You are on page 1of 5

Câu 3: Phân tích và làm rõ sự khác biệt trong đào tạo luật của Anh và Mỹ.

Liên hệ với
hoạt động đào tạo nghề luật ở Việt Nam:

I. PHÂN TÍCH VÀ LÀM RÕ SỰ KHÁC BIỆT TRONG ĐÀO TẠO LUẬT CỦA ANH VÀ
MỸ.
Hệ thống pháp luật của anh và Mỹ đều thuộc hệ thống Common law, vì vậy có sự
tương đồng nhất định. Tuy nhiên vốn là quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo với văn hóa đa
dạng, lãnh thổ rộng lớn và sự thay đổi nhanh chóng về xã hội, kinh tế nên hệ thống pháp luật
Mỹ có điểm khác biệt nhất định với hệ thống pháp luật Anh. Điều đó dẫn đến quá trình đào
tạo luật ở hai quốc gia này cũng có điểm tương đồng và khác biệt.
1. Sự tương đồng
1.1. về học liệu
Ở anh và Mỹ thì án lệ là nguồn luật chủ yếu để giải quyết vụ án, vì vậy mà khi học
các sinh viên đều chú trọng xem xét các bản án đã có, những tình huống trên thực tế và phân
tích chúng.
1.2. về tuyển sinh đầu vào
Yêu cầu về trình độ với sinh viên thi đầu vào các trường đại học luật của cả hai nước
đều phải là sinh viên xuất sắc.
Ở nước Anh, yêu cầu đối với các sinh viên muốn theo học Đại học Luật là phải có
điểm đầu vào đạt mức "A". Vì vậy, thông thường những người có điểm thi như vậy là những
người xuất sắc và có trình độ nhận thức cao.
Ở Mỹ, các khoa Luật cũng tuyển chọn người vào học rất khắt khe. Một số khoa Luật
trình chọn một người trong số 5 hoặc 10 người dự tuyển.
1.3 thời gian học
Thời gian học để được cấp bằng tương đương với bằng cử nhân ở nước Anh và Mỹ
đều là 3 năm
1.4 nội dung đào tạo và phương pháp đào tạo
Cả hai nước đều có nội dung đào tạo và phương pháp đào tạo có sự kết hợp giữa lý
thuyết và thực hành. Tuy nhiên, mức độ kết hợp như thế nào thì ở hai quốc gia lại có sự khác
biệt.
2. Sự khác biệt
2.1. đối tượng đào tạo
Tại nước Anh, đối tượng đào tạo luật là những người đã tốt nghiệp phổ thông, không
yêu cầu người đó phải có một bằng chuyên nghiệp nào.
Ở Mỹ, đối tượng đào tạo luật lại là những sinh viên đã tốt nghiệp đại học, phải có một
bằng chuyên nghiệp, không phân biệt đó là bằng về lĩnh vực nào.
2.2. mục tiêu đào tạo
Ở nước Anh, hoạt động đào tạo luật có 2 cấp độ đào tạo với mục tiêu nhằm trang bị
kiến thức khoa học pháp lý cho người học và để dạy nghề, trang bị kỹ năng làm việc. Tuy
nhiên hai cấp độ đào tạo này không đi kèm với nhau mà lại được phân ra thành hai giai đoạn
khác biệt, mỗi giai đoạn có yêu cầu, mục tiêu khác nhau:
 Với mục tiêu trang bị kiến thức pháp lý, người học phải trải qua quá trình đào tạo ở
bậc đại học. Tuy nhiên sau khi hoàn thành khóa học và được cấp bằng cử nhân luật
thì người học chỉ có các kiến thức mang tính khoa học hàn lâm nghiên cứu, chưa thể
ra làm việc được.
 Nếu muốn làm việc tốt thì người học phải được đào tạo nghề luật. Đó là quá trình dạy
nghề luật và thuộc về chức năng của cơ sở đào tạo được cấp phép của Đoàn luật sư
hoặc Hội luật gia.
 Như vậy ở nước Anh thì trong trường đại học chủ yếu dạy kiến thức cơ bản về luật
mà không chú trọng đào tạo kỹ năng làm việc thực thụ như một luật sư.
