You are on page 1of 45

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


----------

KHOA NGÂN HÀNG –BẢO HIỂM

BÁO CÁO THỰC TẬP LẦN 1

Họ và tên : DOÃN HỒNG LINH

Lớp : CQ58/15.01

Mã sinh viên : 2073402010107

Đơn vị thực tập : Ngân hàng TMCP Quân Đội - CN Tây Hà Nội
– PGD Hà Đông.

Địa chỉ công ty : Số 4 Đường Quang Trung, Phường Yết Kiêu,


Quận Hà Đông, TP Hà Nội.

Đề tài dự kiến : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại
NHTM Quân Đội – Chi nhánh Tây Hà Nội.

Hà Nội, 2024
i
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG TIN SINH VIÊN

Họ và tên : Doãn Hồng Linh


Ngày sinh : 19/04/2002
Mã sinh viên : 2073402010107
Lớp : CQ58/15.01
Khoa : Ngân hàng – Bảo hiểm
Chuyên ngành : Ngân hàng
Số điện thoại : 0859940694
Email : linhdoan19042002@gmail.com
Giáo viên hướng dẫn :
Đơn vị thực tập : Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh
Tây Hà Nội – PGD Hà Đông
Địa chỉ : Số 4 Đường Quang Trung, Phường Yết
Kiêu, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

ii
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn toàn thể Ban giám đốc Học viện Tài
chính đã tạo điều kiện cho em được thực hiện hóa khóa luận tốt nghiệp này, các
thầy cô giảng viên khoa Ngân hàng – Bảo hiểm đã truyền đạt cho em những kiến
thức cơ bản và phương pháp luận để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin
đặc biệt gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thùy Linh, người đã trực tiếp hướng dẫn và
hộ trợ em trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp vừa qua.
Em xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo cùng các cán bộ, nhân viên Ngân hàng
TMCP Quân đội – chi nhánh Hà Đông, sự chỉ bảo nhiệt tình giúp đỡ của tập thể
cán bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại ngân hàng.
Trong quá trình thực tập và viết khóa luận em đã vận dụng những kiến thức đã
được học tại Học viện Tài chính, kết hợp với những kiến thức tìm hiểu trong thực
tế vào khóa luận. Đề tài đòi hỏi có sự nghiên cứu lâu dài, đi sâu vào nghiệp vụ
trong khi kiến thức chuyên môn và thời gian có hạn nên khóa luận còn nhiều
những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!

iii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nêu trong báo cáo là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Sinh viên thực hiện

Doãn Hồng Linh

iv
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................iii


LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................iv
MỤC LỤC.................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................vi
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH................................................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG CỦA NHTM.................................................................................................3
1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng...................................................................3
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng..................................................................3
1.1.2. Bản chất của tín dụng ngân hàng.............................................................3
1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng.................................................................4
1.2. Tổng quan về chất lượng tín dụng ngân hàng.................................................4
1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng ngân hàng................................................4
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng................................................5
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng........................................6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI.................................................6
2.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Quân đội............................................6
2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quân đội.....................................6
2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBANK) chi nhánh Tây Hà
Nội.....................................................................................................................10
2.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh
Tây Hà Nội giai đoạn 2021-2023.........................................................................14
2.2.1. Hoạt động huy động vốn:.....................................................................15
2.2.2. Hoạt động tín dụng..................................................................................17

v
2.2.3. Một số hoạt động kinh doanh khác.........................................................18
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh................................................................19
2.3. Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh
Tây Hà Nội...........................................................................................................20
2.3.1. Các quy định của ngân hàng về tín dụng và chất lượng tín dụng...........20
2.3.2. Thực trạng chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP Quân đội – chi
nhánh Tây Hà Nội.............................................................................................23
2.3.3. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng................................................24
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI...................................25
3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng............................................25
3.1.1. Mục tiêu chung........................................................................................25
3.1.2. Chỉ tiêu tổng quát....................................................................................26
3.1.3. Nhiệm vụ đặt ra.......................................................................................27
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng...........................................28
3.2.1. Xây dựng và hoàn thành chính sách sản phẩm, chính sách tín dụng phù
hợp.....................................................................................................................28
3.2.2. Tăng cường hoạt động quản trị, hạn chế rủi ro......................................28
3.2.3. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và áp dụng khoa học công nghệ vào
quá trình HĐKD................................................................................................30
3.2.4. Không ngừng nâng cao chất lượng trình độ chuyên môn và phẩm chất
đạo đức của cán bộ tín dụng, đồng thời tăng cường công tác đào tạo nhân lực
trẻ......................................................................................................................31
3.3. Kiến nghị.......................................................................................................32
3.3.1 Đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội.......................................................32
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước.................................................................32
KẾT LUẬN.............................................................................................................33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................34
PHỤ LỤC................................................................................................................35

vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBVN : Cán bộ nhân viên

CSTD : Chính sách tín dụng

DPRR : Dự phòng rủi ro

HĐTD : Hoạt động tín dụng

HĐKD : Hoạt động kinh doanh

KHCN : Khách hàng cá nhân

KHDN : Khách hàng doanh nghiệp

KQHĐ : Kết quả hoạt động

LNST : Lợi nhuận sau thuế

LNTT : Lợi nhuânh trước thuế

NHTM : Ngân hàng thương mại

PGD : Phòng giao dịch

TMCP : Thương mại cổ phần

vii
DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn huy động tại MBBank Tây Hà Nội

Bảng 2.2 Bảng cho vay theo kỳ hạn

Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Quân
Bảng 2.3
Đội (MB Bank)-Chi nhánh Tây Hà Nội 2021-2023

Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ MB-Tây Hà Nội giai đoạn 2021-2023

DANH MỤC HÌNH


Trang

Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức MB – Tây Hà Nội

Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ MB chi nhánh


Hình 2.2
Tây Hà Nội giai đoạn 2021 – 2023

Cơ cấu huy động theo đối tượng khách hàng MB chi


Hình 2.3
nhánh Tây Hà Nội giai đoạn 2021 – 2023

viii
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu


Hiện nay, dù cho các ngân hàng đã không ngừng phát triển các sản phẩm,
các loại hình dịch vụ mới nhằm hỗ trợ cho nhu cầu của nền kinh tế như nghiệp vụ
bảo lãnh, quản lý tài chính, các nghiệp vụ hỗ trợ thanh toán khác không dùng tiền
mặt như nghiệp vụ thẻ,… thế nhưng tín dụng vẫn luôn là một trong những hoạt
động quan trọng nhất và được các NHTM đặc biệt chú trọng và đề cao trong việc
kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm. Mức độ cạnh tranh trên thị trường
giữa các ngân hàng cũng vì thế mà ngày càng trở nên gay gắt, yêu cầu các ngân
hàng phải có những sản phẩm tín dụng chất lượng cao, lãi suất tốt, dễ tiếp cận với
khách hàng. Ngoài ra, yêu cầu về trình độ, kỹ năng chuyên môn của chuyên viên
tín dụng cũng trở nên ngày một cao. Trong nền kinh tế xã hội với rất nhiều biến
động khó lường hiện nay, hoạt động tín dụng của các ngân hàng luôn gắn liền với
rất nhiều rủi ro, đe dọa một cách trực tiếp đến khả năng thu hồi vốn và kết quả hoạt
động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sát sao tình hình
hoạt động tín dụng của các ngân hàng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng tín dụng hạn chế rủi ro là vô cùng cấp thiết. Điều này đối với ngân hàng
TMCP Quân Đội nói chung và chi nhánh Hà Đông nói riêng cũng không phải là
ngoại lệ. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cùng với những kiến thức em
đã tích lũy được trong quá trình học tập, tìm hiểu thực tế Ngân hàng TMCP Quân
Đội – Chi nhánh Hà Đông , em đã lựa chọn đề tài : “Giải pháp nâng cao chất lượng
tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Tây Hà Nội”
làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đưa ra các cơ sở lý luận, lý thuyết trong việc đánh giá, phân tích hiện
trạng chất lượng tín dụng NHTM

1
- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Quân Đội – Chi nhánh Tây Hà Nội
- Đáng giá các điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động tín dụng cũng như
chất lượng tín dụng của ngân hàng
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Quân Đội – Chi nhánh Tây Hà Nội sao cho phù hợp với đặc điểm địa bàn
hoạt động cũng như nguồn lực của ngân hàng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu sẽ tập trung vào phân tích đánh giá chất lượng tín dụng tại
ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Tây Hà Nội. Phân tích thông qua kết quả
hoạt động tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn 2021 - 2023.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp thu thập số liệu, sử dụng số
liệu và thông tin được cung cấp bởi ngân hàng thông qua báo cáo tài chính giai
đoạn 2021 - 2023, đồng thời sử dụng những thông số của toàn hệ thống ngân hàng
được cung cấp bởi NHNN Việt Nam
5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Chương 1: Lý luận chung về tín dụng và chất lượng tín dụng NHTM
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân Đội –
Chi nhánh Tây Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng TMCP Quân
Đội – Chi nhánh Tây Hà Nội

2
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG CỦA NHTM

1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng

1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng (Credit) xuất phát từ chữ La-tinh; Creditum – tín nhiệm, tin tưởng
– là hình thái giao dịch nơi mà người cho vay chuyển giao tài sản là tiền hoặc hàng
hóa cho người đi vay, người đi vay được tạm thời sử dụng tài sản đó trong một
khoảng thời gian nhất định đã được thỏa thuận giữa các bên, sau đó phải có trách
nhiệm hoàn trả lại cho người vay cả gốc và lãi đã được thỏa thuận.

