You are on page 1of 12

Câu 3: Phân tích và làm rõ sự khác biệt trong đào tạo luật của Anh và Mỹ.

Liên
hệ với hoạt động đào tạo nghề luật ở Việt Nam:

I. PHÂN TÍCH VÀ LÀM RÕ SỰ KHÁC BIỆT TRONG ĐÀO TẠO LUẬT CỦA
ANH VÀ MỸ.
Hệ thống pháp luật của anh và Mỹ đều thuộc hệ thống Common law, vì vậy có
sự tương đồng nhất định. Tuy nhiên vốn là quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo với văn
hóa đa dạng, lãnh thổ rộng lớn và sự thay đổi nhanh chóng về xã hội, kinh tế nên hệ
thống pháp luật Mỹ có điểm khác biệt nhất định với hệ thống pháp luật Anh. Điều đó
dẫn đến quá trình đào tạo luật ở hai quốc gia này cũng có điểm tương đồng và khác
biệt.
1. Sự tương đồng
1.1. về học liệu
Ở anh và Mỹ thì án lệ là nguồn luật chủ yếu để giải quyết vụ án, vì vậy mà khi
học các sinh viên đều chú trọng xem xét các bản án đã có, những tình huống trên thực
tế và phân tích chúng.
1.2. về tuyển sinh đầu vào
Yêu cầu về trình độ với sinh viên thi đầu vào các trường đại học luật của cả hai
nước đều phải là sinh viên xuất sắc.
Ở nước Anh, yêu cầu đối với các sinh viên muốn theo học Đại học Luật là phải
có điểm đầu vào đạt mức "A". Vì vậy, thông thường những người có điểm thi như vậy
là những người xuất sắc và có trình độ nhận thức cao.
Ở Mỹ, các khoa Luật cũng tuyển chọn người vào học rất khắt khe. Một số khoa
Luật trình chọn một người trong số 5 hoặc 10 người dự tuyển.
1.3 thời gian học
Thời gian học để được cấp bằng tương đương với bằng cử nhân ở nước Anh và
Mỹ đều là 3 năm
1.4 nội dung đào tạo và phương pháp đào tạo
Cả hai nước đều có nội dung đào tạo và phương pháp đào tạo có sự kết hợp
giữa lý thuyết và thực hành. Tuy nhiên, mức độ kết hợp như thế nào thì ở hai quốc gia
lại có sự khác biệt.

