You are on page 1of 177

CÂU HỎI ÔN TẬP

MÔ PHÔI 2024
Mã môn học: YY0201

1
BÀI 1. BÀI MỞ ĐẦU

Mục tiêu 1. Trình bày khái niệm về Mô học và các khái niệm về các cấp độ cấu tạo cơ thể
trong Y học hình thái

Câu 1. Chọn thứ tự sắp xếp cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp của cơ thể người ①
a. Tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể
b. Tế bào, mô, hệ cơ quan, cơ quan, cơ thể
c. Tế bào, cơ quan, mô, hệ cơ quan, cơ thể
d. Tế bào, hệ cơ quan, mô, cơ quan, cơ thể
Câu 3. Mô nào sau đây không phải là một loại mô cơ bản của cơ thể người ①
a. Mô cơ
b. Mô liên kết
c. Mô thần kinh
d. Mô hạt
Câu 4. Mô nào sau đây không phải là một loại mô cơ bản của cơ thể người ①
a. Mô cơ
b. Mô viêm
c. Mô thần kinh
d. Mô liên kết
Câu 9. Mô nào sau đây thuộc mô cơ bản của cơ thể người ①
a. Mô nhầy
b. Mô dính
c. Biểu mô
d. Mô hạt
Câu 10. Đơn vị cấu tạo, chức năng của cơ thể sống ①
a. Tế bào
b. Phân tử
c. Nguyên tử
d. Nguyên tố
Câu 11. Nhà khoa học được xem là ông tổ (sáng lập) của ngành Mô học ①
a. Hooke
b. Swammerdan
c. Leeuwenhoke
d. Marcello Malpighi
Câu 14. Nhà khoa học Hooke là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ ①
a. Hệ cơ quan
b. Cơ quan

2
c. Mô
d. Tế bào
Câu 15. Nhà khoa học Hooke là người đưa ra thuật ngữ tế bào sau khi quan sát ①
a. Căn phòng của nhà sư
b. Nút chai
c. Kính hiển vi sơ khai
d. Quả táo rơi
Câu 16. Nhà khoa học đưa ra thuật ngữ Mô (Tissue) đầu tiên là ①
a. Hooke
b. Leeuwenhoke
c. Swammerhoke
d. Bichat
Câu 18. Nhân tế bào được khám phá đầu tiên bởi ①
a. Schleiden
b. Chwann
c. Brown
d. Hooke
Câu 20. Nội dung của Thuyết tế bào ①
a. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản của hệ thống sinh học; Tế bào được sinh từ các
tế bào tồn tại trước chúng
b. Tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của hệ thống sinh học; Tế bào được sinh từ các tế bào tồn tại
trước chúng
c. Tế bào là đơn vị chức năng cơ bản của hệ thống sinh học; Tế bào được sinh ra từ các tế
bào tồn tại trước chúng
d. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản của hệ thống sinh học; Tế bào chỉ có thể
được sinh ra trong giai đoạn phôi thai trước đó
Câu 21. Quyển sách đầu tiên trình bày có hệ thống cấu trúc mô của cơ thể người (Sách mô
học người) được viết bởi hai tác giả ①
a. Lamac và Bichat
b. Bichat và Henle
c. Henle và Koelliker
d. Koelliker và Lamac
Câu 25. Đặc điểm của ngành Mô học ①
a. Ngành khoa học chỉ nghiên cứu về các tế bào của cơ thể
b. Ngành khoa học nghiên cứu về sắp xếp các mô này cấu thành các cơ quan
c. Chủ đề nghiên cứu bao gồm các khía cạnh hình thái bên trong của mô sinh học
d. Mô học cung cấp kiến thức về cấu tạo hình thái ở cấp độ siêu vi thể của các tế bào, mô và
cơ quan
Câu 28. Trọng tâm nghiên cứu của ngành Mô học ①

3
a. Nghiên cứu đại thể của cấu trúc tế bào và cách sắp xếp các tế bào để phù hợp với chức
năng cho từng cơ quan và hệ cơ quan
b. Nghiên cứu vi thể của cấu trúc tế bào và cách sắp xếp các tế bào để phù hợp với chức
năng cho từng cơ quan và hệ cơ quan
c. Nghiên cứu siêu vi thể của cấu trúc tế bào và cách sắp xếp các tế bào để phù hợp với
chức năng cho từng cơ quan và hệ cơ quan
d. Nghiên cứu cách tối ưu hóa của cấu trúc tế bào và cách sắp xếp các tế bào để phù hợp với
chức năng cho từng cơ quan và hệ cơ quan
Câu 35. Đặc điểm cấu tạo cơ bản của tế bào gồm ①
a. Màng tế bào, ty thể và nhân
b. Màng tế bào, Golgi và nhân
c. Màng tế bào, lưới nội bào và nhân
d. Màng tế bào, tế bào chất và nhân
Mục tiêu 2. Trình bày các nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu trong ngành Mô học

Câu 45. Nội dung nghiên cứu cơ bản của Mô học ①


a. Chỉ nghiên cứu hình thái đại thể của cơ thể
b. Nghiên cứu hình thái vi thể của các mô bệnh
c. Nghiên cứu hình thái vi thể, siêu vi thể của mô bệnh
d. Nghiên cứu hình thái vi thể, siêu vi thể và hóa học của tế bào, mô, cơ quan cơ thể người bình
thường
Câu 46. “Nghiên cứu hình thái vi thể, siêu vi thể và hóa học của tế bào, mô, cơ quan cơ thể
người bình thường” là nội dung nghiên cứu cơ bản của ①
a. Mô tế bào
b. Mô cơ quan
c. Mô hệ cơ quan
d. Mô học
Câu 49. Thuyết tế bào được phát biểu bởi ①
a. Darwin
b. Chleiden và Chwann
c. Lamac
d. Morgan
Câu 50. Nhà khoa học nào sau đây đã chế tạo ra kính hiển vi đầu tiên trên thế giới ①
a. Hooke, Richat
b. Hans Lippershey, Zacharias Janssen, Hans Janssen
c. Hans Lippershey, Hans Janssen
d. Swann, Hooke
Câu 51. Tiêu bản mô học quan sát dưới kính hiển vi quang học thông thường là ①
a. Lát mô tươi
b. Lát mô vùi nến

4
c. Phết máu ngoại vi
d. Lát mô P.A.S
Câu 52. Phương pháp nhuộm thường quy sử dụng trong Mô học ①
a. P.A.S
b. H.E
c. Sudan
d. Xạ hình
Câu 54. Kính hiển vi điện tử quét cho phép nhận biết ①
a. Hình thái tế bào trên tiêu bản vùi nến
b. Cấu trúc phân tử tế bào
c. Cấu trúc chi tiết dưới tế bào, kích thước khoảng 1nm
d. Hình ảnh 3 chiều của các cấu trúc dưới tế bào
Câu 55. Kính hiển vi điện tử truyền qua cho phép nhận biết ①
a. Hình thái tế bào trên tiêu bản vùi nến
b. Cấu trúc phân tử tế bào
c. Cấu trúc chi tiết dưới tế bào, kích thước khoảng 1nm
d. Hình ảnh 3 chiều của các cấu trúc dưới tế bào
Câu 56. Kính hiển vi quang học cho phép nhận biết ①
a. Hình thái tế bào trên tiêu bản vùi nến
b. Cấu trúc phân tử tế bào
c. Cấu trúc chi tiết dưới tế bào, kích thước khoảng 1nm
d. Hình ảnh 3 chiều của các cấu trúc dưới tế bào
Câu 57. H.E là từ viết tắt của phương pháp nhuộm ①
a. Human’s Eosin
b. Hematoxylin
c. Hematoxylin and Eosin
d. Human stain and Eosin
Câu 58. Lịch sử phát triển của ngành Mô học và Tế bào học liên quan mật thiết đến sự
hình thành và phát triển của ①
a. Kính hiển vi
b. Hóa chất thí nghiệm
c. Đối tượng dung làm nghiên cứu
d. Phương pháp luận khoa học
Câu 59. Chọn phát biểu đúng cho các mệnh đề sau đây ①
a. Kính hiển vi quang học có khả năng quan sát ở mức độ phân tử và cấu trúc dưới tế bào
b. Mô là tập hợp nhiều tế bào không cùng nguồn gốc, cấu tạo
c. Cơ quan là do nhiều nhóm mô phối hợp tạo thành để đảm bảo một hoặc nhiều chức năng nhất
định
d. Malpighi là người chế tạo ra chiếc kính hiển vi đầu tiên trên thế giới

5
Câu 60. Trong nhuộm H.E, nguyên tắc bắt màu thuốc nhuộm của nhân và bào tương lần
lượt ①
a. Tăng dần, tăng dần
b. Giảm dần, giảm dần
c. Tăng dần, giảm dần
d. Giảm dần, tăng dần
Câu 61. Phương pháp nhuộm PAS (Periodic Acid-Schiff) là dùng để nhuộm ①
a. Mô liên kết
b. Chất nhầy
c. Mô xương
d. Mô sụn
Câu 65. Trong phương pháp nhuộm H.E, nhân và bào tương tế bào bắt màu nhạt là do ②
a. Thuốc nhuộm có nồng độ cao
b. Mẫu mô được xử lý trong thuốc nhuộm quá thời gian
c. Thuốc nhuộm quá thời gian (cũ)
d. Lát cắt mô dày
Câu 66. Kết quả nhuộm H.E thường quy ②
a. Nhân tế bào bắt màu hồng đến đỏ, bào tương bắt màu xanh đến xanh đen
b. Nhân tế bào bắt màu đỏ, bào tương bắt màu hồng
c. Nhân tế bào bắt màu hồng, bào tương bắt màu đỏ
d. Nhân tế bào bắt màu xanh đến xanh đen, bào tương bắt màu hồng đến đỏ
Câu 67. Sai số trong quan sát một tiêu bản mô học thường quy (nhuộm HE) có thể do ②
a. Đèn không đủ sáng
b. Vật kính không đúng
c. Cố định mẫu vật không đúng quy trình
d. Tư thế người quan sát sai
Câu 68. Sai số trong quan sát một tiêu bản mô học thường quy (nhuộm HE) có thể do ②
a. Đèn không đủ sáng
b. Thời gian từng pha trong quy trình không chính xác
c. Thị kính không đúng
d. Tư thế người quan sát sai
Câu 72. Nhiệm vụ nghiên cứu của ngành Mô học ①
a. Nghiên cứu, phát hiện những cấu trúc vi thể, siêu vi thể mới trong tế bào, mô và cơ quan của
cơ thể sống
b. Nghiên cứu, phát hiện những cấu trúc vi thể, siêu vi thể bất thường trong tế bào, mô và
cơ quan của cơ thể sống
c. Nghiên cứu, phát hiện những cấu trúc vi thể, siêu vi thể bất định trong tế bào, mô và cơ
quan của cơ thể sống
d. Nghiên cứu, phát hiện những cấu trúc vi thể, siêu vi thể bất ổn trong tế bào, mô và cơ quan của
cơ thể sống

6
Câu 78. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu nhất trong nghiên cứu mô học ①
a. Miễn dịch huỳnh quang
b. Tiêu bản mô vùi nến
c. Hóa mô miễn dịch
d. Soi tươi tế bào
Câu 79. Độ phân giải các cấu trúc của một kính hiển vi quang học tối đa về lý thuyết ①
a. 0,2 µm
b. 0,3 µm
c. 0,4 µm
d. 0,5 µm
Câu 80. Độ phân giải thực tế của các cấu trúc khi quang sát bằng kính hiển vi quang học có
thể đạt được ①
a. 0,2 µm
b. 0,4 µm
c. 0,6 µm
d. 0,8 µm
Câu 81. Mục đích của việc nhuộm tiêu bản mô học là giúp ①
a. Cố định cấu trúc giúp bảo quản
b. Tránh nhiễm nấm mẫu mô
c. Tăng độ tương phản của các cấu trúc
d. Ổn định tế bào trong mẫu mô
Câu 82. Độ phân giải các cấu trúc của kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) tối đa về lý
thuyết ①
a. 0,1 - 0,2 nm
b. 0,3 - 0,4 nm
c. 0,5 - 0,6 nm
d. 0,7 - 0,8 nm
Câu 83. Đặc điểm, tính chất của kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) ①
a. Quan sát được cấu trúc chi tiết dưới tế bào
b. Dùng ánh sáng kết hợp chùm điện tử truyền qua lát cắt mô
c. Cho phép nhận biết được các cấu trúc nhỏ kích thước khoảng 0,5 nm
d. Ảnh siêu cấu trúc qua TEM của tế bào và mô là ảnh hồng tím
Câu 87. Độ phân giải các cấu trúc của kính hiển vi điện tử quét (SEM) tối đa về lý thuyết

a. 6 nm
b. 8 nm
c. 10 nm
d. 12 nm
Câu 88. Đặc điểm, tính chất của kính hiển vi điện tử truyền qua (SEM) ①

7
a. Cho phép nhận biết hình ảnh 3 chiều của các cấu trúc dưới tế bào
b. Dùng chùm tia điện tử quét trên bề mặt mẫu đã được phủ lớp cách nhiệt
c. Chùm tin điện tử xuyên qua mẫu để tái tạo hình ảnh bề mặt mẫu quan sát
d. Phương pháp thường quy, rẽ tiền trong thực hành labo
Câu 92. Đặc điểm, tính chất của phương pháp hóa mô trong thực hành tiêu bản ①
a. Phương pháp nhuộm PAS dùng để phát hiện polysaccaride trong các lát cắt mô
b. Phương pháp nhuộm PAS dùng để phát hiện Protein trong các lát cắt mô
c. Nhuộm hòa tan được mỡ như Sudan đen, cấu trúc chứa lipid sẽ mang màu đỏ
d. Nhuộm hòa tan được mỡ như Sudan IV, cấu trúc chứa lipid sẽ mang màu đen
Câu 93. Đặc điểm, tính chất của phương pháp hóa mô trong thực hành tiêu bản ①
a. Phương pháp nhuộm PAS dùng để phát hiện nucleotid trong các lát cắt mô
b. Phương pháp nhuộm PAS dùng để phát hiện glycogen trong các lát cắt mô
c. Nhuộm hòa tan được mỡ như Sudan đen, cấu trúc chứa lipid sẽ mang màu trắng
d. Nhuộm hòa tan được mỡ như Sudan IV, cấu trúc chứa lipid sẽ mang màu hồng

Mục tiêu 3. Phân tích ý nghĩa của ngành Mô học với các ngành khoa học y sinh.

Câu 96. Chọn phát biểu đúng khi nói về mối tương quan giữa Mô học và Giải phẫu học ①
a. Mô học và Giải phẫu học là hai chuyên ngành thuộc lĩnh vực y học hình thái
b. Giải phẫu học nghiên cứu hình thái bằng quan sát vi thể, Mô học nghiên cứu hình thái cơ thể ở
mức độ siêu vi thể
c. Những phát hiện và hiểu biết về Giải phẫu học là cơ sở để ngành Mô học kết luận những sai
lệch trong mức độ khảo sát vi thể
d. Những kiến thức về mô học không ảnh hưởng đến phương pháp lý luận về giải phẫu
Câu 99. Chọn phát biểu đúng khi nói về mối tương quan giữa Mô học và Sinh lý học ①
a. Sinh lý học nghiên cứu những cơ chế và quy luật hoạt động chức năng của các cấu trúc, cơ
quan và hệ cơ quan của cơ thể người
b. Những kiến thức về vi thể, siêu vi thể giúp trả lời câu hỏi vì sao các cơ quan, hệ cơ quan có
thể ngày một tiến hóa
c. Trong cơ thể không có một số cấu trúc không thực hiện chức năng, tuy nhiên không có chức
năng nào không liên quan đến một cấu trúc
d. Mô sinh lý học là một trong những hướng nghiên cứu của mô học cơ bản
Câu 100. Chọn phát biểu đúng khi nói về mối tương quan giữa Mô học và Sinh lý học ①
a. Sinh lý học nghiên cứu các cấu trúc vi thể, siêu vi thể của cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể
người
b. Những kiến thức về vi thể, siêu vi thể giúp trả lời câu hỏi vì sau các cơ quan, hệ cơ quan lại
thực hiện được những chức năng
c. Trong cơ thể không có một cấu trúc nào không đảm một chức năng, tuy nhiên không có một
số chức năng nào không phụ thuộc đến một cấu trúc
d. Mô sinh lý học là một trong những hướng nghiên cứu của mô học cận đại

8
BÀI 2. BIỂU MÔ

Mục tiêu 1. Trình bày được khái niệm và các đặc điểm cấu tạo của biểu mô.

Câu 1. Đặc điểm của biểu mô: ①


a. Nhiều tế bào xếp sát nhau với khoảng gian bào không đáng kể
b. Các tế bào biểu mô lân cận nhau liên kết lõng lẽo với nhau bằng thể liên kết
c. Chỉ che phủ mặt ngoài các cơ quan, cơ thể hoặc tạo thành các tuyến
d. Là một trong năm loại mô cơ bản của cơ thể
Câu 2. Đặc điểm của biểu mô: ①
a. Nhiều tế bào xếp sát nhau với khoảng gian bào rộng
b. Các tế bào biểu mô lân cận nhau liên kết chặt chẽ với nhau bằng nhiều hình thức liên kết
c. Phủ mặt ngoài các cơ quan, cơ thể không xuất hiện trên bề mặt các khoang, các ống trong
cơ thể
d. Là một trong sáu loại mô cơ bản của cơ thể
Câu 3. Đặc điểm của biểu mô: ①
a. Nhiều tế bào xếp cách xa nhau với khoảng gian bào rộng
b. Các tế bào biểu mô lân cận nhau liên kết chặt chẽ với nhau bằng nhiều sợi tạo keo
c. Phủ mặt ngoài các cơ quan, cơ thể hoặc lót mặt trong các khoang, các ống trong cơ thể
d. Là một trong ba loại mô cơ bản của cơ thể
Câu 4. Đặc điểm của biểu mô: ①
a. Nhiều tế bào xếp cách xa nhau với khoảng gian bào hẹp do phân bố nhiều sợi liên kết
b. Các tế bào biểu mô lân cận nhau liên kết chặt chẽ với nhau bằng nhiều chất tạo kẹo
c. Chỉ tạo thành các tuyến trong một số hệ cơ quan và không xuất hiện trong hệ nội tiết
d. Là một trong bốn loại mô cơ bản của cơ thể
Câu 7. Đặc điểm của biểu mô: ①
a. Các biểu mô trong cơ thể chỉ có nguồn gốc từ trung bì phôi
b. Trong biểu mô không có phân bố các đầu tận cùng thần kinh, nhưng có mạch máu và
mạch bạch huyết
c. Các tế bào của biểu mô được nuôi dưỡng nhờ sự thẩm thấu các chất từ mô liên kết ngấm qua
màng đáy vào biểu mô
d. Biểu mô luôn tựa trên màng đáy, ngăn cách với mô thần kinh bởi màng đáy
Câu 8. Đặc điểm của biểu mô: ①
a. Các biểu mô trong cơ thể chỉ có nguồn gốc từ nội bì phôi
b. Trong biểu mô có sự phân bố các đầu tận cùng thần kinh, mạch máu và mạch bạch
huyết phong phú
c. Các tế bào của biểu mô được nuôi dưỡng nhờ sự thẩm thấu gián tiếp các chất từ mô liên kết
vào biểu mô qua các kệnh ion đặc biệt
d. Biểu mô luôn tựa trên màng đáy, ngăn cách với mô liên kết bởi màng đáy
Câu 14. Chọn câu đúng khi nói về biểu mô: ①

9
a. Tính phân cực không rõ rệt
b. Chỉ có thể liên kết khe và liên kết mộng
c. Biểu mô ngăn cách màng đáy và mô liên kết
d. Biểu mô không bao giờ chứa mạch máu
Câu 15. Biểu mô phủ là biểu mô: ①
a. Lợp mặt trong tiểu cầu mồ hôi
b. Có khả năng tái tạo kém
c. Lợp lót bên duới bề mặt của da
d. Lợp mặt ngoài của da và khoang thiên nhiên
Câu 16. Biểu mô được chia làm 2 loại biểu mô tuyến và biểu mô gì: ①
a. Biểu mô lát tầng sừng hóa
b. Biểu mô trung gian
c. Biểu mô phủ
d. Biểu mô trụ đơn
Câu 17. Biểu mô có đặc điểm nào sau đây: ①
a. Các tế bào đứng rời rạc
b. Có chứa rất nhiều mạch máu
c. Giữa các tế bào có nhiều hình thức liên kết phong phú
d. Không có tính tái tạo
Câu 21. Biểu mô có đặc điểm nào sau đây: ①
a. Các tế bào đứng rời rạc
b. Có chứa rất nhiều mạch máu
c. Giữa các tế bào có nhiều hình thức liên kết phong phú
d. Có tính tái tạo mạnh nhất là biểu mô phủ
Câu 22. Câu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm của biểu mô: ②
a. Các tế bào nằm thưa thớt, chất gian bào nhiều
b. Có mạch máu và mạch bạch huyết phong phú
c. Các tế bào liên kết lỏng lẻo hoặc không liên kết với nhau
d. Các tế bào xếp thành lớp và tựa trên màng đáy
Câu 24. Biểu mô KHÔNG có đặc điểm nào sau đây: ②
a. Tế bào biểu mô tựa trên màng đáy
b. Biểu mô có tính tái tạo mạnh
c. Biểu mô chứa nhiều mạch máu
d. Biểu mô có tính phân cực
Câu 25. Đặc điểm của biểu mô: ①
a. Dựa vào chức năng, biểu mô được chia thành biểu mô phủ và biểu mô tuyến
b. Dựa vào hình dáng tế bào, biểu mô được chia thành biểu mô lát, đa diện và trụ
c. Dựa vào số hàng tế bào, biểu mô đơn và biểu mô kép
d. Dựa vào vị trí nhân, biểu mô tầng được chia thành biểu mô giả tầng và biểu mô chuyển tiếp

10
Câu 29. Đặc điểm cấu tạo của tế bào lát: ①
a. Mỏng và trải rộng
b. Nhân hình cầu
c. Có 2 nhân
d. Trên tiêu bản có thể thấy nhân có dạng hình tròn
Câu 30. Đặc điểm cấu tạo của tế bào lát: ①
a. Dày và trải rộng
b. Nhân dẹt
c. Có nhiều nhân
d. Trên tiêu bản có thể thấy nhân có dạng hình vuông
Câu 31. Đặc điểm cấu tạo của tế bào lát: ①
a. Mỏng và khu trú
b. Nhân hình đa diện
c. Có 1 nhân
d. Trên tiêu bản có thể thấy nhân có dạng hình tháp
Câu 32. Đặc điểm cấu tạo của tế bào lát: ①
a. Dày và khu trú
b. Nhân hình tháp
c. Thỉnh thoảng không có nhân
d. Trên tiêu bản có thể thấy nhân có dạng hình thoi
Câu 33. Đặc điểm cấu tạo của tế bào hình khối vuông: ①
a. Chiều ngang và chiều cao tế bào tương đương nhau
b. Nhân thường có hình đa diện nằm ở trung tâm tế bào
c. Trên tiêu bản có thể thấy nhân có dạng hình tháp
d. Nằm xuyên suốt trong hệ thống tiêu hóa
Câu 37. Đặc điểm cấu tạo của tế bào hình trụ: ①
a. Chiều cao tế bào nhỏ hơn chiều ngang
b. Nhân tế bào thường có dạng hơi bầu dục xếp thẳng đứng
c. Vị trí của nhân thường lệch về cực đỉnh tế bào
d. Tính phân cực không được thể hiện rõ ràng
Câu 38. Đặc điểm cấu tạo của tế bào hình trụ: ①
a. Chiều cao tế bào bằng với chiều ngang
b. Nhân tế bào thường có dạng hình tháp cao xếp thẳng đứng
c. Vị trí của nhân thường lệch về cực đáy tế bào
d. Tính phân cực được thể hiện rõ nhất tuy nhiên lại không liên quan nhiều đến chức năng tế bào
Mục tiêu 2: Mô tả được cấu trúc đặt biệt và các loại liên kết giữa các tế bào biểu mô

Câu 43. Đặc điểm cấu tạo của vi nhung mao: ①


a. Là những nhánh hoặc nếp bào tương đội màng tế bào lồi lên để tăng diện tích bề mặt tế bào

11
b. Dài khoảng 2 µm, rộng 0,2 µm
c. Bên trong có những sợi actin chạy theo hướng ngang
d. Có nhiều ở các tế bào biểu mô có chức năng bài tiết
Câu 44. Đặc điểm cấu tạo của vi nhung mao: ①
a. Là những nhánh hoặc nếp bào tương đội màng tế bào lồi lên để giảm áp lực lên bề mặt tế bào
b. Dài khoảng 1µm, rộng 0,1µm
c. Bên trong có những sợi actin chạy theo hướng chếch góc 450 trái sang phải
d. Có nhiều ở các tế bào biểu mô có chức năng tổng hợp chế tiết
Câu 47. Đặc điểm cấu tạo của lông chuyển: ①
a. Dài khoảng 5 – 10 µm, đường kính 0,2 µm
b. Bên trong lông chuyển gồm một hệ thống gồm 8 cặp ống siêu vi ở ngoại vi và 1 cặp ống siêu
vi ở trung tâm
c. Các cặp ống ngoại vi có loại protein vận động là Keynin
d. Lông chuyển có ở tế bào biểu mô đường hô hấp, da, thực quản
Câu 50. Đặc điểm cấu tạo của lông chuyển: ①
a. Dài khoảng 1 – 2 µm, đường kính 0,05 µm
b. Bên trong lông chuyển gồm một hệ thống gồm 6 cặp ống siêu vi ở ngoại vi và 1 cặp ống siêu
vi ở trung tâm
c. Các cặp ống ngoại vi có loại protein vận động là Cytokin
d. Lông chuyển có ở tế bào biểu mô đường hô hấp, biểu mô vòi tử cung, đuôi tinh trùng
Câu 52. Chọn phát biếu đúng khi mô tả các cấu trúc đặc biệt của tế bào biểu mô:②
a. Lông giả không có cấu trúc siêu sợi actin, gặp ở biểu mô nội tiết, tuần hoàn
b. Nếp gấp đáy là những chỗ màng bào tương ở mặt đáy tế bào biểu mô lõm sâu vào bào
tương tạo thành những mê đạo đáy, làm gia tăng diện tích màng bào tương
c. Thể bán liên kết gắn kết mặt ngọn tế bào dính vào màng đáy ngay bên dưới nhờ những tơ
trương lực-> mặt đáy
d. Màng lông chuyển do màng bào tương nhô cao lên ở mặt bên tế bào tạo thành
Câu 53. Chọn phát biếu đúng khi mô tả các cấu trúc đặc biệt của tế bào biểu mô:②
a. Lông giả có cấu trúc siêu sợi actin, gặp ở biểu mô hệ hô hấp, vòi tử cung
b. Nếp gấp đáy là những chỗ màng bào tương ở mặt đáy tế bào biểu mô lõm sâu vào bào
tương tạo thành những mê đạo đáy, làm giảm áp lực lên màng bào tương
c. Thể bán liên kết gắn kết mặt đáy tế bào dính vào màng đáy ngay bên dưới nhờ những tơ
trương lực
d. Màng lông chuyển do màng bào tương thoái biến ở mặt ngọn tế bào tạo thành

Mục tiêu 3. Mô tả được đặc điểm của 9 loại biểu mô phủ và nêu được vị trí phân bố của
chúng trong cơ thể.

Câu 55. Nhận biết thành phần nào sau đây không thuộc về liên kết giữa các tế bào: ①
a. Chất gắn

12
b. Khớp mộng
c. Thể liên kết
d. Chất căn bản
Câu 56. Biểu mô lát đơn có ở đâu: ①
a. Mặt ngoài thành mạch máu
b. Quai Henle
c. Nang trứng sơ cấp
d. Ống Mào tinh
Câu 57. Biểu mô vuông đơn có ở đâu: ①
a. Nang trứng sơ cấp
b. Tiểu cầu thận
c. Mạch máu
d. Khí quản
Câu 59. Biểu mô trụ đơn chế tiết nhầy không tế bài đài lợp mặt trong của: ①
a. Ruột già
b. Hổng tràng
c. Dạ dày
d. Ruột non
Câu 60. Biểu mô của lá ngoài bao Bownman là biểu mô: ①
a. Lát đơn
b. Vuông đơn
c. Trụ đơn
d. Lát tầng
Câu 61. Chỉ ra tế bào nào của biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển có thể thấy được dưới
kính hiển vi quang học bằng phương pháp nhuộm thông thường: ①
a. Tế bào đài
b. Tế bào mâm khía
c. Tế bào đáy
d. Tế bào gai
Câu 63. Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển lợp mặt trong của: ①
a. Khí quản
b. Thực quản
c. Dạ dày
d. Ruột non
Câu 64. Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển lợp mặt trong của: ①
a. Tiểu phế quản tận
b. Ruột non, ruột thừa
c. Tiểu phế quản chính thức
d. Phế quản gian tiểu thùy

13
Câu 65. Biểu mô của phế quản gian tiểu thùy là biểu mô: ①
a. Lát tầng sừng hóa
b. Trụ giả tầng có lông chuyển
c. Trụ đơn
d. Vuông đơn
Câu 66. Biểu mô lát tầng không sừng hóa có bao nhiêu lớp: ①
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 67. biểu mô lát tầng sừng hóa Có mấy lớp: ①
a. 2 b. 3 c. 4 d. 5
Câu 68. Ở biểu mô lát tầng không sừng hóa, trên lớp đáy là lớp: ①
a. Trung gian
b. Malpighi
c. Gai
d. Sinh sản
Câu 69. Ở biểu mô lát tầng sừng hóa, trên lớp hạt là: ①
a. Lớp trung gian
b. Lớp gai
c. Lớp sừng
d. Lớp bóng
Câu 70. Ở da, lớp nằm kế trên lớp tế bào hình đa diện là: ①
a. Lớp gai -> tb hình đa diện
b. Lớp Malpighi
c. Lớp hạt
d. Lớp bóng
Câu 71. Ở biểu mô lát tầng sừng hóa, trên lớp Malpighi là tế bào có tên gì: ①
a. Vuông
b. Lát
c. Trụ
d. Đa diện
Câu 72. Ở biểu mô lát tầng sừng hóa, trên lớp bóng là: ①
a. Lớp gai
b. Lớp Malpighi
c. Lớp hạt
e. Lớp sừng
Câu 74. Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển: ①
a. Có tế bào đáy

14
b. Lợp mặt trong của thực quản và ruột non
c. Còn gọi là biểu mô đa dạng giả tầng
d. Còn gọi là biểu mô trung gian
Câu 75. Biểu mô lát đơn lợp mặt trong của: ①
a. Mạch máu
b. Ống thẳng
c. Thực quản
d. Dạ dày
Câu 76. Nhận ra cơ quan hoặc cấu trúc nào sau đây KHÔNG được lợp bởi biểu mô vuông
đơn: ②
a. Biểu mô mầm
b. Ống mật
c. Ống chế tiết của tiểu cầu mồ hôi
d. Phế quản gian tiểu thùy
Câu 77. Biểu mô lát đơn được phân bố ở đâu: ①
a. Mặt trong thành khí quản
b. Ống góp
c. Nang trứng sơ cấp
d. Lá thành của bao Bownman
Câu 79. Biểu mô phủ là biểu mô: ①
a. Lợp mặt trong tiểu cầu mồ hôi
b. Có khả năng tái tạo kém
c. Lợp lót bên duới bề mặt của da
d. Lợp mặt ngoài của da và khoang thiên nhiên
Câu 81. Chọn nơi mà chất tiết của tuyến nội tiết đổ vào: ①
a. Ngấm vào máu
b. Ngấm ra da
c. Đổ vào ống tiêu hóa
d. Đổ vào các khoang thiên nhiên
Câu 82. Chỉ ra tế bào nào của biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển có thể thấy được dưới
kính hiển vi quang học bằng phương pháp nhuộm thông thường: ①
a. Tế bào đài
b. Tế bào mâm khía
c. Tế bào đáy
d. Tế bào gai
Câu 84. Biểu mô được chia làm 2 loại biểu mô tuyến và biểu mô gì: ①
a. Biểu mô lát tầng sừng hóa
b. Biểu mô trung gian
c. Biểu mô phủ
d. Biểu mô trụ đơn

15
Câu 85. Biểu mô của thực quản được lợp bởi biểu mô: ①
a. Trụ giả tầng có lông chuyển
b. Trụ đơn
c. Lát tầng không sừng hóa
d. Lát tầng sừng hóa
Câu 86. Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển lợp mặt trong của: ①
a. Khí quản
b. Thực quản
c. Dạ dày
d. Ruột non
Câu 87. Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển lợp mặt trong của: ①
a. Tiểu phế quản tận
b. Ruột non, ruột thừa
c. Tiểu phế quản chính thức
d. Phế quản gian tiểu thùy
Câu 88. Biểu mô trụ đơn chế tiết nhầy không tế bài đài lợp mặt trong của: ①
a. Ruột già
b. Hổng tràng
c. Dạ dày
d. Ruột non
Câu 89.Biểu mô của ruột non là biểu mô: ①
a. Vuông đơn
b. Trụ đơn
c. Vuông tầng
d. Trụ tầng
Câu 90.Biểu mô của da là biểu mô: ①
a. Trụ giả tầng có lông chuyển
b. Trụ đơn
c. Lát tầng không sừng hóa
d. Lát tầng sừng hóa
Câu 92. Biểu mô của lá ngoài bao Bownman là biểu mô: ①
a. Lát đơn
b. Vuông đơn
c. Trụ đơn
d. Lát tầng
Câu 96. Ở biểu mô lát tầng không sừng hóa, trên lớp đáy là lớp: ①
a. Trung gian
b. Malpighi
c. Gai

16
d. Sinh sản
Câu 97. Ở biểu mô lát tầng sừng hóa, trên lớp hạt là: ①
a. Lớp trung gian
b. Lớp gai
c. Lớp sừng
d. Lớp bóng
Câu 98. Ở da, lớp nằm kế trên lớp tế bào hình đa diện là: ①
a. Lớp gai
b. Lớp Malpighi
c. Lớp hạt
d. Lớp bóng
Câu 102. Chọn cấu trúc nào sau đây không phải là các hình thức liên kết giữa các tế bào:

a. Chất gắn
b. Thể liên kết khe
c. Chất căn bản
d. Thể liên kết vòng bịt
Câu 103. Biểu mô trung gian còn gọi là biểu mô: ①
a. Đa dạng tầng
b. Đa hình dạng
c. Đa dạng giả tầng
d. Đa dạng giả tầng có lông chuyển
Câu 104. Biểu mô lát đơn không có ở cấu trúc nào sau đây: ①
a. Áo trong của động mạch
b. Cành mỏng của quai Henlle
c. Lá ngoài bao Bownman
d. Ống lượn gần, ống lượn xa
Câu 105. Nhận biết cấu trúc nào sau đây tiếp xúc với thức ăn: ①
a. Biểu mô vuông đơn
b. Lớp đệm của ruột non
c. Biểu mô trụ đơn tiết nhầy không tế bào đài -> dạ dày
d. Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển
Câu 106. Nhận ra cơ quan hoặc cấu trúc nào sau đây KHÔNG được lợp bởi biểu mô vuông
đơn: ②
a. Biểu mô mầm
b. Ống mật
c. Ống chế tiết của tiểu cầu mồ hôi
d. Phế quản gian tiểu thùy
Câu 108. Chọn câu SAI khi nói về biểu mô trung gian: ②
a. Lợp mặt trong của bàng quang

17
b. Có tên gọi khác là biểu mô đa dạng tầng
c. Có các tế bào hình vợt
d. Còn được gọi biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển
Câu 109. Chọn tế bào nào không thuộc về biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển: ②
a. Tế bào trụ giả tầng
b. Tế bào đài
c. Tế bào hình ly
d. Tế bào đáy
Câu 110. Nhận biết sự khác biệt giữa biểu mô lát tầng sừng hóa và biểu mô lát tầng không
sừng hóa dựa vào: ①
a. Lớp gai
b. Những hạt kératohyaline
c. Lớp hạt của biểu mô lát tầng không sừng hóa
d. Màng đáy
Câu 113. Chỉ ra cơ quan nào sau đây không được lợp bởi biểu mô trụ đơn: ①
a. Thực quản
b. Hổng tràng
c. Hồi tràng
d. Ruột thừa
Câu 114. Cấu trúc nào sau đây không thuộc về biểu mô vuông tầng: ①
a. Nang trứng thứ cấp
b. Nang trứng có hốc
c. Ống bài xuất của tuyến mồ hôi
d. Ống chế tiết của tuyến mồ hôi
Câu 115. Tế bào nào sau đây không thuộc về biểu mô đa dạng tầng: ①
a. Tế bào đáy
b. Tế bào vuông
c. Tế bào lớp giữa
d. Tế bào bề mặt
Câu 117. Bàng quang được lợp bởi biểu mô: ①
a. Trụ giả tầng
b. Lát tầng
c. Trụ giả tầng có lông chuyển
d. Đa dạng tầng
Câu 121. Biểu mô lát đơn lợp mặt trong của: ①
a. Mạch máu
b. Ống thẳng
c. Thực quản
d. Dạ dày
Câu 122. Lợp mặt trong của mạch máu là biểu mô: ①

18
a. Trụ giả tầng có lông chuyển
b. Lát tầng sừng hóa
c. Trung gian
d. Lát đơn
Câu 123. Tế bào nào sau đây không có ở biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển: ①
a. Tế bào đài
b. Tế bào trụ có lông chuyển
c. Tế bào đáy
d. Tế bào chính
Câu 124. Biểu mô trung gian của bàng quang còn được gọi là biểu mô: ①
a. Trung gian giả tầng
b. Đa dạng tầng
c. Trụ giả tầng có lông chuyển
d. Đa dạng giả tầng có lông chuyển
Câu 125. Biểu mô luôn tựa trên: ①
a. Màng liên kết
b. Màng ngăn chun trong
c. Màng ngăn chun ngoài
d. Màng đáy
Câu 126. Biểu mô KHÔNG có đặc điểm nào sau đây: ②
a. Các tế bào biểu mô đứng sát nhau
b. Biểu mô không có tính phân cực
c. Có nhiều hình thức liên kết
d. Các tế bào đứng sát nhau, tạo thành lớp
Câu 127. Biểu mô KHÔNG có đặc điểm nào sau đây: ②
a. Tế bào biểu mô tựa trên màng đáy
b. Biểu mô có tính tái tạo mạnh
c. Biểu mô chứa nhiều mạch máu
d. Biểu mô có tính phân cực
Câu 128. Chọn cấu trúc nào sau đây KHÔNG phải là các hình thức liên kết giữa các tế
bào: ①
a. Chất gắn
b. Liên kết khe
c. Chất căn bản
d. Thể liên kết vòng bịt
Câu 129. Loại liên kết tế bào nào cho phép các ion di chuyển qua lại được: ①
a. Dãy bịt
b. Liên kết khe
c. Vòng dính
d. Thể liên kết

19
Câu 130. Những cấu trúc sau được lợp bởi biểu mô vuông đơn, NGOẠI TRỪ: ②
a. Ống góp
b. Nang trứng sơ cấp
c. Ống sinh tinh
d. Ống chế tiết của tiểu cầu mồ hôi
Câu 131. Biểu mô của thực quản được lợp bởi biểu mô: ①
a. Trụ giả tầng có lông chuyển
b. Trụ đơn
c. Lát tầng không sừng hóa
d. Lát tầng sừng hóa
Câu 132. Biểu mô của ruột non là biểu mô: ①
a. Vuông đơn
b. Trụ đơn
c. Vuông tầng
d. Trụ tầng
Câu 138. Chọn tế bào nào không thuộc về biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển: ①
a. Tế bào trụ giả tầng
b. Tế bào đài
c. Tế bào hình ly
d. Tế bào đáy
Câu 139. Nhận biết sự khác biệt giữa biểu mô lát tầng sừng hóa và biểu mô lát tầng không
sừng hóa dựa vào: ②
a. Lớp gai
b. Những hạt kératohyaline
c. Lớp hạt của biểu mô lát tầng không sừng hóa
d. Màng đáy
Câu 140. Cấu trúc nào sau đây KHÔNG thuộc về biểu mô vuông tầng: ②
a. Nang trứng thứ cấp
b. Nang trứng có hốc
c. Ống bài xuất của tuyến mồ hôi
d. Ống chế tiết của tuyến mồ hôi
Câu 141. Tế bào nào sau đây KHÔNG thuộc về biểu mô đa dạng tầng: ②
a. Tế bào đáy
b. Tế bào vuông
c. Tế bào lớp giữa
d. Tế bào bề mặt
Câu 142. Biểu mô lát đơn KHÔNG có ở cấu trúc nào sau đây: ②
a. Áo trong của động mạch
b. Cành mỏng của quai Henlle

20
c. Lá ngoài bao Bownman
d. Ống lượn gần, ống lượn xa
Câu 143. Bàng quang được lợp bởi biểu mô: ①
a. Trụ giả tầng
b. Lát tầng
c. Trụ giả tầng có lông chuyển
d. Đa dạng giả tầng
Câu 147. Chọn câu SAI khi nói về biểu mô lát tầng không sừng hóa: ②
a. Được chia làm 3 lớp
b. Lớp trung gian có 2 hàng tế bào hình đa diện
c. Giữa các tế bào ở lớp gai có nhiều hình thức liên kết phong phú
d. Lớp bề mặt là các tế bào hình thoi còn nhân
Câu 148. Chọn câu SAI khi nói về biểu mô trung gian: ②
a. Lợp mặt trong của bàng quang
b. Có tên gọi khác là biểu mô đa dạng tầng
c. Có các tế bào hình vợt
d. Còn được gọi biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển
Câu 149. Chỉ ra cấu trúc nào sau đây KHÔNG được lợp bởi biểu mô lát đơn: ②
a. Lá tạng của phúc mạc
b. Lá thành của phúc mạc
c. Lá thành của màng phổi
d. Lá tạng của bao Bownman
Câu 150. Chỉ ra cơ quan nào sau đây không được lợp bởi biểu mô trụ đơn: ②
a. Thực quản
b. Hổng tràng
c. Hồi tràng
d. Ruột thừa
Câu 162. Cho 2 mệnh đề sau: (A) Các tế bào của biểu mô phủ đứng sát nhau và các thể liên
kết tế bào phát triển phong phú. (B) Biểu mô phủ có chức năng bảo vê cơ thể khỏi các tác
nhân xâm nhập từ bên ngoài. ③
a. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) không có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) có liên hệ nhân quả
c. (A) sai, (B) đúng
d. (A) đúng, (B) sai
Câu 163. Cho 2 mệnh đề sau: (A) Các tế bào của biểu mô phủ đứng sát nhau và các thể liên
kết tế bào phát triển phong phú. (B)Tế bào biểu mô có khả năng tái tạo mạnh. ③
a. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) không có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) có liên hệ nhân quả
c. (A) sai, (B) đúng
d. (A) đúng, (B) sai

21
Câu 164. Cho 2 mệnh đề sau: (A)Thể liên kết là hình thức liên kết điển hình của tế bào biểu
mô. (B) Biểu mô phủ có chức năng chế tiết chất có hoạt tính sinh học. ③
a. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) không có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) có liên hệ nhân quả
c. (A) sai, (B) đúng
d. (A) đúng, (B) sai
Câu 165. Cho 2 mệnh đề sau: (A) Biểu mô tuyến có cấu tạo gồm phần chế tiết và mạch
máu. (B) Biểu mô phủ có chức năng bảo vê cơ thể khỏi các tác nhân xâm nhập từ bên
ngoài. ③
a. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) không có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) có liên hệ nhân quả
c. (A) sai, (B) đúng
d. (A) đúng, (B) sai
Câu 166. Cho 2 mệnh đề sau: (A) Biểu mô không chứa mạch máu. (B) Ở biểu mô không có
sự phân bố thần kinh. ③
a. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) không có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) có liên hệ nhân quả
c. (A) sai, (B) đúng
d. (A) đúng, (B) sai
Câu 167. Cho 2 mệnh đề sau: (A) Các tế bào biểu mô có khoảng gian bào rộng. (B) Biểu mô
phủ có chức năng bảo vê cơ thể khỏi các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài. ③
a. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) không có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) có liên hệ nhân quả
c. (A) sai, (B) đúng
d. (A) đúng, (B) sai
Câu 168. Cho 2 mệnh đề sau: (A) Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển còn được gọi là
biểu mô hô hấp. (B) Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển chỉ được phân bố duy nhất ở hệ
thồng hô hấp. ③
a. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) không có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) có liên hệ nhân quả
c. (A) sai, (B) đúng
d. (A) đúng, (B) sai
Câu 169. Cho 2 mệnh đề sau: (A) Phân loại biểu mô phủ theo hình dáng tế bào, ta có biểu
mô lát, vuông, trụ. (B) Phân loại biểu mô phủ theo số lớp tế bào, ta có biểu mô đơn, tầng.

a. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) không có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) có liên hệ nhân quả
c. (A) sai, (B) đúng
d. (A) đúng, (B) sai

22
Câu 170. Cho 2 mệnh đề sau: (A) Biểu mô có nguồn gốc từ cả ba lá phôi. (B)Biểu mô phân
loại theo chức năng gồm: biểu mô phủ và biểu mô tuyến. ③
a. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) không có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) có liên hệ nhân quả
c. (A) sai, (B) đúng
d. (A) đúng, (B) sai

Mục tiêu 4. Mô tả được các đặc điểm của các tế bào tuyến.

