You are on page 1of 27

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING


KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

QUẢN TRỊ BÁN HÀNG


BÀI THI GIỮA KỲ

Lớp học phần: 2331101130506


Giảng viên: ThS. Lượng Văn Quốc

Nhóm 6:
STT Họ và tên MSSV
1 Nguyễn Thị Phương Chi 2121006645
2 Trần Minh Huy 2121011991
3 Phạm Thị Minh Hương 2121011733
4 Nguyễn Đặng Hải Yến 2121012107
5 Nguyễn Ngọc Hải Yến 2121012111

TP.HCM, NGÀY 02 THÁNG 11 NĂM 2023


MỤC LỤC
CÂU 1....................................................................................................................................................2
1.1. GIỚI THIỆU VỀ UNILEVER VÀ KNORR..............................................................................2
1.1.1. Giới thiệu về Unilever.......................................................................................................2
1.1.2. Giới thiệu về Knorr và sản phẩm hạt nêm......................................................................3
1.1.2.1. Sơ lược về thương hiệu Knorr...................................................................................3
1.1.2.2. Các sản phẩm của Knorr...........................................................................................3
1.1.2.3. Giới thiệu về sản phẩm hạt nêm Knorr.....................................................................4
1.2. THIẾT KẾ CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ LẬP KẾ HOẠCH BÁN HÀNG................4
1.2.1. Xác định mục tiêu tổng thể, mục tiêu marketing...........................................................4
1.2.1.1. Xác định mục tiêu tổng thể........................................................................................4
1.2.1.2. Mục tiêu Marketing...................................................................................................5
1.2.2. Phân tích thị trường, phân tích doanh nghiệp................................................................6
1.2.2.1. Phân tích thị trường gia vị tại Việt Nam trong dịp Tết nguyên đán:........................6
1.2.2.2. Phân tích mô hình SWOT của Doanh nghiệp và sản phẩm.....................................7
1.2.3. Thiết lập mục tiêu bán hàng............................................................................................9
1.2.4. Xây dựng phương thức bán hàng....................................................................................9
1.2.5. Xây dựng chính sách hỗ trợ.............................................................................................9
1.2.5.1. Chính sách khuyến mãi đối với khách hàng.............................................................9
1.2.5.2. Chính sách khuyến mãi đối với đại lý phân phối sỉ................................................10
1.2.6. Dự trù kinh phí hoạt động..............................................................................................10
1.2.7. Dự thảo kế hoạch............................................................................................................11
1.2.8. Lấy ý kiến đóng góp, hoàn chỉnh, ban hành kế hoạch.................................................14
CÂU 2:.................................................................................................................................................15
CÂU 1
Thiết kế chiến lược Marketing và lập kế hoạch bán hàng ở thị trường Việt Nam
cho đợt Tết Nguyên đán năm 2024 cho sản phẩm Hạt nêm Knorr của công ty
Unilever.

1.1. GIỚI THIỆU VỀ UNILEVER VÀ KNORR

1.1.1. Giới thiệu về Unilever

Unilever là một công ty đa quốc gia của Anh chuyên sản xuất các mặt hàng
tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy, kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm, v.v.
Công ty có giá trị đứng thứ bảy ở châu Âu. Unilever là một trong những công ty đa
quốc gia lâu đời nhất; sản phẩm của nó có sẵn ở khoảng 190 quốc gia.

Hình 1.1: Logo của công ty Unilever

Nguồn: https://www.unilever.com.vn/

Lịch sử: Unilever được thành lập vào năm 1930 thông qua sự hợp nhất của hai
công ty Anh-Hà Lan: Lever Brothers và Margarine Unie. Lever Brothers được thành
lập vào năm 1885 bởi William Hesketh Lever, người đã phát minh ra xà phòng
Sunlight. Margarine Unie được thành lập vào năm 1927 bởi sáp nhập của một số công
ty sản xuất bơ thực vật.

Hoạt động kinh doanh: Unilever hoạt động trong ba lĩnh vực kinh doanh
chính:

- Chăm sóc cá nhân, Chăm sóc gia đình và Thực phẩm.


- Chăm sóc cá nhân: Bao gồm các sản phẩm như xà phòng, dầu gội, mỹ phẩm,
kem đánh răng,…
- Chăm sóc gia đình: Bao gồm các sản phẩm như bột giặt, nước rửa chén, chất
tẩy rửa,…
- Thực phẩm: Bao gồm các sản phẩm như kem, sữa, kem chua, nước trái cây,...

1.1.2. Giới thiệu về Knorr và sản phẩm hạt nêm


1.1.2.1. Sơ lược về thương hiệu Knorr

Knorr là một thương hiệu thực phẩm nổi tiếng của Đức, chuyên sản xuất các
sản phẩm gia vị, nước dùng, súp, và mì ăn liền. Có mặt tại Việt Nam từ năm 1994 và
hiện đang là một trong những thương hiệu gia vị và thực phẩm hàng đầu tại thị trường
này.

Knorr cũng là một trong những thương hiệu lớn nhất và được yêu mến nhất tại
Unilever. Hiện diện tại hơn 87 quốc gia trên thế giới, Knorr mang tới những sản phẩm
tác động trực tiếp tới chế độ dinh dưỡng và sức khỏe của con người.

Logo của Knorr:

Hình 1.2: Logo của thương hiệu Knorr

Nguồn: https://www.knorr.com/vn/home.html

1.1.2.2. Các sản phẩm của Knorr


Các sản phẩm của Knorr được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng bởi hương vị
thơm ngon, chất lượng cao, và giá cả hợp lý. Dưới đây là một số sản phẩm nổi bật của
Knorr tại Việt Nam:

- Gia vị: Bột nêm thịt Knorr, bột nêm gà Knorr, bột nêm rau củ Knorr, hạt nêm
Knorr, muối Knorr, tiêu Knorr,...
- Nước dùng: Nước dùng gà Knorr, nước dùng bò Knorr, nước dùng rau củ
Knorr,...
- Súp: Súp gà Knorr, súp bò Knorr, súp rau củ Knorr,...
- Mì ăn liền: Mì tôm Knorr, mì trứng Knorr, mì nui Knorr,...

Knorr luôn nỗ lực để mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam những sản
phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu và sở thích của mọi nhà.

