You are on page 1of 3

Luật Kinh Doanh Khoa Luật- ĐH Kinh Tế Tp.

HCM

BÀI HỌC SỐ 4
Lớp (sáng/chiều thứ): Sáng thứ 3
Phòng: B2.311 Nhóm (số và chữ):13. Fight and Shine

STT Họ và tên thành viên Tham gia

[hay không tham gia thảo


luận nhóm]
1 Lê Thành Đạt TG

2 Lý Hiểu Du TG

3 Lý Gia Phúc TG

4 Hà Khánh Duy TG

5 Trần Thị Hiền TG

[Các bạn lưu ý:

- Câu trả lời được ghi ngắn gọn và có cơ sở pháp lý


- Nếu được yêu cầu nộp online, đại diện nhóm nộp 01 file duy nhất
- Đặt tên file khi nộp online: Bài học số. Nhóm số. Ngày tháng năm. Ví dụ: Bài học số 1. Nhóm 7.1.
25102021]

Câu 1:
Theo Đ107 khoản 1 và 2 và Đ109.2 BLDS 2015 quy định:
- Bất động sản: 1 ngôi nhà. (Đ107.1 BLDS 2015)
- Động sản: 20 chiếc xe tải, 1 lô máy móc thiết bị, 200 con bò và 100 con bê. (Đ107.2 BLDS 2015)
- Lợi tức: tiền thuê nhà 100 triệu đồng/tháng. (Đ109.2 BLDS 2015)

Câu 2:
Theo Đ189 BLDS 2015, Đ35.1 và Đ47.2 LDN 2020 quy định: thành viên góp vốn thành lập công ty đủ
và đúng loại tài sản thì phải thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty, và
vì Mai đã góp ngôi nhà (chuyển quyền sở hữu) cho công ty nên ngôi nhà chính là tài sản của công ty. Do
đó công ty có quyền hưởng lợi tức của ngôi nhà nên bà Chi phải trả số tiền thuê 100 triệu đồng cho Công
ty TNHH Hoa Hướng Dương.
CTY ĐÃ SỞ HỮU CĂN NHÀ VÀ BÀ CHI TRẢ TIỀN THUÊ NHÀ CHO CTY

Câu 3:
Sau khi bò đẻ con thì ông Tâm có quyền yêu cầu công ty trả lại 100 con bò con cho mình vì theo Đ35.1b
LDN 2020: “ Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc
giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản”
thì việc góp vốn vào công ty phải chuyển quyền sở hữu cho công ty, nhưng ông Tâm lại góp vốn bằng gia
súc lấy theo giá trị trên thị trường là 2 tỷ đồng nên ông chỉ góp vốn của mình là 2 tỷ với lại bò là gia súc
nên không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn
có xác nhận bằng biên bản cho nên khi bò đẻ ông có quyền yêu cầu công ty trả lại 100 con bê cho mình
do đã vượt quá mức góp vốn có giá trị trên 2 tỷ của ông.
Luật Kinh Doanh Khoa Luật- ĐH Kinh Tế Tp.HCM

KHÔNG CÓ CƠ SỞ VÌ ĐÓ LÀ HOA LỜI THEO 189

Câu 4:
Bà Mai và Cty CP Hoa Hồng phải chịu rủi ro đối với căn nhà và lô máy móc, thiết bị vì theo quy định tại
Đ161.1 BLDS 2015 và Đ162.1 BLDS 2015 cũng quy định nếu không có thỏa thuận khác giữa các bên thì
thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản là khi tài sản được chuyển giao và chủ sở hữu chịu hoàn
toàn về rủi ro đối với bất động sản thuộc các trường hợp pháp luật có quy định phải đăng ký quyền sở
hữu. Trong trường hợp này thì tài sản vẫn chưa hoàn tất chuyển giao nên chủ sở hữu của tài sản là bà Mai
và Công ty CP Hoa Hồng phải chịu hoàn toàn rủi ro về tài sản của mình.
107.1, ĐIỀU 35

Câu 5:
Theo Đ109 BLDS 2015, 1.5 tỷ thu được từ hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải là tài sản là lợi tức
(khoản thu được từ việc khai thác tài sản) vì là tài sản được khai thác để phục vụ cho hoạt động kinh
doanh, không phải là sản vật tự nhiên, cho nên lợi nhuận phát sinh từ hoạt động kinh doanh dịch vụ vận
tải của 100 chiếc xe tải này sẽ là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.
D189

Câu 6: KO NGHE KỊP


Theo Đ109 BLDS 2015 thì 1.5 tỷ đồng này là lợi tức (khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản). Theo
BLDS 2015 chương XIII mục III tiểu mục 1 điều 224: Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở
hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được
hoa lợi, lợi tức đó nên 1.5 tỷ đồng này thuộc quyền sở hữu của công ty TNHH Hoa Hướng Dương.

Câu 7: KO NGHE KỊP


Các thành viên còn lại ngoài Công ty TNHH Hoa Lan được chia lợi nhuận từ số tiền 1,5 tỷ đồng vì theo
Đ49.1c LDN 2020: “Thành viên Hội đồng thành viên được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp
sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật”.

Câu 8: KO NGHE KỊP


Theo Đ51.1b LDN 2020, thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành
viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về vấn đề tổ
chức lại công ty, cụ thể ở đây là sáp nhập với Công ty TNHH Mai Thanh Lâm. Vì Công ty CP Hoa Hồng
đã phản đối quyết định này, cũng như Công ty đã đồng ý mua lại phần vốn góp của Công ty CP Hoa
Hồng nên vốn điều lệ của công ty sẽ giảm 16 tỷ đồng, tương ứng bằng phần vốn góp của Công ty CP Hoa
Hồng, theo Đ68.3b LDN 2020.
Đ68.3C VỐN CTY GIẢM XUỐNG

Câu 9:
Vì việc chuyển nhượng này tuân thủ theo đúng quy định của Luật Doanh Nghiệp nên theo Khoản 1 Điều
52 LDN 2020 thì sau khi thành viên còn lại của Công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn
30 ngày thì CTCP Hoa Hồng được phép chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho CTCP Ngọc Hà.
Vậy CTCP Ngọc Hà phải thanh toán 20 tỷ đồng cho CTCP Hoa Hồng (Ở ĐÂY CHỈ CÓ THAY CHỦ SỞ
HỮU THÔI)

Câu 10:
Công ty CP Hoa Hồng là bên sở hữu số tiền 4 tỷ đồng chênh lệch vì Công ty CP Hoa Hồng chuyển
nhượng phần vốn góp của mình cho Công ty CP Ngọc Hà nên là giao dịch của 2 công ty thì theo Đ209
của BLDS 2015 thì Công ty CP Hoa Hồng được chuyển nhượng và được sở hữu hết 20 tỷ đó.
Luật Kinh Doanh Khoa Luật- ĐH Kinh Tế Tp.HCM

Còn Công ty CP Ngọc Hà thì sở hữu phần vốn góp trong Công ty theo Đ221.2 và Đ223 của BLDS 2015.
Còn về vốn điều lệ của Công ty thì không đổi vì vốn góp của thành viên không tăng cũng như không tiếp
nhận thêm vốn góp của thành viên mới hay có những trường hợp của giảm vốn điều lệ xảy ra trong Đ68
của LDN 2020.

You might also like