You are on page 1of 269

lOMoARcPSD|11266017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH



PHẠM NỮ MAI ANH

QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019

Downloaded by Thanh L?u (luu02022002@gmail.com)


lOMoARcPSD|11266017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH




PHẠM NỮ MAI ANH

QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng


Mã số : 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. NGUYỄN THỊ LIÊN

HÀ NỘI - 2019

Downloaded by Thanh L?u (luu02022002@gmail.com)


lOMoARcPSD|11266017

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

NCS Phạm Nữ Mai Anh


lOMoARcPSD|11266017

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt tiếng Việt


CCT Chi cục Thuế
CNTT Công nghệ thông tin
CSTT Cơ sở thường trú
CQT Cơ quan thuế
DN Doanh nghiệp
KK-KTT Kê khai – Kế toán thuế
GTGT Giá trị gia tăng
iHTKK Hỗ trợ kê khai qua internet
MST Mã số thuế
NCS Nghiên cứu sinh
NSNN Ngân sách nhà nước
NNT Người nộp thuế
TNCN Thu nhập cá nhân
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TMĐT Thương mại điện tử
TP Thành phố
TT-HT Tuyên truyền - Hỗ trợ

Viết tắt Tiếng Anh


Từ viết tắt Nguyên bản tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
AI Artificial Intelligence Trí tuệ nhân tạo
API Application Giao diện lập trình ứng
Programming Interface dụng
ATM Automated teller Máy rút tiền tự động
machine
ATO Australian Taxation Cơ quan thuế Úc
Office
B2B Business to Business Mô hình kinh doanh
thương mại điện tử giữa
doanh nghiệp với doanh
nghiệp
B2C Business to Customer Mô hình kinh doanh
thương mại điện tử giữa
doanh nghiệp với khách
hàng
B2G Business to Government Mô hình kinh doanh
thương mại điện tử giữa
lOMoARcPSD|11266017

doanh nghiệp với chính


phủ
BEPS Base erosion and profit Hành vi gây xói mòn cơ sở
shifting thuế và chuyển dịch lợi
nhuận
C2C Consumer to Consumer Mô hình kinh doanh
thương mại điện tử giữa cá
thể với cá thể
C2B Consumer to Business Mô hình kinh doanh
thương mại điện tử giữa
người tiêu dùng và doanh
nghiệp
COD Cash On Delivery Dịch vụ phát hàng thu tiền
hộ
C2G Citizens to Government Mô hình kinh doanh
thương mại điện tử giữa
công dân với chính phủ
EDC Engineering Design Trung tâm thiết kế kỹ thuật
Center
EFA Exploratory Factor Phân tích nhân tố
Analysis
EU European Union Liên minh Châu Âu
G2B Government to Business Mô hình kinh doanh
thương mại điện tử giữa
chính phủ với doanh
nghiệp
G2C Government to Citizens Mô hình kinh doanh giữa
chính phủ với các công dân
G2G Government to Mô hình kinh doanh giữa
Government chính phủ với chính phủ
IDEA Vietnam Ecommerce Cục Thương mại điện tử và
and Digital Economy Kinh tế số
Agency
IOS Iphone Operating Hệ điều hành Iphone
System
ISP Internet service provide Cung cấp dịch vụ internet
IT Information Technology Công nghệ thông tin
IMF International Monetary Quỹ tiền tệ quốc tế
Fund
JICA The Japan International Cơ quan Hợp tác Quốc tế
Cooperation Agency Nhật Bản
OECD Organization for Tổ chức Hợp tác và Phát
Economic Cooperation triển kinh tế
and Development
P2P Peer to Peer Mô hình kinh doanh ngang
hàng
POS Poin of Sale Thiết bị bán hàng
lOMoARcPSD|11266017

SPSS Statistical Package for Phần mềm thống kê cho


the Social Sciences các ngành khoa học xã hội
SWIFT Society for Worldwide Hiệp hội viễn thông liên ngân
Interbank and Financial hàng và tài chính quốc tế
Telecommunication
SQL Structured Query Ngôn ngữ truy vấn mang
Language tính cấu trúc
TMS Tax Management Phần mềm quản lý thuế
System
TPR Integrated Risk Ứng dụng phân tích rủi ro
Managemen
UNCITRAL United Nations Ủy ban Liên hiệp quốc về
Commission on Luật Thương mại quốc tế
International Trade Law
VBA Visual Basic for Ngôn ngữ lập trình được
Applications tích hợp trong ứng dụng
văn phòng
VECOM Vietnam Ecommerce Hiệp hội Thương mại điện
Association tử Việt Nam
VCCI Vietnam Chamber of Phòng Thương mại và
Commerce and Industry Công nghiệp Việt Nam
WTO Word Trade Tổ chức Thương mại thế
Organization giới
lOMoARcPSD|11266017

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu Tên bảng Trang


Bảng 1.1 Quy mô và thị trường giao dịch TMĐT tại Nhật Bản 65
Bảng 3.1 Dự báo doanh thu của các lĩnh vực năm 2030 84
Bảng 3.2 Tổng quan quy mô thị trường bán lẻ tại Việt Nam 85
Bảng 3.3 Thống kê doanh thu của 82 doanh nghiệp game tại Hà Nội và TP 109
Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2015-2018
Bảng 3.4 Thống kê số thuế thu được của 82 doanh nghiệp game ở Hà Nội 109
và TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2015-2018
Bảng 3.5 Thống kê doanh thu phát sinh ở Việt Nam của Google và 111
Facebook tại một số ngân hàng thương mại năm 2016

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Số hiệu Tên biểu đồ Trang

Biểu đồ 3.1 Loại hình doanh nghiệp tham gia điều tra qua các năm 88
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ doanh nghiệp có website qua các năm 89
Biểu đồ 3.3 Kinh doanh trên mạng xã hội qua các năm 90
Biểu đồ 3.4 Thống kê đánh giá việc cung cấp thông tin cho cơ quan thuế 119
Biểu đồ 3.5 Thống kê nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thanh tra, 130
kiểm tra đối với hoạt động TMĐT
Sơ đồ 3.1 Mô hình bán lẻ hàng hóa qua hệ thống bán hàng trực 91
tuyến
Sơ đồ 3.2 Mô hình quảng cáo trên nền tảng di động (IOS, Android) 93
Sơ đồ 3.3 Mô hình hoạt động trực tuyến của Uber 96
Sơ đồ 3.4 Kết quả khảo sát hình thức sử dụng hóa đơn tại doanh nghiệp 113
lOMoARcPSD|11266017

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Số phụ lục Tên phụ lục

Phụ lục 1 Phiếu khảo sát cán bộ công chức ngành thuế
Phụ lục 2 Phiếu khảo sát doanh nghiệp
Phục lục 3 Mô tả thống kê tiêu chí định danh doanh nghiệp
Phụ lục 4 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ trong thực hiện
nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp hoạt động TMĐT
Phục lục 5 Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha)

Phụ lục 6 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập
Phụ lục 7 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc
Phụ lục 8 Phân tích tương quan hệ số Person
Phụ lục 9 Kết quả phân tích hồi quy
lOMoARcPSD|11266017

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1...............................................................................................................................8
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ...........................................................................................................................8
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu..............................................................................8
1.1.1. Nghiên cứu tổng quan về TMĐT...............................................................................8
1.1.2. Nghiên cứu về thuế và quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT...............................12
1.2. Kết quả đạt được ở các nghiên cứu kể trên....................................................................25
1.3. Khoảng hở cần tiếp tục nghiên cứu................................................................................27
1.4. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................................29
1.5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................................35
CHƯƠNG 2.............................................................................................................................36
LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ . 36
2.1. Tổng quan về TMĐT.....................................................................................................36
2.1.1. Khái niệm TMĐT....................................................................................................36
2.1.2. Sự khác biệt giữa TMĐT và thương mại truyền thống...........................................37
2.1.3. Phân loại hoạt động TMĐT....................................................................................40
2.1.4. Vai trò của TMĐT trong nền kinh tế.......................................................................43
2.2. Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT.........................................................................45
2.2.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT..................................45
2.2.2. Yêu cầu quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT......................................................49
2.2.3. Nội dung quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT....................................................51
2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT......................60
2.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT và bài học cho Việt
Nam.......................................................................................................................................63
2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT.............................63
2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.........................................................................72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................................76
CHƯƠNG 3.............................................................................................................................77
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở
VIỆT NAM..............................................................................................................................77
3.1. Tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam........................................................................77
3.1.1. Tình hình phát triển chung......................................................................................77

i
lOMoARcPSD|11266017

3.1.2. Tổng quan tình hình tham gia hoạt động TMĐT của các doanh nghiệp ở Việt
Nam 88
3.1.3. Một số mô hình kinh doanh TMĐT phổ biến ở Việt Nam.......................................90
3.2. Quy định pháp lý về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam.....................97
3.3. Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam..................................103
3.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam.........103
3.3.2. Quản lý thông tin người nộp thuế.........................................................................105
3.3.3. Quản lý căn cứ tính thuế.......................................................................................108
3.3.4. Quản lý thu nộp thuế.............................................................................................115
3.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam.........121
3.4.1. Kết quả đạt được...................................................................................................121
3.4.2. Hạn chế.................................................................................................................123
3.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế...............................................................................127
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................................133
CHƯƠNG 4...........................................................................................................................134
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM..........................................................................134
4.1. Dự báo tình hình phát triển nền kinh tế số và tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam
thời gian tới.........................................................................................................................134
4.1.1. Dự báo tình hình phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam thời gian tới....................134
4.1.2. Dự báo tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam thời gian tới...............................135
4.2. Định hướng chuyển đổi số của ngành Tài chính.........................................................137
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam.......141
4.3.1. Thiết lập quy trình quản lý thuế nội bộ ngành Thuế đối với các doanh nghiệp hoạt
động TMĐT.....................................................................................................................141
4.3.2. Xây dựng nguồn dữ liệu lớn trong quản lý thông tin NNT có hoạt động kinh doanh
TMĐT..............................................................................................................................148
4.3.3. Giải pháp về quản lý các giao dịch TMĐT...........................................................152
4.3.4. Kiện toàn bộ máy quản lý thuế đối với thương mại điện tử..................................154
4.3.5. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền và hỗ trợ NNT.............................................155
4.3.6. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực và vật lực của ngành thuế............................157
4.3.7. Một số giải pháp khác...........................................................................................161
4.3.8. Một số kiến nghị....................................................................................................163
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4......................................................................................................169
KẾT LUẬN............................................................................................................................170

ii
lOMoARcPSD|11266017

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã có những tác động nhất
định đến nền kinh tế nói chung cùng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế.
Các giao dịch thương mại không chỉ thực hiện theo phương thức truyền thống đòi
hỏi người mua và người bán phải trực tiếp gặp gỡ nhau mà giờ đây giao dịch
thương mại có thể thực hiện trong môi trường ảo thông qua internet hay được gọi là
TMĐT. Sự xuất hiện của TMĐT đã mang lại nhiều lợi ích cho người mua và người
bán, khắc phục được nhiều hạn chế của thương mại truyền thống. Các giao dịch
thương mại giờ đây có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi mà không gặp hạn chế về mặt
thời gian, không gian và phương tiện thanh toán. Sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT
thời gian qua đòi hỏi quản lý nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng cần
thiết phải hoàn thiện để có thể quản lý được các hoạt động TMĐT phát sinh trong
nền kinh tế.

Trên góc độ lý luận, quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT thời gian qua
nhận được nhiều sự quan tâm của các tác giả trong và ngoài nước, tuy nhiên các nội
dung trọng tâm đặt ra trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, sự khác biệt
trong quản lý thuế đối với TMĐT so với thương mại truyền thống chưa được tập
trung làm rõ. Từ đó chưa có những giải pháp hoàn thiện phù hợp cho công tác quản
lý thuế đối với hoạt động TMĐT trong thực tiễn, hướng đến mục tiêu đảm bảo thu
đủ số thu cho NSNN, đồng thời tạo sự bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế giữa
các chủ thể kinh doanh TMĐT trong nước và ngoài nước, giữa các chủ thể kinh
doanh TMĐT với kinh doanh theo phương thức truyền thống, tạo môi trường kinh
doanh lành mạnh thúc đẩy sự phát triển của TMĐT nhằm theo kịp xu hướng phát
triển nền kinh tế số.

Trên góc độ thực tiễn quản lý, ngành Thuế Việt Nam đã nhận thức được tầm
quan trọng trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT và có những động thái
bước đầu triển khai thực hiện. Một tổ quản lý đã được thành lập để phụ trách mảng
quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, nhằm tạo được đầu mối tập trung được các
thông tin quản lý. Tuy nhiên, thời gian qua, hoạt động bộ phận này chưa đáp ứng
được yêu cầu quản lý khi các giao dịch TMĐT phát triển với tốc độ ngày càng
mạnh mẽ. Quy mô bộ phận quản lý thuế TMĐT còn nhỏ và các chức năng nhiệm
vụ, quyền hạn còn gặp nhiều hạn chế, vì vậy, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quản
lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Ngoài ra, việc sử dụng chung các công cụ quản lý
giữa TMĐT và thương mại truyền thống đã tồn tại những bất cập trong quá trình
thực hiện công tác quản lý thuế của cơ quan thuế. Mặt khác, công tác quản lý thuế
đối với TMĐT thời

1
lOMoARcPSD|11266017

gian qua chủ yếu được tập trung chú trọng ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP
Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương thông qua việc thực
hiện các chuyên đề thanh tra, kiểm tra thuế đối với TMĐT. Ở các địa phương khác
chưa chú trọng triển khai nội dung quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tạo nên
sự không thống nhất hoạt động quản lý thuế đối với TMĐT theo hệ thống dọc từ
trung ương đến địa phương.

Ngoài ra, để quản lý thuế của cơ quan thuế có cơ sở pháp lý thực hiện, đòi
hỏi hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động TMĐT cũng cần phải được
đầy đủ và hoàn thiện. Thực tế hiện nay ở Việt Nam, các quy định điều chỉnh hoạt
động TMĐT trong lĩnh vực thuế được áp dụng thống nhất các quy định giữa
TMĐT cùng với thương mại truyền thống. Trong hệ thống văn bản thuế đã được
ban hành thì chỉ có số ít nội dung liên quan trực tiếp đến hoạt động TMĐT được
quy định trong một số Luật thuế tiêu biểu như thuế TNDN, thuế GTGT, thuế
TNCN và thuế nhà thầu. Sự khác nhau về môi trường thực hiện giao dịch thương
mại đã hình thành nên một số khó khăn khi áp dụng đồng thời quy định về pháp
luật thuế cho cả hai loại hình giao dịch TMĐT và thương mại truyền thống.

Thực tiễn thời gian qua cho thấy, số lượng các đối tượng tham gia hoạt động
TMĐT ngày càng gia tăng nhanh chóng, bao gồm các doanh nghiệp, cá nhân và hộ
gia đình. Các chủ thể thực hiện giao dịch TMĐT với đa dạng hình thức như B2B,
B2C, C2C… trong nhiều ngành nghề khác nhau. Đặc biệt, với xu thế nền kinh tế số
phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của hoạt động TMĐT, trong đó các doanh
nghiệp là trung tâm của phát triển nền kinh tế số. Các giao dịch TMĐT xuyên biên
giới và các giao dịch TMĐT được thực hiện trên mạng xã hội phát triển ngày càng
nhiều. Nhiều dịch vụ được các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh TMĐT cung
ứng trong môi trường ảo nên việc nhận diện đúng bản chất giao dịch và sự tồn tại
các giao dịch là vấn đề khó khăn trên thực tế hiện nay. Tình trạng các chủ thể có
thực hiện giao dịch mua, bán hàng hóa, dịch vụ trong môi trường ảo nhưng không
khai báo cho cơ quan quản lý nhà nước tồn tại khá phổ biến, đặc biệt đối với hoạt
động kinh doanh online trên mạng xã hội. Thực trạng này dẫn đến các vấn đề trốn
thuế, không thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế trong các giao dịch TMĐT tồn
tại ngày càng phổ biến gây thất thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời tạo sự cạnh
tranh không bình đẳng giữa các chủ thể trong nền kinh tế.

2
lOMoARcPSD|11266017

Xuất phát từ thực tiễn như đã đề cập ở trên, trong thời gian qua có rất nhiều
công trình nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề
thuế và quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Với các công trình ở ngoài nước
được đặt trong bối cảnh và điều kiện khác với Việt Nam nên các nghiên cứu đó
mang tính chất tham khảo cho việc học tập các kinh nghiệm quản lý ở nước ngoài.
Với các công trình ở trong nước thì theo nghiên cứu của NCS, chưa có một luận án
nào nghiên cứu chuyên sâu về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, các công
trình đã được công bố có nghiên cứu về quản lý thuế với hoạt động TMĐT được
thực hiện dưới các hình thức luận văn thạc sỹ, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp
và các bài báo. Chính vì vậy, đề tài “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại
điện tử ở Việt Nam” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn thiết thực và đảm bảo không
trùng lắp với một luận án nào khác.

2. Mục tiêu nghiên cứu


Luận án nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau:

Mục tiêu chung:

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế của cơ quan thuế đối
với hoạt động TMĐT phù hợp với thực tiễn phát triển TMĐT ở Việt Nam giai đoạn
đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Các mục tiêu cụ thể:

Một là, xác định các khoảng hở nghiên cứu từ các công trình đã công bố, từ
đó tìm ra hướng nghiên cứu của luận án đối với vấn đề quản lý thuế đối với hoạt
động TMĐT ở Việt Nam.

Hai là, xây dựng khung lý thuyết làm căn cứ cho việc đánh giá thực trạng
quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT thời gian qua và đề xuất các giải pháp nhằm
tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT Việt Nam đến năm 2025, tầm
nhìn 2030.

Ba là, làm rõ những kết quả đã đạt được, những điểm còn hạn chế và nguyên
nhân của những hạn chế về thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt
Nam đến thời điểm năm 2018.
3
lOMoARcPSD|11266017

Bốn là, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ tự nguyện
của các doanh nghiệp hoạt động TMĐT. Từ đó, có căn cứ đề xuất được giải pháp
hoàn thiện quản lý thuế phù hợp nhằm nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của các
doanh nghiệp hoạt động TMĐT.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý thuế được thực hiện bởi cơ quan
thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý thuế
của cơ quan thuế, luận án sử dụng khái niệm về TMĐT theo nghĩa hẹp. Giao dịch
TMĐT theo cách tiếp cận này bao gồm các đơn hàng được nhận hoặc đặt qua bất
kỳ ứng dụng nào trên nền tảng internet trong các giao dịch tự động, loại trừ các đơn
hàng qua điện thoại, fax hay email. Khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng phù hợp với
phạm vi nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với TMĐT. Luận án thực hiện nghiên
cứu quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử được thực hiện bởi cơ quan
thuế, hoạt động này được thực hiện đồng thời cùng với quản lý thuế đối với thương
mại truyền thống. Luận án thực hiện nghiên cứu theo các nội dung quản lý thuế đối
với hoạt động thương mại điện tử nhằm nhận diện được các vấn đề tồn tại có tính
đặc thù trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, luận án không thực hiện
nghiên cứu theo chức năng quản lý thuế.

- Phạm vi đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu quản lý thuế
đối với các doanh nghiệp hoạt động TMĐT – nhân tố trung tâm của phát triển nền
kinh tế số. Mục tiêu của sự tăng trưởng và phát triển trong cách mạng công nghiệp
4.0 và thực hiện chuyển đổi số là doanh nghiệp – lực lượng ngày càng gia tăng về
số lượng và ngày càng năng động trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp thực hiện
giao dịch TMĐT trong các mô hình B2B, B2C – đây là các giao dịch TMĐT chiếm
tỷ trọng lớn trong TMĐT ở Việt Nam. Luận án không thực hiện nghiên cứu quản lý
thuế đối với hoạt động TMĐT của các cá nhân, hộ kinh doanh bởi trong giai đoạn
đến năm 2025 tầm nhìn 2030 quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở nhóm đối
tượng này ngành thuế chưa cần tập trung thực hiện quản lý.
4
lOMoARcPSD|11266017

Luận án không thực hiện nghiên cứu đối với công tác quản lý thuế đối với
TMĐT được thực hiện bởi cơ quan hải quan.

- Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ năm 2012 đến năm 2018 và tập trung vào
giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018- giai đoạn TMĐT bước vào giai đoạn phát
triển nhanh và ổn định, thuộc những năm đầu thực hiện Kế hoạch Tổng thể phát
triển TMĐT 2016-2020 theo quyết định số 1563/QĐ-TTg.

- Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu quản lý thuế đối với
hoạt động TMĐT trên phạm vi cả nước nhưng tập trung lấy số liệu phục vụ nghiên
cứu trên địa bàn một số tỉnh có hoạt động TMĐT phát triển mạnh làm căn cứ cho
việc mô tả thực trạng quản lý thuế đối với TMĐT ở Việt Nam. Các tỉnh/thành phố
gồm: TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương-
đây là những thành phố theo kết quả khảo sát, đánh giá của Hiệp hội Thương mại
điện tử Việt Nam có sự phát triển TMĐT tương đối mạnh, doanh thu TMĐT chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu TMĐT của cả nước. Vì vậy, việc nghiên cứu
TMĐT trên các địa bàn trọng điểm này đảm bảo tính đại diện cao cho tổng thể hoạt
động TMĐT trong cả nước.

4. Đóng góp mới của luận án


a) Những đóng góp về mặt lý luận
Luận án đã nghiên cứu có tính hệ thống các nội dung mang tính tổng quan về
TMĐT, nêu ra những tác động nhất định của TMĐT đến công tác quản lý thuế của
cơ quan thuế. Luận án đã phát triển và làm rõ thêm nhận thức về mục tiêu cần đạt
được trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, nội dung trọng tâm cần thực
hiện trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT làm nền tảng lý thuyết quan trọng
cho việc đánh giá toàn diện và khách quan thực trạng quản lý thuế đối với hoạt
động TMĐT trên thực tiễn. Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thuế ở một
số quốc gia trên thế giới trên một số nội dung quản lý, từ đó rút ra được những bài
học cho việc thực hiện quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam.

5
lOMoARcPSD|11266017

b) Phát hiện mới và một số đóng góp về mặt thực tiễn

Thứ nhất: Thông qua phân tích thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động
TMĐT từ năm 2012 đến năm 2018 dựa trên các số liệu thứ cấp NCS thu thập được,
kết hợp thực hiện khảo sát các cán bộ thuế công tác ở các cơ quan thuế hiện hành
có triển khai quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT để có được những số liệu sơ
cấp, luận án đã đưa ra những đánh giá khách quan về thực trạng quản lý thuế đối
với hoạt động TMĐT thời gian qua trên cả hai khía cạnh kết quả đạt được, hạn chế
và nguyên nhân.

Thứ hai: Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT được thực hiện nhằm đảm
bảo thu đủ số thu cho NSNN, do vậy việc nâng cao tính tự tuân thủ ở NNT là vấn
đề rất quan trọng. Trên cơ sở thực hiện nghiên cứu định lượng, với các dữ liệu sơ
cấp thu thập qua quá trình khảo sát các doanh nghiệp hoạt động TMĐT, Luận án sử
dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy mô hình đã xác
định được 4 nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ tự nguyện của các doanh nghiệp:
i) Kiểm soát của cơ quan thuế (KS); ii) Sự đáp ứng thông tin của cơ quan thuế
(DU); iii) Năng lực phục vụ của cán bộ thuế (NL); iv) Ý thức của doanh nghiệp
(YT). Theo đó các nhân tố ảnh hưởng thể hiện tầm quan trọng theo mức độ giảm
dần là: DU, KS, NL và YT. Đây là căn cứ quan trọng cho việc đề xuất giải pháp
hoàn thiện quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT của cơ quan thuế.

Thứ ba: Trên cơ sở những luận giải khoa học và thực tiễn quản lý, luận án đã
đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT.
Một số đề xuất tiêu biểu có tính mới:

Một là, Thiết lập quy trình quản lý thuế nội bộ ngành Thuế đối với các doanh
nghiệp hoạt động TMĐT trên cơ sở thống nhất với quy trình quản lý thuế đối với
hoạt động thương mại truyền thống nhưng có bổ sung một số quy định tạo cơ sở
cho công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT có định hướng thực hiện rõ
ràng.

Hai là, xây dựng nguồn dữ liệu lớn trong quản lý thông tin NNT phục vụ cho
phân tích dữ liệu lớn phát hiện các gian lận, rủi ro được chính xác trong hoạt động
quản lý thuế.

6
lOMoARcPSD|11266017

Ba là, xây dựng lực lượng cán bộ thuế đáp ứng yêu cầu quản lý trên cơ sở
thực hiện đào tạo theo đơn đặt hàng giữa ngành thuế Việt Nam với các cơ sở giáo
dục trong nước, cử cán bộ tham gia trải nghiệm thực tiễn ở các cơ quan thuế nước
ngoài.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án


Ý nghĩa khoa học: Luận án hệ thống và làm rõ hơn những nội dung cơ bản
trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam giai đoạn 2012-2018;
đánh giá những kết quả đã đạt được, phân tích các hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
của các tồn tại, hạn chế làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện công
tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam trong thời kỳ bùng nổ của
cuộc cách mạng
4.0 giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2030. Từ đó, góp phần chống thất thu
NSNN từ hoạt động TMĐT đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong
lĩnh vực TMĐT; nâng cao ý thức, trách nhiệm của NNT hoạt động kinh doanh
TMĐT, tăng cường tính tuân thủ tự nguyện ở NNT trong thực hiện nghĩa vụ thuế
đối với nhà nước; tạo môi trường công bằng trong kinh doanh và thực hiện nghĩa
vụ thuế giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh
TMĐT trong nước có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế.

Ý nghĩa thực tiễn: Luận án là tài liệu có giá trị tham khảo trong giảng dạy và
nghiên cứu về quản lý thuế của cơ quan thuế. Đồng thời, các luận giải và đề xuất
trong luận án có giá trị tham khảo đối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
trong nghiên cứu xây dựng chính sách và quản lý thuế đối với TMĐT, triển khai
thực hiện quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam thời gian tới.

6. Kết cấu của luận án


Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết
cấu làm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT

Chương 2: Lý luận về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT

Chương 3: Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam

Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối với hoạt động
TMĐT ở Việt Nam.
lOMoARcPSD|11266017

7
lOMoARcPSD|11266017

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT luôn nhận được sự quan tâm của cơ
quan thuế các nước trên thế giới. Vì vậy, có nhiều nghiên cứu đã thực hiện và kết
quả công bố đạt được trên một số góc độ khác nhau về quản lý thuế đối với hoạt
động TMĐT. Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT là một phần của hoạt động
quản lý thuế của cơ quan thuế do vậy khi nghiên cứu về quản lý thuế đối với hoạt
động TMĐT sẽ bao gồm nhiều nội dung quản lý gắn với các chức năng nhiệm vụ
của cơ quan thuế trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Đến nay có nhiều công trình
nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngoài nước được thực hiện có liên quan
đến quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT dưới nhiều hình thức như luận án, đề tài
nghiên cứu, báo cáo, bài báo, chuyên đề, các giáo trình, sách tham khảo. Để phục
vụ cho việc nghiên cứu và tìm ra khoảng trống cho luận án, nghiên cứu sinh đã tìm
hiểu được một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu dưới đây:

1.1.1. Nghiên cứu tổng quan về TMĐT


a) Các nghiên cứu ở nước ngoài
(1) Soon-yong Choi, Andrew Whinston, Dale Stahl (1997) với tựa đề
“Economics of Electronic Commerce” được biên soạn thành 12 chương phản ảnh
các nội dung, các nhận định, các đánh giá về TMĐT trong nền kinh tế. Trong đó
chương một được nhóm tác giả tập trung phản ánh nghiên cứu về TMĐT và
internet. Nhóm tác giả cho rằng, sự phát triển của internet đã đưa lại những thay đổi
cơ bản trong kết nối các giao dịch. Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trên
internet và các mạng ở thế hệ tiếp theo phải thích nghi với môi trường mở mới
trong việc phân phối và các giao dịch ngang hàng. TMĐT sẽ làm thay đổi cách các
doanh nghiệp kinh doanh, đồng thời còn can thiệp vào quá trình phát triển của kinh
tế thị trường. Các nhà hoạch định chính sách và lập pháp cần mở rộng sự hiểu biết
về bản chất của TMĐT để làm cho TMĐT phát triển hơn trong các khu vực kinh tế
trên cơ sở thiết lập chính sách và pháp luật thích hợp[115].

8
lOMoARcPSD|11266017

(2) Ravi Kalakota, Andrew B. Whinston (1997), Electronic Commerce – A


Manager’s Guide: được biên soạn thành 13 chương với các nội dung làm rõ vấn đề
về TMĐT để có thể quản lý được TMĐT gồm khái niệm, động lực phát triển
TMĐT, các loại hình TMĐT, các vấn đề quan trọng trong quản lý TMĐT và công
nghệ đứng sau TMĐT nhằm hỗ trợ và thúc đẩy phát triển TMĐT trong thực tiễn
như mạng internet, bảo đảm an toàn cho các giao dịch TMĐT, hệ thống thanh toán
trong TMĐT. Các tác giả đã cho rằng TMĐT mở ra một thời kỳ mới cho cả người
tiêu dùng và các tổ chức cung ứng hàng hóa, dịch vụ, đồng thời TMĐT đòi hỏi một
cách thức quản lý mới để TMĐT có thể phát triển mang lợi nhiều lợi ích cho cả bên
bán và bên mua hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế.[113]

Các nghiên cứu về TMĐT ngoài hai nghiên cứu trên có rất nhiều nghiên cứu
tổng quan về TMĐT có thể đề cập đến như nghiên cứu của Vladimir Zwass (1996),
Electronic Commerce: Structures and Issues, International Journal of Electronic
Commerce Volume 1, Number 1, Fall, 1996, pp. 3 – 23; Rolf T. Wigand (1997),
Electronic Commerce: Definition, Theory and Context; M. Shaw, R. Blanning,
T.Strader, A. Whinston (2000), Handbook on Electronic Commerce… đã cung cấp
khá đầy đủ các nội dung lý thuyết có tính tổng quan về TMĐT, đây là những nền
tảng lý thuyết đã được công bố và luận án có thể kế thừa và tiếp tục phát triển
thêm.

b) Các nghiên cứu trong nước

- Một là, hệ thống các giáo trình Thương mại điện tử căn bản của các trường
đại học như giáo trình Thương mại điện tử căn bản (2008), chủ biên TS Trần Văn
Hòe - trường Đại học Kinh tế quốc dân; giáo trình Thương mại điện tử căn bản
(2012), chủ biên PGS.TS Nguyễn Văn Hồng và TS Nguyễn Văn Thoan -Trường
Đại học Ngoại thương; giáo trình Thương mại điện tử của nhóm tác giả TS Phạm
Thị Thanh Hồng và ThS Phan Văn Thanh trong tủ sách ngành kinh tế và quản lý
xuất bản tại NXB Bách khoa Hà Nội năm 2016…tổng hợp các vấn đề mang tính
chất lý luận gắn với phạm trù TMĐT như khái niệm và đặc trưng của TMĐT, sự
khác biệt của TMĐT và thương mại truyền thống, lợi ích và sự tác động của
TMĐT, các điều kiện thúc đẩy cho sự phát triển của TMĐT, các mô hình TMĐT
hiện đang áp dụng trong thực tế được trình bày khá đầy đủ.

9
lOMoARcPSD|11266017

- Hai là, các sách chuyên khảo về TMĐT được công bố, tiêu biểu có thể đề
cập đến là:

Sách chuyên khảo với tựa đề “Thương mại điện tử”, Hội Luật gia Việt Nam
của Trần Hữu Linh (2015) đã trình bày một cách khá đầy đủ các vấn đề mang tính
lý luận về TMĐT cũng như tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam, chính sách
pháp luật về TMĐT ở trên thế giới và Việt Nam. Trong đó, quyển sách đã trình bày
rất chi tiết các nội dung gắn với mô hình kinh doanh thương mại điện tử cơ bản
gồm B2C, B2B, C2C, C2B, G2B, G2C, mô hình Peer to Peer, một số mô hình
thương mại điện tử mới hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai gồm: mô
hình TMĐT xã hội – đây là mô hình có sự tham gia và hậu thuẫn từ các thành viên
tham gia mạng xã hội cùng các quan hệ xã hội được hình thành qua mạng; mô hình
TMĐT trên nền tảng di động - ứng dụng điện thoại thông minh và các thiết bị di
động để thực hiện TMĐT; mô hình TMĐT địa phương – loại hình tập trung vào đối
tượng khách hàng phân bổ theo vị trí lưu trú hiện tại. Ngoài ra, tác giả giới thiệu
thêm cho người đọc một số mô hình thương mại điện tử điển hình nổi tiếng trên thế
giới như mô hình của Amazon.com, Grainger.com, eBay.com.[37].

Một số sách chuyên khảo, tham khảo khác của nhiều tác giả cung cấp cơ sở
lý luận khá phong phú và chi tiết về TMĐT như sách chuyên khảo “Thương mại
điện tử” dùng cho đào tạo và bồi dưỡng về quản lý nhà nước và hành chính doanh
nghiệp của chủ biên TS Nguyễn Ngọc Hiến, Học viện Hành chính quốc gia xuất
bản năm 2003; Sách tham khảo với tựa đề “Tìm hiểu về Thương mại điện tử” của
Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế xuất bản năm 2005 tại NXB Chính trị
quốc gia; Sách chuyên khảo với tựa đề “Thương mại điện tử” của PGS,TS Nguyễn
Viết Khôi xuất bản năm 2015 tại NXB Thông tin và Truyền thông; Sách tham khảo
“Thương mại điện tử” của nhóm 6 thạc sĩ đến từ Khoa Hệ thống Thông tin, Trường
Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh xuất bản năm 2015 tại
NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Các kết quả đạt được trong những
nghiên cứu trên sẽ góp phần định hướng trong việc xây dựng khung lý luận chung
về TMĐT trong luận án của nghiên cứu sinh.

- Ba là: Luận án tiến sỹ

10
lOMoARcPSD|11266017

NCS Đào Anh Tuấn năm 2013 đã thực hiện nghiên cứu đề tài về “Quản lý
nhà nước về thương mại điện tử” – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hướng
nghiên cứu của luận án được xem xét trên giác độ TMĐT theo nghĩa rộng để phù
hợp với nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước về TMĐT. Các vấn đề về đặc trưng
của TMĐT, các mô hình TMĐT, lợi ích và hạn chế của TMĐT được trình bày khá
rõ. Tuy nhiên, do đề tài của luận án nghiên cứu mang tầm vĩ mô về quản lý nhà
nước nên cách thức và nội dung nghiên cứu sẽ rộng lớn hơn so với phạm vi nghiên
cứu về vấn đề quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT được thực hiện bởi cơ quan
thuế[63].

- Bốn là: Các bài báo có rất nhiều bài đăng trên các tạp chí có thể đề cập đến
hoạt động TMĐT, cụ thể có các bài viết:

+ Bài báo “Thúc đẩy triển khai TMĐT” của Hồng Sơn đăng trên Tạp chí
Thuế Nhà nước số 34(444)- tháng 8/2013. Tại thời điểm năm 2013, bài báo đã đề
cập đến những động thái ban đầu về việc nhận biết và ứng dụng TMĐT trong các
doanh nghiệp. Tác giả nhận định TMĐT là phương thức giao dịch hiện đại nhưng
việc triển khai hoạt động này không dễ dàng do nhiều nguyên nhân bao gồm cả
khách quan và chủ quan từ phía doanh nghiệp. Bài báo đã phản ánh những tín hiệu
tích cực từ phía Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước nhằm từng bước đưa hoạt
động TMĐT đi vào cuộc sống, đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời đại kỹ thuật
số[60].

+ Bài báo “Tổng quan về TMĐT ở Việt Nam” đăng trên tạp chí Tài chính kỳ
1, tháng 7/2015(612), tr 8-11 của TS Nguyễn Đình Luận, Đại học Công nghệ TP.
Hồ Chí Minh phản ánh khá đa dạng các nội dung liên quan đến TMĐT như khái
niệm, các hình thức TMĐT. Tác giả cho thấy xu hướng toàn cầu về phát triển
TMĐT trên thế giới với ví dụ minh họa ở nước Anh, Trung Quốc và các nước
Trung Đông. TMĐT đã trở thành một công cụ quan trọng cho thương mại quốc tế
không chỉ bán sản phẩm mà còn quan hệ với khách hàng. Trên cơ sở thực trạng
phát triển của TMĐT ở Việt Nam, tác giả đã đưa ra được bảy nhóm giải pháp nhằm
đẩy mạnh TMĐT ở Việt Nam thời gian tới, bao gồm: xây dựng hệ thống thanh toán
TMĐT quốc gia, xây dựng thương hiệu trực tuyến, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân
lực, hoàn thiện môi trường pháp lý, đảm bảo an toàn cho các giao dịch TMĐT, phát
triển dịch vụ công, tăng cường sự hợp tác khu vực và quốc tế[38].
lOMoARcPSD|11266017

11
lOMoARcPSD|11266017

+ Bài viết của tác giả TS Nguyễn Thị Thu Hương và ThS Nguyễn Đức Hùng
(2018) với tiêu đề “ Xu hướng phát triển của TMĐT trong bối cảnh cách mạng
công nghiệp 4.0” đăng trong sách “Thương mại điện tử trong cách mạng công
nghiệp 4.0” của Khoa Kinh tế - Viện Đại học mở Hà Nội. Theo đó nhóm tác giả
cho thấy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với các đặc trưng như trí tuệ nhân tạo,
internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn đã có những tác động nhất định đến hoạt động
TMĐT. Bài viết phân tích các xu hướng phát triển của TMĐT trong bối cảnh cách
mạng công nghiệp
4.0 từ đó đưa ra một số kiến nghị đối với các doanh nghiệp TMĐT của Việt Nam
hiện nay[33].

Ngoài các bài báo trên, có nhiều bài viết phản ánh về thực trạng và xu hướng
phát triển TMĐT ở Việt Nam giúp người đọc thấy được bức tranh đa chiều về sự
phát triển của TMĐT trong thời gian tới như các bài báo “Giao nhận TMĐT thu hút
nhà đầu tư” đăng trên tạp chí Thuế Nhà nước số 20(534)-2015; bài báo “TMĐT tại
Việt Nam sẽ tăng gấp 5 lần” đăng trên tạp chí Thuế Nhà nước số 38(605)-2016 của
cùng tác giả Trần Trọng Triết.

1.1.2. Nghiên cứu về thuế và quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT
a) Các nghiên cứu ở nước ngoài

Lý luận về thuế và quản lý thuế đối với TMĐT được OECD nghiên cứu khá
chi tiết, nhiều kết quả được công bố có thể được sử dụng làm khung lý thuyết cho
các quốc gia trong việc xây dựng định hướng thực hiện công tác quản lý thuế đối
với TMĐT.

(1) Nghiên cứu với tựa đề “Taxation and electronic commerce- implementing
the Ottawa taxation framework conditions”, OECD (2001) phản ánh diễn tiến của
việc thực thi các Điều kiện Khuôn khổ chung về Thuế đã được thống nhất tại
Ottawa 1998. Điều kiện Khuôn khổ chung về Thuế Ottawa nêu ra một số nguyên
tắc định hướng các Chính phủ trong cách tiếp cận về TMĐT. Điều kiện Khuôn khổ
chung nhấn mạnh TMĐT phải được đối xử tương tự như với thương mại truyền
thống, tránh phân biệt đối xử. Khuôn khổ chung này được các nước thành viên
OECD, các nước không phải là thành viên OECD rất hưởng ứng. Trong tài liệu này
nhóm nghiên cứu đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến TMĐT bao gồm thuế
quốc tế, thuế tiêu dùng,
lOMoARcPSD|11266017

12
lOMoARcPSD|11266017

quản lý thuế, trong đó đặc biệt nhấn mạnh dịch vụ hỗ trợ NNT. Công tác quản lý
thuế đối với TMĐT được tập trung vào các nội dung: dịch vụ hỗ trợ NNT, xác định
được đối tượng nộp thuế và những thông tin cần thiết phục vụ quản lý thuế, cuối
cùng là thu thuế và kiểm soát nợ thuế. Trong dịch vụ hỗ trợ NNT cơ quan thuế cần
sử dụng các công nghệ và các thành tựu khoa học công nghệ để nâng cao chất
lượng phục vụ NNT. Công tác quản lý cần chú trọng đến vấn đề tìm kiếm thông tin
và xác minh thông tin NNT. Đối với công tác thu nợ, cơ quan thuế cần đảm bảo hệ
thống thu nợ và kiểm soát thu nợ thích hợp[110].

(2) Nghiên cứu khác của OECD với tựa đề “Tax administration aspects of
electronic commerce: responding to the challenges and opportunities” (2001) đã
xây dựng được các yếu tố khung về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT bao
gồm: dịch vụ NNT, vấn đề nhận dạng và nhu cầu thông tin, thu và kiểm soát thuế.
Dịch vụ NNT cần được phát triển theo hướng cải cách để đơn giản hóa hệ thống
thuế nhằm giảm thiểu chi phí tuân thủ thuế, đặc biệt đối với hệ thống doanh nghiệp
nhỏ và vừa. Công tác quản lý thuế đối với TMĐT cần chú trọng đến nhận dạng
doanh nghiệp. Tài liệu nghiên cứu nhấn mạnh tập trung đến quản lý chữ ký số- đây
là bằng chứng nhận dạng được chấp nhận trong các vấn đề về thuế quốc tế đối với
hoạt động TMĐT. Đối với việc kiểm soát thuế cần phải hướng đến việc thiết kế các
chiến lược và biện pháp thích hợp để cải thiện việc tuân thủ thuế liên quan đến các
giao dịch TMĐT theo hướng tuân thủ tự nguyện. Báo cáo cũng đã chỉ ra rằng công
tác quản lý thuế cần phải được đặt trong sự tương quan về công nghệ và các mô
hình kinh doanh TMĐT thì mới có thể khai thác và giải quyết được các thách thức
về thuế đối với hoạt động TMĐT[111].

Ngoài nghiên cứu của OECD, ở nước ngoài có một số nghiên cứu nổi bật có
thể kể đến:

(3) Dale Pinto(1999), “Taxation issue in a world of e-commerce, Jounal of


Australian Taxation, July/August 1999, page 227-280”: Tác giả nghiên cứu xem
xét sự tác động của TMĐT lên hệ thống quản lý thuế của Úc. Nghiên cứu nhấn
mạnh rằng TMĐT đặt ra nhiều thách thức cho các quản trị viên thuế nhưng đồng
thời cũng có thể tạo cho họ các cơ hội nhất định. Với kết cấu làm bốn phần khác
nhau trình bày
13
lOMoARcPSD|11266017

các vấn đề về thách thức, cơ hội, giải pháp và kết luận, bài viết đã cho thấy được
cái nhìn tổng quan về các vấn đề về thuế trong thế giới TMĐT giúp cho cơ quan
thuế Úc có thể ứng phó với những thách thức do TMĐT đặt ra[102].

(4) United Nations (2001), “Electronic commerce and Challenge for Tax
administration”: Đây là tài liệu của giáo sư Walter Hellerstein thuộc Đại học Luật
Georgia chuẩn bị để tư vấn cho Bộ phận kinh tế và xã hội của Liên hiệp quốc. Tài
liệu cung cấp tổng quan các vấn đề được nêu ra khi đánh thuế đối với TMĐT và
các sáng kiến hiện đang được áp dụng để giải quyết các vấn đề đó. Phần một tác đã
mô tả nền công nghệ và tổng quan về TMĐT, trên cơ sở đó tác giả đặt ra những vấn
đề có thể tồn tại do sự phát triển của TMĐT tác động đến công tác quản lý thuế.
Phần hai của tài liệu tác giả đã đưa ra những thách thức của TMĐT tác động đến hệ
thống thuế thu nhập. Phần ba của tài liệu đề cập đến những thách thức chính được
đưa ra bởi TMĐT cho các chế độ thuế tiêu dùng. Tác giả cho rằng những tác động
của TMĐT đến công tác quản lý thuế là rất lớn và ngay khi nếu có thể giải quyết
được, các vấn đề kỹ thuật do TMĐT đặt ra vẫn còn những nội dung liên quan đến
chính trị rất khó giải quyết. Tuy nhiên, tác giả vẫn hy vọng rằng những nỗ lực đáng
kể của OECD và các chính phủ sẽ có thể xây dựng được một chế độ đánh thuế hiệu
quả ngay cả khi không hoàn toàn trong một thế giới TMĐT toàn phần[117].

(5) Garegin Harutyunyan, American University of Armenia (2007), “E-


Commerce: Issues of tax administration and prospects to increase public
revenues”: Nghiên cứu này tập trung một số vấn đề chính mà cơ quan thuế các
nước phải đối mặt trong việc giải quyết quá trình đánh thuế đối với hoạt động
TMĐT. Tác giả đưa ra và phân tích một số vấn đề tồn tại bởi sự phát triển của
TMĐT trong bối cảnh thuế quốc tế. Tuy nhiên, nghiên cứu tập trung sâu vào việc
nghiên cứu lĩnh vực TMĐT ở Armenia, từ đó đưa ra những giải pháp khuyến nghị
về thuế đối với TMĐT theo hướng nên có nhiều ưu đãi về thuế đối với lĩnh vực
thương mại đang trong giai đoạn phát triển để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển nền kinh tế ở Armenia[104].

(6) Hajah Mustafa Mohd Hanefah (2008), “E-commerce Implications


Potential Problems and Challenges in Malayxia”, International Business Research,
Vol.1, No.1, page 43-57: TMĐT được xem là một cuộc cách mạng trong bán lẻ
toàn
lOMoARcPSD|11266017

14
lOMoARcPSD|11266017

cầu, mở ra một thị trường tiêu dùng mới xuyên biên giới. TMĐT tạo ra một giao
dịch không gian mạng, theo đó các doanh nghiệp khi tham gia vào các giao dịch
nhưng không có sự hiện diện thực sự đã làm thay đổi nguyên tắc đánh thuế thông
thường đòi hỏi có sự hiện diện vật lý. Bài báo của tác giả đã điều tra các vấn đề
thuế tiềm ẩn do TMĐT mang lại trong môi trường của Malayxia. Tác giả đã đưa ra
4 giả thuyết nghiên cứu về thái độ liên quan đến TMĐT và thuế internet không bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố: nghề nghiệp của người dân, bản chất kinh doanh của đối
tượng, kinh nghiệm làm việc của NNT, số năm kinh nghiệm làm cố vấn thuế. Kết
quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nghề nghiệp, bản chất kinh doanh và kinh nghiệm
không ảnh hưởng đến thái độ đối với TMĐT. Trách nhiệm thuế đối với TMĐT liên
quan chủ yếu đến vấn đề thuế và tính hợp pháp của việc yêu cầu thuế ở các khu vực
pháp lý khác nhau. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng quản lý thuế là vấn đề lớn nhất liên
quan đến thuế đối với TMĐT[105].

(7) Niall Campbell (2014), Tax policy and Administration in an Era of Big
Data, Tax planning international indirect taxes, Volume 12, number 12, December
2014, page 2-5: Bài viết đã đề cập đến vấn đề sử dụng phân tích dữ liệu lớn để
giảm thiểu thất thu thuế, đồng thời thu thập và chia sẻ thông tin qua biên giới và
tăng cường sự hoạt động của cơ quan thuế ngày càng hiệu quả hơn. Trong bài viết
tác giả nhận định rằng nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang bắt đầu hướng đến
việc tận dụng các dữ liệu và phân tích dữ liệu lớn nhằm nâng cao hiệu quả phát
hiện các bất thường và gian lận trong quản lý thuế. Sự tự động hóa và yếu tố hỗ trợ
của các công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quản lý thuế. Trong bài
viết tác giả đưa ra một số ví dụ minh họa ở nhiều quốc gia như Singapore,
Australia, Hà Lan đã rất chú trọng đến vấn đề cải thiện hệ thống người nộp thuế
theo hướng đảm bảo các thông tin NNT cung cấp cho cơ quan thuế phải chính xác
và có tính cập nhật. Cơ quan thuế thay vì dành thời gian cho các vụ việc thanh tra,
kiểm tra, xu hướng hiện nay đã chuyển dịch theo hướng khuyến khích NNT thường
xuyên đánh giá, kiểm soát các hoạt động của họ để báo cáo với cơ quan thuế và
đồng thời gửi các điều chỉnh đến cơ quan thuế nếu tồn tại lỗi trong giao dịch. Các
thông tin này sẽ giúp cơ quan thuế cải thiện được hiệu quả hoạt động nội bộ qua
việc phân tích và xử lý thông tin từ dữ
liệu lớn trong quản lý thuế.[108]
15
lOMoARcPSD|11266017

(8) Kham Tipmart (2015), “International Taxation of Electronic Commerce”,


luận án tiến sỹ thực hiện tại trường Niigata University: Luận án tập trung nghiên
cứu về thuế quốc tế đối với thương mại điện tử trên hai khía cạnh thuế thu nhập và
thuế tiêu dùng trong TMĐT. Các vấn đề đánh thuế đối với giao dịch xuyên biên
giới liên quan đến cơ sở thường trú được tác giả phân tích rất sâu sắc làm cơ sở cho
việc đề xuất các giải pháp xử lý các vấn đề thuế quốc tế đối với TMĐT[106].

(9) Wawan Juswanto và Rebecca Simms (2017), “Fair taxation on the


Digital Economy” ADBInstute, No2017-5(December): Bài viết đã phân tích khá
toàn diện về thuế đối với nền kinh tế số gồm những lợi ích và rủi ro của nền kinh tế
số và những vấn đề về thuế trong nền kinh tế số. Từ những nhận thức về rủi ro về
thuế trong nền kinh tế số, bài viết đã đưa ra một kế hoạch hành động chống xói
mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận dựa trên 15 kế hoạch hành động của OECD.
Nhóm tác giả nhận định rằng sự phát triển của nền kinh tế số là tất yếu. Vì vậy, cần
thiết phải có một cuộc cách mạng trong tư duy của các nhà hoạch định chính sách
nhằm đối phó với những thách thức về thuế đặt ra trong nền kinh tế số[120].

(10) Chris Sanger, Rob Thomas (2018), “New digital tax policies: What,
when, where, how and by whom?” An excerpt from EY’s Global Tax Policy and
Controversy Briefing, Issue 22, August 2018: Bài viết bàn về vấn đề chính sách
thuế kỹ thuật số mới. Các tác giả cho rằng xu hướng hiện nay khi bàn về thuế kỹ
thuật số không phải bàn về vấn đề tránh thuế hay địa điểm phát sinh thu nhập, mà
vấn đề chủ yếu hiện nay là sự phân chia quyền đánh thuế giữa các quốc gia cho
rằng công dân của họ đóng góp vào lợi nhuận được thực hiện bởi một số công ty
tập trung kỹ thuật số. Bài viết đề cập đến xu hướng của Châu Âu và một số quốc
gia đã có những cân nhắc về chính trị và doanh thu để áp dụng biện pháp thuế đơn
phương đối với hoạt động kỹ thuật số. Sẽ có nhiều ý kiến đồng ý và không đồng ý
khi áp dụng biện pháp thuế đơn phương, bao gồm cả các yếu tố chính trị và lợi ích
kinh tế, tất cả sẽ tác động đến cuộc tranh luận về thuế kỹ thuật số hiện nay. Các
quốc gia cần có một kế hoạch hành động và các đàm phán đa phương để có thể áp
dụng các biện pháp thuế đơn phương được hiệu quả.[101]

16
lOMoARcPSD|11266017

(11) WorldBank Group (2018), Malaysia’s Digital Economy- A new driver


of development: Đây là một tài liệu của WorldBank về nền kinh tế số của Malaysia.
Với kết cấu làm 6 chương, trong tài liệu có chương 5 được đề cập phản ánh về thuế
trong nền kinh tế số. Nghiên cứu đã đưa ra các đánh giá về thách thức đặt ra về thuế
trong nền kinh tế số ở Malayxia và cách thức lựa chọn cho Malayxia trong việc
hoàn thiện chính sách giải quyết các thách thức đó trên hai góc độ những lợi thế và
bất lợi gặp phải trong mỗi sự lựa chọn. Có bốn tùy chọn chính sách để đánh thuế
nền kinh tế kỹ thuật số ở Malayxia theo hướng: đảm bảo hệ thống thuế gián thu áp
dụng cho tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ mua trực tuyến từ các nhà cung cấp
nước ngoài; cải thiện cách áp dụng thuế trực thu trong nền kinh tế kỹ thuật số và
TMĐT nói riêng trên cơ sở cập nhật định nghĩa về CSTT; mở rộng cơ sở thuế đối
với các dịch vụ kỹ thuật để áp thuế khấu trừ đối với các nhà cung cấp hàng hóa và
dịch vụ nước ngoài; thiết lập một sắc thuế tự do. Các tùy chọn có thể áp dụng cùng
nhau và đây là bài học cho các quốc gia trên thế giới có thể học hỏi.[121]

b) Các nghiên cứu trong nước

- Một là, các đề tài nghiên cứu khoa học:

(1) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành Thuế của ThS Lê Hồng Hải (2008)
về “Thuế đối với Thương mại điện tử tại Việt Nam – thực trạng và giải pháp” với
kết cấu 3 chương đã cung cấp bức tranh về thuế đối với TMĐT trên cả góc độ lý
thuyết và thực tiễn. Đề cập đến đặc điểm của TMĐT, tác giả cho rằng vai trò quan
trọng của TMĐT là phải hiểu được cách làm cho các công ty sử dụng nó chấp nhận
sự thay đổi. TMĐT phát triển đặt ra nhiều thách thức về mặt chính sách thuế và cả
công tác quản lý thuế. Nghiên cứu đưa ra những tác động của TMĐT đến chính
sách thuế tiêu dùng, thuế thu nhập trên một số khía cạnh và tác động của TMĐT
đến quản lý thuế trên các nội dung thanh tra, xác định giá chuyển nhượng và kê
khai thuế điện tử, cung cấp dịch vụ cho đối tượng nộp thuế thông qua công cụ điện
tử. Nghiên cứu nhấn mạnh yếu tố quan trọng nhất của quá trình thanh tra TMĐT là
thanh tra tại chỗ và các dữ liệu có thể so sánh được là việc cần thiết để thanh tra có
hiệu quả trong môi trường điện tử. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cho công
tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT theo hướng chuyên sâu hơn trong quản
lý. Một giải pháp

17
lOMoARcPSD|11266017

quan trọng được tác giả đề xuất về vấn đề đăng ký thuế nhằm đảm bảo công bằng
trong kinh doanh theo hướng xây dựng và phát triển ứng dụng nhận dạng đối tượng
kinh doanh thông qua cơ sở thường trú không phân biệt có hay không có hiện diện
tại Việt Nam đều phải đăng ký thuế để thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế[25].

(2) Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ của PGS.TS Nguyễn Văn Minh
(2012)- Trường Đại học Thương mại về “Thuế trong TMĐT- Kinh nghiệm quốc tế
và phương hướng vận dụng ở Việt Nam”: Bằng việc nghiên cứu các quan điểm,
chính sách cũng như thực tiễn áp dụng thuế đối với TMĐT của một số quốc gia và
khu vực điển hình trên thế giới, tác giả đã so sánh với thực tiễn của Việt Nam và đề
xuất các phương hướng và giải pháp vận dụng chính sách thuế trong TMĐT ở Việt
Nam. Các giải pháp đưa ra mang tính tổng quát nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu và
tạo lập những tiền đề nhất định cho việc triển khai hệ thống thuế trong TMĐT ở
Việt Nam[39].

(3) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành Thuế của ThS Nguyễn Chí Dũng
(2013) về “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử - Kinh nghiệm quốc
tế và bài học đối với Việt Nam”: tập trung phản ánh công tác quản lý thuế cũng như
các vấn đề phát sinh trong quản lý thuế ở các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc, Philipines, Hồng Kông, Thái Lan, trên cơ sở đó đã rút ra được nhiều bài học
kinh nghiệm cho công tác quản lý thuế đối với Việt Nam làm nền tảng cho việc xây
dựng định hướng quản lý thuế cho hoạt động TMĐT ở Việt Nam trong tương lai.
Những kinh nghiệm quản lý thuế đối với TMĐT đã thực hiện ở các quốc gia kể trên
tập trung chủ yếu vào vấn đề quản lý NNT, thực thi hoạt động thanh tra, kiểm tra
NNT và chú trọng đến công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ công cơ quan thuế cung ứng. Các nước cũng rất chú trọng đến vấn đề
nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thuế, đặc biệt là đội ngũ thanh tra, kiểm tra
thuế thông qua việc cử tham gia các khóa bồi dưỡng trong và ngoài nước nhằm
nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng cần có trong quản lý
thuế với TMĐT. Để có cơ sở đề xuất các bài học kinh nghiệm phù hợp với thực
tiễn Việt Nam, đề tài thực hiện nghiên cứu thực tế công tác quản lý thuế đối với
TMĐT ở hai Cục thuế Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thông qua phương pháp điều
tra thực tế. Kết

18
lOMoARcPSD|11266017

quả cho thấy một số kết quả đạt được ở hai cơ quan thuế Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh trên một số nội dung như kết quả truy thu thuế qua thanh tra, kiểm tra; nhận
diện một số hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý. Trên cơ sở kinh nghiệm ở
một số nước đã phản ánh và thực tiễn tiến hành quản lý ở Việt Nam, tác giả đã đưa
ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đồng thời đề xuất định hướng quản lý
thuế đối với TMĐT ở Việt Nam thời gian tới theo hướng hoàn thiện quy định về
mặt chính sách và tăng cường sự phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nước
khi thực hiện quản lý thuế[23].

(4) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài chính của Ths Nguyễn Quang
Tiến (2016) về “Giải pháp hoàn thiện chính sách và quản lý thuế trong lĩnh vực
thương mại điện tử” đã tập trung phản ánh được những vấn đề cơ bản về mặt thực
trạng chính sách thuế cũng như công tác quản lý thuế trong hai giai đoạn cụ thể từ
năm 2011-2015 và từ năm 2016 đến năm 2017 với nhiều kết quả đạt được trong
công tác thanh tra thuế. Đề tài cũng đã chỉ ra được những nguyên nhân khách quan
và chủ quan tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách thuế và quản lý thuế trong
lĩnh vực TMĐT. Trên cơ sở thực trạng và kinh nghiệm nghiên cứu một số quốc gia
trên thế giới, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế
và công tác quản lý thuế trong lĩnh vực TMĐT[66].

- Hai là, các bài báo

(5) Bài báo đăng trên Tạp chí Tài chính số 6(572)2012, tr 49-51 của TS
Nguyễn Xuân Sơn – Tổng cục Thuế về “Thuế thương mại điện tử: Những vấn đề
đặt ra” phản ánh thực trạng cơ bản trong chính sách thuế đối với TMĐT và một số
khía cạnh trên góc độ quản lý bao gồm đăng ký thuế, khai thuế và nộp thuế đối với
TMĐT. Bài báo nêu ra năm định hướng làm căn cứ để điều chỉnh và quản lý có
hiệu quả hoạt động TMĐT, từ đó tác giả đã đề xuất năm nhóm giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT[61].

(6) Bài báo đăng trên Tạp chí Thuế Nhà nước số 41 (451) tháng 10/2013, tr
6- 7 của Trung Kiên về “Quản lý thuế đối với thương mại điện tử: Kinh nghiệm
của Hàn Quốc”, phản ánh chiến lược quản lý thuế đối với thương mại điện tử ở
Hàn Quốc với ưu tiên kiểm soát vào các giao dịch B2C, cơ quan thuế Hàn Quốc
đã có
19
lOMoARcPSD|11266017

những bước quản lý nhất định nhằm phát hiện các phương thức trốn thuế của người
nộp thuế. Trong công tác quản lý thuế đối với TMĐT thì công tác thanh tra thuế
được chú trọng với phương pháp điều tra khác với thương mại truyền thống. Những
kinh nghiệm của Hàn Quốc sẽ tạo tiền đề cho việc nghiên cứu và xây dựng cách
thức quản lý thuế đối với TMĐT cho Việt Nam[36].

(7) Bài báo bài báo đăng trên Tạp chí Tài chính, Kỳ 1, tháng 7/2015(612)
của ThS Nguyễn Quang Tiến – Tổng cục Thuế về “Hiện trạng thu thuế thương mại
điện tử tại Việt Nam”, đã thống kê các hình thức kinh doanh TMĐT theo các tiêu
chí khác nhau gồm: nền tảng công nghệ, theo hình thức giao dịch, theo chủ thể
tham gia giao dịch, theo chủ quyền đánh thuế của quốc gia và vùng lãnh tổ. Tác giả
phân tích khá chi tiết hiện trạng thu thuế TMĐT của cơ quan thuế trong đó đi sâu
vào phản ánh chức năng thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế. Từ thực tiễn công tác
thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT bài báo đã đưa ra được một
số sai phạm có tính chất điển hình trong quản lý thuế đối với TMĐT làm cơ sở cho
việc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế, góp phần tăng thu cho ngân
sách nhà nước từ hoạt động kinh doanh TMĐT[67].

(8) Bài báo đăng trên tạp chí Tạp chí Tài chính, Kỳ 1, tháng 7/2015(612), tr
16-19 của Nguyễn Văn Phụng- Tổng cục Thuế về “Một số vấn đề đặt ra trong
công tác quản lý thuế đối với thương mại điện tử” phân tích những nội dung đã làm
được, những vấn đề đặt ra và một số hướng xử lý trong công tác quản lý thuế đối
với TMĐT trên góc độ quản lý các đối tượng tham gia TMĐT; quản lý thuế đối với
hàng xuất, nhập khẩu; quản lý thuế đối với hàng hóa trên thị trường nội địa, quản lý
thuế đối với hàng hóa, dịch vụ, chi phí của bên mua trong nước và quản lý thuế đối
với kinh doanh dịch vụ mạng, trò chơi trực tuyến[41].

(9) Bài báo đăng trên tạp chí Tạp chí Tài chính, Kỳ 1, tháng 7/2015(612), tr
24-26 của Nguyễn Thị Cúc về “Giải pháp quản lý thuế đối với kinh doanh thương
mại điện tử” đưa ra một số khó khăn và hạn chế trong công tác quản lý thuế đối với
TMĐT mà cơ quan thuế đang phải tìm cách xử lý. Số lượng các doanh nghiệp kinh
doanh TMĐT có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng số tiền nộp ngân sách lại không
đáng kể. Công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế dù được chú trọng nhưng
còn
20
lOMoARcPSD|11266017

gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong một số mặt. Trên cơ sở thực trạng đưa ra, tác
giả đã đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả quản
lý thuế đối với hoạt động TMĐT[12].

