You are on page 1of 3

TÓM TẮT 7.1.

7.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thương mại điện tử

7.1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua
thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Với tốc độ tăng
trưởng cao, đòi hỏi các cơ chế chính sách quản lý phải thay đổi phù hợp, đặc biệt là thương mại
điện tử đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu.

Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như “thương mại điện tử”
(electronic commerce), “thương mại trực tuyến” (online trade), “thương mại không giấy tờ”
(paperless commerce) hoặc “kinh doanh điện tử” (e- business).

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về “thương mại điện tử” nhưng tựu trung lại có hai quan
điểm lớn trên thế giới.

* Khái niệm TMĐT theo nghĩa hẹp:

Thương mại điện tử chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng
Internet, bắt đầu bằng việc các doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử và mạng internet
để mua bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình, các giao dịch có thể giữa doanh nghiệp
với doanh nghiệp (B2B) hoặc giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân (B2C), cá nhân với
nhau (C2C).

* Khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng:

TMĐT là toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh doanh liên quan đến các tổ chức hay cá nhân,
được thực hiện thông qua phương tiện điện tử. Nói khác hơn TMĐT là toàn bộ chu trình và các
hoạt động kinh doanh liên quan đến các tổ chức hay cá nhân, được thực hiện thông qua phương
tiện điện tử.

* Khái niệm hàng hóa xuất khẩu giao dịch qua TMĐT

Hàng hóa xuất khẩu giao dịch qua TMĐT là hàng hóa xuất khẩu được người mua hàng ở nước
ngoài đặt hàng trực tuyến qua sàn giao dịch thương mại điện tử, website thương mại điện tử bán
hàng thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

* Khái niệm hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua TMĐT

Hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua TMĐT là hàng hóa nhập khẩu được người tiêu dùng ở Việt
Nam đặt hàng trực tuyến qua sàn giao dịch TMĐT.

7.1.1.2 Đặc điểm


- Các bên tham gia giao dịch không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không yêu cầu phải biết nhau
trước đó.

- TMĐT không có biên giới quốc gia và được thực hiện trong một thị trường thống nhất toàn
cầu.

- Trong TMĐT, nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực đóng vai trò quan trọng.

- Mạng lưới thông tin trong TMĐT không chỉ là phương tiện trao đổi dữ liệu mà còn là thị
trường cho các loại hình kinh doanh mới.

Thương mại điện tử được thực hiện dưới 5 hình thức cơ bản là:

-Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to Business - B2B).

-Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (Business to Consumer - B2C)

-Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (Consumer to Consumer - C2C)

-Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (Business to Government - B2G).

- Thương mại điện tử giữa cơ quan nhà nước với người lao động (Government to Employee -
G2E).

7.1.1.3 Vai trò của thương mại điện tử

- Thương mại điện tử làm thay đổi căn bản đời sống con người và nâng cao chất lượng cuộc
sống.

- Thương mại điện tử giúp trao đổi dễ dàng giữa người mua và người bán, nâng cao nhu cầu mua
sắm và giảm chi phí, sức lực và nhân lực.

- Thương mại điện tử góp phần làm giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường.

- Thương mại điện tử là cầu nối quan trọng của sự tương tác xã hội và được phát triển thông qua
các trang thương mại điện tử, các phương tiện truyền thông, phần mềm trực tuyến.

- Vai trò của thương mại điện tử càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh đại dịch Covid 19, -
giúp thế giới cập nhật thông tin và phản ứng nhanh hơn với các tác động của môi trường tự
nhiên.

VÍ DỤ : Trước khi có thương mại điện tử, người mua phải đi đến các cửa hàng để mua sản
phẩm, trong khi đó hiện nay, với sự phát triển của thương mại điện tử, người mua có thể dễ dàng
trao đổi và mua bán sản phẩm với người bán thông qua các trang thương mại điện tử như Tiki,
Lazada, Shopee,.. điều này giúp tăng cường nhu cầu mua sắm và giảm chi phí, sức lực và nhân
lực.

You might also like