You are on page 1of 11

BÀI 4: TÔI VÀ RAM

4.1. MỤC TIÊU THÍ NGHIỆM

Nắm được quá trình tôi, ram thép: cách chọn nhiệt độ tôi, thời gian nung và môi trường
làm nguội

Xác định được mối quan hệ của tốc độ làm nguội tức môi trường làm nguội đến độ cứng
của thép

4.2. LÝ THUYẾT
4.2.1. Tôi

Là nguyên công nhiệt luyện rất thông dụng gồm nung nóng thép lên nhiệt độ xác định,
giữ ở nhiệt độđó một thời gian cần thiết và làm nguội nhanh trong môi trường thích hợp.
Mục đích của tôi nhằm nhận đượcđộ cứng và độ chịu mài mòn cao của thép.

Tổ chức nhận được sau khi tôi là mactenxit. Kết quả sau khi tôi phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, sau đây ta xétmấy yếu tố cơ bản.

Cách chọn nhiệt độ tôi

Nhiệt độ tôi có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ tính của thép sau khi tôi. Đối với thép cacbon,
có thể dựa vàogiản đồ trạng thái sắt cacbon để chọn nhiệt độ tôi.

Đối với thép cùng tích và thước cùng tích (%C≤ 0.8%)

Ta chọn nhiệt độ tôi cao hơn AC 3, tức nung nóng thép đến trạng thái hoàn toàn ôstenit.
Cách này gọi là tôi hoàn toàn.
o
T tôi = AC 3 + (30 – 50)°C

Trong khoảng 0,1-0,8%C điểm AC 3 của thép giảm xuống. Ta có thể xác định trực tiếp
điểm AC 3 của thép căn cứ vào giản đồ trạng tháisắt cacbon hoặc tra cứu trong các sổ tay
nhiệt luyện.

Thời gian nung nóng


Bao gồm thời gian nung đến nhiệt độ tôi và thời gian giữ để hoàn tất các chuyển biến và
đồng đều nhiệt độ trên toàn bộ chi tiết. Thời gian nung có thể chọn theo các định mức
kinh nghiệm tra trong các sổ tay nhiệtluyện, với các hệ số hiệu chỉnh về hình dáng chi
tiết, cách sắp xếp và môi trường nung. Cũng có thể tính thờigian nung theo các công chức
về truyền nhiệt. Dưới đây, giới thiệu định mức thời gian nung và giữ nhiệt trongcác lò thí
nghiệm.

Chọn môi trường tôi

Phải bảo đảm nhận được mactenxit sau khi tôi, nghĩa là khả năng làm nguội của môi
trường phải bằnghoặc lớn hơn tốc độ nguội tới hạn.

Nếu tốc độ nguội nhỏ hơn tốc độ nguội tới hạn, một phần ôstenit sẽ bị phân hủy thành các
tổ chức khác,độ cứng sau khi tôi bị giảm

4.2.2. Ram

Là phương pháp nhiệt luyện nung nóng thép đã tôi có tổ chức mactenxit quá bão hòa và
ostenit dư chuyển thành các tổ chức ổn định hơn phù hợp với yêu cầu đặt ra.

Khi ram thép cacbon, xảy ra sự chuyển biến của mactenxit tôi thành mactenxit ram, nghĩa
là cacbon quá bão hòa được tiết ra khỏi mạng dưới dạng cacbit ε, độ chính phương c/a
giảm dần và cacbit ε chuyển dàn thành xementit Fe3C, còn ostenit dư lại phân hủy thành
mactenxit ram.
Tùy theo tổ chức nhỏ mịn của xementit và ferit tiết ra khi ram mà ta có các tổ chức trustit
ram hoặc xoobit ram. Các quá trình trên phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian ram. Phụ
thuộc vào nhiệt độ ram, người ta chia làm 3 loại ram:

 Ram thấp (150 – 250°C)


Tổ chức nhân được là mactenxit ram, độ cứng hầu như không thay đổi, ứng suất
giảm chút ít, chi tiết có độ cứng và chịu mòn cao.
 Ram trung bình (300 - 450°C)
Tổ chức nhận được là trustit ram. Độ cứng còn khá cao (40 – 45HRC), ứng suất
giảm mạnh, độ dẻo dai tăng, giới hạn đàn hồi đạt giá trị lớn nhất.
 Ram cao (500 - 650°C)

