De 145

You might also like

You are on page 1of 8

Đề thi môn Kinh tế vi mô 1

(Mã đề 145)

Câu 1 : Nhân tố nào trong các nhân tố sau không ảnh hưởng đến hệ số co giãn của cầu theo giá
A. Khoảng thời gian kể từ khi giá thay đổi
B. Tỷ trọng của việc chi tiêu trong tổng thu nhập
C. Định nghĩa về thị trường
D. Sự sẵn có của đầu vào thay thế
Câu 2 : Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
A. Là một đường nằm ngang B. Không tồn tại
C. Là đường chi phí cận biên D. Là một phần đường chi phí cận biên
Câu 3 : Thị trường độc quyền với hàm tổng chi phí là TC=2 Q2−5 P+105 và hàm cầu thị trường là
P=55−4 Q. Nếu doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận thì hệ số Lerner về sức mạnh độc quyền ở
thị trường này là
A. 0,57 B. 0,45 C. 0,71 D. 0,33
Câu 4 : Quy luật chi phí cơ hội tăng dần phù hợp với
A. Đường giới hạn khả năng sản xuất cong lõm so với gốc tọa độ
B. Quy luật hiệu suất giảm dần
C. Đường giới hạn khả năng sản xuất có độ dốc thay đổi
D. Tất cả đều đúng
Câu 5 : Giả sử nhà nước đặt một mức thuế bằng P’-P’’’. Phần
mất không của xã hội gây ra bởi thuế được thể hiện bằng
diện tích

A. J+K+L+M+N B. I+Y C. J+K+L+M D. I+Y+B


Câu 6 : Một nhà độc quyền có hàm chi phí TC=Q^2+2Q+100 và đường cầu P=122-Q. Để tối đa hóa
doanh thu, nhà độc quyền sẽ sản xuất ở mức sản lượng Q và bán với mức giá P là:
A. Q=61;P=61 B. Q=30;P=92 C. Q=60;P=61 D. Q=62; P=62
Câu 7 : Điều nào dưới đây không được coi là một phần của chi phí cơ hội của việc đi học đại học
A. Học phí

1
B. Thu nhập lẽ ra phải kiếm được nếu không đi học
C. Chi phí ăn uống
D. Tất các các đáp án khác đều sai
Câu 8 : Cầu hàng hóa A được cho bởi phương trình Q D=150−50 P . Ở mức giá P=1, co giãn của cầu
theo giá bằng:
A. -1 B. -2
C. -0,5 D. Chưa đủ thông tin để kết luận
Câu 9 : Đối với hãng cạnh tranh hoàn hảo, nếu bán đi ít 2 lần lượng hàng hóa thì tổng doanh thu sẽ
A. Giảm đi ít hơn 2 lần
B. Giảm đi đúng 2 lần
C. Tùy thuộc vào năng suất bình quân của lao động
D. Giảm đi nhiều hơn 2 lần
Câu 10 : Thị trường độc quyền với hàm tổng chi phí là TC=2Q^2-5Q+105 và hàm cầu thị trường là
P=55-4Q. Nếu doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng là 7,5 sản phẩm thì có thể dự đoán
mục tiêu hiện tại của doanh nghiệp là:
A. Tối đa hóa lợi ích ròng của xã hội B. Tối đa hóa sản lượng mà không bị lỗ
C. Tối đa hóa doanh thu D. Tối đa hóa lợi nhuận
Câu 11 : Chi phí của hãng khi mức sản lượng đầu ra bằng 0
A. Là chi phí cố định của hãng trong ngắn hạn và bằng 0 trong dài hạn
B. Luôn bằng 0 cả trong ngắn hạn và dài hạn
C. Là chi phí cố định cả trong ngắn hạn và dài hạn
D. Là chi phí biến đổi cả trong ngắn hạn và dài hạn
Câu 12 : Nhận định nào sau đây đúng khi chỉ số Lerner càng lớn
A. Đường cầu càng co giãn so với giá B. Chi phí cận biên càng lớn so với giá
C. Đường cầu càng ít co giãn so với giá D. Hãng càng bán được nhiều sản phẩm
Câu 13 : Trong ngắn hạn, phần diện tích nằm dưới đường MC biểu thị
A. Tổng chi phí B. Chi phí bình quân
C. Chi phí biến đổi D. Chi phí cố định

