You are on page 1of 10

Định giá cổ phiếu

1.1 Theo chỉ số P/E


P/E (viết tắt của Price to Earning ratio) là chỉ số chỉ mối quan hệ giữa giá thị trường
của cổ phiếu (Price) và thu nhập trên một cổ phiếu đó (EPS). Chỉ số P/E rất quan
trọng trong việc xác định giá cổ phiếu đang đắt hay rẻ so với giá trị thực của nó.
Công thức tính:
P/E = Price (giá thị trường của cổ phiếu) / EPS (lợi nhuận ròng của một cổ phiếu)
Theo công thức trên, để tính chính xác P/E, nhà đầu tư cần xác định được chính xác 2
chỉ số Price và EPS.
1.2 Theo chỉ số P/B
Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B là cách định giá cổ phiếu dựa trên chỉ số tài
chính P/B (từ viết tắt của Price to Book Value Ratio) nghĩa là hệ số thị giá trên giá trị
sổ sách.
Chỉ số P/B phản ánh ở thời điểm hiện tại giá cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường
gấp bao nhiêu lần so với tài sản của doanh nghiệp được ghi trong sổ sách (thể hiện
trên báo cáo tài chính). Hay nói cách khác chỉ số P/B chính là giá trị mà nhà đầu tư
phải trả để mua 1 đồng vốn chủ sở hữu.
Công thức tính:
P/B = Giá cổ phiếu đang giao dịch / Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu hoặc P/B = Vốn
hóa doanh nghiệp / Vốn chủ sở hữu
2. Định giá cổ phiếu của từng công ty
2.1 Công ty cổ phần sữa Việt Nam
● Thep chỉ số P/E
Theo báo cáo tài chính của VNM năm 2022, chỉ số lãi cơ bản trên cổ phiếu của VNM
năm 2022 là 3,632 đồng / cổ phiếu
Ta có:
- Chỉ số EPS= 3,632 đồng/ cổ phiếu
- Giá thị trường tại thời điểm năm 2022 của 1 cổ phiếu VNM là 73,108 đồng/ cổ
phiếu ( giá đóng cửa của phiên cuối cùng năm 2022)
- P/E = Price / EPS = 73,108/3,632= 20,13
( Nhà đầu tư sẵn sàng bỏ 20,13 đồng để thu lại 1 đồng lợi nhuận từ VNM)
● Theo chỉ số P/B
- Số lượng cổ phiếu VNM được niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2022 là
1,760,000,000 cổ phiếu.
- Giá thị trường tại thời điểm năm 2022 của 1 cổ phiếu VNM là 73,108 đồng/ cổ
phiếu ( giá đóng cửa của phiên cuối cùng năm 2022)
=> Vốn hóa thị trường = Giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại * số lượng cổ phiếu đang
lưu hành trên thị trường
= 73,108* 1,760,000,000
= 128.670.080.000.000 ( đồng)
- P/B = Vốn hóa doanh nghiệp / Vốn chủ sở hữu
= 128.670.080.000.000/29.013.924.943.549
= 4.43
( Nhà đầu tư sẵn sàng chi hơn 4,43 lần giá trị ghi sổ để sở hữu cổ phiếu của VNM)

2.2 MCM
● Theo chỉ số P/E
Theo báo cáo tài chính của MCM năm 2022, chỉ số lãi cơ bản trên cổ phiếu của MCM
năm 2022 là 2,835 đồng / cổ phiếu
Ta có:
Chỉ số EPS= 2,835 đồng/ cổ phiếu
Giá thị trường tại thời điểm năm 2022 của 1 cổ phiếu MCM là 40.035 đồng/ cổ phiếu
( giá đóng cửa của phiên cuối cùng năm 2022)
P/E = Price / EPS = 40,035/2,835= 14,12
( Nhà đầu tư sẵn sàng bỏ 14,12 đồng để thu lại 1 đồng lợi nhuận từ MCM)

● Theo chỉ số P/B


Số lượng cổ phiếu MCM được niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2022 là
66,800,000 cổ phiếu.
Giá thị trường tại thời điểm năm 2022 của 1 cổ phiếu MCM là 40,035 đồng/ cổ phiếu
( giá đóng cửa của phiên cuối cùng năm 2022)
=> Vốn hóa thị trường = Giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại * số lượng cổ phiếu đang
lưu hành trên thị trường
= 40,035* 66,800,000
=2.674.338.000.000 ( đồng)
P/B = Vốn hóa doanh nghiệp / Vốn chủ sở hữu
=2.674.338.000.000/ 2.210.279.183.607
= 1,21
( Nhà đầu tư sẵn sàng chi hơn 1,21 lần giá trị ghi sổ để sở hữu cổ phiếu của VNM)