Tín dụng ngân hàng là một hình thái tiến bộ và có tổ chức hơn của tín dụng.
Nhằm hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen, cho vay tự phát không tổ
chức gây nên những hệ lụy xấu đến sự ổn định của xã hội và nền kinh tế, các ngân
hàng, hoạt động dưới sự giám sát và điều hành của luật pháp, chính phủ, đóng vai
trò là một cầu nối, trung gian thực hiện hoạt động cho vay tín dụng cho nền kinh tế.

1.1.2. Bản chất của tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng nằm dưới sự kiểm soát của luật pháp, tuân theo những
nguyên tắc, qui định nghiêm ngặt được đặt ra bởi Chính phủ và chính các ngân
hàng, hoạt động dựa trên những quy trình chặt chẽ, phù hợp, vừa đảm bảo tính linh
hoạt, dễ tiếp cận đối với khách hàng, vừa đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro cho ngân
hàng. Với sự xuất hiện của tín dụng ngân hàng, nguồn vốn vay luôn được đảm bảo,
những nguồn tiền nhàn rỗi trên thị trường sẽ có khả năng sinh lời, những chủ thể
thiếu vốn cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Nhờ vậy, SXKD mới
có thể phát triển ổn định, làm bàn đạp cho tăng trưởng kinh tế. Có thể nói, sự hình
thành và phát triển của tín dụng ngân hàng là một bước tiến vô cùng quan trọng
của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng.

3
1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng

Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế cũng như xã hội được thể
hiện trên các khía cạnh sau:

- Đối với nền kinh tế:


+ Tín dụng ngân hàng là cầu nối trung gian thực hiện điều hóa, luân
chuyển dòng tiền trên thị trường, thúc đẩy quá trình vận động của nguồn
vốn, từ đó kích thích sự phát triển của nền kinh tế.
+ Tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển ngoại thương.
+ Tín dụng ngân hàng giúp đảm bảo chất lượng và hiệu quả kinh tế.
- Đối với ngân hàng:
+ Tín dụng ngân hàng đem lại nguồn doanh thu lớn cho các ngân hàng.
+ Tín dụng ngân hàng tạo dựng mối liên kết giữa ngân hàng và các chủ
thể kinh tế.
+ Tín dụng ngân hàng tạo lập uy tín và tăng khả năng cạnh tranh trên thị
trường của ngân hàng.

1.2. Tổng quan về chất lượng tín dụng ngân hàng

1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng ngân hàng

Khái niệm chất lượng tín dụng ngân hàng có thể hiểu trên 3 phương diện:

- Đối với khách hàng: Chất lượng tín dụng được thể hiện qua việc khoản
vay tín dụng phải có mức LS và kỳ hạn cho vay hợp lý, phù hợp với nhu
cầu và khả năng trả nợ của khách hàng. Thủ tục đơn giản, linh hoạt, dễ
tiếp cận, thu hút được khách hàng nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ theo
luật pháp các nguyên tắc tín dụng được NHNN đề ra.
- Đối với các ngân hàng: Chất lượng tín dụng thể hiện ở việc HĐTD có
giới hạn phù hợp với nguồn lực của ngân hàng, đảm bảo được khả năng
4
thu nợ đúng hạn, đạt được lợi nhuận và có khả năng cạnh tranh trên thị
trường.
- Đối với Chính phủ và kinh tế xã hội: Chất lượng tín dụng thể hiện ở việc
tín dụng ngân hàng hỗ trợ được các doanh nghiệp và cá nhân trong công
cuộc SXKD, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng khả
năng lưu thông hàng hóa.

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng của các NHTM có thể được đánh gia thông qua các chỉ
tiêu định tính và định lượng. Các chỉ tiêu định tính có thể kể đến như:

- Hoạt động tín dụng tuân thủ đúng theo các quy trình, nguyên tắc.
- Trình độ của cán bộ nhân viên.
- Nền tảng khoa học công nghệ.
- Uy tín của ngân hàng.

Các chỉ tiêu định lượng được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu đánh giá
chất lượng tín dụng của các ngân hàng có thể kể đến bao gồm:

- Tỷ lệ nợ quá hạn: thể hiện tổng dư nợ cả gốc và lãi đã quá hạn thanh toán
nhưng chưa thể thu hồi được, xác định vào thời điểm cuối kỳ. Tỷ lệ nợ
quá hạn càng cao thì chất lượng tín dụng càng thấp. Công thức:
Tổng dư nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn= x 100 %
Tổng dư nợ
- Tỷ lệ nợ xấu: phản ánh mức độ rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay
của ngân hàng, cho biết trên 100 đồng cho vay có bao nhiêu đồng nợ xấu.
Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng càng thấp. Công thức:
Tổng nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu= x 100 %
Tổng dư nợ

5
- Tỷ lệ dự phòng rủi ro: chỉ tiêu này có giá trị càng cao thì chất lượng tín
dụng của ngân hàng càng thấp và ngược lại. Công thức:
Dự phòng rủi rotrong kỳ
Tỷ lệ dự phòng rủi ro= x 100 %
Tổng dư nợ

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

- Yếu tố khách quan


+ Các yếu tố thuộc về nền kinh tế.
+ Các yếu tố thuộc về chính trị, pháp lý, xã hội.
- Yếu tố chủ quan
+ Chính sách tín dụng.
+ Quy trình tín dụng.
+ Tổ chức nhân sự của ngân hàng.
+ Chất lượng chuyên môn, đạo đức cán bộ chuyên viên tín dụng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI

2.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Quân đội

2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quân đội

- Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
- Tên giao dịch quốc tế: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK
BANK
- Tên viết tắt: MBBANK
- Mã chứng khoán: MBB
- Trụ sở chính: Tòa nhà MB,18 Lê Văn Lương,phường Trung Hòa, quận
Cầu Giấy,TP Hà Nội
- Hotline: 1900 5454 26
6
- Website: http://www.mbbank.com.vn
- Email: mb247@mbbank.com.vn
- Số Fax: 024 6270 4888
- Năm thành lập: 04/11/1994
- Vốn điều lệ: 45.339.861 triệu đồng (năm 2022)
- Loại hình doanh nghiệp: Ngân hàng Thương mại cổ phần
- Mã SWIFT code: MSCBVNVX
- Cổ đông chính: Viettel, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà
nước, Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam và Tổng Công ty Tân Cảng
Sài Gòn.

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội
(MBBANK)
Được thành lập ngày 4/11/1994 theo giấy phép hoạt động số 194/QĐ – NH5
ngày 14/9/1994 của NH nhà nước Việt Nam và quyết định thành lập số
00374/GBUP ngày 30/12/1993 của UBND thành phố Hà Nội, với tên gọi đầy đủ là
Ngân hàng TMCP Quân Đội, tên tiếng anh là Minitary commercial jont stock bank
(MBBANK), với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, thời gian hoạt động là 50 năm.
Mục tiêu ban đầu của Ngân hàng là đáp ứng như cầu về vốn của các doanh
nghiệp quân đội làm kinh tế. Cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước,
Ngân hàng Quân đội đã gặt hái được nhiều thành công. Ngân hàng không những
đã đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Quân đội mà còn phục vụ hiệu quả các
thành phần kinh tế đóng góp vào sự phát triển của khách hàng nói riêng và nền
kinh tế nói chung.
Các công ty thành viên của MBBank:
 Công ty cổ phần chứng khoán MB
 Công ty Tài chính TNHH MB Shínei
7
 Công ty TNHH Bải hiểm Nhân thọ MB Ageas
 Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng Quân Đội
 Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân Đội
Quá trình hinh thành và phát triển của ngân hàng MB được chia thành các
giai đoạn sau:
 Giai đoạn 1994 – 2004:
Từ ý tưởng ban đầu là xây dựng một tổ chức tín dụng phụ vụ doanh nghiệp
quân đội trong nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thời kỳ tiền hội nhập.
Ngày 4/11/1994, Ngân hàng TMCP Quân đội được thành lập với số vốn gần
20 tỷ đồng, 25 nhân sự và một điểm giao dịch duy nhất tại 28A Điện Biên Phủ, Hà
Nội.
Mười năm đầu (1994-2004) là giai đoạn mang tính “mở lối” định hình
phương châm hoạt động, xác định chiến lược kinh doanh và xác định thương hiệu.
Kiên định với mục tiêu và tầm nhìn dài hạn, MB áp dụng linh hoạt các giải pháp
hợp lý để từng bước tích lũy kinh nghiệm và năng lực tài chính, từng bước khẳng
định vai trò và có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế,
góp phần thực hiện nhiệm vụ kinh tế - quốc phòng của Quân đội. MB đã vững
vàng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và là ngân hàng cổ
phần duy nhất có lãi; năm 2004, tròn 10 năm thành lập, tổng vốn huy động của MB
tăng gấp trên 500 lần, tổng tài sản trên 7.000 tỷ đồng, lợi nhuận trên 500 tỷ và khai
trương trụ sở mới to đẹp hơn tại số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
 Giai đoạn 2005 – 2009:
Trong giai đoạn này, MB áp dụng một loạt các giải pháp đổi mới tổng thể từ
mở rộng quy mô hoạt động, phát triển mạng lưới, đầu tư công nghệ, tăng cường
nhân sự, hướng mạnh về khách hàng với việc tách bạch chức năng quản lý và chức
năng kinh doanh giữa Hội sở và Chi nhánh, tổ chức lại đơn vị kinh doanh theo

