You are on page 1of 42

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA MARKETING

--------------------

HỌC PHẦN: HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hồng Hoa

Lớp học phần: 2331101150906

Nhóm sinh viên thực hiện:

Võ Thị Mai Trang : 2221001447

Đào Minh Thư : 2221001418

Lưu Gia Linh : 2221001309

Nguyễn Thị Như Anh : 2221001237

Nguyễn Thị Anh Thư : 2221001423

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023

i
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Phố cổ Hội An

Hình 2. Cầu Vàng

Hình 3. Vinwonder Phú Quốc

Hình 4. Grand World Phú Quốc

ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

iii
MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................................ii


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN................................................................................iii
MỤC LỤC.....................................................................................................................iv
BẢNG ĐÁNH GIÁ TỈ LỆ ĐÓNG GÓP ....................................................................vi
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................viii
PHẦN A: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA
CHỌN HÌNH THỨC, ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH CỦA KHÁCH HÀNG VIỆT NAM
TRONG NĂM 2024.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................1
1.1. Các khái niệm liên quan.........................................................................................1
1.1.1. Khái niệm Du lịch.................................................................................................1
1.1.2. Khái niệm Khách du lịch.......................................................................................2
1.1.3. Khái niệm Điểm đến du lịch..................................................................................2
1.1.4. Lòng trung thành của Khách du lịch.....................................................................2
1.1.5. Tổng quan về ngành Du lịch Việt Nam.................................................................3
1.1.6. Hành vi người tiêu dùng........................................................................................3
1.1.7. Hành vi tiêu dùng du lịch......................................................................................4
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA
CHỌN HÌNH THỨC, ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH CỦA KHÁCH HÀNG VIỆT NAM
TRONG NĂM 2024........................................................................................................4
2.1. Yếu tố bên ngoài.....................................................................................................4
2.1.1. Yếu tố văn hóa.......................................................................................................4
2.1.2. Yếu tố xã hội.........................................................................................................5
2.2. Yếu tố bên trong.....................................................................................................8
2.2.1. Cảm giác................................................................................................................8
2.2.2. Yếu tố nhu cầu, động cơ và cá tính.......................................................................9
2.2.3. Yếu tố thái độ......................................................................................................11
2.3. Yếu tố cá nhân......................................................................................................12
2.3.1. Tuổi tác................................................................................................................12
2.3.2. Nghề nghiệp.........................................................................................................12
2.3.3. Tình trạng kinh tế................................................................................................13
2.3.4. Quan niệm bản thân.............................................................................................14
2.3.5. Lối sống...............................................................................................................16
PHẦN B: CHIẾN LƯỢC MARKETING 4PS VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH NGHỈ
MÁT HK TOUR.........................................................................................................17
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH NGHỈ MÁT HK TOUR.........................17
CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC MARKETING HỖN HỢP - MARKETING MIX 4PS
CHO TOUR DU LỊCH NGHỈ MÁT CỦA HK TOUR................................................18
2.1. Chiến lược sản phẩm............................................................................................18
2.1.1. Chiến lược tạo sản phẩm trọn gói........................................................................18
2.1.2. Chiến lược lập chương trình cho tour nội địa......................................................19
2.2. Chiến lược giá.......................................................................................................25
iv
2.3. Chiến lược phân phối...........................................................................................29
2.4. Chiến lược truyền thông marketing tích hợp....................................................29
2.4.1. Quảng cáo............................................................................................................29
2.4.2. Khuyến mại.........................................................................................................30
2.4.3. Quan hệ công chúng............................................................................................31
2.4.4. Bán hàng cá nhân.................................................................................................32
2.4.5. Marketing trực tiếp..............................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................ix

v
BẢNG ĐÁNH GIÁ TỈ LỆ ĐÓNG GÓP

MỨC
ĐỘ
HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ
HOÀN
THÀNH

Yếu tố nhu cầu, động cơ, cá tính

Yếu tố thái độ
Võ Thị Mai Trang 2221001447 Chiến lược Truyền thông maketing 100%
tích hợp

Trình bày hình thức Word

Yếu tố quan niệm bản thân

Yếu tố lối sống


Đào Minh Thư 2221001418 Yếu tố cá tính 100%

Chiến lược Truyền thông marketing


tích hợp

Yếu tố xã hội

Lưu Gia Linh 2221001309 Yếu tố cảm giác 100%

Chiến lược Sản phẩm

Yếu tố tuổi tác

Yếu tố nghề nghiệp

Yếu tố tình trạng kinh tế


Nguyễn Thị Như Anh 2221001237 100%
Tổng quan về du lịch nghỉ mát HK
Tour

Chiến lược Phân phối

Nguyễn Thị Anh Thư 2221001423 Cơ sở lý thuyết 100%

vi
Yếu tố văn hóa

Chiến lực Giá

Trình bày hình thức Word

vii
LỜI NÓI ĐẦU

Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong những năm gần đây, du lịch đã trở thành một xu
hướng phổ biến trên toàn cầu, với sự tham gia của nhiều đối tượng khách hàng với những nhu
cầu và sở thích đa dạng.

Trước những thay đổi của xu hướng du lịch, các doanh nghiệp du lịch cần hiểu rõ các yếu
tố tác động đến xu hướng du lịch, từ đó có những chiến lược phù hợp để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Một trong những chiến lược quan trọng nhất là chiến lược 4P. Nắm bắt được nhu
cầu đó nên nhóm tác giả đã lên kế hoạch thực hiện bài tiểu luận với mục đích phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hình thức, điểm đến du lịch của khách hàng Việt
Nam trong năm 2024, đồng thời đưa ra chiến lược Marketing 4Ps về sản phẩm du lịch nghỉ
mát.

Bài tiểu luận của nhóm gồm 2 phần:

Phần A: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hình thức, điểm đến du
lịch của khách hàng Việt Nam trong năm 2024.

Ở phần này, nhóm tác giả nêu lên cơ sở lý thuyết bằng cách đưa ra các khái niệm liên
quan đến tiêu dùng du lịch, từ đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn du
lịch của khách hàng. Các yếu tố này bao gồm các yếu tố bên ngoài, yếu tố bên trong và yếu tố
cá nhân, các nhóm yếu tố này đồng thời tác động lên hành vi của người tiêu dùng trong lĩnh
vực du lịch.

Phần B: Chiến lược Marketing 4Ps về sản phẩm du lịch nghỉ mát HK Tour.

Phần nội dung này sẽ cung cấp các thông tin tổng quan về sản phẩm du lịch nghỉ mát của
HK Tour, sau đó sẽ đưa ra chiến lược 4P gồm Product, Price, Place và Promotion phục vụ cho
hoạt động marketing của sản phẩm du lịch nghỉ mát của HK Tour.

viii
PHẦN A: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN HÌNH THỨC, ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
CỦA KHÁCH HÀNG VIỆT NAM TRONG NĂM 2024

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Các khái niệm liên quan

1.1.1. Khái niệm Du lịch

Theo TS. Lê Nam Hải, TS. Hoàng Thế Hải, Trần Chí Vĩnh Long và Hoàng Thị
Mộng Liên (2020), Du lịch là một ngành “công nghiệp không khói” góp phần tăng thu
nhập quốc gia và giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lớn lao động. Ngày
nay, nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã ưu tiên phát triển ngành du lịch
như một ngành mũi nhọn quốc gia mình. Vì vậy, trước tiên để có thể khai thác hiệu
quả ngành này chúng ta cần phải hiểu được bản chất của nó.

Xã hội càng phát triển thì nhu cầu đi du lịch của con người càng cao. Ngày nay, du
lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Hiệp hội lữ hành quốc tế đã
công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới vượt lên cả ngành sản xuất ô
tô, thép điện tử và nông nghiệp. Vì vậy, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi
nhọn của nhiều quốc gia và Việt Nam cũng không là ngoại lệ, góp phần tăng thu nhập
quốc gia và giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lớn lao động.

Theo Tổ chức du lịch Thế Giới IUOTO (2021) thì khái niệm du lịch được định
nghĩa như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động
kinh tế bắt nguồn từ các cuộc vận hành và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài
nơi ở thường xuyên của họ hay ở ngoài nước họ với mục đích hòa bình, nơi họ đến lưu
trú không phải là nơi làm việc của họ”.

Ta có thể thấy rằng có rất nhiều định nghĩa về du lịch tuy nhiên chúng đều có
chung một ý nghĩa. Có thể kết luận nội dung của khái niệm du lịch qua 3 nhân tố cơ
bản: du lịch là sự di chuyển một cách tạm thời trong một thời gian nhất định, có điểm
xuất phát và quay trở về điểm bắt đầu; du lịch là hành trình tới điểm đến, sử dụng các
dịch vụ như dịch vụ lưu trú, ăn uống,... và tham gia các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu
cầu của du khách ở các điểm đến; chuyến đi có thể có nhiều mục đích riêng hoặc kết
hợp, loại trừ mục đích định cư và làm việc tại điểm đến.

1.1.2. Khái niệm Khách du lịch

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017) có quy định về khái niệm và phân loại của
khách du lịch như sau: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ
1
trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến”. Theo đó, khách du lịch bao
gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra
nước ngoài. Cụ thể, khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư
trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam; khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du
lịch; khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở
Việt Nam đi du lịch nước ngoài.

1.1.3. Khái niệm Điểm đến du lịch

Trong tiếng Anh, từ “Tourism Destination” được dịch ra tiếng Việt là điểm đến du
lịch. Theo Diệu Nhi (2019), địa điểm mà khách du lịch lựa chọn trong chuyến đi có
thể là một địa danh cụ thể, một khu vực, một vùng lãnh thổ, một quốc gia, thậm chí là
châu lục. Trong các tài liệu khoa học về du lịch, các địa điểm này được gọi chung là
điểm đến du lịch.

Trên phương diện địa lí, điểm đến du lịch được xác định theo phạm vi không gian
lãnh thổ. Điểm đến du lịch là một vị trí địa lí mà một du khách đang thực hiện hành
trình đến đó nhằm thỏa mãn nhu cầu theo mục đích chuyến đi của người đó. Xem xét
trong mối quan hệ kinh tế du lịch, điểm đến du lịch được hiểu là yếu tố cung du lịch.
Từ góc độ cung du lịch, điểm đến du lịch là sự tập trung các tiện nghi và dịch vụ được
thiết kế để đáp ứng nhu cầu của du khách.

1.1.4. Lòng trung thành của Khách du lịch

Một vài nghiên cứu trong quá khứ đã phân tích tầm quan trọng của việc xem xét
hai khía cạnh hành vi và thái độ của lòng trung thành đã đề xuất chỉ số lòng trung
thành dựa trên cơ sở của việc đo lường hành vi và thái độ.

Theo Tú Lê (2023), lòng trung thành của khách hàng là một khái niệm quan trọng
trong kinh doanh, bởi vì nó ảnh hưởng đến sự thành công và bền vững của doanh
nghiệp. Lòng trung thành của khách hàng có thể được hiểu là mức độ hài lòng, tin
tưởng và gắn bó với một thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng sử dụng.
Khách hàng trung thành thường sẽ mua lại sản phẩm hoặc dịch vụ của cùng một nhà
cung cấp, giới thiệu cho người khác và không dễ bị thu hút bởi các đối thủ cạnh tranh.
Từ đó, có thể thấy các khái niệm và mức độ lòng trung thành là một trong những chỉ
số quan trọng được sử dụng để đo sự thành công của chiến lược Marketing.

