You are on page 1of 43

ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ
VĂN HÓA
I. Định nghĩa về văn hóa:
1. Ở châu Âu:
- Từ culture bắt nguồn từ tiếng Latinh cultura. Nghĩa gốc của cultura là trồng trọt, được
dùng theo nghĩa đen để chỉ việc “trồng trọt” ở ngoài đồng ( agri cultura ) và nghĩa bóng
để chỉ việc “trồng trọt” tinh thần ( animi cultura ), tức việc giáo dục bồi dưỡng tâm hồn
con người ( trồng người ).
2. Ở Việt Nam và Trung Quốc:
- Văn: Cái vẻ bề ngoài, cái biểu hiện ra bên ngoài.
- Hóa: Dạy đổi, sửa đổi phong tục.
Văn hóa là cảm hóa, giáo dục con người bằng cái tốt, cái đẹp và thực hiện hóa cái tốt đẹp
vào cuộc sống.
Từ văn hóa được dùng ở phương Đông, do người Nhật dịch từ Culture ( tiếng Anh, tiếng
Pháp ) và Trung Quốc → Việt Nam khi các nhà nho Duy Tân đọc và dịch tân văn, tân thư
vào đầu thế kỷ XX.
3. Một số định nghĩa về văn hóa:
- Theo định nghĩa của E.B Tylor: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người
học nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và
một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách là một thành
viên trong xã hội”.
- Theo tổng giám đốc UNESCO: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này
khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng,
phọng tục, tập quán, lối sống và lao động”.
4. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh:
- “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn

1
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.
5. Theo GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm:
- “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn”.
6. Đặc trưng và chức năng của văn hóa:

Đặc trưng của Văn hóa Chức năng của Văn hóa

Tính hệ thống Chức năng tổ chức xã hội

Tính giá trị Chức năng điều chỉnh xã hội

Tính nhân sinh Chức năng giao tiếp

Tính lịch sử Chức năng giáo dục

II. Văn hóa với văn minh, văn hiến, văn vật:
1. Văn hiến:
- Văn hiến là truyền thống văn hóa lâu đời thiên về các giá trị tinh thần ( văn chương,
nghi lễ, học thuật,... ).
2. Văn vật:
- Văn vật là truyền thống văn hóa nhưng chủ yếu nói đến các giá trị vật chất, các giá trị
văn hóa hữu hình được biểu hiện qua nhiều nhân tài, di tích, hiện vật.
3. Văn minh:
- Văn minh liên quan chủ yếu đến trình độ kỹ thuật, là lá cắt đại đồng và phản ánh trình
độ phát triển của văn hóa qua từng giai đoạn lịch sử.

1
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

4. Phân biệt văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật:
VĂN VẬT VĂN HIẾN VĂN HÓA VĂN MINH
Chứa cả giá trị
Thiên về giá trị Thiên về giá trị Thiên về giá trị
vật chất lẫn giá trị
vật chất tinh thần vật chất - kỹ thuật
tinh thần
Chỉ trình độ phát
Có bề dày lịch sử
triển

Có tính dân tộc Có tính quốc tế

Gắn bó nhiều hơn


Gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp với phương Tây
đô thị

5. Cấu trúc của hệ thống văn hóa:

Phong tục
tập quán Tín ngưỡng
Nghệ thuật
âm thanh
Nghệ thuật
tạo hình
Lễ hội

Lối sống
Nghề thủ
công
Văn hóa Nhiếp ảnh
điện ảnh
Ngôn ngữ

Văn chương
Kiến trúc

Nghệ thuật
Thông tin trình diễn
tín hiệu Media

2
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

6. Cấu trúc của hệ thống văn hóa:


Theo GS. Trần Ngọc Thêm

HỆ
THỐNG
VĂN
HÓA

VĂN HÓA TỔ
VĂN HÓA VĂN HÓA VĂN HÓA
CHỨC ĐỜI
NHẬN THỨC NHẬN THỨC NHẬN THỨC
SỐNG

VỀ VỀ TẬP TẬN ỨNG TẬN ỨNG



VŨ CON THỂ DỤNG PHÓ DỤNG PHÓ
NHÂN
TRỤ NGƯ
ỜI

7. Cơ sở văn hóa và các bộ môn văn hóa học:


Văn hóa học ( culturology ) là khoa học nghiên cứu về văn hóa.
Văn hóa có thể xem xét từ nhiều hướng, do vậy văn hóa có thể được nghiên cứu và trình
bày dưới nhiều góc độ khác nhau tạo ra nhiều phân môn.
- Dưới góc độ thời gian → môn lịch sử văn hóa.
- Dưới góc độ không gian → môn địa lí văn hóa.
- Dưới góc độ lí luận khái quát chung → môn văn hóa học đại cương.
Cơ sở văn hóa là môn học trình bày những đặc trưng cơ bản cùng các quy luật hình thành
và phát triển của một nền văn hóa cụ thể.
III. Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp:
1. Nguồn gốc:
 Phương Đông ( Đông Nam ) là xứ nóng, sinh ra mưa nhiều ( ẩm ) → trồng trọt →
loại hình văn hóa gốc nông nghiệp.

3
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

 Phương Tây ( Tây Bắc ) là xứ lạnh với khí hậu khô → chăn nuôi → loại hình văn góa
gốc du mục.
2. Đặc trưng loại hình văn hóa gốc nông nghiệp:
 Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên
- Lối sống định canh, định cư.
- Có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên.
 Về mặt nhận thức
- Hình thành lối tư duy tổng hợp, biện chứng.
 Về mặt tổ chức cộng đồng
- Nguyên tắc trọng tình
- Lối sống linh hoạt
- Tinh thần dân chủ, coi trọng cộng đồng
- Mặt trái của linh hoạt là thói tùy tiện
- Tính tổ chức kém
 Trong ứng xử với môi trường xã hội
- Thái độ dung hợp trong tiếp nhận
- Thái độ mềm dẻo, hiếu hòa.

4
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

BÀI 2: ĐỊNH VỊ HÓA VIỆT NAM


I. Chủ thể và thời gian văn hóa Việt Nam:
1. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam:
 Thời kỳ đồ đá giữa ( khoảng 10.000 năm về trước )
- Môngloid từ Tây Tạng thiên di về hướng đông nam, kết hợp với cư dân Melanesien
bản địa → chủng Indonesien với nước dân ngâm đen, tóc quăn dợn sóng, tầm vóc thấp cư
trú trên địa bàn Đông Nam Á cổ đại.
 Thời kỳ cuối thời đá mới, đầu thời đại đồ đồng ( khoảng 5.000 năm về trước ).
- Chủng Indonesien + chủng Mongoloid ( Bắc ) = Autroasiatic ( chủng Nam Á ) → Nét
Mongoloid trội hơn → da vàng, tóc thẳng, mắt đen, tầm vóc thấp → Cư trú từ nam sông
Dương Tử đến Bắc Trung bộ.
- Chủng Indonesia cư trúc dọc dãy Trường Sơn đến đồng bằng sông Cửu Long gọi là
Autronesien ( chủng Nam Đảo ).
 Thời kỳ Bắc thuộc

INDONESIA - CỔ MÃ LAI

AUSTRONESIA AUSTROASIATIC
( NAM ĐẢO ) ( NAM Á )

NAM ĐẢO
MÔN - VIỆT TÀY MÔNG
KHMER MƯỜNG THÁI DAO

Mnông Tày,
Chàm, Việt, H’môn
Khmer Thái,
Raglai, Mường, g, Dao,
Kơho Nùng,
Êđê, Thổ, Pà
Xtiêng.. Cao
Chru... Chứt. Thẻn
.. Lam...