Câu 171. Chọn nơi mà chất tiết của tuyến nội tiết đổ vào: ①
a. Ngấm vào máu
b. Ngấm ra da
c. Đổ vào ống tiêu hóa
d. Đổ vào các khoang thiên nhiên
Câu 172. Cấu tạo của tuyến ngoại tiết gồm: ①
a. Tế bào chế tiết và mạch máu
b. Tế bào chế tiết và ống bài xuất lớn
c. Tế bào chế tiết và ống bài xuất
d. Tế bào nội tiết và mao mạch
Câu 173. Nhận biết tên gọi khác của tuyến túi phức tạp: ①
a. Tuyến túi
b. Tuyến túi kiểu lưới
c. Tuyến túi kiểu chùm nho
d. Tuyến túi kiểu cong queo
Câu 174. Cấu tạo tuyến nội tiết gồm: ①
a. Mạch máu và phần bài xuất
b. Tế bào chế tiết và mạch máu
c. Ống bài xuất và tế bào
d. Những ống túi và tế bào chế tiết
Câu 175. Tuyến nội tiết là một tuyến mà: ①
a. Chất tiết được đổ thẳng vào ống bài xuất
b. Không có tế bào chế tiết
c. Chất tiết được đổ thẳng vào các khoang thiên nhiên
d. Chất tiết được đổ thẳng vào mạch máu
Câu 176. Tuyến ngoại tiết là một tuyến mà: ①
a. Có tế bào chế tiết hình tháp
b. Chất tiết được đổ vào tĩnh mạch
c. Chất tiết được đổ lên bề mặt cuả da
d. Có mạch máu nhỏ

23
Câu 177. Tên gọi nào sau đây là sai khi phân loại tuyến nội tiết: ②
a. Tuyến túi
b. Tuyến lưới
c. Tuyến tản mác
d. Tuyến rải rác
Câu 178. Chọn câu SAI khi nói về tuyến ngoại tiết: ②
e. Chất tiết đổ vào mạch máu
a. Được cấu tạo bởi tế bào chế tiết và ống bài xuất
b. Chất tiết đổ ra ngoài khoang thiên nhiên
c. Được chia làm 3 loại: Tuyến ống, tuyến túi và tuyến ống túi
Câu 179. Nhận biết cấu trúc nào sau đây được cấu tạo bởi tuyến ống đơn thẳng: ①
a. Tuyến mồ hôi
b. Ống sinh tinh
c. Tuyến Lieberkuhn
d. Tuyến đáy vị
Câu 180. Chọn câu sai khi nói về các kiểu chế tiết: ①
a. Chế tiết kiểu bán hủy
b. Chế tiết kiểu toàn hủy
c. Chế tiết kiểu toàn vẹn
d. Chế tiết kiểu toàn bộ
Câu 182. Chọn câu SAI khi nói về tuyến ngoại tiết: ②
a. Chất tiết vào tĩnh mạch
b. Được cấu tạo bởi tế bào chế tiết và ống bài xuất
c. Chất tiết đổ ra ngoài khoang thiên nhiên
d. Được chia làm 3 loại: Tuyến ống, tuyến túi và tuyến ống túi
Câu 183. Cấu tạo của tuyến ngoại tiết gồm: ①
a. Tế bào chế tiết và mạch máu
b. Tế bào chế tiết và ống bài xuất lớn
c. Tế bào chế tiết và ống bài xuất
d. Tế bào nội tiết và mao mạch
Câu 184. Nhận biết cấu trúc nào sau đây được cấu tạo bởi tuyến ống đơn thẳng: ①
a. Tuyến mồ hôi
b. Ống sinh tinh
c. Tuyến Lieberkuhn
d. Tuyến đáy vị
Câu 187. Chọn câu sai khi nói về các kiểu chế tiết: ①
a. Chế tiết kiểu bán hủy
b. Chế tiết kiểu toàn hủy
c. Chế tiết kiểu toàn vẹn

24
d. Chế tiết kiểu toàn bộ

25
BÀI 3: MÔ LIÊN KẾT

Mục tiêu 1: Trình bày được khái niệm chung và cấu tạo mô học của mô liên kết

Câu 1. Nhiệm vụ của mô liên kết ①


a. Tạo và duy trì mối liên kết giữa các tế bào, các mô khác nhau trong cơ thể
b. Ngăn cản sự xâm nhập các chất lạ từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào trong cơ thể bởi sự
chắc chắn của liên kết tế bào
c. Vận động cơ thể
d. Điều phối các phản xạ phức tạp của cơ thể thông qua các chất trung gian
Câu 2. Nhiệm vụ của mô liên kết ①
a. Trao đổi chất, bảo vệ, tổng hợp các chất có hoạt tính sinh học
b. Tạo và giữ khoảng gian bào rộng nhằm ngăn cản tác nhân xâm nhập từ môi trường bên ngoài
c. Giúp cơ thể chuyển động nhờ phản ứng hóa học trong khoảng gian bào rộng
d. Kiểm soát các phản ứng nội sinh của cơ thể thông qua các chất trung gian
Câu 3. Cấu tạo mô liên kết gồm 3 thành phần ①
a. Chất căn bản, sợi căn bản, tế bào liên kết
b. Chất căn bản, sợi liên kết, tế bào liên kết
c. Chất căn bản, sợi liên kết, tế bào căn bản
d. Chất liên kết, sợi liên kết, tế bào liên kết
Câu 4. Đặc điểm mô liên kết ①
a. Các liên kết tế bào phát triển mạnh
b. Không có sự phân bố thần kinh
c. Chất căn bản, sợi liên kết hợp thành chất nền nội bào -> chất nền ngoại bào
d. Chất căn bản có tính ưa nước cao
Câu 17. Chức năng của mô liên kết chính thức, ngoại trừ ②
a. Nối kết các thành phần khác trong cơ thể thành một khối thống nhất
b. Môi trường trao đổi chất và các phẩn ứng sinh hóa
c. Bảo về cơ thể
d. Tạo hệ miễn dịch đặc hiệu
Câu 23. Cho 2 mệnh đề sau: (A) Chất căn bản của mô liên kết chính thức có tính ưa nước
cao. (B) Chất nền ngoại bào bao gồm sợi liên kết và tế bào liên kết ③
a. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) không có liên hệ nhân quả
c. (A) đúng, (B) sai
d. (A) sai, (B) đúng
Câu 24. Cho 2 mệnh đề sau: (A) Chất căn bản của mô liên kết chính thức có tính ưa nước
cao. (B) Chất nền ngoại bào bao gồm sợi liên kết và chất căn bản ③
a. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) không có liên hệ nhân quả

26
c. (A) đúng, (B) sai
d. (A) sai, (B) đúng
Câu 25. Cho 2 mệnh đề sau: (A) Chất căn bản của mô liên kết chính thức có tính ưa nước
cao. (B) Mô liên kết có chức năng trao đổi chất và là môi trường giúp các phản ứng sinh
hóa xảy ra thuận lợi ③
a. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) không có liên hệ nhân quả
c. (A) đúng, (B) sai.
d. (A) sai, (B) đúng.
Câu 26. Cho 2 mệnh đề sau: (A) Mô liên kết chính thức có nguồn gốc chủ yếu từ nội bì phôi
(B) Mô liên kết chính thức có cấu tạo gồm 3 thành phần ③
a. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) không có liên hệ nhân quả
c. (A) đúng, (B) sai.
d. (A) sai, (B) đúng.
Mục tiêu 2: Phân tích cấu tạo và chức năng của các loại tế bào liên kết chính thức
Câu 27. Tế bào nào sau đây thuộc tế bào lưu trú trong mô liên kết chính thức ①
a. Trung mô, mỡ, tương bào
b. Trung mô, tương bào, masto
c. Trung mô, mỡ, chu bào
d. Tương bào, masto, chu bào
Câu 28. Tế bào nào sau đây thuộc tế bào lưu trú trong mô liên kết chính thức ①
a. Sợi, nội mô, sắc tố
b. Sợi, nội mô, đại thực bào
c. Sợi, đại thực bào, bạch cầu
d. Đại thực bào, bạch vầu, sắc tố
Câu 29. Đặc điểm hình dạng tế bào trung mô ①
a. Nhỏ, hình sao, không nhánh
b. Lớn, hình sao, không nhánh
c. Nhỏ, hình sao, có nhánh
d. Lớn, hình sao, có nhánh
Câu 30. Đặc điểm hình dạng tế bào trung mô ①
a. Nhân bầu dục nằm giữa, liên kết tạo thành lưới trung mô
b. Nhân tam giác nằm giữa, liên kết tạo thành lưới trung mô
c. Nhân bầu dục lệch giữa, liên kết tạo thành lưới trung mô
d. Nhân tam giác lệch giữa, liên kết tạo thành lưới trung mô
Câu 31. Đặc điểm tế bào trung mô ①
a. Xuất hiện nhiều ở giai đoạn người trưởng thành
b. Được gọi là tế bào gốc tiềm năng
c. Có khả năng biệt hóa thành các loại tế bào khác

27
d. Giai đoạn phôi thai hầu như không có tế bào trung mô
Câu 32. Đặc điểm hình dạng nguyên bào sợi ①
a. Thoi, ít nhánh ngắn
b. Tháp, ít nhánh ngắn
c. Thoi, nhánh bào tương kéo dài
d. Tháp, nhánh bào tương kéo dài
Câu 33. Đặc điểm cấu tạo nguyên bào sợi ①
a. Nhân bầu dục hoặc hình cầu, bào tương ưa bazơ nhạt
b. Nhân bầu dục hoặc hình cầu, bào tương ưa acid
c. Nhân đa diện, bào tương ưa bazơ nhạt
d. Nhân đa diện, bào tương ưa acid
Câu 34. Đặc điểm cấu tạo nguyên bào sợi ①
a. Lưới nội bào kém phát triển, ty thể - Golgi phát triển
b. Lưới nội bào phát triển, ty thể - Golgi kém phát triển
c. Ty thể, lưới nội bào, Golgi kém phát triển
d. Ty thể, lưới nội bào, Golgi phát triển
Câu 35. Đặc điểm nguyên bào sợi ①
a. Di động mạnh
b. Khả năng phân bào yếu
c. Tổng hợp, tái tạo chất nền ngoại bào
d. Khả năng thực bào mạnh
Câu 36. Đặc điểm cấu tạo tế bào sợi ①
a. Hình thoi dài; bào tương chứa không bào, hạt lipid, glycogen
b. Hình tháp dài; bào tương chứa không bào, hạt lipid, glycogen
c. Hình thoi dài; bào tương chứa không bào mang men tiêu collagen
d. Hình tháp dài; bào tương chứa không bào mang men tiêu collagen
Câu 37. Đặc điểm tế bào sợi ①
a. Là dạng tế bào non, chưa biệt hóa
b. Là dạng tế bào trưởng thành, chưa biệt hóa
c. Là dạng tế bào non, đã biệt hóa
d. Là dạng tế bào trưởng thành, đã biệt hóa
Câu 38. Đặc điêm hình dạng đại thực bào ①
a. Hình cầu, hình bầu dục, hình sao
b. Hình bầu dục, hình sao, hình amip
c. Hình amip, hình cầu, hình bầu dục
d. Hình bầu dục, hình amip, hình sao
Câu 39. Đặc điểm cấu tạo đại thực bào ①
a. Bề mặt tế bào có các lông giả giúp di chuyển kiểu amip
b. Bề mặt tế bào có tính trơ điện thế

28
c. Bề mặt tế bào có các thụ thể nhạy cảm với tế bào nội mô
d. Bề mặt tế bào lồi lõm không đều
Câu 40. Đặc điểm cấu tạo đại thực bào ①
a. Nhân hình cầu, bầu dục hoặc đa giác
b. Có hạt nhân lớn, lệch tâm
c. Giàu lysosom
d. Bào tương ưa acid
Câu 41. Đặc điểm đại thực bào ①
a. Chức năng bảo vệ được thể hiện bằng cách thực bào vật lạ
b. Khả năng di động kém
c. Số lượng mang tính chất hằng định
d. Nguồn gốc từ hệ mono bào
Câu 42. Đặc điểm đại thực bào ①
a. Đại thực bào tại gan là tế bào Kuffer
b. Đại thực bào tại phổi là hủy cốt bào
c. Đại thực bào tại mô thần kinh là tế bào bụi
d. Đại thực bào tại xương là vi bào đệm
Câu 43. Đặc điểm cấu tạo tương bào ①
a. Hình cầu, bầu dục, hình trứng
b. Bào tương ưa acid
c. Bào tương chứa nhiều hạt chế tiết là enzyme tiêu hóa nội bào
d. Nhân hình cầu, nằm trung tâm
Câu 44. Đặc điểm tương bào ①
a. Không có tính chất di động
b. Chất nhiễm sắc phân bố theo kiểu nang hoa
c. Bào tương chưa kháng nguyên
d. Tập trung nhiều trong mô liên kết
Câu 45. Đặc điểm cấu tạo masto bào ①
a. Hình cầu hoặc đa diện
b. Nhân quan sát rõ dưới kính hiển vi quang học trên tiêu bản nhuộm HE
c. Bào tương chứa nhiều hạt chế tiết ưa bazơ và dị sắc
d. Cấu tạo hình cung, ôm lấy chu vi mạch máu nhỏ
Câu 46. Đặc điểm hình dạng tế bào nội mô ①
a. Tế bào kích thước lớn, dày
b. Tế bào kích thước lớn, mỏng
c. Tế bào kích thước nhỏ, dày
d. Tế bào kích thước nhỏ, mỏng
Câu 47. Đặc điểm cấu tạo tế bào nội mô ①
a. Liên kết với nhau bằng liên kết vòng bịt, chất gắn

29
b. Bào quan nhiều, nằm xa nhân
c. Bào tương hầu như không có không bào ẩm bào
d. Rìa tế bào đày, trung tâm tế bào lõm
Câu 48. Đặc điểm tế bào nội mô ①
a. Tạo hàng rào không khí máu
b. Tạo hàng rào đệm trung tính
c. Tạo hàng rào đệm bazơ
d. Tạo hàng rào sinh học máu - mô
Câu 49. Đặc điểm cấu tạo chu bào ①
a. Hình sao, có nhánh, bề mặt tế bào không có phân bố tận cùng thần kinh
b. Hình sao, không nhánh, bề mặt tế bào không có phân bố tận cùng thần kinh
c. Hình sao, có nhánh, bề mặt tế bào có phân bố tận cùng thần kinh -> 2 có
d. Hình sao, không nhánh, bề mặt tế bào có phân bố tận cùng thần kinh
Câu 50. Đặc điểm chu bào ①
a. Bản chất là tế bào trung mô nằm xung quanh mao mạch
b. Bản chất là tế bào biệt hóa cao nằm xung quanh mao mạch
c. Bản chất là tế bào trung mô nằm xung quanh các động mạch lớn
d. Bản chất là tế bào biệt hóa cao nằm xung quanh các động mạch lớn
Câu 54. Đặc điểm tế bào mỡ ở người trưởng thành ①
a. Tế bào đứng riêng lẽ
b. Bào quan phát triển
c. Dự trữ mỡ, tạo năng lượng
d. Là tế bào kém biệt hóa
Câu 55. Đặc điểm tế bào sắc tố ①
a. Nguồn gốc từ biểu mô da
b. Hình lê, bào tương phân nhánh ngắn
c. Có thể gặp trong mô liên kết hoặc mô sụn
d. Tổng hợp melanin
Câu 56. Chu bào có khả năng biệt hóa thành ①
a. Tế bào mỡ
b. Tế bào sắc tố
c. Tế bào cơ trơn
d. Tế bào nội mạc
Câu 57. Tế bào nào sau đây phân bố ở bên ngoài mạch máu, có chức năng điều chỉnh kích
thước lòng mạch ①
a. Tế bào mỡ
b. Chu bào
c. Tế bào cơ trơn
d. Tế bào nội mạc

30
Câu 58. Nhận ra câu nào sau đây thuộc về chức năng của nguyên bào sợi ①
a. Dự trữ năng lượng
b. Điều chỉnh lòng mao mạch
c. Tổng hợp GAG
d. Tạo hàng rào sinh học giữa máu và mô
Câu 61. Tế bào nào sau đây có hệ thống lysosom phát triển ①
a. Đại thực bào
b. Tế bào mỡ
c. Masto bào
d. Tế bào nội mô
Câu 62. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về Đại thực bào trong mô liên kết chính thức ①
a. Di động mạnh
b. Hình dáng cố định
c. Bảo vệ cơ thể theo cơ chế thực bào và trình diện kháng nguyên
d. Hệ thống lysosom phát triển
Câu 63. Chọn câu đúng khi nói về đại thực bào ①
a. Có nguồn gốc từ mono bào
b. Không có khả năng di động
c. Ở phổi có tên là tế bào Kuffer
d. Sẽ biệt hóa thành nguyên bào sợi
Câu 64. Kháng thể được tổng hợp ở ①
a. Nguyên bào sợi
b. Tương bào
c. Đại thực bào
d. Lympho T
Câu 67. Chọn câu đúng khi nói về Tương bào ①
a. Có nguồn gốc từ Lympho bào B
b. Không có khả năng di động
c. Sản xuất ra kháng nguyên
d. Sẽ biệt hóa thành nguyên bào sợi
Câu 68. Chức năng của Masto bào là ①
a. Chế tiết Histamin
b. Chế tiết Heparin
c. Chế tiết Heparin và Histamin
d. Chế tiết Kérathohyalin
Câu 69. Câu nào sai khi nói về tế bào nội mô ①
a. Hình khối vuông
b. Có chức năng bảo vệ, tạo hàng rào sinh học
c. Trao đổi chất khí giữa máu và mô

31
d. Lợp mặt trong mạch máu
Câu 70. Tế bào nội mô có đặc điểm ①
a. Hình khối vuông
b. Chức năng điều chỉnh kích thước lòng mạch
c. Luôn lót mặt trong lòng mạch
d. Có khả năng tái tạo mạch máu nhỏ
Câu 71. Tế bào mỡ ở cơ thể người trưởng thành có đặc điểm ①
a. Một không bào mỡ lớn đẩy lệch nhân
b. Ty thể phát triển
c. Nhân nằm giữa tế bào
d. Nhiều không bào mỡ nằm xung quanh nhân
Câu 86. Tế bào nào sau đây tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể ②
a. Đại thực bào, tương bào
b. Đại thực bào, masto bào
c. Masto bào, tương bào
d. Tương bào, đại bào
Câu 87. Tính chất ưa nước của mô liên kết chính thức có được là do đặc tính của thành
phần nào sau đây ①
a. Tế bào liên kết
b. Chất căn bản
c. Sợi liên kết
d. Mạch máu
Câu 88. Để đáp ứng cho chức năng trao đổi chất, mô liên kết chính thức có cấu tạo ②
a. Các tế bào liên kết chặt chẽ với nhau
b. Khoảng gian bào rộng
c. Không có tính ưa nước
d. Tế bào tựa trên màng đáy
Câu 89. Tế bào nào sau đây là tế bào của mô liên kết chính thức ①
a. Tế bào sợi
b. Đại bào
c. Lympho bào
d. Sao bào
Câu 90. Tế bào nào sau đây là tế bào của mô liên kết chính thức ①
a. Nguyên bào sợi
b. Đại bào
c. Lympho bào
d. Sao bào
Câu 91. Tế bào nào sau đây là tế bào của mô liên kết chính thức ①
a. Tương bào

32
b. Đại bào
c. Lympho bào
d. Sao bào
Câu 92. Tế bào nào sau đây là tế bào của mô liên kết chính thức ①
a. Masto bào
b. Đại bào
c. Hủy cốt bào
d. Sao bào
Câu 98. Tế bào nào sau đây không thuộc tế bào của mô liên kết chính thức ①
a. Tế bào nội mô
b. Hủy cốt bào
c. Masto bào
d. Tương bào
Câu 99. Nguyên bào sợi sẽ biệt hóa thành các tế bào sau, ngoại trừ ①
a. Tế bào sụn
b. Tế bào mỡ
c. Tế bào sợi trưởng thành
d. Tế bào nội mô
Câu 100. Mô nào sau đây không thuộc vào mô liên kết ①
a. Mô liên kết chính thức
b. Mô cơ
c. Mô sụn
d. Mô xương
Câu 101. Sợi nào sau đây không được cấu tạo từ phân tử collagen ①
a. Sợi Collagen
b. Sợi tạo keo
c. Sợi lưới
d. Sợi chun
Câu 102. Vị trí nào sau đây có rất ít mô liên kết chính thức ②
a. Dạ dày
b. Não bộ
c. Ruột non
d. Ruột già
Câu 103. Sợi liên kết được phân thành mấy loại ①
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 104. Nhận biết được loại sợi nào sau đây không thuộc vào sợi liên kết ①

33
a. Sợi tạo keo
b. Sợi Collagen
c. Sợi lưới
d. Sợi co giãn
Câu 105. Chất căn bản trong mô liên kết được tổng hợp từ ①
a. Nguyên bào sợi, huyết thanh giàu tiểu cầu
b. Nguyên bào sợi, huyết tương
c. Tế bào trung mô, huyết thanh giàu tiểu cầu
d. Tế bào trung mô, huyết tương
Câu 106. Tính chất của chất căn bản thuộc mô liên kết ①
a. Ưa nước, dạng chất đông, vô định hướng
b. Ưa nước, dạng chất rắn, vô định hướng
c. Ưa nước, dạng chất đông, vô định hình
d. Ưa nước, dạng chất rắn, vô định hình
Câu 110. Chức năng của sợi liên kiết ①
a. Tạo sức căng, sức đàn hồi
b. Tạo sức bền, độ căng cứng
c. Tạo liên kết với các mô khác
d. Tạo liên kết chéo
Câu 111. Đặc điểm hình thái của sợi tạo keo ①
a. Mỏng, không bao giờ phân nhánh
b. Mỏng, phân nhánh
c. Dày, không bao giờ phân nhánh
d. Dày, phân nhánh
Câu 112. Đặc điểm hình thái của sợi tạo keo ①
a. Có vân ngang theo chu kỳ, mỗi vân dày 56 - 59 nm
b. Có vân ngang theo chu kỳ, mỗi vân dày 59 - 61 nm
c. Có vân ngang theo chu kỳ, mỗi vân dày 61 - 64 nm
d. Có vân ngang theo chu kỳ, mỗi vân dày 64 - 67 nm
Câu 113. Đặc điểm cấu tạo của sợi tạo keo ①
a. Dày 1-3 micron, gồm nhiều vi sợi tạo keo có chiều dày khoảng 0,1 micron
b. Dày 1-3 micron, gồm nhiều vi sợi tạo keo có chiều dày khoảng 0,3 micron
c. Dày 1-3 micron, gồm nhiều vi sợi tạo keo có chiều dày khoảng 0,5 micron
d. Dày 1-3 micron, gồm nhiều vi sợi tạo keo có chiều dày khoảng 0,7 micron
Câu 115. Vị trí phân bố collagen typ I ①
a. Xương
b. Sụn
c. Màng đáy
d. Gặp chủ yếu trong giai đoạn phôi thai

34
Câu 116. Vị trí phân bố collagen typ II ①
a. Xương
b. Sụn
c. Màng đáy
d. Gặp chủ yếu trong giai đoạn phôi thai
Câu 117. Vị trí phân bố collagen typ III ①
a. Xương
b. Sụn
c. Màng đáy
d. Gặp chủ yếu trong giai đoạn phôi thai
Câu 118. Vị trí phân bố collagen typ IV ①
a. Xương
b. Sụn
c. Màng đáy
d. Gặp chủ yếu trong giai đoạn phôi thai
Câu 119. Đặc điểm sợi lưới ①
a. Được cấu tạo từ phân tử reticulin, có nhánh, dễ ngấm bạc
b. Được cấu tạo từ phân tử reticulin, không nhánh, dễ ngấm bạc
c. Được cấu tạo từ phân tử collagen, có nhánh, dễ ngấm bạc
d. Được cấu tạo từ phân tử collagen, không nhánh, dễ ngấm bạc
Câu 120. Vị trí phân bố thường gặp của sợi lưới ①
a. Cơ quan tạo huyết, mô mỡ, gan, phổi, sát dưới màng đáy của da
b. Cơ quan tạo huyết, thận, gan, phổi, sát dưới màng đáy của da
c. Cơ quan tạo huyết, mô mỡ, thận, phổi, sát dưới màng đáy của da
d. Cơ quan tạo huyết, mô mỡ, gan, thận, sát dưới màng đáy của da
Câu 121. Đặc điểm sợi chun ①
a. Không phân nhánh, không có vân ngang, có khả năng đàn hồi
b. Không phân nhánh, có vân ngang theo chu kỳ, có khả năng đàn hồi
c. Phân nhánh, không có vân ngang, có khả năng đàn hồi
d. Phân nhánh, có vân ngang theo chu kỳ, có khả năng đàn hồi
Câu 125. Trong thời đại y học tái tạo, nghiên cứu tế bào nào sau đây mở ra triển vọng cấy
ghép, tái tạo cơ quan cho bệnh nhân trong các bệnh lý hiểm nghèo như ung thư máu (bạch
cầu cấp), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, di chứng tai biến mạch máu não (liệt nữa người,
liệt tứ chi)… ③
a. Tế bào trung mô
b. Nguyên bào sợi
c. Nguyên bào sụn
d. Tế bào sợi
Câu 126. Một bệnh nhân vào viện vì vết loét sâu lộ xương vùng cùng cụt. Vết loét tiết dịch
nhiễm trùng (dịch nhầy, trắng đục, hôi), giả mạc. Để bệnh nhân có thể lành vết thương,
người

35
thầy thuốc phải kiểm soát tốt các yếu tố như dinh dưỡng, đường huyết, máu nuôi, nhiễm
trùng tại chỗ (cắt lọc, làm sạch vết loét). Nếu các yếu tố trên được kiểm soát tốt, tế bào nào
dưới đây có vai trò chính yếu khôi phục mô tổn thương và vì sao ③
a. Tế bào trung mô; Do khả năng biệt hóa thành các tế bào khác để tái tạo mô khuyết hỏng
b. Đại thực bào; Do khả năng đáp ứng miễn dịch chóng lại tác nhân gây nhiễm
c. Tương bào; Do khả năng tổng hợp kháng thể trong đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
d. Nguyên bào sợi; Do khả năng tổng hợp, đổi mới chất nền ngoài bào bao gồm chất căn bản và
sợi liên kết

Mục tiêu 3: Trình bày cấu tạo vi thể mô sụn, các hình thức sinh sản của sụn

Câu 127. Đặc điểm mô sụn ①


a. Chứa nhiều mạch máu
b. Phân bố thần kinh phong phú
c. Là một loại mô liên kết đặc biệt
d. Chất căn bản không có tính ưa nước
Câu 128. Đặc điểm mô sụn ①
a. Có cấu tạo gồm 3 thành phần
b. Cứng, chắc là bộ khung nâng đỡ chính của cơ thể
c. Mặt sụn khớp được nuôi dưỡng nhờ dinh dưỡng thẩm thấu từ mạch máu màng sụn
d. Khả năng đáp ứng miễn dịch tại mô sụn cao
Câu 129. Đặc điểm tế bào sụn ①
a. Hình dạng đồng nhất luôn cố định
b. Nằm trong ổ sụn, có hệ thống đường hầm thông thương với nhau
c. Nhân tế bào hình cầu, có một hoặc hai hạt nhân
d. Kích thước tế bào sụn ít khi có sự biến đổi
Câu 131. Tế bào sụn phân chia với mặt phẳng phân chia không thay đổi, là cách sinh sản ①
a. Kiểu trục
b. Kiểu vòng
c. Kiểu đắp thêm
d. Kiểu tăng sinh
Câu 134. Đặc điểm mô sụn ①
a. Chất căn bản bắt màu acid
b. Vùng đậm màu xung quanh ổ sụn là cầu sụn
c. Chất nền sụn bắt màu không đồng nhất trên tiêu bản nhuộm HE
d. Chất căn bản sụn không có sự phân bố của các chất hữu cơ nên mô sụn có mật độ chắc, cứng
Câu 135. Sợi liên kết phân bố chủ yếu trong mô sụn ①
a. Collagen loại I
b. Collagen loại II
c. Collagen loại III

36
d. Collagen loại IV
Câu 136. Sụn trong cơ thể người trưởng thành được chia thành ①
a. Sụn trong, sụn chun, sụn cơ
b. Sụn trong, sụn cơ, sụn xơ
c. Sụn cơ, sụn xơ, sụn trong
d. Sụn xơ, sụn trong, sụn chun
Câu 137. Thành phần nào sau đây không thuộc vào mô sụn ①
a. Tế bào sụn
b. Chất căn bản sụn
c. Sợi liên kết
d. Sợi chun
Câu 138. Chọn câu đúng khi nói về màng sụn ①
a. Chia làm 3 lớp tế bào
b. Chia làm 2 lớp không có tế bào
c. Lớp ngoài nhiều tế bào
d. Lớp trong nhiều tế bào, lớp ngoài nhiều mạch máu
Câu 139. Chọn câu đúng khi nói về sụn ①
a. Tế bào sụn nằm trong 1 hốc trống
b. Tế bào sụn nằm trong ổ sụn
c. Tế bào sụn có nhiều nhân
d. Tế bào sụn nằm trong vi quản
Câu 140. Loại sụn nào không phải là sụn trong ①
a. Sụn đường hô hấp
b. Sụn sườn
c. Sụn đầu xương đùi
d. Sụn nắp thanh quản
Câu 141. Cấu trúc nào sau đây không phải là sụn trong ①
a. Sụn sườn
b. Sụn khí quản
c. Sụn sụn phế quản
d. Sụn vành tai
Câu 142. Câu nào sau đây thuộc vào sụn chun ①
a. Sụn tai ngoài
b. Khớp mu
c. Sụn khớp giữa thân đốt sống
d. Sụn sườn
Câu 143. Cấu trúc nào sau đây thuộc vào sụn xơ ①
a. Sụn sườn
b. Sụn thanh quản

37
c. Sụn khớp mu
d. Sụn đường hô hấp
Câu 144. Câu nào sau đây KHÔNG thuộc về cách sinh sản của sụn ①
a. Kiểu trục
b. Kiểu vòng
c. Kiểu đắp vào
d. Kiểu đắp thêm
Câu 149. Cho 2 mệnh đề sau: (A) Mô sụn có cấu tạo gồm 3 thành phần: tế bào sụn, chất
căn bản và sợi liên kết. (B) Mô sụn không phải là một loại mô liên kết ③
a. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) không có liên hệ nhân quả
c. (A) đúng, (B) sai
d. (A) sai, (B) đúng
Câu 150. Cho 2 mệnh đề sau: (A) Mô sụn không có sự phân bố của mạch máu. (B) Mô sụn
là một loại mô liên kết đặc biệt ③
a. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) không có liên hệ nhân quả
c. (A) đúng, (B) sai.
d. (A) sai, (B) đúng.
Câu 158. Bề mặt sụn khớp được nuôi dưỡng nhờ vào hiện tượng ①
a. Khuếch tán dinh dưỡng từ mạch máu tại màng sụn
b. Khuếch tán dinh dưỡng từ mạch máu nội tại mô sụn
c. Khuếch tán dinh dưỡng từ lòng tủy xương
d. Khuếch tán dinh dưỡng từ dịch khớp và mô xương phía dưới sụn
Câu 159. Đặc điểm sinh lý mô sụn ①
a. Ở người trưởng thành, tế bào sụn vẫn tiếp tục phân chia
b. Tế bào sụn bị thoái hóa rất chậm
c. Tái tạo mô sụn diễn ra rất nhanh nhờ hệ thống proteoglycan phong phú
d. Cấu trúc sụn biến đổi mạnh theo lứa tuổi
Câu 160. Tình huống lâm sàng, một bệnh nhân mắc phải tình trạng đột biến gen lặn quy
định kiểu hình đối với collagen typ II, proteoglycan (aggrecan), chất vận chuyển sulfat và
các protein khác cần thiết cho chức năng bình thường của tế bào sụn, vấn đề gặp phải của
bệnh nhân có thể là ➃$
a. Biến dạng khớp, ngắn chi
b. Khớp bình thường, ngắn chi
c. Biến dạng khớp đơn thuần không kèm ngắn chi
d. Ngắn chi đơn thần không kèm biến dạng khớp
Câu 161. Thoái hóa khớp gối là một tình trạng mãn tính thường xảy ra trong quá trình lão
hóa. Quá trình hình thành, tiến triển khi các mảnh vỡ được giải phóng do hao mòn sụn
khớp kích hoạt bài tiết metallicoproteinase và các yếu tố khác từ đại thực bào ở các mô lân

38
cận. Hậu quả là làm trầm trọng thêm tổn thương, gây đau và viêm trong khớp. Đây là một
quá trình liên quan đến liên quan đến ③
a. Sự mất dần hoặc thay đổi tính chất vật lý của sụn trong ở các đầu khớp
b. Sự mất dần hoặc thay đổi tính chất vật lý của sụn chun ở các đầu khớp
c. Sự mất dần hoặc thay đổi tính chất vật lý của sụn xơ ở các đầu khớp
d. Sự mất dần hoặc thay đổi tính chất vật lý của sụn cơ ở các đầu khớp

Mục tiêu 4. Mô tả được đặc điểm mô học của mô xương và ba loại tế bào của mô xương

Câu 162. Đặc điểm cấu tạo mô xương ①


a. Thành phần tế bào xương chiếm ưu thế, ngấm muối hữu cơ tạo độ cứng chắc
b. Thành phần tế bào xương chiếm ưu thế, ngấm muối canxi tạo độ cứng chắc
c. Thành phần gian bào chiếm ưu thế, ngấm muối hữu cơ tạo độ cứng chắc
d. Thành phần gian bào chiếm ưu thế, ngấm muối canxi tạo độ cứng chắc
Câu 163. Đặc điểm mô xương ①
a. Chứa 70% hữu cơ, 30% vô cơ
b. Thành phần mô xương luôn có sự đổi mới
c. Có cấu tạo gồm 4 loại tế bào
d. Mức độ khoáng hóa mô xương luôn ở mức thấp
Câu 164. Đặc điểm mô xương ①
a. Chất lượng xương có xu thế giảm tỷ lệ thuận với mức tăng của tuổi
b. Chất lượng xương không bị chi phối bởi các yếu tố ngoại lai như: tuổi, giới
c. Luôn có sự hủy và tạo xương
d. Sự canxi hóa là quá trình vôi hóa tạo cốt bào thành cốt bào
Câu 165. Mô xương gồm mấy loại tế bào ①
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 166. Các tế bào sau đây thuộc về tế bào mô xương ①
a. Cốt bào
b. Đại bào
c. Tương bào
d. Lympho bào
Câu 167. Các tế bào sau đây thuộc về tế bào mô xương ①
a. Masto bào
b. Tạo cốt bào
c. Tương bào
d. Lympho bào

39
Câu 170. Đặc điểm hình thái của cốt bào ①
a. Hình cầu, không nhánh bào tương
b. Hình cầu, các nhánh bào tương kéo dài
c. Hình bầu dục, không nhánh bào tương
d. Hình bầu dục, các nhánh bào tương kéo dài
Câu 171. Tế bào xương chính thức có đặc điểm ①
a. Nằm trong ổ xương, nhánh bào tương kéo dài đi trong vi quản xương
b. Nằm trong ổ xương, không nhánh bào tương
c. Nằm trong cầu xương, nhánh bào tương kéo dài đi trong vi quản xương
d. Nằm trong cầu xương, không nhánh bào tương
Câu 172. Tế bào nào sau đây bám trên bề mặt của miếng xương đang được hình thành ①
a. Hủy cốt bào
b. Tạo cốt bào
c. Tế bào xương
d. Cốt bào
Câu 173. Đặc điểm của tạo cốt bào ①
a. Là tế bào có nhiều nhân
b. Nằm trên miếng xương đang được hình thành
c. Có kích thước to hơn hủy cốt bào
d. Còn có tên gọi khác là cốt bào
Câu 174. Đặc điểm của tạo cốt bào ①
a. Hình bầu dục, bào tương ưa acid, hạt nhân nằm ở trung tâm
b. Hình bầu dục, bào tương ưa acid, hạt nhân lệch tâm
c. Hình bầu dục, bào tương ưa bazơ, hạt nhân nằm ở trung tâm
d. Hình bầu dục, bào tương ưa bazơ, hạt nhân lệch tâm
Câu 175. Đặc điểm của hủy cốt bào ①
a. Tế bào đơn nhân
b. Nằm trên miếng xương đang được hình thành
c. Nằm trên miếng xương đang được phá hủy
d. Nằm xen kẻ với tạo cốt bào
Câu 176. Tế bào nào sau đây có nhiều nhân ①
a. Cốt bào
b. Tạo cốt bào
c. Hủy cốt bào
d. Tế bào xương
Câu 177. Chọn phát biểu không đúng khi nói về hủy cốt bào ①
a. Là tế bào hủy xương
b. Là tế bào đơn nhân
c. Nằm trên miếng xương đang bị phá hủy

40
d. Có nhiều ở đường ăn mòn
Câu 178. Đặc điểm hình thái của hủy cốt bào ①
a. Hình dạng biến đổi
b. Màng tế bào nhẵn
c. Không chứa hệ thống lyzosom nội bào
d. Ty thể kém phát triển
Câu 184. Cấu trúc nào sau đây được sinh ra từ màng xương ①
a. Xương trong sụn
b. Sụn trong xương
c. Xương cốt mạc
d. Xương haver
Câu 185. Cấu trúc nào sau đây được sinh ra từ tủy tạo cốt ①
a. Xương trong sụn
b. Sụn trong xương
c. Xương cốt mạc
d. Xương haver
Câu 186. Đặc điểm cấu tạo của hệ thống Havers ①
a. Ống havers chứa mạch máu thần kinh và các lá xương xếp vòng
b. Ống havers không chứa mạch máu thần kinh và các lá xương xếp vòng
c. Ống havers chứa mạch máu thần kinh và các lá xương xếp dọc
d. Ống havers không chứa mạch máu thần kinh và các lá xương xếp dọc
Câu 190. Cho 2 mệnh đề sau: (A) Mô xương có cấu tạo gồm 3 loại tế bào. (B) Hủy cốt bào
có nguồn gốc từ mono bào ③
a. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) không có liên hệ nhân quả
c. (A) đúng, (B) sai
d. (A) sai, (B) đúng
Câu 191. Cho 2 mệnh đề sau: (A) Chất căn bản của mô xương nhiễm muối canxi phosphat.
(B) Xương có độ cứng chắc tạo bộ khung nâng đỡ cơ thể ③
a. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) không có liên hệ nhân quả
c. (A) đúng, (B) sai
d. (A) sai, (B) đúng
Câu 192. Cho 2 mệnh đề sau: (A) Hủy cốt bào là tế bào có nhiều nhân, hình dáng thay đổi
và có khả năng di động. (B) Chức năng của hủy cốt bào là tạo xương mới ③
a. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) không có liên hệ nhân quả
c. (A) đúng, (B) sai
d. (A) sai, (B) đúng

41
Câu 193. Cho 2 mệnh đề sau: (A) Thành phần cấu tạo của mô xương hoàn toàn là vô cơ.
(B) Chất nền xương ngấm muối canxi phosphat ③
a. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) không có liên hệ nhân quả
c. (A) đúng, (B) sai.
d. (A) sai, (B) đúng

Mục tiêu 5. Trình bày được phân loại mô xương và mô tả quá trình tạo xương

Câu 194. Theo giải phẫu học, mô xương được chia thành ①
a. Xương dài, xương trung, xương ngắn
b. Xương trung, xương ngắn, xương dẹt
c. Xương ngắn, xương dẹt, xương dài
d. Xương dẹt, xương dài, xương ngắn
Câu 195. Theo giải nguồn gốc tạo xương, mô xương được chia thành ①
a. Xương cốt mạc, xương havers
b. Xương cốt mạc, xương ống
c. Xương đặc, xương havers
d. Xương đặc, xương ống
Câu 205. Trong quá trình tạo xương trên mô hình sụn, màng sụn xuất hiện tuần thứ mấy
của thai kỳ ①
a. 6 - 7
b. 8 - 9
c. 10 - 11
d. 12 – 13
Câu 206. Trong quá trình tạo xương trên mô hình sụn, mạch máu cùng với những tạo cốt
bào xâm nhập vùng sụn nhiễm canxi ở giữa miếng sụn trong tuần thứ mấy của thai kỳ ①
a. 6
b. 7
c. 8
d. 9
Câu 207. Đặc điểm của quá trình tạo xương gián tiếp ①
a. Là quá trình tạo xương dài
b. Tạo trực tiếp từ một màng liên kết
c. Giai đoạn nguyên phát và thứ phát diễn ra đồng thời
d. Cần một khối sụn có hình dạng giống xương để phát triển thành xương mới

42
BÀI 4. MÔ CƠ

Mục tiêu 1. Mô tả được cấu tạo vi thể của 3 loại mô cơ: cơ trơn, cơ vân và cơ tim

1. Mô cơ có nguồn gốc từ ①
a. Nội bì phôi
b. Ngoại bì phôi
c. Trung bì phôi
d. Cả ba lá phôi
2. Tế bào cơ là tế bào biệt hóa cao để đảm nhận chức năng ①
a. Co rút, vận động
b. Vận chuyển oxy
c. Hô hấp
d. Miễn dịch
3. Trong tế bào cơ, bào quan nào sau đây phát triển để đảm bảo chức năng cho tế bào cơ ①
a. Nhân
b. Lysosom
c. Ty thể
d. Thể Nissl
5. Trong phân loại mô cơ, phát biểu nào sau đây không đúng ①
a. Cơ vân
b. Cơ tim
c. Cơ trơn
d. Cơ niêm
6. Thành phần nào sau đây không thuộc về cấu trúc của các sợi cơ ①
a. Siêu sợi Actin
b. Siêu sợi Myosin
c. Siêu sợi Actin và siêu sợi Myosin
d. Siêu sợi Collagen
7. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm tế bào cơ tim ①
a. Có 1 nhân hình bầu dục nằm chính giữa tế bào
b. Không có vân ngang
c. Có nhiều nhân nằm ở ngoài rìa của tế bào
d. Là cơ vân đặc biệt
8. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm tế bào cơ tim ①
a. Không có Sarcomere
b. Có vạch bậc thang
c. Chỉ có siêu sợi Actin
d. Chỉ có siêu sợi Myosin
9. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm tế bào cơ tim ①

43
a. Không có vân tối, vân sáng
b. Có siêu sợi Actin, siêu sợi Myosin và tạo thành lồng Krausse
c. Có nhiều nhân nằm ở rìa tế bào
d. Không có vạch bậc thang
10. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm tế bào cơ tim ①
a. Không có vân tối, vân sáng
b. Có siêu sợi Actin, siêu sợi Myosin và tạo thành lồng Krausse
c. Có nhiều nhân nằm ở rìa tế bào
d. Không có vạch bậc thang
11. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm tế bào cơ tim ①
a. Không có vân tối, vân sáng
b. Chỉ có siêu sợi Myosin
c. Có 1 – 2 nhân nằm giữa tế bào
d. Không có vạch bậc thang
12. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm tế bào cơ tim ①
a. Không có vân tối, vân sáng
b. Vận động không theo ý muốn
c. Có nhiều nhân nằm ở rìa tế bào
d. Không có vạch bậc thang
13. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm tế bào cơ tim ①
a. Không có vân tối, vân sáng
b. Chỉ có siêu sợi Actin và tạo thành lồng Krausse
c. Có nhiều nhân nằm ở rìa tế bào
d. Có bộ ba không hoàn chỉnh (diad)
14. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm tế bào cơ tim ①
a. Có lỗ lưới
b. Có vạch bậc thang
c. Có 1 - 2 nhân
d. Không có siêu sợi Actin
15. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm tế bào cơ tim ①
a. Không có lổ lưới
b. Có vạch bậc thang
c. Có 1 - 2 nhân
d. Thành lập được đơn vị co cơ
16. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm tế bào cơ tim ①
a. Có lỗ lưới
b. Có vạch bậc thang
c. Vận động theo ý muốn
d. Là cơ vân đặc biệt

44
17. Vạch bậc thang là cấu trúc chỉ có ở ①
a. Cơ trơn
b. Cơ vân và cơ tim
c. Cơ vân
d. Cơ tim
18. Cấu trúc đặc trưng của cơ tim ở chỗ nối 2 tế bào cơ tim kế tiếp nhau là ①
a. Vạch bậc thang
b. Vạch Z
c. Vạch H
d. Vạch M
19. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm tế bào cơ trơn ①
a. Không có vân tối, vân sáng
b. Chỉ có siêu sợi Actin
c. Thành lập được đơn vị co cơ
d. Vận động theo ý muốn
20. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm tế bào cơ trơn ①
a. Có vân tối, vân sáng
b. Có 1 nhân nằm giữa tế bào
c. Thành lập được đơn vị co cơ
d. Vận động theo ý muốn
23. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm tế bào cơ vân ①
a. Có nhiều nhân nằm ở giữa tế bào
b. Có 1 nhân nằm ở giữa tế bào
c. Có nhiều nhân nằm ở rìa tế bào
d. Có nhiều nhân nằm rải rác khắp tế bào
24. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm tế bào cơ vân ①
a. Có bộ ba không hoàn chỉnh (diad)
b. Vạch Z nằm giữa vạch H
c. Vạch H chia đĩa I ra làm 2 phần bằng nhau.
d. Có siêu sợi Actin, siêu sợi Myosin và tạo thành Sarcomer
29. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm tế bào cơ vân ①
a. Siêu sợi Myosin chỉ nằm trong vân sáng
b. Siêu sợi Myosin nằm phân nửa trong đĩa I và phân nửa trong đĩa A
c. Không có Sarcomer
d. Có bộ ba triad hoàn chỉnh
30. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm tế bào cơ vân ①
a. Có siêu sợi Myosin
b. Có siêu sợi Actin
c. Có siêu sợi Actin và siêu sợi Myosin

45
d. Không tạo thành Sarcomer
31. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm tế bào cơ vân ①
a. Còn được gọi là cơ bám xương (cơ xương)
b. Có bộ ba hoàn chỉnh (triad)
c. Vận động không theo ý muốn
d. Sắp xếp siêu sợi tạo thành Sarcomer
32. Cấu trúc nào sau đây không chứa cơ vân ①
a. Cơ thắt hậu môn
b. Cơ vận nhãn
c. Phế quản gian tiểu thùy
d. ¼ trên của thực quản
33. Chọn câu đúng khi nói về sự co cơ vân ①
a. Vạch H không thay đổi
b. Siêu sợi Myosin co ngắn lại
c. 2 đầu mút của 2 siêu sợi Actin tiến lại gần nhau hơn
d. Đĩa A ngắn lại
34. Câu nào sau đây đúng khi hiện tượng co cơ vân xảy ra ①
a. Đĩa A thay đổi
b. Vạch H ngắn lại
c. Đĩa I không thay đổi
d. Vạch Z biến mất
35. Chọn câu đúng khi nói về sự giãn cơ của cơ vân ①
a. Đĩa I không thay đổi
b. Siêu sợi Actin dài ra
c. Đĩa A không thay đổi
d. Siêu sợi Myosin trượt lên siêu sợi Actin
36. Chọn câu đúng khi phát biểu sự co hoặc giãn cơ vân thì ①
a. Đĩa I ngắn lại
b. Vạch M thay đổi
c. Đĩa I và vạch H thay đổi
d. Siêu sợi Myosin dài ra
37. Cho 2 mệnh đề sau: (A) Cơ vân là cơ bám xương. (B) Cơ vân vận động không theo ý
muốn. ③
a. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) không có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) có liên hệ nhân quả
c. (A) sai, (B) đúng
d. (A) đúng, (B) sai

46
38. Cho 2 mệnh đề sau: (A) Tế bào cơ vân là cơ có vân ngang sang tối theo chu kỳ. (B)
Siêu sợi actin và myosin trong tế bào cơ vân sắp xếp theo một trật tự nhất định để tạo đơn
vị co cơ. ③
a. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) không có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) có liên hệ nhân quả
c. (A) sai, (B) đúng
d. (A) đúng, (B) sai
39. Cho 2 mệnh đề sau: (A)Tế bào cơ có hệ thống ty thể rất phát triển. (B) Cơ trơn là cơ
vận động theo ý muốn. ③
a. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) không có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) có liên hệ nhân quả
c. (A) sai, (B) đúng
d. (A) đúng, (B) sai
40. Cho 2 mệnh đề sau: (A) Tế bào cơ tim có vân ngang sang tối theo chu kỳ. (B) Một số
tế bào trong mô cơ tim phát triển, biệt hóa chuyên trách về chức năng để tạo tế bào mô
nút trong hệ thống dẫn truyền. ③
a. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) không có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) có liên hệ nhân quả
c. (A) sai, (B) đúng
d. (A) đúng, (B) sai
41. Cho 2 mệnh đề sau: (A) Cơ trơn không có vân ngang sang tối theo chu kỳ. (B) Tế bào
cơ trơn không được cấu tạo từ 2 loại siêu sợi actin và myosin ③
a. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) không có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) có liên hệ nhân quả
c. (A) sai, (B) đúng
d. (A) đúng, (B) sai -> có myosin & actin nhưng kh tạo sactomer
42. Cho 2 mệnh đề sau: (A) Tế bào cơ có tính chuyên hóa rất cao để đảm nhiệm chức năng
co rút. (B) Hệ thống ống T nằm ngang ở cơ vân phục vụ cho chắc năng hô hấp tế bào sinh
sản ATP giúp cơ hoạt động. ③
a. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) không có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) có liên hệ nhân quả
c. (A) sai, (B) đúng
d. (A) đúng, (B) sai -> hệ thống T tạo bộ ba trial lan truyền xung động đều và đồng thời
43. Cho 2 mệnh đề sau: (A) Cơ trơn cắt ngang có nhiều nhân nằm ở rìa ngoài tế bào. (B)
Cơ tim có 1 đến 2 nhân nằm giữa tế bào. ③
a. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) không có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) có liên hệ nhân quả
c. (A) sai, (B) đúng
d. (A) đúng, (B) sai

47
44. Cho 2 mệnh đề sau: (A) Trên lát cắt ngang, tế bào cơ vân có nhiều nhân nằm rìa ngoài
tế bào (B) Cơ vân cắt dọc có thể quan sát thấy vân ngang sáng tối trên tiêu bản mô học. ③
a. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) không có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng, (A) (B) có liên hệ nhân quả
c. (A) sai, (B) đúng
d. (A) đúng, (B) sai

Mục tiêu 2: Trình bày đặc điểm mô sinh lý của 3 loại mô cơ

79. Đặc điểm cấu tạo hình thái của sợi cơ vân ①
a. Sợi cơ vân có dạng hình trụ, thon 2 đầu
b. Kích thước nhỏ với đường kính có thể đạt 0,05 mm và dài 0,5 cm
c. Sợi cơ vân có màng sợi cơ, cơ tương, nhân tuy nhiên vi sợi cơ kém phát triển
d. Bộ hai diad là cấu trúc điển hình liên quan chức năng cơ
80. Đặc điểm cấu tạo hình thái của sợi cơ vân ①
a. Sợi cơ vân có dạng hình trụ, phình to 2 đầu
b. Kích thước lớn với đường kính có thể đạt 0,1 mm và dài 12 cm
c. Sợi cơ vân có màng sợi cơ, cơ tương, nhân, tuy nhiên không phát triển hệ thống ống T
d. Bộ ba triad là cấu trúc không điển hình và ít liên quan chức năng cơ
81. Đặc điểm cấu tạo hình thái của sợi cơ vân ①
a. Sợi cơ vân có dạng hình thoi, thon nhọn 2 đầu
b. Kích thước lớn với đường kính có thể đạt 0,5 mm và dài 17 cm
c. Sợi cơ vân có màng sợi cơ, cơ tương, nhân, vi sợi cơ, hệ thống T và tế bào cơ kèm
d. Bộ ba triad là cấu trúc điển hình nhưng ít liên quan chức năng cơ
82. Đặc điểm cấu tạo hình thái của sợi cơ vân ①
a. Sợi cơ vân có dạng hình thoi, phình to 2 đầu
b. Kích thước nhỏ với đường kính có thể đạt 0,2 mm và dài 2 cm
c. Sợi cơ vân có bào quan kém phát triển
d. Bộ ba triad là cấu trúc điển hình liên quan chức năng cơ
83. Đặc điểm cấu tạo hình thái của sợi cơ vân ①
a. Màng sợi cơ là màng sinh học có màng đáy mỏng bọc ngoài
b. Có nhiều nhân, hình cầu, nằm ở trung tâm
c. Cơ tương chứa nhiều glucose, glycogen; ty thể và lưới nội bào kém phát triển
d. Tế bào cơ kèm nằm ở mặt bên của sợi cơ
98. Đặc điểm cấu tạo sợi cơ vân ①
a. Dưới kính hiển vi, sợi cơ có các vạch sáng/ vạch tối xen kẽ, phân bố không liên tục trên chiều
dài
b. Vạch sáng là băng A, vạch tối là băng I
c. Băng A, I được hình thành do trong sợi cơ có nhiều sợi nhỏ nằm dọc theo sợi cơ
d. Ở giữa băng A có vạch N ít bắt màu thuốc nhuộm

48
99. Đặc điểm cấu tạo sợi cơ vân ①
a. Dưới kính hiển vi, sợi cơ có các vạch sáng/ vạch tối xen kẽ, phân bố không liên tục trên
chiều ngang
b. Vạch sáng là băng N, vạch tối là băng H
c. Băng N, H được hình thành do trong sợi cơ có nhiều sợi nhỏ nằm dọc theo sợi cơ
d. Ở giữa băng A có vạch H ít bắt màu thuốc nhuộm
100. Đặc điểm cấu tạo vi sợi cơ vân ①
a. Mỗi vi sợi cơ có đường kính 0,5 - 1 µm
b. Vi sợi cơ không có vân ngang sáng tối theo chu kỳ
c. Một đoạn vi sợi cơ giới hạn bởi 2 vạch H gần nhau gọi là sarcomer
d. Mỗi sarcomer dài 4 - 6 micron được xem là đơn vị co cơ vân
101. Đặc điểm cấu tạo vi sợi cơ vân ①
a. Mỗi vi sợi cơ có đường kính 1,5 – 2,0 µm
b. Vi sợi cơ cũng có vân ngang, băng A đậm màu, băng I sáng màu
c. Một đoạn vi sợi cơ giới hạn bởi 2 vạch M gần nhau gọi là sarcomer
d. Mỗi sarcomer dài 5 - 7 micron được xem là đơn vị co cơ vân

