You are on page 1of 58

NỀN TẢNG XÃ HỘI CỦA

SỨC KHOẺ VÀ CHĂM


SÓC SỨC KHOẺ
ThS. Phạm Phương Mai
Bộ môn Sức khỏe toàn cầu
phamphuongmai@hmu.edu.vn
Giới thiệu Môn học
Nhân học và Xã hội học Y tế

⚫Bộ môn : Sức khỏe toàn cầu


⚫Thời gian : 04/2021
⚫Đơn vị học trình: 2 ĐVHT
⚫Nội dung môn học: 5 bài LT + 1 TH
Giới thiệu Môn học
Nhân học và Xã hội học Y tế (tt)

⚫ Hình thức thi: Trắc nghiệm trên máy


⚫ Thời gian thi: 45 phút (50 - 60 câu)
⚫ Công thức tính điểm:
10% chuyên cần + 40% điểm quá trình + 50% điểm thi hết môn
⚫ Tài liệu học tập:
⚪ Đại học Y Hà Nội (2012). Đại cương Nhân học và Xã hội
học Y tế
⚪ Russell A. Lecture Notes. The social basis of medicine.
Hoboken, NJ: Wiley-Blackwell; 2009. Chapter 1: “Social
basis of medicine”
⚪ Handouts
MỤC TIÊU

1. Mối liên hệ giữa Xã hội học và Y tế


2. Khái niệm XHH y tế và đối tượng của XHH Y tế
3. Sự hình thành và phát triển của XHH Y tế
4. Một số lý thuyết XHH sử dụng trong nhìn nhận và
nghiên cứu các vấn đề sức khỏe
ĐẶT VẤN ĐỀ

Ví dụ: Đưa ra lựa chọn có lợi cho sức khỏe

VD1: Nếu một phụ nữ biết rằng cô ấy nên cho con bú nhưng
lại không làm, thì các yếu tố nào đã khiến người phụ nữ đó
không cho con bú?
VD2: Nếu các cá nhân hiểu rằng họ nên sử dụng BCS để
phòng tránh STDs nhưng họ không sử dụng thì điều gì đã cản
trở họ?

Suy nghĩ một cách XHH về vấn đề sức khỏe?


Khái niệm Sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới (2008)

Thể
chất

SỨC
KHỎE
Tâm
Xã hội
thần

"Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể
chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có
bệnh tật hay tàn phế"
Các yếu tố xã hội của sức khỏe
(WHO 2008)
Vai trò của XHH trong nghiên cứu Y tế?

1. Sáng tỏ vai trò của các yếu tố xã hội có vai trò quy
định hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của nhóm quần thể
và của toàn xã hội, các điều kiện, tình huống hoặc có vai
trò gia tăng nguy cơ hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến xác
suất mắc bệnh hoặc tử vong, cũng như gia tăng khả năng
phòng chống bệnh tật.
❑ VD: Mật độ dân số ảnh hưởng đến sự gia tăng, mức độ lây lan các
bệnh truyền nhiễm
Vai trò của XHH trong nghiên cứu Y tế?

2. Sáng tỏ các yếu tố xã hội có vai trò ảnh hưởng quan


trọng đến cách thức mà các nhóm quần thể và cả xã hội
ứng phó với bệnh tật và tổ chức các dịch vụ y tế phục
vụ cho các cộng đồng dân cư.

❑ VD: Nghiên cứu của WHO – Sử dụng YHCT ở


một số tỉnh vùng núi phía Bắc (2012)
❑ Cách thức tự chữa bệnh của người dân Lũng Vân – Hòa Bình
❑ Loại hình y tế ở Lũng Vân: Y tế thôn bản, thầy lang,…
A - Xã hội học là gì?

⚫Bối cảnh ra đời


⚪Cách mạng Công nghiệp 1750: Sự phát triển của các
đô thị công nghiệp
⚪Đại Cách mạng Pháp 1789: Tan rã chế độ phong kiến
và nhà nước quân chủ
⚪Công xã Paris 1871: Cách mạng vô sản
August Comte (1798-1857)

⚫Cha đẻ của ngành Xã hội học

XHH là Lĩnh vực khoa


học chuyên nghiên cứu
về các quy luật của sự
tổ chức xã hội
B- Xã hội học nghiên cứu gì?

