You are on page 1of 1

GIÁO DỤC TIỂU HỌC (ST3 – 2/1)

Chương I: Cơ sở chung của giáo dục tiểu học


Câu 1: Mục đích của giáo dục tiểu học
- Khái niệm: Mục đích của giáo dục tiểu học là phạm trù cơ bản của giáo dục học, phản ánh kết quả
mong muốn trong tương lai của giáo dục, phản ánh trước sản phẩm dự kiến của hoạt động chung của
giáo dục và học tập.
- Mục đích của GDTH:
 Nhằm hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng cho sự hình thành và phát
triển nhân cách người công dân, người lao động trong tương lai.
 Chuẩn bị về mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất, lao động để tiếp tục học lên trung học hoặc đi
vào cuộc sống lao động và tiếp tục học theo nhu cầu và nguyện vọng bằng những hình thức thích
hợp.
 Mục đích của giáo dục luôn luôn biến đổi cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng yêu
cầu phát triển và trong xã hội có giai cấp, mục đích giáo dục phản ánh tính giai cấp của giáo dục.
Câu 2: Nhiệm vụ của giáo dục tiểu học.
- GDTH bao gồm các nhiệm vụ: giáo dục trí tuệ (trí dục); giáo dục đạo đức (đức dục); giáo dục mĩ thuật
(mĩ dục); giáo dục thể chất (thể dục); giáo dục lao động.
1. Giáo dục trí tuệ (Trí dục)
 Cung cấp cho học sinh kiến thức sơ đẳng, có tri thức, kĩ năng kĩ xảo tương ứng (thông qua các môn
học).
 Phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, năng lực sáng tạo
 Hình thành cơ sở ban đầu của thế giới quan khoa học
 Rèn luyện HS làm quen với hoạt động học tập
 Bồi dưỡng nhu cầu và hứng thú học tập
2. Giáo dục đạo đức (Đức dục)
 Bồi dưỡng hiểu biết về chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ với bản thân, gia đình, nhà
trường, xã hội, thế giới tự nhiên.
 Bồi dưỡng xúc cảm, tình cảm tích cực đối với các chuẩn mực đạo đức
 Rèn luyện hành vi và thói quen hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức đã được quy định
3. Giáo dục mĩ thuật (Mĩ dục)
 Bồi dưỡng quan niệm, chuẩn mực, niềm tin thẩm mĩ, phát triển năng lực cảm nhận cái đẹp
 Bồi dưỡng cảm xúc, tình cảm thẩm mĩ
 Bồi dưỡng kĩ năng, hành vi thẩm mĩ
4. Giáo dục thế chất (Thể dục)
 Giữ gìn, bồi dưỡng và rèn luyện sức khỏe cho HS, góp phần phát triển đúng đắn thể chất và nâng
cao năng lực làm việc cho cơ thể
 Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận động
 Xây dựng thói quen và hứng thú tập thể dục, giữ gìn vệ sinh
 GD phẩm chất tốt đẹp trong quá trình GD thể chất: kiên trì, kỉ luật, tính tập thể, nếp sống văn
minh…
5. Giáo dục lao động:
 Bồi dưỡng tri thức về lao động nói chung và ý nghĩa cá nhân và xã hội của lao động nói riêng
 GD một số phẩm chất về LĐ
 Rèn luyện các kĩ năng đơn giản

You might also like