Ở Mỹ có sự khác biệt lớn so với nước Anh, đào tạo luật là đạo tạo sau đại học nhằm
cung cấp cho sinh viên những kiến thức hành nghề luật. Sinh viên được đào tạo trong trường
để có thể ra làm việc được ngay. Giáo viên Đào tạo sinh viên thành các luật sư có khả năng
thắng kiện trong thực tế hơn là chỉ nghiên cứu suông về luật.
Nguyên nhân là do Mỹ đào tạo cử nhân luật kết hợp với đào tạo nghề luật để sinh
viên khi ra trường có thể làm việc được ngay. Các trường đào tạo luật ở Mỹ chủ yếu dạy
sinh viên cách tìm hiểu pháp luật, để từ đó sinh viên áp dụng một cách chủ động các kiến
thức trong nhà trường với kiến thức từ thực tiễn.
2.3. Nội dung đào tạo, học liệu
Các học liệu ở anh không chỉ gồm những bản án thực tế mà còn bao gồm những giáo
trình về các môn khoa học đại cương và các môn về lý luận pháp luật.
Các trường luật của Mỹ lại không có giáo trình trình bày về khoa học luật mà chỉ dựa vào
những bản án, những tình huống trên thực tế.
2.4. Phương pháp đào tạo
Tại nước Anh, các môn học chủ yếu được giảng dạy dưới dạng thuyết trình, thảo luận
và phụ đạo. Sinh viên đưa ra câu hỏi và giải quyết thắc mắc của mình. Các sinh viên được
khuyến khích tham gia diễn án và thảo luận để rèn kỹ năng lập luận rõ ràng, thuyết phục.
Ngoài ra còn phương pháp truyền thống: phương pháp thuyết giảng các kiến thức lý luận
Ở Mỹ lại chú trọng phương pháp tình huống. Các nguyên tắc pháp lý chung không
được trình bày qua những bài giảng lý thuyết trừu tượng mà được rút ra từ việc nghiên cứu
những tình huống được đưa ra thảo luận trên lớp. Các bài tập thực hành chủ yếu về giải
quyết án và cách phân tích chi tiết các phán quyết dưới hình thức trao đổi, hội thoại giữa
giáo viên và sinh viên. Ngoài ra còn phương pháp Đạt sinh viên vào công việc thực sự và họ
học Luật bằng cách xử lý các tình huống thực tế đó.
2.5. đào tạo nghề luật
Tại nước Anh, đào tạo nghị luận có sự tách biệt hoàn toàn với giai đoạn Đào tạo cử
nhân cả về thời gian, chương trình, học liệu,... Do có quy trình đào tạo khác nhau nên ở anh
hình thành hai nghề luật: luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng.
Mỹ do không chia thành luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng nên khi đào tạo luật cũng
không có sự phân chia, tất cả đều được đào tạo chung tại trường đại học.
3. Kết luận
Như vậy, những sự tương đồng và khác biệt nêu trên giữa hệ thống đào tạo luật ở
nước Anh và Mỹ bắt nguồn từ hoàn cảnh thực tế của nền pháp lý ở mỗi nước. Tìm hiểu sự
tương đồng và khác biệt này Đồng thời cũng giúp ta có cái nhìn toàn diện hơn về nền pháp
lý của các nước theo dòng họ Common law nói chung ở Anh và Mỹ nói riêng

II. Liên hệ với hoạt động đào tạo nghề luật ở Việt Nam:
1. Mục tiêu đào tạo:
 Ở Việt Nam, đào tạo luật được hiểu là hoạt động hướng tới hai cấp độ mục tiêu:
 Nhằm trang bị kiến thức khoa học pháp lý cho người học. Với mục tiêu này, người học sẽ
được cấp bằng cử nhân luật sau khi kết thúc khóa học.
 Dạy nghề. Với mục tiêu này, người học sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề luật
2. Tiêu chuẩn học luật:
 Học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông trải qua một kỳ thi đại học, nếu vượt qua thì sẽ trở
thành sinh viên trường luật.
