You are on page 1of 2

KẾT LUẬN:

Trong những năm gần đây, một bộ phận phụ huynh đã ỷ thế và có tư tưởng phó mặc vào việc học
thêm của con em mình để giải quyết các công việc khác. Cụ thể là nhiều phụ huynh học sinh mải
mê công việc làm ăn, kinh doanh cả ngày nên tuy con em mình học không giỏi vẫn có nhu cầu đưa
con đến nhà thầy cô để học thêm với mong muốn ngoài học thêm, thầy cô còn trông con giúp mình,
bỏ một khoản tiền cũng chẳng thấm vào đâu. Chính vì nhu cầu đó nên ở các thành phố lớn, vào
những ngày hè, trẻ em ít có cơ hội được nghỉ ngơi, vui chơi hay trải nghiệm, thay vào đó là ngay từ
sáng sớm đến tối các em phải “vùi đầu vào việc học”...
Nhiều phụ huynh học sinh chưa xác định được mục đích của việc học thêm nên cứ theo trào lưu,
thuê thầy cô giỏi dạy thêm cho con em mình mà không biết học thêm để làm gì, học như thế nào
cho hiệu quả.
Giá như mỗi gia đình xác định được việc học thêm của con em mình ở thời điểm nào, mức độ nào,
ở đâu cho hiệu quả thì có lẽ sẽ góp phần giảm bớt tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan như hiện
nay.
Từ những phân tích trên, để việc tổ chức dạy thêm, học thêm hiệu quả, đúng mục đích, các địa
phương cần tổ chức theo đúng quy định của pháp luật và chú trọng đến chất lượng. Cần kiểm tra và
cấp phép dạy thêm cho các nhà trường, các trung tâm theo quy định.
Làm cha mẹ luôn muốn việc học của con cái đạt được kết quả tốt nhất. Nhưng việc cho con đi học
thêm đa số đến từ 1 phía , khiến học sinh không có sự lựa chọn. Điều này khiến học sinh có những
phản kháng như:
Áp lực quá lớn khiến các em cảm thấy việc học càng nặng nề, và chỉ làm cho vừa lòng bố mẹ chứ
tư tưởng vô cùng chán nản với việc học
Học nhiều khiến các em không có thời gian vui chơi, giải trí. Sức khỏe giảm sút không thể phục vụ
tốt cho việc học.
Có những em bỏ học, trốn học theo bạn bè tụ tập tham gia các trò chơi tiêu cực trong xã hội (Bar,
chất gây nghiện, đua xe…)
Ưu điểm:
Việc học thêm từ sớm có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng học tập như đọc, viết, tính toán từ khi còn
nhỏ.
Qua việc tiếp xúc với kiến thức mới và giáo viên chuyên nghiệp, trẻ em có thể xây dựng nền tảng
học thuật vững chắc cho tương lai.
Các lớp học thêm thường cung cấp cơ hội cho trẻ phát triển toàn diện, bao gồm cả mặt vật lý, tinh
thần và xã hội.
Nhược điểm:
Áp lực từ việc học thêm có thể gây ra căng thẳng và lo âu cho trẻ, đặc biệt là khi cảm thấy không
đạt được kết quả như mong đợi.
Việc có quá nhiều hoạt động học ngoài giờ có thể làm giảm thời gian cho việc vui chơi, nghỉ ngơi
và thư giãn của trẻ.
Mặc dù học thêm có thể hữu ích đối với nhiều trẻ, nhưng không phải tất cả trẻ đều phản ứng tích
cực với môi trường học thêm.
 Việc cho trẻ em đi học thêm từ sớm có thể mang lại nhiều lợi ích như phát triển kỹ năng học
tập và xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai. Tuy nhiên, cần cân nhắc và điều chỉnh
lịch trình học thêm sao cho phù hợp với năng lực và sở thích của từng đứa trẻ, tránh tạo ra
áp lực không cần thiết và đảm bảo rằng trẻ vẫn có đủ thời gian cho các hoạt động vui chơi
và nghỉ ngơi.
https://dangcongsan.vn/ban-doc/y-kien-ban-doc/vai-suy-nghi-ve-day-them-hoc-them-454416.html

You might also like