2. Sự khác biệt
2.1. đối tượng đào tạo
Tại nước Anh, đối tượng đào tạo luật là những người đã tốt nghiệp phổ thông,
không yêu cầu người đó phải có một bằng chuyên nghiệp nào.
Ở Mỹ, đối tượng đào tạo luật lại là những sinh viên đã tốt nghiệp đại học, phải
có một bằng chuyên nghiệp, không phân biệt đó là bằng về lĩnh vực nào.
2.2. mục tiêu đào tạo
Ở nước Anh, hoạt động đào tạo luật có 2 cấp độ đào tạo với mục tiêu nhằm
trang bị kiến thức khoa học pháp lý cho người học và để dạy nghề, trang bị kỹ năng
làm việc. Tuy nhiên hai cấp độ đào tạo này không đi kèm với nhau mà lại được phân
ra thành hai giai đoạn khác biệt, mỗi giai đoạn có yêu cầu, mục tiêu khác nhau:
 Với mục tiêu trang bị kiến thức pháp lý, người học phải trải qua quá trình đào
tạo ở bậc đại học. Tuy nhiên sau khi hoàn thành khóa học và được cấp bằng cử
nhân luật thì người học chỉ có các kiến thức mang tính khoa học hàn lâm
nghiên cứu, chưa thể ra làm việc được.
 Nếu muốn làm việc tốt thì người học phải được đào tạo nghề luật. Đó là quá
trình dạy nghề luật và thuộc về chức năng của cơ sở đào tạo được cấp phép của
Đoàn luật sư hoặc Hội luật gia.
 Như vậy ở nước Anh thì trong trường đại học chủ yếu dạy kiến thức cơ bản về
luật mà không chú trọng đào tạo kỹ năng làm việc thực thụ như một luật sư.
Ở Mỹ có sự khác biệt lớn so với nước Anh, đào tạo luật là đạo tạo sau đại học
nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức hành nghề luật. Sinh viên được đào tạo
trong trường để có thể ra làm việc được ngay. Giáo viên Đào tạo sinh viên thành các
luật sư có khả năng thắng kiện trong thực tế hơn là chỉ nghiên cứu suông về luật.
Nguyên nhân là do Mỹ đào tạo cử nhân luật kết hợp với đào tạo nghề luật để
sinh viên khi ra trường có thể làm việc được ngay. Các trường đào tạo luật ở Mỹ chủ
yếu dạy sinh viên cách tìm hiểu pháp luật, để từ đó sinh viên áp dụng một cách chủ
động các kiến thức trong nhà trường với kiến thức từ thực tiễn.
2.3. Nội dung đào tạo, học liệu
Các học liệu ở anh không chỉ gồm những bản án thực tế mà còn bao gồm
những giáo trình về các môn khoa học đại cương và các môn về lý luận pháp luật.
Các trường luật của Mỹ lại không có giáo trình trình bày về khoa học luật mà chỉ dựa
vào những bản án, những tình huống trên thực tế.
2.4. Phương pháp đào tạo
Tại nước Anh, các môn học chủ yếu được giảng dạy dưới dạng thuyết trình,
thảo luận và phụ đạo. Sinh viên đưa ra câu hỏi và giải quyết thắc mắc của mình. Các
sinh viên được khuyến khích tham gia diễn án và thảo luận để rèn kỹ năng lập luận rõ
ràng, thuyết phục. Ngoài ra còn phương pháp truyền thống: phương pháp thuyết giảng
các kiến thức lý luận
Ở Mỹ lại chú trọng phương pháp tình huống. Các nguyên tắc pháp lý chung
không được trình bày qua những bài giảng lý thuyết trừu tượng mà được rút ra từ việc
nghiên cứu những tình huống được đưa ra thảo luận trên lớp. Các bài tập thực hành
chủ yếu về giải quyết án và cách phân tích chi tiết các phán quyết dưới hình thức trao
đổi, hội thoại giữa giáo viên và sinh viên. Ngoài ra còn phương pháp Đạt sinh viên
vào công việc thực sự và họ học Luật bằng cách xử lý các tình huống thực tế đó.
2.5. đào tạo nghề luật
Tại nước Anh, đào tạo nghị luận có sự tách biệt hoàn toàn với giai đoạn Đào
tạo cử nhân cả về thời gian, chương trình, học liệu,... Do có quy trình đào tạo khác
nhau nên ở anh hình thành hai nghề luật: luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng.
Mỹ do không chia thành luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng nên khi đào tạo
luật cũng không có sự phân chia, tất cả đều được đào tạo chung tại trường đại học.
3. Kết luận
Như vậy, những sự tương đồng và khác biệt nêu trên giữa hệ thống đào tạo luật
ở nước Anh và Mỹ bắt nguồn từ hoàn cảnh thực tế của nền pháp lý ở mỗi nước. Tìm
hiểu sự tương đồng và khác biệt này Đồng thời cũng giúp ta có cái nhìn toàn diện hơn
về nền pháp lý của các nước theo dòng họ Common law nói chung ở Anh và Mỹ nói
riêng

