You are on page 1of 10

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN


*****

THẢO LUẬN NHÓM

ĐỀ BÀI: (Câu1)

Chọn một dịch vụ hoặc sản phẩm nào đó, hãy phân tích xem doanh
nghiệp đã thực hiện các bước phân khúc thị trường cũng như lựa
chọn thị trường mục tiêu cho SP/DV đó như thế nào?

Môn học: Marketing căn bản


Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 7

TP.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 02 năm 2024


BẢNG PHÂN CÔNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC

ST Mã số sinh
Họ và tên Nội dung công việc
T viên

Trần Thị Thủy Tiên Phân đoạn thị trường theo vị trí
1 3121320419 đại lý tại Việt Nam, hỗ trợ tổng
(Nhóm trưởng) hợp và chỉnh sửa bài.

Phân đoạn thị trường theo chuỗi


2 Dao Tú Doanh 3123420060
đại lý tại Việt Nam

3 Hồ Nguyễn Phương Duyên 3123320041 Khái quát về Coca cola

Chiến lược tiếp thị thành công


4 Lê Thị Mỹ Duyên 3123420067
của Coca cola

Phân đoạn thị trường theo sản


5 Nguyễn Đỗ Ngọc Mai Hương 3123420153
phẩm tại Việt Nam

Chiến lược tiếp thị thành công


6 Phạm Thụy Khánh 3123320134
của Coca cola

Phân khúc thị trường của Coca


7 Trần Thụy Nguyên Kim 3123420178
cola

Thị trường mục tiêu của Coca


8 Nguyễn Huỳnh Anh Kỳ 3123420179
cola

Thị trường mục tiêu của Coca


9 Nguyễn Kiều Hiểu My 3123420233
cola

Phân đoạn thị trường theo nhân


10 Trương Bảo Ngân 3123420258
khẩu học tại Việt Nam
Nguyên tắc phân đoạn thị trường
11 Ngô Quang Trường 3123420493
của Coca cola

Nguyên tắc phân đoạn thị trường


12 Nguyễn Trung Vĩnh 3123320481
của Coca cola

13 Nguyễn Vũ Hoài Vy 3123420533 Tổng hợp


I. KHÁI QUÁT VỀ COCA COLA:
- Coca Cola (còn được gọi tắt là Coke) là nhãn hiệu nước ngọt được đăng
ký năm 1893 tại Mỹ. Cha đẻ của Coca Cola là dược sĩ John Pemberton và
theo cách hiểu của người dân Mỹ thời kỳ đó Coke (Coca Cola) là một
loại thuốc uống.
- Sau đó doanh nhân người Mỹ Asa Griggs Candler đã mua lại công thức
loại thuốc uống này, và bằng những chiến thuật tiếp thị thông minh, ông
đã đưa Coca Cola trở thành một trong những sản phẩm dẫn đầu thị trường
nước ngọt có ga trong thế kỷ XX
- Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, tập
đoàn Coca Cola hiện đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới.
Thương hiệu Coca Cola luôn là thương hiệu nước ngọt bán chạy hàng
đầu
- Một số loại Coca Cola trên thị trường: Coca Cola Original (Coca Cola
vị truyền thống), Coca Cola Zero, Coca Cola Light, Coca Cola Energy,...

II. PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG CỦA COCA COLA


- Coca Cola, một thương hiệu nước giải khát đến từ Mỹ, đã có mặt trên
thị trường toàn cầu từ năm 1893 và trải qua nhiều kỷ nguyên thịnh vượng.
Với sự xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1960, Coca Cola nhanh chóng
chiếm lĩnh thị trường nước giải khát đặc biệt trước đối thủ Pepsi. Thương
hiệu này đã trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam, xuất hiện tại mọi
buổi tiệc tùng và lễ hội. Bên cạnh chất lượng sản phẩm, Coca Cola còn
thành công trong việc phân đoạn thị trường mục tiêu, tạo lợi thế cạnh
tranh trên thị trường nước giải khát.