(10) Bài viết của TS Nguyễn Thanh Trang (2018) về “Thách thức trong quản
lý thuế với hoạt động TMĐT tại Việt Nam hiện nay”- Viện Đại học mở đăng trong
kỷ yếu “Thương mại điện tử trong cách mạng công nghiệp 4.0” : tác giả cho rằng
TMĐT phát triển đang đặt ra nhiều thách thức cho ngành thuế trong việc quản lý
thuế đối với kinh doanh TMĐT nói chung, đặc biệt với các hình thức như trò chơi
điện tử, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ trực tuyến trong công tác quản lý thu nộp và
quản lý người nộp thuế. Bằng việc nghiên cứu thực trạng tác giả đã đưa ra một số
giải pháp có tính phù hợp với giai đoạn hiện nay[68].

Ngoài các bài báo trên có một số bài báo khác đề cập đến vấn đề quản lý
thuế đối với TMĐT như Bài báo đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1, tháng
2/2016(626), tr53-55 của Ths Bùi Khánh Toàn về “Hiện đại hóa ngành Thuế: Nhìn
từ quản lý thuế đối với thương mại điện tử”, đề cập đến vấn đề hiện đại hóa ngành
thuế trên giác độ quản lý thuế với TMĐT [69]; Bài báo đăng trên Tạp chí thuế Nhà
nước số 1-2 tháng 1/2015 của Lan Trung về “Hai phương án quản lý thuế đối với
Taxi Uber” tập trung vào phản ánh loại hình kinh doanh taxi uber- một hình thức
vận tải mới ở Việt Nam đang gây khó khăn cho cơ quan thuế trong quá trình quản
lý thuế[70].

- Ba là, các luận án đã công bố. Quản lý thuế đối với TMĐT là một nội dung
trong quản lý thuế của cơ quan thuế. Thời gian qua, có nhiều luận án đã được công
bố với nhiều đề tài thực hiện về quản lý thuế, dù không nghiên cứu trực diện nhưng
vẫn có chứa đựng một số vấn đề tác động đến hoạt động quản lý thuế của cơ quan
thuế. Các luận án tiêu biểu có thể đề cập đến:

(11) Nguyễn Thị Lệ Thuý (2009),“Hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà
nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (nghiên cứu tình huống
của Hà Nội)”, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân: Luận án đánh giá thực
trạng sự tuân thủ của doanh nghiệp, nguyên nhân của sự kém tuân thủ. Luận án đưa
ra những tiến bộ cơ bản trong công tác quản lý thuế của cơ quan thuế theo hướng
thay đổi doanh nghiệp từ đối tượng cai trị của CQT trở thành trung tâm của hệ
thống thuế.
lOMoARcPSD|11266017

21
lOMoARcPSD|11266017

Bên cạnh đó, những hạn chế cũng được chỉ ra như sự kém thoả mãn của doanh
nghiệp đối với hoạt động quản lý thuế của CQT như thời gian và thái độ phục vụ
của cán bộ hỗ trợ; sự phức tạp về thủ tục kê khai, hoàn thuế; hạn chế về tính chính
xác của nội dung thanh tra và kết luận thanh tra. Trên cơ sở phân tích thực trạng,
luận án cũng kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế phù hợp với
từng nhóm doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá mức độ tuân thủ theo mô hình tuân
thủ ATO[71].

(12) Nguyễn Thị Thùy Dương (2011), Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc
dân, Hà Nội: Đây là một công trình nghiên cứu sâu về công tác quản lý thuế trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án phản ánh khá chi tiết các phạm trù liên
quan đến công tác quản lý thuế nói chung. Luận án cũng đã cho thấy được trong
điều kiện hội nhập thì các tiêu chí để đánh giá một hệ thống thuế tốt là phải xem xét
đến mối quan hệ giữa cơ quan thuế với người nộp thuế, giữa cơ quan thuế với công
chức thuế, các tiêu chí về lập pháp cũng như các đặc điểm về công tác quản lý.
Luận án phản ánh một cách tổng quan thực trạng công tác quản lý thuế từ năm
1995 đến năm 2010 với nhiều đánh giá sâu sắc về định tính và định lượng. Trên
góc độ định tính tác giả sử dụng những số liệu thứ cấp thu thập từ nhiều nguồn để
đánh giá thực trạng quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập. Trên góc độ
định lượng tác giả sử dụng phương pháp khảo sát đối với hai đối tượng là doanh
nghiệp và cán bộ thuế. Bằng việc khảo sát với 300 phiếu điều tra đối với doanh
nghiệp và 122 phiếu điều tra đối với công chức quản lý thuế, sử dụng phần mềm
SPSS nhằm thực hiện thống kê mô tả kết quả khảo sát, tác giả đã rút ra được những
kết luận quan trọng làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp.Tác giả đưa ra được
nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, có 7 nhóm giải pháp được tác giả đề xuất. Đặc
biệt, trong nhóm giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy ngành thuế, tác giả đề
xuất “Tổng cục Thuế cần xây dựng Trung tâm Hỗ trợ quốc gia cho NNT, xây dựng
Trung tâm xử lý dữ liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về NNT để tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân”; trong nhóm giải pháp về nội dung quản
lý thuế, tác giả nhấn mạnh việc phát triển các chương trình thanh tra theo chuyên
ngành và theo lĩnh vực như thanh tra lĩnh vực
lOMoARcPSD|11266017

thương mại điện tử, thanh tra giá chuyển nhượng…[24].


22
lOMoARcPSD|11266017

(13) Nguyễn Minh Ngọc (2011), Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong ngành thuế ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường đại học
Kinh tế Quốc dân: Luận án đã đưa ra được những vấn đề lý luận chung về ứng
dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế. Nghiên cứu thực trạng, phương hướng
và giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế Việt Nam.
Luận án đã nêu ra các nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế,
điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế. Việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong ngành thuế sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý thuế, góp
phần xây dựng “Chính phủ điện tử” đồng thời đáp ứng được các yêu cầu trao đổi
dữ liệu, kết nối thông tin trong và ngoài ngành thuế. Luận án nêu ra phương án đầu
tư hệ thống ứng dụng CNTT ngành thuế, mô hình cũng như lộ trình ứng dụng công
nghệ thông tin, đánh giá dự kiến kết quả của phương án đã đưa ra, trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế
[40].

(14) Nguyễn Cẩm Tâm (2013), Phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính: Luận án nghiên cứu về
các hình thức cung cấp dịch vụ hỗ trợ của cơ quan thuế và của lĩnh vực tư cho
người nộp thuế, chỉ ra được các tiêu thức đánh giá chất lượng và hiệu quả của dịch
vụ thuế. Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng thực hiện dịch vụ hỗ trợ
người nộp thuế trong giai đoạn 2007-2012 luận án đề xuất được các nhóm giải
pháp đối với việc phát triển dịch vụ thuế công và giải pháp cho việc phát triển dịch
vụ thuế tư nhằm góp phần nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế và đảm bảo
được tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý thuế ở Việt Nam[72].

(15) Nguyễn Tiến Thức (2015), Các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế
của doanh nghiệp (Nghiên cứu tình huống TP Hồ Chí Minh), Luận án Tiến sỹ kinh
tế, Học viện Khoa học Xã hội: Luận án đã xây dựng và kiểm định được mô hình
các yếu tố đã tác động lên hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp với dữ liệu khảo
sát từ 306 doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh theo phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên có tính đại diện cao. Qua nghiên cứu kết quả đạt được từ các nghiên
cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận định không có một cơ sở lý thuyết được chấp
nhận chung trong lĩnh vực tuân thủ thuế nên sau khi tổng hợp và kế thừa cơ sở lý
thuyết từ các nghiên
lOMoARcPSD|11266017

23
lOMoARcPSD|11266017

cứu trước, tác giả đề xuất 5 nhân tố với vai trò là biến độc lập trong mô hình nghiên
cứu có tác động lên hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp gồm: Nhân tố kinh
doanh; Nhân tố kiến thức – hoạt động kế toán; Nhân tố Tâm lý – xã hội; Nhân tố
quản lý thuế và nhân tố kinh tế. Kết quả nghiên cứu của luận án đã xây dựng và
kiểm định thành công thang đo và mô hình định lượng phù hợp với môi trường và
mục tiêu nghiên cứu, trực tiếp đo lường được mức độ tác động của các nhân tố đại
diện lên hành vi tuân thủ của doanh nghiệp. Theo nhận định của tác giả dù nghiên
cứu trên mẫu ở TP Hồ Chí Minh nhưng kết quả hoàn toàn áp dụng cho toàn quốc vì
TP Hồ Chí Minh có số thu chiếm 1/3 ngân sách nhà nước. Qua phân tích hồi quy
tuyến tính đã cho thấy nhân tố kinh tế xếp vị trí thứ nhất (0,547) còn quản lý thuế
đứng vị trí thứ 4/5 (0,263) nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề tuân thủ thuế của doanh
nghiệp và cuối cùng là nhân tố Tâm lý – xã hội (0,213). Từ đó tác giả đã đề nhóm
hai nhóm giải pháp nhằm nâng cao tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên hai góc độ
quản lý nhà nước và nghiệp vụ quản lý thuế. Trong nhóm giải pháp về quản lý thuế,
ngoài các giải pháp gắn liền với từng chức năng quản lý, tác giả có đề xuất giải
pháp liên quan đến vấn đề nâng cao mức độ hài lòng của NNT thông qua thước đo
là tỷ lệ thống kê số vụ khiếu nại và chất lượng giải quyết các vụ khiếu nại cũng như
nguyên nhân của các vụ khiếu nại. Tác giả nhấn mạnh “Từng bước nâng cao chất
lượng giải quyết khiếu nại chỉ trong một lần tại cơ quan thuế, giảm áp lực cho tòa
hành chính trên cơ sở đúng thẩm quyền và đủ căn cứ pháp lý”. Những kết quả đạt
được trong nghiên cứu của luận án sẽ được NCS kế thừa và tiếp tục phát triển khi
nghiên cứu về đánh giá chất lượng quản lý thuế thông qua sự tuân thủ của NNT.
Tuy nhiên, đây là một nghiên cứu chỉ tập trung vào một mẫu trên một địa bàn nhất
định, và được thực hiện cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác
nhau mà không tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh cụ thể như kinh doanh
TMĐT[74].

(16) Nguyễn Thành Trung (2017), Cải cách quản lý thuế ở Việt Nam, Luận
án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính: Đây là một luận án được nghiên cứu rất
công phu tập trung vào vấn đề quản lý thuế và cải cách quản lý thuế theo cách tiếp
cận của lý thuyết hệ thống, theo đó quản lý thuế bao gồm các nội dung cơ bản: Xác
lập cơ chế quản lý thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế; Xác lập thủ tục quản lý thuế
và xây
lOMoARcPSD|11266017

dựng phương pháp, kỹ thuật quản lý thuế. Luận án đánh giá rất sâu quá trình cải cách
24
lOMoARcPSD|11266017

thuế ở Việt Nam từ giai đoạn năm 1990 đến năm 2016 trong đó tập trung vào thời
kỳ có nhiều cải cách nhất của ngành Thuế năm 2012-2016. Quá trình cải cách được
đánh giá gắn liền với bối cảnh tình hình kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn thực
hiện cải cách của ngành Thuế. Luận án thực hiện nghiên cứu trên cả hai góc độ
định tính và định lượng làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp gắn liền với đề
tài nghiên cứu. Trong phân tích định lượng tác giả đã đánh giá sự hài lòng và các
nhân tố tác động đến sự hài lòng của NNT trong thực hiện thủ tục hành chính thuế.
Kết quả phân tích với độ tin cậy 95% đã cho thấy mức độ hài lòng của NNT chịu
ảnh hưởng bởi 4 nhân tố chính là sự đáp ứng thông tin kịp thời và đầy đủ của cán
bộ thuế, sự công bằng dân chủ trong giải quyết thủ tục hành chính thuế, sự tin cậy
vào cách thức và kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuế của cơ quan thuế, năng
lực phục vụ của cơ quan thuế. Kết luận này là cơ sở quan trọng nhằm đưa ra những
giải pháp giúp cải thiện sự hài lòng của NNT từ đó thúc đẩy NNT tự nguyện tuân
thủ pháp luật thuế.

Cuối phần thực trạng chương 3, luận án nêu ra một số vấn đề đặt ra cho công
tác quản lý thuế trong thời kỳ mới là quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT với một
số khó khăn chưa khắc phục được trên góc độ chủ quan và khách quan như khó
khăn về xác định doanh thu, dữ liệu thông tin người nộp thuế, thanh toán…. Tuy
nhiên, vấn đề liên quan đến quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT mới được nêu ra
chứ không nghiên cứu sâu cũng như không đưa ra bất kỳ một phương án, giải pháp
nào thích hợp cho công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam. Tất
cả các giải pháp đưa ra chỉ mang tính áp dụng cho tổng thể quản lý đặt trong bối
cảnh cải cách quản lý thuế [75].

1.2. Kết quả đạt được ở các nghiên cứu kể trên


Các công trình nghiên cứu về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT đa dạng
về nội dung và các vấn đề nghiên cứu, được thực hiện trên cả hai phương diện lý
thuyết và thực tiễn.

Với các nghiên cứu về TMĐT đã cho thấy được khung lý thuyết khá phong
phú về các nội dung cơ bản của TMĐT như khái niệm, đặc điểm, các hình thức
TMĐT, sự khác nhau giữa TMĐT và thương mại truyền thống…làm nền tảng cho

25
lOMoARcPSD|11266017

việc nhận thức và hiểu sâu về TMĐT, với những lý luận đó luận án có thể kế thừa
và tiếp tục phát triển thêm ở phần lý luận chung về TMĐT.

Với các nghiên cứu về thuế và quản lý thuế đối với TMĐT, đặc biệt các
nghiên cứu của OECD cho thấy được những nội dung nổi bật cần tập trung trong
công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT cho các quốc gia. Ở các nghiên cứu
chưa có sự thống nhất trong việc xác định nội dung trọng tâm cần đạt được trong
quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Một số nghiên cứu đã đưa ra được một số
nội dung như quản lý NNT, công tác tuyên truyền, hỗ trợ..nhưng không có sự đồng
nhất hướng tiếp cận theo nội dung quản lý hoặc chức năng quản lý. Tuy nhiên, các
nghiên cứu đều nhấn mạnh rằng quản lý thuế đối với TMĐT là vấn đề khó và phức
tạp đặt ra cho cơ quan thuế của các quốc gia, đây là lĩnh vực được nhiều nhà quản
lý, nhà hoạch định chính sách và nghiên cứu viên quan tâm và rất cần thiết phải có
những giải pháp thích hợp nhằm có thể quản lý thu thuế từ các hoạt động TMĐT.
Các công trình công bố đề cập ở trên đã phản ánh được nhiều vấn đề về quản lý
thuế đối với hoạt động TMĐT, bao gồm: (i) làm rõ những nội dung lý luận liên
quan về quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT; (ii) Chỉ
ra được nội dung cơ bản của quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT theo các chức
năng quản lý kết hợp quản lý đối tượng có hoạt động TMĐT; (iii) Các kết quả đạt
được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế, tồn tại trong quản lý thuế đối với hoạt động
TMĐT; (iv) Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt
động TMĐT theo hướng bổ sung bộ phận quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT và
hoàn thiện các chức năng quản lý thuế như kê khai nộp thuế, dịch vụ hỗ trợ NNT,
thanh tra, kiểm tra thuế, tuyên truyền và hỗ trợ, khiếu nại và xử lý nợ thuế. Các kết
quả nghiên cứu trên, NCS có thể tiếp tục kế thừa và tiếp tục phát triển thêm. Đồng
thời qua việc nghiên cứu các kết quả đạt được ở các nghiên cứu giúp NCS có thể
xác định được các khoảng trống nghiên cứu cần thiết cho luận án.

Với các luận án đã được công bố, ở nước ngoài đã có luận án viết về TMĐT
nhưng chủ đề chính là về thuế quốc tế và gắn với thực tiễn của đất nước Nhật Bản,
trong nước tính đến thời điểm hiện nay chưa có luận án nào tập trung nghiên cứu về
vấn đề quản lý thuế đối với TMĐT, các nghiên cứu chủ yếu xoay quanh các chức

26
lOMoARcPSD|11266017

năng quản lý quan trọng của cơ quan thuế. Các luận án đề cập ở trên đều khẳng
định trong công tác quản lý thuế nói chung cần phải chú trọng đến nhiều vấn đề từ
việc xây dựng bộ máy, xây dựng hệ thống chính sách, thực hiện các chức năng
quản lý và ứng dụng những kỹ thuật phù hợp cho từng chức năng thực hiện, ứng
dụng công nghệ thông tin cho công tác quản lý thuế. Những nội dung này luận án
có thể kế thừa và tiếp tục phát triển thêm.

Với các công trình nghiên cứu về quản lý thuế đối với TMĐT ở Việt Nam có
hình thức thực hiện dưới dạng các đề tài và bài báo là chủ yếu nên luận án của NCS
với đề tài “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam” đảm
bảo không trùng lắp và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng- là một nội dung quản lý
phức tạp của cơ quan thuế thời gian qua và trong cả thời gian tới.

1.3. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu


Các công trình nghiên cứu được công bố đã đề cập và giải quyết một số vấn
đề về mặt lý luận cũng như thực tiễn đặt ra trong công tác quản lý thuế đối với hoạt
động TMĐT, tuy nhiên, phần lớn chỉ thực hiện nghiên cứu một cách tổng thể về
thuế đối với TMĐT, không có sự nghiên cứu toàn diện đối với nội dung về quản lý
thuế đối với TMĐT đặc biệt đối với các nghiên cứu về thuế và quản lý thuế đối với
hoạt động TMĐT ở Việt Nam. Nhiều vấn đề trong quản lý thuế đối với hoạt động
TMĐT ở Việt Nam chưa được nghiên cứu sâu bao gồm: i) Quản lý thuế đối với
TMĐT đặt trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số đã chi phối rất
mạnh mẽ đến chủ thể thực hiện giao dịch cũng như hình thức thực hiện giao dịch
TMĐT, ii) Sự cần thiết xây dựng một mô hình quản lý phù hợp trong quản lý thuế
đối với TMĐT,
iii) Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT gắn liền với chính sách thuế đối với hoạt
động TMĐT, iv) Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT nhằm tránh thất thu NSNN
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho NNT có hoạt động TMĐT có thể phát triển
lớn mạnh. Như vậy có thể thấy, khoảng trống chưa được nghiên cứu về đề tài thực
hiện của luận án còn rất lớn. Tuy nhiên, trong phạm vi giới hạn nghiên cứu của luận
án, một số vấn đề sau NCS cần tiếp tục nghiên cứu gồm:

27
lOMoARcPSD|11266017

Thứ nhất, quản lý thuế đối với các doanh nghiệp hoạt động TMĐT trong bối
cảnh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số dưới tác động của cuộc cách mạng
4.0.

Phần lớn các nghiên cứu thời gian qua được thực hiện khi TMĐT ở Việt
Nam mới bắt đầu bước vào giai đoạn đầu phát triển mạnh. Với dự báo về sự phát
triển nhanh chóng của TMĐT trong thời gian tới, đặc biệt khi Việt Nam đang có
những bước chuyển đổi mạnh mẽ trong phát triển nền kinh số với bối cảnh cuộc
cách mạng
4.0 đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TMĐT phát triển ngày càng đa dạng
về hình thức thực hiện và số lượng các giao dịch, đặc biệt sự gia tăng nhanh chóng
của hệ thống các doanh nghiệp trong và ngoài nước- nhân tố trung tâm của nền
kinh tế số. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh tới mọi lĩnh
vực, ngành nghề trong xã hội trong đó có TMĐT, với sự tham gia của một loạt các
công nghệ như công nghệ chuỗi số (Blockchain), internet kết nối vạn vật (IoT), dữ
liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI) đã làm cho TMĐT ngày càng trở nên đa
dạng và phức tạp trong các hoạt động. Các giao dịch xuyên biên giới dưới dạng các
sản phẩm số ngày càng xuất hiện nhiều với đa dạng hình thức thực hiện. Điều này
đã đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý nhà nước nói chung, trong đó có
công tác quản lý thuế của cơ quan thuế đối với hoạt động TMĐT khi quản lý thuế
đối với TMĐT Việt Nam thời gian qua đang ở giai đoạn đầu của quá trình quản lý,
các yếu tố về cách thức quản lý và công nghệ quản lý chưa theo kịp sự phát triển
của TMĐT trong thực tiễn.

Thứ hai, quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT thực hiện theo hướng tạo
điều kiện cho doanh nghiệp TMĐT Việt Nam phát triển đồng thời nâng cao tính
tuân thủ tự nguyện của NNT trong nền kinh tế số.

Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ngoài việc đảm bảo huy động nguồn
thu cho NSNN thì rất cần thiết tạo điều kiện cho TMĐT phát triển trong xu thế phát
triển cách mạng công nghiệp 4.0. Việc nghiên cứu vấn đề quản lý thuế đối với
TMĐT cần được đặt trong bối cảnh kinh tế - xã hội và tình hình phát triển TMĐT
trong từng thời kỳ để xác định được mục tiêu quản lý cần hướng tới. Các nghiên
cứu công bố thực hiện ở những giai đoạn, môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa và
sự phát triển
lOMoARcPSD|11266017

28
lOMoARcPSD|11266017

của TMĐT khác nhau nên những quan điểm và nhận định được đưa ra phần lớn là
phù hợp với bối cảnh thời điểm đó. Với sự không đồng nhất về môi trường, hoàn
cảnh lịch sử, nền kinh tế, trình độ giáo dục và đặc biệt là tốc độ phát triển của công
nghệ thông tin, của TMĐT nên tác giả cho rằng nghiên cứu về công tác quản lý
thuế ở một quốc gia cụ thể và trong một giai đoạn cụ thể là chỉ nhằm phục vụ cho
công tác quản lý thuế của quốc gia đó trong thời gian nhất định, đảm bảo đó là
nghiên cứu độc lập và không bị trùng lắp.

Các công trình đã công bố chưa tập trung phản ánh về quản lý thuế đối với
TMĐT Việt Nam hướng tới vấn đề nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của NNT
nhằm đảo bảo thu thập được các thông tin đầy đủ và chính xác của NNT, hướng
đến xây dựng cơ sở dữ liệu lớn, phân tích dữ liệu lớn nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý thuế.

Thứ ba, tính mới trong cách nghiên cứu vấn đề trên cơ sở sử dụng phương
pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng nhằm đánh giá tổng quan hơn công
tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT trên phương diện lý thuyết và thực tiễn.

Bằng việc sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp với cơ sở dữ liệu đầu vào
khác nhau sẽ đưa ra các kết quả nghiên cứu khác nhau. Để có cách nhìn đa chiều
hơn về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, đòi hỏi cần khảo sát trên cả hai
nhóm đối tượng người thực hiện quản lý và người được quản lý, kết hợp nghiên
cứu một số mô hình TMĐT cụ thể sẽ đúc rút ra được những vấn đề còn tồn tại
trong quá trình quản lý, từ đó xây dựng được giải pháp hoàn thiện hợp lý. Trong
các công trình nghiên cứu ở Việt Nam đã đề cập chưa có một nghiên cứu nào có áp
dụng phương pháp theo hướng nghiên cứu trên trong quá trình thực hiện.

Từ các phân tích trên, có thể thấy khoảng trống chưa được nghiên cứu và cần
tiếp tục nghiên cứu của luận án còn rất rộng và vì vậy nghiên cứu sinh đã chọn đề
tài “ Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam” làm hướng
nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình.

1.4. Câu hỏi nghiên cứu


Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề cập ở phần Mở đầu, luận án được
thực hiện để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:

29
lOMoARcPSD|11266017

(1) Sự khác biệt trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT so với thương
mại truyền thống?

(2) Nội dung trọng tâm trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT?

(3) Mục tiêu cần đạt được trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động
TMĐT ở Việt Nam?

(4) Quản lý thuế đối với TMĐT ở Việt Nam thời gian qua đã đạt được những
kết quả gì, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó?

(5) Giải pháp nào đặt ra nhằm hoàn thiện quản lý thuế đối với hoạt động
TMĐT ở Việt Nam và giải quyết được mục tiêu đã đặt ra đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2030?

1.5. Phương pháp nghiên cứu


Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết những
nhiệm vụ đặt ra. Cụ thể:

- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử

Sự phát triển của TMĐT trong nền kinh tế đòi hỏi công tác quản lý thuế đối
với hoạt động TMĐT ở Việt Nam cần được thực hiện nhằm tạo sự bình đẳng giữa
TMĐT và thương mại truyền thống, đảm bảo nguồn thu thuế cho ngân sách nhà
nước. Quản lý thuế đối với TMĐT được đặt trong các điều kiện, hoàn cảnh và giai
đoạn cụ thể so với tình hình phát triển nền kinh tế của đất nước và trên thế giới. Các
vấn đề quản lý thuế phải được xem xét một cách cụ thể về không gian và thời gian
trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau trước tình hình nền kinh tế số ngày càng phát
triển mạnh mẽ, từ đó có cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp tăng cường công tác
quản lý thuế đối với TMĐT thời gian tới.

- Phương pháp thống kê

Tác giả sử dụng các số liệu thống kê thu được từ các nguồn sơ cấp và thứ cấp
để phục vụ cho việc phân tích thực trạng phát triển TMĐT và quản lý thuế đối với
hoạt động TMĐT ở Việt Nam thời gian qua, làm căn cứ cho việc đề xuất các giải
pháp hợp lý.

30
lOMoARcPSD|11266017

- Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng để nghiên cứu luận án, tìm
kiếm các khoảng hở trong các nghiên cứu đã được thực hiện, những vấn đề cần
phải được nghiên cứu thêm. Phân tích là một nội dung quan trọng trong nghiên
cứu. Tổng hợp được thực hiện dựa trên những kết quả thu được sau quá trình phân
tích. Do vậy, phân tích và tổng hợp là hai phạm trù luôn song hành cùng nhau,
không thể tách rời mà hợp lại để bổ sung cho nhau.

Luận án sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để làm rõ những yếu tố tác
động đến quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT; phân tích và làm rõ thực trạng
thực hiện các nội dung quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT từ đó có căn cứ đề
xuất các nhóm giải pháp hợp lý.

Phương pháp phân tích tổng hợp được thực hiện qua các bước: Tìm kiếm
nguồn tài liệu -> Thu thập và xử lý số liệu -> Thực hiện phân tích tổng hợp.

Bước 1: Tìm kiếm nguồn tài liệu:

Đối với các số liệu thứ cấp, Luận án thu thập số liệu từ các nguồn: số liệu
của các Bộ, ngành; hệ thống thư viện; số liệu từ các cơ quan, viện nghiên cứu; số
liệu từ các tài liệu hội thảo khoa học các cấp, các ngành; số liệu trên các báo, tạp
chí và trên các trang website.

Số liệu của các Bộ, Ngành được thu thập từ các báo cáo tổng kết, đánh giá
các hoạt động của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế; báo cáo thường niên của VCCI,
báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam qua các năm của Bộ Công thương; sách
trắng Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam của Bộ Thông tin và Truyền
thông; sách trắng về Thương mại điện tử Việt Nam của Cục Thương mại điện tử và
Kinh tế số - Bộ Công thương.

Số liệu từ hệ thống thư viện quốc gia, thư viện Học viện Tài chính, thư viện
Đại học Ngoại thương Hà Nội, thư viện Đại học Thương mại Hà Nội để tìm kiếm
các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu như luận án, đề tài
nghiên cứu khoa học, các bài báo trong và ngoài nước.

31
lOMoARcPSD|11266017

Số liệu thống kê từ các viện nghiên cứu như Viện Nghiên cứu và Quản lý
kinh tế trung ương, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính -Bộ Tài chính để tìm
kiếm các đề tài nghiên cứu có liên quan.

Các hội thảo khoa học, các buổi tọa đàm liên quan đến TMĐT được tổ chức
bởi các cơ quan như Tổng cục Thuế, Bộ Công thương, VCCI, Sở Công thương Hà
Nội…

Các tạp chí có các bài viết liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu như tạp chí
Thuế, tạp chí Tài chính. Các website của các tổ chức có chức năng gắn với lĩnh vực
TMĐT như Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), VCCI để tìm kiếm
các số liệu thống kê về các đối tượng (doanh nghiệp) đang tham gia vào TMĐT.

Đối với các số liệu sơ cấp, luận án thu thập bằng phương pháp khảo sát.
Khảo sát được thực hiện đối với hai đối tượng là doanh nghiệp và cán bộ công chức
ngành Thuế trên cơ sở sử dụng bảng hỏi thiết kế thích hợp cho từng đối tượng. Mẫu
khảo sát có tính đại diện cao dựa theo nguyên tắc chọn mẫu đã được một số công
trình nghiên cứu công bố trong và ngoài nước.

Bước 2: Thu thập và xử lý số liệu:

Các số liệu thu thập được xử lý thông qua phần mềm xử lý số liệu điều tra xã
hội học SPSS phiên bản 23. Kết quả xử lý cung cấp các bảng biểu và sơ đồ được sử
dụng trong luận án.

Bước 3: Phân tích tổng hợp

Từ các kết quả thu được sau khi xử lý, luận án chỉ ra được những vấn đề còn
tồn tại trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, nhân tố tác động mạnh ảnh
hưởng đến tính tuân thủ tự nguyện của các doanh nghiệp, từ đó đề xuất các giải
pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT đáp
ứng các mục tiêu đã đề ra.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT được phân tích và đánh giá gắn với
từng giai đoạn phát triển của TMĐT trong nước và quốc tế; so sánh công tác quản
lý thuế giữa các quốc gia với nhau, từ đó tìm kiếm và học hỏi những ý tưởng hay

32
lOMoARcPSD|11266017

phù hợp cho việc đề xuất giải pháp trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở
Việt Nam.

- Phương pháp khảo sát

Luận án sử dụng phương pháp khảo sát trên hai đối tượng là cán bộ công
chức ngành thuế và các doanh nghiệp hoạt động TMĐT thuộc đối tượng nghiên
cứu làm cơ sở cho việc đưa ra các đánh giá, nhận xét về thực trạng quản lý thuế đối
với TMĐT ở Việt Nam thời gian qua.

Phương pháp khảo sát được tiến hành qua các bước sau:

Xác định mẫu điều tra, khảo sát ->Thiết kế công cụ điều tra, thu thập số liệu -
> Điều tra chính thức -> Đánh giá các kết quả thu được.

Mẫu khảo sát và cách thức khảo sát: Mẫu khảo sát được xác định dựa trên
cơ sở tiêu chuẩn 5:1 của Bollen (1989), theo đó để đảm bảo phân tích dữ liệu tốt thì
cần ít nhất 5 quan sát cho 1 biến đo lường và số quan sát không dưới 100[100].
Luận án thực hiện khảo sát đối với các cán bộ thuế có liên quan hoặc trực tiếp thực
hiện quản lý các đối tượng hoạt động TMĐT và khảo sát các doanh nghiệp có hoạt
động TMĐT. Các phiếu khảo sát được phát trực tiếp đến các cán bộ thuế.

Trong khảo sát cán bộ thuế: với bảng hỏi được thiết kế, tác giả có 26 biến
quan sát nên mẫu tối thiểu sẽ là 26x5=130. Tuy nhiên mẫu càng lớn nghiên cứu
càng có giá trị, trong luận án tác giả lấy mẫu là 310 tổng hợp kết quả khảo sát các
cán bộ thuế sau khi đã loại ra các phiếu trả lời không hợp lệ (không trả lời đầy đủ,
trả lời đồng nhất một phương án cho các câu hỏi, không trả lời…)

Trong khảo sát doanh nghiệp, mẫu nghiên cứu được xây dựng theo phương
pháp chọn mẫu xác xuất có phân nhóm NNT để thu thập thông tin khảo sát. Các
tiêu chí phân nhóm NNT gồm: loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, lĩnh
vực hoạt động, vị trí công tác của người khảo sát và địa bàn đóng trụ sở chính của
doanh nghiệp. Với bảng hỏi được xây dựng, tác giả có 26 biến quan sát nên mẫu tối
thiểu sẽ là 26x5 = 130. Tuy nhiên, để mẫu có tính đại diện cao và mẫu càng lớn thì
nghiên cứu càng có giá trị, do vậy, trong nghiên cứu này tác giả lấy mẫu là 300.
Quá trình thực hiện khảo sát NNT thông qua bảng hỏi được gửi trực tiếp đến
các doanh nghiệp. Hỏi phỏng vấn trực tiếp 3 doanh nghiệp. Tất cả các bảng hỏi
được
33
lOMoARcPSD|11266017

in trên bản giấy được tập hợp và nhập thủ công vào bảng tính excel. Kết quả thu
được 272 phiếu (bao gồm 3 phiếu phỏng vấn trực tiếp)
Tác giả loại bỏ những phiếu trả lời không phù hợp (chọn đồng nhất một
phương án, không trả lời đủ phiếu khảo sát, trả lời có sự đối nghịch giữa các mục
hỏi…) còn lại 255 bảng hỏi được đưa vào phân tích. Như vậy với quy mô mẫu phân
tích 255>130 đảm bảo lớn hơn kích thước mẫu tối thiểu. Đồng thời, trong phụ lục
3, các doanh nghiệp khảo sát được phân bố khá đều ở các tiêu chí định danh, vì vậy
mẫu nghiên cứu có tính đại diện cao và kết quả phân tích có thể suy diễn cho tổng
thể.
Nội dung khảo sát:

Đối với cán bộ thuế, NCS khảo sát các vấn đề gắn liền với công tác quản lý
thuế do bản thân cán bộ thuế thực hiện. Đối với doanh nghiệp, NCS khảo sát về các
nhân tố tác động tới tính tuân thủ tự nguyện của các doanh nghiệp TMĐT từ đó làm
cơ sở đề xuất giải pháp hợp lý cho công tác quản lý thuế nhằm hoàn thiện quản lý
thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT đạt được mục tiêu đề ra.

Cách thiết kế câu hỏi và bảng hỏi: Xem phụ lục 1 và 2

Cách tổng hợp kết quả khảo sát: Bảng hỏi được thu thập theo kênh thu trực
tiếp từ đối tượng khảo sát.

Đánh giá kết quả thu được:

Số liệu được xử lý tính toán với phần mềm xử lý điều tra xã hội học SPSS
phiên bản 23. Kết quả phân tích định lượng và phương trình hồi quy chuẩn hóa
được thể hiện rõ tại phụ lục 4.

- Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tham vấn ý kiến của nhiều chuyên gia
trong lĩnh vực nghiên cứu. Các chuyên gia gồm những người làm công tác nghiên
cứu hoặc đang công tác tại các cơ quan thực tế đến từ Học viện Tài chính, Tổng cục
Thuế, Bộ Tài chính và Bộ Công thương…Thông qua sự góp ý của các chuyên gia
giúp tác tả có thể phát hiện được những vấn đề mới và hoàn thiện luận án nghiên
cứu.

34
lOMoARcPSD|11266017

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT luôn là lĩnh vực nhận được sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều quốc gia đặc biệt trong điều kiện nền
kinh tế số phát triển ngày càng mạnh mẽ và trở thành xu thế tất yếu của các nước
trong thời kỳ bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Việc nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu đã thực hiện có vai trò
rất quan trọng nhằm có cơ sở xác định được các khoảng trống cần tiếp tục nghiên
cứu, từ đó áp dụng các phương pháp nghiên cứu cần thiết để đạt được các mục tiêu
và các câu hỏi nghiên cứu đã được đề ra. Trong chương 1, luận án đã thực hiện
nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu trên hai nội dung gồm nghiên cứu
tổng quan về TMĐT và nghiên cứu về thuế và quản lý thuế đối với hoạt động
TMĐT. Các công trình nghiên cứu khoa học được tác giả tập trung phản ánh bao
gồm: i) các luận án tiến sĩ trong nước có nội dung liên quan đến vấn đề quản lý
thuế của cơ quan thuế, một luận án tiến sĩ về quản lý nhà nước đối với TMĐT, một
luận án tiến sĩ ở nước ngoài được thực hiện có liên quan đến vấn đề quản lý thuế
đối với hoạt động TMĐT;
ii) các đề tài nghiên cứu cấp bộ, cấp ngành Thuế về TMĐT; iii) các sách chuyên
khảo, các giáo trình về TMĐT; iv) các bài báo phản ánh những nội dung liên quan
đến vấn đề quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT.

Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu các công trình đã được thực hiện, tác giả đã
có những đánh giá về các kết quả đã được ở các nghiên cứu đã công bố, trên cơ sở
đó xác định được khoảng trống chưa được nghiên cứu và cần tiếp tục được nghiên
cứu trong phạm vi nghiên cứu của luận án, xác định 5 câu hỏi nghiên cứu và đưa ra
được một số phương pháp nghiên cứu hợp lý cho nghiên cứu luận án của NCS.

35
lOMoARcPSD|11266017

CHƯƠNG 2
LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ
2.1. Tổng quan về TMĐT
2.1.1. Khái niệm TMĐT
Sự ra đời và phát triển của mạng internet đã làm xuất hiện hoạt động TMĐT.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hầu hết các thông tin được xử lý, lưu trữ
trong các thiết bị, phương tiện điện tử và được trao đổi, truyền tin với tốc độ nhanh
thông qua mạng internet, nhờ đó việc truy cập thông tin có thể được thực hiện tại
bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Hoạt động TMĐT là việc tiến hành một phần hoặc toàn
bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với
mạng internet, viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.

Hiện nay có rất nhiều quan điểm đưa ra về TMĐT, trong đó có một số khái
niệm về TMĐT khá nổi tiếng có thể đề cập đến như sau:

Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO), “TMĐT là việc sản xuất, tiếp thị,
bán hoặc phân phối sản phẩm hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện
tử”[37,tr12]

Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, có hai cách tiếp cận về
thương mại điện tử theo nghĩa rộng và hẹp về TMĐT như sau:

- Theo nghĩa rộng: giao dịch TMĐT là giao dịch cung cấp hàng hóa, dịch vụ
giữa doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, chính phủ, các cơ quan nhà nước hoặc tổ
chức tư nhân được tiến hành thông qua các mạng kết nối qua trung gian máy tính.
Mặc dù, hàng hóa và dịch vụ được đặt hàng qua mạng, nhưng việc thanh toán và
giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ có thể được thực hiện trực tuyến hoặc theo
phương pháp truyền thống.

- Theo nghĩa hẹp: giao dịch TMĐT là việc mua, bán hàng hóa và dịch vụ
được tiến hành thông qua internet. Giao dịch TMĐT theo cách tiếp cận này bao
gồm các đơn hàng được nhận hoặc đặt qua bất kỳ ứng dụng nào trên nền tảng
internet trong các giao dịch tự động, loại trừ các đơn hàng qua điện thoại, fax hay
email. [37,tr12]

36
lOMoARcPSD|11266017

Theo Diễn đàn Thương mại và phát triển Liên Hiệp Quốc đã đưa ra hai khái
niệm về TMĐT dưới góc độ doanh nghiệp và dưới góc độ quản lý nhà nước. Cụ
thể:[28,tr19]

- Dưới góc độ Doanh nghiệp: “TMĐT là việc thực hiện một phần hay toàn
bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán
thông qua các phương tiện điện tử”.

- Dưới góc độ quản lý nhà nước, TMĐT bao gồm các lĩnh vực:

I- Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT; M- Thông điệp dữ liệu; B- Các


quy tắc cơ bản; S- Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực; A- Các ứng dụng.

Theo Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban liên hiệp quốc về Luật
thương mại quốc tế, 1996 (UNCITRAL): Thương mại điện tử là việc trao đổi thông
tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ
công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch.[28,tr21]

Tại Việt Nam, trong nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT do Chính phủ
ban hành vào ngày 16/5/2013 đã đề cập đến phạm trù TMĐT như sau: “Hoạt động
TMĐT là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại
bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động
hoặc các mạng mở khác”[15].

Như vậy, có thể hiểu hoạt động TMĐT là các hoạt động thương mại được
thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin có kết nối internet, bằng cách áp dụng
các phương tiện điện tử nhằm thực hiện trao đổi thông tin, giao dịch thương mại
giữa các bên trong quan hệ mua bán. Hoạt động TMĐT ngoài việc cung ứng các
hàng hóa, dịch vụ thông thường còn bao gồm việc cung ứng các sản phẩm của
công nghệ số như dịch vụ số, sản phẩm số, tài nguyên số.

2.1.2. Sự khác biệt giữa TMĐT và thương mại truyền thống


So với thương mại truyền thống thì TMĐT có một số điểm khác biệt cơ bản
sau:

Thứ nhất, về hình thức thực hiện: Giao dịch thương mại truyền thống chỉ được
thực hiện khi có sự gặp gỡ trực tiếp giữa người mua và người bán nhưng hoạt động
37
lOMoARcPSD|11266017

TMĐT được tiến hành thông qua các phương tiện điện tử, nhờ đó mà các chủ thể
mua và bán không cần trực tiếp gặp nhau vẫn có thể tiến hành giao dịch được với
nhau dù đang ở các quốc gia khác nhau. Ở thương mại truyền thống, việc tìm hiểu
nhu cầu của người tiêu dùng được thực hiện phần lớn bởi các nhân viên bán hàng
nhưng ở TMĐT được thực hiện chủ yếu thông qua mạng internet.

Thứ hai, về phạm vi giao dịch: Với tính chất hoạt động trên thị trường điện
tử (thị trường ảo) nên hoạt động TMĐT được thực hiện trên phạm vi toàn thế giới,
không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia. Thị trường của TMĐT có khả năng được
mở rộng trên toàn cầu nên TMĐT có tác động trực tiếp đến môi trường cạnh tranh
trên toàn thế giới. Các chủ thể ở mọi nơi trên toàn thế giới bằng việc sử dụng các
thiết bị điện tử có thể tham gia vào các giao dịch TMĐT để đáp ứng nhu cầu mua,
bán của mình vào bất kỳ lúc nào mà không bị giới hạn về mặt thời gian như thương
mại truyền thống.

Thứ ba, chủ thể tham gia: giao dịch thương mại truyền thống chỉ được thực
hiện giữa người mua và người bán, nhưng trong giao dịch TMĐT phải có ít nhất ba
chủ thể tham gia gồm: người mua, người bán và bên thứ ba là tổ chức cung cấp
dịch vụ mạng, cơ quan chứng thực, bên trung gian thanh toán. Bên thứ ba có chức
năng truyền tin, lưu giữ các thông tin giao dịch cho các chủ thể trong hoạt động
TMĐT, đồng thời đảm bảo xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch.

Thứ tư, thông tin giao dịch: Trong TMĐT, thông tin giao dịch được cung cấp
sẵn có trên thị trường cho người mua tự do tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm thỏa
mãn nhu cầu, người mua và người bán không cần gặp nhau trực tiếp mà vẫn có thể
đàm phán và ký kết các hợp đồng thương mại. Điều này khác với thương mại
truyền thống đòi hỏi các bên phải tiến hành gặp gỡ, đàm phán, thỏa thuận với nhau
trước khi hợp đồng được ký kết.

Thứ năm, vốn sản xuất, kinh doanh và chi phí hoạt động: Trong thương mại
truyền thống, người sản xuất và kinh doanh để có thể tiến hành được hoạt động cần
chi một lượng vốn khá lớn dùng để mua nhà cửa, đất đai và tài sản. Trong TMĐT
người sản xuất và kinh doanh chỉ cần bỏ ra một lượng vốn nhỏ dùng để mua máy
chủ trên internet, xây dựng trang web. Bên cạnh vốn thấp, chi phí hoạt động của
38
lOMoARcPSD|11266017

TMĐT cũng thấp hơn so với thương mại truyền thống, do thương mại truyền thống
phải mất nhiều chi phí hơn cho các khoản chi phí lưu kho, chi phí lao động, chi phí
thuê cửa hàng…

Thứ sáu, về sản phẩm thực hiện giao dịch thương mại: Thương mại truyền
thống ngoài cung ứng dịch vụ thì việc cung ứng hàng hóa chỉ tiến hành giao dịch
với những sản phẩm hữu hình. Trong giao dịch TMĐT tồn tại giao dịch một thứ
hàng hóa “số” mới hay còn gọi là dịch vụ số - đây là những sản phẩm được cung
ứng qua hạ tầng internet bao gồm: các dữ liệu, các số liệu thống kê, hình ảnh, thông
tin, âm thanh và các loại hàng hóa khác. Những sản phẩm số này không tồn tại
trong các giao dịch thương mại truyền thống.

Thứ bảy, phương thức thanh toán: Thương mại truyền thống được thực hiện
thanh toán chủ yếu bởi các hình thức như tiền mặt, hối phiếu, check hoặc thanh
toán qua ngân hàng, trong đó thanh toán bằng tiền mặt chiếm tỷ trọng khá cao. Ở
TMĐT phương thức thanh toán thường được thực hiện theo hướng không ưu tiên
sử dụng tiền mặt mà khuyến khích trả tiền không dùng tiền mặt, chủ yếu là thông
qua tiền điện tử hoặc các giao dịch ngân hàng điện tử.

Thứ tám, vấn đề an ninh thương mại: An ninh trong TMĐT là vấn đề rất
phức tạp khi TMĐT phát triển mạnh mẽ làm nảy sinh nhiều yếu tố chưa từng tồn
tại trong thương mại truyền thống. Sự tấn công của các tin tặc trên thế giới mạng có
thể gây rò rỉ thông tin hoặc đánh cắp thông tin giao dịch giữa người mua và người
bán, đặt TMĐT vào trạng thái luôn có sự phòng vệ trong an ninh mạng, khác xa với
việc bảo đảm an ninh trong thương mại truyền thống- bí mật thông tin giữa người
mua và người bán.

Những điểm khác biệt trên cho thấy được ưu thế của TMĐT so với thương
mại truyền thống. TMĐT đã làm thay đổi theo chiều hướng tích cực môi trường nội
bộ một doanh nghiệp, cải thiện các mối quan hệ khách hàng và loại bỏ các trở ngại
về mặt thời gian và không gian. Hoạt động TMĐT đã tận dụng được các ưu điểm
và cấu trúc của TMĐT đồng thời bổ sung tính mềm dẻo được đưa ra bởi các mạng
điện tử. Ngoài ra, do hoạt động với các thông tin số hóa nên TMĐT mang lại cho
hoạt động thương mại một cơ hội mới để tổ chức hoạt động thương mại. [31].
Vì vậy
39
lOMoARcPSD|11266017

TMĐT đã và đang được tạo điều kiện để phát triển mạnh mẽ, nhất là trong giai
đoạn bùng nổ mạnh mẽ cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay. Tuy nhiên, chính
sự khác biệt của TMĐT so với thương mại truyền thống đã hàm chứa những đặc
điểm riêng biệt của TMĐT đòi hỏi công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý
thuế nói riêng cần thiết phải có một cách thức quản lý đặc thù, khác so với thương
mại truyền thống để có thể quản lý được các hoạt động TMĐT trên các phương
diện về NNT, căn cứ tính thuế, việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT, từ đó đảm
bảo tính công bằng trong các hoạt động TMĐT và thương mại truyền thống đồng
thời tạo điều kiện cho hoạt động TMĐT ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

2.1.3. Phân loại hoạt động TMĐT


Phân loại hoạt động TMĐT là việc cần thiết nhằm phục vụ cho công tác
quản lý của cơ quan nhà nước. Có nhiều tiêu chí phân loại TMĐT và các tiêu chí
khác nhau sẽ có các loại hoạt động TMĐT khác nhau. Hai tiêu chí phân loại chủ
yếu là theo hình thức thực hiện và theo chủ thể tham gia.

a) Theo hình thức thực hiện TMĐT

Hoạt động TMĐT có thể được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau.
Các hình thức thực hiện phổ biến bao gồm:

- Thư điện tử (Email)

Email là phương thức đơn giản nhất trong việc truyền tin của doanh nghiệp
đến người tiêu dùng. Trong nhiều giao dịch TMĐT về mua bán hàng hóa và cung
ứng dịch vụ giữa người mua và người bán từ việc xác nhận yêu cầu của khách hàng
đến việc hoàn tất quá trình mua bán đều được thực hiện qua email. Sử dụng email
trong giao dịch thương mại giúp doanh nghiệp nhận và gửi tin được nhanh chóng
với chi phí tiết kiệm cao.

- Website bán lẻ: Là hình thức doanh nghiệp sử dụng website để trưng bày
các hình ảnh về các hàng hóa giao dịch và bán hàng hóa cho người tiêu dùng. Đây
là sự thể hiện của phương thức giao dịch B2C. Tuy không phải là phương thức giao
dịch có giá trị lớn nhất trong TMĐT nhưng là phương thức phổ biến trong TMĐT.
Thông qua các website bán lẻ này người tiêu dùng có thể được tiếp cận với đa dạng

40
lOMoARcPSD|11266017

hàng hóa với các mức giá khác nhau để tự do lựa chọn. Giá cả hàng hóa trên các
website này thường thấp hơn so với giá ở các cửa hàng truyền thống. Các website
bán lẻ nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến như www.amazon.com,
www.zappos.com...

- Sàn giao dịch điện tử: Là môi trường thuận tiện cho việc tiến hành các
giao dịch trực tuyến. Đặc trưng của sàn giao dịch điện tử là hàng hóa trưng bày,
quảng cáo, mua bán trên đó không phải của duy nhất một cá nhân hay doanh
nghiệp nào đó mà là từ nhiều cá nhân và doanh nghiệp khác nhau. Có hai loại sàn
giao dịch điện tử theo mục đích thiết lập là sàn dành cho doanh nghiệp và sàn dành
cho mua bán lẻ. Các sàn giao dịch dành cho doanh nghiệp nổi tiếng như
www.alibaba.com (Trung Quốc), www.export.gov (Mỹ)…Đối với sàn dành cho
mua bán lẻ nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến như www.ebay.com,
www.c2c.com…

- Các trang mạng xã hội: Là một ứng dụng giúp kết nối các chủ thể, cá nhân
thông qua mạng internet. Thông qua mạng xã hội, người dùng tự tạo ra nội dung
của trang web và những chủ thể còn lại sẽ xem được thông tin của người dùng tạo
nên. Hiện nay có nhiều loại hình mạng xã hội khác nhau như Facebook, Youtube…

Như vậy, về các hình thức thực hiện TMĐT hiện rất đa dạng và phong phú.
Việc áp dụng hình thức nào tùy từng chủ thể khi tham gia vào TMĐT để lựa chọn
cho phù hợp với tính chất giao dịch và điều kiện thực hiện.

b) Theo chủ thể tham gia TMĐT

Theo cách phân loại này TMĐT có ba chủ thể tham gia gồm chính phủ,
doanh nghiệp, khách hàng cá nhân. Sự kết hợp giữa các chủ thể này với nhau sẽ có
được các mô hình TMĐT khác nhau gồm:

+ TMĐT giữa các công ty với nhau (B2B): Đây là loại TMĐT gắn với mối
quan hệ giữa các công ty trong việc cùng nhau trao đổi, mua bán và thanh toán
hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích hướng tới đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh
doanh.

Mô hình B2B mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp bởi có sự giảm chi
phí về thu thập thông tin, tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán từ đó
góp phần tăng cường cơ hội kinh doanh. Đặc biệt với hoạt động của sàn giao dịch
lOMoARcPSD|11266017

TMĐT
41
lOMoARcPSD|11266017

B2B cho phép các doanh nghiệp, tổ chức không phải chủ sở hữu website có thể tiến
hành các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. Số lượng các giao dịch
TMĐT B2B không lớn nhưng tổng giá trị giao dịch từ mô hình này chiếm tỷ trọng
rất lớn, khoảng 85% tổng giá trị giao dịch TMĐT[62].

+ TMĐT giữa các công ty và người tiêu dùng (B2C): Cùng với sự phát triển
của mạng www đã tạo nhiều thuận lợi cho thương mại B2C phát triển với rất nhiều
trang mạng bán nhiều các loại mặt hàng khác nhau. Hình thức giao dịch này có mục
đích là hướng người tiêu dùng có thể mua hàng tại nhà, không cần tới cửa hàng.
Điểm nổi bật của TMĐT B2C là việc thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa doanh
nghiệp với người tiêu dùng mà không có sự tham gia của các khâu trung gian như
nhà phân phối hoặc môi giới. TMĐT B2C là hình thức chiếm số lượng giao dịch
khá lớn, nhưng giá trị giao dịch thực hiện từ hoạt động này lại chiếm tỷ lệ khoảng
5-10% trong tổng giá trị TMĐT [62].

+ Thương mại điện tử giữa các công ty và chính phủ (B2G): Hình thức này
sẽ phát triển nhanh chóng khi chính phủ thúc đẩy nhận thức và thực hiện TMĐT
trong các cơ quan nhà nước. B2G bao gồm việc sử dụng internet cho mua bán hàng
hóa, dịch vụ công, thủ tục cấp phép và các hoạt động khác liên quan đến chính phủ
như việc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.

+ Thương mại điện tử giữa cá nhân và chính phủ (C2G): được thực hiện
trong giao dịch giữa chính phủ và các cá nhân. Hình thức TMĐT này không được
thực hiện phổ biến hiện nay.

+ Thương mại điện tử giữa các cơ quan chính phủ (G2G): nhằm trao đổi thông
tin thương mại giữa các chính phủ thông qua môi trường internet.

+ Thương mại điện tử giữa các khách hàng với nhau (C2C): đây là hình thức
khá phổ biến trên thực tế, diễn ra giữa các cá nhân người tiêu dùng với nhau. Sự
phát triển của mô hình C2C phụ thuộc lớn vào mức độ sẵn sàng tham gia vào
TMĐT của các cá nhân cũng như nhận thức, nhu cầu và xu hướng thương mại của
người tiêu dùng trong nền kinh tế.

42
lOMoARcPSD|11266017

Những mô hình TMĐT trên gắn liền với sự ra đời và phát triển của thương
mại điện tử cho đến nay. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin
thời gian qua đã làm nảy sinh một số mô hình TMĐT mới và dự báo tương lai sẽ
còn phát triển rất mạnh mẽ như mô hình TMĐT xã hội, mô hình thương mại điện
tử trên nền tảng di động.

Mô hình TMĐT xã hội được phát triển trên nền tảng hoạt động của các thành
viên tham gia mạng xã hội, từ đó hình thành nên các quan hệ xã hội qua mạng với
mô hình điển hình phổ biến hiện nay là Facebook.com. TMĐT xã hội đã và đang
phát triển rất mạnh mẽ với sự tham gia đông đảo các tầng lớp người dân trong xã
hội cùng nhau trao đổi, mua bán đa chủng loại hàng hóa, dịch vụ mà không cần
phải có sự đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nào. Điều này đã
đặt ra nhiều vấn đề khó khăn trong công tác quản lý nhà nước đối với mô hình
TMĐT này.

Mô hình TMĐT trên nền tảng di động được hình thành và phát triển gắn liền
với sự phát triển của điện thoại di động thông minh và các thiết bị di động. Bằng
việc sử dụng các thiết bị không dây có kết nối mạng internet đã giúp người dùng có
thể tiến hành thực hiện các giao dịch trực tuyến một cách nhanh chóng. Cùng với ra
đời của mạng 3G, 4G và 5G đã tạo điều kiện cho mô hình TMĐT trên nền tảng di
động có sự tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ.

2.1.4. Vai trò của TMĐT trong nền kinh tế


Với sự phát triển của TMĐT đã đưa nền kinh tế phát triển qua một giai đoạn
mới, giai đoạn sử dụng mạng internet toàn cầu để hình thành nên một mạng lưới thị
trường ảo cho tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ. TMĐT cùng với thương mại
truyền thống làm phong phú hơn các giao dịch trong nền kinh tế. Vai trò của
TMĐT trong nền kinh tế có thể được đề cập trên một số giác độ sau:

- Đối với xã hội: Hoạt động TMĐT tạo ra một phương thức kinh doanh mới
phù hợp với sự phát triển của cuộc sống công nghiệp, giúp các khu vực kém phát
triển có cơ hội để phát triển nhanh hơn. TMĐT giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa
có thể khắc phục được những điểm yếu kém để cạnh tranh được với những doanh
nghiệp lớn. Ngoài ra, TMĐT tạo ra được môi trường giao dịch, mua sắm từ xa, từ
đó góp phần giảm thiểu các vấn đề nóng cho xã hội như tắc đường, ô nhiễm, tai
nạn giao
lOMoARcPSD|11266017

43
lOMoARcPSD|11266017

thông. Đặc biệt đối với các quốc gia còn kém phát triển, TMĐT tạo điều kiện để
học hỏi, tiếp thu các kinh nghiệm, các công nghệ mới thông qua mạng internet từ
các quốc gia phát triển.

- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: TMĐT tạo động lực cải cách mạnh
mẽ các cơ quan quản lý nhà nước nhằm bắt kịp xu thế phát triển của hệ thống
doanh nghiệp và dân cư trong xã hội. Các dịch vụ công được cung ứng qua mạng
với chi phí thấp hơn và thuận tiện hơn cho người dân.

- Đối với các doanh nghiệp: Lợi ích lớn nhất mà hoạt động TMĐT mang lại
cho các doanh nghiệp là sự tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho các bên giao dịch.
Trong TMĐT các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhiều khách hàng ở nhiều
quốc gia, lựa chọn được nhiều đối tác khách hàng phù hợp, với thời gian ngắn nhất
nhằm tiến tới thực hiện các giao dịch. Bên cạnh đó, khi ứng dụng các phương tiện
thông tin, các doanh nghiệp có thể thực hiện giao dịch đồng thời với nhiều đối tác ở
các địa điểm khác nhau với chi phí rẻ hơn so với thương mại truyền thống. Từ đó,
tiết kiệm được nhiều chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và tiếp thị, chi phí thanh
toán, chi phí đăng ký kinh doanh, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên,
những lợi ích này chỉ dành cho những doanh nghiệp nhận thức được giá trị của
TMĐT. TMĐT thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để có thể thu được
nhiều lợi ích nhất, đặc biệt trong bối cảnh mở rộng cửa hợp tác quốc tế. Mặt khác,
môi trường kinh doanh TMĐT có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia
chia sẻ các thông tin, kinh nghiệm cùng nhau xây dựng một cộng đồng doanh
nghiệp phát triển.

- Đối với cá nhân người tiêu dùng: Vai trò quan trọng nhất TMĐT mang lại
cho các cá nhân người tiêu dùng là cung cấp những sản phẩm và dịch vụ đa dạng,
phong phú mà không bị giới hạn về không gian và thời gian, từ nhiều nhà cung cấp
khác nhau. Do có nhiều lựa chọn nên họ có thể tìm mua được những sản phẩm có
chất lượng với giá cả thấp mà lại tiết kiệm được thời gian dành cho việc mua sắm,
đáp ứng tối ưu nhu cầu của các cá nhân người tiêu dùng bận rộn.

44
lOMoARcPSD|11266017

2.2. Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT


2.2.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT
Quản lý’ là một hiện tượng khách quan trong mọi hình thái kinh tế- xã hội.
Nó xuất hiện là tất yếu do lao động mang tính tập thể và các hoạt động mang tính
cộng đồng, xã hội quyết định.[42,tr.21]

Theo Từ điển Tiếng Việt năm 1992, quản lý là “Tổ chức và điều khiển các
hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [98,tr.789].

Theo Điều khiển học thì “Quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay
một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để
cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt
được những mục đích đã định trước”[76,tr.9].

Hoạt động quản lý có thể được tiến hành bởi nhiều chủ thể khác nhau, đây là
sự tác động có mục đích lên các đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu
khác nhau. Đứng trên phương diện quản lý nhà nước thì hoạt động quản lý được
thực hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước.

Quản lý thuế là một bộ phận của quản lý nhà nước về kinh tế, công tác quản
lý được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước; trong đó cơ quan thuế là đơn vị trực
tiếp thay mặt nhà nước thực hiện quản lý các hoạt động thu thuế nội địa trong nền
kinh tế.

Hiện nay có nhiều khái niệm về quản lý thuế được đề cập đến trên các phương
diện khác nhau. Cụ thể:

Theo giáo trình quản lý thuế của Học viện Tài chính thì “Quản lý thuế là việc
tổ chức thực thi pháp luật thuế của nhà nước, tức là quản lý thuế được hiểu là hoạt
động tác động và điều hành của nhà nước đối với hoạt động thực hiện nghĩa vụ
thuế (kê khai, tính thuế, nộp thuế) của người nộp thuế.”[92,tr.8].

Theo tác giả Lưu Ngọc Thơ “Quản lý thuế là tổ chức, điều khiển hoạt động
thu thuế của một quốc gia theo pháp luật về quản lý thuế để thực hiện các chính
sách thuế nhằm đạt được các mục tiêu đã định.[77, tr.26]

45
lOMoARcPSD|11266017

Theo tác giả Nguyễn Thị Thùy Dương “Quản lý thuế là quá trình Nhà nước
sử dụng hệ thống các công cụ và phương pháp thích hợp tác động lên đối tượng
của quản lý thuế làm cho chúng vận động phù hợp với mục tiêu đặt ra.” [24, tr. 10]

Quản lý thuế theo nghĩa rộng là tất cả các hoạt động quản lý của nhà nước
liên quan đến thuế. Bao gồm hoạt động tổ chức điều hành quá trình thu nộp thuế
vào ngân sách nhà nước; hoạt động xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển hệ
thống thuế; ban hành pháp luật về thuế và hoạt động kiểm tra, giám sát việc sử
dụng tiền thuế từ quỹ ngân sách nhà nước. Như vậy có thể thấy quản lý thuế theo
nghĩa rộng là một phạm trù rất rộng lớn, bao trùm lên nhiều cơ quan quản lý nhà
nước trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao. Ngược lại, quản lý
thuế theo nghĩa hẹp được hiểu là công tác quản lý hành chính về thuế được thực
hiện bởi cơ quan thuế. Quản lý thuế theo nghĩa hẹp bao gồm việc tổ chức, quản lý,
điều hành quá trình thu nộp thuế cho nhà nước từ các tổ chức, cá nhân là đối tượng
nộp thuế đã được xác định theo pháp luật. Các nội dung quản lý theo nghĩa hẹp
được bó hẹp trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan thuế. Trong luận án này phạm
trù quản lý thuế được nghiên cứu sinh tiếp cận dưới góc độ theo nghĩa hẹp. Theo
đó, quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT là hoạt động tổ chức và điều hành các
công việc của cơ quan thuế đối với NNT có hoạt động TMĐT trong việc thực hiện
nghĩa vụ nộp thuế theo các quy định do pháp luật ban hành, nhằm thực hiện được
các mục tiêu, kế hoạch đề ra trong từng thời kỳ.

Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT là một nội dung trong hoạt động quản
lý thuế nên các phạm trù về chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, công cụ và phương
pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những vấn đề then chốt cần phải được nhận thức
đúng đắn.

Chủ thể quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT là nhà nước, cụ thể là các cơ
quan nhà nước có quyền hạn và nhiệm vụ thực hiện nhất định, bao gồm cơ quan lập
pháp với vai trò là người nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật thuế; cơ quan
hành pháp với tư cách là người điều hành, tổ chức thực hiện pháp luật thuế; hệ
thống các cơ quan chuyên môn giúp việc cho cơ quan hành pháp thay mặt nhà nước
để tổ chức và thực hiện thu thuế, thông thường đó là các cơ quan thuế và cơ quan
hải quan.
46
lOMoARcPSD|11266017

Đối tượng quản lý là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thuộc các hình thức
khác nhau trong nền kinh tế có hoạt động TMĐT. Do vậy, đối tượng quản lý thuế
rất đa dạng và phức tạp, đòi hỏi các công cụ và phương pháp quản lý thuế khác
nhau cho từng đối tượng riêng biệt.

Công cụ quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT là hệ thống chính sách, pháp
luật, kế hoạch và các công cụ khác. Trong đó, chính sách là một công cụ rất quan
trọng trong quản lý thuế, có độ nhạy cảm cao đối với sự thay đổi của các yếu tố
trong nền kinh tế. Hệ thống chính sách chủ yếu có tác động tới công tác quản lý
thuế bao gồm chính sách thuế, chính sách cơ cấu kinh tế và chính sách kinh tế đối
ngoại. Trong đó chính sách thuế có tác động trực tiếp đến công tác quản lý thuế và
trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay đòi hỏi chính sách thuế cần phải
thiết kế phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong nước và yêu cầu hội nhập
quốc tế. Pháp luật là công cụ quản lý có tính pháp lý cao, có tính định hướng và
quy định cụ thể hành vi, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước và NNT. Pháp luật
thuế thể hiện chủ yếu ở các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chính phủ và
Bộ Tài chính ban hành dưới các dạng: Luật, Nghị định, Thông tư. Kế hoạch cũng là
một công cụ quan trọng trong quản lý. Việc xây dựng một kế hoạch đúng đắn sẽ là
một kim chỉ nam định hướng quan trọng cho việc thực hiện các nhiệm vụ. Quản lý
thuế được thực hiện bằng các kế hoạch dài, trung hoặc ngắn hạn một cách cụ thể thì
sẽ có cơ sở chắc chắn cho việc đánh giá hiệu quả quản lý thuế qua các giai đoạn và
thời kỳ tương ứng.

Phương pháp quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT là sự tổng hòa nhiều
phương pháp khác nhau như: phương pháp hành chính – tổ chức, phương pháp kinh
tế, phương pháp tâm lý - giáo dục… Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng.
Do vậy, tùy theo từng đối tượng, tùy theo từng sắc thuế để có thể vận dụng phương
pháp phù hợp trong quản lý thuế.

Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT có mục tiêu quan trọng là huy động
nguồn lực tài chính cho ngân sách nhà nước và góp phần thực hiện các mục tiêu
của nhà nước trong từng thời kỳ thông qua việc ban hành và tổ chức thực thi pháp
luật. Quản lý thuế cần đảm bảo tối thiểu hóa chi phí góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý
lOMoARcPSD|11266017

47
lOMoARcPSD|11266017

thuế và tăng cường ý thức chấp hành pháp luật của NNT trong thực hiện nghĩa vụ
thuế.

Công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT là một nội dung quản lý thuế
do cơ quan nhà nước thực hiện nên có đầy đủ các đặc điểm cơ bản của quản lý thuế
sau đây:

- Quản lý thuế là quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động nộp thuế: Hoạt
động quản lý nhà nước luôn gắn liền với các quy phạm pháp luật đã được quy định
trong hệ thống pháp luật. Tính pháp lý cao của các văn bản luật tạo nền tảng quan
trọng cho công tác quản lý thuế của cơ quan thuế. Quản lý thuế bằng pháp luật đảm
bảo sự thống nhất, chấp hành nghiêm đối với các chủ thể trong xã hội. Từ đó, hoạt
động quản lý thuế mới đạt được tính hiệu quả trong công tác hành thu, đảm bảo huy
động số thuế đáp ứng nhu cầu cho ngân sách nhà nước.

- Quản lý thuế được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp hành chính – tổ
chức kết hợp với các phương pháp kinh tế và phương pháp tâm lý – giáo dục:
Phương pháp hành chính – tổ chức trong quản lý thuế là sự tác động có tổ chức và
điều chỉnh, là sự thiết lập mối quan hệ giữa con người, giữa cơ quan thuế với các tổ
chức, cá nhân trong xã hội; giữa cơ quan thuế các cấp với nhau và với cơ quan nhà
nước khác; trong các quan hệ đó thì cơ quan nhà nước cấp dưới phải phục tùng
mệnh lệnh của cấp trên theo thứ bậc hành chính, NNT phải chấp hành mệnh lệnh
của các cơ quan nhà nước trong việc đảm bảo nguồn thu vào NSNN. Phương pháp
hành chính - tổ chức cũng được sử dụng để thực hiện ý đồ của chủ thể quản lý
trong việc sắp xếp, bố trí các mặt hoạt động theo những khuôn mẫu và thiết lập bộ
máy quản lý phù hợp. Phương pháp kinh tế được sử dụng thông qua việc dùng các
lợi ích vật chất để khuyến khích người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế. Phương
pháp tâm lý – giáo dục được dùng để giúp NNT hiểu rõ hơn quyền và nghĩa vụ
trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của chính mình, thúc đẩy tính tuân thủ tự
nguyện của NNT, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế.

- Quản lý thuế là hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ: Để có
thể xác định được chính xác số thuế phải nộp đòi hỏi công tác quản lý thuế phải thu
thập đầy đủ các bằng chứng đi kèm của từng nghiệp vụ thuế. Ngoài ra, công tác
quản lý
48
lOMoARcPSD|11266017

thuế cũng phải có đầy đủ các thủ tục hành chính nhằm đảm bảo sự thống nhất khi
thực hiện. Quản lý thuế trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển đòi hỏi cần
ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý để đạt được hiệu quả cao, đảm bảo tính
thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Ngoài ra, với hoạt động đặc thù trong môi trường ảo liên quan đến nhiều cơ
quan quản lý khác nhau nên quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT có các đặc điểm
riêng có sau:

- Quản lý thuế đối với TMĐT đề cao mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan thuế
các cấp với các cơ quan quản lý khác trong bộ máy quản lý nhà nhằm đạt được các
mục tiêu và kế hoạch quản lý đã đặt ra. Các thông tin về TMĐT có tính chất liên
ngành. Do vậy, để thu thập thông tin đa ngành phục vụ quản lý đòi hỏi sự kết nối
chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành trong quản lý thuế.

- Quản lý thuế đối với TMĐT phù hợp với thông lệ quốc tế và phối hợp chặt
chẽ với các quốc gia trên thế giới trong thu thuế TMĐT.

TMĐT phát triển xuyên biên giới giữa các quốc gia trên môi trường mạng
internet. Nhằm chống xói mòn và chuyển dịch lợi nhuận về thuế trong TMĐT, đặc
biệt thuế đối với các giao dịch dịch vụ xuyên biên giới, học hỏi kinh nghiệm quản
lý, quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT cần có sự phối hợp giữa các quốc gia
trong thu thuế TMĐT.

2.2.2. Yêu cầu quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT
Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT nhằm đạt được các yêu cầu sau:

Thứ nhất, quản lý được NNT có tham gia hoạt động TMĐT, đặc biệt quản lý
đầy đủ các doanh nghiệp; xác định được chính xác nghĩa vụ thuế của NNT dựa trên
các căn cứ tính thuế hợp lý (doanh thu, chi phí).

TMĐT phát triển thì số lượng NNT tham gia hoạt động TMĐT càng nhiều
dưới các hình thức khác nhau. Mỗi một đối tượng sẽ có nghĩa vụ thuế nhất định
phát sinh trong giao dịch TMĐT đòi hỏi cơ quan thuế cần phải quản lý được đầy đủ
NNT tham gia hoạt động TMĐT. Tuy nhiên, để xác định được chính xác nghĩa vụ
thuế của NNT, cơ quan thuế phải có căn cứ kiểm định, xác minh đầy đủ các yếu tố
doanh

49
lOMoARcPSD|11266017

thu, chi phí phát sinh của NNT. Với bản chất hoạt động trong môi trường ảo, nên
trong nhiều trường hợp, cơ quan thuế rất khó xác định đầy đủ doanh thu và chi phí
của NTT khi NNT không hợp tác và cơ quan thuế không có phương pháp và công
cụ quản lý thích hợp.

Thứ hai, đảm bảo nguồn thu thuế từ các hoạt động TMĐT được huy động
đúng theo quy định vào ngân sách nhà nước

Trong thời kỳ bùng nổ công nghệ số như hiện nay, hoạt động TMĐT ngày
càng diễn ra một cách phổ biến trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, hoạt động
TMĐT lại chứa đựng rất nhiều yếu tố phức tạp trong công tác quản lý như vấn đề
kiểm soát đối tượng, kiểm soát doanh thu, phương thức thanh toán khi giao dịch.
Nếu không quản lý được các yếu tố này thì sẽ dễ dẫn đến làm thất thoát nguồn thu
thuế TMĐT cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra, phạm trù TMĐT xuyên biên giới
cũng đặt cơ quan thuế các nước vào tình thế cần cùng nhau phối hợp trong quản lý
và có quy định rõ ràng về thẩm quyền đánh thuế các giao dịch TMĐT xuyên biên
giới nhằm tránh đánh thuế hai lần và thất thu thuế với TMĐT ở các quốc gia.

Thứ ba, xây dựng các biện pháp quản lý thuế để hoàn thiện quản lý thuế đối
với hoạt động TMĐT

TMĐT được diễn ra trên môi trường ảo. Tất cả các thông tin giao dịch mua
bán đều được thực hiện dưới sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin. Do vậy, để có
thể quản lý được tốt hoạt động này đòi hỏi công tác quản lý thuế cần phải xây dựng
quy trình quản lý, phương pháp quản lý và công cụ quản lý phù hợp với đối tượng
nộp thuế. Qua đó mới có thể đảm bảo công bằng về mặt nghĩa vụ thuế giữa các đối
tượng có hoạt động kinh doanh TMĐT và hoạt động kinh doanh theo hình thức
truyền thống.

Thứ tư, quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT phải đảm bảo cho tất cả NNT
hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT nắm rõ trách nhiệm thực hiện các
nghĩa vụ thuế của NNT, nâng cao được sự tự tuân thủ pháp luật, giảm thiểu được
các hành vi vi phạm pháp luật đối với NNT.

50
lOMoARcPSD|11266017

Để có thể huy động được số thu như kế hoạch đã giao thì đòi hỏi người nộp
thuế phải có ý thức và nhận thức được trách nhiệm của mình trong thực hiện nghĩa
vụ thuế. Do vậy, công tác quản lý thuế phải nâng cao được ý thức tuân thủ pháp
luật của NNT, từ đó góp phần giảm thiểu được các hành vi vi phạm pháp luật của
NNT.

Thứ năm, hiện đại hóa quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT

Quản lý thuế của cơ quan thuế phải được thực hiện trên nền tảng công nghệ
thông tin nhất định, với sự hỗ trợ của nhiều ứng dụng có sự tích hợp, kết nối, truy
xuất thông tin kịp thời nhằm phục vụ tối ưu cho công tác quản lý của các cán bộ
thuế.

Thứ sáu, tăng cường vai trò giám sát, phối hợp của các cơ quan quản lý nhà
nước trong các lĩnh vực được phân công phụ trách quản lý, cùng với cơ quan thuế
để thực hiện tốt hơn và khắc phục các hạn chế trong công tác quản lý thuế.

Trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, cơ quan thuế không thể đơn
phương thực hiện quản lý mà cần có sự phối hợp, hỗ trợ, cung cấp thông tin từ
nhiều cơ quan, bộ, ngành khác nhau. Để quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT đạt
được các mục tiêu đề ra đòi hỏi vai trò giám sát và sự phối hợp của các cơ quan,
ban, ngành trong bộ máy quản lý nhà nước phải chặt chẽ, thường xuyên và liên tục.

2.2.3. Nội dung quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT
2.2.3.1. Quản lý thông tin NNT
Để thực hiện quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT thì bước quan trọng đầu
tiên phải nhận diện được các đối tượng có tham gia hoạt động TMĐT. Với phạm vi
giao dịch có tính chất xuyên biên giới nên các đối tượng là doanh nghiệp và cá
nhân đều có thể dễ dàng gia nhập vào TMĐT. Đặc biệt là các doanh nghiệp không
phân biệt quy mô lớn, vừa và nhỏ đều có thể tham gia TMĐT và được nhìn nhận
như các doanh nghiệp hoạt động đa quốc gia. Điều này sẽ gây khó khăn cho chính
phủ các nước trong việc thực hiện và phân bổ chủ quyền đánh thuế.

Chủ thể tham gia hoạt động TMĐT rất phong phú, đa dạng; tùy theo quy mô,
hình thức hoạt động TMĐT và quan hệ TMĐT, các chủ thể TMĐT có thể được
chia thành những nhóm chủ thể chính như sau: Nhóm chủ thể bán hàng hóa,
cung cấp
lOMoARcPSD|11266017

51
lOMoARcPSD|11266017

dịch vụ; Nhóm chủ thể mua hàng hóa, dịch vụ và Nhóm chủ thể cung cấp hạ tầng
kỹ thuật cho TMĐT.

Nhóm chủ thể bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ: Họ có thể là các doanh
nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân tham gia cung ứng các hàng hóa và dịch vụ dưới
dạng hữu hình hoặc vô hình trong giao dịch thương mại.

Đối với các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong
nước hoặc các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại nước sở tại thì các
doanh nghiệp khi tham gia vào TMĐT đều có sự đăng ký cấp phép hoạt động của
cơ quan quản lý nhà nước như đăng ký hoạt động kinh doanh, đăng ký hoạt động
website, sàn giao dịch điện tử...Các doanh nghiệp này khi thực hiện sản xuất kinh
doanh phải thực hiện các nghĩa vụ thuế như các doanh nghiệp thực hiện thương mại
truyền thống và chịu sự kiểm soát của cơ quan thuế các cấp. Để nhận diện được sự
tồn tại hoạt động TMĐT của các doanh nghiệp thì cơ quan thuế có thể dựa vào hai
cơ chế nhận dạng sau:

- Cơ chế tự nhận dạng: Đây là thông tin nhận dạng mà doanh nghiệp cung
cấp về doanh nghiệp đó trên trang web. Các thông tin đó bao gồm: Tên pháp lý của
doanh nghiệp và tên giao dịch của doanh nghiệp (nếu tên giao dịch khác với tên
pháp lý); các địa chỉ hữu hình của doanh nghiệp; địa chỉ thư điện tử hoặc các
phương thức liên lạc điện tử khác, số điện thoại; địa chỉ website và số giấy phép
hoặc số đăng ký với cơ quan chính phủ có liên quan. Lý tưởng nhất là đưa các
thông tin này vào phần hợp lý và dễ tìm trên trang web như ở phần liên hệ hoặc
giới thiệu. Tuy nhiên, trong khi hầu hết các doanh nghiệp cung cấp các thông tin đó
như là một hoạt động hiển nhiên thì một bộ phận doanh nghiệp khác lại không thực
hiện việc này. Do vậy, với những trường hợp doanh nghiệp không tự cung cấp thì
cơ quan thuế phải tìm kiếm thông tin qua những kênh khác.

- Cơ chế nhận dạng thông qua dữ liệu: Đây là cơ chế nhận diện thông tin
thông qua cơ sở dữ liệu được lưu trữ ở dạng tên miền phản ánh loại hình tổ chức và
hầu hết ở dạng tên miền để phản ánh tên quốc gia. Đây là các thông tin mà chủ tên
miền đã cung cấp cho các cơ quan đăng ký về chính họ. Thông tin được cung cấp
gồm có các trường chứa đựng thông tin về doanh nghiệp.
52
lOMoARcPSD|11266017

Đối với các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước
ngoài, không có cơ sở thường trú tại nước sở tại: việc quản lý thuế chủ yếu được
thực hiện thông qua việc kiểm soát bên mua trong nước. Tuy nhiên, đây cũng là
một vấn đề khó khăn của cơ quan thuế các nước trong việc quản lý các giao dịch
thương mại dạng này, đặc biệt đối với việc mua bán các dịch vụ xuyên biên giới.

Nhóm chủ thể mua hàng hóa, dịch vụ: Thuộc nhóm này cũng có thể là các
doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện mua các hàng hóa và dịch vụ trong
môi trường internet. Trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, đối tượng quản
lý của cơ quan thuế thuộc nhóm này thường tập trung vào các chủ thể có phát sinh
giao dịch TMĐT với doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú
hoặc cá nhân là đối tượng không cư trú tại nước sở tại. Trong giao dịch TMĐT đó,
chủ thể thuộc bên mua trong nước có nghĩa vụ khấu trừ thực hiện nghĩa vụ nộp
thuế thay cho bên bán hàng. Do vậy, nghĩa vụ thuế phát sinh trong trường hợp này
phụ thuộc rất lớn vào ý thức và trách nhiệm của bên mua ở trong nước.

Nhóm chủ thể cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho TMĐT: Đối với các tổ chức là
trung gian cung ứng môi trường cho TMĐT có thể thực hiện, nơi tạo điều kiện cho
người mua và người bán có thể giao dịch với nhau trong môi trường ảo thì bản chất
hoạt động của nhóm đối tượng này là cung cấp dịch vụ cho TMĐT có thể thực hiện
như các sàn TMĐT, các trang mạng xã hội…. Thông qua hoạt động của đối tượng
này mà người mua và người bán có thể gặp được nhau, tiến hành giao dịch thương
mại. Để được hoạt động đòi hỏi các tổ chức này phải đăng ký và được sự cấp phép
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan thuế khi quản lý được nhóm chủ thể
này sẽ vừa quản lý được nghĩa vụ thuế phát sinh từ chính hoạt động của các chủ thể
đó, đồng thời có căn cứ xác định được giá trị các giao dịch TMĐT thực hiện giữa
người bán và người mua thông qua môi trường của bên trung gian cung ứng.

Khó khăn trong quản lý nhóm đối tượng này chính là vấn đề thẩm quyền
đánh thuế giữa các quốc gia đối với các đối tượng có hoạt động trên phạm vi nhiều
nước nhưng không có sự hiện diện của pháp nhân trong nước, phần lớn nghĩa vụ
thuế được thực hiện thông qua bên mua hàng hóa, dịch vụ ở trong nước khấu trừ
nộp thuế thay cho các tổ chức ở nước ngoài. Tuy nhiên, việc bên mua tự nguyện
nộp thuế thay bên
53
lOMoARcPSD|11266017

bán luôn là bài toán khó đặt ra trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Vì vậy,
quản lý nhóm đối tượng này trong nhiều trường hợp là vấn đề khó được đặt ra cho
cơ quan thuế trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.

Như vậy, các đối tượng tham gia vào TMĐT gồm nhiều thành phần khác
nhau, đặt ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý thuế đòi hỏi cơ quan thuế phải
tăng cường quản lý và có cách thức quản lý phù hợp để đưa được các đối tượng
tham gia TMĐT vào diện quản lý của cơ quan thuế.

Trong công tác quản lý thông tin NNT hoạt động TMĐT thì việc thu thập và
quản lý thông tin người nộp thuế để cơ quan thuế có thể xây dựng được cơ sở dữ
liệu thông tin người nộp thuế nhằm phục vụ cho công tác quản lý đóng vai trò rất
quan trọng. Các thông tin cần thu thập về các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực TMĐT bao gồm: Loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp thành lập
trong nước, doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú và doanh nghiệp nước
ngoài không có cơ sở thường trú); ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp; quy
mô doanh nghiệp; địa bàn (nơi đăng ký thành lập và nơi hoạt động chủ yếu của
doanh nghiệp); thời gian hoạt động và khả năng mở rộng hoạt động của doanh
nghiệp, thông tin về tài khoản của doanh nghiệp, thông tin về kết quả sản xuất –
kinh doanh, tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế và các thông tin khác liên quan đến
hoạt động của doanh nghiệp. Các thông tin thu thập được sẽ là căn cứ quan trọng
cho việc xây dựng kho dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế đối với hoạt động
TMĐT của cơ quan thuế.

Quá trình tác nghiệp thu thập thông tin cần phải được tiến hành qua những
bước cơ bản từ thu thập thông tin để nắm được đặc trưng của người nộp thuế, hình
thành nên kho thông tin tư liệu làm căn cứ cho việc điều tra thực địa và việc phát
triển nguồn tư liệu, từ đó cung cấp sự hiểu biết và bản chất hoạt động của NNT cho
các cán bộ thuế.

Quá trình thu thập thông tin NNT có thể được tiến hành bằng nhiều cách
thức khác nhau. Nguồn thu thập thông tin dễ dàng có được thông qua việc tự kê
khai, tự nộp của NNT và thông qua quá trình kiểm tra, thanh tra tại trụ sở cơ quan
thuế, trụ sở NNT. Ngoài ra, có thể thu thập từ các website của NNT, thu thập từ
người kinh doanh TMĐT, từ các phương tiện thông tin truyền thông, thông tin từ
các nguồn tư
lOMoARcPSD|11266017

54
lOMoARcPSD|11266017

liệu bên ngoài cơ quan thuế. Cùng với sự phát triển của TMĐT đã góp phần đưa lại
một nhân tố mới trong việc nhận dạng chính xác doanh nghiệp là thu thập thông tin
từ người tiêu dùng và thông qua các cơ quan có thẩm quyền. Một doanh nghiệp chỉ
có thể nhận dạng được thông qua tên miền, nhưng thực tế cho thấy không có sự
tương ứng giữa tên miền và địa điểm nơi tiến hành hoạt động kinh doanh- đây
chính là vấn đề khó cần xử lý trong khâu quản lý NNT trong quản lý thuế đối với
hoạt động TMĐT.

Bằng các thông tin thu thập đa nguồn sẽ giúp các cán bộ thuế nắm bắt được
các NNT, đồng thời kiểm tra được nội dung hoạt động TMĐT của NNT, góp phần
tạo tiền đề cho công tác quản lý thuế bằng cơ sở dữ liệu. Đồng thời, với các thông
tin thu thập được tùy theo lĩnh vực hoạt động, loại hình của NNT, cơ quan thuế sẽ
tiến hành phân loại NNT nhằm quản lý được hiệu quả hơn.

2.2.3.2. Quản lý căn cứ tính thuế


Nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp hoạt động TMĐT bao gồm hai loại thuế
trực thu và thuế gián thu. Căn cứ xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp phải dựa
trên doanh thu thu được và chi phí phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp. Doanh thu thu được từ hoạt động TMĐT của doanh
nghiệp bao gồm doanh thu phát sinh ở trong nước và doanh thu phát sinh ở nước
ngoài. Do vậy trong quản lý doanh thu tính thuế đòi hỏi cơ quan thuế phải quản lý
được thông tin các nguồn phát sinh doanh thu và thống kê doanh thu thu được của
doanh nghiệp làm căn cứ xác định đúng nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Các
khoản chi phí phát sinh của doanh nghiệp hoạt động TMĐT liên quan đến nhiều nội
dung chi gắn liền và không gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Do vậy, trong việc quản lý các khoản chi phí cần thiết phải kiểm tra được
sự tồn tại của các khoản chi phí; sự đầy đủ của các hóa đơn, chứng từ hợp pháp,
hợp lệ gắn với các khoản chi đó, mục đích chi của doanh nghiệp.

Các thông tin về doanh thu và chi phí của doanh nghiệp được cơ quan thuế
nhận biết thông qua việc kê khai của NNT, qua quá trình thanh tra, kiểm tra hoặc từ
các kênh thông tin ở các cơ quan, ban, ngành có liên quan trong quản lý hoạt động
TMĐT cung cấp cho cơ quan thuế qua cơ chế phối hợp trong quản lý. Vấn đề quan

55
lOMoARcPSD|11266017

trọng trong quản lý căn cứ tính thuế cần xác định được đúng bản chất của loại hình
kinh doanh TMĐT- đây là cơ sở quan trọng cho việc đánh các loại thuế thích hợp
và áp đúng mức thuế suất vào giao dịch đó.

Các giao dịch điện tử trong hoạt động TMĐT hiện nay được thực hiện thông
qua các mô hình TMĐT khác nhau như B2B, C2C, C2B, G2B, G2C, P2P, mô hình
TMĐT xã hội, mô hình thương mại điện tử trên nền tảng di động. Mặc dù có nhiều
giao dịch nhưng yếu tố chịu sự điều chỉnh của thuế trong các giao dịch này là phí
giao dịch, phí đăng ký, phí quảng cáo hoặc là tiền do khách hàng thanh toán cho
doanh nghiệp. Khoản tiền mà doanh nghiệp nhận được từ khách hàng có thể là tiền
bản quyền hoặc thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do vậy, trong quản lý
thuế, vấn đề nhận thức được đặc điểm hoạt động, loại hình giao dịch để nhận diện
được bản chất thu nhập nhận được của doanh nghiệp là rất quan trọng nhằm đưa ra
kết luận chính xác về sự tồn tại nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.

Để nhận biết được sự tồn tại doanh thu, chi phí của doanh nghiệp, cơ quan
thuế cần kiểm soát được sự tồn tại các giao dịch làm cơ sở cho việc xác định đúng
nghĩa vụ của NNT. Cơ sở quan trọng nhận biết được sự tồn tại giao dịch TMĐT là
các chứng từ đặt hàng của khách hàng, các phiếu giao hàng, các hóa đơn, các biên
lai và các chứng từ thanh toán hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, nếu như trong
thương mại truyền thống các bằng chứng của sự tồn tại giao dịch chủ yếu thực hiện
dưới dạng văn bản, hóa đơn giấy, thì ở TMĐT, các giao dịch được xác nhận thông
qua các hóa đơn, chứng từ điện tử. Ở các văn bản giấy, tính xác nhận được thực
hiện thông qua việc ký duyệt trực tiếp của các cán bộ hoặc thành viên có trách
nhiệm được ủy quyền, nhưng trong môi trường điện tử thì được thực hiện qua cơ
chế xác nhận. Tính pháp lý và toàn vẹn của các hóa đơn, chứng từ điện tử được
thực hiện bởi các chữ ký điện tử dạng kỹ thuật cao. Do vậy, trong công tác kiểm tra
tính hợp pháp của hóa đơn, chứng từ trong các giao dịch TMĐT thì cơ quan thuế
cần phải kiểm soát được tính pháp lý của các chữ ký điện tử mà NNT sử dụng
thông qua các đơn vị cung cấp chứng thư chữ ký số.

Trong các giao dịch mua bán đặc biệt đối với dịch vụ thì giao dịch giữa
người mua và người bán diễn ra rất nhanh chỉ bằng các thao tác nhỏ trên máy tính
từ việc
56
lOMoARcPSD|11266017

ký kết hợp đồng, thỏa thuận, thanh lý tất cả đều được tiến hành trên các phương
tiện điện tử. Phương thức này thường được thực hiện trong giao dịch mua các sản
phẩm như âm nhạc, phim ảnh, sách báo, phần mềm. Nhiều trường hợp giao dịch đã
kết thúc nhưng không có bất cứ hóa đơn, chứng từ nào thiết lập được lưu giữ. Với
các trường hợp như vậy công tác quản lý sẽ tập trung vào việc quản lý các dòng
tiền. Trên cơ sở so sánh đối chiếu dòng tiền ra, dòng tiền vào của doanh nghiệp với
các bằng chứng đã thu thập được kết hợp với các hóa đơn, chứng từ, thông tin mà
NNT cung cấp thì cơ quan thuế sẽ nhận diện được sự tồn tại của giao dịch TMĐT.
Tuy nhiên, với bản chất là cơ quan quản lý thu nên để có thể kiểm soát được dòng
tiền ra, vào của NNT cần có những cơ chế quy định rõ sự phối kết hợp giữa cơ
quan thuế với ngân hàng nhà nước và hệ thống các ngân hàng thương mại.

Trong TMĐT việc thanh toán giữa người mua và người bán rất linh hoạt.
Phương thức thanh toán có thể qua ngân hàng, bằng thẻ tín dụng trong nước, thẻ tín
dụng quốc tế, thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,
thanh toán bằng thẻ cào điện thoại di động, thanh toán bằng tiền mặt và các phương
thức thanh toán khác. Rủi ro lớn nhất trong quản lý các giao dịch TMĐT giao nhận
bằng tiền mặt - đây là vấn đề khó quản lý hiện nay. Với các giao dịch như vậy thì
hướng quản lý lại tập trung vào các đối tác trung gian cung cấp dịch vụ chuyển
phát, giao hàng cho TMĐT.

Như vậy, việc quản lý được các căn cứ tính thuế của các doanh nghiệp hoạt
động TMĐT phụ thuộc rất lớn vào sự phối kết hợp trong quản lý giữa cơ quan thuế
với các cơ quan, tổ chức khác ngoài ngành nhằm có thể thu thập được các thông tin
đa chiều, từ đó xác minh được chính xác các thông tin doanh nghiệp kê khai sai
hoặc kê khai thiếu gây sai lệch nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.

2.2.3.3. Quản lý thu nộp thuế


Quản lý thu nộp thuế nhằm đảm bảo NNT xác định đúng nghĩa vụ thuế và
thực hiện việc nộp thuế đúng thời hạn đã được quy định vào NSNN.

Việc tính thuế có thể do NNT tự xác định hoặc cơ quan thuế ấn định số thuế
phải nộp trong những trường hợp NNT không đủ căn cứ xác định đúng số thuế phải
nộp. Cách thức thực hiện nộp tờ khai thuế được NNT thực hiện bằng hình thức khai
57
lOMoARcPSD|11266017

thuế trên tờ khai giấy và nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, hoặc khai và nộp thuế điện
tử hoặc áp dụng đồng thời cả hai hình thức. Tuy nhiên, khai và nộp thuế điện tử là
hình thức tiên tiến và có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với hình thức truyền thống
trực tiếp. Đây là hình thức mọi quốc gia đang hướng tới, đặc biệt phù hợp trong
quản lý các giao dịch TMĐT. Cùng với xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
số thì các quốc gia trên thế giới đều đã và đang nghiên cứu để thực hiện chuyển đổi
số trong bộ máy các cơ quan nhà nước và trong hệ thống các doanh nghiệp, do vậy
cách thức quản lý của cơ quan thuế cũng cần phải chuyển đổi từ truyền thống sang
ứng dụng công nghệ hỗ trợ tích cực cho quản lý.

Trong việc thực hiện nộp thuế, tiền thuế do NNT trực tiếp nộp vào NSNN
hoặc nộp thông qua các tổ chức, đơn vị được ủy nhiệm thực hiện thu thuế. Xu
hướng hiện nay việc nộp thuế được các quốc gia đã và đang chuyển đổi tích cực
qua thực hiện giao dịch không dùng tiền mặt nên các hình thức nộp thuế điện tử
được các nhà nước khuyến khích NNT thực hiện. Trong nộp thuế điện tử, các ngân
hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, thực hiện các giao
dịch trích tiền từ tài khoản của NNT sang tài khoản của ngân sách nhà nước. Do
vậy, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các tổ chức thu thuế hộ có vai
trò rất quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho NNT trong thực hiện nghĩa
vụ thuế.

Để xác định được tính đúng đắn của các thông tin NNT kê khai về xác định
nghĩa vụ thuế đòi hỏi cơ quan thuế phải chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra
NNT. Đây là hai chức năng riêng biệt nhưng cùng nhau hỗ trợ để đạt được các mục
tiêu đặt ra trong quản lý thuế. Với số lượng NNT đông, hoạt động đa ngành nghề
đòi hỏi công tác thanh tra, kiểm tra phải được thực hiện trên cơ sở phân tích rủi ro.
Trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT khi kiểm tra tại cơ quan thuế và tại trụ
sở NNT đòi hỏi cán bộ thuế có hiểu biết nhất định về công nghệ thông tin và ứng
dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong kiểm tra nhằm phát hiện được
những gian lận của NNT.

Công tác quản lý nợ thuế đóng vai trò quan trọng nhằm có thể thu được đầy
đủ khoản thu NNT còn nợ đọng vào NSNN. Quản lý nợ thuế bao gồm các công
việc chủ yếu là phân tích tình trạng nợ đọng, phân loại các khoản nợ đọng, đôn
đốc và
lOMoARcPSD|11266017

58
lOMoARcPSD|11266017

nhắc nhở thực hiện nộp thuế còn nợ của NNT, thực hiện cưỡng chế thuế theo quy
định. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ thuế là một yêu cầu
khách quan đặc biệt đối với quản lý các hoạt động TMĐT nhằm nâng cao hơn hiệu
quả quản lý nợ thuế ở cơ quan thuế.

TMĐT với bản chất hoạt động trên môi trường ảo, trải rộng trên nhiều ngành
nghề và liên quan đến nhiều cơ quan quản lý nên đòi hỏi quản lý thu nộp thuế đối
với hoạt động TMĐT không thể thực hiện một cách đơn lẻ ở riêng cơ quan thuế mà
cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong quản lý hoạt
động TMĐT.

Ngoài ra, với bản chất giao dịch phi biên giới trong môi trường ảo nên việc
cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới sẽ không chịu sự kiểm soát của bộ phận hải
quan. Lúc này người bán ở nước ngoài còn người mua ở trong nước, và nếu pháp
luật thuế không có quy định về biện pháp khấu trừ tại nguồn đối với người mua
dịch vụ hoặc có cơ chế buộc người cung ứng dịch vụ ở nước ngoài phải thực hiện
nghĩa vụ thuế khi có phát sinh thu nhập trong nước thì rất dễ bị thất thu thuế ở lĩnh
vực này. Thậm chí các quốc gia nếu không thỏa thuận về quy chế đánh thuế thì lại
rất dễ gây nên tình trạng đánh thuế trùng giữa các nước. Do vậy, công tác quản lý
thuế đối với các giao dịch TMĐT ngoài việc triển khai thực hiện áp dụng quy định
pháp luật vào thực tiễn quản lý thì cũng cần thiết phải góp ý cho việc hoàn thiện
pháp luật, đặc biệt là quy định về cơ sở thường trú làm căn cứ cho đánh thuế đối
với hoạt động TMĐT xuyên biên giới theo hướng quy định rõ cách thức xác định
cơ sở thường trú trong điều kiện kinh tế số phát triển không có sự hiện diện của yếu
tố vật chất.

Thời gian qua, OECD đã thực hiện nhiều nghiên cứu về phạm trù CSTT
trong thương mại điện tử và rút ra kết luận một website, một ISP (internet service
provider) trừ một số trường hợp đặc biệt sẽ không tạo thành CSTT. Việc phân biệt
giữa trang website và máy chủ trên đó có trang web là vấn đề quan trọng trong xác
định CSTT đối với hoạt động TMĐT vì có thể doanh nghiệp kinh doanh máy chủ
và doanh nghiệp kinh doanh thông qua trang web là hai doanh nghiệp khác nhau.
Theo đó, trong trường hợp một doanh nghiệp kinh doanh thông qua trang web nằm
trên máy chủ của một ISP và cung cấp cho cơ quan thuế các thông tin về máy chủ
và địa điểm
lOMoARcPSD|11266017

59
lOMoARcPSD|11266017

đặt máy chủ trên đó có website của doanh nghiệp thì cũng không thể kết luận được
máy chủ và địa điểm đặt máy chủ thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp. Trong
trường hợp này, doanh nghiệp không thể được coi là đã có một địa điểm kinh
doanh chỉ vì có hợp đồng thuê chỗ trên máy chủ. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp kinh
doanh thông qua trang web nằm trên máy chủ và máy chủ này thuộc quyền điều
hành của doanh nghiệp (kể cả trường hợp thuê máy chủ) thì địa điểm đặt máy chủ
có thể tạo thành CSTT của doanh nghiệp.[110]

2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT
* Các nhân tố khách quan:

- Sự phát triển của TMĐT trong nền kinh tế: Tốc độ phát triển của TMĐT
trong nước chịu sự chi phối mạnh mẽ của xu hướng phát triển TMĐT toàn cầu.
TMĐT phát triển làm phát sinh nhiều hình thức thực hiện TMĐT trong nền kinh tế
đặt ra các vấn đề khó khăn cho công tác quản lý, đòi hỏi cơ quan thuế cần phải cập
nhật những hình thức mới để đảm bảo quản lý được các giao dịch TMĐT trong nền
kinh tế.

- Xu hướng ứng dụng công nghệ số hóa trong đời sống:

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ đã tạo ra nhiều công nghệ mới, tác
động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng của người dân trong thực tế. Người dân
ngày càng sử dụng nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại phục vụ cho các nhu cầu của
họ. Điều này đòi hỏi cách thức quản lý thuế cần phải được điện tử hóa để bắt kịp xu
hướng điện tử trong nền kinh tế.

- Định hướng của Nhà nước về phát triển TMĐT: Quản lý thuế đối với hoạt
động TMĐT là một nội dung trong quản lý nhà nước về TMĐT. Khung đường lối
và chính sách cho sự phát triển TMĐT trong nền kinh tế khi được Nhà nước ban
hành sẽ tạo nền tảng quan trọng cho việc hình thành các phương hướng thực hiện,
xây dựng được các biện pháp quản lý thích hợp đối với các hoạt động TMĐT trong
nền kinh tế.

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế: Hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật về thuế gồm có nhiều văn bản khác nhau: Luật, Nghị định, Thông

60
lOMoARcPSD|11266017

tư. Các văn bản quy phạm pháp luật nếu được quy định đơn giản, rõ ràng thì công
tác quản lý sẽ có nhiều thuận lợi trong triển khai thực hiện, người nộp thuế đọc sẽ
dễ hiểu để thực hiện. Ngược lại, khi các văn bản quy phạm pháp luật quy định quá
phức tạp, chồng chéo, không thống nhất ở các văn bản khác nhau sẽ gây khó khăn
trong triển khai thực hiện.

- Điều kiện, môi trường pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh: Môi
trường pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh quá thuận tiện dẫn đến việc
thành lập hay giải thể một cơ sở kinh doanh quá đơn giản, từ đó kéo theo hệ lụy
khó khăn trong công tác quản lý. Do vậy, việc đăng ký hoạt động kinh doanh cần
phải thực hiện thắt chặt với nhiều điều kiện ràng buộc đối với chủ thể kinh doanh
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở kinh doanh. Mặt khác, giữa cơ
quan cấp đăng ký kinh doanh, quyết định giải thể doanh nghiệp và cơ quan thuế cần
phải có sự kết nối với nhau. Khi sự kết nối được chặt chẽ thì cơ quan thuế quản lý
được tốt hơn các NNT trong nền kinh tế.

- Ý thức tuân thủ pháp luật của NNT: đây là nhân tố quan trọng quyết định
đến hiệu quả của công tác quản lý thuế. NNT có ý thức cao trong việc thực hiện
nghĩa vụ thuế góp phần làm giảm chi phí quản lý thuế, đồng thời giảm được các
hiện tượng về trốn thuế và tránh thuế và ngược lại. Do đó, công tác quản lý thuế
cần phải sử dụng một cách kết hợp tổng hòa nhiều phương pháp quản lý thuế khác
nhau nhằm nâng cao được tính tuân thủ của người nộp thuế.

- Hội nhập kinh tế quốc tế: Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các
quốc gia phải tuân thủ các quy định, các cam kết đã được ký kết. Do vậy, công tác
quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tử cần phải thực nghiêm chỉnh các nguyên
tắc đánh thuế đã được thỏa thuận giữa các quốc gia.

* Các nhân tố chủ quan

- Bộ máy quản lý thuế: Bộ máy quản lý thuế của cơ quan thuế là tổng thể các
bộ phận, chức năng, phòng ban hành chính có quan hệ hữu cơ với nhau trên cơ sở
chức năng, nhiệm vụ và quan hệ công tác được quy định để tổ chức thực thi các
luật thuế, nhằm điều hành thực hiện quá trình điều tiết thu nhập của các tầng lớp
dân cư
vào NSNN thông qua thuế. TMĐT là một lĩnh vực phức tạp nên đòi hỏi quản lý thuế
61
lOMoARcPSD|11266017

cần có bộ máy chuyên môn hóa khi thực hiện. Nếu không có sự chuyên môn hóa,
thực hiện quản lý rải rác ở các chức năng khác nhau sẽ không nắm được sâu sắc
bản chất hoạt động của từng đối tượng để quản lý chặt chẽ. Khi có bộ phận chuyên
trách chuyên môn hóa trong quản lý thuế đối với TMĐT thì công tác quản lý thuế
của cơ quan thuế đối với TMĐT được sâu sát hơn.

- Quy trình quản lý thuế: Là trình tự thực hiện các bước công việc trong quản
lý thuế và trách nhiệm thực hiện các bước công việc đó của các bộ phận trong cơ
quan thuế. Một quy trình quản lý yêu cầu phải bao hàm đầy đủ các nội dung cần có
trong công tác quản lý thuế: Nội dung toàn bộ công việc, thao tác nghiệp vụ và
trình tự thực hiện các công việc trong quản lý; Trách nhiệm của từng bộ phận trong
thực hiện các nội dung công việc; Mối quan hệ giữa các bộ phận trong phối hợp, hỗ
trợ hoàn thành nội dung công việc được giao; Thời gian hoàn thành các nội dung
công việc được quy định rõ; Yêu cầu đạt được và trách nhiệm báo cáo nội dung
công việc cho cấp có thẩm quyền trong quản lý. Trong quản lý thuế đối với hoạt
động TMĐT khi có quy trình quản lý thuế thiết kế phù hợp với quản lý một lĩnh
vực mang tính đặc thù sẽ phát huy được hiệu quả cao trong quá trình thực hiện
công việc của các cán bộ thuế. Việc áp dụng một quy trình chung giữa TMĐT với
thương mại truyền thống sẽ gây những khó khăn và hạn chế nhất định trong thu
thập, xử lý thông tin và ra quyết định quản lý của cơ quan thuế theo đúng quy định
của pháp luật.

- Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật ngành thuế: Cơ sở vật chất ngành thuế là
nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đến quản lý thuế của cơ quan thuế. Cơ sở vật chất đồng
bộ; đầy đủ văn phòng làm việc; các máy móc, trang thiết bị làm việc hiện đại sẽ hỗ
trợ rất lớn cho công việc của các cán bộ thuế, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc
của các cán bộ thuế. Ngược lại, cơ sở vật chất còn thiếu và lạc hậu sẽ gây cản trở
rất nhiều trong công việc của cán bộ thuế và gây bất tiện cho cả NNT khi giao dịch
với cơ quan thuế. Đặc biệt, thế giới đang ngày càng phát triển theo hướng hiện đại,
đòi hỏi cơ quan thuế nói riêng và cơ quan quản lý nhà nước nói chung cũng cần
hiện đại hóa để đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình mới.

- Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, tác phong, đạo đức nghề nghiệp của
cán bộ thuế: Quản lý thuế đối với TMĐT đòi hỏi cán bộ thuế làm việc thường
xuyên
lOMoARcPSD|11266017

62
lOMoARcPSD|11266017

trong môi trường công nghệ thông tin. Nếu cán bộ thuế không có sự hiểu biết về tin
học, các phần mềm máy tính sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc. Trình độ
cán bộ thuế đáp ứng yêu cầu về kiến thức ngành, kiến thức tin học, ngoại ngữ là
một lợi thế khi thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Ngoài
ra, tác phong, đạo đức nghề nghiệp cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất
lớn đến công tác quản lý thuế của cơ quan thuế. Sự chuẩn mực trong làm việc của
cán bộ thuế góp phần nâng cao hình ảnh của cơ quan thuế trong mắt người nộp
thuế.

- Sự phối hợp, phân công nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước trong
quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT: Với tính chất thực hiện hoạt động thương
mại trên môi trường internet nên quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT cần thiết
phải có sự kết nối, phối hợp trong thực hiện quản lý giữa các cơ quan quản lý thuộc
bộ máy quản lý nhà nước. Khi sự kết nối, phối hợp này được chặt chẽ, thường
xuyên và liên tục thì cơ quan thuế sẽ có được những thông tin hữu ích và kịp thời
có những quyết định quản lý phù hợp. Khi sự kết nối, phối hợp này lỏng lẻo, không
thường xuyên và cập nhật sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực trong thu thập, xác minh
thông tin phục vụ quản lý của cơ quan thuế.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế: Ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý là vấn đề rất quan trọng hiện nay khi mà các giao dịch trong
nền kinh tế ngày càng được số hóa cao. Cơ quan thuế không ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý sẽ bị tụt hậu và khó có thể phát hiện được các thông tin đa
chiều về NNT để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý thuế. Hiện đại hóa công tác
quản lý thuế đòi hỏi phải xây dựng cơ quan thuế điện tử hóa.

2.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT và bài
học cho Việt Nam
2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT
Với lịch sử phát triển từ lâu đời, TMĐT đến nay đã có những đóng góp nhất
định cho sự phát triển kinh tế xã hội ở nhiều nước trên thế giới. Thực tiễn thời gian
qua, các nước trên thế giới đã có những bước đi khác nhau trong công tác quản lý
nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng đối với hoạt động TMĐT, tùy vào
đặc điểm và thực trạng phát triển TMĐT của mỗi quốc gia. Việt Nam là một quốc
gia đi
lOMoARcPSD|11266017

sau trong tiến trình phát triển của TMĐT, việc nghiên cứu các kinh nghiệm quản lý
63
lOMoARcPSD|11266017

thuế ở các nước trên thế giới là điều cần thiết nhằm đưa công tác quản lý thuế ở Việt
Nam đạt được hiệu quả cao hơn trong quá trình quản lý.

Để nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở một số
quốc gia trên thế giới, luận án tập trung vào nghiên cứu kinh nghiệm ở một số quốc
gia có TMĐT phát triển tập trung vào các vấn đề: i) Xây dựng tổ chức bộ máy quản
lý thuế, ii) Quản lý thông tin NNT có hoạt động TMĐT, iii) Quản lý các giao dịch
điện tử trong hoạt động TMĐT , iv) Quản lý thu nộp thuế đối với NNT hoạt động
TMĐT, v) Chính sách thuế đối với các giao dịch TMĐT xuyên biên giới.

2.3.1.1.Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý thuế


Trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của hoạt động TMĐT do việc sử
dụng internet ngày càng rộng rãi, đồng thời tạo lập được sự chuyên sâu trong quản
lý thì rất cần thiết phải tạo lập một bộ phận chuyên trách chuyên quản lý về thuế
đối với hoạt động TMĐT trong nền kinh tế. Việc xây dựng bộ phận chuyên biệt
thực hiện quản lý là cần thiết nhưng bị chi phối bởi nhiều vấn đề nên ở một số nước
có nền TMĐT phát triển như Ấn Độ đến nay vẫn chưa có một bộ phận chuyên
trách để quản lý mảng hoạt động TMĐT. Tuy nhiên Chính phủ Ấn Độ đã có sự
quan tâm đến quản lý hoạt động TMĐT bằng việc thành lập một Ủy ban gồm các
chuyên gia tư vấn để nghiên cứu về thuế dịch vụ TMĐT. Trong đó bao gồm cả đại
diện đến từ công ty Kiểm toán Arthur Andersen (công ty này đến nay đã bị giải
thể).

Ở một số quốc gia Châu Á có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản và Hàn
Quốc dù không phải là quốc gia có TMĐT phát triển hàng đầu thế giới nhưng đã có
sự tạo lập những bộ phận chuyên biệt thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với hoạt
động TMĐT. Cụ thể:

- Tại Nhật Bản, hoạt động TMĐT có tốc độ phát triển nhanh chóng khi
internet ngày càng được sử dụng phổ biến trong nền kinh tế. Quy mô và thị trường
giao dịch TMĐT ở Nhật Bản tại thời điểm cơ quan thuế Nhật Bản quyết định thành
lập đội phụ trách giao dịch TMĐT được thể hiện rõ trong bảng 1.1:

64
lOMoARcPSD|11266017

Bảng 1.1: Quy mô và thị trường giao dịch TMĐT tại Nhật Bản

Đơn vị: Nghìn tỷ Yên


Năm 1999 Năm 2000 Năm 2009
B2B 12,3 21,6 131
B2C 0,2 0,4 6,7
( Nguồn: Tài liệu học tập kinh nghiệm tại Nhật Bản của Tổng cục Thuế)
Với nhận định về sự gia tăng nhanh chóng của TMĐT thời gian sau, năm
2000,
cơ quan thuế quốc gia Nhật Bản đã thành lập một Tổ chuyên trách về TMĐT
(Professional Team for E-Commerce Taxation -Viết tắt là PROTECT).

Quá trình thành lập PROTECT được thực hiện qua các bước:

+ Phát biểu trước ký giả, phát hành tài liệu (9/2/2000)

+ Đội thanh tra chuyên trách giao dịch thương mại điện tử Tokyo bắt đầu hoạt
động (17/2/2000)

+ Thành lập đội thanh tra tại cục thuế Nagoya (tháng 3/2000)

+ Thành lập đội thanh tra tại cục thuế Osaka (tháng 4/2000)

+ Hội nghị nhóm trưởng và đội dự án giao dịch thương mại điện tử
(22/11/2000).

+ Mở rộng đội thanh tra thương mại điện tử trên toàn quốc: Lập đội thanh tra
thương mại điện tử trên toàn quốc (tháng 1/2001) và lập Chánh thanh tra phòng
thuế (Phụ trách giao dịch thương mại điện tử) vào tháng 7/2002.

Hiện nay, số lượng thành viên tại tất cả các tổ PROTECT tại Nhật Bản là
hơn 50 người. Thành phần nhân viên tổ TMĐT bao gồm các nhóm phát triển
TMĐT và nhóm thanh tra TMĐT dưới sự chỉ đạo của chánh thanh tra phòng thuế
phụ trách giao dịch TMĐT. Trong mỗi nhóm sẽ bao gồm các cán bộ chuyên môn
kỹ thuật, thông tin và các cán bộ thanh tra thuế. Tổ PROTECT có nhiệm vụ tiến
hành kiểm tra thuế và thu thập thông tin về các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến
TMĐT. Để tăng cường và đảm bảo hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt
động TMĐT đặc biệt với những vùng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ TMĐT như
Tô-ky-ô, Osaka, Nagoya…thì các tổ trưởng của các tổ kiểm tra TMĐT thường
xuyên được đào tạo về
lOMoARcPSD|11266017

65
lOMoARcPSD|11266017

chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thuế
đối với TMĐT. Bên cạnh đó, các cán bộ trong các tổ TMĐT thường xuyên được
tham gia các cuộc đào tạo bao gồm lớp đào tạo chung cho các nhân viên gồm đào
tạo tổng hợp về phương pháp thanh tra IT, phần mềm kế toán tài chính, giám sát hệ
thống an ninh mạng; lớp đào tạo riêng cho cán bộ phụ trách TMĐT được tập huấn,
bồi dưỡng về các vấn đề về máy chủ (vận hành, quản lý, bảo dưỡng), đào tạo về cơ
sở dữ liệu (cơ sở, áp dụng quản lý máy chủ SQL và ngôn ngữ SQL), đào tạo về các
phần mềm tin học văn phòng (Access, Excel, VBA).

- Tại Hàn Quốc, cơ quan Thuế Hàn Quốc có phòng quản lý thuế đối với
TMĐT, bộ phận này có nhiệm vụ phân tích xu hướng của các ngành nghề có liên
quan đến TMĐT và các nghi vấn về trốn thuế. Các thông tin có thể được thu thập
từ các nguồn khác nhau như từ Tổng cục Thống kê Hàn Quốc, Hiệp hội quản lý
gian hàng trực tuyến tại Hàn Quốc hoặc thu thập từ các trang web bán hàng của
doanh nghiệp, từ đó cơ quan Thuế Hàn Quốc có thể phát hiện được các nghi vấn
trốn thuế của doanh nghiệp.

Nhìn chung, có thể thấy ở các quốc gia có bộ phận chuyên trách thực hiện
tập trung quản lý hoạt động kinh doanh TMĐT sẽ tạo điều kiện giúp cơ quan thuế
quản lý được chặt chẽ và kịp thời các hoạt động, nâng cao chất lượng trong quản lý
thuế đối với TMĐT.

2.3.1.2. Quản lý thông tin NNT có hoạt động TMĐT


Quản lý NNT là bước đầu tiên quan trọng trong quản lý thuế. So với thương
mại truyền thống thì quản lý thông tin NNT trong TMĐT phức tạp hơn. Hiện nay, ở
các quốc gia khác nhau sẽ có những cách thức khác nhau trong việc thu thập và
quản lý thông tin NNT.

- Tại Hồng Kông : Để xác định các doanh nghiệp có kinh doanh TMĐT, Cục
thu nội địa Hồng Kông lập ra một đội giám sát, định kỳ rà soát các website ở Hồng
Kông. Dựa trên thông tin liên lạc trên website, nếu cán bộ thuế phát hiện NNT tiến
hành hoạt động kinh doanh mà không đăng ký, cán bộ thuế sẽ gửi công văn hoặc cử
đội kiểm tra thuế đến trụ sở của NNT để nhắc nhở, yêu cầu NNT thực hiện nghĩa
vụ

66
lOMoARcPSD|11266017

đăng ký kinh doanh. Nếu NNT vẫn tiếp tục vi phạm nghĩa vụ đăng ký kinh doanh,
cán bộ thuế sẽ tiến hành các bước tiếp theo bao gồm cả việc khởi tố.

- Tại Đức: Cơ quan thuế Đức sử dụng công cụ Xpider để phát hiện các
website của các tổ chức và cá nhân của Đức có hoạt động TMĐT; nhận diện các
hoạt động TMĐT chưa thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật thuế; thu thập và
lưu trữ thông tin để phục vụ cho công tác quản lý thuế của cơ quan thuế.

- Tại Mỹ: Việc thu thập thông tin NNT ở cơ quan thuế Mỹ thay vì được thực
hiện bởi các cán bộ thuế thì hiện nay cơ quan thuế Mỹ đang thực hiện thuê một bên
thứ ba sử dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm để tìm kiếm các thông tin tình báo
phục vụ công tác quản lý.

2.3.1.3. Quản lý các giao dịch điện tử trong hoạt động TMĐT
Vấn đề quản lý các giao dịch điện tử đối với hoạt động TMĐT quan trọng là
nhận diện được các giao dịch và xác định được các giao dịch thuộc phạm vi đánh
thuế của chính phủ. Ở một số quốc gia đã có những quy định điều chỉnh phạm vi
đánh thuế vào các chủ thể cung cấp dịch vụ TMĐT xuyên biên giới. Israel và Trung
Quốc là hai quốc gia tiêu biểu đã ban hành quy định pháp lý rõ ràng nhằm nhận
diện được các giao dịch TMĐT thuộc phạm vi điều chỉnh thuế tại Israel và Trung
Quốc. Cụ thể:

- Tại Israel: vào tháng 4/2016 cơ quan quản lý thuế trung ương của Israel ban
hành thông tư về quản lý hoạt động trực tuyến của các tập đoàn nước ngoài, trong
đó đã chỉ rõ đối tượng cần đánh thuế khi thực hiện các hoạt động TMĐT. Theo đó,
nếu một công ty nước ngoài nằm ở một quốc gia mà Israel đã tham gia một Hiệp
ước đánh thuế, các công ty này chỉ chịu thuế của Israel khi các công ty đó có cơ sở
thường trú đặt trong lãnh thổ của Israel. Tuy nhiên, trong nền kinh tế kỹ thuật số
hiện nay, Luật pháp Israel quan tâm đến cách thực hiện giao dịch để xác định đối
tượng điều chỉnh, không xem vị trí máy chủ làm nơi xác định cơ sở thường trú.
Israel xác định sự hiện diện của các hoạt động kỹ thuật số của các công ty khi: i)
thứ nhất, có một số lượng đáng kể các hợp đồng dịch vụ trực tuyến thực hiện với
người dân Israel, ii) thứ hai, có các dịch vụ mà công ty nước ngoài cung cấp được
nhiều người dân sử

67
lOMoARcPSD|11266017

dụng thì đưa các công ty đó vào đối tượng thuộc phạm vi đánh thuế, đánh thuế như
các doanh nghiệp trong nước.

- Tại Trung Quốc: Luật pháp Trung Quốc quy định khi các tổ chức nước
ngoài có thu nhập từ tiền bằng đồng nhân dân tệ trong tài khoản ngân hàng Trung
Quốc phải thực hiện giao dịch thông qua một công ty thanh toán được nhà nước
Trung Quốc cho phép và công ty đó phải ghi nhận được tất cả các giao dịch khi
thực hiện. Khi doanh nghiệp nước ngoài không thực hiện giao dịch thông qua một
công ty thanh toán được cấp phép thì chính phủ Trung Quốc sẽ chặn các giao dịch
của doanh nghiệp đó vào thị trường Trung Quốc. Đây là căn cứ quan trọng để
Trung Quốc có thể quản lý được các giao dịch TMĐT xuyên biên giới.

2.3.1.4. Quản lý thu nộp thuế đối với NNT hoạt động TMĐT
Công tác quản lý thuế của cơ quan thuế đạt được hiệu quả khi NNT có tính
tuân thủ cao. Do vậy, với tính chất hoạt động của TMĐT trong môi trường ảo với
nhiều vấn đề phức tạp thì rất cần thiết phải đề cao tính tuân thủ của NNT. Trong
quản lý thuế, để đảm bảo và nâng cao tính tuân thủ của NNT thì chức năng thanh
tra và kiểm tra của cơ quan thuế cần được chú trọng. Việc lựa chọn đối tượng thanh
tra và kiểm tra cũng như việc thực hiện các thao tác nghiệp vụ phải được tiến hành
rất thận trọng.

Ở Hồng Kông, khi cơ quan thuế lựa chọn một doanh nghiệp kinh doanh
TMĐT để thực hiện thanh tra, kiểm tra, thì cán bộ thanh tra cần tìm hiểu website
của doanh nghiệp và hệ thống giao dịch B2B/B2C nhằm xác định chắc chắn về
phương thức doanh nghiệp thực hiện kinh doanh qua internet. Khi tiến hành thanh
tra, cán bộ thanh tra thường chú ý đến những vấn đề như: Phương thức thanh toán
của khách hàng; có tồn tại trường hợp các khoản thanh toán được thực hiện ở
những tài khoản ngân hàng bí mật, có địa điểm ở nước ngoài hoặc một nơi nào đó;
có tồn tại những khoản phí kỹ thuật, dịch vụ hoặc xử lý từ các bên liên kết sở hữu
website, cung cấp dịch vụ bảo trì website hoặc thu các khoản thanh toán vượt quá
mức; Khối lượng giao dịch thực hiện theo nền tảng B2B và B2C được xác định qua
các nhà cung cấp dịch vụ nền tảng (platform) và kiểm đếm, đối chiếu với các hồ sơ
của công ty; Cách thức và địa chỉ những tài liệu, bản ghi về các giao dịch kinh
doanh qua internet được lưu trữ; sự

68
lOMoARcPSD|11266017

đầy đủ và chính xác của dữ liệu; Nếu xét thấy các bản ghi dữ liệu điện tử có thể
dùng làm bằng chứng tại tòa để phục vụ cho việc khởi tố, cán bộ thanh tra, điều tra
thuế có trách nhiệm thực hiện phân tích khoa học các bản ghi điện tử đảm bảo phù
hợp với tiêu chuẩn được chấp nhận trong thủ tục tố tụng.

Ở Hàn Quốc để kiểm tra tính tuân thủ trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của
NNT ở chỉ tiêu doanh thu trên các tờ khai thuế, trong một số giao dịch cơ quan thuế
thực hiện một số đơn đặt hàng giả và sau đó tiến hành xác minh các giao dịch tài
chính, từ đó, có thể kiểm tra được doanh thu có kê khai đúng hay không. Đặc biệt,
trong quá trình điều tra đối với các giao dịch TMĐT, Tổng cục Thuế Hàn quốc
được hỗ trợ đắc lực bởi những cán bộ công nghệ thông tin trong việc nắm bắt, thu
thập số liệu, phục hồi các dữ liệu bị xóa trong máy chủ, thu thập cơ sở dữ liệu trong
hệ thống máy chủ của NNT. Đây là nền tảng quan trọng để có thể thực hiện công
tác thanh tra, kiểm tra NNT có hoạt động TMĐT của cơ quan thuế được thuận lợi,
dễ dàng.

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng thanh tra và kiểm tra, Hàn Quốc xây
dựng Trung tâm chống trốn thuế công nghệ cao thuộc Cục thuế vùng Seoul nhằm
thực hiện điều tra các trường hợp trốn thuế đối với hoạt động TMĐT. Trung tâm
này có 30 cán bộ, trong đó có 15 cán bộ thông tin có trình độ cao. Các Cục thuế
vùng còn lại có 8 cán bộ công nghệ thông tin chuyên trách hỗ trợ. Trung tâm chống
trốn thuế công nghệ cao có nhiệm vụ phát hiện các trường hợp trốn thuế và thu thập
chứng cứ để đấu tranh yêu cầu NNT phải thực hiện nghĩa vụ thuế.

Ngoài việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để tăng cường tính tuân
thủ của NNT thì cơ quan thuế cũng cần có những xử phạt nhất định đối với các
trường hợp vi phạm pháp luật thuế hoặc trốn/tránh thực hiện nghĩa vụ thuế của
NNT. Như ở Đài Loan, cơ quan thuế Đài Loan hiện dành sự quan tâm sâu sắc đối
với các giao dịch xuyên biên giới trong TMĐT. Trong năm 2015, cơ quan thuế Đài
Loan đã xử phạt công ty Agoda (đại lý du lịch trực tuyến- là công ty liên kết của
công ty có trụ sở chính tại Singapore) với mức 20 triệu Đài tệ (khoảng $ 620,000)
do trốn/tránh thuế TNDN và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Trong quản lý các giao dịch xuyên biên giới, cách thức để các doanh nghiệp
nước ngoài không có cơ sở thường trú nhưng có phát sinh doanh thu từ hoạt động
69
lOMoARcPSD|11266017

cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong nước có thể thực hiện nghĩa vụ thuế với nước sở
tại có vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo thu được thuế từ giao dịch TMĐT xuyên
biên giới và xác định được trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh
nghiệp nước ngoài.

