You are on page 1of 4

Luật Kinh Doanh Khoa Luật- ĐH Kinh Tế Tp.

HCM

BÀI HỌC SỐ 02
Lớp: 21C1LAW51100119
Nhóm số: 20

STT Họ và tên thành viên Tham gia

[hay không tham gia thảo


luận nhóm]
1 Tham gia
Trần Thị Ái Vy
2 Tham gia
Nguyễn Trần Uyên Nhi
3 Tham gia
Hoàng Trúc Quỳnh
4 Lê Phú Tham gia

5 Tô Khải Minh Tham gia

Bài học số 1:
Câu 1.
Bức thư của Công ty Hoàng Lan được xem là đề nghị giao kết hợp động (Theo
Điều 386 Khoản 1 BLDS 2015 ). Vì thư này thể hiện rõ ý định của công ty Hoàng
Lan muốn giao kết hợp đồng với 3 người đó.
Câu 2.
Bà Nguyệt Nga và bà Trần Mai đã chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng vì họ chấp
nhận toàn bộ nội dung của bức thư đề nghị giao kết hợp đồng bên Công ty Hoàng
Lan.
Ông Hùng Cường chưa chấp nhập đề nghị giao kết hợp đồng, vì ông Cường muốn
yêu cầu Công ty Hoàng Lan giảm giá thêm 10% so với mức giảm giá mà bức thư
đề nghị của Công ty Hoàng Lan.
Chấp nhận đề nghị hợp đồng: là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận
toàn bộ nội dung của đề nghị (Theo Điều 392 BLDS 2015).
Luật Kinh Doanh Khoa Luật- ĐH Kinh Tế Tp.HCM

Câu 3.
-Hợp đồng của bà Trần Mai đã được xác lập. (Theo Khoản 1 Điều 393)
-Hậu quả pháp lý là:
 Yêu cầu giảm giá của ông Hùng Cường ko có hiệu lực.
 Thư chấp nhận mua hàng của bà Nguyệt Nga không có hiệu lực
 Hợp đồng được xác lập là của bà Trần Mai,
Theo Điều 390 BLDS 2015.
Câu 4.
Công ty Hoàng Lan vi phạm nghĩa vụ đối với bà Trần Mai.
Theo Điều 413. Nghĩa vụ không thực hiện được do lỗi của một bên
Trong hợp đồng song vụ, khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do
lỗi của bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với
mình hoặc huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Câu 5.
Trách nhiệm pháp lí của Hoàng Lan phải gánh chịu là bồi thường do vi phạm hợp (
tiếp tục thực hiện hoặc hủy vì chưa có thiệt hại nên ko thể bồi thường )
Điều 419. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng
2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ
được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có
nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà
không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
Luật Kinh Doanh Khoa Luật- ĐH Kinh Tế Tp.HCM

Bài số 2
Câu 1 :
Những hợp đồng trên là :
- Hợp đồng vay giữa Ngân với Trang (“Năm 2010, do cần tiền xây nhà, bà Ngân
vay của bà Trang số tiền 100 triệu đồng, lãi suất là 1,9%/tháng” ).
- Hợp đồng ủy quyền thế chấp quyền sử dụng đất giữa Ngân và Trang ( “Bà Trang
yêu cầu bà Ngân làm giấy ủy quyền thế chấp quyền sử dụng mảnh đất trên” ).
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa Thắng và Ngân ( “tháng
8/2010, ông Thắng chồng bà Trang đã đến nhà bà Ngân và thông báo rằng bà
Trang đã chuyển nhượng QSD đất đối với mảnh đất” ).
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa Thắng với Trang ( “tháng
8/2010, ông Thắng chồng bà Trang đã đến nhà bà Ngân và thông báo rằng bà
Trang đã chuyển nhượng QSD đất đối với mảnh đất trên cho ông với giá là 300
triệu” ).
Câu 2 :
Biện pháp bảo đảm cho hợp đồng vay trên là :
+ Thế Chấp tài sản vì bà Ngân phải thế chấp giấp giấy quyền sử dụng đất cho bà
Trang thì bà Trang mới cho bà Ngân vay tiền ( dẫn chứng : Bà Trang yêu cầu bà
Ngân làm giấy ủy quyền thế chấp quyền sử dụng mảnh đất trên với mục đích bà
Trang sẽ giúp bà Ngân vay 100 triệu ) .
Câu 3 :
Nhận xét về hiệu lực pháp lý trên là :
+ Hợp đồng trên sẽ bị vô hiệu vì bà Ngân bị lừa trang lừa gạt theo điều 132 luật
dân sự năm 2005 : “ Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa Khi một bên
tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án
tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý
của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể,
tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao
dịch đó. Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm
cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức
Luật Kinh Doanh Khoa Luật- ĐH Kinh Tế Tp.HCM

khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng,
con của mình. “ chỉ vô hiệu một phần
Câu 4 :
+ Ônng Thắng phải chịu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm
tù vì số tiền ông Thắng đã lừa gạt bà Ngân 50.000.000 đ theo điều 139 luật hình sự
năm 1999 “ Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản : 2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều
này. “
câu 5 :
Nếu là thẩm phán và thụ lý vụ án trên thì em sẽ giải quyết vụ việc này là :
+ Đầu tiên em sẽ phán ông thắng phải chịu hình phạt tù 7 năm tù theo điều 139 bộ
luật hình sự năm 1999 đồng thời yêu cầu ông thắng phải hoàn trả tiền lại cho bà
Ngân vì ông thắng sử dụng thủ đoạn xảo quyệt để lừa đảo.
+ tiếp đến em sẽ phán hợp đồng trên bị vô hiệu hóa theo điều 132 luật dân sự 2005
vì lừa dối bà Ngân đồng thời bà Ngân cũng phải hoàn trả số tiền bà Trang đã cho
mượn và bà Ngân phải trả lãi cho bà Ngân.

You might also like