You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG

TRỪƠNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

******

CHUYÊN ĐỀ 5 + 6

MÔN: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

PHÂN TÍCH DOANH THU – CHI PHÍ –LỢI NHUẬN VÀ HOẠCH ĐỊNH KẾ
HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN

Giảng viên: LÊ NGUYỄN TRÀ GIANG

Người thực hiện: Nhóm 03

Lớp: DHTN15D

Khoá: 15

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


NHẬT KÝ LÀM VIỆC NHÓM

Nội dung họp Phân công công Tên người Địa


nhóm việc thực hiện điểm

Ngày Phân chia công Zalo


14/11/2021 việc chuyên đề 5

Ngày Phân chia công -Đánh giá khả năng -Ngọc Mai, Teams
19/11/2021 việc chuyên đề 6 hoàn thành kế hoạch Trúc Phương,
của năm 2021 Minh Hưng

-Nhận xét kế hoạch


-Phạm
ngân sách, bình luận
Phương, Đào
về kế hoạch kinh
Phương,Thùy
doanh của năm 2022
Vi
- Tính toán số liệu
-Minh Hưng

Ngày Tổng hợp công Tổng hợp Thùy Vi Zalo


20/11/2021 việc chuyên đề 5

Ngày Họp nhóm và sửa Các thành viên thảo Cả nhóm Teams
22/11/2021 bài chuyên đề 5 luận và sửa chữa bài

2
nhóm.

Ngày Tổng hợp công Tổng hợp Ngọc Mai Zalo


28/11/2021 việc chuyên đề 6

Ngày Họp nhóm và sửa Các thành viên thảo Cả nhóm Teams
02/12/2021 bài chuyên đề 6 luận và sửa chữa bài
nhóm.

Mức độ đóng
STT Họ và tên thành viên
góp
1 Hồ Ngọc Mai 100%

2 Phạm Thị Thanh Phương 100%

3 Nguyễn Thị Trúc Phương 100%

4 Phạm Thị Thùy Vi 100%

5 Đặng Ngô Minh Hưng 100%

6 Đào Thị Phương 100%

3
CHUYÊN ĐỀ 6: HOẠCH ĐỊNH KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN

I. Cơ sở lý luận:

II. Phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp MASAN
1. Dự toán hoạt động kinh doanh quý IV và đánh giá khả năng hoàn
thành kế hoạch của năm 2021 công ty MASAN:

Quý Quý Quý Quý


Kết quả kinh doanh Quý 4/2021
4/2020 1/2021 2/2021 3/2021
1. Doanh thu bán hàng
22,100,147 20,320,723 21,577,402 23,903,900 24,696,635,716
và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ
500,616 343,862 358,108 299,091 309,009,888
doanh thu
3. Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp 21,599,531 19,976,861 21,219,294 23,604,809 24,387,625,828
dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán 16,384,772 15,662,741 16,372,047 17,508,62 17,508,621,000
5. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch 5,214,759 4,314,120 4,847,247 6,096,188 6,879,004,828
vụ
6.Doanh thu hoạt động tài
177,224 216,267 245,419 326,610 401,286,711
chính
7. Chi phí tài chính 1,420,426 1,382,728 1,396,712 1,366,192 1,348,760,345
Trong đó :Chi phí lãi vay 1,138,157 1,194,144 1,179,868 1,157,486 1,142,717,288
8. Phần lãi/lỗ trong công
831,300 946,559 1,024,394 933,881 964,851,713
ty liên doanh, liên kết
9. Chi phí bán hàng 3,537,186 2,728,343 2,668,793 3,083,017 2,985,095,560
10. Chi phí quản lý doanh
519,668 902,574 907,764 1,170,650 1,209,472,789
nghiệp
11. Lợi nhuận thuần từ
746,003 463,301 1,143,79 1,736,820 2,701,814,558
hoạt động kinh doanh
12. Thu nhập khác 548,516 51,810 140,481 146,681 188,243,252
13. Chi phí khác 321,222 28,058 142,409 20,435 36,145,189
14. Lợi nhuận khác 227,294 23,752 -1,928 126,24 152,098,063
Phần lợi nhuận/lỗ từ
công ty liên kết liên        
doanh
15. Tổng lợi nhuận kế
973,297 487,053 1,141,863 1,863,066 2,853,912,621
toán trước thuế
18. Lợi nhuận sau thuế
584,393 342,731 1,053,462 1,586,332 1,566,091,512
thu nhập doanh nghiệp

