You are on page 1of 25

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------

BÀI TẬP CUỐI KỲ


HỌC PHẦN: KHU VỰC HỌC ĐẠI
CƯƠNG
CHỦ ĐỀ: Biến đổi các quan hệ xã hội truyền thống, thuộc xã

nông thôn được nâng cấp và chuyển đổi thành phương đô thị ở
làng Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Giảng viên : TS Võ Minh Vũ
Mã học phần : ITS1104 2
Nhóm thực hiện : Nhóm 11
Thành viên nhóm:
Phạm Anh Phương - 20031728
Hoàng Khánh Linh - 23030383
Vũ Thu Hoài - 22031242
Bùi Thu Hương - 22030202
Phan Quốc Lập - 23030376
Bùi Thanh Nam - 23030388
LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên TS Võ Minh Vũ. Nhờ
những bài giảng của thầy và những buổi học, buổi làm việc nhóm hiệu quả, chúng
em đã có cơ hội tìm hiểu về những kiến thức về Khu vực học đại cương, đặc biệt là
những hiểu biết về các phương pháp nghiên cứu của ngành Khu vực học. Đây là
những kiến thức vô cùng bổ ích phục vụ bài tiểu luận của chúng em. Sự gợi ý và
hướng dẫn của thầy cũng giúp chúng em có định hướng nghiên cứu rõ ràng và vững
chắc hơn trong quá trình thực hiện bài tiểu luận cuối kỳ.

Trong các buổi học, chúng em đã cố gắng trau dồi thêm kiến thức để hoàn
thiện bài tập này. Tuy nhiên, do năng lực và trải nghiệm thực tế của chúng em còn
hạn chế, vì vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em kính mong thầy
giúp đỡ, góp ý để bài tập giữa kỳ của chúng em được hoàn thiện hơn nữa.

Chúng em xin chân thành cảm ơn !

Nhóm sinh viên thực hiện


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................................2


MỤC LỤC................................................................................................................................3
PHẦN I. GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................................................4
1. Lý do chọn đề tài:...........................................................................................................................4
2. Mục tiêu nghiên cứu chung...........................................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................................5
3.1. Đối tượng nghiên cứu: tác động của quá trình đô thị hóa đến các quan hệ xã hội truyền
thống................................................................................................................................................5
3.2. Khách thể: người dân đang sinh sống tại phường Đại Mỗ.................................................5
3.3. Phạm vi nghiên cứu:...............................................................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................5
4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính.......................................................................................5
4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng....................................................................................6
PHẦN II. MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.......................................................................6
PHẦN III. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................7
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu..................................................................................................7
2. Phương pháp nghiên cứu bảng hỏi...............................................................................................7
2.1. Bảng hỏi...................................................................................................................................8
2.2. Kết quả điều tra bảng hỏi.....................................................................................................11
3. Phương pháp phỏng vấn sâu.......................................................................................................17
3.1. Câu hỏi phỏng vấn sâu.........................................................................................................17
3.2. Kết quả phỏng vấn sâu.........................................................................................................17
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................................20
1. Ảnh hưởng của việc nâng cấp và chuyển đổi làng Đại Mỗ lên phường đối với cá nhân cư
dân phường Đại Mỗ.........................................................................................................................20
1.1. Ảnh hưởng tích cực...............................................................................................................20
1.2. Ảnh hưởng tiêu cực...............................................................................................................20
2. Biến đổi quan hệ gia đình thuộc xã nông thôn được nâng cấp và chuyển đổi thành phương
đô thị ở làng Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội......................................................................21
3. Biến đổi quan hệ dòng họ thuộc xã nông thôn được nâng cấp và chuyển đổi thành phương
đô thị ở làng Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội......................................................................21
4. Biến đổi quan làng xã thuộc nông thôn được nâng cấp và chuyển đổi thành phường đô thị ở
làng Đại Mỗ,quận Nam Từ Liêm,Hà Nội......................................................................................22
IV. KẾT LUẬN.......................................................................................................................23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................24
PHẦN I. GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Lý do chọn đề tài:

Quá trình đô thị hóa tại Việt Nam, đặc biệt tại các khu vực ngoại thành như
phường Đại Mỗ ở Hà Nội đang diễn ra mạnh mẽ. Sự chuyển đổi từ xã nông thôn sang
phường đô thị đã mang lại những biến đổi đáng kể, không chỉ về địa lý và hạ tầng mà
còn ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội truyền thống. Điều này đặt ra một vấn đề quan
trọng về việc hiểu rõ những biến đổi này nhằm định hướng phát triển đô thị bền vững,
giữ vững bản sắc văn hóa và xây dựng một cộng đồng gắn kết.

Tuy nghiên cứu về các thay đổi trong quan hệ xã hội và cơ cấu đô thị tại các
khu vực đô thị hóa không phải là vấn đề mới, cũng khá nhiều đề tài nghiên cứu liên
quan đến vấn đề này, nhưng việc nhóm quyết định tiến hành triển khai đề tài bên cạnh
việc mang lại cái nhìn sâu rộng về xu hướng và thách thức của quá trình này còn cung
cấp thông tin quý báu cho các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý đô thị và cộng
đồng địa phương. Từ đó giúp họ có cơ sở để ứng phó hiệu quả với những tác động và
thay đổi mà quá trình đô thị hóa mang lại đối với các quan hệ xã hội truyền thống,
nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững và hài hòa với bản sắc văn hóa của cộng
đồng.

