You are on page 1of 15

Văn

bản:
Hầu trời
Tản Đà
Nội dung chính

• Lý do và thời điểm nhân 2. Nhân vật thi sĩ hầu 3. Tổng kết


vật trữ tình hầu trời. chuyện với nhà vua
Khổ thơ đầu Các khổ thơ còn lại Nội dung và nghệ thuật
1. Lý do và thời điểm
nhân vật trữ tình hầu
trời.

“ Đêm qua chẳng biết có hay không,


Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng.
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!
Thật được lên tiên-sướng lạ lùng.”
Phân tích

• Tình huống : trong đêm, nhà thơ không ngủ được, thức bên
ngọn đèn xanh. Tâm trạng buồn, bèn đi đun nước, ngồi ngâm
ngợi thơ.

• Tiếng ngâm thơ vang cả sông Ngân hà - > trời mất ngủ - >
cho mời nhà thơ lên hầu trời.

=> Cách kể tự nhiên, như tác giả đang giải bày một chuyện có
thật.

=> Cách vào đề độc đáo, có duyên, tạo không khí li kì, hấp dẫn
khiến người đọc tò mò
2. Nhân vật thi sĩ hầu
chuyện với nhà vua.
a. Thi sĩ đọc thơ cho trời và Chư Tiên nghe
Chư tiên ngồi quanh đã tĩnh túc
Trời sai pha nước để nhấp giọng
Truyền cho "văn sĩ đọc văn nghe"
- "Dạ lạy bẩm Trời con xin đọc".
Cảnh tiên hiện ra " đường mây" rộng mở, " cửa son đỏ chói", " thiên môn đế khuyết"
Không gian bao la, sang trọng, quý phái của trời. Không phải ai cũng lên đây được
Cách miêu tả góp phần làm nổi bật cái ngông nghênh của nhân vật trữ tình.
Không khí ở nhà trời và cách đón tiếp : để ghế cho ngồi, pha nước cho uống, chư
tiên im lặng hai bên - > không gian phù hợp với buổi đọc thơ.
Thi sĩ cao hứng, có phần tự đắc:

“ Đọc hết văn vần sang văn xuôi


Hết văn thuyết lí lại văn chơi
Đương cơn đắc ý đọc đã thích”
“ Văn dài hơi tốt ran cung mây!”
Thi nhân đọc một cách cao hứng, kể tường tận
chi tiết về các tác phẩm của mình.

Giọng thơ thi nhân vừa hóm hỉnh,truyền cảm,


sảng khoái, cuốn hút người nghe.
- Chư tiên nghe thơ rất tán thưởng :
" tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi => Cái tôi của Tản Đà ngông nghênh,
Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày độc đáo, lãng mạn và cá tính.
=>
ong Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng".. ý thức rõ về tài năng thơ ca của mình
• Tìm tri kỉ ở tận cõi trời -> khao khát
được khẳng định tài năng trước
cuộc đời.
• Tư tưởng thoát ly mang màu sắc lãng
mạn.
b. Thi sĩ giới thiệu về bản thân
-“ Dạ, bẩm lạy Trời con xin thưa
Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn
Quê ở Á Châu về Địa cầu
Sông Đà núi Tản nước Nam Việt.”
Tác giả giới thiệu cụ thể tên, họ thật của mình (Nguyễn
Khắc Hiếu).
-> Tên bút danh của nhà thơ (Tản Đà).
-> Giới thiệu đầy đủ quê hương, bản quán (giống kiểu
kê khai lý lịch).
=> Hiện lên rất đầy đủ cá nhân, cá thể, được nói lên một
cách bạo dạn nhất.
“ Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu
Đày xuống hạ giới vì tội ngông.”
-> Tự cho mình có nguồn gốc thân thế cao cả,
thiêng liêng.
-> Tác giả đã ý thức rất sâu sắc cái ngông như
một bản tính.
'' Trời trao cho tác giả một sứ mệnh thiêng liêng:
Trời rằng: “Không phải là Trời đày,
Trời định sai con một việc này
Là việc “thiên lương” của nhân loại
Cho con xuống thuật cùng đời hay.”
-> Sự khẳng định một sứ mệnh thiêng liêng cao cả nặng nề của văn chương.
-> Ngầm ca ngợi phẩm chất của mình.
-> Tản Đà lãng mạn chứ không hoàn toàn thoát li cuộc sống. Ông vẫn ý thức về
nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đời để đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc hơn.
=> Trong thơ Tản Đà cảm hứng lãng mạn và cảm hứng hiện thực đan xen khăng
khít với nhau.
c. Thi nhân nói về tình
cảnh của kẻ theo đuổi nghề
văn
- Nghề văn cũng là nghề kiếm sống
nhưng bèo bọt.
- Cuộc sống cơ cực, nghèo khó,
không tấc đất cắm dùi, thân phận bị
rẻ rúng, bị o ép nhiều chiều.
- Giọng thơ chua chát, xót xa.
“Bẩm trời hoàn cảnh con thực
nghèo khó”
“Trần gian thước đất cũng không
có”
“Văn chương hạ giới rẻ như bèo”
“Làm mãi quanh năm chẳng đủ
tiêu”
- Đây cũng chính là hiện thực cuộc sống của người nghệ sĩ trong xã hội lúc bấy giờ, một cuộc sống cơ
cực không tấc đất cắm dùi, thân phận bị rẻ rúng, làm chẳng đủ ăn
=> Cảm hứng hiện thực được bao trùm.
=> Qua đoạn thơ tác giả đã cho người đọc thấy một bức tranh chân thực và cảm động về chính cuộc đời
mình và cuộc đời nhiều nhà văn nhà thơ khác. Nghề văn cũng là một nghề kiếm sống, nhưng bèo bọt,
cuộc sống khốn khó, cơ cực.
3. Tổng kết

- Nội dung:
+ Bài thơ " Hầu Trời" của Tản Đà đã bộc lộ cái tôi cá nhân, một
cái tôi ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị hiện
thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời.

- Nghệ thuật :
+ Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, không bị ràng
buộc.
+ Giọng điệu thoải mái, tự nhiên; ngôn ngữ giản dị không cách
lệ, ước lệ; cách nói chuyện hóm hỉnh thu hút được người đọc.
Cảm ơn cô và các bạn
đã lắng nghe.

Bài thuyết trình của chúng em đến đây là kết thúc.

You might also like