II. Liên hệ với hoạt động đào tạo nghề luật ở Việt Nam:
1. Mục tiêu đào tạo:
 Ở Việt Nam, đào tạo luật được hiểu là hoạt động hướng tới hai cấp độ mục
tiêu:
 Nhằm trang bị kiến thức khoa học pháp lý cho người học. Với mục tiêu này,
người học sẽ được cấp bằng cử nhân luật sau khi kết thúc khóa học.
 Dạy nghề. Với mục tiêu này, người học sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề luật
2. Tiêu chuẩn học luật:
 Học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông trải qua một kỳ thi đại học, nếu vượt qua
thì sẽ trở thành sinh viên trường luật.
3. Về quy trình đào tạo luật:
Sinh viên trải qua 2 giai đoạn là:
 Thứ nhất: đào tạo cử nhân luật: khóa học này sẽ cung cấp khoa học pháp lý cơ
bản cho người học, là những kiến thức mà bất cứ người hành nghề luật nào cần
có trước khi có thể hành nghề. Khi ra trường sinh viên có tấm bằng cử nhân, có
thể học thêm về nghiệp vụ về ngành mình theo hoặc có thể đi làm ngoài.
 Thứ hai, đào tạo nghề luật. Sau khi ra có tấm bằng cử nhân luật, để làm một số
ngành, sinh viên phải học thêm về nghiệp vụ.
Ví dụ: Theo luật Luật sư năm 2006, người tốt nghiệp đại học luật sẽ thi tuyển
vào Học viện tư pháp, theo khóa học Đào tạo nghề luật sư trong thời gian 06
tháng. Khi tốt nghiệp người này đã có danh phận luật sư. Những người có học
vị Tiến sĩ luật học nếu muốn hành nghề luật sư thì được miễn học khóa đào tạo
này. Những người tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư (và những người được
miễn học khóa đào tạo nghề luật sư), nếu muốn hành nghề phải đăng ký tập sự
18 tháng tại 1 Văn phòng luật sư hoặc Công ty Luật (thuộc Đoàn luật sư cấp
tỉnh/thành phố, dưới sự hướng dẫn của 1 Luật sư) - Người này được gọi là
Người hành nghề tập sự luật sư, trước đây được gọi là luật sư tập sự.
Sau 18 tháng tập sự, NHNT SLS tham dự 1 kỳ thi chuyển thành Luật sư được
Bộ Tư Pháp cấp chứng chỉ hành nghề luật sư và Thẻ luật sư. Thẻ luật sư do
Liên đoàn luật sư Việt Nam cấp; trước Luật Luật sư năm 2006 thẻ luật sư do
Đoàn luật sư nơi luật sư là thành viên cấp.
4. Phương pháp giảng dạy:
Các môn học được tiến hành giảng dạy dưới dạng lý thuyết, thuyết trình,
thảo luận. Trong các giờ học và thảo luận, sinh viên được phép đưa ra câu hỏi
và giải quyết những khó khăn, thắc mắc của mình. Giờ thảo luận thì số lượng
sinh viên trong mỗi lớp thảo luận sẽ nhỏ hơn nhiều, nhằm giải đáp những thắc
mắc của sinh viên rõ ràng, cụ thể hơn.
5. Một số bài học cho công tác đào tạo luật tại Việt Nam:
Qua thực tiễn dạy và học tại trường Đại học luật tại Việt Nam, xin có một
vài ý kiến về đào tạo luật như sau:
 Có thể thấy rằng, phương pháp giảng dạy của hai nước đều tập trung giảng dạy
kỹ năng luật cho sinh viên. Tuy nhiên, qua đây có thể thấy ở Mỹ, phương pháp
giảng dạy đòi hỏi sinh viên phải năng động, động não, tư duy nhiều hơn.
Phương pháp này hiệu quả trong việc giảng dạy sinh viên cách tư duy pháp lý
về vấn đề pháp luật và cách tiếp cận với vô số những vấn đề pháp lí mà họ có
thể bị chất vấn sau này. Và có lẽ vì đây là phương pháp thách thức và thú vị
ngay cả đối với giảng viên, tạo ra động lực học tập, tìm tòi, khám phá của sinh
viên.
 Ở Mỹ phương pháp giảng dạy thực sự có hiệu quả là do giáo dục pháp luật ở
Mỹ có truyền thống đào tạo các sinh viên “suy nghĩ” như những luật sư và dạy
luật về quyền hạn và nghĩa vụ cũng như luật tố tụng. Ngày nay các sinh viên