III. NGUYÊN TẮC PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG CỦA COCA


COLA
- Coca-Cola định vị chiến lược của mình trên thị trường nước giải khát
thế giới. Vì hoạt động ở hơn 200 quốc gia, nên doanh nghiệp phải đối mặt
với sự lựa chọn rõ ràng về việc có nên tiêu chuẩn hóa việc cung cấp sản
phẩm của mình trên toàn cầu hay không và thu được những lợi ích tiềm
năng nhờ quy mô kinh tế, điều chỉnh các dịch vụ của họ cho phù hợp với
một thị trường cụ thể.
- Coca-Cola là một thương hiệu xuất sắc và thành công trong việc áp
dụng chiến lược phân đoạn thị trường dựa trên khối lượng và khả năng
của người mua, từ đó tối ưu hóa doanh số bán hàng và lợi nhuận.
- Coca-Cola phân đoạn thị trường thành 3 nhóm bao gồm: thị trường mới
nổi, thị trường đang phát triển và thị trường đã phát triển.
+ Thị trường mới nổi: Xác định các cụm quốc gia có nhu cầu về sản
phẩm tương tự. Họ tập trung vào tăng doanh số bán hàng để tạo lợi nhuận
trong tương lai, đưa ra các sản phẩm với giá cả tiết kiệm để thu hút khách
hàng và xây dựng lượng khách hàng trung thành.
+ Thị trường đang phát triển: Nhắm mục tiêu vào các phân khúc
khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Họ cân bằng giữa khối lượng bán
hàng và giá cả.
+ Thị trường đã phát triển: Xác định các phân khúc có mặt nhiều
hoặc hầu hết các quốc gia. Họ tập trung vào tạo ra lợi nhuận bằng cách
cung cấp các sản phẩm chất lượng cao và đa dạng.

IV. THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU CỦA COCA COLA


- Trên thế giới: thị trường mục tiêu chính của Coca Cola là những người
trong độ tuổi từ 15-35, đặc biệt là thanh thiếu niên và thanh niên và
thương hiệu này đã thu hút sự quan tâm của cả nam và nữ.

Coca Cola đã thành công trong việc sử dụng chiến lược định vị cạnh
tranh để đi trước đối thủ trên thị trường đồ uống không cồn. Họ đã xây
dựng một thương hiệu toàn cầu thông qua chiến dịch quảng cáo đồng
nhất trên toàn thế giới, kết nối với thế hệ thiên niên kỷ và thể hiện cảm
xúc.

- Tại Việt Nam: trong thị trường Việt Nam, Coca Cola tập trung vào
việc định vị mình là một thương hiệu dành cho giới trẻ, tự do và hạnh
phúc. Họ nhắm đến cả khách hàng cá nhân, gia đình và quảng cáo của họ
thường liên quan đến lễ kỷ niệm, tiệc tùng. Coca Cola đã tạo sự kết nối
mạnh mẽ với khách hàng Việt Nam thông qua việc thích nghi với văn hoá
và thị trường địa phương.

Bằng chiến lược Marketing của Coca-Cola tại Việt Nam dựa trên thị
trường mục tiêu này, thương hiệu đã tiếp cận được nhiều phân đoạn thị
trường và đáp ứng được sở thích đa dạng của khách hàng một cách khéo
léo. Công ty đã xây dựng được hình ảnh thương hiệu tốt trong từng phân
đoạn thị trường và giữ vững vị thế của mình như một trong những thương
hiệu nước giải khát hàng đầu tại Việt Nam.

V. PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU CỦA COCA COLA


TẠI VIỆT NAM

1. Phân đoạn thị trường Việt Nam theo vị trí địa lí:
- Coca Cola đã thực hiện phân đoạn thị trường một cách chi tiết và hiệu
quả, tùy chỉnh chiến lược tiếp thị cho từng vùng và quốc gia dựa trên
những yếu tố khác nhau.

Ví dụ: ở thị trường Mỹ, thương hiệu này đã thấm nhuần vào thị trường và
phủ sóng rộng rãi. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, nơi trà có vai trò quan trọng
trong văn hóa địa phương, Coca Cola đã phải điều chỉnh chiến lược để
đối phó với sở thích của người dân.