4
Bảng Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh quý 4 năm 2021
1.1 Tình hình kinh doanh 3 quý đầu năm 2021 của MASAN:

Nhìn chung doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ có chuyển biến tích cực
trong 3 quý đầu năm 2021 .Vượt qua khó khăn của dịch bệnh, nỗ lực vận hành hệ thống
để không đứt gãy chuỗi cung ứng, Công ty cổ phần Tập đoàn Masan đạt mức doanh thu
kỷ lục 64,801 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2021, với mức tăng trưởng mạnh 16,5% so với
cùng kỳ năm ngoái.Trong Quý 3/2021 tuy doanh thu tăng nhưng MCH và WCM lần
lượt mất doanh thu tiềm năng là 1.130 tỷ đồng và 650 tỷ đồng do gián đoạn chuỗi cung
ứng vì giãn cách xã hội.Năm 2021, Masan đã cải thiện lợi nhuận trên tất cả các mảng
kinh doanh, đáng chú ý nhất là có quý đầu tiên đạt lãi ròng vào Quý 3/2021 và tăng tốc
mở rộng mô hình mini-mall nhờ chuỗi WinCommerce.

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng thì giá vốn bán hàng và lợi nhuận
gộp cũng sẽ tăng theo, các khoản mục về chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp
cũng biến động tăng theo doanh thu.Bên cạnh đó việc ta dự toán doanh thu hoạt động tài
chính cung sẽ tăng có thể chủ yếu là do tăng thu lãi từ hoạt động ngân quỹ.Chi phí tài
chính lại tăng lên do các khoản nợ của MASAN tăng đáng kể .Trong năm 2020, Masan
đã tăng vốn thông qua các khoản vay để mua thêm cổ phần tại các công ty con, đặc biệt
là tại The CrownX và VCM. Tổng nợ của Masan cũng tăng do hợp nhất các doanh
nghiệp mới mua lại hiện đang vay nợ, ví dụ như VCM. Còn thu nhập khác và chi phí
khác là các khoản thu chi không thuộc hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh
nghiệp, do đó tốc độ tăng trưởng cũng sẽ không phụ thuộc vào doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ. Như đã thấy trong 3 quý đầu năm của công ty MASAN thì thu nhập
khác đang tăng, chính vì vậy ta có thể dự toán quý 4 của năm 2021 thu nhập khác cũng sẽ
tăng theo. Vì thu nhập của các công ty con của MASAN hoạt động đang rất thành công ở
nhiều lĩnh vực như MHT (Masan High-Tech Materials) tăng do hợp nhất HCS (H.C.
Starck Group GmbH) và giá cả hàng hóa cao hơn. Chi phí khác của MASAN tăng giảm
không ổn định do doanh nghiệp đã chi trả các chi phí đặc biệt nhà máy Masan MSI Bình
Dương đang thực hiện 3 tại chỗ (3T) chi phí cho khoảng 1.800 nhân viên, thực hiện test
định kỳ 3 ngày 1 lần. Dù đang thiếu lao động so với điều kiện bình thường nhưng MSI

5
Bình Dương vẫn duy trì sản xuất, phục vụ các mặt hàng thiết yếu như nước mắm, nước
tương, gia vị, đồ uống… cho người dân.