1.1.5. Tổng quan về ngành Du lịch Việt Nam

Theo Xuan Huan (2021), Du lịch Việt Nam được Nhà nước Việt Nam xem là một
ngành kinh tế mũi nhọn vì cho rằng đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch đa dạng
và phong phú. Năm 2019, ngành Du lịch Việt Nam lập kỳ tích lần đầu tiên đón 18

2
triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm 2018. Giai đoạn từ năm 2015 - 2019,
lượt khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 2,3 lần từ 7,9 triệu lượt lên 18 triệu lượt, tốc
độ tăng trưởng bình quân đạt 22,7% mỗi năm. Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng
du lịch đa dạng và phong phú với nhiều thế mạnh.

Di sản Việt Nam: cả nước có hơn 40.000 di tích và thắng cảnh, trong đó hơn 3.000
di tích được xếp hạng di tích quốc gia, 5.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Tính đến
nay, nước ta đã có 8 di sản được UNESCO công nhận: Di tích Hoàng thành Thăng
Long, phố cổ Hội An, quần thể danh thắng Tràng An, cố đô Huế, thành nhà Hồ, thánh
địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, vịnh Hạ Long.

Danh lam thắng cảnh: Việt Nam đã được UNESCO công nhận 8 khu dự trữ sinh
quyển thế giới bao gồm: Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Đồng Nai, Cù
Lao Chàm, Cần Giờ, Cà Mau và biển Kiên Giang. Không chỉ lớn mạnh ở tiềm năng
phát triển du lịch biển vào mùa hè; mùa thu - đông. Ngoài ra, mùa xuân ở các miền
múi như Tây Bắc, Tây Nguyên cũng hấp dẫn thực khách bởi những mùa hoa và không
gian lãng mạn như Mộc Châu mùa hoa cải, Đà Lạt đồi cỏ hồng chớm đông, Tây Bắc
mùa lúa chín,...

Văn hóa và ẩm thực: là hai trong các tiềm năng du lịch cần được giữ gìn và phát
triển. Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn
hóa, phong tục tập quán, lối sống riêng khác nhau. Không chỉ vậy, Việt Nam còn có di
sản văn hóa phi vật thể nổi tiếng như Nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên, quan họ Bắc Ninh, hội Gióng,... Bên cạnh đó, về ẩm thực
Việt Nam đã vinh dự lọt vào top 15 quốc gia có nền ẩm thực đường phố hấp dẫn nhất
thế giới. Một số món ăn có thể kể đến như Phở, bánh mì, bún bò Huế,...

1.1.6. Hành vi người tiêu dùng

Theo TS. Nguyễn Xuân Trường (2020), Hành vi người tiêu dùng (consumer
behaviour) được sử dụng khá phổ biến, nó liên quan đến người mua hoặc khách hàng
cũng như những người thực sự sử dụng chúng. Nó liên quan đến chính quyết định mua
và ngoài quyết định mua.

Theo Wilkie (1994), Hành vi người tiêu dùng là các hoạt động tinh thần, cảm xúc
và thể chất mà mọi người tham gia khi lựa chọn, mua, sử dụng và xử lý các sản phẩm
và dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn.

1.1.7. Hành vi tiêu dùng du lịch

Theo Thảo Phạm (2023), Hành vi tiêu dùng của khách du lịch là quá trình của các
cá nhân hoặc nhóm tham gia tìm kiếm, lựa chọn, mua sắm sản phẩm - dịch vụ để đáp
ứng nhu cầu và mong muốn du lịch.

3
Hành vi của người tiêu dùng du lịch là nghiên cứu về người tiêu dùng và các quá
trình họ sử dụng để lựa chọn, sử dụng hay tiêu thụ và loại bỏ các sản phẩm và dịch vụ,
bao gồm các phản ứng về cảm xúc, tinh thần và hành vi của người tiêu dùng. Hành vi
người tiêu dùng du lịch kết hợp các ý tưởng từ một số ngành khoa học bao gồm tâm lý
học, sinh học, hóa học và kinh tế học.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN HÌNH THỨC, ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
CỦA KHÁCH HÀNG VIỆT NAM TRONG NĂM 2024
2.1. Yếu tố bên ngoài

2.1.1. Yếu tố văn hóa

Giá trị văn hóa là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi du lịch của người
tiêu dùng. Giá trị văn hóa là những niềm tin được kế thừa và được lưu giữ, những
niềm tin ấy làm cho thái độ và cách xử thế của cá nhân có tính đặc thù.

Theo Kluckhohn (1959) và Rokeach (1973), cho rằng trong số các yếu tố tinh
thần thì các giá trị văn hóa đóng vai trò quan trọng nhất, điều tiết các hành vi của con
người trong xã hội

Ẩm thực là một phần quan trọng của văn hóa. Ẩm thực hấp dẫn nhiều thực khách
vì sự độc đáo và khác biệt trong từng nền văn hóa của các quốc gia, vùng miền. Bởi lẽ,
việc thử nghiệm đặc sản và món ăn truyền thống giúp du khách hiểu rõ hơn về đặc
trưng văn hóa của từng địa phương. Văn hóa ẩm thực mỗi vùng miền sẽ gắn liền với
truyền thống, phong tục tập quán ở địa phương đó. Đặc sản của mỗi nơi sẽ khác nhau
từ cách chọn nguyên liệu, chế biến đến cách thưởng thức mà du khách khó có thể trải
nghiệm được ở những nơi khác. Nhiều món ăn còn gắn liền với những câu chuyện,
truyền thuyết lâu đời hay thậm chí là những dấu mốc quan trọng trong lịch sử. Việc
thưởng thức ẩm thực địa phương phản ánh cuộc sống hàng ngày của người dân địa
phương, khiến cho du khách cảm nhận được sự chân thật và tự nhiên trong đời sống ở
đây. Vì thế, trải nghiệm khám phá ẩm thực địa phương đem đến cảm giác đặc biệt bởi
mỗi địa điểm du lịch lại có một nét văn hóa ẩm thực khác nhau.

Theo bài báo “7 xu hướng du lịch năm 2024” của trang VnExpress (2023) cho
thấy các số liệu về xu hướng khám phá ẩm thực tác động đến hành vi du lịch của
người tiêu dùng Việt Nam trong năm 2024 như sau:

● 73% du khách Việt mong muốn khám phá những món ăn nằm trong danh sách
“nhất định phải thử” khi đến một nơi mới.

4
● 94% du khách Việt muốn thử ẩm thực địa phương, khám phá hương vị truyền
thống.

● Các trải nghiệm du lịch bản địa được dự báo tăng mạnh trong năm 2024, đưa du
khách tới những hành trình ẩm thực cùng các câu chuyện hấp dẫn, mang lại
thêm niềm tự hào và thu nhập cho các cộng đồng trên toàn cầu.

2.1.2. Yếu tố xã hội

2.1.2.1. Nhóm xã hội

Nhóm xã hội là một nhóm người chia sẻ cùng những mục tiêu và quy chuẩn. Đặc
điểm chung của các thành viên trong một nhóm có thể bao gồm lợi ích, giá trị, sự thể
hiện, nguồn gốc dân tộc và xã hội, hay các quan hệ họ hàng (Paul Hare, 1962). Theo
Chaplin (1975), nhóm xã hội là sự tập hợp các cá nhân mà ở đó họ có một số đặc
điểm chung hoặc cùng theo đuổi một mục đích giống nhau. Nhóm có thể là hai hoặc
một số cá nhân mà giữa họ có sự tương hợp với nhau.

Thông qua bài báo “7 xu hướng du lịch năm 2024” của trang VnExpress
(2023) thì những nhóm xã hội ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng du lịch bao gồm:

- Gia đình: là một trong những nhóm ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định du lịch
của mỗi người. Các thành viên trong gia đình (bố mẹ, anh, chị, em) có tác động
mạnh mẽ đến quyết định chuyến đi và lựa chọn điểm đến cũng như độ dài thời
gian, thời điểm đi du lịch và các dịch vụ hàng hóa trong quá trình đi du lịch của
khách.

- Nhóm bạn bè: những người có cùng sở thích và lối sống sẽ có xu hướng đi du
lịch cùng nhau. Đây cũng được xem là một trong những nhóm có ảnh hưởng
lớn đến quyết định du lịch của một cá nhân hay một tập thể. Một số cách mà
nhóm bạn bè có thể ảnh hưởng đến quyết định du lịch như:

+ Lựa chọn điểm đến du lịch: họ có thể cùng nhau thảo luận và quyết định
điểm đến du lịch, lựa chọn những điểm đến phù hợp với sở thích, ngân
sách và thời gian của nhóm.

+ Loại hình du lịch: họ cũng có thể cùng nhau lựa chọn loại hình du lịch
phù hợp như du lịch theo nhóm, đi du lịch tự túc hoặc đi du lịch theo
tour.

+ Dịch vụ du lịch: họ có thể cùng nhau tìm kiếm thông tin và so sánh giá
cả của các loại dịch vụ du lịch như vé máy bay, khách sạn, tour du lịch,
… để lựa chọn được dịch vụ tốt nhất.

5
Ngoài ra, nhóm bạn bè cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của một
người theo những cách sau:

- Sự khuyến khích: nhóm bạn bè có thể khuyến khích một người đi du lịch nếu
họ thấy rằng người đó có hứng thú với việc khám phá những điều mới mẻ.

- Sự hỗ trợ: họ có thể hỗ trợ một người trong việc lên kế hoạch và thực hiện
chuyến du lịch.

- Sự chia sẻ: họ còn có thể chia sẻ kinh nghiệm du lịch của họ với nhau, từ đó
giúp mọi người có thêm thông tin và kiến thức để chuẩn bị cho chuyến đi của
mình.

2.1.2.2. Nhóm tham khảo

Nhóm tham khảo hay cá nhân tham khảo là một nhóm người hay một cá nhân mà
thái độ, hành vi của họ được người khác coi như là chuẩn mực cho thái độ và hành vi
của mình. Điều này ảnh hưởng nhiều đến những quyết định mua hàng của người đó.
Nhóm tham khảo có thể là một tổ chức, đoàn thể, một ban nhạc, một tầng lớp xã hội.
Cá nhân tham khảo có thể là một người bạn, một người trong gia đình, một ngôi sao ca
nhạc được ngưỡng mộ hay là những vận động viên thể thao nổi tiếng.

Cùng với sự phát triển của Internet thì ngày nay người tiêu dùng có xu hướng tham
khảo ý kiến của các người nổi tiếng, tìm kiếm các bài review của các Blogger, các
Influencer, TikToker trước khi đưa ra những quyết định về du lịch của bản thân. Theo
thống kê của Revu Platform top 5 Travel Blogger Việt Nam được yêu thích nhất 2023
bao gồm Blogger Khoai Lang Thang được biết đến là một Travel Blogger Miền Tây
với thước phim du lịch thú vị, Travel Blogger Trần Đặng Đăng Khoa – Nhà phượt xê
dịch đầy cá tính, Blogger Trần Việt Phương – “Sống” cùng những chuyến bay, Travel
Blogger Le Pa Da và Travel Blogger Hoàng Lê Giang – Chàng Trai Việt đầu tiên
chinh phục Bắc Cực. Đây điều là những Blogger du lịch có ảnh hưởng đến xu hướng
du lịch của các du khách Việt Nam trong năm 2023 (ReVu Việt Nam, 2023).

2.1.2.3. Gia đình trong ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng

Như đã phân tích ở trên, gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua của cá
nhân vì gia đình có quan hệ mật thiết, thường xuyên, được coi là chuẩn mực để noi
theo. Mỗi người trong gia đình có thể có những quan điểm khác nhau và đều tham gia
vào quá trình ra quyết định.