5
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

 Hiện nay là 54 cộng đồng dân tộc anh em

Chủ thể văn hóa


Việt Nam 54 dân tộc

MÔN -
VIỆT TÀY MÔNG NAM KA
HÁN TẠNG KHMER
MƯỜNG THÁI DAO ĐẢO ĐAI

II. Không gian văn hóa:

HOÀN CẢNH
ĐỊA LÝ
KHÍ HẬU

NHIỀU SÔNG HỒ GIAO ĐIỂM CỦA


NÓNG ẨM
ĐỒNG BẰNG CHÂU CÁC LỤC ĐỊA, ĐẠI
MƯA NHIỀU
THỔ DƯƠNG

6
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM


THEO GS NGÔ ĐỨC THỊNH:
Việt Nam có 7 vùng văn hóa ( chia thành 23 tiểu vùng )
1. Vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ
2. Vùng văn hóa Việt Bắc
3. Vùng văn hóa Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ
4. Vùng văn hóa duyên hải Bắc Trung Bộ
5. Vùng văn hóa duyên hải Nam Trung Bộ
6. Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên
7. Vùng văn hóa Nam Bộ
THEO GS TRẦN QUỐC VƯỢNG
Việt Nam có 6 vùng văn hóa
1. Vùng văn hóa Tây Bắc
( Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình và khu vực núi Thanh Nghệ ).
- Địa bàn: Miền núi hữu ngạn sông Hồng, Tây Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Chủ thể: Thái, Mường, Mông, Dao...
- Đặc điểm: Mương phai ( đê bằng đá ), trang trí trên y phục, nhạc cụ ( khèn, sáo ), múa
sạp, múa xòe, trống đồng, tục xăm mình, thuyền độc mộc.
2. Vùng văn hóa Đông Bắc - Việt Bắc
- Địa bàn: Miền núi tả ngạn sông Hồng.
- Chủ thể: Tày, Nùng, Mông, Dao...
- Thể hiện: Lễ lồng tồng ( xuống đồng ), chữ Nôm Tày. Bản = làng. Tiếp thu Nho - Phật
- Lão.
3. Vùng VH đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
- Địa bàn: châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả.
- Chủ thể: Việt.
- Thể hiện: văn hóa Đông Sơn ( trống đồng ), văn hóa Đại Việt ( chùa ), cội nguồn của
văn hóa Trung Bộ, Nam Bộ: nhiều đền chùa nổi tiếng - đền Hùng, chùa Hương; lúa nước;
đắp đê, VH lễ hội, nhiều danh nhân, Quốc Tử Giám ( 1076 ).

7
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

4. Vùng VH đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ


- Địa bàn: các ĐB Quảng Bình đến Bình Thuận.
- Chủ thể: Việt, Chăm...
- Thể hiện: VH đồng bằng, VH biển, VH Chăm: tháp Chàm, mẫu hệ, thời Linga - Yoni,
cá voi.
5. Vùng văn hóa Trường Sơn và Tây Nguyên
- Địa bàn: miền núi Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Tây
Nguyên.
- Chủ thể: Brũ, Ta-ioh, Katu, Sedang, Bahnar, Jarai, Êđê, M’nông, K’ho, Việt...
- Thể hiện: nhiều sử thi, lễ hội đâm trâu, cồng chiêng 3.825 bộ; nông nghiệp nương rẫy,
già làng, nhà công cộng - nhà sàn dài - buồn.
6. Vùng văn hóa Nam Bộ
- Địa bàn: châu thổ sông Đồng Nai - Cửu Long. 5.700km kinh rạch, 50% lúa, 70% trái
cây.
- Chủ thể: Việt ( 1620 ), Hoa ( 1679 ), Khmer, Chăm, Stiêng, Chrau...
- Thể hiện: nhà làm ven kinh, bữa ăn giàu thủy sản, phóng khoáng, năng động, tín
ngưỡng tôn giáo phong phú, dễ tiếp nhận cái mới...
III. Lớp văn hóa bản địa:
1. Giai đoạn tiền sử ( - đến TNK III TCN )
- Trồng lúa nước, cau trầu, bầu bí, khoai sọ
- Thuần dưỡng gia súc, gia cầm
- Bắt đầu biết làm ở nhà
- Biết dùng cây thuốc để chữa bệnh
2. Giai đoạn Văn Lang - Âu Lạc ( TK III TCN - 179 TCN )
- Nhà nước
- Luyện kim đồng, đúc đồng, điêu khắc đồng ( hợp kim đồng )
- Có thể tạo ra chữ viết
IV. Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và Ấn Độ
1. Giai đoạn văn hóa Bắc thuộc ( từ 179 TCN - 938 )
- Xu hướng Hán hóa, chống Hán hóa và Việt Nam hóa các văn hóa Trung Hoa
- Sự suy tàn của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc
- Tiếp thu văn hóa Phật giáo từ Ấn Độ và gián tiếp qua Trung Hoa.

8
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

2. Giai đoạn văn hóa Đại Việt


 Lý - Trần:
- Phật giáo hưng thịnh
- Nhà nước trung ương tập quyền
- Chính thức tiếp nhận Nho giáo
- Tam giáo đồng nguyên
- Văn hóa phát triển mạnh mẽ trên mọi phương diện
 Hậu Lê
- Nho giáo và tiếp nhận văn hóa Trung Hoa là xu hướng chủ đạo
- Dùng chữ Hán làm văn tự chủ đạo
- Củng cố nhà nước trung ương tập quyền, chính sách cai trị cứng rắn, độc tôn
3. Giai đoạn văn hóa Đại Nam
- Thống nhất lãnh thổ Việt Nam từ Đồng Văn đến Cà Mau
- Nho giáo dần suy tàn
- Khởi đầu quá trình thâm nhập của văn hóa phương Tây.
- Văn hóa Việt Nam hội nhập vào nên văn hóa nhân loại.
4. Giai đoạn văn hóa hiện đại
- Chữ Quốc ngữ
- Tư tưởng triết học Mac - Lênin
- Khởi đầu quá trình thâm nhập của văn hóa phương Tây
- Văn hóa Việt Nam hội nhập vào nền văn hóa nhân loại.

9
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

CHƯƠNG II: VĂN HÓA NHẬN THỨC


Bài 1: BẢN CHẤT CỦA VŨ TRỤ
I. Triết lí Âm - Dương: Bản chất và khái niệm
 Cư dân nông nghiệp quan tâm 2 vấn đề:
- Sự sinh sôi nảy nở của hoa màu
- Sự duy trì nòi giống
 Trực quan ban đầu của cư dân nông nghiệp là:
- Đất - Trời → Hoa màu
- Mẹ - Cha → Sinh con, đẻ cái
=> Hình thành nên các cặp đôi đối lập nhau
=> Khái niệm âm - dương

ÂM DƯƠNG

£ O

ĐẤT - TRỜI
MẸ - CHA
Thấp - cao
Mềm ( dẻo ) - cứng ( rắn )
Lạnh - nóng
Tình cảm - lí trí/vũ lực
Phương bắc - phương nam
Chậm - nhanh
Mùa đông - mùa hạ
Tĩnh - động
........................
Hướng nội - hướng ngoại
Đêm - ngày
Ổn định - phát triển
Tối - sáng
Số chẵn - số lẻ
Màu đen - màu trắng
Hình vuông - hình tròn
.........................

10
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

 Bản chất:
- Đặc tính âm: mềm dẻo, tình cảm, tĩnh, chậm, hướng nội.
- Đặc tính dương: mạnh mẽ, cứng rắn, nhanh, động, phát triển, hướng ngoại.
 Khái niệm:
- Âm: lá ám, tối tăm, về sau được mở rộng là mây che mặt trời, che lại, che khuất, mặt
sau, hướng trong,...
- Dương: là cao, sáng, mặt trời, về được mở rộng như nắng sáng gọi là triêu dương,
nắng chiều gọi là tịch dương, phía nam, mùa xuân, nơi dựng cờ, ánh sáng, chính diện,
nam diện... ( Dịch lý y lý của Huỳnh Minh Đức, 1996 ).
II. HAI QUY LUẬT CỦA TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG:

Quy luật về thành tố:


Xác định đối tượng so sánh
Không có gì hoàn toàn âm
hoặc hoàn toàn dương, trong
âm có dương, trong dương có Xác định cơ sở so sánh
âm.