luật ở Mỹ cũng được đào tạo tốt trong việc “hành động” như những luật sư.
Việc đào tạo kỹ năng hiện nay tại các trường luật được ABA công nhận chịu
ảnh hưởng lớn của Bản báo cáo Maccrate 1992 (Legal Education and
Professional Development – An Educational Continuum) về những kỹ năng và
giá trị cơ bản để có thể đại diện thành công cho quyền lợi của khách hàng. Hầu
hết các trường luật ở Mỹ đều kết luận rằng việc kết hợp tham gia giảng dạy của
các giảng viên chính thức và các thẩm phán cũng như những người làm trong
ngành tư pháp có kinh nghiệm là phù hợp nhất để đào tạo cả về bề rộng và
chiều sâu những kỹ năng mà một luật sư mới được công nhận cần có.
Có sự khác biệt như vậy là do đặc điểm của mỗi quốc gia về tôn giáo, hoàn
cảnh chính trị, kinh tế - xã hội, đặc biệt là về tư duy pháp lý trong đào tạo luật,
cách tiếp cận pháp luật khác nhau. Cũng không thể áp đặt tiêu chuẩn, phương
pháp của Mỹ cho Việt Nam vì hai quốc gia có hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên,
đào tạo luật ở Việt Nam cũng cần nhìn nhận về chất lượng của nó, cần rút ra
những bài học, kinh nghiệm để nâng cao chất lượng.
So sánh cách đào tạo Luật của Mỹ (nước có hệ thống pháp luật có thể nói
là bậc nhất thế giới) thì thấy ở VN cách dạy Luật còn nặng về lý thuyết kinh
viện. Giáo trình tràng giang đại hải làm cho sinh viên thấy phát chán khi học.
Vậy phải đưa sinh viên hướng vào thực tế rèn luyện kỹ năng tư duy. Mục đích
trong quá trình giảng dạy đưa ra cho sinh viên nhiều cách tiếp cận vấn đề, tránh
sự nhàm chán lại có thể trau dồi cho sinh viên khả năng tư duy vấn đề phản xạ
tình huống, các trường ĐH ko ngừng liên kết với các cơ quan pháp lý như tòa
án,viện kiểm soát...cho sinh viên đóng vai để làm các nghiệm vụ chuyên
môn,vừa có thể giúp sinh viên củng cố lại kiến thức vừa giúp cho họ có thể ko
bỡ ngỡ sau khi ra trường,liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp giúp sinh viên
có thể hướng vào thực tế.
 Cần chú trọng đào tạo luật sư ngay ở trường đại học, đặc biệt về phương pháp
đào tạo để ngay từ trên ghế nhà trường, sinh viên luật đã được rèn luyện tư duy
của luật sư. Đây là một trong những luận cứ để đề xuất việc đào tạo cử nhân
luật làm tiền đề để đào tạo luật sư ở Học viện Tư pháp, Bộ Tư pháp. Học viện
Tư pháp – “Trung tâm lớn đào tạo cán bộ tư pháp” sẽ xây dựng nguyên lý và
công nghệ đào tạo cử nhân của riêng mình làm tiền đề để đào tạo luật sư ở bước
tiếp theo, đáp ứng nhu cầu của cải cách tư pháp và quá trình hội nhập quốc tế ở
Việt Nam.
Luật học không chỉ là lý thuyết, dạy luật trước hết là dạy nghề. Bởi vậy nếu
tập trung vào dạy luật chỉ ở bậc sau đại học dành cho những người đã có một
bằng cử nhân, chương trình không nên kéo dài quá ba năm với chương trình
dao động từ 70-80 tín chỉ.
Nên cho học viên tự chọn theo sở thích hành nghề sau này, ví dụ luật sư
kinh doanh, luật sư tư vấn, luật sư bào chữa, công lại tòa án, thi hành án, điều
tra viên, công chứng hay các nghề luật khác. Trong số các tín chỉ tự chọn đó, ít
nhất 10% phải được tích lũy trong các trung tâm thực hành nghề luật dưới sự
hướng dẫn của giảng viên hoặc thực tập trong các cơ quan tư pháp hay các văn
phòng luật sư với những đề án cụ thể được giảng viên chấp nhận.
 Đa dạng hóa hoạt động đào tạo, tổ chức các cuộc gặp thân mật giữa các thẩm
phán, luật sư có uy tín để truyền đạt kinh nghiệm cho các sinh viên, học viên và
luật sư tập sự trong đào tạo luật sư ở Việt Nam.