Đề tài nghiên cứu này được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận sử dụng các
phương pháp nghiên cứu khoa học và nguồn dữ liệu thu thập đáng tin cậy. Nghiên cứu
có khả năng thực hiện với nguồn lực và điều kiện hiện có, được thực hiện bởi nhóm
nghiên cứu có năng lực và có thể hoàn thành trong thời gian quy định, với khả năng
tiếp cận nguồn dữ liệu và sự hỗ trợ từ người dân đang sinh sống tại phường Đại Mỗ
trước đây là làng Đại Mỗ ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Với những lý do trên, việc nhóm quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu "Biến
đổi các quan hệ xã hội truyền thống thuộc xã nông thôn được nâng cấp và chuyển đổi
thành Phường Đô thị ở làng Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội" là hoàn toàn chính
đáng, có ý nghĩa thực tiễn và giá trị khoa học cao. Nghiên cứu này góp phần cung cấp
những thông tin hữu ích cho việc định hướng phát triển đô thị bền vững, giữ gìn bản
sắc văn hóa và xây dựng cộng đồng gắn kết tại Việt Nam.

2. Mục tiêu nghiên cứu chung

Nghiên cứu về tác động của quá trình đô thị hóa đến các quan hệ xã hội truyền
thống tại làng Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: tác động của quá trình đô thị hóa đến các quan hệ xã hội
truyền thống

3.2. Khách thể: người dân đang sinh sống tại phường Đại Mỗ

3.3. Phạm vi nghiên cứu:


● Về không gian: Phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
● Về thời gian: 10/03/2024 đến 10/04/2024

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

a. Phỏng vấn sâu:


● Đối tượng phỏng vấn: Người dân địa phương ở các độ tuổi khác nhau, nghề
nghiệp khác nhau. Cán bộ địa phương, người dân hiện đang sinh sống tại địa
bàn.
● Nội dung phỏng vấn: Quan điểm, cảm nhận, kinh nghiệm của họ về những biến
đổi của các quan hệ xã hội truyền thống trong quá trình đô thị hóa.
● Kỹ thuật phỏng vấn: Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi phỏng vấn, thực hiện phỏng
vấn một cách chuyên nghiệp, tôn trọng đối tượng phỏng vấn, ghi chép hoặc ghi
âm cẩn thận nội dung phỏng vấn.

b. Thu thập tư liệu:

● Loại tư liệu: Văn bản, tài liệu liên quan đến lịch sử, văn hóa, xã hội của làng
Đại Mỗ trước và sau khi chuyển đổi thành phường đô thị.
● Nguồn tư liệu: Thư viện, kho lưu trữ, bảo tàng, các cơ quan chức năng địa
phương,...
● Phương pháp thu thập: Thu thập trực tiếp hoặc qua mạng Internet.

4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Khảo sát bảng hỏi:

● Đối tượng khảo sát: Người dân địa phương thuộc địa bàn khảo sát.
● Nội dung khảo sát: Các khía cạnh khác nhau của các quan hệ xã hội truyền
thống như cấu trúc gia đình, quan hệ láng giềng, giá trị văn hóa,...
● Công cụ khảo sát: Bộ câu hỏi được thiết kế khoa học, phù hợp với đối tượng
nghiên cứu và mục đích nghiên cứu.
● Phương pháp thu thập dữ liệu: Phát phiếu trực tiếp

PHẦN II:MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biến đổi quan hệ xã hội truyền thống,
thuộc xã nông thôn được nâng cấp, chuyển đổi thành Phường Đô thị ở làng Đại Mỗ,
quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Thuật ngữ “Quan hệ xã hội” là một thuật ngữ thuộc lĩnh vực nghiên cứu của các
ngành văn hóa. Trên cơ sở tham khảo lý thuyết và các định nghĩa liên quan từ các từ
điển, bách khoa toàn thư trong và ngoài nước có tính tổng hợp cũng như chuyên
ngành như “Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam (2003), “Dictionary of Social
Sciences” (2002), “International Encyclopedia of Sociology” (1995),.. tác giả Nguyễn
Giáo đã đưa ra một khái niệm chung tổng quát về thuật ngữ “Quan hệ xã hội” với
nghĩa là: Những tương tác giữa người với người xuất hiện trong các quá trình hoạt
động đa dạng về kinh tế, chính trị, văn hóa.
Quan hệ xã hội Việt Nam truyền thống thường được biết đến là các quan hệ: gia
đình, dòng họ, làng xã. Theo “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc Thêm,
tổ chức cộng đồng nông thôn ở Việt Nam có tính cộng đồng cao: “Làng xã Việt Nam
được tổ chức rất chặt chẽ và đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau”. Trong đó lí
thuyết tập trung của quan hệ xã hội truyền thống Việt Nam được tác giả đề cập đến
gồm các mối quan hệ theo huyết thống “Gia đình và gia tộc”, quan hệ theo địa bàn
phân bố cư trú “ Xóm và Làng”, theo nghề nghiệp và sở thích “Phường và Hội”, theo
đơn vị hành chính “Thôn và Xã”.
Bài nghiên cứu này tập trung trọng tâm vào khảo sát sự biến đổi các mối quan hệ
xã hội truyền thống của làng xã nông thôn khi được nâng cấp và chuyển đổi lên
phường đô thị tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Các biến đổi được đề
cập trong nghiên cứu là sự biến đổi quan hệ gia đình, quan hệ dòng họ, quan hệ làng
xã tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm.