BÀI 5. MÔ THẦN KINH - HỆ THẦN KINH

Mục tiêu 1: Trình bày được đặc điểm mô học và phân loại nơron

1. Mô thần kinh có những đặc điểm sau đây, NGOẠI TRỪ: ①


a. Là một loại mô cơ bản
b. Có 2 loại tế bào
c. Điều hòa hoạt động các mô, cơ quan trong cơ thể
d. Có nguồn gốc từ nội bì
2. Mô thần kinh gồm các tế bào sau, NGOẠI TRỪ: ①
a. Tế bào thần kinh
b. Tế bào thần kinh đệm
c. Tế bào thần kinh phụ
d. Nơron
3. Nguồn gốc của mô thần kinh từ lá phôi nào: ①
a. Ngoại bì
b. Trung bì
c. Nội bì
d. Trung bì trung gian
4. Mô thần kinh có vai trò nào sau đây: ①
a. Bao phủ mặt ngoài các cơ quan và cơ thể

49
b. Giúp cho cơ thể có hình dạng nhất định
c. Điều hòa hoạt động các mô và các cơ quan
d. Tạo thành các tuyến trong cơ thể
5. Hai loại tế bào mô thần kinh: ①
a. Tế bào thần kinh, tế bào thần kinh đệm
b. Tế bào thần kinh, tế bào liên kết
c. Tế bào thần kinh đệm, tế bào liên kết
d. Tế bào thần kinh, nơron
6. Tế bào nào sau đây là tế bào thuộc mô thần kinh: ①
a. Tế bào liên kết
b. Tế bào sợi
c. Tế Paneth
d. Nơron
13. Phát biểu sau đây về nơron, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Là đơn vị cấu tạo, chức năng của mô thần kinh
b. Là tế bào đã biệt hóa cao
c. Có 2 đặc tính cơ bản: cảm ứng và kích ứng -> dẫn truyền
d. Có 2 phần cấu tạo: thân và nhánh
14. Phát biểu sau đây về nơron, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Là đơn vị cấu tạo, chức năng của mô thần kinh
b. Là tế bào ít biệt hóa
c. Có 2 đặc tính cơ bản: cảm ứng và dẫn truyền
d. Có 2 phần cấu tạo: thân và nhánh
15. Phát biểu sau đây về nơron, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Là đơn vị cấu tạo, chức năng của mô thần kinh
b. Là tế bào đã biệt hóa cao
c. Có 2 đặc tính cơ bản: cảm ứng và dẫn truyền
d. Có 3 phần cấu tạo: thân và nhánh và trục
16. Phát biểu sau đây về nơron, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Theo chức năng, có 2 nơron
b. Là tế bào đã biệt hóa cao
c. Có 2 đặc tính cơ bản: cảm ứng và dẫn truyền
d. Là đơn vị cấu tạo, chức năng của mô thần kinh
18. Theo chức năng, nơron được phân thành những loại sau: ②
a. 2 loại: nơron cảm giác và nơron vận động
b. 2 loại: nơron dinh dưỡng và nơron liên hiệp
c. 3 loại: nơron vận động, nơron liên hiệp và nơron cảm giác
d. 3 loại: nơron vận động, nơron dinh dưỡng và nơron cảm giác
19. Theo chức năng, nơron được phân thành những loại sau, NGOẠI TRỪ: ②

50
a. Nơron cảm giác động
b. Nơron liên hiệp
c. Nơron vận động
d. Nơron dinh dưỡng
20. Nhân nơron có đặc điểm: ①
a. Chất nhiễm sắc mịn, bắt màu nhạt
b. Có nhiều nhân
c. Còn gọi là thể Nissl
d. Không có nhân con
21. Nhân nơron có đặc điểm: ①
a. Chất nhiễm sắc mịn, bắt màu đậm
b. Có nhiều nhân
c. Còn gọi là thể Nissl
d. Có nhân con
22. Phát biểu nào sau đây SAI khi nói về nhân nơron: ②
a. Mỗi nơron có một nhân
b. Nhân nằm ở các cực của nơron
c. Chất nhiễm sắc mịn, bắt màu nhạt
d. Có nhân con
26. Thể Nissl có chức năng gì: ①
a. Tổng hợp protein
b. Tổng hợp glucid
c. Tổng hợp lipid
d. Tổng hợp chất dẫn truyền xung thần kinh
27. Cấu trúc nào giúp nơron có khả năng tổng hợp protein mạnh, đáp ứng nhu cầu hoạt
động liên tục: ②
a. Nhân tế bào
b. Ty thể
c. Lưới nội bào trơn
d. Thể Nissl
28. Phát biểu nào sau đây SAI khi nói về thể Nissl: ②
a. Phân bố nhiều ở thân nơron
b. Là những vùng ưa màu bazơ đậm
c. Bản chất là lưới nội bào hạt và ribosom tự do
d. Chức năng tổng hợp chất dẫn truyền xung thần kinh
31. Siêu sợi trung gian có chức năng gì trong tế bào nơron: ①
a. Vận chuyển các chất từ vùng này đến vùng kia
b. Tổng hợp protein
c. Tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh
d. Duy trì hình dáng thân và các nhánh nơron

51
32. Siêu ống có chức năng gì trong tế bào nơron: ①
a. Vận chuyển các chất từ vùng này đến vùng kia
b. Tổng hợp protein
c. Tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh
d. Duy trì hình dáng thân và các nhánh nơron
33. Phần nào của nơron làm nhiệm vụ dinh dưỡng: ①
a. Thân nơron
b. Sợi nhánh
c. Sợi trục
d. Sợi nhánh và sợi trục
34. Thân của nơron có nhiệm vụ: ①
a. Dẫn xung thần kinh về thân nơron
b. Dẫn xung thần kinh đi khỏi nơron
c. Thường tạo nên phần tiền synap
d. Dinh dưỡng nơron
35. Sợi nhánh nơron có chức năng: ①
a. Dẫn xung thần kinh về thân nơron
b. Dẫn xung thần kinh đi khỏi nơron
c. Thường tạo nên phần tiền synap
d. Dinh dưỡng nơron
36. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG khi nói về sợi nhánh nơron: ②
a. Dẫn xung thần kinh về thân nơron
b. Mỗi nơron chỉ có 1 sợi nhánh
c. Ít khi phân nhánh
d. Là trung tâm dinh dưỡng
37. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG khi nói về sợi nhánh nơron: ②
a. Dẫn xung thần kinh đi khỏi nơron
b. Mỗi nơron chỉ có 1 sợi nhánh
c. Sợi nhánh thường ngắn
d. Ít khi phân nhánh
38. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG khi nói về sợi nhánh nơron: ②
a. Dẫn xung thần kinh đi khỏi nơron
b. Mỗi nơron chỉ có 1 sợi nhánh
c. Sợi nhánh thường là nhánh dài nhất
d. Phân nhánh nhiều
42. Đặc điểm của sợi nhánh nơron, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Dẫn xung thần kinh về thân nơron
b. Không chứa thể Nissl
c. Sợi nhánh thường ngắn

52
d. Phân nhánh nhiều
43. Sợi trục nơron có chức năng: ①
a. Dẫn xung thần kinh về thân nơron
b. Dẫn xung thần kinh đi khỏi nơron
c. Thường tạo nên phần hậu synap
d. Dinh dưỡng nơron
44. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG khi nói về sợi trục nơron: ②
a. Mỗi nơron thường chỉ có 1 sợi trục
b. Sợi trục thường ngắn
c. Phân nhánh nhiều
d. Dẫn xung thần kinh về thân nơron
45. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG khi nói về sợi trục nơron: ②
a. Mỗi nơron thường có nhiều sợi trục
b. Sợi trục thường là nhánh dài nhất
c. Phân nhánh nhiều
d. Dẫn xung thần kinh về thân nơron
46. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG khi nói về sợi trục nơron: ②
a. Mỗi nơron thường có nhiều sợi trục
b. Sợi trục thường ngắn
c. Ít phân nhánh
d. Dẫn xung thần kinh về thân nơron
47. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG khi nói về sợi trục nơron: ②
a. Có chứa nhiều túi synap ở cúc tận cùng
b. Sợi trục thường ngắn
c. Phân nhánh nhiều
d. Dẫn xung thần kinh về thân nơron
49. Phát biểu nào sau đây SAI khi nói về sợi trục nơron: ②
a. Mỗi nơron thường chỉ có 1 sợi trục
b. Sợi trục thường là nhánh dài nhất
c. Sợi trục thường ít phân nhánh
d. Dẫn xung thần kinh về thân nơron
50. Phát biểu nào sau đây SAI khi nói về sợi trục nơron: ②
a. Mỗi nơron thường chỉ có 1 sợi trục
b. Sợi trục thường là nhánh dài nhất
c. Sợi trục thường ít phân nhánh
d. Dẫn xung thần kinh về thân nơron
51. Phát biểu nào sau đây SAI khi nói về sợi trục nơron: ②
a. Mỗi nơron thường chỉ có 1 sợi trục
b. Sợi trục thường ngắn

53
c. Sợi trục thường ít phân nhánh
d. Dẫn xung thần kinh từ thân nơron đi đến tế bào khác
52. Sợi thần kinh có những đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ: ②
a. Không có chứa Golgi
b. Gồm sợi nhánh và sợi trục
c. Có lưới nội bào khá phong phú
d. Siêu ống khá phong phú
53. Dựa vào số nhánh, nơron được chia thành: ①
a. Hai loại
b. Ba loại
c. Bốn loại
d. Năm loại
56. Dựa vào số nhánh, nơron được chia thành các loại sau, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Nơron đa cực
b. Nơron một cực
c. Nơron hai cực
d. Nơron không sợi nhánh
57. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG khi nói về nơron đa cực: ②
a. Đa số các nơron trong cơ thể là nơron đa cực
b. Có một sợi nhánh
c. Có nhiều sợi trục
d. Không tạo nên điện thế hoạt động
62. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG khi nói về nơron hai cực: ②
a. Đa số các nơron trong cơ thể là nơron hai cực
b. Có nhiều sợi nhánh
c. Có hai sợi trục
d. Có ở võng mạc
63. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG khi nói về nơron hai cực: ②
a. Đa số các nơron trong cơ thể là nơron hai cực
b. Có một sợi nhánh
c. Có hai sợi trục
d. Không tạo nên điện thế hoạt động
64. Phát biểu nào sau đây SAI khi nói về nơron hai cực: ②
a. Đa số các nơron trong cơ thể là nơron hai cực
b. Có một sợi nhánh
c. Có một sợi trục
d. Có ở võng mạc, khứu giác, tai trong
65. Nơron hai cực có ở đâu, CHỌN CÂU SAI②
a. Võng mạc

54
b. Khứu giác
c. Nhân nhai cầu não
d. Tai trong
66. Phát biểu nào sau đây SAI khi nói về nơron một cực: ②
a. Gặp ở thời kỳ phôi thai
b. Cơ thể trưởng thành chỉ có ở nhân nhai cầu não
c. Có một sợi trục
d. Có một sợi nhánh
70. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG khi nói về nơron không sợi trục: ②
a. Không tạo nên điện thế động
b. Điều chỉnh sự thay đổi điện của các nơron ngoại biên
c. Đa số các nơron trong cơ thể là nơron không sợi trục
d. Cơ thể trưởng thành chỉ có ở nhân nhai cầu não
73. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG khi nói về nơron một cực giả: ②
a. Không tạo nên điện thế động
b. Có đoạn nhánh chung ở giữa sợi trục
c. Đa số các nơron trong cơ thể là nơron một cực giả
d. Điều chỉnh sự thay đổi điện của các nơron trung ương

Mục tiêu 2: Phân tích được cơ chế truyền xung động thần kinh ở sợi thần kinh

74. Có mấy loại sợi thần kinh: ①


a. 2 loại
b. 3 loại
c. 4 loại
d. 5 loại
75. Có mấy loại sợi thần kinh: ②
a. 2 loại: sợi thần kinh có bao myelin, sợi thần kinh không bao myelin
b. 2 loại: sợi thần kinh trần và sợi thần kinh có bao myelin
c. 3 loại: Sợi hướng tâm, sợi ly tâm và sợi liên hiệp
d. 3 loại: sợi thần kinh trần, sợi thần kinh có bao myelin, sợi thần kinh không bao myelin
76. Sợi thần kinh bao gồm các loại sau đây, NGOẠI TRỪ: ①
a. Sợi thần kinh trần
b. Sợi thần kinh không có myelin
c. Sợi thần kinh có bao myelin
d. Sợi thần kinh đệm
77. Đặc điểm của sợi thần kinh trần: ①
a. Không có vỏ bao
b. Là sợi trục hoặc sợi nhánh của nơron ấn lõm vào bào tương tế bào Schwann
c. Là những sợi trục được bao bởi tế bào thần kinh đệm vỏ bao

55
d. Tốc độ dẫn truyền xung thần kinh nhanh nhất
78. Đặc điểm của sợi thần kinh trần, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Không có vỏ bao
b. Gặp trong chất xám thần kinh trung ương
c. Tốc độ truyền xung động thần kinh nhanh nhất -> nhanh nhất là tk có bao myelin
d. Là tận cùng thần kinh trần ở ngoại vi
79. Đặc điểm của sợi thần kinh không có bao myelin: ①
a. Không có vỏ bao
b. Là sợi trục hoặc sợi nhánh của nơron ấn lõm vào bào tương tế bào Schwann
c. Là những sợi trục được bao bởi tế bào thần kinh đệm vỏ bao
d. Tốc độ dẫn truyền xung thần kinh nhanh nhất
80. Đặc điểm của sợi thần kinh không có bao myelin, CHỌN CÂU SAI: ③
a. Là sợi trục hoặc sợi nhánh của nơron
b. Ấn lõm vào bào tương tế bào Schwann
c. Tốc độ truyền xung động thần kinh chậm hơn sợi thần kinh có bao myelin
d. Không có vỏ bao
84. Quảng Ranvier có các đặc điểm sau đây, NGOẠI TRỪ: ③
a. Là đoạn sợi trục có bao myelin
b. Màng tế bào ngăn cách với môi trường xung quanh
c. Không hình thành được điện thế màng
d. Là nơi xãy ra hiện tượng khử cực khi dẫn truyền xung thần kinh
85. Nốt Ranvier là: ①
a. Đoạn sợi trục được bao myelin bao phủ
b. Là cúc tận cùng synap
c. Là nới tiếp giáp giữa màng trước và màng sau synap
d. Là chỗ tiếp giáp giữa hai quảng Ranvier
86. Nốt Ranvier có các đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ: ②
a. Là chỗ tiếp giáp giữa hai quảng Ranvier
b. Không có myelin
c. Là nơi xãy ra hiện tượng khử cực khi dẫn truyền xung thần kinh
d. Màng tế bào ngăn cách với môi trường xung quanh
88. Cách dẫn truyền xung thần kinh ở sợi thần kinh có bao myelin: ②
a. Sự khử cực màng lan truyền liên tục trên màng tế bào
b. Sự khử cực màng lan truyền theo kiểu nhảy cóc từ quảng Ranvier này sang quảng Ranvier
kế tiếp
c. Sự khử cực màng lan truyền theo kiểu nhảy cóc từ quảng Ranvier sang nốt Ranvier kế nó
d. Sự khử cực màng lan truyền theo kiểu nhảy cóc từ nốt Ranvier này sang nốt Ranvier kế tiếp
89. Cách dẫn truyền xung thần kinh ở sợi thần kinh có bao myelin, CHỌN CÂU SAI: ③
a. Dẫn truyền theo kiểu nhảy cóc

56
b. Tốc độ truyền xung động nhanh hơn gấp hàng chục đến hàng trăm lần sợi thần kinh không
có bao myelin
c. Bao myelin tạo nên những nốt Ranvier cách điện
d. Sự khử cực màng lan truyền theo kiểu nhảy cóc từ khoảng Ranvier này sang khoảng
Ranvier kế tiếp
90. Cách dẫn truyền xung thần kinh ở sợi thần kinh có bao myelin, CHỌN CÂU SAI: ③
a. Dẫn truyền theo kiểu nhảy cóc
b. Tốc độ truyền xung động nhanh hơn gấp hàng chục đến hàng trăm lần sợi thần kinh không
có bao myelin
c. Bao myelin làm tăng tính thấm của màng, giúp sự khử cực diễn ra nhanh hơn
d. Sự khử cực màng lan truyền theo kiểu nhảy cóc từ nốt Ranvier này sang nốt Ranvier kế tiếp
92. Phát biểu nào sau đây SAI khi nói về bao myelin: ②
a. Bao myelin có 2 lớp
b. Lớp trong là do sự cuộn chặt nhiều lượt của màng tế bào thần kinh đệm vỏ bao
c. Lớp giữa là nhân tế bào thần kinh đệm vỏ bao
d. Lớp ngoài là bào tương tế bào thần kinh đệm vỏ bao
93. Hiện tượng khử cực xảy ra khi các ion: ①
a. Na+ đi từ trong ra ngoài màng
b. Na+ đi từ ngoài vào trong màng
c. K+ đi từ ngoài vào trong màng
d. Không có sự di chuyển ion K+
94. Giá trị điện thế màng tế thần kinh ở trạng thái tĩnh: ①
a. 70mV
b. -70mV
c. 90mV
d. -90mV
95. Điện thế màng có được là do: ①
a. Nồng độ ATP trong và ngoài màng khác nhau
b. Cấu trúc trong và ngoài màng khác nhau
c. Nồng độ K+, Na+, Cl- trong và ngoài màng khác nhau
d. Sự biệt hóa cao của màng tế bào nơron
96. Các mô tả sau về sự dẫn truyền xung động thần kinh là đúng, NGOẠI TRỪ: ②
a. Sợi thần kinh trần dẫn truyền xung nhanh nhất
b. Sợi thần kinh có myelin dẫn truyền theo cơ chế nhảy cóc
c. Sợi thần kinh không myelin dẫn truyền chậm hơn sợi có myelin
d. Sợi thần kinh trần dẫn truyền chậm hơn sợi có myelin
97. Phát biểu nào sau đây đúng về sự dẫn truyền xung động thần kinh: ②
a. Sợi thần kinh trần dẫn truyền xung nhanh nhất
b. Sợi thần kinh có myelin dẫn truyền xung nhanh nhất
c. Sợi thần kinh không myelin dẫn truyền xung nhanh nhất
d. Sợi thần kinh không myelin dẫn truyền theo kiểu nhảy cóc

57
98. Synap là cấu trúc: ①
a. Còn gọi là khớp thần kinh
b. Truyền xung động thần kinh từ nơron này sang nơron khác
c. Truyền xung động thần kinh từ nơron sang tế bào hiệu ứng
d. Tất cả đúng
99. Túi synap phân bố ở: ①
a. Tiền synap
b. Hậu synap
c. Khe synap
d. Có ở tiền synap và khe synap
100. Khe synap là cấu trúc: ①
a. Là khoảng hẹp nằm giữa 2 màng tiền synap và hậu synap
b. Nằm trên bề mặt cúc tận cùng
c. Chứa các túi synap
d. Trên bề mặt có các recepter tiếp nhận chất dẫn truyền thần kinh
101. Xung động thần kinh truyền qua synap: ①
a. Từ tiền synap sang hậu synap
b. Từ hậu synap sang tế bào hiệu ứng
c. Từ hậu synap sang tiền synap
d. Có thể theo nhiều chiều
102. Phát biểu về tiền synap, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Thường là tận cùng của sợi trục
b. Trong bào tương chứa nhiều ty thể, siêu sợi thần kinh
c. Chứa nhiều túi synap
d. Màng có nhiều receptor của chất trung gian dẫn truyền thần kinh
104. Theo cơ chế dẫn truyền, synap được chia thành: ①
a. Synap hóa học và synap vật lý
b. Synap hóa học và synap điện
c. Synap sinh học và synap điện
d. Synap sinh học và synap vật lý
105. Đặc điểm của synap điện: ①
a. Không có khe synap
b. Dẫn truyền xung động thân kinh dựa vào chất trung gian
c. Có nhiều liên kết khe giữa 2 màng synap
d. Có nhiều túi synap
106. Cơ chế dẫn truyền xung động thần kinh qua synap hóa học, CHỌN CÂU SAI: ③
a. Xung thần kinh đến tiền synap làm kênh canxi mở, ion canxi đi vào phần cúc synap
b. Túi synap gắn vào và hòa màng với màng trước synap, chất dẫn truyền thần kinh đổ vào
khe synap

58
c. Chất dẫn truyền thần kinh gắn vào recepter ở màng hậu synap, làm thay đổi tính thấm
của màng hậu synap và hình thành điện thế động
d. Xung thần kinh truyền trực tiếp từ màng tiền synap qua mang hậu synap nhờ các
liên kết khe.
107. Cơ chế dẫn truyền xung động thần kinh qua synap điện: ②
a. Xung thần kinh đến tiền synap làm kênh canxi mở, ion canxi đi vào phần cúc synap
b. Túi synap gắn vào và hòa màng với màng trước synap, chất dẫn truyền thần kinh đổ vào
khe synap
c. Chất dẫn truyền thần kinh gắn vào recepter ở màng hậu synap, làm thay đổi tính thấm
của màng hậu synap và hình thành điện thế động
d. Xung thần kinh truyền trực tiếp từ màng tiền synap qua mang hậu synap nhờ các liên kết
khe.
108. Sợi thần kinh có myelin có các đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ: ②
a. Có các vòng thắt Ranvier
b. Dẫn truyền xung thần kinh rất chậm
c. Sự khử cực theo kiểu nhảy cóc
d. Có các tế bào thần kinh đệm bao quanh
109. Bao myelin có đặc điểm: ②
a. Cách điện
b. Liên tục suốt chiều dài của sợi thần kinh
c. Làm cho dẫn truyền xung thần kinh chậm hơn
d. Thường bao quanh sợi nhánh nơron

Mục tiêu 3: Mô tả cấu tạo và chức năng chính của các loại tế bào thần kinh đệm

110. Tế bào nào sau đây là tế bào thần kinh đêm, CHỌN CÂU SAI: ①
a. Tế bào sao
b. Tế bào ít nhánh
c. Chu bào
d. Tế bào Schwann
112. Tế bào sao được phân thành những loại nào: ①
a. Tế bào sao nguyên sinh, tế bào sao trưởng thành
b. Tế bào sao sợi, tế bào sao trưởng thành
c. Tế bào sao nguyên sinh, tế bào sao sợi
d. Tế bào sao nguyên sinh, nguyên bào sợi
113. Đặc điểm của tế bào sao nguyên sinh, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Nhiều nhánh ngắn
b. Phân nhánh nhiều
c. Khu trú trong chất xám
d. Tạo được bao myelin-> tạo myelin do tb nhánh & tb schwan

59
114. Đặc điểm của tế bào sao sợi, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Các nhánh dài
b. Ít phân nhánh
c. Khu trú trong chất trắng
d. Tạo được bao myelin
118. Tế bào thần kinh đệm có thể tạo thành bao myelin cho sợi thần kinh là: ①
a. Schwann
b. Vi bào đệm
c. Tế ít nhánh
d. Tế bào ít nhánh và Schwann
119. Tế bào tạo thành bao myelin cho sợi thần kinh trung ương là: ①
a. Tế bào ít nhánh
b. Vi bào đệm
c. Tế bào sao
d. Schwann
120. Tế bào tạo thành bao myelin cho sợi thần kinh ngoại biên là: ①
a. Tế bào ít nhánh
b. Vi bào đệm
c. Tế bào sao
d. Schwann
121. Các phát biểu sau đây về vi bào đệm, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Có ở chất xám và chất trắng của thần kinh trung ương
b. Trong bào tương có nhiều lysosome
c. Là một loại đại thực bào của mô thần kinh
d. Góp phần tạo hàng rào máu - não
122. Hàng rào máu - não bao gồm, CHỌN CÂU SAI: ①
a. Lớp tế bào nội mô
b. Màng đáy
c. Chu bào
d. Các nhánh của tế bào ít nhánh
123. Chức năng của hàng rào máu - não, CHỌN CÂU SAI: ③
a. Ngăn cách các nơron với dòng máu
b. Bảo vệ mô thần kinh khỏi các chất độc hại
c. Duy trì tính hằng định của dịch trong mô thần kinh
d. Tiêu diệt tế bào lạ
124. Vi bào đệm có đặc điểm nào: ①
a. Có nguồn gốc Lympho bào
b. Tạo bao cho sợi thần kinh
c. Có khả năng thực bào-> bản chất đại thực bào

60
d. Chỉ có trong chất xám
125. Tế bào nào tạo thành hàng rào máu - não: ①
a. Tế bào ít nhánh
b. Vi bào đệm
c. Tế bào Schwann
d. Tế bào sao
126. Bao myelin có bản chất là: ①
a. Lipoprotein
b. Glycoprotein
c. Lipid
d. Keratohyalin
127. Tế bào ít nhánh có các đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ: ②
a. Có ở thần kinh trung ương
b. Tạo bao myelin cho sợi thần kinh
c. Một tế bào có thể tạo bao myelin cho nhiều sợi trục
d. Chỉ có ở chất xám
128. Tế bào biểu mô nội tủy, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Là một loại tế bào thần kinh đệm
b. Lợp mặt trong ống nội tủy
c. Tế bào biểu mô đám rối màng mạch
d. Tham gia tạo hàng rào máu-não
129. Hàng rào máu-não gồm các thành phần sau, NGOẠI TRỪ: ②
a. Lớp tế bào nội mô
b. Màng đáy
c. Các nhánh của tế bào sao
d. Các bè nhánh của vi bào đệm
Mục tiêu 4: Mô tả được cấu tạo mô học của các cơ quan thần kinh trung ương và ngoại
biên

132. Đặc điểm của hệ thần kinh trung ương: ①


a. Gồm chất xám và chất trắng
b. Chứa nhiều mô liên kết
c. Khá cứng chắc
d. Sự phân bố của chất trắng và chất xám giống nhau ở các cơ quan
133. Về mặt mô học, chất xám thần kinh trung ương được cấu tạo chủ yếu bởi: ①
a. Thân các nơron
b. Các sợi nhánh nơron
c. Các sợi trục nơron
d. Các tế bào thần kinh đệm

61
134. Chất xám tủy sống có các đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ: ②
a. Nhiều tế bào Schwann
b. Nằm bên trong chất trắng
c. Ở trung tâm có ống nội tủy
d. Chứa các thân nơron
137. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG về hệ thần kinh trung ương: ②
a. Gồm dây thần kinh và hạch thần kinh
b. Cấu tạo chủ yếu từ mô thần kinh, ít mô liên kết
c. Khá cứng chắc
d. Sự phân bố của chất trắng và chất xám giống nhau ở các cơ quan
138. Đặc điểm của hệ thần kinh trung ương, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Gồm chất xám và chất trắng
b. Cấu tạo chủ yếu từ mô thần kinh, ít mô liên kết
c. Kết cấu mềm nhão
d. Không có màng bảo vệ
139. Chất trắng tủy sống có đặc điểm nào sau đây: ①
a. Có nhiều thân nơron hình sao
b. Bao bọc bên ngoài chất xám
c. Có nhiều tế bào schwann
d. Không có tế bào ít nhánh
140. Đặc điểm của chất trắng tủy sống: ①
a. Có nhiều thân nơron hạt nhỏ
b. Nằm ở bên trong vỏ xám
c. Có nhiều tế bào thần kinh đệm loại biểu mô
d. Có các tế bào ít nhánh
141. Trong tủy sống, thân các nơron vận động phân bố ở: ①
a. Sừng trước
b. Sừng sau
c. Sừng bên
d. Sừng bên và sừng sau
149. Ở vỏ đại não, chọn thứ tự đúng: ①
a. Lớp phân tử nằm trong cùng
b. Lớp tháp ngoài nằm ngoài cùng
c. Lớp tháp trong trong nằm trong cùng
d. Lớp đa hình tiếp giáp với chất trắng
150. Đặc điểm cấu tạo của lớp phân tử của vỏ đại não, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Có rất ít thân nơron
b. Nhiều tế bào thần kinh đệm
c. Các sợi thần kinh chạy vuông góc với vỏ não

62
d. Có ở hầu hết các vùng vỏ não
151. Cấu trúc màng não tủy nằm ngoài cùng là: ①
a. Màng nhện
b. Màng cứng
c. Màng mềm
d. Màng nuôi
152. Cấu trúc màng não nằm sát nhu mô não là: ①
a. Màng nhện
b. Màng cứng
c. Màng mềm
d. Màng mạch
153. Tế bào Bezt là loại nơron: ①
a. Nhỏ nhất
b. Lớn nhất
c. Dài nhất
d. Không có nhân
154. Tế bào Bezt nằm ở lớp nào của vỏ đại não: ①
a. Lớp phân tử
b. Lớp tháp ngoài
c. Lớp tháp trong
d. Lớp đa hình
155. Lớp hạt của vỏ tiểu não có chứa nhiều tế bào: ①
a. Bezt
b. Giỏ
c. Purkinje
d. Golgi
162. Trong bệnh lý tụ máu ngoài màng cứng, khối máu tụ có đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ:
a. Nằm giữa màng cứng và xương sọ
b. Khối máu tụ khu trú, do không lan qua được các đường khớp
c. Trên film CT-scan, khối máu thường có dạng lồi 2 mặt -> dưới màng cứng
d. Có xu hướng lan rộng
163. Trong bệnh lý tụ máu ngoài dưới cứng, khối máu tụ nằm ở đâu: ③
a. Giữa màng cứng và màng nhện
b. Giữa màng nhện và màng nuôi
c. Giữa màng nuôi và nhu mô nào
d. Giữa màng cứng và xương sọ
164. Trong bệnh lý tụ máu ngoài dưới cứng, khối máu tụ có đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ: ③
a. Nằm giữa màng cứng và màng nhện
b. Lan qua được các đường khớp
c. Trên film CT-scan, khối máu thường có dạng lồi 2 mặt
d. Có xu hướng lan rộng

63
165. Bè nhện là cấu trúc nối giữa: ①
a. Màng cứng với màng nhện
b. Màng cứng với màng nuôi
c. Màng nhện với màng nuôi
d. Màng nuôi với chất xám
166. Dịch não - tủy chứa trong các nơi sau, NGOẠI TRỪ: ②
a. Não thất
b. Khoang dưới màng cứng
c. Khoang dưới màng nhện
d. Ống nội tủy
167. Khoang dưới nhện là khoang được giới hạn bởi: ②
a. Màng cứng với màng nhện
b. Màng cứng với màng nuôi
c. Màng nhện với màng nuôi
d. Màng nuôi với chất xám
177. Kể tên 3 lớp của chất xám tiểu não theo thứ tự từ ngoài vào trong: ②
a. Lớp phân tử, lớp tế bào Purkinje, lớp hạt
b. Lớp tế bào Purkinje, lớp hạt, lớp phân tử
c. Lớp hạt, lớp tế bào Purkinje, lớp phân tử
d. Lớp hạt, lớp phân tử, lớp tế bào Purkinje
180. Đặc điểm cấu tạo của lớp tế bào Purkinjie: ①
a. Là lớp trong cùng của chất xám tiểu não
b. Nhiều sợi thần kinh, ít thân tế bào thần kinh
c. Gồm 1 hàng tế bào thần kinh lớn, hình trái lê
d. Nhiều thân tế bào thần kinh nhỏ, một ít tế bào Golgi
181. Đặc điểm cấu tạo của lớp phân tử: ①
a. Là lớp ngoài cùng của chất xám tiểu não
b. Nhiều sợi thần kinh, ít thân tế bào thần kinh
c. Gồm 1 hàng tế bào thần kinh lớn, hình trái lê
d. Nhiều thân tế bào thần kinh nhỏ, một ít tế bào Golgi
182. Đặc điểm cấu tạo của lớp phân tử, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Là lớp ngoài cùng của chất xám tiểu não
b. Nhiều sợi thần kinh, ít thân tế bào thần kinh
c. Chứa một số nơron nhỏ như tế bào giỏ
d. Một ít tế bào Golgi
183. Đặc điểm cấu tạo của lớp hạt, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Là lớp ngoài cùng của chất xám tiểu não
b. Gồm 1 hàng tế bào thần kinh lớn, hình trái lê (2 câu sai)
c. Nhiều thân tế bào thần kinh nhỏ

64
d. Một ít tế bào Golgi
184. Kê tên các nhân xám dưới vỏ của tiểu não: ①
a. Nhân răng, nhân mái, nhân cầu, đồi thị
b. Nhân cầu, nhân nút, đồi thị, thể vân
c. Nhân nút, nhân răng, nhân mái, thể vân
d. Nhân răng, nhân cầu, nhân mái, nhân nút
188. Dây thần kinh ngoại biên có các thành phần sau, NGOẠI TRỪ: ②
a. Sợi thần kinh có myelin
b. Sợi thần kinh không có myelin
c. Tế bào Schwann
d. Tế bào ít nhánh
189. Đặc điểm của hạch thần kinh não tủy: ①
a. Chứa các nơron đa cực
b. Chứa các nơron một cực
c. Chứa thân nơron một cực giả
d. Chứa thân nơron cảm giác
190. Các tiểu thể thần kinh sau đây nằm trong mô liên kết, NGOẠI TRỪ: ②
a. Meissner
b. Pacini
c. Ruffini
d. Merkel
191. Các đặc điểm của tiểu thể Meissner, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Có dạng hình trứng
b. Gặp ở các nhú chân bì
c. Tập trung nhiều ở các nơi có xúc giác nhạy cảm
d. Chức năng cảm giác về áp lực
197. Đặc điểm của tiểu thể Pacini: ①
a. Có ở nhú chân bì
b. Có dạng hình cầu
c. Chức năng cảm giác về áp lực
d. Bao liên kết bao quanh chứa nhiều tế bào ít nhánh
198. Các đặc điểm của tiểu thể Krause, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Có ở vùng hạ bì da và quanh gân cơ bắp
b. Có bao liên kết mỏng
c. Chức năng cảm giác xúc giác
d. Đầu thần kinh tỏa ra thành chùm
199. Chức năng của tiểu thể Krause: ①
a. Cảm giác xúc giác
b. Cảm giác về áp lực

65
c. Cảm giác nông
d. Cảm giác đè ép, co kéo
200. Các đặc điểm của tiểu thể Ruffini, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Có ở vùng hạ bì da
b. Có bao liên kết xơ ngoài cùng
c. Chức năng cảm giác đè ép, co kéo
d. Đầu thần kinh tỏa ra thành chùm

BÀI 6. HỆ TIM MẠCH


Mục tiêu 1: Mô tả được cấu tạo mô học của tim, động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

1. Đặc điểm chung của hệ tim mạch: ①


a. Bên ngoài ống luôn được lót bởi một lớp tế bào nội mô
b. Thành có cấu tạo 3 lớp áo
c. Mạch càng nhỏ, các lớp áo càng giảm dần, mao mạch chỉ còn lớp áo ngoài
d. Các mạch bạch huyết thành dày hơn mạch máu
2. Đặc điểm chung của hệ tim mạch: ①
a. Bên trong lòng ống luôn được lót bởi một lớp tế bào nội mô
b. Thành có 4 lớp áo
c. Mạch càng nhỏ, các lớp áo càng giảm dần, mao mạch chỉ còn lớp áo ngoài
d. Các mạch bạch huyết thành dày hơn mạch máu
3. Đặc điểm chung của hệ tim mạch: ①
a. Bên ngoài ống luôn được lót bởi một lớp tế bào nội mô
b. Thành có 4 lớp áo
c. Mạch càng nhỏ, các lớp áo càng giảm dần, mao mạch chỉ còn lớp áo ngoài
d. Các mạch bạch huyết thành rất mỏng
4. Đặc điểm chung của hệ tim mạch: ①
a. Bên ngoài ống luôn được lót bởi một lớp tế bào nội mô
b. Thành có 4 lớp áo
c. Mạch càng nhỏ, các lớp áo càng giảm dần, mao mạch chỉ còn lớp tế bào nội mô
d. Các mạch bạch huyết thành dày hơn mạch máu

7. Lớp trong cùng của tim là biểu mô gì: ①


a. Lát đơn
b. Vuông đơn
c. Lát tầng
d. Vuông tầng
8. Lớp áo giữa ở tim còn là: ①
a. Nội tâm mạc
b. Ngoại tâm mạc

66
c. Cơ tim
d. Khoang màng ngoài tim
9. Đặc điểm của lớp áo trong tim, NGOẠI TRỪ: ②
a. Còn gọi là nội tâm mạc
b. Là lớp thanh mạc mỏng lợp mặt trong cơ tim, ngoại trừ các thừng gân-> kể cả thừng gân, van
tim
c. Gồm 3 lớp: nội mô, dưới nội mô và lớp sâu
d. Van tim là nếp gấp của nội tâm mạc
10. Áo ngoài của tim có các đặc điểm, NGOẠI TRỪ: ②
a. Còn gọi là ngoại tâm mạc
b. Gồm 2 lá: lá thành và lá tạng
c. Giữa 2 lá là khoang màng ngoài tim
d. Chứa hệ thống dẫn truyền xung động tim
11. Trong bệnh lý tràn dịch mang ngoài tim, dịch tích tụ ở đâu: ③
a. Giữa lá tạng và cơ tim
b. Giữa lá thành và lá tạng của ngoại tâm mạc
c. Giữa lá thành và thành ngực
d. Lớp dưới nội mô của áo trong
12. Màng ngăn chun ngoài nằm ở đâu trên thành của động mạch: ①
a. Là ranh giới giữa áo trong và áo giữa
b. Là ranh giới giữa áo trong và áo ngoài
c. Là ranh giới giữa áo giữa và áo ngoài
d. Là ranh giới giữa áo ngoài và mô ngoài mạch máu
13. Lớp áo trong của động mạch có chứa cấu trúc: ①
a. Màng ngăn chun trong
b. Màng ngăn chun ngoài
c. Lớp cơ rất dày
d. Lớp cơ rất mỏng
17. Câu nào sau đây đúng khi nói về áo giữa của động mạch: ①
a. Nằm giữa áo trong và áo ngoài, chứa cơ vân và mô liên kết là chủ yếu
b. Có giới hạn bởi màng ngăn chun trong và màng ngăn chun ngoài
c. Có nhiều sợi chun, lá chun và ít sợi tạo keo
d. Mạch càng bé thì càng ít cơ và nhiều sợi chun
18. Đặc điểm của lớp áo trong động mạch: ①
a. Có 3 lớp -> lớp nội mô, lớp dưới nội mô, màng ngăn chun trong
b. Màng ngăn chun trong là lớp trong cùng
c. Lớp nội mô bản chất là biểu mô vuông đơn
d. Lớp dưới nội mô là mô liên kết dày, nhiều tế bào liên kết
19. Đặc điểm của lớp áo trong động mạch: ①
a. Bao gồm 4 lớp
b. Màng ngăn chun trong là lớp trong cùng

67
c. Lớp nội mô bản chất là biểu mô vuông đơn
d. Lớp dưới nội mô là mô liên thưa, tế bào ít biệt hóa
24. Đặc điểm của lớp áo trong động mạch, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Có 3 lớp
b. Màng ngăn chun trong là một lá chun nằm giữa lớp dưới nội mô và áo giữa
c. Lớp nội mô bản chất là biểu mô vuông đơn
d. Lớp dưới nội mô là mô liên kết thưa, tế bào ít biệt hóa
25. Áo giữa động mạch có đặc điểm: ①
a. Nằm giữa màng ngăn chun trong và màng ngăn chun ngoài
b. Là lớp mỏng nhất của thành động mạch
c. Thành phần nhiều sợi cơ vân, sợi liên kết và lá chun
d. Bao gồm màng ngăn chun trong
26. Áo giữa động mạch có đặc điểm: ①
a. Tiếp xúc trực tiếp của dòng máu
b. Là lớp dày nhất của thành động mạch
c. Thành phần nhiều sợi cơ vân, sợi liên kết và lá chun
d. Bao gồm màng ngăn chun trong
30. Phát biểu nào sau đây về lớp áo giữa, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Tiếp xúc trực tiếp dòng máu
b. Ngăn cách với lớp áo ngoài bởi màng ngăn chun ngoài
c. Thành phần nhiều sợi cơ trơn, sợi liên kết và lá chun
d. Thành phần chun và cơ trơn của áo giữa là đặc điểm chính để phân loại động mạch
31. Đặc điểm lớp áo ngoài động mạch: ①
a. Cấu tạo 3 lớp -> áo trong đm
b. Là lớp dày nhất của thành động mạch
c. Là lớp mô liên kết khá dày
d. Thành phần nhiều sợi cơ trơn
32. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG khi nói về tĩnh mạch: ①
a. Có cấu tạo 4 lớp
b. Thành của tĩnh mạch dày hơn động mạch cùng cấp
c. Không có màng ngăn chun trong
d. Áo giữa là lớp dày nhất ở thành tĩnh mạch
33. Đặc điểm cấu tạo tĩnh mạch: ①
a. Có cấu tạo gồm 4 lớp
b. Thành mỏng hơn động mạch cùng cấp
c. Các lá chun phát triển
d. Tất cả tĩnh mạch đều có van
34. Đặc điểm cấu tạo tĩnh mạch, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Có cấu tạo gồm 3 lớp khá giống động mạch

68
b. Thành mỏng hơn động mạch cùng cấp
c. Lá chun ít phát triển, chỉ có màng ngăn chun trong
d. Áo giữa, các sợi cơ trơn xếp thành bó
38. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của mao mạch, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Là những mạch máu nhỏ và mỏng nhất
b. Thành mao mạch tạo thành hàng rào sinh học máu - mô
c. Là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và mô
d. Kích thước mao mạch gần như nhau ở tất cả các cơ quan
41. Chức năng của mao mạch: ①
a. Thu gom dịch kẽ gian bào
b. Dẫn chuyển dịch bạch huyết từ mô về tĩnh mạch
c. Là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và mô
d. Là nơi dự trữ máu
42. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG về chức năng của mao mạch: ②
a. Thu gom dịch kẽ gian bào
b. Dẫn chuyển dịch bạch huyết từ mô về tĩnh mạch
c. Thành mao mạch tạo thành hàng rào sinh học máu - mô
d. Là nơi dự trữ máu
43. Đặc điểm nào sau đây để phân biệt động mạch với tĩnh mạch cùng cấp: ①
a. Thành của động mạch dày hơn
b. Thành của động mạch không có áo ngoài
c. Lớp áo trong của động mạch dày hơn -> áo giữa
d. Động mạch không có mạch của mạch
46. Trong bệnh xơ vữa động mạch, mảng xơ vữa bắt đầu hình thành ở đâu: ③
a. Lớp áo giữa
b. Lớp áo ngoài
c. Màng ngăn chun trong
d. Lớp nội mô
47. Bệnh xơ vữa mạch xãy ra ở đâu: ③
a. Xãy ra ở tất cả các động mạch
b. Chỉ có ở tĩnh mạch
c. Có ở cả động mạch và tĩnh mạch
d. Chỉ xãy ra ở các động mạch lớn và vừa, có áp lực máu mạnh

Mục tiêu 2: Trình bày được đặc điểm phan loại của các động mạch, tĩnh mạch và mao
mạch

48. Theo mô học, động mạch được chia thành mấy loại: ①
a. 2 loại
b. 3 loại
c. 4 loại

69
d. 5 loại
49. Theo mô học, động mạch được chia thành: ②
a. Động mạch xơ, động mạch chun, tiểu động mạch
b. Động mạch chun, động mạch cơ, tiểu động mạch
c. Động mạch xơ, động mạch chun, động mạch cơ
d. Động mạch chun, động mạch cơ, động mạch chi
50. Đặc điểm của động mạch chun, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Là những động mạch lớn, gần tim
b. Áo trong dày, tế bào nội mô lớn
c. Áo giữa có rất nhiều lá chun
d. Áo ngoài dày hơn áo giữa
51. Phát biểu nào sau đây SAI khi nói về động mạch chun: ②
a. Là những động mạch lớn, gần tim
b. Áo trong tương đối mỏng, tế bào nội mô nhỏ
c. Áo giữa có rất nhiều lá chun
d. Áo ngoài mỏng hơn áo giữa, có nhiều mạch và thần kinh của mạch
57. Đặc điểm của động mạch cơ, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Là động mạch có kích trung bình và nhỏ
b. Áo trong tương đối mỏng, tế bào nội mô kích thước lớn
c. Áo giữa rất dày, nhiều lớp cơ trơn
d. Bao gồm phần lớn động mạch thân, chi, nội tạng
58. Đặc điểm của động mạch cơ: ②
a. Là động mạch có kích trung bình và nhỏ
b. Áo trong rất dày, tế bào nội mô kích thước lớn
c. Áo giữa tương đối mỏng, nhiều lớp cơ trơn
d. Bao gồm động mạch cánh tay đầu, động mạch dưới đòn
61. Đặc điểm của tiểu động mạch, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Là các nhánh động mạch nhỏ
b. Ở những động mạch nhỏ, áo trong chỉ còn lớp nội mô tựa trên màng đáy
c. Áo giữa chỉ còn vài lớp tế bào cơ trơn
d. Lớp áo ngoài dày hơn áo giữa
64. Đặc điểm của động mạch xơ, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Lớp áo giữa không có hoặc rất ít cơ trơn
b. Lớp dưới nội mô phát triển, gắn chặt mô liên kết xung quanh
c. Bao gồm tĩnh mạch màng cứng, võng mạc mắt, lách
d. Áo ngoài dày, nhiều mạch của mạch
65. Đặc điểm cấu tạo của tĩnh mạch cơ, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Lớp áo giữa chủ yếu là cơ trơn
b. Áo ngoài dày, nhiều mạch của mạch

70
c. Lớp áo giữa, cơ trơn hợp thành bó
d. Lớp dưới nội mô phát triển, gắn chặt mô liên kết xung quanh
69. Động mạch nào sau đây thuộc loại động mạch chun, NGOẠI TRỪ: ②
a. Động mạch chủ
b. Động mạch cảnh chung
c. Động mạch dưới đòn
d. Phần lớp động mạch thân
70. Động mạch nào sau đây thuộc loại động mạch cơ: ①
a. Động mạch chủ
b. Động mạch nội tạng
c. Động mạch dưới đòn
d. Động mạch thân cánh tay đầu
71. Động mạch nào sau đây thuộc loại động mạch cơ, NGOẠI TRỪ: ②
a. Động mạch chi
b. Động mạch nội tạng
c. Động mạch dưới đòn
d. Phần lớp động mạch thân
75. Mao mạch được phân thành các loại sau đây, NGOẠI TRỪ: ②
a. Mao mạch liên tục
b. Mao mạch có lỗ thủng
c. Mao mạch xơ
d. Mao mạch kiểu xoang
76. Theo mô học, mao mạch được phân thành 3 loại: ②
a. Mao mạch liên tục, mao mạch có lỗ thủng, mao mạch xơ
b. Mao mạch liên tục, mao mạch xơ, mao mạch kiểu xoang
c. Mao mạch liên tục, mao mạch có lỗ thủng, mao mạch kiểu xoang
d. Mao mạch có lỗ thủng, mao mạch kiểu xoang, mao mạch xơ
77. Đặc điểm của mao mạch liên tục, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Thường có chu bào bao bên ngoài
b. Màng đáy liên tục
c. Khe gian bào hẹp
d. Bào tương tế bào nội mô có các lỗ thủng nhỏ
81. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG khi nói về mao mạch liên tục: ②
a. Không có chu bào bao bên ngoài
b. Màng đáy liên tục
c. Khe gian bào rộng
d. Bào tương tế bào nội mô có lỗ thủng
82. Mao mạch liên tục phân bố nhiều ở mô, cơ quan sau, NGOẠI TRỪ: ②
a. Mô cơ

71
b. Mô mỡ
c. Chùm mao mạch tiểu cầu thận
d. Hệ thần kinh trung ương
83. Mao mạch liên tục phân bố nhiều ở mô, cơ quan sau: ①
a. Mô cơ, mô mỡ
b. Tủy tạo huyết
c. Chùm mao mạch tiểu cầu thận
d. Nhung mao ruột non
86. Đặc điểm cấu tạo của mao mạch có lỗ thủng: ①
a. Màng đáy vẫn liên tục
b. Tế bào nội mô liên tục
c. Khe gian bào hẹp
d. Không có chu bào
87. Đặc điểm cấu tạo của mao mạch có lỗ thủng, CHỌN CÂU SAI: ③
a. Màng đáy vẫn liên tục
b. Tế bào nội mô có lỗ thủng
c. Khe gian bào hẹp
d. Không có chu bào
91. Mao mạch có lỗ thủng có thể gặp ở, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Nhung mao ruột non
b. Tiểu cầu thận
c. Hệ thần kinh trung ương
d. Đám rối màng mạch
92. Đặc điểm cấu tạo của mao mạch kiểu xoang: ①
a. Lòng mao mạch rộng, không đều
b. Màng đáy vẫn liên tục
c. Khe gian bào hẹp
d. Có chu bào
93. Đặc điểm cấu tạo của mao mạch kiểu xoang: ①
a. Lòng mao mạch hẹp, đều
b. Màng đáy vẫn liên tục
c. Khe gian bào rộng
d. Có chu bào
94. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG khi nói về mao mạch kiểu xoang: ①
a. Bào tương tế bào nội mô liên tục-> có lỗ thủng
b. Màng đáy không liên tục hoặc không có màng đáy
c. Khe gian nội mô hẹp
d. Có chu bào
95. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG khi nói về mao mạch kiểu xoang: ①