8
nhóm khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn và
kinh doanh tiền tệ… Có thể nói, giai đoạn 2005 – 2009 đã tạo cơ sở vững chắc để
MB đẩy mạnh triển khai các sáng kiến chiến lược sau này, góp phần đưa MB trở
thành một trong những định chế tài chính hàng đầu Việt Nam hiện nay.
Năm 2009, đánh dấu 15 năm phát triển, MB vinh dự nhận Huân chương Lao
động Hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.
 Giai đoạn 2010 – 2016:
MB bắt đầu nghiên cứu xây dựng chiến lược giai đoạn mới 2011 – 2015, với
kỳ vọng đưa MB vào TOP 3 ngân hàng TMCP không do nhà nước nắm cổ phần
chi phối. Đây cũng là giai đoạn hết sức khó khăn của nền kinh tế. Dưới tác động
của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Ngành Ngân hàng thực hiện tái cấu trúc
mạnh mẽ, nhiều ngân hàng suy giảm lợi nhuận, thậm chí phải sát nhập, bán lại với
giá 0 đồng. Trong bối cảnh đó, MB kiên định với chiến lược phát triển bền vững,
an toàn đã vươn lên dẫn đầu về nhiều chỉ tiêu tài chính quan trọng, hoàn thành mục
tiêu nằm trong TOP 3 trước 2 năm – vào năm 2013
Với những thành quả đã đạt được, năm 2014, MB vinh dự đón nhận Huân
chương Lao động Hạng Nhất. Đến năm 2015, tiếp tục được Phong tặng danh hiệu
Anh Hùng Lao động
 Giai đoạn 2017- 2021:
Đây là năm mở đầu quan trọng của giai đoạn chiến lược mới 2017 - 2021,
trong đó MB định hướng tầm nhìn "Trở thành ngân hàng thuận tiện nhất" với mục
tiêu đến năm 2021 sẽ nằm trong Top 5 hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiệu quả
kinh doanh và an toàn.
Năm 2021 MB được vinh danh trong TOP 04 Ngân hàng uy tín do Vietnam
Report đánh giá. MBBank còn được báo điện tử VnEconomy bình chọn Top 02
doanh nghiệp thuộc ngành Ngân hàng – Dịch vụ tài chính tại Giải thưởng Thương

9
hiệu mạnh Việt Nam 2020 – 2021. Đồng thời thuộc Top 08 công ty đại chúng uy
tín và hiệu quả năm 2021. Theo như bình chọn của Vietnam Report.
 Giai đoạn 2022 – 2023:
Bên cạnh đó, năm 2022, MB thực hiện chuyển đổi số hóa toàn diện, tạo tăng
trưởng đột phá trong kinh doanh ngân hàng số. MB tập trung phát triển hệ sinh thái
khách hàng trên hai nền tảng App MBBank (dành cho khách hàng cá nhân) và BIZ
MBBank (dành cho khách hàng doanh nghiệp).
Nền tảng đầu tư tài chính Wealth Management trên App MBBank được vinh
danh tại Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards
năm 2022 là minh chứng cho thành công bước đầu của nhà băng trong triển khai
Apps-in-App.
Năm 2023 MB nhận 2 giải thưởng The Asset Triple A Awards: “Best
Digital Branch Project” và “Best Mobile Banking Application” (“Dự án Chi nhánh
ngân hàng số hóa tự động tốt nhất” và “Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất”). MB nhận
giải thưởng Sao Khuê 2023 của Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ Công nghệ thông
tin Việt Nam (VINASA)

2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBANK) chi nhánh Tây Hà
Nội

 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Quân đội –MB là một trong những ngân hàng thương mại cổ
phần phát triển lâu đời tại Việt Nam và chi nhánh rải đều ở khắp các tỉnh, thành
phố trong cả nước.

Tính đến năm 2023, MB có tổng cộng 284 chi nhánh/PGD đặt tại 53 tỉnh
thành phố trong cả nước. Là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần thành
lập sớm tại Việt Nam, MB đã và đang không ngừng phát triển mạnh mẽ.

10
Thông tin về ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Tây Hà Nội:

 Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Tây Hà Nội
 Địa chỉ: Tầng 1, tòa nhà Nam Cường, km 4 đường Lê Văn Lương kéo
dài, khu đô thị mới Dương Nội, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.
 Điện thoại: 04.6325.0088
 Fax: 04.06325.0055
 Ngày bắt đầu hoạt động : 03/4/2007
 Mã số thuế: 0100283873-038
 Đại diện pháp luật: Nguyễn Hải Long

Chi nhánh ngân hàng MB có 4 chi nhánh và phòng giao dịch đặt tại quận Hà
Đông: Phòng giao dịch Văn Phú, Chi nhánh Tây Hà Nội, Phòng giao dịch Phùng
Hưng, Phòng giao dịch Hà Đông.

Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, MB –Tây Hà Nội đã đạt được
rất nhiều thành tựu. Chi nhánh Tây Hà Nội có quy mô lớn và năm trong những chi
nhánh trong hệ thống Ngân hàng TMCP Quân Đội tại Hà Nội. Chi nhánh Tây Hà
Nội hoạt động chủ yếu huy động và cho vay các doanh nghiệp Quân Đội và doanh
nghiệp nhà nước. Sau hơn 10 năm hoạt động, MB Chi nhánh Tây Hà Nội đã phát
triển thêm nhiều sản phẩm tiện ích cho đa dạng đối tượng khách hàng khác nhau.
Các sản phẩm đang được đẩy mạnh là chi trả tiền lương qua tài khoản, dịch vụ thẻ,
dịch vụ ngân quỹ,…

Cùng với sự nỗ lực của toàn bộ công nhân viên tại MB – Tây Hà Nội, đã
đem lại cho ngân hàng một hình ảnh uy tín, chất lượng, tận tâm tận lực phục vụ
khách hàng, nâng cao hình ảnh của MB trong lòng khách hàng. Sự cải thiện không
ngừng về chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ cùng các ản phẩm dịch vụ mới
MB - Tây Hà Nội đã và đang đáp ứng rất tốt với với sự phát triển của nền kinh tế,
11
đặc biệt hơn là nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. MB - Tây Hà Nội luôn chủ
động để mở rộng thị trường, mở rộng phân khúc khách hàng, để thu hút thêm nhiều
sự quan tâm đến từ vị trí khách hàng và doanh nghiệp.

MB - Tây Hà Nội là một trong số thành viên của hệ thống MBBANK – một
trong những ngân hàng thương mại của Việt Nam. Ngân hàng thường xuyên mở
rộng, tăng cường phát triển và có tính cạnh tranh cao để nâng tầm vị thế của ngân
hàng MB. Để thích nghi với môi trường hiện đại 4.0, ngân hàng MB luôn có sự
thay đổi cơ cấu dịch vụ, tăng cường việc huy động vốn và sử dụng nguồn vốn sao
cho hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao.