Xu hướng du lịch gia đình sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2024. Nguyên
nhân là do người Việt Nam ngày càng có xu hướng quan tâm hơn đến việc chăm sóc
sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Du lịch gia đình là một cách để các thành viên

6
trong gia đình gắn kết với nhau, tạo nên những kỷ niệm đẹp. Yếu tố gia đình ảnh
hưởng đến quyết định du lịch thông qua những khía cạnh sau:

- Nhu cầu và sở thích: Gia đình có thể có những nhu cầu và sở thích du lịch khác
nhau. Các gia đình có trẻ nhỏ có xu hướng quan tâm đến các hoạt động du lịch
an toàn, vui chơi giải trí và giáo dục. Các gia đình có người cao tuổi có xu
hướng quan tâm đến các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và
khám phá thiên nhiên.

- Thời gian: Gia đình có thể có những thời gian rảnh khác nhau. Các gia đình có
trẻ nhỏ có xu hướng đi du lịch vào các dịp nghỉ lễ, cuối tuần. Các gia đình
không có trẻ nhỏ có thể đi du lịch vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

- Kinh tế: Gia đình là nguồn tài chính chính cho các hoạt động du lịch. Thu nhập
và chi phí của gia đình sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu cho du lịch. Các gia
đình có thu nhập cao có xu hướng đi du lịch nhiều hơn, du lịch xa hơn và chi
tiêu nhiều hơn cho du lịch.

2.1.2.4. Giai tầng xã hội

Giai tầng xã hội là một nhóm bao gồm những người có những địa vị tương đương
trong một xã hội. Một xã hội phân hóa thành nhiều giai tầng, các giai tầng có địa vị
cao thấp khác nhau do đó họ cũng có những điểm khác biệt.

Giai tầng xã hội cũng có ảnh hưởng đến xu hướng du lịch Việt Nam năm 2024.
Theo một nghiên cứu của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), gia đình thuộc tầng
lớp cao có xu hướng đi du lịch nhiều hơn 20% so với các gia đình thuộc tầng lớp thấp
và trung bình. Nghiên cứu cũng cho thấy, gia đình thuộc tầng lớp cao có xu hướng đi
du lịch xa hơn, ở lại lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ du lịch. Theo bài
viết, xu hướng du lịch cao cấp sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2024.

Nguyên nhân là do thu nhập của người Việt Nam ngày càng tăng cao. Điều này
khiến cho nhiều người có khả năng chi trả cho những dịch vụ du lịch cao cấp như nghỉ
dưỡng tại các resort, khách sạn cao cấp, tham gia các tour du lịch trọn gói,...

7
2.2. Yếu tố bên trong

2.2.1. Cảm giác

Cảm giác là một yếu tố nhận thức quan trọng ảnh hưởng đến hành vi du lịch của
người tiêu dùng. Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các tour du lịch giúp họ thư
giãn, kết nối với bản thân và thiên nhiên. Xu hướng du lịch nghỉ mát và thẩm mỹ song
hành chánh niệm mang đến cho du khách những cảm giác mới mẻ, hứa hẹn sẽ trở
thành một trong những xu hướng phát triển mạnh nhất trong năm 2024.

Việc lựa chọn hình thức du lịch nghỉ mát và thẩm mỹ song hành chánh niệm mang
đến cho du khách những cảm giác sau:

- Cảm giác thư giãn và thoải mái: họ mong muốn được nghỉ ngơi, thư giãn sau
những ngày làm việc căng thẳng.

- Cảm giác được chăm sóc: họ muốn được chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh
thần một cách toàn diện.

- Cảm giác được kết nối với thiên nhiên: họ muốn được hòa mình vào thiên
nhiên, tận hưởng không khí trong lành và cảnh quan tươi đẹp. Theo báo cáo
Khảo sát du lịch Việt Nam năm 2023 của Công ty Nghiên cứu Thị trường Ipsos
thì có 55% du khách Việt Nam muốn được kết nối với thiên nhiên khi đi du
lịch.

- Cảm giác được khám phá những điều mới mẻ: họ muốn khám phá những nền
văn hóa mới, những phong tục tập quán mới. Theo Nghiên cứu xu hướng du
lịch Việt Nam năm 2023 của Công ty Nghiên cứu Thị trường Kantar có 45% du
khách Việt Nam muốn khám phá những điều mới mẻ khi đi du lịch.

Thông qua bài báo “7 xu hướng du lịch năm 2024” của trang VnExpress
(2023) cho thấy các số liệu về cảm giác tác động đến hành vi du lịch của người tiêu
dùng Việt Nam trong năm 2024 như sau:

● 60% người tiêu dùng Việt Nam mong muốn được trải nghiệm những chuyến du
lịch giúp họ thư giãn và nghỉ ngơi: Theo một cuộc khảo sát của Công ty Cổ
phần Dữ liệu Xã hội (Công ty Cổ phần Nghiên cứu Thị trường Insight Ace),
được thực hiện vào tháng 10 năm 2023, với quy mô 1.000 người tiêu dùng Việt
Nam từ 18 tuổi trở lên.

● 45% người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đến các hoạt động du lịch giúp họ
chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp: Theo một cuộc khảo sát của Công ty Cổ phần

8
Nghiên cứu Thị trường Nielsen, được thực hiện vào tháng 11 năm 2023, với
quy mô 1.500 người tiêu dùng Việt Nam từ 25 tuổi trở lên.

● 30% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả thêm tiền cho các sản
phẩm/dịch vụ du lịch mang lại trải nghiệm cảm xúc tích cực: Theo một cuộc
khảo sát của Công ty Cổ phần Dữ liệu Xã hội (Công ty Cổ phần Nghiên cứu
Thị trường Insight Ace), được thực hiện vào tháng 12 năm 2023, với quy mô
2.000 người tiêu dùng Việt Nam từ 18 tuổi trở lên.

2.2.2. Yếu tố nhu cầu, động cơ và cá tính

2.2.2.1. Nhu cầu

Nhu cầu là sự chênh lệch có ý thức hoặc vô ý thức giữa trạng thái tâm, sinh lý hiện
tại và trạng thái tâm sinh lý muốn có. Về cơ bản, trong con người có hai nhóm nhu cầu
chính: nhóm nhu cầu sinh lý hay các nhu cầu thiết yếu (primary needs) và nhóm nhu
cầu tâm lý hay nhóm nhu cầu thứ yếu (secondary needs). Theo Abraham Maslow, nhu
cầu của con người được sắp xếp trật tự theo thứ bậc ý nghĩa quan trọng, từ cấp thiết
nhất đến ít cấp thiết nhất.

Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu xã hội đặc biệt và mang tính tổng hợp cao của
con người, biểu hiện sự mong muốn tạm thời rời nơi ở thường xuyên để đến với thiên
nhiên và văn hóa ở một nơi khác, là nguyện vọng cần thiết muốn được giải phóng khỏi
sự căng thẳng, sự ô nhiễm ngày càng tăng tại các trung tâm công nghiệp, đô thị, để
nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khỏe, tăng cường hiểu biết,... Nhu cầu này hình thành
và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (sự đi lại) và các nhu cầu tinh thần (nghỉ
ngơi, nhận thức, giao tiếp,...).

Nhu cầu du lịch của con người ngày nay ngày càng phát triển mạnh mẽ do đô thị
hóa tạo sức ép tâm lý gây ra tình trạng căng thẳng cho con người dẫn đến nhu cầu cần
giải tỏa để tìm lại trạng thái cân bằng, việc đi du lịch đã trở nên phổ biến với mọi
người. Theo dữ liệu của Google Search (2023), nhu cầu đi du lịch nước ngoài của
người Việt tăng 163% trong quý 2/2023 so với cùng kỳ 2019 (thời điểm trước Covid-
19), dẫn đầu trong khu vực.

Các nhóm nhu cầu chính bao gồm:

- Nhu cầu vận chuyển: là tiền đề cho sự phát triển của các nhu cầu khác vì bản
chất của du lịch là sự di chuyển từ nơi ở thường xuyên tới điểm du lịch nào đó
và ngược lại cũng như sự di chuyển tại nơi du lịch trong thời gian du lịch của
khách du lịch.

9
- Nhu cầu nơi ở và ăn uống: là hai nhu cầu cơ bản của con người. Đối với khách
du lịch, điều kiện để thỏa mãn hai nhu cầu này sẽ cao hơn so với trong đời sống
hàng ngày.

- Nhu cầu đặc trưng của du lịch: đòi hỏi các dịch vụ tham quan, giải trí đa dạng,
độc đáo, hấp dẫn, tạo ra những rung động, xúc cảm mới lạ cho du khách mà vẫn
đảm bảo an toàn tuyệt đối.

- Các nhu cầu khác: là những yêu cầu đòi hỏi đa dạng của khách du lịch phát
sinh trong hành trình du lịch đòi hỏi nhà cung cấp tại địa điểm du lịch phải cung
ứng được nhiều loại dịch vụ bổ sung phong phú, thuận tiện với chất lượng cao,
giá cả hợp lý. Nếu nhu cầu này được thỏa mãn sẽ là điều kiện tốt để thu hút và
giữ chân khách du lịch lâu hơn.

2.2.2.2. Động cơ

Động cơ là khát vọng hay nỗ lực cá nhân của người tiêu dùng nhằm thỏa mãn
mong muốn của họ.

Động cơ du lịch: sau khi nhu cầu du lịch xuất hiện con người sẽ hình thành những
mong muốn, khát vọng về việc có được một chuyến đi du lịch đáp ứng nhu cầu đó.
Khi những mong muốn, khát vọng này đạt tới một mức độ tới hạn nào đó sẽ trở thành
động cơ thúc đẩy con người đi du lịch.

Phân loại động cơ tiêu dùng du lịch:

- Cùng bắt nguồn từ nhu cầu du lịch nhưng động cơ thúc đẩy việc thực hiện
chuyến du lịch của mỗi người tiêu dùng lại khác nhau, các lý do du lịch cơ bản
có thể là:

+ Có kỳ nghỉ.

+ Thăm bạn bè, người thân.

+ Kinh doanh.

+ Học tập.

+ Lý do thể thao.

- Với những lý do trên, có thể phân chia thành hai loại động cơ du lịch. Loại thứ
nhất gồm những người mà điểm đến được ấn định sẵn vì mục đích khác như hội
họp, tôn giáo, kinh doanh, học tập,... thậm chí thời gian (thời điểm và độ dài

10
chuyến đi) là cố định, rất khó thay đổi. Nhóm thứ hai gồm những người có mục
đích thuần tuý là du lịch.

Dựa trên cơ sở lý thuyết về bậc thang nhu cầu của Maslow, động cơ du lịch được
chia thành 4 nhóm:

- Động cơ đáp ứng nhu cầu tự nhiên: như nghỉ ngơi, thể thao và các nhu cầu có
liên quan đến sức khỏe con người. Động cơ này có tính chất phổ biến nhất.

- Động cơ văn hóa: được thể hiện qua nguyện vọng của du khách muốn được tìm
hiểu, học hỏi về đất nước đến du lịch, về thiên nhiên, nghệ thuật, tôn giáo, văn
hóa,…

- Động cơ giao tiếp: trong đó có nhu cầu làm quen, thăm người thân hoặc trốn
tránh môi trường thường nhật.

- Động cơ phô bày vị thế: thể hiện thông qua nhu cầu muốn được mọi người
xung quanh đề cao, quan tâm, thể hiện quyền lực,...