1.1.2.3. Giới thiệu về sản phẩm hạt nêm Knorr


- Vào năm 2001, Unilever cho ra mắt sản phẩm Hạt nêm Knorr với định vị:
Ngon hơn, bổ dưỡng hơn. Khởi đầu từ những thông điệp tập trung vào lợi ích chức
năng của sản phẩm, Knorr dần dần chuyển qua những thông điệp về lợi ích cảm tính,
khuyến khích người phụ nữ chủ động tạo ra những ảnh hưởng tích cực xung quanh
mình thông qua việc đem đến cho gia đình vị ngon tròn yêu thương và tình cảm chân
thành nhất trong từng bữa cơm.
- Trong năm 2009, để mở rộng danh mục sản phẩm tại Việt Nam, Knorr đã phát
triển sản phẩm Hạt Nêm Knorr Nấm Hương và Rong Biển, mang tới hương vị thanh
ngọt và tươi mới chuyên dụng cho các món rau. Sau đó vào cuối năm 2010, Hạt Nêm
Knorr Thịt Thăn, Xương Ống và Tuỷ ra mắt thị trường, mang tới sự kết hợp hoàn hảo
giữa 3 nguyên liệu cao cấp đảm bảo vị ngon TRÒN VỊ cho các món ăn.

1.2. THIẾT KẾ CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ LẬP KẾ HOẠCH BÁN


HÀNG
1.2.1. Xác định mục tiêu tổng thể, mục tiêu marketing
1.2.1.1. Xác định mục tiêu tổng thể

a. Mục tiêu tổng quát

Khẳng định vị thế thương hiệu là người bạn đồng hành thân thiết của mọi gia
đình Việt trong những ngày Tết. Cụ thể, chiến dịch hướng đến những mục tiêu sau:
- Nâng cao nhận thức về thương hiệu Knorr: Knorr muốn được người tiêu dùng
Việt Nam nhớ đến như một thương hiệu thực phẩm uy tín, chất lượng, và luôn đồng
hành cùng gia đình trong những dịp đặc biệt như Tết.
- Tăng cường sự gắn kết giữa Knorr và người tiêu dùng: Knorr muốn xây dựng
mối quan hệ bền chặt với người tiêu dùng, dựa trên nền tảng chia sẻ giá trị và cảm xúc.
- Thúc đẩy doanh số bán hàng: Chiến dịch Tết của Knorr nhằm mục đích thúc
đẩy doanh số bán hàng của các sản phẩm Knorr trong dịp Tết.
- Thông điệp chính của chiến dịch là "Có Knorr - Tết ấm no", thể hiện mong
muốn của Knorr được góp phần mang đến những bữa cơm Tết ngon miệng và ấm
cúng cho mọi gia đình.
b. Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu doanh thu: Doanh thu bán sản phẩm Hạt nêm Knorr dịp tết 2024:
1.000.000.000.000 VNĐ
- Mục tiêu thị phần: Trở thành nhãn hiệu hàng đầu thị trường Hạt nêm trong
dịp Tết, tăng thị phần 5% trong thị trường hạt nêm tại Việt Nam.
- Mục tiêu phạm vi địa lý hoạt động: Phân phối sản phẩm ra phạm vi toàn
quốc, đặc biệt đẩy mạnh phân phối tại khu vực thành thị.
1.2.1.2. Mục tiêu Marketing

Nâng cao nhận diện thương hiệu: Tiếp tục giữ vững tỷ lệ 75% nhãn hiệu đầu
tiên được nhắc đến trong ngành hạt nêm.

- Knorr là một thương hiệu gia vị và thực phẩm nổi tiếng, nhưng vẫn còn nhiều
người tiêu dùng chưa biết đến thương hiệu này hoặc chưa hiểu rõ về các sản phẩm của
Knorr.
- Để nâng cao nhận diện thương hiệu, Knorr cần tập trung vào các hoạt động
truyền thông và quảng cáo, nhằm tiếp cận được với nhiều người tiêu dùng hơn.

Thúc đẩy doanh số bán hàng:

- Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của Việt Nam, là thời
điểm nhu cầu tiêu dùng thực phẩm và đồ gia vị tăng cao.
- Knorr cần triển khai các hoạt động marketing nhằm thúc đẩy doanh số bán
hàng của các sản phẩm trong dịp Tết.
1.2.2. Phân tích thị trường, phân tích doanh nghiệp
1.2.2.1. Phân tích thị trường gia vị tại Việt Nam trong dịp Tết nguyên đán:

- Dựa vào báo BrandsVIETNAM, theo nghiên cứu thị trường của Nielsen
(2022) ngành hàng gia vị sẽ tăng trưởng mạnh trong những dịp tết, trong đó có bột
nêm, nước mắm, nước tương, bột ngọt, bột canh,…Trong đó, chiếm tỷ trọng 33%
trong tổng số các mặt hàng gia vị là Knorr, Maggi, Aji-ngon, các thương hiệu này
đang chia nhau thống lĩnh thị trường gia vị.

- Theo báo cáo thị trường của Metric. Phân tích thị trường gia vị Hạt nêm tại
Việt Nam có hơn 10 thương hiệu chiếm 68.2% tổng doanh thu. So sánh giữa 10
thương hiệu hàng đầu, Ajinomoto đang chiếm thị phần lớn nhất về doanh thu. Tiếp
theo đó là Knorr và Youki chiếm thị phần lớn thứ hai và ba.

- Có thể thấy, thị trường gia vị luôn được đánh giá là thị trường sôi động và
tiềm năng. Trong đó, nhu cầu sử dụng hạt nêm cho các bữa ăn tại Việt Nam rất lớn, cụ
thể 30 triệu lít canh/ngày. Đặc biệt gần đây, LotteMart cho biết: “Tuy không phải mặt
hàng chủ lực nhưng kinh doanh gia vị khá tốt với mức tăng trung bình 20% -
25%/năm, đặc biệt tăng mạnh trong dịp Tết”.