Câu 6: Trình bày ưu điểm và nhược điểm của Luật thành văn và án lệ. Liên hệ
thực tiễn xây dựng pháp luật ở Việt Nam
I. Trình bày ưu điểm và nhược điểm của Luật thành văn và án lệ:
1. Khái niệm :
- Luật thành văn : Luật thành văn là hệ thống các quy phạm pháp luật được ghi
nhận trong các văn bản pháp luật bao gồm: Hiến pháp, luật, bộ luật, văn bản
dưới luật và các điều ước quốc tế. Nhưng khi nhắc tới dòng họ Common Law
thì chúng ta lại nghĩ ngay đến đây là một dòng họ coi án lệ là một nguồn luật
quan trọng và phổ biến nhất.

- Án lệ : Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công
bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.

2.Ưu điểm :
- Luật thành văn :
 +Tổng thể các quy phạm pháp luật có nguồn gốc luật thành văn hoặc nguồn gốc
án lệ có nội dung liên quan đến việc bảo đảm quyền tự do cơ bản của công dân
và hạn chế sự độc đoán của chính quyền là hiến pháp.
 + Luật thành văn có giá trị pháp lý cao hơn vì luật thành văn là tập hợp các quy
định rải rác ở các án lệ và án lệ do một hoặc một số người làm ra trong khi luật
thành văn do Nghị viện ban hành. Vì vậy, nếu có mâu thuẫn giữa luật thành văn
và án lệ thì đương nhiên luật thành văn sẽ được coi trọng hơn.
 + Luật thành văn đã có xu hướng phát triển, luật được soạn thảo một tư tưởng
rất mới, khác nhiều so với nguyên tắc Common Law.
 + Luật thành văn đang dần chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống pháp
luật các nước thuộc dòng họ Common Law đặc biệt là Anh và Mỹ. Sự học tập
có chọn lọc, phát huy những ưu điểm và hạn chế những khuyết điểm của các
nước thuộc dòng họ Common Law đối với luật thành văn là cần thiết, gópphần
 làm thành một hệ thống pháp luật thống nhất, hoạt động có hiệu quả, vừa đảm
bảo tính ổn định, mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với biến đổi nhanh chóng của đời
sống
 xã hội.

- Án lệ :
o Án lệ mang tính thực tiễn cao thể hiện ở 2 khía cạnh : các lý lẽ tại ra án
lệ mang tính nhân đạo chứ không mang tính tự nhiên.
o Án lệ kịp thời giải quyết các quan hệ xã hội pháp luật , khắc phục những
lỗ hổng của pháp luật thành văn , bảo vệ các quyền , lợi ích chính đáng
của các cá nhân , tổ chức.
o Án lệ mang tính mềm dảo, linh hoạt
o Án lệ thể hiện tính khách quan và công bằng
o Án lệ là hình thức phổ biến của pháp luật phong kiến châu Âu và hiện
tại đang còn được sử dụng tương đối rộng rãi ở các nước thuộc hệ thống
pháp luật Common Lam 2014.

3.Nhược điểm :
- Luật thành văn :
o + Sự ra đời của luật thành văn muộn hơn Âu lục địa.
o + Luật thành văn mặc dù được thừa nhận là nguồn luật ở Anh nhưng
thực chất chỉ được ban hành dựa trên án lệ nhằm chắt lọc, hợp nhất các
quy phạm pháp luật nằm rải rác ở các bản án khác nhau .
o + Án lệ là do các Thẩm phán – những luật gia chuyên nghiệp, được đào
tạo bài bản về luật học – tạo ra. Còn luật thành văn do các nghị sĩ – chỉ là
những luật gia bán chuyên nghiệp – tạo ra. Luật do các luật gia chuyên
nghiệp tạo ra chắc chắn phải tốt hơn luật do các luật do các luật gia bán
chuyên nghiệp tạo ra, hay nói cách khác, án lệ chắc chắn phải tốt hơn
luật thành văn. Do vậy, luật thành văn chỉ là thứ yếu và chỉ được sử dụng
để điều chỉnh hoặc bổ sung cho các án lệ.
o + Các đạo luật thành văn cho dù có chi li đến mấy, thì so với thực tế cuộc
sống, nó vẫn chỉ là một cái khung chung nhất làm cơ sở để điều chỉnh xã
hội, giải quyết các tranh chấp pháp lí.