⚫Khoa học nghiên cứu vềxã hội loài người (A.Comte)


⚫Khoa học nghiên cứu và hành động xã hội (M.Weber)
⚫Khoa học nghiên cứu các sự kiện xã hội
(E.Durkheim)
⚫Khoa học nghiên cứu con người trong những mố i
quan hệ với những người khác (Joseph. H.Fichter)
Định nghĩa XHH?

⮚XHH là khoa học về các qui luật và tính quy luật xã hội
chung và đặc thù của sự phát triển và vận hành các hệ thống
xã hội xác định về mặt lịch sử, và khoa học về các cơ chế tác
động và các hình thức biểu hiện của các qui luật đó trong
hoạt động với các cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và
các dân tộc (Osipov, 1992)

⮚XHH là khoa học nghiên cứu “các quy luật, cơ chế và điều
kiện của sự nảy sinh, vận động, biến đổi mối quan hệ giữa con
người và xã hội” (Lưu Hồng Minh, 2010)
XÃ HỘI HỌC

CON NGƯỜI XÃ HỘI


- Cá nhân - Thể chế
- Nhóm - Cấu trúc
-…
C- XHH liên quan đến Y tế như thế nào?

1, tỷ lệ mắ
c bệnh phần lớn được xác định bởi các yếu
tốxã hội và văn hóa.

2, Xã hội học cũng liên quan đến y học bởi vì nó giúp


chúng ta hiểu và đánh giá các tác nhân khác nhau
trong các bối cảnh điều trị.
Vấn đề sức khỏe được coi là vấn đề xã hội

⚫ Đặc điểm:
⚪ Là vấn đề khách quan (vấn đề dựa trên bằng chứng)
⚪ Có nguyên nhân bệnh xã hội hoặc có thể có mối liên hệ
với nguyên nhân xã hội
⚪ Có tác động về mặt xã hội
⚪ Ảnh hưởng đến tập thể
⚪ Đòi hỏi phải có hành động xã hội
⚫ Khác:
⚪ Liên quan đến sức khỏe con người
⚪ Có bản chất bên trong chức năng hoặc sự tồn tại của
con người
D - Xã hội học Y tế(Medical Sociology)

1- Khái niệm
❖ XHH vs XHH Y tế
❖ Định nghĩa XHH Y tế
Xã hội học Y tế là chuyên ngành nghiên cứu về hệ
thống Chăm sóc sức khỏe hoặc bệnh tật và mối liên
quan của chúng với các yếu tố xã hội
(Ruderman, 1981:927)
XHH XÃ
XHH XHH
Kinh … HỘI
Y tế đô thị
tế HỌC
2. XHH Y tế nghiên cứu gì?

Sức khỏe-Bệnh tật

XHH Y TẾ Hành vi sức khỏe

Các thể chếY tế


Sức khỏe – Bệnh tật

- Nghiên cứu các mô hình bệnh tật,


- Nghiên cứu tình trạng sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, nhóm, tỷ lệ mắc bệnh,
phân bố bệnh,…
- Nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh tật
Hành vi sức khỏe
- Là hành vi của con người có liên quan đến việc tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức
khỏe, hoặc liên quan đến một vấn đề sức khỏe nhất định
- Nghiên cứu việc thực hiện các hành vi sức khỏe như lối sống, chế độ ăn, luyện
tập, một số thói quan như hút thuốc, sử dụng rượu bia,…
Các thể chế Y tế
-Các chính sách y tế, hệ thống y tế
- Quan hệ bác sỹ - bệnh nhân
- Tác động của những chính sách này…
FLASHCARD (1/2)

1. Theo Ruderman, Xã hội học Y tế là chuyên ngành nghiên cứu về


…………….hoặc bệnh tật và mối liên quan của chúng với các yếu tố xã
hội A. hệ thống Chăm sóc sức khỏe
Đáp án:
B. sức khỏe
A. hệ thống Chăm sóc sức khỏe
C. chính sách y tế
D. Tất cả các phương án trên
E. Không phương án nào đúng

2. Một vấn đề sức khỏe được coi là vấn đề xã hội khi có đặc điểm:

A. Có nguyên nhân bệnh xã hội


B. Có tác động đối với từng cá nhân cụ thể Đáp án:
C. Đòi hỏi có hành động xã hội E. Phương án A, C
D. Phương án A, B
E. Phương án A, C
3. Sự phát triển của XHH Y tế

