You are on page 1of 6

2.3.

Phân tích phương thức thâm nhập thị trường quốc tế

Trong quá trình thâm nhập vào thị trường quốc tế cụ thể là Mỹ, VinFast đã sử
dụng nhiều phương thức theo từng giai đoạn phát triển cụ thể như sau:

2.3.1. Xuất khẩu

Ở giai đoạn đầu, VinFast sử dụng phương thức xuất khẩu trực tiếp, bán thông
qua kênh trực tuyến trên website và hệ thống các cửa hàng tại Mỹ do chính VinFast
điều hành với tên gọi là VinFast Store. Xuất khẩu là phương thức được sử dụng rộng
rãi trong các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường quốc tế. Tuy nhiên,
VinFast sử dụng phương thức xuất khẩu trực tiếp thay vì gián tiếp như phần đông các
doanh nghiệp vừa và nhỏ khác. Hiện nay VinFast đã và đang mở rộng mạng lưới phân
phối của mình bằng cách ký kết với các đại lý độc quyền phân phối xe điện của mình
trên khắp các bang tại Mỹ. Ngoài ra, hãng cũng tham gia nhiều triển lãm ô tô tại Mỹ
trong giai đoạn này.

Vào khoảng cuối năm 2022, lần đầu tiên VinFast xuất khẩu 999 xe điện VinFast
thuộc dòng VF 8 City Edition trực tiếp từ Việt Nam sang California (Mỹ). Sau đó
không lâu, vào tháng 4/2023, VinFast tiếp tục xuất đi Mỹ 1.098 xe VF 8 với phiên bản
có nhiều sự cải tiến hơn so với đợt đầu. Tính từ tháng 3/2023 cho đến tháng 9/2023,
VinFast đã bán được tổng cộng 2.009 xe trên tổng số 2.097 xe được xuất khẩu sang
Mỹ (Nguồn: Marklines). Đây là một dấu hiệu tích cực đối với VinFast khi lần đầu
bước chân vào thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng đầy thử thách như thị trường Mỹ.

Lý do VinFast chọn phương thức xuất khẩu trực tiếp:


 Đơn giản, dễ dàng hơn các phương thức khác đối với một doanh nghiệp
mới thâm nhập vào thị trường Mỹ.
 Sở hữu tiềm lực về kinh tế, tài chính lớn, có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ công
ty mẹ - Vingroup đáp ứng được chi phí vận tải, phân phối sang Mỹ.
 Vị trí địa lý thuận lợi, nhà máy VinFast Hải Phòng nằm gần cảng biển,
thuận tiện cho việc xuất khẩu hàng hóa đi Mỹ cũng như các nước khác.

Ưu điểm:

 Tiết kiệm chi phí, ít rủi ro hơn so với các phương thức khác.
 Tận dụng được tối đa công suất sản xuất của nhà máy tại Việt Nam.
 Có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thị trường Mỹ. Do đó, Vinfast có
thể nắm bắt được diễn biến tình hình thị trường và nhu cầu thị trường từ
đó có phương án thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp khi thâm nhập vào thị trường Mỹ.

Nhược điểm:

 Không đủ điều kiện để hưởng ưu đãi thuế mới do không được lắp ráp tại
Mỹ.
 Lợi nhuận thấp hơn so với các phương thức thâm nhập khác.
 Mỹ áp dụng nhiều rào cản thương mại như thuế quan, tiêu chuẩn kỹ thuật,
quy định về môi trường.
 Mức độ kiểm soát và bảo vệ thương hiệu không cao.

2.3.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Sau khi thành công trong việc xuất khẩu xe điện từ Việt Nam sang Mỹ, VinFast
tiến hành đến bước xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp xe điện tại khu công nghiệp
Triangle Innovation Point, Hạt Chatham, Bắc Carolina (Mỹ). Dự án có diện tích
khoảng 800 ha, bao gồm 2 khu vực chính: sản xuất - lắp ráp ô tô điện và xe buýt điện
và khu công nghiệp phụ trợ cho các nhà cung cấp, tuy không có cảng biển để vận
chuyển như nhà máy ở Hải Phòng nhưng khu đất VinFast lựa chọn tiếp giáp gần với 3
trục đường quốc lộ giúp thuận tiện vận chuyển đến các đại lý cũng như khách hàng
của VinFast trên khắp nước Mỹ.

Trước khi ra quyết định đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, VinFast cũng từng
đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động trụ sở chính tọa lạc tại khu vực Playa Vista,
Los Angeles (Mỹ). Ngoài ra còn có hệ thống 6 cửa hàng của VinFast tại California -
tiểu bang có cộng đồng người Việt sinh sống nhiều nhất tại Mỹ. Con số này được dự
kiến sẽ tăng lên nhiều trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của
người dân Mỹ đồng thời mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường này.

Lý do VinFast chọn phương thức đầu tư trực tiếp nước ngoài:

 Phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của VinFast.
 Để đáp ứng được các điều kiện về miễn giảm thuế của Mỹ.
 Tiềm lực kinh tế, tài chính đủ sức để đầu tư và khả năng tạo ra lợi nhuận
cao hơn các phương thức thâm nhập khác.

