You are on page 1of 6

Phần I: Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao?

(4 điểm)
a. Hoạt động mua cổ phần là hình thức đầu tư gián tiếp (LĐT 2020)
=> Nhận định sai. Bởi vì hoạt động mua cổ phần đều là hoạt động của hình thức đầu tư
gián tiếp và đầu tư trực tiếp.
Hình thức đầu tư gián tiếp gồm có: đầu tư cổ phần, mua cổ phần, phần vốn góp, …
Hình thức đầu tư trực tiếp gồm có: thành lập tổ chức kinh tế, thực hiện dự án đầu tư,
theo hợp đồng BBC, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua vốn góp, …
b. Quốc gia thực hiện truất hữu hợp pháp thì không có nghĩa vụ bồi thường cho nhà đầu
tư nước ngoài.
=> Quốc gia thực hiện truất hữu hợp pháp vẫn phải có nghĩa vụ bồi thường cho nhà đầu
tư theo các điều kiện sau: không phân biệt đối xử, nhằm mục đích phục vụ lợi ích công
cộng, thực hiện theo trình tự thủ tục luật định, đảm bảo tiêu chuẩn đãi ngộ tối thiểu; bồi
thường thỏa đáng (tương xứng với thiệt hại, đền bù bằng giá trị thị trường, tính đến các
lợi ích hợp pháp bị mất đi).
c. Nguyên tắc MFN đảm bảo các nhà đầu tư nước ngoài sẽ nhận được quốc gia sở tại đối
xử như nhau.
=> nhận định sai. Quốc gia sở tại sẽ dành cho các NĐT và khoản đầu tư đc bảo hộ, liên
quan đến hoạt động của các khoản đầu tư đc bảo hộ, sự đối xử tốt nhất hoặc sự đối xử
ko kém thuận lợi hơn cho NĐT so với sự đối xử mà QG sở tại dành cho các nhà đầu tư
nước ngoài trong hoàn cảnh tương tự.
d. Nguyên tắc bảo vệ đầy đủ và an toàn đảm bảo cho nhà đầu tư nước ngoài không kinh
doanh thua lỗ khi đầu tư ở quốc gia sở tại.
=> Nhận định sai. Nguyên tắc bảo vệ đầy đủ và an toàn chính là quốc gia tiếp nhận đầu
tư có nghĩa vụ bảo vệ một cách hợp lý an ninh vật chất của NĐT trong trường hợp có
chiến tranh, xung đột vũ trang, bạo loạn. Nguyên tắc này chỉ bảo vệ an ninh vật chất (con
người, nhà xưởng) chứ không phải là lợi nhuận thua lỗ của 1 nhà đầu tư nước ngoài khi
đầu tư vào quốc gia tiếp nhận đầu tư.
Phần II: Bài tập (6 điểm)
Công ty cổ phần dệt may Ratispuntexzel được thành lập và hoạt động tại quốc gia
Godheohaman từ năm 2015. Năm 2017, công ty Ratispuntexzel quyết định xây dựng nhà
máy tại thành phố L.A (quốc gia Waloland) với tổng số vốn là 101 triệu USD. Đến đầu
năm 2019, nhà máy chính thức được đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của
dịch COVID19, nhà máy phải cắt giảm nhân sự, thực hiện mô hình sản xuất “3 tại chỗ”
và giảm sản lượng. Đến ngày 28/2/2020, công nhân đình công và đập một số máy móc,
phá một mảng tường và hàng rào của Công ty vì Công ty đã nợ lương 6 tháng và điều
kiện ăn ở tại nơi sản xuất không đảm bảo, các ca dương tính với Covid19 không được
cách ly và chuyển đến các cơ sở y tế để chữa trị. Sau khi nhận được thông tin, chính
quyền thành phố L.A đã yêu cầu công ty tạm dừng hoạt động, hỗ trợ đưa các FO đi chữa
trị và thành lập đoàn kiểm tra hoạt động phòng dịch của Công ty. Ratispuntexzel ước tính
đã thiệt hại 23 triệu USD sau cuộc biểu tình và do Waloland tiếp tục áp dụng các biện
pháp phòng, chống dịch như giãn cách xã hội, tạm ngừng xuất khẩu...nên hoạt động của
công ty bị ảnh hưởng. Đến 28/3/2020, Ratispuntexzel nộp đơn xin phá sản và khởi kiện
Waloland vi phạm nguyên tắc FPS, nguyên tắc NT và đã có hành vi truất hữu gián tiếp.
HIỆP ĐỊNH KHUYẾN KHÍCH VÀ BẢO HỘ ĐẦU TƯ GIỮA GODHEOHAMAN VÀ
WALOLAND
(trích)
Với mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế vì lợi ích của cả hai nước, và duy trì những
điều kiện công bằng và thỏa đáng đối với những đầu tư của các nhà đầu tư Bên ký kết
này trên lãnh thổ của Bên ký kết kia, và khuyến khích các hoạt động đầu tư, các Bên đã
đồng ý như sau:
Điều 1
Theo tinh thần của Hiệp định này, các thuật ngữ được hiểu như sau, trừ khi ngữ cảnh có
đòi hỏi khác:
(1) Thuật ngữ "đầu tư" có nghĩa là bất cứ loại tài sản nào được đầu tư bởi nhà đầu tư của
Bên ký kết này trên lãnh thổ của Bên ký kết kia, với điều kiện là sự đầu tư đó được thực
hiện phù hợp với Luật pháp và qui định của Bên ký kết kia, bao gồm đặc biệt, nhưng
không chỉ giới hạn là:
a) quyền sở hữu động sản và bất động sản cũng như bất cứ quyền sở hữu tài sản nào
khác, như thế chấp, thế nợ, cầm cố, quyền hoa lợi và những quyền tương tự bao gồm cả
quyền sở hữu tài sản theo hợp đồng thuê;
