You are on page 1of 2

Nguyễn Thị Phương Linh – MSV 23D200024

" Đủ nắng hoa sẽ nở, đủ gió mây sẽ bay.


Đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy."
Vận dụng quy luật lượng chất trong phép biện chứng duy vật để phân tích câu nói trên?
Bài làm

Từ ngàn đời nay, tạo hóa đã ban cho con người thiên nhiên, thứ quý giá nhất của đất trời
với biết bao những cảnh vật kỳ vĩ và thơ mộng. Dưới vẻ đẹp tuyệt diệu của tự nhiên, ta không
khỏi bàng hoàng trước sự phong phú và huyền bí của cuộc sống. Mỗi hiện tượng, mỗi biến đổi
của vật chất đều chứa đựng một quy luật bí ẩn, một quy luật mà chúng ta có thể cảm nhận và
thấy được qua mọi tác động của tự nhiên. Đó chính là quy luật lượng chất trong phép biện chứng
duy vật - nguyên tắc căn bản giúp chúng ta hiểu sâu hơn về sự tồn tại và biến đổi của mọi vật thể
xung quanh.
Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự
thay đổi về chất và ngược lại đối với câu nói trên, ta có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa
phương pháp luận. Trong câu nói trên, lượng là các yếu tố “nắng”, “gió”, “yêu thương”. Khi đủ
lượng nắng, hoa sẽ nở; khi đủ gió, mây sẽ bay và khi đủ yêu thương, hạnh phúc sẽ đong đầy.
Mối quan hệ giữa chất và lượng trong câu nói này được thể hiện qua việc lượng thay đổi (nắng,
gió, yêu thương) sẽ tác động và thay đổi chất (hoa nở, mây bay, hạnh phúc đong đầy). Đây là
minh chứng cho quy luật lượng biến thành chất trong tự nhiên và trong cuộc sống.
Câu nói trên như nói ta biết trong cuộc sống, nhiều khi ta cho đi và không nhất thiết cần
phải nhận lại bất cứ điều gì. Khi ta cho đi, thứ chúng ta nhận về đôi khi chỉ là những lời cảm ơn,
những nụ cười, cái ôm hay đơn giản là niềm hạnh phúc,… nhưng những thứ đó lại đáng quý hơn
rất nhiều tiền bạc và lợi nhuận. Sống trên đời, hãy biết cách trao tình thương yêu trong trái tim
của mình và lan tỏa cái ấm áp đó đến với tất mọi người xung quanh.
Một trong những quy luật cơ bản của cuộc sống chính là cho đi bao nhiêu, bạn sẽ nhận lại
bấy nhiêu. Cũng như nắng chiếu sáng, gió thổi bay và yêu thương tạo nên hạnh phúc chỉ khi
chúng được cho đi một cách tự nhiên và không điều kiện. Trong trường hợp trên, việc ta cho đi
tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc được coi là quá trình tích lũy về lượng và nhận lại hạnh
phúc đong đầy được coi là chất; giai đoạn từ người cho đi trở thành người nhận lại là bước nhảy.
Phải cho đi đến một mức độ nào đó mới có thể nhận lại. Những thứ ta cho đi sẽ quyết định quá
trình tích lũy về lượng đã đủ để dẫn đến sự chuyển hóa về chất hay chưa? Tuy nhiên, cho đi
không phải để cưỡng cầu người khác phải cho lại mình mà cho đi là trao đi tình yêu thương, lan
tỏa tình người nồng ấm đến với mọi người. Hãy cho đi khi sẵn sàng để cả hai bên người cho và
người nhận đều cảm thấy thoải mái và vui vẻ.
Trong thực tế, muốn thay đổi về chất thì trước hết phải có sự thay đổi về lượng. Khi ta tích
cực quan tâm, giúp đỡ người khác thì ta sẽ ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, dần hướng tới
phiên bản tốt nhất của chính mình. Hơn nữa, đủ yêu thương, không những tâm ta yên bình, thanh
thản mà mọi người quanh ta cũng hạnh phúc.
Trong quan điểm của triết học, khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật.
Chất mới tác động tới lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện: làm thay đổi kết cấu,
quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Theo đó, khi đạt
được bước nhảy để trở thành người nhận lại, niềm hạnh phúc và mãn nguyện vì giúp đỡ người
khác sẽ cao hơn trước và tạo điều kiện cho họ thay đổi kết cấu, quy mô, cách thức tiếp cận, từ đó
có thể cho đi nhiều hơn, giúp đỡ được nhiều người hơn nữa.
Nguyễn Thị Phương Linh – MSV 23D200024

Tóm lại, quy luật lượng chất có vai trò vô cùng ý nghĩa với con người. Như nhận thức được
điều đó, trải qua bao thập kỷ, tấm lòng yêu thương nhân ái vẫn được xem là một trong những đức
tính tốt đẹp của dân tộc ta.

You might also like