You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO
Môn học: HỆ THỐNG SẢN XUẤT TÍCH HỢP
(CIM)

ĐỀ TÀI
HỆ THỐNG DÂY CHUYỀN LẮP RÁP VÀ
ĐÓNG GÓI ĐÀN GUITAR
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Minh
MÃ MÔN HỌC: CIMS330709
SVTH: MSSV
Đặng Tấn Hưng 20132211
Nguyễn Thị Thu Phương 20132109
Võ Thị Thiện Nhân 20132159
Võ Ngọc Phương Thảo 20132179
Nguyễn Quang Hùng 20132206
Nguyễn Đặng Hoàng Sang 20159106

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022


1
NHẬN XÉT
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THỰC HIỆN
STT THỰC HIỆN MSSV % HOÀN THÀNH

1 Đặng Tấn Hưng 20132211 100%


2 Võ Ngọc Phương Thảo 20132179 100%
3 Võ Thị Thiện Nhân 20132159 100%
4 Nguyễn Quang Hùng 20132206 100%
5 Nguyễn Đặng Hoàng Sang 20159106 100%
6 Nguyễn Thị Thu Phương 20132109 100%
MỤC LỤC
I. Ý TƯỞNG MÔ HÌNH...........................................................................................

II. MÔ TẢ QUY TRÌNH...........................................................................................

III. DỮ LIỆU MÔ HÌNH...........................................................................................

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ HÌNH.......................................................

V. SƠ ĐỒ MÔ HÌNH TRÊN PHẦN MỀM FLEXSIM............................................

VI. HẠN CHẾ TRONG MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP...............................................


I. Ý TƯỞNG MÔ HÌNH
Guitar đã xuất hiện trên thế giới từ thế kỷ XVI. Trải qua quá trình phát triển hơn
500 năm, guitar đã được phổ biến ở khắp nơi, nghệ thuật guitar trên thế giới đã phát
triển mạnh, có chiều sâu, cây đàn ngày càng hoàn thiện cả về hình thức và nghệ thuật
biểu diễn. Tại Việt Nam, guitar được du nhập vào khoảng nửa đầu TK XX qua nhiều
con đường: từ những người truyền giáo, các nghệ sĩ nước ngoài, hay những người
Việt Nam đi du học. Tuy guitar là nhạc cụ phương Tây, nhưng với tính năng đa dạng,
phong phú, khả năng diễn tấu và âm thanh của cây đàn phù hợp với tâm sinh lý người
Việt Nam, nên guitar được yêu mến và được tiếp nhận ở Việt Nam, là nhạc cụ phương
Tây duy nhất có lượng người hâm mộ cao nhất ở Việt Nam, thậm chí đã được Việt
Nam hóa thành cây đàn guitar Cải lương. Cây đàn có khả năng thể hiện sâu sắc nội
dung nghệ thuật trong các tác phẩm chuyển soạn hoặc sáng tác trên chất liệu âm nhạc
dân gian Việt Nam.
Đàn guitar Việt Nam, hiện nay đều chưa có tiêu chuẩn cụ thể nào mà hầu hết các
xưởng sản xuất guitar đều được mở ra theo hình thức tự phát từ các thợ thủ công địa
phương. Quy trình sản xuất guitar còn nhiều hạn chế từ khâu kiểm tra và xử lý nguyên
liệu đầu vào đến khi xuất hàng phân phối, điều này khiến chất lượng âm thanh cũng
như trải nghiệm người chơi giảm xuống. Kế thừa sự thành công từ những nhà sản xuất
guitar hàng đầu thế giới như Yamaha, Taylor, Harley Benton, PRS…bằng cách kết
hợp các kỹ thuật sản xuất sáng tạo với các thiết kế nâng cao giai điệu, thiết lập các tiêu
chuẩn hàng đầu trong ngành về khả năng chơi, tay nghề thủ công và hiệu suất âm
nhạc. Việc sử dụng các máy nghiền vi tính, tia laser và các công cụ công nghệ cao
khác cũng như máy móc độc quyền của những nhà tiên phong đã giúp chuyển việc
chế tạo đàn guitar từ di sản truyền thống sang kỷ nguyên hiện đại và cho phép công ty
sản xuất đàn guitar với độ chính xác và nhất quán chưa từng có.
Nắm được tình hình đó, nhóm chúng em xin đề xuất mô hình nhà máy lắp ráp
sản phẩm Đàn Guitar theo mô hình tự động hoá bằng phần mềm Flexsim.
II.MÔ TẢ QUY TRÌNH
Quy trình đi qua 1 dây chuyền gồm 4 giai đoạn chính: Đầu tiên là tiếp nhận phần
thân đàn đã được sản xuất ở giai đoạn trước và ghép với bộ chỉnh dây đàn và kiểm tra,