 Cơ cấu bộ máy tổ chức của chi nhánh Tây Hà Nội:


Góp phần cho những thành tựu to lớn của MB không thể không nhắc đến
cách thức tổ chức quản lý của ngân hàng để có thể đưa MB trở thành ngân hàng
thương mại hàng đầu và có những thành tựu xuất sắc. Cơ cấu tổ chức tạo nên một
bộ máy vận hành chặt chẽ, linh hoạt và có thể kiểm soát tốt vấn đề nội bộ và đi
theo những quy trình kiểm soát nghiêm ngặt. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân
Đội – chi nhánh Tây Hà Nội trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội,
có cơ cấu bộ máy quản lý tương tự như các chi nhánh khác gồm ban giám đốc và
các phòng ban như sau:

Ban
giám
đốc Chi
nhánh

Phòng Phòng Phòng


Phòng khách Phòng Phòng Phòng
khách giao hành
khách hàng hàng cá hỗ trợ dịch vụ chính
hàng lớn doanh dịch
nhân nhân sự
nghiệp

Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức MB Tây Hà Nội

12
(Nguồn: Báo cáo nội bộ MB – chi nhánh Tây Hà Nội)

 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:


- Ban Giám đốc: Chịu trách nhiệm triển khai chiến lược, chính sách đã được
HĐQT phê duyệt. Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức
năng, nhiệm vụ và hoạt động của đơn vị. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng
bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban.Có quyền quyết định tổ
chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật hay nâng lương cho cán bộ,
công nhân viên trong đơn vị. Chịu trách nhiệm về quyết định cho vay, ký hợp
đồng tín dụng, quyết định các biện pháp xử lý nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, thực
hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng.
- Phòng Hành chính – Nhân sự: Tham mưu cho Ban giám đốc về việc xây
dựng, triển khai kế hoạch nhân sự, phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây
dựng mạng kế hoạch phát triển. Quản lý , theo dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch của
cán bộ nhân viên, quản lý chế độ lương, thưởng, bảo hiểm của cán bộ nhân
viện.
- Khối Khách hàng Doanh nghiệp, Khối khách hàng Cá nhân, Khối CIB: Là bộ
phận kinh doanh của MB. Về chức năng và nhiệm vụ có tính chất tương đồng
nhau, chỉ khác về đối tượng khách hàng. Tư vấn và đề xuất các chính sách,
chương trình khuyến mãi, quảng cáo hỗ trợ hoạt động kinh doanh, xác định thị
trường mục tiêu. Từ đó đem lại hiệu quả nhất định, tư vấn giới thiệu để khách
hàng lựa chọn và sử dụng các dịch vụ từ MB. Đồng thời thực hiện các nhiệm
vụ do Ban giám đốc giao cho.
- Phòng Dịch vụ : Có nhiệm vụ đưa ra thông báo các chính sách dịch vụ khách
hàng, dịch vụ thẻ, sử lý thắc mắc cũng như khiếu nại của khách hàng về tình
hình cung cấp dịch vụ.

13
- Phòng Hỗ trợ: Đảm nhiệm trách nhiệm hỗ trợ hồ sơ, hoạt động dịch vụ của
các phòng KHCN, phòng KHDN, phòng CIB.
- Phòng Giao dịch: thực hiện giao dịch tiền mặ, thanh toán,.. đối với khách
hàng, tư vấn cho khách hàng khi sửu dụng dịch vụ, tư vấn bảo hiểm, quy mô
tiền gửi cho khách hàng, đồng thời giải quyết, khắc phụ các lỗi do khách hàng
khi sử dụng sản phẩm của ngân hàng.

2.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh
Tây Hà Nội giai đoạn 2021-2023

 Huy động vốn:


 Vay vốn của các tổ chức tín dụng, vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam.
 Huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân.
 Hoạt động tín dụng:
 Cho vay theo chính sách tín dụng phục vụ phát triển kinh doanh.
 Cho vay hộ gia đình, cá nhân.
 Cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong công nghiệp.
 Cho vay kinh doanh, nuôi gia súc, gia cầm.
 Cho vay chính sách phát triển thủy sản.
 Cho vay đầu tư tài sản cố định, dự án kinh doanh phục vụ nhu cầu trung dài
hạn cho các dự án đầu tư mới.
 Cho vay mua ô tô.
 Cho vay tín chấp, vay thế chấp doanh nghiệp vừa và nhỏ.
 Cho vay hợp vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh vượt quá giới hạn mức cho
vay của VPBank.
 Tài trợ vốn lưu động ngắn hạn, tài trợ xuất nhập khẩu.
 Các nghiệp vụ thanh toán:
14
 Thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước qua hệ thống vi tính hiện đại.
 Nhờ thu, nhờ chi, tín dụng chứng từ LC,…
 Thực hiện các nghiệp vụ bão lãnh:
 Bảo lãnh dự thầu
 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
 Bảo lãnh thanh toán, bảo hành, tạm ứng
2.2.1. Hoạt động huy động vốn:

Tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Tây
Hà Nội giai đoạn 2021- 2023:
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn huy động tại MBBank Tây Hà Nội
(Đơn vị: triệu đồng)

Chênh lệch Chênh lệch


Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 2021-2022 2023-2022
Chỉ tiêu
TT TT TT TT TT
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Huy động 1.596.10 63,4 1.940.25 65,5 2.316.12 63,8 344.14 21,5 375.87 19,3
từ Cá nhân 4 8 2 6 8 6 8 6 6 8

Huy động
từ DN và
các nguồn
huy động 36,5 1.018.98 34,4 1.310.35 36,1 100.71 10,9 291.36
khác 918.264 2 2 4 1 4 8 6 9 28,5

Tổng huy 2.514.36 2.959.23 3.626.47 444.86 17,6 712.49 22,5


động 8 100 4 100 9 100 6 9 6 4

(Nguồn: Báo cáo thường niên của MB chi nhánh Tây Hà Nội và sự tính toán
của tác giả)
Thông qua bảng ta thấy giai đoạn từ năm 2021-2023 lượng tiền gửi tại chi
nhánh luôn có sự tăng trưởng, đặc biệt là tiền huy động từ DN và các tổ chức khác
có sự tăng trưởng nhanh qua các năm. Cuối năm 2021 tổng vốn huy động được là
2.514.368 triệu đồng nhưng đến năm 2023 tổng vốn huy động được lên đến
3.626.479 triệu đồng. Năm 2022 tổng huy động vốn tăng 17,69% so với năm 2021,

15
đến năm 2023 đã tăng 22,54% so với năm 2022. Đây là một lợi thế đối với một
doanh nghiệp đi vay để cho vay khi đã có nguồn vốn sẵn sàng.

Do lượng tiền gửi cá nhân và doanh nghiệp đều tăng lên đáng kể chứng tỏ
ngân hàng MB – chi nhánh Tây Hà Nội đang gây dựng nguồn vốn khá tốt.

Hình 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ MB chi nhánh Tây Hà Nội giai
đoạn 2021 – 2023

Nguồn: phân tích dữ liệu từ ngân hàng cung cấp


Trên phương diện cơ cấu VHĐ, ta có thể thấy, cơ cấu tiền gửi bằng đồng
Việt Nam chiếm tỷ trọng rất lớn so với các đồng ngoại tệ. Trong giai đoạn 2021-
2023, cơ cấu tiền gửi bằng đồng nội tệ có xu hướng tăng theo từng năm, lần lượt
chiếm 95.72%, 93.6% và 96.9%. Năm 2022, tổng vốn huy động nội tệ đạt 3.183 tỷ
đồng, tăng gần 384 tỷ đồng so với năm 2021. Đến năm 2023, VHĐ bằng nội tệ đạt
3.629 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 96.9% tổng huy động vốn của ngân hàng. Điều này
cho thấy, so với mức huy động vốn bằng đồng nội tệ, mức huy động vốn bằng
ngoại tệ của MB chi nhánh Tây Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế.

Hình 2.3 Cơ cấu huy động theo đối tượng khách hàng MB chi nhánh Tây Hà Nội
giai đoạn 2021 – 2023

16
Nguồn: phân tích dữ liệu từ ngân hàng cung cấp

Có thể thấy, trong giai đoạn 2021-2023, VHĐ từ đối tượng KHCN chiếm
phần lớn tỷ trọng trong cơ cấu huy động vốn của MB chi nhánh Tây Hà Nội. Tỷ
trọng VHĐ từ KHCN luôn được duy trì ở mức ổn định trong 3 năm từ năm 2021
đến năm 2023, với tỷ trọng lần lượt là 81.66% vào năm 2021, 79.95% vào năm
2022 và 80.1% vào năm 2023. Tỷ trọng VHĐ từ các tổ chức kinh tế, các doanh
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn thứ hai và có dấu hiệu cải thiện theo từng năm. Năm
2021, các tổ chức doanh nghiệp góp lượng VHĐ đạt 16,98% tổng lượng VHĐ của
ngân hàng. Chỉ số này đạt ngưỡng 18.98% vào năm 2022 và lên đến 19,21% vào
năm 2023. Điều này cho thấy huy động vốn từ KHDN có dấu hiệu khả quan và
đang trên đà phát triển.