2.2.2.3. Cá tính

Cá tính là những đặc tính tâm lý nổi bật của mỗi người dẫn đến các hành vi ứng xử
mang tính ổn định và nhất quán đối với môi trường xung quanh. Có thể nêu ra một số
các cá tính thường gặp như: tính cẩn thận, tính tự tin, tính bảo thủ, tính hiếu thắng, tính
năng động,… Cá tính sẽ ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng. Những
người cẩn thận, những người bảo thủ thường không đi tiên phong trong việc đến
những địa điểm du lịch mới hay trải nghiệm những loại hình du lịch mới mẻ. Ngược
lại, là những người năng động, sáng tạo sẵn sàng chịu mạo hiểm khi đặt chân đến
những điểm đến mới.

2.2.3. Yếu tố thái độ

Thái độ của người tiêu dùng đối với một điểm đến du lịch là tổng hợp các quan
điểm, kinh nghiệm, mong muốn và phản ứng của người tiêu dùng du lịch đối với điểm
đến đó. Tùy vào mức độ thỏa mãn mong muốn cùng với các quan điểm, kinh nghiệm
mà người tiêu dùng thu nhận được sẽ dẫn đến những phản ứng và thái độ khác nhau
đối với điểm đến du lịch.

Các loại thái độ phổ biến của người tiêu dùng du lịch:

- Thái độ tích cực: Biểu hiện của loại khách này là sự hào hứng, thoải mái sẵn
sàng tham gia hành trình du lịch. Họ thể hiện là những người nhanh nhẹn, dễ
dàng vượt qua những trở ngại khác biệt về văn hóa, thích ứng với điều kiện

11
mới. Thái độ tích cực tạo nên sự hứng thú với hành trình du lịch, với điểm du
lịch, với các sản phẩm du lịch của du khách.

- Thái độ tiêu cực: Những khách hàng này có những biểu hiện trái ngược với
khách có thái độ tích cực, nét mặt luôn mệt mỏi, lo lắng, buồn bã, cử chỉ và
hành động mang tính gò bó, miễn cưỡng. Với tâm trạng như vậy, những khách
hàng này trở nên khó tính, dễ nổi cáu và khó chấp nhận việc tiêu dùng sản
phẩm du lịch.

Thái độ được hình thành từ những kinh nghiệm cá nhân, qua những tiếp xúc trong
xã hội, là kết quả của việc thỏa mãn hay không thỏa mãn một mong muốn nào đó. Thái
độ bao giờ cũng là thái độ đối với một đối tượng cụ thể và khó thay đổi.

2.3. Yếu tố cá nhân

2.3.1. Tuổi tác

Tuổi tác là một trong những yếu tố quyết định lớn nhất đến việc lựa chọn hình
thức, điểm đến du lịch của khách hàng Việt Nam trong năm 2024. Những gì con người
muốn, với những thay đổi về tuổi tác dẫn đến những thay đổi về việc ra quyết định cho
sự lựa chọn dịch vụ mà một người tìm kiếm.

Giới trẻ Việt Nam thường có xu hướng lựa chọn du lịch ở những nơi có cảnh quan
thiên nhiên đẹp, nguyên sơ để trải nghiệm, khám phá như: cắm trại, chụp ảnh, đi bộ,
leo núi, tắm biển,... Bên cạnh đó, họ còn đi đến những đô thị sầm uất, náo nhiệt để
tham gia các sự kiện, lễ hội, đại nhạc hội, phố đi bộ, chợ đêm,…

Xu hướng du lịch của những người lớn tuổi thường chọn những nơi có không khí
ôn hòa, thanh tịnh, họ thường không thích những nơi quá náo nhiệt mà thích chiêm
ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên hơn do đó mà những nơi có phong cảnh thiên nhiên
đẹp, không khí dễ chịu là những lựa chọn hoàn hảo nhất. Hoặc đối với nhiều người
muốn tìm đến sự an lạc, tôn sùng tín ngưỡng thì những ngôi chùa linh thiêng chính là
điểm đến lý tưởng. Ngoài ra, người lớn tuổi thường hạn chế lựa chọn những điểm
tham quan mang tính khám phá như leo núi, băng rừng, lặn biển, hoặc phải đi bộ quá
nhiều.

2.3.2. Nghề nghiệp

Mỗi loại nghề nghiệp khác nhau cũng có những nhu cầu tiêu dùng khác nhau
(Kushwaha & Shankar, 2008). Những người này có sự khác nhau trong tiêu dùng
phần lớn xuất phát từ thu nhập, vì trên thực tế thu nhập của một công nhân thường

12
thấp hơn các kỹ sư và giám đốc. Có thể phân chia thị trường theo tiêu thức nghề
nghiệp để đưa ra những sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với thu nhập hoặc phù hợp
với yêu cầu nghề nghiệp. Nghề nghiệp của một người chi phối rất lớn đến hành vi tiêu
dùng của họ.

Đặc điểm tâm lý của khách du lịch theo nghề nghiệp:

- Nhóm nghề nghiệp có mức thu nhập cao sẽ có nhiều sự lựa chọn khi đi du lịch
và yêu cầu của họ về chất lượng dịch vụ cũng cao hơn như: yêu cầu phòng ốc
sạch đẹp, món ăn ngon, có nhiều dịch vụ bổ sung,…

- Ngược lại, với nhóm nghề nghiệp có mức thu nhập trung bình và thấp thì họ sẽ
cần những dịch vụ có chi phí phải chăng.

2.3.3. Tình trạng kinh tế

Tình trạng kinh tế của một người có thể đánh giá qua thu nhập, tài sản tích tụ, khả
năng vay mượn, chi tiêu so với thu nhập và chi tiêu so với tích sản. Người đang ở tình
trạng kinh tế khả quan thường có xu hướng sử dụng sản phẩm đắt tiền, xa xỉ. Người
đang ở tình trạng kinh tế suy thoái thường có xu hướng tiết kiệm và hầu như là không
mua những sản phẩm đắt tiền, xa xỉ.

Khi mức sống của người dân tiếp tục tăng và thu nhập tiếp tục tăng, các khái niệm
cuộc sống của mọi người luôn thay đổi (Woodside Arch; Wilson, Elizabeth, 1985).
Việc lựa chọn hình thức, điểm đến du lịch của khách hàng trong năm 2024 chịu tác
động rất lớn từ hoàn cảnh kinh tế của người đó (Kushwaha & Shankar, 2008). Hoàn
cảnh kinh tế của con người gồm thu nhập có thể chi tiêu được của họ (mức thu nhập,
mức ổn định và cách sắp xếp thời gian), tiền tiết kiệm và tài sản (bao gồm cả tỷ lệ
phần trăm tài sản lưu động), nợ, khả năng vay mượn, thái độ đối với việc chi tiêu và
tiết kiệm.

Một người sẵn sàng chi trả cho hình thức, điểm đến du lịch sang trọng, đắt tiền nếu
người đó có đủ thu nhập, có tiền tiết kiệm hay khả năng mượn và thích tiêu tiền hơn là
tiết kiệm. Một người thích tiêu xài nhiều hơn để dành và có khả năng vay mượn sẽ
chịu chi trả một khoảng khá cao cho chi phí du lịch đắt đỏ, sẽ lựa chọn một hình thức,
điểm đến du lịch sang trọng bậc nhất. Chẳng hạn, thu nhập của khách hàng ở mức khá
giả thì hành vi tiêu dùng thường được thực hiện một cách nhanh chóng, quyết đoán, ít
tính toán. Còn nếu khách hàng có thu nhập thấp thường đắn đo, cân nhắc kỹ trước khi
chọn sử dụng các dịch vụ du lịch. Thông thường, những người có thu nhập cao họ
thường chọn và sử dụng các dịch vụ cao cấp, đồ ăn sang trọng, đắt tiền,... Còn những
người có thu nhập vừa phải hoặc thấp thường có xu hướng tự túc thực phẩm, nước
uống khi đi du lịch, lựa chọn phòng nghỉ bình dân và chơi các trò chơi phổ biến.

13
Tối ưu ngân sách và ưu tiên du lịch sang chảnh cũng chính là xu hướng của năm
tới. Theo phân tích của Varun Grover: Nguyên nhân tối ưu ngân sách và tiết kiệm chi
phí không phải là không chi tiêu cho du lịch, mà người trải nghiệm sẵn sàng chi trả
công bằng cho dịch vụ mà họ hưởng. Do đó, "Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hấp
dẫn trong năm tới khi đáp ứng được các tiêu chí giá rẻ mà cung cấp nhiều sản phẩm du
lịch chất lượng đa dạng từ thiên thiên, ẩm thực và văn hóa". Tối ưu ngân sách và ưu
tiên du lịch sang chảnh bằng cách cắt giảm chi phí những thứ không cần thiết và dùng
khoản tiền tiết kiệm được để đổi lấy trải nghiệm nghỉ dưỡng cao cấp của giới thượng
lưu, quý tộc.

Theo bài báo “7 xu hướng du lịch năm 2024” của trang VnExpress (2023) cho
thấy các số liệu về xu hướng tối ưu ngân sách và ưu tiên du lịch sang chảnh tác động
đến hành vi du lịch của người tiêu dùng Việt Nam trong năm 2024 như sau:

● 48% khách được hỏi chọn các điểm đến chi phí sinh hoạt thấp hơn nơi họ đang
ở. Du lịch gần nhà cũng thu hút khách tìm kiếm các kỳ nghỉ sang trọng nhưng ít
tốn kém hơn

● 66% du khách Việt sẵn sàng mua vé theo ngày để sử dụng các tiện nghi trong
khách sạn 5 sao thay vì lưu trú tại đó để hưởng dịch vụ.

● 66% nói rằng sẽ xin cho con nghỉ học để đi du lịch vào mùa thấp điểm, cắt
giảm chi phí.

Các sự lựa chọn về hình thức và điểm đến du lịch đều đánh vào tình trạng và điều
kiện kinh tế của khách hàng. Từ đó, cho thấy tình trạng kinh tế là yếu tố quan trọng
hàng đầu chi phối đến việc ra quyết định của họ.

2.3.4. Quan niệm bản thân

Quan niệm bản thân là cách mà bạn suy nghĩ, nhìn nhận cũng như đánh giá một
vấn đề nào đó trong cuộc sống. Với những người có quan niệm “sống để trải nghiệm”
thường thích khám phá những điều mới mẻ và yêu thích du lịch.

Ngoài ra, quan niệm bản thân có liên quan mật thiết với sở thích cá nhân. Trong
cuộc sống người ta thường quan niệm sở thích hay còn gọi là thú vui, thú tiêu khiển là
những hoạt động thường xuyên hoặc theo thói quen để đem lại cho con người niềm
vui, sự phấn khởi trong khoảng thời gian thư giãn, sở thích cũng chỉ về sự hứng thú,
thái độ ham thích đối với một đối tượng nhất định. Hành vi tiêu dùng du lịch của cá
nhân được điều khiển bởi sở thích của người đó. Vì vậy, hiểu được sở thích của người
tiêu dùng là hết sức quan trọng để hiểu nhu cầu cá nhân. Trong điều kiện bình thường,
du khách sẽ không bao giờ mua một dịch vụ du lịch nào đó nếu họ không thích. Ngược
lại, du khách lại sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền nếu họ rất thích một dịch vụ du lịch nào đó.

