You are on page 1of 11

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Khoa Luật

BÀI TẬP LỚN


Môn: Triết học Mác-Lê nin

Đề: Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.


Liên hệ với lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay.

Họ và tên sinh viên: Trần Văn Chí Nguyên

Mã sinh viên: 11224843

Lớp học phần: 13

Hà Nội, 2022
Trang mục lục

I. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức…1


1. Khái niệm vật chất…1
2. Khái niệm ý thức…1
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức…2
II. Liên hệ…5
1. Liên hệ thực tiễn…5
2. Liên hệ với đời sống sinh viên hiện nay…6
Phần mở đầu
Thế giới xung quanh ta có vô số sự vật và hiện tượng
phong phú, bí ẩn mà đến con người chúng ta cũng chưa
thể khám phá hết. Nhưng dù cho chúng ta có mãi mãi
không khám phá ra được đi chăng nữa thì cũng đều
quy về lĩnh vực: vật chất và ý thức. Có rất nhiều quan
điểm triết học xoay quanh mối quan hệ giữa vật chất và
ý thức, duy chỉ có quan điểm triết học Mác – Lênin
mới có khả năng giải thích đúng và đầy đủ nhất mối
quan hệ giữa chúng rằng Vật chất là cái có trước, ý
thức là cái có sau. Vật chất quyết định sự ra đời của ý
thức, đồng thời ý thức tác động trở lại vật chất.

Thực tiễn Đảng và nhà nước ta đã vận dụng rất tốt mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức để chính thức thực hiện
đổi mới vào đại hội VI năm 1986 và đã thành công
giành được nhiều thắng lợi cho nền kinh tế nước nhà.
Vậy với đời sống sinh viên chúng ta có thể vận dụng
phương pháp luận này như thế nào?

Để làm rõ hơn và trả lời câu hỏi trên, em đã lựa chọn


đề tài cho bài tập lớn này là: “Phân tích mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức. Liên hệ với lối sống của
sinh viên Việt Nam hiện nay”.
I. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
1. Khái niệm vật chất
Vật chất theo định nghĩa của Lê-nin như sau: “Vật chất
được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh
và không lệ thuộc vào cảm giác”. Vật chất ở đây được
Lênin định nghĩa không bằng phương pháp qua loại
thông thường mà dùng chính thứ đối lập với nó “cảm
giác”- chính là ngưỡng cửa bước vào ý thức- để đưa ra
một khái niệm đảm bảo tính chung nhất của vật chất.
2. Khái niệm ý thức
Qua khái niệm của vật chất thì ta cũng có thể mường
tượng ra ý thức là gì rồi nhưng ở đây ta vẫn nên biết khái
niệm của nó. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
thì ý thức là sự phản ánh một cách năng động, sáng tạo
thế giới khách quan vào trong bộ óc con người, là hình
ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Tuy nhiên, không phải cứ thế giới khách quan tác động
vào bộ não con người thì tự nhiên trở thành ý thức. Mặt
khác, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới,
do nhu cầu cải tạo giới tính tự nhiên của con người quyết
định và được thực hiện thông qua hoạt động lao động. Do
đó, ý thức … là cái vật chất được đem chuyển vào trong
đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó”.

4
Tính sáng tạo của ý thức được biểu hiện rất phong phú.
Trên cơ sở những gì đã có, ý thức có thể tạo ra những
hiểu biết mới về sự vật, có thể hình dung ra những gì
không có trong thực tế. Ý thức có thể dự đoán, đoán
trước được tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, hoang
đường, những lý thuyết khoa học và lý thuyết rất trừu
tượng và có tính khái quát cao.

Tuy nhiên, tính sáng tạo ra ý thức là sự sáng tạo ra sự


phản ánh, vì ý thức bao giờ cũng chỉ là sự phản ánh tồn
tại.

