You are on page 1of 5

Câu 1 Cơ chế xúc tác của enzym?

E + S⇆ ES → P + E
Giai đoạn 1: enzyme kết hợp với cơ chất → phức hợp enzyme – cơ chất (E-S) nhờ các
dạng liên kết không bền.
Giai đoạn 2: biến đổi cơ chất dẫn tới sự kéo căng và phá vỡ các liên kết đồng hóa trị
trong phân tử cơ chất.
Giai đoạn 3: tạo thành các sản phẩm, giải phóng enzyme
Câu 2 Enzyme có mấy lớp? Kể tên?
Gồm có 6 lớp
1. Oxydoreductase: xuacs tác phản ứng oxy hoá khử
AH2 + B → A + BH2
Ví dụ: dehydrogenase, oxidase, peroxidase.
2. Transferase: Xúc tác phản ứng chuyển nhóm (gốc) nào đó từ chất này sang chất khác.
AX + B→ A + BX
Ví dụ:
- Aminotransferase (transaminase): chuyển nhóm amin.
- Kinase: chuyển nhóm phosphate
3. Hydrolase: xúc tác phản ứng thuỷ phân
AB + H2O → AH + BOH
Ví dụ:
- Esterase thủy phân liên kết ester: + lipase, phosphate.
- Glucosidase thủy phân liên kết glucozit trong glucid: + amylase, maltase.
- Peptidase thủy phân liên kết peptide của peptide và protein. + papain, bromelin, trypsin,
carboxylpeptidase, aminopeptidase.
4. Lyase: xúc tác phản ứng phân cắt một nhóm nào đó ra khỏi hợp chất
AB → A + B
Ví dụ: piruvate decarboxylase
5. Isomerase: xúc tác phản ứng chuyển dạng đồng phân.
ABC → ACB
Ví dụ: dạng D→L
Trans → cis
Aldehyde⇆ Cetone
Glucose ⇆ Fructose
6. Ligase (Synthase): xúc tác cho phản ứng tổng hợp các chất hữu cơ nhờ năng lượng
ATP.v.v
A + B → AB
*Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
1. ảnh hưởng của nồng độ cơ chất
Km dặc trưng cho mỗi enzyme , đặc trưng cho ái lự giữa enzyme và cơ chất.
Km càng nhỏ thì ái lực giữa cơ chất và enzyme càng lớn, tốc độ phản ứng càng tăng.
PT Linerweaver – Burk.
1 km 1 1
= . +
v v max [S] v max

1/v = 0 thì 1/[S] = -1/Km


1/[S] = 0 thì 1/v = 1/Vm
Ý nghĩa của phương trình: ý nghĩa lớn đối với việc nghiên cứu kìm hãm enzyme
2. Ảnh hưởng của nồng độ enzyme
- Trong điều kiện thừa cơ chất, tốc độ phản ứng phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ
enzyme. V=k[E]
V: tốc độ phản ứng
[E]: nồng độ enzyme
- Nếu nồng độ enzyme quá lớn thì tốc độ phản ứng sẽ không còn phụ thuộc tuyến tính
vào nồng đọ enzyme.
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ tăng (<45° C) → chuyển động enzyme và cơ chất tăng →tương tác giứa enzyme
và cơ chất tăng→ tốc độ phản ứng tăng.
Tại nhiệt đọ mà enzyme hoạt động tốt nhất→nhiệt độ tối thích của enzyme.
Néu nhiệt độ tăng cao quá thì enzyme sẽ bị biến tính làm tốc đọ phản ứng giảm.
4. Ảnh hưởng của pH
Enzyme rất nhạy với sự thay đổi pH của môi trường.
Mỗi enzyme chỉ hoạt động mạnh nhất trong vùng pH xác định (pH tối thích)
pH tối thích của pepsin =2
5. Ảnh hưởng của chất hoạt hoá
Chất hoạt hoá: là những chất kích hoạt làm tăng hoạt độ xúc tác của enzyme.
Chất hoạt hoá: có thể là ion kim loại, hợp chất hữu cơ….
Ví dụ: Cl-,Br-, I- có tác dụng hoạt hoáα -amylase động vật
Mn2+, Zn2+ có tác dụng hoạt hoá protease.
6. Ảnh hưởng của chất kìm hãm
Chất kìm hãm: là chất có khả năng làm yếu hay chấm dứt tác dụng xúc tác của enzyme.
Câu 3: Chu trình Krebs? Ý nghĩa?
Ý nghĩa chu trình Krebs:
 Là giai đoạn thoái hoá cuối cùng của Glucid, lipid, protein.
 Cung cấp cơ chất cho hydro(NADHH+, FADH2) để tạo năng lượng chủ yếu cho
hoạt động sống của cơ thể.
 Cung cấp sản phẩm trung gian như oxaloacetate, cetoglutarate, succinyl CoA,
fumarate, .. cho quá trình sinh tổng hợp glucid, acid amin, hemoglobin…
 Là chu kỳ trung tâm nối liền các quá trình chuyển hoá khác, là trung tâm điều hoà
các quá trình trao đổi chất trong tế bào.
( 4 cơ chất cho hydro để tạo NL: isocitrate, succinate, malate, α -ketoglutarate).
PỨ 1: Ngưng tụ acetyl CoA và
Oxaloacetate tạo citrate
PỨ 2: Đồng phân hoá citrate
thành isocitrate.
PỨ 3: Khử carboxyl lần 1: Tạo
+
α - ketoglutarate, NADHH

PỨ 4: Khử CO2-Oxy hoá

α -ketoglutarate tạo
succinylCoA, NADHH+
PỨ 5: Từ SuccinylCoA tạo
Succinate
PỨ 6: Oxy hoá Succinate tạo
thành Fumarate, FAPH2
PỨ 7: Hydrate hoá Fumarate
thành Malate
PỨ 8: Oxy hoá Mâlate
thành oxaloacetate,
NADHH+

Câu 4: Vai trò của Lipid trong cơ thể sống?


- Cung cấp năng lượng cho cơ thể sống
1gam glyceride cung cấp 9.3kcal
- Là thành phần cấu tạo của màng tế bào, màng ti thể, màng nhân…
- Lipid giúp cơ thể chống các va đập cơ học, chống lạnh bảo vệ các cơ quan bên trong
cơ thể
- Là dung môi hoà tan một số vitamin A,D,E,K…
Câu 5: Vai trò của Saccharide trong cơ thể sống?
- Nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.
- Tham gia thành phần cấu tạo tết bào, mô, tạo hình (cellulose).
- Bảo vệ cơ thể: glycoprotein là thành phần cấu tạo của kháng thể.
- Liên kết với protein, lipid đóng vai trò làm phương tiện vân chuyển tín hiêu giữa các
tế bào.
Câu 6: Chức năng sinh học của Protein
Xúc tác Vận động
Dự trữ dinh dưỡng Cấu trúc
Vận chuyển Điều hoà
Bảo vệ
Câu 7: Cấu tạo của lecithine
Có 4 thành phần - glycerol
- Acid béo (base nito)
- Protein
- Acid phosphoric
Câu 8: Thoái hoá Glucose theo con đường hexodiphosphate
Câu 9: Phân tích 4 bậc cấu trúc của Protein

You might also like