You are on page 1of 95

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

VỞ GHI BÀI
Quá Trình Và Thiết Bị Truyền Khối
[CH2051]

Sinh viên: Nguyễn Phú Sỹ MSSV: 2010587 HK: 221

Thành phố Hồ Chí Minh, 2022


MỤC LỤC

Chương 2: CÁC PHƯƠNG THỨC VÀ ĐỊNH LUẬT KHUẾCH TÁN ............................ 1

Chương 3: TRUYỀN KHỐI GIỮA HAI PHA ................................................................. 11

Chương 4: THIẾT BỊ TRUYỀN KHỐI ............................................................................ 27

Chương 5: HẤP THỤ & NHẢ HẤP THỤ ....................................................................... 35

Chương 6: QUÁ TRÌNH CHƯNG CẤT .......................................................................... 42

Chương 7: TRÍCH LY LỎNG – LỎNG ........................................................................... 60

Chương 8: SẤY VẬT LIỆU ............................................................................................. 74


Chương 2:

CÁC PHƯƠNG THỨC VÀ ĐỊNH LUẬT KHUẾCH TÁN

2.1. Khuếch tán phân tử và định luật Fick I:


2.1.1. Khuếch tán phân tử:

- Khuếch tán phân tử là quá trình di chuyển vật chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có
nồng độ thấp, do chuyển động nhiệt của các phân tử.

- Đặc điểm:

+ Khuếch tán phân tử là quá trình tự xảy ra (trên 0K, các phân tử vật chất luôn chuyển
động nhiệt).

+ Động lực của quá trình là sự chênh lệch nồng độ.

+ Khuếch tán phân tử được đặc trưng bằng mật độ dòng khuếch tán.

2.1.2. Mật độ dòng khuếch tán phân tử – Định luật Fick I:

- Mật độ dòng khuếch tán phân tử là lượng vật chất di chuyển qua một đơn vị diện tích
bề mặt khuếch tán trong một đơn vị thời gian.

- Định luật Fick I: “Mật độ dòng khuếch tán phân tử tỉ lệ với gradient nồng độ”.

dG A dC  kmol 
J MA = = −DAB  A = −DAB  gradCA  m 2  s 
F  d d

Trong đó: • J MA là mật độ dòng khuếch tán phân tử chất A;

• G A  kmol là lượng chất A khuếch tán;

• F  m 2  là diện tích bề mặt vuông góc với phương khuếch tán;

•  s  là thời gian khuếch tán;

• CA  kmol m3  là nồng độ chất khuếch tán A;

•  m 2  là chiều dài khuếch tán;

• D AB là hệ số tỉ lệ, còn được gọi là hệ số khuếch tán phân tử.

 Dấu “–” trong biểu thức cho thấy khuếch tán xảy ra theo chiều giảm nồng độ.

1
2.1.3. Hệ số khuếch tán phân tử:

2.1.3.1. Định nghĩa:

- Hệ số khuếch tán là lượng vật chất di chuyển qua một đơn vị diện tích bề mặt vuông
góc với phương khuếch tán trong một đơn vị thời gian khi nồng độ vật chất giảm một đơn
vị trên mỗi đơn vị chiều dài theo phương khuếch tán ( grad C = 1 ).

- Hệ số khuếch tán có thứ nguyên là  L2 T  .

dG A   dCA   kmol   kmol m3   m 2 


 DAB  =  : = : = s 
 F  d   d   m  s  
2
m   

- Hệ số khuếch tán phân tử là một thông số vật lý, đặc trưng cho khả năng khuếch tán của
một chất trong môi trường với điều kiện nhiệt độ và áp suất đã cho.

- Hệ số khuếch tán phân tử phụ thuộc vào bản chất của chất khuếch tán, môi trường
khuếch tán và điều kiện khuếch tán (nhiệt độ, áp suất).

2.1.3.2. Hệ số khuếch tán phân tử trong chất khí:

- Phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất và bản chất của các cấu tử. Hệ số khuếch tán phân tử
tăng khi nhiệt độ tăng, áp suất giảm và kích thước phân tử chất càng nhỏ.

4.3 10−3  T1.5 1 1


DAB =  + cm 2 s 
(V 13
A +VB )
13 2
P MA MB

• D AB : hệ số khuếch tán của chất A trong chất B;

• MA , MB − g mol : khối lượng mol của khí A và khí B;

• VA , VB − cm3 mol : thể tích mol của khí A và khí B;


• T − K, P − atm : nhiệt độ và áp suất tại điều kiện đang xét.

❖ Tính thể tích mol của phân tử khí có dạng CxHyOnNm:

V = x  VC + y  VH + n  VO + m  VN − Z

• VC , VH , VN , VO là thể tích của mỗi nguyên tử của nguyên tố tương ứng;

• Z là hệ số cấu trúc, phụ thuộc vào số vòng thơm trong phân tử ( Z = 15 nếu có 1 vòng
thơm, Z = 30 nếu có 2 vòng thơm và nếu có 3 vòng thơm thì Z = 47.5).

2
❖ Thể tích mol và thể tích nguyên tử của một số chất:
Thể tích nguyên tử, cm3/nguyên tử Thể tích mol, cm3/mol
Carbon 14.8 Không khí 29.9
Hydrogen 3.7 Br2 53.2
Clor 24.6 Cl2 48.4
Brom 27 I2 71.5
Iod 37 CO 30.7
N trong amine bậc 1 10.5 CO2 34
N trong amine bậc 2 12 COS 51.5
N có hai nối đôi bão hòa 15.6 H2 14.3
O trong acid 12 H2O 18.9
O trong andehyde và ketone 7.4 H2S 32.9
O trong hợp chất với S, P, N 8.3 N2 31.2
O trong ester 9.1 NH3 25.8
O trong ether 9.9 NO 23.6
O trong ester và ether bậc cao 11 N2O 36.4
O có hai nối đôi bão hòa 7.4 O2 25.6
S 25.6 SO2 44.8

1 − yi 1
❖ Đối với hỗn hợp nhiều hơn hai khí: Di −hh = k
=
yi k
yi o

ji Dij

ji Dij

• Dij là hệ số khuếch tán phân tử của cấu tử i trong cấu tử j;

• y i là phần mol của cấu tử i trong hỗn hợp gồm k + 1 khí (có tính khí i);

• yi o là phần mol của cấu tử i trong hỗn hợp gồm k khí (không tính khí i).

2.1.3.3. Hệ số khuếch tán phân tử trong chất lỏng:

- Trong chất lỏng, hệ số khuếch tán phân tử khoảng 10−5 cm 2 s , hệ số khuếch tán tăng
khi nhiệt độ tăng và kích thước phân tử chất càng nhỏ.

- Hệ số khuếch tán của các chất lỏng thay đổi đáng kể theo nồng độ.

- Ở 20ºC, hệ số khuếch tán phân tử trong chất lỏng có thể tính gần đúng theo công thức:

10−2 1 1
DAB =  + cm 2 s 
AB  ( V + V
13
A B )
13 2 MA MB

3
• μ (cP): độ nhớt của chất lỏng B ở 20ºC.
• A và B là các hệ số phụ thuộc vào tính chất chất tan và dung môi.

Hệ số A, trong Các khí C 2 H 5 OH CH 3OH CH3COOH


dung môi nước 1.00 1.24 1.19 1.27

H2O C 2 H 5 OH CH 3OH C3H6O Lỏng không


liên hợp
Hệ số B
4.70 2.00 2.00 1.15 1.00

t
- Ở nhiệt độ khác: D t = D 20  1 + b ( t − 20 )  trong đó b = 0.2 
3 

Với  t và ρ là độ nhớt và khối lượng riêng của chất lỏng ở t ºC.

- Đối với dung dịch loãng, hệ số khuếch tán có thể được tính theo công thức:

7.4  10−8 T M B
D AB =
  VA0.6
• μ (cP): độ nhớt của dung môi.
• M B (g/mol): khối lượng mol của dung môi.

• VA (g/mol): thể tích mol của chất khuếch tán.


• T (K): nhiệt độ tuyệt đối tại điều kiện đang xét.
• Φ: hệ số tính đến sự liên hợp của dung môi.

Dung môi H2O C 2 H 5 OH CH 3OH C6 H6 , ether, heptane

Φ 2.6 1.9 1.5 1

k
❖ Đối với hỗn hợp nhiều cấu tử: Di −hh  hh =  x i Dij  j
j i

• Dij là hệ số khuếch tán phân tử của cấu tử i trong cấu tử j;

• x i là nồng độ của cấu tử i trong hỗn hợp gồm k + 1 cấu tử (có tính cấu tử i);

•  j , hh là độ nhớt của cấu tử j và của hỗn hợp dung môi (chưa tính cấu tử i).

2.1.3.4. Hệ số khuếch tán phân tử trong chất rắn:

- Chất rắn được chia thành 3 loại: chất rắn đặc xít, chất rắn xốp, chất keo. Trong chất rắn,
hệ số khuếch tán phân tử khoảng 10−10 cm 2 s .

4
- Gel sinh học có bản chất là hệ keo sinh học, gồm các phần tử có PTK lớn hơn 10000
đvC. Sự khuếch tán trong gel sinh học phụ thuộc vào kích thước, hình dạng và sự tương
tác giữa chúng.

9.4  10−10 T
- Hệ số khuếch tán trong gel sinh học có thể tính theo công thức: DAB =
M A1 3

Với μ là độ nhớt của nước ở nhiệt độ đang xét T (K); MA là khối lượng phân tử của chất
A.

2.1.4. Thông lượng khuếch tán:

Xét một phân tố lưu chất có tiết diện bằng một đơn vị diện tích và sự khuếch tán qua lại
mặt phẳng (P) của hai cấu tử A, B do sự sai biệt nồng độ như hình dưới:

Gọi u A , u B là vận tốc chuyển động của A và B qua mặt phẳng (P) với u A = uB để thể
tích hai bên mặt phẳng (P) không đổi.

Lượng cấu tử A, B đi qua tiết diện (P) trong một đơn vị thời gian (Thông lượng của A,
u A A u B B
B qua (P)) là: NA = = u A CA ; NB = = u BC B
MA MB

u A C A + u BC B N A + N B
Vận tốc dịch chuyển trung bình của hai cấu tử: u M = =
CA + CB C

Thông lượng của một cấu tử qua (P) là tổng lượng vật chất chuyển động theo vận tốc
trung bình và lượng vật chất chuyển động theo khuếch tán phân tử. Ta có:
CA C
N A = u M CA + J A = ( N A + N B ) + D AB  A
C z
CB C
N B = u M CB + J B = ( N A + N B ) + D AB  B
C z

Khuếch tán là theo mọi phương nên phương trình trên có thể viết theo cả ba trục tọa độ.

5
 Trong trường hợp quá trình khuếch tán xảy ra trong trạng thái ổn định và chỉ theo
một phương z, các giá trị NA, NB và DAB đều là hằng số thì:

 NA CA 
 − 2 
NA C  DAB N + NB C 
NA =   ln  A
NA + NB z  NA CA1 
 N +N −
 A B C 

2.1.4.1. A khuếch tán ổn định, B không khuếch tán:


 CA2 
C  D AB 1−  CD  C − CA2 
N A = const; N B = 0  NA =  ln  C = AB
 ln  
z C
 1 − A1  z  C − CA
   1 
 C 
CA p A N P
❖ Với pha khí: = = yA ; C = = t
C Pt V RT

Pt  DAB  1 − y A2  Pt  DAB  Pt − p A2  Pt  DAB  pB 


NA =  ln   =  ln   =  ln  2 
RTz  1 − yA RTz  Pt − p A RTz  pB
 1   1   1 
p B2 − p B1 PD
Đặt p BM =
pB RTzp BM
(
 N A = t AB  p A1 − p A2 )
ln 2
p B1

❖ Với pha lỏng: C và DAB phụ thuộc nhiều vào nồng độ nên ta sử dụng giá trị trung bình
của hai đại lượng này
DAB    x B2 − x B1
NA = (
  x A1 − x A2
zx BM  M  tb
) với x BM =
xB
ln 2
x B1

2.1.4.2. A và B khuếch tán đẳng mol, nghịch chiều: NA = −NB = const

DAB
❖ Với pha khí: N A =
RTz
(
 p A1 − p A2 )
DAB   
❖ Với pha lỏng: N A = (
  x A1 − x A2
z  M  tb
)

2.2. Khuếch tán đối lưu:


2.2.1. Khuếch tán đối lưu:

6
- Khuếch tán đối lưu là quá trình di chuyển vật chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có
nồng độ thấp do chuyển động đối lưu của môi trường (lỏng hoặc khí).

- Phân loại:

+ Khuếch tán đối lưu tự nhiên: chuyển động đối lưu do sự chênh lệch khối lượng riêng
cục bộ của môi trường (có thể do chênh lệch nồng độ hay nhiệt độ).

+ Khuếch tán đối lưu cưỡng bức: chuyển động đối lưu do sự cung cấp năng lượng bên
ngoài, mạnh hơn đối lưu tự nhiên.

- Khuếch tán đối lưu luôn bao gồm cả khuếch tán phân tử (do có sự chênh lệch nồng độ).

2.2.2. Mật độ dòng khuếch tán đối lưu:


CA
J AX = −D X = −D X  gradCA = C  W

Với DX là hệ số khuếch tán xoáy, phụ thuộc vào chế độ của dòng chảy, D X = f ( Re ) .

CA C
❖ Dòng khuếch tán tổng: J A = J AB + J AX = − ( DAB + DX ) = −DAB A + CA  W
 

• Khuếch tán trong môi trường đứng yên → W = 0 → Chỉ có khuếch tán phân tử.

• Khuếch tán trong môi trường chuyển động → W  0 → Có cả hai hình thức khuếch tán.

2.3. Định luật Fick II:


Xét nguyên tố thể tích dV = dxdydz trong hệ tọa độ Oxyz. Thiết lập cân bằng vật chất
theo cả ba phương x, y, z:
  2C  2C  2C 
• Khuếch tán phân tử: D  2 + 2 + 2  = D 2C
 x y z 

C C C
• Khuếch tán đối lưu: w x + wy + wz = W  gradC
x y z
C
• Theo thời gian:


C
→ Cân bằng tổng quát: + W  gradC = D 2C


Định luật Fick II là định luật của dòng một pha đẳng nhiệt, không chịu nén và không có
phản ứng hóa học.

7
Nghiệm của phương trình Fick II cho biết phân bố nồng độ trong không gian theo thời
gian của dòng một pha. Nếu giải được phương trình này thì sẽ tính được kích thước thiết
bị và thời gian làm việc từ năng suất cần có, và ngược lại.

Thực tế không giải được nghiệm giải tích tổng quát của phương trình Fick II, do:

+ Không biết được vector tốc độ w .

+ Không tích phân được phương trình vi phân bậc II.

→ Dùng máy tính với các số cho sẵn.

2.4. Cấp khối và dòng một pha:


2.4.1. Khái niệm:

- Cấp khối (hay truyền khối trong một pha) là quá trình di chuyển của vật chất ở mức
phân tử từ nội bộ pha đến bề mặt phân pha hay ngược lại, do khuếch tán phân tử và khuếch
tán đối lưu.

- Lượng vật chất di chuyển tỷ lệ với diện tích bề mặt, thời gian và động lực quá trình
(thường gặp nhất là sự chênh lệch nồng độ).

dm = k Y ( y − y bm )  dF  d = k X ( x bm − x )  dF  d

- Phương trình cấp khối:


dm C
JA =  J A = − ( D AB + D X ) A = k  C = k Y  y = k X  x
dF  dC 

Với k được gọi là hệ số cấp khối (hay hệ số truyền khối trong một pha).

2.4.2. Hệ số cấp khối:

- Hệ số cấp khối là lượng vật chất di chuyển từ nội bộ pha đến bề mặt phân pha hay ngược
lại qua một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian khi động lực của quá trình bằng một
đơn vị.

- Có nhiều cách biểu diễn động lực khác nhau của quá trình (nồng độ, áp suất,…) nên hệ
số cấp khối có nhiều cách biểu diễn thứ nguyên khác nhau phụ thuộc vào cách biểu diễn
động lực quá trình.

8
J 1 kmol m 2  s
- Nếu  = C = 1 kmol m và J = 1 kmol m  s thì k =
3 2
= =1 m s
C 1 kmol m3

2.4.3. Xác định hệ số cấp khối:

dm
2.4.3.1. Dùng định nghĩa: dm = k  C  dF  d  k =
C  dF  d

- Tiến hành đo các giá trị m, F, τ và ΔC cụ thể, từ đó tính ra giá trị k.

- Phương pháp này không áp được trong thực tế vì:

+ Rất khó để đo được diện tích bề mặt F và chênh lệch nồng độ ΔC.

+ Tính chính xác khi đo các đại lượng không cao.

2.4.3.2. Tính theo lý thuyết:

❖ Thuyết màng (Withman):

- Giả thiết:

+ Gần bề mặt phân pha có hình thành lớp màng chảy tầng hay đứng yên;

+ Nồng độ chất chỉ thay đổi trong lớp màng;

+ Chỉ xảy ra khuếch tán phân tử ổn định, đẳng hướng và chỉ một cấu tử tham gia;

+ Trong nhân pha nồng độ chất không đổi.

- Cân bằng vật chất:


 yi
dC dCA Di
J i = −Di A = k i ( yabg − yi )  k i  dl = −Di  (y  ki =
abg − yi )
dl 0 yabg

→ Hệ số cấp khối tỷ lệ thuận với hệ số khuếch tán D và độ dày lớp màng δ.

• Khi tăng nhiệt độ, giá trị D tăng, hệ số truyền khối tăng.

• Khi khuấy, giá trị δ giảm, hệ số truyền khối tăng.

- Tuy nhiên, thuyết này không được dùng trong thực tế do:

+ Thực nghiệm cho thấy k tỷ lệ với D0.30.8 , biểu thức của thuyết là không phù hợp.

+ Không đưa ra biểu thức chính xác để tính giá trị δ.

❖ Thuyết thẩm thấu (Higbie):

9
- Giả thiết:

+ Bề mặt phân pha không cố định;

+ Diễn ra sự thay đổi luân phiên của các phần tử;

+ Thời gian khuếch tán của các phần tử là như nhau;

+ Là quá trình khuếch tán phân tử giả ổn định.

d
- Thời gian khuếch tán được một đoạn bằng đường kính giọt:  = =
u u

D D Du
- Cân bằng vật chất: mi = 2F ( yabg − yi )  k=2 = 1,13
 

→ Phương trình chuẩn số Sh = 1,13 Pe

• Hệ số cấp khối tỷ lệ với D0.5 , phù hợp với thực nghiệm.

• Không ứng dụng được cho quá trình hòa tan các hạt đứng yên.

• Chỉ dùng để tính hằng số cấp khối bên ngoài cho các hạt, giọt hình cầu.

- Thuyết mô tả định lượng quá trình khuếch tán trong khoảng thời gian quá độ từ khi bắt
đầu tiếp xúc pha đến khi quá trình đạt ổn định.

2.4.3.3. Sử dụng phương trình chuẩn số:

❖ Dòng chảy trong ống:


0,14
  
1
Sh = 0,023Re Sc 8 
0,8
 hay Sh = 0,023Re 0,81 Sc 0,44
 W 

• Nếu 430  Sc  10000 thì Sh = 0,0096 Re 0,918 Sc 0,846

(
❖ Dòng chảy qua hạt đơn hình cầu: Sh = 2 1 + 0, 276 Re0,5 Sc
1
3
)

10
Chương 3:
TRUYỀN KHỐI GIỮA HAI PHA

3.1. Truyền khối xuyên pha:


3.1.1. Định nghĩa:

- Truyền khối xuyên pha là quá trình di chuyển vật chất từ pha này sang pha khác (bằng
khuếch tán phân tử hay khuếch tán đối lưu) khi hai pha tiếp xúc nhau.