- Án lệ :
o + Án lệ khôg mang tính hệ thống
o + Hệ thống án lệ không ổn định
o + Án lệ vượt qua ranh giới giữa quyền lập pháp và tư pháp
o + Án lệ được hình thành trong quá trình áp dụng pháp luật, là sản phẩm,
kết quả của hoạt động áp dụng pháp luật nên tính khoa học không cao
bằng văn bản quy phạm pháp luật.

o + Thủ tục áp dụng án lệ phức tạp, đòi hỏi người áp dụng phải có hiểu biết
pháp luật một cách thực sự sâu, rộng.

o + Thừa nhận án lệ có thể dẫn tới tình trạng toà án tiếm quyền của nghị
viện và Chính phủ.
→ Như vậy , Có thể thấy rằng, luật thành văn và án lệ đều là những nguồn quan trọng
của hệ thống pháp luật Anh, Mỹ. Tuy nhiên, nếu xét tổng thể thì vai trò của án lệ ở
Anh nổi bật hơn ở Mỹ nhiều và vai trò của luật thành văn ở Mỹ nổi bật hơn ở Anh
nhiều. Đồng thời ta thấy một quy phạm pháp luật đa nghĩa nhưng chỉ theo một nghĩa
trong thời gian dài cũng được coi là án lệ và đó chính là sự bổ sung lẫn nhau giữa luật
thành văn và án lệ.
II. Liên hệ thực tiễn xây dựng pháp luật ở Việt Nam
1. Xây dựng pháp luật ở Việt Nam diễn ra thông qua một quy trình phức tạp
và có sự tham gia của nhiều bên liên quan:
a. Giai đoạn lập kế hoạch và nghiên cứu:
 Các cơ quan chính trị và pháp luật của Chính phủ, Quốc hội hoặc các bộ ngành
địa phương xác định nhu cầu và mục tiêu của việc lập luật mới hoặc sửa đổi
luật hiện hành.
 Tiến hành nghiên cứu, thu thập ý kiến từ các chuyên gia, cơ quan liên quan, tổ
chức xã hội dân sự và công dân để xác định các vấn đề cần giải quyết và các
giải pháp khả thi.
b. Giai đoạn soạn thảo và thảo luận:
 Các dự thảo pháp luật được lập ra dựa trên kết quả của giai đoạn nghiên cứu và
đề xuất từ các cơ quan chính trị và pháp luật.
 Dự thảo được trình bày trước các cơ quan liên quan, Quốc hội hoặc các Ủy ban
của Quốc hội để thảo luận, chỉnh sửa và bổ sung.
c. Giai đoạn thông qua và công bố:
 Dự thảo được trình lên Quốc hội hoặc các Ủy ban của Quốc hội để tiến hành
thảo luận và bỏ phiếu thông qua.
 Nếu được thông qua, pháp luật được công bố trên các phương tiện thông tin đại
chúng để công bố và thực thi.
d. Giai đoạn thực thi và giám sát:
 Các cơ quan thực thi pháp luật như Công an, Tòa án và các cơ quan quản lý
khác được giao trách nhiệm thực thi và giám sát việc thực thi pháp luật.
 Quá trình thực thi và giám sát diễn ra liên tục để đảm bảo tính hiệu quả và công
bằng của hệ thống pháp luật.
e. Giai đoạn đánh giá và sửa đổi:
 Các pháp luật được đánh giá định kỳ để đảm bảo tính thích hợp và hiệu quả.
 Nếu cần thiết, các pháp luật có thể được sửa đổi hoặc bổ sung để phản ánh thực
tiễn và nhu cầu mới của xã hội.

→ Quy trình này thường diễn ra theo các quy định của Hiến pháp và Luật Pháp luật ở
Việt Nam, với sự tham gia tích cực của các cơ quan chính trị, cơ quan quản lý và các
tổ chức xã hội dân sự
2. Một số hạn chế của xây dựng pháp luật ở Việt Nam:
Bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được, hoạt động xây dựng pháp luật, tổ

chức thi hành pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế, nhược điểm. Cụ thể là:

- Tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, xung đột giữa các văn bản quy phạm pháp luật
Một trong những hạn chế, bất cập lớn trong hoạt động xây dựng pháp luật là tình

trạng chồng chéo, mâu thuẫn, xung đột giữa các văn bản luật và các văn bản dưới

luật. Thực trạng này dẫn đến nhiều khó khăn cho việc thực hiện pháp luật của người

dân, doanh nghiệp và thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước.