14
Theo bài báo “7 xu hướng du lịch năm 2024” của trang VnExpress (2023), du
khách năm 2024 có xu hướng lựa chọn những chuyến phiêu lưu ngẫu hứng. Thông
thường để có một chuyến du lịch cần có kế hoạch trước một thời gian để tìm hiểu điểm
đến, dịch vụ rẻ nhất, lên chi tiết lịch trình và dự trù kinh phí cho chuyến đi. Tuy nhiên,
trong thời kỳ dịch bệnh vẫn chưa được dập tắt hoàn toàn thì việc lên kế hoạch cho
chuyến đi như vậy lại gặp không ít trở ngại. Có khi đã chuẩn bị sẵn sàng tất cả mọi thứ
cho chuyến đi nhưng đến gần ngày thì nơi đó bùng phát dịch bệnh khiến cho chuyến đi
phải lùi lại. Có những người đã lùi lịch từ đợt dịch này đến đợt dịch khác vẫn chưa thể
thực hiện chuyến đi.

Vậy nên hậu thời kỳ Covid xuất hiện trào lưu du lịch ngẫu hứng, có thể đi du lịch
bất cứ lúc nào vì theo quan niệm của họ là không thể biết trước được khi nào dịch
bệnh sẽ bùng phát trở lại nên bất cứ lúc nào chỉ cần thời điểm an toàn cũng có thể ngẫu
hứng để lên lịch cho chuyến đi. Trào lưu du lịch ngẫu hứng có nhược điểm là vì ngẫu
hứng đặt dịch vụ sát ngày nên sẽ phải chịu chi phí đắt đỏ và dịch vụ du lịch không
được ở mức tốt nhất. Tuy nhiên, trong bối cảnh như hiện nay thì đây là trào lưu được
nhiều bạn trẻ yêu thích vì chí ít là sẽ đảm bảo chuyến đi được thực hiện, không phải
chờ đợi lâu. Và đặc biệt sẽ khiến tâm trạng bạn hưng phấn vì những phút ngẫu hứng.

Theo số liệu khảo sát của trang báo VnExpress (2023) về “7 xu hướng du lịch
năm 2024”, các số liệu về quan niệm bản thân đối với những chuyến đi phiêu lưu
ngẫu hứng tác động đến hành vi du lịch của người tiêu dùng Việt Nam trong năm
2024:

● 62% người được hỏi sẽ đặt một chuyến đi mà không tìm hiểu trước điểm đến.
Họ muốn bỏ qua những kỳ nghỉ được sắp đặt trước và tự mình khám phá vùng
đất mới, ít người biết cùng những người lạ.

● Gần 60% du khách Việt cho biết sẽ không lên kế hoạch trước khi đi nghỉ.

● 81% sẽ có một kế hoạch linh hoạt để thay đổi lịch trình bất cứ lúc nào mong
muốn.

● 65% du khách Việt tin tưởng AI giúp họ lên kế hoạch du lịch trong năm tới.

Trước những biến động không ngừng đang diễn ra nhiều nơi, du khách còn hướng
tới những chuyến du lịch “chữa lành” giúp họ phát triển bản thân và tìm về cuộc sống
mà họ mong muốn. Theo trang Klook Vietnam (2023), du lịch chữa lành là xu hướng
vi vu bắt đầu nổi tiếng từ sau đại dịch Covid-19. Đời sống hiện đại mang lại cho chúng
ta những tiện nghi trong sinh hoạt và công việc. Tuy nhiên, nhịp sống nhanh, công
việc hối hả khiến con người đang dần mất đi kết nối với thiên nhiên. Du lịch chữa lành
phát triển như một liều thuốc giúp nhiều người cải thiện sức khỏe và lấy lại năng

15
lượng cho cả thân, tâm và trí. Giải thích một cách đơn giản, du lịch chữa lành là hành
trình hồi phục sức khỏe thể chất bằng tinh thần thông qua những chuyến đi.

Với quan niệm “Du lịch để chữa lành”, điểm đến dành cho du khách hướng đến
chữa lành thường là những vùng quê, vùng đồi núi yên tĩnh. Du khách thường sẽ ở
trong các khách sạn, resort có cảnh quan thiên nhiên đẹp để tận hưởng không gian
trong lành và dành thời gian nghỉ ngơi. Bên cạnh hình thức tự túc, du khách cũng có
thể chọn lựa các tour du lịch chữa lành trọn gói - có mức giá từ vài triệu đến vài chục
triệu tuỳ địa điểm. Những hoạt động khi du lịch chữa lành cũng theo hướng nhẹ nhàng,
ví dụ như: tập yoga, ngồi thiền, đạp xe, đọc sách, massage thả lỏng,... Tất cả tập trung
giúp du khách thư giãn tinh thần, lắng nghe bản thân và gắn kết với thiên nhiên.

Theo số liệu khảo sát của trang báo VnExpress về “7 xu hướng du lịch năm
2024” (2023), cho thấy các số liệu về quan niệm bản thân đối với dịch vụ du lịch để
chữa lành tác động đến hành vi du lịch của người tiêu dùng Việt Nam trong năm 2024:

● 62% du khách Việt độc thân sẽ dành thời gian trong kỳ nghỉ của mình để tìm
kiếm một mối tình hay người yêu mới, hoặc để chữa lành vết thương.

● Phần lớn các phụ huynh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (66%) cho
biết sẽ đi du lịch mà không có con cái hoặc chồng, vợ đi cùng, để dành thời
gian cho bản thân.

2.3.5. Lối sống

Mỗi du khách lớn lên trong những nền văn hóa khác nhau, có nghề nghiệp khác
nhau sẽ tạo cho cá nhân một lối sống riêng. Lối sống là những nét điển hình, được lặp
đi lặp lại và định hình thành phong cách, thói quen trong đời sống cá nhân, nhóm xã
hội, dân tộc hay là cả một nền văn hóa . Nói cách khác, lối sống được thể hiện qua
cách thức giao tiếp, thái độ và quan hệ của họ đối với môi trường tự nhiên, xã hội, đối
với người khác và với chính bản thân. Lối sống sẽ ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
của khách hàng như:

- Du khách có lối sống tân tiến: thường là những người thích cái mới, cái tiến bộ,
thích những dịch vụ mới lạ, độc đáo, đắt tiền. Hành vi tiêu dùng du lịch của họ
chịu chi phối mạnh của quảng cáo.

- Du khách có lối sống bảo thủ: thường là những người truyền thống, ưa tiêu
dùng những dịch vụ quen thuộc, ổn định, vừa giá tiền. Hành vi tiêu dùng của họ
thường dựa vào kinh nghiệm, tri thức của bản thân, ít chịu sự chi phối của mọi
người xung quanh.

16
- Du khách có lối sống a dua: thường là những người tiêu dùng theo số đông,
mang tính chất ngẫu hứng, không có quan điểm, lập trường trong việc chọn sử
dụng các dịch vụ du lịch.

Theo trang báo VnExpress về “7 xu hướng du lịch năm 2024” (2023): du lịch
theo đuổi bản ngã là xu hướng du lịch được dự báo sẽ trở nên phổ biến trong năm
2024. Xu hướng này thể hiện ở việc du khách mong muốn tìm kiếm những trải nghiệm
du lịch giúp họ khám phá bản thân, phát triển những kỹ năng mới hoặc tìm thấy sự cân
bằng trong cuộc sống. Việc tạo ra phiên bản hoành tráng của bản thân khi du lịch sẽ
giúp du khách cảm thấy hào hứng hơn trong những chuyến đi.

Có nhiều lý do khiến xu hướng này trở nên phổ biến có thể kể đến như du khách
ngày càng quan tâm đến việc phát triển bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, du lịch là một cách hiệu quả để du khách khám phá bản thân và trải nghiệm
những điều mới mẻ. Theo đuổi bản ngã mới có thể là một phần quan trọng của lối
sống đối với những người đang tìm kiếm sự phát triển và ý nghĩa trong cuộc sống.

Số liệu khảo sát của trang VnExpress cho thấy:

● 76% cảm thấy kỳ nghỉ là dịp tận hưởng bản thân trọn vẹn nhất, được thoát khỏi
những ràng buộc thường ngày và sống với tính cách thật của mình.

● 56% cho biết sẵn sàng chi trả thêm để thuê xe xịn hơn chiếc họ vẫn thường lái
nhằm tiếp thêm tự tin.

● 65% khách Việt nói rằng họ cảm thấy mình là "nhân vật chính" trong những
chuyến du lịch và muốn trở thành "ngôi sao của cuộc đời mình".

● 78% người được hỏi nói rằng muốn ẩn danh khi đi du lịch để không ai biết họ
là ai và coi đó là cơ hội để làm mới chính mình. Du lịch vì vậy mang tới thêm
một giao diện cá nhân mới để du khách chia sẻ trên mạng xã hội của họ.

PHẦN B: CHIẾN LƯỢC MARKETING 4PS VỀ SẢN PHẨM DU


LỊCH NGHỈ MÁT HK TOUR

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH NGHỈ MÁT HK


TOUR
1.1. Giới thiệu về du lịch nghỉ mát HK TOUR

Với sự bùng nổ của phát triển kinh tế, cuộc sống ngày một nâng cao và ngày một
hoàn thiện hơn, sự kết hợp hài hòa công việc - giải trí đã thúc đẩy ngành Du lịch ngày
càng phát triển. Tùy vào từng thời điểm khác nhau ngành Du lịch có những lĩnh vực

17
kinh doanh khác nhau bao gồm: Kinh doanh du lịch lễ hội (vào tháng một, tháng hai,
tháng ba dương lịch), kinh doanh du lịch hè, du lịch nghỉ mát (vào tháng sáu, tháng
bảy, tháng tám),... Đặc biệt, kinh doanh du lịch nghỉ mát đang được phát triển rất
nhanh.

Bắt nguồn từ mong muốn giải tỏa các vấn đề lo âu và căng thẳng của con người
trong cuộc sống, học tập và công việc, du lịch nghỉ mát ra đời và ngày càng phát triển
rộng rãi. Du lịch nghỉ mát là chuyến đi nhằm để chăm sóc sức khỏe, thư giãn và giải
trí. Người chọn du lịch nghỉ mát thường yêu thích những không gian resort, biệt thự có
không gian thoáng đãng và riêng tư. Du lịch nghỉ mát là mô hình du lịch phổ biến nhất
hiện tại bởi phù hợp với đa số đối tượng, phù hợp để tạo ra thời gian gắn kết gia đình
và sum họp bạn bè.

1.2. Du lịch nghỉ mát - Xu hướng phát triển du lịch tất yếu năm 2024

Kỳ nghỉ “mát” là một trong những xu hướng tất yếu được nhắc đến trong 7 xu
hướng du lịch năm 2024. Khí hậu trái đất đang nóng lên làm gia tăng lượng khách
muốn tìm kiếm các điểm đến giúp họ chạy trốn cái nóng. Du lịch nghỉ mát là một dịch
vụ không thể thiếu đối với du khách khi đến mùa hè bởi du lịch nghỉ mát là những
chuyến đi, bỏ lại những lo toan, mệt mỏi sau một khoảng thời gian làm việc đầy căng
thẳng, họ sẽ có thời gian giải trí, một không gian thoải mái, giải tỏa mệt mỏi và quan
trọng hơn là được tận hưởng những giây phút thư giãn và thăng hoa cùng với bạn bè,
gia đình và người thân. Một chuyến du lịch tìm kiếm sự mát mẻ sẽ là một sự lựa chọn
tuyệt vời cho những ai đang có nhu cầu chạy trốn cái nóng, tránh xa sự ồn ào, náo
nhiệt chốn thành phố hoa lệ.