Tại Pháp, đối với giao dịch thương mại điện tử liên quan đến cung cấp hàng
hóa, quốc gia này thực hiện quy định về bán hàng từ xa, cho phép các doanh nghiệp
tham gia TMĐT của châu Âu không đăng ký khai thuế trong nước có thể dễ dàng
kê khai các giao dịch bán hàng được thực hiện trên lãnh thổ Pháp thông qua Cổng
khai thuế điện tử trên mạng Internet.

Đối với giao dịch cung cấp dịch vụ trực tuyến, các nước thuộc cộng đồng
chung châu Âu(EU) triển khai áp dụng cửa khai thuế mini (MOSS – Mini One Stop
Shop), cho phép mọi doanh nghiệp nước ngoài (thuộc EU hoặc ngoài EU) kê khai
hoạt động cung cấp dịch vụ trực tuyến cho người tiêu dùng Pháp. MOSS được triển
khai áp dụng từ ngày 1/1/2015. Áp dụng MOSS có nghĩa là doanh nghiệp không
cần phải đăng ký thuế với cơ quan thuế ở mọi quốc gia EU mà doanh nghiệp có
hoạt động cung ứng dịch vụ. Thay vào đó, doanh nghiệp có thể đăng ký thuế
GTGT, nộp tờ khai thuế GTGT và thanh toán thuế ở một nơi duy nhất. Khi tham
gia MOSS, doanh nghiệp phải áp dụng các quy tắc của MOSS cho các khách hàng
của doanh nghiệp tại bất kỳ quốc gia nào tại EU mà doanh nghiệp cung ứng. Có hai
đề án thuộc chương trình MOSS gồm : chương trình liên minh dành cho các doanh
nghiệp được thành lập tại EU hoặc có ít nhất một chi nhánh có trụ sở tại một quốc
gia EU và chương trình phi liên minh dành cho các doanh nghiệp không được
thành lập tại EU và không có bất kỳ chi nhánh nào có trụ sở tại EU. Việc áp dụng
MOSS là tùy chọn và đây là một biện pháp đơn giản hóa sau khi thay đổi quy tắc
đánh thuế GTGT, trong đó việc cung ứng diễn ra tại quốc gia thành viên của khách
hàng, không phải quốc gia thành viên của nhà cung cấp. Theo chương trình này,
một doanh nghiệp khi đăng kí MOSS tại một quốc gia thành viên sẽ nộp thuế điện
tử hằng quý cho một MOSS khi cung ứng các dịch vụ viễn thông, phát thanh và
cung cấp dịch vụ điện tử cho các đối tượng không chịu thuế ở các quốc gia thành
viên khác. Các khoản thuế hoàn trả sẽ được các quốc gia thành viên nhận dạng và
chuyển đến các quốc gia thành

70
lOMoARcPSD|11266017

viên tiêu dùng tương ứng thông qua mạng truyền thông an toàn. Nếu các doanh
nghiệp nước ngoài không tham gia MOSS, doanh nghiệp sẽ được yêu cầu đăng ký
thực hiện nghĩa vụ thuế tại mỗi quốc gia thành viên nơi doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ cho khách hàng. Tuy nhiên, khi chọn sử dụng MOSS, doanh nghiệp nước
ngoài phải áp dụng chương trình này ở tất cả các quốc gia thành viên thuộc EU.
Đây không phải là một chương trình tùy chọn trên cơ sở cá nhân thành viên.

2.3.1.5. Chính sách thuế đối với các giao dịch TMĐT xuyên biên giới

Quản lý thu thuế đối với các giao dịch xuyên biên giới là vấn đề khó khăn
đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới khi TMĐT ngày càng phát triển và có rất
nhiều sự ràng buộc bởi các quy định, hiệp định quốc tế.

Để có căn cứ trong thu thuế gián thu đối với các giao dịch TMĐT xuyên biên
giới, ở một số quốc gia trên thế giới đã có những quy định điều chỉnh đối với các
giao dịch này. Điển hình có thể kể đến:

- EU đã đánh thuế GTGT đối với các nhà cung cấp viễn thông không cư trú,
phát thanh truyền hình và dịch vụ điện tử thuộc các quy mô khác nhau kể từ ngày
1/1/2015. Các doanh nghiệp không cư trú bắt buộc phải tính thuế GTGT của khách
hàng theo thuế suất áp dụng tại quốc gia. Một cổng thông tin trực tuyến cho phép
các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tuyến có thể đăng ký, nộp các khoản thuế
hoặc thực hiện hoàn thuế theo quy định. Theo OECD, hơn 3 tỷ Euro tiền thuế đã
được tăng cho EU theo cách thức này.

- Úc cũng áp dụng cách thức tiếp cận tương tự như EU vào tháng 7/2017 trên
cơ sở yêu cầu các nhà cung cấp nước ngoài vượt quá ngưỡng doanh thu 75.000 Đô
la Úc phải tính thuế hàng hóa và dịch vụ kỹ thuật số cung ứng.

- Trong ASEAN, Singapore đã công bố trong ngân sách tháng 2 năm 2018 sẽ
áp dụng thuế hàng hóa và dịch vụ đối với dịch vụ kỹ thuật số nhập khẩu, bao gồm
phát nhạc trực tuyến, phim và các ứng dụng đã tải xuống.

Trong thu thuế trực thu, khi vấn đề về CSTT còn đang tồn tại nhiều quan
điểm về định nghĩa CSTT trong TMĐT, một số quốc gia trên thế giới đã đề xuất áp
dụng một chính sách thuế độc lập đối với dịch vụ kỹ thuật số. Điển hình có thể đề
cập đến
71
lOMoARcPSD|11266017

Italia ban hành thuế web 3% đối với các giao dịch kỹ thuật số, có hiệu lực từ ngày
1/1/2019; Slovakia đã sửa đổi thuế thu nhập vào tháng 1/2018 để bổ sung quy định
về thuế cho các nhà cung cấp dịch vụ trên nền tảng kỹ thuật số; Hungary cũng đã
đề xuất áp dụng thuế internet vào tháng 10/2017; Ấn Độ cũng đã đưa ra mức thuế
dựa trên doanh thu hoạt động quảng cáo trực tuyến vào năm 2016. EU dự kiến đưa
vào áp dụng thuế dịch vụ kỹ thuật số 3% trên tổng doanh thu (doanh thu có nguồn
gốc từ các hoạt động mà người dùng là nhân tố chính tạo ra các giá trị) vào
1/1/2020. Thuế 3% dự kiến sẽ áp dụng cho doanh thu các hoạt động: hoạt động
quảng cáo trên các giao diện kỹ thuật số, hoạt động cung cấp các giao diện kỹ thuật
số cho phép người dùng tìm kiếm thông tin các người khác và giao dịch với họ,
việc truyền dữ liệu được thu thập về người dùng và được tạo từ giao dịch của người
dùng trên các giao diện kỹ thuật số.

2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam


Việt Nam là một quốc gia có nền TMĐT khá phát triển. Số lượng các doanh
nghiệp, tổ chức tham gia TMĐT đều có sự gia tăng nhanh qua các năm. Quy mô và
hình thức hoạt động ngày càng được mở rộng, các giao dịch phần lớn được thực
hiện trên nền internet truyền thống hoặc thông qua mạng di động. Quản lý hoạt
động TMĐT trong nước được thực hiện theo hướng phù hợp với thực trạng phát
triển TMĐT trong nước. Để hoàn thiện công tác quản lý thuế, việc nghiên cứu thực
tiễn triển khai ở các quốc gia khác để rút kinh nghiệm và học hỏi những bài học
quản lý hay là rất cần thiết. Từ nghiên cứu kinh nghiệm ở nước ngoài trong một số
nội dung như trên, luận án rút ra được một số bài học có thể áp dụng cho Việt Nam
trong việc quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT như sau:

Thứ nhất, thành lập một bộ phận chuyên trách để quản lý thuế đối với hoạt
động TMĐT tại cơ quan thuế các cấp.

Hai quốc gia ở Châu Á tiêu biểu gồm Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những
kết quả tích cực trong quản lý thuế đối với TMĐT khi thành lập bộ phận quản lý
thuế đối với TMĐT. Việc xây dựng một bộ phận chuyên trách quản lý thuế đối
TMĐT ở Tổng cục Thuế trong thời gian tới theo mô hình của Nhật Bản sẽ đảm bảo
tính tập trung, sao sát và quản lý một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động TMĐT
trên phạm

72
lOMoARcPSD|11266017

vi cả nước. Bộ phận quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT cần được xây dựng trực
thuộc ở cả cơ quan Tổng cục thuế và cơ quan thuế các địa phương, nhằm đảm bảo
sự quản lý thống nhất trong cả nước.

Thứ hai: cách thức xác định thông tin người nộp thuế

Thu thập thông tin NNT là vấn đề quan trọng trong quản lý. Nhìn chung cơ
quan thuế các nước sẽ áp dụng một trong ba cách thức sau:

Cách thứ nhất, cơ quan thuế sử dụng nguồn nhân lực là các cán bộ thuế bằng
các kỹ năng nghề được dùng để thu thập và quản lý thông tin người nộp thuế như
hình thức đang được thực hiện tại Hồng Kông.

Cách thứ hai, cơ quan thuế sử dụng một công cụ đặc biệt để truy tìm thông
tin người nộp thuế như ở Đức.

Cách thức thứ ba, cơ quan thuế thuê bên thứ ba hỗ trợ trong quản lý thông tin
NNT như trường hợp của Mỹ.

Gắn với điều kiện thực tiễn của Việt Nam, bài học Việt Nam có thể học tập
kinh nghiệm đã thực hiện ở nước ngoài trong việc thu thập thông tin NNT có thể
thực hiện theo hướng:

Một là, trước hết cần thiết lập bộ phận chuyên rà soát, kiểm định sự tồn tại
và hoạt động của các website TMĐT trực thuộc cơ quan thuế. Nhân sự hoạt động
trong bộ phận này là những cán bộ, chuyên viên thuế có trình độ cao trong việc
khai thác, truy cập, truy xuất các nội dung thông tin gắn với hoạt động TMĐT, từ
đó nhận diện và đưa vào danh sách quản lý các đối tượng có hoạt động TMĐT.

Hai là, ngành thuế thực hiện đấu thầu, thuê một bên thứ ba có am hiểu, đủ
năng lực khai thác và tìm hiểu các thông tin, nhận diện sự tồn tại các giao dịch
TMĐT ở các doanh nghiệp, tổ chức trong nền kinh tế. Danh sách các đối tượng có
hoạt động TMĐT sau khi thu thập được báo cáo thường xuyên, liên tục đến cơ
quan thuế nhằm kịp thời cập nhật vào dữ liệu quản lý của cơ quan thuế.

Ba là, CNTT Việt Nam càng ngày càng phát triển mạnh và tương lai xa cần
thiết xây dựng một công cụ tự động tìm kiếm tự động các thông tin về giao dịch
thương mại điện tử trên mạng internet phục vụ cho công tác quản lý thuế như mô
73
lOMoARcPSD|11266017

hình của Đức. Việc xây dựng công cụ tìm kiếm thông tin tự động có thể do: i) cơ
quan thuế đặt hàng, mua của một đối tác khác đủ năng lực, chuyên cung cấp các
công cụ tìm kiếm thông tin, ii) cơ quan thuế mua lại công cụ quản lý từ một cơ
quan thuế khác trên cơ sở mua bán bản quyền phần mềm, iii) chuyên viên tin học
thuộc ngành Thuế có thể tự xây dựng được để phục vụ hoạt động quản lý thuế của
ngành.

Thứ ba, hoàn thiện quy định pháp luật làm cơ sở nhận diện các giao dịch
TMĐT thuộc phạm vi điều chỉnh của thuế nội địa.

Việc xác định cơ sở thường trú là vấn đề rất quan trọng trong đánh thuế
TMĐT các giao dịch xuyên biên giới. Trong TMĐT cơ sở thường trú của một tổ
chức nước ngoài được nhiều quốc gia xác định dựa vào nơi đặt máy chủ điều hành
các giao dịch. Nhưng thực tiễn đã cho thấy một số quốc gia không quan tâm đến vị
trí máy chủ trong giao dịch TMĐT bởi nơi đặt máy chủ chưa chắc chắn sẽ tạo nên
một CSTT, điều hành quản lý căn cứ vào nơi thực hiện các giao dịch và đã đem lại
những kết quả tích cực trong quản lý. Với điều kiện hiện nay của Việt Nam, kinh
nghiệm của Israel và Trung Quốc có thể được áp dụng nhằm tạo cơ sở pháp lý
trong xác định các giao dịch TMĐT xuyên biên giới thuộc phạm vi điều chỉnh của
thuế Việt Nam. Đặc biệt vấn đề quản lý các giao dịch TMĐT của Trung Quốc là
một kinh nghiệm hay cần học tập, theo đó Việt Nam cần nghiên cứu triển khai áp
dụng trong tương lai gần trong quản lý các luồng tiền ra vào lãnh thổ Việt Nam, từ
đó có đầu mối tập trung thông tin phục vụ quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT
theo hướng hiệu quả hơn. Khó khăn lớn nhất trong quản lý thu thuế TMĐT là quản
lý thu thuế đối với các giao dịch xuyên biên giới. Khi Việt Nam thực hiện thành
công theo kinh nghiệm của Trung Quốc về quản lý dòng tiền thì cơ quan thuế sẽ có
những thông tin kiểm định căn cứ tính thuế đối với TMĐT hợp lý, từ đó nâng cao
hiệu quả quản lý thu thuế đối với hoạt động TMĐT trong tương lai.

Thứ tư, chú trọng nâng cao tính tuân thủ người nộp thuế gắn với quy định cụ
thể về nghĩa vụ thuế của NNT và chế tài xử lý.

Để nâng cao tính tuân thủ NNT cần chú trọng nâng cao chất lượng công tác
thanh tra và kiểm tra từ việc lựa chọn đối tượng và các thao tác thực hiện. Thanh
tra, kiểm tra trong TMĐT có nhiều khác biệt so với thương mại truyền thống nên
cần có
lOMoARcPSD|11266017

74
lOMoARcPSD|11266017

nhiều kỹ năng và biện pháp nghiệp vụ thích hợp để có thể phát hiện được các sai
phạm của NNT, góp phần nâng cao hơn tính tuân thủ của người nộp thuế. Theo đó
cần tăng cường tập huấn, đào tạo cán bộ thuế về các kỹ năng thanh tra, kiểm tra
trên máy tính, phương pháp truy tìm, khắc phục các dữ liệu nhằm phục vụ cho công
tác quản lý thuế đối với các hoạt động TMĐT. Đặc biệt, sự hỗ trợ tích cực, phối
hợp thực hiện của các cán bộ công nghệ thông tin trong thanh tra, kiểm tra là một
trong những điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm
tra. Bên cạnh đó cần có những chế tài xử phạt nghiêm đối với các đối tượng có hoạt
động TMĐT không thực hiện đúng nghĩa vụ thuế nhằm có tác động răn đe mạnh
mẽ đối với NNT khi đang có ý định muốn trốn/tránh thuế số thuế phải nộp.

Thứ năm, nghiên cứu xây dựng cổng thông tin xác nhận, thu thuế và hoàn
trả thuế cho các doanh nghiệp nước ngoài có cung ứng hàng hóa, dịch vụ xuyên
biên giới cho các tổ chức và cá nhân trong nước theo mô hình của EU. Đây là một
bài học Việt Nam nên nghiên cứu, triển khai áp dụng nhằm có thể quản lý và thu
được thuế đối với các giao dịch xuyên biên giới.

Thứ sáu, nghiên cứu, xây dựng chính sách thuế độc lập đối với hoạt động
TMĐT theo kinh nghiệm đã được thực hiện ở nhiều quốc gia phát triển.

Việt Nam tuy không phải là quốc gia lớn nhưng Việt Nam có nhiều cơ hội
khi được tham gia, học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nước thông qua các diễn đàn quốc
tế. Việc xây dựng chính sách thuế độc lập về TMĐT và các công cụ hỗ trợ thu thuế
ở Việt Nam là rất cần thiết trong tương lai khi TMĐT ngày càng phát triển mạnh
mẽ và số lượng giao dịch điện tử xuyên biên giới tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, để
có thể thực hiện một sắc thuế mới đòi hỏi chính phủ Việt Nam cần phải cân nhắc
những bất lợi và lợi thế trong điều kiện hợp tác quốc tế rộng mở và những tác động
từ những nền kinh tế mạnh đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam khi áp dụng
chính sách thuế riêng về TMĐT.

75
lOMoARcPSD|11266017

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Nghiên cứu lý luận là một nội dung không thể thiếu của một công trình
nghiên cứu khoa học. Lý luận là cơ sở để phản ánh, phân tích và đánh giá thực
trạng trong thực tiễn thực hiện. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, toàn bộ
chương 2 luận án đã phản ánh các vấn đề mang tính lý luận tổng quan về TMĐT và
quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Cụ thể:

- Thứ nhất: Tác giả làm rõ hơn các nội hàm cơ bản nhất về TMĐT, sự khác
nhau cơ bản giữa TMĐT và thương mại truyền thống từ đó nhận diện được những
vấn đề cần đặt ra trong công tác quản lý.

- Thứ hai: Phần lý luận về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, tác giả đã
đưa ra các nội dung trọng tâm trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT
gồm quản lý thông tin NNT, quản lý căn cứ tính thuế và quản lý thu nộp thuế cũng
như các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Đây là nội
dung lý thuyết quan trọng cho việc phản ánh các nội dung thực trạng quản lý ở
chương 3.

- Thứ ba: Ở phần kinh nghiệm thực hiện quản lý thuế đối với hoạt động
TMĐT trên một số vấn đề ở nhiều quốc gia trên thế giới, luận án đã tổng hợp một
số kinh nghiệm quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở nước ngoài trên một số nội
dung quản lý, từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm hay có thể áp dụng cho
thực tiễn quản lý ở Việt Nam.

76
lOMoARcPSD|11266017

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
3.1. Tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam
3.1.1. Tình hình phát triển chung
3.1.1.1. Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005: TMĐT hình thành và bắt
đầu phát triển
Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2000 đánh dấu sự tồn tại và phát triển của
internet ở Việt Nam. Internet chính thức có mặt tại Việt Nam vào cuối năm 1997,
thời kỳ này tốc độ truy cập internet vẫn còn rất chậm, số người dùng internet vẫn
còn hạn chế chủ yếu tập trung số ít giới trẻ và dân văn phòng. Năm 1998, Google
chính thức xuất hiện làm thay đổi lịch sử phát triển internet ở Việt Nam và nhanh
chóng trở thành một công cụ tìm kiếm phổ biến các thông tin.

Giai đoạn năm 2000-2004 đánh dấu sự ra đời và phát triển của TMĐT với sự
hình thành của một số diễn đàn đã đặt nền móng cho các hoạt động rao vặt, bán
hàng online trên mạng internet. Môi trường cho TMĐT phát triển được hình thành,
các doanh nghiệp bắt đầu nhận thức được những lợi ích có được với hình thức kinh
doanh mới này và thực hiện triển khai ứng dụng TMĐT ở các cấp độ khác nhau.

Trên góc độ quản lý nhà nước, từ đầu năm 2003, các cơ quan quản lý Nhà
nước đã có những động thái quan tâm nhất định đến TMĐT bằng việc Ban CNTT
và TMĐT thuộc Bộ Thương mại (đơn vị tiền thân của Cục TMĐT và CNTT – Bộ
Công thương) tiến hành khảo sát và đánh giá hiện trạng ứng dụng TMĐT ở Việt
Nam. Kết quả khảo sát cho thấy, ngày càng nhiều doanh nghiệp có triển khai ứng
dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Năm 2005 là năm đầu tiên các cơ quan quản lý nhà nước ban hành được các
chính sách và văn bản quy phạm pháp luật quan trọng cho sự phát triển của TMĐT,
điển hình là Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010,
Luật giao dịch điện tử (2005), Luật Thương mại (2005) và Luật doanh nghiệp
(2005). Bên cạnh đó, nhiều Luật được Quốc hội thông qua năm 2005 với nhiều quy
định tiên tiến góp phần tạo nên khung pháp lý quan trọng cho sự phát triển của
TMĐT. Theo đó, các doanh nghiệp khi tiến hành tham gia vào hoạt động TMĐT
sẽ chịu sự điều

77
lOMoARcPSD|11266017

chỉnh của Luật doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp quy định về việc thành lập, tổ
chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và các hoạt động có liên quan của các loại hình
doanh nghiệp nói chung có hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các giao dịch điện tử
trong kinh doanh thương mại chịu sự điều chỉnh của Luật giao dịch điện tử. Văn
bản này thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử và việc
thực hiện hợp đồng điện tử. Đây là môi trường cơ bản để đảm bảo cho hoạt động
TMĐT được thực hiện có tính chắc chắn và tin cậy cao. Mặt khác, với bản chất là
hoạt động thương mại nhưng được tiến hành trên môi trường internet nên các hoạt
động TMĐT vẫn chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại. So với Luật Thương mại
năm 1997 thì Luật Thương mại năm 2005 có sự mở rộng phạm vi điều chỉnh hơn
cho các hoạt động thương mại, trong đó có hoạt động TMĐT. Trong các điều
khoản được đưa ra thì điều 15 Luật Thương mại có quy định một nội dung làm cơ
sở rất quan trọng cho các giao dịch TMĐT. Cụ thể điều 15 ghi rõ “Trong hoạt động
thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo
quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn
bản”.

Ngoài ra, trong năm 2005 cũng có nhiều dịch vụ công liên quan mật thiết
đến TMĐT được triển khai góp phần hỗ trợ cho sự phát triển của TMĐT như việc
triển khai thử nghiệm khai hải quan điện tử giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm thời
gian, chi phí và hạn chế phát sinh tiêu cực. Nhiều website TMĐT do các cơ quan
nhà nước vận hành đi vào hoạt động như Cổng Thương mại điện tử quốc gia
(ECVN) đã giúp các doanh nghiệp làm quen với mô hình TMĐT B2B, hoặc
website TMĐT do Sở Bưu chính viễn thông TP Hồ Chí Minh thử nghiệm nhằm hỗ
trợ hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Năm 2005 cũng chứng kiến sự hình thành và phát triển của một số phương
thức thực hiện TMĐT mới. Các dịch vụ như tải nhạc chuông, tải hình nền, dự báo
kết quả thể thao đã nhanh chóng thu hút được số lượng đông đảo người dân tham
gia. Đặc biệt hình thức trò chơi trực tuyến được hình thành và có tốc độ phát triển
khá nhanh đặt ra thử thách cho hệ thống chính sách, pháp luật và công tác quản lý
nhà nước đối với TMĐT trong thời gian này [3].

78
lOMoARcPSD|11266017

3.1.1.2. Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2018: TMĐT phát triển mạnh mẽ
Từ năm 2006 đến thời điểm năm 2018, TMĐT có những bước phát triển
mạnh mẽ trên nhiều phương diện. TMĐT phát triển có định hướng với nhiều mục
tiêu đặt ra được nêu rõ trong các Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử
do Chính phủ ban hành kèm theo các quyết định: Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg
ngày 15/9/2005 của Thủ tướng chính phủ về Kế hoạch tổng thể phát triển thương
mại điện tử giai đoạn 2006-2010, Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7
năm 2010 của Thủ tướng chính phủ về Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại
điện tử giai đoạn 2011-2015 và Quyết định số 1563/QĐ-TTg ngày 8/8/2016 về Kế
hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020.

Kết quả thực hiện phát triển TMĐT 5 năm lần thứ nhất, từ năm 2006 đến
năm 2010 đã cho thấy các nội dung đều đạt được mục tiêu đề ra trong kế hoạch
phát triển tổng thể TMĐT. Đặc biệt đối với doanh nghiệp, kết quả khảo sát tình
hình ứng dụng TMĐT với hơn 3.400 doanh nghiệp trên toàn quốc năm 2010 cho
thấy đối với các doanh nghiệp lớn (từ 300 lao động trở lên) có 70% doanh nghiệp
đã thiết lập website, 95% nhận đơn đặt hàng qua các phương tiện điện tử, 85% đã
triển khai các phần mềm tác nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và 96%
sử dụng thư điện tử thường xuyên cho mục tiêu kinh doanh. Các doanh nghiệp rất
quan tâm đến việc quảng bá hình ảnh và thương hiệu doanh nghiệp trên môi trường
internet. Kết quả khảo sát cho thấy 38% doanh nghiệp đã xây dựng website riêng,
14% các doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch TMĐT [4].

TMĐT Việt Nam giai đoạn năm 2006-2010 có những bước phát triển nhanh
trên nhiều phương diện, tạo lập được những hạ tầng cơ bản cho TMĐT phát triển
và dần trở thành người bạn đồng hành của các doanh nghiệp trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, là công cụ tốt để phục vụ cho cuộc sống của các tầng lớp dân cư.

Trên góc độ pháp luật, Luật Công nghệ Thông tin 2006 được ban hành vào
ngày 29/6/2006 đã thống nhất quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức và cá
nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, đây là những
quy định điều chỉnh trực tiếp đến hoạt động của các chủ thể trong TMĐT. Trong
TMĐT các chủ thể tham gia đều phải có ứng dụng các phương tiện điện tử, các
ứng dụng

79
lOMoARcPSD|11266017

công nghệ thông tin trong thực hiện các giao dịch nên cũng bị điều chỉnh bởi Luật
Công nghệ thông tin. Đặc biệt, gắn với hoạt động thương mại, Luật công nghệ
thông tin đã dành riêng một mục quy định về các ứng dụng công nghệ thông tin
trong thương mại. Mục này bao gồm các quy định về nguyên tắc ứng dụng CNTT,
quy định về trang thông tin điện tử bán hàng, cung cấp thông tin cho việc giao kết
hợp đồng trên môi trường mạng, giải quyết hậu quả do việc nhập sai thông tin
thương mại trên môi trường mạng và vấn đề thanh toán trên môi trường mạng. Luật
Viễn thông ban hành ngày 23/11/2009 có quy định về các chủ thể cung ứng môi
trường cho việc thực hiện các giao dịch TMĐT. Luật Viễn thông quy định rõ quyền
và trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia kinh doanh viễn thông. Theo khoản 1,
điều 6 Luật Viễn thông có quy định các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động viễn
thông có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật, mọi
thông tin chuyển qua mạng viễn thông phải được đảm bảo bí mật và thông tin liên
quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông không được tiết lộ. Bên cạnh đó, Luật
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ban hành năm 2010 có quy định về hoạt động
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích của các tổ chức và cá nhân có hoạt động kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ.

Sau 5 năm triển khai thực hiện kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn
hai từ năm 2011 đến năm 2015, TMĐT Việt Nam chuyển sang giai đoạn phát triển
nhanh và ổn định, từng bước định hình hạ tầng vững chắc và đạt được những dấu
mốc quan trọng góp phần hoàn thiện mục tiêu ban đầu đề ra.

Kết quả thống kê cho thấy gần 100% doanh nghiệp tổ chức triển khai ứng
dụng TMĐT ở nhiều quy mô và mức độ khác nhau. Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp
lớn sử dụng thường xuyên thư điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh đạt
100%, hơn 80% doanh nghiệp lớn có trang thông tin điện tử được cập nhật thường
xuyên thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp. Đối với các
doanh nghiệp nhỏ, tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia các website TMĐT để mua
hàng hóa và dịch vụ năm 2014 đạt khoảng 40%, vượt quá mục tiêu đặt ra là 30%
đến năm 2015 nêu trong quyết định 1073 [5].

80
lOMoARcPSD|11266017

Một trong những hạ tầng tác động rất lớn đến sự phát triển của TMĐT là
phương thức thanh toán khi giao dịch. Đến năm 2015, hầu hết các siêu thị và trung
tâm mua sắm trên cả nước đều chấp nhận giao dịch thanh toán không dùng tiền
mặt. Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho thanh
toán thẻ đã được cải thiện, số lượng POS có tốc độ tăng trưởng nhanh. Tính đến
cuối tháng 3/2015, đã có trên 192.000 POS/EDC được lắp đặt [5].

Trên góc độ quản lý nhà nước, một số dịch vụ công được triển khai tạo thuận
lợi cho người nộp thuế như khai hải quan điện tử, ứng dụng hỗ trợ khai thuế qua
mạng (iHTKK), ứng dụng hỗ trợ kê khai theo hình thức mã vạch, ứng dụng kê khai
quyết toán thuế thu nhập cá nhân và cấp mã người phụ thuộc. Tính đến tháng
9/2013 toàn bộ 63 tỉnh/ thành phố trên cả nước đã triển khai hệ thống iHTKK đến
người nộp thuế [5]. Giai đoạn này cũng là khoảng thời gian có nhiều văn bản quy
phạm pháp luật được ban hành điều chỉnh hoạt động TMĐT. Cụ thể:

Thứ nhất, các chủ thể tham gia TMĐT khi thực hiện quảng cáo để quảng bá
và giới thiệu sản phẩm phải thực hiện đúng các nội dung, hình thức và quy định nêu
trong Luật Quảng Cáo năm 2012.

Thứ hai, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư cùng được ban hành vào ngày
26/11/2014. Các tổ chức và cá nhân có hoạt động đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam
và đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài sẽ phải chịu sự điều chỉnh của
Luật Đầu tư.

Thứ ba, các chủ thể tham gia trong giao dịch TMĐT chịu sự điều chỉnh của
Luật Dân sự. Bộ Luật Dân sự năm 2015 là văn bản quan trọng điều chỉnh quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ dân sự. Trong các quy định tại Luật này, có
khoản 1, điều 124 quy định về các Hình thức giao dịch dân sự có một quy định liên
quan trực tiếp đến hoạt động TMĐT. Cụ thể “Giao dịch dân sự thông qua phương
tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản”

Thứ tư, nếu các chủ thể tham gia trong TMĐT có các hình thức phạm tội đến
mức bị truy cứu hình sự sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Hình sự 2015. Trong Luật
Hình sự 2015 quy định rõ các hình thức xử phạt với các pháp nhân thương mại
phạm

81
lOMoARcPSD|11266017

tội. Văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh các hoạt động thương
mại vi phạm pháp luật khi tiến hành hoạt động, trong đó có cả các hoạt động
TMĐT.

Thứ năm, bên cạnh các văn bản Luật có rất nhiều các văn bản hướng dẫn thi
hành Luật bao gồm Nghị định và hệ thống các thông tư của nhiều Bộ ban hành.
Liên quan về TMĐT có hai Nghị định quan trọng điều chỉnh trực tiếp các hoạt
động TMĐT là Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về
thương mại điện tử và Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính
phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin mạng.

Theo đó đối tượng áp dụng Nghị định số 52/2013/NĐ-CP được quy định:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham
gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:

a) Thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam

b) Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam

c) Thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua
hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc thiết lập website dưới
tên miền Việt Nam”

Với quy định như vậy cho thấy, Nghị định 52/2013/NĐ-CP chưa điều chỉnh
tổ chức nước ngoài có hoạt động TMĐT nhưng không hiện diện tại Việt Nam,
không có website dưới tên miền Việt Nam. Đây là một kẽ hở pháp luật gây khó
khăn cho công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng với nhóm
đối tượng này, đặc biệt hiện nay khi TMĐT phát triển ngày càng mạnh mẽ làm xuất
hiện nhiều chủ thể hoạt động theo mô hình đa quốc gia nhưng không có sự hiện
diện hay có hình thức pháp lý đánh dấu sự tồn tại ở các quốc gia khác với quốc gia
đóng trụ sở chính.

Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 hướng dẫn thi hành bởi Thông
tư số 38/2016/TT-BTTTT ngày 26/11/2016 về việc cung cấp thông tin công cộng
qua biên giới quy định các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi cung cấp thông
tin công cộng qua biên giới có người sử dụng tại Việt Nam hoặc có truy cập từ Việt
lOMoARcPSD|11266017

Nam cần tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan ở Việt Nam. Các cơ quan
82
lOMoARcPSD|11266017

quản lý nhà nước có thầm quyền của Việt Nam có quyền thực thi các biện pháp cần
thiết để đảm bảo thực hiện chính sách quản lý thông tin trên mạng trong trường hợp
tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới hoặc trong
trường hợp không hợp tác với Bộ Thông tin và Truyền thông về phối hợp và xử lý
các thông tin vi phạm quy định. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các trang mạng
xã hội như google, facebook, zalo… chịu sự quản lý về mặt cung cấp thông tin cho
các cơ quan quản lý nhà nước.

TMĐT có tốc độ phát triển mạnh nên khi chuyển qua giai đoạn ba thực hiện
kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT từ năm 2016 đến năm 2020, Quyết định 1563
được ban hành đã nêu rõ định hướng phát triển TMĐT đến năm 2020 cần đạt được
là “TMĐT là một trong những kết cấu hạ tầng quan trọng của lĩnh vực thương mại
và của xã hội thông tin; là phương thức giúp doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh
phát triển thị trường trong nước và xuất nhập khẩu, tham gia vào chuỗi cung ứng
toàn cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hội nhập quốc tế; góp phần
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Từ năm 2016 đến nay, TMĐT Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh hơn hẳn
so với các giai đoạn trước trên nhiều khía cạnh. Số lượng hồ sơ Bộ Công thương
tiếp nhận và số lượng website/ứng dụng được Bộ Công thương xác nhận tính đến
năm 2017 đều có sự gia tăng. Cụ thể:

Số lượng tài khoản doanh nghiệp và cá nhân được đăng ký trên Cổng thông
tin Quản lý hoạt động TMĐT tăng lên đáng kể. Nếu như năm 2013 chỉ có 1.923 tài
khoản doanh nghiệp và 305 tài khoản cá nhân thì đến năm 2016 đạt đến 19.456 tài
khoản doanh nghiệp và 7.170 tài khoản cá nhân, năm 2017 có 26.622 tài khoản
doanh nghiệp và 9.193 tài khoản cá nhân [19].

Số lượng website TMĐT được xác nhận thông báo, đăng ký tính đến cuối
năm 2016 có sự gia tăng đáng kể đạt 13.510 website TMĐT bán hàng, 682 sàn giao
dịch TMĐT, 93 website khuyến mại trực tuyến và 20 website đấu giá trực tuyến.
Năm 2017 có 18.783 website TMĐT bán hàng, 785 sàn giao dịch TMĐT, 106
website khuyến mại trực tuyến và 23 đấu giá trực tuyến [19].

83
lOMoARcPSD|11266017

Về quy mô, với điểm xuất phát thấp khoảng 4 tỷ USD vào năm 2015 nhưng
nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình trong ba năm liên tiếp cao nên quy mô thị trường
TMĐT năm 2018 lên tới khoảng 7,8 tỷ USD [5]. Thị trường này bao gồm bán lẻ
trực tuyến, du lịch trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, giải trí trực tuyến và mua bán trực
tuyến các dịch vụ và sản phẩm số hoá khác [15]. Nếu tốc độ tăng trưởng của năm
2019 và 2020 tiếp tục ở mức 30% thì tới năm 2020 quy mô thị trường sẽ lên tới 13
tỷ USD. Quy mô này sẽ cao hơn mục tiêu nêu trong Kế hoạch tổng thể phát triển
TMĐT giai đoạn 2016 – 2020, theo mục tiêu này thì quy mô TMĐT bán lẻ (B2C)
đạt 10 tỷ USD vào năm 2020 [34,tr.9]. Theo Báo cáo e-Conomy SEA 2018 của
Google và Temasek, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam năm 2018 là 9 tỷ USD.
Báo cáo cũng dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình năm (Compound Average
Growth Rate – CAGR) của giai đoạn 2015 – 2018 là 25% và thị trường đạt 33 tỷ
USD vào năm 2025. Nếu kịch bản này xảy ra, quy mô thị trường thương mại điện
tử Việt Nam năm 2025 đứng thứ ba ở Đông Nam Á, sau Indonesia (100 tỷ USD) và
Thái Lan (43 tỷ USD) [34,tr.9].

TMĐT ngày càng có vị thế quan trọng trong nền kinh tế dưới tác động của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Quản lý
kinh tế trung ương đã thực hiện cho thấy doanh thu dự báo của TMĐT đến năm
2030 đạt khá lớn hơn so với các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Số liệu cụ thể
được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Dự báo doanh thu của các lĩnh vực (năm 2030)

Lĩnh vực Doanh thu (tỷ đô la)

Thương mại điện tử 40,0

Trí tuệ nhân tạo AI và phân tích dữ liệu 1,2

Điện toán đám mây 2,2

Gọi xe công nghệ 2,2

Fintech 1,5

Nguồn CIEM (2018)[95,227]

84
lOMoARcPSD|11266017

Trong các hoạt động TMĐT, kinh doanh các nội dung số cũng tăng trưởng
nhanh. Công nghiệp quảng cáo trực tuyến tăng trưởng nhanh với doanh thu dự báo
năm 2020 tăng gấp 3 lần so với năm 2016 (đã đạt 390 triệu đô la). Mạng xã hội đã
vượt qua các công cụ tiềm kiếm khác để trở thành phương tiện quảng cáo trực
tuyến được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nhiều nhất. Bên cạnh đó, Việt
Nam đang trở thành một trong những thị trường lớn nhất cho các trò chơi trực
tuyến ở Đông Nam Á. Năm 2018, Việt Nam đứng thứ 25 trong tổng số 100 quốc
gia về tổng doanh thu trò chơi điện tử (490 triệu đô la so với gần 370 triệu đô la
năm 2017), vượt qua Philippines và Singapore.

Trong các hình thức TMĐT thì B2C là hình thức phổ biến nhất ở Việt Nam.
Thời gian qua, quy mô thị trường bán lẻ trực tuyến qua các năm có tốc độ tăng
trưởng ổn định trên 20%/năm. Năm 2017 quy mô thị trường bán lẻ đạt 6,2 tỷ USD
(trung bình một người dân mua trực tuyến 186 USD một năm), trong đó tỷ trọng
doanh thu TMĐT B2C chiếm khoảng 3,6% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu tiêu dùng cả nước. Dự kiến đến năm 2020 quy mô thị trường B2C ước
đạt 10 tỷ USD (mua sắm trực tuyến của người dân ước tính tương đương 350
USD).

Bảng 3.2: Tổng quan quy mô thị trường bán lẻ tại Việt Nam

2015 2016 2017

Số lượng người mua sắm trực tuyến 30.3 32.7 33.6


(triệu người)

Mức tiêu dùng trực tuyến trung bình 160 170 186
(USD)

% Tổng doanh thu bán lẻ 2.8% 3% 3.6%

(Nguồn: IDEA)

Công nghệ ngày càng phát triển mạnh tạo điều kiện cho TMĐT không ngừng
thay đổi về mô hình, phương thức hoạt động, về mức độ tham gia của các đối tượng
liên quan như người sở hữu website, người bán, người mua, người cung cấp hạ tầng
kỹ thuật, các đối tượng trung gian như người thanh toán, người vận chuyển. Các
đối
tượng tham gia TMĐT hiện nay có thể thực hiện giao dịch trên nền tảng web hoặc
lOMoARcPSD|11266017

85
lOMoARcPSD|11266017

trên nền tảng di động. Trong đó, xu hướng TMĐT trên nền tảng di động ngày càng
chiếm ưu thế. Tuy nhiên, việc ứng dụng tốt các nền tảng di động chủ yếu ở các
doanh nghiệp lớn về quy mô, chiến lược và nguồn lực.

Thanh toán trong TMĐT được thực hiện khá đa dạng với nhiều hình thức
khác nhau. Theo báo cáo khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số của
Bộ Công thương công bố mới nhất khi tiến hành khảo sát 1.000 cá nhân trong cả
nước cho thấy hình thức thanh toán phổ biến được người mua hàng trực tuyến lựa
chọn là thanh toán tiền mặt khi nhận hàng (COD) chiếm tỷ lệ 82%. Các hình thức
thanh toán khác chiếm tỷ lệ thấp hơn gồm: chuyển khoản (48%), thẻ thanh toán
quốc tế (19%), ví điện tử (7%), thẻ cào (4%) [13]. Xu hướng thanh toán dùng tiền
mặt đang dần thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng Việt Nam khi hoạt động
thanh toán không dùng tiền mặt hoặc thanh toán thẻ bước đầu đã có sự thay đổi rõ
nét qua các năm. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy tỷ lệ thanh toán không
dùng tiền mặt trong giai đoạn từ 2010 – Q2/2018 chiếm khoảng 12% trong các
phương thức thanh toán, đến cuối quý 2/2018 con số này là 11,9%. Tỷ lệ này thấp
rất nhiều so với mặt bằng chung của các nước đang phát triển như Mỹ (hơn 93%),
các nước Châu Âu (90%) [97, tr39-40].

Một khảo sát gần đây của A.T.Kearney Analysis [97, tr.40] cho thấy phương
thức thanh toán không dùng tiền mặt được yêu thích ở Việt Nam xếp hạng cao nhất
là thanh toán qua thẻ ATM, thứ hai là ngân hàng internet/di động và thứ ba là thẻ
tín dụng. Theo Ngân hàng Nhà nước, số lượng thẻ phát hành của các tổ chức tín
dụng tính đến hết quý 3/2018 tăng 15,3 triệu so với cuối năm 2017, đạt 147,3 triệu
thẻ. Trong quý 3/2018, số giao dịch qua ATM tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái,
đạt hơn 224,3 triệu giao dịch, giao dịch qua máy POS tăng 42%, đạt hơn 55,4 triệu
giao dịch. Riêng giá trị giao dịch qua ATM tăng 16%, đạt hơn 622 nghìn tỉ đồng;
thanh toán qua máy POS tăng nhanh hơn, với tỷ lệ 29%, đạt 117,8 nghìn tỉ đồng.

TMĐT tuy phát triển nhưng giữa các địa phương chưa có sự đồng đều.
TMĐT phát triển đòi hỏi các cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho các hoạt động đó cũng
phải phát triển tương ứng. Thực tiễn cho thấy tốc độ tăng trưởng về tên miền và tốc
độ tăng trưởng TMĐT luôn có sự tương đồng theo hướng tỷ lệ thuận. Từ số liệu
thống

86
lOMoARcPSD|11266017

kê của Trung tâm internet Việt Nam qua nhiều năm, TP Hồ Chí Minh và Hà Nội
vẫn là hai thành phố có số lượng tên miền lớn nhất nước trong nhiều năm. Năm
2018 số lượng tên miền “.vn” tại TP Hồ Chí Minh có 172.629 và Hà Nội có
169.142. Đà Nẵng là thành phố có số tên miền đứng thứ 3 trong cả nước nhưng
cũng có khoảng cách rất xa so với hai thành phố dẫn đầu (8.129). Báo cáo Chỉ số
Thương mại điện tử nhiều năm liên tiếp cho thấy phần lớn hoạt động TMĐT diễn
ra ở hai thành phố lớn nhất nước là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh năng
động liền kề như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Bình Dương, các thành phố lớn
trực thuộc Trung ương là Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Hoạt động kinh doanh
trực tuyến tại hầu hết các tỉnh khác còn yếu và có nguy cơ ngày càng tụt lại so với
hai thành phố dẫn đầu. Ước tính Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chiếm tới 70% giao
dịch TMĐT. Quy mô TMĐT ở các địa phương khác, đặc biệt ở nông thôn, vùng
sâu, vùng xa rất nhỏ. Chính sự phát triển không đồng đều đó nên trong công tác
quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam phần lớn được tập trung triển
khai thực hiện ở một số địa phương có TMĐT phát triển, trong đó chủ yếu là ở hai
thành phố lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.[34]

Sự phát triển của mạng internet cùng với các mạng không dây 3G, 4G đã phủ
sóng 100% trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Mạng cáp quang phủ rộng, thị trường băng
thông rộng có dây ở Việt Nam tăng trưởng ổn định, tỷ lệ sử dụng từ 5,3% trong
năm 2012 tăng lên 11,2% trong năm 2017 [95, tr.218]. Đặc biệt 5G được thử
nghiệm trong năm 2019 và chính thức vận hành trong năm 2019 sẽ tạo điều kiện
cho sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT Việt Nam trên nhiều phương diện như số
lượng chủ thể tham gia TMĐT, hình thức thực hiện TMĐT và các ngành nghề kinh
doanh TMĐT. Nhưng sự phát triển mạnh mẽ không đồng đều trên phạm vi cả nước
đó đặt ra vấn đề lớn cho quản lý nhà nước đối với hoạt động TMĐT, trong đó có
quản lý thuế đối với TMĐT- một mảng trong quản lý nhà nước, phải đảm bảo quản
lý được các giao dịch TMĐT trong nền kinh tế, thu đủ số thuế cần thu từ hoạt động
TMĐT và đồng thời tạo điều kiện cho TMĐT tiếp tục phát triển với mức độ cao
hơn.

87
lOMoARcPSD|11266017

3.1.2. Tổng quan tình hình tham gia hoạt động TMĐT của các doanh
nghiệp ở Việt Nam
Các doanh nghiệp tham gia hoạt động TMĐT đóng vai trò rất quan trọng
trong các giao dịch TMĐT đặc biệt là đối với hai loại giao dịch TMĐT B2B và
B2C. Doanh nghiệp thực hiện hoạt động TMĐT dưới một trong hai hình thức
TMĐT toàn phần hoặc TMĐT kết hợp với thương mại truyền thống. Dựa trên kết
quả khảo sát do NCS thực hiện đối với 255 doanh nghiệp có thực hiện hoạt động
TMĐT, thống kê cho thấy có 45% doanh nghiệp thực hiện TMĐT toàn phần, còn
lại là TMĐT kết hợp thương mại truyền thống. Điều này cho thấy các doanh nghiệp
luôn tìm mọi cách đa dạng hóa hình thức hoạt động nhằm tìm kiếm nhiều cơ hội
hoạt động hơn cho doanh nghiệp.

Loại hình doanh nghiệp có hoạt động TMĐT rất đa dạng. Kết quả khảo sát
năm 2018 của VECOM thực hiện đối với 4.300 doanh nghiệp cho thấy tỷ lệ các
loại hình doanh nghiệp tham gia khảo sát cũng tương đồng so với các năm trước,
nhóm doanh nghiệp là Công ty TNHH chiếm tỷ lệ lớn nhất (50% trong tổng số
doanh nghiệp khảo sát), tiếp đó là Công ty cổ phần (28%) và Doanh nghiệp tư nhân
(10%). Doanh nghiệp lớn chiếm 12% trong tổng số doanh nghiệp khảo sát.
[34,tr22]

Biểu đồ 3.1: Loại hình doanh nghiệp tham gia điều tra qua các năm
60

50

40

30

20

10

0
Doanh nghiệpCông ty TNHHCông ty cổ phần Doanh nghiệp Công ty có vốnLoại hình khác
tư nhânnhà nướcđầu tư nước
ngoài
2015201620172018

(Nguồn: Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam 2015 và 2019)

Kinh doanh TMĐT là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các doanh nghiệp
khi thành lập các website phải đăng ký thông tin với cơ quan nhà nước có thẩm
88
lOMoARcPSD|11266017

quyền. Số liệu thống kê trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động TMĐT cho thấy số
lượng các website đăng ký cập nhật đến thời điểm cuối tháng 3/2019 thống kê có
25.604 website TMĐT bán hàng, 986 website cung cấp dịch vụ TMĐT và 87 ứng
dụng cung cấp dịch vụ TMĐT. Tuy nhiên, số liệu khảo sát của Hiệp hội TMĐT
Việt Nam cho thấy giai đoạn từ năm 2013 đến 2018 tỷ lệ doanh nghiệp có website
không thay đổi quá nhiều. Các doanh nghiệp đã chú trọng hơn đến việc chăm sóc
các trang website nhằm quảng bá tốt hơn cho doanh nghiệp và để phục vụ tốt hơn
cho khách hàng.

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ doanh nghiệp có website qua các năm

50%
45%
40%
35%
30%
25%
20% 43% 45% 46% 45% 43% 44%
15%
10%
5%
0%

2013 2014 2015 2016 2017 2018

(Nguồn: báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam 2019)

Ngoài hai hình thức B2B và B2C chiếm số lượng lớn trong tổng số giao
dịch, hiện nay cộng đồng doanh nghiệp tham gia hoạt động TMĐT đã dành sự quan
tâm nhất định cho TMĐT qua mạng xã hội. Năm 2018 đánh dấu sự tăng trưởng tốt
của mô hình kinh doanh trên các mạng xã hội, có thể thấy đây là hình thức hiệu quả
với chi phí thấp đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn mà điển hình là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Số lượng các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên các trang
mạng xã hội như Facebook và Zalo ngày càng nhiều. Trong số các doanh nghiệp
tham gia khảo sát, tỉ lệ các doanh nghiệp có thực hiện kinh doanh trên mạng xã hội
đã có sự gia tăng qua các năm. Kết quả thể hiện rõ trong biểu đồ 3.3.

89
lOMoARcPSD|11266017

Biểu đồ 3.3: Kinh doanh trên mạng xã hội qua các năm

80% 72%
70% 66% 68% 64%
60%
50%
40% 2015
30% 2016
20% 34% 32% 36%
2017
10% 28%
2018
0%

CóKhông

(Nguồn: Báo cáo Chỉ số TMĐT năm 2019)

TMĐT là lĩnh vực hoạt động mới phát sinh trong nền kinh tế thời gian gần

đây,
vì vậy phần lớn các doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này chủ
yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chỉ có số ít doanh nghiệp có quy mô lớn. Năm
2013 có 03 doanh nghiệp Việt Nam vinh dự được World Startup Report định giá có
giá trị khá lớn bao gồm: Công ty Cổ phần VNG định giá 1 tỷ USD, Công ty cổ
phần Truyền thông Việt Nam (VCCorp): 125 triệu USD, Công ty cổ phần Vật giá
Việt Nam 75 triệu USD.

3.1.3. Một số mô hình kinh doanh TMĐT phổ biến ở Việt Nam
Các doanh nghiệp tham gia TMĐT trong nhiều mô hình TMĐT khác nhau. Ở
Việt Nam các mô hình kinh doanh TMĐT điện tử phổ biến có thể đề cập đến gồm:

- Bán lẻ hàng hóa qua hệ thống bán hàng trực tuyến

Trong mô hình này bên mua và bên bán hoàn tất các giao dịch thông qua môi
trường internet. Các doanh nghiệp có thể thực hiện giao dịch với người mua thông
qua đường dẫn đăng ký thông tin trên các website, thông qua email người mua gửi
cho người bán hoặc bán hàng thông qua trao đổi tin trên các ứng dụng của các trang
mạng xã hội như facebook, zalo. Hàng hóa giao dịch khi được chốt sẽ được chuyển
đến người mua thông qua các đơn vị vận chuyển. Việc thanh toán được thực hiện
qua nhiều kênh nhưng phần lớn là thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt như
chuyển khoản, thanh toán bằng ví điện tử, thanh toán theo hình thức COD. Theo

90
lOMoARcPSD|11266017

thống kê hình thức thanh toán được nhiều khách hàng lựa chọn là COD, xuất phát
từ tính đảm bảo an toàn trong giao dịch qua mạng internet.

Sơ đồ 3.1: Mô hình bán lẻ hàng hóa qua hệ thống bán hàng trực tuyến

CỬA HÀNG 3. Nhận thư đặt hàng KHÁCH HÀNG


1. Tìm kiếm hàng hóa

INTERNET2. Gửi mail đặt hàng


4. Yêu cầu xác nhận

5.
Thỏa
thuận

8. Thanh toán tiền thu từ Khách hàng 7. Trả tiền mặt khi giao hàng

6. Vận chuyển
vận

Đại lí vận chuyển

(Nguồn: Ban cải cách-Tổng cục Thuế)

Với giao dịch kinh doanh bán lẻ qua hệ thống bán hàng trực tuyến, trên
phương diện các doanh nghiệp là bên bán hàng phải chịu sự điều chỉnh của thuế
TNDN và thuế GTGT đối với doanh số hàng bán ra. Việc kiểm tra doanh số hàng
bán căn cứ vào các hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT mà doanh nghiệp xuất cho
bên mua. Tuy nhiên, thực tiễn thời gian qua tồn tại nhiều giao dịch mà các doanh
nghiệp kinh doanh TMĐT giấu doanh thu thông qua việc lợi dụng giao dịch mua
bán qua môi trường internet như thông qua mail, tài khoản zalo, facebook của cá
nhân sau đó bán hàng nhưng không xuất hóa đơn nhằm trốn thực hiện nghĩa vụ
thuế đối với nhà nước. Đối với những trường hợp gian lận đó, đòi hỏi trong công
tác kiểm tra của cơ quan thuế phải thu thập được thông tin thông qua các bên trung
gian vận chuyển gồm thông tin về luồng hàng, số tiền thu hộ (nếu có). Trong nhiều
trường hợp cần thiết phải có sự cung cấp thông tin của các ngân hàng thương mại
về dòng tiền giao dịch, từ đó cơ quan thuế sẽ có chứng cứ trong việc xác định
doanh thu doanh nghiệp thu được từ hoạt động TMĐT làm căn cứ tính ra số thuế
doanh nghiệp cần phải nộp.

- Quảng cáo trực tuyến

91
lOMoARcPSD|11266017

Trong giao dịch này các nhà quảng cáo phải trả tiền để các quảng cáo của họ
được đến với những người sử dụng trên một website nào đó. Cái được gọi là “biển
quảng cáo” là các hình ảnh biểu tượng nhỏ gắn trên một trang web mà khi kích hoạt
vào đó, người sử dụng sẽ vào trang web của nhà quảng cáo đó. Thông thường, giá
quảng cáo được tính cụ thể theo chi phí trên số lần quảng cáo được hiển thị cho
người sử dụng. Tuy nhiên, mức giá cũng phụ thuộc vào số lần người sử dụng kích
hoạt vào biểu tượng quảng cáo. Các khoản thu nhập phát sinh từ các giao dịch là
thu nhập từ hoạt động kinh doanh và chịu sự điều của của pháp luật thuế nội địa.

Tại Việt Nam hiện ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân (nhà phát triển) phát
triển phần mềm ứng dụng (game, nhạc, ngoại ngữ…) cho các nền tảng di động.
Nhà phát triển đưa các phần mềm này lên các chợ ứng dụng hàng đầu thế giới như
Apple store của Công ty Apple và Chrome Play của Công ty Google. Các phần
mềm này về cơ bản gồm hai loại: trả phí và miễn phí.

Đối với phần mềm miễn phí, thu nhập chủ yếu của các nhà phát triển là từ
quảng cáo. Cụ thể: để đưa phần mềm lên các chợ ứng dụng nêu trên, các nhà phát
triển sẽ phải đăng ký thành viên (đóng phí thường niên) và đồng ý các điều kiện do
các Công ty Apple (Iad Advertisments) và Goole (AdMob) quản lý chợ đưa ra
trong Thỏa thuận điện tử. Sau khi ứng dụng được đưa lên chợ, các Công ty này sẽ
có quyền quản lý và khai thác ứng dụng, kể cả với mục đích thương mại (có quyền
cho các bên thứ ba đặt/nhúng quảng cáo mà không cần có sự đồng ý của nhà phát
triển). Khách hàng cần quảng cáo sẽ thanh toán phí đăng ký quảng cáo cho Iad
Advertisments hoặc Admob Google bằng thẻ tín dụng (Visa, Master, Amex,…)
hoặc Paypal (dịch vụ thanh toán trung gian); nhà phát triển ứng dụng
(developper/publisher) sẽ nhận thu nhập từ quảng cáo trên ứng dụng di động của
mình do Iad Advertisment, Google Admob trả vào tài khoản ngân hàng hoặc qua
dịch vụ thanh toán trung gian.

92
lOMoARcPSD|11266017

Sơ đồ 3.2: Mô hình quảng cáo trên nền tảng di động (IOS, Android)

(1) Ứng dụng miễn phí


Nhà phát triển ứng dụng
(Developper)

(5) Chia tiền quảng cáo


(2) Quản lý, khai thác ứng dụng

Khách hàng có nhu cầu quảng cáo (Advertiser) Đại diện quản lý chợ (IAd/Google Admob)
(3) Nhúng
quảng cáo
vào ứng dụng

(4) Trả tiền nhúng quảng cáo


Chợ ứng dụng

(Nguồn: Ban cải cách -Tổng cục Thuế)

Song song với mô hình quảng cáo trên các chợ ứng dụng, hiện nay hình thức
quảng cáo thông qua các trang mạng xã hội như facebook, youtube…ngày càng trở
nên phổ biến. Đa phần các trang mạng xã hội phổ biến, thu hút lượng lớn người
truy cập hiện nay được cung cấp bởi các doanh nghiệp nước ngoài và chưa có cơ sở
thường trú tại Việt Nam. Số tiền mà các doanh nghiệp trả cho các trang mạng xã
hội để được thực hiện dịch vụ quảng cáo rất lớn và được chuyển trả qua các tài
khoản của các doanh nghiệp đó được mở ở nước ngoài thông qua các cổng thanh
toán quốc tế do ngân hàng nước ngoài cung cấp xuyên biên giới. Hiện nay, các
thông tin quản lý tập trung các dòng tiền từ Việt Nam đi ra nước ngoài và chiều
ngược lại ở Việt Nam chưa được thực hiện do Việt Nam chưa có quy định yêu cầu
các giao dịch thanh toán ra nước ngoài phải đi qua cổng thanh toán tập trung theo
quy định để thống nhất nghiệp vụ quản lý.

Thị trường quảng cáo Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 70% thị phần được
thực hiện bởi các công ty nước ngoài. Vì vậy, để các doanh nghiệp trong nước có
thể quảng bá các sản phẩm, mở rộng thị trường thì đòi hỏi phải tiến hành giao dịch
với những doanh nghiệp nước ngoài như Googke, Facebook…Tuy nhiên, sự cần
thiết phải phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài trong hoạt động kinh doanh
đã đặt các doanh nghiệp Việt Nam vào thế bị động, chấp nhận thực hiện nghĩa vụ
thuế Việt Nam thay cho phía nước ngoài để được thực hiện quảng cáo sản phẩm
của chính
lOMoARcPSD|11266017

93
lOMoARcPSD|11266017

doanh nghiệp trên các trang mạng xã hội hoặc chợ ứng dụng lớn. Do đó, trong
nhiều trường hợp phía doanh nghiệp Việt Nam dù thực hiện nghĩa vụ khấu trừ nộp
thay cho phía nước ngoài nhưng trên thực tế doanh nghiệp phải gánh chịu khoản
thuế đó thay cho phía nước ngoài, đẩy tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp lên
rất cao. Ngoài những doanh nghiệp chấp nhận gánh chịu thay thuế thì cũng có
nhiều doanh nghiệp khác tìm cách trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế nhà thầu nộp thay
cho phía nước ngoài gây nên tình trạng thất thoát thuế cho NSNN đồng thời tạo sự
cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và giữa các doanh
nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.

- Kinh doanh các sản phẩm nội dung số bao gồm: sách điện tử, phim ảnh,
ứng dụng điện tử, các trò chơi điện tử và các sản phẩm nhạc qua mạng internet.
Hiện nay, hoạt động kinh doanh các sản phẩm số qua mạng internet ngày càng phát
triển mạnh mẽ với đa dạng các sản phẩm được cung ứng trên thị trường xuất bản
dưới dạng ấn phẩm điện tử và sử dụng trên nền tảng các thiết bị điện tử. Các sản
phẩm số có thể được cung ứng bởi các tổ chức, cá nhân trong nước hoặc cung ứng
bởi các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Kinh doanh các sản phẩm số mang lại lợi
nhuận rất lớn nếu các sản phẩm này được công chúng đón nhận.

Trong giao dịch mua các sản phẩm nội dung số khách hàng lựa chọn một sản
phẩm từ các catalô trực tuyến trên mạng hoặc đặt hàng trực tiếp từ các nhà cung
cấp qua mạng. Sau khi thanh toán, sản phẩm số sẽ được tải xuống các thiết bị điện
tử của khách hàng. Các khoản thanh toán từ việc mua dữ liệu các sản phẩm kỹ
thuất số được xác định là thu nhập từ hoạt động kinh doanh, sẽ chịu sự điều chỉnh
của Luật thuế Việt Nam gồm thuế GTGT và thuế TNDN.

Các nội dung số là tài nguyên hữu hình chỉ được thực hiện trên các phương
tiện điện tử. Vì vậy, rủi ro lớn nhất đối với công tác quản lý thuế trong hoạt động
này là sự xác định được sự tồn tại của các giao dịch giữa người mua và người bán
nếu người bán/ người mua không chủ động khai báo và cơ quan thuế không có căn
cứ đáng tin cậy để xác định.

Đối với các doanh nghiệp trong nước cung cấp nội dung số thì thông qua thu
thập thông tin từ các ngân hàng thương mại quản lý tài khoản của doanh nghiệp, cơ
94
lOMoARcPSD|11266017

quan thuế có thể nhận định được dòng tiền ra, dòng tiền vào để xác định được
nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Nhưng thực tiễn cho thấy một doanh nghiệp có
nhiều tài khoản trong cùng một hệ thống ngân hàng và các tài khoản ở các ngân
hàng khác nhau nên việc thu thập toàn bộ thông tin dòng tiền của doanh nghiệp mất
rất nhiều thời gian và chi phí, đặc biệt trong điều kiện hiện nay ngân hàng nhà nước
trung ương không có thông tin quản lý tập trung thông tin dòng tiền của từng chủ
thể kinh doanh ở các ngân hàng thương mại khác nhau. Mặt khác, trong nhiều
trường hợp doanh nghiệp Việt Nam cung cấp sản phẩm số ra nước ngoài, thu nhập
nhận được trong một số trường hợp được thanh toán qua tài khoản cá nhân mở tại
nước ngoài, và sau đó khoản thu nhập đó được chuyển về Việt Nam dưới dạng như
kiều hối để trốn thuế TNDN và thuế thu nhập cá nhân của người đứng tên tài khoản
nhận. Do đó, đến nay việc thu được thuế trong các giao dịch này vẫn còn gặp nhiều
khó khăn trong thực tiễn triển khai thực hiện.