b) quyền sở hữu trí tuệ, qui trình công nghệ, tên thương mại, bí quyết, đặc quyền kế
nghiệp và những quyền tương tự khác;
(2) Thuật ngữ "nhà đầu tư" có nghĩa là:
a) bất kỳ thể nhân nào là công dân của một Bên ký kết phù hợp với luật pháp nước đó; và
b) bất kỳ pháp nhân nào có trụ sở tại lãnh thổ mỗi Bên ký kết.
Điều 2
1) Mỗi Bên ký kết sẽ luôn luôn đảm bảo đối xử công bằng và thỏa đáng, bảo vệ an toàn
và an ninh đầy đủ đối với những đầu tư của các nhà đầu tư của Bên ký kết kia và sẽ
không làm ảnh hưởng tới việc quản lý, duy trì, sử dụng, hưởng hoặc định đoạt
những đầu tư đỏ, bằng những biện pháp bất hợp lý hoặc phân biệt đối xử.
Điều 6
1) Mỗi Bên ký kết sẽ áp dụng cho những đầu tư của nhà đầu tư Bên ký kết kia trên lãnh
thổ của mình sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử dành cho những đầu tư
của các nhà đầu tư thuộc các nước thứ ba hoặc những đầu tư của các nhà đầu tư trong
nước, tuỳ thuộc sự đối xử nào thuận lợi hơn.
3) Những quy định tại khoản 1 của Điều này sẽ không bao hàm nghĩa vụ của một Bên ký
kết dành cho những nhà đầu tư của Bên ký kết kia của bất kỳ sự đối xử thuận lợi, ưu đãi,
hay đặc quyền nào do bất cử một hiệp định hay thỏa thuận quốc tế nào liên quan đến toàn
bộ hoặc chủ yếu việc đánh thuế, đem lại.
Điều 7
1) Không Bên ký kết nào được thực hiện bất kỳ biện pháp nào tước đoạt trực tiếp hoặc
gián tiếp đầu tư của nhà đầu tư thuộc Bên ký kết kia, trừ khi tuân theo các điều kiện sau
đây:
a) những biện pháp đó được thực hiện vì lợi ích công cộng và theo đúng thủ tục luật
pháp;
b) những biện pháp đó mà không có tính chất phân biệt đối xử; và
c) những biện pháp đó được kèm theo những qui định về đền bù nhanh chóng, tương
đương và có hiệu quả.
2) Sự đền bù đối với những trường hợp nêu tại khoản 1 của Điều này sẽ được tính theo
giá trị trường thỏa đáng của đầu tư bị tước đoạt quyền sở hữu tại thời điểm ngay trước khi
tiến hành việc tước đọat quyền sở hữu hoặc quyết định tước đoạt quyền sở hữu được
công bố.
...
Điều 9
Nhà đầu tư thuộc một Bên Ký kết, trong trường hợp đã chịu tổn thất hoặc thiệt hại đối với
các hoạt động đầu tư trong Khu vực của Bên Ký kết kia do xung đột vũ trang hoặc tình
trạng khẩn cấp như cách mạng, khởi nghĩa, nội chiến hoặc những sự kiện tương tự xảy ra
trong Khu vực của Bên Ký kết kia, thì sẽ được Bên Ký kết kia phục hồi, đền bù, bồi
thường hoặc bất kỳ một hình thức giải quyết hoặc đối xử nào khác không kém thuận lợi
hơn, mà bên đó dành cho nhà đầu tư của mình hoặc nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ ba
nào, tùy sự ưu đãi nào thuận lợi hơn.
Điều 12
Với các mục đích của Điều này, tranh chấp đầu tư là tranh chấp giữa một Bên Ký kết và
nhà đầu tư của Bên Ký kết kia mà đã gây tổn thất hoặc thiệt hại do nguyên nhân, hoặc
phát sinh một sự vi phạm nêu ra đối với bất kỳ quyền nào được Hiệp định này dành cho
đầu tư của nhà đầu tư của Bên Ký kết kia.
2. Bất kỳ tranh chấp nào, sẽ được giải quyết thông qua hòa giải bằng cách thương lượng
giữa các bên tranh chấp đầu tư hoặc theo yêu cầu của nhà đầu tư liên quan, vụ tranh chấp
đầu tư sẽ được đệ trình lên trọng tài ICSID.
3. Quyết định của trọng tài sẽ là quyết định cuối cùng và bắt buộc cả hai bên tranh chấp.
Quyết định này sẽ được thực hiện phù hợp với pháp luật và quy định hiện hành liên quan
đến việc thực thi quyết định có hiệu lực tại Khu vực của nước mà quyết định đó được
thực hiện.
...
Điều 14
1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau ba mươi ngày kể từ ngày hai bên trao đổi công hàm
ngoại giao, thông báo cho nhau việc hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết để Hiệp định
bắt đầu có hiệu lực. Hiệp định này có hiệu lực trong vòng mười năm kể từ ngày có hiệu
lực. Hiệp định này cũng sẽ được áp dụng cho tất cả các dự án đầu tư của các nhà đầu tư
của mỗi Bên Ký kết trong Khu vực của Bên Ký kết kia phù hợp với pháp luật và quy định
hiện hành của Bên Ký kết kia trước khi Hiệp định này có hiệu lực.
2. Về các dự án đầu tư được thực hiện trước ngày chấm dứt của Hiệp định này, thì các
quy định của Hiệp định này sẽ tiếp tục có hiệu lực trong vòng mười năm kể từ ngày chấm
dứt Hiệp định này.
3. Hiệp định này không được áp dụng cho các khiếu nại phát sinh từ các sự kiện đã xảy
ra, hoặc cho các khiếu nại đã được giải quyết trước khi Hiệp định này có hiệu lực.