PHẦN III. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Tiến hành thu thập và nghiên cứu, phân tích thông tin từ những sách, tạp chí
khoa học, các diễn đàn khoa học, website chính thống và các công trình nghiên cứu có
liên quan trước đó.
2. Phương pháp nghiên cứu bảng hỏi
Đối tượng: Cư dân phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Số lượng đối tượng tham gia khảo sát: 40 người

2.1. Bảng hỏi

Khảo sát về biến đổi các mối quan hệ xã hội truyền thống khi làng Đại Mỗ được
chuyển/nâng cấp thành phường Đại Mỗ

Phần1: Thông tin cá nhân

1. Bạn hãy cho biết giới tính?

● Nam
● Nữ
● Khác

2. Bạn thuộc nhóm độ tuổi nào?

● Dưới 18 tuổi
● Từ 18 đến 30 tuổi
● Từ 30 đến 60 tuổi
● Trên 60 tuổi

Phần 2: Nội dung khảo sát

Câu 1: Bạn là dân gốc sinh sống lâu đời tại làng Đại Mỗ hay dân nhập cư?

● Cư dân gốc
● Không phải là cư dân gốc

Câu 2: Bạn có biết đến thông tin Đại Mỗ được chuyền/nâng cấp thành phường vào
thời điểm năm 2013-2014 hay không?

● Có
● Không
Câu 3: Bạn đã sinh sống tại Đại Mỗ trong bao lâu?

● Dưới 1 năm
● 1-5 năm
● 5-10 năm
● Trên 10 năm

Câu 4: Khi làng Đại Mỗ nâng cấp thành phường bạn nhận thấy dân cư tại địa bàn thay
đổi như thế nào?

● Giảm đi rõ rệt
● Giảm nhẹ
● Vẫn giữ nguyên
● Tăng nhẹ
● Tăng lên rõ rệt

Câu 5: Khi làng Đại Mỗ được nâng cấp/chuyển lên thành phường, bạn có thấy người
dân gốc trong làng chuyển đi nơi khác nhiều hay không?

● Không chuyển đi hoặc chuyển đi không đáng kể


● Một bộ phận chuyển đi
● Chuyển đi hàng loạt

Câu 6: Khi làng Đại Mỗ chuyển từ xã lên phường thì có thay đổi gì trong các thủ tục
hành chính hay không?

● Hoàn toàn không thay đổi


● Thay đổi một chút
● Thay đổi nhiều

8.Quá trình nâng cấp đơn vị hành chính của làng Đại Mỗ có gây phiền toái cho bạn
không.Hãy đánh giá mức độ ảnh hưởng của quá trình trên.

● Rất phiền toái


● Phiền toái
● Khá phiền toái
● Rất ít phiền toái
● Không phiền toái

9.Bạn có thấy những điểm cải thiện trong việc giải quyết các vấn đề giấy tờ,thủ tục
hành chính sau khi làng Đại Mỗ được chuyển lên phường không?

● Không cải thiện


● Cải thiện một chút
● Cải thiện rõ rệt

10. Bạn cảm nhận như thế nào về mức độ tương tác giúp đỡ giữa hàng xóm láng
giềng khi làng Đại Mỗ được nâng cấp thành phường?

● Không có sự tương tác giữa hàng xóm với nhau


● Có khá ít sự tương tác giữa hàng xóm với nhau
● Có sự tương tác khá nhiều giữa hàng xóm với nhau
● Có sự tương tác mạnh mẽ giữa hàng xóm với nhau

11.Có những hoạt động nào phường/tổ dân phố/của hàng xóm láng giềng giúp mọi
người gắn kết lại với nhau hay không?

12.Có những hoạt động nào để giúp đỡ những hộ dân mới chuyển đến

định cư hay không?

13.Ai hay tổ chức nào sẽ đứng ra giúp đỡ khi xảy ra những mâu

thuẫn hay tranh cãi giữa các hộ dân hay trong chính hộ gia đình

14.Khi làng Đại Mỗ được nâng cấp lên phường, bạn có thấy người trẻ khi có gia đình
có xu hướng chuyển ra ngoài ở riêng hay không?

● Toàn bộ đều ở cùng cha mẹ


● Rất ít người chuyển ra ngoài ở riêng
● Nhiều người ra ngoài ở riêng
● Toàn bộ đều ra ngoài ở riêng

15.Hương ước hiện nay có áp dụng cho toàn bộ người dân đang sinh sống ở phường
Đại Mỗ hay không?

● Có
● Không

16.Các quy định về hoạt động hương ước có gì thay đổi hay không?Được giữ
nguyên,lược bớt hay bổ sung gì thêm hay không?