Đối với các doanh nghiệp cung cấp nội dung số ở nước ngoài và người mua
là các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam. Doanh thu phát sinh trong trường hợp này
được thực hiện ở Việt Nam nhưng đối tượng thụ hưởng ở nước ngoài, tiền được
chuyển ra các tài khoản ở nước ngoài nhưng không thông qua cổng thanh toán quốc
gia. Theo quy định của pháp luật thuế, khi bên mua là tổ chức, doanh nghiệp Việt
Nam thì phía các doanh nghiệp Việt Nam mua sản phẩm phải nộp thay thuế nhà
thầu cho nước ngoài nhưng thực tiễn thuế nhà thầu từ các giao dịch này Việt Nam
gần như không thu được do các doanh nghiệp cố tình trốn nghĩa vụ, không khai báo
và cơ quan thuế cũng không kiểm soát được thông tin dòng tiền ra nước ngoài.

- Cung cấp dịch vụ trực tuyến: Với sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng
công nghệ thông tin trong nền kinh tế chia sẻ đã hình thành nên nhiều hình thức
cung cấp dịch vụ trực tuyến, đáp ứng cao sự tiện lợi cho các người tiêu dùng trong
nền kinh tế. Các dịch vụ như đặt xe taxi, đặt phòng khách sạn, đặt nhà hàng ăn trực
tuyến với các thương hiệu như Uber, Grab, Agoda đã dành được sự quan tâm rất
lớn từ phía người tiêu dùng. Trong mô hình này người mua dịch vụ thông qua một
bên đối tác trung gian để kết nối đến các dịch vụ bên bán cung ứng. Số tiền người
mua chuyển cho bên trung gian kết nối sẽ gồm hai phần: một phần được bên trung
gian thanh toán

95
lOMoARcPSD|11266017

ứng với phí dịch vụ bên bán cung ứng cho bên mua, phần còn lại là doanh thu nhận
được từ hoạt động trung gian môi giới đươc bên trung gian giữ lại.

Với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trực tuyến đăng ký và hoạt động ở
Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam như Grab, Goviet, Gotadi…thì
việc quản lý thuế đối với các doanh nghiệp này được thực hiện như với doanh
nghiệp truyền thống và cơ quan thuế có thể thực hiện quản lý được hoạt động
TMĐT của các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp ở nước ngoài
như Uber, Agoda…không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì đến nay cơ quan
thuế Việt Nam chưa thực hiện thu được thuế từ các doanh nghiệp đó do các quy
định về quản lý hoạt động trong nền kinh tế chia sẻ chưa được ban hành và phía
Việt Nam chưa có quy định cụ thể trong quản lý dòng tiền đi ra ngoài lãnh thổ Việt
Nam nhằm phục vụ cho mục tiêu quản lý thuế đối với các giao dịch TMĐT xuyên
biên giới.

Sơ đồ 3.3: Mô hình hoạt động trực tuyến của Uber

(Nguồn: Ban Cải cách -Tổng cục Thuế)

Như vậy, các mô hình kinh doanh TMĐT ở Việt Nam rất đa dạng trong cách
thức thực hiện. Tùy vào từng mô hình mà yếu tố doanh thu/thu nhập chịu sự điều
chỉnh của Luật thuế nội địa và chủ thể có phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của
pháp luật thuế Việt Nam sẽ được xác định phù hợp. Tuy nhiên, phần lớn trong các
mô hình TMĐT đều có khả năng chứa đựng những rủi ro đặt ra trong công tác quản
lý thuế của cơ quan thuế và để có thể giảm thiểu, tiến tới quản lý được những rủi ro
đó đòi hỏi phải có sự kết nối chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các cơ quan, ban, ngành
96
lOMoARcPSD|11266017

có liên quan trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT thuộc hệ thống các cơ
quan quản lý nhà nước, cùng nhau thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động
TMĐT. Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 được Quốc hội thông qua vào tháng
6/2019 đã đưa ra những quy định về sự phối hợp giữa cơ quan thuế với một số cơ
quan quản lý nhà nước có liên quan trong quản lý hoạt động TMĐT, đây là những
nền tảng chính sách quan trọng tạo điều kiện thuân lợi hơn cho quản lý các giao
dịch TMĐT trong các mô hình TMĐT đề cập ở trên được thuận lợi hơn khi luật có
hiệu lực thi hành kể từ 1/7/2020.

3.2. Quy định pháp lý về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam
Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Thủ tướng chính phủ
về phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010 nêu quy định
cần thiết ban hành các văn bản pháp lý về thuế nhằm điều chỉnh hoạt động TMĐT.
Cụ thể tại Khoản 2, mục III, điều 1 quyết định số 222/2005/Q Đ-TTg nêu rõ “ Đến
cuối năm 2006, ban hành đầy đủ các văn bản dưới Luật để thực thi Luật Giao dịch
điện tử, Luật Thương mại và Bộ Luật dân sự, tạo cơ sở pháp lý cho thông điệp dữ
liệu. Đến cuối năm 2007, ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật điều
chỉnh các khía cạnh liên quan tới thương mại điện tử về giải quyết tranh chấp, bảo
vệ người tiêu dùng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, phòng chống tội phạm, các vấn đề
về thuế nội địa và thuế hải quan”.

Thời gian qua, các quy định về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT được
áp dụng chung với hoạt động thương mại truyền thống mà chưa có một văn bản
pháp lý nào quy định về chính sách thuế và quản lý thuế riêng cho hoạt động
TMĐT. Tuy nhiên, trong Luật quản lý thuế và quy định của một số sắc thuế hiện
nay cũng đã có những điều chỉnh về một số nội dung liên quan đến hoạt động
TMĐT. Cụ thể:

Thứ nhất, quy định về nghĩa vụ thuế đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt
động kinh doanh TMĐT

Các tổ chức, cá nhân là người nộp thuế có hoạt động kinh doanh truyền
thống hoặc kinh doanh TMĐT đều phải có nghĩa vụ đăng ký thuế, sử dụng mã số
thuế theo đúng quy định của pháp luật, khai thuế chính xác, trung thực và nộp tiền
thuế đầy đủ, đúng hạn, đúng địa điểm theo quy định.
97
lOMoARcPSD|11266017

Người nộp thuế là các tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo quy định
pháp luật Việt Nam có hoạt động kinh doanh TMĐT theo quy định pháp luật Việt
Nam phải kê khai và nộp các loại thuế có gắn với hoạt động kinh doanh TMĐT.
Đối với tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt
Nam (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) mà tổ chức này không hoạt động theo Luật
Đầu tư, Luật Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh TMĐT, nếu người mua sản
phẩm TMĐT là các tổ chức thành lập theo pháp luật Việt Nam, người mua có nghĩa
vụ kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế nhà thầu phải nộp; nếu
người mua là tổ chức, cá nhân khác thì nhà thầu nước ngoài phải kê khai, nộp thuế
đối với hàng hóa, dịch vụ cung cấp, trong đó trường hợp nhà thầu nước ngoài
không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì có thể thông qua các đại lý để kê khai,
nộp thuế. Đối với các cá nhân cư trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh TMĐT
qua mạng có tổng doanh thu từ tất cả các loại hình kinh doanh trong năm (kể cả các
loại hình kinh doanh khác ngoài kinh doanh TMĐT qua mạng) trên 100 triệu
đồng/năm phải kê khai nộp thuế GTGT và thuế TNCN theo quy định.

Tại khoản 10, điều 7 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế
năm 2012 đã nêu rõ người nộp thuế là các tổ chức kinh doanh (bao gồm cả kinh
doanh theo phương thức truyền thống và kinh doanh TMĐT) tại địa bàn có cơ sở hạ
tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan
thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện
tử. Trên cơ sở đó, Thông tư số 35/2013/TT-BTC ngày 1/4/2013 hướng dẫn giao
dịch điện tử trong lĩnh vực thuế được ban hành với mục tiêu khuyến khích người
nộp thuế thực hiện các thủ tục hành chính thuế bằng phương thức giao dịch điện tử.

Thứ hai, quy định về việc thực hiện công tác quản lý của cơ quan thuế

Công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT của cơ quan thuế thực hiện
với các nội dung quản lý được quy định rõ trong điều 3 Luật quản lý thuế năm
2006. Cụ thể cơ quan thuế thực hiện nội dung quản lý về các vấn đề:

- Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế

- Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế

98
lOMoARcPSD|11266017

- Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt

- Quản lý thông tin người nộp thuế

- Kiểm tra thuế, thanh tra thuế

- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

- Xử lý vi phạm pháp luật về thuế

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế

Theo đó cơ quan thuế phải có trách nhiệm thực hiện thu thuế phát sinh trong
các giao dịch TMĐT theo đúng quy định của pháp luật, tuyên truyền phổ biến pháp
luật về thuế đến các tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động TMĐT, công khai
các thủ tục về thuế và đặc biệt các thông tin của người nộp thuế phải được giữ bí
mật theo quy định của Luật quản lý thuế.

Thứ ba, quy định về thuế đối với TMĐT

Hệ thống thuế của Việt Nam hiện nay bao gồm nhiều sắc thuế điều tiết trên
mọi khoản thu nhập phát sinh trong nền kinh tế. Các sắc thuế giá trị gia tăng, thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất
khẩu và nhập khẩu đều có những quy định khá toàn diện điều chỉnh hoạt động sản
xuất, kinh doanh nói chung trong đó có cả hoạt động kinh doanh TMĐT. Tuy
nhiên, dù áp dụng chung cho cả hoạt động kinh doanh truyền thống và kinh doanh
TMĐT nhưng trong các quy định của từng sắc thuế vẫn có một số quy định nhằm
khuyến khích sự phát triển của TMĐT, như tại khoản 21, điều 5 Luật thuế giá trị
gia tăng 2008 có quy định phần mềm máy tính thuộc diện không chịu thuế giá trị
gia tăng; trong thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 đã thừa nhận giá trị pháp
lý của vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay là chứng từ làm căn cứ để tính vào chi
phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thứ tư, quy định về hóa đơn làm căn cứ để quản lý các giao dịch TMĐT

Trong môi trường thực hiện các giao dịch TMĐT thì hóa đơn điện tử là
phương án tối ưu cho việc ghi nhận các giao dịch thương mại được thực hiện. Việc
phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử được quy định bước đầu trong Thông tư số

99
lOMoARcPSD|11266017

32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa
đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Cùng với đó, với quy định tại Nghị
quyết 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 về những giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi
trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia tạo nền tảng để ngành
thuế triển khai quyết liệt việc kê khai, nộp thuế điện tử bằng việc phối hợp công tác
thu với các ngân hàng thương mại trong cả nước.

Ngày 12/9/2018 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về
hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được ban hành đã điều chỉnh
một cách khá toàn diện các vấn đề liên quan đến hóa đơn điện tử. Theo đó, kể từ
ngày 1/11/2018 các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT phải sử dụng hóa đơn điện tử
khi bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, trong một số doanh nghiệp khi
chưa đủ điều kiện áp dụng ngay hóa đơn điện tử thì Nghị định cũng chỉ rõ các
doanh nghiệp, đối tượng NNT có thời gian 24 tháng để chuẩn bị các điều kiện về cơ
sở vật chất và điều kiện con người để áp dụng hóa đơn điện tử. Các doanh nghiệp
nói chung bao gồm cả doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh TMĐT phải đảm bảo
thực hiện sử dụng hóa đơn điện tử vào 01/11/2020. Tuy nhiên, tại chương X, Luật
Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã đưa các quy định về áp dụng hóa đơn điện tử và
thời hạn để các quy định này có hiệu lực thi hành đến ngày 1/7/2022 nhằm để cơ
quan thuế, các doanh nghiệp, tổ chức có thời gian chuyển đổi hợp lý.

Như vậy, có thể thấy hành lang pháp lý về quản lý thuế điều chỉnh hoạt động
kinh doanh TMĐT ở Việt Nam đã được quy định, qua đó tạo cơ sở cho việc xác
định phạm vi điều chỉnh, căn cứ tính, thu nộp các loại thuế đối với các tổ chức và
cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT.

Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT thời gian qua đã tạo ra các mô
hình hoạt động TMĐT mới như mô hình nền kinh tế chia sẻ với hình thức hoạt
động của Uber, Grab, pháp luật chưa có quy định điều chỉnh các vấn đề mới phát
sinh trong nền kinh tế. Do vậy, trong hệ thống chính sách thuế đặc biệt là chính
sách thuế GTGT và thuế TNDN cần phải bổ sung thêm một số đối tượng điều
chỉnh, các quy định tính thuế hợp lý để có thể bao quát được các chủ thể mới phát
sinh trong nền kinh tế.
100
lOMoARcPSD|11266017

Quản lý thuế hiện nay đang áp dụng các quy định theo Luật quản lý thuế
năm 2006 và các Luật sửa đổi Luật quản lý thuế năm 2012, 2014, 2016. Tuy nhiên,
Luật quản lý thuế hiện tại chưa phù hợp khi áp dụng quản lý thuế đối với hoạt động
TMĐT. Với tính chất đặc thù, phức tạp của hoạt động TMĐT đòi hỏi thời gian thực
hiện một số chức năng quản lý như thanh tra, kiểm tra sẽ phải điều chỉnh theo từng
vụ việc và các phương tiện thực hiện quản lý thuế đòi hỏi ứng dụng công nghệ ở
mức độ thích hợp. Các quy định về cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin giữa ngành
Thuế với các Bộ, ban, ngành có liên quan trong bộ máy quản lý nhà nước chưa
được Luật hóa nhằm tạo tính pháp lý cao trong quá trình thực hiện.

Tháng 6/2019, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 được thông qua đã quy
định và bổ sung một số quy định tạo cơ sở pháp lý cao cho việc quản lý thuế đối
với hoạt động TMĐT như quy định về trách nhiệm của NNT, của từng cơ quan
quản lý nhà nước trong việc phối, kết hợp cung cấp thông tin phục vụ quản lý thuế
của cơ quan thuế, quy định về áp dụng hóa đơn điện tử trong các giao dịch thương
mại. Cụ thể:

- Tại Khoản 2, điều 15: Bộ Công an có trách nhiệm “tiến hành điều tra, xử lý
tội phạm trong lĩnh vực thuế theo quy định của pháp luật”;

- Tại Khoản 3, điều 15: Bộ Công thương có trách nhiệm “chỉ đạo, hướng dẫn
các cơ quan chức năng trong việc kết nối, cung cấp thông tin liên quan để phối hợp
với Bộ Tài chính trong quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động
TMĐT”;

- Tại Khoản 4, điều 15: Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm “chỉ
đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng phối hợp với cơ quan quản lý thuế để chỉ
đạo quản lý thuế đối với hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin
trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng”;

- Tại Khoản 5, điều 15: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm “chỉ
đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng trong việc kết nối, cung cấp thông tin với cơ
quan quản lý thuế liên quan đến giao dịch qua ngân hàng của tổ chức, cá nhân và
phối hợp với cơ quan quản lý thuế thực hiện biện pháp cưỡng chế theo quy định
của Luật này; Xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán TMĐT quốc gia, các
tiện ích
lOMoARcPSD|11266017

tích hợp thanh toán điện tử để sử dụng rộng rãi cho các mô hình TMĐT; Thiết lập cơ
101
lOMoARcPSD|11266017

chế quản lý, giám sát các giao dịch thanh toán hỗ trợ công tác quản lý thuế đối với
hoạt động cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong TMĐT”;

- Tại khoản 7, điều 17: NNT có trách nhiệm “Cung cấp chính xác, đầy đủ,
kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, bao gồm cả
thông tin về giá trị đầu tư; số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản được mở tại
ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế,
nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế”.

- Tại khoản 10, điều 17: NNT có trách nhiệm “NNT thực hiện hoạt động
kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê
khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử
theo quy định của pháp luật”.

- Tại khoản 12, điều 17: NNT có trách nhiệm “Xây dựng, quản lý, vận hành
hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo đảm việc thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan
quản lý thuế, áp dụng kết nối thông tin liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế
với cơ quan quản lý thuế”.

- Tại Khoản 2, 3, điều 27: Ngân hàng thương mại có trách nhiệm “cung cấp
thông tin về số hiệu tài khoản theo mã số thuế của NNT khi mở tài khoản”, “khấu
trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp theo quy định pháp luật về thuế của tổ chức,
cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh TMĐT có phát sinh thu nhập từ
Việt Nam”;

- Tại khoản 4, điều 42: Nguyên tắc khai thuế, tính thuế “Đối với hoạt động
kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực
hiện bởi nhà cung cấp nước ngoài không có CSTT tại Việt Nam thì nhà cung cấp ở
nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế,
nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính”.

- Tại chương X Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định về việc áp


dụng hóa đơn điện tử và chứng từ điện tử. Theo đó các doanh nghiệp kinh doanh
TMĐT phải sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không
phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

102
lOMoARcPSD|11266017

Thời điểm áp dụng luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 vào 1/7/2020 và các
quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử có hiệu lực thi hành từ 1/7/2022. Như vậy,
trong khoảng thời gian ngắn hạn chuyển giao từ luật quản lý thuế hiện hành qua áp
dụng luật quản lý thuế năm 2019 đòi hỏi cơ quan thuế phải có những giải pháp
quản lý thuế ngắn hạn nhằm khắc phục những hạn chế chính sách hiện hành để có
thể quản lý được tốt hơn các hoạt động TMĐT.

3.3. Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam

3.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt
Nam

Bộ máy quản lý thuế tại cơ quan thuế được tổ chức theo ngành dọc với 3 cấp:
Tổng cục Thuế, Cục thuế, Chi cục thuế với nhiệm vụ thực hiện quản lý thuế đối với
tất cả các hoạt động, giao dịch thương mại phát sinh trong nền kinh tế. Tính đến
thời điểm 31/12/2018, bộ máy toàn ngành gồm: Cơ quan Tổng cục Thuế có 17
Vụ/đơn vị và 03 Ban mềm: Ban Cải cách và hiện đại hóa; Ban Quản lý rủi ro; Ban
Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thuộc Tổng cục Thuế với 20 phòng
thuộc Vụ/đơn vị; Tại 63 Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
789 phòng thuộc Cục Thuế; 693 Chi cục Thuế và 4.870 Đội thuế.

Thực hiện chỉ thị số 01/CT-BTC ngày 09/5/2018 của Bộ Tài chính về việc
triển khai kế hoạch sắp xếp, sáp nhập Chi cục Thuế khu vực thuộc Cục Thuế tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương. Bộ Tài chính đã triển khai thí điểm và ban hành
các Quyết định hợp nhất Chi cục Thuế khu vực trực thuộc một số Cục Thuế tại một
số tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước

Với việc áp dụng mô hình quản lý theo chức năng, vấn đề quản lý thuế đối
với hoạt động TMĐT được trải đều ở cả ba cấp quản lý thực hiện đầy đủ các chức
năng trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Riêng ở cấp Tổng cục có Vụ
quản lý thuế doanh nghiệp lớn được thành lập để thực hiện quản lý các doanh
nghiệp lớn, bao gồm cả doanh nghiệp lớn có hoạt động kinh doanh TMĐT; Vụ
Chính sách thuế nghiên cứu, đề xuất các chính sách trong quản lý thuế nói chung,
quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT nói riêng; Ban Cải cách và Hiện đại hóa
quản lý thuế có trách

103
lOMoARcPSD|11266017

nhiệm nghiên cứu những vấn đề mới trong quản lý thuế, bao gồm các vấn đề mới
trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT.

Cùng với việc tổ chức bộ máy quản lý thuế theo mô hình chức năng, nhằm
đáp ứng yêu cầu quản lý thuế đối với lĩnh vực đặc thù và rất mới ở Việt Nam về
TMĐT, năm 2012 Tổng cục Thuế đã thành lập Tổ công tác nghiên cứu quản lý thuế
đối với hoạt động TMĐT (Tổ TMĐT) và bộ phận thường trực tại Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh, trực thuộc Ban Cải cách và Hiện đại hóa Tổng cục Thuế. Tổ
công tác đã chỉ đạo toàn Ngành thực hiện rà soát, đánh giá nhằm nhận diện và đưa
vào quản lý các tổ chức và cá nhân có tham gia hoạt động TMĐT trên phạm vi cả
nước. Tuy nhiên, thành phần chủ yếu của Tổ TMĐT này chủ yếu là các cán bộ
kiêm nhiệm, đang công tác ở một số bộ phận khác nhau của cơ quan Tổng cục
Thuế, với số lượng gần 10 người. Hoạt động của tổ chỉ được triển khai thực hiện
mạnh mẽ từ lúc thành lập đến khoảng năm 2015. Ngày 3/4/2017 Tổng cục Thuế đã
ban hành quyết định số 404/QĐ-TCT về việc thành lập Ban chỉ đạo nghiên cứu,
triển khai và các tổ giúp việc quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Tổng cục
Thuế. Các tổ giúp việc bao gồm: Tổ đánh giá, đề xuất các giải pháp quản lý thuế
đối với hoạt động TMĐT; Tổ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chính sách thuế, quản lý
thuế và Tổ hỗ trợ công nghệ thông tin đối với hoạt động TMĐT. Đến nay phần lớn
các hoạt động quản lý thuế đối với TMĐT của cơ quan thuế được thực hiện bởi các
chức năng quản lý ở các cấp quản lý của ngành thuế. Các Tổ TMĐT chỉ là mô hình
để nghiên cứu, là bộ phận quản lý mềm, chưa phải cơ cấu tổ chức thực hiện quản lý
tập trung về thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam. Ở cấp Cục thuế, công tác
quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT được triển khai tại một số địa bàn có TMĐT
phát triển như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Hoạt động quản lý thuế đối với TMĐT ở
cấp Cục thuế được giao cho các bộ phận khác nhau, hai bộ phận là đầu mối triển
khai quản lý là bộ phận KK- KTT và thanh tra, kiểm tra thuế. Đây chính là tồn tại
rất lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác quản lý thuế đối với TMĐT ở
Việt Nam thời gian qua và trong thời gian tới khi ngành Thuế chưa có bộ phận
chuyên môn hóa sâu trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT.

104
lOMoARcPSD|11266017

3.3.2. Quản lý thông tin người nộp thuế


Theo quy định của pháp luật, các chủ thể khi tiến hành hoạt động sản xuất
kinh doanh đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật, theo đó
NNT phải đăng ký thuế, khai báo các thông tin liên quan đến quá trình hoạt động
sản xuất, kinh doanh của NNT. Tuy nhiên với tính chất đặc thù hoạt động trên môi
trường ảo đã đặt ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý thông tin NNT kinh doanh
TMĐT bao gồm việc nhận diện tổ chức, cá nhân có phát sinh giao dịch TMĐT
nhằm đưa vào diện quản lý đối tượng có hoạt động TMĐT, các thông tin liên quan
đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của NNT... Thời gian qua, cơ quan thuế các cấp
đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng cũng còn nhiều tồn tại chưa giải
quyết được trong việc quản lý thông tin về các doanh nghiệp hoạt động TMĐT.

Sự ra đời của Tổ TMĐT thuộc Tổng cục Thuế năm 2012 tạo tiền đề cho cơ
quan thuế có đầu mối tập trung để có thể nghiên cứu đưa các đối tượng có hoạt
động TMĐT vào diện quản lý của cơ quan thuế. Sau khi thành lập, Tổ TMĐT đã
tiến hành rà soát, phân loại, tổng hợp được danh sách 872 doanh nghiệp kinh doanh
trong các lĩnh vực viễn thông, truy cập internet, quảng cáo, game, xử lý dữ liệu, đại
lý môi giới, đấu giá, phân tích rủi ro đưa vào diện quản lý đối tượng có hoạt động
TMĐT. Qua đó, cơ quan thuế cũng đã tiến hành chọn mẫu 4 doanh nghiệp thuộc
các lĩnh vực kinh doanh game trực tuyến, quảng cáo trực tuyến, quảng cáo truyền
hình, cung cấp phần cứng, phần mềm máy tính để thực hiện công tác thanh tra và
kiểm tra.[66, tr 109].

Hoạt động TMĐT ở Việt Nam chủ yếu phát triển mạnh mẽ tập trung ở hai
khu vực Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Thời gian qua, cùng với sự sát sao chỉ đạo từ
phía Tổng Cục, Cục Thuế TP Hà Nội và Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đã triển khai
nhiều biện pháp trong việc quản lý các đối tượng tham gia hoạt động TMĐT.

Tại Cục Thuế TP Hà Nội đã ban hành công văn số 42413/CT-TTr1 ngày
20/6/2018 về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra năm 2018 của Cục thuế
TP Hà Nội, trong đó có nội dung chỉ đạo: “…Thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với
một số ngành nghề kinh doanh mới như: Thương mại điện tử, kinh doanh qua
mạng,…”. Trên cơ sở đó việc triển khai quản lý chuyên đề thuế với TMĐT đã được

105
lOMoARcPSD|11266017

thực hiện, trong đó phòng KK-KTT là đầu mối thực hiện. Trong năm 2012, Cục
thuế Hà Nội đã thu thập hồ sơ và khảo sát thông tin của 26 doanh nghiệp kinh
doanh TMĐT, ra quyết định thanh tra và kiểm tra 8 doanh nghiệp. Tính đến thời
điểm tháng 8/2018, Phòng KK-KTT đã tiến hành rà soát và lập được danh sách 316
doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh TMĐT, đồng thời thông qua các kênh
phương tiện truyền thông và các nguồn thông tin khác phòng thanh tra đã bổ sung
thêm vào danh sách 22 doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh TMĐT.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hình thức TMĐT trên mạng xã hội, Cục
thuế TP Hà Nội đã thực hiện rà soát, thu thập cơ sở dữ liệu của 13.422 chủ tài
khoản trên mạng xã hội có các hoạt động quảng cáo và bán hàng qua mạng. Để
quản lý được hiệu quả hoạt động kinh doanh TMĐT trên mạng xã hội, Cục thuế đã
gửi tin nhắn điện thoại đến các chủ tài khoản được xác định là chưa đăng ký thuế.
Kết quả sau 3 lần thông báo vào các ngày 19/6, 25/6 và 14/7 năm 2017 có 1.941
phản hồi thông tin về cơ quan thuế, các nội dung được phân loại theo từng đối
tượng (doanh nghiệp/cá nhân kinh doanh), tình trạng hoạt động (đang hoạt động/
ngưng hoạt động) và các thông tin khác liên quan [20].

Tại Cục thuế TP Hồ Chí Minh, nhận thức được nhiệm vụ quan trọng trong
quản lý thuế đối với TMĐT, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch 35/CT-
KH ngày 5/6/2017 về tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh
TMĐT nhằm phổ biến có định hướng quản lý cho tất cả cán bộ công chức trên địa
bàn TP Hồ Chí Minh thực hiện. Tính đến cuối tháng 11/2017, Cục Thuế TP Hồ Chí
Minh đã gửi 14.543 giấy mời trên 15.572 trang web và tài khoản facebook do cơ
quan thuế thu thập được tới các tổ chức và cá nhân có hoạt động kinh doanh
TMĐT, qua đó lập biên bản xác định số liệu 3.990 trường hợp [21].

Kết quả thực hiện kế hoạch 35/CT-KH ngày 5/6/2017 đã đạt những thành
tựu nhất định trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT trên địa bàn TP Hồ Chí
Minh. Cục thuế TP Hồ Chí Minh luôn chú trọng chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tăng
cường rà soát, thu thập thông tin đa nguồn nhằm nhận diện được các tổ chức và cá
nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT, từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu kinh tế đối với
các doanh nghiệp có kinh doanh TMĐT, đồng thời xây dựng hồ sơ để tiến hành
phân tích rủi
106
lOMoARcPSD|11266017

ro nhằm lựa chọn được các tổ chức, cá nhân có doanh thu lớn nhưng có rủi ro cao
để thực hiện thanh tra và kiểm tra. Năm 2017, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tập trung
kiểm tra, đối chiếu và rà soát kê khai của nhiều trường hợp, trong đó kết quả nổi bật
đạt được trong quản lý đối tượng doanh nghiệp thu được 8,7 tỷ đồng từ kiểm tra hai
doanh nghiệp kinh doanh TMĐT (trong đó thuế GTGT là 7,5 tỷ đồng, thuế thu
nhập doanh nghiệp 1,2 tỷ đồng).

Ngoài ra, với mục đích tìm hiểu hoạt động kinh doanh TMĐT hiện nay ở
Việt Nam, Tổng cục Thuế cũng đã tổ chức các đoàn khảo sát thực tế tại một số
doanh nghiệp, trong đó nổi bật là khảo sát tại công ty Cổ phần VNG, địa chỉ: 322B
Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh. VNG là doanh nghiệp được
thành lập từ năm 2004, chuyên hoạt động trong lĩnh vực TMĐT như: cung cấp dịch
trò chơi trực tuyến (gameonline); kinh doanh TMĐT và sàn giao dịch TMĐT tại
website: 123.vn, 123mua.vn; kinh doanh quảng cáo trực tuyến; bán sản phẩm số.
Sau gần 10 năm hoạt động, hiện nay VNG đã phát triển mạng lưới gồm 11 công ty
con hạch toán độc lập với gần 2000 nhân viên, hơn 15 triệu khách hàng. Doanh thu
của công ty tăng đều đặn qua các năm và hiện nay đã lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Số thuế TNDN doanh nghiệp kê khai gia tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2015:
11.384.060.896 đồng, năm 2016: 78.120.041.687 đồng, năm 2017:
132.884.230.420 đồng, năm 2018:
13.575.184.345 đồng.

Nền kinh tế số ngày càng phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện thúc đẩy các
doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT ngày càng nhiều. Theo
quy định hiện nay, TMĐT là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên các website
khi hoạt động phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Số liệu thống kê
trên Cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT của Bộ Công Thương tại thời điểm
9/4/2019 tổng hợp được 25.809 website TMĐT bán hàng, 990 website cung cấp
dịch vụ TMĐT và 88 ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT. Thông qua cơ chế phối
hợp giữa cơ quan thuế và Bộ Công thương, cơ quan thuế thu thập được các số liệu
về đăng ký hoạt động website của các doanh nghiệp nhằm đưa NNT vào diện quản
lý thuế đối với hoạt động TMĐT.

107
lOMoARcPSD|11266017

3.3.3. Quản lý căn cứ tính thuế

Trong công tác quản lý căn cứ tính thuế đối với các hoạt động TMĐT đòi hỏi
quan trọng đầu tiên cần nhận diện được các giao dịch TMĐT. Để phục vụ công tác
quản lý thuế, các giao dịch TMĐT ở Việt Nam hiện nay được chia thành các nhóm
gồm: i) Cung cấp dịch vụ tìm kiếm thông minh và quảng cáo trực tuyến như
google, yahoo, youtube, facebook…; ii) Cung cấp sàn giao dịch TMĐT như
lazada.vn, sendo.vn, zalora.vn, tiki.vn; các website khuyến mại trực tuyến như
hotdeal.vn, muachung.vn, lingo.vn…; iii) Đấu giá trực tuyến ebay.vn, sohot.vn; iv)
Cung cấp các dịch vụ chứng khoán, tài chính, pháp lý (FPT securities, Misa, Fast
Accounting…); v) Các dịch vụ thanh toán trung gian ví điện tử, mã thẻ; vi) Cung
cấp các sản phẩm số nhạc, phim, ebook…; vii) Kinh doanh trò chơi trực tuyến (bán
vật phẩm ảo trong game, gift code, đặt quảng cáo trực tuyến; viii) Dịch vụ xử lý dữ
liệu, lưu trữ điện toán đám mây, chuyển nhượng tên miền; ix) Ứng dụng các giải
pháp công nghệ vào các hoạt động kinh doanh truyền thống như Uber, Grab taxi.

Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT Việt Nam thời gian qua được thực
hiện đồng nhất với thương mại truyền thống trong các nội dung quản lý. Tuy nhiên,
ở một số địa phương có TMĐT phát triển mạnh như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, cơ
quan thuế đã triển khai thực hiện quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT theo các
chuyên đề quản lý. Theo đó, trong quá trình triển khai thực hiện cơ quan thuế tập
trung chú trọng vào những hình thức TMĐT phát triển mạnh và có nhiều rủi ro cao
như kinh doanh trò chơi trực tuyến (game online), cung cấp dịch vụ quảng cáo trực
tuyến, hoạt động kinh tế chia sẻ.

Trong hoạt động kinh doanh trò chơi trực tuyến, thị trường game online tại
Việt Nam đang đứng thứ 36/100 thị trường mang lại doanh thu lớn nhất thế giới với
doanh thu hằng năm lên đến hàng nghìn tỉ đồng. Năm 2018, theo statista.com, lĩnh
vực đa phương tiện (gồm nhạc số, xuất bản số, video theo yêu cầu, trò chơi điện tử)
ở thị trường Việt Nam có doanh thu khoảng 190 triệu USD, đứng thứ 37 thế giới,
trong đó doanh thu lớn nhất là trò chơi điện tử đạt khoảng 75 triệu USD. Kết quả
tổng hợp doanh thu từ năm 2015 đến năm 2018 của 82 doanh nghiệp hoạt động sản
xuất, kinh doanh và khai thác game tại Hà Nội (45DN) và TP Hồ Chí Minh (37DN)
108
lOMoARcPSD|11266017

cho thấy số lượng doanh nghiệp tuy không nhiều nhưng doanh số thu được từ kinh
doanh game online khá lớn và đã đóng góp số thu lớn cho ngân sách nhà nước. Số
liệu thống kê về doanh thu đạt được và số thuế thu được từ 82 doanh nghiệp kinh
doanh game online ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được thể hiện trong bảng 3.3 và
3.4.

Bảng 3.3: Thống kê doanh thu của 82 doanh nghiệp game tại Hà Nội và
TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2015-2018

Đơn vị tính doanh thu: tỷ đồng


16000
14000
12000
10000
8000
6000
4000
2000
0

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Hà NộiTP Hồ Chí Minh

(Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê trên hệ thống quản lý thuế)

Bảng 3.4. Thống kê số thuế thu được của 82 doanh nghiệp game ở Hà Nội
và TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2015-2018

Số tiền thuế nộp: Tỷ đồng


1000
900
800
700
600
500
400
300
200
100
0

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Hà NộiTP Hồ Chí Minh

109
lOMoARcPSD|11266017

(Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê trên hệ thống quản lý thuế)

Quản lý thuế hiện nay đang tồn tại nhiều khó khăn trong việc kiểm soát tình
hình thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp kinh doanh game online, do thiếu
thông tin kiểm soát nội dung doanh thu và chi phí hoạt động của các doanh nghiệp.
Chính sự dễ dàng trong phát hành một game hiện nay ở Việt Nam và sự gia nhập
nhiều các game nhập lậu chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đã
đặt cơ quan thuế vào thực trạng không quản lý được hết các khoản doanh thu phát
sinh, thu nhập khác đối với các doanh nghiệp kinh doanh game online.

Đối với quảng cáo trực tuyến, đây là giao dịch TMĐT có tốc độ phát triển rất
mạnh mẽ thời gian qua tại Việt Nam. Tuy nhiên, thị phần quảng cáo được thực hiện
chủ yếu bởi các doanh nghiệp nước ngoài với hai doanh nghiệp nổi bật là Google
và Facebook. Đây là hai doanh nghiệp nước ngoài có phát sinh doanh thu lớn ở
Việt Nam nhưng chưa có đại diện chính thức ở Việt Nam, do vậy thời gian qua việc
quản lý thu nộp thuế nhà thầu của các doanh nghiệp này được thực hiện chủ yếu
thông qua các đối tác, các đại lý quảng cáo hoặc từ các công ty mua dịch vụ trực
tiếp của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong quá trình thực hiện quản lý, vào
năm 2016, ngành thuế đã triển khai thực hiện việc xác minh doanh thu phát sinh tại
Việt Nam thông qua việc triển khai thu thập thông tin tại một số ngân hàng thương
mại trên cả nước. Qua công tác xác minh doanh thu phát sinh năm 2016 của Google
và Facebook ở Việt Nam tại một số ngân hàng có giao dịch thanh toán, cơ quan
thuế đã thu được những thông tin quan trọng phục vụ cho việc quản lý các giao
dịch TMĐT từ các doanh nghiệp này. Cụ thể:

110
lOMoARcPSD|11266017

Bảng 3.5. Thống kê doanh thu phát sinh ở Việt Nam của Google và
Facebook tại một số ngân hàng thương mại năm 2016

Ngân hàng Google Facebook


giao dịch Số giao dịch Số tiền thanh Số giao dịch Số tiền thanh
toán (tỷ toán(tỷ đồng)
đồng)

Ngân hàng 248.396 222,4 175.391 450,4


Sacombank

Ngân hàng 79.576 73,2 51.316 117,044


HSBC

Ngân hàng 36.475 55,8 29.058 60,6


Eximbank

Tổng 364.447 351,4 255.765 628,044

(Nguồn: Tổng cục Thuế)

Từ bảng số liệu trên có thể thấy doanh thu đạt được ở thị trường Việt Nam
của hai doanh nghiệp trên rất lớn, đạt hơn 900 tỷ đồng. Tuy nhiên tổng số thuế đã
được khấu trừ nộp thay bởi các nhà mạng trên số chi phí quảng cáo trên mạng năm
2016 cơ quan thuế thống kê được chỉ đạt là 46,86 tỷ đồng (tương ứng với doanh thu
tính thuế khoảng 500 tỷ đồng), trong đó thuế GTGT là 25,28 tỷ đồng, thuế TNDN
là 21,58 tỷ đồng. Chi tiết số liệu bao gồm:

+ 88 doanh nghiệp đã khấu trừ nộp thay cho Google số tiền 20,3 tỷ đồng
(tương ứng với doanh thu tính thuế khoảng 222 tỷ đồng)

+ 104 doanh nghiệp đã khấu trừ nộp thay cho Facebook số tiền thuế là 21,16
tỷ đồng (tương ứng với doanh thu tính thuế khoảng 225 tỷ đồng)

+ 63 doanh nghiệp đã khấu trừ nộp thay cho các mạng Criteo, Agoda… số
tiền thuế là 5,4 tỷ đồng (tương ứng với doanh thu tính thuế khoảng 53 tỷ đồng)

Tính đến thời điểm năm 2018, mức độ chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến tại
Việt Nam đạt khoảng 550 triệu USD, riêng Google và Facebook đã chiếm khoảng
111
lOMoARcPSD|11266017

66,7% tương đương 387,1 triệu USD. Nhưng thực tiễn quản lý thời gian qua tồn tại
vấn đề Google và Facebook không thực hiễn nghĩa vụ thuế tại Việt Nam mà chuyển
nghĩa vụ thuế qua cho các doanh nghiệp trong nước khi doanh nghiệp đó muốn ký
kết hợp tác giao dịch với Google và Facebook, từ đó gây nên sự bất bình đẳng
trong hoạt động kinh doanh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước
ngoài.

Đối với các hoạt động kinh tế chia sẻ ở Việt Nam thời gian qua phát triển rất
mạnh mẽ đặc biệt là loại hình ứng dụng công nghệ vào các hoạt động kinh doanh
vận tải hoặc đặt phòng khách sạn như mô hình của Uber, Grab, Agoda. Thời gian
qua việc ứng dụng công nghệ vào các hoạt động kinh doanh truyền thống như vận
tải taxi với mô hình hoạt động của Uber hay Grab đang là trường hợp gây nhiều
khó khăn cho công tác quản lý thuế của cơ quan thuế. Hiện nay Uber đã ngừng hoạt
động tại Việt Nam, tuy nhiên số lượng chủ thể có hoạt động cung ứng dịch vụ Grab
khá lớn. Hoạt động này đến nay chưa nhận diện được bản chất của hoạt động cung
ứng do chưa được quy định trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (Quyết định số
10/2007/QĐ-TTg ngày 23/10/2007) vì vậy gây khó khăn cho việc đánh thuế của cơ
quan thuế. Mặt khác, thực tiễn đã tồn tại một số hoạt động chưa có trong danh mục
ngành nghề đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam như kinh
doanh tiền điện tử, tiền ảo…Tình hình này đã gây khó khăn cho cơ quan thuế có thể
phân loại đúng ngành nghề, xác định được các khoản thu nhập phát sinh để xác
định được đúng nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

Trong quá trình quản lý, căn cứ để cơ quan thuế có thể kiểm soát được sự tồn
tại các giao dịch làm cơ sở cho việc xác định đúng nghĩa vụ của NNT là các chứng
từ đặt hàng của khách hàng, các phiếu giao hàng, các hóa đơn, các biên lai và các
chứng từ thanh toán hàng hóa và dịch vụ. Khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
doanh nghiệp có thể sử dụng hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn giấy. Đến thời điểm
cuối năm 2018 có 254 doanh nghiệp tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
thực hiện xuất hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế với hơn 7,4 triệu hóa đơn đã
được xác thực. Kết quả khảo sát trên 255 doanh nghiệp có hoạt động TMĐT thống
kê cho thấy số doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn điện tử chiếm tỉ lệ khá cao. Số
liệu cụ thể được thể hiện trong sơ đồ 3.4:

112
lOMoARcPSD|11266017

Sơ đồ 3.4: Kết quả khảo sát hình thức sử dụng hóa đơn tại doanh nghiệp

Hình thức hóa đơn

25.10%
38.50%

36.40%

Hóa đơn giấy Hóa đơn điện tử Hóa đơn điện tử và Hóa đơn giấy

(Nguồn: tác giả khảo sát)

Căn cứ để xác nhận tính pháp lý của các hóa đơn điện tử là các chữ ký số,
chữ ký điện tử. Quá trình kiểm tra các cán bộ thuế rất chú trọng đến việc kiểm tra
tính xác thực của các chữ ký số. Kết quả thống kê của Cục Thương mại điện tử và
Kỹ thuật số số tổng hợp phản ánh tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng chữ ký điện tử chiếm
tỉ lệ 60% trên tổng số[13,tr47]. Đây là một con số khá lớn được thực hiện thời gian
qua trước thời điểm Nghị định 119/2018 có hiệu lực thi hành. Ngoài kiểm tra việc
sử dụng hóa đơn điện tử, việc kiểm tra các hợp đồng giao dịch thương mại cũng
được cơ quan thuế chú trọng thực hiện. Dù thực hiện cung ứng hàng hóa, dịch vụ
thông qua các phương tiện điện tử nhưng số lượng các doanh nghiệp sử dụng hợp
đồng điện tử chỉ chiếm tỷ lệ 28% [13,tr 47] số còn lại vẫn đang sử dụng hợp đồng
giao dịch truyền thống.

Ngoài nhận diện sự tồn tại các giao dịch thì việc nhận diện được bản chất
của các giao dịch để xác định chính xác các yếu tố doanh thu và chi phí làm căn cứ
cho tính các loại thuế là rất quan trọng. Quá trình thực hiện công tác quản lý thuế
đối với các giao dịch TMĐT thời gian qua, cơ quan thuế nhận diện được một số
hành vi vi phạm, vướng mắc có tính chất điển hình của loại hình doanh nghiệp kinh
doanh TMĐT nhằm có thể thực hiện quản lý có hiệu quả hơn hoạt động kinh doanh
TMĐT, cụ thể:

113
lOMoARcPSD|11266017

+ Đối với các doanh nghiệp phát sinh doanh thu từ cung cấp dịch vụ cho các
trang mạng nước ngoài (Google, Facebook, Youtube...) dưới các hình thức như
quảng cáo, nhập liệu, xử lý dữ liệu. Thực hiện dịch vụ quảng cáo trên các trang
mạng tại Việt Nam nhưng kê khai là dịch vụ xuất khẩu và tính hưởng thuế GTGT
0%. Thực hiện dịch vụ quảng cáo, nhập liệu, xử lý dữ liệu nhưng xác định là hoạt
động sản xuất phần mềm thuộc diện được ưu đãi thuế TNDN 10%. Với những sai
phạm này, qua công tác thanh tra và kiểm tra bằng cách xác minh tại tất cả các
ngân hàng trên cả nước để xác định được doanh nghiệp có phát sinh thu nhập
nhưng trốn không khai thuế hoặc khai sai thuế, từ đó có quyết định xử phạt và truy
thu hợp lý.

+ Đối với các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến trên mạng qua các trang
mạng xã hội như Facebook, Youtube...thực hiện trốn kê khai doanh thu và nghĩa vụ
thuế bằng cách nhận thanh toán tiền hàng thông qua các tài khoản ngân hàng chưa
đăng ký hoặc nhờ đơn vị giao nhận hộ tiền mặt khi giao hàng. Đối với gian lận này,
cơ quan thuế thực hiện các biện pháp như giả đặt mua hàng để xác nhận số tài
khoản hoặc xác minh thông tin qua các đơn vị vận chuyển.

+ Đối với loại hình quảng cáo trực tuyến bằng công cụ của Google, doanh
nghiệp không kê khai đủ doanh thu hoặc kê khai doanh thu sai thuế suất thuế
GTGT. Không kê khai thuế nhà thầu đối với số tiền dịch vụ của các Công ty đa
quốc gia như Google, Yahoo...phát sinh dịch vụ tại Việt Nam.

+ Các công ty kinh doanh quảng cáo trực tuyến đều không nắm bắt được thủ
tục về việc đăng ký được hưởng ưu đãi thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
mà doanh nghiệp tự hiểu là không phải nộp thuế do đã được áp dụng Hiệp định.

+ Đối với loại hình kinh doanh thẻ điện thoại, topup trên hệ thống mua bán
trực tuyến không phải ánh đúng đối tượng hưởng chiết khấu bán hàng là các đại lý,
toàn bộ hoá đơn xuất bán cho khách lẻ nhưng thực tế mua bán thông qua rất nhiều
các đại lý (cá nhân kinh doanh hoặc doanh nghiệp) kinh doanh thẻ điện thoại do
vậy không phải ánh đúng tỷ lệ chiết khấu, không kê khai thuế TNCN đối với các cá
nhân kinh doanh.

+ Trong nhiều giao dịch kinh doanh TMĐT các doanh nghiệp thường sử dụng
tài khoản cá nhân để thanh toán các khoản phí dịch vụ nước ngoài hoặc thanh toán
114
lOMoARcPSD|11266017

bằng điện SWIFT nên không kê khai nộp thay thuế nhà thầu. Nhiều doanh nghiệp
sử dụng website để quảng cáo bán hàng cho các khách hàng cá nhân nhưng không
xuất hóa đơn, không kê khai doanh thu để trốn thuế GTGT và thuế thu nhập doanh
nghiệp.

+ Hiện tượng trốn thuế, tránh thuế trong các giao dịch mua bán tiền ảo,
chuyển nhượng các vật phẩm ảo trong game có doanh thu đạt được hàng chục,
hàng trăm tỷ đồng vẫn còn tồn tại gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước.

Như vậy, quản lý căn cứ tính thuế đối với hoạt động TMĐT là nội dung quản
lý gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện nếu không có cách thức và công cụ kiểm tra
thích hợp. Các gian lận tồn tại trong các giao dịch TMĐT là rất lớn, đòi hỏi công
tác thanh tra, kiểm tra TMĐT cần phải có kỹ năng và phương pháp thích hợp nhằm
có thể nhận diện được các hành vi gian lận từ đó góp phần giảm thiểu các gian lận,
nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của NNT trong quản lý thuế đối với hoạt động
TMĐT.

3.3.4. Quản lý thu nộp thuế


Cơ chế quản lý thuế ở việt Nam hiện nay được thực hiện theo hướng NNT tự
tính, tự khai và tự nộp thuế đã đề cao trách nhiệm của NNT trong việc thực hiện
nghĩa vụ thuế đối với NSNN. Theo đó, các doanh nghiệp hoạt động TMĐT có
nghĩa vụ tự kê khai xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, thực hiện nộp tờ khai
và nộp thuế vào NSNN theo đúng quy định của pháp luật. Cơ quan thuế tiếp nhận
hồ sơ khai thuế theo nhiều phương thức: điện tử, trực tiếp, qua đường bưu điện.
Đặc biệt, nhằm thực hiện kế hoạch hiện đại hóa quản lý thuế, hệ thống khai thuế
điện tử đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố. Thống kê cho thấy tính đến
thời điểm cuối năm 2018, số lượng doanh nghiệp (MST 10 số) sử dụng dịch vụ
khai thuế qua mạng 697.377 doanh nghiệp, đạt 99,84 % tổng số doanh nghiệp
(MST 10 số) đang hoạt động trên địa bàn cả nước. Số Cục Thuế đạt tỷ lệ 100% số
doanh nghiệp đang hoạt động sử dụng dịch vụ khai thuế qua mạng (tính trên MST
10 số) là 58/63 Cục Thuế. Số liệu thống kê tổng các doanh nghiệp thuộc diện quản
lý của cơ quan thuế đã thực hiện khai thuế qua mạng chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối
và số lượng các địa phương có số doanh nghiệp chưa thực hiện khai thuế qua mạng
100% còn lại 5 địa phương. Doanh nghiệp hoạt động TMĐT thường xuyên giao
dịch trên môi trường điện tử nên trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà
lOMoARcPSD|11266017

nước được các doanh

115
lOMoARcPSD|11266017

nghiệp chú trọng và quan tâm lớn đến việc thực hiện kê khai thuế qua mạng nhằm
có được nhiều tiện ích trong thực hiện nộp tờ khai cho cơ quan thuế.

Với mục tiêu kiểm tra tính đúng đắn trong xác định nghĩa vụ thuế do NNT tự
xác định trên các tờ khai đã nộp cho cơ quan thuế, hoạt động thanh tra, kiểm tra
được cơ quan thuế triển khai thực hiện được xem là một chức năng quản lý trong
việc phát hiện các gian lận, sai sót và yêu cầu NNT thực hiện điều chỉnh nghĩa vụ
thuế theo đúng quy định của pháp luật. Các gian lận trong thực hiện nghĩa vụ thuế
của các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT rất đa dạng và phong phú. Qua thanh tra,
kiểm tra tại trụ sở các doanh nghiệp có hoạt động TMĐT thời gian qua, cơ quan
thuế đã phát hiện ra nhiều trường hợp có gian lận trong xác định nghĩa vụ thuế và
đưa ra quyết định xử phạt thích hợp. Năm 2018, Chi cục Thuế Quận 1 TP Hồ Chí
Minh đã ký quyết định truy thu và xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với Tập
đoàn Yeah 1 do vi phạm về thuế thời kỳ kiểm tra năm 2014-2017. Yeah1 kinh
doanh với 2 lĩnh vực chính bao gồm truyền thông, quảng cáo và kỹ thuật số trên nền
tảng Youtube và Google. Tổng số tiền bị phạt và truy thu là hơn 325 triệu đồng.
Trong đó số tiền thuế truy thu là 192,3 triệu đồng, là số thuế giá trị gia tăng trong
giai đoạn từ 2014-2017. Ngoài ra doanh nghiệp này còn bị phạt hơn 75 triệu đồng
do vi phạm hành chính, vi phạm về hoá đơn và phạt 20% thuế giá trị gia tăng và
thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thiếu. Cơ quan thuế cũng tính tiền phạt chậm nộp
thuế là 58,2 triệu đồng.

Tại Cục thuế Hà Nội đã thực hiện thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề về
TMĐT tại một số doanh nghiệp TMĐT hoạt động trên địa bàn quản lý. Qua quá
trình kiểm tra trong năm đã ra quyết định truy thu nhiều trường hợp có tồn tại gian
lận trong thực hiện nghĩa vụ thuế. Như trường hợp thanh tra tại công ty Cổ phần
NL(tên công ty được tác giả viết tắt để đảm bảo tín bí mật thông tin của doanh
nghiệp) năm 2018 (Mã số thuế 01060012xx) với ngành nghề kinh doanh chính gồm
trung gian thanh toán, ví điện tử, tư vấn, thiết kế phát triển phần mềm, thiết kế
website….Kết quả thanh tra kỳ tính thuế của doanh nghiệp: năm 2016 điều chỉnh
giảm chi phí quản lý doanh nghiệp do không có hóa đơn, chứng từ theo quy định
32.231.756 đồng, tăng số thuế TNDN phải nộp
6.446.353 đồng; thuế TNCN phải nộp tăng do kê khai thiếu 19.793.928 đồng; năm
2017 điều chỉnh giảm chi phí bán hàng do không có hóa đơn, chứng từ theo quy
lOMoARcPSD|11266017

định

116
lOMoARcPSD|11266017

(trích trước phí dịch vụ cổng Viettel, Mobifone tháng 12/2017) 235.300.719 đồng,
giảm chi phí quản lý doanh nghiệp do không có hóa đơn, chứng từ theo quy định
160.900.000 đồng, tăng số thuế TNDN phải nộp trong năm 79.240.144 đồng, thuế
TNCN phải nộp tăng do khai thiếu 24.321.504 đồng. Năm 2018, Cục thuế Hà Nội
đã tiến hành thanh tra tại Công ty TNHH SP (tên doanh nghiệp đã được thay đổi)
với mã số thuế 0106xxxxxx với ngành nghề kinh doanh chính TMĐT. Kỳ thanh tra
năm 2017 đã phát hiện gian lận về thuế GTGT do công ty kê khai thiếu thuế GTGT
đầu ra 10% của dịch vụ vận chuyển cho biếu tặng khách hàng không thu tiền và
công ty chưa xuất hóa đơn GTGT đối với dịch vụ vận chuyển cho biếu tặng khách
hàng không thu tiền. Kết quả sau thanh tra làm giảm thuế GTGT còn được khấu trừ
chuyển kỳ sau: 51,434,265,391 đồng. Tổng số tiền phạt do khai sai nhưng không
dẫn đến thiếu số thuế phải nộp và không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
17,1 triệu đồng. Qua thanh tra cũng ghi nhận được kết quả doanh nghiệp không
phát sinh số thuế TNDN phải nộp trong năm 2017.

Ngoài các doanh nghiệp được tiến hành thanh tra, kiểm tra trong kế hoạch
được xây dựng hằng năm, thực tiễn hoạt động quản lý thuế đối với TMĐT hiện nay
đã đưa nhiều doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh TMĐT vào diện kiểm tra đột
xuất. Qua kiểm tra đột xuất, cán bộ thuế đã phát hiện nhiều gian lận trong thực hiện
nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp và thực hiện truy thu thuế theo đúng quy định của
pháp luật. Chỉ tính riêng trong hai ngày 8/8 và 31/8/2018 phòng thanh tra của Cục
Thuế Hà Nội đã trình lãnh đạo Cục phê duyệt kế hoạch thanh tra đột xuất đối với
18 doanh nghiệp. Đến thời điểm cuối tháng 10/2018 đã hoàn thành 06 đơn vị:
Thanh tra 1(3 DN), Thanh tra 2(1 DN), Thanh tra3(1DN), Thanh tra 4(1DN) với
kết quả đã giảm thuế GTGT được khấu trừ 2,7 tỷ đồng, giảm lỗ qua thanh tra là 8,7
tỷ đồng; Tổng số thuế truy thu, truy hoàn, phạt là 726 triệu đồng. Qua quá trình
triển khai Cục thuế TP Hà Nội thực hiện điều chỉnh giảm thanh tra 8 doanh nghiệp
nguyên nhân do bị trùng kế hoạch kiểm tra tại Tổng cục thuế; đã được Kiểm toán
Nhà nước thanh, kiểm tra; đã được Chi cục thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp ra
quyết định kiểm tra; đang được cơ quan điều tra làm việc hoặc qua xác minh xác
định được đơn vị đã giải thể.

117
lOMoARcPSD|11266017

Trong hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động TMĐT, cơ quan thuế
cũng rất chú trọng đến các đối tượng đóng vai trò là bên thứ ba trong các giao dịch
TMĐT như các ngân hàng thương mại, các công ty vận chuyển hàng hóa, các công
ty bưu chính. Qua thanh, kiểm tra nhằm phát hiện các gian lận trong thực hiện
nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp, đồng thời thu thập thêm các minh chứng cho
việc quản lý các doanh nghiệp TMĐT là khách hàng của các doanh nghiệp được
thanh, kiểm tra.

Năm 2018, Cục thuế Hà Nội phối hợp CCT Đống Đa thực hiện rà soát Công
ty giao hàng tiết kiệm, MST 0106xxxxxx : doanh thu năm 2017: 338 tỷ đã được
CCT đống đa kiểm tra. Hoạt động của DN bao gồm các nội dung: vận chuyển hàng
cho các shop online, chủ yếu cho 3 shop giá trị thu hộ 2.288 tỷ gồm SHOPEE; vật
giá và sendo (chiếm trên 80%). Tại thời điểm thanh tra, DN mới cung cấp được
biên bản đối soát tháng 10/2017 với SHOPEE có giá trị 223 tỷ. Kết quả thanh tra
tại công ty này là cơ sở thông tin quan trọng cho các đoàn thanh tra khi tiến hành
thanh, kiểm tra tại các doanh nghiệp SHOPEE; vật giá; sendo.

Ngoài ra, trong năm 2018, Cục Thuế Hà Nội tiến hành thanh tra tổng công ty
cổ phần bưu chính Viettel. Đoàn thanh tra đã yêu cầu tổng công ty cung cấp dữ liệu
về giao dịch chuyển phát (COD) gồm các khoản thu hộ khách hàng, tiền cước nhận
được. Tuy nhiên, Tổng công ty chỉ cung cấp cho Đoàn được số liệu: Tổng tiền thu
hộ đến đầu Chi nhánh và đầu các Bưu cục; Tổng tiền cước nhận được thông qua
hoạt động chuyển phát. Khi cơ quan thuế yêu cầu tổng công ty cung cấp chi tiết đến
khách hàng gồm: Tên khách hàng, số tài khoản ngân hàng, Tổng số tiền thu hộ cả
năm, Tổng số tiền cước nhận được... thì tổng công ty chỉ cung cấp được dữ liệu
điểm của một số cá nhân được liệt kê theo mã khách hàng. Tổng công ty không
thực hiện cung cấp dữ liệu cá nhân cá khách hàng theo yêu cầu như: Tên khách
hàng, số tài khoản ngân hàng mà chỉ có thể cung cấp điểm theo hình thức: Mã
khách hàng, tổng số
tiền thu hộ, tổng tiền cước nhận được nhằm bảo vệ thông tin khách hàng.

Kết quả khảo sát đối với 310 cán bộ thuế thống kê được kết quả về quá trình
thanh tra, kiểm tra tại các doanh nghiệp là trung gian cung ứng môi trường thực
hiện giao dịch TMĐT cho thấy các doanh nghiệp rất ít khi sẵn sàng cung cấp mọi
thông
lOMoARcPSD|11266017

118
lOMoARcPSD|11266017

tin mà cơ quan thuế yêu cầu, do đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thanh tra,
kiểm tra của cơ quan thuế. Kết quả được thể hiện rõ trong biểu đồ 3.4 sau:

Biểu đồ 3.4. Thống kê đánh giá việc cung cấp thông tin cho cơ quan thuế

(Nguồn: Tác giả khảo sát)

Song song với việc tạo thuận lợi cho việc nộp tờ khai, vấn đề nộp thuế cũng
được ngành Thuế dành sự quan tâm nhằm mang lại nhiều thuận lợi hơn cho NNT
khi thực hiện nộp tiền vào NSNN với đa dạng cách thức thực hiện ngoài cách thức
nộp tiền thuế trực tiếp tại kho bạc nhà nước các cấp. Theo đó, đến thời điểm cuối
năm 2018 tất cả 63 tỉnh thành đều triển khai thực hiện nộp thuế điện tử trên cơ sở
sự phối hợp, kết nối nộp thuế điện tử giữa cơ quan thuế với 50 ngân hàng thương
mại trên cả nước; sự phối hợp giữa cơ quan thuế với bưu điện thông qua cơ chế ủy
nhiệm thu qua bưu điện.

Trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế, vì nhiều lý do nên NNT cố tình
chây ỳ không thực hiện nộp thuế. Quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp có hoạt
động kinh doanh TMĐT nằm trong nội dung quản lý nợ thuế đối với các doanh
nghiệp nói chung mà cơ quan thuế phải thực hiện. Hằng năm, căn cứ vào chỉ tiêu
thu nợ thuế được giao và danh sách các doanh nghiệp còn nợ thuế tại thời điểm
31/12 năm trước, Tổng cục thuế giao cho Cục thuế các địa phương thực hiện rà
soát, đôn đốc thu nợ thuế và thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo đúng quy
định.
119
lOMoARcPSD|11266017

Trong công tác quản lý nợ thuế, bộ phận quản lý nợ các cấp ban hành đầy đủ
thông báo nộp tiền thuế nợ, tiền chậm nộp (Thông báo 07/QLN) gửi đến từng
doanh nghiệp để đôn đốc thu tiền thuế nợ, tiền chậm nộp thuế. Ngành thuế rất chú
trọng đến việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác quản lý nợ
thuế. Theo đó, cơ quan thuế các cấp đã đẩy mạnh việc ban hành thông báo nợ thuế
(TB07/QLN), hàng tháng hệ thống quản lý thuế tập trung TMS đã hỗ trợ cơ quan
thuế tự động tạo thông báo nợ gửi đến người nộp thuế qua thư điện tử có chữ ký số
đối với các trường hợp có địa chỉ email, các trường hợp không có thư điện tử thì
gửi trực tiếp bản giấy, hạch toán đầy đủ vào hệ thống để theo dõi, nhờ đó công tác
quản lý, giám sát việc ban hành thông báo nợ thuế ngày càng chặt chẽ, đúng thời
gian quy định và tạo được những chuyển biến tích cực. Việc công khai thông tin
người nộp thuế chây ỳ nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo
viết, báo hình trung ương và địa phương, website ngành thuế được thực hiện theo
đúng quy định của pháp luật, nhằm lên án mạnh mẽ và xử lý kiên quyết các hành vi
trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ, nợ thuế không thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. Hàng
tháng, Cục Thuế các địa phương lập danh sách và công khai thông tin người nộp
thuế nợ thuế trên địa bàn quản lý.

Trong công tác cưỡng chế nợ thuế, cơ quan thuế các địa phương thực hiện
nghiêm và kiên quyết các biện pháp cưỡng chế đối với các trường hợp phải cưỡng
chế nợ thuế hoặc phải chuyển sang biện pháp tiếp theo để thu hồi kịp thời tiền thuế
nợ vào ngân sách nhà nước.

Hoạt động kinh doanh TMĐT thời gian qua đã phát sinh các trường hợp
doanh nghiệp nước ngoài có phát sinh doanh thu tại Việt Nam nhưng không có cơ
sở thường trú, đại diện tại Việt Nam đã đặt ra một số vấn đề khó trong công tác thu
hồi nợ thuế. Như trường hợp công ty Uber B.V có trụ sở chính tại Hà Lan là một
trường hợp khó điển hình trong thực tế mà cơ quan thuế đang phải đối diện trong
quản lý nợ thuế. Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định truy thu 53,3 tỷ
đồng tiền thuế của Uber và yêu cầu Grab phải kê khai nộp thuế đối với việc chuyển
nhượng vốn và thị phần của Uber tại Việt Nam, trả thay nợ của Uber. Đến nay việc
thu thuế từ Uber vẫn chưa xử lý được hoàn toàn do về mặt pháp lý quy định về thuế
đối với kinh doanh trong nền kinh tế chia sẻ như trường hợp của Uber chưa được
quy định đầy
lOMoARcPSD|11266017

120
lOMoARcPSD|11266017

đủ và rõ ràng. Đặc biệt, khi Uber kiện cơ quan thuế Thành phố Hồ Chí Minh ra tòa
thì càng thấy rõ nét hơn sự phức tạp của quản lý thuế đối với hình thức kinh doanh
TMĐT.