4
ghép dây đàn vào bộ chỉnh dây đàn và thân đàn, kiểm tra sản phẩm và đóng gói, cuối
cùng là lưu kho chờ vận chuyển.
Giai đoạn 1: Ghép đàn với bộ chỉnh dây đàn và kiểm tra
Đầu tiên, khi đàn được đưa đến giai đoạn này, đàn được ghép lại với bộ chỉnh
dây đàn, sau đó theo bằng tải đến máy kiểm tra, nếu việc lắp ráp không có lỗi đàn sẽ
sang giai đoạn tiếp theo, nếu không sẽ qua một máy sửa chữa đến khi hết lỗi thì mới
chuyển qua giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 2: Ghép dây đàn vào thân đàn và bộ chỉnh dây đàn
Thân đàn và bộ chỉnh dây đàn đi theo chiều băng tải và thang tự động xuống
tầng dưới, sau đó được ghép với dây đàn, tiếp đến đàn theo băng tải đến giai đoạn
kiểm tra cuối cùng.
Giai đoạn 3: Kiểm tra sản phẩm và đóng gói
Đàn được đưa đến máy kiểm tra, nếu không còn lỗi thì robot mang hộp từ nguồn
và tiến hành đóng gói.
Nếu trường hợp đàn bị lỗi thì sẽ mang lên tầng trên đến máy tháo đàn và tiến
hành lắp đặt lại. Riêng dây đàn bị lỗi sau khi tách sẽ được tập kết lại để bán phế liệu.
Giai đoạn 4: Lưu kho chờ vận chuyển
Hàng được đóng gói xong được xe nâng mang đến nơi tập kết hàng chờ cung
ứng cho thị trường.
III. DỮ LIỆU MÔ HÌNH
– Thời gian ráp bộ chỉnh dây đàn là mất 25s
– Thời gian kiểm tra việc ráp bộ chỉnh dây đàn với đàn là 15s
– Thời gian sửa chữa trong giai đoạn 1 là 20s
– Thời gian lắp ráp dây đàn vào đàn là 15s
– Thời gian kiểm tra việc lắp dây với đàn là 15s
– Thời gian đóng hộp là 10s
– Thời gian tách sản phẩm là 15s
– Tổng thời gian giai đoạn 1 nếu hàng không lỗi là 56s
– Tổng thời gian giai đoạn 1 nếu hàng lỗi là 95s
– Tổng thời gian giai đoạn 2 là 55s
– Tổng thời gian giai đoạn 3 là nếu hàng không lỗi là 35s

5
– Tổng thời gian giai đoạn 3 là nếu hàng lỗi là 67s
– Tổng thời gian giai đoạn 4 là 20s
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ HÌNH
Điều kiện 1: Khi quy trình lắp bộ chỉnh dây đàn được thực hiện xong thì nguồn
cung cấp bộ chỉnh dây đàn mới cho phép đưa đàn mới lên dây chuyền.
Điều kiện 2: Máy kiểm tra quy trình lắp bộ chỉnh dây đàn và đàn phân ra 2 loại:
không lỗi và lỗi, hàng không lỗi sang trái sang giai đoạn tiếp theo, hàng lỗi sang phải
để thực hiện quy trình sửa chữa (sản phẩm lỗi ước lượng là 15%).
Điều kiện 3: Khi quy trình lắp dây đàn vào thân đàn và bộ chỉnh dây đàn xong
thì nguồn cấp dây đàn mới cho phép đưa dây đàn lên băng chuyền.
Điều kiện 4: Máy kiểm tra quy trình lắp dây đàn vào đàn phân ra 2 loại: không
lỗi và lỗi, hàng không lỗi sang trái sang giai đoạn tiếp theo, hàng lỗi sang phải để thực
hiện quy trình tách sản phẩm (sản phẩm lỗi ước lượng là 10%).
Điều kiện 5: Nếu hàng ở máy kiểm tra đàn và dây đàn không bị lỗi thì nguồn
cung cấp hộp mới cho phép đưa hộp lên băng chuyền.
Điều kiện 6: Nếu hàng ở máy kiểm tra đàn và dây đàn bị lỗi thì hàng được mang
đi tách thành đàn và dây đàn, đàn được robot mang quay lại giai đoạn 1, dây đàn được
đưa vào thùng tập kết.
Điều kiện 7: Mô hình sử dụng 2 tầng để tối đa hóa diện tích.
Điều kiện 8: Mô hình sử dụng thang vật lý để sử dụng trong các trường hợp
khẩn cấp (thang tự động bị lỗi, mất điện,...).
V. SƠ ĐỒ MÔ HÌNH TRÊN PHẦN MỀM FLEXSIM

6
7
VI. HẠN CHẾ TRONG MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP

Hạn chế

– Mô hình tiêu tốn nhiều chi phí thuê mặt bằng do sử dụng dây chuyền 2 tầng,
chi phí cho việc đầu tư vào 2 robot (chi phí về điện, bảo trì, sửa chữa).
– Chưa tối ưu hóa hoàn toàn về không gian mặt bằng, không gian trên tầng 2
còn trống nhiều diện tích chưa có phương án khai thác/tối ưu hóa.

Giải pháp

– Đưa ra kế hoạch tài chính cân đối giữa chi phi thuê nhân công thay thế cho
việc sử dung robot.
– Cần có đội ngũ kỹ thuật xem xét về tình hình hoạt động của dây chuyền để
có phương án bố trí máy móc hiệu quả hơn.

You might also like