- Tại Việt Nam, hệ thống phân phối của Knorr phát triển mạnh mẽ và rộng rãi
với nhiều đại lý, siêu thị, bách hóa, chợ bán lẻ,... trải dài khắp 63 tỉnh thành. Thị
trường tiêu thụ của Knorr tại Việt Nam bao gồm cả cá nhân và hộ gia đình. Tuy nhiên,
phần lớn người tiêu dùng mua sản phẩm của Knorr thông qua các kênh phân phối gián
tiếp, đặc biệt là các cửa hàng tạp hóa và chợ truyền thống.
1.2.2.2. Phân tích mô hình SWOT của Doanh nghiệp và sản phẩm

Tiêu
Doanh nghiệp Unilever Sản phẩm hạt nêm Knorr
chí

- Là một trong những thương hiệu toàn cầu - Chiếm được thị phần lớn, chỉ
lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu đứng sau Ajinomoto và độ nhận
dùng. biết thương hiệu cao độ nhận

- Tính thương hiệu sâu sắc: mang lại nhiều biết thương hiệu của Knorr tại

ấn tượng sâu sắc cho người dùng. Là sự Việt Nam là 75%

lựa chọn đầu tiên của người tiêu dùng về - Chất lượng sản phẩm vượt trội.
sự hài lòng và chất lượng Nắm bắt được khẩu vị của

- Mạng lưới phân phối rộng: là nhà chuyên người tiêu dùng Việt Nam.

bán sỉ lẻ các sản phẩm tiêu dùng, kênh Công thức bổ sung vitamin A

phân phối rộng khắp trên mọi khu vực địa với thành phần được kiểm định

lý. an toàn cho sức khỏe người tiêu


dùng.
- Kết hợp chiến lược toàn cầu và địa
Điểm phương tốt. - Bao bì mẫu mã đa dạng, bắt mắt,
mạnh thu hút người tiêu dùng. Đa dạng
về kích cỡ của sản phẩm.

- Chiến lược Marketing mạnh mẽ:


Knorr có sự hiện diện tích cực
trên phương tiện truyền thông xã
hội như banner quảng cáo, TVC,
Facebook và YouTube. Cùng với
những chiến dịch Marketing sâu
sắc, mang đậm văn hóa lối sống
Việt kết hợp cùng ca sĩ Hòa
Minzy.

- Công nghệ hiện đại, hạt nêm


không bị vón cục, lệch vị.
- Giá cả cao: sản phẩm của Unilever - Các nhà phân phối, đại lý chưa
thường có mức giá cao hơn so với các đối liên kết chặt chẽ với nhau.
Điểm
thủ cạnh tranh. - Hệ thống phân phối phụ thuộc
yếu
- Phụ thuộc rất lớn vào mạng lưới các nhà vào hệ thống cửa hàng sỉ (Trừ
bán lẻ để phân phối sản phẩm. kênh phân phối qua siêu thị)

- Là công ty lớn nhất trên thế giới về mặt - Sự tăng thu nhập của cá nhân:
hàng tiêu dùng có thể tận dụng sức mạnh Thu nhập của người dân tăng
tài chính để tiến hành các chiến lược bán từ 30 – 40% trong 10 năm qua,
hàng. đạt trung bình 4.000

- Khai thác thị trường mới nổi: Unilever có USD/người/năm. Việt Nam đạt

thể lợi dụng địa vị của mình để trở thành Mục tiêu phát triển thiên niên

một thương hiệu thành công. kỷ của Liên Hợp Quốc về xóa
đói giảm nghèo trước thời hạn
- Đẩy mạnh kiến thức về thương hiệu xanh:
10 năm.
Cơ hội tập đoàn được biết tới là thương hiệu có
hoạt động mạnh mang tính trách nhiệm - Thị trường hạt nêm sôi động và

với xã hội và môi trường điều này trở có nhiều tiềm năng phát triển.

thành cơ hội kinh doanh cho Unilever. - Sự gia tăng dân số tạo nhiều cơ
hội để mở rộng thị trường.

- Xu hướng tiêu dùng hiện đại của


người Việt Nam: người tiêu dùng
chú trọng đến lối sống xanh, lành
mạnh, an toàn cho sức khỏe.

- Thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhiều đối - Tính cạnh tranh cao và ngày
thủ cùng ngành đang liên tục nghiên cứu càng cạnh tranh gay gắt hơn giữa
và tung ra thị trường với giá cả cạnh các thương hiệu hiện tại và tiềm
Thách
tranh. năng.
thức
- Sản phẩm dễ bị bắt chước hoặc bị thay thế - Thị trường đòi hỏi sự cải tiến
bởi các nhãn hàng tiêu dùng tương tự. liên tục về mẫu mã, chất lượng
sản phẩm.
1.2.3. Thiết lập mục tiêu bán hàng

Sản phẩm Đơn giá/380g Số lượng Doanh số

Hạt nêm thịt thăn,


38.000 14.000.000 532.000.000.000
xương ống, tủy

Hạt nêm nấm


43.000 11.000.000 473.000.000.000
hương

Tổng 1.005.000.000.000

1.2.4. Xây dựng phương thức bán hàng

Knorr tập trung đánh mạnh vào 2 phương thức bán hàng chủ yếu:

❖ Trực tiếp:

● Website công ty: Tạo sự uy tín, minh bạch, vững mạnh cho khách hàng, tổng

hợp thông tin cụ thể, ngắn gọn.

● Sàn thương mại điện tử: dễ dàng tiếp cận, khẳng định được sự hiện diện của

doanh nghiệp trong thị trường đầy tiềm năng.

❖ Gián tiếp: rộng rãi, tăng mức độ phổ biến của sản phẩm đến tay người dùng.

● Các đại lý phân phối sỉ.

● Các điểm bán lẻ: siêu thị, cửa hàng, tạp hóa, chợ,...

1.2.5. Xây dựng chính sách hỗ trợ


1.2.5.1. Chính sách khuyến mãi đối với khách hàng
- Trước khi mua: Tư vấn, cập nhật thông tin mới nhất đến với khách hàng,
lắng nghe những thắc mắc của khách hàng về sản phẩm.
- Trong khi mua: Hỗ trợ chính sách ưu đãi:

● Mua theo combo;

● Giảm giá cho các sản phẩm thứ 2,4,6;

● Tặng kèm vật phẩm;

- Sau khi mua:

● Khảo sát sự hài lòng của khách hàng sau khi mua sản phẩm

● Chính sách ưu đãi giảm giá cho lần mua tiếp theo..