3.1.Tiền đề
- Rudolph Virchow (1821-1902): “Y học phần lớn là
một ngành khoa học xã hội… Bản thân những
người thầy thuốc là những người luật sư của người
nghèo, và do đó các vấn đề xã hội cũng là thuộc
phạm vi chuyên môn của người thầy thuốc”
3.2. Sự ra đời của XHH y tế

⚫Điều kiện cho sự ra đời của XHH Y tế1950-1960

(1) Những thay đổi quan trọng liên quan đế


n sức khỏe,
bệnh tật và phương thức chữa trị
(2) tầm quan trọng của KHXH từ những người làm
công tác y tế
(3) Thể chếhóa chuyên ngành XHH Y tế
Phương pháp Nghiên cứu Xã hội học Y tế

Phương pháp Phương pháp


định tính định lượng
• Phỏng vấn sâu • Khảo sát bằng bảng
• Thảo luận nhóm hỏi (trực tiếp hoặc
• Quan sát (tham dự gián tiếp)
và không tham dự,
tự do - chuẩn mực,
…)
• Phân tích tài liệu,
nội dung,…
4. MỘT SỐ TRỌNG TÂM

4.1 Mối liên quan giữa Môi trường xã hội và


sức khỏe, bệnh tật
- Stress xã hội là chuyên đề nghiên
cứu về sự mất cân bằng hoặc
việc bất an gây ra khi những đòi
hỏi đối với con người lớn hơn
những nguồn lực mà người đó có
được, từ đó tạo ra stress và các
nguy cơ sức khỏe khác do stress
diễn ra thường xuyên.
Ví dụ: Stress ở SV YTCC – ĐH Y Dược TP.HCM

⚫Mục đích: Xác định tình trạng stress của sinh viên
YTCC- ĐHYD TPHCM năm 2010 và các yếu tốliên
quan.
⚫Phương pháp: Mô tả cắ t ngang trên 182 sinh viên
YTCC- DHYD TPHCM
⚫Kết quả:
⚪ Sinh viên bị stress bệnh lý chiế m tỉ lệ khá cao với 24,2%,
trong đó có 2,8% sinh viên bị stress bệnh lý nặng.
⚪ Hơn 80% sinh viên cảm thấ y căng thẳng vì khối lượng bài vở
nhiều, căng thẳng trước mỗi kì thi và việc học thi gây mệt mỏi...
4.2. Hành vi sức khỏe và ốm đau

⚫ Nghiên cứu hành vi và cấu trúc xã hội có ý nghĩa thúc đẩy sức khỏe
⚫ Trải nghiệm ốm đau và tàn tật là nhóm nghiên cứu về cách thức mà
người bệnh nhận thức, lý giải, và hành động khi phải đương đầu với
các vấn đề sức khỏe.

⚫ VD: Một số nghiên cứu


- Hành vi quan hệ tình dục không an toàn và mức độ lây nhiễm HIV
- Thực trạng sử dụng rượu bia của những người nhiễm HIV đang điều trị ARV
- Sàng lọc, can thiệp ngắn, và chuyển gửi điều trị nghiện chất tại các cơ sở xét
nghiệm HIV và điều trị ngoại trú HIV ở Việt Nam
- Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm HIV và bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nhóm nam
bán dâm đồng tính
4. 3. Nhân viên y tế và mối liên quan đến người bệnh

⚫Thầ
y thuốc và nghềy
⚫Giáo dục y học và quá trình
xã hội hóa
⚫Quan hệ thầy thuố c – người
bệnh và các yếu tốkinh tế, xã
hội ảnh hưởng đế n mố i quan
hệ này.
4.4. Hệ thống y tế trong chăm sóc sức khỏe

6 thành phần cơ bản của hệ thống y tế:

•Nhân lực y tế
•Tài chính y tế
•Dược và công nghệ
•Cung ứng dịch vụ y tế
•Thông tin y tế và quản lý ngành y tế
•Lãnh đạo và quản trị y tế
(Joint Annual Health Review – JAHR)
4.4. Hệ thống y tế trong chăm sóc sức khỏe

⚫Đặc điểm của hệ thống chăm


sóc sức khỏe
VD: hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Việt
Nam gồm những bộ phận nào: hệ thống
đông y, tây y, y tế công vs. y tế tư nhân, đặc
điểm phân bố nhân lực y tế như thế nào,…
4.4. Hệ thống y tế trong chăm sóc sức khỏe