Ý thức là sản phẩm lịch sử của quá trình phát triển xã hội
nên mang bản chất xã hội.
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
3.1. Giải thích
Sau khi đã hiểu rõ về vật chất và ý thức thì ta đến với mối
quan hệ giữa hai đối tượng này, liệu nó có liên quan chặt
chẽ đến nhau không? Cái nào sẽ quyết định cái nào? Để
trả lời cho câu hỏi này thì ta sẽ đi ngay vào vấn đề.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện
chứng. Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ này thì trước hết
cần hiểu biện chứng là gì. Biện chứng là một phương
pháp luận, đây là phương pháp tồn tại ở cả nền triệt học
phương Đông và phương Tây thời cổ đại. Theo nghiên
cứu, biện chứng được hiểu như sau: Biện chứng là một
phạm trù dùng để chỉ mối quan hệ, tương tác, chuyển
hóa, và vận động phát triển theo các quy luật của các sự
vật hiện tượng quá trình trong tự nhiên xã hội và tư duy.
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức là mối
5
quan hệ mà trong đó vật chất có trước còn ý thức có sau,
vật chất là nguồn gốc của ý thức quyết định ý thức,ý thức
tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn
của con người.
3.2. Tác động qua lại giữa vật chất và ý thức
 Vật chất quyết định ý thức
Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có
tổ chức cao, là sự phản ánh của thế giới vật
chất, là hình ảnh mang tính chủ quan của thế
giới vật chất. Vì vậy, nội dung của ý thức do
vật chất quyết định. Nên vật chất không chỉ
quyết định nội dung mà còn quyết định hình
thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của
ý thức.

Các yếu tố cấu thành nguồn gốc tự nhiên,


nguồn gốc xã hội của ý thức là bản thân thế
giới khách quan hoặc các dạng tồn tại của
vật chất đều khẳng định vật chất là nguồn
gốc của ý thức.
VD: Ở những miền xa xôi của tổ quốc, ở đó
nơi cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế còn yếu
kém, lạc hậu dẫn đến việc dạy học ở đấy
không đạt được hiệu quả cao hay còn nói là
khá thấp. Hậu quả là những con em vùng sâu
vùng xa không có đủ kiến thức để vươn lên
và trở nên tụt hậu so với những nơi đồng
bằng có điều kiện tốt hơn. Nếu như cơ sở vật
chất được cải thiện thì trình độ các con em
sẽ tốt hơn rất nhiều.
6
 Ý thức tác động lại vật chất thông qua các
hoạt động thực tiễn
Đối với vật chất, ý thức có thể phản ứng lại
vật chất thông qua hoạt động thực tế của con
người. Vì ý thức là ý thức của con người nên
nói đến chức năng của ý thức là nói đến
chức năng của con người. Bản thân ý thức
không trực tiếp làm thay đổi bất cứ điều gì
trong hiện thực khách quan.

Mọi hoạt động của con người đều được thực


hiện dưới sự hướng dẫn của ý thức nên chức
năng của ý thức không phải là trực tiếp sáng
tạo, cải tạo thế giới vật chất mà là giúp con
người có những nhận thức về hiện thực
khách quan, trên cơ sở đó con người xác
định mục tiêu, xác định phương hướng , xây
dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện
pháp, công cụ, phương tiện... để đạt được
mục tiêu của mình.
VD: Hiểu tính chất vật lí của thép là nóng
chảy ở nhiệt độ trên 1000℃ nên con người
tạo ra các nhà máy gang thép để sản xuất với
đủ kích cỡ chủng loại chứ không còn bằng
phương pháp thủ công.
Khi ý thức phản ánh không đúng hiện thực
khách quan có thể làm kìm hãm hoạt động
thực tiễn của con người trong việc cải tạo
thế giới quan.

7
VD: Nhà đầu tư chứng khoán F0 mới bước
chân vào thị trường chưa có nhận thức đúng
đắn về việc vào ra thị trường dẫn đến thua
lỗ.
3.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Sau khi tìm hiểu về mối quan hệ vật chất và ý thức
ta rút ra được rằng: mọi hoạt động đều phải xuất
phát từ hiện thực khách quan. Trong hoạt động
nhận thức và thực tiễn, con người phải tôn trọng
khách quan, đồng thời phải phát huy tính năng
động chủ quan của mình. Mọi hoạt động phải xuất
phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan
làm căn cứ cho mọi hoạt động nhận thức và thực
tiễn của mình.
Bên cạnh đó, con người cũng phải phát huy tính
năng động, tích cực của ý thức. Để xã hội ngày
càng phát triển thì phải phát huy tối đa vai trò tích
cực của ý thức, vai trò tích cực của nhân tố con
người, nhận thức đúng quy luật khách quan.