2.2.2. Hoạt động tín dụng

Bảng 2.2: Bảng cho vay theo kỳ hạn


(Đơn vị: triệu đồng)
So sánh So sánh
Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 2021/2022 2023/2022

Tỷ Tỷ Tỷ
Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền % Số tiền %

Cho
vay
3.018.404 58,36 3.645.885 61,55 4.287.614 63,79 627.481 20,82 641.729
ngắn 17,60
hạn

Cho
vay
254.164 4,92 219.926 3,66 275.661 4,10 -34.238 -13,5 55.735
trung 25,34
hạn

Cho
vay
1.898.749 36,72 2.057.042 34,79 2.157.717 32,11 258.293 8,33 100.675
dài 4,89
hạn

Tổng 5.171.317 100 5.992.853 100 6.720.992 100 821.536 15,88 728.139 12,15

17
Về ngắn hạn năm 2022 đạt 3.645.885 triệu đồng đã tăng 627.481triệu đồng
so với năm 2021 tương ứng tăng 20,82%. Cho vay ngắn hạn tiếp tục được tăng vào
năm 2023 lên đến 4.287.614 triệu đồng đã tăng hơn 641.729 triệu đồng so với năm
trước.
Về trung hạn năm 2021 đạt 254.164 triệu đồng đã bị chững lại và giảm
xuống còn 219.926 triệu đồng tương ứng đã giảm 13,5% so với năm trước. Nhưng
đến năm 2023 đã được cải thiện rõ rệt với con số cụ thể lên đến 275.661 triệu đồng
đã tăng lên 25,34% so với năm 2022. Cho thấy ngân hàng đưa đưa ra các biện pháp
xử lý kịp thời và hiệu quả.
Về cho vay dài hạn năm 2022 đạt 2.057.042 triệu đồng đã tăng 258.293 triệu
đồng so với năm 2021 tương ứng tăng 8,33%. Và tiếp tục được tăng vào năm 2023
lên đến 2.157.717 triệu đồng đã tăng hơn 100.675 triệu đồng so với năm trước
tương ứng tăng 4,89%.Các chỉ tiêu cho vay về kỳ hạn liên tục tăng cho thấy ngân
hàng MB chi nhánh Tây Hà Nội đã áp dụng rất tốt các chính sách về cho vay và
đạt đủ chỉ tiêu mà hội sở đưa ra.

2.2.3. Một số hoạt động kinh doanh khác

Với cá nhân, MB phục vụ các dịch vụ gồm: các loại thẻ, cho vay, tiết kiệm,
tài khoản thanh toán, ngân hàng số, bảo hiểm…Với doanh nghiệp, MB cung cấp
các dịch vụ gồm: bảo lãnh, tín dụng, dịch vụ và tài trợ xuất nhập khẩu, dịch vụ tài
khoản, chương trình, sản phẩm tài chính, ngân hàng trực tuyến gồm cả hỗ trợ giao
dịch trên điện thoại, máy tính có kết nối Internet.Ngân hàng MB chi nhánh Tây Hà
Nội là một chi nhánh của MB hoạt động với đầy đủ các lĩnh vực, dịch vụ kể
trên.Ngoài ra ngân hàng còn phát triển thêm nhiều dịch vụ khác như: thanh toán
quốc tế, thanh toán trong nước, chi trả kiều hối, đại lý ủy thác đầu tư, bảo lãnh,

18
kinh doanh ngoại hối…do đó mức tăng trưởng của các hoạt động này những năm
gần đây tăng lên khá nhiều.
Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 và đẩy mạnh sức cạnh tranh
trên thị trường, ngân hàng MB chi nhánh Tây Hà Nội nói riêng và hệ thống MB
nói chung đang là ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện
đại trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành của
ngành.Qua bảng số liệu ta thấy phí dịch vụ tăng dần qua các năm điều đó chứng tỏ
hoạt động dịch vụ, bảo lãnh của MB chi nhánh Tây Hà Nội trong những năm qua
có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó đáng chú ý là hoạt động thu từ kinh doanh và
dịch vụ đại lý bảo hiểm đang chiếm mức tăng trưởng cao nhất trong tất cả dịch vụ
khác của ngân hàng.
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB
Bank)-Chi nhánh Tây Hà Nội 2021-2023
Đơn vị: Triệu đồng

Năm
Chỉ tiêu 2021 2022 2023

Thu nhập 375.123 425.624 720.568

Chi phí 177.234 166.391 256.398

Lợi nhuận 197.889 259.233 464.170


Nguồn: Phòng kế toán – giao dịch Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB BANK)
chi nhánh Tây Hà Nội

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
khá ổn định, lợi nhuận tăng đều qua các năm. Từ 197.889 triệu đồng (năm 2021)

19
lên 259.233 triệu đồng (năm 2022) sau đó lên 464.170 triệu đồng (năm 2023) mặc
cho sự cạnh tranh đến từ các đối thủ và các chi nhánh khác trong cùng hệ thống.

2.3. Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh
Tây Hà Nội

2.3.1. Các quy định của ngân hàng về tín dụng và chất lượng tín dụng

2.3.1.1 Quy định về chính sách tín dụng


Đối với HĐTD của các ngân hàng, các CSTD đóng vai trò là những quy tắc,
những chỉ đạo mang tính định hướng đến từ Hội sở và các cấp lãnh đạo, giúp định
hình và vận hành bộ máy tín dụng một cách nhất quán, chính xác và hiệu quả.
CSTD quyết định cách ngân hàng HĐTD, cách ngân hàng lựa chọn khách hàng
mục tiêu, các đặc điểm tính chất của sản phẩm, cùng với quy trình và các quy tắc
trong chăm sóc khách hàng. Chính vì mang một vai trò rất quan trọng đối với hoạt
động của ngân hàng, CSTD cần phải thiết kế hợp lý, phù hợp với nguồn lực, đặc
điểm và điều kiện tài chính của ngân hàng. Một ngân hàng sở hữu CSTD phù hợp
sẽ đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được chủ động và nhất quán, quy trình
tín dụng sẽ được kiểm soát một cách chính xác và hiệu quả, hạn chế tối đa rủi ro
cho ngân hàng.

Tại ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Tây Hà Nội, bộ phận tín dụng
hoạt động trên cơ sở CSTD áp dụng cho toàn bộ hệ thống được quy định bởi Hội
sở chính MB, đồng thời hoạt động theo các chỉ đạo linh hoạt của ban lãnh đạo dựa
trên tình hình thực tế của thị trường trên từng thời điểm.

Các CSTD hiện đang được áp dụng tại MB – chi nhánh Tây Hà Nội bao hàm
các nội dung cơ bản sau:

a. Chính sách khách hàng

20
Chính sách khách hàng của ngân hàng cơ bản quy định rõ về đối tượng
khách hàng được cấp tín dụng, điều kiện cấp tín dụng và phân loại khách hàng mục
tiêu. Những nội dung cơ bản trong chính sách khách hàng đang được áp dụng MB
– chi nhánh Tây Hà Nội có thể kể đến bao gồm:
- Khách hàng cá nhân: Đối với đối tượng KHCN, ngân hàng yêu cầu khách
hàng phải đạt đủ các điều kiện sau:
+ Là công dân Việt Nam, nam từ 22 đến 60 tuổi, nữ từ 22 đến 55 tuổi.
+ Có đầy đủ năng lực trách nhiệm dân sự, đầy đủ năng lực kiểm soát hành vi
theo quy định của pháp luật
+ Khách hàng có cùng địa chỉ cư trú trong cùng địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Không có lịch sử nợ nhóm 2 trong 12 tháng, nợ nhóm 3, 4, 5 trong 24
tháng trước thời điểm xét duyệt hồ sơ. Không có lịch sử nợ đã bán cho
VAMC và nợ đã xử lý rủi ro 24 tháng gần nhất.
+ Có nhu cầu vay vốn hợp pháp.
+ Đạt yêu cầu của ngân hàng về đảm bảo khả năng trả nợ.
+ Phương án sử dụng vốn khả thi và hiệu quả.
- Khách hàng doanh nghiệp:
+ Khách hàng doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân, có giấy phép đăng
ký kinh doanh, mã số thuế.
+ Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, hành vi dân sự.
+ Người đại diện cần có giấy bổ nhiệm theo đúng quy định.
+ Có mục đích vay vốn hợp pháp.
+ Có dự án vay vốn kinh doanh khả thi, có hiệu quả, có khả năng thu hồi
vốn.
b. Chính sách lãi suất, phí suất tín dụng và kì hạn vay
Mức LS, phí cho vay của ngân hàng đang được quy định theo văn bản
“Biểu lãi suất cho vay, các mức chi phí dịch vụ, phí phạt vi phạm hợp đồng,
21
cam kết vay vốn và thẩm quyền miễn giảm đối với KHCN” và “Biểu lãi suất
cho vay, các mức chi phí dịch vụ, phí phạt vi phạm hợp đồng, cam kết vay
vốn và thẩm quyền miễn giảm đối với KHDN” hiện hành của MB, được MB
điều chỉnh theo từng thời kì sao cho phù hợp với tình hình của nền kinh tế.
Đồng thời, dựa trên khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng vốn của khách
hàng cũng sẽ thực hiện thiết kế, phân loại thời hạn vay, điều chỉnh thời hạn
trả nợ cho phù hợp. Bên cạnh đó, ngân hàng không ngừng chú trọng trong
việc kiểm soát hoạt động sử dụng vốn của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro,
tránh xảy ra nợ xấu.
c. Chính sách tài sản đảm bảo
Các chính sách về thế chấp TSĐB được ngân hàng thực hiện dựa trên
quyết định 217/QĐ-NH1 được NHNN ban hành về quy chế thế chấp, cầm cố
tài sản và bảo lãnh vay vốn ngân hàng. Hiện nay, theo CSTD của MB – chi
nhánh Tây Hà Nội nhằm đảm bảo cho việc hạn chế rủi ro, các khoản vay tín
dụng đa phần đều yêu cầu phải có TSĐB. Các quy định về TSĐB cũng được
thể hiện trong các công văn quy định sản phẩm cho vay khách hàng ban
hành theo quyết định của Tổng Giám đốc ngân hàng TMCP Quân đội.
TSĐB của khách hàng phổ biến nhất hiện nay là bất động sản, động sản và
sổ tiết kiệm có giấy phép đăng ký hợp pháp, có giấy tờ chứng minh quyền sở
hữu hoặc giấy ủy nhiệm của chủ tài sản. Tùy thuộc vào điều kiện tài chính,
kế hoạch sử dụng vốn và giá trị TSĐB của khách hàng, các chuyên viên tín
dụng của ngân hàng sẽ thực hiện thiết kế khoản vay với LS phù hợp nhất
đảm bảo khả năng thu hồi nợ cho ngân hàng. Các quy chế được ngân hàng
áp dụng trong việc xử lý, phát mại TSĐB có nợ xấu được xây dựng và phát
triển dựa trên chính sách của MB và quy định của NHNN về xử lý TSĐB
trong các thông tư số 6/2014/TTLT, BTP-BTNMT-NHNN.