2.3 IDP
● Theo chỉ số P/E
Theo báo cáo tài chính của IDP năm 2022, chỉ số lãi cơ bản trên cổ phiếu của IDP
năm 2022 là 13,750 đồng / cổ phiếu
Ta có:
Chỉ số EPS= 13,750 đồng/ cổ phiếu
Giá thị trường tại thời điểm năm 2022 của 1 cổ phiếu IDP là 173,344 đồng/ cổ phiếu
( giá đóng cửa của phiên cuối cùng năm 2022)
P/E = Price / EPS = 173,344/13,750= 12,61
( Nhà đầu tư sẵn sàng bỏ 12,61 đồng để thu lại 1 đồng lợi nhuận từ IDP)

● Theo chỉ số P/B


Số lượng cổ phiếu IDP được niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2022 là 58,945,472
cổ phiếu.
Giá thị trường tại thời điểm năm 2022 của 1 cổ phiếu IDP là 173,344 đồng/ cổ phiếu (
giá đóng cửa của phiên cuối cùng năm 2022)
=> Vốn hóa thị trường = Giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại * số lượng cổ phiếu đang
lưu hành trên thị trường
= 173,344* 58,945,472
= 10.217.843.898.368 (đồng)
P/B = Vốn hóa doanh nghiệp / Vốn chủ sở hữu
=10,217,843,898,368/ 1,807,070,548,641
= 5,65
( Nhà đầu tư sẵn sàng chi hơn 5,65 lần giá trị ghi sổ để sở hữu cổ phiếu của VNM)

2.4 So sánh các cổ phiếu


● Theo chỉ số P/E
Theo dữ liệu tìm được từ nguồn Vietstock, P/E trung bình ngành năm 2022 là 17,68
Dựa vào đây ta có thể tính được : P thực của cổ phiếu = EPS*P/E ngành
Ta có bảng sau:

Dựa vào bảng số liệu tính toán trên, ta thấy được P/E của VNM lớn hơn P/E của
MCM và IDP. So sánh P/E của cả 3 cổ phiếu trên với P/E trung bình ngành ta thấy
được P/E của VNM vượt trung bình ngành trong khi P/E của MCM và IDP thấp hơn
so với trung bình ngành. P/E của VNM cao hơn cho thấy nhà đầu tư đang bỏ ra nhiều
tiền hơn 2 cổ phiếu còn lại để thu được 1 đồng lợi nhuận của VNM. Thông thường các
nhà đầu tư có xu hướng chọn cổ phiếu có P/E thấp hơn so với P/E trung bình ngành vì
đây là những cổ phiếu đang được định giá thấp hơn so với giá trị thực của nó. Qua chỉ
số P/E tính được theo bảng trên ta thấy được MCM và IDP là 2 cổ phiếu có tiềm năng
sinh lợi trong tương lai.
Dựa vào bảng số liệu trên ta còn so sánh được giá thực của cổ phiếu và giá trị thị
trường tại thời điểm giao dịch hiện tại. Cụ thể, giá trị thực của cổ phiếu VNM tại năm
2022 là 64,210 đồng , tuy nhiên giá giao dịch trên thị trường tại phiên cuối cùng năm
2022 là 73,108 đồng , điều này cho thấy cổ phiếu này đang được định giá cao so với
giá trị thực của nó. Giá thực của cổ phiếu MCM tại năm 2022 là 50,120 đồng cao hơn
so với giá thị trưởng của nó là 40,035 đồng/ 1 cổ phiếu. Điều này cho thấy cổ phiếu
MCM đang được định giá thấp hơn so với giá trị thực là 25% Đây là cơ hội cho các
nhà đầu tư mua vào cổ phiếu này với hy vọng sinh lợi trong tương lai. Giá trị thực của
cổ phiếu IDP theo tính toán được là 243,10 đồng cao hơn so với giá thị trưởng đang
giao dịch là 173,344 đồng. Cổ phiếu này đang được định giá thấp hơn giá trị thực là
40%. Đây cũng là cổ phiếu tốt, có tiềm năng trong tương lai cho các nhà đầu tư.