- Cấu tử di chuyển được gọi là cấu tử khuếch tán.

- Đặc điểm:

+ Hai pha phải tiếp xúc trực tiếp.

+ Chỉ xảy ra đến khi hai pha đạt trạng thái cân bằng pha.

- Cơ chế chung gồm 3 giai đoạn nối tiếp:

+ Vật chất di chuyển từ pha I đến bề mặt tiếp xúc pha (cấp khối trong pha I).

+ Vật chất di chuyển qua bề mặt tiếp xúc pha (độ dày lớp màng rất nhỏ, trở lực thấp nên
quá trình xảy ra nhanh, thường được bỏ qua trong tính toán).

+ Vật chất từ bề mặt di chuyển vào pha II (cấp khối trong pha II).

3.1.2. Phân loại:

Chiều di chuyển
Tên gọi Ý nghĩa
vật chất

Hấp thụ K(H) – L Quá trình hút khí (hơi) bằng chất lỏng.

Nhả hấp thụ L – K(H) Tách chất đã bị hấp thụ ra khỏi dung môi

Tách hỗn hợp lỏng thành các cấu tử riêng biệt nhờ
Chưng cất L–H
độ bay hơi khác nhau.

Tách các chất của hỗn hợp lỏng bằng dung môi
L–L
Trích ly không tan trong dung môi ban đầu

R–L Tách các chất trong chất rắn bằng dung môi

11
Tách ẩm ra khỏi vật liệu bằng cách cấp nhiệt cho
Sấy R–K
ẩm bay hơi.

Hấp phụ Hút các chất khí (hơi) hay lỏng bằng chất rắn xốp
K(H)/L – R
Trao đổi ion Hấp phụ giữa dung dịch điện ly và nhựa trao đổi ion

Thăng hoa R–K Bốc hơi trực tiếp từ pha rắn

Hòa tan R–L Phân bố các cấu tử của pha rắn vào dung dịch

Tách các chất tan từ dung dịch nước hay kết khối
Kết tinh L–R
dung dịch nóng chảy

Màng bán L–M–L Tách các chất từ hỗn hợp khí hay lỏng bằng màng
thấm K–M–K bán thấm

3.2. Cân bằng pha:


3.2.1. Khái niệm cân bằng pha:

Gọi x và y là nồng độ của cấu tử A trong hai pha x và  y .

x* và y* là nồng độ tối đa của cấu tử A trong hai pha x ,  y ở điều kiện đang xét.

• Nếu x  x* → Dòng A di chuyển từ pha  y vào pha x chiếm ưu thế.

• Nếu y  y* → Dòng A di chuyển từ pha x vào pha  y chiếm ưu thế.

• Nếu x = x* và y = y* → Dòng A di chuyển qua lại giữa hai pha x và  y như nhau.

- Tại mỗi điều kiện xác định sẽ tồn tại một mối quan hệ cân bằng giữa nồng độ của cấu
tử trong hai pha và được biểu diễn bằng đường cân bằng, x* = f ( y ) hay y* = g ( x ) .

- Nồng độ lớn nhất của một cấu tử mà một pha có thể chứa tại điều kiện đang xét được
gọi là nồng độ cân bằng. Cấu tử phân bố sẽ đi vào pha nào có nồng độ làm việc thấp hơn
nồng độ cân bằng.

- Cân bằng pha là cân bằng động, khi đạt trạng thái cân bằng thì vẫn tồn tại dòng vật chất
di chuyển giữa hai pha, nhưng với tốc độ bằng nhau.

→ Sự khuếch tán tổng cộng của hai pha bằng không khi đạt cân bằng pha.

12
- Khi chưa đạt cân bằng, quá trình truyền khối giữa hai pha sẽ xảy ra cho đến khi thiết lập
được cân bằng pha. Hay nói cách khác, cân bằng pha là giới hạn của quá trình truyền khối.

- Mục đích của việc xác định cân bằng pha:

+ Biết được khuếch tán có xảy ra hay không và xác định chiều di chuyển của cấu tử
khuếch tán.

+ Xây dựng phương trình đường cân bằng pha.

- Cách xác định đường cân bằng pha: sử dụng các định luật nhiệt động (hỗn hợp lý
tưởng), bằng số liệu thực nghiệm (hỗn hợp thực).

3.2.2. Quy tắc pha:


• F: số bậc tự do • Φ: số pha trong hệ
F = C−+n • n: số yếu tố ảnh hưởng
• C: số cấu tử trong hệ
(thường là 2)
→ Xác định số yếu tố có thể thay đổi mà không làm ảnh hưởng đến cân bằng pha.

3.2.3. Các định luật cân bằng pha:

❖ Định luật Henry: Áp suất riêng phần của một chất khí trên bề mặt chất lỏng tỉ lệ với
nồng độ phần mol của nó trong dung dịch. (Dùng cho dung dịch vô cùng loãng)

pi = H  x i với H là hằng số Henry tại một nhiệt độ xác định

H
Ở trạng thái cân bằng, ta có: pi = yi P  yi =  xi
P
→ Phương trình có dạng yi = m x i , là phương trình biểu diễn đường cân bằng pha.

❖ Định luật Raoult: Áp suất riêng phần của một chất khí trên bề mặt chất lỏng bằng tích
áp suất hơi bão hòa của cấu tử đó với phần mol của cấu tử đó trong dung dịch.

pi = pibh  x i với pibh là áp suất hơi bão hòa của cấu tử i

 pibh 
Ở trạng thái cân bằng: pi = y P  y =
i  x i → Phương trình đường cân bằng pha.
i
P

Đối với hỗn hợp hai cấu tử:


p1bh x1
P = p1 + p 2 = p1bh x1 + p 2bh (1 − x1 )  y1 =
p1bh x1 + p 2bh (1 − x1 )

13
 x 1 p1bh
 y = với  = bh : độ bay hơi tương đối giữa hai cấu tử.
1 + (  − 1) x1
1
p2

3.3. Cân bằng vật chất:


• Mục đích: Tính được cân bằng vật chất cho phép xác định năng suất thiết bị và xây dựng
đường làm việc:

• Cơ sở tính cân bằng vật chất: từ định luật bảo toàn vật chất, lập phương trình cân bằng
vật chất ở dạng vi phân, tích phân cho một hay nhiều chất hoặc cho quy mô thiết bị bất kì.

• Nguyên tắc chung:

∑ (lượng vào) + ∑ (có sẵn) = ∑ (lượng ra) + ∑ (còn lại)

Nếu ∑ (có sẵn) = ∑ (còn lại) thì ∑ (lượng vào) = ∑ (lượng ra) → thường được sử dụng.

3.3.1. Đối với quá trình tiếp xúc pha một bậc:

Cân bằng tổng quát: G0 + L0 = G + L

Đối với cấu tử i: yi0G0 + xi0 L0 = yi G + xi L

L G L
→ Nồng độ làm việc: yi = − x i + 0 yi0 + 0 x i0
G G G

→ Tổng hai pha của quá trình tiếp xúc pha một bậc
là không đổi và bằng tổng hai pha ban đầu.

G  G 0 L L
Thông thường:   yi = − xi + yi0 + 0 x i0
L  L0 G G

→ Phương trình nồng độ làm việc của quá trình tiếp xúc pha một bậc, mô tả mối quan hệ
nồng độ làm việc giữa hai pha tại mỗi thời điểm của quá trình tiếp xúc pha một bậc (mô
tả nồng độ thay đổi theo thời gian).

Đường làm việc:

• Nằm ở góc phần tư thứ hai.


L
• Là đường thẳng khi = const .
G
L
• Là đường cong khi  const .
G

14
3.3.2. Quá trình tiếp xúc pha liên tục xuôi chiều:

dM = −dG = dL
Cân bằng vi phân: 
dm = −d ( yG ) = d ( xL )

M = G + L
Cân bằng tích phân: 
mi = y1G1 + x1L1 = y 2G 2 + x 2 L2 = yG + xL
→ Tổng hai pha của quá trình tiếp xúc pha liên tục ngược chiều ở mỗi tiết diện là không
đổi và bằng tổng hai pha ở hai đầu thiết bị.

L yG +x L L y G + x 2L2
Phương trình làm việc: y = − x+ 1 1 1 1 =− x+ 2 2
G G G G
→ Phương trình mô tả mối quan hệ nồng độ làm việc giữa hai pha tại mỗi tiết diện của
quá trình tiếp xúc pha liên tục xuôi chiều (mô tả nồng độ thay đổi theo không gian).

Đường làm việc:

• Nằm ở góc phần tư thứ hai.


L
• Là đường thẳng khi = const .
G
L
• Là đường cong khi  const .
G

❖ Nếu sử dụng đại lượng tỉ lệ mol:

Gọi L tr và G tr là thành phần không khuếch tán (trơ) trong hai pha L, G.
→ L tr và G tr không đổi trong suốt quá trình.

L1x1 = L tr X1  L 2 x 2 = L tr X 2  Lx = L tr X
Ta có: 
G1y1 = G tr Y1  G 2 y 2 = G tr Y2  Gy = G tr Y

 mi = G tr Y1 + Ltr X1 = G tr Y2 + Ltr X2 = G tr Y + Ltr X

15
L tr G Y + L tr X1 L G Y + L tr X 2
 Y =− X + tr 1 = − tr X + tr 2
G tr G tr G tr G tr

3.3.3. Quá trình tiếp xúc pha liên tục ngược chiều:

dM = −dG = −dL → dG = dL



Cân bằng vi phân: 
dm = d ( yG ) = d ( xL )

M = G1 − L1 = G 2 − L 2 = G − L
Cân bằng tích phân: 
mi = y1G1 − x1L1 = y 2G 2 − x 2 L2 = yG − xL

→ Hiệu hai pha của quá trình tiếp xúc pha liên tục ngược chiều ở mỗi tiết diện là không
đổi và bằng hiệu hai pha ở hai đầu thiết bị.

L yG −x L L y G − x 2L2
Phương trình làm việc: y = x+ 1 1 1 1 = x+ 2 2
G G G G

→ Phương trình mô tả mối quan hệ nồng độ làm việc giữa hai pha tại mỗi tiết diện của
quá trình tiếp xúc pha liên tục ngược chiều (mô tả nồng độ thay đổi theo không gian).

Đường làm việc:

• Nằm ở góc phần tư thứ nhất.

L
• Là đường thẳng khi = const .
G
L
• Là đường cong khi  const .
G

L tr G Y − L tr X1 L tr G Y − L tr X 2
Tương tự với đại lượng tỉ lệ mol: Y = X + tr 1 = X + tr 2
G tr G tr G tr G tr

3.3.4. Quá trình tiếp xúc pha nhiều bậc:

16
Quá trình tiếp xúc pha nhiều bậc là sự lặp lại nhiều lần của các quá trình tiếp xúc pha 1
bậc, hai pha tiếp xúc nhau trong một bậc để thực hiện truyền khối, sau đó hai pha tách ra
khỏi nhau và lại tiếp tục thực hiện truyền khối trong một bậc khác.

Hiệu suất bậc là tỉ lệ đạt đến cân bằng mà một bậc thực tế đạt được, thường được diễn
tả bằng hiệu suất Murphree.
y 2 − y1 x1 − x 2
E MG = E ML =
y2 − y1 x1 − x 2

3.3.4.1. Quá trình tiếp xúc pha nhiều bậc giao chiều:

Mỗi bậc được biểu diễn bằng một vòng tròn và các dòng trong mỗi bậc là cùng chiều.

Pha L di chuyển từ bậc này sang bậc kế để tiếp xúc với pha G mới.

Suất lượng pha G vào mỗi bậc có thể khác nhau và hiệu suất bậc Murphree cũng có thể
khác nhau.

Cân bằng vật chất và đường làm việc trên đồ thị lặp lại cho từng bậc.

Quá trình nhiều bậc giao dòng thường được dùng cho các quá trình hấp phụ, trích chất
rắn, sấy và trích chất lỏng.

17
3.3.4.2. Quá trình tiếp xúc pha nhiều bậc nghịch chiều:

❖ Giả thiết: lưu lượng dòng của các pha không đổi.

❖ Cân bằng vật chất:


 y N +1G N +1 − y1G1 = x N L N − x 0 L0
• Cho toàn bộ quá trình: 
G tr ( YN +1 − Y1 ) = L tr ( X N − X 0 )

( y n +1 − y n ) G = ( x n − x n −1 ) L

• Cho bậc n bất kỳ: 
G tr ( Yn +1 − Yn ) = L tr ( X n − X n −1 )

 L L
 yn = − xn + y n +1 + x n −1
 G G
→ Phương trình nồng độ làm việc cho bậc n bất kì: 
Yn = − L tr X n + Yn +1 + L tr X n −1

 G tr G tr

( y n +1 − y1 ) G = ( x n − x 0 ) L
• Cho một đoạn quá trình gồm n bậc: 
G tr ( Yn +1 − Y1 ) = L tr ( X n − X 0 )

 L L
 y n +1 = x n + y1 − x0
 G G
→ Phương trình nồng độ làm việc cho một đoạn quá trình: 
Yn +1 = L tr X n + Y1 − L tr X 0

 G tr G tr

- Đây là dạng quá trình hiệu quả nhất, cần ít bậc nhất cho một sự biến đổi nồng độ và tỷ
số suất lượng hai pha cho trước, do đó nó thường được sử dụng.

- Nếu tại một vị trí bất kỳ đường làm việc và đường cân bằng chạm nhau số bậc sẽ vô
cực.

- Trong đa số trường hợp, do đường làm việc hoặc đường cân bằng là đường cong, nên
mối quan hệ giữa số bậc, thành phần và tỉ số suất lượng phải được xác định bằng đồ thị.

18
Đường nồng độ làm việc cho quá trình tiếp xúc qua nhiều bậc ngược chiều trong trường hợp dung
chất khuếch tán từ pha L sang pha G

3.4. Động lực của quá trình truyền khối:


- Khác với truyền nhiệt, động lực của quá trình truyền khối không thể xác định bằng cách
tính hiệu nồng độ cấu tử giữa hai pha, bởi:

+ Sự biểu diễn nồng độ ở mỗi pha là khác nhau.

+ Cân bằng pha là cân bằng động, khi đạt cân bằng vẫn có dòng vật chất chuyển động
giữa hai pha với tốc độ như nhau.

- Động lực của quá trình truyền khối là sự chênh lệch thế hóa học (hóa thế) của cấu tử
khuếch tán giữa hai pha:

+ Nếu  iI   iII → Cấu tử i sẽ di chuyển từ pha I sang pha II.

+ Nếu  iI   iII → Cấu tử i sẽ di chuyển từ pha II sang pha I.

+ Nếu  iI =  iII → Cấu tử i sẽ di chuyển qua lại giữa pha I và pha II với tốc độ như nhau.

 G 
- Hóa thế: i =  = io + RT ln a i
 n 
 j  ji,T,P

- Hóa thế là đại lượng khó xác định trong thực tế, do đó có thể thay thế hóa học bằng
nồng độ cấu tử ở hai pha, khi đó:

19
+ Tính toán đơn giản hơn, tuy nhiên vẫn giữ được tính tổng quát (nồng độ có tỉ lệ với
hoạt độ, từ đó có liên hệ với hóa thế).

+ So sánh nồng độ làm việc trong mỗi pha với nồng độ cân bằng của cấu tử tại điều kiện
đang xét.

➢ Động lực của quá trình truyền khối là hiệu số giữa nồng độ làm việc và nồng độ cân
bằng của cấu tử trong mỗi pha ở điều kiện đang xét.

• Nếu x  x* → Cấu tử di chuyển từ pha  y vào pha x , x = x − x và y = y − y .

→ Đường làm việc nằm trên đường cân bằng pha.

• Nếu y  y* → Cấu tử di chuyển từ pha x vào pha  y , x = x − x và y = y − y .

→ Đường làm việc nằm dưới đường cân bằng pha.

• Nếu x = x* và y = y* → Dòng di chuyển qua lại giữa hai pha x và  y như nhau.

→ x = 0 và y = 0 , đường làm việc cắt đường cân bằng pha.

- Động lực của quá trình không phải là hằng số, nên ta cần tính động lực trung bình của
toàn quá trình.
y1 − y 2 x1 − x 2
+ Nếu đường cân bằng là đường thẳng thì: y tb = x tb =
y x
ln 1 ln 1
y 2 x 2
y d − y c x d − x c
+ Nếu đường cân bằng là đường cong thì: y tb = yc
x tb = xc
dy dx

yd
y − y cb  x−x
xd cb

Với y1 , y 2 , x1 , x 2 là chênh lệch giữa nồng độ làm việc và nồng độ cân bằng tại đầu
vào và đầu ra của thiết bị ở mỗi pha.

3.5. Tính đường kính thiết bị truyền khối (ϕ):


Đường kính là đại lượng đặc trưng cho năng suất của thiết bị truyền khối (đường kính
càng lớn thì năng suất càng lớn) và được xác định từ các phương trình lưu lượng.

2
- Thiết bị thường dạng hình trụ, có tiết diện là S = = const
4

- Năng suất của thiết bị: M = S (với ω là tốc độ pha liên tục)

20
4M M
→ Đường kính thiết bị với năng suất tương ứng:  = =
 0,785

- Tốc độ pha liên tục ω được tính theo phương trình thực nghiệm, phụ thuộc vào cấu trúc
tháp và chế độ dòng (chuẩn số Reynolds).

3.6. Tính chiều cao thiết bị truyền khối (H):


Chiều cao là thông số đặc trưng cho hiệu suất tách (độ tinh khiết của sản phẩm) của
thiết bị truyền khối và được xác định từ phương trình truyền khối.

3.6.1. Tính theo phương trình truyền khối và hệ số truyền khối:

3.6.1.1. Phương trình truyền khối:

Phương trình truyền khối là phương trình nêu lên mối quan hệ giữa 4 đại lượng của quá
trình truyền khối bao gồm: năng suất thiết bị truyền khối, động lực quá trình truyền khối,
kết cấu thiết bị truyền khối và tốc độ truyền khối.

Xét quá trình truyền khối từ pha G sang pha L (tiếp xúc pha ngược chiều), ta có:

• Dạng vi phân: dM = K y ( y − y ) dF = K x ( x  − x ) dF

• Dạng tích phân: M = K y y tb F = K x x tb F hay M = G ( yin − y out ) = L ( x out − x in )

Với dF là diện tích bề mặt truyền khối; K x và K y là hệ số truyền khối tính theo pha x và

y; x tb và y tb là động lực truyền khối tính theo pha x và y.

3.6.1.2. Hệ số truyền khối:

Hệ số truyền khối là lượng vật chất di chuyển qua một đơn vị diện tích bề mặt tiếp xúc
pha trong một đơn vị thời gian khi động lực của quá trình là một đơn vị. Hệ số truyền khối
có cùng thứ nguyên với hệ số cấp khối.

Xét phương trình cấp khối: dM = k y ( y − y bm ) dF = k x ( x bm − x ) dF

1 dF 1 dF 1 m dF
 = ( y − y bm ) và = ( x bm − x )  + = ( y − y bm + mx bm − mx )
ky dM kx dM ky kx dM

Giả thiết: • m là hệ số góc của đường cân bằng pha y = mx (xem phần 3.2).

• Tại bề mặt phân pha, quá trình truyền khối đạt cân bằng, ybm = mx bm .