Quy luật về quan hệ: âm và


dương luôn gắn bó mật thiết
với nhau và chuyển hóa cho
nhau: âm cực sinh dương,
dương cực sinh âm.

11
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

III. TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG VÀ TÍNH CÁCH CỦA NGƯỜI VIỆT

IV. HAI HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT LÍ ÂM DƯƠNG

12
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

13
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

14
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

15
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG TẬP THỂ


SO SÁNH ĐÔ THỊ VIỆT NAM VỚI PHƯƠNG TÂY
ĐÔ THỊ VIỆT NAM ĐÔ THỊ PHƯƠNG TÂY
Chính quyền sinh ra đô thị Thương nhân tạo ra đô thị
Thiên về hành chính, quản trị Thiên về kinh tế giao thương
Theo kiểu làng xã, phú, tổng
Phường nghề liên kết với nhau ép Thương nhân cạnh tranh lẫn nhau, cá
khách hàng lớn nuốt cá bé dẫn đến độc quyền
Kém phát triển vì thiếu kinh phí Rất phát triển do sự đầu tư của thương
nhân để tăng quy mô sản xuất
Khu tập thể ( kiểu làng ), nhà giống Biệt thự cá nhân - nhà có nét riêng -
nhau - sống ảnh hưởng lẫn nhau sống biệt lập
Nông thôn bao quay ngăn cản đô thị, Đô thị chỉ huy nông thôn
cảnh giác với sự mở cửa của đô thị.

16
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

17
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

VĂN HÓA NHẬN THỨC


Bài 1: TỔ CHỨC NÔNG THÔN
I. Tổ chức nông thôn theo huyết thống:
 Đặc điểm:
- Những người có quan hệ huyết thống → Gia đình ( đơn vị cơ sở ) → Gia tộc ( đơn vị
cấu thành ).
- Quan hệ theo hàng dọc, theo thời gian
- Tính tôn ti: Trực tiếp ( 9 thế hệ )
: Gián tiếp
 Hệ quả:
- Tính có kết cộng đồng huyết thống rất cao
- Tính tôn ti dẫn đến óc gia trưởng, tính tư hữu gia đình

18
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

II. TỔ CHỨC NÔNG THÔN THEO ĐỊA BÀN CƯ TRÚ:


 Đặc điểm:
- Những gia đình sống gần nhau, liên kết chặt chẽ với nhau → làng, xóm ( xóm trên,
xóm dưới, thôn đông, thôn đoài ).
- Quan hệ theo hàng ngang, theo không gian.
 Nguyên nhân:
- Đối phó với môi trường tự nhiên: chống thú rừng; sản xuất nông nghiệp cần có nhiều
người ( đẻ con nhiều ).
- Đối phó với môi trường xã hội: trộm cướp
 Hệ quả:
- Tốt: Tính dân chủ, bình đẳng
- Xấu: Thói dựa dẫm, ỷ lại và thói đố kị cào bằng.
III. TỔ CHỨC NÔNG THÔN THEO NGHỀ NGHIỆP VÀ SỞ THÍCH
 Nguyên nhân:
- Những người cùng ngành nghề cần hợp tác, tương trợ ( đi buôn có bạn ), nên lập
phường: phường nón, phường gốm, vạn chài...
- Những người cùng sở thích muốn có điều kiện để sinh hoạt nên lập hội.
 Hệ quả:
- Tính dân chủ, đoàn kết được củng cố.
- Tình làng nghĩa xóm thêm chặt chẽ.
IV. TỔ CHỨC NÔNG THÔN THEO TRUYỀN THỐNG NAM GIỚI
 Đặc điểm
- Chỉ có đàn ông mới tham gia
- Mang tính cha truyền con nối
- Đứng đầu là cai giáp, giúp việc cho cai giáp là các ông lềnh
- Theo 3 lớp tuổi: ti ấu, đinh và lão
- Mang tính 2 mặt vừa tổ chức theo chiều dọc vừa tổ chức theo chiều ngang.
 Hệ quả:
- Tính tôn ti
- Tính dân chủ

19
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

V. TỔ CHỨC NÔNG THÔN THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH


 Đặc điểm:
- Nhằm duy trì sự ổn định của làng xã → Phân biệt dân chính cư và dân ngụ cư
- Dân chính cư trong xã chia làm 5 dạng:
+ Chức sắc: những người đỗ đạt
+ Chức dịch: những người làm việc trong xã
+ Lão: những người thuộc hạng lão trong giáp
+ Đinh: trai tráng trong giáp
+ Ti ấu: trẻ con trong giáp
 Bộ máy quản lý: Quan viên hàng xã
- Kỳ mục ( trong Nam: Hội tề ) ≈ HĐND
- Kỳ dịch: do Hội đồng Kỳ mục bầu. Đứng đầu là Lí trưởng/Hương cả. Giúp việc: Phó
lí, Hương trưởng, Trương tuần/Xã tuần. Sổ đinh, sổ điền.
- Kỳ lão: già, tư vấn.
 Tính cộng đồng:
- Sự liên kết các thành viên lại với nhau, mỗi người đều hướng tới những người khác.
 Tính tự trị:
- Các làng tồn tại biệt lập, làng nào biết làng ấy.
- Mỗi làng là một vương quốc thu nhỏ, có hệ thống pháp luật riêng và một tiểu triều
đình.
- Phép vua thua lệ nàng.
TÍNH CỘNG ĐỒNG ( + ) TÍNH TỰ TRỊ ( -- )
Xác định sự độc lập của
Chức năng Liên kết các thành viên
làng
Bản chất Dương tính, hướng ngoại Âm tính, hướng nội
Biểu tượng Sân đình, bến nước, cây đa Lũy tre
- Tinh thần đoàn kết tương
trợ. - Tinh thần tự lập
Hệ quả tốt - Tính tập thể hòa đồng. - Tính cần cù
- Nếp sống dân chủ bình - Nếp sống tự cấp tự túc
đẳng.
Hậu quả xấu - Sự thủ tiêu vai trò cá - Óc tư hữu, ích kỷ

20
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

nhân.
- Óc bè phái, địa phương
- Thói dựa dẫm, ỷ lại
- Óc gia trưởng tôn ti
- Thói cào bằng, đố lỵ

VI. TỪ LÀNG ĐẾN NƯỚC VÀ VIỆC QUẢN LÍ XÃ HỘI


1. Đặc điểm:
- Đối với người Việt Nam nông nghiệp, “Đất” là người dân cấy trồng và “Nước” nuôi
cấy lúa → Đất - nước là thế quân bình âm dương.
- Nước là đơn vị quan trọng thứ hai sau làng
- Vùng ( tỉnh ) ở Việt Nam là không quan trọng
- Ý thức quốc gia và tinh thần dân tộc rất mạnh
- Người Việt Nam ít quan tâm đến các vấn đề quốc tế
Cấp độ
Cá nhân Làng xã Vùng ( Tỉnh ) Quốc gia Quốc tế
Loại hình
Việt Nam -- + -- + --
Phương Tây + -- + -- +

2. Chức năng nhiệm vụ của nước:


- Ứng phó với môi trường tự nhiên: Liên kết với nhau chống thiên tai, đặc biệt là ứng
phó với lũ lụt.
- Ứng phó với môi trường xã hội: Chống giặc ngoại xâm ( truyền thuyết Thánh Gióng ).
3. Hai cơ sở hình thành tinh thần đoàn kết toàn dân và lòng yêu nước
- Tính cộng đồng, thiên tai, ngoại xâm → Tinh thần đoàn kết toàn dân.
- Tính tự trị → Ý thức độc lập dân tộc và lòng yêu nước mãnh liệt ( xu hướng quốc gia
chủ nghĩa, dân tộc chủ nghĩa cực đoan ).
4. Sự khác biệt giữa tổ chức quốc gia và làng xã
- Ở phạm vi nhỏ, tổ chức tốt nhất là sống theo tình cảm
- Ở phạm vi lớn, việc tổ chức và quản lí đòi hỏi phải chặt chẽ hơn, tức phải tăng cường
chất DƯƠNG TÍNH hơn.