II. Liên hệ
1. Liên hệ thực tiễn( của nhà nước ta)
Trong kinh tế và chính trị: Vận dụng của Đảng Cộng sản
Việt Nam vào sự nghiệp đổi mới – Từ lý luận của chủ
nghĩa Mác – Lê nin, kinh nghiệm những thành công và
thất bại trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã rút ra bài học kinh nghiệm quan trọng
đó là “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất
phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”.

8
Trong việc xây dựng nền kinh tế mới: Hiện nay, người
dân hiểu và tiếp thu những nghiên cứu, đúc kết từ phân
tích của nhà khoa học, nhà triết học vào thực tiễn cuộc
sống. Sau đó áp dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức. Nó là cơ sở để con người phản ứng với thực tại vật
chất thông qua những nhận thức cụ thể. Có những thứ tồn
tại trong thực tế cuộc sống cần phải có sự cải tạo của con
người mới có ích cho nhiều việc.
Từ sự hiện diện của vật chất trên thế giới này, con người
nhận thức đúng, thậm chí thay đổi và tác động trở lại một
cách sáng tạo. Làm cho vật chất đó sinh ra các vật thể, đồ
vật, sinh vật, thực vật, …. đa dạng hơn hoặc nếu chủ thể
coi đó là vật có hại thì sẽ tìm cách kìm hãm sự phát triển
của nó và loại bỏ nó khỏi thế giới loài người.
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta chủ trương: “huy động
ngày càng cao mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước, đặc
biệt là nguồn lực của dân và công cuộc phát triển đất
nước”, muốn vậy phải “nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của Đảng phát huy sức mạnh toàn dân tộc,
đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta
ra khỏi tình trạng kém phát triển, thực hiện “dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
2. Liên hệ với đời sống sinh viên hiện nay
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức mà ta đã tìm hiểu
ta hoàn toàn có thể áp dụng và đạt hiệu quả vào đời sống
sinh viên hiện nay qua đó rút ra được những bài học kinh
nghiệm quý báu đối với quá trình học tập và kể cả làm
việc trong tương lai.

9
Trước hết sinh viên phải lấy coi trọng thực tế khách quan
trong suốt quá trình hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt
động của mình.
Bên cạnh đó, cần phải phát huy tính năng động của chủ
quan, tức là phát huy vai trò tích cực của ý thức, vai trò
tích cực của nhân tố con người và hạn chế mặt tiêu cực
của ý thức. Ví dụ như thực tế khách quan là trời giá rét và
mình nghỉ một buổi thì vẫn được đi thi chẳng hạn, nếu
dựa trên thực tế khách quan ấy thì mình hoàn toàn có thể
đưa ra quyết định nghỉ học nhưng mình phát huy tính tích
cực của ý thức để dậy đi học mặc cho thực tế khách quan
là thế.

Như vậy, để học tập thật tốt tại môi trường đại học đối
với sinh viên, mà không chỉ đối với việc học mà còn là
mọi khía cạnh cuộc sống của sinh viên, cần phải trang bị
những cái tri thức cần thiết và xác định đúng đắn mục
tiêu, phương hướng hoạt động và tổ chức thực hiện. Cùng
với một ý chí mạnh mẽ và sự nỗ lực miệt mài không
ngừng nghỉ, không biết mệt mỏi thì sẽ đạt được tất cả
những mục tiêu đề ra. Chỉ trong mặt nhận thức luận vật
chất và ý thức mới có những mặt đối lập tuyệt đối, bên
ngoài lĩnh vực đó thì sự phân biệt chỉ là tương đối. Bởi lẽ
đó, việc kết hợp hai điều này sẽ giúp chúng ta đưa ra
những chính sách đúng đắn hơn. Một chính sách có thể
sử dụng là thực hiện giáo dục chính trị tư tưởng gắn với
đề cao vật chất như: Đạt danh hiệu thi đua, phấn đấu vì
học bổng, khen thưởng,…

10
Tài liệu tham khảo

Luật sư Nguyễn Minh Hải (2022), “Tìm hiểu mối quan


hệ giữa vật chất và ý thức(Có ví dụ)”, Tìm hiểu mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức (Có ví dụ)
(luathungson.vn)

11

You might also like