2.2. Kết quả điều tra bảng hỏi


Bảng hỏi được thực hiện bởi nhóm sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, ĐHQGHN với tổng là 40 câu trả lời. Số lượng người dân tham gia khảo
sát đa số là cư dân thuộc giới tính nam (chiếm 52,5%), còn lại là cư dân thuộc giới
tính nữ (chiếm 45%) hiện đang sinh sống thuộc phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm,
Hà Nội. Nhóm tuổi tham gia khảo sát này đa số thuộc độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi (chiếm
42,5%), xếp thứ hai là nhóm tuổi trên 60 tuổi (chiếm 32,5%), tiếp đó là từ 18 đến 30
tuổi (chiếm 22,5%) và cuối cùng là nhóm tuổi dưới 18 tuổi (chiếm 2,5%).
Nhóm đưa ra câu hỏi “Ông/bà/bác/anh/chị là dân gốc sinh sống lâu đời tại
làng Đại Mỗ hay dân nhập cư?” và nhận được kết quả 63,2% cư dân sinh sống tại
đây không phải là cư dân gốc, nhóm cư dân gốc chỉ chiếm 36,8%. Qua đó thấy được
xu hướng đô thị hóa đang ngày càng phát triển tại làng Đại Mỗ. Sự gia tăng của người
nhập cư so với cư dân gốc cho thấy làng đang trở thành một điểm đến thu hút cho
nhiều người từ các khu vực khác, góp phần vào quá trình đô thị hóa của khu vực này.
Đô thị hóa thường đi kèm với sự phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng và dịch vụ công
cộng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hòa nhập và phát triển cộng đồng đa dạng.
Khảo sát “Bạn có nhận được thông tin Đại Mỗ được chuyền/nâng cấp thành
phường trong giai đoạn năm 2013-2014 hay không?” cho kết quả đến 95% cư dân
sống tại đây biết được thông tin chuyển đổi/ nâng cấp này và 5% cư dân không biết.

Với câu hỏi khảo sát “Khi lên phường ông/bà/bác/anh/chị có thấy dân cư tại
địa bàn tăng lên hay không?”, có 92.5% cư dân thấy được sự thay đổi này và 7,5%
cư dân đưa ra câu trả lời là không.
Khảo sát “Khi làng Đại Mỗ được nâng cấp/chuyển lên thành phường, ông
/bà/bác/anh/chị có thấy người dân gốc trong làng chuyển đi nơi khác nhiều hay
không?” nhận về kết quả đa số người dân gốc vẫn tiếp tục cư trú sinh sống, chỉ có cư
dân từ vùng khác đến (chiếm 56,4%) và còn lại ý kiến cho rằng người dân gốc đã
chuyển đi nơi khác để sinh sống (chiếm 43,6%).

Với câu hỏi “Khi làng Đại Mỗ chuyển từ xã lên phường thì có thay đổi gì
trong các thủ tục hành chính hay không?” có kết quả phần lớn người dân nhận thấy
có sự thay đổi (chiếm 80%), chỉ một số ít người dân là không (chiếm 20%).

Tiếp theo, đánh giá về mức độ ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi/ nâng cấp,
câu hỏi khảo sát “Quá trình nâng cấp đơn vị hành chính của làng Đại Mỗ có gây
phiền toái cho ông/bà/bác/anh/chị không.Hãy đánh giá mức độ ảnh hưởng của quá
trình trên”, đa số người dân cảm thấy không phiền toái (chiếm 32,5%), rất ít phiền
toái (chiếm 27,5%), số người dân cảm thấy phiền toái và khá phiền toái chiếm tỉ lệ
bằng nhau (chiếm 17,5%) và cuối cùng là rất phiền toái (chiếm 5%).

Khảo sát “Ông/bà/bác/anh/chị có thấy những điểm cải thiện trong việc giải
quyết các vấn đề giấy tờ,thủ tục hành chính sau khi làng Đại Mỗ được chuyển lên
phường không?” nhận về một số ý kiến khác nhau nhưng điểm chung là đều thấy có
điểm cải thiện trong việc giải quyết các vấn đề giấy tờ,thủ tục hành chính. Có thể kể
tới các ý kiến như: thủ tục rõ ràng, nhanh gọn lẹ hơn; giải quyết nhanh chóng và thuận
tiện hơn; thủ tục giấy tờ được rút gọn/tinh giản dẫu vậy có gây chút rắc rối với người
già khi tích hợp các giấy tờ đó lên hệ thống thông tin điện tử; xin giấy tờ nhanh chóng
hơn,quá trình cấp phép hay thủ tục được rút gọn; mọi thứ đều được quy định hay ban
hành bằng giấy trắng mực đen có con dấu rõ ràng; thái độ phục vụ cùng tác phong của
các nhân viên chuyên nghiệp;... Một số ít người dân phản đối, cho rằng: thủ tục giấy
tờ lâu, mất thời gian,...

Khảo sát về “Ông/bà/bác/anh/chị cảm nhận như thế nào về mức độ tương
tác giúp đỡ giữa hàng xóm láng giềng khi làng Đại Mỗ được nâng cấp thành
phường?” người dân đã đưa ra một số ý kiến riêng như: hàng xóm láng giềng vẫn
luôn giúp đỡ khi có hoạn nạn khó khăn, chia sẻ cùng nhau những buồn vui khó khăn
trong cuộc sống; có phần ít quan tâm đến nhau như ngày xưa do lối sống đô thị đã len
lỏi cũng như do các hộ dân từ nơi khác mang đến; sự giúp đỡ giữa các hộ dân khá hạn
chế do mọi người ít khi đụng mặt hay có những vấn đề cần hàng xóm giúp đỡ;...