- Tại Việt Nam, Coca Cola đã hướng đến một thị trường mục tiêu rộng
lớn, bao phủ khắp các tỉnh thành tới thôn làng, không phân biệt vùng
miền và địa lý. Tới nay, họ đã mở rộng mạng lưới phân phối tới 100%
điểm bán lẻ toàn quốc để đảm bảo sản phẩm Coca Cola có mặt tại mọi
ngóc ngách của đất nước.Tuy nhiên vẫn có sự tập trung vào các trung tâm
đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Hải Phòng, nơi tập
trung đông dân cư và tiềm năng tiêu dùng cao. Điều này cho thấy Coca
Cola đã thực hiện phân đoạn thị trường một cách linh hoạt để phù hợp với
tình hình địa phương và nhu cầu của khách hàng.

2. Phân đoạn thị trường Việt Nam theo nhân khẩu học:
- Độ tuổi: Coca – Cola nhắm vào những người trẻ độ tuổi từ 15-25
- Giới tính: Cả nam và nữ đều nằm trong danh sách mục tiêu của công ty
- Thu nhập: Thu nhập trải dài và rất đa dạng ,từ thấp đến cao bởi sản
phẩm có giá thành rẻ nên phù hợp với mọi mức thu nhập

* Tuy nhiên Coca-Cola cũng nghiên cứu và phát triển riêng những loại đồ
uống cho một số nhóm nhân khẩu học cụ thể như nhóm người ăn kiêng ,
nhóm người tập thể thao ... như Coca-cola diet coke hay coca-cola không
đường
3. Phân đoạn thị trường Việt Nam theo chuỗi đại lý:
-Coca Cola phân phối hầu hết sản phẩm của mình đến tay người tiêu
dùng một cách nhanh nhất. Chính vì vậy, khách hàng có thể tìm kiếm sản
phẩm của thương hiệu này ở các đại lý nhỏ lẻ hay hệ thống các siêu thị
lớn trên toàn quốc như: BigC, Lotte Mart, Coopmart, VinMart... Ngay từ
khi thành lập đến nay Coca Cola đã đi theo mô hình bán lẻ tại chuỗi siêu
thị và đại lý để chiếm thị phần nhanh hơn trên thị trường nước giải khát.
Coca Cola đánh vào tâm lý người dùng thường dạo qua siêu thị rồi mới
đến quầy tính tiền vì vậy Coca Cola luôn được bày bán ở nhiều vị trí khác
nhau trong các siêu thị nhằm kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu
dùng.

Hiện tại, doanh nghiệp cũng có 3 nhà máy lớn tại TP. HCM, Đà Nẵng và
Hà Nội với lượng lao động lên đến 2.000 nhân công trực tiếp và gián tiếp.
Trong tương lai, nhà máy thứ 4 sẽ được đặt tại Long An. Tính đến hiện
tại, Coca Cola có hơn 50 nhà phân phối chính thức với 1.500 nhân viên
và hơn 350.000 đại lý phân phối tại thị trường Việt Nam. Doanh nghiệp
vẫn đang tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối tại các cửa hàng nhỏ lẻ,
đại lý tại các tỉnh thành vùng sâu vùng xa. Coca Cola cũng thường xuyên
hỗ trợ hệ thống phân phối với nhiều chương trình khuyến mãi và ưu đãi
hấp dẫn.