72
a. Bào tương tế bào nội mô liên tục
b. Màng đáy vẫn liên tục
c. Khe gian nội mô hẹp
d. Không có chu bào bao ngoài
98. Đặc điểm cấu tạo của mao mạch kiểu xoang, CHỌN CÂU SAI: ③
a. Lòng mao mạch rộng, không đều
b. Màng đáy không liên tục hoặc không có màng đáy
c. Khe gian bào hẹp
d. Bào tương tế bào nội mô có lỗ thủng lớn
101. Mao mạch kiểu xoang có ở các mô, cơ quan sau, NGOẠI TRỪ: ②
a. Gan
b. Mô cơ
c. Tủy tạo huyết
d. Lách, hạch
102. Mao mạch liên tục phân bố ở các mô, cơ quan nào sau đây: ①
a. Mô cơ, mô mỡ, tủy tạo huyết
b. Tiểu cầu thận, nhung mao ruột non, thần kinh trung ương
c. Thần kinh trung ương, mô cơ, mô mỡ
d. Tủy tạo huyết, tiểu cầu thận, nhung mao ruột non

BÀI 7. HỆ HÔ HẤP

Mục tiêu 1: Trình bày đựơc đặc điểm chung của đường dẫn khí

Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về chức năng đường dẫn khí ngoài phổi ①
a. Làm ẩm, làm ấm, làm sạch không khí
b. Không nhạy cảm với các kích thích
c. Kéo dài từ khoang mũi đến khí quản
d. Có khả năng trao đổi khí với mao mạch
Câu 2. Phân loại về mặt giải phẫu học, hệ hô hấp được chia thành ①
a. Phần dẫn khí ngoài phổi, phần hô hấp
b. Đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới
c. Phần dẫn khí trong phổi, phần hô hấp
d. Đường hô hấp trên, phổi
Câu 3. Phân loại về mặt chức năng, hệ hô hấp được chia thành ①
a. Phần dẫn khí ngoài phổi, đường hô hấp dưới
b. Đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới
c. Phần dẫn khí, phần hô hấp
d. Đường hô hấp trên, phổi
Câu 4. Thành phần nào sau đây thuộc phần dẫn khí ngoài phổi, ngoại trừ ①

73
a. Hầu
b. Khí quản
c. Phế quản
d. Ống phế nang
Câu 5. Thành phần nào sau đây thuộc phần dẫn khí ngoài phổi, ngoại trừ ①
a. Khoang mũi
b. Thanh quản
c. Tiểu phế quản tận
d. Khí quản
Câu 6. Thành phần nào sau đây thuộc phần dẫn khí trong phổi, ngoại trừ ①
a. Khí quản
b. Tiểu phế quản chính thức
c. Phế quản gian tiểu thùy
d. Tiểu phế quản tận
Câu 7. Thành phần nào sau đây thuộc phần dẫn khí trong phổi, ngoại trừ ①
a. Thanh quản
b. Phế quản gian tiểu thùy
c. Tiểu phế quản chính thức
d. Tiểu phế quản tận

Mục tiêu 2. Mô tả được cấu tạo mô học của đường dẫn khí ngoài phổi và trong phổi
Câu 22. Thứ tự sắp xếp đúng của các cấu trúc trên đường dẫn khí ngoài phổi (ngoài vào
trong) ①
a. Khoang mũi, hầu, khí quản, thanh quản
b. Hầu, thanh quản, phế quản gốc, khí quản
c. Khoang mũi, hầu, thanh quản, khí quản
d. Khoang mũi, khí quản, hầu, thanh quản
Câu 24. Cấu tạo khoang mũi gồm ①
a. Phần tiền đình, phần hô hấp, phần cảm giác
b. Phần tiền đình, phần dẫn khí, phần khứu giác
c. Phần tiền đình, phần hô hấp, phần khứu giác
d. Phần tiền đình, phần dẫn khí, phần cảm giác
Câu 25. Cấu tạo mô học của phần tiền đình thuộc khoang mũi ①
a. Biểu mô lát tầng sừng hóa có lông, một ít tuyến bã, tuyến mồ hôi
b. Biểu mô lát tầng không sừng hóa có lông, một ít tuyến bã, tuyến mồ hôi
c. Biểu mô lát tầng sừng hóa có lông, một ít tuyến bã, không có tuyến mồ hôi
d. Biểu mô lát tầng không sừng hóa có lông, một ít tuyến bã, không có tuyến mồ hôi
Câu 26. Biểu mô của phần hô hấp thuộc khoang mũi ①
a. Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển
b. Biểu mô trụ đơn có lông chuyển

74
c. Biểu mô trụ tầng có lông chuyển
d. Biểu mô trụ đơn tiết nhày có lông chuyển
Câu 29. Biểu mô khứu giác là biểu mô ①
a. Trụ đơn
b. Trụ giả tầng
c. Vuông đơn
d. Vuông tầng
Câu 30. Biểu mô khứu giác nằm ở ①
a. Ngách mũi dưới
b. Ngách mũi giữa
c. Trần khoang mũi
d. Xoăn mũi giữa
Câu 31. Tế bào khứu giác là loại nơron ①
a. Vận động
b. Liên hiệp
c. Hai cực
d. Đa cực
Câu 32. Đặc điểm cấu tạo tế bào chống đỡ của biểu mô khứu giác ①
a. Hình vuông, có vi nhung mao dài
b. Hình trụ, có vi nhung mao dài
c. Hình vuông, có vi nhung mao ngắn
d. Hình trụ, có vi nhung mao ngắn
Câu 33. Đặc điểm cấu tạo tế bào đáy của biểu mô khứu giác ①
a. Nhỏ, ít biệt hóa, không có khả năng phân chia
b. Nhỏ, biệt hóa cao, không có khả năng phân chia
c. Nhỏ, ít biệt hóa, phân chia để tái tạo
d. Nhỏ, biệt hóa cao, phân chia để tái tạo
Câu 34. Phần hầu tiếp xúc không khí có biểu mô là ①
a. Biểu mô đa dạng tầng
b. Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển
c. Biểu mô lát tầng sừng hóa
d. Biểu mô lát tầng không sừng hóa
Câu 35. Phần hầu tiếp xúc thức ăn có biểu mô là ①
a. Biểu mô đa dạng tầng
b. Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển
c. Biểu mô lát tầng sừng hóa
d. Biểu mô lát tầng không sừng hóa
Câu 36. Đặc điểm cấu tạo vùng hầu ①
a. Có nhiều tuyến nước bọt nhỏ, chủ yếu là tuyến pha nhầy

75
b. Có nhiều tuyến nước bọt nhỏ, chủ yếu là tuyến dịch loãng
c. Có nhiều tuyến nước bọt lớn, chủ yếu là tuyến pha nhầy
d. Có nhiều tuyến nước bọt lớn, chủ yếu là tuyến dịch loãng
Câu 39. Hai dây thanh âm có biểu mô ①
a. Lát đơn
b. Lát tầng không sừng hóa
c. Vuông đơn
d. Vuông tầng
Câu 40. Đặc điểm vùng thanh quản ①
a. Vừa là cơ quan dẫn khí, vừa phát âm ở người
b. Thành của thanh quản có 3 tầng mô
c. Được lợp bởi biểu mô trụ lát tầng sừng hóa
d. Không có sự phân bố lympho
Câu 41. Đặc điểm vùng thanh quản ①
a. Nằm giữa khoang mũi và hầu-> giữa hầu và khí quản
b. Cấu tạo gồm tầng niêm mạc và sụn xơ
c. Phát triển mạnh tuyến tiết nhầy
d. Hệ thống hạnh nhân không được phân bố do giới hạn không gian
Câu 42. Đặc điểm cấu tạo mô học tầng niêm mạc thanh quản ①
a. Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển
b. Phân bố nhiều tuyến nước nhỏ
c. Không có sự phân bố mạch máu thần kinh
d. Phân bố chủ yếu là sợi collagen
Câu 47. Tế bào đài ở khí quản còn gọi là tế bào ①
a. Hình tháp
b. Hình chóp
c. Hình ly
d. Hinh đa diện
Câu 48. Tế bào nào của biểu mô khí quản có khả năng sinh sản ①
a. Đài
b. Trụ có lông chuyển
c. Mâm khía
d. Đáy
Câu 51. Ở khí quản có vòng sụn ①
a. Hình chữ U
b. Hình chữ C
c. Hình chữ O
d. Hình chữ V
Câu 52. Đặc điểm cấu tạo mô học của khí quản và phế quản gốc ①

76
a. Ống hơi dẹt ở mặt sau. Thành ống gồm 2 tầng: niêm mạc, dưới niêm mạc
b. Ống hơi dẹt ở mặt trước. Thành ống gồm 2 tầng: niêm mạc, sụn và xơ
c. Ống hơi dẹt ở mặt sau. Thành ống gồm 3 tầng: niêm mạc, dưới niêm mạc, sụn và xơ
d. Ống hơi dẹt ở mặt trước. Thành ống gồm 3 tầng: niêm mạc, dưới niêm mạc, sụn và xơ
Câu 55. Đặc điểm cấu tạo tế bào đài thuộc biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển ①
a. Hình đài, các hạt mucin chứa đầy trong tế bào
b. Tác dụng chống tính trơn ẩm đường hô hấp
c. Tạo thành lớp nước mịn phủ bề mặt của đường hô hấp
d. Chức năng tăng sinh tái tạo biểu mô
Câu 56. Đặc điểm cấu tạo tế bào mâm khía thuộc biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển ①
a. Có thể tế bào này sẽ biến thành tế bào đáy
b. Chức năng của loại tế bào này được nghiên cứu rõ ràng và ứng dụng kỹ thuật cao
c. Trên bề mặt có nhiều vi nhung mao và không có lông chuyển
d. Tế bào nhận cảm thụ hóa học
Câu 59. Đặc điểm cấu tạo tế bào nội tiết thuộc biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển ①
a. Nằm dày đặc trong biểu mô đường hô hấp
b. Còn được gọi là những tế bào Paccini
c. Không xuất hiện hạt chế tiết trong bào tương
d. Một số tế bào này chế tiết serotonin, số khác chế tiết cancitonin hoặc peptit bombesin có tác
dụng giải phóng gastrin
Câu 60. Trên tiêu bản mô học của phổi, phế quản gian tiểu thùy nhận diện được nhờ có ①
a. Vòng cơ Reisessen
b. Tế bào cơ trơn
c. Mảnh sụn
d. Biểu mô trụ tầng
Câu 64. Đặc điểm tiểu phế quản tận ①
a. Lợp bởi biểu mô vuông đơn có hoặc không có lông chuyển
b. Sợi chun ở lớp đệm ít nhưng phân bố nhiều cơ trơn
c. Vòng cơ Reissessen rất rõ
d. Biểu mô thường tạo các nếp gấp về phía lòng ống
Câu 65. Đặc điểm cơn hen cấp là quá trình co thắt cơ trơn và tăng tiết nhầy trong hệ thống
dẫn khí của bệnh nhân. Tình trạng này gây ra các triệu chứng khó thở, ran phổi điển hình
của bệnh lý hen. Tính chất co thắt gây hẹp đường dẫn khí xảy ra tại vị trí ③
a. Phế quản gian tiểu thùy vì có vòng cơ trơn lớn
b. Phế quản vì có vòng cơ trơn, lòng ống nhỏ, không có mảnh sụn xem như vị trí mỏ neo -> hen
phế quản
c. Tiểu phế quản tận vì có vòng cơ trơn, lòng ống nhỏ, không có mảnh sụn xem như vị trí mỏ
neo
d. Tiểu phế quản hô hấp vì có vòng cơ trơn, lòng ống nhỏ, không có mảnh sụn xem như vị trí
mỏ neo

Mục tiêu 3. Mô tả được cấu tạo mô học của phần hô hấp trong phổI

77
Câu 66. Đặc điểm tiểu phế quản hô hấp ①
a. Lợp bởi biểu mô lát đơn
b. Vòng cơ Reissessen mỏng
c. Sợi chun ở lớp đệm ít nhưng phân bố nhiều cơ trơn
d. Biểu mô liên kết mao mạch trao đổi khí
Câu 67. Đặc điểm ống phế nang ①
a. Lợp bởi biểu mô vuông đơn liên tục, không có lông chuyển
b. Nối tiếp từ các tiểu phế quản hô hấp và mở vào rất nhiều phế nang
c. Dưới lớp biểu mô đó có nhiều sợi lưới
d. Một số sợi chun tạo thành vòng thắt phế nang
Câu 68. Chọn phát biểu đúng khi nói về đường dẫn khí thuộc hệ hô hấp ②
a. Bề dày thành ống thay đổi theo quy luật giảm dần từ ngoài vào trong
b. Sự phân bố biểu mô phù hợp chức năng hô hấp tăng dần hệ thống lông chuyển từ ngoài
vào trong
c. Phân bố mạch máu tăng dần hệ thống mao mạch từ ngoài vào trong
d. Chức năng làm ấm làm sạch làm ẩm không khí đi vào nhờ hệ thống thần kinh giao cảm
Câu 69. Chọn phát biểu đúng khi nói về đường dẫn khí thuộc hệ hô hấp ②
a. Bề dày thành ống thay đổi không theo quy luật tăng dần từ ngoài vào trong
b. Sự phân bố biểu mô phù hợp chức năng hô hấp giảm dần bề cao biểu mô từ ngoài vào trong
c. Phân bố mạch máu tăng dần hệ thống mao mạch từ ngoài vào trong
d. Chức năng làm ấm làm sạch làm ẩm không khí đi vào nhờ hệ thống thần kinh phó giao cảm
Câu 81. So sánh giữa tiểu phế quản tận và tiểu phế quản chính thức thì ①
a. Lòng ống của tiểu phế quản tận thường nhăn nheo hơn
b. Tiểu phế quản tận có nhiều cơ trơn hơn
c. Tiểu phế quản tận có biểu mô thấp hơn
d. Tiểu phế quản tận không có sợi cơ trơn nào
Câu 82. Sụn trong có ở các cấu tạo sau, NGOẠI TRỪ ①
a. Phế quản gian tiểu thùy
b. Phế quản gốc phải
c. Khí quản
d. Tiểu phế quản

Mục tiêu 4. Phân tích cấu tạo và chức năng chính của 3 loại tế bào thành phế nang

Câu 83. Chất Surfactant ở phổi do tế bào nào chế tiết ①


a. Phế bào I
b. Phế bào II
c. Tế bào đài
d. Tế bào trụ có lông chuyển
Câu 84. Đại thực bào phế nang còn được gọi là tế bào ①

78
a. Langerhans
b. Vi bào đệm
c. Phế bào II
d. Bụi
Câu 85. Đại thực bào phế nang có nguồn gốc từ ①
a. Bạch cầu trung tính
b. Phế bào I
c. Lympho bào
d. Mono bào
Câu 86. Lớp hàng rào không khí – máu đầu tiên, từ lòng mao mạch qua phế nang là ①
a. Phế bào I
b. Phế bào II
c. Chất surfactant
d. Bào tương tế bào nội mô
Câu 87. Màng phổi tạng được lợp bởi biểu mô gì ①
a. Vuông đơn
b. Trung biểu mô -> lát đơn
c. Trụ đơn
d. Lát tầng không sừng hóa
Câu 88. Khi nói về màng phổi, chọn câu đúng ①
a. Lá thành phủ mặt ngoài của nhu mô phổi
b. Lá tạng phủ mặt trong của khoang ngực
c. Khoang màng phổi có áp lực dương
d. Khoang màng phổi có áp lực âm
Câu 89. Lớp dưới biểu mô của màng phổi có bản chất cấu tạo là ①
a. Mô liên kết đặc
b. Mô liên kết thưa
c. Mô liên kết giàu mạch máu
d. Mô lưới
Câu 90. Đặc điểm phế nang ①
a. Phế nang là những túi hở
b. Tổng diện tích phế nang khi hít vào gần bằng diện tích cơ thể
c. Tổng diện tích phế nang khi thở ra giảm xuống 50 lần
d. Vách gian phế nang là một mô liên kết dày, ngăn giữa các thành phế nang
Câu 91. Đặc điểm phế nang ①
a. Phế nang là những túi kín
b. Tổng diện tích phế nang khi hít vào là 100- 120 m2
c. Khi thở ra, tổng diện tích phế nang giảm xuống khoảng 50 lần
d. Vách gian phế nang là một mô liên kết thô, ngăn giữa các thành phế nang

79
Câu 92. Đặc điểm phế nang ①
a. Phế nang là những túi hở khi hít vào, kín khi thở ra
b. Tổng diện tích phế nang khi hít vào gần bằng diện tích cơ thể
c. Khi thở ra, tổng diện tích phế nang giảm xuống khoảng 50 lần
d. Vách gian phế nang là một mô liên kết mỏng gọi ngăn giữa các thành phế nang
Câu 94. Đặc điểm phế bào I ①
a. Mỏng, trải rộng trên màng đáy, chiếm 97% số lượng trên bề mặt phế nang
b. Mỏng, trải rộng trên màng đáy, chiếm 97% diện tích bề mặt phế nang
c. Dày, trải rộng trên màng đáy, chiếm 97% số lượng bề mặt phế nang
d. Dày, trải rộng trên màng đáy, chiếm 97% diện tích bề mặt phế nang
Câu 97. Đặc điểm phế bào II ①
a. Hình cầu hoặc đa diện, lồi vào lòng phế nang
b. Phân bố ở đáy phế nang
c. Có một số vi nhung mao, bào tương có nhiều bào quan không điển hình
d. Cấu trúc điển hình của phế bào II là những thể liên kết, đó là những hạt chế tiết giàu
phospholipid có màng bọc
Câu 98. Đặc điểm phế bào II ①
a. Hình thoi, lồi vào lòng phế nang
b. Phân bố ở gần miệng phế nang
c. Có nhiều bào quan không điển hình, các túi trong bào tương có thể xem như những
lysosom thứ phát
d. Cấu trúc điển hình của phế bào II là những thể bán liên kết, đó là những hạt chế tiết
giàu phospholipid có màng bọc
Câu 99. Đặc điểm phế bào II ①
a. Hình tháp, lồi vào lòng phế nang
b. Phân bố ở thành bên phế nang
c. Có một số vi nhung mao, bào tương có nhiều bào quan điển hình, các túi trong bào tường của
tế bào nang có thể xem như những lysosom thứ phát
d. Cấu trúc điển hình của phế bào II là những thể vòng, đó là những hạt chế tiết giàu
phospholipid có màng bọc
Câu 102. Đặc điểm của chất surfactant ①
a. Phủ trên bề mặt quanh miệng phế nang và được tiết theo kiểu xuất bào
b. Tạo sức căng bề mặt có tác dụng tăng khuếch tán không khí qua thành phế nang
c. Tác dụng chống dính các phế nang và ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn từ không khí
vào máu
d. Được tổng hợp và chế tiết bởi tế bào bụi
Câu 103. Đặc điểm của chất surfactant ①
a. Phủ trên bề mặt tại thành bên phế nang và được tiết theo kiểu xuất bào
b. Tạo sức căng bề mặt có tác dụng giảm khuếch tán không khí qua thành phế nang

80
c. Tác dụng chống xẹp các phế nang và ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn từ không khí vào
máu
d. Được tổng hợp và chế tiết bởi đại thực bào phế nang
Câu 106. Từ lòng phế nang qua mao mạch, lớp hàng rào không khí – máu đầu tiên là ①
a. Phế bào I
b. Phế bào II
c. Chất surfactant
d. Tế bảo bụi
Câu 107. Phế bào II có các đặc điểm sau, TRỪ MỘT ①
a. Hình cầu hoặc đa diện
b. Số lượng nhiều hơn phế bào I
c. Có khả năng phân bào
d. Có thể biệt hóa thành phế bào I

81
BÀI 8. HỆ TIÊU HÓA

Mục tiêu 1. Mô tả được cấu tạo mô học cương của ống tiêu hóa chính thức

Câu 1. Cấu tạo mô học của ống tiêu hóa chính thức gồm có mấy tầng mô ①
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 2. Sắp xếp thứ tự từ ngoài vào trong của ống tiêu hóa chính thức ①
a. Vỏ ngoài – cơ – dưới niêm mạc – niêm mạc
b. Cơ – dưới niêm mạc – niêm mạc – vỏ ngoài
c. Dưới niêm mạc – niêm mạc – vỏ ngoài – cơ
d. Niêm mạc – vỏ ngoài – cơ – dưới niêm mạc
Câu 3. Tầng niêm mạc của ống tiêu hóa chính thức được chia làm mấy lớp ①
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 8. Chọn câu đúng khi nói về lớp đệm của ống tiêu hóa chính thức ①
a. Ngăn cách giữa màng đáy và biểu mô
b. Nằm giữa biểu mô và tầng dưới niêm
c. Luôn luôn chứa các ống tuyến
d. Không chứa tuyến Brunner
Câu 9. Tầng dưới niêm của ống tiêu hóa chính thức có chứa tuyến đó là ①
a. Dạ dày
b. Thực quản
c. Tá tràng
d. Thực quản và tá tràng -> tuyến thực quản chính thức + tuyến Brunner
Câu 10. Đặc điểm của hệ tiêu hóa ①
a. Cấu tạo biểu mô từng đoạn của ống tiêu hóa phụ thuộc vào nguồn gốc phôi thai và chức năng
của đoạn ấy
b. Lớp đệm là lớp mô liên kết đặc nằm dưới biểu mô và màng đáy
c. Hầu hết ống tiêu hóa đều có cơ niêm là cơ vân
d. Tầng dưới niêm mạc là mô liên kết thưa chứa nhiều mạch máu và bạch huyết lớn, những
đám rối thần kinh dưới niêm gọi là đám rối thần kinh Paccini
Câu 13. Đặc điểm của hệ tiêu hóa ①
a. Cấu tạo biểu mô từng đoạn của ống tiêu hóa là giống nhau về nguồn gốc phôi thai và cả
chức năng biểu mô
b. Lớp đệm là lớp mô liên kết không định hướng nằm dưới biểu mô và màng đáy

82
c. Hầu hết ống tiêu hóa đều có cơ niêm là cơ vân
d. Tầng dưới niêm mạc là mô liên kết thưa chứa nhiều mạch máu và bạch huyết lớn, những đám
rối thần kinh dưới niêm gọi là đám rối thần kinh Meissner
Câu 14. Cơ niêm là cấu trúc nằm giữa ①
a. Lớp biểu mô và lớp đệm
b. Lớp đệm và tầng dưới niêm
c. Lớp đệm và tầng cơ
d. Lớp biểu mô và tầng dưới niêm
Câu 15. Tầng dưới niêm là cấu trúc gắn ①
a. Tầng cơ với tầng niêm mạc
b. Tầng niêm mạc với tầng thanh mạc
c. Tầng vỏ ngoài với tầng cơ
d. Tầng vỏ ngoài và tầng niêm mạc
Câu 16. Tầng cơ là ranh giới giữa ①
a. Tầng niêm mạc với tầng dưới niêm
b. Tầng vỏ ngoài với tầng niêm mạc
c. Tầng dưới niêm với tầng thanh mạc -> niêm mạc -> tầng dưới niêm-> tầng cơ-> tầng vỏ
ngoài
d. Tầng dưới niêm với tầng niêm mạc
Câu 17. Tầng cơ của ống tiêu hóa chính thức ①
a. Toàn bộ được cấu tạo từ cơ trơn
b. Luôn luôn xếp theo hướng trong dọc ngoài vòng
c. Ruột thừa có 3 dãy cơ dọc
d. Phần lớn là cơ trơn, riêng thực quản và hậu môn là có cơ vân
Câu 18. Chọn câu sai khi nói về tầng cơ ①
a. ¼ trên của thực quản có toàn bộ là cơ vân
b. Cơ trơn xếp theo 2 hướng trong vòng ngoài dọc
c. Dạ dày có thêm lớp cơ xiên ở ngoài cùng
d. Ruột già có 3 dãy cơ dọc
Câu 19. Chọn câu đúng khi nói về tầng cơ ①
a. 1/4 cuối của thực quản toàn bộ là cơ vân
b. Tầng cơ chia 1 nhánh nhỏ chạy vô trong đổi tên là cơ niêm
c. 1/4 trên của thực quản có lác đác 1 số cơ trơn
d. Cơ trơn của ruột non được chia thành 2 lớp và lớp trong được xếp theo hướng vòng
Câu 20. Cho hai mệnh đề sau: (A) Cấu tạo chung của ống tiêu hóa chính thức có 4 tầng mô.
(B) Tầng cơ của dạ dày có thêm lớp cơ xiên nằm giữa 2 lớp cơ trong vòng ngoài dọc ③
a. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) không có liên hệ nhân quả
c. (A) đúng, (B) sai
d. (A) sai, (B) đúng

83
Câu 21. Cho hai mệnh đề sau: (A) Cấu tạo chung của ống tiêu hóa chính thức có 4 tầng mô.
(B) Tầng cơ của dạ dày có thêm lớp cơ xiên nằm ngoài 2 lớp cơ trong vòng ngoài dọc ③
a. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) không có liên hệ nhân quả
c. (A) đúng, (B) sai
d. (A) sai, (B) đúng
Câu 22. Cho hai mệnh đề sau: (A) Cấu tạo chung của ống tiêu hóa chính thức có 4 tầng mô.
(B) Tầng cơ của dạ dày có thêm lớp cơ xiên nằm trong 2 lớp cơ trong vòng ngoài dọc ③
a. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) không có liên hệ nhân quả
c. (A) đúng, (B) sai
d. (A) sai, (B) đúng
Câu 23. Cho hai mệnh đề sau: (A) Cấu tạo chung của ống tiêu hóa chính thức có 3 tầng mô.
(B) Tầng cơ của dạ dày có thêm lớp cơ xiên nằm trong 2 lớp cơ trong vòng ngoài dọc ③
a. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) không có liên hệ nhân quả
c. (A) đúng, (B) sai
d. (A) sai, (B) đúng
Câu 24. Cho hai mệnh đề sau: (A) Cấu tạo chung của ống tiêu hóa chính thức có 4 tầng mô.
(B) Tầng dưới niêm của thực quản có chứa tuyến ③
a. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) không có liên hệ nhân quả
c. (A) đúng, (B) sai
d. (A) sai, (B) đúng
Câu 25. Cho hai mệnh đề sau: (A) Cấu tạo chung của ống tiêu hóa chính thức có 4 tầng mô.
(B) Tầng dưới niêm của thực quản không chứa tuyến ③
a. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) không có liên hệ nhân quả
c. (A) đúng, (B) sai
d. (A) sai, (B) đúng
Câu 26. Cho hai mệnh đề sau: (A) Cấu tạo chung của ống tiêu hóa chính thức có 3 tầng mô.
(B) Tầng dưới niêm của thực quản có chứa tuyến ③
a. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) không có liên hệ nhân quả
c. (A) đúng, (B) sai
d. (A) sai, (B) đúng

Mục tiêu 2. Trình bày đặc điểm cấu tạo của từng đoạn của ống tiêu hóa chính thức: thực
quản, dạ dày, ruột non, ruột già và ruột thừa

Câu 29. Chọn câu đúng khi nói về thực quản ①

84
a. Có biểu mô là biểu mô lát tầng sừng hóa
b. Tầng dưới niêm có chứa ống tuyến
c. Vỏ ngoài chính là lá tạng của phúc mạc
d. Có thêm lớp cơ chéo ở trong cùng
Câu 30. Chọn câu đúng khi nói về thực quản ①
a. Lá sừng hoàn chỉnh được tạo ra ở biểu mô thực quản
b. Tầng dưới niêm không có chứa các ống tuyến
c. Khi bong ra tế bào lớp bề mặt vẫn còn nhân teo
d. Tầng cơ có cấu tạo là cơ trơn
Câu 31. Đặc điểm cấu tạo, chức năng biểu mô tại thực quản ①
a. Biểu mô của thực quản là biểu mô lát tầng không sừng
b. Chức năng bảo vệ nhưng khả năng tái tạo kém, chức năng bảo vệ chủ yếu do dịch nhầy
giảm ma sát
c. Biểu mô này có 3 hàng tế bào, tương ứng 3 lớp chức năng
d. 3 lớp tế bào chính là lớp đáy, lớp gai và lớp bề mặt
Câu 34. Đặc điểm cấu tạo, chức năng biểu mô tại thực quản ①
a. Biểu mô của thực quản là biểu mô trụ tầng không sừng
b. Chức năng bảo vệ và tái tạo nhanh, hấp thu một phần dinh dưỡng khi thức ăn di chuyển
qua thực quản
c. Biểu mô này có 30 – 45 hàng tế bào
d. 3 lớp tế bào chính là lớp đáy, lớp trung gian và lớp bề mặt
Câu 35. Đặc điểm cấu tạo, chức năng tầng niêm mạc tại thực quản ①
a. Lớp đệm của niêm mạc thực quản là mô liên kết thưa có nhiều mạch máu, mạch bạch huyết,
nhiều lympho bào và có thể có vài nang lympho
b. Lớp đệm thực quản chứa các tuyến thực quản chính, có cấu tạo giống với tuyến tâm vị,
kiểu tuyến ống cong queo phân nhánh -> tuyến thực quản – vị
c. Thành của tuyến là biểu mô trụ tầng, có nhiều tế bào nội tiết-> bm trụ thấp
d. Lớp cơ niêm khá dày, bản chất là cơ trơn
Câu 36. Đặc điểm cấu tạo, chức năng tầng niêm mạc tại thực quản ①
a. Lớp đệm của niêm mạc thực quản là mô liên kết đặc, định hướng có nhiều mạch máu,
mạch bạch huyết, nhiều lympho bào và có thể có vài nang lympho
b. Lớp đệm thực quản chứa các tuyến thực quản - vị, có cấu tạo giống với tuyến tâm vị, kiểu
tuyến ống cong queo phân nhánh
c. Thành của tuyến là biểu mô vuông thấp, không có tế bào nội tiết
d. Lớp cơ niêm khá mỏng, bản chất là cơ trơn
Câu 39. Đặc điểm cấu tạo dạ dày ①
a. Về giải phẫu của dạ dày gồm 4 vùng: tâm vị, đáy vị, thân vị và môn vị
b. Về cấu tạo mô học các tầng mô thì thành đáy vị và tâm vị hoàn toàn giống nhau
c. Biểu mô trụ tầng tiết nhầy không tế bào đáy

85
d. Tầng cơ dạ dày: ngoài 2 lớp cơ như các đoạn khác, tầng cơ vùng đáy vị và thân vị có thêm
lớp cơ chéo ở ngoài cùng
Câu 40. Đặc điểm cấu tạo dạ dày ①
a. Về giải phẫu của dạ dày gồm 5 vùng: tâm vị, đáy vị, thân vị, môn vị và hang vị
b. Về cấu tạo mô học các tầng mô thì thành đáy vị và thân vị hoàn toàn giống nhau
c. Biểu mô lát đơn tiết nhầy không tế bào đài
d. Tầng cơ dạ dày: ngoài 2 lớp cơ như các đoạn khác, tầng cơ vùng đáy vị và thân vị có thêm
lớp cơ chéo ở giữa 2 lớp cơ
Câu 43. Đặc điểm cấu tạo mô học tại dạ dày ①
a. Biểu mô dạ dày có gồm một hàng tế bào hình trụ cao khoảng 20 - 40µm, nhân tế bào nằm
lệch về gần đáy. Biểu mô dạ dày được đổi mới trong vòng 4 - 7 ngày
b. Tuyến tâm vị là các tuyến tiết nước, kiểu ống cong queo có không phân nhánh. Có một vài
tế bào nội tiết đường tiêu hóa nằm xen kẽ
c. Tuyến đáy vị là kiểu ống đơn cong queo, không phân nhánh, có 4 loại tế bào
d. Tuyến môn vị là tuyến tiết nhầy, kiểu túi
Câu 44. Đặc điểm cấu tạo mô học tại dạ dày ①
a. Biểu mô dạ dày có gồm một hàng tế bào hình trụ thấp, nhân tế bào nằm giữa tế bào. Biểu
mô dạ dày được đổi mới trong vòng 4 - 7 ngày
b. Tuyến tâm vị là các tuyến tiết nhầy, kiểu ống cong queo có phân nhánh. Có một vài tế
bào nội tiết đường tiêu hóa nằm xen kẽ
c. Tuyến đáy vị là kiểu ống đơn thẳng có phân nhánh, có 2 loại tế bào
d. Tuyến môn vị là tuyến tiết nước, kiểu tuyến ống cong queo chia nhánh
Câu 47. Tầng dưới niêm của thực quản có chứa các ống tuyến ①
a. Tuyến thực quản vị
b. Tuyến thực quản chính thức
c. Tuyến môn vị và tuyến thực quản vị-> lớp đệm
d. Tuyến thực quản vị và tuyến thực quản chính thức
Câu 48. Chọn câu đúng khi nói về dạ dày ①
a. Tuyến ở thân vị và đáy vị khác nhau hoàn toàn
b. Có cấu trúc cơ đặc biệt là cơ thắt môn vị
c. Có lớp cơ thẳng ở trong cùng
d. Có lớp cơ xiên ở ngoài cùng
Câu 51. Tuyến đáy vị là loại tuyến ①
a. Ống thẳng
b. Ống thẳng chia nhánh
c. Ống đơn
d. Ống đơn cong queo
Câu 52. Chọn câu đúng nhất khi nói về tuyến đáy vị ①
a. Có biểu mô là biểu mô trụ đơn
b. Nằm ở tầng dưới niêm

86
c. Là tuyến ngoại tiết
d. Là tuyến ngoại tiết kiểu ống thẳng chia nhánh
Câu 53. Chọn câu đúng khi nói về tế bào chính ①
a. Còn gọi là tế bào viền
b. Là tế bào hình thoi -> hình trụ
c. Bào tương ưa Bazơ
d. Tiết ra KCl
Câu 56. Chọn câu đúng khi nói về cơ niêm của dạ dày ①
a. Chia làm 3 dãy cơ dọc
b. Có tác dụng vận động lớp đệm và giúp các ống tuyến tiết ra các chất đổ vào lòng dạ dày
c. Là 1 nhánh của tầng cơ chạy lên
d. Có sự xuất hiện của cơ vân
Câu 57. Tế bào chính còn gọi là ①
a. Tế bào thành
b. Tế bào sinh men
c. Tế bào Paneth
d. Tế bào hình đa diện.
Câu 58. Tế bào nào trong tuyến đáy vị không thấy được dưới kính hiển vi quang học bằng
phương pháp nhuộm HE ①
a. Tế bào chính
b. Tế bào thành
c. Tế bào nội tiết đường ruột
d. Tế bào sinh men.
Câu 59. Ở tiêu bản dạ dày, với cách nhuộm thông thường, ta có thể thấy được tế bào nào
sau đây của tuyến đáy vị ①
a. Tế bào thành
b. Tế bào Hình ly
c. Tế bào Mâm khía
d. Tế bào nội tiết dạ dày – ruột
Câu 60. Tế bào nào sau đây nằm trong tuyến đáy vị ①
a. Tế bào đài
b. Tế bào trụ có lông chuyển
c. Tế bào Paneth
d. Tế bào Viền
Câu 63. Đặc điểm của ruột non ①
a. Là đoạn ống tiêu hoá dài nhất
b. Nơi diễn ra sự tiêu hóa thức ăn và các sản phẩm tiêu hóa đó được hấp thu 2/3 trước khi vào
đại tràng
c. Gồm 3 phần: tá tràng, hổng tràng và manh tràng
d. Cấu tạo mô học có 3 tầng mô khá điển hình của ống tiêu hóa chính thức

87
Câu 64. Đặc điểm của ruột non ①
a. Là đoạn ống tiêu hoá dài ngắn nhất
b. Nơi diễn ra sự tiêu hóa thức ăn hoàn toàn và các sản phẩm tiêu hóa đó được hấp thu
c. Gồm 3 phần: tá tràng, hổng tràng và hồi manh tràng
d. Cấu tạo mô học có 4 tầng mô khá điển hình của ống tiêu hóa chính thức, tuy nhiên hồi
manh tràng phân bố thành 3 dãy cơ dọc
Câu 70. Đặc điểm của ruột non ①
a. Niêm mạc của ruột non không có sự phân bố cấu trúc nếp gấp do quá trình hấp thu được vận
hành bởi các nhung mao
b. Biểu mô lòng ruột là biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển
c. Biểu mô lõm sâu xuống lớp đệm sẽ tạo thành các ống tuyến vị tràng
d. Lớp đệm của ruột non là mô liên kết thưa, có mô lympho phong phú
Câu 71. Đặc điểm của van ngang ①
a. Van ngang bao gồm một trục liên kết do tầng dưới niêm mạc đội tầng niêm mạc nhô lên, tạo
thành các nếp lồi vào lòng ruột
b. Rất phát triển ở tá tràng, càng về dưới đường ruột thì van càng thấp và thưa dần, đến ranh giới
hồi - manh tràng thì không còn nữa
c. Nhiều tác giả ước tính các van ngang làm diện tích bề mặt hấp thu thức ăn tăng 10 lần,
nhung mao làm tăng 100 lần, vi nhung mao làm tăng 200 lần
d. Khi ruột căng phồng do chứa nhiều thức ăn thì van ngang cũng bị mất đi
Câu 72. Đặc điểm của van ngang ①
a. Van ngang bao gồm một trục liên kết do lớp đệm của tầng niêm mạc đội biểu mô nhô lên,
tạo thành các nếp lồi vào lòng ruột
b. Ở tá tràng chưa có van ngang, van rất phát triển ở hỗng tràng, càng về dưới đường ruột thì
van càng thấp và thưa dần, đến ranh giới hồi - manh tràng thì không còn nữa
c. Nhiều tác giả ước tính các van ngang làm diện tích bề mặt hấp thu thức ăn tăng 5 lần,
nhung mao làm tăng 50 lần, vi nhung mao làm tăng 100 lần
d. Khi ruột căng phồng do chứa nhiều thức ăn thì số lượng van ngang cũng giảm xuống
Câu 73. Đặc điểm của van ngang ①
a. Van ngang bao gồm một trục liên kết do tầng dưới niêm mạc đội tầng niêm mạc nhô lên,
tạo thành các nếp dọc theo chiều dài và lồi vào lòng ruột
b. Ở tá tràng chưa có van ngang, van rất phát triển ở hồi tràng, càng về dưới đường ruột thì
van càng cao và tăng dần
c. Nhiều tác giả ước tính các van ngang làm diện tích bề mặt hấp thu thức ăn tăng 3 lần, nhung
mao làm tăng 10 lần, vi nhung mao làm tăng 20 lần
d. Khi ruột không chứa thức ăn thì số lượng van ngang cũng giảm xuống
Câu 74. Đặc điểm của van ngang ①
a. Van ngang bao gồm một trục liên kết do tầng dưới niêm mạc đội tầng niêm mạc nhô lên,
tạo thành 3 dãy dọc và lồi vào lòng ruột
b. Ở tá tràng chưa có van ngang, van rất phát triển ở hỗng tràng, càng về dưới đường ruột thì
van càng thấp, thưa dần và chỉ hoàn toàn biến mất ở ranh giới đại – trực tràng

88
c. Nhiều tác giả ước tính các van ngang làm diện tích bề mặt hấp thu thức ăn tăng 6 lần,
nhung mao làm tăng 60 lần, vi nhung mao làm tăng 200 lần
d. Khi ruột căng phồng do chứa nhiều thức ăn thì van ngang cũng không bị mất đi
Câu 75. Đặc điểm biểu mô của ruột non ①
a. Gồm có 3 loại tế bào là tế bào hấp thu, tế bào đài và tế bào nội tiết đường tiêu hóa
b. Tế bào hấp thu là những tế bào vuông cao, nhân hình bầu dục nằm lệch về cực đáy
c. Vi nhung mao có số lượng khoảng 300/ tế bào và 20 triệu/ 1 mm2 bề mặt tế bào mâm khía
d. Tổng diện tích hấp thu của ruột non là trên 100 m2
Câu 79. Đặc điểm nhung mao ①
a. Có ở tất các đoạn ruột non
b. Trục mô liên kết nhung mao có lưới mao mạch máu liên tục
c. Chính giữa có nhiều mao mạch bạch huyết nhỏ còn gọi là hệ mạch dưỡng chấp trung tâm
d. Tế bào chế tiết có tên là tế bào Paneth
Câu 80. Đặc điểm nhung mao ①
a. Chỉ xuất hiện ở đoạn tá tràng và hỗng tràng
b. Trục mô liên kết nhung mao có lưới mao mạch máu có lỗ thủng
c. Chính giữa có một mao mạch lớn máu còn gọi là mạch dưỡng chấp trung tâm
d. Số lượng tế bào đài cao hơn tế bào hấp thu
Câu 81. Đặc điểm nhung mao ①
a. Chỉ xuất hiện ở đoạn tá tràng và hồi tràng
b. Trục mô liên kết nhung mao có lưới tiểu động mạch có lỗ thủng
c. Chính giữa có một mao mạch bạch huyết lớn còn gọi là mạch dưỡng chấp trung tâm
d. Số lượng tế bào Paneth cao hơn tế bào hấp thu
Câu 82. Đặc điểm tuyến Lieberkuhn ①
a. Có 5 loại tế bào phổ biến gồm tế bào gốc ở gần đáy tuyến, tế bào Paneth tập hợp thành đám
nhỏ ở đáy tuyến và 3 loại tế bào giống biểu mô
b. Tế bào Paneth có hình khối vuông, nhân trung tâm, có nhiều lưới nội bào hạt và bộ Golgi,
cực ngọn có chứa nhiều hạt chế tiết ưa acid
c. Tế bào Paneth không có vai trò trong điều hòa khả năng miễn dịch bẩm sinh và điều hòa vi
môi trường của các tuyến niêm mạc ruột
d. Các hạt chế tiết trong tế bào Paneth giải phóng Golgi, phospholipase A1, và peptide ưa nước
gọi là defensins, tất cả đều liên kết và phá vỡ màng của vi sinh vật và thành tế bào vi khuẩn
Câu 85. Đặc điểm tuyến Lieberkuhn ①
a. Có 2 loại tế bào phổ biến gồm tế bào gốc ở gần đáy tuyến và tế bào Paneth tập hợp thành đám
nhỏ ở đáy tuyến
b. Tế bào Paneth có hình lát dẹt, nhân lệch đáy, có nhiều lưới nội bào hạt và bộ Golgi, cực
ngọn có chứa nhiều hạt chế tiết ưa acid
c. Tế bào Paneth không có vai trò trong điều hòa khả năng miễn dịch bẩm sinh nhưng có vai
trò quan trọng trong điều hòa vi môi trường của các tuyến niêm mạc ruột

89
d. Các hạt chế tiết trong tế bào Paneth giải phóng lysozyme, phospholipase A2, và peptide kỵ
nước gọi là defensins, tất cả đều liên kết và phá vỡ màng của vi sinh vật và thành tế bào vi
khuẩn Câu 98. Chọn câu đúng khi nói về van ngang ①
a. Do tầng niêm mạc đội tầng dưới niêm lên
b. Càng về dưới thấp van càng cao dần
c. Rất phát triển ở hổng tràng
d. Ở góc hồi manh tràng có rất nhiều van ngang
Câu 99. Câu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm của van ngang ①
a. Khi ruột bị căng phồng sẽ mất van ngang
b. Càng về thấp van ngang càng thưa dần
c. Ở tá tràng có rất nhiều van ngang
d. Không thể nhìn thấy bằng mắt thường
Câu 100. Chọn câu đúng khi nói về nhung mao ①
a. Là cấu trúc nằm trên van ruột
b. Trục liên két của nhung mao là tầng dưới niêm
c. Biểu mô của nhung mao khác hoàn toàn với biêu mô của ruột non
d. Nhung mao nằm vuông góc với tuyến Lieberkuhn
Câu 103. Chọn câu đúng khi nói về tuyến Lieberkuhn ①
a. Chỉ có ở ruột non
b. Không có ở ruột già
c. Ở ruột thừa ngắn và thưa hơn
d. Có tế bào Paneth nằm ở cổ tuyến
Câu 104. Chọn câu đúng nhất khi nói về tuyến Lieberkuhn ①
a. Có ở hổng tràng
b. Có 2 loại tế bào đài và hấp thu
c. Có ở tất cả các đoạn ruột
d. Không có tế bào nội tiết dạ dày - ruột
Câu 105. Chọn câu đúng khi nói về tuyến Lieberkuhn ①
a. Chỉ có 3 loại tế bào
b. Là loại tuyến ống đơn thẳng
c. Chỉ có ở hổng tràng, ruột già và ruột thừa
d. Đáy tuyến lấn xuống tầng dưới niêm làm đứt đoạn cơ niêm
Câu 106. Cấu trúc nào sau đây không thuộc về ruột non ①
a. Nhung mao
b. Mạch dưỡng chấp trung tâm
c. 3 dãy cơ dọc
d. Van ngang
Câu 109. Đặc điểm mô học của ruột già phù hợp với chức năng ①
a. Hấp thu dịch nhầy

90
b. Chế tiết nhầy
c. Cắt nhỏ thức ăn
d. Tạo nhu động
Câu 110. Đặc điểm mô học của ruột già phù hợp với chức năng ①
a. Hấp thu dịch mật
b. Chế tiết nước
c. Tạo phân
d. Kiểm soát vi khuẩn có hại đường tiêu hóa
Câu 111. Đặc điểm cấu tạo mô học của ruột già ①
a. Lòng ruột già không có van ngang (trừ phần trực tràng) và không có nhung mao
b. Lòng ruột già có van ngang (trừ phần trực tràng) và không có nhung mao
c. Lòng ruột già không có van ngang (trừ phần trực tràng) và có nhung mao
d. Lòng ruột già có van ngang (trừ phần trực tràng) và có nhung mao
Câu 116. Đặc điểm cấu tạo mô học của ruột già ①
a. Biểu mô có phân bố các loại tế bào như dạ dày
b. Số lượng tế bào đài kém phát triển và tế bào hấp thu cũng giảm nhiều so với ruột non
c. Số lượng tế bào nội tiết phong phú, phân bố trong biểu mô và tuyến Lieberkuhn
d. Mô lympho ở ruột già cũng khá nhiều giống như hồi tràng
Câu 117. Đặc điểm cấu tạo mô học của ruột thừa ①
a. Kích thước nhỏ, có cấu tạo mô học gần giống với ruột già
b. Lòng của ruột thừa rộng, không đều
c. Thành ruột mỏng, có mô bạch huyết trong niêm mạc và dưới niêm mạc kém phát triển
d. Lớp cơ niêm mỏng, liên tục
Câu 118. Đặc điểm cấu tạo mô học của ruột thừa ①
a. Kích thước lớn, có cấu tạo mô học gần giống với ruột già
b. Lòng của ruột thừa hẹp, không đều
c. Thành ruột dày, có mô bạch huyết trong niêm mạc và dưới niêm mạc kém phát triển
d. Lớp cơ niêm dày, liên tục
Câu 119. Đặc điểm cấu tạo mô học của ruột thừa ①
a. Kích thước nhỏ, có cấu tạo mô học gần giống với ruột non
b. Lòng của ruột thừa hẹp, đều tròn
c. Thành ruột dày, có mô bạch huyết trong niêm mạc và dưới niêm mạc rất phát triển
d. Lớp cơ niêm dày và không liên tục do bị các nang lympho xâm lấn từ lớp đệm xuống
tầng dưới niêm mạc -> cơ niêm mỏng
Câu 123. Nhận ra đặc điểm nào sau đây của ruột thừa ①
a. Chứa nhiều mảng Payer
b. Có nhiều nang bạch huyết ở lớp đệm lấn xuống tầng dưới niêm làm đứt đoạn cơ niêm
c. Biểu mô đa dạng giả tầng
d. Có 3 dãy cơ dọc

91
Câu 124. Thứ tự 3 lớp từ trong ra ngoài của tầng niêm mạc ruột thừa ①
a. Lớp đệm – cơ niêm – biểu mô
b. Niêm mạc – cơ niêm – biểu mô
c. Biểu mô - cơ niêm – lớp đệm
d. Biểu mô – lớp đệm – cơ niêm
Câu 125. Hậu môn được lợp bởi biểu mô ①
a. Lát đơn
b. Lát tầng không sừng hóa
c. Vuông đơn
d. Trụ tầng
Câu 126. Cho hai mệnh đề sau: (A) Đoạn đầu của thực quản chứa cơ vân. (B) Nuốt là động
tác theo ý muốn ③
a. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) không có liên hệ nhân quả
c. (A) đúng, (B) sai
d. (A) sai, (B) đúng
Câu 127. Cho hai mệnh đề sau: (A) Đoạn đầu của thực quản có cấu tạo là cơ trơn. (B) Nuốt
là động tác theo ý muốn ③
a. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) không có liên hệ nhân quả
c. (A) đúng, (B) sai
d. (A) sai, (B) đúng
Câu 128. Cho hai mệnh đề sau: (A) Biểu mô của dạ dày là Biểu mô trụ đơn tiết nhày không
tế bào đài. (B) Chất nhày của biểu mô dạ dày có chức năng chống tác động của acid trong
dạ dày ③
a. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) không có liên hệ nhân quả
c. (A) đúng, (B) sai
d. (A) sai, (B) đúng
Câu 129. Cho hai mệnh đề sau: (A) Biểu mô của dạ dày là Biểu mô trụ đơn tiết nhày không
tế bào đài. (B) Chất nhày của biểu mô dạ dày không có chức năng chống tác động của acid
trong dạ dày ③
a. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) có liên hệ nhân quả
b. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) không có liên hệ nhân quả
c. (A) đúng, (B) sai
d. (A) sai, (B) đúng
Câu 130. Cho hai mệnh đề sau: (A) Biểu mô trụ đơn của ruột non có chứa tế bào hấp thu.
(B) Vi nhung mao là cấu trúc do tầng dưới niêm đội tầng niêm mạc lên nhằm tăng diện tích
hấp thu ③
a. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) có liên hệ nhân quả