● Chăm sóc khách hàng: quan tâm đến các khiếu nại của khách hàng, đánh

mạnh đến các ý kiến, đóng góp của người tiêu dùng nhằm giải quyết một cách
kịp thời và nhanh chóng

1.2.5.2. Chính sách khuyến mãi đối với đại lý phân phối sỉ

- Hỗ trợ chính sách trả sau 20% giá trị đơn hàng cho các đại lý phân phối sỉ
trong chiến dịch Tết.
- Đặt ra các mức hoa hồng:

● Đạt KPI (0,5% hoa hồng doanh số).

● Vượt KPI 10% (1% hoa hồng doanh số).

● Vượt KPI 25% (3% hoa hồng doanh số).

1.2.6. Dự trù kinh phí hoạt động

NỘI DUNG THÀNH PHẦN ĐƠN THỜI SỐ GIÁ TIỀN TỔNG


VỊ GIAN LƯỢNG

CHI PHÍ

CHI PHÍ Tặng kèm vật Cái 2 tháng 1.000.000 10.000 10.000.000.000
KHUYẾN phẩm ( Bát,
MÃI chén, đĩa…)

Voucher giảm Phiếu 1 tháng 100.000 4.500 450.000.000


giá 10% cho lần
mua tiếp theo

Tiếp thị trực VNĐ 3 tháng 15.000.000.000


tiếp, tổ chức hội
chợ, chạy quảng
cáo…

BÁN HÀNG Hoa hồng VNĐ 3 tháng 1.000 100.500.000 100.500.000.000

Vận chuyển VNĐ 3 tháng 1.500.000.000

CHI PHÍ DUY Điện nước, wifi, VNĐ 1 tháng 3 2.000.000.000 6.000.000.000
TRÌ DOANH phí quản lý.v..v
NGHIỆP

CHI PHÍ quảng cáo ngoài VNĐ 1 tháng 480.000.000

QUẢNG CÁO trời

Quảng cáo trên VNĐ 2 Tháng 4.010.000.000


các nền tảng
mạng xã hội

CHI PHÍ DỰ PHÒNG KHÁC 13794000000

TỔNG 151.734.000.000
1.2.7. Dự thảo kế hoạch

Thông qua quá trình phân tích và lên kế hoạch bán hàng vào dịp Tết Nguyên
đán ở Việt Nam của sản phẩm hạt nêm Knorr. Ta có bản phác thảo kế hoạch bán hàng
như sau:

- Thời gian dự kiến ra mắt sản phẩm với bao bì mới vào ngày 1 tháng 1 năm
2024.
- Phương thức bán hàng: Knorr tập trung đánh mạnh vào 2 phương thức bán
hàng chủ yếu: Trực tiếp và gián tiếp.
- Chiến lược giá: Đánh vào từng phân khúc, tập trung phân khúc trung bình
thấp.
- Chính sách hỗ trợ: chi trả hoa hồng cho đại lý và các khuyến mãi dành cho
khách hàng.
- Xây dựng các chiến dịch và hoạt động Marketing
+ Phân khúc khách hàng

+ Hoạt động quảng cáo

1. HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO

❖ Hoạt động chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội
- Hoạt động 1:
- Tên hoạt động: Chạy quảng cáo TVC ngắn “Knorr – Bùng nổ hương vị
ngày Tết”
- Nội dung: Quảng cáo hạt nêm Knorr với bối cảnh căn bếp của gia đình
vào dịp Tết đến xuân về, tạo nên hình ảnh ấm cúng của gia đình và
hương vị của hạt nêm Knorr.
- Địa điểm: VTV1
- Thời gian: Từ ngày 10/01 - 29/02/2024. Khoảng 15s vào khung giờ
18h45 – 19h (trước thời sự) và 19h55 (trước bản tin Thể thao 24/7)
- Chi phí: 15s/lần: 35.000.000 => 3.500.000.000
- Hoạt động 2:
- Tên hoạt động: Quảng cáo trên youtube “Cùng Knorr – Vui xuân đón
Tết”
- Nội dung: Quảng cáo hạt nêm Knorr với việc nhấn mạnh hạt nêm Knorr
là sự lựa chọn hàng đầu trong mỗi dịp Tết của gia đình Việt.
- Địa điểm: Youtube
- Thời gian: Từ ngày 01/01 – 29/02/2024
- Chi phí: 510.000.000

❖ Hoạt động quảng cáo ngoài trời:

- Thời gian diễn ra: 1/1 -29/2/2024


- Nội dung hoạt động: chiếu bảng đèn Led quảng cáo hạt nêm Knorr tại
các sân bay Nội bài, Tân Sơn Nhất trong khoảng thời gian về quê ăn tết
của người dân.
- Chi phí ước tính: 480.000.000đ

2. HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MÃI

❖ Chương trình khuyến mãi nhận quà tết khi mua hạt nêm Knorr

- Thời gian diễn ra: 1/1 - 31/1/2024


- Địa điểm: toàn quốc
- Nội dung hoạt động: áp dụng chương trình khuyến mãi khi khách hàng
mua sản phẩm hạt nêm Knorr sẽ được tặng kèm một vật phẩm (bát, chén,
đĩa,….) khi mua 4 bịch Knorr 380g các loại trên nền tảng shopee, lazada,
Knorr và các điểm phân phối.
- Số lượng quà tặng: 500.000 x10.000
- Chi phí ước tính: 5.000.000.000

❖ Chương trình tiếp thị khuyến mãi sản phẩm Trực tiếp “Xuân Giáp Thìn -

Xuân đoàn tụ”


- Thời gian diễn ra: 1/1 - 31/1/2024
- Địa điểm: Trong trung tâm thương mại
- Nội dung hoạt động: phân phối ở các vị trí bắt mắt các kệ, quầy siêu thị,
đại lý, hội chợ cùng với sự kết hợp dựng standee và banner để khách
hàng biết đến chương trình. Và kết hợp với chương trình mua 4 hạt nêm
tặng sản phẩm. Nhằm thu hút khách hàng và được nhiều khách hàng biết
đến.
- Chi phí ước tính: 3.000.000.000

❖ Chương trình khuyến mãi “Món ngon có mẹ - Tết có Knorr”