Với câu hỏi “Có những hoạt động nào phường/tổ dân phố/của hàng xóm
láng giềng giúp mọi người gắn kết lại với nhau hay không?” phần lớn đều đồng tình
là có các hoạt động, cụ thể: tổ chức các ngày lễ, thăm hỏi nhau khi ốm đau; có những
buổi tiệc liên hoan vào các ngày lễ, tụ họp để cùng nhau tập thể dục hay đơn giản là
trò chuyện với nhau; Có hoạt động lễ hội vẫn được tổ chức,các buổi họp của tổ dân
phố, hội phụ nữ; Mọi người vẫn hay qua nhà nhau uống nước nói chuyện tầm chiều
tối,nhà có thiếu đồ gì mà chưa mua ngay thì qua hàng xóm họ vẫn cho mượn; Buổi tối
các cụ vẫn thường hay tập thể dục,dưỡng sinh với nhau; nhà văn hóa thường xuyên tổ
chức các cuộc họp; các sự kiện văn hóa truyền thống của làng;...

Khảo sát “Có những hoạt động nào để giúp đỡ những hộ dân mới chuyển
đến định cư hay không?” đa số ý kiến của người dân đồng tình với các hoạt động cụ
thể như: giúp đỡ dọn dẹp nhà cửa, tặng quà tân gia, giúp họ chuyển đồ vào nhà; thăm
hỏi, tham dự tiệc tân gia, giới thiệu về hương ước của làng với họ; phụ giúp cái gì họ
cần mình hỗ trợ, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống; tổ chức liên hoan chào cư
dân mới;...

Với câu hỏi “Ai hay tổ chức nào sẽ đứng ra giúp đỡ khi xảy ra những mâu
thuẫn hay tranh cãi giữa các hộ dân hay trong chính hộ gia đình?” phần lớn người
tham gia khảo sát đồng tình rằng tổ trưởng tổ dân phố, người có chức trách can thiệp
xử lí như công an, ban hòa giải của phường giải quyết, một số ý kiến còn lại cho rằng
nội bộ gia đình tự giải quyết với nhau.

Tiếp theo, khảo sát “Khi làng Đại Mỗ được nâng cấp lên phường,
ông/bà/bác/anh/chị có thấy người trẻ có xu hướng chuyển ra ngoài ở riêng hay
không?” đa số người dân cho rằng người trẻ có xu hướng chuyển ra ngoài ở riêng
(chiếm 67,5%), còn lại là không thấy (chiếm 32,5%).
Với câu hỏi “Hương ước hiện nay có áp dụng cho toàn bộ người dân đang
sinh sống ở phường Đại Mỗ hay không?” đa số người dân cho rằng có áp dụng
(chiếm 55%), còn lại là không (chiếm 45%).

Khảo sát về ý kiến người dân “Các quy định về hoạt động hương ước có gì
thay đổi hay không? Được giữ nguyên,lược bớt hay bổ sung gì thêm hay không?”
nhận về kết quả đa số người dân thấy có sự thay đổi. Cụ thể như: có thay đổi nhưng
vẫn giữ nét truyền thống của làng Đại Mỗ; có được bổ sung thêm cho phù hợp; cần bổ
sung thêm để hương ước có thể được áp dụng với tất cả mọi người kể cả các hộ dân
mới chuyển đến; hương ước dần rơi vào lãng quên của nhiều bạn trẻ nên cần bổ sung
thêm những quy định về hương ước để cho người trẻ ngày nay nhớ về truyền thống
của làng;...
3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Đối tượng: cư dân phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Số lượng tham gia phỏng vấn: 3 người

3.1. Câu hỏi phỏng vấn sâu


Câu hỏi 1: Từ thời điểm làng Đại Mỗ được nâng cấp lên thành phường, bạn có thấy số
người chuyển đến định cư tại phường Đại Mỗ tăng lên nhiều hay không?
Câu hỏi 2: Khi làng được nâng cấp lên thành phường thì bạn có gặp khó khăn gì về
các thủ tục hành chính hay giấy tờ không?
Câu hỏi 3: Việc nâng cấp làng Đại Mỗ lên phường có ảnh hưởng gì tới cuộc sống của
cư dân trên địa bàn không?
Câu hỏi 4: Vậy những người dân gốc ở đây có thái độ như thế nào với những người
chuyển đến sinh sống tại địa bàn?
Câu hỏi 5: Khi làng Đại Mỗ được nâng cấp thành phường, quan hệ giữa các cư dân
trong địa bàn như thế nào?
Câu hỏi 6: Việc nâng cấp từ làng Đại Mỗ lên phường có mang đến sự thay đổi gì đến
mối quan hệ gia đình của cư dân trong địa bàn không?
Câu hỏi 7: Khi làng Đại Mỗ lên phường thì mối quan hệ của anh em họ hàng trong
làng sự thay đổi gì không?
Câu hỏi 8: Việc thực hiện các hương ước, lệ làng diễn ra như thế nào khi làng Đại Mỗ
được nâng cấp lên phường?
Câu hỏi 9: Khi làng Đại Mỗ lên phường thì chính quyền địa phương có những sự thay
đổi gì không?