92
b. (A) đúng, (B) đúng. (A) (B) không có liên hệ nhân quả
c. (A) đúng, (B) sai -> van ruột
d. (A) sai, (B) đúng
Câu 148. Trong ống tiêu hoá, đoạn nào có chứa các ống tuyến ở tầng dưới niêm ①
a. Hồi tràng
b. Tá tràng + thực quản
c. Hổng tràng
d. Dạ dày
Câu 149. Van ngang là cấu trúc ①
a. Không có ở ruột non.
b. Giúp làm tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn
c. Nằm trên các nhung mao
d. Làm cho thức ăn chỉ di chuyển 1 chiều
Câu 150. Lớp nào trong tầng niêm mạc của dạ dày và ruột non có chứa các ống tuyến ①
a. Lớp cơ niêm
b. Lớp đệm
c. Lớp biểu mô
d. Lớp thanh mạc
Câu 151. Tuyến Lieberkuhn được phân bố ở ①
a. Thực quản
b. Dạ dày
c. Ruột non
d. Hậu môn
Câu 152. Cấu trúc van ruột là do ①
a. Tầng dưới niêm đội tầng cơ lên
b. Tầng dưới niêm đội tầng niêm mạc lên
c. Tầng dưới niêm đội tầng thanh mạc lên
d. Tầng niêm mạc đội tầng dưới niêm mạc lên
Câu 153. Cơ trơn trong ống tiêu hoá chia thành 2 lớp trong vòng, ngoài dọc nhưng cũng có
đoạn có thêm lớp cơ chéo ở trong cùng đó là ①
a. Thực quản
b. Tá tràng
c. Hổng tràng
d. Dạ dày
Câu 154. Trong ống tiêu hóa chính thức, đoạn có 03 dãy cơ dọc là ①
a. Dạ dày
b. Thực quản
c. Hổng tràng
d. Ruột già

93
Câu 155. Tầng mô nào của ống tiêu hóa có bản chất là mô liên kết và có chứa nhiều mạch
máu ①
a. Tầng vỏ ngoài
b. Tầng niêm mạc
c. Tầng cơ
d. Tầng dưới niêm
Câu 156. Chọn ra tế bào nào sau đây không thuộc về biểu mô của nhung mao
a. Tế bào đài
b. Tế bào ngoại tiết đường ruột
c. Tế bào mâm khía
d. Tế bào hấp thu
Câu 157. Chọn câu đúng khi nói về van ruột
a. Van ruột là cấu trúc nằm trên nhung mao
b. Trục liên kết của van ruột chính là lớp đệm
c. Khi ruột non chứa nhiều thức ăn sẽ làm mất van ngang
d. Có thể nhìn thấy bằng mắt thường

Mục tiêu 3. Nêu rõ chức năng sinh lý của các tế bào ở niêm mạc đường tiêu hóa

Câu 159. Chức năng tế bào trụ đơn tại biểu mô của dạ dày ①
a. Bảo vệ / chống tác động của H+
b. Bảo vệ / chống tác động của Cl-
c. Bảo vệ / chống tác động của Pepsin
d. Bảo vệ / chống tác động của Pepsinogen
Câu 160. Đặc điểm và chức năng tế bào cổ tuyến tại tuyến đáy vị của dạ dày ①
a. Hình trụ, tiết ra chất nhầy có phản ứng P.A.S và muci-carmin đều âm tính
b. Hình trụ, tiết ra chất nhầy có phản ứng P.A.S và muci-carmin đều dương tính
c. Hình trụ thấp, tiết ra chất nhầy có phản ứng P.A.S và muci-carmin đều âm tính
d. Hình trụ thấp, tiết ra chất nhầy có phản ứng P.A.S và muci-carmin đều dương tính -> chất
nhầy dương tính với PAS, âm tính với muci-carmin
Câu 161. Đặc điểm và chức năng tế bào chính tại tuyến đáy vị của dạ dày ①
a. Còn gọi là tế bào sinh men
b. Tế bào chính có hình tháp, có cấu tạo điển hình của tế bào chế tiết protein
c. Bào tương ưa acid, cực đáy có nhiều lưới nội bào hạt
d. Có số lượng ít trong tuyến, phân bố ở thân và đáy tuyến
Câu 162. Đặc điểm và chức năng tế bào chính tại tuyến đáy vị của dạ dày ①
a. Còn gọi là tế bào sinh hơi
b. Tế bào chính có hình trụ, có cấu tạo điển hình của tế bào chế tiết protein
c. Bào tương ưa bazơ, cực ngọn có nhiều lưới nội bào hạt -> cực đáy chứa lưới nội bào hạt, cực
ngọn chứa pepsinogen
d. Chiếm đa số trong tuyến, phân bố ở đáy tuyến
Câu 167. Đặc điểm và chức năng tế bào thành tại tuyến đáy vị của dạ dày ①
a. Còn gọi là tế bào viền, phân bố chủ yếu ở vùng thân tuyến
94
b. Bào tương bắt màu bazơ, có nhiều ty thể, không có túi chế tiết
c. Tế bào thành chế tiết ra pepsinogen và yếu tố nội tại vào dịch vị
d. Màng tế bào không có các thụ thể với histamin, acetylcholin và gastrin
Câu 168. Đặc điểm và chức năng tế bào thành tại tuyến đáy vị của dạ dày ①
a. Còn gọi là tế bào nâng đỡ, phân bố chủ yếu ở vùng thân tuyến
b. Bào tương bắt màu acid, có nhiều ty thể, không có túi chế tiết
c. Tế bào thành chế tiết ra pepsin và yếu tố nội tại vào dịch vị
d. Màng tế bào có các thụ thể với histamin, acetylcholin nhưng không có thụ thể với gastrin
Câu 169. Đặc điểm và chức năng tế bào thành tại tuyến đáy vị của dạ dày ①
a. Còn gọi là tế bào viền, phân bố chủ yếu ở vùng đáy tuyến
b. Bào tương bắt màu bazơ, có nhiều ty thể và nhiều túi chế tiết
c. Tế bào thành chế tiết ra HCL và yếu tố nội tại vào dịch vị
d. Màng tế bào có các thụ thể với histamin, gastrin nhưng không có thụ thể với acetylcholin
Câu 170. Đặc điểm và chức năng tế bào thành tại tuyến đáy vị của dạ dày ①
a. Còn gọi là tế bào nâng đỡ, phân bố chủ yếu ở vùng đáy tuyến
b. Bào tương bắt màu acid, phân bố ít ty thể, không có túi chế tiết
c. Tế bào thành chế tiết ra HCL và yếu tố tác dụng tại chỗ vào dịch vị
d. Màng tế bào có các thụ thể với histamin, acetylcholin và gastrin
Câu 178. Đặc điểm và chức năng tế bào Paneth của ruột non ①
a. Tế bào Paneth có hình đa diện, nhân lệch đáy, có nhiều lưới nội bào hạt và bộ Golgi, cực
ngọn có chứa nhiều hạt chế tiết ưa acid
b. Các hạt chế tiết này giải phóng lysozyme, phospholipase A2 và peptide kỵ nước
c. Tổng hợp, chế tiết defensins có tác dụng liên kết, phá vỡ màng của vi khuẩn và làm bền
thành tế bào ruột non
d. Có vai trò quan trọng trong điều hòa khả năng miễn dịch bẩm sinh nhưng không có chức
năng điều hòa vi môi trường của các tuyến niêm mạc ruột
Câu 179. Đặc điểm và chức năng tế bào Paneth của ruột non ①
a. Tế bào Paneth có hình trụ, nhân lệch đáy, có nhiều lưới nội bào hạt và bộ Golgi, cực ngọn
có chứa nhiều hạt chế tiết ưa bazơ
b. Các hạt chế tiết này giải phóng lysozyme, phospholipase A1 và peptide kỵ nước
c. Tổng hợp và chế tiết defensins có tác dụng liên kết và phá vỡ màng của vi sinh vật và thành
tế bào vi khuẩn
d. Có vai trò quan trọng trong điều hòa vi môi trường của các tuyến niêm mạc ruột nhưng
không có vai trong đáp ứng miễn dịch
Câu 180. Đặc điểm và chức năng tế bào Paneth của ruột non ①
a. Tế bào Paneth có hình vuông, nhân lệch đáy, có nhiều lưới nội bào hạt và bộ Golgi, cực
ngọn có chứa nhiều hạt chế tiết ưa bazơ -> hình tháp, ưa acid
b. Các hạt chế tiết này giải phóng lysozyme, cytokinase và peptide ưa nước
c. Tổng hợp và chế tiết prokinase có tác dụng liên kết và phá vỡ màng của vi sinh vật và thành
tế bào vi khuẩn

95
d. Có vai trò quan trọng trong điều hòa khả năng miễn dịch bẩm sinh và điều hòa vi môi trường
của các tuyến niêm mạc ruột
Câu 181. Chọn câu đúng khi nói về tế bào Paneth ①
a. Nằm ở cổ tuyến Brunner
b. Là tế bào có hình tháp
c. Được phân bố khắp tuyến Lieberkuhn
d. Không thấy dưới kính hiển vi quang học.
Câu 182. Câu nào đúng khi nói về tế bào Paneth ①
a. Có chức năng hấp thu thức ăn
b. Nằm ở đáy tuyến thực quản vị
c. Phân bố đều ở thân tuyến đáy vị
d. Nằm ở đáy tuyến Lieberkuhn

Mục tiêu 4. Trình bày cấu tạo mô học và chức năng của các cơ quan tuyến tiêu hóa: tuyến
nước bọt, tuyến tụy và gan

Câu 185. Đặc điểm cấu tạo của gan ①


a. Gan là tuyến tiêu hóa lớn nhất, có nhiều chức năng rất quan trọng
b. Gan phát triển từ ngoại bì phôi
c. Bề mặt gan có lớp phúc mạc thành bao phủ
d. Có một bao liên kết thưa, gọi là bao Glisson
Câu 186. Đặc điểm cấu tạo của gan ①
a. Gan là tuyến tiêu hóa lớn nhất, không có nhiều chức năng quan trọng
b. Gan phát triển từ nội bì phôi
c. Bề mặt gan có lớp mô mỡ lỏng lẽo bao phủ
d. Có một bao liên kết mỏng, gọi là bao Glisson
Câu 190. Đặc điểm cấu tạo tiểu thùy gan theo tác giả Mall ①
a. Khối nhu mô gan quanh khoảng cửa, đỉnh là các động mạch gan
b. Khối nhu mô gan quanh khoảng cửa, đỉnh là các tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy
c. Khối nhu mô gan quanh tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy, đỉnh là các tĩnh mạch cửa
d. Khối nhu mô gan quanh tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy, đỉnh là các động mạch gan
Câu 191. Đặc điểm cấu tạo tiểu thùy gan theo tác giả Rappaport ①
a. Khối tế bào gan khi quan sát trên mặt cắt có hình vuông, đường chéo ngắn là cạnh chung của
2 khoảng cửa, còn đường chéo dài là đường nối giữa hai tĩnh mạch trung tâm
b. Khối tế bào gan khi quan sát trên mặt cắt có hình trụ, đường chéo ngắn là đường nối giữa
hai tĩnh mạch trung tâm, còn đường chéo dài là đường nối giữa hai tĩnh cửa
c. Khối tế bào gan khi quan sát trên mặt cắt có hình thoi, đường chéo ngắn là cạnh chung của 2
tiểu thùy gan cơ bản, còn đường chéo dài là đường nối giữa hai tĩnh mạch trung tâm
d. Khối tế bào gan khi quan sát trên mặt cắt có hình đa diện, đường chéo ngắn là đường nối
giữa hai tĩnh mạch trung tâm, còn đường chéo dài là cạnh chung của 2 tiểu thùy gan cơ bản

96
Câu 192. Tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy nằm ở vị trí ①
a. Khoảng kẽ
b. Khoảng cửa
c. Giữa tiểu thùy gan
d. Gốc của các tiểu thùy gan
Câu 193. Mao mạch nan hoa có cấu tạo là ①
a. Nối động tĩnh mạch
b. Mao mạch điển hình
c. Tĩnh mạch
d. Mao mạch kiểu xoang
Câu 194. Chọn câu đúng khi nói về gan ①
a. Là tuyến nội tiết
b. Là tuyến ngoại tiết
c. Vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết
d. Có vỏ ngoài không phải là lá tạng của phúc mạc
Câu 195. Đơn vị cấu tạo chức năng của gan là ①
a. Tiểu thùy gan
b. Khoảng cửa
c. Tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy
d. Bè dây tế bào gan
Câu 196. Chọn câu đúng khi nói về mao mạch nan hoa ①
a. Chạy hướng vào tĩnh mạch cửa
b. Biểu mô lát đơn tựa trên màng đáy
c. Là mao mạch kiểu xoang
d. Có 3 lớp áo
Câu 199. Chọn câu đúng khi nói về tế bào Kupffer ①
a. Là tế bào đa nhân
b. Có nguồn gốc từ tương bào
c. Có khả năng thực bào
d. Có kích thước nhỏ hơn tế bào nội mô
201. Tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy là cấu trúc ①
a. Nằm trong khoảng cửa
b. Có thành rất dầy
c. Không có tế bào nội mô
d. Nằm giữa tiểu thùy gan
Câu 202. Chọn câu đúng khi nói về bè dây tế bào gan ①
a. Các tế bào gan có hình trụ
b. Bè dây tế bào gan gồm 3 hàng tế bào gan
c. Tế bào gan có hiện tượng đa nhân

97
d. Không có mặt nào của tế bào nào hướng về khoảng Disse
Câu 203. Chọn vị trí đúng của khoảng Disse ①
a. Nằm giữa tế bào nội mô và tế bào Kupffer
b. Nằm cạnh tế bào cơ biểu mô và bè Remak
c. Nằm giữa tế bào nội mô và bè dây tế bào gan
d. Nằm sát tế bào cơ biểu mô và bè Remak
Câu 204. Chọn câu đúng khi nói về tiểu quản mật ①
a. Là ống nhỏ không có thành riêng
b. Nằm giữa tế bào nội mô và tế bào Kupffer
c. Có thành riêng nhưng khá mỏng
d. Thành được lát bởi biểu mô lát đơn
Câu 205. Chọn câu đúng khi nói về tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy ①
a. Áo giữa rất dầy do có nhiều cơ trơn
b. Thành mạch kém phát triển
c. Có kích thước cực kỳ nhỏ
d. Nằm ở giữa góc các tiểu thùy gan
Câu 208. Bè remak còn được gọi là ①
a. Dây Tủy
b. Dây Billroth
c. Bè dây xơ
d. Bè dây tế bào gan

98
BÀI 9. HỆ TIẾT NIỆU

Mục tiêu 1. Mô tả được cấu tạo và chức năng các đoạn của ống sinh niệu.

Câu 1. Cấu tạo hệ tiết niệu gồm: ①


a. Hai thận, hai niệu quản, một bàng quang, một niệu đạo
b. Hai thận, hai niệu đạo, một bàng quang, một niệu quản
c. Hai thận, hai niệu đạo, hai bàng quang, một niệu quản
d. Hai thận, hai niệu đạo, một bàng quang, hai niệu quản
Câu 2. Vai trò của hệ tiết niệu: ①
a. Chuyển hóa các chất
b. Cân bằng nội môi
c. Đào thải glucose
d. Đào thải a.amin
Câu 3. Đơn vị cấu tạo, chức năng của thận là: ①
a. Neuron
b. Nephron
c. Tháp thận
d. Tia tủy
Câu 4. Ở người, tủy thận gồm.......................khối hình tháp, gọi là tháp thận (tháp Malpighi
= tháp tủy): ①
a. 4 – 5
b. 5 – 10
c. 10 – 18
d. 18 – 22
Câu 5. Tháp thận hay còn được gọi là: ①
a. Tháp Ferrine
b. Tháp Malpighi
c. Tháp vỏ
d. Tia tủy
Câu 6. Tháp thận hay còn được gọi là: ①
a. Tháp Ferrine
b. Tháp tủy
c. Tháp vỏ
d. Tia tủy
Câu 7. Tháp Malpighi hay còn được gọi là: ①
a. Tháp Ferrine
b. Tháp thận
c. Tháp vỏ
d. Tia tủy
Câu 8. Tháp Malpighi hay còn được gọi là: ①
a. Tháp Ferrine
b. Tháp tủy
c. Tháp vỏ
99
d. Tia tủy
Câu 9. Tháp tủy hay còn được gọi là: ①
a. Tháp Ferrine
b. Tháp thận
c. Tháp vỏ
d. Tia tủy
Câu 10. Tháp tủy hay còn được gọi là: ①
a. Tháp Ferrine
b. Tháp Malpighi
c. Tháp vỏ
d. Tia tủy
Câu 11. Phần vỏ thận nằm giữa các tháp thận là: ①
a. Mê đạo vỏ
b. Trụ Bertin
c. Giáp vỏ
d. Trụ vỏ
Câu 12. Trụ Bertin còn được gọi là: ①
a. Cột tủy
b. Cột thận
c. Giáp tủy
d. Trụ vỏ

Mục tiêu 2. Phân tích đặc điểm cấu tạo các loại tế bào thuộc phức hợp cận tiểu cầu.

Câu 13. Thành phần nào nằm trong tiểu cầu thận, NGOẠI TRỪ: ②
a. Biểu mô lát đơn
b. Tế bào Malpighi
c. Khoang Bowman
d. Chùm mao mạch Malpighi.
Câu 14. Thành phần nào nằm trong tiểu cầu thận: ①
a. Biểu mô lát đơn
b. Tế bào Malpighi
c. Vết đặc
d. Henle
Câu 18. Tiểu cầu thận phân bố nhiều nhất ở: ①
a. Cạnh quai Henlle
b. Vùng tủy
c. Vùng vỏ
d. Xen kẻ với ống góp
Câu 19. Vị trí chứa nước tiểu ban đầu sau khi lọc qua mao mạch Malpighi: ①
a. Khoang Bowman
b. Ống luộn gần
c. Ống lượn xa
d. Ống góp
100
Câu 20. Quai Henle nằm ở: ①
a. Vùng vỏ của thận
b. Cạnh tiểu cầu thận
c. Xen kẽ với ống thẳng
d. Xen kẽ với ống thẳng và ống góp
Câu 21. Vùng vỏ của thận, trên kính hiển vi quang học ta có thể quan sát thấy các cấu trúc
sau NGOAI TRỪ: ②
a. Ống lượn 1
b. Tiểu cầu thận
c. Ống thẳng
d. Ống lượn xa
Câu 22. Vùng vỏ của thận, trên kính hiển vi quang học ta có thể quan sát thấy cấu trúc
sau: ①
a. Ống lượn gần
b. Ống góp
c. Ống thẳng
d. Henle
Câu 23. Vùng vỏ của thận, trên kính hiển vi quang học ta có thể quan sát thấy cấu trúc
sau: ①
a. Ống lượn xa
b. Ống góp
c. Ống thẳng
d. Henle
Câu 24. Vùng vỏ của thận, trên kính hiển vi quang học ta có thể quan sát thấy cấu trúc
sau: : ①
a. Tiểu cầu thận
b. Ống góp
c. Ống thẳng
d. Henle
Câu 29. Biểu mô của ống lượn xa: ①
a. Biểu mô lát đơn
b. Biểu mô vuông đơn
c. Biểu mô trụ đơn
d. Biểu mô lát tầng
Câu 30. Biểu mô của ống lượn gần: ①
a. Biểu mô lát đơn
b. Biểu mô vuông đơn
c. Biểu mô trụ đơn
d. Biểu mô lát tầng
Câu 31. Tế bào biểu mô của ống lượn xa: ①
a. Lát
b. Hình khối vuông
c. Hình trụ
101
d. Đa diện
Câu 32. Tế bào biểu mô của ống lượn gần: ①
a. Lát
b. Hình khối vuông
c. Hình tháp
d. Đa diện
Câu 33. Trong quá trình lọc, nước tiểu sau khi đi qua ống lượn gần sẽ đến: ①
a. Ống góp
b. Tiểu cầu thận
c. Quai Henlle
d. Ống lượn xa
Câu 34. Các thành phần sau thuộc nephron, NGOẠI TRỪ: ②
a. Tiểu cầu thận
b. Ống góp
c. Vết đặc
d. Đài thận bé
Câu 35. Thành phần nào sau đây thuộc nephron: ①
a. Tiểu cầu thận
b. Mô kẽ
c. Động mạch vào
d. Đài thận bé
Câu 36 . Đơn vị cấu tạo và chức năng của thận là: ①
a. Tiểu cầu thận
b. Tháp thận
c. Tiểu thùy thận
d. Nephron
Câu 37. Trong quá trình lọc, nước tiểu sau khi đi qua ống lượn xa sẽ đến: : ①
a. Ống góp
b. Tiểu cầu thận
c. Quai Henlle
d. Ống lượn xa
Câu 38. Các thành phần sau thuộc ống sinh niệu, NGOẠI TRỪ: ②
a. Tiểu cầu thận
b. Ống lượn gần
c. Vết đặc
d. Tế bào cận tiểu cầu
Câu 41. Đoạn tiếp sau quai Henle là: ①
a. Ống lượn xa
b. Ống lượn gần
c. Ống thẳng
d. Ống góp
Câu 42. Ống góp cấu tạo bởi biểu mô: ①
a. Lát đơn

102
b. Lát tầng không sừng
c. Vuông đơn
d. Vuông tầng
Câu 43. Erythropoietin có chức năng: ①
a. Làm tăng huyết áp
b. Làm giảm huyết áp
c. Kích thích tủy xương tạo hồng cầu
d. Kích thích thượng thận tiết Aldosteron
Câu 44. Cấu tạo nào có thể tiết creatinin vào dòng nước tiểu: ①
a. Ống góp
b. Quai Henle
c. Ống lượn gần
d. Mô kẽ thận
Câu 45. Tái hấp thu glucose chủ yếu thực hiện ở: ①
a. Ống góp
b. Quai Henle
c. Ống lượn gần
d. Ống lượn xa
Câu 46. Tế bào biểu mô thành ống lượn gần có các đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ: ≠
a. Có vi nhung mao
b. Cực ngọn tế bào có lông chuyển
c. Thường có hình tháp
d. Có chức năng tái hấp thu
Câu 47. Tiểu động mạch vào cầu thận là nhánh trực tiếp của động mạch: ①
a. Gian tiểu thùy
b. Gian thùy
c. Bán cung
d. Thẳng
Câu 48. Hormon ADH tác động vào đoạn nào của ống thận: ①
a. Ống nhú thận
b. Đài thận bé
c. Ống lượn gần
d. Ống lượn xa
Câu 50. Vết đặc có đặc điểm: ①
a. Là cấu tạo đặc biệt của ống lượn gần
b. Gặp ở cực niệu của tiểu cầu thận
c. Gồm nhiều nhân của tế bào cận tiểu cầu xếp dày đặc với nhau
d. Là một phần của ống lượn xa, nằm ở cực mạch của tiểu cầu thận
Câu 51. Lá tạng bao Bowman của tiểu cầu thận cấu tạo bởi: ①
a. Biểu mô lát đơn
b. Biểu mô vuông đơn
c. Các tế bào có chân
d. Các tế bào cận mạch

103
Câu 52. Tế bào gian mao mạch có đặc điểm: ①
a. Tham gia tạo thành màng lọc cầu thận
b. Có thể tái hấp thu
c. Có chức năng chế tiết
d. Có chức năng thực bào
Câu 53. Vết đặc có chức năng chế tiết chất nào sau đây: ①
a. Creatinin
b. Erythropoietin
c. Renin
d. Angiotensin
Câu 54. Đặc điểm của tế bào cận tiểu cầu là: ①
a. Biệt hóa từ tế bào cơ trơn -> biệt hóa từ tb cơ trơn lớp áo giữa đm vào cầu thận
b. Biệt hóa từ tế bào nội mô
c. Là lớp áo ngoài của tiểu động mạch
d. Chế tiết angiotensin
Câu 55. Niệu quản có biểu mô: ①
a. Trụ đơn
b. Vuông đơn
c. Trụ giả tầng
d. Đa dạng giả tầng
Câu 56. Khoang niệu có các đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ: ②
a. Nằm giữa 2 lá của bao Bowman
b. Thông trực tiếp với ống lượn xa-> ống lượn gần
c. Là nơi dẫn nước tiểu ban đầu (dịch lọc cầu thận)
d. Là một khoang ảo
Câu 61. Chùm mao mạch tiểu cầu thận có các đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ: ②
a. Mao mạch kiểu xoang
b. Tế bào nội mô có lỗ thủng
c. Một số mao mạch có màng đáy chung
d. Có tế bào gian mao mạch
Câu 65. Bàng quang có các đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ: ②
a. Biểu mô trung gian
b. Biểu mô có thể thay đổi độ dày
c. Thành chỉ có một lớp cơ trơn nhưng rất dày
d. Mặt ngoài được lợp bởi lá tạng phúc mạc
Câu 66. Quai Henle có các chức năng sau, NGOẠI TRỪ: ②
a. Nhận nước tiểu từ ống lượn gần
b. Cành xuống tái hấp thu nước
c. Cành lên tái hấp thu K+
d. Chủ yếu nằm ở vùng tủy thận

104
BÀI 10. HỆ SINH SẢN
Mức 1
1. Cấu trúc vỏ liên kết xơ bao ngoài tinh hoàn được gọi là gì?
a. Màng trắng
b. Vỏ xơ
c. Bao Glisson
d. Bao xơ
2. Ở mặt sau trên của tinh hoàn, màng trắng dày lên tạo thành cấu trúc gì?
a. Mào tinh hoàn
b. Lưới tinh hoàn
c. Thể Highmore
d. Ống sinh tinh
3. Các vách liên kết chia tinh hoàn thành khoảng bao nhiêu tiểu thùy?
a. 10 – 15 tiểu thùy
b. 70 – 90 tiểu thùy
c. 150 – 200 tiểu thùy
d. 250 – 300 tiểu thùy
4. Trong mỗi tiểu thùy chứa khoảng bao nhiêu ống sinh tinh?
a. 1 – 5 ống
b. 10 – 15 ống
c. 20 – 25 ống
d. 30 – 35 ống
5. Câu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm của ống sinh tinh?
a. Là những ống cong queo
b. Không có mô liên kết xung quanh
c. Có biểu mô lát tầng
d. Thông nối trực tiếp với ống mào tinh
6. Tế bào nào sau đầy thuộc tuyến kẽ
a. Tế bào Leydig
b. Tế bào dạng cơ
c. Tế bào sertoli
d. Tế bào cơ biểu mô
7. Tế bào nào nâng đỡ cho các tế bào dòng tinh?
a. Tế bào kẽ
b. Tế bào tinh tử
c. Tế bào sertoli
d. Tế bào cơ biểu mô
8. Tế bào nào sau đầy thuộc tuyến kẽ
a. Tế bào Leydig
b. Tế bào dạng cơ
c. Tế bào sertoli
d. Tế bào cơ biểu mô
9. Câu nào sau đây đúng khi nói về tuyến kẽ?

105
a. Là tuyến nội tiết kiểu tản mác
b. Có các tế bào sertoli tiết ra testosteron
c. Nằm trong ống sinh tinh
d. Có nhiều ống bài xuất
10. Biểu mô của ống thẳng là biểu mô gì?
a. Lát đơn
b. Vuông đơn
c. Lát tầng
d. Vuông tầng
11. Biểu mô của ống ra là biểu mô gì
a. Vuông đơn
b. Trụ đơn
c. Vuông tầng
d. Trụ tầng
12. Biểu mô của ống mào tinh là biểu mô gì?
a. Biểu mô trụ đơn
b. Biểu mô trụ tầng
c. Biểu mô trụ giả tầng có lông giả
d. Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển
13. Câu nào sau đây đúng khi nói về cấu tạo mô học của buồng trứng?
a. Buồng trứng chia 2 vùng vỏ và tủy có ranh giới rõ rệt
b. Biểu mô bao ngoài buồng trứng là biểu mô vuông tầng
c. Các nang trứng nguyên thủy phân bố ở vùng vỏ
d. Các nang trứng đang phát triển tập trung ở vùng tủy
14. Lớp nằm dưới biểu mô bao ngoài buồng trứng được gọi là gì?
a. Màng xơ
b. Dây xơ
c. Màng trắng
d. Màng liên kết
15. Biểu mô bao ngoài nang trứng thứ cấp là biểu mô gì?
a. Biểu mô vuông tầng
b. Biểu mô lát đơn
c. Biểu mô lát tầng
d. Biểu mô vuông đơn
16. Nang trứng chưa phát triển có sẵn trong buồng trứng có tên gọi là gì?
a. Nang trứng nguyên thủy
b. Nang trứng sơ cấp
c. Nang trứng đặc
d. Nang trứng có hốc
17. Số lượng nang trứng tiến triển đến chín trong suốt cuộc đời của người phụ nữ là:
a. Khoảng 4.000 đến 4.500
b. Khoảng 30 đến 350
c. Khoảng 40 đến 450

106
d. Khoảng 400 đến 450
18. Động mạch lò xo phân bố ở
a. Màng trắng
b. Vùng tủy của buồng trứng
c. Vùng vỏ
d. Cạnh biểu mô mầm
Mức 2
1. Câu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm của ống sinh tinh?
a. Bít kín 1 đầu
b. Biểu mô vuông tầng
c. Xung quanh không có mạch máu
d. Chứa các tế bào tiết ra testosteron
2. Bao ngoài ống sinh tinh là cấu trúc gì?
a. Áo ngoài
b. Lớp vỏ chung
c. Màng trắng
d. Vỏ xơ
3. Thành nào sau đây nằm giữa các ống sinh tinh?
a. Biểu mô tinh
b. Tế bào dòng tinh
c. Tuyến kẽ
d. Tế bào sertoli
4. Tế bào nào nằm trong ống sinh tinh?
a. Tế bào Leydig
b. Tế bào nội mô
c. Tế bào sertoli
d. Tế bào cơ biểu mô
5. Tế bào nào tiết ra testosteron?
a. Tế bào Leydig
b. Tế bào Tinh nguyên bào
c. Tế bào sertoli
d. Tế bào cơ biểu mô
6. Tế bào nào sau đây nằm trong lớp bao ngoài ống sinh tinh?
a. Tế bào Tinh tử
b. Tế bào dạng cơ
c. Tế bào Tinh bào II
d. Tế bào kẽ
7. Câu nào sau đây đúng khi nói về biểu mô tinh?
a. Là lớp bao ngoài tinh hoàn
b. Có bản chất là biểu mô lát tầng
c. Bao gồm tế bào kẽ và tế bào sertoli
d. Gồm các tế bào dòng tinh và tế bào sertoli
8. Tế bào nào sau đây không phải tế bào dòng tinh?

107
a. Tinh nguyên bào
b. Tinh bào II
c. Tinh bào III
d. Tiền tinh trùng
9. Đặc điểm nào sau đây không phải của tinh nguyên bào?
a. Nằm sát màng đáy của ống sinh tinh
b. Có 2 loại tinh nguyên bào I và II
c. Bào tương có bộ Golgi nhỏ
d. Có nhiều ribosome tự do
10. Câu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của tế bào sertoli?
a. Là những tế bào lớn
b. Hình tháp kéo dài
c. Đáy tựa trên màng đáy
d. Không có liên kết giữa các tế bào sertoli với nhau
11. Các tế bào sau đây nằm trong ống sinh tinh TRỪ MỘT:
a. Tinh tử
b. Paneth
c. Tinh bào
d. Tiền tinh trùng.
12. Các tế bào sau đây nằm trong ống sinh tinh TRỪ MỘT:
a. Tinh nguyên bào
b. Kupffer
c. Tinh bào II
d. Sertoli
13. Tế bào tinh nguyên bào nằm trong cấu trúc:
a. Ống dẫn tinh
b. Ống phóng tinh
c. Ống mào tinh
d. Ống sinh tinh
16. Ồng sinh tinh chứa 02 dòng tế bào nào sau đây
a. Tế bào dòng tinh và tế bào Leydig
b. Tế bào Kẽ và Tinh nguyên bào
c. Tế bào Sertoli và Tinh bào
d. Tế bào dòng tinh và tế bào Sertoli
17. Tế bào Sertoli có chức năng sau, NGOẠI TRỪ:
a. Tiết ra progesteron
b. Tiết dịch lỏng
c. Nâng đỡ cho tế bào dòng tinh
d. Thực bào những mảnh vụn trong quá trình hình thành tinh trùng
18. Tinh trùng được biệt hóa từ:
a. Tinh nguyên bào
b. Tinh tử
c. Tinh bào 1

108
d. Tinh bào 2
19. Chọn cấu trúc đúng của 01 nang trứng
a. Noãn + 1 hàng tế bào nang
b. Noãn + màng trong suốt
c. 1 Noãn + 1 số tế bào nang
d. 1 Noãn + nhiều hàng tế bào nang
20. Nang trứng cấu tạo như thế nào?
a. Noãn và tế bào nang bao ngoài
b. Noãn và màng trắng bao quanh
c. Noãn và mô liên kết bao quanh
d. Noãn và các nang nước bao ngoài
21. Biểu mô bao ngoài nang trứng sơ cấp là biểu mô gì?
a. Biểu mô vuông tầng
b. Biểu mô lát đơn
c. Biểu mô lát tầng
d. Biểu mô vuông đơn
22. Giai đoạn sau của nang trứng nguyên thủy là nang trứng gì?
a. Có hốc
b. Đặc
c. Sơ cấp
d. Chín
24. Trong vùng tủy buồng trứng có cấu trúc nào sau đây?
a. Động mạch thẳng
b. Động mạch xoắn
c. Tĩnh mạch thẳng
d. Tĩnh mạch xoắn
25. Trong vùng vỏ của buồng trứng có chứa những cấu trúc nào sau đây?
a. Các nang trứng
b. Động mạch lò so
c. Tĩnh mạch xoắn
d. Động mạch thẳng
26. Chọn cấu trúc nào sau đây không nằm trong vùng vỏ của buồng trứng
a. Nang trứng đặc
b. Các tế bào Nang
c. Màng trắng
d. Nang nhầy
28. Nang trứng thứ cấp sẽ phát triển thành nang trứng:
a. Đặc
b. Có hốc
c. Sơ cấp
d. Chín
29. Chọn câu đúng khi nói về nang trứng sơ cấp:
a. Có tế bào vòng tia

109
b. Gồm 1 hàng tế bào nang vuông
c. Gồm 1 hàng tế bào nang dẹt
d. Chưa có màng trong suốt
30. Nang trứng nguyên thủy
a. Chưa có màng trong suốt
b. Có màng trong suốt rất rõ
c. Màng trong suốt bắt đầu xuất hiện
d. Màng trong suốt không liên tụ
Mức 3
1. Biểu mô của ống sinh tinh là biểu mô gì?
a. Biểu mô lát tầng
b. Biểu mô vuông tầng
c. Biểu mô mầm
d. Biểu mô tinh
2. Các tế bào dòng tinh thường xếp thành bao nhiêu lớp?
a. 1 - 2 lớp
b. 4 – 8 lớp
c. 10 – 14 lớp
d. 16 – 20 lớp
3. Câu nào sau đây đúng khi nói về tế bào sertoli?
a. Phân chia tạo ra tinh trùng
b. Tiết ra testosteron
c. Có những nhánh bào tương ôm lấy tế bào kẽ
d. Ngăn không cho các immunoglobulin lọt vào ống sinh tinh
4. Thành phần nào sau đây nằm trong mô kẽ tinh hoàn?
a. Tế bào nội mô
b. Tế bào dạng cơ
c. Tế bào sertoli
d. Tế bào dòng tinh
5. Từ 01 tinh bào 01 sẽ cho ra:
a. 2 tinh trùng
b. 4 tinh trùng
c. 2 cực cầu và 2 tinh trùng
d. 2 tinh tử và 2 tinh trùng
6. Tuyến kẽ là loại tuyến:
a. Nội tiết kiểu chùm nho
b. Nội tiết kiểu túi
c. Nội tiết kiểu tản mát
d. Nội tiết kiểu lưới
7. Tinh bào I sẽ:
a. Biệt hóa thành tinh nguyên bào
b. Sẽ biệt hóa thành tinh bào II
c. Phân chia giảm phân lần 1 để tạo ra 2 tinh bào II

110
d. Phân chia giảm phân cho 2 tinh tử
8. Tế bào Sertoli có các đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ:
a. Tựa trên màng đáy
b. Có cực ngọn hướng vào lòng ống sinh tinh
c. Nâng đỡ cho tế bào dòng tinh
d. Có nhiệm vụ bảo vệ các tế bào kẽ
9. Ống sinh tinh là loại:
a. Ống đơn
b. Ống chia nhánh
c. Túi phức tạp
d. Ống đơn cong queo bít kín 1 đầu
10. Chọn câu đúng khi nói về tinh tử
a. Sẽ biệt hóa thành tiền tinh trùng
b. Phân chia thành 02 tinh bào II
c. Sẽ biệt hóa thành tinh trùng
d. Sẽ phát triển thành tinh bào I
11. Tinh nguyên bào phân chia tạo thành:
a. 04 Tinh tử
b. 02 Tinh bào
c. 02 Tinh bào I
d. 02 Tinh bào II
12. Bản chất của lớp dưới biểu mô bao ngoài buồng trứng là mô gì?
a. Biểu mô
b. Mô liên kết
c. Mô cơ
d. Mô thần kinh
13. Trong vùng tủy buồng trứng có cấu trúc nào sau đây?
a. Nang trứng nguyên thủy
b. Mạch bạch huyết
c. Nang trứng sơ cấp
d. Hoàng thể
14. Tế bào nang trứng chế tiết chủ yếu hormon gì sau đây?
a. LH và FSH
b. Estrogen
c. Progesteron
d. Androgen
15. Tế bào hoàng thể chế tiết chủ yếu hormon gì sau đây?
a. LH và FSH
b. Estrogen
c. Progesteron
d. Androgen
16. Nang trứng phát triển được là do chịu tác động của hormon nào sau đây?
a. LH và FSH

111
b. Estrogen
c. Progesteron
d. Androgen
17. Từ 01 noãn bào 01 sẽ cho ra:
a. 03 noãn chín và 01 cực cầu
b. 01 noãn chín và 03 cực cầu
c. 02 noãn chín và 02 cực cầu
d. 04 noãn chín
18. Nang trứng nguyên thủy được cấu tạo từ:
a. 02 hàng tế bào nang dẹt
b. 02 hàng tế bào nang vuông
c. 01 hàng tế bào dẹt
d. 01 hàng tế bào nang dẹt
19. Khi nang trứng thoái triển ở giai đoạn nang trứng sơ cấp, cấu trúc còn tồn tại lâu đó là:
a. Noãn bào
b. Màng trong suốt
c. Tế bào nang
d. Hoàng thể
20. Động mạch lò xo còn có tên gọi là:
a. Động mạch xoắn
b. Động mạch trung tâm
c. Động mạch vách
d. Động mạch chun

112
BÀI 11. CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ MIỄN DỊCH
Mục tiêu 1: Mô tả đặc điểm mô sinh lý học của các cơ quan tạo máu và miễn dịch nguyên
phát

1. Cơ quan tạo máu và miễn dịch nguyên phát là: ①


a. Lách
b. Hạch bạch huyết
c. Tuyến ức
d. Tủy xương vàng
2. Cơ quan nào sau đây là cơ quan tạo máu và miễn dịch nguyên phát: ①
a. Hạch bạch huyết
b. Tủy xương đỏ
c. Lách
d. Tuyến giáp
3. Cơ quan tạo máu và miễn dịch nguyên phát gồm:①
a. Tủy xương vàng, tuyến ức
b. Hạch bạch huyết, lách
c. Tuyến ức, tủy xương đỏ
d. Tủy xương vàng, lách
7. Trong thời kỳ phôi thai, sự tạo máu diễn ra đầu tiên ở đâu:①
a. Tủy xương
b. Thành túi noãn hoàng
c. Gan
d. Tuyến ức
13. Phần nào của tủy xương là cơ quan tạo máu: ①
a. Tủy xương đỏ
b. Tủy xương vàng
c. Cả tủy xương đỏ và tủy xương vàng
d. Tủy xương không tạo máu
14. Tủy xương đỏ tạo ra dòng tế bào máu nào: ①
a. Hồng cầu
b. Bạch cầu
c. Lympho bào
d. Tất cả các loại tế bào máu
15. Phát biểu nào sau đây SAI khi nói về tủy xương: ②
a. Thời kỳ phôi thai, ban đầu toàn bộ tủy xương là tủy tạo máu
b. Tủy tạo máu được thay thế dần bởi tủy xương vàng
c. Tủy đỏ tạo ra tất cả các loại tế bào máu
d. Ở người trưởng thành, tủy vàng thay thế hoàn toàn tủy đỏ ở các đầu xương dài -> xương dẹt
16. Sự tạo máu ở tủy xương diễn ra đầu tiên ở: ①

113
a. Xương đòn
b. Xương ức
c. Xương sọ
d. Xương dài
17. Tủy xương bắt đầu tạo máu trong xương đòn vào: ①
a. Cuối tháng thứ 2
b. Đầu tháng thứ 3
c. Cuối tháng thứ 3
d. Khoảng tháng thứ 4
18. Loại mao mạch có nhiều ở tủy tạo huyết là mao mạch gì: ①
a. Kiểu xoang
b. Có lỗ thủng
c. Liên tục
d. Không có màng đáy
19. Tủy các xương dẹt bắt đầu tạo máu vào khoảng tháng mấy: ①
a. Tháng thứ 2
b. Tháng thứ 3
c. Tháng thứ 4
d. Tháng thứ 5
20. Tủy các xương dài bắt đầu tạo máu vào khoảng tháng mấy: ①
a. Tháng thứ 2
b. Tháng thứ 3
c. Tháng thứ 4
d. Tháng thứ 5
27. Tế bào mỡ ở tủy xương do tế bào nào biệt hóa tạo thành: ①
a. Tế bào sợi
b. Tế bào lưới
c. Nguyên tủy bào
d. Tiền nguyên hồng cầu
28. Tế bào sợi trong tủy xương do tế bào nào biệt hóa tạo thành: ①
a. Tế bào mỡ
b. Tế bào lưới
c. Tiền tủy bào
d. Nguyên tủy bào
29. Chức năng của tế bào lưới: ①
a. Tổng hợp sợi lưới
b. Bắt giữ kháng nguyên lạ
c. Thực bào
d. Tạo ra tế bào máu đầu dòng

114
30. Tế bào lưới có thể biệt hóa tạo thành: ①
a. Tế bào sợi
b. Tế bào mỡ
c. Nguyên tủy bào
d. Tế bào sợi và tế bào mỡ
31. Tủy xương vàng chứa nhiều thành phần nào sau đây: ①
a. Tế bào máu đầu dòng
b. Tế bào máu trưởng thành
c. Tế bào lưới
d. Tế bào mỡ
32. Thành phần tạo nên màu vàng cho tủy xương vàng: ①
a. Các tế bào máu đầu dòng
b. Các tế bào sợi
c. Sợi lưới
d. Tế bào mỡ với nhiều lypocrom
33. Các tế bào tạo máu trong hốc tủy bao gồm, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Tế bào gốc
b. Nguyên tủy bào
c. Tế bào lưới
d. Tiền lympho bào
34. Phát biểu sau đây về tủy tạo máu, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Tủy tạo máu tạo ra tất cả các dòng tế bào máu
b. Bình thường, chỉ có tế bào máu trưởng thành mới lọt vào dòng máu lưu thông
c. Các tủy bào chỉ vào máu trong trường hợp bệnh lý
d. Tủy tạo máu tạo ra tế bào lympho T trưởng thành
35. Tuyến ức là: ①
a. Cơ quan tạo máu miễn dịch nguyên phát
b. Cơ quan tạo máu miễn dịch thứ phát
d. Cơ quan tạo máu miễn dịch ngoại vi
c. Tuyến ngoại tiết
38. Tuyến ức đạt kích thước lớn nhất trong giai đoạn nào: ①
a. Trong bào thai
b. Tuổi dậy thì
c. Tuổi trưởng thành
d. Tuổi già
39. Khi trẻ sinh ra, tuyến ức có trọng lượng khoảng: ①
a. 10 gram
b. 20 gram
c. 30 gram

115
d. 40 gram
40. Ở tuổi dậy thì, tuyến ức có trọng lượng khoảng: ①
a. 10 - 20 gram
b. 20 - 30 gram
c. 30 - 40 gram
d. 40 - 50 gram
41. Đặc điểm của tuyến ức ở tuổi dậy thì: ①
a. Kích thước nhỏ, nặng khoảng 10 gram
b. Kích thước lớn nhất, nặng khoảng 30 - 40 gram
c. Bắt đầu thoái hóa dần
d. Các tế bào mỡ tăng dần
42. Đặc điểm của tuyến ức sau dậy thì: ①
a. Tăng kích thước dần đến cực đại
b. Bắt đầu thoái hóa dần
d. Các lympho bào và tế bào lưới tăng
d. Tế bào mỡ giảm dần
43. Đặc điểm của tuyến ức sau dậy thì, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Tăng kích thước dần đến cực đại
b. Bắt đầu thoái hóa dần
d. Các lympho bào và tế bào lưới giảm dần
d. Tế bào mỡ tăng dần
47. Đặc điểm cấu tạo mô học tuyến ức: ②
a. Nhu mô chia thành 2 tiểu thùy
b. Tiểu thùy là đơn vị cấu tạo và chức năng của tuyến ức
c. Nhu mô có 2 vùng: tủy đỏ và tủy trắng
d. Thành phần tế bào chủ yếu là lympho B
58. Ở vùng vỏ sâu của tuyến ức, tế bào lympho T xảy ra quá trình nào: ②
a. Quá trình biệt hóa phụ thuộc kháng nguyên
b. Quá trình biệt hóa không phụ thuộc kháng nguyên
c. Biệt hóa thành các loại lympho T khác nhau
d. Trở thành tế bào có khả năng miễn dịch
59. Khi tiếp xúc với kháng nguyên, tế bào lympho T biệt hóa thành các tế bào sau, NGOẠI
TRỪ: ②
a. Lympho T gây độc tế bào
b. Lympho T nhớ
c. Lympho T hỗ trợ
d. Lympho T ức chế
60. Khi tiếp xúc với kháng nguyên, tế bào lympho T biệt hóa thành các tế bào sau,
NGOẠI TRỪ: ②

116
a. Lympho T gây độc tế bào
b. Tương bào
c. Lympho T hỗ trợ
d. Lympho T gamma và T delta
63. Sau khi biệt hóa không phụ thuộc kháng nguyên, bao nhiêu phần tế bào lympho T tiếp
tục đi vào vùng tủy: ①
a. 30%
b. 50%
c. 70%
d. 90%
64. Tế bào lympho T lưu lại ở tủy tuyến ức trong bao lâu: ①
a. 1 - 2 tuần
b. 2 - 3 tuần
c. 3 - 4 tuần
d. 4 - 5 tuần
65. Phát biểu nào sau đây SAI khi nói về tế bào lympho T ở tuyến ức: ②
a. Nguyên bào lympho T tập trung ở vùng vỏ tuyến ức
b. Ở vùng vỏ sâu xảy ra quá trình biệt hóa không phụ kháng nguyên
c. Sau quá trình biệt hóa không phụ thuộc kháng nguyên chỉ có 30% tế bào lympho T còn tồn tại
và đi vào vùng tủy
d. Tế bào lympho T vào vùng tủy thì xuyên mạch đi vào tuần hoàn máu thực hiện chức năng
ngay
66. Quá trình tạo và biệt hóa lympho T, CHỌN CÂU SAI: ③
a. Nguyên bào lympho T được tạo ra từ tủy tạo máu
b. Đến vùng vỏ ngoài tuyến ức, nguyên bào lympho T sinh sản, tạo nhiều tế bào lympho nhỏ
c. Ở vùng vỏ sâu xảy ra quá trình biệt hóa không phụ kháng nguyên
d. Sau quá trình biệt hóa không phụ thuộc kháng nguyên chỉ có 70% tế bào lympho T còn tồn
tại và đi vào vùng tủy
67. Câu nào sau đây ĐÚNG khi nói về tế bào lưới biểu mô ở tuyến ức: ②
a. Là những tế bào hình sao, lớn, chứa nhân sáng
b. Có khoảng 5 – 6 hạt nhân
c. Bào tương không có hạt chế tiết
d. Các tế bào cùng loại hoàn toàn không liên kết với nhau
74. Các phát biểu nào sau đây về thể Hassall, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Còn gọi là tiểu thể lách
b. Do tế bào lưới biểu mô thoái hóa tạo thành
c. Có tác dụng gây biệt hóa lympho T
d. Có nhiều ở vùng tủy nhu mô tuyến ức
75. Hàng rào máu - tuyến ức gồm các thành phần sau, NGOẠI TRỪ: ②
a. Tế bào nội mô

117
b. Màng đáy
c. Tế bào lưới biểu mô
d. Lympho bào
76. Hàng rào máu - tuyến ức gồm các thành phần: ①
a. Tế bào nội mô, màng đáy, tế bào lưới nội mô, lympho bào
b. Tế bào lưới nội mô, màng đáy, đại thực bào
c. Tế bào nội mô, màng đáy, tế bào lưới nội mô, đại thực bào
d. Tế bào nội mô, đại thực bào, lympho bào
77. Các phát biểu sau về hàng rào máu - tuyến ức, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Bao gồm tế bào nội mô, màng đáy, tế bào lưới nội mô, đại thực bào
b. Ngăn cách các tế bào lympho nhỏ ở vùng vỏ tuyến ức với mạch máu
c. Ngăn kháng nguyên trong máu không thể xâm nhập vào vùng vỏ tuyến ức
d. Tạo điều kiện cho quá trình biệt hóa phụ thuộc kháng nguyên của lympho T ở vùng vỏ
78. Đặc điểm mao mạch ở vùng vỏ tuyến ức: ①
a. Là các mao mạch kiểu xoang
b. Là các mao mạch có lỗ thủng
c. Là các mao mạch liên tục
d. Là các mao mạch không có màng đáy
79. Đặc điểm mao mạch ở vùng vỏ tuyến ức, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Là các mao mạch liên tục
b. Màng đáy liên tục
c. Tế bào nội mô có lỗ thủng
d. Màng đáy mỏng

Mục tiêu 2: Trình bày đặc điểm cấu tạo và hoạt động chức năng của các cơ quan tạo máu
và miễn dịch thứ phát

81. Cơ quan nào sau đây là cơ quan tạo máu và miễn dịch thứ phát:①
a. Tủy xương đỏ
b. Tuyến ức
c. Hạch bạch huyết
d. Tủy xương vàng
82. Cơ quan tạo máu và miễn dịch thứ phát là:①
a. Tủy xương vàng
b. Tuyến giáp
c. Lách
d. Tuyến ức
83. Các cơ quan sau là cơ quan tạo máu và miễn dịch thứ phát, NGOẠI TRỪ:②
a. Hạch bạch huyết
b. Tuyến ức