- Nội dung: Chương trình khuyến mại: Mua 1 gói Hạt Nêm Knorr Thịt
Thăn Xương Ống & Tủy hoặc Hạt Nêm Nấm Hương Organic 900g được
Tặng 1 chai nước mắm Knorr Ngon Tròn Vị 245ml để tri ân khách hàng
dịp Tết.
- Địa điểm: Tại các trung tâm thương mại mua sắm, siêu thị và các điểm
bán lẻ trên toàn quốc.
- Thời gian: Từ ngày 1/2 – 25/2
- Số lượng: 10.000 sản phẩm
- Chi phí: 750.000.000

3. HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY DANH TIẾNG, ĐỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG


HIỆU

❖ Vui cùng phiên chợ ngày Tết

- Nội dung: Đăng ký tham gia hội chợ, trưng bày, quảng cáo và tiếp thị sản
phẩm hạt nêm Knorr đến với người tiêu dùng tại hội chợ Xuân Hà Nội.
- Địa điểm: Hội chợ Xuân Hà Nội (Khu đô thị Royal City)
- Thời gian: Từ ngày 4/2 – 10/2
- Chi phí: 300.000.000

❖ Xuân phồn vinh – Tết sum vầy

- Nội dung: Đăng ký tham gia hội chợ, trưng bày, quảng cáo và tiếp thị sản
phẩm hạt nêm Knorr đến với người tiêu dùng tại chợ Tết Phú Mỹ Hưng
- Địa điểm: Hội chợ Xuân (Khu Hồ Bán Nguyệt, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng,
quận 7)
- Thời gian: Từ ngày 12/2 – 16/2
- Chi phí: 400.000.000

1.2.8. Lấy ý kiến đóng góp, hoàn chỉnh, ban hành kế hoạch

Lấy ý kiến đóng góp từ các thành viên trong ban điều hành kế hoạch bán hàng,
chỉnh sửa theo các ý kiến đóng góp (nếu có) và ban hành kế hoạch, triển khai thực
hiện.
CÂU 2:
Giả sử Anh/ Chị vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc bán hàng cho công ty TMT được
thành lập 10 năm với quy mô khoảng 300 nhân viên (Website: https://tmtco.asia).
Công ty đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyên sản xuất & kinh
doanh các giải pháp công nghệ như là phần mềm quản lý doanh nghiệp cho các khách
hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Trụ sở chính của công ty đặt tại Q. Tân
Phú, TP.HCM, công ty còn có các chi nhánh tại TP. Hà Nội, TP. Đà Nẵng, TP. Cần
Thơ.

1. Những công việc Anh/ Chị phải làm là gì với tư cách là Giám đốc bán hàng,
hãy mô tả cụ thể (dựa trên mục đích công việc, trách nhiệm chính, KPI dành
cho Giám đốc bán hàng).

2. Hiện tại, công ty đang vận hành dựa trên cấu trúc tổ chức theo kiểu chức năng,
mảng thiết kế các giải pháp công nghệ thì cấu trúc chuyên biệt theo sản phẩm
và mảng kinh doanh thì chuyên biệt theo khách hàng. Với tư cách là Giám đốc
bán hàng, Anh/ chị hãy xem xét liệu rằng công ty đang vận hành với cấu trúc tổ
chức như vậy có thật sự hiệu quả nhất hay chưa? Anh/ chị có ý kiến đề xuất
(thay đổi hoặc điều chỉnh gì về cấu trúc tổ chức) để tăng cường được hiệu quả
kinh doanh của công ty một cách đột phá, sáng tạo & khác biệt?

BÀI LÀM

2.1. Những công việc phải làm với tư cách là Giám đốc bán hàng, mô tả cụ
thể dựa trên mục đích công việc, trách nhiệm chính, KPI dành cho
Giám đốc bán hàng.

v Những công việc phải làm với tư cách là Giám đốc bán hàng, được mô tả
cụ thể dựa trên Mục đích công việc:

- Đại diện cho công ty một cách hiệu quả với kiến thức toàn diện về các sản
phẩm và dịch vụ công ty nhằm đảm bảo doanh thu và lợi nhuận của bộ
phận bán hàng
 Xây dựng và triển khai các chiến lược và kế hoạch bán hàng (mục tiêu
doanh số, thị trường mục tiêu, kênh phân phối…) hiệu quả, phù hợp với đặc
thù của thị trường công nghệ thông tin.

 Phối hợp với các bộ phận liên quan để đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch
vụ của công ty đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

 Theo dõi và phân tích hiệu quả bán hàng,

 Giám sát hiệu quả hoạt động bán hàng để đảm bảo rằng các mục tiêu doanh
thu và lợi nhuận đạt được.

- Xây dựng và phát triển đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, hiệu quả

 Hoạch định kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ bán hàng có
chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

 Tạo ra, thúc đẩy môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ để giúp các nhân
viên bán hàng phát triển kỹ năng và thành công.

 Tạo cơ hội cho nhân viên có tiềm năng được đào tạo, học hỏi thêm các kỹ
năng chuyên môn, kiến thức về sản phẩm/dịch vụ của công ty và các lĩnh
vực liên quan đến công nghệ thông tin.

 Đánh giá đúng hiệu suất của đội ngũ bán hàng và đưa ra các biện pháp cải
thiện cần thiết.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

 Xây dựng quy trình và hệ thống chăm sóc khách hàng hiệu quả.

 Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng từ đó lên kế hoạch đề
xuất cải thiện dịch vụ.

 Đào tạo nhân viên bán hàng về kỹ năng chăm sóc khách hàng.

 Tạo ra các chương trình khuyến mãi và ưu đãi để giữ chân khách hàng.

- Đạt được các mục tiêu của công ty như là đẩy mạnh thương hiệu và vị
thế của công ty trên thị trường bằng cách lập kế hoạch kỹ lưỡng, thiết
lập mục tiêu bán hàng, phân tích dữ liệu hiệu suất và đưa ra dự báo.
 Lập kế hoạch xây dựng và triển khai các chiến lược marketing và truyền
thông hiệu quả.

 Phân tích dữ liệu bán hàng, đưa ra dự báo về nhu cầu thị trường, sản phẩm,
nhu cầu của khách hàng liên quan đến mảng công nghệ.

 Tăng cường hợp tác với các đối tác chiến lược.