3.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở
Việt Nam
3.4.1. Kết quả đạt được
Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam thời gian qua đã đạt được
một số kết quả nhất định trên một số nội dung. Bao gồm:

- Thứ nhất: Việc thành lập Tổ TMĐT vào năm 2012 trực thuộc Ban Cải cách
và Hiện đại hóa Tổng cục Thuế và thành lập lại Ban chỉ đạo nghiên cứu, triển khai
cùng với các tổ giúp việc vào năm 2017 trực thuộc Tổng cục Thuế đã giúp cơ quan
thuế có đầu mối tập trung trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Chức năng,
nhiệm vụ, người đứng đầu của ban chỉ đạo và các tổ giúp việc đều được quy định
rõ trong quyết định số 404/QĐ-TCT ngày 3/4/2017. Từ khi được thành lập đến cuối
năm 2018, Tổ TMĐT đã tổ chức thành công một số buổi tọa đàm trao đổi, chia sẻ
thông tin giữa cơ quan thuế với các bộ, cơ quan có liên quan nằm trong cơ chế phối
hợp quản lý thuế với TMĐT như Bộ Công thương, Bộ Thông tin – Truyền thông,
Bộ Công An; song song với các buổi tọa đàm là các buổi đối thoại với các doanh
nghiệp kinh doanh TMĐT để tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện
nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Một số buổi tọa đàm, đối thoại được cơ quan thuế
cho phép truyền thông đưa tin trên các báo, đài để người dân được biết quan điểm,
định hướng trong quản lý của cơ quan thuế. Nhiều cuộc tọa đàm và chất vấn được
diễn ra mang tính chất nội bộ ngành để tiếp thu ý kiến nhằm xây dựng định hướng
quản lý thuế với TMĐT và truyền thông không được phép tham gia để đưa tin.

- Thứ hai: Quản lý thuế đối với TMĐT là nội dung thuộc quản lý thuế nói
chung nên các quy trình quản lý thuế hiện hành đều được áp dụng đúng chức năng,
đúng nội dung và đúng thời gian đã quy định. Với việc thực hiện các quy trình hiện
hành đã giúp cơ quan thuế có sự thống nhất trong thực hiện các chức năng quản lý
giữa cấp Tổng cục và các cấp Cục, Chi cục.

121
lOMoARcPSD|11266017

- Thứ ba: Các doanh nghiệp tham gia hoạt động TMĐT thực hiện theo Luật
doanh nghiệp và Luật đầu tư đều được cơ quan thuế đưa vào diện quản lý. Với cơ
chế một cửa quốc gia, kết nối thông tin giữa các cơ quan, bộ, ngành hiện nay đã tạo
điều kiện cho cơ quan thuế có thông tin cập nhật về các doanh nghiệp chính thức
hoạt động để đưa vào diện quản lý của cơ quan thuế. Mặt khác, trong quá trình thực
hiện quản lý, cơ quan thuế thu thập nhiều thông tin đa ngành khác nhau từ các cơ
quan, bộ ngành khác từ đó xây dựng được một cơ sở dữ liệu khá lớn về thông tin
hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp hoạt động TMĐT
nói riêng.

- Thứ tư: Trong quản lý các giao dịch TMĐT, cơ quan thuế bằng việc thực
hiện nhiều cách thức khác nhau như giả đặt mua, truy tìm thông tin thông qua bên
thứ ba…đã xác định được sự tồn tại của các giao dịch. Đặc biệt hiện nay, với quy
định của Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT đều phải sử dụng
hóa đơn điện tử trong các giao dịch không phân biệt giá trị thực hiện, tạo nền tảng
quan trọng trong quản lý căn cứ tính thuế đối với các hoạt động TMĐT.

- Thứ năm: Các chức năng quản lý thuế được thực hiện mang lại những kết
quả tích cực trong công tác quản lý thuế.

Trong lĩnh vực TMĐT, ngành Thuế đã có những quy định hướng dẫn kịp
thời cho một số trường hợp đặc biệt như hướng dẫn công ty Uber Hà Lan (nhà thầu
nước ngoài) thực hiện kê khai nộp thuế nhà thầu, hoặc hướng dẫn về chính sách
thuế và quản lý thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh của dịch vụ đặt phòng trực
tuyến như Agoda.com, Booking.com. Tất cả những nội dung này hỗ trợ rất tốt cho
các đối tượng NNT có liên quan thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình.

Kết quả khảo sát các cán bộ thuế qua quá trình làm việc với doanh nghiệp
phần lớn đều cho rằng công tác TT-HT của cơ quan thuế luôn nhận được sự quan
tâm tích cực từ phía các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT với mức
độ hoàn toàn đồng ý chiếm tỷ lệ 24,5 % cao nhất trong số các mức đánh giá được
đưa ra (hoàn toàn không đồng ý chiếm tỷ lệ 18,7%). Kết quả này đã cho thấy được
kênh TT-HT của cơ quan thuế là kênh hỗ trợ quan trọng đối với NNT trong quá
trình thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước.
122
lOMoARcPSD|11266017

Trên góc độ NNT, kết quả khảo sát được thực hiện trên 225 doanh nghiệp
cho thấy cơ quan thuế là địa chỉ đáng tin cậy khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong
thực hiện nghĩa vụ thuế và cần tư vấn với tỉ lệ cao nhất 80%. Ngoài cơ quan thuế,
NNT khi có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ thực hiện nghĩa vụ thuế sẽ đồng thời tìm đến các
công ty kiểm toán (75%), các đại lý thuế (70%) và khoảng 50% số người được hỏi
sẽ tìm tư vấn từ những đối tượng khác.

Ngoài ra, nhằm nâng cao chất lượng quản lý kê khai, ngành thuế triển khai
áp dụng các ứng dụng khai và nộp thuế điện tử đưa lại nhiều tiện ích cho NNT,
đồng thời phản ánh mức độ tham gia vào chính phủ điện tử của cơ quan thuế. Công
tác thanh tra, kiểm tra trên cơ sở quản lý rủi ro phát hiện và truy thu thuế nhiều
trường hợp đối với những gian lận về thuế trong TMĐT. Công tác quản lý nợ và
cưỡng chế nợ thuế hiệu quả đảm bảo tỉ lệ thu nợ theo dự toán đã đặt ra hằng năm.

3.4.2. Hạn chế


Thứ nhất, bộ máy quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam chưa
được xây dựng với hợp lý để có thể quản lý được tập trung và có hiệu quả hoạt
động TMĐT. Hiện ở cấp Tổng cục thuế có Ban chỉ đạo và 3 tổ giúp việc nhưng
nhân sự của Ban và tổ là những cán bộ thuế kiêm nhiệm thuộc các Vụ, phòng, ban
khác nhau, vì vậy chưa có sự chuyên môn hóa và tập trung chuyên sâu cho một
nhiệm vụ nhất định. Đặc biệt sự thay đổi nhân sự của vị trí trưởng ban chỉ đạo là
Tổng cục trưởng Tổng cục thuế vào năm 2019 đã phần nào có sự ảnh hưởng nhất
định đến nội dung hoạt động và định hướng thực hiện trong thực hiện quản lý thuế
đối với TMĐT. Ở cấp Cục thuế, tại một số địa phương có hoạt động TMĐT phát
triển thì Cục thuế có triển khai quản lý nhưng trách nhiệm quản lý được giao chủ
yếu thực hiện ở phòng thanh tra, kiểm tra hoặc ở phòng kê khai và kế toán thuế. Ở
cấp Chi cục thuế thì phần lớn chưa dành sự quan tâm lớn cho nội dung quản lý thuế
đối với hoạt động TMĐT.

Thứ hai, quản lý thuế đối với TMĐT ở Việt Nam chưa có phương pháp và
quy trình thực hiện phù hợp. Quản lý thuế đối với TMĐT ở Việt Nam được thực
hiện đồng nhất về quản lý thuế đối với các giao dịch theo phương thức truyền thống
trên tất cả các vấn đề gồm nội dung, phương pháp và quy trình thực hiện. Điều này
đã tạo
lOMoARcPSD|11266017

123
lOMoARcPSD|11266017

ra những hạn chế nhất định trong triển khai thực hiện công tác quản lý thuế đối với
TMĐT.

Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT là một nội dung quản lý mang tính
đặc thù trong một lĩnh vực riêng biệt, khác xa với kinh doanh truyền thống nên đòi
hỏi quy trình quản lý cần có bổ sung những quy định riêng mang tính đặc trưng
nhất định nhằm có thể phát hiện và ngăn chặn những gian lận của NNT. Thời gian
qua, hướng quản lý theo kiểu truyền thống được áp dụng cho phương thức kinh
doanh mới đã tạo nên cản trở hoạt động của các đối tượng kinh doanh TMĐT đồng
thời cũng ảnh hưởng đến kết quả đạt được trong quản lý thuế của cơ quan thuế.
Ngoài ra, quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam hiện chủ yếu được
thực hiện chủ yếu theo hướng ngành Thuế đang cố gắng đi theo sự phát triển của
TMĐT, quản lý theo từng vụ việc lớn có tính chất điển hình, nếu không quản lý
được thì chuyển qua bộ phận điều tra xử lý.

Thứ ba, cơ quan thuế chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu đầy đủ về người nộp
thuế để phục vụ cho công tác quản lý thông tin NNT.

Thực tiễn trong nền kinh tế hiện nay số lượng doanh nghiệp có hoạt động
TMĐT kết hợp với thương mại truyền thống khá nhiều. Các doanh nghiệp khi đi
vào hoạt động đều thuộc diện quản lý của cơ quan thuế, tuy nhiên việc nhận diện
được doanh nghiệp có hoạt động TMĐT đang là vấn đề khó cho cơ quan thuế các
cấp. Kết quả khảo sát cho thấy hiện nay cơ quan thuế chưa có tiêu chí riêng để
nhận diện được các doanh nghiệp có hoạt động TMĐT, vì vậy việc thu thập thông
tin ban đầu để đưa NNT vào diện quản lý TMĐT vẫn còn là khó khăn chưa xử lý
được.

Ngoài ra, việc thu thập thông tin quản lý NNT từ các cơ quan có liên quan
trong quản lý hoạt động TMĐT còn nhiều hạn chế. Mặt khác, việc xây dựng hệ
thống dữ liệu mở của Chính phủ chưa thực hiện được đã tác động không nhỏ đến
việc thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế của cơ quan
thuế.

Thứ tư, cơ quan thuế chưa có căn cứ xác định chính xác doanh thu và chi phí
hoạt động của các NNT kinh doanh TMĐT để tính đúng nghĩa vụ thuế của NNT
theo quy định.
lOMoARcPSD|11266017

124
lOMoARcPSD|11266017

Để xác định được doanh thu và chi phí của doanh nghiệp có hoạt động
TMĐT đòi hỏi phải quản lý được dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp thông qua
các đối tác như ngân hàng thương mại, công ty vận chuyển hàng hóa. Đặc biệt với
các giao dịch dịch vụ TMĐT xuyên biên giới cách tối ưu nhất để tính được thuế và
thu được thuế đòi hỏi cơ quan thuế phải quản lý được thông tin dòng tiền đi ra
ngoài biên giới Việt Nam. Nhưng hiện nay, việc kiểm soát dòng tiền gặp nhiều khó
khăn xuất phát từ thực trạng thanh toán của NNT chủ yếu bằng tiền mặt cũng như
quy định thanh toán ở Việt Nam hiện nay chưa có quy định bắt buộc các dòng tiền
đi ra ngoài Việt Nam phải qua các cổng thanh toán quốc gia theo quy định.

Thứ năm, trong quản lý các giao dịch TMĐT xuyên biên giới, cơ quan thuế
chưa có quy định kiểm soát và chế tài yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải
thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Việt Nam.

Trong quản lý thu thuế nhà thầu với các dịch vụ xuyên biên giới, Việt Nam
chưa có quy định kiểm soát và yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải trực tiếp
hoặc thông qua các đại lý thuế để kê khai, xác định nghĩa vụ thuế với Việt Nam
cũng như các chế tài xử lý thích hợp nếu phía nước ngoài không thực hiện nghĩa vụ
thuế. Thời gian qua, công tác quản lý thuế đối với các giao dịch TMĐT xuyên biên
giới được tập trung vào quản lý thu thuế nhà thầu. Theo đó, các doanh nghiệp là
bên mua dịch vụ ở trong nước có nghĩa vụ phải nộp thay thuế nhà thầu cho phía đối
tác nước ngoài. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp nghĩa vụ thuế nhà thầu do
phía doanh nghiệp Việt Nam nộp thay nhưng đồng thời doanh nghiệp phải gánh
chịu khoản thuế đó và tính vào chi phí của doanh nghiệp do phía đối tác nước ngoài
không chấp nhận nộp thuế. Xuất phát do sự cần thiết của việc thiết lập các giao
dịch TMĐT với phía nước ngoài để quảng bá các sản phẩm nhằm đẩy mạnh quá
trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ sáu, cơ quan thuế đang gặp khó khăn trong việc xác định bản chất giao
dịch TMĐT để biết được thu nhập nhận được từ hoạt động kinh doanh là thu nhập
từ kinh doanh hay thu nhập từ tiền chuyển nhượng bản quyền nhằm đánh thuế cho
hợp lý. Đặc biệt hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của các hình thức kinh doanh
trong nền kinh tế chia sẻ đã đặt ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý. Thời gian
qua, với
125
lOMoARcPSD|11266017

sự tồn tại và hoạt động của hệ thống Uber và Grab đã nhận được sự hưởng ứng
đông đảo của nhiều người dân Việt Nam bởi tính tiện dụng và tiết kiệm chi phí di
chuyển hơn so với mô hình taxi truyền thống. Tuy nhiên trên góc độ quản lý thuế
thì hoạt động của Uber và Grab được xem là cung cấp dịch vụ vận tải hay cung cấp
dịch vụ công nghệ chưa được xác định nên gây khó khăn trong việc thu thuế. Với
ngành nghề theo quy định ở Việt Nam hiện nay thì rất khó khăn trong việc xác định
loại hình kinh doanh của Uber, Grab bởi nếu cung cấp dịch vụ vận tải thì yêu cầu
cơ bản các doanh nghiệp phải có ít nhất 51% vốn Việt Nam mới được tham gia
dịch vụ vận tải. Do vậy, nếu xem loại hình kinh doanh trên là kinh doanh dịch vụ
thì đây lại là hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, sẽ bị xử phạt hành chính, ngừng
cấp phép, thậm chí bị xử lý hình sự. Ngược lại, nếu xem hình thức này là cung cấp
dịch vụ công nghệ cũng không chính xác vì các nhà phát triển ứng dụng không
cung cấp dịch vụ cuối cùng nên không thể chịu nghĩa vụ thuế liên quan đến đối tác.
Do vậy, điều quan trọng phải xử lý được là cần xác định được đúng bản chất giao
dịch TMĐT thực hiện trong nền kinh tế.

Thứ bảy, hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đối với hoạt động TMĐT chưa
có phương pháp và quy trình thực hiện phù hợp.

Thanh tra, kiểm tra thuế là hai chức năng quan trọng trong việc phát hiện và
xử lý các gian lận trong thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT. Tuy nhiên, thời gian qua
hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đối với TMĐT còn gặp nhiều hạn chế, chưa có
phương pháp và quy trình thích hợp nên chưa nhận diện đúng và đưa các doanh
nghiệp vào diện thanh tra, kiểm tra. Kết quả thực hiện sau thanh tra, kiểm tra chưa
phát hiện được đầy đủ các hành vi gian lận và truy thu được đúng số thuế đã gian
lận, gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

Thứ tám, sự đáp ứng thông tin của cơ quan thuế cho NNT chưa được toàn
diện và đạt được hiệu quả cao. Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT phải đạt
được mục tiêu đảm bảo động viên được số thu thuế vào NSNN theo đúng quy định
của pháp luật. Do vậy, ngoài việc chú trọng thực hiện thanh tra, kiểm tra NNT, cơ
quan thuế cần chú trọng đến công tác TT-HT NNT đặc biệt là các doanh nghiệp
hoạt động TMĐT- trung tâm của nền kinh tế số nhằm nâng cao ý thức tuân thủ tự
nguyện trong
126
lOMoARcPSD|11266017

thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT đồng thời giải đáp các thắc mắc đặt ra khi tính,
khai và nộp thuế của NNT.

Kết quả khảo sát của NCS thực hiện trên 255 doanh nghiệp với bảng hỏi đã
được xây dựng sẵn về các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ của các doanh
nghiệp có hoạt động TMĐT làm căn cứ định hướng quan trọng đưa ra hướng điều
chỉnh hợp lý về các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế đối với hoạt động
TMĐT của cơ quan thuế để đạt được các mục tiêu đề ra. Các thông tin thu thập
được sau khi xử lý thông tin qua phần mềm SPSS phiên bản 23 (chi tiết tại phụ lục
4) đã đưa ra phương trình hồi quy chuẩn hóa:

TT = 0,895DU + 0,296KS + 0,207NL + 0,188YT


Hệ số hồi quy chuẩn hóa ở các biến độc lập DU, KS, NL, YT lần lượt có giá
trị là 0,895; 0,296; 0,207; 0,188 theo độ lớn thể hiện tầm quan trọng của các biến
này đến biến phụ thuộc TT. Kết quả phân hồi quy trên cho thấy, tính tuân thủ của
các doanh nghiệp hoạt động TMĐT chịu ảnh hưởng bởi 4 yếu tố sắp xếp theo thứ
tự giảm dần của tầm quan trọng các yếu tố này tác động đến tính tuân thủ của
doanh nghiệp, đó là: Sự đáp ứng thông tin của cơ quan thuế (DU); Vấn đề kiểm
soát của cơ quan thuế (KS); Năng lực phục vụ của cán bộ thuế (NL) và Ý thức của
doanh nghiệp (YT).
Kết luận này đã nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc đáp ứng thông tin của
cơ quan thuế đối với NNT. Tuy nhiên, hiện nay công tác TT-HT NNT chưa được
đề cao, các hình thức thực hiện dù đã có nhiều sự thay đổi trên cơ sở ứng dụng
công nghệ thông tin nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của NNT, hình thức thực
hiện không phong phú. Sự ứng dụng công nghệ trong quản lý thuế nói chung và
quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT chưa theo kịp sự phát triển của TMĐT trong
thực tiễn.

3.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế

Những hạn chế trên có tác động lớn đến kết quả hoạt động quản lý thuế đối
với hoạt động TMĐT của cơ quan thuế. Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng
tựu chung lại có một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, ngành thuế tuy đã có sự quan tâm nhất định trong quản lý thuế đối
với hoạt động TMĐT tuy nhiên chưa thực sự quan tâm, đầu tư nhất định và có định
hướng quản lý rõ ràng đối với hoạt động TMĐT trong nền kinh tế. Cơ quan thuế
lOMoARcPSD|11266017

127
lOMoARcPSD|11266017

chưa quản lý được đầy đủ các yếu tố về doanh thu và chi phí của doanh nghiệp hoạt
động TMĐT làm căn cứ xác định đúng nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.

Hai là, lực lượng và trình độ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý đối
với hình thức kinh doanh mới. Yêu cầu tối thiểu cán bộ thuế cần có là ngoài kiến
thức chuyên môn nghiệp vụ thì cần biết kiến thức về tin học và ngoại ngữ, bên cạnh
đó cũng cần phải có các kỹ năng mềm khác nữa để hỗ trợ công việc khi cần thiết.

Số lượng thống kê hằng năm số lượt người được đào tạo, bồi dưỡng của
ngành Thuế rất lớn. Chỉ tính riêng năm 2018 ngành thuế đã trực tiếp tổ chức và cử
86.945 lượt công chức, viên chức tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng[88]. Tuy
nhiên, kết quả khảo sát của luận án đối với 310 cán bộ thuế cho thấy số lượng cán
bộ không được cập nhật, kiến thức về quản lý thuế đối với TMĐT khá lớn chiếm
59,6%; số lượng có được tập huấn nhưng mức độ không được chuyên sâu chiếm
32.5%; phần được tập huấn chuyên sâu chỉ chiếm 7.9%. Trong số lượng cán bộ
được tập huấn về quản lý thuế đối với TMĐT thì số đông không được tập huấn về
xu hướng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở các nước tiên tiến trên thế giới
và đa số cho rằng các khóa học đó không thỏa mãn mong muốn của người học, cần
được giới thiệu chuyên sâu về nghiệp vụ quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT.

Ba là, cơ sở vật chất ngành thuế còn hạn chế: Với mục tiêu thực hiện hiện
đại hóa quản lý thuế, ngành Thuế đã tập trung thực hiện các dự án ứng dụng CNTT
như ứng dụng quản lý thuế tập trung TMS, ứng dụng phân tích rủi ro TPR, ứng
dụng hỗ trợ kê khai iHTKK… ngoài ra ngành thuế đã đẩy nhanh tiến độ triển khai
và mở rộng thực hiện khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử; hóa đơn điện tử có
mã xác thực của cơ quan thuế; triển khai hoàn thuế điện tử…Tuy nhiên, trên góc độ
quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT thì các ứng dụng CNTT hiện nay của cơ
quan thuế chưa đáp ứng được hoàn toàn yêu cầu quản lý thuế. Kết quả khảo sát
thống kê từ 310 cán bộ thuế cho thấy có 75,3% ý kiến đánh giá từ mức bình thường
đến mức hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu quản lý của các ứng dụng CNTT hiện
nay, 24,7% ý kiến cho rằng đáp ứng và đáp ứng tốt yêu cầu quản lý; có 78,7% ý
kiến đánh giá từ mức không đồng ý đến mức độ bình thường trong việc sử dụng
đơn giản và thuận tiện các ứng

128
lOMoARcPSD|11266017

dụng CNTT hiện nay, số còn lại 21,3% đưa ra ý kiến đồng ý và hoàn toàn đồng ý với
đánh giá về tính đơn giản và thuận tiện trong sử dụng các ứng dụng CNTT.

Khi đánh giá về tính liên kết, tổng hợp và truy xuất thông tin đáp ứng yêu
cầu quản lý của các ứng dụng CNTT thì 78% ý kiến khảo sát cho rằng không đồng
ý với nhận định này và 22% đưa ra ý kiến đồng ý. Các ứng dụng CNTT trong
ngành hiện nay phần lớn cán bộ thuế tham gia khảo sát đều đưa ra ý kiến là chưa có
sự kết nối thông tin với các cơ quan, ban ngành khác.

Bốn là, sự phối kết hợp với các cơ quan, các ngành có liên quan chưa được
chặt chẽ

Sự phối hợp trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế với các cơ quan khác được
thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như trao đổi thông tin trực tiếp, trao đổi thông
tin gián tiếp hoặc kết hợp cả hai hình thức trên. Qua khảo sát kết quả cho thấy hình
thức trao đổi chủ yếu theo kênh làm việc trực tiếp chiếm tỉ lệ 45,8%, trao đổi theo
hình thức gián tiếp chiếm tỉ lệ 16,9% và phần còn lại là sự kết hợp cả hai hình thức.
Như vậy, có thể thấy trong sự chia sẻ thông tin giữa các cơ quan vẫn có tính hạn
chế về tính cập nhật, chưa thực sự có tính chủ động cao. Các thông tin phục vụ cơ
quan thuế trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT có thể thu thập từ nhiều nơi
như trên cổng thông tin điện tử của các đơn vị hành chính các địa phương, từ các
bộ, ngành như Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước…Tuy nhiên, thông tin từ các
cổng thông tin điện tử phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý của cơ quan
thuế (với tỉ lệ khảo sát đánh giá 81,3%). Trong cơ chế chia sẻ thông tin với các cơ
quan khác với cơ quan thuế thì đa phần các cơ quan, bộ, ngành liên quan có cung
cấp nhưng hạn chế thông tin trao đổi và sự liên kết chưa có tính cập nhật nhanh
chóng, kịp thời. Một số tổ chức khác như ngân hàng thương mại, đơn vị vận
chuyển khi được cơ quan thuế yêu cầu thì không thực hiện cung cấp thông tin nhằm
để bảo vệ thông tin khách hàng.

- Năm là, trong quản lý thu nộp thuế, công tác thanh tra, kiểm tra thuế còn
tồn tại rất nhiều yếu tố khó khăn tác động đến chất lượng công tác thanh tra, kiểm
tra thuế đối với các doanh nghiệp có hoạt động TMĐT. Kết quả khảo sát trên 310
cán

129
lOMoARcPSD|11266017

bộ thuế đã thống kê được các yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác
thanh tra, kiểm tra thuế đối với hoạt động TMĐT được thể hiện rõ trong biểu đồ
3.5.

Biểu đồ 3.5: Thống kê nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thanh
tra, kiểm tra đối với hoạt động TMĐT

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG


80.00%
70.00%
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
10.00%
0.00%

Thiếu thông Thiếu cơ sở Quy trình Thiếu các ứng Năng lực tìm Sự hợp tác Sự phối hợp
tin về DNdữ liệu thanh tra, dụng công kiếm thông của DNvới cơ quan
kiểm tra nghệ tin chức năng
khác

Thiếu thông tin về DN Thiếu cơ sở dữ liệu


Quy trình thanh tra, kiểm tra Thiếu các ứng dụng công nghệ

Năng lực tìm kiếm thông tinSự hợp tác của DN


Sự phối hợp với cơ quan chức năng khác

(Nguồn: Tác giả khảo sát)

Từ kết quả trên cho thấy thiếu cơ sở dữ liệu là vấn đề tồn tại lớn nhất hiện
nay của cơ quan thuế. Cùng với việc xây dựng Chính phủ điện tử, ngành thuế cũng
rất chú trọng đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu ngành phục vụ quản lý. Tuy nhiên,
thông tin quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT không chỉ bó hẹp trong nội bộ
ngành thuế mà cần thông tin tổng hợp từ nhiều bộ, ban, ngành có liên quan. Đến
nay việc xây dựng kho dữ liệu mở của Chính phủ giữa các cơ quan, bộ ngành vẫn
chưa thực hiện được, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thuế nói
chung và hoạt động thanh, kiểm tra nói riêng đối với hoạt động TMĐT.

Nhân tố tác động thứ hai đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với hoạt
động TMĐT là sự hợp tác trong cung cấp thông tin cho cơ quan thuế. Một số
trường hợp doanh nghiệp cố tình thoái thác, không hợp tác với cơ quan thuế đã gây
khó khăn rất lớn cho cán bộ thuế trong việc truy tìm thông tin để ra các quyết định
thanh, kiểm
lOMoARcPSD|11266017

tra được chính xác.


130
lOMoARcPSD|11266017

Các nhân tố còn lại xuất phát từ hạn chế trong thực trạng quản lý thuế của cơ
quan thuế. Các nhân tố này kết hợp cùng nhau tác động tiêu cực đến chất lượng
công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với hoạt động TMĐT.

- Sáu là, xuất phát từ phía chính sách thuế, hành lang pháp lý phục vụ cho
công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT: Các quy định pháp lý về quản lý
nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng chưa được hoàn thiện, chưa theo kịp
sự phát triển của TMĐT trong thực tế. Sự lạc hậu của chính sách đối với thực tiễn
dẫn đến gây nhiều vướng mắc và khó khăn cho công tác quản lý. Mặc dù, tháng
6/2019 Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 với rất nhiều
nội dung phục vụ cho quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT nhưng để các quy định
đó triển khai áp dụng được trong thực tiễn thì vẫn chưa có những hướng dẫn thi
hành cụ thể để thực thi áp dụng khi đến thời hạn áp dụng Luật vào tháng 7/2020.
Mặt khác, các giao dịch điện tử xuyên biên giới ngày càng nhiều, đòi hỏi nội dung
về phạm vi đánh thuế giữa các quốc gia phải được quy định rõ, tạo điều kiện cho
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế trong thực hiện quản lý thuế
đối với các giao dịch này.

- Bảy là, xuất phát từ phía các đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh
thương mại điện tử: Tính tự giác trong chấp hành nghĩa vụ thuế của NNT chưa cao.
Xu hướng trốn thuế, tránh thuế luôn thường trực với rất nhiều mánh khóe thực hiện
để đối phó với cơ quan thuế các cấp khi tiến hành thanh tra, kiểm tra NNT.

- Tám là, xuất phát từ thực trạng thanh toán trong dân cư

Mặc dù hiện nay đã có rất nhiều hình thức thanh toán hiện đại, không dùng
tiền mặt, nhưng xu hướng giao dịch thanh toán bằng tiền mặt vẫn tồn tại phổ biến
trong dân chúng với hơn 80% giao dịch thanh toán ở Việt Nam vẫn bằng tiền mặt.
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy tỉ lệ thanh toán không dùng tiền mặt
không có biến động nhiều trong giai đoạn 2010 – Q2/ 2018, chiếm khoảng 12%
trong các phương thức thanh toán, đến cuối quý II năm 2018, con số này là 11,9%.
Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của các nước phát triển như
Mỹ (93%), Châu Âu (90%).[ 97, tr 39-40].

131
lOMoARcPSD|11266017

Kết quả khảo sát của Bộ Công thương cho thấy xu hướng thanh toán của
người tiêu dùng trong mua sắm trực tuyến là tiền mặt với hình thức chủ yếu là thu
tiền hộ (COD). Vấn đề này xuất phát từ thói quen chi trả của người tiêu dùng, cùng
với hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt phát triển chưa được đồng bộ, còn tồn
tại nhiều hạn chế trong quá trình sử dụng.

132
lOMoARcPSD|11266017

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT là vấn đề khó đặt ra cho cơ quan thuế
trong thời gian qua và cả thời gian tới trước thực trạng TMĐT phát triển rất nhanh.
Trong chương 3 tác giả đã phản ánh tổng thể nghiên cứu trên hai nội dung lớn là sự
phát triển của TMĐT và thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại cơ
quan thuế TMĐT thời gian qua. Các kết quả đạt được trong chương 3 bao gồm:

- Thứ nhất: Tổng quan tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam thời gian qua
với hai mốc thời gian từ năm 2000 đến năm 2005 và từ năm 2006 đến năm 2018
gắn với từng giai đoạn phát triển của TMĐT. Trong từng giai đoạn phát triển của
TMĐT, NCS phản ánh đồng thời các cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động TMĐT ở
Việt Nam để làm rõ hơn nội dung phát luật thay đổi cùng với sự phát triển của
TMĐT.

- Thứ hai: Nội dung trọng tâm của chương 3 tác giả đề cập đến thực trạng
công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT của cơ quan thuế ở Việt Nam trên
ba nội dung: quản lý thông tin NNT, quản lý căn cứ tính thuế và quản lý thu nộp
thuế. Trên cơ sở thực trạng được phản ánh, tác giả đưa ra những đánh giá khách
quan về những kết quả đạt được và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế. Tồn
tại gây ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt
Nam là chưa có bộ máy quản lý thuế tập trung, hệ thống chính sách thuế đối với
hoạt động TMĐT chưa được hoàn thiện, chưa có quy trình quản lý thuế đối với
hoạt động TMĐT và các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý thuế đối
với hoạt động TMĐT chưa được xây dựng đáp ứng yêu cầu quản lý.

Tổng thể những tồn tại tác động đến công tác quản lý thuế và những hạn chế
xuất phát từ quá trình thực hiện quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT trước sự
phát triển mạnh mẽ của TMĐT đòi hỏi cần phải có những giải pháp hợp lý nhằm
hoàn thiện hơn quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam thời gian tới.

133
lOMoARcPSD|11266017

CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
4.1. Dự báo tình hình phát triển nền kinh tế số và tình hình phát triển
TMĐT ở Việt Nam thời gian tới
4.1.1. Dự báo tình hình phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam thời gian tới
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với xu hướng phát triển dựa trên nền
tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa – vật lý – sinh học, với sự đột phá
của Internet vạn vật và Trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của
thế giới. Việt Nam đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mở ra nhiều cơ hội thúc
đẩy nền kinh tế số trong nước [94]. Việc phát triển nền kinh tế số theo những định
hướng hợp lý là vấn đề Đảng và Nhà nước rất quan tâm và chú trọng. Những nội
dung cơ bản trong nền kinh tế số ở Việt Nam thời gian tới sẽ phát triển theo những
định hướng sau:

- Một là, về kết nối internet- truy cập internet băng rộng với giá hợp lý là
điều kiện tiên quyết và là nền tảng vật chất cho nền kinh tế số.

- Hai là, thực hiện thanh toán điện tử hướng tới xã hội không tiền mặt là xu
hướng tất yếu trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhằm tạo ra tác
động kép thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng cường tính minh bạch của nền kinh tế,
thu hẹp các hoạt động kinh tế ngầm, hỗ trợ thực hiện chiến lược tài chính toàn diện
thông qua phổ cập dịch vụ ngân hàng, tài chính đến mọi người dân.

- Ba là, hoàn thiện chính sách và quy định về kỹ thuật số gồm các chính sách
và quy định liên quan đến các luồng dữ liệu xuyên quốc gia, bảo mật dữ liệu, an
ninh mạng, bảo vệ khách hàng, giao dịch điện tử, Luật thương mại điện tử và các
luật thuế.

- Bốn là, ngành logistic phát triển mạnh và hiệu quả do nhu cầu ngày càng
cao về giao nhận hàng hóa ở trong nước và ở nước ngoài.

- Năm là, nâng cao kỹ năng số trong nền kinh tế. Trong một nền kinh tế số
hóa, cần có các kỹ năng từ hiểu biết cơ bản về kỹ thuật số và dữ liệu đến các kỹ
năng

134
lOMoARcPSD|11266017

chuyên sâu để tận dụng những lợi ích về năng suất mà đổi mới sáng tạo số hóa
mang lại.

- Sáu là, gia tăng nguồn nhân lực có khả năng tiếp cận các xu thế công nghệ
sản xuất mới, theo hướng đẩy mạnh đào tạo về khoa học, công nghệ, ngoại ngữ, tin
học trong chương trình giáo dục phổ thông, trong chương trình giáo dục đại học,
dạy nghề.

4.1.2. Dự báo tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam thời gian tới
Thực hiện định hướng phát triển TMĐT theo Quyết định số 1563/QĐ-TTg
ngày 8/8/2016 về Kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2016-2020, TMĐT Việt
Nam đã chứng kiến nhiều sự thay đổi. Theo Statista, doanh thu TMĐT Việt Nam
đã đạt mức 2,269 triệu USD và nằm trong Top 6 nền TMĐT phát triển nhất toàn
cầu năm 2018. Những kết quả này sẽ tạo đà quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ
của TMĐT trong giai đoạn tiếp theo trên một số xu hướng sau:

Thứ nhất: Theo định hướng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiện nay Đảng và
Nhà nước đang khuyến khích thực hiện, trong bối cảnh phát triển nền kinh tế số
mạnh mẽ thời gian tới sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động khởi nghiệp trong kinh
doanh TMĐT, số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh TMĐT sẽ ngày
càng tăng về số lượng. Các doanh nghiệp TMĐT khi khởi nghiệp thường chỉ hoạt
động với quy mô vừa và nhỏ, nhưng theo thời gian sẽ có những bước thay đổi đáng
kể trong quy mô và cách thức hoạt động. Các giao dịch xuyên biên giới sẽ được gia
tăng để tìm kiếm những khu vực kinh doanh mới cho doanh nghiệp, thúc đẩy tăng
doanh thu cho doanh nghiệp nói riêng và doanh thu từ TMĐT cho nền kinh tế.

Thứ hai: Thị trường mua sắm trực tuyến hiện tại đã sôi động hơn bao giờ hết
với sự đóng góp của nhiều sàn TMĐT lớn như Lazada.Vn, Lotte, Yes 24, tuy nhiên
thời gian tới, các sàn TMĐT nội địa sẽ có sự bứt phá đáng kể trong hoạt động. Các
sàn TMĐT nội như Tiki, Thegioididong và Sendo liên tục có những bước tiến đáng
khích lệ thời gian qua khi số lượng truy cập website của những sàn này liên tục
tăng cao, không ngừng lớn mạnh, vươn lên đứng trong top đầu các công ty TMĐT
trong nước và trong khu vực Đông Nam Á.

135
lOMoARcPSD|11266017

Thứ ba: TMĐT phát triển dựa trên sự dẫn dắt của các ứng dụng công nghệ
được ứng dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Xu hướng áp dụng thời gian
tới sẽ vận dụng các ứng dụng như chatbot, AI, bán hàng đa kênh, ứng dụng mobile.
Trong đó, chatbot và AI đã được nhiều doanh nghiệp sử dụng một cách hiệu quả.
Theo số liệu Chatbot Magazine, 25% dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ được tích
hợp với trợ lý ảo AI năm 2020. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2018 cho biết,
34% khách hàng cảm thấy thoải mái khi giao tiếp với Chatbot khi mua hàng. Mặt
khác, khi người tiêu dùng ngày càng yêu cầu cao hơn trong sự trải nghiệm và sự
tiện lợi của các dịch vụ tiêu dùng thì xu hướng bán hàng đa kênh cho phép doanh
nghiệp có thể tiếp cận khách hàng của mình trên nhiều nền tảng từ online đến
offline. Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại thông minh đã tác
động đến việc gia tăng số lượng giao dịch dùng điện thoại thông minh để mua hàng
trực tuyến của người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển TMĐT trên nền tảng di động.

Với ba xu hướng trên đã hình thành nên bức tranh toàn cảnh rất sáng về sự
phát triển của TMĐT thời gian tới. Mặt khác, Nghị quyết 02/NQ-CP ngày
01/01/2019 về tiếp tục thực hiện giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019, định hướng đến năm 2021
đã nhận định môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2018 đã cải thiện hơn so
với năm 2016, nhưng trên bình diện quốc tế, xếp hạng môi trường kinh doanh và
năng lực cạnh tranh đang ở mức trung bình khá. Vì vậy với mục tiêu cải thiện thứ
hạng trong các xếp hạng quốc tế, Chính phủ rất chú trọng cải thiện môi trường kinh
doanh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp nhằm thích ứng với nền sản xuất mới
trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đồng thời tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày
01/01/2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển
kinh tế- xã hội năm 2019, Chính phủ đã xác định được sự cần thiết của việc chuyển
đổi số nền kinh tế và Bộ Thông tin và Truyền thông đã được giao nhiệm vụ xây
dựng Đề án Chuyển đổi số quốc gia. Khi thực hiện chuyển đổi số quốc gia, các nền
tảng cơ bản cho thương mại điện tử sẽ được hoàn thiện, thúc đẩy mạnh mẽ cho sự
phát triển của TMĐT trong tương lai. TMĐT sẽ gia tăng về số lượng chủ thể thực
hiện, doanh thu mang về nhưng đồng thời đa dạng hơn trong cách thức thực hiện
cũng như sử dụng
các ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh. Sự phát triển mạnh mẽ TMĐT
136
lOMoARcPSD|11266017

đòi hỏi quản lý nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng cần có những định
hướng nhất định trong cách thức quản lý nhằm đưa được các đối tượng vào diện
quản lý, tránh thất thu cho ngân sách nhà nước.

4.2. Định hướng chuyển đổi số của ngành Tài chính


Để tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các cơ quan chính phủ đã và
đang nghiên cứu và triển khai thực hiện chuyển đổi số, tiến tới xây dựng Chính phủ
số. Việc thực hiện chuyển đổi số sẽ có tác động theo hướng tích cực đối với công
tác quản lý nhà nước, đưa lại nhiều thuận lợi và đảm bảo tính hiệu quả hơn trong
quá trình thực hiện quản lý. Quá trình chuyển đổi số của ngành Tài chính sẽ tác
động có tính định hướng đến quá trình chuyển đổi số của ngành Thuế.

Mục tiêu chuyển đổi số ngành Tài chính được xác định đến năm 2025 theo
hướng hoàn thành xây dựng Tài chính điện tử và cơ bản thiết lập nền tảng Tài
chính số hiện đại, bền vững, công khai, minh bạch dựa trên dữ liệu lớn, dữ liệu tài
chính mở và hệ sinh thái Tài chính số. Ngành Tài chính đóng vai trò kiến tạo, kết
nối, chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa, đáp ứng toàn diện nhu cầu giao dịch tài
chính công, nhu cầu khai thác sử dụng thông tin số của Chính phủ, người dân,
doanh nghiệp và các tổ chức.

Định hướng chuyển đổi số ngành Tài chính dự kiến được thực hiện thông qua
03 giai đoạn[10]:

a) Giai đoạn tới năm 2020:

- Tầm nhìn: Tiếp tục hoàn thiện xây dựng Chính phủ điện tử ngành Tài
chính hướng tới Chính phủ phục vụ, lấy người dùng làm trung tâm và nâng cao
hiệu quả hoạt động toàn ngành thông qua Chính phủ điện tử và các công cụ số
hóa.

- Thực hiện chuyển đổi về phần mềm, hệ thống công nghệ thông tin: Đối với
các ứng dụng dùng chung bước đầu hoàn thiện các hệ thống thông tin phục vụ xây
dựng văn phòng không giấy tờ, môi trường cộng tác số và truyền thông hợp nhất,
các hệ thống thông tin quản lý nguồn lực tổng thể nội ngành, hệ thống báo cáo điện
tử tích hợp toàn ngành, cơ sở dữ liệu danh mục dùng chung, cung cấp thông tin báo
cáo

137
lOMoARcPSD|11266017

ra bên ngoài. Đối với ứng dụng chuyên ngành thuế tiếp tục hoàn thiện hệ thống
thông tin quản lý thuế cá nhân và quản lý thuế doanh nghiệp.

- Chuyển đổi về nền tảng tích hợp, chia sẻ, liên thông dữ liệu: Xây dựng
nền tảng tích hợp hướng dịch vụ (SOA Platform); hoàn thiện Cổng dịch vụ công
tích hợp ngành Tài chính dựa trên công nghệ đám mây nội bộ và giao diện lập
trình ứng dụng (APIs); hoàn thiện Hệ thống quản lý định danh tập trung (SSO);
tiếp tục hoàn thành xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính, thí điểm công
nghệ dữ liệu lớn (Big Data).

- Chuyển đổi về hạ tầng kỹ thuật và bảo mật: Xây dựng “đám mây” nội bộ
ngành Tài chính (MOF-Cloud) ở mức Hạ tầng như một dịch vụ (IaaS); hoàn
thiện hệ thống quản lý định danh và truy cập ngành Tài chính phù hợp với nền
tảng đám mây; thí điểm tích hợp ứng dụng nội bộ ngành với hệ thống quản lý
định danh và truy cập; xây dựng hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng
(SOC).

b) Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025:

Tầm nhìn: Tiếp tục hoàn thiện các hệ thống thông tin phục vụ xây dựng
văn phòng không giấy tờ; xây dựng nền tảng Tài chính số dựa trên dữ liệu và dữ
liệu mở; thiết lập hệ sinh thái ngành Tài chính số trong đó Chính phủ đóng vai
trò kiến tạo và kết nối với các bên thông qua việc mở, chia sẻ dữ liệu và các nền
tảng số hóa để cho phép nhiều bên tạo ra các dịch vụ Tài chính thông minh.

Nội dung chuyển đổi bao gồm các nội dung:

- Chuyển đổi về phần mềm, hệ thống công nghệ thông tin trên các nội dung:

+ Duy trì, vận hành, cập nhật các hệ thống thông tin đã hoàn thành xây dựng
ở giai đoạn trước;

+ Đối với các ứng dụng dùng chung: thiết lập hệ thống quản lý theo dõi quy
trình công việc, tích hợp các hệ thống nội bộ về quản lý nguồn lực tổ chức, ứng
dụng khoa học dữ liệu hỗ trợ điều hành để xây dựng hệ thống hỗ trợ ra quyết định
dựa trên dữ liệu lớn và dữ liệu tích hợp ngành Tài chính.

138
lOMoARcPSD|11266017

+ Ứng dụng chuyên ngành: Xây dựng hệ thống thông tin quản lý rủi ro lãi
suất, tỷ giá, thị trường; lập ngân sách trung hạn; thanh tra, giám sát, xử lý nợ
thuế; thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm hải quan; khai thác, sử dụng các dịch vụ
tài chính công mới được xây dựng bởi bên thứ 3 (các công ty fintech) trên dữ
liệu tài chính mở của ngành Tài chính; thí điểm ứng dụng trí tuệ nhân tạo và trợ lý
ảo trong một số hoạt động nghiệp vụ chủ chốt và hoạt động chỉ đạo điều hành của
ngành Tài chính.

- Chuyển đổi về về nền tảng tích hợp, chia sẻ, liên thông dữ liệu:

+ Nền tảng dữ liệu mở: 100% các lĩnh vực tài chính có cơ sở dữ liệu mở
trong phạm vi ngành Tài chính (các lĩnh vực thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài
chính) phù hợp với quy định tại Luật tiếp cận thông tin và được công khai trên môi
trường mạng.

+ Nền tảng điện toán “đám mây”: Xây dựng hệ thống “đám mây” có khả
năng mở tích hợp với các ứng dụng bên ngoài đồng thời đảm bảo an toàn thông
tin nội bộ (“đám mây” cần hỗ trợ cung cấp giao diện lập trình ứng dụng cho các
ứng dụng tài chính)

+ Hình thành Kho ứng dụng dịch vụ tài chính thông minh.

+ Hoàn thiện nền tảng dữ liệu lớn phục vụ thu thập, phân tích, dự báo (dữ
liệu lớn, internet kết nối vạn vật).

+ Hoàn thiện nền tảng xác thực phân tán (Blockchain): Hoàn thành việc
tích hợp 100% ứng dụng với hệ thống quản lý định danh và truy cập ngành Tài
chính và tích hợp với các hệ thống công nghệ thông tin quốc gia hướng tới một
hệ thống quản lý tài chính xuyên suốt trong ngành Tài chính và Chính phủ.

- Chuyển đổi về hạ tầng kỹ thuật và bảo mật:

+ Hoàn thành xây dựng “đám mây” ngành Tài chính (MOF-Cloud) ở mức
Nền tảng như một dịch vụ (PaaS), cung cấp các giao diện lập trình ứng dụng cho
các bên thứ ba để tạo các dịch vụ tài chính thông minh.

+ Hoàn thành kết nối giữa các hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng (SOC)
toàn ngành.
139
lOMoARcPSD|11266017

c) Giai đoạn 2026-2030:

- Tầm nhìn: Thiết lập hệ thống Tài chính số hóa hoàn toàn và nền tài
chính thông minh. Ngành Tài chính đóng vai trò dẫn dắt sự phát triển của kinh tế
số dựa trên việc đẩy nhanh các giá trị gia tăng của dịch vụ Tài chính, chuyển đổi
mô hình kinh tế bao hàm kinh tế số.

- Chuyển đổi về phần mềm, hệ thống công nghệ thông tin:

+ Ứng dụng dùng chung: Kho Ứng dụng Tài chính số phục vụ hoạt động
nội ngành;

+ Ứng dụng chuyên ngành: Các ứng dụng thông minh hỗ trợ nghiệp vụ:
Trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo trở thành phổ biến trong hoạt động điều hành, xây
dựng, hoạch định, đánh giá chính sách của Bộ Tài chính; 100% các thiết bị hỗ
trợ nghiệp vụ, điều hành như: camera giám sát, thiết bị cảm ứng (các kho dự trữ
nhà nước, kho bãi hải quan), thiết bị di động, robot, dữ liệu mạng xã hội, …
được kết nối, dữ liệu được thu thập, phân tích và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ
người quản lý, sử dụng; 100% các dịch vụ cung cấp cho người dân, doanh
nghiệp được “cung cấp chủ động” do nhiều bên theo mô hình cá nhân hóa; cung
cấp các dịch vụ tài chính công mới theo nhu cầu/yêu cầu riêng (đặc thù) của
người dân, doanh nghiệp; các dịch vụ tài chính công được đơn vị thứ ba khai
thác, xây dựng thành các dịch vụ mới cung cấp cho khách hàng trên nhiều
kênh/phương tiện giao tiếp (dân sự hóa các dịch vụ tài chính công của ngành Tài
chính).

- Chuyển đổi về nền tảng tích hợp, chia sẻ, liên thông dữ liệu: Nền tảng dữ
liệu mở được hoàn thiện và tích hợp trong mọi ứng dụng; nền tảng điện toán
đám mây lai hoạt động thông suốt; nền tảng dữ liệu lớn phục vụ thu thập, phân
tích, dự báo (Big Data, IoT) được ứng dụng để thu thập dữ liệu thời gian thực
phục vụ cho các ứng dụng quản lý; nền tảng xác thực phân tán (Blockchain):
tích hợp trong hầu hết các giao dịch điện tử trong ngành Tài chính.

140
lOMoARcPSD|11266017

- Chuyển đổi về hạ tầng kỹ thuật và bảo mật: Tích hợp đám mây Tài chính
với đám mây của Chính phủ; tích hợp giám sát an toàn thông tin với hệ thống
của Chính phủ.

Thuế là một ngành trực thuộc sự quản lý và điều hành của Bộ Tài chính. Do
vậy, các định hướng chuyển đổi đề cập ở trên đòi hỏi ngành Thuế nói riêng và các
ngành thuộc sự quản lý của Bộ Tài chính phải thực hiện chuyển đổi số theo lộ trình
đã đặt ra. Trên cơ sở định hướng trên đòi hỏi các giải pháp hoàn thiện quản lý thuế
đối với hoạt động TMĐT có gắn liền với công nghệ hiện đại cần phải thích ứng với
lộ trình đã đề ra.

4.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở

Việt Nam

4.3.1. Thiết lập quy trình quản lý thuế nội bộ ngành Thuế đối với các
doanh nghiệp hoạt động TMĐT
a) Yêu cầu đối với việc xây dựng và thực hiện quy trình quản lý thuế đối với

hoạt động TMĐT

- Thứ nhất: Quy trình quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT phải thống nhất

với quy trình quản lý thuế truyền thống và được áp dụng đồng thời với quy trình

quản lý thuế truyền thống trong quản lý của cơ quan thuế.

- Thứ hai: Quy trình được xây dựng phải hợp lý, đáp ứng yêu cầu quản lý

thuế đối với hoạt động TMĐT, đảm bảo quản lý được các nội dung quan trọng gồm

NNT, doanh thu và chi phí- căn cứ xác định nghĩa vụ thuế của NNT.

- Thứ ba: Quy trình phải quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có

liên quan trong quản lý.

- Thứ tư: Sau mỗi bước thực hiện quy trình cần phải có những báo cáo tổng

hợp thông tin quản lý.

b) Mô hình về quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp hoạt động TMĐT

141
lOMoARcPSD|11266017

Để hoàn thiện quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, luận án đề xuất mô

hình về quy trình quản lý thuế nội bộ ngành Thuế đối với hoạt động TMĐT gồm

các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Bộ phận quản lý kê khai thực hiện thu thập thông tin nhằm nhận

diện được sự tồn tại của giao dịch TMĐT – đây là bước quan trọng để đưa các

doanh nghiệp có hoạt động TMĐT vào diện quản lý của cơ quan thuế. Nguồn thu

thập thông tin gồm thu thập từ thông tin kê khai của doanh nghiệp, thông tin từ Bộ

Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp hoặc sử dụng công cụ tự tìm

kiếm thông tin của ngành thuế để nhận diện sự tồn tại của các giao dịch TMĐT.

Bước 2: : Bộ phận quản lý kê khai thực hiện rà soát, đối chiếu, tổng hợp

danh sách các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh TMĐT đã đăng ký kê khai nộp

thuế, đã đăng ký kê khai nộp thuế nhưng kê khai chưa đầy đủ, chưa đăng ký kê

khai nộp thuế theo các tiêu chí:

a) Hình thức tổ chức hoạt động TMĐT:

- Website TMĐT bán hàng: do các doanh nghiệp thiết lập để phục vụ hoạt

động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của chính doanh nghiệp.

- Website cung cấp dịch vụ TMĐT: do các doanh nghiệp thiết lập để cung cấp

môi trường cho các tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại.

- Website của các doanh nghiệp kinh doanh trò chơi trực tuyến, sản xuất, gia

công các phần mềm trò chơi qua mạng.

- Các trang mạng xã hội có cung cấp tài khoản cho các tổ chức, cá nhân có

hoạt động TMĐT.

b) Tính chất sở hữu các hình thức tổ chức hoạt động TMĐT:

142
lOMoARcPSD|11266017

- Chủ sở hữu của các website, trang mạng xã hội là tổ chức, cá nhân trong

nước đã đăng ký kinh doanh, có mã số thuế.

- Chủ sở hữu của các website, trang mạng xã hội là tổ chức, cá nhân trong

nước chưa đăng ký kinh doanh, chưa có mã số thuế.

- Chủ sở hữu của các website, trang mạng xã hội là tổ chức, cá nhân nước

ngoài (Facebook, Google, Youtube...)

- Các doanh nghiệp không là chủ sở hữu các website, trang mạng xã hội nhưng

có hoạt động kinh doanh TMĐT.

c) Phương thức thanh toán của doanh nghiệp có hoạt động TMĐT:

- Thanh toán qua ngân hàng, thẻ tín dụng trong nước, thẻ tín dụng quốc tế, số

tài khoản nhận chuyển tiền thanh toán của các website, doanh nghiệp có hoạt động

kinh doanh TMĐT.

- Thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

- Thanh toán bằng thẻ cào điện thoại di động

- Thanh toán bằng tiền mặt

- Các hình thức thanh toán khác

d) Các thức giao hàng hóa của doanh nghiệp:

- Giao hàng qua các công ty chuyển phát, công ty bưu chính, viễn thông

- Giao hàng thông qua các công ty vận chuyển (Grab, Goviet...)

- Trực tiếp giao hàng cho khách và các phương thức giao hàng khác

Bước 3: Bộ phận quản lý kê khai phối hợp với các cơ quan, tổ chức ngoài

ngành để tiếp nhận và xác minh thông tin kê khai của NNT.

143
lOMoARcPSD|11266017

- Phối hợp với Bộ Công thương trong cung cấp các thông tin về các đối

tượng có phát sinh hoạt động TMĐT thông qua việc thu thập thông tin khai báo

trên Cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT của Bộ Công thương.

- Phối hợp với Cục Phát thanh, Truyền hình và thông tin điện tử -Bộ Thông

tin và Truyền thông, các Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp thông tin về hoạt

động sử dụng Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng.

- Phối hợp với Ngân hàng nhà nước trong cung cấp các thông tin:

+ Định kỳ hàng tháng cung cấp danh sách các tổ chức không phải là ngân hàng

được cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

+ Định kỳ hằng tháng cung cấp bảng sao kê tài khoản của các doanh nghiệp

hoạt động TMĐT mở tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và các tổ chức trung

gian thanh toán được cấp phép.

+ Đối với các doanh nghiệp có các tài khoản được mở tại ngân hàng nước

ngoài hoặc thanh toán qua các trung gian thanh toán ở nước ngoài, ngân hàng nhà

nước cần duy trì quan hệ hợp tác với ngân hàng trung ương các nước để thu thập

thông cho ngành Thuế. Trên góc độ của cơ quan thuế Việt Nam có thể thông qua cơ

chế hợp tác với cơ quan thuế các nước nhằm nhờ thu thập thông tin các bảng sao kê

tài khoản với các dòng tiền ra vào lãnh thổ Việt Nam.

- Phối hợp với đơn vị vận chuyển hàng hóa cho các doanh nghiệp TMĐT

cung cấp số lượng hàng hóa vận chuyển, doanh thu thu hộ (nếu có) của các doanh

nghiệp hoạt động TMĐT.

Bước 4: Tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp

có hoạt động TMĐT

4.1. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp

144
lOMoARcPSD|11266017

Dựa trên các thông tin đã thu thập được qua nhiều kênh thông tin ở bước 3.

Bộ phận thanh tra, kiểm tra thực hiện phân tích bằng ứng dụng phân tích rủi ro của

ngành xây dựng phù hợp để quản lý rủi ro các chủ thể hoạt động TMĐT, từ đó lựa

chọn hợp lý các doanh nghiệp hoạt động TMĐT vào diện thanh tra, kiểm tra theo

kế hoạch. Các doanh nghiệp hoạt động TMĐT có độ rủi ro cao thuộc một trong các

trường hợp sau:

+ Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh TMĐT có phát sinh doanh thu lớn

nhưng phát sinh số thuế TNDN thấp.

+ Doanh nghiệp kinh doanh sàn TMĐT có tổng doanh thu từ bán hàng hóa,

cung ứng dịch vụ bằng 0 nhưng chi phí bán hàng phát sinh lớn.

+ Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh TMĐT phát triển mạnh nhưng không

phát sinh số thuế TNDN phải nộp qua nhiều năm.

+ Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh TMĐT có số người lao động thực

hiện quyết toán thuế TNCN lớn hơn số người trích, đóng bảo hiểm xã hội.

+ Doanh nghiệp kinh doanh TMĐT đăng ký thành lập doanh nghiệp tại một

địa phương nhưng có sự không ổn định trong việc xác định cơ quan thuế để thực

hiện giao dịch kê khai và nộp thuế.

Quá trình kiểm tra ở cơ quan thuế được tiến hành thường xuyên, từ đó có

những đánh giá kịp thời và yêu cầu doanh nghiệp đến giải trình việc kê khai, tính,

thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp khi cần thiết.

Công tác thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch tiến

hành cụ thể. Các nội dung thực hiện gồm:

145
lOMoARcPSD|11266017

- Căn cứ kết quả phân tích đánh giá rủi ro xếp thứ tự các doanh nghiệp có độ

rủi ro từ cao xuống thấp để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra trình lãnh đạo cơ

quan thuế phê duyệt.

- Căn cứ vào nguồn nhân lực và định hướng quản lý thuế đối với hoạt động

TMĐT và lĩnh vực, đối tượng cần tập trung kiểm soát theo từng thời kỳ để xây

dựng kế hoạch thực hiện có tính trọng tâm.

- Cơ quan thuế sẽ phê duyệt đối tượng cần thanh tra, kiểm tra dựa trên phạm

vi và mức độ ảnh hưởng đối với thu NSNN trong từng giai đoạn nhất định. Với các

doanh nghiệp lớn, mức độ ảnh hưởng rộng, liên quan đến nhiều địa phương, liên

quan đến yếu tố nước ngoài... thì bộ phận quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở

cấp Tổng cục sẽ triển khai thực hiện. Các doanh nghiệp khác ở các phương trên

toàn quốc chỉ hoạt động chính tại địa phương thì cơ quan thuế tại địa phương đó sẽ

thực hiện quản lý và cấp Tổng cục sẽ hỗ trợ khi cần thiết.

- Lập kế hoạch nhân sự và kinh phí thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra

được phê duyệt.

- Lập kế hoạch phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức, đơn vị

khác trong quá trình thực hiện thanh tra, kiểm tra.

4.2. Thực hiện thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch.

Quá trình thực hiện thanh tra, kiểm tra bao gồm các nội dung:

- Tập hợp các tài liệu có liên quan chuẩn bị thanh tra, kiểm tra tại đơn vị

- Chuẩn bị nhân sự tham gia và ra quyết định thanh tra, xác định thời gian

thực hiện phù hợp với từng đối tượng.

- Thông báo kế hoạch thanh, kiểm tra đến các doanh nghiệp có hoạt động

kinh doanh TMĐT được lựa chọn.


146
lOMoARcPSD|11266017

- Tiến hành thanh, kiểm tra.

Khi thanh tra, kiểm tra cán bộ thuế ngoài việc khai thác thông tin, dữ liệu do

doanh nghiệp cung cấp, cán cán bộ thuế cần có khả năng truy cập, khôi phục được

các thông tin đã bị xóa từ máy tính chủ của doanh nghiệp hoặc sử dụng các phần

mềm, các ứng dụng có khả năng khôi phục dữ liệu đã được xóa tại doanh nghiệp.

Trong quá trình kiểm tra cần đối chiếu bảng sao kê dòng tiền giao dịch đã được các

ngân hàng thương mại và đơn vị trung gian thanh toán cung cấp so với số liệu

doanh nghiệp cung cấp; đối chiếu số lượng hàng bán với số lượng hàng đã được

vận chuyển giao cho khách hàng do bên đơn vị vận chuyển cung cấp cho cơ quan

thuế.

Thời gian thực hiện thanh tra, kiểm tra tại các doanh nghiệp TMĐT cần được

bố trí linh động phù hợp với quy mô và hình thức hoạt động của doanh nghiệp. Các

cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế cần có thời gian nhất định phù hợp để truy cập, khôi

phục và khai thác các thông tin nhằm kiểm định và xác định lại nghĩa vụ thuế đối

với nhà nước của các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh TMĐT.

4.3. Xử lý kết quả sau thanh tra, kiểm tra và các chế tài xử lý

Đây là bước cuối cùng trong quá trình quản lý bao gồm các nội dung:

- Lập và thông báo biên bản thanh tra, kiểm tra tại đơn vị

- Xử lý các nội dung chưa thống nhất, có kiến nghị giữa cơ quan thuế và

doanh nghiệp

- Báo cáo kết quả thanh, kiểm tra và dự thảo kết luận thanh, kiểm tra

- Kết luận, công bố và lưu hành kết luận thanh, tra kiểm tra

- Theo dõi, đôn đốc thực hiện các kết luận đã được công bố

147
lOMoARcPSD|11266017

- Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh TMĐT không thực hiện

các quyết định của cơ quan thuế, cơ quan thuế cần thực hiện theo trình tự các chế

tài xử lý theo quy định của pháp luật.

- Sau kết thúc mỗi giai đoạn thanh, kiểm tra cần lập các báo cáo tổng kết quá

trình thực hiện, đúc rút các kết quả đã được, các hạn chế và kinh nghiệm thực hiện

nhằm hoàn thiện hơn quá trình thực hiện ở các giai đoạn sau.

4.3.2. Xây dựng nguồn dữ liệu lớn trong quản lý thông tin NNT có hoạt

động kinh doanh TMĐT

Xây dựng và phân tích dữ liệu lớn trong quản lý thuế là xu hướng hiện nay

của các quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế, tăng cường việc thu thập và

chia sẻ thông tin xuyên biên giới trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển.

Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam cần hướng đến sử dụng

phân tích dữ liệu lớn trên các thông tin, dữ liệu NNT đã thu thập được để nâng cao

khả năng phát hiện các bất thường, phát hiện các hồ sơ rủi ro của NNT hoạt động

TMĐT. Để thực hiện được phân tích dữ liệu lớn đòi hỏi ngành Thuế Việt Nam phải

xây dựng được một kho dữ liệu lớn về NNT có hoạt động TMĐT và quản trị được

các dữ liệu thu thập được. Quá trình xây dựng dữ liệu lớn bao gồm các nội dung cơ

bản: xây dựng thông tin khởi tạo ban đầu từ NNT và phân loại NNT, thu thập và

lưu trữ thông tin qua khai báo của NNT, thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước

có liên quan, thông tin từ hợp tác quốc tế và các nguồn thu thập khác của cơ quan

thuế.

Để thực hiện quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT thì bước quan trọng đầu

tiên phải quản lý thông tin ngay từ khâu đăng ký thuế. Việc này có thể được thực

hiện chỉ khi có sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các đơn vị quản lý việc đăng ký

kinh doanh điện tử, đăng ký tên miền, cho thuê máy chủ, sàn giao dịch TMĐT để

thu
lOMoARcPSD|11266017

thập thông tin về NNT, đồng thời kịp thời phát hiện các hoạt động kinh doanh TMĐT
148
lOMoARcPSD|11266017

của NNT mà không đăng ký với cơ quan thuế, từ đó bắt buộc các đối tượng này

làm thủ tục đăng ký thuế. Các thông tin đăng ký ban đầu sẽ có tính chất khởi tạo dữ

liệu ban đầu về NNT có hoạt động TMĐT.

Việc phân loại NNT theo các nhóm khác nhau để phục vụ cho mục tiêu quản

lý cũng rất quan trọng. Trong các tiêu chí, việc phân loại người nộp thuế theo tính

chất giao dịch TMĐT sẽ giúp xác định trọng tâm các thông tin mà cơ quan thuế cần

quản lý để từ đó gắn trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân trong việc lưu trữ, báo

cáo thông tin theo chuẩn và cơ quan thuế có thể phát triển các kỹ năng quản lý

chuyên sâu. Các nhóm có thể phân loại theo hướng:

- Nhóm tổ chức và cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT: nhóm này thực

hiện kê khai nộp thuế như các đối tượng kinh doanh khác. Trong công tác quản lý

thuế đối với các đối tượng này việc sử dụng hóa đơn điện tử trong các giao dịch của

NNT là cần thiết để có thể kiểm tra chặt chẽ hoạt động của NNT, đồng thời có thể

dễ dàng truy xuất thông tin khi cần thiết. Cơ quan thuế cần phân tích được mối

quan hệ giao dịch giữa các đối tượng tham gia. Từ đó, xác định rõ ai là chủ sở hữu

của website; bên bán/bên mua trong giao dịch và phương thức thanh toán được sử

dụng. Đây là thông tin hết sức hữu ích đối với cơ quan thuế nhằm nhận dạng NNT

và các bên liên quan để có cách thức quản lý hợp lý cho từng đối tượng.

- Nhóm người nộp thuế là các tổ chức, cá nhân kinh doanh phương tiện điện

tử làm công cụ trong thương mại điện tử gồm: các đối tượng cung cấp dịch vụ đăng

ký tên miền (địa chỉ website), cung cấp dịch vụ hosting internet, cung cấp dịch vụ

truy cập internet, cung cấp dịch vụ internet, dịch vụ sử dụng ứng dụng internet,

cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử (như Alipay, Grabpay, Mobile money, Mobile

payment). Ngoài việc phải thực hiện nghĩa vụ kê khai, báo cáo nghĩa vụ thuế của

chính doanh nghiệp, nhóm NNT này còn đóng vai trò là bên thứ ba trong việc cung

149
lOMoARcPSD|11266017

cấp các thông tin liên quan đến dữ liệu giao dịch của khách hàng mà họ phục vụ khi

được yêu cầu. Thông tin gồm: thông tin định dạng của khách hàng (chủ sở hữu

trang web, địa điểm và thông tin liên hệ), lưu lượng giao dịch điện tử…nhằm phục

vụ cho việc quản lý thuế các đối tượng là khách hàng được cung cấp dịch vụ bởi

nhóm người nộp thuế trên.

Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT thời gian tới ngoài việc quản lý các

đối tượng là các tổ chức và các doanh nghiệp hoạt động trên các website thì cần

phải mở rộng quản lý đến các doanh nghiệp có tham gia kinh doanh TMĐT trên

các trang mạng xã hội. Để có thể quản lý được nhóm đối tượng này thì đỏi hỏi

ngành thuế cần có sự phối hợp chặt chẽ với các đại diện, đại lý của doanh nghiệp

cung ứng các trang mạng xã hội tại Việt Nam nhằm có thể kiểm soát được thông tin

về chủ thể đó cũng như các giao dịch thực hiện. Thời gian qua, mặc dù cơ quan

thuế đã có những hành động quản lý bước đầu đối với nhóm chủ thể này thông qua

việc nhắn tin nhắc nhở kê khai nộp thuế. Tuy nhiên, động thái này chưa đủ mạnh để

đưa các nhóm chủ thể này vào khuôn khổ quản lý. Vì vậy, thời gian tới cơ quan

thuế cần thiết phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông trong quản

lý các tổ chức, doanh nghiệp cung ứng các trang mạng xã hội nhằm khai thác thông

tin về các chủ thể có hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội. Năm 2019, Việt Nam

đưa vào hoạt động trang mạng xã hội được thành lập và quản lý bởi doanh nghiệp

nội địa. Đây là bước tiến trong lĩnh vực công nghệ thông tin của doanh nghiệp Việt

Nam nhưng đồng thời cũng sẽ tạo nhiều điều kiện cho việc quản lý các doanh

nghiệp có giao dịch TMĐT thông qua các trang mạng xã hội nội địa.

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, thông qua việc áp dụng khai và

nộp thuế điện tử cùng với sử dụng hóa đơn điện tử trong các giao dịch TMĐT của

NNT, cơ quan thuế sẽ thu thập được dữ liệu cơ bản về tình hình hoạt động và nghĩa

150
lOMoARcPSD|11266017

vụ thuế của NNT thông qua quá trình kê khai và nộp thuế theo kỳ hạn của NNT.

Các thông tin kê khai của NNT, cơ quan thuế cần lưu trữ theo các trường thông tin

khác nhau gắn với nghĩa vụ của từng sắc thuế của NNT để phục vụ cho công tác

quản lý thuế.

Để xây dựng được dữ liệu lớn của NNT hoạt động TMĐT và sử dụng phân

tích dữ liệu, ngoài thông tin do doanh nghiệp khai trên các tờ khai, cơ quan thuế

cần có thông tin đa nguồn từ nhiều đối tượng khác nhau. Để làm được điều đó, cơ

quan thuế cần:

Thứ nhất, cơ quan thuế cần thực hiện chiến lược tuyên truyền, vận động,

khuyến khích NNT chia sẻ dữ liệu lớn của doanh nghiệp đã thu thập được cho cơ

quan thuế. Đồng thời, thực hiện vinh danh NNT trên các phương tiện thông tin đại

chúng vì sự hợp tác cho sự nghiệp quản lý thuế của nhà nước đối với các doanh

nghiệp có sự sẻ chia các nguồn dữ liệu lớn cho cơ quan thuế. Tuy nhiên, cơ quan

thuế khi nhận được các thông tin theo kênh này cần có sự phân tích, đánh giá chất

lượng thông tin bằng các công cụ phân tích thích hợp. Việc đầu tư mua sắm công

nghệ phân tích và tự xử lý thông tin sẽ tiêu tốn số lượng khá lớn nguồn lực của cơ

quan thuế. Do vậy, các thông tin phải được thu thập từ NNT đáng tin cậy nhằm xây

dựng được kho dữ liệu thông tin có chất lượng cao.

Thứ hai, cơ quan thuế có thể nghiên cứu và tiến hành mua hệ thống dữ liệu

lớn từ các tập đoàn trong và ngoài nước theo các trường thông tin mà cơ quan thuế

muốn. Các tập đoàn lớn ở nước ngoài như Microsoft có hệ thống dữ liệu lớn từ các

chủ thể thuộc nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Các doanh nghiệp trong nước hiện

nay như VC Corp, VNG, các sàn giao dịch TMĐT cũng thu thập và xây dựng được

kho dữ liệu lớn của khách hàng thông qua các website của doanh nghiệp và đã

được lưu trữ, phân tích hợp lý phục vụ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc mua

151
lOMoARcPSD|11266017

lại giữ liệu của các doanh nghiệp sẽ giúp cơ quan thuế tiết kiệm được công sức và

nguồn lực cho việc tự xây dựng và phân tích thông tin.

Thứ ba, tăng cường sự hợp tác, chia sẻ thông tin và thu thập thông tin từ các

doanh nghiệp nước ngoài từ cơ quan thuế quản lý các doanh nghiệp đó ở nước

ngoài. Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã quy định về triển khai hoạt động hợp

tác quốc tế với cơ quan thuế các nước. Đây là nền tảng pháp lý quan trọng tạo

thuận lợi cho cơ quan thuế Việt Nam có thể mở rộng quan hệ hợp tác trong quản lý

thu thuế với cơ quan thuế các nước.

4.3.3. Giải pháp về quản lý các giao dịch TMĐT


Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT quan trọng cần nhận diện được sự tồn

tại các giao dịch TMĐT. Hiện nay, Nghị định 119/2018/NĐ-CP đã ban hành quy

định yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT phải sử dụng hóa đơn trong bán

hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, căn cứ để xác nhận tính pháp lý của các

hóa đơn điện tử là các chữ ký số, chữ ký điện tử được cung ứng bởi các tổ chức,

doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng. Theo quy định,

các doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ này phải có nghĩa vụ báo cáo định kỳ,

báo cáo đột xuất với Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia. Do vậy, cơ quan thuế

cần phải xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ với Trung tâm chứng thực điện tử quốc

gia nhằm thu nhận các báo cáo về tình hình sử dụng chữ ký số trên thực tiễn, đồng

thời có cơ sở để phối hợp xác minh chữ ký số thích hợp giữa hai cơ quan quản lý

nhà nước. Cơ chế phối hợp cần được cơ quan thuế và Trung tâm chứng thực xây

dựng và thực hiện theo hướng:

- Về phía cơ quan thuế: ra thông báo đề nghị Trung tâm chứng thực điện tử

quốc gia có báo cáo định kỳ hằng tháng về tình hình cấp phép và sử dụng chữ ký

số,

152
lOMoARcPSD|11266017

chữ ký điện tử. Gửi yêu cầu xác minh chữ ký số đến Trung tâm chứng thực điện tử

khi cơ quan thuế cần xác minh chữ ký điện tử, chữ ký số.

- Về phía Trung tâm chứng thực điện tử: Mọi vấn đề thay đổi về việc cấp

phép và sử dụng chữ ký điện tử phải được Trung tâm chứng thực quốc gia báo cáo

bằng văn bản và gửi hỏa tốc đến cơ quan thuế theo đường hộp thư điện tử hoặc văn

bản giấy nếu cơ quan thuế có yêu cầu. Mọi vấn đề cần hỗ trợ trong xác minh chữ

ký điện tử, chữ ký số khi cơ quan thuế gửi đến cần được bên Trung tâm chứng thực

điện tử tiếp nhận, xác minh và gửi kết quả phản hồi cho cơ quan thuế trong thời hạn

7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Việt Nam đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với 84 nước trên thế

giới. Vì vậy có nhiều công ty ở nước ngoài dựa vào Hiệp định này để không thực

hiện nghĩa vụ thuế. Để có căn cứ quản lý được các giao dịch và thu được thuế từ

các giao dịch xuyên biên giới, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của nhiều cơ quan, bộ,

ngành dưới sự chủ trì của Chính phủ nhằm tiến hành thỏa thuận, đàm phán với các

quốc gia có nền kinh tế lớn, có sức ảnh hưởng để có thể thực hiện được các quy

định tạo cơ sở quan trọng cho quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Vấn đề quan

trọng hiện nay Chính phủ cần sớm thông qua thông tư của Ngân hàng Nhà nước dự

thảo từ năm 2016 quy định các luồng tiền từ Việt Nam ra trước ngoài phải thông

qua một hoặc hai cổng thanh toán quốc gia của Ngân hàng Nhà nước, không kéo

dài thời gian gia hạn, xem xét thông qua văn bản này như thời gian qua đã thực

hiện. Cơ quan thuế không thể đơn phương thực hiện quản lý thuế đối với các giao

dịch xuyên biên giới nếu không có sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, các ngân

hàng thương mại cung cấp thông tin các luồng tiền giao dịch đi ra và đi vào lãnh

thổ Việt Nam. Như vậy, việc thu thuế giao dịch xuyên biên giới là một vấn đề khó

để có thể xử lý trong tương

153
lOMoARcPSD|11266017

lai gần, liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều quốc gia nên cần thiết vấn đề phải

được phân tích, so sánh, đánh giá từ đó đưa ra kết luận phù hợp.

Xét trên phương diện của Ngân hàng Nhà nước, luận án đề xuất muộn nhất

đến năm 2025 phải thực hiện triển khai yêu cầu các giao dịch xuyên biên giới đều

phải được thanh toán thông qua cổng thanh toán quốc gia. Để làm được điều này

cần có sự nhất quán trong tư tưởng, kiên quyết đấu tranh từ phía Ngân hàng Nhà

nước để Thông tư dự thảo quy định về thanh toán quốc tế yêu cầu thông qua cổng

thanh toán quốc gia đã được dự thảo lấy ý kiến từ năm 2016 được sớm có hiệu lực

thi hành.

4.3.4. Kiện toàn bộ máy quản lý thuế đối với thương mại điện tử
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ về số lượng cũng như hình thức hoạt

động và tính chất phức tạp của TMĐT trong nước nếu như chỉ giao cho Tổ quản lý

TMĐT với các cán bộ kiêm chức thì không đảm bảo tính hiệu quả. Do vậy, trong

giai đoạn 2020-2025 đề xuất nên bổ sung nhiệm vụ thực hiện quản lý thuế TMĐT

thuộc Vụ Kê khai và Kế toán thuế để có sự quản lý tập trung các thông tin NNT, và

thực hiện quản lý chuyên sâu các đối tượng có hoạt động TMĐT; bổ sung chức

năng về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT thuộc Vụ Quản lý doanh nghiệp lớn

phụ trách quản lý các doanh nghiệp lớn có hoạt động TMĐT ở Việt Nam. Các bộ

phận này là nơi tập trung toàn bộ thông tin về kinh tế, pháp lý và thuế của các

doanh nghiệp TMĐT tại Việt Nam. Các cán bộ thuế làm việc tại bộ phận này cần

được tuyển chọn kỹ lưỡng bao gồm các cán bộ tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế và

các cán bộ tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin để cùng nhau phối hợp, hỗ

trợ nhau trong công việc. Ngoài yêu cầu về chuyên ngành thì cần thiết phải lựa

chọn những cán bộ có thâm niên công tác tối thiểu 5 năm để trực tiếp quản lý một

lĩnh vực chứa đựng nhiều gian lận trong thực tiễn.

154
lOMoARcPSD|11266017

Tuy nhiên, việc bổ sung chức năng thực hiện quản lý thuế đối với hoạt động

TMĐT tại Vụ Kê khai - Kế toán thuế và Vụ Quản lý Doanh nghiệp lớn nên được

thực hiện trong khoảng thời gian nhất định từ 2020-2025, sau năm 2025 khi cơ

quan thuế có đủ điều kiện về nhân lực và vật lực và để quản lý có hệ thống, tập

trung thì ngành thuế cần nghiên cứu đề xuất xây dựng bộ phận chuyên sâu trong

quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT như Vụ/Trung tâm/Ban quản lý Thương mại

điện tử trực thuộc Tổng cục Thuế trên cơ sở hoàn thiện chức năng và mở rộng cơ

cấu tổ chức của ngành thuế để công tác quản lý có tính thống nhất, chuyên môn hóa

trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, đảm bảo tính toàn diện từ đó tăng

hiệu quả quản lý thuế TMĐT.

Với bộ máy tổ chức quản lý được tổ chức theo ngành dọc thì ngoài việc hình

thành bộ phận chuyên trách ở cấp Tổng cục, các cơ quan thuế địa phương cũng cần

phải bổ sung nhiệm vụ quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Ở Việt Nam, TMĐT

được tập trung phát triển mạnh ở TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và một số

tỉnh/thành trên cả nước. Ở những địa phương có TMĐT phát triển mạnh, luận án

kiến nghị bổ sung thêm nhiệm vụ quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Phòng

Kê khai và Kế toán thuế tại các Cục thuế để đảm bảo tính hợp nhất trong thu thập

thông tin quản lý, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở

các địa phương.

4.3.5. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền và hỗ trợ NNT


Khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng ngày

càng rộng rãi hỗ trợ hoạt động cho con người, góp phần tăng hiệu quả làm việc.

Bằng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo hình thành nên các trợ lý ảo - chatbot đã được

thực tiễn nhiều doanh nghiệp thực hiện đưa lại nhiều hiệu năng tốt trong hoạt động

của doanh nghiệp. Chatbot là chương trình máy tính trí tuệ nhân tạo mô phỏng

hành vi con người và có thể tương tác với con người thông qua tiếp nhận và thực

hiện yêu cầu.


lOMoARcPSD|11266017

155
lOMoARcPSD|11266017

Trong hoạt động hỗ trợ NNT giải đáp các thắc mắc về quy trình, thủ tục và

thực hiện nghĩa vụ thuế hoàn toàn có thể sử dụng chatbot để nâng cao hiệu quả của

quản lý thuế. Trong mô hình thực hiện chatbot thì NNT khi có nhu cầu sẽ gửi câu

hỏi đến cơ quan thuế qua một website, các trợ lý ảo sẽ tiếp nhận câu hỏi, sử dụng

AI phân tích, nhận dạng câu hỏi và đưa ra câu trả lời cho NNT. Khi thực hiện

chatbot và NNT và cơ quan thuế đều đạt được những lợi ích nhất định. Bao gồm:

Về phía NNT: Luôn được cơ quan thuế hỗ trợ 24/7, dễ sử dụng để thu nhận

thông tin đáp ứng nhanh yêu cầu công việc.

Về phía cơ quan thuế: Chatbot sẽ giúp tối ưu nguồn lực; Nâng cao hiệu suất

phục vụ, Nâng cao sự hài lòng của khách hàng; Tạo đà thuận lợi cho cơ quan thuế

bước đi vững chắc trong lộ trình chuyển đổi số.

Điều kiện thực hiện: Cơ quan thuế cử cán bộ phụ trách nội dung hỗ trợ (1-2

cán bộ) và cần mở API trên nền tảng trình duyệt web và ứng dụng di động tại hệ

thống cung cấp dịch vụ.

Nguyên tắc khi sử dụng chatbot đòi hỏi ứng dụng thao tác nhanh gọn khi

NNT sử dụng, trong vòng tối đa 3 phút phải mở được ứng dụng; trong vòng 1 giây

khi NNT đưa ra câu hỏi thì các trợ lý ảo phải đưa ra câu trả lời tiếp nhận tin; trong

giao dịch hỗ trợ NNT không có sự tham gia của cán bộ thuế mà các câu trả lời hoàn

toàn do các trợ lý ảo xử lý.

Lộ trình thực hiện giải pháp này luận án đề xuất gắn liền với lộ trình thực

hiện chuyển đổi số của ngành Tài chính. Cụ thể:

Năm 2020: Nghiên cứu lựa chọn nhà cung cấp ứng dụng và chuẩn bị cơ sở

hạ tầng phù hợp tại cơ quan thuế.

156
lOMoARcPSD|11266017

Từ 2021-2022: Thực hiện thí điểm ứng dụng chat qua kênh trao đổi văn bản

trong hai dịch vụ cơ bản là tra cứu hóa đơn điện tử và kiểm tra mã số thuế. Đây là

hai dịch vụ đơn giản nhất để các trợ lý ảo xử lý trong giai đoạn thí điểm.

Từ 2022-2025: Mở rộng chức năng hỗ trợ thông tin về tình hình khai thuế và

nộp thuế của NNT.

Từ 2025-2030: Nâng cấp ứng dụng giao tiếp trò chuyện trực tiếp giữa NNT

và các trợ lý ảo trong thực hiện công tác hỗ trợ NNT. Ứng dụng trợ lý ảo trở thành

phổ biến trong hoạt động điều hành, xây dựng các chương trình và thực hiện công

tác hỗ trợ NNT.

Ngoài ra, trong công tác tuyên truyền, một kênh tuyên truyền rất có hiệu quả

là có đại diện cơ quan thuế tham gia vào các Diễn đàn thương mại điện tử do Hiệp

hội thương mại điện tử Việt Nam tổ chức. Đây là một kênh tuyên truyền tốt vì đối

tượng tham gia các diễn đàn đó đông đối tượng là các chủ thể có hoạt động trong

lĩnh vực kinh doanh TMĐT. Đồng thời thông qua các buổi tọa đàm đó, cơ quan

thuế cũng sẽ giúp người nộp thuế giải đáp trực tiếp những vướng mắc về thuế nếu

có trong quá trình thực hiện kinh doanh, từ đó góp phần nâng cao tính tuân thủ của

người nộp thuế.

4.3.6. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực và vật lực của ngành thuế
Thứ nhất, Xây dựng nguồn nhân lực ngành thuế đáp ứng yêu cầu quản lý

Để thực hiện quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT có hiệu quả trong bối

cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, điều quan trọng phải quán triệt tư tưởng cho

toàn thể cán bộ trong ngành thuộc các chức năng quản lý thuế. Khi một cuộc cách

mạng công nghiệp xảy ra thì tương lai không nằm trên đường kéo dài của quá khứ.

Vì vậy, các cán bộ, công chức ngành Thuế cần có tư tưởng quản lý cấp tiến, mở

rộng và đầy

157
lOMoARcPSD|11266017

sáng tạo trong quản lý, sẵn sàng tiếp cận cách thức mới, thực hiện hướng quản lý

mới khác xa với truyền thống.

Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT đòi hỏi phải xây dựng được đội ngũ

cán bộ thuế gồm cán bộ thực hiện các chức năng quản lý và các cán bộ công nghệ

thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong nền kinh tế số. Theo đó, hướng xây

dựng đội ngũ được đề xuất:

Thứ nhất: Thiết lập tiêu chuẩn tuyển dụng công chức ngành thuế theo hướng

nâng cao tiêu chuẩn về tiêu chí ngành học tốt nghiệp và điều kiện văn bằng tin học

khi ứng tuyển. Trong quá trình tuyển dụng, các ứng viên tốt nghiệp chuyên ngành

kinh tế nhưng có kiến thức giỏi về phần cứng và phần mềm sẽ được ưu tiên khi

tuyển dụng. Quá trình đánh giá và phỏng vấn cần đề cao tiêu chí năng động và sáng

tạo khi chấm điểm.

Thứ hai: Đối với lực lượng cán bộ thuế đang công tác ở cơ quan quản lý thuế

các cấp:

Ngành thuế cần tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn theo kế hoạch hằng quý và

hằng năm trong nước và ở nước ngoài nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ công

chức trực tiếp và gián tiếp quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Các khóa học tập

trung đào tạo về nâng cao nghiệp vụ quản lý thuế điện tử cho các cán bộ thuế nhất

là các cán bộ đảm nhận công tác quản lý mảng TMĐT. Công tác đào tạo có thể

thực hiện thường xuyên hoặc theo định kỳ đã được thông báo trước. Đảm bảo trong

một năm mỗi cán bộ thuế ít nhất có 2 lần được tham gia đào tạo. Nội dung đào tạo

bao gồm cả các kiến thức ngành, kiến thức về công nghệ thông tin, về ngoại ngữ và

có bao gồm các nội dung thay đổi về chính sách, về quy trình và các ứng dụng mới

nhằm phục vụ cho công tác quản lý thuế. Các khóa học phải có chuyên đề về quản

lý thuế đối với hoạt động TMĐT nhằm cập nhật, bổ sung các nghiệp vụ chuyên sâu
158
lOMoARcPSD|11266017

về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, các xu hướng quản lý thuế đối với hoạt

động TMĐT ở các nước tiên tiến trên thế giới. Sau quá trình đào tạo, các cán bộ

chuyên viên phải thực hiện các bài sát hạch về kết quả đào tạo. Nếu kết quả sát

hạch không đảm bảo ngưỡng điểm theo quy định trong 2 lần đào tạo gần nhau thì

cán bộ, chuyên viên quản lý thuế đó sẽ được điều chuyển sang bộ phận quản lý

khác không liên quan đến quản lý thuế các hoạt động TMĐT.

Cơ quan thuế cần thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị trong

nước với các chủ đề xoay quanh vấn đề quản lý thuế đối với TMĐT nhằm cùng

nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý giữa các nhà quản lý, các nhà khoa học,

các nhà kinh doanh từ đó nâng cao sự hiểu biết, bắt kịp xu thế phát triển thương

mại điện tử trong thực tiễn để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý thuế.

Khuyến khích cán bộ thuế tự tham gia hoặc cử cán bộ tham gia các hội thảo

quốc tế về lĩnh vực quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại nhằm

trao đổi và học hỏi kinh nghiệm quản lý thuế ở nước ngoài.

Trên cơ sở hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới, ngành Thuế cần chọn

lọc cán bộ nguồn để cử đi học, trực tiếp thực hành công tác quản lý thuế đối với

TMĐT ở cơ quan thuế các nước đã có bộ phận quản lý thuế đối với TMĐT như

Nhật Bản, Hàn Quốc với mục tiêu trải nghiệm thực tế để nâng cao chất lượng đào

tạo. Kết thúc khóa học, các cán bộ đó sẽ được phân công trực tiếp thực hiện quản lý

thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam.

Thứ ba: Trong việc đào tạo nguồn nhân lực tương lai cho ngành Thuế, đáp

ứng yêu cầu công việc trong thời kỳ chuyển đổi số của ngành Tài chính. Ngành

Thuế cần thiết phải đề xuất với Bộ Tài chính đặt hàng sản phẩm đào tạo từ các

trường đại học kinh tế có chất lượng trong và ngoài nước. Yêu cầu trong chương

trình đào tạo phải thiết kế các nội dung đảm bảo cung cấp nền tảng lý thuyết cơ

bản về kiến thức


159
lOMoARcPSD|11266017

kinh tế, tài chính, kết hợp được nghiên cứu thực tế tại cơ quan thuế trong quá trình

học, đồng thời được huấn luyện cách thức khai thác, truy cập thông tin từ các ứng

dụng trong thực tiễn. Người học phải trải qua các bài thi đánh giá chất lượng theo

tiêu chuẩn quy định và khi kết thúc khóa học sẽ được đặc cách tuyển dụng vào

ngành. Thực hiện theo cơ chế này, ngành Thuế sẽ có những cán bộ tương lai có

chất lượng, đồng thời giảm được chi phí đào tạo lại nhân viên khi trúng tuyển.

Điều kiện thực hiện: Ngành Thuế xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả đáp

ứng yêu cầu công việc cho nhân viên. Đề xuất và được sự giúp đỡ và tạo điều kiện

giữa Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề xuất lộ trình thực hiện:

Năm 2020- 2021: Xây dựng kế hoạch hợp tác đào tạo với các cơ sở giáo dục

trên cơ sở cân đối nguồn kinh phí hợp lý.

Năm 2021-2025: Áp dụng thí điểm tại một cơ sở giáo dục đáp ứng điều kiện

đào tạo theo nhu cầu của cơ quan thuế.

Năm 2025: Tuyển dụng và đánh giá chất lượng sản phẩm từ đó đề xuất

hướng thay đổi trong nội dung đào tạo.

Sau năm 2025: Triển khai mở rộng tại nhiều cơ sở đào tạo trong và ngoài

nước.

Thứ hai, Hiện đại hóa cơ sở vật chất ngành Thuế đáp ứng yêu cầu quản lý

Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT đòi hỏi các ứng dụng công nghệ

thông tin hoàn thiện, phù hợp với các quy định về chính sách và quy trình quản lý

thuế hiện hành nhưng các bước thao tác sử dụng phải đơn giản và thuận tiện đồng

thời có tính liên kết, tổng hợp và truy xuất các thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý.

Theo đó, hướng đề xuất:

160
lOMoARcPSD|11266017

Thứ nhất: Cơ quan thuế cần rà soát lại các ứng dụng hiện hành đang sử dụng

trên cơ sở lấy phiếu ý kiến đánh giá của các cán bộ thuế ở các chức năng quản lý để

có hướng nâng cấp, chỉnh sửa phù hợp.

Thứ hai: Hoàn thiện và bổ sung thêm các ứng dụng công nghệ thông tin

nhằm xác thực được toàn bộ các hóa đơn điện tử; các ứng dụng nhằm phục hồi

thông tin phục vụ thanh tra, kiểm tra điện tử; các ứng dụng truy tìm thông tin NNT

kinh doanh hoạt động TMĐT theo hướng:

- Tìm kiếm và đấu thầu, ký hợp đồng với đơn vị cung ứng các giải pháp

phần mềm đáp ứng yêu cầu của cơ quan thuế

- Tiếp tục nghiên cứu, học tập kinh nghiệm việc áp dụng các ứng dụng trong

quản lý ở nước ngoài. Khi xét thấy có ứng dụng phù hợp với thực tiễn quản lý ở

Việt Nam thì căn cứ vào điều kiện hiện tại để đàm phán, mua các bản quyền về áp

dụng cho quản lý ở Việt Nam.

Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT là hoạt động quản lý mang tính tổng

hợp, liên quan đến nhiều cơ quan, không bó hẹp trong nội bộ cơ quan thuế. Vì vậy,

cần thiết các ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế cần có sự kết nối, tích

hợp với các ứng dụng của các cơ quan, ban, ngành khác nhằm có thể truy xuất

thông tin kịp thời, góp phần quan trọng trong việc xây dựng chính phủ điện tử ở

Việt Nam.

4.3.7. Một số giải pháp khác


(1) Ngành Thuế cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Ban ngành có

liên quan trong quản lý đối với hoạt động TMĐT gồm Bộ Công thương, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước

để cùng nhau chia sẻ thông tin phục vụ công tác quản lý đối với hoạt động kinh

doanh TMĐT theo quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, Luật quản lý thuế số

38/2019/QH14. Hướng kết hợp luận án đề xuất như sau:


161
lOMoARcPSD|11266017

- Một là, Thực hiện phối hợp một cách rõ ràng cơ chế phối hợp giữa cơ quan

thuế và các Bộ, Ngành trên theo hướng: Bộ Công thương có trách nhiệm cập nhật

tình hình hoạt động của các website được đăng ký thông qua Cổng thông tin quản

lý hoạt động TMĐT theo định kỳ hằng tháng hoặc hằng quý; Bộ Kế hoạch và Đầu

tư cập nhật thông tin về tình hình đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp; Bộ Công

an phối hợp cơ quan thuế thực hiện điều tra các trường hợp gian lận thuế, cung cấp

các căn cứ quan trọng phát hiện qua điều tra giúp cơ quan thuế có cơ sở truy thu

thuế; Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp các thông tin về các miền truy cập

website, các thông tin về giao dịch xuyên biên giới làm căn cứ xác định sự tồn tại

của các giao dịch điện tử; Ngân hàng Nhà nước phối hợp trong chỉ đạo các ngân

hàng thương mại cung cấp thông tin về lịch sử giao dịch, về dòng tiền phục vụ quá

trình thanh, kiểm tra của cơ quan thuế, thực hiện thu thuế từ NNT và nộp vào

NSNN đúng quy định, phối hợp với cơ quan thuế thực hiện biện pháp cưỡng chế

thông qua tài khoản ngân hàng.

- Hai là: Xây dựng Cổng thông tin điện tử quản lý nhà nước về hoạt động

TMĐT trên cơ sở kết nối chung giữa Ngành thuế và các Bộ đề cập trên nhằm có thể

cập nhật, truy xuất thông tin từ các Bộ, Ngành phục vụ quản lý thuế đối với TMĐT.

Để xây dựng được cổng thông tin quốc gia với cơ sở dữ liệu mở từ nhiều bộ, ngành

khác nhau nhằm tạo kênh thông tin chính thống phục vụ quản lý nhà nước nói

chung và quản lý thuế nói riêng đòi hỏi các thông tin cung ứng phải có sự thống

nhất trong file dữ liệu cung cấp, các trường thông tin cung cấp cần quy định rõ để

đảm bảo sự thống nhất và kết hợp dữ liệu trong quản lý.

(2) Cơ quan thuế Việt Nam cần tăng cường phối hợp với cơ quan thuế các

nước nhằm học tập, trao đổi kinh nghiệm quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT

162
lOMoARcPSD|11266017

Việc học hỏi kinh nghiệm quản lý ở nước ngoài là rất cần thiết, nhất là ở các

nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam, những nước có kinh nghiệm quản lý

thuế trong lĩnh vực TMĐT. Cơ quan thuế Việt Nam có thể tổ chức các đoàn khảo

sát nghiên cứu kinh nghiệm ở nước ngoài, hoặc mời các chuyên gia giỏi, có kinh

nghiệm về quản lý thuế đối với TMĐT sang Việt Nam truyền đạt kiến thức, kinh

nghiệm. Thời gian qua, cơ quan Thuế Việt Nam đã có sự học hỏi rất kỹ mô hình

quản lý thuế đối với thương mại điện tử của Nhật Bản và Hàn Quốc. Thời gian tới

nên mở rộng ra các quốc gia ở các châu lục khác để có được tầm nhìn tổng quan

hơn về thực tiễn quản lý ở các quốc gia khác nhau.

(3) Tăng cường sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như: IMF, OECD, JICA...

về đào tạo cán bộ thuế Việt Nam các kỹ năng thanh, kiểm tra thuế đối với hoạt

động TMĐT. OECD thời gian qua đã có rất nhiều nghiên cứu kỹ về thuế đối với

TMĐT. Đây là một nền tảng lý thuyết tốt để Việt Nam có thể vận dụng cho công

tác quản lý thuế đối với TMĐT trong nước.

4.3.8. Một số kiến nghị


- Thứ nhất: Hoàn thiện quy định pháp lý về thuế và quản lý thuế điều

chỉnh hoạt động TMĐT.

Một là, luận án kiến nghị trong khoảng thời gian từ 2020-2025, chính sách

thuế chưa cần ban hành quy định riêng điều chỉnh hoạt động TMĐT, áp dụng

chung các quy định theo hướng đối xử bình đẳng giữa TMĐT và thương mại truyền

thống nhưng có bổ sung một số ưu đãi về thuế đối với TMĐT nhằm tạo điều kiện

cho doanh nghiệp TMĐT trong nước phát triển, xây dựng nền tảng vững chắc cho

nền kinh tế số. Ưu đãi về thuế có thể bổ sung quy định thực hiện ưu đãi về thời gian

về thời gian miễn thuế và giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp mới được

thành lập có hoạt động chính trong lĩnh vực TMĐT. Luận án đề xuất miễn thuế tối

đa không quá 2 năm

163
lOMoARcPSD|11266017

và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp đối với thuế TNDN của các doanh

nghiệp TMĐT được thành lập từ năm 2021.

Từ sau năm 2025 khi các doanh nghiệp TMĐT trong nước đã phát triển đến

mức cao và ổn định trong hoạt động, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài

để xây dựng và thực ban hành các quy định cụ thể về thuế điều chỉnh hoạt động

TMĐT để điều chỉnh có tác động đến các giao dịch xuyên biên giới. Cách thực hiện

cần học tập dựa trên kinh nghiệm xây dựng chính sách thuế đối với hoạt động

TMĐT theo hướng thiết kế thêm một loại thuế riêng đối với hoạt động TMĐT để

quản lý thuế đối với các giao dịch dịch vụ xuyên biên giới như ở EU dự kiến áp

dụng loại thuế đặc biệt với mức thuế suất 3% trên doanh thu từ TMĐT dự kiến áp

dụng vào năm 2020.

Hai là, để có căn cứ quản lý thuế đối với các giao dịch xuyên biên giới,

ngành Thuế cần tham mưu hướng đến xây dựng các văn bản cho phép cơ quan thuế

có thể xác định vị trí một cơ sở thường trú không khai thuế tại Việt Nam. Luận án

đề xuất bổ sung quy định xác định cơ sở thường trú đối với hoạt động TMĐT

xuyên biên giới trong pháp luật thuế TNDN theo hướng: cơ sở thường trú của một

doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài có hoạt động TMĐT được xác định căn cứ vào

sự hiện diện của dịch vụ kỹ thuật số mà doanh nghiệp và tổ chức đó cung ứng tại

Việt Nam và ngưỡng phát sinh thu nhập ở Việt Nam. Theo đó, cơ quan thuế cần

nghiên cứu, tham mưu với cơ quan ban hành pháp luật về quy định ngưỡng phát

sinh thu nhập từ hoạt động TMĐT phù hợp làm căn cứ xác định cơ sở thường trú

của các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài có hoạt động kinh doanh TMĐT.

Trong quản lý thu thuế đối với hoạt động TMĐT đối với các doanh nghiệp ở

nước ngoài có giao dịch TMĐT xuyên biên giới, cơ quan thuế cần nghiên cứu bổ

sung quy định, thiết lập cơ chế hướng dẫn NNT ở nước ngoài có trách nhiệm và

chủ

164
lOMoARcPSD|11266017

động kê khai thông tin NNT, chủ động thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của

pháp luật Việt Nam. Tổng cục thuế Việt Nam có thể tham khảo mô hình Cổng khai

thuế điện tử của châu Âu áp dụng cho hoạt động bán hàng từ xa nhằm mục đích tạo

thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh hàng hóa trực tuyến B2C kê

khai thuế và mô hình cửa khai thuế mini (MOSS- Mini One Stop Shop) để các

doanh nghiệp TMĐT ở nước ngoài cung cấp dịch vụ trực tuyến nhưng không đăng

ký tại Việt Nam có thể hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Đồng thời, Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã có quy định hợp tác quốc

tế về thuế của cơ quan quản lý thuế đối với việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ thu

thuế theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên . Tuy nhiên, để có thể

triển khai áp dụng đòi hỏi cần phải có hướng dẫn thực hiện về cơ chế đề nghị, biện

pháp thực hiện giữa cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế nước ngoài để có cơ

sở triển khai được quy định trong thực tiễn.

Ba là, Luật quản lý thuế năm 2019 đã ban hành nhiều quy định tạo nền tảng

quan trọng để thực hiện quản lý được các giao dịch TMĐT. Tuy nhiên, trong giai

đoạn hiện nay khi việc thanh toán bằng tiền mặt vẫn tồn tại khá phổ biến, cần thiết

bổ sung cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin giữa cơ quan thuế với các tổ chức khác

trong cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Từ đó, giúp cơ quan thuế có căn cứ

thu thập thông tin xác định được dòng tiền phát sinh ở các doanh nghiệp TMĐT

trong điều kiện thanh toán qua ngân hàng chưa được thực hiện hoàn toàn cho các

giao dịch trong nền kinh tế.

Bốn là, việc áp dụng các chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp có hoạt động

kinh doanh TMĐT rất cần thiết hiện nay nhằm đảm bảo cơ quan thuế có thể truy

thu được các khoản thuế thất thu do các hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện

nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Luận án kiến nghị bổ sung vào các văn bản hướng

dẫn thi

165
lOMoARcPSD|11266017

hành Luật 38/2019/QH14 các chế tài thực hiện trên cơ sở sự phối hợp giữa cơ quan

thuế với các bộ, cơ quan khác có liên quan:

(1) Có văn bản gửi Bộ Công thương thực hiện công bố công khai trên Cổng

thông tin Quản lý hoạt động TMĐT danh sách các doanh nghiệp hoạt động kinh

doanh TMĐT có vi phạm quy định của pháp luật về nghĩa vụ thuế.

(2) Có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền

thông các tỉnh thực hiện ngăn chặn hoạt động của các trang website của các doanh

nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật về nghĩa vụ thuế gây thất thu lớn cho ngân

sách nhà nước.

(3) Có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu đơn vị cung cấp

dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng thực hiện tạm dừng chứng thư số của thuê

bao là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh TMĐT không thực hiện quy định của

pháp luật về nghĩa vụ thuế gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước.

- Thứ hai: Nhà nước cần khuyến khích và đẩy mạnh thực hiện thanh

toán không dùng tiền mặt trong dân chúng.

Việc thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt (COD) thời gian qua trong các giao

dịch TMĐT đã tạo điều kiện cho những gian lận trốn thuế và tránh thế trong hoạt

động kinh doanh TMĐT. Các giao dịch TMĐT được thực hiện thanh toán hoàn

toàn không dùng tiền mặt thì hiện tượng trốn/tránh thuế mới được giảm thiểu đáng

kể. Để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt được phổ biến cần phát triển

mạnh mẽ mạng lưới ngân hàng cùng với những sản phẩm thông minh như thẻ tín

dụng, các máy post, các dịch vụ ngân hàng như internet banking với các thủ tục

thuận lợi để thu hút nhiều người dân tham gia. Nhà nước nên ban hành các quy

định khuyến khích các chủ thể khi tham gia hoạt động TMĐT có chính sách hướng

người mua khi mua

166
lOMoARcPSD|11266017

các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt sẽ có lợi

hơn về mặt chiết khấu so với thanh toán bằng tiền mặt.

Tuy nhiên, để khuyến khích xã hội thanh toán không dùng tiền mặt, Nhà

nước cần đảm bảo các điều kiện về cơ sở hạ tầng, an toàn về thông tin và các điều

kiện an toàn trong giao dịch các sản phẩm thông minh của ngân hàng cung ứng.

Xét trên góc độ tiếp cận người tiêu dùng, Nhà nước cần tăng cường tuyên truyền

đến toàn dân trong việc hình thành tư tưởng mở, luôn muốn thử nghiệm các sản

phẩm mới, hạn chế tiến tới xóa bỏ tư tưởng giao dịch bằng tiền mặt trực tiếp mới là

phương thức thanh toán an toàn.

Trong trường hợp thanh toán qua ngân hàng chưa được thực hiện hoàn toàn

thì việc thanh toán qua hình thức COD phổ biến trong các giao dịch TMĐT hiện

nay cần được kiểm soát về dòng tiền phát sinh. Cơ quan thuế cần phối hợp chặt chẽ

với các đơn vị giao nhận chuyển phát nhanh để xác minh được thông tin chắc chắn

về doanh thu phát sinh trong các giao dịch TMĐT.

- Thứ ba: Hoàn thiện nội dung thực hiện một số hoạt động nhằm tạo tính

hợp lý và nhất quán trong quản lý nhà nước đối với hoạt động TMĐT.

+ Với Bộ Thông tin và Truyền thông: Cần đề nghị các tổ chức như Google,

Facebook … cần thiết lập đầu mối đại diện chính thức tại Việt Nam để phối hợp

chặt chẽ hơn với các cơ quan quản lý nhà nước ở Việt Nam, đồng thời có thể thực

hiện được nghĩa vụ khai báo và nộp thuế nhà thầu đối với các dịch vụ mà tổ chức

nước ngoài có cung cấp cho các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mà không cần phải

thực hiện cơ chế khấu trừ nộp thay thông qua các tổ chức và cá nhân Việt Nam như

hiện nay đang thực hiện. Đặc biệt, khi Luật An ninh mạng đã có hiệu lực thi hành

thì việc thành lập đại diện chính thức tại Việt Nam của các tổ chức này lại rất cần

thiết để có thể tồn tại trong môi trường công nghệ thông tin Việt Nam.
167
lOMoARcPSD|11266017

+ Với Bộ Công Thương chủ trì nêu ý kiến sửa đổi Nghị định số

52/2012/NĐ- CP bổ sung quy định điều chỉnh các hoạt động TMĐT đối với các đối

tượng không có sự hiện diện tại Việt Nam.

+ Về phía Ngân hàng Nhà nước phải nghiên cứu xây dựng cổng thanh toán

nội địa (thông qua Công ty cổ phần thanh toán quốc gia – Trung tâm Napas của

Ngân hàng nhà nước hoặc thêm một cổng thanh toán khác) để yêu cầu các giao

dịch thanh toán ra nước ngoài cần phải qua cổng thanh toán trên. Từ đó, cơ quan

thuế có căn cứ kiểm soát được doanh thu của các giao dịch xuyên biên giới trong

môi trường ảo làm cơ sở cho việc khấu trừ nộp thuế của các tổ chức, cá nhân nước

ngoài.

Thứ tư: Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động TMĐT

Quản lý thuế đối với TMĐT là một bộ phận của quản lý nhà nước đối với

TMĐT. Nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo điều kiện cho TMĐT ở

Việt Nam phát triển, Nhà nước cần tăng cường quản lý đối với hoạt động này, cần

xử lý nghiêm những đơn vị làm ăn không minh bạch và có chính sách cho những

đơn vị làm TMĐT chính thống. Khi hoạt động TMĐT phát triển tốt góp phần giảm

thiểu phần nào những khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan thuế.

168
lOMoARcPSD|11266017

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Chương 4 được thực hiện nhằm đưa ra một số giải pháp tăng cường công tác

quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT đáp ứng được các mục tiêu quản lý đã đề ra.

Trên cơ sở những tồn tại trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở chương 3,

cùng với những dự báo về sự phát triển của nền kinh tế số, tình hình phát triển

TMĐT ở Việt Nam thời gian tới và định hướng chuyển đổi số của ngành Tài chính,

luận án đã đề xuất 7 nhóm giải pháp và 1 nhóm kiến nghị nhằm tăng cường quản lý

thuế đối với hoạt động TMĐT thời gian tới. Trong số các giải pháp luận án đề xuất,

giải pháp về thiết lập quy trình quản lý thuế nội bộ ngành thuế đối với các doanh

nghiệp hoạt động TMĐT là một trong những giải pháp rất quan trọng nhằm đáp

ứng yêu cầu quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT và quy định rõ trách nhiệm của

các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quản lý. Trong quản lý thuế hiện đại cần

hướng việc thực hiện đến việc xây dựng dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu lớn hỗ trợ

công tác quản lý. Vì vậy, giải pháp về xây dựng nguồn dữ liệu lớn cần sớm được

triển khai thực hiện và đồng thời để phù hợp với định hướng chuyển đổi số của

ngành Tài chính. Các nhóm giải pháp còn lại luận án đề xuất nhằm giải quyết

những vấn đề còn tồn tại trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT và đồng thời

hỗ trợ để công tác quản lý đạt được kết quả cao hơn trong quá trình triển khai thực

hiện thời gian tới.

169
lOMoARcPSD|11266017

KẾT LUẬN
Xây dựng một nền kinh tế số lớn mạnh là điều kiện cần để các quốc gia tham

gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, kinh tế số muốn phát triển đòi

hỏi quản lý nhà nước cần có định hướng và chiến lược quản lý phù hợp nhằm thúc

đẩy và định hướng các hoạt động trong nền kinh tế số phát triển đáp ứng các mục

tiêu đã đề ra. Qua nghiên cứu, luận án rút ra một số kết luận cơ bản sau:

Thứ nhất, Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT là một nội dung thuộc quản

lý nhà nước về TMĐT- một lĩnh vực có nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.

Các khó khăn tồn tại do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu xuất phát từ bản

chất hoạt động của lĩnh vực TMĐT và khả năng quản lý cơ quan thuế trong thời

gian qua. Để có thể thực hiện quản lý nhằm đưa lại nguồn thu nhất định cho ngân

sách nhà nước thì ngoài sự cố gắng từ phía cơ quan thuế, cũng rất cần sự hỗ trợ từ

phía Nhà nước và sự phối kết hợp với nhiều cơ quan, bộ, ngành có liên quan trong

hệ thống cơ quan của Chính phủ.

Thứ hai, Quản lý thuế đối với TMĐT cần phải xác định được định hướng

cần đạt được trong thời gian ngắn hạn và trong dài hạn khi mà nền kinh tế Việt

Nam đang tiến những bước đi đầu tiên hòa nhập vào sự phát triển của nền kinh tế

số. Theo đó trong giai đoạn từ nay đến 2025 cần thiết phải tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp TMĐT phát triển; từ sau 2025 khi định hướng hoàn thiện chính sách

được thực hiện thì quản lý thuế đối với TMĐT sẽ tập trung vào thực hiện vai trò

quan trọng nhất của thuế là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Thứ ba, Các giải pháp đề xuất trong luận án dựa trên tình hình phân tích thực

trạng trong tác quản lý thuế thời gian qua của cơ quan thuế và thực tiễn hoạt động

kinh doanh TMĐT trên thực tế nhằm hướng đến mục tiêu góp phần hoàn thiện

quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT trong thời gian tới, đồng thời tạo điều kiện

cho các

170
lOMoARcPSD|11266017

doanh nghiệp TMĐT trong nước phát triển, đảm bảo công bằng giữa các doanh

nghiệp TMĐT trong nước và nước ngoài. Khi công tác quản lý thuế đối với TMĐT

đạt được kết quả cao sẽ đóng góp vai trò quan trọng cho quản lý nhà nước đối với

TMĐT, đưa Việt Nam tiến thêm một bước trong tiến trình thực hiện cuộc cách

mạng công nghiệp 4.0 mà các quốc gia đang hướng tới.

Theo phạm vi nghiên cứu của luận án đã được xác định, luận án chỉ tập trung

vào công tác quản lý thuế của ngành Thuế đối với các doanh nghiệp hoạt động

TMĐT, coi chính sách thuế là điều kiện để thực hiện được công tác quản lý. Luận

án không tập trung nghiên cứu sâu về mặt chính sách, không nghiên cứu về quản lý

thuế đối với TMĐT áp dụng cho các hộ, cá nhân kinh doanh. Tuy nhận thức được

rằng hai phạm trù giữa chính sách thuế và quản lý thuế luôn đi cùng với nhau, một

chính sách thuế tốt sẽ hậu thuẫn rất lớn cho công tác quản lý đạt được hiệu quả,

ngược lại quản lý thuế tốt đảm bảo cho chính sách thuế được triển khai áp dụng tốt

trong thực tiễn. Chính sách thuế tốt kết hợp với quản lý thuế tốt sẽ có nhiều cơ hội

tạo ra những kết quả mong muốn. Nếu như chính sách thuế tốt mà quản lý thuế

không tốt hoặc ngược lại; hay cả hai đều không tốt thì rất hiếm có khả năng có

được kết quả tốt, thậm chí có thể gây ra những hậu quả không mong muốn. Điều

này cũng tương tự “không thể vỗ tay bằng một bàn tay”, điều mà nhà kinh tế học

P.A. Samuelson đã ví trong lý thuyết về kinh tế thị trường.[75,tr153].

Tuy nhiên phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào vấn đề

hoàn thiện quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT trong điều kiện chính sách thuế

áp dụng cho từng sắc thuế điều chỉnh hoạt động TMĐT không có nhiều thay đổi

dựa trên các dự thảo về sửa đổi các Luật thuế, xem xét doanh nghiệp là trung tâm

của nền kinh tế số. Vì vậy mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm hướng tới việc tạo

điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, trong tương lai gần từ 2020-2025, quản lý

thuế chỉ nên

171
lOMoARcPSD|11266017

tập trung vào một số nội dung nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý, kiểm soát được

các giao dịch TMĐT đảm bảo thu được thuế trong điều kiện hiện nay.Việc nghiên

cứu xây dựng chính sách thuế riêng trong giai đoạn này chưa đủ điều kiện để triển

khai thực hiện.

Sau cùng, luận án muốn nhấn mạnh hạn chế cơ bản của luận án là chưa

nghiên cứu quản lý thuế đối với toàn bộ các chủ thể có hoạt động TMĐT, đặt trong

sự thay đổi về mặt chính sách. Tác giả cho rằng, đây là một vấn đề lớn và phức tạp,

có thể gợi ý cho những hướng nghiên cứu tiếp theo về TMĐT.

172
lOMoARcPSD|11266017

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. AlphaBeta (2017), Quốc gia số các đòn bẩy chính sách cho đầu tư và tăng trưởng.
2. Bộ Thương mại (2004), Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2004
3. Bộ Thương mại (2005), Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2005
4. Bộ Công thương (2010), Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2010
5. Bộ Công thương (2015), Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2015
6. Bộ Thông tin và Truyền thông, Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền
thông Việt Nam 2017.
7. Bộ Tài chính, Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 hướng dẫn thi
hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định
và hướng dẫn thi hành Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp.
8. Bộ Tài chính, Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 hướng dẫn về
khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

9. Bộ Tài chính, Chỉ thị số 01/CT-BTC ngày 09/5/2018.

10. Bộ Tài chính, Tài liệu chuẩn bị lãnh đạo tham dự Vietnam ICT Summit 2019
ngày 8/8/2019 với chủ đề: Tài chính số, Ngân sách số và Kinh tế số.
11. Ban Cải cách & Hiện đại hóa - Tổng cục Thuế (2013), Báo cáo kết quả
thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức
thương mại điện tử. Nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2014.
12. Nguyễn Thị Cúc, “Giải pháp quản lý thuế đối với kinh doanh thương mại
điện tử”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 1, tháng 7/2015(612), tr 24-26.
13. Cục Thương mại điện tử và Kỹ thuật số, Sách trắng Thương mại điện tử năm
2018.
14. Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh, Kế hoạch 35/CT-KH ngày 5/6/2017 về
tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
thương mại điện tử.
15. Chính phủ, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về Thương mại
điện tử.
lOMoARcPSD|11266017

16. Chính phủ, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về Quản lý, cung
cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin mạng.
17. Chính phủ, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 quy định về hóa
đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
18. Phạm Mạnh Cường và nhóm tác giả (2015), Thương Mại điện tử, Trường
Đại học Kinh tế- Luật, Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
19. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (2018), Thực trạng phát triển thương
mại điện tử 2013-2018, Tài liệu hội thảo “ Phát triển thương mại điện tử trong
bối cảnh mới: Yêu cầu và bước đi của Việt Nam” ngày 28/11 tại Viện nghiên
cứu và quản lý kinh tế Trung ương.
20. Cục thuế TP Hà Nội (2018), Tham luận Tình hình thực hiện nhiệm vụ công
tác thanh tra, kiểm tra năm 2017; Nhiệm vụ và giải pháp công tác thanh tra,
kiểm tra năm 2018.
21. Cục thuế TP Hồ Chí Minh (2018), Tham luận Công tác thanh tra, kiểm tra
thuế năm 2017 và triển khai giải pháp thực hiện năm 2018.
22. Chính phủ, Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 12/3/2015.
23. Nguyễn Chí Dũng (2013), Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
- Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học
cấp ngành Thuế.
24. Nguyễn Thị Thùy Dương (2011), Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc
dân, Hà Nội.
25. Lê Hồng Hải (2008), Thuế đối với Thương mại điện tử tại Việt Nam – thực
trạng và giải pháp, đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành Thuế.
26. Trần Văn Hòe (2008), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB Đại
học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
27. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2017), Giáo trình Quản lý hành chính nhà
nước, NXB Tư pháp.
28. Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Văn Thoan (2012), Giáo trình Thương mại điện
tử căn bản, NXB Hồng Đức, Hà Nội.
lOMoARcPSD|11266017

29. Phạm Thị Thanh Hồng, Phan Văn Thanh (2016), Giáo trình Thương mại
điện tử, NXB Bách khoa, Hà Nội.
30. Đặng Ngọc Hậu (2017), Nghiên cứu mức độ hài lòng của doanh nghiệp về
việc thực hiện các giá trị tuyên ngôn ngành thuế của cơ quan thuế ảnh hưởng tới
sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
31. Nguyễn Ngọc Hiến (2003), Thương mại điện tử (Dùng cho đào tạo, bồi
dưỡng về Quản lý Nhà nước và Hành chính doanh nghiệp), Học viện hành chính
Quốc gia, Nhà Xuất bản Lao động, Hà Nội.
32. Phạm Thị Thanh Hồng, Phan Văn Thanh (2016), Giáo trình thương mại điện
tử, NXB Bách Khoa Hà Nội.
33. Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Đức Hùng (2018), “Xu hướng phát triển
của TMĐT trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”, Thương mại điện tử
trong cách mạng công nghiệp 4.0, Khoa Kinh tế - Viện Đại học mở Hà Nội,
NXB Chính trị Quốc gia sự thật.
34. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử
2019.
35. Nguyễn Viết Khôi (2015), Thương mại điện tử, NXB Thông tin và Truyền
thông.
36. Trung Kiên (2013), “Quản lý thuế đối với thương mại điện tử: Kinh nghiệm
của Hàn Quốc”, Tạp chí Thuế Nhà nước, số 41 (451) tháng 10/2013, tr 6-7.
37. Trần Hữu Linh (2015), Thương mại điện tử, Hội Luật gia Việt Nam, NXB
Hồng Đức.
38. Nguyễn Đình Luận (2015), “Tổng quan về Thương mại điện tử Việt Nam”,
Tạp chí Tài chính, kỳ 1, tháng 7/2015(612), tr 8-11.
39. Nguyễn Văn Minh (2012), Thuế trong TMĐT- Kinh nghiệm quốc tế và
phương hướng vận dụng ở Việt Nam, Trường Đại học Thương mại, đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ.
40. Nguyễn Minh Ngọc (2011), Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin trong ngành thuế ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường đại học Kinh
tế Quốc dân.
lOMoARcPSD|11266017

41. Nguyễn Văn Phụng, “Một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý thuế đối với
thương mại điện tử”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 1, tháng 7/2015(612), tr 16-19 .
42. Thân Danh Phúc (2015), Giáo trình quản lý nhà nước về thương mại,
Trường Đại học Thương mại, NXB Thống kê.
43. Quốc hội, Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.
44. Quốc hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số
21/2012/QH13 ngày 20/11/2012.
45. Quốc hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số
71/2014/QH13 ngày 26/11/2014.
46. Quốc hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng,
Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế số 106/2016/QH13 ngày
6/4/2016.
47. Quốc hội, Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 3/6/2008.
48. Quốc hội, Luât thuế Thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008
49. Quốc hội, Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014.
50. Quốc hội, Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014.
51. Quốc hội, Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
52. Quốc hội, Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
53. Quốc hội, Luật Công nghệ thông tin số 67/2016/QH11 ngày 29/6/2006.
54. Quốc hội, Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21/6/2012
55. Quốc hội, Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23/11/2009.
56. Quốc hội, Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015.
57. Quốc hội, Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13 ban hành ngày 27/11/2015.
58. Quốc hội, Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày 3/12/ 2004.
59. Quốc hội, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 ngày
17/11/2010.
60. Hồng Sơn (2013), “Thúc đẩy triển khai TMĐT”, Tạp chí Thuế Nhà nước, số
34(444)- tháng 8/2013, tr 22-23.
lOMoARcPSD|11266017

61. Nguyễn Xuân Sơn (2012), “Thuế thương mại điện tử: Những vấn đề đặt ra”,
Tạp chí Tài chính, số 6(572)2012, tr 49-51.
62. Thái Thanh Sơn, Thái Thanh Tùng (2017), Thương mại điện tử trong thời
đại số, NXB Thông tin và Truyền thông.
63. Đào Anh Tuấn (2013), Quản lý nhà nước về thương mại điện tử, luận án tiến
sỹ kinh doanh và quản lý, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
64. Trần Trọng Triết (2015), “Giao nhận thương mại điện tử thu hút nhà đầu tư”,
Tạp chí Thuế Nhà nước, Số 20(534), tr 16-17.
65. Trần Trọng Triết (2016), “Thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ tăng gấp 5
lần”, Tạp chí Thuế Nhà nước, Số 38(605).
66. Nguyễn Quang Tiến (2016), Giải pháp hoàn thiện chính sách và quản lý
thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
67. Nguyễn Quang Tiến, “Hiện trạng thu thuế thương mại điện tử tại Việt Nam”,
Tạp chí Tài chính, Kỳ 1, tháng 7/2015(612), tr 12-15.
68. Nguyễn Thanh Trang (2018), “Thách thức trong quản lý thuế với hoạt động
TMĐT tại Việt Nam hiện nay”, Thương mại điện tử trong cách mạng công
nghiệp 4.0, Viện Đại học Mở Hà Nội, tr258-272.
69. Bùi Khánh Toàn(2016), “Hiện đại hóa ngành Thuế: Nhìn từ quản lý thuế đối
với thương mại điện tử”, Tạp chí Tài chính, kỳ 1 tháng 2/2016(626), tr53-55.
70. Lan Trung, “Hai phương án quản lý thuế đối với Taxi Uber”, Tạp chí thuế
Nhà nước, số 1-2 tháng 1/2015, tr26-27.
71. Nguyễn Thị Lệ Thuý (2009), Hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước
nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (nghiên cứu tình huống
của Hà Nội)”, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
72. Nguyễn Cẩm Tâm (2013), Phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính.
73. Trần Huy Trường(2015), Quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối
với doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính.
lOMoARcPSD|11266017

74. Nguyễn Tiến Thức (2015), Các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của
doanh nghiệp (Nghiên cứu tình huống TP Hồ Chí Minh), Luận án Tiến sỹ kinh
tế, Học viện Khoa học Xã hội.
75. Nguyễn Thành Trung (2017), Cải cách quản lý thuế ở Việt Nam, Luận án
Tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính.
76. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam,
NXB Công an nhân dân Hà Nội, tr9- dẫn theo Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, NXB Tư pháp, 2017, tr7.
77. Lưu Ngọc Thơ (2013), Quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn ở Việt Nam
hiện nay, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
78. Tổng cục Thuế, Quyết định số 688/QĐ-TCT ngày 22/4/2013 về việc Ban
hành hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế.
79. Tổng cục Thuế, Quyết định số 404/QĐ-TCT về việc thành lập Ban chỉ đạo
nghiên cứu, triển khai và các tổ giúp việc quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT
tại Tổng cục Thuế ngày 3/4/2017.
80. Tổng cục Thuế, Quy trình tuyên truyền – hỗ trợ NNT, Quyết định số
745/QĐ- TCT ngày 20/4/2015
81. Tổng cục Thuế, Quy trình quản lý khai thuế, Quyết định số 879/QĐ-TCT
ngày 15/05/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế.
82. Tổng cục Thuế, Quy trình thanh tra thuế, Quyết định số 1404/QĐ-TCT ngày
28/7/2015, được sửa đổi, bổ sung theo quyết định số 2605/QĐ-TCT ngày
30/12/2016.
83. Tổng cục Thuế, Quy trình kiểm tra thuế, Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày
20/4/2015
84. Tổng cục Thuế, Quy trình kiểm tra hóa đơn, Quyết định số 381/QĐ-TCT
ngày 31/3/2011
85. Tổng cục Thuế, Quy trình quản lý nợ thuế, Quyết định số 1401/QĐ-TCT
ngày 28/7/2015
86. Tổng cục Thuế, Quy trình cưỡng chế nợ thuế, Quyết định số 751/QĐ-TCT
ngày 20/4/2015.
lOMoARcPSD|11266017

87. Tổng cục Thuế (2012), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm 2011;
Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2012.
88. Tổng cục Thuế (2019), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm 2018;
Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2019.
89. Tổng cục Thuế (2017), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm 2016;
Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2017.
90. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 222/2005/QĐ-TTG, ngày 15/9/2005
Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-
2010.
91. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS – tập 2, NXB Hồng Đức, TP Hồ Chí Minh.
92. Lê Xuân Trường (2016), Giáo trình quản lý thuế, tái bản lần thứ nhất có sửa
chữa, bổ sung, Học viện Tài chính, NXB Tài chính.
93. Nguyễn Đình Thọ (2014), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học
trong kinh doanh, NXB Tài chính.
94. Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng chính
phủ: Về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
4.
95. Think Tank Vinasa (2019), Việt Nam thời chuyển đổi số, NXB Thế giới.
96. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2005), Tìm hiểu về Thương mại
điện tử, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
97. Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (2018), Phát triển thương
mại điện tử trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam: Thực trạng
và giải pháp.
98. Viện ngôn ngữ học (1992), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ
Hà Nội.
Tiếng Anh
99. Arthur J. Cockfield (2006), “The rise of the OECD as informal ‘World tax
organization’ through national responses to E-commerce tax challenges”,
Volum 8, Issue 1, Yale Journal of Law and Technology, page 136-187.
100. Bollen KA (1989), Structural equations with latent variables, NewYork,
NY: John Wiley.
lOMoARcPSD|11266017

101. Chris Sanger, Rob Thomas (2018), “New digital tax policies: What, when,
where, how and by whom?” An excerpt from EY’s Global Tax Policy and
Controversy Briefing, Issue 22, August 2018
102. Dale Pinto (1999), Taxation issue in a world of e-commerce, Jounal of
Australian Taxation.
103. Donald Bruce, William Fox and Matthew Murray (2008), To tax or not to
tax? The case of electronic commerce, Contemporary Economic Policy, John
Wiley and Sons, page 25-40.
104. Garegin Harutyunyan (2007), E-Commerce: Issues of tax administration
and prospects to increase public revenues, American University of Armenia.
105. Hajah Mustafa Mohd Hanefah (2008), E-commerce Implications Potential
Problems and Challenges in Malayxia, International Business Research, Vol.1,
No.1, tr43-57.
106. Kham Tipmart (2015), “International Taxation of Electronic Commerce”,
luận án tiến sỹ, trường Niigata University.
107.Matthijs Alink, Victor van Kommer (2016), Handbook on Tax
administration, Second Revised Edition, IBFD.
108. Niall Campbell (2014), Tax policy and Administration in an Era of Big
Data, Tax planning international indirect taxes, Volume 12, number 12,
December 2014, page 2-5.
109. Nunnally, J (1978), Psychometric Theory, NewYork, Mc Graw- Hill.
110. OECD (2001), Taxation and electronic commerce- implementing the
Ottawa taxation framework conditions.
111. OECD (2001), Tax administration aspects of electronic commerce:
responding to the challenges and opportunities.
112. OECD (2003), Implementation of the Ottawa Taxation Framework
Conditions, the 2003 report.
113. Ravi Kalakota, Andrew B. Whinston (1997), Electronic Commerce – A
Manager’s Guide.
lOMoARcPSD|11266017

114. Rolf T. Wigand (1997), Electronic Commerce: Definition, Theory and


Context
115. Soon-yong Choi, Andrew Whinston, Dale Stahl (1997), Economics of
Electronic Commerce.
116. T.Strader, M. Shaw, R. Blanning, A. Whinston (2000), Handbook on
Electronic Commerce
117. United Nations (2001), Electronic commerce and Challenge for Tax
administration.
118. Vladimir Zwass (1996),Electronic Commerce: Structures and Issues,
International Journal of Electronic Commerce Volume 1, Number 1, Fall, 1996,
pp. 3 – 23
119. World Bank (2003), The Instistitunional Framework of Tax administration,
Website:www.worldbank.org/publicsector/tax/theme3.html.
120. Wawan Juswanto và Rebecca Simms (2017), “Fair taxation on the Digital
Economy” ADBInstute, No2017-5(December).
121. WorldBank Group (2018), Malaysia’s Digital Economy- A new driver of
development
122. Yahua Qiao (2011), Instertate Fiscal Disparities in America, page 150.
123. Zheng Qin, Li Shundong, Han Yi, Dong Jinchun, Yan Lixiang, Qin Jun
(2009), Ecommerce and Tax, Introduction to E-commerce, Springer, Berlin,
Heidelberg.
lOMoARcPSD|11266017

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1. Phạm Nữ Mai Anh (2015), Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối
với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam, Đề tài NCKH Học viện Tài chính

2. Phạm Nữ Mai Anh (2018), Kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế đối với hoạt
động thương mại điện tử, Tạp chí Tài chính- Kỳ 2- tháng 12/2018 (695), tr 67-70.