4. Phân đoạn thị trường Việt Nam theo sản phẩm:


Hiện nay, thương hiệu Coca Cola tại Việt Nam đã cung cấp nhiều loại
sản phẩm khác nhau từ mùi vị đến mẫu mã, bao gồm nước ngọt có ga,
nước trái cây, nước lọc, sữa,… Gồm các nhãn hiệu quen thuộc như Coca
Cola, Sprite, Fanta, Dasani, Minute Maid, Aquarius, Nutriboost,…

Theo số liệu thống kê từ Coca Cola Việt Nam, thương hiệu đã có


khoảng 40 SKU (mã sản phẩm) khác nhau. Đây là một con số khá lớn
nhằm thể hiện sự đa dạng, phong phú trong sản phẩm của Coca Cola.
Thương hiệu vẫn không ngừng nghiên cứu và phát triển sản phẩm để đáp
ứng nhu cầu hiện nay của người tiêu dùng. Cụ thể thương hiệu đã bổ sung
nhiều hương vị mới cho các dòng sản phẩm truyền thống nhằm đáp ứng
nhu cầu thị trường Việt Nam như: Coca Cola Zero, Coca Cola thêm cà
phê, Fanta soda kem, Fanta nho, Fanta đào,…

Nhờ sự nỗ lực không ngừng đổi mới, sáng tạo và đa dạng các chủng
loại sản phẩm đã góp phần giúp Coca Cola trở thành thương hiệu đồ uống
lớn tại thị trường Việt Nam.

VI. CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ THÀNH CÔNG CỦA COCA COLA
Sự thành công của thương hiệu nằm ở sự tinh tế và độc đáo đằng sau
của chiến lược.
 Xây dựng bản sắc thương hiệu mạnh mẽ:
Bộ nhận diện thương hiệu Coca-Cola bắt đầu bằng logo màu đỏ và
phông chữ script trắng. Đây là hai màu sắc tương phản mang đến sự nổi
bật cả trong hình thức và ý nghĩa.

Logo Coca-Cola được in trên các chai có hình dáng “đường cong”
độc đáo và logo của họ cũng rất dễ nhận biết đối với dân số thế giới.

 Sản phẩm mang lại cảm xúc cho mọi người:


Vào năm 2011, Coca Cola mở chiến dịch chương trình “Share a
Coke” đầu tiên tại Úc. Sau đó chiến dịch này lan sang nhiều quốc gia
khác, trong đó có Việt Nam. Chiến dịch đã tạo ra trào lưu “cá nhân hóa
sản phẩm".
Người tiêu dùng đã được khuyến khích tham gia và xây dựng nội
dung truyền thông, tạo dựng sự kết nối trực tiếp đến từng cá nhân khách
hàng và ngôn từ sử dụng trong chiến dịch có tính chất cổ vũ hành động
cao.
 Sự thấu hiểu người dùng tạo ra xu hướng:
Khách hàng quan tâm nhiều hơn đến thông tin dinh dưỡng, đặt nhiều kỳ
vọng vào cải tiến tích cực từ những sản phẩm giải khát tiêu thụ hằng
ngày.
Do vậy, trong chiến lược kinh doanh dài hạn, cùng với mục tiêu trở
thành tập đoàn chuyên về nước giải khát, Coca-Cola luôn đặt sức khỏe
của người tiêu dùng lên hàng đầu, vì vậy họ ra mắt các sản phẩm Coca
Cola ít đường, Coca Cola không đường.
 Luôn đa dạng hoá sản phẩm:
Từ sản phẩm chủ đạo là đồ uống có ga, giờ đây Coca-Cola đã đa
dạng hóa sản phẩm với nhiều mẫu mã, màu sắc và hương vị như Fanta,
Sprite, Nutriboost,...

 Tạo các chiến dịch tiếp thị nội dung lâu dài:
Một khía cạnh quan trọng trong thành công tiếp thị của Coca Cola
là cách họ nhấn mạnh thương hiệu hơn sản phẩm đã giúp công ty vươn
lên vị trí dẫn đầu trong ngành, ngay cả sau hơn 100 năm. Điểm qua vài
chiến dịch làm nên tên tuổi của Coca-Cola như:
Chiến dịch Hilltop (1971) - “I'd Like to Teach the World to Sing”
Chiến dịch “Holidays are coming” (1995 - đến nay)
Chiến dịch “The Polar Bowl” (2012)
Chiến dịch “Uplifted Alex” (2017
“Happiness Factory” (2006)
“Share a Coke” (2011)

You might also like