Nắm bắt được nhu cầu rất lớn về kỳ nghỉ mát, công ty HK Tour đã quyết định lựa
chọn phát triển ngành Du lịch mới - Du lịch nghỉ mát, mang lại cảm giác thư giãn, dịu
mát tâm hồn, không thể nào quên cho những du khách muốn đắm mình vào khoảng
không gian tươi mát, đầy mùi vị thiên nhiên ấy.

CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC MARKETING HỖN HỢP -


MARKETING MIX 4PS CHO TOUR DU LỊCH NGHỈ MÁT
CỦA HK TOUR
2.1. Chiến lược sản phẩm

2.1.1. Chiến lược tạo sản phẩm trọn gói

Hiện nay, công ty cung cấp chủ yếu các dịch vụ du lịch trong nước với mong muốn
mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thú vị nhất. Từ đó tiếp tục phát triển
nhằm đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng.

18
Hai tour du lịch nội địa nổi bật nhất của HK Tour:

- Tour Thành phố Hồ Chí Minh - Đà Nẵng - Thành phố Hồ Chí Minh

- Tour Thành phố Hồ Chí Minh - Phú Quốc - Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.2. Chiến lược lập chương trình cho tour nội địa

● Tour 1: Thành phố Hồ Chí Minh - Đà Nẵng - Thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian: 3 ngày 2 đêm

Phương tiện: Máy bay

Hình 1. Phố cổ Hội An Hình 2. Cầu Vàng

Lịch trình:

Ngày 1

Buổi sáng:

8h00: Xe và hướng dẫn viên đón khách tại sân bay Tân Sơn Nhất và khởi hành
đến Đà Nẵng.

9h30: Đến sân bay Đà Nẵng. Xe đưa khách về khách sạn, nhận phòng và ăn
trưa tại khách sạn.

Buổi chiều:

13h30: Khởi hành đi tham quan:

- Tham quan bán đảo Sơn Trà, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ
của “lá phổi xanh” của Đà Nẵng.

- Tham quan Chùa Linh Ứng - một ngôi chùa lớn nhất Đà Nẵng, nơi có
tượng Phật Bà 65m cao nhất Việt Nam với lối kiến trúc độc đáo hướng
ra biển lớn.
19
- Tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn – với 5 ngọn núi Kim – Mộc –
Thủy – Hỏa – Thổ. Đây là một miền đất hứa, nơi thiên nhiên, lịch sử,
văn hóa và thơ ca hòa quyện vào nhau, tạo nên một vẻ đẹp lung linh,
huyền ảo.

- Tham quan Hội An – Thành phố Cổ kính, trầm mặc, nơi thời gian như
lắng đọng, lưu giữ trọn vẹn những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc quý
giá trong hơn 1.000 di tích, từ phố xá, hội quán, nhà thờ, giếng cổ,… đến
những món ăn truyền thống.

Buổi tối:

18h30: Ăn tối ở nhà hàng tại Hội An. Quý khách tự do tản bộ dạo chơi Phố Cổ
về đêm.

Nghỉ đêm tại Đà Nẵng.

Ngày 2

Buổi sáng:

7h30: Ăn buffet sáng tại khách sạn.

Sau đó khởi hành đi tham quan:

Bà Nà Hills - thiên đường nghỉ dưỡng giữa núi rừng đại ngàn, nơi du khách có
thể khám phá 4 mùa trong 1 ngày, vui chơi trong Fantasy Park, ngắm cảnh trên
cáp treo, tham quan các điểm nổi tiếng như chùa Linh Ứng, Thích Ca Phật Đài,
vườn hoa, hầm rượu.

Buổi trưa:

11h30: Ăn trưa Buffet tại Bà Nà.

Sau khi ăn trưa, tiếp tục tham quan Làng Pháp. Đến nơi đây, du khách như lạc
vào một Châu Âu thu nhỏ với những tòa nhà mang đậm phong cách kiến trúc
Pháp cổ kính. Đặc biệt nhất là Cầu Vàng, với kiến trúc độc đáo, ấn tượng, hai
bàn tay khổng lồ nâng đỡ cầu vươn ra đón ánh hoàng hôn, tạo nên khung cảnh
tuyệt đẹp.

16h00: Sau khi khám phá Bà Nà Hills, du khách xuống cáp về lại Đà Nẵng. Tại
đây, du khách có thể tận hưởng làn nước trong xanh, bãi cát trắng mịn của bãi
biển Mỹ Khê, một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh.

Buổi tối:
20
Ăn tối nhà hàng. Nghỉ đêm tại Đà Nẵng.

Ngày 3

Buổi sáng:

Ăn sáng buffet tại khách sạn. Quý khách vui lòng lựa chọn 1 trong 2 Option
sau:

Option 1:

Từ Hội An, du khách sẽ được ngồi tàu Cao Tốc đến Cù Lao Chàm, khám phá
vẻ đẹp hoang sơ của khu dự trữ sinh quyển Thế giới gồm cụm đảo ngoài khơi
biển Đông cách Hội An 12 hải lý. Ngoài ra, du khách còn được tham quan Chùa
Hải Tạng trầm mặc, âu thuyền vững chãi, khu dân cư bình yên, lăng miếu cổ
kính - những điểm đến không thể bỏ qua khi đặt chân đến Cù Lao Chàm.

Buổi trưa:

Ăn trưa nhà hàng tại Cù Lao Chàm.

Sau đó tiếp tục thăm khu bảo tồn biển tại bãi Bắc, hòn Dài. Tại đây du khách sẽ
được hòa mình vào làn nước trong xanh, mát lạnh, thỏa sức lặn ngắm san hô
rực rỡ sắc màu.

Cuối cùng, trở lại Đà Nẵng quý khách mua sắm đặc sản làm quà tại Siêu thị
Đặc Sản Miền Trung.

Buổi tối:

Ăn tối nhà hàng. Tiễn khách sân bay Đà Nẵng về lại Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết thúc chương trình.

Option 2:

10h00: Khởi hành tham quan khu du lịch sinh thái Rừng dừa Bảy Mẫu.

Buổi trưa:

Ăn trưa nhà hàng tại Rừng dừa Bảy Mẫu.

Sau khi dùng bữa trưa, du khách sẽ nghỉ ngơi tại khu du lịch và được tham gia
các hoạt động thú vị như làm lưới đánh cá bằng cách truyền thống, câu cá. …
Không chỉ vậy, du khách còn được tham gia các trò chơi dân gian hấp dẫn như
đập niêu, đua thuyền, thi câu cá,… và được thưởng thức những món ăn dân dã,

21
mang đậm hương vị miền Trung. Những món ăn như bánh bèo, bánh nậm, bánh
lọc,... cùng với những ly nước dừa mát lạnh.

Cuối cùng, trở lại Đà Nẵng quý khách mua sắm đặc sản làm quà tại Siêu thị
Đặc Sản Miền Trung.

Buổi tối:

Ăn tối nhà hàng. Tiễn khách sân bay Đà Nẵng về lại Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết thúc chương trình.

● Tour 2: Thành phố Hồ Chí Minh - Phú Quốc - Thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian: 3 ngày 2 đêm

Phương tiện: Máy bay

Hình 3. Vinwonder Phú Quốc Hình 4. Grand World Phú Quốc

Lịch trình:

Ngày 1 | Tour tham quan Đông đảo Phú Quốc

Buổi sáng:

Xe và hướng dẫn viên sẽ đón Quý khách tại Sân bay quốc tế Phú Quốc.

Buổi trưa:

11h30: Xe sẽ đưa du khách đến nhà hàng để ăn trưa với những đặc sản, hải sản
nổi tiếng tại Phú Quốc. Sau đó di chuyển về khách sạn, nhận phòng và nghỉ
ngơi.

13h30: Sau khi nghỉ ngơi, du khách bắt đầu tham quan:

- Vườn Tiêu Phú Quốc: Đến đây du khách sẽ được trải nghiệm trọn vẹn
một ngày làm nông dân. Từ việc tìm hiểu quy trình sản xuất tiêu, tự tay

22
hái những chùm tiêu nặng trĩu đến việc tham quan vườn tiêu xanh mướt.
Những lối nhỏ chạy dọc giữa những hàng tiêu xanh mướt tạo nên một
mê cung thơ mộng, là điểm check-in sống ảo cực đẹp.

- Nước mắm Phú Quốc - một đặc sản nổi tiếng của Việt Nam, được cả thế
giới biết đến và yêu thích. Hương vị đặc trưng của nước mắm Phú Quốc
được ví như hương vị của biển cả, của tinh hoa ẩm thực Việt.

- Cơ sở sản xuất rượu Sim Phú Quốc: Khi đến đây quý khách sẽ được
thưởng thức hương vị đặc trưng của rượu Sim truyền thống và mua sắm
đặc sản làm quà. Đây là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Một số cơ sở
rượu Sim nổi tiếng tại Phú Quốc như: Rượu Sim Bảy Gáo, Rượu Sim
Sơn, Rượu Sim Thành Long, Rượu Vang Sim Phú Quốc.

- Suối Tranh - con suối đẹp nhất Phú Quốc, nơi hội tụ của dòng suối mát
lạnh, những con thác mềm mại, trắng xóa, màu xanh mượt mà của cỏ
cây, hoa lá, những hang động huyễn hoặc, kỳ bí và thạch nhũ đẹp mắt.

Buổi tối:

Trải nghiệm ẩm thực Phú Quốc qua bữa tối tại nhà hàng, sau đó tự do tham
quan Dinh Cậu và chợ đêm Bạch Đằng. Kết thúc ngày dài với chuyến câu mực
đêm đầy thú vị hoặc có thể trở về khách sạn nghỉ ngơi.

Ngày 2 (Option 1) | Tour Câu cá lặn ngắm san hô - Tham quan Nam đảo
Phú Quốc

Buổi sáng:

7h30: Ăn sáng buffet tại khách sạn.

8h30: Tham quan các địa điểm sau:

- Trại nuôi cấy ngọc trai Phú Quốc - một trải nghiệm thú vị, giúp du khách
tìm hiểu quy trình nuôi cấy ngọc trai và chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo
của ngọc trai Phú Quốc.

- Câu cá lặn ngắm san hô Phú Quốc. Xe và hướng dẫn đưa đoàn đến Cảng
An Thới. Trên tàu, đoàn bắt đầu hành trình khám phá những hoang đảo,
trải nghiệm hoạt động câu cá Phú Quốc.

- Đoàn sẽ lặn ngắm san hô tại một trong hai địa điểm nổi tiếng của Phú
Quốc: Hòn Rỏi – Hòn Thơm hoặc Mũi Ông Đội – Giếng Tiên. Sau đó,

23
đoàn tự do vui chơi trên biển, tắm biển, trổ tài săn bắt hoặc tham gia các
trò chơi trên đảo.

Buổi trưa:

11h30: Quý khách ăn trưa trên tàu.

14h30: Tàu cập cảng An Thới, đoàn tiếp tục tham quan các điểm còn lại của
Nam đảo Phú Quốc như:

Bãi Sao - một trong những bãi biển đẹp nhất Phú Quốc, được mệnh danh là
"Thiên đường biển Phú Quốc". Bãi biển có bờ cát trắng mịn, nước biển trong
xanh, sóng vỗ êm ả, rừng núi xanh mướt, địa thế hình cánh cung tuyệt đẹp. Đây
là nơi lý tưởng để tham gia các hoạt động vui chơi giải trí biển như tắm biển,
lặn ngắm san hô, chèo thuyền kayak, lướt ván,...