2.1. Công ty Ratispuntexzel có được coi là nhà đầu tư nước ngoài không? Vì sao? (1
điểm)
Khi muốn xác định là nhà đầu tư nước ngoài cần phải xác định:
Đối với cá nhân => quốc tịch
Đối với pháp nhân => trụ sở hoặc là chủ sở hữu/ nơi đặt hoạt động sản xuất kinh
doanh/ cơ cấu vốn sở hữu.
=> Công ty này là nhà đầu tư nước ngoài bởi vì nó có trụ sở đăng ký thành lập tại quốc
gia Godheohaman và sau đó thì công ty này đã mang quốc tịch Godheohaman; bên cạnh
đó công ty dệt may Ratispuntexzel đã có xây dựng nhà máy tại thành phố L.A của quốc
gia Wawoland. (phải chứng minh nơi hoạt động đầu tư khác với nơi NĐT mang quốc
tịch). Lưu ý đây chỉ là đang phân tích dựa trên pháp luật đầu tư quốc tế.
2.2. Cho biết các biện pháp có thể áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa Ratispuntexzel
và Waloland (1 điểm)
Có 2 biện pháp hòa giải: thương lượng hòa giải và kiện ra trọng tài ICSID tại điều 12 của
hiệp định.
2.3. Với vai trò là luật sư đại diện cho nguyên đơn/bị đơn, căn cứ nội dung khởi kiện của
nguyên đơn, anh/chị hãy lập luận để bảo vệ cho khách hàng của mình. (4 điểm)
(Sinh viên có mã SV là số chẵn bảo vệ cho bị đơn, nếu mã SV là số lẻ bảo vệ cho nguyên
đơn)
Biết rằng BIT giữa Godheohaman và Waloland có hiệu lực từ 23/2/2000 và được đính
kèm theo đề thi
- Phải xác định được nội dung khởi kiện là những nội dung nào? => những nội dung
khởi kiện theo đề bài: có 3 nội dung khởi kiện (vi phạm nguyên tắc FPS, nguyên
tắc NT và đã có hành vi truất hữu gián tiếp).
- Phải giải quyết từng nội dung khởi kiện (cùng một hành vi thì không thể vi phạm 2
nguyên tắc).
+) nguyên tắc FPS – nguyên tắc bảo hộ an toàn và an ninh đầy đủ: đây là nguyên
tắc mà các NĐT trong chờ vào hành vi và biểu hiện của các quốc gia tiếp nhận đầu
tư. Đây là nguyên tắc không bắt buộc phải bảo vệ thành công, ts vẫn có thể ảnh
hưởng.