2
Câu 14 : Sức mạnh độc quyền của nhà độc quyền được thể hiện
bởi giá trị

A. (B-F)/F B. (B-F)/K C. (B-F)/B D. (B-G)/K


Câu 15 : Giả sử sản phẩm X có hàm cầu là P=100-0,1Q và hàm cung P=10+0,2Q. Nếu chính phủ đánh
thuế 9 đồng một sản phẩm thì phần gánh nặng thuế mà người tiêu dùng phải chịu sẽ là
A. 6 đồng B. 3 đồng C. 4,5 đồng D. 9 đồng
Câu 16 : Đường cầu của bột giặt OMO dịch chuyển sang trái có thể là do
A. Giá hóa chất nguyên liệu tăng B. Giá bột giặt OMO giảm
C. Giá bột giặt TIDE giảm D. Giá bột giặt TIDE tăng
Câu 17 : Nếu toàn bộ gánh nặng thuế (thuế tính trên 1 đơn vị sản phẩm đánh vào nhà sản xuất) chuyển
hết sang người tiêu dùng thì có thể kết luận rằng
A. Cầu co giãn hơn cung B. Cầu hoàn toàn co giãn
C. Cầu hoàn toàn không co giãn D. Cầu ít có giãn hơn cung
Câu 18 : Nếu một hãng cạnh tranh hoàn hảo sản xuất và bán 8 đơn vị hàng hóa với doanh thu cận biên
là 8 đồng thì tổng doanh thu của hãng là bao nhiêu khi hãng sản xuất và bán 4 đơn vị hàng hóa
A. 32 đồng B. 4 đồng C. 64 đồng D. 8 đồng
Câu 19 : Một hãng cạnh tranh hoàn hảo được mô tả trong đồ thị trên.
Nếu giá thị trường là 10 đô la thì lợi nhuận kinh tế trong
ngắn hạn của hãng là

A. 50 đô la B. 15 đô la C. 9 đô la D. 30 đô la
Câu 20 : |E DP| thay đổi như thế nào dọc theo một đường cầu tuyến tính (khi sản lượng ngày càng tăng)
A. Tăng dần B. Không thay đổi
C. Ban đầu tăng, sau đó giảm D. Giảm dần

3
Câu 21 : Nếu đường giới hạn khả năng sản xuất của bảng trên thể hiện quy
luật chi phí cơ hội tăng dần thì giá trị ? có thể là

A. 330 B. 310 C. 320 D. 340


Câu 22 : Giá cân bằng trên thị trường chắc chắn giảm đi khi
A. Cầu dịch chuyển sang phải và cung dịch chuyển sang trái
B. Cả cung và cầu đều dịch chuyển sang phải
C. Cầu dịch chuyển sang trái và cung dịch chuyển sang phải
D. Cả cung và cầu đều dịch chuyển sang trái
Câu 23 : Độ dốc của đường ngân sách thay đổi khi
A. Giá một hàng hóa thay đổi trong khi giá của hàng hóa còn lại không đổi
B. Thu nhập của người tiêu dùng tăng
C. Thu nhập của người tiêu dùng giảm
D. Giá hai hàng hóa thay đổi với cùng một tỉ lệ
Câu 24 : Tỷ số giá giữa hai hàng hóa X và Y là 3/2. Ở mức tiêu dùng hiện tại người tiêu dùng này có
MU X 2
= . Để tối đa hóa lợi ích, người tiêu dùng này nên
MU Y 3

A. Không đáp án nào đúng


B. Không thay đổi quyết định tiêu dùng hiện tại
C. Tăng lượng tiêu dùng hàng hóa X, giảm lượng tiêu dùng hàng hóa Y
D. Tăng lượng tiêu dùng hàng hóa Y, giảm lượng tiêu dùng hàng hóa X
Câu 25 : Hàm sản xuất Q= √5 K 3 + √6 L2 là hàm sản xuất có hiệu suất

A. Tăng theo quy mô B. Không đổi theo quy mô


C. Không câu nào đúng D. Giảm theo quy mô
Câu 26 : Nếu một xã hội đòi hỏi các hãng sản xuất phải giảm ô nhiễm, điều này
A. Là một sự đánh đổi bởi vì nó làm giảm thu nhập của những người sở hữu cũng như công nhân
của các hãng sản xuất
B. Là một sự đánh đổi chỉ khi nào một vài hãng bắt buộc phải đóng cửa sản xuất
C. Không phải là một sự đánh đổi vì chi phí của việc giảm lãng phí chỉ rơi và những hãng chịu
ảnh hưởng của quy định này
D. Không phải là một sự đánh đổi vì tất cả mọi người được hưởng lợi từ nó
Câu 27 : Doanh nghiệp độc quyền sẽ tối đa hóa sản lượng đầu ra mà không bị lỗ khi
A. MR=0 B. MR=M C C. P=M C D. P= AT C

4
Câu 28 : Khi sản phẩm cận biên của lao động nhỏ hơn sản phẩm bình quân của lao động thì mệnh đề
nào là không chắc chắn đúng
A. Năng suất cận biên đang giảm B. Chi phí biến đổi bình quân đang tăng
C. Tổng chi phí bình quân đang tăng D. Chi phí cận biên đang tăng
Câu 29 : Dựa vào những thông tin sau thì chi phí cố định
của doanh nghiệp sẽ bằng