1.2 Dự toán tình hình tăng trưởng quý IV năm 2021

Các đợt bùng phát liên quan đến COVID-19 tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng đến tăng
trưởng trong quý IV/2021. Bằng chứng là trong quý III/2021, MCH và WCM lần lượt
mất doanh thu tiềm năng là 1.130 tỷ đồng và 650 tỷ đồng do gián đoạn chuỗi cung ứng vì
giãn cách xã hội.Dựa vào tình hình tăng trưởng của 3 quý đầu năm, nhóm em kỳ vọng
doanh thu là 24,696,635,716 triệu đồng. Doanh thu thuần tăng hơn so với quý III do
chuỗi cung ứng của MASAN vẫn phục vụ rất tốt cho người dân trong bối bảnh đại dịch.

Chi phí trong quý IV dự báo sẽ không có mấy biến động so với 3 quý đầu năm 2021.Chi
phí bán hàng dự báo giảm do MASAN luôn có vị thế dẫn đầu và uy tín nhất định nên
không cần tăng tỉ lệ chiết khấu để giữ chân người tiêu dùng.Còn về chi phí khác dự báo
sẽ giảm mạnh so với quý III có thể là do nước ta nói chung và Sài Gòn nói riêng đã tiến
hành bình thường mới, giảm đi các chi phí khác cho công ty.

Qua dự toán quý IV như trên ta có thể thấy MASAN vẫn duy trì hoạt động sản xuất kinh
doanh hiệu quả và ổn định trong giai đoạn đầy thử thách do tác động của đại dịch
COVID-19 vừa qua.

2.Triển vọng của MSN trong năm 2022

Ngành sản xuất hàng tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng do những biến động trong
ngân sách và thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Song nhìn chung, triển vọng của
ngành vẫn rất tích cực.

Trong mọi hoàn cảnh, tập đoàn MASAN cần theo dõi sát sao thị hiếu thay đổi nhanh
chóng của khách hàng để xác định những thương hiệu cũng như sản phẩm có thể tạo lợi
nhuận tối đa. Đồng thời, MSN cũng cần có khả năng phát triển danh mục sản phẩm kết
hợp các thương hiệu cao cấp và bình dân, để giảm nguy cơ thiếu hụt doanh số trong
trường hợp suy thoái kinh tế.

II.1 Kế hoạch ngân sách của MSN trong năm 2022

Chỉ tiêu 2021 2022 2022 2022

6
Công suất hoạt động 80% 90% 100%

TTổng doanh thu bán hàng 90.498.660 88.100.093 99.112.605 110.125.117


và cung cấp dịch vụ
Chi phí biến đổi 24.307.217 18.971.694 21.343.156 23.714.617
Chi phí cố định 1.709.037 2.399.369 2.699.290 2.999.211
Tổng ngân sách chi 26.016.254 21.371.063 24.042.446 26.713.829
Lợi nhuận 64.482.406 66.079.287 74.339.197 82.599.108

a) Kế hoạch ngân sách năm 2022 với công suất 80%, 90% trên cơ sở KQKD đã tổng
kết giai đoạn 2016-2021
Dựa theo kết quả dự toán với công suất 80%, 90% thì doanh thu, chi phí và lợi nhuận
năm 2022 có phần điều chỉnh tăng so với năm trước đó.
Cụ thể doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ đạt 98.341.644 triệu đồng với công
suất 90% và chỉ đạt 87.450.350 triệu đồng khi hoạt động với công suất 80%. Nếu doanh
nghiệp chỉ hoạt động 80% công suất thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có thể
giảm 3% nhưng nếu doanh nghiệp hoạt động với 90% công suất thì doah thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ sẽ tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.
Theo dự toán của nhóm thì các chi phí biến đổi của doanh nghiệp giảm khi hoạt động
không hết công suất, cụ thể là sẽ giảm 28% nếu hoạt động ở mức 80% công suất và giảm
14% nếu hoạt động ở mức 90% công suất. Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
như MASAN thì chi phí quảng cáo và khuyến mãi là vấn đề đáng chú ý. Nếu như doanh
nghiệp chỉ hoạt động với 80% công suất trong năm tới thì chi phí quảng cáo và khuyến
mãi sẽ giảm 3% còn với công suất hoạt động 90% thì chi phí này sẽ tăng 8%. Chi phí
quảng cáo và khuyến mãi giảm là do doanh nghiệp chưa hoạt động hết công suất nhưng
bên cạnh đó thì cũng bởi vì doanh nghiệp đã có thương hiệu trên thị trường, các mặt hàng
được sản xuất ra với chất lượng rất tốt nên được khách hàng ưa chuộng, theo một số
thống kê thì hơn 90% hộ dân ở nước ta thì trong gia đình có ít nhất 1 sản phẩm của MSN.
Nếu doanh nghiệp hoạt động 90% công suất thì có thể công ty sẽ mở rộng đầu tư và quy
mô sản xuất, bên cạnh đó MSN cũng có khả năng tung ra thị trường sản phẩm mới nên
cần sự đầu tư về quảng cáo và khuyến mãi. Đối với chi phí cố định được dự báo trong