 Thúc đẩy nhân viên tích cực tham gia các hội chợ và triển lãm công nghệ.

v Những công việc phải làm với tư cách là Giám đốc bán hàng, được mô tả
cụ thể dựa trên Trách nhiệm chính:

- Xây dựng và triển khai kế hoạch bán hàng hàng năm

Mục đích của xây dựng và triển khai kế hoạch bán hàng hàng năm là để giúp TMT đạt
được mục tiêu doanh số và thị phần trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Kế hoạch bán
hàng là một tài liệu quan trọng giúp giám đốc bán hàng xác định các mục tiêu, chiến
lược, và hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu doanh số và thị phần.

Để xây dựng và triển khai kế hoạch bán hàng hàng năm, giám đốc bán hàng cần:

1. Xác định mục tiêu doanh số và thị phần mà TMT muốn đạt được trong năm tới.
Mục tiêu cần được cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, phù hợp với
khả năng của công ty và phù hợp với tình hình thị trường.

2. Phân tích thị trường để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, xu hướng của thị
trường và các đối thủ cạnh tranh. Phân tích thị trường sẽ xác định thị trường
mục tiêu và các kênh bán hàng phù hợp.

3. Xây dựng chiến lược bán hàng. Chiến lược bán hàng là kế hoạch tổng thể để đạt
được mục tiêu doanh số và thị phần. Chiến lược này cần xác định rõ thị trường
mục tiêu, sản phẩm/dịch vụ trọng tâm, các kênh bán hàng, và các hoạt động bán
hàng cụ thể.

4. Phân bổ ngân sách phù hợp cho các hoạt động bán hàng để đảm bảo kế hoạch
được thực hiện hiệu quả. Ngân sách cần được phân bổ cho các hoạt động như
tiếp thị, quảng cáo, đào tạo nhân viên bán hàng, và các hoạt động khác.

5. Triển khai kế hoạch một cách hiệu quả. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ
giữa các cá nhân trongbộ phận bán hàng và các bộ phận khác.
6. Theo dõi và đánh giá thường xuyên để đảm bảo kế hoạch đang được thực hiện
đúng hướng và đạt được mục tiêu. Việc theo dõi và đánh giá sẽ giúp kịp thời
điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết.

- Lập ngân sách và phân bổ nguồn lực cho bộ phận bán hàng

Mục đích của lập ngân sách và phân bổ nguồn lực cho bộ phận bán hàng là để đảm bảo
bộ phận bán hàng có đủ nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu doanh số và thị phần.
Nguồn lực bao gồm nhân sự, tài chính, và vật chất.

Với cương vị là giám đốc bán hàng, tôi cần thực hiện các bước sau:

1. Xác định mục tiêu doanh số và thị phần của bộ phận bán hàng mà TMT muốn đạt
được trong năm tới. Mục tiêu cần được cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được,
phù hợp với khả năng của côngty và phù hợp với tình hình thị trường.

2. Phân tích các hoạt động bán hàng để đạt được mục tiêu doanh số và thị phần. Các
hoạt động này có thể bao gồm tiếp thị, quảng cáo, đào tạo nhân viên bán hàng, và các
hoạt động khác.

3. Lập ngân sách cho các hoạt động bán hàng. Ngân sách cần được phân bổ dựa trên
mức độ quan trọng của các hoạt động và khả năng chi trả của TMT

4. Phân bổ nguồn lực cho các hoạt động bán hàng. Nguồn lực bao gồm nhân sự, tài
chính, và vật chất. Tôi cần phân bổ nguồn lực cho các hoạt động bán hàng một cách
hợp lý và hiệu quả.

5. Theo dõi và đánh giá ngân sách và phân bổ nguồn lực. Thường xuyên theo dõi và
đánh giá ngân sách và phân bổ nguồn lực để đảm bảo bộ phận bán hàng có đủ nguồn
lực cần thiết để đạt được mục tiêu.

- Tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ bán hàng

Mục đích của tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ bán hàng là để xây dựng một
đội ngũ bán hàng hiệu quả, có thể đạt được mục tiêu doanh số và thị phần của TMT.

Để tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ bán hàng hiệu quả, với chức vụ giám đốc
bán hàng, tôicần thực hiện các bước sau:

1. Xác định nhu cầu tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ bán hàng, các kiến thức
và kỹ năng cần đào tạo, và các chương trình phát triển cần triển khai.
2. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ bán hàng. Kế hoạch
này cần bao gồm các mục tiêu, hoạt động, và timeline cụ thể.

3. Tuyển dụng nhân viên bán hàng. Sau đó thực hiện các hoạt động tuyển dụng để tìm
kiếm và lựa chọn được nhân viên bán hàng phù hợp. Các hoạt động tuyển dụng có thể
bao gồm đăng tuyển, sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn, và thử việc.

4. Đào tạo nhân viên bán hàng. Sau khi tuyển dụng được nhân viên bán hàng, cần đào
tạo họ để có kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công trong công việc. Đào tạo
nhân viên bán hàng có thể bao gồm đào tạo kiến thức sản phẩm/dịch vụ, đào tạo kỹ
năng bán hàng, và đào tạo kỹ năng mềm.

5. Phát triển nhân viên bán hàng. Giám đốc bán hàng cần tạo điều kiện để nhân viên
bán hàng phát triển bản thân và đạt được tiềm năng tối đa. Phát triển nhân viên bán
hàng có thể bao gồm đào tạo nâng cao, tham gia các chương trình đào tạo nội bộ và
bên ngoài, và trao cơ hội thăng tiến.

- Quản lý và giám sát và chỉ đạo hoạt động bán hàng của đội ngũ bán
hàng

Mục đích của quản lý và giám sát và chỉ đạo hoạt động bán hàng của đội ngũ bán hàng
là để đảm bảo đội ngũ bán hàng hoạt động hiệu quả, thực hiện đúng kế hoạch bán hàng
và Thúc đẩy đội ngũ bán hàng đạt được mục tiêu doanh số và thị phần.

Là giám đốc bán hàng, tôi cần:

Xây dựng hệ thống quản lý và giám sát bán hàng để theo dõi và đánh giá hiệu quả
hoạt động bán hàng của đội ngũ bán hàng. Hệ thống này có thể bao gồm các công cụ
và phương pháp như:

 Hệ thống CRM: Hệ thống CRM giúp giám đốc bán hàng theo dõi hoạt động
bán hàng của từng nhân viên bán hàng.