Chùa Hộ Quốc: hay còn gọi là Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc, là ngôi chùa lớn
nhất Phú Quốc và lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Chùa nằm trên địa thế núi cao,
nhìn xuống Vịnh Thái Lan tuyệt đẹp. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc
thời Lý - Trần, mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Buổi tối:

Ăn tối tại nhà hàng, thưởng thức hương vị biển đảo. Sau đó, du khách có thể tự
do khám phá thành phố Phú Quốc về đêm hoặc ngắm hoàng hôn trên biển.

Ngày 2 (Option 2) | Tour Vinwonders Phú Quốc - Vinpearl Safari - Grand


World

Buổi sáng:

7h30: Ăn sáng buffet tại khách sạn.

08h30: Tham quan các địa điểm:

Vinpearl Safari Phú Quốc - vườn thú bán hoang dã đầu tiên Đông Nam Á, nơi
du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác "nhốt người thả thú", xem biểu diễn thú,
thăm thú các loài động vật quý hiếm như tê giác, sư tử trắng, ngựa vằn, công
lam, hổ Bengal, kền kền, hồng hoàng, đại bàng, trăn xanh, rùa Ấn Độ,...

Buổi trưa:

11h30: Ăn trưa tại nhà hàng Vinwonders Phú Quốc hoặc Vinpearl Safari với
những món ngon nổi tiếng Phú Quốc.

24
Sau khi ăn trưa và nghỉ ngơi, tiếp tục hành trình tham quan:

Khám phá những khu rừng huyền bí, miền Tây hoang dã, đến những hang động
kỳ bí của tộc người Viking, hay thế giới đại dương rộng lớn, tất cả đều khiến du
khách như lạc vào một thế giới cổ tích, trải nghiệm trò chơi cảm giác mạnh ở
Thế giới phiêu lưu sẽ khiến du khách được thử thách bản thân và tận hưởng
những giây phút phấn khích tột độ. Cuối cùng, Đại lộ Châu Âu sẽ mang đến
cho du khách những bức ảnh tuyệt đẹp để lưu giữ kỷ niệm.

Grand World Phú Quốc - thành phố không ngủ. Là một khu phức hợp giải trí,
nghỉ dưỡng, mua sắm sầm uất, tọa lạc tại trung tâm Phú Quốc United Center.
Đến đây, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động hấp dẫn như:

● Check-in dòng sông Venice, bảo tàng gấu Teddy Bear, công trình tre,
xem biểu diễn nghệ thuật đương đại.

● Tham quan mua sắm tại các trung tâm thương mại, phố ẩm thực.

● Thưởng thức các chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc như Tinh
hoa Việt Nam, Venice Show.

17h00: Trở về khách sạn.

Buổi tối:

Ăn tối tại nhà hàng ở Phú Quốc. Tự do tham quan Phú Quốc. Sau đó, trở về
khách sạn nghỉ ngơi.

Ngày 3

Buổi sáng:

Du khách sẽ được ngắm bình minh trên biển, tắm biển và ăn sáng buffet tại
khách sạn. Sau đó, du khách sẽ tự do vui chơi, mua sắm hải sản và đặc sản Phú
Quốc. Cuối cùng, sẽ trả phòng và trở về Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2. Chiến lược giá

Tour du lịch nghỉ mát là một gói du lịch đã được nhiều công ty áp dụng và rất
thành công. Chính vì vậy, để đạt được thành công như vậy với gói dịch vụ mới này,
công ty HK Tour áp dụng các chiến lược định giá sau:

- Chiến lược định giá sản phẩm theo khả năng xâm nhập thị trường: ban đầu
công ty sẽ định giá tương đối thấp đối với gói dịch vụ mới này nhằm thu hút
khách hàng và chiếm thị phần trên thị trường Thành phố Hồ Chí Minh. Mục
25
tiêu của chiến lược này là lôi kéo khách hàng trải nghiệm gói dịch vụ mới của
công ty cũng như củng cố thêm thị phần với hy vọng giữ chân khách hàng ở lại
khi giá bán tăng trở lại mức bình thường.

- Chiến lược định giá sản phẩm theo chi phí: định giá sản phẩm dựa trên chi phí
sản xuất, chế tạo và phân phối. Đối với chiến lược định giá này, một sản phẩm
sẽ được định giá bằng cách cộng tỷ lệ phần trăm của chi phí sản xuất vào giá
bán để tạo ra lợi nhuận.

- Chiến lược định giá sản phẩm theo đối thủ cạnh tranh: là một phương pháp
định giá tận dụng giá của đối thủ cạnh tranh cho cùng một sản phẩm tương tự
để làm cơ sở định giá. Chiến lược định giá này tập trung vào các thông tin từ thị
trường hơn là chi phí sản xuất (định giá theo chi phí) và giá trị của sản phẩm
(định giá dựa trên giá trị). Bên cạnh đó, căn cứ mức lợi nhuận mục tiêu mà công
ty đang hướng đến để xác định giá của các tour du lịch. Với từng tour, đưa ra
mức giá phù hợp nhất, cạnh tranh nhất.

● Tour 1: Thành phố Hồ Chí Minh - Đà Nẵng - Thành phố Hồ Chí Minh

- Giá tour trong 3 ngày, 2 đêm bao gồm:

+ Tiền vé máy bay : 409.000/vé (818.000/cặp)

+ Di chuyển bằng ô tô & tài xế chuyên nghiệp: 400.000/người (3 ngày, 2


đêm)

+ Khách sạn: hệ thống máy nước nóng lạnh, phòng tắm riêng, điện thoại
bàn.

+ Tiền ăn:

. 2 bữa sáng buffet: 130.000x2 = 260.000/người

. 1 bữa trưa: 130.000x1 = 130.000/người

. 3 bữa tối: 130.000x3 = 390.000/người

. 2 bữa trưa option: quý khách không chọn option thì tự túc chi phí ăn trưa

+ Vé tham quan các địa điểm theo tour (trừ các địa điểm tham quan thuộc
option)

+ Hướng dẫn viên nhiệt tình, kinh nghiệm và am hiểu kiến thức tuyến điểm
phục vụ đoàn theo tour.

26
+ Bảo hiểm du lịch mức cao nhất: 20.000.000/người/vụ

+ Thức uống: 5.000x3 = 15.000/người

=> Tổng chi phí: 3.790.000/người

- Giá tour trong 3 ngày, 2 đêm không bao gồm:

+ Chi phí cá nhân, thức uống tự gọi trong các bữa ăn,...

+ Option Du thuyền Sông Hàn: 150.000/vé, bao gồm vé du thuyền + xe +


hướng dẫn viên + chè liên Đà Nẵng.

+ Option Bà Nà Hills: bao gồm vé cáp & ăn trưa buffet.

+ Ngày 3:

. Option 1: Cù Lao Chàm (bao gồm ăn trưa): 550.000/khách, trẻ dưới 1


tuổi miễn phí, trẻ 1 đến 4 tuổi tính 50%, trẻ 5 đến 9 tuổi tính 80%.

. Option 2: Rừng dừa Bảy Mẫu (bao gồm ăn trưa): 400.000/khách, trẻ 1
đến 4 tuổi miễn phí, trẻ 5 đến 9 tuổi tính 50%.

+ Show nghệ thuật địa phương “Hồn Việt” (diễn vào 19h45 các ngày, thứ
4, thứ 6 và chủ nhật): với các tiết mục như Hợp xướng nhạc cụ Dân tộc,
độc tấu Đàn bầu, múa Chăm, vũ điệu Apsara và không khí vui nhộn
cùng các cô thôn nữ xinh đẹp trong tiết mục “Bến nước tình yêu”:
100.000/vé.

● Tour 2: Thành phố Hồ Chí Minh - Phú Quốc - Thành phố Hồ Chí Minh

- Giá tour trong 3 ngày, 2 đêm bao gồm:

+ Phương tiện: Xe du lịch đời mới tùy theo số lượng khách, ghế bật, có máy lạnh.

+ Tàu câu cá, dụng cụ câu cá & lặn ngắm san hô, phao cứu hộ.

+ Khách sạn/Resort: với tiêu chuẩn 2-5 sao, cùng với nội thất vô cùng tiện nghi
và thoải mái.

+ Tiền ăn:

+ Ăn sáng 2 bữa: 80.000x3 = 240.000

+ Ăn chính 3 bữa: 150.000x3 = 450.000

27
+ Ăn trưa 1 bữa trên tàu (theo option lựa chọn): theo set menu.

+ Ăn tối 1 bữa nhẹ trên tàu (theo option lựa chọn): Thực đơn gồm: Cháo mực,
tôm nướng, mì xào hải sản.

+ Chi phí tham quan: tất cả vé vào cổng các điểm tham quan theo tour.
+ Hướng dẫn viên: nhiệt tình, tận tâm, vui vẻ và kiến thức am tường đối với từng
điểm đến.
+ Bảo hiểm: Mức phí bồi thường: 20.000.000/người/vụ.
+ Thức uống: 5.000x3 = 15.000/người
+ Thuốc, dụng cụ y tế phục vụ theo tour.

=> Tổng chi phí: 1.890.000/người.

- Giá tour trong 3 ngày, 2 đêm không bao gồm:

+ Vé máy bay/vé tàu cao tốc khứ hồi khi đến Phú Quốc

+ Chi phí khu du lịch Suối Tranh

+ Vé Vinwonders Phú Quốc

+ Vé Vinpearl Safari Phú Quốc

+ Vé Combo Vinwonders Phú Quốc & Vinpearl Safari

+ Chi phí tắm nước ngọt, ghế dù, võng tại Bãi Sao

+ Các chi phí cá nhân khác như: giặt ủi, thức ăn và thức uống ngoài,...

- Quy định giá tour đối với trẻ em:

+ Trẻ em dưới 4 tuổi: miễn phí (cha mẹ tự lo cho bé)


+ Trẻ em từ 5 – 9 tuổi: 50% giá tour bao gồm các dịch vụ ăn uống, tham quan,
ghế ngồi,...
+ Trẻ em từ 10 tuổi trở lên: 100% giá tour như người lớn.

2.3. Chiến lược phân phối

Hiện nay, công ty du lịch nghỉ mát chủ yếu tổ chức kênh phân phối trực tiếp, tức là
công ty trực tiếp bán sản phẩm du lịch cho khách hàng. Việc giới thiệu cho khách hàng
biết được sản phẩm của công ty đều thông qua chính sách xúc tiến hỗn hợp.

Ngoài ra, công ty đang có một mạng lưới cộng tác viên đông đảo. Chính vì vậy,
chúng ta cần có các chính sách đúng đắn để không những cộng tác viên này có thể

28
giúp đỡ cho các hướng dẫn viên chính thức của công ty khi vào mùa du lịch mà còn
thông qua họ thu hút thêm khách hàng.

Thông thường, các cộng tác viên của công ty du lịch nghỉ mát là những sinh viên
đang học tại các trường đại học, cao đẳng liên quan đến ngành du lịch hoặc các hướng
dẫn viên tự do. Họ cộng tác với công ty nhằm tích lũy kinh nghiệm và tăng thêm thu
nhập cá nhân của mình. Vì vậy, nếu họ giúp đỡ công ty có thêm khách hàng, thì ngoài
tiền hướng dẫn trong tour đó, họ sẽ còn được nhận thêm tiền hoa hồng (10% - 15% lợi
nhuận của tour) do việc dẫn các đoàn khách đến với công ty.

Ngoài ra, sau một thời gian làm việc với công ty, những cộng tác viên nào có khả
năng tốt, thu hút được nhiều khách hàng cho công ty thì công ty có thể nhận các cộng
tác viên đó trở thành nhân viên chính thức của mình với một mức lương hấp dẫn, một
mức thưởng cao để thu hút và giữ chân họ lại với công ty.