7
năm 2022 của doanh nghiệp thì có xu hướng tăng. Cụ thể là tăng 29% nếu như doanh
nghiệp hoạt động với công suất 80% và tăng 37% nếu như doanh nghiệp hoạt động với
công suất 90%. Nhưng nhìn chung về phần dự toán tổng chi ngân sách của doanh nghiệp
thì lại có xu hướng giảm khi doanh nghiệp chưa hoạt động hết công suất. Lợi nhuận của
một doanh nghiệp được tính dựa vào doanh thu và chi phí. Mặc dù chưa hoạt động hết
công suất nhưng có thể thấy dự toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh
nghiệp đang tăng nhưng tổng ngân sách chi lại đang giảm dần cho nên lợi nhuận của
doanh nghiệp dự báo sẽ tăng từ 2%-13% trong năm 2022.
b) Kế hoạch ngân sách năm 2022 với công suất 100% dựa trên tốc độ KQKD đã tổng
kết giai đoạn 2016-2021
Dựa theo kết quả dự toán với công suất 100% thì nhóm chúng tôi dự toán doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tăng từ 90.498.660 triệu đồng lên 109.312.938 triệu đồng
tương đương tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy công ty có thể sẽ
mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và cũng có thể sẽ tung ra thị trường sản phẩm mới,
bên cạnh đó cũng cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả trong ngành sản xuất
hàng tiếu dùng của mình với 100% công suất. Nhóm chúng tôi cũng đã dự báo được rằng
tổng ngân sách chi của doanh nghiệp sẽ có xu hướng tăng lên nhưng sẽ không quá cao và
cụ thể là tăng từ 26.016.254 triệu đồng lên 26.713.829 triệu đồng tương đương với tăng
2.4% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng ngân sách chi tăng là do chi phí cố định của doanh
nghiệp tăng lên cụ thể là chi phí nhân viên quản lý và chi phí thuế thu nhập hiện hành
tăng và dự báo là sẽ tăng 17% nếu như doanh nghiệp hoạt động hết 100% công suất. Trên
cơ sở dự toán tổng ngân sách chi của doanh nghiệp sẽ tăng một khoảng nhỏ thì ta cũng có
thể thấy doanh nghiệp đang quản lý hiệu quả các khoản mục chi phí. Điều này sẽ giúp
cho doanh nghiệp có thể tiến xa hơn trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Vì dự toán
doanh thu và bán hàng của doanh nghiệp tăng nên lợi nhuận dự toán của doanh nghiệp
cũng sẽ có xu hướng tăng lên mặc dù dự toán ngân sách chi của doanh nghiệp tăng
nhưng không hề đáng kể. Nếu công ty hoạt động hết 100% công suất thì lợi nhuận của
công ty tăng 64.402.486 triệu đồng lên 82.599.109 triệu đồng tương ứng với tăng 22% so
với năm 2021. Điều này cho thấy MASAN ngày càng đứng vững và khẳng định được vị
trí của mình trên thị trường khinh doanh và sản xuất hàng tiêu dùng không chỉ ở trong
nước mà còn có thể tiến xa hơn ở thị trường nước ngoài.

8
9

You might also like