118
c. Lách
d. Vòng bạch huyết quanh hầu
84. Câu nào sau đây ĐÚNG khi nói về hạch bạch huyết: ①
a. Cấu trúc có hình hạt đậu
b. Kích thước lớn
c. Có nhiều mạch bạch huyết đến vùng rốn hạch
d. Mạch bạch huyết đi ra xung quanh mặt ngoài của hạch
85. Hạch bạch huyết là: ①
a. Cơ quan tạo máu và miễn dịch trung ương
b. Cơ quan tạo máu và miễn dịch nguyên phát
c. Cơ quan tạo máu và miễn dịch thứ phát
d. Một phần của thần kinh ngoại biên
86. Các phát biểu sau về hạch bạch huyết, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Là cơ quan tạo máu và miễn dịch thứ phát
b. Có dạng hình hạt đậu
c. Kích thước lớn
d. Nằm dọc theo các mạch bạch huyết
87. Khung mô chống đỡ của hạch bạch huyết bao gồm các thành phần sau, NGOẠI TRỪ:

a. Vỏ xơ
b. Vách xơ
c. Dây xơ
d. Nang bạch huyết
88. Mô chống đỡ của hạch cấu tạo từ các thành phần sau, NGOẠI TRỪ: ②
a. Sợi keo
b. Tế bào sợi
c. Cơ trơn
d. Tế bào lưới nội mô
89. Nhu mô của hạch bạch huyết chia thành mấy vùng: ①
a. 2 vùng
b. 3 vùng
c. 4 vùng
d. 5 vùng
90. Đặc điểm cấu tạo của vùng vỏ hạch, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Chia thành 2 vùng: vùng vỏ ngoài và vùng cận vỏ
b. Vùng vỏ ngoài có nhiều nang bạch huyết
c. Vùng cận vỏ là vùng phụ thuộc tuyến ức
d. Vùng cận vỏ chứa nhiều tế bào lympho B
91. Đặc điểm của nang bạch huyết khi quan sát trên tiêu bản, CHỌN CÂU SAI: ③
a. Có 2 vùng nhuộm màu khác nhau

119
b. Vùng trung tâm ít nhuộm màu gọi là trung tâm sáng
c. Vùng ngoại vi nhuộm màu đậm gọi là ngoại vi tối
d. Vùng ngoại vi chứa nhiều nguyên bào lympho kích thước lớn
94. Đặc điểm của trung tâm sinh sản nang lympho, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Chứa nhiều nguyên bào lympho kích thước lớn
b. Nhiều lympho bào đang phân chia
c. Còn gọi là trung tâm phản ứng
e. Có nhiều tế bào lympho nhỏ
95. Cấu trúc nào sau đây có trong vùng vỏ hạch: ①
a. Xoang tủy
b. Dây nang
c. Dây xơ
d. Nang bạch huyết
96. Các cấu trúc sau có ở vùng vỏ hạch, NGOẠI TRỪ: ②
a. Nang bạch huyết
b. Xoang quanh nang
c. Vách xơ
d. Dây nang
97. Cấu trúc nào sau đây nằm giữa vỏ xơ và nang bạch huyết: ①
a. Dây xơ
b. Vách xơ
c. Xoang dưới vỏ
d. Xoang quanh nang
98. Cấu trúc nào sau đây nằm giữa vách xơ và nang bạch huyết: ②
a. Dây xơ
b. Dây nang
c. Xoang dưới vỏ
d. Xoang quanh nang
99. Xoang dưới vỏ và xoang quanh nang có bản chất là: ①
a. Xoang tĩnh mạch
b. Mao mạch kiểu xoang
c. Mao mạch có lỗ thủng
d. Mao mạch bạch huyết
100. Vùng cận vỏ ở hạch nằm ở vị trí nào: ①
a. Nằm ngay dưới vỏ xơ
b. Là phần sâu của vùng vỏ
c. Là phần ngoài của tủy hạch
d. Giữa vỏ xơ và nang bạch huyết
106. Dịch bạch huyết từ các xoang dưới vỏ sẽ chảy vào đâu: ①

120
a. Xoang tủy
b. Mạch bạch huyết đi
c. Xoang quanh nang
d. Mạch bạch huyết đến
107. Dịch bạch huyết từ các xoang quanh nang sẽ chảy vào đâu: ①
a. Xoang tủy
b. Mạch bạch huyết đi
c. Mạch bạch huyết đến
d. Xoang dưới vỏ
108. Dịch bạch huyết từ các xoang tủy sẽ chảy vào đâu: ①
a. Mạch bạch huyết đến
b. Mạch bạch huyết đi
c. Xoang quanh nang
d. Xoang dưới vỏ
109. Cấu trúc mạch bạch huyết nằm ở vùng tủy hạch là: ①
a. Mạch bạch huyết đến
b. Xoang dưới vỏ
c. Xoang quanh nang
d. Hang bạch huyết
110. Đường đi của bạch huyết vào và ra hạch theo trình tự nào sau đây: ③
a. Mạch bạch huyết đến, xoang quanh nang, xoang tủy, mạch bạch huyết ra
b. Mạch bạch huyết đến, xoang tủy, xoang quanh nang, xoang dưới vỏ, mạch bạch huyết ra
c. Mạch bạch huyết đến, xoang tủy, xoang dưới vỏ, xoang quanh nang, mạch bạch huyết ra
d. Mạch bạch huyết đến, xoang dưới vỏ, xoang quanh nang, xoang tủy, mạch bạch huyết ra
111. Các thành phần sau có ở rốn hạch, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Mạch máu của hạch
b. Thần kinh của hạch
c. Mạch bạch huyết đến
d. Mạch bạch huyết ra
112. Cấu trúc nào nằm giữa các dây tủy hoặc giữa dây tủy với dây xơ: ①
a. Xoang dưới vỏ
b. Xoang tủy
c. Xoang quanh nang
d. Mạch bạch huyết ra
113. Đặc điểm cấu tạo của các xoang dẫn lưu bạch huyết trong hạch, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Có cấu tạo của mao mạch bạch huyết điển hình
b. Màng đáy liên tục
c. Tế bào nội mô chính là tế bào lưới có nhánh
d. Có khả năng làm sạch dòng bạch huyết
114. Chức năng của hạch, CHỌN CÂU SAI: ②

121
a. Tạo lympho bào
b. Như cái rây lọc, bắt giữ và tiêu diệt kháng nguyên lạ trong dịch bạch huyết
c. Tạo kháng thể
d. Tiêu hủy hồng cầu già
118. Dây nang còn có tên gọi khác là: ①
a. Dây tủy
b. Dây Billroth
c. Dây xơ
d. Dây tế bào Lympho
119. Dây nang là cấu trúc: ②
a. Có chứa tế bào Lympho
b. Có cấu tạo mô học giống dây xơ
c. Nằm ở vùng vỏ của hạch
d. Nằm xen kẽ với xoang tĩnh mạch
120. Thành phần nào sau đây không có trong hạch: ①
a. Dây nang
b. Dây tủy
c. Dây Billroth
d. Dây xơ
121. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG khi nói về lách: ①
a. Là cơ quan lympho lớn nhất trong cơ thể
b. Là cơ quan tạo máu miễn dịch trung ương
c. Là cơ quan tạo máu miễn dịch nguyên phát
d. Phân bố dọc theo mạch bạch huyết
122. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG khi nói về lách: ①
a. Có hình hạt đậu, kích thước nhỏ
b. Là cơ quan tạo máu miễn dịch thứ phát
c. Là cơ quan tạo máu miễn dịch trung ương
d. Phân bố dọc theo mạch bạch huyết
132. Về phân bố tế bào, tủy trắng lách bao gồm, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Vùng bao lympho quanh động mạch
b. Trung tâm sinh sản
c. Vùng rìa
d. Dây Billroth
133. Đặc điểm của tủy trắng lách: ①
a. Gồm nang lympho và bao lympho quanh động mạch
b. Chiếm ⅘ trọng lượng lách
c. Giống nang bạch huyết ở hạch, không kèm động mạch trung tâm
d. Nang lympho là vùng phụ thuộc tuyến ức

122
134. Các tiểu động mạch đi kèm theo tủy trắng lách gọi là: ①
a. Động mạch tủy trắng
b. Động mạch trung tâm
c. Động mạch tủy
d. Động mạch bút lông
139. Đặc điểm của trung tâm sinh sản ở tủy trắng lách: ①
a. Có tế bào lưới biểu mô làm khung mô
b. Có nhiều tế bào lympho B đang sinh sản
c. Nhuộm màu đậm
d. Không chứa tương bào
140. Phát biểu nào sau đây SAI khi nói về trung tâm sinh sản ở tủy trắng lách: ③
a. Là trung tâm phản ứng của lách
b. Có nhiều tế bào lympho B đang sinh sản
c. Có một ít đại thực bào và tương bào
d. Có tế bào lưới biểu mô làm khung mô
141. Đặc điểm vùng rìa tủy trắng ở lách: ②
a. Là vùng chuyển tiếp giữa tủy trắng và tủy đỏ
b. Có nhiều tế bào lympho B đang sinh sản
c. Còn gọi là trung tâm mầm
d. Là vùng phụ thuộc tuyến ức ở lách
142. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG khi nói về vùng rìa tủy trắng ở lách: ②
a. Là nơi tập trung nhiều lympho T nhất ở lách
b. Còn gọi là trung tâm phản ứng của lách
c. Có nhiều tế bào lympho B đang sinh sản
d. Ẩn giấu nhiều kháng nguyên từ máu
143. Phát biểu nào sau đây SAI khi nói về vùng rìa tủy trắng ở lách: ②
a. Ẩn giấu nhiều kháng nguyên từ máu
b. Đóng vai trò quan trọng trong hoạt động miễn dịch
c. Chứa nhiều lympho B, tương bào và đại thực bào
d. Không có chứa lympho T
144. Đặc điểm cấu tạo của tủy đỏ lách: ②
a. Có nền cấu tạo là mô lưới
b. Có sự hiện diện của rất nhiều tế bào máu
c. Nhu mô gồm 2 phần: dây Billroth và xoang tĩnh mạch
d. Tất cả đúng
145. Đặc điểm cấu tạo của tủy đỏ lách, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Có nền cấu tạo là mô lưới
b. Có sự hiện diện của rất nhiều tế bào máu
c. Nhu mô gồm 2 phần: dây Billroth và xoang tĩnh mạch
d. Chiếm ⅕ trọng lượng lách

123
146. Nhu mô tủy đỏ lách gồm có: ①
a. 2 phần
b. 3 phần
c. 4 phần
d. 5 phần
147. Nhu mô tủy đỏ lách gồm có: ①
a. Dây tủy và xoang tĩnh mạch
b. Dây tủy và dây xơ
c. Dây Billroth và xoang tĩnh mạch
d. Dây Billroth và dây xơ
148. Các phát biểu sau về dây Billroth, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Còn gọi là dây lách
b. Có khung là các tế bào lưới tựa trên sợi lưới và sợi keo
c. Có chứa các đại thực bào, tương bào, lympho bào và tế bào máu tự do
d. Là nơi sinh sản và biệt hóa lympho B
154. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG khi nói về xoang tĩnh mạch ở lách: ②
a. Là các mao mạch kiểu xoang
b. Lòng mạch hẹp, đều
c. Khe gian nội mô hẹp
d. Màng đáy liên tục
155. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG khi nói về xoang tĩnh mạch ở lách: ②
a. Là các tĩnh mạch kiểu xoang
b. Lòng mạch hẹp
c. Khe gian nội mô rộng, cho phép tế bào dễ dàng xuyên qua thành mạch
d. Màng đáy liên tục
156. Đặc điểm cấu tạo của xoang tĩnh mạch ở lách: ②
a. Là các mao mạch liên tục
b. Lòng mạch hẹp
c. Màng đáy không liên tục
d. Khe gian nội mô hẹp
157. Xoang tĩnh mạch ở lách có đặc điểm: ②
a. Tế bào nội mô có dạng hình thoi dọc theo chiều máu chạy
b. Màng đáy liên tục
c. Khe gian bào của tế bào nội mô hẹp
d. Lòng mạch hẹp, đều
158. Đặc điểm cấu tạo của xoang tĩnh mạch ở lách, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Lòng mạch rộng hẹp không đều
b. Khe gian nội mô rộng
c. Màng đáy liên tục

124
d. Tế bào nội mô có dạng hình thoi dài
159. Tế bào nội mô ở xoang tĩnh mạch lách có đặc điểm: ②
a. Khe gian nội mô hẹp
b. Là các tế bào lưới có nhánh
c. Có dạng hình thoi dài
d. Có khả năng thực bào
160. Đặc điểm cấu tạo của xoang tĩnh mạch ở lách, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Hình dạng giống một cái rọ
b. Có nhiều sợi lưới bám xung quanh
c. Là những tĩnh mạch kiểu xoang-> mao mạch kiểu xoang
d. Tế bào nội mô có dạng hình thoi dài
161. Tiểu động mạch trong tiểu thể lách được gọi là: ①
a. Động mạch vách xơ
b. Động mạch trung tâm
c. Tiểu động mạch tủy
d. Tiểu động mạch bút lông
162. Sau khi phân nhánh ra khỏi tiểu thể lách, các tiểu động mạch có tên: ①
a. Động mạch vách xơ
b. Động mạch trung tâm
c. Tiểu động mạch tủy
d. Tiểu động mạch bút lông
163. Tiểu động mạch tủy chia ra nhiều nhánh nhỏ thành: ①
a. Động mạch vách xơ
b. Động mạch trung tâm
c. Tiểu động mạch tủy
d. Tiểu động mạch bút lông
164. Các bao đại thực bào ôm lấy cấu trúc nào: ①
a. Động mạch vách xơ
b. Động mạch trung tâm
c. Tiểu động mạch tủy
d. Tiểu động mạch bút lông
165. Tuần hoàn lách được chia thành mấy loại: ①
a. 2 loại
b. 3 loại
c. 4 loại
d. 5 loại
166. Tuần hoàn lách được chia thành: ①
a. Tuần hoàn kín, tuần hoàn hở
b. Tuần hoàn lớn, tuần hoàn nhỏ

125
c. Tuần hoàn máu, tuần hoàn bạch huyết
d. Tất cả sai
167. Đặc điểm của dòng tuần hoàn kín: ①
a. Máu đổ trực tiếp ra các dây Billroth
b. Máu không đi qua xoang tĩnh mạch
c. Máu từ tiểu động mạch bút lông đổ trực tiếp vào tĩnh mạch tủy
d. Máu luôn lưu thông trong mạch máu
168. Máu từ xoang tĩnh mạch lách đổ về đâu: ①
a. Động mạch bút lông
b. Tiểu tĩnh mạch tủy đỏ
c. Tĩnh mạch trung tâm
d. Tĩnh mạch vách
169. Chiều máu chảy trong dòng tuần hoàn kín ở lách: ③
a. Mao mạch sau tiểu động mạch bút lông =>Xoang tĩnh mạch =>Tiểu tĩnh mạch tủy đỏ
b. Mao mạch sau tiểu động mạch bút lông =>Tiểu tĩnh mạch tủy đỏ=>Xoang tĩnh mạch
c. Tiểu động mạch bút lông =>Xoang tĩnh mạch =>Tĩnh mạch vách xơ
d. Tiểu động mạch bút lông =>Mao mạch sau tiểu động mạch bút lông =>Tiểu tĩnh mạch tủy đỏ
170. Đặc điểm của dòng tuần hoàn hở: ①
a. Máu đổ trực tiếp ra các dây Billroth
b. Máu không đi vào xoang tĩnh mạch
c. Máu từ tiểu động mạch bút lông đổ trực tiếp vào tĩnh mạch tủy
d. Máu luôn lưu thông trong mạch máu
171. Trong trường hợp bình thường, ở lách người, dòng tuần hoàn nào chiếm ưu thế: ①
a. Tuần hoàn kín
b. Tuần hoàn hở
c. Tương đương nhau
d. Luân phiên chiếm ưu thế

Mục tiêu 3: Mô tả khái quát và hệ thống các tế bào miễn dịch tring cơ thể người.

185. Hệ thống mô lympho dưới niêm mạc (MALT) bao gồm các tế bào miễn dịch có ở
niêm mạc: ①
a. Đường tiêu hóa
b. Đường hô hấp
c. Đường niệu - sinh dục
d. Tất cả đúng
186. Hệ thống mô lympho dưới niêm mạc chiếm bao nhiêu phần trăm số lượng tế bào miễn
dịch của cơ thể: ①
a. 50%
b. 60%
c. 70%

126
d. 80%
187. Chức năng của hệ thống mô lympho dưới niêm mạc: ①
a. “Lọc” dịch bạch huyết
b. “Lọc” máu
c. Chống lại sự xâm nhập của tác nhân bên ngoài đi vào cơ thể
d. Dự trữ tế bào miễn dịch
188. Các thành phần sau thuộc Hệ thống mô lympho dưới niêm mạc, NGOẠI TRỪ: ②
a. Các hạnh nhân vùng hầu họng
b. Các mảng Payer ở ruột non
c. Các nang lympho ở ruột thừa
d. Các nang lympho ở vùng vỏ hạch
189. Vòng lympho quanh hầu họng (vòng Waldeyer) bao gồm mấy hạnh nhân: ①
a. 4 hạnh nhân
b. 5 hạnh nhân
c. 6 hạnh nhân
d. 7 hạnh nhân
190. Vòng lympho quanh hầu họng (vòng Waldeyer) bao gồm mấy LOẠI hạnh nhân: ①
a. 2 loại hạnh nhân
b. 3 loại hạnh nhân
c. 4 loại hạnh nhân
d. 5 loại hạnh nhân
199. Các phát biểu sau đây về ruột thừa, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Là một cơ quan có chức năng miễn dịch quan trọng
b. Chứa nhiều nang lympho ở niêm mạc và dưới niêm mạc
c. Hình ảnh đặc trưng là các nang lympho ở tầng cơ
d. Còn là nơi dự trữ các lợi khuẩn đường ruột
200. Chức năng miễn dịch của ruột thừa diễn ra ở: ②
a. Các nhung mao
b. Các tuyến Lieberkuhn
c. Các nang bạch huyết ở lớp đệm
d. Lớp cơ niêm

127
BÀI 12. DA VÀ CÁC BỘ PHẬN THUỘC DA
Mức 1:
1. Da có chức năng nào sau đây, NGOẠI TRỪ:
a. Điều hòa thân nhiệt
b. Dự trữ mỡ
c. Tổng hợp vitamin D
d. Bài tiết
4. Hình thức liên kết chủ yếu giữa các tế bào sừng ở lớp gai là:
a. Bán liên kết
b. Thể mộng
c. Thể liên kết
d. Vòng bịt
6. Lớp hạ bì của da có chứa tế bào nào:
a. Tế bào gai
b.Tế bào mỡ
c. Tế bào hạt
d. Tế bào sừng
7. Thứ tự các lớp cấu tạo từ ngoài vào của biểu bì da là:
a. Bóng - sừng - hạt - gai - sinh sản
b.Sừng - bóng - hạt - gai - sinh sản
c. Bóng - sừng - gai - hạt - sinh sản
d. Sừng - bóng - gai - hạt - sinh sản
8. Ở da, lớp hạ bì có chứa
a. Tế bào mỡ
b. Tế bào đài
c. Tế bào thành
d. Tế bào Paneth
9. Thân tế bào sắc tố thường nằm ở:
a. Lớp bóng
b. Lớp hạt
c. Lớp sinh sản
d. Trong nhú chân bì
10. Biểu mô của da là biểu mô
a. Trụ có lông chuyển
b. Lát tầng sừng hóa
c. Lát tầng không sừng hóa
d. Đa dạng giả tầng
11. Ở da, biểu bì chính là:
a. Biểu mô lát tầng sừng hoá
b. Lớp sinh sản
c. Lớp Malpighi
d. Lớp mô liên kết
12. Ở da tế bào không thuộc biểu mô là:

128
a.Merkel
b.Langerhans
c.Sừng
d.Sao
13. Dưới KHV quang học, các tế bào sừng ở lớp bóng của biểu bì có hình :
a.Lát
b.Vuông
c.Trụ
d.Đa diện
14. Tế bào nào của biểu bì tham gia khởi động các phản ứng quá mẫn tại da:
a.Merkel
b.Sừng
c.Langerhans
d.Sắc tố
15. Tế bào Merkel có đặc điểm sau:
a. Tạo nên phức hợp xúc giác
b. Có khả năng thực bào
c. Nguồn gốc từ thần kinh
d. Thường gặp ở lớp hạt của biểu bì
16. Dưới KHV quang học, các tế bào sừng ở lớp hạt của biểu bì có hình :
a. Dẹt
b.Vuông
c.Trụ
d.Đa diện
17. Dưới KHV quang học, lớp đáy của biểu bì chứa các tế bào sừng có hình :
a. Lát
b.Trụ
c. Đa diện
d. Hình thoi
18. Chọn phát biểu sai:
a. Da dày không có lông
b. Tất cả các lớp của biểu bì ở da dày đều phát triển
c. Ở da mỏng, chỉ có lớp hạt phát triển dày
d. Da dày và da mỏng đều có tuyến mồ hôi
23. Trong nhú chân bì thường có chứa cấu trúc:
a. Tiểu thể thần kinh Pacini
b. Tiểu thể thần kinh Meissner
c. Tiểu thể thần kinh Auerbach
d. Tiểu thể Malpighi
24. Tiểu thể thần kinh Pacini được phân bố ở:
a. Biểu mô
b. Nhú chân bì
c. Hạ bì

129
d. Chân bì thực sự
25. Tiểu thể thần kinh Meissner thường gặp ở:
a. Lớp nhú chân bì
b. Lớp lưới chân bì
c. Biểu bì
d. Hạ bì
26. Tiểu thể thần kinh Meissner có các thành phần sau, NGOẠI TRỪ :
a. Tế bào Schwann
b. Tế bào vệ tinh
c. Đầu tận cùng thần kinh
d. Bao liên kết
27. Ở da cấu trúc có chứa mạch máu đó là:
a. Lớp chân bì
b. Biểu mô
c. Biểu bì
d. Lớp đệm
28. Tuyến mồ hôi có các đặc điểm sau, ngoại trừ:
a. Cấu tạo kiểu ống cong queo
b. Có thể chế tiết kiểu toàn vẹn
c. Có thể chế tiết kiểu bán hủy
d. Có thể chế tiết kiểu toàn hủy
29. Hormon chủ yếu điều hòa tổng hợp sắc tố melanin là:
a.TSH
b.MSH
c.ADH
d.FSH
30. Tế bào Langerhans có nguồn gốc từ:
a. Bạch cầu trung tính
b. Bạch cầu ưa acid
c. Lympho bào
d. Mono bào
31. Tiểu cầu mồ hôi cấu tạo bởi biểu mô gì?
a. Vuông đơn
b. Vuông tầng
c. Lát đơn
d. Lát tầng không sừng
32. Biểu mô của ống bài xuất mồ hôi là biểu mô?
a. Vuông đơn
b. Vuông tầng
c. Lát đơn
d. Lát tầng không sừng
33. Tuyến mồ hôi chế tiết theo kiểu:
a. Toàn vẹn

130
b. Bán hủy
c. Toàn hủy
d. Toàn vẹn và bán hủy
34. Ống bài xuất tuyến bã cấu tạo bởi biểu mô gì?
a. Vuông đơn
b. Vuông tầng
c. Lát đơn
d. Lát tầng không sừng
Mức 2:
1. Tiểu cầu mồ hôi được phân bố ở lớp :
a. Biểu mô
b. Chân bì
c. Nhú chân bì
d. Biểu bì
2. Các tế bào sừng phân bố ở, NGOẠI TRỪ:
a. Lớp sinh sản
b. Lớp gai
c. Lớp hạt
d. Lớp sừng
3. Bình thường các tế bào sừng di chuyển từ lớp đáy lên đến bề mặt mất khoảng:
d.1 – 14 ngày
b.15 – 30 ngày
c.31 – 45 ngày
d.46 – 60 ngày
4. Cấu trúc dày chắc nhất của da là:
a. Lớp gai biểu bì
b. Lớp nhú chân bì
c. Lớp lưới chân bì
d. Hạ bì
5. Ở biểu bì da, tế bào không thuộc biểu mô là:
a. Tế bào sừng
b. Tế bào Merkel
c. Tế bào lớp hạt
d. Tế bào sắc tố
6. Tuyến bã có các đặc điểm sau, TRỪ MỘT:
a. Ở da dày nó đổ trực tiếp lên bề mặt da
b. Phân bố ở ranh giữa lớp nhú và lớp lưới chân bì
c. Có 1 số tế bào cơ biểu mô bao bên ngoài
d. Chất tiết giúp da chống thấm nước
7. Các tế bào nào tạo thành các lớp bao của tiểu thể Pacini ở da:
a. Tế bào sừng
b. Tế bào sợi
c. Tế bào nội mô

131
d. Nguyên bào sợi
8. Cấu trúc nào không gặp ở lớp chân bì da:
a. Tiểu thể thần kinh Pacini
b. Tuyến bã
c. Mao mạch
d. Tiểu cầu mồ hôi
9. Tuyến bã có đặc điểm sau, NGOAI TRỪ:
a. Có cấu tạo kiểu túi
b. Các tuyến ở lòng bàn tay đổ chất tiết lên bề mặt da
c. Thành tuyến có 2 loại tế bào
d. Phát triển lớn nhất vào giai đoạn dậy thì
10. Tuyến mồ hôi có các đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ :
a. Cấu tạo kiểu ống cong queo
b. Có thể chế tiết kiểu toàn vẹn
c. Có thể chế tiết kiểu bán hủy
d. Có thể chế tiết kiểu toàn hủy
Mức 3:
1. Từ “ hạt ” trong cấu trúc lớp hạt của biểu bì là chỉ các hạt:
a.Sắc tố melanin
b.Birbeck
c.Keratohyalin
d.Lysosome
2. Chọn vị trí phân bố sai của các thành phần sau:
a. Tiểu thể TK Meissner - Nhú chân bì
b. Tế bào sắc tố - Lớp sinh sản của biểu bì
c. Tiểu thùy mỡ - Hạ bì
d. Tế bào nội mô - Lớp gai của biểu bì
3. Cấu trúc nào không gặp ở lớp hạ bì:
a. Tiểu thể thần kinh Pacini
b. Tiểu thể thần kinh Meissner
c. Mao mạch
d. Tiểu cầu mồ hôi
4. Móng có các đặc điểm sau, TRỪ MỘT:
a. Gồm 2 phần: thân móng và rễ móng
b. Móng tương ứng với lớp biểu bì của da
c. Phần mô ngay dưới thân móng là giường móng
d. Phần mô ngay dưới rễ móng là mầm móng (hay nền móng)

132
BÀI 13: MỞ ĐẦU VỀ PHÔI THAI HỌC
Mục tiêu 1: Trình bày khái niệm về phôi thai học:
1. Trong lĩnh vực sinh học, phôi thai học là: ①
a. Là ngành khoa học nghiên cứu các quá trình phát sinh và phát triển cá thể người
b. Là ngành khoa học nghiên cứu các quá trình phát sinh và phát triển cá thể động vật
c. Là ngành khoa học nghiên cứu các quá trình phát sinh và phát triển cá thể người và động vật
d. Là ngành khoa học nghiên cứu các quá trình phát sinh và phát triển cá thể trong các giai
đoạn phôi và thai
2. Trong nghĩa hẹp, phôi thai học là: ①
a. Là ngành khoa học nghiên cứu các quá trình phát sinh và phát triển cá thể người
b. Là ngành khoa học nghiên cứu các quá trình phát sinh và phát triển cá thể động vật
c. Là ngành khoa học nghiên cứu các quá trình phát sinh và phát triển cá thể người và động vật
d. Là ngành khoa học nghiên cứu các quá trình phát sinh và phát triển cá thể trong các giai đoạn
phôi và thai
3. Trong y học ngày nay, phôi thai học là: ①
a. Là ngành khoa học nghiên cứu các quá trình phát sinh và phát triển cá thể người xuất phát từ
tế bào trứng được tinh trùng thụ tinh, tạo thành hợp tử.
b. Là ngành khoa học nghiên cứu các quá trình phát sinh và phát triển cá thể động vật
c. Là ngành khoa học nghiên cứu các quá trình phát sinh và phát triển cá thể người và động vật
d. Là ngành khoa học nghiên cứu các quá trình phát sinh và phát triển cá thể trong các giai
đoạn phôi và thai
4. Nghiên cứu phôi thai học giúp con người phát hiện ra các quá trình phát sinh và phát
triển cá thể qua các thời kỳ sau: ①
a. Từ lúc là một tế bào hợp tử tạo thành phôi và thai
b. Từ lúc là các tế bào giao tử: trứng, tinh trùng
c. Quá trình sinh tinh
d. Quá trình tạo trứng
5. Nghiên cứu phôi thai học giúp con người phát hiện ra các quá trình phát sinh và phát
triển cá thể qua các thời kỳ sau, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Từ lúc là một tế bào hợp tử tạo thành phôi
b. Từ phôi tạo thành thai
c. Quá trình biến đổi qua các thời kỳ ấu thơ, nhi đồng, thiếu niên và trưởng thành
d. Quá trình tạo giao tử
6. Nghiên cứu phôi thai học giúp con người phát hiện ra các quá trình phát sinh và phát
triển cá thể qua các thời kỳ sau: ①
a. Từ lúc là một tế bào hợp tử tạo thành phôi
b. Từ phôi tạo thành thai
c. Quá trình biến đổi qua các thời kỳ ấu thơ, nhi đồng, thiếu niên và trưởng thành
d. Tất cả đúng
7. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình phát sinh và phát triển của cá thể: ①
a. Quá trình phát sinh và phát triển của mỗi cá thể rất phức tạp và kỳ diệu
b. Trải qua nhiều giai đoạn, nhiều hiện tượng theo cách lồng ghép nhau, nối tiếp nhau
c. Tuân theo các quy luật, trình tự rất nghiêm ngặt
133
d. Tất cả đúng
8. Phát biểu nào sau đây nói về quá trình phát sinh và phát triển của cá thể, CHỌN CÂU
SAI: ①
a. Quá trình phát sinh và phát triển của mỗi cá thể rất phức tạp và kỳ diệu
b. Trải qua nhiều giai đoạn, nhiều hiện tượng theo cách lồng ghép nhau, nối tiếp nhau
c. Tuân theo các quy luật, trình tự rất nghiêm ngặt
d. Không theo một quy luật hay trình tự cố định
9. Các hiện tượng xảy ra trong quá trình phát sinh và phát triển các cá thể: ①
a. Hiện tượng sinh học
b. Hiện tượng hóa học
c. Hiện tượng lý học
d. Tất cả đúng
10. Quá trình phát sinh và phát triển của mỗi cá thể có các đặc điểm sau, CHỌN CÂU SAI:

a. Rất phức tạp và kỳ diệu
b. Trải qua nhiều giai đoạn
c. Trải qua nhiều hiện tượng lồng ghép, nối tiếp nhau
d. Không tuân theo các quy luật, trình tự nào
11. Quá trình phát sinh và phát triển của mỗi cá thể có các đặc điểm sau, CHỌN CÂU SAI:

a. Rất đơn giản và kỳ diệu
b. Trải qua nhiều giai đoạn
c. Trải qua nhiều hiện tượng lồng ghép, nối tiếp nhau
d. Tuân theo các quy luật, trình tự rất nghiêm ngặt
12. Quá trình phát sinh và phát triển của mỗi cá thể có các đặc điểm sau, CHỌN CÂU SAI:

a. Rất phức tạp và kỳ diệu
b. Trải qua nhiều giai đoạn
c. Trải qua nhiều hiện tượng rời rạc, gián đoạn
d. Tuân theo các quy luật, trình tự rất nghiêm ngặt
13. Quá trình phát sinh và phát triển của mỗi cá thể có các đặc điểm sau, CHỌN CÂU SAI:

a. Rất phức tạp và kỳ diệu
b. Bao gồm 1 giai đoạn với nhiều hiện tượng
c. Trải qua nhiều hiện tượng lồng ghép, nối tiếp nhau
d. Tuân theo các quy luật, trình tự rất nghiêm ngặt
14. Quá trình phát sinh và phát triển của mỗi cá thể có các đặc điểm sau:
1. Rất phức tạp và kỳ diệu
2. Trải qua nhiều giai đoạn
3. Trải qua nhiều hiện tượng lồng ghép, nối tiếp nhau
4. Bao gồm các hiện tượng sinh học, hóa học, lý học
5. Tuân theo các quy luật, trình tự rất nghiêm ngặt
Số phát biểu đúng: ②

134
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
15. Quá trình phát sinh và phát triển của mỗi cá thể có các đặc điểm sau:
1. Rất phức tạp và kỳ diệu
2. Trải qua nhiều giai đoạn
3. Trải qua nhiều hiện tượng rời rạc, gián đoạn
4. Bao gồm các hiện tượng sinh học, hóa học, lý học
5. Không tuân theo các quy luật, trình tự nào
Phát biểu nào đúng đúng: ②
a. 1, 2, 3
b. 1, 2, 4
c. 1, 2, 5
d. 1, 3, 5
16. Qua nghiên cứu, phôi thai học làm sáng tỏ:
1. Nguyên nhân, yếu tố, cơ chế hình thành phát triển bình thường
2. Nguyên nhân, yếu tố, cơ chế gây ra sự phát triển bất thường
3. Tìm ra được phương pháp điều trị, dự phòng
Phát biểu nào đúng: ②
a. 1, 2
b. 1, 3
c. 2, 3
d. 1, 2, 3 -> PTH lâm sàng

Mục tiêu 2: Trình bày đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ và ý nghĩa của ngành Phôi thai học:

17. Có mấy lĩnh vực nghiên cứu phôi thai học: ①


a. 5
b. 6
d. 7
d. 8
18. Nghiên cứu phôi thai học dựa vào quan sát và mô tả những hiện tượng, hình thái xảy ra
trong quá trình phát triển cá thể là: ①
a. Phôi thai hình thái học
b. Phôi thai học nguyên nhân
c. Phôi thai học so sánh
d. Phôi thai bệnh học
19. Phôi thai học hình thái là: ①
a. Nghiên cứu phôi thai học dựa vào quan sát và mô tả những hiện tượng, hình thái xảy ra trong
quá trình phát triển cá thể

135
b. Nghiên cứu phôi thai học thực nghiệm nhằm tim ra các nguyên nhân tác động, các yếu tố
liên quan và cơ chế điều hòa quá trình phát triển bình thường, bất bình thường của cá thể trong
các giai đoạn khác nhau
c. Nghiên cứu quá trình phát triển cá thể của nhiều loại động vật khác nhau, rồi so sánh đối chiếu
với nhau qua từng giai đoạn phát triển.
d. Nghiên cứu các thành phần cấu tạo hóa học của cá thể và quá trình tổng hợp và chuyển
hóa vật chất trong cá thể đang phát triển.
20. Phôi thai học hình thái, quan sát và mổ tả hiện tượng bằng, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Bằng mắt thường
b. Bằng kính hiển vi
c. Bằng siêu âm đa chiều
d. Bằng kính viễn vọng
21. Phôi thai học hình thái, quan sát và mổ tả hiện tượng bằng, CHỌN CÂU SAI: ②
a. Bằng mắt thường
b. Bằng kính hiển vi
c. Bằng máy cắt lớp vi tính
d. Kỹ thuật nội soi hiện đại
22. Nghiên cứu phôi thai học thực nghiệm nhằm tim ra các nguyên nhân tác động, các yếu
tố liên quan và cơ chế điều hòa quá trình phát triển bình thường, bất bình thường của cá
thể trong các giai đoạn khác nhau là: ①
a. Phôi thai hình thái học
b. Phôi thai học nguyên nhân
c. Phôi thai học so sánh
d. Phôi thai bệnh học
23. Phôi thai học nguyên nhân là: ①
a. Nghiên cứu phôi thai học dựa vào quan sát và mô tả những hiện tượng, hình thái xảy ra
trong quá trình phát triển cá thể
b. Nghiên cứu phôi thai học thực nghiệm nhằm tim ra các nguyên nhân tác động, các yếu tố liên
quan và cơ chế điều hòa quá trình phát triển bình thường, bất bình thường của cá thể trong các
giai đoạn khác nhau
c. Nghiên cứu quá trình phát triển cá thể của nhiều loại động vật khác nhau, rồi so sánh đối chiếu
với nhau qua từng giai đoạn phát triển.
d. Nghiên cứu các thành phần cấu tạo hóa học của cá thể và quá trình tổng hợp và chuyển
hóa vật chất trong cá thể đang phát triển.
24. Ý nghĩa của phôi thai học nguyên nhân: ②
a. Tìm ra được nhiều tác nhân vật lý, hóa học và sinh học có ảnh hưởng đến sự phát triển cá thể
b. Giúp con người thấu hiểu quá trình phát triển của một số cá thể động vật, cũng như mối
tương quan và khác biệt giữa các loài theo quy luật tiến hóa
c. Tìm ra các nguyên nhân, yếu tố, cơ chế gây ra rối loạn để có phương pháp phòng ngừa,
ngăn chặn hoặc có chẩn đoán xác định dị tật từ sớm để kịp thời can thiệp
d. Ứng dụng các lĩnh vực phôi thai học khác vào công tác y tế, châm sóc, bảo vệ, nâng cao
sức khỏe cho con người

136
25. Nghiên cứu quá trình phát triển cá thể của nhiều loại động vật khác nhau, rồi so
sánh đối chiếu với nhau qua từng giai đoạn phát triển là: ①
a. Phôi thai hình thái học
b. Phôi thai học nguyên nhân
c. Phôi thai học so sánh
d. Phôi thai bệnh học
26. Phôi thai học so sánh là: ①
a. Nghiên cứu phôi thai học dựa vào quan sát và mô tả những hiện tượng, hình thái xảy ra
trong quá trình phát triển cá thể
b. Nghiên cứu phôi thai học thực nghiệm nhằm tim ra các nguyên nhân tác động, các yếu tố
liên quan và cơ chế điều hòa quá trình phát triển bình thường, bất bình thường của cá thể trong
các giai đoạn khác nhau
c. Nghiên cứu quá trình phát triển cá thể của nhiều loại động vật khác nhau, rồi so sánh đối
chiếu với nhau qua từng giai đoạn phát triển.
d. Nghiên cứu các thành phần cấu tạo hóa học của cá thể và quá trình tổng hợp và chuyển
hóa vật chất trong cá thể đang phát triển.
38. Ý nghĩa của phôi thai học lâm sàng: ②
a. Tìm ra được nhiều tác nhân vật lý, hóa học và sinh học có ảnh hưởng đến sự phát triển cá thể
b. Giúp con người thấu hiểu quá trình phát triển của một số cá thể động vật, cũng như mối
tương quan và khác biệt giữa các loài theo quy luật tiến hóa
c. Tìm ra các nguyên nhân, yếu tố, cơ chế gây ra rối loạn để có phương pháp phòng ngừa,
ngăn chặn hoặc có chẩn đoán xác định dị tật từ sớm để kịp thời can thiệp
d. Ứng dụng các lĩnh vực phôi thai học khác vào công tác y tế, chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức
khỏe cho con người
39. Ý nghĩa của phôi thai học trong y học: ①
a. Góp phần rất nhiều vào sự tiến bộ của nền y học nói chung và nhiều chuyên khoa nói riêng
b. Giúp hiểu rõ hơn các cấu trúc phức tạp, cấu trúc bất thường trong cơ thể người và cơ chế
tạo ra các cấu trúc đó
c. Hiểu rõ được các quy luật của các hiện tượng sinh lý, sinh hóa trong cơ thể trong các giai đoạn
khác nhau
d. Tất cả đúng
40. Các lĩnh vực của phôi thai học, CHỌN CÂU SAI: ①
a. Phôi thai hình thái học
b. Phôi thai học cận lâm sàng
c. Phôi thai bệnh học
d. Phôi thai học phân tử
41. Các lĩnh vực của phôi thai học, CHỌN CÂU SAI: ①
a. Phôi thai hình thái học
b. Phôi thai học nguyên nhân
c. Phôi thai bệnh học
d. Phôi thai học triệu chứng
50. Phôi thai học có đóng góp nhiều cho các khoa lâm sàng nào sau đây: ①
a. Sản khoa, hiếm muộn

137
b. Nhi khoa
c. Ung bướu
d. Tất cả đúng
51. Phôi thai học có đóng góp nhiều cho các khoa lâm sàng nào sau đây, CHỌN CÂU SAI:
a. Sản khoa
b. Nhi khoa
c. Ung bướu
d. Nội khoa
52. Phôi thai học có đóng góp nhiều cho các khoa lâm sàng nào sau đây, CHỌN CÂU SAI:
a. Hiếm muộn
b. Ngoại khoa
c. Ung bướu
d. Giải phẫu bệnh
53. Nhờ Phôi thai học, các vấn đề trước đây được xem là khó khăn đã được can thiệp
ngày càng tốt hơn như: ①
a. Thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm
b. Chuyển phôi
c. Phẫu thuật thai trong buồng tử cung
d. Tất cả đúng
57. Sự phân lập và nuôi cấy tế bào gốc phôi có tiềm năng lớn trong điều trị các bệnh,
CHỌN CÂU SAI: ②
a. Bệnh mãn tính
b. Bệnh cấp tính
c. Bệnh thoái hóa, ác tính
d. Rối loạn di truyền
58. Sự phân lập và nuôi cấy tế bào gốc phôi có tiềm năng lớn trong điều trị các bệnh: ①
a. Bệnh di truyền
b. Bệnh cấp tính
c. Bệnh truyền nhiễm
d. Bệnh tự miễn
59. Sự phân lập và nuôi cấy tế bào gốc phôi có tiềm năng lớn trong điều trị các bệnh: ①
a. Bệnh ác tính
b. Bệnh cấp tính
c. Bệnh truyền nhiễm
d. Bệnh tự miễn
60. Sự phân lập và nuôi cấy tế bào gốc phôi có tiềm năng lớn trong điều trị các bệnh: ①
a. Bệnh thoái hóa
b. Bệnh cấp tính
c. Bệnh truyền nhiễm
d. Bệnh tự miễn
61. Ca thụ tinh trong ống nghiệm – IVF thành công đầu tiên trên thế giới được thực
hiện vào năm: ①
a. 1975

138
b. 1976
c. 1977 -> thụ tinh thành công
d. 1978
62. Ca thụ tinh trong ống nghiệm – IVF thành công đầu tiên trên thế giới được do ai thực
hiện: ①
a. Patrick Steptoe và Robert Geoffrey Edward
b. Louise Joy Brown
c. Patrick Steptoe
d. Robert Geoffrey Edward
63. Ca thụ tinh trong ống nghiệm – IVF thành công đầu tiên trên thế giới được thực hiện ở
đâu: ①
a. Anh
b. Mỹ
c. Nga
d. Nhật
64. Đưa bé đầu tiên được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm – IVF: ①
a. Robert Steptoe
b. Louise Joy Brown
c. Patrick Steptoe
d. Robert Geoffrey Edward
65. Đưa bé đầu tiên được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm – IVF sinh
vào ngày nào: ①
a. 25/7/1977
b. 25/7/1978 -> thành công sinh ra
c. 25/8/1977
d. 25/8/1978
66. Đến năm 2021, có khoảng bao nhiêu trẻ em trên thế giới được sinh ra nhờ phương pháp
thụ tinh trong ống nghiệm – IVF: ①
a. 6 triệu
b. 6,5 triệu
c. 7 triệu
d. 7,5 triệu
67. Đến năm 2021, có khoảng bao nhiêu trẻ em Việt Nam được sinh ra nhờ phương
pháp thụ tinh trong ống nghiệm – IVF: ①
a. 35.000
b. 40.000
c. 45.000
d. 50.000
68. Ý nghĩa của phôi thai học trong y học hiện đại:
a. Góp phần vào sự tiến bộ của nền y học nói chung và nhiều chuyên khoa nói riêng
b. Góp phần vào sự tiến bộ của ngành khoa học kỹ thuật
c. Góp phần vào sự tiến bộ của ngành công nghệ dược
d. Góp phần vào sự tiến bộ của ngành trang thiết bị y tế
139
69. Thời kỳ trong bụng mẹ được chia thành mấy giai đoạn: ①
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
70. Thời kỳ trong bụng mẹ được chia thành các giai đoạn sau, NGOẠI TRỪ: ①
a. Giai đoạn tiền phôi
b. Giai đoạn phôi
c. Giai đoạn thai
d. Giai đoạn tiền thai
71. Thời kỳ trong bụng mẹ được chia thành mấy giai đoạn: ①
a. 2 giai đoạn: phôi và thai
b. 2 giai đoạn: tiền phôi và phôi
c. 3 giai đoạn: tiền phôi, phôi và thai
d. 3 giai đoạn: phôi, tiền thai và thai
72. Kể tên các giai đoạn của thời kỳ trong bụng mẹ theo thứ tự thời gian: ②
a. Giai đoạn phôi, giai đoạn tiền thai, giai đoạn thai
b. Giai đoạn tiền phôi, giai đoạn phôi, giai đoạn thai
c. Giai đoạn thai, giai đoạn tiền phôi, giai đoạn phôi
d. Giai đoạn tiền thai, giai đoạn thai, giai đoạn phôi
73. Thời kỳ trong bụng mẹ, giai đoạn tiền phôi là giai đoạn nào: ①
a. 0 – 2 tuần
b. 3 – 8 tuần
c. 9 – 38 tuần
d. 0 – 3 tuần
74. Thời kỳ trong bụng mẹ, giai đoạn 0 – 2 tuần là giai đoạn nào: ①
a. Giai đoạn tiền phôi
b. Giai đoạn phôi
c. Giai đoạn thai
d. Giai đoạn tiền thai
75. Thời kỳ trong bụng mẹ, giai đoạn tiền phôi là giai đoạn nào: ①
a. Phôi tăng trưởng dần, phát sinh dần các bộ phận, cơ quan và hệ cơ quan
b. Trứng sau khi thụ tinh, vừa phân chia trở thành phôi vừa di chuyển đến nơi làm tổ
c. Thai tăng trưởng dần, các bộ phận, cơ quan và hệ cơ quan ngày càng phát triển hoàn thiện dần
d. Giai đoạn trẻ thích nghi với môi trường bên ngoài

Mục tiêu 3: Nắm được mục tiêu và phương pháp học tập Phôi thai học
91. Ở cấp đại học, phôi thai y học cung cấp kiến thức về: ①
a. Các thay đổi hình thái, sinh lý, sinh hóa của sự phát sinh và phát triển bình thường của phôi
b. Các thay đổi hình thái, sinh lý, sinh hóa của sự phát sinh và phát triển bất thường của phôi
c. Cách chẩn đoán các dị tật bẩm sinh
d. Cách điều trị các dị tật bẩm sinh

140
92. Cho 2 mệnh đề: (1) Phôi thai học cung cấp kiến thức về các thay đổi hình thái, sinh
lý, sinh hóa của sự phát sinh và phát triển bình thường của phôi, cũng như của các mô và
cơ quan của phôi thai. (2) Phôi thai học giúp giải thích sự hình thành 1 số dị dạng bẩm
sinh thường gặp ở người. Chọn phát biểu đúng: ③
a. (1) đúng, (2) đúng, (1) và (2) không có quan hệ nhân quả
b. (1) đúng, (2) đúng, (1) và (2) có quan hệ nhân quả
c. (1) đúng, (2) sai
d. (1) sai, (2) đúng
93. Trong phôi thai học, thai đủ thai sẽ là: ①
a. 37 tuần
b. 38 tuần
c. 39 tuần
d. 40 tuần
94. Trong phôi thai học, tuổi thai được tính từ: ①
a. Ngày thụ tinh
b. Ngày phôi làm tổ
c. Ngày đầu kỳ kinh cuối
d. Ngày cuối kỳ kinh cuối
95. Trong ngành sản khoa, thai đủ thai sẽ là: ①
a. 37 tuần
b. 38 tuần
c. 39 tuần
d. 40 tuần
96. Trong ngành sản khoa, tuổi thai được tính từ: ①
a. Ngày thụ tinh
b. Ngày phôi làm tổ
c. Ngày đầu kỳ kinh cuối
d. Ngày cuối kỳ kinh cuối
97. Phương pháp học tập môn Phôi thai học: ①
a. Tích cực đọc giáo trình, sách chuyên ngành, tài liệu tham khảo
b. Lên lớp nghe giảng lý thuyết, tham gia trao đổi bài học, làm bài tập nhóm, thuyết trình
theo yêu cầu
c. Tích cực quan sát, phân tích các mô hình, hình ảnh về phôi thai học trong phòng thực
tập, trong các tài liệu hướng dẫn
d. Tất cả đúng

BÀI 14. SỰ TẠO PHÔI VÀ PHÁT TRIỂN ĐẾN GIAI ĐOẠN PHÔI BA LÁ
Mức 1
1. Giai đoạn đầu tiên của sự hình thành giao tử thời kỳ phôi thai là gì?
a. Sự sinh ra tế bào mầm nguyên thủy ở hạ bì phôi
b. Sự di cư của các tế bào mầm từ thành túi noãn hoàng tuyến sinh dục nguyên thủy
c. Sự nguyên phân tăng số lượng tế bào mầm
d. Sự giảm phân của tế bào mầm

141
2. Giai đoạn sau cùng của sự hình thành giao tử là gì?
a. Sự sinh ra tế bào mầm nguyên thủy ở hạ bì phôi
b. Sự di cư của các tế bào mầm từ thành túi noãn hoàng tuyến sinh dục nguyên thủy
c. Sự nguyên phân tăng số lượng tế bào mầm
d. Sự giảm phân của tế bào mầm
3. Tế bào mầm nguyên thủy di cư đến tuyến sinh dục nguyên thủy vào thời điểm nào
của thai kỳ (tính theo ngày thụ tinh)?
a. Tuần thứ 2 đến tuần thứ 3
b. Tuần thứ 4 đến tuần thứ 5
c. Tuần thứ 6 đến tuần thứ 7
d. Tuần thứ 8 đến tuần thứ 9
4. Nguyên phân tế bào mầm phôi nữ bắt đầu khi nào?
a. Từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 2
b. Từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 5
c. Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6
d. Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7
5. Diễn tiến giảm phân của tế bào mầm ở nữ như thế nào?
a. Diễn ra chậm có thể hơn 40 năm
b. Diễn ra nhanh có thể vài giờ
c. Bắt đầu rất sớm lúc thai khoảng 10 tuần
d. Bắt đầu muộn sau tuổi dậy thì
6. Trạng thái nghỉ ngơi của noãn nguyên thủy lúc giảm phân được gọi là gì?
a. Monoplotene
b. Diplotene
c. Triplotene
d. Tetraploten
7. Nhiễm sắc thể trong trạng thái nghỉ ngơi của noãn ngưng tụ ở mức độ nào?
a. Thấp hơn kỳ trước của giảm phân I
b. Bằng kỳ trước của giảm phân I
c. Bằng kỳ giữa của giảm phân I
d. Cao hơn kỳ giữa của giảm phân I
8. Câu nào sau đây đúng khi nói về diễn tiến của cực cầu 1?
a. Ngay lập tức sẽ thoái hóa đi
b. Sẽ thoái hóa khi trứng bắt đầu giảm phân II
c. Tiếp tục tham gia giảm phân II
d. Tham gia giảm phân II nhưng không phân bào
9. Tế bào nào trong ống sinh tinh có khả năng nguyên phân?
a. Tinh nguyên bào A
b. Tinh nguyên bào B
c. Tinh bào I
d. Tinh bào II
10. Trứng được di chuyển vào lòng tử cung dựa vào yếu tố gì là chủ yếu?
a. Sức hút của lòng tử cung

142
b. Sự cuốn theo dòng dịch chảy từ ổ bụng vào vòi tử cung
c. Sự đẩy của các tế bào trụ có lông chuyển ở biểu mô vòi tử cung
d. Sự co thắt của cơ ở thành tử cung
11. Trứng sau khi rụng có thể sống tối đa đến khoảng bao nhiêu giờ?
a. 24 giờ
b. 50 giờ
c. 80 giờ
d. 100 giờ
12. Câu nào sau đây đúng khi nói về sự di chuyển của trứng?
a. Di chuyển nhanh qua bóng vòi tử cung
b. Di chuyển chậm qua eo vòi tử cung
c. Di chuyển đồng thời với phân cắt
d. Di chuyển vào tới tử cung mất khoảng 80 giờ
13. Có khoảng bao nhiêu tình trùng có khả năng thụ tinh sau mỗi lần phóng tinh ở
người bình thường?
a. 25 triệu
b. 50 triệu
c. 75 triệu
d. 100 triệu
14. Tinh trùng phải làm gì trước khi thụ tinh?
a. Phản ứng đuôi
b. Cắt bỏ đuôi
c. Phản ứng cực đầu
d. Tiêu hủy enzym cực đầu
15. Tinh trùng mất tối thiểu bao lâu để hoạt hóa trước thụ tinh?
a. 1 giờ
b. 7 giờ
c. 14 giờ
d. 21 giờ
16. Hợp tử hoàn thành lần phân cắt đầu tiên mất khoảng bao lâu?
a. 15 giờ
b. 30 giờ
c. 40 giờ
d. 48 giờ
17. Tuổi thai tính theo ngày thụ tinh là bao nhiêu tuần thì thai có thể trưởng thành đầy đủ?
a. 36
b. 38
c. 40
d. 42
18. Phôi đạt giai đoạn 12 – 16 tế bào sau thụ tinh bao nhiêu ngày?
a. Khoảng 3 – 4 ngày
b. Khoảng 4 – 5 ngày
c. Khoảng 5 – 6 ngày

143
d. Khoảng 6 – 7 ngày
19. Giai đoạn phôi dâu có bao nhiêu tế bào?
a. 4 – 8 tế bào
b. 12 – 16 tế bào
c. 26 – 30 tế bào
d. 32 – 36 tế bào
20. Phôi làm tổ ở giai đoạn nào?
a. 4 – 8 tế bào
b. 12 – 16 tế bào
c. Phôi dâu
d. Phôi nang
21. Phôi bắt đầu làm tổ vào khoảng ngày thứ mấy sau thụ tinh?
a. 2 – 3 ngày
b. 4 – 5 ngày
c. 6 – 7 ngày
d. 8 – 9 ngày
22. Phôi làm tổ trong giai đoạn nào của chu kỳ kinh nguyệt?
a. 1 tuần sau hành kinh
b. Giữa chu kỳ kinh nguyệt
c. Giai đoạn đầu của kỳ tăng sinh
d. Giai đoạn sau của kỳ chế tiết
23. Sự tạo phôi hai lá diễn tra trong tuần lễ thứ mấy sau thụ tinh?
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
44. Lớp tế bào bao ngoài phôi nằm dưới lớp ngoài cùng là lớp gì?
a. Trung bì ngoài phôi
b. Lá nuôi hợp bào
c. Lá nuôi tế bào
c. Lớp đệm
45. Ngày thứ mấy thì đĩa phôi 2 lá hình thành xong?
a. 6
b. 8
c. 10
d. 12
46. Trung bì ngoài phôi xuất hiện vào ngày thứ mấy của phôi?
a. 6
b. 12
c. 24
d. 30
47. Biểu mô của nội mạc tử cung ở vị trí phôi làm tổ liền lại hoàn toàn vào ngày thứ
mấy của phôi?