❑Tác động xã hội của các công


nghệ chăm sóc sức khỏe mới: vai
trò của công nghệ y tế, các hệ lụy xã
hội cũng như các lựa chọn về chính
sách công khi xuất hiện công nghệ
mới

❑So sánh hệ thống chăm sóc sức


khỏe của các nước và các đặc tính
xã hội, kinh tế và chính trị quy định Siêu âm trong chẩn đoán và
các đặc điểm chung và khác biệt. theo dõi thai nghén
THẢO LUẬN

CÁC LÝ THUYẾT XHH Y TẾ


5. MỘT SỐLÝ THUYẾT

5.1. Lý thuyế t Chức năng cấu trúc


Xã hội tồ n tại và phát triển được là do các bộ phận
cấ u thành của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để
đảm bảo sự cân bằ ng chung của cả cấu trúc
Talcott Parsons (1902-1979)

⚪ Sự ra đời của tác phẩm “Hệ thống xã hội” (The social system)
năm 1951
⚪ Là nhà Lý thuyế t xã hội đầu tiên giải quyết các vấn đềvềsức
khỏe, ốm đau và vai trò của y tế
⚪ Đưa ra khái niệm Vai trò người ố m (sick role)
=> Giải thích mối quan hệ giữa bác sỹ và bệnh nhân
Vai trò người ốm

⚫ Chỉ mẫu hành vi được xã hội xác định là không thích hợp với
người đang ốm.
⚫ Các đặc điểm của vai trò người ốm (2 quyền + 2 nghĩa vụ)
⚪ Người ốm được miễn trừ trách nhiệm hàng ngày
⚪ Bệnh tật của một người là không cốý (khách quan)
⚪ Người ốm phải muố n mình khỏi bệnh
⚪ Người ốm phải chữa bệnh và hợp tác với cán bộ y tế
=> Vai trò của bác sĩ
E.Durkheim (1858-1917)

⚫Tự tử (1897)
⚫Chỉ ra chức năng của xã hội trong việc tạo ra các
tình huố ng căng thẳng khiến con người buộc phải
đáp ứng trong các điều kiện mà họ không được tự do
chọn lựa.
⚫Chỉ ra những sự kiện xã hội cấ p vĩ mô cũng có thể
ảnh hưởng đế n sức khỏe
5.2. Lý thuyết Tương tác biểu trưng

- Một số đại diện: G. Mead, Charles Cooley, George


Herbert , Blumer, Erving Goffman.
- Quan điểm: Xã hội được xây dựng trên cơ sở các cá
nhân tương tác với nhau thông qua các ý nghĩa biểu
trưng. Người ta đọc, lý giải các hành động và cử chỉ của
người khác.
Lý thuyết tương tác biểu trưng trong Y tế?

- Nhận thức vềkhỏe mạnh khác nhau ở các tầng lớp


xã hội khác nhau. Ví dụ người nghèo có thể coi đói
và ăn uống thiếu chất là bình thường
- Mọi người định nghĩa vềsức khỏe của mình phụ
thuộc vào trạng thái tâm lý của họ
Erving Goffman- Labelling và Stigma

⚫Lý thuyết dán nhãn và Kỳ thị:


Dán nhãn tiêu cực có thể dẫn đến
kỳ thị
⚫Quá trình bóc nhãn => Hội nhập
xã hội
⚫VD: Kỳ thị và HIV/AIDS
5.3 Lý thuyết xung đột

⚫Giả định rằng xung đột là nguyên nhân chính của


sự thay đổi xã hội
⚫Bất bình đẳng là một đặc điểm cơ bản của đời sống
xã hội
Karl Marx (1818-1883)

⚫Sự đồ ng thuận thực sự không tồ n tại, hơn thếnhững


chuẩn mực và giá trị được đặt ra bởi các tầng lớp
thố ng trị và áp đặt trên các nhóm khác để duy trì v ị
trí đặc quyền của họ.
Sức khỏe và Bất bình đẳng

• Sức khỏe và BBĐ xã hội: BBĐ trong việc tiếp


cận với các dịch vụ chăm sóc, vì lợi nhuận
• Bất bình đẳng là do sự phân tầng xã hội, phân
biệt chủng tộc và giai cấp
• Sức khỏe tốt là một giá trị gắn liền với quyền
lực và sự giàu có
• Tính thương mại trong hệ thống y tế đang tạo ra
bất bình đẳng
Một số vấn đề Bất bình đẳng Y tế ở Việt Nam