22
2.3.1.2 Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng hiện đang được MB áp dụng đối với các khoản vay tín
dụng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp gồm các bước cơ bản sau:

B1: Tiếp cận khách hàng: Tiếp cận khách hàng có nhu cầu vốn thông qua
các kênh trực tiếp và gián tiếp.
B2: Thu thập thông tin khách hàng: Thực hiện ngay khi tiếp xúc khách hàng,
thu thập thông tin về nhu cầu vốn, khả năng pháp lý, tài chính,…
B3: Thẩm định khách hàng: Thẩm định kế hoạch sử dụng vốn, khả năng
pháp lý, tài chính, TSĐB,…
B4: Ra quyết định tín dụng: Dựa vào thông tin đã phân tích để quyết định có
cấp tín dụng cho khách hàng hay không và lập hợp đồng.
B5: Giải ngân, chăm sóc, giám sát hậu giải ngân và thu nợ.
B6: Thanh lý hợp đồng.

2.3.2. Thực trạng chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh
Tây Hà Nội

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ MB-Tây Hà Nội giai đoạn 2021-2023


Đơn vị tính: Triệu đồng

2021 Tỷ trọng 2022 Tỷ trọng 2023 Tỷ trọng

Dư nợ cho vay
5.173.317 100% 5.992.853 100% 6.720.992 100%
khách hàng

Nợ nhóm 1- Nợ đủ
5122.980 99,02% 5.942.620 99,16% 6.670.722
tiêu chuẩn 99,25%

Nợ nhóm 2- Nợ
300.25 0,58% 350.16 0,59% 30.620 0,45%
cần chú ý

23
Nợ nhóm 3 -Nợ
160.8 0,03% 50.20 0,08% 10.320 0,15%
dưới tiêu chuẩn

Nợ nhóm 4 – Nợ
130.6 0,025% 20.66 0,03% 25.82 0,038%
nghi ngờ

Nợ nhóm 5 -Nợ có
173.98 0,345% 81.31 0,14% 67.48 0,112%
khả năng mất vốn

(Nguồn: Báo cáo tài chính MB Chi nhánh Tây Hà Nội


và phân tích của người viết)

Qua đây có thể thấy tỷ trọng nợ nhóm 1 luôn chiếm phần lớn trong cơ cấu
tổng dư nợ MB Chi nhánh Tây Hà Nội. Cụ thể, tỷ trọng dư nợ đủ tiêu chuẩn qua
từng năm lần lượt chiếm 99,02%; 99,16%; 99,25% trong cơ cấu tổng dư nợ. Đây là
dấu hiệu cho thấy hoạt động tín dụng của MB - Chi nhánh Tây Hà Nội giai đoạn
2021 -2023 diễn ra tương đối ổn định, ngân hàng có khả năng kiểm soát tốt được
quy trình cấp tín dụng, đảm bảo được khả năng thu nợ cho phần lớn các khoản vay.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trong việc duy trì cơ cấu dư nợ đủ tiêu
chuẩn, hoạt động tín dụng của MB Tây Hà Nội vẫn còn tồn tại tình trạng nợ xấu.
Năm 2021 tổng dư nợ bị xếp vào nợ xấu đạt 465.38 triệu đồng với mức dư nợ
nhóm 3 đạt 160.8 triệu đồng, dư nợ nhóm 4 đạt 130.6 triệu đồng và dư nợ nhóm 5
đạt 173.98 triệu đồng. Năm 2022, tình trạng nợ xấu có dấu hiệu suy giảm. Tổng dư
nợ xấu của ngân hàng năm 2022 đạt 15.217 triệu đồng giảm 32,69% so với cùng
kỳ năm trước. Năm 2023, tình trạng nợ xấu đạt 19.650 triệu đồng, không tăng quá
nhiều so với cùng kỳ năm trước.
Thông qua việc phân tích, đánh giá tình hình nợ xấu, nợ quá hạn của MB –
Chi nhánh Tây Hà Nội giai đoạn 2021-2023 ta có thể nhận định được tỷ lệ nợ xấu
và tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,98% (năm 2021); 0,84% (năm 2022); 0,75% (năm
2023).

24
2.3.3. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng

Trong giai đoạn 2021-2023, giai đoạn vô cùng khó khăn cho hoạt động kinh
doanh của ngân hàng dưới tác động của rất nhiều yếu tố cả trong và ngoài nền kinh
tế, yêu cầu của ngân hàng không ngừng đổi mới, tích cực nâng cao khoa học công
nghệ, đơn giản hóa quy trình, nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhờ vào sự chỉ đạo
sáng suốt từ ban lãnh đạo và trình độ chuyên môn cùng sự nỗ lực phấn đấu của cán
bộ chuyên viên tín dụng, chất lượng tín dụng của MB – chi nhánh Tây Hà Nội có
những bước phát triển đáng khích lệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng
trên thị trường. Chính sách tín dụng của MB – Tây Hà Nội phù hợp với nguồn lực
của ngân hàng và linh hoạt theo sự biến động của thị trường. Tuy nhiên chính sách
tín dụng còn tồn tại những điểm gây khó khăn cho khách hàng trong việc tiếp cận
sản phẩm.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI

3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng

3.1.1. Mục tiêu chung

Hướng tới sự phát triển hơn nữa trong HĐTD cũng như đảm bảo tính ổn
định của chất lượng tín dụng trong khoảng thời gian trước mắt MB – Chi nhánh
Tây Hà Nội đã đặt ra các mục tiêu chung dành cho bộ phận tín dụng cũng như toàn
thể các phòng ban của ngân hàng nhằm hướng đến nâng cao hiệu quả HĐKD và
chất lượng tín dụng như sau:

- Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn nhằm khai thác hơn nữa nguồn
vốn nhàn rỗi trong thị trường. Thời gian tới, MB – Chi nhánh Tây Hà Nội đặt mục

25
tiêu cho toàn bộ CBNV các phòng ban tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt
động huy động vốn thông qua mở rộng tìm kiếm khách hàng mới.

- Mở rộng mạng lưới khách hàng thông qua các kênh truyền thống và phi
truyền thống. Ngoài những kênh tiếp thị truyền thống đã cho thấy sự hiệu quả như
những Data khảo sát thị trường thông qua sự giới thiệu từ các khách hàng hiện
hữu, năm 2023 khi nhu cầu vốn của thị trường tăng cao, ngân hàng đặt mục tiêu
nâng cao Marketing sản phẩm thông qua các kênh phi truyền thống như mạng xã
hội hay các đối tác của ngân hàng.

- Duy trì và phát triển hiệu quả HĐTD: Đặt mục tiêu cho ngân hàng trong
thời gian tới, MB – Chi nhánh Tây Hà Nội tiếp tục hướng đến tính ổn định trong sự
phát triển hiệu quả HĐTD, đảm bảo HĐTD của ngân hàng diễn ra hiệu quả, linh
hoạt, đồng thời tiếp tục thực hiện đúng theo CSTD được đưa ra phù hợp cho từng
thời kỳ.

- Hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19 theo chỉ đạo
NHNN: hỗ trợ khách hàng về lãi suất và thời hạn trả nợ, góp phần thúc đẩy sự
phục hồi phát triển kinh tế.

- Nâng cao chất lượng trình độ chuyên môn CBNV: MB – Chi nhánh Tây
Hà Nội tiếp tục đặt mục tiêu không ngừng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ
chuyên môn và phẩm chất đạo đức dành cho CBNV tín dụng ngân hàng

3.1.2. Chỉ tiêu tổng quát

Dựa trên những mục tiêu chung được ngân hàng hướng tới trong giai đoạn
sắp tới, MB chi nhánh Tây Hà Nội đã đặt ra các mức chi tiêu tổng quát dành cho
HĐKD và chất lượng tín dụng của ngân hàng trong năm 2024 như sau:

26
– Tổng nguồn vốn huy động tăng trưởng từ 15%: Đây là mức chi tiêu khả thi
đối với hoạt động huy động vốn đang diễn ra hiệu quả của MB chi nhánh Tây Hà
Nội bất chấp những tác động của nền kinh tế.

– Tổng dư nợ tín dụng tăng 16%: MB chi nhánh Tây Hà Nội cần dựa trên
nền tảng những kinh nghiệm đúc kết từ HĐTD cho vay, hoàn toàn có khả năng
thích ứng và phát triển tốt hơn nữa.

– Tỷ lệ nợ xấu dưới 1%: Nhằm đảm bảo tính ổn định cho chất lượng tín
dụng được dự báo tiếp tục gặp nhiều khó khăn sắp tới, MB chi nhánh Tây Hà Nội
tiếp tục đặt chỉ tiêu nhắm tới việc hạn chế tối đa tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn
thông qua việc hoàn thiện bộ máy quản trị tín dụng và tiếp tục kiểm soát chặt chẽ
các quy trình cấp tín dụng, tránh để xảy ra sai sót, tiêu cực.

– Doanh thu dịch vụ thẻ và bảo hiểm tăng 6%.

3.1.3. Nhiệm vụ đặt ra

Hướng tới năm 2024 với nhiều cơ hội và thách thức, MB chi nhánh Tây Hà
Nội đã đặt ra những nhiệm vụ trọng tâm như sau:

– Đẩy mạnh, tăng cường hơn nữa hoạt động huy động vốn. Tích cực trong
việc thực hiện các chiến dịch quảng bá, kinh doanh các sản phẩm tiền gửi dành cho
khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả huy động vốn thông
qua việc khai thác các khách hàng mới trên thị trường và kêu gọi từ các khách hiện
hữu của ngân hàng. Nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa ra thêm những ưu đãi
hấp dẫn dành cho cả sản phẩm tài khoản tiền gửi và tài khoản thẻ nhằm mở rộng
mạng lưới khách hàng và nâng cao nguồn huy động vốn của ngân hàng.

– Duy trì tính ổn định trong HĐTD, linh hoạt trong CSTD, tích cực trong
việc tìm kiếm các khách hàng mới trên thị trường. Đảm bảo thiết kế các khoản vay

27
với mức LS và kỳ hạn hợp lý, kiểm soát tốt quy trình tín dụng, đặc biệt thận trọng
trong công tác thẩm định TSĐB và giải ngân. Nâng cao hiệu quả chăm sóc khách
hàng giai đoạn trong và sau giải ngân. Đảm bảo tính hiệu quả trong việc phối hợp
giữa các phòng ban cũng như với các cơ quan hành chính Nhà nước và đối tác của
ngân hàng nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt động, đáp ứng kịp thời các nhu cầu của
khách hàng. Không ngừng trau dồi, học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn và
phẩm chất đạo đức CBNV.

– Đưa ra các chính sách nhằm hỗ trợ khách hàng hạn chế những tác động
sau đại dịch Covid 19.

3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng

Trên cơ sở những đánh giá, phân tích về hiện trạng chất lượng tín dụng, những
thành quả và hạn chế trong chất lượng tín dụng của MB – Chi nhánh Tây Hà Nội
giai đoạn 2021-2023, có một số đề xuất giải pháp như sau:

3.2.1. Xây dựng và hoàn thành chính sách sản phẩm, chính sách tín dụng phù hợp

CSTD là một trong những điều kiện cốt lõi quyết định hiệu quả hoạt động và
chất lượng tín dụng của ngân hàng. Chính vì vậy, để cải thiện chất lượng tín dụng,
CSTD là một trong những chính sách ngân hàng cần thực hiện trước tiên.

Hiện nay, chính sách khách hàng áp dụng tại MB chi nhánh Tây Hà Nội về
cơ bản là tương đối hoàn thiện, tuân thủ tốt các chính sách đưa ra bởi MB và
NHNN Việt Nam.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận chính sách hiện tại vẫn còn tồn tại một vài
điểm hạn chế. Chẳng hạn như đa phần chỉ tiếp nhận những TSĐB trong khu vực
nội thành Hà Nội. Ngân hàng nên cân nhắc, linh hoạt hơn trong chính sách TSĐB,
tiếp nhận cả những TSĐB nằm ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Việc ngân hàng chỉ

28
tập trung nhận những tài sản trong khu vực nội thành khiến cho mạng lưới khách
hàng của ngân hàng bị giới hạn, ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tìm kiếm
khách hàng vay mới của ngân hàng.

3.2.2. Tăng cường hoạt động quản trị, hạn chế rủi ro

Trong những năm hậu đại dịch Covid 19, như đã phân tích, khả năng thu hồi
nợ của MB chi nhánh Tây Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn do còn tồn tại tình trạng
nợ xấu, đồng thời phải hỗ trợ các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.
Điều này khiến cho việc ngân hàng nâng cao, tăng cường hoạt động quản trị, hạn
chế rủi ro trở nên cấp thiết.

Những năm trở lại đây, tình trạng nợ xấu của MB chi nhánh Tây Hà Nội có
dấu hiệu gia tăng. Tuân theo chỉ đạo của NHNN, ngân hàng đã áp dụng rất tốt
những chính sách nhằm hỗ trợ những khách hàng bị dịch bệnh ảnh hưởng, tuy
nhiên, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn vẫn tiếp tục gia tăng. Hơn thế nữa, với những chính
sách giãn nợ cho khách hàng, khả năng thu hồi nợ của ngân hàng không đạt được
hiệu quả cao.

Chính vì vậy, MB chi nhánh Tây Hà Nội cần tích cực, chủ động hơn nữa
trong công tác quản trị, hạn chế rủi ro. Trước hết, ngân hàng cần cơ cấu lại bộ máy
giám sát, kiểm soát nội bộ, nâng cao vai trò và tầm ảnh hưởng của bộ máy trong
việc điều hành và ngăn chặn những mối nguy hại trong HĐTD. Ban lãnh đạo cùng
hệ thống kiểm soát nội bộ cần nắm vững và theo dõi sát sao quá trình làm việc với
khách hàng của cán bộ chuyên viên, đảm bảo tính minh bạch, không được để xảy
ra những tiêu cực hay sai sót dẫn đến tình trạng nợ xấu leo thang, ảnh hưởng đến
khả năng thu hồi nợ và uy tín của ngân hàng. Nâng cao ý thức trách nhiệm của tập
thể CBNV và ban điều hành về việc tuân thủ đúng các quy trình tín dụng đặt ra bởi
Hội sở chính.

29
Trước tình hình tăng trưởng nợ xấu, nợ quá hạn đang có dấu hiệu leo thang
do ảnh hưởng hậu dịch bệnh Covid 19, ngân hàng cần nhanh chóng đưa ra những
chính sách phù hợp nhằm giải quyết, khắc phục tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn.
Trong quá trình xử lý cần linh hoạt, vừa mềm mỏng nhưng cũng vừa cứng rắn,
đảm bảo thu hồi nợ hiệu quả nhưng không để ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Thực hiện nghiệp vụ thu nợ và phát mại TSĐB tuân thủ đúng theo quy định của
Luật pháp và NHNN.