144
a. 10
b. 13
c. 16
d. 18
48. Đĩa phôi 3 lá được hình thành trong tuần thứ mấy của phôi?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Mức 2
1. Câu nào sau đây đúng khi nói về sự hình thành giao tử trong thời kỳ phôi thai?
a. Sự di cư tế bào mầm tương đối giống nhau ở nam và nữ
b. Giảm phân tăng số lượng tương đối giống nhau ở nam và nữ
c. Nguyên phân tăng số lượng hoàn toàn khác nhau ở nam và nữ
d. Giảm phân giảm số lượng tương đối giống nhau ở nam và nữ
2. Tế bào mầm nguyên thủy sinh ra từ đâu rồi di cư đến thành túi noãn hoàng
nguyên thủy?
a. Ngoại bì phôi
b. Trung bì phôi
c. Hạ bì phôi
d. Nội bì phôi
3. Tế bào mầm nguyên thủy di cư từ thành túi noãn hoàn đến tuyến sinh dục nguyên
thủy đi qua cơ quan nào?
a. Ống niệu nang
b. Cuốn phôi
c. Mạc treo ruột sau
d. Đường nguyên thủy
4. Tế bào mầm nguyên thủy ở phôi nữ nguyên phân đạt số lượng khoảng bao nhiêu thì
sẽ bắt đầu thoái hóa?
a. 3 triệu
b. 5 triệu
c. 7 triệu
d. 9 triệu
5. Giai đoạn nguyên phân tế bào mầm nguyên thủy khác giữa phôi nam và nữ ở điểm
nào sau đây?
a. Các giai đoạn nguyên phân
b. Kỳ trung gian
c. Kỳ trước
d. Số lần nguyên phân
6. Các tế bào mầm trong thai sẽ thoái hóa phần lớn ở vùng nào của buồng trứng nguyên
thủy?
a. Vùng vỏ của buồng trứng
b. Vùng tủy của buồng trứng

145
c. Vùng cận vỏ của buồng trứng
d. Vùng cận tủy của buồng trứng
7. Các tế bào mầm nguyên thủy đi vào giảm phân sẽ dừng lại ở kỳ nào của giảm phân?
a. Kỳ trung gian giảm phân I
b. Kỳ trung gian giảm phân II
c. Kỳ trước giảm phân I
d. Kỳ trước giảm phân II
8. Câu nào sau đây đúng khi nói về nguyên phân tế bào mầm ở người nam?
a. Bắt đầu lúc sinh ra
b. Bắt đầu lúc dậy thì
c. Kết thúc lúc tuổi dậy thì
d. Có thể diễn ra suốt cuộc đời người nam
9. Chất ức chế giảm phân do tế bào nào tiết ra?
a. Cực cầu
b. Noãn bào
c. Tế bào nang dẹt
d. Tế bào nang vuông
10. Câu nào sau đây đúng khi nói về noãn ở trạng thái nghỉ ngơi?
a. Là trạng thái rất dễ xảy ra đột biến NST
b. Là trạng thái giữ cho bào tương ổn định nhất
c. Tồn tại càng lâu càng dễ bị đột biến gen hoặc đột biến NST
d. Tồn tại càng lâu thì bào tương sẽ bị mất sinh chất
11. Giảm phân I ở noãn hoàn thành ở giai đoạn nào?
a. Nang trứng sơ cấp
b. Nang trứng thứ cấp
c. Nang trứng có hốc
d. Nang trứng trước khi rụng
12. Giảm phân II của noãn hoàn thành ở giai đoạn nào?
a. Nang trứng thứ cấp
b. Nang trứng có hốc
c. Nang trứng trước khi rụng
d. Khi tinh trùng vào trứng
13. Thành phần chính của màng trong suốt là gì?
a. Polypeptid
b. Proteoglycan
c. Glycocalyx
d. Glycoprotein
14. Giảm phân I ở noãn hoàn thành sẽ cho ra sản phẩm là gì?
a. 1 noãn thực sự và 1 cực cầu
b. 1 noãn sơ cấp và 1 cực cầu
c. 1 noãn bào thứ cấp và 1 cực cầu
d. 1 noãn giao tử và 1 cực cầu
15. Cực cầu vừa được phóng thích ra ở giảm phân I sẽ nằm ở đâu?

146
a. Trong bào tương của noãn
b. Giữa màng màng đáy của nang bào và màng trong suốt
c. Giữa màng bào tương tế bào hạt và màng trong suốt
d. Giữa màng bào tương của các tế bào hạt lớp trong
16. Câu nào sau đây đúng khi nói về cấu tạo cực cầu 1?
a. Chứa rất nhiều bào tương
b. Có nhiều ty thể
c. Có nhiều bộ Golgi
d. Hầu như chỉ có nhân
17. Lõi của đuôi tinh trùng là do bào quan nào biến thành?
a. Lưới nội bào có hạt
b. Ty thể
c. Bộ Golgi
d. Trung tử
18. Tinh trùng còn giữ lại bào quan nào để giúp có vận động?
a. Lưới nội bào có hạt
b. Lưới nội bào không hạt
c. Ty thể
d. Bộ Golgi
19. Câu nào sau đây đúng khi nói về giao tử ở người nam?
a. Tinh trùng không có biểu hiện gen
b. Vẫn có nhiều loại protein được sinh ra sau giảm phân II
c. Emzym cực đầu được tổng hợp sau khi tinh trùng hoàn chỉnh
d. Đuôi tinh trùng không có màng bào tương
20. Thời gian tạo tinh trùng từ tinh nguyên bào mất khoảng bao lâu?
a. 3 – 4 tuần
b. 6 – 7 tuần
c. 9 – 10 tuần
d. 12 – 14 tuần
21. Ở người bình thường, mỗi ngày có khoảng bao nhiêu tinh trùng được tạo ra?
a. 30 ngàn
b. 30 triệu
c. 300 ngàn
d. 300 triệu
22. Phôi bám vào nội mạc tử cung ở cực nào?
a. Cực phôi
b. Cực đối phôi
c. Cực cầu
d. Cực mạch
23. Lớp nào của phôi sẽ phát triển và ăn sâu vào nội mạc tử cung khi phôi làm tổ?
a. Lá nuôi tế bào
b. Lá nuôi hợp bào
c. Lớp đệm

147
d. Lớp màng rụng
24. Bình thường phôi sẽ làm tổ vùi hẳn trong lớp nào của tử cung?
a. Lớp đáy của niêm mạc
b. Lớp chức năng của niêm mạc
c. Lớp biểu mô trụ đơn
d. Lớp cơ trơn
25. Trong các vị trí sau đây, vị trí nào là thai lạc chỗ?
a. Thai ở đáy tử cung
b. Thai ở thân tử cung mặt trước
c. Thai ở thân tử cung mặt sau
d. Thai ở kênh cổ tử cung
26. Trong quá trình di chuyển vào tử cung, phôi lấy chất dinh dưỡng ở đâu?
a. Trong bào tương của noãn
b. Ở màng trong suốt
c. Cực cầu
d. Dịch tiết trong vòi tử cung
27. Lá phôi nào sau đây thuộc phôi 2 lá?
a. Ngoại bì
b. Trung bì
c. Nội bì
d. Hạ bì
28. Lá phôi nào sau đây tiếp xúc với khoang ối mới hình thành?
a. Trung bì
b. Thượng bì
c. Hạ bì
d. Nội bì
29. Lá phôi nào sau đây tiếp xúc với khoang túi noãn hoàng nguyên thủy/
a. Ngoại bì
b. Trung bì
c. Nội bì
d. Hạ bì
30. Màng ối ban đầu được hình thành từ lớp nào của phôi?
a. Lá nuôi hợp bào
b. Lá nuôi tế bào
c. Lớp đệm
d. Thượng bì
31. Trung bì ngoài phôi xuất hiện vào ngày thứ mấy?
a. 6
b. 12
c. 18
d. 24
32. Túi noãn hoàng thứ phát được hình thành trong tuần lễ thứ mấy?
a. 2

148
b. 3
c. 4
d. 5
33. Biểu mô của khí quản, phế quản được hình thành từ lá phôi nào?
a. Thượng bì
b. Ngoại bì
c. Trung bì
d. Nội bì
34. Bộ xương được hình thành từ lá phôi nào?
a. Thượng bì
b. Ngoại bì
c. Trung bì
d. Nội bì
35. Mô liên kết được hình thành từ lá phôi nào?
a. Thượng bì
b. Ngoại bì
c. Trung bì
d. Nội bì
36. Biểu mô của ống tiêu hóa được hình thành từ lá phôi nào?
a. Thượng bì
b. Ngoại bì
c. Trung bì
d. Nội bì
37. Mô cơ được hình thành từ lá phôi nào?
a. Thượng bì
b. Ngoại bì
c. Trung bì
d. Nội bì
38. Hệ niệu dục được hình thành từ lá phôi nào?
a. Thượng bì
b. Ngoại bì
c. Trung bì
d. Nội bì
39. Các tế bào máu và bạch huyết được hình thành từ lá phôi nào?
a. Thượng bì
b. Ngoại bì
c. Trung bì
d. Nội bì
40. Da được hình thành từ lá phôi nào?
a. Hạ bì
b. Ngoại bì
c. Trung bì
d. Nội bì

149
41. Mào thần kinh được hình thành từ lá phôi nào?
a. Hạ bì
b. Ngoại bì
c. Trung bì
d. Nội bì
42. Ống thần kinh được hình thành từ lá phôi nào?
a. Hạ bì
b. Ngoại bì
c. Trung bì
d. Nội bì
43. Hệ tim mạch được hình thành từ lá phôi nào?
a. Thượng bì
b. Ngoại bì
c. Trung bì
d. Nội bì
44. Biểu mô của họng, tuyến giáp được hình thành từ lá phôi nào?
a. Thượng bì
b. Ngoại bì
c. Trung bì
d. Nội bì
Mức 3
1. Tế bào mầm nguyên thủy di cư sai vị trí có thể phát triển thành u gì?
a. U xơ
b. U mô liên kết
c. U quái
d. U mỡ
2. Giảm phân khác nguyên phân ở đặc điểm nào sau đây?
a. Kỳ phân ly của giảm phân I nhiễm sắc thể không tách ra ở tâm động
b. Kỳ đầu của giảm phân II nhiễm sắc thể không đóng xoắn
c. Kỳ trung gian của giảm phân I nhiễm sắc thể không nhân đôi
d. Kỳ trung gian của giảm phân II nhiễm sắc thể nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép
3. Bộ nhiễm sắc thể của noãn nguyên thủy trong nang trứng nguyên thủy là bao nhiêu?
a. 1n kép
b. 2n kép
c. 4n kép
d. 8n đơn
4. Đến khi dậy thì, mỗi tháng một người bình thường có khoảng bao nhiêu nang
trứng nguyên thủy phát triển?
a. 15 – 30 nang
b. 45 – 60 nang
c. 75 – 90 nang
d. 50 – 95 nang
5. Câu nào sau đây đúng khi nói về mối liên hệ giữa các tế bào nang và noãn?

150
a. Các nhánh bào tương của tế bào nang xuyên qua màng trong suốt trao đổi chất với noãn
b. Các tế bào nang không có liên hệ gì với noãn, chỉ đơn thuần là một lớp bảo vệ noãn
c. Các tế bào nang sẽ bong ra hết khi trứng rụng cho noãn dễ di chuyển
d. Các tế bào nang sẽ tiết ra progesteron để kích thích sự giảm phân của noãn
6. Tế bào mầm ở người nam sẽ bắt đầu giảm phân khi nào?
a. Khoảng tháng thứ 3 của thai kỳ
b. Lúc gần sinh ra
c. Lúc mới sinh ra
d. Lúc dậy thì
7. Câu nào sau đây đúng khi nói về quá trình tạo tinh trùng?
a. Giảm phân tế bào mầm tạo tinh trùng diễn ra rất nhanh khoảng 2 – 3 ngày
b. Tinh bào I qua giảm phân II tạo tinh bào II
c. Tinh bào II sẽ biệt hóa thành tinh trùng
d. Tinh bào II sẽ đi vào giảm phân II tạo tiền tinh trùng
8. Tế bào nào sẽ biệt hóa thành tinh trùng?
a. Tinh nguyên bào
b. Tinh bào I
c. Tinh bào II
d. Tinh tử
9. Câu nào sau đây đúng khi nói về quá trình tạo tinh trùng ở người nam?
a. Quá trình này tách biệt với hệ miễn dịch của cơ thể
b. Nguồn dinh dưỡng cho các tế bào dòng tinh chủ yếu là từ các mao mạch máu đi vào biểu
mô tinh
c. Tế bào Sertoli chỉ làm nhiệm vụ thực bào
d. Từ 1 tinh tử có thể tạo ra được 4 tinh trùng thực sự
10. Câu nào sau đây đúng khi nói về tinh trùng?
a. Có thể tự chuyển động ở ống sinh tinh bơi tới ống mào tinh
b. Ở mào tinh, tinh trùng có thêm lớp glycoprotein bao ngoài
c. Lớp glycoprotein bao ngoài tinh trùng được cắt bỏ khi ra khỏi đường sinh dục nam
d. Tinh trùng sau khi biệt hóa ở ống sinh tinh đã có khả năng tự thụ tinh
11. Câu nào sau đây đúng khi nói về sự phóng noãn?
a. Phóng noãn sau khi LH đạt đỉnh khoảng 28 - 36 giờ
b. Tế bào hạt chế tiết acid hyaluronic phá vỡ màng trong suốt giúp phóng noãn
c. Noãn được phóng ra cùng với lớp tế bào nang dẹt bao quanh
d. Phóng noãn làm vỡ các mạch máu bề mặt buồng trứng gây ra hiện tượng hành kinh
12. Emzym ở cực đầu tinh trùng được phóng thích ra khi tinh trùng tiếp xúc với cấu
trúc gì?
a. Đám tế bào vành tia
b. Màng trong suốt
c. Màng bào tương của noãn
d. Màng của tiền nhân cái
13. Lớp áo khoác glycoprotein của tinh trùng được cởi bỏ khi nào?
a. Trong đường sinh dục nam

151
b. Ngay khi phóng tinh
c. Trong đường sinh dục nữ
d. Lúc tiếp xúc với vành tia
15. Bình thường, khoảng bao nhiêu tinh trùng có thể đến gặp trứng?
a. 300 – 500
b. 500 – 700
c. 700 – 1000
d. 1000 – 1200
16. Câu nào sau đây sai khi nói về sự xâm nhập của tinh trùng vào noãn?
a. Thường thì chỉ có 1 con tinh trùng có thể vượt qua màng trong suốt vào bên trong noãn
b. Thường thì có vài tinh trùng vượt qua màng trong suốt vào gặp noãn nhưng sẽ thoái hóa bớt đi
c. Cần phải có nhiều tinh trùng cùng bám vào màng trong suốt và cùng phóng thích enzym
d. Tinh trùng sẽ bỏ màng bào tương bên ngoài khi xuyên qua màng trong suốt
17. Câu nào sau đây đúng khi nói về quá trình thụ tinh?
a. Hoàn tất khi tinh trùng chui qua khỏi vành tia đến tiếp xúc với màng trong suốt
b. Thường xảy ra ở đoạn bóng của vòi tử cung
c. Giúp cho noãn hoàn tất giảm phân I
d. Bắt đầu khi tinh trùng xuyên qua được vành tia
18. Khi tinh trùng đã vào noãn, trứng sẽ phản ứng như thế nào?
a. Thay đổi vành tia bền hơn
b. Thay đổi màng trong suốt chống sự xâm nhập
c. Đóng chặt màng bào tương ngăn chặn tinh trùng khác
d. Bào chất cô đặc lại chống sự xâm nhập
19. Hoàn tất giảm phân 2 trứng sẽ có bao nhiêu cực cầu?
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
20. Thụ tinh hoàn thành khi:
a. Tinh trùng vượt qua tế bào vành tia
b. Tinh trùng vượt qua màng trong suốt vào noãn
c. Tinh trùng vượt qua được màng bào tương của noãn
d. Hai tiền nhân hòa màng với nhau
21. Câu nào sau đây đúng khi nói về sự phân cắt phôi bào trong những ngày đầu?
a. Phôi phân cắt tế bào đồng thời với di chuyển
b. Ngay sau khi thụ tinh hợp tử phân chia rất nhanh
c. Các tế bào mới sinh có kích thước rất đều nhau
d. Các phôi bào phân cắt cùng một lúc
22. Câu nào sau đây đúng khi nói về phôi dâu?
a. Hình ảnh giống trái dâu tây
b. Có phần trung tâm gồm những phôi bào lớn
c. Có phần ngoại vi là những phôi bào lớn
d. Có khoảng 32 – 36 tế bào

152
23. Câu nào sau đây đúng khi nói về phôi tiền làm tổ?
a. Phôi khi di chuyển trong vòi tử cung sẽ ngưng phân cắt
b. Màng trong suốt vỡ ra ngay sau khi thụ tinh
c. Phôi thoát khỏi màng trong suốt trở thành phôi nang
d. Phôi dâu là giai đoạn sau của phôi nang
24. Câu nào sau đây đúng khi nói về phôi 2 lá?
a. Thượng bì phôi sẽ tạo ra cơ thể
b. Trung bì sẽ tạo ra mô liên kết
c. Ngoại bì sẽ tạo ra da
d. Nội bì phôi sẽ tạo ra ống tiêu hóa
25. Sự xuất hiện của cấu trúc gì giữ vai trò rất quan trọng trong sự hình thành phôi 3 lá?
a. Đường nguyên thủy
b. Đây sống
c. Ống sống
d. Mầm thần kinh
26. Ngoại bì phôi được hình thành từ đâu?
a. Nút nguyên thủy
b. Đường nguyên thủy
c. Thượng bì phôi
d. Hạ bì phôi
27. Trung bì phôi được hình thành từ đâu?
a. Thượng bì
b. Nội bì
c. Đường nguyên thủy
d. Thành của túi noãn hoàng
28. Nội bì phôi được hình thành từ đâu?
a. Thượng bì và đường nguyên thủy
b. Hạ bì và đường nguyên thủy
c. Trung bì và đường nguyên thủy
d. Nút nguyên thủy và đường nguyên thủy
29. Ý nghĩa của sự hình thành phôi 3 lá là gì?
a. Tạo ra những tế bào gốc sẽ hình thành nên các màng của thai
b. Tiền đề cho sự hình thành bánh nhau
c. Di chuyển và định vị các tế bào gốc để phát triển nên những mầm cơ quan
d. Di chuyển và phát triển các mầm của hệ thần kinh, một hệ quan trọng nhất của cơ thể
30. Dây sống được hình thành trong tuần thứ 3 của phôi có vai trò gì?
a. Tạo ra đĩa phôi 3 lá
b. Tạo ra trung bì phôi
c. Chống đỡ phôi
d. Tạo mầm phát triển tủy sống

153
BÀI 15. SỰ TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÁC PHẦN PHỤ PHÔI THAI
Mục tiêu 1: Trình bày đặc điểm phát triển, cấu tạo và sinh lý của bánh nhau qua các giai
đoạn

1. Nguồn gốc tạo ra bánh nhau, chọn câu SAI: ②


a. Được tạo ra từ hai nguồn: phôi thai (phần con) và nội mạc tử cung (phần mẹ)
b. Phần phôi thai của bánh nhau có nguồn gốc từ lá nuôi và trung bì phôi
c. Phần mẹ của bánh nhau có nguồn gốc từ nội mạc tử cung
d. Lớp đệm của nội mạc tử cung tham gia tạo thành bánh nhau
2. Thành phần nào dưới đây sẽ tách ra tạo thành những hốc để hình thành hồ máu ở
bánh nhau: ①
a. Màng rụng đáy
b. Lá nuôi hợp bào
c. Lá nuôi tế bào
d. Lớp đệm nội mạc
2. Phần phụ phôi thai có đặc điểm nào: ①
a. Là những cấu trúc không phát sinh từ hợp tử
b. Gần như không tham gia vào sự cấu tạo cơ thể của thai nhi
c. Túi noãn hoàng và dịch ối không thuộc các phần phụ phôi thai
d. Các phần phụ này sẽ tiêu biến đi hoặc bị tống ra khỏi cơ thể mẹ sau khi sổ thai
3. Các phần phụ của phôi thai người, TRỪ MỘT: ②
a. Bánh nhau, màng nhau, các màng phôi thai, dây rốn
b. Bánh nhau, các màng phôi thai, túi noãn hoàng, dây rốn, dịch ối
c. Bánh nhau, màng nhau, màng ối, màng đệm, dịch ối
b. Bánh nhau, các màng phôi thai, trung bì trung gian, dây rốn
4. Sự diễn tiến số phận của các phần phụ phôi thai: ①
a. Một vài phần phụ này sẽ tiếp tục phát triển ở cơ thể trẻ sau sinh
b. Bị tống ra khỏi cơ thể mẹ trước khi sổ thai
c. Sẽ tiêu biến đi hoặc bị tống ra khỏi cơ thể mẹ sau khi sổ thai
d. Có chức năng hỗ trợ dinh dưỡng và hô hấp cho trẻ mới sinh
5. Các chức năng của các phần phụ phôi thai, TRỪ MỘT
a. trao đổi chất của phôi thai với cơ thể mẹ
b. dinh dưỡng, che chở và bảo vệ cho phôi thai
c. tránh những phản ứng miễn dịch loại bỏ kháng nguyên từ cơ thể mẹ
d. Hỗ trợ dinh dưỡng và hô hấp cho trẻ mới sinh
6. Các tiểu đảo máu đầu tiên xuất hiện vào khoảng thời gian nào của thai kỳ: ①
a. tuần lễ thứ 3
b. tuần lễ thứ 5
c. tuần lễ thứ 4
d. tuần lễ thứ 6
7. Các tiểu đảo máu đầu tiên xuất hiện theo thứ tự ở đâu trước: ①
a. Trung bì thành túi noãn hoàng
b. Trung bì tấm bên
c. Trung bì cuống rốn nguyên ngủy
d. Trung bì bên trong mầm gan đang phát triển
8. Đặc điểm nào đúng về các phần phụ phôi thai: ①
a. Là những cấu trúc không phát sinh từ hợp tử
b. Có tham gia vào một số cấu tạo cơ thể của thai nhi
c. Túi noãn hoàng và dịch ối không thuộc các phần phụ phôi thai
154
d. Một vài phần phụ này sẽ tiếp tục phát triển ở cơ thể trẻ sau sinh
9. Các gai nhau cấp 1 được tạo ra khi nào của phôi thai: ①
a. Đầu tuần lễ thứ 3
b. Cuối tuần lễ thứ 3
c. Đầu tuần lễ thứ 4
d. Cuối tuần lễ thứ 4
10. Nguồn gốc của phần con của bánh nhau: ①
a. Từ lá nuôi hợp bào
b. Từ các lá nuôi và trung bì ngoài phôi
c. Trung bì phôi và các lá nuôi
d. Trung bì phôi và ngoại bì phôi
11. Gai nhau nào mà cấu tạo gồm lõi lá nuôi tế bào được bao quanh bởi lớp lá nuôi
hợp bào: ①
a. Các gai nhau cấp 1
b. Các gai nhau cấp 2
c. Các gai nhau cấp 3
d. Các gai nhau tận
12. Gai nhau cấp 2 có đặc điểm cấu tạo: ①
a. Gồm lõi lá nuôi tế bào được bao quanh bởi lớp lá nuôi hợp bào
b. Gồm có: lá nuôi hợp bào, lá nuôi tế bào, trung bì ngoài phôi
c. Trung bì ngoài phôi bao quanh lớp lá nuôi tế bào
d. Chưa có trung bì ngoài phôi tham gia
13. Thứ tự từ ngoài vào trong của các lớp cấu tạo gai nhau cấp 2: ①
a. Lá nuôi tế bào > Lá nuôi hợp bào > Trung bì ngoài phôi
b. Lá nuôi tế bào > Trung bì ngoài phôi > Lá nuôi hợp bào
c. Lá nuôi hợp bào > Lá nuôi tế bào > Trung bì ngoài phôi
d. Trung bì ngoài phôi > Lá nuôi hợp bào > Lá nuôi tế bào
14. Điểm khác biệt của gai nhau cấp 1 so với gai nhau cấp 2 là: ①
a. Xuất hiện sau gai nhau cấp 2
b. Chưa có lá nuôi tế bào tham gia
c. Chưa có trung bì ngoài phôi tham gia
d. Có các mạch máu nhỏ
15. Điểm khác biệt của gai nhau cấp 2 so với gai nhau cấp 3 là: ①
a. Gai nhau cấp 2 chưa có mạch máu
b. Xuất hiện muộn hơn
c. Cấu tạo chưa có trung bì ngoài phôi
d. Không tiếp xúc với hốc máu
16. Đặc điểm của gai nhau cấp 3, chọn câu SAI: ②
a. Có các mạch máu xuất hiện bên trong
b. Bắt đầu tạo ra hệ mao mạch gai nhau
c. Còn gọi là gai nhau chính thức
d. Có lớp lá nuôi tế bào ở trong cùng
17. Thứ tự từ trong ra ngoài của các lớp cấu tạo gai nhau cấp 3: ①
a. Lá nuôi tế bào > Lá nuôi hợp bào > Mô liên kết
b. Lá nuôi tế bào > Mô liên kết > Lá nuôi hợp bào
c. Lá nuôi hợp bào > Lá nuôi tế bào > Mô liên kết
d. Mô liên kết > Lá nuôi tế bào > Lá nuôi hợp bào
18. Sự gắn chặt túi đệm vào nội mạc tử cung của mẹ là do: ①
a. Bao lá nuôi tế bào bên ngoài
b. Phản ứng màng rụng
155
c. Gai nhau cấp 3
d. Lớp lá nuôi hợp bào
19. Sự tạo ra bao lá nuôi tế bào bên ngoài, chọn câu SAI: ②
a. Các tế bào của lá nuôi tế bào ở các gai nhau liên tục tiến sâu vào lá nuôi hợp bào bao ngoài và
vượt qua
b. Lá nuôi tế bào tiến sâu cho đến khi chúng tiếp xúc với mô nền nội mạc tử cung của mẹ
c. Các tế bào lá nuôi kết nối liên hoàn với rất nhiều gai nhau kế cận và tạo ra bao lá nuôi tế bào
bên ngoài, tiếp xúc trực tiếp các tế bào nội mạc tử cung
d. Giúp tăng cường dinh dưỡng và trao đổi oxy cho phôi thai
20. Bao lá nuôi tế bào bên ngoài được tạo ra vào thời gian nào của phôi thai: ①
a. Cuối tuần lễ thứ 3
b. Cuối tuần lễ thứ 4
c. Cuối tuần lễ thứ 5
d. Cuối tuần lễ thứ 6
21. Các gai nhau cấp 2 được tạo ra khi nào của phôi thai: ①
a. Trong tuần lễ thứ 2
b. Trong tuần lễ thứ 3
c. Trong tuần lễ thứ 4
d. Trong tuần lễ thứ 2- tuần thứ 3
22. Sự tạo ra hệ mạch gai nhau , chọn câu SAI: ②
a. Mao mạch máu ở các gai nhau cấp 3 kết nối với các mạch máu ở trong trung bì đĩa đệm và
cuống phôi
b. thông nối hệ mạch của bánh nhau với hệ mạch cơ thể phôi
c. Tuần lễ thứ 4, hệ thống mạch gai nhau đã được tạo ra xong, sẵn sàng để đưa máu cung cấp khí
oxy và chất dinh dưỡng đến cơ thể phôi
d. Nguồn gốc của hệ mạch gai nhau do trung bì phôi tạo ra
23. Các gai nhau cấp 3 được tạo ra khi nào của phôi thai: ①
a. Đầu tuần lễ thứ 3
b. Cuối tuần lễ thứ 3
c. Đầu tuần lễ thứ 4
d. Cuối tuần lễ thứ 4
24. Hệ thống mạch gai nhau đã được tạo ra xong, sẵn sàng để đưa máu cung cấp khí
oxy và chất dinh dưỡng đến cơ thể phôi, khi nào của phôi thai: ①
a. Tuần lễ thứ 4
b. Tuần lễ thứ 3
c. Tuần lễ thứ 6
d. Tuần lễ thứ 5
25. Sự phát triển của gai nhau và màng đệm, chọn câu SAI
a. Đầu tháng thứ 2, lá nuôi có rất nhiều gai nhau cấp 2 và cấp 3 làm cho nó có hình nhiều gai
b. Các gai nhau gốc (stem villi) phát sinh từ trung bì đĩa đệm tiến đến bao lá nuôi tế bào tạo ra
các gai nhau bám (anchoring villi), gắn với màng rụng bao
c. Trong các tháng tiếp theo, các gai nhau gốc phân nhánh tạo ra nhiều gai nhau tự do (free villi)
d. Gai nhau tự do hay còn gọi là gai nhau tận tiến vào các khoảng gian gai nhau.
26. Gai nhau nào có chức năng trao đổi chất ở tuần hoàn mẹ-phôi thai: ①
a. Các gai nhau gốc
b. Các gai nhau bám
c. Các gai nhau tận
d. Các gai nhau gốc và gai nhau tận
27. Gai nhau nào gắn chặt vào bao lá nuôi tế bào bên ngoài: ①
a. Các gai nhau gốc
156
b. Các gai nhau bám
c. Các gai nhau tận
d. Các gai nhau tận và gai nhau bám
28. chọn câu đúng về các gai nhau: ①
a. Gai nhau gốc không có chức năng trao đổi chất ở tuần hoàn mẹ-phôi thai
b. Sự trao đổi chất được thực hiện bởi các gai nhau tận
c. Gai nhau bám giúp bánh nhau gắn với màng rụng thành
d. Gai nhau gốc và gai nhau bám không có mạch máu
29. Các gai nhau tự do được tạo ra từ: ①
a. Gai nhau gốc
b. Gai nhau bám
c. Gai nhau tận
d. Gai nhau gốc và gai nhau bám
30. Nói về sự xâm nhập nội mạch của các tế bào lá nuôi, chọn câu SAI: ②
a. Các tế bào của lá nuôi tế bào rời khỏi các gai nhau bám, xâm nhập vào phần cuối (miệng) của
các động mạch xoắn
b. Các tế bào của lá nuôi chuyển dạng từ nội mô thành biểu mô
c. Các tế bào của lá nuôi tiến vào chiếm chổ và thay thế các tế bào nội mô ở thành của các mạch
máu mẹ
d. Tạo nên các mạch lai (hybrid vessels) có cả tế bào của thai và tế bào của mẹ.
31. Trong sự xâm nhập nội mạch của các tế bào lá nuôi, tế bào biến đổi ra sao: ①
a. Các tế bào của lá nuôi chuyển dạng từ nội mô thành biểu mô
b. Các tế bào của lá nuôi chuyển dạng từ biểu mô thành nội mô
c. Các tế bào của lá nuôi hợp bào di chuyển vào mạch máu xoắn của mẹ
d. Tế bào nội mô biến đổi thành biểu mô và xâm nhập vào lá nuôi hợp bào
32. Kết quả sự xâm nhập nội mạch của các tế bào lá nuôi, chọn câu SAI: ②
a. Làm thay đổi các mạch xoắn nội mạc từ mạch máu có lực kháng thành mạch cao trở thành
mạch máu có lực kháng thành mạch yếu hơn
b. Giúp đưa máu mẹ đến các khoảng gian gai nhau được nhiều hơn
c. Không thay đổi kích thước của các mạch máu xoắn nội mạc
d. Làm dãn rộng các mạch xoắn nội mạc tử cung
33. Sự xâm nhập nội mạch các mạch máu xoắn của nội mạc tử cung phụ nữ mang thai do:

a. Các tế bào rụng
b. Các tế bào lá nuôi tế bào
c. Các tế bào lá nuôi hợp bào
d. Các tế bào từ trung bì ngoài phôi
34. thứ tự từ ngoài vào trong hàng rào máu-nhau thai cuối tháng thứ 1: ①
a. Lá nuôi tế bào > Lá nuôi hợp bào > Mô liên kết > Nội mô
b. Lá nuôi tế bào > Mô liên kết > Lá nuôi hợp bào > Nội mô
c. Lá nuôi tế bào > Mô liên kết > Nội mô > Lá nuôi hợp bào
d. Lá nuôi hợp bào > Lá nuôi tế bào > Mô liên kết > Nội mô
35. Cuối tuần lễ thứ 4, các thành phần nào KHÔNG thuộc hàng rào máu-nhau thai: ①
a. Lá nuôi tế bào
b. Lá nuôi hợp bào
c. Lõi mô liên kết
d. Nội mô mạch máu xoắn nội mạc
36. Diễn biến của hàng rào máu-nhau thai trong 4 tháng đầu. chọn câu SAI: ②
a. Lúc đầu, các gai nhau tự do có hàng rào máu-nhau thai gồm 4 lớp
b. Hàng rào ban đầu: lá nuôi hợp bào, lá nuôi tế bào, mô liên kết lõi và nội mô mao mạch gai nhau
157
c. Đến đầu tháng thứ 4 thì lá nuôi tế bào và mô liên kết tiêu biến dần
d. Tháng thứ 3 trở đi, hàng rào chỉ còn lớp lá nuôi hợp bào và lớp nội mô
37. Diễn biến của hàng rào máu-nhau thai ở tháng thứ 4. chọn câu SAI: ②
a. Sau đó, lá nuôi hợp bào mỏng dần và tách rời nhiều mảnh mô nhỏ đa nhân rơi vào trong các
khoảng gian gai nhau.
b. Các mảnh mô nhỏ này gọi là các nút hợp bào (syncytial knots), chúng xâm nhập vào máu mẹ
nhưng thường bị thoái hóa và không gây ra triệu chứng.
c. Sự tiêu biến dần của lá nuôi tế bào trong gai nhau xảy ra rất ít ở các gai nhau tận.
d. Ở các gai nhau gốc thì sự tiêu biến của lá nuôi tế bào ít hơn nên vẫn còn tồn tại một phần lá
nuôi tế bào ở đây.
38. Sự tạo thành bánh nhau, chọn câu SAI : ②
a. Trong các tuần lễ đầu thai kỳ, gai nhau hiện diện đều khắp bề mặt màng đệm.
b. Sau đó, các gai nhau ở cực phôi tăng trưởng thêm và tỏa rộng tạo nên màng đệm lông
(chorion frondosum/ bushy chorion)
c. Còn các gai nhau ở cực đối phôi thoái hóa dần và đến tháng thứ 3 của thai kỳ thì phần màng
đệm vùng này được gọi là màng đệm nhẵn (chorion laeve) do trơn láng và có rất ít gai nhau.
d. Màng đệm nhẵn còn gọi là đĩa đệm
39. Ở cực đối phôi có sự hiện diện của: ①
a. Màng đệm nhẵn
b. Màng đệm lông
c. Đĩa đệm
d. Có rất nhiều gai nhau
40. Diễn tiến của màng rụng, chọn câu SAI: ②
a. Phần lớp chức năng của nội mạc tử cung sẽ rụng ra khi sinh nên được gọi là màng rụng.
b. Phần màng rụng gắn kết với màng đệm lông gọi là màng rụng đáy (decidua basalis) hay màng
rụng nhau
c. Phần màng rụng bao phủ vùng cực đối phôi thì gọi là màng rụng bao (decidua capsularis).
d. Phần màng rụng bao phủ vùng cực đối phôi gọi là đĩa đáy
41. Nói về màng rụng đáy: ①
a. Phần màng rụng gắn kết với màng đệm nhẵn gọi là màng rụng đáy
b. Còn gọi là màng rụng thành
c. Nó tạo nên đĩa đáy của bánh nhau
d. Bản chất nó chính là lớp xốp nội mạc tử cung có các tế bào rụng (decidual cells)
42. Đặc điểm các tế bào rụng ở màng rụng đáy: ①
a. Kích thước to, chứa nhiều lipid và glycogen
a. Kích thước to, chứa nhiều lipid và protein
a. Kích thước nhỏ, chứa nhiều lipid và glycogen
a. Kích thước nhỏ, chứa nhiều lipid và protein
43. màng rụng bao có đặc điểm phôi thai nào: ①
a. Phần màng rụng bao phủ vùng cực đối phôi
b. Phần màng rụng gắn kết với màng đệm lông
c. Không bị thoái triển trong 3 tháng đầu thai kỳ
d. Nó tạo nên đĩa đáy của bánh nhau.
44. Câu đúng về các màng nhau thai: ①
a. Phần duy nhất của màng đệm có hoạt động trao đổi chất với máu mẹ là màng đệm lông
c. Màng rụng bao không bị thoái triển trong 3 tháng đầu thai kỳ
d. Màng rụng thành tạo nên đĩa đáy bánh nhau
c. Tháng thứ 3, màng đệm nhẵn sẽ tiến tới thành tử cung và dính với màng rụng đáy
45. Câu nào SAI về phôi thai của màng rụng đáy: ①
a. Là phần màng rụng gắn kết với màng đệm lông
158
b. Còn gọi là màng rụng thành
c. Cấu tạo bởi lớp đặc nội mạc tử cung có các tế bào rụng (decidual cells)
d. Không tham gia tạo nên đĩa đáy của bánh nhau
46. Bánh nhau được tạo nên bởi: ①
a. Màng đệm nhẵn và màng rụng đáy
b. Màng đệm nhẵn và màng rụng bao
c. Màng đệm lông và màng rụng bao
d. Màng đệm lông và màng rụng đáy
47. Chọn câu SAI về diễn tiến của nhau trong tháng thứ 2 và tháng 3: ①
a. Khoang ối phát triển, màng ối tiến ra sát nhập vào màng đệm nhẵn tạo ra màng ối-đệm
(amnio- chorionic membrane)
b. Bít khoang đệm do khoang ối phát triển mạnh
c. Màng đệm lông cùng với màng rụng đáy tạo nên bánh nhau
d. Màng rụng bao tiếp tục phát triển để bao bọc phôi thai
48. Câu đúng về phôi thai của bánh nhau: ①
a. Màng đệm lông cùng với màng rụng thành tạo nên bánh nhau
b. Đến đầu tháng thứ 4, bánh nhau có hai phần: (1) phần thuộc thai là màng đệm nhẵn và (2)
phần thuộc mẹ là màng rụng đáy
c. Tại vùng ranh hai phần thai-mẹ của bánh nhau, các tế bào lá nuôi và tế bào rụng đan xen vào
nhau
d. Khoảng giữa màng đệm và màng rụng thành là các khoảng gian gai nhau chứa máu mẹ
49. Khoang tử cung biến mất là do: ①
a. màng đệm lông tiến ra dính vào màng rụng thành
b. màng đệm nhẵn tiến ra dính vào màng rụng thành
c. màng rụng bao tiến ra dính vào màng rụng thành
d. màng ối tiến ra dính vào màng rụng bao
50. Khoang đệm biến mất là do: ①
a. Khoang ối phát triển, màng ối tiến ra sát nhập vào màng đệm nhẵn
b. Khoang ối phát triển, màng ối tiến ra sát nhập vào màng đệm lông
a. Khoang tử cung thoái triển, màng ối tiến ra sát nhập vào màng đệm nhẵn
a. Khoang tử cung thoái triển, màng ối tiến ra sát nhập vào màng đệm lông
51. Bánh nhau ở tháng thứ 4 và tháng thứ 5, chọn câu SAI: ②
a. màng rụng đáy tạo ra các vách màng rụng tiến vào khoảng gian gai nhau phân bánh nhau
thành nhiều múi nhau
b. Do các vách màng rụng không tiến chạm đến đĩa đệm nên các khoảng gian gai nhau của các
múi nhau còn liên thông với nhau
c. Các vách nhau có lõi là mô liên kết của tử cung mẹ, còn bề mặt vách được phủ lớp tế bào lá
nuôi tế bào
d. Luôn có lớp hợp bào ngăn cách máu mẹ ở trong khoảng gian gai nhau với mô của con ở các
gai nhau
52. Vách nhau hay vách màng rụng, được tạo ra khi nào ở phôi thai: ①
a. Tháng thứ 3
b. Tháng thứ 4
c. Tháng thứ 5
d. Tháng thứ 6
53. Bề mặt vách màng rụng (vách nhau) được phủ bởi: ①
a. tế bào lá nuôi tế bào
b. tế bào lá nuôi hợp bào
c. Lớp tế bào rụng
d. Biểu mô lát đơn
159
54. Một số đặc điểm phát triển của bánh nhau, chọn câu SAI: ②
a. Khi thai tăng trưởng thêm và tử cung to ra, bánh nhau cũng to thêm
b. Diện tích bề mặt của bánh nhau gia tăng tương ứng với sự gia tăng kích thước của tử cung
trong suốt suốt thai kỳ
c. Bánh nhau chiếm khoảng 15-30% diện tích bề mặt lòng tử cung
d. Sự phân nhánh của các gai nhau giúp làm tăng bề rộng của bánh nhau
55. Bánh nhau chiếm khoảng bao nhiêu diện tích bề mặt lòng tử cung: ①
a. khoảng 10-20%
b. khoảng 15-30%
c. khoảng 20-35%
d. khoảng 25-40%
56. Bánh nhau đủ tháng có đường kính khoảng: ①
a. 15-25 cm
b. 20-30 cm
c. 25-35 cm
d. 10-20 cm
57. Bánh nhau đủ tháng có trọng lượng khoảng: ①
a. 300g c. 500g
b. 400g d. 600g
58. Mỗi bánh nhau có khoảng bao nhiêu múi nhau: ①
a. khoảng 10-15 múi
b. khoảng 15-20 múi
c. khoảng 20-25 múi
d. khoảng 20-30 múi
59. Hình thái bánh nhau đủ tháng, chọn câu SAI: ②
a. Các rãnh ở giữa các múi nhau là nơi có các vách màng rụng
b. Bề mặt thai của bánh nhau là toàn bộ đĩa đệm
c. Bề mặt thai có màng ối phủ ngoài, có các động mạch và tĩnh mạch lớn hội tụ về dây rốn
d. Chỗ dây rốn cắm vào màng đệm ở bên ngoài bánh nhau
60. Vị trí của dây rốn cắm vào bánh nhau, chọn câu SAI: ②
a. Dây rống cắm vào bánh nhau thường lệch tâm
b. Đôi khi gắn vào mép bánh nhau
c. Hiếm khi dây rốn cắm vào màng đệm ở bên ngoài bánh nhau; nếu có thì được gọi là dây rốn
cắm màng
d. Luôn cắm đúng giữa tâm của bánh nhau
61. Mỗi múi nhau nhận máu từ bao nhiêu nhánh động mạch xoắn: ①
a. khoảng 40-60
b. khoảng 60-80
c. khoảng 50-70
d. khoảng 80-100
62. Các khoảng gian gai nhau chứa khoảng bao nhiêu máu: ①
a. 100 ml máu
b. 120 ml máu
c. 135 ml máu
d. 150 ml máu
63. Máu ở các khoảng gian gai nhau được thay mới liên tục trong thời gian bao lâu: ①
a. khoảng 1-2 lần mỗi phút
b. khoảng 2-4 lần mỗi phút
c. khoảng 3-4 lần mỗi phút
d. khoảng 4-5 lần mỗi phút
160
64. Đặc điểm tuần hoàn gai nhau, chọn câu SAI: ②
a. Mỗi múi nhau nhận máu từ các động mạch xoắn đi xuyên qua màng rụng đáy đổ vào khoảng
gian gai nhau theo chu kỳ khá đều
b. Khi áp suất máu tăng lên ở các động mạch xoắn thì máu tiến sâu vào các khoảng gian gai nhau
và cung cấp máu giàu oxy cho nhiều gai nhau nhỏ
c. Khi áp suất máu giảm xuống, thì có máu chảy ngược lại trở về phía màng rụng, đổ vào các
tĩnh mạch nội mạc tử cung.
d. Các khoảng gian gai nhau chứa khoảng 135 ml máu
65. Các gai nhau có tổng diện tích bề mặt là khoảng: ①
a. khoảng 3-10 m2
b. khoảng 5-15 m2
c. khoảng 10-20 m2
d. khoảng 4-14 m2
66. Chọn câu SAI về tuần hoàn ở nhau thai: ②
a. Không có sự trao đổi chất ở các gai nhau gốc và gai nhau bám
b. Sự trao đổi chất không xảy ra ở tất cả các loại gai nhau mà chỉ có ở các gai nhau có mao mạch
máu áp sát lớp lá nuôi hợp bào
c. Ở các gai nhau tận, lá nuôi hợp bào thường có bờ bàn chải bao gồm nhiều vi nhung mao giúp
gia tăng diện tích bề mặt để làm tăng mức độ trao đổi chất
d. Các gai nhau có tổng diện tích bề mặt là 10-20 m2
67. Câu nào sau đây đúng khi nói về sự phát triển của bánh nhau trong những tuần
đầu của thai kỳ: ①
a. Lông nhau có ở toàn bộ bề mặt của lớp đệm
b. Lông nhau có nhiều nhánh thứ cấp
c. Hàng rào máu mẹ - thai ở lông nhau có 3 lớp
d. Lông nhau ở cực đối phôi ưu tiên phát triển hơn
68. Câu nào sau đây đúng khi nói về sự hình thành bánh nhau: ①
a. Bánh nhau sẽ phát triển ở màng rụng thành của nội mạc tử cung
b. Đến tháng thứ 3 các lông nhau ở cưc đối phôi bị thoái hóa
c. Các lông nhau thứ cấp đều bám chặt vào lớp màng rụng của mẹ
d. Các hồ máu sẽ có vách ngăn màng rụng cách ly hoàn toàn
69. Múi của bánh nhau là do cấu trúc gì góp phần tạo ra: ①
a. Các lông nhau gốc
b. Lông nhau thứ cấp
c. Vách màng rụng
d. Rãnh hợp bào nuôi
70. Câu nào sau đây đúng khi nói về sự hình thành bánh nhau: ①
a. Bánh nhau ưu tiên phát triển chiều sâu hơn chiều rộng
b. Sự tăng bề dày của bánh nhau là do cây lông nhau mọc cao hơn
c. Hồ máu lúc đầu trộn lẫn máu mẹ và thai
d. Lông nhau trưởng thành có lớp mô đệm và lá nuôi tế bào rất dày
71. Hàng rào máu-nhau thai, chọn câu SAI: ②
a. Hàng rào máu-nhau thai không phải là loại hàng rào tuyệt đối vì có rất nhiều chất có thể
vượt qua được
b. Bình thường, không có sự tiếp xúc máu mẹ với máu con, tuy nhiên cũng có lúc tế bào máu của
thai thoát qua các lỗ hở vi thể ở màng bánh nhau đi vào máu mẹ gây ra bệnh tan huyết ở thai và
sơ sinh
c. Hiếm gặp là tình trạng rất nặng sẽ gây phù thai dẫn đến chết thai
d. Tất cả kháng thể đều không qua được hàng rào máu-nhau thai
72. Thai đủ tháng nhận bao nhiêu oxy từ máu mẹ: ①
161
a. 10-20 ml O2 /phút
b. 20-30 ml O2 /phút
c. 30-40 ml O2 /phút
d. 40-50 ml O2 /phút
73. Chọn câu SAI về trao đổi oxy qua bánh nhau: ②
a. Sự trao đổi các khí: như O2, CO2, CO, xảy ra theo cơ chế khuếch tán đơn giản.
b. Nếu có sự thiếu hụt cung cấp O2 dù trong thời gian ngắn cũng có thể nguy hiểm cho thai
c. Sự lưu thông của máu ở bánh nhau quyết định việc cung cấp O2, vì lượng O2 qua thai trong
những tháng đầu phụ thuộc vào sự phân tán, không phải sự khuếch tán.
d. Thai đủ tháng nhận 30-40 ml O2 /phút từ máu mẹ
74. Sự trao đổi các chất dinh dưỡng và hormon qua bánh nhau, câu nào SAI
a. Các axit amin, axit béo tự do, carbohydrate và các vitamin tan trong nước truyền qua nhau
nhanh chóng và gia tăng theo tuổi thai
b. Các hormon loại protein không lọt sang thai đáng kể, trừ thyroxin và triiodo-thyronin.
c. Insulin không qua hoặc qua thai rất ít.
d. Các hormon steroid không kết hợp không lọt qua hàng rào máu - nhau thai
75. Sự truyền kháng thể của mẹ qua thai nhi: ①
a. Thai bắt đầu có khả năng miễn dịch từ cuối tháng thứ 3 thai kỳ, là lúc thai bắt đầu tạo ra được
các thành phần bổ thể.
b. Còn các immunoglobulin bao gồm đầy đủ các IgG của mẹ thì bắt đầu được chuyển từ mẹ sang
cơ thể thai từ khoảng tháng thứ 4
c. Giúp thai có sự miễn dịch thụ động chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng.
d. Trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu tự sản xuất ra IgG, nhưng chỉ đạt được nồng độ tới bình thường sau 3
tuổi
76. Các immunoglobulin bao gồm đầy đủ các IgG của mẹ thì bắt đầu được chuyển từ mẹ
sang cơ thể thai từ khoảng thời gian nào: ①
a. khoảng tuần lễ thứ 12
b. khoảng tuần lễ thứ 13
c. khoảng tuần lễ thứ 14
d. khoảng tuần lễ thứ 15
77. Hormon hCG của nhau thai do tế bào nào tiết ra: ①
a. Lá nuôi hợp bào
b. Lá nuôi tế bào
c. Tế bào trung bì ngoài phôi
d. Tế bào biểu mô màng ối
78. Hormon hCS /hPL của nhau thai do tế bào nào tiết ra: ①
a. Lá nuôi hợp bào
b. Lá nuôi tế bào
c. Tế bào trung bì ngoài phôi
d. Tế bào biểu mô màng ối
79. Chọn câu SAI về hCG bào thai: ①
a. Tiết ra từ tuần thứ 3
b. Lá nuôi hợp bào tiết ra hCG giúp duy trì hoàng thể và nội mạc tử cung
c. Nồng độ hCG trong máu mẹ tăng lên đến tuần thứ 8 thai kỳ
d. Sau tuần 8, hCG sẽ giảm xuống thấp
80. Hormon hCT của nhau thai do tế bào nào tiết ra: ①
a. Lá nuôi hợp bào
b. Lá nuôi tế bào
c. Tế bào trung bì ngoài phôi
d. Tế bào biểu mô màng ối
162
81. Câu SAI về hormon hCS hay còn gọi là hPL của nhau thai: ②
a. Là chất giống hormon tăng trưởng làm gia tăng tối đa lượng glucose ở máu mẹ để dùng cho thai
b. Có thể gây cho mẹ bị bệnh đái tháo đường thai kỳ
c. Hormon này cũng kích thích sự phát triển tuyến vú để tạo sữa
d. Do lá nuôi tế bào tiết ra
82. Hormon hCACTH của nhau thai do tế bào nào tiết ra: ①
a. Lá nuôi hợp bào
b. Lá nuôi tế bào
c. Tế bào trung bì ngoài phôi
d. Tế bào biểu mô màng ối
83. Hormon nào của bánh nhau là nguyên nhân có thể gây cho mẹ bị bệnh đái tháo
đường thai kỳ: ①
a. hCG c. hCT
b. hCS/hPL d. hCACTH
84. Hormon steroid (progesterone, estrogen) của nhau thai do tế bào nào tiết ra: ①
a. Lá nuôi hợp bào
b. Lá nuôi tế bào
c. Tế bào trung bì ngoài phôi
d. Tế bào biểu mô màng ối
85. Nguyên nhân làm biến mất khoang tử cung: ①
a. màng đệm lông tiến ra dính vào màng rụng thành
b. màng ối tiến ra dính vào màng rụng bao
c. màng rụng bao tiến ra dính vào màng rụng thành
d. màng đệm nhẵn tiến ra dính vào màng rụng thành
86. Máu ở các khoảng gian gai nhau được thay mới liên tục trong thời gia: ①
a. khoảng 1-2 lần mỗi phút
b. khoảng 2-4 lần mỗi phút
c. khoảng 3-4 lần mỗi phút
d. khoảng 4-5 lần mỗi phút
87. Chọn câu SAI về tuần hoàn ở nhau thai: ②
a. Các gai nhau có tổng diện tích bề mặt là 10-20 m2
b. Sự trao đổi chất không xảy ra ở tất cả các loại gai nhau mà chỉ có ở các gai nhau có mao mạch
máu áp sát lớp lá nuôi hợp bào
c. Ở các gai nhau tận, lá nuôi hợp bào thường có bờ bàn chải bao gồm nhiều vi nhung mao giúp
gia tăng diện tích bề mặt để làm tăng mức độ trao đổi chất
d. Không có sự trao đổi chất ở các gai nhau gốc và gai nhau bám