Tổ chức nhận được là xoocbit ram có cơ tính tổng hợp cao như độ dai va đập tối
ưu, độ cứng giảm nhiều vì thế tôi và ram cao còn được gọi là nhiệt luyện hóa tốt.
Chú ý khi làm nguội từ nhiệt độ ram cao của các thép hợp kim Cr-Ni, Cr-Mn cần
tiến hành trong dầu Công dụng: dùng cho các chi tiết giới hạn bền, giới hạn chảy,
độ dai và độ va đập cao như trục khuỷu trực truyền, bánh răng, tay biên,….
 Giòn ram
Giòn ram là hiện tượng độ dai va đập của chi tiết sau khi ram rất thấp (thấp hơn
khi ram ở nhiệt độ thấp hơn). Có hai loại giòn ram:
 Giòn ram loại một xảy ra ở nhiệt độ 250 - 350°C, bản chất quá trình này
chưa được tìm ra, nên hạn chế không ram chi tiết ở nhiệt độ này.
 Giòn ram loại hai xảy ra ở nhiệt độ đối với một số hợp kim có chứa Cr, Mn,
Cr – Ni, Cr – Mn, … giòn ram loại hai có thể khắc phục bằng cách làm
nguội nhanh chi tiêt sau khi ram, để chống giòn ram loại hai có thể khắc
phục bằng cách hợp kim W, hoặc Mo với lượng 1% và 0,3%.
4.3. THÍ NGHIỆM
4.3.1. Chuẩn bị

Môi trường tôi: nước, dầu

Mẫu thép C45

Lò nhiệt luyện

Hình 4.1. Lò nhiệt luyện

Máy đo độ cứng
Hình 4.2. Thiết bị đo độ cứng theo thang HB

4.3.2. Quy trình chuẩn bị


a. Tôi

Bước 1: Thiết lập nhiệt độ lò nhiệt luyện ở nhiệt độ 730°C.

Bước 2: Cho mẫu vào lò nhiệt luyện và đợi đến khi lò đạt nhiệt độ yêu cầu.

Bước 3: Đợi sau 15 phút thì lấy mẫu ra khỏi lò và bỏ xô nước.

Bước 4: Thực hiện mài nhẵn 1 mặt và mặt còn lại mài bằng đế để đo độ cứng.

*Thực hiện tương tự quy trình trên cho mẫu yêu cầu nhiệt độ 800°C và 900°C ( 1 mẫu

900°C được làm nguội trong nước và 1 mẫu được làm nguội trong dầu.

b. Ram
 Mẫu ram thấp: 250°C
Bước 1: Nâng nhiệt độ lò lên đến 250°C.

Bước 2: Khi nhiệt độ môi trường lò đạt đến 250°C thì bỏ mẫu vào và giữ nhiệt độ trong

vòng 30 phút.

Bước 3: Sau 30 phút lấy mẫu ra và đem đi mài mẫu để đo độ cứng.

 Mẫu ram trung bình: 400°C

Bước 1: Nâng nhiệt độ lò lên đến 400°C.

Bước 2: Khi nhiệt độ môi trường lò đạt đến 400°C thì bỏ mẫu vào và giữ nhiệt độ trong

vòng 30 phút.

Bước 3: Sau 30 phút lấy mẫu ra và đem đi mài mẫu để đo độ cứng

 Mẫu ram cao: 600°C

Bước 1: Nâng nhiệt độ lò lên đến 600°C.

Bước 2: Khi nhiệt độ môi trường lò đạt đến 600°C thì bỏ mẫu vào và giữ nhiệt độ trong

vòng 30 phút.

Bước 3: Sau 30 phút lấy mẫu ra và đem đi mài mẫu để đo độ cứng.

4. CÁC SÔ LIỆU ĐO ĐƯỢC


4.1. Độ cứng của mẫu trước và sau khi tôi

Lần đo Độ cứng Độ cứng sau Độ cứng sau Độ cứng sau Độ cứng sau
trước nhiệt tôi @730oC tôi @860oC tôi @860oC tôi @900oC
luyện trong nước trong nước trong dầu trong nước
1 26 48 45 21 47
2 27 51 42 23 46
3 26 52 44 24 48
4 26 45 48 23 46
5 27 47 49 24 47
6 26 46 49 22 45
7 25 45 48 22 45
8 26 47 49 22 47
9 26 46 48 23 48
10 26 48 49 25 45
11 27 49 51 26 48
12 26 51 49 27 49
13 25 55 50 20 46
14 26 55 42 22 45
15 26 55 48 23 47
TB 26.1 49.3 47.4 23.1 46.6

NHẬN XÉT:

 Thép sau khi tôi trong nước có độ cứng tăng lên rất nhiều. Điều này xảy ra do khi
sự thay đổi hạ nhiệt độ đột ngột khiến cấu trúc Austenit không kịp chuyển về các
pha ferrit, xementit hoặc peclic mà chỉ tạo ra mactenxit – tổ chức có độ cứng rất
cao. Do đó thép có độ cứng tăng mạnh.
 Ta thấy có sự giảm độ cứng khi tăng nhiệt độ tôi. Như vậy nhiệt độ tôi càng cao
trong khoảng 730oC – 911oC càng giảm khả năng tạo mactenxit.
 Thép tôi trong dầu có độ cứng thấp hơn nhiều so với tôi trong nước, điều này được
giải thích vì tốc độ hạ nhiệt của thép trong dầu là 100-150 oC/s khi dầu nguội và
20- 25 oC/s khi dầu nóng, thấp hơn nhiều so với nước có tốc độ làm nguội lên đến
600 oC/s. Tốc độ làm nguội chậm tạo điều kiện cho Austenit phân hóa một phần
thành các pha ferrit và cementit. Thép có độ cứng thấp hơn khi tôi trong nước, tuy
nhiên thép có độ bền tổng hợp cao hơn vì có thời gian làm nguội tạo điều kiện ổn
đị cho các tổ chức và giảm ứng suất khi làm nguội, tránh bị cong vênh, nứt vỡ.
4.2. Độ cứng của mẫu thép sau khi ram

Lần đo Độ cứng Độ cứng sau Độ cứng sau Độ cứng sau


trước nhiệt ram thấp ram trung bình ram cao
luyện 250°C, 30 phút 400°C, 30 600°C, 30
phút phút
1 26 43 34 21
2 27 41 35 23
3 26 41 34 22
4 26 41 34 23
5 27 42 35 24
6 26 41 34 23
7 25 43 36 23
8 26 42 36 23
9 26 43 37 24
10 26 41 36 21
11 27 43 34 20
12 26 43 36 23
13 25 41 35 23
14 26 42 34 22
15 26 43 36 23
TB 26.1 42 35.1 22.5

NHẬN XÉT:
 Thép sau khi tôi trong nước có độ cứng rất cao, tuy nhiên giòn và tồn tại ứng suất,
vì vậy cần trải qia xử lý ram để mactenxit và austenit dư phân hoá thành các tổ
chức thích hợp.
 Ram thấp giúp giảm ứng suất trong thép, giữ được độ cứng của thép sau khi tôi.
 Ram trung bình giảm ứng suất trong thép nhiều tổ chức đạt được là trustit ram,
tăng gới hạn đàn hồi lên cao nhất, tăng độ dẻo dai, giảm nhẹ độ cứng sau khi tôi.
 Ram cao giúp ứng suất trong bị khử bỏ, độ bền giảm đi còn độ dẻo, độ dai tăng lên
mạnh, độ cứng giảm nhiều.

5. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TẾ VI


5.1. Cấu trúc tế vi mẫu sau tôi 680°C trong dầu

Hình 6.1

 Do sự thay đổi nhiệt độ nhanh (Làm nguội nhanh bằng nước) cấu trúc
Austenit bị biến đổi sang Mactenxit. Mactenxit có cấu tạo dạng kim, độ dẻo
thấp, độ cứng rất cao (trên 500 HB). Tuỳ thuộc vào hàm lượng cacbon trong
thép mà sau khi tôi có thể nhận được M hình kim, M song tinh và M biến
dạng. M là pha có độ cứng cao nhất trong các hợp kim sắt - cacbon (Fe - C).
Hình 6.1 thể hiện cấu trúc Mactenxit của thép C45 sau tôi. Với những vị trí
có màu sáng là Austenite chưa biến đổi và những đường Mactenxit dạng kim.
 Độ cứng của thép C45 sau tôi đã có sự gia tăng đáng kể. Độ cứng trung bình
sau tôi chưa qua ram là 49.3 HRC so với 26.1 HRC trước khi quá trình tôi
được thực hiện.
5.2. Cấu trúc tế vi mẫu sau ram 600°C

Hình 6.2
 Quá trình tôi vật liệu xảy ra khi có sự giảm nhiệt độ đột ngột của vật
liệu. Điều này bên cạnh việc tăng độ cứng của thép C45 còn gây ra
một lượng ứng suất dư tồn tại trong vật liệu. Ứng suất này làm vật liệu
trở nên giòn hơn và chưa thể sử dụng. Để khôi phục độ dẻo và độ dài
cần phải nung nóng thép lên nhiệt độ A1 và giữ trong thời gian 1 -
2h,đây là phương pháp ram thép.
 Hình 6.2 thể hiện cấu trúc tế vi của thép C45 sau ram, cấu trúc
Mactenxit bị biến hoàn toàn, thay vào đó là sự phân bố của các
xementit dạng hạt phân tán trên nền Ferrite. Đây là tổ chức xoocbit có
sau khi thực hiện ram cao. Tổ chức này có đặc trưng cơ tính cao, giới
hạn chảy và độ dai phá huỷ cao nhờ nền Ferrite. Tuy vậy,độ cứng bị
giảm so với tôi.Độ cứng của thép sau ram cao là 22.5 HRC so với 49.3
HRC khi tôi

You might also like