Đây chính là hai kênh phân phối chính mà công ty sử dụng để phân phối gói sản
phẩm du lịch nghỉ mát này ra thị trường.

2.4. Chiến lược truyền thông marketing tích hợp

2.4.1. Quảng cáo

2.4.1.1. Quảng cáo trên truyền hình

Theo như nghiên cứu và thực tế các quảng cáo tour du lịch thì việc quảng cáo về
các tour, các công ty du lịch thường được phát sóng không nhiều và vào khoảng thời
gian sau chương trình thời sự trên kênh VTV1. Chính vì vậy, chiến dịch quảng cáo
trên truyền hình của HK Tour cũng sẽ được tiến hành vào khoảng thời gian này trên
kênh VTV1 nhưng với tần suất 1 lần/ngày. Ngoài ra, cần tiến hành quảng cáo trên
kênh truyền hình Du lịch, kênh truyền hình mới dành riêng để quảng cáo cho du lịch
Việt Nam.

Việc quảng cáo trên truyền hình cần đảm bảo truyền đạt được tới khách hàng
những vấn đề sau:

- Tên công ty, biểu tượng của công ty

- Tên trang web công ty: www.hktour.com.vn, địa chỉ liên hệ và số điện thoại
của công ty được ghi thành dòng chữ chạy bên dưới màn hình trong quá trình
chiếu đoạn quảng cáo.

- Đoạn quảng cáo đưa ra một số thắng cảnh đẹp của Việt Nam nơi mà công ty có
tour du lịch đến.

29
Điều này giúp tạo dấu ấn thương hiệu cho du lịch Việt Nam và tăng độ nhận biết
của khách hàng.

2.4.1.2. Quảng cáo trên báo chí

Ngoài quảng cáo trên truyền hình, công ty cũng áp dụng chiến dịch quảng cáo trên
báo chí, đặc biệt là các báo chuyên về du lịch ví dụ như Báo du lịch,... Việc đăng
quảng cáo trên báo chí cũng phải đảm bảo ít nhất là hai tiêu chí đầu đối với quảng cáo
trên truyền hình. Thêm vào đó, với hình thức quảng cáo thông qua các ấn phẩm với
thông tin về giá tour, thời gian, phương tiện di chuyển,... nên được cập nhật thường
xuyên, nhanh chóng tới tay khách hàng. Ngoài ra, cần có thêm các loại sách hướng dẫn
du lịch, giải quyết các tình huống khách hay gặp phải như say tàu xe, mất hành lý,
những điều nên cần tránh khi đi du lịch,…

2.4.1.3. Quảng cáo đối với hệ thống phương tiện di chuyển

Các phương tiện di chuyển cần có tên và logo của công ty, như vậy vừa có tác
dụng quảng cáo, vừa làm tăng tính chuyên nghiệp trong hoạt động của công ty.

2.4.1.4. Quảng cáo đối với các khách du lịch trực tiếp đang sử dụng dịch vụ

Khi du khách bắt đầu tham gia vào tour du lịch, nhân viên công ty phát mũ miễn
phí cho các du khách, trên mũ có tên và logo của công ty. Cần lấy thêm thông tin về du
khách để sau tour du lịch đó, chúng ta sẽ có những chương trình chăm sóc khách hàng
và quảng cáo khác dành cho họ.

2.4.1.5. Quảng cáo với các khách hàng đã từng tham gia tour du lịch

Vào các dịp đặc biệt như các ngày lễ, ngày tết, vào mùa du lịch hoặc các dịp
khuyến mại đặc biệt của công ty, công ty gửi thư đến hỏi thăm đồng thời quảng cáo về
các tour du lịch nhân dịp đó. Điều này sẽ khiến khách hàng hài lòng khi thấy mình
được công ty quan tâm, chăm sóc kể cả sau khi thực hiện tour du lịch.

2.4.2. Khuyến mại

Công ty cần áp dụng chương trình khuyến mại chung của mình với dịch vụ du lịch
này. Các biện pháp khuyến mại có thể là giảm giá, thêm các điểm thăm quan mà vẫn
giữ giá tour như cũ, sử dụng khuyến mại giảm theo mùa hoặc vào dịp lễ hội, khuyến
mại giảm giá sử dụng dịch vụ lần đầu, các khuyến mại đi kèm khi thanh toán đủ,…

Khuyến mại với những du khách tham gia chương trình thẻ thành viên với các mức
thành viên, thẻ bạc, thẻ vàng, thẻ VIP. Bên cạnh đó, HK Tour cũng cần có những ưu
đãi dành cho khách hàng thân thiết của bên đối tác liên kết với công ty khi đặt tour.

30
Song song với việc giảm giá thì các quà tặng đi kèm khi đặt tour dành cho du khách
trước và sau khi đi du lịch cũng cần được quan tâm.

Đặc biệt đối với dịch vụ du lịch nghỉ mát này, công ty nên có những khuyến mại
như các chương trình bốc thăm trúng thưởng nhận thêm tour du lịch cho đoàn từ 40
người; tặng quạt cầm tay, gậy chụp hình và mũ cói đi biển; tặng một bữa ăn đêm miễn
phí bên bờ biển mát mẻ đối với khách hàng thẻ Vàng và VIP; tặng voucher buffet hoặc
ăn tối tại khách sạn 5 sao;... Với những ưu đãi trên, du khách sẽ cảm thấy hài lòng với
sự phục vụ này của công ty.

2.4.3. Quan hệ công chúng

Hiện nay chúng ta đã có kênh truyền hình dành riêng cho du lịch trên hệ thống cáp
của Đài truyền hình Việt Nam. Công ty nên tận dụng điều kiện này để thực hiện một
số chính sách PR, để lại ấn tượng trong khán giả.

Việc tìm đến các KOLs, Influencers cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc, đặc biệt
tăng cường hợp tác với KOLs, Influencer,... trong du lịch địa phương. Thông qua ý
kiến của những người có tầm ảnh hưởng, khách hàng sẽ dễ dàng tiếp cận đến sản
phẩm của công ty hơn. Cũng thông qua các Travel Blogger, khách hàng sẽ có thể hình
dung được rõ ràng nhất những hoạt động, điểm đến cũng như các trải nghiệm của tour
du lịch, giúp họ dễ dàng đưa ra lựa chọn tour du lịch phù hợp với nhu cầu của bản
thân. Những cái tên quen thuộc có thể kể đến như: Food & Travel Blogger Đinh Võ
Hoài Phương (Khoai Lang Thang); Hoàng Nam - Challenge me - Youtube về du lịch
sở hữu 2,86 triệu người đăng ký;...

Công ty có thể tài trợ cho một chương trình thời sự hoặc phim tài liệu về du lịch
trên truyền hình như chương trình “Điểm đến cuối tuần” vào 8h Chủ Nhật hoặc VTV
Travel vào 20h55 thứ Hai đến thứ Sáu trên VTV1,... vừa giới thiệu được cảnh đẹp đất
nước, vừa quảng bá cho hình ảnh công ty. Ngoài ra, công ty có thể đăng các bài báo,
phóng sự về du lịch lên trang web của mình hoặc lên một số tờ báo chuyên về du lịch;
tổ chức họp báo, sự kiện, cung cấp thông tin để báo chí có thể thực hiện đưa tin về sản
phẩm hoặc công ty, tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng như: đóng góp quỹ xã
hội, trợ cấp, tài trợ cho sự kiện đặt biệt,… để hình ảnh của công ty được tăng cường
trong mắt khách hàng.

2.4.4. Bán hàng cá nhân

Công ty cần bổ sung đầy đủ kỹ năng và kiến thức cho các nhân viên tư vấn khách
hàng để họ có thể tư vấn đúng với nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đồng thời
tạo thiện cảm với khách hàng về chất lượng dịch vụ của công ty.

31
Có các chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với những nhân viên mang lại
hiệu quả công việc tốt như khen thưởng theo mức độ hoàn thành công việc,..., tạo điều
kiện để họ tiếp tục làm tốt công việc của mình. Đối với các cộng tác viên hay các
freelancer hợp tác với công ty, cũng cần có các chính sách khen thưởng phù hợp khi
họ mang lại hiệu quả công việc cao.

Chuẩn bị tốt cho các nhân viên về trang phục mang dấu ấn thương hiệu công ty
( logo, màu sắc,…), các thiết bị hỗ trợ cần thiết (điện thoại, máy tính bảng, hình ảnh
các điểm đến, video các hoạt động trong tour,...) để thể hiện sự chuyên nghiệp và tạo
được ấn tượng tốt với khách hàng.

2.4.5. Marketing trực tiếp

2.4.5.1. Marketing trực tiếp trên mạng xã hội

Mạng xã hội đang là một trong những phương thức truyền thông hiệu quả nhất hiện
nay. Facebook, Instagram, TikTok,… là những nền tảng mạng xã hội có lượng truy
cập khá cao mỗi ngày. Công ty cần xây dựng các kênh thông tin trên những nền tảng
này. Để đạt được hiệu quả cao cần lên kế hoạch cụ thể, đồng bộ về nội dung và hình
ảnh. Nội dung trên mạng xã hội có thể linh hoạt, sử dụng nhiều thể loại để mang đến
cảm giác mới mẻ, trọn vẹn cảm xúc cho khách hàng. Tận dụng tối đa tính năng của các
mạng xã hội như hình ảnh, video, reels, hệ thống hashtag,... để tiếp cận được nhiều
khách hàng trên các nền tảng khác nhau.

Theo dõi phản ứng của khách hàng đối với các trang mạng xã hội để đánh giá được
hiệu quả truyền thông, đồng thời tiếp thu ý kiến, phản hồi, tương tác, trò chuyện cùng
khách hàng để họ cảm nhận rõ nhất được cá tính và điều mà thương hiệu muốn hướng
tới.

2.4.5.2. Marketing trực tiếp qua Email

Đối với những khách hàng đã từng tham gia các tour du lịch do công ty cung cấp,
có thể gửi email cảm ơn họ vì đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ của công ty, đồng thời
hỏi họ xem có bất kỳ phản hồi, ý kiến nào về các sản phẩm và dịch vụ mà công ty
cung cấp.

Khi có các sự kiện khuyến mãi hoặc các tour du lịch mới, công ty có thể gửi email
cho các khách hàng thân thiết, các khách hàng từng trải nghiệm dịch vụ của công ty,
các khách hàng tiềm năng (đã từng truy cập vào trang web của công ty, tương tác
nhiều với các trang mạng xã hội của công ty,...) để quảng bá thông tin quảng cáo,
chương trình khuyến mãi,...

32
2.4.5.3. Marketing trực tiếp qua điện thoại

Đối với các khách hàng có nhu cầu được tư vấn, công ty sẽ gợi ý cho họ để lại số
điện thoại thông qua việc nhắn tin cho các trang mạng xã hội hoặc website của công
ty. Sau đó, công ty có thể gọi điện hoặc nhắn tin đến các khách hàng tiềm năng để tư
vấn cho họ về các sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp, giúp họ lựa chọn được
tour du lịch phù hợp.

Cũng giống như marketing trực tiếp qua Email, công ty cũng có thể nhắn tin hoặc
gọi điện cho các khách hàng đã từng tham gia tour du lịch để cảm ơn họ cũng như giới
thiệu cho họ những tour du lịch mới, những ưu đãi khi chương trình khuyến mãi diễn
ra.

33
TÀI LIỆU THAM KHẢO

ix

You might also like