∙BBĐ sức khoẻ trong tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em và bệnh tật,

∙Bất bình đẳng sức khoẻ giữa nam giới và nữ giới,

∙Bất bình đẳng trong các nhóm kinh tế xã hội về tỉ lệ tử vong, lối
sống, bệnh mãn tính và thương tích,

∙Các yếu tố kinh tế xã hội, giáo dục và các vấn đề địa lý có liên
quan đến sự bất bình đẳng, trong đó người nghèo, phụ nữ, dân tộc
thiểu số và người có học vấn thấp là các đối tượng chịu thiệt thòi.

(Báo cáo của 'INTREC’ về SDH tại Việt Nam (xem


http://intrec.info/countryreports.html)
Max Weber (1864-1920)

Lối sống (lifestyles): con người lựa chọn lối sống và những hoạt
động phù hợp với mình, song lựa chọn của họ cũng bị chi phối
bởi hoàn cảnh xã hội của họ (chuẩn mực, đạo đức, địa vị, vai trò
tương ứng,…).

Trong nghiên cứu Y tế: ứng dụng để tìm hiểu việc lựa chọn lối
sống ảnh hưởng đến sức khỏe của các cá nhân như thế nào, đặc
biệt là lối sống của các tầng lớp khác nhau đối với cùng một
hành vi sức khỏe.
6. MỘT SỐ LÝ THUYẾT ĐƯƠNG ĐẠI

6.1. Thuyết Hậu cấu trúc luận


Michel Foucault (1926-1984)

⚫Tập trung vào mối liên hệ giữa kiến thức và quyền lực
⚫Chức năng xã hội của lĩnh vực y tế: Sử dụng kiến thức y học
như một công cụ kiểm soát và điểu khiển xã hội khi nghiên
cứu về chứng loạn trí, phòng khám và tình dục.
6.2. Thuyết kiến tạo xã hội

⚫ Quan điểm: Các hiện tượng xã hội đều không tự tồn tại bên
ngoài nhận thức chủ quan xã hội. Do đó, mọi thứ đều được định
nghĩa, bởi các quan ngại và tập quán xã hội, bao gồm cả bệnh tật
⚫ Tiếp cận: cơ thể như một sản phẩm của quyền lực và tập trung
vào việc tìm hiểu các cách thức mà con người định dạng, trưng
bày, thể hiện, quản lý và đánh giá về cơ thể mình.
⚫ Phê phán: Nhấn mạnh vào tính chủ thể
6.2. Thuyết kiến tạo xã hội (tt)

⚫ Bệnh tật: là một kiến tạo xã hội mà sự biểu hiện của những triệu
chúng được định hình bởi các giá trị văn hóa, đạo đức và kinh
nghiệm thông qua sự tương tác với người bênh và bị ảnh hưởng
bởi niềm tin cụ thể về những yếu tố cấu thành nên sức khỏe và
bệnh tật.
⚫VD: - Quan niệm về đồng tính luyến ái
- Quan niệm về AIDS
6.3. Lý thuyết nữ quyền

⚫Sự ủng hộ tính bình đẳng xã hội của hai phái, dẫn
đến sự phản đối chếđộ gia trưởng và phân biệt đối xử
giới tính
FLASHCARD (2/2)

1. Lý thuyết Dán nhãn và kỳ thị gắn với nhà xã hội học:

A. E.Durkheim Đáp án:


B. Erving Goffman B. Erving Goffman
C. Max Weber
D. Karl Marx

2. “Vai trò của người ốm” là do nhà xã hội học nào đưa ra:

A. E.Durkheim Đáp án:


B. Erving Goffman C. Tacolt Parson
C. Tacolt Parson
D. Micheal Foucault
FLASHCARD (2/2)

“Xã hội được xây dựng trên cơ sở các cá nhân tương tác với nhau
thông qua các ý nghĩa biểu trưng. Người ta đọc, lý giải các hành
động và cử chỉ của người khác”.
Đây là quan điểm của trường pháp lý thuyết nào?

