giải Thích)
1. Người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình và có đền bù đối với động sản
không đăng ký sở hữu thì được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó.
2. Một người chiếm hữu trái pháp luật tài sản của người khác thì sẽ không được pháp
luật bảo vệ và không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản đó.

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 53


3. Một người chiếm hữu ngay tình đối với tài sản của người khác thì không buộc phải
hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu, trừ trường hợp tài sản đó là bất động sản hoặc động sản có
đăng ký quyền sở hữu.
4. Chủ sở hữu có quyền kiện đòi trả lại tài sản của mình nếu tài sản đó bị người khác
chiếm hữu trái pháp luật.
5. Người chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình cũng có thể trở thành chủ sở hữu tài
sản theo thời hiệu.

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 54


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự 2005;
2. Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011;
3. Luật Cư trú 2006;
4. Giáo trình Luật dân sự - tập 1, Đại học Luật Hà Nội, nxb. Công an nhân dân, năm
2012;
5. Giáo trình Luật dân sự, TS. Lê Đình Nghị chủ biên, nxb. Giáo dục và đào tạo, năm
2011;
6. Nghiên cứu về tài sản trong Luật Dân sự Việt Nam, TS. Nguyễn Ngọc Điện, nxb. Trẻ
TP.HCM, năm 1999.

Tài liệu giảng dạy Môn: Luật Dân sự 1 Trang 55

You might also like