21
1 m dF 1 1 m
Do đó: + = ( y − y )  = +
ky kx dM Ky ky kx

1 1 1 Kx
→ Tương tự: = +  Ky =
K x mk y k x m

1 1 m 1 1 1
Các biểu thức = + và = + được gọi là công thức cộng trở lực
Ky ky kx K x mk y k x

(trở lực truyền khối giữa hai pha bằng tổng trở lực truyền khối trong mỗi pha).
1 1
• và được gọi là trở lực truyền khối giữa hai pha tính theo pha L và pha G.
Kx Ky

1 1
• và được gọi là trở lực cấp khối trong pha L và pha G.
kx ky

1 1
 → Trở lực truyền khối tập trung trong pha G → K y  k y .
ky kx

1 1
 → Trở lực truyền khối tập trung trong pha L → K x  k x .
kx ky

1 1
 → Trở lực truyền khối nằm ở cả hai pha → Tính như thông thường.
ky kx

3.6.1.3. Chiều cao thiết bị:

Phương trình truyền khối: M = K y y tb F = K x x tb F

Cân bằng vật chất: M = G ( yin − y out ) = L ( x out − x in )

Diện tích truyền khối: F = aV = aSH (với a là diện tích tiếp xúc pha riêng, tra bảng)

G ( yin − yout ) L ( x out − x in )


→ H= =
K y y tb aS K x x tbaS

3.6.2. Tính theo số đơn vị truyền khối và chiều cao của đơn vị truyền khối:

Từ biểu thức của phần 3.5.2.1, đặt:

G y − yout
• h 0y = ; n 0y = in : chiều cao của một đơn vị truyền khối và số đơn vị truyền
K y aS y tb

khối tính theo pha G.

22
L x − x in
• h 0x = ; n 0x = out : chiều cao của một đơn vị truyền khối và số đơn vị truyền
K x aS x tb
khối tính theo pha L.

Khi đó: H = h 0 y n 0 y = h 0x n 0x

Đơn vị truyền khối là đoạn thiết bị thực hiện quá trình truyền khối sao cho biến đổi nồng
độ theo một pha bằng với động lực truyền khối trung bình tính theo pha đó. Chiều cao của
đoạn thiết bị này chính là chiều cao của một đơn vị truyền khối.

3.6.2.1. Xác định số đơn vị truyền khối:


yin − yout x out − x in
❖ Tính theo định nghĩa: n 0y = n 0x =
y tb x tb
✓ Đơn giản, chuẩn xác.

 Sai số lớn nếu như đường làm việc và đường cân bằng không phải đường thẳng.

❖ Tính theo tích phân giải tích:


y x out
y − yout in
dy x − x in dx
n 0y = in =  n 0x = out = 
y tb yout
y − y x tb x in
x − x

✓ Là phương pháp chính xác nhất.

→ Cần biết đường làm việc và đường cân bằng ở dạng phương trình giải tích.

 Đường cân bằng trong thực tế là số liệu thực nghiệm nên chỉ có thể tính gần đúng.

❖ Tính theo tích phân đồ thị:

• Vẽ đường cân bằng y = f ( x ) .

• Vẽ đường làm việc y = ax + b (biện luận để vẽ đường thẳng).

• Chia đoạn  x in ; x out  thành các đoạn vừa phải (không quá nhỏ, không quá thô).

• Xác định các giá trị y, y  và hiệu số ( y − y ) tương ứng với mỗi giá trị x đã chia.

1
• Xây dựng đồ thị của = g ( y) ,
y − y

• Số đơn vị truyền khối khi đó là diện tích của phần tạo bởi g ( y ) và trục hoành.

23
yin
dy
→ n 0y = S = 
yout
y − y
(Tính gần đúng bằng cách chia nhỏ hình thành các hình chữ nhật kề nhau

rồi tính tổng diện tích)

❖ Tính theo đường trung bình (đường cong phụ):

• Vẽ đường cân bằng y = f ( x ) .

• Vẽ đường làm việc y = ax + b (biện luận


để vẽ đường thẳng).

• Chia đoạn  x in ; x out  thành các đoạn vừa

phải (không quá nhỏ, không quá thô).

• Xác định các giá trị y, y  và giá trị

( y − y ) tương ứng với mỗi điểm x đã chia.


y − y
• Nối các giá trị ta có được đường
2
trung bình của đồ thị.

• Vẽ các bậc thang giữa đường làm việc và đường trung bình, số bậc thang chính là số
đơn vị truyền khối.

• Đối với trường hợp số bậc thang không phải là số nguyên (điểm kết thúc làm việc không
đi hết cả đơn vị cuối cùng), số bậc truyền khối là một số thập phân có phần nguyên là số
CD
bậc thang trọn vẹn, phần thập phân được tính là , ứng với hình vẽ trên.
AB

24
3.6.2.2. Xác định chiều cao của một đơn vị truyền khối:
G L
❖ Tính theo định nghĩa: h 0y = h 0x =
K y aS K x aS

1 1 m G 1 G mG G mG
Ta có: = +   = +  h 0y = +
Ky ky kx aS K y k yaS k x aS k yaS k x aS

G
Đặt: • h y = là chiều cao của một đơn vị truyền khối trong pha G.
k yaS

L
• hx = là chiều cao của một đơn vị truyền khối trong pha L.
k x aS

L hy
➢ h 0 y = h y + Ah x với A = là thừa số truyền khối. Tương tự: h 0x = + hx
mG A

h x = 0.285c Pr Z
0.5 0.15

❖ Tính theo phương trình chuẩn số: 


( )
−0.6

 h y = 0.0175 Pr 0.5 1.24 0.15
d Z L s f1 f 2 f 3

3.6.3. Tính theo số đĩa lý thuyết:

Đĩa lý thuyết (hay bậc thay đổi nồng độ) là đoạn thiết bị trong đó xảy ra quá trình truyền
khối sao cho nồng độ đầu ra của mỗi pha bằng với nồng độ cân bằng ở đầu vào của pha
khác. Hay nói cách khác, đĩa lý thuyết là đoạn thiết bị trong đó quá trình truyền khối xảy
ra với hiệu suất bằng 1, các pha đi ra khi đạt cân bằng.

Chiều cao thiết bị: H = nlt hD

3.6.3.1. Xác định số đĩa lý thuyết:

❖ Cách 1: Giải đồng thời phương trình cân bằng pha và phương trình cân bằng vật chất

25
✓ Chính xác cao.

 Khó thực hiện, đòi hỏi thực hiện tính toán với máy tính.

❖ Cách 2: Dùng đồ thị

• Vẽ đường cân bằng y = f ( x ) .

• Vẽ đường làm việc y = ax + b (biện luận để


vẽ đường thẳng).
• Vẽ các bậc thang giữa hai đường, số bậc
thang chính là số đĩa lý thuyết.

1 1
G ln ln
3.6.3.2. Xác định chiều cao đĩa lý thuyết: hD = A = h 0y A
1  1
K y aS  − 1 −1
A  A
1
0,35
 L 
0,2 log
hD G A
Phương trình chuẩn số: = 5, 2 Re V 0,2    
d tñ L  V  1
−1
A
3.6.4. Tính theo số đĩa thực:
• n tt : số đĩa thực tế.
H = ( n tt − 1) h • Δh: khoảng cách giữa các đĩa, phụ thuộc vào
loại đĩa, đường kính tháp (tra từ bảng tra).
n lt
❖ Số đĩa thực: n tt =
E0

• n lt : số đĩa lý thuyết (xác định ở phần 3.6.3).

• E 0 : hiệu suất tháp, là trung bình cộng hiệu suất các đĩa.

• Hiệu suất đĩa Murphree:

y n − y n +1 AC x n −1 − x n AE
E MG = = E ML = =
yn − y n +1 AB x n −1 − x n AF

26
Chương 4:
THIẾT BỊ TRUYỀN KHỐI
4.1. Định nghĩa và phân loại:
Thiết bị truyền khối là thiết bị để thực hiện quá trình truyền vật chất từ pha này sang
pha khác khi hai pha tiếp xúc nhau.

Nguyên lý chung:

- Hai pha tiếp xúc nhau cùng chiều hay ngược chiều.

- Một hay nhiều cấu tử có thể di chuyển qua lại giữa hai pha.

Yêu cầu:

- Bề mặt tiếp xúc pha lớn, trở lực nhỏ.

- Có cấu tạo đơn giản (dễ chế tạo, dễ lắp đặt, dễ vận hành).

- Hiệu suất cao, năng suất lớn, hoạt động ổn định.

- Giá thành thấp, bền, vật liệu dễ tìm.

Phân loại:

- Theo nguyên lý hoạt động: thiết bị hoạt động gián đoạn, liên tục hay bán liên tục.

- Theo dạng bề mặt tiếp xúc pha: thiết bị tiếp xúc pha liên tục và thiết bị tiếp xúc pha tầng
bậc.

- Theo chiều di chuyển của các dòng pha: xuôi chiều, ngược chiều hay giao chiều.

- Theo kiểu dáng: thiết bị dạng thùng ( H  3 ), thiết bị dạng tháp ( H  3 ).

- Theo kết cấu thiết bị: màng, đệm, phun, đĩa, phức hợp,…

- Theo phương pháp cấp nhiệt: thiết bị cấp nhiệt gián tiếp, thiết bị cấp nhiệt trực tiếp.

4.2. Tháp màng:


Tháp màng là thiết bị truyền khối có bề mặt truyền khối là màng chất lỏng được tạo ra
bằng cách cho chất lỏng chảy thành màng trên vật nhẵn trơ. Bao gồm hai loại là tháp màng
dạng ống và tháp màng dạng tấm.

27
4.2.1. Nguyên lý chung:

Pha lỏng chảy từ trên xuống bên trong (hoặc ngoài) ống tạo thành lớp màng. Pha khí có
thể được thổi từ dưới lên (ngược chiều) hoặc từ trên xuống (cùng chiều).

4.2.2. Cấu tạo:

Tháp màng có cấu tạo tương tự như thiết bị truyền nhiệt ống chùm.

- Cấu tạo chính gồm các ống tạo màng (2) được cố định bằng hai
vỉ ống (10) đặt trong thân tháp hình trụ (1). Đầu trên của ống tạo
màng được đặt nhô lên khỏi vỉ cố định.

- Các bộ phận khác bao gồm: tấm ngăn (3), ống cấp lỏng (4), ống
cấp khí (5), ống tháo lỏng (6), ống tháo khí (7), nắp (8), đáy (9),
đường dẫn tải nhiệt vào (11) và đường dẫn tải nhiệt ra (12).

- Trục của ống cấp lỏng không được đặt trùng với trục của ống tạo
màng, tránh cho chất lỏng rót trực tiếp vào lòng ống.

- Tâm của ống cấp khí trùng với tâm của tháp và đặt cách vỉ ống
dưới ít nhất một lần đường kính tháp để khí được phân phối đều.

- Đầu ra của ống tháo lỏng được thiết kế cao hơn miệng của đáy
tháp, giúp giữ lại một phần chất lỏng với vai trò như valve thủy lực ngăn khí thoát ra.

4.2.3. Ưu điểm:

28
- Xác định được gần đúng diện tích bề mặt tiếp xúc pha thông qua bề mặt ống (khi tạo
màng tốt).

→ Thích hợp cho trường hợp cần xác định bề mặt truyền khối.

- Có thể thực hiện song song hai quá trình truyền nhiệt và truyền khối trong thiết bị.

→ Sử dụng cho quá trình đòi hỏi giải nhiệt liên tục hoặc cấp nhiệt liên tục.

- Pha khí chuyển động giữa lớp màng pha lỏng, trở lực truyền khối nhỏ.

→ Ứng dụng vào các quá trình cần trở lực thấp (như hút chân không).

- Thời gian lưu thấp.

- Phù hợp với những lưu chất nhạy cảm với nhiệt.

- Dễ vệ sinh.

4.2.4. Nhược điểm:

- Có cấu tạo phức tạp, khó chế tạo, lắp đặt.

- Năng suất theo pha lỏng nhỏ do màng mỏng và chỉ tạo màng ở một phía.

→ Có thể khắc phục bằng cách tăng diện tích bề mặt bên trong ống (tạo rãnh) hoặc thay
đổi thành tháp màng dạng tấm (diện tích tiếp xúc pha gấp đôi tuy nhiên không kết hợp
được truyền nhiệt).

- Khó kiểm soát chế độ màng film.

- Có thể xảy ra hiện tượng bốc hơi.

- Cần phải kiểm soát lưu lượng dòng đều đặn để tạo màng hiệu quả.

4.3. Tháp đệm:


4.3.1. Nguyên lý chung:

Chất lỏng được cấp qua vòi phân tán đều trên bề mặt đệm và chảy xuống dần do tác
dụng của trọng lực. Khí được thổi từ phía dưới lên, tiếp xúc với chất lỏng tại lớp đệm và
xảy ra quá trình truyền khối.

4.3.2. Cấu tạo:

29
- Cấu tạo chính gồm vòi cấp lỏng (2) và đệm (3) được
đặt trên lưới đỡ đệm (4) trong thân tháp hình trụ (1).

- Ngoài ra còn có ống cấp khí, bộ phận phân phối lại chất
lỏng (5) và ống tháo lỏng (6).

- Đệm được chế tạo từ nhiều loại vật liệu và có nhiều


hình dạng khác nhau. Đệm được đặc trưng bởi các các
thông số như đường kính tương đương (d), chiều cao, bề
dày, diện tích bề mặt riêng (a – m2/m3); độ xốp, khối
lượng riêng và các tính chất khác của vật liệu làm đệm.

- Các tiêu chí khi chọn đệm:

+ Thấm ướt tốt chất lỏng, diện tích bề mặt riêng lớn;

+ Trở lực thủy lực nhỏ (độ xốp lớn), thể tích tự do lớn và tiết diện ngang lớn;

+ Đủ độ bền cơ học, có thể làm việc với tải trọng lớn của lỏng và khí;

+ Khối lượng riêng nhỏ;

+ Có khả năng phân phối đều lỏng, giảm hiệu ứng thành thiết bị;

+ Có tính chịu ăn mòn cao, rẻ tiền, dễ kiếm.

4.3.3. Hiệu ứng thành:

- Hiệu ứng thành là hiện tượng chất lỏng trong tháp có xu hướng chảy sang xung quanh
thành tháp, làm giảm diện tích bề mặt tiếp xúc pha do đó làm giảm hiệu suất hoạt động của
thiết bị

- Hiệu ứng bắt đầu xuất hiện khi dòng chất lỏng chảy được đoạn khoảng 3 lần đường kính
tháp và từ khoảng 5 lần đường kính tháp thì chất lỏng tập trung sang thành tháp.

- Cách khắc phục:


d 1 1 d 1
+ Chọn đệm có đường kính phù hợp =  , tốt nhất là khoảng = .
 15 8  10
+ Xếp đệm theo thứ tự nếu d  50 mm và đổ đệm lộn xộn nếu d  50 mm .

30
+ Nếu chiều cao đệm lớn hơn 5 lần đường kính tháp thì chia nhỏ đệm thành các đoạn có
chiều cao dưới 3 lần đường kính tháp, và bố trí thêm bộ phận phân phối lại chất lỏng
đầu mỗi đoạn.

+ Chế tạo vòi phun giúp phân phối đều chất lỏng hơn và tập trung dòng lỏng vào tâm
khối đệm.

+ Chọn tốc độ khí làm việc từ 80 – 85% tốc độ sặc (xem phần 4.3.4).

4.3.4. Chế độ thủy động lực học của tháp đệm:

Chế độ màng OA: Mật độ tưới không lớn, tốc độ khí nhỏ, chất lỏng chảy thành màng
theo bề mặt đệm, khí đi qua khe giữa các màng. Điểm A được gọi là điểm nâng (hay điểm
hãm), tại điểm này khí tạo sóng trên bề mặt màng.

Chế độ quá độ AB: Bề dày màng lỏng tăng, lượng lỏng giữ lại trong đệm tăng, do ma
sát giữa dòng khí và bề mặt màng lỏng kìm hãm sự chảy của dòng lỏng. Khi tốc độ khí
tăng sẽ làm tăng dòng xoáy. Điểm B được gọi là điểm đảo pha.

Chế độ nhũ tương BC:

- Hệ nhũ tương không bền, cường độ truyền khối đạt cực đại đồng thời trở lực thủy lực
cũng tăng nhanh. Chế độ này rất khó duy trì mặc dù cường độ truyền khối lớn.

- Nếu tiếp tục tăng vận tốc khí đến điểm C thì chế độ nhũ tương kết thúc. Điểm C được
gọi là điểm sặc (dòng lỏng bị dòng khí cuốn ngược lên trên). Tốc độ sặc được xác định
 w 2a    0,16  0,25
 L   K 
0,125

log    L  = 0,022 − 1,75    


s K
theo công thức: 3 
 ( )  L 
g     G   L 

31
(a – diện tích riêng khối đệm; ε – độ xốp của đệm; φ – độ thấm ướt của đệm)

Chế độ cuốn theo: Quá giới hạn sặc, nếu tiếp tục tăng tốc độ khí thì toàn bộ chất lỏng
sẽ bị giữ lại trong tháp và cuốn ngược trở ra theo dòng khí.

 Tháp đệm làm việc tốt nhất ở chế độ nhũ tương nhưng khó duy trì, dễ đạt tốc độ sặc và
chuyển sang chế độ cuốn theo. Do đó thường chọn tốc độ khí khoảng 80% tốc độ sặc, điểm
làm việc lân cận điểm đảo pha.

4.3.5. Ưu điểm:

- Cấu tạo đơn giản, dễ lắp đặt, chế tạo.

- Trở lực theo pha khí thấp; bề mặt tiếp xúc pha lớn.

- Có thể làm việc với chất lỏng bẩn (có cặn) bằng cách sử dụng đệm cầu nhẵn có  = L.

4.3.6. Nhược điểm:

- Hiệu suất không cao, năng suất không lớn do hiệu ứng thành (càng tăng đường kính và
chiều cao thì hiệu ứng thành xuất hiện càng nhiều).

→ Thích hợp cho các quá trình không đòi hỏi năng suất lớn như lên men, lọc chất thải,…

4.4. Tháp phun:


4.4.2. Tháp phun:

- Nguyên lý chung:

+ Pha lỏng được phun vào tháp từ trên xuống, pha hơi có thể thổi ngược từ dưới lên
(ngược chiều) hay từ trên xuống (cùng chiều).

+ Pha lỏng có thể được phun tại nhiều vị trí khác nhau.

- Ưu điểm: Trở lực thấp.

- Nhược điểm:

+ Đòi hỏi áp lực bơm lớn nên chi phí cao.

+ Dễ mất mát chất lỏng, thời gian lưu thấp.

+ Khả năng truyền khối thấp, số bậc truyền khối ít.

+ Hạt hình thành có thể kết khối.

32
4.4.3. Tháp bọt:

- Nguyên lý chung: Pha hơi được thổi vào từ đáy tháp. Pha lỏng
có thể được bơm vào tháp từ trên xuống (ngược chiều) hay từ dưới
lên (cùng chiều).

- Ưu điểm:

+ Ổn định nhiệt; khuấy trộn tốt.

+ Chi phí đầu tư và chi phí năng lượng cho vận hành thấp.

+ Thời gian lưu của pha lỏng cao.

+ Diện tích bề mặt truyền khối lớn.

- Nhược điểm: Pha hơi có trở lực truyền khối lớn và thời gian lưu thấp.

4.4.4. Tháp venturi:

- Nguyên lý chung: Pha lỏng và pha hơi được phun vào đỉnh của
venturi, các giọt lỏng được phân tán nhỏ thành sương mù khi đi
qua khe venture làm tăng tốc độ truyền khối. Hỗn hợp sau venture
được tách thành hai pha lỏng và khí nhờ lực ly tâm của cyclone.

- Ưu điểm: Sự phân tán pha tốt.

- Nhược điểm:

+ Đòi hỏi công suất bơm lớn.