21
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

VII. NƯỚC VỚI TRUYỀN THỐNG DÂN CHỦ CỦA VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP:
1. Vua Việt Nam không chuyên chế như phương Tây, không uy nghiêm như “thiên tử” ở
Trung hoa
- Vua: gần gũi với dân ( vua = pò, pô, bồ )
- Vua: gắn liền với nông dân - đất đai ( màu vàng )
2. Tính dân chủ thể hiện qua tinh thần lãnh đạo tập thể
- Vua chị - vua em ( Bà Trưng - Bà Triệu )
- Vua anh - vua em ( nhà Ngô )
- Vua cha - vua con ( nhà Trần )
- Tập thể lãnh đạo - cá nhân phụ trách
- Bộ tam, bố tứ ( Đảng - chính quyền - Công đoàn, đoàn thể Phụ nữ + Thanh niên )
3. Tính dân chủ thể hiện qua luật pháp:
- Ý thức pháp luật kém
- Trọng luật lệ hơn luật pháp ( khác với Phương tây )
- Luật pháp quốc gia tôn trọng phụ nữ và mối quan hệ vợ chồng
4. Tính dân chủ thể hiện qua việc tuyển chọn người vào bộ máy quan lại:
- Thi cử dân chủ ( Phương Tây theo hướng cha truyền con nối )
- Thi cử qua nhiều cấp ( tam khoa: thi hương, thi hội, thi đình )
5. Tính dân chủ thể hiện qua truyền thống trọng văn:
- Sĩ nông đứng đầu: Nhất sĩ nhì nông, hết gạo...
- Dĩ nông vi bản ( gốc ); dĩ thương vi mạt ( ngọn ). Trọng nông, ức thương. Trái với
phương Tây: doanh nhân là người lí tưởng.
VIII. ĐÔ THỊ VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI QUỐC GIA
 Về nguồn gốc
- Do nhà nước sản sinh ra: Cổ Loa, Thăng Long...
- Khác với phương Tây: tự phát ( đông dân, công nghiệp, buôn bán ).
 Về chức năng
- Chức năng hành chính là chủ yếu.
- Khác phương Tây: chức năng kinh tế là chủ yếu.
- Bộ phận quản lý hành chính hình thành trước bộ phận làm kinh tế.
 Về mặt quản lý
- Nhà nước quản lý ( khác phương Tây: tự trị ).

22
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

IX. ĐÔ THỊ TRONG QUAN HỆ VỚI NÔNG THÔN


 Làng xã thực hiện chức năng kinh tế của đô thị
- Tính cộng đồng, tính tự trị làm cho nông thôn không thể biến thành đô thị
- Cung cấp hàng cho đô thị: làng Bát Tràng ( gốm ), làng Đại Bái ( đúc đồng ), làng
Bưởi ( làm giấy )...
 Đô thị mang đậm nét nông thôn
- Tổ chức hành chính đô thị mô phỏng nông thôn: thôn, xã; phường ( nghề ).
- Kẻ Huế ( kẻ: quê, làng ): thành phố nhà vườn.
 Nguy cơ nông thôn hóa đô thị
- Hàng loạt đô thị bị nông thôn hóa sau khi không còn chức năng hành chính.
- Canh nông trong đô thị.

CHƯƠNG IV:
VĂN HÓA TỔ CHỨC
ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN

I. Tín ngưỡng phồn thực:


1. Tín ngưỡng phồn thực
“PHỒN” nhiều, “THỰC” sự sinh sôi nảy nở
- Tiền đề tự nhiên: Động thực vật sinh sôi nhiều → đời sung túc
- Tiền đề xã hội: Gia đình đông con → dồi dào sức lao động
2. Thờ sinh thực khí ( thờ cơ quan sinh dục )
- Hình nam nữ với tượng sinh thực khí phóng to ( tượng đá, tượng nhà mồ )
- Tục thờ cúng nõ ( nõn ) nường ( nõ )
- Tục rước sinh thực khí
- Tục thờ các loại cột đá và các loại hốc
3. Thờ hành vi giao phối
- Tượng 4 đôi nam nữ đang giao phối trên nắp thạp đồng làng Đào Thịnh
- Tượng nam nữ giao phối ở các ngôi nhà mồ Tây Nguyên
- Hình tượng động vật giao phối rất phổ biến
- Tục giã gạo với tín ngưỡng phồn thực.

23
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

4. Tín ngưỡng phồn thực qua trống đồng


- Trống đồng có nguồn gốc từ chiếc cối giã gạo
- Đánh trống: cầm chày dài đâm lên mặt trống
- Trên trống đồng hình mặt trời ( dương ) có hình lá xen kẽ vào ( âm )
- Trên mặt trống đồng thường có hình tượng con sóc
- Tiếng trống đồng rền vang mô phỏng âm thanh tiếng sấm
II. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
1. Nguồn gốc
- Nghề trồng lúa nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên → tín ngưỡng đa thần.
- Chất âm tính trong văn hóa nông nghiệp → tình trạng nữ thần chiếm ưu thế.
- Vì mục đích nông nghiệp là hướng tới sự phồn thực → tín ngưỡng thờ mẫu.
2. Đối tượng thờ cúng
- Các nữ thần cai quản các hiện tượng tự nhiên: bà trời, bà đất, bà nước
- Các nữ thần cai quản các hiện tượng tự nhiên liên quan đến cuộc sống của cư dân nông
nghiệp lúa nước ( mây - mưa - sấm - chớp )
- Thờ thần không gian: ngũ hành nương nương, ngũ phương chi thần
- Thờ thần thời gian: thập nhị hành khiển, 12 bà mụ
- Thờ động vật và thực vật
III. Tín ngưỡng sùng bái con người:
1. Nguồn gốc
- Con người có phần xác và phần linh hồn
 Hồn: ( 3 hồn ) tinh, khí, thần
 Vía: trung gian giữa xác cụ thể và hồn trừu tượng ( nam: 7, nữ: 9 )
- Chết: từ trạng thái động ( dương gian, dương thế ) sang tĩnh ( âm ti, âm phủ )
- Chết là về nơi 9 suối → chôn trong quan tài hình thuyền → múa điệu chèo đò và hát
tiễn đưa linh cữu.
2. Các đối tượng thờ
- Thờ cúng ông bà tổ tiên
- Thờ thành hoàng
- Thờ Vua tổ - Vua Hùng
- Thờ tứ bất từ: Tản Viên - Thánh Gióng - Chử Đồng Tử - Liễu Hạnh.

24
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

IV. Nghi lễ với cuộc sống phôi thai


 Nghi lễ với cuộc sống phôi thai
 Sinh con đối với người Việt Nam là rất quan trọng
 Thời gian mang thai là thời điểm hết sức thiêng liêng
 Thai nhi không chỉ tiếp nhận từ người mẹ các chất bổ dưỡng, mà còn tình cảm, tâm
hồn của người mẹ.
Người đàn bà nên và không nên làm khi mang thai
 Nên ăn trứng gà;
 Nên ăn đu đủ;
 Nên uống nước dừa;
 Đứng ngồi ngay thẳng.
Một số điều phụ nữ mang thai cần phải kiêng
 Kiêng ăn cua
 Kiêng ăn trai, sò, ốc, hên
 Kiêng ăn thịt thỏ
 Kiêng ăn quả sinh đôi
 Kiêng ăn thịt ôi, hoa quả úa;
 Kiêng ăn hoa quả, bánh trái vừa mới cúng xong.