● Theo chỉ số P/B

Chỉ số P/B của MCM thấp hơn so với chỉ số P/B của VNM và IDP . Điều này cho
thấy các nhà đầu tư đang đánh giá giá trị thị trường cổ phiếu của MCM thấp hơn so
với giá trị sổ sách, cổ phiếu đang định giá thấp là cơ hội tốt để mua vào. Chỉ số P/B
của VNM và IDP ở mức vừa không quá cao, cho thấy nhà đầu tư kỳ vọng ở mức
trung bình về triển vọng phát triển của 2 cổ phiếu này.
=> Dựa vào việc phân tích báo cáo tài chính để đánh giá tình hình tài chính và hiệu
quả hoạt động kinh doanh của 3 công ty trên và việc phân tích so sánh các chỉ số P/E
và P/B, chọn được cổ phiếu MCM là cổ phiếu của CTCP Giống Bò sữa Mộc Châu là
công ty có hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt, tốc độ tăng trưởng đều trong giai đoạn
năm 2020-2022. Có chỉ số P/E và P/B hấp dẫn, là cổ phiếu tốt, có khả năng sinh lời
trong tương lai.
3.Phân tích phi tài chính
- Yếu tố chính trị trong môi trường vĩ mô của ngành sữa
Chính sách hỗ trợ ngành sữa: Chính sách khuyến khích phát triển ngành sữa: Chính
phủ Việt Nam có nhiều chính sách khuyến khích phát triển ngành sữa, tạo điều kiện
thuận lợi cho ngành sữa như:
+ Chương trình phát triển ngành sữa đến năm 2025: Tăng cường đầu tư vào phát
triển đàn bò sữa, nâng cao chất lượng sản phẩm sữa, mở rộng thị trường tiêu
thụ sữa.
+ Quyết định 68/2013/QĐ-TTg: Hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các doanh nghiệp
đầu tư vào ngành sữa.
+ Nghị định 103/2020/NĐ-CP: Quy định về chất lượng sữa và các sản phẩm sữa.
+ Luật an toàn thực phẩm: Thắt chặt quản lý chất lượng sản phẩm: Luật An toàn
thực phẩm ngày càng được hoàn thiện, thắt chặt quản lý chất lượng sản phẩm
sữa, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Thúc đẩy ngành sữa nâng cao chất
lượng, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm, đầu tư vào hệ
thống quản lý chất lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của người tiêu dùng.
Hơn nữa, các chính sách khuyến khích của Nhà nước cũng rất tích cực đối với các
công ty đại chúng. Nhà nước khuyến khích nông dân chăn nuôi và chế biến bò sữa để
tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp trong
ngành. Khuyến khích mọi người dùng sữa để cải thiện vóc dáng, trí tuệ, xương khớp
cho mọi người. Chiến dịch Uống và phát sữa miễn phí của các công ty sữa góp phần
tạo ra thị trường tiềm năng cho ngành sữa Việt Nam. Đặc biệt là các ưu đãi về thuế.
Ngành sữa được hưởng ưu đãi tại Luật Khuyến khích đầu tư trong nước về tiền thuê
đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị. Đây là nguồn động
viên tinh thần, tạo động lực để công ty cố gắng hơn nữa. Trong tương lai, dân số Việt
Nam sẽ già đi nhanh chóng do lượng người trong độ tuổi lao động hiện chiếm 2/3 dân
số nên thị trường sữa dành cho người già sẽ rất tiềm năng.
- Yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến ngành sữa
● Cơ hội:
+ Ứng dụng công nghệ: Trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, Internet vạn vật (IoT)
trong sản xuất, quản lý, marketing.
+ Công nghệ 4.0: Tạo cơ hội đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển sản
phẩm mới.
● Thử thách:
+ Theo Dairyvietnam.com, hơn 95% đàn bò sữa của Việt Nam hiện nay được