 Báo cáo bán hàng: Báo cáo bán hàng giúp giám đốc bán hàng tổng hợp và phân
tích dữ liệu bán hàng.
 Giao tiếp và tương tác với đội ngũ bán hàng: Giám đốc bán hàng cần thường
xuyên giao tiếp và tương tác với đội ngũ bán hàng để nắm bắt tình hình và kịp
thời hỗ trợ.

Thực hiện các hoạt động quản lý và giám sát và chỉ đạo hoạt động bán hàng sau:

 Đào tạo và huấn luyện đội ngũ bán hàng: Đào tạo và huấn luyện giúp đội ngũ
bán hàng nâng cao kiến thức và kỹ năng bán hàng.

 Thúc đẩy và khen thưởng đội ngũ bán hàng: Thúc đẩy và khen thưởng giúp đội
ngũ bán hàng có động lực làm việc và đạt được mục tiêu doanh số.

- Theo dõi và phân tích số liệu thống kê bán hàng dựa trên các số liệu
định lượng quan trọng

Mục đích của theo dõi và phân tích số liệu thống kê bán hàng dựa trên các số liệu định
lượng quan trọng là để hiểu rõ hơn về hiệu quả hoạt động bán hàng của doanh nghiệp
và đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.

Giám đốc bán hàng cần:

 Theo dõi số liệu thống kê bán hàng thường xuyên để kịp thời nhận diện các vấn
đề và đưa ra các hành động phù hợp.

 So sánh số liệu thống kê bán hàng với các tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả hoạt
động bán hàng một cách khách quan.

 Thận trọng khi đưa ra kết luận từ số liệu thống kê bán hàng, vì các số liệu này
có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau.

- Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng

Mục đích của xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng là để tạo dựng sự tin
tưởng và lòng trung thành của khách hàng, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng và tăng
lợi nhuận của doanh nghiệp.

Để xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng hiệu quả, là giám đốc bán hàng
tôi cần thực hiện các bước sau:

1. Tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Thực hiện điều này bằng cách
khảo sát khách hàng, nghiên cứu thị trường, và lắng nghe phản hồi của khách hàng.
2. Cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt. Điều này bao gồm cung cấp sản phẩm/dịch vụ
chất lượng, dịch vụ khách hàng chu đáo, và giá cả hợp lý.

3. Xây dựng mối quan hệ cá nhân với khách hàng như là: gọi điện, gửi email, và gặp
gỡ khách hàng trực tiếp.

4. Tạo ra các chương trình khuyến mãi và ưu đãi cho khách hàng để giữ chân họ.

5. Thường xuyên giao tiếp với khách hàng, giữ liên lạc và cập nhật thông tin về sản
phẩm/dịch vụ của mình.

v Những công việc phải làm với tư cách là Giám đốc bán hàng, được mô tả
cụ thể dựa trên KPI:

- Doanh thu và lợi nhuận bán hàng: là 2 KPI quan trọng nhất đối với một
giám đốc bán hàng. Vì đó chính là yếu tố quyết định công ty có thể duy trì
tiếp tục được hay không và đó chính là yếu tố tạo nên sự thành công và
thịnh vượng của 1 công ty.

Để đạt được điều trên thì Giám đốc bán hàng cần phải:

 Xây dựng kế hoạch bán hàng chi tiết, phân tích nhu cầu khách hàng, bám sát
thực tế và phù hợp với mục tiêu kinh doanh hiện tại của TMT. Có hướng đi
đúng đắn và dự trù được những rủi ro khi gặp phải các vấn đề không mong
muốn. Cụ thể phần mềm của công ty gặp 1 số trục trặc nhưng không có hướng
khắc phục kịp thời, làm mất lòng tin khách hàng từ đó khiến cho doanh thu có
thể bị sụt giảm.

 Tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, có khả năng
thực hiện kế hoạch bán hàng. Cần phải xây dựng một quy trình tuyển dụng và
đào tạo một cách chuyên nghiệp, có thể thu hút được nhiều nhân tài về mảng
bán hàng.

 Triển khai các chương trình marketing, truyền thông hiệu quả để tiếp cận khách
hàng tiềm năng. Một sản phẩm tốt nhưng không được nhiều người biết đến thì
cũng không được gọi là thành công. Cần có một chiếc lược marketing hiệu quả,
có nội dung nhằm thu hút cũng như đánh vào tâm lý khách hàng rằng phần
mềm quản lý doanh nghiệp của TMT là một phần mềm đáng sử dụng với giá
thành thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
 Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng để thúc đẩy doanh số bán hàng.
Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, nhân viên nhiệt tình
để lại dấu ấn trong lòng khách hàng khi sử dụng phần mềm tại TMT.

- Tìm kiếm các khách hàng tiềm năng và cơ hội mới: Ngoài những khách
hàng hiện tại, TMT cũng cần tìm thêm những tệp khách hàng mới để tăng
cơ hội cho TMT. Với cương vị là một Giám đốc bán hàng, cần phải tìm
kiếm khách hàng mới thông qua: những vị khách hàng cũ đã tin dùng phần
mềm, những triển lãm, hội nghị về công nghệ, trở thành đơn vị tài trợ cho
một số chương trình liên quan đến công nghệ. Cần lan rộng tên tuổi của
TMT, để khẳng định được sự uy tín, từ đó có thể tìm được những khách
hàng mới đầy tiềm năng.

- Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng: Cần xây dựng một danh sách
khách hàng tiềm năng chất lượng, từ đó đưa ra những quy trình về bán hàng
và đào tạo nhân viên một các phù hợp để lấy đó làm tiền đề để giữ chân
khách hàng.

- Mức độ hài lòng của khách hàng, giữ mối quan hệ tốt với khách hàng
cũ: Khi đảm bảo được điều trên thì TMT đã thành công một phần. Để làm
được điều đó, Giám đốc bán hàng cần có những kế hoạch, lộ trình để hỗ trợ
cũng như chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi sử dụng sản phẩm
bên TMT. Khi khách hàng hài lòng thì họ sẽ ủng hộ TMT nhiều hơn, đồng
thời TMT cũng sẽ đỡ được một phần chi phí về tiếp thị, cũng như khẳng
định sự chuyên nghiệp khi hàng hàng tin dùng phần mềm của TMT.

