You are on page 1of 12

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

S Họ & tên thành viên nhóm Deadline Tham gia thảo luận Tổ chức và Hiệu Tổng
T nhóm nhiệt tình, đưa hướng dẫn quả cộng
T ra ý kiến, tạo môi cả nhóm làm
trường hợp tác tốt việc

Tối đa
Tối đa 30% Tối đa 30% Tối đa 10%
30%

1 Trương Huỳnh Hùng Anh 30% 30% 10% 30% 100%

2 Phan Thị Mỹ Duyên 30% 30% 30% 90%

3 Hồ Thị Mỹ Ngọc 30% 30% 30% 90%

4 Nguyễn Ngọc Phương Thùy 30% 30% 30% 90%

5 Vũ Hùng Phong 30% 30% 30% 90%


CHƯƠNG 3: ĐỊNH GIÁ TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
3.1. Phương pháp P/E
- Khái niệm

Tỷ số giá thị trường trên thu nhập P/E là quan hệ tỷ lệ giữa giá thị trường một cổ phiếu
với thu nhập (lợi nhuận sau thuế) của một cổ phiếu. Phương pháp thẩm định giá dựa vào
tỷ số P/E được xây dựng trên cơ sở so sánh tỷ số P/E của doanh nghiệp tương tự để tìm ra
giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định giá.

- Công thức

VDN = P × Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

= P/E × EPS × Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

Trong đó:

− VDN: Giá trị thị trường của doanh nghiệp

− P/E được xác định bằng cách lấy bình quân tỷ số P/E của các công ty tham chiếu

− EPS: Thu nhập của cổ phiếu tại thời điểm thẩm định giá Công ty tham chiếu

(Chú thích: Các công ty tham chiếu được lựa chọn là các công ty cùng ngành, quy mô tài
sản, doanh thu và các chỉ số tài chính tương đối với công ty cần định giá.

- Các công ty tham chiếu được liệt kê như bảng sau:

STT Mã cổ phiếu Tên công ty

1. HSG CTCP Tập đoàn Hoa Sen


2. NKG CTCP Thép Nam Kim
3. POM CTCP Thép Pomina
4. DTL CTCP Đại Thiên Lộc
5. VGS CTCP Ống thép Việt Đức VG PIPE

Bảng 3.1. Các công ty tham chiếu của HPG

3.1.1. Thu thập giá thị trường của các công ty tham chiếu
Để định giá doanh nghiệp theo phương pháp này, ta cần phải lựa chọn một hệ số
nhân phù hợp. Ta thấy trong các chỉ số thì chỉ số P/E rất có ích cho việc định giá. Như
vậy, giá cổ phiếu của công ty sẽ bằng thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty cần định giá
nhân với hệ số P/E bình quân của các công ty tham chiếu.

Nhằm thuận tiện cho việc thu thập số liệu và định giá doanh nghiệp, thay vì thu thập
giá và EPS của mỗi cổ phiếu công ty rồi tính P/E thì ta sẽ thu thập trực tiếp giá trị hệ số
P/E đã được tính sẵn của công ty tham chiếu trên trang web từ năm 2018 đến 2022 như
sau:

P/E
STT Mã cổ phiếu P/E bình quân
2018 2019 2020 2021 2022

1 HSG 5,89 8,91 8,4 4,08 23,67 10,19

2 NKG 21,9 26,53 8,99 3,30 -24,05 7,334

3 POM 3,79 -4,71 231,79 22,39 -1,42 50,368

4 DTL -141,3 -10,7 31,1 48,61 -10,53 -16,564

5 VGS 7,72 3,79 5,24 14,27 4,75 7,154

Bảng 3.2: Số liệu P/E của các công ty tham chiếu (2018 - 2022).

3.1.2. Xác định hệ số nhân


Hệ số nhân được tính bằng cách lấy bình quân chỉ số P/E của 5 công ty tham chiếu
theo số liệu đã thu thập như trên:
10 ,19+7,334 +50,368−16,564 +7,154
P/E bình quân =
5
= 11,6964 lần

3.1.3. Xác định thu nhập trên cổ phiếu (EPS)

( EBIT − I ) × ( 1− Tℎuế TNDN ) −Cổ tức cổ pℎiếu ưuđãi


EPS =
Số lượng cổ pℎiếu tℎường đang lưu ℎànℎ

Trong đó:

(EBIT – I) × (1 – Thuế TNDN) chính là bằng với lợi nhuận sau thuế được ghi nhận
trên Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của HPG không phát hành cổ phiếu ưu
đãi nên cổ tức cổ phiếu ưu đãi bằng 0 số lượng cổ phiếu thường HPG đang lưu hành trên
thị trường 4,472,922,706 cổ phiếu