3.2. Kết quả phỏng vấn sâu


Đối tượng: cư dân phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Số lượng: 3 người
Câu hỏi 1: Từ thời điểm làng Đại Mỗ được nâng cấp lên thành phường, bạn có
thấy số người chuyển đến định cư tại phường Đại Mỗ tăng lên nhiều hay không?
Trong 3 người tham gia phỏng vấn, cả 3 người đều nhận định rằng kể từ thời
điểm làng Đại Mỗ nâng cấp lên thành phường, số người chuyển đến định cư càng
ngày càng nhiều, dân số tăng lên nhanh chóng.
Câu hỏi 2: Khi làng được nâng cấp lên thành phường thì bạn có gặp khó khăn gì
về các thủ tục hành chính hay giấy tờ không?
Trong 3 người tham gia phỏng vấn, cả 3 người đều không cảm thấy khó khăn
về thủ tục hành chính và giấy tờ.
Câu hỏi 3: Việc nâng cấp làng Đại Mỗ lên phường có ảnh hưởng gì tới cuộc sống
của cư dân trên địa bàn không?
Trong 3 người tham gia phỏng vấn, cả 3 người đều nhận định việc nâng cấp
làng Đại Mỗ nâng cấp lên phường mang đến những thay đổi về mặt kinh tế cho cư
dân. Có 2 người nhận định rằng, việc nâng cấp lên phường đã tăng cường công tác
quản lý của chính quyền đối với các mặt của đời sống cư dân. Hầu hết đều cho rằng
từ thời điểm nâng cấp lên thành phường, sự gia tăng dân số là nguyên nhân quan
trọng mang đến những ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực cho cuộc sống của cư dân
trên địa bàn.
Câu hỏi 4: Vậy những người dân gốc ở đây có thái độ như thế nào với những
người chuyển đến sinh sống tại địa bàn?
Trong 3 người tham gia phỏng vấn, cả 3 người đều nhận định cư dân gốc tại
địa phương có thái độ thoải mái đối với người thuộc địa phương khác chuyển đến
sinh sống tại địa bàn. Hầu hết cho rằng cư dân gốc của Đại Mỗ dễ dàng chấp nhận
và tiếp xúc với những người mới chuyển đến.
Câu hỏi 5: Khi làng Đại Mỗ được nâng cấp thành phường, quan hệ giữa các cư
dân trong địa bàn như thế nào?
Trong 3 người tham gia phỏng vấn, có 2 người cho rằng khi làng Đại Mỗ được
nâng cấp thành phường, quan hệ giữa các cư dân trong địa bàn vẫn ở mức tốt, có sự
giao lưu, tiếp xúc thông qua các hoạt động tập thể, tổ chức xã hội
Câu hỏi 6: Việc nâng cấp từ làng Đại Mỗ lên phường có mang đến sự thay đổi gì
đến cơ cấu gia đình của cư dân trong địa bàn không?
Trong 3 người tham gia phỏng vấn, có 2 người nhận định cơ cấu gia đình
không có sự thay đổi khi làng Đại Mỗ nâng cấp lên phường. Người còn lại cho rằng
việc nâng cấp từ làng lên phường đã kéo theo xu hướng gia đình có cơ cấu hạt nhân
hóa cho khu vực địa bàn
Câu hỏi 7: Khi làng Đại Mỗ lên phường thì mối quan hệ của anh em họ hàng
trong làng sự thay đổi gì không?
Trong 3 người tham gia khảo sát, có 2 người cho rằng khi chuyển đổi lên
phường, sự đô thị hóa khiến cho mối quan hệ họ hàng trở nên phai nhạt dần đi. Sự
phát triển về kinh tế - xã hội dẫn đến các hoạt động chung của dòng họ càng ngày
càng đơn giản, cơ hội để mọi người gặp gỡ không có nhiều.
Câu hỏi 8: Việc thực hiện các hương ước, lệ làng diễn ra như thế nào khi làng
Đại Mỗ được nâng cấp lên phường?
Trong 3 người tham gia khảo sát, cả 3 người đều khẳng định việc thực hiện
hương ước, lệ làng được áp dụng với toàn bộ dân cư trên địa bàn, không phân biệt cư
dân gốc hay từ nơi khác chuyển đến. Hầu hết đều nhận định, cùng với sự phát triển
của thời đại, từ thời điểm làng Đại Mỗ nâng cấp lên phường, hương ước đã có sự
điều chỉnh cho phù hợp với tình hình của đúng thời kì, bỏ bớt những yếu tố cổ hủ, lạc
hậu nhưng vẫn giữ những giá trị cốt lõi.
Câu hỏi 9: Khi làng Đại Mỗ lên phường thì chính quyền địa phương có những sự
thay đổi gì không?
Trong 3 người tham gia khảo sát, cả 3 người đều nhận định, cơ cấu chính
quyền không có sự thay đổi nhiều khi xã lên phường. Sẽ có sự điều chỉnh về mặt công
tác, nhiệm vụ để phù hợp với thực tế, xây dựng thêm một số đội ngũ, cơ quan hỗ trợ
quản lý để nâng cao hiệu quả công tác, công tác mặt trận, tổ chức xã hội, đoàn thể
được đẩy mạnh; tuy nhiên, chính quyền từ xã lên phường vẫn đảm bảo được tính ổn
định về cơ cấu.
Biên bản phỏng vấn sâu
Pv 1:
Thời gian và địa điểm phỏng vấn: 17h48 ngày 12/4/2022 tại Đại Mỗ, Nam Từ Liêm,
Hà Nội
Người được phỏng vấn: Lã Thị Thanh Nga (cư dân gốc đã sinh sống nhiều đời tại
Làng Đại Mỗ, sau này là phường Đại Mỗ)
Phỏng vấn viên: Bùi Thanh Nam