Ưu điểm:

 Giúp cho VinFast kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh tại Mỹ từ hoạt
động marketing, sản xuất, vận chuyển và phân phối.
 Tiết kiệm được các chi phí trung gian, từ đó gia tăng lợi nhuận.
 Tăng độ nhận diện thương hiệu trên thị trường Mỹ nói riêng và thị trường
quốc tế nói chung
 Tận dụng được tối đa các chính sách ưu đãi về thuế, các khoản hỗ trợ tài
chính từ các tổ chức và Chính phủ Mỹ dành cho các doanh nghiệp nước
ngoài đầu tư tại đây.
 Khai thác các nguồn lực địa phương như nguồn nhân lực, nguyên liệu thô
và cơ sở hạ tầng.
 Thúc đẩy quá trình thâm nhập nhanh chóng hơn trong khi các phương
thức thâm nhập khác.

Nhược điểm:

 Mức độ rủi ro cao hơn các phương thức thâm nhập khác.
 Nguồn vốn, nguồn lực và thời gian thực hiện đầu tư vào giai đoạn đầu là
rất lớn.
 Nguy cơ đến từ sự thay đổi trong các quy định, thể chế, tình hình chính
trị, yếu tố văn hóa.
 Khó khăn trong việc thu hút, tuyển dụng nhân tài tại Mỹ.
2.4. Phân tích cơ cấu tổ chức bộ máy tương thích với chiến lược kinh doanh quốc
tế

Trụ sở chính
(Việt Nam)

VinFast Châu Á
VinFast Bắc Mỹ VinFast Châu Âu VinFast Trung Đông VinFast Châu Phi
(Pháp, Hà Lan, Đức) (Ấn Độ, Indonesia, (Oman)
(Mỹ, Canada) (Ghana)
Thái Lan, Philippines)

Hình Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của VinFast toàn cầu.

Với 2 chiến lược kinh doanh quốc tế chủ yếu là chiến lược toàn cầu và chiến
lược xuyên quốc gia, VinFast đã và đang thực hiện cơ cấu tổ chức bộ máy của mình
theo hướng cấu trúc địa lý toàn cầu. Cụ thể là đối với từng khu vực sẽ có Tổng giám
đốc khu vực hoặc Giám đốc kinh doanh khu vực riêng và có các phòng ban như
Marketing, Bán hàng, Sản xuất hay R&D. Đối chi nhánh tại Mỹ, nằm trong khu vực
Bắc Mỹ, có ông Steve Trần - Tổng Giám đốc VinFast Bắc Mỹ, ngoài ra còn có ông
ông Jeremy Snyder - Giám đốc Phát triển thị trường Mỹ.

Có thể thấy cấu trúc tổ chức hiện tại của VinFast tương đối tập trung, với quyền
lực tập trung vào Ban Giám đốc Công ty mẹ - Tập đoàn Vingroup và Ban Giám đốc
VinFast. Cấu trúc này có thể phù hợp với giai đoạn đầu của quá trình quốc tế hóa, khi
VinFast cần tập trung nguồn lực để phát triển sản phẩm và thị trường. Tuy nhiên, khi
VinFast mở rộng hoạt động sang nhiều quốc gia hơn, cấu trúc này có thể trở nên cồng
kềnh và thiếu linh hoạt.

Ưu điểm:

 Hiểu rõ và đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng của từng khu
vực.
 Được phép tự quyết định mọi hoạt động liên quan đến marketing, nhân
sự,... Không phụ thuộc quá nhiều vào công ty mẹ.
 Nhạy cảm hơn đối với những sự thay đổi của môi trường địa phương để
kịp thời đưa ra các quyết định, hướng giải quyết vấn đề.

Nhược điểm:

 Chi phí đầu tư xây dựng, tổ chức bộ máy cho từng khu vực là rất cao.
 Có thể gây chia rẽ nội bộ giữa các khu vực, hạn chế sự hợp tác chiến
lược, chuyển giao kĩ năng,
 Hạn chế sự tập trung phát triển công nghệ, sản phẩm.
https://vingroup.net/vi/tin-tuc-su-kien/bai-viet/2682/vinfast-xuat-khau-lo-xe-dien-dau-
tien-ra-the-gioi

https://vingroup.net/vi/tin-tuc-su-kien/bai-viet/2772/vinfast-xuat-khau-1879-xe-vf-8-
tiep-theo-toi-bac-my

https://cafef.vn/toan-canh-khu-dat-xay-nha-may-4-ty-do-cua-vinfast-tai-my-rong-
800ha-gan-cac-ong-trum-cong-nghe-apple-google-20230306145127284.chn

https://vingroup.net/vi/tin-tuc-su-kien/bai-viet/2446/vinfast-chinh-thuc-ra-mat-tru-so-
tai-my

https://vingroup.net/vi/tin-tuc-su-kien/bai-viet/2588/vinfast-khai-truong-6-trung-tam-
ban-hang-tai-my

https://cafef.vn/ban-cv-dep-nhu-mo-cua-giam-doc-phat-trien-thi-truong-cua-vinfast-
my-10-nam-dau-quan-cho-tesla-tung-quan-ly-nghe-si-tot-nghiep-2-truong-dai-hoc-
20210715095546459.chn

You might also like