BÀI 18. SỰ TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ TIÊU HÓA

Mục tiêu 1. Mô tả được sự tạo và phát triển của các cơ quan hô hấp, tiêu hóa.

Câu 1. Kết quả sau hiện tượng khép mình của phôi ①
a. Làm thay đổi trật tự sắp xếp của các thành phần nội bì
b. Tạo ra ruột nguyên thủy là một ống kín 1 đầu
c. Tạo ra một ống ruột nguyên thủy theo hướng trước - sau
d. Tạo ra ruột nguyên thủy gồm 3 đoạn: ruột trước, ruột giữa và ruột sau
163
Câu 2. Kết quả sau hiện tượng khép mình của phôi ①
a. Làm thay đổi trật tự sắp xếp của các thành phần trung bì
b. Tạo ra ruột nguyên thủy là một ống kín 2 đầu
c. Tạo ra một ống ruột nguyên thủy theo hướng trái – phải
d. Tạo ra ruột nguyên thủy gồm 3 đoạn: ruột họng, ruột trước, ruột sau
Câu 3. Kết quả sau hiện tượng khép mình của phôi ①
a. Làm thay đổi trật tự sắp xếp của các thành phần ngoại bì
b. Tạo ra ruột nguyên thủy là một ống mở về 2 đầu
c. Tạo ra một ống ruột nguyên thủy theo hướng đầu - đuôi
d. Tạo ra ruột nguyên thủy gồm 3 đoạn: ruột họng, ruột giữa và ruột sau
Câu 4. Kết quả sau hiện tượng khép mình của phôi ①
a. Làm thay đổi trật tự sắp xếp của các thành phần trung bì bên
b. Tạo ra ruột nguyên thủy là một ống mở 1 đầu
c. Tạo ra một ống ruột nguyên thủy theo hướng trên – dưới
d. Tạo ra ruột nguyên thủy gồm 4 đoạn: ruột họng, ruột trước, ruột giữa và ruột sau
Câu 5. Đặc điểm của ống ruột nguyên thủy ①
-> miệng họng, ống thanh – khí quản, cuống mầm gan, 2/3 phải,
màng nhớp
a. Ruột họng từ màng miệng - họng đến miệng ống thanh - khí quản
b. Ruột trước từ dưới miệng ống thanh - khí quản tới gốc của cuống dạ dày
c. Ruột giữa bắt đầu từ phía dưới cuống dạ dày đến chỗ 2/3 trên của đại tràng xuống khi
trường thành
d. Ruột sau từ 2/3 phải của đại tràng xuống tới màng nhớp
Câu 6. Đặc điểm của ống ruột nguyên thủy ①
a. Ruột họng từ màng miệng – thanh quản đến miệng ống thanh - khí quản
b. Ruột trước từ dưới miệng ống thanh - khí quản tới gốc của cuống mầm gan
c. Ruột giữa bắt đầu từ phía dưới cuống mầm gan đến chỗ 2/3 trên của đại tràng lên khi
trường thành
d. Ruột sau từ 2/3 trên của đại tràng lên tới màng nhớp
Câu 7. Đặc điểm của ống ruột nguyên thủy ①
a. Ruột họng từ màng miệng - họng đến miệng ống thanh – phế quản
b. Ruột trước từ dưới miệng ống thanh – phế quản tới gốc của cuống mầm gan
c. Ruột giữa bắt đầu từ phía dưới cuống mầm gan đến chỗ 2/3 phải của đại tràng ngang khi
trường thành
d. Ruột sau từ 2/3 phải của đại tràng ngang tới màng niệu
Câu 8. Đặc điểm của ống ruột nguyên thủy ①
a. Ruột họng từ màng miệng – nhớp đến miệng ống thanh – phế quản
b. Ruột trước từ dưới miệng ống thanh – phế quản tới gốc của cuống mầm tụy
c. Ruột giữa bắt đầu từ phía dưới cuống mầm tụy đến chỗ 2/3 phải của đại tràng ngang
khi trường thành
d. Ruột sau từ 2/3 phải của đại tràng ngang tới màng nhớp
164
Câu 14. Nội bì ống ruột nguyên thủy biệt hóa, phát triển thành ①
a. Lớp cơ trơn của đường hô hấp, phế nang
b. Biểu mô của ống tiêu hóa chính thức từ thực quản đến ống hậu môn
c. Các tế bào không chuyên biệt có chức năng hỗ trợ của các tuyến tại ống tiêu hóa
d. Tế bào Mono, tế bào tụy ngoại tiết và tụy nội tiết
Câu 15. Nội bì ống ruột nguyên thủy biệt hóa, phát triển thành ①
a. Lớp liên kết đặc của đường hô hấp, phế nang
b. Biểu mô của ống tiêu hóa chính thức từ khoang mũi đến ống hậu môn
c. Các tế bào chuyên biệt của các tuyến tại ống tiêu hóa
d. Tế bào Masto, tế bào tụy ngoại tiết và tụy nội tiết
Câu 16. Nội bì ống ruột nguyên thủy biệt hóa, phát triển thành ①
a. Lớp liên kết thưa của đường hô hấp, phế nang
b. Tầng dưới niêm của ống tiêu hóa chính thức từ thực quản đến ống hậu môn
c. Các tế bào chuyên biệt tại bề mặt biểu mô của ống tiêu hóa
d. Tế bào gan, tế bào tụy ngoại tiết và tụy nội tiết
Câu 17. Trung bì lá tạng bao quanh ống ruột nguyên thủy biệt hóa, phát triển thành ①
a. Mô sụn, mô cơ, mô đệm quanh các tuyến
b. Lớp cơ trơn của đường hô hấp
c. Tầng vỏ ngoài của hệ tiêu hóa
d. Màng bụng, mạc treo và lá phúc mạc
Câu 18. Trung bì lá tạng bao quanh ống ruột nguyên thủy biệt hóa, phát triển thành ①
a. Mô tuyến, mô cơ, mô đệm quanh các tuyến
b. Mô liên kết của đường hô hấp
c. Tầng cơ của hệ tiêu hóa
d. Màng phổi, mạc treo và lá cận phúc mạc
Câu 19. Trung bì lá tạng bao quanh ống ruột nguyên thủy biệt hóa, phát triển thành ①
a. Mô xương, mô mỡ, mô đệm quanh các tuyến
b. Lớp cơ biểu mô của đường hô hấp
c. Mô liên kết của hệ tiêu hóa
d. Màng phổi, mạc treo và động mạch tạng
Câu 20. Trung bì lá tạng bao quanh ống ruột nguyên thủy biệt hóa, phát triển thành ①
a. Mô bạch huyết, mô cơ, mô liên kết quanh các tuyến
b. Biểu mô của đường hô hấp
c. Biểu mô của hệ tiêu hóa
d. Màng phổi, mạc treo và lá phúc mạc
Câu 21. Khi phôi khoảng 4 tuần, vị trí xuất hiện mầm phổi tại ruột họng là ①
a. Phần bụng tại điểm cuối của ruột họng
b. Phần bụng tại điểm đầu của ruột họng
c. Phần lưng tại điểm cuối của ruột họng

165
d. Phần lưng tại điểm đầu của ruột họng
Câu 22. Đặc điểm phát triển của túi cùng hô hấp là ①-> có ruột trước, thực quản, phía đuôi
chọn
a. Ban đầu túi cùng hô hấp thông với ruột trước
b. Túi cùng hô hấp phát triển về phía đuôi sẽ xuất hiện mào khí quản – phế quản
c. Mào khí quản – phế quản giúp cách mầm hô hấp với ruột trước
d. Mào khí quản – phế quản sát nhập lại thành vách khí quản – phế quản
Câu 23. Đặc điểm phát triển của túi cùng hô hấp là ①
a. Ban đầu túi cùng hô hấp thông với ruột giữa
b. Túi cùng hô hấp phát triển về phía đuôi sẽ xuất hiện mào khí quản - thực quản
c. Mào khí quản – thực quản giúp cách mầm hô hấp với ruột giữa
d. Mào khí quản – thực quản sát nhập lại thành vách khí quản – phế quản
Câu 24. Đặc điểm phát triển của túi cùng hô hấp là ①
a. Ban đầu túi cùng hô hấp thông với ruột sau
b. Túi cùng hô hấp phát triển về phía đầu sẽ xuất hiện mào khí quản - thực quản
c. Mào khí quản – thực quản giúp cách mầm hô hấp với ruột trước
d. Mào khí quản – thực quản phân chia lại thành vách khí quản – phế quản
Câu 25. Đặc điểm phát triển của túi cùng hô hấp là ①
a. Ban đầu túi cùng hô hấp thông với ruột họng
b. Túi cùng hô hấp phát triển theo hướng trái phải sẽ xuất hiện mào khí quản – thực quản
c. Mào khí quản – thực quản quản giúp cách mầm hô hấp với ruột họng
d. Mào khí quản – thực quản sát nhập lại thành vách khí quản - thực quản
Câu 26. Các phần của thanh quản được tạo thành và phát triển chủ yếu từ ①
a. Trung mô vùng cung họng 1 và 2 tạo nên phần sụn và cơ
b. Trung mô vùng cung họng 2 và 4 tạo nên phần sụn và cơ
c. Trung mô vùng cung họng 4 và 6 tạo nên phần sụn và cơ
d. Trung mô vùng cung họng 6 và 8 tạo nên phần sụn và cơ
Câu 27. Các phần của thanh quản được tạo thành và phát triển chủ yếu từ ①
a. Nội bì phôi tạo nên biểu mô
b. Trung bì phôi tạo nên biểu mô
c. Nội bì phôi tạo nên mô liên kết
d. Trung bì phôi tạo nên mô liên kết
Câu 32. Đặc điểm phát triển biểu mô tại thanh quản ①
a. Phát triển các hốc lớn, tái tạo lòng ống và tạo thành các ngách tận
b. Phát triển các hốc nhỏ, tái tạo lòng ống và tạo thành các ngáchtận
c. Phát triển các hốc lớn, tái tạo lòng ống và tạo thành các ngách bên
d. Phát triển các hốc nhỏ, tái tạo lòng ống và tạo thành các ngách bên
Câu 33. Đặc điểm phát triển dây thanh âm tại thanh quản ①
a. Phát triển trên cơ sở các ngách đầu
b. Phát triển trên cơ sở các ngách đuôi

166
c. Phát triển trên cơ sở các ngách bên
d. Phát triển trên cơ sở các ngách chính
Câu 34. Đặc điểm chi phối thần kinh vào cơ tại thanh quản ①
a. Các cơ xuất phát từ cung họng 1 được phân phối bởi thần kinh lang thang và thần kinh
thanh quản trên
b. Các cơ xuất phát từ cung họng 2 được phân phối bởi thần kinh lang thang và thần kinh
thanh quản trên
c. Các cơ xuất phát từ cung họng 3 được phân phối bởi thần kinh lang thang và thần kinh thanh
quản trên
d. Các cơ xuất phát từ cung họng 4 được phân phối bởi thần kinh lang thang và thần kinh thanh
quản trên
Câu 35. Đặc điểm chi phối thần kinh vào cơ tại thanh quản ①
a. Phần cơ xuất phát từ cung họng 5 được phân phối bởi thần kinh thanh quản quặt ngược
b. Phần cơ xuất phát từ cung họng 6 được phân phối bởi thần kinh thanh quản quặt ngược
c. Phần cơ xuất phát từ cung họng 7 được phân phối bởi thần kinh thanh quản quặt ngược
d. Phần cơ xuất phát từ cung họng 8 được phân phối bởi thần kinh thanh quản quặt ngược
Câu 43. Đặc điểm phát triển cây khí – phế quản ①
a. Mỗi nụ phế quản sẽ phát triển thành phế quản cấp I bên phải và bên trái
b. Phế quản cấp I bên phải cho 2 nhánh phế quản cấp II
c. Phế quản cấp I bên trái cho 3 nhánh phế quản cấp II
d. Túi cùng hô hấp phát triển thành khí quản và khí quản phát triển tiếp thành 2 nụ phế quản
Câu 44. Đặc điểm phát triển cây khí – phế quản ①
a. Mỗi nụ phế quản sẽ phát triển thành phế quản cấp I: 1 bên phải và 2 bên trái
b. Phế quản cấp I bên phải cho 3 nhánh phế quản cấp II-> 3 phải
c. Phế quản cấp I bên trái cho 6 nhánh phế quản cấp II
d. Túi cùng hô hấp phát triển thành khí quản và khí quản phát triển tiếp thành 3 nụ phế quản
Câu 45. Đặc điểm phát triển cây khí – phế quản ①
a. Mỗi nụ phế quản sẽ phát triển thành phế quản cấp I: 2 bên phải và 1 bên trái
b. Phế quản cấp I bên phải cho 4 nhánh phế quản cấp II
c. Phế quản cấp I bên trái cho 2 nhánh phế quản cấp II
d. Túi cùng hô hấp phát triển thành khí quản và 3 túi bên là nụ phế quản
Câu 46. Đặc điểm phát triển cây khí – phế quản ①
a. Mỗi nụ phế quản sẽ phát triển thành phế quản cấp I: 2 bên phải và 2 bên trái
b. Phế quản cấp I bên phải cho 1 nhánh phế quản cấp II
c. Phế quản cấp I bên trái cho 4 nhánh phế quản cấp II
d. Túi cùng hô hấp phát triển tạo ra khí quản và 2 túi bên là nụ phế quản
Câu 47. Kết quả của sự tăng trưởng các nụ phế quản phình to, nhô cao vào trong khoang
cơ thể là tạo ra các nếp ①
a. Nếp khoang màng phổi - khoang trung thất
b. Nếp khoang màng phổi - khoang ngoài tim -> đôi bạn thân

167
c. Nếp khoang màng phổi - khoang xương ức
d. Nếp khoang màng phổi - khoang dưới sườn
Câu 54. Các tín hiệu làm phân nhánh phát sinh từ trung bì thuộc họ ①
a. Yếu tố tăng trưởng nguyên bào xương
b. Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sụn
c. Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi
d. Yếu tố tăng trưởng nguyên bào thần kinh
Câu 55. Đặc điểm sự trưởng thành của phổi ①
a. Đến tháng thứ 7 thai kỳ, các tiểu phế quản mới phân chia tạo ra thế hệ tiểu phế quản tận
và hô hấp, hệ mạch phổi cũng phát triển theo
b. Mỗi tiểu phế quản hô hấp lại phân chia thành 1 - 2 nhánh ống phế nang
c. Các ống phế nang thông với các túi tận cùng, đó là các phế nang chính thức
d. Trong 2 tháng cuối thai kỳ và vài năm đầu sau sinh, số lượng phế nang không đổi và có
sự hoàn thiện dần hàng rào không khí - máu
Câu 56. Đặc điểm sự trưởng thành của phổi ①
a. Đến tháng thứ 5 thai kỳ, các tiểu phế quản mới phân chia tạo ra thế hệ tiểu phế quản tận và
hô hấp
b. Mỗi tiểu phế quản hô hấp lại phân chia thành 3 - 6 nhánh ống phế nang
c. Các ống phế nang thông với các túi bên, đó là các phế nang nguyên thủy
d. Trong 3 tháng cuối thai kỳ và vài năm đầu sau sinh, số lượng phế nang không đổi và sự hoàn
thiện hàng rào không khí – máu diễn ra chậm
Câu 57. Đặc điểm sự trưởng thành của phổi ①
a. Đến tháng thứ 6 thai kỳ, các tiểu phế quản gốc mới phân chia tạo ra thế hệ tiểu phế quản tận
và hô hấp
b. Mỗi tiểu phế quản hô hấp lại phân chia thành 2 - 4 nhánh ống phế nang
c. Các ống phế nang thông với các túi tận cùng, đó là các phế nang nguyên thủy-> tiểu pq tận
d. Trong 1 tháng cuối thai kỳ và 1 năm đầu sau sinh, số lượng phế nang gia tăng liên tục và
sự hoàn thiện dần hàng rào không khí – máu
Câu 58. Đặc điểm sự trưởng thành của phổi ①
a. Đến tháng thứ 8 thai kỳ, các tiểu phế quản gốc mới phân chia tạo ra thế hệ tiểu phế quản tận và
hô hấp
b. Mỗi tiểu phế quản hô hấp lại phân chia thành 5 - 8 nhánh ống phế nang
c. Các ống phế nang thông với các túi bên, đó là các phế nang chính thức
d. Trong 2 tháng cuối thai kỳ và vài năm đầu sau sinh, số lượng phế nang gia tăng liên tục và sự
hoàn thiện dần hàng rào không khí - máu
Câu 59. Đặc điểm sự trưởng thành của phổi ①
a. Các phế bào II chỉ xuất hiện từ cuối tháng thứ 6 thai kỳ, giúp tái tạo biểu mô và sản xuất
chất hoạt diện
b. Cuối tháng thứ 7, số lượng phế nang trưởng thành và các mao mạch máu chưa đủ để đảm
bảo sự trao đổi khí có hiệu quả

168
c. Trước sinh, phổi chứa một ít dịch bao gồm nhiều chloride, ít protein, một số chất nhầy của các
tuyến phế quản và chất surfactant của phế bào II
d. Số lượng chất surfactant ở trong dịch phổi giảm dần dần, đặc biệt ở 2 tuần lễ cuối cùng
trước sinh
Câu 60. Đặc điểm sự trưởng thành của phổi ①
a. Các phế bào II chỉ xuất hiện từ cuối tháng thứ 7 thai kỳ, giúp tái tạo biểu mô và sản xuất chất
hoạt diện
b. Cuối tháng thứ 7, số lượng phế nang trưởng thành và các mao mạch máu đủ để đảm bảo
sự trao đổi khí có hiệu quả, giúp trẻ sinh non từ sau thời điểm này có thể sống sót được->
trưởng thành phổi
c. Trước sinh, phổi chứa đầy dịch bao gồm nhiều H+, nhiều protein, một số chất nhầy của các
tuyến phế quản và chất surfactant của phế bào II
d. Số lượng chất surfactant ở trong dịch phổi không thay đổi, đến 2 tuần lễ cuối cùng trước
sinh tăng dần
Câu 61. Đặc điểm sự trưởng thành của phổi ①
a. Các phế bào II chỉ xuất hiện từ cuối tháng thứ 5 thai kỳ, giúp tái tạo biểu mô và sản xuất phế
bào I
b. Cuối tháng thứ 5, số lượng phế nang trưởng thành và các mao mạch máu đủ để đảm bảo
sự trao đổi khí có hiệu quả, giúp trẻ sinh non từ sau thời điểm này có thể sống sót được
c. Trước sinh, phổi chứa đầy dịch bao gồm nhiều chloride, ít protein, một số chất nhầy của các
tuyến phế quản và chất surfactant của phế bào II
d. Số lượng chất surfactant ở trong dịch phổi không thay đổi, đến 2 tuần lễ cuối cùng trước
sinh giảm dần
Câu 72. Chọn phát biểu đúng khi nói về cử động hít thở của thai ①
a. Khi hoạt động hô hấp bắt đầu ở lúc sinh, phần lớn dịch ở trong phổi mau chóng được hấp
thu vào các nhánh tiểu phế quản hô hấp, tiểu phế quản tận
b. Dịch phổi được loại ra khỏi các phế nang, chất surfactant ở lại sẽ tạo ra lớp áo
glycolycan mỏng ở bên trên màng tế bào của các tế bào phế nang
c. Không khí đi vào các phế nang ở lần thở đầu tiên thì áo surfactant này bị biến đổi hoạt tính
và ngăn cản không cho làm tăng áp suất bề mặt ở giao diện khí - nước lần hô hấp thứ hai
d. Thiếu áo surfactant thì các phế nang sẽ bị xẹp ở thì thở ra
Câu 72. Đặc điểm sự phát triển của phổi sau sinh ①
a. Sự hít vào làm cho phổi nở ra chiếm hết chỗ ở khoang màng phổi
b. Không có gia tăng kích thước phế nang, sự tăng trưởng phổi sau sinh chủ yếu là sự gia tăng
số lượng tiểu phế quản hô hấp và phế nang
c. Ước tính ở lúc sinh, chỉ có khoảng 1/4 số lượng phế nang trưởng thành
d. Số phế nang còn lại được tạo ra dần cho đến lúc bé 4 tuổi, theo cơ chế liên tục tạo ra mới
các phế nang nguyên thủy
Câu 73. Đặc điểm sự phát triển của phổi sau sinh ①
a. Sự hít vào làm cho phổi nở ra chiếm 3/4 ở khoang màng phổi
b. Có gia tăng kích thước phế nang, nhưng sự tăng trưởng phổi sau sinh chủ yếu là sự gia
tăng số lượng tiểu phế quản hô hấp và phế nang

169
c. Ước tính ở lúc sinh, chỉ có khoảng 1/3 số lượng phế nang trưởng thành
d. Số phế nang còn lại được tạo ra dần cho đến lúc bé 5 tuổi, theo cơ chế liên tục tạo ra mới
các phế nang nguyên thủy
Câu 74. Đặc điểm sự phát triển của phổi sau sinh ①
a. Sự hít vào làm cho phổi nở ra chiếm 1/2 ở khoang màng phổi
b. Không có gia tăng kích thước phế nang, sự tăng trưởng phổi sau sinh chủ yếu là sự gia tăng
số lượng đơn thuần của phế nang
c. Ước tính ở lúc sinh, chỉ có khoảng 1/6 số lượng phế nang trưởng thành
d. Số phế nang còn lại được tạo ra dần cho đến lúc bé 6 tuổi, theo cơ chế liên tục tạo ra mới
các phế nang nguyên thủy
Câu 75. Đặc điểm sự phát triển của phổi sau sinh ①
a. Sự hít vào làm cho phổi nở ra chiếm 2/3 ở khoang màng phổi
b. Có gia tăng kích thước phế nang, nhưng sự tăng trưởng phổi sau sinh chủ yếu là sự gia tăng
số lượng đơn thuần của phế nang
c. Ước tính ở lúc sinh, chỉ có khoảng 2/3 số lượng phế nang trưởng thành
d. Số phế nang còn lại được tạo ra dần cho đến lúc bé 10 tuổi, theo cơ chế liên tục tạo ra mới
các phế nang nguyên thủy
Câu 76. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của mạc treo ①
a. Giúp gắn các đoạn ruột và các cấu trúc có nguồn gốc từ ống ruột vào thành cơ thể phía lưng
và thành cơ thể phía bụng
b. Mạc treo là lớp đơn phúc mạc bao lấy từng cơ quan để treo cơ quan đó vào thành cơ thể, gọi
là lá tạng của phúc mạc
c. Phủ mặt sau các tạng sau phúc mạc
d. Không mang theo các mạch máu, dây thần kinh và mạch bạch huyết
Câu 77. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của mạc treo ①
a. Giúp gắn các đoạn ruột vào thành cơ thể phía lưng, thành cơ thể phía bụng và treo lên cơ hành
ở phía trên
b. Mạc treo là lớp đôi phúc mạc bao lấy từng cơ quan để treo cơ quan đó vào thành cơ thể, các
cơ quan này gọi là tạng trong phúc mạc
c. Phủ mặt bên các tạng sau phúc mạc
d. Chỉ mang theo các mạch máu, dây thần kinh và mạch bạch huyết đi đến các tạng
Câu 78. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của mạc treo ①
a. Giúp gắn các cấu trúc có nguồn gốc từ ống ruột vào thành cơ thể trong khi các đoạn ruột
được neo lại bằng hệ thống dây chằng
b. Mạc treo là lớp đơn phúc mạc bao lấy từng cơ quan để treo cơ quan đó vào thành cơ thể, gọi
là lá thành của phúc mạc
c. Phủ mặt trước các tạng sau phúc mạc
d. Chỉ mang theo các mạch máu và mạch bạch huyết đến và đi ra khỏi các tạng trong ổ bụng
Câu 79. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của mạc treo ①

170
a. Giúp gắn các đoạn ruột, các cấu trúc có nguồn gốc từ ống ruột vào thành cơ thể phía
lưng, thành cơ thể phía bụng và treo lên cơ hành ở phía trên
b. Mạc treo là lớp đôi phúc mạc bao lấy từng cơ quan để treo cơ quan đó vào thành cơ thể, các
cơ quan này gọi là tạng ngoài phúc mạc
c. Không có chức năng che phủ các tạng sau phúc mạc
d. Mang theo các mạch máu, dây thần kinh và mạch bạch huyết đến và đi ra khỏi các tạng trong
ổ bụng
Câu 84. Sự tăng trưởng của gan vào bên trong trung mô vách ngang gây sự phân chia mạc
treo thành ①
a. Mạc nối lớn đi từ đoạn dưới thực quản, dạ dày và đoạn trên tá tràng đi đến gan và dây
chằng liềm đi từ gan đến thành cơ thể phía bụng
b. Mạc nối lớn đi từ đoạn dưới thực quản, dạ dày và đoạn trên tá tràng đi đến gan và dây
chằng liềm đi từ ống gan chung đến thành cơ thể phía bụng
c. Mạc nối nhỏ đi từ đoạn dưới thực quản, dạ dày và đoạn trên tá tràng đi đến gan và dây chằng
liềm đi từ gan đến thành cơ thể phía bụng
d. Mạc nối nhỏ đi từ đoạn dưới thực quản, dạ dày và đoạn trên tá tràng đi đến gan và dây
chằng liềm đi từ ống gan chung đến thành cơ thể phía bụng
Câu 100. Sự cấp máu cho đoạn cuối của ruột trước ①
a. Động mạch thân tạng
b. Động mạch mạc treo tràng trên
c. Động mạch mạc treo tràng dưới
d. Động mạch thân tạng và động mạch mạc treo tràng trên
Câu 101. Động mạch cấp máu cho đoạn ruột giữa ①
a. Động mạch thân tạng
b. Động mạch mạc treo tràng trên
c. Động mạch mạc treo tràng dưới
d. Động mạch thân tạng và động mạch mạc treo tràng trên
Câu 102. Cấp máu cho đoạn ruột sau là động mạch ①
a. Động mạch thân tạng
b. Động mạch mạc treo tràng trên
c. Động mạch mạc treo tràng dưới
d. Động mạch mạc treo tràng trên và động mạch mạc treo tràng dưới
Câu 103. Phôi thai ống tiêu hóa có các đặc điểm sau, TRỪ MỘT ①
a. Xoang niệu dục phát triển từ ruột sau
b. Ruột giữa tạo ra đoạn sau tá tràng cho đến hết đoạn đại tràng ngang
c. Ruột trước tạo ra đoạn hầu đến đoạn trên của tá tràng
d. Ruột nguyên thủy có ba đoạn: ruột trước, ruột giữa và ruột sau
Câu 104. Sự hình thành dạ dày có đặc điểm ①
a. Xoay hai lần: lần đầu 900 và lần sau 1800
b. Theo trục dọc, xoay 900 ngược chiều kim đồng hồ

171
c. Đầu dưới dạ dày (môn vị) di chuyển lên trên và sang trái
d. Bờ sau phát triển nhanh hơn và trở thành bờ trái (bờ cong lớn)
Câu 109. Gan bắt đầu hoạt động tạo mật vào khoảng ①
a. Tuần thứ 10
b. Tuần thứ 11
c. Tuần thứ 12
d. Tuần thứ 13
Câu 110. Các cơ quan hoàn toàn có nguồn gốc ruột trước, TRỪ MỘT ①
a. Mầm tụy lưng
b. Ống mật chủ và túi mật
c. Gan và mầm tụy bụng
d. Tá tràng
Câu 111. Sự quay của quai ruột nguyên thủy có đặc điểm ①
a. Xoay một góc khoảng 2700 theo chiều kim đồng hồ
b. Xoay theo trục của ĐM mạc treo tràng dưới
c. Xoay ngược chiều kim đồng hồ: lần đầu 90 độ, lần sau xoay thêm 1800
d. Xoay theo trục của động mạch thân tạng
Câu 112. Sự phát triển ruột sau tạo thành các phần sau, TRỪ MỘT ①
a. Đoạn 1/3 trái của đại tràng ngang
b. Đoạn đại tràng xuống và đại tràng xích-ma
c. Đoạn manh tràng và ruột thừa
d. Đoạn trực tràng và đoạn trên ống hậu môn
Câu 113. Sự hình thành tụy, chọn câu SAI ①
a. Mầm tụy bụng tạo thành thân và đuôi tụy
b. Mầm tụy bụng có nguồn gốc ruột trước
c. Cuống mầm tụy lưng sẽ tạo ra ống tụy phụ
d. Mầm tụy lưng có nguồn gốc ruột trước
Câu 117. Đặc điểm cấu tạo của đoạn ruột trước ①
a. Tại điểm đầu được ngăn thành 2 ống bởi vách khí quản – phế quản
b. Ống phía bụng là ống thanh - khí quản
c. Ông phía lưng là phế quản
d. Ống thực quản
Câu 118. Đặc điểm cấu tạo của đoạn ruột trước ①
a. Tại điểm đầu được ngăn thành 2 ống bởi vách thanh quản - thực quản
b. Ống phía bụng là khí quản
c. Ông phía lưng là thực quản
d. Ống ở giữa là thanh quản
Câu 119. Đặc điểm phát triển của thực quản ①
a. Ban đầu thực quản ngắn

172
b. Khi tim và phổi di chuyển đi xuống thì thực quản được kéo ra sau lên trên
c. Lớp cơ ở 1/3 trên là cơ vân và nhận phân bố thần kinh từ dây thần kinh phế - vị
d. Lớp cơ ở 2/3 dưới là cơ trơn và nhận phân bố thần kinh từ đám rối thần kinh tạng
Câu 124. Đặc điểm phát triển của dạ dày ①
a. Xuất hiện khoảng tuần thứ 7 của phôi
b. Hình dạng ban đầu là một đoạn nở to hình thoi
c. Có sự thay đổi hình dáng nhưng không thay đổi vị trí và hướng trong quá trình phát triển
d. Có sự phát triển không đều của các đoạn dạ dày trong 2 tuần đầu của phôi
Câu 127. Kết quả của sự xoay theo trục dọc một góc 900 theo chiều kim đồng hồ của dạ dày

a. Mặt trái trở thành mặt trước-> trái – trước
b. Mặt phải trở thành mặt bên
c. Kết hợp với sự phát triển nhanh của bờ trước biến bờ trước thành bờ cong nhỏ
d. Kết hợp với sự phát triển chậm của bờ sau biến bờ sau thành bờ cong lớn
Câu 131. Kết quả của sự xoay theo trục trước - sau của dạ dày làm thay đổi vị trí môn vị
theo hướng ①
a. Di chuyển lên trên và sang trái
b. Di chuyển lên trên và sang phải
c. Di chuyển xuống dưới và sang trái
d. Di chuyển xuống dưới và sang phải
Câu 133. Kết quả của sự xoay của dạ dày ①
a. Trục dọc trở nên chéo từ trên xuống dưới, từ trái sang phải ->trên-trái
b. Bờ cong lớn ở bên phải và xuống dưới
c. Bờ cong nhỏ ở phía trên và bên trái
d. Môn vị cao hơn tâm vị
Câu 134. Kết quả của sự xoay của dạ dày ①
a. Trục dọc trở nên chéo từ trên xuống dưới, từ phải sang trái
b. Bờ cong lớn ở bên trái và xuống dưới
c. Bờ cong nhỏ ở phía ngoài và bên phải
d. Đáy vị thấp hơn môn vị
Câu 135. Kết quả của sự xoay của dạ dày ①
a. Trục dọc trở nên chéo từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài
b. Bờ cong lớn ở phía trong và xuống dưới,
c. Bờ cong nhỏ ở phía trên và bên phải
d. Thân vị cao hơn tâm vị
Câu 136. Đặc điểm phát triển của tá tràng ①
a. Tá tràng được tạo ra bởi đoạn cuối của ruột trước và đoạn đầu của ruột giữa
b. Do dạ dày xoay nên tá tràng có hình chữ S cong về phía bên phải
c. Sự xoay tá tràng cùng với sự tăng trưởng nhanh của đầu tụy làm dời tá tràng từ vị trí ban đầu
ở đường giữa sang vùng bên trái của khoang bụng
d. Tá tràng chia đôi thành tá tràng thứ phát và hỗng – hồi tràng
Câu 137. Đặc điểm phát triển của tá tràng ①

173
a. Tá tràng được tạo ra bởi đoạn giữa của ruột trước và đoạn đầu của ruột giữa
b. Do dạ dày xoay nên tá tràng có hình chữ C cong về phía bên phải
c. Sự xoay tá tràng cùng với sự tăng trưởng nhanh của đầu tụy làm dời tá tràng từ vị trí ban đầu
ở bên phải sang vùng đường giữa của khoang bụng
d. Tá tràng chia đôi thành tá tràng thứ phát và hỗng – hồi tràng
Câu 138. Đặc điểm phát triển của tá tràng ①
a. Tá tràng được tạo ra bởi đoạn cuối của ruột trước và đoạn đầu của ruột giữa
b. Do dạ dày xoay nên tá tràng có hình chữ C cong về phía bên trái
c. Sự xoay tá tràng cùng với sự tăng trưởng nhanh của đầu tụy làm dời tá tràng từ vị trí ban đầu
ở đường giữa sang vùng bên phải của khoang bụng
d. Tá tràng chia đôi thành tá – hỗng tràng thứ phát và hồi tràng
Câu 152. Đặc điểm phát triển của tá gan ①
a. Các dây gan biểu mô tạo thành dây tế bào gan và biểu mô ống mật trung gian
b. Trung bì vách ngang tạo ra tế bào nội mô, tế bào tạo máu và tế bào Kupffer của gan
c. Các dây tế bào gan và các mao mạch sắp xếp có trật tự trong giai đoạn đầu
d. Các dây tế bào gan và các mao mạch sắp xếp lại ngẫu nhiên và đang xen nhau trong giai
đoạn sau
Câu 153. Đặc điểm phát triển của gan ①
a. Các dây gan biểu mô tạo thành dãy xơ liên kết và biểu mô ống mật trung gian
b. Trung bì vách ngang tạo ra mô liên kết, tế bào tạo máu và tế bào Kupffer của gan
c. Các dây tế bào gan sắp xếp ngẫu nhiên và các mao mạch được sắp xếp có trật tự trong
giai đoạn đầu
d. Các dây tế bào gan được sắp xếp lại và các mao mạch được sắp xếp ngẫu nhiên trong
giai đoạn sau
Câu 154. Đặc điểm phát triển của gan ①
a. Các dây gan biểu mô tạo thành dãy liên kết và biểu mô ống mật chủ
b. Trung bì vách ngang tạo ra mô liên kết, lympho và tế bào mono của gan
c. Các dây tế bào gan và các động mạch sắp xếp ngẫu nhiên trong giai đoạn đầu
d. Các dây tế bào gan và các mao mạch sắp xếp lại trong giai đoạn sau
Câu 155. Đặc điểm phát triển của gan ①
a. Các dây gan biểu mô tạo thành dây tế bào gan và biểu mô ống mật chủ _> thiếu trung gian
b. Trung bì vách ngang tạo ra tế bào nội mô, lympho và tế bào Kupffer của gan
c. Các dây tế bào gan và các mao mạch sắp xếp ngẫu nhiên trong giai đoạn đầu
d. Chỉ có các mao mạch được sắp xếp lại trong giai đoạn sau
Câu 156. Đặc điểm chức năng tạo máu của gan ①
a. Tuần lễ thứ 5, gan bắt đầu hoạt động tạo máu
b. Đến tuần thứ 7, gan chiếm 20% tổng trọng lượng cơ thể do có rất nhiều xoang mao mạch
c. Sự tạo máu của gan được thay thế dần trong 3 tháng cuối thai kỳ
d. Khi trẻ sinh ra, chỉ có ít đảo tạo máu nhỏ, lúc này gan chỉ chiếm 10% tổng trọng lượng cơ thể
Câu 157. Đặc điểm chức năng tạo máu của gan ①

174
a. Tuần lễ thứ 4, gan bắt đầu hoạt động tạo máu
b. Đến tuần thứ 10, gan chiếm 10% tổng trọng lượng cơ thể do có rất nhiều xoang mao mạch
c. Sự tạo máu của gan được thay thế dần trong 4 tháng cuối thai kỳ
d. Khi trẻ sinh ra, không còn các đảo tạo máu nhỏ, lúc này gan chỉ chiếm 5% tổng trọng lượng
cơ thể
Câu 158. Đặc điểm chức năng tạo máu của gan ①
a. Tuần lễ thứ 3, gan bắt đầu hoạt động tạo máu
b. Đến tuần thứ 6, gan chiếm 30% tổng trọng lượng cơ thể do có rất nhiều xoang mao mạch
c. Sự tạo máu của gan được thay thế dần trong 2 tháng cuối thai kỳ
d. Khi trẻ sinh ra, không còn các đảo tạo máu nhỏ, lúc này gan chỉ chiếm 15% tổng trọng
lượng cơ thể
Câu 159. Đặc điểm chức năng tạo máu của gan ①
a. Tuần lễ thứ 2, gan bắt đầu hoạt động tạo máu
b. Đến tuần thứ 5, gan chiếm 15% tổng trọng lượng cơ thể do có rất nhiều xoang mao mạch
c. Sự tạo máu của gan được thay thế dần trong 5 tháng cuối thai kỳ
d. Khi trẻ sinh ra, chỉ có ít đảo tạo máu nhỏ, lúc này gan chỉ chiếm 5% tổng trọng lượng cơ thể
Câu 160. Đặc điểm phát triển của đường dẫn mật ①
a. Cuống của mầm gan phát triển, phân nhánh phía sau thành mầm túi mật
b. Mầm túi mật dần dần sát nhập với mầm gan nguyên thủy
c. Mầm túi mật kéo dài tạo ra túi mật và cuống của nó trở thành ống mật chung
d. Khi gan chia thành thùy phải và trái thì cuống mầm gan nguyên thủy chia thành 2 nhánh
tiến vào 2 thùy và trở thành các ống mật chủ
Câu 161. Đặc điểm phát triển của đường dẫn mật ①
a. Cuống của mầm gan phát triển, phân nhánh phía trước thành mầm túi mật
b. Mầm túi mật dần dần tách rời khỏi mầm gan nguyên thủy, nối với cuống mầm gan bằng
cuống riêng
c. Mầm túi mật nở to tạo ra túi mật và cuống của nó trở thành ống mật riêng
d. Khi gan chia thành thùy phải và trái thì cuống mầm gan nguyên thủy chia thành 2 nhánh
vào thùy phải và 3 nhánh vào thùy trái của gan
Câu 162. Đặc điểm phát triển của đường dẫn mật ①
a. Cuống của mầm gan phát triển, phân nhánh phía sau thành mầm ống mật
b. Mầm túi mật dần dần sát nhập với mầm gan nguyên thủy tạo ra cuống ống mật chủ
c. Mầm túi mật nở to tạo ra túi mật và cuống của nó trở thành ống túi mật
d. Khi gan chia thành thùy phải và trái thì cuống mầm gan nguyên thủy chia thành 3 nhánh
vào thùy phải và 2 nhánh vào thùy trái của gan

Mục tiêu 2. Trình bày được một số dị tật của hệ hô hấp, hệ tiêu hóa.
Câu 186. Tỷ lệ bất thường do vách ngăn ở thực quản – khí quản là ①
a. 1/1,000 ca sinh
b. 1/2,000 ca sinh

175
c. 1/3,000 ca sinh
d. 1/4,000 ca sinh
Câu 187. Bất thường do vách ngăn ở thực quản – khí quản gây ra dị tật ①
a. Tịt thực quản
b. Không có thực quản
c. Không có khí quản
d. Không phát triển khoang mũi
Câu 188. Bất thường do vách ngăn ở thực quản – khí quản gây ra dị tật ①
a. Rò khí quản – phế quản
b. Rò khí quản - thực quản
c. Rò phế quản - thực quản
d. Rò khí quản ra da
Câu 189. Trong số các dị tật do bất thường vách ngăn ở thực quản – khí quản, trường hợp
đoạn trên của thực quản là ống tịt 1 đầu còn đoạn dưới rò sang khí quản chiếm tỷ lệ ①
a. 90%
b. 80%
c. 70%
d. 60%
Câu 190. Trong số các dị tật do bất thường vách ngăn ở thực quản – khí quản, trường hợp
tịt thực quản đơn thuần chiếm tỷ lệ ①
a. 4%
b. 6%
c. 8%
d. 10%
Câu 191. Trong số các dị tật do bất thường vách ngăn ở thực quản – khí quản, trường hợp
rò khí quản - thực quản loại chữ H không có tịt thực quản chiếm tỷ lệ ①
a. 4%
b. 6%
c. 8%
d. 10%
Câu 192. Tật rò khí quản - thực quản không có tịt thực quản còn là ①
a. VACTERL
b. VACTENL
c. VACTEML
d. VACTEGL
Câu 193. Nhóm bệnh VACTERL ①
a. Các tật đã rõ nguyên nhân, thường xảy ra đơn độc đôi khi xuất hiện phối hợp
b. Các tật không rõ nguyên nhân và luôn xảy ra chung với nhau không bao giờ xuất hiện đơn độc
c. Các tật không rõ nguyên nhân nhưng thường xảy ra chung với nhau hơn là xuất hiện đơn
độc
d. Các tật đã rõ nguyên nhân, thường xảy ra chung với nhau hơn là xuất hiện đơn độc

176
Câu 194. Cơ chế gây đa ối trong dị tật rò thực quản - khí quản ①
a. Thai nuốt quá ít dịch ối vào dạ dày - ruột
b. Thai không nuốt được dịch ối vào dạ dày - ruột
c. Không có cơ chế liên quan giữa đa ối và rò thực quản – khí quản
d. Không gây ra biến chứng đa ối trong rò thực quản – khí quản
Câu 195. Cơ chế gây xẹp phổi trong hội chứng suy hô hấp sơ sinh ở trẻ sinh non ①
a. Thiếu chất surfactant
b. Quá nhiều chất surfactant
c. Thiếu chất carbohydrate
d. Quá nhiều chất carbohydrate

177

You might also like