+ Trở lực truyền khối trong pha hơi lớn.

+ Chỉ có thể tiếp xúc pha cùng chiều.

+ Chi phí năng lượng cho vận hành cao.

4.4.5. Tháp phun lỏng – lỏng:

- Gồm hai loại là phun pha nặng vào pha nhẹ và phun pha nhẹ vào pha nặng.

- Thường được thiết kế hai phần đầu và đáy tháp phình to ra để các pha dễ tách nhau ra
(vận tốc các giọt giảm → dễ kết lại thành giọt to).

- Trong tháp có 3 vùng hoạt động: tạo giọt, giọt chuyển động, các giọt kết dính tách pha.

33
4.5. Tháp mâm (tháp đĩa):
4.5.1. Nguyên lý hoạt động:

- Pha lỏng được bơm vào từ đỉnh tháp, pha hơi được thổi ngược từ dưới lên. Hai pha tiếp
xúc nhau trên từng mâm, mỗi mâm tương đương với một bậc truyền khối.

- Quá trình xảy ra trong pha là quá trình truyền khối tiếp xúc pha tầng bậc ngược chiều.

4.5.2. Phân loại:

- Đối với tháp đĩa lỗ: tháp có ống chảy chuyển và tháp không có ống chảy chuyền.

- Đối với tháp đĩa chóp: tháp chóp tròn, tháp valve, tháp chữ S,…

- Ngoài ra còn có các loại tháp phức tạp, mâm được thiết kế kết hợp từ nhiều loại khác
nhau, như tháp chữ S kết hợp gắn kèm valve.

 Tháp đĩa lỗ không có ống chảy chuyền hoạt động khá kém ổn định do hai pha phải cạnh
tranh nhau đi qua các khe trên đĩa.

 Các loại tháp được xếp theo chiều có cấu tạo phức tạp dần, loại sau khắc phục các
nhược điểm của loại trước.

4.5.3. Ưu điểm:

- Năng suất và hiệu suất truyền khối cao.

- Sử dụng được với cả lưu lượng dòng cao hoặc thấp.

- Có thể làm việc với dòng lưu chất có lẫn hạt rắn.

- Đáp ứng được nhiều yêu cầu đặc biệt khác.

4.5.4. Nhược điểm:

- Cấu tạo phức tạp, khó chế tạo, lắp đặt; thường có kích thước lớn.

- Trở lực truyền khối lớn, không phù hợp cho dòng pha có quá nhiều cặn.

34
Chương 5:
HẤP THỤ & NHẢ HẤP THỤ

5.1. Các khái niệm chung:


5.1.1. Định nghĩa:

- Hấp thụ là quá trình tách chọn lọc một hay một vài cấu tử trong hỗn hợp khí bằng chất
lỏng. Hay nói cách khác, hấp thụ là quá trình hòa tan chọn lọc khí vào lỏng.

- Cấu tử được tách khỏi hỗn hợp khí được gọi là cấu tử bị hấp thụ, các khí không hòa tan
được gọi là khí trơ. Chất lỏng được dùng có thể gọi là tác nhân hay dung môi.

5.1.2. Phân loại:

Có nhiều cách để phân loại các quá trình hấp thụ.

- Theo bản chất hóa học: hấp thụ vật lý (không xảy ra phản ứng giữa cấu tử và tác nhân)
và hấp thụ hóa học (cấu tử và dung môi có xảy ra phản ứng hóa học).

- Theo tính thuận nghịch của quá trình: hấp thụ và nhả hấp thụ.

- Theo tính chọn lọc: tuyệt đối (trong lý thuyết) và tương đối (thực tế).

- Theo số cấu tử được hấp thụ: một cấu tử và đa cấu tử.

- Theo chiều di chuyển của hai pha trong thiết bị: xuôi chiều, ngược chiều, giao chiều.

5.1.3. Yêu cầu đối với dung môi:

- Độ chọn lọc cao, chỉ hòa tan tốt cấu tử cần hấp thụ và không hòa tan hay hòa tan ít các
cấu tử khác.

- Độ nhớt nhỏ, để giảm trở lực và tăng hệ số truyền khối.

- Nhiệt dung riêng bé, để tiết kiệm nhiệt năng khi hoàn nguyên dung môi.

- Có nhiệt độ sôi khác xa với nhiệt độ sôi của cấu tử hoà tan, để dễ dàng phân riêng chúng
qua chưng luyện.

- Có nhiệt độ đóng rắn thấp, để tránh hiện tượng đóng rắn làm tắc thiết bị.

- Không tạo thành kết tủa khi hoà tan, để tránh tắc thiết bị và dễ thu hồi.

- Ít bay hơi, để tránh tổn thất; không độc và không gây ăn mòn thiết bị; rẻ tiền, dễ kiếm.

35
 Tùy vào điều kiện cụ thể mà đánh trọng số các tiêu chí trên để lựa chọn được dung môi
phù hợp.

5.1.4. Ứng dụng:

- Thu hồi cấu tử quý.

- Làm sạch hỗn hợp khí.

- Tách hỗn hợp khí thành từng cấu tử riêng biệt.

5.2. Cân bằng pha trong hấp thụ:


Xét hệ hai pha khí – lỏng bao gồm tối thiểu 3 cấu tử, số bậc tự do của hệ là

f = k − + 2 = 3− 2 + 2 = 3

→ Ta có thể thay đổi 3 thông số mà không làm thay đổi trạng thái của hệ, 3 thông số đó là
nhiệt độ, áp suất, nồng độ.

Theo định luật Henry, đường cân bằng pha của hỗn hợp khí – lỏng lý tưởng được xây
dựng như sau:
pi = H i x i
 H 
  pi  yi =  i  x i = mx i
 yi =  P 
 P

Hệ số Henry chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, do đó hệ số góc m của đường cân bằng pha phụ
thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Hay nói cách khác, m = f (T,P ) .

Trong một điều kiện áp suất tổng cho trước, ứng với mỗi nhiệt độ xác định, ta xây dựng
được một đường cân bằng pha, gọi là đường cân bằng pha đẳng nhiệt.

Với: T1  T2  T3  T4

36
Đường cân bằng pha đẳng nhiệt trong hệ tọa độ XY (sử dụng đại lượng tỉ lệ mol) có
dạng đường cong.

 Yi Xi mXi
y = mx i  = m  Yi =
1 + (1 − m ) Xi
i 
1 + Yi 1 + Xi

 Đối với hỗn hợp thực, đường cân bằng pha được cho dưới dạng bảng số liệu thực
nghiệm, khó xác định được phương trình giải tích cụ thể.

5.3. Cân bằng vật chất:


5.3.1. Cân bằng tổng quát:

Giả thiết: Xét quá trình hấp thụ vật lý, hai pha di chuyển ngược chiều, các khí trơ hoàn
toàn không bị hấp thụ và dung môi không bay hơi.

G = const L
→  tr  = const
L = const G tr

→ Hệ số góc của đường làm việc là hằng số, đường làm việc sử dụng nồng độ tương đối
(tỉ lệ mol và tỉ lệ khối lượng) là đường thẳng.

Cân bằng vật chất dạng vi phân: dM = −G tr dY = −LdX

Cân bằng vật chất dạng tích phân: M = G tr ( Yv − Yr ) = L ( X r − X v )

L Y − Yr
→ = = v : lượng dung môi tiêu hao riêng (là lượng dung môi cần dùng để làm
G tr X r − X v
sạch 1 kmol khí trơ)

5.3.2. Bài toán: Xác định L, Xr đạt yêu cầu về độ thu hồi và chi phí dung môi.

Giả thiết: - Suất lượng pha khí G hoặc suất lượng khí trơ G tr .

- Nồng độ đầu vào và đầu ra của mỗi pha (theo nhiều đơn vị khác nhau).
Yv − Yr
- Độ thu hồi e =
Yv

 L  Yv − Yr
Bước 1: Xác định giá trị min =  = 
 G tr min X r − X v

37
Lượng dung môi tiêu hao riêng cực tiểu, min , là lượng dung môi cần dùng để làm sạch
1 kmol khí trơ khi động lực của quá trình đạt cực đại, tức là quá trình hấp thụ xảy ra đến
khi đạt cân bằng.

Bước 2: Xác định giá trị bằng một trong ba phương pháp:

• Tính tổng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật


S = S1 + S2 + S3 sao cho đạt nhỏ nhất (với
S1 − chi phí dung môi; S2 − chi phí đầu tư
thiết bị, mặt bằng, nhà xưởng,…; S3 − chi
phí gián tiếp).

• Theo kinh nghiệm, sử dụng hệ số dư dung

môi:  = = 1, 2  1,5
min

• Dựa trên thực nghiệm của từng ngành


riêng biệt.

Bước 3: Xác định suất lượng dung môi và nồng độ đầu ra pha lỏng.

• Suất lượng dung môi cần dùng: L = G tr

Yv − Yr
• Nồng độ đầu ra pha lỏng: X r = X v +

5.4. Cân bằng nhiệt:


Hấp thụ là một quá trình tỏa nhiệt, do đó nhiệt độ của hệ sẽ tăng dần, nhiệt độ tăng kéo
theo sự thay đổi hệ số của đường cân bằng pha. Nhiệt độ càng cao thì đường cân bằng càng
di chuyển lên trên (gần đường làm việc hơn), làm cho động lực giảm dần, quá trình hấp
thụ sẽ kém dần đi.

Để đánh giá sự ảnh hưởng của nhiệt độ đối với quá trình hấp thụ, xét cân bằng nhiệt với
giả thiết “nhiệt hấp thụ chỉ đun nóng dòng lỏng mà không đun nóng dòng khí”, ta có:

Q = qL ( X − X v ) = LC p ( T − Tv )

kJ
• q− : nhiệt hòa tan của khí (tra từ sổ tay hóa lý).
kmol

38
kJ
• Cp − : nhiệt dung riêng đẳng áp của dung môi.
kmolC
• T – ºC: nhiệt độ của hệ ứng với tiết diện có nồng độ X.
q
Phương trình hấp thụ đa biến nhiệt: T = Tv + ( X − Xv )
Cp

5.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ:
5.5.1. Nhiệt độ:

- Khi nhiệt độ tăng, độ hòa tan của các khí trong lỏng giảm (do hệ số Henry tăng, theo
định luật Henry).

- Đồng thời, nhiệt độ tăng cũng ảnh hưởng đến cân bằng pha, làm giảm động lực quá trình
hấp thụ (như đã nêu ở phần 5.4).

→ Cần giảm nhiệt độ để quá trình hấp thụ diễn ra hiệu quả.

5.5.2. Áp suất:

Theo định luật Henry và Dalton, đường cân bằng pha lý tưởng có dạng:

 p  H 
yi =  i  x i =  i  x i = mx i
P  P 

Khi tăng áp suất tổng, hệ số góc m của đường cân bằng pha giảm, khoảng cách giữa
đường làm việc và đường cân bằng tăng lên, tức động lực của quá trình tăng lên. Do đó,
quá trình hấp thu diễn ra tốt hơn.

5.5.3. Chiều chuyển động của hai pha:

39
Xét trường hợp hai dạng tiếp xúc pha có cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và nồng độ
đầu vào, ra của các pha là như nhau.

- Tiếp xúc pha xuôi chiều: Ban đầu động lực quá trình lớn nhưng giảm nhanh về 0, nếu
tiếp tục cho tiếp xúc pha thì quá trình sẽ xảy ra ngược lại (nhả hấp thụ).

- Tiếp xúc pha ngược chiều:

+ Động lực quá trình ban đầu không quá lớn, nhưng luôn duy trì lớn hơn 0.

+ Càng tiếp xúc pha thì hiệu suất càng cao, không có hiện tượng nhả hấp thụ.

→ Động lực tổng quát của quá trình tiếp xúc pha xuôi chiều thấp hơn so với quá trình tiếp
xúc pha ngược chiều.

5.6. Thiết bị hấp thụ:


5.6.1. Lựa chọn thiết bị:

- Nhìn chung các loại tháp truyền khối như tháp màng, tháp đệm, tháp phun, pháp đĩa đều
có thể sử dụng làm thiết bị hấp thụ.

- Để lựa chọn thiết bị hấp thụ phù hợp, người ta dựa vào các yếu tố:

+ Năng suất và hiệu suất của quá trình.

+ Tính chất của hỗn hợp sử dụng.

+ Trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp hiện tại.

+ Khả năng đáp ứng về mặt nhân sự.

→ Tùy theo tình hình thực tế mà đánh trọng số khác nhau cho từng tiêu chí.

- Thông thường:

40
+ Đối với quá trình đòi hỏi năng suất lớn: tháp đĩa hoặc tháp phun.

+ Đối với quá trình đòi hỏi hiệu suất cao: tháp đĩa.

+ Đối với quá trình đòi hỏi năng suất và hiệu suất ở mức trung bình: tháp đệm.

5.6.2. Tính toán thiết bị:

- Sử dụng các cân bằng pha, cân bằng vật chất.

- Tính toán kích thước làm việc của thiết bị: đường kính (năng suất), chiều cao (hiệu suất
tách), trở lực.

- Tính toán kết cấu.

5.7. Nhả hấp thụ:


Nhả hấp thụ là quá trình tách chất khí đã hòa tan ra khỏi chất lỏng, thường đi song hành
với quá trình hấp thụ trong nhà máy.

Quá trình nhả hấp thụ được thực hiện bằng các cách:

- Tăng nhiệt độ: Đun nóng → Làm thay đổi độ hòa tan của khí.

- Giảm áp suất:

+ Giảm áp suất tổng bằng cách hút chân không (khá phức tạp, đòi hỏi bịt kín vật chứa
và vận hành máy bơm).

+ Giảm áp suất riêng phần bằng cách sục thêm khí trơ.

- Kết hợp: sục khí trơ nóng vào hỗn hợp.

→ Thay đổi hệ số cân bằng m của đường cân bằng → Động lực nhả hấp thụ tăng.

41
Chương 6:
QUÁ TRÌNH CHƯNG CẤT

6.1. Chưng & Chưng cất:


6.1.1. Định nghĩa, phân loại và ứng dụng:

6.1.1.1. Định nghĩa:

- Chưng là quá trình tách một hỗn hợp lỏng thành các cấu tử riêng biệt dựa vào độ bay
hơi tương đối khác nhau của chúng (khả năng bay hơi khác nhau của các cấu tử tại cùng
một điều kiện xác định).

- Ở nhiệt độ cố định, cấu tử nào có áp suất hơi bão hòa lớn hơn được xem là cấu tử dễ bay
hơi. Mặt khác, xét ở điều kiện áp suất không đổi, cấu tử dễ bay hơi trong hỗn hợp là cấu tử
có nhiệt độ sôi thấp hơn.

- Thông thường, người ta thường so sánh độ bay hơi của các chất thông qua nhiệt độ sôi
của chúng tại một áp suất xác định.

6.1.1.2. Phân biệt chưng và cô đặc:

❖ Giống: - Đều được thực hiện làm bay hơi hỗn hợp ở nhiệt độ sôi.

- Đều bao gồm quá trình bốc hơi – ngưng tụ.

❖ Khác: - Chưng: Tất cả các cấu tử trong hỗn hợp đều bay hơi với nồng độ khác nhau.

- Cô đặc: Chỉ có dung môi bay hơi, làm tăng nồng độ chất tan trong dung dịch.

6.1.1.3. Phân loại quá trình chưng:

- Theo số bậc: chưng đơn giản (một bậc), chưng cất (nhiều bậc).

- Theo số cấu tử trong hệ: hệ hai cấu tử, hệ nhiều cấu tử.

- Theo phương pháp chưng: trích ly, đẳng phí, muối, chân không.

- Theo áp suất:

+ Chưng áp suất thấp ( Pinside  Poutside ): Giảm áp suất nhằm giảm nhiệt độ sôi của hệ để
tránh ảnh hưởng đến hoạt tính hoặc gây phân hủy chất ở nhiệt độ cao, thường áp dụng
cho quá trình chưng cất dịch chiết các hợp chất tự nhiên.

42
+ Chưng áp suất thường ( Pinside = Poutside ): Thiết bị cần được thông áp khi hoạt động.

+ Chưng áp suất cao ( Pinside  Poutside ): Thường dùng trong chưng cất các hỗn hợp không
hóa lỏng ở nhiệt độ thường, gia tăng áp suất làm thay đổi pha của các chất.

- Theo phương pháp cấp nhiệt: cấp nhiệt gián tiếp, cấp nhiệt trực tiếp.

6.1.1.4. Ứng dụng: chưng cất rượu, chưng cất dầu mỏ, chưng tinh dầu, chưng cất phân
đoạn không khí,…

6.1.2. Cân bằng pha hệ hơi – lỏng:

Xét hệ gồm 2 pha, 2 cấu tử: f = k −  + 2 = 2 − 2 + 2 = 2

→ Ta có thể thay đổi 2 trong 3 thông số nhiệt độ, áp suất, nồng độ mà không làm thay đổi
cân bằng của hệ.

→ Xây dựng các đường cân bằng áp suất – nồng độ, nhiệt độ – nồng độ và nồng độ trong
hai pha.

6.1.2.1. Đối với hệ hơi – lỏng lý tưởng hoặc gần lý tưởng:

Theo định luật Raoult, đối với hỗn hợp hai chất lỏng tan lẫn lý tưởng, áp suất riêng phần
của một cấu tử trong pha hơi tỉ lệ với áp suất hơi bão hòa và nồng độ của chất đó trong pha
lỏng.
pi = Pi0 x i với Pi0 = f ( T ) → P = PA0 x A + PB0 (1 − x A )

pi PA0 x A x A
Định luật Dalton: yi =  yA = =
P PA x A + PB (1 − x A ) 1 + (  − 1) x A
0 0

PA0
Với  = là độ bay hơi tương đối giữa cấu tử A so với cấu tử B.
PB0

6.1.2.2. Đối với hệ hơi – lỏng thực tế của hai chất lỏng tan lẫn:

❖ Trường hợp hệ có sai lệch dương:

43
- Áp suất tổng thực tế của pha hơi cao hơn so với áp suất tổng tính được từ phương trình
định luật Raoult.

- Tồn tại điểm đẳng phí (điểm đồng sôi) ứng với nhiệt độ sôi cực tiểu (trong giản đồ nhiệt
độ – thành phần) và áp suất hơi cực đại (trong giản đồ áp suất – thành phần).

❖ Trường hợp hệ có sai lệch âm:

- Áp suất tổng thực tế của pha hơi thấp hơn so với áp suất tổng tính được từ phương trình
định luật Raoult.

- Tồn tại điểm đẳng phí (điểm đồng sôi) ứng với nhiệt độ sôi cực đại (trong giản đồ nhiệt
độ – thành phần) và áp suất hơi cực tiểu (trong giản đồ áp suất – thành phần).

6.1.2.3. Đối với hệ hơi – lỏng của hỗn hợp hai chất lỏng không tan lẫn:

Từ định luật Raoult, ta có: P = PA x A + PB x B


0 0

x A = 1 P  PA0
Với hệ hai chất lỏng không tan lẫn lý tưởng:   P = PA + PB  
0 0

x
 B = 1 P  PB
0

➢ Áp suất tổng của pha hơi lớn hơn áp suất hơi bão hòa của từng cấu tử.

➢ Nhiệt độ sôi của hỗn hợp hai chất lỏng không tan lẫn thấp hơn so với nhiệt độ sôi của
từng cấu tử riêng biệt.

 Được ứng dụng để làm giảm nhiệt độ sôi của hỗn hợp mà không cần tiêu tốn nhiều chi
phí như bơm chân không.

44
 Ví dụ điển hình là phương pháp chưng lôi cuốn hơi nước trong chưng cất tinh dầu. Tuy
nhiên chỉ nên áp dụng đối với nguyên liệu có hàm lượng tinh dầu lớn.