 Đối với nguyên đơn (Công ty cổ phần dệt may Ratispuntexzel):


- Nguyên tắc FPS phải chứng minh được rằng quốc gia Wawoland không hoàn
thành nguyên tắc đó. Câu hỏi lúc này đặt ra là trách nhiệm cho các lực lượng bảo
vệ tại vì đây là trường hợp yêu cầu bị cách ly. Trong 3 nội dung khởi kiện nếu
đứng theo góc độ của nguyên đơn thì nguyên tắc FPS rất khó để khởi kiện và nội
dung khởi kiện truất hữu gián tiếp thì có tỷ lệ thắng cao hơn.
- Đối với truất hữu gián tiếp trong trường hợp này thì phải chứng minh hành vi đó
giống hoặc phù hợp với định nghĩa của Truất hữu gián tiếp và không có trường
hợp ngoại lệ => lúc này phải nêu được định nghĩa truất hữu gián tiếp và các điều
kiện được coi là truất hữu gián tiếp.
+) Định nghĩa về truất hữu gián tiếp: nhà nước bằng các biện pháp hành chính gián
tiếp làm triệt tiêu QSH của NĐT nước ngoài.
+) đầu tiên phải lọc ra là hành vi nào là của nhà nước (yêu cầu công ty tạm dừng
hoạt động, lập đoàn kiểm tra, giãn cách xã hội, áp dụng các biện pháp chống dịch,
tạm dừng xuất khẩu)
+) thứ 2 phải chứng minh được các hành vi này có mối liên hệ giữa các hành vi
này với thiệt hại của công ty.
 Từ việc giãn cách xã hội, áp dụng các biện pháp chống dịch, tạm dừng xuất
khẩu sẽ ảnh hưởng đến sản lượng của công ty …
- Đặc điểm của truất hữu gián tiếp là không trực tiếp tước đoạt nhưng các biện pháp
đó sẽ ảnh hưởng lâu dài khiến cho các nhà đầu tư bị ảnh hưởng
- Nguyên tắc NT: là nguyên tắc đưa ra để gây nhiễu không có nội dung liên quan

 Đối với bị đơn (Quốc gia Wawoland):


- Khi bị khởi kiện vi phạm nguyên tắc FPS: phải chứng minh rằng bị đơn không vi
phạm FPS, trong trường hợp này có hành vi đập phá máy móc, tường rào…
 Nguyên tắc FPS nhắm tới việc bảo hộ tài sản, cơ sở vật chất của NĐT. Nhưng
vấn đề nguyên tắc FPS không yêu cầu việc bảo vệ phải thành công và tuyệt
đối.
- Việc đại diện cho bị đơn thì chứng minh việc công nhân đình công, đập phá máy
móc tường rào không liên quan đến quốc gia sở tại đó có thể là do chính sách công
ty với nếu nó có liên quan đến các quốc gia sở tại cho dù có liên quan đến chính
sách các quốc gia sở tại thì nguyên tắc FPS cũng không đặt ra nghĩa vụ tuyệt đối.
nếu lập luận có vi phạm thì bám vào ngoại lệ để chứng minh : bảo vệ sức khỏe
cộng đồng vì dịch covid 19 là đại dịch toàn cầu ( vì lúc đại dịch bùng phát WHO
phải cân nhắc xem có công nhận nó là đại dịch không)
- Việc công nhân đập phá máy móc, tường rào ... do công ty nợ lương và điều kiện
ăn ở không đảm bảo hoặc là không được chuyển đến khu cách ly chữa trị ( không
phải do chính quyền không chuyển đi mà là do chính sách lương của công ty)
- Sau khi nhận được thông tin với gốc độ của bị đơn tôi rất tuân thủ và có thiện chí
tuân thủ FPS thì có các hành động hỗ trợ ngay sau đó
- Như vậy các biện pháp bị cáo buộc, bị tuất hữu gián tiếp hoàn toàn có thể nói rằng
đây là các biện pháp cần thiết để phòng dịch và lưu ý đối với các hành vi truất hữu
gián tiếp ngoài các trường ngoại lệ chung liên quan đến an ninh quốc gia,… trong
trường hợp này có thể nói nó không phải là hành vi truất hữu với mục đích truất
hữu NĐT đã có sự không đảm bảo trong tình hình dịch bệnh thể hiện qua các ca
bệnh không được đi cách ly, không được chữa trị,.. nên cần phải can thiệp

You might also like