- Sự hài lòng của nhân viên: Nhân viên là một thành phần cũng quan trọng
không kém, Giám đốc bán hàng cần có những chính sách đãi ngộ phù hợp
để tạo động lực cho nhân viên. 300 nhân viên tại TMT là một con số khá
đông, nên Giám đốc bán hàng cần phải kỹ lưỡng trong việc đãi ngộ. Từ đó,
nhân viên có thể hoạt động được hết công suất, giúp cho TMT ngày càng
phát triển, không có sự đóng góp từ nhân viên thì TMT không thể thành
công.

2.2. Với tư cách là giám đốc bán hàng, tôi nhận định như sau:
Cấu trúc tổ chức hiện tại của công ty TMT có thể được xem là một cấu trúc tổ chức
hiệu quả nhưng chưa thực sự tối ưu, bởi nó đảm bảo được sự chuyên môn hóa và tập
trung trong từng lĩnh vực và có những ưu điểm và nhược điểm sau:

Ưu điểm:

- Cấu trúc tổ chức theo kiểu chức năng giúp phân công công việc rõ ràng,
tránh chồng chéo và mâu thuẫn.

- Cấu trúc chuyên biệt theo sản phẩm và khách hàng giúp tập trung nguồn lực
và tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh.

Nhược điểm:

- Cấu trúc tổ chức theo kiểu chức năng có thể dẫn đến sự cứng nhắc và thiếu
linh hoạt.

- Cấu trúc chuyên biệt theo sản phẩm và khách hàng có thể dẫn đến sự phân
mảnh và thiếu phối hợp và sự kết nối giữa các bộ phận.

Để tăng cường được hiệu quả kinh doanh của công ty một cách đột phá, sáng tạo &
khác biệt, là giám đốc bán hàng của công ty, tôi đề xuất một số giải pháp như sau:

- Thay đổi cấu trúc tổ chức từ chức năng sang ma trận: Cấu trúc tổ chức
ma trận là sự kết hợp giữa cấu trúc chức năng và cấu trúc sản phẩm. Trong
cấu trúc này, các nhân viên sẽ được giao nhiệm vụ trong cả hai nhóm chức
năng và sản phẩm cũng như khách hàng. Điều này sẽ giúp TMT tận dụng
được thế mạnh của cả hai loại cấu trúc, đồng thời tăng cường sự kết nối và
phối hợp giữa các bộ phận trong công ty . Cụ thể, tôi sẽ thành lập các nhóm
dự án theo từng dự án cụ thể, bao gồm các thành viên từ các bộ phận khác
nhau như thiết kế, phát triển, kinh doanh, marketing,... Điều này sẽ giúp các
nhóm dự án có thể phối hợp chặt chẽ với nhau để đáp ứng nhanh chóng và
hiệu quả các yêu cầu của khách hàng.

- Tạo ra các nhóm dự án: Các nhóm dự án là một nhóm người được thành
lập để thực hiện một dự án cụ thể. Các nhóm dự án thường được thành lập
từ các nhân viên thuộc các bộ phận khác nhau, dưới sự lãnh đạo của một
trưởng nhóm. Việc tạo ra các nhóm dự án sẽ giúp công ty đáp ứng nhanh
chóng và hiệu quả các yêu cầu của khách hàng. Ngoài các nhóm dự án theo
từng dự án cụ thể, tôi sẽ thành lập các nhóm dự án theo từng thị trường, bao
gồm thị trường doanh nghiệp và thị trường cá nhân. Điều này sẽ giúp công
ty có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của từng nhóm khách hàng.

- Sử dụng công nghệ để cải thiện hiệu quả phối hợp: Công nghệ có thể
được sử dụng để cải thiện hiệu quả phối hợp giữa các bộ phận và nhân viên.
Các công cụ công nghệ như hệ thống CRM, phần mềm quản lý dự án,... sẽ
giúp các bộ phận dễ dàng chia sẻ thông tin và phối hợp công việc. Tôi sẽ
triển khai các công cụ công nghệ như hệ thống CRM, phần mềm quản lý dự
án,... để giúp các bộ phận và nhân viên dễ dàng chia sẻ thông tin và phối
hợp công việc.

Dưới đây là một số lợi ích cụ thể của việc thay đổi hoặc điều chỉnh cấu trúc tổ chức
như đề xuất:

- Tăng cường sự đổi mới và sáng tạo: Cấu trúc ma trận và các nhóm dự án
sẽ giúp công ty tạo ra một môi trường làm việc linh hoạt, tăng tính sáng tạo
và đổi mới cho nhân viên tại TMT.

- Nâng cao hiệu quả kinh doanh: Các thay đổi về cấu trúc tổ chức sẽ giúp
công ty đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả các yêu cầu của khách hàng, từ đó
tăng cường hiệu quả kinh doanh.

- Tăng cường sự gắn bó của nhân viên: Một môi trường làm việc linh hoạt
và khuyến khích sự đổi mới sẽ giúp nhân viên gắn bó hơn với công ty, từ đó
nhân viên sẽ tích cực làm việc hết công suất.

Để triển khai các thay đổi hoặc điều chỉnh về cấu trúc tổ chức, tôi sẽ thực hiện các
bước sau:

- Phân tích tình hình thực tế của công ty: Tôi sẽ phân tích tình hình thực tế
của công ty, bao gồm thị trường, sản phẩm, dịch vụ, khách hàng,... để xác
định những thay đổi hoặc điều chỉnh cần thiết về cấu trúc tổ chức.

- Thảo luận với các bộ phận liên quan: Tôi sẽ thảo luận với các bộ phận
liên quan để thu thập ý kiến và thống nhất kế hoạch triển khai.

- Tiến hành triển khai: Tôi sẽ tiến hành triển khai các thay đổi hoặc điều
chỉnh về cấu trúc tổ chức theo kế hoạch đã thống nhất.
- Đánh giá hiệu quả: Tôi sẽ đánh giá hiệu quả của các thay đổi hoặc điều
chỉnh về cấu trúc tổ chức sau một thời gian triển khai.

You might also like