You are on page 1of 1

Jon Sudbo: Mô phỏng số liệu

Năm 2005, Tạp chí Lancet (một tạp chí y học danh tiếng nhất nhì thế giới)
công bố một công trình nghiên cứu của bác sĩ Jon Sudbo, chuyên gia về ung
thư thuộc Bệnh viện Radium và Đại học Oslo (Na Uy). Trong bài báo, bác sĩ
Sudbo và 13 cộng sự viên báo cáo rằng, họ đã tiến hành một nghiên cứu đối
chứng (case-control study) với 908 đối tượng và kết quả cho thấy, thuốc
chống viêm NSAIDs (non-steroidal anti-inflammatory drugs) có hiệu quả làm
giảm nguy cơ ung thư miệng. Phát hiện của bác sĩ Sudbo gây sự chú ý lớn của
các chuyên gia trong lĩnh vực ung thư, bởi vì các loại thuốc NSAID được sử
dụng rất rộng rãi để giảm đau, nhất là đau do thấp khớp, và tương đối rẻ. Nếu
quả thật thuốc có hiệu quả chống ung thư thì đó là một tin vui cho bệnh nhân:
Một thuốc mà đạt hai mục tiêu. Sau khi công bố bài báo, Sudbo trở thành nổi
tiếng trong giới chuyên môn về “phát hiện” mà ít ai nghĩ đến. Nhưng nghiên
cứu của Sudbo hoàn toàn giả tạo. Bác sĩ Sudbo giả tạo tất cả các số liệu và
bệnh nhân. Khi điều tra lại các số liệu gốc (cũng giả tạo), người ta mới phát
hiện trong số 908 đối tượng ma này, có đến 250 người có cùng ngày tháng
năm sinh! Tuy nhiên,điều đáng chú ý là, trong phân tích, Sudbo đã giả tạo rất
tài tình, không để lộ một kẽ hở nào để người bình duyệt có thể đánh dấu hỏi.
Tổng biên tập Tạp chí Lancet,Richard Horton, phải thú nhận là Sudbo quá
thông minh và tinh xảo đến độ ông có thể qua mặt tất cả 13 cộng sự viên là
tác giả của bài báo, lường gạt tất cả các chuyên gia trong ngành đã bình duyệt
bài báo, lừa gạt luôn cả một chuyên gia thống kê học cũng là người bình
duyệt bài báo! Hành động ngụy khoa học của bác sĩ Sudbo chỉ được phát hiện
khi một nhà dịch tễ học người Na Uy chú ý đến đoạn văn mà Sudbo cho biết
nguồn bệnh nhân mà ông nghiên cứu là trích từ một ngân hàng dữ liệu về ung
thư thuộc Bệnh viện Radium, vì trong thực tế ngân hàng dữ liệu này không
hiện hữu!
Đến nay, bác sĩ Sudbo đã thú nhận rằng ông ngụy tạo hoàn toàn các số liệu
trong bài báo đó bằng máy tính. Sudbo không chú ý đến ngày tháng năm sinh
vì nghĩ rằng không ai đòi hỏi xem số liệu gốc! Sudbo còn thú nhận rằng, hai
bài báo ông công bố trước đó trên Tạp chí NewEngland Journal of Medicine
và Journal of Clinical Oncology cũng dựa vào số liệu do ông dựng lên.

You might also like