- Lợi nhuận sau thuế 2022 = 8,444,429,055,000 đồng

- Thu nhập trên mỗi cổ phiếu năm 2022:

Lợi nℎuận sau tℎuế 202 2 8,444,429,055 , 000


EPS2022 = = = 1.887,9 đồng
Số lượng cổ pℎiếu đang lưu ℎànℎ 4,472,922,706

3.1.4. Định giá doanh nghiệp


- Giá cổ phiếu HPG cuối năm 2022:

P2022 = P/E bình quân × EPS2022 =11,6964 x 1.887,9 = 22.081,6 đồng

- Giá trị doanh nghiệp cuối năm 2022:

VDN = P2022 × Số lượng cổ phiếu năm 2022

= 22.081,6 × 4,472,922,706 = 98.769.419.998.902 đồng


- Nợ phải trả được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán năm 2022:
VD = 74,222,582,021,000 đồng
- Giá trị doanh nghiệp đối với chủ sở hữu:

VE = VDN – VD =98.769.419.998.902 – 74,222,582,021,000


= 24.546.837.977.902 đồng
=> Vậy theo phương pháp so sánh giá thị trường, giá trị của Tập đoàn Hòa Phát tại thời
điểm cuối năm 2022 là 24.546.837.977.902 đồng.

3.2. Phương pháp tài sản thuần


3.2.1. Khái niệm và công thức tính

❖ Khái niệm

Phương pháp giá trị tài sản thuần còn gọi là phương pháp giá trị nội tại hay mô hình
định giá tài sản, được xây dựng dựa trên các nhận định: Doanh nghiệp về cơ bản giống
như một loại hàng hóa thông thường; Hoạt động của doanh nghiệp bao giờ cũng được
tiến hành trên cơ sở một lượng tài sản hiện có phục vụ sản xuất kinh doanh; Tài sản
doanh nghiệp được hình thành bởi nguồn vốn từ chủ sở hữu doanh nghiệp và sự tài trợ
vốn của các nhà đầu tư.

Do đó, phương pháp giá trị tài sản thuần là phương pháp ước tính giá trị doanh
nghiệp dựa trên tổng giá trị tài sản thực tế mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng vào sản
xuất kinh doanh sau khi đã trừ đi khoản nợ phải trả.

❖ Công thức

Giá trị thị trường của doanh nghiệp được tính toán dựa trên bảng cân đối tài sản của
doanh nghiệp và giá trị của vốn chủ sở hữu được tính như sau:

VE = V A – VD

Trong đó: VE: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu

VA: Giá trị thị trường của toàn bộ tài sản

VD: Giá trị thị trường của nợ


3.2.2. Thu thập dữ liệu từ Bảng cân đối kế toán

Thông tin, số liệu được trích và tính toán dựa trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất
năm 2021 của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động

Đơn vị tính:
đồng
TÀI SẢN 2020 2021
Tiền và các khoản tương đương tiền 7,347,857,397,925 4,142,015,762,555
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 8,057,318,821,918 14,236,626,334,707
Các khoản phải thu ngắn hạn 1,595,251,018,946 3,162,121,971,586
Hàng tồn kho 19,422,177,452,67 29,167,232,293,922
4
Tài sản ngắn hạn khác 894,629,279,254 1,247,261,407,887
Các khoản phải thu dài hạn 439,493,257,757 482,389,179,464
Tài sản cố định 7,294,961,666,136 9,647,168,873,232
Tài sản dở dang dài hạn 132,620,362,470 79,697,939,172
Đầu tư tài chính dài hạn 52,757,540,273 -
Tài sản dài hạn khác 793,813,155,551 806,891,052,417
NỢ PHẢI TRẢ 30,549,190,106,02 42,593,158,815,096
2

Bảng 3: Số liệu một số khoản mục trong Bảng cân đối kế toán năm 2020 của MWG

3.2.3. Định giá doanh nghiệp


Bước 1: Kiểm kê tài sản của doanh nghiệp

Do hạn chế về điều kiện không thể đến trực tiếp doanh nghiệp nên việc kiểm kê tài
sản sẽ dựa trên thông tin, số liệu về tài sản và cơ cấu nguồn vốn được phản ánh trên Bảng
cân đối kế toán năm 2021 của MWG đã đăng trên trang mạng Cafef.vn. Trong đó, số đầu
năm 2021 được dùng làm tài liệu tham khảo, so sánh sự chênh lệch do các nghiệp vụ này
đã phát sinh trong quá khứ, cách xa thời điểm định giá nên không còn phù hợp với giá thị
trường. Vì vậy, việc giả sử số liệu cuối năm 2021 thể hiện trên Bảng cân đối kế toán năm
2021 phản ánh đúng giá trị thị trường của toàn bộ số tài sản trong doanh nghiệp tại thời
điểm xác định giá trị doanh nghiệp sẽ phù hợp hơn.