chăn nuôi rải rác trong các nông hộ nhỏ lẻ, tính chuyên nghiệp thấp, nguồn
thức ăn hạn chế, 80% đàn bò sữa phải nhập khẩu (bò giống). thức ăn, đồng cỏ).
+ Áp lực chi phí lớn, chất lượng chưa lý tưởng, chỉ đáp ứng được 22-25% nhu
cầu nguyên liệu khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn (theo lời giới thiệu của
Tổng thư ký Hiệp hội Sữa Việt Nam).
- Yếu tố môi trường kinh tế:
+ GDP: Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với tốc độ cao, GDP năm 2022 đạt
391,92 tỷ USD.
+ Lạm phát: Lạm phát được kiểm soát ở mức ổn định, tạo điều kiện cho người
tiêu dùng chi tiêu cho các sản phẩm thiết yếu như sữa.
+ Lãi suất: Lãi suất ngân hàng đang ở mức thấp, khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư vào sản xuất và kinh doanh.
Xu hướng tăng thu nhập bình quân của dân cư bên cạnh việc tạo ra sức mua cao hơn
trên thị trường còn dẫn đến những nhu cầu và mong muốn khác nhau từ phía người
tiêu dùng. Họ có thể yêu cầu cao hơn hoặc sẵn sàng trả cao hơn cho các yếu tố chất
lượng, sự đa dạng, tính tiện dụng, tính thẩm mỹ…
Ngoài ra, một xu hướng khác là việc phân phối thu nhập còn nhiều bộ phận dân cư
cũng là vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm. Chính sự phân chia này làm đa dạng
hơn về nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng và tạo ra những phân khúc khác
biệt trên thị trường.
- Yếu tố kinh tế trong môi trường vĩ mô ngành sữa
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III năm 2020 ước tính tăng 2,62% so với cùng
kỳ năm trước, trước đây là mức tăng thấp nhất của quý III trong các năm giai đoạn
2011-2020. Dịch Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ, nền kinh tế dần trở lại hoạt động
bình thường và mới nên GDP quý III/2020 khởi sắc so với quý II/2020.
Theo tạp chí Tài chính – cơ quan thông tin của Bộ Tài chính, tăng trưởng GDP cả
nước 6 tháng đầu năm 2020 1,81%. Riêng GDP quý II năm 2020 ước tính tăng 0,36%
so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý II trong các năm giai đoạn
2011-2020.
Nguyên nhân là do quý II/2020 là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch
COVID-19 khi Chính phủ chỉ đạo triển khai mạnh mẽ các giải pháp giãn cách xã hội;
của Thủ tướng Chính phủ và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng
doanh nghiệp và nhân dân cả nước.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh và các biện pháp giãn cách, cách ly xã hội dẫn đến nhu
cầu hàng hóa, dịch vụ tăng cao nên ngành sữa luôn điều chỉnh chiến lược kinh doanh,
thay đổi quy mô sản xuất, chất lượng, sản phẩm cho phù hợp với môi trường kinh tế
của vinamilk thị trường.
Theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2020
của cả nước tăng 0,4% so với tháng 6/2020, giảm 0,17% so với tháng 12/2019 và tăng
3,39% so với cùng kỳ năm trước.
Kết luận
Phân tích phi tài chính ngành sữa tại Việt Nam năm 2022 cần xem xét sự phát triển
của ngành, ảnh hưởng của môi trường, xã hội và quản lý công ty đến hiệu suất và bền
vững của doanh nghiệp sữa. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp định hình chiến lược phù
hợp và đảm bảo thích ứng với môi trường kinh doanh đa biến của ngành sữa tại Việt
Nam.