Pv 2:
Thời gian và địa điểm phỏng vấn: 16h33 ngày 12/4/2024 tại Đại Mỗ, Nam Từ Liêm,
Hà Nội
Người được phỏng vấn: Huỳnh Anh Minh (cư dân chuyển đến sinh sống tại Đại Mỗ
hơn 10 năm)
Phỏng vấn viên: Hoàng Khánh Linh

Pv3:
Thời gian và địa điểm phỏng vấn: 9h20p ngày 12/4/2023 tại Đại Mỗ, Nam Từ Liêm,
Hà Nội
Người được phỏng vấn: Nguyễn Đình Hồng (Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi
TDP Chợ, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm)
Phỏng vấn viên: Phan Quốc Lập

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Ảnh hưởng của việc nâng cấp và chuyển đổi làng Đại Mỗ lên phường đối với
cá nhân cư dân phường Đại Mỗ.

1.1. Ảnh hưởng tích cực


Việc nâng cấp từ làng lên phường mang đến sự phát triển kinh tế - xã hội cho
địa bàn dân cư. Khi một làng - xã được nâng cấp lên phường, địa phương đó sẽ được
tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao,... Nhờ
đó, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, cải thiện rõ rệt. Việc
phát triển kinh tế - xã hội sẽ thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư, tạo ra thêm nhiều cơ
hội việc làm cho người dân địa phương. Mặt khác, việc nâng cấp lên phường nâng cao
vị thế của địa phương, nâng tầm các giá trị kinh tế - văn hóa của địa phương. Do đó,
cá nhân cư dân tại phường Đại Mỗ có thái độ đón nhận tích cực và ủng hộ đối với việc
nâng cấp làng xã nông thôn thành phường. Người dân cũng không gặp ảnh hưởng lớn
về mặt giấy tờ và thủ tục hành chính khi nâng cấp làng xã nông thôn thành phường.
1.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Khi làng Đại Mỗ được nâng cấp lên thành phường, cư dân cũng phải đón nhận
những ảnh hưởng tiêu cực. Tốc độ đô thị hóa nhanh khiến giá đất, giá nhà và các dịch
vụ khác tăng cao, gia tăng áp lực quốc sống cho cư dân địa phương. Mặt khác, khi dân
số gia tăng và hoạt động kinh tế - xã hội phát triển, có thể mang đến mất trật tự an
ninh xã hội, tắc đường, ô nhiễm môi trường… Ngoài ra, sự phát triển kinh tế - xã hội
kéo theo sự giao lưu tiếp xúc văn hóa giữa cư dân địa phường và những người vùng
khác chuyển tới, có thể dẫn đến việc phai nhạt bản sắc văn hóa truyền thống của địa
phương.

2.Biến đổi quan hệ gia đình thuộc xã nông thôn được nâng cấp và chuyển đổi
thành phương đô thị ở làng Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Dựa trên kết quả khảo sát, có tới 67,5% ý kiến cho thấy người trẻ khi trưởng
thành có xu hướng chuyển ra ở riêng. Kết quả này cho thấy cơ cấu gia đình có sự thay
đổi khi làng Đại Mỗ được nâng cấp lên thành phường. Sự phát triển của kinh tế - xã
hội đã mang đến nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ. Phụ nữ tham gia nhiều hơn vào phát
triển kinh tế, các hoạt động xã hội. Từ đó nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia
đình. Ngoài ra, việc nâng cấp từ làng xã nông thôn lên phường đô thị mang đến sự
phát triển về văn hóa, tư duy, thay đổi phong cách sống, dẫn đến tỉ lệ li hôn hoặc số
người lựa chọn cuộc sống độc thân tăng cao.
Từ kết quả phỏng vấn, có thể nhận định, nhịp sống hối hả và bận rộn, áp lực
cuộc sống tại khu vực phường đô thị khiến các thành viên trong gia đình có ít thời
gian dành cho nhau hơn, dẫn đến sự thiếu gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
Việc nâng cấp lên phường làm cho dân số trên địa bàn phường Đại Mỗ ngày càng
đông đúc, cùng với đó là sự phát triển kinh tế, văn hóa khiến cho các thế hệ trong gia
đình có quan điểm, lối sống khác nhau, làm gia tăng khoảng cách thế hệ và tỉ lệ sinh
ra mâu thuẫn trong gia đình.

3.Biến đổi quan hệ dòng họ thuộc xã nông thôn được nâng cấp và chuyển đổi
thành phương đô thị ở làng Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Kết quả khảo sát và phỏng vấn cho thấy, việc chuyển đổi làng Đại Mỗ lên
phường mang đến những biến đổi tới quan hệ dòng họ tại địa phương. Sự phát triển
kinh tế - xã hội khiến cho vai trò hỗ trợ về mặt kinh tế, hỗ trợ về mặt tinh thần của
dòng họ trở nên mờ nhạt. Sự di cư và giao lưu tiếp xúc văn hóa của cư dân địa phương
với cư dân mới chuyển tới khiến cho mỗi gia đình, mỗi cá nhân trong dòng họ có
những quan điểm sống, giá trị khác nhau, sự xa cách về mặt địa lí cũng khiến cho các
cá nhân, gia đình trong dòng họ có ít cơ hội để tiếp xúc với nhau hơn.
Mặt khác, do di cư và dân số tại địa phương tăng, sự xa cách về mặt địa lí và cơ
hội gặp gỡ ít đi, khiến cho vai trò của dòng chính, trưởng họ trở nên phai nhạt đi. Vai
trò điều hòa mâu thuẫn và gìn giữ truyền thống dòng họ cũng trở nên hạn chế.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ làng xã nông thôn thành phường cũng mang đến
nhiều ảnh hưởng tích cực, sự phát triển về kinh tế khiến cho các cá nhân trong dòng
họ có điều kiện để hỗ trợ nhau nhiều hơn về mặt kinh tế, dòng họ trở nên giàu có hơn,
góp phần thúc đẩy đầu tư nâng cao giá trị cho các hoạt động truyền thống, các nghi lễ
của dòng họ. Môi trường giao lưu và cởi mở hơn khiến cho dòng họ có sự liên kết tốt
hơn với các yếu tố bên ngoài.