Nên tránh Phải làm

- Mọi cảnh tượng hãi hùng, hay đau đớn. - Nói năng dịu dàng;
- Mọi cử động gian tà; - Cử chỉ khoan thai;
- Mọi ngôn ngữ thô bỉ; - Luôn luôn tươi cười;
- Mọi sự giận dữ; - Giữ cho tâm hồn ngay thẳng, trong
- Mọi tranh ảnh bất chính; sạch;
- Mọi sự kêu gào để cái thai khỏi ảnh - Ngắm tranh các bậc vĩ nhân, các vị anh
hưởng xấu hùng

Trong vấn đề thai giáo


Vật chất: Trong 3 tháng đầu ăn nhiều rau quả sẽ hạn chế di tật bẩm sinh; ba tháng cuối
nên ăn nhiều chất đạm có trong cá, gan, thịt.

25
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

Tinh thần: Phải luôn giữ trạng thái cân bằng, không suy nghĩ những điều vẩn vơ: “đau
đẻ”, “nuôi con vất vả”, “có con người sẽ xấu đi”.
Kiêng kị để tránh sinh non
 Tăng cường vệ sinh phòng bệnh, không nên tiếp xúc với bệnh lây lan;
 Nhà cửa cần đảm bảo vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng;
 Tránh vận động mạnh, những cú “sốc”, những tổn thương tinh thần.

V. Nghi lễ vòng đời người


Sau khi sinh:
 Phải quấn khăn kín mặt mày, bông gòn
nhét lỗ tai, nằm lửa;
 Treo lên đó khúc cây xương rồng tươi,
cùng với ít gạo muối, người ta tin làm
như vậy sẽ trừ được ma quỷ;
 Trẻ con mới đẻ được bôi trên trán thuốc
bắc để phòng gió độc, xin bùa “hộ
mạng” về cho đeo.

TỪ HÀI NHI ĐẾN TUỔI ĐI HỌC


Cúng đầy cữ ( cúng mụ ), đầy tháng, thôi nôi
 Cữ là thời gian 7 ngày hay 9 ngày;
 Muốn thành hình người phải do các bà mụ nặn ra;
 Lễ vật cúng mụ gồm: 12 đôi hài, 12 cái mũ, 12 bộ quần áo, 12 trâm vàng, 1 đĩa bày 12 loại trái
cây, 12 chiếc bánh, 12 miếng trầu.
 Trong lễ thôi nôi ngoài lễ mừng còn có lễ thử.
Thảo luận
Câu 1: Tại sao có tục xin quần áo cũ cho trẻ sơ sinh?
Câu 2: Con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng?
Câu 3: Vì sao mới sinh con chưa đặt tên chính?
Câu 4: Tại sao tuổi trong khai sinh, trong văn bằng không đúng với tuổi thật?
Câu 5: Làm lễ yết cáo tổ tiên xin đặt tên cho con vào sổ họ như thế nào?

26
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

PHONG TỤC HÔN NHÂN:


1. Xuất phát từ lợi ích của gia tộc:
- Xác lập quan hệ giữa 2 gia tộc;
- Công cụ duy nhất và thiêng liêng nhất để duy trì dòng dõi và phát triển nguồn nhân
lực;
- Làm lợi cho gia đình: con gái đem lại nguồn lợi vật chất, con trai mang lại nguồn lợi
tinh thần.
2. Đáp ứng quyền lợi của làng xã
- Để duy trì sự ổn định của làng xã → quan niệm chọn vợ chồng cùng làng
- Tục nộp cheo cho làng.
3. Đáp ứng nhu cầu riêng tư
- Sự phù hợp của đôi trai gái
- Quan hệ vợ chồng bền vững
- Quan hệ mẹ chồng nàng dâu được tốt đẹp.
Nghi thức tổ chức lễ cưới: Lục lễ
- Nạp thái ( chạm ngõ )
- Vấn danh ( ăn hỏi )
- Nạp cát ( định ngày )
- Thỉnh kỳ ( định ngày )
- Nạp tệ ( đưa lễ cưới )
- Thân nghinh ( đón dâu )
Thảo luận
Câu 1: Sự tích tơ hồng?
Câu 2: Tại sao mẹ cô dâu kiêng đi đưa cô dâu?
Câu 3: Tại sao trong gói quà mẹ cho con gái trước giờ vu quy có một chiếc trâm hay bảy
chiếc kim?
Câu 4: Tại sao phải có phù dâu?
Câu 5: Khi người đàn bà tái giá cần có những thủ tục gì?
Câu 6: Tại sao nạ dòng không lấy được trai tơ?

27
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

PHONG TỤC TANG MA


1. Tang ma được xem là việc đưa tiễn và xót thương
- Chuẩn bị chu đáo cho cái chết của mình như: lo sắm áo quan, tìm đất, xây sinh phần
- Xót thương nên muốn níu kéo, giữ lại
 Tục khiêng người chết đặt xuống đất, tục gọi hồn;
 Tục khóc than;
- Tang ma của người Việt mang tính cộng đồng
 Khi nhà có việc tang: bà con làng xóm đến giúp đỡ;
 Hàng xóm đôi khi để tang cho người chết;
 Làng xóm thường có một nghĩa trang chung.
2. Một số tục lệ trong tang ma
- Lễ đặt tên cúng cơm ( tên hèm, tên thụy ): Trung nghị
- Lễ hồn bạch: đặt một khăn trắng lên mặt để hồn nhập vào rồi kết khăn thành hình
người;
- Lễ chiêu hồn, phục hồn: Lấy áo người chết mặc trèo lên nóc nhà gọi hồn;
- Lễ mộc dục: tắm gội cho người chết bằng nước thơm, chải tóc, cắt móng tay, thay đồ
mới;
- Lễ phạn hàm: bỏ một nhúm gạo nếp và 3 đồng tiền xu vào miệng.
3. Một số tục lệ trong tang lễ ( tt ):
- Lễ khâm liêm: Lấy vải quấn xung quanh người chết và cột chặt
- Lễ nhập quan: đặt xác người chết vào áo quan
- Lễ thiên cữu: Trước hôm đem đi chôn phải xê dịch linh cửu
- Lễ đưa tang: Đưa người chết ra nơi chôn cất
- Lễ chôn cất: Đúng giờ lành hạ huyệt.
4. Một số tục lệ trong tang lễ ( tt ):
- Lễ ấp mộ: Con cháu ra thắp hương tại mộ đến ngày thứ 3 thì làm lễ mở cửa mả;
- Lập bàn vong ( linh tọa ): cúng mỗi ngày
- Lễ tốt khóc ( thôi khóc ): sau 100 ngày con cháu sẽ bỏ bàn linh tọa, thờ chung với tổ
tiên vói bát nhang riêng.
- Lễ đại tường ( giỗ đầu ), tiểu đường ( giỗ thứ hai ), trừ phục.
- Cải táng ( bốc mộ - 27 tháng ).
5. Triết lí âm dương trong tang lễ:

28
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

 Về màu sắc:
- Tang lễ truyền thống dùng màu trắng là màu của hành Kim ( hướng Tây ) - hướng xấu
( nơi ma quỷ ở ).
- Sau màu trắng là màu đen là màu của hành Thủy ( phương Bắc )
- Sử dụng màu đỏ, màu vàng khi để tang cho cụ, kỵ.
CÁC ĐẶC TRƯNG GIAO TIẾP CƠ BẢN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
1. Các đặc trưng giao tiếp cơ bản của người Việt Nam:
 Thái độ giao tiếp: Vừa thích giao tiếp vừa rụt rè
- Thích giao tiếp xuất phát từ tính cộng động: thể hiện ở tính thích thăm viếng và tính
hiếu khách.
- Rụt rè xuất phát từ tính tự trị khi gặp người lạ
 Quan hệ giao tiếp: Lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử
 Đối tượng giao tiếp: Người Việt có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá.
 Chủ thể giao tiếp: luôn trọng danh dự
- Coi trọng danh dự → bệnh sĩ diện
- Trọng danh dự → cơ chế tin đồn, tạo dư luận như là vũ khí để duy trì sự ổn định của
làng xã
 Cách thức giao tiếp: người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận
- Tính tế nhị → thói quen giao tiếp vòng vo
- Tính tế nhị → thói quen đắn đo, cân nhắc.
 Nghi thức lời nói rất phong phú
- Thể hiện ở hệ thống xưng hô
 Có tính chất thân mật hóa ( trọng tình cảm )
 Có tính cộng đồng hóa cao
 Thể hiện tính tôn ti kĩ lưỡng
- Thể hiện trong các cách nói lịch sự
 Tính biểu trưng
- Xu hướng ước lệ
- Xu hướng trọng cân đối hài hòa
 Tính biểu cảm
- Từ có nhiều biến thể với những sắc thái nghĩa biểu cảm
- Các từ láy mang sắc thái biểu cảm mạn rất phổ biến

29
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

- Sử dụng, nhiều hư từ biểu cảm


 Tính động, linh hoạt
- Ngữ pháp Việt Nam là ngữ pháp ngữ nghĩa
- Thích sử dụng cấu trúc động từ

NGHỆ THUẬT THANH SẮC VÀ HÌNH KHỐI


1. Tính biểu trưng của nghệ thuật thanh sắc và hình khối
Tính biểu trưng của nghệ thuật thanh sắc
 Nguyên lí đối xứng, hài hòa
- Âm nhạc: chỉ có nhịp chẵn
- Múa: tuân thủ chặt chẽ luật âm dương
 Thủ pháp ước lệ
 Thủ pháp mô hình hóa
2. Tính biểu trưng của nghệ thuật hình khối
 Thủ pháp hai góc nhìn
 Thủ pháp nhìn xuyên vật thể
 Thủ pháp phóng to - thu nhỏ
 Thủ pháp mô hình hóa ( nghệ thuật trang trí )
 Thủ pháp liên tưởng
 Ca múa nhạc
- Ca nhạc VN: chậm, trầm, buồn ( đàn bầu )
- Nhạc cụ cổ truyền gọn nhẹ
- Múa VN: nhẹ nhàng, mềm mại, kín đáo, dùng tay nhiều.
 Hội họa
- Hội họa VN: tình cảm, tình yêu ( hứng dừa, khỉ ôm nhau )
 Sân khấu
- Cải lương, hát bội: thiên về buồn
- Chèo: khác hát bội về nguồn góc, khán giả, kịch bản, nhân vật, trang phục ( đơn giản ),
tính chất ) ( vui ).
 Tính tổng hợp các thể loại

30
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

- Không có sự phân biệt các loại hình ca, múa, nhạc. Khán giả vừa xem diễn vừa nghe
hát.
- Không phân biệt thành các thể loại bi kịch, hài kịch. Trong hát bội có anh hề để bớt bi
lụy.
 Tính tổng hợp của biểu trưng và biểu cảm
- Hình thức biểu trưng + nội dung biểu cảm: trai gái đùa vui
- Hình biểu cảm + nội dung ước lệ: con rồng ( mạnh khỏe ) nhưng mềm mại.

TÍNH LINH HOẠT CỦA NGHỆ THUẬT THANH SẮC


 Âm nhạc truyền thống không đòi hỏi mọi nhạc công chơi giống hệt nhau
 Diễn viên không nhất thiết tuân thủ bài bản của tích diễn
 Sân khấu truyền thống có sự giao lưu mật thiết với người xem.

CHƯƠNG V
VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
Bài 1: Tận dụng môi trường tự nhiện: Ăn
I. Quan niệm về ăn và dấu ấn nông nghiệp trong cơ cấu bữa ăn:
1. Quan niệm về ăn:
- Có thực mới vực được đạo
- Trời đất tránh bữa ăn
- Từ điển tiếng Việt ( Hoàng Phê cb ): “ăn” có 13 nghĩa; 112 từ ghép và thành ngữ có
“ăn” đứng trước.
- Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt ( Nguyễn Như Ý cb ): 123 thành ngữ mở đầu
bằng “ăn”.
2. Cơ cấu bữa ăn của người Việt:
- Lúa gạo - Rau quả - Thủy sản - Thịt.
ĐẶC TRƯNG TRONG NGHỆ THUẬT ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT
1. Tính tổng hợp
 Trong cách chế biến món ăn

31
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

- Đủ loại nguyên liệu: rau quả, cá, tôm...


- Đủ ngũ chất: nước, đạm, bột, khoáng, béo
- Đủ ngũ vị: mặn, đắng, chua, cay, ngọt
- Đủ ngũ sắc: đen, đỏ, xanh, trắng, vàng.
 Trong cách ăn:
- Ăn cùng lúc nhiều món, phương Tây: hết món này đến món kia
- Sử dụng đủ mọi giác quan: mũi ngửi, mắt nhìn, lưỡi nếm, tai nghe, tay rờ
- Tổng hợp nhiều yếu tố: thức ăn ngon, thời tiết, chỗ ăn, người ăn, không khí ăn.
2. Tính cộng đồng và tính mực thước
 Tính cộng đồng thể hiện:
- Cả gia đình ăn chung một mâm cơm, vừa ăn vừa trò chuyện
- Cả gia đình chấm chung một chén nước mắm
- Cả buôn làng uống chung một chén rượu
- Cả bàn tiệc uống chung một ly rượu
- Cả gia đình cùng chuẩn bị bữa cơm, bữa tiệc
 Tính mực thước thể hiện:
- Phải biết quan tâm đến các thành viên khác - văn hóa giao tiếp
3. Tính linh hoạt
 Tính linh hoạt thể hiện trong sự linh hoạt của số lượng người ăn, cách ngồi ăn
 Tính linh hoạt thể hiện ở dụng cụ ăn: đôi đũa ( gắp, sắn, xới, xiên, xé, khoắng, trộn...)
 Tính linh hoạt thể hiện trong việc kết hợp các món ăn với nhau ( rượu có thể uống
với các loại thức nhắm, không nhiều loại và phân biệt rõ như rượu ở phương Tây )
 Tính linh hoạt còn thể hiện trong cách chế biến các món ăn ( chế biến nhiều cách )
4. Tính biện chứng
 Tạo sự quân bình âm dương cho cơ thể: Tạo ra những món ăn có sự cân bằng âm
dương ( cá - ớt ).
Thịt gà ( ấm ) Với Lá chanh ( mát )
Thịt lợn ( mát ) Với Hành ( ấm )
Thịt chó ( nóng ) Với Lá mơ ( mát ), riềng ( ấm )
Thịt trâu ( mát ) Với Tỏi, gừng ( ấm )

