You are on page 1of 14

BÀI THUYẾT TRÌNH

Tình huống 2 - SEM1.S1.2.MD


NHÓM 2 – LỚP YK1
NỘI DUNG:
Bé H.K.N. được cấp cứu tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai trong tình
trạng mất nước nặng. Trước đó cháu lên cơn co giật, mắt trợn ngược,
toàn thân tím tái và gần như mất ý thức. Ngay lập tức, các bác sĩ đã xử
lý truyền dịch, làm các xét nghiệm cơ bản, siêu âm tim, chụp sọ não,
chọc dịch não tủy. Sau 4 ngày theo dõi và điều trị, tình trạng bệnh nhi
ổn định và được xuất viện. Bố cháu bé chia sẻ, trước khi vào viện 3
ngày, bé N. bị tiêu chảy, ăn uống kém, mệt, gia đình đưa bé đến khám
bệnh và được bác sĩ kê đơn, trong đó có thuốc oresol. Khi ra hiệu thuốc
mua, người bán hàng nói hết thuốc oresol và đưa thực phẩm chức
năng dạng oresol đã pha sẵn. Người nhà cho bé uống dạng pha sẵn
này, tuy nhiên bé vẫn bị mất nước trầm trọng và phải nhập viện cấp
cứu.
I. Thành phần của oresol
II. Sử dụng oresol và sự nguy hiểm khi sử dụng oresol
sai cách
III. Biện pháp tương tự thay thế oresol
THÀNH PHẦN CỦA ORESOL
 Các thành phần chính : Natricitrat, Natriclorid, Kaliclorid, Glucose khan.
 Oresol (ORS) có thể có nồng độ khác nhau về các chất: ORS tiêu chuẩn
và ORS độ thẩm thấu thấp
Thành phần Dung dịch ORS Dung dịch ORS độ
tiêu chuẩn (mM) thẩm thấu thấp
Glucose 111 75
Natri 90 75
Clo 80 65
Kali 20 20
Citrat 10 10
Độ thẩm thấu 311 245
DÙNG ORESOL KHI NÀO VÀ NHƯ THẾ NÀO?
1. Cần dùng oresol khi gặp tinh trạng tiêu
chảy mất nước và sốt cao
 Khi tiêu chảy  Mất nước kèm theo tình
trạng mất chất điện giải  Cần bổ sung
oresol vì oresol chứa glucose, ion natri, kali,
clo. Bơm Na/K ở màng đáy tế bào niêm mạc
ruột non bơm Na vào dịch kẽ  Giảm nồng
độ Na ở tế bào niêm mạc  Tạo điều kiện để
Na di chuyển theo chiều gradient nồng độ từ
ống tiêu hóa vào tế bào  Giảm áp suất
thẩm thấu ở ống tiêu hóa  Nước thẩm thấu
vào tế bào niêm mạc (Na+ có tinh hút nước).
 Sự hấp thu của glucose cũng có tác động tương tự, khi
kết hợp glucose và Na+ thì tăng hiệu quả bù nước do Na
và glucose được đồng vận chuyển.
 Mặt khác, glucose là đường đơn, hấp thu nhanh qua ruột
non, tế bào phân giải để lấy năng lượng nhanh  Bù
nhanh năng lượng bị mất.
 Khi sốt cao  Mất nước do tăng bài tiết mồ hôi (để hạ
thân nhiệt)  Tương tự như mất nước do tiêu chảy, cần
bù nước và chất điện giải bằng oresol.
2. Dùng oresol đúng cách
 Mua thuốc đúng theo đề nghị của bác sĩ và đọc kĩ
hướng dẫn cách dùng, liều lượng,…

 Cần đặc biệt lưu ý đến thời gian sử dụng (không


quá 24h), bảo quản (không đun sôi dung dịch đã
pha) và cách pha (không bẻ đôi viên thuốc, chia nhỏ
gói thuốc và không pha với nước khoáng).
3. Khi dùng oresol sai cách có thể gây nguy hiểm cho
người bệnh
Nguyên nhân: do pha không đúng như hướng dẫn, sử
dụng dạng oresol pha sẵn không đúng đối tượng,…
 Thừa ion Na+, K+, Cl-, bù nước quá
Khi sử dụng mức,…
quá liều  Dung dịch oresol quá đặc  Kéo
nước ngược ra lòng ruột  Phản tác
dụng bù nước.
• Không bù được lượng nước cần thiết
Khi sử dụng  Tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
không đủ liều • Dung dịch oresol loãng  không đạt
được hiệu quả bù nước, bù khoáng.
NATRI

THIẾU THỪA
•Tăng phản xạ co thắt cơ (có •Tăng huyết áp
thể co giật) •Giảm nhịp tim
•Mệt mỏi •Gây yếu xương
•Nhức đầu •Tổn thương thận
•Hôn mê •Tiến triển bệnh đái
tháo đường
•Phù, béo phì
BIỆN PHÁP THAY THẾ ORESOL: CHÁO LOÃNG VỚI
ĐƯỜNG VÀ MUỐI
Trong trường hợp không sẵn có oresol, có thể sử
dụng cháo loãng với muối đường.
Giải thích:
Nước và các chất điện giải bị mất do tiêu chảy
hoặc bài tiết mồ hôi quá mức khi sốt có thể được
bù lại bằng cách uống dung dịch có chứa natri,
kali và glucose hoặc carbonhidrat như bột gạo,
bắt buộc cần phối hợp glucose với natri, cháo
loãng chứa muối (NaCl), đường (đường sucrose
hoặc glucose) và tinh bột (khi vào cơ thể được
thủy phân thành glucose) có thể có tác dụng bù
nước tương tự oresol.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Sách “Hóa vô cơ và hữu cơ” – NXB Giáo dục Việt
Nam – PSG. TSKH Phan An (chủ biên).
(2) Sách “Sinh lí học” – NXB Y học – GS. TS Phạm Thị
Minh Đức (chủ biên).
(3) Sách “Guyton and Hall Textbook of Medical
Physiology” – Guyton (tác giả).
(4) Bài viết “Hướng dẫn sử dụng oresol” – Trang web
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/huong-dan-su-dung-oresol/

(5) Bài viết “Sử dụng oresol đúng cách” – Trang web
https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/su-dung-oresol-
dung-cach-3350

(6) Bài viết “Oresol cổ điển và oresol có độ thẩm thấu


thấp” – Trang web https://bvnguyentriphuong.com.vn/duoc-lam-sang-cho-cong-
dong/oresol-co-dien-va-oresol-co-do-tham-thau-thap
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI!
THÀNH VIÊN NHÓM 2 – LỚP YK1

Nguyễn Thị Hằng Nga Phạm Đức Kiên Nguyễn Sơn Huy Đinh Thị Nhàn Trần Ngọc Hải Long

Huỳnh Duy Khuê Hoàng Đức Minh Bùi Quốc Quân Vũ Thị Hương Quỳnh Nguyễn Đăng Tiến

You might also like