4. Biến đổi quan làng xã thuộc nông thôn được nâng cấp và chuyển đổi thành
phường đô thị ở làng Đại Mỗ,quận Nam Từ Liêm,Hà Nội.

Việc chuyển đổi lên phường đã nâng cao vai trò quản lí của chính quyền địa
phương, dẫn tới vai trò của các hội đồng làng xã truyền thống trở nên mờ nhạt hơn.
Chính quyền địa phương cũng nâng cao quản lí về các vấn đề quy hoạch, văn hóa,
giáo dục. Từ đó, các lễ hội truyền thống, các hoạt động văn hóa được đảm bảo về tính
tổ chức, quy mô, góp phần phát triển văn hóa truyền thống địa phương. Tuy nhiên,
việc quy hoạch đô thi cũng đã thu hẹp không gian chung truyền thống của làng xã. Tại
làng Đại Mỗ, việc nâng cấp lên phường mang đến cơ hội giao lưu tiếp xúc với văn hóa
hiện đại, một số giá trị văn hóa truyền thống có thể bị phai nhạt đi, đặc biệt với giới
trẻ.
Mặc dù vậy, rất nhiều giá trị văn hóa làng xã truyền thống tại phường Đại Mỗ
vẫn được gìn giữ và phát huy khi làng được nâng cấp lên phường. Hương ước của
làng vẫn được gìn giữ và áp dụng tới toàn bộ cư dân trên địa bàn, không phân biệt là
cư dân gốc tại Đại Mỗ hay địa phương khác chuyển tới. Các quy định trong hương
ước đã bỏ bớt đi một số quy định cổ hủ, giữ gìn các quy định, nề nếp truyền thống, có
sự thay đổi sao cho phù hợp với thời đại. Càng ngày có càng nhiều các tổ chức xã hội,
đoàn thể như Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội doanh nhân, Hội
người cao tuổi… đã giúp cho cư dân địa phương có nhiều cơ hội tham gia những hoạt
động xã hội, nâng cao sự gắn kết của các cư dân trong vùng. Những tổ chức xã hội,
đoàn thể này, cùng với cơ quan quản lí chính quyền địa phương, đã nâng cao nề nếp,
văn hóa, an ninh trật tự của địa phương. Việc nâng cấp thành phường cũng mang đến
những giá trị mới mẻ, hiện đại cho làng Đại Mỗ, mối quan hệ làng xã tại phường Đại
Mỗ có sự biến đổi, thích nghi để phù hợp hơn với thời đại, với sự phát triển của xã
hội.

IV. KẾT LUẬN

Dựa vào những phân tích và đánh giá bên trên, nghiên cứu đã chỉ ra sự biến đổi
của các quan hệ xã hội truyền thống trong quá trình đô thị hóa tại phường Đại Mỗ,
quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Cụ thể, quá trình này đã ảnh hưởng đến quan hệ gia
đình, quan hệ dòng họ, quan hệ làng xã, giá trị văn hóa và các hoạt động văn hóa
truyền thống. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng ghi nhận được những xu hướng tích cực
như tăng cường giao lưu văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển các
hình thức quan hệ xã hội mới.

Nhìn chung, quá trình đô thị hóa đã tác động đến các quan hệ xã hội truyền
thống tại làng Đại Mỗ nay đã được chuyển đổi thành phường Đại Mỗ, với cả mặt tích
cực và tiêu cực. Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết trong việc bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa truyền thống cũng như xây dựng các giá trị mới phù hợp với điều kiện của đô
thị hiện nay.

Để đáp ứng và ứng phó với những thách thức này, cần có sự đồng lòng và hợp
tác giữa các cấp chính quyền, tổ chức xã hội và cộng đồng. Bên cạnh đó, cần đề xuất
các giải pháp đồng bộ trong chính sách, giáo dục, văn hóa và nghiên cứu để hỗ trợ
người dân thích nghi và hòa nhập với quá trình đô thị hóa, đồng thời bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Nhóm tin tưởng rằng, với sự hỗ trợ và chung tay của cộng đồng, những giá trị
văn hóa truyền thống tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội sẽ được bảo
tồn và phát triển, góp phần xây dựng một cộng đồng đô thị văn minh, hiện đại và gắn
bó với bản sắc văn hóa truyền thống.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trần Ngọc Thêm, 1999, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục
2. Nguyễn Giáo, 2016, Quan hệ xã hội trong bối cảnh phi nông nghiệp hóa:
Nghiên cứu trường hợp làng Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội

You might also like