3.2.3. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và áp dụng khoa học công nghệ vào quá
trình HĐKD

Cho đến nay, MB chi nhánh Tây Hà Nội vẫn thực hiện tốt việc duy trì, đảm
bảo chất lượng cơ sở vật chất được hiện đại, tiện nghi, có đầy đủ những trang thiết
bị cần thiết phục vụ cho nghiệp vụ của CBNV ngân hàng cũng như đảm bảo tiện
lợi cho khách hàng trong quá trình trải nghiệm dịch vụ của ngân hàng. MB chi
nhánh Tây Hà Nội với vị trí địa lý thuận lợi, cần tiếp tục giữ vững và cải thiện chất
lượng cơ sở vật chất. Ngân hàng cần đảm bảo chất lượng trong thiết kế kiến trúc,
cơ sở hạ tầng cần đảm bảo tiện nghi cho khách hàng, tránh xảy ra tình trạng khách
hàng không được hỗ trợ khi đến ngân hàng. MB chi nhánh Tây Hà Nội cũng cần
chú trọng tính chuyên nghiệp trong thái độ, tác phong làm việc của CBNV, đảm
bảo hoạt động hỗ trợ khách hàng diễn ra hiệu quả, tránh xảy ra những tranh cãi gây
ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngân hàng.

Như đã phân tích, hiệu quả áp dụng khoa học công nghệ của ngân hàng vào
HĐKD của ngân hàng vẫn còn chưa cao. Các sản phẩm công nghệ của ngân hàng
vẫn còn rất nhiều hạn chế, chưa hoàn thiện và chưa thể áp dụng một cách rộng rãi
trong toàn hệ thống. Chính vì vậy, MB chi nhánh Tây Hà Nội cũng cần đẩy mạnh
việc phát triển, áp dụng nền tảng khoa học công nghệ vào quá trình HĐKD, hướng
đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng và nâng cao khả năng
30
cạnh tranh của ngân hàng trong kỉ nguyên Ngân hàng công nghệ số. Hiện nay, ứng
dụng mobile banking của MB tuy đầy đủ tiện ích từ giao diện đến thanh toán thẻ
tín dụng, tuy nhiên, giao diện ứng dụng vẫn còn một vài điểm khó dùng. Đồng
thời, những lỗi hệ thống đôi khi vẫn còn xuất hiện gây ảnh hưởng đến trải nghiệm
sử dụng sản phẩm của khách hàng. Chính vì những lý do kể trên, MB cần tích cực
đầu tư vào nền tảng công nghệ số, nâng cao hệ thống nguồn nhân lực quản lý, vận
hành, nghiên cứu, tích hợp tiện ích sản phẩm nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo
tính thận trọng, chính xác trong thu thập thông tin cũng như tăng cường xây dựng
hệ thống bảo mật thông tin khách hàng.

3.2.4. Không ngừng nâng cao chất lượng trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo
đức của cán bộ tín dụng, đồng thời tăng cường công tác đào tạo nhân lực trẻ

Về yếu tố chất lượng chuyên môn CBNV tín dụng, MB chi nhánh Tây Hà
Nội hiện đang sở hữu bộ máy tín dụng rất tài năng và tâm huyết, có trình độ
chuyên môn và phẩm chất đạo đức cao. MB chi nhánh Tây Hà Nội đang làm rất tốt
công tác huấn luyện, đào tạo định kỳ nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn và
phẩm chất đạo đức của nhân viên. Tuy nhiên, trong quá trình HĐTD vẫn còn đôi
khi xảy ra tình trạng chểnh mảng, dẫn đến chậm trễ trong quy trình và làm giảm
tính hiệu quả trong HĐTD của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần nghiêm khắc hơn
nữa trong việc chấn chỉnh thái độ và cách thức làm việc của nhân viên. Đồng thời,
ngân hàng cũng cần phải nâng cao trình độ chuyên môn hóa trong các quy trình tín
dụng, đảm bảo xây dựng được hệ thống tín dụng với đầy đủ các bộ phẩn thẩm
định, quản lý nợ, giám sát tín dụng hay xử lý thu hồi nợ với chi nhánh và cả các
PGD tuyến dưới. Ngân hàng cần đặc biệt đề cao việc hoàn thiện và nâng cao chất
lượng bộ máy quản trị, kiểm soát tín dụng vì đây là bộ phận có tầm ảnh hưởng lớn
đến hiệu quả sử dụng chất lượng tín dụng của ngân hàng. Đồng thời, cần phải nâng

31
cao hiệu quả phối hợp giữa các phòng ban cũng như với hệ thống kiểm soát nội bộ
khu vực.

Ngoài ra, ngân hàng cũng cần tích cực mở rộng công tác tìm kiếm và đào tạo
những nguồn nhân lực chất lượng cao dành cho tương lai thông qua các chương
trình tuyển dụng thực tập sinh. Hiện nay chương trình thực tập sinh của ngân hàng
với mục đích đào tạo nguồn nhân lực tương lai ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng
đường đại học mặc dù rất hữu ích với ngân hàng cũng như các sinh viên có định
hướng làm việc tại ngân hàng trong tương lai, tuy nhiên, chương trình vẫn chưa đạt
được hiệu quả cao. Lý do là vì mức độ phổ biến của chương trình đến các trường
đại học còn thấp. Theo đó, MB chi nhánh Tây Hà Nội cần tích cực đẩy mạnh hơn
nữa công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới thông qua việc mở rộng phạm
vi tuyển sinh trên các trường đại học. MB chi nhánh Tây Hà Nội cũng cần phải đưa
ra được những quy trình giảng dạy cho thực tập sinh một cách có hệ thống, khoa
học giúp sinh viên hiểu và làm quen với cách thức, quy trình làm việc trong từng
nghiệp vụ của một nhân viên ngân hàng từ dễ đến khó, đảm bảo các thực tập sinh
có thể học hỏi, trau dồi và phát triển năng lực chuyên môn một cách tự nhiên và
hiệu quả nhất.

3.3. Kiến nghị

3.3.1 Đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội

- Xây dựng hệ thống các phòng ban được chuyên môn hóa tại các chi nhánh
và PGD, đảm bảo cao trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên trong từng nghiệp
vụ.

- Chú trọng tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản trị,
kiểm soát nội bộ. Kiêm soát chặt chẽ về quy trình và cách thức làm việc của cán bộ
tín dụng, hạn chế tối đa rủi ro và tiêu cực có thể xảy ra cho ngân hàng.

32
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

- Để đảm bảo hiệu quả hoạt động và chất lượng tín dụng của hệ thống ngân
hàng, NHNN cần nâng cao hiệu quả của các hoạt động thanh tra, giám sát thông
qua các phương pháp thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa. Đảm bảo kiểm soát một
cách chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

- NHNN cũng cần chú trọng nâng cao tính hiệu quả của trung tâm thông tin
tín dụng quốc gia CIC, giúp đảm bảo chính xác, kịp thời của hệ thống trong việc
cung cấp thông tin lịch sử tín dụng của khách hàng cho các ngân hàng.

33
KẾT LUẬN
Em đã được tiếp xúc với các công việc thực tế, được làm quen với môi
trường Ngân hàng, tiếp xúc với thị trường tài chính tiền tệ qua một thời gian ngắn
thực tập tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB BANK) chi nhánh Tây Hà Nội –
PGD Hà Đông. Trong thời gian ngắn vừa rồi, em đã phần nào nắm được khái quát
quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh, PGD nắm bắt được quy trình huy
động và cho vay vốn cũng như các nghiệp vụ cơ bản của Chi nhánh, PGD nói riêng
và Ngân hàng nói chung. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của toàn
thể các cô, các chú, các anh, các chị trong Chi nhánh, PGD đã giúp em hoàn thành
được bảng báo cáo tổng hợp này và định hướng được đề tài thực tập tốt nghiệp
cuối khóa.

34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Thu Đông (2012), “Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng
Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam trong quá trình hội nhập”,
Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Trịnh Hoài Đức (2018), “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh khu công
nghiệp Biên Hòa”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ
Chí Minh.
3. Lê Quốc Khánh (2012), “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Cầu Giấy”, Luận văn
Thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.
4. Nguyễn Khánh Linh (2012), “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Mỹ”, Luận
văn Thạc sĩ, Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu.
5. Thị trường Tài chính (2018), Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng là
gì?

35
PHỤ LỤC
Phụ lục số 11:
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Họ và tên người hướng dẫn khoa học:
Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên:
Khóa: – Lớp:
Đề tài:
Nội dung về nhận xét:
1. Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên

2. Về chất lượng và nội dung của luận văn/đồ án


- Sự phù hợp giữa tên và nội dung đề tài với chuyên ngành.
- Độ tin cậy và tính hiện đại của phương pháp nghiên cứu.

Hà Nội, ngày tháng năm 2024


- Điểm – Bằng số
- Bằng chữ Người nhận xét
(Ký tên)

36
Phụ lục số 12:

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN

Họ và tên người phản biện:

Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên:

Khóa: – Lớp:

Đề tài:

Nội dung nhận xét:

- Sự phù hợp giữa tên và nội dung đề tài với chuyên ngành.
- Đối tượng và mục đích nghiên cứu.
- Độ tin cậy và tính hiện đại của phương pháp nghiên cứu.
- Nội dung khoa học.

- Điểm – Bằng số
- Bằng chữ
Người nhận xét
(Ký và ghi rõ họ tên)

37

You might also like