3. Về quy trình đào tạo luật:
Sinh viên trải qua 2 giai đoạn là:
 Thứ nhất: đào tạo cử nhân luật: khóa học này sẽ cung cấp khoa học pháp lý cơ bản cho người
học, là những kiến thức mà bất cứ người hành nghề luật nào cần có trước khi có thể hành
nghề. Khi ra trường sinh viên có tấm bằng cử nhân, có thể học thêm về nghiệp vụ về ngành
mình theo hoặc có thể đi làm ngoài.
 Thứ hai, đào tạo nghề luật. Sau khi ra có tấm bằng cử nhân luật, để làm một số ngành, sinh
viên phải học thêm về nghiệp vụ.
Ví dụ: Theo luật Luật sư năm 2006, người tốt nghiệp đại học luật sẽ thi tuyển vào Học viện
tư pháp, theo khóa học Đào tạo nghề luật sư trong thời gian 06 tháng. Khi tốt nghiệp người
này đã có danh phận luật sư. Những người có học vị Tiến sĩ luật học nếu muốn hành nghề
luật sư thì được miễn học khóa đào tạo này. Những người tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật
sư (và những người được miễn học khóa đào tạo nghề luật sư), nếu muốn hành nghề phải
đăng ký tập sự 18 tháng tại 1 Văn phòng luật sư hoặc Công ty Luật (thuộc Đoàn luật sư cấp
tỉnh/thành phố, dưới sự hướng dẫn của 1 Luật sư) - Người này được gọi là Người hành nghề
tập sự luật sư, trước đây được gọi là luật sư tập sự.
Sau 18 tháng tập sự, NHNT SLS tham dự 1 kỳ thi chuyển thành Luật sư được Bộ Tư Pháp
cấp chứng chỉ hành nghề luật sư và Thẻ luật sư. Thẻ luật sư do Liên đoàn luật sư Việt Nam
cấp; trước Luật Luật sư năm 2006 thẻ luật sư do Đoàn luật sư nơi luật sư là thành viên cấp.
4. Phương pháp giảng dạy:
Các môn học được tiến hành giảng dạy dưới dạng lý thuyết, thuyết trình, thảo luận.
Trong các giờ học và thảo luận, sinh viên được phép đưa ra câu hỏi và giải quyết những khó
khăn, thắc mắc của mình. Giờ thảo luận thì số lượng sinh viên trong mỗi lớp thảo luận sẽ
nhỏ hơn nhiều, nhằm giải đáp những thắc mắc của sinh viên rõ ràng, cụ thể hơn.
5. Một số bài học cho công tác đào tạo luật tại Việt Nam:
Qua thực tiễn dạy và học tại trường Đại học luật tại Việt Nam, xin có một vài ý kiến về
đào tạo luật như sau:
 Có thể thấy rằng, phương pháp giảng dạy của hai nước đều tập trung giảng dạy kỹ năng luật
cho sinh viên. Tuy nhiên, qua đây có thể thấy ở Mỹ, phương pháp giảng dạy đòi hỏi sinh
viên phải năng động, động não, tư duy nhiều hơn. Phương pháp này hiệu quả trong việc
giảng dạy sinh viên cách tư duy pháp lý về vấn đề pháp luật và cách tiếp cận với vô số những
vấn đề pháp lí mà họ có thể bị chất vấn sau này. Và có lẽ vì đây là phương pháp thách thức
và thú vị ngay cả đối với giảng viên, tạo ra động lực học tập, tìm tòi, khám phá của sinh viên.
 Ở Mỹ phương pháp giảng dạy thực sự có hiệu quả là do giáo dục pháp luật ở Mỹ có truyền
thống đào tạo các sinh viên “suy nghĩ” như những luật sư và dạy luật về quyền hạn và nghĩa
vụ cũng như luật tố tụng. Ngày nay các sinh viên luật ở Mỹ cũng được đào tạo tốt trong việc
“hành động” như những luật sư. Việc đào tạo kỹ năng hiện nay tại các trường luật được
ABA công nhận chịu ảnh hưởng lớn của Bản báo cáo Maccrate 1992 (Legal Education and
Professional Development – An Educational Continuum) về những kỹ năng và giá trị cơ bản
để có thể đại diện thành công cho quyền lợi của khách hàng. Hầu hết các trường luật ở Mỹ
đều kết luận rằng việc kết hợp tham gia giảng dạy của các giảng viên chính thức và các thẩm
phán cũng như những người làm trong ngành tư pháp có kinh nghiệm là phù hợp nhất để đào
tạo cả về bề rộng và chiều sâu những kỹ năng mà một luật sư mới được công nhận cần có.