Giản đồ P – T của hệ benzen – nước

6.2. Chưng một bậc:


6.2.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động:

Chưng một bậc đơn giản là quá trình có một giai đoạn, trong đó pha lỏng được cấp nhiệt
và bốc hơi, pha hơi tạo thành luôn đạt trạng thái cân bằng với pha lỏng còn lại trong thiết
bị. Quá trình có thể thực hiện gián đoạn hoặc liên tục.

Nguyên lý hoạt động:

- Hỗn hợp nguyên liệu có thành phần xF được cho vào nồi chưng (1) với lượng F.

45
- Nguyên liệu được cấp nhiệt để đun sôi trong nồi chưng, hơi bay lên được ngưng tụ thành
sản phẩm có lượng D với thành phần xD ở thiết bị ngưng tụ (2).

- Sau khi ngưng tụ và làm lạnh đến nhiệt độ nhất định, sản phẩm được bơm vào các thùng
chứa theo thứ tự.

- Phần hỗn hợp còn lại trong nồi chưng khi quá trình đạt đến yêu cầu có thành phần xW
với lượng W.

 Phần hơi bay lên trong quá trình chưng có nồng độ giảm dần, thay đổi trong suốt quá
trình. Do đó, phần sản phẩm lỏng trong các bình chứa cũng có nồng độ giảm dần và xD
được tính theo giá trị trung bình.

6.2.2. Cân bằng vật chất:

F = D + W F D W
❖ Cân bằng tổng quát:  → = =
x FF = x DD + x W W xD − xW xF − xW xD − xF

❖ Cân bằng tức thời tại thời điểm τ:

• Tại  = 0 : Pha lỏng có lượng L, thành phần x.

• Tại  = d : Pha lỏng có lượng L – dL, thành phần x – dx.


Pha hơi có lượng dL, thành phần y = f ( x − dx )

Cân bằng vật chất giữa thời điểm  = 0 và  = d :


dL dx
Lx = ( L − dL )( x − dx ) + y  dL  = 
L y −x
F x x
dL F
dx F F
dx
→ Tích phân hai vế:  =    ln =  
W
L xW y − x W xW y − x

❖ Bài toán: Cho F, x F , W → Tính D, x D , x W .

D = F − W

Từ cân bằng tổng quát, ta có:  x FF − x W W
 x D = F − W

x
F F
dx
Tính x W từ biến đổi của cân bằng vật chất theo thời điểm: ln =  
W xW y − x

46
- Nếu có đường cân bằng ở dạng giải tích, y = f ( x ) → Sử dụng máy tính bỏ túi.

- Nếu đường cân bằng cho bằng bảng số thực nghiệm → Sử dụng tích phân đồ thị.

+ Lập bảng các giá trị x, y* ứng với các giá trị
nồng độ pha lỏng từ x W đến x F (khuyến khích
chia các khoảng giá trị của x cách đều nhau).
1
+ Vẽ đồ thị của đường cong = g ( x ) . Diện
y −x*

tích hình thang cong tạo bởi đồ thị và trục hoành


x
F F
dx
là giá trị của tích phân ln =   .
W xW y − x

+ Lập biểu thức tính gần đúng diện tích hình thang cong này để giải ra giá trị x W .

6.2.3. Cân bằng nhiệt:

6.2.3.1. Đối với thiết bị đun sôi:

Nhiệt lượng tiêu tốn tổng cộng: Qs = G h h = Q1 + Q2 + Q3

• Q1 = FCF ( TF,s − TF,0 ) : nhiệt lượng cần tăng nhiệt độ của nguyên liệu đến nhiệt độ sôi.

• Q2 = DD : nhiệt lượng cần cho quá trình bốc hơi.

• Q3 : nhiệt lượng thất thoát ra môi trường, thường chiếm 5  10% .

FCF ( TF,s − TF,0 ) + D D FCF ( TF,s − TF,0 ) + D D


Lượng hơi bay lên:  Gh 
0.95 h 0.9 h

47
6.2.3.2. Đối với thiết bị ngưng tụ:

Nhiệt lượng thải ra tổng cộng: Q nt = G n Cn ( Tr − Tv ) = Q1 + Q2 + Q3

• Q1 = D D : nhiệt lượng từ quá trình ngưng tụ.

• Q2 = DCD ( TD,s − TD ) : nhiệt lượng thải ra để làm nguội sản phẩm.

• Q3 : nhiệt lượng thất thoát ra môi trường.

D D + DCD ( TD,s − TD ) + Q3


Lượng nước thu được: G n =
Cn ( Tr − Tv )

6.2.4. Ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng:

❖ Ưu điểm:

- Quá trình đơn giản, vốn đầu tư thấp.

- Công nghệ linh động.

❖ Nhược điểm:

- Nồng độ sản phẩm đầu ra thấp, chất lượng sản phẩm thu được không đồng đều.

- Độ thu hồi không cao.

- Năng suất không lớn.

- Tốn nhiều nhân công, thời gian, năng lượng.

- Khó khăn trong việc cơ giới hóa, tự động hóa.

❖ Ứng dụng:

- Chỉ áp dụng với hỗn hợp có độ bay hơi tương đối giữa các cấu tử khá lớn.

- Dùng để tách sơ bộ hỗn hợp nhiều cấu tử, không đòi hỏi sản phẩm có độ tinh khiết cao.

- Dùng cho các quá trình không yêu cầu năng suất lớn.

6.2.5. Cải tiến:

❖ Lần 1:

- Thực hiện lặp lại nhiều lần quá trình chưng một bậc.

48
- Dùng hơi bậc trước để đun nóng cho bậc sau, dùng dung dịch bậc sau để làm nguội hơi
bậc trước (do nhiệt độ sôi của hỗn hợp giảm dần qua từng bậc).

- Chỉ đun nóng một lần ở bậc đầu tiên và thu sản phẩm một lần ở bậc cuối cùng.

- Lượng dung dịch càng về sau càng ít do đó các bậc về cuối bị khô do thiếu lỏng.

- Tạo ra nhiều sản phẩm phụ ở mỗi bậc; tiêu tốn thêm chi phí mặt bằng.

❖ Lần 2:

- Chia dòng lỏng ngưng tụ ở bậc cuối thành hai phần, một phần thu làm sản phẩm đỉnh và
một phần hồi lưu lại nồi đun để giảm khô.

- Tăng thêm chi phí cho đầu tư thiết bị hồi lưu, bơm và mặt bằng.

6.3. Chưng lôi cuốn hơi nước:


6.3.1. Cơ sở của phương pháp:

Theo định luật Raoult, hỗn hợp hai chất lỏng không tan lẫn có áp suất hơi bằng tổng áp
suất hơi bão hòa của hai cấu tử. Do đó, nhiệt độ sôi của hỗn hợp thấp hơn nhiệt độ sôi của
từng cấu tử riêng biệt.

Khi chưng cất các hỗn hợp dịch chiết tự nhiên, thường không thể sử dụng nhiệt độ sôi
quá cao do có thể gây phân hủy hoặc giảm hoạt tính sản phẩm.

→ Cần giảm nhiệt độ sôi của hỗn hợp.

49
→ Sục hơi nước vào trong quá trình chưng nhằm làm giảm nhiệt độ sôi của hệ (do các hợp
chất tự nhiên thường không phân cực, không tan lẫn với nước), đồng thời cấp nhiệt để dung
dịch bay hơi.

6.3.2. Ứng dụng và ưu nhược điểm:

- Ứng dụng: Thường được dùng trong chưng cất tinh dầu thiên nhiên do quá trình không
đòi hỏi năng suất quá lớn và giúp hạ được nhiệt độ sôi của hỗn hợp.

- Ưu điểm:

+ Đơn giản (Hơi nước sạch và dễ kiếm).

+ Đỡ tốn kém (Không cần tiêu tốn chi phí đầu tư cho chưng chân không).

+ Nhiệt độ vận hành thấp.

- Nhược điểm:

+ Năng suất thấp.

+ Đòi hỏi nhập liệu phải có hàm lượng tinh dầu lớn.

6.3.3. Sơ đồ nguyên lý:

(1) Thiết bị chưng.

(2) Ống sục hơi nước.

(3) Thiết bị ngưng tụ.

(4) Thiết bị phân tách.

6.3.4. Cân bằng vật chất:

❖ Bài toán: Tính lượng hơi nước cần cấp để hỗn hợp tinh dầu và nước sôi khi áp suất tổng
bằng áp suất khí quyển.

50
 pTD p0TD
 yTD = P = P y H 2O p H 2O p0H2O p 0H2O
Theo định luật Dalton:   = = =
0
 y = p H 2O = p H 2O yTD pTD 0
pTD 1 − p0H2O
 H2O P P

Lượng hơi nước bão hòa cần thiết để lôi cuốn 1 kg tinh dầu:
y H 2O M H 2O p0H2O M H 2O
G H2O,bh = ( G TD = 1 kg )  =  ( kg )
yTD M TD 1 − p0H2O M TD

Nếu hơi nước sử dụng không bão hòa thì:


0
1 1 p H 2O M H 2O
G H2O,kbh =  G H2O,bh =   ( kg )
  1 − p0H2O M TD

Với   1 là hệ số bão hòa của hơi nước, phụ thuộc vào chế độ thủy động lực:

- Chế độ bong bóng:  = 1, xem như hơi bão hòa.

- Chế độ sủi bọt: nước ở chế độ sôi bùng, tạo nên nhiều bọt khí.
0,28 −2,3
f  D 2
 = 1,17  Fr 0,12
    ; Fr = (chuẩn số Froude)
 fo   hL  gD
−2,3
 f  D 
- Chế độ tia:  = 5,52  Fr 0,485
   
 fo   h L 
• g = 9,81 m s : gia tốc trọng trường.
2

• D ( m ) : đường kính thiết bị.

• f , f o ( m 2 ) : diện tích tiết diện của thiết bị và vòi phun.

• h L ( m ) : chiều cao lớp nước (nếu h L  0,6 m thì xem như không ảnh hưởng đến φ).

•  ( m s ) : tốc độ dòng hơi.

6.3.5. Cân bằng nhiệt:

Nhiệt lượng tiêu tốn tổng cộng: Qs = G nlnl = Q1 + Q2 + Q3

• Q1 = G H2OCH2O (1 − Tv ) : nhiệt lượng của dòng hơi nước.

• Q2 = G n n : nhiệt lượng cần cho quá trình ngưng tụ.

• Q3 : nhiệt lượng thất thoát ra môi trường.

51
6.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng:

p0TD M TD 0
pTD M TD
Năng suất chưng tính theo mỗi kg hơi nước sử dụng: g = =
p H2O M H2O ( P − pTD ) M H2O
0 0

Có sự phụ thuộc giữa năng suất chưng và nhiệt độ chưng:

+ Năng suất bé nhất ứng với nhiệt độ chưng t min .

+ Năng suất lớn nhất ứng với nhiệt độ chưng t max .

→ Do yêu cầu giảm nhiệt độ sôi của hệ, cần lựa chọn nhiệt độ chưng theo các chỉ tiêu kinh
tế - kỹ thuật.

6.4. Chưng cất hệ hai cấu tử:


6.4.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động:

Chưng cất là thực hiện quá trình bốc hơi – ngưng tụ nhiều lần trong cùng một thiết bị,
mỗi lần được xem như một bậc chưng, ứng với một đĩa thực. Hay nói cách khác, chưng
cất là sự lặp lại nhiều lần có cải tiến quá trình chưng đơn giản.

Tháp chưng cất bao gồm hai phần: phần cất (tính
từ vị trí nhập liệu đến đỉnh tháp) và phần chưng (tính
từ đáy tháp đến vị trí nhập liệu). Tùy yêu cầu cụ thể
mà hai phần này có chiều cao, đường kính khác nhau.

Để tháp chưng cất hoạt động được cần tối thiểu


hai thiết bị phụ trợ là nồi đun đáy tháp (cấp nhiệt tạo
dòng hơi đi lên trong tháp) và thiết bị ngưng tụ đỉnh
tháp (ngưng tụ dòng hơi đi lên thành sản phẩm đỉnh
và dòng lỏng hồi lưu). Ngoài ra, còn có các thiết bị
khác như bơm, thiết bị gia nhiệt dòng nhập liệu,…

Pha lỏng:

+ Chuyển động từ trên xuống trong tháp, gồm dòng lỏng hoàn lưu từ đỉnh tháp (phần
cất) và dòng lỏng nhập liệu (phần chưng).

52
+ Càng xuống dưới thì nồng độ cấu tử dễ bay hơi càng giảm do bị pha hơi bay lên lôi
cuốn đi một phần.

+ Phần lỏng lấy ra từ nồi đun (sản phẩm đáy) chứa nhiều cấu tử khó bay hơi.

Pha hơi: Chứa phần lớn là cấu tử dễ bay hơi, được ngưng tụ thành dòng hồi lưu và sản
phẩm đỉnh khi đi qua đỉnh tháp.

6.4.2. Cân bằng vật chất:

❖ Giả thiết:

- Thiết bị ngưng tụ hoàn toàn hơi thành lỏng ở nhiệt độ sôi ( y1 = x 0 = x D ; G1 = L0 + D ).

- Dòng nhập liệu ở nhiệt độ sôi.

- Hỗn hợp ở đáy tháp được đun sôi gián tiếp.

- Không có mất mát nhiệt ra môi trường.

- Ẩn nhiệt tính theo mol của các hợp chất hữu cơ xấp xỉ nhau:  A =  B (Quy tắc Trutol).

➢ Lưu lượng tính bằng mol của dòng lỏng và dòng khí đi trong tháp là không đổi.

➢ Thông thường, nồng độ của các hỗn hợp được quy ước là của cấu tử dễ bay hơi.

➢ Đường làm việc là đường thẳng, các tính toán sử


dụng nồng độ phần mol.

F = D + W
❖ Cho toàn tháp: 
x FF = x DD + x W W
F D W
→ = =
xD − xW xF − xW xD − xF
−1
F  x − xW 
• f = = F   1 : Chỉ số nhập liệu (lượng
D  xF − xD 

nhập liệu cần thiết để thu được 1 kmol sản phẩm


đỉnh).

❖ Cho thiết bị ngưng tụ hồi lưu: G1 = D + L 0

 L 
→ G1 = 1 + 0  D = (1 + R ) D
 D

53
L0
Với R = : Chỉ số hồi lưu (lượng lỏng hồi lưu ứng với 1 kmol sản phẩm đỉnh).
D
❖ Cho đoạn cất: Gy = Lx + Dx D

L Dx D G  G1 = ( R + 1) D
→ y= x+ với 
G G L  L0 = RD
R x
→ Phương trình đường làm việc của đoạn cất: y = x+ D
R +1 R +1
 x 
• Là đường thẳng qua D ( x D ; x D ) và Y0  0; D  .
 R +1
R
• Có hệ số góc: tan  =
R +1

F + L + G = L + G
❖ Tại đĩa nhập liệu:  → L = F + L = F + RD
G  = G
G  G1 = ( R + 1) D

L Wx W L = F + L
❖ Cho đoạn chưng: Lx = Wx W + Gy → y = x− với 
G G F = fD; L  L0 = RD
 W = F − D = ( f − 1) D

f +R f −1
→ Phương trình đường làm việc của đoạn chưng: y = x− xW
R +1 R +1
• Là đường thẳng đi qua điểm W ( x W ; x W ) .

f −1
• Có hệ số góc: tan  = .
R +1

 Giao điểm của hai đường làm việc là điểm F


ứng với nồng độ nhập liệu xF .

 Số bậc thang giữa đường gấp khúc WFD và


đường cân bằng là số đĩa lý thuyết.

6.4.3. Cân bằng nhiệt:

❖ Giả thiết: - Dòng nhập liệu ở nhiệt độ sôi.

- Sản phẩm đỉnh và sản phẩm đáy ra ở nhiệt độ sôi.

❖ Cân bằng chung: QF + Qñ = Qnt + QD + QW + Qm

54
❖ Thiết bị ngưng tụ hồi lưu: Q nt = G1 D = ( R + 1) D D = m n Cn ( Tr − Tv )

•  D : ẩn nhiệt chuyển pha của sản phẩm đỉnh.

• mn : lưu lượng nước vào thiết bị ngưng tụ.

• C n : nhiệt dung riêng của dòng nước sử dụng.

• Tv , Tr : nhiệt độ vào và nhiệt độ ra của dòng nước.

❖ Thiết bị đun sôi đáy tháp:


Qñ = m h ( h V − h L ) = m h  h

• mh : lưu lượng dòng hơi nóng vào thiết bị đun.

•  h : ẩn nhiệt chuyển pha của dòng hơi nóng.

❖ Các dòng nhiệt khác:

• Dòng nhập liệu:


Q F = Fh F = FCF t F = ( D + W ) h F = ( D + W ) C F t F

• Dòng sản phẩm đỉnh: QD = Dh D = DCD t D

• Dòng sản phẩm đáy: QW = Wh W = WCW t W

• Nhiệt thất thoát ra môi trường: Q m = ( 0,05  0,1) Q ñ

Qñ = ( R + 1) D D + D ( h D − h F ) + W ( h W − h F ) + Q m

➢ Lượng hơi cần dùng cho thiết bị đun sôi đáy tháp:
Qñ ( R + 1) D D + D ( h D − h F ) + W ( h W − h F )
mh = = (với Q m = 0,05Q ñ )
h 0,95 h

➢ Lượng nước cần dùng cho thiết bị ngưng tụ hồi lưu: m n =


( R + 1) D D
Cn ( Tr − Tv )

6.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất:

6.4.4.1. Trạng thái nhập liệu:

Trạng thái nhập liệu là nhiệt độ của dòng hỗn hợp nhập liệu và trạng thái pha của hỗn
hợp tại nhiệt độ này, bao gồm 5 trạng thái: lỏng dưới điểm sôi, lỏng sôi (lỏng bão hòa),
hỗn hợp lỏng – hơi bão hòa, hơi bão hòa, hơi quá nhiệt.

55
Xét cân bằng vật chất tại đĩa nhập liệu: F + L + G = L + G

G − G L − L
 F + G − G = L − L  1 + =
F F
L − L
Đặt q = : Thông số nhập liệu (biến thiên lưu lượng pha lỏng khi đi qua đĩa nhập
F
liệu ứng với 1 kmol nhập liệu) → L − L = qF và G − G = F ( q − 1)

Xét cân bằng nhiệt tại đĩa nhập liệu: h FF + h L L + h GG = h LL + h GG

Tại đĩa nhập liệu hỗn hợp nhiệt độ và nồng độ các chất thay đổi không nhiều nên có thể
xem h L  h L và h G  h G . Do đó: h F F + ( G − G ) h G = ( L − L ) h L

hG − hF hG − hF
 h F F + ( q − 1) Fh G = qFh L  q = =
hG − hL F

Gy = Lx − Wx W ()


Xét cân bằng vật chất ở đoạn chưng và đoạn cất, ta có: 
Gy = Lx + Dx D ( )

Lấy (*) trừ (**) theo vế, ta được: ( G − G ) y = ( L − L ) x − ( Wx W + Dx D )

q x
 ( q − 1) Fy = qFx − Fx F  y= x− F
q −1 q −1
q x
Phương trình y = x − F được gọi là phương trình đường nhập liệu, là đường
q −1 q −1

thẳng luôn đi qua điểm ( x F ; x F ) với mọi giá trị q. Hay nói cách khác, phương trình đường

nhập liệu là quỹ tích các giao điểm của hai đường làm việc của đoạn chưng và đoạn cất.