Sự cồng kềnh, bất cập và mâu thuẫn, chồng chéo làm giảm tính minh bạch của

pháp luật, khiến cho pháp luật trở nên phức tạp, khó hiểu và khó áp dụng, hiệu lực và

hiệu quả điều chỉnh thấp. Sự xung đột, chồng chéo giữa các văn bản pháp luật gây ra

nhiều tác động tiêu cực đối với các đối tượng phải tuân thủ pháp luật như sự lãng phí

thời gian, công sức, tiền bạc, lỡ cơ hội đầu tư, làm tăng chi phí và rủi ro đối với hoạt

động kinh doanh. Đồng thời, các xung đột, chồng chéo này cũng là những cản trở đối

với việc thực hiện pháp luật, làm giảm niềm tin vào pháp luật, tạo cơ hội phát sinh các

hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng nhất là trong thực hiện các công trình,

chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Tính ổn định của pháp luật thấp, thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung

Một trong những hạn chế lớn trong xây dựng pháp luật là chưa bảo đảm tính thống

nhất, đồng bộ và thiếu tính ổn định của hệ thống pháp luật. Tần suất sửa đổi, bổ sung,

hủy bỏ văn bản pháp luật còn rất cao. Nhiều văn bản pháp luật tuổi thọ rất ngắn, thậm

chí mới ban hành đã phải tạm hoãn thực hiện hoặc phải sửa đổi, bổ sung. Pháp luật

luôn phải thích ứng với sự thay đổi liên tục của thực tiễn cuộc sống. Việc sửa đổi, bổ

sung các văn bản pháp luật về nguyên tắc là điều cần thiết. Tuy nhiên, nếu pháp luật
thường xuyên thay đổi sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực tới quyền, lợi ích của các

cá nhân, tổ chức. Pháp luật thường xuyên bị thay đổi, gây nên nhiều khó khăn trong

thực hiện pháp luật, đồng thời cũng gây khó khăn cho chính hoạt động quản lý của bộ

máy nhà nước.

- Chưa thực hiện đúng các yêu cầu về xây dựng, phân tích chính sách trong quy

trình xây dựng pháp luật

Để bảo đảm chất lượng của pháp luật, cần phải thực hiện tốt việc xây dựng, phân

tích chính sách - cơ sở lý luận, thực tiễn quan trọng cho việc soạn thảo nội dung các

văn bản pháp luật. Về cơ sở pháp lý, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm

2015 đã đổi mới cơ bản quy trình xây dựng, ban hành văn bản theo hướng tách bạch

quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị định, quy

định quy trình xây dựng chính sách cần được thông qua, phê duyệt trước khi bắt đầu

soạn thảo văn bản. Nhưng trong thực tiễn, công đoạn xây dựng, phân tích, lấy ý kiến

góp ý rộng rãi, đánh giá tác động chính sách, pháp luật còn nhiều hạn chế. Nhiều khi

các đề nghị xây dựng luật mới chỉ là cảm tính, chưa đưa được cuộc sống vào luật(5).

Nhiều dự án do vậy đã phải soạn thảo lại, sửa đổi nhiều lần, gây lãng phí lớn về thời

gian, công sức và tiền bạc

3. Việc áp dụng luật thành văn và án lệ trong xây dựng pháp luật ở Việt
Nam:
 Luật thành văn: Luật Lao động của Việt Nam là một ví dụ minh họa cho việc
áp dụng luật thành văn. Cụ thể, Luật Lao động 2019 đã được viết ra một cách
rõ ràng và chi tiết, xác định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử
dụng lao động, từ đó tạo ra một nền tảng vững chắc cho quản lý và thực thi
trong lĩnh vực lao động.
 Án lệ: Trong lĩnh vực hòa giải và xử lý một số vấn đề dân sự, phong tục và tập
quán xã hội thường được sử dụng như một phương tiện hòa giải hoặc quyết
định trong các vụ tranh chấp. Ví dụ, trong một số vùng quê ở Việt Nam, phong
tục truyền thống về giải quyết tranh chấp đất đai vẫn được coi là một phần quan
trọng của hệ thống pháp luật dân sự.

→ Trong quá trình xây dựng và phát triển pháp luật ở Việt Nam, cả luật thành văn và
án lệ đều đóng vai trò quan trọng. Sự hiểu biết và áp dụng linh hoạt giữa hai hình thức
này có thể giúp tăng cường tính minh bạch, công bằng và hiệu quả trong hệ thống
pháp luật của Việt Nam.

You might also like