Bước 2: Dựa vào kết quả kiểm kê tiến hành phân loại tài sản

Ta sẽ lựa chọn những danh mục tài sản cần thiết có khả năng đáp ứng yêu cầu sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp và loại bỏ những tài sản không cần thiết dùng đến
trong quá trình thẩm định giá doanh nghiệp. Theo đó, những loại tài sản được chọn gồm
có tiền & các khoản tương đương tiền, tài sản cổ định, hàng tồn kho, các khoản đầu tư tài
chính, đầu tư bất động sản, các khoản phải thu và chi phí trả trước.

Bước 3: Đánh giá giá trị còn lại của tài sản theo giá thị trường

a) Tài sản hữu hình

- Tài sản bằng tiền

Bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng cả không kỳ hạn và có kỳ hạn đáo hạn ban
đầu không quá 3 tháng.Tuy nhiên so với hồi đầu năm thì cuối năm 2021 MWG không có
các khoản tiền gửi có kỳ hạn. Như vậy, tiền mặt sẽ được xác định theo biên bản kiểm quỹ
và tiền gửi được xác định theo số dư đã đối chiếu xác nhận với ngân hàng, cụ thể như
sau:

+ Tiền mặt: 260.667.264.502đồng

+ Tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn: 1,535,343,498,053.00 đồng


🡪 Tổng tài sản bằng tiền: = 4,142,015,762,555.00 đồng
- Tài sản là hiện vật

a) Tài sản hữu hình


Bao gồm tài sản cố định hữu hình (nhà xưởng và vật kiến trúc; máy móc, thiết bị;
phương tiện vận tải; thiết bị văn phòng) và hàng tồn kho (hàng hóa, vật tư, thành phẩm).

Đối với những tài sản, hàng hóa, vật tư và thành phẩm được giao dịch phổ biến trên
thị trường thì căn cứ vào đó để ước tính giá trị hay xác định theo giá thị trường. Ngược
lại, đối với những tài sản không được giao dịch phổ biến thì áp dụng các phương pháp
thẩm định bất động sản, máy thiết bị phù hợp còn đối với hàng hóa, vật tư và thành phẩm
thì xác định theo nguyên giá ghi trên sổ sách kế toán nhân với chất lượng còn lại. Như
vậy, giá trị của tài sản là hiện vật được tính như sau:

+ Giá trị thực tế của tài sản cố định hữu hình = Nguyên giá – Giá trị hao mòn lũy kế =
17,987,087,849,355.00 -8,420,132,916,135.00 = 9,566,954,933,220.00 đồng
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình và vô hình tăng so với năm 2020 là do đầu tư
mở rộng, mua thêm các công ty con.

+ Hàng tồn kho (bao gồm cả chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và trừ đi khoản dự
phòng): 29,850,068,817,719.00 đồng.
Trong đó:

− Thiết bị điện tử : 9.599.829.942.217

− Điện thoại di động : 5.782.849.683.251

− Thiết bị gia dụng : 5.155.389.341.716

− Thực phẩm khô, thực phẩm tươi sống, các loại nước uống và hàng tiêu

dùng : 2.754.371.778.889

− Phụ kiện : 1.892.878.368.737

− Hóa mỹ phẩm :1.891.429.518.704


− Đồng hồ, mắt kính : 852.970.745.790

− Máy tính xách tay : 713.575.066.357

− Vật tư lắt đặt: 304.172.208.509

− Máy tính bảng : 260.221.354.614

− Thẻ cào : 24.276.449.619

− Hàng đang chuyển : 14.669.782.299

− Hàng hóa khác : 513.434.577.017

− Dự phòng giảm giá hàng tồn kho : (682.836.523.797)

🡪 Tổng tài sản là hiện vật: 29,850,068,817,719 + 9,566,954,933,220=


39.417.000.000.000 đồng

- Các khoản phải thu

Bao gồm các khoản phải thu ngắn hạn như phải thu ngắn hạn khách hàng, trả trước
cho người bán ngắn hạn, phải thu về cho vay ngắn hạn,… và khoản phải thu dài hạn. Sau
khi đối chiếu công nợ, đánh giá tính pháp lý, khả năng thu hồi nợ của từng khoản nợ cụ
thể sẽ loại ra những khoản nợ mà doanh nghiệp khó đòi để xác định giá trị thực tế của các
khoản phải thu, cụ thể như sau:

+ Phải thu ngắn hạn khách hàng: 384.236.578.232 đồng

+ Trả trước cho người bán ngắn hạn: 390.738.782.756 đồng

+ Phải thu về cho vay ngắn hạn: 961.917.697.638 đồng

+ Phải thu khác: 1.425.228.912.960 đồng


🡪 Tổng các khoản phải thu ngắn hạn: 1,595,251,018,946 đồng

- Chi phí trả trước

Bao gồm các khoản trả trước như chi phí thuê hoạt động (trong kỳ không có điều
chỉnh giảm tiền thuê do trả lại đất), chi phí mua công cụ, dụng cụ,… được liệt kê như sau:

b) Tài sản vô hình

Theo phương pháp này, ta chỉ thừa nhận giá trị các tài sản vô hình đã được xác định
trên sổ kế toán (số dư trên sổ kế toán vào thời điểm cuối năm 2020) và thường không tính
đến lợi thế thương mại của doanh nghiệp.

Giá trị thực tế của tài sản cố định vô hình = Nguyên giá – Giá trị hao mòn lũy kế =
80,213,940,012 đồng
Trong đó:
🡪 Tổng tài sản vô hình: 25.998.878.500 + 688.364.885 + 53.526.696.627 =
80.213.940.012 đồng

Như vậy, so với số liệu ở đầu năm 2021 của MWG, giá trị mỗi loại tài sản ở thời
điểm thẩm định giá là cuối năm 2021 đã có sự thay đổi , phù hợp hơn với giá thị trường
tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Bước 4: Xác định giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp

Giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp được tính bằng cách cộng tất cả giá trị các tài
sản đã được thẩm định giá lại theo giá trị thị trường ở bước 3.

Giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp: VA = 51,955,257,770,657 + 11,016,147,044,285 =
62,971,404,814,942 đồng
Bước 5: Xác định giá trị của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu

Giá trị của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu được tính bằng cách lấy tổng giá trị tài
sản đánh giá lại đã tính ở bước 4 trừ đi nợ phải trả được ghi nhận trong Bảng cân đối kế
toán năm 2020 của MWG.

- Giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp: VA = 62,971,404,814,942 đồng
- Nợ phải trả được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán năm 2020: V D =
42,593,158,815,09 đồng

- Giá trị của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu: VE = VA – VD


= 62,971,404,814,942 - 42,593,158,815,096 = 20.378.245.999.846 đồng
Tuy nhiên, theo phương pháp giá trị tài sản thuần thì giá trị doanh nghiệp chỉ đơn
giản được tính bằng tổng giá thị trường của tài sản trong doanh nghiệp tại một thời điểm
nhất định mà bỏ qua phần lớn các yếu tố phi vật chất quan trọng, trong đó có lợi thế
thương mại. Vì vậy, phương pháp này sẽ khó khăn trong việc đánh giá về triển vọng sinh
lời của doanh nghiệp. Bởi động cơ của người mua doanh nghiệp là nhằm sở hữu các
khoản thu nhập trong tương lai chứ không phải để bán lại ngay những tài sản hiện thời.
Do đó, cần kết hợp với phương pháp đánh giá lợi thế thương mại Goodwill để xác định
giá trị doanh nghiệp trên cơ sở có tính đến cả lợi ích của người mua và người bán.

3.3. Kết luận về giá trị doanh nghiệp


Tổng hợp lại kết quả của 2 phương pháp định giá, ta sẽ tính giá trung bình có trọng
số để đưa ra mức giá cuối cùng. Theo đó lấy mức giá của mỗi phương pháp nhân với
trọng số và sau đó cộng lại để đưa ra kết luận cuối cùng về giá trị của CTCP Thế Giới Di
Động.

Trong quá trình thực hiện, do hạn chế về điều kiện và thời gian không thể đến trực
tiếp doanh nghiệp nên việc thu thập dữ liệu phục vụ cho phương pháp tài sản sẽ không
đầy đủ hay chính xác về mặt dữ liệu và thông tin. Bên cạnh đó, lợi thế thương mại là yếu
tố quan trọng trong giá trị doanh nghiệp nhưng cũng rất khó để tính ra giá trị chính xác.
Vì vậy, việc định giá bằng phương pháp tài sản không có độ tin cậy cao nên sẽ lấy trọng
số phương pháp tài sản là 30% và phương pháp so sánh thị trường là 70% khi xác định
giá trị nội tại của CTCP Thế Giới Di Động.

You might also like