Trạng thái dòng q


Dòng lỏng Dòng hơi q
nhập liệu q−1
Lỏng dưới điểm L = RD G = ( R + 1) D q
q 1 1
sôi L = RD + F + F G = G − F q −1
L = RD G = G = ( R + 1) D
q
→
Lỏng bão hòa q =1

L = RD + F q −1
Hỗn hợp lỏng – L = RD G = ( R + 1) D q
0  q 1 0
hơi bão hòa 
L = RD + F G = G − (1 −  ) F q −1
G = ( R + 1) D q
Hơi bão hòa L = L = RD q=0 =0
G = G − F q −1
L = RD G = ( R + 1) D q
Hơi quá nhiệt q0 0 1
L = RD − F G = G + F q −1

56
6.4.4.2. Chỉ số hồi lưu:

Chỉ số hồi lưu là lượng dòng lỏng hồi lưu ứng với một 1 kmol sản phẩm đỉnh. Chỉ số
hồi lưu có ảnh hưởng khá lớn đến:

+ Chi phí vận hành, liên quan đến các cân bằng vật chất và năng lượng. Sự tăng lên của
lượng lưu chất cần cho thiết bị ngưng tụ, mn và thiết bị đun sôi đáy tháp, mh , tương ứng
với sự tăng lên của các dòng nhiệt Qnt và Qñ .

+ Chi phí đầu tư, liên quan đến chiều cao, đường kính tháp:

=
G
=
( R + 1) D H=
G ( y1 − y 2 ) ( R + 1) D ( y1 − y 2 )
=
0,785w h 0,785w h K yaSy tb K yaSy tb

Chỉ số hồi lưu tối thiểu là chỉ số hồi lưu ứng với động lực quá trình bằng 0 (đạt cân
bằng), tức là khi đường làm việc của đoạn cất cắt đường cân bằng, số đĩa lý thuyết đạt ∞.

❖ Xác định chỉ số hồi lưu tối thiểu:

- Đối với đường cân bằng không có điểm đẳng phí, vẽ đường thẳng qua hai điểm ( x D ; x D )

và F* (giao điểm của đường nhập liệu và đường cân bằng) cắt trục tung tại điểm Y0 ( 0; y0 ) .

- Đối với đường cân bằng có điểm đẳng phí, vẽ đường thẳng qua điểm ( x D ; x D ) và tiếp

tuyến với đường cân bằng, đường này cắt trục tung tại điểm Y0 ( 0; y0 ) .

 xD x D − y0
y =
0  R min =
R min + 1 y0

57
❖ Xác định chỉ số hồi lưu thích hợp: R = aR min với a = 1,2  3

- Công thức kinh nghiệm: R = 1,3R min + 0,3

- Xác định theo chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:

Stotal = S1 + S2 + S3
Với: S1 – chi phí vận hành;
S 2 – chi phí đầu tư;
S3 – chi phí gián tiếp

- Xác định theo chỉ tiêu thể tích tháp nhỏ nhất:

• Lập bảng tương quan giữa chỉ số hồi lưu và số bậc lý thuyết tương ứng như sau:

Chỉ số hồi quy, R R min R1 R2 … Ri

Số đĩa lý thuyết, n ∞ n1 n2 … ni

• Vẽ đồ thị Thể tích tháp – Chỉ số hồi quy (V – R)


để tìm giá trị chỉ số hồi quy thích hợp, trong đó thể
tích tháp được biểu diễn tương đương thông qua giá
trị tích số ( R + 1) n .

6.4.4.3. Độ bay hơi tương đối:

Độ bay hơi tương đối α của hai cấu tử được tính bằng tỉ lệ áp suất hơi bão hòa của hai
cấu tử này ở cùng một nhiệt độ, thể hiện khả năng phân riêng của hai cấu tử khi bay hơi.

58
Giá trị α càng lớn, hai cấu tử càng dễ tách nhau ra khi chưng, chiều cao H của tháp thấp.

 x 1− xW 
log  D  
 1− xD xW 
❖ Số đĩa lý thuyết cực tiểu (ứng với R→∞): N min =
log  tb

6.4.5. Thiết bị chưng cất:

- Có thể dùng các loại tháp màng, tháp đệm, tháp đĩa cho quá trình chưng cất:

+ Tháp màng thường dùng trong chưng cất tinh dầu do trở lực nhỏ (cần để hút chân
không), năng suất không đòi hỏi quá lớn và dung dịch có độ nhớt cao.

+ Tháp đệm dùng trong các trường hợp cần năng suất và hiệu suất trung bình.

+ Tháp đĩa cho năng suất và hiệu suất cao tuy nhiên trở lực lớn, đòi hỏi chi phí chế tạo,
vận hành cao.

- Khi chọn tháp, cần lưu ý:

+ Nhược điểm và phạm vi sử dụng của tháp;

+ Yêu cầu về năng suất, hiệu suất;

+ Tính chất hóa lý của hỗn hợp nhập liệu;

+ Điều kiện kinh tế - kỹ thuật và các yếu tố trong thiết kế, kiểm tra, vận hành tháp.

6.4.6. Tính toán thiết bị chưng cất:

- Trong tính toán (đường kính, chiều cao, quy chuẩn), đoạn chưng và đoạn cất của tháp
được khảo sát như tính toán với hai tháp độc lập.
• Tháp đệm: w = ( 0,8  0,85 ) w s
G
+ Đường kính:  = L − h 
0,785w • Tháp đĩa: w = C C L
h h
+ Chiều cao: Sử dụng các phương pháp đã học. Lưu ý rằng phương pháp tính bằng số
đĩa thực chỉ được áp dụng cho tháp đĩa.

- Nếu đường kính đoạn chưng và đoạn cất của tháp lệch nhau không quá 5% thì xem như
tháp có cùng đường kính (biểu diễn trên hình vẽ dạng trụ thẳng đứng). Đoạn nối giữa phần
cất và phần chưng thường nghiêng 30º, 45º hoặc 60º.

59
Chương 7:
TRÍCH LY LỎNG – LỎNG

7.1. Khái niệm chung:


- Trích ly lỏng – lỏng là quá trình tách một hay một vài cấu tử trong hỗn lỏng bằng dung
môi khác không tan lẫn hoặc ít tan lẫn trong dung môi ban đầu.

+ Cấu tử được tách gọi là cấu tử bị trích ly.

+ Dung môi dùng để tách được gọi là dung môi, tác nhân hay chất trích ly (S).

+ Dung dịch thu được sau khi hòa tan cấu tử cần trích ly được gọi là dịch chiết (E).

+ Phần lỏng còn lại sau trích ly được gọi là nước cái (raphinat – R).

F ( A + B) + S(C) → R ( A + B) + E (C + B)

- Trích ly là quá trình chọn lọc, do đó cần lựa chọn dung môi:

+ Có độ chọn lọc cao (hòa tan tốt chất cần tách, không hoặc ít tan lẫn với dung môi đầu).

+ Dễ tái sinh (khối lượng riêng lớn, ẩn nhiệt chuyển pha, nhiệt dung riêng và độ nhớt
thấp).

+ Ít độc hại cho người vận hành, môi trường và ít ăn mòn trang thiết bị.

+ Giá cả phải chăng, ổn định, dễ tìm.

→ Không có dung môi thỏa mãn được tất cả các tiêu chí, do đó tùy trường hợp cụ thể
mà đánh trọng số khác nhau cho từng tiêu chí.

- Ứng dụng:

+ Tách các hỗn hợp lỏng không thể tách bằng phân pháp chưng cất (hỗn hợp có điểm
đẳng phí, hỗn hợp có thành phần dễ phân hủy do nhiệt nhưng lại có nhiệt độ sôi cao).

+ Các trường hợp biện pháp chưng cất không mang lại hiệu quả kinh tế (dung dịch vô
cùng loãng, các cấu tử có nhiệt độ sôi gần nhau).

+ Thu hồi các cấu tử quý.

+ Thu dung dịch có nồng độ đậm đặc hơn.

+ Làm sạch các chất độc hại ra khỏi dung dịch.

60
- Để thu hồi cấu tử trích ly (hoàn nguyên dung môi), có thể tiến hành chưng luyện hoặc
đun bốc hơi dung dịch chiết.

- Ưu điểm:

+ Tách được các hỗn hợp không thể hoặc khó tách bằng chưng cất (các cấu tử có nhiệt
độ sôi gần nhau, hỗn hợp có điểm đẳng phí, cấu tử dễ phân hủy do nhiệt độ cao).

+ Không tiêu tốn năng lượng vận hành cho nhiệt năng đun sôi.

- Nhược điểm:

+ Tốn thêm chi phí vận hành, đầu tư cho sử dụng thêm dung môi.

+ Khó tách hoàn toàn tác nhân trích ly khỏi sản phẩm.

+ Đòi hỏi công nghệ vận hành tương đối phức tạp.

→ Chỉ được sử dụng trong trường hợp phương pháp chưng cất là không khả thi, hoặc
không mang lại giá trị kinh tế.

7.2. Cân bằng pha trong hệ lỏng – lỏng:


Xét hệ 3 cấu tử gồm hai dung môi ít tan lẫn vào nhau (A, C) và một cấu tử phân bố (B).

Quy ước: • x là nồng độ cấu tử B trong pha có dung môi là A;

• y là nồng độ cấu tử B trong pha có dung môi là C.

7.2.1. Đường cân bằng pha trên đồ thị Oxy:

Theo định luật phân bố, tỷ số nồng độ cân bằng của cấu tử phân bố giữa hai pha lỏng
không tan lẫn lý tưởng ở nhiệt độ không đổi là hằng số.
y
( T = const ) = m = const  y = mx
x

Đường cân bằng của hệ thực được xây


dựng bằng số liệu thực nghiệm.

1 – Hệ lý tưởng.

2 – Dung dịch thực không điện ly.

3 – Dung dịch điện ly.

61
7.2.2. Đường cân bằng pha trên đồ thị tam giác:

7.2.2.1. Đồ thị tam giác đều:

Ba đỉnh A, B, C ứng với nồng độ nguyên chất của ba cấu tử.

Mỗi điểm trên cạnh tam giác biểu diễn thành phần của hỗn hợp hai cấu tử tương ứng.

Mỗi điểm trong tam giác biểu diễn một hỗn hợp ba cấu tử, với thành phần của từng cấu
tử có thể xác định theo hai cách:

- Cách 1: Kẻ đường lưới qua điểm đang xét.

+ Đường song song với cạnh AC, cắt cạnh CB tại thành phần của B.

+ Đường song song với cạnh CB, cắt cạnh BA tại thành phần của A.

+ Đường song song với cạnh BA, cắt cạnh AC tại thành phần của C.

- Cách 2: Dùng tỉ lệ đường cao.

+ Từ điểm đang xét, kẻ các đường vuông góc với cạnh của tam giác, có độ dài lần lượt
là hA (vuông góc cạnh BC), hB (vuông góc cạnh AC), hC (vuông góc cạnh AB).

+ Lấy tỉ lệ giữa độ dài các đường này với chiều cao h của tam giác, ta được:
hA hB hC
xA = xB = xC =
h h h

7.2.2.2. Đường cân bằng pha của hệ ba cấu tử có một cặp chất không tan lẫn:

Đường cân bằng pha được xác định bằng cách thêm dần cấu tử phân bố (B) vào hỗn hợp
hai dung môi không tan lẫn (A và C) cho tới khi hệ chuyển sang đồng thể.

62
Trong vùng dị thể, hệ bị tách thành hai pha lỏng: pha chứa phần lớn dung môi A và pha
chứa phần lớn dung môi C.

Các cặp bộ số thể hiện thành phần trong mỗi pha lỏng khi hệ dị thể đạt cân bằng được
cho trong bảng có dạng:

Lớp A Lớp C
xA xB xC yA yB yC
x A,1 x B,1 x C,1 y A,1 y B,1 y C,1
x A,2 x B,2 x C,2 y A,2 y B,2 y C,2
… … … … … …
x A,i = y A,i x B,i = y B,i x C,i = yC,i y A,i = x A,i y B,i = x B,i y C,i = x C,i

- Đường cong 1234i4'3'2'1' là đường cân


bằng pha hay đường phân pha trong đồ thị
tam giác.

- Hỗn hợp có thành phần bất kỳ nằm ngoài


đường cong sẽ tạo thành hệ đồng thể.

- Hỗn hợp có thành phần nằm trong đường


cong sẽ bị tách thành hai pha (hệ dị thể).

- Đường thẳng nối thành phần hai pha đạt


cân bằng (các đường 11', 22',… như trong
hình bên) và đi qua điểm thành phần hỗn
hợp, được gọi là đối tuyến. Trong vùng dị thể
có vô số các đối tuyến, các đối tuyến này
thường không song song và có độ dốc thay
đổi chậm.

- Các điểm thành phần pha tăng dần và trùng nhau tại điểm i, được gọi là điểm tới hạn.
Điểm tới hạn thường không trùng với điểm cực đại nồng độ của cấu tử B trên đường cân
bằng pha.

- Qua các điểm thành phần pha của lớp lỏng A, kẻ các đường song song với cạnh BC.
Qua các điểm thành phần pha của lớp lỏng C, kẻ các đường song song với cạnh AB. Nối

63
các giao điểm của các cặp đường gióng này và điểm tới hạn, ta thu được đường nội suy của
hệ, dùng để xác định thành phần của một pha khi đã biết thành phần pha còn lại.

7.3. Cân bằng vật chất:


7.3.1. Trích ly một bậc:

7.3.1.1. Sơ đồ nguyên lý:

Lượng nhập liệu ban đầu F (gồm dung môi A và cấu tử phân bố B, với thành phần của
B là xF ) và S (chứa chủ yếu là dung môi C, với thành phần của B là y S ) được cho vào
thiết bị trích ly (1) để thực hiện khuấy trộn mạnh, giúp hai pha phân tán tốt vào nhau, tăng
diện tích bề mặt truyền khối.

Sau thời gian đủ lâu, xem như quá trình đã đạt cân bằng, hỗn hợp được bơm sang thiết
bị phân ly (2) để yên cho hỗn hợp phân tách ra thành hai pha lỏng R và E (có thành phần
của B lần lượt là x R và y E ). Trong đó, pha có khối lượng riêng nhỏ hơn sẽ nổi lên trên,
pha lỏng nặng hơn ở dưới.

7.3.1.2. Cân bằng vật chất:

F + S = M = R + E S xF − xM
Ta có:   =
 x F F + y SS = x M M = x R R + y E E F x M − yS

F x R + yE E
Phương trình đường làm việc trên hệ trục Oxy: yS = − x F + R
S S

F
• Có hệ số góc tan  = − ; • Đi qua hai điểm ( x F ; yS ) và ( x R ; yE ) .
S

64
S MF x F − x M
Xác định vị trí điểm M trên đoạn SF bằng quy tắc đòn bẩy: = =
F MS x M − yS

Đối tuyến qua M cắt đường phân pha tại điểm R có thành phần pha x R và điểm E có

R E M
thành phần pha y E . Theo quy tắc đòn bẩy, ta có: = =
ME MR ER

ME ME
➢ Lượng nước cái thu được: R = E  = M
MR ER

MR MR
➢ Lượng dịch chiết thu được: E = R  = M
ME ER

Giới hạn của lượng dung môi S:

65
- Lượng dung môi tối thiểu được xác định ứng với hỗn hợp tại điểm M 1 , ứng với lượng
dịch chiết tối thiểu E1 , nồng độ pha trích cực đại.

M1F
M  M1  Smin = F  ; E min = E1; y E1 = y E,max
M1S

- Lượng dung môi tối đa được xác định ứng với hỗn hợp tại điểm M 2 , ứng với lượng
nước cái (pha raphinat) tối thiểu R2 , nồng độ pha raphinat cực tiểu.

M2F
M  M 2  Smax = F  ; R min = R 2 ; x R 2 = x R,min
M 2S

Giới hạn của nồng độ nhập liệu:

- Qua điểm C, kẻ đường thẳng tiếp tuyến với đường phân pha, cắt cạnh AB tại điểm F*.

- Thành phần cấu tử B của nhập liệu F*, x*F là nồng độ tối đa của nhập liệu có thể dùng
để trích ly.

- Nếu x F  x*F thì hỗn hợp sẽ ở trạng thái đồng thể với mọi lượng dung môi S sử dụng,
do đó không thể trích ly.

7.3.1.3. Ưu, nhược điểm, phạm vi ứng dụng và cải tiến:

Ưu điểm: Đơn giản; Công nghệ linh động; Vốn đầu tư thấp.

Nhược điểm:

- Nồng độ sản phẩm thấp và không đều;

- Độ thu hồi không cao;

- Tiêu tốn nhiều nhân công, năng lượng;

- Khó cơ giới hóa, tự động hóa.

Phạm vi ứng dụng: Tách sơ bộ hỗn hợp có độ hòa tan tương đối lớn.

Cải tiến: Tăng độ thu hồi bằng cách lặp lại nhiều lần quá trình trích ly một bậc theo sơ
đồ chéo chiều.

7.3.2. Trích ly nhiều bậc chéo chiều:

7.3.2.1. Sơ đồ nguyên lý:

66
- Nhập liệu được cho vào hệ ở bậc trích ly đầu tiên, pha raphinat (nước cái) được tháo ra
khi kết thúc bậc trích ly cuối cùng.

- Dung môi được cho vào ở từng bậc để thực hiện quá trình trích ly.

- Pha raphinat của bậc trước sẽ làm nhập liệu cho bậc sau (trừ bậc cuối).

- Dịch chiết được tháo ra ở từng bậc trích ly.

7.3.2.2. Cân bằng vật chất:

Cân bằng vật chất ở bậc trích ly i bất kỳ:

• Cân bằng tổng quát: Fi + Si = R i−1 + Si = Ei + R i

• Cân bằng thành phần: ( x F )i Fi + ( yS )i Si = ( x R )i −1 R i −1 + ( yS )i Si = ( y E )i E i + ( x R )i R i

Fi ( y ) E + ( x R )i R i
Đường làm việc của bậc i bất kỳ: ( yS )i = − ( x F )i + E i i
Si Si

 Bậc trích ly n là cuối cùng khi nồng độ pha raphinat ( x R ) n bằng hoặc vừa nhỏ hơn giá

trị x R cho trước.

Xác định số bậc trích ly dựa vào đồ thị tam giác đều:

67
F
• Với tỉ lệ cho trước, ta xác định được điểm hỗn hợp M1 của bậc trích ly thứ nhất
S1
bằng quy tắc đòn bẩy.

• Qua M1 , vẽ dây cung R 1E1 , với R1 và E1 là điểm đặc trưng cho thành phần pha raphinat
và dịch trích ly ở bậc thứ nhất.

R i −1
• Với các tỉ lệ từ bậc thứ 2 trở đi, ta xác định được các điểm hỗn hợp Mi .
Si

• Tiếp tục thực hiện vẽ các đối tuyến R i E i , cho đến khi đạt đến điểm R n có thành phần
bằng hoặc vừa thấp hơn giá trị x R cho trước.

• Số đối tuyến vẽ được là số bậc trích ly.

7.3.2.3. Ưu, nhược điểm, phạm vi ứng dụng và cải tiến:

Ưu điểm: Tăng độ thu hồi của quá trình.

Nhược điểm: Thu được nhiều sản phẩm có thành phần không đồng nhất.

Phạm vi ứng dụng: Các quá trình đòi hỏi năng suất không lớn.

Cải tiến: Tạo sự đồng đều cho sản phẩm bằng cách trích ly nhiều bậc ngược chiều.

68
7.3.3. Trích ly nhiều bậc ngược chiều:

7.3.3.1. Sơ đồ nguyên lý:

- Nhập liệu và dung môi trích ly được cho vào hai đầu khác nhau của thiết bị.