32
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

 Tạo sự quân bình âm dương giữa con người và môi trường


- Người Việt sử dụng thức ăn, món ăn để điều hòa âm dương trong cơ thể; đôi khi thức
ăn chính là vị thuốc.
- Người Việt có tập quán ăn uống theo vùng miền, theo thời tiết.
- Người Việt biết chọn thời điểm hợp lý nhất để sử dụng các món ăn.
 Chọn bộ phận thức ăn có giá trị: trứng lộn, heo, sữa, ong non, dế non...
“Cần ăn cuống, muống ăn lá”
“Cây rau má, lá rau húng, cuống rau đay”
“Mít tròn, dưa vẹo, thị méo trôn”
“Đầu chép, mép trôi, môi mè, lườn trắm”
“Ăn trăm đám cưới không bằng hàm dưới cá trê”
“Nhất phao câu, nhì âu cánh”
ỨNG PHÓ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN: MẶC
- Trang phục công sở - Trang phục picnic - Trang phục dự tiệc.
I. Quan niệm về mặc và dấu ấn nông nghiệp
1. Quan niệm về mặc
 Rất thiết thực: Ăn lấy chắc, mặc lấy bền.
 Ý nghĩa xã hội:
- Trang điểm, làm đẹp con người.
- Khắc phục những nhược điểm cơ thể, tuổi tác.
- Cái mặc trở thành biểu tượng của văn hóa dân tộc ( áo dài ).
2. Chất liệu may mặc:
- Có nguồn gốc thực vật: tơ lụa; phù hợp với xứ nóng.
Khác xứ lạnh phương Bắc: da, lông thú
- Tơ tằm: đã có cách nay 5000 năm; sản phẩm phong phú: tơ, lụa, lược, là, gấm, vóc,
nhiễu, the, đoạn, lĩnh, đũi, địa, nái, sồi, thao, vân...
- Tơ chuối: thân chuối xé ra như tơ, đem dệt vải ( TK VI - XVIII )
- Tơ đay, gai: vải thô nhưng chắc, bền
- Vải bông: nhập vào Trung Quốc TK X-XI.
TRANG PHỤC QUA CÁC THỜI ĐẠI
1. Đồ mặc phía dưới
 Phụ nữ:

33
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

- Váy mở: mảnh vải quấn quanh thân.


- Váy kín: khâu lại thành hình ống. Năm 1828 bị vua Minh Mạng cấm.
 Nam giới:
- Chiếc khố: mặc mát. Lính khố ( dây nịt ) xanh ( địa phương ), đỏ ( thường trực ), vàng
( phục vụ vua ).
- Cái quần: từ TQ, cải biến thành quần lá tọa.
ỨNG PHÓ VỚI KHOẢNG CÁCH: GIAO THÔNG
 Bản chất nông nghiệp sống định cư → giao thông đường bộ kém phát triển
 Phương tiện đi lại và vận chuyển
- Chủ yếu là đi bằng đôi chân
- Quan lại thì đi bằng cáng, kiệu
- Dùng sức trâu, bò, voi sau này mới dùng ngựa
 Từ ngữ chỉ sự vận chuyển bằng sức người rất phong phú
- Trong tay: nắm, cầm, xách, bốc, kéo...
- Hai tay: bê, bưng, ôm, bồng, bế, ẵm...
- Trên lưng: gùi, cõng, địu... Ở nách: cắp, cặp...
- Trên đầu: đội... Trên vai: vác, gánh, gồng, khiêng....
 Việt Nam có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt → thuận lợi cho giao thông
đường thủy
 Phương tiện giao thông đường thủy phong phú: thuyền, ghe, xuồng, phà, mảng, tàu...
 Người Việt biết làm cầu sớm nhất thế giới
 Hình ảnh sông nước ăn sâu vào tâm khảm mỗi người.
ỨNG PHÓ VỚI THỜI TIẾT, KHÍ HẬU: NHÀ Ở
 Ngôi nhà có vị trí quan trọng trong xã hội Việt Nam
 Ngôi nhà gắn liền với môi trường sông nước
 Nhà sàn thái - nhà sàn ba na - nhà sàn mường - nhà sàn nùng.
 Chọn hướng nhà, hướng đất
 Hướng Nam - Đông Nam
“Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam”
 Ngoài chọn hướng nhà, hướng đất, người Việt còn chú trọng đến việc chọn vị trí nhà:
“Nhất cận thị, nhị cận lân, tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận điền”

34
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

 Hình thức kiến trúc: phản ánh truyền thống VH.


- Môi trường sông nước: nhà sàn, vách nghiêng, mái hình thuyền.
- Tính cộng đồng: không ngăn nhiều phòng nhỏ.
 Hình thức kiến trúc
- Truyền thống thờ cúng tổ tiên, hiếu khách: gian giữa thờ tổ tiên; phần ngoài tiếp
khách.
- Coi trọng số lẻ: tam quan, tam cấp, ba gian, năm gian, tam tòa, ba vòng, ba cửa...
- Nguyên lý âm dương: không cao ( tránh gió, bão ); không thấp ( tránh ngập nước );
liên kết bằng ngàm và mộng; lợp ngói âm dương.

CHƯƠNG VI
VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI
MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI

I. VÀI YẾU TỐ ĐỊA - VĂN HÓA - LỊCH SỬ NGƯỜI CHĂM


1. Về địa lý:
- Ven biển miền Trung, chủ yếu từ vùng Nam sông Gianh kéo dài đến vùng Bình Thuận
ngày nay
- Địa hình: Dốc, hẹp, đất đai khô cằn, một bên là biển, bên là núi
- Khí hậu khắc nghiệt, khu vực thường xảy ra mưa lũ, hạn hán...
2. Về lịch sử:
- Đầu CN, vùng đất người Chăm sinh sống là thuộc địa của TQ
- Từ TK thứ 2 Người Chăm lập quốc - quốc hiệu đầu tiên là Lâm Ấp → thoát khỏi đô
hộ của TQ
- Chăm là rút gọn của từ ChămPa
- Cuối TK 15 - đầu 16 Vương quốc ChămPa tàn lụi, chấm dứt sự tồn tại với tư cách
quốc gia.
3. Đặc điểm:
Do điều kiện của môi trường sống: Con người Chăm phải
- Vật lộn với thiên nhiên
- Giành giật với các nước láng giềng
→ Tạo tính cách người Chăm: cứng rắn, cương nghị, thượng võ và có phần hiếu chiến.

35
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

Văn hóa Chăm là sản phẩm của sự dung hợp nhiều nguồn văn hóa:
 VH bản địa: Môi trường sống của người Chăm là môi trường nông nghiệp nên từ triết
lý âm dương trong nhận thức, đến tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn
thịnh...
→ Rất đặc trưng, điển hình và chi phối
II. Đặc trưng của văn hóa Chăm:
 VH khu vực: Sự giao thoa, tiếp xúc với các nước láng giềng
 Văn hóa Ấn Độ:
- Hấp thụ đạo Balamôn ( Quốc đạo của Ấn Độ khi Phật giáo lụi tàn )
- Đạo Balamôn thờ chúa tể các loại thần → Nguồn gốc của vũ trụ, hiện ở 3 ngôi, 3 vị
thần:
 Thần sáng tạo Brahma
 Thần Bảo tồn Visnu
 Thần hủy diệt ( sức mạnh ) Siva
Văn hóa Chăm là sản phẩm của sự dung nạp có chọn lọc với sự bảo tồn và phản ánh văn
hóa bản địa, khu vực rõ nét thể hiện tính Chăm hóa.
 Qua cấu trúc Chăm:
- Giai đoạn 1 tiếp nhận nguyên gốc: Kiến trúc tháp theo bộ 3, song song thờ 3 thần →
Coi trọng thần sáng tạo.
- Giai đoạn 2 kiến trúc tháp theo bộ 3, song song thờ 3 thần → Coi trọng 3 thần như
nhau.
 Thể hiện qua hình dáng:
- Tháp Chăm đều có hình dáng ngọn núi → biểu trưng cho thiên nhiên Miền Trung →
phản ánh chất dương tính trong tính cách bản địa của văn hóa Chăm - Núi dương.
- Có những cụm tháp, những tháp phụ có mái cong hình thuyền → Ảnh hưởng văn hóa
khu vực.
 Thể hiện qua chức năng của tháp:
- Chức năng đạo gốc là thờ thần.
- Chức năng sau khi tiếp nhận: là vừa thờ thần, vừa có tính chất lăng mộ ( tháp tiếng
Chăm: Kalăn - lăng ).
 Thể hiện qua hình dáng:

36
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

- Tháp Chăm đều có hình dáng ngọn núi → biểu trưng cho thiên nhiên Miền Trung →
phản ánh chất dương tính trong tính cách bản địa của văn hóa Chăm - Núi dương.
- Có những cụm tháp, những tháp phụ có mái cong hình thuyền → Ảnh hưởng văn hóa
khu vực.
 Thể hiện qua chức năng của tháp
- Chức năng đạo gốc là thờ thần.
- Chức năng sau khi tiếp nhận: là vừa thờ thần, vừa có tính chất lăng mộ ( Tháp tiếng
Chăm: Kalăn - lăng )
 Thể hiện qua điêu khắc
- Trong tháp Siva được coi trọng và thờ nhiều nhất
- Vật được thờ nhiều nhất là Linga - sinh khí thực nam
- Thần, vật được thờ có cùng bản chất dương tính.
III. NGUỒN GỐC VÀ NỘI DUNG CỦA ĐẠO PHẬT
 Nguồn gốc
- Phật giáo hình thành ở Ấn Độ vào TK thứ V trước CN
- Truyền trực tiếp vào Việt Nam vào đầu Công nguyên
 Bản chất đạo phật: Đây là học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát
- Bản chất nỗi khổ → Nguyện vọng không được thỏa mãn
- Nguyên nhân: Do dụng vọng ham muốn
- Cảnh giới về nguyên nhân → từ bỏ dục vọng
- Con đường diệt khổ: Giải thoát, giác ngộ, rèn luyện đạo đức.
IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM
 Phật giáo Việt Nam mang tính tổng hợp
- Vừa thờ Phật, thờ các vị thần, thánh...
- Phật giáo VN là tổng hợp các tông phái
- Phật giáo VN kết hợp chặt chẽ việc đạo với việc đời
 Hài hòa âm dương và thiên về nữ tính
- VN có cả phật bà, Bà quan âm nghìn tay nghìn mắt
- Người Việt còn tạo ra Phật mẫu, phật tổ riêng
- VN có nhiều chùa mang tên các Bà.
 Phật giáo VN hiện thân của sự linh hoạt
- Tạo ra một lịch sử vật giáo riêng, có ngày phật đản 8/4 - ngày sinh phật tổ VN

37
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

- Người Việt coi trọng việc sống phúc đức, trung thực -> cho phép tu tại gia.
- Coi thờ gia tiên ông bà cao hơn thờ phật.
- Phật được đồng nhất với các vị thần
- Tượng phật mang dáng dấp hiền hòa với những tên gọi dân gian gần gũi.
- Ngôi chùa được thiết kế như ngôi nhà người Việt -> tạo cảm giác gần gũi, còn là nơi
giúp người cơ nhỡ
- VN có đạo Hòa hảo sp của Phật giáo và đạo Ông Bà.
V. NHO GIÁO VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN

VI. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHO GIÁO VIỆT NAM


 Trong 1000 năm Bắc thuộc, nho giáo chưa có chỗ đứng ở Việt Nam
 Năm ( 1070 ) Nho giáo được tiếp nhận
 Các yếu tố Nho giáo được Việt Nam tiếp nhận và cải biến:
- Học tập cách tổ chức triều đình và hệ thống luật pháp

38
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

- Hệ thống thi cử, cải tiến chữ Nho thành chữ Nôm
- Coi trọng tình người, truyền thống dân chủ
- Tư tưởng trung quân ở VN là tinh thần yêu nước...
- Trọng văn, thái độ xem nhẹ đối với nghề buôn.
VI. SỰ THÂM NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
- Đạo giáo vào VN cuối TK II, hòa nhập với tín ngưỡng đa thần sẵn có, nên phát triển
nhanh.
- Nhiều trí thức sử dụng Đạo giáo để chống lại giai cấp thống trị: Lý Giác biến cây
thành người; Trần Cao Vân đeo bùa; Phan Xích Long đạn bắn không chết, xưng “con
Hàm Nghi”.
VII. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẠO GIÁO VIỆT NAM
 Tính chất đa thần
- Thờ Ngọc hoàng Thượng đế, Thái thượng Lão quân, Quan thánh Đế quân, Trần Hưng
Đạo, Liễu Hạnh...
 Tính chất thần tiên
- Nhiều giai thoại: Chử Đồng Tử, Từ Thức, Tú Uyên
- Hiện tượng cầu tiên, cầu cơ...
- Khuynh hướng ưa thanh tĩnh, nhàn lạc.
VIII. SỰ THÂM NHẬP CỦA KITÔ GIÁO
 Tuy vào VN nhưng Kitô giáo không có chỗ đứng vững chắc và rộng khắp, vì:
- Những giáo sĩ phương Tây dính líu và thỏa hiệp với bọn xâm lược.
- Kitô giáo mang đậm tính cứng rắn của văn hóa Phương Tây → Khó hòa đồng được
với VH Việt Nam.
 Sau đó các nhà truyền giáo cũng có điều chỉnh thành lập hàng giáo sĩ bản xứ, tôn
trọng những khác biệt và các sắc thái VH địa phương.
IX. SỰ GIAO LƯU VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY
 Lĩnh vực vật chất
- XD đô thị
- Các ngành công nghiệp
- Kiến trúc
- Giao thông...
 Lĩnh vực tinh thần

39
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

- Chữ viết
- Báo chí
- Nghệ thuật hội họa...
X. LĨNH VỰC QUÂN SỰ - NGOẠI GIAO

 Trọng tình, trọng quan hệ, hòa nhã


→ Độ lượng, không hiếu thắng


Luôn tránh đối đầu, tránh chiến tranh
Luôn để địch rút lui trong danh dự
HIẾU HÒA
 Chấp nhận sự lệ thuộc về hình thức giữ gìn
độc lập.

 Khi có chiến tranh mọi tầng lớp nhân dân đều


có thể trở thành chiến sĩ.
Phối hợp nhiều hình thức đấu tranh khác nhau
TỔNG HỢP

để chiến đấu vì một mục đích.

LINH HOẠT
 Linh hoạt tổ chức các cuộc đấu tranh, loại
hình đấu tranh.
 Tính tổng hợp và linh hoạt luôn đan xen hòa
quyện và bổ sung lẫn nhau.

XI. LĨNH VỰC VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG

 Dung hợp giữa các hiện tượng văn hóa ngoại


lai với nhau
- Đền chùa thờ cả phật, nho, đạo
- Nhà sư đồng thời là đạo sĩ DUNG HỢP
VĂN HÓA
- Thiền phái trúc lâm dung hợp cả phật giáo và
triết lý sống tìm về thiên nhiên của lão trang.
- Triều đình có khi trọng dụng cả đạo sĩ, nho sĩ
và nhà sư.
- Thiền phái thảo đường dung hợp cả triết lý
phật giáo và tư tưởng nho gia.
40
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

41
ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA CUỐI HỌC KÌ I

BÀI 7: VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI
1. Lớp văn hóa bản địa
- Về văn hóa vật chất: Ăn - mặc - ở - đi lại
- Tổ chức đời sống xã hội: Tính cộng đồng và tính tự trị.
- Về nhận thức: lối tư duy tổng hợp, lối sống quân bình.
2. Lớp văn hóa giao lưu
 Văn hóa Hán
- Về văn hóa vật chất: Kỹ thuật làm giấy, thuốc Bắc, trang phục quan lại.
- Văn hóa tinh thần: Tổ chức bộ máy chính quyền TW và pháp luật, sử dụng chữ Hán,
Kinh dịch - Bát quái.
- Về tôn giáo nghệ thuật: Tiếp thu Đạo giáo - Nho giáo.
3. Lớp văn hóa giao lưu
 Văn hóa Phương Tây:
- Về văn hóa vật chất: kiến trúc đô thị kết hợp khá tài tình phong cách phương Tây với
tính cách dân tộc.
- Văn hóa tinh thần: Sự ra đời chữ Quốc ngữ, báo chí, tiểu thuyết hiện đại, cải lương...

42

You might also like