4. Phân tích tài chính


Theo Euromonitor, báo cáo ngành sữa thị trường sữa Việt Nam ước tính đạt 135 nghìn
tỷ đồng trong năm 2022 (+8,3% so với cùng kỳ), nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh của
các ngành hàng sữa chua và sữa uống tăng. Các ngành hàng tăng trưởng cao hơn bao
gồm sữa uống (+10%), sữa chua (+12%), phô mai (+11%), bơ (+10%) và các sản
phẩm từ sữa khác (+8%) trong khi nhà máy sản xuất sữa bột sữa bột chỉ tăng 4% về
giá trị, theo ước tính của Euromonitor.
Trong báo cáo ngành sữa mới nhất, nhóm phân tích SSI cho rằng, dịch Covid-19 đã
tác động đến các nhà máy sản xuất sữa toàn cầu, khiến giá sữa nguyên liệu ở mức thấp
trong năm 2021, đặc biệt là giá chất béo khan Anhydrous (-23% so với cùng kỳ).
Ngoài ra, giá dầu thấp giúp giảm chi phí đóng gói và vận chuyển. Các yếu tố này hỗ
trợ tỷ suất lợi nhuận gộp của các nhà máy sản xuất sữa.

Công ty lớn tiếp tục lấy thêm thị phần. Từ kết quả doanh thu trong báo cáo ngành sữa
khả quan hơn toàn ngành vào năm 2021, VNM có thể đã giành thêm thị phần trong
thời kỳ dịch bệnh. Cụ thể hơn, doanh thu nội địa của +2,5% so với cùng kỳ trong
972020, trong khi tổng lượng tiêu thụ sữa giảm -6,1% trong cùng thời điểm
Quá trình hợp nhất ngành vẫn tiếp diễn khi VNM mua lại Mộc Châu Milk (MCM),
trong khi IDP được Blue Point và Viet Capital mua lại. Sau khi mua lại, các công ty
mục tiêu này đã đạt kết quả ấn tượng: MCM đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng ròng
là 68% so với cùng kỳ trong 972021, trong khi IDP đạt 151 tỷ đồng lợi nhuận ròng
trong 6T2021 (so với 113 tỷ đồng trong năm 2020). Cạnh tranh ngày càng gay gắt khi
có thêm nhiều đối thủ gia nhập thị trường, như Tập đoàn Masan ra mắt sữa ngũ cốc
cacao lúa mạch với thương hiệu B'fast, cũng như Vitadairy có vẻ đang phát triển
nhanh trong phân khúc khúc sữa bột với sản phẩm sữa non.

Kênh thương mại hiện đại (MT) tiếp tục vượt xa kênh thương mại truyền thống về tốc
độ tăng trưởng. Kênh MT chỉ chiếm từ 10% - 15% doanh thu của nhà máy sản xuất
sữa nói chung và nhà máy sản xuất sữa bột nói riêng tại thời điểm hiện tại. Nhận thức
được xu hướng tăng trưởng của kênh này, các công ty F&B đã tích cực đẩy mạnh độ
phủ sóng trên kênh MT, mà theo SSI kênh này sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn kênh
truyền thống do cạnh tranh khốc liệt của nhiều nhãn hàng. Theo Kantar Worldpanel,
sữa là một trong những sản phẩm được mua online tăng mạnh nhất trong thời kỳ dịch
bệnh.
Về triển vọng tăng trưởng 2023, SSI cho rằng ngành sữa ít nhạy cảm hơn với dịch
Covid-19. Mặc dù sữa được coi là mặt hàng thiết yếu, nhưng xu hướng tiêu thụ có thể
theo "mô hình chữ K". Theo đó, nhu cầu từ người tiêu dùng có thu nhập thấp vẫn có
thể bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 đã gây thiệt hại đến thu nhập của nhóm này, hoặc
đối với những người tiêu dùng nhạy cảm về giá.
Các nhà máy sản xuất sữa như Vinamilk và Vinasoy đã chứng kiến hiện tượng cơ cấu
sản phẩm bán ra dịch chuyển về phía các sản phẩm giá rẻ trong 9 tháng 2021. Ngược
lại, sự phân hóa sẽ tiếp tục diễn ra do nhóm thu nhập trung bình và cao ít bị ảnh hưởng
hơn và họ vẫn sẽ có xu hướng gia tăng tiêu thụ các sản phẩm cao cấp.

Ước tính tăng trưởng doanh thu của ngành là một chữ số trong năm 2023: Theo kịch
bản cơ sở của SSI giả định: Thứ nhất, dịch Covid-19 đã được kiểm soát vào năm
2023, Thứ hai, sẽ không có thêm đợt giân cách xã hội trên toàn quốc, và Thứ ba, tiêu
thụ sửa nói chung sẽ phục hồi so với mức thấp trong năm 2023 là 7%.
Giá sữa nguyên liệu có khả năng tăng nhẹ trong năm 2022, cũng giống như xu hướng
tăng giá của các loại hàng hóa khác. Theo đó, giả định giá sữa nguyên liệu sẽ tăng 4%
so với cùng kỳ trong năm 2023. Ngoài ra, giá dầu cao hơn trong năm 2023 có thể sẽ
ảnh hưởng đến chi phí đóng gói và vận chuyển.
Các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến ESG (môi trường, xã hội, quản trị) khi đầu tư
vào các công ty sữa. Do đó, các công ty sữa đã bắt đầu đa dạng hóa sản phẩm, ví dụ
như chuyển sang đồ uống có nguồn gốc thực vật.
Về phía người tiêu dùng, protein thay thế như các loại sữa hạt đã được chú ý nhiều
hơn khi người dân ngày càng nhận thức rõ hơn về môi trường, sức khỏe và chế độ ăn
uống

You might also like