Có sự khác biệt như vậy là do đặc điểm của mỗi quốc gia về tôn giáo, hoàn cảnh chính
trị, kinh tế - xã hội, đặc biệt là về tư duy pháp lý trong đào tạo luật, cách tiếp cận pháp luật
khác nhau. Cũng không thể áp đặt tiêu chuẩn, phương pháp của Mỹ cho Việt Nam vì hai
quốc gia có hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên, đào tạo luật ở Việt Nam cũng cần nhìn nhận về
chất lượng của nó, cần rút ra những bài học, kinh nghiệm để nâng cao chất lượng.
So sánh cách đào tạo Luật của Mỹ (nước có hệ thống pháp luật có thể nói là bậc nhất thế
giới) thì thấy ở VN cách dạy Luật còn nặng về lý thuyết kinh viện. Giáo trình tràng giang đại
hải làm cho sinh viên thấy phát chán khi học. Vậy phải đưa sinh viên hướng vào thực tế rèn
luyện kỹ năng tư duy. Mục đích trong quá trình giảng dạy đưa ra cho sinh viên nhiều cách
tiếp cận vấn đề, tránh sự nhàm chán lại có thể trau dồi cho sinh viên khả năng tư duy vấn đề
phản xạ tình huống, các trường ĐH ko ngừng liên kết với các cơ quan pháp lý như tòa
án,viện kiểm soát...cho sinh viên đóng vai để làm các nghiệm vụ chuyên môn,vừa có thể
giúp sinh viên củng cố lại kiến thức vừa giúp cho họ có thể ko bỡ ngỡ sau khi ra trường,liên
kết chặt chẽ với các doanh nghiệp giúp sinh viên có thể hướng vào thực tế.
 Cần chú trọng đào tạo luật sư ngay ở trường đại học, đặc biệt về phương pháp đào tạo để
ngay từ trên ghế nhà trường, sinh viên luật đã được rèn luyện tư duy của luật sư. Đây là một
trong những luận cứ để đề xuất việc đào tạo cử nhân luật làm tiền đề để đào tạo luật sư ở
Học viện Tư pháp, Bộ Tư pháp. Học viện Tư pháp – “Trung tâm lớn đào tạo cán bộ tư pháp”
sẽ xây dựng nguyên lý và công nghệ đào tạo cử nhân của riêng mình làm tiền đề để đào tạo
luật sư ở bước tiếp theo, đáp ứng nhu cầu của cải cách tư pháp và quá trình hội nhập quốc tế
ở Việt Nam.
Luật học không chỉ là lý thuyết, dạy luật trước hết là dạy nghề. Bởi vậy nếu tập trung vào
dạy luật chỉ ở bậc sau đại học dành cho những người đã có một bằng cử nhân, chương trình
không nên kéo dài quá ba năm với chương trình dao động từ 70-80 tín chỉ.
Nên cho học viên tự chọn theo sở thích hành nghề sau này, ví dụ luật sư kinh doanh, luật
sư tư vấn, luật sư bào chữa, công lại tòa án, thi hành án, điều tra viên, công chứng hay các
nghề luật khác. Trong số các tín chỉ tự chọn đó, ít nhất 10% phải được tích lũy trong các
trung tâm thực hành nghề luật dưới sự hướng dẫn của giảng viên hoặc thực tập trong các cơ
quan tư pháp hay các văn phòng luật sư với những đề án cụ thể được giảng viên chấp nhận.
 Đa dạng hóa hoạt động đào tạo, tổ chức các cuộc gặp thân mật giữa các thẩm phán, luật sư
có uy tín để truyền đạt kinh nghiệm cho các sinh viên, học viên và luật sư tập sự trong đào
tạo luật sư ở Việt Nam.

You might also like