A. Lý thuyết xung đột


B. Lý thuyết tương tác biểu Đáp án:
B. Lý thuyết tương tác biểu trưng
trưng
C. Lý thuyết cấu trúc chức
năng
D. Thuyết kiến tạo xã hội
7. NỀN TẢNG XÃ HỘI CỦA SỨC KHỎE
VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN


Mô hình Tâm sinh lý Xã hội trong y học
Mô hình Y học Tâm sinh lý xã hội (Biopsychosocial medicine)

⚪ Được coi là “tiêu chuẩn vàng” của thực hành y học hiện đại.
Mô hình đòi hỏi phải hiểu biết về các khía cạnh xã hội, tâm lý
và sinh học để có được hiệu quả trong chăm sóc người bệnh.
⚪ Là nền tảng cho mô hình chăm sóc “người bệnh là trung
tâm” và cách tiếp cận “con người tổng thể” trong khám và
tư vấn lâm sàng.
⚪ Là mô hình quan trọng giúp các bác sỹ hiểu được nền tảng xã
hội của công việc họ làm và văn hóa nghề nghiệp như là một
phần của hệ thống y tế phức tạp và rộng lớn hơn.
So sánh
Mô hình Y sinh và Mô hình Tâm sinh lý xã hội
Mô hình Y sinh Mô hình tâm sinh lý xã hội

Cơ thể mang tính sinh học Cơ thể mang tính sinh học và tâm lý xã
hội

Chức năng sinh học tách biệt với các chức Các chức năng Sinh học, tâm lý và xã hội
năng tâm lý và xã hội có quan hệ mật thiết

Bệnh tật có thể được lý giải do toàn bộ


Bệnh tật và các rối loạn về thể chất có thể
được lý giải là do những xáo trộn các quá những thách thức đối với con người, đó
là sự kết hợp của các yếu tố sinh lý, tâm
trình sinh lý
lý và xã hội.

Mỗi Bệnh tật cần có cách điều trị cụ thể Mỗi người cần có một cách điều trị riêng

Nhấn mạnh đến Chữa bệnh (cure) Nhấn mạnh đến Chăm sóc (care)
Phân tầng các hệ thống trong mô hình Tâm sinh lý xã hội

10 hệ thống kết nối với nhau, trong đó, mỗi trường hợp đơn lẻ
đều sẽ bao gồm tất cả các hệ thống đó

Xã hội

Văn hóa

Cộng đồng

Gia đình
Con
người
(cơ quan,
tế bào, mô
phôi, gen,
phân tử)
Y học tích hợp và chăm sóc toàn diện
(Integrative medicine and whole-person care)

⚪ Để hiệu quả trong chăm sóc toàn


diện:

• CBYT cần tổng hợp kiến thức


và thông tin từ các nguồn khác
nhau
• Các dịch vụ y tế vận hành theo
hướng tích hợp với các dịch vụ
sức khỏe và xã hội khác.
Y học tích hợp và Chăm sóc toàn diện
(Integrative medicine and whole-person care – cont.)

⚪ Lý do cần tích hợp:


1. Thực hành y học cần hiểu được bối cảnh văn hóa xã
hội của người bệnh;
2. ‘reflective practitioner’: cán bộ y tế cần hiểu được bối
cảnh văn hóa xã hội của chính họ vì bối cảnh của CBYT
có thể khác với bối cảnh/đặc điểm của người bệnh.
3. Các yếu tố văn hóa, xã hội và tâm lý giúp giải thích lý
do vì sao “Sức khỏe” được phân bố không công bằng
trong một địa bàn, vùng, quốc gia hoặc trên thế giới nói
chung.
KẾT LUẬN

- Xã hội học Y tế là một nhánh chuyên biệt của Xã


hội học, xem xét các yếu tố phi y tế đặc biệt quan
trọng đối với việc ốm đau, bệnh tật. Phần lớn các ca
bệnh được xác định bởi các yếu tố xã hội, văn hóa;

- Các lý thuyết Xã hội học là những công cụ hữu ích


cho việc tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề về sức
khỏe, y tế.
Thực hành

⚫Lựa chọn một vấ n đềsức khỏe và phân tích các yếu tố


xã hội ảnh hưởng đến vấn đềsức khỏe đó.
⚫Yêu cầ u: Chia nhóm 8 người
⚫Phần trình bày gồ m:
⚪ Đặt vấn đề
⚪ Phương pháp
⚪ Kết quả
⚪ Khuyế n nghị
Nộp lại bản mề
m qua email:
phamphuongmai@hmu.edu.vn vào ngày trình bày.

You might also like