- Pha raphinat và pha trích ly liên tục đi ngược chiều và thực hiện trích ly qua mỗi đoạn.

- Kết thúc quá trình thu được hai dòng sản phẩm pha raphinat và pha trích ở hai đầu thiết
bị khác nhau.

 Với cùng điều kiện phân riêng cho trước, quá trình ngược dòng đòi hỏi số bậc trích ly
ít hơn so với quá trình giao dòng cho cùng lượng dung môi sử dụng, hoặc cần ít lượng
dung môi trích hơn nếu có cùng số bậc trích ly.

7.3.3.2. Cân bằng vật chất:

Cân bằng vật chất tổng quát: F + S = M = E1 + R n  F − E1 = R n − S = P

→ Hai đường FS và E1R n cắt nhau tại điểm M biểu diễn thành phần toàn hỗn hợp.

Cân bằng vật chất ở bậc trích ly i bất kỳ: Fi + Si = R i−1 + Ei+1 = Ei + R i = M
 F − E1 = R1 − E2 = R 2 − E3 =  = R n − S = P

69
→ Các đường thẳng FE1 , R1E2 , R 2 E3 ,… và SR n đồng quy tại điểm P, được gọi là cực
trích ly hay cực làm việc của hệ.

Xác định số bậc trích ly dựa vào đồ thị tam giác đều:

F
• Với tỉ lệ cho trước, ta xác định được điểm hỗn hợp M bằng quy tắc đòn bẩy.
S

• Từ giá trị x R (cho trước) trên cạnh CB của tam giác, ta gióng một đường thẳng song
song cạnh AC, cắt nhánh trái của đường cân bằng pha tại điểm R n .

• Đường R n M cắt đường phân pha tại điểm E1 .

• Hai đường thẳng FE1 và SR n đồng quy tại điểm cực trích ly P.

• Từ điểm E1 , sử dụng đường nội suy, ta xác định được điểm R1 . Nối hai điểm P và R1 ,
đường thẳng cắt đường phân pha tại điểm E 2 .

• Tiếp tục xác định các điểm thành phần pha raphinat và pha trích cho đến khi đạt tới
điểm R n thì ngừng. Số đường thẳng đồng quy tại điểm P đã vẽ chính là số bậc trích ly.

7.4. Thiết bị trích ly:


Bộ thiết bị trích ly gồm ba bộ phận tương ứng với ba giai đoạn của quá trình trích ly:

70
- Thiết bị khuấy, phun hoặc trộn để phân tán hai pha vào nhau để tăng diện tích bề mặt
tiếp xúc pha.

- Bể chứa hai pha, nơi thực hiện quá trình truyền khối.

- Thiết bị lắng để phân tách hai pha (hoàn nguyên dung môi).

Thông thường, hai trong ba bộ phận sẽ được kết hợp với nhau trong cùng một thiết bị.
Quá trình trích ly có thể được thực hiện một bậc, nhiều bậc chéo dòng, nhiều bậc ngược
dòng hay liên tục.

Tháp đệm Tháp đĩa lỗ có ống chảy chuyền

Tháp roto (Tháp trích ly có đĩa quay) Tháp xung (Tháp chấn động)

Đối với tháp trích ly cho các quá trình tiếp xúc pha nhiều bậc hay liên tục, hai đầu tháp
thường được thiết kế phình to để hai pha dễ dàng kết giọt lớn và tách nhau ra sau trích ly.

71
Các loại tháp thường dùng cho quá trình trích ly: tháp đệm, tháp đĩa có ống chảy chuyền,
tháp roto, tháp xung,… Cần lưu ý là tháp đĩa chóp không được dùng cho quá trình trích
ly.

7.5. Các vấn đề của bài toán trích ly:


7.5.1. Đường kính giọt:

Đối với quá trình tạo giọt dưới chế độ chảy màng, đường kính giọt được tính gần đúng:

d  1,92do (với d o là đường kính lỗ phun)

→ Khi thiết kế vòi phun, khoảng cách hai lỗ không được nhỏ hơn 2 lần đường kính lỗ.

7.5.2. Tốc độ chuyển động của giọt:

• g – gia tốc trọng trường.

g (  ) d 2 ( 1 +  2 ) • Δρ – chênh lệch khối lượng riêng giữa trong và ngoài giọt.


o =
6 2 ( 31 + 2 2 ) • 1 và  2 – độ nhớt của môi trường trong và ngoài giọt.

• d – đường kính giọt.

g (  ) d 2
❖ Đối với giọt ở pha rắn: 1   → o = (Công thức lắng Stokes)
18 2

7.5.3. Quá trình truyền khối:

Xét quá trình truyền khối giữa giọt và môi trường liên tục.

❖ Trong giọt:
0,00375o
• Đối với quá trình truyền khối ổn định: 1 =

1+ 1
2

Re1 Sc1
• Trường hợp Re  200 , không có vòng tuần hoàn: Sh1 = 0,65

1+ 1
2

Sc1
• Trường hợp Re  200 , có vòng tuần hoàn: Sh1 = 0,65Re10,6

1+ 1
2

❖ Ngoài giọt:

72
• Mô hình quả cầu rắn: Sh 2 = 2 + 0,76 Re 0,5 0,33
2 Sc 2

• Mô hình thẩm thấu: Sh 2 = 1,13 Pe 2

7.5.2. Hệ số truyền khối tổng quát:

1 1 m 1 1 1
= + = +
K y y x K x my x

Quá trình trích ly có đường làm việc nằm dưới đường cân bằng, cấu tử trích ly sẽ truyền
từ pha x sang pha  y . Do đó, cấu tử trích ly di chuyển vào pha nào thì pha đó được ký

hiệu là pha  y .

73
Chương 8:
SẤY VẬT LIỆU

8.1. Khái niệm chung:


8.1.1. Định nghĩa:

- Sấy là quá trình tách ẩm ra khỏi vật liệu bằng cách cấp nhiệt cho vật liệu để ẩm bay hơi.

- Ẩm trong vật liệu có thể là chất lỏng (dung môi) bất kỳ, thường gặp nhất là nước.

- Vật liệu sấy có thể ở trạng thái bất kỳ, phổ biến nhất là ở trạng thái rắn và lỏng (sữa, cà
phê hòa tan).

- Chất dùng để cấp nhiệt cho vật liệu trong quá trình sấy được gọi là tác nhân sấy.

8.1.2. Phân loại:

- Theo phương thức truyền nhiệt: sấy đối lưu, sấy bức xạ, sấy tiếp xúc.

- Theo thiết bị sấy: sấy hầm, sấy thùng quay, sấy phun.

- Theo tác nhân sấy: không khí nóng, khói lò, khí trơ.

- Theo chiều của các dòng pha: xuôi chiều, ngược chiều, giao chiều.

- Theo áp suất làm việc của thiết bị sấy: sấy thường, sấy chân không.

- Theo trạng thái ẩm của vật liệu: sấy thăng hoa (ẩm bốc hơi trực tiếp từ trạng thái rắn),
sấy đối lưu (ẩm được tách ra ở trạng thái lỏng nhờ hiện tượng đối lưu).

- Theo trạng thái của vật liệu trong thiết bị: nằm yên, xáo trộn, lơ lửng.

8.1.3. Phân biệt các quá trình tách ẩm ra khỏi vật liệu:

- Tác nhân nhiệt:

+ Sấy: ẩm bay hơi ở nhiệt độ bất kỳ.

+ Cô cạn: dung môi bay hơi ở nhiệt độ sôi của dung dịch.

- Tác nhân lực cơ học: ép, vắt, ly tâm,…

- Phương pháp hóa lý: sử dụng một số chất hóa học có khả năng hút ẩm như silica gel,
CaCl2,…

74
8.1.4. Mục đích:

- Giảm trọng lượng vật liệu, giảm chi phí vận chuyển.

- Tăng độ bền cơ học.

- Tăng khả năng bảo quản.

- Tăng tính cảm quan của sản phẩm.

8.2. Không khí ẩm:


8.2.1. Các thông số của không khí ẩm:

Ở điều kiện áp suất không cao, không khí ẩm được xem như hỗn hợp khí lý tưởng gồm
hai cấu tử: ẩm (hơi nước) và không khí khô.

• Áp suất tổng của không khí ẩm: P = Pa + Pkk

• Độ ẩm tương đối (tỷ lệ giữa lượng ẩm đang chứa trong không khí so với lượng ẩm không
Pa 
khí có thể chứa tối đa):  =  100% =  100%
Pabh bh

• Hàm ẩm (khối lượng không khí ẩm chứa trong mỗi kg không khí khô):
ma 18Pa 18 Pabh
x= = = 
m kk 29Pkk 29 1 − Pabh
( kg aåm kg khoâng khí )

• Áp suất hơi bão hòa của ẩm trong không khí có thể tính theo công thức thực nghiệm:

Nhiệt độ A b
b −20  60 C 11,2761 2317,7
log Pabh = A −
T 60 100 C 10,9695 2224,4
100  200 C 10,6402 2101,1

• Nhiệt hàm (lượng nhiệt chứa trong mỗi kg không khí):

H = H kk + xH a = Ckk T + x (  a + Ca T ) = T + x ( 2493 + 1.97T ) ( kJ kg KK )

• Nhiệt độ bầu khô Tk : Nhiệt độ của không khí được đo bởi nhiệt kế thông thường.

• Nhiệt độ bầu ướt Tu : Nhiệt độ của không khí được đo bởi nhiệt kế bầu ướt, có thể nhỏ
hơn hoặc bằng nhiệt độ bầu khô.

75
• Nhiệt độ điểm sương Ts : Nhiệt độ giới hạn của quá trình làm lạnh không khí ẩm cho
đến khi bão hòa với hàm ẩm không đổi, ẩm trong không khí bắt đầu đọng sương.

• Thế sấy (đặc trưng cho khả năng cấp nhiệt của không khí ẩm khi sấy):  = Tk − Tu

8.2.2. Đồ thị Ranzim – Mole:

- Đặc điểm:

+ Được xây dựng ở điều kiện P = 735 mmHg = 1 at (nước sôi ở 99,4 ºC).

+ Trục nằm ngang bên dưới biểu thị giá trị hàm ẩm x.

+ Các đường thẳng biểu thị giá trị nhiệt hàm H không đổi tạo với trục Ox một góc 135º.

+ Đường biểu diễn áp suất riêng phần của hơi nước nằm ở nửa dưới đồ thị, các giá trị tương
ứng được gióng sang trục phía bên phải.

+ Ngoài ra còn có có đường biểu thị giá trị không đổi của nhiệt độ T, độ ẩm tương đối φ.

- Đường cong  = 1 chia đồ thị thành hai vùng:

+ Vùng phía dưới đường cong là vùng ẩm quá bão hòa (không bền). Không khí ẩm tại vùng
này sẽ tách ẩm tự do để tạo không khí ẩm bão hòa.

+ Vùng phía trên đường cong là vùng không khí ẩm chưa bão hòa. Muốn quá trình sấy diễn
ra thì điểm thành phần phải nằm ở vùng này, càng lên cao thì khả năng thu thêm ẩm của
không khí càng lớn.

- Ứng dụng:

+ Tra các thông số của không khí ẩm.

76
+ Biểu diễn các quá trình đun nóng, làm nguội, sấy không khí ẩm.

+ Tính toán quá trình sấy.

❖ Tra thông số của không khí ẩm đã biết được (x;φ):

• Từ điểm (x;φ) gióng đường thẳng đứng, cắt đường  = 1 tại đâu thì điểm đó có nhiệt độ
là nhiệt độ điểm sương. Giao điểm giữa đường gióng với đường áp suất cho biết giá trị
áp suất riêng phần của ẩm trong hỗn hợp tương ứng.

• Từ điểm (x;φ) kẻ đường gióng song song với các đường nhiệt độ, nội suy giữa hai đường
lân cận để suy ra giá trị nhiệt độ bầu khô.

• Từ điểm (x;φ) kẻ đường gióng song song với các đường biểu thị giá trị nhiệt hàm H,
đường này cắt trục OH tại giá trị nhiệt hàm của không khí ẩm đã cho. Giao điểm của
đường gióng này và đường cong  = 1 cho biết nhiệt độ bầu ướt.

❖ Biểu diễn quá trình đun nóng và sấy:

• Khi đun nóng, nhiệt độ, nhiệt hàm và nhiệt độ bầu ướt của không khí ẩm tăng.

• Hàm ẩm x, áp suất riêng phần của ẩm và nhiệt độ điểm sương của không khí ẩm là
không đổi trong quá trình đun nóng.

• Độ ẩm tương đối φ của không khí ẩm giảm.

 Nếu hạ nhiệt độ của không khí ẩm từ ban đầu đến khi đạt nhiệt độ điểm sương thì quá
trình xảy ra là ngược hoàn toàn với đun nóng (về chiều thay đổi các thông số).

77
 Tiếp tục hạ nhiệt độ của không khí xuống dưới nhiệt độ điểm sương thì tất cả các thông
số đều giảm, ngoại trừ giá trị φ= 1 không đổi.

 Để điều chỉnh nhiệt độ của không khí, có thể trộn 2 hỗn hợp không khí với nhau, các
tính toán trên giản đồ có thể thực hiện theo quy tắc đòn bẩy.

8.3. Vật liệu sấy:


8.3.1. Vật liệu ẩm:

Vật liệu ẩm (G) bao gồm hai thành phần là vật liệu khô tuyệt đối (G0) và ẩm W, sau khi
sấy sẽ thu được vật liệu khô tương đối → G = G0 + W

Biểu diễn thành phần ẩm trong vật liệu:

- Độ ẩm tương đối U', được tính bằng lượng ẩm trên mỗi đơn vị khối lượng vật liệu ướt:
W W U
U = = =  0  U  1
G G0 + W 1 + U

- Độ ẩm tuyệt đối U, được tính bằng lượng ẩm trên mỗi đơn vị khối lượng vật liệu khô:
W W U
U= = =  0  U  +
G 0 G − W 1 − U

8.3.2. Các dạng liên kết của ẩm với vật liệu:

- Liên kết hóa học: Ẩm tồn tại trong vật liệu dưới dạng tinh thể ngậm nước hoặc ở dạng
ion H+ và OH– nằm tách biệt. Là loại liên kết khá bền, khó thể tách bằng phương pháp sấy.

78
- Liên kết hóa lý: là nhóm liên kết trung bình, có thể tách một phần ẩm khỏi vật liệu bằng
phương pháp sấy, bao gồm các nhóm:

+ Hấp phụ (các loại liên kết van der Waals, tĩnh điện, điện từ): gồm lớp đơn phân tử, đa
phân tử và lớp ẩm tự do, có liên kết yếu dần với vật liệu.

+ Thẩm thấu: Chỉ tồn tại trong dung dịch, là hiện tượng chất tan trong dung dịch làm
giảm áp suất thẩm thấu, dẫn đến nhiệt độ sôi của dung dịch tăng so với dung môi.

+ Mao dẫn: Những vật liệu có cấu trúc mao quản sẽ chứa ẩm trong các lỗ xốp tùy theo
kích thước lỗ, mao quản càng nhỏ càng khó tách ẩm khỏi vật liệu.

- Liên kết cơ lý: Là nhóm liên kết yếu nhất, có thể tách hoàn toàn ẩm khỏi vật liệu bằng
phương pháp sấy. Ẩm có thể dính ướt trên bề mặt vật liệu hoặc chứa trong các lỗ xốp lớn
của vật liệu ở dạng ẩm tự do.

 Trong thực tế, các dạng liên kết của ẩm với vật liệu không có ranh giới rõ ràng, do đó
khó phân biệt, khó xác định một cách chính xác.

8.3.3. Phân loại vật liệu sấy:

- Vật liệu keo: Khi sấy bị co ngóp, giảm thể tích nhưng khi hút ẩm sẽ trương nở trở lại
như ban đầu.

- Vật liệu xốp: Khi sấy khô trở nên giòn, dễ vỡ, ít thay đổi thể tích nhưng không thể hút
ẩm để trở về trạng thái như ban đầu.

- Vật liệu keo – xốp: Là nhóm phổ biến nhất, mang tính chất của cả hai loại trên, hầu hết
mang tính chất của vật liệu keo khi có độ ẩm lớn và giống với vật liệu xốp hơn khi độ ẩm
thấp dần.

8.4. Nhiệt động lực của quá trình sấy:


Khi cho vật liệu tiếp xúc với không khí ẩm, có thể xảy ra các trường hợp sau:

+ Vật liệu hút ẩm từ không khí nếu có độ ẩm thấp hơn.

+ Vật liệu nhả ẩm ra không khí nếu có độ ẩm cao hơn.

+ Cân bằng (lượng hút vào bằng lượng nhả ra).

79
➢ Chiều diễn ra của quá trình được xác định bằng cách so sánh áp suất riêng phần của
ẩm trong không khí pa và áp suất riêng phần của ẩm trên bề mặt vật liệu pm .
• p a  p m : vật liệu hút ẩm; • p a  p m : vật liệu nhả ẩm; • p a = p m : đạt cân bằng ẩm;

Áp suất riêng phần của ẩm trong không khí phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm tương đối.
Do áp suất riêng phần là một đại lượng khó đo đạt trong thực tế, động lực quá trình sấy
còn được xác định thông qua chênh lệch giữa độ ẩm tương đối φ của không khí trong điều
kiện đang xét với độ ẩm không khí cân bằng φ*.

Độ ẩm cân bằng φ* xác định dựa trên đồ thị đường cân bằng đẳng nhiệt φ* = f (U ) ,

được vẽ bằng số liệu thực nghiệm.

Do giá trị Δφ thay đổi trong suốt quá trình sấy nên
•    * : vật liệu hút ẩm.
động lực sấy trung bình được tính theo công thức:
•    * : vật liệu nhả ẩm (sấy). 1 − 2
tb =
  
•  =  * : đạt cân bằng ẩm. ln  1 
 2 
 Ngoài ra, động lực của quá trình có thể được tính dựa trên các đại lượng khác như hàm
ẩm x, nhiệt độ T, áp suất p, thế sấy ε và được xác định dựa trên các đường cân bằng xây
dựng từ số liệu thực nghiệm.

 Do chưa có mô hình lý tưởng chung cho các loại vật liệu rắn, các đồ thị cân bằng đẳng
nhiệt nêu trên đều được xây dựng từ số liệu thực nghiệm riêng lẻ cho từng loại vật liệu
khác nhau.

80
8.5. Sơ đồ nguyên lý:

Không khí bên ngoài được đưa qua bộ phận đốt nóng (calorife) để gia nhiệt lên đến nhiệt
độ sấy cần thiết, sau đó được thổi vào phòng sấy cho tiếp xúc với vật liệu sấy.

Vật liệu sấy ban đầu có độ ẩm cao được đưa vào buồng sấy, tiếp xúc với luồng không
khí nóng và nhận nhiệt lượng để lượng ẩm bốc hơi. Vật liệu khô sau khi sấy được đưa ra
ngoài bằng thiết bị vận chuyển.

Trong quá trình sấy, có thể bố trí thêm các thiết bị đốt nóng bổ sung nếu cần thiết.

8.6. Cân bằng vật chất và năng lượng:

8.6.1. Cân bằng vật chất:

G = G 0 + W0
❖ Tính theo vật liệu sấy:   G0 Uv − G0 Ur = W
G v = G r + W

81
❖ Tính theo tác nhân sấy:
L 1 1
Lx1 + W = Lx 2  L ( x 2 − x1 ) = W  = =
W x 2 − x1 x 2 − x 0

L 1 1
Đặt = = = là lượng không khí tiêu hao riêng, được định nghĩa là
W x 2 − x1 x 2 − x 0
lượng không khí khô cần thiết để tách 1 kg ẩm ra khỏi vật liệu.