3. Phạm Nữ Mai Anh (2018), Khởi nghiệp trong kinh doanh thương mại điện tử
ở Việt Nam: Cơ hội và Thách thức, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế- Khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Mã ISBN: 978-604-79-1930-7; trang 786-
792.

4. Phạm Nữ Mai Anh (2018), Quản lý thuế trong hoạt động kinh doanh thương
mại điện tử, Bồi dưỡng cập nhật kiến thức Kinh tế - Tài chính năm 2017-2018,
Trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính; tr197-221.

5. Phạm Nữ Mai Anh (2019), Quản lý thuế đối với doanh nghiệp hoạt động
thương mại điện tử, Tạp chí Tài chính Kỳ 1- Tháng 4/2019 (702), tr72-75.
lOMoARcPSD|11266017

PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT CÁN BỘ CÔNG CHỨC NGÀNH THUẾ
Thưa quý Anh/Chị!
Nhóm nghiên cứu chúng tôi là những nghiên cứu viên độc lập đang thực hiện đề
tài nghiên cứu về “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam”
nhằm đánh giá hiệu quả thực hiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại
điện tử ở Việt Nam thời gian qua.
Để có góc nhìn khách quan hơn về thực trạng công tác quản lý thuế đối với hoạt
động thương mại điện tử ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu rất mong nhận được các ý kiến
nhận xét về quản lý hoạt động này của các Anh/Chị. Kính đề nghị Anh/Chị điền vào
bảng hỏi dưới đây. Mọi thông tin trong phiếu trả lời đều được thiết kế theo nguyên tắc
đảm bảo tính bảo mật nhất cho quý Anh/Chị và chỉ được công bố trong đề tài của
nhóm nghiên cứu.
Sự giúp đỡ của Anh/Chị là cơ sở quan trọng để chúng tôi thực hiện nội dung của
đề tài. Chúng tôi cam đoan chỉ sử dụng kết quả khảo sát cho mục đích nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
A. Thông tin về quý Anh/Chị
Xin Anh/Chị cung cấp một số thông tin cơ bản về bản thân:
1. Bộ phận công tác:
- Bộ phận tuyên truyền- hỗ trợ NNT Bộ phận kê khai – KT
thuế Bộ phận thanh tra – kiểm tra thuế Bộ phận tin học
Bộ phận quản lý nợ thuế và CCNT Khác
3. Cơ quan công tác
Tổng cục Thuế Cục Thuế Chi cục Thuế
4. Trụ sở cơ quan thuế đóng tại tỉnh/thành phố:
Hà Nội Đà Nẵng Đồng Nai
TP Hồ Chí Minh Hải Phòng Bình Dương
B. Anh/Chị cho biết ý kiến của mình bằng cách chọn một đáp án cho các câu hỏi
sau:
1. Về chính sách thuế
1.1. Các quy định chính sách thuế hiện hành bao quát được hết các giao dịch thương
mại điện tử trong nền kinh tế không?
Có Không
1.2. Theo anh/chị, Có loại hình TMĐT nào thực tế đã phát sinh tại Việt Nam nhưng
quy định tại chính sách thuế hiện hành chưa phù hợp với loại hình đó hay không?
Có Không
1.2.1. Nếu có, anh/chị có thể cho biết loại hình TMĐT
nào?....................................................
lOMoARcPSD|11266017

2. Về quy trình quản lý thuế


2.1. Quy trình quản lý thuế hiện hành được áp dụng chung cho thương mại truyền
thống và thương mại điện tử. Anh/chị cho biết ý kiến đánh giá của Anh/chị về Quy
trình hiện hành quản lý các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử?
Phù hợp đối với tất cả đối tượng kinh doanh TMĐT
Không phù hợp trong một số nội dung và cần được giảm bớt các nội dung
đó khi áp dụng quản lý đối tượng kinh doanh TMĐT
Hoàn toàn không phù hợp và cần phải được quy định mới
3. Thực hiện nội dung quản lý
3.1. Cơ quan thuế có tiêu chí riêng nhận diện được doanh nghiệp có thực hiện hoạt
động kinh doanh TMĐT?
Chưa có Chưa có và đang xây dựng Đã có
3.2. Các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT đều được cơ quan thuế quản lý đầy đủ?
(Anh chị cho biết mức độ đồng ý từ thấp lên cao theo thang điểm 5: Hoàn toàn không
đồng ý 1 điểm, hoàn toàn đồng ý 5 điểm):
3.3. Cơ quan thuế có xây dựng chương trình tuyên truyền – hỗ trợ riêng cho doanh
nghiệp kinh doanh TMĐT?
Áp dụng chương trình chung với kinh doanh truyền thống
Hiện đang áp dụng chung và đang xây dựng chương trình riêng cho đối
tượng kinh doanh TMĐT
Đã có chương trình riêng cho đối tượng kinh doanh TMĐT
3.4. Công tác tuyên truyền hỗ trợ của cơ quan thuế luôn nhận được sự quan tâm tích
cực từ phía các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT? (Anh chị cho biết mức độ đồng ý
từ thấp lên cao theo thang điểm 5: Hoàn toàn không đồng ý 1 điểm, hoàn toàn đồng ý
5 điểm):
3.5. Việc áp dụng các tiêu chí đánh giá rủi ro đối với hoạt động TMĐT hiện nay đã
giúp xác định chính xác đối tượng thanh tra, kiểm tra? (Anh chị cho biết mức độ đồng
ý từ thấp lên cao theo thang điểm 5: Hoàn toàn không đồng ý 1 điểm, hoàn toàn đồng
ý 5 điểm):
3.5.1 Theo anh (chị), các tiêu chí quản lý rủi ro trong quản lý hoạt động TMĐT cần:
(Nếu câu hỏi 3.5 trên đây, Anh/Chị chấm điểm 1 thì trả lời giúp câu hỏi này):
Xây dựng mới bộ tiêu chí áp dụng riêng cho quản lý thuế đối với hoạt động
TMĐT
Bổ sung thêm một số tiêu chí phù hợp với thực tế kinh doanh trong môi trường
điện tử
Áp dụng bộ tiêu chí hiện có nhưng giảm bớt một số tiêu chí không phù hợp
3.6. Trong quản lý thuế đối với TMĐT, cơ quan thuế có tách được hoàn toàn phần
doanh thu của hoạt động TMĐT và doanh thu hoạt động truyền thống không?
Có Không Một phần
lOMoARcPSD|11266017

3.6.1. Nếu có, anh/chị cho biết tách được doanh thu dựa trên căn cứ
nào?................................
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
3.7. Theo Anh/chị, trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại các doanh nghiệp là trung
gian cung ứng môi trường thực hiện giao dịch TMĐT, các doanh nghiệp có sẵn sàng
xuất trình cho cơ quan thuế xem các hồ sơ, tài liệu liên quan đến khách hàng đã được
doanh nghiệp phục vụ không?
Rất sẵn sàng cung cấp mọi thông tin
Có cung cấp nhưng hạn chế thông tin
Không cung cấp, bảo vệ thông tin khách hàng
3.8. Theo anh (chị), yếu tố nào sau đây gây khó khăn cho công tác thanh, kiểm tra đối
với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh TMĐT hiện nay? (Xin hãy đánh dấu X
vào dòng tương ứng, có thể chọn 1 hoặc nhiều dòng)
Thiếu thông tin để xác định chính xác đối tượng cần thanh, kiểm tra
Thiếu cơ sở dữ liệu phục vụ thanh, kiểm tra
Phải thực hiện đúng quy trình thanh, kiểm tra hiện hành khi quản lý doanh nghiệp
hoạt động TMĐT
Thiếu các ứng dụng công nghệ trong khai thác thông tin của người nộp thuế
Năng lực tìm kiếm thông tin phục vụ công tác quản lý của cán bộ thanh tra,
kiểm
tra chưa tốt
Doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử thoái thác trách nhiệm cung cấp
thông tin cho cơ quan thuế
Công tác phối hợp của các cơ quan chức năng với cơ quan thuế trong quản lý
thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử chưa tốt
4. Về công tác đào tạo Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT
4.1 Trong các chương trình, lớp, chuyên đề bồi dưỡng của cơ quan thuế anh/chị có
được tập huấn, cập nhật kiến thức về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT không?
Không được tập huấn
Có tập huấn nhưng sơ sài
Được tập huấn chuyên sâu
4.2. Anh/ chị có được cập nhật xu hướng quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh
TMĐT ở các nước tiên tiến trong các khóa học đó không?(Nếu anh/chị chọn đáp án
“Không được tập huấn” ở câu 4.1 thì không trả lời câu hỏi này)
Có Không
4.3. Sau khi tham gia các khóa học về quản lý thuế đối với TMĐT (nếu có), anh/chị
cảm thấy?(Nếu anh/chị chọn đáp án “Không được tập huấn” ở câu 4.1 thì không trả lời
câu hỏi này; Nếu Anh/chị trả lời có thể chọn nhiều phương án)
Hỗ trợ nhiều về mặt kiến thức khi thực hiện quản lý
lOMoARcPSD|11266017

Tiếp nhận được nhiều vấn đề hay để quản lý thuế được tốt hơn
Khóa học không thõa mãn được mong muốn của người học
Khóa học cần giới thiệu sâu hơn về nghiệp vụ quản lý thuế đối với hoạt động
TMĐT
5. Cơ sở vật chất
5.1. Các ứng dụng CNTT của cơ quan thuế hiện nay đáp ứng được yêu cầu quản lý
thuế đối với hoạt động TMĐT? (Anh chị cho biết mức độ đáp ứng từ thấp lên cao theo
thang điểm 5: Không đáp ứng 1 điểm, hoàn toàn đáp ứng 5 điểm)
5.2. Các ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành hiện đang sử dụng đơn giản và
thuận tiện? (Anh chị cho biết mức độ đồng ý từ thấp lên cao theo thang điểm 5: Hoàn
toàn không đồng ý 1 điểm, hoàn toàn đồng ý 5 điểm)
5.3. Các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đang sử dụng có tính liên kết, tổng hợp và
truy xuất thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý? (Anh chị cho biết mức độ đồng ý từ thấp
lên cao theo thang điểm 5: Hoàn toàn không đồng ý 1 điểm, hoàn toàn đồng ý 5 điểm)

5.4. Các ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành có sự kết nối thông tin với các cơ
quan ngoài ngành?
Có Không
5.4.1. Nếu có thì sự kết nối đó thuận lợi cho quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh
thương mại điện tử: (Nếu câu hỏi 5.4 trên đây, Anh/Chị chọn đáp án “Có” thì trả lời
giúp câu này) (Anh chị cho biết mức độ thuận lợi từ thấp lên cao theo thang điểm 5:
Không thuận lợi 1 điểm, rất thuận lợi 5 điểm)
6. Sự phối hợp với cơ quan ngoài ngành trong quản lý thuế đối với hoạt động
TMĐT
6.1. Sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế với các cơ quan khác được thưc
hiện bằng cách:
Trao đổi trực tiếp thông tin
Trao đổi gián tiếp qua các cổng thông tin kết nối
Cả hai hình thức trên
6.2. Các thông tin chung trên cổng thông tin điện tử của các đơn vị hành chính có đáp
ứng được yêu cầu quản lý của cơ quan thuế không? (Anh chị cho biết mức độ đáp ứng
từ thấp lên cao theo thang điểm 5: Không đáp ứng 1 điểm, hoàn toàn đáp ứng 5 điểm)

6.3. Khi có yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý từ cơ quan thuế đến các cơ
quan khác thì thông tin cung cấp như thế nào? (Anh/chị vui lòng cho biết mức độ theo
ba mức: : ① thông tin cung cấp đầy đủ, ② thông tin có cung cấp nhưng hạn chế , ③
không cung cấp thông tin ứng với từng cơ quan sau):
- Ngân hàng nhà nước
- Bộ Công an:
lOMoARcPSD|11266017

- Bộ Công thương:
- Bộ Thông tin và Truyền thông
- Cơ quan khác(ngân hàng thương mại,đơn vị cung ứng vân chuyển hàng hóa, các tổ
chức thanh toán khác):
6.4. Sự liên kết, cung cấp thông tin phục vụ quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước
có tính cập nhật, nhanh chóng, kịp thời? (Anh chị cho biết mức độ đồng ý từ thấp lên
cao theo thang điểm 5: Hoàn toàn không đồng ý 1 điểm, hoàn toàn đồng ý 5 điểm )

Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của quý vị!
lOMoARcPSD|11266017

PHỤ LỤC 2
PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP
Thưa quý Anh/Chị!
Nhóm nghiên cứu chúng tôi là những nghiên cứu viên độc lập đang thực hiện đề
tài nghiên cứu về “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam”
nhằm đánh giá chất lượng thực hiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương
mại điện tử ở Việt Nam thời gian qua.
Để có số liệu làm cơ sở cho việc thực hiện các nội dung của đề tài, xin Anh/Chị
điền vào bảng hỏi dưới đây. Mọi thông tin trong phiếu trả lời đều được thiết kế theo
nguyên tắc đảm bảo tính riêng tư nhất cho Doanh nghiệp của quý Anh/Chị và chỉ được
công bố trong đề tài của nhóm nghiên cứu. Với mong muốn có những đánh giá khách
quan từ quý doanh nghiệp, do vậy phiếu khảo sát này không đề nghị để lại bất kỳ dấu
hiệu nào nhận biết doanh nghiệp trả lời.
Sự giúp đỡ của Anh/Chị là cơ sở quan trọng để chúng tôi thực hiện nội dung của
đề tài. Chúng tôi tôn trọng và cam kết bảo mật mọi thông tin mà quý doanh nghiệp
cung cấp, cam đoan chỉ sử dụng kết quả khảo sát cho mục đích nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
A. Thông tin về doanh nghiệp
Xin Anh/Chị cung cấp một số thông tin cơ bản về doanh nghiệp:
1. Loại hình doanh nghiệp:
Doanh nghiệp nhà nước Công ty TNHH Công ty hợp
danh
Công ty cổ phần Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài
2. Quy mô doanh nghiệp:
DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa DN lớn
3. Lĩnh vực hoạt động:
Thương mại, bán buôn, bán lẻ Sản xuất
Tài chính, ngân hàng Công nghệ thông tin Kinh doanh đa
ngành
Kinh doanh TMĐT Khác
4. Hiện nay Anh/Chị đang công tác tại vị trí:
Kế toán viên Lãnh đạo doanh nghiệp
5. Trụ sở chính của doanh nghiệp đóng tại Tỉnh/TP:
Hà Nội Đà Nẵng Đồng Nai
lOMoARcPSD|11266017

TP Hồ Chí Bình Dương Hải Phòng


Minh
B. Anh/Chị cho biết ý kiến của mình bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
1. DN của anh /chị thực hiện hoạt động kinh doanh TMĐT ?(xin đánh dấu X vào một
ô phù hợp nhất)
TMĐT kết hợp thương mại truyền thống
TMĐT toàn phần
2. Hoạt động TMĐT là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, việc doanh nghiệp xác
định chính xác mã ngành hiện nay? (xin đánh dấu X vào một ô phù hợp nhất)
Rất dễ dàng
Hơi khó khăn để xác định chính xác
Không có quy định mã ngành trong một số lĩnh vực kinh doanh TMĐT
3. Trong các giao dịch TMĐT, anh/chị sử dụng loại hóa đơn nào? (xin đánh dấu X vào
một ô phù hợp nhất)
Hóa đơn giấy
Hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy
4. DN anh/chị có chữ ký số chưa? (xin đánh dấu X vào một ô phù hợp nhất)
Chưa có
Chưa có và đang làm thủ tục
Đã có
5. Khi gặp khó khăn trong thực hiện nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp xin tư vấn từ? (xin
đánh dấu X vào các ô phù hợp, có thể chọn 1 hoặc nhiều ô):
Cơ quan thuế
Các công ty kiểm toán
Các đại lý thuế
Khác
6. Theo anh/chị nếu quy định trong tờ khai thuế TNDN yêu cầu bổ sung khai rõ doanh
thu từ hoạt động TMĐT (nếu có) thì cảm nhận của doanh nghiệp là:
Không vấn đề, sẵn sàng thực hiện
Có hơi phiền nhưng vẫn thực hiện
Rất phiền phức và không muốn thực hiện
C. Anh/Chị cho biết ý kiến của mình bằng cách chọn một đáp án cho các câu hỏi
sau, với các mức độ lựa chọn là: ①: Hoàn toàn không đồng ý, ②: Đồng ý một phần
nhỏ, ③: Đồng ý một phần, ④: Đồng ý phần nhiều, ⑤: Hoàn toàn đồng ý.

1 Vấn đề kiểm soát của cơ quan Hoàn Đồng Đồng Đồng Hoàn
thuế toàn ý một ý một ý toàn
không phần phần phần đồng
đồng nhỏ nhiều ý
ý
KS1 Cơ quan thuế đã kiểm tra doanh ① ② ③ ④ ⑤
nghiệp nhiều lần trong 5 năm gần
đây
KS2 Khi thanh, kiểm tra cán bộ thuế phát ① ② ③ ④ ⑤
hiện được đúng doanh thu từ hoạt
động TMĐT của doanh nghiệp
lOMoARcPSD|11266017

KS3 Cơ quan thuế sử dụng nhiều ứng ① ② ③ ④ ⑤


dụng công nghệ thông tin khi kiểm
tra thông tin của DN
KS4 Cán bộ thuế có năng lực tìm kiếm ① ② ③ ④ ⑤
thông tin về các giao dịch TMĐT
của doanh nghiệp
2 Sự đáp ứng thông tin của cơ quan Hoàn Đồng Đồng Đồng Hoàn
thuế toàn ý một ý một ý toàn
không phần phần phần đồng
đồng nhỏ nhiều ý
ý
ĐƯ1 Cơ quan thuế cập nhật kịp thời các ① ② ③ ④ ⑤
thay đổi về chính sách thuế cho
doanh nghiệp
ĐƯ2 Doanh nghiệp có nhu cầu về thông ① ② ③ ④ ⑤
tin luôn được cơ quan thuế đáp ứng
kịp thời
ĐƯ3 Các thông tin cơ quan thuế cung cấp ① ② ③ ④ ⑤
cho doanh nghiệp có tính toàn diện
và chuẩn xác
ĐƯ4 Các hình thức tuyên truyền luôn ① ② ③ ④ ⑤
được đổi mới, hấp dẫn, thu hút sự
quan tâm của DN

ĐƯ5 Cơ quan thuế thực hiện các hình ① ② ③ ④ ⑤


thức tuyên truyền có sự phân biệt
giữa TMĐT và thương mại truyền
thống
ĐƯ6 Các ứng dụng CNTT được cơ quan ① ② ③ ④ ⑤
thuế sử dụng nhiều nhằm tăng sự
tương tác với người nộp thuế

3 Hình phạt và cưỡng chế nợ thuế Hoàn Đồng Đồng Đồng Hoàn
đối với doanh nghiệp toàn ý một ý ý toàn
không phần một phần đồng
đồng nhỏ phần nhiều ý
ý
HP1 Việc xử lý các vi phạm về thuế rõ ① ② ③ ④ ⑤
ràng, minh bạch, đúng quy định
HP2 Các hình thức phạt và hình thức ① ② ③ ④ ⑤
cưỡng chế nợ thuế hiện nay có tính
răn đe cao
HP3 Các hình thức phạt và cưỡng chế nợ ① ② ③ ④ ⑤
thuế có tính công bằng khi thực hiện
lOMoARcPSD|11266017

4 Ý thức của doanh nghiệp Hoàn Đồng Đồng Đồng Hoàn


toàn ý một ý một ý toàn
không phần phần phần đồng
đồng nhỏ nhiều ý
ý
YT1 DN nắm vững các quy định về thuế ① ② ③ ④ ⑤
gắn liền với hoạt động của DN
YT2 DN nhận thức được trách nhiệm ① ② ③ ④ ⑤
thanh toán nghĩa vụ thuế đúng quy
định
YT3 Việc trốn/tránh thực hiện nghĩa vụ ① ② ③ ④ ⑤
thuế của DN khác ảnh hưởng đến
việc thực hiện nghĩa vụ thuế của DN
YT4 Tâm lý lợi dụng trốn thuế khi có ① ② ③ ④ ⑤
điều kiện thuận lợi phổ biến trong
các DN

5 Năng lực phục vụ của cán bộ thuế Hoàn Đồng Đồng Đồng Hoàn
toàn ý một ý một ý toàn
không phần phần phần đồng
đồng nhỏ nhiều ý
ý
NL1 Cán bộ công chức thuế có trình độ ① ② ③ ④ ⑤
chuyên môn, kiến thức tổng hợp tốt
NL2 Cán bộ công chức thuế có năng lực ① ② ③ ④ ⑤
trình bày, giải thích các vấn đề ngắn
gọn, súc tích, dễ hiểu
NL3 Cán bộ thuế có trình độ CNTT, khai ① ② ③ ④ ⑤
thác tốt các thông tin, dữ liệu phục
vụ quản lý
NL4 Cán bộ, công chức thuế linh hoạt ① ② ③ ④ ⑤
trong giải quyết các tình huống khó
của NNT theo đúng quy định
NL5 Cán bộ thuế ứng dụng sâu rộng ① ② ③ ④ ⑤
CNTT trong thực hiện quản lý

6 Tính tuân thủ của doanh nghiệp Hoàn Đồng Đồng Đồng Hoàn
toàn ý một ý một ý toàn
không phần phần phần đồng
đồng nhỏ nhiều ý
ý
TT1 Doanh nghiệp luôn chấp hành đăng ① ② ③ ④ ⑤
ký, kê khai và nộp thuế đúng quy
định
lOMoARcPSD|11266017

TT2 Việc tuân thủ thuế tự nguyện đảm ① ② ③ ④ ⑤


bảo quyền lợi và nghĩa vụ của doanh
nghiệp
TT3 Doanh nghiệp tuân thủ thuế tự ① ② ③ ④ ⑤
nguyện sẽ tạo hình ảnh, thương hiệu
của doanh nghiệp trên thị trường
TT4 Khi doanh nghiệp tuân thủ thực hiện ① ② ③ ④ ⑤
nghĩa vụ thuế sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả quản lý thuế

Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của quý vị!
lOMoARcPSD|11266017

PHỤ LỤC 3
MÔ TẢ THỐNG KÊ TIÊU CHÍ ĐỊNH DANH DOANH NGHIỆP

Statistics
Loại hình doanh nghiệp

N Valid 255
Missing 0

Loại hình doanh nghiệp


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Doanh nghiệp Nhà nước 11 4.3 4.3 4.3


Công ty TNHH 92 36.1 36.1 40.4

Công ty hợp danh 32 12.5 12.5 52.9

Công ty cổ phần 49 19.2 19.2 72.2

Doanh nghiệp tư nhân 46 18.0 18.0 90.2

Doanh nghiệp có vốn đầu tư


25 9.8 9.8 100.0
nước ngoài
Total 255 100.0 100.0

Quy mô doanh nghiệp


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
lOMoARcPSD|11266017

Valid DN siêu nhỏ 83 32.5 32.5 32.5

DN nhỏ 122 47.8 47.8 80.4

DN vừa 48 18.8 18.8 99.2


DN lớn 2 .8 .8 100.0
Total 255 100.0 100.0

Lĩnh vực hoạt động


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Thương mại, bán buôn, bán


81 31.8 31.8 31.8
lẻ
Tài chính, ngân hàng 42 16.5 16.5 48.2

Kinh doanh TMĐT 43 16.9 16.9 65.1

Sản xuất 44 17.3 17.3 82.4

Công nghệ thông tin 17 6.7 6.7 89.0

Kinh doanh đa ngành 19 7.5 7.5 96.5

Khác 9 3.5 3.5 100.0


Total 255 100.0 100.0
lOMoARcPSD|11266017

Vị trí công tác người khảo sát


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Kế toán viên 170 66.7 66.7 66.7


Lãnh đạo doanh nghiệp 85 33.3 33.3 100.0
Total 255 100.0 100.0
lOMoARcPSD|11266017
lOMoARcPSD|11266017

Địa phương đóng trụ sở chính


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Hà Nội 83 32.5 32.5 32.5


TP Hồ Chí Minh 80 31.4 31.4 63.9

Đà Nẵng 28 11.0 11.0 74.9

Bình Dương 28 11.0 11.0 85.9

Đồng Nai 20 7.8 7.8 93.7

Hải phòng 16 6.3 6.3 100.0


Total 255 100.0 100.0
lOMoARcPSD|11266017

PHỤ LỤC 4
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ TRONG
THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT
ĐỘNG TMĐT
1. Cơ sở lý thuyết về tính tuân thủ và xây dựng mô hình nghiên cứu.
Tăng cường tính tuân thủ của NNT là mục tiêu cần đạt được trong quản lý
thuế của cơ quan thuế. Tuân thủ thuế là nghĩa vụ của NNT trong thực hiện nghĩa
vụ thuế đối với Nhà nước. Tuân thủ thuế được hiểu theo cách đơn giản nhất là
mức NNT chấp hành nghĩa vụ thuế được quy định trong Luật thuế [30, tr63].

Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT theo hướng nghiên cứu của luận án
là quá trình thực hiện các chức năng nhiệm vụ của cơ quan thuế, quá trình biến
đổi của nội bộ cơ quan thuế trên cơ sở sự phù hợp và thích nghi của cơ quan
thuế đối với sự thay đổi và phát triển của NNT. Quản lý thuế có hiệu quả khi đạt
được sự hợp tác cao từ phía NNT theo hướng tuân thủ tự nguyện.

Tính tuân thủ thuế của NNT chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác
nhau, xuất phát từ ý thức của NNT và công tác quản lý của cơ quan thuế. Tuân
thủ thuế là một hành vi phức tạp và không có một sự đồng thuận chung trong
các nghiên cứu về lĩnh vực này. Nhiều mô hình lý thuyết được phát triển mà
theo các mô hình lý thuyết này, có một loạt các yếu tố khác nhau về hành vi tuân
thủ cũng như các yếu tố tác động đưa ra(Shaer Biabani và Adeleh Ramezani,
2011). Thực tiễn cho thấy, không có mô hình duy nhất nào có thể giải thích các
hành vi tuân thủ thuế, các yếu tố khác cũng có thể có liên quan trong việc giải
thích hành vi tuân thủ thuế (Alm,J.,1999). Đồng thời, các nhà khoa học xã hội từ
lâu đã nhận ra không có nghiên cứu nào là hoàn hảo, được xem là câu trả lời
cuối cùng cho vấn đề nghiên cứu (Scandura, T.,&William,E.,2000).[74, tr 53].

Trên cơ sở kế thừa lý thuyết từ các nghiên cứu trước, tác giả đề xuất 5
nhân tố (với vai trò là các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu ban đầu) tác
động lên tính tuân thủ thuế của doanh nghiệp (với vai trò là biến phụ thuộc trong
mô hình nghiên cứu ban đầu).
lOMoARcPSD|11266017

Các biến độc lập bao gồm 5 nhân tố:

(1) Vấn đề kiểm soát của cơ quan thuế. Nguồn: Allingham và Sandmo (1972),
Weck Hannemann & Pommerehne (1989), Pommerehne & Wech Hannemann
(1996), Slemrod, Blumenthal & Christian (2001) [30, tr29].

(2) Sự đáp ứng thông tin của cơ quan thuế. Nguồn: Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009)
[71].

(3) Hình phạt và cưỡng chế. Nguồn Allingham & Sandmo (1972)[30,tr.28].

(4) Ý thức của doanh nghiệp. Nguồn: Ajzen & Fishbein (1980), Lewis (1982),
Torgler (2007) [30, 32].

(5) Năng lực phục vụ của cán bộ thuế. Nguồn: Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009)[71].

Biến phụ thuộc là Tính tuân thủ của doanh nghiệp: Nguồn: Nguyễn Thị
Lệ Thúy (2009)[71], Nguyễn Tiến Thức (2015) [74].

Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ của các
doanh nghiệp hoạt động TMĐT được thực hiện trên 5 biến độc lập và 1 biến phụ
thuộc với 26 câu hỏi thành phần. Các câu hỏi sử dụng thang đo likert 5 điểm ①:
Hoàn toàn không đồng ý, ②: Đồng ý một phần nhỏ, ③: Đồng ý một phần, ④:
Đồng ý phần nhiều, ⑤: Hoàn toàn đồng ý.

Mô hình được biểu diễn qua phương trình hồi quy tuyến tính bội:

TT= bo + b1x1 + b2x2 + b3x3 + b4x4 + b5x5

Luận án xây dựng giả thuyết nghiên cứu gồm:

Giả thuyết H1: Vấn đề kiểm soát của cơ quan thuế có quan hệ thuận với
tính tuân thủ của NNT
Giả thuyết H2: Sự đáp ứng thông tin của thuế có quan hệ thuận với tính
tuân thủ của NNT
Giả thuyết H3: Hình phạt và cưỡng chế có quan hệ thuận với tính tuân thủ
của NNT
lOMoARcPSD|11266017

Giả thuyết H4: Ý thức của doanh nghiệp có quan hệ thuận với tính tuân
thủ của NNT
Giả thuyết H5: Năng lực phục vụ của cán bộ thuế có quan hệ thuận với
tính tuân thủ của NNT
2. Kết quả phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 23.
Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha).
Thang đo với biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected
Item- Total Correlation ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu. Mức giá trị hệ số
Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là thang đo lường đủ điều kiện. Giá trị của cột
Cronbach’s Alpha if Item Deleted biểu diễn hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại
biến đang xem xét. Nếu giá trị Cronbach’s Alpha if Item Deleted lớn hơn hệ số
Cronbach’s Alpha và Corrected Item- Total Correlation nhỏ hơn 0.3 thì sẽ loại
biến quan sát đang xem xét để tăng độ tin cậy của thang đo. Kết quả kiểm định
độ tin cậy của thang đo cho thấy tất cả các biến đều được lựa chọn(phụ lục 5).
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Để dữ liệu khảo sát được gom có hệ thống trên cơ sở độ tụ và độ phân biệt
của các nhóm biến quan sát, luận án sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA.
- Phân tích EFA cho biến độc lập
Kết quả kiểm định EFA (phụ lục 6) cho thấy hệ số KMO = 0.888 nằm
trong khoảng [0.5,1] đáp ứng điều kiện đủ, phân tích nhân tố được chấp nhận
với tệp dữ liệu nghiên cứu và giá trị kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of
sphericity) với sig Bartlett’s Test= 0.000 < 0.05 chứng tỏ các biến quan sát có
tương quan với nhau trong nhân tố, phân tích nhân tố là phù hợp.
Giá trị Eigenvalue = 1.291 > 1 và trích được 5 nhân tố mang ý nghĩa tóm
tắt thông tin tốt nhất.
Tổng phương sai trích =75.304 ≥50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp.
Như vậy, 5 nhân tố được trích cô đọng được 75.304 % biến thiên các biến quan
sát.
Với mẫu 255, luận án dùng hệ số tải nhân tố=0.35. Kết quả ma trận xoay
cho thấy 22 biến quan sát được gom thành 5 nhân tố, tất cả các biến quan sát đều
có hệ số tải nhân tố Factor Loading > 0.35.
lOMoARcPSD|11266017

- Phân tích EFA cho biến phụ thuộc:


Kết quả kiểm định EFA (phụ lục 7) cho thấy hệ số KMO = 0.838 nằm
trong khoảng [0.5,1] đáp ứng điều kiện đủ, phân tích nhân tố được chấp nhận
với tệp dữ liệu nghiên cứu và giá trị kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of
sphericity) với sig Bartlett’s Test= 0.000 < 0.05 chứng tỏ các biến quan sát có
tương quan với nhau trong nhân tố, phân tích nhân tố là phù hợp.
Giá trị Eigenvalue = 3.238 > 1 và trích được 1 nhân tố mang ý nghĩa tóm
tắt thông tin tốt nhất.
Tổng phương sai trích =80.948 ≥50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp.
Như vậy, 1 nhân tố được trích cô đọng được 80.948 % biến thiên các biến quan
sát.
Với mẫu 255, luận án dùng hệ số tải nhân tố=0.35. Kết quả ma trận xoay
cho thấy 4 biến quan sát được gom thành 1 nhân tố, tất cả các biến quan sát đều
có hệ số tải nhân tố Factor Loading > 0.35.
Theo kết quả bảng ma trận xoay, các nhân tố được định nghĩa lại như sau:
STT Nhân tố Các biến quan sát Loại biến
1 KS KS3, KS1, KS4, KS2 Độc lập
2 DU DU2, DU1, DU4, DU3, DU5, DU6 Độc lập
3 HP HP3, HP2, HP1 Độc lập
4 YT YT2, YT3, YT1, YT4 Độc lập
5 NL NL2, NL1, NL4, NL5, NL3 Độc lập
6 TT TT2, TT1, TT3, TT4 Phụ thuộc
Tổng số lượng biến quan sát độc lập: 22
Tổng số lượng biến quan sát phụ thuộc: 03
Phân tích tương quan (Hệ số Person)(phụ lục 8)
Kết quả phân tích tương quan Person có sig tương quan person các biến
độc lập KS, DU, YT, NL với biến phụ thuộc TT nhỏ hơn 0.05. Như vậy, có mối
quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập này với biến phụ thuộc. Trong đó
giữa biến
lOMoARcPSD|11266017

DU và biến TT có mối tương quan mạnh nhất với hệ số r là 0.895, giữa biến YT
và biến TT có mối tương quan yếu nhất với hệ số r là 0.188.
Sig tương quan person giữa biến HP với biến phụ thuộc TT lớn hơn 0.05,
do vậy không có mối tương quan tuyến tính giữa hai biến này. Biến này sẽ được
loại bỏ khi phân tích hồi quy tuyến tính bội.
Phân tích hồi quy (phụ lục 9)
Kết quả hồi quy cho thấy:
- Giá trị R2 hiệu chỉnh bằng 0.967 cho thấy biến độc lập đưa vào mô hình
chạy hồi quy ảnh hưởng 96.7% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại do các
biến bên ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên
- Hệ số Durbin –Watson = 1.771, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên
không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra.
- Sig Kiểm định F = 0.000<0.05, như vậy mô hình hồi quy tuyến tính bội
phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.
- Sig kiểm định t hệ số hồi quy của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05, do
đó các biến độc lập này đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc, không biến
nào bị loại khỏi mô hình
- Hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 nên không có đa cộng
tuyến xảy ra.
- Các hệ số hồi quy đều lớn hơn 0, như vậy các biến độc lập đưa vào phân
tích hồi quy đều tác động cùng chiều tới biến phụ thuộc
- Biểu đồ Dependent Variable có dạng hình tháp nên có thể kế luận rằng
giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm. Các điểm phân vị trong
phân phối chuẩn của phần dư tập trung thành 1 đường chéo, như vậy giả định
phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm. Phần dư chuẩn hóa phân bổ tập
trung xung quanh đường hoành độ 0, do vậy giả định quan hệ tuyến tính không
bị vi phạm.
Với 5 giả thuyết đặt ra ban đầu, có 4 giả thuyết H1, H2, H4, H5 được chấp
nhận, riêng giả thuyết H3 bị bác bỏ.
Phương trình hồi quy chuẩn hóa:
lOMoARcPSD|11266017

TT = 0.895DU + 0.296KS + 0.207NL + 0.188YT


Hệ số hồi quy chuẩn hóa ở các biến độc lập DU, KS, NL, YT lần lượt có
giá trị là 0.895, 0.296, 0.207, 0.188 theo độ lớn thể hiện tầm quan trọng của các
biến này đến biến phụ thuộc TT.
lOMoARcPSD|11266017

PHỤ LỤC 5

Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha)

1. Biến Kiểm soát của cơ quan thuế (KS)

Case Processing Summary


N %
Cases Valid 255 100.0
a
Excluded 0 .0
Total 255 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.831 4

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted if Item Deleted Total Item Deleted
Correlation

(KS1) Co quan thue da kiem tra 10.8078 4.022 .633 .798


DN nhieu lan trong 5 nam gan
day
(KS2) Khi thanh, kiem tra can bo 10.8314 4.267 .632 .798
thue phat hien dung doanh thu tu
hoat dong thuong mai dau tu cua
DN
(KS3) Co quan thue su dung 10.7333 4.133 .674 .780
nhieu ung dung CNTT khi di kiem
tra thong tin cua DN
(KS4) Can bo thue co nang luc 10.7686 3.769 .700 .767
tim kiem thong tin ve cac giao
dich thuong mai dau tu cua DN

2. Biến Đáp ứng thông tin của cơ quan thuế (DU)

Case Processing Summary


lOMoARcPSD|11266017

N %

Cases Valid 255 100.0


Excludeda 0 .0
Total 255 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.963 6

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted if Item Deleted Total Item Deleted
Correlation

(DU1) Co quan thue cap nhat kip 14.3255 29.976 .923 .951
thoi cac thay doi ve chinh sach
thue cho DN
(DU2) DN co nhu cau ve thong 14.4941 29.629 .901 .953
tin luon duoc co quan thue dap
ung kip thoi
(DU3) Cac thong tin co quan thue 14.1569 29.424 .919 .951
cung cap cho DN co tinh toan
dien va chuan xac
(DU4) Cac hinh thuc tuyen truyen 14.3412 31.808 .858 .958
luon duoc doi moi, hap dan, thu
hut su quan tam cua DN
(DU5) Co quan thue thuc hien 14.4314 29.782 .893 .954
cac hinh thuc tuyen truyen co su
phan biet giua thuong mai dau tu
va thuong mai truyen thong
(DU6) Cac ung dung CNTT duoc 14.0745 31.557 .795 .964
co quan thue su dung nhieu
nham tang su tuong tac voi nguoi
nop thue

3. Biến hình phạt và vấn đề cưỡng chế nợ thuế (HP)


Case Processing Summary
N %

Cases Valid 255 100.0


a
Excluded 0 .0
Total 255 100.0
lOMoARcPSD|11266017

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.797 3

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted if Item Deleted Total Item Deleted
Correlation

(HP1) Viec xu ly cac vi pham ve 6.3216 1.762 .608 .768


thue ro rang, minh bach, dung quy
dinh
(HP2) Cac hinh thuc phat va hinh 6.2392 1.813 .657 .707
thuc cuong che no thue hien nay
co tinh ran de cao
(HP3) Cac hinh thuc phat va 6.1451 2.046 .676 .701
cuong che no thue co tinh cong
bang khi thuc hien

4. Biến ý thức của doanh nghiệp (YT)


Case Processing Summary
N %
Cases Valid 255 100.0
a
Excluded 0 .0
Total 255 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.781 4
lOMoARcPSD|11266017

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Alpha
Deleted if Item Deleted Total if Item Deleted
Correlation

(YT1) DN nam vung cac quy 9.9569 1.900 .592 .726


dinh ve thue gan lien voi hoat
dong cua DN
(YT2) DN nhan thuc duoc trach 9.8706 1.924 .672 .684
nhiem thanh toan nghia vu thue
dung quy dinh
(YT3) Viec tron/tranh thuc hien 9.9373 2.035 .566 .738
nghia vu thue cua DN khac anh
huong den viec thuc hien nghia
vu thue cua DN
(YT4) Tam ly loi dung tron thue 9.8471 2.138 .521 .760
khi co dieu kien thuan loi pho
bien trong cac DN

5. Biến năng lực phục vụ (NL)


Case Processing Summary
N %

Cases Valid 255 100.0


a
Excluded 0 .0
Total 255 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.934 5

Downloaded by Thanh L?u (luu02022002@gmail.com)


lOMoARcPSD|11266017

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Alpha
Deleted if Item Deleted Total if Item Deleted
Correlation

(NL1) Can bo cong chuc thue co 14.3412 10.312 .852 .914


trinh do chuyen mon, kien thuc
tong hop tot
(NL2) Can bo cong chuc thue co 14.3490 10.787 .864 .913
nang luc trinh bay, giai thich cac
van de ngan gon, suc tich, de
hieu
(NL3) Can bo thue co trinh do 14.3647 10.366 .804 .923
CNTT, khai thac tot cac thong
tin, du lieu phuc vu quan ly
(NL4) Can bo, cong chuc thue 14.3765 10.606 .788 .926
linh hoat trong giai quyet cac tinh
huong kho cua NNT theo dung
quy dinh
(NL5) Can bo thue ung dung sau 14.6471 10.316 .825 .919
rong CNTT trong thuc hien quan
ly

6. Biến phụ thuộc Tính tuân thủ của doanh nghiệp (TT)
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 255 100.0
a
Excluded 0 .0
Total 255 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.920 4

Downloaded by Thanh L?u (luu02022002@gmail.com)


lOMoARcPSD|11266017

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Alpha
Deleted if Item Deleted Total if Item Deleted
Correlation

(TT1) DN luon chap hanh dang 10.9686 5.802 .847 .885


ky, ke khai va nop thue dung
quy dinh
(TT2) Viec tuan thu thue tu 10.9804 6.200 .854 .885
nguyen dam bao quyen loi va
nghia vu cua DN
(TT3) DN tuan thu thue tu 10.9961 5.846 .799 .902
nguyen se tao hinh anh, thuong
hieu cua DN tren thi truong
(TT4) Khi DN tuan thu thuc hien 11.0078 6.071 .770 .911
nghia vu thue se gop phan nang
cao hieu qua quan ly thue

Downloaded by Thanh L?u (luu02022002@gmail.com)


lOMoARcPSD|11266017

PHỤ LỤC 6
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA CHO BIẾN ĐỘC LẬP

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .888


Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 4498.543

df 231
Sig. .000

Communalities
Initial Extraction

(KS1) Co quan thue da kiem tra DN 1.000 .676


nhieu lan trong 5 nam gan day
(KS2) Khi thanh, kiem tra can bo thue 1.000 .652
phat hien dung doanh thu tu hoat
dong thuong mai dau tu cua DN
(KS3) Co quan thue su dung nhieu 1.000 .709
ung dung CNTT khi di kiem tra thong
tin cua DN
(KS4) Can bo thue co nang luc tim 1.000 .770
kiem thong tin ve cac giao dich thuong
mai dau tu cua DN
(DU1) Co quan thue cap nhat kip thoi 1.000 .900
cac thay doi ve chinh sach thue cho
DN
(DU2) DN co nhu cau ve thong tin 1.000 .881
luon duoc co quan thue dap ung kip
thoi
(DU3) Cac thong tin co quan thue 1.000 .900
cung cap cho DN co tinh toan dien va
chuan xac
(DU4) Cac hinh thuc tuyen truyen luon 1.000 .840
duoc doi moi, hap dan, thu hut su
quan tam cua DN
(DU5) Co quan thue thuc hien cac 1.000 .858
hinh thuc tuyen truyen co su phan biet
giua thuong mai dau tu va thuong mai
truyen thong
(DU6) Cac ung dung CNTT duoc co 1.000 .739
quan thue su dung nhieu nham tang
su tuong tac voi nguoi nop thue

Downloaded by Thanh L?u (luu02022002@gmail.com)


lOMoARcPSD|11266017

(HP1) Viec xu ly cac vi pham ve thue 1.000 .652


ro rang, minh bach, dung quy dinh
(HP2) Cac hinh thuc phat va hinh thuc 1.000 .748
cuong che no thue hien nay co tinh
ran de cao
(HP3) Cac hinh thuc phat va cuong 1.000 .748
che no thue co tinh cong bang khi thuc
hien
(YT1) DN nam vung cac quy dinh ve 1.000 .628
thue gan lien voi hoat dong cua DN
(YT2) DN nhan thuc duoc trach nhiem 1.000 .695
thanh toan nghia vu thue dung quy
dinh
(YT3) Viec tron/tranh thuc hien nghia 1.000 .624
vu thue cua DN khac anh huong den
viec thuc hien nghia vu thue cua DN
(YT4) Tam ly loi dung tron thue khi co 1.000 .539
dieu kien thuan loi pho bien trong cac
DN
(NL1) Can bo cong chuc thue co trinh 1.000 .834
do chuyen mon, kien thuc tong hop tot
(NL2) Can bo cong chuc thue co nang 1.000 .852
luc trinh bay, giai thich cac van de
ngan gon, suc tich, de hieu
(NL3) Can bo thue co trinh do CNTT, 1.000 .762
khai thac tot cac thong tin, du lieu
phuc vu quan ly
(NL4) Can bo, cong chuc thue linh 1.000 .760
hoat trong giai quyet cac tinh huong
kho cua NNT theo dung quy dinh
(NL5) Can bo thue ung dung sau rong 1.000 .799
CNTT trong thuc hien quan ly

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Downloaded by Thanh L?u (luu02022002@gmail.com)


lOMoARcPSD|11266017

Total Variance Explained


Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings

Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 8.570 38.955 38.955 8.570 38.955 38.955 5.206 23.663 23.663


2 2.840 12.907 51.862 2.840 12.907 51.862 3.785 17.203 40.865
3 2.257 10.261 62.124 2.257 10.261 62.124 2.719 12.357 53.223
4 1.609 7.312 69.436 1.609 7.312 69.436 2.568 11.673 64.895
5 1.291 5.869 75.304 1.291 5.869 75.304 2.290 10.409 75.304
6 .741 3.368 78.672
7 .655 2.978 81.651
8 .535 2.430 84.081
9 .452 2.055 86.136
10 .421 1.916 88.052
11 .380 1.728 89.780
12 .347 1.579 91.359
13 .313 1.425 92.784
14 .299 1.360 94.144
15 .259 1.179 95.322
16 .236 1.071 96.393
17 .214 .973 97.367
18 .177 .805 98.171
19 .147 .668 98.839
20 .127 .576 99.415
21 .084 .383 99.798
22 .044 .202 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Downloaded by Thanh L?u (luu02022002@gmail.com)


lOMoARcPSD|11266017

Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5

(DU3) Cac thong tin co quan thue .851


cung cap cho DN co tinh toan dien va
chuan xac
(DU1) Co quan thue cap nhat kip thoi .838
cac thay doi ve chinh sach thue cho
DN
(DU5) Co quan thue thuc hien cac .814
hinh thuc tuyen truyen co su phan
biet giua thuong mai dau tu va
thuong mai truyen thong
(NL5) Can bo thue ung dung sau .792
rong CNTT trong thuc hien quan ly
(DU2) DN co nhu cau ve thong tin .791
luon duoc co quan thue dap ung kip
thoi
(DU6) Cac ung dung CNTT duoc co .780
quan thue su dung nhieu nham tang
su tuong tac voi nguoi nop thue
(NL3) Can bo thue co trinh do CNTT, .774
khai thac tot cac thong tin, du lieu
phuc vu quan ly
(NL1) Can bo cong chuc thue co trinh .763
do chuyen mon, kien thuc tong hop
tot
(NL2) Can bo cong chuc thue co .756
nang luc trinh bay, giai thich cac van
de ngan gon, suc tich, de hieu
(NL4) Can bo, cong chuc thue linh .732
hoat trong giai quyet cac tinh huong
kho cua NNT theo dung quy dinh
(DU4) Cac hinh thuc tuyen truyen .726
luon duoc doi moi, hap dan, thu hut
su quan tam cua DN
(YT2) DN nhan thuc duoc trach .565 .522
nhiem thanh toan nghia vu thue dung
quy dinh
(YT4) Tam ly loi dung tron thue khi co .517
dieu kien thuan loi pho bien trong cac
DN

Downloaded by Thanh L?u (luu02022002@gmail.com)


lOMoARcPSD|11266017

(KS3) Co quan thue su dung nhieu .591 .502


ung dung CNTT khi di kiem tra thong
tin cua DN
(KS2) Khi thanh, kiem tra can bo thue .568
phat hien dung doanh thu tu hoat
dong thuong mai dau tu cua DN
(HP2) Cac hinh thuc phat va hinh .539
thuc cuong che no thue hien nay co
tinh ran de cao
(HP3) Cac hinh thuc phat va cuong
che no thue co tinh cong bang khi
thuc hien
(HP1) Viec xu ly cac vi pham ve thue
ro rang, minh bach, dung quy dinh
(KS4) Can bo thue co nang luc tim .665
kiem thong tin ve cac giao dich
thuong mai dau tu cua DN
(KS1) Co quan thue da kiem tra DN .601
nhieu lan trong 5 nam gan day
(YT3) Viec tron/tranh thuc hien nghia .590
vu thue cua DN khac anh huong den
viec thuc hien nghia vu thue cua DN
(YT1) DN nam vung cac quy dinh ve .550
thue gan lien voi hoat dong cua DN

Extraction Method: Principal Component Analysis.


a. 5 components extracted.

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4 5
(DU2) DN co nhu cau ve thong tin .903
luon duoc co quan thue dap ung kip
thoi
(DU1) Co quan thue cap nhat kip thoi .890
cac thay doi ve chinh sach thue cho
DN
(DU4) Cac hinh thuc tuyen truyen .887
luon duoc doi moi, hap dan, thu hut
su quan tam cua DN
(DU3) Cac thong tin co quan thue .874
cung cap cho DN co tinh toan dien va
chuan xac

Downloaded by Thanh L?u (luu02022002@gmail.com)


lOMoARcPSD|11266017

(DU5) Co quan thue thuc hien cac .868


hinh thuc tuyen truyen co su phan
biet giua thuong mai dau tu va
thuong mai truyen thong
(DU6) Cac ung dung CNTT duoc co .784
quan thue su dung nhieu nham tang
su tuong tac voi nguoi nop thue
(NL2) Can bo cong chuc thue co .852
nang luc trinh bay, giai thich cac van
de ngan gon, suc tich, de hieu
(NL1) Can bo cong chuc thue co trinh .822
do chuyen mon, kien thuc tong hop
tot
(NL4) Can bo, cong chuc thue linh .797
hoat trong giai quyet cac tinh huong
kho cua NNT theo dung quy dinh
(NL5) Can bo thue ung dung sau .776
rong CNTT trong thuc hien quan ly
(NL3) Can bo thue co trinh do CNTT, .752
khai thac tot cac thong tin, du lieu
phuc vu quan ly
(KS3) Co quan thue su dung nhieu .825
ung dung CNTT khi di kiem tra thong
tin cua DN
(KS1) Co quan thue da kiem tra DN .820
nhieu lan trong 5 nam gan day
(KS4) Can bo thue co nang luc tim .801
kiem thong tin ve cac giao dich
thuong mai dau tu cua DN
(KS2) Khi thanh, kiem tra can bo thue .750
phat hien dung doanh thu tu hoat
dong thuong mai dau tu cua DN
(YT2) DN nhan thuc duoc trach .772
nhiem thanh toan nghia vu thue dung
quy dinh
(YT3) Viec tron/tranh thuc hien nghia .760
vu thue cua DN khac anh huong den
viec thuc hien nghia vu thue cua DN
(YT1) DN nam vung cac quy dinh ve .754
thue gan lien voi hoat dong cua DN
(YT4) Tam ly loi dung tron thue khi co .656
dieu kien thuan loi pho bien trong cac
DN

Downloaded by Thanh L?u (luu02022002@gmail.com)


lOMoARcPSD|11266017

(HP3) Cac hinh thuc phat va cuong .850


che no thue co tinh cong bang khi
thuc hien
(HP2) Cac hinh thuc phat va hinh .840
thuc cuong che no thue hien nay co
tinh ran de cao
(HP1) Viec xu ly cac vi pham ve thue .753
ro rang, minh bach, dung quy dinh

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.a
a. Rotation converged in 6 iterations.

Downloaded by Thanh L?u (luu02022002@gmail.com)


lOMoARcPSD|11266017

PHỤ LỤC 7
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA CHO BIẾN PHỤ THUỘC

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .838


Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 775.157

df 6
Sig. .000

Communalities
Initial Extraction
(TT1) DN luon chap hanh dang ky, ke 1.000 .846
khai va nop thue dung quy dinh
(TT2) Viec tuan thu thue tu nguyen 1.000 .851
dam bao quyen loi va nghia vu cua
DN
(TT3) DN tuan thu thue tu nguyen se 1.000 .787
tao hinh anh, thuong hieu cua DN tren
thi truong
(TT4) Khi DN tuan thu thuc hien nghia 1.000 .754
vu thue se gop phan nang cao hieu
qua quan ly thue

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Total Variance Explained


Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 3.238 80.948 80.948 3.238 80.948 80.948


2 .325 8.123 89.070
3 .282 7.048 96.119
4 .155 3.881 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Downloaded by Thanh L?u (luu02022002@gmail.com)


lOMoARcPSD|11266017

Component Matrixa
Component
1
(TT2) Viec tuan thu thue tu nguyen .923
dam bao quyen loi va nghia vu cua
DN
(TT1) DN luon chap hanh dang ky, ke .920
khai va nop thue dung quy dinh
(TT3) DN tuan thu thue tu nguyen se .887
tao hinh anh, thuong hieu cua DN tren
thi truong
(TT4) Khi DN tuan thu thuc hien nghia .868
vu thue se gop phan nang cao hieu
qua quan ly thue

Extraction Method: Principal Component Analysis.


a. 1 components extracted.

Rotated
Component
Matrixa

a. Only one
component was
extracted. The
solution cannot
be rotated.

Downloaded by Thanh L?u (luu02022002@gmail.com)


lOMoARcPSD|11266017

PHỤ LỤC 8
PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN HỆ SỐ PERSON

Correlations
(KS) Kiem soat (DU) Dap ung (HP) Hinh Phat (YT) Y thuc (NL) Nang luc (TT) Tinh tuan thu

(KS) Kiem soat Pearson Correlation 1 .000 .000 .000 .000 .296**
Sig. (2-tailed) 1.000 1.000 1.000 1.000 .000
N 255 255 255 255 255 255
(DU) Dap ung Pearson Correlation .000 1 .000 .000 .000 .895**
Sig. (2-tailed) 1.000 1.000 1.000 1.000 .000
N 255 255 255 255 255 255

(HP) Hinh Phat Pearson Correlation .000 .000 1 .000 .000 .120
Sig. (2-tailed) 1.000 1.000 1.000 1.000 .055
N 255 255 255 255 255 255

(YT) Y thuc Pearson Correlation .000 .000 .000 1 .000 .188**


Sig. (2-tailed) 1.000 1.000 1.000 1.000 .003
N 255 255 255 255 255 255

(NL) Nang luc Pearson Correlation .000 .000 .000 .000 1 .207**
Sig. (2-tailed) 1.000 1.000 1.000 1.000 .001
N 255 255 255 255 255 255

(TT) Tinh tuan thu Pearson Correlation .296** .895** .120 .188** .207** 1
Sig. (2-tailed) .000 .000 .055 .003 .001
N 255 255 255 255 255 255

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Downloaded by Thanh L?u (luu02022002@gmail.com)


lOMoARcPSD|11266017

PHỤ LỤC 9
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY

Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Removed Method

1 (NL) Nang luc, (YT) Y . Enter


thuc, (DU) Dap ung,
(KS) Kiem soatb

a. Dependent Variable: (TT) Tinh tuan thu


b. All requested variables entered.

Model Summaryb
Std. Error of
Model R R Square Adjusted R Square the Durbin-Watson
Estimate

1 .984a .968 .967 .18136917 1.771

a. Predictors: (Constant), (NL) Nang luc, (YT) Y thuc, (DU) Dap ung, (KS) Kiem soat
b. Dependent Variable: (TT) Tinh tuan thu

ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 245.776 4 61.444 1867.898 .000b
Residual 8.224 250 .033
Total 254.000 254

a. Dependent Variable: (TT) Tinh tuan thu


b. Predictors: (Constant), (NL) Nang luc, (YT) Y thuc, (DU) Dap ung, (KS) Kiem soat

Downloaded by Thanh L?u (luu02022002@gmail.com)


lOMoARcPSD|11266017

Coefficientsa
Standardize
Unstandardized Coefficients d Collinearity Statistics

Model Coefficients t Sig.


B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) -1.179E-16 .011 .000 1.000


(KS) Kiem soat .296 .011 .296 26.039 .000 1.000 1.000

(DU) Dap ung .895 .011 .895 78.670 .000 1.000 1.000

(YT) Y thuc .188 .011 .188 16.502 .000 1.000 1.000


(NL) Nang luc .207 .011 .207 18.227 .000 1.000 1.000

a. Dependent Variable: (TT) Tinh tuan thu

Collinearity Diagnosticsa
Variance Proportions

Condition (KS) Kiem (DU) Dap (NL) Nang


Model Dimension Eigenvalue Index (Constant) soat ung (YT) Y thuc luc

1 1 1.000 1.000 .09 .24 .67 .00 .00


2 1.000 1.000 .00 .74 .26 .00 .00

3 1.000 1.000 .00 .00 .00 .00 1.00

4 1.000 1.000 .91 .02 .07 .00 .00

5 1.000 1.000 .00 .00 .00 1.00 .00

a. Dependent Variable: (TT) Tinh tuan thu

Downloaded by Thanh L?u (luu02022002@gmail.com)


lOMoARcPSD|11266017

Residuals Statisticsa
Minimum Maximum Mean Std. Deviation N

Predicted Value -2.8661156 1.7667071 .0000000 .98367843 255


Residual -.62959892 .70659494 .00000000 .17993540 255
Std. Predicted Value -2.914 1.796 .000 1.000 255
Std. Residual -3.471 3.896 .000 .992 255

a. Dependent Variable: (TT) Tinh tuan thu

Downloaded by Thanh L?u (luu02022002@gmail.com)


lOMoARcPSD|11266017

Downloaded by Thanh L?u (luu02022002@gmail.com)


lOMoARcPSD|11266017

Downloaded by Thanh L?u (luu02022002@gmail.com)


lOMoARcPSD|11266017

Downloaded by Thanh L?u (luu02022002@gmail.com)

You might also like