A. 30 B. 23 C. 21 D. 16
Câu 30 : Một tuyên bố chuẩn tắc là tuyên bố
A. Về bản chất hiện tượng
B. Về các hiện tượng kinh tế nên phải như thế nào
C. Về các dự báo của mô hình
D. Các đáp án trên đều sai
Câu 31 : Chính phủ đặt ra giá sàn nhằm mục đích
A. Bảo vệ nhà sản xuất B. Bảo vệ người tiêu dùng
C. Kích thích xuất khẩu D. Hạn chế nhập khẩu
Câu 32 : Thặng dư tiêu dùng
A. Là diện tích nằm trên đường cung, dưới đường cầu
B. Là diện tích nằm trên đường cung, dưới đường giá
C. Là diện tích nằm trên đường giá, dưới đường cầu
D. Không câu nào đúng
Câu 33 : Đối với hãng độc quyền tối đa hóa lợi nhuận, sự thay đổi tổng doanh thu do bán thêm một đơn
vị sản phẩm
A. Bằng giá sản phẩm B. Lớn hơn chi phí cận biên
C. Lớn hơn giá sản phẩm D. Nhỏ hơn giá sản phẩm
Câu 34 : Nếu giá tăng 3% làm tổng doanh thu tăng 6% thì hệ số co giãn của cầu theo giá nhận giá trị

A. |E DP|=1 B. |E DP|< 1 C. |E DP|=2 D. |E DP|> 1


Câu 35 : Chi phí của một ghế khách trên một chuyến xe bus đường dài là 45k đồng. Nếu hãng xe bus
còn trống 3 ghế thì họ sẽ có thể tăng thêm lợi nhuận của mình nếu
A. Bán được vé cho 3 ghế trống này với giá lớn hơn 45k đồng
B. Bán được vé cho 3 ghế trống này với giá lớn hơn 15k đồng
C. Bán được vé cho 3 ghế trống này với giá bằng đúng 45k đồng
D. Bán được vé cho 3 ghế trống này với giá lớn hơn 0 đồng
5
Câu 36 : Hãng A sản xuất 4 đơn vị sản lượng thì tổng chi phí là 175 đồng và chi phí biến đổi bình quân
là 33,75 đồng. Nếu hãng A sản xuất 10 đơn vị sản lượng thì chi phí cố định bình quân là bao
nhiêu ?
A. 10 đồng B. 40 đồng C. 4 đồng D. 135 đồng
Câu 37 : Đoạn nào sau đây mô tả chính xác nhất đường cung của
hãng cạnh tranh hoàn hảo

A. ABC B. BC
C. ABCD D. Không có đoạn nào
Câu 38 : Mỗi khi rảnh rỗi Quang thường mài dao để kiếm thêm thu nhập. Những người mua dịch vụ
của Quang sẵn sàng trả 2,5 đô la cho mỗi con dao được mài. Vào một ngày thông thường,
Quang sẵn sàng mài con dao đầu tiên để có được 1,75 đô la, con dao thứ hai để có được 2,25
đô la, còn thứ ba để có 2,75 đô la và con thứ tư để có 3,25 đô la. Giả sử rằng Quang là một cá
nhân hợp lý trong việc quyết định mài bao nhiêu dao. Tổng thặng dư sản xuất bạn thu được là
A. 1 đô la B. 0,25 đô la C. 0,5 đô la D. 1,75 đô la
Câu 39 : Một nhà độc quyền tối đa hóa lợi nhuận chọn mức giá bán hàng hóa là 12 đồng và mức sản
lượng là 10 đơn vị, tại mức sản lượng này MR = MC = 6 đồng, tổng chi phí bình quân là 5
đồng. Lợi nhuận tối đa của nhà độc quyền này là bao nhiêu ?
A. 120 đồng B. 60 đồng C. 100 đồng D. 70 đồng
Câu 40 : Ý nghĩa kinh tế của đường cầu hoàn toàn không co giãn là
A. Nó cho thấy người tiêu dùng sẵn sàng mua nhiều hơn tại mức giá thấp hơn
B. Nó cho thấy dù giá là bao nhiêu người tiêu dùng cũng luôn mua một lượng nhất định
C. Nó cho thấy dù giá là bao nhiều người tiêu dùng cũng luôn có một mức tổng chi tiêu nhất định
D. Nó cho thấy người tiêu dùng chỉ chấp nhận mua tại một mức giá duy nhất trên thị trường
--- Hết ---

6
PHIẾU SOI - ĐÁP ÁN (Dành cho giám khảo)
MÔN : ………..
MÃ ĐỀ: ………..

01 28

02 29

03 30

04 31

05 32

06 33

07 34

08 35

09 36

10 37

11 38

12 39

13 40

14

7
15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

You might also like