Uv − Ur U − Ur


Lượng ẩm tách ra: W = L ( x 2 − x 0 ) = G 0 ( U v − U r ) = G v  = Gr  v
1 − Ur 1 − Uv

8.6.2. Cân bằng nhiệt:

❖ Giả thiết: Hơi nước ở calorife ngưng tụ hoàn toàn về nước lỏng ở nhiệt độ sôi.

W
❖ Tại calorife: QC = G h  h = L ( H1 − H 0 ) = ( H1 − H0 )
x2 − x0

H1 − H 0
→ q= : nhiệt tiêu hao riêng tại calorife (lượng nhiệt cần cung cấp cho không khí
x2 − x0
tại calorife để tách được 1 kg ẩm khỏi vật liệu).

❖ Cân bằng nhiệt chung:

LH0 + G1C11 + G vcCvcvcñ + Qñ + Qbs = LH2 + G 2C22 + G vcCvcvcc + Qm

 Qc + Q bs = L ( H 2 − H 0 ) + G 2C vl ( 2 − 1 ) + G vcC vc ( vcc − vcñ ) − WCH 2O 1 + Q m 

• Qc + Qbs : tổng nhiệt lượng cần cung cấp ở calorife và đun nóng bổ sung.

• L ( H 2 − H 0 ) : biến thiên nhiệt lượng của không khí ẩm.

• G 2C vl ( 2 − 1 ) : biến thiên nhiệt lượng của phần vật liệu còn lại trong thiết bị.

• G vc C vc ( vcc −  vcñ ) : biến thiên nhiệt lượng của thiết bị vận chuyển vật liệu.

• WCH2O 1 : nhiệt lượng trong phần ẩm tách ra.

• Q m : nhiệt lượng thất thoát ra môi trường.

➢ Nhiệt cung cấp cho toàn bộ quá trình sấy được dùng để đun nóng không khí, đun nóng
vật liệu và bốc hơi ẩm, đun nóng thiết bị vận chuyển và thất thoát ra môi trường.

Chia hai vế của phương trình  cho lượng ẩm tách ra W, ta được:

82
q ñ + q bs = ( H 2 − H 0 ) + q vl + q vc + q m − CH O1
2
→ Tổng nhiệt năng tiêu hao riêng

Xét đại lượng nhiệt năng tiêu hao riêng


H 2 − H1
có ích:  = ( H 2 − H1 ) =
x2 − x0

•  = 0 hay H1 = H 2 : Sấy lý thuyết (


C  C1 ).

•   0 hay H1  H 2 : Sấy thực tế, H1 có


thể nhỏ hơn H2 ( C  C 2 ) hoặc lớn hơn H2
( C  C3 ).

8.7. Các phương thức sấy:


8.7.1. Sấy có bổ sung nhiệt:

- Ngoài lượng nhiệt cung cấp cho tác nhân sấy


ở calorife, nhiệt lượng còn được bổ sung trong
quá trình sấy bởi thiết bị khác.

- Nhiệt lượng tiêu hao không đổi do trạng thái


đầu, cuối của vật liệu không đổi.

- Giúp làm êm dịu chế độ sấy, sử dụng nhiệt


độ sấy thấp hơn để tránh gây hư hỏng các vật
liệu sấy có nhạy cảm với nhiệt.

- Cấu tạo khá phức tạp và tiêu tốn năng lượng


nên ít được sử dụng.

8.7.2. Sấy có đốt nóng giữa chừng:

83
- Buồng sấy được chia thành nhiều khu vực và
bố trí thêm calorife ở trước mỗi vùng. Có thể
được xem tương đương với một quá trình sấy
nhiều bậc trung gian.

- Tổng nhiệt tiêu hao cho quá trình là không


đổi nhưng nhiệt độ tại các lần gia nhiệt trung
gian thấp hơn nên phương pháp này thích hợp
cho các vật liệu sấy kém bền với nhiệt.

- Số lần gia nhiệt trung gian càng nhiều, nhiệt


độ ở mỗi lần gia nhiệt càng thấp, thiết bị sấy có
cấu tạo càng phức tạp.

8.7.3. Sấy có tuần hoàn khí thải:

- Một phần lượng khí thải sau sấy được tuần hoàn trở lại và trộn với luồng không khí khô
ở đầu vào của calorife, do đó lượng không khí qua thiết bị sấy lớn.

- Thích hợp cho quá trình sấy các loại vật liệu dễ hỏng do nhiệt và độ ẩm thấp.

- Được ứng dụng nhiều nhất do hiệu quả sấy cao và thiết bị tương đối đơn giản.

❖ Cân bằng vật chất:

84
 L
Tổng lượng khí qua thiết bị: Lh = L0 + L = L0 1 +  = L0 (1 + n )
 L0 
Chỉ số tuần hoàn, n (lượng khí tuần hoàn
tương ứng với mỗi kg không khí khô sử dụng):
L AD
n= =
L0 DC

Nhiệt hàm của hỗn hợp khí:


H 0 + nH 2
Hh = (J kg )
1+ n

Hàm ẩm của hỗn hợp khí:


x 0 + nx 2
xh = ( kg kg KKK )
1+ n

 Giá trị n càng lớn, các điểm B và D càng tiến gần về điểm C, do đó nhiệt độ sấy của
quá trình càng thấp.

8.8. Tốc độ sấy:


8.8.1. Khái niệm tốc độ sấy:

Tốc độ sấy là lượng ẩm tách ra khỏi vật liệu trong một đơn vị thời gian, được tính:
dW du
• Trên một đơn vị diện tích bốc hơi: N = − =− (f là diện tích bốc hơi riêng, được
Fd fd
tính bằng diện tích bốc hơi ẩm trên mỗi kg vật liệu khô).

dW du
• Trên một kg vật liệu khô tuyệt đối: N = − =−
G 0d d

Tốc độ sấy đặc trưng cho tốc độ biến thiên của độ ẩm vật liệu theo thời gian và được
xác định từ giản đồ sấy và đường cong tốc độ sấy.

8.8.2. Giản đồ sấy và đường cong tốc độ sấy:

Đường cong sấy là đường cong biểu diễn thay đổi độ ẩm của vật liệu theo thời gian,
U = f ( ) .

Đường cong tốc độ sấy mô tả biến thiên tốc độ sấy theo độ ẩm của vật liệu, N = g ( U ) .

85
❖ Thí nghiệm xác định tốc độ sấy:

• Hệ thống thí nghiệm bao gồm: nhiệt kế bầu ướt và nhiệt kế bầu khô, quạt thổi không
khí, calorife, bộ phận treo mẫu (giấy đã thấm ướt) và cân.

• Cho nước vào nhiệt kế bầu ướt, bật quạt thổi khí và calorife để tạo dòng không khí nóng
tuần hoàn trong hệ thống.

• Thấm ướt giấy và kẹp vào bộ phận treo mẫu trong buồng sấy.

• Tại từng mốc thời gian xác định, ghi τ 1 2 3 … i


Tu … … … … …
nhận các giá trị nhiệt độ bầu ướt, nhiệt
Tk … … … … …
độ bầu khô và khối lượng mẫu vật liệu.
G … … … … …
• Tính lượng ẩm tách ra W và độ ẩm W … … … … …
tuyệt đối U tại từng thời điểm. U … … … … …
• Vẽ đường cong sấy và đường cong mô tả nhiệt độ vật liệu theo thời gian.

• Tính các giá trị tốc độ sấy N tức thời


tại các thời điểm đã đo, từ đó vẽ đường
cong tốc độ sấy ứng với giá trị độ ẩm tại
các thời điểm tương ứng.

• U1; U2: độ ẩm trước và sau khi sấy.

• Uth: độ ẩm tới hạn của vật liệu.

• U*: độ ẩm cân bằng của vật liệu.

❖ Các giai đoạn của quá trình sấy:

- Đoạn AB:

86
+ Là giai đoạn đun nóng vật liệu, nhiệt độ của vật liệu tăng dần đến nhiệt độ bầu ướt của
tác nhân sấy.

+ Hàm ẩm của vật liệu giảm chậm, tốc độ sấy tăng dần từ 0 đến tốc độ sấy đẳng tốc.

+ Giai đoạn này có thời gian diễn ra rất nhanh nên thường bỏ qua trong quá trình tính
toán tốc độ sấy.

- Đoạn BC:

+ Là giai đoạn sấy thứ nhất, còn gọi là giai đoạn sấy đẳng tốc.

+ Nhiệt độ vật liệu không đổi và bằng với nhiệt độ bầu ướt của tác nhân sấy.

+ Tốc độ sấy không đổi và đạt cực đại, hàm ẩm của vật liệu giảm nhanh theo thời gian
đến độ ẩm tới hạn.

 Ở giai đoạn sấy đẳng tốc, tốc độ khuếch tán của nước bên trong vật liệu lớn hơn tốc độ
bay hơi nước trên bề mặt vật liệu, vì thế tốc độ sấy trong giai đoạn này phụ thuộc chủ yếu
vào tốc độ bay hơi trên bề mặt vật liệu, không phụ thuộc vào các yếu tố bên trong vật liệu
mà chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Do đó, để muốn tăng tốc độ sấy trong giai
đoạn này thì chủ yếu thay đổi các thông số bên ngoài.

- Đoạn CD:

+ Là giai đoạn sấy thứ hai, còn gọi là giai đoạn sấy giảm tốc.

+ Nhiệt độ vật liệu tăng lên đến nhiệt độ bầu khô của tác nhân sấy.

+ Tốc độ sấy giảm dần, độ ẩm của vật liệu giảm chậm dần đến độ ẩm cân bằng.

+ Là giai đoạn ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của quá trình sấy.

 Ở giai đoạn sấy giảm tốc, độ ẩm của vật liệu giảm, tốc độ khuếch tán hơi nước bên
trong vật liệu ra bề mặt vật liệu giảm và nhỏ hơn tốc độ bay hơi của hơi nước trên bề mặt
vật liệu. Tốc độ sấy ở giai đoạn này chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ khuếch tán của hơi nước
bên trong vật liệu ra bề mặt, tức là phụ thuộc vào các yếu tố bên trong vật liệu. Do đó,
muốn tăng tốc độ sấy ở giai đoạn này phải giảm trở lực khuyếch tán của vật liệu.

 Nhiệt độ vật liệu sấy tăng dần nên trong giai đoạn này phải giữ nhiệt độ của không khí
sấy không lớn hơn nhiệt độ cho phép của vật liệu.

8.8.3. Thời gian sấy:

87
Thời gian sấy được tính từ biểu thức tốc độ sấy:
U th
du U1 − U th
• Sấy đẳng tốc: I =  −N
U1 0
=
N0

U2
du U − U U − U
• Sấy giảm tốc: II = 
U th

aU + b
= th
N0
 ln th
U 2 − U
(trong đó N = aU + b là

phương trình của đường CD trên đồ thị tốc độ sấy).

Thời gian sấy tổng cộng được tính bằng tổng thời gian ở từng giai đoạn sấy, trong đó
giai đoạn đun nóng vật liệu thường được bỏ qua do thời gian diễn ra ngắn.
U1 − U th U th − U U − U
 = 0 + I + II  I + II = +  ln th
N0 N0 U 2 − U

Ngoài ra, thời gian sấy vật liệu cũng có thể được tính bằng cách chia nhỏ quá trình sấy
thành các giai đoạn nhỏ hơn: từ độ ẩm U11 xuống độ ẩm U12 (giai đoạn 1); từ độ ẩm U 21
xuống độ ẩm U22 (giai đoạn 2); từ độ ẩm U 31 xuống độ ẩm U 32 (giai đoạn 3). Khi đó:

 U11 − U th U th − U U th − U
 1  = +  ln
 N0 N0 U12 − U
 U 21 − U th U th − U U th − U
 2 = +  ln   = 1 + 2 + 3 = 
 N 0 N 0 U 22 − U
 U31 − U th U th − U U th − U
3 = +  ln
 N0 N0 U32 − U

❖ Lưu ý:

• Đối với vật liệu xốp, mỏng như giấy, đường sấy giảm tốc là đường thẳng tuyến tính.
Tuy nhiên, đường này có thể là đường cong lõm đối với các vật liệu xốp khác.

• Đối với các vật liệu keo, đường sấy giảm tốc là đường cong lồi.

88
• Trong trường hợp đường sấy giảm tốc CD là đường cong, ta biện luận để thay giá trị độ
ẩm tới hạn U th ban đầu thành giá trị mới Uth sao cho diện tích hình thang cong gần như
không đổi.

8.8.4. Các yếu tốc ảnh hưởng đến tốc độ sấy:

- Bản chất của vật liệu sấy: cấu trúc, thành phần hóa học, đặc tính liên kết ẩm,…

- Hình dáng vật liệu sấy: kích thước, bề dày,…

- Độ ẩm: Độ ẩm ban đầu, độ ẩm cuối mong muốn và độ ẩm tới hạn của vật liệu.

- Nhiệt độ: Sự chênh lệch giữa nhiệt độ đầu và nhiệt độ cuối của tác nhân sấy.

- Các yếu tố vận hành: cấu tạo thiết bị sấy, phương thức và chế độ sấy.

8.9. Thiết bị sấy:


8.9.1. Thiết bị sấy có lớp vật liệu nằm yên:

- Thời gian sấy lâu, nhưng không làm gãy, vỡ vật liệu sấy.

- Thích hợp cho các loại vật liệu sấy nguyên khối, nguyên hình.

❖ Buồng sấy:

1 – Khay chứa vật liệu


2 – Calorife
3 – Quạt thổi
4 – Van điều chỉnh khí vào
5, 6 – Van chắn điều chỉnh và xả khí

• Buồng sấy có thể được làm từ nhiều loại vật liệu như gạch, kim loại, bê-tông,… và có
kích thước phụ thuộc vào năng suất và thời gian sấy.

• Ưu điểm: đơn giản, đầu tư thấp, tính linh động cao.

• Nhược điểm: tiêu hao nhiều nhân lực; năng suất thấp; chất lượng sấy không ổn định;
thời gian sấy lâu.

• Phạm vi ứng dụng: Sấy thuốc (viên, bột,…); Sấy chai, lọ (sau khi rửa);…

❖ Hầm sấy:

89
• Hầm có chiều dài lên đến 60 m, khoảng cách từ xe đến thành hầm và trần không quá 80
mm, khoảng cách giữa các xe không quá 75 mm.

• Ưu điểm: Có thể hoạt động bán liên tục.

• Nhược điểm: Tiêu hao nhiều nhân lực; năng suất thấp; chất lượng sấy không đều.

• Phạm vi ứng dụng: Sấy lượng lớn vật liệu đơn lẻ.

1 – Xe goòng có khung xếp vật liệu sấy


2 – Quạt thổi
3 – Calorife
4 – Cửa bít kín
5 – Vòng cua (đổi hướng các xe goòng)
6 – Hầm

❖ Máy sấy trục:

• Có thể gồm một hoặc hai trục quay.

1 – Trống quay
2 – Phễu nạp liệu
3 – Phễu thu hơi
4 – Thùng chứa sản phẩm
5 – Lớp sản phẩm sấy
6 – Dao cạo sản phẩm

8.9.2. Thiết bị sấy có lớp vật liệu xáo trộn:

- Thời gian sấy nhanh hơn nhưng dễ gây gãy, vỡ vật liệu sấy.

- Thích hợp cho các loại vật liệu sấy dạng hạt như lúa, bắp,
đậu, chè,…

❖ Tháp sấy:

• Ưu điểm: Có thể hoạt động liên tục.

• Nhược điểm: Vật liệu chèn ép nhau có thể gây tắc nghẽn
thiết bị và vỡ vật liệu.

• Phạm vi ứng dụng: Sấy vật liệu dạng hạt.

90
❖ Máy sấy băng tải:

1 – Phễu nạp liệu


2 – Thân thiết bị
3 – Băng tải
4 – Trống quay dẫn động
5 – Calorife
6 – Quạt thổi
7 – Trống quay bị động

• Khi đi qua một tầng băng tải, vật liệu được đảo trộn, sắp xếp lại, giúp tăng bề mặt tiếp
xúc pha và tăng tốc độ sấy.

• Có thể bổ sung các thiết bị đốt nóng giữa chừng, điều chỉnh dòng khí,…

• Có thể thực hiện sấy ngược chiều, cùng chiều, chéo chiều,…

1 – Phễu nạp liệu


2 – Trục ép
3 – Băng lưới
4 – Xích băng chuyền
5 – Búa tạo va đập
6 – Bunke vít tải

*3 có thể thay bằng lưới uốn khúc, ép vật liệu dạng bùn nhão với lớp bề dày 5 – 20 mm.

• Nhược điểm: Thiết bị cồng kềnh, vận hành phức tạp, năng suất riêng không lớn.

• Phạm vi ứng dụng: Sấy vật liệu rời dạng hạt, phân tán lớn và vật liệu sợi như chè,…

❖ Máy sấy thùng quay:

• Thiết bị có đường kính trong khoảng 1  3,5 m, tỉ lệ giữa chiều dài và đường kính từ 4
đến 8 lần. Vận tốc dòng khí từ 2  3 m s

• Ưu điểm: Sấy đều vật liệu; cường độ lớn; năng suất cao; kích thước gọn.

• Nhược điểm: Làm gãy, nát vật liệu.

• Phạm vi ứng dụng: Dùng cho vật liệu ít gãy vụn hoặc tạo bụi và vật liệu dạng hạt.

91
1 – Buồng đốt; 2 – Bộ tiếp liệu;
3 – Bánh đai, trục con lăn đỡ, cửa
bổ sung không khí;
4 – Thùng sấy; 5 – Bánh răn;
6 – Buồng tháo sản phẩm;
7 – Xyclon; 8 – Quạt;
9 – Tấm định hướng;
10 – Con lăn hoặc tấm đệm nâng;
11 – Động cơ ; 12 – Hộp giảm
tốc;
13 – Cửa điều chỉnh khí.

8.9.3. Thiết bị sấy có lớp vật liệu lơ lửng:

- Thời gian sấy nhanh, tạo nhiều bụi do đó tiêu tốn chi phí vệ sinh cao.

- Chỉ phù hợp với vật liệu dạng bột nhẹ.

- Tốc độ thổi khí lớn, gây mất mát nhiệt nhiều

- Thiết bị tương đối khó vận hành, đòi hỏi kỹ thuật cao.

❖ Máy sấy tầng sôi:

1 – Calorife
2 – Lưới phân bố
3 – Vít nạp liệu
4 – Thân thiết bị
5 – Tháo sản phẩm
6 – Xyclon
7 – Quạt

❖ Máy sấy phun:

• Được dùng để sấy dung dịch, bùn paste, vật liệu dạng bột.

• Ưu điểm: Thời gian lưu nhỏ; Độ phân tán cao; Cường độ bay hơi rất lớn; Có thể hoạt
động ở nhiệt độ cao; Sản phẩm sấy có độ phân tán đều, xốp.

• Nhược điểm: Kích thước lớn, tiêu tốn nhiều năng lượng.

92
1 – Quạt
2 – Calorife
3 – Thân thiết bị
4 – Vòi phun
5 – Xyclon
6 – Lọc
7 – Vít tải

❖ Máy thổi khí:

• Cấu tạo gồm một ống thẳng đứng, cao khoảng 20 m, dòng khí đi từ dưới lên với vận tốc
10  30 m s .

• Thời gian lưu khá ngắn, chỉ vài giây, nên phù hợp với các vật liệu không bền nhiệt.

• Để phân ly tốt có thể thiết kế đáy côn. Phần tăng tiết diện có tác dụng giảm tốc độ khí.

1 – Quạt
2 – Calorife
3 – Phễu nạp liệu
4 – Ống sấy
5 – Thiết bị phân ly
6 – Xyclon

93

You might also like